Kinh tế - Môi trường (2018)

Tiếng Việt >   ‎Kinh tế - Môi trường‎ >

 

Kinh tế - Môi trường (2018)

* Kinh tế - Môi trường:  các trang sau & trước

 

Quốc tế đạt thỏa thuận về quy tắc thực thi Hiệp Định Khí Hậu Paris

16/12/2018 Trọng Thành (RFI) - Tối 15/12/2018, cộng đồng quốc tế đạt được thỏa thuận lịch sử về các quy tắc thực thi Hiệp Định Khí Hậu Paris, sau hai tuần lễ làm việc căng thẳng tại Katowice, Ba Lan. Thỏa thuận cho phép nhân loại có cơ hội tiếp tục cùng nhau cộng tác hướng đến cái đích giữ nhiệt độ Trái Đất tăng không quá 2°C, « mục tiêu tối thiểu » của Hiệp Định Paris.

Chủ tịch Thượng Đỉnh Khí Hậu COP 24, tổng thống Ba Lan Michal Kurtyka, tuyên bố là thật không hề dễ dàng để đạt được đồng thuận về một văn bản dài 156 trang, mang tính kỹ thuật này. [đọc tiếp]

Mối nguy từ các dự án đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam

10/12/2018 Thanh Phương (RFI) - Trong thời gian qua báo chí đã nói về bẫy nợ của Trung Quốc đối với một số quốc gia. Nay phải chăng sắp đến lượt Việt Nam cũng sẽ sập chiếc bẫy nợ này ? Hiện giờ, Việt Nam chưa đi đến tình trạng đó, nhưng trước mắt rõ ràng là Việt Nam đang đối diện với nhiều nguy cơ từ các dự án đầu tư của Trung Quốc.

Trong một báo cáo vào tháng 08/2018 gởi thủ tướng Việt Nam về Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn viện trợ phát triển ODA và vốn vay ưu đãi, bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ nợ Trung Quốc. Theo báo cáo này, vốn gọi là « ưu đãi » của Trung Quốc cho Việt Nam thật ra cũng tương tự các khoản vay tín dụng xuất khẩu, tức là các khoản vay có điều kiện (chỉ định thầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc) và có điều kiện vay kém ưu đãi hơn so với ODA của các nhà tài trợ khác tại Việt Nam. [đọc tiếp]

COP24 : Thế giới đứng trước tình hình khẩn cấp về khí hậu

02/12/2018 Thụy My (RFI) - Những dấu hiệu đã quá rõ : Trái Đất đang nóng dần lên, thiên tai liên tục xảy ra tại nhiều nơi. Trước tình hình cấp bách này, khoảng 200 nước họp tại Katowice, Ba Lan từ ngày 02 đến 14/12/2018 cố gắng xúc tiến hiệp định khí hậu Paris, trong bối cảnh không mấy thuận lợi.

Với hiệp định Paris năm 2015, quốc tế cam kết giới hạn mức tăng nhiệt độ là 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Các nhà khoa học nhấn mạnh từ nay đến năm 2030 phải giảm 50% việc phát thải khí CO2 so với năm 2010. Các nước phát triển cam kết tài trợ 100 tỉ đô la/năm từ nay đến 2020 cho chính sách khí hậu của các nước nghèo, nhưng nhiều nước đang phát triển đòi hỏi phải cụ thể hóa lời hứa. [đọc tiếp]

Ngân hàng thế giới: Việt Nam cần 150 tỉ đô la đầu tư cho năng lượng

27/11/2018 (RFA) - Giám đốc Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam, ông Oussmane Dione, nói Việt Nam cần đến 150 tỉ đô la Mỹ để phát triển ngành năng lượng từ nay đến năm 2030. Ông Dione nói như vậy trong một cuộc họp với các viên chức nhà nước Việt Nam, và các công ty năng lượng hôm 26/11.

Theo số liệu được Giám đốc Ngân hàng thế giới đưa ra, từ năm 2010 ngành năng lượng Việt Nam đã đầu tư 80 tỉ đô la Mỹ cho việc phát triển nguồn phát điện, cơ sở hạ tầng cho chuyển tải, và phân phối. Theo ông Dione nhu cầu năng lượng tại Việt Nam tăng 8% mỗi năm trong 10 năm tới đây.

Theo Reuters, ngành năng lượng của Việt Nam đã tận dụng gần như hết công suất của thủy điện, trong khi nguồn dự trữ từ dầu và khí đốt lại đang giảm. Việt Nam gần đây từ một nước xuất khẩu than đã thành nước nhập khẩu than. [đọc tiếp]

Những quan ngại về dự án thủy lợi Cái Lớn Cái Bé

26/11/2018 Thanh Phương (RFI) - Hệ thống thủy lợi theo nguyên tắc trị thủy ở đồng bằng sông Hồng, được xây dựng sau năm 1975 đã giúp Việt Nam, chỉ trong vòng một thế hệ, từ một nước nghèo, nơi mà Nhà nước phải chia khẩu phần gạo theo nhân khẩu, trở thành một trong số các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới và có mức thu nhập trung bình.

Nhưng sau vài năm, lần lượt lộ ra những tác động tiêu cực trên môi trường và những bất cập của các công trình thủy lợi ở ĐBSCL.  [đọc tiếp]

Sạt lở đất lịch sử ở Nha Trang: Nạn nhân là ai?

19/11/2018 Diễm Thi (RFA) - Cơn mưa lớn kéo dài từ ngày 17/11 đến sáng 18/11 gây ngập lụt và sạt lở nhiều nơi ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa khiến ít nhất 17 người chết và mất tích tính đến chiều tối ngày 19/11, theo số liệu của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa. Đây được coi là trận sạt lở đất lịch sử với nhiều thiệt hại về người và của đáng nói nhất từ trước đến nay ở thành phố Nha Trang. [đọc tiếp]

Phát hiện cá chết hàng loạt dọc bờ biển Đà Nẵng

10/11/2018 (RFA) - Truyền thông trong nước hôm 10/11 cho biết cá chết hàng loạt dạt vào bờ biển Đà Nẵng kéo dài gần 1 km khiến người dân lo lắng.

