Chính trị - Dân chủ (2016/2)

Tiếng Việt‎ > ‎  Chính trị - Dân chủ‎ >

 

Chính trị - Dân chủ (2016/2)

* Chính trị - Dân chủ: các trang sau & trước

 

Dân không lo chỉ mong cho đảng sống mãi

31/12/2016 (Tin Mừng Cho Người Nghèo) - GNsP (31.12.2016) – Ở Việt Nam có nhiều yêu cầu của dân cần phải được giải quyết ngay thì đảng không làm mà chỉ lo tập trung sức người và của để bảo đảm đảng tiếp tục được ăn đời ở kiếp trên đầu nhân dân.

Chuyện bức thiết đầu tiên của hàng triệu người dân miền Trung trong những ngày cuối năm 2016 là khi nào thì họ được ăn cá và sinh vật biển trong vùng đánh bắt 20 hải lý (mỗi hải lý dài 1,852 mét), tính từ bờ, sau thảm họa Formosa thải chất độc ra biển từ tháng 4/2016 ? [đọc tiếp]

Tri Ân TPB VNCH – Đã qua một chặng đường

31/12/2016 (Tin Mừng Cho Người Nghèo) - GNsP – Sáng ngày 30.12.2016, cuộc họp mặt thứ bảy trong chương trình trao quà mùa Xuân 2017 “Bên nhau đi nốt cuộc đời” (cuộc họp mặt thứ nhất và thứ hai ngày 27.12, thứ ba và thứ tư ngày 28.12, thứ năm và thứ sáu ngày 29.12) đã tạm khép lại một chặng đường trong chương trình trao quà mùa Xuân 2017. Như đã thông báo, chặng đường này thực hiện trao quà cho các TPB VNCH thuộc vùng SG và vùng phụ cận. Chấm dứt cuộc họp mặt thứ bảy này, nhóm thống kê cho biết đã có 2.710 ông đã đến dự 7 cuộc họp mặt sinh hoạt, ca hát và nhận quà mùa Xuân. Chương trình sẽ tiếp tục với những chặng đường kế tiếp cho hơn 2000 TPB còn lại trên toàn cõi Việt Nam kể từ vĩ tuyến 17 trở vào. [đọc tiếp]

Tri Ân TPB VNCH – Những cuộc tình xanh

31/12/2016 (Tin Mừng Cho Người Nghèo) - Họ là những Cựu Quân nhân Quân lực VNCH, những TPB Quân lực VNCH, nữ Quân nhân Quân lực VNCH, bác sĩ, kỹ sư, sinh viên, công nhân, doanh nhân… Họ là những người sinh ra và lớn lên ở Miền Nam trước năm 1975, họ là những người sinh ra và lớn lên ở bên kia vĩ tuyến 17, không hề hiểu biết gì về Quân lực VNCH ngoại trừ những người mà họ đã được nhồi nhét bởi mạng lưới tuyên truyền cộng sản. Và, một số đông là những người trẻ sinh ra và lớn lên sau năm 1975, họ không có một ký ức gì về quá khứ trước 75, họ không có kinh nghiệm gì cuộc chiến huynh đệ tương tàn, họ lớn lên trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Nhưng tất cả những con người ấy, qua kinh nghiệm sống, qua những nhân chứng sống động, qua sách báo từ nhiều nguồn khác nhau, qua sự tìm kiếm học hỏi về lịch sử nước nhà, họ đã có cùng một quan điểm trân trọng những con người xưa này bị miệt thị là ngụy quân ngụy quyền, họ yêu mến và cảm nhận có trách nhiệm trả lại danh dự cho những người TPB VNCH và họ đã dấn thân, chấp nhận những mất mát, những khó khăn mà họ phải đối diện về cuộc sống do sự chọn lựa của mình. [đọc tiếp]

Trung Quốc đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào Trường Sa

26/12/2016 (RFA) - Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cùng với đoàn tầu hộ tống đã vào Trường Sa, sau khi đi ngang qua vùng biển phía Nam ở ngoài hải phận của Đài Loan.

Tin này được Bộ Quốc Phòng Đài Loan đưa ra trong bản thông cáo phổ biến hồi chiều nay, nói rằng địa điểm chiếc tầu sân bay Liêu Ninh và đoàn tầu hộ tống đi qua chỉ cách Đài Loan có 90 hải lý.

Bản tin cũng nói rằng Bộ Quốc Phòng Đài Loan vẫn đang theo dõi sát đường đi của đoàn chiến hạm Trung Quốc, nhưng không cho biết chính phủ Đài Bắc co đưa chiến đấu cơ hay tầu ngầm để quan sát hay không. [đọc tiếp]

Tàu sân bay Trung Quốc tiến vào Biển Đông qua eo biển cạnh Đài Loan

26/12/2016 Trọng Nghĩa (RFI) - Một nhóm chiến hạm Trung Quốc với tàu sân bay Liêu Ninh đã tiến vào Biển Đông hôm nay 26/12/2016 để tiến hành điều được Bắc Kinh gọi là một cuộc diễn tập bình thường. Điểm thu hút sự chú ý là tiểu hạm đội Trung Quốc đã vào Biển Đông qua eo biển Ba Sĩ (Bashi) nằm giữa Đài Loan và Philippines, một động thái được giới quan sát cho là hàm ý thị uy trong bối cảnh Bắc Kinh đang bực tức với Mỹ trước quan hệ Washington-Đài Bắc. [đọc tiếp]

Trung Quốc chuẩn bị đưa thêm tên lửa đến các vùng tranh chấp ở Biển Đông

24/12/2016 (RFI) - Đài truyền hình Mỹ Fox News, ngày hôm qua, 23/12/2016 đưa tin, các ảnh vệ tinh tình báo Mỹ cho thấy nhiều tên lửa phòng không của Trung Quốc trên đảo Hải Nam. Thế nhưng, Hải Nam không nằm trong vùng lãnh thổ có tranh chấp. Theo các quan chức Hoa Kỳ, đây chỉ là nơi trung chuyển, trước khi các tên lửa này được triển khai trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) hoặc trong vùng quần đảo Trường Sa.

Hai loại tên lửa nhìn thấy ở đảo Hải Nam là tên lửa phòng không CSA-6b có tầm bắn 10 hải lý và tên lửa HQ-9, gần giống tên lửa S-300 của Nga và có tầm bắn 125 hải lý.

