12th Party Congress

David Brown nworbd at gmail.com

Fri Jan 22 19:11:39 PST 2016

Attached for those on VSG who keep an eye on contemporary Vietnamese

politics is my short note on the 12th Party Congress now in progress.

Regards, David Brown

writer/analyst

Fresno, California USA

David Brown nworbd at gmail.com

Fri Jan 22 20:29:31 PST 2016

Further on the 12th Party Congress, here is the most insightful commentary

yet on the intra-Party machinations that* seem* to have frustrated Nguyen

Tan Dung's ambitions. The story's from the Nikkei Asian Review, and

written by CSIS fellow Phuong Nguyen.

*http://asia.nikkei.com/Viewpoints/Viewpoints/Vietnam-s-party-congress-has-observers-guessing

<http://asia.nikkei.com/Viewpoints/Viewpoints/Vietnam-s-party-congress-has-observers-guessing>*

Liam Kelley liam at hawaii.edu

Fri Jan 22 21:45:45 PST 2016

Reading these two fascinating and well-written articles, I feel like I'm

being transported back in time. With the Nikkei.com article I find myself

standing in Red Square in the 1970s counting how many fur-hat-wearing men

are standing on Lenin's tomb in the winter cold, and analyzing what that

might mean. And with the NYT article I find myself standing in Tiananmen

Square in the late 19th century, gazing towards the emperor's palace

wondering in dismay what the death of a sacred turtle might mean for the

future of the empire.

Liam Kelley

University of Hawaii

Thaveeporn Vasavakul Thaveeporn at mail.kvsinter.com

Sat Jan 23 01:57:17 PST 2016

Thaveeporn Vasavakul, Ph.D

GoSFI - Governance Support Facility Initiatives

www.gosfi.org

Update - for those who read Vietnamese.

http://m.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/286183/thu-tuong-xin-rut-gioi-thieu-tong-bi-thu-tai-cu.html

Thaveeporn Vasavakul, Ph.D

GOSFI

Guillemot Francois francois.guillemot at ens-lyon.fr

Sat Jan 23 07:06:15 PST 2016

Thank you for these articles.

For information, links (mostly) for those who read Vietnamese on

Mémoires d'Indochine :

REVUE DE PRESSE : ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII

http://indomemoires.hypotheses.org/20967

REVUE DE PRESSE – 14E PLÉNUM DU COMITÉ CENTRAL DU PARTI COMMUNISTE DU

VIÊT-NAM (11E MANDAT)

http://indomemoires.hypotheses.org/20852

Best,

FG

---

François Guillemot

Historien, Ingénieur de Recherche au CNRS

françois.guillemot at ens-lyon.fr

INSTITUT D'ASIE ORIENTALE

_ENS DE LYON__,_ _15 parvis René Descartes_

_BP 7000 - 69342 Lyon Cedex 07 - France_

CARNETS DE RECHERCHE & RESSOURCES

_http://vlc.ish-lyon.cnrs.fr/_ [3]

_http://femmes-guerres.ens-lyon.fr/_ [4]

_http://guerillera.hypotheses.org/_ [5]

_http://indomemoires.hypotheses.org/_ [6]

_http://saigon.virtualcities.fr/_ [7]

Bill Hayton bill.hayton at bbc.co.uk

Sat Jan 23 16:26:59 PST 2016

That page seems to have been taken down, so here it is from the WayBack Machine…

Thủ tướng xin rút tại hội nghị TƯ 14, giới thiệu Tổng bí thư tái cử

23/01/2016 16:18 GMT+7

Thượng tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng, xác nhận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xin rút và được rút khỏi danh sách giới thiệu bầu Ban chấp hành TƯ khóa mới.

Biểu quyết số lượng Ban chấp hành TƯ khóa 12</web/20160123134929/http:/vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/286174/bieu-quyet-so-luong-ban-chap-hanh-tu-khoa-12.html>

'Biết ơn Chủ tịch nước, Thủ tướng đã thể hiện dũng khí'</web/20160123134929/http:/vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/286171/biet-on-chu-tich-nuoc-thu-tuong-da-the-hien-dung-khi.html>

Ông Võ Tiến Trung</web/20160123134929/http:/vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/286096/khong-nhan-nhuong-trong-bao-ve-chu-quyen-lanh-tho.html> trả lời báo chí bên lề Đại hội Đảng chiều nay.

