Chính trị - Dân chủ (2013/1)

Tiếng Việt‎ >  Chính trị - Dân chủ >

 

Chính trị - Dân chủ (2013/1)

* Chính trị - Dân chủ: các trang sau & trước

  

Bọn bành trướng Bắc Kinh xuyên tạc & kỷ niệm ngày xâm lược 6 tỉnh Biên giới của Việt Nam

22/02/2013 (anhbasam) - Có lẽ đây là cái tát, là câu trả lời rõ nhất, vạch mặt những kẻ vẫn tìm mọi lý lẽ để biện minh rằng phải giữ hòa bình ổn định, tình “hữu hảo”, “16 chữ vàng, 4 tốt” hòng lấp liếm cho ý đồ rắp tâm bán nước, làm tay sai cho Trung Cộng qua hành động đàn áp, ngăn cấm những người yêu nước khi họ tự tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam đã hy sinh trong Chiến tranh Biên giới 1979 chống quân Trung Quốc xâm lược, cũng như những quyết định ngấm ngầm bịt miệng, tự bịt miệng báo chí không được đưa tin, bài mỗi khi tới ngày 17-2 hàng năm. [xem thêm]

Giương cao lý luận trộm cắp, cơ hội cá nhân

23/02/2013 PV Quốc Doanh (Bauxite Việt Nam) - Các vị đang lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, đang lãnh đạo hệ thống cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam có nhận thấy gần đây, những “nhà lý luận của Đảng” phát biểu tư tưởng trộm cắp, cơ hội cá nhân? 

Dịp thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm ngoái (tháng 12-2012), ông Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh ở Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng đi nói chuyện với lãnh đạo các trường đại học. Ông nêu lý do cần phải bảo vệ Đảng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội đầy tính cơ hội cá nhân như sau (nguyên văn xả băng ghi âm): “Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn. Và tôi đi giảng bài cho tất cả các đối tượng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây. Cho nên ta phải nói rõ luôn, hiện nay chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ bằng được Tổ quốc Việt Nam thời XHCN”.... [xem thêm]

Bao nhiêu ý dân thì đủ? 

22/02/2013 Phạm Thị Hoài (blog pro|contra) Trong cuộc thảo luận về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đang diễn ra ở Việt Nam, một trong những tiêu chí được nhấn mạnh không chỉ ở giới cấp tiến là quyền lập hiến của người dân. Báo chí Việt Nam, cả chính mạch lẫn ngoài luồng, tràn ngập những lời đòi hỏi, xác nhận và xiển dương nguyên tắc mọi quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân và thuộc về nhân dân. Trên mặt chữ, chưa bao giờ nhân dân được kính trọng, được gửi gắm nhiều tin cậy, được phó thác nhiều quyền lực như thế. Nhiều đến mức không thể không nghi vấn. Trong thực tế, những khái niệm trừu tượng này được thực hiện qua những hình thức và cấp độ khác nhau của trưng cầu ý dân (referendum).

Song trong những điều kiện hiện có, tôi rất hoài nghi giá trị của một cuộc trưng cầu như thế tại Việt Nam. Thậm chí tôi còn cho rằng thay vì thực hiện chức năng thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa xã hội lên phía trước, nó có nhiều nguy cơ kéo giật lùi tiến trình ấy về phía sau. Một phát đạn ngược nòng. Điều này không liên quan gì đến lập luận nhảm nhí rằng dân trí chưa cao thì chưa thể thi hành dân chủ, bởi lẽ một cuộc trưng cầu ý dân tại Việt Nam, đặc biệt ở hình thức cao nhất là toàn dân phúc quyết hiến pháp, có thể là tất cả mọi thứ, chỉ trừ là một hành động thực thi dân chủ. [xem thêm]

Việt Nam trước cơ hội dân chủ đa đảng

22/02/2013 Luật sư Vũ Đức Khanh và Lê Quốc Tuấn (BBC) - Nhiều người đang đặt ra câu hỏi, nếu việc mở cửa kinh tế từ hơn hai thập niên trước đã đưa Việt Nam trở thành một loại rồng nhỏ ở Châu Á, nhưng chính vì cơ chế chính trị không thích hợp đã khiến con rồng không thể cất cánh thì liệu cuộc thay đổi về chính trị lần này có thực sự tháo gỡ được những bế tắc về cơ chế của nhà nước Cộng sản Việt Nam hay không? [xem thêm]

Phóng Viên Không biên giới tọa đàm báo chí với ký giả Trung quốc lưu vong Trần Bình tại Berlin

21/02/2013 (ROG - Forum Vietnam 21 chuyển ngữ) - Đã lâu kiểm duyệt Trung quốc chưa mạnh tay như hồi đầu năm nay: bài bình luận của tuần báo Nam Phương số tân niên đã bị kiểm duyệt của nhà nước đột ngột tráo bài trước khi in. Sáng hôm sau, cả biên tập viên lẫn độc giả không khỏi bị sốc khi cầm tờ báo trên tay. Một đám đông giận dữ đã biểu tình phản đối nhiều ngày trước cửa toà soạn của văn phòng biên và đòi hỏi thêm tự do báo chí.

Không ở đâu các phương tiện truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ như ở Trung Quốc, nơi mà hiện nay hàng trăm nhà báo và các blogger đang bị giam tù. Nhưng hệ thống kiểm duyệt của Bắc Kinh thực sự có các cánh tay dài đến đâu? Họ kiểm soát Internet kỹ như thế nào? với một hệ thống tường lửa tinh vi ngăn chặn các trang web quan trọng và một đội ngũ blogger do nhà nước trả tiền tham gia vào cuộc tranh luận? Tường trình từ Trung Quốc gặp khó khăn như thế nào sau khi hai phóng viên của truyền thông nước ngoài bị trục xuất ?

Trước khi tân chủ tịch Đảng Tập Cận Bình nhậm chức chủ tịc nhà nước, Phóng Viên Không Biên Giới thảo luận với nhà báo Trung Quốc lưu vong Trần Bình và nhà báo Bernhard Bartsch phóng viên tại Trung Quốc.

Tọa đàm báo chí với ký giả Trần Bình với chủ đề 

Trung Quốc trước khi thay đổi lãnh đạo: kiểm duyệt sẽ mạnh tay đến đâu?

ngày thứ ba, 26 tháng từ 11-12:30 tại văn phòng Berlin của Phóng Viên Không biên giới

Brückenstr. 4, 10179 Berlin

Tọa đàm Đức và Hoa ngữ

Trần Bình nguyên là chủ biên tin tức của tuần báo Nam Phương trước khi ông bị đuổi việcvào năm 2001. Ông viết bài chỉ trích chính sách Tây Tạng của nhà cầm quyền Trung quốc. Trong chức vụ phó chủ biên tuần san của Nam Phương đô thị ông cũng bị sa thải vì cùng một lý do. Các bài vở của ông đã bị xóa khỏi Internet. Ông đến Đức theo lời mời của Quỹ Nghiên cứu Heinrich Böll tại Langenbroich và hiện làm việc cho Deutsche Welle ở Bonn.

Bernhard Bartsch có trên mười năm kinh nghiệm phóng viên từ Trung Quốc. Đầu tiên làm việc trong văn phòng Bắc Kinh của tờ Wirtschaftswoche, năm 2005 làm cho văn phòng Bắc Kinh của Berliner Zeitung và hiện nay là phóng viên Á châu cho một cơ sở truyền thông tiếng Đức, tront đó có Neue Zürcher Zeitung, Handelsblatt và Süddeutsche Zeitung. Bartsch viết về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, không những về Trung Quốc mà cả về Nhật Bản và Hàn quốc. [deutsch]

Xin vui lòng ghi tên tại rog@reporter-ohne-grenzen.de

Góp ý về Hiến pháp biến thành phong trào đòi dân chủ

18/02/2013 (RFI) - Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ. [xem thêm]

Vài chuyện đã rõ về ông Hồ

(Thư ngỏ gửi anh Phương Nam – Đỗ Nam Hải)

18/02/2013 Bùi Tín (VOA Blog Bùi Tín) - Tôi vừa nhận đựơc  bức thư ngỏ của anh về ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc đối với cuốn sách nhỏ  “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”. Tôi hơi sửng sốt khi được tin này. Vì tôi quen anh Quốc, lại vừa có dịp gặp anh Quốc ở California, Hoa Kỳ 2 năm trước. Có người mới đây phàn nàn là anh Quốc đã đồng lõa với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, “kẻ tung người hứng” nhịp nhàng như để mớm lời cho ông Dũng có dịp thanh minh trước Quốc hội rằng ông luôn tuân theo ý Đảng, không bao giờ xin xỏ điều gì, nay Đảng không thi hành kỷ luật ông thì ông phải phục tùng thôi. Tôi không nghĩ trong vụ này nhà sử học họ Dương, một kẻ sỹ Bắc Hà chính cống, lại tệ đến thế. Tôi còn ngầm khen anh Quốc đã mạnh dạn đặt một câu hỏi hóc búa, có tính chất móc máy nữa,  khi gợi ý về nền văn hóa từ chức vốn bình thường trong một xã hội văn minh.  Cứ nhìn sắc mặt tái, thái độ lúng túng của ông Dũng khi ấp úng trả lời là có thể hiểu như thế. [xem thêm]

Thông báo của Nhóm soạn thảo và ký đầu tiên Kiến nghị 72 về công văn trả lời của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

18/02/2013 Bauxite Việt Nam - Ngày 4-2-2013, một đoàn 15 người, đại diện cho 72 người đã ký ngày 19-1-2013 bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 (xin được gọi tắt là Kiến nghị 72) và cho hơn 2000 người đến thời điểm đó đã ký ủng hộ Kiến nghị 72, do Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn, đã gặp đại diện của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (dưới đây gọi tắt là Ủy ban) và trao bản Kiến nghị 72 cùng với một Dự thảo Hiến pháp mới (dưới đây gọi tắt là Dự thảo Hiến pháp 2013). Đoàn đã được Ủy ban tiếp đón trọng thị và tiếp nhận Kiến nghị có 72 chữ ký cùng với Dự thảo Hiến pháp 2013. Một số phóng viên báo đến dự và sau đó một số báo trong đó có báo in đã đưa tin về cuộc gặp này. Chúng tôi đã nhận được công văn trả lời số 227/UBDTSDHP, ngày 7-2-2013 của Ủy ban do ông Phan Trung Lý, ủy viên Ủy ban, Trưởng Ban Biên tập ký, gửi tới ông Nguyễn Đình Lộc. Chúng tôi cảm ơn Ủy ban đã sớm trả lời và xin trân trọng thông báo văn bản này (đính kèm) tới tất cả những người ký Kiến nghị 72 và đồng bào trong, ngoài nước. Chúng tôi thấy cần nói rõ vài điểm sau đây... [xem thêm]

Chúng tôi tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Trung Cộng

18/02/2013 Hoàng Hưng (Bauxite Việt Nam) - Gần 8 giờ mà khu vực tượng Trần Hưng Đạo trên bến Bạch Đằng không thấy bóng ai. Điện thoại hỏi lại Văn. Thì ra mọi người lác đác tới nhưng đều “ém” trong các quán cà phê quanh đấy, để đúng 8 giờ 30 mới bất ngờ tập hợp và trưng ra các vòng hoa tưởng niệm. Thật xót xa cay đắng. Có thể nào trên một đất nước độc lập, lòng yêu nước lại phải hoạt động bí mật thế này? [xem thêm]

Hà Nội: ngăn cản không cho vào viếng đài Liệt sĩ 

17.2.2013 (Tễu blog) -  Sáng nay, kỷ niệm 34 năm Chiến tranh biên giới 2/1979 chống Trung Cộng xâm lược, một đoàn các vị nhân sĩ trí thức và đồng bào, gồm các vị: Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Uỷ viên TW Đảng, lão thành Cách mạng; TS. Nguyễn Đình Lộc nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Ông Nguyễn Trung cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, Nhà thơ Việt Phương nguyên Thư ký của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Ông Trần Đức Nguyên thanh viên Ban Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, GS. Phạm Duy Hiển, TS Nguyễn Quang A, Doanh nhân Nguyễn Hữu Vinh, TS Nguyễn Xuân Diện.... và nhiều thanh niên, trí thức Hà Nội đã mang vòng hoa: ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC LIỆT SỸ CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, tới viếng Đài Tưởng nhớ Liệt sỹ tại Hà Nội.

Lực lượng bảo vệ Đài Tưởng niệm đã gây cản trở và tìm đủ mọi cách để ngăn không cho đoàn nhân sĩ trí thức vào viếng, thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, đặc biệt là những người đã ngã xuống trong chiến tranh Biên giới tháng 2 năm 1979 chống giặc Tàu xâm lược. [xem thêm]  - [xem thêm video]

Góp ý và ký Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 có vô ích không?

