Chính trị - Dân chủ (2013/5)

Tiếng Việt‎ >  Chính trị - Dân chủ >

 

Chính trị - Dân chủ (2013/5)

* Chính trị - Dân chủ: các trang sau & trước

VAI TRÒ CỦA XHDS TRONG CHUYỂN ĐỔI DÂN CHỦ

Cùng với những biến động chính trị ở Đông Âu, Liên Xô, Nam Mỹ từ thập niên 80 và trào lưu dân chủ hóa trên khắp thế giới, vai trò của XHDS trong một cuộc chuyển đổi dân chủ nhanh chóng được nhìn nhận và phân tích. Tuy nhiên, nếu như các nền dân chủ trên khắp thế giới có những đặc trưng căn bản giống nhau thì các cuộc chuyển đổi dân chủ lại thường khác nhau về bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa và chính trị. Vì thế, phần lớn các nghiên cứu về vai trò của XHDS trong chuyển đổi dân chủ thường tập trung phân tích từng trường hợp cụ thể chứ không khái quát hóa thành một lý thuyết tổng quát. O' Donnell và Schmitter  và Václav Havel , là hai trường hợp hiếm hoi. ...

XHDS Ở ĐÔNG ÂU VÀ LIÊN XÔ CŨ

Trong giai đoạn chuyển đổi những năm 80, đặc điểm chung cơ bản nhất của các xã hội này là sự cai trị của Đảng cộng sản theo mô hình toàn trị. Mọi hình thức tự tổ chức của công chúng đều bị coi là sự thách thức đối với quyền lực của nhà nước tối cao và đều bị ngăn chặn/đàn áp. Trong một bối lịch sử lúc đó, các nhóm xã hội độc lập được hình thành trong giai đoạn này thường có khuynh hướng nhắm tới việc tác động lên chính quyền nhằm đòi hỏi các thay đổi về chính sách. Theo Weigle và Butterfield , các nhóm thường sử dụng các phương pháp bày tỏ lợi ích không thuộc hệ thống nhà nước như các cuộc biểu tình, tuần hành, và xuất bản ngầm. Ảnh hưởng của các chiến thuật như vậy đối với chính sách là rất thất thường. Nó phụ thuộc một phần vào nhận thức của giới lãnh đạo về khả năng bị tổn thương [của hệ thống]. Trong khi các lãnh đạo có thể quyết định thỉnh thoảng nhượng bộ đôi chút, họ không bao giờ chịu đưa ra các nhượng bộ quan trọng hoặc chấp nhận hợp pháp hóa các nhóm xã hội độc lập cho đến khi họ gặp phải các cuộc khủng hoảng sâu sắc. ... [xem thêm]

Xã hội dân sự và dân chủ

16/06/2013 Đoàn Viết Hoạt (Diễn Đàn Việt Nam 21)

VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG NỀN DÂN CHỦ

Trước hết cần phân biệt vai trò của xã hội dân sự (XHDS) trong một nền dân chủ và vai trò của XHDS trong một cuộc chuyển đổi dân chủ. Cho đến khoảng những năm 80, phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung vào phân tích vai trò của XHDS trong một nền dân chủ. Gabriel và Verba cho rằng mảng XHDS gắn với các hoạt động chính trị có vai trò thiết yếu đối với nền dân chủ. Chúng làm tăng hiểu biết của người dân, giúp họ bỏ phiếu hiệu quả hơn và tham gia nhiều hơn vào hoạt động chính trị, qua đó góp phần giám sát hoạt động của nhà nước. Putnam đi xa hơn khi cho rằng ngay cả các tổ chức XHDS không liên quan tới chính trị cũng có vai trò thiết yếu đối với nền dân chủ. Lý do, theo ông, là vì XHDS tạo ra vốn xã hội (social capital), lòng tin và các giá trị chung. Những nhân tố này lại được chuyển vào không gian chính trị, tăng cường sự đoàn kết xã hội và nâng cao sự hiểu biết của công chúng về mối liên thông của xã hội và các nhóm lợi ích trong nó ...

                 

Trận đánh tối thượng bị bỏ lỡ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

13/10/2013 Thục-Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - ... "Đại Tướng Huyền Thoại". Đó mới là khía cạnh mọi người muốn nhắc tới.

Tại sao "Huyền thoại"? Tại sao một người từ lúc sống đã là một huyền thoại?

Thật ra con người Võ Nguyên Giáp không là một huyền thoại. Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới là một huyền thoại. Vị Đại tướng mang hào quang đã chiến thắng hai cường quốc Tây phương với tên tuổi gắn liền vào một sự kiện lịch sử,chiến thắng quân sự Điện Biên Phủ...

Mà Huyền thoại phải chăng chỉ là  một trong những phiên bản của một sự kiện lịch sử? Vì đặc điểm của Huyền thoại là dựa trên những lời kể không cần minh chứng...

Nhìn vào hiện tượng Đại tướng Huyền thoại những ngày qua và trong những ngày tới để mà nhìn thấy những thèm khát của người dân Việt. Ý thức được sự tụt hậu cả thế kỷ của đất nước đối với thế giới, người dân Việt mơ ước một thiên tài cứu nguy, và cũng chính sự tụt hậu này cũng mới đẩy người Việt tiếp tục bấu víu vào một thiên tài quân sự, không hiểu rằng giải pháp quân sự sẽ không thể đưa Việt Nam thoát cảnh khốn cùng trong thế kỷ thứ 21 này...

Nhưng còn nữa. Vị Đại tướng Huyền thoại được khoác áo Đại trí, Đại nhân, Đại dũng vì trong vũng lầy hiện tại chỉ có toàn tiểu nhân, sâu bọ, tham nhũng, trộm cắp. Dân chúng cần một điểm tựa, một hy vọng, cần một vị thánh không tỳ vết với quyền uy siêu phàm để cứu họ, như chiếc phao cuối cùng, như đốm lửa trong đêm tối.

Những dòng nước mắt đang thành suối khóc một vị Đại tướng Huyền thoại cũng là để khóc cho huyền thoại Tự do No ấm mà sau Điện Biên Phủ và gần 60 năm xương máu chất chồng vẫn còn là huyền thoại...

Đại tướng Giáp không chỉ là người của quân đội. Ông có mặt trong những chính phủ dân sự ở những chức vị quan trọng như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Thủ tướng, và Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (cho đến khi về hưu). Nghĩa là ông tham dự hoàn toàn trong vị thế cầm quyền vào những dối trá chính trị đưa đến những thanh tóan đẫm máu tại miền Bắc sau Điện Biên Phủ và miền Nam sau Tháng 4/1975, cả trong những khoảng thời gian không chiến tranh. Không thể không nhận phần trách nhiệm của mình trong cả quá trình đưa dân tộc vào tình trạng suy sụp ngày hôm nay.

Kẻ sĩ không tìm cách nhận công mà chối tội. [xem thêm]

Vài suy nghĩ về ông Giáp

13/10/2013 Huỳnh Thục Vy (Đàn Chim Việt) - Ông Giáp, vị “đại tướng quân” trong mắt nhiều thanh niên Việt Nam, là người góp công to lớn để tạo dựng và bảo vệ chế độ độc tài tàn bạo này. Ông đã sống quá xa cái tuổi “cổ lai hy” và ra đi trong tình thương yêu của gia tộc, trong sự ngưỡng vọng của nhiều người. Nhưng ông có biết đâu, một người có công gây dựng nên một tập đoàn tội ác như ông lại ra đi thanh thản và vinh quang, trong khi chính những nạn nhân vô tội của chế độ thì lại hứng chịu thảm trạng bi đát của gia đình để rồi phải ra đi trong uất ức, tủi nhục.

Đó chính là một Đặng Ngọc Viết hiền lành, siêng năng bị chính quyền cướp đất, phẫn uất cùng cực đến mức phải ra tay giết chết một quan chức tỉnh Thái Bình rồi tự sát bằng một viên đạn vào tim. Đó là một Thomas Nguyễn Tự Thành-một thuyền nhân bị cưỡng bách hồi hương về Việt Nam từ Thái Lan, bị sách nhiễu và phong toả kinh tế liên tục bởi chính quyền cộng sản đến nỗi uất ức quá phải tự vẫn bằng cách thắt cổ vào ngày 3 tháng 10, trước ngày ông Giáp chết một ngày [xem thêm]

Có hay không đối lập ở Việt Nam?

 

Phân tích và nhận xét dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

19/03/2013 Vũ Ngọc Yên (Forum Vietnam 21) - Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) đã công bố bản dự thảo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013). Bản dự thảo gồm Lời mở đầu và 124 điều, khoản được phân chia ra 11 chương. Chương 1: Chế độ chính trị; Chương 2: Quyền con người và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Chương 3: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; Chương 4: Bảo vệ tổ quốc; Chương 5: Quốc hội; Chương 6: Chủ tịch nước; Chương 7: Chính phủ; Chương 8: Tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân; Chương 9: Chính quyền địa phương; Chương 10: Hội đồng hiến pháp, hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước; Chương 11: Hiệu lực của hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp. ... nội dung dự thảo HP không đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu trên phương diện dân chủ và pháp quyền. Ngày nào đảng còn duy trì độc quyền lãnh đạo, độc tôn ý hệ và không chấp nhận tam quyền phân lập thì Việt Nam còn lâu mới trở thành một quốc gia lập hiến. [xem thêm]

Bên đang thua cuộc

06/03/2013 Thục-Quyên (Forum Vietnam 21) - ... Trong tình thế  nặng nề kể trên , mấy ai, ngay cả người dân VN, để ý tới bên cạnh cảng Cam Ranh,cả một vùng rộng lớn tại Ninh Thuận đã được rào kín cấm  dân lai vãng, vì nhà cầm quyền VN đã giao cho Nga xây nhà máy điện hạt nhân, đi ngược lại dòng văn minh thế giới. 

Nếu sáng suốt nhận định thái độ  một bên chỉ bán vũ khí lấy tiền mặt và bên kia sự "rộng rãi " của thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hồi tháng 11/ 2012 nói rằng Moscow sẽ dùng tiền nhà nước (10 tỷ) để cho vay xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thì người dân Việt Nam phải hiểu tình trạng đến hồi nguy kịch ,không chần chờ được nữa.

Từ nhiều năm qua sự tham nhũng cao độ trong "Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga " ROSATOM đã gâytình trạng sản xuất chất lượng thấp đưa đến  khiếm khuyết  thiết kế . Hàng trăm trục trặc lớn nhỏ trong nước được ém nhẹm hữu hiệu nhờ một chính sách thiếu tự do báo chí ( theo Index Press Freedom 2013, Nga hạng 148, VN  172,Trung Quốc 173, trên tổng số 179 nước ).Trong khi đó hàng kém chất lượng xuất cảng bị những nước có khả năng kiểm soát thí dụ như Trung Quốc đã gởi trả nhiều ngàn tấn thiết bị thiếu chất lượng tập đoàn Rosatom định dùng để xây nhà máy điện hạt nhân ở Tian-Wang (26). [xem thêm]

11/10/2013 Phạm Chí Dũng (Defend the Defenders). Ngày 4/10/2013 – Giới quan chức đảng và nhà nước vẫn có thể tạm ung dung thêm một thời gian nữa, bằng vào thực tồn gần như chưa hình thành một lực lượng đối lập nào ở Việt Nam. 

