Chính trị - Dân chủ (2017)

Tiếng Việt‎ >   Chính trị - Dân chủ‎ >

 

Chính trị - Dân chủ (2017)

* Chính trị - Dân chủ: các trang sau & trước

 

Qui định 102 thể hiện sự quá suy yếu của đảng cộng sản Việt Nam

24/12/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Giáo sư Nguyễn Đình Cống trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Hôm 15/11/2017, thay mặt Bộ Chính trị, ông Trần Quốc Vượng, thành viên thường trực Ban bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương đảng cộng sản Việt Nam ký ban hành Quyết định 102, về xử lý vi phạm của đảng viên trong đó qui định rằng những đảng viên cộng sản nào đề cập đến những vấn đề như là tam quyền phân lập hay xã hội dân sự sẽ bị khai trừ ra khỏi đảng. Có thể nói đây là một đạo luật của đảng cộng sản Việt Nam để quản lý hoạt động của đảng viên.

Có những điều trong Qui định này vượt qua khuôn khổ hiến pháp và các văn bản nhà nước mà cũng chính do đảng CS đề ra. Ví dụ như vấn đề xã hội dân sự, tam quyền phân lập.

Câu hỏi đặt ra là những cán bộ chủ chốt nắm quyền trong bộ máy nhà nước cộng sản đều là đảng viên. Họ phải thực thi quyết định 102, là không đề cập đến xã hội dân sự, đến tam quyền phân lập nhưng mặt khác, trên phương diện thực hiện phân sự điều hành nhà nước họ phải thúc đẩy xã hội dân sự phát triển. về hoạt động của 3 nhánh quyền lực lập pháp – hanh pháp – tư pháp.

Điều mâu thuẫn này phải được giải thích như thế nào ? Đề cập đến Qui dịnh 102 từ Hà Nội Giáo sư Nguyễn Đình Cống, trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành, đã vạch rõ “Qui định 102 thể hiện sự quá suy yếu của đầng cộng sản Việt Nam”. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

HỌP MẶT DÂN CHỦ 2017

Kỳ 16, từ 15.6. đến 18.6.2017,

tại Long Beach, Hoa Kỳ

23/06/2017 - HỌP MẶT DÂN CHỦ (HMDC) tập hợp nhiều người Việt trên toàn thế giới, hoạt động trong nhiều tổ chức và lãnh vực khác nhau – chính trị, văn hóa, giáo dục, công đoàn, truyền thông, xã hội, nhân quyền - có cùng mục tiêu chung là độc lập dân tộc và dân chủ hóa Việt Nam. HMDC tổ chức Tĩnh hội thường niên tại một địa điểm yên tĩnh để những người Việt quan tâm đến tình hình VN và Cộng đồng từ khắp nơi trên thế giới có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm hoạt động, trong sự tương kính, cởi mở giữa những người yêu chuộng tự do dân chủ.

Tĩnh hội HMDC 2017 năm nay được tổ chức lần thứ hai trong khuôn viên Đại học Long Beach, ở Nam Cali (trước đó năm 2012, kỳ 11), từ thứ năm 15.6. đến chủ nhật 18.6.2017. Đây là Tĩnh hội thứ 16, quy tụ 36 người, đến từ Canada, Pháp, Đức và từ nhiều tiểu bang Hoa Kỳ.

Trong 4 ngày làm việc, Tĩnh hội đã tập trung thảo luận về tình hình VN sau Đại hội 12 Đảng CSVN. Việt Nam hiện rơi vào khủng hoảng toàn diện, nhiều nơi người dân trong nước đã phản ứng đứng lên trong các vụ Đồng Tâm, Formosa… Tĩnh hội phân tích về tình hình các lực lượng dân chủ, các tổ chức XHDS trong và ngoài nước, cũng như quan hệ ngoại giao của chính quyền TT Donald Trump với VN.  [đọc tiếp]

Tuyên bố ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài của các Tổ chức Xã hội và Chính trị Việt Nam

Ngày 15 tháng 7 năm 2016 - CHÚNG TÔI, những tổ chức xã hội dân sự và chính trị trong lẫn ngoài nước, ký tên dưới đây tuyên bố:

1- Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12-07-2016 hoàn toàn có hiệu lực pháp lý ràng buộc đối với Trung Quốc và các bên liên quan theo luật pháp quốc tế; do đó, yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết này và qua đó chứng tỏ mình là một quốc gia văn minh và có trách nhiệm giữa cộng đồng quốc tế.

2- Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12-07-2016 đã tạo một nền tảng pháp lý vững chắc và tiền lệ thuận lợi cho các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm Việt Nam, đưa các tranh chấp đó ra trước cơ quan phân xử quốc tế theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. ... [đọc tiếp]

THƯ NGỎ KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TRẦN HUỲNH DUY THỨC

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2016 ...

Là một trí thức tài năng và giàu lòng yêu nước, luôn trăn trở, mong muốn tháo gỡ những hạn chế, bất cập về hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước, một cách ôn hòa, ông Trần Huỳnh Duy Thức kiên định hoài bão canh tân đất nước, ngõ hầu đưa Việt Nam thoát khỏi tụt hậu, nhanh chóng đạt được tiến bộ xã hội và phát triển. Sẽ là rất có ích cho nhân dân, đất nước và ngay cả Nhà nước Việt Nam, nếu biết coi đây là cơ hội quý báu để lắng nghe những ý kiến phản biện tâm huyết của trí thức, là sáng kiến đóng góp phương kế cải thiện quản lý, điều hành kinh tế - xã hội đất nước để điều chỉnh, xả van bức xúc xã hội, tránh nguy cơ bùng phát bạo lực với hậu quả khốc hại khôn lường cho tương lai dân tộc.

Việc bắt giam, bỏ tù kỹ sư Trần Hùynh Duy Thức đã và đang gây bất bình mạnh mẽ trong đông đảo trí thức trong và ngoài nước cũng như người dân tâm huyết, thiết tha với vận mệnh và tương lai Việt Nam. Việc kết án bất công đối với ông Trần Huỳnh Duy Thức là trái với tinh thần của Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam, Công ước Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự và chính trị, cũng như các điều ước quốc tế liên quan khác mà Nhà nước Việt Nam đã long trọng ký kết và cam kết tuân thủ, gây mất uy tín nhà nước trong con mắt trí thức tiến bộ và đông đảo người dân yêu chuộng công lý và tiến bộ xã hội, làm xấu thêm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong lao tù, sau nhiều lần cự tuyệt trục xuất ra nước ngoài, ngày 24-5-2016, ông Trần Huỳnh Duy Thức bắt đầu cuộc tuyệt thực vô thời hạn đòi thực thi thượng tôn pháp luật, trao quyền quyết định thể chế chính trị đất nước về tay nhân dân, hàng nghìn trí thức và người dân có lương tri trong và ngoài nước đã biểu tình, đồng hành tuyệt thực.

Chúng tôi yêu cầu Nhà nước Việt Nam khẩn trương trả tự do ông Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân lương tâm khác.

Cũng qua thư ngỏ này, chúng tôi cũng trân trọng kêu gọi chính phủ các quốc gia, các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền cũng như công luận thế giới cùng lên tiếng và tác động hữu hiệu để ông Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân lương tâm khác sớm được tự do. [đọc tiếp]

Vận động trả tự do cho

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài,

xin hãy ký tên ủng hộ

Kiến Nghị Thư gửi

Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Cao Ủy Liên Hiệp Âu châu về Đối Ngoại, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền

của chị Vũ Minh Khánh, vợ LS Đài

Đức ngưng miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao VN

22/12/2017 (BBC) - Chính phủ Đức đã tạm dừng chế độ cho phép quan chức cao cấp Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao nhập cảnh Đức không cần visa, một quan chức trong Bộ Ngoại giao nói với kênh truyền hình Đức Deutsche Welle (DW) hôm 21/12/2017 với điều kiện ẩn danh.

Tin này đã được bàn thảo trong cộng đồng Việt Nam tại Berlin từ lâu nay nhưng nay là lần đầu tiên đài phát thanh quốc tế DW của Đức xác nhận.

Quan chức Đức nói với DW cũng cho biết thêm rằng một số quan chức cao cấp của Việt Nam đã bị từ chối nhập cảnh vào Đức trong thời gian qua. [đọc tiếp]

Đã có 100 luật sư ký tên phản đối vụ kỷ luật LS Võ An Đôn

15/12/2017 (Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam) - danh sách 100 luật sư ký tên (đợt 1), ủng hộ “kiến nghị xem xét lại quyết định kỷ luật đối với luật sư võ an đôn” đề ngày 10/12/2017 gửi ban thường vụ liên đoàn luật sư việt nam  [đọc tiếp]

Cấm đa đảng, đa nguyên là phản dân hại nước và đó mới là phản động chính gốc ! bởi nó phản lại động lực phát triển tất yếu của nhân loại

15/12/2017 Nguyễn Doãn Đôn (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Chỉ có ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG mới là kim chỉ Nam dẫn dắt Dân tộc ta tới bờ cõi vinh quang, khỏi bị lạc lõng và không còn bị loài người tiến bộ cười chê.

Độc đảng sẽ dẫn tới độc tài, độc quyền và quân phiệt. Nó trở thành tảng đá chắn đường, cản trở sự phát triển tiến bộ của xã hội. Chính quyền không bầu cũng trúng. Luật pháp tự biến thành luật cùa đảng. Tam quyền phân lập: Lập pháp, hành pháp và tư pháp đều là từ một lỗ chui ra, và sống chết phải canh coi lỗ đó làm hang ổ, thành trì bất khả xâm phạm. Vì vậy nên không có dân chủ, không có phản biện, không có bàn bạc vô tư, không có điều hay và sự mới mẽ nảy sinh, dẫn đến bảo thủ, lạc hậu, cố hữu và trì trệ.  [đọc tiếp]

Giới luật sư lên tiếng mạnh mẽ phản đối kỷ luật LS Võ An Đôn

15/12/2017 Trịnh Vĩnh Phúc (Blog Nguyễn Xuân Diện) - Trước quyết định của Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên xóa tên ra khỏi danh sách luật sư đối với Võ An Đôn, nhiều luật sư trong cả nước tỏ thái độ không đồng tình, đã có 20 luật sư ký tên kiến nghị Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam xem xét lại. Bản kiến nghị đề ngày 10/12 đã được gửi trực tiếp đến Văn phòng Liên đoàn Luật sư Việt Nam vào ngày 12/12/2017.  [đọc tiếp]

Sự phát triển của xã hội dân sự là tất yếu - Không qui định nào ngăn chặn được!

14/12/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn nhà giáo Vi Đức Hồi - Ngày 15/11/2017 vừa qua, Bộ chính trị đảng cộng sản VN ban hành Qui định 102 về xử lý kỷ luật đảng viên. Có thể nói đây là một bộ luật của đảng kiểm soát toàn diện đảng viên trong mọi hoạt động xã hội nhằm ngăn chặn sự suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong đảng mà như đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đã phải thú nhận lòng dân ngày càng “mờ đảng, khô đoàn, nhạt chính trị"”. Trong Qui định 102 họ cấm đảng viên bàn đến xã hội dân sự, đa nguyên đa đảng tam quyên phân lập.

Từ Lạng Sơn nhà giáo Vi Đức Hồi trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã khẳng định “Sự phát triển của xã hội dân sự là tất yếu - Không qui định nào ngăn chặn được!” Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Trong một tháng, Hoa Kỳ có thêm 4 dân cử gốc Việt

10/12/2017 Đỗ Dzũng tổng hợp (Người Việt) - WASHINGTON, DC (NV) – Chỉ trong vòng một tháng, nước Mỹ có thêm bốn dân cử gốc Việt, vừa thắng các cuộc bầu cử cấp tiểu bang và thành phố.

Điểm đặc biệt là những ứng cử viên gốc Việt thắng các đối thủ người bản xứ, có người đương nhiệm, có người được sự ủng hộ của các chính trị gia lớn. Và tất cả họ sẽ đều là người Việt Nam đầu tiên giữ chức vụ trong chính quyền tại các tiểu bang nơi họ cư ngụ. [đọc tiếp]

B14

10/12/2017 Trương Duy Nhất (FB Trương Duy Nhất) - Vậy là anh em nhà Đinh La Thăng- Đinh Mạnh Thắng cùng vào B14. Trước đó, anh em Dương Chí Dũng- Dương Tự Trọng cũng ở trại này.

Đây, cũng là nơi giam tôi suốt 240 ngày đầu, từ khi bị bắt (26/5/2013 đến 20/1/2014), thuộc đoạn điều tra lấy cung. Nó là một trại đặc biệt, dành cho các án an ninh đặc biệt, thuộc Cục an ninh điều tra, Tổng cục an ninh, Bộ Công an, nằm trên địa bàn xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, và nhiều nhân vật nổi tiếng khác trong giới đấu tranh cũng đang bị giam ở đây. Trước đó, là Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. [đọc tiếp]

Khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng và em trai Đinh Mạnh Thắng

09/12/2017 (Tiếng Dân Việt Media) - Chiều hôm qua 8/12/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã thực hiện tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt, khám xét đối với ông Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Đêm hôm qua 8/12/2017 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh Mạnh Thắng (55 tuổi), Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư  và Thương mại Dầu khí Sông Đà về hành vi tham ô tài sản. Đinh Mạnh Thắng là em trai của ông Đinh La Thăng [đọc tiếp]

Nền chính trị bạc bẽo của đảng Cộng sản

08/12/2017 Phạm Đoan Trang (FB Pham Doan Trang) - Vài tiếng sau khi Đinh La Thăng bị bắt, dân mạng truyền nhau một bức ảnh xuất phát từ trang Nhà Văn của blogger Người Buôn Gió, chú thích là do Trịnh Xuân Thanh chụp tại Đại hội Đảng mùa xuân năm ngoái. Trong hình, Tổng Bí thư ĐCS Nguyễn Phú Trọng và tân Bí thư Hồ thành Đinh La Thăng ôm nhau sánh bước, như hai cha con.

Cũng chỉ 5-6 năm về trước, báo chí quốc doanh ca ngợi “anh Thăng” như gương mặt sáng nhất, trẻ trung, năng động, gần dân nhất trong đám lãnh đạo xôi thịt. (Tất nhiên chẳng báo nào dùng từ “xôi thịt”, nhưng độc giả có thể hiểu là như thế). Bây giờ thì cũng chính các tờ báo ấy đồng loạt trích dẫn thông cáo của công an để dập Đinh La Thăng xuống bùn. [đọc tiếp]

Gặp Tân Đại Sứ Hoa Kỳ Tại Việt Nam

08/12/2017 (Việt Báo) - Vào tối thứ Hai ngày 4 tháng 12 năm 2017, một buổi tiếp tân được tổ chức tại tư gia BS Nguyễn Quốc Quân, bào huynh BS Nguyễn Đan Quế, tại Virginia, vùng Hoa Thịnh Đốn Hoa Kỳ. Tham dự gồm một số đại diện các đoàn thể tại địa phương  như Cộng Đồng Việt Nam Hoa Thịnh Đốn, Maryland và Virginia (Ông bà Đinh Hùng Cường), Tập hợp Dân Chủ (Ông Đào Hiếu Thảo, Ông Dave Nguyễn), Phật Giáo Hòa Hảo tại Richmond VA (Ông Huỳnh Hiệp), BPSOS (TS Nguyễn Đình Thắng)... Tân ĐS Ông Daniel J. Kristenblink đã ngỏ lời chào mừng và hân hạnh được gặp các đại diện đoàn thể, cộng đồng và nhân sĩ người Việt Nam trước khi ông đi Hà Nội để nhận chức Đại Sứ. Ông cho biết nhiệm vụ của ông rất khó khăn trước tình hình hiện nay tại Việt Nam, vùng Đông Nam Á và Á Châu Thái Bình Dương nên cần được tham khảo ý kiến của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại nhất là ở Hoa Kỳ có khoảng trên 2 triệu người Mỹ gốc Việt đang sinh sống. [đọc tiếp]

Việt Nam: Cựu ủy viên Bộ Chính Trị Đinh La Thăng bị bắt giữ

08.12.2017 (RFI) - Chiều ngày 08/12/2017 chính quyền Việt Nam loan báo chính thức khởi tố, bắt giam ông Đinh La Thăng, phó trưởng ban Kinh Tế Trung Ương, nguyên ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư thành ủy Thành Phố Hồ Chí Minh.

Báo chí tại Việt Nam chiều nay đã đăng tải tin này. Ông Đinh La Thăng, bị khởi tố và bắt tạm giam để điều tra về các hành vi "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng". [đọc tiếp]

Người Việt Nam bị bắt cóc ở Berlin - Như trong một phim gián điệp

Petitioning US Secretary of State John Kerry and 2 others

Free human rights lawyer

Nguyen Van Dai

Vu Minh Khanh Hanoi, Vietnam [Kiến Nghị Thư]

Xin hãy hỗ trợ

Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa trong chiến dịch "Hãy cứu lấy tự do tín ngưỡng" tại Việt Nam

07/12/2017 Markus GrillAntonius Kempmann (ARD/Tagesschau), chuyển dịch: Hà Dương (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Mùa hè vừa qua một chính trị gia và quản lý cao cấp của Việt Nam bị bắt cóc giữa ban ngày ở Berlin. Theo thông tin từ các đài truyền thông NDR, WDR và báo "Süddeutsche Zeitung", tình báo Việt Nam và đại sứ quán ở Berlin đã tổ chức vụ này từ đầu đến cuối. Cuộc điều tra của cảnh sát Berlin cho thấy vụ bắt cóc này là do mật vụ Việt Nam và Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tổ chức từ đầu đến cuối - một vụ gián điệp như thời chiến tranh lạnh lại xẩy ra giữa Berlin ngày nay. [đọc tiếp]

Động cơ chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng

06/12/2017 (VOA) - Xoa dịu sự phẫn nộ của người dân, tăng cường sự kiểm soát trong Đảng, đấu tranh phe phái, cải thiện hình ảnh của khu vực Nhà nước và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài có thể là một số nguyên nhân khiến cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiến hành chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt, theo nhận định của nhà báo David Hutt trên tờ AsiaTimes.

Trong bài báo có nhan đề “Sự hủ bại ở Việt Nam tệ đến mức nào”, nhà báo David Hutt đã điểm lại những vụ án tham nhũng nổi cộm ở Việt Nam trong thời gian qua như vụ Trịnh Xuân Thanh ở PetroVietnam, vụ Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn ở OceanBank và PetroVietnam.

Bài báo dẫn lại việc ông Trọng yêu cầu sớm đưa Trịnh Xuân Thanh ra xét xử và cho rằng việc xử tội ông Thanh có ý nghĩa quan trọng với ông Trọng cho nên Việt Nam mới bất chấp việc rạn nứt quan hệ ngoại giao với Đức để đưa ông Thanh – vốn lẩn trốn ở Đức – về Việt Nam quy án. [đọc tiếp]

Họ đang chiến đấu cho sự tự do

02/12/2017 Paulus Lê Sơn (GNsP) – Cuối tháng 11, hai bản án nặng nề dành cho Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quyền 10 tù giam và Nguyễn Văn Hóa 7 năm tù giam 3 năm quản chế. Chuyện gì đang xảy ra vậy ? Tại Sao họ lại chấp nhận hi sinh ? Họ đang chiến đấu cho cái gì và vì cái gì ? Có phải chăng đó là một điều dại khờ ? Hàng loạt câu hỏi đặt ra của nhiều bạn trẻ gởi đến cho tôi sau khi các phiên tòa kết thúc.

Chẳng do dự, tôi đã trả lời với các bạn trẻ một cách khẳng khái và rõ ràng với họ rằng, họ đang chiến đấu cho sự tự do. Vậy thì tự do cho ai, cho cái gì, tự do đó như thế nào ?. Tự do đó cho chính cá nhân chúng tôi, cho con cái, gia đình và thân nhân của chúng tôi, xa hơn và rộng hơn trong sự liên đới thì sự tự do đó còn cho mọi người và toàn xã hội, cho sự hưng thịnh và độc lập thật sự của đất nước Việt Nam. [đọc tiếp]

Việt Nam cố ‘kìm’ Internet sau 20 năm đã ‘mở

02/12/2017 (VOA) - Các chuyên gia nhận định rằng việc Việt Nam mở cửa cho Internet trong 20 năm là một bước đột phá ‘đầy ấn tượng,’ nhưng chính quyền không ngừng tăng cường những ‘rào cản nghiêm ngặt’ cùng với sự ‘kiểm duyệt nặng nề.’

Báo New York Times hôm 30/11 có bài nói rằng chính phủ Việt Nam lấy lý do vì ngày càng có nhiều mối quan ngại gia tăng về an ninh mạng và tin tức giả tạo để mạnh tay kiểm soát mạng xã hội, nơi các nhà hoạt động chính trị dùng làm diễn đàn để tố cáo các vi phạm tham nhũng và sai trái của quan chức nhà nước. [đọc tiếp]

Vụ Võ An Đôn: Việt Nam chưa bao giờ thực tâm cải cách tư pháp, luật sư Lê Công Định

01/12/2017 Kính Hòa (RFA) - Luật sư Võ An Đôn bị đoàn luật sư Phú Yên rút giấy phép hành nghề và khai trừ ra khỏi đoàn luật sư tỉnh Phú Yên, vào tháng 11 năm 2017.

Từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định, phân tích với Kính Hòa, đài Á châu tự do điều gọi là cải cách tư pháp tại Việt Nam trong thời gian 30 mươi năm qua. Trước tiên ông đánh giá sự kiện khai trừ luật sư Võ An Đôn ra khỏi Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên.

Việc sửa đổi bộ luật hình sự với điều 19, khoản 3, liên quan đến việc tố giác thân chủ của mình của các luật sư, nó cho chúng ta chỉ dấu rằng nhà cầm quyền ngày càng muốn giới hạn phạm vi hoạt động của các luật sư, và họ tìm mọi cách để các luật sư phải cúi đầu chấp nhận sự chỉ đạo và kiểm soát của nhà cầm quyền. Bước thứ hai rất tệ hại là xóa tên luật sư Võ An Đôn ra khỏi đoàn luật sư Phú Yên. Điều đó cho thấy luật sư bây giờ nếu ngoan ngoãn nghe lời, chỉ biết kiếm tiền mà thôi thì sẽ được để yên để làm việc đó. Còn nếu họ có những phát ngôn mà nhà cầm quyền cảm thấy không hài lòng thì ngay lập tức họ sẽ có vấn đề. [đọc tiếp]

Đoàn Văn Toại và sinh viên Sài Gòn một thời

01/12/2017 Bùi Văn Phú (BBC) - Đoàn Văn Toại, tác giả của ba quyển sách, hiệu trưởng hai đại học tư, người hoạt động nhân quyền, một lãnh tụ sinh viên, người gây sôi nổi, ồn ào trong dư luận ở Việt Nam, Pháp, Hoa Kỳ trong hai thập niên 1970 và 1980 đã qua đời tại California vào trung tuần tháng 11 vừa qua, hưởng thọ 72 tuổi.

Là phó chủ tịch Tổng hội Sinh viên Đại học Sài Gòn và có khuynh hướng thân cộng, năm 1971 ông đã đi Mỹ, đến các đại học trong đó có Đại học Berkeley và Stanford để kêu gọi sinh viên ủng hộ quyền dân tộc tự quyết của nhân dân miền Nam bằng cách đòi Mỹ rút khỏi Việt Nam, vì thế ông bị chính quyền Sài Gòn bắt giam nhiều lần.

Ông cũng đã bị giam hai năm trong các nhà tù của cộng sản ở Thành phố Hồ Chí Minh mà không hề bị xét xử.  Ông và nhà thơ Nguyễn Hữu Hiệu gặp ca sĩ phản chiến Joan Baez và đã khiến bà tỉnh ngộ. [đọc tiếp]

Tuyên bố phản đối việc xóa tên LS Võ An Đôn

30/11/2017 (Dân quyền) - Ngày 26/11/2017, với 2 phiếu thuận, 1 phiếu chống, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên xóa tên luật sư Võ An Đôn khỏi Đoàn Luật sư tỉnh. Quyết định trên lập tức gây bức xúc mạnh mẽ công chúng trong và ngoài nước. Truyền thông quốc tế nhất loạt phản ánh dư luận hết sức bất bình.

Luật sư Võ An Đôn được công chúng biết đến như một trong những luật sư rất tâm huyết, chính trực, can đảm, cương quyết và kiên trì tranh đấu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của những người dân nghèo khổ, cô thân yếu thế, nạn nhân của giới chức hắc ám tiêu cực, đặc biệt là của tệ nạn công an bạo hành. ...

Trước quyết định hàm hồ xóa tên luật sư Võ An Đôn của Đoàn Luật sư Phú Yên, chúng tôi gồm các tổ chức, cá nhân đứng tên dưới đây mạnh mẽ tuyên bố:

1. Cực lực phản đối quyết định sai trái của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên đối với luật sư Võ An Đôn. Quyết định trên đi ngược với vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ luật sư Việt Nam: bảo vệ công lý, lẽ phải và đồng nghiệp. Yêu cầu Đoàn Luật sư Phú Yên hủy ngay quyết định trái lòng dân nói trên. [đọc tiếp]

Trung Quốc thúc đẩy xu hướng toàn trị ở Đông Nam Á

29/11/2017 Thanh Phương (RFI) - Chính sự hỗ trợ cả về mặt kinh tế lẫn ngoại giao của Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng toàn trị ở một số quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là tại Cam Bốt, nơi mà chính quyền Hun Sen đã triệt tiêu phe đối lập, bất chấp sự lên án của phương Tây.

Thủ tướng Hun Sen rời Cam Bốt sang Trung Quốc dự một cuộc họp thượng đỉnh từ ngày 30/11 đến ngày 03/12, do Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức.

Hiện giờ, Trung Quốc đã là nhà tài trợ lớn nhất cho Cam Bốt và chính sự hỗ trợ của Bắc Kinh khiến ông Hun Sen có thể hành động bất chấp những chỉ trích của phe đối lập rằng lãnh đạo Cam Bốt đang phá hủy nền dân chủ ở xứ chùa tháp.

Hãng tin Reuters nhắc lại rằng, theo yêu cầu của chính phủ Phnom Penh, ngày 16/11 vừa qua, Tòa án Tối cao Cam Bốt đã ra lệnh giải thể Đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt, đảng đối lập chính ở nước này. [đọc tiếp]

Nỗi đau đớn của Đoàn Văn Toại

27/11/2017 FB Ngô Thanh Tú (Tiếng Dân) - “Tôi nhận lãnh trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra cho đồng bào của tôi. Và nay tôi chỉ còn cách đóng vai nhân chứng cho sự thật này hầu các người đã từng ủng hộ Việt Cộng trước kia có thể cùng chia sẻ trách nhiệm với tôi“. – Đoàn Văn Toại (1945-2017)

Trong “Thổn thức cho Việt Nam”, ông Toại đã bày tỏ sự hối hận của mình khi đã đặt niềm tin vào những đề cương của MTDTGPMN đưa ra.

Có rất nhiều người không biết ông Toại, nhưng với những lớp người lớn tuổi, từng sinh sống, hoạt động ở Saigon trước 1975 đã từng nghe đến tên ông. Ông từng là phó Chủ tịch Tổng hội sinh viên Saigon trong hai năm 69-70, ủng hộ triệt để Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam (MTDTGPMN) được lãnh đạo bởi luật sư Nguyễn Hữu Thọ, mà thực sự đằng sau đó là CS Bắc Việt.

Cái hối hận của Đoàn Văn Toại là đã góp tay gây ra thảm họa kinh hoàng từ sau khi Saigon thất thủ, hàng triệu người, không phải chỉ là quân nhân, mà ngay cả đến những người tu hành, trẻ em cũng phải vào tù, chịu sự trả thù của chính quyền mới. Hàng trăm ngàn người đã chết, hàng trăm ngàn gia đình phải chịu cảnh ly tán. Thảm họa ấy, nếu những người thuộc thành phần thứ 3, hay MTDTGPMN gây ra thì chính họ cũng góp tay vào. [đọc tiếp]

Thông điệp lẫn lộn của Trump có thể làm Bắc Kinh thêm mạnh ở Biển Đông

27/11/2017 Murray Hiebert, Huỳnh Hoa dịch (Bauxite Việt Nam) - Sự im lặng của Tổng thống Mỹ trước hành động xâm lấn của Trung Quốc củng cố sự tái sa ngã của ASEAN.

Trong khi tham dự các hội nghị cấp cao của khu vực tại Việt Nam và Philippines, ông Trump đã đề cập tới tầm quan trọng của tự do hàng hải và các tuyến hàng hải mở đối với thương mại. Nhưng ông chờ đến cuối chuyến công du mới đề cập tới Trung Quốc. Bắc Kinh có tranh chấp lãnh thổ và hàng hải với 5 quốc gia láng giềng ở vùng biển này, đã chi tiêu một nguồn lực đáng kể để xây dựng 7 hòn đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và trang bị cho chúng các sân bay, đài radar và nhà chứa hỏa tiễn.

Lần duy nhất ông Trump nhắc tới vai trò của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp là trong bài diễn văn cuối cùng của ông ở khu vực, và ông chỉ nói đơn giản: “Tôi vẫn quan tâm tới những nỗ lực của Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]”. [đọc tiếp]

VN: Chấp nhận trả giá đối ngoại vì đối nội?

26/11/2017 (BBC) - Việc nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu khẩn trương đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh ra xét xử cho thấy ban lãnh đạo Việt Nam đã chấp nhận hy sinh đối ngoại để xử lý đối nội, một ý kiến nhà phân tích thời sự nói với BBC hôm thứ Bảy.

Hôm 25/11/2017, truyền thông chính thức từ Việt Nam đưa tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các cơ quan chức năng của Việt Nam 'tập trung' và 'khẩn trương' đưa vụ án này cùng vụ việc tại Tập đoàn dầu khi Việt Nam (PVN) liên quan Ngân hàng Đại dương (Ocean Bank) ra xét xử lần lượt trong năm 2017 và đầu quí một năm 2018. [đọc tiếp]

Mắc bẫy định hướng dư luận của Cộng sản

26/11/2017 Thạch Đạt Lang (Tiếng Dân) - Hai ngày vừa qua, cộng đồng mạng, đặc biệt trên facebook đã dậy sóng vì một bài viết của ông PGS- TS Bùi Hiền trong cuốn sách mới xuất bản, tựa đề “Ngôn Ngữ ở Việt Nam – Hội Nhập Và Phát Triển” (Tập 1). Nhiều tờ báo trong nước như Thanh Niên, Dân Trí, Tuổi Trẻ… đều lên tiếng về bài viết này.

"Cộng sản nó ngu, nó ít học, nhưng ít ra nó còn biết rút kinh nghiệm. Còn người dân Việt, nhất là anh em, tạm gọi là thành phần cấp tiến, thì đến cái đầu sợi dây kinh nghiệm nằm ở đâu còn không biết nên sau nhiều vụ việc vẫn chẳng rút được chút kinh nghiệm nào. Vẫn để bản thân bị dẫn dắt vào những điều vớ vẩn mà cứ nghĩ mình thông tuệ. Và đó chính là nỗi đau, nỗi mất mát, là điều càn phải sửa, phải bàn chứ không phải là việc tìm coi một đề xuất ngu ngốc nó ngu chỗ nào."

Suýt chút nữa tôi cũng đã chạy theo đám đông, viết bài phân tích đề xuất của PGS- TS Bùi Hiền mà quên đi những chuyện khác. [đọc tiếp]

Phải chăng chỉ vì cái sổ hưu và cái chức vớ vẩn ít „màu mè“ của một đảng viên quèn ?

24/11/2017 Nguyễn Doãn Đôn (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Một chế độ mà phần lớn người dân chán ngán, căm thù không muốn cho tồn tại nữa mà nó vẫn hiện hữu, trơ trơ ra đó. Thậm chí nó còn ngày càng tàn bạo mà quần chúng số đông không làm gì được, lại còn giương đôi "mắt ếch" ra nhìn , thì phải nói là nó "TÀI" và dân mình HÈN.

Ngoài việc hướng dẫn cho người dân đen nghèo khổ kém cỏi về nhận thức vì không có điều kiện được học hành và không hiểu gì về phong trào tự do, dân chủ thì chúng ta còn phải chỉ cho phần lớn cán bộ, công nhân viên chức đang hưởng lương hưu và những Đảng viên có danh mà vô thực hoặc chỉ có chút "thực" rằng :

Khi Đất nước có tự do, dân chủ và theo đường lối Tư bản phương Tây văn minh, tiên tiến thì đời sống của người dân được đảm bảo [đọc tiếp]

Dân Đồng Tâm vạch mặt viên đại tá công an Đào Thanh Hải tráo trở, đổi trắng thay đen

23/11/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong phiên họp khoáng đại kỳ họp cuối năm 2017 của quốc hội CSVN hôm 7/11 mới đây, đại biểu Hà Nội đại tá công an Đào Thanh Hải diễn vai đại diện ngành công an trả lời vấn đề do ông Dương Trung Quốc dại biểu tỉnh Đồng Nai nêu lên về biến cố Đồng Tâm là tại sao đã gần nửa năm trôi qua sau khi cụ Lê Đình Kình tố cáo bị công an đánh gẫy chân mà vụ việc vẫn chưa được giải quyết.

Viên đại tá Đào Thanh Hải phó giám đốc công an Hà Nội khẳng định không có chuyện cụ Kình bị công an đánh gẫy chân, công an đã thực thi nhiệm vụ đúng quy trình pháp luật.

Nhân dân xã Đồng Tâm  đã phản ứng mạnh mẽ thái độ tráo trở, đổi trắng thành đen của viên đại tá công an Đào Thanh Hải [đọc tiếp và nghe video]

Thúc đẩy mạng xã hội do doanh nghiệp Việt cung cấp: 1 cách kiểm duyệt khác

20/11/2017 Cát Linh (RFA) - Trong báo cáo trả lời chất vấn gửi Đại biểu Quốc hội hôm thứ Tư, 15 tháng 11, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, tính đến ngày 30 tháng 9, hai trang mạng xã hội nước ngoài phổ biến nhất tại Việt Nam là Facebook có khoảng 53 triệu thành viên và YouTube có 35 triệu thành viên, và hiện tại, các trang mạng xã hội nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam gần như “không bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật Việt Nam, dẫn đến tình trạng việc theo dõi, xử lý các thông tin vi phạm còn gặp khó khăn.”

Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đang thúc đẩy việc phát triển các trang mạng xã hội do người Việt Nam sáng tạo để cạnh tranh với các trang mạng xã hội của nước ngoài như YouTube, Facebook, nhằm “kiểm soát, hạn chế thông tin xấu, độc hại, phản cảm trên mạng xã hội và định hướng thông tin, tuyên truyền văn hoá, đạo đức.” [đọc tiếp]

Vì sao khó thu hồi 'tài sản quan tham'?

22/11/2017 (BBC) - Việc thu hồi tài sản quan chức tham nhũng đang làm nóng nghị trường Việt Nam trong lúc một luật sư bình luận với BBC rằng "quan chức thường chuẩn bị từ trước, không bao giờ đứng tên các tài sản giá trị lớn nên về mặt pháp lý thì họ 'vô sản' khi ra tòa.

Truyền thông Việt Nam cho hay, Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 có nhiều quy định thay đổi với tội phạm tham nhũng. Theo Điều 40, sẽ không thi hành án tử hình đối với những người bị kết án tử hình về tội Tham ô tài sản, Nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng. Hình phạt tử hình khi đó được chuyển thành chung thân. [đọc tiếp]

Cách tự sát của một siêu cường

19/11/2017 Richard Javad Heydarian (Washington Post), Huỳnh Hoa dịch (Viet Studies) - Trong chuyến công du chính thức đầu tiên của tổng thống Donald Trump tại châu Á, sự giảm sút nhanh chóng quyền bá chủ kéo dài nhiều thập niên của Hoa Kỳ ở khu vực này đã trở nên rõ ràng một cách đau đớn.

Đây có phần là một sản phẩm phụ mang tính cơ cấu từ sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, quốc gia đã công khai kêu gọi một trật tự khu vực mới của thế kỷ 21 “châu Á của người châu Á”.

Nhưng đây cũng là một phụ phẩm của tác động có tính chất phá hoại vị thế của Hoa Kỳ ở châu Á trong nhiệm kỳ tổng thống đầy giông bão của ông Trump. Cả các đồng minh và đối thủ trong khu vực đều bị xáo động bởi chính sách đối ngoại “tân-biệt lập” (neo-isolationist), gọi là “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump. Hàng loạt những lời đả kích lúc nửa đêm trên mạng Twitter, những cuộc tấn công thường trực vào trật tự tự do quốc tế và sự hấp tấp rút khỏi hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – gộp chung lại đã làm cho Hoa Kỳ bị cô lập ngay cả với các đồng minh gần gũi nhất. [đọc tiếp]

Cụm từ "phải nghiêm trị" nên dành cho ai trước ?

19/11/2017 Nguyễn Doãn Đôn (Diễn Đàn Việt Nam 21) - "Phải nghiêm trị", đó là chữ dùng của cựu bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son (1) - Im đi ! Đó là giọng nói của kẻ đê hèn và ác độc đối với những con người tri thức. Những người, không một tấc sắt trong tay; Bằng tình yêu và trí tuệ của họ mà họ mang lại lợi ích cho Dân tộc, thông qua tiếng nói và cây bút. Họ không có mảy may cầu về DANH và LỢI. Đó là tự do ngôn luận - Là quyền chính đáng của con người trong thời đại văn minh. [đọc tiếp]

Ông Vũ Đức Đam cần xin lỗi quốc hội và dân Việt lẫn nước Đức vì đã thông tin sai về mạng xã hội Đức!

18/11/2017 Trần Vũ Hải (Fb Vu Hai Tran) - Ông Vũ Đức Đam cần xin lỗi quốc hội và dân Việt lẫn nước Đức vì đã thông tin sai về mạng xã hội Đức! (Xin cư dân mạng chia sẻ và cùng yêu cầu này).

Ngày 17/11/2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói trên diễn đàn Quốc hội về mạng xã hội. Ông nói vo, được bà Chủ tịch Quốc hội khen hay, cho thêm 10 phút. Ông dẫn nhiều số liệu về mạng xã hội Việt nam và các nước khác, có vẻ các ông bà nghị tin sái cổ. Tuy nhiên một số thông tin ông cung cấp không chính xác. [đọc tiếp]

Giới trẻ thách thức giới lãnh đạo đảng CSVN trả lời!

17/11/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trên FB của mình, cô Lynn Nguyen đã đăng Tâm thư gửi giới lãnh đạo đảng CSVN. Trong thư cô nêu lên những  câu hỏi mà mình và giới trẻ Việt Nam đang trăn trở, quan tâm và thách thức giói lãnh đạo đảng CSVN  hay một ai đó vẫn luôn mở miệng ra là "cộng sản muôn năm, nhờ cộng sản mà mới có Việt Nam ngày hôm nay" dám đứng lên để giải thích những điều thắc mắc này cho lớp trẻ.

Tâm thư của cô Lynn Nguyen đã được sự quan tâm và ủng hộ của đông đảo cư dân mạng. [đọc tiếp và nghe video]

Vì sao nên quan ngại “Đại ca” Xi Jinping trở thành lãnh đạo số Một của thế giới?

14/11/2017 Quỳnh Vi (Luật Khoa) lược dịch từ The Economist: Xi Jinping has more clout than Donald Trump. The world should be wary. - Sau khi Đại hội đảng Cộng sản lần thứ 19 kết thúc vào cuối tháng 10/2017, Xi Jinping (Tập Cận Bình) tiếp tục giữ vững vị trí lãnh đạo tối cao tại Trung Quốc, và cam kết sẽ dẫn dắt nước này đến vị trí dẫn đầu thế giới. Nhưng nếu thật sự chờ mong Chủ tịch Xi Jinping dẫn dắt Trung Quốc cùng tất cả chúng ta đi đến một tương lai tốt đẹp hơn, thì đó là một ước muốn vô cùng sai lầm.

Không chỉ là “người hùng” đối với người dân bình thường, mà ngay cả tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng ưu ái gọi Xi Jinping – theo như báo Washington Post từng đưa tin – là “nhà lãnh đạo hùng mạnh nhất” của Trung Quốc trong một thế kỷ qua. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá ngạc nhiên vì điều này, bởi các tổng thống Mỹ vốn có thói quen miêu tả những nhà lãnh đạo Trung Quốc bằng những từ ngữ mang đầy tính ngưỡng mộ và thán phục. [đọc tiếp]

TRUMP FIRST

14/11/2017 Nguyễn Quang A (Fb A Nguyen Quang) - Kết thúc chuyến đi Nhật, Hàn, TQ, Việt Nam và Phillipines có thể sơ bộ kết luận chính sách nhất quán của ông Trump là Trump First:

- Ông chỉ nhắc lại những điều ông đã nói về "America First" về các nước khác ăn hiếp Mỹ trong thương mại, một luận điệu không thuyết .

- Ông chỉ tập trung vào vấn đề buôn bán và hạt nhân Bắc Hàn; [đọc tiếp]

Không thể xem thường Hiến pháp lâu đến thế

14/11/2017 Bùi Tín (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Đất nước Việt Nam thực hiện « đổi mới » từ năm 1963, hơn 50 năm rồi mà thật sự không đổi mới được bao nhiêu, có người nói họ chỉ « đổi » mà không « mới », đổi mới mà vẫn như cũ, có khi không được như cũ! Có những việc lẽ ra phải thay đổi từ rất lâu mà vẫn cứ để nguyên. Đó là việc tôn trọng và thi hành triệt để Hiến pháp.

Nhớ lại thời ông Lê Duẩn, nói không ngừng « nhân dân làm chủ », « lấy dân làm gốc » để bị nhân dân mỉa mai rằng đảng « lấy dân làm guốc », « lấy dân làm củi »!

... Sao đảng lại sợ dân biểu tình, sợ người công dân biểu hiện trung thực thái độ của mình đến thế? Dân làm chủ ở chỗ nào? Sao đảng lại sợ các tổ chức xã hội dân sự của dân đến vậy [đọc tiếp]

Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc : Ngổn ngang bế tắc

13/11/2017 Trọng Thành (RFI) - Kế hoạch Con Đường Tơ Lụa Mới, tức dự án « Một Vành Đai, Một Con Đường » (Nhất Đới, Nhất Lộ), của chính quyền Bắc Kinh, chiếm một vị trí quan trọng trong cương lĩnh hành động của ông Tập Cận Bình, được đặc biệt nhấn mạnh tại Đại Hội đảng Cộng Sản Trung Quốc hồi tháng trước, 10/2017. Kế hoạch này là một biểu tượng cho sức mạnh đang lên của Trung Quốc trên phạm vi toàn thế giới. Trên thực địa, việc triển khai dự án trên ra sao ? Một số quan sát gần đây cho thấy hàng loạt công trình khổng lồ của dự án, tại nhiều quốc gia, đang đình trệ.

Bài nhận định của AFP mô tả : « Dự án đường sắt ở Indonesia đang hoàn toàn bất động, khu công nghiệp ở Kazakhstan trống rỗng phân nửa, nhiều công trình tại Pakistan bị đe dọa tấn công : tình trạng thực tế của ‘‘những con đường tơ lụa’’ mà Trung Quốc trông đợi còn rất xa với các tuyên bố đầy tham vọng của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ». [đọc tiếp]

Người châu Á phản đối Trump muốn nói điều gì?

13/11/2017 (BBC) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến Philippines, là chặng dừng cuối của chuyến công du châu Á dài 12 ngày, đưa ông tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam.

Các nước đã dành nghi thức trang trọng để đón tiếp nhà lãnh đạo của cường quốc "số một thế giới" trong chuyến thăm châu Á đầu tiên.

Nhưng cũng xảy ra một số cuộc biểu tình phản đối ông Trump vì những nguyên do khác nhau. [đọc tiếp]

Về chuyện ca sĩ Mai Khôi phản đối Tổng thống Trump

12/11/2017 (Tiếng Dân) - Hình ảnh người dân Đà Nẵng và Hà Nội vẫy cờ chào đón Tổng thống Mỹ Donald Trump mà mọi người có thể thấy đầy trên các trang báo nhà nước, thế nhưng một hình ảnh khác trái ngược, đã được báo chí nước ngoài đăng tải, đó là hình ảnh ca sĩ và nhà hoạt động Mai Khôi, cầm biểu ngữ “Piss on you Trump” (đái vào Trump), đi “đón Trump” trên đoạn đường mà đoàn xe của TT Mỹ đi qua vào tối 11/11.

Báo Guardian của Anh dẫn lời ca sĩ Mai Khôi, cho biết: “Tôi chỉ phản đối theo cách mà người Mỹ phản đối. Tôi không làm điều gì sai“.

Về phía các nhà hoạt động ở Việt Nam, có nhiều ý kiến chửi ca sĩ Mai Khôi, nhưng cũng có một số ý kiến ủng hộ cô. Xin được giới thiệu hai ý kiến sau đây của nhà hoạt động Trịnh Hữu Long và của TS Phạm Quang Tuấn, từ Úc. [đọc tiếp]

Ông Trump chào bán ‘máy bay, tên lửa’ ở Việt Nam

12/11/2017 (VOA) - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã trực tiếp mời chào lãnh đạo Việt Nam mua thiết bị quân sự của Mỹ, nhất là máy bay và tên lửa.

“Chúng tôi mong muốn nước ngài mua thiết bị từ Hoa Kỳ. Chúng tôi sản xuất thiết bị tốt nhất. Chúng tôi sản xuất máy bay và thiết bị quân sự tốt nhất. Các tên lửa thì thuộc loại không ai có thể cạnh tranh nổi”, ông Trump nói. Tổng thống Mỹ nói tiếp rằng “vì thế, chúng tôi muốn Việt Nam mua của chúng tôi, và chúng ta phải xóa bỏ việc mất cân bằng thương mại”, mà ông Trump nói là lên tới 32 tỷ đôla. [đọc tiếp]

Chủ quyền Biển Đông : Donald Trump đề xuất làm "trọng tài"

12/11/2017 Tú Anh, Thanh Hà (RFI) - Trong cuộc họp báo chung với chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại Hà Nội ngày 12/11/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẵn sàng « sử dụng tài thương lượng » để giúp giải quyết tranh chấp tại Biển Đông, nếu Hà Nội ngỏ ý.

Thông tín viên RFI Frédéric Noir: ... Thượng đỉnh APEC làm nổi bật hai thái độ tương phản. Một bên là một vị tổng thống chủ xướng « nước Mỹ trước đã », luôn luôn tuyên bố Hoa Kỳ không bao giờ từ bỏ « quyền lợi tối thượng », còn bên kia là chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định « toàn cầu hóa là cơ hội lịch sử không thể đảo ngược ».