17/02/2013 Nguyễn Thị Từ Huy (Bauxite Việt Nam) - Hai ngày sau khi gửi cho Quốc hội văn bản «Góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992» (đã được công bố trên trang Bauxite), tôi đã ký Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 do 72 trí thức Việt Nam khởi xướng... Trong văn bản góp ý của mình, tôi phân tích một số điểm để chứng minh rằng Quốc hội và Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đang trên đường đi tới việc hợp hiến hóa một văn bản không phải là Hiến pháp đúng nghĩa, một văn bản, thay vì thực hiện mục đích bảo vệ quyền con người thì lại trở thành một công cụ hỗ trợ cho những người nắm giữ quyền lực vi phạm quyền con người. Do đó bản Dự Thảo của Quốc hội tạo cơ sở để đẩy cả cộng đồng vào tình trạng không có Hiến pháp, đẩy cả xã hội vào tình trạng hỗn loạn, bất công, vô nhân đạo, đẩy an ninh quốc gia vào tình trạng nguy hiểm… Cũng như bao người khác, tôi phải đối diện với một thực tế mà không ai phủ nhận được, kể cả Quốc hội và Nhà nước, đó là: ở Việt Nam, các kiến nghị, các ý kiến của người dân xưa nay hầu như không có giá trị đối với bộ phận lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách quốc gia, hầu như không được tham khảo và không được ghi nhận. [xem thêm]

Lịch sử không xu nịnh ai

17/02/2013 Nguyễn Tường Thụy (Nguyễn Tường Thụy's blog) - Cách đây 34 năm, Trung Cộng đã huy động một lực lượng lớn quân đội, tới 300 nghìn tên tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngày 17/2/1979, chúng tấn công Việt Nam trên toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc. Nhiều trận đánh đẫm máu xảy ra. Nhiều cuộc tàn sát dân thường Việt Nam chỉ có thể so sánh với những đội quân tàn bạo man rợ nhất trong lịch sử. Làng mạc, công sở, trường học, bệnh viện, nhà máy xí nghiệp, hầm mỏ nơi chúng chiếm đóng bị tàn phá hoàn toàn. Vừa ra khỏi cuộc chiến tranh đau thương kéo dài 30 năm, Việt Nam lại mang thêm những vết thương do người “đồng chí” phản bội gây nên. [xem thêm]

Để thay thế một bản báo cáo gửi bạn bè

17/02/2013 Hồ Cương Quyết André Menras (Bauxite Việt Nam) - Vì mẹ già của tôi phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, tôi phải khẩn cấp trở về Pháp trước ngày dự định. Thành ra chuyến này tôi chỉ ở Việt Nam được hai tuần ... mục đích thực sự (đối với tôi) của chuyến đi này đã được thực hiện: nhiệm vụ mà hàng trăm bạn bè và Việt Kiều ở Châu Âu, hàng chục đồng bào ở Thành phố Hồ Chí Minh (gia đình người bạn tôi là chị Trần Tố Nga) và bạn bè của họ ở Úc và Mỹ đã hoàn thành. Trong dịp tết, tôi đã thay mặt họ, trao 385 triệu đồng cho 50 gia đình ngư dân Bình Châu và Lý Sơn (Quảng Ngãi), 30 học bổng (sáu tháng) cho con em ngư dân nghèo. Thông điệp mà các bạn ấy gửi về không thể rõ ràng và thắm thiết hơn: «Bà con ngư dân! Bà con không cô đơn, chúng tôi ở bên cạnh bà con. Bà con hãy bám biển, bám đảo, hãy tiếp tục chiến đấu vì gia đình, vì quê hương, Tổ quốc. Chúng tôi rất tự hào vì bà con». ... Tất nhiên, trong bản giao hưởng ấy, cũng có những nốt nhạc không hay. Trong khi các gia đình và các cháu không giấu nổi niềm vui và đôi khi những giọt nước mắt, thì trong giới chính quyền, đặc biệt ở Lý Sơn, có người không tích cực cho lắm đối với tôi. Tôi đã trao đổi với một nhà báo và nhà báo này đã chuyển cho Anh Ba Sàm cái email nói tới một cái va-li suýt nữa đã biến mất trong đám đông trên chuyến tàu đi từ Sa Kỳ ra Lý Sơn. ... Và, bao giờ cũng có mặt trái mà chúng ta không nên che đậy, tôi cũng không quên vị Chủ tịch cộng đồng Erfurt đã đích thân xé bỏ tấm áp phích mời tới xem cuốn phim của tôi và dán thông báo kêu gọi kiều bào đừng đóng góp giúp đỡ ngư dân. [xem thêm]

Làm sao cho người Việt tin nhau?

12/02/2013 Ngô Nhân Dụng (Diễn Dàn Thế Kỷ) - Trên báo Tia Sáng, ông Giáp Văn Dương mới viết một bài rất đáng đọc, ông đặt câu hỏi: Tại sao ở nước ta mọi người không tin nhau. Ông kể chuyện có lúc đã sống ở một nước ngoài 12 năm, thấy người ta bao giờ cũng tin nhau. Ông kể, “Tôi và một người bạn đi mua bảo hiểm xe. (Hợp đồng bảo hiểm viết rằng), nếu mất xe thì sẽ được đền xe mới. Bạn tôi hỏi: “Nếu chúng tôi bán xe rồi báo bị mất thì sao?” Nhân viên bảo hiểm ngạc nhiên, một lúc lâu mới nghĩ ra được câu trả lời: “Tôi tin các anh không làm thế.” Giáp Văn Dương kết luận: Nước họ giàu mạnh vì họ tin ở con người. Ngược lại, khi trở về sống ở Việt Nam, ông thấy người ta luôn luôn nghi ngờ nhau trước, không ai tin ai cả. Lãnh hành lý ở phi trường bị hỏi giấy tờ, “Tên tôi đây. Ðịa chỉ tôi đây. Hộ chiếu của tôi đây. Vậy sao mà rắc rối đến vậy? Sao phải xác nhận? Sao phải chứng minh? Sao phải công chứng bản gốc?” Vào siêu thị thì lúc ra trả tiền phải đi qua hai chặng, trả tiền rồi, đi hai thước lại có nhân viên kiểm soát hóa đơn, thấy con dấu đỏ “đã thanh toán” mới được đi qua. Ông Dương hỏi: “Vì sao người Việt không tin nhau?” [xem thêm]

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định hệ thống chính trị của chúng ta “không dám nói lên sự thật”

15/02/2013 Trần Mạnh Hảo (Dân Làm Báo) - Trên báo Sài Gòn giải phóng online ngày 13-02-2013, trong bài: “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Vũ khí của chúng ta là dám nói lên sự thật” (1) có đoạn viết như sau: “Khi nghe bà Phan Thị Tươi giới thiệu chồng mình - ông Hoàng Thái Lai, đã nghỉ hưu nhiều năm nay, hiện là Bí thư Chi bộ khu phố 2, phường Thảo Điền (quận 2), Chủ tịch nước hỏi: “Đồng chí có gửi gắm gì không?”. “Tôi mong mỗi cán bộ lãnh đạo hãy làm đúng những gì đã nói”. “Đúng, làm đúng những gì đã nói đang là thách thức rất lớn đối với chúng ta hiện nay” - Chủ tịch nước chia sẻ.

“Sau khi lắng nghe những phát biểu nói lên kỳ vọng của các thành viên trong gia đình GS-TS Phan Thị Tươi, Chủ tịch nước nói: “Từ trước đến nay, chúng ta có “cái bệnh” rất lớn là không dám nói lên sự thật. Hôm nay nghe đồng chí bí thư chi bộ khu phố nói, tôi thấy đấy là sự thật, một sự thật ở ngay trong dân. Chắc chắn người dân đã gửi gắm rất nhiều vào đồng chí bí thư, nên hôm nay tôi mới nghe được gửi gắm của dân mong muốn mỗi cán bộ, đảng viên phải làm đúng những gì đã nói. Đây là tiếng nói của lòng dân, Đảng hiểu dân nói mới là thước đo niềm tin chính xác nhất. Nhiều cán bộ không muốn nghe sự thật và không dũng cảm nói lên sự thật là vì lợi ích...” (hết trích - chữ in đậm do TMH nhấn mạnh) [xem thêm]

Tai họa đến từ những người im lặng

15/02/2013 Huy Đường (Blog Quê Choa) - Nhìn lại đợt Quốc hội tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, có thể thấy một nửa thời gian đã trôi qua nhưng hầu như dư luận chưa đóng góp được bao nhiêu. 9 ngày nghỉ Tết Quý Tỵ cùng với nỗi lo toan về cái Tết đã lấy đi mất sự quan tâm tới công việc hệ trọng này trong ngót 2 tháng trời trước và sau Tết. Hàng ngày lướt qua các báo điện tử, mục « « Đọc nhiều nhất » thấy hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến những chuyện sinh hoạt ăn chơi, tình dục, chuyện riêng của các « sao » làng giải trí, chẳng thấy mấy báo đăng tin về sửa đổi Hiến pháp.

Không phải các báo không nhận được ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp — phần lớn đó là những ý kiến ngược chiều — nhưng tòa soạn chỉ chọn đăng các ý kiến thuận chiều. Duy nhất có tờ Người Lao động mạnh dạn đưa tin về việc một nhóm nhân sĩ tới gặp chính quyền trao Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, còn các báo khác đều « im lặng đáng sợ » trước tin tức này, dù cả nước ai cũng đã biết. [xem thêm]

Tôi thưa Bác Hồ

13/02/2013 Bùi Tín (VOA Blog Bùi Tín) - Cuốn sách đồ sộ của nhà báo Huy Đức dài hàng nghìn trang Bên Thắng Cuộc đang được bàn luận sôi nổi. Người khen cũng nhiều, người chê cũng lắm. Điều bổ ích là nó giúp cho xã hội nhìn lại cuộc chiến. Có thiếu sót là tác giả không đề cập đến nhân vật Hồ Chí Minh, một nhân vật trung tâm của cuộc chiến. Nhân dịp này, tôi muốn chia sẻ vài ý kiến riêng do nghiên cứu thời gian qua. ... [xem thêm]

Hải Phòng thu hồi khẩn cấp lồng đèn 'Tam Sa'

13/02/2013 (CTV Dân Làm Báo) - Trước dịp tết nguyên đán, TP Hải Phòng đã phải huy động lực lượng để đi thu hồi khẩn cấp hàng loạt lồng đèn Trung Quốc chứa nội dung xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đây là một ví dụ điển hình trong âm mưu thâm độc của giặc Tàu, bên cạnh là sự tiếp tay, nô dịch văn hóa của những tên Việt gian bán nước. [xem thêm]

Cái tầm của Tổng bí thư

15/02/2013 Võ Văn Tạo (Blog Huỳnh Ngọc Chênh) - Tối mùng 5 Tết Quý Tỵ (14-2-2013), VTV1 đưa tin Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng thăm huyện Thạch Thất (Hà Nội). Bản tin phát lại đoạn ông Trọng phát biểu trong cuộc tiếp xúc sáng cùng ngày với lãnh đạo và cán bộ Thạch Thất. Nhắc lại chuyến thăm mới đây tại một số nước châu Âu, và đặc biệt là Vatican, ông Trọng cho rằng đây là một thành tích quan trọng trong đối ngoại. Ông lưu ý, đây là lần đầu tiên Vatican mời Tổng bí thư ĐCSVN thăm Vatican, và dương dương tự đắc: “mình phải như thế nào người ta mới mời chứ”(!). Trời đất! Lúc đầu, khi nghe ông đề cập chuyến đi, tôi cứ hy vọng ông sẽ nói được điều gì đó... [xem thêm]

Quyền được sống an toàn

11/02/2013 Nguyễn Văn Thạnh (Blog Huỳnh Ngọc Chênh) Tách quyền lực nhà nước ra khỏi phạm vi kinh doanh, trong trường hợp nhà nước nhúng tay vào kinh doanh, tạo ra sản phẩm mất an toàn thì vô cùng khó cho việc kiện tụng. Ta thấy một tỷ lệ rất lớn tai nạn giao thông gây ra do lỗi thiết kế, thi công đường nhưng không một ai có thể thắng kiện vì cơ quan thiết kế, thi công đều thuộc nhà nước. Làm sao nhà nước xử cho mình thua kiện rồi tự mình móc hầu bao ra bồi thường? Trong trường hợp trên, công ty cây xanh thuộc  nhà nước, xét xử cũng do nhà nước thì rõ ràng con kiến kiện củ khoai.

Và cuối cùng, chúng ta phải làm cho toàn thể người dân ý thức và đòi hỏi cái quyền được sống an toàn. Muốn làm được việc này, chúng ta cần có nhóm vận động, chúng ta cần tìm đồng minh hưởng lợi trong vụ này. Đồng minh chúng ta có thể là các luật sư, các công ty luật. Một khi quyền này được ý thức thì sẽ tạo ra vô cùng nhiều vụ kiện tụng, và luật sư sẽ bận rộn để kiếm tiền và để làm cho cuộc sống ngày càng an toàn hơn. (Bạn nào đồng ý với ý tưởng này, vui lòng liên lạc với tôi để cùng nhau vận động cho quyền được sống an toàn. Sky: thanhmkd).

Như mục sư Martin Luther King đã nói “chúng ta dệt nhau trong một tấm vải của số phận”, trong tấm vải Việt Nam, mỗi một sợi chỉ bị mất đi đều làm cho tấm vải này không còn đẹp, không còn hoàn hảo nữa. Tiếng nói của công dân vang lên trong ta rằng “cái gì ảnh hưởng đến công dân là ảnh hưởng đến ta, cái gì công dân có quyền thì ta có quyền”. Là một công dân, chúng ta phải lên tiếng, phải đấu tranh cho “quyền được sống an toàn” vì chỉ có như vậy chúng ta, người thân chúng ta mới an toàn. Nếu chúng ta thờ ơ, từ chối quyền này thì nguy hiểm luôn rình rập chúng ta, bất cứ lúc nào chúng ta, người thân chúng ta cũng có thể là nạn nhân. [xem thêm]

Trí thức Việt Nam đang trở lại chính mình 

09/02/2013 Đào Tiến Thi (Tễu Blog) - bất cứ nhà trí thức nào, dù là những “cây đa cây đề”, nếu nói khác tiếng nói chính thống (Đảng), làm khác chính thống, sống khác chính thống đều bị coi là “có vấn đề”, nhẹ thì là dạng “dao động”, nặng thì thành “phản động”. Ấy là bi kịch của những Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, Nguyễn Hữu Đang và của rất nhiều văn nghệ sỹ trong cái gọi là “Nhóm Nhân văn giai phẩm”.