VTC trích lời ông Mai Mã, Giám đốc Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng cho biết, các công nhân của công ty vừa thu gom và xử lý một lượng lớn cá chết dạt vào bờ biển Đà Nẵng. [đọc tiếp]

Biến tro xỉ nhiệt điện thành vật liệu san lấp – hiểm họa môi trường mới

04/11/2018 Tháng Chín (Danlambao) – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, ông Trần Hồng Hà vừa gián tiếp thông báo cho phép đem chất thải từ các nhà máy nhiệt điện (tro xỉ nhiệt điện) đi san lấp trong phiên trả lời trước quốc hội vào ngày 31/10/2019. Toàn dân Việt Nam cần ghi nhớ ngày lịch sử này, đối chiếu trong tương lai 10 năm nữa để nhận diện tội đồ của dân tộc khi thảm họa môi trường xảy ra.

Hôm qua là Formosa với trò đánh tráo khái niệm từ thảm họa thành “sự cố môi trường”. Hôm nay nạn nhân sẽ là người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long với chiêu trò sử dụng “vật liệu san lấp” từ tro xỉ nhiệt điện. [đọc tiếp]

Hãng lắp ráp linh kiện cho AirPods, Apple chuyển sản xuất sang Việt Nam

26/10/2018 (RFA) - GoerTek, công ty Trung Quốc lắp ráp linh kiện cho công ty Apple dùng cho các thiết bị AirPods sẽ chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam.

Trang mạng về kinh tế themanufacturer.com trích dẫn nguồn từ tạp chí Nhật Bản Nikkei Asian Review cho biết như thế và nói thêm là GoerTek cũng thúc giục những nhà sản xuất linh kiện cho mình chuyển việc sản xuất sang Việt Nam.

Hành động này được cho là để tránh bị thiệt hại do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung đang leo thang. [đọc tiếp]

Ủy Ban Châu Âu đệ trình hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam

18/10/2018 Thanh Phương (RFI) - Theo hãng tin Reuters, hôm qua, 17/10/2018, Ủy Ban Châu Âu thông qua việc đệ trình Hiệp định Tự do Mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu – Việt Nam ( EVFTA ), với hy vọng là hiệp định này sẽ sớm được chính thức ký kết và phê chuẩn, để có thể đưa vào thực thi.Hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu – Việt Nam dự trù xóa bỏ 99% thuế quan trên hàng hóa giữa hai bên và như vậy sẽ thúc đẩy hơn nữa trao đổi mậu dịch giữa hai bên, hiện nay là khoảng 50 tỷ euro mỗi năm. [đọc tiếp]

Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam cần được đóng vai trò giám sát việc thực thi EVFTA

11/10/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tiến sĩ Nguyễn Quang A trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Chiều ngày 10/10/2018, tại Bruxelles – Thủ đô Vương quốc Bỉ, Ủy ban chuyên trách thương mại quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu đã tổ chức cuộc điều trần công khai về Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam

Buổi điều trần mang tên  “Các hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa EU và Việt Nam  - Lợi ích và giá trị “

Cách đây gần 3 năm vào đầu tháng 12/2015 Việt Nam và EU  đã hoàn tất đàm phán hiệp định EVFTA  Tuy nhiên hiệp định chưa được hai bên ký kết chính thức và thông qua để đi vào thực thi. Mối quan tâm của EU đến 3 vấn đề gồm nhân quyền, các quyền của người lao động và bảo vệ môi trường được xem là các rào cản chính.

Đại diện nhà cầm quyền CSVN tại cuộc điều trần là ông Trần Quốc Khánh, thứ trưởng bộ Công thương. Ông Khánh phát biểu 3 vấn đề, trong vấn đề thứ ba được đề cập đến là nhân quyền ông  Khánh nói trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam “đã không bao giờ cam kết điều gì về nhân quyền, vì WTO không tập trung vào nhân quyền”. Ông Khánh khẳng định nhân quyền “nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn” của mình

Sau bài phát biểu của đại diện giới cầm quyền CSVN, là phiên thảo luận với tiến sĩ Nguyễn Quang A, người được giới thiệu là “Chuyên gia Nhân quyền đến từ Việt Nam”, và các đại diện của Phòng Thương mại châu Âu ở Việt Nam, Tổ chức Lao động Quốc tế, Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, và tổ chức vận động hành lang BUSINESS Europe.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nêu rõ  trong vài năm gần đây, tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã “xấu đi”. Ông cho rằng EVFTA với đòi hỏi Việt Nam phải phê chuẩn nốt 3 công ước cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) sẽ giúp cải thiện nhân quyền.

Sau cuộc điểu trần, từ Brusselle,  thủ đô Vương quốc Bỉ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã khẳng định  Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam cần được đóng vai trò giám sát việc thực thi EVFTA. Nội dung như sau -  Mời quý vị cùng nghe

Mời tham dự

Hội thảo Nhân Quyền

Thứ bẩy 27.05.2017

Một bộ phim ngắn về thảm họa cá chết ở biển miền Trung Việt Nam do Formosa gây ra năm 2016 (bấm vào hình xem video)

(bấm vào hình để đọc tiếp)

Kêu gọi xuống đường vì môi trường

Thời gian: 09h00 ngày Chủ Nhật, 8/5/2016

Địa điểm:

+ Hà Nội: Nhà Hát Lớn

+ Sài Gòn: Công viên 30/4, Quận 1

+ Các tỉnh khác: Bất cứ địa điểm công cộng nào.

Chúng tôi, những người đã tổ chức, thực hiện và tham gia cuộc biểu tình vì môi trường ngày 1/5 vừa qua tiếp tục kêu gọi đồng bào cả nước hướng về ngư dân miền Trung thân yêu.

[đọc tiếp chi tiết]

Xin hãy hỗ trợ

Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa trong chiến dịch "Hãy cứu lấy tự do tín ngưỡng" tại Việt Nam

Hội thảo

“Lage der Religions- und Meinungsfreiheit

in Vietnam”

Tình trạng tự do tôn giáo và ý kiến

tại Việt Nam

với Mục sư Kai Feller

Chủ Nhật 15/11/2015

Mục sư Kai Feller đã thăm viếng Việt Nam, tiếp xúc với những người bất đồng chính kiến, với đại diện của nhiều tôn giáo và dân tộc thiểu số, những người dân ở cao nguyên miền bắc bị nhà nước ép bỏ đức tin ...  [đọc tiếp]

Hai kiểu xe đầu tiên mang nhãn hiệu Việt Nam tại triển lãm Paris

09/10/2018 Thanh Hà (RFI) - Hai chiếc Sedan Lux A2.0 và SUV Lux SA2.0 mang nhãn hiệu VinFast của Việt Nam với logo hình chữ V thu hút tò mò của khách tham quan hội chợ xe Paris mở ra từ ngày 4 đến 14/10/2018. Hai chiếc xe mẫu được lắp ráp tại Ý trong lúc chờ đợi nhà máy tại Hải Phòng đi vào hoạt động. Tập đoàn xe hơi đầu tiên của Việt Nam kỳ vọng đến mùa hè 2019 xe sẽ được bán trong nước.