Đảm bảo tính kế thừa, giữ đoàn kết trong Đảng

- Chiều nay Đại hội đã bắt đầu nội dung về nhân sự, ông có thể cho biết về nội dung này?

Việc này Ban chấp hành TƯ 11 đã thảo luận rất kỹ. Có nhiều ý kiến cho rằng nên nâng Ban chấp hành TƯ lên, vì hiện nay có nhiều nhiệm vụ phát triển, trong Đảng cũng có những bộ phận thành lập thêm, như Ban Kinh tế TƯ, Ban Nội chính TƯ, do đó cần ủy viên TƯ.

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng không cần tăng lên nhiều, 200 ủy viên là được. Do đó so với khóa trước, tăng ủy viên TƯ chính thức từ 175 lên 180, ủy viên dự khuyết từ 25 xuống 20, như vậy vẫn giữ nguyên như cũ là 200, chỉ thay đổi giữa dự khuyết và chính thức.

Điều đáng nói là đây là lần đầu tiên TƯ có quy hoạch cán bộ chiến lược</web/20160123134929/http:/vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/119379/trung-uong-xem-xet-quy-hoach-ca-n-bo-chie-n-luo-c.html>, nghĩa là quy hoạch các đồng chí TƯ, từ đó luân chuyển, đào tạo, ta đã mở 6 lớp đào tạo cán bộ chiến lược, học ở Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Do đó công tác chuẩn bị nhân sự lần này chặt chẽ hơn, thấu đáo hơn, từ cơ sở lên.

Các đồng chí vào TƯ lần này mà được Ban chấp hành TƯ 11 giới thiệu đều qua rất nhiều vòng, giới thiệu từ cơ sở, giới thiệu tại Ban chấp hành, Bộ Chính trị bỏ phiếu, được rồi mới ra TƯ chính thức giới thiệu.

Trong đó, lần này, Ban chấp hành TƯ giới thiệu thêm 5 đồng chí quá tuổi, trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ở lại để mang tính chất kế thừa, giữ vững ổn định chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân và đặc biệt là giữ đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Đồng thời có 4 đồng chí đặc biệt ở quốc phòng, Thanh tra CP, QH, mà vị trí đó chưa có người thay thế, thì ở lại. Còn lại tất cả các đồng chí TƯ quá tuổi, mà tôi rất khâm phục là có đồng chí ủy viên Bộ Chính trị lớn tuổi, đều xung phong rút ra khỏi Bộ Chính trị để tạo điều kiện cho lớp trẻ.

Trung ương có nhiều ý kiến nên để thêm 4 đồng chí ở lại nhưng các đồng chí thống nhất với nhau rất cao là rút ra khỏi Bộ Chính trị, để một mình đồng chí Nguyễn Phú Trọng ở lại để đảm bảo tính kế thừa. Tôi đánh giá rất cao các đồng chí đó.

Với những người tự nguyện xin rút, hội nghị TƯ 14 cũng làm rất dân chủ. Bộ Chính trị không có quyền cho rút mà đưa ra trước TƯ bỏ phiếu kín. Cả 4 đồng chí, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được Ban chấp hành TƯ 11 cho rút.

Những điều mạng bên ngoài nói các đồng chí Bộ Chính trị ta tham quyền cố vị, phái này phái kia đều bị gạt bỏ. Chứng tỏ các đồng chí thống nhất rất cao giới thiệu một đồng chí ở lại, TƯ ca ngợi điều này.

- Vậy tiêu chuẩn cụ thể như thế nào cho các ủy viên TƯ để có thể gánh vác trách nhiệm sắp tới?

Tiêu chuẩn đã nêu rõ trong phương án nhân sự của Ban chấp hành TƯ. Đó là những người có năng lực, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, và đặc biệt có trách nhiệm với đất nước, có tư duy chiến lược…

Đặc biệt lần này, Bộ Chính trị và TƯ 11 đã đưa ra chỉ tiêu không để lọt những người cơ hội, thiếu phẩm chất đạo đức, người chủ trì đơn vị để xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng, mất đoàn kết, trù dập cán bộ… vào TƯ.

Tôi rất tin là TƯ khóa 12 sẽ lãnh đạo đất nước chúng ta phát triển vững mạnh.

Có số dư

- Với quy chế bầu cử này, các ĐB có gặp khó khăn gì không?

Không có gì khó khăn cả, quy chế này rất thuận lợi. Các đoàn sẽ thảo luận và các ĐB hoàn toàn có quyền ứng cử, đề cử Ban chấp hành TƯ. Khi người được đề cử muốn rút thì do ĐH quyết định cho rút hay không. Vừa tập trung, vừa dân chủ.

