Chính trị - Dân chủ (2015/5)

Tiếng Việt‎ >   Chính trị - Dân chủ >

 

Chính trị - Dân chủ (2015/5)

* Chính trị - Dân chủ: các trang sau & trước

 

Đôi lời về lời kêu gọi “góp ý tâm huyết, thẳng thắn với tinh thần trách nhiệm”

29/09/2015 Hạ Đình Nguyên (Bauxite Việt Nam) - Một người bạn có hảo ý, bảo tôi hãy viết bài “góp ý” cho Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. HCM lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Tôi thưa, tôi không đủ sức, không đủ chữ nghĩa để đọc nổi các cái văn kiện ấy, nói chi tới góp ý.

Nói thế, chứ sau đó, tôi cũng cố đọc thử, xem mình có khá gì hơn không. Và quả nhiên, vẫn không khá hơn, không hiểu cái nội dung đích thị là nói gì, hoa cả mắt!

Đọc các văn bản Dự thảo thấy nó đều được viết ra rất chặt chẽ, công phu, và hay ho, không sai đâu được – theo cái cách trên – nhưng để hiểu rõ nó thì hẳn là không! Tôi nói với ông bạn, thể loại văn kiện kiểu này còn, tức là Đảng ta còn. Đảng ta còn thì văn kiện kiểu này còn (1). Lí do là vì nó không thể khác. Nó bị cầm tù trong hệ thống. Dù họ họp báo, đưa lời kêu gọi “góp ý tâm huyết, thẳng thắn với tinh thần trách nhiệm”, nhưng tôi còn nhớ như in, ngày nào họ bảo – như một lời đe dọa lạnh lùng về cái việc mà mình biểu tình chống bọn Tàu dạo nọ: “Hãy để cho Đảng lo!”, thế xong! Còn nữa, vụ góp ý cho dự thảo Hiến pháp “không vùng cấm”, mà sau đó lại có câu nói đã được ghi nhớ đặc biệt: “Góp ý như thế… không suy thoái thì… là… gì…!” của ông Tổng, với cái giọng đay nghiến kéo dài của một bà mẹ chồng cay nghiệt, và đòi “xử lý” ngon ơ! [đọc tiếp]

Đề án quy hoạch lại báo chí của Việt Nam gây hoang mang

26/09/2015 Thụy My (RFI) - Việt Nam muốn cải tổ lại sâu sắc mạng lưới truyền thông hiện nay, xóa bỏ xu hướng « thương mại hóa » đã mang lại « ảnh hưởng tiêu cực lên dư luận ». Hãng tin Reuters hôm nay 26/09/2015 dẫn thông tin từ báo chí trong nước cho biết như trên.

Đài truyền hình Việt Nam, đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và ba tờ báo do đảng Cộng sản, Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ quản lý (Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân) được phép chuyển đổi thành mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện. Các cơ quan vừa sở hữu báo giấy vừa có báo mạng có thể duy trì phiên bản điện tử. [đọc tiếp]

'Dự thảo tồi hơn cả mười năm trước'

25/09/2015 (BBC) - Bản Dự thảo Luật về Hội đang được Bộ Nội vụ Việt Nam trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước này để 'xin ý kiến' còn 'tồi hơn' cả dự thảo mười năm về trước... Trao đổi với BBC hôm 24/9/2015, ngay sau khi dự thảo trên được đệ trình, TS. Nguyễn Quang A cho rằng nếu ai có quan điểm cho rằng bản thân việc 'dự thảo' được phép đệ trình lên Ủy ban Thường vụ của Quốc hội đã là 'tích cực' và 'tiến bộ' thì đó là một sự 'ngộ nhận'. [đọc tiếp]

Về cái gọi là “nền giáo dục” của Cộng sản Việt Nam

25/09/2015 Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhiều năm qua dưới sự cai trị độc tài của nhà cầm quyền cộng sản, giáo dục Việt Nam ngày càng khủng hoảng nghiêm trọng từ mẫu giáo cho đến đại học; từ cách dạy của thầy đến cách học của trò. Đạo đức thì suy đồi, bạo lực học đường ngày càng gia tăng.

Từ thành phố  Huế, Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi đã nói lên những suy tư, trăn trở của mình về nên giáo dục nước nhà hiện nay dười chế độc độc tài toàn trị qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. [đọc tiếp văn bản / nghe youtube]

Dân oan Việt Nam đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc, chống áp bức, bóc lột

17/09/2015 Nhà văn Võ Thị Hảo trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - 40 năm qua xã hội Việt Nam xuất hiện một từ ngữ mới “Dân Oan”. Họ là hàng chục triệu người từ Nam ra Bắc, từ thành thị đến nông thôn bị giới bạo quyền cộng sản tước đoạt các quyền sống của con người. Họ cũng là nạn nhân của Trung Quốc xâm lược lấn chiếm biên giới, biển đảo. Những người dân oan đã đứng lên đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chống thù trong, giặc ngoài, chống áp bức, bóc lột, đòi lại các quyền của con người mà mình phải được hưởng.

Nhà văn Võ Thị Hảo đã nói lên những suy nghĩ của mình về dân oan Việt Nam đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chống áp bức, bóc lột qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành sau đây. [đọc tiếp văn bản / nghe youtube]

Trung Quốc đang xây dựng đường băng thứ ba ở biển Đông

15/09/2015 (VOA) - Ảnh vệ tinh chụp bãi đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa cho thấy Trung Quốc đang xây đường băng thứ ba ở Trường Sa dài 3 km và đủ dài để phục vụ các phi cơ quân sự của Bắc Kinh, một chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) nhận định.

Ông Greg Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc CSIS, cho biết các bức ảnh vệ tinh chụp tuần trước cho thấy một khu vực hình chữ nhật có tường chắn dài 3.000 mét, giống như các công trình mà Trung Quốc đã xây trên hai bãi đá khác là Subi và Chữ Thập cũng thuộc quần đảo Trường Sa. [đọc tiếp]

Việt Nam sẽ cụ thể hóa tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’?

15/09/2015 (VOA) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mới lên tiếng nói rằng Việt Nam “không thể để một cái tội chống nhà nước quy định chung chung, muốn bắt ai thì bắt”.

Báo chí trong nước dẫn lời ông Hùng phát biểu như vậy hôm qua, 14/9, tại phiên thảo luận về Bộ luật hình sự (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Người đứng đầu cơ quan lập pháp của Việt Nam cũng đề nghị phải làm rõ tội danh chống phá nhà nước nhằm “đảm bảo công bằng, đảm bảo quyền con người và quyền của công dân”. [đọc tiếp]

Đầu năm học mới: Thừa các loại phí nhưng thiếu chất lượng

10/09/2015 (Đại Kỷ Nguyên) - Bắt đầu năm học 2015 – 2016, rất nhiều gia đình đã phát hoảng khi biết số tiền phải đóng cho con em mình, trong đó tiền bảo hiểm y tế (BHYT) tăng gần gấp đôi. Các sinh viên vào đầu năm học cũng hoa mắt không nhớ hết các loại phí.

Áp lực tiền BHYT: Ngay từ đầu năm học mới, nhiều phụ huynh đã rất bất ngờ khi học sinh gửi về nhà giấy thông báo đóng số tiền BHYT lên đến 543.700 đồng, số tiền này tăng gần gấp đôi so với những năm trước.

Nhiều gia đình nghèo khó phải nuôi hai trẻ đi học, thì riêng tiền BHYT đã hơn 1 triệu đồng, chưa kể còn phải đóng các khoản khác. [đọc tiếp]

Đại hội  Đảng ở Việt Nam và nhân tố Trung Quốc

09/09/2015 (VOA) - Bộ Chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam đang bị chia rẽ sâu sắc và chưa đạt được đồng thuận về một số vấn đề, trong đó có biển Đông, quan hệ với Trung Quốc cũng như việc lựa chọn ban lãnh đạo tương lai, một chuyên gia nghiên cứu Việt Nam nhận định.

Giáo sư Carl Thayer nói thêm từ Australia rằng việc bất đồng như vậy có thể dẫn tới việc hoãn Đại hội 12 và dời sang một ngày khác muộn hơn.

Việt Nam tổ chức Đại hội đảng 5 năm một lần, và đại hội lần thứ 12 dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2016, nhưng ngày giờ cụ thể tới nay vẫn chưa được công bố. [đọc tiếp]

Muộn Đại hội Đảng ở VN vì còn bất đồng?

09/09/2015 (BBC) - Một chuyên gia nước ngoài vừa cho rằng Đại hội Đảng toàn quốc tại Việt Nam có thể tổ chức muộn hơn vì Đảng Cộng sản chưa đạt được đồng thuận về một số vấn đề.

Trong bài viết mới trên Policy Forum, Giáo sư Carl Thayer, người Úc nghiên cứu lâu năm về chính trị Việt Nam, nêu quan điểm:

"Có những dấu hiệu cho thấy Đảng chưa đạt được đồng thuận về một số vấn đề, trong đó có vấn đề Biển Đông, quan hệ với Trung Quốc và việc lựa chọn lãnh đạo tương lai của Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến việc hoãn tổ chức Đại hội sang một thời điểm muộn hơn." [đọc tiếp]

Nói sao công an hiểu

09/09/2015 Đoan Trang (Blog phamdoantrang) - (Nhân chuyện TS. Nguyễn Quang A từ Mỹ trở về Việt Nam và bị A67 câu lưu 15 tiếng đồng hồ, ngày 1/9/2015)

Ở đâu ra cái lệ công dân đi nước ngoài về thì Bộ Công an chặn lại ở sân bay, không cho làm thủ tục nhập cảnh, rồi đưa vào phòng kín lục đồ (lưu ý rằng công dân đó không hề có dấu hiệu vi phạm hành chính), hỏi vặn vẹo “đi đâu về, gặp ai, làm việc với ai, để làm gì...”?

Đã thế, khi người nhà và bạn bè của công dân đó đến sân bay chất vấn, làm rõ tình hình, thì chối quanh, kêu “không biết, không nghe thông tin gì”. Đỉnh cao của sự dối trá, trơ trẽn là Bộ còn giật dây, chỉ đạo công an cửa khẩu làm thủ tục xác nhận việc công dân “mất tích”... tôi lại càng thấy lo ngại, vì một ý nghĩ rất tiêu cực: Hình như ở Việt Nam, có những người mà thật sự, bạo lực là ngôn ngữ duy nhất mà họ hiểu được. [đọc tiếp]

Cần một Quốc khánh mới cho VN

08/09/2015 Nhà văn Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội (RFA) - Đợt đặc xá quy mô lớn của chính quyền VN trước 2/9/2015 với số lượng 18.298 tù hình sự đã khiến dư luận được một phen ngỡ ngàng. Có phạm nhân giết người, tòa phạt 14 năm tù, nay ở  chưa được một nửa thời hạn đã tha bổng(có dư luận cho rằng do cô ta có thân hình bốc lửa và ở tù giùm cho một con ông cháu cha) ! Tội trộm cướp, tham nhũng, cướp giết hiếp, ma túy đều được đặc xá một cách  rộng rãi khác thường. Riêng người có lương tâm, vô tội, chỉ đấu tranh cho sự thật và tự do nhân quyền như Trần Huỳnh Duy Thức, anh Ba Sàm, Tạ Phong Tần, Nguyễn Ngọc Già, Bùi Hằng.. và nhiều người khác thì cho đến nay vẫn bị giam cầm dù người VN và thế giới đã nhiều lần lên tiếng phản đổi.

Cung cách quản lý xã hội như vậy chính là đặc trưng của 70 vận hành chính thể sau cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2/9.

70 năm minh chứng sự bất lương của thể chế độc tài cộng sản là đã quá đủ.

Thậm chí không một nỗ lực cải cách nào có thể thay đổi được nó về bản chất. Những người muốn cài cải cách như Trần Xuân Bách, Võ Văn Kiệt đã có quyền lực lớn nhưng cũng bó tay hoặc bị hãm hại vì cải cách là đụng đến quyền lợi riêng nhiều quan chức, chưa kể có một bộ máy tình báo Hoa Nam đứng đằng sau. [đọc tiếp]

‘Hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh!’