Gian trưng bày xe Việt Nam được đặt tại Hall 1 khu triển lãm Porte de Versailles. [đọc tiếp]

Việt Nam: Buôn lậu ngà voi ‘lãi hơn ma túy’

09/10/2018 (BBC) - Cơ quan Điều tra Môi trường Vương quốc Anh (EIA) nói Việt Nam vẫn tiếp tục là tâm điểm của hoạt động buôn lậu ngà voi.

Báo cáo của EIA được đưa ra vào tháng trước như lời cảnh báo cho Hà Nội trước thềm Hội nghị quốc tế về chống buôn bán động vật hoang dã trái phép diễn ra tại London vào tuần này.

EIA nói 56 tấn ngà voi đã bị bắt giữ tại Việt Nam và 20 tấn ngà voi "có liên quan tới Việt Nam" bị thu giữ tại các quốc gia khác kể từ năm 2009. [đọc tiếp]

Biến đổi khí hậu, cuộc chiến của Việt Nam ngày nay

25/09/2018 Laure Siegel, Luke Duggleby & Hugo Leenhardt (Arte) - Chuyển ngữ: Nguyễn Văn Vui (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sau những kinh hoàng của chiến tranh, Việt Nam ngày nay phải đối mặt với thử thách lớn nhất của thế kỷ 21: thích nghi với biến đổi khí hậu. Dải đất hình chữ S kéo dài từ Bắc chí Nam này đang phải vật lộn với các đợt hạn hán, mưa bão và lũ lụt ngày càng khắc nghiệt, cũng như với những thay đổi dài hạn như ngập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), xói lở bờ biển và mực nước biển dâng lên. Nhịp tăng trưởng kinh tế nhanh, đô thị hoá và công nghiệp hóa thiếu kiểm soát, mà chẳng lưu tâm gì đến môi trường, tất cả đều là những gánh nặng rất lớn cho các hệ sinh thái. Thêm vào đó, việc xây các đập thủy điện trên sông Cửu Long đã đe dọa vấn đề bảo đảm lương thực cho tương lai. [đọc tiếp]

Nghi vấn cá chết do nước rỉ bãi rác Nam Sơn

11/09/2018 (RFA) - Báo mạng Tài Nguyên & Môi trường của Bộ Tài nguyên và môi trường cho hay cá của người dân nuôi tại khu vực Sóc Sơn, Hà Nội bị chết hàng loạt, mà nguyên nhân có thể là do nước thải từ khu xử lý rác sinh hoạt Nam Sơn gần đó gây ra.

Tờ báo trích lời một người dân nuôi cá, cho biết là bị thiệt hại đến 40 triệu đồng do cá bị chết. Người dân này nói rằng cá được nuôi tại một con suối mà nước thải khu xử lý nước rỉ rác của nhà máy rác Nam Sơn chảy ra. [đọc tiếp]

Vỡ hồ chứa chất thải nhà máy phân bón ở Lào Cai

11/09/2018 (RFA) - Hồ chứa chất thải của Nhà máy DAP số 2 ở Lào Cai vừa qua bị vỡ khiến khoảng 45.000 m3 nước và chất thải tràn ra môi trường.

Cụ thể vào ngày 7/9 đập hồ chứa chất thải của Nhà máy DAP số 2 thuộc công ty Vinachem, tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, Lào Cai bị vỡ. [đọc tiếp]

'Tôi đề nghị xét lại việc cho lưu hành tiền TQ ở VN'

01/09/2018 (BBC) - "Chủ quyền về tài chính, chủ quyền về tiền tệ là một trong những nội dung hết sức quan trọng về chủ quyền kinh tế," Tiến sỹ Lê Đăng Doanh bình luận với BBC về một quyết định của Nhà nước Việt Nam cho phép lưu hành đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc song song với đồng tiền Việt Nam tại các tỉnh biên giới giáp ranh với Trung Quốc.

"Đấy là quyền kiểm soát về đồng tiền để thanh toán trong bất kỳ một nền kinh tế nào," nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nêu quan điểm hôm 01/9/2018. [đọc tiếp]

VN cho dùng nhân dân tệ tại bảy tỉnh giáp TQ

30/08/2018 (BBC) - Chính phủ Việt Nam chính thức cho phép sử dụng đồng nhân dân tệ trong việc mua bán hàng hóa tại các tỉnh dọc biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc.

Trong một tuyên bố trên website hôm 29/8, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho hay các thương nhân, người dân, các ngân hàng và tổ chức có liên quan tham gia vào giao dịch xuyên biên giới sẽ được phép sử dụng đồng nhân dân tệ, hoặc đồng Việt Nam, để thanh toán, bắt đầu từ ngày 12/10. [đọc tiếp]

Việt Nam bán than rẻ cho Trung Quốc, mua lại giá gấp 6

21/08/2018 (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sau thời gian dài xuất cảng lượng lớn than đá, dầu thô, quặng khoáng sản, giờ đây Việt Nam đang phải mua về với giá đắt hơn gấp 6 lần.

Theo báo Đất Việt, thống kê của Tổng Cục Hải Quan cho biết, giá trị xuất cảng quặng và khoáng sản của Việt Nam sang Trung Quốc đang rẻ hơn rất nhiều so với giá trị xuất cảng quặng sang các thị trường khác.

Đáng chú ý, giá bán quặng và khoáng sản cho thị trường Nam Hàn cao gấp 10 lần so với giá bán cho Trung Quốc. [đọc tiếp]

Việt Nam: Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

20/08/2018 Thanh Phương (RFI) - Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc hàng đầu thế giới và cũng là hai thị trường xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam dĩ nhiên là có những tác động đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng là tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Cho nên các chuyên gia kinh tế đang kêu gọi chính phủ Hà Nội phải có những biện pháp để đối phó với những tác động này, từ việc phá giá đồng bạc Việt Nam đến ngăn chận hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường nội địa. [đọc tiếp]

Tranh chấp thương mại - Mỗi khi Trump thảy tin đồn ra là Đông Nam Á chịu trận

10/08/2018 Christoph Giesen (Süddeutschen Zeitung), Nguyễn Văn Vui chuyển ngữ (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Các nước như Mông Cổ, Lào hay Campuchia phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc. Việc Mỹ tăng thuế quan với hàng hóa Trung Quốc đồng nghĩa với sự phá sản, thất nghiệp và bất ổn tại một loạt các nước Đông Á.

