Nhân quyền (2015/5)

Tiếng Việt‎ >   Nhân quyền >

 

Nhân quyền (2015/5)

* Nhân quyền: các trang sau & trước

 

Vụ khủng bố ở Lâm Đồng: Sự thua cuộc về pháp lý của ngành công an

29/08/2015 Nguyễn Tường Thụy (Dân Làm Báo) - Sáng nay 28/8/2015, những người đi đón Trần Minh Nhật ra tù khi bị công an huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đánh đập dã man trên đường trở về. Chúng đều có chung một qui trình là chặn xe khách lại, xông lên xe lôi người mà chúng đã nhận mặt xuống đường đánh. Chu Mạnh Sơn kể, chúng hành hung mặc sức, đánh người tới 20 phút, gây thương tích nặng rồi mới chịu tha chứ không phải đánh lén rồi bỏ chạy.

Chúng tôi đã liên lạc được với anh em bị đánh. Anh em cho biết như sau:

Một nhóm bị đánh tại thôn Nghĩa Lâm, xã Liên Hiệp huyện Đức Trọng. Chúng chặn xe chở khách lại. Ba tên leo lên xe và chỉ mặt Chu Mạnh Sơn, Trương Minh Tam và Trần Thị Nga rồi đánh luôn. [đọc tiếp]

Tường Trình Về Việc Công An Lâm Đồng Đánh Trọng Thương

29/08/2015 (Thanh Niên Công Giáo) – Sáng ngày 28/8/2015, tôi cùng những người bạn sau một ngày vui chơi với gia đình TNLT Trần Minh Nhật mới mãn hạn tù -trong vụ án nổi tiếng 14 Thanh niên Công giáo và Tin Lành, Nhật bị bắt vào năm 2011 tại xã Đạ Đờn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

Trước cổng nhà của TNLT Trần Minh Nhật có rất nhiều công an, CSGT, CSCĐ và khoảng 20 người mặc thường phục bao vây, trong số người mặc thường phục có vài kẻ mặc áo công an bên trong, bên ngoài mặc áo khoác tối màu. Khi chúng tôi lên xe khách, nhóm mặc thường phục đi xe máy bám theo.

Lúc 10 giờ 10 phút,nhóm người mặc thường phục này đã chặn đầu xe khách –mà chúng tôi đi- tại đoạn đường thôn Nghĩa Lâm, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Nhà xe mở cửa xe thì 4 tên trong nhóm xông lên xe, 1 tên đứng chặn cửa, 3 tên còn lại dùng tay và chân đấm đá, lôi tôi, lôi anh Tam, lôi Sơn xuống đường và tiếp tục đánh. [đọc tiếp]

Chủ tịch khối dân biểu CDU/CSU tại quốc hội liên bang Đức gặp 3 nhà tranh đấu nhân quyền

27/08/2015 (DĐVN21) - Ông Volker Kauder, chủ tịch khối dân biểu CDU/CSU tại quốc hội liên bang Đức, đã cùng phái đoàn sang thăm Việt Nam để tìm hiểu về tình trạng nhân quyền.

 

Hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

13/06/2015

Dựa theo Chỉ số bách hại tôn giáo trên thế giới (Weltverfolgungsindex 2015), Việt Nam cộng sản  bị liệt kê vào danh sách các quốc gia bách hại tôn giáo trầm trọng nhất. Nhằm thông tin về tình trạng đàn áp những người có tín ngưỡng, đặc biệt tín hữu Thiên Chúa Giáo, Diễn Đàn Việt Nam 21 sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

Ông Peter Kinast đã qua Việt Nam sinh hoạt với các tin hữu Việt Nam bị chế độ CS độc tài sách nhiễu và đàn áp. [đọc tiếp] - [deutsch]

Phái đoàn tháp tùng ông Volker Kauder gồm có 3 dân biểu liên bang là ông Michael Grosse-Brömer, quản lý nghị viện thứ nhất của khối dân biểu CDU/CSU, ông Bernhard Kaster, quản lý nghị viện của khối dân biểu CDU/CSU và bà Marie-Luise Dött, trưởng ban bảo vệ thiên nhiên, môi sinh và an toàn nhà máy điện hạt nhân. Tại Hà Nội, ông Kauder và phái đoàn đã gặp gỡ 3 nhà hoạt động nhân quyền là LS Lê Quốc Quân, LS Nguyễn Văn Đài và blogger Nguyễn Chí Tuyến tức Anh Chí tại khách sạn Metropole. Ảnh bên từ trái: ông Michael Grosse-Brömer, bà Marie-Luise Dött, LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Quốc Quân, ông Volker Kauder, blogger Anh Chí và ông Bernhard Kaster (ảnh của CDU/CSU-Fraktion)

LS Lê Quốc Quân cho ông Kauder hay là ông thấy vẫn có những cơ hội cho quyền dân sự tại VN mặc dù những người bất đồng chính kiến vẫn tiếp tục bị hành hung, đàn áp. Trong cuộc trao đổi, cả ba bày tỏ tin tưởng rằng sẽ có các cải cách chính trị tại Việt Nam và tiếp tục tranh đấu cho mục tiêu này. 3 nhà tranh đấu nhân quyền cũng than phiền với ông Kauder rằng họ bị cản trở không được xuất cảnh.

Để thử nghiệm tình trạng này, ông Kauder mời 3 nhà tranh đấu nhân quyền sang thăm nước Đức và ngày hôm sau khi gặp gỡ ngoại trưởng VC Phạm Bình Minh, ông Kauder đã yêu cầu Phạm Bình Minh hãy để cho 3 nhà tranh đấu nhân quyền xuất cảnh sang thăm Đức theo lời mời của khối dân biểu CDU/CSU tại quốc hội liên bang. Phạm Bình Minh hứa sẽ cứu xét. Ông Kauder: chúng tôi đợi xem chuyện gì sẽ xẩy ra tiếp theo!

Ông Volker Kauder cũng tiếp xúc với Tổng giám mục Hà Nội Peter Nguyễn Văn Nhơn và được nghe về những khó khăn của giáo hội Công giáo, chẳng hạn giấy xin phép xây nhà thờ kéo dài đến cả chục năm, và giáo hội Công giáo không được phép mở trường học. Ông Kauder cho hay trái với tuyên bố của nhà cầm quyền, các cuộc tiếp xúc với cả hai giáo hội Thiên chúa giáo (Công giáo và Tin Lành) cũng như Phật giáo cho thấy tự do tín ngưỡng vẫn chưa được tôn trọng.

