Kinh tế - Môi trường (2014)

Tiếng ViệtKinh tế - Môi trường >

 

Kinh tế - Môi trường (2014)

* Kinh tế - Môi trường:  các trang sau & trước

 

Kinh tế Việt Nam 2014 - Không trả nổi nợ công, phải vay nợ mới để trả nợ cũ ...

  

* Chính trị - Dân chủ   

Ai đứng đằng sau giật dây?

Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh 23/12/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhìn lại năm 2014 để chuẩn bị bước vào năm 2015, từ những hứa hẹn cải tổ trong thông điệp đầu năm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến tình hình nợ xấu ngày càng trầm trọng, nạn tham nhũng ngày càng gia tăng, tình trạng kinh tế vẫn chưa ra khỏi sự đình đốn, v.v… giới quan sát và ngay cả giới lãnh đạo VN đã có những nhận xét không đồng nhất, đôi khi là trái chiều với nhau. Cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành với tiến sĩ Lê Đăng Doanh sau đây sẽ giúp chúng ta thấy được một bức tranh tương đối toàn diện về các vấn đề vừa kể. Mời quý bạn đọc cùng nghe.

16/05/2014 Ngô Nhân Dụng (Người Việt) - Ngay sau vụ công nhân biểu tình đốt phá ở Bình Dương, cả công an lẫn hệ thống tuyên truyền nhà nước đều xác định các biến cố này là “tự phát,” không ai tổ chức. Ðiều này khó hiểu, vì xưa nay mỗi lần như vậy thế nào họ cũng tố cáo những “thế lực thù địch” xúi giục và tổ chức. Tại sao họ xác nhận về tính “tự phát” nhanh chóng, không cần phải nghiên cứu, điều tra một thời gian nào cả?  ...

* Chính trị - Dân chủ   

Đi giữa dòng bạo động

Điện Nguyên Tử tại Việt Nam: Đảng CSVN trở lại con đường cũ, giết dân hàng loạt bằng phóng xạ?

16/12/2014 Nguyễn Hùng & Trần Hoài Nam (Save Vietnam's Nature) - Kế hoạch xây nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận đã bị toàn dân Việt Nam và đặc biệt bị tuyệt đại đa số chuyên gia khoa học, nhân sĩ, trí thức, hoặc công khai hoặc bí mật, chống lại việc làm vô thức của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam với hậu quả sẽ đẩy dân tộc vào nạn diệt vong và nước Việt Nam bị xóa sổ như trường hợp Chernobyl tại Ukraine và Fukushima tại Nhật Bản.

Những tưởng lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn là người Việt Nam, biết lo đến sự tồn vong của dân tộc và tránh xa các lò phản ứng nguyên tử như chính quyền Nhật Bản - một nước với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến hàng đầu thế giới - đã dứt khoát quyết định không xây nhà máy điện nguyên tử trên đất nước họ và tiến hành loại bỏ hoàn toàn các nhà máy điện nguyên tử đang còn hoạt động sau khi xảy ra tại nạn nổ lò phản ứng nguyên tử tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima ngày 13/03/2011.

Nhưng hy vọng vào đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn tình người lại một lần nữa bị hủy hoại hoàn toàn với tin tức vừa được đăng trên báo chí trong nước của đảng cộng sản Việt Nam về dự án xây nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận.

Chính Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải vừa phơi bày sự gian trá, tráo trở, vô nhân cố hữu của đảng cộng sản Việt Nam “định hướng tư bản đỏ” khi cùng những tên “sát nhân phóng xạ nguyên tử” và nhóm lợi ích tư bản đỏ bấm nút khởi công hệ thống cung cấp điện cho dự án xây nhà máy điện nguyên tử Ninh Thuận vào ngày 12/12/2014. ... [đọc tiếp]

'VN cần sáng tạo để duy trì tăng trưởng'

29/11/2014 (BBC) - Việt Nam cần tăng hiệu suất lao động để duy trì đà phát triển kinh tế, theo một nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hợp tác thực hiện.

Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tăng cường đầu tư vào khoa học công nghệ và khuyến khích sáng tạo, theo báo cáo với tên gọi "Khoa học, Công nghệ và Đổi mới tại Việt Nam".

"Sự cạnh tranh trên các thị trường được toàn cầu hóa khiến việc đầu tư vào công nghệ hiện đại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết," bà Victoria Kwakwa, Giám đốc của WB tại Việt Nam, được dẫn lời nói trong báo cáo. [đọc tiếp]

Tuyên bố bảo vệ di sản thiên nhiên Sơn Đoòng

17/11/2014 (VNTB) - Những người viết báo độc lập ở Việt Nam bức thiết lên tiếng cảnh báo về ý định và hành động xây dựng cáp treo, gây xâm hại nguy hiểm đối với di sản thiên nhiên Sơn Đoòng.

Sơn Đoòng là hang động nằm trong quần thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng. Di sản này có tọa độ 17°27’25.88”Bắc, 106°17’15.36”Đông, nằm tại xã Sơn Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Sơn Đoòng được ông Hồ Khanh người địa phương tìm thấy năm 1991 và được Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh công bố rộng rãi vào năm 2009.

Sơn Đoòng là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới, hình thành từ 2-5 triệu nămtrước. Hang có chiều rộng 150 mét, cao 200 mét, dài ít nhất 5km, có dòng sông ngầm dài 2,5km, cột nhũ đá cao 70m, có nguồn sinh thái đặc biệt so với bên ngoài (số liệu được công bố bởi Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh).

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình là tác nhân chính gây ra sự xâm hại đối với di sản thiên nhiên Sơn Đoòng. Là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước, vào tháng 11/2014, chính quyền tỉnh này đã đồng ý cho Tập đoàn Sun Group khảo sát để nghiên cứu xây dựng cáp treo ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Hội Nhà báo độc lập Việt Nam - một tổ chức Xã hội dân sự tại Việt Nam - lên tiếng:

Yêu cầu UBND tỉnh Quảng Bình, Chính phủ Việt Nam phải có những hành xử “vì môi trường, vì sự gìn giữ di sản cho thế hệ sau”, theo đó, phải có đánh giá đầy đủ, khách quan và thông tin rộng rãi về dự án cáp treo trong khu vực động Sơn Đoòng (thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng). Lắng nghe ý kiến từ người dân, các chuyên gia khoa học, các nhà hoạt động môi trường, các cơ quan truyền thông báo chí nhà nước, các tổ chức dân sự trước khi đi đến một quyết định về việc tiến hành cáp treo trong khu vực Sơn Đoòng (thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng). ... [đọc tiếp] - [english]

Dự án Long Thành có chính đáng?

05/11/2014 Nguyễn Đình Ấm (Bauxite Việt Nam) - Tiền trảm, hậu tấu. Trước năm 1975, sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) có diện tích 3.600 ha, nhưng đến nay chỉ còn 1.150 ha, do chính quyền TP HCM để cho dân tự do lấn chiếm, các đơn vị quân đội, hàng không dân dụng phân, chia cho CBNV xây nhà cửa, công trình vào quỹ đất sân bay. Đây là hậu quả của những bộ óc thiển cận hoặc tham nhũng, có thể họ cho là sân bay chỉ cần những chỗ đang sử dụng mà không biết hoặc cố tình không biết rằng sân bay phát triển theo từng giai đoạn thị trường yêu cầu, phải có quỹ đất để dành cho nó. Thêm vào đó hiện tượng quản lý đô thị “phạt cho tồn tại” làm đầy túi quan chức và dẫn đến sân bay bị nhà cửa thu hẹp.

Sau năm 1975, nhà nước giao TSN cho không quân và dân dụng dùng chung, trong khi hàng không dân dụng phát triển hai con số thì chỉ được sử dụng 205 ha, họat động HK quân sự ngày càng teo tóp chỉ có ít máy bay hoạt động, lại có cả sân bay Biên Hòa gần đó thì chiếm tới 545 ha ở TSN (400 ha dùng chung), dẫn đến nhiều diện tích đất bên quân sự bỏ hoang, biến thành đất ở, cho thuê kiếm lợi cục bộ... [đọc tiếp]

Nam Phi bắt hai người Việt cùng một lượng sừng tê giác kỷ lục

01/11/2014 Anh Vũ (RFI) - Hãng tin AFP dẫn nguồn tin cảnh sát Nam Phi cho biết, tối qua 31/10/2014 đã bắt giữ hai người Việt Nam cùng với 41 kg sừng tê giác khi quá cảnh tại sân bay quốc tế Johannesburg, Nam Phi trên chuyến bay từ Maputo qua Mozambique về Hà Nội.

Thông cáo chung của cảnh sát và hải quan Nam Phi nhấn mạnh đây là « lượng sừng tê giác lớn nhất thu giữ được trong một lần kiểm tra tại Nam Phi ». Cơ quan chức năng cũng khẳng định số sừng này đều có nguồn gốc từ Nam Phi.

Cảnh sát Nam Phi cho biết họ đã nhận được tin mật báo các hành khách mang sừng tê giác trên chuyến bay này và đã nhanh chóng can thiệp, dùng chó nghiệp vụ của hải quan để xác định hành lý có sừng tê giác. Đây là mẻ lưới lớn trong cuộc chiến chống săn bắn tê giác lấy sừng từ 7 năm qua. [đọc tiếp] - [deutsch] - [english]

Việt Nam tụt hạng về môi trường làm ăn

29/10/2014 (BBC) - Việt Nam tụt 6 hạng trong khảo sát thường niên của World Bank về môi trường kinh doanh.

Báo cáo " Doing Business" (Làm kinh doanh) xếp Việt Nam ở thứ hạng 78 so với năm ngoái là 72.

Một số tiêu chí bị tụt hạng phải kể đến là khởi nghiệp (tụt 5 hạng), vay vốn (tụt 6 hạng), bảo vệ các nhà đầu tư thiểu số (tụt 2 hạng), nộp thuế (tụt hai hạng).