Việt Nam đang lo sợ rằng các công ty Tàu có thể đột nhiên đòi giảm giá hàng hóa mà VN bán sang Tàu, lấy lý do đồng Nhân dân tệ mất giá, nên các hãng Tàu phải chi trả nhiều tiền hơn. [đọc tiếp]

Thủy điện gây tranh cãi ở Lào

06/08/2018 Rodion Ebbighausen (DW), Nguyễn Văn Vui chuyển ngữ (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vụ vỡ một đập thủy điện làm nổi bật chính sách năng lượng của Lào, một chính sách đã gây tranh cãi lâu nay. Trong nhiều năm qua, hàng loạt đập được xây ồ ạo để chế ra điện. Bất kể môi trường, các nhà phê bình nói.

Khoảng mười năm trước, chính quyền Cộng sản đã quyết định biến Lào thành ra "Cục pin của Đông Nam Á". Các nhà hoạt động môi trường đã chỉ trích sự bộc phát xây dựng trên sông Mekong và các nhánh sông phụ. Những lời phê phán tập trung vào việc không tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn và môi trường.

Các con đập trên sông Mekong được xem là mối đe dọa đối với sự đa dạng của động vật và thực vật. Sông Mekong tự nó là một hệ sinh thái toàn diện, nó không chỉ cung cấp cá cho hàng triệu người dân, mà còn cung cấp nước và phù sa màu mỡ cho đồng bằng sông Cửu Long ở Nam Việt Nam, được biết đến như là vựa lúa của Đông Nam Á. [đọc tiếp]

Công ty Nhật đưa thực tập sinh Việt Nam đến dọn tại khu bị nhiễm phóng xạ

13/07/2018 (RFA) - Chính phủ Nhật Bản cho biết 4 công ty của đất nước Mặt Trời Mọc để cho các thực tập sinh nước ngoài tham gia vào công việc dọn dẹp ô nhiễm sau thảm họa xảy ra ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima, như là một cách thức học tập các kỹ năng chuyên môn.

AFP loan tin vừa nêu vào ngày 13 tháng 7, dẫn nguồn từ Bộ Tư Pháp Nhật Bản nói rằng đã phát hiện hành vi sai trái của các công ty qua một cuộc khảo sát, với bằng chứng có 3 thực tập sinh Việt Nam đã làm công việc dọn dẹp tại Fukushima hồi tháng Ba vừa qua. [đọc tiếp]

Khởi công nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam: hợp tác thành công giữa doanh nghiệp Đức và doanh nghiệp Việt Nam

10/07/2018 (German Embassy Hanoi) - Ngày 07.07.2018 doanh nghiệp Đức Siemens Siemens Vietnam và doanh nghiệp Việt Nam Trung Nam đã ký kết hợp đồng xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận. Nhà máy với công suất 204 Megawatt dự kiến sẽ được hoàn thành trước tháng Sáu 2019 và sản xuất 450 triệu kWh (Kilowatt giờ)mỗi năm. Trong 5 năm đầu sau khi được hoàn thiện nhà máy sẽ được điều hành và bảo dưỡng bởi Siemens. Qua đó dự án năng lượng Việt – Đức này là dự án đầu tư lớn nhất đến nay được tài trợ duy nhất bởi các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam. [đọc tiếp]

Sạt lở đồng bằng Cửu Long: Kịch bản không hồi kết

09/07/2018 Thanh Phương (RFI) - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi sinh sống của khoảng 20 triệu người, là vùng canh tác nông nghiệp lớn nhất nước, nhưng do những tác động gây ra bởi các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người, cũng như những đặc tính thiên nhiên của vùng châu thổ, nên bờ sông, bờ biển của khu vực bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng.

Sạt lở không chỉ xảy ra vào mùa mưa lũ mà ngay cả trong mùa khô, đe dọa trực tiếp đến sinh mạng, tài sản và cuộc sống của cư dân và các công trình cơ sở hạ tầng. [đọc tiếp]

TQ dùng VN để ‘đỡ đạn’ trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

09/07/2018 Khánh An (VOA) - Nếu mô hình hợp tác kinh tế qua biên giới theo ý tưởng của Trung Quốc được xúc tiến thành công tại Việt Nam, quốc gia Đông Nam Á này có thể trở thành một điểm “trú ẩn” cho nguồn hàng hóa Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan mới của Mỹ trong cuộc chiến thương mại đang thành hình giữa hai cường quốc.

Từ năm 2007, Hà Nội và Bắc Kinh bắt đầu xúc tiến mô hình khu hợp tác kinh tế qua biên giới tại các tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai… nhưng cho đến nay vẫn chưa hoàn thành quá trình đàm phán để bắt đầu xây dựng.

Theo tường thuật của tờ Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP), hiện các quan chức của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đang nhắm đến 7 khu vực biên mậu với Việt Nam để đưa các nhà xuất khẩu từ Trung Quốc đến lắp ráp sản phẩm tại đây và dán nhãn “made in Vietnam”. [đọc tiếp]

Dân phản đối doanh nghiệp xả thuốc trừ sâu ra môi trường

05/06/2018 (RFA) - Người dân xóm Cột Bài, xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình từ 3 ngày nay dùng đá chặn cổng nhà máy thuốc bảo vệ thực vật thuộc công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nam Thịnh đóng trên địa bàn xã do phát hiện cơ sở này có hoạt động sang chai, đóng gói hoá chất nông nghiệp và lợi dụng mưa gió để xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Cụ thể, nước thải từ cổng công ty đổ xuống suối tràn ra rãnh thoát nước có màu trắng xoá, mùi nồng nặc như thuốc sâu khiến người dân rất lo lắng vì chính nguồn nước này lại chảy qua thị trấn, nơi có nhà máy nước sạch cung cấp cho cả nghìn hộ dận ở huyện Lương Sơn. Người dân cũng đã kiến nghị nhiều lần về việc đặt nhà máy thuốc bảo vệ thực vật ở đầu nguồn nước, tuy nhiên, cơ quan chức năng đến kiểm tra bảo đạt tiêu chuẩn cho phép. [đọc tiếp]

Độc quyền : phỏng vấn người có lợi nhuận lớn nhất thế giới

02/06/2018 Từ Thức (tuthuc-paris-blog.com) - Hỏi : Thưa bà Tổng Giám Đốc, bà nghĩ gì về câu của một đỉnh cao trí tuệ, tuyên bố ngành trà đá có tỉ số lợi nhuận cao nhất thế giới ?