Nhiều nhà quan sát tự hỏi phải chăng tổng thống Mỹ đang nhường vai trò lãnh đạo Châu Á-Thái Bình Dương cho Trung Quốc.  [đọc tiếp]

Việt Nam bắn đại bác chào đón ông Tập Cận Bình

12/11/2017 (VOA) - Việt Nam chiều 12/11 bắn 21 phát đại bác, chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Hà Nội, ít giờ sau khi trải thảm đỏ tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người chủ trì buổi lễ tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, với nghi thức được cho là dành cho lãnh đạo cấp cao nhất. [đọc tiếp]

Việt Nam sẽ có ‘dê tế thần’ cho vụ Trịnh Xuân Thanh?

06/11/2017 (VOA) - Một kinh tế gia chuyên tư vấn cho các quan chức của Liên minh châu Âu về hiệp định thương mại tự do với Việt Nam cho rằng nếu Hà Nội tìm được “một con dê tế thần” để chịu trách nhiệm vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin thì hiệp định thương mại này có thể được tiếp tục.

Alicia Garcia-Herrero, chuyên gia kinh tế ở Hồng Kong, nhận định như vậy với New York Times (NYT) và gợi ý rằng “con dê tế thần” đó có thể là đại sứ Việt Nam tại Berlin, Đoàn Xuân Hưng.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) mà Việt Nam rất mong chờ, nhất là sau khi TPP đổ bể vì sự rút lui của Mỹ, đã bị hoãn lại kể từ khi chính phủ Đức yêu cầu Hà Nội xin lỗi vì vụ bắt cóc ngay giữa thủ đô Berlin mà Đức gọi là “hoàn toàn không thể chấp nhận được.” [đọc tiếp]

Thông điệp từ Đồng Tâm : Một lòng giữ đất, diệt giặc nội xâm tham nhũng cướp đất

05/11/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cách đây gần 7 tháng, vào ngày 15/4/2017, giới cầm quyền cộng sản Hà Nội đã huy động một lực lượng lớn công an, quân đội tiến hành cưỡng chể đất canh tác ở xã Đồng Tâm,, huyện Mỹ Đức ngoại thành Hà Nội để trao cho Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Cuộc cưỡng chế đã gây nên phản ứng quyết liệt của nhân dân xã Đồng Tâm khi công an, quân đội bắt cóc, đánh đập dã man môt số người dân trong đó có lão nông Lê Đình Kình 82 tuổi bị đánh gẫy chân, gây tàn phế suốt đời.

Ngày 29/10/2017 trong cuộc họp thường kỳ nhân dân xã Đồng Tâm đã có Thông điệp gửi dư luận trong và ngoài nước khẳng định Một lòng giữ đất, diệt giặc nội xâm tham nhũng cướp đất  [đọc tiếp & nghe thông điệp của dân Đồng Tâm]

Quyền Con Người - Dự luật An ninh mạng: Hàng Việt Nam ‘Made in China’?

04/11/2017 Trịnh Hữu Long (Luật Khoa) - Vào đúng những ngày đầu tháng 11 này năm ngoái, Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật An ninh mạng, ấn định ngày nó bắt đầu có hiệu lực là 1/6/2017.

Năm ngày sau khi đạo luật trên có hiệu lực, Bộ Công an Việt Nam gửi tờ trình lên Chính phủ, chính thức đề xuất dự thảo Luật An ninh mạng của Việt Nam.

Dự luật An ninh mạng của Việt Nam, không biết do vô tình hay cố ý, giống Luật An ninh mạng của Trung Quốc một cách đáng kinh ngạc. [đọc tiếp]

Toàn Láo Cả !

01/11/2017 Đỗ Duy Ngọc (Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu) - Không biết lịch sử ghi lại các triều đại phong kiến đúng sai như thế nào, cũng chẳng có cách nào để kiểm chứng. Thế nhưng, thời đại ta đang sống hoá ra toàn láo cả. Rồi lịch sử thời hiện đại sẽ viết sao đây?

Mỗi ngày mở truyền hình toàn nghe nói láo từ tin tức cho đến quảng cáo, rặt láo. Nhưng cả nước đều hàng ngày nghe láo mà chẳng phản ứng gì lại cứ dán mắt mà xem.

Mấy ngài lãnh đạo lại càng nói láo tợn. Chỉ kể vài chuyện gần đây thôi, chứ kể mấy sếp nhà ta phát biểu láo thì thành truyện dài nhiều tập. Từ chuyện quốc gia đại sự cho đến chuyện hưng vong của tổ quốc, toàn chuyện quan trọng đến vận mệnh quốc gia thế nhưng dân toàn nghe láo. [đọc tiếp]

Từ Hội Cờ Đỏ tới Hồng Vệ Binh

29/10/2017 Từ Thức (Fb Từ Thức) - Giới cầm quyền cho hay nhóm Cờ Đỏ do nhân dân ‘’ tự động ‘’ thành lập để đánh phá những người chống chế độ. Quả thực VN là một nước dân chủ: ai muốn lập đảng cứ lập, ai muốn biểu tình, cứ tự nhiên.

Người ta ví nhóm Cờ Đỏ VN với Vệ Binh Đỏ của Tàu. Theo đúng phong tục: cái gì có ở Tàu, sẽ có ở VN.

Nhắc cho các đảng viên Cờ Đỏ một sự kiện lịch sử : Mao thành lập Vệ Binh Đỏ để củng cố quyền lực, nhưng khi đã tàn sát hết các đối thủ và lực lương thù nghịch, Mao sợ nạn kiêu binh, đã quay lại tàn sát bọn vệ binh Đỏ cũng tàn bạo không kém. [đọc tiếp]

Giấc mơ Trung Hoa, ác mộng thế giới

28/10/2017 Thụy My (RFI) - Tác giả Christian Makarian trên L’Express tuần này khi viết về Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19 đã nhận định « Giấc mơ Trung Hoa, ác mộng cho thế giới ». Bài viết mô tả, hàng ngàn đại biểu Đảng bỗng xuất hiện như từ trong quá khứ, với những nụ cười giả tạo và cờ đỏ rợp trời, chẳng khác nào thời kỳ chủ nghĩa cộng sản làm mưa làm gió.

Trong khung cảnh hoành tráng này, vẫn phải đặt ra câu hỏi về tương lai của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Tập Cận Bình, Trung Quốc « sẽ có một chỗ đứng trung tâm trên trường quốc tế ». [đọc tiếp]

Giấc mơ chinh phục thế giới của Tập Cận Bình

28/10/2017 Vương Thuyên (Fb Từ Thức) - Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 19 diễn ra từ ngày 18 đến 24 tháng 10 năm 2017 tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh với sự tham gia của 2280 đại biểu đại diện cho gần 89,5 triệu đảng viên trong đó có 23 triệu đảng viên nữ (25,7%).

ông Tập Cận Bình trở thành một ''hoàng đế đỏ'' cực kỳ nguy hiểm trước hết cho nhân dân Trung Hoa, cho thế giới và đặc biệt cho Đông Nam Á châu trong đó có Việt Nam. [đọc tiếp]

Vì sao “Hội Cờ Đỏ” ngang nhiên phá phách tại Nghệ An?

27/10/2017 Paulus Lê Sơn (Tiếng Dân) - ... Giáo xứ Song Ngọc và Giáo xứ Phú yên tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An được sự hướng dẫn tinh thần của hai linh mục An Tôn Đặng Hữu Nam và Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục đã mạnh mẽ phản đối công ty Formosa gây ra thảm họa môi trường biển tại miền Trung. Ngư dân của hai xứ này đã làm đơn khởi kiện Formosa và nhiều lần xuống đường biểu tình chống Formosa.

Cũng từ đó bắt đầu xuất hiện cái gọi là “Hội Cờ Đỏ” để chống phá, ngăn cản người dân khiếu kiện và phản đối Formosa, để chia ra lương dân và giáo dân, để đấu tố các linh mục đang dẫn dắt ngư dân khiếu kiện Formosa. [đọc tiếp]

Hãy nói chính trị và hãy làm chính trị

27/10/2017 Trung Nguyễn (Tiếng Dân) - Lại thêm một sinh viên yêu nước bị giam cầm, bạn trẻ này tên là Phan Kim Khánh, sinh năm 1993. Phiên tòa tại Thái Nguyên ngày 25/10/2017 đã xử Khánh 6 năm tù giam và 4 năm quản chế, tổng cộng là 10 năm bị quản thúc.

Trong lúc đa số giới trẻ còn đang quay cuồng theo các thú vui như phim ảnh, ca nhạc, thì Khánh đã ý thức được những vấn đề lớn lao của đất nước. Đó là điều rất đáng trân quý ở Khánh. Những thanh niên như Khánh là niềm hi vọng cho đất nước sau này.

chúng ta cần xác quyết rằng bộ luật hình sự Việt Nam chưa bao giờ cấm công dân nói về các tư tưởng chính trị hay vấn đề chính trị như “đa nguyên, đa đảng, phi chính trị quân đội, bầu cử tự do, tự do báo chí”.

Nhà cầm quyền Việt Nam luôn khẳng định với cộng đồng quốc tế là Việt Nam không có tù chính trị, nghĩa là không ai bị bắt vì lý do nói chính trị hay làm chính trị ở Việt Nam. Do đó, người dân Việt Nam cần tự tin khẳng định rằng việc phát biểu trên các phương tiện truyền thông như web site, blog, mạng xã hội như Facebook, YouTube về các vấn đề chính trị của quốc gia hoàn toàn không vi phạm pháp luật. [đọc tiếp]

Hợp nhất cơ quan ‘xương sống’: Ông Phúc làm khó ông Trọng?

27/10/2017 Phạm Chí Dũng (VOA Blog) - “Chính phủ “kiến tạo” của ông Nguyễn Xuân Phúc đã hành động nhanh đến không ngờ đối với chủ trương “tinh gọn bộ máy” và “nhất thể hóa” của đảng.

Chỉ 5 ngày sau khi Hội nghị trung ương 6 kết thúc từ ngày 11/10/2017, trong một báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016, phía chính phủ đã đề xuất thí điểm hợp nhất 3 văn phòng (Đoàn đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân) thành 1 văn phòng; Thanh tra và Kiểm tra thành 1 cơ quan; Tổ chức và Nội vụ thành 1 cơ quan; văn phòng các tổ chức đoàn thể, chính trị thành 1 đầu mối.

Bản báo cáo được xem là “nhạy cảm chính trị” trên của chính phủ lại được chủ động tung ra cho báo chí đăng tải - một động tác hiếm hoi trong thời buổi đảng và chính phủ vẫn còn bung bít rất nhiều tin tức liên quan đến đời sống xã hội. [đọc tiếp]

Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một thảm họa của dân tộc vứt nó đi càng sớm  càng tốt!

26/10/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Luật sư nhân quyền Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành - Mấy chục năm qua dưới chế độ độc tài toàn trị đảng cộng sản đã lấy  chủ nghĩa Mác – Lê-nin làm kim chỉ nam cai trị đất nước gây nên biết báo thảm họa cho dân tộc Việt Nam.

Cái học thuyết ấy vứt bỏ đi càng sớm càng tốt để nhân dân ta xây dựng cuộc sống mới dân chủ tự do hạnh phúc theo ý nguyện của mình.

Từ Sài Gòn luật sư nhân quyên Lê Công Định đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về chủ đề này. Mời quí vị cùng nghe

Gặp gỡ, mạn đàm với

TS Nguyễn Quang A

Hội thảo

“Lage der Religions- und Meinungsfreiheit

in Vietnam”

Tình trạng tự do tôn giáo và ý kiến

tại Việt Nam

với Mục sư Kai Feller

Chủ Nhật 15/11/2015

Mục sư Kai Feller đã thăm viếng Việt Nam, tiếp xúc với những người bất đồng chính kiến, với đại diện của nhiều tôn giáo và dân tộc thiểu số, những người dân ở cao nguyên miền bắc bị nhà nước ép bỏ đức tin ...  [đọc tiếp]

Biểu tình

chống Trương Tấn Sang

Đồng bào phát động chiến dịch chống Trương Tấn Sang đến Đức

Liên Hội NVTN tại CHLB Đức và Hội NVTN tại Frankfurt sẽ tổ chức hai cuộc biểu tình theo ngày giờ và địa điểm sau đây:

1. Cuộc biểu tình tại Berlin sẽ do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức tổ chức ngày thứ tư 25.11.2015

2. Cuộc biểu tình tại Frankfurt sẽ do Hội NVTN tại Frankfurt và VPC tổ chức:

Ngày thứ năm 26.11.2015 từ 13:00g đến 18:00g

tại Ballsaal của Hotel Steigenberger Frankfurter Hof Am Kaiserplatz, 60311 Frankfurt am Main.

* * *

nhà nghiên cứu và hoạt động

trong phong trào đấu tranh dân chủ,

thành viên của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

Thứ Bảy 01/08/2015, 16 giờ

  Alte Schule, Schulstraße 19

72654 Neckartenzlingen

Hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

13/06/2015

Dựa theo Chỉ số bách hại tôn giáo trên thế giới (Weltverfolgungsindex 2015), Việt Nam cộng sản  bị liệt kê vào danh sách các quốc gia bách hại tôn giáo trầm trọng nhất. Nhằm thông tin về tình trạng đàn áp những người có tín ngưỡng, đặc biệt tín hữu Thiên Chúa Giáo, Diễn Đàn Việt Nam 21 sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

Ông Peter Kinast đã qua Việt Nam sinh hoạt với các tin hữu Việt Nam bị chế độ CS độc tài sách nhiễu và đàn áp. [đọc tiếp] - [deutsch]

Sinh hoạt hội thảo ngày 23/05/2015 với Blogger Người Buôn Gió

Blogger Người Buôn Gió là ai? Ðiều gì khiến anh trở thành người dùng ngòi bút làm phương tiện cải cách xã hội?   Người quan tâm đến tình hình đất nước có lẽ ai cũng quen thuộc với tên gọi blogger Người Buôn Gió. Người Buôn Gió tên thật là Bùi Thanh Hiếu, tác giả nhiều loạt bài, trong đó có “Ðại Vệ Chí Dị,” “Thư Viết Cho Con Trai”... với lối viết giản dị,  dí dỏm và sâu sắc.

Sinh hoạt hội thảo do Diễn Đàn Việt Nam 21 tổ chức vào ngày 23/05/2015

[xem chi tiết]

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

HỌP MẶT DÂN CHỦ 2015, Kỳ 14,

từ 28.3. đến 29.3.2015 tại Philippines

HỌP MẶT DÂN CHỦ (HMDC) tập họp nhiều người Việt trên toàn thế giới, hoạt động trong nhiều tổ chức và lãnh vực khác nhau – nhân quyền, văn hóa, giáo dục, truyền thông, xã hội, chính trị - có cùng mục tiêu chung là độc lập dân tộc và dân chủ hóa Việt Nam. HMDC tổ chức Tĩnh hội thường niên tại một địa điểm yên tĩnh để những người Việt quan tâm đến tình hình VN và Cộng đồng từ khắp nơi trên thế giới có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm hoạt động, trong sự tương kính, cởi mở giữa những người yêu chuộng tự do dân chủ.

Tĩnh hội HMDC 2015 năm nay được tổ chức lần đầu tiên tại Đông Nam Á trong 2 ngày tại Philipinnes từ thứ bẩy 28.3 đến chủ nhật 29.3.2015. Đây là Tĩnh hội thứ 14, quy tụ 38 người, đến từ 8 quốc gia: Úc, Phi, Pháp, Đức, Na Uy, Canada, Hoa kỳ và Việt Nam, gặp nhau tại một thị trấn nhỏ mang hình ảnh quê hương VN với những rặng dừa xanh mát, nhiều cây ăn trái vùng nhiệt đới, ven bờ hồ nước trong, với nhiều kỳ hoa dị thảo.

Trong 2 ngày làm việc, Tĩnh Hội đã tập trung thảo luận về tình hình VN, về những yếu tố mới tác động vào tình hình chính trị và cuộc vận động dân chủ tại VN. Việc phối hợp trong-ngoài, nhận diện các tổ chức Xã hội Dân sự (XHDS) về số lượng, chất lượng, ưu khuyết điểm và thành quả. Việt Nam sau 40 năm chấm dứt chiến tranh (1975-2015) cùng nhìn lại 40 năm đấu tranh của cộng đồng hải ngoại, về những khó khăn và thuận lợi, góp những đề nghị cụ thể để đẩy mạnh dân chủ hóa VN. Trong hội nghị đã có những quyết định để HMDC hoạt động hữu hiệu hơn. Địa điểm tổ chức HMDC 2016 cũng đã được lựa chọn.

Trước đó vào ngày thứ sáu 27.3, bốn (4) tổ  chức: hai tổ chức XHDS Việt, hai tổ chức XHDS Phi, tổ chức thành công Hội nghị Quốc Tế về Biển Đông, trong khuôn viên Đại học thủ đô Manila, với sự tham dự của 70 người Việt, Phi và ngoại quốc. Nhiều diễn giả quốc tế là chuyên viên nghiên cứu có uy tín về biển Đông, đến từ Nhật, Úc, Phi, Pháp và VN, đã đóng góp các bài thuyết trình có giá trị  [đọc tiếp]

* Nhân quyền  

Hãy trả tự do ngay cho 

Trần Huỳnh Duy Thức!

Ký tên vận động nhân quyền

cùng với Amnesty International

15/12/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sau Ân xá Quốc tế Đức, Ân xá Quốc tế Mỹ cũng khởi động chiến dịch cùng lên tiếng đòi hỏi hỏi nhà cầm quyền tại Hà Nội trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức:

"Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt tháng 5 năm 2009. Ngày 20/01/2010, ông bị kết án 16 năm tù giam cùng 5 năm quản thúc với tội danh "âm mưu lật đổ chế độ" theo Điều 79. Ông đã hỗ trợ cải cách kinh tế và chính trị và dân chủ và thực hiện một cách ôn hoà quyền tự do ngôn luận của mình. Trong phiên tòa kháng cáo tháng 5 năm 2010 phán quyết xử tội vẫn bị giữ nguyên.

Vào tháng Tám năm 2012, Nhóm Công tác Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện UNWGAD đã kết luận việc giam giữ, xử tội này là tùy tiện và đòi hỏi chính quyền Việt Nam trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức.

Ân Xá Quốc Tế đòi hỏi

- trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Trần Huỳnh Duy Thức

- Bảo vệ Quyền tự do phát biểu ý kiến được ghi rõ trong Điều 19 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã phê chuẩn. (ICCPR, Điều 19)."

Xin hãy hỗ trợ Ân xá Quốc tế đòi nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức bằng cách ký tên vào Thỉnh nguyện thư cũng như phổ biến rộng rãi tin này đến đồng hương và các thân hữu người ngoại quốc khắp nơi [đọc tiếp và ký tên (tiếng Anh)]

Ủng hộ ai bây giờ ?

26/10/2017 Nguyễn Doãn Đôn (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Chúng ta ủng hộ ai? Phe nhóm nào? Để làm sao cho Dân tộc mình sung sướng hạnh phúc như các nước phương Tây. Đó là cái đích mà những người yêu nước, thương dân muốn vươn tới.

Đảng nào cũng vậy. Kể cả Đảng cộng sản Việt Nam mà biết ăn năn, hối cải làm cho đất nước hùng cường, lấy phương Tây và Nhật làm khuân mẫu thì tôi cũng ra sức ủng hộ. Không làm được gì lớn lao, nhưng tôi sẽ cố gắng hết mình qua con chữ.

Nhưng muốn làm được điều đó Đảng cộng sản Việt Nam phải dám dũng cảm công nhận các Đảng khác có quyền tồn tại song song với họ. Và các bên thi tài để lấy cử tri. Đảng nào nhiều cử tri thì Đảng đó cầm quyền. Còn độc Đảng thì thủ tiêu cạnh tranh sẽ không bao giờ tốt được. Nếu cố gắng thì cũng chỉ tạm thời đối phó, chứ không lâu dài được. Chả khác gì cả phố có một cửa hàng thực phẩm. Họ bán đắt, bán bẩn cũng phải dắp mắt mà mua. [đọc tiếp]

Bản án của chế độ công an trị- Sinh viên Phan Kim Khánh bị 6 năm tù giam vì biểu thị quyền tự do tư tưởng

25/10/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Luật sư Hà Huy Sơn trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành - Sáng nay 25/10/2017 tại trụ sở ở thành phố Thái Nguyên tòa án tỉnh Thái Nguyên đã mở phiên tòa sơ thẩm hình sự xét xử sinh viên ưu nước Phan Kim Khánh về cái tội gọi là “tuyên truyên chống phá nhà nước” theo điều 88 bộ luật Hình sự.

Sau vài giờ xét xử tòa tuyên án sinh viên yêu nước Phan Kim Khánh 6 năm tù giam và 4 năm quản chê.́

Theo luật sư Hà Huy Sơn Toà tuyên Khánh sử dụng Internet để tuyên truyền tư tưởng đa nguyên, đa đảng, phi chính trị quân đội, bầu cử tự do, tự do báo chí ... Giám định viên Bộ Thông tin Truyền thông thì kết luận, đó là tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN VN. Khánh có liên lạc với người của Việt Tân. Khánh thừa nhận các hành vi của mình và cho rằng nó là kết quả nhận thức.

Sau khi phiên tòa kết thúc luật sư Hà Huy đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Phan Kim Khánh: Muốn xóa tham nhũng phải xây dựng thể chế đa nguyên, báo chí tự do…

25/10/2017 (Tiếng Dân) - LTS: Hôm nay, Tòa án tỉnh Thái Nguyên đã tuyên án sinh viên Phan Kim Khánh 6 năm tù giam và 4 năm quản chế, tội “Tuyên truyền chống nhà nước”, cho dù anh chỉ sử dụng mạng xã hội để nói lên tình trạng tham nhũng và các vấn đề nhức nhối khác đang diễn ra ở Việt Nam.

Kính mời quý độc giả đọc lại “đơn xin học bổng truyền thông” của sinh viên Phan Kim Khánh, để hiểu thêm những trăn trở, suy tư về đất nước, của chàng sinh viên trẻ tuổi này, cũng như hiểu thêm vì sao nhà cầm quyền CSVN bỏ tù Phan Kim Khánh. [đọc tiếp]

‘Hội Nghị Trung Ương’ 6 và ‘vỡ ngân sách – vỡ đảng’

24/10/2017 Phạm Chí Dũng (Bauxite Việt Nam) - Hoàn toàn trái ngược với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Việt Nam vào quý III năm 2017 “bỗng dưng” vọt đến 7.46% do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng hệ thống báo đảng ồn ào công bố một cách rất đáng nghi ngờ tại Hội nghị Trung Ương 6 vào Tháng Mười 2017, cũng tại hội nghị này đảng cầm quyền đã phải mở hẳn một chuyên đề về “tinh giản bộ máy”, đặt ra mục tiêu “quyết liệt” là đến năm 2021 phải giảm được 10% trong tổng số khoảng 2.5 triệu công chức viên chức hiện thời, tức phải kéo giảm một phần chi lương mà ngân sách đang húc đầu vào bức tường thâm thủng chưa từng có.

Vẫn theo một thói quen “đời đổi não không đổi”, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế quý III 7.46% đã chỉ được Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc tung ra mà không kèm theo một thuyết minh và những cơ sở khả dĩ nào. Nhưng câu hỏi liền kề là nếu tăng trưởng kinh tế thực sự tăng, tức ngân sách có tích lũy đủ để trả lương, tại sao Đảng và Chính phủ cầm quyền lại phải hô hào giảm biên chế và giảm chi? [đọc tiếp]

2017, năm khủng hoảng ngoại giao của Việt Nam

23/10/2017 Phạm Chí Dũng (VOA Blog) - Từ sau đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016 cho đến trước chuyến đi Campuchia của Tổng bí thư Trọng, một số quan chức cấp cao của Việt Nam cũng đã đi Phnompenh, nhưng chỉ đạt được kết quả là chứng kiến một Hunsen càng lúc càng bắt chước Bắc Kinh khi nhìn Việt Nam bằng nửa con mắt. Không có bất kỳ cam kết nào có thể chứng minh được của Campuchia về việc sẽ không khơi lại những xung đột biên giới giữa hai nước, dẫn đến những dấu hiệu về quân đội Việt Nam đã âm thầm gia tăng lực lượng ở biên giới Tây Nam.

Không biết lấy tiền từ đâu và theo cơ chế nào, nhưng chắc chắn không phải là tiền túi, trong cuộc gặp kéo dài 90 phút với Hunsen vào tháng 7/2017, Nguyễn Phú Trọng đã tặng 25 triệu đôla Mỹ viện trợ để xây dựng tòa văn phòng Tổng Thư ký Quốc hội Campuchia. [đọc tiếp]

Ông Trọng mưu tính gì với chiến dịch ‘Đốt Lò’?

23/10/2017 Lê Anh Hùng (VOA Blog) - Hội nghị Trung ương 5 khoá XI diễn ra vào trung tuần tháng 5/2012 đã quyết nghị việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay thế vị trí Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng của một “đồng chí X” đầy tai tiếng.

Dưới sự chỉ đạo của ngài tân Trưởng ban, hoạt động của bộ máy phòng chống tham nhũng ban đầu cũng có đôi chút “khởi sắc”, nhưng rồi mọi chuyện lại sớm “đâu trở về đấy”.

Tuy nhiên, tình hình đã bắt đầu thay đổi sau Đại hội XII, đặc biệt là từ khi Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng (nhân vật được coi là “cánh tay phải” của Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” phiên bản Việt Nam) trở về sau chuyến tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Trung Quốc từ ngày 10 đến 15/9/2016.

Và sau câu phát ngôn hùng hồn “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy” của TBT Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng ngày 31/7, chiến dịch “đốt lò” do ngài TBT phát động xem ra đã chuyển sang một giai đoạn mới. [đọc tiếp]

Sao lại vụng dại đến thế!

23/10/2017 Bùi Tín (VOA / Blog Bùi Tín) - Tướng Nguyễn Chí Vịnh vừa sang Hoa Kỳ dự cuộc đối thoại quốc phòng Việt - Mỹ. Theo màn truyền hình VTV4 ngày 21/10, nhân dịp này thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã trao một món quà «rất quý» cho thượng nghị sĩ John McCain, hiện là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Thượng viện Hoa Kỳ. Đó là một tập tài liệu đã ngả màu vàng xám, gồm một số lá thư riêng của gia đình, bố mẹ, vợ con, bạn bè ông McCain gửi cho ông trong gần 5 năm rưỡi ông bị cầm tù trong trại giam Hỏa Lò/Hà Nội.

Điều trên đây biểu lộ thái độ cực kỳ hà khắc đến độc ác, man rợ của chính quyền Việt nam khi chủ trương tịch thu hết, còn lưu giữ mọi thư từ riêng tư của mấy trăm tù binh Mỹ do họ quản lý, không cho họ nhận tin tức của bố mẹ, vợ con, anh chị em, bạn bè mà họ mong ngóng ngày đêm, cũng giống như không mảy may quan tâm đến việc liên lạc thư từ của các quân nhân miền Bắc Việt Nam vào Nam chiến đấu. [đọc tiếp]

Nguyễn Quang A: Những người cộng sản VN đã biến thành các nhà tư bản man rợ

23/10/2017 Magdalena Slezáková, iROZHLAS, Người dịch: Thanh Mai, vietinfo (Tiếng Dân) - Đến lúc mà cảnh sát phải hành hạ tôi, thì tôi sẽ cố gắng lấy đó làm vui, ông Nguyễn Quang A, một người phê phán chế độ có tên tuổi, mỉm cười. Còn nói chuyện với ai về chính quyền cộng sản, nếu như không phải là với người cộng sản đã được “sửa chữa” và bị các đồng chí cũ truy đuổi? Mặc dù… Hồi đó, việc gia nhập đảng cũng không có gì là cháy bỏng, nhà bất đồng luôn được kính trọng đã hồi tưởng trong một bài phỏng vấn dài với iRozhlas, ông vốn được biết đến cũng vì đã bị bắt giữ trên đường tới gặp Tổng thống Obama.

“Đảng cộng sản Việt Nam đã không còn là cộng sản. Đấy là một giai cấp mới, một giới tinh hoa tư bản hiện đang lợi dụng sự bảo trợ do quá khứ cộng sản mang lại, để bảo vệ tiền bạc và quyền lực của mình,” ông Nguyễn Quang A nói. [đọc tiếp]

Sự ngu ngốc cuối cùng dành cho ai ?

23/10/2017 Nguyễn Doãn Đôn (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tôi cảm thấy lạ. Nhưng buồn nhiều hơn. Người Việt phần lớn đều tỏ ra là thông minh, khôn ngoan và hiểu biết. Cái gì cũng có thể giải thích được. Chỉ mỗi điều nếu hỏi họ tại sao đất nước mình so với thế giới lại cực khổ và khốn nạn như vậy thì họ không tìm ra lý do để trả lời thấu đáo hoặc ta phải nghe họ giải thích sai.

Số ít người hiểu rõ ngọn ngành muốn chia xẻ để cùng nhau khắc phục nỗi cực khổ và nhục nhã này của cả Dân tộc thì lại bị nhóm người kia cho là phản động. Khi người ta bị cường quyền bắt vô tù còn nói với theo: "Dửng mỡ, cứ muốn đấu tranh, cho mày chết" .

Họ đâu có biết những con người tuyệt vời đó đang đấu tranh hy sinh mà bị mắc vào vòng lao lý là vì bạn, vì tôi, vì Dân tộc trong đó có cả họ... [đọc tiếp]

Muốn mửa trước cái gọi là nghĩa cử cao đẹp của đảng và nhà nước (*)

21/10/2017 Mạc Việt Hồng (FB Mạc Việt Hồng) - Tướng Nguyễn Chí Vịnh qua thăm Mỹ và tới thăm thượng nghị sỹ John McCain. Nhà đài có lời giới thiệu rất trân quý về vị TNS này, ông Nguyễn Chí Vịnh đã trao tận tay John McCain một món quà rất có ý nghĩa. Đó là những bức thư mà TNS này gửi cho cha mẹ, cho người thân của mình trong thời gian ở Hỏa Lò.

Máy quay phim được dí vào sát món quà, đó là một tập, dễ tới mấy chục tờ giấy với nét chữ viết tay đã ngả mầu. McCain đang điều trị bệnh ung thư, trông gầy hốc hác, ngồi trên chiếc ghế hay xe lăn gì đó, tay run run đỡ món quà. Không rõ do quá xúc động hay quá yếu mà mãi mới thốt lên lời.

Nói thật, mình muốn mửa trước cái gọi là nghĩa cử cao đẹp của đảng và nhà nước.

Như vậy là những thư từ mà ông John McCain (và chắc chắn cả những tù nhân khác ở Hỏa Lò) gửi cho gia đình đã bị thu đọc và giữ lại hết, trong khi những người tù cứ cần mẫn viết và hy vọng là gia đình ở bên kia đại dương biết tin về mình. (*: Tựa do DĐVN21 thêm vào) [đọc tiếp]

Donald Trump thăm Việt Nam : Công nhận vai trò đối tác quan trọng

20/10/2017 Trọng Nghĩa (RFI) - Nhà Trắng hôm 16/10/2017 thông báo : Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thực hiện vòng công du châu Á vào tháng 11 nhân dịp ghé Việt Nam dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC, và đến Philippines dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á EAS, hai định chế khu vực mà Mỹ là thành viên.

Trong một bài phân tích ngày 19/10, giáo sư Thayer cho rằng quyết định công du Việt Nam sau Thượng Đỉnh APEC là tín hiệu mạnh của ông Trump, cho thấy rằng ông vẫn duy trì các cam kết của Mỹ với Việt Nam là củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam, đồng thời công nhận Việt Nam là một tác nhân quan trọng trong các vấn đề khu vực, và là một đối tác của Mỹ trong nhiều vấn đề mà cả hai nước cùng quan tâm. [đọc tiếp]

Anh Quốc : Các tổ chức từ thiện muốn chặn đứng nạn buôn người ngay từ Việt Nam

20/10/2017 Duy Anh (RFI) - Các tổ chức từ thiện chống nạn bóc lột nô lệ ở Anh, hôm qua 20/10/2017, cho rằng, công tác đẩy mạnh việc gây quỹ nhằm ngăn chặn nạn buôn người từ Việt Nam sang Anh làm nô lệ trong các nhà thổ, tiệm sửa móng và các trại trồng cần sa, cần phải ưu tiên những người dễ bị rơi vào tay những kẻ buôn người nhất.

Bà Mimi Vu, giám đốc khối vận động chính sách của Quỹ Vòng Tay Thái Bình (Pacific Links Foundation) tại Việt Nam, khẳng định rằng, « ngăn chặn thực sự là cách duy nhất để tạo nên điều khác biệt ». Theo bà, nhiều nạn nhân bị vướng vào các mạng lưới buôn người bởi họ mơ ước được ra nước ngoài làm việc và mang theo niềm hy vọng của gia đình. [đọc tiếp]

Chuyện chữ nghĩa: "kiều"

20/10/2017 FB Vinhhuy Le (Bauxite Việt Nam) - "Kiều" đây không phải nàng Thúy Kiều của Nguyễn Du, mà là chữ "kiều" trong "Việt kiều". "Việt kiều" là ai? Hiểu cho đúng nghĩa thì đó là những người có quốc tịch Việt Nam nhưng sống ở nước khác.

Từ xưa, đã có người Việt di cư ra hải ngoại, nhưng đó chỉ là hiện tượng rời rạc, lác đác, không đủ để hình thành được những cộng đồng người Việt ở nước ngoài[3]. Phải đợi đến sau cơn quốc biến 30-4-1975, làn sóng người Việt di tản mới ồ ạt và hình thành những cộng đồng lớn ở các nước. Và sau này, khi những di dân đó thành đạt ở xứ người thì họ được chính quyền Việt Nam gọi là "Việt kiều" với ý nịnh bợ tâng bốc. Nhưng chữ "Việt kiều" này là do người trong nước đặt ra để gọi vậy thôi, hiếm có người Việt ở nước ngoài nào tự xưng như vậy; nếu có, cũng chỉ là theo nghĩa tự trào, lấy châm biếm làm chính. Ở các nước mà cộng đồng người Việt đến sinh sống, người ta cũng không gọi họ Việt kiều, mà gọi là những người "tị nạn" (refugee) hoặc "thuyền nhân" (boat people).

Từ chỗ nhìn nhận từ "Việt kiều” để chỉ những người thành công, có sản nghiệp ở nước ngoài, tâng bốc nâng niu họ lên thành "khúc ruột ngàn dặm" đó đã dẫn đến những trái khoáy là những "Việt kiều" đích thực, theo đúng nghĩa ngụ cư của chữ "kiều" thì lại bị bỏ bê, không ai ngó ngàng. [đọc tiếp]

Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm bị khai trừ

20/10/2017 (RFA) - Vào ngày 19 tháng 10, Huyện Ủy Mỹ Đức công bố quyết định kỷ luật đối với bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy- Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân xã Đồng Tâm và thông báo kết luận kiểm tra đối với Ban Chấp Hành Đảng bộ xã Đồng Tâm nhiệm kỳ 2015-2020.

Theo thông báo thì lý do khai trừ Đảng đối với bà bí thư xã Đồng Tâm, Nguyễn Thị Lan, là do bà này không chỉ đạo cán bộ, đảng viên cũng như người dân trên địa bàn xã được giao phụ trách thực hiện đúng tinh thần các văn bản của cấp trên khẳng định đất đai khu vực Sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng. [đọc tiếp]

Hãy coi chừng hoàng đế mới của Trung Quốc

19/10/2017 Graham Allison (Wall Street Journal), Dịch giả: Song Phan (Tiếng Dân) - Tập Cận Bình là người lãnh đạo mạnh mẽ nhất kể từ Mao, và có vẻ như ông ta sẽ nắm giữ quyền lực cho tới khi nào ông ta còn muốn.

Có vài sự kiện sẽ có tác động lớn hơn đến hình dạng chính trị thế giới. Kịch bản cho Đại hội Đảng chưa được tiết lộ, nhưng tôi dám cược rằng, Tập Cận Bình (TCB) không những sẽ “tái đắc cử” cho nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai, làm Tổng Bí thư đảng và làm Chủ tịch của Trung Quốc, mà trên thực tế ông ta sẽ còn được tôn thành hoàng đế thế kỷ 21 của Trung Quốc. [đọc tiếp]

Sẽ vớt được hay cứ chìm xuồng mãi?

19/10/2017 Phạm Trần (GNsP) – Ngày 03 tháng 10 (2017) vừa qua, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã quyết định sẽ công khai cho dân biết khối tài sản của cán bộ, đảng viên thuộc diện phải khai để gọi là “đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ” nhằm cứu đảng khỏi tan và giữ được cầm quyền.

Quyết định số 99-QĐ/TW do ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thành viên Thường trực Ban Bí thư ký ban hành đã đề ra những “Hướng dẫn khung để các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân” trong công tác mới này.

Nhưng công khai với ai? Nghị định 78 quy định: “Bằng một trong hai hình thức sau: Niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc công bố tại cuộc họp với phạm vi như quy định tại Điều 14 Nghị định này vào thời điểm sau tổng kết hàng năm.”

Điều 14 cho phép chỉ phải “báo cáo” với 3 cấp: Trung ương, Điạ phương và Doanh nghiệp (Nhà nước). Nghĩa là cho phép kẻ khai và người nghe cứ tự nhiên “đóng cửa bảo nhau” để dĩ hòa vi qúy, không cho dân biết, không lợi dụng để nói xấu nhau hay tiết lộ ra bên ngoài để bảo vệ uy tín cho cơ quan, đơn vị và cho người khai để giữ tình đồng chí, đồng chóe trong đơn vị. [đọc tiếp]

Nghề cao quý đã… "chết lâm sàng"

18/10/2017 Nguyễn Thượng Long (Bauxite Việt Nam) - Khi cuộc biểu tình lần thứ 4 vào chủ nhật 19-6-2011 để phản đối Trung Quốc có những hành động vi phạm lãnh hải của Việt Nam sắp nổ ra, H.T - một học sinh cũ của tôi, nay đang là sinh viên năm cuối của một trường ĐH danh tiếng của Hà Nội - tìm gặp tôi dưới chân cột cờ với câu hỏi: "Thưa thày, vì sao các thày cô giáo và học sinh PTTH không đến với các sinh hoạt chính trị như thế này?". Tôi bảo: "Câu hỏi của em cũng là câu hỏi của nhiều người".

Trong một lần "chém gió" với 3 người đồng nghiệp, tôi hỏi: "Nếu một sớm nào đó tỉnh dậy, bước ra đường, các ông thấy Hoa quân đã nhập Việt thì việc làm đầu tiên của các ông là gì?". Người già nhất trầm ngâm rồi chua chát bảo: "Tôi sẽ tìm đường lên Lương Sơn Bạc". Người trẻ hơn ngập ngừng: "Để giữ được chữ bình an cho cả nhà, tôi sẽ treo trước cửa nhà lá cờ 6 sao". Người trẻ nhất tỉnh khô: "Hảo lớ! Ngộ sẽ đi học tiếng Hán để… hướng tới tương lai! ". Nếu H.T cũng được dự cuộc "chém gió" này, tôi tin em sẽ không cần hỏi tôi câu hỏi đó nữa.

Không biết từ bao giờ thày cô giáo và học sinh đã mang trong mình 4 tâm bệnh hiểm nghèo là "liệt kháng", "mù thiêng", "cuồng thiêng", "vong bản". Đó là tứ chứng nan y, khó có thuốc chữa. [đọc tiếp]

Luật sư đã tiếp xúc Trịnh Xuân Thanh, 'thân chủ vẫn khỏe’

18/10/2017 (VOA) - Hôm 17/10, Luật sư Đức Petra Schlagenhauf cho VOA biết một luật sư cộng sự của bà ở Việt Nam đã vào trại giam tiếp xúc với ông Thanh trước đó vài ngày. Nữ luật sư Đức nói thân chủ của bà “bị chính quyền Việt Nam thẩm vấn,” tại một nhà tù ở Hà Nội.

Luật sư người Đức không tiết lộ tên của luật sư đối tác tại Việt Nam, nhưng cho biết thêm rằng “tình hình sức khỏe của ông Thanh bình thường.” [đọc tiếp]

Tại sao Bộ Chính trị phải thay thế Tổng Thanh tra Chính phủ?

18/10/2017 Công Lý (Tiếng Dân) - Sau khi kết thúc Hội nghị Trung ương 6 vào ngày 11/10, Thường vụ Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị thủ tục miễn nhiệm vị trí Bộ trưởng Bộ GTVT của ông Trương Quang Nghĩa (chuyển sang làm Bí thư Đà Nẵng) và miễn nhiệm vị trí Tổng Thanh tra Chính phủ của ông Phan Văn Sáu (chuyển về làm Bí thư Sóc Trăng) để trình ra kỳ họp tới của Quốc hội vào nửa cuối tháng 10.

Việc miễn nhiệm ông Trương Quang Nghĩa là hệ quả của việc ông Nghĩa được Đảng phân công thay ông Nguyễn Xuân Anh tại Đà Nẵng, còn việc thay thế ông Phan Văn Sáu là một quyết định khá đột ngột của Bộ Chính trị. [đọc tiếp]

Điều lo lắng kéo dài của Tổng tư lệnh

18/10/2017 Bùi Tín (VOA/Blog Bùi Tín) - Sau khi xem bộ phim «The Vietnam War» của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, tôi có nhiều băn khoăn, kỷ niệm, suy nghĩ về cuộc chiến dù chiến tranh đã kết thúc hơn 40 năm, muốn chia sẻ rộng rãi để cho cuộc thảo luận thêm sôi nổi và có ích.

Đã có ý kiến nêu lên 2 sự kiện có tính chất rủi ro, đáng tiếc ở phía Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ đã xảy ra, việc Hoa Kỳ chủ trương loại bỏ 2 anh em ông Diệm và ông Nhu cuối năm 1963 và sự kiện Watergate dẫn đến tổng thống R. Nixon bị mất chức năm 1974, khi cuộc chiến tranh ở thời kỳ gay gắt nhất.

Theo tôi có những khả năng chiến tranh sẽ diễn ra một cách khác, rất có thể Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ không bị thua hoàn toàn như đã xảy ra. [đọc tiếp]

Thảm họa lũ lụt bộc lộ tội ác của giới bạo quyền cộng sản

16/10/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn Nhà văn Võ Thị Hảo - Trung tuần tháng 10/2017 này một đợt áp thấp nhiệt đới xảy ra ở  miền Bắc gây ra mưa lớn và lụt lội ở nhiều địa phương, đó là thiên tai – Nhưng khủng khiếp hơn gấp nhiều lần lại là nhân tai – Đó là việc nhà máy thủy điện Hoà Bình xả lũ để bảo vệ đập. Một vùng đất đai rộng lớn ở nhiều địa  phương đã bị tàn phá bởi sức nước đỏ về hạ lưu quá lớn  quá nhanh của đợt xả lũ này. Theo thống kê ban đầu hơn 100 người đã chết và mất tich mà phần lớn là do xả lũ nhà máy thủy điện Hòa Bình. Môt cái bấm  nút đã hủy hoại cuộc sống và tài sản của hàng  vạn gia đình, cướp đi mang sống  của nhiều người dân.

Người có trách nhiệm nói gì ? Họ giải thích mưa lụt là do biến đổi khí hậu. Thiệt hại là do dân có  tập quán sông  lâu đời ở bên  các dòng sông sườn núi. Nhưng kẻ bấm nút xả lũ thì sao. Họ nghĩ đến người dân như thế nào mỗi lần bấm nút đem lại  thảm họa cho người dân.

Thảm họa lũ lụt đã bộc lộ tội ác  của giới bạo quyền  cộng sản đối  với người dân - Đó là chủ đề nhà văn Võ Thị Hảo trao đổi sau đây với nhà báo Trần Quang Thành.

Dưới chế độ độc tài toàn trị luật sư nhân quyền Việt Nam gặp nhiều rủi ro

16/10/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) trao đổi với Luật sư Lê Công Định - Cái gọi là “Ngày truyền thống luật sư” ra đời từ năm 2013 bởi cái quyết định của ông y tá quân y, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Họ chọn 10/10 vì vào ngày 10/10/1945 Hồ Chí Minh ban hành Sắc Lệnh số 46 có nội dung quy định duy trì các tổ chức luật sư đã được thành lập trước đó dưới thời chính quyền Pháp thuộc.

Theo luật sư Đặng Đình Mạnh : “việc chọn ngày 10/10 làm ngày truyền thống luật sư Việt Nam không mang ý nghĩa đặc biệt như mọi người cứ lầm tưởng từ năm 2013 cho đến nay. Nếu ai đó cho rằng giới luật sư Việt Nam thật sự đáng tự hào khi chứng minh bằng các tên tuổi: LS Trịnh Đình Thảo, LS Nguyễn Mạnh Tường, LS Thái Văn Lung, LS Phan Anh v.v. Thì xin thưa, đấy không phải là những người hành nghề luật sư thuần túy, họ đều là những luật sư lưu danh sử sách bằng sự dấn thân của họ vì lý tưởng, chính sự dấn thân của họ làm nên điều tự hào. Và bao nhiêu người trong giới luật sư hiện nay đã dấn thân để làm nên điều tự hào như họ?”

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành, từ Sài Gòn luật sư nhân quyền Lê Công Định đã nói lên những trăn trở của mình về nghề luật sư dưới chế độ độc tài toàn trị, đặc biệt là những rủi ro đối với luật sư nhân quyền đe dọa đến sinh mạng chính trị, đến quyền độc lập của mình. Mời quý vị  cùng nghe

Tại sao nhà cầm quyền VN muốn cắt đứt quan hệ Đức-Việt ?

15/10/2017 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Theo dõi vụ nhà cầm quyền VN ngang nhiên phạm pháp tại một quốc gia giữ vai trò chủ chốt trong khối Âu Châu, và nhất là cách phạm pháp, thì phải hiểu là nhà cầm quyền VN cố tình gây thế bắt buộc, để Đức phải cắt quan hệ với Việt Nam. Nếu có câu hỏi thì là câu hỏi tại sao những người đang cầm quyền tại Việt Nam lại muốn cắt con đường sống hiếm hoi còn lại của đất nước, như thể đẩy chính mình xuống vực thẳm? Và tại sao lại vương vãi vết tích vào tận toà đại sứ VN, trả xe thuê mà cố tình không chùi rửa vết máu, không vứt lọ thuốc xịt gây mê..v.v. ...?

Chỉ có một giải đáp duy nhất là nhà cầm quyền VN hiện nay có thể gồm những người mang quốc tịch Việt Nam nhưng thực ra là những người Trung quốc. [đọc tiếp]

Đồng Tâm không khuất phục - Kẻ phải đầu thú tự thú là giới bạo quyền Hà Nội

14/10/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hôm thứ Bảy 14/10/2017 nhân dân xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức ngoại thành Hà Nội lại họp mặt biểu thị quyết tâm chiến đấu chống giặc nội xâm tham nhũng cướp đoạt ruộng đất - Khẳng định ý chí không khuất phục - không tự thú - không đầu thú trước sự đe dọa khủng bố trắng của bạo quyền Hà Nội

Sự kiện này diễn ra sau khi báo Công an nhân dân công bố thư ngỏ của công an Hà Nội kêu gọi những người dân ở thôn Hoành xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức mà họ gọi là đã gây ra việc bắt giữ nhân viên công quyền ngày 15/04/2017 vừa qua trong vụ giới bạo quyền Hà Nội thu hồi đât để giao cho Tập đoàn Viên thông quân đội Viettel. Nội dung cuộc họp sáng thứ Bảy 14/10/2017 được truyền hình trực tiếp trên FB Công Lê ... [đọc tiếp và theo dõi cuộc họp]

Ngành giáo dục đang suy thoái cực kỳ nguy hiểm như gieo cỏ dại!