Đồng chí nào muốn ứng cử thì chuẩn bị hồ sơ, theo hướng dẫn đã có trước Đại hội. Trong đó có lý lịch trích ngang, nhận xét của địa phương… Không có gì phức tạp cả vì đảng viên nào cuối năm cũng có bản kiểm điểm và nhận xét của địa phương nơi mình cư trú.

ĐB nào giới thiệu người mới cũng phải có trích ngang để báo cáo trước Trung ương và Đại hội về người đó, và người đó phải cung cấp hồ sơ để các ĐB đọc, xem xét có xứng đáng không trước khi bỏ phiếu.

Bên cạnh đó, tất các đảng viên đều có hồ sơ lưu tại đơn vị, trong trường hợp cần, Ban tổ chức Đại hội vẫn có thể lấy hồ sơ một cách khẩn cấp.

- Số dư của danh sách giới thiệu tại Đại hội lần này là bao nhiêu, thưa ông?

Ban chấp hành TƯ khóa 11 đã giới thiệu số dư là hơn 10%, số dư 21 trên 200 người được bầu. Số dư còn lại, gần 20%, Đại hội sẽ bỏ phiếu những người mới ứng cử, những người đề cử thêm, để lấy từ cao xuống thấp đến đủ số dư 30%.

Một số tỉ lệ trong Ban chấp hành mới như trên 10% nữ, trên 10% dưới 40 tuổi… Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ có một ủy viên TƯ, riêng Hà Nội và TP.HCM được thêm mỗi nơi 2 người.

Chung Hoàng (ghi)

Bui, Kim Dinh kim-dinh.bui at sowi.uni-goettingen.de

Sun Jan 24 05:50:29 PST 2016

.... however, Nguyễn Tấn Dũng got the most recommendations although he asked for withdrawing

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/286284/chu-tich-nuoc-thu-tuong-chu-tich-qh-duoc-de-cu-bo-sung.html

Trần Lê Quỳnh lequynh78 at gmail.com

Sun Jan 24 05:58:17 PST 2016

There are many twists at this Party Congress.

Today, apart from PM Dung, 61 people, including Sang and Sinh Hung, were

also recommended by the party delegates.

According to the rule, these 62 will have to declare, 'We still want to

withdraw'. But on Monday, there will be another vote by the party delegates

to decide whether these 62 are allowed to withdraw.

If Dung manages to get more than 50% of the votes, he will be put in the

official candidates' list for the new Central Committee.

Quynh

BBC World Service, London

Dien Nguyen nguyendien519 at gmail.com

Sun Jan 24 15:56:22 PST 2016

More twists and turns: according to *Nguyễn Đức Thanh

<https://www.facebook.com/ndt105/posts/10207415290012157>, *Nguyễn Phú

Trọng might not even be nominated as a candidate for the new Central

Committee:

"*...**có một khả năng, xin nhắc lại, có thể tồn tại về mặt toán học và

logic, là đồng chí Nguyễn Phú Trọng bị trượt ngay từ Vòng bầu vào Ban Chấp

hành Trung ương 12, diễn ra vào hôm 26/1 tới. Nghĩa là đồng chí Nguyễn Phú

Trọng không phải là Uỷ viên Trung ương khoá 12, và như thế thì, không thể

được bầu vào Bộ Chính trị và vị trí Tổng Bí Thư*."

Nguyễn Điền

Independent Researcher

Canberra

6702. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị loại, bởi “giọt nước đã tràn ly”

Posted by adminbasam <http://anhbasam04.wordpress.com/> on 24/01/2016

*Huy Đức <https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/925219660846549>*

24-1-2016

Khi 75% ủy viên TW quay lưng với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dồn phiếu cho

TBT Nguyễn Phú Trọng (trong BCT cũng chỉ duy nhất 1 phiếu giới thiệu ông

Dũng vào chức vụ TBT), có nghĩa là “giọt nước đã tràn ly”. Đảng đang cầm

quyền chứ không phải chỉ một người hay một gia đình chia chác và cầm quyền.

Tôi nghĩ, nếu ông Dũng ra đi, chính quan chức các tỉnh miền Tây, miền Đông,

sẽ là những người mừng nhất. Từ nay, lượng các ông hoàng, bà chúa mà họ

phải phục dịch giảm đi rất nhiều.

