Kinh tế - Môi trường (2015)

Tiếng Việt Kinh tế - Môi trường >

 

Kinh tế - Môi trường (2015)

* Kinh tế - Môi trường:  các trang sau & trước

Xin hãy hỗ trợ

Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa trong chiến dịch "Hãy cứu lấy tự do tín ngưỡng" tại Việt Nam

Hội thảo

“Lage der Religions- und Meinungsfreiheit

in Vietnam”

Tình trạng tự do tôn giáo và ý kiến

tại Việt Nam

với Mục sư Kai Feller

Chủ Nhật 15/11/2015

Mục sư Kai Feller đã thăm viếng Việt Nam, tiếp xúc với những người bất đồng chính kiến, với đại diện của nhiều tôn giáo và dân tộc thiểu số, những người dân ở cao nguyên miền bắc bị nhà nước ép bỏ đức tin ...  [đọc tiếp]

Đài Loan: 17.000 tấn đũa nhập từ Việt Nam bị nhiễm độc 31/12/2015 (VOA) - Khoảng 17.000 tấn đũa sử dụng một lần được sản xuất tại Việt Nam bị phát hiện có thể chứa các hóa chất độc hại biphenyl hoặc hydrogen peroxide. Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Đài Loan cho biết hôm thứ Tư, sau đợt kiểm tra đột xuất trên toàn quốc. Cơ quan này cho biết trong số 225 mẫu đũa thu thập tại 172 đại lý và siêu thị, có một mẫu bị phát hiện chứa biphenyl và ba mẫu khác có chứa hydrogen peroxide, là những chất hóa học thường được dùng để khử trùng, làm thuốc tẩy hoặc ngừa nấm mốc. [đọc tiếp]

Hải Phòng: Hàng trăm công nhân nhập viện vì ngộ độc

29/12/2015 (RFA) - Hàng trăm công nhân tại xưởng may mặc quốc tế Regina Miracle có trụ sở tại khu công nghiệp VSIP trong thành phố Hải Phòng bị ngộ độc thức thực phẩm, phải nhập viện vào ngày hôm qua.

Tin này được truyền thông Việt Nam phổ biến ngày hôm nay.

Hơn hai phần ba công nhân, mà chủ yếu là công nhân nữa đã phải nhập viện và các phòng khám ở thành phố Hải Phòng trong tình trạng chóng mặt, đau bụng và nhức đầu sau khi những người này dùng bữa ăn trưa với cơm, cá, thịt, rau và sữa chua trong căng tin của nhà máy. [đọc tiếp]

Ngân Hàng Thế Giới loại bỏ Công ty Đầu tư Phát triển Môi trường SFC Việt Nam vì gian lận và tham nhũng

18/12/2015 Thục Quyên (Save Vietnam's Nature) - WASHINGTON - Nhóm Ngân hàng Thế giới  (World Bank Group WBG) vừa ra thông cáo ngưng hợp tác và loại bỏ "Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Môi trường SFC Việt Nam" cùng những chi nhánh của công ty này trong thời gian tối thiểu là 10 năm, cũng như từ chối hợp tác với Tổng Giám đốc Nguyễn Phương Quý và tất cả những nhóm do ông trực tiếp điều khiển, tối thiểu 11 năm. Các quyết định trên của Hội đồng Chế tài Độc lập của Ngân hàng Thế giới WBG được công bố, dựa trên những bằng chứng về hành vi lừa đảo và thông đồng của công ty SFC Việt Nam liên quan đến "Dự án Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị tại Việt Nam" và "Dự án đầu tư hạ tầng ưu tiên tại thành phố Đà Nẵng"

Cuộc điều tra của Nhóm Ngân hàng Thế giới WBG cho biết những hành vi sai trái của công ty "Cổ phần Đầu tư Phát triển Môi trường SFC Việt Nam" đã tái diễn rất nhiều lần với sự đồng lõa của người Tổng Giám đốc. [đọc tiếp] - [english]

Năm 2015 - Kinh tế Việt Nam và những mâu thuẫn

06/12/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Năm 2015, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá, trong khi  kinh tế thế giới tốc độ tăng trưởng giảm.

Nguyên nhân góp sức làm cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu mà phần đóng góp lớn nhất là  các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó bình quân thu nhập đầu người của Việt Nam năm 2015 lại giảm do đóng góp của ngành kinh tế nội địa không cao, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp có phần suy giảm.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã đưa ra  một vài nhận xét về kinh tế Việt Nam năm 2015 qua cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Gặp gỡ, mạn đàm với

TS Nguyễn Quang A

Châu Âu và Việt Nam ký kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do

03/12/2015 Tú Anh (RFI) - Liên Hiệp Châu Âu kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do đầu tiên với một trong những quốc gia cuối cùng còn do đảng Cộng sản nắm quyền. Ngày 02/12/2015 tại Bruxelles với sự chứng kiến của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean Claude Juncker và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã ký « Tuyên bố kết thúc đàm phán ». 99% hàng rào thuế quan sẽ được xóa bỏ trong vòng 7 năm.

Theo bản tin của AFP, hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu-Việt Nam là kết quả của hai năm rưỡi đàm phán gay go giữa Hà Nội và Liên Hiệp 28 nước Châu Âu. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam được Bruxelles xem là một đối tác quan trọng vì trong những thập niên gần đây, xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng đến ba lần và đạt mức 30 tỷ đô la hàng năm. [đọc tiếp]

Nhà máy giấy An Hòa ở Tuyên Quang gây ô nhiễm nghiêm trọng

28/11/2015 Hoàng Dung (RFA) - Tình trạng ô nhiễm do doanh nghiệp gây nên lâu nay vẫn diễn ra tại Việt Nam. Hiện nay, ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang nhà máy sản xuất giấy của công ty cổ phần giấy An Hòa ở xã Vĩnh Lợi đang gây ra những mối nguy hiểm cho người dân, nhất là ô nhiễm về nguồn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Người dân có khiếu nại nhưng chính quyền và công ty chưa giải quyết triệt để.

từ khi nhà máy đi vào hoạt động đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân bởi tiếng ồn, mùi hôi thối và khối lượng lớn nước thải độc hại xả ra sông Lô, mà đây là nguồn nước chính cho tưới tiêu nông nghiệp và ảnh hưởng tới nước ngầm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. người dân tại xã Vĩnh Lợi, Cấp Tiến nói riêng hay người dân huyện Sơn Dương nói chung đang phải “sống trong sợ hãi” vì sự ô nhiễm không khí và nguồn nước do nhà máy bột giấy và giấy An Hòa thải ra. [đọc tiếp]

Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập

22/11/2015 Thanh Hà (RFI) - Tại Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 tổ chức tại Malaysia, ngày 22/11/2015, lãnh đạo 10 nước thành viên chính thức thành lập « Cộng đồng ASEAN – AEC » theo mô hình của Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, các nước Đông Nam Á cần có nhiều thời gian để thực sự tiến tới một thị trường chung, như của Châu Âu.

Nguyên thủ các quốc gia đối tác của ASEAN và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc chứng kiến buổi lễ lý kết vào bản Tuyên bố Kuala Lumpur 2015. Đây là một bước tiến quan trọng trên con đường hội nhập kinh tế của các nước Đông Nam Á, sau 48 năm kể từ khi ASEAN được hình thành. [đọc tiếp]

Ngân sách cạn kiệt : Lịch sử sẽ phán xét vẻ lạc quan của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

02/11/2015 nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng - Trong thời gian gần đây các chuyên gia, kinh tế – tài chính, dư luận xã hội, một số người điều hành nền kinh tế đất nước đã bày tỏ quan ngại về ngân sách quốc gia đang cạn kiệt. Nợ công ngày càng gia tăng gây sức ép nặng nề lên nền kinh tế. Mới đây chính phủ vay thêm 30.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước, tiếp đó vay thêm 1 tỷ đôla của ngân hàng Vietcombank, rồi bán trái phiếu, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lớn. Mỗi người Việt Nam hiện đang gánh hơn 1.000 đôla nợ công

Và như chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nhận định: “Việc ngân sách cạn kiệt là chỉ dấu sau một quá trình quản lý nhà nước không hiệu quả”.

Và trong dư luận cũng đã có nhận xét là gần như cái gì ở Việt Nam mà chính phủ của Thủ tướng Dũng làm bây giờ cũng dùng tiền đi vay.

Từ Sài Gòn, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã đưa ra bình luận “Ngân sách cạn kiệt : Lịch sử sẽ phán xét vẻ lạc quan của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”

Nội dung cuộc phỏng vấn như sau – Mời quí vị cùng nghe  [đọc tiếp văn bản & nghe]

Thông điệp Phật giáo về biến đổi khí hậu

30/10/2015 (Làng Mai) - Mười lăm nhà lãnh đạo Phật Giáo có uy tín trên thế giới, trong đó có Đức Đạt-lai Lạt-ma và Thiền sư Thích Nhất Hạnh, đã cùng ký vào một thông điệp lịch sử kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị đi đến một thỏa thuận hiệu quả về biến đổi khí hậu tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu, bắt đầu từ ngày 30 tháng 11 tại Paris:

Thông điệp Phật giáo về biến đổi khí hậu

Chúng tôi, các nhà lãnh đạo Phật giáo ký tên dưới đây, cùng tập hợp lại trước thềm Hội nghị lần thứ 21 (COP21) các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) tại Paris, nhằm góp thêm tiếng nói của mình vào lời kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hợp tác với nhau trong tình thương và tuệ giác để có thể đạt được một thỏa thuận hiệu quả và đầy tham vọng về biến đổi khí hậu.

Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới công nhận và công khai lên tiếng về trách nhiệm chung của tất cả mọi người trên hành tinh này trong việc bảo vệ môi trường sống vì lợi ích của tất cả chúng ta, cho hôm nay và cho cả mai sau. [đọc tiếp] - [english]

Những cánh rừng cuối cùng trên dãy Trường Sơn

24/10/2015 Nhóm phóng viên tường trình từ VN (RFA) - Có thể nói rằng hiện nay, rừng trường Sơn đoạn qua tỉnh Quảng Nam là cánh rừng đẹp nhất Việt Nam bởi thảm thực vật ở đây còn khá phong phú, các loại gỗ quí vẫn còn rải rác trong rừng già, khác với hàng loạt cánh rừng trên dãy Trường Sơn đã trơ trọi như các tỉnh khác. Thế nhưng đó là chuyện của năm ngoái, còn năm nay, hiện tại, nhiều tiểu khu lâm nghiệp có gỗ quí ở Quảng Nam đã bị chặt phá tàn tệ. Với đà này, không bao lâu nữa, rừng Trường Sơn sẽ trắng từ Bắc chí Nam.

