Xã hội dân sự (2016)

Tiếng Việt Xã hội dân sự >

 

Xã hội dân sự (2016)

* Xã hội dân sự - Các trang sau & trước

 

Lược sử blog Việt năm 2016 (Phần 2)

30/12/2016 Phạm Đoan Trang (Blog Đoan Trang) - 10/7: Anh Lã Việt Dũng, một thành viên tích cực của đội bóng No-U, bị công an mặc thường phục đánh chảy máu đầu sau khi ăn tối cùng và tham gia một trận bóng của No-U chiều chủ nhật. Việc làm này của an ninh có ý dằn mặt những người có khả năng và có tinh thần sẵn sàng tổ chức biểu tình, 10 ngày sau khi chính quyền chấp nhận lời hứa đền 500 triệu USD của Formosa.

17/7: Các blogger ủng hộ dân chủ ở Hà Nội tổ chức tuần hành bày tỏ sự ủng hộ đối với phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế trong vụ kiện Philippines - Trung Quốc. Tuy nhiên, biểu tình lại bị an ninh trấn áp, như thường lệ. Ngay cả việc đến Đại sứ quán Philippines để chúc mừng cũng bị ngăn cản. Một lần nữa, các thông điệp ngoại giao – vốn rất cần thống nhất để gửi ra thế giới – lại bị công an Việt Nam phá hoại. [đọc tiếp]

Lược sử blog Việt Nam năm 2016 (Phần 1)

25/12/2016 Phạm Đoan Trang (Blog Đoan Trang) - 19/1: Trước ngày khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 12, Cụ Rùa Hồ Gươm tịch. Các báo chỉ đưa tin, không bình luận gì thêm. Cộng đồng mạng bắt đầu xì xào về một điềm gở cho Đảng Cộng sản.

- 20/1: Đại hội Đảng lần thứ 12 chính thức khai mạc. Trước và trong thời gian này, nhiều trang web “truyền thông đen” ra đời, nhân danh “sự thật” để vạch mặt, phơi áo nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng và đánh phá phe thân Nguyễn Phú Trọng. Trước mắt dân chúng, Đại hội Đảng 12 đã thể hiện hệt như một xới vật.

- 6/2: Trang facebook “Vận động Ứng cử đại biểu Quốc hội 2016” ra đời, công khai ủng hộ cho các ứng viên độc lập vào Quốc hội khóa 14 (nhiệm kỳ 2016-2021). Phong trào tự ứng cử đại biểu Quốc hội bắt đầu, và các hoạt động đánh phá ứng viên độc lập của lực lượng an ninh và dư luận viên cũng bắt đầu, rầm rộ hơn so với tất cả các năm trước. [đọc tiếp]

Thông cáo Báo Chí của Liên đoàn LAO ĐỘNG VIỆT

20/09/2016 (Lao Động Việt) - Kính gửi: Các cơ quan truyền thông

Chiếu theo Biên bản họp ngày 22/5/2016 của Liên Đoàn Lao Động Việt Tư Do (Lao Động Việt - LDV), Đại Hội kỳ II LDV đã được tổ chức tại Washington DC trong 3 ngày 16-17-18 tháng 9 năm 2016. Thành phần đại biểu LDV tham dự gồm các thành viên đến từ khắp nơi trên thế giới: Bỉ, Pháp, Đức, Úc, Đông Nam Á và Hoa Kỳ.

Ngày 16 tháng 9- 2016, Tân ban Chấp Hành nhiệm kỳ 2016-2019 đã được Đại Hội Đồng bầu ra với thành phần nhân sự như sau: [đọc tiếp]

Phái đoàn “quốc doanh“ Việt Nam thất thố nặng ở Diễn Đàn Người Dân ASEAN

06/08/2016 (Mạch Sống) - Trong phần hội thảo bế mạc Diễn Đàn Người Dân ASEAN, phái đoàn xã hội dân sự do chính quyền Việt Nam cử đi đã thất lễ với quốc gia chủ nhà và xúc phạm nhiều phái đoàn quốc gia bạn với đề nghị là không nên để cho các tổ chức của người Việt lưu vong có tiếng nói.