Trí thức dần dần mất hẳn tiếng nói độc lập. Những ai còn chút máu “kẻ sỹ”  đôi khi vẫn trình bày ý kiến của mình, nhưng phải “lựa lời”, “lựa thời” sao cho thật khéo để may ra vừa cải thiện tình hình vừa không không gặp nạn. Nói như Nguyễn Minh Châu là “muốn nói một câu trung cần phải có ba câu nịnh”. ... May mắn thay, trong mấy năm qua, một bộ phận trí thức đã nhận thấy tình thế nguy hiểm của đất nước mà 3 quốc nạn trực tiếp nhất là nạn tham nhũng, nạn lạm quyền và nạn ngoại xâm, cho nên từ sự thức tỉnh, họ đã dần dần dấn thân vì tiền đồ dân tộc [xem thêm]

Hiến pháp, những “trò khỉ” và chuyện góp ý hay không

08/02/2013 Đồng Phụng Việt (Blog Huỳnh Ngọc Chênh) - “Kiến nghị 72” cũng có thể sẽ tiếp tục vào sọt rác như nhiều kiến nghị khác nhưng với mình, tất cả các kiến nghị đã bị Đảng xem như rác đều có giá trị. Nó là hình thức nhắc nhở Đảng một cách công khai và rất đường hoàng rằng, càng ngày, càng nhiều nhân sĩ, trí thức, công chúng thuộc đủ mọi vùng, miền, thành phần xã hội, tôn giáo, kể cả cán bộ, Đảng viên của Đảng, không đồng tình với những việc Đảng làm. Rằng các hình thức trấn áp không còn hiệu quả nữa. Rằng tất cả các trò bịp bợm sẽ bị vô hiệu hóa, sẽ trở thành phản tác dụng và tất nhiên, “mỡ nó” sẽ được dùng để “rán nó”… [xem thêm]

Bây giờ ai còn nói đến bốn ngàn năm nữa!

08/02/2013 Nguyễn Quốc Sơn (Blog Quê Choa) - Khi đi qua một ngã tư đường, thấy ông chủ tịch phường cùng với mấy người đang chăng qua đường một khẩu hiệu lớn, dòng chữ vàng cắt vi tính nổi bật trên nền vải đỏ: “ Mừng Đảng – Mừng Xuân – Mừng đất nước đổi mới”.

 Chẳng biết vì sao hôm nay mình lại ngứa mồm thế. Dựng xe bên vệ đường, mình xà vào góp chuyện: ...

 Có khi câu khẩu hiệu này bị lạc hậu rồi cũng nên. Hôm nay tôi đọc báo Quân đôi nhân dân Oline, thấy tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc tết xuân Quý Tỵ có đăng :” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu đã nâng cốc mừng Xuân, mừng đất nước, mừng Đảng ta…”. Điều đặc biệt là ông đã đưa mùa Xuân và đất nước lên trước Đảng…

  Ông nói vớ vẩn, làm gì có chuyện như thế? Ai dám cãi Bác Hồ? Ồng Trọng nói sao bằng lời Bác Hồ nói!

- Vậy Bác Hồ nói sao?- Tôi hỏi lại.

- Bác Hồ nói: “ Mừng Đảng rồi mới mừng Xuân”. Không ai to bằng bác Hồ cả. Đảng phải là nhất. Nếu không có Đảng thì làm gì có Việt Nam.

Tôi giật mình vì lời khẳng định trên:

- Ông nói thế là quá sai rồi! Đảng ta mới có 83 tuổi. Đất nước đã bốn ngàn năm. Nói như ông thì Vua Hùng Vương, bà Trưng bà Triệu, Thời Đinh Lý Trần Lê… đã có Đảng đâu!?…

... Ông X. Tỏ ra quá vững vàng với lập luận của mình, cự lại tức thì:

- Có các ông không hiểu gì thì có! Bây giờ ai còn nói đến bốn ngàn năm nữa!

Tôi sợ quá, bèn dắt xe chạy vội, vừa đi vừa nói với lại:

- Là dân đen không dám cãi với cán bộ về chính trị. Em xin bó tay chấm com! [xem thêm]

Đàn áp hay cải cách  - Việt Nam đi về đâu ?

04/02/2013 Rodion Ebbighausen (DW) - Nguyễn Thanh Thư chuyển ngữ (Forum Vietnam 21) - 22 thành viên của một hiệp hội tôn giáo tại Việt Nam đã bị kết án tù nặng nề. Trường hợp này cho thấy những căng thẳng trong nước tăng cao và chính quyền tiếp tục gia tăng đàn áp. ... Ý kiến khác biệt không phải chỉ có từ các nhóm đối lập mà nẩy ra ngay trong tầng lớp thống trị. Ngày 19 tháng giêng, 72 trí thức và cựu quan chức cao cấp như nguyên bộ trưởng tư pháp Nguyễn Đình Lộc và nguyên bộ trưởng khoa học và kỹ thuật Nguyễn Quang A đã ký một thỉnh nguyện thư đòi hỏi thay đổi hiến pháp. Những người ký tên đòi hỏi phải ghi vào hiến pháp quyển con người, tam quyền phân lập cũng như nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ đất nước. Cho đến nay nhiệm vụ của quân đội trước tiên là bảo vệ đảng rồi sau đó mới đến đất nước.

Trong khi những người ký thỉnh nguyện thư hy vọng vào sự thay đổi và cởi mở đất nước thì cánh lê nin nít trong chính quyền lại chủ trương bành trướng sự kiểm soát của nhà nước, công an và tư pháp phải ứng xử cứng rắn hơn nữa. "Tôi có cảm tưởng rằng trong đảng đang có một thế lực mạnh chủ trương hoàn toàn áp bức. So với một hai năm trước đây cánh này hiện nay mạnh hơn nhiều". Bản án vừa xảy ra ở Phú Yên là một bằng chứng. [xem thêm] - [english] - [deutsch]

Liệu Việt Nam có thể cải cách?

09/02/2013 Steve Finch (The Diplomat) / Đặng Khương chuyển ngữ (TCTN Phía Trước) - Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường chính trị đầy mâu thuẫn. Ranh giới giữa các hoạt động được coi là có thể chấp nhận và bất hợp pháp còn vẫn khó xác định. Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường chính trị đầy mâu thuẫn. Ranh giới giữa các hoạt động được coi là có thể chấp nhận và bất hợp pháp còn vẫn khó xác định. Trong vòng một tháng qua, đây là vụ án bao gồm nhiều người liên quan đến cáo buộc lật đổ chính quyền tại nhà nước Cộng sản độc tài này, trong đó 21 người ủng hộ ông Thu đã bị tuyên các bản án từ 10 đến 17 năm tù giam, tiếp theo 5 năm quản chế tại địa phương. rong khi đó, giới trí thức, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhân vật trong quân đội cũng như các quan chức trong đảng đã ký tên vào một bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi sửa đổi hiến pháp, và yêu cầu các ngành hành pháp, lập pháp, và tư pháp (tòa án) được hoạt động độc lập và cho phép bầu cử đa đảng.

Sự hỗ trợ cho những thách thức đối với hiện trạng này đang được phát triển một cách đều đặn. [xem thêm] - [english]

Bao giờ công an Trung quốc bắt người ngay tại Hà Nội?

Quan chức tham nhũng Trung quốc trốn sang Việt Nam bị bắt về

08/02/2013 (Forum Vietnam 21) - Theo tin của nhật báo Thượng Hải và thông tấn xã CNS, Song Jianguo (Tống Kiến Trung), 59 tuổi, nguyên Cục trưởng Cục tài nguyên thành phố Bảo Định, tỉnh Hồ Bắc, đã bị bắt tại Mống Cái hôm 5/2/13 và giải về Cục công an Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc về hành vi tham nhũng, che giấu tội phạm. Đầu tháng 1/2013, Song Jianguo đã cùng người tình là Ren Bao Xia (Nhiệm Bảo Hiệp), 44 tuổi ở thành phố Bảo Định bỏ trốn sang Việt Nam khi bị điều tra về tội tham nhũng 1,5 triệu quan (khoảng 240 ngàn đô la) trong thời gian giữ chức cục trưởng Cục trưởng Cục tài nguyên thành phố Bảo Định tỉnh Hồ Bắc từ 2008 đến 2011.

Trong khi phía Việt Nam nói rằng đã truy lùng Song Jianguo theo công văn hợp tác điều tra của Công an thị xã Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây thì ngược lại thông tấn xã Trung quốc CNS loan tin "Song Jianguo đã bị công an bắt tại Mống Cái" mà không hề đả động đến công an Việt Nam, nhật báo Thượng Hải thì đưa tin Song Jianguo đã bị công an Trung Quốc và Việt Nam bắt sau một cuộc truy lùng chung gần ba tuần lễ. Như thế, công an Trung quốc đã vào nội địa Việt Nam và tin CNS khiến người đọc hiểu Mống Cái là một địa danh của Trung Quốc. Thông tấn xã CNS là cơ quan thông tấn lớn thứ nhì của TQ sau Tân Hoa Xã. Cứ đà này chẳng bao lâu công an "nước bạn 16 chữ vàng 4 tốt" sẽ bắt người ngay ở Hà Nội!

Đọc "Bên Thắng Cuộc"

07/02/2013 Mai Thuy Vinh (Forum Vietnam 21) - Sự thật của lịch sử chỉ có thể hoàn chỉnh khi các sự kiện cấu thành được nhiều ngòi bút khách quan mài dũa, gạn lọc, loại bỏ sai lầm do chủ quan, hay giới hạn về cả tầm nhìn, tâm cảm lẫn kiến thức và hoàn cảnh. Các thế hệ  mai sau sẽ biết ơn các nhân chứng từng sống và làm việc trong lòng cả hai chế độ theo chân HĐ viết lại những điều mắt thấy tai nghe để lịch sử có thêm chất liệu sống động chân thực, làm nền cho dân tộc tránh vết xe đổ mà BTC kéo dài lê lết cho đến  ngày nay qua nội dung nghị quyết 36, để toàn dân vững  bước chững chạc đi vào tương lai. ... Mọi nỗ lực tìm tòi lý giải để đặt tên cho cuộc chiến vừa qua đều không còn cần thiết nữa.  

Vì nội dung tác phẩm BTC của Huy Đức đã xác nhận cuộc chiến VN vừa qua là ,,Cuộc chiến của Hà nội’’... [xem thêm]

Khi báo Nhân dân giới thiệu dâm thư và phim kinh dị

08/02/2013 Phạm Thị Hoài (Pro|Contra) - Báo Nhân dân không ai đọc, nhiều người nghĩ thế. Tôi cho rằng họ sai. Độc giả của tờ báo đầu đàn chính thống này là một tầng lớp đặc biệt, trước hết gồm các đảng viên, tức những người thuộc giai cấp cầm quyền chính trị; sau nữa đến bản thân giới truyền thông, vì cùng với Thông tấn xã Việt Nam, Đài Phát thanh và Đài Truyền hình, tờ Nhân dân thuộc bộ tứ định hướng tuyên giáo cho toàn bộ giới truyền thông còn lại [i]; và cuối cùng, ít nhất là những người từ nhiều lí do khác nhau quan tâm đến khí hậu chính trị Việt Nam: Họ phải xem dự báo thời tiết. Với trên 200.000 bản in phát hành đến tận các chi bộ, trang Nhân dân Điện tử và ước chừng không ít hơn nửa triệu độc giả chốt tại nhiều mắt xích quan trọng của chuỗi quyền lực chính trị và truyền thông, ảnh hưởng của tờ Nhân dân đủ lớn để không thể bị coi đơn giản là giấy lót nồi. ... Song quê hương yêu dấu của tôi sẽ không còn là nó, nếu ở đó có một cái gì mà lí trí bình thường có thể nắm bắt. Ở đó sự cởi mở thì khác thường, sự hà khắc thì phi thường, và bình thường là tất cả những ấm ớ hội tề còn lại. Trong khi bộ phim bạo lực mới toanh với diễn viên cơ bắp và Cựu Thống đốc California Arnold Schwarzenegger được duyệt thì Đấu trường sinh tử (The Hunger Games) bị cấm. Trong khi Thông tấn xã Việt Nam ca ngợi màn trình diễn “vô cùng đặc sắc và bất ngờ” với vài mảnh vải che thân của ca sĩ Mỹ Beyonce ở Super Bowl thì Nghị định 79 đem cái vung “thuần phong mĩ tục và truyền thống văn hóa dân tộc” đậy lên da thịt của sao Việt. Và thời tiết văn hóa Việt Nam tưởng đã thoáng đãng hơn nhiều lại thản nhiên chìa ra bộ mặt nghiệt ngã của nó, khi những ngày qua chúng ta vĩnh biệt một nghệ sĩ lớn, nhạc sĩ Phạm Duy. Gần trọn một thế kỉ, ông đã sống và minh họa giai đoạn đau thương, chia cắt và phức tạp nhất trong lịch sử nước Việt từ nhiều chỗ đứng. Chỗ cuối cùng mà ông chọn và để nằm xuống là chỗ kiên quyết chỉ dành cho ông 1/10 sự thừa nhận sự nghiệp, dù ông đã bày tỏ thiện chí tới mức như tỏ tình, tới mức như cầu xin. Số tác phẩm được cấp phép của một nghệ sĩ nổi tiếng khác, Trịnh Công Sơn, đã mất từ hơn mười năm nay, còn ít hơn nữa.