Các nay vài tuần, các ảnh vệ tinh dân sự do một cơ quan tư vấn Hoa Kỳ công bố, cho thấy các công sự đặt pháo đã được xây dựng trên bẩy hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp trong vùng quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chưa thấy có tên lửa ở đây. [đọc tiếp]

Trung Quốc mở tuyến bay dân sự thường xuyên ra Hoàng Sa

23/12/2016 Trọng Nghĩa (RFI) - Đúng như đã từng đe dọa, Trung Quốc chính thức đưa tuyến bay dân sự nối liền đảo Hải Nam với quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông) vào hoạt động. Theo Tân Hoa Xã, chuyến charter đầu tiên đã được thực hiện ngày 21/12/2016, bay từ Hải Khẩu, thủ phủ Hải Nam đến Phú Lâm, đảo lớn nhất tại Hoàng Sa.

Theo bản tin của hãng thông tấn Nhà Nước Trung Quốc, mỗi ngày đều có một chuyến bay ra Hoàng Sa, khởi hành lúc 8h45, và từ Phú Lâm trở về lúc 13h. Tân Hoa Xã còn cho biết giá vé là 1.200 yuan một chiều, tức là hơn 170 đô la. Để chuẩn bị cho việc khởi động đường bay dân sự này, hôm 16/12 vừa qua, chính quyền Trung Quốc đã thông qua quyết định cho phép sử dụng các cơ sở vừa quân sự, vừa dân sự, trên đảo Phú Lâm vào mục tiêu dân sự. [đọc tiếp]

Các luật sư: Án oan do cơ chế nặng về kết tội

23/12/2016 An Tôn (VOA) - Bộ trưởng Công an Việt Nam nói “động cơ không trong sáng” và “non yếu về nghiệp vụ” là những điểm yếu của các cán bộ công an dẫn đến các vụ án oan sai. Tuy nhiên, một số luật sư cho rằng cơ chế tố tụng, tư pháp thiên lệch về kết tội là nguyên nhân quan trọng.

Bộ trưởng Lâm nói thêm có một nguyên nhân khách quan khác là hiện nay một cán bộ điều tra phải giải quyết rất nhiều vụ án.

Luật sư Ngô Ngọc Trai nói với VOA rằng lỗi của các điều tra viên chỉ là một phần nguyên nhân. Ông cho rằng nguyên nhân quan trọng là cơ chế tố tụng và pháp lý của Việt Nam có “thành kiến với nghi phạm” [đọc tiếp]

LS Lê Công Định: Chủ nghĩa Mác Lê-nin, chỉ có thể là môn học để lựa chọn không thể bắt buộc

23/12/2016 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Mấy chục năm qua, nền giáo dục Việt Nam dưới sự cai trị của đàng cộng sản liên tục tụt hậu, không sánh vai được với năm châu.

Trong nhà trường từ bậc trung học đến đại học và cao học,thậm chí cả học viện Phật giáo đều bắt buộc phải dạy môn triết học chủ nghĩa Mác – Lê-nin; tư tưởng Hồ Chí Minh.

Từ Sài Gòn, luật sư Lê Công Định đã bình luận về việc này qua cuộc phỏng vấn sau đây của nhà báo Trần Quang Thành

 

Tuyên bố ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài của các Tổ chức Xã hội và Chính trị Việt Nam

Ngày 15 tháng 7 năm 2016 - CHÚNG TÔI, những tổ chức xã hội dân sự và chính trị trong lẫn ngoài nước, ký tên dưới đây tuyên bố:

1- Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12-07-2016 hoàn toàn có hiệu lực pháp lý ràng buộc đối với Trung Quốc và các bên liên quan theo luật pháp quốc tế; do đó, yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết này và qua đó chứng tỏ mình là một quốc gia văn minh và có trách nhiệm giữa cộng đồng quốc tế.

2- Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12-07-2016 đã tạo một nền tảng pháp lý vững chắc và tiền lệ thuận lợi cho các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm Việt Nam, đưa các tranh chấp đó ra trước cơ quan phân xử quốc tế theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. ... [đọc tiếp]

THƯ NGỎ KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TRẦN HUỲNH DUY THỨC

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2016 ...

Là một trí thức tài năng và giàu lòng yêu nước, luôn trăn trở, mong muốn tháo gỡ những hạn chế, bất cập về hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước, một cách ôn hòa, ông Trần Huỳnh Duy Thức kiên định hoài bão canh tân đất nước, ngõ hầu đưa Việt Nam thoát khỏi tụt hậu, nhanh chóng đạt được tiến bộ xã hội và phát triển. Sẽ là rất có ích cho nhân dân, đất nước và ngay cả Nhà nước Việt Nam, nếu biết coi đây là cơ hội quý báu để lắng nghe những ý kiến phản biện tâm huyết của trí thức, là sáng kiến đóng góp phương kế cải thiện quản lý, điều hành kinh tế - xã hội đất nước để điều chỉnh, xả van bức xúc xã hội, tránh nguy cơ bùng phát bạo lực với hậu quả khốc hại khôn lường cho tương lai dân tộc.

Việc bắt giam, bỏ tù kỹ sư Trần Hùynh Duy Thức đã và đang gây bất bình mạnh mẽ trong đông đảo trí thức trong và ngoài nước cũng như người dân tâm huyết, thiết tha với vận mệnh và tương lai Việt Nam. Việc kết án bất công đối với ông Trần Huỳnh Duy Thức là trái với tinh thần của Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam, Công ước Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự và chính trị, cũng như các điều ước quốc tế liên quan khác mà Nhà nước Việt Nam đã long trọng ký kết và cam kết tuân thủ, gây mất uy tín nhà nước trong con mắt trí thức tiến bộ và đông đảo người dân yêu chuộng công lý và tiến bộ xã hội, làm xấu thêm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong lao tù, sau nhiều lần cự tuyệt trục xuất ra nước ngoài, ngày 24-5-2016, ông Trần Huỳnh Duy Thức bắt đầu cuộc tuyệt thực vô thời hạn đòi thực thi thượng tôn pháp luật, trao quyền quyết định thể chế chính trị đất nước về tay nhân dân, hàng nghìn trí thức và người dân có lương tri trong và ngoài nước đã biểu tình, đồng hành tuyệt thực.

