Xã hội dân sự (2014)

Tiếng Việt Xã hội dân sự >

 

Xã hội dân sự (2014)

* Xã hội dân sự - Các trang sau & trước

 

Các tổ chức xã hội dân sự cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm

10/12/2014 (VOA) - Một số các tổ chức xã hội dân sự và các nhà hoạt động vì nhân quyền ở trong nước hôm nay đã tham gia buổi cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội ở trong nước, cho biết đây là lần thứ hai trong tháng này, mạng lưới xã hội dân sự ở Việt Nam tổ chức các buổi tập hợp nhằm thúc đẩy pháp quyền và quyền con người ở Việt Nam.

Các nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam đánh dấu ngày Nhân quyền Quốc tế năm nay trong bối cảnh hai blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập mới bị bắt giữ vì đăng tải các bài viết trên mạng bị giới hữu trách cho là “chống đối nhà nước”. [đọc tiếp]

Tình hình phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam

14/09/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Xã hội dân sự ở Việt Nam đã có và phát triển từ mấy chục năm nay trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong mấy năm gần đây cuộc đấu tranh về quyền dân sự và chính trị đã phát triển khá mạnh và nổi bật, nhất là từ năm 2011 khi nổ ra các cuộc biểu tình chống Trung quốc xâm lược.

Từ Bangkok thủ đô Thái Lan, luật sư nhân quyền Trịnh Hữu Long đã có cuộc trao đổi về chủ đề này với phóng viên Trần Quang Thành với nội dung như sau. Mời bạn đọc theo dõi

 

* Chính trị - Dân chủ  

"Thoát Trung" và "Thoát Cộng" - Nhu cầu cấp bách của Việt Nam ngày nay

12/06/2014 Trần Quang Thành phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Thoát Trung” và “Thoát Cộng” hiện nay được coi là con đường duy nhất để Việt Nam tránh khỏi thời kỳ bắc thuộc mới. Đây là hai vấn đề cấp bách đang được nhiều  nhà trí thức và các đoàn thể thảo luận trong những ngày vừa qua. Như vậy diễn trình “thoát” ra khỏi cả hai đối tượng Trung Hoa và Cộng Sản mang ý nghĩa ra sao ? Tại sao phải thoát ? Phải bắt đầu từ đâu và trong những lãnh vực nào ? Trở ngại lớn nhất cần phải khắc phục trong diễn trình này là gì ? v.v...

Trong cuộc phỏng vấn sau đây của nhà báo Trần Quang Thành, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai sẽ đưa ra những nhận định về vấn đề này và trả lời những khúc mắc vừa kể. ...

* Chính trị - Dân chủ  

Ðảng Phá Sản

10/06/2014 Ngô Nhân Dụng (Người Việt) - Ngay sau khi xảy ra vụ giàn khoan HD-981 vào biển Việt Nam, mục này đã khuyên chính quyền Cộng Sản Việt Nam (Việt Cộng) hãy theo gót Philippines kiện Cộng Sản Trung Quốc (Trung Cộng) ra trước các tòa án trọng tài quốc tế. Sau đó, tại Singapore, ông Nguyễn Tấn Dũng nói sẽ dùng biện pháp pháp lý với Trung Quốc về vụ Hoàng Sa, Trường Sa; mà không xác định sẽ làm gì. Các viên chức chính quyền cộng sản tiếp tục nói họ “đang chuẩn bị hồ sơ” đưa Trung Cộng ra tòa. Mãi không thấy chuẩn bị xong. Bây giờ thì Trung Cộng đi bước trước.

Bây giờ thì người dân Việt Nam hiểu rõ tại sao Việt Cộng chuẩn bị mãi không xong hồ sơ kiện Trung Cộng ra tòa. Vì họ biết sẽ đuối lý. Chỉ có một cách thoát ra khỏi cảnh bế tắc này là xóa bỏ chế độ cộng sản; hoặc ít nhất là phủ nhận và kết tội các chính quyền cộng sản từ thời Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng (1958) đến Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười (1990). Cả hai điều đó, đảng Cộng sản Việt Nam không thể làm được, để cho bây giờ Trung Cộng đi kiện trước tòa án dư luận Liên Hiệp Quốc. ...

* Chính trị - Dân chủ  

Không thể "Thoát Trung" mà không "Thoát Cộng"!

09/06/2014 Trần Quang Thành phỏng vấn tiến sĩ Hà Sĩ Phu (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Từ hơn một

Sự hiện diện của các tổ chức xã hội dân sự  tại các diễn đàn quốc tế là điều quan trọng

07/09/2014 Trần Quang Thanh (Diễn Đàn Việt Nam 21) -

Ngày 5/9 vừa qua, tại Sài Gòn Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự Việt Nm, Phong trào Con đường Việt Nam, Văn phòng Công Lý-Hòa Bình đã tổ chức buổi hội hảo chuyên đề: “UPR Việt Nam: Tiến trình – Tiềm năng và Thực tiễn”.

Nhiều đai diện các tổ chức xã hội dân sự, các chưc sắc tôn giáo và đại diện đại sứ quán Hoa Kỳ, Canada, Thụy Sỹ, đã tham gia buổi hội thảo..

Tiến sĩ Nguyễn Quang A trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành đã giới thiệu những chủ đề được nêu ra trong buổi hội thảo.

Nội dung như sau, mời quí vị theo dõi

Hội thảo “tự do hiệp hội-công đoàn”: Tín hiệu mới cho công đoàn độc lập

01/09/2014 (VNTB) - Cuối tháng 8/2014, tức chỉ ít ngày sau chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Manuel Barroso, một sự kiện có vẻ khá “bất ngờ” là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hội thảo "Việc làm, quan hệ lao động và hoạt động công đoàn khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-châu Âu (EVFTA)" tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ấn tượng lớn nhất của cuộc hội thảo trên là sự đề cập “Hai hiệp định này có nhiều nội dung mang tính phi thương mại như quyền của người lao động, các tổ chức xã hội dân sự, tiêu chuẩn lao động, tự do hiệp hội-công đoàn…., đặt ra yêu cầu các nước tham gia phải thực thi các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc theo tuyên bố năm 1998 của Tổ chức lao động quốc tế”....

Thế nhưng câu hỏi mang tính thách đố là nếu trước đây hoạt động hội thảo chỉ được các cơ quan đảng và chính quyền chỉ đạo thực hiện để “làm vì” mà rốt cuộc chẳng sinh đẻ ra bất cứ giải pháp nào triển khai, thì thời gian tới liệu có chứng nghiệm một ráng khả quan nào cho xã hội dân sự và nghiệp đoàn lao động độc lập? [đọc tiếp]

Phép Thử Cho Tổ Chức Xã Hội Dân Sự

31/08/2014 Ts. Nguyễn Đình Thắng (Mạch Sống) - Muốn phân định tổ chức xã hội dân sự (XHDS) thật, giả, chúng ta cần phép thử. Phép thử ấy phải được thiết kế để hiển lộ giá trị nhân bản hay thiếu nhân bản của tổ chức ấy.

Chẳng hạn, để phân định tổ chức tôn giáo thật, giả, phép thử là tinh thần dung dị và sự tôn trọng tuyệt đối quyền tự do chọn lựa tôn giáo hay tín ngưỡng riêng. Các tổ chức tôn giáo quốc doanh không thể vượt qua được phép thử này vì bản chất của họ khi được dựng lên là triệt tiêu tất cả các hoạt động tôn giáo độc lập và khống chế tất cả các tổ chức đồng tôn giáo mà không quy phục.

Cùng nguyên tắc ấy, chúng ta có thể đặt ra phép thử để phân định thật giả các tổ chức XHDS nói chung. [đọc tiếp]

Thông báo số 4 của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam Về hoạt động trong tháng đầu tiên của Hội

07/08/2014 (VNTB) - Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN) ra đời vào ngày 4/7/2014, đến nay đã hoạt động được tròn một tháng.

Ngày 4/8/2014, IJAVN đã tổ chức sinh hoạt định kỳ buổi đầu tiên tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, dành cho hội viên khu vực miền Nam và một số ở miền Trung. Cuộc họp này vắng mặt hai thành viên là Phạm Chí Dũng - chủ tịch Hội, và Phạm Bá Hải – hội viên, đều do bị cơ quan an ninh tìm cách ngăn chặn.

