Chính trị - Dân chủ (2014/5)

Tiếng Việt‎ >  Chính trị - Dân chủ >

 

Chính trị - Dân chủ (2014/5)

* Chính trị - Dân chủ: các trang sau & trước

Điếu Cày: Hãy xếp lại quá khứ, xếp sự khác biệt, để cùng đấu tranh

31/10/2014 Ngọc Lan (Người Việt) - GARDEN GROVE, California (NV) – Sự xuất hiện lần đầu tiên này của Blogger Điếu Cày trước công chúng Orange County ở miền Nam California do đài truyền hình SBTN và Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do phối hợp tổ chức thật sự thu hút sự theo dõi của những người có mặt bởi những vấn đề, câu hỏi được đặt ra cùng cách trả lời thẳng thắn, thông minh và không kém phần tinh tế, nhiều cảm xúc của Điếu Cày.

“Trước đây anh là bộ đội và ngay tại đây lại có nhiều người từng là sĩ quan VNCH. Nếu cần phải nói với họ điều gì thì anh sẽ nói gì?” Một khán giả từ Washington đặt vấn đề.

Đi qua một cuộc chiến tôi đã thấy nhiều điều đau khổ trên quê hương đất nước này. Tôi từng thấy một bà mẹ Việt Nam từng đặt lên bàn thờ di ảnh của hai con mình ở hai chiến tuyến khác nhau. Mất mát nhất thuộc về người Mẹ Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Duy có nói 'Bên nào thắng thì nhân dân đều bại.' Còn chúng ta vì lý do này hay lý do kia từng đứng ở hai đầu chiến tuyến và tôi cũng muốn nói đến các vị cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam cũng như vậy thôi. Bây giờ là lúc chúng ta hàn gắn dân tộc Việt Nam. Bây giờ cũng là lúc bắt tay vào hợp tác và phát triển với bạn bè trên cộng đồng quốc tế. Vì vậy chúng ta hãy xếp lại quá khứ, xếp lại sự khác biệt để cùng đấu tranh vì một mục đích vì tương lai của dân tộc. Còn những chính quyền đã đem lại sự đau khổ cho người dân thì giờ mọi người cũng đã nhận rõ và bây giờ chúng ta đấu tranh vì một tương lai Việt Nam đoàn kết, hòa hợp và phát triển.” [đọc tiếp]

Hội Luận Truyền Thông với Blogger Điếu Cày

Bán đất bán nước bán cả đường đi

30/10/2014 (Bauxite Việt Nam) - Phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập cần sự hợp tác đầu tư với nước ngoài là đương nhiên. Hơn thế nữa, cần phải sử dụng công nghệ, học hỏi kỹ năng quản lý, và tận dụng vốn của nước ngoài để thu được lợi ích nhiều nhất, nhưng phía mình lại bị tổn thất ít nhất. Đó là bài toán tối ưu cửa miệng. Ai cũng nói được nhưng không phải ai cũng làm được.

Nhìn lại thực tế những gì mà chúng ta đã làm từ khi bắt đầu chính sách mở cửa trong suốt hai mươi năm qua, thì rút ra được một số kết luận cay đắng sau đây.

Bán đất

Những vùng đất đai có phong cảnh đẹp hay đắc địa đều được bán cho người nước ngoài đầu tư, thời hạn thông thường là năm mươi năm. Nếu họ mang tiền đến phát triển sản xuất thì còn khả dĩ, nhưng phần lớn đó là các dự án dịch vụ, địa ốc. Nghĩa là họ lấy đất xây nhà để bán cho chính người Việt Nam, và tổ chức các dịch vụ để thu tiền của chính người Việt Nam. Tiếc thay, các dự án bán đất kiểu này, có thể mang lại sự phát triển bề mặt, nhưng không mang lại giàu có bền vững đích thực làm cho đất nước hùng cường.

Bán tài nguyên... Bán nước... Không chỉ bán đất bán nước chúng ta đang bán cả đường đi [đọc tiếp]

Một bước nhỏ nhưng là một bước tiến quan trọng

30/10/2014 Thục Quyên (Bauxite Việt Nam) - Tin Điếu Cày được trả tự do và bị trục xuất khỏi Việt Nam đáng lý không được phép là hai mặt dĩ nhiên của một chiếc mề đay, nhưng kinh nghiệm với nhà nước Cộng sản Việt Nam cho thấy nó đã thành một hiện tượng quen thuộc: tù nhân lương tâm chỉ được thả ra để chết như nhà giáo Đinh đăng Định, như Huỳnh Anh Trí, hoặc may mắn hơn để sống sót nhưng phải rời bỏ quê hương như Cù Huy Hà Vũ, như Điếu Cày.

Con đường còn dài,  nhưng sự có mặt của Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày tại hải ngoại là những bước tiến cụ thể cho thấy con đường dân tộc Việt chọn lựa là đúng. Những người BẠN được chọn lựa là Mỹ, là Âu Châu, là Asean, nơi tiếng nói của người dân được tôn trọng. Không ai chọn Trung Cộng, chọn Nga, chọn Bắc Hàn. Con đường tranh đấu cho Nhân quyền, Dân chủ đang trưởng thành. Chỉ cần mọi người kiên trì vững bước. [đọc tiếp]

Điếu Cày, hẹn gặp anh ba năm nữa!

28/10/2014 Tiến sĩ Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn (BBC) - Nửa ngày sau chuyến lưu vong cưỡng bức đột ngột của Điếu Cày, tôi ghé thăm chị Tân vợ anh. Mắt còn thâm quầng bởi cả đêm trước mất ngủ, chị buồn buồn nói với tôi: “Ông Cù Huy Hà Vũ đi thì dù gì còn có người nhà bên cạnh, còn ông Hải thậm chí không được gọi điện về nhà”.

Cả đêm, con gái chị ngồi bó gối khóc rưng rức bởi không được nhìn thấy mặt bố. ...

Điều kỳ lạ là tuy chưa một lần nói chuyện, tôi đã có với Điếu Cày một kỷ niệm không quên. Buồng giam 2C1, trại giam PA92 số 4 Phan Đăng Lưu của Công an TP. HCM năm 2012.

Khi tôi bị đẩy vào buồng giam này, nghe nói Điếu Cày đã bị chuyển sang trại giam Chí Hòa ba ngày trước đó. Thật ngẫu nhiên, những bạn giam cùng buồng người Malaysia và Hàn Quốc lại bố trí cho tôi nằm trên bục ximăng ngay chỗ trú thân của Điếu Cày trong suốt một năm tám tháng trước. Đôi dép nhựa mòn vẹt của Điếu Cày cũng được bàn giao cho tôi sử dụng. [đọc tiếp]

Trung Quốc cảnh báo Việt Nam và Ấn Độ về thỏa thuận dầu khí

28/10/2014 (VOA) - Bắc Kinh hôm nay lên tiếng cảnh báo Việt Nam và Ấn Độ không nên gây tổn hại tới chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông, trong khi Hà Nội và New Delhi ký kết các thỏa thuận thăm dò dầu khí.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm nay tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa và vùng nước lân cận”.

Trước đó, chính phủ Việt Nam mới ra một thông cáo, cho biết nhiều thỏa thuận đã được ký kết trong chuyến thăm kéo dài hai ngày của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Ấn Độ, trong đó có thỏa thuận khung hơp tác và biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ (ONGC Videsh) và Tổng Công ty dầu khí Việt Nam PetroVietnam. [đọc tiếp]

Thủ tướng Ấn hứa giúp Việt Nam hiện đại hóa quân sự

28/10/2014 Trọng Nghĩa (RFI) - Đến Ấn Độ từ hôm qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã được đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Pranab Mukherjee nghênh tiếp tại thủ đô New Delhi hôm nay, 28/10/2014. Ngay sau lễ đón tiếp, hai vị Thủ tướng đã hội đàm với nhau, và phía Ấn Độ đã nhấn mạnh cam kết giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng của mình.

Phát biểu nhân cuộc họp báo chung sau cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Việt Nam, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cam kết giúp Việt Nam hiện đại hóa lực lượng quốc phòng và an ninh, trong đó có việc mở rộng các chương trình đào tạo quân sự vốn đã rất đáng kể, tăng gia các cuộc tập trận chung và tăng cường hợp tác trong lãnh vực thiết bị quốc phòng.

Theo Thủ tướng Modi : « Hợp tác quốc phòng với Việt Nam là một trong những công cuộc hợp tác quan trọng nhất của Ấn Độ ». [đọc tiếp]

Tan hỏa mù

27/10/2014 Bùi Tín (VOA / Blog Bùi Tín) - Ít lâu nay, trong giới bình luận thời sự trong và ngoài nước đã có không ít người lạc quan cho rằng trong lãnh đạo đảng CS có một sự phân hóa, bên cạnh xu hướng thân Tàu, dựa vào Tàu, đã có một bộ phận muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và phương Tây.

Có thể khẳng định chưa có một mảy may dấu hiệu nào là lãnh đạo VN tỉnh ngộ, nhận ra sai lầm kinh khủng của Thỏa thuận Thành Đô, công khai nhận sai lầm với toàn dân, toàn quân đội, phủ định những hớ hênh đã cam kết, trả hẳn lại cho phía TQ “4 tốt” và “16 chữ vàng” do chính phía TQ cố tình chà đạp, để khẳng định quyền thay đổi đường lối đối ngọai, quyền ‘ xoay trục’ của mình.

Vậy những chuyện tạo nên ảo vọng, hồi hộp, phán đoán lạc quan vừa qua là gì? Là động tác chiến thuật, là thuộc chiến tranh tâm lý, là thủ đọan thâm hiểm, là tạo nên màn khói giả tạo, thiện chí giả tạo. Bởi vì cả 16 người trong Bộ Chính trị hiện vẫn là một đồng một cốt, tuy có thể có những mâu thuẫn kèn cựa cá nhân, nhưng đều thuộc về phái thân Tàu, coi Tàu là chỗ dựa toàn diện, chỗ dựa chiến lược lâu dài. [đọc tiếp]

Blogger Điếu Cày: Tôi sẽ kiện Việt Nam ra tòa quốc tế

27/10/2014 (VOA) - Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10:

VOA: Chính quyền Việt Nam nói gì trước khi thả ông không?

Blogger Điếu Cày: Trước đó, Bộ Công an Việt Nam có vào, tham mưu của Bộ Công an Việt Nam có vào, có nói với tôi, đề nghị tôi viết đơn, xin nhập cảnh vào Hoa Kỳ để học tập về báo chí. Họ cũng yêu cầu tôi viết một cái đơn xin tha tù trước thời hạn. Thế nhưng tôi có một nguyên tắc bất di dịch là không nhận tội để được ra tù cho nên là tôi không viết. [đọc tiếp]

Blogger Điếu Cày: Nhà tù Cà Mau như ‘trại súc vật’

27/10/2014 Nam Phương & Thiện Giao (Người Việt) - Sáu ngày sau khi được đưa thẳng từ nhà tù ở Nghệ An lên máy bay sang thẳng Hoa Kỳ và đặt chân xuống phi trường Los Angeles, ngày 27 tháng 10, blogger Điếu Cày dành cho Người Việt cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ chỗ ở tạm của ông.

Người Việt: Anh từng qua nhiều nhà tù khác nhau ở Việt Nam. Nơi nào cai tù độc ác nhất với tù nhân? Cách khác, nhà tù Việt Nam có tôn trọng khía cạnh con người của người bị giam cầm không?

Điếu Cày: Tôi đã đi qua 11 nhà tù của Việt Nam, từ Cà Mau ra tới Nghệ An. Trại nào cũng ác. Nhưng trại giam Cái Tàu, Cà Mau, thì đúng là Trại Súc Vật. Năm 2009, nghị định 113 quy định chỗ nằm mỗi người là 2 mét vuông, nhưng thực tế mỗi người khi chia gạch thì chỉ được rộng bằng (nghe không rõ). Cứ 2 người một cái mùng nhỏ, hai đầu có lỗ thủng để xuyên cái võng qua, kẻ nằm trên, người nằm dưới. Các lối đi trong phòng giam cũng kín người nằm, dù người ta đi lại ướt nhẹp và hôi thối. Nước tắm rất ít và yếu. [đọc tiếp]

Blogger Điếu Cày tuyên bố tiếp tục đấu tranh cho tự do dân chủ tại VN

27/10/2014 Nam Nguyên (RFA) - Một tuần sau khi tới Los Angeles, Tiểu bang California Hoa Kỳ, tù nhân lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã dành cho Đài ACTD cuộc phỏng vấn đặc biệt. Xin nhắc lại ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được Chính quyền Hà Nội phóng thích hôm 20/10/2014 vừa qua và bị đưa thẳng ra phi trường buộc rời khỏi Việt Nam.