08/09/2015 Ngô Nhân Dụng (Người Việt) - Xin lỗi quý vị độc giả, phải nhìn thấy những chữ nặng nề trong tựa đề trên đây. Tám chữ đó người viết không đặt ra mà trích từ một lá thư công khai của ông Ngô Bảo Châu, một nhà toán học Việt Nam lỗi lạc được thế giới công nhận.

Ðộc giả Người Việt khi đọc tin đảng Cộng Sản ở tỉnh Sơn La, Việt Nam, tính đem 1,400 tỷ đồng (gần 70 triệu đô la Mỹ) ra làm khu công viên dựng tượng Hồ Chí Minh, nhiều người, ở trong và ngoài nước đã phản ứng bằng những lời lẽ nặng nề, thậm tệ hơn nữa. Nhưng những lời Giáo Sư Ngô Bảo Châu viết trên trang Facebook của ông đáng chú ý, vì ông chưa bao giờ tỏ ra phẫn nộ dùng lời lẽ như vậy khi bầy tỏ ý kiến về các vấn đề chung. [đọc tiếp]

Bạo lực ở Việt Nam – Một vấn đề đáng báo động

 

Hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

13/06/2015

Dựa theo Chỉ số bách hại tôn giáo trên thế giới (Weltverfolgungsindex 2015), Việt Nam cộng sản  bị liệt kê vào danh sách các quốc gia bách hại tôn giáo trầm trọng nhất. Nhằm thông tin về tình trạng đàn áp những người có tín ngưỡng, đặc biệt tín hữu Thiên Chúa Giáo, Diễn Đàn Việt Nam 21 sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

Ông Peter Kinast đã qua Việt Nam sinh hoạt với các tin hữu Việt Nam bị chế độ CS độc tài sách nhiễu và đàn áp. [đọc tiếp] - [deutsch]

Sinh hoạt hội thảo ngày 23/05/2015 với Blogger Người Buôn Gió

Blogger Người Buôn Gió là ai? Ðiều gì khiến anh trở thành người dùng ngòi bút làm phương tiện cải cách xã hội?   Người quan tâm đến tình hình đất nước có lẽ ai cũng quen thuộc với tên gọi blogger Người Buôn Gió. Người Buôn Gió tên thật là Bùi Thanh Hiếu, tác giả nhiều loạt bài, trong đó có “Ðại Vệ Chí Dị,” “Thư Viết Cho Con Trai”... với lối viết giản dị,  dí dỏm và sâu sắc.

Sinh hoạt hội thảo do Diễn Đàn Việt Nam 21 tổ chức vào ngày 23/05/2015

[xem chi tiết]

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

HỌP MẶT DÂN CHỦ 2015, Kỳ 14,

từ 28.3. đến 29.3.2015 tại Philippines

HỌP MẶT DÂN CHỦ (HMDC) tập họp nhiều người Việt trên toàn thế giới, hoạt động trong nhiều tổ chức và lãnh vực khác nhau – nhân quyền, văn hóa, giáo dục, truyền thông, xã hội, chính trị - có cùng mục tiêu chung là độc lập dân tộc và dân chủ hóa Việt Nam. HMDC tổ chức Tĩnh hội thường niên tại một địa điểm yên tĩnh để những người Việt quan tâm đến tình hình VN và Cộng đồng từ khắp nơi trên thế giới có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm hoạt động, trong sự tương kính, cởi mở giữa những người yêu chuộng tự do dân chủ.

Tĩnh hội HMDC 2015 năm nay được tổ chức lần đầu tiên tại Đông Nam Á trong 2 ngày tại Philipinnes từ thứ bẩy 28.3 đến chủ nhật 29.3.2015. Đây là Tĩnh hội thứ 14, quy tụ 38 người, đến từ 8 quốc gia: Úc, Phi, Pháp, Đức, Na Uy, Canada, Hoa kỳ và Việt Nam, gặp nhau tại một thị trấn nhỏ mang hình ảnh quê hương VN với những rặng dừa xanh mát, nhiều cây ăn trái vùng nhiệt đới, ven bờ hồ nước trong, với nhiều kỳ hoa dị thảo.

Trong 2 ngày làm việc, Tĩnh Hội đã tập trung thảo luận về tình hình VN, về những yếu tố mới tác động vào tình hình chính trị và cuộc vận động dân chủ tại VN. Việc phối hợp trong-ngoài, nhận diện các tổ chức Xã hội Dân sự (XHDS) về số lượng, chất lượng, ưu khuyết điểm và thành quả. Việt Nam sau 40 năm chấm dứt chiến tranh (1975-2015) cùng nhìn lại 40 năm đấu tranh của cộng đồng hải ngoại, về những khó khăn và thuận lợi, góp những đề nghị cụ thể để đẩy mạnh dân chủ hóa VN. Trong hội nghị đã có những quyết định để HMDC hoạt động hữu hiệu hơn. Địa điểm tổ chức HMDC 2016 cũng đã được lựa chọn.

Trước đó vào ngày thứ sáu 27.3, bốn (4) tổ  chức: hai tổ chức XHDS Việt, hai tổ chức XHDS Phi, tổ chức thành công Hội nghị Quốc Tế về Biển Đông, trong khuôn viên Đại học thủ đô Manila, với sự tham dự của 70 người Việt, Phi và ngoại quốc. Nhiều diễn giả quốc tế là chuyên viên nghiên cứu có uy tín về biển Đông, đến từ Nhật, Úc, Phi, Pháp và VN, đã đóng góp các bài thuyết trình có giá trị  [đọc tiếp]

* Nhân quyền  

07/09/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Giới cầm quyền cộng sản Việt Nam dùng bạo lực để trị dân. Hậu quả của nó là một xã hội bạo lực : Công an dùng bao lực để trấn áp dân; giả danh côn đồ để hành hung những người bất đồng chính kiến; trong xã hội người dân dùng bạo lực để gải quyết mâu thuẫn nội bộ; thậm chí bạo lực đã đi vào cả học đường. Nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã nói lên những quan ngại của mình về bạo lực tràn lan trong xã hội Việt Nam dưới chế độ công an trị qua phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành sau đây, mời quí vị cùng ngheMãi lộ: Khối u ác tính trong ngành công an

07/09/2015 Phan Văn Hiến (Dân Luận) - Mấy ngày qua, cộng đồng mạng Facebook được xem một đoạn video clip của một cô gái bị CSGT ngã 3 Thái Lan (Long Thành) đòi mãi lộ và hành hung. Đoạn clip này được chia sẻ và số lượt người xem tăng đến chóng mặt.

Xét cho cùng cũng xui cho mấy anh CSGT này chẳng may gặp phải ngay một phụ nữ đúng nghĩa là một phụ nữ can trường, con cháu Bà Trưng, Bà Triệu “hàng hiệu” đây. Và thế là người xem video clip lúc này lại được thấy hình ảnh đồng chí thượng úy CSGT tỏ ra lúng ta lúng túng (giây thứ 6), kế đến là tay mặc thường phục kia, trước đó đứng ghi ghi, chép chép gì đấy, trông “đĩnh đạc” lắm, ấy thế mà khi thấy không ổn nên bèn tới “nài nỉ” cô gái là “đi đi đi em!” (giây thứ 14) nhưng cô gái quyết đòi các chú giải thích cho bằng được “năm trăm ngàn đồng đó là năm trăm ngàn đồng tiền gì?” (giây thứ 18). Thấy không xong, tay mặc thường phục kia giờ mới lộ nguyên hình là “con sói hung tợn”, hắn lao vào rồi dở trò côn đồ của mình ra để “giải quyết dứt điểm” mọi chuyện (giây thứ 20 trở đi)! Kết cục sự việc là những gì mà cô ấy đã chia sẻ trên trang facebook của mình. [đọc tiếp]

Cái dở của “lực lượng thứ ba”

06/09/2015 Phạm Hồng Sơn (blog Như Cây Tre Việt Nam) - Nghiên cứu, phê bình về “lực lượng thứ ba” đã có nhiều bài viết công phu, như của tác giả Nguyễn Văn Lục. Nhưng theo tôi, cái dở của họ không phải họ là người được sống trong thể chế văn minh (hơn) của miền Nam lại đi ủng hộ miền Bắc cộng sản. Bởi, sai lầm này dẫu quá đớn đau cho dân tộc cũng thường thôi nếu nhìn kỹ hơn về bản tính dân tộc và về bản thể con người. Cái dở của họ không phải là các hoạt động xã hội hiện nay của họ quá rụt rè so với thời Sài Gòn dẫu cái Ác hiện nay ác gấp nhiều lần trước. Cái dở của họ cũng không phải chuyện chưa xin lỗi dân tộc vì đã (vô tình) tiếp tay phá bỏ một chế độ văn minh hơn. Bởi Elton John đã viết: “Xin lỗi” hình như là từ khó nói nhất. [đọc tiếp]

Tại sao các em không được đến trường?

Hãy trả tự do ngay cho 

Trần Huỳnh Duy Thức!

Ký tên vận động nhân quyền

cùng với Amnesty International

15/12/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sau Ân xá Quốc tế Đức, Ân xá Quốc tế Mỹ cũng khởi động chiến dịch cùng lên tiếng đòi hỏi hỏi nhà cầm quyền tại Hà Nội trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức:

"Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt tháng 5 năm 2009. Ngày 20/01/2010, ông bị kết án 16 năm tù giam cùng 5 năm quản thúc với tội danh "âm mưu lật đổ chế độ" theo Điều 79. Ông đã hỗ trợ cải cách kinh tế và chính trị và dân chủ và thực hiện một cách ôn hoà quyền tự do ngôn luận của mình. Trong phiên tòa kháng cáo tháng 5 năm 2010 phán quyết xử tội vẫn bị giữ nguyên.

Vào tháng Tám năm 2012, Nhóm Công tác Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện UNWGAD đã kết luận việc giam giữ, xử tội này là tùy tiện và đòi hỏi chính quyền Việt Nam trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức.

Ân Xá Quốc Tế đòi hỏi

- trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Trần Huỳnh Duy Thức

- Bảo vệ Quyền tự do phát biểu ý kiến được ghi rõ trong Điều 19 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã phê chuẩn. (ICCPR, Điều 19)."

Xin hãy hỗ trợ Ân xá Quốc tế đòi nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức bằng cách ký tên vào Thỉnh nguyện thư cũng như phổ biến rộng rãi tin này đến đồng hương và các thân hữu người ngoại quốc khắp nơi [đọc tiếp và ký tên (tiếng Anh)]

06/09/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tại Việt Nam, năm học mới đã bắt đầu. Ở một số địa phương, đặc biệt là vùng nông thôn đã xẩy ra một tình trạng đang gây lo ngại trong dư luận xã hội. Đó là việc  những học sinh bị từ chối vì không có giấy khai sinh. Nguyên do của nỗi buồn này vì các em là đứa con thứ ba trong gia đình. Cha mẹ các em đã vi phạm vào điều cấm kỵ mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh 2 con trong cái gọi là “Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch”.

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài đã đề cập vấn đề này trong cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Báo TQ cảnh cáo Ấn Độ về hợp đồng dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông

04/09/2015 (VOA) - Truyền thông Trung Quốc tố cáo kế hoạch thăm dò dầu khí của Ấn Độ với Việt Nam ở Biển Đông là hành động ‘bất hợp pháp’, ‘thiếu khôn ngoan’, có thể phá hoại các xung lực tích cực của mối quan hệ Trung - Ấn.

Tập đoàn dầu khí quốc doanh của Ấn Độ, ONCG, cuối tháng rồi loan báo vừa được phép thăm dò thêm 1 năm nữa tại lô dầu khí 128 của Việt Nam trên Biển Đông.

