Nhân quyền (2017/1)

Tiếng Việt‎ >   Nhân quyền >

 

Nhân quyền (2017/1)

* Nhân quyền: các trang sau & trước

 

Cựu tù chính trị bị bắt đến nay chưa biết ở đâu

17/08/2017 (RFA) - Cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyền, người bị đưa đi hôm 30 tháng 7 theo cách thức mà người thân cho là bắt cóc, sau gần ba tuần lễ vẫn chưa biết hiện đang ở đâu.

Phu nhân của cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển, bà Bùi thị Kim Phương, vào ngày 16 tháng 8 qua Facebook lên tiếng kêu gọi các tổ chức nhân quyền và giới dân chủ về trường hợp của người chồng.

Vào chiều ngày 17 tháng 8, bà Bùi thị Kim Phượng phát biểu với Đài Á Châu Tự Do về trường hợp của cựu tù nhân Nguyễn Bắc Truyển như sau [đọc tiếp]

‘Trong đó rất dễ chết’: Tù nhân ở Việt Nam sống như thế nào

12/08/2017 Tác giả: Mike Ives, Dịch giả: Tấn Chi (Tiếng Dân) - HÀ NỘI, Việt Nam – Bà Đỗ Thị Mai nói rằng bà bị sốc khi biết tin người con trai 17 tuổi của bà, anh Đỗ Đăng Dư, đã bị hôn mê trong tù chỉ vài tuần ngay sau khi anh bị bắt với lý do mà phía công an cáo buộc là ăn trộm số tiền khoảng 2 triệu đồng.

Theo một vị luật sư của gia đình cho biết: Công an ban đầu nói rằng vết thương nặng trên đầu và ở chân của anh Dư là do bị ngã trong nhà tắm. “Nó bị hôn mê vì vậy tôi chẳng thể nào hỏi nó cho rõ được”, bà Mai nói.

“Trong đó rất dễ chết”, bà Đoan Trang, một nhà báo độc lập ở Hà Nội, là người đã viết rất nhiều về sự đàn áp do nhà nước chỉ đạo trong khắp cả nước, nhận định.

Trong bản báo cáo năm 2014 của tổ chức Human Rights Watch, cho biết, các tù nhân bị chết trong tù thường bị giữ lại vì vi phạm nhỏ và rằng những lời giải thích chính thức đối với cái chết của họ là “sự cả tin gượng ép và đưa ra vẻ bề ngoài của những biện pháp che giấu có hệ thống”. Bản báo cáo trích dẫn những trường hợp sống sót khi nói rằng các sỹ quan công an đôi khi đã đánh họ để lấy lời nhận tội cho những tội mà họ không phạm phải. [đọc tiếp]

"Việt Nam, mặt trái của thiên đường du lịch"

11/08/2017 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sau cuộc họp báo của bộ ngoại giao Đức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, truyền thông báo chí Đức đồng loạt tường thuật, trong đó có 2 đài truyền hình quốc gia là ARD và ZDF. Trong chương trình tin tức heute journal, ZDF dành 2 phút rưỡi cho sự kiện chấn động này.

Cũng cùng ngày 02/08/2017, ZDF đưa ra một cái nhìn khác về Việt Nam trong chương trình tin tức heute với lời dẫn nhập: "Tại Berlin mật vụ Việt Nam đã bắt cóc một người Việt Nam đang xin tị nạn và áp tải về nước. Bộ Ngoại giao ở Berlin thông báo như vậy. Chỉ mới đây ở Việt Nam một phụ nữ công kích nhà cầm quyền đã bị kết án 9 năm tù. Các tổ chức nhân quyền quốc tế đã luôn chỉ trích Việt Nam về việc giam tù những người trình bày quan điểm của họ một cách ôn hòa". DĐVN21 xin giới thiệu video clip trong chương trình tin tức heute của đài ZDF như sau đây do báo Tiếng Dân lược dịch và thực hiện phần phụ đề tiếng Việt.

THƯ NGỎ

KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TRẦN HUỲNH DUY THỨC

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2016 ...

Là một trí thức tài năng và giàu lòng yêu nước, luôn trăn trở, mong muốn tháo gỡ những hạn chế, bất cập về hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước, một cách ôn hòa, ông Trần Huỳnh Duy Thức kiên định hoài bão canh tân đất nước, ngõ hầu đưa Việt Nam thoát khỏi tụt hậu, nhanh chóng đạt được tiến bộ xã hội và phát triển. Sẽ là rất có ích cho nhân dân, đất nước và ngay cả Nhà nước Việt Nam, nếu biết coi đây là cơ hội quý báu để lắng nghe những ý kiến phản biện tâm huyết của trí thức, là sáng kiến đóng góp phương kế cải thiện quản lý, điều hành kinh tế - xã hội đất nước để điều chỉnh, xả van bức xúc xã hội, tránh nguy cơ bùng phát bạo lực với hậu quả khốc hại khôn lường cho tương lai dân tộc.

Việc bắt giam, bỏ tù kỹ sư Trần Hùynh Duy Thức đã và đang gây bất bình mạnh mẽ trong đông đảo trí thức trong và ngoài nước cũng như người dân tâm huyết, thiết tha với vận mệnh và tương lai Việt Nam. Việc kết án bất công đối với ông Trần Huỳnh Duy Thức là trái với tinh thần của Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam, Công ước Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự và chính trị, cũng như các điều ước quốc tế liên quan khác mà Nhà nước Việt Nam đã long trọng ký kết và cam kết tuân thủ, gây mất uy tín nhà nước trong con mắt trí thức tiến bộ và đông đảo người dân yêu chuộng công lý và tiến bộ xã hội, làm xấu thêm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong lao tù, sau nhiều lần cự tuyệt trục xuất ra nước ngoài, ngày 24-5-2016, ông Trần Huỳnh Duy Thức bắt đầu cuộc tuyệt thực vô thời hạn đòi thực thi thượng tôn pháp luật, trao quyền quyết định thể chế chính trị đất nước về tay nhân dân, hàng nghìn trí thức và người dân có lương tri trong và ngoài nước đã biểu tình, đồng hành tuyệt thực.

Chúng tôi yêu cầu Nhà nước Việt Nam khẩn trương trả tự do ông Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân lương tâm khác.

Cũng qua thư ngỏ này, chúng tôi cũng trân trọng kêu gọi chính phủ các quốc gia, các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền cũng như công luận thế giới cùng lên tiếng và tác động hữu hiệu để ông Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân lương tâm khác sớm được tự do. [đọc tiếp]

Hội thảo nhân quyền ở Stockholm

HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM: KHÁNG THƯ PHẢN ĐỐI VÀ BÁC BỎ NGHỊ ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

08/08/2017 (Bauxite Việt Nam) - Luật Tín ngưỡng Tôn giáo - bắt đầu hiệu lực từ đầu năm 2018 - đã phát sinh từ não trạng duy vật vô thần và từ chủ trương tiêu diệt tôn giáo của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Nó đã bị các Giáo hội kịch liệt phản đối, bác bỏ như một thứ luật man rợ và hiểm ác, không được phép có trong xã hội văn minh của loài người.

Thế nhưng, do đường lối độc tài toàn trị, nhằm mục đích áp dụng Luật Tín ngưỡng Tôn giáo nói trên, mới đây, ngày 20 tháng 7, nhà cầm quyền CSVN lại đưa ra Dự thảo mang tên “Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo” để bày trò lấy ý kiến nhân dân và mọi tín đồ. Và nếu được thông qua thì công cụ pháp lý này của chế độ sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2018.

... Như đã thẳng thắn chối bỏ toàn văn và mọi điều khoản của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo, Hội đồng Liên tôn chúng tôi long trọng tố cáo trước quốc dân Đồng bào và quốc tế năm châu ý đồ nham hiểm của nhà cầm quyền CSVN là tiếp tục bóc lột mọi tài sản vật chất và tinh thần của các tôn giáo, đồng thời cũng là khuyến khích bộ máy cai trị hăng hái dò xét, xử phạt các Giáo hội chỉ vì lòng đố kỵ tôn giáo và ham hố tiền bạc. [đọc tiếp]

Thư bà Cấn Thị Thêu gửi từ nhà tù Gia Trung

06/08/2017 (FB Trịnh Bá Phương) - ... Kính gửi bà con dân oan và cộng đồng trong ngoài nước.

Tôi là dân oan Cấn Thị Thêu, hiện nay đang bị nền tư pháp thối nát Việt Nam cầm tù tại trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai. ...

Hôm nay tôi viết thư này gửi lời cảm ơn chân thành đến bà con dân oan, cộng đồng trong và ngoài nước, các tổ chức nhân quyền đã quan tâm và giúp đỡ tôi và dân oan Dương Nội trong suốt thời gian qua.

... Mong cộng đồng trong và ngoài nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế, những người yêu chuộng công lý và hoà bình trên khắp thế giới hết sức giúp đỡ chúng tôi. nhanh chóng chặn đứng bàn tay tội ác của những kẻ đang mang danh luật pháp chính quyền, để chấm dứt thảm trạng dân oan tại Việt Nam. [đọc tiếp]

Thêm một thành viên Hội Anh em Dân chủ bị bắt

04/08/2017 (RFA) - Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Trung Trực và là thành viên của Hội Anh em Dân chủ bị cơ quan an ninh khám xét nhà và bắt đi vào ngày 4 tháng 8 với cáo buộc ‘hoạt động lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Con trai của ông Nguyễn Trung Trực xác nhận tin người cha bị bắt.

Như vậy, ông Nguyễn Trung Trực là thành viên khác nữa của tổ chức xã hội dân sự độc lập Anh em Dân Chủ tại Việt Nam bị bắt trong vòng tuần lễ qua.

Vào ngày 30 tháng 7 vừa qua có bốn cựu tù chính trị bị bắt gồm mục sư Nguyễn Trung Tôn ở Thanh Hóa, nhà hoạt động Phạm Văn Trội ở Hà Nội, nhà báo Trương Minh Đức và luật sư Nguyễn Bắc Truyển cả hai đều ở Sài Gòn. [đọc tiếp]

Thông cáo báo chí của hai dân biểu QHLB Đức Dr. Philipp Lengsfeld và Martin Patzelt

Việt Nam: Phải trả tự do tức khắc cho nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển

03/08/2017 (Bản dịch của VETO! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền) - Hai dân biểu thành viên của Ủy ban Nhân quyền và Nhân đạo tại Quốc hội Liên bang Đức, ông Martin Patzelt (CDU) và ông Philipp Lengsfeld (CDU)*, kêu gọi trả tự do tức khắc cho nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển vừa bị bắt giữ độc đoán ở Việt Nam.

Chúng tôi rất bàng hoàng khi hay tin nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Bắc Truyền vừa bắt giam một cách độc đoán vào ngày 30/07/2017 tại Việt Nam. Chúng tôi có hân hạnh trực tiếp gặp mặt ông Truyển trong chuyến viếng thăm Việt Nam của chúng tôi hồi tháng Sáu vừa qua. [đọc tiếp]

Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo lên tiếng về việc tùy tiện bắt giam Nguyễn Bắc Truyển

Tuyên bố chung của khối tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH)

Về việc tùy tiện bắt giam anh Nguyễn Bắc Truyển vào ngày 30/07/2017

Chúng tôi rất bất ngờ và phẫn nộ khi nhận được tin anh Nguyễn Bắc Truyển bị Bộ Công An bắt giữ tại Sài Gòn vào ngày 30/07/2017, cùng thời gian với 3 nhà hoạt động tại Sài Gòn, Thanh Hóa và Hà Nội

Việc bắt giữ anh Truyển hoàn toàn khuất tất và đến nay gia đình của anh chưa nhận được bất cứ thông tin chính thức nào về lý do bắt giam anh và nơi giam giữ .

Chúng tôi cực lực phản đối việc bắt giam tùy tiện anh Nguyễn Bắc Truyển tín đồ PGHH.Nay yêu cầu chính quyền mau chóng trả tự do cho anh trở về đoàn tụ với gia đình. [đọc tiếp]

Bản Lên Tiếng Của Hội Anh Em Dân Chủ

Phản đối việc bắt giữ các ông Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển

31/07/2017 (Hội Anh Em Dân Chủ) - Sáng ngày 30/7/2017, công an Việt Nam ở Hà Nội, Sài Gòn và Thanh Hóa đã đồng loạt bắt giữ các ông Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội và Nguyễn Bắc Truyển. Cả bốn cựu tù nhân lương tâm này đều bị nhà cầm quyền Việt Nam khởi tố theo Điều 79 “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Họ đều là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức XHDS thành lập ngày 24/04/2013.

... Hội Anh Em Dân Chủ lên án và phản đối nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp và bắt bớ 4 ông: Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức và Nguyễn Bắc Truyển. Hành động này đi ngược lại Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013, chà đạp lên các Quy tắc phổ quát về Quyền Con Người được Hiến chương Liên Hợp Quốc xác định, phản bội lại những cam kết mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết với quốc tế. [đọc tiếp]

VN bắt thêm 4 người trong vụ án Nguyễn Văn Đài

30/07/2017 (BBC) - Hôm 30/7, Bộ Công An Việt Nam loan báo việc bắt tạm giam thêm bốn người trong vụ án "Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Trong số những người bị bắt có ba người trong ban điều hành của Hội Anh Em Dân Chủ: mục sư Nguyễn Trung Tôn, các ông Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức. Ngoài ra là ông Nguyễn Bắc Truyển tại TP. Hồ Chí Minh.

"Các bị can bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự" và "nằm trong vụ án Nguyễn Văn Đài," Bộ Công An Việt Nam loan báo trên website.

Cùng thời điểm, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố bị can đối với luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà. [đọc tiếp]

Hàng loạt các nhà hoạt động bị bắt theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự

(Ảnh của Đinh Ngọc Thu)

30/07/2017 (RFA) - Sáng ngày 30/07/2017, 4 thành viên của Hội Anh em dân chủ bao gồm: mục sư Nguyễn Trung Tôn, ký giả Trương Minh Đức, ông Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển bị bắt khẩn cấp với cáo buộc tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 BLHS. Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, thì những nhà hoạt động này bị khởi tố, bắt tạm giam nằm trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Bà Nguyễn Thị Huyền Trang, vợ ông Phạm Văn Trội cho hay, "sáng nay, khoảng 10 giờ 30 phút có rất đông công an của Bộ Công an đến đọc lệnh khám nhà và bắt anh theo điều 79, họ thu giữ Iphone 5 và một số tài liệu." [đọc tiếp]

Mục Sư Nguyễn Công Chính và gia đình đến Mỹ tị nạn

29/07/2017 (Người Việt) - LOS ANGELES, California – Mục Sư Nguyễn Công Chính, một tù nhân lương tâm từng bị chính quyền CSVN bỏ tù vì đấu tranh tôn giáo, và gia đình vừa đến phi trường Los Angeles vào tối Thứ Sáu, 28 Tháng Bảy, để tị nạn, sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam, thông cáo báo chí của tổ chức BPSOS cho biết.

Cùng đi với ông Chính là vợ ông, bà Trần Thị Hồng, và năm người con.

Mục Sư Chính bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam với cáo buộc “phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc” theo Điều 87 Bộ Luật Hình Sự.

Sau một phiên tòa ngắn chỉ trong một ngày vào Tháng Ba, 2012, Mục Sư Chính bị kết án 11 năm tù. [đọc tiếp]

Liên Hiệp Quốc lên án Việt Nam gia tăng trấn áp bất đồng chính kiến

28/07/2017 (RFI) - Theo AFP, Cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève ngày 28/07/2017 đã lên án tình trạng gia tăng trấn áp các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam, đồng thời yêu cầu chính quyền Hà Nội trả tự do ngay những người bất đồng chính kiến đang bị cầm tù.

Trong buổi họp báo ngày 28/07 tại Genève, phát ngôn viên của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền, bà Liz Throssell nói : « Chúng tôi lo ngại tình trạng trấn áp gia tăng nhằm vào những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam chỉ vì họ chỉ trích đường lối chính sách của chính phủ ».

Đại diện cơ quan của Liên Hiệp Quốc cũng bày tỏ quan ngại về bản án nặng nề 9 năm tù mới đây dành cho bà Trần Thị Nga vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước » cũng như trình tự xét xử của vụ án. [đọc tiếp]

Nhiều tổ chức quốc tế thúc giục VN trả tự do cho blogger Trần Thị Nga

28/07/2017 (RFA) - Liên Hiệp Quốc vào ngày 28 tháng 7 lên tiếng thúc giục Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Trần Thị Nga. Bà Trần Thị Nga là một nhà hoạt động xã hội vì quyền của người lao động và môi trường, đồng lời là một blogger, vào ngày 25 tháng 7 bị tòa án tỉnh Hà Nam tuyên án 9 năm tù với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước.

Cũng liên quan đến vụ xử án án bà Trần Thị Nga, Đặc ủy Nhân quyền của Cộng hòa Liên bang Đức, bà Barbel Kofler, vào ngày 27 tháng 7 lên tiếng bày tỏ sự ‘bàng hoàng trước một bản án nặng nề như vậy đối với một người chỉ sử dụng những biện pháp đấu tranh bất bạo động như bà Nga nhằm bảo vệ nông dân mất đất, bảo vệ môi trường và quyền của người lao động.’ [đọc tiếp]

Tuyên bố phản đối bản án dành cho bà Trần Thị Nga của các tổ chức Xã hội Dân sự

28/07/2017 (Bauxite Việt Nam) - Vào ngày 25-7-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam đã xét xử vội vã trong một ngày và tuyên bản án nặng nề 9 năm tù giam 5 năm quản chế đối với bà Trần Thị Nga.

Phiên tòa tuy mang danh nghĩa công khai nhưng lại cấm đoán cả những người thân của bà Trần Thị Nga được vào tham dự; bên ngoài trụ sở tòa án nhiều người dân đến ủng hộ bà Trần Thị Nga đã bị lực lượng an ninh ngăn cản, trấn áp và đánh đập;

Các chứng cứ dùng để buộc tội bà Trần Thị Nga rất mơ hồ và được xác lập chủ yếu dựa vào sự suy diễn và quy chụp chủ quan của cơ quan an ninh, và có thể dùng để buộc tội bất kỳ công dân nào, không riêng bà Trần Thị Nga;

Nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Trần Thị Nga. [đọc tiếp]

Tuyên bố của Đặc ủy Nhân quyền Bärbel Kofler về việc kết án 9 năm tù đối với nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga

28/07/2017 (German Embassy Hanoi) - Về bản án dành cho nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam Trần Thị Nga, hôm qua ngày 27.7, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Bà Bärbel Kofler, đã tuyên bố như sau:

‘‘Tôi thấy bàng hoàng trước việc bà Trần Thị Nga bị một tòa án tại Việt Nam tuyên phạt mức án rất nặng là 9 năm tù giam. Bà Nga đã sử dụng các biện pháp ôn hòa để đấu tranh chống tham nhũng và sự tùy tiện cũng như tranh đấu cho dân oan, quyền của người lao động và bảo vệ môi trường. Sự cống hiến của bà đã được tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên dương nhân ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay.

Cũng như trong trường hợp của blogger nổi tiếng người Việt Nam ‘‘Mẹ Nấm“, người bị kết án mười năm tù giam vì sự dấn thân cho nhân quyền cách đây chưa đầy một tháng, bản án này cũng đi ngược lại các nguyên tắc về nhân quyền mà Việt Nam đã công nhận cũng như vi phạm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia. Ngay cả Hiến pháp Việt Nam cũng bảo vệ sự tự do biểu đạt và tự do báo chí.

Bản án không hợp lý cũng đi ngược lại các cải cách trong lĩnh vực nhà nước pháp quyền của Chính phủ Việt Nam. Bên cạnh đó, qua việc này Việt Nam còn mạo hiểm với danh tiếng của mình là một quốc gia định hướng cải cách và hiện đại hóa.

Tôi xin chia sẻ với gia đình bà Nga, vì bản án này đối với họ là một điều bất hạnh lớn.

* Thông tin chi tiết:

Nhà hoạt động Trần Thị Nga, sinh ngày 28/04/1977 tại tỉnh Hà Nam, là một bà mẹ có bốn con (trong đó hai con mới bốn và bảy tuổi).

Vì sự dấn thân của mình mà bà Nga đã nhiều lần là nạn nhân của các cuộc hành hung của lực lượng an ninh. Bà bị bắt giam từ tháng 1 năm 2017 (khoảng 3 tháng sau khi blogger và nhà hoạt động nổi tiếng ‘‘Mẹ Nấm“ bị bắt). Trong phiên xét xử ngày 25/7 – với thời gian dự kiến ban đầu là 2 ngày – bà Nga đã bị tuyên phạt 9 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội ‘‘Tuyên truyền chống nhà nước“. Chồng và người thân của bà đã không được phép tham dự phiên tòa.

Thông điệp của Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam về việc kết án bà Trần Thị Nga (blogger Thúy Nga)

26/07/2017 (Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam) - Việc kết án tù 9 năm giam đối với bà Trần Thị Nga vào ngày hôm qua sau khi bà biểu đạt ý kiến của mình về các quyền lao động và đất đai một cách ôn hòa đã mâu thuẫn trực tiếp với Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một nước thành viên, trong đó các quyền tự do ý kiến và tự do biểu đạt là những quyền căn bản, không thể thiếu đối với phẩm giá và sự mãn nguyện của mỗi cá nhân, cũng như đã được nêu trong Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam. Sẽ là công bằng nếu bà Trần Thị Nga được trả tự do một cách vô điều kiện.

Quyết định của các cơ quan thẩm quyền Việt Nam không cho phép các đại diện của Phái đoàn EU cũng như của các đại sứ quán các nước thành viên EU quan sát phiên xét xử đã đặt dấu hỏi về sự minh bạch của quá trình xét xử.

Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục theo dõi tình hình nhân quyền ở Việt Nam cũng như hợp tác với các cơ quan thẩm quyền nhằm hướng tới việc cải thiện tình hình nhân quyền tại đây.”