Chúng tôi được mời tới thăm CHLB Đức

Sinh hoạt hội thảo ngày 23/05/2015 với Blogger Người Buôn Gió

Blogger Người Buôn Gió là ai? Ðiều gì khiến anh trở thành người dùng ngòi bút làm phương tiện cải cách xã hội?   Người quan tâm đến tình hình đất nước có lẽ ai cũng quen thuộc với tên gọi blogger Người Buôn Gió. Người Buôn Gió tên thật là Bùi Thanh Hiếu, tác giả nhiều loạt bài, trong đó có “Ðại Vệ Chí Dị,” “Thư Viết Cho Con Trai”... với lối viết giản dị,  dí dỏm và sâu sắc.

Sinh hoạt hội thảo do Diễn Đàn Việt Nam 21 tổ chức vào ngày 23/05/2015

[xem chi tiết]

Chiến dịch Vận Động Nhân Quyền 2015

Nhân Quyền 2015 Sài Gòn, Vietnam

Lời kêu gọi tham gia Chiến Dịch Tranh Đấu cho Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền 2015

Kính gửi Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,

Chúng tôi, những người đứng tên trong Lời kêu gọi này, kính mời Đồng bào trong và ngoài nước cùng tham gia Chiến Dịch Tranh Đấu cho Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền 2015.

24/08/2015 Luật sư Nguyễn Văn Đài (Tiếng Dân) - Phái đoàn Quôc Hội CHLB Đức do ông Volker Kauder, Chủ tịch phe đa số trong QH Đức của Liên minh CDU/CSU sang thăm VN. Trước khi có buổi làm việc với UBMTTQ và Bộ trưởng Bộ ngoại giao, phái đoàn đã có cuộc gặp với những người hoạt động nhân quyền và xã hội của VN gồm luật sư Lê Quốc Quân, luật sư Nguyễn Văn Đài và anh Nguyễn Chí Tuyến. Ông Volker Kauder và phái đoàn đã ân cần hỏi thăm gia cảnh và công việc của chúng tôi. Sau cùng ông nói sẽ mời chúng tôi sang thăm CHLB Đức. Chúng tôi biết rõ là việc Quốc Hội CHLB Đức đưa ra lời mời chúng tôi thì rất đơn giản. Nhưng việc Bộ công an VN có cấp hộ chiếu và cho chúng tôi xuất cảnh hay không là một việc khác. [đọc tiếp]Luật tôn giáo: đột phá hay siết chặt?

20/08/2015 (BBC) -  Dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo mới được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đưa ra bàn thảo, lấy ý kiến tạo ra một số phản ứng và góc nhìn trái ngược nhau trong một số thành viên của giới quan sát và giáo phẩm ở Việt Nam.

Hôm 20/8/2015, một cựu quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC ông tin rằng dự luật là một 'bước tiến bộ đột phá', trong khi một vị chức sắc tôn giáo từng lên tiếng phản biện dự án luật này thời gian gần đây giữ quan điểm cho rằng dự luật này 'siết chặt tôn giáo'.

Trong khi đó, Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Lợi, thành viên một nhóm chức sắc giáo phẩm liên tôn từ Việt Nam, có quan điểm khác biệt. [đọc tiếp]

Bộ Công an khuyên Tạ Phong Tần đi Mỹ

13/08/2015 (BBC) - Từ trại giam Thanh Hóa, nhà hoạt động Tạ Phong Tần cho người nhà biết bà được cán bộ thuộc bộ Công An khuyên 'làm đơn xin đi định cư Hoa Kỳ’.

Hôm 13/8, trao đổi với BBC qua điện thoại, bà Tạ Minh Tú, em gái của bà Tạ Phong Tần, cho biết vừa đi thăm bà Tần ở trại giam số 5, Thanh Hóa trước đó một ngày.

Bà Tần cho em gái biết ba cán bộ thuộc bộ Công An khuyên bà 'làm đơn xin đi định cư Mỹ' thì họ sẽ xin giùm. Bà Tần nói không làm theo điều này.

“Chị tôi khẳng định với họ rằng mình không có tội mà phải xin. Trừ phi đại diện phía Mỹ trao yêu cầu này trực tiếp đến chị tôi hoặc người nhà”, bà Tú nói.

Bà Tú cho biết trong cuộc gặp, bà có nói với chị gái là ‘không cần làm đơn, họ cũng tống cổ chị đi giống như anh Điếu Cày sớm thôi!’. [đọc tiếp]

Đặc ủy Nhân quyền của chính phủ Đức: tiếp tục hỗ trợ cuộc tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam

Năm 2015 đánh dấu 40 năm toàn cõi Việt Nam nằm dưới chế độ toàn trị của đảng CSVN. Đây cũng là năm mà đảng CSVN tự tiện sắp xếp nhân sự lãnh đạo đất nước, sẽ xảy ra trong kỳ đại hội đảng XII, nhằm tiếp tục kéo dài sự thống trị độc tài trên đầu trên cổ 90 triệu người dân Việt Nam. Sau 40 năm dưới sự độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, đất nước chúng ta phải đối diện với nguy cơ hiểm nghèo nhất, đe dọa đến sự tồn vong của Dân tộc - đó là viễn cảnh Việt Nam bị thống trị toàn diện bởi Bắc Kinh và trở thành một vùng tự trị, một tỉnh chư hầu của Trung cộng trong tương lai.

Tình trạng đen tối này xảy ra khi người dân không có tự do, nhân quyền, đất nước không có dân chủ khiến Nhân dân Việt Nam không thể chọn lựa những người lãnh đạo xứng đáng, một chính phủ có khả năng và tâm huyết để thực sự tranh đấu cho sự tồn vong của đất nước theo đúng nguyện vọng của đại đa số Nhân dân. Do đó, Tự do - Dân chủ - Nhân quyền là điều kiện tiên quyết để Nhân dân và Chính phủ Việt Nam trở thành một khối, tạo được sức mạnh Diên Hồng nhằm quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc. Người dân Việt Nam không thể xác định chủ quyền lãnh thổ khi ngay cả quyền tự do mặc áo HS-TS-VN cũng bị tước đoạt; không thể góp phần bảo vệ Tổ quốc khi quyền cất tiếng, bày tỏ quan điểm về chủ quyền, độc lập của quốc gia và những góp ý, phê bình chính sách ngoại giao của chính phủ luôn phải đối diện với nguy cơ bị Điều 79, 88, 258 bịt miệng, còng tay, bỏ tù.

Do đó, chúng tôi kêu gọi mọi người tham gia, sát cánh với nhau trong một chiến dịch tranh đấu với những bước như sau: [đọc tiếp và ký tên tại đây]

* Nhân quyền  

13/08/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 25/06/2015 sau khi được tin ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam bị bắt, Diễn Đàn Việt Nam 21 đã viết thư ngay cho ông Christoph Strässer, Đặc ủy của chính quyền cộng hòa liên bang Đức về Nhân quyền và giúp đỡ nhân đạo, kêu gọi ông can thiệp cho nhà báo Phạm Chí Dũng được trả tự do. Trong thư trả lời, ông Christoph Strässer nhấn mạnh theo sự nhận xét của ông, ông Dũng có thể bị chính quyền lại bắt giữ bất cứ lúc nào. Ông Strässer cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ cuộc tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam và cho biết tòa đại sứ Đức tại Hà Nội có liên lạc thường xuyên với các nhà hành động nhân quyền.