Ngược lại, giới hoạt động dân chủ trong nước và cả hải ngoại lại có vẻ đang bỏ lỡ một cơ hội chưa từng có để làm nên một cái gì đó có tính “đối trọng chính trị”, đặc biệt sau khi tín hiệu “xoay trục” sang phương Tây đã phát ra bởi chuyến đi Hoa Kỳ của người đứng đầu nhà nước là ông Trương Tấn Sang vào tháng 7/2013, sau đó là đợt công du Paris của người điều hành chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Cần nhắc lại, văn bản có tên “Kiến nghị 72” của một nhóm nhân sĩ, trí thức bất đồng tại Việt Nam vào đầu năm 2013 đã cùng lúc dẫn tới hai chủ đề nóng bỏng mà hệ thống truyền thông của Đảng bắt buộc phải tương tác: có cần bỏ điều 4 hiến pháp về độc đảng hay không; và liệu đã hình thành một lực lượng đối lập ở Việt Nam hay chưa. [xem thêm] - [english]

Việt Nam - Hoa Kỳ ký hiệp định hạt nhân dân sự

10/10/2013 Thanh Phương (RFI) - Hôm nay, 10/10/2013, bên lề Hội nghị thượng định Đông Á ở Brunei, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký hiệp định khung về hạt nhân dân sự, mở đường cho việc các công ty Mỹ sau này có thể bán lò phản ứng hạt nhân cho Việt Nam. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã ký vào hiệp định hạt nhân này, còn được gọi là hiệp định « 123 ». Theo AFP, trong buỗi lễ ký kết, Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh rằng Việt Nam là thị trường lớn thứ hai ở Đông Á về năng lượng nguyên tử, chỉ sau Trung Quốc, được dự báo là sẽ lên đến 50 tỷ đôla từ đây đến năm 2030. [xem thêm]

Ai hiểu nỗi lòng dân oan?

10/10/2013 Đoan Trang (Blog Đoan Trang) Khi bức ảnh “dân oan Phàng Sao Vàng” xuất hiện trên mạng xã hội cùng với hình “người cựu chiến binh Phàng Sao Vàng”, câu hỏi được đặt ra là:

1) Dành cho giới truyền thông: Khi người lính già ấy giương khẩu hiệu kêu oan ở vườn hoa Dân Oan (tức vườn hoa Lý Tự Trọng) ngay bên Hồ Tây lộng gió thì các bạn ở đâu, sao không đưa tin và ảnh lên?

2) Dành cho giới chức cầm quyền Việt Nam: Thế lực nào đã đẩy ông ra nông nỗi như vậy: Người Pháp, người Mỹ hay bọn “phản động”? [xem thêm]

Nhận định kết quả Hội nghị Trung ương 8

10/10/2013 Lê Hồng Hà (BBC) - Một nhà quan sát chính trị ở trong nước nhận xét Hội nghị Trung ương của Đảng Cộng sản vừa kết thúc không nhìn thẳng vào “khủng hoảng toàn diện” ở Việt Nam hiện nay.

Từ Hà Nội, Đại tá Lê Hồng Hà, Cựu chánh văn phòng Bộ Công an, phê phán Hội nghị Trung ương 8, bế mạc hôm 9/10, không ra chỉ dấu thay đổi gì về đường lối chung.

Ông nói với BBC hôm 10/10, một ngày sau khi Đảng Cộng sản đưa ra quan ngại thường xuyên về “diễn biến hòa bình” trong diễn văn bế mạc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng:

“Việt Nam hai ba năm vừa qua, đang rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế, về chính trị, về xã hội, về tư tưởng, về lý luận.”

“Con đường cứ nhất định phải đưa đất nước Việt Nam xây dựng Chủ nghĩa xã hội là không đúng.”

Ông Hồng Hà nhận xét Đảng Cộng sản đã “nói qua qua, sơ sơ, luồn lách để nói là tình hình vẫn tiến triển tốt.” [xem thêm]

Việt Nam: Tương quan lực lượng trong đảng vẫn ở thế giằng co 

10/10/2013 Thụy My (RFI) - Như tin chúng tôi đã loan, hôm qua 09/10/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Việt Nam khóa XI đã bế mạc sau 10 ngày làm việc. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu kết thúc hội nghị, đã nhấn mạnh vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản về mọi mặt. Bài diễn văn cảnh báo « phòng chống nguy cơ chiến tranh, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành tổ chức chính trị đối lập ». [xem thêm]

Có những điều gì cần quan tâm tại Hội nghị trung ương 8 lần này, thông qua bài phát biểu trên? [xem thêm]

Hội nghị TW 8: Không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập

09/10/2013 Thụy My (RFI) - Trưa nay 09/10/2013 theo giờ Việt Nam, sau 10 ngày làm việc, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã bế mạc. Phát biểu kết thúc hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận xét là « an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp », tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định, bảo vệ chủ quyền quốc gia đứng trước nhiều thách thức.

Trong số các biện pháp khắc phục, ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị « phòng chống nguy cơ chiến tranh, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành tổ chức chính trị đối lập ». Hội nghị Trung ương lần này đặc biệt nhấn mạnh vai trò vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản về mọi mặt. [xem thêm]

Cù Huy Hà Vũ - tranh đấu cho dân chủ từ trong nhà tù

07/10/2013 (Forum Vietnam21) Hôm 04/10/2103, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đã công bố bức thư dưới đây để tìm hỗ trợ cho chồng bà. Ts Cù Huy Hà Vũ bị bắt giam hồi tháng 11 năm 2010 và bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội trong một phiên xử ngắn Ngày 04/04/11 tuyên án 7 năm tù với tội danh « truyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam » và 3 năm quản chế. Sau đây là bức thư nói trên. [deutsch]

Kính thưa Quý vị,

Xin thông báo để quý vị được biết và hỗ trợ TS Cù Huy Hà Vũ:

Vào hồi 08g23’, Ts Luật Cù Huy Hà Vũ đã gọi điện thoại về nhà thông báo cho vợ là Ls Nguyễn Thị Dương Hà biết: Thực hiện chủ trương của Quốc Hội và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hưởng ứng phong trào Lấy ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Trại giam số 5 Bộ Công an – Yên Định – Thanh Hóa, ngày 30/9/2013, TS Cù Huy Hà Vũ đã gửi bài góp ý Sửa đổi Hiến pháp 1992 tới Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 qua đường Bưu điện của Trại giam số 5 Bộ Công an.

Bài góp ý của TS Vũ gồm 20 trang A4 viết tay chữ nhỏ, dày kín, gồm 7 phần. Vì thời gian gọi điện thoại cho gia đình chỉ có 5 phút nên TS Vũ chỉ nói được những ý chính của bài góp ý như dưới đây.

I- Bỏ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, thực hiện Chế độ Đa Đảng.

II- Bỏ Chủ nghĩa xã hội, lấy “Việt Nam” làm Quốc hiệu, thiết lập chức vụ Tổng thống.

III- Quyền lập hiến thuộc về toàn dân, thực hiện trưng cầu ý dân về Hiến pháp, Hiến pháp sửa đổi.

IV- Thực hiện “Tam quyền phân lập”.

V- Bỏ “Lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, bảo vệ Đảng, chế độ Xã hội chủ nghĩa”

VI- Thiết lập Tòa án Hiến pháp.

VII- Ngăn chặn cơ quan Nhà nước tùy tiện ngăn chặn quyền con người, quyền công dân.

    1. Bỏ khoản 2 Điều 16 (mới) “2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.” Vì khoản 2 Điều 16 (mới) xâm phạm nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền là “Mọi công dân có thể làm tất cả những gì luật không cấm” (Đại từ điển bách khoa toàn thư tiếng Việt dành cho người Việt).

    2. Phải quy định rõ trong luật những giới hạn Quyền Con Người và Quyền Công Dân để tránh Nhà nước xâm phạm Quyền Con Người.

Trí thức hải ngoại: Chúng ta cùng đơn ca?

06/10/2013 Từ Linh (Pro|Contra) - Sau này, người viết sử về Việt Nam giai đoạn hiện tại có lẽ sẽ phải nhắc tới vai trò quan trọng của giới trí thức Việt Nam trong nước trong việc vực dậy xã hội dân sự: Họ nắm bắt thực tại, tụ lại, cùng nhau đưa ra lối thoát, vận động công chúng ý thức và lên tiếng, thông qua hàng loạt kiến nghị, từ Kiến nghị Ngừng Khai thác Bauxite (2009), Kiến nghị về Việc Bảo vệ và Phát triển Đất nước (2011) đến Kiến nghị Sửa đổi Hiến pháp 1992 [“Kiến nghị 72”] (Tháng 4/2013), đến Tuyên bố Nghị định 72 Vi phạm Hiến pháp (Tháng 6/2013), và gần đây nhất là Tuyên bố về Thực thi Quyền Dân sự và Chính trị (23/9/2013)… Nhân sĩ trí thức khát khao sự thật, nhân quyền và dân chủ trong nước như những cỗ động cơ giàu năng lượng, quan trọng hơn nữa, họ phối hợp được với nhau, và xã hội đang chuyển động.

Trong khi đó, lịch sử sau này sẽ ghi nhận thế nào về trí thức gốc Việt ở hải ngoại? Không kể những người có chữ nhưng chỉ thích “chơi” với chữ thay vì “chơi” với thực tại – thực tại là mặt trăng, chữ là ngón tay chỉ trăng, có người thích chơi với tay hơn chơi với trăng – ngay cả những người quan tâm đến thực tại Việt Nam, có tài, có tâm huyết, có uy tín và có chung lý tưởng nhân quyền, dân chủ, hòa giải… họ dường như vẫn cứ giữ một khoảng cách nào đó với nhau. Hay là có một thứ dark energy, năng lượng “đen tối”, nào đó đang đẩy họ xa nhau, như đang đẩy các ngôi sao trong vũ trụ xa nhau? Hay là chẳng có thế lực nào quấy phá, mà điều “đen tối” đang nằm ngay trong tâm lý người trí thức?

Bài này xin được nhắc đến hiện tượng vừa kể, và những câu hỏi liên quan, bằng cái nhìn của một thường dân, từ ngoài nhìn vào, với cách viết bình dân, dựa trên lẽ thường (common sense), không phải cái nhìn của người trong cuộc, hay của chuyên gia về cộng đồng lưu dân. Xin phép được “đặt lên bàn” đề tài dường như ít được nhắc tới này để mọi người góp ý, thay vì dấm dúi nó dưới gầm vì nể nang nhau hay vì một sự ổn định ảo nào đó. Người viết cứ tin, một cách chủ quan, rằng cộng đồng người Việt hải ngoại có tiềm năng lớn, và trí thức hải ngoại có thể đóng góp nhiều hơn rất nhiều. [xem thêm]

Sự Thật Về Tướng Giáp: Đừng Bốc Phét Nữa

08/10/2013 Trần Hồng Tâm (Chuyển Hóa)  - Thoạt đầu tôi định chỉ viết một lời bình sau khi đọc “Thời thanh niên sôi nổi” của chị Đoan Trang trên ĐCV, nhưng e rằng sẽ không đủ ý, đành viết bài này vậy.

Tôi là một gã Bắc kỳ.  Từ lớp vỡ lòng đến đại học tôi được học dưới cái gọi là “mái trường XHCN”.  Anh tôi là một bộ đội phục viên.  Cháu ruột là đại tá trung đoàn trưởng trung đoàn bộ binh đang tại chức.  Tôi đi nghĩa vụ quân sự 3 năm, mang quân hàm trung úy, chức đại đội phó, có tham gia một vài trận đánh ở chiến trường Campuchia.