Báo chí Ấn trích phát biểu của đại sứ Việt Nam, Tôn Sinh Thành, ngày 27/8 khẳng định Trung Quốc không có quyền can thiệp khi Ấn Độ đầu tư trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. [đọc tiếp]

Muốn chấn hưng, giáo dục Việt Nam phải được cải cách triệt để

04/09/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Theo đánh giá của nhiều chuyên gia đầu ngành, giáo dục Việt Nam đang ngày càng khủng hoảng nghiêm trọng. Muốn chấn hưng nó phải được cải cách triệt để như một cuộc cách mạng trong ngành giáo dục. Những năm qua nhiều nhà giáo, nhà khoa học có tâm huyết với nền giáo dục đã đưa ra những kiến nghị rất cụ thể với tinh thần trách nhiệm cao đến Đảng CS và nhà cầm quyền Hà Nội nhưng rất đáng tiếc đều rơi vào sự im lặng đáng sợ, không một lời hồi âm.

Nhân sắp bước vào năm học mới, Giáo sư Chu Hảo (ảnh bên), một trí thức có nhiều quan tâm đến việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà đã nói lên những trăn trở của mình  qua cuộc trò chuyện với phóng viên Trần Quang Thành sau đây  [đọc tiếp văn bản / nghe youtube]

Đại hội XII “phải chăng ngựa theo đường cũ” ?!

01/09/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai. Nếu không có gì thay đổi bất ngờ vào giờ chót, Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ khai diễn vào đầu năm 2016. Có nguồn dư luận cho rằng đấy là đấu trường so găng giữa phe bảo thủ cầm đầu là Nguyễn Phú Trọng và phe cấp tiến cầm đầu là Nguyễn Tấn Dũng...

Bàn về Đại hội XII, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai trong cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành đã đặt câu hỏi  “Đại hội XII : Phải chăng ngựa theo đường cũ?!” Nội dung như sau [đọc tiếp văn bản / nghe youtube]

70 năm Cách mạng tháng 8-1945 và sự phản bội của đảng cộng sản Việt Nam

30/08/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Phỏng vấn Linh mục Phan Văn Lợi - 70 năm nhìn lại, có nhiều cách đánh giá khác nhau về Cách mạng tháng Tám năm 1945 và ngày Quốc khách 2/9. Bên cạnh sự khoe khoang của những người cầm đầu Đảng Cộng sản Việt Nam mà cho là những thành tựu to lớn không thể phủ nhận được. Trong dư luận lại có sự đánh giá khác. Từ sau Cách mạng tháng Tám những người cầm đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã phản bội lợi ích của dân tộc để phục vụ cho lợi ích của chủ nghĩa cộng sản, của Đệ tam quốc tế, cam tâm làm chư hầu cho Nga Xô và Trung Cộng, đưa đất nước Việt Nam vào môt thảm kịch mới. Thay vì đưa đất nước đi vào con đường thịnh vượng sánh vai cùng năm châu, những người cộng sản  đã cai trị đất nước bằng bạo lực của nền chuyên chính vô sản, hơn 30 năm trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Ngày 2/9/1945 đã trở thành ngày quốc hận.

Từ thành phố Huế, linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi đã cs cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành qua chủ đề : “70 năm Cách mạng tháng Tám 1945 – Sự phản bội của Đảng Cộng sản Việt Nam”.  [đọc tiếp văn bản / nghe youtube]

Ngày 2 tháng 9: Quốc Khánh hay Quốc Hận?

30/08/2015 V.Quốc Uy (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày “Quốc khánh 2 tháng 9” năm nay sẽ được ĐCSVN tổ chức thật long trọng để kỷ niệm 70 năm đất nước này bị chui vào cái gông Cộng sản mạ vàng để ĐCS độc quyền nhào nặn và sử dụng. Nói “bị chui” bởi vừa bị cưỡng bức lại vừa tự nguyện chui vào. Trên bình diện toàn cục thì nhân dân VN khốn khổ này không thể chối bỏ sai lầm tự nguyện. Nếu không có sự tự nguyện đương nhiên của số đông “bần cố” và sự tự nguyện nhẹ dạ cả tin của một số trí thức đầu tàu ngây thơ chính trị, ngỡ mình gặp được Minh quân, thì cái thòng lọng chuyên chính CS đâu có tự nhiên choàng được vào cổ dân tộc này? ...

Dân ta đang “một cổ hai tròng” rất khó gỡ ra, và hai cái tròng đó đã quàng vào cổ dân tộc Việt Nam ngay từ ngày 2 tháng 9 năm 45, và nó ngày càng xiết lại. Chuyện lạ đời là dân bị mất nước trước hết vào tay người trong nước là nạn nội xâm, dân mất đất và mất tự do bị lưu vong ngay trên đất nước mình, còn đội ngũ cầm quyền thì cai trị dân mình theo cung cách một đội quân viễn chinh, như một đội quân chiếm đóng vậy. [đọc tiếp]

Không có tù nhân chính trị trong đợt ân xá 2/9

28/08/2015 Trà Mi (VOA) - Không có tù nhân chính trị nào được phóng thích trong đợt ân xá mà truyền thông nhà nước gọi là ‘lớn nhất từ trước đến nay nhân 70 năm ngày Quốc khánh 2/9’.

Việt Nam hôm nay loan báo sẽ trả tự do cho hơn 18 ngàn tù nhân, bắt đầu từ thứ Hai tuần tới. Những người sắp được thả sớm là các tù nhân phạm tội từ hối lộ, buôn ma túy, buôn người, tới sát nhân.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói việc đặc xá chỉ dành cho phạm nhân hình sự, không dành cho tù nhân lương tâm nêu bật chính sách nhân quyền của Việt Nam: “Đây là một chỉ dấu cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam không hề thay đổi trong chính sách nhân quyền của họ [đọc tiếp]

Cách mạng tháng Tám quyết định số phận Việt Nam như thế nào?

20/08/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tại Việt Nam 70 năm trước, những người cộng sản nhanh tay chớp được thời cơ của một khoảng trống quyền lực, cướp chính quyền qua cuộc Cách mạng tháng Tám và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.

Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường, sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc đã bị người cộng sản Việt Nam lợi dụng để áp đặt lên đất nước Việt Nam chủ nghĩa vô sản chuyên chính. Đến ngày hôm nay một hệ thống tham quan đang đè nặng lên đất nước, quyền của người dân bị tước đoạt, không phải chỉ quyền tự do ngôn luận, mà cả quyền sống, quyền làm người.

Từ Paris – thủ đô Pháp Quốc – ông Nguyễn Gia Kiểng, Thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành qua chủ đề “Cách mạng tháng Tám quyết định số phận Việt Nam như thế nào?”  [đọc tiếp văn bản / nghe youtube]

Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, Việt Nam bước vào một thảm kịch

18/08/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - 70 năm trước đây, lợi dụng vào lòng yêu nước, khát khao độc lập, tự do, hạnh phúc của đồng bào mình, những người cộng sản Việt Nam đã cướp được chính quyền và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời ngày 2/9/1945. Thay vì tìm con đường mưu cầu hạnh phúc cho dân, cộng sản Việt Nam đã cam chịu làm tay sai cho Đệ tam quốc tế, lấy chuyên chính vô sản để cai trị đất nước. Hy sinh quyền lợi của dân tộc để phục vụ Quốc tế vô sản. Và từ đó Việt Nam bước vào thảm họa của chủ nghĩa cộng sản. Từ Hà Nội, nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã có đôi lời suy ngẫm về cách mạng tháng Tám qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị theo dõi.

Đất nước này không cần toàn những người tốt như thế...

15/08/2015 Mai Tú Ân (Dân Luận) - Ông PTTg Vũ Đức Đam nói rằng "Đất nước chúng ta toàn những người tốt mà sao vẫn nghèo", thì hẳn là những người tốt mà ông muốn nói ở đây thuộc về nhóm người đã và đang lãnh đạo quốc gia như ông phải không?

Vậy thì chúng tôi không cần những người tốt đó ! Bởi vì còn những người tốt đó thì đất nước còn nghèo. Tại sao ư?

Vì những người tốt đó nghĩ rằng đất nước này là của riêng họ nên họ sử dụng đất nước này theo cách họ muốn. Họ đã chiếm lấy nó như một chiến lợi phẩm nên họ có quyền giữ nó, hưởng thụ nó như một thứ chiến lợi phẩm. [đọc tiếp]

Không phải chỉ vì con số 1.400 tỷ!

14/08/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn TS Hà Sĩ Phu - Trong những ngày gần đây, dư luận xã hội xôn xao việc Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, một trong những tỉnh nghèo nhất nước đã thông qua dự án xây dựng quần thể tượng đài Hồ Chí Minh với mức kinh phí 1.400 tỷ đồng. Có người cho rằng đây là một dự án lãng phí không thể chấp nhận được. Có người lại đặt câu hỏi tại sao tại vùng Tây Bắc, đồng bào nhiều dân tộc còn sống trong nghèo đói, trẻ em đi học gặp biết bao khó khăn trường không ra trường, lớp không ra lớp mà lại ném  một lượng tiền quá lơn vào một dự án như vậy. Có dư luận cho rằng đây là một dự án chính trị không thể chấp nhận được dù kinh phí bỏ ra có thể nhỏ hơn gấp nhiều lần.

Quanh sự kiện này, từ thành phố Đà Lạt, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành [Youtube phỏng vấn và bài bóc tiếng]

Dân mình nhẹ dạ, cả tin hay là ...

13/08/2015 Song Chi (FB Song Chi) Dân mình nhẹ dạ, cả tin hay dù biết mà vẫn cố tin, cố hy vọng trong nỗi tuyệt vọng? Nên cứ mỗi khi thấy tay lãnh đạo nào mặt mũi sáng sủa hơn, có bằng cấp hơn, có đi học ở nước ngoài về là lại hy vọng tay này lên may ra sẽ khá hơn. ...

Nhưng rồi, họ đã nói gì, làm gì?

Người thì tiếp tục phá nát ngành Giáo dục trước khi bỏ.. ghế chạy sang một chỗ ngồi khác cao hơn, người thì thao túng, phá nát ngành ngân hàng, gây ra những cảnh xáo trộn tiền vàng, làm khó dân trong kinh doanh buôn bán vàng hơn cả trước đó; người thì vẫn không thể làm gì để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô…; người thì mặt mũi sáng láng mà phát ngôn vô cảm, hành động còn vô cảm hơn, hết “Hoàng Sa Trường Sa đời này không đòi đươc thi đời con cháu chúng ta sẽ đòi lại”, nào việc biên soan sách Bách khoa toàn thư VN “phải đúng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh”, [đọc tiếp]

Một phần ba doanh nghiệp ở Việt Nam hối lộ khi trả thuế

13/08/2015 (VOA) - Kết quả khảo sát do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) thực hiện cho thấy 32% trong số 2.542 doanh nghiệp có đăng ký cho biết họ đã hối lộ cho nhân viên thuế vụ.

Bản tin của tờ Channel News Asia ở Singapore trích dẫn kết quả cuộc khảo sát đầu tiên thuộc loại này của VCCI cho biết 40% doanh nghiệp tin rằng họ sẽ bị làm khó dễ nếu không hối lộ, hay còn gọi là “trả chi phí không chính thức” cho cán bộ thuế. [đọc tiếp] - [english]

Hà Nội 'mua ảnh hưởng' ở Washington thế nào

05/08/2015 (BBC) - Nhà báo Greg Rushford người Mỹ chuyên viết phóng sự điều tra về chính trị trong mậu dịch quốc tế vào hôm 04/08 có bài đăng trên trang rushfordreport.com của ông có tựa ' How Hanoi Buys Influence in Washington, D.C.' (Hà Nội mua ảnh hưởng ở Washington thế nào).

Bài viết mô tả điều được cho là việc Đảng Cộng sản Việt Nam đã "âm thầm mua ảnh hưởng" nhằm thúc đẩy nghị trình ngoại giao của Hà Nội ở Washington và "chiến dịch vận động tinh vi" này dường như đã và đang có kết quả.