Lời phát biểu của Cô Giang Trần, thuộc tổ chức Vietnam LIN, được ủng hộ bởi phái đoàn do chính quyền Việt Nam cử đi nhưng đã tạo phản cảm nơi phần lớn các tham dự viên tại diễn đàn.

Một nữ tham dự viên của phái đoàn Đông Timor, quốc gia chủ nhà, phản đối phát biểu của Cô Giang vì nó xúc phạm đến các nhà tranh đấu cho nền độc lập của Đông Timor.

“Đông Timor giành được độc lập là nhờ vào cuộc tranh đấu của nhiều người lưu vong, trong đó có các vị lãnh đạo khả kính của chúng tôi, kể cả Tiến Sĩ Jose Ramos-Horta, cựu Tổng Thống Đông Timor và khôi nguyên giải Nobel Hoà Bình; tí nữa đây chính Ông sẽ phát biểu tại buổi lễ bế mạc.”

Một nữ tham dự viên của phái đoàn Miến Điện, Cô Debbie Stothard, nhận xét là Cô Giang đã phát biểu sai lầm vì cuộc tranh đấu cho dân chủ ở Miến Điện đã không thể thành công nếu không có những đóng góp quý báu và cần thiết của cộng đồng Miến Điện lưu vong.

Phát biểu của Cô Giang Trần được đưa ra khi phần hội thảo xoáy vào tình trạng các “GONGO” (Government-Organized NGO) – đó là các tổ chức phi chính phủ do chính quyền dựng lên để trá hình là xã hội dân sự -- đang bị một số chính quyền độc tài như Việt Nam, Lào và Brunei dùng để xâm nhập Diễn Đàn Người Dân ASEAN.  [đọc tiếp]

Phải chấm dứt ngay việc khủng bố các nhà hoạt động XHDS

15/07/2016 Nguyễn Tường Thụy (RFA) - Việc nhà cầm quyền sử dụng công an khủng bố những nhà hoạt động xã hội dân sự là chuyện ai cũng biết. Mỹ và chính phủ các nước phương Tây đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.

Lật hồ sơ mà kể thì không biết có bao nhiêu vụ công an đánh những người hoạt động ở khắp nơi, dưới mọi hình thức. Chỉ có một Trương Văn Dũng thôi mà đã có tới 11 lần bị công an đánh, bị đánh trong đồn công an, ở ngoài đường, khi đi biểu tình chống Trung Cộng, khi đi thăm tù nhân lương tâm. Bản thân tôi, người viết bài này cũng từng bị đánh khi đón tù nhân lương tâm về, bị đánh khi đến thăm tù nhâm lương tâm mới ra tù…

Chuyện đã qua, ai cũng biết. Điều bức xúc khiến tôi phải tiếp tục lên tiếng bởi hai vụ khủng bố dã man liên tiếp xảy ra gần đây nhất.

Kẻ nào đã biến những người được gọi là công an nhân dân thành những kẻ khát máu, mất hết nhân tính như thế? Câu hỏi không khó trả lời: đó là Đảng cộng sản Việt Nam. [đọc tiếp]

Bộ ngoại giao Mỹ gặp Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam

10/05/2016 J.B Nguyễn Hữu Vinh (RFA nguyenhuuvinh's blog) - Chiều 10/5/2016, tại Hà Nội, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Tom Malinowski, đặc trách các vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi với đoàn đại diện của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

Nhiều thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam đã bị nhà cầm quyền cản trở, thậm chí cản trở một cách khốc liệt và trắng trợn. Do vậy đoàn của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam có 4 người, đã tham gia cuộc gặp gỡ này gồm: Nhà báo J.B Nguyễn Hữu Vinh, Nhà báo, Ts Nguyễn Thanh Giang, Nhà báo Đỗ Đông Bắc và Blogger Lê Dũng.