Dài dòng một chút để các bạn hiểu: tôi không liên hệ gì đến Việt Nam Cộng Hòa.  Tôi không hận thù, không chống cộng.  Tôi chỉ muốn được chia sẻ chút suy nghĩ của mình trước những thậm từ mà thiên hạ đang sử dụng để tung hô tướng Giáp: “mãi mãi là một biểu tượng sống động của trí tuệ”; “Thiên tài quân sự”; “Đại trí, đại nhân, đại dũng”; “Vị tướng huyền thoại”; “Nhà quân sự lỗi lạc nhất của mọi thời đại”; “Một nhân cách lớn”. Có thiệt vậy không? [xem thêm]

Chia rẽ quan điểm về Di sản của Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp

07/10/2013 Marianne Brown (VOA) - HÀ NỘI — Thứ Sáu 4 tháng 10, một trong các vị chỉ huy quân sự Việt Nam được kính trọng nhất, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, đã qua đời tại một quân y viện ở Hà Nội, thọ 102 tuổi. Thế nhưng bất chấp những lời vinh danh và sự thương tiếc của công chúng trên khắp nước, sự nghiệp lâu dài của vị tướng lãnh này trong cả thời chiến lẫn thời hậu chiến vẫn gây chia rẽ, nhất là trong giới các nhà hoạt động chính trị tại Việt Nam. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown của đài VOA gửi về bài tường trình sau đây. [xem thêm]

Trung Quốc cảnh báo Mỹ-Nhật-Úc đừng can thiệp vào tranh chấp lãnh hải

07/10/2013 (RFA) - Hôm nay, Trung Quốc cũng lên tiếng cảnh báo Hoa Kỳ, Australia và Nhật Bản không nên vịn vào mối quan hệ đồng minh để can thiệp tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời kêu gọi 3 quốc gia này nên kiềm chế, tránh đổ dầu vào lửa trong lúc căng thẳng đang xảy ra trong khu vực.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói là dù Hoa Kỳ-Nhật Bản và Australia là đồng minh nhưng không nên cùng nhau can dự vào chuyện tranh chấp lãnh thổ đang xảy ra giữa các nước khác, vì chỉ làm cho vấn đề phức tạp hơn và làm tổn hại đến lợi ích của tất cả các bên. [xem thêm] - [english

Việt Nam lại chơi bài “vừa đánh vừa đàm” khi đàm phán về nhân quyền

24/09/2013 Tác giả: Micheal Benge, người dịch Lê Anh Hùng (Đàn Chim Việt) - Hàng chục năm qua, chiến lược đàm phán của cộng sản Việt Nam vẫn là “vừa đánh vừa đàm” – đầu tiên là nhằm đối phó với người Pháp, rồi với người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, và giờ đây là trong các cuộc đàm phán Mỹ-Việt về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chiến lược “vừa đánh vừa đàm” là kéo đối phương vào bàn đàm phán, trì hoãn hầu kéo dài thời gian, đồng thời chỉnh đốn lại, triển khai lại và trang bị lại cho quân đội khi họ giành được thêm địa bàn cũng như sự nhượng bộ từ đối phương. Theo Ernest Bower, cố vấn cao cấp về Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS – Hoa Kỳ): “Chính phủ Mỹ thán phục tư duy chiến lược của Việt Nam”. [xem thêm] - [english

Những người vợ cùng tuyến đầu

03/10/2013 Nguyệt Quỳnh (Bauxite Việt Nam) - Đất nước chúng ta chiến tranh triền miên, thời đại nào cũng có những người vợ lính. Do hoàn cảnh phải đối đầu với một quốc gia khổng lồ mang tư tưởng Đại Hán, lúc nào cũng muốn nuốt chửng những quốc gia láng giềng; vì vậy, sự sống còn của dân tộc luôn luôn bị thử thách.

Chính những thử thách này đã nảy sinh tinh thần bất khuất, tự cường để bảo vệ tổ quốc của cha ông ta tự ngàn xưa. Đi bên cạnh cuộc đời của những con người nghĩa dũng đó là hình bóng thầm lặng của người phụ nữ. Những thân cò lặn lội, những lên thác xuống gềnh cùng chồng theo vận nước là hình ảnh đằm thắm nhưng mạnh mẽ một cách lạ lùng của người phụ nữ Việt. Ngoài những người cùng chia chung lý tưởng với người yêu như cô Giang hay cùng gánh trách nhiệm như bà Ba Đề Thám, còn biết bao nhiêu những người vợ yêu chồng, dám sống, dám hy sinh cả cuộc đời mình trong lặng lẽ như cụ bà Phan Bội Châu. Tôi nghĩ không cần ai gieo vần, họ chính là những vần thơ thầm lặng đã tạc vào tháng năm của lịch sử. [xem thêm]

Việt Nam và Hoa Kỳ cần nhau

05/10/2013 Đỗ Kim Thêm (Bauxite Việt Nam) - Hiệp định TPP quan trọng với cả hai nước. Đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau trong nước và hoàn cảnh địa lý có một nước Trung Hoa quá gần để có thể an lành, Việt Nam đặt cược lớn vào việc nước Mỹ chuyển trọng tâm từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, nưóc này đang chào đón Hoa Kỳ với tư cách một cường quốc Thái Bình Dương để cân bằng với người láng giềng thường hiếu chiến ở phía bắc. Chắc chắn là, trải nghiệm sự phát triển chậm lại về kinh tế do nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã không hiệu quả, Việt Nam đang đi tìm một đối trọng với ảnh hưởng Trung Hoa. Người dân phẫn nộ vì các công nhân Trung Quốc có mặt khắp nơi, vì hàng xuất khẩu không đáng tin cậy của TQ đang tràn ngập các chợ, vì các hoạt động hàng hải của nước này ở biển Nam Trung Hoa [tức biển Đông của VN – BVN] đang gia tăng và vì chính phủ không có phương cách pháp lý hay quân sự để giải quyết những yêu sách về các vùng lãnh thổ tranh chấp. Khi tình cảm bài Hoa phát triển và những quan ngại về tương lai không chắc chắn tiếp tục tăng lên, những câu hỏi chủ yếu trong lòng mọi người là hiển nhiên: Vì sao giới lãnh đạo không có được hành động trừng phạt thích đáng [đối với TQ]? Ngày hôm nay chúng ta đang đứng ở chỗ nào để giải quyết những vấn đề cơ bản này? Chúng ta phải tìm kiếm cái gì, trông đợi điều gì, và làm sao để thích ứng tốt nhất, thích ứng ở chỗ nào? Làm thế nào nhận dạng những khía cạnh ấy như những biến số có khả năng giải thích? Làm sao lưu thông những động lực chằng chéo nhau ấy? [xem thêm] - [english

Chàng trai Việt dùng truyền thông xã hội cổ súy dân chủ

04/10/2013 Trà Mi (VOA) - Một đoạn video của một nhà hoạt động xã hội đăng trên Youtube kêu gọi mọi người dùng truyền thông xã hội để bày tỏ quan điểm, chống lại sự kiểm duyệt độc tài của nhà nước, và cổ súy cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam thu hút đông đảo người xem và truyền tay nhau trên mạng. Anh Nguyễn Lân Thắng, tác giả của đoạn video, được nhiều người biết đến từ những bài viết và hình ảnh anh chia sẻ trên các trang mạng xã hội về những sự kiện thời sự gây chú ý công luận như các vụ tranh chấp đất đai và các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.

Khi chưa có internet, tất cả thông tin mà thế giới nhìn thấy từ Việt Nam đều thông qua hệ thống truyền thông có toàn quyền tô vẽ về những điều nhiều khi không có thật ở Việt Nam. Rất nhiều vấn đề bức xúc xã hội, người dân muốn nói. Vì vậy, tôi quyết định làm đoạn video về truyền thông xã hội để tự bạch và chỉ dẫn, giúp mọi người ý thức được tầm quan trọng của truyền thông xã hội

Anh Thắng cũng là một trong những người trẻ tiên phong trong cuộc quốc tế vận đầu tiên của mạng lưới blogger Việt Nam phản đối điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam. [xem thêm] - [deutsch]

TS Cù Huy Hà Vũ góp ý Hiến pháp

04/10/2013 (BBC) - Từ trong tù, Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ vừa gửi kiến nghị Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 dài 20 trang tới Quốc hội Việt Nam. Vợ ông Hà Vũ, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, nói với BBC từ Hà Nội, rằng ông Vũ đã cho bà biết việc này qua điện thoại vào sáng thứ Sáu 4/10. "Anh Vũ có thông báo cho tôi biết là anh gửi bản ý kiến viết tay dài 20 trang khổ A4 tới Quốc hội hôm 30/9." [xem thêm]

Tướng Võ Nguyên Giáp, như tôi từng biết

04/10/2013 Bùi Tín (Blog Bùi Tín/VOA) - Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời ngày 4/10/2013, quá tuổi 102, (đến 25-8-2011 là tròn trăm tuổi). Thọ hơn 1 thế kỷ là cực hiếm, cực quý trong đời một người, vượt qua Đại Thọ Bách Niên. Người xưa nói khi nắp quan tài đậy lại là dịp luận bàn đánh giá đầy đủ về cuộc đời của người mới mất. Tuy vậy, do hoàn cảnh lịch sử, đấu tranh chính trị và chiến tranh kéo dài, sự phân chia Nam Bắc sau trận Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ, do hòa giải hòa hợp dân tộc vẫn còn ở phía trước, nên việc đánh giá tướng Giáp còn là một vấn đề tranh cãi, tranh cãi quyết liệt, kéo dài, với những chính kiến khác nhau, xa nhau, trái ngược hẳn nhau... Bi kịch lớn nhất của tướng Giáp khá nhiều người nhận thấy đúng là: một danh tướng, có kiến thức, thông minh nhưng lại không đủ thông minh và dũng khí để sớm nhận ra và từ bỏ một lý thuyết sai lầm tệ hại, chỉ đem lại tàn phá và tổn thất cho nhân dân, đến nay vẫn chưa có tự do và hạnh phúc khi ông nhắm mắt. [xem thêm]

Tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, thọ 103 tuổi

04/10/2013 (VOA) - Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời lúc 6 giờ chiều hôm nay 4/10, thọ 103 tuổi... Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, người có quan hệ gần gũi với gia đình Tướng Giáp, cũng cho rằng báo chí trong nước chưa loan tin có lẽ vì đang đợi chỉ đạo từ trung ương: “Trên lãnh đạo họ đang họp hay bàn tình thế nên họ đang giữ, chưa đăng tin.” [xem thêm]

Nguyễn Tấn Dũng: MISTER BEAN

02/10/2013 Vọng Trấn Quốc (CDNVQGTP) - Thể theo lời yêu cầu của một số bằng hữu, chúng tôi ghi lại và chuyển ngữ cuốn vidéo dưới đây, ghi lại cuộc trao đổi ngắn ngủi giữa Thủ tướng nước CHXHCNVN Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Pháp quốc Jean Marc Ayrault trong cuộc họp báo tại Phủ Thủ tướng Matignon tại Paris ngày 25 tháng 9 năm 2013 vừa qua. Người dân Pháp sẽ không biết đến chuyến công du của Nguyễn Tấn Dũng (vì giới truyền thông hoàn toàn không đưa tin) nếu chương trình truyền hình PHIẾM LUẬN « La Nouvelle Edition » này (Phiên Bản Mới) đã không trình chiếu đoạn vidéo trên với mục đích chế nhạo Nguyễn Tấn Dũng. [xem thêm]

Paris: Nguyễn Tấn Dũng gặp thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault nhưng trốn tránh Phóng Viên Không Biên Giới

01/10/2013 (Forum Vietnam 21) - Ngày 25 tháng 9 vừa qua, thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault đã gặp người tương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng tại phủ thủ tướng hôtel Matignon ở Paris nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Pháp-Việt. Hai bên đã ký kết nhiều hợp đồng, trong đó có 100 máy báy Airbus. tuy nhiên cả hai bên đã tránh né các vấn đề "nhậy cảm" như nhân quyền, tự do ngôn luận ... mặc dù Việt Nam bị dứng thứ 172 về tự do báo chí và cũng là nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới cho các blogger và cư dân mạng, chỉ sau Trung quốc. Trước đó, ngoại truởng Laurent Fabius đã đề cập đến vấn đề này với Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng 8 vừa qua. Ông Fabius sau đó tuyên bố "Nghị định đe dọa trừng phạt các blogger đã được lan truyền và các tin tức cho thấy các đe dọa đã thực sự được thực hiện, một số người trong số các blogger đã bị kết án. Tôi đã bày tỏ những gì trong ngôn ngữ ngoại giao được gọi là mối quan tâm của chúng tôi". Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã xin gặp Nguyễn Tấn Dũng để trao thỉnh nguyện thư với trên 25000 chữ ký đòi trả tự do cho 35 blogger Việt Nam nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng sợ hãi vấn đề nhân quyền nên Phóng Viên Không Biên Giới không nhận được trả lời, sứ quán Việt Nam ở Paris thì giả câm và từ chối không chịu nhận thỉnh nguyện thư của Phóng Viên Không Biên Giới.

