Hồ Sen Voi Phục - Chương 7 & 8

Chương 07

Khách đã ra về. Khép cửa lại, Diệu cúi đầu suy nghĩ. Vừa rồi, trong khi đối đáp, tuy ngoài miệng nói cứng nhưng trong bụng không ngớt phập phồng. Đã đành mẹ già giống như ngọn đèn truớc gió làm sao sáng tỏ mãi đuợc, song phận làm con có bao giờ nỡ để cho ngọn đèn bỗng dưng phụt tắt.

Vì thói quen phản ứng rất nhanh, ông quay phắt nguời lại khi nghe một tiếng động kín đáo nơi cửa ra vào. Nét mặt đăm chiêu của con nguời thua trận đột nhiên rạng rỡ hẳn lên.

- Dung đấy hả, con? Chúng nó giam mẹ ta và con ta ở đâu? Chú Đồng về chậm quá hay sao mà không cứu kịp?

Vừa hỏi dồn dập bằng một giọng ôn tồn trái nguợc hẳn với một tâm hồn nát nguớu, vừa dịu dàng đỡ chàng trai đang độ lớn quì mọp và khóc rũ ở duới chân.

- Con trai, ai lại khóc thế! Nguời ta cuời chết… Thôi đầu đuôi câu chuyện ra sao, nói mau cho ta nghe đi.

- Bẩm chú Đồng đưa tin ông bà bị bắt về, cụ buồn lắm. Nhưng cụ nhất định không chịu lánh vào Gia Định như ý ông bà muốn. Cả cô Bạch Liên cũng thế.

Thấy Dung ngập ngừng, Diệu khuyến khích:

- Có điều chi khó nói hả? Cứ kể hết ra đi, ta không trách cứ đâu mà sợ.

- Dạ. Từ bé, con chưa thấy cụ nổi giận bao giờ. Hôm ấy mới thấy cơn lôi đình của cụ là một. Cụ mắng chú Đồng như tát nuớc vào mặt: “Chú đã từng cầm quân đánh giặc, sao khi chủ tuớng sa cơ, chú không lập mưu đánh tháo cho chủ? Chạy về đây làm chi cho mất thì giờ?…”. Cụ sỉ vả luôn cả ông bà nữa…

- Ờ, cụ mắng vợ chồng ta thế nào?

- Cụ than: “Cả vợ chồng nhà Diệu cũng là một lũ vô mưu. Chưa chi đã chịu thua non! Sao không kiếm cách thoát thân để rồi đánh tháo cho vua Cảnh Thịnh? Thua keo này bày keo khác. Lo lắng đến ta làm gì cho mất công. Chúng nó không biết rằng ta đây là một con cờ không cần phải giữ hay sao? Kẻ kia dù muốn triệt ta, cũng không dám giết vì còn phải giữ gìn tai tiếng. Lo cho ta là một việc tối vô ích. Đồ ngu! Mấy đứa bây toàn là một lũ ngu!

- Rồi sao nữa?

- Chú cháu con còn đang phân vân chua biết tiến lui thế nào cho phải thì có tin cấp báo: giặc sắp đổ vào bao vây làng để bắt hai bà cháu. Cụ giục chú cháu con phải thoát đi ngay và phải lo cho ông bà thoát nạn, chứ cụ dù bị bắt tính mệnh vẫn vững như bàn thạch.

- Còn con gái ta sao?

- Bẩm, cô Bạch Liên tuy nhỏ tuổi mà gan dạ phi thuờng. Cô nhất quyết không chịu chạy trốn để sống lấy một mình. Cô thích gặp ông bà để cùng ông bà chết.

- Bộ nó không nghĩ đến bà nội trơ trọi một mình trên trần thế hay sao?

- Dạ có, cô ân hận không thể sống để thay ông bà phụng duỡng cụ cho đến khi trăm tuổi.

- Hiện chúng nó giam mẹ và con ta ở đâu? Đối đãi ra sao?

- Bẩm, chúng dùng nhà Cung Quán làm nơi tạm giữ. Ở đó, có nguời ngoại quốc ra vào, chúng phải giữ thể thống để tránh tai tiếng nên cụ và cô Bạch Liên không bị nguợc đãi.

- Còn vợ ta? Có làm cách nào đưa tin cho vợ ta đuợc không?