Đại sứ Mỹ kêu gọi trả tự do cho nhà hoạt động Trần Thị Nga

26/07/2017 Thanh Phương (RFI) - Trong một thông cáo đưa ra tại Hà Nội hôm nay, 26/07/2017, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius bày tỏ sự quan ngại của ông về việc nhà hoạt động Trần Thị Nga vừa bị kết án tù với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”. Hôm qua, trong phiên xử sơ thẩm, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam đã tuyên phạt bà Trần Thị Nga 9 năm tù và 5 năm quản chế, về tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Thông cáo của đại sứ Mỹ cho biết Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam “trả tự do cho bà Trần Thị Nga và các tù nhân lương tâm khác, đồng thời cho phép mọi cá nhân ở Việt Nam được quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do tụ họp mà không sợ bị trừng phạt.” [đọc tiếp]

Một bản án phi pháp đối với nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga

25/07/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn Luật sư Hà Huy Sơn - Sau một ngày xét xử, vào hồi 16 giờ 30 chiều nay 25/07/2017 đã kết thúc phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga do tòa án tỉnh Hà Nam tiến hành tại trụ sở ở thành phố Phủ Lý.

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bà Trần Thị Nga 9 năm tù giam và 5 năm quản chế về cái gọi là tội ““tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, theo khoản 1 điều 88 BLHS.

Từ Hà Nam, luật sư Hà Huy Sơn, một trong những luật sư bào chữa cho bà Trần Thị Nga đã có đôi lời nhận xét về phiên tòa qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quý vị cùng nghe

Nhà hoạt động Trần Thị Nga bị tuyên 9 năm tù

25/07/2017 (RFA) - Nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga vào ngày 25 tháng 7 bị tòa án tỉnh Hà Nam tuyên 9 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’ theo các mục a,b,c khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Một trong 3 luật sư tham gia bào chữa cho nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga tại phiên sơ thẩm trong ngày 25 tháng 7 là luật sư Hà Huy Sơn, sau khi kết thúc vụ xử cho Đài Á Châu Tự Do biết về diễn tiến trong ngày tại tòa:

“Phiên tòa hôm nay các quan điều tra cho rằng nhưng clip có nội dung tuyên truyền chống nhà nước.  Chị Nga ở tòa không thừa nhận những chứng cứ đó và các luật sư chúng tôi cho rằng những chứng cứ thu thập không đúng theo trình tự pháp luật của Việt Nam, nên chúng tôi yêu cầu tòa trả tự do vô tội, nhưng cuối cùng tòa không chấp nhận và tuyên bản án như vậy (9 năm tù, 5 năm quản chế).  Tại tòa tôi không nghe chị Nga nói kháng cáo nhưng tôi nghĩ với tinh thần tòa hôm nay chị sẽ kháng cáo bản án này. Tôi thấy trong phiên tòa không có ai là người của gia đình cả chỉ có công an và những người do tòa triệu tập tới” [đọc tiếp]

Thêm nhà hoạt động bị bắt với cáo buộc lật đổ

24/07/2017 (RFA) - Nhà hoạt động Lê Đình Lượng, tức facebooker Lỗ Ngọc, bị Cơ quan An Ninh Điều Tra Công an tỉnh Nghệ An bắt khẩn cấp vào chiều ngày 24 tháng 7. Cáo buộc được đưa ra là có hành vi ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.’ Theo thân nhân ông Lê Đình Lượng, 52 tuổi, quê xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An thì cơ quan chức  năng tiến hành bắt cóc và sau đó đưa ra cáo buộc như vừa nêu. Bản thân ông Lê Đình Lượng là một cựu chiến binh tham gia cuộc chiến Biên giới Phía Bắc. Trong thời gian gần đây, ông lên tiếng đấu tranh đòi hỏi môi trường biển sạch và bồi thường thỏa đáng cho người dân tại khu vực miền Trung, sau khi Formosa xả thải hóa chất độc hại ra biển khiến cá chết hằng loạt tác động nghiêm trọng đến sinh kế của nhiều người trong khu vực. [đọc tiếp]

Chiến dịch bắt người trước phiên xử bà Trần Thị Nga

24/07/2017 Tâm Ngọc (Tiếng Dân) - Nghệ An – Khoảng 16h ngày 24.07.2017, công an huyện Hoàng Mai đã bắt giữ hai nhà hoạt động xã hội là ông Lê Đình Lượng có Facebook Lỗ Ngọc và ông Thái Văn Hòa – anh trai của cựu TNLT Thái Văn Dung.

Theo Facebook Thanh niên Công giáo cập nhật cho biết “sáng nay các ông này đi thăm và động viên gia đình TNLT Nguyễn Văn Oai bị nhà cầm quyền Nghệ An bắt giữ, sắp đưa ra xét xử tại tòa án Hoàng Mai trong tháng 8 này”. [đọc tiếp]

Việt Nam : HRW đòi hủy bỏ vụ xử bà Trần Thị Nga

24/07/2017 Trọng Nghĩa (RFI) - Trên nguyên tắc, ngày mai 25/05/2017, một tòa án tại tỉnh Hà Nam, miền bắc Việt Nam, sẽ mở phiên xét xử bà Trần Thị Nga, bị bắt giữ vào tháng Giêng năm nay về tội « tuyên truyền chống nhà nước ». Trong một thông cáo công bố tại Bangkok hôm nay, 24/07/2017, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, trụ sở tại Mỹ, đã  yêu cầu chính quyền Việt Nam hủy bỏ vụ án nhắm vào bà Nga.

Trong bản thông cáo, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á của  Human Rights Watch kêu gọi « các nhà tài trợ nước ngoài sử dụng ảnh hưởng của mình để gây sức ép đòi thả bà Trần Thị Nga ngay lập tức » và yêu cầu Việt Nam « chấp nhận tiếng nói chỉ trích, thay vì tống những người chỉ trích vào tù ». [đọc tiếp]

Kêu gọi trả tự do cho nhà hoạt động Trần Thị Nga

21/07/2017 (RFA) - Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho nhà hoạt động vì quyền lao động và đất đai Trần Thị Nga.

Ủy ban Nhân quyền Việt Nam, trụ sở tại Paris, Pháp vừa ra thông cáo báo chí với lời kêu gọi vừa nêu vào ngày 21 tháng Bảy.

Nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga, ở Phủ Lý, Hà Nam bị bắt giữ hôm 21/01/2017, ngay trước Tết Nguyên Đán Đinh Dậu và cho đến nay bà Nga vẫn không được gặp người thân trong gia đình.

Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam sẽ đưa bà Trần Thị Nga ra xét xử trong hai ngày 25 và 26 tháng Bảy tới đây, sau 6 tháng giam giữ bà với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, theo Điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam. [đọc tiếp]

Hội Sinh viên Nhân quyền VN ra mắt sau khi sáng lập viên bị bắt

19/07/2017 (VOA) - Hội sinh viên Nhân quyền Việt Nam, một nhóm sinh viên có ước nguyện cải cách giảng đường và tự do học thuật ở Việt Nam, và nhân quyền cho các sinh viên, trong tuần này công khai tuyên bố thành lập. Trước đó, sáng lập viên của hội, anh Trần Hoàng Phúc đã bị chính quyền Hà Nội bắt giam về tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước”, theo điều 88 Bộ Luật hình sự.

Trong một thông báo, Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam cho biết hội có một số thành viên, cảm tình viên và cố vấn, trong đó nam chiếm 75% và nữ chiếm 25%. Nhưng vì lý do an ninh, hội không công khai danh tính và số lượng thành viên chính thức. [đọc tiếp]

Dân bị cưỡng chế đất đòi đối thoại

18/07/2017 (RFA) - Chủ tịch xã Tấn Thắng, ông Trần Văn Trường, phải đối thoại công khai, minh bạch với dân.”

Đó là tuyên bố của người phụ nữ có đất bị chính quyền địa phương thôn Hàm Thắng, xã Tấn Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận cưỡng chế ngày 18 tháng 7 nhưng gia đình không đồng thuận.

Một người đàn ông địa chương chứng kiến vụ việc cho biết hoàn cảnh của gia đình bị cưỡng chế:

“Chồng chết từ năm 2005, một mình bà phải nuôi 6, 7 đứa con, một bà mẹ mù, rồi bà nội nữa. Sức còn không đủ nuôi con, lấy đâu đi kiện.” [đọc tiếp]

Việt Nam đẹp vì có những con người như thế

13/07/2017 Phạm Đoan Trang (Blog Phạm Đoan Trang) - ... Bạn đã biết một gương mặt rất nổi tiếng gần đây là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức facebooker Mẹ Nấm. Quỳnh được biết đến như là một phụ nữ trẻ, mẹ của hai con nhỏ, và thực sự đã chỉ lên tiếng mạnh mẽ chống bá quyền Trung Quốc, phản đối Formosa và những nhóm lợi ích đen tối đứng sau các dự án tàn phá môi trường ở Việt Nam, nhưng lại bị quy tội “chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”. (Hóa ra Trung Quốc, Formosa và CHXHCN Việt Nam là một). Nhưng có lẽ không nhiều bạn trẻ biết người đàn ông trong bức hình này. Bởi vì anh thuộc thế hệ đi trước. Anh ở trong số những người đã đi trên con đường đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam từ rất lâu, vào thời mà phần lớn chúng ta chưa nghe nói đến từ “nhân quyền”, chưa bao giờ nghĩ tới cái gì vượt ra ngoài phạm vi bản thân và gia đình, và thấy công an thì sợ run như dẽ. [đọc tiếp]

Nhà hoạt động Trần Thị Nga đối mặt ‘bản án có chỉ đạo’

12/07/2017 (VOA) - Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam thông báo họ xét xử nhà hoạt động Trần Thị Nga trong hai ngày 25 và 26/7 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Một trong ba luật sư bào chữa nói nhiều khả năng bà Nga phải đối mặt với một bản án “có sự chỉ đạo”. Theo báo chí trong nước, nhà hoạt động nữ 40 tuổi bị nhà chức trách Hà Nam bắt hồi cuối tháng 1 năm nay, đúng lúc bà “đang truy cập mạng Internet đưa một số video, clip, bài viết tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. [đọc tiếp]

Ngải Vị Vị ‘đưa’ tù nhân lương tâm Việt tới thủ đô Mỹ

07/07/2017 (Tiếng Dân) - Ông Ngải Vị Vị, nghệ sĩ trực ngôn của Trung Quốc, mang chân dung của nhiều nhà hoạt động Việt Nam tới thủ đô Hoa Kỳ, trong cuộc triển lãm kéo dài nhiều tháng, dự kiến thu hút hàng trăm nghìn người tới xem.

“Trace” (Dấu vết) chiếm trọn tầng hai của bảo tàng đương đại Hirshhorn nằm cách Quốc hội Mỹ, nơi nhiều dân biểu từng lên tiếng kêu gọi tự do cho các công dân Việt có tên trong triển lãm, vài dãy phố.

Cuộc trưng bày bao gồm 176 bức chân dung được ghép bằng các miếng LEGO của các nhà hoạt động và các tù nhân lương tâm hay những người ủng hộ tự do ngôn luận trên khắp thế giới. [đọc tiếp]

Hội nghị thượng đỉnh G20 Hamburg: 40 tổ chức phi chính phủ kêu gọi thả 3 nhà bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam

06/07/2017 (DĐVN21) - Trong một thư ngỏ ngày 30/06/2017 nhân dịp hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ nhóm họp tại Hamburg trong hai ngày 07 và 08/07/2017, 40 tổ chức nhân quyền tại châu Âu, Mỹ và châu Á  đã kêu gọi Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện ba nhà bảo vệ nhân quyền nổi bật từ ba cộng đồng tôn giáo khác nhau cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác đang bị giam tù ở Việt Nam. Hòa thượng Thích Quảng Độ, luật sư Nguyễn Văn Đài và bà Đỗ Thị Hồng bị giam giữ tùy tiện, không hề được bảo vệ thích đáng theo luật pháp quốc tế, bức thư viết. Các tổ chức xã hội dân sự nhấn mạnh trong lá thư: "chúng tôi vô cùng quan ngại khi thấy những người này đã bị tước đoạt tự do dựa trên các điều khoản mơ hồ về “an ninh quốc gia” trong

bộ luật Hình Sự Việt Nam. Những điều khoản này rõ ràng trái với các công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn. Trong số đó, các điều 79, 88 và 258 của bộ luật Hình Sự đã đi ngược với các quy định của Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự Và Chính Trị (ICCPR) mà Việt Nam đã tham gia, thí dụ như điều 9 (1) ICCPR cấm tước đoạt tự do một cách độc đoán; điều 18 ICCPR qui định về quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo; và điều 19 ICCPR bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Những điều khoản về „an ninh quốc gia“ trong Bộ luật Hình sự Việt Nam được viết quá chung chung và mơ hồ, và việc áp dụng những điều khoản này một cách tùy tiện rõ ràng đã không thỏa mãn các đòi hỏi của ICCPR đối với việc hạn chế các điều này.

Dù được cộng đồng quốc tế, kể cả lần Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát 2014, khuyến cáo nhưng chính phủ Việt đã không sửa đổi các điều khoản nghiêm ngặt về “an ninh quốc gia” hạn chế này, mà còn đưa một điều khoản tương tự vào Luật Tôn Giáo, Tín Ngưỡng vừa mới được quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ tháng 01/2018".

Đọc Thư ngỏ Kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Đài và Đỗ Thị Hồng

Các tổ chức nhân quyền kêu gọi điều tra vụ người dân chết trong đồn công an

04/07/2017 (RFA) - Hơn 30 tổ chức trong và ngoài nước vào ngày 3 tháng 7 công bố thư ngỏ kêu gọi Bộ trưởng Công an Tô Lâm Việt Nam cho tiến hành điều tra vụ việc công dân Nguyễn Hữu Tấn bị cắt cổ chết tại Công an Vĩnh Long vào ngày 3 tháng 5 vừa qua.

Những tổ chức ký tên yêu cầu công tác điều tra cần phải được tiến hành ngay và được thực hiện một cách độc lập. Khi có kết quả điều tra cần phải công khai. Bất cứ những cá nhân nào, dù là viên chức nhà nước hay không cũng như ở cấp bậc nào, với chứng cứ đầy đủ có dính líu đến cái chết của ông Nguyễn Hữu Tấn cần phải bị xét xử một cách công bằng.

Ngoài ra những tổ chức ký tên kêu gọi cơ quan chức năng Việt Nam ngưng đe dọa, sách nhiễu gia đình thân nhân ông Nguyễn Hữu Tấn. [đọc tiếp]

Việt Nam bắt giữ một nhà hoạt động trên facebook

04/07/2017 (RFA) - Một bạn trẻ có tên Trần Hoàng Phúc, 23 tuổi, ở tại Sài Gòn hiện đang bị giam giữ ở Trại Tạm giam Số 1, Công an Thành phố Hà Nội với cáo buộc ‘tàng trữ tài liệu, làm, đăng tải các video có nội dung tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên mạng Internet’, theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Thông báo về việc ‘bắt bị can để tạm giam’ do đại tá Trần Quốc Khánh, phó thủ trưởng thường trực Cơ quan An Ninh Điều tra, Công an Thành phố Hà Nội ký đề ngày 3 tháng 7.

Thông báo được gửi cho địa phương nơi bạn trẻ Trần Hoàng Phúc cư ngụ là Ủy ban Nhân dân phường 3, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh; cũng như gửi đến thân mẫu của thanh niên này [đọc tiếp]

Ai có thể bảo vệ phóng viên điều tra ở Việt Nam?

03/07/2017 Cát Linh (RFA) - Vụ án bắt giam, khởi tố nhà báo Lê Duy Phong, Trưởng ban Bạn đọc báo điện tử Giáo dục Việt Nam về hành vi “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đang thu hút sự chú ý của dư luận trong nước.

Vấn đề được quan tâm là nền tư pháp Việt Nam có thể bảo vệ cho những phóng viên nhà báo khi tác nghiệp phóng sự điều tra thế nào?

Khi pháp luật nước nhà, hệ thống báo chí không bảo vệ được người phóng viên thì chính bản thân họ phải làm điều đó. Đó là chia sẻ của Đỗ Cường qua những kinh nghiệm trong thời gian tác nghiệp anh có được. Anh cho rằng, ‘một bước tiến, hai bước lùi’ là một điều cần phải áp dụng khi cần thiết. [đọc tiếp]

TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI BẢN ÁN DÀNH CHO BÀ NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH (MẸ NẤM) CỦA HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM

02/07/2017 (FVPOC) - Vào ngày 29-6-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã xét xử gấp gáp trong một ngày và tuyên bản án nặng nề 10 năm tù giam dành cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm)...

CÁC HỘI VIÊN CỦA HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM, TUYÊN BỐ như sau:

Thứ nhất, bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc và chứng cứ buộc tội của nhà cầm quyền Việt Nam đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. [đọc tiếp]

Pháp quan ngại về vụ xử blogger “Mẹ Nấm”

01/07/2017 Thanh Phương (RFI) - Bộ Ngoại Giao Pháp ngày 30/06/2017 ra tuyên bố Paris “quan ngại” về việc cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, vừa bị kết án 10 năm tù. Nhân dịp này, Pháp một lần nữa kêu gọi Hà Nội “tôn trọng các quyền tự do ngôn luận và chính kiến, kể cả trên mạng Internet, được ghi trong các công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam có tham gia”.

Hôm 29/06/2017, blogger “ Mẹ Nấm” đã bị tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên án 10 năm tù với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”, chiếu theo điều 88 bộ Luật Hình sự Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã chỉ trích mạnh mẽ bản án nặng nề này. [đọc tiếp]

Blogger Mẹ Nấm bị kết án 10 năm tù – Luật sư nói gì?

01/07/2017 Trần Quang Thành  (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Phỏng vấn Luật sư nhân quyền Võ An Đôn - Ngày 29/06/2017, tại phiên tòa sơ thẩm, tòa án tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù giam  về cái tội gọi là “Tuyên  truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa”.

Bình luận về bản án này luật sư nhân quyền Võ An Đôn trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã nêu rõ đây là một bản án oan sai, một bản án bất công. Nội dung như sau – Mời quý vị cùng nghe

Đặc ủy Nhân quyền Đức ra tuyên bố về bản án của blogger Mẹ Nấm

30/06/2017 (RFA) - Đặc ủy Nhân quyền của chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, bà Bärbel Kofler, vào ngày 30 tháng 6 ra tuyên bố về bản án 10 năm tù mà tòa án tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam kết cho blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Trong tuyên bố được đưa ra bà Bärbel Kofler bày tỏ sự bàng hoàng vì bản án mang động cơ chính trị đi ngược lại các nguyên tắc về nhân quyền, cũng như vi phạm các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam tham gia ký kết.

Bà này cũng cho rằng mức án nặng 10 năm cho thấy sự bất hợp lý và thiếu cân nhắc đối với quyền căn bản về tự do biểu đạt và tự do báo chí được ghi trong Hiến Pháp Việt Nam. [đọc tiếp]

Văn Bút Quốc Tế đòi nhà cầm quyền CS trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Bà Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

29/06/2017 (Nguyên Hoàng Bảo Việt / Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ) - Trong một Thông cáo/Kháng Nghị thư phổ biến toàn cầu ngày 29 tháng Sáu năm 2017, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù (PEN International CODEP/WIPC) cực lực phản đối và lên án cái bản án 10 năm tù giam mà tòa cộng sản tỉnh Khánh Hòa vừa áp đặt đối với bà Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Văn Bút Quốc Tế khẳng định rằng tác giả Nhựt ký điện tử Mẹ Nấm bị trừng phạt bằng án 10 năm tù giam chỉ vì hành sử ôn hòa quyền tự do để phát biểu và diễn đạt quan điểm của mình. Cho nên Văn Bút Quốc Tế yêu cầu nhà cầm quuyền CS bãi bỏ bản án tù giam của bà Mẹ Nấm và đòi bà phải được trả tự do tức khắc và vô điều kiện, tuân theo Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) mà nhà nước Việt Nam CS đã ký kết.

Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một nhà tranh đấu cho nhân quyền, dân quyền và bảo vệ môi trường, môi sinh. Bà còn là người đồng sáng lập Mạng Lưới Blogger Việt Nam (The Network of Viêtnamese Bloggers) bị CS cấm ở trong nước. Bà đã bị bắt và biệt giam từ ngày 10 tháng Mười 2016 vì bị bạo quyền cộng sản cáo buộc về tội "tuyên truyền chống lại (cái gọi là) Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 88 của bộ luật hình sự CS. Từ ngày đó, thân mẫu và hai đứa con nhỏ của Mẹ Nấm không được phép vào trại tù thăm bà. Mãi đến ngày hôm qua, 28 tháng Sáu, bà mẹ mới được gặp mặt Mẹ Nấm và cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con thật ngắn ngủi. Cả đến các luật sư sẽ biện hộ cho Mẹ Nấm chỉ được tiếp xúc với bà vài ngày trước khi CS loan tin sẽ đưa bà ra tòa. Văn Bút Quốc Tế tố cáo chế độ CS coi bà Mẹ Nấm là một mục tiêu để chúng tập trung toàn bộ guồng máy đàn áp bà.

Văn Bút Quốc Tế kêu gọi các Trung tâm thành viên Văn Bút Quốc Tế gởi ngay Kháng Nghị Thư thúc giục và yêu cầu nhà cầm quyền CS Việt Nam

-  hủy bỏ bản án tù giam 10 năm đối với bà Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho bà ;

-  bãi bỏ điều luật 88, cũng như tất cả các điều luật về an ninh quốc gia đang hình sự hóa các quan điểm bất đồng, do đó vi phạm luật nhân quyền quốc tế, chắng hạn như điều luật 79 (‘’hoạt động nhằm lật đổ chánh quyền nhân dân’’) và điều 258 (‘’ lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’’) của luật hình sự CS ;

- trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả những nhà văn và nhà bênh vực Nhân Quyền đang bị giam tù hoặc bắt giữ chỉ vì hành sử ôn hòa quyền của họ được phát biểu và thể hiện quan điểm của họ, tuân theo Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà nhà nước CS Việt Nam đã ký kết.