Các công ty tham gia khảo sát cho điểm về mức độ dễ dàng để kinh doanh.

Khảo sát thường niên của World Bank tiếp tục xếp Singapore là nơi tốt nhất để kinh doanh. [đọc tiếp]

Sài Gòn: bị đối xử hà khắc và giảm lương, gần 4000 công nhân đình công

23/10/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sài Gòn - Tin từ trong nước cho hay gần 4000 công nhân của công ty Vina Duke đã đình công từ hôm 14/10 để phản đối công ty giảm lương và quản lý hà khắc. Được biết công ty Vina Duke có 2 xưởng sản xuất tại Củ Chi, Hóc Môn và 1 xưởng tại Tiền Giang.

Các công nhân cho biết từ tháng 9/2014, công ty đột ngột giảm đơn giá mỗi sản phẩm xuống 200 đồng nhưng không giải thích lý do khiến thu nhập của công nhân bị giảm.

Ngoài vấn đề về tiền lương, các công nhân còn cho biết công ty quản lý rất khắc nghiệt. Công nhân rất dễ bị 'ăn' biên bản, trừ tiền, đặc biệt là chuyện đi vệ sinh. Mỗi tháng, công nhân chỉ có tổng cộng 150 phút để đi vệ sinh, nếu đi quá thời gian trên sẽ bị nhắc nhở, nhắc nhở 3 lần thì bị lập biên bản kỷ luật và bị trừ phụ cấp đặc biệt. Trung bình, mỗi ngày mỗi công nhân chỉ được dùng năm phút cho nhu cầu vệ sinh.

Theo tờ Lao Ðộng, tuy công ty Vina Duke có “công đoàn” nhưng cả “công đoàn” trong công ty lẫn “công đoàn” huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi (nơi công ty Vina Duke đặt xưởng) không hề làm gì.

Theo tờ Lao Ðộng, tuy có “công đoàn” nhưng cả “công đoàn” trong công ty lẫn “công đoàn” huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi (nơi công ty Vina Duke đặt xưởng) không hề làm gì.

Mãi đến hôm 20/10 khi có phóng viên đến tìm hiểu để đưa tin thì giám đốc công ty Vina Duke mới tiếp xúc với công nhân. Viên giám đốc hứa sẽ điều chỉnh lại tiền cơm, xây mới nhà vệ sinh nhưng không thể tăng lương vì đang gặp khó khăn. Viên giám đốc nhấn mạnh khi nào chính quyền thực hiện kế hoạch tăng lương cơ bản thì công ty Vina Duke sẽ tăng lương.

Cần nhắc lại rằng hồi đầu tháng chính quyền Việt Nam chính thức tuyên bố không thể tăng lương cơ bản như dự kiến vì không có tiền tăng lương cho công chức. Trước đó, chính quyền hứa hẹn, năm tới, sẽ nâng mức lương cơ bản lên 15% nhưng kế hoạch này đã phá sản vì “ngân sách rất căng thẳng”. [deutsch]

VN điều tra vụ tấn công mạng 'lớn nhất'

23/10/2014 (BBC) - Cơ quan an ninh mạng Việt Nam đang truy tìm các tay hacker, được cho là đã tiến hành cuộc tấn công lớn nhất từ trước tới nay trên mạng.

Bài viết của Tim Hornyak, cây viết chuyên về IT, truyền thông, khoa học và công nghệ cho trang IDG News Service dẫn lời một chuyên gia IT người Việt, nói vụ tấn công đã gây ảnh hưởng tới toàn bộ cộng đồng an ninh mạng của Việt Nam.

"Đây là vụ tấn công độc hại có chủ đích," Trần Quang Chiến từ SecurityDailay.Net viết trong một email.

Vụ việc bắt đầu từ 13/10, khiến nhiều trang mạng thuộc nhà cung cấp dịch vụ internet VCCorp, chủ sở hữu của hơn 20 trang web, trong đó có cổng tin tức Dân Trí, bị xóa. [đọc tiếp] - [english]

Việt Nam trong danh sách các sân bay tệ nhất Châu Á

20/10/2014 (VOA) - Hai sân bay quốc tế lớn nhất của Việt Nam bị đưa vào danh sách các phi trường tệ nhất Châu Á trong bảng khảo sát 2014 do trang mạng The Guide to Sleeping in Airports thực hiện.

Kết quả vừa công bố được báo chí Việt Nam trích đăng cho thấy sân bay Nội Bài ở Hà Nội xếp thứ 5 và phi trường Tân Sơn Nhất ở TPHCM giữ hạng 8 trong danh sách 10 sân bay tồi nhất khu vực vì các điều kiện cơ sở hạ tầng và phục vụ yếu kém.  [đọc tiếp]

Bauxite Tây Nguyên: Càng làm càng thiệt hại

13/10/2014 (RFI) - Theo tin của tờ Tuổi Trẻ, ngày 08/10/2014 vừa qua, bùn đỏ đã tràn ra từ một hồ thải quặng ở khu vực nhà máy bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. Đúng hơn đây phải gọi là bùn màu đỏ, màu của đất bazal và tuy bùn đỏ này không nguy hiểm bằng bùn đỏ thật sự, nhưng sự kiện này một lần nữa gióng lên tiếng chuông báo động về tác hại của việc khai thác bauxite Tây Nguyên đến môi trường và đời sống của người dân trong khu vực, ấy là chưa kể những thiệt hại về kinh tế và nguy cơ về an ninh quốc phòng.

Nhân vụ bùn màu đỏ tràn ra ở khu vực nhà máy bauxite Tân Rai, ngày 08/10 vừa qua, RFI Việt ngữ phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc, một trong những người đầu tiên ký vào kiến nghị yêu cầu dừng hẳn hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ. [đọc tiếp]

Việt Nam nhờ Ấn giúp thoát Trung

11/10/2014 Thanh Phương (RFI) - Vào lúc Việt Nam đang tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc về mặt kinh tế vào Trung Quốc, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ viếng thăm chính thức Ấn Độ cuối tháng này. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam sẽ đến thành phố Bodh Gaya ngày 28/10/2014 và hôm sau sẽ đến thủ đô New Delhi để mở các cuộc hội đàm chính thức với các lãnh đạo Ấn Độ.

Có thể nói là chưa bao giờ giữa Ấn Độ với Việt Nam hoạt động ngoại giao lại ráo riết như thế, trong ba tháng liên tiếp có ba chuyến viếng thăm cấp cao Nhưng nếu như trước đây quan hệ New Delhi và Hà Nội tập trung nhiều vào lĩnh vực quốc phòng, thì chuyến đi vào cuối tháng này của ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ đặt trọng tâm vào kinh tế. [đọc tiếp] - [english]

Hải tặc thả tàu chở dầu Sunrise 689 và các thủy thủ

09/10/2014 Đức Tâm (RFI) - Chính quyền Việt Nam hôm nay, 09/10/2014, thông báo, tàu chở dầu Sunrise 689 và thủy thủ đoàn, bị hải tặc tấn công và bắt giữ, đã được trả tự do và tàu có thể về tới Việt Nam vào trưa nay.

Ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho AFP biết : « Hải tặc đã thả tàu Sunrise và 18 thủy thủ, sau khi lấy khoảng một phần ba khối lượng dầu trên tàu ».

Thuyền trưởng Nguyễn Quyết Thắng đã nói chuyện qua điện thoại với lãnh đạo Cục Hàng hải và kể lại sự việc : Khoảng hơn một chục hải tặc, có vũ khí, đã nhẩy lên tàu, kiểm soát tàu và khống chế thủy thủ đoàn. Hải tặc đã phá hủy hệ thống liên lạc, truyền tin, lấy dầu và một số đồ đạc trên tàu. [đọc tiếp] - [english] - [deutsch] - [français] - [español]

Công ty Nhật tìm thấy dầu, khí đốt ngoài khơi Việt Nam

21/08/2014 (VOA) - Công ty Idemitsu Kosan của Nhật Bản hôm nay loan báo tìm thấy dầu và khí đốt tại giếng thăm dò thứ tư ở các lô số 05-1b và 05-1c ngoài khơi bờ biển miền nam Việt Nam.

Theo bản tin của Reuters, công ty này cho biết việc phát hiện đã được xác nhận dựa trên những vụ khoan thử nghiệm thực hiện hồi tháng Năm và tháng 8, ngoài các cuộc phát hiện ra dầu khí tại các giếng khác đã được khoan trong hai lô vừa kể.  

Hãng tin AP hôm nay trích dẫn một thông báo của công ty Idemitsu cho biết các cuộc xét nghiệm sẽ được thực hiện để xác định trữ lượng của mỏ dầu khí mới này.  [đọc tiếp] - [english]

Tây Nguyên và sự phát triển của VN

02/08/2014 Nguyễn Hùng (BBC) - Lời nguyền Tây Nguyên không phải là lời của tác giả của 'Đất nước đứng lên' và 'Rừng xà nu'. Nhưng tôi không khỏi có cảm giác đó chính là những gì ông muốn nói khi được hỏi về sự phát triển của vùng cao nguyên ở Việt Nam trong cuộc gặp tình cờ tại miền nam nước Pháp.

Chính xác hơn ông Nguyên Ngọc nói về "lời nguyền tài nguyên".

"Cái quan điểm phát triển lấy tài nguyên làm chính vẫn chưa thay đổi trong phát triển ở Việt Nam và chúng tôi khẳng định đó là con đường phát triển sai," ông nói.

"Người ta có cái gọi là ‘lời nguyền tài nguyên’ thì Việt Nam hiện đang lâm vào lời nguyền tài nguyên.

Nhà văn nói 10 lý do không nên làm bauxite mà ông và kỹ sư mỏ Nguyễn Thành Sơn đưa ra trong một bài viết phản đối khai thác bauxite "đang dần dần bộc lộ hết".