Tham dự về phía Mỹ, ngoài ông Tom Malinowski còn có David V. Muehlke, Tùy viên chính trị của Đại sứ quán Mỹ tại VN, bà Jenifer Neidhart de Ortiz nhân viên Bộ Ngoại giao, cựu tùy viên Chính trị đặc trách về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và một số nhân viên Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Trao đổi tại cuộc gặp gỡ, ông  Tom Malinowski đã cho rằng: Việc ngăn chặn các thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam tham dự cuộc gặp gỡ này là lãng phí và vô ích. Thậm chí, theo ông, điều đó chỉ thể hiện thế yếu của nhà cầm quyền Việt Nam. [đọc tiếp]

2.000 công nhân ở Hải Phòng đình công đòi quyền lợi

15/04/2016 (RFA) - Có hơn 2 ngàn công nhân Công ty Trách nhiệm Hữu hạn KaiYang, 100% vốn Đài Loan, tại Kiến An, Hải Phòng hôm nay 15 tháng 4 tiến hành đình công yêu cầu lãnh đạo công ty điều chỉnh những qui định trong quản lý lao động mà người công nhân không bằng lòng.

Truyền thông trong nước loan tin về vụ đình công của công nhân công ty KaiYang nói rõ từ chiều hôm qua 14 tháng 4 có hằng trăm công nhân tổ may và tổ cắt bắt đầu đình công yêu cầu mainh bạch trong các cách tính công, và quyền lợi của người công nhân theo bảo hiểm xã hội.

Xin được nhắc lại vào hai ngày 11 và 12 tháng tư vừa qua, công nhân tại công ty Bluecom Vina tại Khu công nghiệp Tràng Duệ, An Dương, Hải Phòng cũng đình công đòi quyền được lập công đoàn và sau hai ngày đình công đòi hỏi của họ được đáp ứng. [đọc tiếp]

Gần 1.000 công nhân đình công đòi thành lập công đoàn

11/04/2016 (RFA) - Gần 1.000 công nhân ở Hải Phòng đã đình công hôm 11/4/2016 đòi thành lập công đoàn cơ sở cũng như đòi tăng lương và áp dụng giờ làm việc theo luật lao động.

Cuộc đình công xảy ra ở công ty Bluecom Vina của Hàn Quốc thuộc Khu Công nghiệp Tràng Duệ Hải Phòng. Công ty này chuyên sản xuất loa ti vi, động cơ rung và tai nghe điện thoại. [đọc tiếp]

Tại Việt Nam các nhà báo độc lập ngày càng mạnh

03/03/2016 Eric San Juan (EFE/El Dia), bản dịch của Vi Minh (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Gần hai năm sau khi thành lập, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam qua tờ báo mạng nằm ngoài sự kiểm soát của đảng Cộng sản vẫn là một thách thức đối với độc quyền thông tin của nhà nước.

Với hơn 130 hội viên và trung bình 70.000 người đọc mỗi ngày, người sáng lập của nhóm và tờ báo mạng Việt Nam Thời Báo hài lòng về những tiến triển và tin rằng họ đã đạt được đủ mạnh để tiến bước đến dân chủ.

Chúng tôi đã tăng gấp đôi số lần truy cập và số hội viên. Tuy nhiên, chúng tôi còn phải cải thiện, ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch của hội và phó giám đốc trang mạng nói.

Dù bị áp lực quốc tế, Việt Nam vẫn còn bị xếp hạng 175 trên 180 nước trong bảng xếp hạng tự do ngôn luận của tổ chức Phóng viên Không biên giới.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, Việt Nam hiện giam cầm 60 tù nhân lương tâm, trong đó có các blogger bất đồng chính kiến. [đọc tiếp]

Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh: Truyền thông Công giáo là phục vụ và liên kết

01/03/2016 (Thanh Niên Công Giáo) - TNCG - Sau cuộc phỏng vấn với Lm Anton Lê Ngọc Thanh về báo chí của Việt Nam trong tương lai gần. Chúng tôi tiếp tục được Linh mục chia sẻ về truyền thông Công giáo. Kính mời quí vị theo dõi cuộc phỏng vấn giữa Paulus Lê Sơn và Linh mục Ant Lê Ngọc Thanh.