Tường thuật phiên xét xử sơ thẩm Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

29/06/2017 (Dân Làm Báo) -  Cập nhật: Phiên tòa vừa kết thúc vào lúc 17:00. Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị tuyên án 10 năm tù giam. Được biết, khi nói lời sau cùng, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã gửi lời xin lỗi mẹ và hai con nhỏ. Mẹ Nấm nói: "Con xin lỗi mẹ và 2 con vì những gì con làm đã làm khiến tình mẫu tử mẹ con bị chia cắt lâu dài, nhưng con không ân hận về những gì mình đã làm. Và nếu như phải lựa chọn lại, con sẽ vẫn làm như vậy." Nữ blogger này nói thêm, cô sẽ tiếp tục đi con đường đã đi, đó là con đường tranh đấu cho dân sinh, dân quyền và giúp người dân vượt qua nỗi sợ hãi. [đọc tiếp]Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù 29/06/2017 (BBC) - Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa tuyên án 10 năm tù cho blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh theo tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước" tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 29/6.

Luật sư Võ An Đôn, một trong ba luật sư có mặt tại phiên tòa, cho BBC hay bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có quyền kháng cáo trong vòng 15 ngày.

Theo ông Đôn, gia đình bà Quỳnh và nhiều người đã biết trước từ cách đây hai tuần bản án sẽ là 10 năm tù.

"Những vụ án có liên quan đến an ninh quốc gia thì luật sư có cũng như không. Chỉ nói mà chẳng ai nghe hết", ông nói với BBC. [đọc tiếp]

Đan sĩ Thiên An bị hành hung

28/06/2017 Hòa Ái (RFA) - Vào sáng ngày 28/6/2017, có khoảng 100 an ninh, công an và côn đồ đến Đan viện Thiên An ở xã Thủy Bằng, Huế đập phá và hành hung các tu sĩ trong lúc họ dựng thập tự giá. Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi kể lại vụ việc đã xảy ra với RFA như sau:

“Khoảng 8 giờ sáng hơn, lúc đó Cha Bề trên dẫn một số soeur đến thăm ra về thì bên an ninh, công an xã, công an huyện, công an tỉnh, xã đội, phụ nữ và một số côn đồ được thuê đến đập thánh giá, hạ xuống, không cho dựng. Nhưng các thầy kiên quyết ôm thánh giá. Những người này nắm tóc, xé áo lôi các thầy ra. Các thầy chống cự thì bị đập luôn. Có hai thầy bị đánh bầm đen mắt. Chúng tôi thấy khủng khiếp quá!”

Sau khi vụ hành hung diễn ra, một số chốt cảnh sát giao thông đã được dựng lên ngay trên đoạn đường dẫn vào Đan viện Thiên An. Các tu sĩ bị tịch thu xe gắn máy khi họ muốn ra khỏi đan viện. [đọc tiếp]

Việt Nam: Hãy Trả Tự do cho Blogger “Mẹ Nấm”!

Các Vụ Bắt Giữ Và Xét Xử Nhà Hoạt Động Thể Hiện Quyết Tâm Dập Tắt Tiếng Nói Phê Bình Của Hà Nội

28/06/2017 (HRW) - (New York) Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam nên phóng thích ngay lập tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh “Mẹ Nấm”) và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với cô. Công an bắt cô từ tháng Mười năm 2016 và tống đạt cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự. Tòa án Nhân dân Tỉnh Khánh Hòa dự kiến sẽ mở phiên xử bà vào ngày 29 tháng Sáu năm 2017.

“Đưa Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra xử, chỉ vì đơn thuần thực hiện quyền tự do ngôn luận để kêu gọi chính quyền cải tổ và có tinh thần trách nhiệm, thật là quá đáng” ông Phil Robertson , Phó Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. [đọc tiếp]

Cầu nguyện cho người phụ nữ can đảm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong Thánh Lễ Công Lý - Hòa Bình tại nhà thờ Thái Hà

27/06/2017 CTV Danlambao - Vào 20 giờ Chúa Nhật ngày 25/6/2017 buổi Thánh lễ Công lý - Hòa Bình được tổ chức tại nhà thờ Thái Hà, số 180/2 phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội, với các ý chỉ sau: Cầu nguyện cho dân tộc Việt Nam thân yêu, đang phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách trong việc xây dựng đất nước thành một xã hội thực sự công bằng, dân chủ và văn minh; Cầu nguyện cho các tín hữu Chúa tại Việt Nam biết quan tâm hơn nữa tới tiền đồ của đất nước, dân tộc; Cầu nguyện cho chị Maria Mađalêna Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được bình an, can đảm tuyên xưng đức tin và được xét xử đúng pháp luật; Cầu nguyện cho ông Phê Rô Phạm Minh Hoàng vừa bị nhà cầm quyền cộng sản trục xuất khỏi nước Việt Nam.

Mặc dù trời đổ mưa nhưng Thánh Lễ được diễn ra một cách long trọng, đã có khoảng 1000 người đến tham dự, đặc biệt có cả những người không theo đạo Công Giáo. [đọc tiếp]

Pháp “lấy làm tiếc” về việc Việt Nam trục xuất ông Phạm Minh Hoàng

27/06/2017 Thanh Phương (RFI) - Hôm qua, 26/06/2017, tại một cuộc họp báo, bộ Ngoại Giao Pháp tuyên bố “lấy làm tiếc” về quyết định của chính quyền Việt Nam trục xuất ông Phạm Minh Hoàng về nước Pháp, mà không cho ông hành xử quyền kháng cáo quyết định này.

Trả lời báo chí, bộ Ngoại Giao Pháp nhân dịp này kêu gọi Việt Nam “tôn trọng các quyền tự do ngôn luận và tự do chính kiến, kể cả trên mạng Internet, những quyền đã được quy định trong công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam có tham gia”. [đọc tiếp]

Pháp lên tiếng vụ GS Hoàng; các nhà tranh đấu thất vọng

26/06/2017 (VOA) - Trong thư hồi đáp gửi cho VOA-Việt Ngữ hôm thứ Hai 29/6, tòa đại sứ Pháp tại Hà Nội viết: “Pháp lấy làm tiếc về quyết định của chính quyền Việt Nam tước quốc tịch Việt Nam và trục xuất giáo sư và blogger song tịch Pháp-Việt Phạm Minh Hoàng.”

Bí thư thứ nhất Tòa Đại sứ Pháp Fabienne Rynyo nói tiếp: “Các quyền tự do ngôn luận, nhất là trên Internet, được công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị bảo đảm, mà Việt Nam là một nước tham gia ký kết. Pháp kêu gọi chính quyền Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ các cam kết này.

Một số nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam bày tỏ thất vọng về thái độ có vẻ thờ ơ của Pháp, và cho rằng phản ứng của Pháp là không đủ quả quyết. [đọc tiếp]

Nhân quyền - „ Chính trị không có phức tạp „

26/06/2017 Rodion Ebbighausen (DW), Vũ Hứa Huyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) chuyển ngữ - Nữ ca sĩ Việt Nam Mai Khôi, người hoạt động cho Nhân quyền và Tự do Ý kiến đã phát biểu về sự dấn thân chính trị của bà tại Diễn đàn Truyền thông Hoàn cầu 2017 (Global Media Forum) của đài phát thanh „Làn sóng Đức - Deutsche Welle-DW“.

Trong cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 5/2016, nữ ca nhạc sĩ Mai Khôi đã gây ít nhiều xôn xao khi tự ứng cử mà không thành. Nhưng hành động này của Mai Khôi đã tạo ra nhiều tranh luận về sự tham gia chính trị của người dân. Hiện tại Mai Khôi đang soạn một tập an-bum mới. Mai Khôi kết nối nhạc hiện đại của mình với truyền thống phong phú và có tầm ảnh hưởng cao của các ca khúc chính trị.

Làn sóng Đức–DW đã mời ca sĩ và nhà hoạt động Mai Khôi nói chuyện trên Diễn đàn Truyền thông Hoàn cầu 2017 và phụ diễn nhạc cho „Giải thưởng Tự do Phát biểu“. Giải thưởng này được trao từ năm 2015 cho những nhân vật hay học viện có công đóng góp cho Nhân Quyền và Tự do Ý kiến. [đọc tiếp]

Giáo sư Hoàng 'buồn nhưng chấp nhận sự thật'

25/06/2017 (BBC) - Đáp xuống sân bay Charles de Gaulle, Pháp, Giáo sư Phạm Minh Hoàng nói rằng ông "buồn nhưng chấp nhận sự thật vì không còn chọn lựa nào khác."

Ông Hoàng bị trục xuất khỏi Việt Nam ngay trong đêm 24/6, trên chuyến bay hành trình từ TP Hồ Chí Minh đến Paris của Vietnam Airlines.

Trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt qua điện thoại từ sân bay Charles de Gaulle, Pháp, ông Phạm Minh Hoàng nói: "Có ba nhân viên an ninh đi theo tôi từ Tân Sơn Nhất đến tận sân bay ở Paris."

"Khi về Pháp, trong người tôi không có hộ chiếu Việt Nam hay Pháp, mà chỉ có một tờ giấy mà an ninh Việt Nam gọi là "giấy quá cảnh." [đọc tiếp]

Blogger Phạm Minh Hoàng về tới Pháp sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam

25/06/2017 (RFI) - Đáp xuống phi trường Charles De Gaulle- Paris, vào sáng sớm ngày 25/06/2017, blogger Phạm Minh Hoàng mang hai quốc tịch Việt Nam và Pháp cho biết ông « rất buồn » về việc bị trục xuất, nhưng sẽ tiếp tục đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam.

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại ông Phạm Minh Hoàng, 62 tuổi, nguyên là giáo sư toán, đã bị bắt tại nhà riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh, hôm 23/06/2017 và đã bị trục xuất về Pháp trên chuyến bay trong đêm ngày 24/06/2017. Giữa tháng Năm vừa qua, ông hay tin đã bị tước quốc tịch Việt Nam. [đọc tiếp]

Việt Nam : Blogger Phạm Minh Hoàng bị bắt

23/06/2017 (RFI) - Tối hôm nay, 23/06/2017, blogger Phạm Minh Hoàng, mang hai quốc tịch Pháp và Việt Nam, một cây bút tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam đã bị công an bắt tại nhà riêng của ông ở thành phố Hồ Chí Minh, với thông báo sẽ trục xuất ông khỏi Việt Nam.

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Phạm Minh Hoàng, và kêu gọi Paris can thiệp khẩn cấp để bảo vệ công dân nước mình.

Theo RSF, công an tới nhà ông Phạm Minh Hoàng vào khoảng 6 giờ tối. Lấy cớ kiểm tra giấy tờ, họ đột nhập vào nhà, đọc lệnh trục xuất trong vòng 24 giờ của cơ quan phụ trách di trú, và dùng vũ lực đưa ông Hoàng đi ngay sau đó.

RSF cho rằng hành động nói trên của chính quyền Việt Nam là « bất công và hoàn toàn đi ngược lại chính luật pháp của Việt Nam », đơn giản chỉ là để « làm gia tăng không khí sợ hãi » tại Việt Nam, vốn được đảng Cộng Sản duy trì lâu nay.

Phóng Viên Không Biên Giới kêu gọi chính quyền Pháp có « các biện pháp nhanh chóng và hiệu quả », để cản trở việc trục xuất. [đọc tiếp]

Giới bạo quyền CS bắt cóc nhà giáo Phạm Minh Hoàng để cưỡng chế trục xuất

23/06/2017 (Tiếng Dân Việt Media) - Theo chị Lê Thị Kiều Oanh, vợ nhà giaó Phạm Minh Hoàng cho biết vào khoảng hơn 6.00 chiều nay 23/6/2017, nhà giáo Phạm Minh Hoàng bị một nhóm người mặc sắc phục công an ập vào nhà tại phường 4, quận 10, Sài Gòn bắt đi.

Đến giờ chưa có tin tức nào cho biết nhà giáo Phạm Minh Hoàng bị công an câu lưu ở đâu.

Dư luận phỏng đoán có khà năng nhà giáo Phạm Minh Hoàng sẽ bị trục xuất sang Pháp tại phi trường Tân Sơn Nhất trong chuyến bay Sài Gòn – Paris của VietNam Airline [đọc tiếp]

HRW: Luật tố giác 'trừng phạt tự do ngôn luận'

22/06/2017 (BBC) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói luật mới thông qua về luật sư "tố giác thân chủ" của Việt Nam là "đe dọa quyền được bào chữa" và "trừng phạt tự do ngôn luận," theo thông cáo của tổ chức này hôm 21/6.

HRW cũng yêu cầu Việt Nam "cần ngay lập tức hủy bỏ một điều khoản trong bộ luật hình sự sửa đổi".

"Buộc luật sư phải vi phạm tính bảo mật giữa người bào chữa và thân chủ có nghĩa rằng các luật sư sẽ trở thành chỉ điểm cho nhà nước, và thân chủ sẽ không có lý do gì để tin tưởng luật sư của mình," ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói  [đọc tiếp]

Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

22/06/2017 (Nguyên Hoàng Bảo Việt / Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ) - Trong một Thông cáo/Kháng thư phổ biến ngày 22 tháng Sáu năm 2017 trên Mạng Lưới Toàn Cầu Hành Động Khẩn Cấp, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam (CS) bãi bỏ mọi cáo buộc đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bút hiệu Mẹ Nấm. Văn Bút Quốc Tế đã lên tiếng bênh vực nữ tù nhân ngôn luận sắp bị tòa CS Khánh Hòa xử phạt vào ngày 29 tháng Sáu 2017.

Năm 2015, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được trao tặng Giải Người Bênh Vực Dân Quyền – Civil Rights Defender of the Year (CRD Thụy Điển) và năm 2017, bà là một trong mười ba phụ nữ trên thế giới được bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tuyên dương và trao tặng Giải Phụ Nữ Quốc Tế Can Đảm.

Hiệp Hội các Nhà Văn thế giới (PEN International) thúc giục CS trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho bà Mẹ Nấm. [đọc tiếp]

Chỗ đứng của đạo đức và lương tâm trong quan hệ Đức-Việt

22/06/2017 Thục Quyên (DĐVN21) - Hai dân biểu Liên bang Đức, Martin Patzelt và Dr.Philipp Lengsfeld, vừa sang Việt Nam vào trung tuần tháng 6 vừa qua với tư cách đại diện cho Ủy ban Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Quốc hội Liên bang Đức,  với sự hỗ trợ chính thức và đặc biệt của Quốc hội.

Toà Đại sứ Đức, đại diện cho chính phủ Cộng Hoà Liên Bang Đức tại Việt Nam, là nơi lãnh trọng trách tổ chức chuyến đi của hai vị dân biểu đại diện cho Quốc hội Đức, cũng như mọi chương trình khác liên quan giữa hai chính phủ. Thí dụ chương trình " Đối thoại nhà nước pháp quyền Đức-Việt" mà một thành viên là Liên đoàn Thẩm phán CHLBĐ vừa trao Giải thưởng Nhân quyền 2017 cho nhà bảo vệ nhân quyền LS Nguyễn văn Đài. [đọc tiếp

Việt Nam từ chối không cho hai Dân biểu Đức thăm Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh

20/06/2017 (DĐVN21) - Berlin - Những ngày trung tuần tháng 6 vừa qua, hai dân biểu liên bang Đức là ông Martin Patzelt và ông Philipp Lengsfeld đã sang Việt Nam với tư cách thành viên của Ủy ban Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo của Quốc hội Liên bang Đức. Chuyến đi này của hai vị dân biểu do Quốc hội Liên bang Đức hỗ trợ trong khuôn khổ chương trình "Dân biểu bảo vệ Dân biểu", một chương trình đã được mở rộng để bảo vệ cho cả cho những Người Bảo vệ Nhân quyền trên thế giới chứ không riêng gì cho các vị dân cử. Trọng tâm của chuyến đi là tiếp tục tìm hiểu và thâu thập thông tin về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam cũng như thăm Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh trong tù, như ông Patzelt đã tuyên bố hồi tháng 4 năm ngoái. Nhà cầm quyền cộng sản đã từ chối không cho hai vị dân biểu thăm blogger Nguyễn Hữu Vinh trong tù, chẳng những thế còn dùng nhiều mánh khóe gây trở ngại khiến chuyến đi của hai vị dân biểu gặp khá nhiều khó khăn. Nhưng dân biểu Patzelt vốn xuất thân từ Cộng hòa Dân chủ Đức thời cộng sản cai trị nên nên ông thừa hiểu các thủ đoạn tiểu xảo của CSVN.

Trở về Đức, dân biểu Martin Patzelt đã lên tiếng: "tôi phải nói lên nỗi bất bình của tôi trước những yếu kém vẫn còn lớn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Thật đáng tiếc là tôi đã không được phép thăm gặp blogger Nguyễn Hữu Vinh đang bị giam tù".

Sau đây là ghi nhận của ông Martin Patzelt sau chuyến thăm Việt Nam vừa qua do Trần Việt chuyển dịch [đọc tiếp]

Mẹ của blogger Mẹ Nấm không được dự phiên xử con gái

19/06/2017 (RFA) - Luật sư cuối cùng nhận được giấy chứng nhận bào chữa cho blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là Võ An Đôn.

Bản thân luật sư Võ An Đôn cho biết vào ngày 19 tháng 6 ông vừa nhận được giấy tương tự như đồng nghiệp Nguyễn Khả Thành của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên theo yêu cầu của thân chủ gửi ra từ nơi bị giam giữ.

Cũng trong ngày 19 tháng 6, thân mẫu của blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đến tại Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa hỏi về giấy mời tham dự phiên tòa con gái bà trong tuần tới.

Tuy nhiên theo trình bày trên trang facebook của bà Nguyễn thị Tuyết Lan,  thì thư ký Tòa án là bà Trịnh Thị Biên trả lời rằng ‘phiên tòa đặc thù’ cho nên thân mẫu của blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không được tham dự. [đọc tiếp]

Việt Nam: Hãy chấm dứt hành hung các nhà hoạt động và blogger

Côn đồ tấn công các nhà vận động nhân quyền ở khắp nơi theo một kiểu thức chung

19/06/2017 (HRW) - New York – Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận xét trong một bản phúc trình ra ngày hôm nay rằng có những hung thủ đánh đập, dọa dẫm và đe nẹt các blogger và nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam mà không bị truy cứu trách nhiệm. Chính quyền Việt Nam cần ra lệnh chấm dứt tất cả mọi hành vi tấn công và truy cứu trách nhiệm những người liên quan. Chính phủ các quốc gia tài trợ cần yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt đàn áp, và tuyên bố rõ rằng đè nén tự do Internet, ngôn luận và các hoạt động ôn hòa sẽ mang lại hậu quả. [đọc tiếp]

HRW: Các nhà hoạt động 'không chốn dung thân' ở VN

19/06/2017 (BBC) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) công bố bản phúc trình mới nhất về các nhà vận động dân chủ và blogger ở Việt Nam bị hành hung.

Bản phúc trình dài 65 trang được HRW công bố hôm 19/6 "là một nỗ lực bổ sung vào phần còn thiếu", bằng cách tường trình 36 vụ việc xảy ra trong thời gian gần đây, khi các nhà hoạt động nhân quyền bị "côn đồ" đánh đập ở Việt Nam.

Theo tài liệu này, nhìn từ vụ tấn công Luật sư Nguyễn Văn Đài và bạn bè ông có thể thấy một xu hướng đáng lo ngại ở Việt Nam: các nhóm hành hung các nhà hoạt động, dường như nhận được "sự chỉ đạo hoặc cho phép của những người có thẩm quyền." [đọc tiếp]

Sự cố Đồng Tâm - Nhà cầm quyền tự đái vào mặt mình?!

19/06/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai - Bản cam kết được ký kết giữa Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và đại diện nhân dân xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức lúc đó có nhiều ý kiên trái chiều. Có dư luận cho đây là mẫu mực của một cuộc đối thoại giữa đại diện giới cầm quyền và người dân. Nhưng cũng có dư luận lo ngại về tính pháp lý mong manh của bản cam kết. Đặc biệt chiều dầy kinh nghiệm về một nhà nước cộng sản lừa đảo, dối trá.

Cái gì đến đã đến – Bản cam kết đã bị Chủ tịch Nguyễn Đức Chung xé toạc.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã khẳng định: “Sự cố Đông Tâm – Nhà cầm quyền tự đái vào mặt mình ?!” Nội dung như sau – Mời quý vị cùng nghe.

Nhân quyền Việt Nam dưới thời Tổng thống Trump

17/06/2017 Trà Mi (VOA) - Bang giao Việt-Mỹ ‘đậm’ hay ‘nhạt’, ‘nóng’ hay ‘nguội’ tùy thuộc vào thành tích nhân quyền của Việt Nam. Quan niệm này dường như không còn hợp thời khi tỷ phú Donald Trump trở thành chủ nhân của Tòa Bạch Ốc từ đầu năm nay.

Với chính sách ngoại giao ‘Nước Mỹ trên hết’, Tổng thống Trump đã khiến những kỳ vọng về áp lực từ Mỹ giúp cải thiện nhân quyền Việt Nam bị mất điểm tựa.

Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch: Tình hình nhân quyền Việt Nam đang sa sút, càng ngày càng tuột dốc. Gần đây, họ thay đổi chiến thuật. Vào năm 2012-2013, họ dùng các điều luật về an ninh quốc gia bắt bớ rất nhiều người, đưa hàng chục người ra tòa để tuyên những bản án dài hạn. Rồi họ nhận ra làm như vậy bị cộng đồng quốc tế ‘điểm danh’ số tù nhân lương tâm. Cho nên, họ đổi cách, càng ngày họ càng gia tăng dùng côn đồ tấn công những nhà hoạt động. Những kẻ tấn công không rõ danh tính, đồng lõa, hợp tác với công an trấn áp những người bất đồng chính kiến. [đọc tiếp]

Phiên xử blogger Mẹ Nấm sẽ diễn ra vào ngày 29/6

17/06/2017 (RFA) - Phiên xử blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa lên lịch vào ngày 29 tháng 6 tới đây. Tội danh mà cơ quan này nêu trong lịch xét xử đối với nhà hoạt động đang bị giam giữ là ‘tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Nếu phiên xử diễn ra đúng như lịch mà Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa công khai thì sau hơn 8 tháng bị giam giữ để điều tra về những cáo buộc liên quan, blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra tòa để bị luận tội và nhận án.