Cho nên tín hiệu khác thường từ việc thả luật sư Lê Công Định trước thời hạn cùng lắm chỉ ngang giá trị với việc báo Nhân dân giới thiệu dâm thư và phim kinh dị. Vài ngày trước, cũng chính quyền ấy kết án 299 năm tù cộng một bản án chung thân cho 22 người phần lớn đã cao tuổi, vì khu du lịch sinh thái mà họ chung lưng tạo dựng bị coi là căn cứ địa để lật đổ chính quyền và học thuyết chống đối của họ là sấm Trạng Trình. [xem thêm]

LM Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Quảng Độ được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2013

08/02/2013 Trà Mi (VOA) - Hai nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam được nhiều người biết đến, Linh mục Nguyễn Văn Lý và Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, được đề cử nhận Giải Nobel Hòa Bình năm 2013. Thư đề cử của hai nghị sĩ Hoa Kỳ Chris Smith và Zoe Lofgren gửi Ủy ban Nobel Hòa Bình tại Na Uy nói hai nhà lãnh đạo tôn giáo, nhà hoạt động dân chủ, và cũng là tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam này tuy phải chịu sự đàn áp thường xuyên từ nhà cầm quyền, nhưng vẫn kiên định tiếp tục cổ xúy nhân quyền cho người dân Việt Nam bằng những cái giá mà bản thân họ phải trả. [xem thêm]

"Đã đến lúc Đảng cần nhượng bộ"

08/02/2013 (BBC) - Giáo sư Toán học Nguyễn Tiến Dũng từ Đại học Toulouse, Pháp cho rằng đã đến lúc Đảng Cộng sản Việt Nam nên có những "nhân nhượng" để chuyển giao quyền lực cho nhân dân. Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 08/2013 từ Toulouse nhân dịp công bố bài viết "Hiến pháp nào cho Việt Nam," Giáo sư Dũng cho rằng giới trí thức trong và ngoài nước không chỉ dừng ở việc đóng góp cho thay đổi Hiến pháp lần này, mà cũng cần góp ý cho Đảng về một kịch bản chuyển giao quyền lực thích hợp. 

Chuyên gia Toán học cũng cho rằng nếu lần sửa đổi Hiến pháp lần này chưa vừa ý nhân dân, thì người dân và các giới cần tiếp tục lên tiếng cho tới khi nào có được một bản Hiến pháp thực sự bảo đảm và bảo vệ các quyền lợi cơ bản của nhân dân. [xem thêm]

* Nguyễn Tiến Dũng - Hiến pháp nào cho Việt Nam?, 07/02/2013 [xem bản PDF]

Thượng nghị sĩ Canada gốc Việt đầu tiên kêu gọi dấn thân chính trị

06/02/2013 (VOA) - Ông Ngô Thanh Hải, người gốc Việt đầu tiên được bổ nhiệm vào Thượng viện Canada, mới đây đã lên tiếng kêu gọi các thanh niên người Việt tham gia chính trị dòng chính cũng như tiếp tục cuộc tranh đấu cho dân chủ của Việt Nam mà cha mẹ của họ đã thực hiện.

Ông Hải cho rằng cộng đồng hải ngoại rời Việt Nam sau năm 1975 phải lo cho gia đình, con cái nên không có thời gian tham gia chính trường Canada, Mỹ, Âu châu hay Úc.

Nếu muốn cuộc tranh đấu của cộng đồng hải ngoại thì thế hệ trẻ phải tiếp nối điều đó, vì thế hệ thứ nhất đã xong rồi. Thế hệ thứ hai càng phải lãnh cái trách nhiệm đó để tiếp tục cuộc tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ và quốc cường. Ngoài ra, thượng nghị sĩ này cho rằng cha mẹ thế hệ thứ nhất ít khi thúc đẩy con cái mình tham gia vào chính trường của địa phương. [xem thêm]

Quyền lực nhân dân nằm ở đâu trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành?

05/02/2013 Mẹ Nấm (MeNam Facebook) - Một trong những vấn đề cơ bản nhất của Hiến pháp (HP) là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đây được gọi là nguyên tắc “tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”, và điều này được thể hiện trong HP Việt Nam hiện hành ra sao? Với cơ chế hoạt động hiện tại của bộ máy điều hành nhà nước Việt Nam hình thức cơ bản để người dân thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình là hình thức dân chủ gián tiếp. Tức là, người dân bỏ phiếu bầu ra những người đại diện, những người này sẽ thay mặt cho người dân, được ủy nhiệm để giải quyết những công việc hiện tại của nhà nước. Điều này khác với hình thức dân chủ trực tiếp, tức là cách người dân trực tiếp bỏ phiếu phúc quyết.

... Cuối cùng, dựa trên nguyên tắc “tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”, điều 2 bản HP năm 1992 quy định:  

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.

Tuy nhiên cái bánh vẽ "của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" chưa được nếm, không được ăn, chỉ được nhìn đã bị ăn cắp ngay lập tức bằng chính điều 4 trong Hiến pháp... Một khi chưa có những thay đổi quy định quyền phúc quyết của người dân dựa trên nguyên tắc “tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” và quyền lực đó được thể hiện cụ thể là chính người dân Việt Nam tự quyết định ai là người lãnh đạo, chứ không phải là một nhóm người tìm cách gắn cái vòng kim cô như điều 4 vào hiến pháp thì HP Việt Nam hiện tại vẫn chỉ là công cụ phục vụ lợi ích của đảng cầm quyền. [xem thêm]

Bàn về Điều 4 hiến pháp 1992 và Dự thảo sửa đổi 2013

05/02/2013 Quách Hoàng Lân (Blog Quê Choa) - Để bàn về Điều 4 của hiến pháp Việt Nam 1992 và dự thảo sửa đổi 2013, tôi bắt đầu bằng Định nghĩa của từ điển Oxford và trên wikipedia... - Thứ nhất: Nó (Điều 4 ở trên) có phải là đã được thừa nhận thông qua kinh nghiệm? Tôi cho rằng không! ...

- Thứ hai:   Nó (Điều 4 của HP 1992) có phải đã được chấp thuận bởi đa số nhân dân hay chưa? Theo tôi, thì chưa! Chưa có một cuộc trưng cầu dân ý nào để nói lên điều 4 được chấp thuận bởi đa số nhân dân. ...

Điều tôi muốn nhắn nhủ cuối cùng với các vị lãnh đạo Đảng Cộng Sản và các Đảng viên là: Các vị hãy dùng lương tri và lý trí của chính bản thân các vị để xem lại một cách có phê phán tất cả những hệ lụy mà điều 4 (một điều khoản mâu thuẫn và phi lý) có thể đè nặng, ngăn cản sức vươn lên của dân tộc Việt. [xem thêm]

 

TIN KHẨN LÚC 21h NGÀY 5/2 TỨC ĐÊM 25 TẾT 

05/02/201 (blog xuandienhannom ) Cập nhật: Hàng trăm người kéo đến đòi thả người rất quyết liệt, công an phường Quang Trung, quận Hà Đong đã thả hai emlucs 23h30.

Lúc 21 giờ tối vừa xong, một số nam nữ sinh viên trẻ vì thương những người dân oan ở xa 

về Ngô Thì Nhậm,Hà Đông nơi trụ sở văn phòng tiếp dân của chính phủ khiếu kiện. Những nam nữ sinh viên này đã mang chút quà Tết chia sẻ với đồng bào đang khốn khó của mình. Hành động ấy thật cao cả, trong khi hàng nghìn bạn trẻ khác làm tắc đường Hồ Gươm để đón thần tượng Kpop.

Thế nhưng một số côn đồ lứa tuổi sàn sàn nhau, tóc cắt cao, gọn ghẽ trên dưới 30 tuổi . Đã dùng võ thuật có tính nghiệp vụ chuyên môn để hành hung , đánh đập các sinh viên yếu đuối đang đi làm việc thiện nguyện.

Bà con xông vào cản ngăn cũng bị đánh đập, một nam sinh viên bị đánh đau đã được bà con che chở cho chạy ra ngoài gọi điện báo tin về.

Khẩn mong các bạn đưa tin dùm, hiện nay tình trạng các cháu, em sinh viên này đang rất nguy hiểm. Hà Đông là nơi xa trung tâm, kẻ gian ác dễ bề lộng hành lúc đêm tối.

xin gọi về số điện nạn nhân 097454 2143 để rõ tình hình hiện trường.

Hiện  nay 21 giờ 30 phút một nam nữ sinh viên đã bị đưa về đồn công an phường Quang Trung- Hà Đông. Trên đường công an bắt áp giải về, một số côn đồ thường phục vẫn đánh đập hai cháu bé, cháu bé gái đã bị bầm tím mặt.

Theo Blog NBG

Phong bao lì xì “yêu nước”

05/02/2013 (ABC) Nguyễn Hồ Nhật Thành, một chàng trai trẻ đất Sài Thành đã có sáng kiến in bản đồ Việt Nam với khẳng định độc lập chủ quyền hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa lên phong bào lì xì, thể hiện lòng yêu nước của một thế hệ thanh niên Việt Nam. Ý tưởng của Thành đã được các bạn trẻ trên mọi miền đất nước hưởng ứng, sản phẩm đã “cháy hàng” chỉ trong một vài ngày đầu ra mắt. Radio Australia đã có cuộc trò chuyện với Nhật Thành về ý tưởng sáng tạo này. [xem thêm]

Nhân quyền trong bản Dự thảo Hiến Pháp Việt Nam

05/02/2013 Hòa Ái (RFA) - Qua sự kiện các nhà trí thức Việt Nam tham gia ký thỉnh nguyện thư trong bản Dự thảo Hiến Pháp, Hòa Ái phỏng vấn ông Vũ Quốc Dụng, tổng thư ký Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế, về vấn đề. [xem thêm]

Xuân về với Thương Phế Binh

04/02/2013 Tường An (RFA) - Trong khi mọi người vui vẻ đón Xuân về thì các Thương Phế Binh của cả hai miền Bắc và Nam, những người đã hy sinh một phần thân thể cho cuộc chiến Việt Nam sẽ ăn Tết ra sao? [xem thêm]

Trí Thức Muốn Đa Đảng...

04/02/2013 (Diễn đàn công nhân) - Đúng như vậy. Nhiều trí thức bây giờ đã nói thẳng là cũng muốn đa đảng.

Và nhiều người đã nói công khai, nói trong cả một số cuộc hội thảo tại Sài Gòn. Chứ không phải là trong những buổi gặp gỡ ỏ tiệm cà phê hè phố. Trong giới trí thức đòi đa đảng đó, có rất nhiều quan chức cũ....

Có thể hiểu khác gì  hơn nữa: lòng dân đã muốn  bầu cử trực tiếp, bầu cử dân chủ đa đảng... và trí thức chỉ là người nói lên ý nguyện đó.

Vấn đề là nhà nước Hà Nội có còn muốn biểu  diễn quyền lực kiểu Kim Jong Un và Castro hay không thôi.

Vấn đề cũng còn là, kềm kẹp không còn bịt miệng trí thức được nữa. [xem thêm]

Trao bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

04/02/2013 (Bauxite Việt Nam) Sáng thứ Hai 4-2-2013, lúc 10 giờ, 15 nhân sĩ, đại diện cho hàng ngàn người ký tên vào bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37 Hùng Vương, Hà Nội, để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban. Ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Ban Biên tập dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và các cán bộ trong Ủy ban, đã tiếp đoàn nhân sĩ. [xem thêm]

Việt Nam mong muốn ký hiệp định quan hệ đối tác chiến lược với Pháp

04/02/2013 (RFI) - Nhân dịp sang Phnom Penh, dự lễ hỏa táng cựu vương Cam Bốt Norodom Sihanouk, thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault, vào ngày hôm nay, 04/02/2013, đã gặp thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Theo thủ tướng Pháp, trong cuộc gặp, phía Việt Nam bày tỏ mong muốn là hai nước tiến hành đàm phán ký kết một hiệp định quan hệ đối tác chiến lược. Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp tại Phnom Penh, thủ tướng Pháp cho biết: « Việt Nam và Pháp đều có một quyết tâm mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác. Thủ tướng Việt Nam đã nhắc lại với tôi mong muốn của Việt Nam đàm phán với Pháp một hiệp định quan hệ đối tác chiến lược. Đương nhiên, điều này đòi hỏi phải đề cập đến nhiều vấn đề, kinh tế, chính trị, kể cả những vấn đề nhân quyền. Không được bỏ qua vấn đề nào cả ».  [xem thêm] - [français]

Hơn 50 giám mục, linh mục đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp CSVN

02/02/2013 (VRNs) Người Việt – Ðã có ít nhất đã có 55 vị giám mục và linh mục thuộc Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã ký tên trên bản kiến nghị đòi đảng CSVN bỏ điều 4 Hiến Pháp và trả lại các quyền tự do cho người dân.

