Nhân quyền (2018/2)

Tiếng Việt‎ > ‎  Nhân quyền‎ >

 

Nhân quyền (2018/2)

* Nhân quyền: các trang trước

 

Giới hoạt động: ‘2018 - năm tồi tệ nhất về vi phạm nhân quyền ở VN’

31/12/2018 (VOA) - Các nhà hoạt động nhận định rằng năm 2018 là một năm tồi tệ nhất về thành tích nhân quyền ở Việt Nam với hàng trăm người bất đồng chính kiến bị bắt, nhiều người bị án tù cao hơn trước nhiều, trong khi các nhà tranh đấu luôn bị nhân viên an ninh hành hung, sách nhiễu.

Từ Hà Nội, nữ luật sư nhân quyền Lê Thị Công Nhân nói rằng trong năm 2018 chính quyền Việt Nam đã đưa ra những bản án “khủng khiếp chưa từng có” [đọc tiếp]

Facebooker Huỳnh Trương Ca bị xử 5 năm 6 tháng tù

28/12/2018 (VOA) - Hôm 28/12, một tòa án ở tỉnh Đồng Tháp đã xử Facebooker Huỳnh Trương Ca, thành viên của nhóm có tên gọi Hiến pháp, 5 năm 6 tháng tù, với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 117 Bộ Luật hình sự.

Chiều này 28/12, nhà hoạt động Nguyễn Thị Thùy, trưởng nhóm tranh đấu bảo vệ Hiến Pháp, cho VOA biết kết quả xét xử như trên.

Tổ chức Người Bảo vệ nhân quyền cho biết ông Ca phải tự bào chữa trong khi thẩm phán thường xuyên ngắt lời ông, không cho ông giải thích và từ chối những lời bào chữa của ông. [đọc tiếp]

3 khuyến cáo Việt Nam nhất thiết cần trả lời

26/12/2018 (Mạch Sống) - Để tạo thuận tiện cho người ở trong nước góp ý với LHQ trong tiến trình theo dõi việc chính quyền Việt Nam thực thi Công Ước LHQ về chống tra tấn, hôm nay BPSOS công bố bản dịch tiếng Việt của văn bản “các nhận xét kết luận” của Uỷ Ban Chống Tra Tấn của LHQ. Xem: http://dvov.org/wp-content/uploads/2018/12/Ban-Nhan-Xe-Ket-Luan-tieng-Viet.pdf

Uỷ Ban Chống Tra Tấn của LHQ yêu cầu nhà nước Việt Nam cung cấp bản dịch tiếng Việt của văn bản này để người dân có thể góp ý cho LHQ trong tiến trình theo dõi việc thực thi của nhà nước Việt Nam.

“Tuy nhiên, vì e rằng việc này sẽ không xảy ra hoặc sẽ không xảy ra sớm, chúng tôi đã xúc tiến dịch và phổ biến văn bản này,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nói. [đọc tiếp]

Nhà hoạt động Nguyễn Trung Trực bị y án 12 năm tù

26/12/2018 (VOA) - Một tòa án Việt Nam vừa y án 12 năm tù giam đối với nhà hoạt động Nguyễn Trung Trực, thành viên của Hội Anh em Dân chủ, về tội danh “lật đổ chính quyền nhân dân.”

Chiều ngày 26/12, Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho ông Nguyễn Trung Trực, nói với VOA:

“Hôm nay Tòa Cấp cao tại Đà Nẵng đã xử phúc thẩm ông Nguyễn Trung Trực theo điều 79 “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Phiên tòa diễn ra từ 8 giờ đến 10 giờ 45. Kết quả là tòa tuyên y án 12 năm tù và 5 năm quản chế.” [đọc tiếp]

Việt Nam sắp qua kiểm điểm: Cơ hội để các luật sư ở trong nước lên tiếng trực tiếp với LHQ

24/12/2018 (Mạch Sống) - Gần đây, tôi thấy trên trang blog của RFA có bài phỏng vấn Ls. Võ An Đôn về đơn khởi kiện Bộ Trưởng Tư Pháp vì bị tước quyền hành nghề luật sư không lý do chính đáng. Cũng gần đây tôi đọc trên Facebook ý kiến của Ls. Hà Huy Sơn về “luật sư tự do”, nghĩa là không bị chi phối bởi đoàn luật sư vốn là công cụ của nhà nước để khống chế các luật sư có tinh thần độc lập. Những ý kiến này và những vấn đề liên quan đến hiến pháp, luật pháp, ngành tư pháp… ở Việt Nam đang là đề tài của cuộc kiểm điểm của Liên Hiệp Quốc đối với Việt Nam về thực thi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị. Cuộc kiểm điểm sẽ diễn ra tại trụ sở của LHQ ở Geneva trong 2 ngày 11 và 12 tháng 3 tới đây. [đọc tiếp]

Việt Nam: Đại ca đang quan sát tất cả

20/12/2018 (Human Rights Watch) - (New York) – Dự thảo nghị định về an ninh mạng xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Việt Nam nên hoãn thi hành Luật An ninh Mạng và sửa đổi thêm cho phù hợp với luật pháp quốc tế. Quốc hội Việt Nam đã thông qua bộ luật an ninh mạng có rất nhiều vấn đề này vào tháng Sáu năm 2018.

“Luật an ninh mạng này được thiết kế để tạo điều kiện cho Bộ Công an dễ dàng hơn trong việc theo dõi gắt gao và nhận diện những người lên tiếng phê bình, và bảo đảm độc quyền cao hơn cho Đảng Cộng sản,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. [đọc tiếp]

TNS Mỹ lo ngại Google tuân thủ quy định nội địa hóa dữ liệu của Luật An ninh mạng

18/12/2018 (RFA) - Luật An ninh mạng của Việt Nam sẽ đi vào hiệu lực vào ngày 1/1/2019 sắp tới. Đây là bộ luật gây nhiều tranh cãi và chỉ trích từ quốc tế liên quan đến các điều khoản quy định về nội địa hóa dữ liệu đối với các công ty nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Nhân dịp này, Đài ACTD phỏng vấn Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ Cory Gardner, Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại phụ trách Đông Á Thái Bình Dương và Chính sách An ninh Mạng Quốc tế, Thượng Viện Mỹ. Trước hết, nhận định về luật An ninh mạng của Việt Nam [đọc tiếp]

HRW chỉ trích tình hình nhân quyền Việt Nam trong báo cáo cho Liên Hiệp Quốc

17/12/2018 (RFA) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 16 tháng 12 công khai đệ trình báo cáo về Việt Nam lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC).Theo đó, Chính phủ Hà Nội chỉ cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam một chút ít kể từ thời điểm Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) năm 2014 cho đến nay, và tiếp tục hạn chế các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do tôn giáo của người dân.

Tổ chức Human Rights Watch nhấn mạnh trong báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) chu kỳ 3 năm 2019 rằng mặc dù Việt Nam hứa hẹn thay đổi theo các đề nghị của UNHRC tại UPR năm 2014, tuy nhiên qua các liệt kê trong báo cáo cho thấy Việt Nam không có dấu hiệu thay đổi như đã cam kết. [đọc tiếp]

LS Võ An Đôn: Từ luật sư đến nông dân

14/12/2018 Ben Ngô (BBC) - Hôm 4/12, Luật sư Võ An Đôn thông báo ông đã nộp đơn khởi kiện ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Tư pháp, yêu cầu Tòa án tỉnh Phú Yên hủy bỏ quyết định giải quyết khiếu nại và trả lại quyền hành nghề luật sư cho ông.

Hôm 13/12, trả lời BBC từ Phú Yên, Luật sư Võ An Đôn nói: "Đến nay đã nửa tháng từ ngày tôi nộp đơn kiện bộ trưởng Tư pháp nhưng tôi chưa nhận được phản hồi, dù theo luật thì tòa án phải trả lời trong 5 ngày."

"Dựa vào thực tế của nghề luật ở Việt Nam, tôi tự biết khả năng mình thắng kiện trong vụ này không bao giờ xảy ra, vì tòa không thể nào bác quyết định của bộ trưởng." "Từ trước đến nay đã có một số luật sư bị tước thẻ hành nghề nhưng chưa có ai đi kiện." [đọc tiếp]

Thân nhân của tù nhân lương tâm Hội Anh Em Dân Chủ gặp gỡ với Đại sứ quán Mỹ

14/12/2018 (RFA) - Thân nhân của 4 tù nhân chính trị, là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, có cuộc gặp gỡ với đại diện của Đại sứ quán Hoa Kỳ, ở Hà Nội vào ngày 14 tháng 12 để trình bày về tình cảnh của Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Ký giả Trương Minh Đức, Kỹ sư Phạm Văn Trội và cô TrầnThị Xuân đang bị đàn áp trong tù.

Đó là tình trạng không cho gửi thức ăn vào mà chỉ được mua đồ ăn của căn tin với giá đắt đỏ, không cho mặc quần áo ấm của gia đình mà chỉ được mặc đồ của trại giam trong mùa đông… [đọc tiếp]

Tù nhân lương tâm ở trại Ba Sao: Tù trong tù

14/12/2018 Nguyễn Tường Thụy (RFA) - Đấy là nhận xét của TNLT Phạm Văn Trội nói về anh và những người TNLT trong trại giam Ba Sao (Hà Nam) khi gia đình đến thăm nuôi.

Hiện nay, ở trại này đang giam giữ những TNLT mà nhiều người biết đến như Phạm Văn Trội, Hồ Đức Hòa, Lê Thanh Tùng, Vũ Quang Thuận, Phan Kim Khánh...

Hôm 9/12 vừa qua, Hội Bầu bí tương thân đồng hành cùng hai gia đình Phạm Văn Trội và Hồ Đức Hòa đến thăm các anh. Với gia đình Hòa, chúng tôi hẹn nhau tại cổng trại, còn với gia đình Trội, chúng tôi đưa đón vợ và con anh đi thăm chồng, thăm cha. Tất nhiên chúng tôi phải ngồi ngoài cổng trại trong thời gian gia đình các anh vào thăm. [đọc tiếp]

Time nêu danh Mẹ Nấm là một trong những “Nhân vật của năm” 2018

12/12/2018 - CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Time – một tạp chí uy tín của Mỹ hôm 11/12 đã vinh danh những nhà báo bị sát hại hoặc bị cầm tù từ khắp nơi trên thế giới là “Nhân vật của năm 2018”. Đây là một cuộc bình chọn danh tiếng và được chờ đợi nhất vào mỗi dịp cuối năm.

Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng là một trong những người được nêu danh trong cuộc bình chọn của Time. Dưới bức ảnh trắng đen của Mẹ Nấm, tạp chí này viết:

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được biết đến với bút danh Mẹ Nấm, là một blogger Việt Nam đã gây chú ý vì những chỉ trích đối với sự cầm quyền của đảng CSVN. Năm 2017, cô bị kết án 10 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Đến tháng 10/2018, Quỳnh được trả tự do trong hoàn cảnh bị tống xuất lưu vong. Dù hiện sống ở Mỹ, cô vẫn cam kết sẽ tiếp tục lên tiếng cho quê nhà.