Chúng tôi yêu cầu Nhà nước Việt Nam khẩn trương trả tự do ông Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân lương tâm khác.

Cũng qua thư ngỏ này, chúng tôi cũng trân trọng kêu gọi chính phủ các quốc gia, các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền cũng như công luận thế giới cùng lên tiếng và tác động hữu hiệu để ông Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân lương tâm khác sớm được tự do. [đọc tiếp]

Vận động trả tự do cho

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài,

xin hãy ký tên ủng hộ

Kiến Nghị Thư gửi

Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Cao Ủy Liên Hiệp Âu châu về Đối Ngoại, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền

của chị Vũ Minh Khánh, vợ LS Đài

Phẫn nộ dâng trào

20/12/2016 Ngô Nhân Dụng (Người Việt) - Nếu không được ai nhắc, nhiều người Việt chắc không biết ngày kỷ niệm một biến cố quan trọng trong lịch sử cận đại mới đi qua: Ngày 19 Tháng Mười Hai.

Một nhà trí thức ở Sài Gòn, trên 80 tuổi, mới nhắc lại ngày kỷ niệm này, là Giáo Sư Tương Lai. Ông coi chương trình ti vi về biến cố lịch sử ngày 19 Tháng Mười Hai năm 1946, ngày bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của người Việt Nam.

Ông cũng cho thấy nổi lên một cơn sóng “phẫn nộ” vì “Một sự nghiệp bị phản bội, thì gợi nhớ lại những trang hào hùng của sự nghiệp ấy sẽ càng làm cho sự phẫn nộ dâng trào!”

Ông đã làm nghề dậy học nhiều năm. Bây giờ ông tự hỏi, cũng như nhà thơ Chế Lan Viên đã tự hỏi chính mình. Nhân ngày 19 Tháng Mười Hai, ông viết, “Với tôi, đó là gợi lại trong suy tư và tự nhìn lại mà tự vấn, liệu có phải từ trên bục giảng, mình đã ‘xui dại’ một thế hệ ‘cả tin’ để rồi họ chưng hửng, ngơ ngác trước những sự thật phũ phàng của cuộc đời đầy bụi bặm và không thiếu lừa lọc, dối trá rồi vỡ ra rằng: ‘cách mạng’ không ‘cách mạng’ như người ta tưởng, và tệ hơn, như người ta nói!” [đọc tiếp]

Muốn chấn hưng giáo dục phải thay đổi thể chế chính trị

16/12/2016 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nền giáo dục Việt Nam ngày càng sa sút nghiêm trọng, tụt hậu nhiều bậc so với các nước trong vùng.

Có nhiều nguyên nhân được đề cập đến để giải thích cho sự tụt hậu đó mà nổi bật là triết lý giáo dục. Có người nói Việt Nam chưa có triết lý giáo dục nhưng số đông khẳng định từ xa xưa Việt Nam đã có triết lý, có nguyên lý giáo dục. Sỏ dĩ có tình trạng tụt hậu là do mấy chục năm gần dưới chế độ toàn trị của đảng cộng sản giáo dục đi theo  chủ nghĩa Mác - Lê-nin, thực hiện một triết lý giáo dục sơ cứng, bảo thủ  biến con người trở thành nô lệ.

Từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Đình Công qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã khẳng định cần thay đổi thể chế chính trị để chấn hưng giáo dục. Nội dung như sau – Mời quí  vị cùng nghe.

Petitioning US Secretary of State John Kerry and 2 others

Free human rights lawyer

Nguyen Van Dai

Vu Minh Khanh Hanoi, Vietnam [Kiến Nghị Thư]

Xin hãy hỗ trợ

Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa trong chiến dịch "Hãy cứu lấy tự do tín ngưỡng" tại Việt Nam

Biểu tình

chống Trương Tấn Sang

Đồng bào phát động chiến dịch chống Trương Tấn Sang đến Đức

Liên Hội NVTN tại CHLB Đức và Hội NVTN tại Frankfurt sẽ tổ chức hai cuộc biểu tình theo ngày giờ và địa điểm sau đây:

1. Cuộc biểu tình tại Berlin sẽ do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức tổ chức ngày thứ tư 25.11.2015

2. Cuộc biểu tình tại Frankfurt sẽ do Hội NVTN tại Frankfurt và VPC tổ chức:

Ngày thứ năm 26.11.2015 từ 13:00g đến 18:00g

tại Ballsaal của Hotel Steigenberger Frankfurter Hof Am Kaiserplatz, 60311 Frankfurt am Main.

* * *

Tòa án CSVN tuyên án ông Trần Anh Kim và ông Lê Thanh Tùng tổng cộng 25 năm tù giam

16/12/2016 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Lúc 8 giờ sáng hôm qua thứ Sáu ngày 16/12/2016, tại trụ sở ở thành phố Thái Bình, tòa án tỉnh Thái Bình đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử hai ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng.

Ông Trần Anh Kim bị bắt ngày 21/9/2015 khi mới ra tù hơn 8 tháng, ông Lê Thanh Tùng bị bắt ngày 24/12/2015. Hai ông bị bắt theo điều 79 BLHS “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Luật sư Trần Thu Nam, người bào chữa cho ông Trần Anh Kim cho biết sau vài giờ xét xử, căn cứ vào khoản 1 điều 79 Bộ luật hình sự, tòa án tình Thái Bình đã tuyên phạt ông Trần Anh Kim 13 năm tù giam và ông Lê Thành Tùng 12 năm tù giam

Ông Trần Anh Kim lại bị án tù vì tội 'lật đổ chính quyền.

Học giả Trung Quốc Lưu Á Châu Xác Nhận: Quá Trình Lịch Sử, Trung Quốc Không Có Quan Niệm về Chủ Quyền Biển

15/12/2016 Hồ Bạch Thảo (Dự án Đại Sự Ký Biển Đông) - Học giả Lưu Á Châu [刘亚洲], Thượng tướng không quân, con rể Cố chủ tịch Trung Quốc Lý Tiên Niệm, là cây bút có tầm cở quốc tế. Trong bài nghiên cứu nhan đề Chúng Ta Ca Tụng Quang Minh Nhưng Mang Theo Ngàn Năm Hắc Ám [我们歌颂光明 却带来千年黑暗] ông có nhận xét về lịch sử như sau “ Cái chìa khoá khiến Trung Quốc mất quyền ở biển, do trải qua các triều đại thống trị không có quan niệm về chủ quyền biển” [中国失去海洋的关键是历代统治者没有海权观念。Trung Quốc thất khứ hải dương đích quan kiện thị lịch đại thống trị giả một hữu hải quyền quan niệm.]

