Nhân quyền (2019/1)

Tiếng Việt‎ >   Nhân quyền >

 

Nhân quyền (2019)

* Nhân quyền: các trang trước

 

Việt Nam gán tội hình sự cho một số nhà hoạt động chính trị

27/12/2019 Cao Nguyên (RFA) - Một số nhà hoạt động chính trị thuộc diện Bộ Công an Việt Nam truy nã  bị chuyển tội danh từ tội chính trị sang các tội danh hình sự khác như “môi giới mãi dâm” hay “nhận hối lộ”.

Hội anh em Dân chủ (AEDC) dẫn nguồn từ trang web của Bộ Công an Việt Nam cho biết, ông Nguyễn Văn Tráng, ông Mai Văn Tám là thành viên Hội này bị đổi từ tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” sang tội danh “môi giới mãi dâm”.

Đài Á Châu Tự Do liên hệ với ông Nguyễn Văn Tráng thì được biết hiện ông đang lánh nạn cũng khá lo lắng về thông tin này [đọc tiếp]

Phạm Chí Dũng chỉ được tiếp xúc luật sư khi kết thúc điều tra vụ án

24/12/2019 (VOA) - Gia đình của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng đã chỉ định luật sư Đặng Đình Mạnh và Nguyễn Văn Miếng để bào chữa cho ông nhưng an ninh Việt Nam chưa cho phép luật sư tiếp xúc thân chủ vì “lý do an ninh quốc gia.”

Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng bị Cơ quan An ninh Điều tra – Công an TP.HCM bắt tạm giam hình sự vào ngày 21/11/2019 về tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo điều 117 Bộ luật hình sự.

“Đây là tội danh thuộc nhóm tội phạm An ninh quốc gia,” văn bản của Cơ quan An ninh điều tra cho biết. [đọc tiếp]

Thêm một Giáng sinh buồn với cư dân vườn rau Lộc Hưng

23/12/2019 (BBC)  - Trong tuần lễ gần Giáng sinh, những lời kêu cứu, kiến nghị của cư dân vườn rau Lộc Hưng tiếp tục được gửi đi, và họ vẫn đang chờ đợi mòn mỏi, hy vọng sẽ được giải quyết. Hôm 16/12, người dân Lộc Hưng tiếp tục gặp và gửi kiến nghị lên đại diện của Ban tiếp công dân Trung ương.

Bản kiến nghị của 104 hộ dân, có nội dung chính là kiến nghị Thanh tra Chính phủ cho thành lập đoàn thanh tra xem xét quá trình quản lý và sử dụng đất tại khu đất Vườn rau Lộc Hưng để làm rõ các sai phạm của Sở Tài nguyên và Môi trường và chính quyền quận Tân Bình, cũng như bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người dân. [đọc tiếp]

Việt Nam vi phạm nhân quyền ‘trầm trọng’ trong năm 2019

23/12/2019 (VOA) - Các nhà hoạt động nhận định với VOA rằng tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2019 rất tồi tệ và dự báo sang năm 2020 mức độ đàn áp các nhà tranh đấu sẽ nghiêm trọng hơn khi các quan chức tranh nhau nắm quyền giữa lúc diễn ra đại hội đảng các cấp.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, sáng lập Hội Anh em Dân chủ, nhận định với VOA nhân chuyến vận động nhân quyền tại thủ đô Washington DC trong tuần qua: “Sang năm 2019, sau khi Luật An ninh Mạng có hiệu lực 1/1, số lượng các blogger bị bắt nhiều hơn. Trong 2019, họ tập trung vào bắt giữ những người có tiếng nói đối lập và có ảnh hưởng trong xã hội nhiều hơn so với năm 2018. [đọc tiếp]

Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm

21/12/2019 (RFA) - Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, người đang thụ án 11 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” vừa quyết định kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm được tuyên cho ông trước đó vào ngày 15/11/2019.

Luật sư đại diện Đặng Đình Mạnh cho Đài Á Châu Tự Do biết ông đã nhận được thông báo từ Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An đề ngày 10/11. [đọc tiếp]

Cho một người vừa chết, cho một người mỏi mòn

20/12/2019 Tuấn Khanh (RFA) - Đám tang của thầy Đào Quang Thực tại quê nhà của ông, tỉnh Hòa Bình, giống như một lễ dựng mộ gió của người chết mất xác trên biển miền Trung. Gia đình và bạn bè của ông đứng quanh một bàn hương án, có tấm băng-rôn ghi tên và ngày chết của ông, chứ không có thi thể. Ở đâu đó, heo hút và khắc nghiệt của thời tiết và của cả trại giam số 6 Nghệ An, thầy Đào Quang Thực bị vùi ở đó theo luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với lý do đơn giản là việc giao thi thể về nhà sẽ gây mất an ninh.

Tháng 12 này, gia đình của anh Hồ Đức Hòa đi thăm nuôi về, và lặng đi khi thấy anh Hòa đã mang thêm chứng tê bại, có thể dẫn đến liệt người. Đây là điều dễ thấy nhất, trong số những chứng bệnh về đại tràng, trĩ, huyết áp cao, gan chai… mà anh đã chịu đựng suốt 8 năm qua. [đọc tiếp]

Báo cáo Nhân Quyền

tại Việt Nam 2018-2019

Mời tham dự

Hội thảo Nhân Quyền với Luật sư Nguyễn Văn Đài

Thứ bẩy ngày 24.11.2018

tại Stuttgart

[đọc tiếp chi tiết]

Tiếng kêu cứu của Lê Anh Hùng từ Trại Tâm thần – “Trại tù Trá hình” 15/12/2019 Ngô Thị Hồng Lâm (Bauxite Việt Nam) - Là một cử nhân kinh tế, Lê Anh Hùng là người đã lên tiếng cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam trong nhiều năm qua, với nhiều bài viết sâu sắc về các mảng xã hội mang tính phản biện khoa học thường đăng trên trang báo Bauxite Việt Nam. Tôi rất tâm đắc về những bài viết mang tính phản biện này ở mảng xã hội của Hùng. Hùng đã dũng cảm đứng ra tố cáo trước công luận một đường dây ma túy trong nước. [đọc tiếp]

Lời cảm ơn

15/12/2019 Vũ Quốc Ngữ (Fb Vũ Quốc Ngữ) - Như quý vị đã biết, tôi được Chính phủ của hai quốc gia Cộng hoà Pháp và Cộng hoà Liên bang Đức trao tặng giải thưởng Nhân quyền và Pháp quyền Pháp-Đức 2019 (Franco-German Prize for Human Rights and the Rule of Law 2019).

Nhân dịp này, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng nghiệp trong tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD) và mạng lưới những người hoạt động nhân quyền trong cả nước đã hỗ trợ tổ chức trong việc thực hiện báo cáo vi phạm nhân quyền và trợ giúp người hoạt động trong khó khăn. [đọc tiếp]

Dân biểu Hoa Kỳ sẵn sàng bảo trợ cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa

13/12/2019 Thanh Trúc (RFA) - Dân biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal hôm 12/12 cho Đài Á Châu Tự Do biết ông rất sẵn lòng bảo trợ cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa, người đang phải thụ án tù 7 năm với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Trước đó, vào ngày 10/12, thân nhân của anh Nguyễn Văn Hóa cho biết gia đình đã gửi thư cho dân biểu Lowenthal, đề nghị ông bảo trợ cho Hóa.

Nhân dịp này, Đài Á Châu Tự Do có cuộc phỏng vấn với Dân biểu Alan Lowenthal về đề nghị của gia đình Hóa và tình hình nhân quyền tại Việt Nam [đọc tiếp]

Ông Vũ Quốc Ngữ được trao Giải Nhân quyền Pháp–Đức 2019

Thông báo

NGÀY KHÁNH THÀNH

TƯỢNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM

 Dr. RUPERT NEUDECK: 12/05/2018

[đọc tiếp]

Mời tham dự

Hội thảo Nhân Quyền

27.05.2017

12/12/2019 Dương Thạch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào ngày Quốc tế Nhân quyền năm nay 10/12/2019, “Giải Nhân quyền và Nhà nước pháp quyền Pháp–Đức” được trao cho 15 nhà hoạt động nhân quyền trên thế giới, những người đã nỗ lực đặc biệt bảo vệ Nhân quyền và Nhà nước pháp quyền tại xứ sở của họ. Ông Vũ Quốc Ngữ, giám đốc của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders - DTD), là một trong số 15 người nhận giải năm 2019. Đây là một giải thưởng hỗn hợp của hai chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức và Cộng hoà Pháp thành lập từ năm 2016 và trao hàng năm vào ngày Quốc tế Nhân quyền [đọc tiếp]

Việt Nam bắt 12 nhà báo trong năm 2019

11/12/2019 (RFA) - Việt Nam bỏ tù 12 nhà báo trong năm 2019 và là một trong nhóm 10 nước hàng đầu thế giới có biện pháp đàn áp đối với báo giới chỉ trích chính phủ.

Thông cáo báo chí của Ủy Ban Bảo vệ Ký giả- CPJ, trụ sở tại Hoa Kỳ công bố ngày 11 tháng 12 kết luận như vừa nêu. Cụ thể trên toàn thế giới có ít nhất 250 nhà báo bị bỏ tù trong năm 2019. Năm ngoái con số cũng tương tự chỉ nhỉnh hơn một chút là 255. [đọc tiếp]

Bỏ tù nhà báo : Trung Quốc nhất thế giới, Việt Nam hạng nhì châu Á

11/12/2019 Tú Anh (RFI) - Ít nhất 250 nhà báo đang bị cầm tù trên thế giới. Trung Quốc đứng đầu các chế độ độc đoán không chấp nhận truyền thông độc lập, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út, Erythrea, Iran. Tại châu Á, Việt Nam chiếm huy chương bạc trong danh sách không vẻ vang này, theo bản báo cáo thường niên của Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ), công bố ngày 11/12/2019 từ NewYork.

Trong năm 2019, số nhà báo bị giam trên thế giới vì nhiệm vụ thông tin độc lập tiếp tục chiếm mức độ gần như kỷ lục : ít nhất 250 người, giảm được 5 người so với năm trước, theo phối kiểm của Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ). [đọc tiếp]

Việt Nam liên tục có các phiên tòa 'tuyên truyền chống nhà nước'

11/12/2019 (BBC) - Nhiều phiên toà với cáo buộc tuyên truyền chống lại chính quyền nhân dân đã được tổ chức trong thời gian gần đây tại Việt Nam.

Và kết quả là ngày càng có nhiều nhà hoạt động bị giam cầm, và thậm chí chết khi đang ở trong tù.

Mới đây nhất, nhà hoạt động Đào Quang Thực, 58 tuổi, nguyên giáo viên Trường tiểu học Triệu Phúc Lịch, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, bị kết án 13 năm tù và 5 năm quản chế với tội danh "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân," đã qua đời khi đang thụ án tại Trại giam số 6 (tỉnh Nghệ An). [đọc tiếp]

Quốc tế lên tiếng sau cái chết của TNLT Đào Quang Thực

10/12/2019 (RFA) - Ông Nguyễn Trường Sơn, người thực hiện chiến dịch cho tổ chức Ân xá Quốc tế ở hai nước Campuchia và Việt Nam chiều 10 tháng 12 năm 2019 bày tỏ sự đau buồn và bàng hoàng về cái chết của Tù nhân lương tâm Đào Quang Thực khi đang thụ án tù.

Ông Sơn khẳng định việc không cho người nhà nhận thi thể ông Thực về quê an táng theo truyền thống của người Việt là việc làm trái đạo đức.

Đại diện Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, ông Phil Robertson, phó giám đốc Phân ban Châu Á, vào ngày 10 tháng 12 lên tiếng về trường hợp tù chính trị Đào Quang Thực qua đời trong khi thi hành án và gia đình không được nhận xác về mai táng ở quê nhà rằng “Cái chết của ông Đào Quang Thực với lý do đưa ra bị tai biến lại đưa  điều khủng khiếp của nhà tù Việt Nam vào tầm ngắm. Cái chết của ông này cần phải được điều tra một cách minh bạch và công bằng với kết quả về điều gỉ xảy ra cho ông phải được công bố rộng rãi.” [đọc tiếp]

Nhà tranh đấu Đào Quang Thực đột ngột mất khi đang bị tù đày

10/12/2019 (VOA) - Tù nhân lương tâm Đào Quang Thực qua đời sáng 10/12 khi đang thụ án tù, giới hoạt động cho hay, dẫn thông tin từ gia đình ông Thực.

Ông Vũ Quốc Ngữ, Tổng Giám đốc tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền, và các nhà hoạt động như Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Thúy Hạnh cho biết gia đình ông Thực nhận được tin báo từ Trại giam số 6 ở Nghệ An là ông qua đời tại bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.

Giới hữu trách nhà tù cho gia đình biết nguyên nhân tử vong là “xuất huyết não và viêm phổi”. Gia đình ông Thực khẳng định ông không hề có tiền sử về bệnh tật dạng này trước khi bị giam cầm. [đọc tiếp]

Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải: “Việt Nam đàn áp tự do truyền thông khốc liệt bằng những án tù khắc nghiệt

09/12/2019 (RFA) - Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân lương tâm bị Chính quyền Việt Nam tống xuất đến Hoa Kỳ năm 2014, dành cho Đài RFA một cuộc phỏng vấn về tình hình tự do truyền thông ở Việt Nam trong thời gian những năm vừa qua.

Trước hết, Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải lên tiếng về trường hợp Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam vừa bị bắt giam vào hôm 21/11 theo Điều theo Điều 117 - Bộ luật Hình sự năm 2015, với cáo buộc tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”: [đọc tiếp]

Người dân Vườn rau Lộc Hưng tố cáo chính quyền địa phương đập phá tượng Đức Mẹ

09/12/2019 (Nhà Thờ Thái Hà) - Người dân Vườn rau Lộc Hưng hôm 8/12 lên tiếng tố cáo chính quyền phường 6, quận Tân. Bình, thành phố Hồ Chí Minh đã huy động công an, an ninh mặc thường phục và dân quân đến vùng đất cưỡng chế để cản trở bà con dựng hang đá Noel, đập phá tượng Đức Mẹ, và bắt giữ 3 người phản đối. Người dân cho rằng đây là hành động vi phạm quyền tự do tôn giáo của người dân.

Vụ việc bắt đầu vào 9 giờ sáng ngày 8/12 khi chính quyền địa phương cản trở người dân dựng hang đá, và lấy đi giàn giáo để bên cạnh Đài Đức Mẹ, kéo giật sập khung gỗ làm hang đá. [đọc tiếp]

EVFTA : điểm mù trong cuộc vận động quốc tế của XHDS Việt Nam

07/12/2019 Thục-Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Điểm mù cơ bản trong cuộc vận động quốc tế liên quan đến EVFTA và EVIPA (1) của giới XHDS Việt Nam, dù quốc doanh hay độc lập, là do phần lớn chỉ nhắc lại những luận điệu ủng hộ hay chống đối như những con vẹt mà không tự đọc và nghiên cứu chính những bản viết cuả hai hiệp định này.

Nói cho đúng, đây không phải là ủng hộ hay chống đối chính hai hiệp định, vì mặc dù chúng không hoàn hảo nhưng được mọi người tạm chấp nhận là có thể có lợi cho cả đôi bên NẾU được áp dụng nghiêm chỉnh.

Ủng hộ hay chống đối đây là

- ủng hộ phê chuẩn ngay 2 hiệp định này mà không cần nhà cầm quyền Việt Nam phải có hành động chứng minh tôn trọng nhân quyền, hoặc

- chống đối, đòi hoãn việc phê chuẩn cho tới khi Việt Nam thả các tù nhân lương tâm cũng như ký cả ba công ước lao động cơ bản ILO 87, ILO 98 và ILO105.

Đây chỉ là đòi hỏi hoãn phê chuẩn chứ không phải là đòi hỏi bãi bỏ. Hoãn phê chuẩn cho tới khi Việt Nam thực thi điều I của Hiệp định Khung về Hợp tác và Đối tác toàn diện PCA: [đọc tiếp]

Dân biểu Châu Âu chỉ trích Việt Nam khi thảo luận việc phê chuẩn EVFTA

06/12/2019 Ỷ Lan (RFA) - Trong ba ngày 2, 3 và 4 tháng 12 vừa qua Quốc hội Châu Âu đã khẩn trương họp bàn và thảo luận việc đặt bút phê chuẩn hiệp ước Tự do Mậu dịch Liên Âu-Việt Nam (EVFTA) được ký kết tại Hà Nội cuối tháng 6 năm nay.

Hai vấn đề nổi cộm tại cuộc họp của Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu là bộ Luật Lao động sửa đổi vừa được Hà Nội thông qua cuối tháng 11, và đặc biệt, việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng tại Sài Gòn hôm 21 tháng 11. [đọc tiếp]

Quốc Vụ khanh Đức gặp gỡ giới tranh đấu Việt Nam

06/12/2019 (VOA) - Hôm 5/12, Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis đã có cuộc gặp với các nhà hoạt động Việt Nam tại Hà Nội, để tìm hiểu về hoạt động của xã hội dân sự.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong bốn nhà hoạt động tham dự cuộc gặp kéo dài hơn hai giờ, nói với VOA rằng ông Michaelis có đề cập đến Hiệp định Thương mại Tự do EU và Việt Nam (EFVTA), và quan tâm đến vấn đề nhân quyền. [đọc tiếp]

Nghị viên Châu Âu tranh luận ‘không cân sức’ về EVFTA

04/12/2019 (VOA) - Uỷ ban Thương mại Quốc tế (INTA) của Nghị viện Châu Âu hôm 2-3/12 thảo luận các vấn đề như quyền của người lao động, quyền tự lập hội, và quyền con người để hướng tới phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam. Nhưng các nhà quan sát nói rằng cuộc họp không có sự hiện diện của các tổ chức nhân quyền là “một điều thiếu sót.”

Ông Hoàng Hải, thạc sỹ phần mềm hiện đang sinh sống và làm việc tại Brussels, nói với VOA, sau phiên bế mạc của cuộc thảo luận ở Uỷ ban INTA hôm 3/12 [đọc tiếp]

Vườn rau Lộc Hưng: Nhà cầm quyền đưa lực lượng đến ‘cắt cỏ’

04/12/2019 (VOA) - Gần một năm sau khi nhà cầm quyền thực hiện việc mà họ gọi là “giải tỏa các công trình trái phép” ở Vườn rau Lộc Hưng (VRLH), chính quyền quận Tân Bình hôm 3/12 lại đưa hàng trăm người tới khu đất mà bà con ở đây nói là thuộc sở hữu của họ để ‘cắt cỏ’ và thay đổi bảng dự án.

Một người dân của khu VRLH bị mất đất, anh Cao Hà Trực, nói với VOA hôm 4/12 rằng anh chứng kiến việc nhà cầm quyền đưa khoảng gần 300 người đến khu đất mà anh nói thuộc sở hữu của bà con ở đây từ năm 1954. [đọc tiếp]

Hội nghị 'Nhân quyền và Tự do Mậu dịch Liên Âu-Việt Nam'

03/12/2019 (RFA) - Hai tổ chức Ủy Ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) và Đoàn Kết Thiên Chúa Giáo Năm Châu (CSW) vào ngày 3 tháng 12 lên tiếng kêu gọi Quốc hội Châu Âu hoãn phê chuẩn Hiệp ước Mậu Dịch Tự Do Châu Âu- Việt Nam (EVFTA) khi nào Hà Nội chưa thực hiện những bước cụ thể tôn trọng nhân quyền của người dân nước Việt.

Kêu gọi vừa nêu được đưa ra tại hội nghị diễn ra ở Brussels có tên ‘Nhân quyền và Tự do Mậu dịch Liên Âu- Việt Nam’. Hội nghị do Dân biểu Quốc hội Châu Âu Julie Ward chủ trì và được tổ chức bởi VCHR cùng CSW.

Một điểm đáng chú ý tại hội nghị là phát đi thông điệp của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng gửi cho tổ chức Quê Mẹ ở Paris hai ngày trước khi ông bị bắt. [đọc tiếp]

Cơ quan chức năng địa phương lại vây vườn rau Lộc Hưng

03/12/2019 (RFA) - Những cư dân có nhà tại khu đất bị cưỡng chế ‘Vườn rau Lộc Hưng’ quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 3 tháng 12 tố cáo chính quyền địa phương huy động hàng trăm người đến vườn rau để treo biển “dự án ma” nhằm tìm cách hợp thức hóa việc lấy đất của dân.

Đây là khu đất đã bị chính quyền quận Tân Bình cưỡng chế vào tháng 1 năm nay khiến gần 200 căn nhà của nười dân bị đập phá với cáo buộc “xây dựng trái phép. [đọc tiếp]

Công an và ‘côn đồ có tổ chức' dừng chương trình trao quà cho thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa

03/12/2019 (RFA) - Linh mục Công giáo Anton Lê Ngọc Thanh đưa ra cáo buộc Công an và ‘côn đồ có tổ chức' dừng chương trình trao quà cho thương phế binh VNCH ở Tiền Giang, Long An.Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh đánh giá “cái sự lo sợ chi phối hành động của những người thuộc phía chính quyền, chứ không phải vì lý do bảo vệ an ninh trật tự gì cả, vì các thương phế binh không có hành động gì gây mất trật tự cả”. [đọc tiếp]

Asia Times: Bắt Phạm Chí Dũng, đảng Cộng Sản Việt Nam gia tăng trấn áp

02/12/2019 Thụy My (RFI) - Tác giả David Hutt trên Asia Times qua bài viết về mang tựa đề « Việt Nam tấn công vào một nhà báo » đã nhận định, mong muốn của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm trấn áp những tiếng nói mà ông cho là « dũng cảm và đàng hoàng nhất » chưa biết đến bao giờ mới kết thúc.

Theo tổ chức Human Rights Watch, số tù nhân chính trị ở Việt Nam lên tới trên 130 người. Project 88 - một tổ chức lấy tên theo Điều 88 Luật Hình sự khắc nghiệt của Việt Nam - thì ước lượng con số các nhà hoạt động bị cầm tù 269, và 143 người khác có nguy cơ bị bắt. [đọc tiếp]

Dân oan Cồn Dầu mất nhà cửa tá túc trong khuôn viên nhà thờ

01/12/2019 (Nhà Thờ Thái Hà) - Dân oan Giáo Xứ Cồn Dầu (Hoà Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng) đã bị chính quyền Tp. Đà Nẵng cưỡng chế để cướp đất, cướp nhà và tài sản của người dân nên đã xoá xổ một làng Công giáo Cồn Dầu đã có hơn 135 năm.

Nay những người này đã vô gia cư, kéo theo những cụ già và những cháu nhỏ bơ vơ không chốn dung thân, đã được cha linh mục Nguyễn Thanh Sơn cho tá túc trong khuân viên nhà thờ Cồn Dầu .

Chính thức ngày 28/11/2019 là ngày bị chính quyền Tp. Đà Nẵng ủi sập không còn ngôi nhà nào trong làng Công giáo này nữa, trong đó có ngôi nhà của ba mẹ linh mục Nguyễn Can Trường. [đọc tiếp]

Kêu gọi phản đối luật An ninh mạng, hai anh em bị tuyên 14 năm tù

28/11/2019 (RFA) - Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai sáng 28/11/2019 tuyên phạt ông Huỳnh Minh Tâm 9 năm tù giam và bà Huỳnh Thị Tố Nga 5 năm tù giam vì bị cho là có hành vi kêu gọi người dân xuống đường đòi tự do dân chủ, phản đối luật An ninh mạng.

Cả hai đều bị cáo buộc tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015. [đọc tiếp]

Tòa An Giang tuyên tín đồ Phật giáo Hòa Hảo 8 năm tù với cáo buộc “phỉ báng lãnh tụ”

28/11/2019 (RFA) - Tòa án nhân dân tỉnh An Giang sau một phiên xử kín vào chiều ngày 27/11/2019 đã tuyên 8 năm tù giam đối với ông Trần Thanh Giang - một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo với cáo buộc tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang, ông Trần Thanh Giang có hành vi sử dụng Facebook cá nhân để “phỉ báng lãnh tụ, các nhà lãnh đạo của Đảng, nhà nước, xuyên tạc tình hình hiện tại của đất nước”.

Ông Giang là người thứ 7 chỉ trong vòng 2 ngày 26 và 27 tháng 11 bị tuyên án về nhóm tội liên quan đến an ninh quốc gia với tổng cộng 34 năm tù giam. [đọc tiếp]

Ân Xá Quốc Tế lên án chính quyền Việt Nam sách nhiễu, đe dọa nhà xuất bản Tự Do

27/11/2019 (RFA) - Ân Xá Quốc Tế hôm 27/11 ra thông cáo báo chí kêu gọi giới chức chính quyền Việt Nam phải ngay lập tức ngừng việc leo thang đàn áp nhà xuất bản Tự Do, nơi phát hành những cuốn sách về chính trị và chính sách công vốn không được chính quyền Hà Nội chấp nhận.

Theo Ân Xá Quốc Tế, kể từ đầu tháng 10 đến nay, hàng chục người trên cả nước đã bị công an sách nhiễu và đe dọa vì có liên quan đến nhà xuất bản Tự Do. Ít nhất một người bị thương và bị đánh đập khi bị công an tạm giữ.

Nhà xuất bản Tự Do là nơi xuất bản những cuốn sách của nhà báo Phạm Đoan Trang như Chính Trị Bình Dân, Cẩm Nang Nuôi Tù, Phản Kháng Phi Bạo Lực. [đọc tiếp]

Uỷ Hội Hoa Kỳ: Luật Tín Ngưỡng và Tôn Giáo của Việt Nam vi phạm nhân quyền

27/11/2019 (Mạch Sống) - Trong bản phúc trình cập nhật công bố ngày 22 tháng 11, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) nhận xét tổng quát rằng Luật Tín Ngưỡng và Tôn Giáo của Việt Nam, hiệu lực đầu năm 2018, vi phạm những tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu về nhân quyền, đặc biệt Điều 18 trong Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết.

Bản phúc trình cập nhật này đúc kết những nhận xét của phái đoàn USCIRF sau chuyến thị sát Việt Nam ngày 17-19 tháng 9 vừa qua.

Qua cuộc thị sát này, phái đoàn của Uỷ Hội USCIRF đã tiếp xúc các giới chức chính quyền Việt Nam, các thành phần tôn giáo độc lập và không đăng ký với chính quyền, cũng như một số vị chức sắc của các tổ chức tôn giáo được chính quyền cho phép hoạt động. [đọc tiếp]

Thêm 2 Facebooker bị Việt Nam kết án nhiều năm tù vì 'tuyên truyền chống phá nhà nước'

27/11/2019 (VOA) - Hai tòa án ở Việt Nam hôm 26/11 đưa ra các bản án nhiều năm tù đối với hai người bị cáo buộc là đã “dùng mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước”, theo truyền thông trong nước.

Ông Phạm Văn Điệp bị Tòa án Nhân dân Thanh Hóa, kết án tù 9 năm và ông Nguyễn Chí Vững, bị TAND Bạc Liêu tuyên 6 năm tù, cùng với tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên tuyền thông tin, tài liệu nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 Bộ Luật Hình sự. [đọc tiếp]

Ông Nguyễn Chí Vững sáu năm tù vì ‘kích động trên Facebook’

26/11/2019 (BBC) - Ông Nguyễn Chí Vững bị TAND tỉnh Bạc Liêu hôm 26/11 kết án 6 năm tù giam vì tội "Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Ông cũng bị thêm hai năm quản chế tại địa phương.

Báo Nhân Dân tường thuật ông Nguyễn Chí Vững dùng các tài khoản trên Facebook từ tháng 5 đến cuối tháng 8/2018 để phát trực tiếp năm lần các nội dung "tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam". [đọc tiếp]

Nghị viên kêu gọi EU ngừng phê chuẩn hiệp định thương mại với Việt Nam vì nhân quyền

26/11/2019 (VOA) - Một thành viên nghị viện châu Âu vừa lên tiếng kêu gọi khối này tạo áp lực lên chính phủ Việt Nam để trả tự do cho nhà báo Phạm Chí Dũng cũng như tạm ngừng phê chuẩn hiệp định thương mại với quốc gia Đông Nam Á này cho đến khi tình hình nhân quyền được cải thiện.

Bà Saskia Bricmont, trong một bức thư gửi cho Chủ tịch Nghị viện châu Âu hôm 22/11, nói về việc ông Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập và từng là đảng viên Đảng Cộng sản, bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vì tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước.”

Trong một chia sẻ trên trang Facebook cá nhân hôm 22/11, bà Bricmont, một thành viên của Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện EU, cho biết rằng ông Dũng, cũng là một blogger của VOA, đã viết một bức thư gửi tới chủ tịch Nghị viện EU cũng như tới các chủ tịch của các ủy ban thương mại quốc tế, các vấn đề quốc tế và nhân quyền để “đánh động họ về tình trạng suy thoái của tình hình (nhân quyền) Việt Nam.” [đọc tiếp]

Các tổ chức quốc tế kêu gọi trả tự do cho Phạm Chí Dũng

23/11/2019 Thanh Phương (RFI) - Trong thông báo đưa ra ngày 22/11/2019, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), trụ sở tại New York, kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông.

Về phần Phóng Viên Không Biên Giới RSF, trụ sở tại Paris, tổ chức này hôm 22/11/2019 cũng đã ra thông cáo lên án vụ bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng, mà cách đây 5 năm đã được xếp vào danh sách « các anh hùng thông tin » của RSF. [đọc tiếp]

Thông cáo báo chí của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam về vụ bắt giữ ông Phạm Chí Dũng

22/11/2019 (Defend The Defenders) - Ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự ra đời vào tháng  Bảy năm 2014 đã bị bắt ngày 21 tháng 11 năm 2019.

Ông Phạm Chí Dũng bị khởi tố cùng ngày vì hành vi “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

... Chúng tôi lên tiếng bảo vệ tinh thần và trách nhiệm của công dân Phạm Chí Dũng trong tiến trình tự do báo chí tại Việt Nam.

Chúng tôi lên tiếng bảo vệ tinh thần tự do báo chí của các tổ chức xã hội dân sự.