Báo chí nhà nước Việt Nam có dẫn lại thông tin về cuộc bình chọn của Time, nhưng hầu như không đả động gì đến việc Mẹ Nấm cũng được nêu danh. [đọc tiếp]

Giới ngoại giao nước ngoài đọc tuyên ngôn nhân quyền LHQ ở Hà Nội

12/12/2018 (BBC) - 21 đại sứ và phó đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đọc bản tuyên ngôn nhân quyền vào ngày Nhân quyền Quốc tế hôm 10/12/2018.

Trên trang Facebook của mình, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink kêu gọi việc cùng chia sẻ video được đưa lên cùng ngày "để cùng chúng tôi tôn vinh các quyền phổ quát, vĩnh cửu và không thể tách rời".

'Lời nói đầu' của tuyên ngôn cũng được Đại sứ Anh, New Zealand và Canada cùng đọc. [đọc tiếp]

Bà Thúy Nga hiện đang bị tù, được trao giải Nhân quyền Lê Đình Lượng

11/12/2018 (BBC) - Tù nhân chính trị Thúy Nga vừa được trao Giải thưởng Nhân quyền Lê Đình Lượng năm 2018 do đảng Việt Tân khởi xướng.

Bà Thúy Nga (tên thật là Trần Thị Nga), hiện đang chấp hành án tù 9 năm, 5 năm quản chế, với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Ông Lê Đình Lượng hiện đang chấp hành án tù 20 năm với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Ban giám khảo của Giải thưởng Lê Đình Lượng 2018 gồm có dân biểu liên bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal, luật sư Lê Công Định và nhà giáo Phạm Minh Hoàng. [đọc tiếp]

Hôm nay là ngày QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN

10/12/2018 Mai Khôi (Fb Do Nguyen Mai Khoi)  - Hôm nay là ngày QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN. Trong ngày này, những nhà hoạt động và các tổ chức nhân quyền sẽ ngồi ngẫm lại xem các hoạt động bảo vệ nhân quyền của mình có hiệu quả chưa, trên thế giới này nơi nào con người bị sống trong điều kiện thiếu nhân quyền nhất, kiểm điểm lại những vi phạm nhân quyền của các nhà nước độc tài, trong khả năng của bản thân và tổ chức mình cần phải giải quyết những vấn đề gì trước mắt để chung tay góp phần làm cho xã hội mình đang sống được bình đẳng và người người được tôn trọng.

Trong thời điểm hiện tại, Việt Nam là một trong những nước mà nhân quyền đang bị chà đạp, đe dọa, bức hại. Quyền tiếp cận thông tin bị hạn chế, quyền tự do biểu đạt và tự do đi lại bị cản trở, quyền tự do tụ tập bị cấm đoán, các tù nhân lương tâm bị đối xử tồi tệ, người dân đòi hỏi sự minh bạch từ nhà nước bằng các cuộc biểu tình ôn hoà thì bị trừng phạt, người dân mất nhà mất cửa khắp nơi nơi thì bị đàn áp khi cố gắng đòi lại quyền sở hữu của chính mình. [đọc tiếp]

Liên Âu: Sẽ tiến hành soạn Luật Magnitsky để trừng phạt kẻ vi phạm nhân quyền

10/12/2018 (Mạch Sống) - Hôm nay Hội Đồng Đối Ngoại Liên Âu, là hội đồng các ngoại trưởng khối Liên Âu, biểu quyết chấp thuận đề nghị của chính quyền Hoà Lan về một đạo luật trừng phạt cá nhân các giới chức chính quyền vi phạm nhân quyền và các đồng phạm ngoài chính quyền. Các biện pháp trừng phạt sẽ bao gồm cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản, tương tự như Luật Magnitsky Toàn Cầu mà Hoa Kỳ đã thông qua cuối năm 2016.

Với biểu quyết này, một tổ công tác của Hội Đồng Liên Âu sẽ bắt đầu việc biên soạn nội dung cho dự thảo luật Magnitsky. Việc biên soạn được dự kiến sẽ hoàn tất trước cuộc bầu cử Quốc Hội Âu Châu vào tháng 5 năm 2019. [đọc tiếp]

Liên Hiệp Quốc quan ngại luật của Việt Nam cho phép giới chức tra tấn dân mà không sợ bị truy tố

08/12/2018 (RFA) - Hôm 8/12 Uỷ ban Chống tra tấn Liên Hiệp Quốc chính thức ra văn bản bày tỏ lo ngại về những quy định trong luật của Việt Nam cho phép các giới chức có thể thực hiện việc tra tấn người dân mà không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hoặc chỉ phải chịu những án phạt quá nhẹ.

Quan ngại này được nêu ra trong kết luận của Uỷ ban nhằm đánh giá về việc thực hiện Công ước Chống tra tấn của Việt Nam. [đọc tiếp]

Việt Nam đã ‘cống hiến’ gì cho Hội đồng Nhân quyền LHQ?

08/12/2018 Thường Sơn (VNTB) - Cho đến nay, kết quả ‘cải thiện nhân quyền’ rõ rệt nhất và cũng bôi bác nhất mà nhà cầm quyền Việt Nam đã thực hiện là … quyền bình đẳng giới.

Đơn giản vì đây là một thứ quyền vô thưởng vô phạt và chẳng ảnh hưởng gì đến chính trị hay quyền lực thực tế của giới cai trị tại Việt Nam. Chính vì thế, ngày càng diễn ra hoang loạn nhiều cảnh giới đồng tính diễu hành như một cách biểu tình và cả quậy phá tưng bừng ở đất nước này nhưng chỉ bị giới cảnh sát… giương mắt nhìn.

Ngược lại, có quá nhiều bằng chứng đã tích tụ kể từ năm 2013 khi Việt Nam được chấp nhận là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc: nhà cầm quyền Việt Nam vẫn liên tiếp truy bắt, bỏ tù hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền bằng những điều luật cực kỳ mơ hồ và ngụy tạo. [đọc tiếp]

Tù chính trị Nguyễn Trung Tôn bị bắt "học kỷ luật" do không kiểm điểm nhận tội

07/12/2018 (RFA) - Tù nhân chính trị-Mục sư Nguyễn Trung Tôn hiện đang bị lãnh đạo trại giam Gia Trung bắt “học kỷ luật” mỗi ngày do ông không chịu viết bản kiểm điểm nhận tội.

Hôm 4/12/2018, bà Nguyễn Thị lành, vợ Mục sư Nguyễn Trung Tôn đi thăm ông theo định kỳ và được ông cho biết, trại giam Gia Trung bắt các tù nhân chính trị bị khép theo điều 79 BLHS chung buồng giam với Mục sư Tôn phải viết bản kiểm điểm hàng ngày, nhưng Mục sư Tôn từ chối và nói rằng những việc ông làm hoàn toàn phù hợp với hiến pháp nên không thể xem là tội, do đó ông thấy không có gì cần phải kiểm điểm. Vì vậy, quản giáo nói thẳng với ông rằng họ cần tách riêng ông và đưa đi “học kỷ luật” mỗi ngày vì lo sợ các tù nhân khác sẽ phản kháng giống ông. [đọc tiếp]

Hội Đồng Đối Ngoại của EU cứu xét biện pháp trừng phạt kẻ vi phạm nhân quyền

05/12/2018 (Mạch Sống) - Ngày 10 tháng 12 tới đây Hội Đồng Đối Ngoại của Liên Minh Âu Châu sẽ biểu quyết việc soạn thảo luật chung cho toàn khối về các biện pháp trừng phạt cá nhân dành cho các thủ phạm vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng. Nội dung và tác dụng của luật này, nếu được thông qua, sẽ tương tự Luật Magnitsky ở Hoa Kỳ và Canada.

Nhiều tổ chức nhân quyền đang hiệp sức vận động Hội Đồng Đối Ngoại, mà thành phần là các Ngoại Trưởng của các quốc gia thuộc Liên Âu, chuẩn thuận chính sách chế tài cá nhân để đối phó với các vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền. [đọc tiếp]

Paris hủy bỏ tư cách công dân danh dự của bà Aung San Suu Kyi

01/12/2018 Thụy My (RFI) - Tòa Đô chính Paris hôm qua 30/11/2018 loan báo rút lại danh hiệu công dân danh dự đã trao tặng cho bà Aung San Suu Kyi năm 2004. Đây là hành động chưa có tiền lệ, do sự im lặng của nhà lãnh đạo Miến Điện trước tình trạng bạo lực đối với người thiểu số Rohingya.

Phát ngôn viên Tòa Đô chính Paris cho biết : « Do xảy ra rất nhiều vụ vi phạm nhân quyền tại Miến Điện, và lực lượng an ninh dùng bạo lực đàn áp người Rohingya, mà Liên Hiệp Quốc đã gọi là « diệt chủng », đô trưởng Paris đề nghị rút lại danh hiệu công dân danh dự của thành phố đã tặng cho bà Aung San Suu Kyi vào năm 2004 ». Quyết định này sẽ trở thành chính thức trong cuộc họp của Hội đồng Paris ngày 10/12/2018. [đọc tiếp]

Đại hội Văn Bút Quốc Tế tố cáo Cộng sản gia tăng đàn áp những người yêu nước, hoạt động vì Nhân Quyền, vì Công Bình Xã Hội và vì Môi Trường tại Việt Nam

01/12/2018 (Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ) - ... Tình trạng cộng sản Hà Nội vi phạm Nhân Quyền, gồm có quyền Tự do Phát biểu và bày tỏ quan điểm, quyền Tự do Hội họp và Lập Hội, luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của Văn Bút Quốc Tế từ hơn ba thập niên qua.

Hồi cuối tháng Chín năm 2018, Đại hội Thế giới Văn Bút Quốc tế kỳ thứ 84 họp tại thành phố Pune, nước Ấn Độ, đã đồng thanh thông qua một bản Quyết Nghị về CHXHCNVN. Bản dự thảo do Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại và Văn Bút Việt Nam Hải ngoại đồng đề nghị, với sự tán trợ của ba Trung tâm Văn Bút Pháp, Québec và Gia Nã Đại.

Tự Do – Sự Thật – Đa Nguyên kết tinh thành chủ đề của Đại Hội Thế giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 84.  Đại Hội do Trung tâm Văn Bút Nam Ấn tổ chức tại Pune, thủ đô văn hóa và thành phố đại học nổi tiếng của tiểu bang Maharashtra. [đọc tiếp]

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy bị tuyên án 2 năm tù, quốc tế phản đối

30/11/2018 (RFA) - Nhà hoạt động nữ Huỳnh Thục Vy vào ngày 30 tháng 11 bị tòa án tại Buôn Hồ, tỉnh Dak Lak tuyên án 2 năm 9 tháng tù giam với cáo buộc ‘xúc phạm quốc kỳ’ theo điều 276 Bộ Luật Hình Sự - "Xúc phạm Quốc kỳ".

Hiện cô này đang có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên bản án sẽ có hiệu lực khi con của cô tròn 3 tuổi; tuy nhiên hiện nay cô không được phép rời khỏi nơi cư trú. [đọc tiếp]

Chánh trị sự Cao Đài Hứa Phi lại bị cáo buộc chống dân tộc

29/11/2018 (RFA) - Chánh trị sự đạo Cao Đài chân truyền, ông Hứa Phi, và cũng là đồng Chủ Tịch Hội đồng Liên Tôn Việt Nam lại bị Công an Huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng gửi giấy mời làm việc với cáo buộc ‘có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật cho bên ngoài, xúc phạm dân tộc Việt Nam.