Theo vị cán bộ chỉ huy kiểm lâm đã về hưu này thì nguy cơ rừng Trường Sơn bị trắng xóa là chuyện trước mắt, khó có thể nói rằng rừng Trường Sơn sẽ giữ lại được những loại động thực vật quí hiếm. Có ba lý do để ông khẳng định rằng rừng Trường Sơn sẽ không còn, đó là: Hầu hết giới quan chức đều làm nhà bằng gỗ quí, đồ dùng trong nhà của họ thuộc nhóm gỗ cực quí; Các dự án thủy điện mở rộng lòng hồ đang là mối nguy lớn của các cánh rừng già và; Các dự án trồng rừng mà trên thực tế là phá rừng để kinh doanh đang ngày đêm tùng xẻo rừng Việt Nam. [đọc tiếp]

Bà Phạm Chi Lan: TPP sẽ gặp phải sự chống đối của các nhóm lợi ích ở VN

07/10/2015 Khánh An (VOA) - Chuyên gia nghiên cứu kinh tế Việt Nam Phạm Chi Lan cho rằng Hiệp định TPP (Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) vừa đạt được giữa 12 quốc gia đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện ‘cuộc cải cách lần 2’, và theo bà, cuộc cải cách lần này chắc chắn sẽ gặp phải sự chống đối từ các nhóm lợi ích, buộc Việt Nam phải cân nhắc giữa lợi ích của các nhóm này với lợi ích của đông đảo người dân.

VOA: Thưa bà Phạm Chi Lan, khi TPP thành công, bà có nghĩ rằng Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất không? Tại sao?

Bà Phạm Chi Lan:  tôi cho rằng nếu chỉ nhìn tỉ lệ tăng trưởng cao mà đánh giá Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất thì không đúng, không xác đáng. Việt Nam có được tỉ lệ cao chủ yếu là bởi vì Việt Nam có điểm xuất phát thấp. [đọc tiếp]

Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ TPP?

07/10/2015 (VOA) Các nhà phân tích ở Châu Á nói Việt Nam nằm trong số các nước sẽ được hưởng lợi nhiều nhất do việc hạ thấp các rào cản thương mại, một khi Hiệp định TPP có hiệu lực. Bản tin của AP hôm nay nói rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ được đẩy mạnh nhờ GDP của Việt Nam hiện tương đối thấp so với các đối tác TPP khác. Tới năm 2025, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng 11%, hàng xuất khẩu tăng 28%, theo các số liệu công bố hồi tháng 7 trong một phúc trình của Nhóm Eurasia.

Tuy nhiên đi kèm với TPP, các nước đối tác sẽ phải thực hiện một số cam kết về nhân quyền và lao động. Việt Nam sẽ phải cải cách luật lao động và cho phép công nhân thành lập các công đoàn tự do để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trong khi dó giới hoạt động dân chủ cũng hy vọng Hiệp định TPP sẽ buộc Việt Nam phải cải thiện nhân quyền, và nới lỏng các biện pháp kiểm soát để cho phép người dân được hưởng các quyền tự do cơ bản. [đọc tiếp]

Đập thủy điện Don Sahong in đậm dấu tay Trung Quốc

01/10/2015 Ngô Thế Vinh (VOA Blog / Phùng Nguyễn) - Theo tạp chí The Diplomat  [Sep 04, 2015] Quốc Hội Lào đã chính thức thông qua Dự án Đập Don Sahong, một dự án từ bấy lâu gây rất nhiều tranh cãi. Dự trù ban đầu con đập được Công ty Xây dựng Mã Lai MegaFirst khởi công vào cuối năm nay 2015. Do tiềm năng thuỷ điện của con Sông Mẹ - Mea Nam Khong, là tên Lào Thái của con sông Mekong, nhà nước Lào bất chấp mọi chỉ trích và với lời kêu gọi của các quốc gia láng giềng Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam, là ngưng dự án Don Sahong và Lào vẫn kiên quyết đi tới thực hiện cho bằng được kế hoạch phát triển thuỷ điện của mình.

Đã có rất nhiều chứng cớ là con đập Don Sahong, tuy chỉ cao khoảng 30m với công suất 260 MW [nhỏ nhất so với 11 dự án dòng chính hạ lưu] nhưng lại có tác hại vô lường trên toàn hệ thủy sinh thái sông Mekong, vì đây là điểm quy tụ tối đa của các đoàn di ngư. [đọc tiếp]

Nông sản độc hại, lỗi tại ai?

30/09/2015 Tô Văn Trường (Bauxite Việt Nam) - Nói về nông sản bẩn và nhiều loại sản phẩm bẩn khác, ta thường nghĩ ngay tới từ độc hại – riêng về cái từ này thì đã phải phân định rõ thành hai loại: độc và hại. Độc là gây ngộ độc tức thời tới cơ thể tùy theo chất và liều lượng mà gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Về mặt này, có hẳn một chuyên ngành “độc chất học”.

Báo cáo của Bộ Y tế cho biết, mỗi năm ở Việt Nam có chừng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000 -10.000 nạn nhân và 100 - 200 ca tử vong. Ở Việt Nam, tình trạng mất vệ sinh tồn tại song song với việc sử dụng hóa chất bị cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm là hết sức phổ biến. [đọc tiếp]

Hàng ngàn người Việt chết dần, chết mòn vì nhiệt điện chạy than

29/09/2015 (Người Việt) - HÀ NỘI - Ðó là kết quả nghiên cứu của nhóm mô hình hóa học khí quyển thuộc Ðại học Harvard về “các tác động tới sức khỏe do gia tăng phát thải từ than” ở Ðông Nam Á và Việt Nam.

Tại hội thảo về “than và nhiệt điện dùng than” do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), thuộc Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam tổ chức, GreenID dẫn nghiên cứu vừa kể để cảnh báo, hiện nay, mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 4,300 người Việt thiệt mạng do sức khỏe suy giảm, bởi tình trạng ô nhiễm từ nhiệt điện dùng than. Nếu chính quyền Việt Nam tiếp tục cho phép đầu tư-vận hành các nhà máy nhiệt điện dùng than theo “qui hoạch” đã được phê duyệt thì số người thiệt mạng sẽ tăng lên thành 25,000 người/năm. Ðáng ngại là theo GreenID, trong khi thế giới đang chuyển từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo thì Việt Nam quyết định đi theo chiều ngược lại. [đọc tiếp]

Cần tống táng khu vực kinh tế quốc doanh dù phải tốn kém

22/09/2015 Tiến sĩ Nguyễn Quang A trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - "Nếu chỉ dựa vào tốc độ tăng trưởng GDP mà tuyên bố kinh tế Việt Nam đang hồi phục thì chưa đúng và chưa đủ về thực trạng của nền kinh tế Việt Nam. Phải sòng phẳng với 2 từ “hồi phục”. Hồi phục có nghĩa là tốt hơn trước một chút chứ không phải như mong đợi", đây là nhận xét của một chuyên gia kinh tế.

Suy thoái suốt 7 năm và trong 30 năm qua chưa bao giờ kinh tế Việt Nam suy yếu như hiện nay. Kết quả tái cơ cấu kinh tế Việt Nam trong 5 năm từ 2011 đến 2015 còn rất hạn chế. Vì vậy phải rất thận trọng khi ban hành chính sách. Mặt khác phải dự báo rất chính xác về những rủi ro thay vì đưa ra những tuyên bố hết sức lạc quan. Trong bối cảnh như vậy mà Việt Nam vẫn tuyên bố thậm chí cam kết sẽ hội nhập kinh tế với thế giới ở mức cao nhất là quá liều mạng. Nhiều chuyên gia kinh tế khác cũng công khai bày tỏ sự lo ngại nền kinh tế Việt Nam quá kém mà vẫn muốn hội nhập sâu. Họ khẳng định nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể hội nhập sâu nếu đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên việc tái cơ cấu kinh tế lại diễn ra rất chậm.

Từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A  trong cuộc trò chuyện sau đây với nhà báo Trần Quang Thành đã nêu rõ “Cần tống táng khu vực kinh tế quốc doanh dù phải tốn kém”. Mời quí vị cùng nghe.

nhà nghiên cứu và hoạt động

trong phong trào đấu tranh dân chủ,

thành viên của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

Thứ Bảy 01/08/2015, 16 giờ

  Alte Schule, Schulstraße 19

72654 Neckartenzlingen

 

* Chính trị - Dân chủ   

Ai đứng đằng sau giật dây?

16/05/2014 Ngô Nhân Dụng (Người Việt) - Ngay sau vụ công nhân biểu tình đốt phá ở Bình Dương, cả công an lẫn hệ thống tuyên truyền nhà nước đều xác định các biến cố này là “tự phát,” không ai tổ chức. Ðiều này khó hiểu, vì xưa nay mỗi lần như vậy thế nào họ cũng tố cáo những “thế lực thù địch” xúi giục và tổ chức. Tại sao họ xác nhận về tính “tự phát” nhanh chóng, không cần phải nghiên cứu, điều tra một thời gian nào cả?  ...

* Chính trị - Dân chủ   

Đi giữa dòng bạo động

15/05/2014 Nhạc sĩ Tuấn Khanh (Tuấn Khanh's Blog) - Lúc 10g sáng ngày 14/5, Tôi cùng 2 người bạn là Thiên Văn và Phạm Thy quyết định chạy xuống khu Gò Vấp, gần Lái Thiêu, khi nghe nghe tin các công ty ở khu Tân Thới Hiệp bắt đầu có đình công.

Lý do của chuyến đi này được thôi thúc từ đêm trước. Ngay khi chúng tôi nhận được những hình ảnh những chiếc thiết giáp tiến vào Sài Gòn, những đoàn xe biểu tình được dẫn đầu bởi một chiếc xe Matiz bí ẩn, được chuẩn bị hình cờ búa liềm và ngôi sao, làm náo loạn nhiều con đường. ...

* Nhân quyền   

Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, nhưng Ba Sàm thì không!

09/05/2014 Đinh Ngọc Thu, Trịnh Hữu Long và các cộng tác viên(Nhật Báo Ba Sàm) - “Trung Quốc rồi sẽ đánh Việt Nam. Nhưng dù chiến tranh hay hòa bình, vẫn có một mạch ngầm luôn luôn chảy, đó là mạch ngầm khai dân trí”.

Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh) đã nói với chúng tôi như vậy từ bốn năm trước, khi trang Ba Sàm bắt đầu là một “điểm nóng chính trị” trong cộng đồng mạng, và anh rất ý thức được rằng mình đang phải đối mặt với nguy hiểm. ...

* Xã hội dân sự   

Phạm Chí Dũng – Xã hội dân sự Việt Nam: “Chia rẽ là chết!”

07/05/2014 (CTNLT) - Chỉ ngay sau ngày tự do báo chí 3/5/2014 chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, một sự kiện chưa từng có tiền lệ đã diễn ra ở Việt Nam: 13 tổ chức dân sự độc lập đồng loạt ký tên vào một bản tuyên bố chung, yêu cầu chính quyền phải tôn trọng quyền hội họp, lập hội và tự do chính kiến của công dân. Chỉ mới năm ngoái, các nhóm dân sự này đã “độc lập” đến mức còn chưa thuộc tên nhau. ...

* Chính trị - Dân chủ   

Hà Sĩ Phu: Chỉ nhân dân Việt Nam mới cứu được nước

Tác động của điều chỉnh tỷ giá tiền đồng Việt Nam đã bước đầu lộ diện

14/09/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 1/9 vừa qua Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã khuyến nghị Việt Nam chưa nên điều chỉnh chính sách lớn và điều chỉnh kế hoạch kinh tế - xã hội sau việc Trung Quốc ba lần liên tiếp phá giá nhân dân tệ và Ngân hàng Nhà nước cũng nhanh chóng điều chỉnh tỷ giá.