13/10/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - phỏng vấn Nhà giáo Phạm Toàn - Xã hội Việt Nam đang khủng hoảng toàn diện, ngành nào cũng suy thoái nhưng suy thoái về giáo dục là cực kỳ nguy hiểm như gieo cỏ dại.

Nguyên nhân  cơ bản đưa đến thảm trạng đất nước hiện nay  đó là do sự độc tài thống trị của đảng cộng sản với nọc độc là học thuyết Mác - Lenin

Từ Hà Nội nhà giáo Phạm Toàn đã nói lên những trăn trở của mình về những suy thoái của ngành giáo dục hiện nay qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang  Thành. Nội dung như sau – Mời quý vị cùng nghe

Hội nghị chỉ tay 5 ngón

12/10/2017 (GNsP) – Sau 7 ngày gọi là “làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm”, Hội nghị Trung 6/Khóa XII đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc ngày 11/10 (2017) tại Hà Nội nhưng không đưa ra được quyết định nào để chận đứng tệ nạn lấy tiền dân tiêu hoang và cho về vườn hàng chục ngàn cán bộ, viên chức chỉ biết sớm vác ô đi, chiều vác về và đến trưa thì gọi nhau đi nhậu mút mùa.

Lý do vì những điều Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói trong Diễn văn bế mạc nghe qua thì đao to búa lớn nhưng tòan chuyện chỉ tay 5 ngón ra lệnh của Lãnh đạo dành cho cấp dưới. [đọc tiếp]

Quan hệ Đức-Việt: những điểm không giật gân nhưng quan trọng

06/10/2017 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Một sự kiện mang tính căn bản liên quan đến quan hệ Đức-Việt, mà có lẽ phần lớn người Việt không biết và cũng không để ý tới, là cả ba dân biểu Martin Patzelt, Marie-Luise Dött và Frank Schwabe đều được tái cử trong lần bầu Quốc hội Liên Bang Đức vừa qua, một cuộc bầu cử không những đánh dấu thay đổi chính trị lớn tại Đức sau chiến tranh mà còn được cho là có ý nghĩa quyết định số phận của Liên minh châu Âu (EU) trong tương lai.

Ông M. Patzel và bà M.L. Dött (đảng CDU /Dân chủ Cơ đốc) cũng như ông F. Schwabe (đảng SPD/ Dân chủ Xã hội) là những thành viên của Ủy ban Nhân quyền và Nhân đạo tại Quốc hội Liên bang Đức và là những người bảo trợ cho những nhà bảo vệ nhân quyền VN đang bị ức chế, tù tội: Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, LS Nguyễn Văn Đài, và Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong khuôn khổ chương trình "Dân biểu bảo vệ dân biểu" [đọc tiếp]

Tổ chức ICAN được giải Nobel Hòa bình 2017

06/10/2017 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 06/10/2017 tại Oslo, Ủy ban Nobel Na Uy công bố giải Nobel hòa bình 2017 được trao cho tổ chức Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân (International Campaign to Abolish Nuclear Weapons - ICAN). Chủ tịch Ủy ban trao giải, bà Berit-Anderson cho biết có 318 ứng viên ( 215 cá nhân và 103 tổ chúc) được đề cử và Ủy ban quyết định chọn ICAN để vinh danh những nỗ lực đấu tranh chống vũ khí hạt nhân của tổ chức này cũng như ngợi khen các hoạt động của ICAN đã làm công luận toàn cầu ý thức về nguy cơ của 27.000 vũ khí hạt nhân còn tồn tại từ thời chiến tranh lạnh. Tổ chức ICAN đã lên tiếng cám ơn Ủy ban Nobel Na Uy và đánh giá sự trao giải đã làm nổi bật ý nghĩa của con đường đấu tranh đòi thực hiện Hiệp định cấm sử dụng vũ khí hạch nhân. [đọc tiếp]

Tuyên bố về quyền Tự do Lập hội và quyền Tự do Biểu tình

05/10/2017 (Bauxite Việt Nam) - Chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự và người Việt sinh sống trong và ngoài nước, nhận định và tuyên bố về quyền tự do lập hội và quyền tự do biểu tình của công dân Việt Nam như sau:

Điều 25 của Hiến pháp ban hành năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp 2013) đã long trọng ghi nhận các quyền tự do bất khả xâm phạm của mọi công dân Việt Nam: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” [đọc tiếp]

Đảng Cộng Sản và Đảng Lao Động

05/10/2017 Trần Gia Phụng (Dân Làm Báo) - ...Ồn ào rùm beng, nhưng cuối cùng đúng như câu thành ngữ quen thuộc là “Đi vô đi ra cũng thằng cha hồi nãy”.

“Thằng cha hồi nãy” là ai, thì ai cũng biết cả rồi. Khỏi cần minh danh và cũng chẳng cần cải danh. Cộng sản hay Lao Động, hay tên gì đi nữa, mà còn theo chủ nghĩa cộng sản thì cũng thế mà thôi.

Nghị quyết 1481 của Quốc hội Âu Châu họp tại Strasbourg (Pháp) ngày 25-1-2006 đã kết án chủ nghĩa cộng sản là tội ác chống nhân loại và các chế độ cộng sản toàn trị đã vi phạm nhân quyền tập thể. Rõ ràng như vậy thì còn gì mà bám víu? Có cải danh cũng chẳng lừa phỉnh được ai thêm một lần nữa. [đọc tiếp]

Từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin do một đảng độc tài thống trị để Việt Nam đổi mới

04/10/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn Luật sư Lê Công Định - Năm 2016 là năm nổi bật của các hoạt động xã hội dân sự nhất là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mà tiêu biểu là vụ nhà máy Formosa xả thải chất độc gây ô nhiễm biển miền Trung làm cá chết hàng loạt, đời sống người dân các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh Quảng Bình lâm vào cảnh khốn khổ. Hàng loạt cuộc biểu tình đã nổ ra đòi Formosa phải đóng cửa mà tiêu biểu là cuộc biểu tình trước trụ sở Formosa ngày 2/10/2016 đã gây chấn động dư luận trong ngoài nước.

Bước sang năm 2017 hầu như các hoạt động xã hội dân sự đã chìm lắng hơn. Trong các nguyên nhân có việc tăng cướng đàn áp bắt bớ mang tình chất khủng bố trắng của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam – một chế độ công an trị.

Từ Sài Gòn luật sư nhân quyền Lê Công Định đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành về hiện trạng của hoạt động xã hội dân sự và hướng đi sắp tới. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Phong trào bất tuân dân sự không cần luật biểu tình!

04/10/2017 Phạm Chí Dũng (VOA) - Năm 2017 vẫn tiếp tục chứng kiến chuỗi hành động “lạ” mang tính phản kháng của dân chúng đối với chính quyền - điều mà ngày càng hợp lẽ với sắc thái “bất tuân dân sự” trong từ điển dân chủ hóa của các quốc gia phương Tây.

Trong một chế độ chính trị đậm não trạng và thói trấn áp dân theo lối “lấy thịt đè người”, số lượng người biểu tình chiếm vai trò quan trọng nhất. Thông thường, những cuộc biểu tình chỉ có từ vài chục đến dưới một trăm người luôn bị công an dùng chiến thuật vây bọc, chia tách xé lẻ thành từng nhóm nhỏ để dễ chia cắt và bắt giữ. Nhưng với những cuộc biểu tình có số lượng từ vài trăm người trở lên, xác suất an toàn và thành công là cao hơn hẳn. Ở Sài Gòn, cuộc biểu tình mang tính “kinh điển” vào tháng Năm 2014 phản đối giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã lên đến hàng chục ngàn người khiến toàn bộ lực lượng công an, dân phòng, quân đội bất động. [đọc tiếp]

Tử hình ở VN ‘không làm quan tham run sợ’

04/10/2017 (BBC) - Một bài trên tờ The Nation (03/10/2017) của Thái Lan nói chính quyền Việt Nam dùng án tử hình như vũ khí chính trị nhưng có vẻ "không làm run sợ" những quan chức tham nhũng.

Bài báo nhắc lại bản án tử hình dành cho ông Nguyễn Xuân Sơn và chung thân cho ông Hà Văn Thắm trong phiên xử "đại án" OceanBank mới đây.

Bài trên báo Thái Lan tường thuật, "hầu hết người Việt Nam" cho rằng chiến dịch chống tham nhũng công khai thực ra là cuộc tranh giành quyền lực của quan chức cấp cao. [đọc tiếp]

Việt Nam: Kêu gọi mới về đổi tên Đảng và cải tổ chính trị

01/10/2017 Quốc Phương (BBC) - Một cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, Đức và nguyên cộng tác viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vừa công bố một 'kiến nghị tâm huyết' trong đó kêu gọi đích danh Tổng bí thư Đảng CSVN ông Nguyễn Phú Trọng ra quyết định 'khép lại quá khứ', 'huy động toàn đảng' và 'dựa vào trí tuệ nhân dân cả nước' tiến hành 'một cuộc cải cách chính trị không thể trì hoãn'.

Kiến nghị do ông Nguyễn Trung, nguyên tổng thư ký Hội đồng Kinh tế đối ngoại của Chính phủ, cựu trợ lý của Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, đề ngày 24/9 và công bố trên truyền thông hôm 27/9/2017 đề nghị đảng đang cầm quyền duy nhất ở Việt Nam hiện nay 'lấy lại tên cũ' là đảng Lao động và tuyên bố 'trước quốc dân, đồng bào và quốc tế' quyết định đổi mới thành một 'đảng yêu nước của dân độc và dân chủ' [đọc tiếp]

Cựu quan chức ngân hàng bị án tử hình và chung thân

29/09/2017 (RFA) - Ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đại dương (Ocean Bank) bị tòa tuyên án tử hình với cáo buộc phạm tội cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, và tham ô tài sản. Ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ocean Bank bị án tù chung thân. Ngoài ra ông Nguyễn Xuân Sơn phải bồi thường 200 tỉ đồng, ông Hà Văn Thắm 847 tỉ đồng.

Án đối với hai ông Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên vào vào sáng 29 tháng 9. [đọc tiếp]

Tương Lai – Ra đảng hay vào đảng cũng vẫn là trí thức trung thành của đảng

29/09/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Phỏng vấn nhà hoạt động công đoàn Trần Ngọc Thành.

Hôm 2/9/2017 mới đây, ông Tương Lai một trí thức được tiếng trung thành với đảng đã tuyên bố ra khỏi đảng Cộng sản do Nguyễn Phú Trọng lũng đoạn để trở về với đảng Lao động của Hồ Chí Minh.

Nghe ông tuyên bố có người nói tôn trọng ý kiến ông. Có người lại nói ông nói vậy nhưng không phải vậy vì cái đảng ông ra đi và cái đảng ông định đến cha đẻ của nó đều là Hồ Chí Minh – Tội đồ của dân tộc.

Đảng Cộng sản hay Đảng Lao động cũng chỉ là vòi của con  bạch tuộc. Tương Lai vẫn là một trí thức trung thành của đảng.

Nhà hoạt động công đoàn Trần Ngọc Thành đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang  Thành về việc ông Tương  Lai ra đảng vào đảng. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Đức lập chính quyền liên hiệp mới

28/09/2017 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Theo Cơ quan điều hành bầu cử liên bang, chính quyền liên hiệp của Liên minh Dân chủ/Xã hội Thiên chúa giáo (CDU/CSU) và đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) bị mất nhiều phiếu nhất trong cuộc bầu cử quốc hội 2017 khóa 19. 

Quốc hội mới sẽ có 709 ghế và được phân chia CDU/CSU 246 (năm 2013 có 311), SPD 153 (193), Đảng Xanh (Grüne) 67 (63) Đảng Tả (die Linke) 69 (64), hai đảng bị thất bại trong cuộc bầu cử 2013 nay được vào quốc hội là đảng Chọn lựa cho Đức (AfD) 94 và đảng Dân chủ Tự do (FDP) 80.

Dựa vào kết quả, không có đảng nào chiếm đa số tuyệt đối (355 ghế) để tự thành lập chính quyền nên chính quyền tương lai sẽ là một chính quyền liên hiệp nhiều đảng. [đọc tiếp]

Biển Đông: «Tứ Sa» còn tệ hơn cả «đường lưỡi bò»

28/09/2017 Thụy My (RFI) - Tuần trước, báo mạng Washington Free Beacon có trụ sở tại Washington đã tiết lộ một chiến thuật mới của Trung Quốc trong mục tiêu độc chiếm Biển Đông : thay vì yêu sách đường 9 đoạn, thường gọi là « đường lưỡi bò », Bắc Kinh lại nêu ra khái niệm « Tứ Sa ».

Đại tá Hải quân về hưu Jim Fanell cho rằng thuyết « Tứ Sa » là « một bước lôgic của Bắc Kinh trong chiến thuật tằm ăn dâu » trên Biển Đông. [đọc tiếp]

Phải chăng vụ Trịnh Xuân Thanh sẽ có diễn biến mới khi có sự thay đổi người đứng đầu Bộ Ngoại giao Đức?

27/09/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - phỏng vấn Luật sư Lê Công Định - Với kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Đức hôm Chủ nhật 24/9 mới đây, khối Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo và Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo (CDU/CSU) của đương kim thủ tướng Angela Merkel giành 33% số phiếu. Mặc dù kết quả này thấp hơn so với cuộc bầu cử trước nhưng vẫn đủ để bà Merkel tiếp tục giữ chức thủ tướng nhiệm kỳ thứ tư sau 12 năm liên tục cầm quyền.

Trong khi đó Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của ngoại trưởng Sigmar Gabriel chỉ đạt được có hơn 20% số phiếu. Với kết quả này từ một đảng đối tác trong liên minh cầm quyền của bà Merkel đảng SPD tuyên bố sẽ rút ra khỏi liên minh càm quyềm để quay sang vai trò đối lập, và như vậy ông Gabriel sẽ không còn làm Bộ trưỏng Ngoại giao. Nước Đức sẽ có người mới đứng đầu Bộ Ngoại giao khi bà Merkel lập liên minh với các đảng đối tác khác.

Bộ Ngoại giao Đức dưới quyền ông Gabriel hôm 22/9 tuyên bố trục xuất thêm một nhà ngoại giao Việt Nam, đồng thời tạm dừng quan hệ đối tác chiến lược Đức - Việt vì vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

Do sự thất bại tong cuộc bầu cử Quốc hội Đức của đảng SPD có dư luận người Việt cho rằng vụ Trịnh Xuân Thanh có thể sẽ bước sang diễn biến mới

Từ Sài Gòn luật sư nhân quyền Lê Công Định đã có bình luận về sự kiện này qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quý vị cùng nghe :

Quan hệ Đức - Việt Nam ngày càng xấu đó là do cách hành xử của Việt Nam

25/09/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A - Trong cuộc họp báo Liên bang về vụ Trịnh Xuân Thanh ngày thứ Sáu 22/9/2017, Phát ngôn viên chính phủ liên bang Steffen Seifert cho biết Chính phủ Đức đã phát lệnh trục xuất tiếp một cán bộ ĐSQ VN ở Berlin cùng gia đình trong vòng 30 ngày. Người bị trục xuất là ông Lê Đức Trung. Phát ngôn viên Bộ Noại giao Đức nói "ngày hôm qua, trong buổi làm việc với Đại sứ Việt Nam tại trụ sở Bộ Ngoại giao chúng tôi đã thông báo với phía Việt Nam về việc sẽ tạm dừng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam".

Nhân sự kiện này từ Hà Nội Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành [đọc tiếp & nghe phỏng vấn]

Nguyên Ngọc: “ Người Việt cũng cần xét lại cuộc chiến Việt Nam ”

25/09/2017 Thanh Phương (RFI) - Là một trong những người có mặt trong bộ phim tài liệu nhiều tập “ The Vietnam War” về chiến tranh Việt Nam của đạo diễn Ken Burns, nhà văn Nguyên Ngọc, nguyên là một sĩ quan trong quân đội miền Bắc, cho rằng Việt Nam cũng nên làm như Mỹ, tức là phải nhìn lại quá khứ, xét lại một cuộc chiến tranh mà theo ông đã dần dần trở thành một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn do khác biệt ý thức hệ.

Nhà văn Nguyên Ngọc: Trong chiến dịch Mậu Thân 1968 thì Huế là thành phố mà đánh vào được và chiếm lâu nhất. Do chiếm lâu nhất và tưởng là giải phóng hẳn rồi và đã lập chính quyền, cho nên các cơ sở bí mật trong thành phố đều xuất hiện hết, bộc lộ ra hết.

Cho đến khi bí quá, rút ra không được, nếu thả những người này ra thì tất cả những cơ sở bí mật được chuẩn bị bao nhiêu năm, bây giờ bộc lộ ra hết, nếu thả những người bị bắt ra thì họ sẽ chỉ điểm số người hoạt động bí mật. Trong tình thế như vậy, người ta đã có chủ trương giết những người đó. Tôi không trực tiếp ở đấy và cũng không biết cái lệnh đó là từ ai. Nhưng trong phim tôi có nói, đấy là một vết nhơ, một vết đen trong cuộc chiến tranh, về phía Việt Nam. [đọc tiếp]

Đức ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam: Tại bạn hay tại ta?

24/09/2017 FB Hoàng Huy (Tiếng Dân) - Ngày hôm qua, 22/9, có một sự kiện ngoại giao quan trọng và chưa từng có tiền lệ đối với Vietnam mà không thấy báo chí hồ hởi đưa tin như mọi khi. Thế giới biết, khu vực biết, chỉ mỗi VTV cố tình không biết, làm cho số đông nhân dân hầu như không biết: CHLB Đức tuyên bố tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, vì nguyên nhân gì thì chắc không khó đoán. Và như định mệnh, ngày 23/9 cũng là ngày kỉ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Đức.

Nhìn chung, dù là mối quan hệ đối tác gì thì cũng dựa trên một cột trụ quan trọng đó là: niềm tin lẫn nhau. [đọc tiếp]

Liên Hiệp cầm quyền Bảo thủ - Xã hội bị thảm bại trong cuộc bầu cử quốc hội tại Đức

24/09/2017 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Berlin - Cộng hòa liên bang Đức (CHLBĐ) với 83 triệu dân là một quốc gia pháp trị-tam quyền phân lập có thể chế dân chủ nghị viện đảm bảo dân quyền và nhân quyền. Bầu cử được thực hiện trên mọi bình diện từ địa phương tới trung ương, tạo cơ hội cho công dân tham gia sinh hoạt chính trị của quốc gia. Quốc hội liên bang Đức được bầu theo thông lệ 4 năm, nghị viện Âu châu 5 năm, nghi viện tiểu bang và thị xã thường 5 năm. Quốc hội bầu ra chính quyền. Chính quyền liên bang hiện tại là một liên hiệp bảo thủ-xã hội của hai chính đảng lớn Liên minh Dân chủ/Xã hội Thiên chúa giáo (CDU/CSU) và đảng Dân chủ Xã hội (SPD).

Ngày 24/09/2017 khoảng 61,5 triệu cử tri (31,7 triệu nam, 29,8 triệu nữ) được kêu gọi đi bầu tân quốc hội liên bang khóa 19 với nhiệm kỳ 4 năm. Ngoài 5 chính đảng đang có đại biểu trong quốc hội hiên tại : Liên minh Dân chủ/Xã hội Thiên chúa giáo (CDU/CSU), Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), Liên minh 90/ Đảng Xanh (Bündnis90/Die Grünen), Đảng Tả ( Die Linke) còn có thêm nhiều đảng, đoàn thể ghi danh tranh cử. Cơ quan điều hành bầu cử liên bang cho biết chính thức có 42 chính đảng, đoàn thể và 4828 ứng cử viên tranh cử vào quốc hội. [đọc tiếp]

‘Chính Trị Bình Dân’: Sách mới xóa mù chính trị

23/09/2017 (VOA) - Với mong muốn “đánh tan cái định kiến tai hại ‘chính trị là xấu xa, thủ đoạn’”, nhà báo-nhà hoạt động Phạm Đoan Trang vừa cho ra đời cuốn sách “Chính Trị Bình Dân”. Tác phẩm được giới trí thức hoạt động xã hội đánh giá cao về cả nội dung, phong cách viết và mức độ cần thiết của nó trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam.

Blogger Phạm Lê Vương Các nhận định: “[Sách] Chính trị mà Việt Nam xuất bản sau năm 1975 phần lớn là viết về quan điểm của Đảng Cộng sản và dành cho các đảng viên. Còn xuất bản sách về chính trị thì hoàn toàn vắng bóng. Chính vì vậy, tôi đánh giá đây là một tác phẩm rất quan trọng. Nó mở ra một lối cho chính trị đi vào tầng lớp bình dân. Ai cũng có thể tiếp cận nó qua những câu chuyện bình dân và thực tế. Đây là một tác phẩm rất cần thiết trong bối cảnh hiện tại”. [đọc tiếp]

Phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức về các diễn biến mới trong vụ việc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin

22/09/2017 (Cơ quan đại diện của CHLB Đức tại Việt Nam) - Liên quan đến các diễn biến mới trong vụ việc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin, hôm nay (ngày 22.9.), một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đức đã phát biểu như sau:

''Ngay sau khi nắm được thông tin về vụ việc chúng tôi đã khẳng định rõ rằng việc bắt cóc người trên lãnh thổ Đức là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chúng tôi có các bằng chứng rõ ràng về vụ bắt cóc này và sẽ công bố chúng vào thời điểm thích hợp. Ngày 10 tháng 8, Tổng Công tố Liên bang đã tiếp nhận điều tra vụ việc. Hiện quá trình này vẫn chưa kết thúc. [đọc tiếp]

Đức ngưng quan hệ đối tác chiến lược và trục xuất thêm một nhân viên ngoại giao VN

22/09/2017 Vi Minh (DĐVN21) - Trong cuộc họp báo tại thủ đô Berlin ngày hôm nay, thứ sáu 22/09/2017, phát ngôn viên chính phủ liên bang Steffen Seibert cho biết chính quyền Đức đã quyết định trục xuất thêm một nhân viên của sứ quán VN tại Đức. Nhân viên này bị tình nghi có liên hệ đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin hôm 23/07/2017. Trong vòng bốn tuần nhân viên ngoại giao này và gia đình phải rời khỏi nước Đức.

Phát ngôn viên chính phủ liên bang Steffen Seibert (ảnh WDR)

Bộ ngoại giao Đức cũng tuyên bố: "Ngay sau khi có được thông tin về vụ việc này, chúng tôi đã khẳng định rõ rằng việc bắt cóc người trên lãnh thổ Đức là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Việc bắt cóc là một sự vi phạm trắng trợn về luật pháp Đức và luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ không chấp nhận điều này trong bất kỳ trường hợp nào".

Ngoài ra chính phủ Đức đã yêu cầu từ phía Việt Nam một lời xin lỗi, với sự bảo đảm rằng hành động vi phạm pháp luật sẽ không xẩy ra trong tương lai.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Đức nói, cho đến nay chế độ CSVN hoàn toàn giữ thái độ im lặng, không có một phản ứng gì trước những đòi hỏi của chính phủ Đức ngoài một bức thư hồi cuối tháng 8 trong đó Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao của Hà Nội bám chặt lấy kịch bản Trịnh Xuân Thanh tự nguyện đầu thú.

Hôm qua thứ Năm 22/09/2017, bộ ngoại giao Đức đã triệu đại sứ Hà Nội đến bộ ngoại giao và thông báo cho phía Việt Nam rằng Đức ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Trong thông cáo báo chí bộ ngoại giao Đức viết: "Vì Việt Nam cho đến nay không đáp ứng lời yêu cầu của chúng tôi, không nhận đã vi phạm luật pháp và phản bội lòng tin, nên chúng tôi buộc phải có thêm những biện pháp khác. Bởi thế ngày hôm qua trong một cuộc nói chuyện với Đại sứ Việt Nam tại Bộ Ngoại giao Đức chúng tôi đã thông báo cho phía Việt Nam hay rằng Quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam tạm thời bị đình chỉ".

Trong bức thư gửi Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel ngày 30/08/2017, Diễn Đàn Việt Nam 21 (DĐVN21) đã đề nghị với bộ ngoại giao Đức duyệt xét lại các thỏa ước CHLB Đức đã ký kết với Việt Nam trong đó có thỏa ước quan hệ „Đối tác chiến lược giữa Đức và Việt Nam“.

DĐVN21 viết: „Chính quyền liên bang nên duyệt xét lại các thỏa ước quan hệ „Đối tác chiến lược giữa Đức và Việt Nam“, „Đối thoại Đức-Việt về Nhà nước pháp quyền“ và đặc biệt bản „Tuyên bố Hà Nội“ ký kết vào năm 2011 giữa bà thủ tướng liên bang Merkel và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề ra mục đích tăng cường các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa và chính sách viện trợ phát triển. Tất cả đang trở thành trò hề khi Hà Nội một mặt muốn tăng cường quan hệ chính trị với Bá Linh, mặt khác lại vi phạm trắng trợn luật pháp Đức qua vụ bắt cóc ở Bá Linh“. Đề nghị này của DĐVN21 dường như phù hợp với chính sách của ngoại trưởng Đức đối với Việt Nam.

Các quan sát viên nhận định rằng mặc dù bận rộn cho cuộc bầu cử quốc hội liên bang Đức ngày chủ nhật sắp tới 24/09/2017, chính phủ TT Angela Merkel vẫn không quên vụ chế độ Cộng sản VN vi phạm luật lệ Đức. Họ đánh giá vụ này có tầm quan trọng rất cao và không thể để cho „chìm xuồng“ như giới lãnh đạo chế độ CS độc tài VN mong đợi.  [đọc Thư DĐVN21 gửi ngoại trưởng Đức] - [Thư trả lời của bộ ngoại giao Đức - Đức ngữ]

Dân Đồng Kỵ - Bắc Ninh tố cáo giặc nội xâm tham nhũng cướp đất

21/09/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Mấy chục năm qua khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam hàng triệu dân oan đi khiếu kiện từ huyện tỉnh đến trung ương tố cáo giặc nội xâm tham nhũng cướp đoạt ruộng đất, nhà cửa đẩy hàng triệu gia đình lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, thất nghiệp, cuộc sống cùng cực, nghèo đói. Gần đây là các điểm nóng như Đồng Kỵ (Bắc Ninh) ; Đồng Tâm (Hà Nội).

Mời quí vị nghe tiếng nói tố cáo của dân oan Nguyễn Thị Thi từ phường Đồng Kỵ thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh

Những gì được kể trong “The Vietnam War”

17/09/2017 FB Manh Kim (Facebook nguyen.manhkim) - “The Vietnam War” không phải là bộ phim “one size fits all”. Khó có thể đề cập một chủ đề phức tạp liên quan không chỉ chiến tranh và súng đạn như “cuộc chiến Việt Nam” mà không “đụng chạm” bên này hoặc bên kia. Trong một tập này, người phe VNCH sẽ không thể không có cảm giác khó chịu; nhưng trong một tập khác, người phía Bắc Việt chắc chắn sẽ không thoải mái khi thất bại của họ bị phơi bày và giấu giếm của họ bị lôi ra.

Nếu trận Ấp Bắc được miêu tả là tổn thất nặng nề của VNCH thì trận An Lộc cũng được thuật là một thất bại nghiêm trọng của Bắc Việt với số thiệt mạng khoảng 10.000 người. Khi nói về ý chí của quân đội Bắc Việt, bộ phim cũng nói về tinh thần dũng cảm của lính VNCH (“kiên cường” là từ được sử dụng). Khi nói về tình trạng tham nhũng trong quân đội VNCH trong đó có việc hối lộ để tránh đi quân dịch thì phim cũng nhắc đến câu chuyện luôn được Hà Nội giấu kín: “Một số cán bộ đảng viên gửi con ra nước ngoài để tránh nhập ngũ” và “ai có tiền thì đút lót để ban tuyển quân tha cho con họ”… [đọc tiếp]

Một thoáng nhìn về mặt ám muội của đảng Cộng Sản ở Việt Nam

18/09/2017 Kenichi Yoshida (The Japan News), bản dịch của Nguyễn Khôi (Diễn Đàn Việt Nam 21) - HÀ NỘI - Một sự việc gần đây đã cho thấy bộ mặt ám muội của chế độ Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Tin tức loan rằng chính phủ Việt Nam đã bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch Công ty xây dựng Dầu khí Việt Nam, một phần của công ty Dầu Khí Quốc Doanh PetroVietnam, khi ông ta ở Đức, vào cuối tháng 7 và đã đưa ông ấy về Việt Nam. Ông Thanh đã bị chính phủ Việt Nam phát lệnh truy nã quốc tế vì đã gây ra một tổn thất khổng lồ cho công ty xây dựng nêu trên. 

Một nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đã so sánh sự đàn áp nhân quyền ở Việt Nam và Trung Quốc, người này nói rằng không giống như Trung Quốc, ở Việt Nam trong nhiều trường hợp các vụ đàn áp diễn ra chậm rãi dần dà. Xét theo xu hướng đó, nhà hoạt động này đã tỏ ra ngạc nhiên về sự thô thiển của phương cách (bắt cóc) gần đây.  [đọc tiếp]

Tôi đã nhầm ở đâu

13/09/2017 Nguyễn Đình Cống (Bauxite Việt Nam) - Ngày 2/9/2017 GS. Tương Lai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản (ĐCS) của Nguyễn Phú Trọng và “tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh”. Điều này tạo ra dư luận ủng hộ và phản bác.

Tôi yêu mến và kính phục GS Tương Lai, thông cảm và tôn trọng ý của ông vì trong nhiều năm trước đây tôi cũng có suy nghĩ như ông, nhưng nay tôi không đồng tình. Vì sao vậy. Vì gần đây tôi bỗng ngộ ra rằng trong nhận thức của mình về cộng sản có cái gì đó nhầm lẫn. Tôi xin trình bày sự nhầm lẫn đó để cho những ai quan tâm có thể trao đổi.

Tôi có nghiên cứu về các loại nhầm lẫn và nguyên nhân, trong đời tôi cũng phạm nhiều thứ nhầm lẫn khác nhau, nhưng xin gác lại các chuyện đó mà chỉ trình bày vài nhầm lẫn về CS. [đọc tiếp]

Vạch mặt giặc nội xâm tham nhũng chia nhau cướp đất Đồng Tâm

10/09/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 07/09/2017 vừa qua, nhân dân Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức lại họp vạch trần những thủ đoạn của giặc nội xâm tham nhũng cấu kết với nhau từ xã đến thành phố Hà Nội để cướp đất của Đồng Tâm  chia cho nhau.

Tại cuộc họp ông Lê Đình Công đã nêu lên những bằng chứng cụ thể, những thủ đoạn mà giặc nội xâm tham nhũng đã tiến hành để cướp đất của nhân dân Đồng Tâm trong những năm qua. Sau đây là nội dung bản tố cáo – Mời quí vị cùng lắng nghe:

Đồng Tâm quyết chống giặc nội xâm tham nhũng cướp đất dù phải hy sinh xương máu!

07/09/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Gần 2 tháng  nay tình hình ỏ xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức trở nên bất ổn sau khi nhà cầm quyền Hà Nội bội ước với dân, không giữ đúng cam kết mà chủ tịch Hà Nội là ông Nguyễn Đức Chung đã ký với dân.

Công an Hà Nội khởi tố cái gọi là vụ án “gây rối trật tự, bắt giữ người đang thi hành công vụ vv…”. Hơn 70 người đã bị gửi giấy mời hoặc triệu tập. Cuối tháng 8 lại thêm Cục hình sự Bộ Quốc phòng vào cuộc, gửi giấy triệu tập nhiều người dân trong xã đến làm việc trong đo có cụ Lê Đình Kình, một nạn nhân 82 tuổi đã bị 3 sĩ quan Cục hình sự đánh gẫy chân, thương tật suốt đời.

Hàng ngày công an xã Đồng Tâm cho phát loa kêu gọi dân ra đầu thú để hưởng lượng khoan hồng. Nhà cầm quyền huyện Mỹ Đức cấm các cửa hàng dịch vụ photocoppy không được đánh máy, in sao chép các đơn, hồ sơ khiếu kiện của dân xã Đồng Tâm, chủ các phương tiện giao thông như xe chở khách, xe taxi… cấm không được chở người dân Đồng Tâm đi khiếu kiện. Bức xúc trước sự khủng bố trắng cùa nhà cầm quyền Hà Nội ngày 27/8 và 3/9, nhân dân Đồng Tâm đã họp biểu thị quyết tâm chống giặc nội xâm tham nhũng, quyết giữ đất dù phải hy sinh xương máu. Sau đây là những phát biểu thể hiện quyết tâm của nhân dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội:

Mỹ gửi tuần dương hạm vào Biển Đông khiêu khích Trung Quốc

06/09/2017 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Mỹ khiêu khích Trung Quốc hay quyết tâm thực hiện quyền tự do hàng hải tại Biển Đông? Từ nhiều năm nay Trung quốc tự cho quyền sở hữu các đảo và ghềnh đá ở Biển Đông nơi nhiều quốc gia trong vùng cũng xem là lãnh hải của mình. Trước các hành vi ngang ngược của Trung Quốc, chính quyền Mỹ đối đáp bằng cách ứng gửi tầu tuần tra và việc này có nguy cơ gây ra tranh chấp giữa hai nước.

Để chống lại những vi phạm luật quốc tế, một số quốc gia tranh chấp chủ quyền hải đảo đã mạnh dạn tranh đấu bằng con đường pháp lý. Tòa án quốc tế ở Den Haag, Hòa Lan dựa vào đơn kiện của Phi luật Tân đã bác bỏ chủ quyền 9 đoạn của Trung Quốc. [đọc tiếp]

Nguy cơ chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên ?

06/09/2017 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Bất chấp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (HĐBA-LHQ) kêu gọi Bắc Hàn đình chỉ chương trình phát triển nguyên tử và hỏa tiễn, nước này vẫn tiếp tục các hành động khiêu khích. Hàn cộng công bố đã thử nghiệm bom nhiệt hạch H thành công vào ngày 3/9 và cho biết thêm bom này có thể lắp vào hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM)

Trước thách thức mới không thể chấp nhận qua vụ thử bom H, Cộng đồng quốc tế đã lên án Bắc Hàn và xem việc thử bom nhiệt hạch là mối đe dọa nghiêm trọng cho hòa bình và an ninh Á châu.

Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được triệu tập vào ngày 04/09 theo đề nghị của Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản và Nam Hàn đã không thống nhất được biện pháp trừng phạt với vụ thử hạt nhân của Bắc Hàn. [đọc tiếp]

Nhân dân Đồng Tâm hạ quyết tâm chống giặc nội xâm tham nhũng và sẵn sàng đổ máu để giữ đất

04/09/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào lúc 3 giờ chiều hôm qua Chủ nhật 3/9/2017 đại diện nhân dân xã Đồng Tâm, huyên Mỹ Đức – Hà Nội lại tiếp tục biểu thị quyết tâm kiên trì cuộc đấu tranh chống tham nhũng như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đích danh đó là giặc nội xâm.

Cuộc họp khẳng định cuộc đấu tranh giữ đất của người dân Đồng Tâm đang đi vào giai đoạn quyết liệt nhất, thách thức nhất. Hội nghị đã thống nhất lập Biên bản để thông báo rộng rãi đến nhân dân trong ngoài nước, bè bạn trên thế giới

“Từ ngày 3/9/2017 nhân dân xã Đồng Tâm tuyên chiến với bọn tham nhũng, giặc nội xâm.

Nhân dân xã Đồng Tâm sẵn sàng đổ máu để giữ bằng được đất của nhân dân ta.

Kẻ nào từ chính quyền, công an đến quân đội vào cướp đất sẽ bị tan xác.

Thà mất tất cả xã Đồng Tâm, còn một người cũng quyết chiến đến cùng”

Nội dung biên bản  cuộc họp ngày 3/9/2017 do đại diện ban tổ chức đọc như sau:

Vụ cô Sương Quỳnh bị đánh: tính chính danh của chính quyền ở đâu?

03/09/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn Nhà báo Lê Phú Khải - Cách đây hơn 1 tháng, vào chiều 16/07/2017, một số hội viên CLB Lê Hiếu Đằng đến nhà riêng GS Tương Lại ở quận 7 – Sài Gòn dự lễ tưởng niệm nhà văn Trung Quốc Lưu Hiểu Ba vừa mới qua đời.

Lúc chia tay ra về, cô Sương Quỳnh trên đương về nhà ở quận 2 đã bị một đám đông thanh niên mặc thường phục xông vào đánh hội đồng: Đạp đổ xe, đấm đá rất tàn bạo gây thương tích. Cô Quỳnh hô hoán: Cướp! Cướp! Cướp! Dân chúng xung quanh đã xô vào đánh cướp, có người còn mang cả hung khí ra… Bị đánh đau, bọn “cướp” hô lên: Tôi là CA đánh phản động! Dân càng đánh mạnh vì không tin là CA lại mặc thường phục đánh phụ nữ giữa đường!

Cô Quỳnh đã lập tức đưa thông tin này lên mạng xã hội kèm theo hình ảnh vết thương của cô.

Hơn 1 tháng đã trôi qua, CA liên tục xuất giấy đòi cô Sương Quỳnh phải lên giải trình vụ việc cô thông tin trên mang trong khi đó mẹ cô Sương Quỳnh đang ốm liệt giường, hàng ngày cô phải túc trực bên mẹ.

Từ Sài Gòn, nhà báo Lê Phú Khải, một thành viên CLB Lê Hiếu Đằng trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về sự việc này như sau:

Cộng sản Việt Nam - Kẻ thiện nghệ Cướp và Chiếm

02/09/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - phỏng vấn Luật sư Lê Công Định - Cách đây 72 năm vào ngày 19/8/1945, lợi dụng các giới viên chức Bắc Việt tổ chức cuột mít tinh tại quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội để ủng hộ chính phủ Thủ tướng Trần Trọng Kim, môt nhóm tuyền truyền của Việt Minh đã tung một lá cờ đỏ sao vàng từ ban công Nhà hát lớn xuống quảng trường, cướp micro của diễn giả và tuyên bố cướp chính quyền về trong tay Việt Minh mà sau này cộng sản gọi nó là cuộc cách mạng tháng Tám. Sau biến cố 30/4/1975, cộng sản chiếm miền Nam xóa bỏ chính thể Việt Nam cộng hòa. Hơn 42 năm cướp quyền cai trị cả nước Việt Nam, cộng sản ngày càng bộc lộ là những tên hung nô thời đại, cướp đoạt các quyền cơ bản của con người bằng môt chế độ độ công an trị. Từ Sài Gòn, luật sư Lê Công Định có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành [đọc tiếp và nghe phỏng vấn]

Trung Quốc đâu chỉ tập trận ở sát biển Việt Nam

02/09/2017 Tuấn Khanh (Tuấn Khanh's Blog) - Trang web www.eastpendulum.com, một trang chuyên về tình hình Châu Á và biển Đông, bản Pháp Ngữ, đã đăng tải một bài của nhà báo Henri Kenhmann có tụa đề “Bientôt un mois d’exercice amphibie devant la porte du Vietnam” (tạm dịch: Gần một tháng tập trận đổ bộ gần cửa khẩu Việt Nam)

Bài viết đăng từ ngày 22/8, cho thấy sự kiện Trung Quốc tổ chức tập trận trên biển, cách Đà Nẳng chỉ có 75 hải lý, chỉ là một hoạt động đầy tính răn đe với riêng Việt Nam, tiếp theo cuộc tập trận trên bộ, kéo dài suốt trong cả tháng 8/2017.

Bài báo viết “Cần lưu ý rằng các vùng bắn dần dần chuyển hướng về phía Tây, theo hướng của Việt Nam, khi diễn tập diễn ra, trước khi quay về phía Đông. Khu vực gần nhất cách bờ biển Việt Nam khoảng 50 kilômét”. [đọc tiếp]

Đức thải nhân viên, trả xe 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh'

01/09/2017 (BBC) - Một nhân viên người Việt làm việc cho Văn phòng Liên bang về Nhập cư và Tỵ nạn (viết tắt là BAMF) của Đức chính thức bị cho nghỉ việc từ ngày 1/9/2017.

Báo chí Đức tường thuật về mối liên hệ giữa vị trí công tác của ông Hồ Ngọc Thắng với vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, thậm chí còn đặt nghi vấn về 'cuộc sống nhị trùng' của ông, người mà báo DW coi là 'ban ngày làm việc cho Đức, ban đêm phục vụ Đảng Cộng sản Việt Nam'.

Ông Thắng đã bị tạm đình chỉ công tác kể từ 7/8, ngay khi BAMF nhận được những thông tin về việc ông có những bài viết và thể hiện quan điểm cá nhân trên mạng xã hội.

Sau khi việc điều tra kết thúc, BAMF đã "ngay lập tức chấm dứt quan hệ lao động" với ông Hồ Ngọc Thắng, BAMF nói với BBC. [đọc tiếp]

Các nhà đối lập Việt Nam thách thức chính quyền trên Facebook

31/08/2017 Thụy My (RFI) - Nếu trên 700 cơ quan truyền thông chính thức luôn bị Nhà nước kiểm duyệt chặt chẽ, thì không gian mạng vẫn là nơi cất lên những tiếng nói phản biện tại Việt Nam. Một nhà hoạt động ở Hà Nội nói với Reuters : « Ở đây không giống như Trung Quốc, chính quyền không thể chặn Facebook ».

Chủ tịch nước Trần Đại Quang kêu gọi siết chặt internet để đối phó với các «thế lực thù địch» - không chỉ đe dọa an ninh mạng mà còn « bôi nhọ uy tín của lãnh đạo Đảng và Nhà nước». Tuy nhiên khống chế internet tại một quốc gia có dân số trẻ và đang phát triển nhanh chóng không phải là điều dễ dàng, nhất là khi các tập đoàn cung cấp dịch vụ mang tính toàn cầu. [đọc tiếp]

Những phiên toà "trống"

30/08/2017 Lê Văn Luân (FB Luân Lê) - Phiên toà phúc thẩm xét xử vụ án cháu Đỗ Đăng Dư bị đánh chết trong trại tạm giam vào năm 2015 đến nay đã hoãn tới lần thứ 6, mà hầu hết các trường hợp là giống nhau.

Sau khi hoãn phiên toà lần thứ 5 cách đây gần hai tháng, tôi đã có văn bản đề nghị triệu tập những người tham gia tố tụng và nếu họ không đến thì tòa có thể áp dụng biện pháp dẫn giải đến phiên xử.

Nhưng tại phiên toà hôm nay, vắng mặt tất cả những người cần thiết và quan trọng trong vụ án, gồm bị cáo, một nhân chứng cùng buồng bị cáo, giám định viên và những quản giáo của trại tạm giam có liên quan. [đọc tiếp]

Thân phận tay sai của chế độ cộng sản

29/08/2017 Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió) - Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức đưa về Việt Nam đã phát sinh ra nhiều thứ khiến dư luận phải suy nghĩ. Từ tầm quan hệ ngoại giao quốc tế đến những mối quan hệ trong nội bộ cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam. Dư luận đã có nhiều phân tích xoay quanh các vấn đề như vậy.

Ở bài viết này xin đưa thêm phần về những kẻ tay sai đã giúp cộng sản Việt Nam thực hiện vụ bắt cóc này.

Người thứ nhất là quan chức đại sứ quán Việt Nam tại Đức ông Nguyễn Đức Thoa, là quan chức ngoại giao của chế độ CSVN, ông Thoa chỉ bị trục xuất về nước, ông ta không có gì là buồn.

Nhưng số phận của hai kẻ liên quan không phải là cán bộ Việt Nam trong vụ này mới thật hẩm hiu. Đó là Hồ Ngọc Thắng và Nguyễn Hải Long. [đọc tiếp]

Nông dân Đồng Tâm quyết giữ đất dù phải hy sinh xương máu!

29/08/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn Nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Đăng Quang - Từ đầu tháng 7 tới cuối tháng 8 này, một cuộc khủng bố đe dọa tinh thần một cách trắng trợn đã đè nặng lên người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức khi công an thành phố Hà Nội và Cục  điều tra hình sự bộ Quốc phòng liên tục gửi giấy mời, giấy triệu tập đến khoảng 70 người dân liên quan đến vụ việc tranh chấp đất đai hồi tháng 4/2017 vừa qua trong đó có cái gọi là việc “gây rối trật tự công cộng”.

Bức xúc trước  cách hành xử mang tính chất khủng bố trắng của giới  bạo quyền, ngày 27/8 đã có một "cuộc họp toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm, khẳng định đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của nhân dân Đồng Tâm". Người dân gọi đây là hội nghị công dân.

Từ Hà Nội, nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Đăng Quang đã trả lời nhà báo Trần Quang Thành về tình hình căng thẳng ở Đồng Tâm hiện nay [đọc tiếp và nghe phỏng vấn]

Bạc như Đảng

29/08/2017 Đoan Trang (blog Đoan Trang) - Nghe tờ DW của Đức đưa tin Hồ Ngọc Thắng bị đình chỉ công tác và bị điều tra, nhiều bạn bè trên facebook của tôi thấy phấn khởi. Nhiều người khác không nói ra nhưng trong đầu chắc đều nghĩ đến hai từ: Đáng kiếp!

Có một bạn facebook của tôi hỏi, liệu có khả năng Hồ Ngọc Thắng trở về nước sẽ được bố trí một chức vụ thật to hay không? Kiểu thuyên chuyển công tác lên vị trí cao hơn, bổng lộc hơn này được gọi nôm na là “đá lên”, đảng cũng có truyền thống áp dụng với các cán bộ quan chức của mình.

Tuy nhiên, trong vụ Hồ Ngọc Thắng, khả năng đó chắc là rất thấp. Vì đảng Cộng sản vốn dĩ rất bạc.

Vì văn hóa thấp, tầm nhìn ngắn, nên sau chiến tranh, đảng lo trả thù người của chế độ cũ, tiêu diệt mọi mầm mống nổi loạn, hơn là tri ân này nọ. Thế là lại đẻ ra cả một lớp người với tâm lý kể công, suốt ngày kể lể chuyện mình có công với cách mạng, mình hy sinh mất mát là thế mà bây giờ phải sống cơ cực, vất vả quá như này…

Nhưng thôi, tâm lý kể công đó là một vấn đề khác, ta không bàn ở đây. Mà hãy thử nhìn vào cái sự bạc bẽo của đảng Cộng sản. [đọc tiếp]

Đại án Oceanbank và vấn đề Nợ xấu của Việt Nam

29/08/2017 (VOA) - Tòa án Nhân dân TP Hà Nội chiều ngày 28/8 mở phiên sơ thẩm xét xử những sai phạm liên quan tới hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương- tức Oceanbank.