Bài nghiên cứu của ông Lưu được báo mạng Trung quốc Cấm Văn đăng vào ngày 27/11/2016, giữa lúc Trung Quốc đang ra sức tranh dành Biển Đông. Ở địa vị Thượng tướng Không quân, ông không thể nêu thêm những chi tiết lịch sử trực tiếp phủ nhận chính sách hiện hành của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bởi vậy, nhắm giúp độc giả hiểu rõ hơn, chúng tôi xin nêu lên những sử liệu liên quan đến việc “Các triều đại Trung Quốc không có quan niệm về chủ quyền biển”  [đọc tiếp]

Bắc Kinh tố không quân Nhật Bản « đe dọa » chiến đấu cơ Trung Quốc

11/12/2016 Tú Anh (RFI) - Trong khi tập trận tại vùng biển quốc tế, máy bay Trung Quốc đã bị chiến đấu cơ Nhật Bản bám sát và có hành động nguy hiểm, thiếu chuyên nghiệp. Trên đây là nội dung thông cáo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc công bố chiều ngày 10/12/2016 sau khi không quân Trung Quốc vượt Hoa Đông ra Thái Bình Dương qua hai ngả bắc và nam đảo Đài Loan.

Theo AFP và Reuters, sáng thứ Bảy 10/12/2016, các máy bay quân sự của Trung Quốc vượt Hoa Đông ra Thái Bình Dương qua hai eo biển Miyako giữa Nhật Bản-Đài Loan và eo biển Bashi giữa Đài Loan- Philippines. [đọc tiếp]

Phải chăng thuyết âm mưu và tin đồn là một vũ khí của  các blogger?!

11/12/2016 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Do báo chí lề đảng bưng bít thông tin, đưa những thông tin trái với sự thật cho nên những thông tin xác thực, đúng với bản chất vấn đề đưa trên các mạng xã hội của lề dân đã có sức thu hút bạn đọc ngày càng đông đảo.

Gần đây trên một số trang mạng xã hội thường đăng tải một số bài viết và tin gọi là chưa kiểm chứng, là tin đồn...

Có bài, tin sau đó được ghi nhận tính xác thực, nhưng cũng có bài, có tin không có sự thật gây quan ngại trong dư luận.

Có người cho rằng đây là bài, tin đưa theo thuyết âm mưu, tin đồn và là một vũ khí của các blogger.

Nhà văn Võ Thị Hảo đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về chủ đề này. Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe:

Hội thảo

“Lage der Religions- und Meinungsfreiheit

in Vietnam”

Tình trạng tự do tôn giáo và ý kiến

tại Việt Nam

với Mục sư Kai Feller

Chủ Nhật 15/11/2015

Mục sư Kai Feller đã thăm viếng Việt Nam, tiếp xúc với những người bất đồng chính kiến, với đại diện của nhiều tôn giáo và dân tộc thiểu số, những người dân ở cao nguyên miền bắc bị nhà nước ép bỏ đức tin ...  [đọc tiếp]

Chủ nghĩa dân túy: Một bóng ma mới đang đe dọa Châu Âu

06/12/2016 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào ngày 24 tháng Hai 1848 Các Mác (Karl Marx) và Ph. Ăngghen (F. Engels) công bố bản Tuyên Ngôn Cộng Sản với lời mở đầu „Một bóng ma đang ám ảnh Châu Âu: Bóng ma chủ nghĩa cộng sản. “ Hơn một thế kỷ bóng ma này nhờ chiến tranh, bạo lực và tuyên truyền đã trở thành lực thống trị ở nhiều nước và gây bao tác hại cho nhân loại. Nhưng rồi tại Châu Âu vào cuối thế kỷ 20 bóng ma cộng sản đã bị cơn bão dân chủ-tự do trừ khử hoàn toàn. Bây giờ bóng ma đó chỉ còn sống thoi thóp vất vưởng ở vài quốc gia như Việt Nam, Bắc Hàn, Lào, Trung cộng và Cu Ba.

Con ma cộng sản ra đi, một bóng ma mới xuất hiện. Bóng ma chủ nghĩa dân túy (Populism). Bóng ma mới này đang phát triển mạnh ở toàn Âu châu và là một hiện tượng chính trị có tiềm năng đe dọa hệ thống chính trị dân chủ trong thập niên tới. [đọc tiếp]

Nóng: Dân chặn cầu Bến Thủy, của dân phải trả lại cho dân

03/12/2106 JB Nguyễn Hữu Vinh (rfavietnam) - Chuyện phải đến đã đến - Sáng nay, người dân Hà Tĩnh và Nghệ An đã đồng loạt chặn xe đường qua cầu Bến Thủy để phản đối việc Trạm thu phí này đã lạm dụng việc thu phí, ép buộc oan uổng người dân biết bao năm nay.

Việc những công ty, cá nhân... các nhóm lợi ích núp dưới bóng danh nghĩa nhà nước để vơ vét của người dân trái lẽ thường, trái luật pháp và ép buộc người dân đến mức kiệt cùng là một thảm họa xã hội đã và đang xảy ra khắp nơi.

Gần đây, các dự án giao thông BOT đã lạm dụng điều này. Các thành phố lớn như Hà Nội, các dự án BOT đã bao vây mọi đường vào, ngõ ra của thành phố. Bất cứ người dân nào ra khỏi thành phố đều bị móc túi. [đọc tiếp]

Phản ứng thực dụng hung bạo của Bắc Kinh đối với trật tự đang di chuyển của thế giới

03/12/2016 Kevin Rudd (Financial Times), Bình Yên Đông lược dịch (Bauxite Việt Nam) - Bắc Kinh ghét cay ghét đắng cái không thể đoán trước. Với Trump, họ có cái không thể đoán trước chiến lược ở quy mô lớn.