Việc điều chỉnh này bước đầu đang có tác động đến kinh tế Việt Nam như Tập đoàn Than – Khoáng sản cho biết  việc điều chỉnh tỷ giá đã làm cho tập đoàn này lỗ 1.200 tỷ  đồng, rồi Tập đoàn Điện lực mượn cớ do tác động của việc điều chỉnh tỷ giá nên ngành điện cũng đang bị lỗ và họ đang dọn đường dư luận để tăng giá điện vv…

Có một tác động đáng quan ngại đó là có sự buôn lậu và biên mậu rất lớn từ Trung Quốc. Lượng hàng hoá của Trung Quốc tràn vào Việt Nam tăng cao và giá rẻ hơn trước nhiều. Tác động của nó sẽ như thế nào?

Từ Hà Nội, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã đề cập đến vấn đề này qua cuộc trao đổi với phóng viên Trần Quang Thành sau đây, mời quí vị cùng nghe

06/05/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhân sự kiện công an bắt khẩn cấp blogger Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang nhà Anh Ba Sàm và nữ blogger Nguyễn Thị Minh Thúy vào ngày hôm qua 5/5/2014, và việc Trung quốc ngang nhiên mang giàn khoan khổng lồ HD-981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của VN để hoạt động mà nhà cầm quyên cộng sản Việt Nam gần như vẫn im hơi, lặng tiếng, ngoài vài câu lên án chung chung lấy lệ, vô thưởng, vô phạt của người phát ngôn Bộ Ngoại giao

Ông Hà Sĩ Phu đã bộc bạch nhưng suy nghĩ, bức xúc của mình ...

Du khách Nga ít còn đi Việt Nam vì đồng rúp mất giá

06/09/2015 (RFI) - Hàng năm, có trên dưới 200.000 du khách Nga đến thăm Nha Trang. Nhưng theo những số liệu gần đây nhất, trong ba tháng đầu năm 2015, số khách Nga đã giảm tới 27% so với cùng thời kỳ năm ngoái, chủ yếu cũng vì đồng rúp bị mất giá do lệnh trừng phạt của phương Tây. Đó là nội dung bài viết của phóng viên độc lập Matthew Clayfield đăng trên mạng ABC News của Úc.

Tại Việt Nam, có rất nhiều dịch vụ nói tiếng Anh dành cho du khách : quán bar, nhà hàng, mát xa, taxi, tour tham quan, thuê xe gắn máy ….. Nhưng khi bạn đến Nha Trang, đa phần các dịch vụ này được chào mời bằng tiếng Nga. Đi đâu cũng thấy bảng hiệu viết trong tiếng Nga, thực đơn nhà hàng cũng vậy và các món ăn như pelmeni (một loại há kảo theo kiểu Nga) hay là ragu thịt bò nấu sốt Stroganoff không phải là chuyện lạ ở Nha Trang. [đọc tiếp]

Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao trước việc Trung Quốc phá giá nhân dân tệ?

19/08/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong 3 ngày liên tiếp từ 11 đến 13/08 vừa qua Trung Quốc đã phá giá đồng nhân dân tệ tới 4,6%. Tại Việt Nam trước tình hình đó, ngày  12/08 Ngân hàng Nhà nước đã tăng gấp đôi biên độ tỷ giá từ 1% lên 2%. Phá giá đồng tiền là nhóm từ nhạy cảm nếu không muốn nói là cấm kỵ. Giá đô la niêm yết tại các ngân hàng hầu như tăng gần hết biên độ vào trưa ngày thứ năm với mức cao nhất được phép là 22.106 đồng đổi 1 USD. Ở thị trường chợ đen muốn mua đô la phải chịu giá 22.300 đồng.

Về diễn biến này, từ Hà Nội tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã đề cập đến ảnh hưởng vào kinh tế Việt Nam do Trung Quốc phá giá nhân dân tệ qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam–Liên minh Châu Âu: Cơ hội cho đảng“ trụ“ hay triển vọng  dân chủ hóa đất nước ?

08/08/2015 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Việt Nam dưới chế độ độc đảng tuy đã có 40 năm hòa bình, song  hiện tại vẫn  đang đối đầu trước những bế tắc kinh tế và chính trị. Bối cảnh này thúc ép Việt Nam phải mở rộng hợp tác và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Sau ba năm thương thuyết, Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã thống nhất về mặt nguyên tắc đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Châu Âu (The EU-Vietnam Free Trade Agreement – EVFTA) vào ngày 04/08/2015. Sắp tới, hai bên sẽ phải giải quyết nhiều yếu tố kỹ thuật còn tồn đọng, thông qua thương lượng và thỏa thuận, rà soát, hoàn thiện về mặt pháp lý để ra được một văn kiện hoàn chỉnh của Hiệp định. [đọc tiếp]

Hiệp định thương mại khu vực thế hệ mới

02/08/2015 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hệ thống mậu dịch thế giới đang bước vào thời đại mới. Sự thành hình nhiều liên minh kinh tế khu vực đang làm giảm vai trò chính của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mỹ chủ động thúc đẩy việc ký kết hai dự án thương mại khu vực to lớn: Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) và Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Những hy vọng và chỉ trích hiệp định thương mại rất lớn ở các quốc gia tham gia TPP. Người ủng hộ xem TPP là cơ may cho tăng trưởng kinh tế, phát triển thương mại và cải thiện dân sinh. Thành phần chống đối quan ngại các quy định bảo vệ lao động và môi trường sẽ không được tuân thủ cũng như tình trạng doanh nghiệp bị phá sản và thất nghiệp sẽ gia tăng ở các quốc gia chưa đủ khả năng cạnh tranh.

Viên chức chính quyền và đảng cộng sản Việt nam đánh giá TPP được ký kết sẽ mang lại những động lực kinh doanh mới. Các tổ chức xã hội dân sự và nhân dân ngược lại cho rằng TPP có thể mang lại một số yếu tố tích cực trên bình diện kinh tế-thương mại song cũng tạo ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho đất nước trên mọi bình diện. Từ khi gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới (WTO) nền kinh tế có phát triển, nhưng phúc lợi thay vì phân chia cho quảng đại dân chúng, thì phần lớn lọt vào túi của một giai cấp mới - giai cấp lãnh đạo đảng và nhà nước. [đọc tiếp]

Vòng đàm phán về TPP tại Hawai thất bại

01/08/2015 Anh Vũ (RFI) - Theo AFP, 12 nước tham gia thương lượng về hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP đã không đạt được thỏa thuận sau vòng đàm phán kéo dài một tuần tại Hawai vừa kết thúc ngày hôm qua 31/07/2015.Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn lạc quan về tương lai của TPP.

Theo đại diện Thương mại Hoa Kỳ tại cuộc đàm phán Michael Froman, các nước tham dự phiên họp đã quyết định tiếp tục các cuộc thảo luận song phương để cố gắng giải tỏa các bất đồng. Tuy nhiên chưa có ngày cho cuộc đàm phán đa phương sắp tới được ấn định.

Nhiều vấn đề vẫn chia rẽ các bên trong cuộc thương lượng tại Hawai như vấn đề tiếp cận thị trường cho các sản phẩm như sữa, gạo, đường. Ngoài ra, vấn đề sở hữu trí tuệ, giá dược phẩm hay phụ tùng xe hơi vẫn gặp phải nhiều bất đồng. [đọc tiếp] - [deutsch] - [english] - [français] - [español]

Rừng Trường Sơn đang kêu cứu

30/06/2015 Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam (RFA) - Rừng Trường Sơn cách đây chưa đầy ba năm còn rậm rạp, dày ken những gốc cổ thụ bây giờ hiện ra trước mắt chúng tôi là những đồi trọc và cây con chưa tới nửa tuổi. Chúng tôi tiếp tục đi dọc đường mòn Hồ Chí Minh, một cảnh tưỡng tiêu điều hiện ra trước mắt, không còn những cánh rừng cổ thụ như cách đây ba năm mà thay vào đó là những nông trường và những đồi cây mới mọc liu phiu, chưa chắc đã trụ qua được mùa nắng hạn và gió Lào này.

Có thể nói rằng với tốc độ khai thác kinh hồn bạt vía mà cho đến hiện tại, không thể nói được là ai đã biến núi rừng Trường Sơn thành đất trống đồi trọc, hầu như toàn bộ các loại danh mộc trên tuyến đường Trường Sơn đã biến mất. Rừng cũng đã trơ trọi, thay vào đó là hàng ngàn ngôi nhà mới mọc và hàng triệu lô đất đợi người mua dọc hai bên đường. [đọc tiếp]

Ảnh hưởng nhà máy điện hạt nhân của Trung quốc và sự an nguy của tổ quốc

27/06/2015 Tiến sĩ Trần Tiễn Khanh & Tiến sĩ Bạch X. Phẻ (Blog Bạch X. Phẻ) -  Nhân duyên chúng tôi, một người học môi sinh và một người học hoá, gặp nhau trên đất Thái trong dịp thuyết trình hai đề tài liên quan đến Môi sinh và cách thức lãnh đạo bằng chánh niệm tại Đại Lễ Phật Đản Vesak 2015 - Tam Hiệp của Liên Hợp Quốc. Sau những ngày tâm sự và làm việc chung, cũng như trước những băn khoăn và ưu tư hướng về tổ quốc. Chúng tôi quyết định viết bài ngắn này để cho người dân nhận thức được những diễn biến có thể xảy ra liên quan đến sự an nguy của đất nước.  Trong năm 2015 này, có hai nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đưa vào hoạt động mà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.

Chúng tôi đã dùng mô hình READY/HYSPLIT của Cơ quan Khí quyển và Hải dương học (NOAA) của Hoa kỳ để khảo sát lộ trình của phóng xạ trong trường hợp nhà máy Fengchenggang gặp sự cố. Theo bản đồ dưới đây, mô hình READY cho biết phóng xạ dưới ảnh hưởng của gió mùa đông bắc sẽ quay về hướng tây-nam, dọc theo bờ biển Bắc bộ, vào đất liền theo hướng tây-bắc trước khi quay ngược về Trung quốc. Lộ trình này cho thấy các thành phố lớn như Hà nội và Hải phòng sẽ bị ảnh hưởng. Đây là một thảm họa to lớn mà chúng ta nên biết để đề phòng. [đọc tiếp]   

Phát hiện thịt thối trữ đông 40 năm ở Trung Quốc đi qua ngả VN

25/06/2015 (VOA) - Chính quyền Trung Quốc đã thu giữ hơn 100.000 tấn thịt ‘lậu’ mà một số trong đó được trữ đông hơn 40 năm.

Số thịt đông trị giá tới hơn 400 triệu đôla bị phát hiện và thu giữ trong một chiến dịch trên toàn quốc.

Một quan chức tỉnh Hồ Nam, nơi 800 tấn thịt bị tịch thu, được báo chí trích lời nói rằng thịt hôi thối tới mức ông đã suýt nôn ọe.

