Kinh tế - Môi trường

Tiếng Việt Kinh tế - Môi trường >

 

Kinh tế - Môi trường

* Kinh tế - Môi trường:  các trang trước

 
Viện nghiên cứu chiến lược về rừng để mất hơn 2,000 hécta rừng
28/02/2022 (Người Việt) - ĐẮK NÔNG, Việt Nam (NV) – Sở Tài Nguyên và Môi Trường Đắk Nông, hôm 28 Tháng Hai, cho biết đã ban hành kết luận thanh tra về công tác quản lý đất đai, bảo vệ rừng tại lâm phần do Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có trụ sở tại xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, quản lý.
Thế nhưng khi được giao, viện này “đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, bảo vệ rừng, để mất rừng và đất rừng với tổng diện tích hơn 2,000 hécta. Trong đó, giai đoạn từ năm 2003 đến Tháng Giêng, 2015 để mất hơn 1,800 hécta; từ Tháng Hai, 2015 đến Tháng Mười Hai, 2020, để mất hơn 230 hécta.” [đọc tiếp]

Tung hoành với sông Cờ Đỏ: Trung Quốc đang vắt kiệt nguồn nước châu Á
11/02/2022 Ngô Thế Vinh (Saigon Nhỏ) - Trung Quốc đã bắt đầu xây một đại công trình mang tên Sông Cờ Đỏ, dài trên 6,180 km để hàng năm chuyển dòng lấy 60 tỉ mét khối nước ngay từ nguồn không cho xuống hạ lưu sông Mekong, Salween và Brahmaputra. Sông Cờ Đỏ của Trung Quốc là một mối đe doạ tiềm tàng to lớn, với khả năng gây ra tội ác cho nhân loại.
Sông Cờ Đỏ là một chiến lược đổi dòng lấy nước – có nghĩa là 100% lượng nước này sẽ bị mất đi – không bao giờ được đền bù,  đối với các quốc gia hạ nguồn [đọc tiếp]

Bà Ngụy Thị Khanh, nhà môi trường đoạt giải thưởng quốc tế bị bắt, hoạt động nhân quyền ở Việt Nam bị đàn áp
09/02/2022 Phạm Phan Long dịch (Tiếng Dân) - Ngụy Thị Khanh, người đầu tiên nhận giải thưởng môi trường Goldman uy tín của Việt Nam, đã bị bắt vì tội trốn thuế.
Bà sáng lập Trung tâm Đổi mới và Phát triển Xanh, bị bắt giữ vào tháng trước, nhưng việc giam giữ bà mới được truyền thông nhà nước xác nhận hôm thứ Tư [9 tháng 2]. [đọc tiếp]

Việt Nam bắt giữ người từng được xem là 'anh hùng môi trường'
09/02/2022 (BBC) - Công an TP.Hà Nội loan báo rằng họ vừa khởi tố, bắt tạm giam bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh GreenID, để điều tra hành vi trốn thuế.
Năm 2018, bà Khanh là người Việt đầu tiên nhận giải thưởng Môi trường Goldman, giải thưởng lớn nhất thế giới dành cho các nhà hoạt động môi trường cơ sở.
Giải thưởng Goldman ghi nhận họ trao giải cho bà vì nỗ lực giúp Việt Nam loại bỏ được 115 triệu tấn khí thải carbon dioxide mỗi năm. [đọc tiếp]

Hà Nội xác nhận ca đầu tiên nhiễm Omicron trong cộng đồng
26/01/2022 (VOA) - Sở Y tế Hà Nội hôm thứ Tư 26/1 thông báo ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron của virus corona trong cộng đồng.
Tin đăng trên trang web của cơ quan này cho biết rằng trường hợp này là một nhân viên khách sạn tiếp xúc với 13 người nhập cảnh bị nhiễm Omicron.
Sở Y tế Hà Nội cho biết, bệnh nhân hồi đầu tháng này đã được cách ly tại khách sạn, vốn được dùng làm nơi cách ly người nhập cảnh, và tới nay “đã được xác định khỏi bệnh”. [đọc tiếp]

Năm 2022: Lao động VN sẽ làm đến 72 giờ/tuần với đồng lương 'đóng băng'?
15/01/2022 T.K. Tran (BBC) - Năm 2021 khép lại với những con số không mấy khả quan cho nền kinh tế Việt Nam: tăng trưởng GDP 2,58% thấp nhất trong 30 năm qua, số người thất nghiệp tăng cao, lương bình quân của công nhân sút giảm.
Đối với người lao động Việt Nam, năm 2022 được mở ra với những dấu hiệu không mấy tốt đẹp: tiền lương tối thiểu bị đóng băng, công nhân sẽ phải làm việc nhiều hơn, do quy định mới cho phép tăng giờ làm thêm, thậm chí tới 72 giờ một tuần.
Ngoài ra, tiền thưởng Tết xuống thấp, đã gây bất mãn đưa tới đình công như ở Công ty Pou Chen vừa qua. [đọc tiếp]

Việt Nam: Đại dịch COVID-19 lan nhanh với hơn 1.700 ca chỉ riêng ngày 12/7
12/07/2021 (VOA) - Tổng số ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam từ đầu dịch đến ngày 12/7 lên đến xấp xỉ 32.200 người, trong đó tâm dịch là thành phố Hồ Chí Minh với số ca nhiễm trong vòng chưa đầy 3 tháng qua là hơn 14.000.
Thông tin cập nhật đến 7h tối 12/7 trên các trang chính thức của chính phủ và Bộ Y tế Việt Nam cho hay chỉ riêng trong ngày này, số ca mắc mới được phát hiện là hơn 1.700, trong đó có tới hơn 1.400 ca ở Tp.HCM. [đọc tiếp]

Người dân trong các khu phong tỏa ở TP HCM kêu cứu

12/07/2021 (BBC) - Nhiều người dân lên tiếng kêu cứu giữa lúc TP HCM thực hiện đợt cách ly nghiêm ngặt kéo dài hai tuần.

"Hôm qua phường thông báo có ba hay bốn ca nhiễm gì đó trong hẻm của tôi. Thực ra thì họ đã phong tỏa chặt từ bốn ngày qua rồi. Họ lập một chốt chặn ở đầu con hẻm, nội bất xuất ngoại bất nhập," anh Mạnh Hùng, nhà ở phường Phú Mỹ, quận 7, chia sẻ với BBC News Tiếng Việt hôm 12/7.

Anh còn cho biết thêm, ngoài việc phong tỏa nguyên cả hẻm, chính quyền còn lập chốt giám sát phong tỏa ở một số khu nhà trọ của công nhân. "Tính ra những người này chịu đến ba lớp phong tỏa: phong tỏa toàn thành phố, phong tỏa con hẻm này và phong tỏa khu nhà của họ. Nhà trọ công nhân thì chật hẹp mà không thể ra vào thành ra rất bí bách," anh nói. [đọc tiếp]

Hiệp định Đầu tư Trung–Âu bế tắc: Việt Nam có lợi nếu Liên Âu sớm phê chuẩn EVIPA

12/07/2021 Trọng Thành (RFI) - Trong thời gian gần đây Bắc Kinh nỗ lực ký kết nhiều hiệp định thương mại để thu hút đầu tư, đặc biệt đáng chú ý là Hiệp định Đầu tư Toàn diện (CAI / AGI) với Liên Âu. Tuy nhiên, Hiệp định CAI đã bị Nghị Viện Châu Âu đình chỉ tiến trình phê chuẩn, ngày 20/05/2021. Lý do trực tiếp là vì Trung Quốc áp đặt các trừng phạt nhằm vào nhiều thành viên cấp cao của EU, để trả đũa các trừng phạt của Liên Âu về các xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc.

Trong quan hệ thương mại với Liên Âu, Việt Nam có lợi thế với tư cách là đối tác lớn thứ 15 của Liên Âu, với tổng trao đổi hàng hóa song phương trị giá 43,2 tỉ euro năm 2020, EU trở thành thị trường xuất khẩu thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ. [đọc tiếp]

Việt Nam nhận được 2 triệu liều vac-xin Moderna từ Mỹ

10/07/2021 (BBC) - Việt Nam vừa tiếp nhận 2 triệu liều vaccine Moderna do chính phủ Mỹ hỗ trợ thông qua cơ chế COVAX, trong đó ưu tiên 1 triệu liều cho TP.HCM.

Ngay sau khi tiếp nhận lô vaccine từ Mỹ, Việt Nam phat động lễ triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 toàn quốc 'lớn nhất trong lịch sử' sáng 10/7, theo truyền thông Việt Nam.

Đây là một phần trong 80 triệu liều vaccine phòng Covid-19 do Tổng thống Joe Biden cam kết hỗ trợ thế giới, và là những liều vaccine đầu tiên được gửi đến Đông Nam Á. [đọc tiếp]

Sài Gòn, đóng chợ và hoảng sợ

07/07/2021 (Việt Nam Thời Báo) - Dịch covid-19 bắt đầu lan rộng từ Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương ra toàn quốc và Sài Gòn nay là điểm nóng nhất với số người bệnh cao nhất, nhiều người từng xem trận dịch này như sự đe dọa từ xa không dính gì đến họ, hoặc tin vào khả năng dập dịch nhanh chóng của nhà nước thì bây giờ thật sự hoảng sợ.

Thông tin từ Ban quản lý chợ Tân Định (Q.1, tp.HCM) cho biết chợ bắt đầu đóng cửa cách ly theo quy định trong vòng 14 ngày, bắt đầu từ ngày 4-7 do có người bán hàng tại chợ dương tính với COVID-19.

Tổng hợp tin tức trên các tờ báo chính thức tại Tp. HCM cho thấy nhiều  bệnh viện tư triển khai xét nghiệm COVID-19 (test nhanh và PCR) tự nguyện cho người dân có giá từ 2 đến 4 triệu đồng/mẫu. [đọc tiếp]

COVID-19: Việt Nam ghi nhận hơn 400 ca nhiễm mới trong ngày

01/07/2021 (RFA) - Trong ngày 1/7, Việt Nam đã ghi nhận thêm khoảng 400 ca nhiễm COVID-19 mới, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế tính đến chiều ngày 1/7, nâng tổng số ca nhiễm mới trong đợt dịch thứ tư bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay lên hơn 13.800 trường hợp.

Chỉ riêng trong đợt dịch mới, Việt Nam đã ghi nhận 46 trường hợp tử vong do COVID-19, đưa tổng số ca tử vong do dịch bệnh ở Việt Nam tính từ đầu năm ngoái đến nay lên 81 trường hợp. [đọc tiếp]

Nhật Bản sẽ tặng cho Việt Nam một triệu liều vắc-xin

15/06/2021 (RFA) - Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản - Motegi Toshimitsu hôm 15-6-2021 cho hay, Nhật Bản quyết định cung cấp miễn phí cho Việt Nam khoảng một triệu liều vắc-xin của hãng AstraZeneca được sản xuất tại Nhật Bản.

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cũng cho hay trên Fanpage rằng, lô vắc-xin này sẽ được gửi đi từ Nhật Bản vào 16-6-2021 và dự kiến sẽ đến Việt Nam vào cùng ngày. [đọc tiếp]

Ca COVID-19 tử vong đầu tiên sau khi chích ngừa đủ liều tại California

08/06/2021 (Người Việt) - NAPA COUNTY, California (NV) – Napa County, California, báo cáo ca COVID-19 tử vong đầu tiên sau khi chích ngừa đầy đủ vào đầu Tháng Sáu, theo nhật báo Los Angeles Times hôm Thứ Hai, 7 Tháng Sáu.

Bệnh nhân tử vong là một phụ nữ, 65 tuổi, cư dân Napa County, có bệnh nan y từ trước, theo giới chức quận hạt cho biết. [đọc tiếp]

Việt Nam thêm 3 ca COVID-19 tử vong trong ngày

08/06/2021 (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chỉ trong một ngày, Việt Nam có đến ba bệnh nhân COVID-19 tử vong, trong đó hai ca đã được Bộ Y Tế công bố, nâng số người chết lên 55 trường hợp.

Trưa 8 Tháng Sáu, Tiểu Ban Điều Trị Ban Chỉ Đạo Quốc Gia Phòng, Chống Dịch COVID-19 đã công bố ca tử vong thứ 54 là bệnh nhân 3,422, nam, 54 tuổi, ở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, chết do “xuất huyết tiêu hóa trên nền bệnh nhân sốc nhiễm trùng, viêm phổi do SARS-CoV-2.” [đọc tiếp]

Hội thánh truyền giáo Phục Hưng: Nạn nhân hay thủ phạm lan truyền dịch COVID-19?

01/06/2021 Diễm Thi (RFA) - Bộ Nội vụ Việt Nam vừa đề nghị Ủy ban nhân dân TP.HCM tạm đình chỉ hoạt động của Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng để điều tra vụ án. Đề nghị được đưa ra sau khi Công an Gò Vấp khởi tố vụ án, điều tra dấu hiệu tội ‘Làm lây lan dịch bệnh’ từ Hội thánh này.

Từ Sài Gòn, bà Võ Xuân Loan - Mục sư của Hội thánh truyền giáo Phục Hưng nói với RFA rằng, Hội thánh tuân thủ mọi khuyến cáo y tế về phòng chống dịch; Mục sư của Hội thánh đã khuyến cáo tín hữu của mình ở nhà, chỉ sinh hoạt online cả mấy tuần và bà hiện đang là nạn nhân của dịch COVID-19. [đọc tiếp]

COVID-19: Việt Nam tăng cường chống dịch khi số ca nhiễm tăng ở mức kỷ lục

25/05/2021 (RFA) - Thêm hơn 300 trường hợp nhiễm COVID-19 được phát hiện vào chiều ngày 25/5 tại tỉnh Bắc Giang. Số bị nhiễm là những công nhân đang phải lưu trú trong khu vực giãn cách xã hội.

Tin do Bộ phận Công tác đặc biệt của Bộ Y Tế Việt Nam đưa ra và trước tình hình này, Bộ Y tế yêu cầu Bộ Phận Công tác đặc biệt phải ‘đóng băng’ ngay các khu nhà ở của công nhân.

Do dịch lây lan mạnh tại địa phương, chủ tịch tỉnh Bắc Giang có chỉ thị hỏa tốc yêu cầu người dân tại những nơi đang cách ly gồm Thành phố Bắc Giang, các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Thế, Lục Ngạn và Sơn Động không ra khỏi nhà [đọc tiếp]

Hơn năm năm sau thảm họa môi trường Formosa dân vẫn còn chịu tác động

21/05/2021 Giang Nguyễn (RFA) - Năm năm sau khi thảm họa Formosa xảy ra ở bốn tỉnh miền Trung, người dân cho biết họ vẫn không thấy môi trường cải thiện theo như lời hứa của các viên chức địa phương và lãnh đạo Formosa. Một số người không nhận được tiền đền bù. Họ chỉ nuôi một chút hy vọng qua vụ kiện tại Đài Loan nơi có trụ sở công ty mẹ của nhà máy gây ra thảm họa nhiễm độc biển.

“Thứ nhất là về mặt tâm lý thì thực sự bản thân cha từ khi về đây cũng cảm thấy đây là một môi trường rất khắc nghiệt và một tương lai rất là mờ mịt. Bởi vì cứ mở mắt ra là mình thấy cảnh khói bụi. Mở mắt ra mà thì mình ngửi được cái mùi hôi thối từ Formosa thải ra. Rồi cộng với những lời hứa của chính quyền cũng như Formosa từ tháng 4/2016 đến nay vẫn chưa được thực hiện.

Đó là trình bày của Linh mục Nguyễn Hồng Lĩnh, người về quản nhiệm Giáo xứ Đông Sơn, xã Kỳ nam, Hà Tĩnh ba năm về trước. [đọc tiếp]

Fukushima: Mười năm sau, thảm họa vẫn còn đó

17/03/2021 Thanh Phương (RFI) - Ngày 11/03/2021, nước Nhật đã tưởng niệm 10 năm xảy ra 3 thảm họa cùng một lúc ( động đất, sóng thần và tai nạn hạt nhân ) tại Fukushima ngày 11/03/2011, mà cho tới nay vẫn còn gây chấn thương toàn bộ xứ sở Phù Tang. Đặc biệt là 10 năm sau, Nhật Bản, một trong những quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới, vẫn chưa khắc phục được hết những hậu quả của thảm họa hạt nhân trầm trọng nhất kể từ tai nạn Chernobyl ở Ukraina năm 1986. [đọc tiếp]

VN tiếp tục tiêm vaccine AstraZeneca khi nhiều nước tạm ngưng

16/03/2021 (BBC) - Tính đến ngày 15/3, gần 16.000 người tại Việt Nam đã được tiêm vaccine AstraZeneca, theo truyền thông Việt Nam. Chỉ riêng trong ngày 15/3, đã có thêm 4.260 người được tiêm chủng vaccine này.

Trong khi đó, hàng xóm của Việt Nam là Thái Lan, đã tuyên bố tạm ngưng triển khai tiêm vaccine AstraZeneca sau khi 11 nước châu Âu khác cũng ra tuyên bố tương tự. [đọc tiếp]

Việt Nam tiêm vaccine từ 8/3, đề xuất tiếp nhận du khách quốc tế từ tháng 7

05/03/2021 (VOA) - Hôm 5/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long thông báo rằng dự kiến ngày 8/3 những liều vaccine đầu tiên sẽ được tiêm cho người dân tại 18 cơ sở đang điều trị bệnh nhân Covid-19, và các vùng có dịch, trong đó có tỉnh Hải Dương.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành y tế Việt Nam thừa nhận rằng việc cung cấp đủ vaccine là điều “khó khăn” trong giai đoạn hiện nay.