Đáp : Thằng đó ăn nói vung vít , sẽ gây khó khăn cho kỹ nghệ trà đá VN,cho kinh tế quốc gia. Các hãng cạnh tranh ngoại quốc như Coca Cola, Pepsi, sẽ nhẩy vào thị trường

Hỏi : Anh ta nói mặc dầu vậy, các bà không đóng thuế

Đáp : Tiên sư nó. Hãy hỏi công an vỉa hè xem chúng tôi đóng thuế tới mức nào. Chúng nó lượn qua lượn lại, không đóng thuế mà yên với chúng [đọc tiếp]

Việt Nam tiếp tục phá rừng Campuchia

31/05/2018 (RFA) - Các viên chức Nhà nước và Quân đội Việt Nam vẫn đang đồng lõa trong hoạt động buôn lậu trái phép số lượng gỗ lớn từ Campuchia, dù tình trạng này đã được tổ chức có tên Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) công bố một năm trước đây.

Đây là nội dung trong phúc trình mới của EIA có tên Serial Offender, tạm dịch ‘Kẻ Vi Phạm Hằng Loạt’, nhằm phơi bày các hoạt động trộm cắp và buôn lậu gỗ đang diễn ra tại Campuchia và Việt Nam. [đọc tiếp]

Hà Nội 'lãnh đủ' nếu nhà máy hạt nhân Trung Quốc rò rỉ phóng xạ

24/05/2018 (VOA) - Hà Nội là một trong số các tỉnh miền Bắc Việt Nam sẽ chịu “ảnh hưởng nghiêm trọng” nếu 1 trong 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc bị rò rỉ phóng xạ, theo đánh giá của một đề án vừa được chính quyền thủ đô phê duyệt.

Truyền thông trong nước hôm 24/5 cho hay mối nguy từ nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc được xem là 1 trong 10 rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố Hà Nội, ngoài các rủi ro khác như vỡ đê sông Hồng, ô nhiễm nguồn nước, cháy nổ, đổ sụp công trình …

Cả 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đều nằm ở vị trí rất sát với Việt Nam. [đọc tiếp]

Mêkông : Dự án đập thủy điện Sambor tiêu diệt nguồn cá ở Việt Nam

18/05/2018 Tú Anh (RFI) - Một dự án đập thủy điện của Cam Bốt do Trung Quốc xây dựng trên sông Mêkông sẽ tác động đến giao thông, đến nguồn cá ở hạ nguồn và sẽ gây căng thẳng với Việt Nam. Trên đây là nội dung kết quả nghiên cứu của Viện Bảo Vệ Môi Trường Natural Heritage Institut do chính Phnom Penh yêu cầu, nhưng chính quyền Cam Bốt lại giữ im lặng.

Theo bản nghiên cứu này, hồ thủy điện với diện tích 620 cây số vuông sẽ "có lợi cho Cam Bốt về điện lực, nhưng làm cho Việt Nam thiệt hại nặng nề, vì ngăn chận nguồn cá từ biển Hồ đổ xuống, gây khó khăn cho lưu thông trên sông Tiền và sông Hậu". [đọc tiếp]

Ô nhiễm không khí đáng ngại tại Hà Nội

16/05/2018 (RFA) - Có đến 91% số ngày trong năm ở Thủ đô Hà Nội là có không khí ô nhiễm vượt mức cho phép.

Tổ chức theo dõi môi trường có tên là Trung tâm Phát triển và Sáng tạo xanh (GreenID) công bố thông tin này trên báo chí Việt Nam dựa trên số liệu do trạm quan trắc không khí của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Và đây là số liệu quan sát được trong liên tục ba năm, từ năm 2016 đến nay.

Đặc biệt tổ chức này cảnh báo rằng chất lượng không khí ở Hà Nội trong những tháng đầu năm 2018 đã tệ hơn năm ngoái. [đọc tiếp]

Việt Nam: cái giá của ô nhiễm môi trường

16/05/2018 Ha Nguyen (VOA) - Chất lượng không khí ở Việt Nam nói chung chưa thể qua mặt Trung Quốc hay Ấn Độ về mức độ ô nhiễm. Tuy nhiên nạn ô nhiễm ở Việt Nam đã tới mức tệ hại và sẽ trở nên tồi tệ hơn. Việt Nam sẽ phải trả một cái giá vì không khí nhiễm độc – dù là tiền để nâng cấp lên nhiên liệu sạch hơn hoặc để giải quyết các vấn đề về sức khỏe mà người dân gặp phải vì không khí bị ô nhiễm.

Các dữ liệu thống kê của lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể là một lời cảnh tỉnh đối với họ. Thống kê cho thấy Việt Nam giờ đã gia nhập nhóm 10 nước bị ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới. [đọc tiếp]

Năng suất lao động của Việt Nam thấp nhất trong 9 nước Đông Bắc Á

08/05/2018 (RFA) - Năng suất lao động của 9 nhóm ngành hàng tại Việt Nam ở mức gần hoặc thấp nhất trong nhóm các nước Đông Bắc Á, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia và Campuchia.

Trong ba ngành gồm: công nghiệp chế biến, xây dựng, vận tải- kho bãi, Việt Nam còn thấp hơn cả Campuchia.

Đó là kết quả do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đưa ra trong báo cáo thường niên Kinh tế năm 2018 và được truyền thông nhà nước loan tin hôm 8/5/2018. [đọc tiếp]

Repsol yêu cầu Việt Nam trả bồi thường

04/05/2018 (RFA) - Công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha đang đàm phán với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) về  bồi thường do ngưng dự án khoan dầu ở mỏ Cá Rồng Đỏ ngoài khơi Việt Nam hồi tháng 3 vừa qua.

Người đại diện Repsol cho biết Repsol đang nói chuyện với Petrovietnam và giới chức Việt Nam nhằm tìm kiếm bồi thường đối với dự án.

Hồi cuối tháng ba vừa qua, Reuters và BBC đưa tin Petrovietnam đã yêu cầu Repsol phải ngưng dự án khai thác dầu ở lô 07/03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ, ngoài khơi Vũng Tàu do sức ép từ Bắc Kinh. [đọc tiếp]

Rác Đức – Rác Việt

01/05/2018 Thạch Đạt Lang (Tiếng Dân) - Khi đi khám mắt định kỳ hàng năm, ngồi chờ ở phòng đợi không biết làm gì, tiện tay cầm tờ Der Spiegel (Tấm Gương) lên đọc. Lật vài trang, thấy một bài nói về vấn đề “xử lý” rác ở nước Đức.