Blogger Điếu Cày: Hôm nay, được anh phỏng vấn thì tôi cũng nhờ anh chuyển đến đồng bào hải ngoại đã ra sân bay đón tôi là tôi rất xúc động, rất cảm động với tình cảm chân thành của bà con đối với tôi. Đó là niềm hạnh phúc của tôi. Còn cái việc bây giờ bà con có cái nhìn khác đối với những người trong nước ra bên ngoài đấu tranh như thế này thì một phần chúng ta cũng phải thấy rằng đó là do truyền thông. Trước đây, khi truyền thông bất cân xứng thì sự thông hiểu lẫn nhau giữa bên trong và bên ngoài có sự khác biệt. Thế nhưng khi truyền thông đã được thông thương nhiều chiều và đã có sự cân bằng thì sự thông hiểu giữa bên trong và bên ngoài đến với nhau dễ hơn, cảm thông với nhau nhiều hơn. Từ đó, làm cho thái độ thay đôỉ chân thành khác hơn. Chúng ta đều là người Việt Nam cả, đều máu đỏ da vàng. Tất cả những điều chúng ta làm, nếu vì lợi ích chung của dân tộc, của tổ quốc thì chúng ta không ai đi ngược lại những lợi ích, những quyền lợi của tổ quốc, của dân tộc. Chúng ta tin rằng chúng ta làm đúng và chúng ta không phải lo lắng về cái điều đó. [đọc tiếp]

Điếu Cày: 'Tôi phải chỉ rõ ra những khuyết tật của xã hội Việt Nam'

27/10/2014 Trà Mi (VOA) - Lần đầu tiên lên tiếng với truyền thông hải ngoại kể từ khi đặt chân tới Mỹ, blogger Việt Nam nổi tiếng quốc tế đã dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ cuộc trao đổi xoay quanh thời gian tranh đấu, tù đày tại Việt Nam và kế hoạch trong quảng đời lưu vong sắp tới của ông tại Mỹ.

Blogger Điếu Cày: Những nhóm trong xã hội một khi tước đi nguyện vọng cất lên tiếng nói của các nhóm khác thì nhóm đó trở thành nguy hiểm và không xứng đáng tồn tại trong xã hội. Góp sức của tôi là phải trình bày cho cộng đồng quốc tế biết rõ những vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Chỉ những người như chúng tôi mới biết được sự thật chính sách của họ sau các bản án. Tôi đã có 6 năm rưỡi trong tù qua 11 nhà giam từ mũi Cà Mau ra tới Nghệ An, tôi đã nhìn đầy đủ-chi tiết các vấn đề ghê tởm trong các nhà tù Việt Nam. Ngoài ra, trong xã hội Việt Nam, pháp quyền chưa được tôn trọng. Cộng đồng quốc tế phải chỉ đích danh, chỉ đúng chỗ để họ sửa đổi pháp luật bảo vệ đủ các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Cụ thể ở đây, tôi muốn mọi người chú ý đến luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Mọi khuyết tật xuất phát từ chỗ đó. Nó cho những người hành pháp tự ban hành pháp luật và tự thi hành. Chính những văn bản dưới luật, trái luật lại được thi hành đã làm cho Quốc hội và luật pháp Việt Nam trở thành bù nhìn. Tôi phải chỉ rõ ra những khuyết tật của xã hội đó. [đọc tiếp]

Điếu Cày: Ra nước ngoài không phải là đóng lại cánh cửa đấu tranh

 

Phủ Thủ hiến tiểu bang Baden-Württemberg trả lời Diễn Đàn Việt Nam 21 về cuộc viếng thăm Stuttgart của phái đoàn Nguyễn Tấn Dũng

02/11/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngay sau khi được biết Nguyễn Tấn Dũng dắt phái đoàn đến Đức tại hai nơi Stuttgart và Berlin, Diễn Đàn Việt Nam 21 đã có thư gửi đến chính giới Đức. Tại tiểu bang Baden-Württemberg là nơi phái đoàn Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ thủ hiến tiểu bang và giới doanh nghiệp Đức, Phủ thủ hiến tiểu bang đã trả lời Diễn Đàn Việt Nam 21 trong văn thư ngày 30/10/2014: "...  Vì mức độ khẩn thiết và đặc biệt quan trọng nên các quyền tự do hội họp, tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do Internet và các quyền công dân phải được thảo luận qua các cuộc đối thoại xây dựng nhà nước pháp quyền trong chương trình đối tác chiến lược" ...

Sau đây là toàn văn thư trả lời của Phủ thủ hiến BW  [đọc tiếp] - [deutsch]

Thư Phủ Tổng Thống Đức trả lời Diễn Đàn Việt Nam 21 về cuộc tiếp kiến Nguyễn Tấn Dũng

25/10/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - ... Tổng Thống Liên Bang Gauck đã hội kiến với thủ tướng Việt Nam vào ngày 15/10/2014. Hai bên nhất trí vì quyền lợi chung xây dựng tốt đẹp những quan hệ song phương và hoan nghênh các cuộc đàm luận cởi mở được thực hiện nhân chuyến thăm của Thủ Tướng tại Bá Linh. Tổng Thống Gauck đã nhắc đến tiến trình cải cách chính trị. Ở đây những vấn đề về nhà nước pháp quyền, nhân quyền kể cả số phận các tù nhân cũng được đề cập đến.

Vì nội dung cuộc hội đàm giữ kín, tôi rất tiếc không thể thông báo thêm chi tiết cho ông được. Tuy nhiên tôi muốn nhân cơ hôi này xin cám ơn sự dấn thân của ông và xin cam đoan với ông là chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy cuộc thảo luận này với giới lãnh đạo Việt Nam. [đọc tiếp] - [deutsch] - [english]

* Nhân quyền  

Việt Nam: Tình trạng tử vong và chấn thương khi bị công an giam giữ phổ biến ở Việt Nam

16/09/2014 (HRW) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận định qua bản phúc trình được công bố hôm nay rằng tình trạng công an bạo hành những người bị câu lưu, giam giữ, thậm chí trong một số trường hợp gây tử vong, xảy ra trên khắp các vùng miền ở Việt Nam. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố rằng chính quyền Việt Nam cần hành động ngay lập tức để chấm dứt những cái chết mờ ám trong thời gian bị giam giữ và tình trạng công an dùng nhục hình với những người bị giam, giữ.

Bản phúc trình dài 23 trang, với tiêu đề “Công bất an: Những vụ tử vong khi bị tạm giam, giữ và vấn nạn công an bạo hành ở Việt Nam,”  ...

* Xã hội dân sự  

XHDS ở Việt Nam: Đang nổi lên nhưng cần... gần dân hơn

01/08/2014 Đoan Trang (phamdoantrang.com) - Một trong những câu nói ưa thích của rất nhiều người trong cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản, là: Đừng sợ những gì cộng sản làm, hãy làm những gì cộng sản sợ.

Phát biểu này được nhiều người coi như tư duy chiến lược, và tôi nghĩ nó cũng đúng ở một mức độ nào đó. Nhưng nếu có thể, tôi muốn sửa một chút câu chữ để nó trở thành:

Hãy làm những gì cộng sản không làm hoặc không làm được! ...

*Văn hóa - Xã hội  

Ước mong Từ điển nguồn gốc tiếng Việt sẽ được phổ biến sâu rộng

22/07/2014 Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn tác giả Nguyễn Hy Vọng (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tiếng Việt hiện nay là cái linh hồn chung cho 90 triệu người Việt ở Việt Nam và gần ba triệu người Việt ở các nước ngoài...

Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng (ảnh trên), tác giả cuốn Từ điển nguồn gốc tiếng Việt" đã giới thiệu đôi nét về cuốn từ điển này qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thanh, ...

27/10/2014 (Dân Làm Báo) - Một trong những tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất Việt Nam, blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đã bị nhà cầm quyền CSVN cưỡng bức và trục xuất ra khỏi Việt Nam hồi tuần qua. Ngày 21/10/2014, người sáng lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do đã được hàng trăm người Việt tị nạn cộng sản chào đón như một người hùng ngay khi vừa đặt chân đến Hoa Kỳ. Sau ít ngày nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe và lo một số vấn đề cá nhân, anh Điếu Cày đã dành cho Danlambao một cuộc phỏng vấn để hồi tưởng chặng đường đã qua và chia sẻ mục tiêu đấu tranh trong thời gian sắp tới. [đọc tiếp]

Ai đã xây dựng hình tượng blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải?

26/10/2014 VietTuSaiGon (RFA Blog/Blog VietTuSaiGon) - Ai? Có lẽ câu trả lời mạnh mẽ và chắc chắn nhất là chế độ Cộng sản xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Hay nói cách khác, không có Cộng sản, sẽ không có một Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, không có chế độ Cộng sản, cũng không có nốt Nguyễn Văn Đài, Lê Thăng Long, Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên hay Bùi Chát, Lý Đợi... Nói vậy nghe có vô lý?!

Có một điều rất đặc biệt là trong cái chế độ độc tài này, nhà đấu tranh dân chủ bị hành hạ, bị làm nhục bao nhiêu thì ngược lại, danh dự của họ càng cao quí bấy nhiêu trong cái nhìn của thế giới tiến bộ. Và đây cũng là vấn đề khốn nạn nhất cho nhà cầm quyền Cộng sản, bởi họ không còn lý lẽ gì đủ để thuyết phục cho những nhà đấu tranh dân chủ từ bỏ lý tường của mình, họ chỉ còn một phương pháp duy nhất là dùng đòn thù, đòn ác để các nhà đấu tranh chịu kham khổ không nổi, phải đau đớn mà từ bỏ con đường đã chọn. [đọc tiếp]

Nhà báo Anh: Bằng chứng đường 9 đoạn của TQ là vô căn cứ

25/10/2014 Hoài Vũ (RFA) - Nhà báo Anh Bill Hayton, một trong những chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, khẳng định bằng chứng lịch sử về đường chín đoạn của Trung Quốc về chủ quyền tại vùng biển này là vô căn cứ. Ông đưa ra phát biểu trên trong buổi giới thiệu cuốn sách mới về Biển Đông có tên: The South China Sea: The struggle for power in Asia tại đại học Georgetown ở Washington DC, Mỹ, hôm 23/10.

Để hoàn thành cuốn sách về Biển Đông, Bill Hayton đã mất hơn hai năm rưỡi đào sâu các tài liệu lịch sử. Theo ông, người đầu tiên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là một người Anh, khi đó là để khai thác phân chim. Ngoài Trung Quốc, các nước như Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Philippines cũng tuyên bố một phần chủ quyền ở Biển Đông, tuy nhiên không nước nào đi xa như Trung Quốc trong việc khẳng định quyền sở hữu khu vực thậm chí chồng lấn lên hải phận của nước khác theo luật quốc tế. [đọc tiếp]

Giới lập pháp Mỹ yêu cầu rút hoặc hoãn việc dỡ bỏ cấm vận võ khí cho VN

24/10/2014 Trà Mi (VOA) - Một nhóm Thượng nghị sĩ Mỹ vừa gửi thư cho Tổng thống Barack Obama yêu cầu rút hoặc hoãn việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam vì thành tích nhân quyền tồi tệ của Hà Nội.

Thư đề ngày 23/10 của 4 Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio, John Cornyn, John Boozman, và David Vitter khẩn thiết kêu gọi chính quyền của ông Obama cân nhắc và bảo đảm rằng việc Mỹ nới lỏng một phần lệnh cấm vận phải gắn liền với các tiến bộ cụ thể về nhân quyền và cải tổ chính trị ở Việt Nam. [đọc tiếp]

Lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì lại sang Việt Nam

24/10/2014 Đức Tâm (RFI) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay, 24/10/2014, cho biết, Ủy viên Quốc vụ, đặc trách ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ công du Việt Nam thứ Hai, 27/10/2014. Theo Bắc Kinh, ông Dương Khiết Trì sẽ có các cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh.