Trước tình hình khó khăn do dịch bệnh với khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế ngừng kinh doanh, Hiệp hội Du lịch Việt Nam kiến nghị cần mở cửa tiếp nhận khách nước ngoài từ tháng 7/2021 cho những du khách đã tiêm vaccine. [đọc tiếp]

Cao điểm xâm nhập mặn tại ĐBSCL vào ngày 25-28/2

26/02/2021 (RFA) - Tình hình xâm nhập mặn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đang cao hơn trung bình nhiều năm từ 6-13km, với phạm vi xâm nhập mặn sâu nhất mùa khô năm nay tại các cửa sông Cửu Long khoảng 50-75 km và được dự báo và có đỉnh mặn cao nhất sẽ rơi vào khoảng thời gian từ 25/2-4/3/2021.

Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong và triều cường. [đọc tiếp]

Đại Dịch Corona - Mọi Chuyện Khởi Đầu Ra Sao

10/02/2021 Phạm Hồng-Lam chuyển ngữ (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 30.12.2019 bà bác sĩ Ai Fen (Ái Phương) của Bệnh Viện Trung Ương Vũ Hán cầm trong tay một mảnh giấy, mà bà hi vọng rằng, nó sẽ giải mã cho căn bệnh phổi kì lạ mình đang phải đối diện. Từ hai tuần nay số người bệnh với triệu chứng cảm sốt và ho được chở tới càng ngày càng nhiều. Chữa trị bằng trụ sinh và các thứ thuốc khác đều vô hiệu. Đa số bệnh nhân là con buôn và làm việc trong khu chợ bán thú rừng của Vũ Hán. [đọc tiếp]

Anh xin gia nhập hiệp định thương mại Châu Á-TBD CPTPP

31/01/2021 (BBC) - Anh Quốc sẽ nộp đơn xin gia nhập khu vực tự do thương mại với 11 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương vào thứ Hai, một năm sau khi nước này chính thức rời khỏi EU.

Việc gia nhập khối "các quốc gia phát triển nhanh" sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Anh, chính phủ nói.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là Hiệp định CPTPP, áp dụng đối với thị trường gồm khoảng 500 triệu dân.

Trong số các thành viên của khối có Úc, Canada, Nhật Bản và New Zealand. Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, Peru, Singapore và Việt Nam Nam cũng là các thành viên sáng lập của khối, vốn được thành lập từ năm 2018. [đọc tiếp]

Phát hiện 83 ca COVID, Việt Nam phong tỏa Tp. Chí Linh, đóng cửa sân bay Vân Đồn

28/01/2021 (VOA) - Hôm 28/1, Việt Nam loan báo phát hiện 83 ca nhiễm COVID-19 tại hai tỉnh Hải Hương và Quảng Ninh nên ra quyết định phong tỏa thành phố Chí Linh, đóng cửa sân bay Vân Đồn.

Cổng thông tin Chính phủ cho biết chỉ trong hai ngày qua đã ghi nhận 72 ca nhiễm tại ổ dịch ở Công ty TNHH POYUN, xã Cộng Hoà, Tp. Chí Linh, tỉnh Hải Dương và 11 ca nhiễm ở sân bay quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. [đọc tiếp]

Covid-19: Số người chết trên toàn cầu vượt ngưỡng 2 triệu

16/01/2021 Thanh Phương (RFI) - Kể từ khi được phát hiện tại Trung Quốc vào tháng 12/2019, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu người, theo tính toán của hãng tin AFP hôm qua, 15/01/2021, dựa trên các số liệu chính thức của các nước.

Cụ thể, tính đến 18h25, giờ quốc tế, hôm qua, tổng cộng đã có 2.000.066 ca tử vong được thống kê, trên tổng số hơn 93,3 triệu ca nhiễm. [đọc tiếp]

Ảnh hưởng chính sách „America First“ tích cực vào nền kinh tế Hoa kỳ?

11/01/2021 Nguyễn Hùng (Diễn Đàn Việt Nam 21) - "America First" (Nước Mỹ trên hết) là khẩu hiệu chính của cuộc tranh cử của TT Trump vào năm 2016 cũng như 2020.  Nước Mỹ trên hết về mọi mặt, về chính trị cũng như quan hệ kinh tế với các quốc gia trên thế giới. Sau 4 năm tại chức, các ủng hộ của TT Donald Trump đã ca ngợi ông như một lãnh tụ chưa từng có trong lịch sử Hoa kỳ và chính TT Trump cũng đã kiêu hãnh với thành tích của chính mình qua lời phát biểu „Chúng ta đã từng có nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử cho đến khi bệnh dịch từ Trung Quốc tấn công chúng ta“. [đọc tiếp]

CSVN mua gạo của Ấn Độ dù xuất cảng hơn 6 triệu tấn

05/01/2021 (Người Việt) - SÀI GÒN, Việt Nam – Việt Nam đứng hàng thứ ba thế giới về xuất cảng gạo hơn 6 triệu tấn năm 2020 nhưng lại nhập cảng gạo từ Ấn Độ tới 70,000 tấn. Suốt nhiều năm qua, Việt Nam vẫn là nước xuất cảng gạo vì sản xuất dư thừa hàng triệu tấn, chưa hề phải nhập cảng gạo dù trong nước có bão lũ hay hạn hán ảnh hưởng đến nông nghiệp. Hãng tin Reuters hôm Thứ Ba, 5 Tháng Giêng, đưa tin như trên làm người ta ngạc nhiên không ít.

“Lần đầu tiên chúng tôi xuất cảng gạo sang Việt Nam,” ông B.V. Krishna Rao, chủ tịch Hiệp Hội Xuất Cảng Gạo của Ấn Độ, nói với Reuters hôm Thứ Ba. “Giá gạo của Ấn rất hấp dẫn. Sự cách biệt rất lớn trong giá gạo đã giúp cho chuyện xuất cảng có thể diễn ra.” [đọc tiếp]

Năng suất lao động Việt Nam đội sổ ở Đông Nam Á?

16/12/2020 Mai Lan (Việt Nam Thời Báo) - Theo một báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, thì năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn trước khi có dịch Covid, chỉ bằng 7,6% mức năng suất của Singapore; 19,5% của Malaysia; 37,9% của Thái Lan; 45,6% của Indonesia; 56,9% của Philippines, 68,9% của Brunei.

Nếu so với Myanmar, thì Việt Nam chỉ bằng 90%, và chỉ bằng 88,7% so với Lào. Trong khu vực, năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia. [đọc tiếp]

Vương quốc Anh đạt được thỏa thuận thương mại với Singapore và Việt Nam

10/12/2020 (RFA) - Vương quốc Anh vừa đạt được thỏa thuận thương mại tự do với Singapore và Việt Nam, bắt đầu kỷ nguyên thương mại mới với châu Á.

Theo thông cáo báo chí của Chính phủ Vương quốc Anh, các thỏa thuận thương mại liên tục mới với Singapore và Việt Nam sẽ làm sâu sắc thêm các mối quan hệ trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và mang lại sự chắc chắn quan trọng cho hoạt động kinh doanh của Vương quốc Anh. [đọc tiếp]

Hiệp Ước Thương Mại Châu Á Dưới Con Mắt Người Âu - „Chẳng Có Gì Để Chúng Ta Phải Lo Ngại“

10/12/2020 Mark Schieritz & Petra Pinzler (Die Zeit), Phạm Hồng-Lam dịch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hiệp ước tự do mậu dịch (RCEP) vừa được ký ở Á Châu cũng là một cơ hội cho Âu Châu. Pascal Lamy cho hay như thế. Pascal Lamy là cựu giám đốc Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) và cựu uỷ viên đặc trách thương mại của Liên Hiệp Âu Châu (EU). Hiện ông là chủ tịch “Viện Jacques Delors” tại Paris. [đọc tiếp]

Báo động các công ty Trung Quốc tràn vào cho vay ngang hàng tại Việt Nam

08/12/2020 (RFA) - Bộ Kế hoạch-Đầu tư cảnh báo về tình trạng các công ty cho vay ngang hàng (P2P) nước ngoài đang tìm cách chuyển hướng hoạt động sang thị trường Việt Nam. Trong đó chủ yếu là các công ty đến từ Trung Quốc, Nga, Indonesia và Singapore.

Hình thức cho vay của các công ty này được ghi nhận là đa dạng, bao gồm cho vay vốn không có tài sản đảm bảo; thời hạn vay ngắn hạn tính theo ngày, tuần, tháng và thường dưới 1 năm; khách hàng phải trả phí và lãi suất đối với các khoản vay. [đọc tiếp]

Covid-19: Việt Nam tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hàn Quốc nhập cảnh

04/12/2020 (BBC) - Chính phủ Hàn Quốc vừa cho hay đạt được thỏa thuận để Việt Nam cho phép thực thi quy trình nhập cảnh đặc biệt từ ngày 1/1/2021. Doanh nghiệp Hàn Quốc tới Việt Nam dưới hai tuần với mục đích kinh doanh, đầu tư sẽ được miễn cách ly sau khi nhập cảnh, với điều kiện là phải có giấy chứng nhận âm tính với Covid-19. Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận tin này và nói đây là dựa trên cơ sở có đi có lại [đọc tiếp]

Vụ kiện Formosa ở Đài Loan: Tối cao Pháp viện hủy phán quyết của Tòa Thượng thẩm

03/12/2020 (RFA) - Tối cao Pháp viện Đài Loan hôm 18-11-2020 ra một bản án dài 3 trang, huỷ bỏ bản án liên quan đến vụ kiện công ty Formosa gây ô nhiễm môi trường biển Việt Nam của Tòa Thượng thẩm và yêu cầu cấp tòa này phải đưa ra phán quyết mới.

Hồi tháng 3 năm nay, Tòa Thượng thẩm Đài Loan ra phán quyết bác bỏ vụ kiện của 7874 nạn nhân Việt Nam đòi Formosa đền bù cho những thiệt hại mà công ty này gây nên [đọc tiếp]

Việt Nam làm gì với ba hiệp định thương mại lớn một lúc?

20/11/2020 Quốc Phương (BBC) - Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP mà Việt Nam mới ký kết gia nhập hôm 15/11/2020 tại Hà Nội là hiệp định thương mại tự do đa phương quy mô lớn thứ ba mà nước này tham gia, sau các hiệp định CPTPP và gần hơn là EVFTA với các đối tác.

Một số nhà bình luận và quan sát kinh tế, chính trị Việt Nam và khu vực đã đặt vấn đề về việc quốc gia với hơn 95 triệu dân ở khu vực Đông Nam Á này sẽ điều phối ra sao và nên làm gì để tận dụng hiệu quả hiệp định mới ký kết, giảm thiểu bất lợi, khi Việt Nam cùng lúc có trong tay ba hiệp định khu vực và quốc tế quy mô lớn, bên cạnh nhiều hiệp định thương mại tự do khác ký từ trước. [đọc tiếp]

Khả năng Việt Nam có thể gỡ thẻ vàng EU về đánh bắt cá trái phép đến đâu?

18/11/2020 Thanh Trúc (RFA) - Thẻ vàng là biện pháp cảnh cáo của Ủy Ban Châu Âu khi một quốc gia có hải sản nhập vào khu vực này bị phát hiện có dấu hiệu hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo qui định, viết tắt theo tiếng Anh là IUU. Từ tháng 8/2017, ngành thủy sản Việt Nam đã bị Ủy Ban Châu Âu (EC) phạt thẻ vàng - IUU. [đọc tiếp]

Luật bảo vệ môi trường hay là luật bảo vệ ai khác đây?

17/11/2020 Trần Tuấn (Tiếng Dân) - Đây là câu hỏi tôi đưa ra vào giờ “G” cho các Đại biểu Quốc hội, trước khi thảo luận thông qua “Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường 2020” trong phiên ngày 17/11/2020!

Câu trả lời của tôi là: bản Dự thảo Luật hiện tại đang có trong tay các đại biểu, với nội dung và chất lượng như vậy, thực chất là LUẬT BẢO VỆ “LỢI ÍCH CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ”, chứ không phải bảo vệ cho MÔI TRƯỜNG sinh thái, an toàn môi sinh, phát triển bền vững, sức khoẻ cho tất cả! [đọc tiếp]

RCEP, Việt Nam cần thận trọng với Trung Quốc

17/11/2020 Thanh Hà (RFI) - Thêm một hiệp định tự do mậu dịch cho Việt Nam. Ngày 15/11/2020 Việt Nam đã ký kết Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Khu Vực –RCEP. Làm thế nào để thỏa thuận này là bàn đạp cho kinh tế phát triển hơn, để thúc đẩy xuất khẩu mà không quá lệ thuộc vào một thị trường lớn là Trung Quốc ? Đó là những thách thức RCEP đặt ra cho phía Việt Nam theo phân tích của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. [đọc tiếp]

Việt Nam thiên tai : Vamco tàn phá miền Trung

16/11/2020 Tú Anh (RFI) - Sau khi gây tử vong cho 67 người dân Philippines, bão Vamco tràn vào miền trung Việt Nam hôm Chủ Nhật. Tuy cường độ giảm bớt, nhưng đợt bão thứ 13 trong năm đã gây thiệt hại vật chất nặng nề cho các  tỉnh miền Trung, nhà cửa, trường học, cầu đường, bờ biển nhất là ở Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị. [đọc tiếp]

RCEP thắng lợi gần như trọn vẹn của Trung Quốc

16/11/2020 Thanh Hà (RFI) - Sau tám năm đàm phán, 14 quốc gia châu Á, trong đó có nhiều đồng minh của Hoa Kỳ đã hưởng ứng sáng kiến của Bắc Kinh, cùng với Trung Quốc tham gia Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Khu Vực RCEP. Vào lúc Washington đã rút lui khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, thắng lợi của Bắc Kinh gần như trọn vẹn.

Các đồng minh thân thiết nhất của Washington tại châu Á-Thái Bình Dương, từ Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc đến những đối tác thân thiện với Mỹ hơn cả trong Hiệp Hội ASEAN, tất cả đều tham gia hiệp định này. [đọc tiếp]

RCEP: Khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới ra đời

Tuyên bố của

Diễn Đàn Việt Nam 21

về việc Nghị Viện Âu châu

thông qua Hiệp định thương mại tự do EVFTA

[đọc tiếp]

Mời tham dự

Hội thảo Nhân Quyền

Thứ bẩy 27.05.2017

Một bộ phim ngắn về thảm họa cá chết ở biển miền Trung Việt Nam do Formosa gây ra năm 2016 (bấm vào hình xem video)

(bấm vào hình để đọc tiếp)

Kêu gọi xuống đường vì môi trường

Thời gian: 09h00 ngày Chủ Nhật, 8/5/2016

Địa điểm:

+ Hà Nội: Nhà Hát Lớn

+ Sài Gòn: Công viên 30/4, Quận 1

+ Các tỉnh khác: Bất cứ địa điểm công cộng nào.

Chúng tôi, những người đã tổ chức, thực hiện và tham gia cuộc biểu tình vì môi trường ngày 1/5 vừa qua tiếp tục kêu gọi đồng bào cả nước hướng về ngư dân miền Trung thân yêu.

[đọc tiếp chi tiết]

Xin hãy hỗ trợ

Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa trong chiến dịch "Hãy cứu lấy tự do tín ngưỡng" tại Việt Nam

Hội thảo

“Lage der Religions- und Meinungsfreiheit

in Vietnam”

Tình trạng tự do tôn giáo và ý kiến

tại Việt Nam

với Mục sư Kai Feller

Chủ Nhật 15/11/2015

Mục sư Kai Feller đã thăm viếng Việt Nam, tiếp xúc với những người bất đồng chính kiến, với đại diện của nhiều tôn giáo và dân tộc thiểu số, những người dân ở cao nguyên miền bắc bị nhà nước ép bỏ đức tin ...  [đọc tiếp]

16/11/2020 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện  khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt RCEP ) có quy mô lớn nhất thế giới đã được ký kết giữ 10 quốc gia thành viên Hiệp hội ASEAN (Brunei, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) và 5 đối tác (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand). [đọc tiếp]Tôi đứng về phía phát ngôn của nữ ĐBQH Ksor H’Bơ Khăp 09/11/2020 Nguyễn Ngọc Huy (Tiếng Dân) - Có nhiều người chia sẻ bài viết liên quan đến phát biểu của Đại biểu Ksor H’Bơ Khăp về cây cao su với vẻ miệt thị mỉa mai. Họ chê trách nữ đại biểu thiếu kiến thức cơ bản nhất. Thật tiếc, họ lại nông cạn đến mức chỉ giới hạn kiến thức của mình ngang mức một học sinh cấp 2 mà thôi. Bài này tôi phân tích về sự cân bằng Carbon trong việc canh tác cây cao su dựa vào các phân tích khoa học. [đọc tiếp]

Bão Molave gây thiệt hại khoảng 430 triệu đô la cho Việt Nam

02/11/2020 (RFI) - Bão Molave (bão số 9) tràn vào miền Trung Việt Nam vào cuối tháng 10/2020 đã gây thiệt hại khoảng 10 nghìn tỷ đồng (430 triệu đô la). Tính đến chiều 31/10, bão Molave đã làm ít nhất 80 người chết và mất tích, trong đó có 45 người do sạt lở đất, 727 ngôi nhà bị sập hoàn toàn. [đọc tiếp]

Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam hơn 1,4 triệu tấn thóc trong 1 tháng

02/11/2020 (RFA) - Campuchia đã xuất khẩu sang Việt Nam hơn 1,4 triệu tấn thóc trong tháng 10. Truyền thông nhà nước Việt Nam dẫn thông tin từ Bộ trưởng Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Campuchia Veng Sakhon cho biết hôm 31/10.