Đại hội vẫn còn 3 ngày then chốt. TS Nguyen Duc Thanh

<https://www.facebook.com/ndt105>, trên FB của mình, đưa ra một dự đoán rất

táo bạo về kết quả phiếu bầu đối với TBT Nguyễn Phú Trọng. Chúng ta cũng

nên dự đoán số phận chính trị của cậu ấm Nguyễn Thanh Nghị. Liệu đại hội

đại biểu toàn quốc có được sự “sáng suốt” như đại hội đại biểu Sài Gòn.

___

*TS Nguyễn Đức Thanh

<https://www.facebook.com/ndt105/posts/10207415290012157>*

NHẬP MÔN PHÂN TÍCH ĐẠI HỘI 12 (Bài 1)

23-1-2016

(Dành cho những ai quan tâm, thích thú với những gì đang diễn ra, nhưng

chưa hiểu hết mà lại không dám hỏi hoặc không biết hỏi ai)

Lưu ý 1: Bài dài, nên phải kiên nhẫn đọc. Nhưng đổi lại, sẽ hiểu biết hơn,

bớt mù mờ hơn về những gì bạn đang nghe ra rả suốt cả ngày mà chẳng hiểu gì

mấy.

Lưu ý 2: Nếu bài này giúp bạn hiểu hơn một chút, thì share để cho người

khác hiểu cùng.

Lưu ý 3: Nếu đọc xong vẫn không hiểu, thì share và đặt câu hỏi, để những

người hiểu rõ hơn, có nhiều thời gian, họ trả lời cho. Vì tôi thì bận, rỗi

mới viết được tiếp.

===========

Theo dõi những gì đang diễn ra tại Đại hội Đảng lần thứ 12, thấy quả là có

nhiều điều thú vị. Điều thú vị đầu tiên là hình như báo chí có đưa tin

nhưng không thể hiện hết được sự thú vị của những gì đang diễn ra. Không

biết là vì báo chí không hiểu hết, hay là bị chỉ đạo phải viết cho nó rối

lên mới hay.

Thứ nhất, chưa bao giờ vị trí Tổng Bí Thư lại BẤT ĐỊNH như tại Đại hội lần

này. Kể cả khi Đại hội ĐÃ khai mạc, và ĐANG diễn ra được vài ngày (tức là

cho đến lúc status này được post lên).

Thứ hai, chưa bao giờ nguyên tắc TẬP TRUNG DÂN CHỦ được thể hiện rõ ràng,

khoa học, nhất quán và đóng vai trò là một luật chơi thú vị như lần này.

[Chú thích nhanh về TẬP TRUNG DÂN CHỦ: Đây là nguyên tắc do Lê Nin đề xuất.

Tức là khi một tổ chức họp với nhau về một vấn đề thì phải thật dân chủ,

bình đẳng, ai có ý kiến gì cứ bàn, cứ bảo vệ. Sau đó, để đi đến thống nhất

thì biểu quyết. Đó là DÂN CHỦ. Ý kiến nào chiếm đa số thì được coi là ý

kiến chung của cả tổ chức. Từ sau đó, thì tất cả thành viên của tổ chức

phải tuân thủ ý kiến này, kể cả những người trước đó phản đối, đó là TẬP

TRUNG.]

Cần lưu ý một điều, là cho đến nay, chỉ có đồng chí Nguyễn Phú Trọng là ỨNG

VIÊN DUY NHẤT được Đại hội 11 đề cử. Và điều này là chính xác, nhất quán,

rõ ràng. Nghĩa là đến giờ này, sẽ không còn một ứng viên nào khác mà Trung

ương Đảng khoá 11 có thể đưa thêm vào. Điều đó là biểu hiện của nguyên tắc

TẬP TRUNG. Sự Tập Trung này, lại là sản phẩm của sự DÂN CHỦ trước đó giữa

nhũng người đã quyết định điều đó, tức là các đồng chí Uỷ viên Trung ương

Khoá 11. Nói cách khác, nếu để các đồng chí Trung ương Uỷ viên Khoá 11 bầu

xem ai làm Tổng Bí Thư, thì họ dường như sẽ bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng.