Trung Hoa thích giao thiệp với người ác độc mà họ biết. Bắc Kinh rất sẵn sàng để giao thiệp với một Tổng thống Hillary Clinton, nhưng cũng như hầu hết chúng ta, cơ quan phụ trách chánh sách đối ngoại của họ không biết phải làm thế nào sau khi Donald Trump đắc cử. Đây chính là cái tạo ra sự bấp bênh thật sự ở Bắc Kinh.

Các phân tích gia về chánh sách của Bắc Kinh hiện đang làm việc ngày đêm để phác họa tương lai của mối quan hệ Hoa-Mỹ. Nói chung, có 3 trường phái chồng chéo lên nhau. Phản ứng của Bắc Kinh đối với ông Trump sẽ được xếp đặt bởi những gì đang thịnh hành. Dù bằng cách nào, nó sẽ thực dụng một cách hung bạo và rất xa vời với lý thuyết. [đọc tiếp]

Cựu tổng biên tập Lao Động 'hối tiếc vì làm công cụ của Đảng'

30/11/2016 Ben Ngô (BBC) - Cựu tổng biên tập Lao Động trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt nhân cuốn hồi ký 'Đến già mới chợt tỉnh - Từ theo cộng đến chống cộng' của ông vừa được phát hành tại Mỹ.

Gặp gỡ, mạn đàm với

TS Nguyễn Quang A

nhà nghiên cứu và hoạt động

trong phong trào đấu tranh dân chủ,

thành viên của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

Thứ Bảy 01/08/2015, 16 giờ

  Alte Schule, Schulstraße 19

72654 Neckartenzlingen

Hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

13/06/2015

Dựa theo Chỉ số bách hại tôn giáo trên thế giới (Weltverfolgungsindex 2015), Việt Nam cộng sản  bị liệt kê vào danh sách các quốc gia bách hại tôn giáo trầm trọng nhất. Nhằm thông tin về tình trạng đàn áp những người có tín ngưỡng, đặc biệt tín hữu Thiên Chúa Giáo, Diễn Đàn Việt Nam 21 sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

Ông Peter Kinast đã qua Việt Nam sinh hoạt với các tin hữu Việt Nam bị chế độ CS độc tài sách nhiễu và đàn áp. [đọc tiếp] - [deutsch]

Nhà báo Tống Văn Công, cựu tổng biên tập Lao Động (1989 - 1994), từng được biết đến với những bài phản biện trên báo lề trái và 'thư góp ý với Đảng' và từng bị tờ Quân đội Nhân dân có bài công kích năm 2013. Năm 2014, ông tuyên bố từ bỏ Đảng và nay hiện đang định cư tại Hoa Kỳ. Tống Văn Công: Tôi muốn góp một phần nhỏ vào cuộc đấu tranh của người dân, trong đó có nhiều đồng chí cũ của tôi đòi dân chủ hóa đất nước, thực hiện các quyền dân sự và chính trị, tự do ngôn luận, tự do lập hội,nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập. Chúng tôi dễ thống nhất với nhau rằng: Cản ngại chính là những người lãnh đạo Đảng cộng sản hiện nay. Cuối đời nhìn lại, tôi nhận ra trách nhiệm của chính mình đã góp phần xây dựng nên lực lượng cản ngại này: Đó là di sản của chính chúng tôi! [đọc tiếp]

Máu Cuba trong cơ thể Việt Nam

29/11/2016 Trần Trung Đạo (Danlambao) - Báo Thanh Niên ngày 27 tháng 11 đăng một bài viết của Phạm Tiến Tư, nguyên Đại sứ CSVN tại Cuba với tựa “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của mình”.

Câu nói đó là của Fidel Castro phát biểu để ủng hộ CS Bắc Việt trong chiến tranh thôn tính miền Nam. Năm 1973, khi trở lại Việt Nam lần thứ ba, Castro đã lần nữa lập lại lời cam kết sẵn sàng góp máu.

Trước khi trình bày việc “góp máu” Cuba, thiết nghĩ nên lượt qua tình trạng và số lượng tù nhân chính trị tại Cuba vì số lượng tù ảnh hưởng đến số lượng máu.

Nhiều người phê bình nhà cầm quyền CSVN tổ chức “Quốc tang” đúng ra nên gọi là đảng tang dành cho Fidel Castro, nhưng nghĩ cho cùng việc Nguyễn Phú Trọng và giới cầm quyền CSVN khóc cho Fidel Castro, lãnh tụ CS cuối cùng của thế kỷ 20 còn sót lại, cũng phải. Họ khóc cho Castro và cũng khóc cho chính họ. [đọc tiếp]

Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo là công cụ thống trị của nhà nước cộng sản vô thần

29/11/2016 Linh mục Anton Đặng Hữu Nam trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cuối kỳ họp thứ hai diễn ra tại Hà Nội hạ tuần tháng 11/2016, Quốc hội khóa 14 đã thông qua Luật Tín ngưởng, Tôn giáo.

Trải qua nhiều lần sửa đổi và lấy ý kiến nhiều chức sắc tôn giáo, nhưng gần như những điều luật cơ bản làm công cụ cho nhà nước cộng sản kiểm soát đàn áp tôn giáo vẫn giữ nguyên tuy cố thay đổi đôi chút ngôn từ. Hội  đồng liên tôn đã lên tiếng bác bỏ luật và vạch rõ Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo bộc lộ chủ nghĩa vô thần, toàn trị của nhà nước cộng sản.

Từ giao phận Vinh, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam  đã đưa ra bình luận về Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Nội dung như sau - Mời quí  vị cùng nghe

Sinh hoạt hội thảo ngày 23/05/2015 với Blogger Người Buôn Gió

Blogger Người Buôn Gió là ai? Ðiều gì khiến anh trở thành người dùng ngòi bút làm phương tiện cải cách xã hội?   Người quan tâm đến tình hình đất nước có lẽ ai cũng quen thuộc với tên gọi blogger Người Buôn Gió. Người Buôn Gió tên thật là Bùi Thanh Hiếu, tác giả nhiều loạt bài, trong đó có “Ðại Vệ Chí Dị,” “Thư Viết Cho Con Trai”... với lối viết giản dị,  dí dỏm và sâu sắc.