Do lũ lụt đã ảnh hưởng nặng đến diện tích trồng lúa của Campuchia, nên thay vì lượng thóc xuất khẩu sang Việt Nam là hơn 2 triệu tấn/năm, đến nay chỉ xuất được hơn 1,4 triệu tấn [đọc tiếp]

Chuyên gia: Covid sẽ nguy hiểm hơn vào mùa lễ hội cuối năm

24/10/2020  (VOA) - Những tháng cuối năm khi tiết trời lạnh hơn vào mùa đông sẽ có rủi ro về cúm mùa cộng với việc mọi người đi lại, tụ tập đông trong mùa lễ hội càng làm tăng nguy cơ dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Mỹ, một chuyên gia cảnh báo và kêu gọi mọi người cẩn trọng. [đọc tiếp]

Việt Nam : Miền Trung liên tiếp hứng chịu bão lũ

21/10/2020 Thu Hằng (RFI) - Ngày 21/10/2020, bão Saudel (bão số 8) đã vượt đảo Luzon của Philippines và hướng vào quần đảo Hoàng Sa và có khả năng mạnh thêm trong ba ngày tới. Theo dự báo, sức gió sẽ tăng và đạt cực đại vào ngày 23/10, khoảng cấp 11, cấp 12, giật cấp 14, sau đó sẽ di chuyển về phía nam của vịnh Bắc Bộ vào ngày 25/10. Hai tuần qua, Biển Đông xuất hiện hai đợt áp thấp nhiệt đới và hai cơn bão (số 7 và 8). Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề về người và tài sản từ những trận thiên tai này. [đọc tiếp]

Covid-19 : Châu Âu có thêm nhiều biện pháp nghiêm ngặt chống làn sóng thứ hai

15/10/2020 Thùy Dương (RFI) - Tại các nước châu Âu, tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng nghiêm trọng khiến chính quyền buộc phải tăng cường nhiều biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế đà lây lan của làn sóng dịch thứ hai. Tây Ban Nha hiện giờ được coi là quốc gia bị làn sóng Covid-19 tác động mạnh nhất ở châu Âu.

Nước Đức cho đến nay vẫn được khen ngợi xử lý tốt dịch bệnh, nhưng những ngày qua liên tục ghi nhận con số lây nhiễm thường nhật cao kỷ lục. [đọc tiếp]

Chính quyền Donald Trump chính thức điều tra Việt Nam ‘thao túng tiền tệ’

03/10/2020 (BBC) - Hoa Kỳ mở điều tra cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ, có thể tạo ra chiến tranh thương mại mới, chỉ vài tuần trước bầu cử tổng thống Mỹ.

Loan báo của đại diện thương mại Mỹ đưa ra tối thứ Sáu, theo điều 301 của đạo luật thương mại ban hành năm 1974, cũng chính là quy trình mà Mỹ sử dụng để áp đặt thuế lên hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ. [đọc tiếp]

IEEFA Vietnam: Áp lực tài chính với EVN gia tăng

22/09/2020 (IEEFA) - Ngày 22/9/2020 (IEEFA Việt Nam): Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang đứng trước rủi ro tiềm ẩn về tài chính trong bối cảnh áp lực thanh toán cho các hợp đồng mua điện dài hạn từ các nhà máy điện độc lập đang ngày càng lớn, Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) cho biết trong một báo cáo công bố hôm nay. [đọc tiếp]

Việt Nam xuất khẩu lô gạo thơm đầu tiên qua EU theo EVFTA, xuất khẩu cá ngừ tăng vọt

22/09/2020 (RFA) - Lô hàng gạo thơm đầu tiên 0% thuế đã trên đường xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu (EU) theo Hiệp định Mậu Dịch Tự Do Việt Nam – EU (EVFTA). Tin cho biết Tập đoàn Lộc Trời, tỉnh An Giang, đã chuẩn bị 126 tấn gạo thuộc giống Jasmine 85 được đóng gói theo quy cách 18 kg/bao để xuất khẩu. Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ đầu tháng 8. [đọc tiếp]

“Nhà ống” truyền thống của Việt Nam kết hợp không gian ở và bán lẻ

21/09/2020 Bài của John BoudreauNguyễn Diệu Tú Uyên, Lan Anh dịch (Việt Nam Thời Báo) - Nhà phố Hà Nội hẹp với cấu trúc giống nhau nằm dọc theo những con đường giống như ngõ hẻm nhộn nhịp người bán hàng rong và xe máy, đã tồn tại sau thời gian bị ngoại bang chiếm đóng, các cuộc chiến tranh và cách mạng. Bây giờ chúng đang chịu áp lực của một nền kinh tế hiện đại hóa. [đọc tiếp]

Sông Mekong và hiểm hoạ từ các con đập thượng nguồn của Trung Quốc

14/09/2020 (VOA) - Dòng chảy sông Mekong đã xuống tới mức thấp kỷ lục do lượng mưa giảm và các con đập ở thượng nguồn do Trung Quốc xây dựng, đe doạ sự sống còn của dòng sông, nơi hàng chục triệu người dân Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đang dựa vào để kiếm kế sinh nhai. Mekong là một trong những dòng sông quan trọng nhất ở châu Á và là nguồn sống của 60 triệu người dân [đọc tiếp]

California: bầu trời vàng trên miền đất vàng

12/09/2020 Bùi Văn Phú (BBC) - Nơi tôi sinh sống là ở phía đông của Vịnh San Francisco. Nhiều người biết đến San Francisco với chiếc cầu Golden Gate Bridge màu đỏ mà đến đây vào mùa hè, nếu không chuẩn bị, có thể bị những cơn gió lạnh làm run người khi bước chân lên cầu tham quan

Một năm vùng này có vài ngày rất nóng, thường là vào tháng 10, khi nhiệt độ lên đến 38, 39 độ C, tức 100 độ F. Giữa tháng 8 vừa qua, rạng sáng Chủ Nhật 16/8 trời bỗng dưng nổi sấm sét ầm ầm làm giật mình cư dân vùng Vịnh. Một sự kiện thời tiết bất ngờ mà những nhà dự báo đã không tiên đoán được. [đọc tiếp]

Tàn phá thiên nhiên, loài người đang phải trả giá

05/09/2020 BTV Tiếng Dân (Tiếng Dân) - Môi trường sống khắp nơi trên thế giới đang bị tàn phá dữ dội. Nhân loại đã và đang phải trả giá cho thảm họa môi trường do chính chúng ta gây ra. Hơn 4 năm sau khi Formosa gây ra thảm họa môi trường đầu độc biển miền Trung, các nhà quản lý môi trường mới nhìn lại: Formosa nguồn thải lớn nhưng không đánh giá tác động môi trường trước phê duyệt đầu tư, theo báo Thanh Niên. [đọc tiếp]

Việt Nam thông báo ca thứ 35 tử vong vì COVID-19

03/09/2020 (RFA) - Bộ phận Thường trực Đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế Việt Nam tại Thành phố Đà Nẵng vào chiều ngày 3 tháng 9 thông báo có thêm trường hợp tử vong thứ 35 do COVID-19 tại Việt Nam.

Nạn nhân là nữ, 83 tuổi, chết tại Trung tâm Y tế Hòa Vang [đọc tiếp]

Sông Mêkông tiếp tục bị cạn nước: Đập Trung Quốc là một nguyên nhân

26/08/2020 Mai Vân (RFI) - Hạn hán, biến đổi khí hậu và nhất là số lượng đập thủy điện được xây dựng với mức khó tin, đang đe dọa dòng sông Mêkông chảy qua 5 quốc gia Đông Nam Á, nuôi sống 70 triệu cư dân vốn đang phải tay làm hàm nhai. Trong năm thứ hai liên tiếp, mực nước sông đã xuống mức thấp kỷ lục, biến thành một dải nước lượn lờ thay vì phải chảy cuồn cuộn như thường thấy. Trong một bài viết ngày 24/08/2020 chuyên san Nhật Bản The Diplomat đã ghi nhận tình trạng đáng lo ngại của sông Mêkông [đọc tiếp]

Hoa Kỳ xác định Việt Nam thao túng tiền tệ

26/08/2020 (RFA) - Bộ Ngân khố Hoa Kỳ vừa lên tiếng xác định rằng Việt Nam đã hạ giá đồng tiền vào năm 2019.  Hoa Kỳ, thông qua kết luận vừa nêu, sẽ bắt đầu áp thuế lên mặt hàng vỏ lốp xe xuất khẩu của Việt Nam. Và, đây là trường hợp đầu tiên mà Chính quyền của Tổng thống Trump thực hiện biện pháp đối với các quốc gia bị cáo buộc thao túng tiền tệ.

Tờ Wall Street Journal, vào ngày 25/8, dẫn thông báo của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ phổ biến trong cùng ngày cho biết quyết định áp thuế lên sản phẩm của Việt Nam đánh dấu cho trường hợp đầu tiên kể từ khi các quy định mới của Mỹ có hiệu lực từ tháng 4/2020, cho phép đánh thuế liên quan đến vấn đề thao túng tiền tệ. [đọc tiếp]

Covid-19: Việt Nam vượt mốc 1.000 ca nhiễm, Đà Nẵng vẫn là ổ dịch lớn nhất

21/08/2020 Mai Vân (RFI) - Theo số liệu chính thức, vào hôm qua 20/08/2020, Việt Nam đã ghi nhận thêm 14 ca nhiễm Covid-19 trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm được xác nhận lên thành 1.007 trường hợp. Thành phố Đà Nẵng ở miền Trung tiếp tục là ổ dịch nghiêm trọng nhất nước.

Riêng Đà Nẵng đã chiếm hơn 1/3 số ca nhiễm trong cả nước - chính xác là 372 ca tính đến cuối ngày hôm qua - và 21 ca tử vong trên tổng số 25 người chết vì Covid-19 được ghi nhận. Bốn trường hợp tử vong còn lại bao gồm 3 người ở Quảng Nam, và 1 người ở Quảng Trị. [đọc tiếp]

Đại dịch virus Vũ Hán bùng nổ đợt hai, Đà Nẵng thành tâm dịch, vì đâu nên nỗi? !

15/08/2020 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 15/08/2020 sau 3 tuần bùng nổ đợt 2 Việt Nam đã có 22 ca tử vong virus đại dịch Vũ Hán. Tất cả đều xảy ra  tại tâm dịch là Đà Nẵng và vùng phụ cận. Nhiều lo ngại trong dư luận xã hội về cách phòng chống dịch của nhà cầm quyền trong đó có công việc truyền thông báo chí.

Từ Sài Gòn nhà báo Nguyễn Đình Ngọc có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành như sau, mời quý vị cùng nghe.

Covid-19 : Việt Nam mua vac-xin của Nga

14/08/2020 Thanh Phương (RFI) - Theo hãng tin Reuters, đài truyền hình Nhà nước VTV hôm nay, 14/08/2020, cho biết là Việt Nam đặt mua một vac-xin ngừa Covid-19 của Nga, trong bối cảnh dịch virus corona đang tái bùng phát mạnh. Hôm thứ Tư vừa qua, Nga thông báo đã bào chế thành công vac-xin đầu tiên ngừa Covid-19, được đặt tên là Sputnik V, nhưng nhiều chuyên gia trên thế giới đã tỏ ý nghi ngờ về hiệu quả của vac-xin này do chưa được thử nghiệm trên diện rộng. [đọc tiếp]

Việt Nam: Bệnh nhân thứ 20 tử vong vì Covid, thêm 22 ca nhiễm mới

13/08/2020 Thụy My (RFI) - Tại Việt Nam hôm nay 13/08/2020, đã có thêm ba trường hợp tử vong, nâng tổng số nạn nhân thiệt mạng vì Covid cho đến hôm nay là 20 người.

Các tỉnh có thêm ca dương tính mới là Quảng Nam, Quảng Trị, và 5 ca nhập cảnh vào Khánh Hòa. [đọc tiếp]

Covid-19: Việt Nam ghi nhận ca tử vong thứ 17, Đà Nẵng vẫn bị cô lập

12/08/2020 Thu Hằng (RFI) - Ngày 12/08/2020, bộ Y Tế Việt Nam thông báo ca tử vong thứ 17, một nam bệnh nhân 55 tuổi, người Đà Nẵng, bị suy thận mạn giai đoạn cuối, tăng huyết áp. Tổng số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam từ đầu mùa dịch là 880, trong đó 464 bệnh nhân đang được điều trị. Thành phố Đà Nẵng tiếp tục bị cô lập và áp dụng triệt để các biện pháp giãn cách xã hội. [đọc tiếp]

Mỹ lập kỉ lục với hơn 5 triệu ca nhiễm virus corona

09/08/2020 (VOA) - Mỹ lập kỉ lục về số ca virus corona vào ngày thứ Bảy với hơn 5 triệu người đã bị nhiễm, theo số liệu được kiểm đếm bởi Reuters, trong khi quan chức bệnh truyền nhiễm hàng đầu của đất nước khơi lên hi vọng vào đầu tuần này rằng một loại vắc-xin hữu hiệu có thể được đưa ra thị trường vào cuối năm.

Mỹ đã ghi nhận hơn 160.000 ca tử vong, gần một phần tư tổng số ca tử vong của thế giới. [đọc tiếp]

COVID-19: Việt Nam ghi nhận thêm 29 ca nhiễm bệnh, 1 trường hợp tử vong

09/08/2020 (RFA) - Chiều ngày 9/8, Bộ Y tế Việt Nam ghi nhận thêm 29 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm từ tháng 1 đến nay lên 841 ca. Cũng trong ngày 9/8, Bộ Y tế Việt Nam xác nhận thêm một trường hợp tử vong vì COVID-19, đưa số ca tử vong vì dịch bệnh ở Việt Nam lên 11 trường hợp. [đọc tiếp]

Virus corona: Sự trở lại bí ẩn của Covid-19 ở Việt Nam

08/08/2020 Preeti Jha (BBC) - Vào giữa tháng Bảy, Việt Nam vẫn tỏa sáng với tư cách là một nước không Covid-19. Không có trường hợp tử vong nào được báo cáo và nhiều tháng không có ca lây nhiễm tại địa phương. Nhưng đến cuối tháng 7, Đà Nẵng là tâm chấn của một đợt bùng phát virus corona mới, mà các nhà khoa học chưa tìm được câu trả lời về nguồn gốc của nó. Các ca nhiễm đột ngột tăng sau 99 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm trong cộng đồng nào. [đọc tiếp]

Các nước dọc Sông Mê Kong được thúc giục giải quyết tình trạng mực nước sông bị xuống thấp

07/08/2020 (RFA) - Ủy Hội Sông Mê Kông hôm 7/8 kêu gọi Trung Quốc và các nước Đông Nam Á chia sẻ thêm dữ liệu về hoạt động đập thủy điện một cách minh bạch và nhanh chóng, vì dòng nước ở sông Mê Kông xuống mức thấp kỷ lục sang năm thứ hai liên tiếp. [đọc tiếp]

Cà Mau: nhiều đoạn đê biển Tây sạt lở nghiêm trọng

05/08/2020 (RFA) - Do mưa to, dông lốc, tại tuyến đê biển Tây ở tỉnh Cà Mau đã xuất hiện nhiều đoạn bị sạt lở nghiêm trọng.

Theo Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, tổng chiều dài đê biển Tây bị sạt lở là 451m, xảy ra tại 4 đoạn. Ngoài ra, nghiêm trọng hơn là việc đai rừng phòng hộ tại các đoạn đê bị sạt lở còn rất mỏng, hay thậm chí không còn đai rừng phòng hộ. Cà Mau là địa phương chịu nhiều ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu gây nên tình trạng sạt lở, trong số 254 km chiều dài bờ biển từ Đông sang Tây của Cà Mau, có đến 80% bị sạt lở với tốc độ từ 20 - 25 m/năm, có nơi lên đến 50 m/năm. [đọc tiếp]

COVID-19: Nhiều nhân viên y tế nhiễm bệnh, Việt Nam lo thiếu nhân lực

05/08/2020 (RFA) - Việt Nam đang lo thiếu nhân lực trong ngành y tế để đối phó với làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ hai khi có nhiều nhân viên trong ngành bị nhiễm bệnh.

Theo thống kê được Bộ Y tế đưa ra hôm 5/8, trong đợt dịch thứ hai này, Việt Nam đã có 14 cán bộ y tế nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ khoảng 6%., bệnh viện rơi vào trạng thái cách ly, không có người phục vụ bệnh nhân. [đọc tiếp]

Việt Nam thêm 43 ca COVID-19 mới, dịch lan tới Lạng Sơn, Bắc Giang

05/08/2020 (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Tính đến chiều 5 Tháng Tám (giờ địa phương), Ban Chỉ Đạo Quốc Gia Phòng Chống Dịch COVID-19 thông báo ghi nhận thêm 43 ca nhiễm mới, nâng số ca mắc ở Việt Nam lên 713 ca, trong đó tám người đã tử vong. [đọc tiếp]

Biển Đông: Phát hiện Mỏ Kèn Bầu 'lớn nhất' lịch sử, VN có lo TQ can thiệp?

05/08/2020 Mỹ Hằng (BBC) - Ngành dầu khí Việt Nam vừa công bố phát hiện một mỏ dầu khí - Mỏ Kèn Bầu - được cho là lớn nhất trong lịch sử của ngành trên Biển Đông.

Kế hoạch khai thác mỏ này như thế nào? Và liệu rằng Việt Nam có nguy cơ lại bị Trung Quốc đe dọa đến mức phải từ bỏ việc phát triển mỏ khí này? [đọc tiếp]

Việt Nam - Covid-19 : Điều động bác sĩ kinh nghiệm đến Đà Nẵng chống dịch

05/08/2020 Thanh Phương (RFI) - Chính phủ Việt Nam đã huy động hàng trăm bác sĩ dày dặn kinh nghiệm đến Đà Nẵng trong nỗ lực ngăn chận dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh trở lại từ thành phố này.