Tuy nhiên, với sự chủ trì của Phó chủ tịch thường trực IJAVN – Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, cuộc họp đã diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến sâu sắc về hoạt động kết nạp hội viên, Việt Nam Thời Báo, hoạt động đào tạo và một số nội dung khác.

Dưới đây là một số hoạt động trong tháng đầu tiên của IJAVN: [đọc tiếp]

Tiến tới đối thoại giữa chính quyền và xã hội dân sự

05/08/2014 Nam Nguyên (RFA) - Giới quan sát chính trị cho rằng, dưới chế độ toàn trị nếu nhà nước không muốn một tổ chức xã hội dân sự nào hoạt động độc lập với chính quyền thì chắc chắn nhà nước sẽ làm được.

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hiện sống ở Hà Nội nhận định về xu hướng phát triển xã hội dân sự trong bối cảnh hiện nay. Ông nói: “Đặc biệt bây giờ một số anh em lập ra mười mấy tổ chức xã hội dân sự, nhưng tôi nhìn thấy là nó còn mỏng lắm, khởi xướng của anh em rất là đáng khuyến khích, đáng hoan nghênh. Nhưng mà cái để đảm bảo các tổ chức đó hoạt động chính là cơ sở pháp luật. Nếu không có Luật lập hội thì làm sao những tổ chức đó có cơ sở phát triển được. Cho nên người ta để như vậy nhưng lúc nào muốn dẹp là dẹp nó không có bảo đảm gì."...

TS Phạm Chí Dũng cho biết ông đã thông báo cho các thành viên Hội Nhà báo Độc lập về tín hiệu mà ông ghi nhận. Đó là ngược lại với những thông tin mà giới dư luận viên trong gần 30 bài viết công kích Hội Nhà báo Độc lập suốt một tháng qua, thì điều tra viên đã không hề đề cập tới “đối lập chính trị” về Hội Nhà báo Độc lập và họ cũng không nói rằng Hội Nhà báo Độc lập ra đời là vi phạm pháp luật Việt Nam theo cách nhìn và quan điểm thường thấy của họ. [đọc tiếp]

Phạm Chí Dũng : Cần chấp nhận hoạt động ôn hòa của xã hội dân sự

05/08/2014 Thụy My (RFI) - Nhà báo Phạm Chí Dũng – Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (Hội NBĐLVN) – vừa nhận hai giấy triệu tập liên tiếp của Cơ quan an ninh điều tra, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu anh phải đến trụ sở cơ quan này vào 8h sáng các ngày 4/8 và 5/8 để “trả lời các bài viết trên Internet”.

Được biết ngày 4/8 cũng là thời điểm một cuộc sinh hoạt định kỳ của Hội NBĐLVN được tổ chức tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Ngày 5/8 là ngày họp mặt các nhóm xã hội dân sự tại Saigon.

Với giấy triệu tập lần 1, nhà báo Phạm Chí Dũng đã từ chối không đến, nhưng đành vắng mặt trong buổi họp vì bị ngăn chặn. Còn hôm nay 05/08/2014, anh đã chấp nhận đến trụ sở công an để làm việc. Sau khi kết thúc buổi làm việc này, anh cho đài RFI biết: [đọc tiếp]

XHDS ở Việt Nam: Đang nổi lên nhưng cần... gần dân hơn

01/08/2014 Đoan Trang (phamdoantrang.com) - Một trong những câu nói ưa thích của rất nhiều người trong cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản, là: Đừng sợ những gì cộng sản làm, hãy làm những gì cộng sản sợ.

Phát biểu này được nhiều người coi như tư duy chiến lược, và tôi nghĩ nó cũng đúng ở một mức độ nào đó. Nhưng nếu có thể, tôi muốn sửa một chút câu chữ để nó trở thành:

Hãy làm những gì cộng sản không làm hoặc không làm được!

Và tôi tha thiết muốn nói điều ấy với những cá nhân và tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là khối dân sự đang nổi lên, vươn ra ngoài vòng kiểm soát của chính quyền và bị chính quyền đánh phá quyết liệt. [xem tiếp]

Thông báo số 3 của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam: Về Trang Việt Nam Thời Báo được phục hồi

29/07/2014 (VNTB) - Sau khi trang web Việt Nam Thời Báo bị phá hoại, Ban biên tập đã cố gắng phục hồi trong thời gian sớm nhất với độ an toàn cao hơn hẳn trước đây.

Hiện nay, bạn đọc truy cập Việt Nam Thời Báo theo địa chỉ: http://www.ijavn.org/

Ban biên tập Việt Nam Thời Báo xin chân thành cám ơn sự chia sẻ của bạn đọc và những người yêu mến Hội Nhà báo độc lập Việt Nam trong thời gian qua.

Ngày 29 tháng 7 năm 2014

Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

Chủ tịch

Phạm Chí Dũng

Thông báo số 2 của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

28/07/2014 (VNTB) - Chỉ sau 10 ngày khởi sự trang web Việt Nam Thời Báo - cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam - trang báo này đã bị một bàn tay hacker lẩn khuất phá hoại nặng nề. Đúng vào 27/7/2014 - thời điểm Đảng và Nhà nước kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh liệt sĩ Việt Nam - cho đến nay trang Việt Nam Thời Báo đã hầu như tê liệt. Rất nhiều độc giả quen thuộc đã không thể truy cập.  [xem tiếp]

Trực tiếp: Bàn về báo chí độc lập ở VN

17/07/2014 (BBC) - BBC Tiếng Việt mở tọa đàm trực tuyến về làm báo độc lập ở Việt Nam, phát trực tiếp qua Google+ và YouTube từ 19:30 tới 20:00 ngày 17/7/2014. Tọa đàm diễn ra theo sau tuyên bố Bấm thành lập Hội Nhà báo Độc lập "nhằm thực hiện quyền tự do biểu đạt và tự do báo chí" của hàng chục hội viên ở Việt Nam.

Chủ tịch hội Phạm Chí Dũng cùng thành viên ban lãnh đạo Anton Lê Ngọc Thanh tham gia tọa đàm với các nhà báo khác của Việt Nam trong đó có anh Trần Đông Đức, người phụ trách báo Người Việt Đông Bắc ở Hoa Kỳ. Vị khách khác, ông Bấm Huỳnh Ngọc Chênh, cũng được chọn là Công dân mạng của Phóng viên Không Biên giới hồi năm ngoái. [xem tiếp]

Thông báo số 1 của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

Về những hoạt động đầu tiên của Hội

16/07/2014 (Việt Nam Thời Báo) - Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN) xin chung gửi đến quý độc giả và báo giới lời cám ơn chân thành và sâu sắc vì tình cảm và mối quan tâm của quý vị từ ngày 4/7/2014 – thời điểm IJAVN chính thức ra đời – cho tới nay.

IJAVN xin thông báo một số vấn đề sau:

Hoạt động tuyên bố ngôn luận:

Trong các ngày 11 và 14 tháng 7 năm 2014, IJAVN đã ban hành Tuyên bố số 1 và Tuyên bố số 1 (bổ sung) về việc 13 ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc giam cầm, cùng danh sách công dân ký tên ủng hộ Tuyên bố. [xem tiếp]

LS Nguyễn Văn Đài: Các tổ chức xã hội dân sự và đảng phái chính trị cần có sự phối hợp hoạt động

tháng nay, giàn khoan Trung Quốc thăm dò dầu khí chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, nằm sâu trong khu vực mà Việt Nam khẳng định là vùng đặc quyền kinh tế, tạo sự phẫn nộ và lo lắng cho người Việt khắp nơi. Vào chiều ngày 05/06/2014, tại trụ sở Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra một cuộc hội thảo mang tên « Làm sao để thoát Trung ? ». Hội thảo do Quỹ Văn Hóa Phan Chu Trinh tổ chức. ...

* Nhân quyền  

Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, nhưng Ba Sàm thì không!

09/05/2014 Đinh Ngọc Thu, Trịnh Hữu Long và các cộng tác viên (Nhật Báo Ba Sàm) - “Trung Quốc rồi sẽ đánh Việt Nam. Nhưng dù chiến tranh hay hòa bình, vẫn có một mạch ngầm luôn luôn chảy, đó là mạch ngầm khai dân trí”.

Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh) đã nói với chúng tôi như vậy từ bốn năm trước, khi trang Ba Sàm bắt đầu là một “điểm nóng chính trị” trong cộng đồng mạng, và anh rất ý thức được rằng mình đang phải đối mặt với nguy hiểm. ...

* Chính trị - Dân chủ  

Hà Sĩ Phu: Chỉ nhân dân Việt Nam mới cứu được nước

06/05/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhân sự kiện công an bắt khẩn cấp blogger Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang nhà Anh Ba Sàm và nữ blogger Nguyễn Thị Minh Thúy vào ngày hôm qua 5/5/2014, và việc Trung quốc ngang nhiên mang giàn khoan khổng lồ HD-981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của VN để hoạt động mà nhà cầm quyên cộng sản Việt Nam gần như vẫn im hơi, lặng tiếng, ngoài vài câu lên án chung chung lấy lệ, vô thưởng, vô phạt của người phát ngôn Bộ Ngoại giao

Ông Hà Sĩ Phu đã bộc bạch nhưng suy nghĩ, bức xúc của mình ...

* Kinh tế - Môi trường  

Bauxite Tây Nguyên: những dấu hiệu của cái chết được báo trước

04/04/2014  Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhiều năm trước, tại Việt Nam cuộc tranh cãi về Dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên từng có một khởi đầu khá khoa học: đáng quan tâm nhất là Chương trình Hợp tác Xô - Việt của Tổ chức COMECON (Tổ chức hợp tác kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa). COMECON từng khuyến cáo Việt Nam không nên khai thác bauxite ở Tây Nguyên, họ đã chỉ ra rằng: Dùng tiền đầu tư cho cà phê, hạt tiêu, hạt điều... còn có lời hơn ! Tưởng giới lãnh đạo Việt Nam đã lựa chọn được bài toán đúng sai. Không ngờ bất chấp những cảnh báo của các chuyên gia cả trong và ngoài nước họ lại quyết định khai thác bauxite Tây Nguyên với lý do đó là "chủ trương lớn của Đảng".

Một số nhân sĩ, trí thức phản đối Dự án bị trấn áp bằng nhiều hình thức, điển hình là Viện IDS (trong đó có nhiều thành viên nhóm 72 trí thức hàng đầu Việt Nam) bị buộc phải tự giải thể vì "không thể hoạt động". Nhà giáo Đinh Đăng Định cùng một số người khác bị bắt và tù về tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước" theo điều 88, bộ luật hình sự. Ông đã qua đời ngày 3/4/2014  [xem tiếp] + Audio & hình ảnh

11/07/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ở Việt Nam hiện nay đang hình thành nhiều tổ chức xã hội dân sự bên cạnh sự hình thành các đảng phái chính trị. Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài đã có cuộc trao đổi với phóng viên Trần Quang Thành về hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự và sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức xã hội dân sự và giữa các tổ chức này với các đảng phái chính trị. Mời quí vị theo dõi bài phỏng vấn này:Họp mặt các nhóm xã hội dân sự về công đoàn độc lập tại Sài Gòn

05/07/2014 (VRNs) – Sài Gòn - Hôm qua, 04/07/2014 tại Chùa Liên Trì, Q2, Sài Gòn, các nhóm hội xã hội dân sự (XHDS) có buổi họp mặt với chủ đề chính là bàn thảo về Công đoàn Độc lập.

Cuộc họp được bắt đầu lúc 08:45 và dự kiến kết thúc lúc 11:30...

Được biết, đây là cuộc họp mặt thường kỳ của các nhóm hội XHDS. Kỳ họp lần này do Con Đường Việt Nam điều phối. Trong nội dung cuộc họp, có bàn đến quyền tự do lập hội và tụ họp ôn hòa. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết đã có một số cá nhân không thể ra khỏi nhà vì bị cơ quan công quyền dùng lực lượng an ninh, trinh sát ngoại tuyến, công an khu vực chặn cửa.

Trước chùa Liên Trì, Quận 2, có hàng chục trinh sát ngoại tuyến, an ninh… canh gác và quay phim, chụp hình. Tuy nhiên, cuộc họp vẫn đang diễn ra… [xem tiếp]

Phạm Chí Dũng : Hội Nhà báo Độc lập, tiếng nói của sự thật

05/07/2014 Thụy My (RFI) - Ngày 04/07/2014, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (tiếng Anh: Independent Journalists Association of Vietnam – IJAVN) đã chính thức ra đời tại Việt Nam. IJAV do một một nhóm nhà báo độc lập khởi xướng. Chủ tịch hội là nhà báo Phạm Chí Dũng, phó chủ tịch thường trực là nhà báo, linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn – là những cây bút được tổ chức Phóng viên Không biên giới xếp vào danh sách 100 Anh hùng thông tin, nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng Năm năm nay.

RFI phỏng vấn nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch IJAVN về sự kiện này. [xem tiếp]

Nguyễn Tiến Trung: Chào mừng Hội nhà báo độc lập!

05/07/2014 Nguyễn Tiến Trung (Facebook Nguyễn Tiến Trung) - Anh Phạm Chí Dũng và một số anh em khác đã thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam vào ngày thứ sáu 4/7/2014. Mình rất vui vì lại có thêm một hội đoàn độc lập nữa ra đời để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng, nghề nghiệp, tương trợ giữa những người cầm viết.

Lại nhớ tới anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và chị Tạ Phong Tần vẫn đang bị giam cầm vì đã tham gia thành lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Các anh chị bị mức án rất nặng vì đã công khai thực hiện quyền công dân của mình: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do hội họp. [xem tiếp]

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam: Dấn thân cho quyền tự do ngôn luận

04/07/2014 (VRNs) – Sài Gòn – Hôm 04.07.2014, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) đã chính thức thành lập giữa bối cảnh các tổ chức ‘xã hội dân sự độc lập Việt Nam’ đang phát triển với gần 20 tổ chức, như ông Phạm Chí Dũng, cựu cán bộ Thành Ủy Tp.Hồ Chí Minh và là cựu đảng viên Cộng sản trong hơn 20 năm mô tả.

ông Phạm Chí Dũng giữ vai trò chủ tịch Hội. Vị chủ tịch HNBĐLVN cũng nhận định về tình hình báo chí tại Việt Nam. Ông nói: “Báo chí nhà nước với hơn 800 tờ báo, chiếm số đông và vượt hẳn về mặt số lượng so với lề dân và truyền thông xã hội, tuy nhiên lại tỉ lệ nghịch với chất lượng phản biện xã hội của lề dân”. [xem tiếp]

Hội nhà báo độc lập Việt Nam ra đời

04/07/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hôm qua ngày 3/7/2014, cuộc họp đầu tiên của các nhà báo tự do đã được tổ chức tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Những người tham gia đã góp ý kiến sôi nổi và sâu sắc cho các văn bản Tuyên bố, Điều lệ và Chương trình hành động, đồng thời quyết định:

Hội Nhà báo độc lập Việt Nam chính thức ra đời vào ngày 4/7/2014.

Cuộc họp đầu tiên đã bầu ra ban lãnh đạo Hội nhà báo độc lập Việt Nam gồm có :

Chủ tịch : Nhà báo Phạm Chí Dũng

Phó Chủ tịch thường trực : Nhà báo Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh

Phó Chủ tịch : Nhà báo Nguyễn Tường Thụy

Phó Chủ tịch : Nhà báo Bùi Minh Quốc

Ủy viên : Nhà báo Ngô Nhật Đăng

Từ Sài Gòn, Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch thường trực đã giới thiệu về sự ra đời của Hội nhà báo độc lập Việt Nam qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành như sau:

Tuyên bố thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

Sài Gòn ngày 4 tháng 7 năm 2014

Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”? Làm thế nào để báo chí được làm đúng thiên chức của mình, phản biện và xây dựng một xã hội công bằng, một đất nước thật sự độc lập tự chủ, không cúi đầu hoặc run sợ trước hiểm họa ngoại xâm đang quá cận kề?