Sinh hoạt hội thảo do Diễn Đàn Việt Nam 21 tổ chức vào ngày 23/05/2015

[xem chi tiết]

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

HỌP MẶT DÂN CHỦ 2015, Kỳ 14,

từ 28.3. đến 29.3.2015 tại Philippines

HỌP MẶT DÂN CHỦ (HMDC) tập họp nhiều người Việt trên toàn thế giới, hoạt động trong nhiều tổ chức và lãnh vực khác nhau – nhân quyền, văn hóa, giáo dục, truyền thông, xã hội, chính trị - có cùng mục tiêu chung là độc lập dân tộc và dân chủ hóa Việt Nam. HMDC tổ chức Tĩnh hội thường niên tại một địa điểm yên tĩnh để những người Việt quan tâm đến tình hình VN và Cộng đồng từ khắp nơi trên thế giới có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm hoạt động, trong sự tương kính, cởi mở giữa những người yêu chuộng tự do dân chủ.

Tĩnh hội HMDC 2015 năm nay được tổ chức lần đầu tiên tại Đông Nam Á trong 2 ngày tại Philipinnes từ thứ bẩy 28.3 đến chủ nhật 29.3.2015. Đây là Tĩnh hội thứ 14, quy tụ 38 người, đến từ 8 quốc gia: Úc, Phi, Pháp, Đức, Na Uy, Canada, Hoa kỳ và Việt Nam, gặp nhau tại một thị trấn nhỏ mang hình ảnh quê hương VN với những rặng dừa xanh mát, nhiều cây ăn trái vùng nhiệt đới, ven bờ hồ nước trong, với nhiều kỳ hoa dị thảo.

Trong 2 ngày làm việc, Tĩnh Hội đã tập trung thảo luận về tình hình VN, về những yếu tố mới tác động vào tình hình chính trị và cuộc vận động dân chủ tại VN. Việc phối hợp trong-ngoài, nhận diện các tổ chức Xã hội Dân sự (XHDS) về số lượng, chất lượng, ưu khuyết điểm và thành quả. Việt Nam sau 40 năm chấm dứt chiến tranh (1975-2015) cùng nhìn lại 40 năm đấu tranh của cộng đồng hải ngoại, về những khó khăn và thuận lợi, góp những đề nghị cụ thể để đẩy mạnh dân chủ hóa VN. Trong hội nghị đã có những quyết định để HMDC hoạt động hữu hiệu hơn. Địa điểm tổ chức HMDC 2016 cũng đã được lựa chọn.

Trước đó vào ngày thứ sáu 27.3, bốn (4) tổ  chức: hai tổ chức XHDS Việt, hai tổ chức XHDS Phi, tổ chức thành công Hội nghị Quốc Tế về Biển Đông, trong khuôn viên Đại học thủ đô Manila, với sự tham dự của 70 người Việt, Phi và ngoại quốc. Nhiều diễn giả quốc tế là chuyên viên nghiên cứu có uy tín về biển Đông, đến từ Nhật, Úc, Phi, Pháp và VN, đã đóng góp các bài thuyết trình có giá trị  [đọc tiếp]

* Nhân quyền  

Trường Sa : Giải mã 5 loại công trình Trung Quốc đã xây

28/11/2016 (RFI) - Trong thời gian qua, Trung Quốc đã đầu tư hàng chục tỷ nhân dân tệ vào việc xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp tại vùng quần đảo Trường Sa.

Trong bài phân tích mang tựa đề « Trung Quốc củng cố các vị trí trên Biển Đông », đăng ngày 24/11/2016 trên trang web East Pendulum, chuyên gia Pháp Henri Kenhmann đã giải mã ý đồ của Bắc Kinh qua việc xây dựng 5 loại công trình khác nhau trên các đảo đá Chữ Thập (Fiery Cross), Xu Bi (Subi), Vành Khăn (Mischief), Gạc Ma (Johnson South), Châu Viên (Cuarteron), Ga Ven (Gaven) và Tư Nghĩa (Hughes). Dưới vỏ bọc dân sự, đây là những cơ sở được dùng vào mục tiêu quân sự, phục vụ đắc lực cho các lực lượng võ trang mà Trung Quốc đã triển khai để khống chế Biển Đông. [đọc tiếp]

Nông dân nghèo lại thêm mạt vì ‘bò chính phủ’

25/11/2016 (Người Việt) - VIỆT NAM – Cuối tuần vừa qua, 20 gia đình nghèo ở xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận cùng xin trả lại “bò chính phủ.” Nếu nguyện vọng này không được chấp nhận, mỗi gia đình sẽ ôm thêm nợ.

20 gia đình vừa kể cùng thuộc các sắc tộc thiểu số, cùng “nghèo mạt rệp” nên được ưu tiên vay vốn “xóa đói, giảm nghèo.” Cách nay hai tháng, chính quyền xã Phước Vinh đã gọi họ lên trụ sở, yêu cầu ký văn tự nhận vay 24 triệu/gia đình trong vòng ba năm, không phải trả lãi, rồi dẫn họ đến trại bò Trọng Giảng ở trong vùng để dẫn bò về nuôi.

Hệ thống công quyền gọi những con bò được mua bằng tiền trích từ dự án “xóa đói, giảm nghèo” là “bò dự án.” Người nghèo thì gọi loại bò này là “bò chính phủ.”

Trong hai tháng vừa qua, 20 con “bò chính phủ” chỉ chịu ăn cỏ vài ngày đầu rồi… tuyệt thực. Nếu “bò chính phủ” mà lăn ra chết thì vỡ nợ nên nhiều gia đình đưa bò vào nhà chăm sóc, nấu cháo bón cho bò ăn nhưng sức khỏe của những con “bò chính phủ” càng ngày càng suy kiệt. [đọc tiếp]

Mỹ dứt khoát rút khỏi Hiệp Định thương mại TPP

23/11/2016 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partner Agreement, viết tắt là TPP) sẽ tạo ra một vùng thương mại tự do lớn nhất thế giới. Donald Trump, ứng cử viên đắc thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ trong tháng 11.2016 tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi TPP. Nhiều quốc gia thuộc khu vực Á châu-Thái bình dương bàng hoàng trước động thái này. Tuy nhiên quốc gia duy nhất sẽ hưởng lợi qua việc hủy bỏ TPP là Trung cộng , một quốc gia bị Mỹ cản trở gia nhập TPP.