Theo dự trù, tổng thống Pháp François Hollande sẽ thăm Việt Nam năm 2014, người Việt hải ngoại nhất là tại Pháp, cần chuẩn bị viết thỉnh nguyện thư gửi tổng thống Pháp cũng như vận động mọi tổ chức nhân quyền có trụ sở hay văn phòng tại Pháp hoặc tại khu vực nói tiếng Pháp đặt vấn đề tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam với tổng thống và chính quyền Pháp nhân chuyến công du này của ông Hollande.

Lịch sử: khâu yếu ớt trong các đòi hỏi chủ quyền biển đảo của Bắc Kinh

17/09/2013 Mohan Malik (The Diplomat) Trần Ngọc Cư dịch (Bauxite Việt Nam) - Trung Quốc cho rằng quyền lịch sử hỗ trợ các đòi hỏi chủ quyền biển đảo của mình. Nhưng trong lịch sử, Trung Quốc thực sự có chủ quyền trên đó hay không?

uyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên gần hết Biển Đông [the South China Sea] hiện được in lên hộ chiếu và bản đồ chính thức của Trung Quốc. Các lãnh đạo và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày càng táo tợn lặp đi lặp lại rằng các đảo, đá, và đá ngầm trong biển này là “lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa”. Thông thường, những tuyên bố chủ quyền và biên giới lãnh hải chồng lấn lên nhau phải được giải quyết thông qua một sự kết hợp gồm có luật quốc tế thông thường, việc xét xử trước Toà án Công lý Quốc tế hay Toà án Quốc tế về Luật Biển, hay được trọng tài hòa giải theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Mặc dù Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS, nhưng nói chung công ước này bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền “dựa vào lịch sử”, tức loại chủ quyền mà Bắc Kinh thường tuyên bố một cách quyết đoán. Vào ngày 4 tháng Chín 2012, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Yang Jiechi [Dương Khiết Trì] nói với Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton rằng có “nhiều bằng chứng lịch sử và pháp lý cho thấy rằng Trung Quốc có chủ quyền trên các đảo trong biển Hoa Nam [Biển Đông] và các vùng biển tiếp giáp.” [xem thêm] - [english]

Góp phần giải mã hiện tượng Lê Hiếu Đằng

16/09/2013 Tiêu Dao Bảo Cự (Bauxite Việt Nam) - Thời gian gần đây có một số “hiện tượng” mang sắc thái chính trị đáng cho mọi người quan tâm: Huy Đức xuất bản cuốn sách “Bên thắng cuộc” bạch hóa một giai đoạn lịch sử Việt Nam, Nguyễn Đắc Kiên gay gắt phê phán trực tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng Sản, Nguyễn Phương Uyên tuyên bố quan điểm chính trị chống đảng trước tòa án, hoạt động của Mạng lưới blogger với Tuyên ngôn 258 tố cáo với thế giới điều luật phản dân chủ của luật hình sự… và gần đây nhất là hiện tượng Lê Hiếu Đằng. Những hiện tượng này không phải “đột xuất” mà có nhưng chính là sự tiếp nối của quá trình đấu tranh dân chủ hóa đất nước của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trí thức, qua mấy thập niên và cũng ghi dấu mở đầu cho một giai đoạn mới, trong đó điều nổi bật là một số người đã vượt qua nỗi sợ hãi do chế độ độc tài toàn trị áp đặt nặng nề lên toàn xã hội, nói lên chính kiến của mình ngược với quan điểm chính thống của chế độ. Cũng đã gần một tháng trôi qua từ khi Lê Hiếu Đằng công bố bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” (17/8/2013), dư luận phản hồi từ nhiều phía đã phân tích, ủng hộ, phê phán bài viết cũng như tác giả, lại một lần nữa làm lộ rõ các loại “lập trường chính trị” trước hiện tình đất nước. Tuy nhiên trừ một số ít bài (như bài viết của Lữ Phương) nêu vấn đề một cách khách quan, sát thực tiễn, phần lớn các bài viết từ hai cực chính trị, tạm gọi là “chống cộng triệt để” và “cộng sản bảo thủ” đều không căn cứ vào bản chất của sự việc mà chỉ áp đặt cách suy luận và diễn dịch theo quan điểm chính trị của mình. Từ đó gán cho Lê Hiếu Đằng những gì ông không hề có như cò mồi lừa bịp của đảng, cơ hội chủ nghĩa… hay ngược lại như phản bội chống đảng, bị thế lực thù địch giật dây… [xem thêm]

Quỹ đất, Quỷ đất và bảy phát súng colt của Đặng Ngọc Viết

16/09/2013 Hạ Đình Nguyên (Bauxite Việt Nam) - Bênh vực kẻ giết người là điều trái đạo lý và ngược pháp luật. Kết án kẻ giết người – đã chết – là thừa. Nói xấu, bôi nhọ thì vô liêm sỉ. Đặng Ngọc Viết đã tự mình giải quyết dứt điểm, trọn vẹn suốt cả quy trình.

Khi khởi sự ra đi, anh không quan tâm đến một lời phán xử của bất cứ ai. Anh biết rõ nguyên nhân anh hành động, biết cách hành động, và hiểu rõ hậu quả của hành động, cả cách giải quyết hậu quả ấy, bằng hai phát súng cuối cùng cho mình... Sẽ có bao nhiêu Viết trong nhân dân, khi mà mệnh lệnh “đất đai là của toàn dân” còn tiếp tục được ban ra theo cách “kiên định”? Một con người bình thường, bỗng dưng trở nên chuyên nghiệp, tỉnh táo và dứt khoát, hành động như một tay sát thủ có đẳng cấp. Đáng tiếc và đáng thương cho một dòng máu đã chảy! Bao giờ thì hết bọn quỷ đất? [xem thêm]

Hàng trăm người cùng nhận tội đánh chết kẻ trộm chó

16/09/2013 (RFA) - Hàng trăm người dân làng Danh Thắng, Huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ký đơn xin nhận tội chính họ đã cùng nhau đánh chết 1 trong 2 kẻ đi ăn trộm chó hôm 27 tháng Tám vừa rồi, chứ không phải chỉ có 7 người hiện đang bị cảnh sát điều tra.

Có tin nói rằng số người tự ý ký tên vào đơn xin nhận tội lên đến 800 người. Ngoài kẻ bị đánh chết, tên còn lại bị thương nặng.

Cảnh sát địa phương xác nhận việc có hàng trăm chữ ký lạ lùng này, tuy nhiên việc điều tra 7 người kia vẫn đang được tiến hành. [xem thêm] - [english]

Suy nghĩ cô đọng sau một năm từ bỏ Cộng Sản

14/09/2013 Nguyễn Chí Đức (Blog donghailongvuong) Một năm sau ngày tôi gửi đơn xin ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN). Là một năm trải nghiệm khá thú vị khi nhìn lại Tổ Chức mình từng là thành viên, với vị thế độc lập của một người ngoài hệ thống không bị những điều lệ, nghị quyết của Đảng (*) siết chặt não trạng. Tôi cũng đã có ý định nhặt nhạnh những câu chuyện bên lề của tôi và của những người mà tôi biết đã từng nghỉ sinh hoạt Đảng để tạm “ngoại suy” khái quát cho các trường hợp bỏ Đảng khác trong gia đoạn hiện nay. Nhưng qua một seri bài của bác Nguyễn Minh Cần (**) về chuyện dài ra đảng và đa đảng, khiến tôi đã từ bỏ ý định này vì đánh giá đó là loạt bài quá sâu sắc và ở một tầm mức đại cuộc cho Dân Chủ. [xem thêm]

Tôi có phải bị tù tại gia?!?

14/09/2013 Nguyễn Thanh Giang (Dân Luận) - Sáng nay, mới hơn 7 giờ, ba công an, hai ở Bộ, một ở Sở lại đến nhà tôi. Sau những căng thẳng vì quá chừng bức bối ban đầu, tôi đã phải cố trấn tĩnh để đáp ứng yêu cầu thẩm vấn của họ.

Họ đòi tôi và tôi đã phải ký ngay để xác nhận là tác giả của những bài viết tôi đã đưa lên mạng thời gian gần đây: “Đừng lũng đoạn luật pháp”, “Cần vinh danh Điếu Cày”, “Mấy nghi vấn đối với Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc do ông Nguyễn Phú Trọng ký kết”, “Hãy để ước nguyện Lê Hiếu Đằng trở thành hiện thực”. Họ phân tích nội dung các bài đó để đấu và quy tội tôi. Căng nhất là bài tôi lên án Nguyễn Phú Trọng. Họ bảo rằng tôi đã xúc phạm lãnh đạo Đảng, dám mạt sát ông ta một cách vô căn cứ. Tôi trả lời, nếu tôi đã nói một cách vô căn cứ thì đề nghị cứ đưa ra tòa xét xử để tôi được đối chất trước công luận. Tôi chưa hề tiếp xúc với ông Nguyễn Phú Trọng, không hề xích mích cá nhân, nhưng căn cứ vào những việc làm đã được biết, những lời nói đã được nghe của ông ấy, với những suy luận tỉnh táo và hoàn toàn khách quan tôi khẳng định rằng ông ấy, vô tình hay hữu ý, đang là nội ứng của Trung Quốc. Đưa Viêt Nam vào vòng đô hộ của Trung Quốc và làm lính lệ cho họ. [xem thêm]

Một bài viết né nghị định 72

30/08/2013 Huỳnh Ngọc Chênh (Blog Huỳnh Ngọc Chênh) - Nghị đinh 72 bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1.9, theo đó các trang cá nhân như blog của mình chỉ viết về chuyện cá nhân, không được phép đăng thông tin tổng hợp và cũng không được phép đăng lại cũng như dẫn nguồn từ các trang thông tin tổng hợp được phép khác. Mình đã có bài phản đối cũng như đã ký tên vào tuyên bố phản đối nghị định 72 sai trái, tuy nhiên nhà cầm quyền của mình quen kiểu muốn làm gì thì làm, hiếm khi nghe ý kiến của dân mà sửa đổi những điều sai trái. Vì vậy mà cái nghị định phi dân chủ, phi nhân quyền ấy vẫn có hiệu lực. Là công dân luôn tôn trọng pháp luật, dù pháp luật có quá nhiều điều sai trái cần chỉnh sửa (mình cũng đã ký tên vào rất nhiều kiến nghị yêu cầu chỉnh sửa cũng như góp ý Hiến Pháp về những điêu sai trái đó), mình phải viết các "entries" trên blog nầy theo quy định mới, nghĩa là chỉ viết về những chuyện của cá nhân mình.

Sau đây là bài viết mang đầy tính cá nhân đó. [xem thêm]

'Khi dân bị dồn vào bước đường cùng'

12/09/2013 (BBC) - Vụ bắn súng gây chết người tại Thái Bình hôm 11/9 hiện vẫn đang được điều tra làm rõ.

Tuy nhiên báo chí và dư luận cho rằng nó có một số điểm tương đồng với vụ Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, nơi người dân sử dụng vũ khí để chống lại người thi hành công vụ liên quan tới lĩnh vực đất đai.

Đặc biệt ở Thái Bình trong những năm 1980-1990 đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình về đất đai, cao trào là đợt bạo động năm 1997 với sự tham gia của hàng chục nghìn người.

Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, là người từng thực hiện điều tra về cuộc biểu tình năm 1997. BBC đã hỏi chuyện ông nhân vụ mới xảy ra ở Thái Bình. [xem thêm]

Bất bình đất đai : Nổ súng giết cán bộ ở UB Thái Bình

12/09/2013 Thụy My (RFI) - Theo tin từ báo chí trong nước, chiều ngày 11/09/2013, tại trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Bình, một người đàn ông đã xông vào Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố và nhắm bắn thẳng vào các cán bộ đang họp. Kết quả là một người chết, ba người bị thương nặng, kẻ nổ súng sau đó trở về quê và tự sát. Nguyên nhân vụ việc được cho là do đền bù giải tỏa không hợp lý. [xem thêm]

Thái Bình 2013 : Tức nước vỡ bờ

12/09/2013 Thụy My (RFI) - Chiều qua 11/09/2013, một người đã xông vào trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Bình, bắn thẳng vào các cán bộ Trung tâm Phát triển Quỹ đất khiến một người chết và ba người khác trọng thương. Người nổ súng tên là Đặng Ngọc Viết đã tự sát sau đó. Báo chí trong nước cho biết, nguyên nhân là do bất đồng trong việc đền bù giải phóng mặt bằng. RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh về sự kiện đang làm chấn động dư luận. [xem thêm]

Nghi phạm nổ súng ở Thái Bình đã tự sát

11/09/2013 (RFA) - Liên quan đến vụ nổ súng bắn bị thương bốn nhân viên thuộc ban giải phóng mặt bằng thành phố Thái Bình vào chiều hôm qua, báo Thanh Niên mới đây trích nguồn tin từ người dân địa phương cho biết, nghi phạm đã tự sát.