Theo báo chí trong nước, khoảng 200 chuyên gia, bác sĩ ở bộ Y tế, bệnh viện, cơ sở y tế đã đến tăng viện cho Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung gồm Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. [đọc tiếp]

Thêm 2 người chết vì Covid-19, số ca tử vong của Việt Nam tăng lên 8

04/08/2020 (VOA) - Hai bệnh nhân qua đời vào những giờ đầu ngày 4/8 tại Huế và Đà Nẵng vì dịch Covid-19, trang Facebook Thông tin Chính phủ thông báo, dẫn lại thông tin của Bộ Y tế Việt Nam. Đến sáng 4/8, Việt Nam có tổng cộng 8 ca tử vong vì dịch. Tin cho hay người thứ 8 vừa chết vì dịch là một người đàn ông 65 tuổi,ở Hòa Vang, Đà Nẵng [đọc tiếp]

Covid-19 : Việt Nam phát hiện virus chủng mới xâm nhập và dự báo tình hình phức tạp

04/08/2020 Tú Anh (RFI) - Theo số liệu của bộ Y Tế được truyền thông Nhà nước trích dẫn, sáng thứ Ba 04/08/2020, tại Việt Nam có thêm một ca bệnh Covid-19 tử vong. Đây là nạn nhân thứ 8. Ít nhất có 10 trường hợp lây nhiễm mới được ghi nhận trong 24 giờ qua. Cơ quan y tế dự báo tình hình dịch sẽ phức tạp trong những ngày tới vì sự xâm nhập của chủng mới và sẽ có nhiều bệnh nhân tử vong « do tuổi cao và bệnh nền ». [đọc tiếp]

Việt Nam ‘chưa phát hiện được nguồn lây’ COVID-19 ở Đà Nẵng

02/08/2020 (VOA) - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long hôm 2/8 cho biết "chưa phát hiện được nguồn lây" virus Corona ở Đà Nẵng, tâm điểm của đợt bùng phát dịch bệnh mới mấy ngày qua.

Cổng thông tin chính phủ Việt Nam dẫn lời ông Long cho biết thêm rằng Việt Nam “sẽ phát hiện thêm ca mắc ở một số địa phương khác” vì từ 1/7 đến nay, các cơ quan chức năng xác định “có khoảng 1,4 triệu người” đi, đến từ Đà Nẵng cũng như các bệnh viện ở đây. [đọc tiếp]

Covid-19: Việt Nam ghi nhận ca tử vong thứ 3 và nhiều ca nhiễm mới ở Đà Nẵng

01/08/2020 (RFI) - Báo chí tại Việt Nam đưa tin: Bộ Y Tế Việt Nam sáng hôm nay, 01/08/2020, thông báo có thêm một bệnh nhân tử vong và 38 ca dương tính với virus corona chủng mới tại ổ dịch Covid-19 mới bùng phát chưa đầy một tuần tại Đà Nẵng. Ca tử vong sáng nay tại Đà Nẵng là một phụ nữ, 68 tuổi, được xác định dương tính với Covid- từ hôm 27/07.  [đọc tiếp]

Covid-19 : Cuộc chạy đua tìm vắc xin đang tới đâu ?

30/07/2020 Anh Vũ (RFI) - Trong khi trận đại dịch Covid-19 đã làm gần 700 nghìn người thiệt mạng trên thế giới và đà lây lan vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, vắc xin có lẽ là cứu cánh duy nhất để ngăn chặn virus SARS-ConV-2 đưa thế giới thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.

Các nhà khoa học, phòng thí nghiệm trên khắp thế giới từ nhiều tháng qua đang lao vào một cuộc chạy đua với thời gian để tìm ra liều thuốc chủng công hiệu, an toàn phòng ngừa Civid-19.  Dù một số kết quả thử nghiệm lâm sàng gần đầy tỏ ra khả quan, nhưng đến nay thế giới vẫn chưa có loại vắc xin nào được coi là thành phẩm hoàn chỉnh. [đọc tiếp]

Trật tự kinh tế thế giới - Trung Quốc đã kết thúc toàn cầu hóa như thế nào ?

29/07/2020 Tác giả: Henrik Müller (Der Spiegel), biên dịch: Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong thương mại quốc tế không chỉ nói đến sự trao đổi hàng hóa mà còn bàn luận về sự tín nhiệm và các giá trị.

Lịch sử toàn cầu hóa đặc biệt cho đến nay là một lịch sử về Trung Quốc và giờ đây câu chuyện lịch sử này có lẽ đã kết thúc - vì Trung Quốc. Trong vòng ba thập kỷ, Nước Cộng hòa Nhân dân đã biến từ một quốc gia kém phát triển trở thành một cường quốc thế giới. [đọc tiếp]

Covid-19: Hai thành phố lớn đã có các ca lây nhiễm từ Đà Nẵng

29/07/2020 Thu Hằng (RFI) - Ngày 29/07/2020, bộ Y Tế Việt Nam thông báo có thêm 8 ca nhiễm virus corona, đều liên quan đến bệnh viện ở Đà Nẵng, nâng số ca nhiễm trong năm ngày qua lên thành 30, trong đó có 26 ca là ở Đà Nẵng.

Riêng thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận 2 ca là một cặp vợ chồng. Người chồng có triệu chứng viêm phổi và được điều trị ở Đà Nẵng, sau đó đến điều trị ở Bệnh viện Quốc tế City, quận Bình Tân. Còn người vợ, chăm sóc chồng, cũng có triệu chứng nhiễm Covid-19. [đọc tiếp]

Đất hiếm, điểm yếu của Mỹ trong cuộc đọ sức với Trung Quốc

28/07/2020 Thanh Hà (RFI) - Ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ lệ thuộc Trung Quốc. Nhà Trắng và Lầu Năm Góc cùng ý thức được về nghịch lý này và đã có những bước chuẩn bị đề phòng Bắc Kinh cắt nguồn cung cấp « nguyên liệu của thế kỷ 21 », như nhận định của nhà báo Guillaume Pitron, tác giả cuốn « Chiến tranh kim loại hiếm », NXB LLL (2018). Ở hậu trường, bộ Quốc Phòng Mỹ lặng lẽ mở lại hồ sơ đất và kim loại hiếm và đã có những bước quan trọng nhằm giảm bớt lệ thuộc vào nhà cung cấp gần như độc quyền của thế giới, đó là Trung Quốc. [đọc tiếp]

Covid 19: Việt Nam ngừng toàn bộ giao thông đi và đến Đà Nẵng

28/07/2020 Anh Vũ (RFI) - Theo Reuters, sau khi phát hiện 14 trường hợp nhiễm virus corona trong vòng 3 ngày tại thành phố Đà Nẵng, chính quyền Việt Nam đã quyết định áp dụng các biện pháp phong tỏa hoàn toàn thành phố du lịch miền trung này.

Bắt đầu từ hôm nay, 28/07/2020, bộ Giao Thông thông báo ngừng toàn bộ các chuyến bay, các phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ đi và đến Đà nẵng trong vòng 15 ngày. [đọc tiếp]

COVID trỗi dậy ở những nơi gần như không còn lây nhiễm

28/07/2020 (VOA) - Nhiều nơi thành công sớm trong cuộc chiến chống COVID đang chứng kiến các làn sóng lây nhiễm mới sau khi nới lỏng những hạn chế, trong đó có Việt Nam, Australia, và Hong Kong.

Việt Nam ngày 27/7 loan báo di tản du khách ra khỏi Đà Nẵng sau khi xuất hiện một số người xét nghiệm dương tính với COVID. Thông cáo của chính phủ cho hay đợt di tản 80 ngàn người, chủ yếu là du khách địa phương, mất ít nhất 4 ngày. Việt Nam chưa mở cửa đón du khách nước ngoài. [đọc tiếp]

Covid-19 : Việt Nam giải tỏa 80.000 khách và phong tỏa một phần Đà Nẵng

27/07/2020 Thụy My (RFI) - Trước tình trạng virus corona lại khởi phát ở Đà Nẵng, ngành hàng không và đường sắt Việt Nam đang nỗ lực giải tỏa 80.000 người, hầu hết là khách du lịch nội địa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Đà Nẵng phong tỏa một phần kể từ chiều nay, 27/07/2020.

Cục Hàng không Việt Nam đã cấp phép cho các hãng đang khai thác 11 đường bay nội địa đến Đà Nẵng được tăng chuyến để giải tỏa số lượng 80.000 hành khách đang kẹt lại ở thành phố này, dự kiến phải mất bốn ngày. [đọc tiếp]

Covid-19: Thêm 11 ca tại Đà Nẵng, hoãn các giải bóng đá VN

27/07/2020 (BBC) - Việt Nam chính thức đóng cửa thành phố Đà Nẵng đối với các du khách kể từ nửa đêm nay, đêm 27 sang ngày 28/7, sau khi có bốn ca nhiễm mới virus corona trong cộng đồng được xác nhận.

Tính đến nay, Đà Nẵng đang trở thành ổ dịch mới, với thêm 11 trường hợp nhiễm bệnh vừa được công bố trong hôm 27/7. [đọc tiếp]

Công ty Hoàng Anh Gia Lai bị cáo buộc gây ô nhiễm hồ nước ở Campuchia

07/07/2020 (RFA) - Giới chức cơ quan môi trường của tỉnh Ratanakkiri, Campuchia lên kế hoạch kiểm tra một hồ nước, sau khi cộng đồng ngư dân ở tỉnh này cáo buộc Công ty Hoàng Anh Gia Lai, của Việt Nam đổ rác thải nhựa và chuối xuống hồ nước, gây độc hại cho cá trong hồ.

Tờ Phnom Penh Post, vào ngày 6/7 cho biết thông tin vừa nêu và dẫn lời của Giám đốc Sở Môi trường tỉnh Ratanakkiri, Phon Khemerin cho biết thêm rằng một nhóm nhân viên đã hướng dẫn Công ty Hoàng Anh Gia Lai ký kết hợp đồng xử lý rác thải đúng cách. [đọc tiếp]

Hàng ngàn người muốn nhà nước xét lại dự án ‘Vingroup lấn biển Cần Giờ

07/07/2020 (VOA) - Đến ngày 7/7, hơn 4.000 người, bao gồm các chuyên gia môi trường, địa chất, kiến trúc sư, kinh tế gia, v.v… ký văn bản kiến nghị nhà nước Việt Nam xem xét lại dự án của Vingroup xây “khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ” ở vùng ven biển thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

Bản kiến nghị, hiện đang tiếp tục thu thập thêm chữ ký trên mạng trước khi gửi đến thủ tướng và quốc hội của Việt Nam, cảnh báo rằng dự án của tập đoàn bất động sản lớn nhất Việt Nam chứa đựng nguy cơ gây tác động xấu lên rừng ngập mặn Cần Giờ [đọc tiếp]

Khả năng xây thêm những con đập lớn trên sông Mê Kông ngày càng giảm

01/07/2020 Tác giả: David Brown (Asia Sentinel), Song Phan chuyển ngữ (Tiếng Dân) - Trong nhiều năm, các nhà bảo vệ môi trường đã nói rằng, công việc xây đập trên sông Mê Kông là một ý tưởng tồi và họ đã đúng. Cái giá phải trả cho môi trường là đáng kể cho vùng đông bắc Thái Lan, to lớn cho Lào và khổng lồ hơn về phía hạ lưu ở Campuchia và miền tây Việt Nam.

Điều trớ trêu và cũng đáng mừng là cả hai đập đó đều ít có khả năng được xây trên con sông đang bị hạn hán nghiêm trọng và thiếu nước. Các quan chức Lào vẫn đang vận động mạnh mẽ cho các dự án. Lý do chính là các dự án thủy điện lớn không có khả năng được ngân hàng cấp vốn. [đọc tiếp]

Việt Nam không nằm trong danh sách 15 nước được dỡ bỏ việc đi lại vào khu vực EU

01/07/2020 (RFA) - Hội đồng Châu Âu ngày 30 tháng 6 ra thông báo mở cửa biên giới khu vực cho du khách từ 15 nước kể từ 1 tháng 7, tuy nhiên Việt Nam không được nêu tên trong danh sách này.

Theo đó, Hội đồng châu Âu đã thông qua đề xuất dỡ bỏ các hạn chế tạm thời đối với việc đi lại vào khu vực EU đối với công dân từ 15 nước gồm: Algeria, Australia, Canada, Georgia, Nhật Bản, Montenegro, Morocco, New Zealand, Rwanda, Serbia, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia, Uruguay. [đọc tiếp]

Ngân hàng Thế giới cấm vận Công ty SBD của Việt Nam 7 năm

26/06/2020 (RFA) - Ngân hàng Thế giới-World BanK vừa thông báo sẽ thực hiện cấm vận 7 năm đối với Công ty Cổ phần Công nghệ Sao Bắc Đẩu (SBD), vì đã có hàng vi lừa đảo và gian lận trong hai dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội và dự án phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng.

Thông báo được công bố trên website của World Bank, vào hôm 24/6, nêu rõ việc cấm vận sẽ khiến cho Công ty SBD không đủ điều kiện tham gia vào các dự án hoặc hoạt động do các tổ chức thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới tài trợ. [đọc tiếp]

Phải dừng khởi công thủy điện Luang Prabang ngay lập tức!

24/06/2020 Nguyễn Tuấn Khoa (Bauxite Việt Nam) - Trên dòng chính Mekong, Luang Prabang (1460 MW) là đập thủy điện lớn thứ hai trong số 9 đập thủy điện thuộc lãnh thổ Lào-Thái-Miên, đang được Tập Đoàn Dầu Khí VN (PVN) chuẩn bị khởi công vào đầu tháng 7/2020.

Lại thêm một tác nhân gây hạn-mặn cho ĐBSCL nhưng do chính công ty VN gây ra. Từ đây, VN không còn lý do để lên án các dự án (DA) thủy điện trên dòng Mekong trong tương lai nữa. Đối với dư luận trong nước, bên cạnh lý do tàn phá môi trường, người ta còn phản đối sự thiếu minh bạch về tài chánh của nhà đầu tư PVN. [đọc tiếp]

56% động vật hoang dã được phục vụ trong nhà hàng chứa virus corona

22/06/2020 (RFA) - New York Post, vào ngày 20/6 dẫn nguồn từ một kết quả nghiên cứu xuất hiện trên Tạp chí bioRxiv, mà qua đó các nhà nghiên cứu phát hiện có đến 56% thịt chuột bị nhiễm virus corona khi được chế biến và mang ra cho thực khách, một tỷ lệ nhiễm bệnh cao gấp hai lần so với thời điểm chuột vừa bị bắt.

Nghiên cứu vừa nêu được thực hiện bởi sự hợp tác của các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã (WCS), Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), Đại học Nông lâm Việt Nam, Liên minh Sinh thái và Viện Sức khỏe của Đại học California, Davis. [đọc tiếp]

Virus corona có thể đã xuất hiện tại Vũ Hán từ mùa hè 2019

10/06/2020 (RFI) - Virus corona có thể đã xuất hiện tại Vũ Hán ngay từ tháng 8/2019. Một nghiên cứu của trường đại học Boston và Harvard được AFP trích dẫn hôm nay 10/06/2020 đã kết luận như trên, dựa vào sự tăng vọt các vụ khám bệnh ở các bệnh viện và những tìm kiếm trên internet về triệu chứng Covid-19.

Một nhóm do chuyên gia Elaine Nsoesie của trường đại học Boston lãnh đạo, đã phân tích 111 ảnh vệ tinh ở Vũ Hán từ tháng 1/2018 đến tháng 4/2020, cũng như các triệu chứng bệnh thường xuyên được tìm kiếm trên trang Baidu (Bách Độ) của Trung Quốc. [đọc tiếp]

Việt Nam phê chuẩn Hiệp Định Tự Do Thương mại với LHCÂ

08/06/2020 (RFI) - Quốc Hội Việt Nam hôm nay, 08/06/2020, với tỷ lệ biểu quyết tán thành trên 94%, đã chính thức phê Hiệp Định Tự Do Thương Mại với Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA) và Hiệp Định Bảo Hô Đầu Tư Việt Nam–EU (EVIPA).

EVFTA sẽ có hiệu lực 30 ngày sau khi được phê chuẩn, trong khi đó, EVIPA còn phải chờ Quốc Hội các thành viên Liên Hiệp Châu Âu phê chuẩn.

Theo thỏa thuận, trong vòng 7 năm tới Liên Hiệp Châu Âu sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với trên 99% hàng hóa của Việt Nam. Chiều ngược lại, Việt Nam có giai đoạn chuyển tiếp 10 năm để xóa dần các biểu thuế đối với một số hàng nhập khẩu từ châu Âu, thí dụ như xe hơi. [đọc tiếp]

Kiến nghị: Hãy cứu lấy Đồng bằng Sông Cửu Long

01/06/2020 (Tiếng Dân) - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm 90% mức xuất khẩu gạo, vùng nuôi trồng thủy sản xuất khẩu, cây trái lớn nhất cả nước nhưng là nơi mà cơ sở hạ tầng lại thấp nhất so với các vùng khác. Đời sống người dân ở đây còn khó khăn muôn bề. Trong khi đó tình hình biến đổi khí hậu cũng như tác động xấu của con người vào môi trường sống dự báo sẽ có những hậu quả tai hại khôn lường. Người dân ĐBSCL vì thế sẽ phải đương đầu ra sao để bảo vệ và phát triển cuộc sống? [đọc tiếp]

EVFTA giúp hồi phục kinh tế Việt Nam hậu Covid-19

01/06/2020 Thanh Phương (RFI) - Quốc Hội Việt Nam sắp chính thức phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam – Liên Hiệp Châu Âu EVFTA, một hiệp định được xem là sẽ góp phần giúp hồi phục nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hậu Covid-19.