Đã đến lúc báo chí và các nhà báo Việt Nam cần có tư cách độc lập để trả lời những câu hỏi trên. Tuân theo kinh nghiệm của mọi xã hội dân sự tiến bộ nhất trên thế giới, một trong những giải pháp cần phải có là Hội Nhà báo độc lập Việt Nam. [xem tiếp]

Cà Phê Tối - Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

03/07/2014 (Đức Mẹ Tv) - Nhà báo Phạm Chí Dũng trao đổi cùng Anna Huyền Trang về sự thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

Thông cáo báo chí của Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (Lao Động Việt) về việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam buộc phải trả tự do cho thành viên Lao Động Việt Đỗ Thị Minh Hạnh

28/06/2014 (Chuyển Hóa) - Ngày hôm nay, 28 tháng 6 năm 2014, sau hơn 4 năm 4 tháng bị cầm tù trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, Đỗ Thị Minh Hạnh, một trong những người sáng lập „Phong Trào Lao Động Lao Động Việt“, thành viên Lao Động Việt đã được trả tự do.

Đây là kết quả của cuộc tranh đấu kiên quyết, không ngừng của rất nhiều tổ chức, cá nhân có uy tín quốc tế; của rất nhiều tổ chức, cá nhân trong cộng đồng người Việt trong nước và hải ngoại, ngay sau khi Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt và bị kết án tù cùng hai người bạn là Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng.

Lao Động Việt xin chân thành cảm ơn quý vị đã đồng hành,chia sẻ những khó khăn với LDV trong thời gian qua và xin quý vị tiếp tục hỗ trợ các nhóm thành viên trong liên minh Lao Động Việt tranh đấu cho Chương, Hùng, cùng các tù nhân lương tâm khác và cho quyền nghiệp đoàn của người Việt tại Việt Nam. [xem tiếp]

Công đoàn độc lập tại Việt Nam: Đề nghị về mô hình tổ chức và phương thức phát triển 24/06/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong buổi họp của 16 hội đoàn xã hội dân sự tại chùa Liên Trì (Sài Gòn) ngày 5/6 vừa qua, vấn đề hình thành công đoàn độc lập tại Việt Nam đã được đưa ra như là một nhu cầu thiết yếu hiện nay. Tại sao trong lúc đất nước đang có nhiều vấn đề nóng bỏng khác mà lại đề cập đến vấn đề này? Nếu đó là nhu cầu của hiện tại thì mô hình sẽ như thế nào, phương thức phát triển ra sao ? Song song đó là vấn đề tổ chức và vấn đề nhân sự cũng cần phải được đặt ra để giải quyết. Đây là những điều được Tiến sĩ Phạm Chí Dũng trình bày trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Mời quý bạn đọc theo dõi [nghe & đọc bài phỏng vấn] Lao Động Việt hoạt động bán công khai tại Việt Nam

11/06/2014 Mặc Lâm (RFA) - Liên đoàn Lao động Việt Tự do Là kết hợp của ba tổ chức Công đoàn độc lập Việt Nam, Hiệp hội đòan kết công nông Việt Nam và Phong trào lao động Việt đã ra tuyên cáo chính thức hoạt động tại Việt Nam như một tổ chức xã hội dân sự góp phần bảo vệ quyền lợi người lao động Việt. Tuy nhiên thực tế cho thấy chính quyền Việt Nam không những không hoan nghênh những thiện chí này mà còn thẳng tay đàn áp, bắt bớ bất cứ ai có ý định can thiệp vào những khoảng trống mà người công nhân không được bù đắp.

Những trường hợp nổi tiếng nhất vẫn được các tổ chức nhân quyền nhắc nhở là ba tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh vẫn đang bị giam giữ trong tù vì đã tranh đấu giành quyền lợi cho công nhân Việt Nam.

Trong bối cảnh đó Lao Động Việt tuyên bố hoạt động bán công khai tại Việt Nam là một thử thách cho chính tổ chức này nhưng cũng là một gánh nặng phải đối phó của nhà nước Việt Nam khi vẫn còn giữ lập trường cứng rắn không cho phép người dân đứng ra tự bảo vệ quyền lợi lao động của mình đối với giới chủ. [xem tiếp]

Tuyên bố ngày 8/6 của các hội đoàn dân sự về Công đoàn độc lập Việt Nam

08/06/2014 (fvpoc) - Công đoàn độc lập phải là tổ chức xã hội do chính công nhân thành lập, thật sự hướng đến công nhân, lấy công nhân làm trung tâm và bảo vệ quyền lợi thiết thực của mỗi công nhân trong từng nhà máy, xí nghiệp.

Công đoàn độc lập không thể là một tổ chức hữu danh vô thực như Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) và các cấp công đoàn cơ sở của hệ thống nhà nước, khi các tổ chức này đã chỉ được biết đến như một khâu trung gian hưởng thụ 2% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp mà chưa hề đồng thuận với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm.

Chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam, đồng thanh tuyên bố ủng hộ hoàn toàn:

1. Công đoàn độc lập do chính công dân Việt Nam thành lập và điều hành.

2. Giới thiệu người tham gia và kêu gọi công nhân gia nhập hội viên.

3. Vận động các quốc gia và các tổ chức quốc tế ủng hộ và bảo vệ. [xem tiếp]

Cuộc họp của các tổ chức Xã Hội Dân Sự tại Việt Nam diễn ra ngày 5/6/2014

06/06/2014 (Dân Luận) - Một cuộc họp của các tổ chức Xã Hội Dân Sự và tôn giáo vừa diễn ra tại chùa Liên Trì sáng ngày 5/6/2014. Trong cuộc họp có sự hiện diện 16 tổ chức Xã Hội Dân Sự. Có thể nói, đây là bước khởi đầu mới cho phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.

Với những mối lo ngại về hiện tình của đất nước đang diễn ra trong thời gian vừa qua, ngày hôm nay lần đầu tiên các tổ chức XHDS có thể ngồi lại với nhau đánh dấu một bước tiến dài cho phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế phát biểu: "... Ngày hôm nay chúng ta ngồi tại đây, không phân biệt tuổi tác, chức sắc, tôn giáo, học hàm học vị xã hội cùng nhau ngồi trao đổi ý kiến với tinh thần cởi mở và dân chủ, cùng nhau ngồi hòa hợp lại để chuẩn bị cho sự thay đổi, chuyển đổi hiển nhiên của xã hội. Nó tùy thuộc vào sức mạnh quần chúng, sức mạnh xã hội dân sự phải đủ mạnh, và cái sự thay đổi đó phải đi ngay vào con đường tự do dân chủ mà dân tộc ta mong muốn, không phụ thuộc vào ngoại bang, không rối loạn không đổ máu."...  [xem tiếp]

Họp Mặt Dân Chủ Kỳ 13, 2014

06/06/2014 (HMDC) - HỌP MẶT DÂN CHỦ (HMDC) tập họp nhiều người Việt trên toàn thế giới, hoạt động trong nhiều tổ chức và lãnh vực khác nhau – nhân quyền, văn hóa, giáo dục, truyền thông, xã hội, chính trị - có cùng mục tiêu chung là độc lập dân tộc và dân chủ hóa Việt Nam. HMDC tổ chức Tĩnh hội thường niên tại một địa điểm yên tĩnh để những người Việt quan tâm đến tình hình VN và Cộng đồng từ khắp nơi trên thế giới có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm hoạt động, trong sự tương kính, cởi mở giữa những người yêu chuộng tự do dân chủ.

Tĩnh hội HMDC 2014 được tổ chức 4 ngày trong khuôn viên đại học San Jose từ thứ năm 29.5 đến chủ nhật 01.06.2014. Đây là Tĩnh hội thứ 13, quy tụ 52 người, đến từ 10 quốc gia: Úc, Nhật, Hồng-Kông, Phi Luật Tân, Pháp, Đức, Slowakia, Canada, Hoa kỳ và Việt Nam.  [xem tiếp]

Tuyên bố của 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập về việc đàn áp và bắt giam người biểu tình yêu nước

19/05/2014 (Bauxite Việt Nam) - Vào ngày 18 tháng 5, 2014 lực lượng an ninh đã ngăn chặn, cấm đoán, đàn áp, và bắt giam nhiều công dân Việt Nam xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm lược lãnh hải Việt Nam. Trước sự kiện này, chúng tôi nhận định rằng:

1. Việc canh giữ, ngăn chặn công dân Việt Nam không được xuống đường ngày Chủ Nhật vừa qua là một hành vi lạm quyền, xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại được hiến định của công dân.

2. Cấm đoán, đàn áp và bắt giam công dân bày tỏ thái độ chống xâm lược của ngoại bang là những hành động triệt tiêu lòng yêu nước, làm suy yếu sức mạnh của dân tộc và làm lợi cho bá quyền Bắc Kinh.