- Bẩm, bà bị giam ở trại Võ Lâm. Nhờ có nhiều nguời thương tình giúp đỡ, thím Đông đã vào lọt trong ấy và đã đuợc gặp bà.

- Bà có nhắn bảo gì không?

- Thưa, bà chỉ nhờ mua giùm cho bà mấy chục thước lụa.

- Đã mua chưa?

- Thưa đã. Nhận đuợc súc lụa, bà cảm ơn và cười nói vui vẻ lắm.

- Ờ!

- Con không biết lúc này bà sắm lụa làm gì. Bà có vẻ coi như là việc hệ trọng lắm.

- Hệ trọng lắm chứ, con. Con chưa va chạm với đời nhiều nên chưa hiểu đuợc lòng dạ con nguời có thể độc ác đến mức nào. Vậy ta giảng rõ cho con nghe. Ngoài đức vua Quang Trung ra, chỉ có vợ ta là nguời cầm quân vây khốn chúng trong nhiều trận lớn khiến chúng bị bao phen sợ hãi mất mật. Cho nên chúng thù ghét bà ấy vô cùng. Nay có dịp, thế nào chúng cũng bày ra những trò man rợ hành hạ bà ấy cho bỏ tức.

Dung thấy choáng váng mặt mày, la lên:

- Trời ơi! Làm sao bây giờ ?

- Không sao, Bà đã có cách gỡ rồi. Trong cái cực hình của chúng, có cái trò voi giày là dã man nhất. Nó tung nguời lên trên không rồi đưa cặp ngà nhọn hoắt ra hứng lấy, rồi lại tung lên, cứ như thế vài ba bận là quần áo rách nát hết. Khi nó lấy chân to bằng cái cột nhà giầy xéo lên nguời thì thế nào thân thể cũng bị lõa lồ hết. Để tránh cái cảnh khó coi ấy, bà dùng lụa quấn chặt khắp nguời. Voi có thể quật chết đuợc bà, nhưng không ai có thể làm cho bà xấu hổ đuợc.

- Dạ, con hiểu. Nhưng chẳng lẽ tài giỏi như ông bà lại đành bó tay chịu chết như vậy hay sao?

Viên hổ tuớng họ Trần thở dài:

- Thì biết làm sao đuợc? Trời đã không tựa nhà Tây Sơn thì tài ba đến mấy cũng bằng thừa. Hiện giờ, chắc chúng nó vây bọc bốn phía chung quanh như tuờng đồng vách đá, mà vợ chồng ta thì một tấc sắt trong tay không có.

Dung cúi xuống loay hoay trong giây lát lôi ra một ngọn trủy thủ giấu trong chiếc bao da cột dọc ống chân. Y hai tay nâng dao đưa cho chủ:

- Bẩm đây là một thanh dao báu chém sắt như chém bùn. Một tráng sĩ mới quen ở dọc đuờng cho con muợn để giúp ông làm nên việc lớn.

Họ Trần ngắm nghía hồi lâu, tấm tắc khen;

- Ồ, nuớc thép xanh biếc, hơi lạnh rợn nguời, quả là một con dao quý. Nhung ta không muốn chém giết nữa, con giữ lấy mà dùng tốt hon.

Truớc sự ngạc nhiên của chàng trai trẻ, vị danh tuớng trải trên trăm trận ngậm ngùi cắt nghĩa:

- Cứ như tài sức của vợ chồng ta thì với ngọn trủy thủy sắc bén này chúng ta có thể thoát thân một cách dễ dàng. Nhưng khó lòng mà cùng một lúc cứu nổi mẹ và con ta. Muốn giải thoát cho vua Cảnh Thịnh và hai vị hoàng thân lại càng khó khăn thêm một từng nữa.

- Bẩm, con nghĩ các việc ấy để sau lo dần dần cũng đuợc.

- Không đuợc đâu, con. Vì một khi vợ chồng ta chạy thoát, họ sẽ trả thù ngay tức khắc. Việc đầu tiên họ sẽ làm là đem mổ thịt mẹ ta, con ta và anh em vua Cảnh Thịnh, một là để vợ chồng ta phải ân hận suốt đời vì tham sống mà để mẹ già chết thảm. Hai là để ta mất đất dung thân vì không còn danh nghĩa để tung hoành nữa. Anh em vua Cảnh Thịnh không còn thì lấy ai mà dựng lại nhà Tây Sơn cho đuợc?