Sau đây là thư của ông Christoph Strässer bản dịch tiếng Việt.

'Quan hệ Việt-Mỹ cần đi đôi với nhân quyền'

12/08/2015 (BBC) - Một đại diện của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) vừa lên tiếng kêu gọi Washington gắn vấn đề nhân quyền vào các cuộc đàm phán song phương với Việt Nam.

Bài viết được đăng tải hôm 10/8 của ông Shawn W.Crispin, đại diện cao cấp của CPJ tại Đông Nam Á, đề cập đến chuyến thăm Việt Nam gần đây của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nhân dịp 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước.

Ông Crispin cho rằng “bất chấp những lời hùng biện của ông John Kerry về nhân quyền", đến nay vẫn chưa rõ "liệu ông hay những quan chức Hoa Kỳ khác có đưa yêu cầu tôn trọng tự do báo chí cũng như việc ngưng sách nhiễu các nhà báo làm điều kiện cho các cuộc thảo luận trong tương lai hay không." [đọc tiếp]

Cô bé 14 tuổi đi tìm công lý cho ba mẹ và anh trai

12/08/2015 (VOA) - Một bé gái mất nhà, có cả cha mẹ và anh trai rơi vào vòng lao lý vì chống lại lực lượng thu hồi đất mà em cho là bất công, nói em chỉ mong trở lại cuộc sống bình thường và đang làm tất cả những gì có thể để gia đình được đoàn tụ. 

Sự việc liên quan tới gia đình em Nguyễn Mai Thảo Vy rộ lên hồi tháng Tư vừa qua trong vụ phản kháng cưỡng chế đất đai ở huyện Thạnh Hóa, Long An.

Hơn một chục người bị bắt, trong đó có ba mẹ của em Vy, và 4 tháng sau, mới đây, ngày 6/8, anh trai của em là Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi, đã bị bắt theo “lệnh truy nã”. [đọc tiếp]

Hai tù nhân lương tâm mãn án tù được trả tự do

03/08/2015 Gia Minh (RFA, Bangkok) - Hai tù nhân lương tâm Paulus Lê Văn Sơn (ảnh phải) và Gioan Nguyễn Văn Oai (ảnh trái) trong nhóm thanh niên Công giáo và Tin Lành bị bắt hồi tháng 8 năm 2011 vừa được tự do sau khi mãn án tù. Mỗi người bị tuyên án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế về tội danh theo điều 79 ‘hoạt động lật đổ chính quyền’. Vào trưa hôm nay ngày 3 tháng 8, anh Paulus Lê Văn Sơn lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do, ngay sau khi về đến nhà: “Tôi về từ lúc 10:30’, có anh em trong gia đình đến Ủy ban Nhân dân xã đón về. Thực sự rất ngạc nhiên và vui mừng vì khi về đến nhà có rất đông anh em trong nam, ngoài bắc, Hà Nội, Vinh, Nghệ An… Rồi các ông, bà đến chia vui”

Anh Gioan Nguyễn Văn Oai vào ngày 3 tháng 8 cũng cho biết thông tin liên quan việc mãn án đối với bản thân anh như sau:

“ Cách khoảng 4-5 tháng về thì bên an ninh có khuyên tôi nhận tội để hưởng khoan hồng nhưng tôi không nhận"...

cả hai tù nhân lương tâm Paulus Lê Văn Sơn và Gioan Nguyễn Văn Oai bị giam tại trại giam Nam Hà. [đọc tiếp]

Tổng kết Ngày Tổng Tuyệt Thực Toàn Cầu 25/07/2015

Ngày 25/07/2015, rất nhiều cá nhân và đoàn thể người Việt tại 28 địa điểm trên 16 quốc gia (Anh quốc, Bỉ, Canada, Cộng hoà Séc, Đan Mạch, Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Na Uy, Nhật Bản, Pháp, Phần Lan, Singapore, Tân Tây Lan, Úc, Việt Nam) đã đồng loạt tổ chức Ngày Tổng Tuyệt Thực Toàn Cầu cho Tự Do của Tù Nhân Lương Tâm tại Việt Nam.

Đặc biệt tại Việt Nam, nhiều người dân trên nhiều tỉnh thành của 3 miền đất nước cũng đã tham gia ngày Tổng Tuyệt Thực. Khoảng 200 người đã tìm đến được những tụ điểm tuyệt thực tập thể công khai sau nhiều khó khăn trong việc di chuyển, nhưng một số lớn khác đã phải tuyệt thực tại gia vì bị công an của nhà cầm quyền Việt Nam sách nhiễu và ngăn chặn, không cho ra ngoài. Cũng như có một số trường hợp bị bắt giam và đánh đập ngay trên đường phố và trong đồn công an vì tội hưởng ứng sự kiện này.

Tại hải ngoại, dựa trên những danh sách ghi danh tham gia tuyệt thực của các Ban Tổ Chức địa phương, khoảng 500 người đã tuyệt thực cùng ngày 25/07/2015.

Tính luôn số dữ liệu về những người đã thực hiện việc tuyệt thực tại gia ở Việt Nam và tại nhiều nước khác trên thế giới, tổng số người đã tham gia Ngày Tổng Tuyệt Thực 25/07/2015 là khoảng trên dưới 1000 (một ngàn) người, đã đồng hành để tranh đấu cho tự do của các Tù Nhân Lương Tâm và cho Nhân Quyền tại Việt Nam. [đọc tiếp]

Một số hình ảnh Ngày Tổng Tuyệt Thực Toàn Cầu 25/07/2015 [xem tiếp]

Tường thuật chương trình "Tổng Tuyệt Thực Toàn Cầu 25/7/2015"

Việt Nam vi phạm các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa Báo cáo Phụ khuyết về sự thi hành Công ước LHQ về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa

tại Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Báo Cáo Chung

của Ủy Ban Bảo Vệ Quyền làm Người Việt Nam (VCHR)

và Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền (FIDH)  [đọc tiếp]

* Chính trị - Dân chủ 

Văn bản „giải độc“ hội nghị Thành Đô Và Những Điều Dối Trá Của Chính Trị Gia

03/11/2014 TK Tran (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong thời gian qua đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông một văn bản của Ban Tuyên Giáo Trung Ương phủ nhận những nghi ngờ rằng năm 1990 ở Thành Đô đã có một thỏa thuận giữa đảng Cộng Sản Việt Nam và đảng Cộng Sản Trung Quốc là Việt Nam chấp nhận từng bước sáp nhập vào Trung Quốc.