Bài viết mở đầu bằng việc đề cập tới chuyến công du tới Việt Nam trong tuần này của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry với nghị trình chính được dự kiến là tăng cường quan hệ kinh tế và an ninh quốc phòng. [đọc tiếp] - [english]

Hội thảo với Tiến sĩ Nguyễn Quang A  - Dân chủ hóa và các kịch bản khả dĩ cho Việt Nam

05/08/2015 Hoa Hướng Nam (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Một cuộc hội thảo về qúa trình dân chủ hóa tại Việt Nam đã diễn ra tại hội trường Neckartenzlingen - Đức vào ngày thứ bẩy 01/08/2015 với một cử tọa đông đảo nhiệt thành có nhiều quan tâm đến tình hình đất nước. Diễn giả là Tiến sĩ Nguyễn Quang A đến từ Hà Nội.

Ts.Nguyễn Quang A cho biết ông ra nước ngoài để giới thiệu tập tiểu luận „Dân chủ hóa: vài bài học quốc tế và kịch bản khả dĩ cho Việt Nam„ với hy vọng tập này sẽ được đón nhận như một gợi ý cho các cuộc thảo luận, tranh luận trong thời gian về quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam. [đọc tiếp]

Lật lại trang sử thuyền nhân - Phe thiên tả chống người tị nạn:  “Dân buôn lậu, ma cô và tay sai Mỹ”

03/08/2015 Ulli Kulke (Die Welt), Trần Huê (Diễn Đàn Việt Nam 21) chuyển ngữ - Vào những năm cuối của thập niên 1970 khi hằng trăm ngàn người Việt Nam đã liều mình vượt biển tìm tự do thì những người thiên tả ở Tây phương đã lạnh lùng tuyên bố: Những người này đáng tội thôi. Đừng ra tay giúp họ! Tuyên bố này của phe tả vô nhân không tưởng tượng được. Năm 1979, Joan Baez, nữ ca sĩ Mỹ nổi tiếng tranh đấu cho nhân quyền, chống kỳ thị chủng tộc và nhất là phản chiến, đã thỉnh cầu Tổng thống Jimmy Carter hãy cho hạm đội thứ bẩy của hải quân Hoa Kỳ di chuyển đến Biển Đông. Lúc bấy giờ mỗi ngày có hằng trăm người bị chết đuối, đôi khi đến hằng ngàn người. TT Carter hưởng ứng lời kêu gọi và gửi hạm đội lớn nhất trong các hạm đội đến nơi mà thần tượng hòa bình Joan Baez mong muốn. Jane Fonda, minh tinh Hollywood và cảm tình viên của phe thiên tả lên tiếng phản đối kịch liệt và thóa mạ Baez bắt tay với phe địch.

Hình ảnh thời đó cũng không khác gì những hình ảnh mà chúng ta thấy ngày nay từ thảm trạng thyền nhân ở Địa Trung Hải: những chiếc thuyền không đủ tiêu chuẩn đi biển, chở người quá tải, người bị đắm tàu, những thuyền nhân tuyệt vọng, xác người trôi trên biển. Điều mà hình ảnh không diễn tả được là: Thảm trạng thuyền nhân thời đó còn khủng khiếp gấp 10 lần bây giờ. [đọc tiếp]

Đại hội XI : Điểm sáng ít  -  Điểm tối nhiều 02/08/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Đảng Cộng sản Việt Nam đang mở đại hội các cấp để tiến tới Đại hội XII vào đầu năm 2016. Nhìn lại những thành quả của nhiệm kỳ đại hội XI, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đưa ra nhận xét đó là một nhiệm kỳ điểm sáng ít, điểm tối nhiều.

Sau đây là đôi điều cảm nhận của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai qua cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành, nội dung như sau, mời quý vị cùng nghe

Phản ứng về việc Thủ tướng Anh thăm VN

30/07/2015 (BBC) - Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng David Cameron đã xuất hiện trên nhiều báo lớn tại Anh trong hai ngày qua.

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một thủ tướng Anh đương nhiệm được miêu tả là nỗ lực của Số 10 Phố Downing nhằm mở rộng quan hệ thương mại ra ngoài phạm vi khu vực EU, vốn đang chìm trong khủng hoảng kinh tế.

Trong bài đăng ngày 29/7, báo The Guardian nhận định dù Việt Nam là "một trong năm nước cộng sản cuối cùng trên thế giới", với "chế độ độc tài chà đạp lên nhân quyền", ông Cameron "rõ ràng đang nghĩ rằng đây là một chế độ mà ông có thể hợp tác".

"Ông Cameron chỉ mới 8 tuổi khi cuộc chiến kết thúc, vì vậy những cuộc biểu tình của phe cánh tả phản đối chiến tranh Việt Nam, bên ngoài tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Quảng trường Grosvenor, không có ý nghĩa gì đối với ông". [đọc tiếp]

“Hãy phá đổ bức tường này!”

29/07/2015 Võ Thị Hảo (RFA Blog) - Theo nhiều nhà quan sát thì các phe nhóm cầm quyền Việt Nam vẫn canh chừng nhau, ăn miếng trả miếng. Quyền lực có lúc phân tán giữa phe thân TQ và phe thân Mỹ bởi rất nhiều người cơ hội gió chiều nào che chiều ấy.

Dưới sức ép đấu tranh trong nước và quốc tế đang dâng lên mạnh mẽ, người thâu tóm được quyền lực sẽ lựa chọn điều gì?

Có thể xẩy ra hai trường hợp: hoặc độc tài hơn và tàn bạo hơn, hoặc sẽ cải cách và đổi mới ở một mức độ tương thích để sống sót. Kinh tế, chính trị và ngoại giao VN sẽ sụp đổ và bế tắc nếu không thay đổi theo những giá trị dân chủ, tự do theo nguyện vọng của người dân.

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung quốc cùng nhiều dấu hiệu cho thấy ngày tàn của đế chế “tư bản đỏ” TQ không xa. Tương tự thời kỳ mà chính Liên xô cũng đã không thể lo nổi phận mình, buộc phải buông các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. [đọc tiếp]

Thủ Tướng Anh cam kết hành động chống buôn trẻ em VN

29/07/2015 (VOA) - Thủ Tướng Anh David Cameron cam kết sẽ ra tay chống các hoạt động buôn trẻ em người Việt bằng cách ra lệnh cho các doanh nghiệp Anh phải đề ra kế hoạch hành động hàng năm nhằm ngăn chận nạn nô lệ và các hoạt động buôn người trong hệ thống cung cấp của công ty.

Báo The Guardian hôm 29 tháng Bảy tường thuật rằng có tới 3.000 trẻ em Việt Nam bị buôn sang Anh Quốc để lao động tại các trại trồng cần sa và các cửa tiệm làm móng tay, trong khi thường phải sống trong các điều kiện vô cùng tệ hại.

Cố vấn khoa học của chính phủ Anh nói ước lượng có tới 13.000 nạn nhân nạn buôn người có mặt tại Anh. Việt Nam là nước xếp hạng thứ tư trong danh sách các nước có nhiều nạn nhân nhất bị buôn sang vương quốc Anh.

Trong chuyến đi thăm đầu tiên của một thủ tướng Anh tới Việt Nam, Thủ Tướng Cameron hôm nay còn loan báo rằng Ủy Viên độc lập  về chống nô lệ Kevin Hyland sẽ dẫn đầu một phái đoàn tìm hiểu tình hình tại Việt Nam vào mùa Thu năm nay để tìm những phương cách nào khác mà Anh có thể làm để  chống lại những kẻ buôn người. [đọc tiếp] - [english]

Nạn đưa trẻ VN vào Anh trồng cần sa

29/07/2015 (BBC) - Sang thăm Việt Nam, ngoài bàn thảo về hợp tác an ninh, quốc phòng, thúc đẩy thương mại, Thủ tướng Anh, David Cameron còn muốn đề cập đến chủ đề hợp tác trong nỗ lực chống nạn buôn người vào Anh.

Trang web của Phủ Thủ tướng Anh ở Downing Street ngày 29/07 nói trong chuyến thăm tới Việt Nam, Thủ tướng David Cameron sẽ nói về nỗ lực chống nạn buôn người:

"Thủ tướng sẽ tìm cách tăng cường hợp tác đã có với phía Việt Nam để chống nạn buôn người..."

Tuy nhiên, một thành viên cộng đồng người Việt ở Anh Quốc nói rằng thực sự tỷ lệ trẻ vị thành niên người Việt được đưa vào Anh chỉ chiếm một lượng rất nhỏ, và những người nhập cư lậu đa phần 'đồng lõa' với các đường dây buôn người.

Nói với BBC Tiếng Việt ngày 29/07 với điều kiện ẩn danh, người này nhận xét: "[Đa phần] người Việt sang đây thậm chí 25, 30 tuổi vẫn khai dưới [18] tuổi bởi mặt người Việt nhìn non hơn mặt người bản xứ." [đọc tiếp]

Tôn giáo và Chính Trị trong đời sống

21/07/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tôn giáo nói chung mang lại nhiều ích lợi cho con người và xã hội. Theo Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo thì chính trị là một trong những hình thức cao nhất của bác ái, vì nó phục vụ lợi ích chung. Một người Công Giáo tốt là người biết tham gia vào chính trị, đóng góp những điều tốt nhất của mình cho việc quản trị của nhà lãnh đạo.

Bình thường, chính trị là quản trị tài sản chung, điều hành và trông nom trật tự công cộng, xây dựng đời sống ấm no cho nhân dân. Ngày nay, những trách nhiệm chính trị càng ngày càng nặng, vì những quyết định cùng lúc đụng chạm tới sự sinh – tử, tới thể chế gia đình, tới cuộc sống kinh tế xã hội, tới giáo dục, tới chính sách quốc tế. Hơn nữa, nếu như trước đây, chính trị hầu như thuộc quyền Nhà Nước (Etat), thuộc bộ máy chính quyền, thuộc các bộ, thì ngày nay chính trị như là công việc của mọi người. Mọi người đều có quyền biểu quyết. Quyết định tăng giá xăng dầu, cắt giảm phụ cấp gia đình, tăng lãi xuất ngân hàng, đánh thuế nặng vào hàng nhập cảng để bảo vệ sản phẩm nội điạ, hối xuất của đồng bạc VN…là những quyết định chính trị đụng chạm khá trực tiếp đến đời sống mọi người.

Trong một lần trả lời về việc dấn thân của người tu sĩ trong giáo hội, Đức Giáo hoàng Phan Xi Cô nói rằng “Nếu Chúa gọi anh chị em trên con đường này thì xin anh chị em lên đường, hãy làm chính trị dù con đường này có thể làm anh chị em đau khổ”.

Giáo hội Công giáo Việt Nam đã đem giáo huấn của Đức Giáo Hoàng vào đời sống như thế nào và liệu câu hỏi người tu sĩ không nên làm chính trị có còn đứng vững hay không ? Mời quý vị cùng nghe quan điểm của Linh mục Phan Văn Lợi qua cuộc phỏng vấn do phóng viên Trần Quang Thành thực hiện. [đọc tiếp]

Ông Phùng Quang Thanh còn sống hay đã chết?

20/07/2015 Thụy My (Blog ThuyMyRfi) ... Hãng tin Đức có « đưa tin thất thiệt » hay không, xin mời các bạn đọc kỹ (xin đọc tin ngay dưới dưới đây, chú thích của DĐVN21) và suy ngẫm.

Trước khi bản tin này được đưa lên, tờ Một Thế Giới của VN đã dẫn lời ông Võ Văn Tuấn nói rằng DPA sẽ cải chính. Và sau khi có bản tin mới của DPA, Thông tấn xã Việt Nam hồ hởi viết « DPA đưa tin cải chính về sức khỏe Bộ trưởng Phùng Quang Thanh ». Trang Infonet : « DPA đã đính chính thông tin… ».