Ðến ngày 31 tháng 1, 2013, chỉ sau một tuần lễ phát động rộng rãi chiến dịch vận động mọi người Việt Nam khắp nơi ký tên vào bản kiến nghị kêu gọi Ðảng CSVN bỏ độc quyền cai trị đất nước, đã có hàng ngàn người đòi trả lại cho người dân các quyền căn bản như đã quy định trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà chế độ Hà Nội đặt bút ký cam kết tôn trọng nhưng không thi hành trong thực tế. Trong số những người đã ký tên, người ta đọc thấy tên của 52 linh mục, một số khá đông quý vị linh mục ở giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, và đông nhất là thuộc giáo phận Vinh. Người ta cũng đọc thấy trên đó có tên Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, nguyên tổng giám mục tổng giáo phận Hà Nội hiện đang nghỉ hưu ở đan viện Châu Sơn, Ninh Bình. Hai giám mục cũng ký tên trên bản kiến nghị là Giám Mục Nguyễn Chí Linh, phó chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam và là giám mục giáo phận Thanh Hóa; Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, giám mục giáo phận Vinh. [xem thêm]

Đọc “Bên thắng cuộc” để tìm sự đồng thuận cho hiện tại và tương lai

01/02/2013 Tiêu Dao Bảo Cự (Pro|Contra Blog Phạm Thị Hoài) - Cuốn sách Bên thắng cuộc của tác giả Huy Đức vừa mới ra đời đã tạo thành một hiện tượng, nhiều người tìm đọc, giới thiệu cho nhau, ngợi ca và phê phán. Một cơn sốt trong dư luận như thế này là điều hiếm có từ một cuốn sách khá khô khan.

Nội dung của Bên thắng cuộc không phải là vấn đề mới. Lịch sử Việt Nam sau 1975, ai đã từng trưởng thành trong giai đoạn này mà không sống trải, chiêm nghiệm hay nghe, biết ít nhiều về những gì đang trào sôi trên đất nước và ảnh hưởng đến từng số phận con người.  [xem thêm]

Nếu Biết Đi...Việt Nam

30/01/2012 Vi Anh (Việt Báo) - Mỗi lần Giáng Sinh qua, là Tết gần đến, là mỗi lần một số người Việt nhứt là đồng bào lớn tuổi nghĩ đến chuyện đi ...Việt Nam. Chấm chấm..., lưỡng lự mới nói ra vì đi VN cũng có đôi đường. Nhớ cảnh nhớ người, có công có việc mà đi VN là chuyện bình thường vì triều đại, chế độ là hình thức cai trị giai đoạn, còn quốc gia dân tộc mới là thực thể, bản chất trường tồn vạn đại. Đất nước VN là của chung, chớ không phải của riêng của CS Hà Nội.Nên có đường đi VN có lợi cho chuyện chung và riêng; có đường làm hại cho nhân vị của chính người đi và chánh nghĩa đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho quốc gia dân tộc VN.  [xem thêm]

Xung đột đất đai ngày càng gia tăng khi nông dân ý thức về quyền của họ

31.01.2013 Đặng Khương chuyển ngữ, Chris Brummitt/Kim Sơn (TCTN Phía Trước) - Phải đối mặt với một nhóm nông dân không chịu từ bỏ đất đai của họ cho một dự án bất động sản, các quan chức Đảng Cộng sản đã nghĩ ra một giải pháp khác để thỏa thuận: Họ đã đi đến ngân hàng, mở tài khoản dưới tên của những người chủ đất và gửi số tiền bồi thường mà họ cho là công bằng vào các tài khoản đó. Sau đó, họ lấy đất. Những người nông dân đã trở nên giận dữ với số tiền ít ỏi và đối mặt với tình trạng buộc phải cạnh tranh công ăn việc làm trong nền kinh tế èo uột, họ đã quyết định chặn con đường chính nối vào thủ đô ở phía bắc nhiều giờ hồi tháng Mười hai vừa qua. Trong một cử chỉ rùng rợn hơn, một số họ đã tự đặt họ vào các quan tài. Công an ngăn chặn cuộc biểu tình đã bị ném đá. Trong số họ, nhiều người đã bị bắt giữ [xem thêm] - [english]

Học sinh lớp 1 bị bắt ký cam kết 'không tham gia biểu tình'

01/02/2013 Thu Anh (Dân Làm Báo) - Đây là Bản cam kết của Trường tiểu học Nguyễn Du - Quận Hoàn Kiếm, do cô giáo phát cho học sinh (cháu trai tôi, học lớp 1) và yêu cầu phụ huynh lẫn học sinh phải ký vào. Chưa vội nói đến tính chính trị của Bản cam kết này, mà chỉ nói đến tính quy phạm của 1 văn bản thôi đã cho thấy tính chất coi thường nhân dân, cụ thể ở đây là coi thường học sinh lẫn phụ huynh. [xem thêm]

Việt Nam! Việt Nam! : Phim của John Ford

31/01/2013 Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Blog Bảo Vệ Tổ Quốc) Bộ phim về cuộc chiến Bắc Nam Việt Nam bị dấu kín và quên lãng trong gần 40 năm qua, được phụ đề tiếng Việt. Trong những ngày qua bộ phim “Vietnam! Vietnam!” do đạo diễn nổi tiếng của Hoa Kỳ trong thập niên 60, ông John Ford, thực hiện vào đầu năm của thập niên 1970 được nhắc lại trong cộng đồng blogs. Từ lúc hoàn tất, tập phim này không được phép trình chiếu rộng rải tại Hoa Kỳ vì chính quyền Nixon sợ ảnh hưởng xấu đến kế hoạch rút quân và bỏ rơi miền Nam Việt Nam. Tâp phim “Vietnam! Vietnam!” đã đi vào lảng quên từ đó.

Tập phim này đã được phổ biến trên youtube cách đây vài năm và vừa mới được trang Thùy Linh. http://www.buudoan.com  giới thiệu lại nhân cuốn sách “Bên thắng cuôc” của tác già Huy Đức ra đời viết về cuộc chiến này, và được một số blogs khác trong nước nhanh chóng điểm tin về bô phim này với bạn đọc người Việt.

Chúng tôi xin đóng góp một tay, gởi đến bạn đoc trong ngoài nước những clip youtube của bộ phim này vừa được phụ đề tiếng Việt để quí vị biết rỏ hơn những chi tiết được đề cập đến trong bộ phim. [xem thêm]

Dân Dương Nội 'quyết tử giữ đất'

31/01/2013 (BBC) - Được nhắc tới nhiều nhất trong những ngày qua là cuộc đấu tranh càng lúc càng lên cao của người dân phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Trên một số trang mạng xã hội và blog cá nhân nói 9h30 sáng ngày 31/1 giới chức địa phương đã đưa lực lượng chừng 200 người, gồm dân phòng, công an, thanh tra giao thông và cả đầu gấu tới đàn áp dân Dương Nội, gây xung đột, giằng giật ác liệt. Các đoạn video clip được đăng tải trên mạng cho thấy bầu không khí nơi này rất sôi sục, người dân đánh trống, khua kẻng rầm rộ với các đám lửa, các nùi rơm "hỏa công" được đốt cháy đùng đùng trong cuộc đối đầu kéo dài chừng một tiếng. [xem thêm]

Trục quân sự Bắc Kinh-Phnom Penh: Thêm một mối lo cho Thái Lan và Việt Nam

29/01/2013 (RFI) - Trong một buổi lễ kín đáo tại Phnom Penh ngày 23/01/2013, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Cam Bốt Moeung Samphan và Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Thích Kiến Quốc (Qi Jianguo), đã ký kết một thỏa thuân về hợp tác quân sự song phương. Bắc Kinh sẽ tài trợ cả trăm triệu đô la cho Phnom Penh để mua vũ khí của Trung Quốc, đồng thời tiếp tục công tác huấn luyện cho quân đội Cam Bốt. Theo giới phân tích, sự tăng cường đáng kể hợp tác quân sự Bắc Kinh-Phnom Penh chắc chắn sẽ làm cho hai láng giềng lớn của Cam Bốt là Thái Lan và Việt Nam lo ngại. [xem thêm] - [english]

TGM Giuse Ngô Quang Kiệt lên tiếng về bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992

30/01/2013 (Nữ vương Công lý) - TGM Giuse Ngô Quang Kiệt lên tiếng về bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992

Trước hiện tình thê thảm của đất nước đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng mọi mặt từ mô hình phát triển xã hội đến từng bước phát triển, từ lãnh đạo đến đường lối, từ kinh tế đến chính trị, từ ổn định xã hội đến an ninh quốc phòng, đời sống người dân đang bị bần cùng hóa, đất nước ngày càng xác xơ và họa xâm lăng đã thành hiện thực buộc mọi tầng lớp nhân dân phải đối mặt với thực tại. [xem thêm

Đảng phải tự lột xác nếu không muốn bị lột xác

28/01/2013 Hoàng Hưng (Bauxite Việt Nam) - Xin nói ngay rằng, đầu đề trên tôi lấy từ một ý kiến “góp ý với Đảng” trên báo Lao Động Chủ Nhật cách đây 20 năm, lúc làn gió “Đổi mới” đang ào ào trên khắp đất nước (chưa bị Đảng chặn lại và cố thổi ngược sau đó). Lúc ấy, nhiều đảng viên cũng như trí thức các cỡ vẫn còn tin/hy vọng Đảng “đổi mới” thực sự và toàn diện. Nhưng sau một lúc hoang mang trước khủng hoảng chính trị của cả phe XHCN và tạm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhờ đường lối tự do hóa, lại bấu chặt được vào kẻ thù chưa xa bỗng thành ra “bạn vàng” rất gần, Đảng trấn tĩnh lại và hạ quyết tâm chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị. Cho nên câu dự đoán táo bạo trên của một đảng viên tâm huyết tạm thời chưa đúng. Sau 20 năm, Đảng vẫn chưa bị lột xác, mà còn hăm hở lột xác ngày càng nhiều người bất đồng chính kiến. Đến hôm nay, tình hình ra sao? [xem thêm]

Chống tham nhũng là đồng minh của dân chủ

27/01/2013 Hà Đình Sơn (Bauxite Việt Nam) - Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi (Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005). Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). Chế độ độc tài là một thể chế nhà nước chuyên quyền mà ở đó nhà nước được cai trị bởi một cá nhân: kẻ độc tài (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

Xã hội Việt Nam thiếu dân chủ; dân chủ là mục tiêu, là nhu cầu sống còn của đất nước hiện nay. Nhưng kẻ thù của dân chủ lại chính là chế độ độc tài. Phương pháp đấu tranh loại bỏ chế độ độc tài được nhân loại văn minh ngày nay lựa chọn là đấu tranh bất bạo động. [xem thêm]

Ông Thanh – người ‘thợ hàn’?

25/01/2013 The Economist (Bản tiếng Việt của TCTN Phía Trước) Một đảng đầy những vụ bê bối (xì-căng-đan) đã đả kích gay gắt các nhà bất đồng chính kiến và đang cố gắng giải quyết vấn nạn tham nhũng. Đầu tháng này, toà án tại Việt Nam đã tuyên các bản án tù dài hạn lên đến 14 năm đối với các nhà hoạt động dân chủ và các blogger trẻ với những bằng chứng rất mơ hồ, và cáo buộc họ tội lật đổ chính quyền nhân dân. Ngay cả theo các tiêu chuẩn tồi tệ nhất của Đảng Cộng sản cầm quyền tại nước này thì sự kiện trên đã đánh dấu sự khắc nghiệt cũng như sự đàn áp tàn bạo không cân xứng. Những vi phạm của họ dường như đã không có gì khác ngoài việc tham dự một buổi tập huấn tại Bangkok bởi một đảng chính trị bị cấm hoạt động tại Việt Nam. [xem thêm] - [english]

Ai là tác giả hiệp định Paris

25/01/2013 Ngô Nhân Dụng (Người Việt) - Khi hiệp định Paris được ký kết, trước đây 40 năm, nhiều người vui mừng, vì ít nhất dân Việt Nam sẽ không chết vì chiến tranh nữa. Nhiều người còn hy vọng đó là một bước rẽ, mở con đường mới cho miền Nam Việt Nam. Sau cùng, ai cũng biết, đó chỉ là một thủ thuật, dùng trong một giai đoạn, của đảng Cộng Sản Việt Nam trong chương trình chiếm quyền cai trị trên cả nước Việt Nam, với mục đích “đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội”. [xem thêm]

Người Việt dùng nhiều hình thức để bày tỏ sự chống đối Trung Quốc

25.01.2013 Marianne Brown (VOA) - HÀ NỘI — Trong lúc đối mặt với sự hạn chế ngày càng tăng của nhà cầm quyền Việt Nam đối với tự do ngôn luận, những người biểu tình chống Trung Quốc đang tìm kiếm nhiều phương thức khác nhau để bày tỏ quan điểm của mình.

Trong lúc các tin tức về áo ngực độc và táo độc của Trung Quốc tràn ngập trên các cơ quan truyền thông ở Việt Nam, nhiều người đã tránh không mua các mặt hàng do Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, một số người đã nâng việc này lên một mức cao hơn và đang dùng sự lựa chọn của người tiêu thụ như một cách để bày tỏ quan điểm chính trị.