Hai bên tập trung thảo luận về « quan hệ song phương » trong khuôn khổ cuộc họp lần thứ 7 Ủy ban định hướng hợp tác Trung – Việt. Đây là lần thứ hai, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc sang Việt Nam trong vòng 5 tháng qua. Lần gần đây nhất, ông Dương Khiết Trì tới Hà Nội là vào giữa tháng Sáu, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước căng thẳng do vụ Trung Quốc vào đầu tháng Năm, đã đơn phương hạ đặt giàn khoan dầu trong vùng biển mà Việt Nam khẳng định thuộc chủ quyền của mình. [đọc tiếp]

Vụ Điếu Cày: Việt Nam dùng tù nhân làm con bài mặc cả với Mỹ?

23/10/2014 (VOA) - Việc Hà Nội phóng thích một cách âm thầm một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi bật nhất ở Việt Nam hôm 21/10 rồi trục xuất ngay sang Mỹ đã khiến giới quan sát đặt câu hỏi là phải chăng Việt Nam vẫn tiếp tục xu hướng dùng công dân của mình để làm lá bài mặc cả với phương Tây, nhất là Mỹ.

Blogger Điếu Cày (tức Nguyễn Văn Hải) được thả chỉ ít lâu sau khi Washington dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Hà Nội.

Việt Nam cũng đang gấp rút muốn hoàn tất việc thương thảo Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương với các đối tác, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Giáo sư Jonathan London hiện đang giảng dạy tại Đại học Thành thị Hồng Kong nhận định với VOA Việt Ngữ về lý do Việt Nam trả tự do cho ông Hải. [đọc tiếp]

Tự do trong lưu đày

23/10/2014 Cánh Cò, viết từ Việt Nam (RFA Blog) - Điếu Cày, không biết là người thứ mấy triệu trên trái đất này tiếp tục con đường có cái tên rất đẹp: Tự do trong lưu đày.

Điếu Cày chắc chắn không phải là một cậu bé. Anh sinh năm 1952 năm nay đã ngoài 60, cái tuổi mà ở Việt Nam anh đã về hưu, đuổi gà nếu nghèo, du lịch nếu trung lưu và hưởng thụ, ăn chơi nếu giàu có.

Ở lứa tuổi 62 anh bị đẩy vào cuộc đời lưu vong vào tối hôm nay 21 tháng 10 năm 2014. Anh bị chính quê hương của anh từ chối, đẩy anh lên máy bay và buộc anh sống cuộc đời anh không hề muốn bởi anh gắn bó và chấp nhận quê hương như một chốn lưu đày vì anh biết chỉ ở đó anh mới có thể nói lên tiếng nói của một người Việt Nam, hơn thế, một người Việt có chứng minh nhân dân và có luôn quân tịch của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Anh là bộ đội, và là bộ đội chiến đấu trên nhiều chiến trường và chiến trường cuối cùng của anh là nhà giam Thanh Hóa, nơi anh thi hành bản án được gọi là trốn thuế sau đó "biến tấu" thành tuyên truyền chống chính quyền cách mạng. [đọc tiếp]

Đòi quyền ư? Đòi cái gì?

22/10/2014 Đoan Trang (Blog Đoan Trang) -  Ngày 21/10/2014, người tù lương tâm nổi tiếng – blogger Điếu Cày – được chính quyền Việt Nam “đày” sang Mỹ.

Sự kiện này đã, đang, và sẽ được nhiều blogger, giới đấu tranh dân chủ trong nước và nước ngoài coi là một tin tốt lành. Điếu Cày, với những hy sinh của ông suốt gần 10 năm qua, sẽ được đồng bào ở hải ngoại đón tiếp hân hoan và nhiệt thành. Nhưng xen lẫn trong niềm vui, cũng có cả những chua xót.

Chính quyền luôn “thắng lớn”

Nỗi chua xót thứ nhất là, việc trả tự do cho Điếu Cày mà thực chất là trục xuất sang Mỹ “cho rảnh nợ”, chỉ một lần nữa cho thấy chính quyền Việt Nam sử dụng công dân mình, nhất là những người bất đồng chính kiến, như con bài để mặc cả, đổi chác như thế nào. Và điều đáng nói là giới đấu tranh dân chủ cả trong và ngoài nước đều đi đúng vào hướng mà chính quyền mong muốn: Tất cả đều sa vào những cuộc đấu tranh đòi “free Nguyễn Tiến Trung”, “free Lê Quốc Quân”, “free Điếu Cày”, v.v. tóm lại vận động trả tự do cho tù nhân lương tâm, mà xao lãng những vấn đề khác – những vấn đề thực sự là mấu chốt của cải cách chính trị, mà chính quyền luôn tìm cách lờ đi.

Đó là sửa đổi Hiến pháp, cải cách tư pháp để đảm bảo sự độc lập của tư pháp. Là sửa đổi Bộ luật Hình sự, sửa Luật Báo chí, Luật Đất đai, v.v. Là hủy bỏ tất cả những điều luật và quy định “xiết chặt quản lý” thay vì bảo vệ quyền tự do của người dân – như hàng loạt điều khoản vi phạm nhân quyền trong Bộ luật Hình sự và những nghị định, thông tư đầy rẫy vô lý, vi hiến…  [đọc tiếp]

Việt Nam: từ chính sách “3 có” đến “3 không” !

21/10/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong thời gian qua tình hình biển Đông có vẻ lắng đọng, tuy nhiên nếu theo dõi tin tức thì chúng ta sẽ thấy Trung Quốc hàng ngày, hàng giờ vẫn gia tăng tiềm lực quân sự, xây dựng các căn cứ quân sự tại Hoàng Sa và Trường Sa, với mưu đồ độc chiếm biển Đông, từ đó làm bàn đạp, chỗ dựa để làm bá chủ khu vực và châu Á.

Trước sự kiện này nhiều quốc gia trong khu vực đã liên kết lại với nhau nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Bắc Kinh.

Còn chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam thì sao ? Họ đã có những hành động cụ thể nào để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ người dân ?

Từ Hà Nội Luật sư Nguyễn Văn Đài đã có chia sẻ quan điểm với phóng viên Trần Quang Thành, mời quý vị theo dõi sau đây

Những mối quan tâm day dứt về chính sách đối với Trung Hoa – chuyện ô nhiễm công nghiệp

21/10/2014 Ari Nakano (The Asahi Shimbun), Phạm Toàn dịch (Bauxite Việt Nam) - Nhiều lần tôi được nghe các nhà trí thức Việt Nam, những người không hài lòng với hệ thống cai trị của đảng CSVN nói rằng "Hệ thống chính trị của nước này sẽ thay đổi trong vòng vài bốn năm".

Không biết được chính xác mấy năm thì sẽ có thay đổi, nhưng một số chuyên gia trong số những người đòi hỏi ban hành các quyền công dân – như bầu cử tự do đa đảng, tự do ngôn luận và tự do tụ hội, vân vân – những người này phác họa tương lai gần của Việt Nam trong hình ảnh hệ thống đảng cộng sản bị thủ tiêu. Điều có thể thấy chắc chắn là dần dần từng tí một các công dân Việt Nam ngày càng hành động nhiều thêm và thu được nhiều kết quả trong việc dân chủ hóa đời sống chính trị – mặc dù những thành tựu dân chủ hóa này không bạo liệt như những thay đổi ở Đông Âu hồi cuối những năm 1980. [đọc tiếp] - [english]

Đối lập hay không đối lập?

20/10/2014 Nguyễn Thị Từ Huy (RFA Blog/nguyenthituhuy's blog) - Các nhà nghiên cứu sử học khi xem xét trường hợp Liên Xô và khối cộng sản Đông Âu đã có nhận xét rằng các chế độ cộng sản rất giỏi tạo ra các đối lập cuội (fausse opposition), tức là các tổ chức hoặc các đảng phái không phải cộng sản nhưng hoàn toàn nằm trong sự điều khiển của đảng cộng sản, hoặc do đảng cộng sản lập ra, điều này nhằm tạo ra một tình trạng dân chủ giả.

Điều đáng buồn là những người nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam có thể nhìn một số hoạt động dân chủ hiện tại ở Việt Nam như là những đối lập cuội. Tôi đã suy nghĩ về vấn đề này và cố tìm cách lý giải tại sao họ lại có thể nhìn nhận như vậy.

Và tôi đụng phải cái thực tế này: chính quyền biến các đối lập thật thành các đối lập cuội bằng cách không trừng phạt những người có các đòi hỏi mang tính chất đối lập nhưng lại vô hiệu hóa các đòi hỏi của họ (dĩ nhiên những người bị trừng phạt do các hoạt động đối lập không nằm trong trường hợp này), do đó mà tạo nên tình trạng : ai đòi cứ đòi, ai làm cứ làm, không cần nghe, không cần đếm xỉa. Để cho đòi thoải mái, để cho phản đối thoải mái, nhưng những đòi hỏi đó hoàn toàn bị phớt lờ, bị vứt vào sọt rác.

Ở đây phải nói rõ rằng, tôi không nghi ngờ mong muốn dân chủ hóa của những người đang cố gắng cho phong trào dân chủ. Đó là một mong muốn thực sự, ít nhất đó là điều mà cá nhân tôi nhìn thấy. Nhưng mong muốn của họ bị vô hiệu hóa, và vì thế họ bị đẩy vào tình thế đối lập mà thành ra không đối lập. Nếu để tình trạng này kéo dài, nếu để mình bị biến thành đối lập cuội, thì vô hình chung (ngoài ý muốn) những người làm dân chủ có thể góp phần củng cố sự dối trá của chính quyền. [đọc tiếp]

Các nhà dân chủ đứng giữa đêm pháo hoa và chiếc bình đầy chuột

20/10/2014 Kính Hòa (RFA) - Trong bài Mối quan tâm của thế hệ, blogger Viết từ Sài gòn viết rằng: Không thể nói gì hơn là xấu hổ, quá sức xấu hổ khi phần đông tuổi trẻ Việt Nam chẳng biết gì về sự tiến bộ của thế giới cũng như họ chưa bao giờ hiểu được thế nào là giá trị của sự tiến bộ và giá trị của một thế hệ tôn trọng dân chủ, một thế hệ có dân chủ. Những thứ họ quan tâm là miếng ăn, bữa nhậu, thú vui nó mắt và khám phá giới tính, tìm những ảo giác…

Trong không khí ồn ào náo nhiệt đó, blogger Nguyễn Lân Thắng, một tay săn ảnh đã không thể “chung vui” cùng hàng trăm ngàn bạn trẻ Hà nội, anh trích lời Karl Marx, ông tổ tinh thần của những người cầm quyền tại Hà Nội và Bắc Kinh Chỉ có loài cầm thú mới quay lưng lại với nỗi khốn cùng của đồng loại để chỉ biết lo chăm sóc cho bộ lông của chúng. [đọc tiếp]

Việt Nam-Vatican cam kết khôi phục bang giao

20/10/2014 Trà Mi (VOA) - Việt Nam và Vatican cam kết khôi phục quan hệ ngoại giao sau cuộc hội kiến giữa lãnh đạo đôi bên tại Rome cuối tuần qua.

Hãng tin AFP dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đức Giáo hoàng Phanxicô hôm 18/10 bày tỏ mong muốn củng cố mối quan hệ giữa Tòa Thánh với Việt Nam trong cuộc gặp được Vatican đánh giá là ‘bước quan trọng’ của tiến trình đó. [đọc tiếp]

VN, TQ ‘nối lại dần’ quan hệ quân sự

20/10/2014 (BBC) -  Việt Nam và Trung Quốc đồng ý nối lại quan hệ quân sự và kiểm soát tốt hơn tranh chấp trên Biển Đông trong dấu hiệu cho thấy căng thẳng giữa hai quốc gia này đang hạ nhiệt.

Tân Hoa Xã tường thuật rằng trong cuộc gặp giữa ông Phùng Quang Thanh với người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn hôm thứ Sáu ngày 17/10, hai bên đồng ý ‘nối lại dần dần’ quan hệ quân sự.