Với dân số hơn 500 triệu người, với GDP khoảng 15.000 tỷ đôla, chiếm 22% GDP toàn cầu, Liên Hiệp Châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới và hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ). Một khi EVFTA có hiệu lực, hơn 99% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. [đọc tiếp]

Công lý cho trái đất

25/05/2020 ĐGM. Giuse Nguyễn Đức Cường (Docat Việt Nam) - Trái đất bị tàn phá. Ngày nay, bất cứ ai, dù là những người ở thành thị hay thôn quê, đều biết hay đều cảm nhận các hiện tượng thất thường về thời tiết, khí hậu, mưa gió, bão táp, lụt lội, ô nhiễm không khí cũng như ô nhiễm nguồn nước, biển cả và sông ngòi. Không những nhận biết, cảm nhận mà đôi khi còn là nạn nhân nữa.

Thật vậy, cứ nhìn vào con suối, dòng sông, chúng ta thấy hiện tượng ô nhiễm: đen ngòm, hôi thối do rác rưởi mà con người xả ra, nước thải từ các nhà máy … Cứ nhìn vào những cánh rừng, ta thấy cây cối bị đốn chặt bừa bãi, diện tích rừng nguyên sinh bị thu hẹp dần… [đọc tiếp]

Diện tích rừng bị mất ở Việt Nam trong 20 năm qua: Sốc!

22/05/2020 Nguyễn Ngọc Huy (Bauxite Việt Nam) - Các bản đồ vệ tinh được chụp liên tục từ năm 2000 đến nay và sử dụng phương pháp tách các lớp ảnh, chạy time-lapse thì không thể không sốc với diện tích rừng bị mất đi trong vòng 20 năm qua. Sự thật là chúng ta đã mất đi lớp thực bì vô cùng quan trọng là các khu rừng nguyên sinh phía Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn, Khu vực Tây Nguyên và cả phần rừng bên Lào và Cambodia vốn rất quan trọng trong điều hòa khí hậu của Việt Nam. [đọc tiếp]

WB: Hiệp định thương mại EU giúp Việt Nam phục hồi sau đại dịch

19/05/2020 (VOA) - Một hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu sắp được Việt Nam phê chuẩn sẽ thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của quốc gia Đông Nam Á sau đại dịch virus corona đồng thời thúc đẩy cải cách nhanh hơn, theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 19/5.

Ngân hàng Thế giới nhận định đây là thời điểm hoàn hảo để Việt Nam khởi xướng cải cách sâu hơn và khắc phục các lỗ hổng pháp lý cũng như các vấn đề thực thi để thu được toàn bộ lợi ích của thỏa thuận. [đọc tiếp]

Việt Nam kiểm soát COVID-19 thành công bằng cách thức “kiểm soát bất đồng chính kiến

16/05/2020 Minh Luật (RFA) - Tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) có bài phân tích và lý giải cho tính hiệu quả trong việc phòng chống COVID-19 của Việt Nam, là do “các công cụ kiểm soát của Đảng Cộng Sản đã tạo ra vũ khí chống lại virus một cách hiệu quả”.

Bài viết có tiêu đề “Việt Nam chống đại dịch thành công nhờ vào đàn áp”, đăng tải hôm 12/5, mở đầu bằng câu chuyện của nhà tư vấn kinh tế người nước ngoài quay lại Việt Nam làm việc vào cuối tháng 3, ngay lập tức anh ta được cảnh sát địa phương nhắn tin hỏi thăm sức khỏe. [đọc tiếp]

Covid-19: Châu Âu ngừng phân phối 10 triệu khẩu trang Trung Quốc

16/05/2020 (RFI) - Lại thêm một dấu hiệu về hàng y tế chất lượng kém từ Trung Quốc. Hôm thứ Năm 14/05/2020, Uỷ Ban Châu Âu đã ra quyết định đình chỉ kế hoạch phân phối hàng triệu khẩu trang, cho các quốc gia thành viên, mà Liên Âu đặt mua từ một công ty Trung Quốc, do phát hiện ra nhiều lỗi trong lô hàng đầu tiên.

Thông tín viên Pierre Benazet tường trình từ Bruxelles : « Trong số hàng hóa y tế này, có đơn đặt hàng mua 10 triệu khẩu trang chuyên dụng FFP2 cho nhân viên y tế, sản xuất tại Trung Quốc. Một lô hàng đầu tiên với 1,5 triệu khẩu trang trong tuần này đã đến 16 quốc gia thành viên Liên Âu và Anh. Khi nhận hàng, một số nước phát hiện ra là khẩu trang bị hỏng. Ủy Ban Châu Âu đã bắt buộc phải báo động 15 quốc gia khác về việc kiểm tra số khẩu trang đã nhận. Bruxelles cũng đình chỉ việc cung cấp 8,5 triệu khẩu trang còn lại và không loại trừ việc khởi kiện nhà cung cấp ».  [đọc tiếp]

Covid-19: Trung Quốc xác nhận đã hủy các mẫu virus corona

16/05/2020 Thanh Phương (RFI) - Hôm qua, 15/05/2020, Trung Quốc xác nhận đã ra lệnh cho các phòng thí nghiệm không đủ tiêu chuẩn phải hủy các mẫu virus corona vào thời điểm dịch Covid-19 mới bùng phát, nhưng khẳng định đã làm điều này để bảo đảm “an toàn sinh học”.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh vẫn từ chối cung cấp cho thế giới các mẫu virus corona lấy từ các bệnh nhân trong giai đoạn đầu của dịch Covid-19. Ông cũng tố cáo chính quyền Trung Quốc đã phá huỷ các mẫu bệnh phẩm chứa virus. [đọc tiếp]

Nhà máy của Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam gây ô nhiễm môi trường

08/05/2020 (RFA) - Nhà máy xử lý chất thải nguy hại đầu tiên của Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV), tại Quảng Ninh gây ô nhiễm môi trường.

Truyền thông trong nước, vào ngày 8/5 loan tin dẫn trình bày của người dân địa phương trong 3 năm trở lại đây, nhà máy này xả khói đen kịt và có mùi khét gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của cộng đồng dân cư.

Người dân địa địa phương còn nêu quan ngại không rõ có phải do hít thở khí thải độc hại từ nhà máy này mà nhiều người già, trẻ em và cả thanh niên trong vùng bị mắc bệnh hô hấp. [đọc tiếp]

Apple tăng tốc sản xuất Airpods tại Việt Nam trong dịch COVID-19

08/05/2020 (RFA) - Tập đoàn Apple lần đầu tiên sẽ sản xuất hàng triệu sản phẩm tai nghe không không dây AirPods tại Việt Nam trong quý II năm nay. Việc sản xuất này là dấu hiệu đa dạng hóa thị trường sản xuất của Apple vượt ra ngoài Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Tờ Nikkei Asian Review, vào ngày 8/5, dẫn nguồn tin thân cận cho biết có khỏang từ 3 đến 4 triệu sản phẩm Airpods “made in Vietnam” sẽ được xuất xưởng trong quý II, chiếm 30% tổng lượng sản phẩm Airpods, không bao gồm phiên bản AirPods Pro, dòng sản phẩm cao cấp có tính năng giảm bỏ tiếng ồn, được tung ra thị trường hồi tháng 10 năm ngoái. [đọc tiếp]

Việt Nam không phát hiện ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng, thêm 2 ca tái dương tính

02/05/2020 (RFA) - Tính đến chiều ngày 2/5, Việt Nam đã trải qua 16 ngày không phát hiện thêm ca nhiễm COVID-19 nào trong cộng đồng. Tổng số người nhiễm COVID-19 trên cả nước tính đến chiều ngày 2/5 là 270 ca, trong số này có 219 ca đã chữa khỏi và không có ca tử vong nào.

Tuy nhiên cũng trong ngày 2/5, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết có thêm 2 bệnh nhân tái dương tính với virus corona chủng mới, nâng tổng số tái dương tính trên cả nước lên 14 ca. [đọc tiếp]

Mỹ: Số người chết vì Covid-19 vượt qua số quân nhân hy sinh trong chiến tranh VN

29/04/2020 (VOA) - Chưa đầy 3 tháng kể từ ca tử vong đầu tiên vì Covid-19 được chính thức ghi nhận ở Mỹ, đến tối 28/4/2020, số người Mỹ thiệt mạng vì đại dịch do virus corona chủng mới gây ra ở Hoa Kỳ đã cao hơn con số 58.220 người Mỹ chết trong gần 2 thập kỷ xung đột và chiến tranh ở Việt Nam.

Theo Đại học Johns Hopkins, số ca tử vong của Mỹ vì Covid-19 lên đến 58.365 người vào đầu giờ tối 28/4, trong tổng số ca nhiễm virus là hơn 1 triệu người. [đọc tiếp]

Đồng bằng sông Cửu Long chống chọi với hạn, mặn và đập thủy điện Trung Quốc

27/04/2020 Thu Hằng (RFI) - Do dịch Covid-19, sự chú ý của công luận đối với tình trạng hạn hán và nước biển xâm lấn ở đồng bằng sông Cửu Long (Mêkông) đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Theo báo mạng Le Courrier du Vietnam (14/02), vào tháng 02/2020, khoảng 79.700 hộ trong khu vực không có nước sạch sử dụng hàng ngày. Nhiều xe bồn đã được huy động chở nước cung cấp cho khoảng 40.000 hộ dân ở những khu vực xa xôi nhất thuộc các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Long An, Cà Mau và Trà Vinh.

Năm 2020, nước mặn xâm nhập không thua gì năm 2015-2016. Giai đoạn 08-13/04 là thời điểm nước biển xâm lấn đạt mức cao nhất [đọc tiếp]

Chuyên gia kinh tế hàng đầu: Phản ứng virus corona của Mỹ giống như quốc gia “thế giới thứ ba”

22/04/2020 Tác giả: Larry Elliott (The Guardian), Dịch giả: Nguyễn Hoàng Ánh (Tiếng Dân) - Nhà kinh tế học Joseph Stiglitz công kích Donald Trump, nói rằng Hoa Kỳ đang tiến hành cuộc Đại khủng hoảng lần thứ hai.

Cách xử lý vụng về của Donald Trump trong cuộc khủng hoảng Covid-19 đã khiến Mỹ trông giống như một quốc gia thế giới thứ ba và đang dẫn tới một cuộc Đại khủng hoảng lần thứ hai, một trong những nhà kinh tế hàng đầu thế giới đã cảnh báo. [đọc tiếp]

Điều tra Mỹ về thủy điện Trung Quốc làm Mêkông khô hạn: Cơ hội các nước hạ lưu đòi công lý?

20/04/2020 Trọng Thành (RFI) - Đồng bằng Cửu Long thiếu nước ngọt chưa từng thấy đầu năm 2020 này, tiếp theo đợt hạn hán 2019. Khó ai ngờ ở xứ sở kênh rạch chằng chịt lại có ngày người dân phải mang can mua nước ngọt.

Đầu tháng 4/2020, điều tra của một cơ sở nghiên cứu, có trụ sở tại Mỹ, cho thấy việc các đập thủy điện trên thượng nguồn Mêkông giữ nước là nhân tố gây ra hạn hán tại hạ lưu. Ngay sau khi nghiên cứu của Mỹ được công bố, một số quốc gia hạ lưu Mêkông đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc minh bạch thông tin về các đập thủy điện.  [đọc tiếp]

Dịch virus corona : Úc yêu cầu mở điều tra độc lập

19/04/2020 Anh Vũ (RFI) - Bắc Kinh lại bị thêm sức ép quốc tế trong vụ dịch Covid-19. Hôm nay, 19/04/2020, Úc kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập về cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch virus corona chủng mới cũng như  về cách thức xử lý khủng hoảng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới và Trung Quốc

Theo AFP, ngoại trưởng, Marise Payne đã khẳng định Úc « đòi hỏi » phải có một cuộc điều tra về cách thức Trung Quốc xử lý vụ dịch bùng lên tại Vũ Hán. [đọc tiếp]

Tổ chức bảo vệ sông Mekong kêu gọi Trung Quốc minh bạch thông tin

15/04/2020 (VOA) - Các tổ chức hoạt động để bảo vệ sông Mekong đã kêu gọi Trung Quốc minh bạch và hợp tác hơn sau khi một phúc trình nói rằng các đập thủy điện của Trung Quốc năm ngoái giữ nước trong thời kỳ hạn hạn nặng tại các nước ở hạ nguồn, theo Reuters.

Tin cho hay, Trung Quốc đã bác bỏ kết quả nghiên cứu của một dự án do chính phủ Mỹ tài trợ, và nói rằng Bắc Kinh sẽ nỗ lực hết sức để bảo đảm việc xả nước hợp lý xuống các nước ở hạ nguồn, bao gồm Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. [đọc tiếp]

TQ đổi dòng, giữ nước Mekong; Đại sứ quán Mỹ tại HN ‘quan ngại’

14/04/2020 (VOA) - Các đập của Trung Quốc trên sông Mekong giữ lại lượng lớn nước trùng vào đợt hạn hán tồi tệ hồi năm ngoái ở các nước vùng hạ lưu, trong đó có Việt Nam, một công ty nghiên cứu của Mỹ cho biết trong một báo cáo vừa công bố.

Bình luận về bản báo cáo, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội nói trên trang Facebook chính thức của họ cùng ngày 14/4 rằng “Chúng tôi hết sức quan ngại khi được biết kết quả từ cuộc nghiên cứu gần đây của công ty Eyes on Earth cho thấy Trung Quốc đang làm thay đổi nhanh chóng dòng chảy tự nhiên đổ vào Lưu vực Hạ nguồn sông Mekong [đọc tiếp]

Việt Nam có 266 trường hợp nhiễm COVID-19

14/04/2020 (RFA) - Bộ Y tế Hà Nội vào chiều ngày 14 tháng 4 công bố thêm 1 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số lên 266 trường hợp tại Việt Nam.

Việt Nam hiện đứng thứ 111/211 quốc gia có ca mắc trên thế giới và 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực ASEAN, không có ca tử vong. [đọc tiếp]

Virus corona: Nhận đồ bảo hộ, Donald Trump ‘cảm ơn những người bạn ở Việt Nam’

09/04/2020 (BBC) - Chuyến hàng thứ nhất trong số hai lô hàng đầu tiên với hơn 450.000 bộ quần áo bảo hộ DuPont được sản xuất tại Việt Nam đã rời Hà Nội vào ngày 7/4.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink nói "chuyến hàng này sẽ giúp bảo vệ các chuyên gia y tế làm việc trên tuyến đầu chống lại Covid-19 tại Hoa Kỳ và chứng minh cho sức mạnh của quan hệ đối tác Hoa Kỳ-Việt Nam."

Trên Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết: "Sáng nay, 450.000 bộ đồ bảo hộ đã đến Dallas, Texas. Điều này đã trở thành hiện thực nhờ sự hợp tác giữa 2 doanh nghiệp tuyệt vời của Mỹ - DuPont và FedEx - cùng những người bạn ở Việt Nam của chúng ta. Xin cảm ơn!" [đọc tiếp]

Dịch Covid-19 - Việt Nam: Không có ổ dịch mới sẽ ngừng ‘‘cách ly xã hội’’

09/04/2020 Trọng Thành (RFI) - Để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19, Việt Nam hiện đang duy trì chính sách giãn cách tiếp xúc, giảm thiểu các hoạt động kinh tế được coi là không cần thiết, từ ngày 01/04 đến 15/04/2020 với chủ trương ''cách ly xã hội''. Hôm qua, trong một cuộc trả lời báo giới, bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho biết nếu từ đây đến 15/04 không xuất hiện ổ dịch mới, sẽ có thể chấm dứt ‘‘cách ly xã hội’’.  [đọc tiếp]

Rò rỉ sự thật về Wuhan Covid-19 ở Việt Nam: Bao nhiêu người đã bị nhiễm và tử vong?!

08/04/2020 Trần Thị Hải Ý (Dân Làm Báo) - Vào lúc 10 giờ sáng (giờ EU) ngày 08/04/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO / OMS) cũng như Đại học Johns Hopkins (JHU, Hoa Kỳ) công bố ở Việt Nam có 251 người nhiễm dịch cúm Tàu Wuhan Covid-19 và vẫn KHÔNG CÓ người chết. Tài thật. Tài đến thế là cùng. Thế nhưng theo đồng chí Lê Thanh Liêm – Phó Chủ tịch thành Hồ, lần đầu tiên trong đời vô tình thành thật rò rỉ bằng video clip, thì thực tế Việt Nam đã có bốn mươi ba ngàn ca (43000) bị lây nhiễm dịch Wuhan Covid-19 và hơn một ngàn (+1000) tử vong! Nói có sách, mách bằng video clip, [đọc tiếp]

Việt Nam tặng khẩu trang giúp 5 nước EU chống dịch

08/04/2020 (VOA) - Việt Nam tặng 550.000 khẩu trang cho 5 nước châu Âu bị tác động nặng nề nhất vì dịch COVID-19, đại dịch đã cướp đi mạng sống của hơn 83.000 người và lây nhiễm cho gần 1.5 triệu người trên toàn thế giới.

Tại một buổi lễ hôm thứ ba 7/4 tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao VN Tô Văn Dũng đã trao lại các khẩu trang may bằng vải kháng khuẩn cho đại sứ của các nước Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh, theo Bộ Ngoại giao VN. [đọc tiếp]

Quảng Ngãi: khai thác đất trái phép kéo dài trong nhiều năm

03/04/2020 (RFA) - Người dân thôn An Hội Nam 2, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi bức xúc trước tình trạng khai thác đất trái phép đi bán kéo dài trong nhiều năm qua nhưng phía chính quyền giải quyết quá chậm.

Tin cho biết, phóng viên của báo đã có mặt tại khu vực khai thác đất vừa nêu vào chiều ngày 25/3 và thấy hàng chục chiếc xe mang logo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Khánh Văn đang tập kết lấy đất. [đọc tiếp]

Corona: Người Việt đối mặt với tháng Tư đen kép

01/04/2020 Nguyễn Hùng (VOA) - Tháng Tư đối với người Việt hải ngoại vẫn là một dịp kỷ niệm buồn trong 45 năm qua. Với hàng triệu người đó là ngày “nước mất, nhà tan”. Nhưng năm nay người Việt ở Hoa Kỳ, châu Âu, Úc và nhiều nơi khác còn đối mặt với một tháng Tư đen về bệnh dịch.