Dung rụt rè tranh luận với thầy:

- Nhưng theo như cụ và ông suy luận thì họ không dám gia hại cụ cơ mà.

Quang Diệu cuời buồn:

- Đó là nói truờng hợp họ diệt xong vợ chồng ta rồi và cởi bỏ đuợc mối lo tâm phúc. Trái lại nếu vợ chồng ta còn vùng vẫy, không khi nào chúng để mẹ ta yên. Đến nguời chết rồi họ còn dám đào mả lên, thử hỏi họ sợ gì mà không giết một bà cụ già 80 tuổi?

Giọng nói của ông mỗi lúc một ngùi ngùi:

- Vợ ta đã nhờ mua lụa, tức là đã quyết chí không cuỡng lại số trời nữa rồi đấy. Ta cũng nghĩ như vậy là phải.

Uất ức, Dung liều mạng cãi hăng hơn:

- Nhưng ngộ số trời chưa dứt thì sao? Biết đâu một cuộc cuớp pháp truờng lại không là thuợng sách?

Quang Diệu trợn mắt gằn giọng hỏi:

- Cuớp pháp truờng? Ai xúi con làm việc dại dột ấy?

Dung vừa sợ vừa tức, vừa ngạc nhiên trả lời, tiếng nói nghe như có đuợm nuớc mắt:

- Con và chú Đồng bàn nhau chỉ còn mỗi một cách ấy mới cứu vãn đuợc. Có nhiều nguời tự ý giúp chúng con. Chẳng hạn như cái anh không quen biết cho con muợn dao báu.

- Biết rồi! Họ là những nguời có lòng, họ thương ta và muốn cho ta sống. Trái lại, có những nguời ghét ta và muốn cho ta chết. Nhưng số đông đi xem pháp truờng là những kẻ không thương mà cũng chẳng ghét. Họ kéo nhau đi xem xử như xem đóng một tấn tuồng. Nếu chẳng may xảy ra một truờng chém giết thì chỉ những nguời chất phác và vô tội ấy là bị thiệt thòi nhiều nhất. Ta không nỡ để vì ta mà nhiều nguời phải chết oan. Ta cấm ngặt con và chú Đồng hoặc bất cứ ai làm việc ấy. Nghe rõ chua?

- Bẩm, con xin tuân lệnh.

Thấy thằng bé đứng tiu nghỉu cũng tội nghiệp, Diệu thân mật vỗ vai an ủi:

- Thanh dao ngắn ấy là một vật báu, con giữ lấy mà dùng. Thế nào chả có lúc nó đuợc việc.

- Vâng, con sẽ dùng nó thật đúng chỗ.

- Ờ, thế thì tốt… À, ta có việc này muốn nhờ con.

Dung mừng rỡ:

- Dạ dạ. Ông cứ sai, dù khó khăn thế nào, con cũng cố làm cho kỳ đuợc.

- Chả có gì khó khăn đâu. À, con đóng vai kẻ ăn nguời làm “Ở cửa tiền quân” chắc phải đóng luôn vai một tên không biết chữ đấy chứ?

- Dạ.

- Vậy tốt. Con cầm lấy mảnh giấy này nói là nhặt đuợc khi thấy ta say ruợu ngủ quên và để rơi xuống đất. Con phải mang về nộp vì không hiểu giấy gì. Có thể đó là giấy tờ quan trọng…

Dung còn ngẩn ngơ chưa hiểu. Ông Diệu mỉm cuời bảo:

- Con cứ mở ra đọc khắc rõ.

Dung liếc mắt qua mấy hàng chữ vắn tắt.

- Bẩm, có phải đây là bút tích của ông Võ Tánh không ạ?

- Đúng rồi. Truớc khi nhảy vào lửa ở lầu Bát Giác, Tánh gửi cho ta lá thư này xin ta tha mạng tất cả các tuớng sĩ duới quyền y. Hà hà hà!… Hà tất phải xin! Ta đâu phải là một con nguời khát máu.

Dung đánh bạo hỏi:

- Nhưng con không hiểu ông định chuyển thư này đến tay ông Thành để làm gì?