Paulus Lê Sơn: Thưa cha, cha đánh giá thế nào về lực lượng truyền thông Công Giáo hiện nay?

Linh mục Ant Lê Ngọc Thanh: Hiện nay truyền thông Công giáo thì tại một số Giáo phận, dòng tu cũng có tổ chức đào tạo. Nhưng đều phải đợi chờ vào cơ chế chính sách của nhà nước. Do đó, bên Công giáo chưa có lực lượng những người làm truyền thông chuyên nghiệp.

Bởi vì, khi ra một cơ quan truyền thông mang tính báo chí thì tức khắc là bị vi phạm luật đối với nhà nước nên không phát triển được. [đọc tiếp]

Công an chém công nhân Pouchen bị thương khi đang đình công?

27/02/2016 (Dân Luận) - Đồng Nai, DL - Lúc 14h 45 ngày 26/2/2016, trong lúc hàng ngàn công nhân công ty Pouchen đang đình công thì xảy ra vụ xô xát giữa một viên công an chìm và công nhân Pouchen khiến 4 công nhân bị thương phải đưa đi cấp cứu.

Một công nhân giấu tên cho Dân Luận biết, vụ việc xảy ra do viên công an chìm (công nhân nói là cảnh sát hình sự) cố bắt một nam công nhân không rõ lý do, những công nhân khác cố giằng co giải cứu bạn mình thì bị chém bị thương.

Sau đó, công an sắc phục đã giải cứu người này đưa lên xe thùng của công an. [đọc tiếp]

Vai trò xã hội dân sự và ứng cử viên độc lập

26/02/2016 Mặc Lâm (RFA) - Tại Việt Nam trước phong trào tự ứng cử trong thời gian qua chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5 sắp tới, vai trò của các hội nhóm xã hội dân sự hiện nay còn quá rời rạc và thiếu sự phối hợp với nhau khiến sức mạnh tập thể không phát huy được để có thể hổ trợ hữu hiệu phong trào này.

Báo Quân đội Nhân dân số ra ngày 22 tháng 2 có bài viết: "Cần tỉnh táo trước những thủ đoạn phá hoại cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV” tập trung lên án các cá nhân tự ứng cử vào quốc hội khóa này. Với những lập luận quen thuộc tờ báo nhắc lại “việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và tự ứng cử phải bảo đảm theo đúng quy trình, trong đó phải bảo đảm việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội theo đúng quy định của pháp luật”

TS kinh tế Phạm Chí Dũng, Hội nhà báo độc lập Việt Nam cho biết nhận xét của ông về khó khăn và thuận lợi của người ứng cử độc lập qua hệ thống mạng xã hội, ông nói:

Hiện nay các nhóm ứng cử viên độc lập không có truyền thông nhà nước mà họ chỉ có truyền thông mạng xã hội hay là nói nôm na là truyền thông lề dân. Nhưng dù sao thì nó cũng phản ảnh một phần cái ưu thế của truyền thông độc lập. Chúng ta cũng nên tận dụng cái ưu thế trước, trong, và sau đại hội 12 thì mạng xã hội đã chiếm một vai trò nổi bật không ngờ tới và thậm chí một số phe phái trong đảng đã phải dùng mạng xã hội để tung ra các đòn triệt hạ lẫn nhau. [đọc tiếp]

Một số ý kiến bàn về xây dựng tổ chức xã hội dân sự

03/02/2016 Hà Huy Sơn (Bauxite Việt Nam) - Khái niệm về một tổ chức xã hội dân sự mà tôi đề cập ở đây là một tổ chức phi chính phủ, phi đảng chính trị. Phương thức hoạt động là tác động đến mọi mặt không loại trừ chính trị, kinh tế, văn hóa… của đời sống xã hội nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên.