Chúng tôi phản đối việc bắt giữ ông Chủ tịch IJAVN Phạm Chí Dũng và mở rộng vụ án.

Chúng tôi yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho ông Phạm Chí Dũng. [đọc tiếp]

Mạng lưới nhân quyền Việt Nam công bố giải nhân quyền 2019

22/11/2019 (RFA) - Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam hôm 21/11 công bố danh sách 3 người đoạt giải nhân quyền 2019 là mục sư Nguyễn Trung Tôn, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Luật sư Lê Công Định. Đây là ba người được tuyển chọn từ một danh sách đề cử gồm 12 cá nhân và 3 tổ chức.

Mục sư Tôn bị kết án 12 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền”. Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn Cô bị kết tội “hoạt động lật đổ chính quyền” và bị tuyên phạt 8 năm tù giam và 5 năm quản chế. Luật sư lê Công Định  bị kết tội “hoạt động nằm lật đổ chính quyền, bị kết án tù 5 năm và 3 năm quảng chế. [đọc tiếp]

Quốc tế kêu gọi EU và Mỹ đóng băng các thỏa thuận với Việt Nam sau vụ bắt nhà báo Phạm Chí Dũng

22/11/2019 (RFA) - Tổ chức theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) hôm 21/11 lên tiếng kêu gọi EU và Hoa Kỳ phải có tiếng nói sau khi chính quyền Việt Nam bắt và khởi tố Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng vào cùng ngày.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của HRW trong tuyên bố của mình viết rằng: “Bây giờ là lúc mà chiến dịch của Hà Nội cho một hiệp ước thương mại với EU đã có kết quả trực tiếp là những vi phạm chống lại những người bất đồng chính kiến.

Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) hôm 22/11 cũng ra thông cáo báo chí lên án việc bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng, người đã từng nằm trong danh sách các anh hùng thông tin của RSF 5 năm về trước. Ông Daniel Bastard, người đứng đầu bộ phận Châu Á Thái Bình Dương của RSF: Chúng tôi thúc giục Brussels và Washington đóng băng tất cả các tiến trình chừng nào Hà Nội còn tiếp tục cho thấy những vi phạm về tự do báo chí". [đọc tiếp]

Phản ứng dư luận sau khi cây bút Phạm Chí Dũng bị bắt

22/11/2019 (BBC) - Đã có những phản ứng từ công luận sau khi cây bút tự do, nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam bị cơ quan an ninh điều tra thuộc Công an TP. Hồ Chí Minh bắt và khởi tố hình sự.

"Bây giờ, đã đến điểm mà chiến dịch Hà Nội vận động cho một hiệp ước thương mại với Liên minh châu Âu đang trực tiếp dẫn đến hệ quả các vi phạm chống lại những người bất đồng chính kiến," một tuyên bố được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đưa ra hôm 22/11/2019 từ văn phòng châu Á tại Thái Lan. [đọc tiếp]

HRW chỉ trích việc bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng

22/11/2019 Thụy My (RFI) - Hôm nay 22/11/2019, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch tuyên bố việc bắt giữ nhà báo tự do Phạm Chí Dũng chứng tỏ Việt Nam « trấn áp không dung thứ tất cả những tiếng nói đối lập ».

Theo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, việc ông Phạm Chí Dũng lập ra Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là « trái với pháp luật », không đăng ký tên miền của trang « Việt Nam Thời Báo » có các bài viết « chống Đảng, Nhà nước » [đọc tiếp]

Thanh niên Nghệ An bị bắt giam vì “xúc phạm Hồ Chí Minh”

22/11/2019 (RFA) - Anh Phan Công Hải sinh năm 1996 ở Nghệ An vừa bị cơ quan An ninh điều tra Việt Nam bắt giữ hôm 19/11/2019 ở Hà Tĩnh với cáo buộc “phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước” theo điều 117 Bộ luật hình sự 2015.

Thông tin này được ông Phan Công Bình, bố của Phan Công Hải xác nhận qua điện thoại với RFA vào chiều 22/11. [đọc tiếp]

Nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt

21/11/2019 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Ngày 21/11/2019, nhà báo Phạm Chí Dũng bị khởi tố và bị bắt với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 - Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Nhà báo Phạm Chí Dũng (sinh năm 1966) là tiến sĩ kinh tế, và là nhà văn, được biết đến với nhiều bài bình luận kinh tế sâu sắc, Ngày 3/5/2014, nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris, đã công bố danh sách các nhà báo và blogger ở 65 quốc gia trên thế giới là "100 anh hùng thông tin" , gồm, trong số ba người Việt Nam được vinh danh, có nhà báo tự do Phạm Chí Dũng.

Việc khởi tố và bắt giam về nhà báo Phạm Chí Dũng trong ngày 21/11/2019 với tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper vừa có chuyến thăm chính thức và trao tàu tuần tra cho Việt Nam. [đọc tiếp]

Theo dõi Nhân quyền Quốc tế yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho blogger Phạm Văn Điệp

21/11/2019 (RFA) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) hôm 20/11 ra thông cáo báo chí kêu gọi chính phủ Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với blogger Phạm Văn Điệp và trả tự do ngay lập tức cho ông này.

Ông Phạm Văn Điệp, 51 tuổi, sẽ phải ra tòa vào ngày 26/11 tới với cáo buộc về hành vi đăng tải, chia sẻ thông tin trên Facebook, vi phạm điều 117, Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Ông Phạm Văn Điệp đã sang Nga du học từ tháng 12 năm 1992 và cư trú ở đó cho đến tháng 6/2016. [đọc tiếp]

Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục bị cấm xuất cảnh đi dự Thánh lễ Đức Giáo Hoàng Francis

21/11/2019 (RFA) - Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục vừa bị công an cửa khẩu sân bay Nội Bài chặn xuất cảnh khi ông chuẩn bị lên chuyến bay sang Nhật vào đêm 20/11 để dự lễ Đức Giáo Hoàng Francis

Biên bản “dừng xuất cảnh” đối với Linh mục Nguyễn Đình Thục ghi lý do là “do yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia".

Vị quản xứ giáo xứ Song Ngọc là người từng dẫn dắt 'hàng trăm người' ở Nghệ An đi kiện công ty Formosa hồi năm 2017.  Công ty Formosa của Đài Loan là công ty đã thải chất độc gây ô nhiễm biển dọc 4 tỉnh miền trung Việt Nam hồi năm 2016. [đọc tiếp]

Uỷ Hội Hoa Kỳ chọn Ông Nguyễn Bắc Truyển cho chương trình bảo trợ tù nhân lương tâm

20/11/2019 (Mạch Sống) - Hôm nay, 20 tháng 11, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) thông báo quyết định bảo trợ Ông Nguyễn Bắc Truyển, tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo và luật gia nhân quyền hiện đang bị án tù 11 năm. Bà Anurima Bhargava, Uỷ Viên của USCIRF vừa trở về từ chuyến thị sát Việt Nam, là người đứng tên bảo trợ.

Trong chuyến thị sát tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam từ ngày 17 đến 19 tháng 9 vừa qua, Bà Bhargava đã gặp riêng Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ của Ông Truyển, để tìm hiểu về sự đàn áp nặng nề và liên tục mà hai vợ chồng này đã phải hứng chịu trong nhiều năm qua. [đọc tiếp]

Tình hình EVFTA và IPA hiện nay: các XHDS độc lập Việt Nam cần làm gì?

19/11/2019 Thục-Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Buổi điều trần của các NGO trước Tiểu ban Nhân quyền Nghị viện Âu châu DROI ngày 26/09/2019.

Ngày 26.09.2019 Tiểu ban Nhân quyền DROI Nghị viện Âu châu nhiệm kỳ 9 đã mời ba tổ chức NGO đến Bruxelles điều trần (2) về vấn đề Nhân quyền tại Việt Nam, liên quan đến việc Quốc hội Âu châu đang xem xét có hay không phê chuẩn hai hiệp ước FTA và IPA (1).

Sự việc Tiểu ban NQ mời những NGO đến điều trần ngày 26/09/2019 vừa qua cho thấy sự chuyển tiếp công việc giữa nhiệm kỳ 8 và nhiệm kỳ 9 của Nghị viện Âu châu hoàn tòan cẩn thận và đứng đắn, và các dân biểu nhiệm kỳ mới rất coi trọng vấn đề Nhân quyền. [đọc tiếp]

Những Người Chiến Đấu Trong Bóng Tối Không Toả Sáng

16/11/2019 (Giáo xứ Thái Hà) - 11 năm tù và 5 năm quản chế là mức án nặng nề mà toà án tỉnh Nghệ An ngày 15/11/2019 đã tuyên cho thầy Nguyễn Năng Tĩnh, với những cáo buộc vô cớ về tội chống lại Nhà nước XHCNVN.

Là người can đảm, trung thực và đầy lòng yêu nước, thầy đã dạy cho các em học sinh biết thế nào là phẩm giá và quyền con người và đòi lại những quyền chính đáng ấy cho dân tộc, cho người dân.

Bây giờ thầy phải trả giá bằng án tù oan sai và đầy bất công của nhà cầm quyền cộng sản Nghệ an, nhưng thầy đã có một cuộc đời đầy ý nghĩa khi biết mục đích của cuộc đời mình và dấn thân trên con đường đó. [đọc tiếp]

Mai Khôi & Những người Bất đồng: Tự do ngôn luận không tự nhiên mà có

16/11/2019 (VOA) - Từ bỏ sự nghiệp là một ca sỹ nhạc pop để trở thành một nghệ sỹ bất đồng chính kiến đã đặt Mai Khôi và những người xung quanh cô vào sự nguy hiểm. Cô tự ứng cử đại biểu quốc hội, gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama để thảo luận vấn đề nhân quyền Việt Nam và làm một album nhạc khiến nhà cầm quyền tức giận.

Đó là những gì được mô tả trong bộ phim tài liệu “Mai Khoi & The Dissidents” (“Mai Khôi và Những người Bất đồng) của đạo diễn người Mỹ Joe Piscatella vừa ra mắt ở New York trong tuần này. [đọc tiếp]

Vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải bị 12 tháng cải tạo không giam giữ

15/11/2019 (BBC) - Tòa án ở Nha Trang chiều 15/11 tuyên phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ với vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải.

Họ cũng phải đóng phạt bổ sung 20 triệu đồng/người.

Tòa án nhân dân TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) cũng xử hai bị cáo khác: Ngô Văn Lắm (37 tuổi), Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (47 tuổi, đều ngụ TP Nha Trang) nhận án phạt 18 tháng cải tạo không giam giữ, bị phạt bổ sung 50 triệu đồng/người. [đọc tiếp]

Nữ bác sĩ bỏ nghề; đi hoạt động xã hội; bị câu lưu tại sân bay Nội Bài

15/11/2019 (VOA) - Một nhà hoạt động trẻ vừa bị giới hữu trách câu lưu tại sân bay Nội Bài vào khoảng 8:50 sáng 15/11 ngay khi cô đặt chân về quê hương sau 4 năm đi học tập và vận động nhân quyền cho Việt Nam tại nhiều quốc gia, nhiều nguồn tin trong giới hoạt động cho hay hôm 15/11.

Đinh Thảo, nữ bác sĩ tốt nghiệp tại Đại học Y Hà Nội vào năm 2015, đã quyết định bỏ nghề để trở thành nhà hoạt động nhân quyền. Cô rời Việt Nam vào năm 2016 và tham gia vào chương trình đào tạo và làm việc cho VOICE [đọc tiếp]

Giảng viên âm nhạc bị tuyên 11 năm tù vì "tuyên truyền chống nhà nước"

15/11/2019 (RFA) - Sáng ngày 15 tháng 11 năm 2019, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm đối với giảng viên âm nhạc trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An - Nguyễn Năng Tĩnh và tuyên ông này với mức án 11 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 117, Bộ luật Hình sự.

Ngay sau phiên xử, người đại diện của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch), ông Phil Robertson, phó giám đốc phân ban Châu Á có tuyên bố nêu rõ: “ Việt Nam hoàn toàn xem thường tiến trình xét xử công bằng và tự do được phô ra trong cách gói gọn toàn bộ vụ xử chỉ trong vài tiếng đồng hồ trước khi đọc bản án 11 năm đã định trước đối với ông Nguyễn Năng Tĩnh. Bản án tù dài đối với ông Tĩnh và phiên xử mang tính trình diễn đưa ra bản án đó cho thấy chính xác tại sao tòa án Việt Nam là trò hề nhất tại các nước ASEAN khi đem những người bị cáo buộc ra xét xử.” [đọc tiếp]

Việt Nam: HRW đòi trả tự do cho một nhà hoạt động nhân quyền

14/11/2019 (RFI) - Ông Nguyễn Năng Tĩnh, một giáo viên dạy nhạc và hoạt động nhân quyền, sẽ bị một tòa án ở tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử vào ngày 15/11/2019. Trong thông cáo ngày 14/11, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) yêu cầu « nhà cầm quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc » và « trả tự do ngay lập tức » cho ông Tĩnh.

Ông Nguyễn Năng Tĩnh, 43 tuổi, bị công an tỉnh Nghệ An bắt vào ngày 29/05 và cáo buộc ông tội « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam », theo điều 117 của bộ luật hình sự Việt Nam. [đọc tiếp]

LS Nguyễn Duy Bình: 'Tôi bị cảnh sát kẹp nách, lôi ra khỏi phòng xử án'

14/11/2019 (VOA) - Luật sư Nguyễn Duy Bình, người tham gia bào chữa trong vụ án vợ chồng Luật sư Trần Vũ Hải “trốn thuế,” nói với VOA rằng việc Hội đồng Xét xử hôm 14/11 cho một tốp cảnh sát tới “kẹp nách, bẻ tay, lôi ra” khỏi phòng xử án và sau đó ông bị “kẹp cổ, lôi lên xe” đưa về đồn công an phường Phước Tân (Tp. Nha Trang) để “câu lưu hai tiếng đồng hồ” là hành động “vi phạm thủ tục tố tụng và lạm quyền.” [đọc tiếp]

Dân biểu Liên bang Australia lên tiếng về bản án đối với ông Châu Văn Khảm

13/11/2019 (RFA) - Dân biểu Chris Hayes tại Australia vào ngày 13 tháng 11 ra thông cáo báo chí nêu ý kiến về bản án 12 năm tù mà tòa Việt Nam tuyên cho công dân Úc gốc Việt Châu Văn Khảm hôm 11 tháng 11.

Theo dân biểu Chris Hayes của Australia thì chính phủ Việt Nam cho thấy họ không muốn tuân thủ việc thượng tôn pháp luật và sính biện pháp đàn áp, bỏ tù, lưu đày những ai chỉ vì cổ xúy cho những quyền con người căn bản nhất; đó là các quyền tự do biểu đạt, quyền hội họp, quyền thực thi tín ngưỡng- tôn giáo; và quan trọng nữa là quyền được bình đẳng trước pháp luật. [đọc tiếp]

Thư kiến nghị hoãn phê chuẩn EVFTA và IPA

13/11/2019 (Việt Nam Thời Báo) - Kính gửi: - Ông David Sassoli, Chủ Tịch Quốc Hội Âu Châu - Ông Bernd Lange, Chủ Tịch Ủy Ban Thương Mại Quốc Hội Âu Châu - Ông David MacAllister, Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Quốc Hội Âu Châu - Bà Marie Aréna, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Âu Châu - Ông Tomas Tobé, Chủ Tịch Ủy Ban Phát Triển Quốc Hội Âu Châu - Các cơ quan thuộc Quốc Hội Âu Châu.

Tôi là Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam - một tổ chức xã hội dân sự độc lập và đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, ra đời vào năm 2014 ở Việt Nam, với hơn 70 nhà báo tự do, hoạt động hoàn toàn độc lập về quan điểm và nội dung, không phụ thuộc vào chính quyền về đường lối quan điểm, nhân sự và tài chính. [đọc tiếp]

Mai Khôi vận động cho nhân quyền Việt Nam ở Washington

12/11/2019 (VOA) - Trong cuộc gặp hôm 7/11 tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Keshap và nhà hoạt động của Việt Nam, Mai Khôi, “nhất trí rằng tự do biểu đạt giúp đảm bảo cho một xã hội vững mạnh, sáng tạo và thịnh vượng,” theo ban Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trên trang Twitter.

Những vấn đề mà Khôi đang vận động và đang quan tâm là tự do biểu đạt, tự do internet ở Việt Nam,” Mai Khôi nói. “Tình hình đàn áp những người bất đồng chính kiến càng ngày càng tăng ở Việt Nam. Tự do biểu đạt, tự do internet bị đàn áp rất nặng trong thời gian gần đây.” [đọc tiếp]

Bản Tường Trình của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

11/11/2019 (Mạch Sống) - Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo Vùng Đông Nam Á, 3-5 tháng 11 năm 2019.

... Tôi Thích Thiện Phúc thuộc tăng đoàn GHPGVNTN, chùa An cư -thành phố Đà nẵng-Việt nam.

Trước hết chúng tôi xin khẳng định rằng: Việt nam chúng tôi không có nhân quyền và tự do tôn giáo, các quyền cơ bản của con người đã bị tước đoạt hoàn toàn trong đó có niềm tin tôn giáo. Những tôn giáo độc lập này thường xuyên bị nhà cầm quyền đàn áp, sách nhiễu và khủng bố gây không ít khó khăn về mọi mặt. [đọc tiếp]

Hội thảo Viết cho Quyền con người (Write for Rights) của Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) tại Columbus, Ohio

10/11/2019 (Dân Làm Báo) - "Lời nói của bạn có sức mạnh - đôi khi một lá thư có thể thay đổi cuộc sống của ai đó" là tiêu điểm của chiến dịch Viết cho Quyền con người 2019 của Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International - AI), một trong những sự kiện nhân quyền lớn nhất thế giới.

Tháng 12 hàng năm, những người ủng hộ Tổ chức Ân xá trên toàn cầu sẽ viết hàng triệu thư cho những người có quyền con người cơ bản đang bị tấn công. Trong năm 2018, blogger Mẹ Nấm (Việt Nam) là một trong những cá nhân được AI vận động. Ngày 8/11/2019, Mẹ Nấm được mời đến tham dự buổi hội thảo khởi động chiến dịch tại thành phố Columbus, tiểu bang Ohio - Hoa Kỳ. [đọc tiếp]

Luật sư Trần Vũ Hải được gần 60 luật sư đăng ký bào chữa

08/11/2019 (RFA) - Gần 60 luật sư đăng ký bào chữa cho vợ chồng Luật sư Trần Vũ Hải tại phiên tòa theo dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 13 tháng 11 tới đây; thế nhưng tòa án chỉ cấp chứng nhận bào chữa cho một nửa luật sư trong số này. Truyền thông trong nước loan tin vừa nêu vào ngày 8 tháng 11.

Luật sư Trần Vũ Hải và vợ là bà Ngô Tuyết Phương bị cáo buộc trốn thuế trong một vụ giao dịch mua bán đất ở thành phố Nha Trang. Luật sư Trần Vũ Hải cũng là người tham gia đại diện cho nhiều người dân mất đất và các nhà hoạt động ở Việt Nam trong những năm qua. [đọc tiếp]

Blogger Mẹ Nấm gặp TT Trump, tưởng niệm nạn nhân của cộng sản

08/11/2019 (VOA) - Chiều ngày 7/11, Blogger Mẹ Nấm cùng ba nạn nhân khác bị các chế độ Chủ nghĩa Cộng sản bạo hành đã hội kiến với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Nhà Trắng, nhân dịp nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tuyên bố chọn ngày 7/11/2019 là ngày Hoa Kỳ tưởng niệm các nạn nhân của cộng sản trên toàn thế giới, theo tờ Washington Post.

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị nhà nước Việt Nam bỏ tù với mức án 10 năm về tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước", theo một bản án được tuyên năm 2017. Tháng 10/2018, bà được chính quyền Việt Nam trả tự do nhưng phải đi Mỹ lưu vong. [đọc tiếp]

Việt Nam: Hãy hủy bỏ cáo buộc khủng bố đối với các nhà vận động chính trị - Cần chấm dứt đàn áp chính trị đối lập

07/11/2019 (HRW) - (Sydney) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu Việt Nam cần hủy bỏ các cáo buộc về khủng bố đối với ba người bị truy tố vì liên quan tới một tổ chức chính trị ở hải ngoại hiện đang vận động cho dân chủ, nhân quyền và cải cách chính trị. Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ xử vụ án này vào ngày 11 tháng Mười một.

Ba người, Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền, bị cáo buộc tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” theo điều 113 bộ luật hình sự. [đọc tiếp]

Freedom House: Việt Nam “ Không có tự do internet”

07/11/2019 (Việt Nam Thời Báo) - Tình trạng tự do internet ở Việt Nam được tổ chức Freedom House đánh giá trong năm 2019 là “ Không có tự do”.

Với 3 tiêu chí đánh giá dựa trên rào cản về tiếp cận internet, hạn chế nội dung và xâm phạm quyền của người tiêu dùng, tổng cộng Việt Nam đạt 24 điểm trên tổng số 100. Và so với năm ngoái thì được đánh giá là không có gì thay đổi. (1)

Bản báo cáo đã chỉ rõ rằng “Trên danh nghĩa thì Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch quản lý nội dung khiêu dâm và bạo lực, trong khi Bộ Công An lo việc kiểm duyệt chính trị. Trên thực tế, việc kiểm duyệt nội dung trên mạng có thể do bất cứ cơ quan nhà nước nào ra lệnh.”  [đọc tiếp]

HRW hối thúc VN trả tự do cho kỹ sư nuôi tôm Nguyễn Ngọc Ánh

06/11/2019 (VOA) - Một ngày trước khi nhà hoạt động môi trường Nguyễn Ngọc Ánh ra trước tòa án ở tp.HCM cho phiên xử phúc thẩm ngày 7/11/2019 về bản tù 6 năm về tội phê phán chính quyền trên Facebook, Tổ chức Human Rights Watch ra thông cáo báo chí, kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy lật ngược bản án và trả tự do ngay lập tức cho nhà hoạt động này.

Tổ chức Human Rights Watch nói truy tố và bỏ tù ông Nguyễn Ngọc Ánh “rõ ràng vi phạm quyền tự do ngôn luận”, và hối thúc Việt Nam lập tức trả tự do cho ông Ánh. [đọc tiếp]

Hai Facebooker Việt Nam bị kết án tù vì các viết bài chỉ trích chế độ

01/11/2019 (VOA) - Một giảng viên đại học ở Cần Thơ và một công dân ở An Giang bị chính quyền xử phạt tổng cộng sáu năm tù “vì những bài viết trên mạng chỉ trích chế độ,” theo tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền.

Ông Vũ Quốc Ngữ thuộc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền hôm 1/11 cho VOA biết rằng ông Phạm Xuân Hào, kiến trúc sư, giảng viên Khoa Công nghệ ĐH Cần Thơ hôm 31/10 đã bị tòa án thành phố xử phạt 12 tháng tù với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” theo điều 331 BLHS năm 2015.

Cũng theo ông Vũ Quốc Ngữ, hôm 29/10, TAND tỉnh An Giang đã xử ông Nguyễn Văn Phước 5 năm tù về tội “Làm, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,” theo điều 117 BLHS năm 2015. [đọc tiếp]

Mẹ Nấm xuất hiện trên billboard của Quỹ Nạn nhân Chế độ Cộng sản

31/10/2019 (VOA) - Chân dung Blogger Mẹ Nấm vừa xuất hiện trên billboard ở thành phố St. Louis, bang Missouri, mở đầu cho chiến dịch nâng cao nhận thức trong cộng đồng Mỹ về tội ác của Cộng sản do Qũy Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản (VOC) phát động vào đầu tháng 10/2019.

Nhận định về việc hình ảnh của mình được VOC sử dụng để phát động chiến dịch nâng cao nhận thức về tội ác của Cộng sản, cụ thể là Cộng sản Việt Nam, đồng thời chống lại các nhóm chuyên bày tỏ quan điểm thân Chủ nghĩa Mac-xit, chuyên bóp méo thông tin trong cộng đồng, bà Như Quỳnh nói: Sẽ không có đủ chỗ để đăng tải hình ảnh của các nạn nhân Cộng sản từ sau năm 1975 đến nay và thế giới cần biết rằng người Việt Nam chưa bao giờ có tự do thực sự dưới chế độ Cộng sản.” [đọc tiếp]

Phạt 5 năm tù facebooker tội chống phá nhà nước

31/10/2019 (RFA) - Nguyễn Văn Phước, ngụ tại Mỹ Xuyên, thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang vừa bị tuyên 5 năm tù với cáo buộc sử dụng mạng xã hội chia sẻ thông tin xuyên tạc, chống phá Nhà nước.

Thông tin được loan vào ngày 29/10 khi Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang tuyên phạt Nguyễn Văn Phước, 5 năm tù về tội “Làm, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. [đọc tiếp]

Giải nhân quyền Sacharov được trao cho nhà phê bình chế độ Ilham Tohti

25/10/2019 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nghị viện Âu châu công bố giải nhân quyền Sacharov 2019 được trao cho nhà phê bình chế độ Trung cộng Ilham Tohti. Tohti là một nhân sĩ nổi tiếng, đại biểu cho dân tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) ở Trung Quốc. Cách đây 5 năm Tohti đã bị án chung thân vì dấn thân tranh đấu cho dân tộc cuả ông.

Từ năm 1988 giải nhân quyền Sacharov (Sakharov Prize) được Nghị viện Âu châu trao cho các tổ chức hay cá nhân có công tranh đấu cho nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Giải mang tên của Nhà vật lý bất đồng chính kiến Nga sô Andrei Sacharov và có giá trị 50.000 Euro. [đọc tiếp]

Nghệ sĩ tự do Thịnh Nguyễn bị câu lưu ở Hà Nội

25/10/2019 (VOA) - Nghệ sĩ tự do Thịnh Nguyễn, 38 tuổi, bị các nhân viên an ninh Việt Nam tạm giữ trong ngày 25/10, nhiều nhà hoạt động trong đó có Phạm Đoan Trang, Đỗ Nguyễn Mai Khôi, Huỳnh Ngọc Chênh, Lê Dũng Vova, v.v… loan tin qua mạng xã hội.

Tin cho hay vào lúc 11h30 ngày 25/10, một nhóm nhân viên an ninh, cảnh sát mặc thường phục đi 2 ô tô đưa ông Thịnh trong tình trạng “bị còng tay” tới xưởng vẽ của ông tại một hẻm thuộc đường Nghi Tàm, ép ông Thịnh mở cổng.

Đến 18h30 cùng ngày, ông đã được trả tự do, các nhà hoạt động cho biết.

Bà Đoan Trang cho biết thêm trên trang cá nhân của bà rằng từ năm 2015, ông Thịnh tham gia nhóm Green Trees - trước đó có tên là “Vì Một Hà Nội Xanh” - một nhóm xã hội dân sự bảo vệ môi trường, và ông là một thành viên “rất tích cực”. [đọc tiếp]

Ân xá Quốc tế kêu gọi viết thư phản đối Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh bị đánh trong tù

17/10/2019 (RFA) - Ân xá Quốc tế kêu gọi cần có hành động khẩn cấp bằng cách viết thư gửi đến Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre tố cáo tình trạng tù nhân chính trị-Kỹ sư thủy sản Nguyễn Ngọc Ánh bị đánh bất tỉnh trong trại giam.

Trong thông cáo báo chí phổ biến vào ngày 16 tháng 10, Tổ chức Ân xá Quốc tế đề cập về tình trạng sức khỏe của Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh bị thương nghiêm trọng ở đầu và chân sau khi bị tù hình sự đánh đến bất tỉnh hồi đầu tuần tháng 10 và không được trại giam cho chữa trị mà còn lại bị đưa vào phòng biệt giam. [đọc tiếp]

Phát ngôn viên Khối đảng Xanh về nhân quyền trong Quốc hội LB Đức bảo trợ cho Hoàng Đức Bình

13/10/2019 VETO! (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Bà Margarete Bause, dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức, đã loan báo trên Facebook (1) chính thức nhận bảo trợ cho ông Hoàng Đức Bình, một nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và môi sinh Việt Nam, theo chương trình "Dân biểu bảo vệ dân biểu" của Quốc hội. [đọc tiếp]

Huỳnh Trương Ca & các TNLT trại Xuân Lộc tuyệt thực phản đối chính sách hà khắc của nhà tù

13/10/2019 (RFA) - Bà Phạm Thanh Tâm, vợ ông Huỳnh Trương Ca (quê Đồng Tháp), người hiện đang thụ án 5 năm 6 tháng tù giam về tội “phỉ bang chính quyền” tại trại giam Xuân Lộc, hôm 13/10/2019 cho RFA biết thông tin rằng hôm qua (12/10) hai người con của bà đã đi thăm cha (ông Huỳnh Trương Ca) và được biết ông đang tuyệt thực.

Theo như lời kể của bà Tâm thì không chỉ mình ông Ca tuyệt thực mà các tù nhân lương tâm (TNLT) cùng thụ án tại trại giam Xuân Lộc cũng tuyệt thực để phản đối chế độ hà khắc của nhà tù vì không cho ông Ca ra ngoài chữa bệnh. [đọc tiếp]

Việt Nam : Một nhà hoạt động môi trường bị đánh đập trong tù

12/10/2019 Thanh Phương (RFI) - Một nhà hoạt động môi trường đã bị đánh đập trong tù do không chịu nhận tội, theo lời vợ của ông nói với hãng tin AFP hôm 11/10/2019.

Vào tháng 6/2019, ông Nguyễn Ngọc Ánh đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre tuyên án 6 năm tù và 5 năm quản chế với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” do những bài viết của ông về môi trường và chính trị đăng trên mạng Facebook. [đọc tiếp]

Vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải bị truy tố về tội “trốn thuế”

12/10/2019 (RFA) - Truyền thông trong nước loan tin này vào ngày 12 tháng 10. Theo tin, ngoài 2 vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải, Ngô Tuyết Phương (bên mua nhà đất, trú Hà Nội) còn có hai bị can Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (bị kết luận chủ nhà đất) và Ngô Văn Lắm (em cùng mẹ khác cha của bà Hạnh, bên bán nhà, trú tại Nha Trang). Cả 4 bị can đều được tại ngoại và nhận được cáo trạng truy tố vào chiều 11/10/2019.