Hai vị bộ trưởng cho rằng quân đội hai nước cần ‘đóng vai trò tích cực trong việc giải quyết thỏa đáng các tranh chấp trên biển và bảo đảm môi trường hòa bình ổn định’, cũng theo Tân Hoa Xã. [đọc tiếp]

Để dân không còn phải 'quan tài diễu phố'

19/10/2014 (BBC) -  Chính quyền cần kiểm điểm lại cách thức làm việc và thi hành công vụ, cũng như tiếp đón dân và giải quyết oan sai để tránh tiếp diễn các bức xúc của dân như các vụ 'quan tài diễu phố' vẫn xảy ra trong thời gian gần đây, theo một nhà quan sát từ trong nước.

Việc các cấp thừa hành công vụ mắc sai phạm trong quá trình làm việc có thể xảy ra, nhưng sai tới đâu, nếu có, cần được điều tra, xử lý tới đó và không 'lẩn tránh đối thoại', trao đổi thậm chí 'xin lỗi' dân có thể là các cách làm ổn hơn là dùng sức mạnh và 'đóng cửa' hay 'lẩn tránh' đối thoại, vẫn theo ý kiến này. [đọc tiếp]

Thư gửi Đoan Trang (P.2): Có nên “bài cộng sản”?

18/10/2014 Lê Trân Ký (VNTB) - Một căn bệnh đang tồn tại trong cộng đồng dân chủ hiện nay là căn bệnh đào thải cộng sản triệt để. Tất cả những gì liên quan đến cộng sản đều phải được bài trừ. Từ ngôi sao năm cánh cho đến những bài viết có hơi hướng nhìn nhận các thành tựu của cộng sản, cho đến những người cộng sản đã, đang tham gia đấu tranh dân chủ.

Rõ ràng, tâm thế dân chủ kiểu “nhìn đâu cũng thấy vi trùng” ở người cộng sản, sự dị ứng đến mức cực đoan lá cờ màu đỏ đã không cho thấy lợi ích nào cho sự phát triển dân chủ, mà ngược lại, nó đang cản trở một cách gay gắt. Nếu khiến cho phong trào dân chủ không thể mạnh mẽ lôi cuốn được những người “không có cảm tình với chính quyền” vào hàng ngũ, trong khi đó, lại đẩy những người cộng sản đang tham gia phong trào đấu tranh (thực sự) hiện nay rơi vào tình trạng đứng giữa hai luồng đạn.

Trong khi đó, người được lợi là ai?

Chính quyền! Vì họ đã gieo mối nghi ngờ, và khiến cho những cá nhân dân chủ đối đầu nhau. Vì họ lợi dụng sự nôn nóng, vội vàng nhưng thiếu suy nghĩ trong việc chống lại Đảng cộng sản.

Cụ Phan Bội Châu trong Việt Nam quốc sử khảo cũng đã chỉ ra rằng: Hay nghi kỵ lẫn nhau, không làm nên việc gì cả, đó là điều rất ngu thứ nhất. [đọc tiếp]

Thư gửi Đoan Trang (P.1): Đừng vội trách tuổi trẻ

17/10/2014 Lê Trân Ký (VNTB) - Tới thời điểm này (10/2014), thế giới vẫn dang hướng về những con người trẻ tuổi thông qua Joshua Wong (Hồng Kông) và Malala Yousafzai (Pakistan). Đó là những con người dám dấn thân đòi hỏi các quyền phổ quát của nhân loại cho chính đất nước của họ.

Còn lớp trẻ Việt Nam thì sao? Hầu hết “các nhà đấu tranh dân chủ” có xu hướng dè bỉu vì “đám trẻ” mải trong cái cuồng quay của màu áo xanh Đoàn TNCS, trong những bữa tiệc, sàn nhảy thâu đêm suốt sáng, thích thú với các màn cởi áo trên báo chí… mà không quan tâm đến tình hình chính trị, xã hội nước nhà.

Nhưng nghĩ ngược lại, “phong trào dân chủ” ở Việt Nam đã làm gì để “khai trí” đối với thế hệ học sinh – sinh viên? Có tổ chức hội đoàn nào đã đưa những luận điểm về dân chủ thiết thực đến tầng lớp này? Một tầng lớp vốn bị chi phối có hệ thống thông qua sự tuyên truyền dày đặc của nhà nước (từ cấp mẫu giáo cho đến đại học, từ trong nhà với VTV1 cho đến khi ra đường với những chiếc loa truyền thanh), và những lời khuyên “thừa mứa”, dẫn sự thờ ơ, thụ động, nghe lời, và một nỗi sợ thể chế vô hình ngự trị. [đọc tiếp]

Diệt Chuột, đập Bình hay đập Bình phong?

Cuộc trò chuyện của nhà báo Trần Quang Thành với Tiến sĩ Hà Sĩ Phu

17/10/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong cuộc đấu tranh diệt trừ tham nhũng, những người cầm đầu Đảng Cộng sản Việt Nam thường mang Hồ Chí Minh ra làm bình phong. Mấy chục năm nay tham nhũng tràn lan. Từ cán bộ xã, phường đến trung ương không loại trừ mười mấy ông bà đang nắm quyền lực cao nhất nước, nếu được đặt tay ký duyệt là có thể tham nhũng. Bình phong Hồ Chí Minh lại được đưa ra làm lá chắn che đỡ cho lọ là vua tham nhũng và bày chuột trong lọ là đám tham quan, ô lại từ xã, phường dến trung ương...

Nhà báo Trần Quang Thành đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Hà Sĩ Phu qua chủ đề "Diệt chuột, đập bình hay đập bình phong?" [đọc tiếp & video phỏng vấn và bài Hiến kế diệt Chuột: Đập “bình” phải đập cái bình… phong! của Hà Sĩ Phu]

Từ Nguyễn Văn Trỗi đến Nguyễn Văn Bé, kỹ thuật tuyên truyền “người thật chuyện giả” dưới chế độ CS

16/10/2014 Trần Trung Đạo (FB Trần Trung Đạo) - Trong xã hội CS, vô số “anh hùng” được dàn dựng, khác nhau về bố cục, tình tiết nhưng đều tuân theo một nguyên tắc: người thật chuyện giả. Một vài ví dụ điễn hình là Hướng Lôi Phong, Huang Jiguang, Wang Jinxi, Shi Chuanxiang của Trung Cộng, Pavlik Morozov, Alexey Stakhanov của Liên Xô và vô số người thật chuyện giả ở Việt Nam. Cái chết của Nguyễn Văn Trỗi là một ví dụ quen thuộc của kỹ thuật tuyên truyền “người thật chuyện giả”.

Một ví dụ khác về kỹ thuật tuyên truyền “người thật chuyện giả” là “anh hùng Nguyễn Văn Bé”. “Anh hùng” này đã làm cả hệ thống tuyên truyền của đảng hố to và có lẽ  “liệt sĩ Nguyễn Văn Bé” là trường hợp duy nhất sau 1975 đảng gián tiếp thừa nhận chỉ  là sản phẩm tuyên truyền. [đọc tiếp]

Chủ tịch quốc hội Đức Lammert: Việt Nam cũng phải tiếp tục phát triển dân chủ

15/10/2014 (Deutscher Bundestag) Bản dịch của DĐVN21 - Chủ tịch quốc hội Đức Norbert Lammert đã bày tỏ sự chờ đợi của ông là Việt Nam không những chỉ phát triển về kinh tế, mà còn cần phải phát triển cả cơ cấu dân chủ và nhà nước pháp trị nữa. Ngỏ lời với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ông Lammert nhấn mạnh vai trò của Việt Nam là một đối tác chính trị và kinh tế nổi bật của Đức ở Á Châu. Đặc biệt là cho lần kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới thì điều này liên hệ đến những chờ đợi Việt Nam phải cởi mở chính trị hơn nữa.

Ngoài nhiều đề tài khác, chủ tịch quốc hội còn đề cập đến việc Hiến pháp mới của Việt Nam đã không đạt được như sự chờ đợi của các đối tác phương Tây. Chúng tôi sẽ đánh giá cao nếu trên đường tiến tới dân chủ hơn và nhà nước pháp trị hơn Việt Nam cũng có tham vọng tương tự như trong việc xây dựng cơ cấu kinh tế thị trường. Cuối cùng thì những quy luật pháp trị đứng đắn đóng vai trò quyết định cho sự phát triển các điều kiện giúp ổn định kinh tế.

Chúng tôi mong muốn tòa nhà Quốc hội mới ở thủ đô Việt Nam Hà Nội, đã được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Đức, không chỉ là tòa nhà mới mà còn là địa điểm của một trật tự dân chủ mới. Trong năm kỷ niệm 2014/2015 Lammert lưu ý đến những kinh nghiệm lịch sử ở Đức. Đồng thời chủ tịch quốc hội nhắc lại Đức là nước đầu tiên trong Liên minh Âu Châu phê chuẩn hiệp định tự do thương mại của Liên minh Âu Châu và Việt Nam. Ông sẽ sang Việt Nam mùa xuân năm 2015 dự hội nghị thường niên của Liên minh Nghị viện thế giới. - [deutsch]

Biểu tình chống phái đoàn Nguyễn Tấn Dũng đến Stuttgart, Đức

14/10/2014 Dương Thạch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Stuttgart - Giới truyền thông Cộng Hòa Liên Bang Đức loan tin một phái đoàn kinh tế do Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng CSVN, hướng dẫn đến Đức để quảng bá chương trình kêu gọi doanh nhân Đức tới Việt Nam đầu tư. Trạm tuyên truyển đầu tiên được chọn là thành phố Stuttgart thủ phủ của tiểu bang Baden-Württemberg.

Ngày thứ ba, 14/10/2014, ngoài dự liệu, phái đoàn Việt cộng đến Stuttgart chẳng được Việt kiều đón rước niềm nở như thường được tuyên truyền ở Việt Nam mà ngược lại Nguyễn Tấn Dũng cùng phái đoàn đã phải chứng kiến tận mắt tiếng nói phản kháng của đoàn người biểu tình đã đứng từ lúc 14 giờ 30 trước cửa ngân hàng Baden-Württemberg, nơi N.T.Dũng gặp một sồ doanh nhân Đức trong khuôn khổ cuộc „Đối thoại kinh tế Việt Nam- Baden-Württemberg„. Đoàn biều tình đã dương cao quốc kỳ, hát quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, song song hô to nhiều khẩu hiệu Việt và Đức ngữ „ Đả đảo chế độ cộng sản tham nhũng“ , Tự do, nhân quyền cho Việt Nam“, „Thả ngay các tù nhân chính trị“.

Vì đồi đầu với tập đoàn lãnh đạo cộng sản là người Việt, nên đồng hương tham dự biểu tình đã phát biểu cũng như nhiều lần hô khẩu hiệu bẳng Việt ngữ để N.T.Dũng và phái đoàn biết rõ thái độ của người Việt hải ngoại vô cùng chán ghét chế độ độc tài tham nhũng ở Việt Nam. N.T. Dũng đã rời phòng họp sau khoảng nửa tiếng và phái đoàn Việt cộng cũng cuốn gói ra về sau Dũng.

Cuộc nói chuyện với doanh nhân Đức của N.T.Dũng và phái đoàn, trong đó có Vũ Huy Hoàng Bộ trưởng công thương và Nguyễn Chí Dũng thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kết thúc ngắn ngủi sau không đầy 2 tiếng. Ban tổ chức đã có nhận xét về sự kiện này là đoàn biểu tình, các thông tin và thư gửi Tổng Thống Liên Bang , Thủ Tướng Liên Bang và Thủ Hiến Tiều Bang của ban tổ chức đã có ảnh hưởng làm không khí đối thoại Việt Nam-Baden-Württemberg không thể kéo dài như chương trình dự trù. Tiến Sĩ Dương Hồng Ân đại diện Diễn Đàn Việt Nam 21 đã nhấn mạnh trong bản tuyên bố báo chí cuộc biểu tình dưới tiêu đề „ Nhân quyền phải đặt trước quyền lợi kinh tế“ nhằm mục đích:

-Thông tin hiện trạng kinh tế chính trị dưới chế độc tài-độc đảng ở CHXHCN Việt nam: Kinh tế lệ thuộc Trung Cộng, nợ công chồng chất,tham ô, lãng phí tràn lan, bất công xã hội gia tăng, môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng.