51 bị cáo sẽ bị mang ra xét xử, hai bị cáo được chú ý nhiều nhất là ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Oceanbank, và ông Nguyễn Xuân Sơn, cựu Tổng Giám đốc OceanBank, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, PetroVietnam.

Vụ án lớn kỷ lục đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế với bài tường trình của AP đăng trên nhiều tờ báo lớn kể cả the New York Times , và nhiều tờ báo có uy tín khác như Deutche Welle của Đức. [đọc tiếp]

TQ thăng cấp cho tướng tham dự cuộc chiến biên giới 79

28/08/2017 (RFA) - Thượng tướng Lý Tác Thành (Li Zuocheng, chú thích của DĐVN21), Tư lệnh Lục quân Trung Quốc vừa được bổ nhiệm chức Tổng tham mưu trưởng Bộ tham mưu liên hợp Quân ủy trung ương, thay cho tướng Phòng Phong Huy.

Hãng thông tấn Reuters loan tải thông tin vừa nêu, dẫn nguồn từ thông báo của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, phổ biến vào chiều tối hôm 26 tháng 8.

Tân Tổng tham mưu trưởng Bộ tham mưu liên hợp Quân ủy trung ương Trung Quốc, Tướng Lý Tác Thành, 64 tuổi, được tờ Hoàn cầu Thời báo ca ngợi là “anh hùng trận mạc” trong thời gian ông tham gia trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979. [đọc tiếp]

Lịch sử và giải ảo lịch sử

27/08/2017 Mạnh Kim (FB Mạnh Kim) - Chưa đọc “công trình sử học” của bộ “Lịch sử Việt Nam” do Trần Đức Cường chủ biên nên không thể nói nhiều về nó nhưng qua những gì báo chí nhắc đến, dường như có rất nhiều vấn đề lịch sử gây thắc mắc dai dẳng chưa thấy được đề cập. Cái mà “bọn phản động” gọi “Công hàm bán nước 1958” là gì, nó được ký trong hoàn cảnh nào và ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc đàm phán và đồng ý để Phạm Văn Đồng ký.

Nếu nói chính quyền VNCH là tay sai của Mỹ thì liệu có thể nói chính quyền Hà Nội là tay sai của Trung Cộng được không. Nếu nói VNCH dùng tiền Mỹ và vũ khí Mỹ để đánh phá miền Bắc thì miền Bắc nhập bao nhiêu vũ khí Trung Cộng và sử dụng bao nhiêu cố vấn quân sự Trung Cộng để tấn công miền Nam. [đọc tiếp]

Điều 79 - Bộ luật Hình sự

27/08/2017 Nguyễn Lê Vũ (Bauxite Việt Nam) - Lời đầu: Cách nay hơn 600 ngày, luật sư Nguyễn Văn Đài bị truy tố tội "tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 88 - Bộ luật Hình sự (BLHS). Nay đã quá thời hiệu giam giữ để điều tra nên Cộng sản Việt Nam đã cáo buộc luật sư Đài thêm tội danh với Điều 79.

Một trong những điều luật "danh tiếng" nhất của nhà nước Việt Nam hiện nay là Điều 79 của BLHS số 15/1999/QH10 do Quốc hội thông qua ngày 21-12-1999 (sau đây gọi tắt là "BLHS 1999") quy định về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

"Lật đổ chính quyền" - theo cách gọi nôm na của phần đông dân chúng và của nhà cầm quyền - có lẽ là tội danh xuất hiện sớm nhất trong luật hình sự của mọi nhà nước cộng sản, bởi lẽ những người cộng sản luôn lên cầm quyền bằng phương thức "cướp chính quyền" dưới danh nghĩa "cách mạng vô sản" nên họ rất cảnh giác và lo sợ bất kì ai phi cộng sản có ý định tham gia hoạt động chính trị, khiến đe dọa hoặc thay thế địa vị cầm quyền của họ.

Ai tụ họp lại thành một nhóm có ít nhất hai người cùng bàn bạc về chủ trương đa đảng và xóa bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ được suy đoán thành có hành vi thành lập và/hoặc tham gia tổ chức chính trị nhằm lật đổ chính quyền hiện thời, và do đó đương nhiên phạm vào Điều 79. [đọc tiếp]

Về cuộc phản kháng của tài xế với trạm BOT Cai Lậy và đấu tranh bất tuân dân sự

26/08/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) trao đổi với Luật sư Lê Công Định - Vừa qua tại trạm thu phí giao thông BOT Cai Lậy (Tiền Giang) tài xế đã dùng tiền lẻ để chi trả lệ phí cho trạm, gây ách tắc giao thông nhiều giờ như một cuộc biểu tình phản kháng việc thu phí quá cao, phi lý và có biểu hiện tham nhũng, cấu kết giữa nhóm quyền lực và nhóm quyền lợi.

Trong dư luận có nhiều cách đánh giá. Có người nói đây là một cách phản kháng đúng luật định. Cũng có người cho rằng đây là một hình thức đâu tranh bất tuân dân sự.

Từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về chủ đề này. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Về bộ sách lịch sử Việt Nam

25/08/2017 Nguyễn Thị Bích Ngà (FB Nga Thi Bich Nguyen) - Trong tuần vừa qua, sau bài phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ với PGS. TS Trần Đức Cường, có nhiều luồng ý kiến xoay quanh bài trả lời phỏng vấn này khi ông Cường đưa ra thông tin bộ sách có những điểm mới. Ông nói, "Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. ...Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là nguỵ quân, nguỵ quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn."

Do đoạn trả lời này, rất nhiều người đã tin rằng bộ sách sử có điểm sáng, viết trung thực hơn, và từ đó hi vọng (tin rằng) chính quyền hiện tại đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực trong việc làm sử.

lật giở những đoạn lịch sử hiện đại trong cuốn 12, thì thấy đó vẫn là lịch sử đảng mở rộng, không khác các sách tuyên truyền. Nó không phải là sách sử.

Về cuộc di dân vào Nam, họ vẫn cho đó là do "phần tử phản động đội lốt tôn giáo thực hiện kế hoạch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam...

Sách viết, "Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm lê máy chém đi khắp miền Nam, công khai chặt đầu những người yêu nước với hình thức man rợ thời trung cổ." Mà không có số liệu cụ thể.

...Với mục đích mai mốt có bằng chứng để chỉ cho con cháu xem có một thời nguòi ta viết sử láo toét như thế nào thì hãy mua bộ sách sử này, còn để giáo dục hay nghiên cứu thì đừng. [đọc tiếp]

Việt Nam: Môn học lịch sử trong quá khứ hiện tại và tương lai

25/08/2017 Nguyễn Văn Nghệ (Danlambao) - Chúng ta thường nghe câu: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, nhưng xin thú thật câu ấy chẳng qua chỉ là câu khẩu hiệu mà thôi. Hiện nay nhiều người Việt Nam rành sử Tàu hơn sử Ta.

Lịch sử dân tộc từ khi lập quốc cho đến năm 1930 được dạy cho học sinh không khác nào cưỡi ngựa xem hoa. Tất cả đều ưu tiên cho lịch sử đảng, lịch sử cách mạng mà thôi.

Lịch sử là sự thật, nhưng môn lịch sử học sinh Việt Nam đang học có phải là tín sử không? Giảng viên Hà Văn Thịnh người đã giảng dạy môn lịch sử nhiều năm tại Trường Đại học Khoa học Huế đã trả lời với bà Mạc Việt Hồng: "Tôi nói thật với chị, lịch sử Việt Nam hiện đại chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối. Đó là điều rất đau lòng. [đọc tiếp]

Bộ Ngoại giao Đức đối thoại với Việt Nam về vụ bắt cóc

25/08/2017 Tác giả: Marina Mai, Hùng Hà chuyển ngữ (Tiếng Dân) - BERLIN | Trong vụ việc bắt cóc cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thanh từ Bá-linh về Hà Nội, một nghi can 46 tuổi người Việt Nam đã bị dẫn độ vào hôm thứ Năm từ Tiệp về Đức. Người này hiện đang bị tạm giam hầu tra, theo như Công tố viện Liên bang ở Karlsruhe thông báo. Cáo buộc về vụ án: Hoạt động mật vụ gián điệp và hỗ trợ trong việc tước đoạt tự do người khác.

Long N. H., 46 tuổi, là người hiện đang bị bắt giữ, đã thuê chiếc xe thực hiện vụ bắt cóc, theo những thông tin của Công tố viện Liên bang.

Ngoại trưởng Sigmar Gabriel (SPD) đã phát biểu về vụ việc bắt cóc này rằng đây là một vụ vi phạm phát luật đình đám. Hà Nội bác bỏ điều này và nói rằng đây là sự trở về một cách tự nguyện của cựu chính trị gia này.

Tuy nhiên nước này cũng đã chấp nhận các cuộc đối thoại. Một vòng đối thoại đầu tiên dường như đã được diễn ra vào cuối tuần trước tại Bộ Ngoại giao ở Bá-linh. Bộ Ngoại giao không phát biểu gì về điều này.

Nếu chính quyền Liên bang không giữ thái độ cứng rắn ở đây, vụ việc có thể được hiểu đối với các quốc gia khác là lời mời mọc đến bắt cóc người ở Đức. [đọc tiếp]

Từ 'Việt Nam Cộng hòa' đến hòa giải dân tộc

25/08/2017 Bùi Văn Phú (BBC) - Những ngày qua có thông tin Viện Sử học Việt Nam vừa cho phát hành bộ sử Việt gồm 15 tập, do Giáo sư Phan Huy Lê làm chủ biên, trong đó khi nói đến miền Nam từ năm 1956 đến 1975, những nhà viết sử đã dùng danh xưng đúng của mảnh đất này là "Việt Nam Cộng Hòa" chứ không còn gọi là "ngụy quyền Sài-Gòn".

Nhiều thảo luận đã đưa ra lí giải vì sao có thay đổi cách gọi tên như thế. Cũng có người nói thay đổi cách gọi tên của miền Nam là tạo không khí cho chính sách hòa giải dân tộc để chung sức chống lại Trung Quốc đang bành trướng.

Ngày nay ở Việt Nam chưa có hòa giải vì những người bất đồng quan điểm với nhà nước vẫn còn bị sách nhiễu, giam tù hay quản chế. Những tù nhân lương tâm đã được thế giới nhắc đến như Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Bắc Truyển, Trần Huỳnh Duy Thức là ví dụ. [đọc tiếp]

GSV Andrew Đỗ ra thông báo về vụ Trịnh Xuân Thanh

24/08/2017 (Người Việt) - LTS. Hôm 17 Tháng Tám, Giám Sát Viên Andrew Đỗ, phó chủ tịch Hội Đồng Giám Sát Orange County, gởi ra một thông cáo báo chí liên quan vụ ông Trịnh Xuân Thanh ở Việt Nam, với nội dung như sau.

Việc chính quyền Hà Nội cho mật vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu cán bộ cao cấp Cộng Sản Việt Nam ngay giữa thủ đô Berlin của Cộng Hòa Liên Bang Đức vào ngày 23 Tháng Bảy 2017 và lén lút đưa về nước để ngụy trang như hành động tự nguyện đầu thú của nghi can, đã gây khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng giữa Việt Nam và Liên Hiệp Âu Châu cùng cộng đồng thế giới [đọc tiếp]

Bỏ gọi “ngụy quân, ngụy quyền”, có gì đâu mà ồn ào?

24/08/2017 Đ. An (Dân Luận) - Việc Việt Nam Cộng Hòa không còn bị là “ngụy quân, ngụy quyền” trong bộ sách lịch sử Việt Nam do Viện Sử học xuất bản và giới thiệu hồi tuần qua đang gây ra nhiều tranh cãi.

Trước hết, hiểu rằng từ “ngụy” trong sử học được hiểu là không chính thống, không được công nhận (ngụy quân, ngụy quyền, ngụy triều). Nhà Lê trung hưng gọi nhà Mạc là “ngụy Mạc”, nhà Nguyễn gọi nhà Tây Sơn là “ngụy Tây Sơn”. Cho nên việc chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khi đó và sau này gọi Việt Nam Cộng Hòa là “ngụy quân, ngụy quyền” cũng là điều dễ hiểu. Bởi cách gọi đó có yếu tố lịch sử. Nhưng đến nay chúng ta thấy, không còn ai gọi nhà Mạc, nhà Tây Sơn là ngụy nữa cả. Và hiển nhiên việc gọi Việt Nam Cộng Hòa là “ngụy quân, ngụy quyền” là không đúng, không khách quan.

Nhưng đừng nghĩ rằng, việc các nhà soạn sử bỏ gọi từ “ngụy quân, ngụy quyền” trong bộ sử mới là tôn trọng lịch sử, là thay đổi nhận thức là một sai lầm. Hãy đọc những trích dẫn dưới đây để hiểu rõ hơn:

Chỉ là thay đổi tên gọi chứ không hề có sự thay đổi trong nhận thức về chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Dù gọi là “ngụy quyền” hay chính quyền Sài Gòn thì trong ý niệm của những nhà viết sử max-xít vẫn giữ quan điểm VNCH được đựng lên bởi Mỹ và làm tay sai cho Mỹ trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam. [đọc tiếp]

Chính sách cây gậy, cà rốt của Trung Quốc ở Đông Nam Á

24/08/2017 Trọng Thành (RFI) - Trước hết xin giới thiệu một phân tích về các diễn biến chính trị mới tại châu Á, với bài « Trung Quốc dứ gậy, nhử cà rốt ở Đông Nam Á », được Le Monde đăng tải.

Thông tín viên tại Đông Nam Á Bruno Philippe mở đầu bài phân tích với nhận định : « Trung Quốc kể từ giờ là một thế lực dẫn dắt cuộc chơi tại Đông Nam Á. Sự thiếu nhất quán của tổng thống Trump và sự vắng mặt của một học thuyết chiến lược rõ ràng của Washington tại khu vực này ở Viễn Đông đang giúp cho Bắc Kinh đẩy xa hơn các con tốt của mình trên bàn cờ, nơi đã từ lâu Trung Quốc đã giành phần thắng trong cuộc chơi kinh tế ».

Trước thế thượng phong của Bắc Kinh, tác giả mường tượng là đế chế Trung Hoa đang « thiết lập lại trên thực tế hệ thống quan hệ cống nạp (giữa thiên triều và các chư hầu) xưa kia… với các nước láng giềng ». [đọc tiếp]

Ngành sư phạm ngày càng tụt hậu

24/08/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn Nhà giáo Bùi Văn Thuận - Một trong những quan ngại lớn nhất của dư luận xã hội Việt Nam hiện nay là nền giáo dục ngày càng sa sút nghiêm trọng kể cả dạy làm người và dạy chữ.

Tiên học lễ, hậu học văn không còn là một nét đẹp truyền thống của xã hội Việt Nam.

Chất lượng dạy học trong  nhà trường đang ở mức báo động. Mùa tuyển sinh đại học năm học 2017 – 2018 có hàng trăm ngàn thí sinh đã bỏ cuộc. Nhiều trường đại học tuyển sinh không đạt chỉ tiêu – Ngành sư phạm nơi đào tạo những nhà giáo năm nay điểm chuẩn ở mức thấp nhất so với các trường khác.

Nhìn lại hiện tình ngành sư phạm, từ Hà Nội nhà giáo Bùi Văn Thuận trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thanh đưa ra nhận xét định hướng xã hội chủ nghĩa là nguyên nhân chủ yếu đã đưa nền giáo dục Việt Nam ngày càng tụt hậu nghiêm trọng. Nội dung cuộc phỏng vấn như sau, mời quý vị cùng nghe

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Có thế lực phía sau bài báo lăng mạ chính phủ Đức?

23/08/2017 (VOA) - Lần đầu tiên, một tờ báo chính thống của nhà nước Việt Nam đưa ra bình luận cách hành xử của chính phủ Đức trong vụ Trịnh Xuân Thanh.

Bài báo trong số mới nhất của Tuần báo Văn Nghệ TPHCM phát hành ngày 18/8 cho rằng “không có việc bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh vì “không ai có thể rời khỏi châu Âu nếu không tự nguyện.”

Bài báo trên Tuần báo Văn nghệ cho rằng chính phủ Đức "hồ đồ" khi cáo buộc Việt Nam bắt có Trịnh Xuân Thanh và đang tìm cách "mua phiếu" từ những người Việt gốc Đức cho cuộc bầu cử sắp tới.

Mặc dù chính phủ Việt Nam gần đây đã tiếp cận chính phủ Đức để tìm cách giải quyết vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin theo tố cáo của Bộ Ngoại giao Đức nhưng “những bài báo như thế này,” theo nhận định của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp từ Singapore, “không có lợi cho các nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết khủng hoảng ngoại giao hiện nay với Đức.”

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cũng có nhận định tương tự và cho rằng bài viết của một tờ báo nhà nước chính thống “mang tính quy chụp và vu khống.” Nhà báo này nghi ngờ có một thế lực đứng sau những bài viết như vậy. [đọc tiếp]

Chế độ độc đảng phơi mặt giữa Thủ Đô Ánh Sáng

23/08/2017 Bùi Tín (VOA/Blog Bùi Tín) - Vụ án nhà kinh doanh Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện chính quyền Việt Nam được Tòa án trọng Tài Quốc tế (Tòa án TTQT) của ICC – International Chambre de Commerce – Phòng Thương mại Quốc tế, xét xử tại Paris từ ngày 21/8, đang làm xôn xao dư luận nước Pháp.

Qua vụ án lớn xử giữa thủ đô Ánh Sáng Paris, các nhược điểm của chế độ độc đảng toàn trị kiểu vô sản chuyên chính sẽ được phơi bày nguyên vẹn. Nạn tham nhũng dưới nhiều hình thức - trắng trợn, công khai, thành từng nhóm lợi ích ở các địa phương là phổ biến, mang tính chất mafia, khinh thường luật pháp suốt hàng chục năm, ngày một nặng nề hơn. [đọc tiếp]

Quy định 90: Một quy định đen tối, thâu tóm quyền lực

23/08/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Đình Cống - Ngày 4/8/2017 vừa qua, Tổng bí thứ Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 90-QĐ/TW. Nội dung quy định này nêu lên những tiêu chuẩn lựa chọn các chức danh Tứ trụ triều đình và hàng loạt đình thần cao cấp – Các tiêu chí đánh gia cán bộ

Trong dư luận xã hộị đang có những đánh giá khác nhau về quy định này. Nhiều người cho rằng đây là một quy định đen tối nhằm mục đích thâu tóm quyền lực trước hội nghị trung ương 6. Nó cũng phản ánh những bất ổn trong nội bộ  đảng cộng sản Việt Nam.

Từ Hà Nôi, Giáo sư Nguyễn Đình Cống đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành về nội dung Quy định 90. Mời quí vị cùng nghe

Việt Nam là mục tiêu tấn công của tin tặc Trung Quốc

23/08/2017 (RFA) - Máy tính của các viên chức thương mại và ngoại giao Việt Nam đang là mục tiêu tấn công dồn dập của tin tặc Trung Quốc.

Công ty an ninh mạng FireEye cho biết như vậy và giả định rằng các tin tặc Trung Quốc này được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn.

Thủ đoạn được bọn tin tặc thực hiện là gửi email có cài mã độc đến máy tính của các viên chức, từ đó có thể đánh cắp các kế hoạch thương lượng thương mại hay ngoại giao. [đọc tiếp]

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Tờ Văn Nghệ TP. HCM đăng bài nhục mạ Bộ Ngoại giao Đức

22/08/2017 Linh Quang (Tiếng Dân) - ... mới đây tờ Văn Nghệ TP. HCM lại đăng một bài báo nhục mạ Chính phủ Đức với tựa đề “Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?” của tác giả Vũ Hương.

Bài báo này đã phỉ báng một cách nặng nề khi ví Chính phủ Đức là một “lũ kền kền vô trách nhiệm“, hoặc thóa mạ là “những lang sói trong giới phản động ngoại quốc”, mạ lỵ báo chí truyền thông Đức là “các thế lực đen tối” hoặc “các thế lực thù địch” ám chỉ ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức Gabriel là “mua phiếu … cho cuộc bầu cử vào thời gian vài tuần tới”, nhục mạ Bộ Ngoại giao Đức là “hồ đồ”, là “thần kinh” v.v…

Tờ Văn Nghệ TP. HCM, một tờ báo chính thống, tiếp tục “tưới xăng vào lò lửa”, thay vì tìm cách “hạ nhiệt” cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức-Việt.

Bài báo nhục mạ Bộ Ngoại giao Đức của tác giả Vũ Hương, tất cả những lập luận và lý luận đều được lấy từ bài viết nhiều tai tiếng của Hồ Ngọc Thắng mang tựa đề “Quan hệ ngoại giao Đức-Việt sẽ ra sao sau vụ việc TXT?“. Thậm chí giống nhau hầu như không khác một chữ [đọc tiếp]

Việt Nam: Học càng cao, càng thất nghiệp?

22/08/2017 (BBC) - Sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong số những người từ 15-24 tuổi ở Việt Nam, theo Bloomberg.

Nguyễn Văn Đức tốt nghiệp hai năm trước với bằng cử nhân kinh tế từ một trong những trường đại học tốt nhất Việt Nam. Nhưng giờ anh đang chạy xe ôm, kiếm khoảng 250 đôla, tức hơn năm triệu một tháng.

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước chỉ 2.3% nhưng theo thống kê của Bloomberg về tình trạng thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi, cho thấy sinh viên đại học gặp nhiều khó khăn nhất khi tìm kiếm việc làm, với 17% tỷ lệ thất nghiệp.

Việt Nam là một trong những nước có năng suất công nghiệp thấp nhất trong ASEAN. Singapore có năng suất cao gấp 26 lần Việt Nam; Malaysia gấp 6,5 lần, còn Thái Lan và Philippines gấp khoảng 1,5 lần. [đọc tiếp]

Vì sao VNCH không còn là ‘ngụy quân ngụy quyền’?

21/08/2017 Phạm Chí Dũng (VOA) - Tháng Tám năm 2017, lần đầu tiên từ thời điểm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, đã diễn ra một sự kiện rất đặc biệt và hoàn toàn chưa có tiền lệ: Bộ sách Lịch sử Việt Nam - đã “nhìn nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn và các vương triều nhà Nguyễn, không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam...”.

Một câu hỏi “day dứt” khác: tại sao không phải những năm trước mà đến năm nay - 2017 - đảng mới lấp ló xác nhận gián tiếp về “thực thể Việt Nam Cộng Hòa”?

Sự thật quá hiển nhiên là giờ đây, tình trạng chính trị và kinh tế của đảng cầm quyền là khó khăn hơn bao giờ hết. [đọc tiếp]

Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh

21/08/2017 Hoàng Xuân Phú (Bauxite Việt Nam) - Cái tên Trịnh Xuân Thanh (TXT) sẽ đi vào lịch sử. Song không phải vì tội "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", hay vì tội tham nhũng. Dù đã gây ra những hậu quả rất tệ hại, nhưng trong hàng ngũ các đồng chí thi đua phá phách - vơ vét, thì tầm vóc của Thanh vẫn còn khá khiêm tốn. So với các đại ca thì Thanh mới như "trẻ nhỏ đua đòi". Còn so với mấy bố già thì Thanh càng chưa thể sánh ngang vai trên con đường hại dân hại nước. Bởi thế, khi các đại ca và bố già vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thậm chí còn vắt vẻo trên đỉnh cao quyền lực, thì chắc Thanh cũng khó cam lòng "đầu thú".

Thiên hạ sẽ dùng tên TXT để đề cập một diễn biến hiếm có trong lịch sử ngoại giao, mà đọng lại là hình hài đích thực của kiểu pháp quyền sản xuất tại Việt Nam. Vốn dĩ, thi hành công vụ kiểu giang hồ là chuyện thường ngày ở xứ "dân chủ vạn lần tư bản". Song lần này đặc sản "luật rừng" được xuất khẩu sang khối Cộng đồng chung Châu Âu, và công diễn giữa trung tâm Thủ đô Berlin của Cộng hòa Liên bang Đức. [đọc tiếp]

Nghiên cứu thể chế góp phần dân chủ hóa đất nước

21/08/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) trao đổi với nhà báo Nguyễn Vũ Bình - Muốn Việt Nam thật sự là một nhà nước của dân, do dân và vì dân, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải thay đổi thể chế độc tài toàn trị sang một  chế độ dân chủ.

Nhiều người có tâm huyết với đất nước đang họp sức tìm ra các mô hình, các thể chế để đất nước thật sự dân chủ, người dân thật sự làm chủ vận mệnh đất nước.

Mới đây nhà báo Nguyễn Vũ Bình và một số người cộng sự đã hợp sức thành nhóm nghiên cứu cải cách thể chế. Từ Hà Nội, nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về hoạt động của nhóm. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Quốc gia đáng sống – Một nước cộng hòa khoan dung

19/08/2017 Lê Nguyễn Duy Hậu (Luật Khoa) - Cần có nhiều yếu tố để một quốc gia trở nên đáng sống, nhưng yếu tố quan trọng nhất có lẽ là lòng khoan dung. Một quốc gia khoan dung là một quốc gia đáng sống.

“Khoan dung” (tolerance) như định nghĩa của UNESCO chính là “sự tôn trọng, chấp nhận, và coi trọng”[1] tính đa dạng của thế giới và là nỗ lực sống hòa hợp trong khác biệt”[2].

Từ năm 1995, bằng Tuyên ngôn về Lòng khoan dung, UNESCO đã đề ra những phương thức để một quốc gia hay một cộng đồng trở nên khoan dung. Một quốc gia khoan dung theo định nghĩa của UNESCO phải làm được ba yêu cầu sau [đọc tiếp]

Uy tín quốc tế của Việt Nam còn gì sau vụ Trịnh Xuân Thanh?

16/08/2017 Mai Vân (RFI) - Căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam với Đức sau vụ Berlin tố cáo Hà Nội « bắt cóc » ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan chức cao cấp Việt Nam đang xin tị nạn tại Đức, tiếp tục được báo chí quốc tế theo dõi, đặc biệt trên hậu quả của vụ này đối với Việt Nam. Ngày 11/08/2017, báo Mỹ Forbes đăng bài viết của cộng tác viên David Hutt, cho rằng vụ này có nguy cơ « đánh sập » Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu. Trước đó một hôm, ngày 10/08, trên trang mạng The Interpreter của viện nghiên cứu Úc Lowy Institute, nhà báo Helen Clark cũng cho rằng vụ bắt cóc này « phá hoại các nỗ lực tìm kiếm bạn bè và tăng cường uy tín của Việt Nam ». [đọc tiếp]

Một dư luận viên trong Sở Di trú Liên bang - Cứu vãn những gì còn cứu được

15/08/2017 Bình luận của Tobias Schulze (taz, 11/08/2017), bản dịch của Tâm Việt (Diễn Đàn Việt Nam 21)  - Một dư luận viên của chính quyền Việt Nam đã từng quyết định tương lai của những người xin tị nạn. Điều này đã tạo nên nhiều câu hỏi, nghi vấn.

Một người - trong nghề phụ cho truyền thông Việt Nam ông ta chuyên đả kích nhà nước pháp quyền, nhân quyền và các nhà báo - làm việc cho Sở Di trú Liên bang suốt 26 năm qua. Ở đó ông ta quyết định số phận của những người đã bỏ trốn sang Ðức vì bất công, vì những sự chà đạp nhân quyền và báo chí bị kiểm duyệt. Sau vụ xì-căng-đan này các cơ quan chính quyền Ðức nay phải trả lời nhiều câu hỏi [liên quan] - và riêng Sở Di trú Liên bang phải sửa chữa, đền bù những thiệt hại đã xảy ra. [đọc tiếp]

Vài hàng tâm sự cùng các bạn làm ở Bộ Ngoại giao

14/08/2017 Đặng Xương Hùng (FB Dang Xuong Hung) - Đã từ lâu tôi muốn viết những dòng tâm sự này. Tôi vẫn còn nuôi một hy vọng có thể làm lay động con tim và trí óc của các bạn.

Quyết định là ở các bạn, nhưng điều đầu tiên tôi muốn chia sẻ cùng các bạn, đó là : các bạn đang xuôi theo một dòng chảy đi ngược lại với văn minh của nhân loại.

Các bạn đang cố gắng đối phó để chữa cháy cho sự tồn tại của một chế độ công an trị, ngày càng rõ nét tại đất nước Việt Nam của chúng ta.

Các bạn ạ, hãy bắt đầu bắt tay vào chỉnh sửa chế độ theo đúng như con tim và trí óc của các bạn mách bảo đi. Hãy tự vấn mình bằng câu hỏi, tại sao ta cứ phải nhất nhất tuân thủ với những quyết định đưa ra bởi những con người kém cỏi hơn chúng ta. [đọc tiếp]

Lạnh lùng Đức Quốc

13/08/2017 Huỳnh Ngọc Chênh (Blog Huỳnh Ngọc Chênh) - Nếu vì thấy thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đẹp trai, lại năn nỉ quá tội, bà thủ tướng Merkel của Đức mềm lòng đồng ý hỗ trợ tư pháp, cho dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về VN thì sao nhỉ?

Không, ba đời bà Merkel dù có quyền uy ngút trời cũng không dám tùy tiện làm việc ấy theo cảm tính. Cỗ máy luật pháp lạnh lùng của Đức Quốc sẽ nghiền nát bà ngay.

Trịnh Xuân Thanh cũng như hàng ngàn người tỵ nạn nước ngoài khác đang tạm cư để chờ xin quy chế tỵ nạn. Tuy nhiên không phải vì thế mà Thanh không được bảo vệ. Cỗ máy luật pháp của Đức vẫn vô hình bảo vệ cho Thanh. Nhiều người VN căm ghét TXT, hoặc thương bác Trọng, lên tiếng cho rằng nước Đức dung túng "tội phạm tham nhũng". Thật ra nước Đức không dung túng, và đồng thời cũng không để bất kỳ cá nhân nào dù là người nước ngoài đang tạm trú hợp pháp bị xâm phạm quyền lợi. Cái nhân bản của luật pháp Đức nói riêng hay luật pháp các nước dân chủ tiên tiến nói chung là ở chỗ đó, ở chỗ không bỏ sót sự bảo vệ cho bất kỳ cá nhân nào. Cái sự nhân bản nằm ngay trong sự lạnh lùng hành xử đúng theo quy trình. [đọc tiếp]

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh - Dân biểu Đức đòi làm mạnh

13/08/2017 Vi Minh (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Berlin - Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh giữa thanh thiên bạch nhật ở Berlin đã tạo phản ứng mạnh của quốc hội liên bang Đức. Theo một bản tin ngày hôm qua của tờ Spiegel, một tuần san đứng đắn của Đức, dân biểu liên bang đã lên tiếng đòi thi hành các biện pháp trừng phạt Việt Nam vì đã vi phạm chủ quyền và luật lệ Đức.  [đọc tiếp]

Một ‘đồng chí’ nằm vùng đã bị lộ!

11/08/2017 (Tiếng Dân) - Nhờ bài báo Spiegel của Đức tiết lộ, ông Ho Ngoc T. là người làm việc cho Cục Di dân và Tị nạn Liên bang Đức từ năm 1991 đến nay, mà cư dân mạng tìm ra được nhân vật này, chính là ông Hồ Ngọc Thắng, một cây bút quá quen thuộc với giới tranh đấu, vì ông ta có nhiều bài viết đăng trên báo Nhân Dân, tấn công các nhà hoạt động, phê phán các giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây, ca tụng chế độ, chứng minh sự đúng đắn của Ðảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, dù ông ta đang sống và làm việc ở Đức suốt 26 năm qua!

Ôi báo Nhân Dân, mỗi năm móc túi của dân gần 50 tỷ đồng, để thuê những tên báo đời, báo hại, viết bài chống lại nhân dân! Sau đây là bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài, nói về ông Hồ Ngọc Thắng. [đọc tiếp]

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh - Người cộng sản trong Sở Liên bang

11/08/2017 Marina Mai (taz, 10/08/2017), bản dịch của Tâm Việt (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Một người Việt sống ở Ðức "tư vấn" chính trị cho chế độ cộng sản. Ông này làm việc trong Sở Di trú và Tị nạn Liên bang.

Bây giờ thì Viện Công tố Liên bang tham gia vào vụ Trịnh Xuân Thanh: chiều hôm thứ năm cơ quan này thông báo nhận lãnh công cuộc điều tra vụ bắt cóc người cựu chính trị gia Việt Nam và một phụ nữ đi cùng với ông.

Trên các cơ quan truyền thông của nhà nước Việt Nam giờ đây có một người - sống ở Jena và từng làm việc 26 năm cho Bộ Nội vụ - nhân viên của Sở Liên bang về Di trú và Tị nạn (BAMF) - lên tiếng: Nơi đó H. Ngọc T. làm công việc cứu xét các hồ sơ xin Tị nạn.

Sau khi biết được những phát biểu của ông này do sự tìm tòi của taz, Sở Di trú Liên bang BAMF đã cho ông ta ngưng việc cho đến khi có quyết định mới. [đọc tiếp]

Ông T. và người Việt bị bắt cóc

10/08/2017 Martin Knobbe & Wolf Wiedmann-Schmidt (Der Spiegel 09/08/2017), bản dịch của Tâm Việt (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Việc một cựu chính trị gia Việt Nam bị bắt cóc là một xì-căng-đan chính trị. Bây giờ một nhân viên của Cơ quan phụ trách về người tị nạn (Sở Di trú và Tị nạn Liên bang) bình luận vụ việc trên Facebook – hoàn toàn theo chiều huớng của chính phủ ở Hà Nội.

Ông được giới thiệu là „chuyên gia luật“, hiện đang làm việc trong „guồng máy của chính phủ Ðức“. Là một nhân viên của Sở Di trú và Tị nạn Liên bang, Ho Ngoc T. đã được phỏng vấn trên trang Facebook của Giám đốc của Ðài phát thanh nhà nước „Tiếng nói Việt Nam“ về trường hợp nhà kinh doanh đã bị bắt lôi đi tên Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, ông T. đã đánh giá vụ việc hoàn toàn một chiều – và đúng theo chiều hướng của chính phủ Việt Nam. [đọc tiếp]

Thông cáo báo chí của tổng công tố viên liên bang Đức :

Đảm nhận cuộc điều tra về vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh

10/08/2017 Bản dịch của Vi Minh (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hôm nay (ngày 10/08/2017) Công tố viện Liên bang Đức đã chính thức nhận lãnh từ Công tố viện Berlin cuộc điều tra vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh và một phụ nữ đi cùng. Theo những nhận biết cho đến nay, hai người này đã bị đẩy lên một chiếc xe chở hàng ở giữa đường phố Berlin hôm chủ nhật 23/07/2017. Ở nguyên quán, ông Trịnh bị cáo buộc, với cương vị giám đốc một doanh nghiệp nhà nước đã biển thủ một số tiền hàng trăm triệu và sau đó bỏ trốn ra nước ngoài. Một đơn xin dẫn độ đã được CHXHCN Việt Nam chuyển đến nhà chức trách Đức, đơn này chưa được cứu xét. Phía Việt Nam đã có mối quan tâm rất lớn về việc dẫn độ này. Hiện nay đơn xin dẫn độ đã được rút lại.

Theo điều tra cho đến nay thì Công tố viện Liên bang hiện nay cho rằng các nạn nhân bị đưa đến trong Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin và từ nơi này bị dẫn về Việt Nam. Trước bối cảnh này Công tố viện Liên bang đã đảm nhận cuộc điều tra vì tình nghi có hoạt động gián điệp (điều 99 Bộ luật Hình sự) cũng như bắt cóc (điều 239 Bộ luật Hình sự).

Các phương án giải quyết khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên

10/08/2017 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Căng thẳng Mỹ-Bắc Hàn tăng cao sau khi Pyongyang (Bình Nhưỡng) tiến hành 2 vụ thử bom hạt nhân và hai vụ phóng thử phi đạn đạn đạo liên lục địa hồi tháng 7/2017. Tổng thống Mỹ Donald Trump phản ứng đe dọa Bắc Hàn (tức Triều Tiên) sẽ phải đối đầu với „lửa đạn và thịnh nộ“ nếu tiếp tục khiêu khích và ông quyết không cho phép Bắc Hàn phát triển vũ khí hạt nhân có khả năng đe dọa Mỹ và các nước đồng minh Nhật Bản, Đại Hàn (tức Hàn Quốc). Thông tấn xã Bắc Hàn (KCNA) đưa tin quân đội nước này đã đệ trình nhà lãnh đạo Kim Jong Un kế hoạch bắn 4 tên lửa đạn đạo tầm trung nhắm vào khu vực đảo Guam. Mỹ cảnh báo Bắc Hàn rằng các hành động của Pyongyang có thể đưa đến "kết liễu chế độ". Cuộc khẩu chiến gữa chính quyền Mỹ và lãnh đạo Bắc Hàn càng làm tình hình trở nên nghiêm trọng. [đọc tiếp]

Trung cộng đối đầu ba trận tuyến ở Á châu

09/08/2017 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cuộc diện thế giới đang thay đổi. Trận chiến tại Syria đi vào giai đoạn kết thúc. Mỹ ngưng cấp vũ khí cho các lực lương chống chính quyền Assad và đồng ý để Nga dàn xếp các phe tranh chấp đàm phán đình chiến. Mỹ rút dần quân ra khỏi các nước A Phú Hản và Lybia vì không tạo được sự ổn định cho các quốc gia này. Cuộc chiến khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giaó (IS) đại bại khắp nơi và IS đang trên đường giải thể. Tranh chấp Mỹ-Nga về đảo Crimea (Ukraine) vẫn tiếp diễn, nhưng ở mức độ kiềm chế. Các lò lửa chiến tranh ở Trung Đông hay Ukraine (Âu châu) đã chuyển về Á châu, nơi có nhiều nguy cơ dẫn đến xung đột quân sự có thể đe dọa hòa bình và sự phát triển kinh tế của thế giới.

Lịch sử Việt Nam đầy những câu chuyện hào hùng chống Trung quốc. Nhưng vào cuối tháng 7/2017 Hà Nội đã khuất phục trước bạo lực của Bắc Kinh. Tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) cho biết Việt Nam đã yêu cầu Công ty dầu Repsol (Tây Ban Nha) ngưng khai thác lô 136/3 tại mỏ Rồng đỏ, bãi Tư Chính (Vanguard Bank). [đọc tiếp]

Phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Đình Cống: 3 kế sách về vụ Trịnh Xuân Thanh

09/08/2017 Trần Quang Thanh (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Quan hệ bang giao Đức – Việt vẫn chưa có hồi kết về vụ Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ cộng sản Việt Nam bắt cóc ngày tại trung tâm thủ đô Berlin ngày Chủ nhật 23/07/2017.

Phía Đức vẫn giữ nguyên quan điềm đòi phía Viêt Nam phải trao trả ông Trịnh Xuân trở lại Đức để xem xét hồ sơ xin tỵ nạn của ông và việc yêu cầu dẫn độ của phía Việt Nam. Đến nay Việt Nam vẫn chưa đáp ứng yêu cầu này. Chính phủ Đức đã trục xuất ông Nguyễn Đức Thoa, đặc trách an ninh tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức và đang bỏ ngỏ những biện pháp tiếp theo.

Từ Hà Nội, giáo sư Nguyễn Đình Cống trong cuộc trả lời phỏng ván của nhà báo Trần Quang Thành đã nêu lên thượng, trung và hạ sách về vụ Trịnh Xuân Thanh. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Nguy cơ nguội lạnh trong bang giao Ðức-Việt

09/08/2017 Stefan Lange (Finanztreff), bản dịch: Tâm Việt (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Mối bang giao tốt đẹp giữa Việt Nam và Ðức vào những năm vừa qua có nguy cơ đổ vỡ sau vụ một công dân Việt Nam bị bắt cóc ở Berlin. Hôm thứ tư, Phủ Thủ tướng và Bộ Ngoại giao đã bầy tỏ sự bất bình của Ðức vì Hà Nội vẫn chưa hồi âm các câu hỏi của Berlin về vụ việc này. Theo nguồn tin của Chính phủ Liên bang, mật vụ Việt Nam đã bắt cóc một công dân Việt Nam đang xin tị nạn và áp tải người này về Việt Nam. 

Phó phát ngôn viên chính phủ Ulrike Demmer tuyên bố rằng hành động bắt cóc là một vi phạm nghiêm trọng luật pháp Ðức và công pháp quốc tế. Vì thế Chính phủ Liên bang đã phản ứng và đòi hỏi người đại diện mật vụ của tòa đại sứ Việt Nam phải rời khỏi nước Ðức. Nước Ðức giữ quyền đưa ra những biện pháp khác nữa. [đọc tiếp]

Phỏng vấn Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel - "Không thể dung thứ dù bất cứ giá nào"

08/08/2017 Bärbel Krauß (Stuttgarter Zeitung), Bản dịch: Hà An (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Berlin - Một người Việt Nam đang xin tị nạn bị công an mật vụ nước ông ta bắt cóc và đưa về Việt Nam. Câu chuyện có vẻ như phim gián điệp của Hollywood nhưng thật sự đã xảy ra cách đây vài ngày tại Berlin. Ngoại trưởng Sigmar Gabriel (SPD) bị sốc, ông đánh giá mối quan hệ song phương với Việt Nam đang bị sứt mẻ trầm trọng.

Hỏi: Thưa bộ trưởng Gabriel, việc Thổ Nhĩ Kỳ bắt giam các công dân Đức như nhà báo Deniz Yücel và nhà hoạt động nhân quyền Peter Steudner không còn là một trường hợp cá biệt nữa. Thế thưa ông, việc một doanh nhân người Việt và là người chỉ trích chính phủ bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ở ngay giữa Berlin đưa về Hà Nội có phải là một trường hợp cá biệt không? [đọc tiếp]

Obor, kế hoạch bành trướng của Trung Quốc

08/08/2017 Từ Thức (Bauxite Việt Nam) - Trung Hoa đang thực hiện một kế hoạch đại quy mô để chinh phục thế giới nhằm thay thế vai trò cường quốc số một của Hoa Kỳ và giải quyết những khó khăn nội bộ. Kế hoạch gọi là ‘’Cuộc chạy đua 100 năm‘’ (The Hundred-Years Marathon) chính giới Tây Phương đều biết, nhưng không ai đề cập tới vì sợ dư luận lo sợ.

Tuần báo Pháp, trong số đặc biệt về tham vọng đế quốc của Trung Hoa (1), đã nói về những chương trình vĩ đại của Trung quốc. Việt Nam sẽ là nạn nhân đầu tiên, vì kẹt giữa hai lộ trình của Tầu, mệnh danh là kế hoạch Obor, One Belt, One Road (một vòng đai, một đại lộ). Đại lộ: con “đường lụa‘’ (route de la soie), chạy từ Trung Hoa, qua Lào, sát nách VN, Pakistan tới tận Âu Châu. Vòng đai: con đường hàng hải từ Biển Nam Hải qua Đại dương Ấn độ, dẫn tới các hải cảng Á và Phi Châu. [đọc tiếp]

Báo Trung Quốc đả kích Việt Nam vì chống Bắc Kinh tại ASEAN

08/08/2017 Trọng Nghĩa (RFI) - Truyền thông Trung Quốc hôm nay, 08/08/2017, đã lớn tiếng công kích Việt Nam với những lời lẽ rất nặng nề: Lý do là vì Việt Nam đã cố gắng thuyết phục ASEAN có ngôn từ cứng rắn hơn đối với các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông và ít nhiều đã thành công.

Theo China Daily, các thông tin báo chí cho biết là Hà Nội đã cố đưa ngôn từ cứng rắn (vào bản thông cáo chung của ASEAN) để chỉ trích việc Trung Quốc xây dựng đảo ở Biển Đông. Tờ báo gọi đây là một hành động đạo đức giả, vì Việt Nam là nước đã đi trước trong việc xây dựng đảo. [đọc tiếp]

Việt Nam làm gì để giảm căng thẳng với Đức?

07/08/2017 (BBC) - Một cựu đại sứ Đức nói với BBC ông cho rằng vụ việc "trên cả nghiêm trọng" này là một "bước lùi" cho quan hệ Việt - Đức, trong khi một chuyên gia về nghiên cứu Đông Nam Á người Đức đánh giá vụ việc này có tính "nhạy cảm" vì Đức đã có Chương trình Hội thoại Nhà nước Pháp quyền với Việt Nam từ năm 2009.

TS. Martin Grossheim, Khoa Nghiên cứu Đông Nam Á, Trường Đại học Passau, Đức, cho rằng phát ngôn của của bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam về vụ Trịnh Xuân Thanh trong buổi họp báo tuần trước là "không thuyết phục" nhưng "không có gì ngạc nhiên". [đọc tiếp]

Đối trị nhà cầm quyền Việt Nam, làm sao khỏi hại đến dân?

07/08/2017 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong cơn sốt "Trịnh xuân Thanh" hiện nay, một cái tựa bài mà không có tên nhân vật này có lẽ chẳng hấp dẫn được số đông. Nhưng sự lương thiện bắt buộc người viết không được gợi sự hiểu lầm làm mất thì giờ người đọc, vì tuy có dính líu tới vụ ông Trịnh xuân Thanh, bài này sẽ chẳng có tình tiết éo le gì về số phận ông ta, mà cũng chẳng đóng góp thêm cho cái mà nhiều tờ báo Đức gọi là Thriller (từ tiếng Anh), một câu chuyện giật gân, một vở kịch hồi hộp, ly kỳ.

Mục đích của bài không phải là để thỏa mãn ít nhiều tính hiếu kỳ của người đọc, mà để đóng góp những tin tức căn bản, có chứng cớ rõ ràng, để những người quan tâm và tin rằng quan hệ giữa hai quốc gia Đức-Việt ở thời điểm này có ảnh hưởng lớn trên vận mạng Việt Nam, có thể hiểu chính xác những tuyên bố và hành động của chính phủ Đức liên quan đến vụ bắt cóc người tại thủ đô Berlin. [đọc tiếp]

Yêu cầu của chính phủ Đức đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam về vụ Trịnh Xuân Thanh hoàn toàn chính đáng

06/08/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Phỏng vấn kỹ sư Trần Ngọc Thành - Sự kiên mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh  Xuân  Thanh tại một công viên lớn ở trung tâm thủ đô Berlin ngày Chủ nhật 23/07/2017 đang gây ra cuộc khủng hoảng quan hệ Đức – Việt

Từ Vienna, Thủ đô Áo quốc, kỹ sư Trần Ngọc Thành đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Nội dung như sau  - Mời quí vị cùng nghe

VNTB - Thật khó nghĩ!