Bà Nguyễn thị Tuyết Lan, thân mẫu của blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho Đài Á Châu Tự do biết đến thời điểm ngày 17 tháng 6 năm 2017 con gái của bà bị giam đúng 250 ngày mà bà không được cơ quan chức năng cho biết tin gì về người bị giam giữ, cũng như không cho thăm gặp. [đọc tiếp]

Blogger Mẹ Nấm bị truy tố cả 3 hành vi theo điều 88

13/06/2017 (VOA) - Từ Hà Nội, luật sư Nguyễn Hà Luân xác nhận với Đài VOA - Việt ngữ rằng ông và luật sư Lê Văn Luân thuộc Văn phòng Luật sư Hưng Đạo Thăng Long đã nhận giấy chứng nhận bào chữa hôm 12/6.

Luật sư Hà Luân cho biết là trong giấy chứng nhận bào chữa do Tòa án tỉnh Khánh Hòa cấp hôm 8/6, chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chính thức bị truy tố về ba hành vi, theo khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Ba hành vi này được quy định trong Bộ luật Hình sự như sau: “Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền”; “Tuyên truyền … phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân”; “Làm ra, tàng trữ, lưu hành tài liệu…có nội dung chống nhà nước.” [đọc tiếp]

Hà Nội lật lọng, khởi tố người dân Đồng Tâm vụ bắt nhốt công an

13/06/2017 (Người Việt) - HÀ NỘI (NV) – Nhà cầm quyền thành phố Hà Nội hôm 13 Tháng Sáu loan báo khởi tố người dân xã Ðồng Tâm, huyện Mỹ Ðức, trong vụ bắt giữ 38 cán bộ, công an, mặc dù hồi Tháng Tư vừa qua, ông Nguyễn Ðức Chung, chủ tịch thành phố đã viết bản cam kết là không khởi tố.

Hành động “lật lọng” này thể hiện bằng việc “Cơ quan cảnh sát điều tra công an Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra về 2 tội danh: Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật và hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.”

Những gì thể hiện qua “quyết định khởi tố vụ án hình sự” người dân xã Ðồng Tâm, dư luận cho rằng lại một lần nữa người dân Việt Nam bị nhà cầm quyền “lừa đảo.” [đọc tiếp]

Công dân Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch theo điều luật nào Ngài Chủ tịch Trần Đại Quang?!

13/06/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn Giáo sư Phạm Minh Hoàng - Chiều thứ Bảy 10/6/2017 – Ngày nghỉ cuối tuần – Gia đình ở nơi tạm trú  chuyển đến  Giáo sư Phạm Minh Hoàng một bì thư của Bộ Tư pháp gửi qua đường bưu điện. Ông bóc ra xem đó là thông báo của Bộ Tư pháp chuyển đến ông Quyết định của chủ tịch nhà nước cộng sàn Trần Đại Quang tước quốc tịch Việt Nam  của ông.

Từ phương thức chuyển giao đến nội dung quyết định có nhiều điều khiến dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của môt nhà nước vẫn  đuợc rao giảng là của dân, do dân và vì  dân trước nguy cơ sinh mạng chính trị của một công dân đang bị đe dọa. Họ bị Chủ tịch nước quyết định tước đoạt quốc tịch mà không đưa ra bằng chứng rằng công dân đã phạm luật gì nghiêm trọng đưa đến việc bị tước đoạt quốc tịch và nó sẽ  diễn tiến ra sao hay sẽ kết cục một ngày nào đó lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp xông vào nhà cưỡng chế công dân Phạm Minh Hoàng ra sân bay Tân Sớn Nhất làm cái gọi là thủ tục trục xuất một công dân Việt Nam mang quốc tịch Việt Nam bị chủ tịch nhà nước cộng sản tước đoạt không nêu nguyên do.

Để làm sáng tỏ thêm vấn đề này, nhà báo Trần Quang Thành đã phỏng vấn Giáo sư Phạm Minh Hoàng, nội dung như sau – Mời quí  vị cùng nghe

Giáo sư Phạm Minh Hoàng nhận quyết định tước quốc tịch Việt Nam

10/06/2017 (RFA) - Cuối cùng, quyết định tước quốc tịch của Cựu tù nhân lương tâm, Giáo sư Phạm Minh Hoàng đã được gửi đến cho ông vào chiều Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2917, từ Bộ Tư pháp Việt Nam.

Từ Sài Gòn, giáo sư Phạm Minh Hoàng cho chúng tôi biết quyết định được gửi đến gia đình ông qua đường bưu điện, gồm hai văn bản đều của Bộ Tư pháp.  Trong đó, một là văn bản thông báo của Bộ Tư pháp, ký ngày 9 tháng 6, 2017 và một là bản sao quyết định của Chủ tịch nước ký ngày 17 tháng 5, 2017  nhưng do Bộ Tư pháp sao y lại và ký ngày 22 tháng 5, 2017.

Theo lời Giáo sư Hoàng cho biết, ông sẽ kháng kiện lại quyết định trên. [đọc tiếp]

Trường hợp tước quốc tịch Phạm Minh Hoàng

09/06/2017 Lê Công Định (VOA) - ... Quốc tịch là một vấn đề pháp lý được quy định chủ yếu tại Hiến pháp năm 2013 (Hiến pháp) và Luật quốc tịch số 24/2008/QH12 ngày 13/11/2008 (Luật quốc tịch).

Hiến pháp quy định tại Khoản 1 của Điều 17 như sau: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.”

Tương tự, Luật quốc tịch quy định tại Khoản 1 của Điều 5 như sau: “Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.”

anh Phạm Minh Hoàng đang là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, chứ không thuộc nhóm chủ thể “người đã nhập quốc tịch Việt Nam.”

Hiến pháp quy định tại Khoản 2 của Điều 17 như sau: “Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.” [đọc tiếp]

Luật sư Lê Quốc Quân bị đe dọa sau khi gặp TNS John Mccain

08/06/2017 (RFA) - Cựu tù nhân lương tâm, luật sư Lê Quốc Quân, cho biết vào sáng 8 tháng 6 ông bị chừng chục người mặc thường phục chặn tại cổng chính tòa nhà nơi gia đình ông đang sống không cho phép đi đâu và gặp ai nếu không được nhóm người đó cho phép.

Bản thân luật sư Lê Quốc Quân có đơn trình báo sự việc với Công an Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội là cơ quan quản lý an ninh khu vực tại địa bàn nơi có khu nhà của gia đình luật sư Lê Quốc Quân.

Ông nêu rõ trong đơn trình báo rằng bản thân là công dân tự do nên có quyền đi lại và gặp gỡ người khác; biện pháp ngăn cản là vi phạm điều 22, 23 Hiến pháp Việt Nam năm 2013. [đọc tiếp]

Giáo sư Phạm Minh Hoàng từ bỏ quốc tịch Pháp để phản đối nhà nước cộng sản tước quốc tịch Việt Nam

05/06/2017 Giáo sư Phạm Minh Hoàng trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 01/06/2017 vừa qua trong cuộc tiếp xúc với Tổng lãnh sự Pháp tại Sài Gòn, giáo sư Phạm Minh Hoàng được biết Chủ tịch nhà nước cộng sản Trần Đại Quang vào ngày 17/5/2017 đã ký quyết định tước quốc tịch Viêt Nam của ông.

Theo giáo sư Phạm Minh Hoàng đây là môt quyết định quá bất ngờ gây cho ông choáng váng và phẫn nộ. Ông cho biết đã làm đơn từ bỏ quốc tịch Pháp để phản đối nhà nước cộng sản tước quốc tịch Việt Nam của ông.

Từ Sài Gòn, giáo sư Phạm Minh Hoàng đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành, nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Một cựu tù nhân lương tâm nhận thông báo bị tước quốc tịch Việt Nam

03/06/2017 Cát Linh (RFA) - Trong nội dung bức Tâm thư do Giáo sư Phạm Minh Hoàng, cựu tù nhân lương tâm, chia sẻ trên trang mạng xã hội ngày 1 tháng 6 cho biết, ông đã bị nhà nước Việt Nam ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam vào ngày 17 tháng 05, 2017. Điều này đồng nghĩa với việc từ người mang song tịch Việt Nam và Pháp, ông sẽ chỉ còn là công dân của nước Pháp.

Cũng theo lời giáo sư Hoàng, phía Đại sứ quán Pháp đã đặt vấn đề với Bộ Ngoại giao Việt Nam liệu có cách nào để hoãn, hoặc huỷ quyết định này không? Câu trả lời của Bộ Ngoại giao Việt Nam là một khi chủ tịch nước đã ký thì phải thi hành.

Tuy nhiên, cho đến khi diễn ra cuộc nói chuyện giữa ông Phạm Minh Hoàng và ông Tổng lãnh sự Pháp vào khoảng 8g30 tối ngày 3 tháng 6, thì cá nhân giáo sư Hoàng và Đại sứ quán Pháp ở Hà Nội vẫn chưa nhận được văn bản chính thức có chữ ký của chủ tịch nước Trần Đại Quang. [đọc tiếp]

Bảo vệ nhân quyền cần được công luận lưu tâm và hỗ trợ

03/06/2017 Trần Thanh Việt (DĐVN 21) - Tiến sĩ Dương Hồng Ân, điều hợp viên của Diễn Đàn Việt Nam 21 (DĐVN 21), đã kêu gọi như trên ở cuộc hội thảo về Nhân quyền do DĐVN 21 tổ chức vào ngày thứ bẩy 27.05.2017 tại Stuttgart, CHLB Đức. Trong bài phát biểu chào mừng cử tọa, Ts.Ân nhắc đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam bị khủng bố, nhiều nhà hoạt động dân chủ, khác biệt chính kiến bị giam giữ nhiều năm trong tù chưa được trả tự do.

Diễn giả Vũ Quốc Dụng, giám đốc điều hành Veto! đã trình bầy tổng quát mục tiêu, đường lối và chương trình hoạt động của tổ chức Veto! Diễn giả cho biết hơn hai năm qua, VETO! đã vận động được phía hành pháp, lập pháp, các tổ chức dân sự, báo chí cũng như các xã hội dân sư để tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa Uỷ Ban Nhân quyền Quốc hội Liên bang Đức và Đặc ủy viên Nhân quyền Liên bang Đức với thân nhân của các tù nhân lương tâm để trình bày về tình trạng của các tù nhân liên hệ và Nhân quyền ở Việt Nam nói chung. Chương trình vận động dân biễu bảo trợ tù nhân lương tâm Việt Nam cũng đạt nhiều hiệu quả [đọc tiếp]

Nhà nước cộng sản tước quốc tịch Việt Nam của ông Phạm Minh Hoàng

03/06/2017  CTV (Dân Làm Báo) - Hôm 1/6/2017, Tổng Lãnh Sự (TLS) Pháp tại Sài Gòn đã mời Giáo sư Phạm Minh Hoàng tới để thông báo rằng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định hủy bỏ quốc tịch Việt Nam của ông vào hôm 17/5. Điều này đồng nghĩa với việc ông Phạm Minh Hoàng sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam để về Pháp.

Ông Phạm Minh Hoàng cho biết hiện ông vẫn chưa nhận được bất cứ văn bản chính thức nào về việc bị tước quốc tịch từ phía Nhà nước Việt Nam.

Ông Phạm Minh Hoàng sinh năm 1955 tại miền Nam- Việt Nam. Ông Hoàng mang hai quốc tịch Pháp và Việt Nam. [đọc tiếp]

Gia đình blogger Mẹ Nấm tiếp tục bị CA bao vây, chốt chặn

01/06/2017 Dương Đại Triều Lâm (Dân Làm Báo) - Sáng 1/6, lực lương công an tỉnh Khánh Hoà đã đưa hàng chục người, gồm cả thường phục lẫn sắc phục đến bao vây bên ngoài nhà riêng của gia đình blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại địa chỉ số 24 Đặng Tất, Nha Trang.

Đặc biệt, từ 14h chiều cùng ngày, lực lượng CA tiếp tục điều động thêm một chiếc chiếc xe ô tô chặn ngay ngõ của gia đình, ngăm cản việc đi lại và tiếp tục gây hấn với bà Lan.

Phẫn uất trước những hành vi trên, bà Lan cùng 2 con của blogger Mẹ Nấm đã đứng biểu tình công khai với tấm bảng "Công an Khánh Hoà đàn áp gia đình tôi". [đọc tiếp]

Nghệ An: Chuyện gì xảy ra ở một giáo xứ?

01/06/2017 (BBC) - Trong hai ngày 30-31/5, một số giáo dân thuộc giáo họ Văn Thai, xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nói có xảy ra sự việc họ bị người lạ "tấn công, gây thương tích và hư hỏng tài sản".

Trong hai đêm 30- 31/5, sau khi linh mục Nguyễn Đình Thục cùng giáo dân làm lễ tại giáo họ Văn Thai, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, thì xảy ra các vụ việc, linh mục nói với BBC.

Linh mục Nguyễn Đình Thục, người phụ trách giáo họ Văn Thai, thuộc giáo xứ Song Ngọc, nói "có người đến rất đông cầm theo gậy gộc, vũ khí, uy hiếp và ném đá vào nhà giáo dân". [đọc tiếp]

50 tổ chức Việt Nam và quốc tế đòi hỏi tự do cho MS Nguyễn Công Chính

31/05/2017 (Mạch Sống) - Ngay lúc Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam bước vào Toà Bạch Ốc để hội kiến Tổng Thống Donald Trump của Hoa Kỳ, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam công bố thư ngỏ gửi giới lãnh đạo chính quyền Việt Nam để đòi tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho Mục Sư Nguyễn Công Chính và chấm dứt mọi hành vi đàn áp hay sách nhiễu đối với Bà Trần Thị Hồng, vợ của Mục Sư Chính và cũng là thành viên của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam.

Năm mươi tổ chức và cá nhân ủng hộ Nhân quyền trên khắp thế giới đã ủng hộ Thư ngỏ này. Lá thư được gởi trực tiếp cho Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân [đọc tiếp]

Ân xá Quốc tế yêu cầu VN tuân thủ Quy tắc Nelson Mandela

26/05/2017 (VOA) - Tổ chức Ân xá Quốc tế vừa gửi thư ngỏ cho Bộ trưởng Công an Tô Lâm để bày tỏ quan ngại về điều kiện giam giữ “vi phạm Quy tắc Nelson Mendela” đối với trường hợp của ông Trần Huỳnh Duy Thức, người đang chịu án tù 16 năm về tội “tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam” theo Điều 88.

Trong thư, tổ chức Ân xá Quốc tế nêu lên quan ngại về “tình trạng giam giữ không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế” đối với ông Thức, “làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần” của ông. [đọc tiếp]

Luật sư: ‘không đủ căn cứ kết tội’ nhà hoạt động Trần Anh Kim

26/05/2017 (VOA) - Một tòa phúc thẩm hôm 26/5 đã y án, tuyên phạt hai nhà hoạt động Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng ở Thái Bình tổng cộng 25 năm tù giam, nhưng một luật sư nói rằng 'không đủ căn cứ kết tội'.

Từ Hà Nội, luật sư Trần Thu Nam, người bào chữa cho ông Trần Anh Kim, nói với VOA-Việt ngữ:

“Phiên tòa ngày hôm nay vẫn y án phiên sơ thẩm, ông Trần Anh Kim, 13 năm và ông Lê Thanh Tùng, 12 năm tù.” [đọc tiếp]

Ân Xá Quốc Tế kêu gọi trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức

25/05/2017 (Người Việt) - LONDON, Anh (NV) – Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) vừa gửi thư cho chế độ Hà Nội kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang bị giam ở nhà tù tỉnh Nghệ An.

“Chúng tôi thúc giục một lần nữa rằng Trần Huỳnh Duy Thức và tất cả mọi tù nhân lương tâm đang bị giam cầm tại Việt Nam phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện. Là một nước đã ký vào Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị, Việt Nam phải tôn trọng và bảo đảm quyền con người tự do phát biểu. Bằng cách bỏ tù Trần Huỳnh Duy Thức, Việt Nam đã phản lại cam kết tuân hành theo luật lệ quốc tế về nhân quyền.” [đọc tiếp]

Điều trần tại Hạ viện Mỹ về Nguyễn Hữu Tấn, chết trong đồn công an

23/05/2017 (VOA) - Ngay trước khi Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang Hoa Kỳ gặp Tổng Thống Donald Trump vào cuối tháng này, Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ mở một buổi điều trần vào ngày 25/5, về tình trạng vi phạm tự do tôn giáo, nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam.

Dân biểu Smith nói: “Khi Thủ Tướng Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ cuối tháng này, chính quyền Tổng thống Trump sẽ có một cơ hội để khẳng định: người dân Hoa Kỳ sẽ không tài trợ việc đàn áp nghiêm trọng các nhóm tôn giáo, các nhà tranh đấu dân chủ, các blogger và các nhà báo.” [đọc tiếp]

Gia đình blogger Mẹ Nấm bị công an bao vây, giam lỏng

21/05/2017 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Thân nhân blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người hiện đang bị giam giữ vì điều 88, vừa lên tiếng báo động khẩn cấp về tình trạng an nguy của gia đình.

Vào tối ngày 20/5/2017, nhà riêng của nữ blogger này tại số 24 Đặng Tất, Nha Trang đã bị trên 50 công an, bao gồm cả thường phục lẫn sắc phục kéo đến bao vây, phong tỏa. [đọc tiếp]

Đối Thoại Nhân Quyền Việt – Mỹ ngày 23 tại Hà Nội

19/05/2017 (VOA) - Phiên họp Đối Thoại Nhân Quyền Mỹ-Việt 2017 sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng 5 tại Hà Nội, theo thông báo từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Bà Virginia Bennett, Trợ Lý Ngoại Trưởng Mỹ, phụ trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, sẽ dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ đến Hà Nội tham dự phiên họp với phía Việt Nam, do ông Vũ Anh Quang, Vụ Trưởng Vụ Các Tổ Chức Quốc Tế, đứng đầu.

Thông báo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết nội dung Đối Thoại sẽ bao quát nhiều vấn đề về nhân quyền. [đọc tiếp]

Liên Tôn gốc Việt gặp giới chức Mỹ trước Đối thoại Nhân quyền

17/05/2017 (VOA) - Hôm 15 và 16 tháng 5, một phái đoàn đa tôn giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã gặp gỡ Bộ Ngoại giao Mỹ, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), và các đại biểu Quốc hội để bàn về các vấn đề tự do tôn giáo trước cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ sắp tới.

Ngoài ra, phái đoàn còn có cuộc gặp với Bàn tròn Đa Tôn giáo Hoa Kỳ (IRFR), và Đoàn Nghị sĩ Quốc tế về Tự do Tôn giáo hay Niềm tin (IPPFORB). [đọc tiếp]

Công an bắt nhà hoạt động Hoàng Đức Bình

15/05/2017 (VOA) - Công an đã bắt nhà hoạt động Hoàng Đức Bình sáng 15/5 tại Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Trong một năm trở lại đây, ông Bình tích cực tham gia các hoạt động phản đối vụ hãng Formosa gây thảm họa ô nhiễm biển miền trung Việt Nam, nhất là tại một số vùng có đông giáo dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Ông Bình, 34 tuổi, là Phó Chủ tịch Phong trào Lao động Việt, tổ chức được thành lập năm 2008 với mục tiêu giúp người lao động đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của họ. Chính quyền Việt Nam không công nhận tổ chức này. [đọc tiếp]

Về cái gọi là “đoạn phim ghi lại hành động tự sát của Nguyễn Hữu Tấn do” công an cộng sản công bố

14/05/2017 Phạm Thanh Nghiên (Dân Làm Báo) -  Tóm tắt vụ việc: Tối ngày 2/5/2017, Cơ quan An ninh điều tra Vĩnh Long tiến hành bắt khẩn cấp đối với anh Nguyễn Hữu Tấn, sinh năm 1979, một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ngụ tại tổ 7, khóm 2, phường Thành Phước, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long với cáo buộc phạm tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”- điều 88 BLHS.

Hai ngày sau (4/5), UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp báo, “cung cấp thông tin chính thức vụ việc nghi phạm Nguyễn Hữu Tấn, dùng dao tự sát trong Trại tạm giam của Công an tỉnh Vĩnh Long”.

Công an Vĩnh Long và báo chí đều tuyên bố gia đình anh Tấn đã đồng ý với kết luận của bên an ninh điều tra. Tuy nhiên gia đình anh Tấn khẳng định anh đã bị giết một cách dã man. [đọc tiếp]

Ông Trump nên 'ra điều kiện' nhân quyền khi gặp ông Phúc

13/05/2017 (VOA) - Nhân ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, Dân biểu Chris Smith, đại diện bang New Jersey, ra tuyên bố nói rằng vấn đề nhân quyền Việt Nam có liên quan đến các chính sách về an ninh và giải quyết công ăn việc làm ở Hoa Kỳ.

dân biểu Chris Smith nói Hoa Kỳ nên "ra điều kiện" là chỉ khi nào Việt Nam có tiến bộ “đáng kể, có thể kiểm chứng, và có những cải tiến không thể đảo ngược” về tự do tôn giáo, quyền lao động, tự do Internet và các quyền tự do dân chủ khác, thì Hoa Kỳ mới mở rộng các lợi ích thương mại hoặc bán vũ khí cho Việt Nam.

Quốc hội Hoa Kỳ chỉ định ngày 11/5 hàng năm là "Ngày Nhân quyền Việt Nam" từ năm 1994. [đọc tiếp]

Công an đe dọa và sách nhiễu Phật tử Giáo hội VN Thống nhất

12/05/2017 (RFA) - Một số huynh trưởng Gia đình Phật tử và tín đồ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Huế bị công an đe dọa và sách nhiễu nhân dịp lễ Phật Đản năm nay.

Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam trụ sở tại Paris vào ngày 12/5 ra thông cáo báo chí cho biết như vừa nêu.

Ủy ban này cho biết vừa nhận được tường trình theo đó vào ngày 28/4 vừa qua, an ninh triệu tập hai huynh trưởng thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tại Huế là Ngô Đức Tiến và Nguyễn Văn Đê đến làm việc tại đồn công an Phú Vang.

Tại đó họ bị đe dọa sẽ phải vào nhà giam nếu theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất vì đó là tổ chức bất hợp pháp. [đọc tiếp]

Phản ứng sau khi ông Bạch Hồng Quyền bị truy nã

12/05/2017 (BBC) - Một số người dân huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh nói "sẽ biểu tình đồng hành" cho nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền sau khi nghe tin ông bị công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố.

Hôm 12/5, công an tỉnh Hà Tĩnh chính thức ra lệnh truy nã ông Bạch Hồng Quyền, thành viên nhóm Con Đường Việt Nam, về tội "Gây rối trật tự công cộng" tại UBND huyện Lộc Hà vào ngày 3/4/2017. [đọc tiếp]

Hà Tĩnh phát lệnh truy nã nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền

12/05/2017 (VOA) - Tối ngày 11/5, Cơ quan điều tra Công an Hà Tĩnh ra thông báo bắt và truy nã nhà hoạt động vì môi trường Bạch Hồng Quyền, theo tin từ gia đình.

Chị Bùi Hương Giang, vợ của nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền xác nhận với VOA - Việt Ngữ rằng chồng của chị bị khởi tố, có lệnh bắt và truy nã theo điều 245 của Bộ Luật hình sự “gây rối trật tự công cộng:” [đọc tiếp]

Giới lập pháp đòi Trump thúc đẩy nhân quyền Việt Nam

12/05/2017 (VOA) - Lễ kỷ niệm năm thứ 23 Ngày Nhân quyền cho Việt Nam diễn ra hôm 11/5 tại Quốc hội Mỹ. Tham gia tổ chức buổi lễ là Cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC, Maryland và Virginia, Tổ chức Tập hợp vì Nền Dân chủ, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Hệ thống Truyền hình SBTN. Thượng nghị sĩ John Cornyn (đảng Cộng hòa, bang Texas) bảo trợ cho buổi lễ năm nay.

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Scott Busby đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động còn lưu ý đến tự do trên mạng internet và cuộc cải cách pháp lý của Việt Nam

Trong nỗ lực gây sức ép từ phía lập pháp, Thượng nghị sĩ John Cornyn cho biết ông sẽ sớm giới thiệu lại dự luật mang tên Đạo luật Trừng phạt Nhân quyền Việt Nam, trừng phạt việc du hành của những công dân Việt Nam vi phạm nhân quyền. [đọc tiếp]

Nhà cầm quyền thành Hồ đang quyết tâm cưỡng chiếm khu đất vườn rau Lộc Hưng

12/05/2017 Nhóm phóng viên Dân Làm Báo - Trong suốt hơn một tháng qua, cộng sản thành Hồ liên tiếp có những động thái cho thấy đang quyết tâm cưỡng chiếm khu đất của người dân vườn rau Lộc Hưng. Những thông tin liên quan đến việc cưỡng chế được tuyên truyền rộng rãi từ các bà hàng chợ cho đến các giáo viên tại các trường trên địa bàn quận Tân Bình. Được biết tại khu vực vườn rau, rất nhiều lần an ninh mật vụ của nhà cầm quyền đã trà trộn tìm cách xâm nhập phía trong nhằm tìm phương án cho việc cưỡng chế.

Theo thông tin chúng tôi nhận được từ sự chia sẻ của một số bà con thuộc khu đất vườn rau Lộc Hưng cho biết, khu đất này có diện tích khoảng 5 ha (50.000m2) nằm tọa lạc sát đường CMT8 thuộc phường 6 quận Tân Bình. Đất được xem là khu đất vàng bởi nó tiếp giáp với nhiều quận như quận 3, quận 10, quận Phú Nhuận, quận Bình Tân. [đọc tiếp]

Nhà hoạt động Trần Thị Nga sắp bị truy tố tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’

11/05/2017 SBTN (FVPoC) - Luật sư và gia đình của nhà hoạt động Trần Thị Nga cho biết cơ quan an ninh điều tra ở tỉnh Hà Nam vừa thông báo kết thúc điều tra, và đề nghị truy tố bà về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88, bộ luật hình sự của chế độ CSVN.

Bà Trần Thị Nga bị công an tỉnh Hà Nam bắt giam từ tháng 1/2017. Bà là một trong những nhà hoạt động thường xuyên tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Cộng, và những cuộc tuần hành vì môi trường, phản đối công ty Formosa trong thảm họa môi trường biển miền Trung. [đọc tiếp]

Lời kêu cứu của vợ LS Nguyễn Văn Đài

07/05/2017 Vũ Minh Khánh (Bauxite Việt Nam) - Tôi là Vũ Minh Khánh, vợ luật sư Nguyễn Văn Đài. Hôm nay ngày 06 tháng 5, đúng ngày sinh nhật của chồng tôi. Tôi đi gửi đồ ăn cho chồng tôi theo lịch của trại giam mỗi tháng 2 lần. Nhưng hôm nay tôi nghe thông tin là chồng tôi không nhận đồ ăn. Tôi ngỡ ngàng, đau đớn.

Tôi đòi gặp Giám thị hoặc Quản giáo trại giam nhưng họ không cho tôi gặp.

Tôi không biết sức khoẻ của chồng tôi hiện nay ra sao. Tính từ ngày 16/4 thì hôm nay là lần gửi đồ ăn đầu tiên cho chồng tôi. Và chồng tôi đã từ chối nhận đồ ăn. Hành động này của chồng tôi có thể muốn gửi thông điệp cho mọi người là: 1/ Chồng tôi đang gặp áp lực... [đọc tiếp]

Đạt Lai Lạt Ma gặp Văn Bút Quốc Tế - Hoạt động của Văn Bút Tây Tạng Hải Ngoại

05/05/2017 (Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ) - Ngày 4 Tháng Năm 2017, tại Dharamsala Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thân mật tiếp kiến nữ văn hữu Jennifer Clement, Chủ tịch Văn Bút Quốc Tế và văn hữu Carles Torner, Giám đốc Điều Hành Văn Bút Quốc Tế. Vị lãnh đạo tinh thần và tôn giáo của dân tộc Tây Tạng vui mừng khi biết Văn Bút Quốc Tế liên tục ủng hộ các nhà văn Tây Tạng tị nạn ở hải ngoại. Đức Đạt Lai Lạt Ma xác định rằng bênh vực và bảo vệ dân tộc Tây Tạng hiển nhiên là vấn đề bênh vực và bảo vệ Nhân Quyền phổ biến trên toàn thế giới. Ngài nhấn mạnh về sự kiện đó bao hàm cả quyền chính trị bởi vì người Tây Tạng có quyền tự quản trên đất nước của mình. Ngài bày tỏ mối quan tâm sâu xa về thảm họa chế độ Bắc Kinh hủy hoại môi trường, đất đai, thiên nhiên và các dòng sông. Ngài rất lo lắng vì các con sông lớn bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng nuôi sống hàng tỉ người  khi chảy xuống các bình nguyên và đồng bằng. Đức Đạt Lai Lạt Ma ủng hộ cuộc vận động của Văn Bút Quốc Tế đặc biệt dành cho các nhà văn bị buộc phải lưu đày xa quê hương trong thời gian tới đây. Nhân dịp này, Ngài nhờ nữ văn hữu Jennifer Clement và văn hữu Carles Torner chuyển một thông điệp của Ngài đến cộng đồng Văn Bút Quốc Tế : thực hành một tâm thức hiếu hòa cho một thế giới đầy lòng trắc ẩn.

Được biết Chánh phủ của người Tây Tạng tị nạn cộng sản hoạt động với các cơ sở trung ương tại Dharamsala. Trung tâm Văn Bút các Nhà Văn Tây Tạng Hải Ngoại cũng đặt văn phòng tại thành phố Ấn Độ này. Phái đoàn cao cấp Văn Bút Quốc Tế đã được văn hữu Lhoudoup Paldang, chủ tịch và ban Chấp hành Trung tâm Văn Bút các Nhà Văn Tây Tạng Hải Ngoại hướng dẫn đi thăm các tổ chức Xã Hội Dân Sự Tây Tạng lưu vong. Những công tác do các văn hữu Tây Tạng đã thực hiện với lòng dũng cảm rất đáng được vinh danh. Các bạn đó đã đưa ra khỏi nội địa Tây Tạng bị Trung cộng chiếm đóng được nhiều sách viết trong vòng bí mật vì bạo quyền nghiêm cấm. Rồi cho in những tác phẩm đó để phổ biến tại Ấn Độ. Anh em cầm bút Tây Tạng đã công bố một bản phúc trình về sự đàn áp quyền tự do phát biểu và diễn đạt quan điểm cùng với thảm kịch các nhà văn Tây Tạng bị cầm tù. Nhờ các tài liệu của Văn Bút Tây Tạng Hải Ngoại, chúng ta được biết nhiều hơn về tình cảnh cực kỳ bi thương đến phẫn nộ của người phụ nữ Tây Tạng dưới chế độ độc tài đế quốc đỏ. Nhứt là thảm kịch phụ nữ Tây Tạng bị cưỡng hôn với đàn ông Trung cộng. Anh em văn hữu Tây Tạng chiến đấu không ngừng nghỉ từng ngày để bênh vực và bảo vệ ngôn ngữ Tây Tạng. Nữ văn hữu Jennifer Clément và văn hữu Carlos Torner thay mặt Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới thật hãnh diện được đích thân tuyên dương thi ca, âm nhạc và ca vũ Tây Tạng. Cả hai văn hữu Văn Bút Quốc Tế cũng tham dự những hội nghị được tổ chức trong các tu viện, đền đài và các nữ chủng viện. Tại những cơ sở văn hóa và Phật giáo đó, Văn Bút Tây Tạng Hải Ngoại đang khai mở và phát triển nhiều chương trình dành cho thanh thiếu niên Tây Tạng tị nạn cộng sản.

Kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Văn Hóa

03/05/2017 (RFA) - Nhân ngày Tự do báo chí quốc tế 3 tháng 5 năm nay, khoảng hơn 20 tổ chức nhân quyền và an ninh mạng quốc tế đã đồng loạt ký tên vào một bản kiến nghị thúc giục chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho anh Nguyễn Văn Hóa, một người đưa tin tự do trên mạng.

Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi, bị bắt vào ngày 11 tháng 1 năm nay với cáo buộc lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm các quyền và lợi ích của nhà nước theo điều 258 Bộ luật hình sự. Nguyễn Văn Hóa bị bắt sau khi đưa tin về thảm họa môi trường biển miền Trung do công ty Formosa gây ra và các cuộc biểu tình phản đối Formosa của người dân ở đây. [đọc tiếp]

Việt Nam, một đất nước không có tự do báo chí

01/05/2017 Thanh Trúc (RFA) - Tổ chức Freedom House vừa công bố phúc trình thường niên cho thấy nhà nước Việt Nam nắm quyền kiểm soát toàn bộ báo đài, trấn áp truyền thông mạng và biến đất nước thành một nơi không có tự do báo chí.

Việt Nam đứng thứ 177 trong số 198 quốc gia trên toàn cầu về tự do báo chí, là nhận định của Freedom House trong phúc trình thường niên công bố tại Newseum - Viện Bảo tàng Tin tức ở Washington DC hôm thứ 28/4/2017.

Riêng về tự do báo chí của 40 nước vùng Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam đứng hàng thứ 37 tức là chỉ hơn được Lào, Trung Quốc và Bắc Hàn; là 3 quốc gia nằm cuối bảng. [đọc tiếp]

RSF: 'VN là nhà tù lớn cho các blogger'

26/04/2017 (BBC) - Việt Nam là một trong những nước vi phạm quyền tự do báo chí và bỏ tù nhiều nhà báo, blogger nhất thế giới, báo cáo thường niên của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) xếp hạng Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn thuộc các nước đội sổ.

Ông Benjamin Ismail, Trưởng Ban Châu Á Thái Bình Dương của RSF, nói trong thông cáo báo chí rằng ngày càng có nhiều chính phủ tại châu Á cố tình lẫn lộn giữa nhà nước pháp quyền và dùng luật để cai trị.

Châu Á Thái Bình Dương là khu vực vi phạm tồi tệ thứ ba trên thế giới nhưng lại có những nước nằm đội sổ nhiều nhất.

Lào đứng thứ 170 trong khi Việt Nam (175), Trung Quốc (176) và Bắc Hàn (180). [đọc tiếp]

Linh mục Nguyễn Duy Tân bị cấm giảng lễ

26/04/2017 (RFA) - Tỉnh Nghệ An yêu cầu các chức sắc tôn giáo ở giáo phận Vinh không cho linh mục Nguyễn Duy Tân tiến hành các lễ nghi tôn giáo tại xứ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.

Yêu cầu đó được ghi trong công văn mang số 2829 gửi đi vào ngày 26 tháng tư. Công văn của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, do Phó chủ tịch Lê Văn Đại ký tên, gửi các vị chức sắc giáo phận Vinh gồm Giám mục Nguyễn Thái Hợp, hai linh mục Nguyễn Văn Vinh và Nguyễn Văn Đinh. [đọc tiếp]

CPJ: Ít nhất 8 nhà báo Việt Nam vẫn bị giam tù

25/04/2017 (RFA) - Tổ chức Bảo vệ Ký giả- CPJ, trụ sở tại Hoa Kỳ vào ngày 25 tháng tư, công bố đánh giá mới nhất về tình hình tự do báo chí trên toàn thế giới.

Theo CPJ thì trong thời đại công nghệ thông tin với nhiều triển vọng, các chính quyền, công ty và đối tượng không phải Nhà nước khắp thế giới thực hiện biện pháp kiểm duyệt lượng lớn thông tin bằng các chiến thuật tinh vi và phức tạp.

Về phần Việt Nam, có ít nhất 8 nhà báo vẫn còn bị giam tù. Công bố ra vào ngày 25 tháng tư 2017, của tổ chức Bảo vệ Ký giả- CPJ có trụ sở ở Hoa Kỳ cho biết như vùa nêu.

Danh sách các nhà báo tự do, và blogger Việt Nam hiện bị giam giữ có Trần Huỳnh Duy Thức, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Đình Ngọc, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hồ Văn Hải, Nguyễn Văn Hóa… [đọc tiếp]

Một nghị định sai trái không thể chấp nhận!

17/04/2017 Ông Nguyễn Quang A trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Mới đây bộ công an CSVN đã soạn thảo lần 2 nghị định của chính phủ cấm sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị mà theo họ nó sẽ gây phương hại an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.

Tuy mới là soạn thảo, nhưng nghị định này đã gây phản ứng mạnh mẽ không đồng thuận với mộ số điều qui định là vi hiến, vi phạm quyền của công dân trong đó có quyền tác nghiệp của nhà báo, luật sư.

Từ Hà Nội, ông Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành như sau:

Anh Trịnh Bá Phương tố cáo CA Hà Nội bắt người trái phép 17/04/2017

"Con đường đi tới dân chủ của Việt Nam cần những người như Nguyễn Văn Đài"

14/04/2017 Tri Nguyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Như đã loan tin, Liên đoàn Thẩm phán CHLB Đức đã quyết định trao Giải Nhân Quyền lần thứ 12 năm 2017 cho Ls Nguyễn Văn Đài đang bị giam tù tại Việt Nam, lễ trao Giải đã diễn hôm    05/04/2017 tại thành phố Weimar, miền Đông nước Đức. Giải thưởng này, 3 năm 1 lần, được chọn trao cho một nhân vật trong giới thẩm phán, chánh án, công tố viên hoặc luật sư, mà có những đóng góp đặc biệt vào công cuộc bảo vệ và cổ xúy cho nhân quyền tại quốc gia của họ, bất chấp sự hiểm nguy đến tính mạng, sức khoẻ, bị tù đày hoặc bị những thiệt thòi cá nhân nặng nề. Trong buổi lễ trao giải, nữ dân biểu quốc hội liên bang Đức Marie-Luise Dött, người đã nhận làm dân biểu đỡ đầu cho ông Nguyễn Văn Đài từ cuối tháng 2/2016 trong một chương trình của quốc hội liên bang Đức, đã đọc diễn văn vinh danh Ls Nguyễn Văn Đài, trong đó bà nói: "Vì sự dấn thân không biết mệt mỏi và can trường cho dân chủ, tự do và nhân quyền tại Việt Nam, luật sư Nguyễn Văn Đài được trao tặng Giải Nhân Quyền 2017 của Liên đoàn Thẩm phán Đức. Niềm vui của tôi sẽ lớn biết bao nếu như hôm nay tôi được gặp lại ông và được trực tiếp chúc mừng ông tại thành phố Weimar này. Tiếc thay tôi không làm được điều này.

Sau đây là toàn văn bài diễn văn vinh danh Ls Nguyễn Văn Đài của nữ Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức Marie-Luise Dött trong lễ trao tặng Giải Nhân Quyền 2017, bản dịch tiếng Việt của Tri Nguyên [đọc tiếp]

Nhân hiện tình nguy cấp của Trần Huỳnh Duy Thức, nói về sự tàn độc trong ứng xử của trại giam với tù nhân chính trị khi lâm bệnh

09/04/2017 Trương Duy Nhất (rfavietnam) - Nhân chuyện Trần Huỳnh Duy Thức đang bị đối xử khắc nghiệt tại Trại 6 Nghệ An, cùng tình trạng bệnh tật, sức khoẻ báo động của anh (RFA, Tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức tiếp tục bị đối xử khắc nghiệt). Xin giới thiệu lại với bạn đọc bài viết này.

Trong đó, tôi có nói việc Trại 6 ứng xử tàn độc với tù nhân khi lâm bệnh ra sao. Với trường hợp tôi, khi bị cột sống, thoát vị đĩa đệm, nằm liệt một chỗ không đứng ngồi được, loét một bên đùi, ăn cũng phải nằm nghiêng người múc cơm đút, vệ sinh phải bò lết đi. Nhưng trại giam đã không chịu đưa đi viện chữa. Đấu tranh quyết liệt suốt 25 ngày. Đến chiều tối ngày thứ 25, tôi phải bò ra nằm chắn ngang sửa sắt không cho quản giáo khoá. Thêm Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) phòng bên la hét đấu tranh cùng, sáng hôm sau trại mới chịu đưa tôi đi viện. [đọc tiếp]

VNTB- Công an Hà Tĩnh định chơi trò gì với vụ Nguyễn Văn Hóa?

08/04/2017 Minh Quân (VNTB) - Nhà hoạt động môi trường Nguyễn Văn Hóa (sinh năm 1995, trú tại thôn Quảng Ích, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đã bị Công an Hà Tĩnh bắt cóc và tống giam từ ngày 11/1/2017, nhưng đến lễ giỗ tổ Hùng Vương ngày 6/4/2017, đột nhiên báo Hà Tĩnh và sau đó là nhiều báo đảng mới phát tin “Hà Tĩnh: Khởi tố, bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Hóa (Việt Tân) vì kích động biểu tình gây rối”.

Như vậy, cái tin được thông báo sốt dẻo trên hóa ra lại chậm đến gần 3 tháng sau khi Nguyễn Văn Hóa bị bắt. Về mặt thông tin và truyền thông, sự chậm trễ quá sâu như thế là bất lợi cho chính Công an Hà Tĩnh, bởi dư luận sẽ cho là cơ quan này khuất tất khi thực hiện bắt và tiến hành tố tụng hình sự đối với Nguyễn Văn Hóa.

Trong thực tế, nhiều trường hợp người hoạt động nhân quyền bị bắt giữ ở Việt Nam đã chỉ được cơ quan công an thông tin một thời gian khá lâu sau thời điểm bắt giữ. Bản thân độ trễ này đã là bằng chứng rất lớn về thói khuất tất của công an Việt Nam. [đọc tiếp]

USCIRF: ‘Tự do tôn giáo phải được tôn trọng trên khắp Việt Nam’

07/04/2017 (VOA) - Linh mục Thomas Reese, Chủ tịch Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) nói rằng chính quyền Việt Nam phải tôn trọng tự do tôn giáo.

Tại buổi giới thiệu Đề án Tù nhân Lương tâm Tôn giáo tại điện Capitol, trụ sở quốc hội Hoa Kỳ, do Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) tổ chức hôm 6/4, linh mục Thomas Reese nói chính quyền Hà Nội phải đảm bảo quyền tự do tôn giáo trên khắp nước Việt Nam.

Linh mục Thomas Reese nói Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ sẽ giám sát chặt chẽ việc thi hành Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng mới của Việt Nam, một bộ luật bị nhiều tổ chức quốc lên án là còn nhiều hạn chế. [đọc tiếp]

Thêm một người bị Việt Nam khởi tố vì điều 258

07/04/2017 Trà Mi (VOA) - Một thanh niên ở Hà Tĩnh ngày 6/4 bị khởi tố về tội danh ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ sau khi quay video và phổ biến lên mạng xã hội các cuộc biểu tình chống Formosa tại các tỉnh duyên hải miền Trung.

Anh Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi, cư dân xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, khu vực tâm điểm chịu thiệt hại nặng nề nhất trong thảm họa Formosa đầu độc biển miền Trung, bị khởi tố bị can theo điều 258 Bộ luật Hình sự và đang bị tạm giam 3 tháng để điều tra.