3. Lực lượng an ninh đã thiếu trách nhiệm trong việc chặn đứng những hành vi bạo động, đốt phá, giết người trong những cuộc biểu tình không do 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập kêu gọi; ngược lại đã rất năng nổ trong việc ngăn chặn cuộc biểu tình ôn hoà đã được thông báo trước của những người yêu nước.

Từ những nhận định trên chúng tôi tuyên bố:

1. Vinh danh những công dân yêu nước xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và cương quyết tranh đấu đòi tự do cho những người đã bị bắt giam vì yêu nước. Bỏ tù họ chính là bỏ tù lòng yêu nước, tự do của họ chính là tự do được yêu nước của dân tộc Việt Nam.

2. Yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện tất cả những người vẫn còn bị nhà cầm quyền giam giữ chỉ vì đã xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lược ngày 18 tháng 5 năm 2014.

3. Không chấp nhận bất kỳ chủ trương và hành động nào ngăn cản công dân Việt Nam tranh đấu trong ôn hòa, hợp hiến để bảo vệ Tổ Quốc đồng thời lên án việc cung cấp vật lực, tài lực cho côn đồ lợi dụng việc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược để bạo động và bôi nhọ hình ảnh chống xâm lược của người Việt Nam.

4. Tiếp tục thực thi quyền yêu nước thiêng liêng bất khả xâm phạm qua việc biểu tình cho đến khi giàn khoan HD981 không còn hiện hữu trên lãnh hải Việt Nam. Kêu gọi đồng bào cả nước đồng lòng bảo vệ Tổ Quốc bằng nhiều phương thức ôn hoà khác nhau trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Các tổ chức xã hội dân sự sẽ thông báo kế hoạch cụ thể trong thời gian tới.

20 tổ chức xã hội dân sự đồng ký tên [xem tiếp]

Phạm Chí Dũng – Xã hội dân sự Việt Nam: “Chia rẽ là chết!”

07/05/2014 (CTNLT) - Chỉ ngay sau ngày tự do báo chí 3/5/2014 chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, một sự kiện chưa từng có tiền lệ đã diễn ra ở Việt Nam: 13 tổ chức dân sự độc lập đồng loạt ký tên vào một bản tuyên bố chung, yêu cầu chính quyền phải tôn trọng quyền hội họp, lập hội và tự do chính kiến của công dân. Chỉ mới năm ngoái, các nhóm dân sự này đã “độc lập” đến mức còn chưa thuộc tên nhau.

Một số hãng truyền thông quốc tế ngay lập tức đã ghi nhận sự kiện này như một dấu ấn về sự thăng tiến của xã hội dân sự ở Việt Nam.

Thời gian hơn nửa năm qua, việc chứng kiến không gian tách rời tương đối giữa các hội nhóm dân sự độc lập và ngay trong lòng vài hội nhóm đã cho thấy triết lý người xưa không hề sai: chia rẽ là chết.

Gần một năm rưỡi sau thời điểm phong trào “Kiến nghị 72” khởi động, vũ điệu chậm chạp của xã hội dân sự còn trong trứng nước mới được gia tốc hơn đôi chút. Cơ hội cho quyền lên tiếng cũng vì thế lại một lần nữa mở ra, dù nội lực và thực lực của các hội nhóm dân sự độc lập vẫn còn là ẩn số.

Nhưng muộn còn hơn không. Thức tỉnh không bao giờ là kẻ thù của thời gian và sự tiến bộ. [xem tiếp]

Hội CTNLT: VN xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do thông tin trong vụ bắt bớ mới

07/05/2014 (CTNLT) - Ngày 5/5/2014 chủ trang điểm tin phổ biến nhất VN Anh Ba Sàm đã bị bắt cùng với một nữ cộng sự vì “Đã có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng Internet nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, quy định tại Điều 258 – Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo tin từ website của Bộ Công an.

Thay mặt Hội CTNLT, Đồng Chủ tịch Bs Nguyễn Đan Quế nói : “Chúng tôi hoàn toàn phản đối việc bắt giữ chủ trang Anh Ba Sàm ông Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy. Chính quyền VN cần tôn trọng quyền tự do thông tin. Yêu cầu chính quyền nhanh chóng làm rõ vụ việc và thả hai blogger vô điều kiện”. [xem tiếp] - [english]

Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đòi tự do lập hội

06/05/2014 Thụy My (RFI) - Hôm qua 05/05/2014 các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đã ra tuyên bố chung đề ngày 04/05/2014 đòi hỏi chính quyền nghiêm túc tôn trọng quyền tự do lập hội. Tuyên bố do 13 tổ chức ký tên, sau khi Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam ra thông cáo báo chí về hai buổi làm việc của chính quyền với đại diện của hội này.

Được biết chính quyền đã mời đại diện Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam làm việc trong hai ngày 24 và 29/4, sau đó đưa ra năm kết luận. Thứ nhất, ở Việt Nam không có « tù nhân lương tâm » mà chỉ có những người vi phạm pháp luật vị xử lý hình sự, việc đặc xá là chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Thứ hai, chính quyền có quyền tiếp xúc với gia đình người vi phạm để vận động uốn nắn. [xem tiếp]

Thông báo số 12 của Dân oan Việt Nam

(công bố Ban đại diện Dân oan Việt Nam và Ngày Dân oan Việt Nam)

02/05/2014 (Bauxite Việt Nam) - Ngày 24/4/2014 ông Nguyễn Xuân Ngữ đại diện Dân Oan phía Nam đã đến Văn Giang, Hưng Yên theo lời mời của nông dân Văn Giang, Hưng Yên để kỷ niệm 2 năm ngày nông dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật. Đại diện dân oan phía Nam đã gặp gỡ nhiều dân oan các tỉnh phía Bắc, có bàn về ý định thành lập Hiệp hội Dân Oan Việt Nam và chọn ngày Dân Oan Việt Nam. Mọi người nhất trí tiếp tục đấu tranh để thành lập hợp pháp Hiệp hội Dân Oan Việt Nam, trước mắt nhất trí cử Ban Đại diện Dân Oan Việt Nam.

Để ghi nhớ sự kiện ngày 24/4/2012 tại Văn Giang, một trong những vụ cưỡng chế thu hồi đất lớn nhất đối với dân oan Việt Nam và hoan nghênh tinh thần đoàn kết, đấu tranh bền bỉ của nông dân Văn Giang, mọi người nhất trí: Ngày 24/4 hàng năm sẽ là Ngày Dân Oan Việt Nam. [xem tiếp]

Tại sao Đảng sợ ý Dân như sợ chết?

02/05/2014 Phạm Trần (VRNs) - Nếu câu nói “Bỏ Điều 4 (Hiến pháp) là tự sát” của nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã đi vào lịch sử sợ chết của đảng Cộng sản Việt Nam thì việc nhiều nhóm công dân Việt Nam đang tự ý lập hội không cần xin phép để thực thi quyền con người đương nhiên của Xã hội Dân sự đã khiến giới cầm quyền bối rối.

Tình hình “tự phát” này của dân tuy chưa đủ sức mạnh làm cho đảng phải từ bỏ độc quyền “lãnh đạo nhà nước và xã hội”, nhưng phát biểu của nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2014 (Hạ Long, Quảng Ninh) hôm 29/04/2014 đã chạm đến não tủy của Lãnh đạo. Ông Tuyển nói: “Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”. [xem tiếp]

Huỳnh Thục Vy: 'Xã hội dân sự đáp ứng khát vọng dân chủ'

30/04/2014 (Người Việt) - LTS: Khoảng hai năm trở lại đây, người ta thấy có một số hội đoàn dân sự độc lập xuất hiện tại Việt Nam. Họ không nằm trong hệ thống Hội đoàn do nhà nước CSVN thành lập phục vụ nhu cầu chính trị và tuyên truyền của nhà cầm quyền qua cái dù “Mặt Trận Tổ Quốc”.

Một số hội đoàn độc lập nổi bật như Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Hội Dân Oan, Hội Anh Em Dân Chủ, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền v.v... Tất cả đều bị sức ép rất mạnh từ nhà cầm quyền nhằm vô hiệu hóa các tổ chức độc lập nhưng không dập tắt được.