Về kinh tế đang "rất lỗ" do cách tính chi phí đầu vào mà ông gọi là "ăn gian", không liệt kê đủ các chi phí trong tính toán ban đầu. Vì thế việc khai thác bauxite không mang lại hiệu quả kinh tế dù đã được giảm một số loại thuế. [xem tiếp]

Người Việt tẩy chay hàng Trung Quốc sau vụ tranh chấp giàn khoan

29/07/2014 Reasay Poch (VOA) - HÀ NỘI — Trung Quốc đã rút giàn khoan dầu ra khỏi vùng biển tranh chấp ở biển Đông mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền. Nhưng vụ việc này vẫn còn tiếp tục tác động tới người tiêu dùng ở Việt Nam. Theo tường thuật của thông tín viên Đài VOA Reasey Poch từ Hà Nội, người Việt dường như đang có nỗ lực tẩy chay hàng hóa Trung Quốc.

Cũng giống như phần lớn các cửa hàng trên khắp cả nước, các kệ tại cửa hàng này la liệt các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc; nhưng hiện giờ, phần lớn các mặt hàng đó không bán được vì nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn tức giận vì Trung Quốc đã đưa giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. [xem tiếp]

Nhật Bản thu hồi cá nhập từ Việt Nam vì có thuốc chuột

25/07/2014 (Người Việt ) - TOKYO - Chính phủ Nhật Bản ra lệnh thu hồi cá đông lạnh nhập cảng từ Việt Nam sau khi một số của sản phẩm này bị nhà nhập cảng khám phá thấy có hàm chứa thuốc diệt chuột, theo tin Global Post.

Nhà nhập cảng thủy sản Imura Industry ở tỉnh Yamaguchi cho hay cá đông lạnh có trứng thuộc loại ốt-me, người địa phương gọi là cá shisamo, được nhập cảng từ hồi Tháng Năm vừa qua. Chúng bị nhiễm một thứ bột màu vàng và có cả dấu vết của phân.

Viên chức chính quyền và viên chức vệ sinh tỉnh Yamaguchi xác nhận lô cá trên có lẫn cả thuốc diệt chuột mà nếu người ta lỡ ăn phải với số lượng nhiều, có thể dẫn tới nguy ngập tính mạng. Dù sao, người ta chưa thấy có báo cáo về trường hợp trúng độc nào vì ăn phải loại cá nói trên. [xem tiếp]

Ủy ban Thượng viện Mỹ thông qua thỏa thuận hạt nhân với Việt Nam

23/07/2014 (VOA) - Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ vừa thông qua thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự giữa Mỹ và Việt Nam, trong lúc Washington đang tìm cách mở rộng quan hệ với Hà Nội.

Hãng thông tấn AP hôm nay nói rằng thỏa thuận được Ủy ban Đối ngoại Thượng viện thông qua hôm thứ Ba, 22 tháng 7, cho phép các công ty của Mỹ thâm nhập thị trường điện hạt nhân đang mở rộng của Việt Nam.

Thỏa thuận hạt nhân này được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh ký kết hồi tháng 10 năm ngoái bên lề Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Brunei, và được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phê chuẩn hồi tháng 2 năm nay. [xem tiếp] - [english]

“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” khi làm ăn với TQ

17/07/2014 Vũ Hoàng (RFA) - Lâu nay, giới chuyên gia kinh tế Việt Nam vẫn lên tiếng phân tích Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi khi làm ăn buôn bán hay nhận đầu tư trực tiếp từ Hoa Lục. Những câu chuyện như Trung Quốc trúng thầu đến 90% các dự án trọn gói, rồi thao túng dìm giá, đẩy giá các dự án, hay việc Trung Quốc đưa tràn lao động phổ thông sang làm nhiễu loạn đời sống người dân Việt ở các vùng có nhà máy của họ sản xuất… đã được đề cập rất nhiều. Không chỉ thế, báo giới còn phanh phui nhiều trường hợp Việt Nam có nguy cơ là “bãi rác thải công nghệ” cho Trung Quốc hay “vì sao Việt Nam bán rẻ, nhận độc từ Trung Quốc” thậm chí “tại sao thương lái Trung Quốc chỉ “lừa” Việt Nam” mà không phải là Thái Lan, Campuchia…? Câu hỏi khiến nhiều người suy ngẫm: Tại sao Việt Nam biết mà vẫn làm?

Mới tuần rồi, khi trả lời phỏng vấn truyền thông trong nước, T.S Lê Đăng Doanh từng đồng tình với quan điểm cho rằng “Trung Quốc là bậc thầy đút lót” và “ắt phải có bậc thầy nhận hối lộ” khi bàn về tình trạng này của doanh nghiệp TQ khi làm ăn với Việt Nam. Ông thậm chí còn lấy thí dụ phía TQ sẵn sàng “lại quả” tối thiểu 30% bằng “tiền tươi” cho các trường hợp thắng thầu tại Việt Nam. [xem tiếp]

Quan chức JTC bị buộc tội hối lộ VN

11/07/2014 (BBC) - Công ty Tư vấn Giao thông Nhật Bản (JTC) cùng hai cựu lãnh đạo và một người còn đương nhiệm của công ty, bị buộc tội hối lộ các quan chức Việt Nam trong một dự án đường sắt theo truyền thông Nhật.

Văn phòng Công tố Tokyo buộc tội ông Tamio Kakinuma, 65 tuổi, cựu chủ tịch công ty; ông Tatsuro Wada, 66 tuổi, cựu giám đốc điều hành; và Koji Ikeda, 58 tuổi, hiện đang là thành viên hội đồng quản trị - vi phạm Luật Phòng chống Cạnh tranh bất bình đẳng của Nhật, theo Bấm Asahi Shimbun đưa tin hôm 11/07. [xem tiếp] - [english]

Ngân hàng Thế giới : Tăng trưởng của Việt Nam còn dưới mức tiềm năng

08/07/2014 Thanh Phương (RFI) - Hôm nay, 08/07/2014, Ngân hàng thế giới vừa công bố bản báo cáo Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam cho thấy ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục được cải thiện, nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn ở dưới mức tiềm năng.

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2014 dự báo sẽ vẫn ở mức khiêm tốn khoảng 5,4%. Mặt khác, định chế tài chính này lưu ý rằng mức cầu trong nước của Việt Nam vẫn còn yếu, « do lòng tin của khu vực tư nhân chưa đủ mạnh, tỷ lệ nợ trên vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại còn cao ». [xem tiếp] - [english]

‘Mỹ nên hợp tác hạt nhân với Việt Nam’

19/06/2014 (BBC) - Các nhà vận động chính sách Hoa Kỳ kêu gọi Quốc hội nước này phê chuẩn thỏa thuận hợp tác hạt nhân với Hà Nội.

Viện Năng lượng Hạt nhân Hoa Kỳ (NEI), một tổ chức vận động hành lang cho ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân Mỹ, cho rằng tăng cường hợp tác với Việt Nam sẽ đẩy mạnh ‘xuất khẩu và việc làm’ cho nước Mỹ.

NEI nói Việt Nam có kế hoạch phát triển cơ sở hạt nhân có công suất 10 nghìn megawatt, với các nhà máy đầu tiên đưa vào hoạt động vào thập niên tới. “Thị trường Việt Nam có thể mang lại từ 10-20 tỷ đô la xuất khẩu cho Mỹ, và tạo ra 50 nghìn việc làm thu nhập cao cho người Mỹ,” phó chủ tịch NEI Richard Myers nói. [xem tiếp]

Bầu Kiên bị tuyên án 30 năm tù

09/06/2014 (BBC) - Phiên tòa sơ thẩm gây nhiều chú ý với ông Nguyễn Đức Kiên (còn gọi là Bầu Kiên) và các bị cáo đã kết thúc với mức án 30 năm tù cho ông Kiên.

Cho rằng bị cáo Nguyễn Đức Kiên giữ vai trò “quan trọng, chủ mưu, không khai báo thành khẩn”, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên án 30 năm tù và bắt nộp phạt hơn 75 tỷ đồng.

Cụ thể, ông Kiên bị phạt 20 tháng tù về tội kinh doanh trái phép, 18 năm tù về tội cố ý làm trái, 6 năm 6 tháng tù về tội trốn thuế và 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đây là mức án Viện kiểm sát Hà Nội đề nghị, và là mức tối đa đối với các tội danh.

Ông Nguyễn Đức Kiên hiện phủ nhận tất cả các cáo trạng trên, cho rằng bị oan và “cơ quan điều tra hình sự hóa quan hệ kinh tế”.

“Tôi bị buộc tội bốn tội danh trong khi cá nhân tôi trong 20 tháng qua đã có nhiều đơn, nhiều lần trả lời bản cung cơ quan điều tra, tôi cho rằng tôi không có tội, tôi bị oan,” ông Kiên nói. [xem tiếp]

Nhật Bản đình chỉ viện trợ phát triển cho Việt Nam

03/06/2014 Thanh Phương (RFI) - Hôm nay, 03/06/2014, bộ Ngoại giao Nhật Bản ra thông báo cho biết là chính phủ Tokyo đã tạm ngưng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Hà Nội do vụ một công ty Nhật hối lộ các quan chức ngành đường sắt Việt Nam.

Các khoản vay mới bằng đồng yen và các khoản tài trợ cho dự án đường sắt đô thị đã bị đình chỉ sau khi 6 quan chức ngành đường sắt Việt Nam bị bắt tạm giam do bị nghi nhận tiền hối lộ từ công ty Nhật Japan Transportation Consultants Inc (JTC).