Văn bản của Ban Tuyên Giáo có giá trị như thế nào? Có đủ tính khả tín để đập tan nghi ngờ của người dân về thỏa thuận bán nước ở Thành Đô, hay chỉ là lời nói dối, khi người cầm quyền bị dư luận dồn vào chân tường, phải trả lời về một vấn đề hệ trọng.

Có dối trá gì ở thỏa hiệp Thành Đô vào tháng 9.1990 ?

Sau hội nghị Thành Đô, nhật báo Tứ Xuyên loan tải một „thông điệp“ của phái đoàn Việt Nam: "Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây... Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc!" [đọc tiếp]

* Chính trị - Dân chủ 

Việt Nam trước những vấn nạn kinh tế và chính trị

08/10/2014 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Kể từ ngày 30/4/1975 toàn bộ đất nước đặt dưới sự thống trị của đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), nên sự thăng trầm của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào giới lãnh đạo và các chính sách của Đảng này. Trong 39 năm qua, Đảng đã khai thác tối đa các nguồn lực cũng như thay đổi liên tục các mô hình kinh tế để phát triển đất nước. Nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa ra khỏi tình trạng kém mở mang. Quốc gia đang đứng trước những vấn nạn: Lợi tức bình quân đầu người còn quá thấp so với các quốc gia láng giềng. Tốc độ tăng trưởng và phát triển dưới tiềm năng của nền kinh tế, xuất khẩu lệ thuộc Trung Hoa, Nợ công, nợ xấu ngân hàng, nợ doanh nghiệp quốc doanh và nợ nước ngoài tăng nhanh, số doanh nghiệp phá sản tăng cao, tham ô, lãng phí tràn lan, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường sống bị ô nhiễm, bất công xã hội ngày càng trầm trọng, yêu cầu dân chủ hóa canh tân đất nước mỗi lúc bức thiết. [đọc tiếp]

* Chính trị - Dân chủ 

Thư góp ý về bài "Dân chủ hóa Việt Nam của Giáo sư Stephen Young"

12/11/2014 Dương Thu Hương (Trí Nhân Media) Trong lá thư " Nhắc Lại Một Đề Nghị "Dân Chủ Hóa Việt Nam", giáo sư Stephen Young ghi lại những sự việc đã xảy ra khi ông tiếp xúc với nhà cầm quyền Việt Nam vào những năm đầu thập niên 1990 với những ước mơ thay đổi Việt Nam qua chương trình " 6 điểm ".

Nhà văn Dương Thu Hương đã phản hồi lại lá thư của GS Stephen Young với những lý luận, kinh nghiệm của một người đã từng sống trong cái nôi Cộng Sản. Chương trình "6 điểm" tự nó đã không phù hợp với bản chất của các nước đi theo chủ nghĩa CS ngay cả khi kỹ nghệ tin học rộng mở như ngày hôm nay huống chi vào thời điểm của thập niên 1990, trong khi lãnh đạo CSVN lại là công cụ, cung cúc trung thành thi hành chỉ thị từ đàn anh Trung Cộng.

"... Điều tối quan trọng giờ đây là phải tìm được các biện pháp thực thi tối ưu để có được một sự đổi thay.

Việc anh nêu tên 61 đảng viên ký kiến nghị là việc nên làm, sự khích lệ đáng kể với cộng đồng người Việt trong nước. Nhưng không có sự khích lệ nào đủ làm cho một đám đông đứng dậy, phất cờ khởi nghĩa. Con số 61 là con số quá bé nhỏ so với trên 90 triệu dân. Nó là con số Khởi đầu ( Initial), không phải con số Phát triển ( Développé) và Hiệu Ứng (Efficacité). Nó đòi hỏi phải có sự Hỗ trợ mạnh, thậm chí bạo liệt. Tuy nhiên, số người này có thể coi là Hạt nhân cho một sự Vận hành ( Déclencher) thuộc về Lực lượng bề mặt ( Apparence ). Đặc  biệt là các nhân vật có tư cách kêu gọi và huy động binh lính như tướng Nguyễn trọng Vĩnh, tướng Lê duy Mật.

Thứ nữa, các nhân vật có thể có ảnh hưởng rộng rãi đối với tầng lớp trung gian vì họ đã từng tham gia vào bộ máy cầm quyền, có thể nêu vài tên như Đào xuân Sâm, Trần đức Nguyên, Vũ quốc Tuấn, Tô Hòa, Lữ Phương, Hồ Uy Liêm, Huỳnh tấn Mẫm, Đỗ gia Khoa, Đào công Tiến, Nguyễn hữu Côn ..." [đọc tiếp]

25/07/2015 Dân Luận tổng hợp (Dân Luận) - Hôm nay, 25/7/2015 là ngày Tổng tuyệt thực toàn cầu diễn ra tại 15 nước: Việt Nam, Hoa Kỳ, Úc, Pháp, Phần Lan, Đức, Tân Tây Lan, Cộng hoà Séc, Canada, Hàn Quốc, Lào, Na Uy, Bỉ, Cam Bốt, Đan Mạch. Đây là một phần của Chiến Dịch Nhân Quyền 2015: We are one - Chúng ta là một. Mục tiêu của ngày này nhắm cùng đồng hành cùng hàng trăm người trên hàng chục quốc gia khác nhau trên thế giới, để đòi Tự do cho các Tù nhân lương tâm yêu nước tại Việt Nam. Tại Sài Gòn: Từ sáng sớm nay, hàng chục người đấu tranh nhân quyền ở Sài Gòn, như nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nghệ sỹ Kim Chi, Cha Anton Lê Ngọc Thanh... đã tập trung ở sân sau nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn để cùng tham gia ngày tổng tuyệt thực. Chương trình bắt đầu từ 8 giờ sáng và kéo dài đến 21 giờ tối cùng ngày.