Theo truyền thông nhà nước, Hóa bị bắt trong chuyên án V116 truy quét ‘các đối tượng phản động trong và ngoài nước câu kết với một số đối tượng cực đoan lợi dụng sự cố môi trường biển để kích động, lôi kéo quần chúng nhân dân tham gia tụ tập, biểu tình, đập phá tài sản, gây hậu quả rất nghiêm trọng.’ [đọc tiếp]

Tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức tiếp tục bị đối xử khắc nghiệt

07/04/2017 (RFA) - Gia đình tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức cho biết sẽ viết đơn gửi Chủ tịch nước Trần Đại Quang khiếu kiện về những cách đối xử khắc nghiệt mà ông đang phải chịu đựng trại giam số 6, Nghệ An.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do vào buổi chiều ngày 7 tháng 4, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Thức cho biết.

Ông đã hai lần bị chuyển trại giam. Đầu tiên ông bị giam ở trại Xuân Lộc, Đồng Nai. Sau đó bị chuyển sang trại Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Lần thứ ba là tháng 5 năm 2016 ông bị chuyển ra trại 6, Nghệ An, trại giam được mệnh danh là “khét tiếng bật nhất trong hệ thống nhà tù Việt Nam hiện nay.” [đọc tiếp]

Lễ trao Giải Nhân Quyền 2017 cho luật sư Nguyễn Văn Đài

Bà Vũ Minh Khánh, vợ Ls. Đài, bị công an ngăn chặn ở sân bay không cho sang Đức nhận giải thưởng cho chồng

06/04/2017 Đặng Hà (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Lễ trao Giải Nhân Quyền lần thứ 12 của Liên đoàn Thẩm phán CHLB Đức đã diễn ra vào thứ tư ngày 05.04.2017 tại thành phố Weimar, miền Đông nước Đức. Luật sư Nguyễn Văn Đài là nhân vật được chọn để trao giải thưởng kỳ này, năm 2017. 

Ban tổ chức cho biết, vì Ls. Nguyễn Văn Đài đang bị giam giữ ở Việt Nam, thành thử đã mời vợ Ls. Đài là bà Vũ Minh Khánh sang Đức để thay mặt chồng nhận Giải thưởng, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam đã ngăn chặn không cho bà bay sang Đức. Chủ nhật ngày 02.04.2017 tại khâu kiểm tra hộ chiếu ở sân bay Nội Bài (Hà Nội) công an cửa khẩu đã chặn bà lại, không cho lên máy bay và thông báo bà bị lệnh cấm xuất cảnh cho đến năm 2019. [đọc tiếp]

Tổng thống Đức quan tâm đến trường hợp Nguyễn Văn Đài - Luật sư Nguyễn Văn Đài được trao Giải Nhân Quyền

03/04/2017 Đặng Hà (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Theo một thông báo chính thức, luật sư Nguyễn Văn Đài đã được chọn trao Giải Nhân Quyền năm 2017 của Liên đoàn Thẩm phán CHLB Đức (Deutscher Richterbund). Buổi lễ trao giải sẽ được diễn ra vào thứ tư ngày 05/04/2017 trong Đại hội của tổ chức này tại thành phố Weimar miền Đông nước Đức. Đây là lần đầu tiên một người Việt Nam được chọn trao Giải Nhân Quyền này.

LS Nguyễn Văn Đài đang ngồi tù ở Việt Nam dĩ nhiên không thể nào đến Đức nhận giải thưởng cao quý này. Được biết, trong buổi lễ trao Giải Nhân Quyền sắp tới sẽ có một đại diện của LS Nguyễn Văn Đài đến dự và thay mặt nhận giải thưởng.

Cùng ngày thứ tư 05/04/2017 sau khi buổi lễ trao Giải Nhân Quyền kết thúc, người đại diện LS Nguyễn Văn Đài sẽ được Tổng thống CHLB Đức tiếp đón và nói chuyện. [đọc tiếp]

Mẹ Nấm được Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh 'Phụ nữ Can đảm'

29/03/2017 (VOA) - Đệ nhất Phu nhân Melania Trump và Thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề chính trị Thomas A. Shannon hôm nay, 29/3, sẽ trao “Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế” năm 2017 cho một số phụ nữ đến từ nhiều nước trên thế giới tại trụ sở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Trong số các phụ nữ được vinh danh, có Blogger Mẹ Nấm của Việt Nam và 12 phụ nữ khác.

Thông báo của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam có đoạn viết: "Vào ngày 29/3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ vinh danh bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vì sự can trường của bà trong cuộc đấu tranh cho các vấn đề xã hội dân sự, [đọc tiếp]

Quốc tế lên án Việt Nam hạn chế thông tin trên mạng xã hội

27/03/2017 Việt Hà (RFA) - Chỉ trong vòng 1 tháng qua, Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 5 facebookers là những người có những bài viết và video chỉ trích chính quyền trên các trang mạng xã hội như Facebook hay youtube.

Tổ chức Theo dõi nhân quyền Quốc tế cho rằng đây có thể là một làn sóng đàn áp mới của chính quyền nhằm hạn chế thông tin bất lợi cho chính quyền trên các trang mạng xã hội..

Không chỉ dừng ở việc bắt giữ những facebooker có những bài viết, video chỉ trích chế độ, Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây cũng cảnh báo các công ty hoạt động ở Việt Nam không nên quảng cáo trên các trang mạng xã hội nổi tiếng như youtube hay facebook cho đến khi những mạng này tìm được cách ngăn chặn các thông tin xấu chống chế độ. [đọc tiếp]

Vụ bắt giữ 2 blogger mới nhất có đấu đá nội bộ?

25/03/2017 (VOA) - Tổ chức Bảo vệ các Ký giả (CPJ) kêu gọi chính phủ Việt Nam thả hai blogger bị bắt mới đây “ngay lập tức và vô điều kiện”. Hai blogger Phan Kim Khánh và Bùi Hiếu Võ bị bắt giữa lúc chính quyền Việt Nam tăng cường kiểm duyệt các nội dung bị cho là “độc hại” trên các trang mạng xã hội.

Việc Khánh và Võ bị bắt giữ cách nhau vài ngày và công an thông báo vụ bắt giữ cùng lúc cho thấy có thể “có gì đó ẩn phía sau”, theo nhà báo Phạm Chí Dũng. ​"Thứ nhất có khả năng công an bắt Bùi Hiếu Võ để truy ra Phan Kim Khánh và thứ 2 là 2 người này có khả năng nằm trong 1 vụ án và đây không phải là vụ án cấp địa phương, không chỉ riêng của thành phố Hồ Chí Minh hay của Thái Nguyên mà đây có thể là vụ án cấp quốc gia vì do công an chủ trì thông báo về việc này." [đọc tiếp]

Vụ án Ba Sàm – Kỳ 3 và hết: Cuộc đấu tranh này là trường học vĩ đại

25/03/2017 Đoan Trang (Luật Khoa) - Vụ án Ba Sàm có lẽ là vụ án điển hình trong lịch sử tư pháp Việt Nam về vi phạm tố tụng.

Với con mắt của một sĩ quan an ninh được đào tạo bài bản từ xưa, bà Lê Thị Minh Hà đọc bản kết luận điều tra và đánh giá các điều tra viên “vô cùng thiếu kiến thức về tố tụng, phạm những lỗi sơ đẳng về nghiệp vụ”, chẳng hạn, không lập biên bản hiện trạng của hiện trường trước khi bắt ông Vinh.

Các luật sư cũng chỉ ra nhiều sai phạm tố tụng khác, mà như bà Hà tóm tắt: “Bản kết luận điều tra rất mơ hồ và có những chỗ nói là không có điều kiện xác minh, trong khi ai cũng thấy là rất dễ và hoàn toàn có thể xác minh. [đọc tiếp]

Vụ án Ba Sàm – Kỳ 2: ‘Chúng ta có quyền yêu cầu nhà nước phải làm đúng’

24/03/2017 Đoan Trang (Luật Khoa) - Trái ngược với suy nghĩ ban đầu của bà Hà, đã nhiều người từ chối bà. Có những ý kiến như “chẳng hiểu vụ này thuê luật sư để làm gì, đây là án chính trị, án bỏ túi, án chỉ đạo”.

Tuy nhiên, cuối cùng bà vẫn tìm được luật sư.

“Việc đầu tiên tôi đề ra là phải có luật sư từ ngành công an mà ra, tức là có học qua Học viện Cảnh sát hoặc Học viện An ninh, hoặc đã đi làm công an rồi mới làm luật sư. Họ cùng với các luật sư khác phối hợp thì mới làm được vụ này”, bà Hà nói.

(Thật tiếc, suy tính của bà Hà – một cựu sĩ quan an ninh – càng đúng bao nhiêu thì càng chứng tỏ nền tư pháp Việt Nam chịu sự khống chế của công an nặng nề bấy nhiêu.) [đọc tiếp]

Vụ án Ba Sàm – Kỳ 1: Cuộc chạm trán của những người bạn cũ

23/03/2017 Đoan Trang (Luật Khoa) - Đây là một trong rất ít lần bà Minh Hà dành thời gian nhiều đến thế cho một tờ báo. Không phải vì bà sống khép kín hay có điều gì khiến bà không thích báo chí, mà chỉ là do bà Hà vốn khá thận trọng.

Bà cũng thận trọng cả trong chuyện tìm người để tâm sự và nhờ cậy giúp đỡ, đến mức nhiều người có thể nghĩ rằng bà khó gần. Ít ai tiếp xúc gần với bà đủ để được bà chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức của một phụ nữ có thân nhân đi tù vì “tội chính trị”, và càng không đủ để hiểu được những khó khăn của người ở trong hoàn cảnh ấy. [đọc tiếp]

  

Những giáo hội không theo Nhà nước nói bị bách hại

23.03.2017 Hòa Ái (RFA) - Ngày Đức Huỳnh Phú Sổ, người khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo tại Việt Nam, “vắng mặt” vẫn luôn được các tín đồ theo đạo giáo này tổ chức kỷ niệm hàng năm. Tuy nhiên, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, không theo phái Nhà nước lập nên, cho biết vào ngày lễ Đức Thầy vắng mặt 25 tháng 2 âm lịch mỗi năm, chính quyền huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang luôn thông báo hạn chế số người đến địa phương tham dự lễ. Riêng dịp lễ lần thứ 70, nhằm ngày 22 tháng 3 dương lịch năm 2017, chính quyền địa phương ra lệnh miệng cấm không cho tổ chức và ông Hà Văn Duy Hồ, Hội trưởng tỉnh An Giang kiêm Trưởng Ban Tổ chức cuộc lễ, không được ra khỏi nhà trong những ngày này.

Một số trị sự viên làm lễ kỷ niệm tại tư gia đã bị chính quyền vào đến tận trong sân để giựt các băng-rôn được treo trong lúc cúng bái. [đọc tiếp]

Thêm người bị bắt vì tuyên truyền chống nhà nước VN

22/03/2017 (BBC) - Bộ Công an vừa bắt hai người để điều tra về tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 bộ Luật Hình sự, website Bộ Công an đưa tin hôm thứ Tư ngày 22/3.

Bùi Hiếu Võ, sinh năm 1962, sống ở quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh bị bắt hôm 17/3.

Mới nhất, ông Phan Kim Khánh, sinh năm 1993, sống ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, bị Công an thành phố Thái Nguyên bắt hôm 21/3. Ông Khánh bị cáo buộc đã lập và quản trị một số trang blog, Facebook và YouTube với nhiều nội dung "bịa đặt, xuyên tạc nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam". [đọc tiếp]

Huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An tùy tiện ra văn bản vi phạm quyền tự do tôn giáo

21/03/2017 (Nhà thờ Thái Hà) - Thái Hà – Ngày 17.03 vừa qua, UBND huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã ra một Văn bản cho rằng: “trên địa bàn huyện có một số giáo xứ đã tổ chúc cho bà con giáo dân đi làm lễ ngoài phạm vi giáo xứ, giáo họ mà không đảng ký với UBND huyện về nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, quy mô, thành phần tham dự cuộc lễ” .

Trong văn bản, UBND huyện Quỳnh Lưu yêu cầu: “không tổ chức giáng đạo, truyền đạo, hành lễ ngoài giáo xứ, giáo họ phụ trách khi chưa được sự chấp thuận cùa UBND huyện “

Xét thấy đây là một Văn bản vi phạm đến quyền tự do tôn giáo, quyền tự do đi lại của người dân. Đâu là lý do UBND huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã ra một văn bản cho thấy cách hành xử tùy tiện, coi thường pháp luật như vậy. [đọc tiếp]

'Gây áp lực' ngưng quảng cáo trên YouTube, Facebook

19/03/2017 (VOA) - Việt Nam hôm 16/3 hối thúc các doanh nghiệp trong nước ngưng quảng cáo trên YouTube và Facebook cũng như các trang mạng xã hội khác cho tới khi các thông tin “xấu, độc” chống chính quyền Hà Nội bị ngăn chặn.

Trang web của Bộ Thông tin và Truyền thông đưa tin, trong cuộc họp với Bộ trưởng của Bộ này, ông Trương Minh Tuấn, một số nhãn hàng lớn của Việt Nam như Vinamilk hay Vinhomes hay các công ty quốc tế có chi nhánh ở Việt Nam như Ford đã "cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam về kinh doanh và quảng cáo đồng thời khẳng định tạm dừng tất cả quảng cáo trên YouTube”.

Theo Reuters, Việt Nam tháng trước đã “bắt đầu gây áp lực cho các công ty quảng cáo trong nước yêu cầu công ty Google, vốn sở hữu YouTube, phải gỡ các video của các nhà bất đồng chính kiến hoạt động ở hải ngoại đăng trên trang này”. [đọc tiếp]

Hình công an tra tấn phụ nữ gây căm phẫn trên mạng xã hội

09/03/2017 (Người Việt) - VIỆT NAM (NV) – Hai tấm ảnh ghi nhận chuyện “công an nhân dân” Việt Nam tra tấn nghi can được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và làm nhiều người căm phẫn.

Tấm thứ nhất được một người ẩn danh đưa lên Facebook vào ngày 9 Tháng Ba. Ảnh cho thấy một phụ nữ bị còng một tay vào cửa sổ và một “công an nhân dân” vừa lấy tay ấn đầu cô xuống, vừa dùng chân đạp vào gáy cô.

Trong khi người sử dụng Internet tại Việt Nam chưa hết bàng hoàng thì sáng ngày 10 Tháng Ba, người ẩn danh đưa lên Facebook tấm ảnh thứ hai cho thấy “công an nhân dân” trong tấm ảnh trước vừa dùng tay bóp gáy người phụ nữ, vừa dùng đầu gối đè cô xuống sâu và mạnh hơn, bất kể tay cô vẫn bị còng dính vào cửa sổ và bả vai bị xoay theo hướng ngược lại. [đọc tiếp]

Mỹ công bố phúc trình nhân quyền Việt Nam 2016

08/03/2017 (BBC) - Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố báo cáo về tình hình thực thi nhân quyền ở các nước trong năm 2016.

Phúc trình có một phần riêng nói về Việt Nam, trong đó một số từ được nhắc tới thuộc loại nhiều nhất là 'tùy tiện' và 'bắt giữ, tạm giam'.

Bản báo cáo dài đăng trên website đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam hôm 06/03 có nhiều hạng mục khác nhau như tôn trọng nhân phẩm, bảo đảm quyền tự do, tình trạng nhà tù và về các vụ bắt bớ, quyền tự do dân sự, tham nhũng và công khai tài sản.

Báo cáo cũng nhắc tới các hình phạt, cách đối xử dã man, vô nhân đạo, hạ thấp con người: [đọc tiếp]

Các Báo cáo viên Đặc biệt Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lên án Việt Cộng biệt giam Mẹ Nấm

08/03/2017 (Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ) - Ngày 8 Tháng Ba hàng năm là Ngày Phụ Nữ Thế Giới. Năm nay, vào dịp Khóa họp thứ 34 của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève, giới truyền thông báo chí, các tổ chức Nhân quyền Phi chính phủ và các phái bộ ngoại giao quốc tế đã nhận được một Thông Cáo của Cao Ủy Nhân Quyền Quyền Liên Hiệp Quốc mang tựa đề CÁC CHUYÊN GIA - BÁO CÁO VIÊN ĐẶC BIỆT NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC LÊN ÁN VIỆT NAM * BIỆT GIAM MẸ NẤM.

Thông cáo nhắc lại tiểu sử, thân thế của bà Mẹ Nấm, mẹ của cháu Bảo Nguyên (11 tuổi) và cháu Nhật Minh (5 tuổi). Thông cáo nhắc lại cuộc dấn thân của Mẹ Nấm cho chính nghĩa từ năm 2006. Nhắc lại đại thảm nạn Formosa - Cá Chết Tháng Tư năm 2016. Cá chết không kịp nhỏ lệ, phơi xác dài theo những bãi biển bất hạnh ở phía bắc miền Trung. Chúng ta có chung một niềm Đau - Mùa Tang khó Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tỉnh. Việt cộng độc tài, tham ô, chư hầu của Trung cộng, cấu kết, làm giàu với Tư bản ngoại quốc bất lương. Hậu quả đất nước nhiểm độc sẽ kéo dài qua nhiều thế hệ trẻ thơ Việt Nam. Còn đâu biển nước sạch, khí trời trong lành, cho sức khỏe, cho ngư dân và người lao động. Làm sao con người lương thiện, hiếu hòa, chân thực, có thể sống sót được dưới chế độ cộng sản phi nhân.

Thông cáo nhắc lại các thủ đoạn cấm đoán, cô lập, bôi lọ, vu khống, làm nhục, hành hung tàn bạo và hăm dọa trấn áp, giam cầm độc đoán và ngăn cách tình mẫu tử đối với Mẹ Nấm. Không phải tự nhiên mà vào đúng Ngày Phụ Nữ Thế Giới, các Chuyên gia – Báo Cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền đã đồng thanh Vinh Danh bà Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – một người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu đã dũng cảm và kiên trì tranh đấu, không sợ hãi trước bạo lực ngụy quyền, suốt nhiều năm qua, để bảo vệ môi trường và nhân quyền tại quê hương của bà.

Mở đầu Thông cáo, các Chuyên gia – Báo Cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền đã thúc giục nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải trả tự do tức khắc cho bà Mẹ Nấm bị biệt giam từ Tháng Mười năm 2016. Bản văn còn tố cáo: cho đến hôm nay, bà Mẹ Nấm không được tiếp xúc với luật sư độc lập sẽ bào chữa cho bị cáo và cũng không được gia đình, thân nhân thăm viếng, chăm sóc.

Các Chuyên gia Quốc tế Độc lập ký tên dưới Thông Cáo gồm có :

- Ông John H. Knox, Báo Cáo Viên Đặc Biệt Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền và Môi Trường,

- Ông Maina Kiai, Báo Cáo Viên Đặc Biệt Liên Hiệp Quốc về Quyền Tự Do Hội Họp Ôn Hòa,

- Ông David Kaye, Báo Cáo Viên Đặc Biệt Liên Hiệp Quốc về Quyền Tự Do Phát Biểu và Diễn Đạt Quan Điểm,

- Ông Michel Forst, Báo Cáo Viên Đặc Biệt Liên Hiệp Quốc về Tình Trạng các Nhà Bảo Vệ và Bênh Vực Nhân Quyền, và

- Ông Baskut Tuncak, Báo Cáo Viên Đặc Biệt Liên Hiệp Quốc về vấn đề Quản trị và Giải Quyết các Hóa chất và Phế thải độc hại.

Theo tin của bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, thân mẫu Mẹ Nấm, công an CS (VKS ND Khánh Hòa) đã ra lệnh gia hạn tạm giam Mẹ Nấm kể từ ngày 7 Tháng Hai đến 7 Tháng Năm 2017. Gia đình chưa nhận được thông báo chính thức nào của công an CS.

8/3 tại Việt Nam: thừa ‘tôn vinh’, thiếu ‘tranh đấu

08/03/2017 Khánh An (VOA) - Đa số phụ nữ Việt Nam khi được hỏi “Ngày 8/3 là ngày gì?” đều trả lời đó là ngày phụ nữ được “tôn vinh”, được tặng quà, hiếm ai đề cập đến từ “tranh đấu”. Một nhà vận động cho xã hội dân sự tại Việt Nam nói với VOA cụm từ “quyền của phụ nữ” cũng chỉ mới được nhắc đến gần đây.

Cùng với nhịp phát triển của xã hội, ngày 8/3 tại Việt Nam ngày càng được tổ chức rầm rộ hơn.

Một nhà vận động cho xã hội dân sự tại Việt Nam, TS. Nguyễn Quang A, nhận xét phụ nữ nói riêng và người dân Việt Nam nói chung gần như chỉ biết đến khía cạnh “tôn vinh” phụ nữ và không biết đến việc phải “đấu tranh” cho quyền lợi phụ nữ, ý nghĩa nguyên thủy của ngày 8/3.

“Rất nhiều chục năm qua người ta nhồi nhét quan điểm ngày này là ngày để tôn vinh phụ nữ, không phải là ngày đấu tranh cho quyền của phụ nữ. Thực sự ở Việt Nam, những ngày 8/3 trong quá khứ, không bao giờ người ta nhắc đến quyền của phụ nữ cả, khi phụ nữ Việt Nam còn bị đối xử khá phân biệt. Có lẽ chỉ vài năm nay, khi có các phong trào xã hội dân sự nổi lên về vấn đề quyền con người, lúc đó người ta mới gắn một chút quyền của phụ nữ vào ngày 8/3”. [đọc tiếp]

8/3: Kêu gọi tự do cho phụ nữ đấu tranh bị giam cầm

07/03/2017 (VOA) - Nhân Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3, 20 tổ chức xã hội dân sự, tổ chức đấu tranh cùng với 50 khuôn mặt quen thuộc của các phụ nữ hoạt động đã ký vào bản lên tiếng hướng về các phụ nữ đấu tranh trong tù. Theo thông báo của bản lên tiếng, các tổ chức cũng sẽ có một số hoạt động để vinh danh các phụ nữ kiên cường, như hội thảo trong và ngoài nước về vai trò phụ nữ trong công cuộc đấu tranh, và nhiều nhà hoạt động sẽ mang hoa đến trại tù và gia đình.

50 phụ nữ hoạt động cho nhân quyền và 20 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam ngày 3/3 ra tuyên bố ủng hộ các nữ tù nhân lương tâm Việt Nam.

