B20140116-NguyenAnhDung

THỨC TỈNH

Blogger Nguyễn Anh Dũng

Chiến tranh, chiến tranh và ... Chiến tranh. Lịch sử Việt Nam là lịch sử của những cuộc chiến tranh để giữ nước. Trước các cuộc xâm lược của giặc phương bắc, kể từ thời xa xưa cho tới ngày nay. 

Trước đây nước Mỹ tham chiến ở Việt Nam, đâu phải để thực hiện mục đích xâm lược, họ không hề lấy đi của Việt Nam một tấc đất nào. Nhà nước VNCH vừa phải chống trả sự tấn công tổng lực của quân Bắc Việt, vừa phải chiến đấu chống quân Trung Quốc. Cuộc chiến ngày 19/1/1974 bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, bởi sự hy sinh của 74 chiến binh của quân đội VNCH. Đến nay họ vẫn chưa được vinh danh, thân nhân chưa được hưởng những sự giúp đỡ cần thiết. Đó là tội lỗi, là vết nhọ đối với nhà nước cộng sản Việt Nam.

Những hình ảnh quân Trung Quốc gây nên cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 17/2/1979. Sả súng trên tầu, tàn sát bộ đội trên đảo Gạc Ma 14/3/1988. Đã gây xúc động, thương sót biến thành lòng căm thù của mọi tầng lớp nhân dân trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, ở trong và ngoài nước. Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam đã đàn áp, bắt bớ người biểu tình ở trong nước. Đây lại thêm vết nhọ nữa đối với một chính quyền luôn khẳng định "Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời .." (Đ 1 HP 1992).

Trong một chuyến đi thiện nguyện của hội BẦU BÍ TƯƠNG THÂN, trong đoàn có các cựu chiến binh của quân đội nhân dân VN. Họ có trách nhiệm chuyển đi những tình cảm, sự quan tâm giúp đỡ của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước tới các trường hợp cần quan tâm giúp đỡ.

Thăm gia đình bà Huỳnh Thị Sinh tại Sài Gòn 11/01/2014

Lòng vòng qua nhiều đương phố, con hẻm chật trội, chúng tôi tới thăm gia đình bà Huỳnh Thị Sinh, vợ góa của trung tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 đã hy sinh cùng các chiến binh chống quân Trung Quốc xâm lược ở quần đảo Hoàng Sa.  

Căn nhà cũ của bà Sinh đã bị giải tỏa, từ năm 2009 để xây dựng lại, thế nhưng khu đất đó hiện tại vẫn chỉ là bãi đất trống, không biết đến bao giờ bà Sinh mới có nhà để ở và làm nơi thờ chồng?

Ông Thà mất đi để lại người vợ trẻ, ba cô con gái đã có gia đình và sáu người cháu ngoại. Vì phải đi ở nhờ nên gia đình bà Sinh cũng không có nơi để thắp hương mỗi khi giỗ tết. Mặc dù hy sinh trong trường hợp bảo vệ chủ quyền quốc,  nhưng vì bị coi là sỹ quan và binh lính của quân đội VNCH, nên họ không được hưởng các chính sách, đãi ngộ đối với người có công với nước.

Thăm bà Huỳnh thị Sinh tại Hà Nội 12/01/2014

Gập gỡ một số anh em, bạn bè tại Sài Gòn, trong đó có gia đình tù nhân lương tâm Blogger Điếu cầy, võ sư Nhất Nam, luật sư Anthony Le, Huỳnh Công Thuận và CCB VNCH Lưu Trọng Kiệt, tại văn phòng công lý-hòa bình nhà thờ DCCT Kỳ Đồng. Đúng là "Tứ hải giai huynh đệ - Tình thương mến thương".

Chia tay mọi người, chúng tôi trở ra Bắc mà lòng băn khoăn, chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, nhưng quá khứ chưa được khép lại. Vẫn còn đó sự phân biệt đối sử đối với những người trước đây ở bên kia chiến tuyến. Thì sao có thể xây dựng được khối đoàn kết toàn dân, để  phát huy được sức mạnh của cả dân tộc. Trong khi đó kẻ thù phương bắc vẫn đang lấn chiếm dần lãnh thổ, xâm nhập vào hoạt đông xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Hình thành thế bao vây, để đến một lúc nào đó sẽ thôn tính nước ta một cách nhanh chóng.

Đối với nhà cầm quyền, quân Bắc Việt đã chiến thắng, chúng tôi có nhiệm vụ giải phóng cho người dân miền nam. Thoát khỏi hệ lụy của chủ nghĩa tư bản, để tiến lên CNXH do Đảng cộng sản lãnh đạo. Thế nhưng thực tế đã thức tỉnh cho họ hay cho chúng tôi đây?

Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2014

Blogger Nguyễn Anh Dũng

Nhà giáo - cựu chiến binh 

     

Nơi nhận:                                                                     

- TW Đảng và nhà nước

- CQ an ninh điều tra BCA, Sở CA TP

- Các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước

- Các CQ truyền thông trong và ngoài nước