Theo báo Thanh Niên, nghi phạm tên là Đặng Ngọc Viết, sau khi nổ súng đã trốn về quê ở xã Trà Giang, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Viết đã trốn vào chùa. Sau đó, người dân địa phương phát hiện Viết tự sát bằng cách bắn vào đầu. Hiện công an tỉnh Thái Bình đang xác minh sự việc. [xem thêm] - [english]

Thông báo quan trọng của Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam (VRNs)

09/09/2013 (VRNs) – Sài Gòn – Một cựu cộng tác viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam (VRNs) đang hợp tác với công an  để báo cáo về các hoạt động của DCCT Sài Gòn. Đó là anh Phêrô Huỳnh Minh Toàn, nickname facebook là Johnny Huỳnh... VRNs đã nhận ra sự hợp tác của anh Toàn với công an thành phố HCM từ hôm Tết Nguyên Đán vừa qua [xem thêm]

TGM Vinh phản đối cách đưa tin thiếu trách nhiệm của nhà nước

09/09/2013 (VRNs) - Nghệ An – Hôm thứ bảy, ngày 07.09, cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh, Phó chủ tịch Hội đồng linh mục giáo phận Vinh đã thay mặt toàn thể giáo phận Vinh gởi văn thư đến Đài phát thanh truyền hình Nghệ An, và các cô quan truyền thông khác của tỉnh Nghệ An. để phản đối việc báo đài Nghệ An xuyên tạc sự thật, làmphức tạp thêm vấn đề và gây phẩn nộ dư luận. [xem thêm] - [english]

5 năm tù + 2 năm quản chế

09/09/2013 Phạm Bá Hải (VRNs) - ... Hai năm quản chế tôi có nhiều thời gian hơn cho nghiên cứu của mình. Kinh tế Việt Nam vẫn thừa kế những gì mà tôi đã làm nghiên cứu thời 2005-2006, một nền kinh tế kém hiệu quả vì lợi ích của người cầm quyền. Tôi nhớ thời bị tạm giam tại B34, điều tra viên dõng dạc to tiếng “HS-TS đã có nhà nước lo, các anh không được nói”. [xem thêm]

Bàn về nghị định 72 của chính phủ Việt Nam

09/09/2013 Người Buôn Gió (Bauxite Việt Nam) - Mới đây chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ra một nghị định nhằm quản lý chặt chẽ những người sử dụng intener. Nghị định có 6 chương bao gồm 46 điều khoản để xiết chặt những người sử dụng internet phải hạn chế quyền tự do của mình.

Trước tiên phải nói về nghị định. Nghị định không phải là luật. Thời trước kia ở những năm đầu thế kỷ 20 nó được gọi là sắc lệnh. Khi ĐCS Việt Nam chưa nắm quyền cai trị đất nước, ở những buổi đầu hoạt động chống nước Pháp bảo hộ, chủ tịch đảng CSVN, ông Hồ Chí Minh đã lên án thực dân Pháp cai trị nhân dân Việt Nam bằng sắc lệnh, ông đòi hỏi thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra những đạo luật.

Tiếc rằng 100 năm đã trôi qua từ khi lãnh tụ tối cao của ĐCS Việt Nam đòi hỏi những yêu sách ấy cho người dân Việt Nam. Thì ngày nay tự do báo chí của Việt Nam vẫn là một màu đen kịt trên bản đồ tự do báo chí của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới. Đáng tiếc nữa là mặc dù ông Hồ Chí Minh đòi hỏi ở người Pháp phải để cho người dân Việt Nam được hưởng quyền về luật pháp như người dân Châu Âu, thì hiện nay chính phủ Việt Nam của ông Hồ Chí Minh thành lập lại đang xiết chặt quyền của người dân Việt Nam sử dụng internet bắng nghị định (sắc lệnh) khiến bản thân chính phủ Pháp ngày nay cũng phải quan ngại. [xem thêm]

Đội ngũ lý sự viên ‘nhân bản’

05/09/2013 Bùi Tín (Blog Bùi Tín/VOA) - Cuộc tranh cãi trên báo chí đài phát thanh, trong làng báo ảo, trên các mạng internet trong và ngoài nước đang sôi nổi về vị trí, tính chính đáng của đảng Cộng sản, về thời điểm đã chín hay chưa để xuất hiện công khai, chính thức những hội đoàn, chính đảng mới, tranh đua với đảng CS đang trên đà suy thoái, mất hết uy tín và quyền uy trong xã hội.

Bộ Chính trị và Ban Tuyên huấn Trung ương của đảng CS giật mình, vội vã huy động một loạt cán bộ nòng cốt của đảng trên lĩnh vực tuyên truyền báo chí nhằm uốn nắn dư luận, kiên định chế độ độc đảng, bảo vệ đến cùng chế độ độc quyền đảng trị, ôm chặt quan điểm một nền dân chủ độc đảng, cãi chày cãi cối rằng nhiều đảng không phải tất yếu là có dân chủ, một đảng không phải tất yếu là không có dân chủ. [xem thêm]

Trao đổi với LS. Nguyễn Văn Đài về xã hội Việt Nam qua gần 70 năm dưới chế độ độc tài của ĐCSVN

04/09/2013 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - LTS: Nếu như một đất nước mà người dân đã hy sinh biết bao nhiêu xương máu để giành lại độc lập, nhưng đảng cầm quyền hay chế độ cầm quyền đó mà không tiến hành dân chủ hóa xã hội, xây dựng một chế độ đa đảng, đem lại công bằng cho tất cả mọi người thì nhân dân của quốc gia đó đã hy sinh một cách vô ích để thay thế sự cai trị của giặc ngoại xâm bằng sự cai trị độc ác hơn, tàn bạo và tham lam hơn của bọn giặc nội xâm mà thôi. Bởi vì giặc nội xâm chính là những người có quyền lãnh đạo đất nước, nhưng họ đã bị tha hóa về mặt đạo đức, họ chỉ chăm lo đến quyền lực cũng như lợi ích của họ, họ quên đi các lợi ích của quốc gia, dân tộc. Do vậy là rõ ràng người dân chúng ta chưa được hưởng những giá trị đích thực mà cái nền độc lập đem lại trong suốt gần 70 năm vừa qua.

Sau đây là cuộc trò chuyện giữa luật sư Nguyễn Văn Đài và nhà báo Trần Quang Thành về xã hội Việt Việt Nam qua gần 70 năm dưới chế độ độc tai của Đảng cộng sản Việt Nam

Hòa thượng Thích Quảng Độ 'đáo nhiệm'

04/09/2013 (BBC) - Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã đồng ý trở lại vai trò Đệ ngũ Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, một vị giáo phẩm cao cấp của Giáo hội từ trong nước cho biết. Từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hòa thượng Thích Không Tánh, Vụ trưởng Vụ Từ thiện-Xã hội của Viện Hóa đạo, nói với BBC rằng Hòa thượng Quảng Độ đã đi đến quyết định này sau buổi tiếp các vị trong hành giáo phẩm trung ương vào sáng thứ Ba ngày 3/9 tại Thanh Minh Thiền viện ở Quận Phú Nhuận. [xem thêm]

Mối nguy hiện thực của Trung Quốc - Đây là lúc Washington phải lo lắng

03/09/2013 Avery Goldstein (Foreign Affairs), Trần Ngọc Cư dịch (Bauxite Việt Nam) - Phần lớn cuộc tranh luận về sự trỗi dậy của Trung Quốc trong những năm gần đây đã tập trung vào nguy cơ tiềm năng là cuối cùng Trung Quốc có thể trở thành một đối thủ ngang hàng với Mỹ, có quyết tâm thách thức trật tự quốc tế hiện hữu. Ít ra trong vòng một thập niên tới, mặc dù Trung Quốc còn tương đối yếu kém so với Mỹ, nhưng có một mối nguy thực sự là Bắc Kinh và Washington sẽ tự dẫn mình vào một cuộc khủng hoảng có thể nhanh chóng leo thang thành một cuộc xung đột quân sự. Khác hẳn với một cuộc cạnh tranh đại cường dài hạn có thể hoặc không có thể phát triển ở cuối đường, nguy cơ về một khủng hoảng có sự tham dự của hai cường quốc nguyên tử này là một mối lo ngại rõ nét trong tương lai gần – và những biến cố trong vài năm qua cho thấy rủi ro này có thể đang gia tăng. [xem thêm] - [english]

Đảng sẽ đưa đất nước về đâu?

02/09/2013 Thanh Quang (RFA) - Việc luật gia Lê Hiếu Đằng “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” để “tính sổ cuộc đời” và rồi đề xướng lập “Đảng của những người bỏ đảng” nhằm mang lại sinh hoạt chính trị cho đúng nghĩa, hình thành xã hội dân sự cũng như xúc tiến dân chủ hóa xã hội VN khiến, cho tới giờ, khoảng 20 bài viết trên báo lề đảng như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, Đại Đòan kết, Saigòn Giải phóng…đồng loạt công kích.

Lên tiếng với phóng viên Gia Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng cho biết:

Có thể nói đầu tiên khi tôi đặt ra những vấn đề đó thì thật ra đó là những vấn đề đi vào yếu huyệt của đảng cộng sản, của chế độ; thành ra quí vị đó phản ứng hơi mạnh. Tôi nghĩ đó là điều tất nhiên thôi. [xem thêm]

Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ từ chức

02/09/2013 (RFA) Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam quyết định từ chức, nêu lý do có bất đồng giữa Ngài với các nhân vật thân cận nhất ở trong nước và Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo, là đại diện của Giáo Hội ở hải ngoại.

Trong cáo bạch đề ngày 30 tháng Tám 2013 gửi mọi người, Đức Tăng Thống cho biết chuyện dẫn đến việc Ngài phải quyết định từ chức là vai trò của Hòa Thượng Thích Chánh Lạc, người được Viện Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất công cử tại Đại hội IX tháng 11 năm 2011 là Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo, thay thế cho Đức cố Phó Tăng Thống Thích Hộ Giác lâm trọng bệnh năm ấy. [xem thêm]

Nghị định 72 bắt đầu có hiệu lực

01/09/2013 Gia Minh (RFA, Bangkok) - Nghị định 72, đang bị nhiều người sử dụng Internet quan tâm tại Việt Nam phản đối, hôm nay bắt đầu có hiệu lực. Ngay trước khi bắt đầu có hiệu lực nghị định 72/2013/NĐ-CP do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký hồi trung tuần tháng bảy, và được ban hành vào cuối tháng 7, truyền thông trong nước loan tải ý kiến trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Thông tin- Truyền thông Nguyễn Bắc Son tiếp tục bảo vệ cho nghị định mà giới sử dụng Internet tại Việt Nam cho là sẽ hạn chế quyền chia sẻ thông tin của người dân.

Sau năm đợt lấy ý kiến kể từ ngày 21 tháng 8 cho đến ngày 29 tháng 8 vừa qua, đã có 630 chữ ký vào Tuyên bố vừa nói. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, đại diện cho những người ký tên đã gửi qua đường phát chuyển nhanh Tuyên bố với những chữ ký kèm theo đến cho Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và thủ tướng chính phủ Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng. [xem thêm]

Tin từ một người bạn mới quen

31/08/2013 Nguyễn Thu Trang (FB Chân Tăm)

‘’Thu Trang à, mình có vài điều băn khoăn muốn hỏi bạn?