06/08/2017 Hải Nguyễn (Việt Nam Thời Báo IJAVN) - Việc bắt cho bằng được TXT, bất kể luật pháp quốc tế cũng như luật pháp nước Đức sở tại đã cho thấy đảng và nhà cầm quyền luôn thích đứng trên pháp luật bằng mọi cách và mọi giá.

Có lẽ, xuất phát từ việc xin dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước không thành, bởi chưa có hiệp định ký kết dẫn độ giữa hai nước, cho nên đảng và nhà cầm quyền không còn cách nào khác buộc phải sử dụng đòn " bắt cóc hạ cấp " để bắt cho bằng được Trịnh Xuân Thanh về quy án.

Sở dĩ, đảng và nhà cầm quyền đi tới hành động nông nổi của mình ngày hôm nay có lẽ một phần do ảnh hưởng người bạn " 4 tốt 16 vàng ". Phần còn lại như một dị tật bẫm sinh khó có thuốc chữa trị, đó là quyền lực độc đảng trong tay, dẫn đến quyền sinh sát tùy tiện bất kể vụ việc nào đó có đúng luật pháp hay hiến pháp đi nữa. [đọc tiếp]

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel: „Chúng tôi không thể dung thứ và sẽ không dung thứ“

04/08/2017 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Wolfsburg - Sau cuộc hội kiến với ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak ngày hôm nay tại thành phố Wolfsburg, khi ký giả hỏi về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, bộ trưởng ngoại giao Đức Sigmar Gabriel tuyên bố trước báo chí: „Không những chỉ trục xuất những người có trách nhiệm, chúng tôi đang thảo luận về các biện pháp kế tiếp".

Ông Gabriel nói thêm „Theo quan điểm của chúng tôi, phương cách bắt đưa người ra khỏi xứ như người ta thường thấy trong các bộ phim về thời chiến tranh lạnh là một việc mà chúng tôi không thể dung thứ và sẽ không dung thứ.“

Ngoại trưởng Gabriel nói Đức đã yêu cầu nhân viên tình báo tại tòa đại sứ CSVN ở Berlin rời Đức. Một nguồn tin từ bộ ngoại giao nói họ nghĩ rằng người này đã rời khỏi nước Đức sau khi Berlin đặt thời hạn trục xuất 48 tiếng đồng hồ hôm thứ tư vừa qua. Tưởng cũng nên nhắc lại trong chuyến công du Việt Nam cuối năm 2014, ông Sigmar Gabriel, lúc đó là bộ trưởng kinh tế Đức và trong tư cách chủ tịch đảng Dân chủ xã hội Đức SPD (Sozialdemokratische Partei Deutschlands) ngày 21/11/2014 ông đã tiếp xúc với các nhà hoat động nhân quyền Việt Nam như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Bá Hải, Huỳnh Trọng Hiếu, Lê Quốc Quyết, Nguyễn Trí Dũng, và Huỳnh Thục Vy (ảnh bên). Ông cũng chỉ trích chế độ CSVN không cho phép nghiệp đoàn lao động tự do hoạt động. Đề cập đến đường lối cứng rắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Gabriel nói "Không thề tách rời Tự do kinh tế với tự do chính trị"VNTB - Vụ việc phá vỡ lòng tin nghiêm trọng

04/08/2017 Tâm Don (Việt Nam Thời Báo IJAVN) - Sau khi Bộ Ngoại giao CHLB Đức ra thông báo về việc an ninh Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh rồi đưa về Việt Nam, và các cơ quan truyền thông lớn trên thế giới rộng rãi loan truyền thông tin này, mạng xã hội ở Việt Nam đã có một cơn sốt hiếm có. Có rất nhiều bình luận, đánh giá và phân tích về hành động không chính danh này của an ninh Việt Nam. VNTB đã tổng hợp lại một số ý kiến nổi bật.

Từ Hà Nội, nhà báo độc lập Huỳnh Ngọc Chênh viết trên trang Fb cá nhân của mình: “Khi bộ ngoại giao Đức chính thức phản ứng mạnh về vụ Trịnh Xuân Thanh là họ đã có trong tay các bằng chứng không thể chối cãi về vụ bắt cóc xảy ra trên đất nước họ.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng: “Người Việt nam có văn hóa và lương tri không thể chịu được nỗi ô nhục mang tên "chính quyền cộng sản Việt Nam" sau vụ bắt cóc TXT từ CHLBĐ vì ít nhiều chính quyền này cũng đứng tên họ dù với hình thức cưỡng bức.

Cần phải thúc đẩy các hoạt động Dân chủ Nhân quyền để tạo lập một chính quyền mới vừa có dân chủ trong nước vừa biết tôn trọng luật pháp quốc tế và luật pháp các quốc gia có quan hệ ngoại giao”. [đọc tiếp]

'Khủng hoảng bắt cóc' phát sinh hậu quả gì?

03/08/2017 Phạm Chí Dũng (VOA Blog) - Một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối hành động mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, buổi họp báo thường kỳ diễn ra ngày 3/8/2017 ở Hà Nội đã lộ diện phản ứng đầu tiên của Việt Nam. Tuy “lấy làm tiếc”, nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không có lấy một câu hay từ ngữ nào phủ nhận cáo buộc của phía Đức về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

Người Đức chưa bao giờ giận dữ đến thế trong suốt chiều dài quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Với Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, đó còn là từ ngữ “bội tín”. Cái từ thiên về bản chất dưới đáy của chính trị này lại càng khiến công luận xã hội ở Việt Nam không thể nào quên được nhân vật ủy viên trung ương đảng, chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đối xử với người dân Đồng Tâm ra sao - ký sống, lăn tay điềm chỉ nhưng sau đó xổ toẹt tất cả. [đọc tiếp]

Bang giao Đức-Việt căng thẳng vì tình báo Việt Nam bắt cóc người xin tị nạn chính trị

03/08/2017 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sau khi nhật báo Tageszeitung (taz) tại Bá Linh có bài viết về một người ti nạn chính trị tên Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, giới truyền thông Đức từ thông tấn xã Đức (dpa) đến các tờ báo lớn như Süddeutsche Zeitung, Frankfurter Allgemeine, Die Welt, Focus, Handelsblatt v.v. đồng loạt loan tin vào ngày 02/08/2017 về hành vi gây chấn động trong dư luận Đức và cộng đồng người Việt Nam tại quốc gia này. ...

Bắt cóc, giết người đối lập và lộng ngôn là chính sách của những chế độ độc đảng-độc tài. Cộng đồng người Việt Nam tại Đức không quên Cố nghệ sĩ Thành Được. Năm 1984 nhân chuyến lưu diễn ở nước ngoài, Thành Được đã lưu lại Bá Linh và xin ti nạn chính trị. Nhưng chỉ vài ngày sau báo chí cộng sản chạy tin Nghệ sĩ Thành Được bị „phản động“ chống cộng „bắt cóc“. [đọc tiếp]

Bốn Sự Kiện Chính Trị Dồn Dập Trong Những Ngày Gần Đây Của Nhà Nước csVN

03/08/2017 Sông Lô Lê Nam Sơn (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Có 4 sự kiện chính trị dồn dập trong những ngày gần đây của nhà nước csVN.

1/ Vụ xử án chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) bị 10 năm tù giam và chị Trần Thị Nga 9 năm tù giam.

2/ Trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, trước áp lực của Bắc Kinh, Hà Nội quyết định đầu hàng vô điều kiện chấm dứt hoạt động khoan dầu khí tại bãi Tư Chính là vùng đặc quyền kinh tế nằm trong lãnh hải của VN...

3/ Cơ quan An ninh Bộ Công an đã đồng loạt bắt giữ và khám xét nhà của bốn nhà hoạt động xã hội dân sự, bao gồm Mục sư Nguyễn Trung Tôn (Thanh Hóa), Kỹ sư Phạm Văn Trội (Hà Nội), Ký giả Trương Minh Đức (Sài Gòn) và Luật gia Nguyễn Bắc Truyển (Sài Gòn).

4/ Mới nhất là vụ Trịnh Xuân Thanh theo như tin của bộ Công an, csVN ngày 31/7 vừa qua, Trịnh Xuân Thanh về nước, ra „đầu thú“ tại cơ quan Cảnh sát điều tra tại Hà Nội.

Một trong bốn vụ trên đối với đảng csVN thì vụ Trịnh Xuân Thanh là vụ có tầm ảnh hưởng về mặt nội bộ nhất. [đọc tiếp]

Kịch bản đã dàn dựng - Trịnh Xuân Thanh: "Tôi đã ra đầu thú"

03/08/2017 (Tiếng Dân Việt Media) - Đúng như kịch bản đã dàn dựng, Đài truyền hình Việt Nam, trong chương trình Thời sự phát trên VTV1  19 giờ tối thứ Năm 3/8/2017 đã đưa hình ông Trịnh Xuân Thanh nói lời "xin lỗi".

VTV cho biết đã liên hệ cơ quan an ninh điều tra "để tìm hiểu" và chiếu đoạn phim được nói là quay ngày 31/7.

VTV cũng đưa hình về "đơn xin tự thú" ghi ngày 31/7 tại Hà Nội, viết tay, được nói là của ông Thanh. [đọc tiếp]

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh gây căng thẳng bang giao Đức-Việt - Đức trục xuất một nhà ngoại giao Việt Nam

02/08/2017 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sau khi tờ báo Tageszeitung (taz) tại Berlin ngày hôm qua đăng tin Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, truyền thông Đức hôm nay đồng loạt loan tin về hành vi gây chấn động này, từ thông tấn xã dpa đến các tờ báo lớn như Süddeutsche Zeitung, Frankfurter Allgemeine, Die Welt, Focus, Handelsblatt, arte.tv ...

"Chúng tôi chắc chắn rằng trong những ngày qua, các cơ quan của Nhà nước Việt Nam đã có những hành động diễn tả theo luật hình sự là cướp người, bắt cóc", phát ngôn viên bộ ngoại giao Martin Schäfer nói với truyền thông ngày hôm nay. Được biết lệnh truy nã Trịnh Xuân Thanh hồi năm ngoái đã được chuyển đến Cảnh sát Âu châu Europol có trụ sở ở Den Haag, Hòa Lan nhưng theo tờ taz cảnh sát Đức không điều tra vì cáo buộc "vi phạm luật Việt Nam" quá mơ hồ.

Trong một thông cáo báo chí đưa ra ngày hôm nay, bộ ngoại giao Đức cho biết thứ trưởng ngoại giao Markus Ederer đã triệu đại sứ Việt Nam ở Đức đến bộ ngoại giao để phản đối. Bộ ngoại giao Đức lên án "Vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một vi phạm luật pháp Đức và công pháp quốc tế trắng trợn và chưa từng có".

Thứ trưởng Markus Ederer cũng đòi hỏi Việt Nam phải để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức, khi đó đơn xin dẫn độ Trịnh Xuân Thanh của Việt Nam mới được cứu xét. 

Chính phủ Đức cáo buộc Việt Nam đã làm mất tín nhiệm một cách nặng nề vì chỉ mới đây bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 đại diện cao cấp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã lại lên tiếng yêu cầu dẫn độ Trịnh Xuân Thanh từ Đức về Việt Nam.

Bộ ngoại giao Đức đã tuyên bố người trách nhiệm chính thức của mật vụ Việt Nam ở Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Đức là "persona non grata" (người không được hoan nghênh) và ông này phải rời Đức trong vòng 48 giờ đồng hồ.

Thông cáo báo chí của bộ Ngoại giao CHLB Đức về sự kiện bắt cóc người VN ở Đức

02/08/2017 (Bộ ngoại giao Đức, bản dịch của Diễn Đàn Việt Nam 21) - Phát ngôn viên bộ Ngoại giao nói về bang giao Đức-Việt Nam

Sau khi có nhiều dấu hiệu tích tụ và bây giờ không còn nghi ngờ gì về sự tham gia của mật vụ Việt Nam và Đại sứ quán nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở Berlin trong vụ bắt cóc một công dân Việt Nam ở Berlin, hôm qua  thứ trưởng ngoại giao Markus Ederer đã triệu Đại sứ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến bộ ngoại giao.  [đọc tiếp]

Khủng hoảng nhân sự trong chính quyền Trump

01/08/2017 Trần Thanh Việt (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Giới truyền thông Mỹ loan tin Tổng thống Donald Trump đã quyết định sa thải Giám đốc truyền thông Tòa Bạch Ốc Anthony Scaramucci vào ngày 31.07.2017 sau khi ông này bình luận khiếm nhã đối với một số viên chức trong chính quyền. Scaramucci, từng là một chuyên gia tài chính được Trump bổ nhiệm làm giám đốc truyền thông trước đó 10 ngày. Trong cuộc đàm luận với ký giả Ryan Lizza của báo „The New Yorker „ Scaramucci đã chỉ trích Reince Priebus, khi đó còn là chánh văn phòng Tòa Bạch ốc là người mang „chứng tâm thần phân liệt“ và công kích trưởng chiến lược gia Steve Bannon của ông Trump bằng những từ ngữ thô tục.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng những phát ngôn của Anthony Scaramucci trên báo chí không phù hợp và ông không muốn tạo gánh nặng cho John Kelly, tân chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc khi đảm nhận trách nhiệm. Theo „New York Times“ Trump sa thải Scaramucci theo đề nghị của John Kelly, cựu tướng 4 sao nguyên bộ trưởng nội an. [đọc tiếp]

Chế độ công an trị mở đợt khủng bố trắng

01/08/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn nhà báo Võ Văn Tạo, Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Linh mục  Phê-rô Phan Văn Lợi - Sáng Chủ nhật 30/07/2017, giới bạo quyền cộng sản Hà Nội đã mở đợt bố ráp cùng một lúc bắt giam 4 nhà hoạt động trong Hội Anh em Dân chủ, cựu tù nhân lương tâm đó là kỹ sư Phạm Văn Trội ở Hà Nội, Mục sư Nguyễn Trung Tôn ở Thanh Hóa, nhà báo tự do Trương Minh Đức và luật sư Nguyễn Bắc Tuyển ở Sài Gòn.

Tiếp theo bản án nặng nề với 2 phụ nữ đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền đang nuôi 2 con nhỏ là blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức Mẹ Nấm 10 năm tù giam và nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga 9 năm tù giam. Đây là đợt khủng bố trắng của giới bạo quyền Hà Nội nhằm đàn áp phong trào đấu tranh  đòi dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam  đang ngày càng vững mạnh và lan rộng ra nhiều địa bàn trong cả nước.

Nhân sự kiện này, nhà báo Võ Văn Tạo, Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành, nội dung như dưới đây. Thông tin ban đầu nói là 5 người bị bắt giữ nên trong phỏng vấn có nói là 5 người – Nay xin nói lại cho đúng là 4 người và cáo lỗi về sự sai sót này. Mời quý vị cùng  nghe:

Vụ Trịnh Xuân Thanh đầu thú 'nghe lạ tai như phép màu'

01/08/2017 (BBC) - Luật sư Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói với BBC hôm 01/08:

"Tôi bất ngờ khi nghe tin ông Trịnh Xuân Thanh đầu thú."

Một hôm trước, các báo Việt Nam đồng loạt đăng tin từ Bộ Công an rằng ông Trịnh Xuân Thanh, đối tượng bị Việt Nam truy nã, đã "đầu thú".

"Có rất nhiều câu hỏi trong vụ ông Thanh: ông ấy từ đâu về, thời gian qua ở đâu, nếu ở nước ngoài thì đi đường nào về mà tự dưng xuất hiện ở Hà Nội rồi ra trình diện ở văn phòng Bộ Công an?" [đọc tiếp]

Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú hay bị bắt?

01/08/2017 (VOA) - Hôm 31/7, một thông báo của Bộ Công an Việt Nam loan tin ông Trịnh Xuân Thanh, một người đang bị truy nã, “đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú.”

Luật sư Trần Quốc Thuận, cựu phó Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói với VOA: “Có người cho rằng ông này đi từ nước ngoài về, có người nói ông bị bắt ở nước ngoài và bị dẫn về. Nếu ông tự đi từ nước ngoài, làm gì một người bị truy nã lại có thể đi lại giữa thủ đô, và đến đầu thú tại Bộ Công an. Nghe tin này lạ tai lắm. Nếu ổng bị truy nã thì người ta bắt chứ làm sao có chuyện ra đầu thú.”

luật sư Lê Quốc Quân nói rất khó tin việc ông Thanh ra đầu thú: “Tôi nghĩ rằng việc báo chí Việt Nam nói rằng ông Trịnh Xuân Thanh trở về ra đầu thú với cơ quan an ninh là một trò trẻ con, một tin trẻ con – thực sự xem thường nhận thức của nhân dân Việt Nam và thể hiện sự lạc hậu của nền báo chí. đã bị truy nã thì sao qua được biên giới! đã truy nã thì thấy đâu phải bắt đó chứ!.” [đọc tiếp]

Freedom House đo chỉ số tự do của Việt Nam từ năm 1972. Đây là kết quả.

27/07/2017 Tô Di (Luật Khoa) - Báo cáo Tự do Thế giới (Freedom in the World) năm 2017 của Freedom House đã xếp Việt Nam vào nhóm các nước không tự do (not free), đạt 20/100 điểm và xếp thứ 181 trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong giai đoạn 2008 – 2016, Việt Nam đạt điểm tự do cao nhất (6/7 điểm), nhưng vẫn là mức thấp nhất ở Đông Nam Á, chỉ hơn Laos. [đọc tiếp]

Vì lịch sử và công lý, chúng tôi lên tiếng

27/07/2017 (Tiếng Dân) - Chúng tôi, những nạn nhân còn sống và thân nhân những nạn nhân đã qua đời trong một vụ án không được xét xử cách nay vừa tròn 50 năm được gọi tắt là “Vụ án Xét lại chống Đảng”, một lần nữa phải lên tiếng vì sự thật và công lý, vì lương tâm và nghĩa vụ, vì một đất nước thượng tôn pháp luật.

ĐCSVN gọi tắt vụ án này là “Vụ Xét lại chống Đảng” diễn ra năm 1967, nhưng đến tháng 3 năm 1971 mới báo cáo Bộ Chính trị, tháng 1 năm 1972 mới đưa ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 20 (khóa III).

Chiến dịch khủng bố đã bắt đầu vào ngày 27 tháng 7 năm 1967 và kéo dài bằng các cuộc bắt bớ, giam cầm, quản chế nhiều năm các cán bộ trung cao cấp mà không hề xét xử hay tuyên án. [đọc tiếp]

Bỏ đảng vì e tội "cõng rắn"!

26/07/2017 Hà Sĩ Phu (Bauxite Việt Nam) - Một cụ già 92 tuổi từ Hà Nội vào Đà Lạt du lịch, tìm đến thăm tôi. Ông cụ 92 tuổi này là đảng viên (có lẽ cũng từ tiền khởi nghĩa) nói đã tự ý bỏ đảng (không tuyên bố) từ lâu, từ lúc cụ giật mình nhận ra mình đang ở trong đảng của một "thần tượng" cứu nước mà vô tình hóa ra… "cõng rắn cắn gà nhà", hoặc ít ra cũng là "rước rắn vào nhà", thì không có lí do gì một người Việt Nam yêu nước biết trọng danh dự lại còn ở trong đảng của ông ấy nữa! (Chứng tỏ từ lâu đã có những đảng viên nhận thức được như vậy).

Lời tâm sự mộc mạc của cụ tuy không phải điều phát hiện gì mới mẻ, vì nhiều người đã biết, nhưng gợi cho tôi nhiều suy nghĩ. Tôi thường được nghe một số đảng viên bỏ đảng vì thấy đảng bây giờ thoái hóa, không còn trung thành với Hồ Chí Minh, chứ bỏ đảng vì nghi ngờ tác dụng cứu nước của chính ngọn cờ Hồ Chí Minh thì quả thực còn hiếm. [đọc tiếp]

Biển Đông: Làm rõ tin 'VN phải dừng khoan'

26/07/2017 (BBC) - Việc hãng Repsol ngưng hoạt động tại một dự án ở Biển Đông, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng Trung Quốc cho là vùng tranh chấp, đang thu hút sự chú ý quốc tế.

BBC Tiếng Việt phỏng vấn phóng viên Bill Hayton, tác giả bài viết VN ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông về một số vấn đề liên quan tới sự kiện này:

BBC Tiếng Việt: Theo nghiên cứu của ông thì vị trí chính xác của dự án Repsol nằm ở đâu, cách bao xa tính từ đảo chính là đảo Trường Sa? [đọc tiếp]

Việt Nam phải ngưng khoan dầu khí ở Biển Đông

24/07/2017 Bill Hayton (BBC) - Tin cho hay Việt Nam đã ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.

Một nguồn tin trong ngành dầu khí châu Á nói với BBC rằng Repsol, công ty của Tây Ban Nha đứng sau dự án khoan thăm dò, được lệnh phải rời khỏi khu vực.

Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty này xác nhận có một mỏ khí đốt lớn.

Tin này đã được một nguồn ngoại giao của Việt Nam xác nhận. [đọc tiếp]

Những phóng viên tương lai trong bầu không khí chờ đợi chiến tranh

21/07/2017 Dieter Herrmann (web.de), Tâm Việt chuyển ngữ (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Đài truyền hình Việt Nam lại tiếp xúc với tôi vì một lý do rất đặc biệt, một lý do hoàn toàn chính trị. Trong cương vị của một người phụ trách đào tạo và huấn luyện cho ký giả, tôi phải rất cẩn thận để không bị trở thành một công cụ phục vụ cho một mục đích chính trị nào đó.

Trước đây, tôi đã nhiều lần giảng dậy tại Truyền hình Việt Nam (VTV), điều quan trọng đối với tôi là trình bầy sự kiện một cách cụ thể, chuyên nghiệp mà vẫn phổ biến được "những chuẩn mực của phương Tây". Đây không phải là một việc đơn giản vì Việt Nam là một nước cộng hòa theo xã hội chủ nghĩa với chế độ độc đảng, trong đó các cơ quan truyền thông, nhất là hệ thống truyền hình đều là những cơ quan của nhà nước.

Chúng ta không nên quên rằng Việt Nam bị xếp vào hàng những nước tồi tệ nhất về tự do báo chí : hạng 175 trong số 180 nước, một thứ hạng mà những người có trách nhiệm cần phải thấy xấu hổ. [đọc tiếp]

Đọc lại bài “ Suy nghĩ về Huyền thoại Hồ Chí Minh “ của nhà nghiên cứu Lữ Phương để liên hệ với hôm nay

19/07/2017 (Blog Huỳnh Ngọc Chênh) - Ngày 15/7/2017 vừa qua, Blog Hiệu Minh đăng bài “ Nhị sư Bảo Châu “ có viết : Năm ngoái vào dịp kỷ niệm ngày sinh cụ Hồ, một số người trương cao khẩu hiệu Cụ Hồ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta, còn nhà Nobel Toán học, Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Pháp là Ngô Bảo Châu thì viết “ Có quý mến ai thì mong cho họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta “, Học viện an ninh nhân dân (C500) cho là GS Châu đã xúc phạm cụ Hồ nên đã chửi rủa ông với mọi lời bẩn thỉu.

Thực ra cụ Hồ đã có Di chúc để lại dặn hỏa táng Cụ, để Cụ đi gặp cụ Mác và cụ Lê chứ Cụ không để lại lời hứa nào sẽ mãi mãi đi theo sự nghiệp của chúng ta. Vì vậy, tôi tìm và giới thiệu bài viết của ông Lữ Phương đăng cách đây khoảng 10 năm, để dư luận liên hệ, so sánh và phán xét việc C500 vu cáo và chửi rủa GS Châu như thế có công bằng không [đọc tiếp]

20 câu hỏi của GS Carl Thayer dự định đưa ra tại hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ 7 của CSIS

18/07/2017 (Tiếng Dân) - GS Carl Thayer, một diễn giả có uy tín, thường xuyên có mặt tại hội nghị Biển Đông do CSIS tổ chức hàng năm ở Washington, ông không được mời tham dự Hội thảo Biển Đông do CSIS tổ chức hôm nay. Lý do theo ông, có lẽ là do ông chỉ trích chính quyền Hà Nội về vấn đề nhân quyền, nên CSIS, nơi nhận tài trợ của Bộ Ngoại giao VN đã ngăn không cho ông tham dự.

Dưới đây là 20 câu hỏi của GS Carl Thayer, dự định nêu ra tại hội nghị Biển Đông hôm nay ở Washington, [đọc tiếp]

Gặp nhau ở tư tưởng Phan Châu Trinh để đoàn kết, đổi mới căn bản, và cứu nước!

17/07/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) trò chuyện với hai ông Huỳnh Nhật Hải-Huỳnh Nhật Tấn, thành viên CLB Phan Tây Hồ.

Một số nhân sĩ, trí thức trong nhóm Đà Lạt mới góp mặt trong thành viên Câu lạc bộ Phan Tây Hồ.

Nhóm  Đà Lạt nổi tiếng một thời về những hoạt động yêu nước muốn quê hương đổi thay mặc dù họ trong số họ có người bị giới bạo quyền cộng sản thẳng tay trấn áp, quản thúc, tù đầy.

Trong thành viên sáng lập Câu lạc bộ Phan Tây Hồ có 2 người từng là  cán bộ chủ chốt trong giới cộng sản cầm quyền của thành phố Đà Lạt.

Nhà báo Trần Quang Thành đã có cuộc trò chuyện với 2 ông Huỳnh Nhật Tấn và Huỳnh Nhật Hải là thành viên như vậy. Sau đây là nội dung cuộc trò chuyện – Mời quí vị cùng nghe  [đọc bản lược thuật cuộc trò chuyện tại đây]

Chuyến đi Đức của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

16/07/2017 Thục-Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa nhóm họp ngày 7 và 8/07/2017 tại Hamburg. Tương ứng với chủ đề của hội nghị, "Định hình một thế giới kết nối", một số quốc gia bạn, (Tây Ban Nha, Singapore, Hà Lan và Na Uy), cũng như tổ chức khu vực, cũng được mời tham dự. Ba tổ chức khu vực là "Liên Minh Châu Phi" đại diện bởi Guinea, "Đối tác mới vì sự Phát triển của Châu Phi" đại diện bởi Senegal và "Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương" (Asia Pacific Economic Cooperation, APEC) hiện nay đại diện bởi Việt Nam.

Suốt 2 ngày họp, giới truyền thông thế giới dồn mọi chú ý vào các nhân vật chính kể trên với những đề tài thế giới nóng bỏng và chỉ rất hiếm khi thoáng nhắc đến sự có mặt của những vị đại diện các nước còn lại. Duy chỉ có thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được nhắc chính tên trong hai bài báo, một của Đức và một của Úc, tiếc thay trong cả hai trường hợp đều không mấy vẻ vang [đọc tiếp]

Chúng ta bị công lý của chính mình đè bẹp

15/07/2017 Lưu Hiểu Ba, Phạm Thị Hoài dịch (Bauxite Việt Nam) - Giới trí thức phản kháng và các lãnh tụ sinh viên Trung Quốc, những người tự thấy mình là anh hùng và chiến sĩ dân chủ, đều chỉ biết đến dân chủ từ sách vở. Họ không có khái niệm gì về việc thực hành nền dân chủ đó. Họ không hề biết phải xây dựng nền dân chủ như một hệ thống chính trị và một tòa nhà pháp lý như thế nào và phải đưa những nội dung gì vào đó. Trước khi phong trào dân chủ năm 1989 nổ ra, nhà vật lý thiên văn, giáo sư Phương Lệ Chi, được coi là một Sakharov của Trung Quốc, đã bỏ qua cơ hội bảo vệ quyền con người theo đúng luật pháp. Ông được Tổng thống Bush mời gặp nhưng bị chính quyền cản trở. Và ông đã lặng lẽ chấp nhận, không một lời phản đối. Cả đến khi phong trào dân chủ bùng nổ, ông Lưu Tân Nhạn, nhà bất đồng chính kiến được coi là “lương tâm xã hội của Trung Hoa”, vẫn đề cao chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa xã hội. Vẫn giữ nguyên lòng trung thành từng mất rồi lại được khôi phục của mình. Còn phong trào hiện tại thì được lãnh đạo bởi những người thậm chí không hiểu cả những nguyên lý cơ bản của dân chủ. Như thế, làm sao mà thành công được? Tình trạng đó chỉ có thể sinh ra những than vãn hời hợt về hệ tư tưởng. [đọc tiếp]

Thế giới vinh danh Lưu Hiểu Ba

15/07/2017 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhà phê bình chế độ Trung cộng nổi tiếng Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người mang giải Nobel Hòa bình đã chết vì ung thư gan trong bệnh viện thành phố Thẩm Dương (Shenyang) vào ngày 13/07/2017 thọ 61 tuổi. Cái chết của ông là hậu quả của nhiều năm bị đầy đọa trong lao tù cộng sản. Năm 2009 ông bị kết án 11 năm tù vì „kích động lật đổ chính quyền“. Khoảng hai tuần trước ngày lâm chung ông được chuyển từ nhà giam đến bệnh viện để điều trị khẩn cấp. Các quốc gia Đức, Pháp, Mỹ kêu gọi Bắc Kinh hãy cho phép ông ra nước ngoài điều trị nhưng nhà cầm quyền cộng sản đã khước từ. [đọc tiếp]

Chỉ trích Hà Nội vi phạm nhân quyền, GS Thayer không được CSIS mời diễn thuyết?

13/07/2017 Hà Giang (Người Việt) - Với những ai quan tâm đến tranh chấp Biển Đông, Hội Nghị Biển Đông được Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS) tổ chức hàng năm tại Hoa Thịnh Đốn là một sự kiện quan trọng.

Một tuần trước ngày khai mạc Hội Nghị Biển Đông của CSIS năm nay, được tổ chức vào ngày 18 tháng Bảy, giáo sư Carl Thayer, một diễn giả thường xuyên có mặt tại hội nghị, post lên trang Facebook của mình tấm hình chụp ở hội nghị năm 2016. Đi kèm hình là dòng chú thích thoáng chút ngậm ngùi:

“Hình này chụp lúc tôi nói chuyện tại buổi Hội Thảo Biển Đông ở CSIS tại Hoa Thịnh Đốn. Tôi không được mời năm nay bởi Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, nhà tài trợ của họ, không muốn mời những diễn giả từng nói chuyện ở các hội nghị trước đây vì cần phải có sự ‘đa dạng’. [đọc tiếp]

Công dân - Nạn nhân của chế độ công an trị lũng đoạn luật pháp

08/07/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn kỹ sư Trần Ngọc Thành - Chỉ trong mấy ngày tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sân Nhất, dư luận đã chứng kiến 3 vụ xuất nhập cảnh mà nạn nhân là công dân Việt Nam bị giới bạo quyền cộng sản gán cho cái lý do rất mờ hồ là “có liên quan đến an ninh quốc gia”.

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng đã bị cưỡng chế trục xuất trong chuyến bay từ Sài Gòn đi Paris theo lệnh tước quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nhà nước cộng sản, đại tướng công an Trần Đại Quang.

Trước đó ông Phan Châu Thành, công dân Việt Nam từ Ba Lan về đến cửa khẩu Tân Sơn Nhất đã bị từ chối nhập cảnh.

Gân đây nhất công dân Đỗ Ngọc Xuân Trầm, đang định cư tại Vienna, thủ đô Áo Quốc sau một thời gian về thăm bố đẻ ở tỉnh Lâm Đống bị ốm nặng, khi đến làm thủ tục trở lại Vienna đã bị từ chối xuất cảnh.

3 trường hợp như vừa kể không phải là hiếm có. Nó diễn đi diễn lại nhiều lần tại nhiều cửa khẩu khác nhau gây bức xúc trong dư luận về viêc giới bạo quyền cộng sản thực thi cai trị đất nước bằng chế độ công an trị đã lũng đoạn luật pháp để xâm phạm các quyền con người được ghi trong hiến pháp, trong rừng luật đã trở thành luật rừng.

Từ Vienna, thủ đô Áo quốc, kỹ sư Trần Ngọc Thành, nhà hoạt động nổi tiếng trong phong trào bảo vệ người lao động, chồng cô Đỗ Ngọc Xuân Trầm đã lên tiếng trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành với nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Việt Nam: Cơn say đỏ

23/06/2017 Frederic Spohr, Tâm Việt chuyển dịch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hôm qua là Trung Quốc, phát triển hôm nay là Việt Nam. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng kể từ khi nước cộng sản này mở cửa ra thị trường thế giới. Lương bổng gia tăng, nhưng sự bất bình đẳng trong xã hội cũng tăng theo.

Có lẽ những người cộng sản đã hình dung về tương lai của các thành phố như vậy: ... Những tòa nhà cao tầng hoành tráng không khác nhau mấy, xếp hàng dài dọc theo hai bên bờ sông Sài Gòn. Chậm nhất đến năm 2018 thì toà nhà cao nhất Việt Nam mang tên Landmark 81 cao hơn 450 thước, sẽ vươn lên trên nền trời thành phố. Và không phải công nhân bình thường sẽ vào cư ngụ trong các cao ốc này mà chính thành phần doanh thương có tầm vóc – trong số đó không chỉ là những nhà triệu phú làm nên sự nghiệp mà còn rất nhiều cán bộ đảng đã giành được các chức vụ béo bở trong các doanh nghiệp nhà nước. Chỉ một căn hộ một phòng thôi tính ra cũng đã trị giá gần 200.000 Euro, một con số quá đỗi cao đối với đa số người Việt Nam. Luơng tháng tối thiểu ở TPHCM chỉ vừa khoảng 150 Euro. [đọc tiếp]

Luật pháp nhà nước pháp trị Việt Nam và cái đuôi XHCN

22/06/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân - Luật pháp của cái gọi là nhà nước pháp quyền Việt Nam luôn là nỗi lo ngại, là lực cản không chỉ đối với người dân Việt Nam mà nó còn là nỗi quan ngại của cả dư luận quốc tế. Nó trở nên quái gở và xa lạ với hệ thống luật pháp quốc tế khi được giới cầm quyền cộng sản gắn cho cái đuôi “xã hội chủ nghĩa”

Từ Hà Nội, Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về chủ đề này. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Họp Mặt Dân Chủ 2017 tại miền Nam California

19/06/2017 Ngọc Lan (RFA) - Tĩnh Hội Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) 2017 được tổ chức trong khuôn viên Đại Học CSU Long Beach tại miền Nam California từ chiều 15 đến trưa ngày 18 tháng 6, 2017.

Nội dung của Tĩnh Hội HMDC lần này xoay quanh việc trình bày và thảo luận, đóng góp ý kiến liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó hai mục tiêu chính là độc lập dân tộc, trọng tâm là hiểm họa bành trướng của Trung Cộng và vấn đề dân chủ hóa Việt Nam.

Nhiều tên tuổi tham dự Tĩnh Hội HMDC 2017 trong vai trò diễn giả như Bùi Tín, Phạm Chí Dũng, Bùi Quanh Vơm, Đoan Trang, linh mục  Lê Ngọc Thanh, Ca Dao, Đỗ Quí Toàn, v.v. ... [đọc tiếp]

6 yếu tố ảnh hưởng đến triển vọng dân chủ hóa Việt Nam

19/06/2017 Minh Anh (Luật Khoa) - Khi khảo sát quá trình chuyển đổi từ các chế độ độc đảng, chế độ quân sự, và các dạng độc tài khác sang nền dân chủ bầu cử, nhà nghiên cứu Benedict J. Tria Kerkvliet (Đại học Quốc gia Úc) nhận thấy có sáu yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình dân chủ hóa này: giới chóp bu, tính chính danh, cấu trúc xã hội, xã hội dân sự, ý thức hệ, và bối cảnh quốc tế.

Dịch từ: Benedic J. Tria Kerkvliet, Democracy and Vietnam, trong sách William Case, 2015, Routledge Handbook of Southeast Asian Democratization, Routledge. [đọc tiếp]

'Tước quốc tịch chưa có tiền lệ ở Việt Nam'

12/06/2017 (BBC) - Luật sư của vị giáo sư bị chủ tịch nước ra quyết định tước quốc tịch nói với BBC rằng ông "tự tin về mặt pháp luật" nhưng "không thể nói trước điều gì về kết quả khiếu kiện."

Trang Công báo của Chính phủ Việt Nam hôm 7/6 công bố quyết định tước quốc tịch Việt Nam đối với Giáo sư Phạm Minh Hoàng, người trước đó nói với BBC rằng:

"Tôi tự xét thấy những gì mình làm đều mang tính chất ôn hòa, không vi phạm an ninh quốc gia, không lăng mạ ai và không có gì nguy hiểm đến mức phải bị tước quốc tịch." [đọc tiếp]

Đảng Bảo thủ thảm bại trong cuộc bầu cử Quốc hội Anh

11/06/2017 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong cuộc bầu cử quốc hội Anh ngày 08/06/2017, đảng Bảo thủ (Conservative Party - CP) cầm quyền của Nữ Thủ Tướng Theresa May đã bị mất đa số tuyệt đối, trong khi đảng Lao Động (Labour Party) đối lập thắng thêm phiếu.

Hơn 46 triệu công dân Vương quốc Anh được kêu gọi đi bầu, nhưng chỉ có 68,7 % cử tri tham dự. Kết quả tổng số 650 ghế trong Quốc hội mới với nhiệm kỳ 5 năm tạm thời được phân chia: Đảng Bảo thủ (CP) 318 (so với 2015 giảm 13), đảng Lao động (LP) 261 (tăng 30), Dân chủ tự do (Liberal Democrats - LD) 12 (tăng 2), đảng quốc gia Tô cách lan (Scottish National Party - SNP) 35 (giảm 21), đảng bảo thủ dân chủ Bắc Ái nhĩ lan (Democratic Unionist Party-DUP)10 (tăng 2), đảng cộng hòa Ái Nhĩ Lan Sinn Fein 7 (tăng 3), đảng Độc lập Vương quốc (UK Independency Party-UKIP) không có ghế nào (mất 1)...  [đọc tiếp]

Sẽ còn vô khối Đồng Tâm

09/06/2017 Phạm Chí Dũng (VOA) - 3 tháng sau khi chủ trương “Tập trung tích tụ đất đai” được Chính phủ chỉ đạo xây dựng đề án và giao Bộ Tài Nguyên Môi Trường thực hiện, vài ba diễn đàn công khai đã được tổ chức để “lấy ý kiến chuyên gia”. Một vài diễn đàn đã bị biến thành động tác bắn tiếng để nông dân cần phải biết họ sẽ mất cái gì và mất bao nhiêu cho sự nghiệp “lấy của người nghèo chia cho người giàu”.

Buổi tọa đàm "Tích tụ ruộng đất, được và mất" diễn ra vào cuối tháng 5/2017, không biết vô tình hay hữu ý, đã khuếch trương cho chiến dịch khởi tạo nỗi mất mát ấy. Vnexpress - một trang báo điện tử của nhà nước, có bề dày thành tích PR đầy nghi vấn trong các chiến dịch “đánh lên” gấp đôi gấp ba giá bất động sản ở Hà Nội và Sài Gòn, đã dẫn lại ý kiến một vài chuyên gia và doanh nhân với “gợi ý” nông dân phải chịu mất ruộng đất của mình cho “hợp tác xã”, rồi lạnh lùng đặt tựa đề ‘Chấp nhận mất mát để tích tụ ruộng đất’ - như một lời kêu gọi giới nông dân Việt Nam hãy bỏ cày cuốc, bán rẻ đất đai chôn rau cắt rốn cho các doanh nghiệp kinh doanh từ đất cùng giấc mơ “tỷ phú đô la Việt Nam”. [đọc tiếp]

Giữa ‘bão’ ngoại giao, Việt Nam ngưng đưa người sang Qatar

08/06/2017 Viễn Đông (VOA) - Chính quyền trong nước mới yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tạm ngưng đưa công nhân Việt sang Qatar, đồng thời tuyên bố sẽ “ưu tiên đảm bảo tính mạng của người Việt”, sau khi quốc gia nhỏ bé nhưng nhiều dầu mỏ bị các cường quốc trong khu vực cô lập, gây ra nhiều xáo trộn.

Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đi tới quyết định như vậy hôm 8/6, ba ngày sau khi Ảrập Xêút, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất và Bahrain đồng loạt cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, cáo buộc quốc gia phụ thuộc nhiều vào các lao động nước ngoài này hậu thuẫn các chiến binh Hồi giáo cực đoan và Iran. [đọc tiếp]

Roi vọt và học thuộc lòng - Tôi thấy trường học ở Việt Nam như vậy

02/06/2017 Jens (Orange by Handelsblatt), Chuyển dịch: Tâm Việt (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ðấu tranh giai cấp: Jens học về quản trị và làm việc ở Việt Nam. Ðời sống hằng ngày trong Xã hội chủ nghĩa làm anh nhớ đến các chuyện thuở học trò của Ông Bà anh.

Hệ thống giáo dục ở VN nhắc tôi nhớ đến những gì mà Ông Bà tôi đã từng kể lại cho tôi nghe về các trường học Ðức cách đây 50 năm.

Các em thuộc lòng tất cả từng trận đánh trong các cuộc chiến vừa qua... nhưng không trả lời được các câu hỏi ... Một quốc gia đang trên đường kỹ nghệ hóa không cần những con người máy, suy nghĩ theo mô thức đã học thuộc lòng. [đọc tiếp]

Biểu tình phản đối chuyến thăm Mỹ của Thủ Tướng Phúc

31/05/2017 (VOA) - Hàng trăm người Việt tham gia biểu tình phản đối chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại thủ đô Washington vào ngày 31/5.

Tổng thống Donald Trump tiếp ông Nguyễn Xuân Phúc vào lúc 3:20 giờ chiều ngày 31/5 tại Tòa Bạch Ốc.

Cuộc biểu tình bắt đầu lúc 1 giờ trưa tại Công Viên Lafayette Square trước Tòa Bạch Ốc.

Trưởng ban tổ chức cuộc biểu tình Đinh Hùng Cường, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam Washington DC, Maryland và Virginia, cho VOA – Việt ngữ biết mục đích của cuộc biểu tình là “để phản đối sự có mặt của ông Nguyễn Xuân Phúc; tố cáo chính quyền Việt Nam liên tục chà đạp nhân quyền, tự do tôn giáo, đàn áp, tù đày và giết hại đồng bào vô tội.” [đọc tiếp]

G7 kêu gọi "phi quân sự hóa" Biển Đông

28/05/2017 Tú Anh, Thùy Dương (RFI) - Thượng đỉnh 7 quốc gia công nghiệp hùng mạnh nhất thế giới lần thứ 47 kết thúc chiều 27/05/2017 tại Taormina, đảo Sicilia, Ý. Tuy bất đồng sâu rộng trên hồ sơ biến đổi khí hậu vì chủ trương trái chiều của tổng thống Mỹ, thủ tướng nước chủ nhà Paolo Gentiloni nhấn mạnh đến các điểm đồng thuận tích cực, từ chống khủng bố trên toàn cầu đến tình hình nóng bỏng tại châu Á như hồ sơ Bắc Triều Tiên, và xung khắc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Liên quan đến Biển Đông và Biển Hoa Đông, G7 bày tỏ lo ngại về diễn biến tại đây. Tuy không chỉ đích danh Trung Quốc, bản thông cáo chung nhấn mạnh đến các nguyên tắc quốc tế cũng như Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển UNCLOS. Khác với tuyên bố tại Ise-Shima, Nhật Bản, năm 2016, lần này G7 « kiên quyết chống lại mọi hành động đơn phương có thể làm căng thẳng gia tăng » và kêu gọi « phi quân sự hóa ở các khu vực tranh chấp ». [đọc tiếp]

LS Quân: Quốc hội phải độc lập khỏi Đảng

28/05/2017 Luật sư Lê Quốc Quân (BBC) - Gần đây có hai đại biểu quốc hội nói về hai vấn đề được dư luận rất quan tâm.

Thứ nhất là bà Đại tá công an Nguyễn Thị Xuân vừa là phó giám đốc Công an Tỉnh Đak Lắc vừa là Đại biểu quốc hội, khi góp ý về điều 155 về tội làm nhục người khác đã "Đề nghị bổ sung vào Khoản 2 về tội bội nhọ lãnh đạo đảng, nhà nước ".

Thứ hai là bà Nguyễn Thị Thủy, công tác tại Viện kiểm sát tối cao, là đại biểu của Tỉnh Bắc Kạn do Trung ương giới thiệu, lên tiếng ủng hộ dự thảo tại Điều 19 Bộ luật Hình sự là "Luật sư phải tố giác thân chủ khi họ biết thân chủ phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia…"

Hai người này đều thuộc nhánh hành pháp nhưng được đảng cộng sản Việt Nam đưa sang làm đại biểu quốc hội để làm luật. Những đạo luật được quốc hội thông qua sau này cũng sẽ do chính những người này thực hiện. [đọc tiếp]

TQ ‘bất mãn’ với tuyên bố G7 về Biển Đông, Biển Hoa Đông

28/05/2017 (VOA) - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hôm 28/5 nói Trung Quốc “rất bất mãn” về tuyên bố của nhóm G7 đề cập đến Biển Đông và Biển Hoa Đông. Ông Lục nói các nước G7 nên ngừng đưa ra những phát biểu vô trách nhiệm.

Trong tuyên bố chung hôm 27/5, các lãnh đạo G7 nói họ quan ngại về tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông. Họ cũng kêu gọi phi quân sự hóa “các thực thể có tranh chấp”.

Cho đến tối 28/5, Việt Nam chưa có phát biểu chính thức liên quan đến tuyên bố của G7. [đọc tiếp]

Google ‘hợp tác’ với Việt Nam, xóa thông tin xấu

27/05/2017 (VOA) - Lãnh đạo công ty mẹ của Google hôm 26/5 “khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với phía Việt Nam để gỡ bỏ các thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam”.

Trước đó, ông Phúc đã “đề nghị Google phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam để xử lý, loại bỏ các thông tin xấu độc cho giới trẻ” trên YouTube, một công ty con thuộc Alphabet. [đọc tiếp]

Việt Nam có thể đã tấn công Philippines để thu thập tin tức Biển Đông

26/05/2017 Thụy My (RFI) - Các tin tặc có liên hệ với chính quyền Việt Nam có thể đã nhắm vào các cơ quan chính phủ Philippines để thu thập các thông tin liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Hãng tin Reuters hôm 25/05/2017 dẫn nguồn từ công ty an ninh mạng FireEye cho biết như trên.

FireEye nói rằng nhóm tin tặc được gọi là APT32 đã tấn công vào một tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng và một công ty công nghệ hạ tầng của Philippines trong năm 2016, cùng với những công ty khác, trong đó có một số đang làm ăn tại Việt Nam. [đọc tiếp]

Vụ Đồng Tâm cho thấy người dân phải có sức mạnh mới có đối thoại bình đẳng với cộng sản

26/05/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn Luật  sư Lê  Công Định - Ngày 18/05 mới đây tại cuộc họp giao ban trực tuyến toàn quốc, một nhân vật Bộ Chính trị, Trưởng ban tuyên giáo trung ương ông Võ Văn Thưởng khẳng định đảng cộng sản không sợ đối thoại và đợi đến khi có văn bản chỉ đạo của ban bí thư, họ sẽ tổ chức đối thoại với những người khác ý kiến với đảng.