- Khuyến cáo giới doanh nhân Đức: Đầu tư ngoại quốc vào Việt nam chỉ gây lợi nhuận cho thiểu số lãnh đạo và gián tiếp góp phẩn củng cố chế độ độc tài, tham nhũng cũng như đi ngược lại luân lý kinh doanh, bất chấp chính sách phản dân chủ, chà đạp nhân quyền và đàn áp những người khác chính kiến của chế độ cộng sản.

Mặc dù là ngày phải đi làm khó xin nghỉ, khoảng 70 đồng hương tại vùng Stuttgart cũng như một số nơi khác như Frankfurt, Mainz, Munich, Odenwald trong đó có ông Lê Trung Ưng (Hội NVTN tại Odenwald) và ông Võ Hùng Sơn (Hội NVTN tại Frankfurt) không quản ngại đường xa đến tham dự.

10 người đeo bảng có ảnh của các tù nhân lương tâm trước ngực và bịt miệng tượng trưng cho nhân quyền tại VN bị chà đạp. Các tham dự viên đứng trải ra hai bên và một số khác phân phát truyền đơn cùng trò chuyện với khách bộ hành người Đức.

Nhiều khách bộ hành đã tỏ ra hết sức quan tâm đến tình trạng nhân quyền tồi tệ ở VN và hoàn toàn đồng ủng hộ tiêu đề của cuộc biểu tình hôm nay. Sau khi quan sát hình ảnh các tù nhân luơng tâm do 10 người bịt miệng đeo trước ngực, một bà Đức còn góp ý đề nghị làm thêm nhiều bảng hình ảnh tên tuổi các tù nhân luơng tâm ở khổ lớn hơn.

Cuộc biểu tình chấm dứt và giải tán lúc 18 giờ trong trật tự sau khi hai chị tham dự viên bắt tay cám ơn các cảnh sát. Nhiều đồng hường còn nhắc nhở hãy cống hiến thành quả của ngày 14 tháng 10 tại Stuttgart cho các đồng hương tại thủ đô Bá Linh „dàn chào“ phái đoàn N.T.Dũng vào ngày mai 15.10.2014 để âm mưu đánh lừa dư luận Đức của phái doàn Việt Cộng hoàn toàn thất bại. (Dương Thạch tường trình từ Stuttgart).

Nguyễn Tấn Dũng đến Đức, Bỉ, Ý - Đồng bào Việt Nam sẽ có phản ứng và lên tiếng đối với chính quyền, công luận Đức

12/10/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nguyễn Tấn Dũng sẽ cùng một phái đoàn doanh nghiệp đến Đức trong hai ngày 14 và 15 tháng 10 năm 2014. Sự kiện Nguyễn Tấn Dũng đến Đức đã bị giữ kín khá lâu.

Sau đây là chi tiết mà chúng tôi nhận được:

- Ngày thứ ba 14/10/2014, từ 14g45 đến 17g45 Nguyễn Tấn Dũng sẽ gặp gỡ giới doanh nghiệp Đức tiểu bang Baden-Württemberg  tại BW-Bank, Stuttgart trong khuôn khổ "Đối thoại kinh tế". Phái đoàn Nguyễn Tấn Dũng gồm khoảng 40 doanh nghiệp VN trong các ngành xe hơi, cơ khí, bao bì thục phẩm, chế biến gỗ, năng lượng tái tạo, bảo vệ thiên nhiên và khí hậu, y tế và trang bị y tế. Tham dự viên tổng cộng 250 người, chỉ có đại diện các doanh nghiệp Đức có ghi tên và được chấp nhận mới có thể vào tham dự. Có lẽ biết là bên cạnh Bayern, Baden-Württemberg là một trong hai tiểu bang ở Nam Đức có nền kinh tế mạnh nhất Đức nên Nguyễn Tấn Dũng chọn đến thủ phủ Stuttgart.

- Ngày thứ tư 15/10/2014 tại Berlin

* lúc 11g45, bà thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tiếp kiến Nguyễn Tấn Dũng tại phủ thủ tướng Bundeskanzleramt, bai bên sẽ thảo luận về quan hệ kinh tế, an ninh khu vực trong khuôn khổ buổi ăn trưa.

* lúc 14g30, tổng thống Đức Joachim Gauck sẽ tiếp kiến Nguyễn Tấn Dũng tại dinh tổng thống Schloss Bellevue.

* Từ 17g đến 18g tại Hotel Adlon trước một cử tọa chọn lọc gồm các cơ quan chính quyền, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội dân sự, Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói chuyện với đề tài "Những thách đố trong chính sách ngoại giao và quốc phòng tại Đông Nam Á" và sau đó là tiếp tân.

Ngoài ra, chúng tôi cũng được biết ngày thứ hai 13/10/2014 ông José Manuel Barroso Chủ tịch Ủy ban Âu châu và ông Karel De Gucht, Ủy viên thương mại Ủy ban Âu châu sẽ tiếp kiến Nguyễn Tấn Dũng tại trụ sở Liên Minh Âu châu ở Bruxelles, cũng trong ngày này ông Karel De Gucht sẽ tiếp bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, ông Andris Piebalgs ủy viên thương mại Ủy ban châu Âu sẽ tham dự lễ ký kết "Chương trình hợp tác đa niên 2014-2020 cho Việt Nam" với Nguyễn Tấn Dũng. Thủ tướng Bỉ Charles Michel sẽ tiếp kiến Nguyễn Tấn Dũng tại phủ thủ tướng và thảo luận về sự hợp tác song phương về cảng biển và ngành hậu cần.

Ngày 16 và 17/10/2014, Nguyễn Tấn Dũng dắt phái đoàn sang Ý tham dự diễn đàn hợp tác Á-Âu ASEM (Asia-Europe Meeting) kỳ thứ 10 tại Milano. Thành viên của ASEM gồm có 30 nước Âu châu cùng Ủy ban Âu châu và 19 nước Á châu cùng Văn phòng thường trực ASEAN. Bà thủ tướng Đức Angela Merle cũng tham dự hội nghị này.

Ngày 18/10/2014 Giáo hoàng Phanxicô sẽ tiếp kiến Nguyễn Tấn Dũng tại Vatican. Cuộc gặp gỡ giúp đào sâu những quan hệ song phương giữa Việt Nam và Tòa Thánh La Mã. Chúng tôi chưa được tin gì về phản ứng của đồng bào tị nạn tại Bỉ và Ý.

Thư của Diễn Đàn Việt Nam 21 gửi thủ tướng Angela Merkel nhân dịp phái đoàn Nguyễn Tấn Dũng đến Đức

09/10/2014 - Kính thưa Thủ tướng, Chúng tôi lưu tâm đặc biệt về tin Thủ tướng sẽ gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 15.10.2014. Chúng tôi tin rằng trong cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn chính phủ Việt Nam, Bà Thủ Tướng sẽ nêu vấn đề nhân quyền và môi sinh bên cạnh các đề tài kinh tế. Gần 40 năm sau khi chiến tranh chấm dứt, Việt Nam ở thế kỷ 21 vẫn chưa trở thành một quốc gia dân chủ. Chế độ cộng sản cai trị đất nước rất nghiệt ngã. Nhà cầm quyền Hà Nội xem thường và vi phạm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước dân sự) của Liên Hiệp Quốc mà chính mình đã ký kết. Việt Nam cũng nổi tiếng là một trong những quốc gia thù nghịch lớn nhất của mạng điện tử Internet. ...

Nguyễn Tấn Dũng đến Đức để quảng bá đầu tư ở Việt Nam. Tuy nhiên kinh tế Việt Nam hiện ở tình trạng xuống dốc trầm trọng. Nền kinh tế nhào trộn chủ nghĩa Mác và tư bản man rợ là nguyên nhân dẫn đến thảm bại. Việt Nam đang đứng trước những vấn nạn: lệ thuộc Trung quốc, lạm dụng chức quyền bao che dung túng cho thân nhân, tham nhũng có hệ thống lan lên đến cấp lãnh đạo nhà nước, đầu cơ bất động sản, nợ xấu, [đọc tiếp] - [deutsch] - [english

Việt Nam trước những vấn nạn kinh tế và chính trị

08/10/2014 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Kể từ ngày 30/4/1975 toàn bộ đất nước đặt dưới sự thống trị của đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), nên sự thăng trầm của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào giới lãnh đạo và các chính sách của Đảng này. Trong 39 năm qua, Đảng đã khai thác tối đa các nguồn lực cũng như thay đổi liên tục các mô hình kinh tế để phát triển đất nước. Nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa ra khỏi tình trạng kém mở mang. Quốc gia đang đứng trước những vấn nạn: Lợi tức bình quân đầu người còn quá thấp so với các quốc gia láng giềng. Tốc độ tăng trưởng và phát triển dưới tiềm năng của nền kinh tế, xuất khẩu lệ thuộc Trung Hoa, Nợ công, nợ xấu ngân hàng, nợ doanh nghiệp quốc doanh và nợ nước ngoài tăng nhanh, số doanh nghiệp phá sản tăng cao, tham ô, lãng phí tràn lan, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường sống bị ô nhiễm, bất công xã hội ngày càng trầm trọng, yêu cầu dân chủ hóa canh tân đất nước mỗi lúc bức thiết. [đọc tiếp]

Lời hứa của Hồ Chí Minh 60 năm ấy bây giờ ra sao ?!

08/10/2014 Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang kỷ niệm 60 năm cái gọi là “giải phóng Thủ đô” (10/10/1954–10/10/2014) một cách hoành tráng và có màn đốt pháo hoa tưng bừng trong ngày này tại 30 điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội để chào mừng. Việc tiến hành tổ chức kỷ niệm lãng phí như vậy trong khi kinh tế đất nước đang khó khăn, nợ công tăng cao, nợ xấu qua lớn, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, lòng dân hoang mang, chán nản, dân oan khiếu kiện khắp nơi, tham nhũng tràn lan, chủ quyền biển đảo bị xâm phạm…đã khiến cho dư luận quần chúng rất bất mãn. 60 năm qua trên miền Bắc và từ năm 1975 trên miền Nam đã có những cuộc cải cách gì, đời sống người dân được nâng cao ra sao và dân chủ có thật sự hay không?.

60 năm ấy, lời hứa của Hồ Chí Minh bây giờ ra sao?! Đó là chủ đề cuộc trao đổi giữa nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai và nhà báo Trần Quang Thành nhân dịp giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang tưng bừng kỷ niệm... [video và văn bản phỏng vấn]

Trung Quốc xây phi đạo trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa

08/10/2014 Thanh Phương (RFI) - Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc vừa hoàn tất việc xây dựng một phi đạo dài 2.000 mét, dành cho các máy bay quân sự, trên đảo Phú Lâm, mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng (Yongxing), thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, một đảo mà Việt Nam lẫn Đài Loan đều khẳng định chủ quyền.

Trong bản tin phát đi vào tối hôm qua 07/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo nói trên mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể đậu lại, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa)”.

Đảo Phú Lâm tuy là một đảo nhỏ chỉ có diện tích 2 km2, nhưng đã trở thành như một tiền đồn biểu tượng cho tham vọng bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. [đọc tiếp] - [english]

Tuyên cáo về tập hợp vì nền dân chủ tại Hồng Kông và Việt Nam

06/10/2014 (Bauxite Việt Nam) - Kính gởi toàn thể nhân dân Hồng Kông tại thực địa và hải ngoại.

Đồng kính gởi toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước

Những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối nhà cầm quyền Trung cộng tráo trở tước quyền tự quyết của nhân dân Hồng Kông từ mấy tuần nay đã làm cho cả thế giới chấn động và đa phần đều khâm phục lẫn ủng hộ. Đây là cao điểm của một cuộc đối kháng lâu dài sau khi Hồng Kông thuộc về lại Trung Quốc năm 1997, đặc biệt là từ năm 2012, lúc nhà cầm quyền Bắc Kinh từng bước nuốt lời hứa cho Hồng Kông hưởng một quy chế tự trị cao với nền dân chủ thật trong vòng nửa thế kỷ. Ngoài việc đào sâu thêm hố phân cách giàu nghèo, gây khó khăn cho cuộc sống tại đặc khu hành chánh này, nhà cầm quyền Trung cộng còn muốn tước quyền ứng cử lẫn bầu cử của nhân dân và đầu độc giới trẻ bằng một nền giáo dục ngu dân lẫn nô dịch. ...