Theo cáo trạng, Viện KSND tỉnh Khánh Hòa "khẳng định hành vi phạm tội" của bốn bị can nêu trên theo kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa về tội "trốn thuế". [đọc tiếp]

HRW kêu gọi Việt Nam thả nhà hoạt động “chống Nhà nước” bằng các đăng tải Facebook

08/10/2019 (VOA) - Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch hôm 7/10 cho biết công an Việt Nam đã bắt giữ một nhà hoạt động dân chủ chỉ vì các bài đăng trên Facebook cá nhân và kêu gọi chính quyền Hà Nội “lập tức phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng” cũng như hủy bỏ mọi cáo buộc đối với anh.

Công an tỉnh Lâm Đồng cáo buộc anh Vượng đã “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 của Bộ Luật hình sự nước này, theo thông cáo của HRW đưa ra hôm 7/10 từ trụ sở ở New York. [đọc tiếp]

RSF giục Việt Nam điều tra vụ nhà báo bị đánh chấn thương sọ não

03/10/2019 (VOA) - Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) hôm 2/10 ra thông cáo báo chí kêu gọi chính quyền Việt Nam xác minh và trừng phạt nhóm người đã đánh nhà báo Kiều Đình Liệu, thuộc Tạp chí Luật sư Việt Nam, đến chấn thương sọ não hôm 26/9. Ông Liệu bị hành hung trong lúc đi xác minh thông tin do người dân phản ánh về việc tranh chấp đất đai ở huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.

Với việc can đảm điều tra về tham nhũng và gỗ lậu, ông Kiều Đình Liệu đã hành động vì lợi ích của công chúng Việt Nam”, người đứng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của RSF, ông Daniel Bastard, nói trong thông cáo báo chí. [đọc tiếp]

Các nhà hoạt động trong nước lập giải “Cống Hiến” vì phong trào đấu tranh dân chủ

02/10/2019 (RFA) - Một giải thưởng nhân quyền dành cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho phong trào đấu tranh dân chủ trong nước vừa được bắt đầu với việc bầu chọn những nhà hoạt động cống hiến nhiều cho phong trào trong nước trong năm 2019.

Giải “Cống hiến” do một số người trong giới hoạt động dân chủ-nhân quyền ở TP.Hồ Chí Minh lập ra, với hai người đại diện ban tổ chức là ông Nguyễn Đại và bà Trần Thu Nguyệt. [đọc tiếp]

Phóng viên không biên giới lên tiếng vụ phóng viên báo ở VN bị hành hung

02/10/2019 (RFA) - Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) hôm 2/10 ra thông cáo báo chí kêu gọi giới chức Việt Nam phải tìm và trừng phạt những kẻ đã hành hung nhà báo Kiều Đình Liệu của Tạp chí Luật sư Việt Nam.

Nhà báo Kiều Đình Liệu bị 3 người đàn ông đánh đến chấn thương sọ não phải đi cấp cứu tại bệnh viện hôm 26/9 vừa qua.

Theo truyền thông trong nước, nhà báo Kiều Đình Liệu trước khi bị đánh, đang điều tra, xác minh thông tin một vụ tranh chấp đất đai ở huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Trên đường về, ông phát hiện hai xe ô tô chở gỗ hộp lớn đi ngược chiều, và đã gọi điện cho Hạt trưởng và Hạt phó Hạt kiểm lâm Đức Cơ để thông báo về việc chở gỗ. Ngay sau đó, khi đến một quán café ở thành phố Pleiku cùng đồng nghiệp, ông bị 3 người đi trên một xe ô tô bán tải xông vào đánh tới tấp vào mặt và đầu cho đến khi gục xuống. [đọc tiếp]

Việt Nam đang giam giữ 234 tù nhân lương tâm: Người Bảo vệ Nhân quyền

01/10/2019 (Defend the Defenders) - Theo thống kê mới nhất của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, chế độ độc tài cộng sản Việt Nam đang giam giữ 233 tù nhân lương tâm bên cạnh việc quản chế tại gia nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy vì cô đang nuôi con nhỏ. Việt Nam vẫn là quốc gia đứng thứ 2 về số lượng tù nhân lương tâm ở Đông Nam Á, chỉ sau Myanmar.

Con số trên bao gồm 206 nhà hoạt động nhân quyền đã bị kết án, thường là về những tội danh chính trị thuộc phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự như “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền,” “tuyên truyền chống nhà nước,” “lợi dụng quyền tự do dân chủ” hay “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc,” và 28 người khác đang bị giam giữ trong thời gian điều tra hay chờ xét xử. Con số trên chưa tính hai trường hợp: công dân Hoa Kỳ Michael Minh Phương Nguyễn và công dân Australia Châu Văn Khảm, cả hai bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự 2015 [đọc tiếp]

Luật sư nhân quyền bị chặn khi đi gặp phái đoàn Quốc Vụ Khanh của Đức đến TPHCM

01/10/2019 (RFA) - Ông Đặng Đình Mạnh, luật sư thường nhận bào chữa cho các bị cáo trong những vụ án liên quan đến chính trị, nhân quyền bị một số người mặc thường phục cố ý ngăn không cho ra khỏi nhà để gặp phái đoàn của Quốc Vụ Khanh về Tư pháp Cộng hòa liên bang Đức đang làm việc tại TPHCM vào trưa ngày 30 tháng 9 năm 2019.

Luật sư Mạnh xác nhận thông tin này với phóng viên Đài Á Châu Tự Do vào trưa ngày 1 tháng 10 và cho biết đây là lần đầu ông bị như vậy [đọc tiếp]

Tổ chức xã hội dân sự điều trần tại nghị viện Âu châu về Nhân quyền và EVFTA

30.09.2019 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hôm 26/09/2019 vừa qua, 3 tổ chức xã hội dân sự (NGO) đã điều trần tại nghị viện Âu châu về vấn đề Nhân quyền tại Việt Nam trong khuôn khổ dự trù phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Liên minh Âu châu - Việt Nam (EVFTA). Ba tổ chức này gồm  FIDH, VETO! và VOICE đã trình bầy về vấn đề vi phạm nhân quyền gắn liền với hiệp định EVFTA. Đại diện của 3 tổ chức xã hội dân sự gồm bà Gaelle Desepulchre (FIDH), ông Vũ Quốc Dụng (VETO!) và ông Jacku Hon (VOICE) đã lần lượt trình bầy những điểm bất cập về nhân quyền tại Việt Nam, những tiền đề cơ bản của hiệp định EVFTA.

Các nghị viên Âu châu thuộc Tiểu ban Nhân quyền đã đặt câu hỏi về sự đàn áp các nhà hoạt động về nhân quyền, tôn giáo, môi trường và nghiệp đoàn độc lập. Các nghị viên đưa ra nhận định không nên vội vã phê chuẩn hiệp định EVFTA khi nào phía Việt Nam chưa từ bỏ chính sách đàn áp nhân quyền, đáng kể là quan điểm của bà Heidi Anneli Hautala (Phần Lan), ông Peter van Dalen (Hòa Lan), bà Assita Kanko (Bỉ) và ông Lars Patrick Berg (Đức).

Xin mời quý vị cùng theo dõi điều trần tại đây (có thể chọn tiếng Anh, Pháp, Đức v.v.)

An ninh tỉnh Lâm Đồng bắt giữ Facebooker Vượng Nguyễn

28/09/2019 Mẹ Nấm (Danlambao) - Ngày 27/09, Facebooker Vượng Nguyễn (tên thật là Nguyễn Quốc Đức Vượng) bị An ninh điều tra, Công an tỉnh Lâm Đồng khởi tố vụ án và bắt tạm giam vì tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 117 Bộ Luật hình sự năm 2015. Điều 117 chính là điều 88 trong BLHS cũ vừa được sửa đổi năm 2015.

Trước đó ngày 23/9/2018, anh ninh, công an phường, dân phòng cùng nhiều lực lượng khác đã ập vào nhà bắt giữ Facebooker Vượng Nguyễn (trú tại thôn Hải Dương, xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương) trước sự chứng kiến của gia đình và người thân. Trong suốt quá trình lục soát nhà, anh Nguyễn Quốc Đức Vượng cùng toàn bộ người thân đã bị khống chế rất nghiêm ngặt. Vượng bị còng tay đưa đi mà gia đình không có bất kỳ một giấy tờ có liên quan gì đến việc khám xét và tịch thu đồ vật gồm điện thoại và máy tính. [đọc tiếp]

Kêu gọi Nghị viện Châu Âu đặt nhân quyền trước tự do mậu dịch với VN

27/09/2019 (RFA) - Một thư ngỏ đề ngày 25 tháng 9 gửi cho Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, Chủ tịch tiểu ban nhân quyền của Nghị viện Châu Âu cùng các nghị viên Châu Âu kêu gọi hoãn xem xét việc phê chuẩn hiệp đinh mậu dịch tự do với Việt Nam.

Nội dung thư nêu rõ hiệp định mậu dịch tự do EU-Việt Nam (EVFTA) là một thỏa ước thương mại tự do tham vọng nhất tính đến lúc này; và điều thiết yếu là hiệp định phải cổ xúy cho các giá trị nhân quyền của EU thông qua mậu dịch.

Những tổ chức và đảng phái độc lập gửi thư ngỏ yêu cầu EU chỉ mở rộng quan hệ thương mại với Việt Nam khi chính phủ Hà Nội đáp ứng được những chuẩn mực nhân quyền đề ra trong thư của 32 nghị viên Châu Âu ngày 17 tháng 9 năm ngoái trong đó có việc loại bỏ những điều khoản trong luật hình sự trực tiếp vi phạm Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị. [đọc tiếp]

Báo cáo: Việt Nam trả đũa, uy hiếp các nhà hoạt động hợp tác với LHQ

27/09/2019 (VOA) - Việt Nam là một trong những nước bị Liên Hiệp Quốc nêu tên vì nghi ngờ có hành động trả đũa và uy hiếp các nhà hoạt động hợp tác với cơ quan thế giới này về các vấn đề nhân quyền.

Các vụ việc được nêu trong một báo cáo hàng năm của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres trình bày trước Hội đồng Nhân quyền ở Geneva vào thứ Năm tuần trước. Việt Nam đã bác bỏ các cáo buộc này trong cuộc tranh luận kéo dài hai giờ tại Hội đồng, Reuters đưa tin. [đọc tiếp]

Tù chính trị Nguyễn Văn Điển tuyệt thực lần thứ 2

27/09/2019 (RFA) - Tù chính trị Nguyễn Văn Điển lại phải sử dụng biện pháp tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi của nhà tù đối với các tù nhân lương tâm. Ông Nguyễn Thái Văn, bố của anh Nguyễn Văn Điển cho biết tin này sau chuyến thăm hôm 24/9/2019.

Ngày 27/9, Đài RFA đã liên lạc với ông Nguyễn Thái Văn và được ông Văn cho biết Điển đã bắt đầu tuyệt thực vào ngày 22/9.

Anh Nguyễn Văn Điển, 34 tuổi, thường được gọi là Điển ‘Ái Quốc’. Anh bị đưa ra tòa xét xử vào cuối tháng 1 vừa qua cùng với ông Vũ Quang Thuận và sinh viên Trần Hoàng Phúc với cáo buộc ‘xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam trên mạng Internet.’  [đọc tiếp]

Cô ấy làm thơ

26/09/2019 Phạm Thị Hoài (pro&contra) - Những ngày trước khi Phạm Đoan Trang được trao Giải Tự do Báo chí 2019, tôi đã liên lạc với nhiều người trong cộng đồng Việt ở Berlin, định tổ chức một buổi giới thiệu sách của Trang. Berlin, 30 năm sau ngày bức tường bao bọc tuyến đầu xã hội chủ nghĩa ở châu Âu sụp đổ. Một cái duyên như nụ cười của lịch sử.

Nhưng khi tôi nói về Trang, những người ở đây mà tôi tưởng có chút quan tâm đến thời cuộc ở nhà lắc đầu, họ không nghe nói. “Cô ấy viết sách hả? Tiểu thuyết hay truyện ngắn? Chị thông cảm, tôi bây giờ ngại đọc truyện lắm.” Tôi bảo, không, cô ấy làm thơ. [đọc tiếp]

Liên Hiệp Quốc: Việt Nam đàn áp, trả thù những nhà hoạt động nhân quyền

19/09/2019 (RFA) - Một báo cáo mới của Tổng thư Ký Liên Hiệp Quốc nhận định chính phủ Việt Nam đang tiến hành các hoạt động trả thù qua đàn áp, đe dọa đối với các nhà hoạt động nhân quyền, và gia đình họ, tìm cách ngăn chặn họ tiếp xúc với Liên Hiệp Quốc.

Thông cáo báo chí của Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết như vậy hôm 19/9. Thông cáo cho biết báo cáo này sẽ được trình bày tại Hội đồng Nhân quyền ở Geneva, Thụy Sĩ vào cùng ngày. [đọc tiếp]

Freedom Now kiến nghị LHQ về việc blogger Phan Kim Khánh bị giam giữ

19/09/2019 (VOA) - Tổ chức nhân quyền Freedom Now và một công ty luật ở Anh đã đệ trình một kiến nghị lên Nhóm Công tác của Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Tùy tiện thay mặt cho blogger Phan Kim Khánh, người đã bị tuyên án sáu năm tù giam vào năm 2017 về cáo buộc tuyên truyền chống phá nhà nước.

Trong một thông cáo báo chí, Freedom Now và công ty luật Dechert LLP lập luận rằng việc Việt Nam tiếp tục giam cầm anh Khánh, một nhà báo công dân, “vi phạm những nghĩa vụ của chính phủ” theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị và Tuyên Ngôn Phổ quát về Nhân quyền. [đọc tiếp]

USCIRF thăm Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Hội đồng Liên tôn

19/09/2019 (VOA) - Phái đoàn Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ đã đến thăm Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và gặp gỡ với các đại diện của Hội đồng Liên tôn Việt Nam hôm 18/09, theo tin từ các tổ chức tôn giáo độc lập và không được chính quyền công nhận.

Trước đó, cũng hôm 18/09, phái đoàn USCIRF cũng đã gặp gỡ với các đại diện của Hội đồng Liên tôn ở chùa Giác Hoa. [đọc tiếp]

32 nghị sĩ EU đòi VN cải thiện nhân quyền trước khi thông qua EVFTA

18/09/2019 (VOA) - Một nhóm nghị sĩ Liên hiệp châu Âu mới đây đã gửi một bức thư chung đến hai lãnh đạo của khối, đề nghị họ “thúc đẩy để có tiến bộ mạnh mẽ về nhân quyền ở Việt Nam” trước khi phê chuẩn Hiệp định Tự do Thương mại EU-Việt Nam (EVFTA).

Bức thư của 32 nghị sĩ đề ngày 17/9, được gửi đến Đại diện Cấp cao đặc trách chính sách Đối Ngoại và An ninh của EU, bà Federica Mogherini, và Ủy viên Thương mại của EU, bà Cecilia Malmstrom. [đọc tiếp]

Phạm Đoan Trang mong giải thưởng RSF lột tả sự ‘đàn áp, bịt miệng’ tại VN

13/09/2019 Trà Mi (VOA) - Blogger Phạm Đoan Trang, nhà hoạt động-nhà báo tự do của Việt Nam được quốc tế biết tiếng, được RSF vinh danh Giải thưởng Tự do Báo chí 2019, trong hạng mục Tầm ảnh hưởng, tại lễ trao giải tối ngày 12/9 ở Berlin, Đức.

Trả lời phỏng vấn VOA từ Việt Nam sau khi được tin nhận giải, Trang cảm ơn sự ủng hộ của mọi người và bày tỏ hy vọng các giải thưởng quốc tế như thế này sẽ mang lại ích lợi, kết quả tốt đẹp chung cho phong trào đấu tranh trong nước và tự do báo chí ở Việt Nam. [đọc tiếp]

Phạm Đoan Trang: ‘Chiến đấu cho tự do phải chấp nhận mất một phần lớn tự do và nhiều thứ khác nữa’

13/09/2019 (Người Việt) - Blogger, nhà báo tự do Phạm Đoan Trang vinh dự là một trong ba người cùng được trao giải “Press Freedom Prize 2019” của Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Without Borders).

Buổi lễ trao giải diễn ra trang trọng tại Nhà Hát Deutsches ở Berlin. Người thay mặt blogger Phạm Đoan Trang đi nhận giải là ông Trịnh Hữu Long, tổng biên tập tờ Luật Khoa Tạp Chí.

sau khi biết tin được trao giải thưởng, nhà báo Phạm Đoan Trang trả lời phỏng vấn riêng của Nhật báo Người Việt. [đọc tiếp]

Facebooker bị tuyên án 5 năm tù vì nói xấu chế độ

13/09/2019 (RFA) - Tòa án Nhân dân tỉnh Ninh Bình hôm 5 tháng 9 đã tuyên án tù 5 năm đối với ông Lê Văn Sinh (sinh năm 1965) về tội “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo điều 52 và điều 331 Bộ luật Hình sự 2015.

Cáo trạng cho biết ông Sinh đã viết 16 bài có nội dung nói xấu chế độ, xuyên tạc, chủ trương, đường lối của đảng Cộng sản, chính sách và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Luật An ninh mạng và dự thảo Luật Đặc khu.

Ông Lê Văn Sinh bị bắt giữ hôm 15/2/2019. [đọc tiếp]

Nhà báo 'không lề' Phạm Đoan Trang được giải Tự do Báo chí 2019

13/09/2019 (BBC) - Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang được trao giải Tự do Báo chí năm 2019 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, hạng mục Ảnh Hưởng.

Được thực hiện từ 27 năm qua, giải thưởng Tự do Báo chí nhằm vinh danh những người không chịu im lặng, "bất chấp các hoàn cảnh khắc nghiệt nhất" và "những đe dọa tới tính mạng, thân thể", thông cáo của tổ chức Phóng viên Không Biên giới viết.

Từ Hà Nội, nhà báo Phạm Đoan Trang trả lời phỏng vấn của BBC sau khi biết tin từ Berlin. [đọc tiếp]

Đoan Trang đoạt giải báo chí của RSF

12/09/2019 (Đàn Chim Việt) - Trong buổi lễ trao giải trang trọng ngày hôm nay 12/09/2019 tại Berlin, cái tên Việt Nam, Phạm Đoan Trang đã được xướng lên cho giải thưởng danh giá của RSF cho hạng mục ‘Tác động”. Nhà báo Đoan Trang là một trong 4 người được đề cử vào hạng mục này và cô là người thắng giải.

Nhà báo Trịnh Hữu Long người đồng sáng lập Luật Khoa Tạp Chí với Phạm Đoan Trang đã thay mặt nhận giải thưởng và phát biểu tại buổi lễ. Toàn văn lời phát biểu có thể nghe ở 30 phút cuối của video này. Trịnh Hữu Long dùng những lời tốt đẹp nhất để nói về cộng sự, như một người chị, người truyền cảm hứng và là người tốt hiếm có mà anh từng biết. [đọc tiếp]

Công đoàn độc lập đến đâu rồi?

12/09/2019 Thảo Vy (Việt Nam Thời Báo) - Dường như cuộc biểu tình ròng rã suốt hơn 3 tháng trời ở Hong Kong, đã khiến những nhà lãnh đạo Việt Nam thêm ngại ngần khi đề cập đến vấn đề công đoàn độc lập, đến đình công trong các bàn luận về việc sửa đổi Bộ Luật Lao động.

“Những ngày vừa qua, Ban soạn thảo làm việc cả thứ Bảy, Chủ nhật, ban đêm vẫn còn làm chứ không chỉ ban ngày. Chúng tôi khẳng định làm với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm chính trị, bằng mọi cố gắng, khả năng ở mức cao nhất để tiếp thu, hoàn thiện Bộ luật”, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ông Đào Ngọc Dung nói như vậy với báo chí về chuyện sửa đổi Bộ Luật Lao động.

Có hai vấn đề ít được Ban soạn thảo của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhắc đến là ‘đình công’, và ‘công đoàn độc lập’. Ông nói rằng hiện tại đang chỉ đạo bổ sung thêm vào hồ sơ dự án luật một số báo cáo như báo cáo về kết quả và tình hình đình công 10 năm qua. [đọc tiếp]

CPJ : Việt Nam trong số 10 nước kiểm duyệt báo chí nhiều nhất thế giới

10/09/2019 Thụy My (RFI) - Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ), trụ sở ở Mỹ, hôm nay, 10/09/2019, công bố danh sách 10 quốc gia kiểm duyệt báo chí gắt gao nhất thế giới, trong đó có Việt Nam.

Đứng đầu danh sách kiểm duyệt tệ hại nhất là Eritrea, tiếp theo là Bắc Triều Tiên và Turkmenistan. Tại ba nước này « truyền thông chỉ là cái loa tuyên truyền của nhà nước, và tất cả các nhà báo độc lập đều phải ra nước ngoài tị nạn ».

Việt Nam, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út và Iran bị cáo buộc « bỏ tù và sách nhiễu các nhà báo cũng như gia đình họ, đồng thời giám sát công nghệ số, kiểm duyệt internet và mạng xã hội ». [đọc tiếp]

Công an phường Tân Phú (Q.7) gây khó khăn cho TNLT Nguyễn Đặng Minh Mẫn

07/09/2019 Mẹ Nấm (Dân Làm Báo) - Nguyễn Đặng Minh Mẫn vừa ra tù ngày 2 tháng 8 năm 2019. Tình hình sức khoẻ hiện tại của Mẫn cần phải được kiểm tra và điều trị nhiều lần. Tuy nhiên, vì Minh Mẫn còn phải chịu thêm án quản chế 5 năm tại địa phương nên việc đi khám chữa bệnh cũng gặp nhiều khó khăn.

Mới nhất ngày Công an quận 7, thành Hồ đã từ chối đóng dấu giấy tờ cho Minh Mẫn vì yêu cầu bác sĩ điều trị phải viết xác nhận lên toa thuốc. [đọc tiếp]

Nguyễn Văn Hải: “Đừng quên Trương Duy Nhất cũng là một công dân”

06/09/2019 Tuấn Khanh (RFA) - Vụ án phức tạp và có vẻ như khó nhằn của nhà nước Việt Nam, là vụ đưa ông Trương Duy Nhất ra xét xử, mà tin cho hay có lẽ sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Khác với ông Trịnh Xuân Thanh, được cho là cùng hoàn cảnh bị bắt giữ, ông Trương Duy Nhất là một người hết sức cứng cỏi và quyết không khoan nhượng. Bạn cùng trại giam và cũng là ngoài đời với ông Nhất là tù nhân lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải có lý giải một số thắc mắc mà hiện nay đang có trên các trang mạng xã hội.

Nguyễn Văn Hải: Mục đích theo sát Trương Duy Nhất như vậy, theo tôi, chỉ là nhằm bịt mọi tin tức mà Trương Duy Nhất có thể đưa ra bên ngoài, phục vụ cho con đường thăng tiến của ông Nguyễn Xuân Phúc vào đại hội đảng sắp tới. Cứ nhìn lại sẽ thấy việc đưa người sang tận Thái Lan bắt cóc đem về, kết tội rồi lúng túng thay đổi tội danh: đó là động cơ chính trị chứ không phải là kinh tế như nhà nước CSVN vẫn nói. Đặc biệt là cho đến giờ phút này, Hà Nội vẫn không sao công khai giải thích được việc Trương Duy Nhất có mặt ở Việt Nam, cho thấy bản lĩnh của Nhất đã “cứng” như thế nào. [đọc tiếp]

Nhà hoạt động bị giam cả năm mà không được đưa ra xử

06/09/2019 (RFA) - Nhà hoạt động Đoàn Thị Hồng bị bắt giữ phi pháp vào tháng 9 năm ngoái nhưng đến nay vẫn chưa được đưa ra xét xử.

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) lên tiếng như vừa nêu và kêu gọi cần có hành động khẩn cấp đối với trường hợp này.

Theo Ân Xá Quốc Tế, bà Đoàn Thị Hồng bị biệt giam suốt 11 tháng, và gia đình chỉ được phép gặp mặt lần đầu tiên vào ngày 4 tháng 9 vừa qua.

Ân Xá Quốc Tế kêu gọi chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Đoàn Thị Hồng. Lý do đưa ra là vì bà Đoàn Thị Hồng bị giam giữ chỉ vì thực thi quyền tự do biểu đạt một cách ôn hòa. [đọc tiếp]

VN sẽ truy tố công dân Australia gốc Việt với cáo buộc khủng bố

30/08/2019 (RFA) - Công dân Australia gốc Việt Châu Văn Khảm sẽ bị Việt Nam truy tố với cáo buộc khủng bố sau khi bị bắt giam đến nay hơn 7 tháng. Mạng báo ABC loan tin ngày 30 tháng 8 theo thông cáo của Vụ Báo chí của Bộ Ngoại giao Việt Nam như vừa nêu đưa ra với báo này vào tối ngày 29 tháng 8.

Theo thông cáo của Vụ Báo Chí thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam thì vào ngày 29 tháng 7 cơ quan điều tra đã công bố quyết định khởi tố ông Châu Văn Khảm về những hoạt động khủng bố chống lại chính quyền Việt Nam.

Cũng theo quyết định của cơ quan điều tra thì hoạt động của ông Châu Văn Khảm dính líu đến việc sử dụng các giấy tờ giả mạo. Cụ thể theo cơ quan điều tra Việt Nam, ông Châu Văn Khảm nhập cảnh Việt Nam qua ngã Campuchia bằng giấy tờ giả mạo. [đọc tiếp]

Nhà báo Phạm Đoan Trang: Việt Nam hiện giờ thiếu vắng công lý!

30/08/2019 (RFA) - Nhà báo độc lập/nhà hoạt động Phạm Đoan Trang vừa được Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF đề cử nhận giải về tự do báo chí năm 2019, ở hạng mục Impact (Ảnh hưởng). Đây là giải thưởng dành cho dành cho người có những tác phẩm gây ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội về tự do báo chí. Ngay sau khi nhận đề cử, Cô đã dành cho RFA cuộc phỏng vấn đặc biệt về hiện tình đất nước nhân sự kiện này. [đọc tiếp]

Blogger/Nhà báo độc lập Trương Duy Nhất được gặp luật sư

29/08/2019 (RFA)  - Blogger/nhà báo độc lập Trương Duy Nhất được gặp luật sư Ngô Anh Tuấn tại trại giam vào ngày 28 tháng 8.

Luật sư Ngô Anh Tuấn thông báo tin vừa nêu trên tài khoản Facebook cá nhân sau cuộc làm việc với nhà báo độc lập/blogger Trương Duy Nhất tại trại T16 của Bộ Công An tại Hà Nội.

Luật sư Ngô Anh Tuấn cho biết sức khỏe ông Nhất ổn định, tinh thần tốt, không bị ép cung, nhục hình hay bị đánh đập. Tuy nhiên, trại không cho phép gia đình ông gửi đồ ăn. [đọc tiếp]

Phạm Đoan Trang được đề cử tranh giải Tự do Báo chí 2019 của Phóng viên Không Biên giới

 [đọc tiếp]

Vận động trả tự do cho

linh mục Nguyễn Văn Lý

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới và tổ chức missio đã đưa ra chiến dịch Thỉnh nguyện thư #freeLy yêu cầu trả tự do cho blogger, nhà báo công dân và linh mục đang bị quản thúc Nguyễn Văn Lý.

Xin ký tên ủng hộ thỉnh nguyện thư (song ngữ Đức và Anh) của missio và Phóng viên Không biên giới, ký tên [tại đây]

Vận động trả tự do cho

LS nhân quyền Nguyễn Văn Đài,

xin hãy ký tên ủng hộ

Kiến Nghị Thư gửi

Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Cao Ủy Liên Hiệp Âu châu về Đối Ngoại, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền của chị Vũ Minh Khánh, vợ LS Đài

Petitioning US Secretary of State John Kerry and 2 others

Free human rights lawyer

Nguyen Van Dai

Vu Minh Khanh Hanoi, Vietnam [Kiến Nghị Thư]

Xin hãy hỗ trợ Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa trong chiến dịch "Hãy cứu lấy tự do tín ngưỡng" tại Việt Nam

04/12/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21)- Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa (Gesellschaft für bedrohte Völker, tên tắt GfbV) mở chiến dịch "Hãy cứu lấy tự do tín ngưỡng" với tiêu đề "Những tiếng nói phản biện ở Việt Nam cần sự hỗ trợ của chúng ta". Hiệp hội GfbV nói "Tại Việt Nam, quốc hội hiện đang thảo luận về dự thảo luật tôn giáo. Nếu được thông qua, nhà nước kiểm soát nghiêm trọng hơn trước các tổ chức, cơ sở tôn giáo. Chính quyền có quyền lực ngăn cản người Việt Nam sống đức tin của họ!". Hiệp hội GfbV kêu gọi mọi người "Hãy cùng với chúng tôi lên tiếng để tự do tôn giáo được bảo vệ tại Việt Nam!" bằng cách ký tên ủng hộ thỉnh nguyện thư gửi Ban tôn giáo nhà nước CSVN.

 [đọc tiếp]

Hội thảo

“Lage der Religions- und Meinungsfreiheit in Vietnam”

Tình trạng tự do tôn giáo và ý kiến

tại Việt Nam

với Mục sư Kai Feller

Chủ Nhật 15/11/2015

Mục sư Kai Feller đã thăm viếng Việt Nam, tiếp xúc với những người bất đồng chính kiến, với đại diện của nhiều tôn giáo và dân tộc thiểu số, những người dân ở cao nguyên miền bắc bị nhà nước ép bỏ đức tin ...  [đọc tiếp]

Hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

13/06/2015

Dựa theo Chỉ số bách hại tôn giáo trên thế giới (Weltverfolgungsindex 2015), Việt Nam cộng sản  bị liệt kê vào danh sách các quốc gia bách hại tôn giáo trầm trọng nhất. Nhằm thông tin về tình trạng đàn áp những người có tín ngưỡng, đặc biệt tín hữu Thiên Chúa Giáo, Diễn Đàn Việt Nam 21 sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

Ông Peter Kinast đã qua Việt Nam sinh hoạt với các tín hữu Việt Nam bị chế độ CS độc tài sách nhiễu và đàn áp. [đọc tiếp] - [deutsch]

Hội thảo nhân quyền ở Stockholm

(Ảnh của Đinh Ngọc Thu)

29/08/2019 Dương Thạch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Giải thưởng Tự do Báo chí lần thứ 27 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới sẽ được trao vào ngày 12/09/2019 tại Berlin, đây là lần đầu tiên lễ trao giải được tổ chức tại thủ đô nước Đức, nhân dịp kỷ niệm 25 năm bộ phận Đức của Phóng viên Không Biên giới. Giải thưởng vinh danh các nhà báo đặc biệt can đảm và độc lập mà công việc của họ đã tạo ra một tác động lớn. Giải được chia làm 3 hạng mục: "Can đảm", "Tác động" và "Độc lập", tổng cộng gồm 12 người, tổ chức thuộc 12 quốc gia khác nhau được đề cử trong 3 hạng mục này.