Tờ China Daily dẫn lời một quan chức tỉnh Quảng Tây, khu vực giáp với Việt Nam, cho biết một số thịt được lưu trữ từ những năm 70. [đọc tiếp]

Hà Nội và cây xanh

24/06/2015 Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam (RFA) - Chưa năm nào giống như năm nay, người Hà Nội phải liên tục chứng kiến hàng loạt tại ương về môi sinh do con người và thiên nhiên gây ra. Trong đó, những tai ương môi sinh do con người chiếm phần lớn, những tai ương do thiên nhiên gây ra vốn không đáng kể nhưng do sự cẩu thả, vô tâm của con người lại hóa thành trầm trọng. Chuyện cây xanh trong thành phố bị chặt hạ, mùi nhựa cây vẫn còn phảng phất đâu đó thì liền sau đó, sấm sét một lần nữa làm điếng hồn người dân Hà Nội.

Câu chuyện hàng loạt cây xanh Hà Nội bị chặt phá vô tội vạ, ban đầu lý do đưa ra để chặt là để làm đường tàu cao tốc nhưng sau đó người có trách nhiệm trong công trình đường tàu cao tốc nói rằng họ chưa bao giờ yêu cầu chặt cây xanh cho dự án này, người dân bức xúc, tuần hành phản đối. Nhưng sau đó người ta vẫn tiếp tục chặt hạ, chém cây xanh cho chảy máu, suy yếu để tiếp tục chặt… [đọc tiếp]

Cái chết của Mekong, Dòng sông Phật giáo

16/06/2015 TS Trần Tiễn Khanh (Thư Viện Hoa Sen) - Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, sông Cửu Long dài 4500 km và sông dài thứ 12 trên thế giới, chảy qua sáu quốc gia bao gồm Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Theo dòng chảy, sông được gọi là sông Lan Thương ở Trung Quốc, Mekong ở Myanmar, Lào và Thái Lan, và cuối cùng là sông Cửu  Long vì chảy ra biển qua chín cửa sông ở miền nam Việt Nam.

Trong hai mươi năm qua có một chương trình khai thác thủy điện trên sông Mekong (Richard Cronin, 2010; Scott Pearse-Smith, 2012). Tính đến năm 2014, có 26 đập thủy điện trên dòng chính, 14 đập trên sông Lan Thương (tên của thượng nguồn Sông Mekong ở tỉnh Vân Nam của Trung Quốc) và 12 đập trên hạ nguồn Mekong. Trung Quốc và Lào đã nói rằng tất cả các dự án phát triển thủy điện và giao thông trên mang lại lợi ích lớn cho các nước hạ nguồn.

Trái với những tuyên bố của các công ty xây dựng, đập thủy điện gây ra thảm họa kinh tế và môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người ở các nước hạ nguồn. [đọc tiếp] - [english]

Chế độ chính trị và môi sinh

08/06/2015 Huỳnh Ngọc Tuấn (Thông Luận) -  Thoạt nhìn chế độ chính trị của một quốc gia và môi trường sống là biệt lập không có quan hệ gì với nhau, nhưng thực ra chế độ chính trị và môi trường sống có quan hệ hỗ tương một cách khá kỳ lạ.

Nhìn trên bản đồ thế giới, chúng ta thấy các nước Tự do- Dân chủ luôn có môi trường sống tốt hơn rất nhiều so với các chế độ độc tài chuyên chế.

Trung Cộng ngày hôm nay là một “bệnh nhân” với nhiều căn bệnh nan y. Trong đó ô nhiễm môi trường là một căn bệnh trầm trọng nhất sau căn bệnh bất bình đẳng xã hội có thể dẫn đến bạo loạn khi thời cơ đến làm sụp đổ chế độ độc tài, độc ác nhất hành tinh.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là một mô hình thu nhỏ của người đàn anh Trung Cộng.

Tăng trưởng kinh tế theo kiểu “mì ăn liền” đã để lại một hậu quả trầm trọng về môi sinh mà bản thân năng lực nền kinh tế của Việt nam không giải quyết nổi. [đọc tiếp]

Báo động thâm hụt thương mại với TQ

08/06/2015 (BBC) - Đại biểu Quốc hội cho hay thâm hụt thương mại Việt-Trung năm 2014 theo phía Trung Quốc là 43,8 tỷ đôla, gấp rưỡi con số Việt Nam công bố.

Tiến sỹ kinh tế Mai Hữu Tín, đại biểu tỉnh Bình Dương, sáng thứ Hai 8/6 đã có bài phát biểu được báo chí Việt Nam mô tả là "chấn động nghị trường", trong đó ông nói về "một nền kinh tế ngầm" trong giao thương với Trung Quốc.

Ông Tín nói đang có sự chênh lệch đáng kể giữa số liệu thống kê của Việt Nam với con số mà phía Trung Quốc đưa ra.

Thí dụ trong năm ngoái, theo phía Trung Quốc, Việt Nam xuất sang nước này 19,4 tỷ đôla hàng hóa, cao hơn con số của Việt Nam trên 30%. Thế nhưng cũng theo thống kê của Trung Quốc, Việt Nam nhập của nước này 63,7 tỷ đôla hàng hóa, cao hơn đến 45% so với công bố của phía Việt Nam.

Ông được dẫn lời nói: "Có nghĩa là riêng 2014, thâm hụt thương mại Việt Nam với Trung Quốc là 43,8 tỷ đôla, cao hơn rất nhiều so với con số 29,8 tỷ mà chúng ta công bố. Một khoản chênh lệch gần 15 tỷ đôla". [đọc tiếp]

Cái chết được báo trước!

04/06/2015 Tô Văn Trường (Bauxite Việt Nam) - Báo chí đã đăng thông tin nhà máy thép Hà Tĩnh (Vũng Áng) bị phá sản phải đóng cửa. Đây là Liên hợp Gang Thép Vạn Lợi Hà Tĩnh được đưa vào Qui hoạch theo Quyết định số 694/QĐ-BCT ngày 31/01/2013, công suất sản xuất là 0,5 triệu tấn phôi thép vuông/năm, đi vào sản xuất từ 2020.

Thực ra, Liên hợp này khởi công từ 2008 và sẽ đi vào sản xuất năm 2010, đã mua sắm nhiều thiết bị của Trung Quốc và gặp “trục trặc” về vốn từ 2009, đến 2010 đã phải dừng lại. Nhưng Bộ Công Thương vẫn đưa vào Qui hoạch!?

Đó là cái chết được báo trước! Hay nói theo cách khác, tư duy kiểu ấy, không chết mới là lạ! [đọc tiếp]

Trên bàn cờ Mekong: những con đập thuỷ điện và tỵ nạn môi sinh

01/06/2015 Ngô Thế Vinh (Bauxite Việt Nam) -  Với chiều dài 4,800 km, Mekong là con sông lớn thứ ba Châu Á và là thứ 11 của thế giới. Sự phong phú của hệ sinh thái sông Mekong chỉ đứng thứ hai sau con sông Amazon.

Tiềm năng thuỷ điện của sông Mekong khoảng 60,000 MW: Lưu vực Trên 28,930 MW là nửa khúc sông nằm trong lãnh thổ Trung Quốc; và Lưu vực Dưới 30,000 MW là khúc sông Mekong hạ lưu chảy qua 5 quốc gia Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. Chuỗi 12 con đập dòng chính hạ lưu chủ yếu nằm trong hai nước Lào và Cam Bốt.

Hiện nay Trung Quốc đang xây con đập thứ 8: đập Miêu Vĩ / Miaowei sẽ hoàn tất phát điện năm 2016(2), và TQ cũng tiếp tục xây thêm những con đập khác trên dòng chính con sông Lan Thương / Lancang Jiang – tên TQ của sông Mekong.

Hơn 20 triệu cư dân ĐBSCL đang trước nguy cơ: mất nguồn nước ngọt, mất nguồn phù sa, và cả vùng châu thổ phì nhiêu đang chìm dần trong biển mặn. Hậu duệ của những thế hệ dũng mãnh tiên phong khai phá trong cuộc Nam tiến cách đây mới ba trăm năm, thì nay đang bị bất động, không được quyền cất tiếng nói ngay trên đất nước mình và đang chấp nhận lùi bước trước thảm hoạ bị xoá đi cả một nền Văn Minh Miệt Vườn và trong một tương lai không xa, rồi ra trên tầm vóc quốc gia, sẽ có những đợt tỵ nạn môi sinh / ecological refugees vào giữa thế kỷ 21 này. Nhưng sẽ đi về đâu?

Cuối thế kỷ qua, hàng triệu người Việt Nam đã được nhập cư vào các quốc gia khác với quy chế tỵ nạn chính trị / political refugees nhưng có lẽ sẽ không một quốc gia nào chấp nhận hàng triệu người tỵ nạn môi sinh, không được coi như tỵ nạn chính trị. [đọc tiếp]

Tại sao phải bỏ ngay lập tức dự án lấp sông Đồng Nai?

16/05/2015 Anh Vũ (RFA) - Tại hội thảo “Phát triển bền vững lưu vực sông - thách thức và giải pháp” do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp và Mạng lưới sông ngòi VN tổ chức, các nhà khoa học đã thống nhất kiến nghị cần phải dừng và hủy bỏ dự án lấp sông Đồng Nai ngay lập tức. Tại sao các nhà khoa học lại có kiến nghị kiên quyết như vậy?

Việc UBND tỉnh Đồng Nai đồng ý cho Công ty cổ phần Toàn Thịnh Phát khởi công dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai”, theo các chuyên gia về thực chất đây là dự án lấn sông Đồng Nai để phục vụ nhu cầu kinh doanh.

Dự án này với quy mô 8,4 ha, nằm dọc theo sông Đồng Nai. Trong đó hơn 7,7 ha là mặt nước, chỉ có hơn 0,6 ha là đất đang hiện hữu. Đặc biệt dự án này sẽ lấn ra sông đoạn hẹp nhất là 30m, còn đoạn rộng nhất là 100m.

Hầu hết các chuyên gia và nhà quản lý đều cho rằng, dự án này sẽ là một hiểm họa vô cùng lớn không chỉ cho môi sinh, mà ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển kinh tế - xã hội trên một diện rộng ở khu vực Đông Nam Bộ. [đọc tiếp]

Tuyên bố của nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh” về vụ thành viên Nguyễn Chí Tuyến bị hành hung

13/05/2015 (Dân Làm Báo) - Vào lúc 7h30 sáng 11/5/2015, anh Nguyễn Chí Tuyến (tức Facebooker Anh Chí), thành viên của nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh”, đã bất ngờ bị 5 kẻ bịt mặt chặn đánh trên đường Ngọc Thụy (quận Long Biên), sau khi anh vừa đưa con đến trường học.

5 kẻ này dùng tuýp sắt nện vào đầu và người anh Chí Tuyến, gây thương tích nặng nề. Sau đó một số thành viên của nhóm Vì Một Hà Nội Xanh, được tin báo, đã gọi xe cấp cứu đưa anh vào bệnh viện. Các bác sĩ đã tiến hành khâu vết thương dài 6cm trên đầu anh. Hiện anh vừa ra viện.

Nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh” tuyên bố:

- Chúng tôi không sợ hãi và sẽ không lùi bước trong cuộc đấu tranh vì lợi ích chung - bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh Hà Nội, thúc đẩy chính quyền minh bạch và có trách nhiệm giải trình. [đọc tiếp]

Người Cham và dự án điện hạt nhân

29/04/2015 Inrasara (Save VietNam's Nature) - 1. Pangdurangga (gồm tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay) là khu vực địa lí - lịch sử cực nam trong 4 khu vực thuộc vương quốc Champa cổ. Suốt chiều dài lịch sử đầy biến động của vương quốc, khu vực này luôn chịu thiệt. Về mọi mặt. Xa trung tâm văn hóa lớn là vùng Amaravati thời Champa hưng thịnh, nó ít được ưu ái; không biết bao lần bị đoàn quân Khmer xâm lăng mà dân Pangdurangga phải đơn thương chống cự, rồi sau đó khi vương quốc suy yếu, một mình Pangdurangga phải chịu trận để thay mặt cả dân tộc mà tồn tại. Tồn tại theo đúng tính cách của người Pangdurangga. Vị trí địa lí cùng hoàn cảnh sống buộc nó tự trang bị tinh thần độc lập. Tinh thần độc lập cùng sự đề kháng được tôi luyện thế hệ này qua thế hệ khác làm nên sức chịu đựng đến lì lợm.

Nhà trưng bày Văn hóa Cham Inrahani vừa được tôi dựng lên ở làng Caklaing vào năm 2010 được xem là “một cách khiêm tốn để níu người Cham ở lại với đất”. Cạnh đó, tháng 4-2012, tôi cũng hoàn thành tiểu thuyết Tcherfunith (chữ viết tắt kết từ Tchernobyl + Fukushima + Ninh Thuận).

23-8-2013, qua tác động của tuyên truyền một chiều, một người Cham: ông Báo Văn Trò đã khẳng định là Điện hạt nhân an toàn tuyệt đối; rồi một người Kinh khác là ông Ngô Khắc Cần - Hội trưởng Hội Người Cao Tuổi tại địa phương dự án Thái An - sau chuyến đi Nhật tham quan nhà máy ĐHN, đã nói với bà con rằng chỉ “nguyên tử” mới nổ, chứ điện hạt nhân thì an toàn, thì người Cham hoàn toàn mất tin tưởng. [đọc tiếp] - [english]

Hà Nội: CA dẹp tan cuộc tuần hành áo dài bảo vệ cây xanh

26/04/2015 (Tiếng Dân) - Bất chấp lệnh cấm biểu tình của nhà cầm quyền Hà Nội, sáng ngày 26/4/2015, rất đông người dân vẫn tiếp tục xuống đường tuần hành chống âm mưu chặt hạ cây xanh, yêu cầu minh bạch và phản đối hành vi bạo lực nhắm vào những người bảo vệ cây.

Giữa vòng vây CA dầy đặc, lúc 9 giờ sáng chủ nhật, cuộc biểu tình được bắt đầu với sự xuất hiện của khoảng 10 phụ nữ trong tà áo dài tha thướt. Một hình ảnh rất đẹp trong buổi sáng chủ nhật Hồ Gươm.

Hình ảnh gửi đi trên các mạng xã hội cho thấy có sự xuất hiện của những người phụ nữ kiên cường như chị Trần Thị Nga, gia đình dân oan Nguyễn Thị Thúy, bà Trần Thị Hài...

Dù vậy, những hình ảnh rất đẹp trong một buổi sáng ở Hồ Gươm đã nhanh chóng bị lực lượng CA kéo đến đàn áp và quấy phá. Đoàn biểu tình bảo vệ cây xanh liên tục bị ngăn cản, xô đẩy khi bắt đầu cuộc tuần hành.

Sau đó, CA bất ngờ kéo đến bắt bớ thô bạo hàng chục người biểu tình mặc áo dài đưa lên 1 chiếc xe bus đậu sẵn rồi chở đi mất.

Video được phổ biến trên các mạng xã hội cho thấy nhiều cô gái trẻ dù mặc áo dài nhưng vẫn bị lực lượng an ninh lôi xềnh xệch trên đất một cách hết sức thô bạo.

Được biết, ít nhất 20 người hiện đã bị đưa về giam giữ tại trụ sở CA quận Long Biên, Hà Nội.

Cập nhật: Lúc 16 giờ, ngững người bị giữ đã ra khỏi đồn công an quận Long Biên, Hà Nội.

Học gì từ chính sách kinh tế của VNCH?

25/04/2015 (BBC) - Việt Nam ngày nay nên học chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong cách nhìn về kinh tế thị trường cũng như cách đào tạo, trọng dụng nhân tài.

Nhận định trên được chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, một Việt kiều Mỹ nay đang sống ở Việt Nam, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 23/4.

Ông Thành cũng cho rằng "dư âm của nền kinh tế tập trung" đang hạn chế sự phát triển của Việt Nam trong thời điểm hiện tại, cũng như trong tương lai. [đọc tiếp]

Cẩn trọng với điện hạt nhân

25/04/2015 Tô Văn Trường (Bauxite Việt Nam) - Với trình độ công nghệ hiện nay, việc sử dụng năng lượng hạt nhân để sản xuất điện (nhà máy điện hạt nhân) vấp phải hai vấn đề lớn về kỹ thuật, đó là kỹ thuật đảm bảo an toàn cho lò phản ứng và kỹ thuật xử lý chất thải.

Trong trường hợp có sự cố lớn thì cái giá phải trả sẽ là thảm họa cả về chính trị, kinh tế xã hội và môi trường vì thế mà sự tồn tại của một lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân, dù an toàn đến mấy cũng khiến cho dân cư sống quanh nhà máy và khu vực bị ám ảnh, tâm lý bất an.

Công nghệ hạt nhân là một công nghệ hết sức tinh vi, hiện đại nhưng cũng rất nguy hiểm, “sai một li đi vạn dặm”. Công nghệ này chỉ có thể phát triển, áp dụng được ở các quốc gia có một nền công nghệ phát triển và dân trí cao.

Việt Nam là nước nhỏ mà hẹp, nghĩa là vấn đề an toàn hạt nhân phải được quan tâm đặc biệt. [đọc tiếp]

Sự cố phóng xạ ở Vũng Tàu và những điều đáng sợ sẽ xảy ra

19/04/2015 TK Tran (Bauxite Việt Nam) - Giữa tháng 9 năm ngoái công luận ở cả Việt Nam xôn xao về việc một thiết bị chụp ảnh phóng xạ có chứa nguồn Iridium-192 của công ty APAVE bị mất cắp ở Sài Gòn. May mắn là sau 6 ngày tìm kiếm ráo riết, người ta đã lấy lại được thiết bị này trong tình trạng nguyên vẹn, không bị phá hỏng hay tháo gỡ. Câu chuyện vẫn còn nóng hổi, chưa chìm vào quên lãng, thì chỉ 6 tháng sau, lại có tin một thiết bị phóng xạ khác chứa Cobalt-60 bị mất ở Vũng Tàu, Cho tới nay, sau 3 tuần khẩn cấp tìm kiếm, vẫn chưa có manh mối cụ thể nào, mặc dù Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã chỉ đạo "bằng mọi giá (phải) tìm kiếm được nguồn phóng xạ trong thời gian sớm nhất" và loan báo sẽ có khen thưởng cho người tìm được. Theo dõi các thông tin về việc này trên báo chí, người đọc không khỏi kinh ngạc khi biết rằng thiết bị đã bị mất từ nhiều tháng nay sau khi được tháo ra từ dây chuyền sản xuất thép của hãng Pomina 3 ở huyện Tân Thành. Sự việc chỉ bị lộ ra khi người chịu trách nhiệm an ninh phóng xạ hết nhiệm vụ bàn giao giấy tờ, thiết bị cho người kế nhiệm. Trong suốt nhiều tháng trời, không ai biết tới thiết bị này trôi nổi ở đâu. [đọc tiếp]

Bình Thuận: Người biểu tình đụng độ công an

16/04/2015 (BBC) - Nhiều người bị thương sau khi cuộc biểu tình phản đối một nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm môi trường leo thang thành bạo lực.

Người dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận cáo buộc Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 xả bụi xỉ than gây ô nhiễm môi trường.

Giới chuyên gia cảnh báo việc rò rỉ bụi xỉ than có thể gây tác hại đến phổi, đường hô hấp và nguồn nước, đồng thời cho rằng vụ việc thuộc trách nhiệm của cả doanh nghiệp điều hành nhà máy lẫn chính quyền địa phương.

Các cuộc biểu tình bắt đầu hôm 14/4 khá ôn hòa, với sự tham gia của hàng trăm người, nhưng sau đó đã leo thang thành bạo lực trong chiều tối 15/4.

Vụ việc đã gây tắc nghẽn 50km trên đường Quốc lộ 1A.

Một số video đăng tải trên mạng cho thấy lực lượng an ninh cũng đáp lại bằng lựu đạn khói, hơi cay.

Đến 23:00 giờ, sau khi lực lượng cảnh sát rút lui, người dân tại đây cũng giải tán. [đọc tiếp]

Cảnh báo Dioxin phát thải vượt 5000 lần mức cho phép

13/04/2015 (RFA) - Đã đến lúc phải chấm dứt ngay tình trạng nước và rác thải từ công nghệ có chứa dioxin vượt quá 5,000 lần mức độ cho phép.

Đó là khuyến cáo được Tiến Sĩ Lê Kế Sơn, nguyên Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Môi Trường của chính phủ Việt Nam đưa ra và được tờ Tiền Phong phổ biến ngày hôm nay.

Trong bài báo, Tiến Sĩ Sơn nói rằng trong những năm qua Việt Nam chú tâm quá nhiều đến độ dioxin từ nguồn gốc chiến tranh, không để ý đến dioxin thải ra từ công nghiệp. [đọc tiếp]

12.4: Người dân Hà Nội tiếp tục xuống đường bảo vệ cây 12/04/2015 (Blog Nguyễn Xuân Diện) Sáng nay Chủ nhật, 12.4.2015, hàng trăm người dân Hà Nội tiếp tục xuống đường bảo vệ cây xanh, phản đối chính quyền Hà Nội tàn sát 6.700 cây xanh, vi phạm Luật Thủ đô; đòi các ông Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy), Nguyễn Thế Thảo (Chủ tịch UBND Tp), Phan Đăng Long (Phó ban tuyên giáo thành ủy), Lê Văn Dục (PGĐ Sở Xây Dựng) từ chức. (Ảnh trích từ Blog Nguyễn Xuân Diện). Hôm nay không thấy Ban Tuyên giáo Hà Nội tung ra lực lượng DLV để phá quấy. [đọc tiếp]Án tù vì chặt cây ở Biên Hòa – Nhìn lại vụ đốn hạ cây xanh ở Hà Nội

11/04/2015 Hải Ninh (RFA) - Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai kết án tù đối với tám người cư ngụ tại thành phố Biên Hòa với tội “huỷ hoại tài sản”. Những người này được cho là đã chặt 12 cây tràm do lâm trường Biên Hòa quản lý, gây thiệt hại hơn 10 triệu đồng. Bảy trong số tám người này vừa lên tiếng kêu oan.