Mình xem thông tin cá nhân thì thấy rằng bạn học khoá Đ8 trường LĐXH. Mình cũng học trường này nhưg mình học ở CS Sơn Tây. Hôm trước thằng bạn mình đi học tuần sinh hoạt công dân đầu năm do cô Ch trực tiếp gjảng cô có nhắc tới 1 bạn khóa Đ8 tham gia biểu tình chống Trug Quốc, rồi bị công an điều tra. Cô ấy bảo sv đó bị xúi gjục này no, đc cho tiền đi biểu tình. Cô ấy còn nói sv đó bị công an điều tra. và bị thôi học vì kết quả học tập quá kém... Mình nghĩ khả năng ng cô ấy nhắc đến là bạn. [xem thêm]

Việt Nam: Đất nước công an trị, cứ sáu có một làm việc cho lực lượng an ninh

30/08/2013 Palash Ghosh | IB Times, Bản dịch của Nguyễn Thanh Thủy (Defend the Defenders) - Việt Nam là một trong năm quốc gia cộng sản còn lại trên thế giới, an ninh nước này được duy trì rất nghiêm ngặt. Nghiêm ngặt đến nỗi  thực tế ước tính rằng cứ trong sáu người lao động của đất nước thuộc vùng Đông Nam Á này thì có một người làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian trong mạng lưới an ninh quốc gia. Giáo sư Carl Thayer của Học viện lực lượng quốc phòng Úc ước tính rằng có ít nhất 6,7 triệu người Việt làm việc cho các cơ quan an ninh, khoảng một phần sáu của 43 triệu người lao động. Để dễ dàng so sánh, công ty lớn nhất của Việt Nam, công ty sản xuất dầu khí PetroVietnam do nhà nước quản lý tự hào có một lực lượng lao động khoảng 50.000 người. [xem thêm] - [english]

Chính phủ Obama “tưởng đã có kinh nghiệm” với ngoại giao Việt Nam

30/08/2013 Greg Rushford | Rushford Report, Bản dịch của Huỳnh Thục Vy (Defend the Defenders) - Một kịch bản ngoại giao nhiều rủi ro giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sắp đi đến hồi kết. Trong khi trọng tâm nằm ở việc phát huy mối quan hệ kinh tế song phương tại các cuộc đàm phán Đối tác xuyên Thái Bình Dương đang diễn ra, chuyện kinh tế cũng liên quan đến các vấn đề Nhân quyền và an ninh rộng lớn hơn. Bài viết này sẽ nói đến những tin tức mới mẻ nhất về những gì đang diễn ra ở hậu trường: Bộ chính trị đảng cầm quyền ở Hà Nội đã quyết định gì về việc thắt chặt mối quan hệ kinh tế với các siêu cường. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama đã phải nói với nhau những gì trong suốt cuộc gặp gỡ ở Nhà Trắng ngày 25 tháng 7 tại phòng Bầu Dục. Có ai khác cũng ở trong căn phòng này – và tại sao điều đó lại quan trọng. [xem thêm] - [english]

Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp

30/08/2013 Hoàng Xuân Phú (Bauxite Việt Nam) - Có lẽ không điều khoản nào của Hiến pháp 1992 và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lại được bàn cãi nhiều bằng Điều 4. Một bên thì cương quyết bảo lưu, bên kia lại muốn loại bỏ nó ra khỏi Hiến pháp. Nội dung mà hai bên thường đề cập là duy trì hay không việc hiến định quyền lãnh đạo đương nhiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Nhưng đấy mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Để tìm hiểu thêm phần tiềm ẩn, ta hãy đọc lại Điều 4 Hiến pháp 1992...

Các điều khoản đã trích dẫn ở trên cho thấy: Chỗ nào thấy cần thì các tác giả Hiến pháp đều nhớ dùng từ "phải" hoặc những từ đồng nghĩa để nhấn mạnh sự "đòi hỏi". Họ chỉ cố tình "quên" dùng từ "phải" ở Điều 4 mà thôi. Nhờ thế, Hiến pháp trao cho ĐCSVN quyền lực lãnh đạo tối cao vô biên, nhưng lại không đòi hỏi ĐCSVN phải thực hiện bất cứ điều gì, kể cả việc "nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật", như quy định ở Điều 12 đối với các thành phần còn lại của xã hội. Hơn nữa, bất luận thực tế tốt xấu ra sao, thì ĐCSVN cũng được "công chứng" trong Hiến pháp là đã "tiên phong…", đã "trung thành…", đã "hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật", và đã "gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình". [xem thêm]

Đừng gây thêm nữa tội ác với dân tộc, với lịch sử

27/08/2013 Phạm Đình Trọng (BA SÀM) - Đọc những bài viết phê phán ông Lê Hiếu Đằng trên báo Quân Đội Nhân Dân, báo Nhân Dân, báo Đại Đoàn Kết, báo Công An Nhân Dân, báo Sài Gòn Giải Phóng .  .  . tôi lại nhớ đến những bài viết rầm rộ, đồng loạt, tới tấp đánh NVGP (Nhân Văn Giai Phẩm) trên các báo ở miền Bắc hồi những năm 1956, 1957.

Những bài viết phê phán ông Lê Hiếu Đằng sao giống khẩu khí, giọng điệu, giống cả thái độ quyền uy lấn lướt, giống cả sư hằn học nhỏ nhen, muốn làm sống lại cả không khí ngột ngạt, căng thẳng thời đánh NVGP đến thế. Chỉ khác chút ít về độ nóng và qui mô.

Đánh NVGP lệnh công khai phát ra từ chót vót trên cao. Những bài viết và nói nảy lửa của ông Tố Hữu phát ra từ cung đình nhà Đỏ như phát súng lệnh. Đồng loạt các nhà nghiên cứu, các văn nghệ sĩ ào ào nhảy vào đánh túi bụi những mục tiêu đã được chỉ định. Đánh để cố tách xa mình ra khỏi NVGP, để bày tỏ lòng trung thành với đảng, để lập công với đảng nên không thiếu một tên tuổi nào, không sót một tờ báo nào trong cuộc đánh hội đồng này. Ngày nay mượn cớ đánh bài Suy Nghĩ Trong Những Ngày Nằm Bịnh của ông Lê Hiếu Đằng để đánh phá cả phong trào đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước mà chỉ có dăm tờ báo với vài người viết tên tuổi lạ hoắc có thể coi là vô danh. Có thể họ có tên tuổi đấy nhưng phải núp dưới cái tên xa lạ thì cũng coi như vô danh. Báo Nhân Dân còn bắt kẻ vô danh đó phải đeo thêm vòng lá ngụy trang rậm rì là người Mĩ gốc Việt Amari TX. [xem thêm]

Gián điệp Trung Quốc được đặc xá, tù nhân chính trị và tôn giáo không!

30/08/2013 (VRNs) - Sài Gòn – Không có tù nhân lương tâm nào trong số hơn 250 tù nhân lương tâm đang được Hội Ái hữu cựu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam theo dõi được ân xá dịp này.

Sáng hôm qua, 29.08.2013, văn phòng Chủ tịch nước đã công bố danh sách 15.523 phạm nhân được ân xá nhân dịp Quốc Khánh 02.09.2013, trong đó có nêu danh 4 trường hợp phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia. Đó là các phạm nhân: Dương Đức Phong, Hoàng Hưng Quyền, Y Kõn Niê và Y Huông Niê.

Theo Vietnamnet, 4 tội phạm an ninh quốc gia là Dương Đức Phong (sinh năm 1960 tại Hà Giang, thi hành án trại giam Nam Hà), phạm tội gián điệp, được đặc xá trước thời hạn 3 tháng 20 ngày. Phạm nhân Hoàng Hưng Quyền (sinh năm 1934 tại Hải Hà, Quảng Ninh, thi hành án trại giam Nam Hà), phạm tội gián điệp, được đặc xá trước thời hạn 4 tháng 7 ngày. [xem thêm]

Bắc Kinh yêu cầu tổng thống Philippines không đến Trung Quốc dự hội chợ

29/08/2013 Thanh Hà (RFI) – Vào hôm qua 28/08/2013, tổng thống Benigno Aquino thông báo ý định đến Nam Ninh – Quảng Tây vào đầu tuần tới để dự hội chợ và hội nghị các doanh nhân Trung Quốc – ASEAN. Chưa đầy 24 giờ sau, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết phía Trung Quốc kêu gọi tổng thống Philippines hủy chuyến đi. Quan chức này nói thêm «trước mắt, tổng thống Philippines chưa xem xét yêu cầu của phía Trung Quốc» [xem thêm]

Chính phủ Việt Nam bênh vực nghị định mới về internet

29/08/2013 Marianne Brown (VOA) - HÀ NỘI — Nghị định về quản lý internet của Việt Nam sẽ bắt đầu có hiệu lực vào chủ nhật này. Những người chỉ trích nói rằng những luật lệ mới này nhắm tới việc bóp nghẹt tự do ngôn luận trên mạng và có thể làm cho các doanh nghiệp không muốn làm ăn ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Hà Nội nói rằng luật mới có mục đích bảo vệ tài sản trí thức và chống nạn đạo văn. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown gởi về bài tường thuật sau đây. [xem thêm]

Quốc khánh Việt Nam: Các tù nhân chính trị nổi tiếng chưa được đặc xá

29/08/2013 Thụy My (RFI) - Văn phòng Chủ tịch nước Việt Nam hôm nay 29/08/2013 thông báo, trên 15.000 tù nhân sẽ được đặc xá nhân dịp Quốc khánh lần thứ 68 ngày 02/09/2013 tới. Tuy nhiên, theo hãng tin AFP, trong danh sách này, không có tên các tù nhân chính trị nổi tiếng.

Tin AFP ghi nhận, trong danh sách những người tù được đặc xá năm 2013, không hề có tên một tù nhân nào bị kết án vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước » hay « âm mưu lật đổ chính quyền » cộng sản – hai tội danh thường được sử dụng để tống giam các nhà ly khai hay tù nhân lương tâm. Theo Washington, Việt Nam hiện đang giam giữ trên 120 tù nhân chính trị. Trong số đó có thể kể: linh mục Nguyễn Văn Lý, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, và blogger nổi tiếng Nguyễn Văn Hải tức Điếu Cày. Riêng blogger Điếu Cày, bị cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước”, vào đầu tháng Tám đã chấm dứt cuộc tuyệt thực dài ngày phản đối cách đối xử của trại giam với ông và các tù nhân chính trị khác. [xem thêm] - [english] - [français] - [deutsch]

Blogger Phương Bích khẳng định : Tiếng nói tự do, dân chủ sẽ vượt qua rào cản của Nghị định 72

29/08/2013 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - LTS: Hôm Chủ nhật 25/08/2013, các blogger Việt Nam đã có hai buổi họp mặt cùng lúc tại Hà Nội và Sài Gòn với sự tham dự của các blogger từng ký vào Tuyên bố 258 cùng một số bạn hữu quan tâm đến các hoạt động của mạng lưới gần đây. Mục đích những buổi họp mặt  nhằm để sơ kết quá trình hoạt động thời gian vừa qua của Mạng lưới trong việc phổ biến Tuyên bố 258, và thảo luận hướng đi mới của phong trào.Được biết, tại 2 cuộc họp mặt ở Hà Nội và Sài gòn của các blogger Việt Nam  đã có thêm nhiều người ký tên  vào Tuyên Bố 258 của Mạng lưới Blogger Việt Nam, như blogger Trần Sơn, blogger Nguyễn Giáp Dần, blogger/nhà báo Phạm Chí Dũng…

Từ Hà Nội Blogger Đặng Phương Bích (bên phải trong ảnh, bên trái là Facebooker Hư Vô Đào Trang Loan) đã chia sẻ cảm tưởng về những sinh hoạt của Mạng lưới Blogger Việt Nam cùng nhà báo Trần Quang Thành, xin nghe audio dưới đây

Phỏng vấn - Nhà văn Võ Thị Hảo nói về dân khí Việt Nam ngày càng suy đồi và Nghị định 72

28/08/2013 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - LTS: Từ Hà Nội nhà văn Võ Thị Hảo đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về sự suy đồi ngày càng nghiêm trọng của dân khí Việt Nam cũng như về Nghị định 72 kiểm soát Internet mà Việt Nam vừa ban hành và có hiệu lực từ 01/09/2013.