Tuy nhiên, việc quyết định ai là Tổng Bí Thư MỚI thì lại là do các Uỷ viên

Trung ương Khoá 12, chứ không phải Khoá 11, quyết định. Mà Khoá 12 thì lại

không phải Khoá 11, tất nhiên rồi. (Nói theo kiểu triết học của những người

Marxist, thì hẳn họ sẽ gọi đó là “Biện chứng của Trung ương Đảng”). Bởi vì,

Trung ương Đảng 12 thì do Đại hội Đảng 12 bầu ra. Và ngày bầu ấy, theo

lịch, chỉ diễn ra vào ngày 26/1 tới.

Đấy là điều thú vị của sự DÂN CHỦ trong Đại hội.

Tiếp đến, cần lưu ý là Trung ương Đảng 12 không chỉ bầu đồng chí Nguyễn Phú

Trọng. Bởi vì, đồng chí Nguyễn Phú Trọng CHỈ LÀ MỘT ỨNG VIÊN, do Trung ương

11 đề xuất cho Trung ương 12 bầu mà thôi.

Trung ương 12 có thể chọn bầu một số đồng chí khác nữa, nếu trước ngày bầu,

ĐẠI HỘI 12 đề xuất một số đồng chí nữa. Đó là điểm Dân Chủ nữa của Đại hội.

Để bảo đảm nguyên tắc Tập Trung, thì chỉ những người KHÔNG PHẢI Uỷ viên

Trung ương Khoá 11 mới được đề cử các ứng viên mới này. Điều này là rất hợp

lý và nhất quán, bởi vì, theo nguyên tắc Tập Trung, không một đồng chí nào

trong Trung ương 11 được phép làm trái quyết định ĐÃ có của Tập thể Trung

ương 11, tức là có đề xuất ứng viên thì chỉ đề xuất đồng chí Nguyễn Phú

Trọng mà thôi.

Tuy nhiên, vấn đề đáng lưu ý ở đây là, mặc dù người ĐỀ CỬ không phải là Uỷ

viên khoá 11, nhưng người ĐƯỢC ĐỀ CỬ lại có thể là Uỷ viên Khoá 11, ví dụ

đồng chí Nguyễn Tấn Dũng hoặc đồng chí Trương Tấn Sang, v.v… Vì đề cử ai,

hoàn toàn là quyền của đồng chí có ý kiến đề cử.

Bây giờ lại là bước tiếp theo vận dụng nguyên tắc Dân Chủ. Tức là Đại hội

12, khi thấy có đồng chí mới được đề cử như thế, thì sẽ bỏ phiếu xem có

nhất chí với ý kiến đề cử đó hay không. Và nếu trên 50% đồng ý thì đồng chí

ấy được vào xếp chung danh sách với đồng chí Nguyễn Phú Trọng để bước vào

vòng bầu Tổng Bí Thư, theo lịch, diễn ra vào hôm sau, ngày 27/1.

Do đó, tại phiên bầu cử Tổng Bí Thư, sẽ có khả năng là có nhiều lựa chọn,

có nhiều đồng chí để bầu, chứ không phải là Đại hội Đảng 12 tổ chức bầu cử

5 năm một lần lại chỉ để chọn ra một đồng chí từ một đồng chí mà thôi.

Nhưng mà, nếu xét thật kỹ hết tất cả các khả năng, thì lại có một khả năng

thế này nữa, mặc dù rất hiếm khi xảy ra, nhưng khả năng tồn tại về mặt toán

học và logic học là có. Đó là, trong danh sách bầu Tổng Bí Thư ngày 27/1

lại KHÔNG CÓ ĐỒNG CHÍ NGUYỄN PHÚ TRỌNG.

Vì sao có khả năng này? Ấy là vì, có một khả năng, xin nhắc lại, có thể tồn

tại về mặt toán học và logic, là đồng chí Nguyễn Phú Trọng bị trượt ngay từ

Vòng bầu vào Ban Chấp hành Trung ương 12, diễn ra vào hôm 26/1 tới. Nghĩa

là đồng chí Nguyễn Phú Trọng không phải là Uỷ viên Trung ương khoá 12, và

như thế thì, không thể được bầu vào Bộ Chính trị và vị trí Tổng Bí Thư.

Điều này thực tình là một khả năng rất hãn hữu, hãn hữu đến mức gần như

không tồn tại, không thể tin là có tồn tại.

Nhưng đã là người có tư duy phân tích, thì không có gì là không thể nghĩ

tới. Cũng như, cả Hà Nội này, cả đất nước này, có một ai lại nghĩ là Cụ Rùa

Hồ Gươm thì lại bị chết đuối đúng hôm Khai mạc Đại hội Đảng đâu?