Trong khi đó, rất nhiều blogger, người hoạt động khác tại Sài Gòn đã đang kí tham gia đồng hành tuyệt thực nhưng bị những người lạ mặt theo dõi từ nhiều ngày trước, trong đó có blogger Nguyễn Hồ Nhật Thành, Nguyễn Nữ Phương Dung, Hoàng Dũng, Dan Nguyen, Nguyễn Hoàng Vi... Sáng nay, họ đã bị ngăn cản không thể đến được nhà thờ cùng tham dự. [đọc tiếp]

Dân oan Dương Nội - Bà Cấn thị Thêu mãn án tù

25/07/2015 Gia Minh (PGĐ Ban Việt ngữ RFA) - Người kiên quyết đấu tranh giữ đất rồi bị bắt kết án tù, bà Cấn Thị Thêu, hôm nay mãn án 15 tháng tù giam. Gia đình cũng như người dân Dương Nội, quận Hà Đông cùng địa phương với bà Cấn Thị Thêu, gia đình và một số nhà hoạt động tại khu vực miền bắc đã đến trại 5, Yên Định, Thanh Hóa nơi bà này thụ án để đón bà về. Sau khi về đến nhà, bà Cấn Thị Thêu cho Đài Á Châu Tự Do biết về hành xử của trại giam vào ngày hôm trước cũng như trong ngày bà mãn án: “Từ chiều ngày hôm qua, Trại giam đã niêm phong và lấy đi rất nhiều đồ đạc của tôi. Tôi không nhất trí họ đã kéo lê tôi trên đoạn đường xi măng mấy chục mét. Hôm nay họ thả tôi cách trại mấy chục cây số mà không thả tôi tại cổng trại. [đọc tiếp]

Việt Nam: Chùa Liên Trì bị phong tỏa

25/07/2015 Thụy My (RFI) - Chùa Liên Trì, nơi thường mở rộng cửa cho những người dân oan khiếu kiện về đất đai tạm trú, từ mấy hôm nay đã bị phong tỏa các lối vào bởi nhiều người mặc thường phục.

Trả lời RFI Việt ngữ tối qua, Hòa thượng Thích Không Tánh cho biết cụ thể tình hình và cho rằng có lẽ do lời kêu gọi tuyệt thực để đấu tranh cho các tù nhân lương tâm, khiến chính quyền lo sợ nhiều người sẽ tụ tập về đây. [đọc tiếp]

Mất việc làm – Mất nhà đất – Nay lại mất quyền tự do đi lại

24/07/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Chị Bùi Thị Thành 54 tuổi ở phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, Sài Gòn, đã gần 20 năm đi khiếu kiện từ địa phương đến trung ương vầ những oan sai mình phải gánh chịu.

Vào những năm 90 của thế kỷ trước khi là giáo viên cấp 2 chị phát hiện những sai sót trong đáp án chấm thi môn địa lý của phòng giáo dục huyện. Chị đã không chịu chấm thi theo đáp án mà theo sách giáo khoa và thế là chị bị kỷ luật buộc thôi việc mất nghề dạy học.

Khi mở rộng vành đai Tân Sơn Nhất, nơi gia đình chị bị giải tỏa có nhiều bất minh trong gía đền bù và diện tích đền bù. Chị đi khiếu kiện hàng chục năm nay nhưng chìm sâu trong vô vọng và sự trả thù hèn hạ của cơ quan công an.

Vài năm gần đây, một hình thức giam lỏng đã đến với chị. Khi có sự kiện nào đó là công an cử một tổ công tác lúc ít là vài ba người, có lúc lên đến hàng chục người phong tỏa nơi chị ở, ngăn trở quyền tự do đi lại của chị.

Nhân ngày Thế giới tổng tuyệt thực vì tù nhân lương tâm Việt Nam, từ đêm 22/7 đến nay, công an Sài Gòn đã đặt chốt kiểm soát không cho chị ra khỏi nhà, chẳng khác một người bị quản thúc,

Từ quận Thủ Đức, Sài Gòn chị Bùi Thị Thành đã lên tiếng tố cáo giới bạo quyền địa phương tước đoạt quyền tự do đi lại của chị qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành, nội dung như sau mời quý vị cùng nghe

Cựu tù nhân Điếu Cày kể chuyện

23/07/2015 Nguyễn Khoa Thái Anh chuyển ngữ (Đàn Chim Việt) - Sáng thứ Bảy, ông Nguyễn văn Hải, 63 tuổi, ngồi ở một băng ghế trong Công viên Tự Do Sid Goldstein (Freedom Park) ở Westminster.

Nguyễn nói một cách mạch lạc gần như thầm thì về cuộc sống của mình tại Việt Nam – về chuyện chiến đấu cho miền Bắc, về việc mở một cửa hàng điện tử vào năm 1990, và về chuyện chuyển trọng tâm của mình về việc tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam.

Đã lâu Human Rights Watch lên án Việt Nam là một trong các quốc gia có thành tích tồi tệ nhất thế giới, nói rằng chính phủ “triệt tiêu hầu như tất cả các hình thức bất đồng chính kiến.”

“Họ cứ bắt tôi phải nhận tội và họ sẽ đối xử nương tay với tôi”, Nguyễn nói về nhiều vụ giam giữ ông. “Nhưng tôi không làm được. Tôi đã chẳng có làm gì sai. “ [đọc tiếp]

Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi tố cáo bị bọn côn đồ khủng bố tinh thần

22/07/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào đêm khuya hôm qua 21/7/2015, nơi linh mục Phan Văn Lợi và những người thân đang cư trú ở 16/46 Trần Phú, thành phố Huế đã bị bọn côn đồ ném vào nhà các bịch nilon có chứa những  chất hôi hám, dơ bẩn  mùi tanh tưởi bốc lên nồng nặc. Ngoài ra chúng còn ném đá lên mái nhà.

Vào hồi 9 giờ sáng nay  22/7, từ thành phố Huế linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi đã lên tiếng tố cáo hành động khủng bố tinh thần đê hèn của giới bạo quyền thành phố Huế đối với linh mục.

Nội dung như sau do phóng viên Trần Quang Thanh ghi lại.

Tạ Minh Tú kêu gọi trả tự do cho chị là blogger Tạ Phong Tần đang đau yếu trong tù

21/07/2015 Bob Dietz, CPJ (Dân Làm Báo) - Là một blogger độc lập, Tạ Phong Tần thường vạch trần những lạm dụng trong hệ thống tư pháp của Việt Nam. Bây giờ là tù nhân lương tâm đang thụ án 10 năm vì "tuyên truyền chống nhà nước", một hành vi phạm tội chống nhà nước theo điều 88 luật hình sự Việt Nam, chị phải chịu đựng nhiều đau khổ bởi hệ thống mà chị đã từng phê phán và vạch trần. Từ đầu năm nay, Tạ Phong Tần đã tuyệt thực kéo dài khoảng ba tuần để phản đối những điều kiện tồi tệ của nhà tù. Đây được xem là lần tuyệt thực thứ ba kể từ khi chị bị bị giam vào tháng Chín năm 2011. Theo người em gái là Tạ Minh Tú, chị Tần hiện đang bị biệt giam trong một phòng giam ngột ngạt, không cửa sổ.

Trong trao đổi qua email với Ủy ban bảo vệ ký giả (CPJ), Tú nói về tình trạng nghiệt ngã của Tạ Phong Tần và từ đó kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho chị của cô. [đọc tiếp] - [english]

Thụy Sĩ cấm xuất khẩu công nghệ giám sát sang Việt Nam

19/07/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 15/07 vừa qua, Thụy Sĩ đã quyết định không cho phép xuất khẩu công nghệ giám sát đối với hai nước Việt Nam và Bangladesh. Đây là lần đầu tiên, Thụy Sĩ đã áp dụng một nghị định mới ban hành hồi tháng 5 vừa qua về việc điều hành xuất khẩu.