Ông Paulo Nguyễn Thành quản lý trang mạng 'No China Shop' để các nhà sản xuất có uy tín ở địa phương rao bán nhiều loại sản phẩm làm trong nước, từ bóp xách tay cho tới rau trái hữu cơ. Ông Thành cho biết ông có hai loại khách hàng: những người quan tâm tới ảnh hưởng của các mặt hàng kém chất lượng và những người muốn bày tỏ lòng yêu nước.

Ông Thành nói rằng trang mạng độc đáo này được nhiều người ưa chuộng và chỉ trong hai ngày trang này đã bán được khoảng 4.000 sản phẩm. [xem thêm] - [english]

Đức Giám Mục Fürst địa phận Rottenburg công du Việt Nam

25/01/2013 (Forum Vietnam 21) - Đức Giám Mục Fürst giáo phận Rottenburg sẽ bắt đầu chuyến viếng thăm Việt Nam ngày chủ nhật 27/1/13. Chuyến công du của Ngài kéo dài 2 tuần bao gồm chương trình thăm viếng nhiều dự án do giáo phận Rottenburg-Stuttgart yểm trợ, trong đó có một trại cùi và một trường dậy người câm điếc. Từ năm 1969 giáo phận Rottenburg-Stuttgart đã có nhiều liên hệ với người công giáo Việt Nam. Cho đến nay giáo phận đã trợ giúp 400 dự án với khoản tài trợ tổng cộng 4,6 tỷ Euro để xây nhà thờ, nhà chung và các cơ sở giáo dục, nghiệp vụ phó tế. Lần này là lần thứ bẩy Đức Giám Mục Fürst công du thăm viếng các cơ sở ở hải ngoại hợp tác với giáo phận.

Một nguồn tin thông thạo cho biết người Việt Công Giáo tỵ nạn tại tiểu bang Baden-Württemberg đã có thỉnh nguyện thư thỉnh cầu Đức Giám Mục quan tâm đến số phận của các nhà bất đồng chính kiến và Blogger Công Giáo đang bị nhà nước CS giam tù, đồng thời xin ngài can thiệp đòi hỏi chế độ CS phải lập tức trả tự do cho họ. [deutsch]

40 năm Hiệp định hòa bình Paris 1973 : dịp may bị bỏ qua

24/01/2013 (RFI) - Ngày 27/01/2013 tới đây ghi dấu 40 năm Hiệp định Hòa bình Paris 1973. Hiệp định này được Hà Nội xem là "móc son chiến lược" dẫn đến cuộc tổng tấn công và chiến thắng quân sự vào tháng 04/1975. Mỹ ngưng can thiệp tại Đông nam Á, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ nhưng giờ đây nhiều ý kiến trong và ngoài nước lo ngại hệ quả Hiệp định Paris tác động đến sinh mệnh của Việt Nam trước gọng kềm quân sự và chính trị của Bắc Kinh. 40 năm sau, báo chí tại Việt Nam có dịp đưa lại những lập luận khẳng định Hòa ước Paris chỉ là « móc chiến lược » để tìm chiến thắng quân sự thay vì củng cố hòa bình tái thiết đất nước. Trả lời phỏng vấn của tờ Courrier du Vietnam, Đại sứ Việt nam bên cạnh Unesco, ông Dương Văn Quảng nhận định « Hiệp định Paris tạo điều kiện cần thiết về quân sự, chính trị và ngoại giao để tổng tấn công năm 1975 ». Tuy nhiên ,các tài liệu của Mỹ được giải mật cho thấy Sài gòn bị đồng minh Hoa Kỳ «bức tử». Bốn mươi năm nhìn lại, nhiều blogger người Việt như Hoàng Thanh Trúc trên blog «Dân làm báo» và Nguyễn Quốc Khải trên «Đàn chim Việt» đưa ra hai nhận xét: một là Hiệp định Paris đã đưa Việt Nam vào chế độ độc tài, sau khi chiến thắng đảng Cộng sản Việt Nam đã không thực thi dân chủ theo nguyện vọng của dân. Thứ hai, kẻ chủ động và chiến thắng không phải là Hà Nội mà có lẽ là Bắc Kinh. Được RFI đặt câu hỏi, Luật sư Trần Thanh Hiệp, một trong những thành viên phái đoàn VNCH tham gia hoà đàm tại Paris, hiện đang sống tại Pháp, chia sẻ một số ý kiến của ông [xem thêm]

Dự thảo hiến pháp: Thử thách sự sống còn của chế độ

24/01/2013 (RFA) - Sau tuyên bố không có vùng cấm trong việc đóng góp sửa đổi Hiến pháp 1992 đã xuất hiện một bản dự thảo Hiến pháp gần như hoàn chỉnh của hơn 800 trí thức và được báo chí thế giới đánh giá như một cuộc cách mạng mềm trong chính trường Việt Nam.

Trong khi báo chí quốc doanh loan tải một vài bài viết lác đác trên hệ thống thông tin nhà nuớc không được ai chú ý thì tại nhiều trang blog như trang Bauxitvn, Basàm lại nóng lên với bản dự thảo hiến pháp được ký tên bởi hơn 700 chữ ký của các nhân vật trí thức. Bản dự thảo này ngay lập tức lan truyền rộng rãi trên mạng và các cơ quan thông tấn của Đức, Pháp, Hoa kỳ loan tin lại với những nhận xét khá tích cực về một cuộc đổi thay lớn trong mặt bằng chính trị tại Việt Nam. Điều khiến dư luận chú ý trước tiên của bản dự thảo là đề nghị bỏ lời nói đầu của bản hiến pháp năm 1992. Đề nghị này hợp lý và hấp dẫn người theo dõi bởi tính chất bản hiến pháp của một nước không thề viện dẫn tính cao cả của bạn bè quốc tế hay sự những chiến thắng có tính giai đoạn lịch sử không thể kéo dài để biện minh cho lý lẽ cai trị của chế độ. [xem thêm]

VN học gì từ vụ Philippines kiện TQ?

24/01/2013 Dương Danh Huy & Phạm Thanh Vân (BBC) - Các tranh chấp liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, bãi cạn Scarborough và Biển Đông đã tồn tại từ lâu, nhưng việc Philippines khởi kiện Trung Quốc trước một Tòa Trọng tài được thiết lập theo UNCLOS là lần đầu tiên một nước khởi kiện một nước khác trước trọng tài quốc tế. Vì thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS không giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo, và vì Trung Quốc đã bảo lưu không chấp nhận thủ tục này cho tranh chấp phân định biển, câu hỏi trước tiên là Tòa có thể phán quyết gì về hồ sơ của Philippines không? [xem thêm]

Việt Nam tự sản xuất thuốc độc để xử tử

24/01/2013 (ORF.at - Bản Việt Ngữ do Forum Vietnam 21 chuyển dịch) Trong số báo ra ngày thứ năm (hôm nay), báo Tuổi Trẻ loan tin bộ trưởng bộ công an Trân Đại Quang vừa tuyên bố Viet Nam sẽ tự sản xuất thuốc độc dùng để xử tử phạm nhân bị kết án tù tử hình. Theo nhà nước Việt Nam, khối Liên Hiệp Âu Châu không bán thuốc độc cho Viet Nam vì họ phản đối án tử hình. Từ năm 2011 khối Liên Hiệp Âu Châu giới hạn xuất cảng các loại thuốc có thể dùng để xử tử tù nhân nếu đươc dùng vớ i liều lượng cao. Vì lý do các loại thuốc này có thể bị nhiều nước sử dụng sai mục đích qua cách tăng liều lượng để xử tử can phạm, nên việc xuất cảng phải được kiêm soát nghiêm ngặt.

Tại Việt nam, trong các vụ phạm pháp như án mạng, cưỡng hiếp, buôn lâu nha phiến, phạm nhân bị lên án tử hình. Từ tháng 7 2011 phạm nhân bị xử tử bằng độc dược thay vì xử bắn. Một năm rưỡi nay, các bản án tử hình không được thi hành vì thiếu thuốc độc. Hiện có 500 tù  nhân bị án tử hình đang ngồi trong khám. [deutsch] - [english]

Bên thắng/bên thua & Những bức tường lòng

24/01/13 Tưởng Năng Tiến (Đàn Chim Việt) - Tháng 9 năm 1989, bức tường Bá Linh bị đập đổ. Ðông Ðức được giải phóng. Từ đây, người dân được quyền ăn nói tự do, và chó có quyền… được sủa.

Sự thống nhất nước Ðức về thể chế, cũng như về nhân tâm, tuy không phải là một tiến trình toàn hảo nhưng có thể được coi như là ổn thỏa – ngoại trừ đối với một số người. Họ là những di dân đến từ Việt Nam, theo như tường thuật của Alisa Roth [xem thêm]

Giới danh nhân đòi chấm dứt nhà nước độc đảng

23/01/2013 (swissinfo.ch) - Đảng CSVN tập dượt sư minh bạch. Nhân dân được góp ý về việc sửa hiến pháp. Giới trí thức đòi chấm dứt nhà nước độc đảng.

Trong một tuyên ngôn giới trí thức Việt Nam thách thức đảng Cộng Sản. Họ khởi xướng một thỉnh nguyện thư trên mạng mục đích hủy bỏ chế độ độc đảng. Điều nổi bật đáng kể là trong số nguời ký có nhiều đảng viên hoặc cựu quan chức trong chính quyền. [xem thêm] - [deutsch]

Kiến nghị về sửa đổi Hiến Pháp 1992

21/01/2013 (Bauxite Việt Nam) - Hiến pháp phải mang tính chính đáng được đo bằng nhiều tiêu chí. Thứ nhất, hiến pháp phải có mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền, kiến tạo tự do, dân chủ, công bằng, hạnh phúc; đồng thời đoàn kết toàn dân, loại bỏ mọi sự chia rẽ hay áp bức, hướng đến sự phát triển bền vững của dân tộc. Thứ hai, hiến pháp phải thể hiện ý chí chung của nhân dân, thể hiện sự đồng thuận của nhân dân để lập ra các cơ quan nhà nước. Thứ ba, hiến pháp phải được xây dựng theo các nguyên tắc pháp luật phổ biến của thế giới văn minh, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. ... Chúng tôi tha thiết mong mỏi đồng bào trong và ngoài nước hưởng ứng bản Kiến nghị này bằng cách đăng ký tham gia ký tên theo địa chỉ thư điện tử: kiennghisuadoihienphap2013@gmail.com

Hà Nội, ngày 19 tháng 1 năm 2013  [xem thêm]

Biển Đông: Philippines kêu gọi toàn dân ủng hộ quyết định kiện Trung Quốc trước tòa án Liên Hiệp Quốc

23/01/2013 (RFI) - Hôm nay 23/01/2013, báo chí Philippines cho biết : Bộ Ngoại giao nước này đã ra thông báo chính thức giải thích về quyết định đưa tranh chấp chủ quyền trên vùng Biển Đông với Trung Quốc ra tòa án Liên Hiệp Quốc. Thông báo này đồng thời kêu gọi người dân Philippines thể hiện tình thần yêu nước và hậu thuẫn cho quyết định của chính phủ. [xem thêm]

Mù quáng giả, mù quáng thật

21/01/2013 Gò Cỏ May (blog Gò Cỏ May) - Mù quáng được từ điển Tiếng Việt định nghiã như sau: “Thiếu trí sáng suốt tới mức không biết phân biệt phải trái, hay dở…” Chính vì vậy tôi không tin, một ông nghị có ăn có học đàng hoàng từ thời VNCH như ông Hoàng Hữu Phước (TP Hồ Chí Minh) lại phê phán nặng nề cuốn sách Bên thắng cuộc (BTC) của Huy Đức khi “không thèm” đọc tác phẩm. Phải chăng đây là tuýp tiêu biểu của hạng người “mù quáng giả” chăng? [xem thêm]

Kinh tế Nhà nước và đất đai: Mâu thuẫn giữa cương lĩnh Đảng và dự thảo Hiến pháp

22/01/2013 (RFI) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, do Quốc hội Việt Nam đề xuất, đã được công bố từ hơn hai tuần nay, để lấy ý kiến nhân dân từ đây cho đến cuối tháng 3/2013. Một điểm trong văn bản dự thảo Hiến pháp, được nhiều nhà phân tích ghi nhận, là sự từ bỏ nguyên tắc « kinh tế nhà nước là chủ đạo », chỗ dựa cho nạn tham nhũng. Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể, tiến bộ nhất định này không che lấp được « một bước lùi nghiêm trọng », với việc « hợp hiến hóa » quyền « thu hồi » đất đai của Nhà nước. Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang A cảnh báo, việc « hợp hiến hóa » quyền « thu hồi » đất đai của Nhà nước - một trong các tư liệu sản xuất quan trọng nhất thường được chính quyền « ưu tiên » cho các công ty Nhà nước - vốn không được công nhận trong chính bản Hiến pháp 1992 hiện hành, có thể làm « bùng phát những bất ổn xã hội liên quan đến đất đai. Đây là điều rất nguy hiểm nên tránh ». [xem thêm]

Chính sách châu Á của Mỹ liệu có thay đổi với hai 'cựu binh Việt Nam' Kerry và Hagel ? 

