Nối kết

 [đọc tiếp]

Xin hãy hỗ trợ Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa trong chiến dịch "Hãy cứu lấy tự do tín ngưỡng" tại Việt Nam

04/12/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21)- Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa (Gesellschaft für bedrohte Völker, tên tắt GfbV) mở chiến dịch "Hãy cứu lấy tự do tín ngưỡng" với tiêu đề "Những tiếng nói phản biện ở Việt Nam cần sự hỗ trợ của chúng ta". Hiệp hội GfbV nói "Tại Việt Nam, quốc hội hiện đang thảo luận về dự thảo luật tôn giáo. Nếu được thông qua, nhà nước kiểm soát nghiêm trọng hơn trước các tổ chức, cơ sở tôn giáo. Chính quyền có quyền lực ngăn cản người Việt Nam sống đức tin của họ!". Hiệp hội GfbV kêu gọi mọi người "Hãy cùng với chúng tôi lên tiếng để tự do tôn giáo được bảo vệ tại Việt Nam!" bằng cách ký tên ủng hộ thỉnh nguyện thư gửi Ban tôn giáo nhà nước CSVN.

 [đọc tiếp]

Kết quả Thỉnh nguyện thư gửi quốc hội liên bang Đức của TS Josef Bordat yêu cầu dùng các biện pháp ngoại giao để cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam

25/07/2013 (Forum Vietnam 21) - Ts. Josef Bordat vừa cho biết sau khi khoá sổ ngày 2/7/2013, thỉnh nguyện thư đã được 3300 người ủng hộ và ông đã chính thức gửi thỉnh nguyện thư cùng danh sách chữ ký đến quốc hội liên bang Đức, ông hy vọng qua đó có thể tác động Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền. Trong thông cáo báo chí, ông viết: "tôi hy vọng rằng chính sách của nước Đức trong nhiệm kỳ sắp tới sẽ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam". Vào ngày 26 tháng 9 sắp tới sẽ có cuộc bầu cử quốc hội liên bang nhiệm kỳ 2013-2017, sau đó nước Đức sẽ có một chính quyền liên bang mới. Hiện nay các đảng phái cũng như dân biểu, chính trị gia đang dồn mọi nỗ lực vào việc vận động tranh cử liên bang. Hai tuần trước cuộc bầu quốc hội liên bang còn có cuộc bầu cử nghị viện tiểu bang Bayern (Bavaria) vào ngày 15/9/2013.

Thông cáo báo chí

25 Tháng 7 năm 2013

(bản dịch tiếng Việt của Forum Vietnam 21)

Cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam: Hơn 3.000 người mong muốn nước Đức tích cực hơn nữa

Một thỉnh nguyện thư, được  thâu thập chữ ký trong nửa đầu năm nay, yêu cầu Cộng hòa Liên bang Đức dùng sáng kiến ngoại giao để cải thiện tình hình nhân quyền tại CHXHCN Việt Nam. Động lực cho việc lập thỉnh nguyện là sự kết án tù nhiều nhà báo và các blogger cũng như sự đàn áp các linh mục và giáo dân Thiên chúa giáo, những sự kiện cho thấy cả tự do tín nguỡng lẫn tự do ngôn luận và tự do báo chí ở Việt Nam còn bị hạn chế nghiêm trọng.

Tổng cộng có 2.525 người đã ký thỉnh nguyện thư trực tuyến. Ngoài ra còn có 775 chữ ký viết tay không được kể đến trên thỉnh nguyện thư trực tuyến, do đó tổng số là 3300 người mong muốn một cam kết mạnh mẽ của Cộng hòa Liên bang Đức về vấn đề này. Kết quả đã được thông báo dưới dạng điện tử đến ông Günter Baumann (CDU/CSU), chủ tịch Uỷ ban Thỉnh Nguyện, và bà Ute Granold (CDU/CSU) Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền và Cứu trợ nhân đạo, danh sách chữ ký được chuyển đến văn phòng Uỷ ban Thỉnh Nguyện cũng dưới đạng điện tử.

Trong tư cách người khởi xướng thỉnh nguyện thư, cùng với nhiều người ủng hộ, tôi hy vọng rằng chính sách của nước Đức trong nhiệm kỳ sắp tới sẽ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

Tiến sĩ Josef Bordat

[Pressemitteilung

Tự do tư tưởng và tự do phát biểu là nhân quyền căn bản!

Tuyên bố báo chí của Diễn Đàn Việt Nam 21

về việc hai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang bị kết án tù vì "tuyên truyền chống nhà nước" [xem] - [deutsch]