Vào tối ngày 29 tháng 11, Đài Á Châu Tự Do liên lạc với Chánh Trị sự Hứa Phi và được ông chia sẻ nhận định về nguyên nhân có giấy mời từ phía công an cũng như nguyên nhân ông không lên gặp công an. [đọc tiếp]

Thêm 9 người bị tù vì biểu tình ở Bình Thuận

29/11/2018 (RFA) - Thêm 9 người tham gia đợt biểu tình ngày 10 và 11 tháng 6 vừa qua phản đối hai dự luật đặc khu và an ninh mạng tại tỉnh Bình Thuận bị án tù.

Tòa án Nhân dân huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận vừa tuyên phạt tổng cộng 30 năm tù giam đối với 9 người vừa nêu với cáo buộc “Gây rối trật tự công cộng”.

Tin cho biết, anh Dương Văn Ngoan bị Hội đồng xét xử tuyên án cao nhất với 5 năm tù; kế đến là anh Phan Văn Lành và chị Nguyễn Thị Hòa, mỗi người 3 năm 6 tháng tù; và 3 năm tù đối với từng người trong số còn lại gồm anh Võ Mến, Đặng Văn Tùng, Lê Văn Tâm, Hồ Đặng Văn An, Nguyễn Văn An, và Nguyễn Xí. [đọc tiếp]

Cuộc vận động của Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại Washington D.C. và New York (19.11.2018)

22/11/2018 (Dân Làm Báo) - Vào sáng thứ Hai ngày 19.11.2018 blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã gặp ông Lester Holt tại văn phòng của ông trong trụ sở của đài truyền hình NBC. Lester Holt là một ký giả kỳ cựu nổi tiếng và đang là người đảm trách chương trình NBC Nighly News, Dateline NBC.

Trong dịp này, Mẹ Nấm đã trình bày về tình trạng nhà cầm quyền CSVN gia tăng đàn áp, kết án nặng nề những người hoạt động tại Việt Nam. Cô cũng đã đề cập đến nỗ lực tranh đấu cho tự do của tù nhân lương tâm Trần Thị Nga.

Tối thứ Hai ngày 19.11.2018 tại trụ sở chính của Thông tấn xã Reuters, blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã đến tham dự buổi tiếp tân theo lời mời của CPJ nhằm giới thiệu những người nhận giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế 2018 sẽ được trao tặng vào tối thứ Ba. Những người được trao giải thưởng gồm có bà Amal Khalifa Idris Habbani, một nhà báo độc lập người Sudan; Luz Mely Reyes - nhà báo người Venezuela; Anastasiya (Nastya) Stanko - nhà báo và thành viên của phong trào "Ngưng Kiểm Duyệt" của Ukraine; bà Maria Ressa của Phillippines, Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - đồng sáng lập viên Mạng Lưới Blogger Việt Nam. [đọc tiếp]

Thông tin chính thức về chị Lê Thu Hà

21/11/2018 Nguyễn Văn Đài (Facebook Nguyễn Văn Đài) - Từ khi sang Đức chị Lê Thu Hà đã có nguyện vọng trở lại VN. Nhưng lúc ban đầu mọi người và gia đình khuyên nên chị ở lại. Nay chị Hà hoàn toàn tự do để thực hiện nguyện vọng của mình.

Chị đã không nhận giấy thông hành, giấy phép cư trú và giấy phép lao động do chính phủ Đức cấp.

Khi về tới sân bay Nội Bài, chị Hà đã bị an ninh giữ lại và chờ chuyến bay tiếp theo đưa chị Hà trở lại Đức.

Tôi đã nhận được tin chị Hà đã tới Bangkok, Thai Lan.

Hiện nay, khi chị Hà về tới sân bay của Đức sẽ rất phức tạp, vì các giấy tờ chị Hà có đã gần hết hạn.

Anh em bên Đức đang cố gắng can thiệp với các cơ quan hữu quan của Đức về việc của chị Hà.

Chúng tôi sẽ thông báo tới quí vị sau.

Bà Lê Thu Hà, cộng sự LS Đài, về VN không được nhập cảnh

21/11/2018 Ben Ngô (BBC) - Mẹ của bà Lê Thu Hà nói với BBC rằng gia đình bặt tin con gái sau khi bà Hà gọi cho mẹ nói "đang chờ lấy hành lý tại sân bay Nội Bài" vào đêm 20/11 sau chuyến trở về đầy bất ngờ.

Được biết bà Lê Thu Hà vẫn đang giữ hộ chiếu Việt Nam.

Có tin bà Hà không được nhập cảnh và buộc phải xuất cảnh ngay lập tức sang Thái Lan ngay sau khi về Việt Nam.

Tiếp xúc với BBC lúc 4:20 chiều hôm 21/11 giờ Việt Nam, Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết ông bà Thu Hà hiện đang ở Bangkok chờ chuyến bay trở lại Đức. [đọc tiếp]

Tổ chức HRW kêu gọi dừng đàn áp Huỳnh Thục Vy

20/11/2018 (BBC) - Phiên tòa dự kiến diễn ra hôm 22/11 tại Tòa án nhân dân thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk sẽ chuyển sang Hội trường trụ sở Ủy ban nhân dân phường An Bình, thị xã Buôn Hồ và hôm 30/11, theo thông báo của tòa hôm 20/11.

Nếu bị kết án, nhà nữ hoạt động 33 tuổi sẽ phải đối mặt với 3 năm tù giam vì tội "Xúc phạm quốc kỳ" theo Điều 276 thuộc Bộ luật hình sự năm 1999.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền vừa ra thông cáo kêu gọi phía Việt Nam bỏ các cáo buộc hình sự đối với bà Vy. [đọc tiếp]

EU: Nhân quyền Việt Nam tiếp tục tệ hại

16/11/2018 (VOA) - Nghị viện châu Âu lên án hồ sơ nhân quyền Việt Nam tiếp tục tệ hại, kêu gọi Hà Nội trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và khuyến nghị các nước châu Âu tăng cường gây sức ép để Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền.

Nghị viện châu Âu đưa ra yêu cầu này trong nghị quyết 2018/2925(RSP) ra ngày 15/11 về Việt Nam, đặc biệt là tình hình các tù nhân chính trị. [đọc tiếp]

VN lần đầu tiên bị chất vấn ở LHQ về tình trạng ‘tra tấn’, chết trong đồn công an

15/11/2018 Khánh An (VOA) - Vụ tín đồ Hòa Hảo Nguyễn Hữu Tấn và một số trường hợp chết trong đồn công an; các cộng đồng tôn giáo, người thiểu số Hmong bị bắt bớ, tra tấn; và vụ một đạo diễn tố giác bị công an đánh đến chấn thương ở Cần Thơ gần đây là những trường hợp điển hình được nêu ra trong phiên chất vấn của Ủy ban chống tra tấn LHQ đối với Việt Nam trong phiên họp ngày 14/11, bắt đầu cuộc kiểm điểm về việc thực hiện Công ước chống tra tấn của quốc gia thành viên.

“Đây là lần đầu tiên Việt Nam phải giải trình trước Liên Hiệp Quốc về tình trạng tra tấn đang xảy ra tràn lan ở đất nước Việt Nam” [đọc tiếp]

Đà Nẵng cưỡng chế giáo xứ Cồn Dầu, bắt 10 người

15/11/2018 (RFA) - Sáng ngày 15/11/2018, hàng trăm người thuộc lực lượng cưỡng chế của thành phố Đà Nẵng tiến hành cưỡng chế 7 hộ gia đình trong khoảng 100 hộ chưa đồng ý di dời thuộc giáo xứ Cồn Dầu, huyện Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ.

Đây là những hộ gia đình nằm trong khoảng 400 hộ thuộc giáo xứ Cồn Dầu phải giải tỏa để nhường đất cho khu đô thị sinh thái Hòa Xuân được chính quyền Đà Nẵng đề nghị từ năm 2008. Nhiều hộ trong số này đã đồng ý chuyển đi hoặc chạy sang Thái Lan để lánh nạn do bị chính quyền đàn áp sau vụ tranh chấp đất ở nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu với chính quyền hồi năm 2010. [đọc tiếp]

Từ thủ đô Hoa Kỳ, nữ giáo dân Cồn Dầu báo động chính sách đàn áp tôn giáo của Thành Phố Đà Nẵng

13/11/2018 (Mạch Sống) - Tại buổi họp hôm nay của Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Hoa Kỳ với Đại Sứ Lưu Động về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Sam Brownback, Bà Nguyễn Thị Hải được mời trình bày thông tin cập nhật về chính sách của chính quyền Đà Nẵng nhằm xoá sổ Giáo Xứ Cồn Dầu.

Đại diện của các cơ quan và tổ chức hiện diện đã bị “sốc” trước lời chứng của Bà Hải. Họ không ngờ rằng sau nhiều năm án binh bất động do bị quốc tế lên án nặng nề, chính quyền Đà Nẵng nay lại tiếp tục chính sách cướp đất của người dân trong xứ đạo gần 150 năm tuổi này. [đọc tiếp]

Đàn áp, triệt hạ tôn giáo - Tội ác man rợ của nhà cầm quyền cộng sản VN

13/11/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hòa thượng Thích Không Tánh trả lời  phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

43 năm qua từ ngày cưỡng chiếm miền Nam, giới bạo quyền cộng sản Việt Nam không từ bỏ thủ đoạn xảo quyệt nào, trắng trợn thẳng tay đàn áp, triệt hạ các tôn giáo chính thống đã ra đời ở miền Nam trước đó như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Cao Đài, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo, Công giáo.

Đến nay gần như các cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã bị xoa sổ, nhiều nhà thờ, chủng viện của các tôn giáo khác có gần thế kỷ bị đập phá.

Từ Sài Gòn, Hòa thượng Thích Không Tánh đã tố cáo tội ác man rợ của giới bạo quyền cộng sản đàn áp triệt hạ tôn giáo. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Mời tham dự

Hội thảo Nhân Quyền với Luật sư Nguyễn Văn Đài

Thứ bẩy ngày 24.11.2018

tại Stuttgart

[đọc tiếp chi tiết]

Thông báo

NGÀY KHÁNH THÀNH

TƯỢNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM

 Dr. RUPERT NEUDECK: 12/05/2018

[đọc tiếp]

Mời tham dự

Hội thảo Nhân Quyền

27.05.2017

Hội thảo nhân quyền ở Stockholm

(Ảnh của Đinh Ngọc Thu)

CSVN phá nát chùa An Cư ở Đà Nẵng

10/11/2018 (Người Việt) - ĐÀ NẴNG, Việt Nam (NV) – Tin cho hay, chùa An Cư ở quận Sơn Trà hôm 9 Tháng Mười Một đã chịu số phận tương tự chùa Liên Trì hai năm trước: Bị chính quyền cưỡng chế giải tỏa.

Từ nhiều năm nay, ngôi chùa được xây dựng từ giữa thập niên 1990 có khuôn viên chỉ 332 m2 bị coi là “cái gai” trong mắt chính quyền vì đây là cơ sở của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tổ chức tôn giáo độc lập mà CSVN không công nhận.