Hoa Kỳ là nơi có đông người Việt tị nạn nhất và cũng lại là nơi có số người nhiễm vi-rút corona mới lớn nhất thế giới. [đọc tiếp]

ĐBSCL 2020 cánh đồng chết và 45 năm ảo vọng trí thức

31/03/2020 Ngô Thế Vinh (Việt Báo) - Thế hệ sinh sau 30 tháng 4, 1975 nay cũng đã 45 tuổi rồi, cũng là 45 năm của một chính sách ngu dân lãng phí / huỷ diệt nguồn chất xám, và lăng nhục cả một thế hệ trí thức Miền Nam. Và nghĩ xa hơn, một Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ không chết như ngày nay nếu có một nhà nước biết trân trọng sử dụng nguồn chất xám ấy, mà biểu tượng là hai trí tuệ kiệt xuất của Miền Nam như Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, Giáo sư Nguyễn Duy Xuân, là hai thành viên sáng lập Viện Đại học Cần Thơ năm 1966, và sau 1975 cả hai có cùng một ý nguyện chọn ở lại để xây dựng đất nước sau chiến tranh và thống nhất. Để rồi, GS Nguyễn Duy Xuân thì chết thảm sau 11 năm bị đầy đọa trong trại tù cải tạo Hà-Nam-Ninh ở Miền Bắc [đọc tiếp]

Cội rễ của đại dịch Covid-19: Phá huỷ rừng già, tận diệt thú hoang

31/03/2020 Trọng Thành (RFI) - Tháng 01/2020, siêu vi gây dịch Covid-19 làm rung chuyển Trung Quốc. Ít tuần sau đến lượt toàn thế giới. Nhiều người tìm căn nguyên trong việc Bắc Kinh giấu dịch khiến quốc tế bị động. Không ít người phê phán phương Tây chủ quan. Tuy nhiên giới khoa học về sinh thái chỉ ra cội rễ sâu xa của đại dịch chưa từng có. Đó là nền văn minh công nghiệp đương đại lấy khai thác triệt để thiên nhiên làm mục tiêu.

Theo nhà sinh thái học Serge Morand, có ba nhân tố đồng thời khiến dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật nói chung, động vật hoang dã nói riêng, bùng phát. Ba nhân tố đều liên quan đến vấn đề đa dạng sinh học. [đọc tiếp]

Việt Nam ‘cách ly toàn xã hội’ trong 15 ngày

30/03/2020 (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam – Chính quyền Việt Nam vừa ra lệnh “cách ly toàn xã hội trên toàn quốc, không tập trung quá 2 người nơi công cộng, từ 0 giờ ngày 1 Tháng Tư, kéo dài trong 15 ngày” để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Chính quyền cũng yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu; hoặc làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (những nơi không bị đóng cửa, dừng hoạt động) và các trường hợp khẩn cấp khác. [đọc tiếp]

Covid-19 từ Bệnh Viện Bạch Mai lan khắp Hà Nội; truy tìm 40.000 người

30/03/2020 (VOA) - Dịch Covid-19 từ Bệnh viện Bạch Mai “đã lan ra gần 20 quận, huyện”, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thủ đô Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói hôm 30/3 trong một cuộc họp cấp thành phố về phòng, chống dịch, các báo trong nước cho hay.

Hôm 19/3, hai nhân viên điều dưỡng tại bệnh viện Bạch Mai có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. [đọc tiếp]

Virus corona – Việt Nam : Nội bộ chính quyền bất đồng về quyết định tạm ngưng xuất khẩu gạo

28/03/2020 (RFI) - Tờ báo South China Morning Post của Hồng Kông hôm nay, 28/03/2020, cho biết Việt Nam hôm qua đã thông báo kế hoạch tích trữ gạo và tạm ngưng xuất khẩu gạo để bảo đảm đủ lương thực cho 97 triệu dân trong khủng hoảng dịch Covid-19.

Tuy nhiên, theo tờ báo Hồng Kông, hiện chưa có quyết định cuối cùng về việc tạm ngưng xuất khẩu gạo. Bộ Công Thương Việt Nam đã kêu gọi chính phủ xét lại quyết định này. Một số chuyên gia cũng  không tán đồng với quyết định tạm ngưng xuất khẩu gạo. [đọc tiếp]

Virus corona: ‘Đâu phải tại Trung Quốc’

24/03/2020 Tiến Sĩ Jonathan London, Đại học Leiden, Hà Lan (BBC) - Có lẽ chúng ta cần vượt qua lối nói chung chung “Đại dịch này là do nước Trung Quốc”. Ta cần chỉ mặt đặt tên ai mới chính là kẻ có tội.

Đúng vậy. Chỉ một số kẻ ở Trung Quốc, phe nhóm của ông Tập Cận Bình và chính ông ta, đã cố tình giấu nhẹm thông tin và dập tắt những nỗ lực chống dịch kịp thời để rồi mãi cho đến nay ta vẫn không biết rõ thực chất điều gì đã xảy ra.

Nhưng quan trọng là ta phải nhận ra rằng để cho đại dịch này xảy ra như hôm nay là tội lỗi của ông Tập Cận Bình và phe đảng sùng bái ông ta. [đọc tiếp]

Từ Corona Virus Vũ Hán đến COVID-19

20/03/2020 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Đến ngày 19/03/2020 đại dịch virút Vũ Hán Covid-19 đã bùng nổ ở 176 nước và vùng lãnh thổ, cướp đi sinh mạng của hơn chín ngàn người. Từ khi đại dịch vi rút Vũ Hán bùng nổ đến ngày 02/03/2020 Việt Nam chỉ có 16 ca dương tính và đã được chữa khỏi, mặc dù trong thời kỳ đó biên giới Việt Trung được mở toang, ở Trung quốc dịch diễn ra dữ dội. Cả một thành phố Vũ Hán với hơn 11 triệu dân đã bị phong toả, điều đó đã gây nên sự nghi ngờ trong dư luận về thực trạng đại dịch vi rút Vũ Hán ở Việt Nam. Trong khi Việt Nam đang rục rịch cho ngày công bố kết thúc dịch thì đã xẩy ra "sự cố" xuất hiện bệnh nhân số 17 trên chuyến bay từ Luân Đôn về Hà Nội, và từ đó đến nay số bệnh nhân nhiễm vi rút Vũ Hán đã tăng nhanh từng ngày, đến 18/03/2020 đã là 85 người ở nhiều địa phương khác nhau. Tại Hà Nội, Sài Gòn, Ninh Thuận nhiều khu dân cư bị phong toả để chống dịch. Diễn tiến đại dịch virút Vũ Hán ở Việt Nam đã gây nhiều nghi ngại trong dư luận về sự minh bạch thông tin của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội .

Từ thành phố Houston - Hoa Kỳ, Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành đôi điều suy ngẫm về đại dịch vi rút Vũ Hán, nội dung như sau, mời qúy vị cùng nghe.

Thêm du khách Anh than phiền về nơi cách ly dịch COVID-19 tại Việt Nam

18/03/2020 (RFA) - Một nam du khách người Anh 68 tuổi, tên Adrian Goldthorpe, chỉ trích nơi cách ly dịch COVID-19 tại Việt Nam. Ông này là một giám đốc tài chính từ Anh bay đến Hà Nội vào tuần trước.

Mạng báo Daily Mail loan tin ngày 18/3. Cụ thể Ông Goldthorpe đi từ Sân bay London Heathrow đến Hà Nội vào thứ Hai ngày 9 tháng 3. Sau đó, ông và một nhóm du khách Anh được đưa đến một khách sạn, nơi được dùng để cách ly nhưng với điều kiện vệ sinh kém. Ông thuộc số 27 người bị buộc phải dùng chung một nhà vệ sinh, không có nước nóng để tắm hoặc rửa tay.

Trong phòng ngủ chung với nhiều người khác, giấy vệ sinh, những hộp sữa nhỏ, mì khô, túi trà và cà phê hòa tan đều được để trên một cái bàn. Ông chất vấn về việc có túi trà và cà phê hòa tan, vì nơi này không hề có nước nóng. [đọc tiếp]

Việt Nam xác nhận thêm 7 ca nhiễm COVID-19

18/03/2020 (RFA) - Vào tối ngày 18/9, Bộ Y tế Việt Nam đã xác nhận thêm 7 ca nhiễm COVID-19 mới đưa tổng số người nhiễm COVID-19 từ tháng 1 đến nay lên 75 người. Trong số này, 16 người đã bình phục và xuất viện cách đây vài tuần.

Cả 7 bệnh nhân mới trong ngày 18/9 đều bay về từ Châu Âu dịch bệnh COVID-19 đang lan rộng.

Cục Hàng không Việt Nam cho biết trong ngày 18/3 đã có hơn 1.000 người từ các nước Châu Âu về Việt Nam, trong số này có 999 là khách Việt hồi hương. [đọc tiếp]

Virus corona, cái cớ để Ả Rập Xê Út và Nga khai mào chiến tranh dầu hỏa

17/03/2020 Thanh Hà (RFI) - Dầu hỏa mất giá 40 % từ đầu năm 2020. Nguyên nhân chính do virus corona gây nên. Tiêu thụ của Trung Quốc và Âu, Mỹ giảm mạnh và thêm vào đó là cuộc chiến dầu hỏa Riyad và Matxcơva vừa khai mào, khai tử liên minh Nga - Ả Rập Xê Út được ký kết từ năm 2016.

Đâu là động cơ khiến hai trong số ba nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới đọ sức với nhau, mỗi bên tính toán những gì ? Nga và Ả Rập Xê Út dường như cùng theo đuổi một mục tiêu : chận đường các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ. Liệu đây có là một nước cờ nguy hiểm cho cả đôi bên ? [đọc tiếp]

Việt Nam phát hiện 66 ca nhiễm COVID-19, ngưng cấp thị thực nhập cảnh để phòng chống dịch

17/03/2020 (RFA) - Việt Nam báo cáo trong ngày 17 tháng 3 có thêm 5 ca nhiễm COVID-19, nâng tổng số lên 66 trường hợp kể từ đầu mùa dịch đến nay. Năm ca mắc COVID-19 mới được báo cáo đều là người trở về từ nước ngoài.

Nhằm hạn chế đầu vào, giúp công tác phòng, chống dịch COVID-19 được hiệu quả, Việt Nam sẽ tạm dừng cấp visa vào Việt Nam đối với tất cả các nước trên thế giới trong vòng 15 đến 30 ngày. Mục tiêu nhằm hạn chế đầu vào, giúp công tác phòng, chống dịch COVID-19 được hiệu quả. [đọc tiếp]

Thị trường chứng khoán sụp đổ trong cơn khủng hoảng vi khuẩn Corona và giá dầu

16/03/2020 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Với diễn biến khó lường của dịch Covid-19 cùng với việc giá dầu thế giới giảm kỷ lục hơn 30% vì cuộc tranh chấp giá giữa Ả Rập Saudi và Nga sô đã khiến thị trường chứng khoán nhiều nước trên toàn cầu trong phiên giao dịch đầu tuần (09/ 03-13/03) sụt giảm kỷ lục.

Trong ngày 09/03/2020, còn gọi là ngày thứ hai đen, chỉ số chứng khoán Mỹ Dow Jones đã mất trên 2014 điểm ( tương đương 7, 8%). Con số tệ hại nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chánh 2008. [đọc tiếp]

Từ Virus Vũ Hán đến COVID - 19: Chiến dịch “gắp lửa bỏ tay người”

15/03/2020 Nguyễn Hoàng (RFA) - Những ngày cuối tuần qua, những ai có lương tri đều không khỏi bất ngờ trước sự tráo trở đáng kinh ngạc của Trung Quốc. Ngày 14/3/2020, chính phủ Mỹ đã triệu tập đại sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải tới Bộ Ngoại giao để phản đối luận điệu của chính quyền Bắc Kinh: i) ám chỉ quân đội Mỹ gây ra đại dịch Covid-19 và ii) tìm cách làm cho thế giới quên khái niệm “Virus Vũ Hán”. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á – Thái Bình Dương David Stilwell, đã nêu lập trường nghiêm khắc của chính phủ Mỹ với đại sứ Thôi Thiên Khải.

Qua tuyên bố của người phát ngôn, Bộ Ngoại giao Mỹ, vạch rõ Trung Quốc đang cố đánh lạc hướng các chỉ trích liên quan đến trách nhiệm của Bắc Kinh gây ra đại dịch toàn cầu nhưng lại muốn “gắp lửa bỏ tay người”, đổ trách nhiệm ấy cho phía Mỹ. [đọc tiếp]

Covid-19: Hệ quả từ sự lơ là, quan liêu của Trung Quốc từ tháng 11/2019

15/03/2020 Thu Hằng (RFI) - Theo một số tài liệu chính phủ mà trang South China Morning Post đọc được hôm 13/03/2020, virus corona mới đã lây sang người tại Trung Quốc sớm hơn rất nhiều so với những thông tin được Bắc Kinh chính thức phê chuẩn. Nếu đúng như vậy, Bắc Kinh đã để mất ít nhất gần ba tháng quý giá để ngăn chặn dịch.

Người bị nhiễm đầu tiên là một người đàn 55 tuổi, sống ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ngày 17/11/2019, ông được chẩn đoán với những triệu chứng do loại virus mà sau này được gọi là Covid-19 gây ra và trở thành « bệnh nhân số 1 » của dịch Covid-19 đang lan rộng khắp thế giới. [đọc tiếp]

Cách chống dịch bên Tàu

14/03/2020 Nguyễn Văn Tuấn (Bauxite Việt Nam) - Lời người dịch: Tạp chí Australian Doctor mới đi một bài tường thuật về cách mà nhà cầm quyền Tàu áp dụng để kiểm soát dịch. Tác giả bài viết nhận định rằng các nước dân chủ sẽ khó có thể áp dụng những biện pháp mà nhà cầm quyền Tàu đã làm.

Nhiều khi đọc những bài của Tàu hay kinh nghiệm của Tàu, chúng ta mới biết được người Việt Nam đã bị nhồi sọ qua ngôn ngữ của Tàu như thế nào. Sau này tôi còn phát hiện những cách nói như "phương tiện giao thông", "tham gia giao thông", "di chuyển", "thế lực thù địch", "diễn biến hoà bình", v.v. đều xuất phát từ bên Tàu. [đọc tiếp]

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết dần chết mòn

13/03/2020 Dư Văn Toàn (Bauxite Việt Nam) - Trong khi cả nước đang bối rối trước tai họa rình rập của coronavirus thì có một tai họa còn khủng khiếp hơn nhiều, một cái chết được báo trước đang xảy ra, tuy âm thầm nhưng lừng lững tiến tới ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nếu được hỏi nguy cơ lớn nhất cho sự tồn vong của ĐBSCL là gì, tôi sẽ không ngần ngại trả lời: nước, nước, nước, và nước.

Vấn đề nước đầu tiên ở ĐBSCL là ô nhiễm nguồn nước mặt – cái giá phải trả cho việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu quá mức để duy trì lúa vụ 3 và tăng sản lượng nông nghiệp.  [đọc tiếp]

VN xác nhận ca Covid-19 thứ 47, Thủ tướng kêu gọi dân làm ‘pháo đài’ chống dịch

13/03/2020 (VOA) - Trong số 3 ca nhiễm mới được Bộ Y tế Việt Nam xác nhận vào ngày 13/3, có 2 ca ở Hà Nội (1 người là tiếp viên hàng không trên chuyến bay từ Anh về Việt Nam, 1 người là giúp việc của bệnh nhân thứ 17) và 1 ca ở TPHCM (là nam thanh niên có tiếp xúc với bệnh nhân số 34 tại Bình Thuận).

Tính cho đến ngày 13/3, Việt Nam hiện đang theo dõi, cách ly gần 29.000 người, trong đó có 440 người cách ly tại bệnh viện, hơn 11.500 người cách ly tập trung tại các cơ sở và gần 17.000 người cách ly tại nhà và nơi lưu trú. [đọc tiếp]

Bình Thuận trở thành "ổ dịch" COVID-19 ở Việt Nam với 9 ca bệnh

12/03/2020 (RFA) - Chiều 12-3-2020, Bộ Y tế Việt Nam công bố thêm 5 ca dương tính với virus Corona chủng mới ở tỉnh Bình Thuận nâng tổng số người mắc COVID-19 ở Việt Nam là 44 ca, trong đó chỉ riêng Bình Thuận là 9 ca.

Đây là địa phương thứ hai có nhiều ca bệnh COVID – 19 nhất tại Việt Nam sau tỉnh Vĩnh Phúc với 11 ca được phát hiện trước đó. [đọc tiếp]

Virus corona : Số ca nhiễm từ « bệnh nhân 17 » tiếp tục tăng ở Việt Nam

10/03/2020 Thanh Phương (RFI) - Theo tin từ Báo điện tử của chính phủ Việt Nam hôm nay, 10/03/2020, bộ Y Tế vừa thông báo đã có ca nhiễm virus corona thứ 34 tại Việt Nam. Bệnh nhân thứ 34 là một phụ nữ quốc tịch Việt Nam, sang Mỹ từ ngày 22/02 và trở về Việt Nam ngày 02/03. Khi bay sang New York, người này đã quá cảnh ở Hàn Quốc.