- Để ông ấy có cớ mà thức tỉnh lương tri của nguời có quyền cao hơn ông ấy trong truờng hợp kẻ này nhất định “muốn nhổ cỏ, phải nhổ cho hết rễ“, dù đó chỉ là một cái rễ quá già không thể làm hại gì đuợc ai cả.

- Dạ, con hiểu. Và biết đâu nhân dịp này, cái rễ non và yếu ớt cũng đuợc để lại.

Diệu cuời chua chát:

- Ta chắc không có cái may mắn hiếm hoi ấy đâu. Kẻ kia là một con nguời đa nghi nhẫn tâm và hiếu sát. Không bao giờ y có thể để sống sót một nguời như con gái ta.

- Một cô gái ngây thơ, vô tội, thùy mị, yếu đuối vô cùng.

- Nhưng lại vô cùng thông minh mới chết chứ!

- Thưa, cô Bạch Liên chỉ thích cứu giúp mọi nguời. Đặc biệt là không ưa võ nghệ.

- Cái đó, chắc y đã biết. Nhưng y không tin đâu cũng như vô số nguời đã không tin vì như ta đã nói, y rất đa nghi. Thế nào y cũng cho rằng đó là một chuyện giả trá để che mắt thiên hạ. Và kế hay nhất để khỏi lo lắng về sau là diệt trừ phứt đi cho rồi. Bé Bạch Liên sẽ cùng chung số phận với vợ chồng ta là vì lẽ ấy.

- Vậy thì tội nghiệp cho em con quá!

Dung kêu lên, giọng uớt đẫm nuớc mắt. Rồi âm thầm than thở:

- Và cũng tội nghiệp cho con nữa. Con yêu em Bạch Liên hơn cả mạng sống của con.

- Ta biết. Từ ngày thầy con, một nguời bạn quí của ta, mất đi, vợ chồng ta coi con như con đẻ và định sau này gầy dựng cho con. Nhưng bé Bạch Liên có tuớng lạ lắm. Duờng như là một nàng tiên bị đày xuống trần một thời gian ngắn rồi lại đuợc trở về trời… Không phải là một nguời thuờng lớn lên sẽ lấy chồng sinh con đẻ cái như muôn nghìn nguời con gái khác đâu.

- Vâng, vâng, con cũng cảm thấy điều đó. Nàng chỉ thương con như thương một nguời anh ruột. Tuy nhiên, con chỉ muốn chết cùng nàng một ngày và đuợc chôn chung một huyệt.

Nguời cha đáng thương gạt phắt đi cái ý nghĩ bi thảm ấy:

- Không nghĩ bậy như thế đuợc. Con còn mẹ già ở nhà phải phụng duỡng. Còn chí tang bồng một nguời con trai. Ngoài ra ta còn muốn nhờ con sau này trông nom giùm mẹ già của ta nữa.

- Dạ, dạ.

- Còn một điều này cũng quan trọng không kém. Vợ chồng ta khi đã về trời, thân xác ra sao cũng mặc. Nhưng em nó còn tinh khiết quá, không thể để thi hài bộc lộ đuợc. Vậy con phải sống để lo cho em một nấm mồ ở một nơi cao ráo sạch sẽ. Chung quanh có bóng mát hương thơm càng tốt.

- Vâng. Con xin nghe lời ông chỉ dạy. Nhưng, một ngày kia, nếu có dịp thế nào con cũng kiếm cách trả mối thù này.

Dung gạt nuớc mắt buớc ra, cố dọn một bộ mặt thật tươi tỉnh để viên giám mục khỏi nghi ngờ.

Chàng tất tả trở về phủ Tiền Quân, lòng náo nức mong vị võ tuớng này khéo nói xin đuợc cả cho Bạch Liên khỏi chết.

Chương 08

Từ sáng sớm tinh sương, dân làng tỉnh, tất cả các tỉnh lân cận nữa, đã kéo nhau lũ lượt đến vây quanh pháp trường tỉnh Phú Xuân. Một khán đài rộng lớn đã được dựng lên để đón chờ quan khách, trong đó sẽ có cả người ngoại quốc, còn lâu mới tới, các chỗ để dành cho tử tội ngồi ăn bữa cơm cuối cùng cũng đã được sửa soạn sẵn sàng.

Voi, ngựa, đao phủ thủ cùng giám trảm quan chưa đến, nhưng đoàn quân giữ trật tự đã có mặt rất nhiều. Có cả những tên giả dạng thường dân len lỏi vào các đám đông để nghe ngóng tình hình.