Trong hạng mục "Tác động" một trong bốn người được đề cử là Phạm Đoàn Trang (Việt Nam), Người sáng lập tạp chí trực tuyến Luật Khoa [đọc tiếp]

Bị tuyên 8 năm tù vì phát tán 380 tài liệu xuyên tạc “vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo”

29.08.2019 (RFA) - Hôm 23/8/2019, bà Dương Thị Lanh bị tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Nông tuyên phạt 8 năm tù giam với cáo buộc "Phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, trong quá trình điều tra, cơ quan an ninh xác định từ tháng 6/2017 bà Dương Thị Lanh đã lập và sử dụng 21 trang Facebook có tên gọi và tài khoản sử dụng khác nhau.

Trong số đó, có 13 tài khoản được bà Lanh dùng để đăng tải, phát tán tổng cộng 380 tài liệu bị cho là “mang nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; vấn đề biên giới và lãnh thổ; vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo; đường lối ngoại giao”. [đọc tiếp]

Đối thoại Nhân quyền Australia – Việt Nam Tờ trình của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền

27/08/2019 (HRW) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đánh giá cao cơ hội được đóng góp vào tiến trình chuẩn bị đang được triển khai cho Cuộc Đối thoại Nhân quyền Australia – Việt Nam lần thứ 16 sắp tới, dự kiến sẽ được tổ chức tại Canberra vào tháng Tám năm 2019.

Quan hệ song phương của Australia với Việt Nam đã phát triển đáng kể trong những năm gần đây, từ khi Thỏa thuận Đối tác Toàn diện được ký kết vào năm 2009 sau đó nâng cấp lên thành Đối tác Chiến lược vào năm 2018. Cũng trong thời gian đó, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam bị xấu đi từ năm 2017 khi chính quyền bỏ tù thêm nhiều người bất đồng chính kiến với mức án tù dài hơn và thông qua những bộ luật hà khắc mới. [đọc tiếp]

HRW Kêu gọi Morrison đề cập vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm Việt Nam

24/08/2019 Sarah Martin (The Guardian), Khánh Anh dịch (Việt Nam Thời Báo) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW lo ngại về hồ sơ nhân quyền của tệ hại với ít nhất 133 tù nhân chính trị.

Ông Scott Morrison đã bị thúc dục đề cập sự quan tâm về nhân quyền với chính phủ Việt Nam khi có chuyến công du chính thức đầu tiên trong tuần này, bao gồm cả trường hợp của công dân Úc Châu Văn Khảm hiện đang giam giữ kể từ hồi tháng Giêng.

Thủ tướng Úc tới Hà Nội vào chiều thứ năm để thảo luận về quan hệ đối tác chiến lược Úc và Việt Nam đã được ký kết với thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc năm 2018. [đọc tiếp]

Facebooker Huỳnh Đắc Tuý bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước”

22/08/2019 (Defend The Defenders) - Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Quảng Ngãi đã kết tội Facebooker Huỳnh Đắc Tuý về tội danh “làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự vì những bài viết chỉ trích chế độ trên tài khoản cá nhân.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, trong phiên toà ngày 21/8, Toà án cộng sản tỉnh Quảng Ngãi đã kết án ông Tuý với 6 năm tù giam và 3 năm quản chế vì cho rằng ông “thường xuyên sử dụng Facebook cá nhân để đăng tải, phát tán những bài viết có nội dung kêu gọi, kích động nhân dân, nhằm chống phá nhà nước.” [đọc tiếp]

Công an Việt Nam câu lưu nhà hoạt động môi trường Đặng Vũ Lượng, đánh đập Nguyễn Văn Phương

22/08/2019 (Người Bảo vệ Nhân quyền) - Sỹ quan an ninh thuộc Bộ Công an đã bắt cóc và câu lưu nhà hoạt động môi trường Đặng Vũ Lượng trong nhiều giờ và đánh đập nhà hoạt động Nguyễn Văn Phương khi anh đến đồn công an để đòi người trong ngày 22/8.

Theo thông cáo của nhóm Cây Xanh (Green Trees) mà anh Lượng là thành viên cho biết sáng ngày 22/8, một nhóm người gồm công an khu vực phường Quảng An, nhiều sỹ quan an ninh quận Tây Hồ và Bộ công an đã bắt cóc anh từ một ngôi nhà ở phố Đặng Thai Mai để đưa lên phường làm việc về vấn đề tạm trú và sau đó đưa về cơ quan công an điều tra của bộ ở số 3 Nguyễn Gia Thiều. [đọc tiếp]

Giáo họ Con Cuông: Linh mục khởi kiện Chủ tịch Ủy Ban nhân dân

18/08/2019 J.B Nguyễn Hữu Vinh (Việt Nam Thời Báo) - Ngày 14/8/2019, Linh mục Phaolo Phạm Trọng Phương, quản nhiệm Giáo họ Độc Lập Con Cuông, thuộc Giáo phận Vinh, Tỉnh Nghệ An đã nộp đơn tại Tòa Án nhân dân Huyện Con Cuông. Chính thức khởi kiện Vi Đình Tuyển, Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân Xã Lạng Khê, huyện Con Cuông, Tỉnh Nghệ an.

Tám năm sau sự kiện Giáo họ Con Cuông ở miền Tây Nghệ An, vấn đề lại được đặt ra khi nhà cầm quyền Việt Nam gây khó dễ cho việc thực hiện quyền tự do tôn giáo tại khu vực này. [đọc tiếp]

Nhà cầm quyền Bà Rịa – Vũng Tàu ngăn cản HT Thích Không Tánh cử hành Đại lễ Vu Lan

15/08/2019 Tam Ân (Tiếng Dân) - Sự việc xảy ra vào trưa ngày 14/8/2019, nhằm ngày 14/7 âm lịch, khi chư tăng ở tịnh thất Đạt Quang tổ chức cử hành Đại Lễ Vu Lan, hằng năm.

Khi chư tăng của Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất (PGVNTN), do HT Thích Không Tánh chủ trì cử hành Đại lễ, thì rất nhiều công an mặc sắc phục và nhân viên công quyền với thái độ hung tợn, xồng xộc xông đến, tràn thẳng vào tịnh thất, nơi hành lễ, to tiếng sách nhiễu, mục đích ngăn cản HT Thích Không Tánh tiếp tục tiến hành buổi lễ. [đọc tiếp]

Nhà có ba người bị án tù vì chống Trung Quốc

02/08/2019 (VOA) - Hôm 2/8, nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn, người thứ ba trong gia đình có ba người bị chính quyền Việt Nam kết án vì phản đối sự bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, đã được phóng thích sau 8 năm bị giam cầm, theo tin từ gia đình.

Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn cùng mẹ và anh trai cùng bị đưa ra xét xử trong phiên tòa xử 14 thanh niên Công giáo với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” năm 2013, trong đó có các nhà hoạt động từng được báo chí quốc tế loan tin như Đặng Xuân Diệu, đang tị nạn tại Pháp, và Lê Văn Sơn, đang tị nạn tại Hoa Kỳ. [đọc tiếp]

Trại giam cắt ngắn chuyến thăm của gia đình tù nhân lương tâm, đe dọa kỷ luật

02/08/2019 (RFA) - Vợ của tù nhân lương tâm Trương Minh Đức cho biết chuyến thăm chồng định kỳ hàng tháng của bà tại trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An vào sáng ngày 2/8 đã bị đột ngột cắt ngắn xuống còn 10 phút. Bà đồng thời cũng bày tỏ lo ngại chồng mình sẽ bị kỷ luật.

Bà Kim Thanh cho biết ngay trước khi cuộc gặp bị cắt ngắn, bà vừa nói với chồng rằng bà đã bị đánh khi đến thăm chồng ở trại giam hôm 12/7 với những người bạn khác.

Bà Kim Thanh cùng với 4 nhà hoạt động khác đã bị tấn công vào chiều ngày 12/7 trước cổng trại giam số 6. Những nhà hoạt động cho biết những kẻ tấn công họ là những côn đồ do công an sử dụng. [đọc tiếp]

‘Vận động giao đất làm đường’: Lại âm mưu ủi sạch Dòng mến Thánh giá Thủ Thiêm!

31/07/2019 Thường Sơn (Việt Nam Thời Báo) -  - Có thể khẳng định rằng Nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vẫn còn nằm nguyên trong một âm mưu chiếm đất của cơ sở tôn giáo này.

Cuối tháng 7 năm 2019, chính quyền TP.HCM có một động thái đáng chú ý: Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phân công Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cùng với UBND Q.2 tiếp xúc, vận động đại diện Nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng mến Thánh giá Thủ Thiêm “hợp tác, đồng thuận cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đo vẽ hiện trạng khu đất thuộc khuôn viên nhà thờ, dòng mến thánh giá và bàn giao mặt bằng trước để triển khai ngay công tác thi công tuyến đường ven sông Sài Gòn (R3) theo tiến độ quy định.

Vào đầu tháng Năm năm 2018 đã xuất hiện tin tức về Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và Nhà thờ Thủ Thiêm nằm trong số 9 lô đất mà Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong chuẩn bị đưa ra đấu giá và tin tức này đã bị nhiều dư luận phản ứng mãnh liệt. [đọc tiếp]

Phản đối BOT, Hà Văn Nam bị 30 tháng tù vì tội ‘gây rối’

30/07/2019 (BBC) - Lái xe Hà Văn Nam cùng 6 tài xế khác bị đưa ra xét xử trong phiên tòa lưu động tại UBND xã Đào Viên, huyện Quế Võ, Bắc Ninh hôm 30/7 với tội danh 'gây rối trật tự công cộng' theo Điều 318, Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Ông Hà Văn Nam bị tuyên 30 tháng tù giam. Người nhận án cao nhất, 36 tháng tù, là Nguyễn Quỳnh Phong, sinh năm 1986. Cùng tội danh, ông Lê Văn Khiển, sinh năm 1990, nhận 30 tháng tù. Bên cạnh đó, các bị cáo Nguyễn Tuấn Quân (SN 1984), Vũ Văn Hà (SN 1990), Ngô Quang Hùng (SN 1993) mỗi người chịu 24 tháng tù; bị cáo Trần Quang Hải (SN 1991) lĩnh 18 tháng tù.

Luật sư Hà Huy Sơn cho rằng ông Hà Văn Nam không có lỗi cố ý trực tiếp gây ra ách tắc giao thông trên Quốc lộ 18 tại Trạm thu phí BOT Phả Lại hôm 31/12/2018. Luật sư Sơn kiến nghị bác truy tố của Viện kiểm sát đối với Hà Văn Nam theo điểm C khoản 2 Điều 318 Bộ luật hình sự. [đọc tiếp]

Ân Xá Quốc tế kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Hà Văn Nam trước phiên xử ngày 30/7

29/07/2019 (RFA) - Tổ chức Ân xá Quốc tế - Amnesty International vừa ra tuyên bố kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Hà Văn Nam ngay lập tức và vô điều kiện, chỉ một ngày trước phiên xử nhà hoạt động "chống BOT bẩn" vì bị cáo buộc tội danh "gây rối trật tự công cộng".

Hôm 29/7/2019, trang chủ của Ân xá Quốc tế đăng tải thông cáo dẫn phát biểu của bà Joanne Mariner, Cố vấn Khủng hoảng Cao cấp của tổ chức này cho rằng, ông Hà Văn Nam bị buộc tội vì chỉ đơn giản là lên tiếng trên mạng xã hội Facebook. [đọc tiếp]

Các tù nhân lương tâm ở trại 6 ngưng tuyệt thực

29/07/2019 (RFA) - Các tù nhân lương tâm ở trại 6, Thanh Chương, Nghệ An, vừa ngưng tuyệt thực sau khi những đòi hỏi của họ về quạt điện được trại giam đáp ứng, nhưng cho biết sẽ tiếp tục tuyệt thực nếu trại giam không cho họ gọi điện về cho người thân. Gia đình của những tù nhân lương tâm này xác nhận thông tin sau khi đi thăm họ tại trại 6 hôm 29/7.

Cuộc tuyệt thực nhiều tuần lễ của các tù nhân lương tâm ở trại 6 đã gây chú ý từ các đại sứ quán Hoa Kỳ, Úc và Liên minh Châu Âu. [đọc tiếp]

Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang, ngôi sao sáng mãi trong ‘Đêm Dày Lấp Lánh’

27/07/2019 Cát Linh (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam (NV)– Tiến sĩ, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang, một trong những con chim đầu đàn của phong trào đấu tranh dân chủ vừa qua đời lúc 4 giờ sáng Chủ Nhật, 28 Tháng Bảy, 2019, thọ 84 tuổi.

Tin do gia đình của ông đưa lên trang Facebook mà lúc sinh thời ông sử dụng. Ngay sau đó, mạng xã hội của những nhà đấu tranh dân chủ, đồng nghiệp, bạn bè của Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang đều chia sẻ những dòng phân ưu.

Facebook của cựu tù chính trị Phạm Thanh Nghiên kể lại: “Từ những năm phong trào đấu tranh còn ít người dám dấn thân, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang, Giáo Sư Hoàng Minh Chính, cựu đại tá công an Lê Hồng Hà và nhà văn Hoàng Tiến được xem như ‘bộ tứ dân chủ’ gây không ít khó khăn, khổ sở cho nhà cầm quyền.Tôi có nhiều kỷ niệm với nhà hoạt động gạo cội này và may mắn được ông yêu thương, chỉ bảo ngay từ những bước chân đầu tiên chập chững bước vào con đường chông gai này.” [đọc tiếp]

Công dân Úc Châu Văn Khảm bị bắt giam tại Việt Nam hơn 6 tháng vẫn chưa được gặp luật sư

23/07/2019 (RFA) - Ông Châu Văn Khảm, một Việt kiều Úc, bị lực lượng chức năng Hà Nội bắt giữ sáu tháng qua với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ’ nhưng bị từ chối luật sư trong quá trình điều tra.

Mạng báo ABC loan tin ngày 23 tháng 7 dẫn quan ngại của các tổ chức theo dõi nhân quyền và thân nhân ông Châu Văn Khảm. Theo xác nhận của tổ chức Ân Xá Quốc Tế thì trong suốt quá trình điều tra, ông này bị từ chối luật sư do đó thông tin về trường hợp của ông bị giới hạn.

Theo bản tin của ABC, dựa vào các ghi chú của phía lãnh sự quán Úc khi vào thăm ông Châu Văn Khảm, ông Khảm có thể nhận được thuốc, thức ăn và thiệp sinh nhật từ gia đình, nhưng ông này chỉ có thể được gặp luật sư sau khi chính quyền Việt Nam hoàn tất quá trình điều tra, được nói nhằm ‘bảo mật’ thông tin. [đọc tiếp]

50 luật sư kiến nghị bảo vệ quyền cho luật sư Trần Vũ Hải

19/07/2019 (RFA) - Cho tới chiều ngày 19/7/2019, có khoảng 55 luật sư đang làm việc ở Việt Nam đồng ý ký tên vào bản Kiến nghị “Liên quan tới hành động xâm phạm quyền hành nghề hợp pháp của luật sư thông qua việc khám xét Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải ngày 02/7/2019”.

Luật sư Ngô Anh Tuấn, một trong những luật sư khởi xướng bản kiến nghị cho chúng tôi biết thông tin này và ông hy vọng rằng sẽ được các lãnh đạo xem xét.

Cụ thể, có 4 nghi vấn được nêu ra, trong đó nổi bật là việc Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an sau sự vụ này cũng ra thông báo không cấp giấy đăng ký bào chữa cho luật sư Trần Vũ Hải mặc dù ông này đã đăng ký bào chữa cho bị can hơn 3 tháng trước và liên tục có khiếu nại. [đọc tiếp]

Hoa Kỳ khuyến khích và hỗ trợ việc phát triển các bàn tròn đa tôn giáo

19/07/2019 (Mạch Sống) -Tại Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng Thăng Tiến Tự Do Tôn Giáo, Phó Tổng Thống Mike Pence công bố 2 đề xuất mới của Hoa Kỳ để phát huy quyền tự do tôn giáo toàn cầu và đặc biệt ở những quốc gia đang có tình trạng các tín đồ bị bách hại vì lý do tôn giáo.

Đề xuất thứ nhất là chính phủ Hoa Kỳ sẽ lập quỹ trợ giúp các nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo, với ngân khoản đầu tiên là 27 triệu Mỹ kim.

Đề xuất thứ hai là hình thành Liên Minh Quốc Tế Vì Tự Do Tôn Giáo gồm Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh. Phần lớn các ngoại trưởng hoặc giới chức ngoại giao cao cấp của 103 quốc gia tham dự đã phát biểu ủng hộ đề xuất này. [đọc tiếp]

Đức sẽ không trục xuất con gái nhà hoạt động Việt Nam

18/07/2019 (VOA) - Chính quyền địa phương ở thành phố Nuremberg của Đức vừa cho VOA biết sẽ không tiến hành trục xuất cô Nguyễn Quang Hồng Ân, con gái nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân, và đang có kế hoạch hỗ trợ cô lưu trú hợp pháp tại Đức sau khi cô được thông báo sẽ được thu nhận vào chương trình thạc sĩ ngành biểu diễn âm nhạc ở tuổi 19.

tuần trước cô Hồng Ân nhận được giấy báo được nhận vào học chương trình đào tạo thạc sĩ ngành biểu diễn piano từ trường Đại học Âm nhạc Nuremberg. Cô Hồng Ân cho biết cô đã nhận được thông báo từ chính quyền thành phố rằng họ không còn ý định trục xuất cô:

“Văn phòng Tòa Thị chính có gửi thư cho em nói rằng họ chúc mừng em và họ hoàn toàn không còn ý định trục xuất em nữa.” [đọc tiếp]

Hai nạn nhân của chính sách đàn áp tôn giáo ở Việt Nam gặp Tổng Thống Hoa Kỳ

18/07/2019 (Mạch Sống) - Hai nạn nhân người Việt ở trong số 27 nạn nhân bị đàn áp tôn giáo trên toàn thế giới được Tổng Thống Donald Trump đón tiếp tại Phòng Bầu Dục của Toà Bạch Ốc ngày 17 tháng 7, 2019. Sự kiện này, một phần của Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng Thăng Tiến Tự Do Tôn Giáo, cho thấy mối quan tâm của chính quyền Hoa Kỳ trước tình trạng đán áp tôn giáo ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Một trong số 2 người Việt Nam này là Ông Dương Xuân Lương, tín đồ Đạo Cao Đài, đã từng bị giam 30 tháng năm 1996 do phản đối chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm diệt Đạo Cao Đài qua sự hình thành Chi Phái 1997, một công cụ để diệt Đạo Cao Đài.

Người thứ hai là Ông A Ga, một mục sư Tin Lành người Tây Nguyên, vừa đến Hoa Kỳ định cư vào tháng 9 vừa qua mặc dù xém bị chính phủ Thái Lan bắt giam để chuẩn bị trục xuất theo yêu cầu của chính quyền Việt Nam. Trước khi chạy thoát sang Thái Lan xin tị nạn, MS A Ga trông nom 12 điểm nhóm của Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên. [đọc tiếp]

Các nhà hoạt động bị hành hung tại Trại 6, Nghệ An

12/07/2019 (RFA) - Một nhóm hơn 20 nhà hoạt động xã hội đồng hành cùng thân nhân tù chính trị đến Trại 6, Thanh Chương, Nghệ An bị hành hung nặng nề vào ngày 12 tháng 7 bởi những thành phần lạ mặt trước sự chứng kiến của công an.

Cụ thể vụ tấn công hành hung xả ra  vào lúc hơn 2 giờ chiều 12/7/2019, khi 50 người mặc thường phục dùng gậy và mũ bảo hiểm tấn công nhóm các nhà hoạt động và thân nhân tù chính trị ở khu vực cách cổng Trại giam số 6 - Thanh Chương, Nghệ An khoảng vài trăm mét. [đọc tiếp]

Vận động nhân quyền tại Nghị viện Âu châu tháng 7 năm 2019

11/07/2019 Nguyễn Văn Đài (rfavietnam blog) - Ngày 30 tháng 6 năm 2019 tại Hà Nội, EU và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã ký chính thức EVFTA(Hiệp định thương mại tự do EU Việt Nam) sau những nỗ lực vận động của cộng sản Việt Nam. Để được EU đồng ý ký EVFTA, cộng sản Việt Nam đã phê chuẩn Công ước 98 của ILO, và hứa sẽ tiếp tục phê chuẩn Công ước 105 vào năm 2020, và Công ước 87 vào năm 2023. Đồng thời cộng sản Việt Nam sẽ cho phép công nhân được phép thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở độc lập trong các doanh nghiệp trong luật Lao động sửa đổi sẽ được thông qua vào kỳ họp Quốc hội cuối năm 2019.

Nhưng với các tổ chức chính trị, xã hội dân sự và toàn thể những người Việt Nam yêu chuộng tự do, dân chủ và công lý là chưa đủ bởi nhà cầm quyền cộng sản đang vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng.

Trong lần vận động này, chúng tôi lựa chọn các Nghị sĩ đang làm việc trong lĩnh vực nhân quyền và thương mại. Đặc biệt là họ có sự hiểu biết và quan tâm đến nhân quyền tại Việt Nam và họ cũng có ảnh hưởng tới các Nghị sĩ khác trong Nghị viện Âu châu. [đọc tiếp]

Vợ tù chính trị kêu cứu đến các đại sứ quán Hoa Kỳ, Úc, EU cho các tù nhân đang tuyệt thực

10/07/2019 (RFA) - Đối với những tù chính trị đang phải tuyệt thực tại Trại 6, Thanh Chương, Nghệ An; bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ ông Trương Minh Đức cho biết vào ngày 9 tháng 7 bà có cuộc tiếp xúc với đại diện các đại sứ quán Hoa Kỳ, Úc và Liên Minh Châu Âu ở Việt Nam để trình bày về tin các tù chính trị tuyệt thực.

Theo trình bày của bà Nguyễn Thị Kim Thanh thì đại diện các đại sứ quán Hoa Kỳ, Úc và EU đều bày tỏ quan ngại về tình hình tù nhân lương tâm và nạn ngược đãi đối với họ trong các nhà tù Việt Nam. [đọc tiếp]

Các tù chính trị tiếp tục tuyệt thực

10/07/2019 (RFA) - Tù chính trị Nguyễn Văn Điển đang rất yếu khi tuyệt thực đến ngày thứ 10 và anh Nguyễn Trung Trực tuyệt thực đến ngày thứ 14. Cả hai đều đang phải thụ án tại Trại 5 Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Thông tin về hai tù chính trị vừa nêu được gia đình và thân hữu cho biết sau chuyến thăm đến Trại 5 vào ngày 10 tháng 7.

Nhóm thăm tù chính trị tại Trại 5 vào ngày 10 tháng 7 được cho biết gồm cha mẹ của nữ tù chính trị Nguyễn Đặng Minh Mẫn, bà Nguyễn Thị Quý, vợ tù chính trị Lê Đình Lượng, cựu tù chính trị Cấn Thị Thêu, cựu tù chính trị Vũ Hùng, một số nhà hoạt động từ các nơi khác cùng tham gia. [đọc tiếp]

Ngày Vận động Cho Việt Nam 2019

10/07/2019 (VOA) - Các nhà lập pháp trong Quốc hội Hoa Kỳ sẽ trực tiếp lắng nghe nguyện vọng của các nhà hoạt động người Việt đến từ khắp nơi trên nước Mỹ và cả từ Việt Nam trong một nỗ lực phối hợp nhằm đánh động sự chú ý về tình hình tự do và nhân quyền ở Việt Nam cũng như những trường hợp đang bị Hà Nội giam cầm vì bất đồng chính kiến.

Sự kiện thường niên “Ngày Vận Động Cho Việt Nam 2019,” diễn ra trong hai ngày 10 và 11 tháng 7 tại trụ sở Quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington, sẽ bao gồm các cuộc tiếp xúc của cử tri gốc Việt với các nghị sĩ ở cả Hạ viện và Thượng viện, cùng các phần trình bày của giới lập pháp Mỹ, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà lãnh đạo cộng đồng, cùng những nhà hoạt động khác đến từ Việt Nam. [đọc tiếp]

Xuất hiện làn sóng phản đối tình trạng ngược đãi tù nhân lương tâm ở Việt Nam

09/07/2019 (VOA) - Gần 1.200 người đã ký vào bản Tuyên bố Phản đối Ngược đãi Tù nhân Lương tâm trong lúc các tù nhân ở một trại giam ở miền Trung tiếp tục cuộc tuyệt thực đã kéo dài gần 4 tuần qua để phản đối việc bị đối xử khắc nghiệt trong tù.

Các tù nhân lương tâm (TNLT) gồm Trương Minh Đức, Đào Quang Thực, Nguyễn Văn Túc, Trần Phi Dũng đã tuyệt thực sang ngày thứ 29 trong trại giam số 6 ở Thanh Chương, Nghệ An, theo hai người vợ của 2 tù nhân lương tâm cho VOA biết.

Cuộc tuyệt thực đã làm khơi động một phong trào phản đối trên các trang mạng xã hội trong những tuần qua, đặc biệt là trang Facebook có tên Tuyệt thực vì Tù nhân lương tâm. [đọc tiếp]

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch VCHR, tố cáo trước LHQ sự kiện Việt Nam khước từ những khuyến cáo nghiêm trọng của thế giới nhân kỳ Kiểm điểm UPR

04/07/2019 (Quê Mẹ) - GENÈVE, ngày 4 tháng 7 năm 2019 – Tại khoá họp lần thứ 41 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Điện Quốc Liên ở Gènève hôm nay, nhân danh hai tổ chức Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR), ông Võ Văn Ái, Chủ tịch VCHR, nói lên mối « quan ngại trước khoảng cách quá rộng giữa lời tuyên bố của Việt Nam với thực tại kinh khiếp mà người dân Việt phải chịu đựng qua mỗi ngày ». Ông Ái cho biết Việt Nam đã lợi dụng cuộcKiểm điểm LHQ Thường kỳ Toàn Thế giới (UPR) để che giấu Cộng đồng Thế giới những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại nước mình.

Các quốc gia thành viên LHQ đã đưa ra 291 khuyến cáo. Trong số này, Việt Nam cho biết đã chấp nhận 241 khuyến cáo (gần 83%). Tuy nhiên, 50 khuyến cáo trọng đại của các quốc gia đề xuất những hành động cải thiện nhân quyền nhanh chóng và cụ thể đã bị quốc gia Cộng sản Việt Nam từ chối. [đọc tiếp]

Việt Nam đang giam giữ 231 tù nhân lương tâm

03/07/2019 Vũ Quốc Ngữ, giám đốc Người Bảo vệ Nhân quyền (DTD) - Theo tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD), tính đến cuối tháng 6, chế độ độc tài toàn trị Việt Nam đang giam giữ ít nhất 231 tù nhân lương tâm trong điều kiện giam giữ hà khắc.

Trong số này, 197 người đã bị kết án từ 2 năm đến chung thân (trường hợp ông Phan Văn Thu, trưởng nhóm Ân đàn Đại đạo), và 34 người còn lại đang bị giam giữ trong thời gian điều tra. [đọc tiếp]

Bộ công an muốn gì khi khởi tố Luật sư Trần Vũ Hải?

03/07/2019 Nguyễn Văn Đài (rfavietnam blog) - Theo bản thông cáo báo chí do Luật sư Ngô Anh Tuấn soạn và đăng tải trên Facebook của Luật sư Trần Vũ Hải ngày 2 tháng 7 cho biết: Vợ chồng Luật sư Trần Vũ Hải bị khởi tố và điều tra về hành vi trốn thuế. Phía cơ quan điều tra cho rằng vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải đã ký vào những giấy tờ mua bán nhà đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà vào 10/08/2016...

Một trong các chính sách quan trọng của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam khi tiến hành sửa đổi Bộ luật hình sự năm 1999 thành Bộ luật HS năm 2015 là giảm bớt hình phạt tù và tăng cường hình phạt tiền trong các vụ án kinh tế.

Như vậy thì cho dù cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án tỉnh Khánh Hòa áp dụng Bộ luật HS sửa đổi năm 2009 hay 2015 thì ông Trần Vũ Hải cũng không thể bị tù giam.

Thái độ và cách làm việc cương quyết của Luật sư Trần Vũ Hải trong quá trình hành nghề của ông đã khiến các cơ quan tiến hành tố tụng các tỉnh khó chịu, đặc biệt là Bộ công an. [đọc tiếp]

Luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải bất ngờ tuyên bố "tạm nghỉ ngơi"

03/07/2019 (RFA) - Chiều ngày 3/7/2019, luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải viết trên tài khoản Facebook cá nhân tuyên bố "tạm nghỉ ngơi" chỉ một ngày sau khi bị cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố, khám xét nhà, văn phòng làm việc vì cáo buộc hành vi "trốn thuế".

"Hôm nay, tôi xin tỏ lòng với các đồng nghiệp, nhân viên và bạn bè về quyết định của tôi: Thể theo nguyện vọng của tôi và gia đình, tôi sẽ tạm nghỉ ngơi trong một thời gian. [đọc tiếp]

Đấu tranh bằng tuyệt thực- Vài điều lưu ý

02/07/2019 (BPSOS - Đề Án Dân Quyền Việt Nam) -  Tại thời điểm hiện nay, ở Việt Nam có gần mười tù nhân lương tâm đang tuyệt thực trong tù. Xu hướng dùng tuyệt thực như một phương thức đấu tranh có lẽ sẽ ngày một nhiều hơn nếu tình trạng đối xử với tù nhân của chính quyền không có sự cải thiện. Tuy nhiên có thể thấy chưa có dấu hiệu nào báo hiệu nhà nước Việt Nam sẽ thay đổi tích cực trong nay mai.