Tóm lại, với nguyên tắc Tập Trung, nguyên tắc Dân Chủ, được triển khai đúng

đắn, thì cho đến giờ, không ai có thể kết luận chắc chắn ai sẽ là Tổng Bí

Thư Khoá 12.

https://anhbasam.wordpress.com/2016/01/24/6702-thu-tuong-nguyen-tan-dung-bi-loai-boi-giot-nuoc-da-tran-ly/

Cowboy Le myvufo at gmail.com

Sun Jan 24 20:32:57 PST 2016

https://www.danluan.org/tin-tuc/20160122/ngo-hep-cho-nguyen-tan-dung

You can know more by reading this.

Dien Nguyen nguyendien519 at gmail.com

Sun Jan 24 21:40:31 PST 2016

See also:

Hiểm tử cầu sinh? Hay ván bài cuối của ông Nguyễn Tấn Dũng?

- Bởi Admin

25/01/2016

0 phản hồi

Lãng

Theo FB Lãng <https://www.facebook.com/Langlanhtu/posts/10204209964409358>

"Hiểm tử cầu sinh" là đặt mình vào thế chết để mưu cầu đường sống!

Binh pháp cổ có một kế hiểm, khi quân ở thế yếu, tướng cầm quân dùng đến

kế hãn hữu này để mưu cầu sinh tồn trong tình huống ngặt nghèo. Khi yếu thế

hơn địch mà dùng mọi biện pháp vẫn không cải thiện được tương quan thế lực

hai bên, người cầm quân dùng đến kế này sẽ tìm cách đặt ba quân vào tình

thế gần như chết chắc, giờ khắc sinh tử, tướng xung trận quay lại nói lời

khẳng khái với tướng sỹ: "Phía sau không còn đường lùi, ai muốn sống thì

theo ta". Đội quân ôm lòng chết mà cầu thắng ấy có thể đảo ngược thế cờ,

cầu sinh tồn trong hiểm tử.

Cho đến giờ chỉ những bậc dụng binh đại tài mới có thể áp dụng kế này. Nó

là một con dao hai lưỡi. Khi đặt ba quân vào chỗ chết, nó có thể kích thích

ý chí sinh tồn khiến thế trận lật ngược, nhưng cũng có thể khiến quân tâm

tan tác lo tháo chạy hoặc quy hàng, từ đó mà kế không còn là "hiểm tử" nữa

mà biến thành "tất tử" (chắc chết). Truyện Tam Quốc có chép về kế này một

lần khi Khổng Minh so tài với Tào Tháo. Thế mạnh, Tháo dẫn quân đánh ồ ạt,

Khổng Minh dẫn lính quay đít về bến sông mà chạy. Gần đến bến sông, Khổng

Minh đã bí mật cho thân tín đốt cầu phao, lúc nguy cấp gào lớn với ba quân:

"Đằng nào cũng chết, quay lại đánh thì còn cơ hội sống". Lính Thục nghiến

răng quay giáo lăn xả vào đánh khiến quân Tào đang thế thắng thành thua tan

tác. Và trước đó, thời Hán Sở tranh hùng cũng chỉ còn có "quân thần" Hàn

Tín là dùng được kế này trong trận "Bối Thuỷ" nức tiếng một đời.

Ông Nguyễn Tấn Dũng phải chăng đang dùng đến kế này trong ván bài quyền lực

với đối thủ một mất một còn Nguyễn Phú Trọng?

Từ cuối 2013, thế lực trong Bộ Chính Trị dần nghiêng về quyền kiểm soát của

ông Nguyễn Phú Trọng. Thông lệ 11 lần Đại hội đảng quá khứ, "Tứ trụ" luôn

là giàn xếp của riêng Bộ Chính Trị, đưa ra các phiên hội nghị trù bị chỉ là

để xác nhận sự giàn xếp này, và danh sách cầm quyền khoá tới luôn đúng theo

sắp xếp của Bộ Chính Trị khoá trước. Rõ ràng ông Dũng nhận thấy, theo lề

lối truyền thống, ông ta chắc chắn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Ông ta chủ