Tham gia vào nhiều dự án sử dụng viện trợ phát triển của Nhật, công ty JTC bị tình nghi đã hối lộ các quan chức ở Việt Nam, Uzbekistan và Indonesia. Công an Việt Nam đã bắt tạm giam 6 người, trong đó có ông Trần Văn Lục, Giám đốc Ban Quản lý dự án Cục đường sắt và ông Trần Quốc Đông, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam. Những người này bị tình nghi đã nhận tổng cộng 16 tỷ đồng tiền hối lộ từ công ty JTC. [xem tiếp] - [english]

“Mổ xẻ” sự lệ thuộc kinh tế từ bài toán năng lượng

02/06/2014 Tô Văn Trường (Bauxite Việt Nam) - Đất nước muốn phát triển thì phải hợp tác để các bên đều có lợi nhưng muốn độc lập tự chủ thì không  thể phụ thuộc và bị chi phối về chính trị, kinh tế  và văn hóa bởi ngoại bang.

Chênh lệch số liệu báo cáo

Xét về phương diện kinh tế, có thể nói Việt Nam lệ thuộc đáng kể vào kinh tế Trung Quốc, hay nói cách khác Việt Nam chủ yếu chỉ có làm gia công để nhập hàng từ Trung Quốc. Hàng hóa nhập từ Trung Quốc tăng mạnh vì phải nhập nguyên vật liệu cho sản xuất (phân bón, thức ăn gia súc, vải, kim chỉ, hóa chất, hàng điện tử) để phục vụ nông nghiệp và làm hàng sản xuất xuất khẩu cũng như máy móc và phụ tùng cho máy móc cho các nhà máy. [xem tiếp]

Nhà kinh tế Phạm Chi Lan: Giàn khoan 981 là cơ hội thoát hiểm cho Việt Nam

15/05/2014 Nhạc sĩ Tuấn Khanh (Tuấn Khanh's Blog) - Lúc 10g sáng ngày 14/5, Tôi cùng 2 người bạn là Thiên Văn và Phạm Thy quyết định chạy xuống khu Gò Vấp, gần Lái Thiêu, khi nghe nghe tin các công ty ở khu Tân Thới Hiệp bắt đầu có đình công.

Lý do của chuyến đi này được thôi thúc từ đêm trước. Ngay khi chúng tôi nhận được những hình ảnh những chiếc thiết giáp tiến vào Sài Gòn, những đoàn xe biểu tình được dẫn đầu bởi một chiếc xe Matiz bí ẩn, được chuẩn bị hình cờ búa liềm và ngôi sao, làm náo loạn nhiều con đường. ...

* Nhân quyền   

Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, nhưng Ba Sàm thì không!

09/05/2014 Đinh Ngọc Thu, Trịnh Hữu Long và các cộng tác viên(Nhật Báo Ba Sàm) - “Trung Quốc rồi sẽ đánh Việt Nam. Nhưng dù chiến tranh hay hòa bình, vẫn có một mạch ngầm luôn luôn chảy, đó là mạch ngầm khai dân trí”.

Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh) đã nói với chúng tôi như vậy từ bốn năm trước, khi trang Ba Sàm bắt đầu là một “điểm nóng chính trị” trong cộng đồng mạng, và anh rất ý thức được rằng mình đang phải đối mặt với nguy hiểm. ...

* Xã hội dân sự   

Phạm Chí Dũng – Xã hội dân sự Việt Nam: “Chia rẽ là chết!”

07/05/2014 (CTNLT) - Chỉ ngay sau ngày tự do báo chí 3/5/2014 chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, một sự kiện chưa từng có tiền lệ đã diễn ra ở Việt Nam: 13 tổ chức dân sự độc lập đồng loạt ký tên vào một bản tuyên bố chung, yêu cầu chính quyền phải tôn trọng quyền hội họp, lập hội và tự do chính kiến của công dân. Chỉ mới năm ngoái, các nhóm dân sự này đã “độc lập” đến mức còn chưa thuộc tên nhau. ...

* Chính trị - Dân chủ   

Hà Sĩ Phu: Chỉ nhân dân Việt Nam mới cứu được nước

06/05/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhân sự kiện công an bắt khẩn cấp blogger Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang nhà Anh Ba Sàm và nữ blogger Nguyễn Thị Minh Thúy vào ngày hôm qua 5/5/2014, và việc Trung quốc ngang nhiên mang giàn khoan khổng lồ HD-981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của VN để hoạt động mà nhà cầm quyên cộng sản Việt Nam gần như vẫn im hơi, lặng tiếng, ngoài vài câu lên án chung chung lấy lệ, vô thưởng, vô phạt của người phát ngôn Bộ Ngoại giao

Ông Hà Sĩ Phu đã bộc bạch nhưng suy nghĩ, bức xúc của mình ...

21/05/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào thăm dò trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã gây nên tình trạng đối đầu hết sức căng thẳng giữa hai nước xã hội chủ nghĩa Việt – Trung từ đầu tháng 5 đến nay.Từ trước đến nay nền kinh tế Việt Nam vẫn bị coi là lệ thuộc rất nhiều vào Trung Cộng. Với tình trạng đó, trong bối cảnh căng thẳng chính trị hiện nay liệu Trung Cộng có thể gây thêm những thiệt hại cho nền kinh tế vốn đang ở trong tình trạng suy thoái của Việt Nam hay không ? Đâu là cơ hội và thách thức cho Việt Nam hiện nay?

Bà Phạm Chi Lan, một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam hiện nay, nhận định "TQ có rất nhiều thủ thuật có thể nói là bẩn thỉu trong quan hệ thương mại và quan hệ kinh tế, gây khó cho các doanh nghiệp Việt Nam". Bà Phạm Chi Lan điểm lại mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Trung Cộng và trả lời những câu hỏi nêu trên qua cuộc phỏng vấn sau đây của nhà báo Trần Quang Thành. [đọc bản văn ghi bài phỏng vấn]

Thư ngỏ gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước yêu cầu đình chỉ ngay toàn bộ dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên

21/05/2014 (Bauxite Việt Nam) - Chúng tôi, những người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh đất nước ký tên trong thư ngỏ này, khẩn thiết yêu cầu quý vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận (dưới đây gọi tắt là quý vị lãnh đạo) quan tâm và có quyết định giải quyết dứt điểm vấn đề khai thác bô-xít Tây Nguyên trên cơ sở 5 năm thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, Đảng Cộng Sản Việt Nam được nêu trong Thông báo số 245-TB/TƯ ngày 24-04-2009 về “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025” (dưới đây viết tắt là thông báo số 245). ...

Chúng tôi, những người soạn thảo và ký vào Thư ngỏ này một lần nữa cùng nhau đánh giá lại toàn bộ vấn đề khai thác bô-xít như đang tiến hành ở Tây Nguyên, nhất trí bằng thư ngỏ này kiến nghị với các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ra quyết định đình chỉ ngay việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Đóng cửa nhà máy Tân Rai và dừng việc xây dựng tiếp nhà máy Nhân Cơ. Việc khai thác bô-xít Tây Nguyên trong tương lai sẽ chỉ được đặt ra khi đất nước có những điều kiện kinh tế và khoa học kỹ thuật mới. [xem tiếp]

Việt Nam bùng phát dịch tay-chân-miệng, 2 người chết

02/05/2014 (Người Việt) - Ðồng thời với dịch sởi đang hoành hành, dịch tay-chân-miệng cũng đang bùng phát tại Việt Nam.

Thông tấn xã Việt Nam trích phúc trình của Cục Y Tế Dự Phòng thuộc Bộ Y Tế Việt Nam cho hay, trong 4 tháng qua, Việt Nam có gần 17,500 người mắc bệnh tay-chân-miệng. Trong số này, có 2 người qua đời vì chậm phát giác và điều trị bệnh. 

Riêng tại Sài Gòn, số ca nhiễm bệnh tăng gần 29% trong 4 tháng đầu năm nay, so với cùng giai đoạn của năm 2013. Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số bệnh nhân tay-chân-miệng tăng 34.4%, và tỉnh Cà Mau tăng 15.5%. [xem tiếp]

Nhật, EU liên tục cảnh cáo Việt Nam về thuốc trụ sinh trong tôm

01/05/2014 (VOA) - Việt Nam không ngớt bị Liên hiệp Châu Âu và Nhật Bản cảnh cáo về vấn đề thuốc trụ sinh trong tôm.

Theo tin của Trung tâm ASEAN Trung Quốc, từ đầu năm tới nay Việt Nam đã bị cảnh báo tổng cộng 11 lần về dư lượng quá độ của thuốc oxytetracycline trong tôm xuất khẩu sang Châu Âu và Nhật Bản.

Báo chí Việt Nam trích lời các giới chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói rằng sự kiện tôm Việt Nam bị cảnh cáo liên tục tại hai thị trường xuất khẩu lớn cho thấy có sự lạm dụng thuốc trụ sinh. [xem tiếp]

Tử vong vì sởi tăng đột biến, vì sao Việt Nam chưa công bố dịch? 

17/04/2014 Trà Mi (VOA) - Hàng trăm trẻ em thiệt mạng kể từ khi dịch sởi tái bùng phát ở Việt Nam hồi cuối năm ngoái tới nay, cao gấp nhiều lần con số 25 ca tử vong mà Bộ Y tế công bố tuần trước.

Truyền thông trong nước nói từ đầu năm đến nay có ít nhất 108 trẻ chết vì sởi chỉ tính riêng tại 3 bệnh viện lớn ở Hà Nội.

Số tử vong thực sự trên khắp các tỉnh thành có thể còn cao hơn trong lúc số ca bị nhiễm bệnh đã lên tới hàng ngàn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa công bố dịch sởi, bất chấp những bức xúc trong công luận và những lời kêu gọi từ giới chuyên môn.

Vietnamplus ngày 17/4 dẫn lời Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới WHO tại Việt Nam, ông Takeshi Kasai, đề nghị Việt Nam nên ‘đặt tình trạng sởi hiện nay vào tình huống khẩn cấp và nghiêm trọng’ và dồn mọi nỗ lực để kiểm soát bệnh dịch. [xem tiếp] - [english]

Y tế VN bất lực trong vụ bệnh sởi?