Đài Tiếng nói Việt Nam hùng hồn khẳng định: « DPA xin lỗi vì đưa tin sai… ». Trang cafebiz.vn trong bài « DPA thay bản tin mới về đại tướng Phùng Quang Thanh » thì viết rằng « Hãng tin Đức đã rút bản tin cũ khỏi trang web và thay thế bằng bản tin mới… »

Sự thật ra sao ? ...

Sau đây là cuộc trò chuyện giữa Thụy My với người phụ trách ban tin quốc tế tiếng Anh của văn phòng hãng tin DPA ở Berlin qua điện thoại :

- Như vậy là bản tin trước của các ông đưa sai ?

- Không, chúng tôi không hề nói rằng tin của mình sai. DPA chỉ đưa lại thông tin của phía Việt Nam, bác bỏ thông tin ông Phùng Quang Thanh qua đời. Nhưng trong đoạn thứ tư ngay sau đó, chúng tôi đã nhắc lại nguồn tin từ bệnh viện Pháp cho biết ông Thanh đã chết... [đọc tiếp]

Thông tấn xã Đức dpa loan tin Hà Nội phủ nhận tin Phùng Quang Thanh chết

20/07/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày hôm nay, thông tấn xã Đức dpa đã đưa tin nhà nước VN phủ nhận tin tướng Phùng Quang Thanh chết. Bản tin dpa như sau:

Việt Nam bác bỏ báo cáo về cái chết của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Bangkok (dpa) - Chính phủ Việt hôm thứ hai bác bỏ một bản tin nói bộ trưởng quốc phòng đã qua đời tại một bệnh viện Paris vào cuối tuần.

Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng của Quân đội nhân dân Việt Nam nói sức khỏe Đại tướng Phùng Quang Thanh "ổn định" sau khi phẫu thuật tại bệnh viện Georges Pompidou châu Âu tại Paris.

"Tôi đã nói chuyện với anh ấy ngày hôm qua," ông nói với DPA. "Ông sẽ trở về Việt Nam vào cuối tháng này."

Một bản tin của dpa trước đó nói ông tướng đã qua đời hôm Chủ Nhật sau khi được điều trị tại bệnh viện, theo một nguồn tin tại bệnh viện.

Vào đầu tháng Bảy, Phạm Gia Khải, một thành viên của Hội đồng Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe của quan chức ở Trung ương, khẳng định Thanh đã hồi phục sau phẫu thuật điều trị khối u ở Pháp.

Thanh được coi là một ứng viên có khả năng được làm chủ tịch nước tại đại hội đảng sắp tới.

Trên đây là bản tin của dpa (bản dịch của DĐVN21).

Trên trang mạng InfoNet của bộ 4T, ông Võ Văn Tuấn "khẳng định" với phóng viên báo chí là hãng tin dpa xin tự đính chính về thông tin sai lệch. Thông tấn xã dpa không "đính chính" mà chỉ loan tin Hà Nội bác bỏ tin tướng Phùng Quang Thanh đã chết. Cùng ngày 20/07, Phạm Gia Khải, thành viên Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cũng bác bỏ thông tin hãng dpa và khẳng định ông Phùng Quang Thanh hiện vẫn đang điều trị tại một bệnh viện ở Pháp.

Báo Quân đội Nhân dân ngày 20/07 đưa tin ngắn 10 dòng nói Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống của Lữ đoàn Thông tin 26... v.v. Nếu ông Thanh nói chuyện được với ông Võ Văn Tuấn thì cải chính hùng hồn nhất Hà Nội có thể làm là cho phổ biến vài câu ông Thanh chúc mừng thay vì đăng tin ngắn 10 dòng trên báo giấy hoặc phổ biến một đoạn ngắn cuộc điện đàm Paris-Hà Nội, nhưng điều này đã không xẩy ra.

Phối hợp hai bản tin dpa (nguồn tin quân sự nói với dpa nhưng yêu cầu giấu tên vì không được quyền nói với giới truyền thông ngày 19/07 và theo một nguồn tin tại bệnh viện 20/07), có thể suy ra người đưa tin cho dpa là một người trong đám tùy tùng của ông Thanh ở Pháp. Nếu ông Thanh còn sống thì người xì tin này cho DPA với mục đích gì? Ngược lại nếu ông Thanh đã chết mà Hà Nội cải chính để làm gì? Đây là các câu hỏi thuộc loại "thâm cung bí sử" của CSVN, nhất là trong giai đoạn chạy đua quyền lực sôi nổi trước đại hội đảng lần thứ 12 đầu năm tới.

Ngoài ra không thấy Hà Nội cải chính tin của europe online nói ông Phùng Quang Thanh đã rút khỏi Bộ chính trị trước khi đi Pháp chữa bệnh. Đầy những bí ẩn và uẩn khúc. [english] - [deutsch]

Bộ trưởng Quốc phòng CSVN Phùng Quang Thanh qua đời tại Pháp

19/07/2015  (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Thông tấn xã Đức DPA cho hay tướng Phùng Quang Thanh đã qua đời ngày hôm nay, chủ nhật 19/07/2015 tại một bệnh viện Pháp, nơi ông đang được điều trị ung thư phổi, theo  một nguồn tin quân sự tiết lộ.

Đại tướng Phùng Quang Thanh, 66 tuổi, được coi là một ngôi sao sáng trong Đảng Cộng sản Việt Nam nhiều triển vọng làm chủ tịch nước, nhưng đồng thời cũng là một nguy hiểm trong sự tranh chấp giữa các phe nhóm trong đảng. Cái chết của tướng Thanh xẩy ra đúng vào lúc cuộc chạy đua quyền lực đang diễn sôi nổi trong hậu trường chính trị CS trước đại hội đảng CSVN lần thứ 12 vào năm tới. Ông Thanh qua đời ngày Chủ nhật tại Bệnh viện Georges Pompidou, nguồn tin quân sự nói với DPA nhưng yêu cầu giấu tên vì không được quyền nói với giới truyền thông. Tin đồn về bệnh tật của Thanh bắt đầu được phát tán nhiều ngày nay khi ông ta vắng mặt trong các buổi tổ chức của bộ quốc phòng và quân đội gần đây.

Vào đầu tháng Bảy, Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn về sức khỏe khu vực phía Bắc, thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, xác nhận rằng tướng Thanh đang hồi phục sau ca phẫu thuật cho một khối u phổi ở Pháp. Ông nói rằng tình trạng của tướng Thanh nói chung là tốt và sẽ trở về Việt Nam trong hai tuần.

Theo nguồn tin của europe online, tướng Thanh đã rút khỏi Bộ Chính trị ngay trước khi sang Pháp trị bệnh.

Dư luận trong nước chắc chắn sẽ bàn tán về cái chết của tướng Phùng Quang Thanh và đặt ra nhiều nghi vấn, tương tự như trường hợp Nguyên Bá Thanh trước đây. [english] - [deutsch]

Google bỏ 'Tam Sa' khỏi ứng dụng bản đồ

17/07/2015 (BBC) - Google Maps vừa chính thức loại bỏ tên gọi 'Tam Sa' (Sansha) ra khỏi bản đồ đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.

Đây là tên gọi của thành phố được Trung Quốc xây dựng trên đảo Phú Lâm hồi năm 2012.

Bắc Kinh khi đó tuyên bố mục đích thành lập đơn vị hành chính này là nhằm tăng khả năng quản lý, phát triển với các hòn đảo và vùng nước xung quanh các quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa, Trường Sa.

Sau khi điều chỉnh, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa chỉ hiển thị trên Google Maps dưới tên gọi quốc tế 'Paracel Islands'. [đọc tiếp]

Quan hệ Hà Nội – Washington và phong trào dân chủ Việt Nam

15/07/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong những ngày qua mối quan hệ Mỹ – Việt đã tạo sự quan tâm trong mọi thành phần xã hội tại Việt Nam cũng như những quốc gia trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương, qua chuyến công du của ông TBT Nguyễn Phú Trọng tại Hoa Kỳ từ ngày 6 đến ngày 10/07/2015.

Có nhiều chuyên gia cho rằng cuộc gặp gỡ chỉ mang tính «biểu tượng». Bên cạnh đó, cũng có dư luận cho rằng cuộc gặp gỡ tại Nhà trắng cho thấy quyết tâm của Tổng thống Obama xây dựng quan hệ đối tác sâu rộng hơn với các nước Châu Á, nhằm làm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc về kinh tế, chính trị và quân sự, đồng thời bảo đảm an ninh khu vực.

Trong thực tế, cuộc gặp gỡ này mang ý nghĩa gì ? Có giúp Việt Nam thoát được sự kềm tỏa của Trung Cộng hay không ? Cũng như sẽ giúp gì cho phong trào dân chủ hiện nay ? Mời quý vị theo dõi phần nhận định của Luật sư Nguyễn Văn Đài qua cuộc phỏng vấn do phóng viên Trần Quang Thành thực hiện.

TQ trang bị tàu hậu cần bán ngầm đầu tiên cho hạm đội Nam Hải

15/07/2015 (VOA) - Do căng thẳng gia tăng gần đây ở Biển Đông, hải quân Trung Quốc vừa trang bị tàu hậu cần bán ngầm đầu tiên có tên gọi là Đông Hải Đảo cho hạm đội Nam Hải, tờ Want China Times cho biết tin này hôm nay (15/7).

Tàu bán ngầm Đông Hải Đảo (868) được thiết kế tương tự như Tàu Đổ bộ Cơ động (MLP) của Mỹ, mặc dù Đông Hải Đảo có kích thước nhỏ hơn nhiều. Truyền thông Trung Quốc cho biết tàu dài 175,5 met, rộng 32,4 met. Trong tải của tàu là 20.000 tấn, nhỏ hơn nhiều so với con số 78.000 tấn của MLP của Mỹ. [đọc tiếp]

Biển Đông: Google Maps sửa sai

14/07/2015 Thu Hằng (RFI) - Google đã kín đáo thay đổi tên gọi của một rạn san hô trên Biển Đông đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. Từ hôm qua, 13/07/2015, trang Google Maps đã sử dụng tên quốc tế Scarborough đối với rạn san hô giầu nguồn hải sản này. Trước đó, Google Maps gắn liền tên đảo san hô Scarborough với quần đảo Trung Sa (Zhongsha) thuộc Trung Quốc. Sự « nhầm lẫn » này đã gây nên một làn sóng phẫn nộ tại Philippines. Chi nhánh của Google tại thủ đô Manila cải chính : « Chúng tôi đã cập nhật Google Maps để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi hiểu rõ tên địa danh có thể gây nên nhiều xúc động, vì vậy, chúng tôi đã sửa đổi ngay khi được thông báo ».

Đảo san hô Scarborough cách khoảng 220 km hòn đảo lớn Luzon của quần đảo Philippines và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) tới 650 km. [đọc tiếp] - [english]

Việt Nam sau năm 2016: Ai sẽ lên lãnh đạo?

14/07/2015 Tác giả: Phan Công Chánh (The Diplomat), Người dịch: Trần Văn Minh (Nhật Báo Ba Sàm) - Ai có triển vọng lên nắm chức tổng bí thư trong đại hội đảng sắp tới?

Cứ mỗi 5 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội đảng toàn quốc. Trong số các vấn đề chính sách quan trọng khác, đại hội đảng chọn ra đội ngũ lãnh đạo trung ương để điều hành cả đảng lẫn đất nước. Nếu đại hội đảng lần thứ 11 (năm 2011) là dấu chỉ, Ban Chấp hành Trung ương mới, sẽ được tất cả các đại biểu tham dự đại hội đảng lần thứ 12 sắp tới bầu lên (sẽ được tổ chức vào năm 2016), sẽ chọn ra tổng bí thư mới, bộ chính trị mới, ban bí thư mới và ủy ban kiểm tra trung ương mới.

Đáng chú ý là: Ai sẽ lên nắm chức tổng bí thư mới trong Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam? [đọc tiếp] - [english]

Đất nước sắp có thay đổi lớn?