Vụ án này gây chú ý trong bối cảnh ở thủ đô Hà Nội nhiều cây xanh tốt tươi bị chặt mà vấn đề qui trách nhiệm vẫn chưa rõ ràng.

Trong phiên sơ thẩm hồi tháng 12 năm 2014, Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai tuyên phạt 5 bị cáo mức án 5 tháng, bốn ngày tù. Số ngày này tương đương với thời gian tạm giam, vì thế họ được thả ngay lập tức tại tòa. Ba bị cáo khác thì bị tuyên phạt sáu tháng tù nhưng được hưởng án treo.

Luật sư Trần Vũ Hải, bào chữa cho các bị cáo, cho biết: “... Trung tâm lâm nghiệp tỉnh Biên Hòa cho rằng họ đã chặt 24 cây tràm cho trung tâm này trồng. Tuy nhiên, họ phản đối, vì họ cho rằng chỉ có 12 cây bị chặt và 12 cây này khi họ được giao từ năm 2005 thì còn bé tí, và bây giờ lớn lên như vậy thì thuộc quyền quản lý của họ và có thể chặt.” Ông Hải cho biết chính bên trung tâm lâm nghiệp cũng thừa nhận những cây kể trên đã đến lúc chặt đi. [đọc tiếp]

Người Việt Nam cũng biết sợ phóng xạ ?

11/04/2015 Thục Quyên (Save Vietnam's Nature) - Bức ảnh vài chục công nhân lam lũ với nón lá và quần áo thường, có bổn phận bới một bãi rác 100 Ha tìm một "vật thể lạ" vùi sâu dưới 10m rác và không biết trong tình trạng phát phóng xạ ra sao, là hình ảnh sống động và chua chát, biểu tượng cho bãi rác khổng lồ của dân trí Việt Nam với tất cả những tham lam, ích kỷ, vô trách nhiệm của nhà cầm quyền và giới hữu trách. Đó chính là đống rác khủng cần phải được bới tung lên để phơi bày tất cả những hiểm nguy phải trừ khử. Ai là giới hữu trách? Đó là tập thể những người liên quan đến ngành bức xạ và hạt nhân, đã đóng góp trực tiếp hay gián tiếp bằng sự im lặng cho tới ngày nay, để nhà cầm quyền có thể huyênh hoang tuyên bố tới cả một chương trình vĩ đại xử dụng năng lượng hạt nhân mà không có lấy những chương trình quản lý tối thiểu những nguồn phóng xạ dùng trong y tế và công nghệ. [đọc tiếp]

Lò đốt rác VN gây nhiễm dioxin: chuyên gia

10/04/2015 (RFA) - Những lò đốt rác công nghiệp và y tế tại Việt Nam là mối nguy ô nhiễm chất dioxin cho người dân. Nhiều chuyên gia trong nước hôm qua đồng ý với kết qủa nghiên cứu được đưa ra cho thấy tỷ lệ dioxin nguy hiểm lâu  nay vẫn thải ra từ các lò đốt rác công nghiệp và y tế tại nhiều nơi trên cả nước. [đọc tiếp]

Đoàn Nghị viện châu Âu đánh giá mức độ sẵn sàng của Việt Nam trong việc ký kết thỏa thuận thương mại với EU

08/04/2015 (EEAS) - Mức độ sẵn sàng của Việt Nam trong việc ký kết hiệp định tự do thương mại đang đàm phán với EU, được Đoàn Nghị sĩ từ Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện châu Âu hiện tại đang có chuyến thăm Việt Nam từ 6 đến 9 tháng 4 đánh giá. Quá trình đàm phán với Việt Nam hiện đang ở những vòng cuối cùng và Nghị viện châu Âu sẽ đóng vai trò là cơ quan đưa ra sự đồng thuận để có thể hiệu lực hóa thỏa thuận này.

Liên minh châu Âu là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi đó Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 32 của EU. Các vòng đàm phán hiệp định tự do thương mại giữa hai bên được khởi động vào tháng Sáu năm 2012 và được kỳ vọng là sẽ kết thúc trong năm 2015 này. Dệt may là ngành công nghiệp tạo ra nhiều việc làm nhất và đồng thời cũng là lĩnh vực có khả năng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Trong một Nghị quyết của các Thành viên Nghị viện Châu Âu (MEPs) được thông qua năm 2014, cơ quan này đã bày tỏ rằng người lao động Việt Nam cần được tôn trọng hơn, và quyền của các Hiệp hội thương mại tại đây cũng cần được cải thiện bằng việc thông qua Công ước của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO). [đọc tiếp] - [english]

Từ lấp sông Đồng Nai đến lấp biển ở vịnh Cam Ranh

08/04/2015  Khánh Hòa (Danlambao) - Thời gian qua dư luận cả nước xôn xao việc Công ty cổ phần đầu tư - kiến trúc - xây dựng Toàn Thịnh Phát được cấp phép lấp sông Đồng Nai 7,7 ha để thực hiện dự án "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai", khiến các nhà khoa học, môi trường, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam và cả người dân đồng loạt lên tiếng phản đối.

Với dự án (đang được triễn khai) “Khu du lịch và đô thị ven vịnh Cam Ranh” UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra các quyết định thu hồi gần 1500 ha đất ở của người dân, chưa kể hàng ngàn ha đất ao đìa đang là nguồn sống của hàng ngàn hộ dân không được trình, lách và qua mặt Thủ Tướng. [đọc tiếp]

Thất lạc nguồn phóng xạ ở Vũng Tàu

07/04/2015 (BBC) - Giới chức ở Bà Rịa-Vũng Tàu hối hả tìm kiếm nguồn phóng xạ bị thất lạc một thời gian nay từ nhà máy luyện phôi thép Pomina.

Được biết dây chuyền sản xuất của nhà máy Pomina 3, đặt tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, có 5 nguồn phóng xạ. Một trong số đó, vốn dùng để đo mực thép lỏng trên dây chuyền sản xuất thép, gặp sự cố phải tháo cất đi từ hồi tháng 1/2015 chờ thay thế. [đọc tiếp] - [english] - [français] - [deutsch]

Tác động của phúc trình "Rubber Barons" của Global Witness

07/04/2015 Gia Minh (RFA) - Cách đây gần hai năm, Global Witness, tổ chức có trụ sở chính tại Anh Quốc, chuyên vận động đưa ra ánh sáng những hoạt động gây tác hại cho môi trường, xã hội công bố phúc trình về hoạt động đầu tư trồng cao su của hai đơn vị Việt Nam là Tổng công ty Cao Su Nhà nước  và Hoàng Anh Gia Lai tại Lào và Kampuchia. Hoạt động đó gây nên nhiều tác động bất lợi về môi trường và xã hội cho cư dân địa phương nơi bị lấy đất để trồng cao su.

Từ đó đến nay đã có những chuyển biến gì đáng chú ý?

Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này Gia Minh có cuộc nói chuyện với bà Megan MacInnes phụ trách về vấn đề vừa nêu nhân dịp bà sang Washington DC để có trình bày về tình hình liên quan. [đọc tiếp]

VN ‘sắp vào khu vực FTA’ với Nga

06/04/2015 (BBC) - Hà Nội và Moscow sắp ký kết thỏa thuận để hình thành một khu vực mậu dịch tự do, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev được dẫn lời nói khi ông đang có chuyến thăm chính thức kéo dài ba ngày đến Việt Nam.

Cũng trong chuyến thăm này, tập đoàn Gazprom Neft của Nga cũng cho biết họ sẽ mua 49% cổ phần của công ty điều hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất, hãng tin Anh Reuters cho biết.

Thỏa thuận mà ông Medvedev nhắc tới là khu thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU). Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU) là một liên minh các nền kinh tế nằm ở phía bắc lục địa Á-Âu được hình thành theo hiệp định được ký kết vào tháng 5 năm 2014 và có hiệu lực vào đầu năm 2015, bao gồm các nước Nga, Belarus và Kazakhstan. [đọc tiếp]

'Tôi kinh ngạc về vụ chặt cây Hà Nội'

05/04/2015 Quốc Phương (BBC) - Một kiến trúc sư đô thị từng có hai thập niên tham gia tư vấn cho các dự án bảo tồn phố cổ hợp tác Pháp - Việt ở Hà Nội tỏ ra 'kinh ngạc' khi được biết về dự án 'chặt hạ cây xanh' hàng loạt gây tranh cãi vào mùa xuân 2015.

Trao đổi với BBC Việt ngữ, ông Pierre Cambon, kiến trúc sư đô thị, nguyên cố vấn Tòa thị chính thành phố Toulouse, miền Nam nước Pháp, về bảo tồn, phục chế nói:

"Tôi đã rất kinh ngạc khi biết tin về dự án, bởi vì có vẻ với tôi, trong văn hóa Việt Nam, cũng như đương nhiên trong văn hóa phương Đông, việc tôn trọng, quý mến cây xanh, như là một thành tố văn hóa Việt, do đó quyết định vừa rồi với tôi có vẻ lệch hoàn toàn so với quan niệm về văn hóa Việt Nam." [đọc tiếp]

Hà Nội và 6700 bóng cây xanh

29/03/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong những ngày qua một sự kiện đã làm cho người dân Hà Nội nói riêng và cộng đồng người Việt ở khắp nơi quan tâm và bức xúc, đó là việc các quan chức Hà Nội quyết định đốn hạ 6700 cây xanh.

Và cũng trong những ngày qua hình ảnh những người Hà Nội tự động xuống đường để bảo vệ cây xanh của thành phố, chống lại cuộc “tàn sát cây cổ thụ” liên tiếp diễn ra với những biểu ngữ “Cây xanh là nguồn sống”, “Hãy chấm dứt cuộc tàn sát cây xanh !”, “Chặt cây là hủy hoại môi trường sống”.

Hàng loạt câu hỏi được đặt ra chung quanh việc chặt cây xanh: Vì sao phải chi tới 35 triệu để đốn hạ một cây ? Tại sao lại mập mờ với người dân trong chủng loại cây thay thế ? và nhiêu câu hỏi khác nữa mà phía cầm quyền vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng, thậm chí vòng vo, đổ lỗi cho nhau. Nói chung là mờ ám và thiếu minh bạch !

Để hiểu rõ sự việc mời quý vị theo dõi phần nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Đức với phóng viên Trần Quang Thành sau đây.

189 tấn chất độc – thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf Tân Sơn Nhất mỗi năm

26/03/2015 TS Nguyễn Bách Phúc và TS Nguyễn Đăng Diệp (basam) - Đã có rất nhiều người lên tiếng, phân tích tác hại của việc xây dựng sân golf trong khu dân cư. Trong bài này chúng tôi chỉ tính toán số lượng thuốc trừ sâu sẽ đổ vào sân golf Tân Sơn Nhất (TSN) hàng năm.