16/04/2014 (BBC) - Con số hơn 100 trẻ tử vong do bệnh sởi được chính thức công bố cho thấy hệ thống y tế Việt Nam ‘bất lực’, một chuyên gia y tế cộng đồng từ Úc nhận định.

Theo số liệu chính thức được ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Y tế dự phòng, công bố trên báo chí Việt Nam thì đến nay đã có 108 em nhỏ tử vong do bệnh sởi.

Trong lúc này, Bộ Y tế Việt Nam vẫn chưa công bố dịch vì chưa đủ yếu tố kỹ thuật.

Trao đổi với BBC, ông Nguyễn Văn Tuấn, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Garvan ở Sydney nói nếu ở nước ngoài mà có con số tử vong như thế thì đó là ‘khủng hoảng chứ không phải chuyện bình thường’.

“Đó là khủng hoảng rất lớn đối với hệ thống chính trị và hệ thống y tế,” ông nói. [xem tiếp]

Phiên toà xử vụ "Bầu Kiên" bị hoãn ngay trong ngày đầu tiên

16/04/2014  Anh Vũ / Trọng Thành (RFI) - Hôm nay, 16/04/2014, phiên toà xét xử vụ ông Nguyễn Đức Kiên cùng nhiều cựu lãnh đạo cao cấp của ngân hàng Á châu ACB bị cáo buộc nhiều tội danh gây thiệt hại 1700 tỷ đồng vừa mở ra tại Toà án nhân dân thành phố Hà nội được nửa buổi, đã phải hoãn lại vì lý do bị cáo Trần Xuân Giá vắng mặt do trở bệnh không thể ra hầu toà.

Theo báo chí tại Việt Nam, bị cáo chính của vụ án đưa ra xét xử hôm nay ông Nguyễn Đức Kiên, còn có biệt danh « Bầu Kiên », nguyên là phó chủ tịch hội đồng sáng lập ngân hàng ACB, bị truy tố về 4 tội trong đó có tội : Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Kiên là một trong những người sáng lập ra ngân hàng ACB [xem tiếp]

Quy trình ngược của Bộ công thương

16/04/2014 Mặc Lâm (RFA, Bangkok) - Trong vụ dưa hấu ứ đọng tại cửa khẩu Lạng Sơn chằng những thương lái lỗ nặng mà người trồng dưa khắp nơi không thể bán đã khiến dư luận xã hội đặt câu hỏi: việc tiếp thị nông phẩm và nghiên cứu cây trồng cho thích hợp với thị trường thế giới bấy lâu nay ra sao. Mặc Lâm có cuộc phỏng vần GSTS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ để có thêm chi tiết về câu chuyện được mùa mất giá này

Mặc Lâm: Thưa GS mới đây nhân vụ dưa hấu tồn đọng tại cửa khẩu Tân Thành, Lạng Sơn thì ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương nói rằng sẽ dành kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia để thuê các nhà tư vấn của Trung Quốc nghiên cứu đưa ra cho Việt Nam những tư vấn phương hướng thâm nhập thị trường này. GS nghĩ sao về phương án mà dại diện Bộ công thương đưa ra?

GS Võ Tòng Xuân: Nói như thế là cái ông này bất lực. Ông Bộ Công thương này rất bất lực từ trước đến giờ. Ổng không có các bộ phận đi khắp nơi trên thế giới tìm thị trường hoặc mở thị trường cho một sản phẩm nào của Việt Nam. Ổng cứ ở nhà và ổng có một cái quỹ để mà xúc tiến thương mại. Qũy này tôi không biết mấy ổng sài như thế nào nhưng mà tôi nghe phong phanh là lâu lâu tổ chức cho một số doanh nghiệp đi chơi, rồi cũng đóng tiền cho ổng, nhưng tổ chức đi chơi cũng lấy cái quỹ đó. Đi chơi vậy thôi chứ không phải đi tìm thị trường hay mở thị trường, cho nên cuối cùng là các doanh nghiệp cũng mù tịt không có thông tin thị trường. [xem tiếp]

Hội nghị thượng đỉnh Mekong 2 là một thất bại

09/04/2014 Phạm Phan Long (Bauxite Việt Nam) - Hội nghị thượng đỉnh quốc tế Mekong lần thứ 2, 2014 tại Việt Nam đã bế mạc. Chính phủ Campuchia và Việt Nam đã không quyết liệt tranh đấu buộc chính phủ Lào tuân theo Điều khoản 5 của Hiệp định 1995 và nộp dự án thủy điện Don Sahong (trên dòng chính) của họ theo thủ tục tham vấn, thỏa hiệp (PNPCA) để cùng quyết định. Campuchia và Việt Nam bỏ mất cơ hội và ra về tay không. Thủ tướng Hun Sen và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bất lực để cho Lào tiếp tục đơn phương xây đập Xayaburi và Don Sahong trên thượng nguồn dù họ vi phạm Hiệp định 1995 và các nhà thầu yên tâm hoàn tất hai đập ấy và những đập khác đã dự trù. Thủ tướng Campuchia và Việt Nam đã không dựa vào quyền lợi và tiếng nói của dân, vào hậu thuẫn của trí thức, vào khuyến cáo của các nước tài trợ, vào các công trình nghiên cứu quốc tế và vào cả dư luận thế giới để nhân dịp này áp lực khuyến cáo Lào ngưng xây đập và điều chỉnh lại cách điều hợp hoạt động của MRC chặt chẽ và hữu hiệu hơn.

Nếu các đập của Lào không bị hủy bỏ tại Hội nghị 2 này, chúng sẽ thành tiền lệ cho Campuchia xây ba đập khác trên nước họ, cho nên việc Campuchia không phản kháng quyết liệt cũng có thể hiểu phần nào, trong khi Việt Nam không có lợi gì mà đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam sẽ gánh chịu hoàn toàn các tác động tiêu cực tổng hợp của cả 11 dự án đã công bố của các nước thượng nguồn là việc rất khó giải thích và không thể chấp nhận được. Đây có thể sẽ là nguyên nhân gây ra mối nghi ngờ lãnh đạo Việt Nam đã bị chi phối bởi một thế lực hay quyền lợi bí mật nào? [xem tiếp]

Nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh : Bauxite Tây Nguyên “chủ trương lớn của đảng” là tai họa cho đất nước và dân tộc06/04/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong những ngày qua dư luận người Việt không khỏi đau xót về sự ra đi của thầy giáo Đinh Đăng Định. Là một nhà giáo, thầy Đinh Đăng Định đã cùng với những nhà trí thức khác lên tiếng chống lại dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên, và thầy đã bị kết án tù.

Riêng về dự án Bauxite ngay từ khi triển khai, ai cũng biết là một sai lầm, và sự sai lầm đó được chứng minh hàng ngày.

Từ Hà Nội nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh đã chia sẻ quan điểm của mình với phóng viên Trần Quang Thành, mời quý thính giả theo dõi trong bài ghi âm sau đây:

Bauxite Tây Nguyên: những dấu hiệu của cái chết được báo trước

04/04/2014  Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhiều năm trước, tại Việt Nam cuộc tranh cãi về Dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên từng có một khởi đầu khá khoa học: Chính phủ mở nhiều hội thảo để tham vấn các tổ chức, chuyên gia nước ngoài như: Nhật, Cộng hòa Liên bang Đức, Đan Mạch, Pháp, Liên Xô (cũ).

Trong đó đáng quan tâm nhất là Chương trình Hợp tác Xô - Việt của Tổ chức COMECON (Tổ chức hợp tác kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa). Khi đó, COMECON từng khuyến cáo Việt Nam không nên khai thác bauxite ở Tây Nguyên, họ đã chỉ ra rằng: Dùng tiền đầu tư cho cà phê, hạt tiêu, hạt điều... còn có lời hơn ! Sau vài năm tạm lắng, nhất là sau ý kiến của ông Nguyễn Tấn Dũng lúc đó là Phó Thủ tướng khẳng định "không khai thác Bô-xít Tây Nguyên". Tưởng giới lãnh đạo Việt Nam đã lựa chọn được bài toán đúng sai. Không ngờ bất chấp những cảnh báo của các chuyên gia cả trong và ngoài nước họ lại quyết định khai thác bauxite Tây Nguyên với lý do đó là "chủ trương lớn của Đảng".

Việc khởi động dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên đã thổi bùng một phong trào phản đối trong giới trí thức, chuyên gia, doanh nhân giàu kinh nghiệm và am hiểu tình hình kinh tế, quân sự.v.v. Trang mạng Bauxite Tây Nguyên do nhóm nhân sĩ, trí thức khởi xướng ra đời.

Một số nhân sĩ, trí thức phản đối Dự án bị trấn áp bằng nhiều hình thức, điển hình là Viện IDS (trong đó có nhiều thành viên nhóm 72 trí thức hàng đầu Việt Nam) bị buộc phải tự giải thể vì "không thể hoạt động". Nhà giáo Đinh Đăng Định cùng một số người khác bị bắt và tù về tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước" theo điều 88, bộ luật hình sự. Ông đã qua đời ngày 3/4/2014  [xem tiếp] -> Audio & hình ảnh

Những bãi biển miền Trung đang hẹp dần

04/04/2014 Nhóm phóng viên tường trình từ VN (RFA) - khi nói về miền Trung, người ta cũng hay nghĩ đến những bãi biển thoai thoải cát vàng, nắng chói và biển xanh. Những bãi biển miền Trung thơ mộng cứ như một ân sủng mà Thượng Đế chỉ ban riêng cho miền Trung tội nghiệp. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, ân sủng này đang bị lấy đi bởi bàn tay con người, bãi biển đang hẹp dần.