Vài ngày trước, Luật Sư Võ An Đôn, người đã bị Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam tước thẻ hành nghề, cho biết Thượng Tọa Thích Thiện Phúc đến nhờ ông bảo vệ pháp lý cho nhà chùa nhưng mọi sự có vẻ đã quá trễ. [đọc tiếp]

Tổng Giáo phận Hà Nội phản đối việc chiếm cướp đất nhà thờ tại 29 Phố Nhà Chung

09/11/2018 J.B Nguyễn Hữu Vinh (RFA) - Ngày 05/11/2018, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội đã Đơn Kiến nghị khẩn cấp số VP2018/11CQ do Đức Hồng y Phê rô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Hà Nội và Đức Giám mục Phụ Tá Laurenxo Chu Văn Minh ký tên thay mặt hàng linh mục Tổng Giáo phận Hà Nội và toàn thể giáo dân gửi đến Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và các cơ quan chính quyền Hà Nội phản đối mạnh mẽ việc chính quyền Hà Nội đã ngang nhiên xây dựng trên đất đai và cơ sở của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội. [đọc tiếp]

Dân biểu Thụy Sĩ: ‘Ông Tô Lâm nên trả tự do cho bà Trần Thị Nga’

09/11/2018 (VOA) - Bà Anne Marie Von Arx-Vernon, Dân biểu tiểu bang Geneve của Thụy Sĩ, nói với VOA rằng Bộ Công an Việt Nam nên trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tù nhân lương tâm Trần Thị Nga.

Trong lá thư gởi Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm vào tháng trước, Dân biểu Arx-Vernon đã yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà hoạt động Trần Thị Nga, kêu gọi giới chức trách tôn trọng quy tắc của LHQ  [đọc tiếp]

Tổ chức Mỹ kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Văn Hóa

08/11/2018 (VOA) - Tổ chức Freedom Now và công ty luật toàn cầu Dechert LLP, cả hai đều có trụ sở ở Mỹ, hôm 6/11 đã thay mặt cho anh Nguyễn Văn Hóa gửi kiến nghị đến Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện yêu cầu có hành động ngay lập tức để Việt Nam trả tự do cho anh Hóa.

Nguyễn Văn Hóa là người tường thuật về thảm họa môi trường ở các tỉnh miền Trung do nhà máy thép Formosa xả thải hồi năm 2016, bị chính quyền Việt Nam bắt giữ hồi tháng 1 năm 2017 và sau đó ra tòa vào tháng 11 cùng năm với tội danh ‘Tuyên truyền chống Nhà nước theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Nguyễn Văn Hóa đã bị kết án bảy năm tù cộng với ba năm quản chế. [đọc tiếp]

Tù chính trị Nguyễn Văn Túc bị chuyển trại giam đến Nghệ An

08/11/2018 (RFA) - Tù nhân chính trị Nguyễn Văn Túc, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ, vừa bị chuyển trại vào sáng ngày 8 tháng 11 nhưng gia đình không hề được thông báo.

Thông tin này được bà Bùi Thị Rề, vợ ông Túc đưa lên facebook cá nhân sau khi thăm vào chiều cùng ngày mà không gặp được ông Túc.

Ông Nguyễn Văn Túc bị tuyên y án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế trong phiên phúc thẩm tại Tòa án tỉnh Thái Bình hôm 14/9. [đọc tiếp]

Phái đoàn ngoại giao Mỹ gặp Hội đồng Liên tôn Việt Nam

06/11/2018 (RFA) - Hội đồng Liên tôn Việt Nam vào chiều ngày 5 tháng 11 tại chùa Giác Hoa, Sài Gòn có cuộc gặp với Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ để trình bày về tình hình tôn giáo Việt Nam.

Tin cho biết, về phía Hoa Kỳ có đại diện của Đoàn công tác Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế thuộc Cục Dân chủ, Nhân quyền, Lao động, Bộ Ngoại giao Mỹ gồm ông Khashayar M Ghashyhai – Phó Giám đốc và bà Mariah J Mercer – Trưởng Bộ phận phụ trách Thái Bình Dương và Đông Á. Bên cạnh đó còn có bà Pamela Pontius thuộc Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn. [đọc tiếp]

Từ Đài đến Quỳnh: 2018 khác 2013 như thế nào?

04/11/2018 Phạm Chí Dũng (Người Việt) - Bầu không khí “toàn đảng, toàn quân, toàn dân lập thành tích chào mừng EVFTA” vào năm 2018 đang hâm hấp lên men một thứ mùi rất đặc thù – hệt như chiến dịch “đổi tù chính trị lấy thương mại” để được tham gia vào Hiệp Định TPP trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015.

năm 2013 đã kết thúc với duy nhất trường hợp Phương Uyên được trả tự do, trong khi những nhà hoạt động nhân quyền khác như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần… vẫn nằm nguyên trong nhà tù cộng sản.

Năm năm sau, vào Tháng Mười năm 2018, công an Việt Nam phải trả tự do trước thời hạn tù cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhưng vào lần này Quỳnh bị tống xuất đi Mỹ chứ không được ở lại Việt Nam như trường hợp Phương Uyên trước đó. [đọc tiếp]

Thủ tướng Pháp không tránh né vấn đề nhân quyền với Việt Nam

04/11/2018 Thụy My (RFI) - Pháp không hề tránh né chủ đề nhân quyền với Việt Nam, nhưng đã đề cập riêng với Hà Nội chứ không « bằng con đường báo chí ». Thủ tướng Pháp Edouard Philippe hôm nay 04/11/2018 trong ngày cuối của chuyến công du Việt Nam đã khẳng định như trên.

Theo một nguồn tin ngoại giao, vấn đề nhân quyền đã được đề cập đến « trong khuôn khổ các cuộc hội đàm » giữa thủ tướng Edouard Philippe với các nhà lãnh đạo Việt Nam ngay hôm thứ Sáu 2/11, ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm. Nguồn tin trên cho biết « Chính quyền Việt Nam đã được yêu cầu quan tâm đến một danh sách gồm những trường hợp cá nhân cụ thể ». [đọc tiếp]

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy nhận cáo trạng xúc phạm quốc kỳ VN

02/11/2018 (RFA) - Sáng 2/11, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) thị xã Buôn Hồ tống đạt bản Cáo trạng trong đó quyết định truy tố cô Huỳnh Thục Vy với cáo buộc “Xúc phạm Quốc kỳ” theo điều 276 Bộ luật hình sự cũ năm 1999.

Bản Cáo trạng dài 5 trang của Viện trưởng VKSND thị xã Buôn Hồ kết luận rằng “Do ý thức coi thường pháp luật của Nhà nước và bất đồng với chế độ xã hội Chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo; nên vào khoảng hơn 11 giờ ngày 1/9/2017 tại Tổ dân phố Tân Hà 2, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, bị can Huỳnh Thục Vy đã có hành vi dùng bình sơn xịt mi ni màu trắng, xịt lên 2 lá cờ Tổ quốc là biểu tượng Quốc kỳ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Ủy ban nhân dân phường Thống Nhất cắm hai bên lề đường Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 72 năm ngày Cách mạng tháng tám thành công và ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2017, nhằm mục đích xúc phạm Quốc kỳ, để bày tỏ quan điểm phản kháng chế độ.” [đọc tiếp]

Việt Nam vẫn là nước không có tự do Internet

01/11/2018 (RFA) - Việt Nam tiếp tục là quốc gia bị đánh giá không có tự do trên không gian mạng Internet.

Tổ chức Freedom House vào ngày 1 tháng 11 công bố phúc trình năm 2018  trong lĩnh vực này với đánh giá như vừa nêu về Việt Nam và xếp hạng Hà Nội ở vị trí 76 trên 100 nước. Xếp hạng này không thay đổi so với năm ngoái.

Phúc trình năm nay của Freedom House có tên ‘Tình trạng gia tăng của Chủ nghĩa Toàn Trị Kỹ thuật Số”. Và theo đánh giá thì mạng Internet trên toàn thế giới đang trở nên kém tự do hơn, và do tác động đó bản thân dân chủ bị suy kém đi. [đọc tiếp]

Ân Xá Quốc Tế kêu gọi tân chủ tịch nước VN trả tự do cho Trần Thị Nga

25/10/2018 (RFA) - Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm nay 25/10, phát đi thư ngỏ khẩn cấp kêu gọi mọi người trên thế giới viết thư gửi cho tân Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đề nghị trả tự do cho tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, người mà thân nhân cho biết đang gặp nguy hiểm trong trại giam.

Theo Amnesty International, lãnh đạo trại giam Gia Trung tỉnh Gia Lai gần đây thông báo miệng với gia đình bà Nga rằng bà bị kỷ luật vì “không tuân thủ quy định của trại giam”, trong khi đó không có bất kỳ giấy tờ nào được cung cấp. Kết quả là nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền Trần Thị Nga không được gặp gia đình từ hôm 28/7/2018 và chỉ được gọi về 3 lần trong 3 tháng qua để gặp em trai của bà Nga, mỗi lần 5 phút. [đọc tiếp]

Dân biểu Quốc hội EU: Nhân quyền phải đứng đầu lịch trình!

25/10/2018 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nữ dân biểu Nghị viện châu Âu Jude Kirton-Darling (thuộc đảng Lao Động Anh Quốc), sau khi tham dự buổi điều trần công khai về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) giữa EU và Việt Nam tại Brussels, đã trình bày những nhận định của bà trong bài viết "Liên minh châu Âu (EU) không thể hài lòng với một thỏa hiệp tồi tệ với Việt Nam".

Trong đầu bài viết, DB Kirton-Darling đã đưa Nhân quyền vào đúng vị trí quyết định cho vận mạng EVFTA của nó. Điều này phù hợp với đòi hỏi của 10 vị dân biểu hiện diện trong buổi điều trần  [đọc tiếp]

Mẹ Nấm: “Nếu có quyền lựa chọn, tôi sẽ ở lại Việt Nam”

24/10/2018 (VOA) - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người vừa tới Mỹ sau khi ra khỏi nhà tù Thanh Hóa, nói bà cảm thấy buồn khi nghĩ đến cảnh phải sống lưu vong lúc biết tin sẽ được trả tự do.

Blogger Mẹ Nấm, bút danh của bà Quỳnh, nói với Reuters qua Skype rằng bà biết tin mình sẽ được ra tù trong chuyến thăm của một nhân viên sứ quán Mỹ cách đây vài tháng. Người này cho bà biết rằng bà sẽ được trả tự do để đến sống ở Mỹ.

“Nếu tôi có quyền lựa chọn, tôi sẽ ở lại Việt Nam nhưng tôi có hai đứa con nhỏ nên tôi phải nghĩ về tương lai của chúng,” bà Quỳnh nói từ Houston, Texas, hôm 19/10. [đọc tiếp]

Mục sư Nguyễn Trung Tôn suy kiệt nhưng không được điều trị

23/10/2018 (RFA) - Sức khỏe tù chính trị - Mục sư Nguyễn Trung Tôn được thân nhân nói đang suy kiệt nhưng không được điều trị đầy đủ, đúng bệnh.

Bà Nguyễn Thị Lành, vợ Mục sư Nguyễn Trung Tôn xác nhận với RFA như vừa nêu vào ngày 23/10.