Chúng tôi đứng ngồi lộn xộn

28/08/2013 Trần Quang Hạ (Đàn Chim Việt) - Sau bài viết của Ls Lê Hiếu Đằng và Nhà báo Hồ Ngọc Nhuận, nhà cầm quyền cộng sản tỏ ra bối rối. Việc thành lập đảng phái chính trị để cạnh tranh với đảng cộng sản nhiều người đã làm từ lâu, nhưng kêu gọi đảng viên cộng sản rời bỏ hàng ngũ đứng ra đối lập thì nghe rất mới. Điều nầy chứng tỏ sự chia rẽ nội bộ đã đến mức báo động, nguy cơ tan rã từ bên trong không che dấu được. Dấu hiệu đáng lo ngại cho đảng cộng sản nhưng là tín hiệu tốt cho phong trào dân chủ toàn dân.

Xây dựng xã hội dân chủ cần dựa trên cơ sở đa nguyên, nhưng chấp nhận đa dạng trong hàng ngũ đấu tranh vẫn là một thách thức lớn. Lướt qua những bài viết phản hồi từ sự kiện Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận, dễ dàng thấy hai chiều trái ngược: Phản kích từ báo quốc doanh và sự ủng hộ từ phía những người mong muốn một Việt Nam thay đổi. Đâu đó có những phản hồi không thuận lợi vì quá khứ của hai ông từng hoạt động ở miền Nam trước năm 1975. [xem thêm]

Báo Đảng công kích ông Lê Hiếu Đằng

28/08/2013 (BBC) - Hồi giữa tháng Tám này, luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam ở TP HCM, công bố một bài viết mới nhấn mạnh tầm quan trọng của đa nguyên, đa đảng. Ngay lập tức, các báo của Đảng CSVN đã có chiến dịch bút chiến phản bác lại luận điểm của ông, tới nay đã có khoảng mười bài. [xem thêm]

Nhân bản

27/08/2013 Phạm Thị Hoài (Pro|Contra) - Trên Quân đội Nhân dân ngày 18-8-2013, trong bài mở đầu đợt phản công lời kêu gọi thành lập một đảng dân chủ xã hội của ông Lê Hiếu Đằng, một tác giả Trọng Đức nào đó lập luận như sau: “Trên thực tế, dân chủ không phụ thuộc vào chế độ độc đảng hay đa đảng mà nó phụ thuộc vào bản chất chế độ cầm quyền phục vụ giai cấp nào”. Hai ngày sau, một thạc sĩ Phạm Văn Thiết cũng phát biểu gần nguyên xi như vậy, cũng trên tờ báo này. Nhưng nguyên vẹn câu này thì đã được một PGS TS Nguyễn Mạnh Hưởng diễn đạt trong bài “Vì sao Việt Nam không cần đa đảng”, đăng trên trang tin của Đài Tiếng nói Việt Nam từ hơn hai năm trước, ngày 18-1-2011. ... Tài sản tuyên huấn của bộ máy tư tưởng chính thống ở Việt Nam hẳn là sở hữu trí tuệ tập thể, nhiều người có thể cùng là tác giả của một câu, giống nhau đến từng chữ... Nhưng báo chí tuyên huấn còn có lệ nhân bản một người thành nhiều người. [xem thêm]

Mục nát thì phải phá bỏ, thưa ông Nguyễn Chơn Trung!

28/08/2013 Hà Văn Thịnh (Bauxite Việt Nam) - Lâu lắm rồi tôi không viết, vì nhiều lẽ, nhưng cái chính là do tiêu cực, tham nhũng, cái ác, cái xấu của quan chức nhiều quá; sự dốt nát, lộng hành, khinh dân - kiêu binh... của các cấp lãnh đạo nhiều quá (chẳng hạn: hơn 50.000 văn bản sai quy phạm pháp lý, đến mức như những trò hề)..., thành thử, nếu viết sẽ lại trùng, lại lặp, bởi động đến cái gì cũng có “tham gia” rồi (tôi đã từng có bài “Viết cái gì và viết thế nào đây”)...

Thế nhưng, hôm nay đọc bài của ông Nguyễn Chơn Trung – Sáu Quang , tự thấy rằng không thể im lặng...

Trong các “nguyên tắc” của phản biện thì tiêu chí đầu tiên không thể thiếu là sự chặt chẽ của lập luận, chứng cứ. Ông Nguyễn Chơn Trung phê phán ông Lê Hiếu Đằng để “thức tỉnh” – phù phép hàng triệu người có thể “lầm lạc” (như ông Lê Hiếu Đằng?) nhưng lại quá kém cỏi khi sự biện hộ biến thành ngụy biện một cách thô thiển. Do khuôn khổ của một bài có hạn, xin nêu ra mấy chỗ khó chấp nhận sau đây. [xem thêm]

Đàng hoàng hơn

28/08/2013 Hồ Ngọc Nhuận (Bauxite Việt Nam) - Trên thế giới ai cũng biết: một nền dân chủ pháp trị đích thực, với một Nhà nước pháp quyền đích thực, là một nền dân chủ đặt luật pháp lên trên hết, trên mọi người và trên mọi quyền bính, tất nhiên và trước hết là trên người lãnh đạo cầm quyền, vì phải làm gương. Trừ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, vì Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo ở đây tự vẽ ra Hiến pháp, cầm điều 4 HP làm bùa chủ đạo, để ngồi xổm trên luật pháp.

...không thể không có tiếng la báo động trước sự mất còn của đất nước. Một hệ thống ngày càng chồng chất những cái không lương thiện, lại thêm lồng ghép với những nhen nhóm xã hội đen tối, kể cả mafia, ở đâu đó, là một vòng xoáy tàn khốc khó thoát đối với mọi người, mọi dân tộc. Cái hệ thống của những điều không đàng hoàng gần như toàn diện hiện nay, nếu không sớm được thay đổi bằng một hệ thống dân chủ đích thực, sớm muộn sẽ đưa đất nước đến hố diệt vong, chắc chắn sẽ sớm đưa đến mất nước vào tay bành trướng Trung Quốc. Cái đáng sợ nhất là nó đánh mất linh hồn con người, linh hồn Việt Nam.  [xem thêm]

Lê Hiếu Đằng, quy luật thoái đảng và “cơn lên đồng tập thể”

27/08/2013 Phạm Chí Dũng (RFA) - Thay phản biện xã hội và đấu tranh cho công bằng của người nghèo bằng những giáo điều chính trị, đổi chỗ đứng trong lòng dân lấy vị trí xếp hạng trên ngực Đảng, nhiều tờ báo Việt Nam không chỉ chịu chung tình cảnh bị định hướng như Trung Quốc mà còn đang tự sa chân vào chế độ “tự kiểm duyệt”. Chỉ ít ngày sau sự kiện nữ sinh áo trắng Phương Uyên được trả tự do ngay tại tòa, danh giá của giới truyền thông xã hội Việt Nam lại một lần nữa được báo đảng tôn vinh nhiệt liệt. [xem thêm]

Bệnh vô cảm và bệnh sợ hãi

27/08/2013 Nguyễn Hưng Quốc (Blog Nguyễn Hưng Quốc/VOA) - Trong bài phỏng vấn do Trà Mi thực hiện, Nguyễn Phương Uyên, cô gái 21 tuổi được nhiều người xem như một “biểu tượng” của lòng can đảm và của tuổi trẻ, nêu lên một ý nguyện, đồng thời cũng là một tham vọng của em: “Tôi không muốn mắc phải căn bệnh rất khó trị ở các thanh niên cùng tuổi tôi. Tôi muốn làm một bài thuốc để thanh niên Việt Nam nhìn thấy mà làm hết mình, ‘cháy’ hết mình, không còn bị vô cảm và sợ hãi vốn đã bị tiêm nhiễm ngay từ bé.” Tôi không biết hiệu quả của “bài thuốc” ấy thế nào. Nhưng tôi nghĩ Phương Uyên đã bắt đúng căn bệnh kép không phải chỉ của giới trẻ mà còn của người Việt Nam nói chung lâu nay: bệnh vô cảm và bệnh sợ hãi. [xem thêm]

Đánh trúng yếu huyệt của Đảng

27/08/2013 Gia Minh (RFA Bangkok) - Chủ xướng một đảng chính trị đối lập mà ông Lê Hiếu Đằng nêu ra khiến truyền thông Nhà nước tiến hành một đợt chỉ trích mạnh mẽ ông này.

Vào ngày 27 tháng 8, xuất hiện một thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng gửi cho tổng biên tập các cơ quan truyền thông Nhà nước vừa có những phê phán đối với ông.

Gia Minh hỏi chuyện ông này về thư ngỏ mới đó và trước hết ông đưa ra nhận định vì sao phía truyền thông Nhà nước có những phản ứng như thế. [xem thêm]

Rất cần thiết có đảng đối lập

27/08/2013 Phương Quỳnh (Bauxite Việt Nam) - Mấy hôm nay, trên mạng xã hội dồn dập có nhiều ý kiến phản biện lại bài viết trên tờ Quân đội Nhân dân của tác giả Trọng Đức về bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…” của nguyên Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP HCM Lê Hiếu Đằng.

Còn nhiều bài khác (Màn tung hứng vụng về, Kiến nghị lỗi thời nhận thức sai lệch), cũng trên tờ Quân đội Nhân dân, phê phán ông Lê Hiếu Đằng, tựu trung các tác giả muốn duy trì sự độc đảng toàn trị. Các tác giả này cũng đã nhận được nhiều phản biện khác. [xem thêm]

Thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng

27/08/2013 (Bauxite Việt Nam) Kính gửi: - Các ông Giám đốc Đài Truyền hình Trung ương, TP HCM, - Tổng biên tập các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Đại đoàn kết, Công an Nhân dân, Sài Gòn Giải phóng và các báo do sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương đã và sẽ đăng bài phê phán bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi.

Sau khi trang mạng Bauxite Việt Nam và các trang mạng khác đăng bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi thì Đài Truyền hình Trung ương và TP HCM cùng nhiều tờ báo, trong đó có báo của quý ông/bà, dồn dập đưa tin hoặc đăng nhiều bài phê phán bài viết của tôi và chắc chắn trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều tờ báo nữa vào cuộc “đánh đòn hội chợ” này. [xem thêm]

Muốn dân chủ cần có đảng phái

23/08/2013 Ngô Nhân Dụng (Người Việt Online) - Xã hội công dân và xã hội chính trị là hai hình thái sinh hoạt trong toàn thể xã hội dân sự, nằm ngoài các tổ chức quân sự và giữ cân bằng với guồng máy nhà nước. Nhưng hai hình thái đó đóng vai trò bổ túc cho nhau chứ không đối kháng hoặc loại trừ lẫn nhau. Tại Uruguay, Brazil hoặc Argentina tuy các đảng chính trị đi tiên phong trong cuộc vận động dân chủ thành công nhờ xã hội công dân ở đó đã được phát triển; gây ý thức tham dự, ý thức về quyền công dân trong dân chúng đã lên cao, chính quyền độc tài không thể nhắm mắt bỏ qua. Trong cuộc vận động xóa bỏ chế độ độc tài thì xã hội công dân có thể đóng vai trò tích cực. Nhưng sau đó, một nhóm trong xã hội công dân vẫn có thể muốn lấn áp những nhóm khác, ảnh hưởng đến cả việc thiết định các “luật chơi” mới. Những người muốn tham dự vào xã hội chính trị không thể nào cứ đứng trên các đảng phái mãi mãi. Tại sao xã hội dân chủ cần các đảng chính trị? [xem thêm]

Đảng Cộng sản và ‘Quyền được chết’

21/08/2013 Bùi Tín (Blog Bùi Tín/VOA) - «Quyền được chết» là một khái niệm luật học mới mẻ, chỉ rõ quyền được pháp luật công nhận cho công dân nước mình được tự do lựa chọn cái chết khi mắc  bệnh hiểm nghèo chưa có cách chữa trị, muốn được chết để khỏi phải đau đớn kéo dài trong cơn tuyệt vọng. Các đảng Cộng sản có liên quan gì đến «quyền được chết»? Xin thưa rằng có. [xem thêm]

Việt Nam: các kịch bản thời sự sắp tới

26/08/2013 Phạm Chí Dũng (BBC) - Một “triển vọng” đang ngày càng rõ dần là bối cảnh xã hội Việt Nam đang gần hoàn tất giai đoạn vận động thứ hai của nó, nếu lấy mốc từ thời điểm mở cửa kinh tế những năm 1990. Trước đó, giai đoạn vận hành đầu tiên kéo dài từ năm 1975 đến hậu khủng hoảng giá - lương - tiền. Nhưng cho tới giờ, ở Việt Nam hầu như chưa hình thành một lực lượng đối lập, chưa mang tính đối trọng đủ lớn đối với chính quyền để ít nhất có thể tác động nhằm điều chỉnh một số chính sách và hoạt động thực hành chính sách. [xem thêm]

Đừng biến người Dân thành món hàng trao đổi!