Đa số những người "đi xem chém" là dân chân lấm tay bùn nghe tiếng loa mõ gọi đi coi thì đi. Sợ vạ miệng họ chỉ trao đổi với nhau những lời vô thưởng vô phạt. Một số khác gồm những tay tráng sĩ giang hồ, đi đứng ngang tàng, cười hô hố, và nói năng không chút e dè kiêng nể... Đặc biệt hơn cả là mấy cụ già, mấy ông nhà nho thường thốt những câu ý nhị nhẹ nhàng, ngay thẳng, đanh thép và đôi khi cũng bướng bỉnh ra trò.

Dân quê thích góp chuyện với các vị này. Đôi khi họ còn gợi chuyện để các cụ cao hứng đưa ra các lý lẽ mà họ cố nhớ và suy ngẫm.

Trong một quán nước dựng vội vàng dưới một gốc cây to, một đám đông gồm đủ hạng người đang ngồi uống trà tươi, hút thuốc lào vặt, nói chuyện gẫu giết thời giờ, có người lên tiếng hỏi bâng quơ:

- Chả phải hội hè đình đám gì vui vẻ gì mà sao thiên hạ đua nhau nô nức đến thế?

Một cụ già vuốt chòm râu bạc, nheo mắt trả lời ngay:

- Ngàn năm một thuở đấy ông ạ. Chả mấy khi có cảnh một ông vua xem giết một ông vua. Nhiều ông tướng xem giết nhiều ông tướng. Thì chúng ta cũng coi chơi xem ông vua, ông tướng sống ra sao và họ chết ra sao. Có phải không các cụ?

Một nhà nho phe phẩy chiếc quạt giấy, nan bằng tre đã lên nước bóng như ngà, đỡ lời:

- Chẳng những thế mà thôi đâu, thưa cụ. Người dân còn muốn nhân dịp này đánh giá con người nữa.

- Ủa! Đánh giá ra làm sao ông bạn?

- Đánh giá là xem cả kẻ được, lẫn người thua, anh hùng mã thượng đến mức độ nào.

Một thầy đồ kiết cười ruồi, chõ vào một câu phê bình chua chát:

- Được cũng anh hùng, thua cũng anh hùng! Sao thiên hạ lắm anh hùng thế?

- Chứ sao! Kẻ thắng có độ lượng mới anh hùng, còn người thua cũng được gọi là anh hùng khi điềm nhiên đón nhận cái chết, mặt không thay đổi sắc. Điểm này khó lắm, phải không các cụ?

Cụ già râu bạc vỗ đùi cười khanh khách:

- Thôi tôi hiểu rồi, cái bác đồ gàn này lại nhớ đến chuyện Tam Quốc chứ gì? Có phải cái khúc Tào Tháo nhẫn tâm giết Trần Cung là người ơn cũ, và Lã Bố run sợ trước khi ngửa cổ chịu chết chém ở Bạch Môn Lầu không nào?

Có tiếng oang oang nổi lên cắt đứt câu nói cũng như cái hứng của ông cụ:

- Nói chuyện đời xưa khó hiểu lắm! Hãy bàn chuyện bây giờ đi.

- Chuyện bây giờ à? Thì ngoài mấy ông vua, mấy ông tướng, nghe nói còn một bà già và một đứa con nít cũng phải rơi đầu nữa đấy.

Hai ba người cùng cãi một lượt:

- Chừng như bà cụ đã quá già nên người ta đã "kính lão đắc tràng" rồi mà.

- Bà già nào đâu? Bà Thiếu Phó mà già à?

Một người ra vẻ thông thạo xen lời:

- Bà cụ già 80 tuổi là mẹ ông Thiếu Phó, người ta không dám giết vì sợ mang tiếng ác, còn bà Thiếu Phó thì... kể ra cũng đáng chết lắm.

Tiếng nói oang oang lúc nãy gằn giọng sinh sự liền:

- Tại sao anh dám bảo bà Thiếu Phó đáng chết? Liệu cái thần hồn!

- Thì tại vì trong trận vây đánh thành Trấn Ninh bữa nọ, bà ấy đã làm cho tất cả các anh bị vây sợ té đái ra quần chạy không kịp. Căm tức thì họ phải báo thù chứ còn sao nữa!