Theo bà Lành, bệnh của Mục sư Tôn nặng không được chữa trị, thuốc gia đình gửi vào bị trại giam trả về. Đơn xin khám chữa bệnh bằng chi phí riêng của gia đình cũng không được lãnh đạo trại giam xem xét giải quyết. [đọc tiếp]

Mai Khôi: Facebook lơ là với tự do ngôn luận tại Việt Nam

20/10/2018 Thanh Hà (RFI) - Trả lời hãng tin Pháp AFP, ca sĩ Mai Khôi cho biết cô trao đổi với các lãnh đạo của Facebook tại San Francisco ngày 19/10/2018 và đã kêu gọi mạng xã hội này cần xem việc bảo vệ tự do ngôn luận cho những người sử dụng tại Việt Nam là một ưu tiên.

Có dịp trao đổi với tập đoàn Facebook, nữ ca sĩ Mai Khôi đánh giá: "Facebook là không gian duy nhất tại Việt Nam mà mọi người có thể trao đổi một cách tự do, bày tỏ chính kiến và tiếp cận thông tin mà không bị kiểm quyệt. Đôi khi đây cũng là không gian giúp tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa. Đó chính là điều khiến chính quyền của chúng tôi lo sợ. Vì thế mà họ tìm cách kiểm soát Facebook". [đọc tiếp]

Ân xá Quốc tế yêu cầu điều tra vụ 11 người dân bị đánh ở núi Nà Ken

19/10/2018 Hoàng Minh (Fb Hoàng Minh) - Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 19 tháng 10 ra thông cáo hối thúc chính quyền Việt Nam mở một cuộc điều tra về vụ việc 11 người Tày bản xứ bao gồm cả phụ nữ và trẻ em bị bảo vệ công ty khai thác đá RK Việt Nam đánh bị thương khi phản đối các hoạt động mà người dân cho là ô nhiễm môi trường này.

Theo thông cáo của Amnesty International, yêu cầu cụ thể được nêu ra là chính quyền Việt Nam cần có các biện pháp cụ thể để đảm bảo rằng, những tác động về môi trường và quyền con người trong việc khai thác đá được đánh giá, giải quyết đúng cách; đồng thời bồi thường công bằng cho bất kỳ đất đai và di sản văn hóa nào bị lấy đi hoặc bị làm hư hại mà không có sự tự nguyện và tán thành của người Tày bản địa. [đọc tiếp]

Hiệp định thương mại với EU có giúp thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam?

19/10/2018 (VOA) - Một trong những điều khoản của Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU, vừa được Ủy ban châu Âu thông qua tại Brussels, đưa ra yêu cầu về thúc đẩy dân chủ và tôn trọng nhân quyền, một vấn đề được cho là đã cản trở tiến trình đàm phán hiệp định này.

Điều 6 của hiệp định này lưu ý: “Có một sự liên kết thể chế và pháp lý giữa Hiệp định Thương mại Tự do và Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU-Việt Nam. Liên kết này cho phép các biện pháp được coi là phù hợp trong trường hợp vi phạm nhân quyền, bao gồm cả biện pháp đình chỉ Hiệp định Thương mại.” [đọc tiếp]

Tòa phúc thẩm y án 20 năm tù đối với nhà hoạt động Lê Đình Lượng

18/10/2018 (RFA) - Nhà hoạt động Lê Đình Lượng bị tòa phúc thẩm giữ y án 20 năm tù và 5 năm quản chế trong phiên xử diễn ra vào sáng ngày 18 tháng 10 tại Nghệ An.

Luật sư Đặng Đình Mạnh thuộc đoàn luật sư TPHCM nhận bào chữa cho ông Lê Đình Lượng tại phiên phúc thẩm trả lời Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại rằng phiên tòa chỉ diễn ra trong khoảng 3 tiếng với lý do là Viện Kiểm sát (VKS) không mặn mà tranh luận và cũng không triệu tập 2 nhân chứng đã phản cung ở phiên sơ thẩm. Lời nói sau cùng của ông Lượng trước khi tòa nghị án đã làm luật sự thực sự rất cảm động: “Việc tôi làm lịch sử sẽ phán xét! Tôi rất vui lòng ở trong lao tù nếu như đất nước tôi lớn lên, có tự do, dân chủ.” [đọc tiếp]

Houston chào đón Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

18/10/2018 (Danlambao) - Chuyến bay EVA-52 cất cánh từ Taipei đã đáp xuống phi trường quốc tế Houston vào lúc 11 giờ khuya. Dù đã muộn, thời tiết trở mùa, mưa phùn lạnh, nhưng đã có khoảng hơn 100 đồng hương Việt Nam đã có mặt để chào đón blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, mẹ và hai con đến Hoa Kỳ sau 2 năm lao tù cộng sản. Đối với Mẹ Nấm thì cuộc hành trình đã bắt đầu vào 6:30 sáng ngày 17.10.2018 từ trại giam số 5 Thanh Hoá, đến thẳng phi trường Nội Bài, quá cảnh 6 giờ tại Taipei và đến Houston 11 giờ khuya. Tổng cộng gần 29 tiếng đồng hồ. [đọc tiếp]

Gia đình Mẹ Nấm đã đặt những bước chân đầu tiên đến Mỹ

18/10/2018 Ngọc Lan (Người Việt) - HOUSTON – Chuyến bay EVA52 mang Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng mẹ và hai người con của cô đáp xuống phi trường IAH ở Houston, Texas lúc 10 giờ 53 phút tối Thứ Tư, 17 Tháng Mười, 2018 (8 giờ 53 tối California). Đông đảo đồng hương, các tổ chức hội đoàn và cơ quan truyền thông quốc gia cũng như địa phương có mặt từ sớm để chào đón gia đình cô dù trời đã khuya và đêm bắt đầu trở lạnh.

Đúng 1 tiếng sau đó, gia đình Mẹ Nấm đã hoàn tất thủ tục hải quan để bước ra ngoài trong tiếng reo hò của mọi người.

Mẹ Nấm nói với đồng hương Houston: “Trong nước tôi đã không làm thinh thì bây giờ chắc chắn tôi cũng không bao giờ làm thinh.” [đọc tiếp]

Giá trị Nhân Quyền trong buổi điều trần về EVFTA ngày 10/10/2018

18/10/2018 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 10/10/2018, Ủy ban INTA (Thương mại quốc tế) của Quốc hội EU đã tổ chức một buổi điều trần công khai về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) giữa EU và Việt Nam. Mục đích để các nhà đàm phán chính cũng như các chuyên gia, các bên liên quan (kinh doanh, nhân quyền, kể cả lao động và môi trường) từ EU và từ Việt Nam, có dịp trình bầy về "Những Lợi ích và những Giá trị" liên quan đến EVFTA.

Các dân biểu hiện diện thu thập tin tức, đặt câu hỏi, phê bình và đưa ra những đòi hỏi sửa đổi. Sau buổi điều trần, họ sẽ trình bày vấn đề cùng những nhận định với những đồng nghiệp trong liên minh chính trị của mình (không phải theo nhóm đại diện cho từng quốc gia), để mọi dân biểu nắm vững mọi khía cạnh trước khi biểu quyết phê chuẩn. Tùy vai trò một dân biểu đang nắm giữ trong liên minh chính trị của mình, nhận định của người này có thể định hình các quyết định bỏ phiếu của toàn nhóm. [đọc tiếp]

Chào mừng Mẹ Nấm

18/10/2018 Từ Thức (tuthuc-paris-blog) - Chúng ta chào mừng Mẹ Nấm ra khỏi nanh vuốt của quỷ. Như nhiều người tù lương tâm khác trước đây, nhưng không phải vì vậy mà nhà tù sẽ vắng hơn. Sẽ có người khác vào thay : VN là nhà tù chính trị lớn thứ 2 sau Trung Cộng.

Nhà tù cũng sẽ không bớt man rợ hơn, khi còn cái chế độ bệnh hoạn, tìm cái vui trong việc hành hạ, nhục mạ anh em đồng bào , mặc dù những tù nhân đó tranh đấu cho chính họ, cho họ khỏi trở thành nô lệ, khỏi trở thành súc vật.

Chuyện bắt người dân, bỏ tù người dân, rồi ‘’ ân xá ‘’, rồi trục xuất tùy hứng, cho thấy bộ mặt trộm cướp của một xã hội không xứng đáng là một quốc gia. [đọc tiếp]

Trả tự do Mẹ Nấm và tuyên án tù Nguyễn Đình Thành

18/10/2018 Ngọc Nga Nguyên chuyển ngữ / TIME (VNTB) - Việt Nam đã trả tự do cho một blogger nổi tiếng sau hai năm tù giam. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được gọi là “Nấm Mẹ”, bị bắt vào tháng 10 năm 2016 và bị kết án 10 năm tù vì cáo buộc chống lại chính phủ Cộng sản. Mẹ Nấm là một nhà hoạt động nổi tiếng, người viết về nhân quyền và ô nhiễm công nghiệp (Formosa), người đã thu hút sự ủng hộ từ một số chính phủ phương Tây và các nhóm nhân quyền quốc tế. Bạn bè của blogger 39 tuổi nói rằng cô đến Mỹ với mẹ và hai đứa con

Trong khi đó, một tòa án ở Bình Dương đã kết án một nhà hoạt động đến 7 năm tù hôm thứ Tư, vì tội ấn hành hơn 3.300 tờ rơi với nội dung kêu gọi công nhân phản đối luật về đặc khu. Nguyễn Đình Thành, 27 tuổi, đã bị kết tội tuyên truyền chống nhà nước trong phiên tòa kéo dài một ngày. [đọc tiếp]

Quốc Tế lên tiếng về việc Mẹ Nấm được trả tự do, cảnh báo về tình trạng đàn áp nhân quyền

17/10/2018 (RFA) - Trước tin tù nhân lương tâm Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được tự do và cùng thân nhân đi Hoa Kỳ, tổ chức Ân Xá Quốc Tế và Human Rights Watch đồng loạt lên tiếng, gọi đây là một tin vui cho tù nhân lương tâm này, nhưng đồng thời cảnh báo về phương thức đàn áp và trả tự do cho các tiếng nói đối lập của chính quyền Việt Nam.

Ân Xá Quốc Tế ra thông cáo cho rằng đây là tin vui nhưng cũng coi đây là điều nhắc nhở mọi người về tình trạng bỏ tù hằng loạt những tiếng nói chỉ trích ôn hòa khác tại Việt Nam.

Ông Nicholas Bequelin, Giám Đốc Khu Vực Đông và Đông Nam Á, nói rõ là tin vui đến sau hai năm Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chịu tù tội cũng cần là một nhắc nhở về thành tích ngày càng tồi tệ của Hà Nội khi cho bỏ tù những ai dám chỉ trích chế độ. Cũng theo ông Nicholas Bequelin thì dù nay Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không còn bị giam tù nữa; nhưng cô bị lưu vong [đọc tiếp]

Blogger Mẹ Nấm và gia đình rời Việt Nam đi Mỹ

17/10/2018 (VOA) - Blogger bất đồng chính kiến Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, và gia đình đã rời sân bay Nội Bài ở Hà Nội trưa hôm 17/10 để đến bang Texas, Hoa Kỳ.

Nhà báo Võ Văn Tạo đã xác nhận thông tin trên tại nơi cư ngụ của mẹ và hai con của nữ blogger ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa và cho VOA biết rằng bà Nguyễn Thị Tuyết Lan và hai con nhỏ của Mẹ Nấm đã rời nhà hôm Chủ Nhật 14/10 và sáng hôm thứ Tư 17/10, họ và nữ blogger đã gặp nhau trên máy bay.