12/07/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sau 4 ngày hoạt  động ở Washington DC, New York, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc chuyến công du Hoa Kỳ từ ngày 4 đến 10/7/2015 theo lời mời của chính quyền Tổng thống Obama.

Trong dư luận có những đánh giá khác nhau về chuyến thăm này. Có người nhận định đây chỉ là một biểu tượng lớn, có người cho rằng đó là một sự xích lại gần Mỹ hơn đáng khích lệ; cũng có người phân tích cái được và mất của ông Trọng qua chuyến đi này. Trong cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành, người đang giữ vai trò thường trực tổ chức Tập hợp Dân chủ Đa nguyên là ông Nguyễn Gia Kiểng cho rằng có thể Đất nước sắp có thay đổi lớn.

Sau đây là nội dung cuộc trò chuyện  [đọc tiếp]

Chuyên gia Mỹ : Bắc Kinh là kẻ xâm lược ở Biển Đông, Hà Nội không

10/07/2015 Trọng Thành (RFI) - Báo Want China Times của Đài Loan hôm nay, 10/07/2015, dẫn nghiên cứu của một học giả thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế CSIS, có trụ sở tại Washington, theo đó, chính Trung Quốc mới là "kẻ xâm lược thực sự" tại Biển Đông, chứ không phải Việt Nam, như cáo buộc trước đó của học giả Greg Austin trên báo The Diplomat.

Trước hết, việc mở rộng đảo của Việt Nam tại Trường Sa « vô cùng nhỏ so với Trung Quốc ». Riêng tại đảo Đá Chữ Thập (Fiery Croiss Reef) Trung Quốc đã mở rộng đến 800 acre (tương đương 32 ha), trong khi đó, toàn bộ các xây dựng của Việt Nam tại Trường Sa chỉ có diện tích 3,5 acre (1,4 ha).

Vẫn theo nhà nghiên cứu Viện CSIS, diện tích toàn bộ các thực thể mà Trung Quốc đã tôn tạo rộng hơn Ba Bình, đảo lớn nhất tại Trường Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa bao giờ thực hiện việc biến bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo mới. [đọc tiếp]

Chuyến công du Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ yếu mang tính biểu tượng

10/07/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Từ ngày 6 đến 10/7/2015, ông Nguyễn Phú Trọng có chuyến công du Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên Tổng bí thứ Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Hoa Kỳ theo mời của Chính phủ Mỹ.

Ngày 7/7, tại phòng Bầu Dục của Nhà Trắng Tổng thống Obama đã tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Quang A bình luận cuộc viếng thăm này chủ yếu mang tính biểu tượng.

Phóng viên Trần Quang Thành thực hiện cuộc phỏng vấn.

Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe [video phỏng vấn & bài bóc tiếng]

Kiện Trung Quốc về Biển Đông, Manila được điều trần lần thứ nhì

10/07/2015 Thanh Hà (RFI) - Trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc ngày 10/07/2015 vừa quyết định cho phép Manila tiếp tục điều trần ở vòng hai. Đợt điều trần thứ nhì sẽ bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng ngày 13/07/2015. Tin trên do báo Rappler của Philippines tiết lộ.

Theo lời phó phát ngôn viên của Tổng thống Philippines bà Abigail Valte, Tòa án Quốc tế đánh giá là : « Phía Philippines đã chuẩn bị đầy đủ để trả lời một cách tốt nhất những câu hỏi của bên Tòa án trong cuộc điều trần thứ nhì ». Trong một thông báo trước đó Manila ghi nhận việc được quyền điều trần thêm một đợt thứ hai chỉ là một « thủ tục bình thường », và điều đó chứng tỏ các vị thẩm phán của Tòa « muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề của vụ kiện ».

Ngay từ đầu, Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện cùng Philippines và khẳng định Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc không có thẩm quyền xem xét hồ sơ này. [đọc tiếp]

Một nửa sự thật

10/07/2015 Nguyễn Văn Tuấn (Bauxite Việt Nam) -  Chiều nay, nhân đọc một bình luận của một trang web lề dân về chuyến đi của bác Trọng, tôi chú ý đến đoạn trích dẫn báo Tuổi Trẻ viết về bài tuyên bố của Thượng nghị sĩ John McCain (1). Khi kiểm tra nguồn thì báo Tuổi Trẻ trích Thông tấn xã VN (TTXVN). Nhưng khi so sánh bài trên TTXVN và bản tuyên bố bằng tiếng Anh của McCain thì thấy rõ ràng TTXVN đã đưa tin một cách … chọn lọc.

Bản tin trên TTXVN viết rằng “Thượng Nghị sĩ cũng đánh giá những tiến triển hai nước cùng đạt được trong 20 năm qua là đáng kinh ngạc. Hoa Kỳ và Việt Nam đang ở thời điểm tốt hơn bao giờ hết để tiếp tục những tiến triển này. Ông McCain cũng ca ngợi Việt Nam gần đây đã tiến hành các bước đi đáng khích lệ nhằm cải thiện hồ sơ nhân quyền.”

Thật ra, bản tuyên bố của McCain dài hơn và hay hơn nhiều so với trích dẫn của TTXVN. Ông McCain nhắc đến vấn đề Tàu cộng đang hung hăn trên Biển Đông, và Chính phủ Mĩ đang phê chuẩn một ngân sách 425 triệu USD để giúp nâng cao năng lực quốc phòng cho ASEAN, kể cả Việt Nam. McCain còn nhắc đến giàn khoan HD-981 mà TTXVN không dám nói đến. Còn trong nước, McCain đề cập đến quyền con người 2 lần. Ông cũng nói đến ấn tượng tốt của ông về một thế hệ trẻ đĩnh đạc đang xuất hiện ở VN. Ông nói về nỗ lực đào tạo một thế hệ lãnh đạo mới cho VN, và yểm trợ các hoạt động vì xã hội dân sự. Ông kêu gọi trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Ông kêu gọi Chính phủ Mĩ nên tháo gỡ những qui định về bán vũ khí cho VN, nhưng ông nhấn mạnh rằng việc xoá bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí chỉ với điều kiện VN phải tỏ ra tôn trọng quyền con người, trả tự do cho các tù nhân lương tâm, và cải cách pháp lí.

Rất tiếc là TTXVN không dịch những đoạn đáng chú ý đó cho bạn đọc. Do đó, tôi bỏ ra vài phút dịch cho các bạn biết rõ. [đọc tiếp]

Ông Linh – người Cộng sản thứ thiệt

10/07/2015 Thiện Tùng (Bauxite Việt Nam) - Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 năm 1986, bộ ba Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng, Phạm Hùng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Cao Đăng Chiếm, Thứ trưởng Bộ Nội vụ thường đến làm việc với tỉnh. Khi nói về lực lượng tham gia trận chiến chống tiêu cực này, ông Linh dẫn lời của Lê-nin: “Cho tôi một tổ chức tôi sẽ làm đảo lộn nước Nga”. Từ đó ông nói rằng, trong tình hình hiện nay, chỉ có những người ít nhiều có tham gia kháng chiến mới đủ dũng khí đương đầu với thế lực tiêu cực. Ông kêu gọi thành lập càng sớm càng tốt “Hội truyền thống kháng chiến” làm nòng cốt trong đấu tranh chống tiêu cực.

Năm 1998, khi các Đảng Cộng sản Đông Âu lần lượt sụp đổ, vì sự sống còn của Đảng, ông Linh thầm lặng dẫn phái đoàn Đảng Cộng sản Việt Nam sang Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc) mật đàm rồi ký mật ước gì đó giữa hai Đảng, hai nước – cho đến nay vẫn còn giữ bí mật về nội dung. Điều ai cũng thấy lạ, sau khi hội nghị Thành Đô ở Trung Quốc về, ông Linh lại làm những điều trái ngược những gì ông chủ trương trước đó. [đọc tiếp]

TT Obama bị lưỡng đảng chỉ trích vì gặp ông Nguyễn Phú Trọng

10/07/2015 Khánh An (VOA) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang gặp phải sự chỉ trích từ cả hai đảng về cuộc gặp với Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng do thành tích nhân quyền tệ hại và hệ thống độc đảng “độc tài” của Việt Nam. Truyền thông Hoa Kỳ cho biết tin này hôm 8/7.

dân biểu Loretta Sanchez phát biểu qua một thông cáo rằng: “Tôi thật thất vọng vì chính quyền đã chọn tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng. Là một người cổ võ cho nhân quyền tại Việt Nam, tôi không thể làm ngơ tình trạng ảm đạm về tự do báo chí và tự do ngôn luận tại đây”.

Một ngày trước khi diễn ra buổi hội kiến giữa Tổng thống Obama và ông Nguyễn Phú Trọng, 9 vị dân biểu Mỹ đã cùng ký vào một bức thư gửi cho ông Obama. Trong thư, các nhà lập pháp nói “hệ thống độc đảng độc tài” chính là “nguyên nhân gốc rễ của tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam”, đồng thời đưa ra danh sách 9 tù nhân chính trị hiện đang bị giam giữ và yêu cầu Việt Nam phải phóng thích họ ngay lập tức. [đọc tiếp]

Washington Post: Mỹ phải tận dụng vị thế của mình tăng sức ép với Việt Nam

10/07/2015 (VOA) - Washington Post, một trong những tờ báo uy tín hàng đầu của Mỹ, hôm thứ Năm đăng bài xã luận kêu gọi Mỹ sử dụng mối quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam để hối thúc nước này mở rộng những quyền tự do, sau cuộc hội kiến lịch sử giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Bài xã luận có tựa đề “Trading for human rights” (Đổi lấy nhân quyền) xuất hiện trên báo in ra ngày 9 tháng 7 và được xếp đầu tiên trong số ba bài xã luận phản ánh quan điểm chính thức của tờ báo.

Tuy nhiên, tờ báo cho rằng TPP có tiềm năng là một thỏa thuận tốt đối với Mỹ vì nó sẽ giúp giảm mức thuế quan của Việt Nam áp đặt lên hàng hóa của Mỹ, cũng như đòi hỏi Việt Nam phải cam kết tôn trọng quyền của người lao động. “Chắc chắn đó chỉ là cam kết trên giấy, nhưng nó thêm vào cơ sở pháp lý cho ngoại giao nhân quyền của Mỹ và cho đòi hỏi của những nhà hoạt động của Việt Nam.” [đọc tiếp]

Ai cũng phải chuyển mình

09/07/2015 Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió) - Rút cục thì Nguyễn Phú Trọng, TBT ĐCSVN phải dẫn phái đoàn quan chức CS sang Hoa Kỳ để ký nhiều điều khoản hợp tác. Chẳng ai lạ gì sự tô vẽ của CSVN. Ngay cả những trận đánh thua tan tác, chết sạch sành sanh cũng được tô vẽ thành thắng lợi. Như thắng lợi mang tính chất chính trị, thắng lợi vì thăm dò được khả năng quân địch, thắng lợi có ý nghĩa đột phá....

Lặn lội bầu đoàn kéo đến nhà người ta cách nửa vòng trái đất, nhất là nhà của kẻ mình trước nay tuyên bố thù hận không đội trời chung.

Nếu nhìn công tâm, chắc bên trong nội bộ những người CSVN, họ cũng phải trăn trở, vật vã, cân nhắc... thậm chí là thanh trừng những ý kiến cản trở, để đi đến quyết định hợp tác với Hoa Kỳ. Một quyết định quan trọng và lớn lao như thế, chỉ riêng sự túng bấn thôi thúc là chưa đủ. Phải có thêm sự can đảm vượt qua chính tư tưởng, định kiến của bản thân mình.Chắc chắn CSVN phải nhận ra sự thay đổi, chuyển mình ấy mang lại cho họ lợi ích hơn việc không thay đổi. Và vì thế họ thay đổi, chuyển mình.