Sở Kinh tế Liên bang (SECO), bộ Quốc phòng và bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cùng quyết định không cho phép xuất khẩu công nghệ giám sát sang Việt Nam và Bangladesh vì công nghệ này có thể bị lạm dụng để kiểm soát các nhà hoạt động nhân quyền.

Các công ty Thụy Sĩ muốn xuất khẩu công nghệ loại IMSI-Catcher dùng để giám sát Internet và điện thoại di động và đã xin phép xuất khẩu đi một số nơi, trong số các khách hàng muốn mua có Việt Nam.

Theo ông Jürgen Böhler, giám đốc Sở Kiểm soát Xuất khẩu nói với thông tấn xã Thụy Sĩ SDA, Sở SECO cùng Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao đã đi đến quyết định này vì có những sự kiện cho phép nghi ngờ rằng công nghệ giám sát sẽ được dùng để đàn áp. Công nghệ này có thể dùng để giám sát thí dụ như máy điện thoại di động của nhiều người trong một đám đông biểu tình.

Trong khi công nghệ IMSI-Catcher bị cấm bán sang Việt Nam và Bangladesh thì SECO lại cho phép xuất khẩu sang Philippines, Kuwait và Lebanon.

Các hãng sản xuất điện thoại di động và các nhà viết thảo chương thuộc hệ Android ngược lại cũng đang ráo riết thực hiện chương trình ứng dụng (Android-App) để chống công nghệ IMSI-Catcher, gọi nôm na là IMSI-Catcher-Catcher (ICC). [deutsch] - [english] - [français]

Ra tù anh Đỗ Nam Trung cảm thấy tự tin và mạnh mẽ hơn

15/07/2015 Gia Minh (RFA, Bangkok) - Thêm một tù nhân lương tâm vừa được tự do là anh Đỗ Nam Trung. Anh này thuộc nhóm ba người bị bắt tại Đồng Nai vào dịp công nhân ở nhiều khu công nghiệp tại vùng đông nam bộ biểu tình phản đối giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đưa vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Ngay sau khi ra khỏi trại giam K2, Xuân Lộc, Đồng Nai vào sáng ngày 15 tháng 7, Đỗ Nam Trung dành cho Gia Minh của Đài Á Châu Tự do cuộc nói chuyện sau đây.

Cựu tù nhân Đỗ Nam Trung: Ở trong đó rất khó khăn, vì cũng như mọi người biết trong tù Việt Nam bó buộc nhiều thứ. Trong tù thì rất khó khăn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Ở trong đó để mà tồn tại sống được và nuôi ý chí của mình thì đó là một điều mà anh em trong đó phải vượt qua chính mình để nuôi dưỡng ý chí, cũng như tồn tại cho đến ngày ra và quay trở lại phong trào.

Tôi nghĩ điều xảy ra với tôi là điều mà không ai muốn cả và đối với các anh em trong phong trào cũng không ai muốn; nhưng có thể xảy ra đối với bất cứ ai. Do đó, mọi người khi bước chân vào phong trào phải luôn luôn chuẩn bị cho mình tình huống xấu nhất. Thứ hai hãy tự tin và vững vàng lên. Như bản thân tôi sau 14 tháng tù ra tôi thấy tự tin và mạnh mẽ hơn rất nhiều so với trước khi bị bắt. Tôi không hề nao núng, không hề run sợ trước mọi sự đàn áp của họ. [đọc tiếp]TNLT Đỗ Nam Trung (aka Trung Nghĩa) mãn hạn tù 15/07/2015 Châu Văn Thi tổng hợp (Dân Luận) - Sáng 15/7/2015, anh Đỗ Nam Trung vừa hoàn thành 14 tháng tù giam tại trại tù Xuân Lộc, Đồng Nai và trở về với gia đình và bạn bè, theo tin từ Con Đường Việt Nam cho biết.

Đón anh ở cổng trại giam có gia đình và những người hoạt động dân chủ. (Ảnh: CĐVN/Dân Luận)

Vào ngày 12 tháng 2 năm 2015, Tòa án Nhân dân Tỉnh Đồng Nai đã xử ba người vì đã vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.” [đọc tiếp]

Phóng sự: Quyền Phụ nữ Việt Nam tại LHQ Genève

15/07/2015 Ỷ Lan (RFA, Genève) - Khóa họp lần thứ 61 của Uỷ ban Xóa bỏ tất cả các Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ gọi là Uỷ ban CEDAW của LHQ đang diễn ra tại Điện Quốc Liên, Genève từ ngày 6 đến ngày 24 tháng7. Hai ngày 9 và 10 dành cho việc xem xét bản Phúc trình  của Việt Nam, và cũng là dịp Chuyên gia LHQ gặp gỡ hỏi han các tổ chức Phi Chính phủ lấy ý kiến trước cuộc chất vấn Phái đoàn Việt Nam.

Ngoài bản Phúc trình chính thức của Nhà nước Việt Nam, và phúc trình của tổ chức “Phi chính phủ” đến từ Hà Nội và do Phái đoàn Hà Nội dẫn theo có tên là “Liên hiệp các tổ chức Gencomnet, Dovipnet, và New”, mà thuật ngữ trong giới hoạt động nhân quyền gọi là GONGO thay vì NGO, còn có các Phúc trình phản bác của các tổ chức Phi chính phủ khác như “Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam”, “ Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam”, một tổ chức trong nước nhưng do một phụ nữ ở Canada đại diện, “Diễn đàn Tự do của người Khmer Krom”, và “Liên đoàn Khmers Kampuchea Krom”.

Suốt 5 tiếng đồng hồ, các chuyên gia LHQ chất vấn từ tốn, lễ phép, nhưng lắm khi hóc búa, làm cho Phái đoàn Hà Nội lúng túng.

Các câu chất vấn nào Phái đoàn không trả lời được, Uỷ ban cho phép Phái đoàn 48 tiếng đồng hồ để điều tra và trả lời.

Sắp tới, vào ngày 24 tháng 7 Uỷ ban CEDAW sẽ công bố Kết luận cuộc xem xét Phúc trình Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị yêu sách thực hiện cho việc bảo vệ và thăng tiến Quyền Phụ nữ chiếu theo Công ước Xóa bỏ tất cả các Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW) của LHQ. [đọc tiếp]

Vụ Hải Dương: Công ty Singapore lên tiếng

15/07/2015 (BBC) - Nhà đầu tư Singapore đứng sau khu công nghiệp tại Hải Dương xác nhận xảy ra cuộc biểu tình vì chuyện đền bù, khiến một người bị thương vì xe ủi.