1- Có mong muốn và thực hiện cải biến xã hội, thay đổi, làm cho xã hội ngày một tốt hơn là hoàn toàn hợp pháp và phù hợp với giá trị phổ quát. Điều đó ngoại trừ vai trò của nhà nước, của các đảng chính trị thì vai trò của các tổ chức xã hội dân sự là không thể thiếu.

2- Tôi cho rằng để chuyển hóa một xã hội từ toàn trị sang dân chủ bằng biện pháp hòa bình thì trước hết hãy bắt đầu bằng xây dựng các tổ chức xã hội dân sự. Các tổ chức chính trị, hay các đảng chính trị ở trong nước hãy tạm gác lại các mục tiêu chính trị “to tát”. Những tham vọng lớn mà thực lực chưa tương xứng, không thu hút được sự tham gia của xã hội thì các tổ chức này không khác gì những danh ảo. Hãy bình thường hóa mục tiêu, đời sống hóa hoạt động, hãy dân sự hóa, hợp pháp hóa để phát triển thành một thực lực.

3- Các tổ chức xã hội dân sự có nhiều “đất” để làm. Trước hết hãy đòi hỏi nhà nước, đảng cầm quyền, mọi tổ chức xã hội, mọi công dân phải thực thi Hiến pháp và pháp luật hiện hành. [đọc tiếp]

Thay đổi để phát triển - Tất niên Hội nhà báo độc lập Việt Nam

30/01/2016 Kiều Phong (Việt Nam Thời Báo) - Sáng nay 30.01.2016, tại quán cà phê Sỏi Đá, 6B Ngô Thời Nhiệm, quận 3, TP.HCM, hội nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN) đã tổ chức tất niên cho năm mới 2016. Cuộc gặp mặt gồm hơn 30 người, diễn ra với sự chủ trì của phó chủ tịch hội Bùi Minh Quốc, một nhà thơ của Việt Nam đương thời.

Cuộc họp mặt tất niên của Hội nhà báo độc lập Việt Nam đã diễn ra trong một thời điểm đặc biệt. Đại hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa kết thúc, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chiến thắng áp đảo thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trong lần thứ ba sang thăm Việt Nam, anh Eric San Juan - một nhà báo người Tây Ban Nha - phát biểu trong cuộc họp về mong muốn thanh niên Việt Nam được “mở miệng”. Nhà báo quốc tế này đặt vấn đề phải làm trỗi dậy lòng dũng cảm nơi những trụ cột tương lai của đất nước. [đọc tiếp]

Kẻ thù của các hội đoàn

29/01/2016 Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió) - Không ồn ào gây chú ý, bộ trưởng công an Trần Đại Quang leo lên chức Chủ Tịch Nước một cách êm thắm không gặp phải bất kỳ sự trở ngại nào.

Con đường của Trần Đại Quang tiến thân trong ngành công an cũng khá suôn sẻ.

Trần Đại Quang lập chiến tích xuất sắc sau khi dẹp gọn phong trào nổi dậy của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Nhờ chiến công này , ông ta nhanh chóng được Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng chú ý đến, nâng đỡ thành bộ trưởng công an rồi lên CTN.

Dưới thời Trần Đại Quang làm bộ trưởng, tình trạng công an đội lốt côn đồ, thường dân đánh đập tấn công những nhà bất đồng chính kiến xảy ra tràn lan khắp trong cả nước. Những vụ đánh đập thế này thường được đổ tại cho mâu thuẫn lề đường xã hội, khó có bằng chứng nào để dư luận bảo vệ nhân quyền quốc tế lên án nhà nước Việt Nam. Điển hình là các vụ tấn công vào Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Văn Đài, Trương Dũng, Trương Văn Tam, Nguyễn Hoàng Vi, Trịnh Anh Tuấn, Trần Bang, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thúy Nga....