Bàn về việc này, luật sư Lê Công Định trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã khẳng định vụ Đồng Tâm cho thấy người dân phải có sức mạnh mới có đối thoại bình đẳng với cộng sản. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Đối thoại phải thật lòng, thiện chí và bình đẳng

25/05/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Đình Cống - Trong một hội nghị ngày 18/05/2017 vừa qua, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng đảng cộng sản VN bỗng dưng đưa ra một tuyên bố bất ngờ: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý”.  Trong suốt mấy thập niên cai trị đất nước, đảng cộng sản cũng có tổ chức đối thoại với nhiều tầng lớp xã hội nhưng hầu như là chỉ để đối phó với sức ép dư luận, vào những lúc họ bế tắc.

Giữa đối thoại và thực thi những cam kết sau đối thoại là khoảng cách một trời một vực. Thậm chí có nhiều khi giới cầm quyền cộng sản bội ước. Kinh nghiệm trong mấy chục năm độc tài toàn trị của dảng cộng sản đã phơi bầy thực tế đó kể cả phải trả giá bằng xương máu.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã nêu rõ  “Đối thoại phải thật lòng, thiện chí và bình đẳng”, ông nói nếu đảng CS thực tâm đối thoại thì trước tiên cần đối thoại với những người đang ở trong tù, phải thả họ ra, như ông Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Nguyễn Văn Đài, Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh v.v. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Biển Đông: Tàu chiến Mỹ đi sát Đá Vành Khăn (Trường Sa)

25/05/2017 (RFI) - Một quan chức Hoa Kỳ, xin ẩn danh, cho Reuters biết, vào sáng sớm theo giờ địa phương, ngày 25/05/2017, một tàu chiến Mỹ trong khuôn khổ chiến dịch khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải tại các vùng đang có tranh chấp, đã đi sát một hòn đảo nhỏ mà Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông.

Tàu chiến USS Dewey, đã đi sát, cách « chưa đầy 12 hải lý » Mischief Reef - Đá Vành Khăn – trong khu vực quần đảo Trường Sa.

Đây là lần đầu tiên, kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, Hải Quân Hoa Kỳ thực hiện chuyến tuần tra khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải trong khu vực này. [đọc tiếp]

Không còn gì để bán chỉ bán... thân

23/05/2017 Trần Nhật Phong (Dân Làm Báo) - Thân xác của mẹ Việt Nam đang bị những kẻ cai trị xẻ ra bán từng phần và được nhân danh “phát triển” nhưng thực tế là bán để chia chát lợi nhuận của những kẻ cầm quyền. Nếu hôm nay các bạn tiếp tục "cam chịu" hay "không phải chuyện của tôi" thì liệu ngày mai sẽ đến ngôi nhà của các bạn, mảnh đất của các bạn sẽ được thu hồi vì đó là đất “được qui hoạch” hay đất thuộc “bộ quốc phòng”. Trong một xã hội, mà đất đai, tài sản có thể bị “cướp” bất cứ giờ phút nào thì các bạn liệu có “an toàn” hay “yên bình” hay không? [đọc tiếp]

Truyền thông - Báo chí và Đạo đức

21/05/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn nhà báo Võ Văn Tạo - Việc các cộng sự viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump có liên hệ bất hợp pháp với Nga ngay từ trong thời gian tranh cử đã bị báo chí Mỹ phanh phui, khiến ông Trump đã mạt sát báo chí như kẻ thù, đặc biệt hai tờ báo lớn New York Time và Washington Post. Điều này cho thấy rõ vai trò đệ tứ quyền hết sức quan trọng của báo chí trong một nước dân chủ. Nhưng trong một nước độc tài đảng trị như Việt Nam, truyền thông, báo chí đều bắt buộc phải làm việc theo chỉ thị của đảng, dù thế cũng có một số ký giả cố gắng làm điều tốt dù rất ít và thưa thớt. Sau đây là cuộc trao đổi giữa nhà báo Trần Quang Thành và nhà báo Võ Văn Tạo. [đọc văn bản]

LRAD trấn áp biểu tình

18/05/2017 (Người Việt) - NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Một loại võ khí mới được công an Cộng Sản Việt Nam dùng đàn áp người biểu tình tại huyện Diễn Châu gây chú ý đặc biệt trên các trang mạng xã hội.

Qua hình ảnh trên nhiều trang mạng xã hội, người ta thấy một hệ thống loa đặc biệt có tên là Long Range Acoustic Device (LRAD) (dụng cụ phóng âm thanh tầm xa) được đặt trên một chiếc xe tải của công an Nghệ An hôm 15 Tháng Năm, để đối phó với người biểu tình. [đọc tiếp]

Cần nhận diện tổ chức phản động

17/05/2017 (GNsP) - “Không để các tổ chức phản động tồn tại trên đất nước ta” là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp với các địa phương vào sáng ngày 15-05 vừa qua.

Trong các nước có chế độ chính trị độc tài đảng trị, cụm từ “phản động” và “thế lực thù địch” được nhà cầm quyền sử dụng để chụp mũ, qui kết, ám chỉ những người, những tổ chức đấu tranh cho dân chủ và tiến bộ xã hội.

Và đó là lý do vì sao tại Việt Nam những người có tư tưởng, quan điểm đối lập với đảng cầm quyền như Nguyễn Hữu Vinh, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn thị Nga. Mẹ Nấm, cha Thục, cha Nam …đều bị quy chụp là “phản động” và bị bắt bớ, cầm tù. Và mới đây nhất là bắt ông Hoàng Đức Bình vào ngày 15-05 với một cách thức hoàn toàn trái quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự về trình tự và thủ tục. [đọc tiếp]

Hoạt động gián điệp mạng - Việt Nam do thám các tập đoàn và truyền thông

15/05/2017 Vân Hải (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tin tổng hợp - Công ty an toàn mạng FireEye tin chắc chính quyền Việt Nam dùng hoạt động gián điệp mạng đối với các công ty nước ngoài tại Việt Nam.

FireEye, một công ty cổ phần chuyên về an toàn mạng có trụ sở tại Milpitas, California, Mỹ cho biết các tập đoàn, công ty quốc tế ở Việt Nam là nạn nhân của hoạt động gián điệp mạng có hệ thống. Theo ông  Nick Carr một chuyên viên của Fireeye, các dữ kiện thu thập được phát hiện sự liên hệ của nhà nước trong hoạt động gián điệp này. "Chúng tôi đã quan sát thấy được tất cả các hoạt động này mang lợi ích cho Việt Nam" ông nói với thông tấn xã Reuters.

Ông Carr nói thêm, các công ty nước ngoài từ Mỹ, Philippines, Trung quốc đến Anh, Đức và Việt Nam đều là nạn nhân. Trong số đó có một tập đoàn công nghiệp Đức đang xây dựng một nhà máy tại Việt Nam, một doanh thương khách sạn Trung Quốc cũng như văn phòng của một nhóm công ty tư vấn toàn cầu có trụ sở tại Anh quốc, tuy nhiên ông Carr không nêu rõ tên các công ty bị do thám mạng. Một công ty châu Âu không nêu tên đã bị "xâm nhập" để do thám trước khi phát triển một cơ sở sản xuất tại Việt Nam, FireEye nói. Các cuộc tấn công khác đã được thực hiện đối với các nhà báo Việt Nam ở nước ngoài, các công ty có kế hoạch mở rộng vào Việt Nam và các văn phòng tư vấn của các công ty tư vấn tại Việt Nam với khách hàng toàn cầu.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam bị tố giác có liên quan đến hoạt động gián điệp mạng do chính nhà nước thúc đẩy. FireEye cho biết họ đã theo dõi được từ năm 2014 ít nhất 10 cuộc tấn công khác nhau từ một nhóm tin tặc mà họ gọi là OceanLotus hoặc APT32. Nhóm APT32 đã xâm nhập vào máy tính của các nhà báo cũng như các nhà hoạt động ​​Việt Nam bất đồng chính kiến.

Năm 2014, APT32 đã dùng một đính kèm lừa đảo trực tuyến có tên “Plans to crackdown on protesters at the Embassy of Vietnam.exe" ("Kế hoạch đàn áp người biểu tình tại Đại sứ quán Việt Nam") với mục đích nhắm vào các hoạt động bất đồng chính kiến của các cộng đồng người Việt Nam ở Đông Nam Á và cũng trong năm này APT32 tiến hành xâm nhập do thám cơ quan lập pháp của một quốc gia Tây phương.

Phân tích của FireEye mô tả APT32 trong chiến dịch hiện tại là một tin tặc có nguồn lực và sáng tạo mà vũ khí sử dụng là email lừa đảo có chứa một tệp đính kèm. Điều bất thường là tệp đính kèm không phải dạng tài liệu Word của Microsoft mà ở dạng ActiveMime hàm chứa tệp OLE chứa mã macro độc hại.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hà Nội Lê Thị Thu Hằng đã bác bỏ cáo buộc của FireEye và nói "Chính phủ Việt Nam không cho phép bất kỳ hình thức tấn công trực tuyến nào nhắm vào các tổ chức hay cá nhân".

Theo ông Carr, vụ tin tặc tấn công toàn cầu các hệ thống máy tính vào ngày thứ sáu tuần vừa qua không liên quan gì đến gián điệp mạng ở Việt Nam. FireEye sẽ công bố một báo cáo chi tiết về vấn đề này.

Vẫn theo FireEye, nhóm tin tặc Việt Nam APT32 tiếp tục đe dọa hoạt động chính trị và tự do ngôn luận trong vùng Đông Nam Á và khu vực công trên toàn thế giới. "Các chính phủ, nhà báo và thành viên của cộng đồng người Việt Nam ở ngoài nước có thể tiếp tục là mục tiêu do thám mạng", FireEye cho biết thêm.

Ngoài việc dùng chương trình chống virút trên máy tính, tốt nhất chúng ta luôn thận trọng khi nhận điện thư (email) có đính kèm, nếu thấy khả nghi thì không nên mở đính kèm mà nên hỏi lại người gửi trước khi mở để tránh bị gián điệp mạng của Hà Nội do thám.

Hacker thân chính phủ Việt Nam tấn công nhiều hãng

15/05/2017 (VOA) - Công ty an ninh mạng FireEye nói các hacker làm việc cho chính phủ Việt Nam hoặc thay mặt chính phủ đã đột nhập vào các máy tính của các công ty đa quốc gia hoạt động trong nước. Đây là một phần của chiến dịch gián điệp trên mạng đang ngày càng trở nên tinh vi hơn.

Nick Carr, quản lý cao cấp nhóm Ứng phó Sự cố Mandiant thuộc FireEye, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng chính nhóm hacker này cũng chịu trách nhiệm về việc hack máy tính của các nhà bất đồng chính kiến và các nhà báo Việt Nam.

Ông nói trong một số trường hợp, tin tặc đã tìm kiếm thông tin về hoạt động của công ty và việc họ tuân thủ các quy định của địa phương, điều mà ông hiếm khi thấy các nhóm hacker khác làm. [đọc tiếp]

Ý chí và hành động của người dân quyết định sự  thay đổi của xã hội Việt Nam

14/05/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A - Hội nghị Trung ương 5 khóa 12 của Đảng cộng sản Việt Nam vừa kết thúc để lại trong dư luận nhiều ý kiến trái chiều mà đa phần cho là bế tắc và bi hài kịch.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho nhà báo Trần Quang Thành, từ Hà Nội Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự nổi tiếng đã khẳng định “Ý chí và hành động của người dân quyết định sự thay đổi của xã hội Việt Nam”, nội dung như au – Mời quý vị cùng nghe

Báo chí không phải cái ống nhổ!

14/05/2017 FB Phạm Đoan Trang (Bauxite Việt Nam) - Tính đến tháng 3/2017, cả nước có gần 900 tờ báo và tạp chí in; 67 đài phát thanh-truyền hình trong đó có các đài quốc gia VTV, VTC, An ninh TV, PTTH Quân đội, TH Nhân dân; hơn 100 báo và tạp chí điện tử; hơn 1000 trang tin điện tử…

Số lượng thật đông đảo nhưng chất lượng thì… à mà thôi.

Luật Báo chí thì đã quy định rõ: “Báo chí ở nước CHXHCN Việt Nam… là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân”.

Ý thức được rõ chức năng, nhiệm vụ công cụ đó của báo chí nên các lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cũng như đội ngũ phò trợ của họ (công an, quân đội) lâu nay nghiễm nhiên coi báo chí là cái ống nhổ, tức là cơ quan ngôn luận của mình. Thường xuyên, các đồng chí ấy sai thư ký thổ ra những cái gọi là bài viết rồi gửi cho cơ quan báo chí tin cẩn, cơ quan này cứ thế mà cung cúc đăng, chẳng sửa một từ. [đọc tiếp]

Lãnh đạo lạc hậu về tư tưởng, sai lầm về chính sách đẩy đất nước tụt hậu

14/05/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai - Hội nghị trung ương 5 khóa 12 Đảng cộng sản Việt Nam sau 6 ngày làm việc, bắt đầu từ ngày 5/7 đã kết thúc ngày 10/5/2017 với 3 nghị quyết về định hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân. Nghị quyết kỷ luật ông Đinh La Thăng với hình thức cảnh cáo và cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị.

Từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã có vài bình luận về hội nghị này qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Nội dung như sau - Mời quí vị cùng nghe

TBT Trọng: mới xử lý ông Thăng 'về mặt Đảng'

13/05/2017 Quốc Phương (BBC) - Việc xử lý kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng, người vừa bị mất ghế Ủy viên Bộ Chính trị và chức Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh mới là xử lý vi phạm về mặt Đảng, còn về mặt hình sự thì 'đang làm', Tổng bí thư Đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng được truyền thông Việt Nam dẫn lời cho hay hôm thứ Bảy. Hôm 13/5/2017, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết 'một loạt nhân vật' khác cũng đã đang được 'xem xét hình sự' tiếp theo kỷ luật về mặt đảng.

Tiến sỹ khoa học Nguyễn Quang A nói: "đối với người dân, chắc chắn là người dân không thể thỏa mãn với cách xử lý như vậy và người dân có thể coi là đầu voi đuôi chuột". [đọc tiếp]

Khi ‘món hàng quý tháng 5’ rớt giá

12/05/2017 Bùi Tín (VOA Blog) - Từ trước đến nay, cứ đến tháng 3 hoặc tháng 4 là các phương tiện thông tin tuyên truyền chính thống trong nước lại mở ra đợt ''toàn Đảng, toàn dân học tập tu dưỡng về tư tưởng, tác phong, đạo đức Hồ Chí Minh,'' theo chỉ thị của Ban Bí Thư hay Bộ Chính Trị.

Vài năm gần đây, theo các tin tức từ trong nước, phong trào học tập Bác Hồ giảm đi trông thấy.

Đến năm nay, sang tháng Năm, gần đến ngày 19/5, Bộ Chính Trị và Ban Tuyên Huấn TƯ vẫn chưa có một chỉ thị gì về học tập đạo đức Hồ Chí Minh. [đọc tiếp]

Sự quái gở của nhà cầm quyền ăn lương của dân lại đi tiếp tay cho giặc

12/05/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trao đổi với nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh - Thảm họa Formosa xẩy ra đã hơn 1 năm. Người dân, ngư dân  4 tỉnh miền Trung vẫn đang chịu biết bao khốn đốn trong cuộc sống. Họ biểu tình đòi khởi kiện Formosa, đòi Formosa cút khỏi Việt Nam.

Thay vì đồng cảm với nỗi đau của người dân, giới bạo quyền địa phương như Nghệ An,  Hà Tĩnh   đã quay lưng lại đàn áp nhân dân biểu tình, thóa mạ và khởi tố những linh mục sát cánh cùng giáo dân, ngư dân biểu tình đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của mình.

Từ Hà Nội, nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh dã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về sự quái gở của giới bạo quyên Nghệ An bày trò tổ chức các cuộc biểu tình đấu tố linh mục Nguyễn Đình Thục, linh mục Đặng Hữu Nam. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Nhân vụ Quỳnh Lưu

12/05/2017 Nguyễn Đình Cống (Bauxite Việt Nam) - Sau vụ Đồng Tâm Hà Nội, đến vụ Quỳnh Lưu Nghệ An. Hai vụ này nhắc mọi người nhớ đến vụ Quỳnh Lưu tháng 11 năm 1956. Hồi ấy tôi đang là sinh viên, nghe các bạn người Nghệ An thầm thì hỏi tin nhau xem gia đình có bị gì không. Rồi sự việc bị giấu nhẹm và trôi vào quên lãng. Bây giờ nghe tin Quỳnh Lưu, nhớ lại, vào Google tìm xem ở đó viết như thế nào. Thu được 2 nguồn tin, có chỗ giống và cơ bản là trái ngược nhau.

Ở Quỳnh Lưu hiện nay chỉ mới nghe nói đến Hội Cựu Chiến binh, Hội Phụ nữ và học sinh phổ thông tổ chức mit tinh, biểu tình đấu tố vắng mặt các Lnh mục theo như kiểu đấu tố trong CCRĐ. Chưa thấy có sự can thiệp của Quân đội như năm xưa. Ở các nước Đông Âu vào thời điểm bị huy động đi đàn áp biểu tình, đại đa số binh sĩ ôm nhau khóc. [đọc tiếp]

Nghệ An: Quỳnh Lưu xua dân đi đấu tố các linh mục bằng cách nào?

12/05/2017 JB Nguyễn Hữu Vinh (VNTB) - Khi nhà cầm quyền Nghệ An thuộc huyện Quỳnh Lưu xua những người dân xuống đường đi biểu tình chống linh mục Anton Đặng Hữu Nam, người ta giật mình ở nhiều điểm.

Trong bài viết Nghệ An đấu tố Linh mục: Cuộc khổ nạn mới tại Quỳnh Lưu, chúng tôi đã nêu lên những sự ngu dại và bất nhân của nhà cầm quyền Nghệ An khi xua dân xuống đường để kích động một cuộc xung đột tôn giáo trong nhân dân và những hệ lụy của nó.

Quả là không sai, ngay khi chúng tôi viết những dòng này, những thông tin về những xung đột bởi một số phần tử bất hảo được đảng nuông chiều và chống lưng bắt đầu cuộc kỳ thị và tấn công người công giáo tại Quỳnh Lưu đã lan tràn trên mạng Internet. [đọc tiếp]

Ông Nguyễn Thiện Nhân: 'Sẽ tiếp tục xem xét vụ PVN'

12/05/2017 (BBC) - Tân Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thiện Nhân, phát biểu trong một cuộc tiếp xúc với cử tri ở tỉnh Trà Vinh, miền Nam Việt Nam, rằng trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong sai phạm ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ tiếp tục được xem xét, theo truyền thông trong nước.

"Trả lời chất vấn liên quan đến 12 dự án trị giá hàng chục nghìn tỷ nhưng sản xuất kém hiệu quả hoặc không thể triển khai, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết các sai phạm này đang được xem xét, điều tra nhằm làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu trực tiếp gây ra thất thoát, lãng phí," trang tin điện tử Zing hôm 12/5 cho hay. [đọc tiếp]

18 Linh mục phản đối đấu tố LM Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục

09/05/2017 (RFA) - Linh mục tại hai giáo hạt Thuận Nghĩa và Vàng Mai, thuộc Giáo phận Vinh ra tuyên bố phản đối chính quyền tổ chức đấu tố hai vị Linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục. Hai vị linh mục này hiện quản xứ Phú Yên và Song Ngọc trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Bản tuyên bố, được công bố vào ngày 8 tháng Năm với chữ ký của 18 linh mục tại hai giáo hạt vừa nêu, chỉ rõ chính quyền huyện Quỳnh Lưu và tỉnh Nghệ An tổ chức đấu tố hai vị Linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục bằng nhiều hình thức với mức độ ngày càng gia tăng và nghiêm trọng, thậm chí còn cáo buộc “có sự tiếp tay” của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh và Linh mục Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình Giáo phận Vinh cho điều mà chính quyền gọi là “sai phạm” của Linh mục Đặng Hữu Nam.

Các linh mục tại hai giáo hạt Thuận Nghĩa và Vàng Mai cũng kêu gọi chính quyền huyện Quỳnh Lưu và tỉnh Nghệ An chấm dứt ngay các hành động đấu tố đối với hai linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục, đồng thời bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận theo Hiến pháp và pháp luật. [đọc tiếp]

TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI CHÍNH QUYỀN ĐẤU TỐ CÁC LINH MỤC

Thuận Nghĩa, ngày 8 tháng 5 năm 2017

Hôm nay, ngày 8 tháng 5 năm 2017, Linh mục đoàn và giáo dân thuộc Giáo hạt Thuận Nghĩa, Giáo phận Vinh, cùng bày tỏ tinh thần hiệp thông với linh mục Đặng Hữu Nam, Quản xứ Phú Yên và linh mục Nguyễn Đình Thục, Quản xứ Song Ngọc trước những sự kiện mà chính quyền tỉnh Nghệ An nói chung và chính quyền huyện Quỳnh Lưu nói riêng đã tổ chức thực hiện gần đây nhằm chống lại anh em linh mục của chúng tôi. [đọc tiếp]

Việt Nam và Cam Bốt bị tố nhận hối lộ để làm ngơ nạn buôn lậu gỗ

08/05/2017 Trọng Nghĩa (RFI) - Một tổ chức giám sát môi trường vào ngày 08/05/2017 đã lên tiếng tố cáo chính phủ Việt Nam và nhiều giới chức lãnh đạo quân đội đã nhận đút lót để nhắm mắt làm ngơ trước nạn buôn gỗ lậu từ nước láng giềng Cam Bốt.

Trong một bản báo cáo vừa được công bố, tổ chức Environment Investigation Agency, trụ sở tại Anh Quốc, cho biết hàng triệu đô la đã được giới buôn lậu gỗ ở Việt Nam chi ra cho cả các quan chức Việt Nam lẫn Cam Bốt. [đọc tiếp]

Pháp „tiến lên“ với tân Tổng Thống Emmanuel Macron !

07/05/2017 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Khoảng 47 triệu cử tri được kêu gọi tham dự cuộc bầu cử ngày 07/05/2017 để chọn ra Tổng thống mới lãnh đạo nước Pháp 5 năm tới. Đây được coi là cuộc bầu cử gay cấn nhất trong lịch sử nước Pháp từ trước tới nay và sự lựa chọn của cử tri sẽ quyết định vận mệnh nước Pháp đi theo một trong hai chủ trương phát triển trái ngược, do hai ứng cử viên, một người theo đường lối ủng hộ toàn cầu hóa và đoàn kết với Liên minh Âu châu (EU) là cựu Bộ trưởng Kinh tế Emmanuel Macron của Phong trào Tiến lên ( En Marche !- EM ) và một người theo xu hướng hữu khuynh dân túy, chủ trương rời EU và dẹp bỏ đồng tiền chung châu Âu (Euro) là Cựu Chủ tịch Đảng Mặt trận quốc gia (Front national-FN) Marine Le Pen.

Ông Macron đã thắng cử và trở thành Tổng thống trẻ nhất của Pháp. [đọc tiếp]

Ông Đinh La Thăng bị cảnh cáo, thôi ủy viên bộ chính trị

07/05/2017 (VOA) - Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức “cảnh cáo” và “cho thôi giữ chức” Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 12.

Thông tin về việc kỷ luật ông Thăng, hiện là Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, được nêu trong thông cáo báo chí về phiên họp hôm 7/5 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12, thường gọi là Hội nghị Trung ương 5. [đọc tiếp]

Cây muốn yên – Gió chẳng đừng

07/05/2017 Đặng Trung Nghĩa (Bauxite Việt Nam) - Tôi là một anh lính và giờ đây chỉ là một “phó thường dân”. Nhưng qua hệ thống thông tin đại chúng về vụ Đồng Tâm – Mỹ Đức, tôi không cần chờ vào kết quả của đoàn Thanh tra nhưng có thể đưa ra những nhận định riêng mình về những SAI LẦM VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN GỐC RỄ như sau:

* Sai trái thứ nhất và gần đây nhất:

Đó là lời phát biểu trả lời báo chí của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng ngày 4/5/2017: “Vụ Đồng Tâm nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi với dân, nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Như vậy “ta” ở đây là Đảng, Nhà nước (gồm Chính quyền, Công an, Quân đội…) sai thì chỉ cần mấy lời xin lỗi với dân là xong; còn dân Đồng Tâm sai thì phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật có nghĩa là phải đi tù, bóc lịch trại giam. Ô hay! Sao lại BẤT CÔNG như vậy?! Theo tôi nếu dân sai phải đi tù 10 năm thì “ta” sai, “ta” phải đi tù 100 năm mới đúng chứ. [đọc tiếp]

Chính quyền tổ chức biểu tình đấu tố Linh mục giáo xứ Quỳnh Lưu

06/05/2017 Cát Linh (RFA) - Sáng ngày 6/5/2017 tại địa bàn xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An diễn ra một cuộc biểu tình kêu gọi chống linh mục Đặng Hữu Nam.

Từ những video clips và hình đưa lên mạng xã hội cho thấy một số trẻ em từ các trường học, tay cầm cờ đỏ sao vàng, gậy gộc, vừa đi, vừa chạy và hô to: "Bác Hồ muôn năm, Bác Hồ muôn năm"! Nói về những học sinh này, Linh mục Đặng Hữu Nam cho biết:

“Theo lệnh của Sở, Phòng giáo dục, có những thông tin là họ buộc học trò phải đi biểu tình vì nếu không đi, sẽ không cho thi tốt nghiệp, không cho chuyển cấp hoặc hạ hạnh kiểm.”

Trước đó hai ngày, cư dân mạng xã hội Facebook đã truyền nhau các video clips hình ảnh phó chủ tịch huyện Quỳnh Lưu, ông Hồ Ngọc Dũng về chỉ đạo cuộc đấu tố Linh mục Đặng Hữu Nam, qua lời hướng dẫn: "Biểu tình bên giáo, họ đã biểu tình ta, ta biểu tình họ"! [đọc tiếp]

Gần 600 ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt

05/05/2017 (RFA) - Gần 600 ngư phủ Việt Nam bị bắt giữ vì đánh bắt cá trái phép trên vùng biển Indonesia thời gian qua.

Số liệu chính thức của Indonesia cho thấy con số ngư dân bị bắt gồm 580 người và 72 tàu cá từ các tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Định, Khánh Hòa, Tiền Giang, Kiên Giang , Phú Yên, Bình Thuận. [đọc tiếp]

Các nước Thái Bình Dương lên tiếng về ngư dân Việt đánh cá trộm

04/05/2017 (RFA) - Lãnh đạo các quốc gia vùng Thái Bình Dương mới đây lên tiếng thúc giục chính phủ Việt Nam phải có biện  pháp để ngăn chặn nạn đánh bắt cá trộm của ngư dân Việt Nam trong khu vực.

Lời kêu gọi này được đưa ra trong cuộc họp của tổ chức Cơ quan Diễn đàn Nghề cá (FAA) và Cộng đồng Khu vực Thái Bình Dương được tổ chức tại Australia trong tuần này. Cuộc họp nhằm tìm ra cách tiếp cận chung trong khu vực để đối phó với nạn săn bắt cá trộm. [đọc tiếp]

Ai sẽ thay Thăng ‘tiến về Sài Gòn’?

03/05/2017 Phạm Chí Dũng (VOA) - Rất nhiều khả năng sau khi bị Ủy ban Kiểm tra trung ương của “Vương Kỳ Sơn Việt Nam” - ông Trần Quốc Vượng - trực chỉ một bản “luận tội” bị xem là “rất nghiêm trọng”, cùng chiến dịch phủ đầu hội đồng của nhiều tờ báo trước tụng ca sau nhấn bùn Đinh La Thăng, tác giả của “TP.HCM phải phấn đấu có được giải Nobel y học” sẽ phải ra đi. Nhưng “đi đâu” thì chưa biết…

nhiều người dân Sài Gòn lại chẳng mấy quan tâm đến chuyện ai đi ai về. Với họ, ai thì cũng rứa, chỉ giỏi mị mà chẳng thấy làm được gì cho dân… [đọc tiếp]

Tổng thống Philippines Duterte chưa nhận lời mời thăm Mỹ

02/05/2017 Thụy My (RFI) - Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 01/05/2017 cho biết có thể từ chối lời mời của tổng thống Mỹ Donald Trump sang thăm Hoa Kỳ. Tuyên bố này được đưa ra vào lúc ông Duterte chào đón chiến hạm Trung Quốc đến Philippines.

Hai ngày trước đó, hội nghị thượng đỉnh ASEAN do ông Duterte chủ trì đã kết thúc với bản tuyên bố chung không hề chỉ trích hành động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Văn bản không nhắc đến phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, khẳng định yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh tại vùng biển chiến lược này là bất hợp pháp. [đọc tiếp]

Bảo hộ mậu dịch cản trở quan hệ thương mại Mỹ-Việt

01/05/2017 Thanh Phương (RFI) - Mặc dù gần đây Việt Nam đã có thái độ hòa dịu hơn với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông (hai nước vào tháng Giêng năm 2017 đã đồng ý sẽ thảo luận với nhau về vấn đề này một cách chính thức hơn), nhưng Hà Nội vẫn cần đến sự hỗ trợ của Mỹ để bớt phụ thuộc Bắc Kinh về mặt kinh tế. Hiện giờ, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2016 đã đạt đến 38,5 tỷ đô la, chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Đang có nhiều quan ngại là chính sách bảo hộ mậu dịch của tổng thống Trump sẽ cản trở mối quan hệ thương mại Mỹ-Việt. Ngay ngày đầu tiên sau khi nhậm chức tổng thống, Donald Trump đã rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, một hiệp định tự do mậu dịch mà nếu có hiệu lực sẽ giúp thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế Việt Nam. [đọc tiếp]

Giới hoạt động: các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tránh xa chế độ dân chủ

30/04/2017 Karl Malakunas (Digital Journal), bản dịch của Nguyễn Khôi (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Giới hoạt động cho biết cuộc chiến tàn khốc chống ma túy của Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte là một phần của cuộc tấn công đáng lo ngại vào nhân quyền và dân chủ khắp Đông Nam Á.

Theo ông Phil Robertson, phó giám đốc chi nhánh châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), thì điều này một phần là vì chính các nhà lãnh đạo của hầu hết các nước trong khu vực ít có thành tích dân chủ, hoặc đang phải đối phó với những vấn đề nhân quyền. Ông Robertson nói với AFP rằng: "Nhân quyền ở tất cả các nước ASEAN đang ở trong một vòng xoáy xuống dốc thảm hại, có lẽ ngoại trừ Miến Điện, và đó chỉ là vì chế độ quân phiệt thật khủng khiếp ở nước này đã quá lâu." [đọc tiếp]

30-4-1975, ngày quốc hận? Ai thắng, ai bại, vì sao?

30/04/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn Ông Nguyễn Gia Kiểng - Năm nay chính quyền Cộng Sản Việt Nam  có vẻ không còn chuẩn bị để kỷ niệm tưng bừng "chiến thắng lịch sử 30-4-1975" như mọi năm nữa. Họ đang lúng túng đối phó với những khó khăn chồng chất, hơn nữa cái hào quang chiến thắng mà Đảng Cộng Sản Việt Nam thường khoe khoang trong mỗi dịp kỷ niệm ngày 30-4 cũng đã trở thành quá nhàm chán khi mà sư lệ thuộc Trung Quốc đã quá lộ liễu và hơn thế nữa còn đang gây phẫn nộ sau thảm họa Formosa. Sự lúng túng này sẽ đưa đảng và chế độ cộng sản tới đâu? Sau 42 năm cầm quyền Đảng Cộng Sản đã phơi bày rõ ràng bản chất đạo tặc và tham nhũng, nhưng tại sao họ đã toàn thắng vào ngày 30-4-1975 và vẫn còn giữ được chính quyền?

Từ Paris ông Nguyễn Gia Kiểng, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, cựu thứ trưởng kinh tế và một nhân chứng của biến cố 30-4-1975 đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành: "Không phải chỉ nhân dân miền Nam thất bại mà chính người miền Bắc cũng thất bại. Những người thực sự chiến thắng chỉ là một vài ngàn người,..." [đọc tiếp]

ASEAN ra tuyên bố chung nêu việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

29/04/2017 (RFI) - Hôm nay, 29/04/2017, tại cuộc họp thượng đỉnh ở Manila, thủ đô Philipines, các lãnh đạo ASEAN đã đạt được một bản tuyên bố chung trong đó có nêu lên vấn đề Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông và quân sự hóa các đảo này, mặc dù Bắc Kinh đã nỗ lực gây tác động để gạt bỏ những vấn đề đó ra khỏi văn kiện của ASEAN.

Tuy nhiên, cũng như tại thượng đỉnh năm ngoái ở Lào, các lãnh đạo ASEAN không nêu đích danh Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của khối này. Bản tuyên bố cũng không nói đến việc Bắc Kinh bị thua trước Tòa Trọng tài Thường trực. Xử đơn kiện của Philippines, tòa này đã ra phán quyết đầu tháng 7 năm ngoái cho rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để khẳng định quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn. [đọc tiếp]

Kỷ luật Đinh La Thăng: Chưa phải cao trào của bản giao hưởng

28/04/2017 Cát Linh (RFA) - Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh vì những vi phạm trong giai đoạn 2009-2015, khi làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam PVN.

Thông báo vừa được phát đi, ngay sau đó, truyền thông chính thống trong nước gần như đồng loạt “mở chiến dịch đánh Đinh La Thăng”, theo cách nói của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng. Ngay cả đó là những tờ báo từng ca ngợi Đinh La Thăng sau Đại hội 12 diễn ra nửa đầu năm 2016. [đọc tiếp]

Sau 100 ngày chấp chính: Donald Trump xoay chiều chiến lược ?

28/04/2017 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong bài diễn văn nhậm chức vào ngày 20/01/2017 tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã phơi bầy trước công luận Mỹ và thế giới hình ảnh một nước Mỹ hiện tại yếu kém về mọi mặt.

Ngày 29/04/2017 đánh dấu 100 ngày Trump cầm quyền, nhiều hứa hẹn trong cuộc tranh cử đã không thực hiện được như ông đã nhiều lần tự quả quyết ông là „vị Tổng thống khá nhất mà Thượng Đế đã tạo ra“ cũng như là người duy nhất sẽ giải quyết mọi khó khăn của nước Mỹ.

Nói nhiều nhưng thực hiện chẳng được bao nhiêu đã làm uy tín của vị Tổng thống Mỹ thứ 45 bị suy giảm nghiêm trọng. [đọc tiếp]

Việt Nam thua to nếu Hoàng Sa nằm ngoài bộ Quy Tắc Ứng Xử COC

28/04/2017 Tú Anh (RFI) - Họp tại Manila tuần này, lãnh đạo 10 thành viên ASEAN thảo luận về khả năng hợp tác trong hoà bình tại Biển Đông. Mục tiêu của các nước Đông Nam Á là hoàn tất bộ Quy Tắc Ứng Xử COC từ năm 2018, để phòng ngừa xung đột giữa các bên tranh chấp. Tuy nhiên, do Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích vùng biển chiến lược và nhiều tài nguyên này, COC sẽ làm Việt Nam thiệt hại nhiều nhất, đặc biệt là sẽ mất vĩnh viễn Hoàng Sa, theo nhận định của một số chuyên gia.

Trong bài phân tích về cố gắng dài hơi của ASEAN nhằm tránh xảy ra chiến tranh tại Biển Đông và bảo vệ chủ quyền trước tham vọng biển đảo của Trung Quốc tạp chí kinh tế Mỹ Forbes tỏ ra bi quan cho Việt Nam. [đọc tiếp]

Sám hối tội ác chiến tranh, người cộng sản không làm được?

27/04/2017 Kính Hòa (RFA) - Kỷ niệm 42 năm ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc, ngày 26 tháng tư tại đảo Jeju, Hàn Quốc, một bức tượng người mẹ ôm con mang tên Lời ru cuối cùng được khánh thành.

Theo báo chí Việt Nam thì bức tượng này hình thành trong trào lưu các cựu chiến binh Hàn Quốc nhìn nhận những hành động tội ác mà họ đã gây ra trong cuộc chiến Việt Nam.

Ở phía ngược lại, không có những hành động tương tự từ phía lực lượng của đảng cộng sản.

Tại sao?

Bắt đầu câu chuyện với chúng tôi, nhà báo Võ Văn Tạo hiện sống ở Nha Trang nói về chiến tranh [đọc tiếp]

BẢN YÊU SÁCH CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI

27/04/2017 (Bauxite Việt Nam) - Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017.

... Thực tế nhiều thập kỷ qua, chính sách đất đai của Nhà nước CHXHCNVN đã bộc lộ sự lạc hậu, bất cập, xa lạ với hầu hết các quốc gia văn minh, tiên tiến và hùng cường trên thế giới, là lực cản lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc lớn trong Nhân dân, tạo ra tầng lớp “dân oan” ngày càng đông đảo ở mọi miền đất nước, gây bất ổn an sinh xã hội, gia tăng bất công, chênh lệch giàu - nghèo quá phi lý, xuất hiện nguy cơ bùng nổ xung đột, bạo lực xã hội không thể kiểm soát. ...

... Vì những lẽ trên, chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân đứng tên trong bản yêu sách này, ở vị thế Nhân dân - chủ thể cao nhất của xã hội, chủ nhân đất nước (Điều 2 - Hiến pháp 2013: “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”; “Nước CHXHCNVN do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”), mạnh mẽ và khẩn cấp yêu cầu Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và Đảng CSVN:

1. Khẩn cấp cải cách chính sách đất đai. Công nhận và bảo hộ quyền tư hữu đất đai, nhà ở như mọi tài sản, tư liệu sản xuất - sinh hoạt khác. [đọc tiếp]

Trả lại quyền tư hữu đất đai cho người dân là góp phần ổn định xã hội

27/04/2017 Luật sư Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Mấy chục năm gần đây, một trong những nguyên nhân làm cho xã hội mất ổn định đó là do giới cầm quyền cộng sản đã tước đoạt quyền tư hữu đất đai của người dân.

Nhóm quyền lực và nhóm quyền lợi cấu kết với nhau tham nhũng đất đai, tài nguyên của đất nước để làm giàu, nảy sinh ra giai cấp tư bản đỏ.

Trong khi đó người dân đặc biệt là nông dân bị tước đoạt đất đai, mất tư liệu sản xuất trở nên thất nghiệp, cuộc sống ngày càng nghèo khổ và đã phát sinh ra đội ngũ dân oan  ngày càng rộng lớn đi khiếu kiện đòi quyền tư hữu đất đai, chống lại các cuộc cưỡng bức cướp đoạt đất đai của nhà cầm quyền cộng sản gây nên môt xã hội bất ổn.

Vụ cưỡng chế đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hôm 15/4 mới đây là một điển hình.

Từ Sài Gòn, luật sư nhân quyền Lê Công Định đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Ông khẳng định trả lại quyền tư hữu đất đai cho người dân là góp phần ổn định xã hội. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Từ kẻ ám sát cánh đồng đến chuyện làng nhô: Một sự lưu manh tột cùng của những kẻ bồi bút văn nô

25/04/2017 Đỗ Trường (Dân Luận) - ... Ông Trịnh Văn Khải xuất thân từ gia đình được đảng, chế độ tin yêu, và là người thông minh, học giỏi, nên được du học ở Nga Xô. Về nước, ông làm giảng viên chính của trường Đại học Hàng hải Hải Phòng. Khi hưu trí, ông trở về quê và tham gia làm công việc địa chính của xã Đồng Hóa. Từ đó, ông phát hiện ra chính quyền xã, huyện giấu dân, giấu cấp trên đấu thầu, chiếm đoạt đất đai chia nhau đã nhiều năm. Ông cùng người dân đấu tranh, yêu cầu chính quyền là rõ sự trộm cắp, tham nhũng đó. Vì vậy, ông cũng như dân làng bị trả thù một cách dã man, đê tiện của đám quan tham.  [đọc tiếp]

Khi báo chí là con rối trong tay nhà cầm quyền

24/04/2017 Song Chi (Bauxite Việt Nam) - Trong một chế độ độc tài thì làm gì có một nền báo chí tự do, trung thực? Ở VN cũng vậy thôi. Cả nước có trên hơn 800 cơ quan báo chí, chưa kể hơn 100 cơ quan báo điện tử, hơn 300 kênh phát thanh, truyền hình phát sóng hàng ngày, với gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ đang hoạt động trên khắp vùng miền của đất nước và ở nước ngoài. Đó là một con số không nhỏ tính theo tỷ lệ dân số.

Nhưng như nhiều người vẫn nói, hơn 800 tờ báo chỉ có một ông Tổng biên tập, đó là đảng và nhà nước cộng sản thông qua Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng cho phép báo chí truyền thông được nói cái gì, cái gì không, nói tới đâu, v.v… Chưa kể, đảng bắt nói không thành có, có thành không, đen thành trắng và ngược lại. Lịch sử VN mấy ngàn năm nói chung và lịch sử VN kể từ khi có đảng cộng sản ra đời nói riêng, còn tẩy xóa, sửa đổi, bóp méo, viết lại được kia mà. [đọc tiếp]

Nghĩ gì từ cuộc khủng hoảng Đồng Tâm?

23/04/2017 Bauxite Việt Nam (Bauxite Việt Nam) - Kết thúc đối thoại Đồng Tâm bằng một bản cam kết của ông Chủ tịch thành phố Hà Nội có 2 đại biểu Quốc hội (một phụ trách Dân nguyện và một là người thay mặt cử tri Đồng Tâm) ký vào, làm đại đa số người Việt trong nước và nhiều người Việt trên thế giới hân hoan vui mừng, coi như một bàn thắng ngoạn mục của nông dân, trước chính quyền cộng sản vốn nổi tiếng lắm mưu mô, giỏi sử dụng kế hiểm để đàn áp và triệt tiêu sức đối kháng của dân chúng.

... Cuộc cách mạng Đồng Tâm, nếu có thể nói được như vậy, vẫn chẳng làm lung lay được chút nào nội dung điều 4, Luật đất đai sửa đổi năm 2013, khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đây mới là “ổ khóa” then chốt và hắc búa mà một sự kiện như Đồng Tâm chưa thể nào mở được ra. [đọc tiếp]

Đồng Tâm: 'Ta đã thấy gì trong hôm nay?'

23/04/2017 Đoan Trang (BBC) - Vụ việc vừa qua ở xã Đồng Tâm đã gây chia rẽ đáng kể và củng cố thêm các chia rẽ hiện có trong xã hội Việt Nam, ngay cả sau cuộc "đối thoại lịch sử" giữa chính quyền Hà Nội và dân địa phương.

Vụ Đồng Tâm làm nổi bật lên mâu thuẫn bấy lâu nay giữa chính quyền và người dân trong một vấn đề mang tính nguyên tắc cốt tử của thể chế hiện nay: quyền sở hữu đất đai. Sự kiện này đã không xảy ra nếu công an và quân đội không phối hợp cưỡng chế đất của dân cho những mục đích không thỏa đáng và không minh bạch, bất cần đối thoại, tham vấn.

Nó bộc lộ rõ ràng hơn bao giờ hết sự nghi ngờ, mất niềm tin của cả hai bên - chính quyền và người dân - vào nhau. Vụ Đồng Tâm có thể đã không kéo dài (từ sáng 15/4 đến chiều 22/4) nếu công an tin được dân mà không tìm cách đe dọa, tấn công dân, và nếu dân tin được công an mà thả con tin. [đọc tiếp]

Cuộc "Cách Mạng Bé" của người dân Đồng Tâm, Hà Nội

23/04/2017 Mai Tú Ân (Tiếng Dân Việt Media) - Mặc dù cái kết của cuộc nổi dậy ngày 15/4 vừa rồi của người dân Đồng Tâm, Mỹ Đức Hà Nội không được ưng ý lắm cho những người ưa chuyện lớn Nhưng Chúng ta hãy nhìn lại về cuộc "Cách Mạng Bé" ngày 15/4/2017 này khi âm vang của nó còn chưa dứt.

Lần đầu tiên người dân Việt Nam phẫn uất, phẫn uất về chuyện đất đai, chuyện dồn điền đổi thửa đâm ra thiệt thòi, lại phẫn uất khi chính quyền chơi trò bạo lực, hèn hạ bắt cóc người của mình nên họ đã phản ứng tương xứng với hành động của chính quyền. Họ đã bắt cán bộ và các lính CSCD được đưa về để đàn áp họ, kiểm ra thì thấy vớ được đến gần 40 em với đủ khiên, gây, giáp, bình xịt cay, roi điện...Bà con kiểm tra tiếp thì thấy toàn chuyện động trời với xe chứa biển số giả. Các anh CSCĐ này cũng chả có giấy tờ gì chứng minh tư cách quân nhân cả.

Những cụ, những ông, những bà, những em ở cái làng ấy đã bất ngờ đứng lên đấu tranh thành công với chính quyền và làm nên một cuộc cách mạng nhỏ bé nhưng không thể nào quên, và khiến cho quê hương của họ được ghi danh sử sách với cái tên thật tuyệt đẹp Đồng Tâm... [đọc tiếp]

Việt Nam : Chấm dứt « khủng hoảng con tin » ở Mỹ Đức

22/04/2017 Thụy My (RFI) - Dân làng Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức ở ngoại thành Hà Nội, hôm nay 22/04/2017 đã trả tự do cho 19 cán bộ và cảnh sát cơ động bị giữ làm con tin từ một tuần qua, sau khi chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đến tận nơi để đối thoại.

Sau hai tiếng đồng hồ thương lượng hôm nay, người dân đã đồng ý thả toàn bộ con tin. Theo AP, trong một thông cáo do chủ tịch Nguyễn Đức Chung ký và được đọc trên loa phóng thanh, ông hứa sẽ không truy tố các dân làng có liên can đến cuộc khủng hoảng con tin, và những khiếu kiện của họ sẽ được giải quyết.

Dân làng Đồng Tâm cách Hà Nội 40 km tuần trước đã bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ, sau khi bốn người dân bị bắt trong vụ cưỡng chế đất để giao cho tập đoàn Viettel - mà theo chính quyền là đất quốc phòng, còn người dân khẳng định là đất nông nghiệp. [đọc tiếp]

Nông dân Đồng Tâm thả tất cả cán bộ, công an bị cầm giữ

22/04/2017 (RFA) - Ngay sau cuộc đối thoại với người dân Đồng Tâm, Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã được đưa tới Nhà văn hóa thôn Hoành, nơi người dân đang cầm giữ 19 cán bộ, chiến sĩ công an. Tại đây hai bên ký biên bản bàn giao người.

Trong khi đại diện hai bên lập biên bản bàn giao người, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã vào trong Nhà văn hóa thôn thăm các chiến sĩ đang bị giữ.