Từ Sài Gòn, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng viết: “Người được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh 'Người phụ nữ can đảm thế giới' Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bước ra khỏi nhà tù cộng sản, bỏ lại bản án tù giam 10 năm.” [đọc tiếp]

Việt Nam hãy hủy bản án 20 năm đối với nhà hoạt động Lê Đình Lượng

17/10/2018 (RFA) - Human Rights Watch vào ngày 17 tháng 10 cũng ra thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam hủy bỏ bản án hà khắc 20 năm đối với nhà hoạt động dân chủ và môi trường Lê Đình Lượng.

Kêu gọi của Human Rights Watch được đưa ra một ngày trước phiên phúc thẩm dự kiến đối với ông này sẽ diễn ra vào ngày 18 tháng 10 tại Nghệ An.

Phó giám đốc Văn Phòng Châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói rõ bản án 20 năm tù mà tòa sơ thẩm tuyên cho ông Lê Đình Lượng là một trong những bản án hà khắc nhất trong quá trình đàn áp của Việt Nam đối với những nhà hoạt động ôn hòa. [đọc tiếp]

Lời cầu nguyện cho người Thượng bị lãng quên của Việt Nam

15/10/2018 Dan Southerland, Asia Times 13/10/2018 (Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền) - Sự đàn áp của chế độ cộng sản đối với các dân tộc thiểu số ủng hộ Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam phần lớn là vô hình nhưng đang bắt đầu được đưa ra ánh sáng.

Người Thượng, là đồng minh trung thành nhất của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, hiện đang bị lãng quên và chỉ đơn giản là cố gắng sống sót vì bị đàn áp. Cuộc sống của họ bị chi phối bởi sắc dân Kinh, những người đã chiếm lấy vùng đất tổ tiên của họ.

Trong nhiều trường hợp, những người mới đến cướp đất của người Thượng bản địa mà không chịu bồi thường. Những kẻ này nhanh chóng chiếm đa số ở khu vực. [đọc tiếp]

CPJ phản đối bản án đối với nhà báo công dân Đỗ Công Đương

15/10/2018 (RFA) - Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả- CPJ vào ngày 15 tháng 10 ra thông cáo lên án  cơ quan chức năng Việt Nam tuyên lần thứ hai mức án 5 năm tù đối với nhà báo công dân Đỗ Công Đương. CPJ đồng thời mạnh mẽ lặp lại kêu gọi chính phủ Hà Nội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện đối với ông này.

Thông cáo của CPJ phát đi ngày 15 tháng 10 với nội dung vừa nêu và nhắc lại phiên xử diễn ra chỉ nửa ngày vào hôm 12 tháng 10 tại tỉnh Bắc Ninh. Tòa tuyên án ông Đỗ Công Đương 5 năm tù giam với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’ theo điều 133, Bộ Luật Hình Sự sửa đổi năm 2015 của Việt Nam. Chưa rõ ông Đỗ Công Đương có kháng cáo bản án thứ hai này đối với bản thân ông hay chưa. [đọc tiếp]

Có EVFTA sẽ có nhân quyền?

14/10/2018 (VNTB) - Những năm gần đây, kể từ khi xã hội dân sự (XHDS) ở Việt Nam (VN) phát triển mạnh, có một thông lệ, mỗi khi chuẩn bị ký kết hiệp định thương mại với VN, các khối quốc gia thành viên thường tổ chức tham khảo ý kiến của các tổ chức XHDS ở VN.

ngày 10/10/2018, Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện châu Âu tổ chức buổi điều trần mở về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định Bảo vệ Đầu tư (IPA) giữa EU và VN tại Brussells (Bỉ). Việc mời Tiến sĩ Nguyễn Quang A tham dự, được coi là chuyên gia nhân quyền, đại diện cho tác tổ chức XHDS ở VN nằm trong thông lệ nói trên.

Mong muốn của các tổ chức XHDS là nhân quyền. Tuy nhiên, để có nhân quyền, tư duy của mỗi người có khác nhau. [đọc tiếp]

Những kinh nghiệm từ lần đầu tham gia vận động Nghị viện Âu châu

12/10/2018 Luật sư Nguyễn Văn Đài (RFA-Blog) - Tôi được anh Trịnh Hội cùng với Voice Europe, Human Rights Watch, Frontlines Defender giúp đỡ để có thể tham gia các buổi vận động với các nhóm Nghị sĩ của Nghị viện EU trước khi phiên điều trần của Ủy ban Thương mại EU diễn ra.

Đây là lần đầu tiên tham gia vận động nên gặp một số bỡ ngỡ ban đầu. Nhưng qua cuộc vận động này, và khi tìm hiểu về Nghị viện EU, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm quí báu. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình và mong tất cả mọi người cùng hưởng ứng tham gia vì một nước Việt Nam dân chủ đa đảng và các quyền con người được tôn trọng. [đọc tiếp]

TNLT Đinh Nguyên Kha: được tự do và mang trong mình nhiều bệnh tật

12/10/2018 Tâm Don (VNTB) - Vào sáng ngày 11-10-2018, tại thành phố Tân An, tỉnh Long An, chính quyền đã tiến hành trả tự do cho tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha sau 6 năm giam giữ.

Trao đổi nhanh với VNTB, tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha cho biết, trong 6 năm ở trong tù, anh được chăm sóc y tế ở mức căn bản, điều kiện ăn uống cũng không đến nỗi tệ, và anh không bị tra tấn. Tuy nhiên sức khỏe anh không được tốt, vì lẽ đó, phía trại giam đã đưa anh về Long An bằng xe cấp cứu. Bác sĩ Hồ Hải, một tù nhân lương tâm ở cùng trại tù với Đinh Nguyên Kha, đã khuyên anh sau khi ra tù phải cấp tốc đi khám tổng quát. [đọc tiếp]

Nhân quyền Việt Nam lại được đề cập tại Nghị viện Châu Âu

12/10/2018 (RFA) - Ngày 10/10 vừa qua, tại số 100 place Luxembourg , Bruxelles, Nghị Viện Âu Châu đã tổ chức cuộc điều trần về đề tài Những Lợi Ích và Giá Trị của Hiệp Định Thương Mại Tư Do giữa Việt Nam và Liên Âu (gọi tắt là EV FTA). Nội dung buổi điều trần được nhắm đến 3 vần đề chính: Lao động, Nhân quyền và Môi trường.

Buổi điều trần có sự tham gia của đại diện Ủy ban Thương Mại Âu Châu là bà Helena Konig và ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương. Các chuyện gia được mời gồm có ông Nicolas Audier, đại diện Phòng Thương Mại Âu châu tại Việt Nam, bà Karen Curtis, đại diện cho Tổ chức Lao Động Quốc Tế (ILO), đại diện Liên Hiệp quốc về môi trường, bà Anja von Moltke, cố vấn kinh doanh của Âu châu, bà Eleonora Catella và đặc biệc, từ Việt Nam có ông Nguyễn Quang A, nhà hoạt động Nhân quyền. [đọc tiếp]

Nhà báo độc lập Đỗ Công Đương bị tuyên thêm 5 năm tù giam

12/10/2018 (RFA) - Nhà báo độc lập Đỗ Công Đương ở Từ Sơn, Bắc Ninh vào sáng ngày 12 tháng 10 bị tòa tỉnh Bắc Ninh tuyên án 5 năm tù giam với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo điều 331 - Bộ luật hình sự 2015.

Và tương tự tại phiên tòa xử ông vào ngày 17 tháng 9 với cáo buộc “Gây rối trật tự công cộng”, ông Đỗ Công Dương nói rõ ông đấu tranh chống bất công và nguyên văn lời ông Đương tại tòa được luật sư thuật lại là ‘mong là trời xanh có mắt trừng phạt những kẻ gây ra oan sai cho xã hội này và công lý sẽ được thực thi’.”

Như vậy, nếu tính cả bản án vào ngày 17/9, ông Đỗ Công Đương bị tuyên tổng cộng 2 bản án với 9 năm tù giam. [đọc tiếp]

Hòa thượng Thích Không Tánh: “Mọi diễn biến đều là duyên”

12/10/2018 Tuấn Khanh (RFA) - Tin về việc Hòa Thượng Thích Quảng Độ lên tàu về Thái Bình, an dưỡng nơi quê cũ của ngài đã dấy lên nhiều điều bàn tán trong công chúng. Nơi lưu trú của Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện (số 90 Trần Huy Liệu) đã từ chối, sập cửa với ngài từ 15/9/2018, theo quyết định của trụ trì Thích Thanh Minh, mà theo nhiều người mô tả là “vội vã và tàn nhẫn”.

Để nói thêm về chuyện này, Hòa Thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, Sài Gòn (đã bị cưỡng chế đập bỏ) dành ít thời gian cho nội dung dưới đây. [đọc tiếp]

Hoa Kỳ lên tiếng vụ 5 thành viên ‘Liên minh Dân tộc VN’ bị xử 57 năm tù

09/10/2018 (VOA) - Hôm 09/10, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội lên tiếng bày tỏ quan ngại về việc chính quyền Việt Nam xử phạt các nhà hoạt động thuộc “Liên minh Dân tộc Việt Nam” hôm 05/10.

Tuyên bố của Đại sứ quán Hòa Kỳ viết: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước việc Việt Nam kết án năm nhà hoạt động Việt Nam, trong đó có ông Lưu Văn Vịnh và ông Nguyễn Văn Đức Độ, với án tù từ 8 đến 15 năm với cáo buộc mơ hồ ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.’

Bản tuyên bố nhấn mạnh: “Chúng tôi cũng hối thúc chính phủ Việt Nam đảm bảo hành động và luật pháp của mình, trong đó có Luật Hình sự, nhất quán với những điều khoản trong Hiến pháp Việt Nam cũng như những nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam.” [đọc tiếp]

Hoà Thượng Thích Quảng Độ bị đuổi khỏi Thanh Minh Thiền Viện

07/10/2018 (RFA) - Dưới áp lực chính trị, Hoà Thượng Thích Quảng Độ, đức Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (PGVNTN) đã bị trục xuất khỏi Thanh Minh Thiền Viện ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 15/9 vừa qua, nơi ngài đã tá túc hàng chục năm qua sau khi ra tù vào năm 1998, theo thông tin từ Phòng thông tin Phật giáo Quốc tế của Giáo hội PGVNTN.

Ông Võ Văn Ái, người phát ngôn của Giáo hội hôm 7/10 cho Đài Á Châu Tự Do biết, kể từ khi bị đuổi khỏi Thanh Minh Thiền Viện, đức Tăng Thống đã phải rày đây mai đó và cuối cùng vào ngày 5/10, ngài đã quyết định rời Sài Gòn về quê quán của mình ở Thái Bình. [đọc tiếp]

Việt Nam: Hãy chấm dứt đàn áp các nhà hoạt động

03/10/2018 (Human Rights Watch) - (New York) – Các thành viên của Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết bị đưa ra xử.

Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam nên hủy bỏ mọi cáo buộc có động cơ chính trị đối với năm nhà vận động dân chủ là thành viên một nhóm chính trị muốn thách thức vị thế độc quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính quyền nên thả họ ngay lập tức và vô điều kiện.