21/01/2013 (RFI) Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai ngày 20/01/2013. Trong nội các của ông lần này, có hai nhân vật đã thu hút mọi sự chú ý : Thượng nghị sĩ John Kerry, được bổ nhiệm lãnh đạo ngành ngoại giao, và Thượng nghị sĩ Chuck Hagel, được đề cử giữ chức bộ trưởng Quốc phòng. Cả hai đều là cựu chiến binh, từng tham gia cuộc chiến tại Việt Nam trước đây, nhưng sau đó lại rất dè dặt với sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ ở ngoại quốc. [xem thêm]

Điều 4 Hiến pháp và quyền con người

18/01/2013 LS Nguyễn Văn Đài (BBC) - Trong Hiến pháp của tất cả các nước trên thế giới đều qui định quyền lực tối thượng của quốc gia thuộc về nhân dân. Và tất cả những gì có liên quan đến tự do đều thuộc về Hiến pháp. Trong khi đó điều 4 của bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi qui định “đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Điều này đã phủ nhận quyền lực của nhân dân trong việc lựa chọn đảng cầm quyền thông qua bầu cử cũng như phủ nhận quyền lực của nhân dân trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. [xem thêm]

Thay đổi Hiến pháp và nhu cầu của xã hội

17/01/2013 Nguyễn Thị Hường (Bauxite Việt Nam) - Nhìn vào những thảo luận nhiều chiều xung quanh chuyện sửa Hiến pháp đang diễn ra, có thể thấy sự cách biệt giữa ý thức hệ chính thống và dư luận tự do trong xã hội. Một số người nhìn vào cách Việt Nam đang sửa Hiến pháp mà thấy nản: Những cuộc tổng kết trong nội bộ bộ máy nhà nước; Một hội đồng soạn thảo Hiến pháp gồm những chính trị gia chóp bu, luật gia chỉ là trợ lý; Một quy trình soạn thảo khép kín; Khi bản dự thảo được công bố, nhà cầm quyền chỉ nói đến "góp ý," chứ không đả động gì đến trưng cầu dân ý để nhân dân phê chuẩn bản dự thảo, một thủ tục còn được gọi là phúc quyết Hiến pháp. [xem thêm]

19.1.2013: Thư Gửi Bà Quả Phụ Ngụy Văn Thà

18/01/2013 (Blog Nguyễn Xuân Diện) - Chúng tôi những người con nước Việt, trong những ngày này, lòng đang hướng về Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của Tổ quốc xin gửi đến Bà cùng gia đình lời thăm hỏi ân cần và lời chúc an lành, hạnh phúc!

Cách đây 39 năm, ngày 19/1/1974, trong một cuộc chiến không cân sức với quân xâm lược Trung Cộng để bảo vệ Hoàng Sa, Trung tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Chiến hạm Nhật Tảo HQ-10 đã tử trận cùng 73 đồng đội của Ông. Từ đó, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay quân xâm lược.

Chúng tôi vô cùng xúc động trước sự hy sinh anh dũng của Ông nhà. Ông đã hiến thân vì Tổ quốc - một sự hy sinh vẻ vang nhất, hơn bất cứ một sự hy sinh nào. Sự hy sinh ấy là một tấm gương cho các thế hệ sau noi theo trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của người Việt Nam.

Thưa Bà;

Chúng tôi rất vui vì những năm gần đây, sự kiện Hoàng Sa được nhắc lại và lần đầu tiên, nhiều người mới biết đến. Các giá trị dần dần được trả lại đúng bản chất của nó. [xem thêm

Thơ Bùi Minh Quốc - Nguyễn Văn Chính phổ nhạc - Phối khí, hòa âm Nguyễn Hữu Phước

Dàn hợp xướng Khoa Âm Nhạc trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Nha Trang trình bầy

Lời thương từ bà quả phụ Ngụy Văn Thà

19/01/2013 Đặng Huy Văn (Dân Làm Báo) - Hôm nay là tròn 39 năm ngày Hoàng Sa bị quân xâm lược Trung Quốc cưỡng chiếm. Ngày 19/1/1974 đã được đánh dấu bằng một trận Hải Chiến Hoàng Sa oanh liệt giữa Hải Quân VNCH với quân Trung Quốc xâm lược. Do phía Trung Quốc có lực lượng đông, chuẩn bị kỹ lại được Hoa Kỳ bật đèn xanh và Miền Bắc làm ngơ, nên Hải Quân VNCH đã thất bại! Nhưng tấm gương chiến đấu dũng cảm và xả thân vì Tổ Quốc của các chiến sĩ ta thì muôn đời sau sẽ được lịch sử ghi danh. [xem thêm]

Teo dần quyền con người trong Hiến pháp

18/01/2013 Hoàng Xuân Phú (Bauxite Việt Nam) - Trong thời gian qua, nhiều người mong muốn sửa đổi Hiến pháp 1992, để bỏ hoặc thay đổi một số quy định, ví dụ như quy định về quyền lãnh đạo (được hiểu là đương nhiên) của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với Nhà nước và xã hội (Điều 4), và quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý (Điều 17–18). Tôi không chia sẻ kỳ vọng đó, bởi không tin rằng giới lãnh đạo hiện nay có thể sớm chấp nhận thay đổi những điều mà họ khẳng định là bất di, bất dịch. Ngược lại, tôi thuộc số những người lo rằng việc sửa đổi Hiến pháp có thể bị lợi dụng để hạn chế hơn nữa quyền con người. Và bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã cho thấy nỗi lo đó không phải là vô cớ. Thậm chí, không ngờ họ lại có thể đi xa như vậy… Trong Hiến pháp 1992, thuật ngữ “quyền con người” chỉ được nhắc một lần, tại:

Điều 50: Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”.

Tức là “quyền con người” được đồng nghĩa với “quyền công dân”. Vậy thì những người đang tạm thời bị tước “quyền công dân” sẽ không còn được hưởng “quyền con người”. Hơn nữa, sau khi định nghĩa “Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” (Điều 49), thì “quyền con người” sẽ không còn được áp dụng cho những người đang tồn tại trên đất Việt Nam, nhưng không hoặc chưa “có quốc tịch Việt Nam”. Điều này cho thấy cách hiểu về “quyền con người” trong Hiến pháp 1992 phiến diện như thế nào. [xem thêm]

Với đội ngũ «dư luận viên», Việt Nam hy vọng dập tắt tiếng nói phản kháng trên mạng

18/01/2013 (RFI) - Mặc dù đã ngăn chận các trang web, bỏ tù nhiều blogger, xách nhiễu gia đình họ, nhưng chính quyền Việt Nam vẫn không kiểm soát được toàn bộ thông tin trên Internet, cho nên Hà Nội phải sử dụng cả một đạo quân gọi là « dư luận viên » để dập tắt những tiếng nói phản kháng. Tại Hội nghị công tác tuyên giáo toàn quốc 2012 ngày 09/01 vừa qua tại Hà Nội, trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Hồ Quang Lợi tiết lộ là chính quyền thành phố đã tổ chức một đội ngũ 900 « dư luận viên » trên toàn thành phố, cũng như tổ chức « nhóm chuyên gia » đấu tranh trực diện trên mạng Internet, tham gia bút chiến trên mạng, nhằm chống « luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch ». Ông Lợi còn cho biết, đến nay đội ngũ « dư luận viên » đó đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng. Đây là lần đầu tiên, chính quyền Hà Nội chính thức thừa nhận sử dụng phương pháp này của Trung Quốc. [xem thêm] - [english] - [français]

Điều gì hủy diệt tiền đồ dân tộc?

17/01/2013 Trần Văn Huỳnh (Dân Làm Báo) - ... Gần đây người dân nói và hành động vì quyền con người nhiều hơn hẳn so với trước. LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM đã có hơn 2000 chữ ký là một điểm son đáng trân trọng. Với tôi những nỗ lực của các cá nhân và tổ chức nhằm khơi dậy ý thức và thúc đẩy sự tự tin sử dụng quyền con người cho nhân dân thì quan trọng và thiết thực hơn nhiều so với việc sửa đổi hiến pháp mà không đi kèm với thực tâm thay đổi nạn cường quyền, lối hành xử coi thường nhân quyền của các cơ quan công quyền. Nỗ lực trước thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự thay đổi thực chất và tốt đẹp cho xã hội, trong khi cái sau sẽ chỉ là lợi dụng quyền con người để tạo ra một vật trang sức mà thôi. Vì xét cho cùng, Freedom is not free, tự do không tự nhiên mà có, nó đòi hỏi từng người phải mong muốn nó và giành lấy nó bằng sự tự tin sử dụng quyền con người của mình. Đó cũng là lý do vì sao kẻ thù của nó luôn phải làm cho con người sợ hãi. Đó cũng là một tội lỗi nghiêm trọng nhất vì nó hủy diệt tiền đồ của cả một dân tộc. [xem thêm]

Lời Kêu Gọi Thực Thi Quyền Con Người Theo Hiến Pháp tại Việt Nam 

16/01/2013  Bauxite Việt Nam - Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây kêu gọi chính quyền và toàn thể nhân dân thực thi những quyền con người đã được Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và những Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ghi nhận và bảo đảm. Trong những quyền đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo Điều 69 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001) và theo Điều 19, Điều 21, Điều 22 về những quyền dân sự và chính trị trong Công ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập năm 1982. [xem thêm] - [english] - [français]

Hết Lòng Chung Thủy Với Thời Đã Qua?

13/01/2013 Đinh Tấn Lực (Blog Đinh Tấn Lực) - Tờ báo The Irrawady của Burma, số ra ngày 10-01-2013, có đăng bài bình luận của bỉnh bút Simon Roughneen , tựa đề Vietnam Jails Dissidents in Echo of Military-ruled Burma, tạm dịch thoát nghĩa là: (Nhà cầm quyền) VN bỏ tù các nhà đối kháng dội lại (hình ảnh của) chế độ quân phiệt Burma (trước đây). ...  Vâng, một khi đã biết ưu lo cho tương lai của đất nước, của dân tộc, người ta phải chấm dứt tận gốc cái kiểu tư duy “một lòng chung thủy với thời đã qua” của dàn lãnh đạo ngu/hèn/tham/ác. Cảm ơn Simon Roughneen đã viết về VN bằng sự hiểu biết hơn hẳn nhiều người Việt Nam, và bằng niềm tin như đang bùng ngọn ở nhiều triệu người Việt Nam. [xem thêm]

Điếu Cày tố cáo sự phi pháp của phiên tòa

17/01/2013 (VRNs) Sài Gòn – Sau khi nhận được Bản án sơ thẩm, blogger Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày đã có đơn kháng cáo, ký ngày 28.09.2012. Trong Bản kháng cáo, blogger Điếu Cày tố cáo sự sai trái của toàn bộ quá trình tố tụng của Công an, Viện kiểm sát và Tòa án đối với anh. Anh viết: “Đây là một vụ án có quá nhiều vi phạm trong quá trình điều tra: [xem thêm]

Tòa án ngụy tạo bằng chứng để xử 3 blogger Sài Gòn

16/01/2013 (VRNs) Sài Gòn – Nhân chứng không được triệu tập đến trong phiên xử sơ thẩm 3 bloggers Sài Gòn, ngày 24.09.2012, mà trong bản án lại có lời khai của nhân chứng là bằng chứng Tòa án nhân dân Tp.HCM đã ngụy tạo bằng chứng để kết án cả 3 bloggers này, nhất là cô Tạ Phong Tần. [xem thêm]

Đọc lại hồ sơ vụ xét xử oan sai cô Tạ Phong Tần

15/01/13 (VRNs) Sài Gòn – Ngày 28.12.2012 vừa qua, tại phiên xử phúc thẩm do Tòa án tối cao tại Sài Gòn, nhà cầm quyền đã xử y án cô Tạ Phong Tần 10 năm tù giam và 3 năm quản chế. Trong khi đó, luật sư Nguyễn Thanh Lương đã trưng ra những bằng chứng vô tội của thân chủ là cô Tạ Phong Tần, cùng chỉ ra những vi phạm pháp lý về tố tụng nghiêm trọng của phiên xử sơ thẩm, ngày 24.09.2012, trước đó. [xem thêm]

Freedom House: Việt Nam là quốc gia thiếu tự do về nhiều mặt

16/01/2013 (RFA) - Phúc trình của Freedom House về tự do thế giới 2013 cho thấy Việt Nam không nằm trong danh sách các quốc gia tồi tệ vì thiếu tự do nhưng vẫn theo đuổi chính sách hà khắc về nhân quyền. [xem thêm]

Thủ tướng Nhật thăm Việt Nam với hai trọng tâm kinh tế và an ninh

16/01/2013 (RFI) - Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến Hà Nội vào hôm nay, 16/12/2013, trong khuôn khổ một chuyến ghé thăm trong vòng 24 tiếng đồng hồ, mà trọng tâm là thảo luận về việc thắt chặt thêm quan hệ kinh tế và an ninh giữa hai bên. Giới phân tích ghi nhận ý nghĩa của việc tân Thủ tướng Nhật đã dành chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của ông cho Việt Nam, nước cùng chia sẻ với Nhật Bản mối quan ngại về các hành động bành trướng của Trung Quốc trên vấn đề chủ quyền biển đảo. [xem thêm]

Điều 88 bộ Luật Hình Sự Việt Nam: "Cố ý tạo ra một sự sợ hãi thường trực" 

16/01/2013 (RFI) - Nhân sĩ trí thức Việt Nam trong và ngoài nước thu thập chữ ký kêu gọi hủy bỏ điều 88 trong Bộ Luật Hình Sự. Báo Quân Đội Nhân Dân ngày 13/01/2013 cho đây là một âm mưu xóa bỏ chế độ bằng diễn biến hòa bình. Theo lập luận này, các công ước Liên Hiệp Quốc công nhận quyền công dân là "bảo vệ chế độ" và cao hơn nhân quyền. RFI đặt câu hỏi với Tổng thư ký Hiệp hội Quốc tế Nhân quyền (ISHR) Vũ Quốc Dụng từ Frankfurt, Đức. [xem thêm]

Cô gái 14 tuổi phải đi học chủ nghĩa Cộng Sản

15/01/2013 (Spiegel Online. Bản dịch Diễn Đàn Việt Nam 21) - Một nữ học sinh người Việt gặp trở ngại vì viết chuyện đùa vui qua Facebook. Em viết bài nhại, sửa lời Hồ Chí Minh và đưa bài lên mạng. Không bị đuổi học nhưng em sẽ được đoàn thanh niên Cộng Sản quản giáo.