Bài báo tương đối khá dài, chỉ nêu ra những vấn đề chính để so sánh với chuyện rác ở Việt Nam. Nước Đức có khoảng 82,5 triệu dân, tính đến tháng 12.2016, với diện tích 357.853 km². Về diện tích lớn hơn Việt Nam không nhiều (331.690 km²) nhưng dân số thì ít hơn Việt Nam (khoảng 95.4 triệu, theo con số năm 2017).  [đọc tiếp]

ĐB Sông Cửu Long và những bước phát triển tự hủy hoại, 1975 - 2018

30/04/2018 Ngô Thế Vinh (VOA) - Từ con Kênh Vĩnh Tế biên giới Việt Miên tới Cửa Trần Đề, có thể nói chúng tôi đã đi gần suốt chiều dài con Sông Hậu.

Nguy cơ rối loạn dòng chảy hạ lưu là có thật và có thể nhìn tử thượng nguồn. Nhìn về Phương Bắc, từ hơn hai thập niên qua, người viết không ngừng báo động về những mối nguy cơ tích luỹ không thể đảo ngược từ phía thượng nguồn do nạn phá trắng những khu rừng mưa nhiệt đới (rainforest), rồi những khu rừng lũ (flooded forest) quanh Biển Hồ, tới kế hoạch phá đá phá các ghềnh thác (Mekong rapids blasting project) khai thông mở rộng dòng sông Mekong để cho tàu bè của Trung Quốc vận chuyển hàng hoá tràn xuống các quốc gia hạ lưu, cùng với ảnh hưởng lâu dài là những con đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam, tiếp đến là chuỗi 12 dự án đập dòng chính hạ lưu ở Lào và Cam Bốt với hậu quả gây rối loạn dòng chảy, mất nguồn cát nguồn phù sa nơi các hồ chứa, với thời gian có thể đưa tới một tiến trình đảo ngược, một Đồng Bằng Sông Cửu Long / ĐBSCL còn non trẻ có thể từ từ tan rã. [đọc tiếp]

Mêkông : Ủy Hội MRC dần thừa nhận hậu quả đáng sợ của thủy điện?

30/03/2018 Trọng Thành (RFI) - Hội nghị thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS) lần thứ 6 tại Hà Nội vừa khai mạc ngày 29/03/2018, sẽ diễn ra đến ngày 31/3. Chính phủ Việt Nam coi đây là một sự kiện ngoại giao « quan trọng hàng đầu », cho phép mở rộng hợp tác giữa các nước trong tiểu vùng. Mêkông, « dòng sông mẹ » của dân cư Đông Nam Á lục địa, được hy vọng trở thành cầu nối cho hợp tác và phát triển bền vững của khu vực. Tuy nhiên, kế hoạch xây hơn 100 đập thủy điện trên dòng sông trong đó có 11 đập trên dòng chính, cộng với các đập khổng lồ đã có tại Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước, nguồn cá, nguồn phù sa… đe dọa tương lai của hạ lưu.

Một số nghiên cứu mới đây tái khẳng định viễn cảnh đen tối này. Phát triển thủy điện trên Mêkông có thể mang lại chút ít lợi nhuận, nhưng tổn hại là khôn lường. [đọc tiếp]

Đã đến lúc Việt Nam phải tuyên chiến với bụi khói

29/03/2018 Phạm Phan Long (VOA) - Ô nhiễm không khí là một trong nhưng vấn nạn môi trường lớn nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, công chúng có vẻ chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe, dù họ rất quan tâm, do thiếu thông tin định lượng. Chỉ số Phẩm chất Không khí (Air Quality Index -- AQI), như tên gọi, là một chỉ số phản ảnh phẩm chất không khí trong môi trường, được các nhà khoa học môi trường trên thế giới sử dụng để đánh giá về mức độ ô nhiễm không khí.

Bài viết này sẽ giải thích ý nghĩa của AQI, và chỉ ra tác hại của ô nhiễm không khí lên sức khỏe công chúng đặc biệt tại Hà Nội và Sài Gòn. [đọc tiếp]

Phá rừng ở Việt Nam: “Lâm tặc” và “Kiểm lâm” khác gì nhau?

22/03/2018 (Cali Today) - Thay vì chức năng là bảo vệ và phát triển rừng, nhiều cán bộ nằm trong lực lượng kiểm lâm Việt Nam ngoài năng lực kém lại còn tiếp tay cho lâm tặc hoặc trực tiếp phá rừng gây nhiều hậu quả cho xã hội và người dân…

Theo báo VOV vào ngày 21/03/2018 đăng tin, nhiều cán bộ kiểm lâm ở Quảng Nam bị kỷ luật ở các mức độ khác nhau vì liên quan đến vụ phá rừng ở xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước...

Nhìn rộng ra, không chỉ ở Quảng Nam mà ở khắp Việt Nam như ở; Quảng Trị, Nghệ An, Bình Định, Tây Nguyên, Tây Bắc…những cánh rừng nơi đây bị tàn phá không thương tiếc để thấy phá rừng là một trong những vấn nạn lớn ở Việt Nam [đọc tiếp]

Ô nhiễm môi trường nước: gian nan cuộc đấu tranh của người dân

20/03/2018 Hàn Giang (VNTB) Ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống khiến người dân bức xúc liên tục biểu tình, bất chấp việc có người bị công an mời làm việc hoặc có người bị bắt bỏ tù và đây cũng là một trong những vấn đề thời sự “nóng bỏng” của miền Trung Việt Nam trong thời gian vài ba năm gần đây…

Gần đây nhất là trong vòng một tháng qua ít nhất là có hai lần người dân xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định xuống đường chặn Quốc lộ 1A để phản đối dự án đang thi công để chế biến thủy sản của Công ty TNHH Dịch vụ& Thủy sản Thảo Loan (gọi tắt là Công ty Thảo Loan). [đọc tiếp]

Nhận xét hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP

20/03/2018 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sau khi Hoa Kỳ từ bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), 11 nước còn lại là Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam,đã tiếp tục đàm phán nhằm cố gắng duy trì những mục tiêu đầy tham vọng của hiệp định TPP ban đầu và cuối cùng đạt được thỏa thuận.