Donald Trump, cho biết , Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định TPP vào ngày đầu tiên khi ông nhậm chức Tổng thống . Ông gọi thỏa ước là „một đại họa cho quốc gia„ . Hiện tại chưa thể xác định được tuyên bố hủy bỏ TPP có được xem là động thái gián tiếp khai tử chiến lược chuyển trục sang Á châu của chính quyền Obama hay không cũng như những mức độ tai hại trong lãnh vực an ninh Á Châu.  [đọc tiếp]

Donald Trump đắc cử: Hậu quả cho thế giới và Việt Nam trong tương lai

17/11/2016 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Chủ nghĩa dân túy, mị dân đã thắng lương tri trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 8.11.2016. Donald Trump, một Ứng cử viên cộng hòa đã gây phân hóa trầm trọng cho đất nước gia qua chiến dịch tranh cử với những phát ngôn phân biệt chủng tộc, phỉ báng người ngoại quôc, miệt thị phụ nữ và gieo rắc hận thù giữa các giai tầng xã hội, lại có thể đánh bại nữ Ứng cử viên dân chủ nhiều uy tín Hillary Clinton để trở thành người lãnh đạo một siêu cường.

Vào tháng giêng 2017, Donald Trump sẽ chính thức được tấn phong vào chức vụ Tổng thống thay thế Tổng thống đương nhiệm Barack Obama. Thế giới sẽ trực diện trước một tân Tổng thống có quyền lực nhất trong thế giới tự do mà đường lối và chủ trương có ảnh hưởng lớn đến chính trường quốc tế. [đọc tiếp]

Quyền lực của Đảng phải được kiểm soát

17/11/2016 Giáo sư Nguyễn Đình Cống trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Mới đây Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành nghị quyết 4 của Đảng cộng sản Việt Nam về chỉnh đốn, xây dựng Đảng.

Dư luận xã hội có nhiều cách  đánh giá khác nhau. Có người cho là nghị quyêt thể hiện nhiều nội dung mới để ngăn đà suy thoái của đảng. Nhưng cũng có dư luận chỉ ra về mặt lý luận nghị quyết vẫn theo con đường mòn sáo rỗng, sơ cứng.

Giáo sư Nguyễn  Đình Cống qua cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành đã đưa ra một vài bình luận về nghị quyết 4 như sau – Mời quí vị cùng nghe

Tuổi trẻ dấn thân vì quê Mẹ Việt Nam tự do, hạnh phúc

14/11/2016 Kỹ sư điện tử Nguyễn Trang Nhung trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong những năm gần đây tuổi trẻ Việt Nam nêu cao tinh thần yêu nước đã tham gia tích cực vào nhiều hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự như bảo vệ môi trường, biểu tình lên án Trung Quốc xâm lược biên giới, biển đảo, đặc biệt mấy tháng gần đây là các cuộc biểu tình lên án tập đoàn Formosa gây thảm họa nhiễm độc biển miền Trung, gây cá chết hàng loạt gây cảnh sống điêu linh cho hàng chục triệu đồng bào  Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị ; tham gia cứu trợ bão lụt miền Trung vv..

Từ Sài Gòn, kỹ sư điện tử Nguyễn Trang Nhung đã kể lại những hoạt động này qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Nội đung như sau mời vị cùng  nghe

Hãy trả tự do ngay cho 

Trần Huỳnh Duy Thức!

Ký tên vận động nhân quyền

cùng với Amnesty International

15/12/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sau Ân xá Quốc tế Đức, Ân xá Quốc tế Mỹ cũng khởi động chiến dịch cùng lên tiếng đòi hỏi hỏi nhà cầm quyền tại Hà Nội trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức:

"Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt tháng 5 năm 2009. Ngày 20/01/2010, ông bị kết án 16 năm tù giam cùng 5 năm quản thúc với tội danh "âm mưu lật đổ chế độ" theo Điều 79. Ông đã hỗ trợ cải cách kinh tế và chính trị và dân chủ và thực hiện một cách ôn hoà quyền tự do ngôn luận của mình. Trong phiên tòa kháng cáo tháng 5 năm 2010 phán quyết xử tội vẫn bị giữ nguyên.

Vào tháng Tám năm 2012, Nhóm Công tác Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện UNWGAD đã kết luận việc giam giữ, xử tội này là tùy tiện và đòi hỏi chính quyền Việt Nam trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức.

Ân Xá Quốc Tế đòi hỏi

- trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Trần Huỳnh Duy Thức

- Bảo vệ Quyền tự do phát biểu ý kiến được ghi rõ trong Điều 19 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã phê chuẩn. (ICCPR, Điều 19)."

Xin hãy hỗ trợ Ân xá Quốc tế đòi nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức bằng cách ký tên vào Thỉnh nguyện thư cũng như phổ biến rộng rãi tin này đến đồng hương và các thân hữu người ngoại quốc khắp nơi [đọc tiếp và ký tên (tiếng Anh)]

Giáo sư Chu Hảo chất vấn về đón ông Tập

12/11/2016 (BBC) - Hôm 10/11, website Xuân Diệp Hán Nôm và một số diễn đàn khác đăng tải lá thư của giáo sư Chu Hảo đề gửi đích danh các đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, Lê Như Tiến, Dương Trung Quốc, Trần Du Lịch, Lê Nam…

Trong thư, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường viết: “Vì sao quý vị không có bất kỳ hành động công khai nào phản đối, ngăn chặn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đăng đàn phát biểu tại Quốc hội nước ta, thực chất là với tư cách kẻ xâm lược, đại diện cho bè lũ bá quyền Đại Hán chưa khi nào rời bỏ âm mưu thôn tính Đất nước ta và nô dịch Dân tộc ta?

"Nếu không ngăn chặn được như đã thấy thì vì sao quý vị không thể bày tỏ thái độ cần có của một đại biểu của nhân dân, tối thiểu bằng cách bỏ ra ngoài không tham dự, hoặc tham dự và chất vấn trực tiếp dù chủ tịch đoàn phiên họp cho phép hay không?”. [đọc tiếp]

Luật tín ngưỡng, tôn giáo bộc lộ chế độ vô thần và toàn trị

07/11/2016 Nhà văn Võ Thị Hảo trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Dự kiến trong kỳ thứ hai đang diễn ra tại Hà Nội Quốc hội khóa 14 sẽ thông qua Luật Tín ngưởng, tôn giáo.