Người ta không được đùa với một anh hùng dân tộc, nhất là khi nhân vật này lại mang tên Hồ Chí Minh một người phải được mọi người kính trọng như bậc cha. Vì không quan tâm đến điều này, một nữ sinh Việt Nam gặp rắc rối, trở ngại. Em viết nhại, chế lại lời kêu gọi của nhà cách mạng, sau làm chủ tịch nhà nước, rồi đưa bài chế, nhại lên Facebook. Sở giáo dục lúc đầu phạt em, đuổi học một năm, nhưng sau đó bãi bỏ. [xem thêm] - [deutsch]

Tại Việt Nam, những tiếng nói bị chặn họng

14/01/2013 Đinh Từ Thức dịch (pro|contra) - Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế Á châu phát triển mau chóng, nhưng về mặt nhân quyền và tự do chính trị, nó vẫn còn là một nước áp bức lạc hậu. Vào ngày thứ Tư 09 tháng 1, một tòa án đã kết tội 14 nhà hoạt động dân chủ, nhiều người trong số họ là blogger, với những tội trạng vô cớ về lật đổ chính quyền. Mười ba người bị lãnh án tù từ 3 đến 13 năm, và một người được hưởng án treo. Nhưng bản án lớn hơn của phiên tòa là: Nhà cầm quyền Việt Nam có tội vì đã sợ hãi một cách phi lý quyền tự do phát biểu, đa nguyên và cuộc cách mạng số (digital revolution). [xem thêm] - [english]

Giáo dân Thái Hà ký tên kêu gọi thực thi quyền con người tại Việt Nam

05/01/2013 (Nữ vương Công lý) - Sáng ngày 5/1/2013, hàng trăm giáo dân giáo xứ Thái Hà đã cùng nhau ký tên vào bản lên tiếng : “Kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến Pháp tại Việt Nam”. Đây là bản văn đã được một nhóm nhân sĩ, trí thức – trong đó có chữ ký của Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh, Chủ tịch UB Công lý và Hòa bình trực thuộc HĐGM Việt Nam, soạn thảo và công bố ngày 25/12/2012 vừa qua. [xem thêm]

Việt kiều Mỹ sắp ra tòa về tội ‘lật đổ’

15/01/2013 (BBC) Đảng viên Việt Tân Nguyễn Quốc Quân, Việt kiều Mỹ bị chính quyền Việt Nam bắt giữ hồi tháng 4 năm ngoái sắp sửa ra tòa tại Thành phố Hồ Chí Minh với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật hình sự. Từ tiểu bang California, Hoa Kỳ, vợ ông Quân là bà Ngô Mai Hương xác nhận với BBC phiên tòa sẽ diễn ra vào thứ Ba tuần tới ngày 22/1. [xem thêm]

Vụ 'cướp sóng đài phát thanh': Ông Võ Viết Dziễn bị kết án 3 năm tù

15/01/2012 (Dân Làm Báo) Tòa án tại tỉnh Tây Ninh vừa kết án 3 năm tù giam và 3 năm quản chế đối với ông Võ Viết Dziễn, 42 tuổi, là chủ trang trại nuôi trồng thủy sản tại Trà Vinh. [xem thêm]

Đảng – Nhà nước – Hiến pháp

14/01/2013 Nguyễn Trung, Việt Nam (Viet-Studies) - ... nên thực hiện ngay một số Điều đúng, đã có sẵn trong Hiến pháp 1992, như các Điều quy định các quyền về tự do, dân chủ của công dân, quyền con người, về tự do ngôn luận, về báo chí..; đình chỉ ngay mọi hoạt động có tính chất khủng bố, trấn áp, hay đàn áp nhân dân, thả ngay những người bất đồng chính kiến đang phải thụ án tù hay đang bị xét xử, làm ngay một số việc khác như 71 trí thức đã nêu trong kiến nghị ngày 06-08-2012. ... Làm sao có thể thực hiện được sự hòa giải đoàn kết dân tộc như thế đã để muộn mất 37 năm rồi, nếu không có một thể chế chính trị dân chủ của đất nước làm cái nôi sinh thành và nuôi dưỡng nó? [xem thêm]

Giáo sư toán 'điểm huyệt' đảng CS

14/01/2013 (BBC) Một giáo sư đứng đầu tạp chí toán học ở trong nước vừa lên tiếng chỉ ra những điểm mà ông cho là 'tử huyệt của chế độ' và thách thức Đảng cộng sản đổi mới. Trong bài viết trên blog cá nhân hôm 11/01/2013, Giáo sư Hoàng Xuân Phú cho rằng có hai "tử huyệt" mà chế độ muốn bảo vệ là "quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước và xã hội" và "quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân." [xem thêm]

Hai tử huyệt của chế độ

11/01/2013 Hoàng Xuân Phú (Trang mạng Hoàng Xuân Phú) Có lẽ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) quan niệm rằng

- quy định về quyền lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội, và

- quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý

tại Điều 4 và Điều 17–18 của Hiến pháp 1992 là hai tử huyệt của chế độ. Vì vậy, dư luận càng muốn hủy bỏ hoặc sửa đổi hai quy định đó, thì họ càng kiên quyết bảo lưu. Chúng nằm trong định hướng bất di, bất dịch của lãnh đạo đảng, và được tái thể hiện tại Điều 4 và Điều 57 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.  [xem thêm]

Phóng Viên Không Biên Giới: 'Paulus Lê Sơn không phải Việt Tân'

11/01/2013 (Người Việt) PARIS (NV) - Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) trụ sở ở Paris, Pháp, đưa ra bản tin và tấm hình Paulus Lê Sơn tham dự khóa huấn luyện về truyền thông ở Bangkok do họ tổ chức để chứng minh anh đã bị nhà cầm quyền Hà Nội quy chụp cho tội danh mà anh không có để bỏ tù. [xem thêm]

VC Lập Trung Đoàn Lên Mạng Bút Chiến. Lực lượng bút chiến Internet của CSVN gồm 900 chuyên gia, 14 trang tin điện tử...”

10/01/2013 (Việt Báo) Nhà nước gọi đó là “Tổ chức nhóm chuyên gia bút chiến trên Internet,” theo bản tin hôm Thứ Tư 9-1-2013 từ báo Lao Động.

Bản tin báo này ghi lời Ông Hồ Quang Lợi - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội - nêu kinh nghiệm "Tổ chức nhóm chuyên gia" đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên Internet trong việc đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Báo Lao Động ghi rằng ông Lợi chụp mũ những người biểu tình ở Hà Nội là lợi dụng lòng yêu nước: “Phát biểu tại Hội nghị công tác tuyên giáo toàn quốc 2012 diễn ra sáng nay (9.12) tại Hà Nội, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy đã dùng từ “tuần hành, biểu tình liên quan đến biển Đông” với số lượng lên tới "hàng chục cuộc" ở Hà Nội.

Theo ông Lợi, Hà Nội là địa bàn chống phá của các đối tượng. Trong nước, các nhóm đối tượng cơ hội chính trị lợi dụng lòng yêu nước của quần chúng nhân dân đối với các hành vi của Trung Quốc trên biển Đông, sự bức xúc trong đền bù giải tỏa đất đai đã kích động nhân dân tổ chức hàng chục cuộc tuần hành biểu tình, gây những hệ quả tiêu cực, ảnh hưởng đến hình ảnh và sự phát triển chung của đất nước.

Về các biện pháp tuyên giáo - theo ông Lợi, thành phố đã tổ chức đội ngũ 900 dư luận viên trên toàn thành phố nhằm phát huy sức mạnh của đội ngũ tuyên truyền miệng. Trong khi đó, báo chí thủ đô thực hiện ý kiến chỉ đạo về những vụ việc nhạy cảm; thành lập các tổ phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh. Tổ chức “nhóm chuyên gia” đấu tranh trực diện trên mạng Internet, tham gia bút chiến trên Internet. Đến nay, đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng.

Thành phố cũng đã tổ chức đối thoại, thuyết phục với tác giả cuốn "Không thể một lúc đi trên 2 con đường”. Qua đó, tác giả nhận ra sai lầm, cam kết không in, hứa thu hồi những gì đã phát tán...”

Con số 900 dư luận viên thực ra có ý nghĩa là những công an mạng, mang các tên khác nhau để lên Internet, vào các trang web dân chủ, để trả lời, phản hồi bằng ngôn ngữ tuyên truyền khéo léo... và thủ đoạn hiệu quả nhất là gây chia rẽ hàng ngũ dân chủ bằng cách kích động hiềm khích tôn giáo, bịa đặt tài liệu để bôi nhọ những người hoạt động...

Tuy nhiên, ông Lợi không tiết lộ rằng 19 trang tin điện tử của trung đoàn bút chiến mạng này tên gì. [Nguồn: Việt Báo http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-202414/]

Không sợ những gì Cộng sản làm. Biết làm những gì Cộng sản sợ.

 

Hai tầu ngầm Nga đầu tiên bán cho Việt Nam sẽ giao trong năm 2013, Trung quốc bực bội.

23/02/2013 (FVN21) Hai trong số sáu tàu ngầm diesel-điện của dự án 636 (lớp Kilo) mà Việt Nam đặt mua của Nga sẽ được bàn giao trong năm nay. Tầu ngầm đuợc đóng tại xưởng St Petersburg đã được hạ thủy năm ngoái và được thử nghiệm gần Kaliningrad phía tây Nga. Hợp đồng tầu ngầm giữa Nga và Việt Nam trị giá tổng cộng 2 tỷ USD, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng ven biển để triển khai các tàu và đào tạo thủy thủ đoàn.

Trung Quốc đang ngang nhiên tuyên bố chủ quyền cuả gần hết biển phiá đông của Việt Nam chắc chắn bực bội về sự gia tăng binh bị của Việt Nam với sự giúp đỡ của Nga. Một số bình luận viên quân sự Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại trước triển vọng Việt Nam sở hữu các tàu ngầm mới. Trong số này có Thiếu tướng Doãn Trác phát biểu rằng tàu ngầm Việt Nam có thể đe dọa tuyến đường biển quan trọng đi qua eo biển Malacca và biển Đông Việt Nam. Trung Quốc nhập dầu thô và nhiều nguyên liệu khác từ châu Phi và Trung Đông thông qua những tuyến đường này. Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến hoạt động của các tàu ngầm nước ngoài ở Biển Đông từ khi một căn cứ tàu ngầm mới của Trung Quốc được xây dựng gần thành phố Tam Á, đảo Hải Nam. Đây sẽ là căn cứ của các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc mang tên lửa Julang-2/Sóng Lớn. Nhà cầm quyền Trung Quốc cho rằng, hoạt động của các lực lượng hải quân nước ngoài trong khu vực là tiềm năng đe dọa lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của họ. [deutsch]

Nhà hàng Trung Quốc bài người Việt25/02/2013 (BBC) - Chủ nhà hàng treo biển không phục vụ người Việt, Nhật và Philippines ở Bắc Kinh nói ông tự hào vì làm như vậy.  Ông Vương, chủ quán Beijing Snacks từ hai năm nay, nói với BBC hôm 25/2: "Tôi tự hào về việc mình làm." Trước đó Bấm ảnh chụp thông báo treo ngoài cửa nhà hàng Beijing Snacks ở khu Hậu Hải thuộc trung tâm Bắc Kinh đã gây nhiều tranh luận trên mạng Faceboook. Thông báo viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Hoa: "Nhà hàng này không phục vụ người Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và chó."

Bức ảnh do cựu phóng viên CNN Rose Tang chụp hôm 22/2 đã được chia sẻ hàng ngàn lần trên Facebook và cũng thu hút nhiều bình luận. [xem thêm] - [english]

Diễn Đàn Việt Nam 21 gửi thư cho ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle xin can thiệp cho các blogger

26/09/2012 (DĐVN21) Trước bản án nghịch lý ngày 24.9 dành cho những người trong Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do gồm anh Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần và anh Phan Thanh Hải, Diễn Đàn Việt Nam 21 đã gửi thư cho ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle xin ông lên tiếng can thiệp trả tự do cho ba blogger này [xem] - [deutsch] - [english]

Vài suy nghĩ sau cuộc hội thảo tại Stuttgart ngày 05-06/05/2012 về thực trạng trong nước và nội tình đảng CSVN. Thục Quyên [xem...]

 

 

Tự do tư tưởng và tự do phát biểu là nhân quyền căn bản!

Tuyên bố báo chí của Diễn Đàn Việt Nam 21

về việc hai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang bị kết án tù vì "tuyên truyền chống nhà nước" [xem] - [deutsch]