Bệnh nhân thứ 33 là một du khách quốc tịch Anh, đi trên cùng chuyến bay VN0054 với bệnh nhân thứ 17, một cô gái đi du lịch châu Âu trở về Hà Nội ngày 02/03. Khi được đưa đi xét nghiệm, bệnh nhân người Anh này lưu trú tại Hội An. Còn bệnh nhân thứ 32 là nữ, quốc tịch Việt Nam, đã có tiếp xúc với bệnh nhân thứ 17 tại Luân Đôn ngày 27/02 và đã thuê máy bay riêng về Việt Nam hôm qua, 09/03. [đọc tiếp]

Virus corona: Ca ''số 17'' soi tỏ nhiều lỗ hổng của phòng dịch Việt Nam

07/03/2020 Trọng Thành (RFI) - Đêm 06/03/2020, chính quyền Hà Nội họp khẩn. Bệnh nhân nhiễm virus corona thứ 17 làm rung chuyển bầu không khí lạc quan tại Hà Nội, vốn được coi là một ốc đảo bình an, miễn nhiễm với virus, nhờ nỗ lực của chính quyền kể từ đầu mùa dịch. Nhưng ca bệnh ''số 17'' cũng làm lộ ra hàng loạt lỗ hổng của hệ thống phòng dịch Việt Nam.

Bệnh nhân N.H.N., 26 tuổi, cư trú tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã từng có mặt tại vùng Lombardi (Ý), Luân Đôn và Paris. [đọc tiếp]

5 tỉnh miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn

05/03/2020 (RFA) - Tính đến ngày 4 tháng 3, đã có 5 tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn. Báo trong nước đưa tin cùng ngày.

Ở hạ nguồn ba nhánh sông Mekong gồm sông Tiền, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre là địa phương chịu ảnh hưởng sớm nhất của tình huống nước mặn xâm nhập. [đọc tiếp]

Sắp có đợt xâm nhập mặn khốc liệt nhất tại miền Tây

04/03/2020 Lâm Viên (Việt Nam Thời Báo) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi chính quyền các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cho biết theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu khoa học thuộc bộ, từ ngày 7 đến 15-3, tại đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục xảy ra một đợt xâm nhập mặn tăng cao theo kỳ triều cường giữa tháng 2 Âm lịch. Đợt xâm nhập mặn này được đánh giá có khả năng ở mức cao nhất từ đầu mùa khô.

Duyên cớ dẫn tới hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, là việc Trung Quốc xây 11 đập sông trên Mê Kông với khả năng tạo ra hơn 21.300 MW điện. [đọc tiếp]

Dịch corona: WHO nâng mức rủi ro toàn cầu từ ‘cao’ lên ‘rất cao’

02/03/2020 (VOA) - Sự lây lan nhanh chóng của virus corona hôm 28/2 làm gia tăng lo ngại về đại dịch, với sáu quốc gia báo cáo các trường hợp nhiễm virus đầu tiên và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nâng cảnh báo về nguy cơ lây lan và ảnh hưởng toàn cầu lên mức “rất cao.”

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói tổ chức của ông hiện không đánh giá thấp rủi ro. [đọc tiếp]

ĐBSCL: Hạn mặn đang khốc liệt, nhưng nóng bỏng hơn là chuyện xây đập Luang Prabang!

01/03/2020 Vũ Kim Hạnh (FB Vũ Kim Hạnh) - Nói chuyện CoViD hay bất cứ chuyện nào về thời sự châu Á và thế giới với tôi đều cần thiết. Nhưng thiết tha hơn cả vẫn là chuyện sinh mệnh đồng bằng sông Cửu Long đang lâm nguy. Và nóng bỏng và nguy hiểm hơn nữa lại là chuyện xây đập Luang Pranbang.

Nước mặn đã xâm nhập bao trùm toàn bộ tỉnh Bến Tre (độ mặn 1 phần ngàn). Ở khách sạn, sáng đánh răng phải phun nước ra vì mặn. Toàn tỉnh có hơn 5.000 ha diện tích lúa Đông Xuân (vụ 3-2019 &2020) có khả năng cao mất trắng, gần 20.000 cây ăn trái đang khát nước tưới. [đọc tiếp]

Đồng bằng sông Cửu Long

01/03/2020 Trương Nhân Tuấn (FB Trương Nhân Tuấn) - Báo chí đăng tải nhiều tin tức cực kỳ quan ngại đối với đồng bằng sông Cửu long. Nhiều nơi trong khu vực này người dân phải "cào lớp đất phù sa ở bề mặt các thửa ruộng" lên đem bán. Nguyên nhân hạn hán và "ngập mặn" khiến người dân không trồng trọt được cái gì trên những cánh đồng này.

Nguyên nhân do đâu ? Do biến đổi khí hậu (gây hạn hán) ? Do hiện tượng nước biển dâng cao khiến đồng bằng ngập mặn ? Hay do nước ở thượng nguồn sống Cửu long (Mekong) bị chặn lại do việc xây dựng các con đập thủy điện (hàng chục và tương lai là hàng trăm cái, rải rác từ TQ qua Lào và Campuchia...) ? [đọc tiếp]

Kiểm duyệt thông tin về vi rus corona phản tác dụng?

01/03/2020 Josh Rudolph (China Digital Times), Anh Khoa dịch (Việt Nam Thời Báo) - Bất chấp những bài học kinh nghiệm sau đại dịch SARS năm 2002. Chính quyền Trung Quốc vẫn sẵn sàng sử dụng kiểm duyệt và tuyên truyền trong khi dịch virus corona (COVID-19) bùng phát  mà nhiều người coi là yếu tố thúc đẩy mức độ lây lan và gây tử vong của virus này.

Để giữ dân bình tĩnh và giảm bớt chỉ trích, các trường hợp lây nhiễm sớm ở Vũ Hán đã bị hạ thấp (sự nguy hiểm) hoặc bỏ qua. Khi dịch bệnh đang lây lan, các bài báo về dịch bệnh bị kiểm soát thông qua các chỉ thị kiểm duyệt. Các thông tin y tế không được công bố bị gọi là “tin đồn”, các chuyên gia y tế chia sẻ tin đồn đã bị trừng phạt, và được chiếu rộng rãi trên CCTV nhằm cảnh báo người dân. [đọc tiếp]

Virus corona - Covid-19: Số ca bị nghi nhiễm virus tiếp tục tăng tại Việt Nam

29/02/2020 Trọng Thành (RFI) - Việt Nam căng thẳng đối phó với nguy cơ dịch virus corona (Covid-19). Số ca nghi nhiễm virus tính đến chiều hôm nay, 29/02/2020, tăng lên mức cao nhất kể từ đầu mùa dịch. Trừ cấp phổ thông trung học và đại học, các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở sẽ đóng cửa thêm từ một đến hai tuần nữa để phòng dịch.

Theo thông tin của bộ Y Tế Việt Nam, số người nghi nhiễm virus, được đặt dưới chế độ theo dõi nghiêm ngặt tính đến 15g30 ngày 29/02, là 105 người. Số trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh dịch Covid-19 là những người có dấu hiệu sốt, ho... đến từ vùng dịch. Con số cao nhất trước đó là 97 người bị nghi ngờ, ghi nhận ngày 11/02. [đọc tiếp]

Phát biểu khai mạc cuộc Họp báo ngày 24/02/2020 về COVID-19 của Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới WHO

26/02/2020 Tedros Adhanom Ghebreyesus (WHO), Thục Quyên phỏng dịch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào lúc 6 giờ sáng nay, theo giờ Geneva, Trung Quốc đã báo cáo với WHO tổng cộng 77.362 trường hợp nhiễm COVID-19, gồm cả 2618 trường hợp tử vong.

Sáng sớm hôm nay, phái đoàn công tác chung WHO-Trung Quốc đã kết thúc chuyến thăm và đưa ra báo cáo về tình hình. Phát hiện đầu tiên là dịch bệnh đã lên đến đỉnh điểm và tiếp đó giữ nguyên mức độ, trong khoảng thời gian từ ngày 23.01 đến ngày 02.02, rồi từ đó đã giảm dần. [đọc tiếp]

Covid-19: Việt Nam thật sự đã khống chế được dịch?

24/02/2020 Thanh Phương (RFI) - Theo tin báo chí trong nước, tính đến ngày 21/02/2020, trên tổng số 16 bệnh nhân lây nhiễm virus corona mới Covid-19, 15 người đã khỏi bệnh và được xuất viện, chỉ còn một bệnh nhân ở tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh nhân thứ 16 này cũng có thể sẽ xuất viện trong vài ngày tới, sau khi hôm 23/02, giám đốc Sở Y Tế Vĩnh Phúc thông báo với báo chí là người này đã cho kết quả âm tính lần đầu tiên. Như vậy, nếu trong những ngày tới ở Việt Nam không phát hiện một trường hợp lây nhiễm nào mới, phải chăng là Việt Nam đã thành công trong việc khống chế dịch?

Sau khi bị chỉ trích là phản ứng chậm trước nguy cơ dịch bệnh cho virus corona mới gây ra, chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp mạnh. [đọc tiếp]

Hướng tới ngày nước thế giới 2020 với chủ đề nước và biến đổi khí hậu – Một ĐBSCL ô nhiễm giữa mùa hạn mặn

22/02/2020 Ngô Thế Vinh (Tiếng Dân) - Trên một chuyến phà lớn từ Đại Ngãi qua Cù lao Dung, sóng đánh tung toé, khách như cảm thấy được vị mặn bám đọng trên môi. Thấy nước khắp nơi nhưng là nước mặn đã xâm nhập vào khắp các ngả sông rạch và người dân thì đang lao đao lùng kiếm tìm mua từng lu nước ngọt để uống. Rồi còn phải kể tới những cánh đồng lúa cháy và các vườn cây trái thối rễ do đất bị nhiễm mặn khiến nhiều nông gia mất trắng tay.

Người bạn đồng hành đứng bên, anh dạy Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Đại học Cần Thơ, nói với tôi: “Kể cả có lũ ngọt đổ về, nước hết mặn cũng không uống được vì dòng sông quá ô nhiễm”. Do chất thải kỹ nghệ từ các nhà máy ven sông, do phân bón hoá học từ đồng ruộng tràn ra, và tệ hại hơn nữa là rác rưởi từ các khu gia cư.  [đọc tiếp]

Mekong đang chết, Việt Nam “chọn” gì?

21/02/2020 LS Mạnh Kim (Bauxite Việt Nam) - Tình trạng hạn hán hạ lưu Mekong ngày càng nghiêm trọng.

Việc chặn dòng Mekong với vô số con đập đã được cảnh báo liên tục nhưng sự bức tử Mekong không ngừng diễn ra. Trong năm nay, đập Luang Prabang tại Lào sẽ được khởi công, với sự tham gia của… Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang rền rĩ câu vọng cổ thoi thóp chắc chắn trở nên bi thảm hơn một khi đập Luang Prabang ra đời…

New York Times (15-2-2020) cho biết, với khoảng hơn 10 con đập trong kế hoạch nằm rải rác hạ lưu Mekong cùng hàng trăm con đập khác tại các phụ lưu, đường sống của 60 triệu người đang bị bóp nghẹn, [đọc tiếp]

Ngư dân và nông dân dọc sông Mekong trước những thay đổi lịch sử

21/02/2020 Y Chan (Bauxite Việt Nam) - “Thay đổi dòng chảy của một con sông, bạn thay đổi dòng chảy của cả sự sống”.

Đó là lời của nhà sư Phitakchai Jaruthammo ở ngôi chùa Hai Sok trên bờ sông Mekong, trong một bài viết đăng tải trên The New York Times vào ngày 15/2/2020 vừa qua. Các phóng viên của tờ báo đã đi tìm hiểu về cuộc sống của những người dân ở hạ nguồn sông Mekong từ khi con đập thủy điện Xayaburi chính thức hoạt động vào tháng 10/2019.

Con đập lớn này nằm ở Nong Khai, đất của Lào, nhưng do công của người Thái xây dựng. Trớ trêu thay, cả người dân Lào lẫn chính người dân Thái ở hạ nguồn đều cùng gánh chịu nhiều thiệt hại kể từ khi nó xuất hiện. [đọc tiếp]

Coronavirus xuất phát từ đâu nếu không phải từ chợ cá?

21/02/2020 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Trong suốt thời gian qua, nhà cầm quyền Bắc Kinh khẳng định đại dịch Vũ Hán xuất phát từ chợ hải sản - Huanan Seafood Wholesales Market. Tuy nhiên bệnh nhân "zero" - người đầu tiên nhiễm Covid-19 hoàn toàn không dính líu gì đến chợ cá Vũ Hán.

Wu Wenjuan, Giám đốc khoa chăm sóc đặc biệt của tại bệnh viện Jinyintan (Vũ Hán) xác định với BBC rằng một cụ già hưu trí ngoài 70 tuổi là người đầu tiên bị nhiễm vi khuẩn corona vào ngày 01/12/2019. Thời điểm này khác với những gì Bắc Kinh công bố rằng dịch covid-19 khởi đi vào ngày 08/12/2019 từ những người có liên hệ đến chợ cá Vũ Hán. [đọc tiếp]

Hơn 60 tỉnh thành Việt Nam tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2

15/02/2020 (RFA) - Đã có 62 tỉnh thành của Việt Nam quyết định kéo dài thời gian nghỉ học cho học sinh đến cuối tháng 2 để phòng dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Covid 19 gây ra lây lan.

Truyền thông trong nước hôm 15/2 cho biết, tiếp theo công văn hoả tốc của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào đêm ngày 14/2 đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành phố xem xét kéo dài thời gian nghỉ học cho học sinh đến hết tháng 2, một loạt UBND các địa phương đã ra công văn hoả tốc về quyết định mới. [đọc tiếp]

Quá đắng và quá chát, đồng bằng ơi ! 

14/02/2020 Vũ Kim Hạnh (FB Vu Kim Hanh) - Thiếu nước nghiêm trọng, 3.600 héc ta lúa ở huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng có nguy cơ mất trắng; 26 ngàn hộ dân ở tỉnh này cũng đang thiếu nước sạch sử dụng. Tại Trà Vinh hơn 10,000 hecta lúa đông xuân thiếu nước tưới, có thể mất trắng 50%. Nước mặn từ cửa sông thuộc hệ thống sông Tiền và Hàm Luông đã lấn sâu, đe dọa vùng trồng cây ăn trái của Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Đặc biệt, toàn tỉnh Bến Tre đã bị nước mặn xâm nhập, khiến sản xuất và đời sống người dân bị ảnh hưởng nặng. Nước uống, nước sinh hoạt, nước để nấu ăn và… nước tắm cũng đều mặn. [đọc tiếp]

Nước mặn đã xâm nhập đến 13 tỉnh, thành Đồng Bằng Sông Cửu Long

14/02/2020 (RFA) - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn (BCH) tại thành phố Cần Thơ cho biết hôm 14/2 là 13 tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bị nước biển xâm nhập, sớm hơn một tháng so với đợt xâm nhập mặn lịch sử năm 2016.

Cụ thể, BCH thông báo độ mặn 3.5%0 đã lên đến rạch Cái Cui –điểm giáp ranh với tỉnh Hậu Giang, thuộc Phường Tân Phú, Quận Cái Răng, và đã xâm nhập vào các kênh rạch nội đồng ven sông Hậu. [đọc tiếp]

'Xã Sơn Lôi bị cách ly nhưng tình hình dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát'

14/02/2020 Hoài Hương (VOA) - Xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã bị cô lập hoàn toàn từ sáng 13/2 sau khi UBND tỉnh Vĩnh Phúc quyết định khoanh vùng dịch, khiến ước lượng 10,000 người bị cách ly, các hãng tin quốc tế AFP và AP, và cả báo New York Times đưa tin. Quyết định cách ly áp dụng với dân, công nhân, và những người thuê trọ ở xã Sơn Lôi, nơi có 6 ca nhiễm virus corona.

Để chặn dịch Covid-19UBND tỉnh Vĩnh Phúc hôm 12/2 ra quyết định cách ly và kiểm soát y tế toàn bộ xã Sơn Lôi trong 20 ngày – tức là cho tới ngày 3/3 năm nay. [đọc tiếp]

Virus corona: Số người nhiễm và chết tăng vọt tại Trung Quốc do cách tính mới

13/02/2020 Trọng Thành, Minh Anh (RFI) - Theo các số liệu được công bố hôm nay, 13/02/2020, số người nhiễm virus corona COVID-19 tại tỉnh Hồ Bắc (Hubei), Trung Quốc, trong vòng 24 giờ tăng vọt lên gấp 10 lần, gần 15.000 ca, số người chết là 242 người, tăng hơn gấp đôi so với hôm qua. Các số liệu thống kê mới do cơ quan y tế tỉnh cung cấp cho thấy dịch bệnh đã không hề chựng lại, và đi vào giai đoạn ''ổn định'', như một số đánh giá trước đó.

Số 242 người chết là con số tử vong cao nhất trong một ngày, kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tháng 12/2019 đến nay. [đọc tiếp]

EVFTA: Nghị viện EU thông qua, Việt Nam và doanh nghiệp châu Âu mừng vui

12/02/2020 (BBC) - Nghị viện châu Âu ngày 12/2 chính thức thông qua hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.

Tỉ lệ bỏ phiếu cho EVFTA là: 401 ủng hộ, 192 chống, và 40 phiếu trắng.

EVFTA được EU gọi là "thỏa thuận tham vọng, chi tiết, hiện đại nhất mà EU từng ký với một nước đang phát triển".

Nghị quyết của Nghị viện EU đi kèm EVFTA cũng được thông qua với tỉ lệ 416 ủng hộ, 187 chống, 44 trắng.

Với Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA), Nghị viện châu Âu bỏ phiếu, 407 ủng hộ, 188 chống, 53 trắng.

Nghị quyết đi kèm Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) được thông qua với tỉ lệ 406 ủng hộ, 184 chống, 58 trắng.

Bây giờ, Hội đồng châu Âu, theo thủ tục, sẽ thông qua thỏa thuận thương mại EVFTA.