Đề Án Dân Quyền Việt Nam không khuyến khích mọi người dùng phương pháp đấu tranh này bởi lý do nhân đạo. Song có vài điều đưa ra để mọi người tham khảo trước nếu quyết định dùng tuyệt thực làm một phương thức đấu tranh. [đọc tiếp]

Cao ủy Thương mại Châu Âu khẳng định EU tiếp tục thúc đẩy tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam

02/07/2019 (RFA) - Cao ủy Thương mại EU, bà Cecilia Malmstrom khẳng định với Đài Á Châu Tự Do rằng EU sẽ tiếp tục làm việc với Việt Nam về vấn đề nhân quyền trước lo ngại EU đã ký Hiệp định Tự do Thương mại (EVFTA) với Việt Nam bất chấp tình hình nhân quyền đang xấu đi tại Việt Nam.

“Hiệp định đi cùng với một thỏa thuận rộng hơn – một thỏa thuận liên quan – có bao gồm những yêu cầu mạnh về nhân quyền, và trong ngữ cảnh đó chúng đã thiết lập một đối thoại về nhân quyền. Chúng tôi quan ngại về một số tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, và tất nhiên, một thỏa thuận về thương mại không bỏ đi tất cả những điều đó”, bà Cecilia Malmstrom nói với Đài Á Châu Tự Do.

Ba Malmstrom cũng cho biết EU đã luôn gây sức ép với Việt Nam về vấn đề quyền của người lao động và môi trường khi hai bên đàm phán hiệp định. [đọc tiếp]

Địa ngục giữa trần gian-P.2

30/06/2019 Song Chi (rfavietnam) - Chính sách tàn bạo trước sau như một đối với tù chính trị của nhà nước cộng sản VN.

Không phải mới bây giờ mà ngay từ đầu đảng cộng sản VN đã có một chính sách vô cùng tàn bạo đối với tù nhân chính trị. Trước kia bị hành hạ nặng nhất là những tù nhân chính trị có liên quan đến chế độ VNCH, vì mối thâm thù của nhà cầm quyền cộng sản đối với chính thể VNCH, mặt khác vì những người này thường bất khuất, không bao giờ nhận tội, cũng như không công nhận tính chính danh của nhà cầm quyền khi đã vi phạm Hiệp định Hòa bình Paris 1973, cưỡng chiếm miền Nam.

Có những người phải ở tù hàng chục năm như ông Nguyễn Hữu Cầu (sinh năm 1947), cựu sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa, bị giam lâu nhất ở Việt Nam với tổng cộng 37 năm!. [đọc tiếp]

Địa ngục giữa trần gian-P.1

30/06/2019 Song Chi (rfavietnam) - Tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị ở VN - muôn ngàn cách khủng bố, đày đọa của nhà cầm quyền

Thông tin về các tù nhân chính trị Nguyễn Văn Túc, Trương Minh Đức (nhà báo), Đào Quang Thực (thầy giáo) và Ngô Viết Dũng tại phân Trại 2, trại giam số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, đang tuyệt thực từ ngày 10.6 để phản đối việc giám thị trại giam tháo quạt điện giữa thời tiết nắng nóng lịch sử lên đến 42-43 độ C ở Nghệ An khiến những ai quan tâm đến tình hình chính trị tại VN đều hết sức lo lắng.

Ai đã từng trải qua cái nóng ở miền Trung VN nói chung và Nghệ An nói riêng đều biết nó khó chịu như thế nào, nóng đến phát điên lại còn thêm gió Lào thổi khô rát cả người, cây cối cũng phải héo quắt lại. [đọc tiếp]

Phát động Ngày Tưởng Niệm Nạn Nhân bị Bạo Hành vì Lý Do Tôn Giáo: 22 tháng 8, 2019

25/06/2019 (Mạch Sống) - Ngày 28 tháng 5 vừa qua, do sự vận động của Hoa Kỳ và một số quốc gia, Đại Hội Đồng LHQ đã chỉ định ngày 22 tháng 8 mỗi năm làm Ngày Quốc Tế Tưởng Niệm các Nạn Nhân bị Bạo Hành vì Lý Do Tôn Giáo hay Niềm Tin.

Đây là cơ hội để dấy lên một phong trào trong toàn dân ở Việt Nam và trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đồng loạt hưởng ứng lời kêu gọi của LHQ. Qua các sinh hoạt tưởng niệm tại chỗ, các nhà chùa, nhà thờ, hội thánh, thánh thất, đạo tràng... ở trong nước có thể huy động đông đảo tín đồ và quần chúng tham gia [đọc tiếp]

Phúc trình của Mỹ: Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhóm tôn giáo chống đối

22/06/2019 (VOA) - Chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhóm tôn giáo mà họ không thừa nhận hoặc có hoạt động chống đối, bản phúc trình về tự do tôn giáo thế giới trong năm qua do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố hôm 21/6 cho biết.

Phúc trình 2018 liệt kê một loạt các vụ việc mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho là bằng chứng cho thấy Việt Nam không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng đối với các nhóm tôn giáo từ Giáo hội Phật giáo Thống nhất, Công giáo, Tin Lành, đến Phật giáo Hòa Hảo ..v..v..

Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn chứng các trường hợp chính quyền địa phương ngăn trở các buổi tập hợp của tín đồ và ngăn không cho các nhóm Công giáo và Tin Lành truyền đạo cho các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc. [đọc tiếp]

Các chính quyền ĐNÁ, gồm VN, hợp tác bắt các nhà hoạt động lưu vong?

22/06/2019 (VOA) - Ba cảnh sát Thái Lan tới gặp Nguyễn Văn Chung, một người tị nạn Việt Nam ở Bangkok hồi tháng 1 và hỏi ông có liên lạc với một người Việt Nam khác, tên Trương Duy Nhất, mới trốn sang Thái Lan hay không.

Ông Chung trả lời là không, ông nói chưa bao giờ gặp ông Nhất mà chỉ biết đến ông qua những bài ông Nhất đăng trên Facebook.

Nhưng trong một cuộc thẩm vấn sau đó, ông Chung rất ngạc nhiên khi nhận ra một người đàn ông có vẻ là một giới chức Việt Nam, cảnh sát Thái Lan sau đó xác nhận rằng ông ta quả thực đến từ Việt Nam. [đọc tiếp]

Ân Xá Quốc Tế: Thái Lan cần điều tra vai trò của cảnh sát trong vụ bắt cóc blogger Trương Duy Nhất

21/06/2019 (RFA) - Ân Xá Quốc Tế (AI) hôm 21/6 yêu cầu giới chức Thái Lan phải tiến hành điều tra vai trò của cảnh sát Thái trong vụ blogger Trương Duy Nhất bị bắt cóc hôm 26/1 tại Bangkok, 1 ngày sau khi ông đến xin quy chế tị nạn tại văn phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn.

Vụ mất tích đột ngột của blogger Trương Duy Nhất vào lúc đó đã đặt ra những nghi vấn về khả năng ông bị bắt cóc.

Ngày 25/3, Bộ Công an cho biết glogger này bị bắt hôm 28/1 và bị giam giữ ở Hà Nội.

Ân Xá Quốc Tế cho biết cơ quan này đã có được những tài liệu đặt ra những câu hỏi về sự liên quan của cảnh sát Thái Lan trong việc blogger bị bắt cóc. [đọc tiếp]

Một nhà hoạt động bị hành hung sau khi đến Trại Nam Hà

17/06/2019 (RFA) - Một nhà hoạt động vừa bị hành hung khi đến thăm những tù nhân lương tâm đang bị giam giữ ở Trại giam Nam Hà hôm 16 tháng 6.

Ông Trương Minh Hưởng, 70 tuổi, một dân oan Hà Nam thường xuyên xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, cho biết bị công an tỉnh Hà Nam đánh gãy rẻ xương sườn số 10 sau khi ông đến thăm 7 tù nhân lương tâm ở trại giam Nam Hà. Ông Hưởng đăng tải trên Feacebook cá nhân sau khi đi chụp x-quang ở bệnh viện về. [đọc tiếp]

Chị Nguyễn Thúy Vy bị côn đồ tấn công vì tranh đấu cho công lý

16/06/2019 (GNsP) – Chị Nguyễn Thúy Vi Vy – thành viên Ban quản trị chung cư Phúc Lộc Thọ, số 35 Lê Văn Chí, phường Linh Trung , Quận Thủ Đức , và là một Thiện nguyện viên của chương trình “Tri Ân TPB – VNCH” trong những năm qua- vừa bị nhóm côn đồ tấn công trưa ngày 12.06.2019.

Cư dân tại Block A cho biết, chị Vy là thành viên Ban Quản Trị, làm đại diện cho họ trong việc đòi hỏi những quyền lợi chính đáng mà phía chủ đầu tưxây dựng chung cư đã không đáp ứng theo những thỏa thuận ban đầu. Chính vì vậy, chủ đầu tư đã thuê nhóm côn đồ hành hung và đe dọa chị phải rút khỏi Ban quản trị chung cư. [đọc tiếp]

Trần Huỳnh Duy Thức - Tấm gương kiên trinh, bất khuất trong ngục tù cộng sản

09/06/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Luật sư nhân quyền Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Trần Huỳnh Duy Thức - một trí thức, một doanh nhân trẻ có tài – Anh cùng nhóm bạn bè say sưa nghiên cứu những công trình nhằm góp phần chấn hưng đất nước đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý kinh tế, chống tham nhũng và trong lĩnh vực viễn thông, điện tử.

Thay vì khuyến khích những tài năng trẻ như anh phát triển giới bạo quyền lại tìm những thủ đoạn độc ác để triệt hạ anh. Chúng gán cho anh cái tội “trộm cước viễn thông” rồi chuyển sang tội danh “hoạt động lật đổ chính quyền”. Với tội danh này bạo quyền cộng sản đã tuyên phạt anh Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù.

Đến nay anh Trần Huỳnh Duy Thức đã trải qua hơn 10 năm trong ngục tù cộng sản. Bất chấp mọi thủ đoạn đe doạ và mua chuộc của giới cầm quyền anh Trần Huỳnh Duy Thức vẫn kiên trinh, bất khuất đi theo con đường đã chọn.

Từ Sài Gòn, luật sư nhân quyền Lê Cộng Định đã có cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành vê tinh thần kiên trinh bất khuất của anh Trần Huỳnh Duy Thức. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe.

Liên minh châu Âu kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho nhà hoạt động môi trường Nguyễn Ngọc Ánh

09/06/2019 Dương Thạch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhà hoạt động môi trường Nguyễn Ngọc Ánh đã bị cái gọi là "tòa án nhân dân" tỉnh Bến Tre hôm 06/06/2019 kết án 6 năm tù và 5 năm quản chế vì đã "làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền, thông tin tài liệu chống phá Nhà nước" theo Điều 117, BLHS 2015. Cũng theo cáo trạng, ông Ánh viết bài đăng trên Facebook kêu gọi mọi người tham gia biểu tình vào tháng 6 và tháng 9.

Sau khi biết tin ông Ánh bị xử án tù nặng nề, Liên minh châu Âu đã lên án vụ xử tù ông Nguyễn Ngọc Ánh. Bà Maja Kocijancic, phát ngôn viên của bà Federica Mogherini đặc ủy đối ngoại của Liên minh châu Âu đã đưa ra tuyên bố  như sau:

Hôm nay việc kết án ông Nguyễn Ngọc Anh 6 năm tù và 5 năm quản chế là một diễn biến đáng lo ngại. Tự do ý kiến ​​và tự do biểu đạt - cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến - là quyền con người, và rất quan trọng để bảo đảm tính minh bạch, công bằng xã hội, thịnh vượng, phát triển bền vững và toàn diện.

Quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa của ông Nguyễn Ngọc Anh được bảo đảm bởi Hiến pháp Việt Nam, Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người và các công ước quốc tế khác mà Việt Nam đã ký kết, bao gồm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Do đó, bản án đó đã vi phạm trực tiếp các nghĩa vụ quốc gia và quốc tế này.

Liên minh châu Âu chờ đợi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông Nguyễn Ngọc Anh cũng như tất cả các blogger và những người bảo vệ nhân quyền bị cầm tù vì đã bày tỏ quan điểm của họ một cách ôn hòa. Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục theo dõi và làm việc với chính quyền Việt Nam và tất cả các bên liên quan để cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh bị 6 năm tù giam, nhưng vợ tự hào về anh

07/06/2019 (BBC) - Hôm 6/6, kỹ sư nuôi tôm, nhà hoạt động môi trường Nguyễn Ngọc Ánh, 39 tuổi, bị kết án 6 năm tù giam 5 năm quản chế vì làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền, thông tin tài liệu chống phá Nhà nước theo Điều 117, BLHS, theo báo Thanh Niên.

Trong khi báo trong nước nói rằng ông Ánh thừa nhận đã bịa đặt, vu khống thông tin chống phá nhà nước và "ăn năn hối cải", gia đình ông Ánh phản bác toàn bộ thông tin này. [đọc tiếp]

Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh bị xử 6 năm tù, 5 năm quản chế

06/06/2019 (RFA) - Kỹ sư nuôi tôm Nguyễn Ngọc Ánh, một người hoạt động vì môi trường, vừa bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre hôm 6/6 tuyên án 6 năm tù và 5 năm quản chế về tội làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, theo điều 117 Bộ Luật Hình sự 2015.

Ông Nguyễn Ngọc Ánh bị Công an tỉnh Bến Tre bắt giữ vào ngày 30/8/2018.

Ông Nguyễn Ngọc Ánh từ chối có luật sư bào chữa trước phiên tòa sơ thẩm. [đọc tiếp]

Việt Nam được đánh giá tự do đến đâu?

06/06/2019 (VOA) - Việt Nam được 20 điểm trên thang 100 điểm về mức độ tự do, trong đó bị xếp hạng rất thấp về mức độ tự do chính trị nhưng lại có điểm cao hơn về tự do dân sự, theo đánh giá của Freedom House, tổ chức nghiên cứu và cổ súy cho dân chủ-tự do toàn cầu có trụ sở tại thủ đô Washington D.C. của Mỹ.

Thang bậc gồm 100 điểm này được chia ra làm 40 điểm cho tự do chính trị và 60 điểm cho các quyền tự do dân sự. Việt Nam được chấm 3/40 về tự do chính trị và 17/60 về tự do dân sự. [đọc tiếp]

Việt Nam: Nhà bất đồng chính kiến bị chính quyền đặt vào vòng ngắm vì các bài đăng trên Facebook

04/06/2019 (HRW) - (New York) – Nhà hoạt động vì môi trường đối mặt với phiên tòa dàn dựng.

Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng phiên tòa dàn dựng để xử một nhà hoạt động môi trường vì các bài đăng trên Facebook là một phần của chủ trương tiếp tục tấn công vào quyền tự do ngôn luận của Việt Nam. Chính quyền Việt Nam cần ngay lập tức phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông.

Ông Nguyễn Ngọc Ánh bị cáo buộc tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 của bộ luật hình sự năm 2015. Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre dự kiến sẽ xử vụ của ông vào ngày 6 tháng 6 năm 2019. [đọc tiếp]

Phỏng vấn luật sư Nguyễn Văn Đài

03/06/2019 (Đàn Chim Việt) - Đàn Chim Việt: Xin chào luật sư Nguyễn Văn Đài, như vậy đã gần tròn một năm kể từ ngày anh rời Việt Nam. Với anh thì đây là chuyến ‘được xuất ngoại’ hay ‘bị xuất ngoại’ thưa anh?

LS Nguyễn Văn Đài: Tôi bị bắt lần đầu vào tháng 3 năm 2007, trong thời gian 4 năm tù, an ninh Bộ công an thường vào trại giam Ba Sao, Hà Nam để gợi ý để tôi xuất cảnh ra nước ngoài, nhưng tôi không đồng ý. Và sau đó trong 4 năm tôi bị quản chế sau đó, họ cũng nhiều lần gợi ý, nhưng trong kế hoạch và suy nghĩ của tôi thì không bao giờ nẩy sinh ý muốn ra nước ngoài định cư.

Nhưng lần này bị bắt và bị kết tới 15 năm tù thì thời gian quá dài. Nếu tôi chấp nhận ở lại Việt Nam thì tôi sẽ phải ở trong tù đủ 15 năm, vì những người như tôi không bao giờ được giảm án hay đặc xá.

Bởi vậy nếu tôi muốn tiếp tục cống hiến, đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam thì sự lựa chọn duy nhất của tôi là phải rời nhà tù ở Việt Nam để ra nước ngoài. [đọc tiếp]

Cộng đồng mạng chia sẻ thông điệp ủng hộ thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh

02/06/2019 (Người Việt) - NGHỆ AN,Việt Nam (NV)– Hôm 2 Tháng Sáu, một số blogger tiếp tục bày tỏ sự ủng hộ dành cho ông Nguyễn Năng Tĩnh, người hiện đang bị tạm giam 4 tháng với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống nhà nước” theo Điều 117, Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Ông Tĩnh là thầy giáo dạy nhạc ở trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Nghệ An. Ông bị khởi tố, bắt tạm giam từ hôm 27 Tháng Năm nhưng phải ba ngày sau thì thông tin này mới được nhà cầm quyền chính thức xác nhận. [đọc tiếp]

Phạm Đoan Trang & Cẩm nang nuôi tù

31/05/2019 Vũ Quốc Ngữ (Fb Vũ Quốc Ngữ) - Nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ, nhà báo tự do Phạm Đoan Trang mới cho ra đời cuốn sách Cẩm nang nuôi tù, với mục tiêu cung cấp thông tin cho những người có người thân bị công an cộng sản bắt giữ, đánh đập, và bị tống giam.

Trong lời tựa, nhà báo Phạm Đoan Trang cũng viết rằng mọi công dân, từ người hoạt động cho đến những người có thực sự phạm tội và là bị cáo trong một vụ án hình sự đều phải được hưởng những quyền con người nhất định, được bảo vệ cả về sức khỏe lẫn tinh thần, danh dự, nhân phẩm, và thậm chí tính mạng trong thời gian giam giữ và tù đày.

Cô nói rằng đây là “cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam dành cho những gia đình có người thân bị tù, đặc biệt khi người thân là tù nhân lương tâm, tù chính trị.” Cuốn sách 275 trang nêu chi tiết tất cả những gì gia đình phải làm để hỗ trợ và bảo vệ người thân trong trại giam/nhà tù, suốt từ những ngày đầu khi mới bị bắt, trải qua giai đoạn tạm giam chờ xét xử, rồi ra tòa và có án, cho đến những năm tháng thụ án. [đọc tiếp]

22 tháng 8: Ngày cho các nạn nhân của bạo lực vì lý do tôn giáo hay niềm tin - Cơ hội tạo phong trào toàn xã hội cho tự do tôn giáo

31/05/2019 (Mạch Sống) - Đại Hội Đồng LHQ vừa bỏ phiếu thông qua Nghị Quyết Số A/73/L.85, ấn định ngày 22 tháng 8 hàng năm sẽ là Ngày cho các Nạn Nhân của Bạo Lực vì Lý Do Tôn Giáo hay Niềm Tin. Xem https://undocs.org/en/A/73/L.85.

Nghị Quyết này còn yêu cầu các quốc gia thành viên của LHQ, các cơ quan LHQ và các tổ chúc quốc tế, tổ chức khu vực và xã hội dân sự trên toàn thế giới tổ chức những sinh hoạt đánh dấu ngày này. [đọc tiếp]

Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước

30/05/2019 (RFA) - Thầy giáo đồng thời là nhà hoạt động Nguyễn Năng Tĩnh bị cơ quan chức năng Việt Nam khởi tố để điều tra về cáo buộc có hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam theo Khoản 01, Điều 117, Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Truyền thông trong nước được hãng tin AFP dẫn lại như vừa nêu vào ngày 30 tháng 5; một ngày sau khi thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh bị lực lượng chức năng bắt trên đường từ thành phố Vinh về quê nhà ở xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. [đọc tiếp]

Tù chính trị trẻ Nguyễn Viết Dũng bị kỷ luật trong trại

30/05/2019 (RFA) - Tù chính trị Nguyễn Viết Dũng đang bị kỷ luật trong trại giam Nam Hà nên gia đình không được gặp mặt. Thông tin được gia đình tù nhân này cho biết sau chuyến đi thăm vào ngày 28 tháng 5 vừa qua.

Cụ thể khi gia đình từ Nghệ An đến thăm tù chính trị Nguyễn Viết Dũng theo qui đình thì cán bộ Trại giam Nam Hà cho biết không được gặp mặt do anh Nguyễn Viết Dũng đang trong thời gian bị kỷ luật. Biện pháp được cho biết là phải chuyển sang phân trại khác; tuy nhiên Trại giam không cho thân nhân biết lý do vì sao bị kỷ luật. [đọc tiếp]

Nhóm Dân biểu Hoa Kỳ gửi thư kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Văn Hóa và Trương Duy Nhất

29/05/2019 (RFA) - Một nhóm dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ vừa đồng ký tên vào lá thư gửi cho Ngoại trưởng Mike Pompeo nêu bật quan ngại của họ về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Bức thư đề ngày 28 tháng 5 do nhóm 25 dân biểu gồm những vị luôn quan tâm đến Việt Nam như Alan Lowenthal, Tim Kaine, Ro Khana, Juis Correa, Zoe Lofgren… cho rằng hơn 4 thập niên sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc cũng như việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Washington, Hà Nội vẫn là một quốc gia độc đảng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản theo đường lối không mấy dung tha cho tiếng nói đối lập. [đọc tiếp]

HRW: Báo cáo các sự kiện nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2018

28/05/2019 (Tiếng Dân) - Hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Việt Nam tiếp tục xấu đi trong năm 2018. Chính quyền bắt các nhà bất đồng chính kiến phải chịu các mức án tù nhiều năm, dung túng cho côn đồ tấn công những người bảo vệ nhân quyền và thông qua các bộ luật hà khắc có nội dung gây hại hơn nữa tới quyền tự do ngôn luận.

Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục độc chiếm quyền lực thông qua chính phủ, kiểm soát tất cả các tổ chức chính trị xã hội chủ yếu, và trừng phạt những người dám phê phán hay thách thức vị trí cầm quyền của mình. [đọc tiếp]

Nguyễn Văn Hóa được gặp gia đình sau tin bị tra tấn và biệt giam

28/05/2019 (RFA) - Tù nhân chính trị trẻ Nguyễn Văn Hóa được gặp mặt gia đình sau tin bị hành hung và bị biệt giam mà những tù nhân khác cùng trại An Điềm không được biết.

Bà Nguyễn Thị Huệ, chị gái của tù nhân chính trị Nguyễn Văn Hóa, thông tin về việc gặp người em sau chuyến thăm ngày 28 tháng 5. Theo lời bà Nguyễn Thị Huệ thì em trai của bà nhờ chuyển lời cám ơn đến tất cả những người quan tâm đến sự an nguy của anh này trong thời gian qua.

Cũng theo thông tin từ bà Nguyễn Thị Huệ thì anh Nguyễn Văn Hóa tiếp tục bị biệt giam tại khu giam riêng [đọc tiếp]

Kỹ sư thủy sản Nguyễn Ngọc Ánh sẽ bị xét xử vào ngày 6/6

28/05/2019 (RFA) - Ông Nguyễn Ngọc Ánh, kỹ sư nuôi tôm ở Bến Tre bị bắt vào dịp lễ 2-9 năm ngoái sẽ bị tòa án tỉnh Bến Tre xét xử vào ngày 6/6/2019 tới đây với cáo buộc “phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Bà Nguyễn Thị Châu, vợ ông Ánh xác nhận thông tin này với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại vào chiều 28/5.

Cơ quan công an cáo buộc, ông Ánh mặc dù nuôi tôm nhưng đã sử dụng tài khoản facebook cá nhân để công khai viết bài, chia sẻ nhiều bài viết, video, nhận live stream phát trực tiếp của nhiều đối tượng phản động trong và ngoài nước, có nội dung tuyên truyền nói xấu đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam. [đọc tiếp]

Không gia nhập GHPG quốc doanh, chính quyền không cho trùng tu và cô lập tăng sĩ Thiền Lâm Tự

27/05/2019 Tam Ân (Tiếng Dân) - Bức tranh tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng ở VN vẫn không sáng sủa lên chút nào, cho dù chính quyền CSVN loan tin: Vừa tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Vesak 2019, với 11 kỷ lục được xác lập. Bộ mặt của nhà cầm quyền cộng sản càng nhếch nhác hơn, khi hàng loạt chùa chiền, tăng sĩ không trực thuộc Giáo hội Phật giáo quốc doanh liên tục bị sách nhiễu, bị đàn áp, với tần suất dày đặc.

Theo ghi nhận của chúng tôi, trong thời gian 3 ngày, từ ngày 22 đến ngày 25/5, đã có hai ngôi chùa trực thuộc Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp, sách nhiễu, các tăng sĩ bị bắt và giam giữ trái phép. [đọc tiếp]

Loại trừ tin nhiễu liên quan tới EVFTA

24/05/2019 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - EVFTA là chữ tắt của European Union-Vietnam Free Trade Agreement/ Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Âu Châu và Việt Nam.

Mạng lưới Người bảo vệ Nhân quyền VETO! đã tổ chức một buổi thuyết trình ngày 18.05.2019 tại Bad Vilbel (gần Frankfurt), nhằm đưa tin tức chính xác liên quan đến những ràng buộc nhân quyền trong Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Âu Châu và Việt Nam (1), đồng thời trình bày những cơ sở pháp lý mà VETO! đã dựa vào để vận động hữu hiệu với Liên minh Âu châu (LMÂC) trong một năm rưỡi qua, hầu đưa cao trọng trách của EVFTA trong việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.

Dự tính hiện nay là mùa thu 2019 Nghị viện nhiệm kỳ 9 mới có thể họp bàn về EVFTA.

Trước đó, những nhóm XHDS, những tổ chức phi chính phủ quan tâm đến khía cạnh nhân quyền của EVFTA, nên tránh mất thì giờ vì những tin nhiễu và liên lạc sớm để vận động các nghị viên trúng cử. [đọc tiếp]

Sa di Thích Đồng Long phản đối đàn áp

24/05/2019 (RFA) - Sa di Thích Đồng Long thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất hôm 24/5 đã ra khỏi Công an Phường Bến Nghé, Thành phố Hồ Chí Minh sau khi bị bắt giữ vì đến biểu tình trước Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Việc bắt giữ Sa di Thích Đồng Long xảy ra vào chiều ngày 22 tháng 5 sau khi ông đến trước Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành phố Hồ Chí Minh để biểu tình phản đối những vi phạm tự do tôn giáo- tín ngưỡng và vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam. Việc phản đối được cho biết do lực lượng chức năng xã Trung Lập Hạ sách nhiễu, tháo bảng Chùa Liên Trì 2 hiện nay của Hòa Thượng Thích Đồng Long. [đọc tiếp]

Nhiều tù nhân chính trị tuyệt thực tại An Điềm sau khi Nguyễn Văn Hoá bị đánh đập, biệt giam

24/05/2019 (Người Bảo vệ Nhân quyền) - Hai tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình và Nguyễn Bắc Truyển đang tuyệt thực trong Trại giam An Điềm (tỉnh Quảng Nam) để phản đối ban giám thị trại giam này đưa tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá đi khỏi phòng giam mà không thông báo cho các bạn tù cùng phòng.

Đây là thông tin từ gia đình của tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình ngay sau chuyến đi vào trại giam. Em trai của Bình nói rằng Bình có yếu đi nhiều nhưng vẫn minh mẫn trong ngày tuyệt thực thứ 11. [đọc tiếp]

Ân xá Quốc tế: vụ tra tấn Nguyễn Văn Hóa là “vô cùng nghiêm trọng”

24/05/2019 (RFA) - Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm nay 24/5 gọi vụ việc tù nhân lương tâm và là phóng viên của Đài Á Châu Tự Do Nguyễn Văn Hóa bị công an quản giáo trại giam An Điềm đánh đập gây thương tích hôm 12/5 và sau đó bị biệt giam là “vô cùng nghiêm trọng”.

Ông Nguyễn Trường Sơn, người tổ chức chiến dịch cho Ân xá Quốc tế ở Việt Nam và Campuchia trả lời qua email khẳng định, sự việc này không những vi phạm luật pháp Việt Nam mà còn vi phạm cả luật pháp quốc tế. [đọc tiếp]

Bảy người phản đối ô nhiễm bị kết án tù

20/05/2019 (RFA) - Bảy phụ nữ ở Tây Ninh vào tuần qua bị tòa án sơ thẩm tuyên từ 24 đến 30 tháng  tù treo với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’.

Tin nói rõ bảy phụ nữ bị kết án vì tham gia chặn xe chở cát mà họ cho là gây ô nhiễm tại ấp Tân Tiến, xã Tân Phú, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

Vụ việc xảy ra vào tháng 9 năm 2017 khi đó một số người dân sống dọc tuyến đường DH805 tại địa phương vừa nêu bắt đầu biện pháp chặn xe chở cát của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Việt- Úc, chi nhánh 2 lưu thông từ bãi cát ra tuyến đường 785. [đọc tiếp]

4 người dân bị xử phạt vì "xúc phạm lãnh đạo đảng, nhà nước" trên Facebook

19/05/2019 (RFA) - Hôm 18/5/2019, 4 người dân ở huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa bị công an huyện xử phạt vi hạm hành chính tổng số tiền 30 triệu đồng vì bị cho là có hành vi "bình luận, nói xấu, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm ảnh hưởng uy tín đến các lãnh đạo đảng, Nhà nước và lực lượng CAND trên mạng xã hội Facebook".