Trả lời phỏng vấn của BBC mới đây,  TBT Nguyễn Phú Trọng dằn giọng nói.

- Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương.

Với một kỷ cương do người như Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước. Chẳng khó gì để đoán tương lai của dân chủ Việt Nam thế nào. [đọc tiếp]

Hội Giáo chức Chu Văn An chính thức thành lập

05/01/2016 (Facebook Hội giáo chức Chu Văn An) - ôm nay là ngày 26 tháng 11 Âm Lịch (05/01/2016 Dương Lịch), ngày giỗ của cụ Chu Văn An, một người mà lịch sử nước ta đã tôn vinh là “Vị Thày Của Muôn Đời”. Một số nhà giáo đã chọn ngày này, một ngày có ý nghĩa quan trọng đối với nền giáo dục Việt Nam, để tổ chức một cuộc họp mặt nhằm chính thức thành lập Hội Giáo chức Chu Văn An, sau hơn một tháng vận động.

Với quyết tâm thành lập Hội Giáo chức Chu Văn An để có thể bắt tay vào việc đóng góp cho nhu cầu giáo dục – đào tạo, nhiều nhà giáo tâm huyết vẫn tổ chức sinh hoạt vào sáng ngày 5 tháng 1 năm 2016. Qua buổi sinh hoạt này, Hội Giáo chức Chu Văn An đã chính thức ra đời với thành phần Ban Điều Hành gồm 8 người [đọc tiếp]

Xã hội dân sự là một nhân tố cần thiết để phát triển xã hội

03/01/2016 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tiến sĩ Nguyễn Quang A trả lời phỏng vấn - Hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam trong năm qua tuy không có bước đột phá nhưng nó đã có tác động gây sự chú ý của nhiều tầng lớp xã hội. Hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự độc lập bị giới lãnh đạo cộng sản ghẻ lạnh nếu không muốn nói nặng hơn là họ đã tìm mọi cách đàn áp, cản trở.

Diễn đàn xã hội dân sự tuy mới ra đời mấy năm nay gần đây nhưng nó đã góp phần tích cực đoàn kết được rộng rãi các tầng lớp xã hội nhất là nhân sĩ, trí thức và giới trẻ tham gia nhiều hoạt động xã hội dân sự từ bảo vệ môi trường, dân sinh đến dân chủ, tự do.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, trong ban trị sự Diễn đàn đã giới thiệu về hoạt đoạt động của Diễn đàn Xã hội dân sự trong  năm 2015 qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe:

 

Xin hãy hỗ trợ

Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa trong chiến dịch "Hãy cứu lấy tự do tín ngưỡng" tại Việt Nam

Kỷ niệm 67 năm Hiến chương Nhân quyền LHQ từ 10.12 đến 21.12.2015 tại Hannover do Trung Tâm Việt Nam Hannover và Tổ chức Nhân quyền Việt Nam cùng phối hợp với các đoàn thể Đức và Ngoại quốc tổ chức

Hội thảo

“Lage der Religions- und Meinungsfreiheit

in Vietnam”

Tình trạng tự do tôn giáo và ý kiến

tại Việt Nam

với Mục sư Kai Feller

Chủ Nhật 15/11/2015

Mục sư Kai Feller đã thăm viếng Việt Nam, tiếp xúc với những người bất đồng chính kiến, với đại diện của nhiều tôn giáo và dân tộc thiểu số, những người dân ở cao nguyên miền bắc bị nhà nước ép bỏ đức tin ...  [đọc tiếp]

Gặp gỡ, mạn đàm với

TS Nguyễn Quang A

nhà nghiên cứu và hoạt động

trong phong trào đấu tranh dân chủ,

thành viên của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

Thứ Bảy 01/08/2015, 16 giờ

  Alte Schule, Schulstraße 19

72654 Neckartenzlingen

Hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

13/06/2015

Dựa theo Chỉ số bách hại tôn giáo trên thế giới (Weltverfolgungsindex 2015), Việt Nam cộng sản  bị liệt kê vào danh sách các quốc gia bách hại tôn giáo trầm trọng nhất. Nhằm thông tin về tình trạng đàn áp những người có tín ngưỡng, đặc biệt tín hữu Thiên Chúa Giáo, Diễn Đàn Việt Nam 21 sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