Xét vì hoàn cảnh đất nước Việt Nam chúng tôi còn thê thảm hơn Hồng Kông hiện thời và cuộc đấu tranh của chúng tôi còn gay gắt, khó khăn và gian khổ gấp bội, nên nhân đây chúng tôi cũng xin được ngỏ lời với đồng bào Việt Nam chúng tôi như sau:

1- Giới trẻ Việt Nam nói riêng và phong trào tranh đấu Việt Nam nói chung hãy biến niềm cảm hứng từ cuộc Cách mạng Dù tại Hồng Kông thành nỗ lực giúp nhau có ý thức dân chủ cao, tấm lòng can đảm lớn, tinh thần đoàn kết rộng rãi và thái độ nhập cuộc đông đảo để dấn thân biến đổi thực trạng phi dân chủ và mất nhân quyền còn tồi tệ gấp ngàn lần ở Hồng Kông. Phần các bậc phụ huynh, thầy giáo, chức sắc tại Việt Nam, xin hãy giúp khơi gợi ý thức tự do, truyền thụ tinh thần độc lập, giáo dục não trạng dân chủ cho thế hệ trẻ đang là con cái, học trò, tín hữu của mình, cũng như luôn hỗ trợ, bênh vực và đồng hành cùng các em trong những sáng kiến và hoạt động đòi lại những nhân quyền và dân quyền đã và đang bị nhà cầm quyền CSVN hoàn toàn tước đoạt. ... [đọc tiếp]

Ngày cuối cùng ở Việt Nam

04/10/2014 Bùi Văn Phú (BBC) - Sau khi nhận chức tổng thống chiều 28/4/1975, một trong những quyết định của Đại tướng Dương Văn Minh là yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam.

Qua công điện gửi Đại sứ Mỹ Graham Martin, ông Minh đã yêu cầu Hoa Kỳ rút tất cả người Mỹ trong vòng 24 giờ.

Đó cũng là 24 tiếng đồng hồ của ngày 29/4/1975 tại Sài Gòn được đạo diễn Rory Kennedy đưa vào phim tài liệu “Last Days in Vietnam” đang chiếu tại nhiều rạp ở Mỹ. Phim được sự phối hợp sản xuất của chương trình American Experience thuộc hệ thống truyền hình PBS.

Chủ điểm chính của phim là những nhân vật đã làm hết sức mình, bất chấp luật pháp Mỹ hay lệnh từ Washington để đưa nhiều người Việt ra khỏi Việt Nam.

Sau buổi chiếu phim ở Berkeley, đạo diễn Rory Kennedy mời những người Mỹ gốc Việt đi xem phim đứng lên nhận một tràng pháo tay từ khán giả.

Bà Rory Kennedy sinh năm 1968, con út trong số 11 người con của Thượng nghị sĩ Robert Kennedy – người có anh ruột là Tổng thống John Kennedy. [đọc tiếp]

Đại học thứ hai của Mỹ cắt quan hệ với Viện Khổng Tử của Trung Quốc

04/10/2014 Sharon Bernstein, Yahoo News, Trần Ngọc Cư dịch (Bauxite Việt Nam) - (Reuters) – Trong vòng một tuần lễ, một đại học lớn thứ hai của Mỹ tuyên bố sẽ cắt quan hệ với Viện Khổng Tử được Chính phủ Trung Quốc tài trợ, một cơ sở mà các nhà phê bình gọi là cánh tay tuyên truyền đội lốt văn hóa và giáo dục ngôn ngữ.

Đại học Pennsylvania State vào hôm thứ Tư thông báo sẽ chấm dứt mối quan hệ 5 năm với Viện Khổng Tử vào cuối năm nay, nêu ra những bất đồng quan điểm với cơ quan chính phủ của Trung Quốc hiện kiểm soát và tài trợ các viện này.

“Nhiều mục tiêu của chúng tôi không đi đôi với các mục tiêu của Văn phòng Hội đổng Trung văn Quốc tế, được mệnh danh là Hán ban, một cơ quan của chính phủ Trung Quốc tài trợ các Viện Khổng Tử khắp thế giới,” Susan Welch, Khoa trưởng Văn khoa tại Đại học Pennsylvania State, đã tuyên bố bằng email như thế.

Ngày 25 tháng Chín, Đại học Chicago cũng cắt quan hệ với Viện Khổng Tử, đồng thời cho biết rằng một quan chức cao cấp của Cơ quan Hán ban đã tuyên bố với một tờ báo Trung văn rằng cơ quan này sẽ thắng thế trong các cuộc đàm phán đang diễn ra với đại học này. [đọc tiếp] - [english]

 - [s.a. Academic flap turns up heat on China's Confucius Institutes]

Thấy gì từ cuộc biểu tình ở Hồng Kông?

04/10/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cuộc biểu tình đòi dân chủ của giới trẻ Hồng Kông trong những ngày qua đã tạo nhiều thiện cảm đối với giới truyền thông trên thế giới. Họ đã đánh bật mọi luận điệu cho rằng biểu tình là loạn và hàng ngàn người xuống đường bày tỏ thái độ thì không thể kiểm soát được. Những hình ảnh đẹp và mẩu chuyện cảm động liên tục được chia sẻ khắp nơi về một cuộc biểu tình quy mô hàng chục ngàn người nhưng rất ôn hòa, trật tự và văn minh.

Từ Huế Linh mục Phan Văn Lợi đã chia sẻ cảm tưởng với nhà báo Trần Quang Thành về phong trào đòi dân chủ của người dân Hồng Kông, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Điểm sáng Hồng Kông và cục diện Dân chủ

04/10/2014 Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn TS Hà Sĩ Phu (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Từ hơn một tuần nay cả thế giới chăm chú theo rõi và ủng hộ cuộc biểu tình của sinh viên Hồng Kông. Vài chục nghìn người của một thành phố 7 triệu dân biểu tình chống chủ trương của một nền độc tài đang thống trị gần 1 tỷ rưỡi dân thì đúng là trứng chọi với đá. Nhưng ở đây “trứng” là điểm sáng để người ta đối chứng với núi đá là bóng đêm. Quả trứng nhỏ nhưng có sức mạnh của ánh sáng. (Ảnh bên: Ngày 01/10/2014, người biểu tình giơ tay chéo chữ X và quay lưng hướng về nơi tổ chức lễ kỷ niệm kỷ niệm lần thứ 65 cộng sản nắm quyền tại Trung Quốc để bầy tỏ sự phản đối - ARD screenshot)

Trung Quốc vừa muốn Cộng sản hóa Hồng Kông lại rất cần duy trì trung tâm tài chính thương mại Tư bản số 1 thế giới này để thu lợi khổng lồ. Cho nên, vừa muốn bưng bít sự thật lại vừa cần mở cửa giao lưu để sống còn, đó là mâu thuẫn chí tử của thể chế Cộng sản.

Nhân cuộc biểu tình ở Hồng Kông, nghĩ về cục diên dân chủ ở Việt Nam, đó là chủ đề cuộc trao đổi giữa Tiến sĩ Hà Sĩ Phu và nhà báo Trần Quang Thành. Nội dung như sau. Mời quí vị theo dõi  [video và văn bản phỏng vấn]

Hồng Kông – một lần tôi đã gặp

03/10/2014 Lê Phú Khải (Bauxite Việt Nam) - Đầu năm 1997 tôi quyết định đi Hồng Kông vì hai lý do. Một là, đến cuối năm, Hồng Kông sẽ được Anh quốc trao trả về cho Trung Quốc – đó là một sự kiện thu hút giới truyền thông thế giới. Sài Gòn, nơi được xem là có mật độ báo chí lớn nhất nước và thị trường báo chí sôi động nhất cả nước rất cần tin tức, bài vở, hình ảnh về sự kiện này. Tôi phải đi Hồng Kông một chuyến để “phục vụ” cho nhu cầu đó của báo giới TP HCM. Hai là, tôi muốn làm một cuộc thử nghiệm về tiền nhuận bút của báo chí Việt Nam.

Ngày 31 tháng 8 vừa qua, Bắc Kinh đã quy định rằng những ứng cử viên trong cuộc bầu đặc khu trưởng Hồng Kông phải là những người được chỉ định bởi một uỷ ban do Trung Quốc thành lập. Đó là sự lật lọng vốn có của Bắc Kinh, hệt như họ đã từng lật lọng trong các vấn đề ở Biển Đông những ngày tháng vừa qua.

Tháng 7 năm 1997, cả thế giới đã chứng kiến Hồng Kông từ một lãnh thổ phụ thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ 1842 chuyển giao chủ quyền cho Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Tuyên bố chung Trung – Anh và Luật Cơ bản của Hồng Kông quy định rằng Hồng Kông được hưởng một quy chế tự trị cao cho ít nhất 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền (ít nhất đến năm 2047). Dưới chính sách một quốc gia hai chế độ, chính quyền Bắc Kinh chịu trách nhiệm về quốc phòng, ngoại giao, còn Hồng Kông duy trì phần lớn chế độ chính trị, hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, nhập cư, xuất bản, báo chí, hệ thống giáo dục Anh, các đại biểu trong các tổ chức, đảng phái và các sự kiện quốc tế.

Nhưng nhân dân Hồng Kông đã phải ngỡ ngàng với “quy định mới” của Bắc Kinh ngày 31 tháng 8/2014. [đọc tiếp]

Kỷ niệm 25 năm vỡ tường Berlin: Cách tốt nhất cho những ai đã từng phiêu bạt với lịch sử – nhân đọc Biên niên sử của Cách mạng

03/10/2014 Thế Dũng (Bauxite Việt Nam) - Hóa ra, từ mười bảy, mười tám năm về trước, do không hài lòng vì nhu cầu du lịch bị hạn chế, vì luật pháp đe nẹt quá nặng nề những ý kiến cá nhân và các quan điểm chính trị, do chứng kiến các thủ đoạn trong nhiều cuộc bầu cử vào ngày 07 tháng 05 năm 1989, do đọc được nhiều lời chào mừng long trọng những hành động bạo lực tại Quảng Trường Thiên An Môn ở Trung Quốc và quá tường tận sự dối trá của thông tin đại chúng mà những người trẻ tuổi ở CHDC Đức đã sinh ra đau lòng phiền muộn. Và cũng chính vì thế mà quyết tâm rời nước ra đi của họ ngày mỗi âm thầm và quyết liệt. Từ ngày 10 tháng 09 năm 1989, hàng ngày tại CHDC Đức đã có hàng ngàn người, trước hết là những người trẻ tuổi đã bỏ CHDC Đức ra đi. Họ chọn con đường qua Hungari và Đại sứ quán Tây Đức ở Prag và Warschau. (Trích dịch từ Biên niên sử của Cách mạng).

“Chronik der Wende” – Biên niên sử của Cách mạng là công trình biên khảo của hai tác giả hiện đang sống bằng nghề xuất bản: Hannes Bahrman – nhà nghiên cứu lịch sử và khoa học về Mỹ La tinh (sinh 1952) & Chritsoph Links (sinh 1954), cử nhân triết học kiêm phê bình văn chương. Công trình tư liệu lịch sử này được Nhà xuất bản Ch.Links xuất bản từ 1994. [đọc tiếp]

Hoa Kỳ nới lỏng lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam

02/10/2014 (VOA) - Hoa Kỳ đã bãi bỏ một phần lệnh cấm vận võ khí sát thương cho Việt Nam kéo dài nhiều thập kỷ qua, một diễn biến có tính cách lịch sử sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc gần 4 thập niên.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hôm thứ Năm, nói rằng quyết định này “trong tương lai sẽ cho phép chuyển nhượng các võ khí liên quan đến an ninh hàng hải cho quốc gia từng là một cựu thù.

Nữ phát ngôn viên Jen Psaki nói rằng các thương vụ này sẽ tăng cường khả năng trinh sát hàng hải của Việt Nam, và cho biết thương vụ sẽ được xét trên căn bản từng trường hợp một.

Quyết định này của Hoa Kỳ đã gây ra phản đối ngay lập tức của Human Rights Watch (HRW) tổ chức cổ xúy cho nhân quyền trên toàn thế giới từ lâu đã phản đối việc Hà Nội đối xử với các nhân vật đối lập, các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số.