Một người dân ở đường Trường Sa, thành phố Đà Nẵng bức xúc nói: “Tất nhiên là dân đâu có vào được vì khu vực đó đã giao cho nó rồi mà. Những người ở trong khu resort thì có tiền cứ vào thôi, còn ngư dân cũng không vô được, vì nó quy hoạch, đã giao cho nó vào. Cũng giống những khu resort ở khu vực dưới đã giao cho nó, khu vực của nó thì không ai vào được. Những ngư dân trước đây, họ đi tự do, chỉ cần thấy bờ biển là họ vào để về nhà, nhưng giờ thì cũng không vào được, họ phải đi khỏi khu quy hoạch thì họ mới về nhà.” [xem tiếp]

Hỗn loạn trong khai thác khoáng sản

31/03/2014 Kính Hòa (RFA) - Dự án khai thác bauxite do chính phủ Việt nam thực hiện với sự hợp tác của Trung quốc đã và đang bị các nhà khoa học, cũng như kinh tế trong nước phê phán lâu nay và dường như vẫn chưa có lối thoát. Trong những ngày cuối tháng ba năm 2014, một vụ xô xát lại diễn ra tại tỉnh Ninh Thuận giữa dân địa phương và công ty khai thác sa khoáng titan tại đó. Kính Hòa phỏng vấn Tiến sĩ Địa Vật lý Nguyễn Thanh Giang về hiện trạng khai thác khoáng sản tại Việt Nam hiện nay. [xem tiếp]

Việt Nam cần nỗ lực chống đập Don Sahong tại Lào

31/03/2014 Trọng Nghĩa (RFI) - Chính phủ Lào đã phớt lờ phản đối của Việt Nam và Cam Bốt để đẩy mạnh dự án xây dựng đập thủy điện thứ hai trên dòng chính sông Mêkông : Đập Don Sahong, gần biên giới Cam Bốt. Công trình có khả năng được khởi đọng ngay vào tháng 12/2014. Một khi được xây xong, con đập này sẽ tác hại nghiêm trọng đến sinh kế của người dân, đặc biệt là tại Cam Bốt và Việt Nam. Giới bảo vệ môi trường cho rằng hai quốc gia này cần nỗ lực nhiều hơn để ngăn cản dự án Don Sahong.

Vào tháng 09/2013, Lào đã đơn phương loan báo quyết định cho xây đập Don Sahong mà không hề tiến hành việc tham khảo ý kiến các láng giềng cùng ở trong Ủy hội Sông Mêkông. Vientiane cho biết sẽ hoàn tất công trình vào đầu năm 2018. [xem tiếp]

Đại họa gián đất, ốc bươu vàng và lỗ hổng quản lý

31/03/2014 Nam Nguyên (RFA) - Chuyện nuôi gián đất, rùa tai đỏ rộ lên trong những ngày gần đây mặc dù đại họa ốc bươu vàng kéo dài đã 30 năm. Cơ quan quản lý bị động hay chính sách bất cập đã gây ra những tình huống trớ trêu.

Đối với nhà báo có lẽ câu chuyện nông dân lập công ty phát triển nuôi gián đất ở Bắc Ninh để xuất khẩu là một đề tài lạ. Bởi con gián đất là thứ mọi người ghê tởm nay lại nuôi để bán giá hời sang Trung Quốc làm thuốc. Khi giới truyền thông cho biết nghề nuôi gián đất đang tăng tốc phát triển mạnh, thì các giới chức ở Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn mới “giật mình”. Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo “xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về việc tự ý nhập khẩu và gây nuôi gián đất trên địa bàn, đồng thời kiểm điểm rút kinh nghiệm về trách nhiệm quản lý của các cá nhân có liên quan…” [xem tiếp]

Ninh Thuận: Hàng trăm người dân biểu tình phản đối khai thác Titan28/03/2014 (Tễu Blog) -  Hôm nay, 28.3.2014, hàng trăm người dân Ninh Thuận vẫn tiếp tục biểu tình phản đối việc tỉnh này cho Trung Quốc vào khai thác Titan. Theo người dân địa phương: UBND tỉnh Ninh Thuận cấp phép cho Công ty TNHH Quang Thuận khai thác Titan ở thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, với phê duyệt diện tích khai thác 87ha. Công ty này là của một bà chủ người Trung Quốc, và từ khi khác thác, công ty này gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng.   

Sơn Hải là vùng nắng nóng quanh năm, rất khô hạn. Từ khi khai thác Titan khiến cho nguồn nước ngầm ở đây cạn kiệt, không còn nước sạch cho người dân dùng. Hình ảnh & Video [xem tiếp]

Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh : Bauxite Tây Nguyên lỗ nặng - Hậu quả chủ trương lớn của Đảng 

25/03/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Khi xuất hiện dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, dư luận xã hội đã có những phản ứng bất đồng. Nhiều nhân sĩ, trí thức lên tiếng cảnh báo. Có người đã lâm vào cảnh lao lý vì lên tiếng phản đối dự án khai thác bauxite Tây Nguyên như luật sư Cù Huy Hà Vũ, nhà giáo Đinh Đăng Định. Bauxite Tây Nguyên lỗ nặng, nhưng chủ trương lớn của Đảng vẫn chưa có điểm dừng. Như cố đám ăn xôi, chủ trương lớn của Đảng vẫn đang bất chấp tất cả.

Nói lên những bức xúc của mình, nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Trần Quang Thành.

Nội dung như sau, mời bạn đọc theo dõi:

Cao Ủy Thương mại Liên hiệp Châu Âu thăm Việt Nam

17/03/2014 (VOA) - Cao Ủy Thương mại của Liên hiệp Châu Âu thăm Việt Nam trong chuyến công du 3 nước Đông Nam Á nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa EU với ASEAN.

Ông Karel De Gucht dừng chân tại Hà Nội hôm nay (17/3) tham dự phiên đàm phán lần thứ bảy giữa Việt Nam với Châu Âu về Hiệp định Thương mại Tự do FTA. [xem tiếp] - [english]

Tăng cường khung tài trợ cho cơ sở hạ tầng tại địa phương ở Việt Nam

11/03/2014 (World Bank) - Hà Nội, ngày 11/3/2014 – Một bản báo cáo mới do ông Đặng Đức Cường, Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội, chủ trì đã điểm lại các hạn chế, cơ hội và lựa chọn nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn phát triển hạ tầng của nhà nước.

Thách thức cơ bản đối với Việt Nam hiện nay là làm sao tăng cường được khả năng cấp vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư hạ tầng; nhưng trong cái khó lại tiềm ẩn cơ hội.

“Thách thức đồng thời cũng là một cơ hội cho Việt Nam. Phần lớn nhu cầu vốn có thể được thỏa mãn từ việc sử dụng nguồn lực sẵn có một cách hiệu quả hơn”, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới nói. [xem tiếp] - [english]

Bôxit Tây Nguyên: Đại họa dân tộc Việt

05/03/2014 Facebooker Người Xứ Bố Sơn (Bauxite Việt Nam) - Kỳ I: Nhà máy Alumina Tân Rai (Lâm Đồng): Những quả bom đã được kích hoạt

Như hầu hết mọi người đã biết, dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên là một loạt các dự án khai thác mỏ bô xít ở khu vực Tây Nguyên, Việt Nam. Dự án này đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau trong dư luận, báo chí, Quốc hội. Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã và đang tiến hành triển khai thăm dò, đầu tư khai thác bô-xít, luyện alumina tại Tân Rai (huyện Bảo Lâm – tỉnh Lâm Đồng).

Trong những năm qua, từ khi các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên được đưa lên mặt giấy đến nay, hàng loạt những ý kiến tranh cãi xoay quanh vấn đề an ninh, quốc phòng, hiệu quả kinh tế, hậu quả xã hội, tác động đối với môi trường sinh thái, công nghệ Trung Quốc lạc hậu, việc sử dụng lao động phổ thông Trung Quốc tại khu vực Tây Nguyên trái với Luật lao động Việt Nam.

Bao giờ cũng vậy, chỉ khi tận mắt chứng kiến thì mới có thể đánh giá một sự vật, hiện tượng trung thực và khách quan được. Tôi có dịp chứng kiến một trường hợp ngay trong chuyến khảo sát thực địa vừa qua tại Tây Nguyên. [xem tiếp]

Obama muốn bán lò hạt nhân cho VN

25.02.2014 (BBC) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa phê chuẩn thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự với Việt Nam, thông cáo báo chí từ Nhà Trắng cho biết.

Tên chính thức của thỏa thuận này là Hiệp định Đề xuất Hợp tác giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến việc Sử dụng Năng lượng Hạt nhân vì Mục đích Hòa bình

Thông cáo ngày 25/2 dẫn lời ông Obama nói: "Tôi đã xác định rằng việc thực hiện Hiệp định sẽ thúc đẩy và sẽ không tạo ra rủi ro bất hợp lý đến quốc phòng và an ninh chung."

"Tôi phê chuẩn Hiệp định và ủy quyền cho Bộ trưởng Ngoại giao thu xếp việc thực hiện."

Hiệp định trên sẽ được chuyển cho Hạ viện Hoa Kỳ để xem xét trong vòng 90 ngày và sẽ có hiệu lực nếu không có ý kiến phản đối. [xem tiếp] - [english] - [français] - [deutsch]

Nợ xấu VN cao hơn số liệu NHNN 'ba lần'

19/02/2014 (BBC) - Theo báo cáo mới nhất của hãng đánh giá tín dụng Moody’s, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ước tính ở mức thấp nhất là 15% tổng tài sản. Con số này cao hơn gấp ba lần số liệu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) công bố vào cuối năm ngoái là 4.7%.

Trao đổi với BBC từ cuối năm ngoái, Moody’s đã tỏ ‎ý không tin tưởng số liệu của Ngân hàng Nhà nước, nhưng phải đến bây giờ họ mới có số liệu ước tính cụ thể.

“Vốn hiện hữu không đủ để bù các khoản lỗ có thể phát sinh từ những yếu huyệt tràn lan trong chất lượng tài sản,” Gene Fang, Phó chủ tịch của Moody’s và là chuyên viên nghiên cứu cao cấp cho biết.