Cỏ sân Golf là linh hồn và là chuẩn mực để đánh giá sân Golf, có 2 loại cỏ thường sử dụng: Cỏ Green là loại cỏ nhỏ, trồng gần lỗ golf và cỏ Fareway, được trồng phía ngoài. Mới chỉ tính loại thuốc trừ sâu bón gốc cỏ, chưa tính loại thuốc trừ sâu phun, xịt thì mỗi năm mặt đất sân golf TSN tiếp nhận: 8,692 Tấn/năm + 180,776 Tấn/năm = 189,468 Tấn/năm.

Xin nhắc lại câu chuyện người dân thuộc xóm Gốc Đa, nơi liền kề với sân golf Tam Đảo không ít lần kiến nghị vì mỗi lần sân golf phun thuốc trừ sâu và thuốc giữ ẩm cho cỏ là bầu không khí nồng nặc mùi hóa chất gây ngột ngạt, khó thở. Nước thải của sân golf được chảy trực tiếp ra mương thủy lợi. Một lượng lớn hóa chất từ sân golf ngày càng ngấm sâu vào nguồn nước đe dọa sức khỏe của người dân. Nguồn nước sinh hoạt ở đây đang có biểu hiện nhiễm hóa chất. Nước xuất hiện mùi khét khó chịu, dù được đun sôi nhưng ít ai dám uống. [đọc tiếp]

Số phận những cây gỗ sưa giá hàng chục tỷ?

20/03/2015 Blogger Phạm Viết Đào (BBC) - Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội theo số liệu của cơ quan chức năng có khoảng 120.000 cây xanh bóng mát được trồng trên gần 3000km đường đô thị, tỉnh lộ, quốc lộ.

UBND Hà Nội cho biết, trên địa bàn có 3.781 cây sưa được trồng chủ yếu trên các hè phố và nằm rải rác tại 24 quận, huyện. Những cây sưa lớn có giá trị kinh tế cao. Từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra 19 vụ đối tượng cưa trộm cây gỗ sưa đỏ,...

Trong thời gian bị tù vừa qua, tôi có dịp sống chung cùng buồng giam với một bạn tù là thợ mộc, quê ở Chàng Sơn, Hà Tây cũ; anh này làm nghề thợ mộc và buôn lậu gỗ sang Trung Quốc. Anh bạn tù đã chỉ cho tôi biết những góc đường nào của Hà Nội có những cây gỗ sưa có giá mà anh ta đã từng đến ngắm nghía để chờ cơ hội. Có một số cây rất có giá theo anh cho biết nằm ở góc đường Hoàng Hoa Thám, trong công viên Bách Thảo gần Phủ Thủ tướng. Mấy cây sưa này theo tính toán của đám sưa tặc thì có giá mỗi cây phải trên 300 tỷ VNĐ. [đọc tiếp]

Thư ngỏ của các Tổ chức và Công dân Thành phố Hà Nội về việc chặt và thay thế 6.700 cây xanh

19/03/2015 Tử tế là (Dân quyền) - Kính gửi: Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội

Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội

Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội

Là những tổ chức và công dân của thành phố Hà Nội, chúng tôi rất quan tâm và lo ngại về Dự án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị Hà Nội đang diễn ra, với 6700 cây đã và sẽ bị chặt hạ. Mục đích của dự án là làm đẹp cho Hà Nội, người dân hiểu và ủng hộ điều đó. Tuy nhiên, hiện nay, do thiếu thông tin cụ thể về dự án, việc chặt cây diễn ra hàng ngày ở các phố đang gây ra nhiều dư luận và thắc mắc trong công chúng. ...

Chúng tôi đưa ra ba đề nghị trên với mong muốn cùng chính quyền thành phố Hà Nội thực hiện tốt Hiến pháp 2013, cụ thể về Quyền tiếp cận thông tin, Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân, và nghĩa vụ tương ứng của Nhà nước (Chương II, Điều 25 và Điều 28), Luật Bảo vệ Môi trường và Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về Thực hiện Dân chủ ở Xã, Phường, Thị trấn. [đọc tiếp]

Nỗi đau Hà Nội!

19/03/2015 Mạc Văn Trang (Bauxite Việt Nam) - Những ngày đầu năm Ất Mùi (2015) Hà Nội có nhiều chuyện lùm xùm phản văn hóa, khiến người Hà Nội phản ứng dữ dội, có người gọi là “ném đá”! Nhưng đó là những chuyện liên quan đến một vài cá nhân kệch cỡm, một vài hủ tục của địa phương riêng lẻ. Riêng hai chuyện mới xảy ra, vẫn đang diễn biến, phải nói là NỖI ĐAU HÀ NỘI.

Chuyện thứ nhất, ngày 14 tháng 3 năm 2015, những người dân yêu nước đến Đài tưởng niệm các Liệt sỹ và Tượng đài Lý Thái Tổ để dâng hương hoa, tưởng nhớ anh linh 64 liệt sĩ đã hy sinh trên đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988, thì bị một đám thanh niên quậy phá, gây sự, mắng mỏ, ghi hình, đe dọa… Đám thanh niên nam nữ ấy mặc áo đỏ, có in ngôi sao vàng ở phía trước và biểu trưng với quốc huy Việt Nam và dòng chữ “DLV”, “Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc”ở sau lưng.

Nỗi đau thứ hai, giữa tiết xuân phân mát dịu, Hà Nội “đồng loạt ra quân”, “ào ào như sôi” triệt phá 6700 cây trưởng thành, tươi tốt để trồng cây mới, theo chủ trương của lãnh đạo.

“Theo Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long, việc chặt cây để thay thế cây khác ở Hà Nội do cơ quan quản lý quyết định, không cần thiết phải hỏi ý kiến người dân”…  [đọc tiếp]

Chặt hạ cây xanh đô thị và sự thiếu vắng cơ chế dân chủ trực tiếp

19/03/2015 Luật sư Hà Huy Sơn (Bauxite Việt Nam) - Sự việc chính quyền thành phố Hà Nội tiến hành chủ trương chặt hạ 6.700 cây xanh đô thị để phá bỏ hoặc trồng loại cây mới đã gây thu hút và sự quan tâm rất lớn của công luận không chỉ trên địa bàn Thủ đô.

Phía người dân thì có nhiều ý kiến không đồng tình về chủ trương và cách làm của chính quyền thành phố Hà Nội. [đọc tiếp]

'Cây xanh và trách nhiệm công dân'

19/03/2015 (BBC) - Một nhóm các công dân sống tại Hà Nội gửi thư ngỏ tới lãnh đạo thành phố kiến nghị việc ngưng chặt hàng cây hàng loạt.

Đại diện của nhóm, bà Dương Ngọc Trà cho BBC Tiếng Việt biết sau khi thu thập đủ chữ ký qua mạng thư ngỏ sẽ được gửi tới ba địa chỉ là Hội đồng Nhân dân Thành phố, ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Nguyễn Thế Thảo, và ông Giám đốc Sở Xây dựng. [đọc tiếp]

Một phim tài liệu về môi trường gây sốt tại Trung Quốc

17/03/2015 Gia Minh (RFA) - Bộ phim tài liệu về tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do một cựu nữ phóng viên truyền hình Trung Quốc thực hiện được lưu truyền trên các mạng video vào cuối tháng hai, đầu tháng ba vừa qua gây sốt tại Trung Quốc. Ngay sau đó cơ quan chức năng Hoa Lục ngăn chặn cuốn phim; tuy nhiên lãnh đạo Trung Quốc lại có những tuyên bố mạnh mẽ về tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước này.

Cô Sài Tĩnh, 39 tuổi, là một cựu phóng viên truyền hình Trung Quốc. Cô này cho biết trước đây cô chẳng mấy để ý đến tình trạng khói mù tại hầu hết các nơi tác động đến sức khỏe của 600 triệu con người tại lục địa rộng lớn này. Mãi đến khi mang thai đứa con, và quan ngại không khí bẩn sẽ gây hại cho sức khỏe con mình, cô mới tiến hành làm cuốn phim tài liệu ‘Dưới Vòm Trời’ nói về tình trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc. Cô nói rằng khi mang một sinh mạng khác trong mình, và những gì bạn hít thở, ăn uống đều là trách nhiệm; từ đó bạn phải sợ.

Câu chuyện môi trường ô nhiễm tại Việt Nam lâu nay cũng khá tương tự như bên Trung Quốc. Vấn nạn ô nhiễm được nêu nhiều nhưng biện pháp giải quyết không được thực thi như mong muốn. [đọc tiếp]

Fukushima: sự ngu dốt của mình là sức mạnh của kẻ khác

09/03/2015 Thục Quyên (Save Vietnam's Nature) - ... Tuần trước: giật mình thấy một tấm hình đèn hoa Sài Gòn đăng trên tờ báo Nhật Asahi Shimbun và một bài viết của giáo sư Michiko Yoshii thuộc ngành Truyền thông Quốc tế đại học Okinawa, một người đã từng sống 12 năm tại thành phố Sài Gòn. Từ năm 2005 tới nay bà mới trở lại nơi này trong dịp lễ Giáng sinh-Tết Tây vừa qua, và như các bạn tôi, bà cũng đã chứng kiến Sài Gòn hoa lệ về đêm. Khi nhìn đèn đuốc rực rỡ tại một đất nước mà bà đã từng nghiên cứu và biết rõ hiện trạng, GS Michiko Yoshii lo lắng "Hồ Chí Minh chói sáng nhưng dự án hạt nhân đe dọa nơi chân trời".

Một người đàn bà Nhật có học cao, chẳng khác những bạn tôi và hàng chục hàng trăm ngàn người Việt, giáo sư đại học, bác sĩ, kỹ sư khắp nơi trên thế giới, chẳng chuyên khoa về năng lượng nguyên tử, nhưng người đàn bà này đã nhìn thấy và quan tâm đến sự sống còn của những con người Việt Nam.

GS Michiko Yoshii viết: Là một người Nhật, tôi cảm thấy có trách nhiệm rất lớn, vì Nhật Bản là một quốc gia xuất khẩu công nghệ hạt nhân. Trong khi thành phố (Hồ Chí Minh) đang đếm ngược tới thời khắc giao thừa qua năm mới, tôi cảm thấy ngột ngạt và cuối cùng vào giường ngủ, không xem đốt pháo bông. Tôi quyết định trong năm nay phải làm cái gì đó để ngăn chận Nhật Bản xuất khẩu lò phản ứng hạt nhân qua Việt Nam. [đọc tiếp]

Chết vì phóng xạ

05/03/2015 Thục Quyên (Save Vietnam's Nature) - Ông Nguyễn Bá Thanh có bị đầu độc bằng phóng xạ hay không, điều này thật ra chỉ quan trọng đối với gia đình ông, và có hay không, thì gia đình ông chắc chắn đã biết từ lâu. Ông Thanh đã được đưa qua Singapore, rồi qua Mỹ chữa bệnh, nghĩa là không thể có nghi vấn là nền Y tế Việt Nam không đủ sức hay bị áp lực để không định bệnh chính xác cho ông. Tuy nhiên có rất nhiều khía cạnh trong suốt thời gian phát bệnh và chữa bệnh của ông Thanh đáng được chú ý cũng như cần trở thành những đề tài để học hỏi và suy ngẫm cho mọi người dân Việt. Tại sao chúng ta xôn xao khi nghe tin ông Nguyễn bá Thanh có thể bị đầu độc phóng xạ nhưng chúng ta ù lì không chịu tìm hiểu về những nguy cơ có thể đến, khi ngay tại đất sống của chúng ta và con cháu, sự xử dụng phóng xạ đang được nhà nước khoán trắng vào tay ngoại nhân? [đọc tiếp]Toàn cảnh bức tranh về Bô xit Tây Nguyên 26/02/2015 TS Tô Văn Trường (Bauxite Việt Nam) - Khai thác tài nguyên trong nước và hy sinh môi trường là những điều các nước phát triển đều tránh. Chúng ta cũng đã phải trả giá trong chủ trương tự túc lương thực tại chỗ khi đánh đổi cả 1 ha rừng nguyên sinh lấy mấy tấn sắn, hay chủ trương chuyển "rừng nghèo" sang trồng cao su lập tức bị lạm dụng phá rừng già.