Hãng truyền thông quốc tế BBC phỏng vấn một cựu chiến binh VNCH có tên là Ngô Kỷ. Những ai ở Cali đều biết Ngô Kỷ là người chống Cộng không đội trời chung. Ông ta chống CSVN y như những người CSVN chống Hoa Kỳ. Nếu CSVN từng coi bất kỳ ai dính dáng đến Hoa Kỳ đều là tay sai của thế lực thù địch, thì Ngô Kỷ cũng coi bất kỳ ai kể cả đồng đội của ông ta là tay sai cộng sản nếu như không chống CSVN theo ý ông ta. Ở một nét chống đến cùng, chống sắt máu, không đội trời chung. Ông Ngô Kỷ và ông Nguyễn Phú Trọng không khác gì nhau. [đọc tiếp]

Báo chí Mỹ, Trung nói về chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng

09/07/2015 Thanh Phương (RFI) - New York Times: Mẫu số chung giữa Việt Nam và Mỹ. Theo New York Times, cuộc gặp gỡ tại Nhà trắng cho thấy quyết tâm của Tổng thống Obama xây dựng quan hệ đối tác sâu rộng hơn với các nước Châu Á, nhằm làm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc về kinh tế, chính trị và quân sự, đồng thời bảo đảm an ninh khu vực.

Hoàn cầu Thời báo : « Việt Nam sẽ thiệt hại nhiều nhất » Về phần báo chí Trung Quốc, tờ Hoàn cầu Thời báo, phó bản của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 08/07, đã có một bài nhận định về chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. [đọc tiếp]

Thảm hoạ của một ý thức hệ

09/07/2015 Nguyễn Văn Tuấn (Bauxite Việt Nam) - Hôm qua xem bức hình “đại diện cộng đồng” người Việt chào đón bác Trọng, thì hôm nay thấy một số hình ảnh của cái cộng đồng thật đó “chào đón” bác ấy. Xem qua hai bức hình và những bàn luận xung quanh, rồi nghĩ lan man, mới thấy tác động ghê gớm của một ý thức hệ. Cái tác động nguy hại nhất mà tôi nghĩ ai cũng thấy trước mắt là nó (cái ý thức hệ) gây chia rẽ dân tộc hơn nửa thế kỉ, và sẽ còn chia rẽ thêm cả thế kỉ nữa.

Tính từ ngày vài người Việt du nhập cái chủ nghĩa không tưởng đó vào nước ta đến nay đã hơn 80 năm. Trong suốt thời gian dài đó, cái chủ nghĩa được du nhập vào đã làm đảo lộn cuộc sống và thay đổi biết bao giá trị văn hoá. Nó làm cho một dân tộc thống nhất thành hai dân tộc chia rẽ, và đánh nhau suốt 20 năm trời, gây mất mát cho hơn 3 triệu người, để rồi sau cùng là một đất nước nghèo nàn và lạc hậu nhất nhì thế giới. Cho tới bây giờ, 40 năm sau khi cuộc chiến kết thúc, khối cộng đồng dân tộc đó vẫn còn chia rẽ. Một bên thì hành xử nghênh ngang, trịch thượng như người thắng cuộc, một bên thì cay cú cho sự thất bại của họ. Đất nước thống nhất mà lòng người thì không thống nhất. Nhìn bề ngoài thì thống nhất, nhìn bề trong thì không thống nhất.

Điều đáng nói là ngay cả khi ra nước ngoài mà cái ý thức hệ đó cùng màu cờ của nó vẫn gây chia rẽ và làm xáo động cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Thật ra, sự chia rẽ đã bắt đầu ngay từ thời còn ở trong trại tị nạn. Vào thời cuối thập niên 1990, ở các trại tị nạn Hồng Kong đã xảy ra những xô xát có khi đẫm máu giữa người tị nạn đi từ miền Nam và người đi từ miền Bắc. Theo báo chí tường thuật, những người đi từ miền Bắc khiêu khích dân trong Nam bằng cách tổ chức sinh nhật cụ Hồ và kỉ niệm ngày 2/9, và thế là bạo động xảy ra, nhà chức trách phải ngăn cách hai cộng đồng này. Rồi đến bây giờ, khi qua được bên này dưới danh nghĩa “tị nạn” họ cùng với một số du học sinh lại khiêu khích những người đi tị nạn từ miền Nam. Tôi không có vấn đề gì khi họ ôm ấp lá cờ đỏ mà họ từng lớn lên và trưởng thành theo, nhưng tôi có vấn đề khi họ cầm lá cờ đó và nói là đại diện cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài. [đọc tiếp]

Philippines yêu cầu Toà án ở La Hague bãi bỏ đòi hỏi chủ quyền của TQ

08/07/2015 (RFA) - Philippines yêu cầu Tòa án Trọng tài Thường trực của Liên Hiệp Quốc trụ sở ở The Hague Hà Lan phán quyết việc Trung Quốc công bố chủ quyền gần toàn bộ biển Đông là vô giá trị.

Tại Tòa án The Hague, hôm thứ ba Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario vạch trần chiến lược của Trung Quốc, là dần dần từng bước chiếm quyền kiểm soát vùng biển Trường Sa nhưng không tạo thành khủng hoảng. [đọc tiếp]

Những bước đầu cho việc nâng cao quan hệ song phương Mỹ-Việt

08/07/2015 Gia Minh (RFA, Bangkok) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tiếp tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu Dục, Nhà Trắng vào ngày hôm qua 7 tháng 7. Phát biểu của hai ông cũng được công khai.

Gia Minh phỏng vấn giáo sư Jonathan London giảng dạy tại Đại Học Hong Kong về nhận định của ông đối với chuyến làm việc của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

Giáo sư Jonathan London: Rõ ràng Việt Nam cần một số bước đi mà chưa thấy.

Chính vì thế mà khi được Nguyễn Phú Trọng mời sang Việt Nam, thì ông Obama nói hy vọng sẽ sang Việt Nam trong tương lai chứ không nói chắc chắn sẽ sang. Bởi vì phía Mỹ vẫn thấy ở Việt Nam một số điều hết sức cơ bản và quan trọng. Trong đó hai điều lớn nhất: thứ nhất là vấn đề cải cách trong lĩnh vực kinh tế mà cốt yếu phải đó để thực sự được xem là một nền kinh tế thị trường, dù đã có một số tiến bộ đối với hồ sơ này.

Thứ hai vấn đề lớn là nhân quyền ở Việt Nam. Như tôi nói trước là rất vui mừng vì phía Hoa Kỳ đã đặt vấn đề này ở vị trí trung tâm; và tôi cũng có ấn tượng là phía Việt Nam cũng thấy rõ vấn đề đó vì ngay cả Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc đến vấn đề đó.

Có một nghịch lý là Mỹ có rất nhiều quan hệ song phương với những nước mà có nhân quyền không tốt; nhưng riêng đối với Việt Nam họ yêu cầu có một số bước đi nhất định. Và điều đó theo tôi nghĩ là quan trọng. [đọc tiếp]

Mỹ đã gửi một thông điệp sai lầm cho Việt Nam

08/07/2015 Nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn (RFA) - Tuần này Tổng thống Obama sẽ có một cuộc gặp với người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, ngay tại Nhà Trắng.

Các quan chức Bộ Ngoại giao vẫn nhấn mạnh rằng, áp lực, và những nỗ lực ngoại giao, vẫn trong tiến trình. Họ nói rằng các vụ truy tố người bất đồng chính kiến đã ít đi, và Hà Nội cũng đã phê chuẩn hai hiệp ước về quyền con người. Trong một bài bình luận trên tờ Politico vào ngày 8 tháng 6 (*), ông Malinowski nói rằng "Dưới ánh đèn sân khấu của các cuộc đàm phán TPP, Việt Nam đã trả tự do cho các tù nhân lương tâm, từ con số 160 người cách đây hai năm, xuống còn khoảng 110". Ông cũng so sánh số người bất đồng chính kiến lên tiếng phản ứng một cách ôn hoà vào năm 2013 là đến 61, và chỉ có "một trường hợp" trong năm 2015.

Đúng là có những bước tiến nhỏ. Vâng, số lượng tù nhân chính trị ở Việt Nam quả đã giảm đi khoảng 50 người kể từ năm 2013, nhưng không phải ai trong số họ cũng may mắn nhận được từ thành quả của cải cách. Nhiều trường hợp, người được trả tự do chỉ đơn giản là hoàn thành thời gian thụ án của họ và ra ngoài, bị quản chế, buộc phải im lặng.

Tổng thống Obama lẽ ra không nên tưởng thưởng cho sự áp bức nhân quyền bằng cách gặp gỡ với Tổng Bí thư Trọng. Nhưng nếu phải làm, thì ông Obama cần phải đẩy mạnh hơn nữa trên các mối quan tâm về quyền con người - đặc biệt là nếu hai nước đang có kế hoạch công bố một cấp độ mới trong quan hệ ngoại giao.

Nếu không, thông điệp sẽ là: "Chúng tôi muốn bạn cải cách, nhưng chúng tôi cũng sẽ tưởng thưởng cho bạn ngay cả khi bạn không cải cách gì." [đọc tiếp]

Tòa quốc tế phân định về quyền tài phán trong tranh chấp Biển Đông

08/07/2015 (Người Việt) - AMSTERDAM, Hòa Lan (TH) - Trước tòa án quốc tế, ngày 8 tháng 7, Philippines khẳng định rằng những tuyên bố chủ quyền nuốt trọn gần cả Biển Đông của Trung Quốc là phi lý và bất hợp pháp, đồng thời cảnh báo về việc Trung Quốc ngày càng “hung hăng” trong hành động.

Trong một tuần lễ từ 7 đến 14 tháng Bảy, năm thẩm phán tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) trụ sở tại The Hague, Hòa Lan, sẽ nghe điều trần của Philippines về đơn khiếu tố Trung Quốc nạp ngày 7 tháng 12, 2014. Các phiên điều trần đều là họp kín, tuy nhiên tòa chấp thuận đề nghị của Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan cho phép mỗi nước được cử một phái đoàn nhỏ tham gia với tư cách quan sát viên.

Theo lập luận của Philippines thì tòa trọng tài thường trực là nơi hợp lý nhất để giải quyết những tranh chấp giữa các quốc gia căn cứ theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS). Trung Quốc và Philippines ở trong số những nước đã ký kết vào hiệp định này.

Manila cử phái đoàn pháp lý đến Hòa Lan. Luật sư đại diện, Paul Reichler, nói Philippines tin rằng tòa có thẩm quyền tài phán đối với tất cả những khiếu nại mà họ nêu lên.

Trung Quốc không tham dự phiên tòa vì cho là tòa không có thẩm quyền phân xử. Phát ngôn viên bộ ngoai giao Trung Quốc tuyên bố trong  buổi họp báo hôm Thứ Ba: “Trung Quốc chống tất cả mọi tiến trình phân giải do Philippines đưa ra và sẽ không tham dự." [đọc tiếp]

Biểu tình trước Nhà Trắng phản đối TBT Nguyễn Phú Trọng

07/07/2015 Thanh Trúc (RFA) - Sáng thứ Ba ngày 7 tháng 7, vào khi Nhà Trắng ở Washington sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Barack Obama với tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng theo lịch trình, thì bên ngoài hơn 500 người Mỹ gốc Việt các tiểu bang xa cũng như vùng thủ đô và kể cả phái đoàn Canada gốc Việt, đã biểu tình trước Nhà Trắng để phản đối chuyến thăm viếng được đánh gía là lịch sử trong mối bang giao Hoa Kỳ Việt Nam 20 năm qua.

Cuộc biểu tình sáng thứ Ba trước Nhà Trắng, như những lần tập hợp phản đối quan chức Việt Nam qua Hoa Kỳ trước đây, diễn ra trong vòng trật tự và ôn hòa. Với những biểu ngữ đưa cao có hình ảnh và nội dung đòi hỏi nhân quyền, dân chủ, trả tự do cho tù nhân lương tâm, Hoàng Sa Trường Sa, cộng đồng tiểu bang nào đứng theo đoàn của tiểu bang, trong lúc những cơ quan truyền thông Việt ngữ về từ khắp nơi cũng bận rộn không kém khi thu hình và phỏng vấn.  [đọc tiếp]

Hoa Kỳ và Việt Nam cam kết tăng cường các quan hệ song phương

07/07/2015 (RFA) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm nay thứ Ba 7 tháng 7/2015 đã tiếp đón và hội đàm với Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu Dục của Tòa Bạch Ốc.