“Thêm vào đó, trong vòng 12-18 tháng tới, sẽ không có nhiều cải thiện đáng kể trong việc huy động để bổ sung vốn.” [xem tiếp] - [english]

VietJetAir mua 63 chiếc Airbus với giá 6,4 tỉ đô la

11/02/2014 Thụy My (RFI) - VietJetAir, công ty hàng không tư nhân hàng đầu của Việt Nam hôm nay 11/02/2014 thông báo đã chính thức ký hợp đồng mua 63 chiếc máy bay Airbus với giá 6,4 tỉ đô la, đúng như dự kiến trước đây. Từ hồi tháng Giêng, công ty VietJetAir vốn đang muốn tham gia thị trường hàng không giá rẻ đang phát triển mạnh tại châu Á, đã loan báo sẽ hoàn tất hợp đồng này.

Từ hồi tháng Giêng, công ty VietJetAir vốn đang muốn tham gia thị trường hàng không giá rẻ đang phát triển mạnh tại châu Á, đã loan báo sẽ hoàn tất hợp đồng này. Tổng giám đốc Lưu Đức Khanh trong một thông cáo được Airbus công bố vào ngày khai mạc hội chợ hàng không tại Singapore cho biết : « Chúng tôi nóng lòng chờ đợi triển khai các hoạt động tại châu Á-Thái Bình Dương » [xem tiếp] - [english] - [deutsch]

  

Buôn sừng tê trái phép ở Hà Nội

10/02/2014 Sue Lloyd Roberts (BBC) - Lượng tê giác bị săn trộm để lấy sừng ở Nam Phi đang lên cao tới mức kỷ lục. Nhiều chiếc sừng cuối cùng đang được đem bán bất hợp pháp tại các nước như Việt Nam.

Hôm 30/12/2013, một kiểm lâm tuần tra tại Nam Phi đã thấy xác một con tê giác nặng chừng hai tấn, dài 3 mét. Sừng của nó đã bị chặt khỏi đầu và con vật rõ ràng là đã chết từ từ một cách đau đớn. Nhân viên kiểm lâm này đã dùng sóng vô tuyến liên lạc về trung tâm và nói một cách đơn giản, "Một chú nữa đi rồi." Họ hiểu ngay ông nói gì.

Với cái chết đó, tổng số tê giác bị săn giết trộm để lấy sừng trong năm ngoái tăng lên 1.004, tăng 50% so với năm trước.

Cơ quan phụ trách vấn đề môi trường của Nam Phi nói trong năm 2012, có 668 chú tê giác bị giết. Một thập niên trước, trong năm 2003, chỉ có 22 con tê giác bị săn trộm. [xem tiếp] - [english]

McDonald's khai trương ở Việt Nam

08/02/2014 (BBC) - Tập đoàn thức ăn nhanh McDonald’s, một trong những biểu tượng của ‘chủ nghĩa tư bản Mỹ’, khai trương cửa hàng đầu tiên tại TP. HCM hôm 8/2.

Cửa hàng với 350 chỗ ngồi đặt ở vòng xoay giao lộ Điện Biên Phủ và Nguyễn Bình Khiêm, phường Đa Kao, quận 1.

McDonald’s nói ngoài các món đặc trưng, họ còn giới thiệu món McPork (bánh mì kẹp thịt heo) làm riêng cho thị trường Việt Nam.

Bánh mì kẹp thịt Big Mac có giá khoảng 2.85 đôla tại cửa hàng McDonald’s Đa Kao, theo hãng tin AFP. [xem tiếp]

‘Năm Rắn sắp qua đi, Việt Nam vẫn chưa lột xác’

28/01/2013 (VOA) - Người dân trong nước đang chuẩn bị đón Tết Giáp Ngọ trong bối cảnh những mảng sáng tối bao trùm nền kinh tế.

Trong khi thị trường xuất hiện những mặt hàng tiền tỷ, thì tin cho hay, cũng có nhiều người dân phải chạy vạy để có một cái Tết no đủ. VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, và trước hết ông nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam trong năm Quý Tỵ vừa qua:

... Người dân bây giờ đang đổ xô ra đường để đi mua sắm. Nhưng sức mua thì giảm sút rõ rệt. Có một sự tương phản rất rõ nét là các phố có hàng hóa bán hạ giá thì rất đông người còn các cửa hàng mà bán hàng cao cấp thì chỉ có người đến xem, chứ rất ít người mua.

Muốn cải cách được doanh nghiệp nhà nước thì phải cải cách bộ máy thể chế, phải thay đổi lại các luật lệ, và muốn để cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào khoa học công nghệ, thì cũng phải cải cách các động lực mà hiện nay dẫn doanh nghiệp Việt Nam vào đầu cơ đất, vào việc khai thác khoáng sản và vào việc tàn phá môi trường. [xem tiếp]

Điện nguyên tử: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng hoãn, Rosatom của Nga thúc giục làm liền. Ai là chủ đích thực của Việt Nam?

26/01/2014 Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Dân Làm Báo) - Báo Tuổi trẻ số ra ngày 16/01/2014 viết lại toàn văn lời tuyên bố của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi lễ tổng kết của Tập Đoàn Dầu Khí VN (PVN) hôm 15/01/2104 như sau: “PVN phải đảm bảo khí để làm cụm nhà máy điện 5. 000MW thay thế cho 4.000 MW điện nguyên tử, bởi nhà máy điện nguyên tử có thể sẽ phải hoãn đến năm 2020 mới khởi công (theo kế hoạch là năm 2014). Làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt không làm.”

Tin nóng và sốt dẻo này đã nhanh chóng được các cơ quan truyền thông, báo chí trong nước và khắp thế giới như AP, RFA, RFI, VOA... phổ biến vì mức độ quan trọng của nguồn tin này, ảnh hưởng đến sự tồn vong của đất nước Việt Nam không những cho thế hệ này mà cho nhiều thế hệ người Việt kế tiếp sống trên dãi đất hẹp đầy tai ương bão táp hình chữ “S” thân thương. [xem tiếp]

Inrasara: Thời gian của một tiếng thở phào

26/01/2014 Inrasara (Inrasara) - Thời 1. Sáng ngày 26-4-1986 giờ địa phương, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ. Sau đó là hàng loạt các vụ nổ khác, dẫn đến hiện tượng tan chảy lõi lò phản ứng. Và rồi là các thống kê về những thiệt hại cùng cảnh báo về hiểm họa lâu dài…

Qua đài BBC, VOA, một ít người Cham có nghe sự cố này. Nhưng họ bàng quan. Như thể chuyện xảy ra ở thế giới nào đó, không can hệ gì đến mình. Chúng tôi háo hức chờ đợi cái chân trái ma thuật của Maradona ở kì World Cup sắp tới, hơn là sinh mệnh bộ phận nhân loại nào đó đang chịu thảm họa hạt nhân, thứ thảm họa nghe nói – không màu không mùi không vị, và còn xa diệu vợi.

... Thời 2. Ngày 9-3-2012, chuẩn bị cho kỉ niệm một năm thảm họa hạt nhân Fukushima, tôi thử đo lòng người, bằng trích đăng những lời cảnh báo của các chuyên gia và trí thức trong và ngoài nước về hiểm họa hạt nhân trên trang nhà Inrasara.com. Nhà văn Nguyên Ngọc, cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, giáo sư Phạm Duy Hiển – nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt…

“Hiện chưa làm gì hết, năm 2014 mới bắt đầu xây, mới chỉ thỏa thuận trên nguyên tắc thôi, chứ đã ký kết mua bán xong gì đâu mà không cho rút lui. Bây giờ vẫn còn thì giờ để rút lui và tôi xin cam đoan là Chính phủ thế nào cũng rút lui. Không thể nào đi tiếp được, bởi vì đi tiếp thì nó sẽ là Fukushima đấy” (Nguyễn Khắc Nhẫn)...  [xem tiếp]

Việt Nam: Lạm phát tăng nhẹ trong tháng Giêng

25/01/2014 Thụy My (RFI) - Theo số liệu thống kê chính thức công bố hôm 24/01/2014, tỉ lệ lạm phát trong tháng Giêng của Việt Nam tăng nhẹ với tiêu dùng cao hơn nhân dịp chuẩn bị Tết Giáp Ngọ 2014. Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, giá cả tiêu dùng trong tháng Giêng năm 2014 tăng 0,69% so với tháng trước, sau khi đã tăng 0,51% trong tháng 12. Tính trong cả năm, giá tiêu dùng tăng 5,45% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn kinh tế, trong đó có mức cầu giảm, lãnh vực ngân hàng bị số lượng nợ xấu khổng lồ đè nặng, và số vụ phá sản kỷ lục.

Năm 2013, lạm phát đã tăng chậm đôi chút với tỉ lệ 6,04% so với năm trước đó là 6,81%. [xem tiếp]

Cúm gia cầm H5N1 tái xuất hiện tại Việt Nam

21/01/2014 Thanh Hà (RFI) - Lần đầu tiên từ 9 tháng qua, một bệnh nhân Việt Nam thiệt mạng vì cúm gia cầm. Theo Bộ Y tế Việt Nam nạn nhân là một người đàn ông 52 tuổi, quê quán tại Bình Phước, đã từ trần ngày 18/01/2014 vừa qua sau khi được điều trị tại bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh.