Bốn người bị xử phạt gồm: anh Lê Quang Cường (40 tuổi), ở xã Hải Yến; chị Nguyễn Thị Loan (28 tuổi), ở xã Trúc Lâm; anh Lê Khắc Linh (37 tuổi), ở xã Phú Lâm và anh Đặng Nguyên Tùng (25 tuổi), ở xã Nguyên Bình. Không rõ những người này đã "xúc phạm" lãnh đạo nào và nói những gì khi có vụ cưỡng chế xảy ra. [đọc tiếp]

Bộ Ngoại giao: Việt Nam không có 'tù nhân lương tâm'

16/05/2019 (VOA) - Bộ Ngoại giao Việt Nam phủ nhận việc giam giữ bất kỳ “tù nhân lương tâm” nào và phản bác báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói chính quyền Cộng sản đang bỏ tù ngày càng nhiều người là “không có căn cứ.”

Báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đưa ra hôm 13/5 nói rằng ngày càng có nhiều người bị kết án tù ở Việt Nam vì đã bày tỏ quan điểm bất đồng trên các trang mạng xã hội từ khi luật An ninh mạng có hiệu lực hồi đầu năm nay.

Việt Nam không chỉ đàn áp những tiếng nói đối lập về chính trị mà còn mở rộng các chiến dịch đàn áp đối với những ai lên án các vụ tham nhũng hay môi trường, hay các hành vi đấu tranh vì cộng đồng,” theo Giám đốc đặc trách Đông Á và Đông Nam Á của Ân xá Quốc tế, Nicholas Bequelin. [đọc tiếp]

Phải chăng nhân quyền ở Việt Nam cũng là một lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ, EU và nhiều nước khác?!

16/05/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Đóng thuế - Đó là việc bình thường của công dân đối với đất nước. Nhưng ở Viêt Nam chuyện đó lại không bình thường chút nào. Nuôi 2 hệ thống cai trị đất nước song trùng – Hệ thống đảng và nhà nước của đảng – Bình quân 16 người dân phải nuôi 1 công an.

Người dân không chỉ chịu sưu cao, thuế nặng mà con thường xuyên đối mặt với việc các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện tăng giá phi mã. Có chuyên gia giá kinh tế đã ví von người dân đã phải chịu đựng cảnh ngộ đó như một con vịt sống bị bịt mỏ vặt đến sạch lông không một tiếng kêu.

Việc tăng thuế, tăng giá ở Việt Nam nó không chỉ còn nằm trong lĩnh vực kinh tế mà nó đã trở thành một vần đề lớn thuộc lĩnh vực nhân quyền. Từ Sài Gòn nhà báo Nguyễn Đình Ngọc đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về chủ đề “Phải chăng nhân quyền ở Việt Nam cũng là một lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ, EU và nhiều nước khác?!”. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng  nghe

Ân Xá Quốc tế công bố danh sách 128 tù nhân lương tâm, thúc giục Mỹ áp lực Việt Nam về nhân quyền

13/05/2019 (RFA) - Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) hôm 13/5/2019 công bố một bản danh sách gồm 128 Tù nhân lương tâm Việt Nam hiện vẫn đang bị giam giữ, đây là những người bị chính quyền Việt Nam cầm tù vì biểu lộ niềm tin theo lương tâm của họ một cách bất bạo động.

Trong bản danh sách này có anh Nguyễn Văn Hóa, là phóng viên của Đài Á Châu Tự Do, người bị bắt giữ hồi tháng 1/2017 khi đang ghi nhận những hình ảnh người dân miền Trung biểu tình liên quan đến thảm họa môi trường do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra và bị kết án 7 năm tù giam.

So với bản danh sách cũng của tổ chức này công bố hồi tháng 4/2018 thì con số tù nhân lương tâm đã gia tăng 1/3, lên đến con số 31 người. [đọc tiếp]

Việt Nam bỏ tù hai phụ nữ về tội “tuyên truyền” trên Facebook

11/05/2019 (VOA) - Một tòa án Việt Nam đã bỏ tù hai nhà hoạt động về tội danh truyền bá thông tin tuyên truyền chống chính quyền do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, theo tin AFP trích truyền thông nhà nước loan tin hôm thứ Bảy 11/5.

Hai phụ nữ, bà Vũ Thị Dung, 54 tuổi, và bà Nguyễn Thị Ngọc Sương, 51 tuổi, đều hành nghề buôn bán nhỏ ở chợ, bị kết án hôm thứ Sáu 10/5 vì đã tải video và bài viết lên Facebook chống các đặc khu kinh tế đề nghị cho nước ngoài thuê đất dài hạn, và đạo luật an ninh mạng mới.

Tòa án nhân dân tỉnh Ðồng Nai xét xử và tuyên phạt Vũ Thị Dung, thuộc xã Phú Thanh, huyện Tân Phú, 6 năm tù; bà Nguyễn Thị Ngọc Sương, xã Phú Tân, huyện Ðịnh Quán, 5 năm tù về tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". [đọc tiếp]

Việt Nam cần làm gì để cải thiện tự do báo chí?

10/05/2019 Quốc Phương (BBC) - Việt Nam ký đủ các công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự, trong đó có tự do báo chí, ngôn luận và tư tưởng, nhưng không có một tổ chức tự do được thành lập để bảo vệ các quyền này và tương tự Việt Nam còn thiếu các cơ chế để đảm bảo thực thi các điều luật liên quan, một cựu quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC hôm 09/5/2019 từ Sài Gòn.

Việt Nam nên có sự cách mạng đối với báo chí nhà nước và thả tự do cho những nhà báo bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của nhân dân trước khi nói đến có tự do báo chí và hội nhập quốc tế, một nhà báo độc lập cũng từ Sài Gòn chia sẻ thêm. [đọc tiếp]

Sinh viên Huỳnh Đức Thanh Bình sau 10 tháng bị giam vẫn chưa được gặp luật sư

09/05/2019 (RFA) - Sinh viên Huỳnh Đức Thanh Bình, người bị bắt gần trọn 10 tháng,  vẫn chưa được cơ quan tiến hành tố tụng cho gặp luật sư tham gia bào chữa dù Luật tố tụng quy định việc này phải hoàn thành trong 24 giờ.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng đăng tải thông tin vừa nêu trên trang cá hôm 8/5, cho biết thêm ông đã gửi văn bản yêu cầu cấp thông báo bào chữa đến cơ quan chức năng. [đọc tiếp]

Hà Nội phản bác báo cáo ‘sai lệch’ của Mỹ về tự do tôn giáo Việt Nam

09/05/2019 (VOA) - Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 9/5 phản bác các thông tin trong báo cáo của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, mà họ cho là “sai lệch” và “thiếu khách quan” trong đánh giá về tình hình tôn giáo của quốc gia Đông Nam Á này.

Báo cáo thường niên năm 2019 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) công bố hôm 29/4 nhận định rằng tình hình vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục “có khuynh hướng tiêu cực” và “tình trạng chung của các nhóm tôn giáo (ở Việt Nam) đã xấu đi trong năm 2018.” [đọc tiếp]

Blogger Anh Ba Sàm kể lại chuyện trong và ngoài trại giam

08/05/2019 Quốc Phương (BBC) - Trả lời BBC qua điện thoại hôm 07/05 từ nhà riêng tại Hà Nội trong một phỏng vấn dài hơn mà dưới đây là trích lược, ông Nguyễn Hữu Vinh trước hết nói về tình hình sức khỏe của ông và cảm nghĩ khi đoàn tụ với gia đình:

"Sức khỏe của tôi trong ba hôm nay có thể nói là rất tốt so với khi mới bước chân ra khỏi trại. Cảm giác lớn nhất của tôi là tôi như từ một thế giới này bước sang một thế giới khác."

Ông Nguyễn Hữu Vinh từng học ở trường Trường Sỹ quan An ninh và tốt nghiệp cùng khóa với đương kim Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. [đọc tiếp]

Blogger ‘Anh Ba Sàm’ ra khỏi tù, về nhà vẫn bị ‘an ninh’ bủa vây

06/05/2017 (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam – Rất nhiều an ninh đã được huy động đến trước nhà của Blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh vào ngày 5 Tháng Năm, 2019, ngày ông mãn án 5 năm tù vì cáo buộc tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Bộ Luật Hình Sự Việt Nam 1999.

VOA dẫn lời bà Lê Thị Minh Hà, vợ anh Ba Sàm cho biết chồng bà được trả tự do trong tình trạng an ninh ở trại giam và khu vực lân cận bị thắt chặt. [đọc tiếp]

Kêu gọi Facebook không khuất phục biện pháp kiểm duyệt tại Việt Nam

03/05/2019 (RFA) - Vào ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng 5, 10 tổ chức đồng ký tên vào thư ngỏ gửi cho Facebook kêu gọi không khuất phục biện pháp kiểm duyệt tại Việt Nam.

Theo thông cáo báo chí được công bố thì tại Việt Nam hiện không có một đơn vị báo chí độc lập nào; trong khi đó có đến hơn 64 triệu người dùng Facebook tại quốc gia này. Facebook là nguồn tìm kiếm thông tin trên thế giới cho những người sử dụng và qua Facebook những người này chia sẽ cũng như bày tỏ quan điểm về những vấn đề mà họ quan tâm. [đọc tiếp]

Các chức sắc tôn giáo độc lập đồng tình với phúc trình 2019 của USCIRF

30/04/2019 (VOA) - Các chức sắc tôn giáo độc lập ở Việt Nam nói với VOA rằng họ đồng tình với phúc trình 2019 của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), và nhấn mạnh thêm rằng Hoa Kỳ nên áp dụng Luật Mangitsky để trừng phạt quan chức Việt Nam vi phạm.

Các vấn đề lớn tại Việt Nam được USCIRF nêu trong bản phúc trình 2019 là: Hội Cờ Đỏ, Chi Phái Cao Đài 1997, tình trạng vô quốc gia của người Tin Lành H’mong và Tây Nguyên, tù nhân lương tâm, và việc chính quyền đàn áp biểu tình ôn hoà. [đọc tiếp]

Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế: Tình trạng xấu đi ở Việt Nam năm 2018

29/04/2019 (Mạch Sống) - Hôm nay Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (US Commission on International Religious Freedom, viết tắt là USCIRF) công bố bản phúc trình về tình trạng tự do tôn giáo ở 16 quốc gia bị xem là vi phạm tự do tôn giáo ở mức nghiêm trọng, trong đó có Việt Nam, và 12 quốc gia ở mức vi phạm khá nghiêm trọng. Bản phúc trình hàng năm này được gửi cho Quốc Hội, Toà Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao để đóng góp cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Bản phúc trình về tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam trong năm 2018 cho thấy tình trạng xấu đi sau khi Luật Tín Ngưỡng và Tôn Giáo có hiệu lực. [đọc tiếp]

Luật sư trẻ gốc Việt dấn thân vì nhân quyền, pháp quyền cho VN

26/04/2019  (VOA) - Vi Trần, một nữ luật sư trẻ người Mỹ gốc Việt, và các cộng sự đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận nhằm đưa tiếng nói của người dân trong nước ra bên ngoài một cách chân thực, phản ánh thực tế xã hội, và hướng đến một nền pháp quyền thượng tôn pháp luật cho Việt Nam.

Trao đổi với VOA, nữ luật sư Vi Trần nói rằng mục tiêu của Sáng kiến Pháp lý Việt Nam (LIV), tổ thức phi chính phủ của Mỹ đăng ký ở bang California - quản lý hai trang mạng Luật Khoa Tạp chí và The Vietnamese, là nhằm mang lại cho độc giả cái nhìn mới mẻ và đa chiều về những vấn đề pháp luật, chính trị ở Việt Nam. Luật Khoa Tạp chí cũng vừa lên tiếng bị “báo chí nhà nước lẫn dư luận viên dán nhãn là ‘phản động,’ [đọc tiếp]

Chỉ có Ðảng là đúng

25/04/2019  Michael Leh (Die Tagespost), chuyển dịch: Nam Chí (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Là biểu tượng cho sự đàn áp và tù đày chính trị, năm nay Nhà tưởng niệm tội ác của công an (Đông Đức) Berlin-Hohenschönhausen soi rọi các quyền con người căn bản trong 6 buổi tổ chức. Buổi thứ nhất nói về quyền tự do tín ngưỡng: „Khi động thái biểu lộ đức tin trở thành nguy hiểm - Về sự tự do hành đạo“. Heiner Bielefeldt, giáo sư về Nhân quyền và Chính sách Nhân quyền tại đại học Erlangen-Nürnberg nhấn mạnh: “Quyền tự do tín ngưỡng là một nhân quyền cốt lõi“. Các chế độ độc đảng luôn tỏ ra „nhất thiết phải kiểm soát vô giới hạn“. Ông trình bày rõ ràng về những kinh nghiệm ông đã thu được khi thực hiện công tác điều nghiên do LHQ đề ra ở Việt Nam dưới chế độ cộng sản. [đọc tiếp]

Blogger Trương Duy Nhất không được nhận đồ tiếp tế từ gia đình

23/04/2019 (RFA) - Blogger Trương Duy Nhất hiện đang bị giam tại trại T16 ở Thanh Oai, Hà Nội, không được nhận đồ tiếp tế từ người nhà.

Đây là thông tin mới nhất mà nhà phê bình Văn học Phạm Xuân Nguyên, một thân hữu của blogger Trương Duy Nhất đưa ra ngày 22 tháng 4. Ông Phạm Xuân Nguyên cho biết bản thân là người đi cùng bà Cao Thị Xuân Phượng - vợ blogger Trương Duy Nhất đến trại T16 ngày 22/4. [đọc tiếp]

Bắt nhà báo ở nước ngoài, VN không đếm xỉa tới luật pháp quốc tế’: RSF

19/04/2019 Hoài Hương (VOA) - Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) hôm nay, 18/04/2019, công bố phúc trình về tự do báo chí năm 2019, trong đó đánh giá Việt Nam rớt một hạng, xuống vị trí 176/180 quốc gia, tức là ở cuối bảng.

Tại khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, RSF đặc biệt nêu bật hai nước Trung Quốc và Việt Nam, nói rằng hai nước này bấy lâu nay đã ở cuối bảng, nay lại rớt thêm một hạng. Xếp hạng 176, Việt Nam đứng ngay trên Trung Quốc, hạng 177. [đọc tiếp]

RSF : Việt Nam xuống hạng 176 về tự do báo chí

18/04/2019 Thụy My (RFI) - Trong bản báo cáo về tự do báo chí năm 2019 do tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) công bố hôm nay 18/04/2019, Việt Nam đã bị đánh sụt một hạng, đứng thứ 176/180 quốc gia. Tương tự đối với Trung Quốc, nay xuống hàng 177. Báo cáo đánh giá tình hình năm nay u ám hơn năm ngoái, nhận định « Hận thù đối với các nhà báo nay đã biến thành bạo lực ».

Riêng về Việt Nam, RSF cho rằng các blogger và nhà báo công dân – nguồn thông tin độc lập duy nhất trong một quốc gia mà toàn bộ báo chí đều theo lệnh của đảng Cộng Sản – là mục tiêu thường xuyên của nạn trấn áp. Chính quyền viện dẫn Luật Hình sự đặc biệt là các điều 79, 88 và 258 để kết án các blogger tội « âm mưu lật đổ chính quyền », « tuyên truyền chống Nhà nước », hay « lợi dụng tự do dân chủ ». [đọc tiếp]

Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh sắp bị xét xử, đối mặt với bản án nặng nề

18/04/2019 (Người Bảo Vệ Nhân Quyền) - Nhà cầm quyền CS tỉnh Bến Tre sắp đưa nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh ra xét xử về cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.  Anh có thể phải đối mặt với mức án nặng nề từ 7 đến 12 năm, nếu bị kết tội.

Ngày 17 tháng 4, vợ anh đã đến Trại tạm giam của công an tỉnh Bến Tre để thăm chồng, tuy nhiên, phía trại giam không cho gặp và nói rằng điều tra đã kết thúc và hồ sơ đã được chuyển sang toà án để định ngày xét xử. [đọc tiếp]

Tiếp tục kêu gọi EU gây sức ép Việt Nam trả tự do ông Nguyễn Bắc Truyển

16/04/2019 (RFA) - Các tổ chức nhân quyền gửi một lá thư chung lên Cao ủy Ngoại vụ và Chính sách an ninh của Liên Minh Châu Âu (EU), bà Federica Mogherini, cũng như đồng gửi cho Ủy viên phụ trách thương mại của Cộng đồng Châu Âu, bà Cecilia Malmstrom, yêu cầu trả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển, một tù nhân chính trị đang phải thọ án 11 năm tù tại Việt Nam.

Tổng cộng có 22 tổ chức trên khắp thế giới đồng ký tên, trong đó có Ân xá quốc tế, Human Rigths Watch…  [đọc tiếp]

Diễn biến bất thường trước ngày trả tự do cho Anh Ba Sàm

11/04/2019 Trần Hà Linh (Luật Khoa) - Nhà báo Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) đang đối mặt với một số diễn biến bất thường tại Trại giam số 5, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.

Theo bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Vinh, ngày 9/12/2018, một người đàn ông mặc sắc phục công an vào trại thăm ông và nói chuyện một tiếng rưỡi. Cuối cuộc nói chuyện, người này để lại một phong bì tiền và dặn khi ra tù nên ủng hộ Tô Lâm, tức đương kim Bộ trưởng Bộ Công an.

“Chồng tôi kể lại cho tôi chuyện đó khi tôi vào trại thăm. Chúng tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra, cũng không hiểu người này làm theo lệnh ai, liệu anh ta là người của Tô Lâm hay là người muốn hại Tô Lâm. Tuy nhiên, đây có thể là một lời đe doạ. Chúng tôi nghĩ rằng nên đưa việc này ra công luận để bảo vệ Anh Ba Sàm”, bà Hà nói. [đọc tiếp]

Việt Nam tử hình ít nhất 85 người trong năm 2018

10/04/2019 (RFA) - Báo cáo mới được công bố hôm 10/4 của Ân Xá Quốc Tế xếp Việt Nam vào 5 nước thi hành nhiều án tử hình nhất trên thế giới trong năm 2018 với con số người bị thi hành án trong năm 2018 lên đến 85 người.

Theo báo cáo của Ân Xá Quốc Tế, những nước đứng đầu bảng về thi hành án tử hình cùng với Việt Nam là Trung Quốc với con số người bị tử hình lên đến hàng ngàn người, Iran, Arap Saudi và Iraq. Riêng Trung Quốc, con số người bị tử hình được coi là bí mật quốc gia nên không được cung cấp mà chỉ được ước tính. [đọc tiếp]

Thêm một thành viên của Con Đường Việt Nam sang Mỹ định cư

09/04/2019 (RFA) - Nhà hoạt động nhân quyền Hoàng Dũng, thành viên của phong trào Con Đường Việt Nam, cùng gia đình đang trên đường đến Hoa Kỳ định cư.

Thông tin trên được chính ông Hoàng Dũng xác nhận với Đài Á Châu Tự Do khi đang trên đường đến Hoa Kỳ vào tối ngày 9/4/2019.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, ông Trương Minh Tam, một thành viên trong phong trào Con đường Việt Nam hiện đang sống tại bang Illinois, Hoa Kỳ cho biết ít nhất có hai thành viên của phong trào này là ông và ông Hoàng Dũng được chính phủ Hoa Kỳ bảo trợ. [đọc tiếp]

Blogger Lê Anh Hùng bị đưa vào bệnh viện tâm thần

05/04/2019 (VOA) - Blogger Lê Anh Hùng, cựu cộng tác viên của VOA, người đang bị cầm tù tại Hà Nội, vừa bị chuyển từ trại giam đến bệnh viện để giám định tâm thần, theo tin từ gia đình.

Trao đổi với VOA hôm 5/4, bà Trần Thị Niêm, thân mẫu của Blogger Lê Anh Hùng, nói: “Lê Anh Hùng đã được chuyển vào Bệnh viện Tâm thần ở huyện Thường Tín, Hà Nội. Hôm qua tôi có lên thăm nhưng chưa được gặp, chỉ được gửi tiền và gửi quà. Họ bảo là chưa qua giám định tâm thần nên chưa cho gặp". [đọc tiếp]

Vụ trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân từ tiểu bang Bayern đã đánh động đến cấp liên bang Đức

05/04/2019 Vi Minh (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Chính phủ Liên bang Đức sẽ xét lại vụ trục xuất Nguyễn Quang Hồng Nhân đang gây nhiều tranh cãi ở Đức. Hôm nay phát ngôn viên của Sở Di trú và Tị nạn Liên bang (BAMF) tuyên bố sẽ "xem xét lại thủ tục" việc đơn xin tị nạn của ông Nguyễn Quang Hồng Nhân bị từ chối, tuy nhiên ông từ chối đi sâu vào chi tiết với lý do bảo mật dữ liệu. Trong khi đó bộ ngoại giao tại Berlin tuyên bố "theo dõi sát sao vụ việc" vợ chồng ông Nguyễn Quang Hồng Nhân bị trục xuất về Việt Nam tuần qua. Về số phận của cặp vợ chồng này kể từ khi bị trục xuất, chính phủ liên bang "không có tin tức riêng nào tại thời điểm này", người phát ngôn của Bộ Ngoại giao cho biết.

Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền và Trợ giúp Nhân đạo của QH liên bang Đức bà Gyde Jensen (ảnh bên) đã lên án nhà chức trách Bayern "trục xuất người về những nước nơi nhiều cá nhân bị đàn áp", đã "cho thấy sự yếu kém của công quyền tiểu bang Bayern" bà Jensen nói. Hội đồng tị nạn tiểu bang Bayern (Bavaria) kêu gọi tái nhập cảnh cho cặp vợ chồng Nguyễn Quang Hồng Nhân và tuyên bố "Nếu Nürnberg mang tên "Thành phố Nhân quyền" một cách nghiêm túc, thì phải bảo vệ một người bảo vệ nhân quyền". Cô Nguyễn Quang Hồng Ân người còn ở lại Nürnberg sau khi cha mẹ bị trục xuất, cũng có nguy cơ bị trục xuất trong thời gian tới, vì thế Viện trưởng học viện Âm nhạc Nürnberg nơi cô Hồng Ân đang học dương cầm, ông Christoph Adt nói cô đang là sinh viên chính thức của học viện và không thể chấp nhận được việc cô bị trục xuất trong khi đang học. "Cùng với giám mục Tin lành Stefan Ark Nitsche tôi đã kêu gọi bộ Nội vụ Bayern phải ngăn chặn việc trục xuất cô", ông Adt cho biết.

Trung tâm Văn Bút Đức và Nghiệp đoàn Nhà Văn Đức phản đối việc trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ. Các dân biểu vào cuộc

04/04/2019 Vi Minh (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong một thông cáo báo chí ngày hôm nay, 4 tháng 4 năm 2019, Trung tâm Văn Bút Đức đã công bố một Thư ngỏ phản đối việc trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ từ Nürnberg.

Bức thư ngỏ do Phó chủ tịch Văn Bút Đức Ralf Nestmeyer ký tên được gửi đến ông Joachim Herrmann, Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang Bayern (Bavaria) cũng như ông Hans-Eckhard Sommer, giám đốc Sở Di trú và Tị nạn Liên bang. Ông Phó chủ tịch Văn Bút Đức đòi hỏi Sở Di trú và Tị nạn Liên bang rút lại quyết định của mình. [đọc tiếp]

Đức sẽ cứu xét trường hợp của nhà hoạt động Nguyễn Quang Hồng Nhân

03/04/2019 Hiếu Bá Linh tổng hợp (Tiếng Dân) - Tối hôm qua, ngày 02/04/2019, đài BR (Bayerischer Rundfunk) của bang Bayern, miền Nam Đức, đưa tin, Cơ quan Liên bang Đức về Nhập cư và Tị nạn (viết tắt BAMF) sẽ cứu xét lại đơn xin tị nạn của ông Nguyễn Quang Hồng Nhân.

Bản tin của đài BR mô tả, ông Nguyễn Quang Hồng Nhân là một tác giả nổi danh Việt Nam, blogger và là nhà phê bình chế độ Việt Nam. Trong những năm qua, ông sống ở Nürnberg và vừa bị trục xuất mới đây.

Sau khi bị trục xuất về Việt Nam, ông Nguyễn Quang Hồng Nhân bị công an thẩm vấn nhiều tiếng đồng hồ, luật sư Manfred Hörner của ông nói với đài BR.

Hiện nay hai đảng đối lập trong Nghị viện bang Bayern, đó là Đảng Xanh và đảng FDP (đảng Dân chủ Tự do) đã vào cuộc để làm sáng tỏ vụ này. [đọc tiếp]

Vụ Nguyễn Quang Hồng Nhân bị Đức trục xuất đã làm nhiều người Việt hoang mang và phẫn nộ

30/03/2019 Hiếu Bá Linh (Dân Luận) - Trước sự kiện ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ của ông bất ngờ bị Đức trục xuất về Việt Nam vào ngày 26/03/2019, nhiều người đã không tránh khỏi nỗi thất vọng về nước Đức. Chẳng hạn như tác giả Dương Hoài Linh viết bài „Điều kỳ lạ chỉ có ở nước Đức nhỏ nhen“ với lời lẽ giận dữ. Tác giả Dương Hoài Linh quên mất nước Đức là nước duy nhất trên thế giới đã đưa Quyền tỵ nạn vào trong Hiến pháp Đức, tức là quyền tỵ nạn (dành cho người nước ngoài) được hiến định. Nước Đức cách đây không lâu đã mở cửa biên giới cho cả triệu người Syrien vào tị nạn và hiện nay nước Đức đang cưu mang gần 200.000 nghìn người Việt Nam (theo thống kê chính thức). [đọc tiếp]

Ủy ban LHQ chỉ trích VN đàn áp các quyền tự do, vi phạm nhân quyền

31/03/2019 Lisa Schlein (VOA) - Ủy ban Nhân quyền LHQ, có nhiệm vụ theo dõi việc thực thi Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, đã xem xét hồ sơ của sáu quốc gia, bao gồm Việt Nam trong đợt kiểm điểm mới nhất.

Ủy ban dành nhiều lời khen ngợi cho những thành tựu kinh tế của Việt Nam, nhưng cũng có nhiều lời chỉ trích về điều mà họ xem là một hệ thống quản trị mang tính ngược đãi. Ngoài ra, họ cũng lo lắng về xu hướng gia tăng trấn áp những người nhà bảo vệ nhân quyền [đọc tiếp]

Vụ bắt cóc Trương Duy Nhất được đưa ra Liên minh châu Âu (EU)

29/03/2019 Hiếu Bá Linh (Tiếng Dân) - Ngày 28.03.2019 hôm qua 12 Nghị sĩ của Nghị viện châu Âu (Quốc hội EU) đã gửi một lá thư cho bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của EU (tương đương Bộ trưởng Ngoại giao EU) và là Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu. bức thư có đoạn như sau:

“Chúng tôi, những Nghị sĩ của Nghị viện châu Âu ký tên dưới đây, viết thư này kêu gọi bà hãy nêu ra ngay lập tức vụ việc Trương Duy Nhất và Bạch Hồng Quyền với Chính phủ Thái Lan. [đọc tiếp]

Vì sao nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân bị bác đơn xin tị nạn dẫn đến việc bị Đức trục xuất

28/03/2019 Marina Mai (Thời báo) - Vào lúc 8 giờ sáng thứ ba, ngày 26 tháng 3, cảnh sát đã đến trại tị nạn ở thành phố Nürnberg thuộc bang Bayern miền Nam Đức bắt và trục xuất nhà bảo vệ nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ của ông. Cùng ngày đó họ bị trục xuất về Việt Nam từ sân bay München – Đức, qua ngã Bangkok – Thái Lan.

Nguyễn Quang Hồng Ân, con gái của gia đình ông Hồng Nhân, hiện vẫn còn ở Nürnberg. Cô cho biết đã liên lạc điện thoại được với cha cô ở Việt Nam, cha cô cho biết ông đã bị công an đã thẩm vấn. Sau đó họ đưa cha mẹ cô đi đâu thì cô không rõ.

Thật tiếc là trong thời gian trước đây, gia đình ông Hồng Nhân đã không báo tin cho bất kỳ tổ chức nhân quyền nào ở Đức như Tổ chức Ân xá Quốc tế hoặc Phóng viên không biên giới v.v. biết về tình trạng của họ để được giúp đỡ. [đọc tiếp]

Bộ Công an: Trương Duy Nhất liên quan tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn’

27/03/2019 (VOA) - Sau gần hai tháng kể từ khi nhà báo-blogger Trương Duy Nhất “mất tích”, Bộ Công an hôm 25/3 có cuộc họp báo cho biết ông Trương Duy Nhất đang bị giam giữ để điều tra vì có liên quan tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Truyền thông Việt Nam dẫn lời Trung tướng Trần Văn Vệ, Chánh văn phòng cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an, cho biết cơ quan công an bước đầu xác định ông Trương Duy Nhất có liên quan trong vụ án Vũ “nhôm” về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn, nhưng không cho biết thông tin cụ thể về nơi giam giữ cũng như quá trình bắt giam ông. [đọc tiếp]

Nhà hoạt động Nguyễn Quang Hồng Nhân bị Đức trục xuất về VN

26/03/2019 (VOA) - Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ hôm 26/3 đã bị trục xuất từ Đức về Việt Nam trong khi gia đình ông đang chờ xin Canada xin cấp cho quy chế tị nạn.

Chiều ngày 26/3 theo giờ địa phương ở Đức, cô Nguyễn Quang Hồng Ân, con gái ông Nhân, cho VOA biết ba và mẹ cô đã bị cảnh sát đưa ra sân bay Munich, áp giải về Việt Nam, với chặng dừng chân ở Bangkok. [đọc tiếp]

Người vô hình ở trại T16

26/03/2019 Trịnh Chu (Luật Khoa) - Sau gần hai tháng im lặng trước sự mất tích của ông Trương Duy Nhất, tối ngày 25/3, các cơ quan truyền thông nhà nước đồng loạt loan tin về việc điều tra nhân vật này. 

Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an cho biết, “trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Vũ ‘nhôm’, cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát hiện có dấu hiệu sai phạm liên quan đến ông Trương Duy Nhất”.