Chính quyền đã bắt giữ năm người nói trên – Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, Phan Trung, Từ Công Nghĩa và Nguyễn Quốc Hoàn – từ tháng Mười một năm 2016 vì cho rằng họ đã tham gia Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết, một nhóm chính trị độc lập. [đọc tiếp]

Thông cáo Báo chí của Chiến dịch NOW!

01/10/2018 Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ (Mach Song Media) - Con số mới nhất: Việt Nam đang giam giữ 246 tù nhân lương tâm.

Theo Chiến Dịch NOW! Campaign, một chương trình có sự tham gia của 14 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam và quốc tế, chính phủ Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 246 tù nhân lương tâm trong tù hoặc trong điều kiện tương tự, so với 165 vào tháng 11 năm 2017, khi chiến dịch được khởi xướng. Với con số tù nhân lương tâm hiện nay, Việt Nam là nước đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về số lượng người hoạt động bị giam cầm, sau Myanmar.

Trong chín tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã bắt giữ 24 người hoạt động nhân quyền, và kết án 33 người hoạt động với tổng cộng mức án 225.5 năm tù và 56 năm quản chế. [đọc tiếp]

9 người thuộc nhóm Hiến Pháp bị an ninh bắt vào đầu tháng 9

28/09/2018 (RFA) - An ninh Việt Nam bắt giữ 9 thành viên của 1 nhóm có tên ‘Hiến Pháp’ vào đầu tháng 9 vừa qua. Mục tiêu nhằm ngăn chặn các cuộc biểu tình tự phát xảy ra khi mà tình trạng bất mãn đang ngày càng tăng trong xã hội.

Nhóm Vietnam Human Rights Defenders hôm 24 tháng 9 dẫn lời bà Nguyễn Uyên Thuỳ, một trong 18 thành viên của nhóm Hiến Pháp, như vừa nêu. [đọc tiếp]

28/9: Ngày Quyền Biết Quốc tế

26/09/2018 NguyenTrangNhung (blog rfavietnam) - Ngày 28/9/2002, tại Sofia, Bulgaria, các tổ chức vì tự do thông tin từ 15 quốc gia[1] cùng một số tổ chức quốc tế đã tạo ra một mạng lưới với tên gọi Người ủng hộ Tự do Thông tin (Freedom Of Information Advocates – FOIA) với mục đích thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin và quản trị mở, minh bạch. FOIA đã đề xuất ngày này là Ngày Quyền Biết Quốc tế (International Right to Know Day) nhằm biểu trưng cho phong trào toàn cầu vì quyền tiếp cận thông tin.[2]

Ngày nay, FOIA có hơn 200 tổ chức và nhóm dân sự từ khắp nơi trên thế giới trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và thực hiện các sáng kiến để nâng cao các tiêu chuẩn về tự do thông tin. [đọc tiếp]

Thêm 15 người bị phạt tù vì ‘tham gia bạo động’ tại Bình Thuận

26/09/2018 (VOA) - Hôm 26/9, một tòa án ở tỉnh Bình Thuận đã tuyên phạt mức án gần 50 năm tù đối với 15 người với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’ do tham gia vào đợt biểu tình phản đối dự luật Đặc khu và Luật An ninh Mạng vào tháng 6, theo hãng tin Reuters.

Theo cáo trạng, sáng 11/6, có rất đông người dân tham gia tụ tập tại khu vực cầu Nam trên Quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình buộc chính quyền tỉnh đã điều động khoảng 300 công an đến để giải tán đám đông. [đọc tiếp]

Di sản nhân quyền ‘đáng xấu hổ’ của ông Trần Đại Quang

25/09/2018 (VOA) - Giới tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền trong và ngoài nước đều có chung nhận định, rằng những vụ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam được ghi nhận là tồi tệ nhất trong thời gian ông Trần Đại Quang làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh từ năm 2000 cho đến khi ông rời chức Bộ trưởng Bộ Công An và Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên vào năm 2016.

Nhà báo độc lập Sương Quỳnh ở Sài Gòn nói với VOA rằng ông Quang đã để lại một ‘di sản nhân quyền đáng xấu hổ” kể từ khi ông nhận chức Bộ trưởng Bộ Công an vào năm 2011. [đọc tiếp]

2 người ở Cần Thơ bị tuyên án tù vì ‘nói xấu lãnh tụ’

23/09/2018 (VOA) - Hai người dùng Facebook ở thành phố Cần Thơ hôm thứ Bảy bị tuyên án tù vì đăng tải những bài viết bị cho là nói xấu lãnh tụ và xuyên tạc đường lối của Đảng và Nhà nước, báo chí trong nước đưa tin, giữa lúc Việt Nam tăng cường trấn áp quan điểm bất đồng chính kiến trên mạng.

Tòa án ở Cần Thơ tuyên phạt Nguyễn Hồng Nguyên, 38 tuổi, và Trương Đình Khang, 26 tuổi, hai năm tù giam và một năm tù giam tương ứng về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.” [đọc tiếp]

Thêm 2 người lãnh án, 10 người bị điều tra vì biểu tình chống Luật Đặc khu

20/09/2018 (VOA) - Một tòa án ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, hôm 18/9 tuyên án tù hai người vì tham gia biểu tình chống Luật Đặc khu hồi tháng 6.

Ông Tạ Thành Duy, 47 tuổi, và ông Nguyễn Văn Ý, 32 tuổi, bị tuyên cùng mức án 1 năm 3 tháng tù giam về tội “gây rối trật tự công cộng” khi tham gia cuộc biểu tình diễn ra ở Nha Trang vào ngày 10/6.

Ngoài hai người này, Công an tỉnh Khánh Hòa hiện đang “củng cố hồ sơ” để xử lý thêm 10 người biểu tình khác về tội danh tương tự, theo báo Khánh Hòa Online. [đọc tiếp]

CPJ lên án Việt Nam bỏ tù nhà báo phanh phui các vụ cưỡng chế đất

20/09/2018 (VOA) - Ủy Ban Bảo vệ Ký giả hôm 19/9 nói họ kịch liện lên án việc Việt Nam kết án nhà báo Đỗ Công Đương và kêu gọi chính quyền Hà Nội ngay lập tức thả ông một cách vô điều kiện.

Ông Đương, một người làm truyền thông độc lập, bị tuyên án 4 năm tù giam vì tội “gây rối trật tự công cộng” hôm 17/9 theo điều 318 của Bộ Luật Hình sự.

Ông Đương, 54 tuổi, bị bắt hôm 24/1 sau khi ghi hình một cuộc cưỡng chế đất ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, theo thông tin được đưa ra tại tòa án hôm 17/9. [đọc tiếp]

Cản trở công dân xuất cảnh - Một hành vi lạm quyền của công an

20/09/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tiến sĩ Nguyễn Quang A trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Trong thời gian vừa qua. Môt số công dân có việc ra nươc ngoài đã bị công an cửa khẩu cản trở khi làm thủ tục xuất canh với những lý do rất mơ hồ xoay quanh 2 từ “an ninh:”

Hành vi lạm quyền đó của công an đã lại xảy ra đối với Tiến sĩ Nguyên Quang A sáng 18/9/2018,khi ông trên đường đến sân bay Nội Bài để xuất cảnh đi Úc châu.

Từ Hà Nội, Tiến Nguyễn Quang A đã kể lại  với nhà báo Trần Quang Thành về sự cố này như sau :

Thêm một người "chống phá nhà nước Việt Nam’ nhận án tù nặng nề

19/09/2018 (VOA) - Một nhà giáo về hưu bị tòa án Việt Nam tuyên 14 năm tù giam vì tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự hôm 19/9.

Bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam cho biết ông Đào Quang Thực, 58 tuổi, nhận bản án này tại phiên tòa sơ thẩm của tòa án Nhân dân tỉnh Hòa Bình sau khi “thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.”

Theo cáo trạng tuyên tại tòa, nhằm thực hiện hành vi hoạt động chống phá nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, ông Thực đã “sử dụng hai tài khoản Facebook và hộp thư điện tử để liên lạc, móc nối với các đối tượng phản động trong và ngoài nước; đồng thời đăng tải nhiều bài viết và bài chia sẻ, bình luận có nội dung phản động.” [đọc tiếp]

Việt Nam bị tố cáo vi phạm nhân quyền tại kỳ họp lần thứ 39 của Hội đồng Nhân quyền LHQ

19/09/2018 (RFA) - Hai tổ chức Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) và Hành động Chung cho Nhân quyền (AEDH) lên tiếng cáo buộc Chính phủ Hà Nội ngăn cản tự do ngôn luận, lập hội, biểu tình, tự do tôn giáo và phúc trình dối gạt Liên Hiệp Quốc (LHQ) về thực tế vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Tại khóa họp lần thứ 39 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, vào chiều ngày 18 tháng 9, đại diện cho VCHR và AEDH, ông Võ Văn Ái tố cáo nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền người Việt cũng như người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, qua trường hợp bà Debbie Stothard-Tổng Thư ký Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền (FIDH) bị Hà Nội cấm nhập cảnh khi bà đến tham dự Diễn Đàn Kinh tế Thế giới về Đông Nam Á 2018 vào ngày 9 tháng 9 vừa qua. [đọc tiếp]

Thêm 2 người bị kết án, 9 người bị bắt vì tham gia biểu tình

19/09/2018 (RFA) - Tòa án Nhân dân Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ngày 19 tháng 9 đưa ra xét xử hai người tham gia biểu tình phản đối dự luật đặc khu và an ninh mạng hôm 10/6 vừa qua.

Hai người bị ra tòa là Nguyễn Văn Ý, 32 tuổi và Tạ Thành Duy, 47 tuổi; mỗi người bị tuyên phạt 15 tháng tù với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’.

Cũng tin liên quan, Công an tỉnh Bình Thuận ngày 19 tháng 9 đã khởi tố bị can, bắt giam thêm 9 người cũng với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản’ xảy ra tại trụ sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Phan Rí, huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận vào hôm 10 và 11 tháng 6 vừa qua. Ngoài ra, Bình Thuận còn cho truy nã ông Dương Văn Ngoan, 41 tuổi, cư trú tại huyện Tuy Phong cũng vì hành vi tương tự. [đọc tiếp]

Việc tống xuất Tổng Thư ký FIDH, bà Debbie Stothard bị phản đối trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

19/09/2018 Ỷ Lan (RFA) - Hôm thứ ba, 18.9, phát biểu tại điểm 4 khoá họp lần thứ 39 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Điện Quốc Liên ở Genève, ông Võ Văn Ái Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) tố cáo Nhà cầm quyền Hà Nội vi phạm các tự do ngôn luận, lập hội, biểu tình và tự do tôn giáo, đàn áp Gia Đình Phật tử Việt Nam tại Huế, cũng như Dự thảo Phúc trình UPR đã dối gạt LHQ về tình hình khủng bố nhân quyền tại Việt Nam. Đặc biệt những bạo hành mà Nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp các nhà hoạt động bảo vệ Nhân quyền người Việt cũng như ngoại quốc nhập cảnh Việt Nam.