Tối ngày 20/01/2014, thông cáo của bộ Y tế Việt Nam đã cho biết các thông tin trên. Các giới chức y tế Việt Nam kêu gọi dân chúng đề cao cảnh giác phòng bệnh. Cúm gia cầm tái phát tại Việt Nam vào thời điểm dân chúng trong nước chuẩn bị đón Tết Giáp Ngọ. [xem tiếp] - [deutsch] - [english] - [español]

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Kinh tế Việt Nam kiệt quệ Tết Giáp Ngọ

18/01/2013 Thụy My (RFI) - Chỉ còn không đầy hai tuần nữa là đến dịp Tết nguyên đán, nhưng theo những tin tức từ Việt Nam, thì không khí những ngày cận Tết không hề háo hức như những năm trước đây. Nhân dịp này RFI Việt ngữ đã trao đổi về tình hình kinh tế với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh.  [xem tiếp]

Trái khoáy chuyện trồng lúa ở Việt Nam

18/01/2014 Bản dịch của Lê Anh Hùng (DTD), Rice farming in Vietnam - Against the grain 17.01.2014 (The Economist) - Tiềm năng của núi Sam (một ngọn núi ở đồng bằng sông Cửu Long) quả là vô hạn định. Những cánh đồng lúa xanh rờn. Những con kênh tưới tiêu lấp loáng ánh mặt trời. Cứ mỗi năm ba lần, những người nông dân ở các thị tứ xung quanh lại mang ủng cao su cấy lúa trên những thửa ruộng thấp trũng. Vài tháng sau, họ lại bán các bao tải lúa cho tư thương, những người sẽ mang đến các nhà máy ven sông để xay xát. Về cơ bản, hoạt động này cũng diễn ra vô hạn định.

Trồng lúa là hoạt động đã ăn sâu vào trong tâm thức của người Việt. Tháng 9.1945, chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập với người Pháp, Hồ Chí Minh đã phát biểu với nội các của mình rằng ứng phó với vụ mất mùa trên diện rộng là nhiệm vụ ưu tiên của chính phủ. Sau đấy, ông tiến hành tập thể hoá các cánh đồng lúa. Trong thập niên 1980, những người kế tục ông đã thúc đẩy các giống lúa lai và hệ thống tưới tiêu hiện đại. Ngày nay, 4 tỷ USD gạo xuất khẩu (xem đồ thị) của Việt Nam chiếm hơn 20% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. [xem tiếp] - [english]

Việt Nam ‘hoãn xây nhà máy điện hạt nhân’

16/01/2014 (VOA) - Việt Nam mới thông báo trì hoãn việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tới năm 2020 thay vì 2014 trong bối cảnh có nhiều quan ngại về vấn đề an toàn và vận hành.Báo chí trong nước dẫn lời Thủ tướng Việt Nam nói rằng dự án điện hạt nhân sẽ hoãn thêm 6 năm nữa nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho dự án.

Ông Dũng được báo Tuổi Trẻ trích lời nói: "Việc khởi công xây dựng nhà máy điện nguyên tử Ninh Thuận có thể sẽ hoãn đến năm 2020 mới thực hiện. Làm điện nguyên tử phải đảm bảo an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt không làm”.

Việt Nam trước đó có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014, và dự kiến nhà máy này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020. [xem tiếp] - [english] - [deutsch]

2013: Hơn 400 doanh nghiệp Nhà nước phá sản

08/01/2014 (RFA) - Có hơn 400 doanh nghiệp Nhà nước giải thể hoặc phá sản trong năm 2013 tại Việt Nam. Đây là con số được bộ Tài chính VN mới công bố và Thời báo Jakarta trích đăng vào ngày hôm nay.

Bản tin bộ Tài chính cho hay những công ty giải thể hoặc phá sản trên nằm trong số các công ty thuộc diện sắp xếp lại theo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.

Như vậy, tính đến hết năm 2013, có gần 6.400 doanh nghiệp được sắp xếp lại; riêng về các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, có 83 trên tổng số 91 đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt. [xem tiếp] - [english]

Ngân Hàng Thế Giới khuyến cáo Việt Nam ổn định tài chính công

08/01/2014 Mặc Lâm (RFA) - Mặc dù Việt Nam đã vượt chỉ tiêu thu ngân sách quốc gia nhưng vẫn phải tập trung duy trì và đảm bảo ổn định cho khu vực tài chính công trong trung hạn.

Đó là lời nhận xét của giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam bà Victoria Kwakwa trong buổi làm việc giữa Bộ Tài Chính và Ngân hàng Thế giới hôm 7/1 vừa qua.

Tại đây, bà Kwakwa cũng cho hay bộ Tài chính cần phải giải quyết những khó khăn trong việc nâng cao tính hiệu quả và cạnh tranh của nền kinh tế thông qua các kế hoạch nợ trung hạn và tăng cường cơ chế quản lý rủi ro. [xem tiếp] - [english]

VN nâng mức sở hữu cổ phần cho doanh nghiệp nước ngoài

07/01/2014 (RFA) - Việt Nam sẽ cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu nhiều cổ phần hơn trong các ngân hàng của Việt Nam để giúp hỗ trợ hệ thống ngân hàng yếu kém. Đó là thông báo chính thức được đăng tải trên cổng thông tin chính phủ vào hôm thứ hai vừa qua.

Theo quyết định mới, giới hạn nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược trong các ngân hàng Việt Nam sẽ tăng từ mức 15% trước đó lên 20%, trong khi mức giới hạn cho tất cả các cổ phần nước ngoài nắm giữ trong các ngân hàng nội địa sẽ vẫn giữ ở mức 30%. [xem tiếp] - [english]

Không quyết tâm cải cách, kinh tế Việt Nam 2014 khó phục hồi

06/01/2014 Thanh Phương (RFI) - Trong năm 2014, nếu chính phủ không quyết tâm thực hiện mạnh mẽ những cải cách cần thiết thì nền kinh tế Việt Nam sẽ khó có thể hồi phục hoàn toàn để trở lại mức tăng trưởng cao như trước. Đó là nhận định chung của các chuyên gia, rất dè dặt về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2014 này.

Tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam ở Hà Nội ngày 05/12/2013, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đã lưu ý rằng tuy trong năm 2013, chính phủ Hà Nội đã giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn chậm. Theo bà Victoria Kwakwa, chỉ có đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và khu vực tài chính mới có thể giúp khôi phục năng lực cạnh tranh và tăng trưởng về lâu dài cho Việt Nam. [xem tiếp]

Bauxite lỗ dài, vật nài xin ưu đãi đủ thứ

05/01/2014 Phạm Huyền (Bauxite Việt Nam) - Sau 2 lần bị Bộ Tài chính khước từ vụ giảm phí môi trường trong khai thác bauxite, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã kêu lên Thủ tướng can thiệp giúp, nhất là trong bối cảnh 2 dự án bauxite sẽ lỗ 5-7 năm đầu.

Thành công với việc xin giảm thuế xuất khẩu than, trong năm 2013, Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)  tiếp tục xin nhiều ưu đãi thuế, phí, vay vốn cho 2 dự án Tổ hợp bauxite – nhôm Lâm Đồng và dự án sản xuất alumin Nhân Cơ- Đăk Nông.

Tính đến nay,Vinacomin đã được ưu đãi ít nhất 5 loại thuế như được miễn giảm tiền thuế đất, được miễn thuế nhập khẩu thiết bị, tạo tài sản cố định, được miễn thuế nhập khẩu cho linh kiện, vật tư nhập khẩu lắp đặt đồng bộ với thiết bị tại dự án alumin Lâm Đồng, miễn thuế nhập khẩu chất trợ lắng cho sản xuất trong 5 năm, giảm thuế nhập khẩu xút lỏng từ 20% xuống chỉ còn 3%, miễn thuế xuất khẩu alumin, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. [xem tiếp]

Nhiều doanh nghiệp bất động sản chuyển sang dịch vụ cò

05/01/2014 Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam (RFA) - Các công ty địa ốc từng một thời ăn nên làm ra, bỗng dưng ế ẩm, thị trường bất động sản vắng tanh như chùa Bà Đanh, mặc cho chính phủ bày đủ các trò để cứu nhưng dường như càng cứu thì địa ốc càng đóng băng, càng chết mòn chết mỏi. Và, để cứu mình, một số doanh nghiệp trong lĩnh vự địa ốc đã huyển loại hình từ doanh nghiệp, công ty xuống dạng cò con, nhà thầu nhỏ để mua nhà cũ, mua đất ế, đầu tư và bán với giá thấp, mức lãi cũng chẳng là bao nhưng dù sao thì với những doanh nghiệp trong tình trạng hết dần chết mòn này, kiếm được hạt gạo nào mừng hạt gạo ấy [xem tiếp]

Rừng Lào, nạn nhân của doanh nghiệp Việt và quân đội Lào

03/01/2014 Tú Anh (RFI)- Mặc dù có luật cấm, nhưng Lào tiếp tục xuất khẩu gỗ sang Việt Nam với sự đồng lõa của chính quyền địa phương và quân đội Lào. Quốc gia nhỏ bé của Đông Nam Á đang đứng đầu trong việc phá rừng trong khu vực, vào lúc rừng nguyên sinh bị đe dọa tuyệt gốc. Đó là nội dung bài phóng sự của Le Monde trong số báo ngày 03/01/2014.

Dưới bức ảnh một khu rừng hoang nay chỉ còn trơ trụi những thân gỗ lớn nằm chờ được đưa lên xe tải, Le Monde ghi chú : Gần Hongsa, tây bắc Lào. Trong vòng 60 năm, diện tích rừng của Lào giảm gần phân nửa theo thống kê năm 2010. Phóng sự do nhà báo Bruno Philip thực hiện vào một ngày mưa cuối năm ngoái đến tận tỉnh Attapeu, hạ Lào, một trong những nơi mà gỗ bị đốn nhiều nhất, khiến các tổ chức phi chính phủ quốc tế nhiều lần báo động và tố cáo bàn tay của doanh nghiệp Việt Nam. [xem tiếp]

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Kinh tế Việt Nam năm 2013 tuy có tăng trưởng nhưng vẫn thấp hơn nhiều nước ASEAN02/01/2014  Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Năm 2013  đã kết thúc. Nhìn lại thực trạng nền kinh tê Việt Nam trong năm qua  có nhiều cách đánh giá khác nhau.

Từ Hà Nội, tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Trần Quang Thành về kinh tế Việt Nam năm 2013 như sau :