Còn với hiệp định bảo hộ đầu tư, thì trước khi có hiệu lực, còn đòi hỏi quốc hội của từng quốc gia trong EU bỏ phiếu. [đọc tiếp]

Hiệp định EVFTA với Việt Nam gây chia rẽ sâu sắc Nghị Viện Châu Âu

12/02/2020 Thụy My (RFI) - Hôm nay 12/02/2020 tại Strasbourg, các nghị sĩ châu Âu bỏ phiếu thông qua hiệp định tự do mậu dịch Việt Nam – EU (EVFTA) và hiệp định bảo hộ đầu tư, sau tám năm đàm phán. Theo báo Le Soir, cuộc bỏ phiếu sẽ rất gay go, cuộc tranh luận hôm qua cho thấy Nghị Viện Châu Âu bị chia rẽ sâu sắc.

Hiệp định được nhiều nghị sĩ ủng hộ vì mở ra viễn cảnh lớn với thị trường Việt Nam 100 triệu người, tuy nhiên số khác chống đối vì tình hình nhân quyền và sự thiếu vắng một số tiêu chí xã hội, môi trường.

Đảng Xanh và nhóm cánh tả GUE vào đầu tuần đã yêu cầu hoãn lại cuộc bỏ phiếu nhưng không thành công (đề nghị này được 121 phiếu thuận, 231 phiếu chống, 12 vắng mặt). [đọc tiếp]

68 NGO kêu gọi Ủy Ban Châu Âu không phê chuẩn thỏa thuận thương mại với Việt Nam

11/02/2020 Thùy Dương (RFI) - 68 tổ chức phi chính phủ hôm qua 10/02/2020 ra tuyên bố chung kêu gọi các nghị sĩ châu Âu không phê chuẩn thỏa thuận tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu với Việt Nam (EVFTA), vì tình trạng nhân quyền và quyền lao động tại Việt Nam vẫn còn « đáng lo ngại ».

Theo lịch trình, trong phiên khoáng đại tại trụ sở Strasbourg vào ngày thứ Tư 12/02, các nghị sĩ châu Âu sẽ bỏ phiếu thông qua văn bản Hiệp định tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu với Việt Nam. Văn bản đã được ký tại Hà Nội hồi tháng 06/2020, theo đó 99% thuế quan đánh vào hàng hóa trao đổi giữa Liên Âu và Việt Nam sẽ được xóa bỏ. [đọc tiếp]

Virus corona : Ca thứ 15 tại Việt Nam là một bé gái 3 tháng tuổi

11/02/2020 Thùy Dương (RFI) - Tại Việt Nam, ca thứ 15 dương tính với virus corona là một bé gái 3 tháng tuổi, trú tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo trang tin ngày 11/02/2020 của bộ Y Tế về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, bé gái N.G.L là cháu ngoại của bệnh nhân P.T.B. Người phụ nữ này đã bị lây nhiễm virus từ con gái, vốn là 1 trong 8 người về từ thành phố Vũ Hán, tâm dịch tại Trung Quốc. [đọc tiếp]

Virus corona - H5N1: Việt Nam cùng lúc đối mặt với hai cơn khủng hoảng

06/02/2020 Tú Anh (RFI) - Vào lúc dịch viêm phổi chủng mới lan rộng, số người chết ngày càng nhiều thì tại tỉnh Hồ Nam (Hunan), không xa tâm dịch siêu vi corona ở Hồ Bắc (Hubei), dịch cúm gia cầm H5N1 tái phát. Đề phòng bị ảnh hưởng nặng nề, Việt Nam khẩn cấp ban hành các biện pháp đối phó.

ngày 06/02/2020 thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị cho các bộ, cơ quan và các tỉnh thành Việt Nam « hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế » phát hiện và ngăn chận siêu vi H5N1 lây lan trong các loại gia cầm và cho con người trong bối cảnh siêu vi corona từ Trung Quốc truyền đi khắp nơi. [đọc tiếp]

Virus corona: Kiểm duyệt thông tin, liều thuốc trị bệnh của Tập Cận Bình?

06/02/2020 Thanh Hà (RFI) - Trước đà dịch viêm phổi cấp tính do chủng mới của siêu vi corona gây ra, chủ tịch Tập Cận Bình dường như đang áp dụng trở lại bài thuốc muôn thủa từ 70 năm qua của Đảng Cộng Sản Trung Quốc : chính sách kiểm duyệt thông tin.

Che đậy sự thật về mức độ lây lan, về những thiếu sót cơ bản nhất trong hệ thống y tế, đồng thời đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền về những tấm lòng quả cảm của muôn dân trước con virus corona, những nỗ lực của Nhà nước sát cánh với toàn dân : Đó là chủ trương mới của bộ máy tuyên truyền Trung Quốc.  [đọc tiếp]

Việt Nam khẩn trương đối phó dịch cúm gia cầm H5N1

04/02/2020 (RFA) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam vừa gửi công điện khẩn chỉ đạo các tỉnh thành đối mặt với dịch cúm gia cầm H5N1 có nguy cơ lây lan từ Trung Quốc.

Báo trong nước loan tin ngày 4/2, cho biết thêm Trung Quốc vừa công bố dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát ở tỉnh Hồ Nam gần biên giới Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y thuộc Bộ NN&PTNT, nguy cơ dịch bệnh lây lan giữa các nước là rất cao. [đọc tiếp]

Corona đánh bạt cả chuyện quá khứ lẫn tương lai

03/02/2020 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Mọi lo nghĩ chú ý của người Việt trong và ngoài nước đều dồn về đại dịch do virus Corona gây ra hiện nay, là điều đúng và là lẽ tự nhiên. Người Việt trong nước lo cho mạng sống của chính mình và gia đình, người Việt hải ngoại lo cho người thân ở nhà và e ngại những hủy hoại tàn khốc có thể đến với dân tộc.

Trong cơn sốc Corona, Đồng Tâm đã gần như chìm vào quên lãng và EVFTA (Hiệp định thương mại tự do) sẽ được Nghị viện Âu châu quyết định vào ngày 11/02 tới đây, chỉ như là chuyện của một hành tinh khác. [đọc tiếp]

Nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam cho học sinh nghỉ học để tránh dịch Corona

02/02/2020 (RFA) - Để tránh dịch bệnh do virus Corona gây ra lây lan, đã có ít nhất 15 tỉnh và thành phố ở Việt Nam quyết định cho học sinh nghỉ học thêm khoảng 1 tuần sau Tết. Truyền thông trong nước hôm 2/2 loan tin này.

Hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định cho học sinh nghỉ đến hết ngày 9/2. Một số địa phương khác cho học sinh nghỉ học từ 2 đến 3 ngày để khử trùng trường lớp. Khánh Hoà thông báo nghỉ nhưng chưa cho biết cụ thể là bao nhiêu ngày mà chỉ yêu cầu phụ huynh theo dõi chờ thêm thông báo sau. [đọc tiếp]

Dịch Corona: Việt Nam có 6 ca nhiễm virus, Thủ tướng công bố dịch, khách Trung quốc không muốn về nước

01/02/2020 (RFA) - Ca nhiễm mới của nữ lễ tân người Việt ở Khánh Hòa từ hai cha con người Trung Quốc công bố hôm 1-2-2020 nâng tổng số người nhiễm virus viêm phổi ở Việt Nam lên con số 6 với 4 người Việt mắc bệnh.

Theo đó, thời gian xảy ra dịch ở Việt Nam là từ ngày 23 tháng 1 năm 2020, là thời điểm xác định trường hợp đầu tiên mắc ca bệnh viêm đường hô cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. [đọc tiếp]

Nữ bệnh nhân “nghi nhiễm vi rút Corona” ở Hải Phòng lên tiếng

31/01/2020 Smile Cathy (Tiếng Dân) - Tôi là Cao Thị Thu Thuỷ, 38 tuổi, địa chỉ 122 Nguyễn Công Trứ, Hải Phòng – “khách hàng bỏ về” trên chuyến bay VJ286 mà trên báo người ta đang viết. Tôi cùng gia đình khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất về sân bay Cát Bi, thời gian ghi trên vé là 21:15, ngày 29/01/2019, nhưng thực tế phải tới 00:45 ngày 30/01/2020 máy bay mới cất cánh. Trong suốt thời gian đó, tất cả những gì chúng tôi nhận được là thông báo delay liên tục từ Vietjet, không hề có lời xin lỗi từ hãng, chứ đừng nói là hãng Vietjet có thể cung cấp suất ăn nhẹ cho hành khách trong suốt thời gian chờ đợi hơn 3 tiếng đồng hồ. Trên chuyến bay đó, hành khách đều rất mệt mỏi, có người lả đi vì đói. Và đó cũng là lý do vì sao tôi bị tụt huyết áp trên máy bay. [đọc tiếp]

WHO nhắc đến Việt Nam trong tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu

31/01/2020 (RFA) - Tổng Giám đốc tổ chức Y tế Thế giới WHO hôm 30-1-2020 tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về sức khỏe cộng đồng vì tình trạng dịch virus Corona xuất phát từ Vũ Hán (nCoV).

Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng nhắc đến Việt Nam là 1 trong 4 nước có tình trạng lây nhiễm từ người sang người trong tuyên bố của mình. [đọc tiếp]

Bệnh dịch Tập Cận Bình?

28/01/2020 Ngô Nhân Dụng (Người Việt)  Gọi tên bệnh dịch Vũ Hán thì tội nghiệp cho 11 triệu dân thành phố này, nơi mà du khách có thể tới thăm Hoàng Hạc Lâu với cả một bức tường chép bài thơ Thôi Hiệu, và nhìn thấy cả bãi Anh Vũ và Hán Dương ở bờ bên kia dòng Trường Giang. Đề nghị gọi bệnh dịch mới bùng phát ở nước Tàu là bệnh dịch Tập Cận Bình, chủ tịch đảng Cộng Sản Trung Quốc. Bởi vì chính guồng máy bưng bít thông tin của chế độ Cộng Sản đã làm cho cơn bệnh bùng lan nhanh chóng và nguy hiểm hơn.

Chính quyền Cộng Sản loan tin vào cuối Tháng Mười Hai, 2019, họ mới phát hiện căn bệnh mới, do một loài virus Corona (coronavirus) gây ra. Nhưng sự thật là họ đã biết từ Tháng Mười Một, kéo qua Tháng Mười Hai sang giữa Tháng Giêng, 2020. Lúc đó Ủy Ban Y Tế Toàn Quốc mới xác nhận đây là virus Corona, vì nếu không thì sẽ chết nhiều người hơn vì không thể ngăn bệnh lan truyền. [đọc tiếp]

Virus corona: Việt Nam sẽ bị nặng nhất, sau Trung Quốc ?

28/01/2020 Thanh Phương (RFI) - Tại Việt Nam, hiện chỉ mới có hai ca nhiễm virus corona viêm phổi cấp tính được xác nhận, nhưng theo các số liệu mới nhất, gần 40 ca nghi nhiễm bệnh đang được cách ly theo dõi. Theo các chuyên gia Việt Nam và ngoại quốc, Việt Nam có thể sẽ là quốc gia bị dịch bệnh nặng nhất, sau Trung Quốc.

Hiện giờ, theo báo chí trong nước hôm nay, tại Việt Nam, trong số 63 ca nghi nhiễm bệnh do trước đây có đi đến vùng có dịch ở Trung Quốc, 25 ca đã được loại trừ nhiễm virus corona, 38 ca vẫn được theo dõi cách ly, trong đó có 2 người Trung Quốc được xác nhận nhiễm virus, hiện đang được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn, “ trong tình trạng ổn định”, theo lời các bác sĩ tại đây. [đọc tiếp]

Cái đầu không phải của… ta!

27/01/2020 Trân Văn (VOA) - Diễn biến dịch viêm phổi do nCoV (virus Corona) càng lúc càng phức tạp và đáng ngại. Không chỉ dân chúng mà một số cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam như Người Lao Động (1), Lao Động (2),… cũng bắt đầu đề cập đến việc tạm đóng cửa biên giới đối với công dân Trung Quốc.

Cho đến giờ, ngoài hội họp, cam kết “liên tục cập nhật, chia sẻ thông tin diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước để cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng” (3), chưa có viên chức hữu trách nào giải thích tại sao không đóng cửa biên giới với Trung Quốc và xác định ai sẽ chịu trách nhiệm nếu Việt Nam trở thành ổ dịch! [đọc tiếp]

VN nhắm ‘biện pháp mạnh’ chống virus Corona; 38 người bị cách ly

27/01/2020 (VOA) - Việt Nam hiện có 38 trường hợp đang bị cách ly vì virus Corona (nCoV), trang Facebook chính thức của chính phủ Việt Nam cho hay vào chiều tối hôm 27/1.

Trong 38 người bị cách ly để theo dõi là 36 người “nghi nhiễm”, ngoài 2 người Trung Quốc cách đây ít ngày đã được xác định là dương tính với nCoV [đọc tiếp]

Bộ trưởng Nhật nói về việc hỗ trợ tiền cho dự án điện than VN

23/01/2020 (BBC) - Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Shinjiro Koizumi mới đây tỏ ra băn khoăn trước việc chính phủ nước này dự định tài trợ tài chính cho một dự án nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam, theo Kyodo.

Ông Koizumi cho rằng, việc chính phủ Nhật Bản ủng hộ việc hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư ở nước ngoài được tiến hành giữa bối cảnh có lo ngại rằng, Trung Quốc có thể sẽ chi phối thị trường toàn cầu nếu Nhật Bản không đóng vai trò tích cực hơn.

Ông nói thêm rằng, ông thấy kỳ lạ là Nhật Bản đang hỗ trợ tài chính cho dự án nhưng các công ty Trung Quốc và Hoa Kỳ lại sẽ đảm trách việc xây dựng. [đọc tiếp]

Uỷ ban Thương mại Nghị viện châu Âu ủng hộ FTA với Việt Nam

21/01/2020 (VOA) - Ủy ban Thương mại Quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu (INTA) bật đèn xanh cho hai hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Liên hiệp châu Âu và Việt Nam, thông cáo báo chí hôm 21/1 của Nghị viện châu Âu cho hay.

Hiệp định này, gọi tắt là EVFTA, sẽ dỡ bỏ gần như toàn bộ thuế quan giữa Liên hiệp châu Âu (EU) và Việt Nam trong vòng 10 năm.

Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu về 2 hiệp định nêu trên vào phiên họp tháng 2 ở Strasbourg, Pháp. Nếu được thông qua tại phiên họp này, EVFTA sẽ có hiệu lực ngay. Trong khi đó, hiệp định về bảo hộ đầu tư cần được các nước thành viên EU thông qua trước mới có hiệu lực. [đọc tiếp]

Cần Giờ, lá phổi xanh của Saigon, sẽ bị bóp chết bởi dự án đô thị lấn biển của Vingroup?

07/01/2020 Đặng Sơn (Tiếng Dân) - Ra đời cách đây hơn 17 năm, dự án lấn biển Cần Giờ đã vấp phải nhiều phản đối của giới chuyên gia do nguy cơ tác động xấu tới Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Quy mô ban đầu là 821 ha, trong đó có 600 ha lấn biển, sau khi về tay Vingroup gần đây, dự án đã được cấp phép phình to thành 2.870 ha…

Điều này gây ra lo ngại rằng một phần cát san lấp sẽ được lấy từ đáy sông ở ĐBSCL, nơi mà nạn khai thác cát bất hợp pháp, tràn lan đã gây ra sạt lở bờ sông nghiêm trọng. [đọc tiếp]

Sạt lở ở miền Tây: Dân mất nhà, mất đất...

03/01/2020 (RFA) - Một ngày cuối năm 2019, chúng tôi đã có mặt tại An Giang, chạy dọc theo quốc lộ 91 thuộc tỉnh An Giang là con sông Hậu, nhưng đến đoạn qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, chúng tôi phải dừng lại vì gặp phải bảng cảnh báo này.

Các phương tiện giao thông không thể tiếp tục qua QL91 được bởi đoạn đường này đã bị sạt lở rất nghiêm trọng, đoạn đường dài 85m đã bị cuốn trôi, chưa kể các vết nứt xung quanh. Đây là tuyến giao thông huyết mạch từ TP Long Xuyên đi TP Châu Đốc và các huyện thị khác của tỉnh An Giang, đồng thời là tuyến giao thông chính đi Campuchia…  [đọc tiếp]

Biến đổi khí hậu và thủy điện đang bức tử dòng Mekong như thế nào

03/01/2020 (Luật Khoa) - Cuối tháng 10 năm 2019, đập Xayaburi được đưa vào vận hành ở Lào, bất chấp làn sóng phản đối của người dân. Mực nước ở sông Mekong khi đó đã giảm xuống 1,5 mét, mức thấp nhất trong vòng một thế kỷ. Lòng sông cạn đến mức có thể nhìn thấy cả đáy cát.

Đập Xayaburi có công suất 1,3 gigawatt, nằm ở phía Bắc của Lào, trên con sông Mekong chảy dọc theo chiều dài đất nước. Đó chỉ là một phần của kế hoạch xây dựng gần một trăm con đập thuỷ điện vào năm 2020 để trở thành “cục pin của Châu Á”, với mục tiêu xuất khẩu hai phần ba năng lượng sản xuất trong nước. Các con đập này đang đe dọa ngăn trở dòng chảy của sông Mekong vốn đã bị bóp nghẹt. Đáng chú ý, nhiều dự án trong số này được Trung Quốc tài trợ chi phí và hỗ trợ thi công trực tiếp.

Cộng đồng sống ven sông Mekong nhận thấy mình đang đứng trước các thế lực không thể chống lại: các tác động xấu của biến đổi khí hậu, tham vọng địa chính trị của Trung Quốc và sự thờ ơ của chính phủ nước họ. [đọc tiếp]