HTV: Dù chính quyền có muốn hay không, xu hướng tập hợp lại với nhau trong các hội đoàn dân sự là điều tự nhiên. Và điều đó khiến sự tồn tại và phát triển của các hội đoàn này là phù hợp với nguyện vọng của người dân cũng như khuynh hướng phát triển đa nguyên của nhân loại. Một xã hội dân sự được xác định như một xã hội mà trong đó có thể chế chính trị dân chủ, tôn trọng Nhân quyền, nền kinh tế tự do và chú trọng phúc lợi xã hội và một nền văn hoá giáo dục khai minh, sáng tạo đáp ứng được xu hướng "người dân tự lo liệu cho cuộc sống của mình còn Nhà nước chỉ có vai trò làm trọng tài, điều phối và áp dụng pháp luật pháp công bằng. Nói chung một xã hội dân sự thực sự đáp ứng các khát vọng Dân chủ, đa nguyên, đa đảng, công lý và thịnh vượng. [xem tiếp]

Tâm tư hôm nay mới trải

26/04/2014 Huỳnh Thục Vy (BBC) - Trước nay, tôi vẫn dành sự quan tâm đặc biệt cho xã hội dân sự hơn là đảng phái chính trị. Mặc dù, trong một thể chế dân chủ, cả hai thứ này đều không thể thiếu, và có thể xem chúng là hai trong số những đặc điểm cần thiết của một nền dân chủ: xã hội dân sự và đa đảng.

Sự thiên lệch trong mối quan tâm này xuất phát từ nhận thức cá nhân tôi về hai thiết chế xã hội này.

Cuối năm 2013, tôi trở thành thành viên của một tổ chức bảo vệ Nhân quyền của phụ nữ mang tên Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Một tổ chức độc lập, ra đời trong hoàn cảnh chế độ độc tài sợ hãi bất cứ sự tập hợp nào của người dân Việt Nam, tất nhiên gặp phải nhiều trở ngại.

An ninh cộng sản đe dọa nhiều thành viên của chúng tôi, đòi họ rút tên khỏi Hội. Sự sách nhiễu đó gây nhiều tổn thất cho Hội nhưng nó không khiến chúng tôi được truyền thông chú ý và bênh vực. Dư luận viên thì chụp mũ chúng tôi là tổ chức ngoại vi của đảng này, đảng khác. Nhiều người ủng hộ chúng tôi quay sang nghi ngờ. Nhiều người đấu tranh khác, vì thiếu thông tin, thì nghĩ chúng tôi là “quốc doanh” vì “chưa thấy chúng tôi bị đàn áp gì cả”. vì người ta không nhìn thấy những đàn áp ngấm ngầm nhưng không kém mạnh mẽ mà chúng tôi phải chịu [xem tiếp]

Xã hội dân sự xa lạ ở các nước mang não trạng phong kiến

23/04/2014 Nguyễn Hoàng Đức (Blog Bà Đầm Xòe) - Một xã hội, một quốc gia không thể giàu mạnh, phát triển, tiến bộ nếu không có xã hội Dân sự. Để lý giải điều này, chỉ cần hiểu đơn giản:

- Quốc gia, và chính phủ là cơ quan quyền lực, chẳng thể làm ra các sản phẩm cho xã hội. Họ chỉ là những cơ quan quyền lực quản trị xã hội. Họ không phải là cơ quan sản xuất, kinh doanh, sáng chế hay phát minh.

-  Các thành phần đa sắc của nhân dân mới trồng cấy, lao động, sáng chế ra các sản phẩm để phục vụ cho đời sống, như xây nhà làm nơi cư trú, trồng lúa lấy cái ăn, phơi nước biển lấy muối, nuôi lợn, bắt cá làm thức ăn…

Theo các báo cáo mới nhất thì hiện nay, chỉ có Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên vẫn còn dùng chế độ Hộ Khẩu, mà chưa chịu dùng thẻ dân sự. Đi đâu, làm gì ở Việt Nam cũng phải qua ủy ban xin công chứng theo hộ khẩu, rằng tôi muốn làm cái nọ cái kia, như vậy người dân vẫn chưa được hưởng quyền trực tiếp về bản thân mình, mà lúc nào cũng phải vòng qua sự kiểm soát của chính quyền, tạo ra cửa quyền lực như người dân nói “Hành chính”, tức: “Hành là chính”. Nhưng hành là chính đâu có hành xuông mà là cách hành để moi tiền. [xem tiếp]

Vì sao chính quyền 'sợ' xã hội dân sự?

20/04/2014 (BBC) - Nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay đang rất quan ngại các phong trào vận động cải cách xã hội ôn hòa, mà đặc biệt là phong trào của các tổ chức dân sự, vì chính quyền sợ rằng thiết chế chính trị - xã hội này sẽ 'tranh giành quần chúng' và 'ảnh hưởng' của Đảng, theo một học giả gốc Việt từ Mỹ.

Tuy nhiên, xã hội dân sự như trên thực tế phát triển ở nhiều quốc gia và tại Việt Nam lâu nay đã chứng tỏ là rất cần thiết đối với sự phát triển và cân bằng xã hội, Đảng và chính quyền Cộng sản Việt Nam sẽ xử lý ra sao vấn đề vừa muốn độc quyền, vừa cần có sự đồng thuận của dân và các tổ chức của dân tham gia. [xem tiếp]

Nhà cầm quyền dần công nhận sự hiện diện của các tổ chức Xã hội dân sự

06/04/2014 (CTNLT) - Trong cuộc họp mặt lần II của các tổ chức XHDS ở chùa Liên Trì Sài Gòn ngày 6/4/2014, tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã có những ý kiến nổi bật và những thông tin liên quan đến động thái của nhà cầm quyền trong công tác đối nội, đối ngoại.

Cuộc họp mặt lần này có sự tham gia của Hội Cựu tù nhân lương tâm, Phụ nữ nhân quyền, Dân oan Việt Nam và có cá nhân thuộc Diễn đàn xã hội dân sự tham gia. Phát biểu mở đầu, điều phối viên của Hội CTNLT, anh Phạm Bá Hải đã thông tin về tình hình của Hội thời gian qua, các công tác từ thiện mà Hội đã làm để giúp các cựu tù nhân lương tâm và gia đình của Hội. [xem tiếp]

Tuyên bố của Diễn đàn Xã hội Dân sự về việc TS Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu) khước từ “Giấy mời làm việc” của Công an Lâm Đồng

23/03/2014 (Dân Quyền) - Vừa qua, TS Nguyễn Xuân Tụ (bút danh Hà Sĩ Phu) thông báo rộng rãi trên mạng việc ông khước từ “Giấy mời làm việc” của Công an Lâm Đồng. Lý do cụ thể được ông chi biết là: nội dung mời làm việc không rõ ràng.

... việc liên tục “mời làm việc” tùy tiện của Công an Lâm Đồng nằm trong tổng thể nhiều biện pháp sách nhiễu, khủng bố tinh thần, xâm phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của công dân mà ngành Công an đã thi hành với TS Nguyễn Xuân Tụ trong thời gian kéo dài: hạn chế đi lại (không cho xuất cảnh, ngăn trở đi gặp bạn bè đồng chí trong nước), tùy tiện khám xét nhà ở và tịch thu phương tiện làm việc…

Diễn đàn Xã hội Dân tuyên bố phản đối mọi hành vi của Công an xâm phạm các quyền công dân của TS Nguyễn Xuân Tụ, cũng như phản đối mọi hành vi tương tự đối với không ít cá nhân, tập thể đã diễn ra ở nhiều nơi trong thời gian gần đây. Đó là những hành vi vi phạm pháp luật cố ý, không thể chấp nhận khi người thực hiện lại chính là người của cơ quan bảo vệ pháp luật. [xem tiếp]

Nhà báo Phạm Chí Dũng: Việc thành lập Hội nhà báo độc lập là một nhu cầu cấp thiết

18/03/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hiện nay ở Việt Nam ngoài con số gần 20 ngàn nhà báo được cấp thẻ hành nghề trong các cơ quan truyền thông lề Đảng, còn có số đông gấp nhiều lần những nhà báo không có thẻ hành nghề đang hoạt động rất nhiệt thành trên các trang mạng xã hội, các trang báo điện tử, blog mà mọi người vẫn thường gọi là giới báo chí lề Dân. Họ đã phải vượt qua mọi gian nguy, đàn áp của nhà cầm quyền để nói lên tiếng nói của tự do, công lý, đòi lại các quyền người dân được hưởng để xây dựng một nước Việt Nam thật sự độc lập, tự do, hạnh phúc. Trong số họ có nhiều người đã và đang phải sống trong cảnh lao tù khắc nghiệt… Những hoạt động báo chí của các nhà báo lề Dân ngày càng có nhu cầu tập hợp những nhà báo độc lập để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, để giúp đỡ nhau trong khó khăn và gian nguy, hoàn thành sứ mạng cao cả của nhà báo.