Trước đó, trong cuộc đối thoại với đại diện của người dân Đồng Tâm, ông Chung ngỏ lời cám ơn bà con đã đối xử tử tế với các cán bộ chiến sĩ trong tuần lễ vừa qua, và để nghị hãy thả hết các cán bộ, chiến sĩ công an và cảnh sát cơ động còn đang bị cầm giữ: [đọc tiếp]

Đồng Tâm chưa xong, lại có đụng độ vì đất ở Bắc Ninh

20/04/2017 (VOA) - Một số người dân ở một thôn của tỉnh Bắc Ninh đưa thông tin lên mạng xã hội cho hay trong ngày 20/4 đã có đụng độ giữa dân và nhà chức trách do tranh chấp đất đai.

Địa điểm xảy ra đụng độ là thôn Vọng Đông, xã Yên Trung thuộc huyện Yên Phong của tỉnh. Nơi này chỉ cách ranh giới với Hà Nội chưa đầy 10 kilomet.

Người dân nói chính quyền đã tìm cách “thu hồi đất với giá đền bù rẻ mạt” ở khu ruộng 14 mẫu có tên là Đồng Cốc. Họ khẳng định vẫn canh tác ở đó và nộp thuế đầy đủ qua nhiều thế hệ. [đọc tiếp]

Cô nhân viên sân bay "quật ngã" bốn chục cán bộ chiến sĩ cảnh sát Hà Nội

19/04/2017 J.B Nguyễn Hữu Vinh (Bauxite Việt Nam) - "Diễn"... và nỗi khổ của báo chí nô lệ - Trên mặt báo, những thông tin về các hoạt động của các quan chức trong hệ thống "Tứ trùng" hưởng lương dân ở Việt Nam từ Đảng, Chính phủ, Nhà nước đến Mặt trận các đoàn thể... là những điều không thể thiếu và không thể bỏ sót.

Các chuyến thăm, các buổi "diễn" của quan chức liên tục được mô tả tỷ mỉ, chi tiết và hết sức hoành tráng, rực rỡ... Từng đoàn xe cộ, từng cuộc đón tiếp với cờ hoa, võng lọng, băng rôn khẩu hiệu tưng bừng cùng với các kiểu kính thưa, kính mời và cuối cùng là kính gửi vô cùng long trọng.

Việc các hình ảnh về hoạt động của quan chức được đưa lên mặt báo đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu, trở thành một phong trào ngày càng rộng mở của các lãnh đạo, của báo chí và các hoạt động xã hội, chính trị cũng như... kinh tế ở Việt Nam.

Điều đó cũng tạo cho dàn báo chí công cụ của đảng nhiều thời cơ tiếp cận, đi theo, hưởng ké nhiều bổng lộc... Nhưng lắm khi cũng tạo ra không ít những gian nan vất vả và nhiều khi cũng... bí cháo. [đọc tiếp]

Vụ Đồng Tâm: ‘báo chí nhà nước lúng túng, quan chức phách láo’

18/04/2017 (VOA) - Sau hơn 3 ngày xảy ra sự việc người dân bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và viên chức chính quyền làm con tin ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, vào sáng ngày 18/4, Công an thành phố Hà Nội mới họp báo đưa tin chính thức.

Từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với VOA-Việt ngữ rằng chính quyền và truyền thông nhà nước rất “lúng túng” trong sự cố này [đọc tiếp]

Sẽ có làn sóng nông dân nổi dậy nếu không tháo ngòi nổ Đồng Tâm

18/04/2017 Khánh An (VOA) - Ngày 18/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã không xuất hiện tại “điểm nóng” Đồng Tâm như mong đợi, sau khi dân làng tại đây thả 18 công an, khiến tình hình càng thêm “bùng nhùng” và “rối”, theo nhận xét của một nhà quan sát thời sự tại Việt Nam. Nhà báo-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cảnh báo nếu cứ theo đà này, người nông dân ở các nơi sẽ kéo về Hà Nội và đồng thời “phản ứng” tại địa phương.

Như thông tin các luật sư giữ vai trò trung gian giữa dân làng Đồng Tâm-Mỹ Đức và chính quyền Hà Nội đưa ra ngày 17/4, ông Nguyễn Đức Chung hứa sẽ đến gặp và thương thuyết với người dân vào ngày hôm sau (tức 18/4) sau khi nói chuyện với họ qua điện thoại của các luật sư. [đọc tiếp]

Buổi làm việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức sáng nay!

17/04/2017 LS Lê Văn Luân (FB Luân Lê) - Khi vào để gặp gỡ bà con xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức để trao đổi và làm việc, ngay từ xa đã có rất đông lực lượng công an, cảnh sát, từ thường phục đến cảnh phục canh gác cẩn mật. Chúng tôi vào được cổng làng dưới sự dẫn dắt của người dân nơi đây. Về hiện trạng thì không có gì xáo trộn bên trong mà mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường.

Phải rất khó khăn để có thể trao đổi trực tiếp với những người dân vì "chúng tôi bị lừa nhiều rồi". Chúng tôi cần những người làm trước nói sau chứ không thể nói trước làm sau. Họ không còn niềm tin vào ai để có thể làm việc, ngay cả việc thông tin lẫn đàm phán đều rất khó khăn và bị ngờ vực. [đọc tiếp]

Hà Nội: Cái khó trong vụ Đồng Tâm

16/04/2017 J.B. Nguyễn Hữu Vinh  (rfavietnam / nguyenhuuvinh's blog) - Vài ngày nay, thông tin qua mạng xã hội nóng lên bởi sự việc tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp Hà Nội. Những người nông dân giữ đất đã đồng tâm bắt hàng chục chiến sĩ cảnh sát cơ động nhốt lại, đòi nhà cầm quyền thả những người và đáp ứng các yêu sách của mình.

Đã gần 3 ngày trôi qua, những thông tin ít ỏi về vụ việc vẫn tạo sự nóng bỏng trên mạng xã hội. Hơn thế, việc báo chí im thin thít rồi chờ đợi để copy lại vài dòng tin từ Công an một cách sợ hãi, dè dặt... đủ nói lên sự lúng túng và sợ hãi từ nhà cầm quyền. [đọc tiếp]

TTXVN: 'Dân Đồng Tâm cản trở, giữ người trái luật'

16/04/2017 (BBC) - Hôm 16/4, qua điện thoại, người trực ban của Công an huyện Mỹ Đức đề nghị không nêu danh tính, nói với BBC: "Có xảy ra việc người dân bắt giữ tổng cộng 32 người gồm cảnh sát cơ động và một số người thuộc ban ngành khác từ hôm qua."

"Hiện chưa có thông tin gì thêm về những người này và họ chưa có liên lạc về đơn vị."

"Về thông tin những người này bị tẩm dầu vào quần áo như trên mạng xã hội đưa tin thì chưa được xác thực."

Hôm 16/4, BBC đã liên hệ Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức nhưng không nhận được phản hồi. [đọc tiếp]

Bạo động ở Hà Nội, dân bắt giữ 20 cảnh sát cơ động

16/04/2017 (Người Việt) - HÀ NỘI – Một số thông tin, hình ảnh, video clip liên quan đến vụ bạo động bùng phát hôm 15 tháng 4 tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đang được người sử dụng Internet chuyển cho nhau.

Theo đó, sáng 15 tháng 4, công an bất ngờ tấn công những người phản kháng một vụ thu hồi đất ở Đồng Tâm và bắt giữ 15 người.

Chưa rõ tại sao lại có khoảng 20 cảnh sát cơ động bị dân chúng bắt giữ. Một số hình ảnh cho thấy, hàng chục cảnh sát cơ động ngồi bết dưới sàn nhà, dưới sự giám sát của dân chúng, dân chúng vây kín nơi được cho là đang dùng để tạm giữ cảnh sát cơ động.

Cho đến sáng Chủ Nhật, cục diện vừa kể vẫn chưa thay đổi. Có nhiều nguồn khẳng định xã Đồng Tâm đang bị vây kín.

Không có nhiều thông tin liên quan đến vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở xã Đồng Tâm – được cho là nguyên nhân khiến bạo động bùng phát. [đọc tiếp]

Ngày 9/4/2017, Người Dân Xã Kỳ Hà, Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh Biểu Tình Với Cờ Vàng Việt Nam Tự Do

09/04/2017 (Tiếng Dân Việt Media) - Trong cuộc biểu tình của nhân dân xã Kỳ Hà, huyện, Kỳ An, tỉnh Hà Tĩnh diễn ra ngày 9/4/2017 đòi khởi kiện tập đoàn Formosa gây thảm họa xả hóa chất độc mạnh xuống  biển 4 tỉnh miền Trung, gây cá chết hàng loạt, đe dọa cuộc sống người dân đã xuất hiện những lá cờ vàng ba sọc đỏ - lá cờ tiêu biểu của Việt Nam tự do. [đọc tiếp]

Biển Đông: Ảnh vệ tinh xác nhận việc Trung Quốc đưa tiêm kích đến Hoàng Sa

07/04/2017 Trọng Nghĩa (RFI) - Một chiến đấu cơ Trung Quốc vừa bị vệ tinh chụp hình trên phi đạo của đảo Phú Lâm tại Hoàng Sa (Biển Đông) hôm 29/03/2017. Bức ảnh chiếc J-11 do cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) công bố hôm qua, 06/04 là bằng chứng mới nhất về việc Trung Quốc điều động chiến đấu cơ đến quần đảo Hoàng Sa mà họ chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974.

Giải thích về việc trên ảnh chỉ có duy nhất một chiếc máy bay tiêm kích J-11, chuyên gia Greg Poling của AMTI cho rằng rất có thể còn nhiều chiếc khác nằm trong các cơ sở trông giống như các nhà kho chứa máy bay gần đó và được thấy trong ảnh vệ tinh. [đọc tiếp]

Trung Quốc ca ngợi Việt Nam “chăm sóc tốt phần mộ liệt sỹ” của họ

07/04/2017 (VOA) - Hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc hôm 5/4 ca ngợi người Việt chăm sóc tốt các phần mộ của những người lính Trung Quốc tử trận trong chiến tranh Việt Nam.

Xinhua trích lời một người canh mộ ở nghĩa trang Kim Anh giành cho các liệt sỹ Trung Quốc ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, nói những liệt sỹ Trung Quốc hy sinh vì giúp Việt Nam trong cuộc ‘chiến tranh chống Mỹ’ đang yên nghỉ tại đây.

Xinhua trích dẫn thông tin của đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội nói rằng nhiều binh sĩ Trung Quốc đã “tham gia chiến đấu ở Việt Nam trong 2 cuộc chiến của người Việt chống Pháp và Mỹ theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam”. Hơn 320.000 binh lính Trung Quốc đã sát cánh chiến đấu với binh sĩ miền Bắc trong 2 cuộc chiến này. [đọc tiếp]

Những nhà báo bất lương

05/04/2017 Người Buôn Gió (Người Buôn Gió Blog) - ... Bọn dư luận viên còn phải chờ chỉ thị, bọn này không phải chờ chỉ thị, bởi chúng thừa khả năng và kinh nghiệm để biết trước phải làm gì. Chẳng hạn như vụ chặt cây xanh ở Hà Nội, vụ Formosa... những vụ nào dính dáng đến chính quyền. Không cần lệnh chúng cũng đưa bài trên Facebook hàm ý bênh vực chính quyền và nhạo báng những người phản đối việc chặt cây hay phản đối Formosa.

Bây giờ chúng hình thành một thế lực trong truyền thông, một mặt chúng dùng báo chí chính thống nơi chúng làm việc, một mặt chúng dùng Facebook để sử dụng phối hợp. Mục tiêu của chúng là phục vụ những thế lực chính trị mạnh để lấy chỗ che chở và đi đánh các doanh nghiệp để tống tiền. [đọc tiếp]

Bộ quy tắc COC sẽ do Trung Quốc sắp đặt ?

31/03/2017 Thanh Phương (RFI) - Theo hãng tin Kyodo của Nhật, hôm qua, 30/03/2017, các giới chức cao cấp ASEAN và Trung Quốc vừa đưa ra dự thảo khung đầu tiên cho Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong một cuộc họp ở Seam Reap, Cam Bốt.

Toàn bộ các nước thành viên của ASEAN và Trung Quốc sẽ đem bản dự thảo khung đó về để nghiên cứu, sau đó các quan chức cao cấp sẽ tiếp tục thảo luận tại một cuộc họp vào tháng 5 ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nội dung của bản dự thảo COC hiện vẫn chưa được tiết lộ. [đọc tiếp]

Vì mối liên hệ bí mật với Nga: Trump có thể bị truất quyền Tổng thống ?

24/03/2017 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong cuộc điều trần trước ủy ban tình báo của Quốc hội Mỹ vào ngày 20/03/2017 Cục điều tra Liên bang (Federal Bureau of Investigation- FBI ) xác nhận đang điều tra khả năng chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Donald Trump có liên hệ với Nga.

Các chi tiết mới trong cuộc điều tra cho thấy có nhiều dẫn chứng đáng tin cho những lời cáo buộc bộ tham mưu tranh cử của Donald Trump đã liên lạc bất hợp pháp với Nga. Cộng sự viên của Trump đã hợp tác với tình báo Nga và „tin tặc“ Nga đã tấn công gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2016 giúp Trump thắng ứng cứ viên dân chủ bà Hillary Clinton. [đọc tiếp]

Na Uy hạnh phúc nhất, VN không hạnh phúc như đã tưởng

20/03/2017 (VOA) - Na Uy vừa soán ngôi nước láng giềng Đan Mạch, trở thành quốc gia hạnh phúc nhất trái đất trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới. Trong khi đó, Việt Nam bị xếp thứ 94 trong bảng xếp hạng có 155 quốc gia. Một kết quả trái ngược với suy nghĩ của nhiều người Việt cho rằng Việt Nam là một trong những quốc gia “hạnh phúc” và “lạc quan” nhất thế giới.

Báo cáo mới nhất do Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững (SDSN) của Liên Hiệp Quốc thực hiện.

Theo báo cáo năm 2017, với vị trí thứ 94, Việt Nam tăng hai bậc so với năm trước, đứng ngay sau Somalia. [đọc tiếp]

Biển Đông: Malaysia tuyên bố không có tranh chấp với Trung Quốc

20/03/2017 Trọng Nghĩa (RFI) - Trung Quốc và Malaysia không hề có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng lấn trên Biển Đông. Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman đã khẳng định như trên vào hôm nay, 20/03/2017 trước Nghị Viện nước này và giải thích là Kuala Lumpur không hề công nhận bản đồ « chín đoạn - lưỡi bò » của Trung Quốc.

Theo báo mạng Malay Mail, ngoại trưởng Anifah đã xác định rằng cùng với các quốc gia ASEAN khác, Malaysia không hề công nhận bản đồ đường chín đoạn mà Trung Quốc vẽ ra để đòi chủ quyền trên Biển Đông vì lập luận này không phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Trên cơ sở đó, ngoại trưởng Malaysia khẳng định lập trường của nước ông : « Không hề có yêu sách hay tranh chấp lãnh thổ chồng lấn giữa Malaysia và Trung Quốc ở Biển Đông », mà tất cả những gì nằm trong vùng thuộc thẩm quyền hàng hải của Malaysia đều thuộc về Malaysia. [đọc tiếp]

Trung Quốc lập dự án quy hoạch bờ sông Hồng

20/03/2017 (RFA) - Viện Thiết kế và Quy Hoạch thành phố Hàng Châu Trung Quốc được Hà Nội mời nghiên cứu lập qui hoạch hai bên bờ Sông Hồng.

Đó là thông tin được truyền thông trong nước loan đi vào ngày 20 tháng 3. Theo đó Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có yêu cầu các đơn vị liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu để nghiên cứu lập đồ án Quy hoạch hai bên bờ Sông Hồng.

Phía chính quyền Hà Nội đề nghị các cơ quan liên quan trong nước hoàn tất các hồ sơ để báo cáo trước ngày 25 tháng 3 tới đây. [đọc tiếp]

Biển Đông : Cam Bốt lại đả kích Mỹ và bênh Trung Quốc

19/03/2017 (RFI) - Thái độ thần phục Trung Quốc và công kích Hoa Kỳ của Cam Bốt tiếp tục lộ rõ, với giới chức lãnh đạo Phnom Penh như đã không bỏ lỡ dịp nào để cho thấy điều đó. Theo nhật báo Anh Ngữ The Phnom Penh Post ngày 13/03/2017, trong phát biểu ngày 10/03 nhân một cuộc hội thảo do Trung Tâm Nghiên Cứu Hòa Bình và Xung đột tại Cam Bốt tổ chức, ngoại trưởng Cam Bốt Prak Sokhon lại một lần nữa lên tiếng đả kích sự can dự của Mỹ vào Biển Đông, một quan điểm rập khuôn theo đàn anh Trung Quốc.

Theo báo Phnom Penh Post, lời đả kích Mỹ của ngoại trưởng Prak Sokhon được đưa ra vào lúc các quan chức Cam Bốt bắt đầu nặng lời công kích Mỹ, nhắc lại các vấn đề gây tranh cãi như những chiến dịch ném bom Cam Bốt vào những năm 1970, hay khoản tiền Cam Bốt nợ Mỹ trong thời kỳ chiến tranh mà cho đến nay vẫn chưa trả. [đọc tiếp]

Dân chủ thắng Dân túy trong cuộc bầu cử quốc hội Hòa Lan

16/03/2017 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - 2016 là năm căng thẳng trong lịch sử dân chủ tây phương. Đa số dân Vương quốc Anh đã quyết định rời liên minh Âu châu (EU). Tại Hoa kỳ nhà tỷ phú dân túy Donald Trump thắng cử Tổng thống. Hai biến cố trọng đại này đã cổ vũ cho các chính đảng hữu khuynh dân túy ở nhiều nước như Pháp, Hòa lan, Áo, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Thổ Nhĩ Kỳ... phát triển mạnh. Người dân Âu châu lo ngại sự sự bành trướng phong trào dân túy sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ cho hòa bình, thịnh vượng và dân chủ tại Âu châu. 

2017 là năm siêu bầu cử ở Âu Châu vì có ba cuộc bầu lãnh đạo mới ở Hòa Lan, Pháp và Đức. [đọc tiếp]

Sự hình thành và phát triển của phong trào biểu tình vào các ngày thứ hai tại Đông Đức từ tháng 9-1989 đến tháng 3-1990

15/03/2017 Lê Quí TrọngLê Quang Ngọ (Anh Ba Sàm) - Lời người dịch: Mục tiêu và hình thức đấu tranh của cuộc tổng biểu tình đang diễn ra vào các ngày Chủ Nhật tại Việt Nam có nhiều nét chung giống như những gì người dân Leipzig của CHDC Đức (DDR) cũ đã thực hiện cách đây gần 28 năm gây ra hiệu ứng domino, lan rộng ra khắp Đông Đức dẫn đến sự biến mất của nhà nước này kéo theo sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Đông Âu. Cùng đồng hành với phong trào, chúng tôi sưu tầm tài liệu viết về sự kiện này để mọi người dân Việt yêu nước thương nòi có thể tham khảo, đoàn kết bền bỉ đấu tranh và vững tin vào thắng lợi của sức mạnh quần chúng khi đã được phát huy, như lời của Nguyễn Trãi: ”Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”.

Thành phố Leipzig trong mùa thu năm 1989 đã trở thành nơi sinh của các cuộc biểu tình vào ngày thứ hai hàng tuần. Những đoàn biểu tình đông đảo của hàng nghìn công dân DDR chẳng bao lâu đã tìm thấy được sự hưởng ứng trong các thành phố khác của DDR và trở thành biểu tượng cho cuộc cách mạng diễn ra ôn hòa ở Đông Đức. [đọc tiếp]

Ngày tưởng niệm tử sĩ Gạc Ma 14/3/2017 (*)

14/03/2017 FB Nguyễn Quang A - (* Tựa do DĐVN21 đặt) - Tôi đi xe bus (lúc đi không bị chặn) sang tượng đài Lý Thái Tổ, khoảng 8h50 đến gần đó thì thấy 1 xe cảnh sát ở góc đường và góc bên kia thì dân phòng, cảnh sát ngồi cả chục người. Đến gần tượng đài quan sát thấy nhiều người mặc thường phục điện thoại, sắp xếp nhau (tôi nghĩ là an ninh). Lên sát tượng đài thấy khoảng 10-15 người quen đã gặp nhau ở các cuộc tưởng niệm các năm trước.

Tôi nghĩ lúc đó có khoảng 40 người đến tưởng niệm (số dân đến chụp ảnh hoa anh đào quanh tượng đài thì nhiều; cộng số an ninh chìm nổi nữa thì trước tượng đài phải cỡ hơn 100). Thấy một số tay mặc thường phục ra lệnh và an ninh bắt đầu lên loa kêu giải tán, thấy các camera nhìn khá quen chĩa vào đám đông, lia hết người này người nọi, tôi đi xuống để quan sát và muốn ghi hình để post lên cho bà con xem.

Rồi 1 tay mặt rất quen đã gặp mấy lần hỏi bác đi đâu, rồi nó hô 3 tên khác tống tôi vào một chiếc xe. Lúc đó là 9:15 [đọc tiếp]

Thiếu Tướng Trương Giang Long: “Trung Quốc Không Bao Giờ Từ Bỏ Dã Tâm Thôn Tính Nước Ta”!

13/03/2017 FB Ánh Sáng Soi Đường (Tiếng Dân Việt) - Trên mạng xã hội FB, trang Ánh Sáng Soi Đường đã trích đăng video bài nói chuyện của Thiếu tướng  Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục chính trị Công an nhân dân, Giám độc Học viên chính trị Công an nhân dân về hiện tình đất nước.

Trong phần này Thiếu tướng Trương Giang Long nói về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc - Hoa Kỳ, và đã khẳng đinh Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta. Sau đây là phần trích đăng bài nói chuyện của Thiếu tướng công an Trương Giang Long. [đọc tiếp]

Dư luận VN phẫn nộ vì cáo buộc nhiều trẻ em bị xâm hại

13/03/2017 (BBC) - Các lãnh đạo cao cấp tại Việt Nam đã "yêu cầu Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao" làm rõ cáo buộc một số vụ xâm hại tình dục trẻ em sau khi vụ việc được truyền thông trong nước, mạng xã hội và các tổ chức xã hội đưa tin và kêu gọi hành động.

Cáo buộc xâm hại trẻ em không được điều tra, xử lý kịp thời trong khi các thủ phạm được cho là được "bao che" và có kẻ còn "nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật" đã gây bất bình cho người dân và các tổ chức bảo vệ trẻ em và phụ nữ ở Việt Nam. [đọc tiếp]

Trung Quốc có thật sự muốn hòa bình ?

12/03/2017 (RFI) - Với việc tăng ngân sách quốc phòng một cách khiêm tốn, phải chăng Trung Quốc đang chứng tỏ là thật sự muốn có hòa bình ? Chuyên gia Valerie Niquet, phụ trách mảng châu Á, thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS trên trang blog của báo mạng HuffingtonPost cho rằng không hẳn là như thế. RFI Tiếng Việt giới thiệu bài viết này.

Yếu tố đầu tiên là sự thay đổi trong chiến lược thông tin tuyên truyền và xác định lập trường của Trung Quốc trên trường quốc tế. Đối mặt với một chính quyền Trump có vẻ thất thường và liên tục có những tuyên bố khiêu khích, thì ngược lại, giới lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định tỏ vẻ khiêm tốn trên bình diện kinh tế cũng như là chiến lược. [đọc tiếp]

Formosa và sự tồn vong của chế độ chính trị

11/03/2017 Nguyễn Thị Từ Huy (rfavietnam nguyenthituhuy's blog) - « Formosa là tử huyệt của chế độ », câu này tôi nghe rất nhiều người nói, trong số đó có nhà văn Võ Thị Hảo, là người mà tôi trực tiếp được nghe phát ngôn. Không riêng gì chị Võ Thị Hảo, rất nhiều người nghĩ như vậy. Những người này có cái lý của họ. Bởi vì rõ ràng là sự tồn tại của Formosa gắn với sự huỷ hoại toàn bộ môi trường sống, tức là Formosa chuẩn bị cho sự diệt vong của toàn bộ dân tộc. Người dân trên xứ sở có hàng ngàn km bờ biển này muốn tồn tại thì họ phải loại bỏ Formosa khỏi lộ trình sinh tồn của họ. Nếu họ để cho Formosa tồn tại thì chính họ tự đẩy mình vào chỗ chết. Người Việt Nam quá hiểu điều này, và không ai muốn chịu chết.

Câu hỏi là : hệ thống lãnh đạo Việt Nam có hiểu điều này không ? Họ có hiểu rằng bảo vệ Formosa chính là dọn đường cho sự tiêu vong của chế độ không ? Nếu những người dân bình thường như chúng ta hiểu điều đó, thì họ cũng hiểu thôi. Nhiều người trong số đó rất thông minh, được học hành, có kiến thức. Hơn nữa đã có vô số các phân tích của các chuyên gia về môi trường, chuyên gia về xã hội và các nhà bình luận. Lãnh đạo không thể không biết. [đọc tiếp]

Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979: Quá khứ không thể nào quên

11/03/2017 Xuan Loc Doan, Asia Times 23/02/2017, Thụy My dịch (thuymyrfi) - Nhiều tờ báo Việt Nam do Nhà nước kiểm soát mới đây đã đề cập đến một chủ đề cấm kỵ : cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1979. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy đảng Cộng sản cầm quyền rốt cuộc đã quyết định bãi bỏ kiểm duyệt đối với việc nêu ra cuộc chiến Việt-Trung  ngắn ngủi nhưng đẫm máu?

Từ đó đến nay, cuộc chiến tranh biên giới 1979 - cũng như trận hải chiến đẫm máu năm 1988 - đều không được đưa vào giảng dạy ở trường học, được nhắc đến trong các phát biểu hay nêu ra trên các phương tiện truyền thông Việt Nam vốn bị Nhà nước kiểm soát bằng bàn tay sắt (toàn bộ báo chí đều trực thuộc các định chế liên quan đến đảng Cộng sản Việt Nam). [đọc tiếp]

Buổi tưởng niệm các liệt sĩ Gạc Ma bị công an Vũng Tàu trấn áp

11/03/2017 (Bauxite Việt Nam) - ... Sáng 10/3/2017, đại diện CLB Lê Hiếu Đằng, No-U SG, XHDS Vũng Tàu, CDVN... tổ chức tưởng niệm, thắp nhang, thả vòng hoa tại bãi biển Vũng Tàu nhân sắp tới ngày 14/3, nhớ về ngày Gạc Ma mất vào tay Trung Cộng (14/3/1988)... Sương Quỳnh bị bẻ tay đưa đi sau khi cùng với anh em Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng xuống Vũng Tàu thả hoa tưởng niệm các liệt sĩ Gạc Ma. Các anh chị Hoàng Hưng, Kha Lương Ngãi, nghệ sĩ Kim Chi, Ánh Hồng,.. đến Công an Vũng Tàu đòi người thì được trả lời là Công an không bắt, không biết, lại còn đòi phải có đơn trình bày sự việc.

Tội của chị cũng như của bao nhiêu người khác là yêu nước không đúng chỉ đạo, không được cấp giấy phép. Tức yêu nước lậu! [đọc tiếp]

Láng giềng Trung Quốc tức giận vì lệnh cấm đánh cá

10/03/2017 Ralph Jennings (VOA) - Bắc Kinh nói sẽ ra lệnh cấm tất cả các tàu thuyền qua lại trên vùng biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông) nơi có nguồn hải sản dồi dào, từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay, ngay cả ở vùng biển mà Việt Nam và Philippines cũng có tuyên bố chủ quyền.

Các chuyên gia nói rằng kế hoạch của Trung Quốc tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá một cách cứng rắn và khác thường ở Biển Đông trong năm nay đe dọa mối quan hệ với các nước láng giềng, mặc dù đã có một cuộc đối thoại trong vài tháng gần đây và lệnh cấm này có thể vi phạm phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế năm 2016. [đọc tiếp]

Hà Nội 'tăng tổ Đảng' trong doanh nghiệp tư

10/03/2017 (BBC) - Học cách làm của Trung Quốc, thành phố Hà Nội ở Việt Nam đã lập ra hàng trăm tổ chức của Đảng Cộng sản trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Một bài trên báo Nhân Dân (09/03/2017) vừa tổng kết một hội nghị của Đảng Cộng sản về "Nâng cao vai trò tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở Hà Nội" trong năm năm qua.

Theo nguồn tin này, "Đảng bộ TP Hà Nội đã thành lập 886 tổ chức đảng (TCĐ) trong các loại hình doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước" trong thời gian nói trên. [đọc tiếp]

Trung Quốc lại vi phạm luật quốc tế với lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông

10/03/2017 (RFI) - Ngày 27/02/2017, Trung Quốc lại ban hành « lệnh » cấm đánh bắt cá ở nhiều khu vực trên Biển Đông, từ ngày 01/05 đến ngày 16/08. Sự kiện này thu hút sự chú ý vì đây là quyết định « cấm biển » đầu tiên của Bắc Kinh sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết (12/07/2016) về Biển Đông trong đó ghi nhận là một lệnh cấm đánh cá tương tự mà Trung Quốc đưa ra năm 2012 đã vi phạm luật biển quốc tế và phớt lờ chủ quyền của nguyên đơn Philippines trong việc bảo vệ sinh kế trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Trong một bài phân tích đăng trên trang web Mỹ Lawfare ngày 07/03/2017, Julian Ku và Chris Mirasola, hai chuyên gia về luật quốc tế, đã phân tích quyết định vừa ban hành của Trung Quốc để kết luận rằng Bắc Kinh rõ ràng vẫn vi phạm những yếu tố rất quan trọng của luật biển nói chung và phán quyết của Tòa Trọng Tài nói riêng. [đọc tiếp]

Được và mất sau cuộc biểu tình ngày 5 tháng 3

09/03/2017 Kính Hòa (RFA) - Biểu tình vì môi trường nổ ra vào ngày chủ nhật 5/3. Vài ngàn ngư dân vào giáo dân Công giáo miền Trung xuống đường có trật tự, vài chục người trẻ tuổi bị giải tán tại Sài Gòn.

Cũng như những lần trước, lời kêu gọi biểu tình được đưa ra trên mạng xã hội nhiều ngày trước đó, chỉ có điều lần này những cư dân mạng xã hội và blogger Việt Nam phải đương đầu với một chuyện chưa có tiền lệ mà mạng xã hội đem lại, đó là không rõ lời kêu gọi biểu tình xuất phát từ đâu. Có những nguồn tin nói rằng chính Linh mục Nguyễn Văn Lý, người vốn được những nhà hoạt động dân chủ kính trọng kêu gọi, nhưng cũng có những thông tin cho rằng ai đó, tổ chức nào đó muốn lợi dụng sự phẫn nộ của người dân về môi trường và sự thờ ơ đàn áp của chính quyền để trục lợi. [đọc tiếp]

Xuống đường biểu tình đòi tự do, dân chủ, đòi nhân quyền, đòi môi trường trong sạch là quyền chính đáng của người dân

09/03/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - trao đổi với nhà báo Nguyễn Vũ Bình - Các cuộc biểu tình chống Formosa gây ô nhiễm môi trường trên biển 4 tỉnh miền Trung diễn ra liên tục suốt gần 1 năm qua – Ngày Chủ nhật 5/3/2017 mới đây hàng nghìn người từ Sài Gòn, đến Hà Tĩnh, Nghệ An lại xuống đường đòi Formosa cút khỏi Việt Nam. Ở Hà Nội tuy yên lặng, nhưng lực lượng an ninh vẫn được huy động đề phòng biểu tình chung quanh hồ Hòan Kiêm. Các chốt gác được quanh các nơi ở của những người bất đồng chính kiến, ngăn cản sự đi lại tự do của họ.

Đánh giá về cuộc biểu tinh ngày Chủ nhật 5/3/2017 có nhiều cái nhìn khác nhau.

Từ Hà Nội, nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành sau đây:

900 triệu dân Á châu phải trả tiền hối lộ, Ấn Độ và Việt Nam dẫn đầu

08/03/2017 Nguyễn Khôi (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hôm 07/03/2017 một tổ chức giám sát cho biết hơn một phần tư dân sống ở châu Á phải trả tiền hối lộ khi họ cần dùng các dịch vụ công cộng trong năm qua. Tổ chức này kêu gọi các chính phủ trong vùng hãy bứng tận gốc tệ nạn hối lộ thường thấy này. 

Báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế - Transparency International với trụ sở tại Berlin đã khảo sát hơn 20.000 người trong 16 quốc gia trải dài khu vực Châu Á Thái Bình Dương từ Pakistan đến Australia.

Qua cuộc thống kê Transparency International ước tính có 900 triệu người buộc phải trả tiền "trà nước" ít nhất là một lần trong vòng năm một năm trước. Tỷ lệ hối lộ cao nhất là ở Ấn Độ (69%) và Việt Nam (65%), nơi gần hai phần ba số người được hỏi cho biết họ phải đút lót để dùng các các dịch vụ cơ bản như giáo dục và y tế công cộng. [đọc tiếp]

Tin bịa đặt

07/03/2017 Ngô Nhân Dụng (Người Việt) - “Giáo Sư Kim Andre Gosling Jr., đại học Harvard, tuyên bố trên báo The Boston Daily Inquirer rằng: Sinh viên Việt Nam thông minh nhất thế giới.” Ông bạn tôi ở Pháp gửi cho mẩu tin trên qua email. Ông đoán rằng nếu đưa tin này công khai trên báo thì chỉ 5 phút sau sẽ được chuyển đi cùng khắp các mạng Internet.

Nhưng đó là một tin bịa đặt (fake news, một chữ bây giờ nghe rất quen thuộc). Thứ nhất, Giáo Sư Gosling Jr. không hề tuyên bố như vậy! Thứ Hai, thành phố Boston không có báo nào mang tên Daily Inquirer. Hơn nữa, không có giáo sư nào tên Kim Andre Gosling Jr. ở đại học Havard! [đọc tiếp]

Biển Đông : Trung Quốc xây thêm căn cứ hậu cần trên đảo Hải Nam

06/03/2017 Thụy My (RFI) - Một căn cứ hậu cần sẽ được xây dựng ở đảo Hải Nam. Hoàn cầu Thời báo hôm nay 06/03/2017 dẫn lời thị trưởng Tam Sa – cơ quan hành chính do Bắc Kinh thành lập để quản lý khu vực đang bị nhiều nước tranh chấp tại Biển Đông – cho biết như trên.

Theo lời thị trưởng kiêm bí thư Tiêu Kiệt (Xiao Jie), chính quyền Bắc Kinh đã phê duyệt một đề án bảo vệ môi trường tại Hoàng Sa, Trường Sa, bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa, trực thuộc cái gọi là « thành phố Tam Sa »). [đọc tiếp]

Ý kiến: 'Đừng kêu gọi hy sinh vô ích'

06/03/2017 Lu Bi (BBC) - Một góc phố buổi sáng, hai ông bà già bán nước tấp tểnh cầm chồng ghế chạy khi hai anh công an từ ô tô lao xuống thu giữ cái quán trà đá bán trên vỉa hè. Tôi chợt nhớ ra cả nước đang trong chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ.

Nhìn hai cụ già quỵ lụy xin xỏ thấy thương lắm,nhưng biết làm sao khi họ làm vì họ có lý, họ giành lại vẻ đẹp cho bộ mặt đô thị.

Nói cho cùng thì mấy đồng chí quan chức ra chính sách bao giờ mà chẳng có lý, thậm chí là chí lý.

Mua một lít xăng thì đóng thuế một nửa để bảo vệ môi trường nhưng tiền đó không phải dùng tất cả để bảo vệ môi trường. [đọc tiếp]

Biểu tình chống Formosa trong ngày 5-3-2017: Cái nhìn tổng thể và chi tiết

06/03/2017 BVN lượm lặt đó đây (Bauxite Việt Nam) - 1. Ngoài lực lượng an ninh, quân đội đã xuất hiện. Và câu hỏi đặt ra: Cuộc chiến nào sau những hàng rào thép gai này?

Phía sau những hàng rào thép gai, không chỉ lực lượng cảnh sát cơ động và đặc nhiệm, đã xuất hiện cả sắc phục quân đội. Như thể một cuộc chiến. Vâng, một cuộc chiến chống lại nhân dân.

Người dân Hà Tĩnh đang bao vây thủ phủ Formosa. Có sự xuất hiện của quân đội. Một hàng rào dây thép gai đã rào sẵn từ trước cách xa tường thành Formosa - Thông tín viên từ thực địa.

2. Có mặt đồng đều trừ Hà Nội im ắng

Hàng ngàn bà con tại các tỉnh lớn như Hà Tĩnh, Nghệ An, Sài Gòn… xuống đường phản đối Formosa đã và đang hủy diệt nòi giống VN, vào ngày 05.03.2017. [đọc tiếp]

Tổng biểu tình ngày 5/3/2017

06/03/2017 CTV Danlambao - Sáng chủ nhật ngày 5.3 người dân các tỉnh thành bao gồm: Sài Gòn, Buôn Mê Thuột, Biên Hoà, Nghệ An, Hà Tĩnh cùng đồng bào hải ngoại đã đồng loạt xuống đường phản đối Formosa. Dưới đây là những video, hình ảnh CTV Danlambao đã tổng hợp trên các trang mạng xã hội. [đọc tiếp]

Nguyễn Hoàng Vi: Về cuộc biểu tình hôm nay ở Sài Gòn

05/03/2017 (Đàn Chim Việt) - Những ngày cận kề 5/3/2017, không khí Sài Gòn trở nên nặng nề bởi những tranh luận về lời kêu gọi biểu tình ngày 5/3.

Phần đông anh em hoạt động năng nổ trong phong trào đấu tranh ở Sài Gòn không đồng tình với việc biểu tình. Không đồng tình không phải là với mục tiêu tốt đẹp như đã đưa ra trong lời kêu gọi của Linh mục Nguyễn Văn Lý mà vì một số dè dặt về ý đồ của những phe nhóm lợi dụng.

Tôi không nhìn thấy những gương mặt thân quen của bất kỳ hội nhóm hoạt động xã hội dân sự độc lập nào xuất hiện trong đoàn biểu tình lần này. Những gương mặt mới giương cao biểu ngữ, hô khẩu hiệu dù không đồng đều, không chuyên nghiệp nhưng toát lên tinh thần cương quyết và dũng cảm. Rất nhanh chóng, lực lượng còn đảng còn mình đánh tan cuộc biểu tình bằng những pha đánh đập và bắt tất cả  [đọc tiếp]

Muốn lật đổ Cộng sản thì đừng dối trá!

05/03/2017 FB Pham Doan Trang - Nói chung, tôi là một đứa chậm chạp, nhát và hay nhường nhịn (nên đã chậm càng chậm hơn). Nhưng tôi có một niềm tự hào nho nhỏ là từ ngày bắt đầu làm báo đến giờ, tôi chỉ có hai lần sai. Xin nói rõ là hai lần phạm lỗi mà tôi và độc giả đều biết, chứ lỗi mà chỉ tôi biết, độc giả không biết, hoặc ngược lại, thì chắc chắn là... nhiều.

Lần thứ hai, tôi đưa tin theo phản ánh của một blogger hoạt động dân chủ, nói rằng một cuộc tuần hành nào đó bị công an phá và đàn áp dã man... mà thực tế lại không phải như thế. Cuộc tuần hành có sự kiểm soát của công an thật, nhưng không có đàn áp dã man và nó tự kết thúc chứ không phải do bị phá.

... Tôi không dám lên án ai, ngay cả những nguồn tin từng cung cấp thông tin sai sự thật cho tôi. Tôi càng không muốn và không thể lên án những người kêu gọi biểu tình, vì biểu tình trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay không chỉ là quyền công dân mà còn là một cách gần như duy nhất để gây được chút ít sức ép với chính quyền độc tài này hay ít ra để những cái lỗ tai ấy, cái đầu ấy hiểu người dân nghĩ gì. Nhưng tôi muốn dập đầu... trên bàn phím mà lạy họ, những người đưa thông tin sai sự thật, tung các clip giả, rêu rao những nội dung dối trá trên mạng rằng: Các bạn làm ơn nói thật, nói đúng được không? [đọc tiếp]

Thiếu nhi người già tiến vào Formosa: Bộ Chính trị VN lâm thế khó

05/03/2017 (VNTB) - Video nhân dân các xứ đạo ở miền Trung bộ hành vào Formosa lan truyền với tốc độ nhanh chóng trên mạng xã hội Facebook. Formosa- tâm điểm của Vũng Áng dường như sắp diễn ra một cảnh bi kịch tang thương. Đây có thể là một cuộc đàn áp đẫm máu, cũng có thể trở thành một sự kiện chấn động địa cầu.

Những lần biểu tình trước, chưa có người già và trẻ em tham gia như lần này. Đây là một tình thế rất khó cho Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày hôm qua 04 tháng 03, hàng nghìn lính cơ động đã di chuyển vào Formosa. Có vẻ một số trong họ hoang mang.

Nhiều ông già bà già tuổi gần đất xa trời cũng đã xuống đường. Họ không còn gì để mất nữa. [đọc tiếp]

Biểu tình hôm 5/3 'không như mong đợi'

05/03/2017 (BBC) - Linh mục được cho là phát động cuộc biểu tình toàn quốc hôm 5/3 nói với BBC về "hiệu ứng không như mong đợi" trong lúc một nhà hoạt động nói ông không đồng tình vì "những lời kêu gọi vu vơ".

Sáng 5/3, hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy biểu tình diễn ra tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Vinh, TP Hồ Chí Minh...

Hôm 5/3, trả lời BBC từ Nhà Hưu dưỡng Tổng Giáo phận Huế, Linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý nói: "Tôi xác nhận mình là người thay mặt cho Tập Hợp Quốc Dân Việt kêu gọi biểu tình ôn hòa đồng loạt toàn quốc mỗi Chủ nhật từ hôm 5/3." "Vì một số vấn đề tế nhị nên tổ chức này tạm thời ẩn danh, chưa thể ra mặt." "Nhưng tôi không phải là người điều hành khối người này."

Cùng ngày, trả lời BBC từ Hà Nội, nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng nói: "Tôi tôn trọng quyền biểu tình của tất cả mọi người nhưng không đồng tình với lời kêu gọi biểu tình vu vơ từ hôm 5/3 từ những người ẩn mặt, mượn lời cha Lý đưa ra."

"Còn về việc một số hình ảnh, clip biểu tình cũ xuất hiện trong ngày 5/3, theo tôi đấy là sự dối trá có chủ đích." [đọc tiếp]

Tin, ảnh, video clip tổng biểu tình ngày 5/3/2017

05/03/2017 (Anh Ba Sàm) - 13h12′, Facebooker Đinh Nhật Uy: Tôi có mặt ở Q1 từ sáng để quan sát chụp ảnh. Và hiện tại tôi đang ở sân vận động Tao Đàn.

Có một nhóm khoảng 20 anh em giơ biểu ngữ tại nhà thờ Đức Bà đuợc khoảng 5p thì bị bắt lên xe buýt. Xe buýt số 39 chở mọi nguời về sân Tao Đàn, tôi đi theo và đã chụp lại số xe. Hiện tại ngay sân Tao đàn, công an đủ loại đang canh gác truớc cửa.

Tôi đến đây không phải vì đi biểu tình theo lời kêu gọi của những kẻ giấu mặt hèn nhát. Tôi đến vì anh em của tôi, có một số chưa hiểu rõ vấn đề và chưa có kinh nghiệm chinh chiến.

Tôi xin xác nhận rằng, biểu tình đuợc 5p là bị dập tắt tại chỗ vì lực luợng quá kém. Những video clip đăng tải đoàn nguời đông đến hàng trăm đi diễu hành xung quanh nhà thờ, đi quanh công viên là không đúng sự thật. Clip đó là của những ngày 1/5 hoặc 8/5 năm 2016. [đọc tiếp]

Cựu Đại tá Bùi Tín nhắc lại vụ biến động Quỳnh Lưu 1956

04/03/2017 (BBC) - Mảnh đất Xô Viết Nghệ Tĩnh lưu trong lịch sử cách mạng vô sản vào năm 1956 là nơi xảy ra một cuộc phản đối của người dân Công giáo.

Hai năm sau khi hoà bình trở lại ở miền Bắc Việt Nam, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đưa bộ đội vào chống lại người dân phản đối Cải cách Ruộng đất.

Ông Bùi Tín, cựu Phó tổng biên tập báo Nhân Dân, đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện sống tại Paris kể lại về vụ Quỳnh Lưu. [đọc tiếp]

Để cứu muôn người, kỷ luật ai?

03/03/2017 Cát Linh (RFA) - Vào ngày 24 tháng 2 vừa qua, trong bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật; kỷ luật một vài người để cứu muôn người”. Câu nói này nhanh chóng tạo ra nhiều tranh luận, nhất là trên các trang blog và mạng xã hội.

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương đưa ra cái nhìn chung về lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng:

“Cách nói như thế là não trạng của Tàu. Tàu có câu nói là “sát nhất miêu, cứu vạn thử’ là giết 1 con mèo để cứu vạn con chuột. Ông ấy học cách nói của Tàu và nói lại kỷ luật vài người để cứu muôn người. Tôi đang nghĩ đến cái não trạng mèo chuột của ông này.” [đọc tiếp]

Việc dựng tượng Hồ Chí Minh ở Wien thất bại – Một thắng lợi của tình đoàn kết và hợp tác đấu tranh

03/03/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn ông Phạm Tử Bình, Thư ký Hội Áo - Việt vì Dân chủ và Văn hóa - Trước sự đoàn kết và hợp tác đấu tranh của người Áo gốc Việt, của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở châu Âu, ở Mỹ và Úc, với sự quan tâm hợp tác của các đảng phải đối lập, nhiều chính khách ở Áo đặc biệt là giới truyền thông ngày 23/2/2017 mới đây, chính quyền Thủ đô Vienna đã ra quyết định hủy bỏ dự án xây dưng tượng đài Hồ Chí Minh.

Ông Phạm Tử Bình, Thư ký Hội Áo Việt vì Dân chủ và Văn hóa đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành về sự kiện này như sau:

VN đứng 131/167 trong Chỉ số Dân chủ 2016 của Economist

02/03/2017 (BBC) - Việt Nam đứng thứ 131/167 bảng Chỉ số Dân chủ 2016 của EIU (Economist Intelligence Unit), tổ chức dự báo và tư vấn có uy tín của Anh.

EIU thuộc nhóm The Economist Group, nhà xuất bản tạp chí The Economist.

Đây bảng xếp hạng mức độ dân chủ của 165 quốc gia và hai vùng lãnh thổ được EIU thực hiện hàng năm với đánh giá gần như toàn bộ dân số và đại đa số các quốc gia trên thế giới.

Việt Nam (đứng thứ 131), Trung Quốc (136), Lào (151) và Bắc Hàn (167 - cuối bảng) là nằm trong nhóm Chế độ chuyên chế độc tài. So với các nước trong vùng Châu Á và Châu Úc, Việt Nam đứng thứ 24 trong số 28 nước được xếp hạng. [đọc tiếp]

The Economist: Việt Nam và Lào kém dân chủ nhất Đông Nam Á

02/03/2017 Tô Di (Luật Khoa) - Đánh giá chỉ số dân chủ năm 2016, tạp chí kinh tế The Economist chấm Việt Nam được 3.21/10 điểm, xếp thứ 131/167 quốc gia và được liệt vào nhóm các quốc gia chuyên chế, độc tài (authoritarian regime) cùng với Triều Tiên, Trung Quốc, Lào và Afghanistan.

So với năm 2015, Việt Nam đã lên được ba bậc và xếp thứ 131 trên 167 quốc gia. Tuy nhiên, điều này không đủ đưa Việt Nam ra khỏi nhóm các quốc gia chuyên chế, độc tài cùng với Trung Quốc, Triều Tiên, Lào và Afghanistan tại châu Á.

Bênh cạnh đó, Việt Nam có cùng điểm chung với Trung Quốc và Triều Tiên khi nhiều năm liền bị đánh giá 0/10 điểm về quy trình bầu cử và đa nguyên chính trị. [đọc tiếp]

Việt Nam cái gì cũng... xuống cấp

27/02/2017 Trần Nhật Phong (Danlambao) -  “Xuống cấp” chỉ là một mỹ từ nói cho lịch sự, xã hội hiện nay dưới cái gọi là “quản lý” của đảng, Việt Nam không chỉ “xuống cấp” mà tan nát, đang bị tàn phá thì đúng hơn. Với hoàn cảnh này thêm vài năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành bãi “rác” lớn nhất khu vực, từ những “rác thãi môi trường” cho đến “rác” nhân cách, rồi một ngày nào đó, cộng đồng quốc tế khi nhắc đến hai chữ Việt Nam, họ chỉ nói với nhau rằng “Việt Nam là bãi rác tự do nhất thế giới”.

Kể từ khi mạng xã hội phát triển, thế là người dân lại có một xu hướng kỳ lạ, cứ thích các tin tức thuộc dạng “lá cải” thì kiếm báo chính thống của đảng mà đọc, còn nếu nghiêm túc, muốn tìm hiểu nhiều góc cạnh của các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị, thì hầu hết người dân đều vào mạng xã hội để đọc tin tức, bình luận của những trang Fanpage thuộc... "Lề Dân".  [đọc tiếp]

Về sự kiện dựng tượng đài Hồ Chí Minh bất thành tại nước Áo

25/02/2017 Đặng Hà (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Áo, nhà nước Việt Nam mong muốn tặng thủ đô Viên của nước Áo một bức tượng bán thân Hồ Chí Minh, dự định được đặt trong công viên Donau. Mặc dù đã được cấp giấy phép, nhưng trước làn sóng chỉ trích, chống đối dữ dội thành phố Viên đã rút lại quyết định, đình chỉ dự án này.

Dự án thành lập tượng đài HCM được xúc tiến bởi Hội Hữu nghị Áo-Việt (một tổ chức thân nhà nước Việt Nam) có trụ sở ở thủ đô Viên của Áo. Năm ngoái ngày 03.08.2016 hội Hữu nghị Áo-Việt đã vui mừng thông báo trên trang web chính thức của hội rằng, thành phố Viên đã cấp giấy phép xây dựng tượng đài trong công viên Donau tại thủ đô Viên của nước Áo. Dự kiến tượng đài Hồ Chí Minh sẽ được khánh thành vào cuối năm nay nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Áo-Việt (1/12/1972 - 1/12/2017).

Thời gian kéo dài cho đến đầu năm 2017, mọi việc tưởng chừng như trôi chảy êm xuôi, chỉ còn chờ lễ khánh thành tượng đài HCM vào cuối năm nay. Nhưng vài ngày trước Tết ta, tổ chức Diễn đàn Việt Nam 21 ở Đức đã phát giác ra dự án này, lập tức viết thư phản đối gửi đến chính quyền thủ đô Viên của Áo và báo động cho đồng bào không những ở nước Đức mà khắp nơi trên thế giới. [đọc tiếp]

Khó khăn của phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay

24/02/2017 Lê Anh Hùng (VOA Blog) - Sau một thời gian phát triển tương đối mạnh, thời gian gần đây, phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam đang có chiều hướng chững lại. Các sự kiện ít được tổ chức, ít người tham gia; các hội nhóm chậm phát triển thành viên, sự kết nối giữa các thành viên lỏng lẻo; mối liên kết giữa các hội nhóm rời rạc…

Từ nhận thức khiêm tốn của mình, chúng tôi xin mạo muội chỉ ra một số nguyên nhân của thực trạng vừa nêu. [đọc tiếp]

Đảng cộng sản đã phung phí tiền dân và tài sản quốc gia như thế nào qua các dự án của tập đoàn TKV

24/02/2017 CTV Danlambao - Trong 10 năm qua, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã bỏ ra tổng cộng hơn 2.66 tỷ USD vốn đầu tư, mắc nợ 3.5 tỷ USD cho nhiều dự án khai thác bauxite, nhôm, than và trụ sở và đến bây giờ vẫn chưa thu lại lợi nhuận đáng kể nào từ các dự án.

Dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng:

- Phê duyệt năm 2006. Vốn đầu tư ban đầu là 7.787,5 tỷ đồng.

- 4 lần điều chỉnh tăng vốn, dẫn đến vốn đầu tư vào năm 2013 là 15.414 tỷ đồng. Tức là tăng gấp đôi. [đọc tiếp]

Thành phố Wien ngưng xây tượng đài Hồ Chí Minh

23/02/2017 Erich Kocina (Die Presse), bản dịch của Nguyễn Quang (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Việt Nam muốn gửi tặng công viên thành phố Wien một tượng bán thân lãnh tụ cộng sản. Nhưng thành phố rút lại quyết định sau khi bị phản đối mãnh liệt. Hồ Chí Minh phải chờ đợi. Tượng bán thân lãnh tụ cộng sản Việt Nam dự trù dựng ở công viên Donaupark Wien bây giờ không còn được tiến hành như trù liệu. Thành phố đã ngưng dự án sau khi bị phản đối mãnh liệt

Như nữ phát ngôn viên của Nghị viên thành phố phụ trách văn hóa Andres Mailath-Pokorny (Đảng Dân chủ Xã hội Áo - SPÖ) tuyên bố với báo "Press": "Các cơ sở để quyết định sẽ được thẩm tra lại". [đọc tiếp]

Báo chí Áo, Đức nói về sự chống đối tượng đài HCM tại thủ đô Wien, thành phố ngưng dự án

23/02/2017 Trần Việt (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tiếp theo các phản đối của người Việt tị nạn tại Áo cũng như từ khắp nơi về dự án tượng đài Hồ Chí Minh tại thủ đô Wien (Vienna), báo chí Áo bắt đầu loan tin về dự án gây nhiều tranh luận này.

Sau khi tờ tuần báo Falter đặt vấn đề: "Thành phố Wien tự tặng mình một tượng kỷ niệm thần tượng 1968 Hồ Chí Minh. Tại sao lại như thế ?" thì báo chí nước Áo bắt đầu nhập cuộc.

Tờ báo Krone viết: "Vô số tội phạm chiến tranh, Hàng triệu người chết, tra tấn có hệ thống và khủng bố đẫm máu. Bảng thành tích đầy xác người này rõ ràng là điều kiện lý tưởng để được vinh danh với một tượng đài ở thành phố Wien", và bài báo trích lời của nữ ký giả trên tuần báo Falter: "thành phần 68 (phản chiến) trong cánh tả của tòa thị chính lại quên không nhắc đến những chiến dịch thanh trừng, những phát súng bắn vào gáy, những màn tra tấn ghê tởm nhất đối với những phi công Mỹ bị bắt hay những trại tù cải tạo cộng sản của Hồ Chí Minh". [đọc tiếp]

Ông Frank-Walter Steinmeier: Tổng Thống Đức thứ 12

19/02/2017 Trần Việt (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào ngày chủ nhật 12/02/2017, Đại hội Liên bang Đức (Bundesversammlung) đã nhóm họp tại trụ sở Quốc hội Liên bang ở thủ đô Berlin để bầu tổng thống Đức cho nhiệm kỳ tới 2017-2022. Nhiệm kỳ tổng thống Đức kéo dài 5 năm.

Trong diễn văn khai mạc, chủ tịch quốc hội liên bang, ông Norbert Lammert đã ca ngợi tổng thống đương nhiệm Joachim Gauck là vị tổng thống xứng đáng của nước Đức, các đại biểu tại Đại hội Liên bang - ngoại trừ đại biểu của đảng cánh tả và đảng dân túy - đã đứng dậy vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt khiến tổng thống Gauck xúc động thấy rõ. Ông Joachim Gauck là một vị tổng thống rất được cảm tình của dân chúng Đức nhưng ông đã không ra ứng cử nhiệm kỳ thứ nhì.

Đại hội Liên bang Đức bao gồm 1260 đại biểu, trong đó có 630 dân biểu liên bang và 630 đại biểu do các tiểu bang gửi đến chiếu theo tỉ lệ của các đảng tại nghị viện tiểu bang. Cho nhiện kỳ tới, vị Tổng thống Đức thứ 12, cựu Bộ trưởng Ngoại giao, ông Frank-Walter Steinmeier (ảnh bên), 61 tuổi, thuộc Đảng Dân chủ Xã hội SPD, đã được Đại hội Liên bang bầu với 931 phiếu thuận, trong tổng số 1239 phiếu hợp lệ (đạt gần 75 % phiếu bầu), 103 phiếu trắng. Ba ứng cử viên khác cùng ra tranh cử, đạt số phiếu không đáng kể.

Dịp nầy ông Steinmeier trong lời phát biểu, báo chí Đức ghi lại có đoạn phê phán gián tiếp chính sách của ông Trump, TT Mỹ hiện nay: „nền dân chủ nước Đức sau chiến tranh đặt trên nền tảng phương Tây. Nếu nền tảng này lung lay, chúng ta bắt buộc củng cố cho vững chắc“. Ông Steinmeier trước đây đã chỉ trích ông Trump là „kẻ rao giảng sự thù ghét“. Trong cuộc phỏng vấn của hai đài truyền hình lớn là ARD và ZDF, ông cho biết sẵn sàng nói chuyện cởi mở với ông Trump, „nhưng không phải là chuyện dễ dàng“. Ông kêu gọi nước Đức „hãy can đảm lên“. Ông nói „chúng ta đã chỉ ra rằng, mọi chuyện có thể còn tốt đẹp hơn“.

Tưởng cũng nên nhắc lại khi còn tại chức ngoại trưởng, trong chuyến thăm Việt Nam ông Steinmeier đã đọc một bài diễn văn rất chân tình trước sinh viên tại Hà Nội ngày 31/10/2016 [đọc tại đây].

Tổng thống Joachim Gauck sẽ chính thức mãn nhiệm và chuyển giao chức vụ lại cho ông Frank-Walter Steinmeier vào ngày 19/03/2017 sắp tới. Để biết thêm về vị tổng thống rất được lòng dân chúng Đức sắp mãn nhiệm này, xin mời đọc bài nói chuyện của ông Gauck trước sinh viên tại đại học Đồng Tế, Thượng Hải ["Không bao giờ quyền lực được đứng trên pháp luật" - đọc tại đây]

Bắt người tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt Trung

17/02/2017 (RFA) - Công an đã bắt giữ khoảng hơn chục người và ngăn cản những người khác làm lễ tưởng niệm những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc hồi năm 1979.

Vào khoảng 9 giờ sáng, khoảng 100 người đã đến tượng đài Lý Thái Tổ ở trung tâm thành phố Hà Nội để thắp hương tưởng niệm những người đã chết trong cuộc chiến biên giới trước sự có mặt của rất đông công an và lực lượng an ninh. Hình ảnh video được phổ biến trên mạng sau đó cho thấy có một số người mặc thường phục đã tìm cách phá rối buổi lễ. [đọc tiếp]

Cuộc chiến biên giới phía Bắc có đáng được vinh danh?

17/02/2017 Mặc Lâm (RFA, Bangkok) - Mỗi năm vào ngày 17 tháng Hai trong các nghĩa trang liệt sĩ trải dài sáu tỉnh phía Bắc hương khói ngày một vắng vẻ hơn. Người thân của những liệt sĩ ngày một vắng bóng do khó khăn hay quá cố, nhưng các cơ quan thương binh liệt sĩ của chính phủ cũng được lệnh không ngó ngàng gì tới khiến cho dư luận phẫn nộ thêm trước sự bất nhẫn khó hiểu này. Mặc Lâm ghi nhận thêm vài sự kiện vào sáng hôm nay, trong ngày kỷ niệm này.

Nghĩa trang liệt sĩ tại các cao điểm thì heo hút đã đành nhưng ngay tại thành phố hay thủ đô cũng không ngoại lệ. Thay vì tổ chức thăm viếng, thắp nén nhang cho người đã hy sinh vì đất nước, nhiều nơi còn ngăn cản, gây khó khăn cho người tảo mộ. [đọc tiếp]

Việt Nam lên tiếng vụ ám sát Kim Jong-nam

16/02/2017 (RFA) - Việt Nam hôm nay chính thức có phát biểu liên quan vụ ám sát ông Kim Jong- Nam, người anh cùng cha khác mẹ của chủ tịch Bắc Hàn.

Phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Phương Trà, ra thông cáo báo chí nêu rõ các cơ quan chức năng của chính phủ Hà Nội đang hợp tác chặt chẽ với phía Malaysia để làm rõ các thông tin liên quan.

Hôm qua, truyền thông Malaysia dẫn nguồn từ cảnh sát quốc gia nước này về việc bắt giữ một nữ nghi phạm tại sân bay Kuala Lumpur mang giấy tờ với tên Việt Nam theo tiếng Việt không có dấu Doan Thi Huong, sinh năm 1988 tại Nam Định. [đọc tiếp]

Tình tiết mới trong vụ ám sát gây ‘rúng động’ người Việt

16/02/2017 (VOA) - Vụ bắt giữ một cô gái mang giấy tờ Việt Nam được cho là có dính líu tới vụ ám sát anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un gây “chấn động” người Việt sinh sống và làm việc ở Malaysia, trong khi cảnh sát nước này cho biết đã bắt thêm hai người khác.

Về việc một cô gái mang giấy tờ Việt Nam mà cảnh sát Malaysia thông báo là Doan Thi Huong, 29 tuổi, từ Nam Định, Việt Nam, bị bắt vì nghi dính líu tới vụ ám sát, chị Thảo Nguyễn, đang sinh sống và làm việc ở tỉnh Johor, miền nam Malaysia, cho VOA Việt Ngữ biết rằng chị “không thể tin nổi”. [đọc tiếp]

Viết cho những người không có đạo - như tôi

14/02/2017 FB Phạm Đoan Trang - Tôi không phải người Công giáo. Tôi cũng không phải Phật tử. Tóm lại, tôi không có đức tin tôn giáo nào, và tôi biết điều đó chẳng hay ho gì – con người luôn cần có một cõi nào đó trong tinh thần để hướng họ về cái thiện và ngăn họ làm điều xấu. Không có đức tin thật ra cũng là một sự bất hạnh, nhất là ở hoàn cảnh Việt Nam thời loạn như bây giờ.

Nhưng cũng là vì hoàn cảnh Việt Nam, mà việc thực hành một tôn giáo nào đó trở thành… phức tạp. Chùa nào lớn cũng có chi bộ, có an ninh “hướng dẫn” sinh hoạt. Nhà thờ nào lớn cũng vậy thôi: An ninh chìm nổi lảng vảng tối ngày, camera, thiết bị nghe trộm giăng khắp nơi.

Chế độ cai trị của cộng sản luôn có đóng góp to lớn của đội ngũ tuyên truyền viên, dư luận viên. Trong hàng chục năm qua, đội ngũ này đã lập thành tích đáng kể trong việc phá hoại về căn bản uy tín của tôn giáo và cách ly, cô lập các cộng đồng tôn giáo với xã hội, nhất là các “đạo của Tây”. [đọc tiếp]

Hồ Chí Minh không xứng đáng được đặt tượng tại Vienna - Thủ đô Áo Quốc

08/02/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn ông Phạm Tử Bình, Thư ký Hội Áo – Việt Dân chủ, Văn hóa. Theo tin của Hội hữu nghị Áo – Việt (xin đừng lầm với Hội Áo – Việt Dân chủ, Văn hóa), Chủ Tịch Hội này là ông cựu ngoại trưởng Dr. Peter Jankowitsch thay mặt hội làm đơn xin phép và đã được cấp có thẩm quyền ở thủ đô Vienna chấp nhận cho xây một khu tưởng niệm Hồ Chí Minh tại Công Viên Donaupark.

Một vị trí tiêu biểu ở phần Á Đông của công viên đã được chọn lựa với sự có mặt của viên  đại sứ cộng sản Việt Nam tại Áo Nguyễn Thiệp và Chủ tịch Hội Áo Việt. Việt Nam đầu tư vốn xây dựng khu tượng đài, khi hoàn tất bàn giao cho giới hữu trách  thành phố Vienna quản lý và bảo trì. Theo dự kiến tượng đài Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành và đưa vào xử dụng nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Áo – Việt Nam (1/12/1972 - 1/12/2017).

Được tin này Hội Áo – Việt Dân chủ, Văn hoa phối hợp  với các hội đoàn người Việt tị nạn cộng sản ở Áo, ở châu Âu đã làm kiến nghị phản đối việc xây dung tượng đài Hồ Chí Minh ở Vienna – Thủ đô Áo Quốc. Sau đây là ý kiến của ông Phạm Tử Bình, Thư ký Hội Áo Việt Dân chủ, Văn hóa trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Thư gửi thị trưởng Wien Michael Häupl yêu cầu rút lại giấy phép xây dựng đài tưởng niệm HCM

08/02/2017 Trần Việt (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào hạ tuần tháng 1/2017, sau khi được tin Hội Áo-Việt được Sở Vườn hoa Công viên (Stadtgartenamt) ở Wien (Vienna), Áo Quốc, cho phép xây tượng đài tưởng niệm HCM tại công viên Donaupark ở Wien thủ đô Áo, Diễn Đàn Việt Nam 21 đã gửi thư phản đối đến ông Michael Häupl thị trưởng Wien  yêu cầu ông rút lại quyết định cho xây và xin dẹp bỏ đài tưởng niệm HCM, bản sao bức thư ngày 22/01/2017 cũng được gửi đến Sở Vườn hoa Công viên Wien và Hội Áo Việt.

Ngày 01/02/2017, Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Frankfurt và Vùng Phụ Cận phối hợp với Diễn đàn xã hội Biển Việt-Nam đã thiết lập một Thỉnh nguyện thư gửi ông Michael Häupl thị trưởng Wien xin rút lại quyết định cho xây và xin dẹp bỏ đài tưởng niệm HCM.

Ngày 04/02/2017 từ Hoa Kỳ Bác sĩ Nguyễn Quyền Tài (Liên Mạng Người Việt Tự Do Toàn Cầu) lập thêm một Thỉnh nguyện thư bằng tiếng Anh cũng gửi ông thị trưởng Wien với cùng mục đích. Cách đây 5 ngày, lại có thêm một Thỉnh nguyện thư thứ ba do một người Đức, bà Ute Junker thiết lập bằng tiếng Đức.

Sau đây là thư của DĐVN21 gửi thị trưởng Wien bản [tiếng Đức] và [tiếng Việt].

Tam quyền phân lập, chìa khóa của nền dân chủ

07/02/2017 Kính Hòa (RFA) - Đầu tháng hai 2017, một số thẩm phán Liên bang Hoa Kỳ ngăn chận không cho thực hiện một sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ về di dân.

Luật sư Lê Công Định, hiện đang sống tại Sài Gòn, người từng nghiên cứu luật pháp tại Mỹ giải thích cơ chế thách thức nhau giữa các quyền lực nhà nước tại Mỹ, và sự cần thiết áp dụng cơ chế này tại Việt Nam.

Luật sư Lê Công Định: Các thẩm phán Hoa Kỳ không phải chống lại sắc lệnh của Tổng thống Trump, mà ở đây có một đơn khởi kiện chống lại các sắc lệnh của Tổng thống Trump, và đưa lên cho các thẩm phán giải quyết. Tòa án liên bang ở Seattle đã đưa ra một án lệnh là trước tiên tạm đình chỉ thi hành các án lệnh đó. Sau đó chờ một ngày xét xử chính thức để quyết định sẽ đình chỉ vĩnh viễn hay tiếp tục thi hành sắc lệnh đó. [đọc tiếp]

Quan hệ Mỹ - Trung thời Donald Trump và lựa chọn chính trị của VN

06/02/2017 TS. Phạm Quý Thọ (BBC) - Ngày 20 tháng 1 năm 2017 ông Donald Trump chính thức trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

Nửa tháng cầm quyền, nhà tỉ phú với cá tính 'khác biệt', 'ném sự giận dữ' vào đám đông, công kích truyền thông, thể hiện quyền lực hành pháp mang tính cá nhân, bổ nhiệm các tỷ phú thiếu kinh nghiệm nhưng phục tùng vào bộ máy điều hành, 'sa thải' quan chức chống đối, đối đầu với luật pháp, thâu tóm quyền lực… Trong khi đó, tại Trung Quốc, Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng cộng sản, Chủ tịch Trung Quốc, đang thâu tóm, tập trung quyền lực đến mức tuyệt đối.

Quan hệ toàn diện Trung Quốc sẽ tiếp tục là sự lựa chọn chính trị của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Liệu Việt Nam có mô hình phát triển, hệ thống chính trị nào khác trong bối cảnh quốc tế phức tạp, khó lường như hiện nay? [đọc tiếp]

Nếu tượng Phật mà biết nói?

06/02/2017 Viết từ Sài Gòn (Blog RFA) - Tôi còn nhớ một câu chuyện những năm sau 1975, khi mà hai miền đất nước không còn tiếng súng và cũng không còn tiếng nói tự do, câu chuyện này được truyền miệng lén lút với nhau (bởi thời đó, công an mà biết được ai đã truyền câu chuyện này ra ngoài thì chắc chắn sẽ mời lên đồn, đánh cho đến không còn răng ăn cơm mới cho về, không ngoại trừ bị đánh chết) về ‘đồng chí Phật’.

Đoàn quân Cộng sản vào đến ngã ba Hòa Khánh, Đà Nẵng, nhìn thấy bức tượng Phật lớn, một chỉ huy hỏi: “Bọn tư bản miền Nam thờ đồng chí nào mà mập quá vậy? Đúng là tư bản!”. Một anh bộ đội chạy lên báo cáo: “Báo cáo cấp trên, đây là đồng chí Phật!”. Chỉ huy hỏi tiếp: “Đồng chí Phật này được bao nhiêu tuổi đảng?”. Anh lính thưa: “Dạ báo cáo, đồng chí Phật này già lắm rồi ạ, nhưng về tổng quan thì đồng chí ấy đã được quán triệt tinh thần bảo vệ đảng và trung thành với đảng”. [đọc tiếp]

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đi châu Á, trấn an Việt Nam?

01/02/2017 (VOA) - Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis lên đường công du châu Á hôm nay, 1/2, để trấn an các quốc gia ở châu lục này, sau khi có nhiều quan ngại rằng Tổng thống Donald Trump sẽ tập trung “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, như khẩu hiệu tranh cử của ông, mà bỏ rơi châu Á.

Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Mattis trên cương vị người đứng đầu Lầu Năm Góc, và ông cũng là thành viên nội các đầu tiên của ông Trump đi công du ngoài Hoa Kỳ. [đọc tiếp]

Có thể chờ đợi gì ở Donald Trump?

30/01/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn ông Nguyến Gia Kiểng - Năm Đinh Dậu đến với những ẩn số chính trị lớn. Tại Hoa Kỳ Donald Trump vừa nhậm chức với khẩu hiệu "Nước Mỹ trước hết". Đàng sau khẩu hiệu này là chủ trương cắt giảm chi phí cho những quan hệ đồng minh với Nhật và Châu Âu, rút lui khỏi những thỏa ước hợp tác quốc tế và không quan tâm nào tới các giá trị dân chủ và nhân quyền.

Đối với Trung Quốc chủ trương của Trump là giao thương với Trung Quốc phải được xét lại vì cho tới nay nó chỉ gây thiệt hại cho nước Mỹ. Quan hệ Mỹ Trung chắc chắn sẽ gay go vào giữa lúc mà Trung Quốc đang có những dấu hiệu suy thoái rõ rệt. Chế độ duy nhất mà ông Trump muốn gia tăng hợp tác là chế độ mafia của Putin tại Nga. Thái độ của chính quyền Trump đang làm cả thế giới tự hỏi tương lai sẽ ra sao?

Năm 2017 cũng sẽ là một năm khó khăn cho Liên Hiệp Châu Âu vẫn còn chưa hồi phục sau sự ly khai của nước Anh và đang phải đương đầu với sự trỗi dậy của khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa chống hoặc ngờ vực ích lợi của Liên Hiệp.

Năm Đinh Dậu sẽ là một năm đầy ẩn số chính trị cho thế giới và cho Việt Nam. Đối Việt Nam điều chắc chắn là chính sách ve vãn của Obama trong những năm qua sẽ nhường chỗ cho một thái độ vừa lạnh nhạt vừa cứng rắn của Hoa Kỳ. Liệu trong tình huống đó giới lãnh đạo cộng sản có bị cám dỗ bởi chọn lựa chấp nhận lệ thuộc Trung Quốc hơn nữa để duy trì chế độ hay không?

Ông Nguyễn Gia Kiểng, ủy viên thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thanh như sau:

Phong trào dân chủ bị đe dọa

30/01/2017 Kính Hòa (RFA) - Cuộc trấn áp vẫn tiếp tục

Thêm một người phụ nữ hoạt động dân sự nữa bị bắt. Bà Trần Thị Nga bị công an ập vào nhà bắt giữ vào ngày 21 tháng giêng, chỉ vài ngày trước Tết nguyên đán để lại hai con còn nhỏ.

Bà Nga được biết đến là người đấu tranh chống những sai trái trong việc đưa công nhân ra nước ngoài đi làm thuê, và đấu tranh cho những nông dân bị mất đất.

Blogger Châu Đoàn đặt ra câu hỏi tại sao nhà cầm quyền lại bắt giam một người phụ nữ không một tấc sắt trong tay:

Người cộng sản luôn quan niệm rằng cơ quan công an là một công cụ trấn áp của họ chống lại những lực lượng đối lập trong xã hội, tạo nên một xã hội mà nhiều người trong đó có blogger Đoan Trang gọi là xã hội công an trị.

Đoan Trang viết rằng lực lượng này sử dụng những biện pháp lừa đảo và khủng bố để gieo rắc nỗi sợ trong dân chúng, từ đó trấn áp, cô lập những người đối lập trong xã hội. [đọc tiếp]

Việt Nam được gì từ thỏa thuận ký với Exxon Mobil?

29/01/2017 Việt Hà (RFA) - Vào ngày 13 tháng 1 vừa qua, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã ký hai thỏa thuận khai thác khí đốt với tập đoàn dầu khí Exxon Mobil của Mỹ.

Việc ký kết diễn ra giữa lúc chính phủ mới của Mỹ chuẩn bị lên nắm quyền và người được tân Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm làm Ngoại trưởng ông Rex Tillerson, cựu Giám đốc điều hành của Exxon Mobil vừa lên tiếng trước quốc hội Mỹ lên án hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Việc ký kết cũng diễn ra giữa lúc Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tới thăm Việt Nam. Những diễn tiến này có ý nghĩa gì với Việt Nam và tình hình biển Đông. Việt Hà phỏng vấn giáo sư  Carl Thayer, chuyên gia thuộc học viện Quốc phòng Úc. Trước hết nói về nguyên nhân tại sao Việt Nam lại quyết định ký kết những thỏa thuận mới với Exxon Mobil vào lúc này, giáo sư Carl Thayer cho biết [đọc tiếp]

Việt Nam được gì từ thỏa thuận ký với Exxon Mobil?

29/01/2017 Việt Hà (RFA) - Vào ngày 13 tháng 1 vừa qua, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã ký hai thỏa thuận khai thác khí đốt với tập đoàn dầu khí Exxon Mobil của Mỹ.

Việc ký kết diễn ra giữa lúc chính phủ mới của Mỹ chuẩn bị lên nắm quyền và người được tân Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm làm Ngoại trưởng ông Rex Tillerson, cựu Giám đốc điều hành của Exxon Mobil vừa lên tiếng trước quốc hội Mỹ lên án hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Việc ký kết cũng diễn ra giữa lúc Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tới thăm Việt Nam. Những diễn tiến này có ý nghĩa gì với Việt Nam và tình hình biển Đông. Việt Hà phỏng vấn giáo sư  Carl Thayer, chuyên gia thuộc học viện Quốc phòng Úc. Trước hết nói về nguyên nhân tại sao Việt Nam lại quyết định ký kết những thỏa thuận mới với Exxon Mobil vào lúc này, giáo sư Carl Thayer cho biết [đọc tiếp]

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/wh-vn-gain-fr-new-agreements-w-exxon-mobil-vh-01272017114221.html

<a name="29/01/2017-VietNam"></a>

Phải có tam quyền phân lập để giám sát đảng, nhà nước và người cầm quyền

22/01/2017 Trần Quang Thanh (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai - Trong hiến pháp CHXHCN Việt Nam ở điều 4 đã ghi nhận Đảng cộng sản Việt Nam độc quyền cai trị Việt Nam. Nhưng không có một đạo luật nào ghi rõ quyền lực, trách nhiệm cụ thể. Điều này dẫn đến sự độc quyền cai trị của đảng cộng sản gần như là không có giới hạn và không có tổ chức và cá nhân cụ thể chịu trách nhiệm.

Bộ chính trị như ông vua tập thể cai trị đất nước. Thành tựu đạt được thì công của đảng rất lớn, nhưng sai lầm nghiêm trọng gây tôn thất lớn cho đất nước gần như đảng vô can. Mấy chục năm nay trong dân gian truyền tụng câu vè gần như người dân nào cũng thuộc lòng:

Mất mùa là tại thiên tai

Được mùa là tại thiên tài Đảng ta

Từ Hà Nội, nói lên đôi điều suy ngẫm nhân dịp trước thềm năm mới Xuân Đinh Dậu, nhà nghiên cứu Nguyên Khắc Mai khẳng định phải có tam quyền phân lập để giám sát Đảng, Nhà nước và người cầm quyền. Cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện, mời quí vị cùng nghe

Một số thông tin, hình ảnh từ mạng xã hội về sự kiện Tưởng niệm các liệt sĩ Hoàng Sa ở Hà Nội

20/01/2017 (Bauxite Việt Nam) - Hôm nay ngày 19/01/2017, hơn 100 người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận đã tập trung về đây để tưởng niệm 43 năm ngày 74 người lính Việt Nam Cộng Hòa tử chiến tại Hoàng Sa. Năm nay là năm thứ 3 liên tiếp No-U Hà Nội đã tổ chức lễ tưởng niệm này giữa lòng thủ đô. Rất đông các nhà trí thức, các nhà hoạt động xã hội, các bô lão thanh niên từ rất xa xôi đã về đây để thành kính dâng lên vong linh các tử sĩ tấm lòng tri ân thành kính. 43 năm qua, dù cái chết của họ là vì sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam trước sự xâm lăng của Trung Quốc, nhưng chưa bao giờ được phía nhà nước hiện thời tổ chức tưởng niệm một cách trân trọng. Nhưng sẽ luôn có những người ghi nhớ công lao của họ, bất chấp sự lãng quên của chế độ, bất chấp sự thờ ơ của xã hội. [đọc tiếp]

Việt Nam: Tưởng niệm trận Hoàng Sa, nhiều người bị bắt tại Hà Nội

19/01/2017 Tú Anh (RFI) - Ngày 19/01/2017 nhiều người dân Hà Nội và Sài Gòn tổ chức lễ tưởng niệm trận Hoàng sa 1974 và lên án Trung Quốc xâm lược. Công an Việt Nam đàn áp thô bạo cuộc biểu tình tại thủ đô, theo tin của AFP.

Nhiều phóng viên của AFP có mặt tại công viên Lý Thái Tổ, Hà Nội, cho biết vào ngày thứ Năm 19/01/2017, khoảng 100 người Việt Nam đã tập hợp cùng với biểu ngữ « chống kẻ thù truyền kiếp » và lên án « quân xâm lăng ». Cuộc biểu tình, không được chính quyền cho phép, được tổ chức để ghi dấu 43 năm quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm.

Công an ra tay nhanh chóng, xé nát các biểu ngữ của đoàn biểu tình, bắt đi một số người và ra lệnh cho phóng viên tắt máy quay phim, rời hiện trường. [đọc tiếp]

Không buông, còn ôm chặt

19/01/2017 Bùi Tín (VOA) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mở đầu năm 2017 bằng cuộc sang chầu Bắc Triều của Tập Cận Bình để nhận chỉ thị mới.

Bốn ngày, 10 cuộc gặp với hầu hết quan chửc trong Ban Thường ủy, 15 văn bản ký kết, 1 Thông cáo chung. Đó là nội dung của các cuộc hội đàm Việt - Trung mở đầu năm 2017. Có gì đặc biệt hay mới mẻ trong cuộc hội đàm này?

Có thể nói ngay nó rất cũ. Vẫn nhắc đến "16 chữ vàng" và "4 Tốt". Tuy nhiên, cũng có vài điều mới, đáng chú ý. Phía Trung Quốc đề ra "tam đồng" - "đồng cảm, đồng thuận, đồng tâm" - để thắt chặt hơn tình nghĩa cộng sản anh em, vì họ lo sợ sự bất đồng, sự phân tâm vào lúc này. [đọc tiếp]

Hà Nội, Sài Gòn tưởng niệm 74 chiến sỹ hy sinh tại đảo Hoàng Sa

17/01/2017 (Thuy Nga) - ngày 17/1/2016 anh em Sài Gòn mang vòng hoa đến biển Vũng Tầu thắp hương tưởng niệm 74 chiến sỹ VNCH hy sinh bảo vệ Hoàng Sa bị quân của đảng cộng sản Việt Nam cướp xé, ngăn cản.

Ngày 19/1/2016 nhân dân Hà Nội và các vùng nân cận thắp nhang, dâng hoa tưởng nhớ 74 chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa tại tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra trong sự trang nghiêm, trân trọng

Hà Nội tưởng niệm các anh hùng Hải chiến Hoàng Sa trong mưa rét và lên xe bus

17/01/2017 (Hanoi Plus) - Hoàng Sa là của Việt Nam. Hà Nội tưởng niệm các anh hùng Hải chiến Hoàng Sa trong mưa rét.

Dù chế độ cộng sản xua quân đi canh gác ngăn chặn rất nhiều người nhằm không cho họ tham gia lễ tưởng niệm các anh hùng hi sinh trong hải chiến Hoàng Sa nhưng buổi tưởng niệm vẫn diễn ra khá đông đảo trong tiết trời mư rét đặc trưng của miền Bắc.

Người dân Việt luôn nhắc nhở nhau về chủ quyền tổ quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. [xem video]

Một năm sau Đại hội 12 của Đảng CS, tình hình Việt Nam vẫn là bức tranh màu xám

13/01/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Đình Cống - Trung tuần tháng 1/2016, Đảng cộng sản Việt Nam đã họp đại hội 12 để vạch ra đường lối hoạt động cho nhiệm kỳ 5 năm. Một ban lãnh đạo mới đã ra đời, nhưng tổng bí thứ vẫn là ông Nguyễn Phú Trọng mà theo dư luận sẽ nắm giữ quyền lực nửa nhiệm kỳ đầu sau đó chuyển cho người khác.

Một năm trôi qua, kinh tế Việt Nam chững lại với nợ công vượt quá trần chiếm 64% GDP. Tình hình xã hội, an ninh quốc phòng bất ổn, lòng tin của người dân vào đảng cầm quyền sa sút nghiêm trong.

Từ Hà Nội, giáo sư Nguyễn Đình Cống đã đưa ra bình luận sau đại hội 12 của Đảng, tình hình Việt Nam một năm qua vẫn là bức tranh màu xám. Cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện

Nhận xét thành quả chính trị của Tổng Thống Obama

11/01/2017 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) -Chỉ còn vài ngày nữa, Tổng thống Obama sẽ ra đi và chuyển giao quyền hành cho Donald Trump, người thắng cử Tổng Thống trong năm 2016. Xét về nhân cách, Obama rất được hâm mộ như John F. Kennedy ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Thành quả chính trị qua hai nhiệm kỳ cầm quyền của Obama đang gây nhiều tranh luận. Obama đã thành công trong lãnh vực kinh tế, nhưng lại không nhận được sự thừa nhận của người dân trong các chính sách đối nội. Là người muốn quốc gia thống nhất, hài hòa, nhưng kết quả đất nước bị phân hóa trầm trọng. [đọc tiếp]

TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc từ ngày 12 đến 15/1

08/01/2017 (BBC) - Hãng Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV hôm Chủ Nhật 8/1 dẫn nguồn Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản nước này cho hay ông Trọng sẽ thăm Bắc Kinh từ thứ Năm tới Chủ nhật nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Truyền thông Việt Nam nói chuyến đi diễn ra trong dịp kỷ niệm 67 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, 18/1/1950, và cũng trùng với dịp người dân hai nước chuẩn bị đón mừng Tết Nguyên đán.

Lần cuối ông Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc là tháng 4/2015, gần một năm sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan Hải dương 981 trên vùng biển có tranh chấp, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối mạnh mẽ của người dân Việt Nam trên toàn quốc. [đọc tiếp]

Hướng dẫn viên du lịch người Hoa bôi bác Việt Nam

04/01/2017 Thụy My (RFI) - Theo South China Morning Post (SCMP), năm qua là một năm kỷ lục về số du khách từ Hoa lục đến Việt Nam. Tuy nhiên, vấn nạn hướng dẫn viên "chui" người Hoa đang gây căng thẳng : không chỉ làm các công ty du lịch địa phương mất mối, họ lại còn trắng trợn xuyên tạc lịch sử và chủ quyền Biển Đông.

Một số hướng dẫn viên người Hoa hoạt động tại Việt Nam nói với các nhóm khách rằng Việt Nam ghét Trung Quốc, không nên tin bất cứ những gì người hướng dẫn tại chỗ nói. Các hướng dẫn viên chui này còn bị cáo buộc sử dụng thổ ngữ để những người hướng dẫn Việt nói tiếng quan thoại hay Quảng Đông không thể hiểu được. [đọc tiếp]

Vụ trục xuất dân Đài Loan: Đài Bắc tố cáo Hà Nội chiều ý Bắc Kinh

04/01/2017 Trọng Nghĩa (RFI) - Chính quyền Đài Loan vào hôm qua, 03/01/2017 đã cực lực phản đối việc chính quyền Việt Nam vừa trục xuất bốn công dân Đài Loan qua Trung Quốc. Những người này bị tình nghi ngờ gian lận viễn thông. Đối với chính quyền Đài Bắc, Hà Nội đã hành động dưới áp lực từ Bắc Kinh.

Theo bộ Ngoại Giao Đài Loan, bốn nghi phạm mang hộ chiếu Đài Loan cùng với người Trung Quốc, đã bị bắt giữ tại Hải Phòng hồi tháng 12/2016. Cho dù phái viên Đài Loan tại Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Hà Nội trục xuất các nghi can Đài Loan về Đài Loan, chính quyền Hà Nội vẫn làm ngơ và « cưỡng ép » những người này sang Trung Quốc. [đọc tiếp]

Trump thắng cử, Nguyễn Phú Trọng ngã mạnh vào Bắc kinh và ý chí kiên trì đấu tranh thắng lợi của chúng ta

02/01/2017 Âu Dương Thệ (Nhật Báo Ba Sàm) - Mặc dầu thua đối thủ là cựu Ngoại trưởng bà Clinton gần 3 triệu phiếu trong cuộc bầu cử ngày 8.11.2016, nhưng ngày 19.12 đa số Cử tri đoàn vẫn bầu nhà tỉ phú địa ốc Donald Trump làm Tổng thống (TT) thứ 45 của Hoa Kỳ.[1] Chiến thắng không danh dự qua các thủ đoạn tồi tệ nhất và những lời hứa mị dân của ông Trump đang nổ ra những cuộc tranh luận rất gay gắt và tạo ra những lo ngại sâu sắc không chỉ đối với nhân dân Mỹ mà ngay cả với các đồng minh và đối thủ của Hoa Kỳ trên thế giới.

Nếu tân TT thực hiện toàn bộ những gì ông nói và hứa trong cuôc tranh cử vừa qua thì đây sẽ là một cuộc cách mạng, nhưng là một cuộc cách mạng rất tồi và cực kì nguy hiểm cho không chỉ nước Mỹ mà toàn thế giới.[2]

Tân TT đang dự tính gì? Chỉ ít ngày sau khi thắng cử chức TT, Trump đã hủy bỏ hoặc làm nhẹ nhiều hứa hẹn trong lúc tranh cử trong một số lãnh vực. Như thay vì hứa tống xuất tất cả 11 triệu người nhập cư trái phép vào Mỹ, mức này đã hạ xuống chỉ 2-3 triệu.[8] Thay vì hủy bỏ chế độ bảo hiểm sức khỏe Obamacare liên quan tới cả 20 triệu người, nay Trump nói, vẫn giữ lại những nguyên tắc chính của đạo luật này. Khẩu hiệu tranh cử hàng đầu để kiếm phiếu là quyết xây bức tường “Vạn lí trường thành” giữa Mỹ-Mễ và Mễ phải trả kinh phí cho việc xây này, nay Trump bảo có thể chỉ dựng hàng rào thôi. Trong khi tranh cử Trump còn mạt sát thậm tệ các cơ quan báo chí, truyền hình và truyền thanh ở Hoa Kỳ, trong đó có tờ New York Times (NYT) là báo có uy tín lớn đã đưa các tin về khai thuế gian lận của ông Trump. Nhưng ngày 22.11 Trump đã thân hành tới NYT và khen tờ báo này như là một “viên ngọc” của Hoa Kỳ! [9]

30 năm trước, cũng đúng vào dịp này cuối 1986, tại Đai hội 6 những người cầm đầu chế độ khi ấy từ Trường Chinh tới Nguyễn Văn Linh đã thề thốt “lấy dân làm gốc”, “đổi mới hay là chết”, “đổi mới toàn diện cả kinh tế lẫn chính trị”. Nhưng nay 30 năm sau chính họ và những người cầm đầu tiếp theo đã bội ước toàn bộ. Nguyễn Phú Trọng, người đang cầm đầu chế độ toàn trị, trước sau vẫn ra lệnh quân đội, công an phải trung thành tuyệt đối với đảng, mạt sát Dân chủ đa nguyên, theo dõi nhân dân và giam cầm hàng trăm người dân chủ. Cả Cương lĩnh 2011 và Hiến pháp 2013 do ông nặn ra vẫn giữ chủ nghĩa Marx-Lenin là kim chỉ nam tư tưởng và chế độ độc đảng là nền tảng của xã hội. [đọc tiếp]

Quan hệ [đọc tiếp] Việt-Mỹ thời Donald Trump: Yếu tố Trung Quốc nổi cộm

02/01/2017 Trọng Nghĩa, Ngô Nhân Dụng (RFI) - Năm 2016 vừa kết thúc đã được đánh giá là một năm đánh dấu sự bình thường hoá hoàn toàn quan hệ Mỹ-Việt, với tuyên bố vào tháng 5/2016 của tổng thống Mỹ Barack Obama dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Thế nhưng năm mới 2017 đã mở ra với một ẩn số lớn cho Hà Nội : Quan hệ với tân chính quyền Mỹ của tổng thống Donald Trump sẽ ra sao trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng áp đặt chủ quyền trên Biển Đông.

Câu hỏi đặt ra là mối quan hệ Washington-Bắc Kinh sẽ ra sao với ông Donald Trump, đặc biệt là khi trong thời gian gần đây, tổng thống tân cử Mỹ đã nhiều lần đả kích Trung Quốc, kể cả việc Bắc Kinh đã xây dựng những « pháo đài khổng lồ » giữa Biển Đông ? Trên vấn đề này, nhà báo Ngô Nhân Dụng cho rằng không nên ngộ nhận về quan điểm của tổng thống tương lai của nước Mỹ, ông Trump rất cứng rắn với Trung Quốc, nhưng trên vấn đề kinh tế thương mại mà thôi, còn vấn đề an ninh Biển Đông chỉ là phụ  [đọc tiếp]

Hoa Kỳ có thể bố trí nhiều vũ khí mạnh ở Biển Đông

02/01/2017 Thanh Phương (RFI) - Các chiến lược gia và các nhà hoạch định kế hoạch của quân đội Mỹ và Lầu Năm Góc đang nghiên cứu việc bố trí lại các hệ thống vũ khí trên toàn cầu, trong đó có khả năng đặt các đơn vị pháo binh di động ở Biển Đông, để nếu cần, có thể được sử dụng như là súng phòng không để bắn rơi các tên lửa ở vùng biển này. Đó là thông tin do tờ The National Interest đăng tải trong một bài viết đăng ngày 01/01/2017.

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã đặt các tên lửa địa đối không trên những đảo mà họ khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Hành động này đã gây thêm căng thẳng và khiến các chiến lược gia của Lầu Năm Góc phải nghiên cứu nhiều phương án khác nhau. [đọc tiếp]

Sách giáo khoa do nhóm Cánh Buồm biên soạn bị giới cầm quyền cộng sản cản trở

01/01/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Bộ giáo dục được cấp ngân sách hàng nghìn tỷ đồng với một hội đồng biên soan sách giáo khoa đồ sộ để soạn thảo và xuất bản sách giáo khoa cho hệ thống giáo dục từ mẫu giáo đến các bậc học phổ thông.

Tuy nhiên chất lượng sách giáo khoa ngày càng suy giảm góp phần vào hậu quả ngành giáo dục Việt Nam ngày càng xuống cấp, tụt hậu so với nhiều nước trong vùng và trên thế giới.

Để góp phần cải cách giáo dục, cải tiến cách biên soạn sách giáo giáo khoa có chất lượng cao hơn, mấy năm gần đây một số nhà giáo có tâm huyết đã lập nhóm Cánh Buồm do nhà giáo Phạm Toàn phụ trách bỏ nhiều công sức nghiên cứu biên soạn một số sách giáo khoa và đưa vào thực nghiệm ở một số lớp, số trường mang lại kết quả ban đầu khá khích lệ.

Nhưng sách giáo khoa do nhóm Cánh Buồm đã không được sự quan tâm của bộ giáo dục, bị cản trở, gây nhiều khó khăn phiền phức khi đưa vào thực nghiệm, phổ biến rộng rãi.

Từ Hà Nội, nhà giáo Phạm Toàn đã giới thiệu về sách giáo khoa do nhóm Cánh Buồm biên soạn qua cuộc phỏng vấn sau đây của nhà báo Trần Quang Thành, mời quí vị cùng nghe.