Ngày 08/03/2018 tại Santiago, Chile (Chí Lợị) các bộ trưởng kinh tế, thương mại của 11 nước đã chính thức ký kết thỏa ước với tên gọi mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Trans Pacific Partnership CPTPP).

CPTPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày khi có ít nhất 6 quốc gia tham gia hoàn tất các thủ tục phê chuẩn. Hiệp định này về cơ bản giữ nguyên nội dung của TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn khoảng 20 nghĩa vụ so với TPP để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới. [đọc tiếp]

Người dân huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định biểu tình bảo vệ môi trường

17/03/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Từ 26/02 đến 16/03/2018,hàng trăm người dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đã nhiều lần biểu tỉnh chặn đoạn Quốc Lộ I đi qua huyện để phản đối một dự án chế biến thủy sản đe dọa gây ô nhiễm môi trường

Theo báo điện tử  Người Lao Động, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định có kết luận yêu cầu đơn vi thuê đất dừng thi công và tỉnh này đã giao cho Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường và các ngành chuyên môn đánh giá lại tác động môi trường của dự án.”

Tin cho biết vào chiều ngày 26 tháng 2 vừa qua, hàng chục hộ dân tại xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đến trước trụ sở Ủy Ban Nhân Dân huyện bày tỏ phản đối dự án mà Công ty TNHH Dịch Vụ & Thủy Sản Thảo Loan sẽ triển khai tại địa phương của họ với lý do sẽ gây ô nhiễm môi trường. Sau khi phản đối tại trụ sở Ủy Ban Nhân Dân huyện Phù Mỹ, những người phản đối lên Quốc Lộ  ngồi hàng ngang để biểu tỏ ý kiến.

Sáng ngày 16 tháng 3, hằng trăm người dân xã Mỹ An lại lên Quốc Lộ 1 để biểu tình phản đối dự án bị cho sẽ gây ô nhiễm.

Chính quyền địa phương đã cấp thủ tục thuê đất trong Cụm Công Nghiệp Làng Nghề Chế Biến Thủy Sản Mỹ An để triển khai dự án của Công Ty TNHH Dịch Vụ & Thủy Sản Thảo Loan.

TPP : Tân Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương được công bố

21/02/2018 Tú Anh (RFI) - Văn kiện mới của TPP, Hiệp định về tự do thương mại trong vùng Thái Bình Dương đã hoàn tất và được công bố hôm thứ Tư 21/02/2018 trước khi 11 thành viên ký kết vào ngày 08 tháng 03 tới. Nhiều đề nghị của Mỹ bị rút bỏ.

Theo AFP, trong văn bản thỏa thuận mới không có 22 điều lệ do Washington đề nghị, phần lớn liên quan đến sở hữu trí tuệ, bản quyền sáng chế thuốc men. Những thành viên còn lại trong TPP e ngại các biện pháp bảo vệ quyền lợi kinh tế của "nước Mỹ trước đã" của tổng thống Donald Trump sẽ làm giá thuốc leo thang.

Các nước còn lại trong TPP gồm Canada, Chilê, Mêhicô, Pêru, Nhật Bản, Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Úc và New Zealand. Trong năm 2016, trao đổi mậu dịch giữa 11 nước này lên đến 356 tỉ đôla. Tuy nhiên, TPP cũng buộc các nước thành viên như Mêhicô, Malaysia và Việt Nam phải cải thiện luật lao động, bảo vệ quyền lợi công nhân. [đọc tiếp]

Tại sao ngân hàng nước ngoài rút vốn hàng loạt khỏi Việt Nam?

21/02/2018 Pham Chi Dung (Asia Times 20/02/2018) - Phương Thảo dịch (VNTB)- Việt Nam đã chứng kiến ngày càng nhiều các ngân hàng nước ngoài rút vốn ra khỏi nền kinh tế yếu kém, dấu hiệu mới nhất cho thấy tất cả đều không phải tốt như là các quan chức Đảng Cộng sản thường nghĩ. Cuộc tháo chạy ra nước ngoài bắt đầu vào năm 2015, tập trung vào năm 2016 và gia tăng đáng kể hồi năm ngoái.

Tháng 7 năm ngoái, Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) đã bán chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh cho Ngân hàng quốc gia Việt Nam (VIB), chi nhánh này có từ năm 2008. Tháng 9, HSBC Việt Nam rút vốn đầu tư ra khỏi Techcombank, hành động được cho là rút vốn ra khỏi các từ ngân hàng “không cốt lõi”. [đọc tiếp]

Chiêu ‘mua rễ hồ tiêu’ của thương lái Trung Quốc tái xuất tại VN

10/02/2018 Khánh An (VOA) - Cơ quan chức năng huyện Chư Pưh, Gia Lai, vừa lên tiếng cảnh báo người dân phải “cẩn trọng, tránh ảnh hưởng đến kinh tế và an ninh trật tự” trước tình trạng tái xuất hiện thương lái Trung Quốc đi thu gom mua rễ cây tiêu ở địa phương. Cơ quan phụ trách về lĩnh vực nông nghiệp nói đây có thể là “hành vi phá hoại” tái diễn từ những năm trước.

Năm 2013, thương lái Trung Quốc cũng đến huyện Chư Pưh và một số nơi khác ở Tây Nguyên để thu mua rễ tiêu với giá 40.000 đồng/kg. Nông dân Việt Nam đã đổ xô đào cây tiêu lên để lấy rễ bán. Hậu quả là cả một khu vực rộng lớn trồng tiêu bị phá hủy. [đọc tiếp]

Không chỉ có ‘vây cá mập’

23/01/2018 Trân Văn (Blog VOA) - Câu chuyện các viên chức của chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phơi vây cá mập trên mái một căn nhà ở Santiago, thủ đô Chile giờ đã trở thành sự kiện gây ngạc nhiên và bất bình cho cả thế giới, chứ chẳng riêng người Việt.