Truyền thông Singapore đưa tin Công ty liên doanh TNHH KCN Việt Nam - Singapore (VSIP) ra thông cáo xác nhận có vụ biểu tình hôm 10/7 nhưng nói các đòi hỏi của người phản đối liên quan chủ đầu tư cũ.

Trang tin Channel NewsAsia của Singapore dẫn thông cáo của VSIP nói đòi hỏi của người phản đối liên quan việc đền bù của công ty Phúc Hưng trước khi công ty bán lại khu công nghiệp cho VSIP năm nay. [đọc tiếp] - [english]

Huỳnh Thục Vy bị cấm xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu

12/07/2015 Huỳnh Thục Vy (Đàn Chim Việt) - Sáng 12/7/2015, tôi ra phi trường Tân Sơn Nhất để bay chuyến bay VJ801 lúc 11h15 đến Bangkok, Thái Lan tham dự khoá huấn luyện ba ngày do Phóng viên không Biên giới tổ chức. Nhưng sau khi làm thủ tục check-in, lúc qua cổng kiểm soát hành lý, một nhân viên hải quan tôi không nhớ rõ tên chặn tôi lại kiểm tra hộ chiếu.

Một nhân viên hải quan khác hỏi người dẫn tôi vào phòng là: trường hợp này là sao, anh này trả lời: “Hộ chiếu báo đỏ”.

Tôi không ngạc nhiên với kịch bản này vì nó đã xảy ra nhiều lần với nhiều anh chị em hoạt động nhân quyền trước đây. Vì vậy tôi không muốn mất nhiều thời gian tranh cãi với họ, tôi yêu cầu họ nhanh chóng lập biên bản để tôi ra về. Chỉ có một điều làm tôi ngạc nhiên là không có nhân viên an ninh bảo vệ chính trị nào thẩm vấn tôi trong lúc tôi ngồi đợi anh Bùi Quốc Cường lập biên bản. [đọc tiếp]

Tình cảnh bị đàn áp của phụ nữ hoạt động vì nhân quyền ở Việt Nam

12/07/2015 Hải Ninh (RFA) - Hiệp hội phụ nữ Nhân quyền Việt Nam vừa đưa ra bản báo cáo về tình trạng phân biệt đối xử của chính quyền Việt Nam đối với những phụ nữ hoạt động nhân quyền, các nữ bất đồng chính quyền.

Chị Huỳnh Thục Vy, điều phối viên của hiệp hội, dành cho Hải Ninh cuộc phỏng vấn về tình trạng phân biệt đối xử với những phụ nữ này và hệ luỵ trong tạp chí hôm nay.

Huỳnh Thục Vy: Đây là bản báo cáo mà Hội phụ nữ Nhân quyền Việt Nam kết hợp với bên BPSOS làm để trình lên uỷ ban CEDAW của Liên Hợp Quốc. Uỷ ban CEDAW này là một cơ chế gồm các chuyên viên độc lập, chuyên quan sát về việc thực hiện công ước xoá bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. [đọc tiếp]

Tin thêm về vụ máy xúc chèn người

12/07/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trái với bản tin nóng ngày 10/07 trên Blog xuandienhannom, nạn nhân là bà Lê Thị Châm đang được điều trị tại bệnh viện Việt Đức, tuy còn đau nhiều nhưng không còn nguy hiểm đến tính mạng. Điều đáng nói là tất cả người nhà của nạn nhân có mặt trong bệnh viện đều bị lực lượng công an tịch thu điện thoại và các phương tiện liên lạc khác. Người cuối cùng có thể tiếp cận với bà Lê Thị Châm là Facebooker Thảo Gạo. Facebooker này có ghi lại trên trang cá nhân lời nói của bà Lê Thị Châm cho biết thời điểm xảy ra sự việc là khoảng 8 giờ sáng. Bà và nhiều người khác xô đẩy nhau để ngăn không cho xe lăn bánh. Sau đó, bà Châm bị trượt ngã dưới bánh xe nhưng người lái xe cứ phóng vào.

Một người được cho là quay clip máy xúc chèn bà Lê Thị Châm nói trên VTC rằng người thợ lái máy chính điều khiển máy xúc đã nhảy xuống đất khi bị dân cầm cờ ngăn cản, thay vào đó là một người lạ mặt không phải dân địa phương. Khi máy xúc do người này lái tiếp tục tiến về phía trước thì bà Lê Thị Châm bị ngã xuống đất và chiếc máy xúc đã chèn vào bà Châm. Chỉ đến khi người dân hô hoán và lấy đất đá ném vào buồng lái thì người này mới dừng lại. Bà Lê Thị Châm sau đó đã được mang đi cấp cứu và sống sót, một phần nhờ nền cát lõm xuống.

Trên các mạng xã hội cũng lưu truyền một đoạn video được nói của bà Châm thuật lại sự việc từ trên giường bệnh. Bà xác nhận người lái máy xúc chèn lên người bà không phải là lái xe chính thức mà là một người lạ mặt, "có thể là xã hội đen".

Trong khi đó, liên quan đến vụ xe ủi cán đè người biểu tình tại khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền, chương trình thời sự của đài truyền hình Hải Dương tối ngày 10/07/2015 vẫn trâng tráo đưa tin: "Cơ quan công an khẳng định: Bằng nghiệp vụ cho thấy máy xúc không chèn qua người như trong clip đang phát tán. Không có dấu hiệu của xã hội đen".

Video clip của người dân được phát tán trên mạng cho thấy rõ cảnh tượng nhiều tên côn đồ hung hăng đòi đánh dân. Xem thêm các video:

- Đài truyền hình Hải Dương: Không có chuyện xe ủi đè lên người dân ở Hải Dương

- Thảo Gạo hỏi chuyện bà Lê Thị Châm

Vụ máy xúc Hải Dương - Cộng sản giết dân ?

11/07/2015 Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió) - Rất nhiều những lời thốt lên như thế khi chứng kiến clip một người phụ nữ nằm dưới bánh xích xe máy ủi của đội cưỡng chế, trong một vụ cưỡng chế tại khu công nghiệp Lương Điền - Cẩm Điền tỉnh Hải Dương.

Chính quyền Hải Dương lại vôi vàng xuyên tạc sự việc một cách trắng trợn, như cuống cuồng che đậy tội ác diễn ra. Từ công an, uỷ ban, báo chí đều thống nhất tìm cách xuyên tạc sự thật, vu khống chứng cớ giả mạo. Clip do dàn dựng. Điều đó cho thấy, có sự dính líu của chính quyền trong vụ việc này. Bởi thế, họ tìm mọi cách để lấp liếp.