động xin rút không tái cử tại Bộ Chính Trị, vì dù có ứng cử, BCT dưới sự

kiểm soát của ông Trọng cũng sẽ loại ông ta. Để con đường của ông Dũng thêm

bế tắc, ông Trọng nặn ra cái nghị quyết 244 nhằm giảm tối thiểu cửa tái cử

cho đối thủ của mình. Cuộc đấu quyền lực chuyển sang các màn sắp xếp ở các

hội nghị trù bị của Ban chấp hành Trung Ương đảng khoá 11, nơi người ta tin

rằng ông Dũng có thế lực trội hơn, do nó đã hơn một lần cứu ông ta trong

quá khứ. Các phiên họp được giữ kín như bưng, thậm chí đến hội nghị 14 chỉ

1 tuần trước khi đại hội 12 khai mạc chính thức, người Việt Nam chỉ biết

đến những lời đồn đoán. Thậm chí phải sau ngày 20/01/2016, khi Đại hội đảng

12 chính thức họp mấy ngày, các thông tin được tiết lộ có chủ ý bởi các phe

phái mới hé lộ rằng thậm chí ông Dũng đã xin rút nốt không ứng cử tại hội

nghị trù bị 14 của Ban chấp hành TƯ đảng khoá 11. Sau nhiều lần bỏ phiếu

quyết liệt, hội nghị này đã đồng ý loại ông Dũng ra khỏi danh sách giới

thiệu tái cử cho Đại hội 12. Đến lúc này, ông Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh

của mình gần như đã bị đặt vào "cửa tử". Chính trị vốn là một trò quyền lực

mà lòng trung thành vốn luôn là thứ hàng xa xỉ, ông Dũng cũng đối mặt nguy

cơ phe ông ta trở cờ sang đối phương trước thế thua tan tác. Khả năng thất

bại của ông chắc chắn đến mức tuyệt đại đa số các nhận định cả trong và

ngoài nước đều thống nhất rằng ông ta đã thua.

Trên chính trường đại hội 11, ông Dũng thua. Nhưng những diễn biến tiếp sau

lại cho thấy hướng gió dần đổi khác. Lần lượt các yếu kém của ông Trọng,

người đang nắm lợi thế bị đem ra mổ xẻ, khiến ông ta tổn hại nặng uy tín

trước người dân. Mọi cuộc bỏ phiếu tự phát do các mạng xã hội tổ chức đều

ghi nhận con số phiếu thấp kỷ lục của ông Trọng. Nếu ĐCS đang duy trì quyền

lực cưỡng bách nhờ điều 4 hiến pháp, tính chính danh của nó chỉ có thể còn

với khẩu hiệu mị dân: "Đảng luôn làm theo ý dân". Và rõ ràng các đồng chí

của ông Trọng nhận thấy một sự thật, nếu bầu cho ông Trọng, thì áp lực xã

hội đối với tính chính danh của Đảng vô cùng nặng nề. Nó ảnh hưởng đến

quyền cai trị của họ, và vì lợi ích của chính mình, có lẽ họ nên nghe ngóng?

Cũng lúc này, trời giúp ông Dũng. Cụ rùa Hồ Gươm chết chỉ một ngày trước

đại hội 12 khai mạc, khi phe ông Trọng đang giành mọi lợi thế. Vài ngày

sau, thời tiết rét bất thường, Hà Nội xuống 6 oC lần đầu sau 39 năm, mưa

tuyết ở nhiều nơi. Ở một nước Á Đông, nơi các tay cộng sản giàu tú hụ luôn

ưa cúng bái và người dân tin vào quỷ thần, thì những điềm xấu nói trên

không hề tốt cho phe thắng thế. Người ta tin rằng ông Trọng cầm quyền tiếp,

dường như đi ngược ý trời.

Ông Dũng tự đặt mình vào thế tất bại sau hội nghị TƯ 14. Trong vòng một

tuần, mọi bức xúc xã hội đều chĩa về ông Trọng và phe cánh. Người ta nhận

thấy chính ông Trọng mới là một tay tham quyền số 1. Ông ta nhiều tuổi

nhất, đã 72 tuổi, nhưng trong lúc toàn bộ Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ

tịch quốc hội đều trẻ hơn ông ta xin rút (Dũng 67, Sang 67, Hùng 70) thì

ông Trọng là người duy nhất tái cử dù khẩu hiệu đề ra là tạo điều kiện cho

lớp kế cận trẻ. Điều đó khiến hình ảnh ông Trọng trở lên lố bịch. Người ta

cũng phát hiện ra, đã năm năm ở ghế TBT nhưng ông Trọng không làm được gì

để cải cách Đảng, do đó, có vẻ chính ông ta là người có nhiệm kỳ tồi nhất

chứ không phải ông Dũng, người vừa ghi điểm với tốc độ tăng GDP 6,68% năm

2015. Bên cạnh đó, dàn ứng viên mà ông Trọng sắp xếp, gồm Trần Đại Quang

vào ghế chủ tịch, Nguyễn Xuân Phúc vào ghế Thủ tướng và bà Kim Ngân vào ghế

chủ tịch quốc hội càng gây bất lợi cho ông Trọng. Duy nhất có bà Kim Ngân,

dường như nhận được sự ủng hộ của mọi phe phái cho ghế chủ tịch quốc hội.