Phát ngôn viên HRW John Sifton nói thành tích đối xử với tù nhân chính trị của Việt Nam từ “xấu cho đến tệ hại hơn.” Trong khi cho rằng quyết định của Hoa Kỳ còn quá sớm, ông cũng nói với hãng tin AP rằng nhiều nhà thờ ở Việt Nam vẫn chưa thể đăng ký với chính phủ và vì vậy vẫn trong tình trạng bất hợp pháp. [đọc tiếp]

Người biểu tình Hong Kong: Nguồn khích lệ cho các nhà hoạt động VN

02/10/2014 Marianne Brown (VOA) - HÀ NỘI— Vào lúc hàng ngàn người đổ xuống các đường phố ở Hong Kong, giới hoạt động đòi dân chủ Việt Nam đang theo dõi các diễn biến. Tình cảm bài Trung dâng cao tại quốc gia cộng sản này, nhất là sau các liên quan đến những khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, nhưng các cuộc biểu tình thường vấp phải sự trấn áp nhanh chóng của cảnh sát. Thông tín viên Marianne Brown tường trình từ Hà Nội.

Đường phố Hà Nội không có những cây dù biểu tượng, nhưng nhiều người Việt Nam đang mượn Internet để bày tỏ sự ủng hộ dành cho người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong.

Trên Facebook, các hình ảnh dùng biểu tượng con chim bồ câu thắt một chiếc nơ vàng để bày tỏ tình đoàn kết với các cuộc biểu tình ở Hong Kong. [đọc tiếp]

Cuộc cách mạng “ô dù”, quyền tự quyết của người dân Hồng Kông

02/10/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Từ một tuần qua, cuộc biểu tình đòi dân chủ của các thanh niên sinh viên Hồng Kông đã tạo sự quan tâm trong dư luận thế giới. Hồng Kông một lãnh thổ thuộc Anh Quốc từ năm 1843 đã chuyển giao cho Trung Quốc năm 1997 với quy định dân chúng Hồng Kông được hưởng quy chế tự trị ít nhất 50 năm hay đến năm 2047. Mới đây, ngày 13/09/2014 nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh ra quyết định tất cả các ứng cử viên của cuộc bầu cử năm 2017 phải được chấp thuận bởi một ủy ban do Bắc Kinh chỉ định. Kiểu “Đảng cử Dân bầu” này diễn ra tại Việt Nam bấy lâu nay. Quyết định này đã gây phẫn nộ mọi tầng lớp dân chúng Hồng Kông nhất là trong giới trẻ. Hôm qua, ngày Quốc Khánh 01/10/2014 kỷ niệm lần thứ 65 cộng sản nắm quyền tại Trung Quốc, Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) một người trẻ Hồng Kông đã kêu gọi người dân Hồng Kông hãy xuống đường tiếp tục cuộc biểu tình kéo dài một tuần nay để đòi hỏi quyền tự quyết cho mình. Các hình ảnh vừa đẹp vừa khí thế của cuộc biểu tình đã được truyền đi toàn thế giới. Người biểu tình cũng đòi hỏi Leung Chun Ying, chủ tịch hành chánh Hong Kong phải từ chức, ông này tuyên bố sẽ không từ chức nhưng chấp nhận đối thoại. Phía người biểu tình cũng chấp nhận tiếp xúc và đối thoại. (Ảnh ARD)

Từ Việt Nam Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã chia sẻ cảm tưởng về phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở Hồng Kông, mời quý vị theo dõi.

"Mùa thu Hương Cảng" chưa thể đến Việt Nam

02/10/2014 Đoan Trang (phamdoantrang.com) - “Mùa thu Hương Cảng” đang làm náo nức tinh thần rất nhiều người trong cộng đồng Facebook ở Việt Nam, đặc biệt là những blogger ủng hộ dân chủ. Một số người đặt vấn đề: “Bao giờ đến Việt Nam?”, “Đến lúc thay đổi rồi, ĐCSVN, nếu không sẽ là quá muộn”, “Đứng dậy đi, Việt Nam”, v.v.

Chúng ta đều hiểu tâm trạng đó của nhau, nhưng xin đừng quên một thực tế là phong trào Occupy Central đã có gần hai năm (từ tháng 1/2013 đến tháng 9/2014) chuẩn bị ráo riết cho đấu tranh bất bạo động; hơn 2500 người ủng hộ và tham gia bỏ phiếu trong ba phiên thảo luận lớn (vào các ngày 9/6/2013, 9/3 và 6/5/2014); cùng sự đoàn kết, phối hợp của hàng chục hội đoàn xã hội dân sự ở Hong Kong. [đọc tiếp]

Nghĩ về Joshua Wong và tuổi trẻ Việt Nam

01/10/2014 Nguyệt Quỳnh (Bauxite Việt Nam) - Trong đêm thứ sáu ngày 26/09/14 vừa qua tại Quảng trường Dân sự (Civic Square), tuổi trẻ Hồng Kông đã chứng tỏ sự dũng cảm của mình khi đứng cùng nhau, kiên định đấu tranh vì một nền dân chủ thực sự cho Hồng Kông. Lời nhắn gởi của lãnh đạo sinh viên 17 tuổi Joshua Wong khi anh bị cảnh sát lôi kéo đi đã làm rung động trái tim người Hồng Kông và thế giới. Những thanh niên sinh viên khác đã cùng hát to, hô vang những khẩu hiệu và cố giành giật để cứu anh thoát khỏi tay cảnh sát nhưng vô hiệu.

Tôi tin nhiều bạn trẻ Việt Nam cũng đã xúc động khi đọc lời nhắn gởi của Joshua Wong:

"Tương lai của Hồng Kông tùy thuộc vào bạn, bạn và bạn".

Joshua Wong và tuổi trẻ Hồng Kông làm chúng ta nhớ đến hoàn cảnh đất nước mình, nhớ đến những người trẻ Việt Nam với một niềm hãnh diện xen lẫn một chút xót xa. Xót xa vì những người trẻ của chúng ta, những Nguyễn Đình Hà, Huỳnh Phương Ngọc, Đinh Nhật Uy, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh… vẫn còn rất đơn độc. [đọc tiếp]

'Nếu Joshua Wong ở Việt Nam...'

01/10/2014 Bích Ngà, Bài từ trang Facebook cá nhân (BBC) - Mấy ngày này ngoài công việc, có bao nhiêu thời gian rảnh thì tôi lại vào mạng và chăm chú hướng về Hong Kong, nơi có các bạn trẻ đang tranh đấu đòi dân chủ cho quê hương mình.

Các bạn trẻ không đập phá, đốt xe cảnh sát, không chửi bới nhục mạ khiêu khích cảnh sát, không đập phá hôi của. Các bạn thu gom rác, giữ sạch sẽ nơi công cộng. Các bạn nhanh nhạy cập nhật thông tin lên internet và dùng nước mắt cùng lòng kiên định của mình để đối phó với dùi cui và hơi cay.

Ngưỡng mộ cùng khâm phục các bạn trẻ Hong Kong, nhìn lại đất nước mình, thế hệ trẻ ở đất nước mình mà không khỏi ngậm ngùi. Đất nước này không hề thiếu những thanh niên nhiệt huyết như Joshua Wong. Đã có những bạn trẻ phải vào tù vì hành động yêu nước, đòi dân chủ cho quê hương. [đọc tiếp]

Sinh viên Việt Nam tham gia biểu tình ở Hong Kong

01/10/2014 Hoài Vũ (RFA) - Sinh viên quốc tế ở Hong Kong đổ ra đường ủng hộ phong trào dân chủ khiến đặc khu kinh tế sôi sục nhiều ngày nay. Trong số này cũng có nhiều sinh viên gốc Việt.

Đoàn sinh viên quốc tế tuần hành trên đường phố đặc khu Hong Kong, trong tiếng hò reo cổ vũ của người dân địa phương. Họ hô vang khẩu hiệu: Chúng tôi yêu Hong Kong.

Trong đoàn này có sinh viên gốc Việt tên là Long, 22 tuổi. Long đang học năm thứ hai tại một công nghệ ở Hong Kong. Ban đầu, Long chỉ theo dõi biểu tình qua các trang phát video cập nhật trực tiếp trên mạng. Sau khi cảnh sát bắn hơi cay vào người biểu tình, anh cảm thấy một bầu không khí tức giận bao trùm, đồng thời có nhiều người cũng có vẻ mất dần hy vọng. Vì thế, Long xuống đường để ủng hộ quyền dân chủ của người dân Hong Kong.

Khánh Nhi, sinh viên năm cuối ngành chính trị ở Đại học Hong Kong, cũng xuống đường cùng các bạn trong ký túc xá. [đọc tiếp]

“Đầy tớ – Ông chủ” xưa và nay

30/09/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sự kiện Hà Nội vừa mở ra cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất (1946- 1957) dự định kéo dài đến cuối năm, nhưng mới sau 2 ngày thì đã vội vàng đóng cửa vì bị dư luận chỉ trích kịch liệt. Theo các dữ liệu thì đã có hàng mấy triệu người bị tàn sát nhân danh đấu tranh giai cấp, những tàn phá kinh hoàng về nền tảng đạo đức, tinh hoa văn hóa ở nông thôn Việt Nam. Biết bao gia đình tan vỡ, ly dị vì «mâu thuẫn giai cấp», con cái bơ vơ. Nhưng những thành phần địa chủ bị đấu tố trong Cải cách ruộng đất là ai ? So với thành phần “địa chủ thời nay” có sự khác biệt nào ? Còn đời sống của những “ông chủ” ra sao ? Mời quý vị theo dõi cuộc trò chuyện của phóng viên Trần Quang Thành với ông Trương Minh Hường ở Hà Nam.

Tài liệu: Đơn kiến nghị của bà Nguyễn Thị Vân (vợ thứ hai của ông Lê Duẩn) về ông Võ Nguyên Giáp

29/09/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Mấy tuần qua một lá đơn được cho là của người vợ của ông Lê Duẩn (cố Tổng Bí thư ĐCSVN) dược lưu truyền trên mạng Internet, nhiều trang mạng đăng văn bản ghi nguồn là FB "Ngàn Sâu Trần". Lá thư mang chữ ký của bà Nguyễn Thị Vân (thường được biết đến với tên Bảy Vân), nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, là vợ thứ hai của Lê Duẩn.

Lá thư không đề ngày nhưng một chi tiết trong đó cho thấy văn bản đã được viết trước tháng 9 năm 2014. Không rõ là cố ý hay tình cờ mà tài liệu này được phát tán trên mạng gần đến dịp một năm ngày mất của ông Võ Nguyên Giáp.

Có một số nguồn tin hoài nghi tính xác thực của văn bản này nhưng cũng có nguồn khác nói đó là văn bản thật. Văn bản gây ra nhiều tranh cãi trong bối cảnh dùng quá khứ cuộc chiến Việt Nam cho các mục tiêu hiện thời.

Chúng tôi không thể kiểm chứng tác giả có phải là bà Vân, vợ hai của ông Lê Duẩn, hay không. Nhưng dù có xác thực là đơn của bà Vân hay không, tài liệu này cho thấy cuộc tranh chấp quyền lực bỉ ổi cùng bộ mặt tồi tệ của giới lãnh đạo đảng CSVN mà nhân dân vì bị bưng bít từ bao nhiêu năm nay nên không được biết đến. [đọc tài liệu].

Khẩu chiến Việt-Trung tại Liên Hiệp Quốc về Biển Đông

28/09/2014 Trọng Nghĩa (RFI) - Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, ngày 27/09/2014, Ngoại trưởng Trung Quốc Trung Quốc đã cho rằng cần phải áp dụng luật lệ quốc tế để giải quyết các tranh chấp, nhưng không hề nhắc tới Biển Đông, nơi Bắc Kinh bị tố cáo là coi thường luật lệ quốc tế. Trong phát biểu sau đó, Ngoại trưởng Việt Nam đã nêu bật tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc để xác định rằng mọi nước lớn nhỏ đều phải từ bỏ việc dùng võ lực trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Do một sự trùng hợp ngẫu nhiên của chương trình nghị sự, đại diện Trung Quốc và Việt Nam đã cùng phát biểu trong một phiên thảo luận cấp cao trong khuôn khổ Khóa họp thứ 69 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. [đọc tiếp]

TQ tập trận gần Hoàng Sa, VN đã có biện pháp bảo vệ ngư dân?