Mọi người cười ồ. Rồi mọi người nhốn nháo khi thấy cờ quạt trống chiêng, voi, ngựa từ đàng xa tiến tới.

***

Ba cỗ hổ lao (cũi hổ) vĩ đại được khiêng tới đặt ở ba nơi riêng biệt và được tháo chốt cùng một lúc.

Từ cỗ giữa, ba chàng thanh niên lững thững bước ra. Ba anh em ruột suýt soát bằng nhau, chỉ chênh nhau một hai tuổi. Người trẻ nhất, tuổi không hơn mười tám, dáng điệu ngang tàng hơn hai anh. Chàng quắc mắt nhìn khán đài với vẻ thách thức.

Cỗ bên hữu lố nhố nhiều người đều là võ tướng, đứng đầu không ai khác hơn danh tướng Vũ Văn Dũng.

Đặc biệt nhất là cỗ bên tả, ngoài một ông tướng và một bà tướng tiếng tăm lẫy lừng hơn tướng Dũng, còn một cô gái bé bỏng, cốt cách như một nàng tiên.

Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân, uy nghi như hai bậc thiên thần, cùng dắt tay Bạch Liên ung dung tiến đến chỗ ngồi đã định sẵn. Tám tên lực sĩ lăm lăm cầm tám cây giáo dài bằng sắt theo hầu, mũi nhọn chĩa sát lưng, chỉ cách chừng nửa thước.

Giám trảm quan, lưng đeo kiếm báu, sải ngựa một vòng rộng trong pháp trường, phóng tia mắt sáng như điện rọi tới chừng chi tiết.

Nhiều người biết mặt kháo nhau:

- Tiền quân Thành đó. Ông này làm giám trảm thì cánh kia hết đường cựa quậy.

Trời gần trưa, ánh nắng chói chang đổ xuống chan hòa như để chứng kiến trọn vẹn tấn bi kịch sắp sửa bắt đầu.

Người xem đông như kiến cỏ. Ai cũng nghển cổ kiễng chân, cố không bỏ sót một cử động nào của các vai chính.

Tất cả bỗng im lặng lắng tai nghe. Tiếng loa thét ồm ồm ra bốn phía. Kể thông thạo giảng cho những người chung quanh:

- Sắp sửa vào việc rồi đó!

Quả nhiên có một toán lính lễ mễ khiêng ba chiếc mâm lớn đặt trước mặt vua Cảnh Thịnh và hai vị hoàng thân.

Mâm giữa dành cho Quang Toản là mâm vẫn dọn cho nhà vua, từ bát đũa chén đĩa đến đồ ăn thức uống đều là những thứ dành riêng cho đấng quân vương ngự thiện. Hai mâm bên dành cho hai vị hoàng thân dĩ nhiên kém sang trọng hơn một bực.

Những người chưa từng thấy quang cảnh này bao giờ ngạc nhiên hỏi nhau:

- Sao lạ thế nhỉ? Sắp giết chết con nhà người ta, lại còn bày đặt đãi tiệc long trọng là nghĩa làm sao?

- Thì cổ lệ đã định như thế lâu rồi. Không theo sao được!

Người khác thêm:

- Ngoài ra, thân nhân hay bằng hữu còn có quyền tế sống tội nhân một tuần nữa chứ!

- Thế à?

Câu hỏi chưa dứt, mọi người đã hoa mắt lên vì thấy xuất hiện giữa pháp trường vài chục tráng sĩ khăn áo trắng toát màu tang chế. Họ xúm quanh chiếc bàn bên tả, nơi ông Diệu, bà Xuân và cô bé Bạch Liên ngồi. Nhanh nhẹn, họ bày la liệt lên bàn những thức ăn nóng hổi họ vừa mang tới, sau khi dẹp qua một bên các món do quân triều đưa lại.

Tươi cười như trong bữa tiệc mừng tuổi thọ, Quang Diệu vuốt râu hỏi:

- Các chú cho vợ chồng con cái ta ăn cái chi mà linh đình thế?

Tráng sĩ dẫn đầu, mặt đen râu quai nón, không ai khác hơn là Lê Đồng, lễ phép thưa:

- Bẩm chủ tướng, cỗ mặn chỉ có độc một món bánh tráng thôi ạ.