Nếu như không có sự dính líu, liên quan , chỉ đạo của chính quyền Hải Dương trong vụ việc bạo lực này. Chắc hẳn chính quyền sẽ phủi tay, ai làm kẻ nấy chịu. Hy sinh một con tốt tự tiện hành động dã man trái với ý kiến chỉ đạo chẳng có gì là khó. Ngay chiều xảy ra sự việc, đài truyền hình Hà Nội đã góp phần đưa tin xuyên tạc vụ việc này. Phải nói THHN phải rất nhanh chóng mới có thể được phóng sự đưa ra sau vài tiếng. Nội dung định hướng là sai trái do nông dân gây ra khiến người lái máy xúc mất bình tĩnh. Không có chuyện máy xúc cán dân.

Tại sao truyền hình Hà Nội và đoàn luật sư Hà Nội vào cuộc nhanh như vây, và đồng loã với chính quyền Hải Dương xuyên tạc vụ án này. ? Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị là uỷ viên BCT, cấp cao hơn bí thư tỉnh uỷ Hải Dương.  Câu hỏi đặt ra nếu không có sự đồng loã, ủng hộ của cấp trên từ BCT. Thì Hải Dương có dám mạnh miệng trắng trợn xuyên tạc sự việc này không.? [đọc tiếp]

Tin NÓNG: Hải Dương cưỡng chế giết chết một người dân?

10/07/2015 (Blog Nguyễn Xuân Diện) - Chị Lê Thị Châm 54 tuổi thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền- Cẩm Giàng Hải Dương.

Vì không chấp nhận mức đền bù đất của chính quyền,

chị và nhiều dân oan đã đứng ra chặn xe máy xúc..Kẻ bất nhân

đã lái xe lao vào bà con. Chị Châm đã bị xe ủi cán qua người.

Đến chiều nay chị đã qua đời.

Theo thông tin từ địa phương: Chính quyền huy động rất nhiều côn an, côn đồ để ngăn chặn mọi ngả đường ở Cẩm Giàng để bưng bít thông tin, nhân dân bị đe doạ.

Tin mới nhận lúc 21h00 hôm nay 10.7.2015

Xe ủi cán người trong vụ cưỡng chế đất: người nhà nạn nhân lên tiếng

10/07/2015 Trà Mi (VOA) - Gia đình nạn nhân bị xe ủi cán qua người khi tham gia biểu tình phản đối cưỡng chế đất ở Hải Dương sáng 10/7 quyết tâm đấu tranh đến cùng để đòi lại công lý.

Vụ việc của bà Lê Thị Châm, 54 tuổi, người thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giang, xảy ra lúc 8 giờ sáng trước cổng dự án thi công khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền khi bà cùng đám đông tìm cách ngăn không cho chiếc máy xúc ủi đất ruộng của nông dân để tiến hành dự án vì giá bồi thường quá thấp. Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ lúc 9 giờ tối cùng ngày, bà Lê Thị Thụy, chị ruột của nạn nhân cho biết bà Châm đã được chuyển từ bệnh viện tỉnh Hải Dương sang phòng cấp cứu bệnh viện Việt - Đức ở Hà Nội, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ công lý cho dân nghèo mất ruộng cày để tránh những thảm cảnh đau lòng khi máu đã đổ vì đất. [đọc tiếp]Dân oan biểu tình bị xe ủi đất cán trọng thương 10/07/2015 (RFA) - Dân oan bị thu hồi đất biểu tình chống thi công ở Cẩm Điền Hải Dương đã bị xe ủi đất cán trọng thương. Vụ việc xảy ra sáng nay 10/7, nạn nhân là bà Lê Thị Trâm 55 tuổi bị thương nặng gãy bả vai đang được điều trị ở bệnh viện tỉnh Hải Dương.

Theo báo điện tử Tiền Phong, ông Vũ Hồng Khiêm Chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương đã xác nhận vụ việc xảy ra. Được biết những người dân mất đất phản đối vì bị thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp Cẩm Giàng Hải Dương mà sự đền bù không thỏa đáng. [đọc tiếp] - [français] - [english]

Blogger Josef Bordat: Hãy trả tự do cho Ksor Y Du!

01/07/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tiến sĩ Josef Bordat, một blogger Đức thường lên tiếng cho nhân quyền tại Việt Nam, vừa lên tiếng bênh vực cho người tù của tháng 7 Ksor Y Du bị tù từ 5 năm nay tại Việt Nam trên blog của mình như sau:Hãy trả tự do cho Ksor Y Du! (ảnh của gfbv).Ksor Y Du ngồi tù đã hơn 5 năm nay. Ông phạm tội gì? Ông chỉ là một tín hữu Thiên chúa giáo, điều này đã đủ (để vào tù). Ít nhất là tại Việt Nam, một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Việt Nam sợ hãi Thiên chúa giáo và coi đức tin như một hình thức "phá hoại sự đoàn kết quốc gia". Như thế, tại Việt Nam theo Thiên chúa giáo là một tội phạm. Quả thật: điều không thể chấp nhận được là ở Việt Nam, đức tin Thiên chúa giáo bị đàn áp dã man, mặc dù hiến pháp bảo đảm tự do tôn giáo. Thật khó mà nghĩ được rằng nước này lại vi phạm hiến pháp của chính họ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho Ksor Y Du - và chúng ta tranh đấu cho ông được trả tự do. Chằng hạn như việc viết một lá thư gửi tới Đại sứ Việt Nam tại Đức. (Bản dịch của DĐVN21). [deutsch]

Trang blog của ông Bordat được rất nhiều người đọc và đã được trao nhiều giải thưởng ở Đức.

Người tù của tháng 7

01/07/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tổ chức Nhân quyền Quốc tế IGFM và Thông tấn xã Tin Lành idea đã cùng chọn tín hữu Tin Lành Ksor Y Du là người tù của tháng 7 này cũng như kêu gọi cầu nguyện và tranh đấu cho ông Ksor Y Du.

Ksor Y Du thuộc Hội thánh Truyền giảng Phúc âm bị bắt hồi tháng Giêng năm 2010 và bị cáo buộc  "gây mất trật tự an ninh và chính trị, và chia rẽ đoàn kết dân tộc". Tháng 11/2010 Ksor Y Du bị "tòa án nhân dân" tỉnh Phú Yên kết án 6 năm tù giam.

Tại phiên tòa ông cương quyết không từ bỏ đức tin Thiên chúa giáo của mình. IGFM còn có thông tin cho hay sức khỏe của ông Ksor Y Du yếu kém, bị tra tấn trong tù và bị lao động cưỡng bức. Vợ ông là bà Le H'Gioi cũng bị nhà cầm quyền ép buộc phải gây chối bỏ đạo Thiên chúa nhưng cũng vẫn kiên quyết từ chối.

IGFM và Idea kêu gọi hãy gửi thư phản đối đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đòi hỏi nhà cầm quyền trả tự do cho ông Ksor Y Du và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng được bảo đảm trong Hiến pháp Việt Nam. [Mẫu thư ở đây]. - [deutsch]