Thông tin manh mối đầu tiên về số phận của blogger này sau nhiều tháng mất tích lại đến từ một cuộc gọi nặc danh cho vợ ông. Theo BBC Việt ngữ, dẫn lời cô Trương Thục Đoan, con gái ông Nhất, cho biết: “Một người, hôm 15/3, không biết là ai, gọi cho mẹ ở Việt Nam báo là ba hiện đang bị giam ở T16”. [đọc tiếp]

Câu chuyện của anh Đài - Từ Luật sư Nhân quyền đến Tù nhân Lương tâm

26/03/2019 (Fb Hội Anh Em Dân Chủ) - Bài phát biểu của Luật Sư Nguyễn Văn Đài trước Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ 2019.

... Tôi tới Đông Berlin của CHDC cuối năm 1989, tận mắt chứng kiến sự sụp đổ của bức tường Berlin cùng với chế độ cộng sản ở Đông Đức và các nước Đông Âu. Đồng thời niềm tin của tôi vào chủ nghĩa cộng sản cũng sụp đổ khi tôi bừng tỉnh và hiễu rõ bản chất xấu xa của nó.

Cuối năm 1990, lúc đó tôi 20 tuổi, tôi quyết định trở về Việt Nam với niềm tin và hy vọng sẽ đóng góp vào cuộc cách mạng dân chủ để thay đổi đất nước Việt Nam của tôi. [đọc tiếp]

Gia đình nói tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa ngưng tuyệt thực ở ngày thứ 12

26/03/2019 (RFA) - Anh Nguyễn Văn Hóa, tù nhân lương tâm và là một phóng viên của Đài Á Châu Tự Do đã ngưng tuyệt thực hôm 6/3/2019 sau 12 ngày để phản đối những sự việc mà anh cho rằng là bị áp bức trong trại giam An Điềm tỉnh Quảng Nam.

Thông tin này được bà Nguyễn Thị Huệ, chị gái của anh Hóa cho biết vào tối 25/3/2019, tuy nhiên cuộc gọi cho gia đình hàng tháng theo tiêu chuẩn 5 phút vẫn chưa được anh này thực hiện không rõ lý do. [đọc tiếp]

RSF kêu gọi Việt Nam công bố lý do bắt blogger Trương Duy Nhất

22/03/2019 Thụy My (RFI) - Trong thông cáo đề ngày 21/03/2019, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris kêu gọi chính quyền Việt Nam làm rõ tình trạng của blogger Trương Duy Nhất, bị mất tích từ cuối tháng Giêng và đến hôm thứ Tư thì được biết đang bị giam tại Hà Nội.

Ông Daniel Bastard, phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Phóng viên Không biên giới đề nghị Việt Nam nhanh chóng cho biết về tình hình của ông Trương Duy Nhất, vì sao lại bị bắt tại Thái Lan. Ông Bastard tuyên bố : « Hiện nay, tất cả đều cho thấy ông Nhất bị bắt giam vì hoạt động báo chí. Cũng rất cần thiết định rõ vai trò cụ thể của chính quyền Thái Lan trong vụ này ». [đọc tiếp]

Ân Xá Quốc tế: chính quyền Thái và Việt nam cần trả lời các câu hỏi về blogger Trương Duy Nhất

21/03/2019 (RFA) - Ân Xá Quốc tế hôm 21/3 ra thông cáo kêu gọi chính phủ Thái Lan và Việt Nam trả lời những câu hỏi về sự biến mất đột ngộc của blogger Trương Duy Nhất khi đến Thái Lan xin quy chế tị nạn hồi cuối tháng 1 vừa qua, và nay lại bị giam giữ tại một trại giam ở Hà Nội.

“Có một khả năng lớn là ông ta đã bị chuyển về cho phía Việt Nam giam giữ bất chấp rủi ro thực sự về việc vi phạm nhân quyền trầm trọng”, bà Joanne Mariner, cố vấn cao câp về khủng hoảng của Ân xá quốc tế được trích lời trong thông cáo cho biết. [đọc tiếp]

Chính quyền đang đau đầu hợp thức hóa vụ Trương Duy Nhất?

21/03/2019 Diễm Thi (RFA) - Vào ngày 20/3, cô Trương Thục Đoan, con gái của blogger Trương Duy Nhất, cho đài ACTD biết cha của mình đang bị giam tại trại giam T16 ở Hà Nội. Đây là thông tin mới nhất về tung tích của blogger này kể từ khi ông mất tích bí ẩn ở Thái Lan vào ngày 26/1 khi đang xin quy chế tị nạn. Tuy nhiên những thông tin ít ỏi từ gia đình của blogger không thể trả lời được câu hỏi tại sao khi blogger này đang xin tị nạn ở Thái lại đột ngột xuất hiện trong trại giam ở Việt Nam?

Cô Trương Thục Đoan, hiện đang ở Canada nói với đài ACTD rằng phía trại giam thông báo cho mẹ của cô, bà Cao Thị Xuân Phượng, là ông Nhất bị bắt vào ngày 28/1/2019 và bị đưa vào trại T16 ở Thanh Oai, Hà Nội trong cùng ngày. [đọc tiếp]

Những điều ông Nguyễn Phú Trọng cần biết

20/03/2019 Thục-Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Dựa trên cách đưa tin của "Đại sứ quán nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức" thì thấy rõ ông Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không thể nắm vững được tình hình ngoại giao giữa hai nước.

Trang mạng của Đại sứ quán VN thì viết: "Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, nhấn mạnh đây là chuyến thăm quan trọng, nhiều ý nghĩa, tạo cơ sở để hai nước đưa quan hệ Đối tác chiến lược tiếp tục phát triển sâu rộng;"

Thông cáo báo chí ngày 20/2/2019 của Bộ Ngoại giao Đức: "Trọng tâm là quan hệ song phương, cũng như hợp tác EU-ASEAN, và ngoài ra còn về khả năng hợp tác Đức-Việt trên các diễn đàn đa phương "...

Để tiến tới mục đích mong muốn, Ngoại trưởng Maas không ngần ngại nói thẳng:

"Trong quá khứ đã có những khác biệt đáng lưu ý giữa Đức và Việt Nam - quan trọng hơn hết là vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh tại Berlin ... [đọc tiếp]

Thêm một người dân bị bắt giữ với cáo buộc “xâm phạm lợi ích của nhà nước”

19/03/2019 (RFA) - Báo chí nhà nước hôm 16/3 đồng loạt loan tin, bà Nguyễn Thị Huệ, một người dân ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai bị công an bắt tạm giam để điều tra vì bị cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015.

Chị Quỳnh Thương, con gái bà Huệ cho Đài Á Châu Tự Do biết mẹ mình bị bắt từ ngày 12/2/2019 tại nhà. [đọc tiếp]

Đoàn Việt Nam lúng túng tại kiểm điểm ICCPR: cũng tại người dân hiểu biết hơn xưa

17/03/2019 Ts. Nguyễn Đình Thắng (Mạch Sống) - Những ai theo dõi cuộc kiểm điểm trong 2 ngày 11 và 12 tháng 3 vừa qua của LHQ đối với Việt Nam về thực thi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) đều thấy sự lúng túng và mất bình tĩnh của đoàn Việt Nam trước các câu hỏi chính xác, cụ thể và dai dẳng của các uỷ viên của Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ, cơ quan thực hiện cuộc kiểm điểm.

Đoàn đại diện chính quyền Việt Nam, mà trưởng đoàn là Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Khánh Ngọc, chỉ được chuẩn bị để nói về chính sách, về luật pháp và về các số thống kê một chung chung. Họ bị bất ngờ khi 18 thành viên của Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ luân phiên nêu các hồ sơ cụ thể và yêu cầu đoàn Việt Nam trả lời tường tận. [đọc tiếp]

Chết bất minh trong đồn công an xảy ra ngay sau khi Việt Nam chối bỏ vấn nạn này trước LHQ

15/03/2019 Hòa Ái (RFA) - Truyền thông trong nước vào ngày 14 tháng 3 loan tin có thêm 1 trường hợp người dân bị chết bất thường trong đồn công an. Tuy nhiên chỉ hai hôm trước đó trong phúc trình tại khóa họp lần thứ 125 của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về Công ước Quốc tế Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) lần thứ ba, phái đoàn Việt Nam phủ nhận hoàn toàn vấn nạn đó.

Trường hợp mới nhất là ông Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1977, sau 5 ngày bị bắt giữ ở đồn Công an huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An từ ngày 8 tháng 3, đã được đưa đến bệnh viện huyện, sau đó chuyển sang bệnh viện tỉnh và Bệnh viện Việt Đức, ở Hà Nội. Đến ngày 14 tháng 3, ông Tuấn tử vong. [đọc tiếp]

RSF thúc giục Thái Lan tôn trọng quy chế tị nạn của Bạch Hồng Quyền

15/03/2019 (RFA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) kêu gọi chính phủ Thái Lan tôn trọng qui chế tỵ nạn mà Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đã cấp cho blogger Bạch Hồng Quyền, một nhà hoạt động ở Việt Nam chạy sang Thái Lan.

Theo thông cáo báo chí của RSF phát đi ngày 15 tháng 3 thì sau cuộc bố ráp cách đây hai tuần đến căn nhà nơi ông Quyền ở, bản thân ông này lo sợ có thể phía Thái Lan cho phép đặc vụ Việt Nam bắt cóc ngay tại Xứ Chùa Vàng rồi đưa về Việt Nam. [đọc tiếp]

Xử 6 nhà hoạt động vào ngày 18/3 và 20/3

15/03/2019 (RFA) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) ngày 15/3/2019 ra thông cáo báo chí kêu gọi trả tự do cho 6 nhà hoạt động thuộc 2 tổ chức không được Việt Nam công nhận mà sẽ bị đưa ra xét xử trong những ngày sắp tới và đề nghị quốc tế cần gây sức ép với Việt Nam để lãnh đạo Hà Nội “đừng biến đất nước thành một nhà tù khổng lồ”.

Human Rights Watch cho rằng sáu nhà hoạt động và blogger Việt Nam phải đối mặt với các mức án tù lâu năm do phản đối ôn hòa của họ. [đọc tiếp]

BPSOS kêu gọi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ can thiệp cho người Hmong và người Tây Nguyên bị ép bỏ đạo và trở thành “vô quốc gia”

15/03/2019 (Mạch Sống) - Ngày 13 tháng 3, 2019, tại khoá họp lần 40 của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, kêu gọi Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về các Vấn Đề Thiều Số can thiệp cho người Hmong và người Tây Nguyên trở thành “vô quốc gia” vì theo đạo Thiên Chúa: "Dân tộc Hmong là một thiểu số bản địa ở vùng Thượng Du Tây Bắc của Việt Nam. Người Hmong theo đạo Thiên Chúa đã được lệnh phải từ bỏ đức tin của họ và những ai cưỡng lại thì bị trục xuất khỏi bản làng. [đọc tiếp]

Việt Nam: Sáu nhà hoạt động sắp bị vào tù

14/03/2019 (HRW) - (Bangkok) – Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng sáu nhà hoạt động và blogger Việt Nam đang phải đối mặt với các mức án tù kéo dài vì hành vi bất đồng ôn hòa của họ. Chính quyền Việt Nam cần ngay lập tức phóng thích sáu người này; họ bị truy tố vì các hoạt động chính trị ôn hòa, như lập hội, bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội, và tham gia nhóm họp đông người.

Năm người trong số đó đã bị đưa ra xét xử hồi tháng Mười năm 2018 vì tham gia một nhóm dân chủ và bị kết án từ 8 đến 15 năm tù. Một tòa án cấp cao dự kiến sẽ xử phiên phúc thẩm vụ của Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, Nguyễn Quốc Hoàn, Phan Trung và Từ Công Nghĩa tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 18 tháng Ba năm 2019. [đọc tiếp]

RSF giúp 22 trang mạng vượt qua ngăn chặn tại các nước độc tài, trong đó có VN

14/03/2019 Vi Minh (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhân kỷ niệm Ngày Thế giới Chống Kiểm duyệt mạng Internet 12/03 (World Day Against Cyber-Censorship), tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters sans frontières RSF) cho biết họ duy trì được quyền truy cập trực tuyến 22 trang mạng truyền thông bị ngăn chặn ở 12 nước. Chương trình Collateral Freedom (bảo đảm tự do) được RSF khởi sự từ năm 2015 đã giúp hàng triệu người truy cập tin tức và thông tin.

22 trang thông tin mạng bị ngăn chặn tại 12 quốc gia - trong đó có Trung Quốc, Ả Rập Saudi, Ba Tư (Iran) và Việt Nam - nơi các phương tiện truyền thông bị nhà cầm quyền hoàn toàn bịt miệng. Collateral Freedom giúp đưa thông tin đến người dân nơi nhà cầm quyền không cho phép tự do báo chí.

Kể từ khi hoạt động bắt đầu bốn năm trước đây, RSF ghi nhận được tổng cộng 142 triệu lượt truy cập 19 trang mạng bị ngăn chặn, trong năm hoạt động thứ năm RSF đã tăng thêm 3 trang mạng nữa, nâng tổng số lên thành 22.

Các trang mạng Việt Nam đã được RSF dùng kỹ thuật mạng "mirroring" (gương đối chiếu) giúp vượt qua ngăn chặn là trang Dân Làm Báo, Việt Nam Thời Báo (Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam), Đài Á châu Tự do (Radio Free Asia) và Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the defenders). 

Bộ Ngoại giao Mỹ: nhân quyền Việt Nam năm 2018 vẫn tệ hại

14/03/2019 (VOA) - Chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp các tiếng nói bất đồng bằng cách bắt giam tùy tiện, ngược đãi tù nhân, siết chặt các quyền bày tỏ trên mạng, quyền hội họp, quyền lập hội…, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong bản phúc trình về tình hình nhân quyền các nước trong năm 2018 vừa được công bố.

Về tình trạng bắt giữ và giam cầm tùy tiện, nhất là đối với những nhà hoạt động chính trị hay các cá nhân phản đối cưỡng chế đất, vẫn là một vấn đề nghiêm trọng, theo phúc trình. [đọc tiếp]

Việt Nam bị tố ‘xảo ngôn’ về Công ước ICCPR tại Geneva

13/03/2019 (VOA) - Trong hai ngày 11 và 12/3, tại Geneva, Thụy Sĩ, Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc đã tổ chức Phiên họp xem xét Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR). Một phái đoàn của chính phủ Việt Nam gồm 20 thành viên do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc dẫn đầu.

Phiên đối thoại hôm 12/3 được tường thuật trực tiếp. Theo quan sát của VOA, các đại diện Việt Nam về phần lớn đọc các văn bản pháp luật được chuẩn bị sẵn và không đi vào chi tiết hay trả lời các thắc mắc của các chuyên gia LHQ.

Ông Phạm Lê Vương Các, người theo dõi các phiên đối thoại ICCPR của Việt Nam trong hai ngày qua: Họ đưa ra các lý luận, nói chính xác là các xảo ngôn để né tránh vấn đề. Chẳng hạn như Uỷ ban Nhân quyền hỏi có hay không việc biệt giam tại Việt Nam. Phái đoàn VN trả lời rằng ở VN không có biệt giam, và biệt giam không có trong khái niệm luật pháp của Việt Nam, nhưng họ lại nói ở VN chỉ có hình thức giam riêng. [đọc tiếp]

Việt Nam phúc trình lần 3 về Công ước Các Quyền Dân Sự & Chính Trị

12/03/2019 (RFA) - Phái đoàn Việt Nam trong hai ngày 11 và 12 tháng 3 phúc trình tại khóa họp lần thứ 125 của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về Công Ước Quốc Tế Các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) lần thứ ba. Đây là lần thứ ba Việt Nam có phúc trình trước Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về ICCPR sau khi tham gia ký kết từ năm 1982. Lần thứ nhất vào năm 1989 và lần thứ hai vào năm 2002.

Người đứng đầu Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam, Ông Võ Văn Ái công bố phúc trình phản biện với 19 khuyến cáo đối với chính phủ Việt Nam. Theo Ông Võ Văn Ái đúng nguyên tắc thì việc phúc trình về ICCPR phải được tiến hành hai năm một lần trước Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về việc thực thi ICCPR; tuy nhiên Việt Nam mới chỉ thực hiện ba lần thì sự trì hoãn chứng tỏ không những Hà Nội chẳng tôn trọng nghĩa vụ quốc tế đối với Liên Hiệp Quốc mà còn xem thường các cơ hội để tăng cường bảo vệ các quyền dân sự và chính trị cho công dân. [đọc tiếp]

Vận động nhân quyền cho Việt Nam: 2 nỗ lực song song ở Geneva và Đài Bắc

09/03/2019 (Mạch Sống) - Tuần tới, BPSOS sẽ thực hiện 2 cuộc vận động quốc tế diễn ra cùng lúc ở Geneva và ở Đài Bắc.

Phái đoàn đi Geneva do BPSOS phối hợp gồm trên 30 người đến từ Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Đức, Hoà Lan, Na Uy, Thuỵ Sĩ và Thái Lan để tham gia nhiều sinh hoạt kéo sài từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 3. Tham gia  trong phái đoàn có một số tu sĩ thuộc các tôn giáo khác nhau, như Hoà Thượng Thích Như Điển đến từ Đức, Đại Đức Thích Viên Giác đến từ Na Uy, Mục Sư Tin Lành Vàng Chí Mình đến từ Hoa Kỳ, và một linh mục Công Giáo đến từ Việt Nam.

Cùng lúc, một phái đoàn 4 người từ Hoa Kỳ và Thái Lan đã lên đường đến Đài Bắc để dự Diễn Đàn Tự Do Tôn Giáo Vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong phái đoàn, Hoà Thượng Thích Viên Lý đại diện cho Tăng Đoàn Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và một người trẻ sẽ lên tiếng cho cộng đồng Tây Nguyên theo đại Tin Lành. [đọc tiếp]

RSF lên án nạn ngược đãi nhà báo bị cầm tù ở Việt Nam

08/03/2019 Thanh Phương (RFI) - Trong một thông cáo đăng trên mạng hôm qua, 07/03/2019, tổ chức Phóng viên không biên giới, trụ sở tại Paris, nêu lên trường hợp của nhà báo Nguyễn Văn Hóa, bị giam từ hơn 2 năm nay và gần đây đã tuyệt thực để phản đối những hành vi bạo lực đối với anh. Phóng viên không biên giới thông báo là trước tình trạng ngược đãi các nhà báo bị cầm tù ở Việt Nam, họ sẽ đưa vấn đề lên Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tra tấn, để tình trạng này chấm dứt.

Nguyễn Văn Hóa đã bị kết án 7 năm tù trong phiên xử vào tháng 11/2017 với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”. Ngày 22/02 vừa qua, anh đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối điều kiện giam cầm và những hành vi ngược đãi. [đọc tiếp]

Hai nữ tù chính trị Việt Nam được CPJ nêu danh nhân dịp 8/3

08/03/2019 (RFA) - Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ) cho biết tổ chức này ghi nhận hiện có 32 nữ nhà báo đang bị cầm tù trên thế giới, trong đó có 26 người đưa tin tức liên quan đến lãnh vực chính trị tại quốc gia của họ.

Trong báo cáo phổ biến nhân ngày Phụ nữ Quốc tế, 08/03/19, CPJ xếp Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đứng đầu trong danh sách giam giữ đến 14 nữ nhà báo trong tổng số 68 nhà báo bị buộc tội chống chính quyền.

Trung Quốc xếp thứ nhì với 6 trong 7 nữ nhà báo bị tuyên án tù với tội danh “chống nhà nước”.

Việt Nam đứng thứ 4 với hai nhà báo được nêu tên, bao gồm Trần Thị Nga và Huỳnh Thục Vy bị tuyên án tù do những công việc đăng tải thông tin về vi phạm nhân quyền và tham nhũng. [đọc tiếp]

Dân biểu Mỹ lại đưa dự luật nhân quyền Việt Nam vào Hạ viện

08/03/2019 (VOA) - Dân biểu Chris Smith, thành viên cấp cao của Tiểu ban Nhân quyền Toàn cầu của Hạ viện, một lần nữa lại giới thiệu Đạo luật Nhân quyền Việt Nam (HR 1383) vào nghị trình của quốc hội Mỹ để trừng phạt Việt Nam về những vụ vi phạm nhân quyền ở trong nước.

Dân biểu Smith giới thiệu Đạo luật Nhân quyền Việt Nam cùng với hai nhà lập pháp khác, gồm dân biểu Dân chủ Alan Lowenthal – người được biết tiếng về những phát biểu ủng hộ nhân quyền Việt Nam, và dân biểu Dân chủ Zoe Lofgren, đại diện bang California. [đọc tiếp]

Ân Xá Quốc Tế kêu gọi hành động khẩn cho tù chính trị Huỳnh Trương Ca

08/03/2019 (RFA) - Tổ chức Ân Xá Quốc Tế vào ngày 8 tháng 3 kêu gọi cộng đồng viết thư cho Ông Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về trường hợp tù nhân lương tâm Huỳnh Trương Ca. Ân Xá Quốc Tế kêu gọi chính phủ Hà Nội và Bộ Công An trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tù nhân chính trị Huỳnh Trương Ca.

Theo Ân Xá Quốc Tế, tù nhân lương tâm Huỳnh Trương Ca đang bị giam giữ trong những điều kiện được nói vi phạm thêm nữa các quyền của người này. [đọc tiếp]

Cập nhật tin tù chính trị Nguyễn Văn Hóa sau chuyến thăm mới nhất của gia đình

05/03/2019 (RFA) - Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa tuyệt thực đến ngày thứ 12. Bà Nguyễn Thị Huệ, chị gái của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa có chuyến thăm em trai mình vào sáng ngày 5 tháng 3 tại trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam.

Trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do vào chiều cùng ngày, bà Huệ cho biết đã khuyên bảo em mình và cho biết tình trạng của anh Nguyễn Văn Hóa hiện nay: Tình hình sức khỏe của em thì nó vẫn yếu vì tuyệt thực đến ngày 12 mà. Sắc mặt rất nhợt nhạt và gầy đi rất nhiều. [đọc tiếp]

HRW giục châu Âu ‘gây sức ép’ với VN tại Đối thoại Nhân quyền EU-VN

05/03/2019 (VOA) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 4/3 yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) gây sức ép với chính quyền Việt Nam về các vấn đề nhân quyền, ngay trước khi diễn ra cuộc Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam lần thứ 8 tại Brussels trong cùng ngày.

“EU cần nhắc Việt Nam rằng mình đang trông đợi các bước cải thiện nhân quyền có ý nghĩa để có thể đẩy mạnh các mối quan hệ song phương về kinh tế và chính trị”, ông Phil Robertson, Phó giám đốc châu Á của HRW, nói trong thông cáo ngày 4/3. [đọc tiếp]

BPSOS tổ chức họp báo về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam sau cuộc kiểm điểm ICCPR

04/03/2019 (Mạch Sống) - Thời gian: 2:00 chiều - 4:00 chiều, ngày 12 tháng 3 năm 2019

Địa điểm: Câu lạc bộ Báo chí Thụy Sĩ, Phòng hội thảo Pastorale (Route de Ferney 106, La Pastorale, 1202 Geneva, Thụy Sĩ)

BPSOS sẽ tổ chức một cuộc họp báo bắt đầu lúc 2:00 chiều tại Geneva vào ngày 12 tháng 3 năm 2019 để trình bày bức tranh nhân quyền tại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam chịu kiểm điểm lần thứ ba bởi Ủy ban Nhân quyền LHQ về việc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR). [đọc tiếp]

Tự do ngôn luận: Giới nhân quyền hối thúc Liên Âu gây áp lực với Hà Nội

04/03/2019 Trọng Thành (RFI) - Ngày 04/03/2019, Liên Hiệp Châu Âu dự kiến có cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 8 với chính quyền Việt Nam. Nhân dịp này, một số tổ chức nhân quyền lên tiếng kêu gọi Bruxelles gia tăng áp lực để Hà Nội chấm dứt đàn áp tự do ngôn luận, tôn trọng quyền lập hội, phóng thích tù nhân chính trị.

Trong một thông báo ra ngày hôm nay, 04/03, Liên Đoàn Quốc Tế về Nhân Quyền (FIDH) và Ủy ban Bảo vệ Nhân Quyền Việt Nam (VCHR) kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu gây áp lực với Việt Nam yêu cầu « ngừng các cuộc đàn áp nhắm vào những người bất đồng chính kiến bày tỏ quan điểm ôn hòa, hủy bỏ các điều luật đàn áp, trả tự do ngay lập tức cho toàn bộ tù nhân chính trị ». [đọc tiếp]

Đàn áp có hệ thống tại Việt Nam, HRW

04/03/2019 (RFA) - Đối thoại nhân quyền Liên Minh Châu Âu và Việt Nam lần thứ 8 theo kế hoạch diễn ra hôm nay tại Brussels, nước Bỉ. Nhân dịp này Human Rights Watch, Liên Đoàn Nhân Quyền Quốc Tế và Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam ra thông cáo kêu gọi EU thúc ép Việt Nam tôn trọng nhân quyền.

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo kêu gọi Liên Minh Châu Âu hãy thúc ép chính phủ Hà Nội trả tự do ngay cho những tù nhân chính trị, những người đang bị bắt giữ; chấm dứt đàn áp tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp và đi lại; cho phép tự do thông tin; ngưng can thiệp vào hoạt động tôn giáo; và có những biện pháp cụ thể chặn đứng nạn bạo hành của công an. [đọc tiếp]

Một người dùng Facebook bị bắt vì kêu gọi biểu tình lúc hội nghị Mỹ-Triều

03/03/2019 (VOA) - Một người dùng Facebook ở tỉnh Bến Tre bị công an bắt giữ về cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước trong lúc hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra ở Hà Hội trong tuần này, theo một bản tin của Thông tấn xã Việt Nam.

Trung tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó phòng tham mưu Công an tỉnh Bến Tre, được dẫn lời hôm thứ Bảy cho biết một người tên Nguyễn Văn Công Em, 48 tuổi, cư trú ở huyện Giồng Trôm, đã bị khám xét và câu lưu vào ngày 28 tháng 2. Ông nói cơ quan an ninh điều tra thu được nhiều đồ vật, tài liệu, dữ liệu liên quan đến hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống phá Nhà nước.” [đọc tiếp]

Tù nhân Nguyễn Văn Hóa tuyệt thực

28/02/2019 (RFA) - Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa tuyệt thực đến ngày thứ 7 trong trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam.

Bà Nguyễn Thị Huệ, chị gái của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa, cho biết tin này sau chuyến thăm đến trại giam An Điềm hôm 26 tháng 2 vừa qua.

Cũng theo lời bà Nguyễn Thị Huệ, tù nhân Nguyễn Văn Hóa hối thúc gia đình đi thăm mình sớm vào tháng 3 và đi cùng một linh mục để làm bí tích xức dầu. [đọc tiếp]

Nhà hoạt động Nguyễn Hoàng Quốc Hùng mới ra tù đã bị công an sách nhiễu

28/02/2019 (Người Việt) - SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Sau khi mãn án 9 năm tù vì tranh đấu cho quyền lợi của công nhân, ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, thành viên và đồng sáng lập Phong Trào Lao Động Việt, trở về nhà tại phường Cầu Kho, quận 1, Sài Gòn, hôm 24 Tháng Hai. Kể từ thời điểm đó, gia đình ông liên tục bị công an đến sách nhiễu.

Ông Hùng, năm nay 38 tuổi, bị nhà cầm quyền CSVN kết án tù 9 năm khi cùng hai bạn khác, Đoàn Huy Chương và Đỗ Thị Minh Hạnh, “rải truyền đơn” kêu gọi công nhân công ty giày da Mỹ Phong ở Trà Vinh đình công hồi năm 2010. [đọc tiếp]

Dân biểu Chris Smith đưa Luật Nhân quyền Việt Nam vào Hạ viện

28/02/2019 (Mạch Sống) - Chưa đầy hai tháng trong nghị trình của Quốc Hội Hoa Kỳ khóa 116, Dân Biểu Chris Smith đã đựa dự luật Nhân Quyền cho Việt Nam vào Hạ Viện. Điều này phản ánh tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.  [đọc tiếp]

Một phụ nữ đi biểu tình bị bắt giam khi con dưới 3 tuổi

24/02/2019 (Việt Nam Thời Báo) - Rất nhiều cá nhân bị bắt giam với những cáo buộc có liên quan đến hoạt động biểu tình phản đối phản đối dự thảo Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng vào năm 2018 nhưng đến nay vẫn nhận rất ít sự quan tâm của dư luận. Như trường hợp của chị Đoàn Thị Hồng (SN 1983. Thường trú tại: huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.) dưới đây là một đơn cử…

Theo Thông báo số 12/TB-ANĐT-Đ1 của Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh gửi luật sư Nguyễn Văn Miếng-Văn phòng luật sư Luật Hồng Đức vào ngày 19/11/2018 Thông báo về việc để người bào chữa tham gia tố tụng sau khi vụ án kết thúc điều tra cho biết luật sư Miếng là người bào chữa cho chị Đoàn Thị Hồng trong vụ án “Phá rối an ninh” do Nguyễn Thị Ngọc Hạnh cùng đồng phạm thực hiện. [đọc tiếp]

Ba dân biểu Hoa Kỳ gửi thư cho TT Trump nêu vấn đề nhân quyền Việt Nam

22/02/2019 (RFA) - Ba Dân biểu Liên Bang Hoa Kỳ gửi thư cho Tổng thống Donald Trump kêu gọi ông đặt vấn đề nhân quyền và tù nhân lương tâm với chính phủ Việt Nam, khi ông đến Hà Hội gặp Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-Un trong khuôn khổ cuộc thượng đỉnh lần thứ hai giữa hai người.

Bức thư đề ngày 19 tháng 2 gửi đến Tổng Thống Donald Trump được ký bởi ba Dân biểu Alan Lowelthal, Dân biểu Chris Smith và Dân biểu Zoe Lofgren. Ba vị này cũng là đồng chủ tịch Ủy Ban Quốc Hội Về Việt Nam. [đọc tiếp]

“Nhà nước Việt Nam là vô pháp và có thành tích nhân quyền tồi tệ nhất khu vực Đông Nam Á”

19/02/2019 (RFA) - Ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch có chuyến đi đến thủ đô Washington D.C để vận động cho nhân quyền và dân chủ.