Dân chúng cư ngụ quanh căn nhà mà các viên chức Việt Nam vừa cư trú, vừa làm việc, bất bình bởi hành động đó gây ô nhiễm môi trường sống của họ, còn các chính phủ, các tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường thì bất bình vì các viên chức Việt Nam công khai phỉ báng những nỗ lực, vi phạm những cam kết quốc tế nhằm bảo vệ môi trường sống, trong đó có bảo vệ cá mập để loài này không tuyệt chủng, không khiến đại dương mất cân bằng về sinh thái…

Lúc đầu, người ta cho rằng các viên chức Việt Nam gây ra scandal làm việc trong ngành ngoại giao. Mới đây, theo những thông tin mà chính phủ Việt Nam cung cấp cho hệ thống truyền thông Việt Nam thì đó là trụ sở của Thương vụ Việt Nam tại Chile. Cơ quan này thuộc Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ của Bộ Công Thương. [đọc tiếp]

Phát hiện cả trăm vây cá mập đang được phơi trên nóc tòa đại sứ Việt Nam ở Chile

23/01/2018 Hương Lan (SBS) - Một tờ báo Chile vừa đăng tải những hình ảnh được chụp hôm thứ năm tuần trước (18.1) khi cả trăm vây cá mập còn tươi được phơi trên mái tòa nhà Đại sứ quán Việt Nam tại Chile, đúng lúc một hội nghị khoa học đang diễn ra tại Nam Mỹ thảo luận về hiểm họa diệt chủng của cá mập.

Những hình ảnh được chụp và đăng tải trên báo của Chile vào thứ Năm tuần trước cho thấy cả trăm vây cá mập tươi của các loài trưởng thành đang được phơi trên nóc của tòa nhà cơ quan ngoại giao ở địa chỉ Avenida Eliodoro Yáñez 2897, Providencia, thành phố Santiago de Chile.

Sự việc gây chấn động không chỉ cho người dân trong nước mà cả cộng đồng khoa học quốc tế và những nhà hoạt động môi trường.

Những vây cá mập này bắt đầu được đem phơi trên mái tòa nhà Đại sứ quán từ ngày 13/1. [đọc tiếp]

Sừng tê giác, vi cá mập & quốc thể

22/01/2018 FB Mai Quốc Ấn (Tiếng Dân) - Nếu search cụm từ “Đại sứ quán” + “sừng tê giác” bạn sẽ có một kết quả thú vị đến… đau lòng. Gần đây, cụm từ “Đại sứ quán” + “vi cá mập” đang hot. Nếu muốn tìm hiểu thêm bạn có thể search thêm cụm từ “Đại sứ quán” + “bê bối”. Và tôi tự hỏi liệu có những kẻ đang trục lợi từ danh dự quốc gia (quốc thể)?

Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài chính là hình ảnh Quốc gia Việt Nam trong lòng đất nước có quan hệ bang giao cấp Nhà nước! [đọc tiếp]

Quốc tế kêu gọi Việt Nam xử nghiêm đầu nậu buôn sừng tê giác

22/01/2018 (RFA) - 16 tổ chức quốc tế và tổ chức xã hội hoạt động trong lãnh vực bảo tồn tại Việt Nam gửi thư kêu gọi Việt Nam xét xử nghiêm minh đối với bị cáo Nguyễn Mậu Chiến, nghi phạm cầm đầu một đường dây buôn bán sừng tê giác xuyên quốc gia.

Trong thư do 16 tổ chức đồng ký tên kêu gọi Tòa án Nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội xét xử đúng người, đúng tội nhằm răn đe các đối tượng đã và đang buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, cũng như thể hiện Việt Nam quyết tâm phòng chống loại tội phạm này. [đọc tiếp]

Lòng tham và tự trọng trong vụ vây cá mập trên nóc tòa đại sứ

22/01/2018 (RFA) - Ngày 19 tháng Giêng vừa qua, mạng báo www.elmostrador.cl của Chile đăng tải những hình ảnh cho thấy hàng trăm vây cá mập đang được phơi khô trên mái nhà của Đại sứ quán Việt Nam vào chiều thứ Năm, ngày 18 tháng Giêng. Dân chúng địa phương, ở xung quanh khu vực gần Đại sứ quán Việt Nam phản ánh mùi hôi từ trên mái nhà cơ quan ngoại giao này. Báo mạng này còn cho biết đây là lần đầu tiên xảy ra tại Chile một số lượng lớn vây cá mập của các loài trưởng thành còn tươi được phơi ngay trong thành phố.

Đài RFA có cuộc phỏng vấn với ông Đặng Xương Hùng, một cựu viên chức Bộ ngoại giao Việt Nam từng làm việc trong các cơ quan lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sĩ, xung quanh sự việc này. [đọc tiếp]

Quanh vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Chi Lê phơi vi cá mập trên mái

22/01/2018 Trang Nguyễn (Dân Luận) - ... Chile cấm buôn bán và tiêu thụ vây cá mập từ năm 2011. Dù Chile có chưa cấm đi chăng nữa, thì việc sử dụng và buôn bán vây cá mập được cộng đồng quốc tế lên án từ rất lâu và rất nhiều lần rồi, nên chắc chắn nhân viên công vụ của bộ ngoại giao cũng biết (dân đen như mình còn biết cơ mà). Vì thế mà sử dụng, tàng trữ và "phơi" vây cá mập lên nóc nhà như thế cho thấy việc đại diện của cả 1 đất nước, cả một dân tộc đồng tình với nạn thảm sát cá mập và làm xấu hình ảnh đất nước.

Mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 100 vụ tấn công người do cá mập, và có khoảng 10 trường hợp nạn nhân thiệt mạng. Thế nhưng, chỉ vì nạn dùng vây cá mập mà mỗi năm có khoảng 100 triệu cá mập bị giết! Chỉ để lấy vây, rồi vứt các bạn ấy xuống biển, để mặc cho chảy máu đến chết, hoặc chết đuối vì không bơi được. Sự tàn ác - là ở cá mập, hay ở con người? Mà vây cá mập có công dụng gì đâu!!! [đọc tiếp]

Đại sứ cá mập

22/01/2018 Từ Thức (VNTB) Các thiếu nữ đang phơi ngực diễn hành ở trong nước, bày tỏ sự kiêu hãnh của đội bóng tròn VN đã ‘’đặt Á Châu dưới chân‘’ (theo một tờ báo lề phải ), nên biết ở nước ngoài, người ta ít nói tới chuyện đó hơn là chuyện toà Đại sứ VN ở Chili phơi vây cá trên nóc nhà.

Chuyện hy hữu trong lịch sử ngoại giao : một cơ quan đại diện cho quốc gia, dân tộc, làm chuyện bất hợp pháp để kiếm tiền như một tổ chức trộm cướp. Làm chuyện man rợ, góp phần vào việc tàn phá môi trường trong khi nhiệm vụ của mỗi quốc gia là phải chung sức với thế giới bảo vệ môi sinh.

... Hàng trăm vây cá mập phơi trên nóc nhà Sứ quán khiến cộng đồng khoa học quốc gia và thế giới phẫn nộ [đọc tiếp]