- Ủa! Bánh tráng chi mà lạ rứa?

- Bẩm đó là món đặc biệt do chính cô Bạch Liên sáng chế ra đó ạ.

Từ lúc được ngồi ở bên cả cha lẫn mẹ, cô gái ngây thơ đã lấy lại được nét vui tươi nhí nhảnh trên khuôn mặt thanh tú. Bầu không khí mới mẻ cùng những bóng dáng quen thuộc đột nhiên trả về cho đôi môi hồng nhạt nụ cười rạng rỡ mọi ngày.

Bạch Liên vỗ tay cười nói rất tự nhiên:

- Thầy ơi! Đây là món chả rán do con nghĩ ra để bà nội xơi cho lạ miệng trong những ngày bà không ăn chay.

Bánh tráng nhúng nước ăn mãi chán chết! Con cuộn tôm hay thịt vào cùng với nấm hương mộc nhĩ, rồi thả vào chảo mỡ chiên cho thật vàng, chấm nước mắm dấm ớt, ăn ngon không thể tả được. Ròn tan, béo ngậy, miệng nhai tai nghe thật sướng. Phải không chú Đồng?

- Vâng. Ngon tuyệt. Bẩm chủ tướng em mới được thưởng thức món này khi vâng lệnh chủ tướng về làng Bình Phú.

Bạch Liên quay sang nũng nịu với mẹ:

- Con định bụng khi nào thầy mẹ về làng chơi thăm bà nội, sẽ trổ tài nấu nướng để thầy mẹ xơi một bữa cho khoái khẩu. Ai ngờ chú Đồng lại cướp mất nghề.

Bà Bùi cười, mắng yêu con gái:

- Thôi, nghe con gái mẹ khoe, chưa ăn đã thấy ngon rồi...

Bà nâng ly giục chồng:

- Ông xơi rượu đi. Để các chú ấy và con gái ăn kẻo nguội.

Đúng với tác phong con nhà võ, thầy trò ăn uống ào ào như gió cuốn.

Cắn một miếng chả ròn tan, bà vuốt ve con gái khen:

- Mẹ đâu có ngờ con gái mẹ lại có tài biến chế và khéo tay đến thế!

Rồi bà nghiêng đầu bảo chồng:

- Thầy nó à! Thật là ngon tuyệt vời! Thầy nó thấy thế không? Giá năm nọ ta nghĩ ra được món ăn bất hủ này thì khi vào thành Thăng Long, khao quân thì thú vị biết bao nhiêu!

Người cha khen thực tình không kém người mẹ:

- Ngon thực! Sơn hào hải vị chẳng thấm vào đâu. Con gái thầy giỏi ghê gớm lắm đó!

Đang ông, bỗng ông ngước mặt nhìn lên trời, mơ màng tiếp:

- Vua Quang Trung nghĩ ra được món bánh tráng cho lính ăn lúc hành quân mà chưa nghĩ ra được món chả rán cho họ thưởng thức khi chiến thắng. Để ta phải khoe với người tài của con gái ta mới được. Nhất định Đức Vua phải khoái món ăn trác tuyệt này.

Quên hết những người đứng ăn chung quanh, quên luôn cả số phận hẩm hiu đang chờ đợi gia đình mình, cô gái ngây thơ nhõng nhẽo:

- Đức Vua có thích ăn rau sống không hả thầy? Chả rán phải ăn kèm nhiều rau sống mới ngon.

- Thích chứ sao không!

Bà Bùi cũng vui lây, nhoẻn miệng nói đùa:

- Thế nào cũng có thưởng đấy, con ạ.

- À, phải rồi. Thế Đức Vua sẽ thưởng cái chi cho con nhỉ?...

Ông Trần ngẫm nghĩ rồi đáp bừa:

- Chắc lại một con voi, giống như con Tiểu Tượng chứ gì!

- Ồ, thế thì thích quá! Lần này nhất định con để nuôi chơi, chứ không thả vào rừng như con Tiểu Tượng nữa. Lắm lúc con nhớ con Tiểu Tượng ghê cơ!

Mọi người đang ăn uống vui vẻ bỗng giật mình nghe thấy có tiếng "Choang! Choang! Ầm! Ầm!" ở bàn vua Cảnh Thịnh.

Xem tiếp chương 9-10 & Đoạn kết