Ông Peter Kinast đã qua Việt Nam sinh hoạt với các tin hữu Việt Nam bị chế độ CS độc tài sách nhiễu và đàn áp. [đọc tiếp] - [deutsch]

Sinh hoạt hội thảo ngày 23/05/2015 với Blogger Người Buôn Gió

Blogger Người Buôn Gió là ai? Ðiều gì khiến anh trở thành người dùng ngòi bút làm phương tiện cải cách xã hội?   Người quan tâm đến tình hình đất nước có lẽ ai cũng quen thuộc với tên gọi blogger Người Buôn Gió. Người Buôn Gió tên thật là Bùi Thanh Hiếu, tác giả nhiều loạt bài, trong đó có “Ðại Vệ Chí Dị,” “Thư Viết Cho Con Trai”... với lối viết giản dị,  dí dỏm và sâu sắc.

Sinh hoạt hội thảo do Diễn Đàn Việt Nam 21 tổ chức vào ngày 23/05/2015

[xem chi tiết]

* Chính trị - Dân chủ  

"Thoát Trung" và "Thoát Cộng" - Nhu cầu cấp bách của Việt Nam ngày nay

12/06/2014 Trần Quang Thành phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Thoát Trung” và “Thoát Cộng” hiện nay được coi là con đường duy nhất để Việt Nam tránh khỏi thời kỳ bắc thuộc mới. Đây là hai vấn đề cấp bách đang được nhiều  nhà trí thức và các đoàn thể thảo luận trong những ngày vừa qua. Như vậy diễn trình “thoát” ra khỏi cả hai đối tượng Trung Hoa và Cộng Sản mang ý nghĩa ra sao ? Tại sao phải thoát ? Phải bắt đầu từ đâu và trong những lãnh vực nào ? Trở ngại lớn nhất cần phải khắc phục trong diễn trình này là gì ? v.v...

Trong cuộc phỏng vấn sau đây của nhà báo Trần Quang Thành, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai sẽ đưa ra những nhận định về vấn đề này và trả lời những khúc mắc vừa kể. ...

* Chính trị - Dân chủ  

Ðảng Phá Sản

10/06/2014 Ngô Nhân Dụng (Người Việt) - Ngay sau khi xảy ra vụ giàn khoan HD-981 vào biển Việt Nam, mục này đã khuyên chính quyền Cộng Sản Việt Nam (Việt Cộng) hãy theo gót Philippines kiện Cộng Sản Trung Quốc (Trung Cộng) ra trước các tòa án trọng tài quốc tế. Sau đó, tại Singapore, ông Nguyễn Tấn Dũng nói sẽ dùng biện pháp pháp lý với Trung Quốc về vụ Hoàng Sa, Trường Sa; mà không xác định sẽ làm gì. Các viên chức chính quyền cộng sản tiếp tục nói họ “đang chuẩn bị hồ sơ” đưa Trung Cộng ra tòa. Mãi không thấy chuẩn bị xong. Bây giờ thì Trung Cộng đi bước trước.

Bây giờ thì người dân Việt Nam hiểu rõ tại sao Việt Cộng chuẩn bị mãi không xong hồ sơ kiện Trung Cộng ra tòa. Vì họ biết sẽ đuối lý. Chỉ có một cách thoát ra khỏi cảnh bế tắc này là xóa bỏ chế độ cộng sản; hoặc ít nhất là phủ nhận và kết tội các chính quyền cộng sản từ thời Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng (1958) đến Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười (1990). Cả hai điều đó, đảng Cộng sản Việt Nam không thể làm được, để cho bây giờ Trung Cộng đi kiện trước tòa án dư luận Liên Hiệp Quốc. ...