Nhà báo Phạm Chí Dũng đã có cuộc trao đổi với phóng viên Trần Quang Thành về nhu cầu cấp thiết ra đời Hội nhà báo độc lập ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, mời quí vị theo dõi.

Họp mặt các tổ chức Xã hội Dân sự tại Sài Gòn

15/03/2014 Châu Văn Thi (CTNLT) - Lúc 14h ngày 14/03/2014, các tổ chức xã hội dân sự đã tổ chức họp mặt tại chùa Liên Trì, quận 2, thành phố Sài Gòn. Tham dự buổi họp mặt có đại diện các tổ chức: Cựu tù nhân lương tâm, Phụ nữ nhân quyền Việt Nam, Hội Dân oan Việt Nam. Đến tham gia có các cựu tù nhân lương tâm, blogger, nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền như: ký giả Trương Minh Đức, nhà báo Phạm Chí Dũng, Hòa thượng Thích Không Tánh, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Phạm Bá Hải, Châu Văn Thi, Huỳnh Trọng Hiếu, Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Thanh Phong, Trần Thị Hài, Nguyễn Xuân Ngữ… Phát biểu tại cuộc họp mặt, tiến sĩ Phạm Chí Dũng phát biểu: Hôm nay là buổi gặp mặt mang tính lịch sử vì đây là lần đầu tiên các tổ chức xã hội dân sự ngồi lại với nhau, để hướng tới một mục tiêu chung: làm cho xã hội Việt Nam tốt hơn! [xem tiếp]

Nhà xuất bản Dân Khí ra cuốn sách đầu tiên: Nguyên Khí của Hoàng Minh Tường

06/03/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nguyên Khí là tác phẩm mới nhất của nhà văn Hoàng Minh Tường (ảnh), tác giả tiểu thuyết “Thời của Thánh Thần” bị cấm xuất bản.

Đây là một tác phẩm khảo luận lịch sử, cũng có thể gọi là Tiểu thuyết dã sử, viết theo khuynh hướng hậu hiện đại, luận về trí thức và quyền lực, kẻ sĩ và chế độ toàn trị mọi thời. Lần đầu tiên Hoàng Minh Tường viết tiểu thuyết lịch sử. Ông chọn sự kiện xảy ra quanh vụ án Lệ Chi Viên, dẫn tới đại thảm sát hai công thần triều Lê Sơ là Quan Thừa chỉ Hành khiển Nguyễn Trãi và quan Lễ nghi Học sỹ Nguyễn Thị Lộ. Câu chuyện diễn ra chỉ trong vòng 27 ngày, từ 20 tháng 7, năm Nhâm Tuất (1442), ngày Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao sinh hoàng tử Lê Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông sau này), đến ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất (1442), ngày Ức Trai và Lễ nghi Học sỹ cùng ba họ bị xử chém. Chỉ 27 ngày nhưng diễn ra bao nhiêu sự kiện, hiện ra bao nhiêu tính cách, số phận , dồn nén bao nhiêu mưu mô, thủ đoạn, bi kịch…

Sau hai tháng biên tập và chế bản, ngày 28/11/2013, “Nguyên khí” được đưa xuống nhà in (trùng hợp với Hội thảo khoa học toàn quốc “Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao – thực trạng và giải pháp” do Hội đồng Lý luận – phê bình VHNT TƯ và Ban Tuyên giáo TƯ tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ngày 27-28/11/2013). Nhưng chỉ ba ngày sau, An ninh văn hoá, khi phát hiện bản thảo của tác giả “Thời của Thánh Thần” nằm dưới nhà in, đã lệnh cho NXB Tri Thức phải dừng việc in ấn, đưa tác phẩm về thẩm định. Và  việc cấm sách, triệt kẻ sĩ đã xảy ra, như thông lệ của một hệ thống văn hoá toàn trị. Nay nhà xuất bản DÂN KHÍ thuộc Diễn dàn XHDS sau hơn 2 tháng làm việc miệt mài đã ra cuốn sách đầu tiên chính là tác phẩm này của Hoàng Minh Tường, sách phổ biến dễ dàng ở ngoài nước nhưng trong nước dưới ách toàn trị thì tác phẩm nhất thời phải chấp nhận số phận sách chui, như nhiều tác phẩm chui khác.

Sách 428 trang, bìa mềm paperback, khổ 9x6x1 inches / 22,9x15,2x2,5 cm,

ISBN-10: 1496095340, ISBN-13: 978-1496095343.

Giá US$ 25,20 / EUR 21,81

Sách có thể đặt mua trên Amazon Mỹ, Amazon Pháp, Amazon Đức v.v. hoặc qua Người Việt

Tuyên bố Vận động thành lập Văn đoàn độc lập Việt Nam

03/03/2014 (Dân Quyền) - Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc.

Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình.

Văn chương Việt Nam yếu kém có nguyên nhân chủ quan trước tiên thuộc chính người cầm bút là sự thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo. [xem tiếp]

Tuyên bố về việc CA xã Hòa Phước, Hòa Vang, Đà Nẵng sách nhiễu hành hung công dân Nguyễn Văn Thạnh

18/02/2014 (CĐVN) - Vào lúc 10 giờ tối ngày 16/2/2014, trong cuộc "kiểm tra hành chính tạm trú" công an xã Hòa Phước, Hòa Vang, Đà Nẵng đã hành hung công dân Nguyễn Văn Thạnh, một thành viên của PT. Con Đường Việt Nam khi anh đến chơi nhà người em của mình. Công dân Nguyễn Văn Thạnh đã bị sách nhiễu, đuổi nhà nhiều lần trong suốt mấy tháng qua và đây cũng không phải là lần đầu tiên mà công dân Nguyễn Văn Thạnh bị sách nhiễu hành hung. Ngày 10/12/2013, tại phường Hoà Minh Đà Nẵng, anh Nguyễn Văn Thạnh cũng đã bị đánh và bị cướp mất máy tính bảng của mình khi cùng đi với một số công dân khác đến đòi lại những tài sản bị tịch thu trái phép trong vụ việc xảy ra hôm 7/12/2013.

PT. Con đường Việt Nam cực lực phản đối chính quyền địa phương Đà Nẵng về các hành vị sách nhiễu công dân Nguyễn Văn Thạnh. [xem tiếp]

Tuyên cáo thành lập Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

18/02/2013 (CTNLT) - Tự do lương tâm là một trong các quyền cơ bản của con người, bên cạnh tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận… Sống theo lương tâm là sống trong đạo đức, trong tình thương, trong công lý và trong sự thật. Hành động theo lương tâm là hành động mang lại hạnh phúc cho nhân quần xã hội, đặc biệt cho những ai là nạn nhân của mọi xâm hại quyền con người. Ở Việt Nam, có rất nhiều người đã bị giam cầm chỉ vì họ đòi hỏi các quyền con người cơ bản bằng phương thức ôn hòa bất bạo động. Tổ chức Ân xá Quốc tế gọi họ là Tù nhân Lương tâm. ...

Chúng tôi trân trọng tuyên bố chính thức thành lập Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam:

Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam đấu tranh cho một nền pháp chế biết đề cao nhân phẩm, tôn trọng nhân quyền, thăng tiến tự do, xây dựng dân chủ theo các chuẩn mực quốc tế, văn minh của nhân loại, được biểu đạt trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và hai Công ước Quốc tế về các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội. [xem tiếp]

* Danh sách 64 thành viên sáng lập – Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm [xem tiếp]

Tại sao các sinh hoạt chính trị tự phát ít lôi kéo được người dân?

16/02/2014 Anh Vũ (RFA) - Biểu tình, tụ họp tưởng niệm, kỷ niệm ... là những sinh hoạt chính trị của công dân được Hiến pháp quy định. Nhưng vì sao các cuộc biểu tình hay tham dự các phiên tòa ở Việt nam lại không lôi kéo được đông đảo người dân tham gia?