Bản lên tiếng ngày 3/3 viết: “Tại Việt Nam, ngày Phụ nữ Quốc tế càng có một ý nghĩa thật trang trọng và đặc biệt khi có nhiều phụ nữ đang phải chịu tù đày vì những việc làm vô cùng bình thường của mình để đóng góp vào xã hội. Chúng ta không thể kỷ niệm ngày Phụ Nữ Quốc Tế mà không nhớ đến họ.” [đọc tiếp]

Pen America ra thư ngỏ đòi tự do cho blogger Anh Ba Sàm

07/03/2017 (RFA) - Một bức thư ngỏ của Tổ chức PEN America vừa được đưa lên mạng kêu gọi mọi người ký tên để đòi tự do cho blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy.

Bức thư được gửi đến Viện trưởng viện Kiểm Sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cùng Bộ trưởng tư pháp Lê Thăng Long và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân.

Bức thư bày tỏ sự quan ngại về phiên tòa kết tội blogger Nguyễn Hữu Vinh và cô Nguyễn Minh Thúy và đề nghị những người nhận thư kháng cáo lên tòa án tối cao để xóa bản án. [đọc tiếp]

Phúc Trình Nhân Quyền: Việt Nam vẫn tệ

06/03/2017 (VOA) - Bản phúc trình nhân quyền năm 2016 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục ghi nhận Việt Nam là một nhà nước “độc tài cai trị bởi một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam” và “tiếp tục đàn áp nhân quyền” dưới nhiều hình thức.

Phần viết về nhân quyền Việt Nam trong phúc trình năm 2016 dài 33, so với năm 2015 dài 57 trang, cho rằng: “chính quyền giới hạn nghiêm trọng quyền tự do chính trị của người dân, đặc biệt quyền thay đổi chính quyền bằng các cuộc bầu cử tự do và công bằng.”

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Sáu, 3/3, đã công bố báo cáo hàng năm về tình hình nhân quyền toàn thế giới nhưng việc công bố đã bị lu mờ bởi những chỉ trích nói rằng Ngoại trưởng Rex Tillerson đã không dành nhiều sự chú ý và không tổ chức rầm rộ như truyền thống. [đọc tiếp]

Quốc tế kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các phụ nữ hoạt động nhân quyền

06/03/2017 Việt Hà (RFA) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch và Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã lên tiếng phản đối những hành xử của chính quyền Việt Nam đối với những nhà hoạt động xã hội đặc biệt là những nhà hoạt động xã hội nữ, coi những hành động bắt bớ và tấn công họ là điều đáng xấu hổ.

Những nhà hoạt động về quyền con người và các vấn đề xã hội nữ ở Việt Nam đang tham gia tích cực vào các phong trào đấu tranh đòi nhân quyền nhưng liên tục phải đối mặt với những sách nhiễu, tấn công và bắt bớ từ chính quyền trong suốt thời gian qua.

Nói với đài Á châu Tự do, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) cho biết: Các nhà hoạt động nữ ở Việt Nam rất dũng cảm. Họ đang phải đối mặt với những đe dọa, hành hung từ lực lượng công an mặc sắc phục và thường phục, bao gồm cả những nhóm côn đồ tấn công họ, đánh đập họ. Những nhà hoạt động nữ dù dũng cảm không kém những đồng nghiệp nam của mình nhưng họ lại dễ bị tổn thương hơn khi đối mặt với những đe dọa truy bức từ chính quyền. [đọc tiếp]

Hội Anh Em Dân Chủ lên tiếng trước việc muc sư Nguyễn Trung Tôn bị bắt cóc, hành hung

03/03/2017 (Dân Luận) - Hội Anh Em Dân Chủ cực lực lên án an ninh, mật vụ CSVN đã cướp của, bắt cóc, đánh đập tàn nhẫn thành viên HAEDC, mục sư Nguyễn Trung Tôn và anh Nguyễn Viết Tứ.

Đêm 27 và sáng ngày 28/02/2017, Ms Tôn và bạn của ông là Anh Nguyễn Văn Tứ đi từ Thanh Hóa đến Quảng Bình để tìm phần mộ người thân liệt sỹ đã hy sinh, mất tích trong chiến tranh, đồng thời thăm một số bà con trong đợt thảm họa lũ lụt miền trung 2016, mà ông đã vài lần đến giúp từ thiện.. Khi xuống xe tại ngã tư thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình thì tức khắc bị đám côn đồ, an ninh, mật vụ CSVN 7-8 người thường phục dùng tuýt sắt tấn công dã man. Sau đó hai ông bị trùm đầu tống lên xe chở đến vứt tại vùng núi xa xôi, hẻo lánh thuộc xóm 13, xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. [đọc tiếp]

Công an bắt giữ hai tiếng nói đối lập

03/03/2017 (RFA) - Hai người công khai lên tiếng vừa bị bắt và khám xét nơi cư trú tại Hà Nội vào ngày 3 tháng 3.

Đó là ông Vũ Quang Thuận, hay còn gọi là Võ Phù Đổng, 51 tuổi gốc Thái Bình và anh Nguyễn Văn Điển, 34 tuổi quê quán Nam Định.

Tin cho biết Cơ quan An ninh - Điều tra, Công an Thành phố Hà Nội thực hiện lệnh khám xét, bắt giữ với cáo buộc ông Vũ Quang Thuận và anh Nguyễn Văn Điển có hành vi làm, phát tán nhiều clip trên mạng Internet mà cơ quan chức năng cho là mang nội dung xấu. [đọc tiếp]

Vũ Quang Thuận bị bắt với cáo buộc "làm clip có nội dung xấu"

03/03/2017 (Dân Luận) - DL - Các tờ báo nhà nước đã chính thức xác nhận ông Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển đã bị bắt vào tối 2/3/2017.

Theo TTXVN, cơ quan an ninh điều tra đã khám xét nhà vá bắt ông Thuận và ông Điền vì hành vì “làm và phát tán nhiều clip có nội dung xấu trên mạng xã hội” nhưng không nói rõ nội dung các clip xấu là gì.

Ông Vũ Quang Thuận là người thường xuyên đăng tải các video clip bình luận, phản biện về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam trên các trang mạng xã hội trong thời gian qua.

Ông Nguyễn Văn Điển từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối Formosa gây nhiễm độc vùng biển miền Trung. [đọc tiếp]

Nguyễn Văn Đài: một trong những việc đầu tiên liên quan đến Việt Nam của Ngoại trưởng Đức mới nhậm chức Sigmar Gabriel

03/03/2017 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Một trong những việc đầu tiên liên quan đến Việt Nam mà Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel, vừa nhậm chức ngày 27/01/2017, được yêu cầu đảm nhận là chuyển danh sách chữ ký của những người ủng hộ việc đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho LS Nhân quyền Nguyễn Văn Đài và phụ tá của ông, bà Lê Thu Hà.

Cùng đứng vận động kêu gọi ký thư là

- bà Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức Marie-Luise Dött,

- Tổ chức Quốc tế Truyền giáo Thiên Chúa Giáo Missio Aachen và

- VETO! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền

Xin mời tham dự ký tên đòi tự do cho LS Nguyễn văn Đài và bà Lê Thu Hà [đọc tiếp và ký thỉnh nguyện thư]

Thỉnh nguyện thư trực tuyến đòi hỏi trả tự do cho luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài

02/03/2017 Dương Thạch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày hôm qua, Tổ chức VETO! Mạng lưới Người bảo vệ Nhân quyền, trụ sở tại Bad Neuheim, đã phát động một chiến dịch chung với bà Marie-Luise Dött thuộc đảng CDU, dân biểu quốc hội liên bang Đức và tổ chức truyền giáo xã hội missio Aachen, công bố Thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài và người cộng sự là bà Lê Thu Hà, cả hai người bị bắt giam từ ngày 15/12/2015 và từ đó đến nay nhà cầm quyền cộng sản không chấp nhận luật sư cho họ.

Luật sư Nguyễn Văn Đài đã đại diện cho các tín hữu Thiên chúa giáo khi họ bị nhà cầm quyềm cộng sản gây khó dễ hay bắt giam và đưa ra tòa với những cáo buộc phi lý. "Rất nhiều người ủng hộ họ trong việc bảo vệ những quyền chính đáng của người dân nhưng bị bắt giam trái luật", ông Vũ Quốc Dụng, giám đốc diều hành tổ chức VETO! nói. [đọc tiếp và ký thỉnh nguyện thư]

Dân biểu Mỹ thúc đẩy nhân quyền Việt Nam

02/03/2017 (RFA) - Sáu dân biểu Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 3 cùng ký vào bức thư gửi cho bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson, thúc giục Mỹ gây sức ép buộc Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền.

Trong bức thư, các dân biểu nêu tên 3 nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng của Việt Nam đang bị cầm tù và quản chế là mục sư Lutheran Nguyễn Công Chính, hòa thượng Thích Quảng Độ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài.

Bức thư cũng nói đến thảm họa ô nhiễm môi trường do công ty Formosa gây nên kể từ tháng tư năm ngoái ở Việt Nam và sự chậm trễ của chính phủ Hà Nội trong ứng phó, giải quyết thảm họa. Trong khi đó nhà nước lại ra tay đàn áp những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Formosa. [đọc tiếp]

Dân Dương Nội tiếp tục biểu tình đòi đất

01/03/2017 (RFA) - Hằng chục người dân Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội cùng cựu chiến binh hôm nay tiến hành biểu tình trước Trụ sở tiếp dân của Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam tại thủ đô.

Anh Trịnh Bá Phương, một trong những người tham gia, cho biết:

“Sáng nay vào khoảng lúc 9 giờ người dân Dương Nội và một số cựu chiến binh tại Lào Cai, tổng cộng khoảng 50 người, đến tại trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng với mục đích tố cáo tội ác của họ đã tước đoạt ruộng đất của người dân; cũng như đánh đập, bắt bỏ tù người dân. [đọc tiếp]

Báo cáo tóm tắt vi phạm nhân quyền 2015-2016

28/02/2017 Nhóm soạn thảo/FVPOC (Bauxite Việt Nam) - Cùng với sự nở rộ mạng lưới internet toàn cầu, các hình thức tiếp cận và không gian bày tỏ các vấn đề của xã hội Việt Nam cũng mở rộng theo. Chính quyền Cộng sản độc tài càng trở nên khó khăn bưng bít các thông tin liên quan đến các bất cập, tham nhũng, nhóm lợi ích… Để duy trì vị trí độc tôn cầm quyền, một mặt Đảng Cộng sản Việt Nam mạnh tay trừng phạt bất kỳ nhà báo, trang báo nào đưa tin bất lợi cho họ, một mặt tấn công vào thành phần tham gia vào mạng truyền thông xã hội Facebook đã đưa dư luận không theo ý đảng, bằng tất cả công cụ, cơ chế có thể có.

Khác với báo cáo nhân quyền năm 2014 (Việt Nam: thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ và Vi phạm Nhân quyền 2014), báo cáo lần này Hội CTNLT tập trung vào mối tương quan giữa chính quyền và người bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền. Con số trong thống kê này không thể hiện đầy đủ, và được thu thập qua các hệ thống truyền thông trong ngoài nước và mạng lưới cộng tác viên. [đọc tiếp]

Gặp gỡ giữa các tổ chức hoạt động xã hội dân sự độc lập với Tiểu ban Nhân quyền của EU

25/02/2017 (Dân Làm Báo) - Nguyễn Chí Tuyến tường thuật - Nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền của EU đã có buổi làm việc với các đại diện các hội nhóm xã hội dân sự độc lập và các cá nhân ở Việt Nam. Tham dự cuộc họp, phía phái đoàn gồm có; Chủ tịch Tiểu ban ông Pier A. Panzeri (Italy), ông Adam Kosa (Hungary), ông Lars Adaktusson (Thụy Điển), bà Soraya Post (Thụy Điển), bà Beatriz Becerra (Tây Ban Nha), ông David Martin (Anh) và Đại sứ EU tại Việt Nam ông Bruno Angelet cùng các thành viên khác của phái đoàn cũng như các nhân viên EU tại Việt Nam.

Đại diện phía Việt Nam tham dự gồm: ông nguyễn Tường Thụy, ông Lê Công Định, ông Vũ Quốc Ngữ, bà Phạm Đoan Trang, ông Nguyễn Chí Tuyến và ông Nguyễn Anh Tuấn. [đọc tiếp]

Tuyên bố chung của XHDS độc lập gửi EU

24/02/2017 (Đoan Trang Blog) - Ngày 23/2/2017, đại diện của 11 tổ chức xã hội dân sự độc lập đã gặp gỡ phái đoàn dân biểu của Nghị viện châu Âu trong chuyến làm việc của Nghị viện để tìm hiểu về tình hình nhân quyền Việt Nam, trước khi có thể phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam. 11 tổ chức, trong đó có Con Đường Việt Nam, Green Trees, Nhật Ký Yêu Nước, Hội Nhà báo Độc lập, NXB Trẻ Hà Nội, đã cùng ra một tuyên bố chung đánh giá về nhân quyền ở Việt Nam trong 5 năm qua. Tuyên bố gồm có 30 điều khoản đánh giá và 4 kiến nghị. Theo đó, mặc dù có đạt một số thành tích về xóa đói giảm nghèo, nhưng Việt Nam vẫn là một chính thể độc đảng, quyền con người bị vi phạm trầm trọng và trên diện rộng, đặc biệt là các quyền tự do ngôn luận, hiệp hội, tụ tập ôn hòa, và tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Bản tuyên bố nêu rõ những biện pháp mà chính quyền dùng để trấn áp tự do ngôn luận và báo chí ở Việt Nam [đọc tiếp]

Ân Xá Quốc Tế: Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền

24/02/2017 Thanh Trúc (RFA) - Amnesty International Ân Xá Quốc Tế vừa công bố phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới, qua đó chỉ trích Việt Nam ngược đã tù nhân lương tâm, sách nhiễu, bắt bớ và tù đày những tiếng nói ôn hòa vì quyền con người.

Sử dụng luật lệ mơ hồ

Tại Việt Nam những người lên tiếng ôn hòa nhằm bênh vực quyền con người hay chỉ trích chính phủ đều là đối tượng bị đối xử bằng những biện pháp phi luật lệ như sách nhiễu, bắt giữ và tù tội.

Việt Nam sử dụng luật lệ mơ hồ về an ninh trong mục đích hình sự hóa và trấn áp quyền tự do phát biểu ý kiến của cá nhân hay các tổ chức xã hội dân sự, việc các nhà hoạt động hay giới i bất đồng chính kiến bị tấn công là chuyện thường xuyên xảy ra. [đọc tiếp]

Phái đoàn Quốc hội Châu Âu đến Việt Nam tìm hiểu về nhân quyền

23/02/2017 (RFA) - Một phái đoàn Quốc hội Châu Âu đến thăm Việt Nam từ 20 đến 24 tháng 2 này, vừa mở cuộc họp báo tại Hà Nội vào lúc 6 giờ chiều nay 23/2/2017 để công bố kết quả chuyến đi.

Phái đoàn Dân biểu Quốc hội Châu Âu thuộc Uỷ ban Nhân quyền viếng thăm Việt Nam lần này do Dân biểu Pier Antonio Panzeri, Trưởng ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu dẫn đầu, củng các Dân biểu Lars Adaktusson và Adam Kosa (Đảng Bình dân Châu Âu);; Soraya Post và David Martin (Liên minh Tiến bộ Xã hội và Dân chủ); và Beatriz Becerra (Liên minh Tự do và Dân chủ Châu Âu).

Mục tiêu chuyến viếng thăm là điều tra tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, trong quá trình phê chuẩn Hiệp ước Tự do Mậu dịch Liên Âu – Việt Nam. [đọc tiếp]

Kể chuyện ở tù

19/02/2017 (RFA) - Tình hình sau hai cánh cửa nhà tù dường như ít được người bên ngoài biết đến; nhất là trại giam ở Việt Nam. Hai cựu tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương và Bùi Thị Minh Hằng vừa mãn án kể lại một số điều mà họ phải trải qua trong tù.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam thường tuyên truyền trại giam là nơi giúp những người sai lầm rèn luyện để trở lại đường ngay, nẻo chính. Tuy nhiên theo lời của những tù nhân chính trị thì đó là nơi mà nhà cầm quyền đày đọa họ nhằm có thể triệt tiêu ý chí đấu tranh. [đọc tiếp]

Giới cầm quyền cộng sản tiếp tục xiết chặt kiểm soát hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo

18/02/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - phỏng vấn Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi - Năm 2016, giới cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục gia tăng đàn áp các hoạt động đòi nhân quyền, đòi tự do tín ngướng tôn giáo bằng cách đưa ra các văn bản luật pháp mới hoặc sửa đổi theo  hướng xiết chặt quản lý. Về biện pháp hành chính hành động khủng bố, đàn áp dưới nhiều hình thức khác nhau khiến dư luận trong và ngoài nước lo ngại và kịch liệt phản đối.

Từ thành phố Huế, Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi đã lên tiếng tố cáo giới bạo quyền công sản tiếp tục tăng cường các biẹn pháp xiết chặt và đàn áp tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành sau đây, mời quí vị cùng nghe

Ân xá Quốc tế lên tiếng tình trạng tù nhân Trần Thị Thúy

17/02/2017 (RFA) - Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 17 tháng 2 lên tiếng báo động về tình trạng sức khỏe của tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy, người đang thi hành án tù 8 năm vì tội âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ luật hình sự.

Thông cáo báo chí của Ân xá Quốc tế cho biết, bà Trần Thị Thúy, một tín đồ Hòa Hảo đồng thời là một nhà hoạt động về đất đai, đang bị một khối u lớn trong tử cung rất đau đớn và khiến bà khó đi lại. [đọc tiếp]

Cuộc trấn áp Song Ngọc bị nêu đích danh trước Quốc hội Úc

16/02/2017 (Hội Anh Em Dân Chủ) - Vào 12 giờ trưa Thứ Năm 16.2.2017, giờ địa phương, Dân Biểu Liên Bang Chris Hayes đã có bài diễn văn trước Quốc Hội Úc tại thủ đô Canberra lên án việc nhà cầm quyền Việt Nam đã có hành động trấn áp giáo dân Song Ngọc trong cuộc biểu tình diễn ra hôm 14.2 vừa qua. Một cuộc biểu tình ôn hoà “do linh mục Công Giáo là Cha Nguyễn Đình Thục dẫn đầu nhằm thực thi quyền pháp lý của họ”, ông nói.

Trong bài phát biểu ông cũng đã lưu ý Quốc Hội Úc về tình trạng bắt người tuỳ tiện liên quan đến các trường hợp như anh Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Văn Oai và chị Trần Thị Nga bị bắt giữ trong những tuần lễ vừa qua.

“Nhà chức trách Việt Nam liên tục nhắm mục tiêu vào những người tranh đấu cho công lý thay vì đáng lý ra họ phải truy tố những kẻ đã gây ra tác hại lâu dài cho môi trường và cộng đồng địa phương. “ Và ông kết luận “Tôi lo sợ rằng những sự việc này và việc bắt giữ tùy tiện là những chỉ dấu cho thấy chính quyền Việt Nam đang trấn áp các quyền [hợp pháp] và sự tự do của người dân họ.” [đọc tiếp]

Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu kêu gọi VN tôn trọng nhân quyền

16/02/2017 (VOA) - Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu, người vừa được Việt Nam phóng thích và hiện đang sống tại Pháp, sẽ phát biểu trước một hội nghị các tổ chức phi chính phủ nhóm họp bên lề hội nghị Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở Geneve, Thụy Sĩ, để kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền.

Một thông cáo báo chí cho biết anh Đặng Xuân Diệu đã được mời thuyết trình tại Hội Nghị Geneve về Nhân Quyền và Dân Chủ diễn ra vào ngày 21/2.

Ông Hillel Neuer, Giám đốc Điều hành tổ chức UN Watch, có trụ sở đặt tại Geneva, cho biết Hội Nghị Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ là “tâm điểm của các nhà đối kháng trên khắp thế giới.” [đọc tiếp]

Ra tù, bà Bùi Hằng nói Việt Nam là ‘cường quốc dân oan’

12/02/2017 (BBC) - Một nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Việt Nam vừa được trả tự do sau ba năm thi hành án tù giam nói với BBC rằng Việt Nam đã trở thành 'một cường quốc dân oan' và bà muốn nhà cầm quyền hãy thay đổi càng sớm càng tốt cách thức ứng xử với giới hoạt động bằng cách 'đối thoại' với họ ngay từ ban đầu.

Trả lời phỏng vấn của BBC một ngày sau khi ra tù, từ Sài Gòn hôm 12/2/2017, bà Bùi Thị Minh Hằng, blogger bị chính quyền kết án năm 2014 vì 'gây mất trật tự công cộng' theo Bộ Luật Hình sự của Việt Nam, nói:

"Trước năm 1975, đất nước này không có nhiều dân oan như bây giờ, nhưng bây giờ 63 tỉnh thành đều trở thành cường quốc dân oan. [đọc tiếp]

Dân biểu Mỹ Lowenthal 'nguyện tranh đấu' vì nhân quyền VN

11/02/2017 (BBC) - Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ, ông Alan Lowenthal vừa trở thành đồng Chủ tịch Nhóm Quốc hội Mỹ về Việt Nam, theo một thông cáo từ chính thức từ Văn phòng của ông, hôm thứ Sáu.

Hôm 10/2/2017, từ Washington DC, văn phòng của vị dân biểu cho hay ông vừa trở thành đồng chủ tịch cùng hai vị đồng chủ tịch khác là Dân biểu Chris Smith và nữ Dân biểu Zoe Lofgren.

"Từ lâu nay tôi đã tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam và đã nhiều lần đòi hỏi chính quyền Việt Nam tôn trọng các quyền tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do ngôn luận và tự do lập hội," Dân Biểu Lowenthal được thông cáo dẫn lời nói. [đọc tiếp]

Ai sẽ nằm trong list chế tài nhân quyền của Mỹ?