Theo tường thuật của hãng thông tấn AFP, tại cuộc gặp Tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cam kết hai bên sẽ tăng cường hơn nữa các quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ, thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước, đẩy nhanh tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.

Vấn đề Biển Đông cũng được 2 nhà lãnh đạo đề cập đến trong cuộc gặp lần này.

Tường thuật của AFP và AP cũng cho biết,  tình trạng nhân quyền tại Việt Nam cũng đã được Tổng thống Obama nêu ra với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong lúc Tổng thống Obama tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng, hàng trăm người Việt hải ngoại đã tập trung biểu tình ở công viên Lafayess phía trước Tòa Bạch Ốc, phản đối sự hiện diện của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời yêu cầu Hà Nội hãy trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tôn trọng các quyền tự do dân chủ và nhân quyền của người dân trong nước. [đọc tiếp] - [english] - [français] - [deutsch]

Học giả bình về chuyến đi Mỹ của TBT Trọng

07/07/2015 (BBC) - Nhân chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ, BBC Việt Ngữ đã hỏi ý kiến đánh giá của một số học giả nước ngoài về ý nghĩa của chuyến đi này trên phương diện quan hệ song phương Việt-Mỹ, tam giác Mỹ-Trung-Việt và đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông.

James Bellacqua, nhà phân tích châu Á của CNA, Virginia, Hoa Kỳ

Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có tiềm năng là một tiến triển rất quan trọng trong mối quan hệ song phương. Trong hai thập niên qua, quan hệ hai nước đã đạt được nhiều nhưng vẫn còn có thể làm nhiều hơn nữa.

Collin Koh Swee Lean, Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore

Trong những năm gần đây, khi có căng thẳng tại Biển Đông, chúng ta chứng kiến Việt Nam không chỉ tăng cường quan hệ với các thành viên ASEAN mà cả với Mỹ, đồng thời duy trì và tăng cường quan hệ với các đối tác truyền thống, chủ yếu là Nga. [đọc tiếp]

Vài điều lo ngại khi Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ

07/07/2015 J.B Nguyễn Hữu Vinh (RFA/nguyenhuuvinh's blog) - Như vậy, dù phải vất vả, gò gẵng mãi, bộ phận ngoại giao hoạt động hết công suất, cuối cùng thì Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CSVN cũng đặt chân được lên đến nước Mỹ vào ngày hôm nay.

Nhiều bạn trẻ, vốn được giáo dục từ bé về Đế quốc Mỹ tàn bạo, nguy hiểm, về chủ nghĩa tư bản đang giãy chết, về "sự sáng suốt và kiên định chống đế quốc, thực dân của đảng ta mấy chục năm qua, góp phần công lao lớn cho phong trào Cộng sản quốc tế" đã thắc mắc rằng: Vậy ông Nguyễn Phú Trọng lại đến thăm Mỹ làm gì?

cần lưu ý ông Nguyễn Phú Trọng rằng, ở nước ngoài Mỹ, là đất nước đa nguyên, đa đảng, nếu theo quan điểm của ông thì đó là "suy thoái" thì cũng đừng nên lo "diễn biến nội bộ" của họ, mà trước hết hãy lo cho tư cách và vị thế của mình. [đọc tiếp]

TBT Trọng đi Mỹ: Chuyến đi mở cục diện mới

06/07/2015  Alexander L. Vuving Phó Giáo sư, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á Thái Bình Dương, Honolulu (BBC) - Nếu như chuyến đi Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972 đã mở ra một cục diện mới trong tam giác quan hệ Xô-Trung-Mỹ thì chuyến đi Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong những ngày này cũng sẽ mở ra một cục diện mới trong tam giác quan hệ Việt-Trung-Mỹ.

Từ nhiều thập kỷ nay, chính trị Việt Nam không nằm ngoài mối quan hệ tay ba Việt-Trung-Mỹ. Nói như vậy không có nghĩa là Việt Nam bị lệ thuộc vào hai nước lớn dù rằng Việt Nam phải chịu ảnh hưởng ít nhiều từ hai nước này.

Lên cầm quyền năm 2001, chính quyền mới ở Mỹ của Tổng thống George W. Bush có cách nhìn mới về Việt Nam, muốn nói chuyện chiến lược với Việt Nam nhưng phía Việt Nam từ chối. [đọc tiếp]

Phùng tướng quân đang ở đâu? Ai đưa tin đúng – Ai đưa tin sai – Bây giờ tin ai?

05/07/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 3/7/2015, trên blog RFA, trong bài mang tựa đề “Những uẩn khúc trong tai nạn của tướng Phùng Quang Thanh” bạn đồng nghiệp Kami viết :  “ TIN QUAN TRỌNG. Chiều tối ngày hôm qua 17:38 PM. giờ Pháp (2/7/2015), vợ và con dâu Bộ trưởng cùng 4 sỹ quan cao cấp của BQP và Tổng cục 2 cũng đã tới pháp để tới bệnh viện Europeen Georges-Pompidou... Còn trên FB Trung Hieu Pham, ngày hôm qua 4/7/2015, bạn Phạm Trung Hiếu viết: “Từ ngày hay tin Phùng ”đại tướng” bị ám sát tại một Quận ở thành phố Paris, hàng ngày tôi phải vất vả chạy đôn chạy đáo dò hỏi để mong biết sự thật. Vài ngày sau đó lại hay tin được cải chính là đang chữa bệnh ung thư phổi tại một bệnh viện của Quân đội Pháp có tên là Bệnh viện Val De Grâce. Cũng dò hỏi những người nhân viên làm tại bệnh viện ai ai cũng lắc đầu... không nghe và không thấy. [đọc tiếp]

Nhân quyền vẫn là mối quan tâm lớn trong quan hệ Việt – Mỹ

04/07/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Theo thông báo của Ban đối ngoại trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam viếng thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 6 đến 10/7/2015.

Cùng đi có 2 Ủy viên Bộ chính trị là bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội, ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, một Bí thư Trung ương Đảng là ông Trần Quốc Vượng, Chánh văn phòng Trung ương Đảng; một Phó Thủ tướng là ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao; ông Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại trung ương và một số ủy viên Trung ương Đảng là bộ trưởng, thứ trưởng.

Chuyến đi thăm của Tổng bí thứ Nguyễn Phú Trọng đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa mối bang giao giữa 2 nước.

20 năm qua quan hệ kinh tế, giáo dục, văn hóa giữa 2 nước có nhiều bước phát triển nổi bật. Tuy nhiên về mặt nhân quyền thì ở Việt Nam có bước tiến chậm chạp. Trên lĩnh vực tự do báo chí, tự do thông tin, tín ngưỡng tôn giáo vẫn bị xếp hạng vào nhóm cuối bảng của nhiều tổ chức quốc tế.

Từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Quang A đã có một số đánh giá về quan hệ Việt Mỹ 20 năm qua và sự liên quan đến các hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành. [video phỏng vấn và bài bóc tiếng]

Chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng: Quan trọng nhất là giải tỏa sự nghi kỵ

04/07/2015 Thanh Phương (RFI) - Hôm qua, 03/07/2015, Hoa Kỳ đã chính thức thông báo là Tổng thống Barack Obama sẽ tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào ngày 07/07 tới tại Nhà trắng. Đây sẽ là một sự kiện lịch sử vì chưa bao giờ có một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ và đặt chân vào Nhà trắng.

Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng, kéo dài từ ngày 06/07 đến 10/07, diễn ra đúng 20 năm sau khi Washington và Hà Nội bình thường hóa bang giao và 40 năm sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam.

Có thể nói việc Tổng thống Obama tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật bị xem là bảo thủ, thân Trung Quốc, tại Nhà trắng là bước phát triển đương nhiên của cả một tiến trình Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chiến lược “xoay trục” sang châu Á, ra sức lôi kéo Việt Nam về phía mình. [đọc tiếp]

Quan hệ Việt-Mỹ nhân 20 năm kỷ niệm

03/07/2015 Trà Mi (VOA) - Nhân vật lịch sử từng tuyên bố Hoa Kỳ ‘bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam’ trở lại Việt Nam đánh dấu 20 năm bang giao giữa Washington với Hà Nội thời hậu chiến.

Đây là chuyến công du Việt Nam lần thứ năm của ông Bill Clinton, Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam sau khi hai nước cựu thù khép lại cuộc chiến vào tháng 4 năm 1975.

Đại sứ quán Hoa Kỳ cho hay cựu Tổng thống Bill Clinton đã tham dự Lễ chào mừng kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt-Mỹ tại Hà Nội hôm 2/7 và đọc diễn văn trước hàng ngàn quan khách. [đọc tiếp]

TQ mở rộng các cơ sở quân sự trên các đảo tân tạo ở Biển Đông

03/07/2015 (VOA) - Trung Quốc sắp hoàn tất một phi đạo quân sự dài trên một trong các hòn đảo nhân tạo mới được xây trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông, theo ảnh vệ tinh do một tổ chức giám sát hàng hải công bố.

Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) cho biết Trung Quốc vẫn tiếp tục lát mặt bằng và đánh dấu đường băng dài 3.000 mét, mà các nhà phân tích nói có khả năng phục vụ bất kỳ chiếc máy bay nào của không lực Trung Quốc hiện nay.

Các cơ sở quân sự khác - gồm hai bãi đậu cho máy bay trực thăng, 10 ăng-ten truyền thông vệ tinh, và một tháp radar có thể cũng đang được xây dựng trên Đảo Đá Chữ Thập. [đọc tiếp]

Hiệp định TPP sẽ góp phần thúc đẩy cải cách thể chế ở Việt Nam

02/07/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ đã được 20 năm. Một trong  những thành tựu nổi bật ghi nhận mối quan hệ Việt – Mỹ trong 20 năm qua đó là lĩnh vực thương mại. Giá trị xuất nhập khẩu giữa hai nước ngày càng gia  tăng. Đặc biệt trong một thời gian ngắn nữa khi Hiệp định TPP được ký kết, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ tăng mạnh, tạo nhiều việc làm cho xã hội. Hiệp định TPP cũng sẽ góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách thể chế ở Việt Nam.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã đánh giá một số thành quả về quan hệ kinh tế, thương mại  Việt – Mỹ  20 năm  bình thường hóa quan hệ qua cuộc phỏng vấn do phóng viên Trần Quang Thành thực hiện, mời quí vị  cùng nghe

Mỹ tiếp các nhà hoạt động VN ở hải ngoại

02/07/2015 (BBC) - Một cuộc tiếp xúc giữa chính quyền Mỹ với một số đại diện giới hoạt động người Việt Nam tại hải ngoại đã diễn ra ở Nhà trắng hôm thứ Tư, theo nguồn tin BBC được biết.

Hôm 01/7/2015, các thành viên của cộng đồng hoạt động dân chủ, nhân quyền của Việt Nam tại Mỹ, các ông Cù Huy Hà Vũ, cựu tù nhân chính trị, bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, đại diện Cao trào Nhân bản, đại diện các tổ chức và đảng phái như BP SOS, Đảng dân chủ Việt Nam, Việt Tân đã được các quan chức Bộ ngoại giao Mỹ tiếp ở Nhà Trắng.

Về phía Mỹ, những người tiếp là Giám đốc cấp cao Vụ Châu Á, Dan Kritenbrink, Giám đốc cấp cao Vụ đa phương và Nhân quyền, Stephen Pomper, ngoài ra còn có các quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ như Phó Trợ lý Ngoại trưởng Scott Busby. [đọc tiếp]