Ông Phil Robertson dành cho Ban Việt ngữ một cuộc phỏng vấn liên quan tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Trước hết, ông cho biết ghi nhận của HRW về vụ việc Blogger Trương Duy Nhất mất tích vào ngày 26 tháng 1 vừa qua: [đọc tiếp]

Tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình bị nói “chấp hành án phạt tù kém”

19/02/2019 (RFA) - Ngày 19/2/2019, gia đình tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình (hay còn gọi là Hoàng Bình) nhận được thông báo của Giám thị trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam về tình hình chấp hành án phạt tù của anh này với đánh giá ‘chấp hành án phạt tù kém trong giai đoạn từ ngày 27/6/2018 đến ngày 25/11/2018’.

Giấy thông báo ký tên Phó giám thị trại giam - Đại tá công an Trần Ngọc đề ngày 30 tháng 1 năm 2018 thông báo anh Hoàng Đức Bình “không nhận rõ tội lỗi, chấp hành không nghiêm bản án” và còn chưa nộp 400 ngàn đồng án phí hình sự. [đọc tiếp]

Video về Chi Phái Cao Đài Tây Ninh: Công cụ diệt Đạo Cao Đài do Đảng Cộng Sản dựng lên

19/02/2019 (Mạch Sống) - Hôm nay, BPSOS phổ biến video ngắn trình bày thực chất của Chi Phái Cao Đài Tây Ninh, do Đảng Cộng Sản Việt Nam dựng lên năm 1996 và được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân năm 1997. Xem: https://youtu.be/p94umo-DK6U

Trong hơn 20 năm qua, nhà nước Việt Nam đã sử dụng Chi Phái Cao Đài Tây Ninh, gọi tắt là Chi Phái 1997, để diệt Đạo Cao Đài bằng cách hỗ trợ cho Chi Phái 1997 chiếm Toà Thánh và các thánh thất của Đạo Cao Đài, ép các tín đồ Cao Đài cải đạo theo Chi Phái 1997, và đánh cắp căn cước của Đạo Cao Đài.

Về mặt pháp lý, với sự yểm trợ của BPSOS, cuối tháng 5 năm 2018 Thánh Thất Cao Đài ở Mountain View, Texas đứng đơn yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ huỷ giấy phép cầu chứng tên chung của Đạo Cao Đài làm thương hiệu riêng do văn phòng hải ngoại của Chi Phái 1997 đứng đơn xin. [đọc tiếp]

Tài liệu về Chi Phái 1997, tiếng Anh [tại đây], bản dịch tiếng Việt [tại đây]

Việt Nam: thuộc vào thiểu số các quốc gia bị báo cáo vi phạm nhân quyền nhiều nhất

17/02/2019 Ts. Nguyễn Đình Thắng (Mạch Sống) - Theo nguồn tin từ LHQ, Việt Nam hiện là nước đứng thứ 2 về bị báo cáo vi phạm tư do tôn giáo, chỉ sau Iran và là 1 trong 5 nước bị báo cáo nhiều nhất về giam giữ tuỳ tiện. Việt Nam đang là một quốc gia được các định chế nhân quyền LHQ chú ý.

Ngày 20 tháng 8, 2018 tại Bangkok, Thái Lan, nói chuyện trước công chúng ngay sau Hội Nghị về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin ở Đông Nam Á, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay niềm tin cho biết là Việt Nam đứng thứ 2 bị báo cáo về vi phạm quyền tự do tôn giáo, chỉ sau Iran. [đọc tiếp]

Cao tối thiểu 1,5 mét mới được vào đại học: 'Kỳ thị' và 'vi phạm nhân quyền'

13/02/2019 Khánh An (VOA) - Quy định phải “cao tối thiểu 1,5 met” mới được xét tuyển vào Đại học Sư phạm (ĐHSP) TPHCM năm 2019 đang bị dư luận phản ứng dữ dội. Một chuyên gia giáo dục Việt Nam nói với VOA rằng quy định này có thể dẫn việc ngồi tù ở các quốc gia phương Tây vì tội kỳ thị, trong khi đại diện của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế khẳng định quy định trên vi phạm nhân quyền và kêu gọi giới hữu trách Việt Nam nên “vào cuộc”.

Trước đó, theo tường thuật của báo Thanh Niên ngày 12/2, trường ĐHSP TPHCM có quy định về điều kiện chiều cao tối thiểu để được xét tuyển vào ngành sư phạm năm 2019. Theo đó, nam phải cao từ 1,55 met trở lên và nữ cao từ 1,5 met trở lên.

Thông tin này đã làm “bùng nổ” các ý kiến phản đối và chỉ trích từ phía công chúng, trong đó có cả các chuyên gia về giáo dục. [đọc tiếp]

Tài liệu về vi phạm nhân quyền của Việt Nam được chuyển tới Bộ Ngoại giao Đan Mạch

13/02/2019 (Người Bảo vệ Nhân quyền) - Bộ Ngoại giao Đan Mạch đã nhận được một bộ tài liệu về một số vi phạm nhân quyền trầm trọng của Việt Nam trong thời gian gần đây.

Tuần trước, một thành viên ở Đan Mạch của Mạng lưới Nghị viên vềTự do Tôn giáo (Network of Parliamentarians for Freedom of Religion or Belief)đã chuyển các tài liệu về việc chính quyền cộng sản Việt Nam cướp đất dưới dạng thu hồi đất đai ở khu vườn rau Lộc Hưng (Sài Gòn), Đan viện Thiên An (Huế) và giáo xứ Cồn Dầu (Đà Nẵng), và tình trạng “vô quốc gia”của người Hmong và người Thượng ở Tây Nguyên theo đạo Tin Lành.

Những tài liệu này có thể được sử dụng để chuẩn bị cho Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam dự kiến diễn ra tại Brussels vào ngày 04/3/2019. Đan Mạch là thành viên của khối EU và là một quốc gia quan tâm đến vấn đề nhân quyền. [đọc tiếp]

Gia đình các Tù nhân lương tâm kêu cứu vì những dấu hiệu bất thường

11/02/2019 (RFA) - Tù nhân lương tâm Phan Kim Khánh trong ngày hôm nay 11/2/2019 sẽ làm đơn kêu oan về việc TAND tỉnh Thái Nguyên không nhận đơn kháng cáo phúc thẩm, trong khi đó gia đình của hai TNLT khác là Trần Hoàng Phúc và Huỳnh Trương Ca lên tiếng về những dấu hiệu bất thường xảy ra cho người thân của mình trong trại giam.

Một tù nhân lương tâm trẻ khác là Trần Hoàng Phúc không nhận canh của trại giam An Phước, tỉnh Bình Phước từ đầu tháng 1 cho tới nay vì nghi thực phẩm của trại giam “có vấn đề’. [đọc tiếp]

Các Nghị sĩ Châu Âu đòi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Hoàng Đức Bình

02/02/2019 (RFA) - 9 dân biểu Nghị viện Châu Âu hôm 1/2 đã gửi một bức thư tới Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, kêu gọi việc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà hoạt động về môi trường và quyền của người lao động Hoàng Đức Bình.

Các nghị sĩ Châu Âu viết rằng việc Việt Nam bắt giam và xử án tù nhà hoạt động Hoàng Đức Bình đã đi ngược lại các quy định trong Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là một thành viên. [đọc tiếp]

Human Rights Watch: Hà Nội gian dối hồ sơ nhân quyền với Liên Hiệp Quốc

01/02/2019 (RFA) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 1 tháng 2 năm 2019,  ra thông cáo chỉ trích chính phủ Việt Nam “đã đệ trình một hình ảnh rất sai thực tế về hồ sơ nhân quyền tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc ở Geneva vào ngày 22 tháng Giêng năm 2019.”

Theo đó, tuyên bố của chính quyền Việt Nam về việc đã thực thi được 175 trong tổng số 182 khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận từ đợt Đánh giá Định kỳ Phổ quát (UPR) năm 2014 là khác xa so với thực tế.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu trong thông cáo của HRW rằng  “Các nhà lãnh đạo Việt Nam lẽ ra có thể vận dụng phiên kiểm định của Liên hiệp Quốc để thực thi các cải cách về nhân quyền thực sự, nhưng họ lại lún sâu hơn qua việc chối bỏ hồ sơ nhân quyền tồi tệ của mình. [đọc tiếp]

Việt Nam: Top 20 nước đàn áp Thiên chúa giáo tệ hại nhất

26/01/2019 (VOA) - Việt Nam trong top 20 nước đàn áp tín đồ Thiên Chúa giáo nặng nề nhất trên tổng số 50 nước được tổ chức OpenDoors theo dõi và đánh giá trong năm 2018.

Phúc trình vừa công bố của cơ quan giám sát toàn cầu chuyên bảo vệ các tín đồ Thiên Chúa giáo bị đàn áp trên thế giới nhấn mạnh vào sự đàn áp đối với hai nhóm tín đồ Thiên Chúa giáo: các sắc tộc thiểu số và những người hoạt động chính trị chống chính quyền. [đọc tiếp]

HRW kêu gọi Nhật tăng sức ép để Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền

25/01/2019 (VOA) - Phúc trình Nhân quyền Toàn cầu năm 2019 của HRW, công bố ngày 17/01/2019, cáo buộc Việt Nam "xâm phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản" như quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do tôn giáo, và quyền tiếp cận thông tin cũng như quyển tự do lập hội và hội họp.

Hôm 24/1 một đại diện của HRW tại Nhật Bản kêu gọi Tokyo hãy sát cánh với những nhà hoạt động đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam, nêu lên một số trường hợp cụ thể những nhà hoạt động bị ngược đãi, hoặc bị đánh đập, tấn công tàn bạo trong mấy năm qua, như nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, Ngay cả những người nổi tiếng, như ca nhạc sĩ Suboi, tức Đỗ Nguyễn Mai Khôi, cũng bị sách nhiễu, cô bị cấm trình diễn từ tháng 5/2016 dù là người từng đoạt giải Album trong năm/2016 của đài truyền hình nhà nước. [đọc tiếp]

UPR Vietnam 2019 : Nhân quyền vẫn còn tồi tệ

24/01/2019 Tường An (RFA) - Hơn 300 người đến từ khoảng 11 quốc gia đã có mặt lúc 10 giờ sáng ngày thứ Ba, 22/1/2019, tại công trường Nhân quyền, nơi có chiếc ghế 3 chân, trước trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc để biểu tình lên tiếng về việc đàn áp Nhân quyền của Việt Nam nhân dịp Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền của Việt Nam.

Cuộc biểu tình bắt đầu từ 10 giờ sáng và kéo dài đến 12.30 trưa,  được khởi xướng bởi 4 tổ chức chính là Phong Trào Việt Hưng, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam khu bộ Âu Châu, Phong Trào Chống Trung Cộng Bành Trướng tại Âu Châu và Phong Trào giới Trẻ Thế Giới Vì Nhân Quyền. Cuộc biểu tình cũng được 50 xã hội dân sự, đoàn thể tôn giáo cũng như chính trị ký tên ủng hộ. [đọc tiếp]

Nhật Bản phải ủng hộ các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam

24/01/2019 Teppei Kasai (HRW) - Là nhà tài trợ song phương lớn nhất của Việt Nam, Nhật có vị thế đặc biệt để nêu lên các vấn đề nhân quyền.

Đối với nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, đáng ra đó cũng là một ngày như mọi ngày ở Hà Nội. Buổi sáng, anh đưa con trai đến trường và đang trên đường về nhà thì một nhóm người đeo khẩu trang bao vây xe anh. Nguyễn, tên thường gọi là Anh Chí, bị đánh ngất và bỏ mặc tại hiện trường. Vụ tấn công vào năm 2015 khiến mặt anh sưng vù, chiếc áo màu xám sậm nhuốm đầy máu còn sậm hơn. Câu chuyện của anh không hề hiếm lạ gì.

Đối với những người vẫn nhìn Việt Nam như một điểm đến yên bình của Đông Nam Á, tràn ngập đồ ăn ngon vừa túi tiền và các phiên chợ tấp nập, việc này có thể gây ngạc nhiên. Nhưng điều một du khách bình thường khó nhận ra là một thực tế nhức nhối hơn nhiều: đó là một cái bọc kín nơi gần 100 triệu người dân Việt Nam thường xuyên bị tước đoạt các quyền cơ bản về tự do ngôn luận, nhóm họp, lập hội và tự do tôn giáo. Nguyên nhân cơ bản là trong nhiều thập kỷ, Đảng Cộng sản đã duy trì một nhà nước độc đảng không có đối trọng. [đọc tiếp]

Mỹ khuyến nghị Việt Nam thả 4 tù nhân lương tâm và thành viên Hội Anh em dân chủ

24/01/2019 (RFA) - Đại diện Hoa Kỳ tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Ông Jason Ross Mack, hôm 22/1 tại Geneva, Thụy Sĩ khuyến nghị Việt Nam trả tự do cho ít nhất 4 tù nhân lương tâm mà theo ông này thì đó là "những người đã bị bắt độc đoán hoặc không phù hợp với pháp luật chỉ vì thực hiện các quyền con người của mình".

Bốn tù nhân lương tâm được đại diện Hoa Kỳ nêu tên trong phiên Kiểm định định kỳ phổ quát về nhân quyền gồm: Hồ Đức Hòa, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga, Nguyễn Bắc Truyển và các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ.

Mỹ cũng khuyến nghị "loại bỏ điều 8, 18, 26 của Luật An Ninh Mạng vì nó không phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam hoặc không phù hợp với Hiến pháp năm 2013." [đọc tiếp]

Liên Hiệp Quốc kiểm điểm định kỳ về nhân quyền Việt Nam

23/01/2019 Trọng Thành, Thanh Phương (RFI) - Ngày 22/01/2019, Việt Nam kiểm điểm về nhân quyền lần thứ ba trước Hội Đồng Nhân Quyền LHQ tại Genève - Thuỵ Sĩ, theo cơ chế Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát về Nhân Quyền (gọi tắt là Universal Periodic Review - UPR). Cứ khoảng bốn năm một lần, các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc tới Hội Đồng Nhân Quyền LHQ tại Genève để đối thoại về tình hình nhân quyền tại nước mình.

Nhân dịp Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc rà soát tình hình nhân quyền Việt Nam, thân nhân của 3 tù nhân lương tâm hiện đang ngồi tù tại Việt Nam đã đến Genève để vận động cho nhân quyền tại Việt Nam.

Đó là bà Nguyễn Thị Quý, vợ ông Lê Đình Lượng (bị kết án 20 năm tù), bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ nhà báo Trương Minh Đức (12 năm tù), anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai mục sư Nguyễn Trung Tôn (12 năm tù). [đọc tiếp]

Kon Tum: Chính quyền xua quân đập chùa Sơn Linh Tự khi sư thầy trụ trì đi chữa bệnh (Phần 2)

22/01/2019 Tam Ân (Việt Nam Thời Báo) - ngày 17/1/2019, trước khi quay trở lại chùa Sơn Linh Tự để nghe vị sư trụ trì ở đây tâm sự nguồn cơn mà chính quyền thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum quyết triệt hạ ngôi chùa của ông. Tôi đã gặp một số người dân địa phương (bao gồm lương dân và Phật tử) ở gần khu vực chùa để nghe họ nói gì về chuyện đập chùa của chính quyền.

Tất cả người dân đều nói tương tự như những gì mà tôi nghe những hành khách (cũng là người dân ở Ngọc Hồi) trên chuyến xe tôi đi từ Kon Tum về chùa Sơn Linh Tự. Người ta đều nói đập phá chùa là đập phá tiền bạc của người dân, chưa kể chùa chiền là nơi thờ phượng tôn nghiêm. Hơn hết, lại chọn thời điểm đập trước Tết Nguyên Đán là quá vô nhân đạo. [đọc tiếp]

Tìm về Sơn Linh Tự: chứng kiến cảnh chùa bị chính quyền đập phá tan tành (Phần 1)

22/01/2019 Tam Ân (Việt Nam Thời Báo) - Tối ngày 16/1/2019, tôi nhận được một tin nhắn của một người Phật tử (xin được giấu tên) ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum có nội dung: "Gần nhà mình có một ngôi chùa, sư thầy mới bị khối u trong dạ dày, trong lúc thầy đi mổ ở bệnh viện Huế, ở nhà, chính quyền thị trấn Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum cho người đến phá, trong lúc bệnh tật tết rồi ko biết ở đâu! Khổ quá nhà báo ơi!". [đọc tiếp]

Tù lương tâm Nguyễn Văn Hóa được đề cử Giải Tự Do Báo chí Thế giới 2019

18/01/2019 (VOA) - Freedom Now, một tổ chức phi chính phủ đặt trụ sở tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ, hôm 18/1/2019 loan báo đề cử nhà báo Nguyễn Văn Hóa, hiện đang bị giam giữ ở Việt Nam, cho Giải Tự Do Báo chí Thế giới Guillermo Cano của UNESCO. Giải thưởng hàng năm của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc-UNESCO, được trao cho một cá nhân hoặc tổ chức có những đóng góp đặc biệt để bảo vệ và cổ suý tự do báo chí trên thế giới.

đầu năm 2017 anh Hóa bị buộc tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Tới tháng Tư năm 2017, tội này được chuyển thành tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”. [đọc tiếp]

HRW lên án Việt Nam gia tăng đàn áp nhân quyền

17/01/2019 (RFI) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Right Watch trong bản Phúc trình Toàn cầu 2019 được công bố ngày 17/01/2019, lên án mạnh mẽ Việt Nam gia tăng chính sách « đàn áp có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ bản » trong năm 2018.

Như thông lệ, mỗi năm Human Right Watch đều có bản Phúc trình Toàn cầu, một bản báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền trên thế giới. Năm nay, trong phần liên quan đến Việt Nam, HRW ghi nhận tình hình nhân quyền tại đây đã xuống cấp nghiêm trọng.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tố cáo chính phủ Hà Nội đã « xâm phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản » như cản trở các quyền tự do biểu đạt, chính kiến và ngôn luận ; ngăn chặn các quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin ; ngăn cấm các quyền tự do lập hội và nhóm họp hay hạn chế các hoạt động tự do thực hành tôn giáo …. [đọc tiếp]

Việt Nam: Gia tăng đàn áp nhân quyền

17/01/2019 (HRW) - (New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đề cập trong bản Phúc trình Toàn Cầu 2019 của mình, trong năm 2018 Việt Nam đã gia tăng chính sách đàn áp có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

“Chính sách leo thang đàn áp và áp các mức án tù ngày càng nặng thể hiện ý định của chính quyền cố bẻ gãy ý chí của những người vận động cải cách, nhưng chiến lược đó đã có tác dụng ngược, vì càng ngày càng có nhiều người đứng lên đòi nhân quyền,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế cần công khai ủng hộ những nhà bảo vệ nhân quyền dũng cảm đó.” [đọc tiếp]

Cựu nhà giáo Đào Quang Thực bị tuyên 13 năm tù

17/01/2019 (VOA) - Hôm 17/1, tại tỉnh Hòa Bình, một tòa cấp cao của Việt Nam đã xử phúc thẩm nhà hoạt động Đào Quang Thực 13 năm tù và 5 năm quản chế với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” theo tin từ gia đình.

Anh Đào Duy Tùng, con trai của nhà hoạt động, cựu giáo viên Đào Quang Thực, nói với VOA:

“Bản án hôm nay là 13 năm tù và 5 năm quản chế. Có 3 người trong gia đình được tham dự phiên tòa." [đọc tiếp]

Đẩy mạnh hoạt động quốc tế trong đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam

16/01/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Ngày 22/01/2019 sắp tới tại Geneve (Thụy Sĩ) Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc sẽ tiến hành kỳ họp thứ 2 kiểm điểm phổ quát tình hình nhân quyền ở Việt Nam

5 năm qua , theo báo cáo của giới cầm quyền CS Việt Nam họ đã thực hiện được hơn 97% khuyến nghị của Hội đồng. Nhưng trên thực tế riêng trong 2 năm 2017, 2018, giới bạo quyền đã gia tăng đàn áp, khủng bố dã man những tổ chức, những người đấu tranh đòi nhân quyền, dân chủ, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội với hàng trăm người bị bắt giam, nhiều người bị đưa ra xét xử với những bản án hết sức khắc nghiệt 15, 20 năm tù.

Về chỉ số dân chủ năm 2018, Việt Nam được xếp vào hạng quốc gia độc tài và đứng thứ 139 trên tổng số 167 quốc gia được xếp hạng.

Vượt lên gian nan, thử thách năm 2018, phong trào đấu tranh vì nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam vẫn có  những dấu ấn đáng khích lệ mà đỉnh cao là cuộc Tổng biểu tình ngày Chủ nhật 10/06/2018 trên diện rộng gần như cả nước phản đối luật Đặc khu và luật An ninh mạng. Kết quả  buộc giới bạo quyền cộng sản phải đình hoãn vô thời hạn viêc thông qua dự luật Đặc khu.

Năm 2018 cũng đánh dấu thành quả quan trọng trong cuộc vận động quốc tế ủng hộ phong trào đấu tranh đòi nhân quyền, dân chủ cho Việt Nam,

Các tổ chức xã hội dân sự ở trong nước đã có sự phối  hơp với các tổ chức của người Việt ở hải ngoai, các tổ chức quốc tế đẩy mạnh các chiến dịch đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm, chấm dứt khủng bố đàn áp tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tôn giáo, tự do thành lập nghiệp đoàn, phản đối việc bắt giam và xét xử với những bản án khắc nghiệt đối với những những người bất đồng chính kiến.

Từ Sài Gòn, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành qua chủ đề “Đẩy mạnh hoat động quốc tể trong đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”, nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Vận động nhân quyền qua UPR

13/01/2019 (Mạch Sống) - vào ngày 22/1/2019, đề tài nhân quyền Việt Nam sẽ được thảo luận sôi động trong chương trình nghị sự tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva, dưới tên gọi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát.

Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review), gọi tắt là UPR, là một thuật ngữ không quá xa lạ đối với Việt Nam trong những năm gần đây, dùng để đánh giá tổng quát tình trạng nhân quyền của tất cả quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, theo định kỳ 4.5 năm/lần đối với mỗi một quốc gia. [đọc tiếp]

HRW yêu cầu EU hoãn phê chuẩn hiệp định thương mại với Việt Nam

11/01/2019 (VOA) - Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW) hôm 10/1 kêu gọi Liên minh châu Âu hoãn phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, cho tới khi chính phủ Việt Nam có các biện pháp cụ thể để cải thiện hồ sơ nhân quyền ngày càng tệ hại của mình.

Theo tổ chức bảo vệ quyền con người có trụ sở ở New York, thì động thái mới nhất của chính phủ Việt Nam để hạn chế các quyền con người của dân trong nước là áp dụng Luật An ninh mạng hà khắc vừa có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. [đọc tiếp]

Thành tích vi phạm nhân quyền 2018 của Việt Nam

11/01/2019 (VOA) - Thông thường khi nói đến thành tích là nói đến thành quả tốt đẹp của những việc làm tốt đẹp. Vi phạm nhân quyền là hành vi xấu xa thường phải dẫn đến những hậu quả tồi tệ mà gọi là thành tích là trái luận lý. Vậy phải chăng khi viết tiêu đề “Thành tích vi phạm nhân quyền năm 2018 của nhà cầm quyền Cộng đảng Việt Nam” là cưỡng từ đoạt lý?

Xin thưa, phải dùng cụm từ có tính “Cưỡng từ đoạt lý” như vậy mới diễn đạt đúng thực tế bao lâu nay tại Việt Nam với một nhà cầm quyền độc tài toàn trị cộng sản luôn làm những điều nghịch lý, trái với luận thường đạo lý bao đời của tổ tiên và nhân loại văn minh.

Vậy thì thành tích vi phạm nhân quyền nổi bật năm 2018 vừa qua của nhà cầm quyền Cộng đảng Việt Nam là gì? [đọc tiếp]

Đập phá nhà cửa chưa đủ, lừa dân, cướp sạch đồ đạc

09/01/2019 FB Trịnh Kim Tiến (Tiếng Dân) - Trong khi thực hiện đập phá, những kẻ đeo băng đỏ đến dụ, đuổi từng người dân ra khỏi căn nhà đổ nát của họ. Chúng hứa với những cụ già và những người nông dân vườn rau rằng, đi ra đi rồi chúng sẽ bảo vệ tài sản cho bà con, sáng mai quay về lấy.

Con đường vào vườn rau bị bao vây cho đến sáng nay, người có thể ra nhưng khó có thể vào.

Sáng hôm nay trở về, đến con gà họ nuôi cũng bị bắt mất, toàn bộ đồ đạc của bà con đều không cánh mà bay, có người bị mất cả xe Honda. Nói chung là họ mất sạch sẽ. [đọc tiếp]

Chỉ có kiên trì và quyết liệt đấu tranh người dân mới có nhân quyền

07/01/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Luật sư nhân quyền Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Cách đây 5 năm vào ngày 5/2/2014, tại Geneve, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã có phiên họp kiểm điểm tình hình nhân quyền ở Việt Nam và đã đưa ra gần 200 khuyến nghị.

Ngày 22/1/2019 sắp tới, cũng tại Geneve, Hội đồng Nhân quyền LHQ tiến hành phiên họp thứ hai kiểm điểm phổ quát tình hinh nhân quyền ở Việt Nam. Trong bản báo cáo mới được công bố sẽ được trình bày tại phiên họp này, chính phủ Việt Nam tuyên bố họ đã thực hiện 97% các khuyến nghị.

Thực trạng tình hình nhân quyền ở Việt Nam 5 năm qua có đúng như nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã báo cáo hay không? Từ Sài Gòn, luật sư nhân quyền Lê Công Định đã có bình luận trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành, nội dung như sau, mời quý vị cùng nghe

Now! Campaign: Việt Nam hiện giam giữ 244 tù nhân lương tâm

04/01/2019 (Defend The Defenders) - Theo Now! Campaign, một chiến dịch nhằm vận động trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam của 14 tổ chức xã hội dân sự quốc tế và Việt Nam, chính phủ Việt Nam đang giam giữ ít nhất 244 tù nhân lương tâm so với 165 tù nhân lương tâm vào tháng 11 năm 2017, khi chiến dịch được phát động. Điều này biến Việt Nam trở thành nơi giam giữ người bất đồng chính kiến lớn thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Myanmar.

Con số trên bao gồm 224 người đã bị kết án, với các cáo buộc điển hình như “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền,” “tuyên truyền chống nhà nước,” “phá hoại chính sách đoàn kết,” và 20 người bị giam giữ trong giai đoạn điều tra hay chờ ngày xét xử. Ngoài ra, tám người tham gia biểu tình ôn hòa vào giữa tháng 6 năm 2018 đã bị kết án với bản án tù treo từ năm tháng đến hai năm. [đọc tiếp]

Nhân quyền VN 2018

04/01/2019 (Mạng Lưới Blogger Việt Nam) - MLBVN - Kể từ sau sự kiện Formosa gây thảm họa môi trường biển từ tháng 4/2016, phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ ở Việt Nam phải đối mặt với làn sóng đàn áp khốc liệt từ phía đảng và nhà nước cộng sản. Trong năm 2018, có hơn 30 người đã bị kết án nặng nề, nhiều người bị đánh đập, trấn áp và một số người khác bị truy nã. Bên cạnh đó, nhà cầm quyền cũng đã ban hành dự luật An ninh mạng để gia tăng khả năng kiểm soát và bóp nghẹt tự do Internet. Bên cạnh đó, những diễn tiến trong nội bộ đảng cầm quyền, quan hệ mật thiết và sự lệ thuộc của Hà Nội vào Bắc Kinh cũng ảnh hưởng lớn lao đến tình hình chính trị và phong trào dân chủ tại Việt Nam. [đọc tiếp]

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy nhận quyết định thi hành án

04/01/2019 (RFA) - Nhà hoạt động nhân quyền Huỳnh Thục Vy, người bị tuyên phạt 2 năm 9 tháng tù với cáo buộc "xúc phạm quốc kỳ" vừa bị Tòa án nhân dân thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk tống đạt quyết định thi hành án đối với người bị xử án phạt tù được tại ngoại.

Theo quyết định này, trong vòng 7 ngày bà Huỳnh Thục Vy phải có mặt ở trụ sở cơ quan thi hành án hình sự Công an thị xã Buôn Hồ để chấp hành án, nếu quá thời hạn mà không có mặt, bà Vy sẽ bị áp giải thi hành án.

Tuy nhiên đáng lẽ là cô Huỳnh Thục Vy đang có thai và nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thuộc diện được hoãn thi hành án. [đọc tiếp]

Tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng bị chuyển trại

03/01/2019 (RFA) - Tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng bị chuyển từ trại giam Nghi Kim tỉnh Nghệ An ra trại giam Nam Hà, tỉnh Hà Nam.

Thông tin này được cô Nguyễn Xoan, con dâu ông Lê Đình Lượng thông báo trên trang Facebook cá nhân vào ngày 3 tháng 1, và cho biết thêm, sau khi vợ ông Lượng đến thăm chồng vào sáng cùng ngày thì mới được trại giam thông báo.

Theo cô Xoan, trường hợp bị chuyển trại của ông Lượng cũng giống như các tù nhân lương tâm khác trên khắp cả nước khi phía trại giam không thông báo gì cho gia đình mà chỉ lén lút chuyển đến trại xa nhà. Điều này được gia đình các tù nhân cho là gây nhiều bất lợi cho những tù nhân lương tâm và gia đình khi đi thăm. [đọc tiếp]

Tù nhân lương tâm Vũ Hùng mãn án vào ngày 4/1

03/01/2019 (RFA) - Cựu tù nhân lương tâm - nhà đấu tranh dân chủ - thầy giáo Vũ Văn Hùng sẽ mãn hạn tù vào ngày mai 4/1/2019 sau đúng một năm bị bắt với cáo buộc ‘gây rối trật tự nơi công cộng’ theo điều 348 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Chúng tôi liên hệ bà Lý Thị Tuyết Mai vào tối 3/1/2019 và được bà cho biết đang trên đường đi đến Trại giam số 3, Tân Kỳ, Nghệ An cùng con và một người bạn để đón chồng mình ra tù vào ngày mai. [đọc tiếp]