Việc ông Trọng cài cắm để một viên tướng công an nắm quyền chủ tịch nước

khiến toàn dân ghê sợ viễn cảnh "Công An Trị" sẽ đè nặng lên đất nước, nhất

là khi ngành công an liên tục được trọng dụng, và một viên tướng công an

khác là ông Chung mới được đưa lên ghế chủ tịch Hà Nội. Trong những năm

qua, trong mắt người dân, quyền lực độc tài mà ngành công an có đang biến

nó thành cái ổ tham nhũng nhức nhối, gây ra nhiều vụ án oan, nhiều vụ nhục

hình và nhiều cái chết do bức cung. Không ai mong chờ một tương lai mà xã

hội biến thành "Công An Trị", với súng, nhà tù và quyền lực bị lạm dụng.

Chọn ông Trần Đại Quang, ông Trọng muốn dựa vào phe an ninh, nhưng cũng

đồng thời tự làm hại hình ảnh của mình. Điều khó hiểu nhất là ông Trọng

chọn ông Nguyễn Xuân Phúc vào ghế thủ tướng. Gương mặt của ông Phúc, bi đát

thay luôn phản lại ông ta. Dù khi ông Phúc cười hay nghiêm nghị, nó cũng

gợi lên nét điển hình của một tay gian tham và lừa thày phản bạn. Việc con

cái ông ta bị khui ra sở hữu hàng loạt tài sản lớn, và cả việc ông ta trở

cờ đá hậu thủ trưởng cũ là ông Nguyễn Tấn Dũng càng khiến hình ảnh ấy được

khắc họa rõ nét. Không có ai muốn một gã gian tham lộ hết lên mặt làm thủ

tướng điều hành quốc gia. Ông Phúc, có lẽ là lựa chọn tồi nhất của ông

Trọng. Với những lựa chọn như vậy, gánh hát của ông Trọng ngày càng mất

điểm, và dư luận ngày càng hoài niệm về ông Dũng cũng như những tay kỹ trị

rất giỏi của ông ta, như ông Bùi Quang Vinh, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Đức Đam,

Phạm Bình Minh...

Ngày 24/01/2016 trước thế thắng lộ rõ về phía ông Trọng, đại hội 12 chuyển

sang bàn về nhân sự. Cuối ngày, thông tin được tiết lộ: Ông Nguyễn Tấn Dũng

được 35/68 đoàn tham gia họp đại hội 12 đề cử. Một tỷ lệ đề cử rất cao

trong thế "tất bại" của ông ta.

Nếu quả thật ông Nguyễn Tấn Dũng đã dùng đến kế "Hiểm tử cầu sinh" mà có vẻ

tình hình cho thấy dấu hiệu đó là thật thì ông ta quả là một người đại tài

và xứng đáng đi tiếp trong canh bạc quyền lực kế tiếp.

Vài ngày nữa câu chuyện sẽ ngã ngũ và việc này ít nhiều sẽ quyết định

chương tới của lịch sử Việt Nam sẽ được viết bằng mực thông thường hay bằng

máu.

- See more at:

https://www.danluan.org/tin-tuc/20160124/hiem-tu-cau-sinh-hay-van-bai-cuoi-cua-ong-nguyen-tan-dung#sthash.gj3BGvQq.dpuf

Dien Nguyen nguyendien519 at gmail.com

Sun Jan 24 22:12:17 PST 2016

Article by Thomas Bass in Foreign Policy fyi.

Nguyễn Điền

Independent Researcher

Canberra

The Ugly Thugs Running Vietnam Aren’t Experimenting With Democracy

<http://foreignpolicy.com/2016/01/22/the-ugly-thugs-running-vietnam-arent-experimenting-with-democracy/>

BY THOMAS A. BASS <http://foreignpolicy.com/author/thomas-a-bass>

http://foreignpolicy.com/2016/01/22/the-ugly-thugs-running-vietnam-arent-experimenting-with-democracy/