Trải qua nhiều lẩn sửa đổi, và lấy ý kiến nhiều chức sắc tôn giáo, nhưng gần như những điều luật cơ bản làm công cụ cho nhà nước cộng sản kiểm soát đàn áp tôn giáo vẫn giữ nguyên tuy cố thay đổi đôi chút ngôn từ.

Hội  đồng liên tôn đã lên tiếng bác bỏ luật và vạch rõ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là bộc lộ chủ nghĩa vô thần, toàn trị của nhà nước cộng sản

Nhà văn Võ Thị Hảo đã đưa ra bình luận của mình về Luật Tín ngưỡng, tôn giáo qua cuộc phỏng vấn sau đây của nhà báo Trần Quang Thành, mời quí  vị cùng nghe

Về chuyến viếng thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Đức: Báo chí Đức chú ý gì? Ngoại trưởng Steinmeier đã nói gì mà báo chí "lề phải" dấu nhẹm?

06/11/2016 Đặng Hà / Nhóm THQBK (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cách đây 1 tuần Bộ trưởng Bộ Ngoại giao CHLB Đức Steinmeier đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam 3 ngày từ 30/10 tới 1/11. Tại Hà Nội ông Steimeiner đã có những cuộc gặp nói chuyện với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Trong lễ khai giảng chương trình học mới về ‘‘Pháp luật Đức và Châu Âu‘‘ tại Đại học Luật Hà Nội ngày thứ hai 31.10.2016 Ngoại trưởng Đức Steinmeier đã thuyết trình trước hàng trăm sinh viên ngồi chật kín Hội trường. Làm như là không có sự kiện này, báo chí "lề phải" tại Việt Nam hoàn toàn im lặng.

Ngoại trưởng Đức Steinmeier đã nói đến những giá trị như Tự Do và Bình Đẳng và sự gắn kết của 2 giá trị này với nhau, ông cũng bàn về những vấn đề như cải cách hành chính và nhà nước pháp quyền. Đặc biệt ông cũng đề cập đến vụ nhà máy thép Formosa gây ra thảm họa ô nhiểm môi trường và vụ tranh chấp quần đảo Hoàng sa và Trường sa ở biển Đông. [đọc tiếp]

Bầu cử Tổng Thống Mỹ 2016 : ai sẽ thắng cử - Donald Trump hay Hillary Clinton ?

06/11/2016 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 8.11.2016 cử tri Mỹ sẽ chọn ứng cử viên tương đối tốt  hoặc ít  tồi nhất, xứng đáng là tân Tổng thống để lãnh đạo quốc gia.Tổng thống Donald Trump, tỷ phú 70 tuổi, thuộc đảng Cộng Hòa hay Nữ Tổng thống Hillary Clinton, chính trị gia 68 tuổi, thuộc đảng Dân Chủ.

Mặc dù các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy hai ứng cử viên  đều có cơ hội đạt được đa số phiếu trong cuộc bầu cử nên không kết luận rõ ai sẽ thắng cử. Nhưng rồi thế giới  cũng sẽ phải trực diện trước một tân Tổng thống hay nữ Tỗng thống với những chính sách có nhiều ảnh hưởng đến an ninh và kinh tế toàn cầu.Một điều chăc chắn chính sách đối ngoại thận trọng như dưới thời Obama sẽ không còn nữa và có thể ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh cho dân chủ hóa tại Việt Nam [đọc tiếp]

Tương lai nào cho Nguyễn Phú Trọng và Đinh Thế Huynh ?!

04/11/2016 Ông Nguyễn Gia Kiểng trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tháng 10 vừa qua đã là một tháng nhiều biến cố phức tạp cho chế độ cộng sản Việt Nam.

Đầu tháng là một cuộc biểu tình của gần 20.000 người trước nhà máy Thép Formosa tại huyện Kỳ Anh. Lần đầu tiên sự phẫn nộ của người dân đã vượt lên trên nỗi sợ.

Giữa tháng là Hội nghị Trung ương 4, Khóa 12 trong đó điểm nổi bật là nỗi lo sợ lớn của ban cầm đầu Đảng trước khuynh hướng mà họ gọi là "tự diễn biến, tự chuyển hóa". Khuynh hướng này đã được nói tới từ lâu nhưng lần này nó có qui mô của một đe dọa sống còn trước mắt.

Cuối tháng, sau chuyến viếng thăm Trung Quốc là chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Đinh Thế Huynh, thường trực ban bí thư ĐCSVN. Tại sao lại là ông Đinh Thế Huynh mà không phải là ông Trần Đại Quang, hay ông Nguyễn Xuân Phúc, hay ông Phạm Bình Minh? Và tại sao cuộc thăm viếng này lại diễn ra một tuần trước khi nước Mỹ bầu một tổng thống mới. Chuyến đi này có ý nghĩa gì và đã đạt được nhũng kết quả nào?

Nhà báo Trần Quang Thành đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Gia Kiểng (Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên). Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe:

Cùng liên minh, cùng hợp tác để xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị

30/10/2016 Nhà báo Nguyễn Vũ Bình trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sau đại hội 12 diễn ra vào đầu năm 2016, gần 10 tháng qua, nội tình đảng cộng sản Việt Nam đang diễn ra rất phức tạp. Tuy đã nắm được quyền lực, nhưng đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa chặn đứng được các cuộc đấu đá diễn ra giữa các phe nhóm quyền lực, lợi ích. Kinh tế vẫn trên đà suy sụp, nợ nần chồng chất phải vay nợ mới để trả nợ cũ. Đời sống người lao động ngày càng cơ cực, bất ổn xã hội gia tăng. Sự suy sụp của chế độ độc tài toàn trị là không thể tranh khỏi.

Hiện tình đất nước, đặt ra cho phong trào dân chủ, cho những người đấu tranh vì dân chủ, dân sinh ở Việt Nam làm gì để cùng liên kết cùng hợp tác xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị.

Đó là nội dung cuộc trao đổi giữa nhà báo Nguyễn Vũ Bình từ Hà Nội với nhà báo Trần Quang Thành.

Mời quí vị cùng nghe.