26/08/2013 Nguyễn Trung Tôn (Chuyển Hóa) - Nhân quyền được tái khẳng định trong bản “ tuyên ngôn quốc tế nhân Quyền” thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948.  Qua đó dần dần đã hình thành “Bộ Luật Nhân Quyền Quốc Tế”. Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi quốc gia, mọi dân tộc. Tinh thần của bản  tuyên ngôn là dùng để truyền đạt và giáo dục, thúc đẩy các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tôn trong các quyền con người cơ bản được đưa ra trong tuyên ngôn... Với tư cách là một công dân tôi thiết tha yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hãy tôn trong những gì đã ký kết với Quốc tế  hãy  trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho những tù nhân Lương tâm. Đừng biến những người dân của mình thành hàng hóa trao đổi nữa! [xem thêm]

Kính gửi bạn Đức (báo QĐND)

25/08/2013 Nguyễn Đại (Blog Huỳnh Ngọc Chênh) - Tôi đã đọc bài viết rất hay của cô Phương Anh phản hồi Trọng Đức. Bài viết rất hay; tuy nhiên, có vẻ quá hàn lâm mà tôi không chắc Trọng Đức có thể hiểu hết. Đó là nguyên nhân của bài viết này, tác giả của nó ở trình độ thấp hơn nhiều; do vậy, biết đâu lại phù hợp với Trọng Đức hơn... Bác Đằng hỏi một…đằng, bạn Đức trả lời một nẻo. Bạn Đức hoặc là không dám trả lời thằng vấn đề, hoặc là kém trong khả năng nhận biết câu hỏi. Nếu được trả công đàng hoàng để phản biện ông Đằng, tôi sẽ viết hai ý: “Một – không nhất thiết phải cho ra tù tạm thời để đi thi mới là ưu việt. Hai – Việt Nam tạo điều kiện cho tù nhân học nghề này nọ để sẵn sàng hòa nhập cuộc sống”. Tuy cũng hơi đuối lý nhưng còn gọi là dám tranh luận sòng phẳng. Chơi kiểu “đánh bài lờ” như bạn Đức không hay. [xem thêm]

Thông báo của nhà báo Phạm Chí Dũng về việc tiền gửi từ “người lạ”

25/08/2013 Phạm Chí Dũng (Blog quê choa) - Hai tuần sau khi tôi nhận tín hiệu “không nên đi” một cuộc hội thảo khoa học ở Singapore, ba ngày sau khi máy tính cá nhân tôi bị hack và toàn bộ dữ liệu trong máy tính bị phá hủy, một việc “lạ” nữa đã xảy đến.

Ngày 24/3/2013, nhân viên một công ty kiều hối đến nhà tôi để chuyển số tiền 250 USD, người gửi là NGUYEN PHU ở Mỹ. [xem thêm]

Biến Động Tượng Hình

24/08/2013 Đinh Tấn Lực (Blog Đinh Tấn Lực) - Đây là lần đầu tiên Nguyễn Xuân Phúc đến Mỹ với cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Phòng chống AIDS/Ma túy/Mại dâm.

Mục tiêu của chuyến công du này, được loan báo chính thức trên trang http://baodientu.chinhphu.vn là: “Nhằm tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, tin cậy và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với Hoa Kỳ”.

Thế thì, trước khi nói tới tin cậy hay hợp tác, liệu Hoa Kỳ đã biết gì về VN, và sẽ biết thêm gì, qua Nguyễn Xuân Phúc? [xem thêm]

Đảng CS VN dưới mắt 2 nữ sinh, một giáo sư

24/08/2013 Bùi Tín (Đàn Chim Việt) - Em sinh viên Nguyễn Phương Uyên có tư duy chính trị độc đáo. Em có lối suy nghĩ và cách nói không giống ai. Một nhân cách quý hiếm từ tuổi 20. Bước ra khỏi nhà tù, em chỉ có 3 từ: «We are One!» – Chúng ta là Một. Thật rõ, xúc tích. Chúng ta là ai ? Đủ cả. [xem thêm]

Ông Lê Hiếu Đằng: Báo Quân đội Nhân dân 'bỏ bóng đá người'

24/08/2013 (VOA) - Bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” của ông Lê Hiếu Ðằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, là đề tài được truyền thông Việt ngữ khắp nơi bàn tán sôi nổi trong mấy ngày gần đây. Bài viết mà ông Đằng nói ông gửi cho “bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên SVHS Việt Nam”, kêu gọi họ hãy dấn thân hành động để đoàn kết dân tộc và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Với bài viết mang tựa đề “Màn Tung Hứng vụng về” trên báo Quân đội Nhân Dân số ra hôm nay, thứ Sáu 23 tháng 8, tác giả đã mạnh mẽ đả kích những nhận định của ông Đằng. [xem thêm

Đảng Cộng Sản Việt Nam hoạt động bất hợp pháp

24/08/2013 Nguyễn Ngọc Già (RFA) - Bài viết* "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh"* của ông Lê Hiếu Đằng, đã được những trang báo: Quân Đội Nhân Dân, Đại Đoàn Kết, Nhân Dân mang ra mổ xẻ, mà không, phải nói nó bị mang ra để chì chiết, thóa mạ một cách phản động, phản khoa học và phản văn hóa như nhiều tác giả phân tích.

Những bài viết của ba trang báo này lẽ ra nên xoay quanh nội dung khoa học mà tác giả Lê Hiếu Đằng đề cập để phân định trắng đen, ngược lại họ dùng sức khỏe vừa tạm hồi phục của ông như là một phương tiện để biểu lộ tà tâm và bản chất vô nhân đạo, khi cố tình nhắc chữ "giường bịnh", "người bịnh" nhiều lần. Điều đó thật khó che giấu tâm địa của họ trước dư luận.  [xem thêm]

Đất là sở hữu toàn dân: Tất cả đất đai là sở hữu của ĐCSVN

23/08/2013 Huyền Trang (VRNs) -  Sài Gòn – Trong phiên chất vấn của UB Thường vụ chiều 20/8, ông Bộ trưởng tài nguyên môi trường Nguyễn Minh Quang nói: “Các cấp chính quyền “vô cảm” với người khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết chỉ để hết trách nhiệm thì tình trạng khiếu kiện kéo dài sẽ không bao giờ chấm dứt. Do vậy trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại phải đặt mục tiêu giải quyết đúng pháp luật, có lý, có tình, có tâm, xóa bỏ tư duy về “hết thời hiệu, hết thẩm quyền” thì mới hạn chế và giảm các vụ việc phức tạp, kéo dài phát sinh”... Cha Giuse Đinh Hữu Thoại, trưởng văn phòng Công lý và Hòa Bình của Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn (DCCT) nhận định: “Theo tôi, câu trả lời của ông Nguyễn Minh Quang chỉ đúng một phần và đó chỉ là cái ngọn. Ông Quang không biết hoặc cố tình không biết nguyên nhân thật sự và gốc rễ của tình trạng này. Thứ nhất là chính các cấp chính quyền địa phương cấu kết với các chủ đầu tư và bao che nhau để cướp đất của dân. Hầu hết những vụ khiếu kiện đất đai là như vậy. [xem thêm]

Chuyện mấy cái phong bì

23/08/2013 Phan Chi (FB Phan Chi) - Vì có tư tưởng đổi mới theo hướng đa nguyên đa đảng, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa VI(tháng 3 năm 1990), ông Trần Xuân Bách đã bị phê phán gay gắt và bị kỷ luật, phải ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương và bị khai trừ khỏi Đảng. Tháng 8 năm 1990 ông nghỉ hưu với tư cách là chuyên viên Bộ Ngoại giao. [xem thêm]

Chuyện “làm luật” của người lái xe đường dài

23/08/2013 Nhóm phóng viên tường trình từ VN (RFA) - Một chuyến xe khách đường dài từ Đà Nẵng vào Sài Gòn hoặc từ Hà Nội vào Sài Gòn, mức chi phí thực tế của nó chỉ tốn khoản phí chừng 200 ngàn đồng trên một người ở hạng xe chất lượng cao nếu đi từ Đà Nẵng vào Sài Gòn và tốn chừng 350 ngàn đồng ở hạng xe chất lượng cao nếu đi từ Hà Nội vào Sài Gòn.

Nhưng trên thực tế, mức giá đã đội lên gấp đôi, gấp ba lần bình thường, và trong dịp Tết thì đội lên gấp ba, gấp bốn lần bình thường. Lý giải nguyên nhân dẫn đến chuyện này, nhiều tài xế than thở là do họ phải chung chi cho công an giao thông ở các trạm quá nhiều, họ khó có thể tồn tại được nếu không nâng giá lên như vậy. [xem thêm]

Tất cả là ‘con tin’ của nhóm lợi ích

23/08/2013 Nam Nguyên (RFA) - Việt Nam sau 1/4 thế kỷ đổi mới về kinh tế nhưng không cải cách chính trị đã phát sinh nhiều hệ lụy. Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN duy trì những lãnh vực đặc quyền rất lớn cho Tập đoàn Tổng công ty Nhà nước, dẫn tới một biến thái là hình thành những nhóm lợi ích, mưu lợi riêng khuynh loát nền kinh tế và trong nhiều trường hợp gây ra những tác hại khôn lường như vụ Vinashin, Vinalines. [xem thêm]

Thế hệ trẻ Việt Nam dưới cái nhìn một học giả Mỹ

23/08/2013 Mặc Lâm (RFA) - TS Jonathan Daniel London, hiện giảng dạy tại Đại học Thành thị Hongkong, là người từng làm việc và nghiên cứu tại Hà Nội trong nhiều chục năm và ông có cái nhìn rất khách quan về các khía cạnh kinh tế, xã hội chính trị của Việt Nam. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với ông nhằm ghi nhận ý kiến một chuyên gia về hoạt động của giới trẻ trong bối cảnh hết sức phức tạp hiện nay. [xem thêm]

Nguyễn Phương Uyên: Tôi muốn làm bài thuốc chữa bệnh vô cảm cho thanh niên

23/08/2013 Trà Mi (VOA) - Tại phiên phúc thẩm ở Long An hôm 16/8 vừa qua, bản án của sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên được đổi thành 3 năm tù treo và người bạn cùng hoạt động với cô Đinh Nguyên Kha được giảm nửa án tù, từ 8 năm còn 4 năm. Ngày ra tù, cô sinh viên được thế giới chú ý Nguyễn Phương Uyên dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về bản án đặc biệt của cô. [xem thêm]

Việt Nam mua hai chiến hạm tàng hình của Hà Lan

23/08/2013 (RFA) - Nhà máy đóng tàu Damen của Hà Lan vừa đạt được hợp đồng cung cấp cho hải quân Việt Nam 2 hộ tống hạm Sigma, là chiến hạm tàng hình có trang bị tên lửa. Xưởng đóng tàu Gorinchem, một đơn vị của Damen xác nhận tin này hôm qua 22/8, cho biết thêm hợp đồng chính thức sẽ được ký kết vào cuối năm nay. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thương lượng việc này nhân chuyến công du Hà Lan hồi tháng 10 năm 2011. [xem thêm] - [english]