Những bài học đó làm cho dư luận rất quan ngại với dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ mà ngay cả hiệu quả kinh tế cũng chưa tính hết lỗ hay lãi. Sự khác biệt trong cách nhìn nhận 3 mặt bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường) của dự án này chỉ có thể giải quyết nếu các số liệu được công khai minh bạch và có phản biện độc lập...

Thông tin về hiệu quả dự án bauxite trên một số tờ báo vừa qua chỉ có tính chất PR khỏa lấp cho sai lầm đã chót cưỡi trên lưng cọp! Không ai biết sự thật bằng những người trong cuộc. Ông Nguyễn Chân cựu Bộ trưởng Bộ Mỏ và Than có lần chất vấn một vị lãnh đạo của Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam về dự án bô xít Tây Nguyên thì nhận được câu trả lời rất thật : ”Em không làm thì người khác cũng làm vì đã có chủ trương vv…”. [đọc tiếp]

Ô nhiễm môi trường: Trí thông minh nhân loại lâm nguy?

25/02/2015 Minh Anh (RFI) - Chì, bisphenol A, PFCs (perfluorocarbon dùng trong công nghiệp)… Phải chăng những loại hóa chất gây ô nhiễm đang làm xói mòn trí khôn con người? Nhiều dấu hiệu cho thấy sự gia tăng đáng ngại các chứng rối loạn tự kỷ và hành vi đều có liên hệ với các loại chất độc hại này. Chúng làm tổn hại sự phát triển não bộ, có thể làm giảm khả năng nhận thức của những thế hệ tương lai và có những tác động nặng nề lên nền kinh tế và xã hội sau này.

Vào khoảng cuối năm 2014 vừa qua, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Diseas Control & Prevention American) công bố các kết quả thống kê cho thấy sự phổ biến chứng bệnh tự kỷ tại Mỹ có tốc độ tăng nhanh đáng ngại. Theo báo cáo của CDC, trong hai mươi năm gần đây chứng tự kỷ tăng gần như theo hàm số mũ. [đọc tiếp]

Hãy bảo vệ Việt Nam hôm nay cho mai sau - Năm mới không thể mới nếu ta không mới

20/02/2015 Thục Quyên (Save Vietnam´s Nature) - Cho tới nay không còn thiếu những dữ kiện chứng minh phần lớn những thực phẩm Trung quốc tràn ngập thị trường Việt Nam đều mang độc tố. Ai đã lấy thì giờ suy nghĩ duyên cớ nào mà không những Việt Nam đã đặt vào tay Trung Hoa nền kinh tế của mình mà đồng thời cả sức khỏe và sinh mạng của dân tộc? Và quan trọng hơn cả, ai đã nhận định tình trạng này không thể tiếp diễn, cần một sự thay đổi?

Có rất nhiều nghiên cứu Việt Nam cũng như ngoại quốc về tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam (thí dụ như của hội The Water Project Organisation). Tất cả đều đưa đến kết quả là một trong hai nguyên nhân quan trọng là sự thiếu nhận thức của người dân nhưng nguyên nhân chính  là sự yếu kém trong quản lý. Bao nhiêu người Việt nhận thức được hiểm họa ô nhiễm nguồn sống chính của mình là nước và không khí, và hiểu là tình trạng cần một sự thay đổi tức khắc?

Ở Việt Nam, so với ô nhiễm không khí và nguồn nước, vấn đề ô nhiễm phóng xạ nếu xảy ra, thì trầm trọng không thể lường được, nhưng có lợi thế vì chưa (hy vọng) xảy ra. Lý do chánh đáng để ngay bây giờ mọi người phải lấy quyết định: tức khắc thay đổi tình trạng hiện nay.

Năm mới, chúng ta cần chiêm nghiệm: nếu ta không mới thì năm mới không có khả năng thực thụ mới. [đọc tiếp]

Hãy bảo tồn các lũy tre xanh

17/02/2015 Gia Minh (RFA, Bangkok) - Tre- trúc từng là loài cây phổ biến tại các làng mạc Việt Nam. Do tiến trình đô thị hóa nhiều làng quê trở thành phố thị nên những lũy tre làng bị đốn bỏ.

Tuy vậy giá trị của cây tre được các nhà khoa học khẳng định như giúp giữ đất, tăng độ phì nhiêu … Những công dụng cụ thể này được chứng minh tại Làng Tre Phú An ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Đây là khu bảo tồn tre đầu tiên và cũng là lớn nhất tại Việt Nam hình thành xuất phát từ ý tưởng của tiến sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh, giảng viên trường Đại học Khoa học Tự Nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1999.

Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường cuối năm Giáp Ngọ này, Gia Minh trò chuyện cùng tiến sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh về sự phát triển của dự án Làng Tre và những ước nguyện chưa thành của bà. [đọc tiếp]

Lào đối mặt với áp lực đòi ngưng xây đập thủy điện trên sông Mekong

09/02/2015 Ron Corben (VOA) - Lào đang đối mặt với áp lực mỗi ngày một tăng đòi họ đình hoãn dự án xây đập thủy điện có công suất 260 megawatt trên sông Mekong vì những mối lo ngại về tác động đối với môi trường và xã hội. Theo tường thuật của thông tín viên Ron Corben của đài VOA ở Bangkok, một hội nghị diễn ra ở Lào hồi tuần trước đã nêu bật vụ tranh cãi đang tiếp diễn về dự án này.

Các nước thành viên của tổ chức Những người bạn của Mekong Hạ (Friends of the Lower Mekong) hồi tuần trước đã họp với các nước trong khu vực lần đầu tiên kể từ khi tổ chức này được thành lập vào năm 2009 – đánh dấu một bước tiến mới trong các áp lực ngoại giao đòi chính phủ Lào đình hoãn việc xây đập Don Sahong. Dự án 600 triệu đô la trong vùng Siphadone ở miền nam nước Lào chỉ cách biên giới Campuchia chưa đầy 2 kilomét.

Hội nghị của tổ chức Những người bạn Mekong Hạ - gồm có Australia, New Zealand, Liên hiệp Châu Âu, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới, và Hoa Kỳ, tại thành phố Pakse ở nam Lào tập trung vào những vấn đề nguồn nước, nhu cầu điện lực và an ninh lương thực. [đọc tiếp]

Nhà đầu tư nước ngoài lạc quan về VN, nhưng muốn có cải cách kinh tế

02/02/2015 (VOA) - Các nhà đầu tư nước ngoài tỏ ý lạc quan về nền kinh tế Việt Nam, cùng với các nước khác ở Châu Á, nhưng đã yêu cầu chính phủ thực hiện lời hứa cải tổ các ngân hàng và công ty quốc doanh.

Đầu tư đang đổ vào Việt Nam vào lúc mọi thứ từ lạm phát cho đến chỉ tệ trở nên ổn định, trong khi mậu dịch vững mạnh sẵn sàng cho một triển vọng còn tốt đẹp hơn.

Ngày đầu năm dương lịch đánh dấu các giai đoạn đầu của mậu dịch tự do trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN, có tiềm năng lẫn lộn cho Việt Nam. Một số người lo ngại rằng các công ty Việt Nam sẽ không có cơ may so với các đối thủ có hiệu năng khác như Malaysia và Philippines. [đọc tiếp] - [english]

Ăn mặn, ăn chay cũng chết… vì Trung Quốc

16/01/2015 Nhóm phóng viên tường trình từ VN (RFA) - Một người dân Hà Nội tên Hữu, ở phố Hàng Buồm, chia sẻ: hiện nay, các món nhậu từ bình dân cho đến sang trọng ở Hà Nội đều mang dấu vết Trung Quốc. Nếu như món sang trọng trong các nhà hàng hạn chế được thực phẩm có nguồn gốc Trung Quốc thì các loại gia vị của Trung Quốc cũng đầy rẫy trong các bếp nhà hàng bởi tính đa màu sắc và nhiều mùi vị nhưng giá thành rẻ của nó. Riêng ở các món nhậu bình dân trên vỉa hè thì miễn bàn.

Từ lòng lợn, thịt lợn cho đến chân gà, da bò, giò thủ, thịt gà… Kể cả lò nướng, chảo nướng và gia vị đều có xuất xứ Trung Quốc. Đặc biệt là món nem nướng, chả nướng, lạp xưởng nướng bán ở các bến xe, ga tàu, vỉa hè đều có nguồn gốc Trung Quốc, mà đáng sợ hơn cả là những thứ nầy không ghi nhãn mác rõ ràng, sự rẻ mạt về giá thành cũng như vẻ hấp dẫn bề ngoài của nó đã làm lóa mắt những người buôn bán nhỏ lẻ, mặc dù biết đây là nguy hại cho đồng loại, cộng đồng nhưng họ vẫn bán vì động cơ lợi nhuận. ...

Ăn chay cũng chết

Đại Đức Thích Lý Thuyết, hiện đang tu ở một ngôi chùa trong thành phố Hà Nội, chia sẻ:

“Hàng Trung Quốc thì thứ gì nó cũng giả hết, từ gạo, nấm, thực phẩm. Nhưng để phân biệt thì rất khó. Đa số là nó giả tinh vi luôn, từ gạo, mì… toàn từ những đồ phế thải mà người Việt mình không thể ngờ tới.

Theo đại đức Lý Thuyết, vấn đề sức khỏe của người đi tu hiện tại đang bị đe dọa trầm trọng bởi thức ăn theo mọi nghĩa. Ở nghĩa đen, thực phẩm quá tệ hại, nguồn gốc không rõ ràng và có hàm lượng kích thích tố tăng trưởng quá nhiều đã khiến cho người đi tu chết ngay khi còn đang tại thế.

Nghĩa là thức ăn nhà chùa thiên về thực vật như các loại nấm, đậu hủ, tương chao và những chế phẩm giả mặn như chả giò, chả lụa, đùi gà, sườn lợn, dăm bông, khô bò… Nhưng hiện nay, tất cả những thứ ấy đều tẩm gia vị Trung Quốc. Hơn nữa, rau cải, các loại trái cây và nấm đều có kích thích tố Trung Quốc. [đọc tiếp]