08/02/2017 Phạm Chí Dũng (VOA) - Bằng chứng ô nhục

Cho tới nay, rất nhiều nạn nhân của buổi sáng ô nhục 8/5/2016 vẫn nhớ như in vụ công an và “côn đồ công vụ” đã hành hung tập thể đối với họ tàn bạo đến thế nào.

Ngày 8/5 ấy rất xứng đáng trở thành một chứng cứ cực kỳ sống động và quá đủ thuyết phục để Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu của Hoa Kỳ chế tài giới quan chức lãnh đạo Công an TP.HCM. [đọc tiếp]

LM Phan Văn Lợi bị chặn trên đường đi lễ

07/02/2017 (VOA) - Một linh mục ở Việt Nam đã bị những người bị nghi là nhân viên an ninh chặn không cho đi dâng lễ nhà thờ vào dịp đầu năm âm lịch.

Linh mục Phan Văn Lợi đã bị hai người, mà ông nói là nhân viên an ninh tỉnh Thừa Thiên Huế, mặc thường phục chặn đường không cho ông đi dự thánh lễ tại giáo xứ Tây Linh, sáng ngày 2/2, tức ngày mùng 6 Tết.

Linh mục Phan Văn Lợi cho VOA biết hai thanh niên mặc thường phục mà ông tin chắc họ là nhân viên an ninh đã vi phạm quyền tự do đi lại của ông [đọc tiếp]

Bùi Thị Minh Hằng và Đoàn Huy Chương sắp ra tù

07/02/2017 (BBC) - Tại Việt Nam, hai blogger, nhà hoạt động sắp mãn hạn tù những ngày tới: Bùi Thị Minh Hằng (hôm 11/2) và Đoàn Huy Chương (hôm 13/2).

Tháng 8/2014, bà Bùi Thị Minh Hằng, một blogger hay tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc, bị tòa án tỉnh Đồng Tháp kết án ba năm tù giam về tội Gây rối trật tự công cộng, bị truy tố theo Điều 245, Bộ Luật hình sự.

Tháng 10/2010, ông Đoàn Huy Chương, một trong ba thành viên sáng lập Phong trào Lao Động Việt, bị Tòa án tỉnh Trà Vinh tuyên án 7 năm tù giam vì tội Phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân' theo Điều 89 Bộ Luật Hình sự.

Hôm 7/2, trả lời BBC từ Trà Vinh, bà Chiêm Thị Tường Mạnh, vợ ông Chương, nói: "Tôi đang ngóng đến sáng sớm 13/2 sẽ đón chồng tại nhà tù Xuân Lộc, Đồng Nai."

Hôm 7/2, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển nói với BBC: "Tôi và một số người khác sẽ đi đón bà Hằng tại nhà tù Gia Trung, Gia Lai hôm 11/2 tới." [đọc tiếp]

EU, Mỹ lên tiếng việc Việt Nam bắt giới hoạt động

07/02/2017 (VOA) - Việc nhà chức trách Việt Nam bắt giữ một số nhà hoạt động trong nửa cuối tháng 1 đã làm các phái bộ ngoại giao của EU và Mỹ “quan ngại”. Họ đã nhanh chóng lên tiếng vào thời điểm cuối tháng 1, trùng với những ngày nghỉ Tết kéo dài ở Việt Nam, khi báo chí và người dân dường như chú ý nhiều hơn đến các thông tin về Tết.

Trong thông điệp đăng hôm 26/1 trên trang Facebook của Phái đoàn Liên hiệp châu Âu ở Việt Nam, Đại sứ Bruno Angelet kêu gọi rằng “Sự an toàn của những nhà bảo vệ nhân quyền cùng với quyền được thể hiện chính kiến một cách tự do, ôn hòa mà không bị đe dọa hay cản trở cần phải được bảo đảm”. [đọc tiếp]

Vì sao Trần Huỳnh Duy Thức 'không muốn sống lưu vong'?

03/02/2017 (BBC) - Một tù nhân chính trị của Việt Nam bị kết án 16 năm với 7 năm đã thi hành án quyết định 'không đổi lưu vong lấy tự do', gia đình của ông chia sẻ với truyền thông sau chuyến thăm Tết tại nhà tù với tù nhân này hôm mùng Hai tết Đinh Dậu.

"Anh ấy nói với gia đình đừng có nói cái chuyện đi nữa. Anh nói sự thay đổi sẽ rất là nhanh chóng mà không có gì ngăn cản sự thay đổi đâu.

Có ý kiến cho rằng ông Trần Huỳnh Duy Thức là một thương gia có xuất thân 'kỹ trị' và ông cũng có thể lựa chọn một cách khác để sớm được trả tự do nhằm theo đuổi các con đường khác 'có lợi hơn', 'ít lãng phí' thời gian hơn, qua đó, ông có thể phát huy, phục vụ cộng đồng, xã hội tốt hơn là khi 'ở trong tù' như hiện nay.

Bình luận về điều này, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói với BBC hôm thứ Sáu: ... "Việc anh không chấp nhận sự thỏa hiệp với đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam, nó là một thông điệp cực kỳ mạnh mẽ." [đọc tiếp]

Bị bắt giam vì lên tiếng vụ Formosa

03/02/2017 (RFA) - Cơ quan chức năng tại tỉnh Hà Tĩnh hôm nay chính thức đưa giấy thông báo về việc tạm giam anh Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi, người đưa tin về thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa gây nên ở 4 tỉnh miền Trung kể từ tháng tư năm vừa qua.

Chị của anh Nguyễn Văn Hóa cho biết lại tình hình liên quan việc người em bị Công an Hà Tĩnh bắt giữ từ hôm 11 tháng giêng vừa qua đến nay:

Hôm ngày 11 /1 Hóa bị công an bắt mất tích. Chừng một tuần sau gia đình làm đơn gửi đến các cơ quan tỉnh, huyện, phường để nhờ họ đi tìm người giúp. Sau họ bắn giấy về nói Hóa đang bị tạm giữ tại Hà Tĩnh. Khi biết được tin đó người nhà mới ra Hà Tĩnh để xin gặp Hóa nhưng công an không cho gặp. Gia đình chỉ gửi được đồ; sau đó đến nghỉ tết âm lịch nên đến hôm nay là ngày mồng 7 (tết) gia đình mới nhận được giấy tiếp và gia đình đang chờ đợi phía công an báo.” [đọc tiếp]

An ninh ngăn chặn Linh mục Phan Văn Lợi đi dâng lễ

02/02/2017 (RFA) - Linh mục Phan Văn Lợi tại Huế hôm nay bị lực lượng an ninh thường phục chặn không cho đi dâng lễ với một số linh mục khác trong địa phận Huế.

Bản thân linh mục Phan Văn Lợi cho biết ông tiếp tục bị ngăn chặn trở lại sau 5 ngày tết vắng mặt lực lượng an ninh canh quanh nhà ông như lâu nay, nhất là trong hai tháng vừa qua. [đọc tiếp]

Việt Nam trong số 49 nước không có tự do

02/02/2017 (VOA) - Một báo cáo của tổ chức Freedom House xếp Việt Nam vào nhóm 49 nước “không có tự do”. So với các năm trước, mức độ tự do của Việt Nam không có chuyển biến gì.

Freedom House, một tổ chức theo dõi nhân quyền độc lập có trụ sở ở Mỹ, mới công bố báo cáo “Tự do trên thế giới 2017”. Theo báo cáo, có 195 nước được đánh giá, 87 nước được xếp hạng có tự do, 59 nước tự do phần nào và 49 nước không có tự do.

Trên thang điểm 100, Việt Nam được 20 điểm, số điểm càng thấp đồng nghĩa càng ít tự do. Trong hai hạng mục riêng rẽ, Việt Nam ở mức 7/7 về các quyền chính trị và 5/7 về các quyền tự do dân sự. Trên thang điểm này, 7 điểm là ít tự do nhất. [đọc tiếp]

Ông Thức nhất quyết ‘không lưu vong’

31/01/2017 (VOA) - Gia đình của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã tới thăm ông vào buổi sáng ngày 29/1 tức mùng 2 Tết Đinh Dậu, tại một trại giam ở Nghệ An. Em trai của ông Thức là Trần Huỳnh Duy Tân cho VOA biết ông Thức kiên định về lập trường cố hữu, là sẽ không ra nước ngoài tị nạn.

Sáu người gồm cha, 2 chị gái, em trai và vợ con ông Thức đã đến thăm ông tại Trại số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Theo lời kể của ông Tân, trong buổi thăm kéo dài 1 tiếng đồng hồ, gia đình đã nhắc đến việc nhà đấu tranh Đặng Xuân Diệu mới đây đã được ra tù trước hạn rồi đi Pháp ngay lập tức, nhưng ông Thức kiên quyết khẳng định sẽ không làm như vậy. [đọc tiếp]

HRW và CPJ kêu gọi Việt Nam thả những người phê phán chính phủ

27/01/2017 Tú Anh (RFI) - Hai tổ chức quốc tế Theo dõi nhân quyền Human Rights Watch và Ủy ban bảo vệ Nhà báo Commitee to Protect Journalist kêu gọi chính quyền Việt Nam  trả tự do ngay lập tức cho blogger Trần Thị Nga và phóng viên độc lập Nguyễn Văn Oai cũng như một loạt blogger khác bị bắt từ tháng 9/2016, chỉ vì vận động cho các quyền tự do cơ bản nhất được tôn trọng.

Trong thông cáo báo chí đề ngày 27/01/2017 từ New York, tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch HRW tố giác « một đợt bắt giữ mới những người phê phán chính phủ », ba người trong vòng 10 ngày. HRW kêu gọi Hà Nội trả tự do cho nhà họat động nhân quyền Trần Thị Nga, bị bắt ngày 21/01/2017 tuy còn hai đứa con thơ 7 và 4 tuổi, hủy bỏ mọi cáo buộc có động cơ chính trị như "tuyên truyền chống nhà nước".

Cùng ngày, một tổ chức quốc tế khác là Ủy ban Bảo vệ Nhà báo CPJ cũng lưu ý trường hợp hai blogger Trần Thị Nga và Nguyễn Văn Hóa, nói về những hoạt động thông tin của họ và hành động trấn áp của chính quyền. [đọc tiếp]

Mùa xuân của những người mẹ 'tù nhân lương tâm'

27/01/2017 (BBC) - BBC hỏi chuyện một số người mẹ có con ngồi tù vì hoạt động chính trị ở Việt Nam và được các tổ chức nhân quyền quan tâm.

Hôm 27/1, tức 30 Tết, bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ tù nhân Đinh Nguyên Kha đang bị giam với án 6 năm tù tại trại K3 Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nói với BBC: "Gia đình tôi năm nay không ăn Tết."

"Một phần do cả nhà lo bận gói bánh, làm mứt bán lấy tiền giúp những gia đình tù nhân lương tâm."

"Phần khác, tôi buồn vì trường hợp Trần Thị Nga (Thúy Nga) bị bắt ở tỉnh Hà Nam. Nga là người luôn có mặt trong các phiên tòa xử tù nhân lương tâm trong Nam."

"Nguyên Kha có dặn tôi là nếu có đi thăm thì đợi mùng 6 Tết hãy đi, vì nếu thăm trước Tết sẽ bị hạn chế thời gian gặp." [đọc tiếp]

Việt Nam : RSF lên án ba vụ bắt giữ « để phòng ngừa »

26/01/2017 Trọng Nghĩa (RFI) - Tổ chức bảo vệ nhà báo Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), trụ sở tại Pháp ngày 25/01/2017 đã lên tiếng tố cáo các vụ bắt giữ « để phòng ngừa » mà chính quyền Việt Nam vừa tiến hành, nhắm vào ba blogger và nhà báo trong những ngày trước Tết. Phóng Viên Không Biên Giới đã kêu gọi trả tự do tức khắc cho những người bị bắt, và hủy bỏ mọi cáo trạng nhắm vào họ.

Trong một bản thông cáo báo chí, Phóng Viên Không Biên Giới cho biết vụ bắt giữ gần đây nhất là nữ blogger nổi tiếng Trần Thị Nga, bị bắt tại nhà riêng ở tỉnh Hà Nam ngày 21 tháng Giêng. Bà Nga bị cáo buộc là đã đăng bài có nội dung « chống nhà nước » lên mạng, và bị truy tố theo điều 88 của Luật Hình Sự, quy định từ 3 đến 20 năm tù về tội « tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. » [đọc tiếp]

Nhân quyền sát Tết 2017: Vừa thả vừa siết

23/01/2017 Phạm Chí Dũng (VOA) - Quả là “không có gì là không thể”. Chế độ dân chủ mà giới quan chức chính phủ và ngoại giao Hoa Kỳ nhìn thấy được thực hiện cụ thể ở đất nước họ đã hoàn toàn biến dạng tại quốc gia cựu thù. Những gì mà chính quyền Obama đã hy vọng sẽ làm cho giới lãnh đạo Việt Nam thay đổi về não trạng nhân quyền có vẻ chỉ là công cốc. Thậm chí đến nước Mỹ, một chủ nợ của Việt Nam, cũng bị xúc phạm nặng nề.

Tại sao cận tết Nguyên đán năm 2017, nhà cầm quyền Việt Nam lại chịu thả trước thời hạn một tù nhân chính trị đặc biệt như Đặng Xuân Diệu, trong khi trong cả hai năm 2015 và 2016 đã hầu như chẳng chịu thả trước thời hạn tù một tù nhân lương tâm nào [đọc tiếp]

Thêm một người bị bắt giam vì điều 258

23/01/2017 (RFA) - Một người từng thông tin về thảm họa môi trường và những cuộc biểu tình của người dân phản đối nhà máy gây ô nhiễm, anh Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi ở xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bị câu lưu để điều tra với cáo buộc ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ làm hại quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân…’ theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Sáng hôm nay, gia đình của anh Nguyễn Văn Hoá, cho biết chính thức nhận được giấy với nội dung như trên từ công an xã Kỳ Khang. Bà Dương thị Thanh, mẹ của người đang được thông báo bị tạm giữ để điều tra cho biết:

“Sáng hôm nay cô ra xã hỏi về giấy đã nạp cho công an xã, huyện, tỉnh về trường hợp Hóa mất tích. Sau đó công an xã gửi vào một giấy nói tạm giữ.”

Gia đình từ ngày 17 tháng giêng làm đơn gửi cho các cấp chức năng về trường hợp của anh Nguyễn Văn Hóa sau khi thân nhân không thể liên lạc được khi anh đến tham dự một phiên xử tại tòa án thị xã Kỳ Anh hôm ngày 11 tháng 1 vừa qua [đọc tiếp]

Cựu tù nhân Nguyễn Văn Oai bị bắt lại

23/01/2017 (RFA) - Hôm nay 23 tháng Một, gia đình cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai ở Nghệ An nhận được giấy của công an cho biết về việc bắt giữ ông này hôm ngày 19 tháng Một, khi đang đi trên đường ở xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.

Bà Nguyễn Thị Châu, vợ cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai cho biết:

“Nội dung giấy nói bắt bị can để tạm giam về tội chống người thi hành công vụ.”

Một lý do khác mà cơ quan chức năng nêu ra để bắt cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai còn được nói là ông này vi phạm lệnh quản chế; tuy nhiên bà Nguyễn Thị Châu có ý kiến: [đọc tiếp]

Kỹ thuật nghiệp vụ bắt người trong hoạt động bảo vệ chế độ

23/01/2017 Blog Phạm Đoan Trang -  Một kỹ thuật rất quan trọng trong nghiệp vụ trấn áp của an ninh là phải chọn đúng thời điểm ra tay, đảm bảo yếu tố bất ngờ (nôm na gọi là “đánh úp”), và giành thế thượng phong, làm mất tinh thần và trấn áp đối tượng ngay từ đầu.

Từ trước đến nay, đã có một số người “xin” đi tù thay cho hoặc cùng với các tù nhân lương tâm (như Nguyễn Anh Tuấn trong vụ Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vụ Trương Duy Nhất, và mới hôm qua, 21/1/2017, là Hoàng Dũng trước vụ bắt Thúy Nga; sau đó, một loạt nhà hoạt động cũng tuyên bố sẵn sàng đi tù thay Thúy Nga). Họ đều rất dũng cảm, và chính thái độ không sợ hãi của họ là cái mà an ninh cộng sản căm ghét nhất. [đọc tiếp]

Tính chất khủng bố của lực lượng an ninh bảo vệ Đảng

22/01/2017 Blog Phạm Đoan Trang - Tôi tin rằng hiện nay, đa số người dân thường, khi nghe các nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền gọi công an Việt Nam bằng các từ như “an ninh cộng sản”, “mật vụ cộng sản”, “khủng bố”, “côn đồ”, v.v. đều cảm thấy dị ứng, thậm chí khó chịu, mà nguyên nhân chính là vì họ không tin lực lượng chấp pháp của “Đảng và Nhà nước” lại có thể như vậy.

Nhưng sự thực – dù rất cay đắng – lại đúng là như thế: Chúng ta đang là dân của một nhà nước độc tài công an trị, và lực lượng an ninh đóng vai trò vừa là rường cột vừa là công cụ của cái nhà nước ấy; nó vận hành nhờ hai vũ khí chính: lừa đảo và khủng bố. [đọc tiếp]

Bà Trần Thị Nga bị công an tỉnh Hà Nam bắt tạm giam

22/01/2017 (BBC) - Bà Trần Thị Nga bị công an tỉnh Hà Nam bắt tạm giam hôm 21/1 với cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", theo Điều 88 Bộ luật hình sự.

Giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam đã bày tỏ ủng hộ bà Nga trên trang Facebook sau vụ bắt giữ.

Theo thông tin trên mạng, bà Trần Thị Nga là một trong các nhà hoạt động thường xuyên tham gia biểu tình chống Trung Quốc, tuần hành vì môi trường, phản đối công ty Formosa trong thảm họa môi trường miền Trung, trợ giúp dân oan khiếu kiện. [đọc tiếp]

Một phụ nữ hoạt động cho nhân quyền và dân oan bị bắt giam

21/01/2017 (RFA) - Công an Việt Nam vừa bắt giam một phụ nữ hoạt động nhân quyền, với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, theo Điều 88 bộ luật hình sự.

Bà Trần Thị Nga, được biết nhiều qua cái tên Thúy Nga, một khuôn mặt quen thuộc của giới đấu tranh vì dân chủ nhân quyền cho Việt Nam bị công an bắt vào tối hôm nay tại nhà riêng của bà tại Phủ Lý, Hà Nam.

Trước đó vài giờ bà Nga bị cô lập không cho ra khỏi nhà để đi mua sắm tết, bà kêu cứu trên mạng xã hội và nhiều người đã ghi nhận lời kêu cứu này. [đọc tiếp]

Việt Nam: Hãy chấm dứt đàn áp các bloggers và nhà hoạt động

19/01/2017 Đỗ Hồng (Danlambao) lược dịch - Trong bản phúc trình thế giới năm 2017, hôm 12/1, tổ chức Human Right Watch cho biết nhà cầm quyền Việt Nam đã tiến hành việc đàn áp rộng rãi các quyền tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến, lập hội, và tôn giáo trong năm 2016. Các bloggers và những nhà hoạt động nhân quyền không ngừng bị công an hăm doạ và sách nhiễu, đã phải chịu biệt giam, và cầm tù vì sử dụng những quyền căn bản của họ. [đọc tiếp]

Đặng Xuân Diệu lần đầu tiên trả lời phỏng vấn khi đặt chân đến Pháp

13/01/2017 Tường An (RFA) - Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu đã đáp chuyến bay VN 011 xuống phi trường Charles de Gaulle của thủ đô Paris lúc 7:10 sáng thứ Sáu 13/1/2017, sau khi được “tạm đình chỉ thi hành án” trong nhà tù Việt Nam để đến định cư tại Pháp.

Ngay sau khi được đón tiếp và đưa về đến nơi ở mới, Đặng Xuận Diệu đã dành cho Đài Á Châu Tự Do một cuộc phỏng vấn đặc biệt.  Đây là lần đầu tiên anh trả lời phỏng vấn báo chí kể từ khi được ra khỏi nhà tù Việt Nam. [đọc tiếp]

Tù nhân Đặng Xuân Diệu được trả tự do và đưa sang Pháp

13/01/2017 (RFA) - Các tổ chức quốc tế, đặc biệt phái đoàn ngoại giao của các quốc gia trong khối Liên Âu, có áp lực hiệu quả đối với chính quyền Việt Nam giúp cho tù nhân chính trị Đặng Xuân Diệu được trả tự do; nhưng bị đưa sang Pháp trong ngày hôm nay 13 tháng 1. Đảng Việt Tân, trụ sở chính tại Hoa Kỳ, ra thông cáo cho biết như vừa nêu.

Tù nhân chính trị Đặng Xuân Diệu, sinh năm 1979, là một trong nhóm hơn chục thanh niên Công giáo và Tin Lành bị bắt vào năm 2011. [đọc tiếp]

Nhân quyền VN, Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu và sự ‘nổi dậy’ của Vietnam Caucus

02/01/2017 Phạm Chí Dũng (VOA) - Sau một thời gian dài do dự vì điều được cho là thái độ mềm mỏng hơi thái quá của chính quyền Obama đối với vấn đề nhân quyền quốc tế, ngày 8/12/2016, Quốc hội Mỹ đã chính thức thông qua một dự luật nhân quyền - Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) - nhắm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền và những giới chức tham nhũng trên toàn cầu. Dự luật này - do hai Thượng nghị sĩ John McCain và Ben Cardin giới thiệu tại Thượng viện - được thông qua chưa tới một tuần sau khi một dự luật tương tự do hai Dân biểu Chris Smith và Jim McGovern đệ trình tại Hạ viện được chuẩn thuận với tỷ lệ áp đảo đến 2/3.

Vào đúng dịp lễ Giáng sinh năm 2016, hai dự luật trừng trị các cá nhân vi phạm nhân quyền trên thế giới đã được Tổng thống Obama đặt bút ký ban hành. [đọc tiếp]