Không như mong đợi

Hoạt động chính trị đường phố hay còn gọi là phong trào xuống đường tự phát của dân chúng ở Việt Nam đã có từ thế kỷ trước. Đó là các cuộc biểu tình ôn hòa, các lễ tưởng niệm, kỷ niệm một sự kiện chính trị.... hoặc các hoạt động tham dự các phiên toà xét xử các nhà hoạt động chính trị - xã hội.

Nhìn chung, phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể, nhưng các hoạt động chính trị tự phát vẫn diễn ra lẻ tẻ, thiếu tổ chức. Với số người tham gia còn rất khiêm tốn và không thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. [xem tiếp]

Thông báo của Trang mạng Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

11/02/2014 (Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự) - Theo quyết định của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, trang mạng của Diễn Đàn dần dần được biến thành nhật báo DÂN QUYỀN. Kể từ ngày hôm nay diện mạo của trang mạng có một chút thay đổi với chữ DÂN QUYỀN hiện lên trên đầu trang.

Như chúng tôi đã thông báo trong nội bộ nhóm cố vấn và nhóm trị sự, vì lý do an toàn cá nhân của người quản trị (Admin) trang Diễn đàn XHDS đã chuyển sang việc khác và không quản trị trang mạng nữa. Diễn Đàn XHDS cảm ơn sự đóng góp nhiệt tình và không mệt mỏi của Admin trong thời gian vừa qua. Diễn Đàn XHDS trân trọng thông báo việc chỉ định một số Admin mới. Vì sự an toàn cá nhân của các vị này mọi thông tin liên quan đến họ chưa được công bố. Mọi ý kiến góp ý xin quý vị thông qua các thành viên trong nhóm cố vấn, nhóm trị sự hoặc trực tiếp qua email của chúng tôi.

Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

"Công dân Mới": Phong trào xã hội khiến Bắc Kinh lo sợ

24/01/2014 Trọng Thành (RFI) - Nhật báo Le Monde có bài đáng chú ý về một phong trào xã hội khiến chính quyền Trung Quốc lo ngại với tựa đề « các Công dân Mới, những chiến binh vì sự minh bạch ». Bài viết trên Le Monde điểm lại một đôi nét lịch sử phong trào mang tên « Tân Công dân », nhân sự kiện tư pháp Trung Quốc mở phiên tòa xét xử ông Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong), một trong những người khởi xướng chủ yếu của phong trào. Le Monde nhận định sở dĩ Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc phản ứng một cách hung bạo như vậy là vì phong trào xã hội nói trên đã chạm đến « một sợi dây thần kinh » nhạy cảm của hệ thống quyền lực.

Một mục tiêu chính của phong trào « Tân Công dân », xuất hiện vào tháng 8/2012, là kêu gọi các lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc công khai hóa tài sản. Yêu cầu này được đưa ra đúng vào thời điểm nhạy cảm, khi đảng Cộng sản Trung Quốc đang chuẩn bị cuộc chuyển giao quyền lực qua Đại hội 18. Cũng vào thời điểm này, truyền thông nước ngoài đưa ra nghi vấn về khoản tài sản hàng tỷ đô la của Thủ tướng mãn nhiệm Ôn Gia Bảo. Đây cũng thời điểm cựu lãnh đạo Bạc Hy Lai bị bắt và chờ ngày xét xử. [xem tiếp]

Liên đoàn Lao động Việt được thành lập

21/01/2013 Mặc Lâm (RFA, Bangkok) - Trong hai ngày 17 và 18 vừa qua một tổ chức tranh đấu cho quyền lợi người lao động Việt Nam đã được thành lập qua đại hội lần thứ nhất mang tên Liên đoàn Lao động Việt tự do, gọi tắt là Lao Động Việt được tổ chức tại thủ đô Bangkok của Thái Lan.

Từ nhiều năm qua các tổ chức hoạt động vì quyền lợi cho người lao động Việt Nam đã đóng góp những nhân tố quan trọng và tích cực cho việc thúc đẩy giới chủ và ngay cả chính phủ Việt Nam phải xem xét chính sách cũng như cách đối xử với người lao động trong nước cũng như quốc tế khi xuất khẩu lao động Việt sang các nước thứ hai.

Các tổ chức này hoạt động trong tinh thần tương trợ cho người lao động Việt Nam giúp họ biết được quyền lợi của mình trong khi làm việc dưới tình trạng hoàn toàn bị khống chế, o ép bởi Tổng Liên Đoàn Lao ĐộngViệt Nam, một tổ chức do nhà nước quản lý và điều hành.

Sau một thời gian hoạt động bốn tổ chức có tên Công đoàn Độc lập Việt Nam, Hiệp hội đoàn kết công nông Việt Nam, Phong trào lao động Việt Nam và Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam đã cùng nhau tập họp lại để trở thành liên đoàn có cái tên hoàn toàn mới đó là Liên Đoàn Lao Động Việt Tự do (Free Viet Labor Federation) [xem tiếp]

Phụ Nữ Nhân Quyền hỗ trợ gia đình 2 dân oan Cần Thơ

11/01/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào những ngày đầu của năm 2014, Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đã có lời kêu gọi cộng đồng thế giới quan tâm và giúp đỡ đến gia đình hai dân oan bị vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở thành phố Cần Thơ là chị Nguyễn Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Thị Tuyền.

Hai chị đã đồng hành với Dân oan cả nước trong nhiều sự kiện đòi đất, có được sự tin tưởng của nhiều bà con dân oan cũng như có thái độ kiên quyết với chính quyền không những trong việc đòi đất mà còn trong việc đấu tranh để bảo vệ Nhân quyền của chị em phụ nữ dân oan. Ngày 10 tháng 9 năm 2013, cả hai chị bị bắt bất ngờ.

Để hiểu rõi hơn sự việc phóng viên Trần Quang Thành đã có cuộc trao đổi cùng Bà Trần Thị Hài một thành viên của hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, mời quý quý bạn đọc theo dõi:

Hồ sơ Nhân quyền: đàn áp Pháp Luân Công tại Việt Nam là có hệ thống

05/01/2014 Học viên Pháp Luân Công (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Theo con số thống kê 67 trường hợp bị bức hại (chiếm khoảng 20% số trường hợp bị bức hại tại Việt Nam), thì trong đó có 39% là phụ nữ, 76% bị cưỡng chế về CA phường, xã; 37% bị tra tấn đánh đập; 43% bị câu lưu quá 12 tiếng; 39% bị lục soát nhà ở mà không có lệnh khám xét; 21% bị chiếm đoạt xe máy; 16% chiếm đoạt máy tính; 18% bị chiếm đoạt điện thoại; 4% bị chiếm đoạt những thiết bị khác như máy ảnh, máy quay phim, USB; 6% bị đuổi việc vì sức ép; 12% bị vu khống trên báo đài; 52% bị chiếm đoạt tài liệu Pháp Luân Công; 31% bị tịch thu giấy tờ tùy thân; tổng số tiền phạt đã ra quyết định cho 67 trường hợp này là 330 triệu đồng chỉ vì phân phát hoặc có tài liệu Pháp Luân Công. Hầu hết các trường hợp thuê nhà ở đều chịu sức ép đuổi khỏi nhà; gây sức ép lên gia đình, người thân; bị theo dõi nơi ở, điện thoại.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ngừng gây áp lực trực tiếp lên các nhà chức trách Việt Nam: điển hình là một công hàm ngoại giao được gửi đi vào ngày 30 tháng 5 năm 2010, từ Đại sứ quán Trung Quốc tới Bộ công an Việt Nam. Công hàm tuyên bố rằng: “Bộ Công an Trung Quốc đã phát hiện sóng vô tuyến tới từ lãnh thổ Việt Nam có chứa nội dung về Pháp Luân Công giống hệt những gì được nghe thấy trên đài phát thanh “Âm thanh Hy vọng”. “Khuyến nghị rằng tất cả … các hoạt động của các phần tử Pháp Luân Công ở lãnh thổ Việt Nam phải bị tấn công và chặn đứng.” (Theo Minh Hue Net ngày 20/9/2011).

Từ khi có công hàm nêu trên, cuộc bức hại của chính quyền đối với Pháp Luân Công leo thang liên tục trong nhiều năm qua từ năm 2010 - 2013. [xem thêm]