26/09/2014 Trà Mi (VOA) - Ngư dân Việt hoạt động ở Hoàng Sa nói họ chưa được chính quyền thông tin cảnh báo về cuộc tập trận Trung Quốc đang tiến hành gần quần đảo Hoàng Sa dù Bộ Ngoại giao và báo chí nhà nước loan báo ‘Việt Nam đã có biện pháp bảo vệ ngư dân.’

Cục hải sự Trung Quốc cũng nêu rõ tọa độ và thời gian cuộc tập trận diễn ra từ ngày 24 đến hết ngày 30/9, đồng thời cấm tàu bè qua lại khu vực trong thời gian này. hai ngày sau khi Trung Quốc khởi sự cuộc tập trận bằng đạn thật, ngư dân ở Quảng Ngãi và Đà Nẵng đánh bắt trên ngư trường Hoàng Sa cho VOA Việt ngữ biết vẫn chưa nghe chính quyền địa phương và các ban ngành chức năng thông báo hay khuyến cáo gì về việc này [đọc tiếp]

Bỏ cấm vận võ khí cho Việt Nam: đang thương thảo, chưa quyết định

26/09/2014 (VOA) - Tư lệnh Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear, khẳng định các cuộc đối thoại về việc nới lỏng cấm vận võ khí sát thương cho Việt Nam đang tiếp diễn, chưa có quyết định chung cuộc.

Phát biểu tại Ngũ Giác Đài hôm 25/9, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết Washington hiện đang ở bước đầu bàn về khả năng liệu có thể cung cấp võ khí sát thương cho Việt Nam hay không, có thể dành cho Việt Nam sự hỗ trợ quân sự nào và nguyên do vì sao. [đọc tiếp]

Phim tài liệu 'Last Days in Vietnam'

22/09/2014 Hoài Vũ (RFA) - Phim tài liệu Last Days in Vietnam của đạo diễn Rory Kennedy mô tả lại những giờ khắc cuối cùng trước khi Mỹ rút khỏi Việt Nam miêu tả hàng nghìn người chen lấn trước cửa sứ quán Mỹ ở Sài Gòn; đoàn người rồng rắn lên nóc một toà nhà để lên trực thăng rời khỏi Việt Nam. Sài Gòn hỗn loạn trong 24 giờ trước khi quân đội Bắc Việt tấn công vào Sài Gòn. Bộ phim đã được trình chiếu rộng rãi vài ngày trước đây tại Mỹ.

Tháng 4 năm 1975, những đồn đoán về quân đội Bắc Việt bao vây Sài Gòn khiến nhiều người lo lắng muốn di tản khỏi Việt Nam. Lúc này, quân đội Mỹ đã rút khỏi miền Nam sau khi hiệp định đình chiến Paris được ký kết. Tổng thống Richard Nixon, từng hứa sẽ đưa quân Mỹ tái tham gia chiến tranh nếu miền bắc phá vỡ lệnh ngừng bắn, thì lại từ chức vì bê bối trong vụ nghe lén có tên Water Gate.

Người dân Mỹ lúc này không còn sức để theo đuổi cuộc chiến đã chia rẽ sâu sắc cả đất nước. Quốc hội Mỹ không mặn mà gì trước đề nghị của Tổng thống Gerald Ford về việc cấp hàng chục triệu đôla để di tản người Việt Nam làm việc cho các cơ quan Mỹ. [đọc tiếp]

Chế độ ngục tù ở Tây và ở Ta

21/09/2014 T.K.Tran (Bauxite Việt Nam) - Ở đâu cũng vậy, khi một công dân vi phạm luật pháp thì họ sẽ bị trừng phạt vì lỗi lầm của chính họ và hình phạt cũng là để răn đe những người khác trong xã hội. Song cách thức áp dụng luật pháp, mức độ trừng phạt và phương cách thực thi bản án ở mỗi quốc gia thì khác nhau. Điều này chính là một trong những thước đo mức độ văn minh và tính nhân bản của chính quyền từng quốc gia.

Trong thời gian qua, ở Đức và ở Việt Nam, mỗi nơi có một bản án được sự chú ý đặc biệt của công luận trong nước và cả thế giới. Cả hai bị cáo là người có tiếng tăm trong xã hội, dù là mỗi người nổi tiếng theo cách riêng. Cả hai người chịu bản án nặng gần bằng nhau.

Nhưng hai cách xử án và thụ án khác nhau có thể xem như biểu hiệu cho hai chế độ pháp luật khác nhau. [đọc tiếp]

Sự Thật cuối cùng đến quá trễ!

19/09/2014 Phan Nhật Nam (RFA) - Vào một ngày dịp Tết năm 1950 qua 1951, trong chiến khu tả ngạn sông Hương, đứa nhỏ hỏi một cán bộ cộng sản loại cao cấp tên Nhân (chắc chỉ là bí danh; có cây súng cá nhân nhỏ): Tại sao súng chú to vậy? Chú Nhân đáp: Súng to dùng để bắn Tây. Vài ngày sau người trong khu khám phá xác bà mẹ chị Trang ( người giúp việc cho gia đình đứa nhỏ) chết ngã sấp nơi bờ sông, chỗ đứa bé và chú Nhân có đối thoại kể trên. Vừa thấy xác mẹ chị Trang, đứa nhỏ nhớ ngay đến hai hình ảnh: Đêm đêm bà đút nước cháo cho du kích. Và ánh mắt tìm kiếm, dò xét của chú Nhân khi loay hoay nơi bờ sông.. Nay, sáu mươi năm hơn, trí nhớ của đứa trẻ chưa lên mười năm ấy vẫn còn nguyên độ với câu tự xác định từ tấm bé: Chú Nhân bắn mẹ chị Trang chứ không ai hết. Chú Nhân ÁC quá! [đọc tiếp]

60 năm tội ác của cộng sản Việt Nam kéo dài ... Phỏng vấn LM Phan Văn Lợi 19/09/2014 Trần Quang Thành thực hiện (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong thời gian vừa qua, tại Viêt Nam có một số sự kiện đã khiến dư luận phải quan tâm đến từ vụ khai trương phòng triển lãm Cải Cách Ruộng Đất tại Hà Nội và phải đóng cửa chỉ sau 3 ngày vì bị dư luận chỉ trích kịch liệt, đến vụ sắp đem 7 bà con dân oan Dương Nội ra xét xử vào ngày 19.9 này, rồi đến việc Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam lên tiếng phản đối nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn âm mưu san bằng, xóa sổ nhiều cơ sở tôn giáo trước đây cũng như cưỡng ép giải tỏa các cơ sở tôn giáo còn lại tại bán đảo Thủ Thiêm hiện thời. Liên quan đến những sự việc vừa nêu, Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về quan điểm của mình như sau. Mời quí vị theo dõi cuộc  phỏng vấn LM Phan Văn Lợi sau đây

Triển lãm Cải cách ruộng đất - Sự thật vẫn bị che dấu

11/09/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 8/9/2014 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia ở Hà Nội đã tổ chức cuộc triển lãm với 150 hình ảnh và các di vật về “Cải cách ruộng đất” trong khoảng thời gian từ 1946-1957.  Khác với cuộc triển lãm được tổ chức năm 1955 tại khu triển lãm Cát Linh với diện tich máy ngàn thước vuông, cuộc triển làm này chỉ trong không gian hẹp 250 mét vuông.

Đây là sự kiện thu hút mối quan tâm của giới sử học và nhiều người dân. Chủ đề triển lãm tái hiện giai đoạn lịch sử mà Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng đã giúp “người cày có ruộng, xóa bỏ giai cấp bóc lột ở nông thôn”, Nhưng  trên thực tế họ đã phản bội giai câp nông dân, lừa dối họ để huy động lực lượng đóng góp rất lớn vào cuộc kháng  chiến chống thực dân Pháp.

Những tư liệu, những hình ảnh khác nhau về cuộc cải cách ruộng đất với 150 hiện vật được bày ở đó chỉ mang lại cho nhiều người sự cảm nhận không đúng như những gì họ đã đọc được hoặc là đã nghe được trực tiếp từ những nạn nhân của cải cách ruộng đất. Cảm nhận chung là cuộc triển lãm cải cách ruộng đất này không trung thực, không đáp ứng được yêu cầu mong mỏi của công chúng từ khá lâu. Sự thật của cuộc cải cách ruộng đất vẫn được che dấu

Từ Hà Nội, sau khi xem triển lãm, nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh đã nói lên những cảm nhận của mình trong cuộc  phỏng vấn của phóng viên Trần Quang  Thành. Mời quý vị theo dõi sau đây

Căng thẳng vẫn âm ỉ giữa Việt Nam-Trung Quốc

01/09/2014  Marianne Brown (VOA) - HÀ NỘI— Tuần trước, một viên chức cấp cao của đảng Cộng Sản Việt Nam đã đến Bắc Kinh để tìm cách xoa dịu những mối căng thẳng phát sinh từ vụ tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông. Theo tường thuật của thông tín viên Marianne Brown của đài VOA tại Hà Nội, căng thẳng giữa đôi bên vẫn còn âm ỉ, 3 tháng sau khi Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan khổng lồ ở ngoài khơi Việt Nam.

Chuyến đi Bắc Kinh của một viên chức cấp cao của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã gây ra những sự suy đoán là hai nước đang tiến tới trong những nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ sau nhiều tháng căng thẳng leo thang.

Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát tình hình Việt Nam của Đại học New South Wales ở Australia, cho rằng chuyến đi của ông Lê Hồng Anh là phần đầu của cuộc “vật tay” giữa hai nước về vấn đề Biển Đông. [đọc tiếp] - [english]

Ngày độc lập nào?

01/09/2014 LS Lê Công Định (Dân quyền) - Từ lâu tôi luôn tự hỏi phải chăng ngày 2 tháng 9 năm 1945 thật sự là ngày độc lập của nước Việt Nam mới sau gần một thế kỷ làm thuộc địa của Pháp? Trước khi trả lời câu hỏi nghiêm túc này, cần lần giở lại các trang sử hiện đại của nước nhà, để ghi nhận một số sự kiện quan trọng... vào ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Đây là thời điểm đáng lưu ý.

Ngày 2/9/1945, chớp thời cơ về một khoảng trống quyền lực và sự yếu kém của các đảng phái chính trị khác tại Việt Nam khi ấy, đại diện Việt Minh là ông Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trong một buổi lễ long trọng tại Hà Nội, và sau đó tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sơ lược lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động như trên để thấy rằng nhiều điều bấy lâu nay bộ máy tuyên truyền và giới sử nô mặc định là đương nhiên đúng rất cần xem xét lại một cách công tâm, chẳng hạn nội các Trần Trọng Kim có thật là “bù nhìn” không, và ngày 2/9/1945 phải chăng là ngày độc lập trên phương diện thực tế và pháp lý? ... chân lý thuộc về kẻ mạnh, nên khi thắng cuộc người ta có thể diễn giải mọi sự kiện lịch sử theo ý riêng của mình, rằng ngày 2/9/1945, chứ không phải ngày 11/3/1945, trở thành ngày độc lập của nước Việt Nam mới. Tuy nhiên, với cách đọc sử không lệ thuộc vào ý thức hệ, từ lâu tôi đã bác bỏ lối tường thuật và nhận định lịch sử theo hướng bóp méo vì mục đích chính trị như vậy. [đọc tiếp]

Cộng sản là tội ác, là phản bội

01/09/2014 Trần Quang Thành thực hiện (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cách  đây 69 năm, những người cộng sản Việt Nam đã giành được chính quyền về tay họ do lợi dụng lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam khao khát thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, để đất nước được độc lập, dân chúng được tự do, hạnh phúc.

69 năm qua, dưới ách thống trị của nhà nước cộng sản, những quyền cơ bản của con người bị chà đạp. Trong  cái gọi là thiên đường xã hội chủ nghĩa ngày càng phơi bầy cộng sản là tội ác, là phản bội; xã hội chủ nghĩa là gian dối, là tước đoạt quyền mưu cầu hạnh phúc của nhân dân.

Từ Hà Nội, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài đã nói lên những suy tư của mình về Việt Nam 69 năm dưới sự cai trị của nhà nước cộng sản, một nhà nước phong kiến độc tài qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành.  Mời bạn đọc theo dõi: