Xã hội dân sự (2015)

Tiếng Việt Xã hội dân sự >

 

Xã hội dân sự (2015)

* Xã hội dân sự - Các trang sau & trước

 

Nhà nước và xã hội dân sự VN cùng đi

31/12/2015 (BBC) - Xã hội dân sự Việt Nam trong năm 2016 có nhiều nhân tố hứa hẹn tăng rộng quy mô và chiều sâu của các hoạt động, tổ chức và sự 'chuyển biến' đáng kể trong nhận thức của lãnh đạo chính quyền, nhà nước và người dân.

Đó là ý kiến của một số chuyên gia, nhà quan sát và vận động cho xã hội dân sự chia sẻ với BBC ngày 31/12/2015, ngày mà Việt Nam cùng các quốc gia thành viên Asean chứng kiến cộng đồng kinh tế Asean (AEC) chính thức thành lập.

Tiến sỹ Phạm Quang Tú, Trưởng nhóm Chương trình Hỗ trợ Liên minh Vận động Chính sách của Tổ chức Oxfam Việt Nam, nói: "Trong năm 2015, chúng ta thấy một điểm quan trọng nhất đó là xã hội dân sự của Việt Nam tăng rộng hơn về quy mô. Tức là các hoạt động, cũng như các tổ chức được thành lập nhiều hơn. Và các tổ chức dân sự cũng đã tham gia một cách tích cực hơn vào những vấn đề trọng đại của đất nước.

"Tôi nghĩ rằng nó không có bước chuyển biến đột phá gì trong năm vừa qua, nhưng mà cứ từ từ, dần dần, thì tôi thấy rằng những người ở trong giới chính quyền, thí dụ như là trong các Đại biểu Quốc hội, những người ở trong hành pháp, ngày càng nhiều người hiểu hơn rằng xã hội dân sự không phải là cái mà nó chỉ có đối lập, chỉ có muốn dẹp bỏ chế độ. [đọc tiếp]

Mạng xã hội ở Việt nam

08/12/2015 Kính Hòa (RFA) - Một công chức ở tỉnh An Giang bày tỏ cảm xúc của mình về ông chủ tịch tỉnh đã bị kỷ luật, việc này gây nhiều chỉ trích trên mạng xã hội. Sau đó chính quyền tỉnh này phải tuyên bố là các thủ tục kỷ luật người công chức kia là không đúng.

Một cô giáo cũng bị kỷ luật vì lên tiếng bình luận về chuyện cầu sập ở địa phương, bị kỷ luật, rồi sau đó được chính quyền chính thức xin lỗi.

Một Tiến sĩ khoa học tại Cần Thơ phê bình cách hành xử của nơi ông làm việc trên Facebook cũng bị phê bình, và sau đó vụ việc được báo chí chính thống của nhà nước đề cập đến.

Đó là ba trong số nhiều vụ việc bắt đầu từ mạng xã hội, nhưng sau đó ảnh hưởng đến quyết định của chính quyền. Nhận xét về việc này nhà báo Đoan Trang ở Hà nội, đồng thời cũng là một người hoạt động rất tích cực trên mạng xã hội cho biết:... [đọc tiếp]

Bản Lên Tiếng của Lao Động Việt - Các công an và côn đồ đánh bắt người phải bị truy tố

23/11/2015 (Lao Động Việt) - Sáng Chủ Nhật 22/11/2015, cô Đỗ Thị Minh Hạnh bị công an bắt khi đang cùng một số công nhân gặp luật sư để kiện công ty Yupoong, Đồng Nai vô cớ đuổi gần 2 ngàn công nhân.

Trên đường đi đến đồn công an, bọn chúng đã đánh đập dã man cô Minh Hạnh.

Trưa cùng ngày, ông Trương Minh Đức cũng bị bắt và đánh đập. Ngày 23/11 họ phải vào trong nhà thương điều trị thương tích do bị đánh đập.

Trước sự kiện này, Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt là Lao Động Việt - LĐV) xin được lên tiếng: ...

• Với hàng chục người đã tụ tập trước đồn công an trong đêm tối để đòi trả tự do cho cô Minh Hạnh và anh Trương Minh Đức và tất cả mọi người quan tâm phổ biến trên các hệ thống truyền thông xã hội: LĐV trân trọng cám ơn tinh thần tương thân tương trợ của quý vị về tinh thần cũng như vật chất. [đọc tiếp]

Đồng Nai: Công an hành hung, bắt giam 2 thành viên Lao Động Việt

22/11/2015 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Cập nhật: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức đã ra khỏi đồn công an Long Bình lúc 2 giờ sáng. Sau khi ra khỏi đồn cả 2 được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn. Theo Facebook anh Huỳnh Ngọc Chênh "Công an đã đánh Minh Hạnh và Minh Đức bầm dập, Hạnh bị tổn thương vùng đầu và khắp người đến mức không đi nổi, anh em phải dìu ra xe..."

- Vào lúc 11:30’, ngày 22/11/2015, khoảng 20 công an thường phục và sắc phục đã ập vào khống chế, đánh đập và bắt giữ cô Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức khi cả hai đang hỗ trợ pháp lý cho người lao động tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.

Cả hai người đều là thành viên của Lao Động Việt, một tổ chức rất có uy tín với nhiều hoạt động cụ thể trong lãnh vực bảo vệ quyền lợi công nhân tại Việt Nam. [đọc tiếp]

Việt Nam: Xã hội dân sự độc lập còn gặp nhiều khó khăn

02/11/2015 Thanh Phương (RFI) - Các tổ chức xã hội dân sự độc lập, đặc biệt là các tổ chức không được đăng ký, vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn ở Việt Nam. Những người tham gia các tổ chức xã hội dân sự này thường xuyên bị chính quyền sách nhiễu, thậm chí bị hành hung. Nhưng với việc Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thế giới, đặc biệt với việc tham gia hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, họ hy vọng là các tổ chức xã hội dân sự độc lập sẽ được hoạt động tự do hơn.

Đó là ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Quang A trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 28/10/2015 tại phòng thâu của đài, nhân dịp ông ghé Paris sau khi dự một hội nghị về tự do Internet tại Stockholm, Thụy Điển. Tiến sĩ Nguyễn Quang A đến Paris theo lời mời của hội Interface francophone, mà Chủ tịch là giáo sư Nguyễn Thái Sơn. [đọc tiếp]

Thanh Hóa: 1.000 công nhân đình công phản đối quản lý TQ nhục mạ

15/10/2015 (RFA) - Gần 1.000 công nhân thuộc khu công nghiệp Hoàng Long, tỉnh Thanh Hóa đã đình công để phản đối một quản lý người Trung Quốc bị cho là xúc phạm nhân phẩm của công nhân.

Tại xưởng C của Công ty giầy da Hong Fu công nhân đã ngưng không làm việc để tập trung phản đối một nữ quản lý người Trung Quốc đã có thái độ hà khắc, chửi bới và thậm chí bạo hành đối với công nhân Việt Nam.

Công ty Hong Fu đã chấp nhận đối thoại và cho công nhân nghỉ việc có lương ngày hôm nay và họ sẽ làm việc lại bình thường vào ngày mai. [đọc tiếp]

Công đoàn: Cho độc lập nhưng vẫn kiểm soát

12/10/2015 Thanh Phương (RFI) - Việt Nam cùng với Hoa Kỳ và 10 quốc gia khác vừa kết thúc đàm phán Hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và mỗi nước sắp tới đây sẽ tiến hành phê chuẩn để hiệp định này có hiệu lực.

Nếu như về mặt kinh tế, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, thì về mặt chính trị, xã hội, hiệp định này cũng sẽ thúc đẩy những thay đổi đáng kể ở Việt Nam, đặc biệt với việc chính quyền Hà Nội buộc phải chấp nhận cho thành lập các công đoàn độc lập. Thế nhưng, Việt Nam đang tìm cách trì hoãn việc thực hiện điều khoản liên quan đến vấn đề này.

Trước hết, sau khi kết thúc đàm phán thì các bước kế tiếp của các nước tham gia TPP là như thế nào [đọc tiếp]

Công nhân Việt Nam và TPP

07/10/2015 Gia Minh (RFA, Bangkok) - Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP, giữa 12 quốc gia trong đó có Việt Nam vừa được kết thúc đàm phán hôm ngày 5 tháng 10 vừa qua. Một trong những điều kiện mà phía Việt Nam chấp nhận là thực thi những biện pháp bảo vệ quyền của công nhân lao động, mà một biện pháp cụ thể là cho lập công đoàn độc lập. Thực tế giới công nhân tại Việt Nam có nghe biết gì về TPP và yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho họ như thế không? Ngoài ra những nhà hoạt động vì quyền công nhân nói gì về việc hình thành công đoàn độc lập theo qui định của TPP?

Một nữ công nhân tại Quảng Nam cho biết mỗi tháng đóng 10 ngàn tiền công đoàn phí; còn chuyện công đoàn có bảo vệ quyền lợi cho công nhân hay không thì cô không biết.

Nhà hoạt động thuộc tổ chức Lao Động Việt, cô Đỗ Thị Minh Hạnh vào trưa ngày 7 tháng 10: “Thực sự mà nói Việt Nam nằm trong tổ chức Liên đoàn Lao động Thế giới ILO, trong đó cũng có những qui định cụ thể về quyền lợi người lao động. Tuy nhiên trong thực thế chúng ta có thể thấy được những người lao động Việt Nam phải chịu đựng như thế nào qua những cuộc đình công, qua những bức xúc của công nhân mà công nhân không được cất lên tiếng nói… Vừa qua những chủ xưởng bỏ trốn, để lại công nhân chịu những thất thoát rất lớn, trong tình trạng ‘dở khóc, dở cười’”. [đọc tiếp]

Thực tế về công đoàn độc lập tại Việt Nam

09/09/2015 Gia Minh (RFA, Bangkok) - Nhóm xã hội dân sự độc lập- Lao Động Việt, vừa qua có đợt làm việc với ông James Greene, chuyên viên cấp cao Ủy ban Tài chính- Kinh tế Quốc tế Thượng Viện Hoa Kỳ.

Luật sư Lê thị Công Nhân, một thành viên của Lao động Việt, trình bày lại một số nội dung chính của cuộc gặp diễn ra tại Hà Nội hôm 26 tháng 8:

“ Nội dung quan trọng nhất mà chúng tôi nói chuyện với nhau là vấn đề lao động Việt với việc Việt Nam đang đàm phán để gia nhập TPP. Với một cuộc gặp theo hình thức không chính thức như thế thì tôi có nhiều thời giờ để trình bày về người lao động tại Việt Nam hiện nay: hiện trạng cũng như vấn đề mà chúng tôi quan tâm. Tôi cũng khẳng định với ông ấy một điều là dứt khoát chỉ khi nào người công nhân Việt Nam có quyền thành lập và tham gia vào những công đoàn độc lập bằng việc tự lựa chọn và tự đóng góp kinh phí, giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí đó cũng như những nhân sự hoạt động trong công đoàn độc lập đó thì may ra câu chuyện về đời sống của người công nhân cũng như năng lực sản xuất của người công nhân Việt Nam mới có thể tiến bộ.”...

Một yêu cầu được những nhà hoạt động công đoàn tham gia đợt làm việc với ông James Greene vừa qua nêu ra là Washington cần yêu cầu Hà Nội trả tự do cho hai tù nhân Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. [đọc tiếp]

Triển vọng của xã hội dân sự ở VN

05/09/2015 (BBC) - Xã hội dân sự ở Việt Nam đã có những bước phát triển 'rất mạnh' và 'tích cực' mặc dù quan niệm trong chính quyền và đảng cộng sản với thiết chế này vẫn còn chưa thực sự 'thống nhất', theo một nhà nghiên cứu chính trị và xã hội học từ Đại học Thành thị Hong Kong.

TS Jonathan London nói:

"Xã hội dân sự ở Việt Nam đã phát triển rất mạnh trong những năm qua, đó là một quá trình rất quan trọng cho sự phát triển chính trị, xã hội của Việt Nam.

"Vấn đề là khái niệm xã hội dân sự còn phức tạp quá. Nhiều khi, nhiều người nghĩ đến xã hội dân sự thì nghĩ rằng nó là ngoài bộ máy của nhà nước và đảng (CSVN).

"Như ở Việt Nam phức tạp quá bởi vì Việt Nam không có một phạm vi để có những hành động thực sự là độc lập, nên khái niệm dân sự ở Việt Nam rất phức tạp, có nhiều bộ phận khác nhau. [đọc tiếp]

Rời Việt Nam khi mãn nhiệm, nhà ngoại giao thấy "đã có những tiến triển rất tích cực"

 

Xin hãy hỗ trợ

Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa trong chiến dịch "Hãy cứu lấy tự do tín ngưỡng" tại Việt Nam

Kỷ niệm 67 năm Hiến chương Nhân quyền LHQ từ 10.12 đến 21.12.2015 tại Hannover do Trung Tâm Việt Nam Hannover và Tổ chức Nhân quyền Việt Nam cùng phối hợp với các đoàn thể Đức và Ngoại quốc tổ chức

Hội thảo

“Lage der Religions- und Meinungsfreiheit

in Vietnam”

Tình trạng tự do tôn giáo và ý kiến

tại Việt Nam

với Mục sư Kai Feller

Chủ Nhật 15/11/2015

Mục sư Kai Feller đã thăm viếng Việt Nam, tiếp xúc với những người bất đồng chính kiến, với đại diện của nhiều tôn giáo và dân tộc thiểu số, những người dân ở cao nguyên miền bắc bị nhà nước ép bỏ đức tin ...  [đọc tiếp]

Gặp gỡ, mạn đàm với

TS Nguyễn Quang A

nhà nghiên cứu và hoạt động

trong phong trào đấu tranh dân chủ,

thành viên của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

Thứ Bảy 01/08/2015, 16 giờ

  Alte Schule, Schulstraße 19

72654 Neckartenzlingen

Hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

13/06/2015

Dựa theo Chỉ số bách hại tôn giáo trên thế giới (Weltverfolgungsindex 2015), Việt Nam cộng sản  bị liệt kê vào danh sách các quốc gia bách hại tôn giáo trầm trọng nhất. Nhằm thông tin về tình trạng đàn áp những người có tín ngưỡng, đặc biệt tín hữu Thiên Chúa Giáo, Diễn Đàn Việt Nam 21 sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

Ông Peter Kinast đã qua Việt Nam sinh hoạt với các tin hữu Việt Nam bị chế độ CS độc tài sách nhiễu và đàn áp. [đọc tiếp] - [deutsch]

Sinh hoạt hội thảo ngày 23/05/2015 với Blogger Người Buôn Gió

03/08/2015 Đoan Trang (Vietnam Right Now), Nguyễn Khôi (Diễn Đàn Việt Nam 21) chuyển ngữ - Các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ Việt Nam đã có buổi giã từ cảm động với một giới chức ngoại giao Thụy Điển, người đã hỗ trợ rất nhiều cho mục tiêu của họ trong những năm gần đây. Bà Elenore Kanter, Tham tán và Phó Đại sứ tại Đại sứ quán Thụy Điển, cho biết bà đã thấy có nhiều tiến bộ trong việc phát triển các tổ chức xã hội dân sự trong thời gian bà ở Hà Nội. Bà trở về Stockholm hôm thứ sáu ngày 17 tháng 7 sau ba năm đảm nhận chức vụ ở đây. Trong buổi chia tay với các blogger độc lập, bà nói vẫn còn nhiều hạn chế về tự do ngôn luận nhưng bà thấy khích lệ bởi sự cởi mở và tự tin ngày càng gia tăng của các nhà hoạt động.

Trong nhiệm kỳ của bà, Đại sứ quán Thụy Điển là một trong những cơ quan đầu tiên đứng lên giúp các blogger Việt Nam lên tiếng chống lại Điều 258 của Bộ luật hình sự, một Điều luật đã được nhà cầm quyền sử dụng để truy tố ba blogger nổi bật; Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy. [đọc tiếp]

Thư ngỏ của các Tổ chức Xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam gởi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang

22/05/2015 (Văn Việt) - Kể từ khi lên chức Bộ trưởng bộ Công an khoảng giữa năm 2011 đến nay, quả thật ông đã để lại dấu ấn lớn lao trên sự an sinh của Đồng bào và đặc biệt trên những con người bị ông lẫn ngành công an coi là “xâm phạm an ninh quốc gia”, “gây rối trật tự xã hội”.

Hôm nay, nhân vụ các anh Nguyễn Chí Tuyến và Đinh Quang Tuyến, hai người đấu tranh dân chủ ôn hòa bị nhiều thuộc hạ của ông, giả dạng côn đồ, hành hung tàn bạo tại Hà Nội sáng ngày 11-05-2015 (anh Chí Tuyến) và tại Sài Gòn sáng ngày 19-05-2015 (anh Quang Tuyến), chúng tôi thấy cần gởi đến ông thư ngỏ này, trước là để cảnh tỉnh ông, sau là để cho toàn thể đồng bào và thế giới thấy được phong cách lãnh đạo công an cảnh sát, đường lối “bảo đảm an ninh đất nước” của ông và kiểu cách thực thi vai trò “giữ gìn trật tự xã hội” của thuộc hạ ông. ...

Việc dùng công an để “đối thoại” bằng nắm đấm, dùi cui, nhà tạm giữ, đòn tra khảo với những người khác chính kiến và tiên thiên coi họ như kẻ thù chỉ làm suy giảm nguyên khí quốc gia, gây chán nản cho những công dân thiện chí, và dĩ nhiên chẳng thể nào làm Đất nước phát triển. Rõ ràng ông đang bôi tro trét trấu vào mặt chế độ mà ông phục vụ, đồng thời cho thấy công an chính là kẻ thù tàn hại Tổ quốc Dân tộc.

Gieo gió gặt bão! Nhân nào quả ấy. Ông đừng tưởng bạo lực và dối trá có thể bình định được lòng dân đang phẫn uất và củng cố được chế độ đang suy tàn. [đọc tiếp]

Phái đoàn Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ tiếp xúc với đại diện các tổ chức XHDS độc lập trước khi làm việc chính thức với nhà nước VN

07/05/2015 (Dân Làm Báo) - Sáng ngày 6/5/2015, ông Tom Malinowski - Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động và cũng là Trưởng đoàn Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ đã gặp gỡ đại diện các tổ chức Xã hội Dân sự độc lập (XHDS) để có buổi trao đổi về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Buổi tiếp xúc này đã được diễn ra trước khi phái đoàn có buổi làm việc chính thức với chính phủ Việt Nam vào ngày 7/5/2015 tại Trung tâm hội nghị Rose Garden của Đại sứ quán Mỹ ở số 170 Ngọc Khánh (Hà Nội).

Người trưởng phái đoàn Đối thoại Nhân quyền của Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng quan điểm của Hoa Kỳ rất rõ ràng rằng muốn thúc đẩy quan hệ hai nước phải song song với việc tôn trọng nhân quyền. Ông cho biết tuy vài tháng qua Việt Nam có những cải thiện nhưng Hoa Kỳ nhận thấy vẫn còn rất nhiều hạn chế và một trong những vấn đề hạn chế ấy là mối quan hệ giữa chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự độc lập.

Các đại diện của các tổ chức XHDS độc lập đề nghị phái đoàn thúc đẩy nhà nước Việt Nam tôn trọng các cam kết đã ký với thế giới về nhân quyền như quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền tự do đi lại của công dân. Đặc biệt là yêu cầu chấm dứt sử dụng các điều luật hình sự 79, 88, 258, 245 để đàn áp, bắt bớ các nhà hoạt động, tôn trọng sự tồn tại của các tổ chức XHDS độc lập, chấm dứt việc đàn áp, bắt giữ tuỳ tiện. [đọc tiếp]

Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi điều trần tại hội nghị xã hội dân sự ASEAN

23/04/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Từ ngày 21 đến 24/4/2015, tại Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia diễn ra Hội nghị xã hội dân sự các nước Hiệp hội Đông Nam Á ASEAN. Trong phiên họp sáng nay 23/4, hội nghị đã nghe bài phát biểu được thu hình trước của Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi từ Huế điều trần hiện trạng tôn giáo ở Việt Nam dưới sự cai trị độc tài của Đảng cộng sản. Nội dung như sau :

Blogger Người Buôn Gió là ai? Ðiều gì khiến anh trở thành người dùng ngòi bút làm phương tiện cải cách xã hội?   Người quan tâm đến tình hình đất nước có lẽ ai cũng quen thuộc với tên gọi blogger Người Buôn Gió. Người Buôn Gió tên thật là Bùi Thanh Hiếu, tác giả nhiều loạt bài, trong đó có “Ðại Vệ Chí Dị,” “Thư Viết Cho Con Trai”... với lối viết giản dị,  dí dỏm và sâu sắc.

Sinh hoạt hội thảo do Diễn Đàn Việt Nam 21 tổ chức vào ngày 23/05/2015

[xem chi tiết]

* Chính trị - Dân chủ  

"Thoát Trung" và "Thoát Cộng" - Nhu cầu cấp bách của Việt Nam ngày nay

12/06/2014 Trần Quang Thành phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Thoát Trung” và “Thoát Cộng” hiện nay được coi là con đường duy nhất để Việt Nam tránh khỏi thời kỳ bắc thuộc mới. Đây là hai vấn đề cấp bách đang được nhiều  nhà trí thức và các đoàn thể thảo luận trong những ngày vừa qua. Như vậy diễn trình “thoát” ra khỏi cả hai đối tượng Trung Hoa và Cộng Sản mang ý nghĩa ra sao ? Tại sao phải thoát ? Phải bắt đầu từ đâu và trong những lãnh vực nào ? Trở ngại lớn nhất cần phải khắc phục trong diễn trình này là gì ? v.v...

Trong cuộc phỏng vấn sau đây của nhà báo Trần Quang Thành, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai sẽ đưa ra những nhận định về vấn đề này và trả lời những khúc mắc vừa kể. ...

* Chính trị - Dân chủ  

Ðảng Phá Sản

10/06/2014 Ngô Nhân Dụng (Người Việt) - Ngay sau khi xảy ra vụ giàn khoan HD-981 vào biển Việt Nam, mục này đã khuyên chính quyền Cộng Sản Việt Nam (Việt Cộng) hãy theo gót Philippines kiện Cộng Sản Trung Quốc (Trung Cộng) ra trước các tòa án trọng tài quốc tế. Sau đó, tại Singapore, ông Nguyễn Tấn Dũng nói sẽ dùng biện pháp pháp lý với Trung Quốc về vụ Hoàng Sa, Trường Sa; mà không xác định sẽ làm gì. Các viên chức chính quyền cộng sản tiếp tục nói họ “đang chuẩn bị hồ sơ” đưa Trung Cộng ra tòa. Mãi không thấy chuẩn bị xong. Bây giờ thì Trung Cộng đi bước trước.

Bây giờ thì người dân Việt Nam hiểu rõ tại sao Việt Cộng chuẩn bị mãi không xong hồ sơ kiện Trung Cộng ra tòa. Vì họ biết sẽ đuối lý. Chỉ có một cách thoát ra khỏi cảnh bế tắc này là xóa bỏ chế độ cộng sản; hoặc ít nhất là phủ nhận và kết tội các chính quyền cộng sản từ thời Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng (1958) đến Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười (1990). Cả hai điều đó, đảng Cộng sản Việt Nam không thể làm được, để cho bây giờ Trung Cộng đi kiện trước tòa án dư luận Liên Hiệp Quốc. ...

* Chính trị - Dân chủ  

Không thể "Thoát Trung" mà không "Thoát Cộng"!

09/06/2014 Trần Quang Thành phỏng vấn tiến sĩ Hà Sĩ Phu (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Từ hơn một

Xã hội dân sự độc lập VN lần đầu tiên góp tiếng tại Hội nghị XHDS Đông Nam Á

23/04/2015 Trà Mi (VOA) - Lần đầu tiên các tổ chức hoạt động dân sự độc lập của người Việt trong và ngoài nước góp tiếng tại một hội nghị thường niên của các tổ chức xã hội dân sự toàn khu vực ASEAN, phản biện phần trình bày của các nhóm xã hội dân sự do nhà nước Việt Nam tổ chức để phản ánh thực trạng nhân quyền trong nước trước khu vực và quốc tế.

Hội nghị Xã hội Dân sự ASEAN và Diễn đàn Người dân ASEAN năm nay diễn ra tại Malaysia từ ngày 22-24/4, quy tụ sự tham gia của hàng ngàn người.

Phía người Việt, ngoài phái của Hà Nội gửi đi, lần này còn có sự góp mặt của các tổ chức xã hội dân sự độc lập của người Việt ở hải ngoại như Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS hay Hiệp hội Giáo dân Cồn Dầu. [đọc tiếp]

APF 2015: Cơ hội cho các Tổ chức Xã hội dân sự Việt Nam

23/04/2015 Mặc Lâm (RFA, Malaysia) - Trong Diễn đàn Công Dân ASEAN và Hội nghị Xã hội dân sự ASEAN đang diễn ra tại Kuala Lumpur Malaysia, một vấn đề quan trọng đã được các tổ chức Xã hội Dân sự độc lập của Việt Nam đưa ra đó là lên tiếng trước Diễn đàn việc họ bị bao vây, cô lập không được có mặt tại diễn đàn trong khi các tổ chức của nhà nước mang danh nghĩa Xã hội dân sự dưới tên gọi GONGO lại được ưu đãi trước diễn đàn này. Mặc Lâm tường trình các diễn biến này như sau

Trong Diễn đàn Công dân ASEAN lần thứ 10 có sự tham dự đông đảo các tổ chức Xã hội dân sự đến từ 10 nước thành viên và bên cạnh đó những nước như Cambodia, Lào, Miến Điện và Việt Nam đã mang những phái đoàn hùng hậu vài mươi người với các tên gọi của các NGO tức các tổ chức phi chính phủ, đến Malaysia để cùng lên tiếng trước các vấn đề chung mà ASEAN quan tâm. [đọc tiếp]

Cuộc chiến đầu tiên giữa GONGO và các tổ chức Xã hội dân sự độc lập

22/04/2015 Mặc Lâm (RFA, Malaysia) - Vào lúc 8 giờ 30 sáng hôm nay GONGO đã mời các tổ chức Xã hội dân sự của Việt Nam có mặt tại Diễn đàn Công Dân ASEAN tham gia thảo luận chọn người đại diện cầm cờ VN trong buổi dạ tiệc mở đầu Diễn đàn vào tối hôm nay.

Như chúng tôi đã trình bày, GONGO (Government Organized NGO) là một tổ chức mang danh nghĩa Xã hội dân sự nhưng hoàn toàn được điều hành và quản lý  bởi nhà nước, vì vậy mọi quyết định đều dựa trên chính sách nhất quán do chính quyền đưa ra.

GONGO đã gửi thư cho mọi người biết mở một cuộc họp nhằm biểu quyết chọn người đại diện cầm quốc kỳ Việt Nam cùng với 9 nước khác trong dạ tiệc chào mừng vào tối hôm nay. Những tổ chức của người Việt có mặt tham dự Diễn đàn đều có quyền tham gia cuộc họp và động thái này được đánh giá cao vì tôn trọng sự khác biệt, rất khác với một thời gian dài trong suốt 9 năm trước đó.

Tuy nhiên do đây là cuộc họp ngoài chương trình nghị sự của APF nên báo chí không được phép ghi âm hay chụp ảnh mà chỉ được quan sát. [đọc tiếp]

Khai mạc Diễn đàn Công dân ASEAN 2015

tháng nay, giàn khoan Trung Quốc thăm dò dầu khí chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, nằm sâu trong khu vực mà Việt Nam khẳng định là vùng đặc quyền kinh tế, tạo sự phẫn nộ và lo lắng cho người Việt khắp nơi. Vào chiều ngày 05/06/2014, tại trụ sở Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra một cuộc hội thảo mang tên « Làm sao để thoát Trung ? ». Hội thảo do Quỹ Văn Hóa Phan Chu Trinh tổ chức. ...

* Nhân quyền  

Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, nhưng Ba Sàm thì không!

09/05/2014 Đinh Ngọc Thu, Trịnh Hữu Long và các cộng tác viên (Nhật Báo Ba Sàm) - “Trung Quốc rồi sẽ đánh Việt Nam. Nhưng dù chiến tranh hay hòa bình, vẫn có một mạch ngầm luôn luôn chảy, đó là mạch ngầm khai dân trí”.

Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh) đã nói với chúng tôi như vậy từ bốn năm trước, khi trang Ba Sàm bắt đầu là một “điểm nóng chính trị” trong cộng đồng mạng, và anh rất ý thức được rằng mình đang phải đối mặt với nguy hiểm. ...

* Chính trị - Dân chủ  

Hà Sĩ Phu: Chỉ nhân dân Việt Nam mới cứu được nước

22/04/2015 Mặc Lâm (RFA, Malaysia) - Diễn đàn Công dân ASEAN được tổ chức hàng năm, tập trung các cuộc hội thảo nhóm của các nước ASEAN nhằm chia sẻ, góp ý kể cả phản biện từ  những tổ chức xã hội dân sự đối với các chính sách của các quốc gia ASEAN. Trong Diễn đàn lần này tập trung rất nhiều vấn đề mà trong đó vai trò các Tổ chức xã hội dân sự độc lập sẽ được nêu lên hứa hẹn rất nhiều tranh luận giữa các phái đoàn của nhà nước và đại diện nhiều tổ chức tham gia tranh đấu cho những người không được góp tiếng nói của họ trên diễn đàn này. Mặc Lâm có mặt tại Kuala Lumpur tường trình thêm chi tiết. Sáng hôm nay 22 tháng 4, bốn ngày trước khi Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 khai mạc, Diễn dàn công dân ASEAN lần thứ 10 chính thức diễn ra tại Kuala Lumpur, thủ đô của Malaysia với đông đảo người tham dự đến từ đến nhiều quốc gia.

Diễn đàn Công dân ASEAN được gọi tắt là APF (ASEAN People’s Forum) được nguyên Thủ tướng Malaysia là ông Abdulah Badawi có sáng kiến mở ra mười năm về trước. Trong suốt thời gian đó các tổ chức núp dưới danh xưng Xã hội dân sự nhưng thật ra do nhà nước thành lập đã liên tục điều phối Diễn đàn dưới tên gọi GONGO (government organized NGO), tức là tổ chức phi chính phủ nhưng lại do chính phủ quản lý điều hành, và vì vậy các tổ chức Xã hội dân sự độc lập không có cơ hội tham gia vào Diễn đàn này hầu góp tiếng nói của mình cho Diễn đàn quan trọng nhất Đông nam á.

Từ trong nước, trước khi Diễn đàn khai mạc, một tuyên bố chung có chữ ký của 21 tổ chức Xã hội dân sự độc lập được gửi tới cho Diễn đàn Công dân ASEAN nhằm khẳng định tính chính đáng của mình là những tổ chức Xã hội dân sự độc lập bất kể sự không thừa nhận của nhà nước. [đọc tiếp]

Cần nhận định đúng về các cuộc đình công

11/04/2015 Nguyễn Quang Duy (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Các cuộc đình công liên tục diễn ra tại khu công nghiệp Sài Gòn, Bình Dương, Tiền Giang, Tây Ninh, Long An… khiến nhiều người tin rằng “Phong trào công nhân Việt Nam đã trưởng thành”.

Xin đừng quên cuối năm 2005 cũng đã diễn ra nhiều cuộc đình công đòi tăng mức lương tối thiểu cho công nhân tại các doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư, có cuộc đình công lên đến năm, sáu chục ngàn công nhân tham dự.

Đấu tranh cho quyền lợi công nhân là cuộc đấu tranh lâu dài luôn tiếp diễn hằng trăm năm nay và trên toàn thế giới. Việc bùng phát các cuộc đình công trong tuần qua cho thấy tức nước vỡ bờ, vì thế cần nhận định đúng để quan tâm hơn đến nhu cầu lâu dài và thiết yếu của tầng lớp công nhân. [đọc tiếp]

Gặp gỡ giữa các tổ chức dân sự Việt Nam và Philippines

06/04/2015 Kính Hòa (RFA) - Vừa qua tại thủ đô Manila ở Philippines, bốn tổ chức dân sự Việt nam và Phi đã có buổi gặp gỡ để thúc đẩy cho xu thế đối thoại giải quyết các xung đột tại biển Đông. Kính Hòa có cuộc phỏng vấn ông Lâm Đăng Châu về buổi gặp gỡ này. Ông Lâm Đăng Châu hiện sống tại Đức là thành viên của tổ chức Tập hợp dân chủ, một trong bốn tổ chức tham gia cuộc gặp mặt. Ông Châu cho biết:

Ông Lâm Đăng Châu: Chúng tôi có cuộc gặp mặt nhau nhân một hội nghị quốc tế này 27/3 tại Manila. Hai tổ chức dân sự Việt là Voice và Họp mặt dân chủ, còn hai tổ chức Phi có tên viết tắt là US Pinoy và Daika. Bốn tổ chức này quyết định với nhau mời các diễn giả quốc tế là những chuyên gia về Biển Đông đến từ Nhật, Pháp, Úc, Phi, và Việt nam. Họ có những bài thuyết trình rất có giá trị và nhất là những trao đổi về Hoàng sa và Trường sa. Chúng tôi ra một tuyên bố chung, nói rằng rất mong muốn chuyện hòa bình, ổn định và phát triển trong vùng, cũng như khẳng định rỗ rệt là cái đường chín vạch do Trung quốc áp đặt là không có cơ sở pháp lý hay lịch sử nào hết. Và cũng không phù hợp với qui ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc mà chính Trung quốc cũng ký vào. Bốn tổ chức dân sự Phi và Việt cũng chủ trương là các nước Đông Nam Á nên gìn giữ sự an toàn giao thông trên biển và trên không. Chúng tôi cũng lên tiếng hỗ trợ các tổ chức dân sự Việt nam và Phi, và kêu gọi thời gian tới sử dụng tên tuổi cho vùng biển này là biển Đông Nam Á. [đọc tiếp]

Cây xanh làm thức tỉnh xã hội dân sự

06/04/2015 Thanh Phương (RFI) - Ngày Chủ nhật 29/03/2015, một cuộc tuần hành quy tụ đông đảo người dân Hà Nội đã diễn ra tại thủ đô Việt Nam, trong đó đặc biệt có sự tham gia của rất nhiều bạn trẻ. Người dân Hà Nội đã xuống đường rầm rộ như vậy sau khi hàng trăm hoặc có thể là hàng ngàn cây xanh, trong đó có cả những cây rất lâu đời và rất quý giá, ở thủ đô bị chặt một cách không thương tiếc, gây công phẫn dư luận địa phương cũng như cả nước.

Từ người dân thường cho đến các nhân sĩ trí thức ai cũng đau buồn khi thấy những hàng cây thân yêu ven đường bị “bức tử” một cách vội vã như vậy.

Theo cái nhìn của tiến sĩ Nguyễn Quang A, phong trào bảo vệ xây xanh ở Hà Nội đã làm thức tỉnh xã hội dân sự ở Việt Nam và đó là một điều khích lệ rất lớn đối với những nhà hoạt động xã hội như ông [đọc tiếp]

Bước tiến mới trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người lao động

03/04/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Từ ngày 26 tháng 3 mới đây, tại khu công nghiệp Tân Tạo ở Sài Gòn đã nổ ra cuộc đình công, biểu tình của hơn 90 nghìn công nhân phản đối điều 60 luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016 tước bỏ quyền của người lao đông được hưởng bảo hiểm Xã hội một lần khi thôi việc. Cuộc đình công đã lan rộng đến khu công nghiệp ở tỉnh Long An, Tiên Giang, gây sức ép mạnh đến nhà cầm quyền Việt Nam khiên thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng trong phiên họp chính phủ ngày 1/4/2015 buộc phải hứa sẽ đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi điều 60 luật Bảo hiểm Xã hội 2014 theo yêu cầu của người lao động.

Ông Trần Ngọc Thành, một nhà hoạt động trong tổ chức công đoàn độc lập Lao Động Việt đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về bước tiến mới trong phong trào đấu tranh của giới lao động qua cuộc đình công của công  nhân khu công nghiệp Tân Tạo ở Sài Gòn diễn ra liên tục nhiều ngày kể từ 26/3 mới đây và lan rộng ra nhiều nơi khác

06/05/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhân sự kiện công an bắt khẩn cấp blogger Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang nhà Anh Ba Sàm và nữ blogger Nguyễn Thị Minh Thúy vào ngày hôm qua 5/5/2014, và việc Trung quốc ngang nhiên mang giàn khoan khổng lồ HD-981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của VN để hoạt động mà nhà cầm quyên cộng sản Việt Nam gần như vẫn im hơi, lặng tiếng, ngoài vài câu lên án chung chung lấy lệ, vô thưởng, vô phạt của người phát ngôn Bộ Ngoại giao

Ông Hà Sĩ Phu đã bộc bạch nhưng suy nghĩ, bức xúc của mình ...

* Kinh tế - Môi trường  

Bauxite Tây Nguyên: những dấu hiệu của cái chết được báo trước

04/04/2014  Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhiều năm trước, tại Việt Nam cuộc tranh cãi về Dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên từng có một khởi đầu khá khoa học: đáng quan tâm nhất là Chương trình Hợp tác Xô - Việt của Tổ chức COMECON (Tổ chức hợp tác kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa). COMECON từng khuyến cáo Việt Nam không nên khai thác bauxite ở Tây Nguyên, họ đã chỉ ra rằng: Dùng tiền đầu tư cho cà phê, hạt tiêu, hạt điều... còn có lời hơn ! Tưởng giới lãnh đạo Việt Nam đã lựa chọn được bài toán đúng sai. Không ngờ bất chấp những cảnh báo của các chuyên gia cả trong và ngoài nước họ lại quyết định khai thác bauxite Tây Nguyên với lý do đó là "chủ trương lớn của Đảng".

Một số nhân sĩ, trí thức phản đối Dự án bị trấn áp bằng nhiều hình thức, điển hình là Viện IDS (trong đó có nhiều thành viên nhóm 72 trí thức hàng đầu Việt Nam) bị buộc phải tự giải thể vì "không thể hoạt động". Nhà giáo Đinh Đăng Định cùng một số người khác bị bắt và tù về tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước" theo điều 88, bộ luật hình sự. Ông đã qua đời ngày 3/4/2014  [xem tiếp] + Audio & hình ảnh

Cuộc gặp gỡ giữa Nghị sỹ Đức, Thụy Điển với Xã hội Dân sự Việt Nam

01/04/2015 (FB RFA) - Buổi chiều ngày 30/3/2015, tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã diễn ra cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa Nghị sỹ của Đức và Thụy Điển với giới Xã hội Dân sự Việt Nam. Cuộc gặp gỡ này được tổ chức công khai, mở cửa tự do, thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ và các nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam.

Bốn vị nghị sỹ tham dự cuộc giao lưu gồm có: - Ông Anti Avsan - đến từ đảng Ôn hòa Thụy Điển. Ông là Nghị sỹ Thụy Điển từ năm 2006 ;

- Bà Monica Green là một chính trị gia thuộc đảng Dân chủ xã hội Thụy Điển. Bà là Nghị sỹ Thụy Điển (Riksdag) từ năm 1994 ;

- Bà Claudia Roth là một chính trị gia thuộc đảng Xanh của Đức. Bà là Nghị sỹ Quốc hội Liên bang (Bundestag) từ năm 1998. Hiện nay, bà là Phó Chủ tịch Quốc hội Liên bang ;

- Ông Bernd Fabritius là một chính trị gia thuộc đảng Xã hội Thiên chúa giáo Đức. Ông là Nghị sỹ Quốc hội Liên bang từ năm 2013.

Bốn vị nghị sỹ cho biết, trong quá trình tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới IPU lần thứ 132 tại Hà Nội trong những ngày này, họ đã có nhiều phiên thảo luận về các vấn đề liên quan tới quyền con người, cũng như đã có những sự trao đổi thẳng thắn với phía chính quyền Việt Nam. Họ nói rằng, nếu như những nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam gặp khó khăn, những người này có thể nhận được sự hỗ trợ từ phía các Đại sứ quán và chính phủ các nước Âu Châu. Thêm vào đó, họ ghi nhận những gì mà họ được lắng nghe và chứng kiến hôm nay, những điều này sẽ được chia sẻ với các đồng nghiệp tại Âu Châu của họ. Họ sẽ có những tác động cần thiết tới chính quyền Việt Nam, nhằm thúc ép Hà Nội tôn trọng các cam kết về dân chủ, nhân quyền. [đọc tiếp]

Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam tròn 1 tuổi

19/03/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam ra đời đã tròn 1 năm. Nhân dịp này anh Phạm Bá Hải, điều phối viên của Hội đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành về một năm hoạt động của Hội và những việc làm frong thời gian sắp tới. Mời quí vị theo dõi

Vài hình ảnh buổi họp mặt kỷ niệm tổ chức tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn ngày 17/03/2015 vừa qua

Hội CTNLT Đại Hội Lần Thứ Nhất Tại Sài Gòn Ngày 17.03.2015

18/03/2015 (FVPOC) - Hôm qua vào lúc 8g30’ ngày 17 tháng 3 năm 2015, với sự hiện diện của các hội viên trong Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm tại địa điểm Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 38 – Kỳ Đồng – Q.3 – Sài Gòn đã tổ chức họp mặt các hội viên nhân ngày kỷ niệm 1 năm thành lập Hội.

Trước khi khai mạc đại hội, HT Thích Không Tánh đã chào mừng tất cả các hội viên tới tham dự và mời tất cả mọi người đứng lên tưởng niệm một phút, nhớ đến các bậc anh hùng đã hy sinh xương máu cho tổ quốc, nhất là 64 chiến sỹ VNCH đã hy sinh trên đảo Gạc Ma và tưởng nhớ đến những anh em TNLT khác đang bị lao tù.

BĐH hiện nay của hội gồm:

Đồng chủ tịch Hội: Bs Nguyễn Đan Quế và Lm Phan Văn Lợi

Điều phối viên: Anh Phạm Bá Hải, Ls Nguyễn Văn Đài, Ms Nguyễn Trung Tôn.

Phát ngôn viên: Nhà báo Phạm Chí Dũng

Hội đồng cố vấn: HT Thích Không Tánh, Ms Nguyễn Hồng Quang, Ms Nguyễn Hoàng Hoa, Ms Phạm Ngọc Thạch, Lm Nguyễn Hữu Giải, Chính trị sư Hứa Phi, Cụ Lê Quang Liêm, Tu sĩ Lê Văn Sóc, Tu sĩ Lê Minh Triết [đọc tiếp]

Mạng xã hội và thách thức hiện thời của thông tin mạng

07/03/2015 Kính Hòa (RFA) - Theo ghi nhận của nhà báo Đoan Trang thì sau khi Yahoo 360 bị đóng cửa vào năm 2009 thì mạng xã hội Facebook nổi lên như một nơi để chia sẻ ý tưởng. Cũng trong năm 2009 này FB bị chặn đến hai lần. Chính phủ Việt Nam né tránh các câu hỏi về việc chận FB, hoặc nói rằng họ không chận trang mạng này.

Việc ra đời của Facebook làm thay đổi hẳn việc viết blog. Nhà văn Phạm Thành nhận xét rằng FB thì rất nhanh nhưng các bài viết sẽ không được sâu như các trang blog trước kia. Nhà báo Đoan Trang cũng đồng ý như vậy và có thêm nhận xét là các blog cá nhân với giao diện mang tính cá nhân, có chiều sâu hơn, và các blog trên nền tảng wordpress hay blogspot là nơi phát sinh ý tưởng còn FB lại là một kênh để truyền đạt các ý tưởng đó một cách nhanh chóng.

Đầu năm 2013, lần đầu tiên một giới chức Việt Nam là ông Hồ Quang Lợi, công bố rằng cơ quan công quyền Việt Nam có sử dụng một mạng lưới những người gọi là Dư luận viên để tiến hành các cuộc bút chiến trên mạng chống lại những trang blog hay FB phản biện xã hội.

Nhà văn Phạm Thành nhận xét: “Có nhiều blog sinh ra là để ủng hộ chế độ, chẳng hạn như là bọn Tre làng hay Mõ làng chẳng hạn, do bởi Dư luận viên, sinh ra là để quấy nhiễu các blog phản biện khác.” [đọc tiếp]

Lịch sử và tính chính trị của blog tiếng Việt

07/03/2015 Kính Hòa (RFA) - Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã tạo nên một diện mạo mới cho truyền thông Việt Nam với sự ra đời của trang blog, hay trang thông tin điện tử không chịu sự kiểm soát của cơ quan công quyền. Trong gần 20 năm qua số lượng blog xuất hiện ngày càng nhiều và đóng vai trò ngày càng lớn trong đời sống truyền thông và chính trị Việt Nam.

Sự xuất hiện của các trang mạng, hay blog tạo nên một môi trường thông tin khác, một công cụ truyền thông khác nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước Việt Nam, vốn từ trước đến nay không cho phép một sự đa dạng thông tin.

Tiếp đến là vào năm 2013 đảng cộng sản tiếp tục ra tiếp một nghị định gọi là nghị định 72 để hạn chế việc chia sẻ thông tin trên các trang mạng. Một lý do của việc đưa ra nghị định này là vì báo chí tư nhân bị cấm, mà nếu các trang mạng đưa tin, chia sẻ thông tin thì vô hình trung lại trở thành những tờ báo. [đọc tiếp]

Xã hội dân sự xây dựng Luật Biểu tình

27/02/2015 Trà Mi (VOA) - Lần đầu tiên một tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước xây dựng dự thảo Luật Biểu tình và mở chiến dịch vận động kêu gọi Việt Nam sớm thông qua luật cho phép người dân bày tỏ chính kiến.

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam nói dự thảo luật do Ban Cải cách Thể chế của Hội đề xướng nhằm góp phần giải quyết những vấn đề thật sự, những bức bối cấp bách trong xã hội hiện nay về quyền tự do tư tưởng và nhu cầu được thể hiện quan điểm của người dân.

Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, cho VOA Việt ngữ biết: “Cứ mỗi năm có ít nhất 1 ngàn cuộc đình công. Từ năm 2008 tới nay có ít nhất hàng ngàn cuộc biểu tình của dân chúng liên quan tới đất đai. Dân oan tại Việt Nam, dù nhà nước không công bố con số chính thức nhưng theo khảo sát sơ bộ của giới hoạt động thì tầng lớp dân oan tại Việt Nam có thể lên tới hơn 1 triệu người. Điều đó cho thấy xã hội vô cùng bức xúc. [đọc tiếp]

3.000 công nhân nhà máy BSE ở Nghệ An đình công

13/02/2015 (RFA) - Chừng 3 ngàn công nhân hiện đang làm việc tại nhà máy điện tử BSE tại Khu Công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An từ chiều hôm qua bắt đầu đình công đòi hỏi tiền thưởng Tết và phản đối một số qui định mà họ cho là bất hợp lý từ phía chủ công ty.

Một công nhân tham gia đình công vào tối hôm qua cho Đài Á Châu Tự do biết như sau:

“Ba giờ được giải lao, chúng tôi tập trung đình công trước văn phòng xếp Tổng đòi phát tiền thưởng Tết trong ngày hôm nay và đòi một số quyền lợi khác nữa. [đọc tiếp]

Hàng trăm công nhân đình công đòi thưởng Tết

28/01/2015 (RFA) - Hằng trăm công nhân công ty TNHH Sunny Wide Việt Nam, vào ngày hôm qua tiến hành đình công đến ngày thứ ba để đòi thưởng một tháng lương Tết, tức tháng 13.

Báo mạng Lao Động cho biết một đại diện của tập thể công nhân đình công cho biết có gửi đơn cho lãnh đạo công ty về vấn đề thưởng tết, thế nhưng công nhân không nhận được trả lời.

Tin từ phía công nhân cho hay là lãnh đạo công ty có hứa miệng sẽ chi lương tháng 13 bằng 70% lương tháng; tuy nhiên đến khi công nhân thực hiện đình công vẫn chưa có văn bản chính thức nào từ phía lãnh đạo công ty. [đọc tiếp]

Bản Tuyên bố chung của 5 tổ chức XHDS độc lập tại buổi thảo luận của ACSC/APF

27.01.2015 (Chuyển Hóa) - Thưa quý cơ quan truyền thông tự do và thân hữu,

Tại Buổi họp thảo luận của ACSC/APF tại Mã Lai vừa qua, có 5 tổ chức XHDS , trong đó có Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đã cùng đưa ra một bản Tuyên bố ngắn minh định những đòi hỏi của chúng tôi. Xin lưu ý là Bản Tuyên bố này khác với Bản Tuyên bố chung của XHDS ASEAN mà chúng tôi đã phổ biến.

Bản Tuyên bố ngắn này được đọc bởi một người bạn, được chúng tôi ủy quyền để nêu lên tiếng nói của chúng tôi tại buổi thảo luận vì những nhà hoạt động XHDS trong nước  Việt Nam không thể xuất cảnh để tham gia bàn luận cùng đại diện XHDS  của các nước ASEAN khác.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với quý thân hữu và cơ quan truyền thông tự do Bản Tuyên bố này của chúng tôi để một lần nữa xác định lập trường của chúng tôi.

Kính

Huỳnh Thục Vy [đọc tiếp]

Công ty Diamond đuổi 138, chưa bồi thường, nay “nhận lại 4″

26/01/2015 (LĐV) - Sau 5 tháng phối hợp trong và ngoài VN, Lao Động Việt vừa đạt được một kết quả nhỏ ở công ty may mặc Diamond: Trong số 138 công nhân bị đuổi việc hồi tháng 7/2014 thì nay 4 công nhân đã được việc lại, và LĐV đang cùng một số tổ chức tây phương tiếp tục tranh đấu đòi Diamond trả tiền bồi thường đúng đắn cho mọi người.

Nhắc lại, cuối tháng 7/2014, công ty Diamond gọi công nhân vô phòng họp (coi Hình) để thông báo đuổi việc: “138 công nhân nghỉ việc từ bây giờ. Ngày mai đừng quay lại, có quay lại cũng không được lương. Nếu ký tờ tình nguyện nghỉ việc sẽ được 1 tháng lương, không ký thì không được bồi thường đồng nào”.

Sau khi một số công nhân cho Lao Động Việt hay, trong nước thì LĐV phỏng vấn họ và một số công nhân khác, ngoài nước thì LĐV lên tiếng với Puma, là công ty Đức mua hàng của Diamond. Bản tin 05/8/2014 của LĐV trên laodongViet.org, cộng với 3 lần cập nhật sau đó, đã trình bày chi tiết vụ này. [đọc tiếp]

Phỏng vấn về Kiến nghị của các tổ chức XHDS độc lập Việt Nam gửi Hội nghị XHDS ASEAN 2015

07/01/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Các tổ chức XHDS độc lập Việt Nam vừa gửi Kiến nghị tới Hội nghị XHDS ASEAN 2015 Kuala Lumpur - Malaysia, đề nghị tạo điều kiện để đại diện các tổ chức XHDS độc lập ở Việt Nam có thể tham gia hoặc trực tiếp hoặc qua Skype vào kỳ họp mặt năm 2015 (xin đọc Bản kiến nghị ngay dưới tin này).

Bản Kiến nghị nêu rõ các tồ chức XHDS độc lập Việt Nam được thành lập căn cứ vào điều 25 của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự và nhằm hoạt động vì lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Tuy nhiên các tổ chức XHDS độc lập vẫn chưa được Nhà nước Việt Nam công nhận. Kiến nghị viết : "Các tổ chức XHDS độc lập của Việt Nam khẳng định rằng chúng tôi đã không nhận được bất kỳ bản thảo nào về Tuyên bố chung của các tổ chức XHDS ASEAN 2015 từ phái đoàn được gọi là đại diện cho các tổ chức XHDS Việt Nam. Do đó, đề nghị Quý Ban tạo điều kiện để chúng tôi có thể tham gia hoặc trực tiếp hoặc qua Skype vào kỳ họp mặt sắp tới" Nhân sự kiện này, anh Phạm Bá Hải  (ảnh bên), trong nhóm soạn thảo Kiến nghị đã giới thiệu nội dung bản kiến nghị qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Mời quí vị theo dõi

Kiến nghị của Các Tổ chức XHDS Độc lập VN gửi Hội nghị XHDS ASEAN 2015 Kuala Lumpur

07/01/2015 (Bauxite Việt Nam) -... Các tổ chức XHDS độc lập của Việt Nam nhận định về hiện trạng đất nước chúng tôi như sau:

A- Đàn áp về dân quyền ... B- Bất công về nhân quyền ... Các tổ chức XHDS độc lập của Việt Nam kiến nghị về các quyền dân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế và xã hội như sau: 1. Quyền tự do hội họp ôn hòa của công dân phải được tôn trọng. Nhà cầm quyền VN phải chấm dứt sách nhiễu thành viên các tổ chức XHDS độc lập và ngăn cản các cuộc họp mặt ôn hòa của họ. 2. Người dân phải có quyền lập hội một cách tự do. Nhà cầm quyền VN phải chấm dứt dùng bạo lực tấn công giới bảo vệ nhân quyền. Năm 2014 khoảng 150 người trong giới đó đã bị tấn công bằng bạo lực.

3. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tại VN phải thực thi đầy đủ. Có 30 blogger, nhà báo đang bị nhà cầm quyền VN giam cầm.

4. Người dân phải có quyền tư hữu đất đai, và mọi ai bị trưng dụng ruộng đất vì công ích phải được đền bù đầy đủ để sống được lâu dài. ... [đọc tiếp] - [english]