Để rõ hơn sự vụ tống xuất Tổng Thư ký FIDH, chúng tôi phỏng vấn bà Debbie Stothart [đọc tiếp]

32 nghị sĩ EU đòi VN cải thiện nhân quyền trước khi thông qua EVFTA

18/09/2018 (VOA) - Một nhóm nghị sĩ Liên hiệp châu Âu mới đây đã gửi một bức thư chung đến hai lãnh đạo của khối, đề nghị họ “thúc đẩy để có tiến bộ mạnh mẽ về nhân quyền ở Việt Nam” trước khi phê chuẩn Hiệp định Tự do Thương mại EU-Việt Nam (EVFTA).

Bức thư của 32 nghị sĩ đề ngày 17/9, được gửi đến Đại diện Cấp cao đặc trách chính sách Đối Ngoại và An ninh của EU, bà Federica Mogherini, và Ủy viên Thương mại của EU, bà Cecilia Malmstrom. [đọc tiếp]

Phóng viên Không Biên giới lên tiếng về trường hợp blogger Ngô Văn Dũng mất tích

18/09/2018 (RFA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), vào ngày 18 tháng 9 ra thông cáo kêu gọi Việt Nam phải phóng thích ngay lập tức ông Ngô Văn Dũng, một blogger và nhà báo công dân Việt Nam bị mất tích kể từ khi bị bắt trên đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh cách đây hai tuần.

Theo thông cáo được đưa ra, nhờ thông báo của những người chứng kiến vụ bắt giữ xảy ra vào sáng ngày 4 tháng 9, gia đình của ông Ngô Văn Dũng đã cố gắng liên lạc với ông qua số điện thoại di động nhưng chỉ nhận được tin nhắn rằng ông bị giam giữ tại Công an Phường Bến Nghé, Thành phố Hồ Chí Minh. [đọc tiếp]

Đại sứ Úc gặp gia đình tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức

18/09/2018 (RFA) - Đại sứ Úc tại Việt Nam Craig Chittick hôm 18 tháng 9 đã có thư trả lời cho ba dân biểu Liên Bang Úc về trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án tù 16 năm với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" tại trại giam số 6, Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và cho biết đã lên tiếng cho trường hợp của ông này trong đối thoại nhân quyền Việt – Úc 2018 diễn ra vào ngày 28/8 vừa qua.

Đại sứ Úc tại Việt Nam Craig Chittick cũng cho biết đã gặp gia đình của Tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức hôm 17/9 tại Hà Nội, và được gia đình cho biết đã thăm ông Thức trước đó một ngày, và hiện ông Thức đã ngưng tuyệt thực. [đọc tiếp]

Phúc thẩm Nguyễn Văn Túc: ‘Bản lĩnh, không xin xỏ’

18/09/2018 (BBC) - Phiên tòa phúc thẩm tại Hà Nội hôm 14/9 tuyên y án sơ thẩm 13 năm tù giam, 5 năm quản chế cho bị cáo Nguyễn Văn Túc, vì tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79, của Bộ luật Hình sự Việt Nam. Một số tổ chức nước ngoài như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) gọi ông Túc là nhà hoạt động nhân quyền, kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông.

Ông Túc là một người "rất bản lĩnh," luật sư Ngô Anh Tuấn nói. "Đây là bản án thái độ, tức thái độ của bị cáo sẽ đồng hành với bản án của họ." [đọc tiếp]

Ông Trần Huỳnh Duy Thức dừng tuyệt thực, gia đình tri ân người ủng hộ

17/09/2018 (VOA) - Tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án 16 năm tù vì tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, vừa ngừng cuộc tuyệt thực kéo dài tới 33 ngày vào hôm 16/9, theo thông tin từ gia đình ông Thức.

Ông Thức, 52 tuổi, bị kết án từ năm 2010, đã bắt đầu tuyệt thực hồi tháng 8 để đòi chính quyền phải “thượng tôn pháp luật” và trả tự do cho ông theo Bộ luật Hình sự mới.

“Anh Thức đã có tuyên bố sẽ ngưng tuyệt thực từ ngày hôm qua [16/9], sau khi anh nghe được ý kiến của gia đình, thông tin của gia đình, cũng như nguyện vọng của gia đình và mọi người là cần anh phải ngưng tuyệt thực”. [đọc tiếp]

Các vụ vi phạm nhân quyền của Việt Nam gây rủi ro cho thỏa thuận thương mại với Liên hiệp Châu Âu

17/09/2018 Claudio Francavilla (HRW) - Các nỗ lực của Liên minh Châu Âu (EU) nhằm đạt được quyết định thông qua nhanh gọn một thỏa thuận thương mại với Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng vì hồ sơ nhân quyền yếu kém của Việt Nam.

Trong một bức công văn đứng tên chung được gửi đi vào tuần này, 32 thành viên của Nghị viện Châu Âu (MEP) nêu một loạt quan ngại “nặng nề” về nhân quyền, bao gồm việc giam giữ những người bất đồng chính kiến, cản trở tự do ngôn luận và tự do lập hội, thiếu tự do báo chí và truyền thông, và kiểm duyệt mạng internet. Các Nghị viên Châu Âu cảnh báo rằng nếu tình hình không được cải thiện, họ “sẽ khó lòng” phê duyệt chung cuộc thỏa thuận thương mại nói trên – là bước cần thiết để thỏa thuận đó có hiệu lực. [đọc tiếp]

SOS : Tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức tiếp tục tuyệt thực

15/09/2018 LS Lê Công Định (Tiếng Dân Việt Media) - Lúc 2 giờ chiều nay (Thứ Bảy 15/9/2018) gia đình anh Thức vào thăm anh theo định kỳ. Sau khi làm thủ tục, đến 2 giờ 45 cuộc gặp bắt đầu.

Anh Thức trông gầy yếu và mệt mỏi, nhưng thần sắc vẫn tốt. Khi gia đình bắt đầu nói chuyện, thì một quản giáo tên Trần Duy Phong (tuy không đeo bảng tên nhưng anh Thức biết mặt) yêu cầu anh Thức và gia đình chỉ được hỏi thăm nhau, mà không nói chuyện liên quan đến tình hình bên ngoài.

Anh Thức phản đối sự cấm đoán phi lý đó và đề nghị dẫn chiếu luật nào quy định sự cấm như vậy và đòi hỏi phải giải thích thế nào là "hỏi thăm" cũng như thế nào là "chuyện liên quan đến tình hình bên ngoài". [đọc tiếp]

Ông Nguyễn Văn Túc: xin phúc thẩm nhưng không mong giảm án

14/09/2018 (RFA) - Ông Nguyễn Văn Túc, thành viên Hội Anh em Dân chủ, bị tuyên y án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế trong phiên phúc thẩm tại Tòa án tỉnh Thái Bình hôm 14/9.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của ông Túc, đồng thời giữ nguyên bản án và cáo buộc ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo Khoản 1, Điều 79, Bộ luật Hình sự 1999 tại phiên sơ thẩm đối với ông này.

Bà Bùi Thị Rề, vợ của ông Túc, có mặt tại phiên xử phúc thẩm hôm 14/9. Bà nói với chúng tôi điều mà chồng bà khẳng định tại phiên tòa khi bị Hội đồng xét xử chất vấn liên quan đến Hội Anh em Dân chủ.

“Tôi có vào hội dân chủ, nhưng tôi vào hội này là để đòi đa nguyên đa đảng, đòi công bằng lẽ phải cho dân, cho đất nước chứ tôi không lật đổ chính quyền.” [đọc tiếp]

Khởi tố ông Huỳnh Trương Ca tội phát tán tài liệu chống phá Nhà nước

14/09/2018 (RFA) - Công an tỉnh Đồng Tháp ngày 14 tháng 9 đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Huỳnh Trương Ca, trú tại huyện Hồng Ngự, với cáo buộc tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước VN”.

Theo Công an Đồng Tháp, ông Huỳnh Trương Ca đã tăng tải những video lên mạng xã hội có nội dung bịa đặt, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, chính sách pháp luật và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Ngoài ra ông Ca còn được nói là kêu gọi, kích động người dân biểu tình chống chế độ. [đọc tiếp]

HRW kêu gọi Việt Nam hủy bỏ án tù nặng nề đối với nhà hoạt động

14/09/2018 (VOA) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) hôm 12/9 kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hủy bản án đối với nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Văn Túc và lập tức phóng thích ông vô điều kiện.

Human Rights Watch cho rằng bản án dành cho ông Túc mang động cơ chính trị. Tòa phúc thẩm sẽ mở phiên xét xử nhà hoạt động này tại tỉnh Thái Bình vào ngày 14/9. [đọc tiếp]

Tuyệt Thực: Cuộc Chiến Giữa Tù Nhân Lương Tâm Và Bạo Chúa Cộng Sản

13/09/2018 Luật sư Nguyễn Văn Đài (RFA Blog) - Trong chế độ bạo chúa cộng sản Việt Nam, khi họ tiến hành đàn áp những người đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền bằng hình thức bắt giam cầm tù. Ngoài mục đích tước đoạt tự do của người đấu tranh, chúng còn mong muốn thực hiện một âm ưu độc ác và tàn bạo đó là tước đoạt sức khoẻ về thể chất và tinh thần của những người đó.

Trong lao tù của bạo chúa cộng sản, mọi tù nhân lương tâm đều bị chúng đối xử bất công và bạo ngược. Lựa chọn hình thức đấu tranh để đòi công bằng là quyền của mỗi tù nhân lương tâm.

Nhưng “tuyệt thực” là một cuộc chiến không cân sức giữa tù nhân lương tâm và bạo chúa cộng sản Việt Nam. Nếu cuộc đấu tranh bằng hình thức tuyệt thực được nhiều tù nhân lương tâm cùng tham gia thì sẽ có kết quả tốt và nhanh chóng. Nhưng bạo chúa cộng sản hiểu rõ điều này, nên chúng đã giam riêng và cách biệt các tù nhân lương tâm với nhau. [đọc tiếp]

Cựu tù chính trị Trương Văn Kim lại bị hành hung đến thương tích

13/09/2018 (RFA) - Cựu tù chính trị Trương Văn Kim ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng được cho biết vào ngày 9 tháng 9 vừa qua đã bị hành hung đến thương tích gãy tay phải đưa đến bệnh viện chữa trị; nhưng vẫn gặp trở ngại với chỉ đạo mà y tá nói từ phía công an.

Vào ngày 13 tháng 9, một thân hữu của cựu tù chính trị Trương Văn Kim là Mục sư Khải Thành cho Đài Á Châu Tự Do biết tình hình của ông này như sau:

“Vào ngày 9 tháng 9 khi ông Kim đi rẫy về một mình, có người xin ông sầu riêng thì ông xuống xe lấy sầu riêng để cho. Thế nhưng có hai người nấp sau đống cát ném vào mặt ông rồi lấy gậy đánh ông đến gãy xương tay. [đọc tiếp]

Lãnh đạo nhân quyền bị Việt Nam trục xuất lên tiếng

12/09/2018 (VOA) - Sau khi bị buộc phải rời Việt Nam, bà Debbie Stothard cho VOA tiếng Việt biết rằng bà đã “bị giữ qua đêm” trong một phòng tại sân bay Nội Bài và “không được phép tiếp cận luật sư”.

Tuy nhiên, Tổng thư ký của Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền nói thêm rằng bà được đối xử “tốt hơn nhiều” nếu so với các tin tức bà từng đọc về những gì các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam phải trải qua.

Thật là điều mỉa mai vì tôi từng đến phát biểu tại các hội thảo về nhân quyền nhưng lại không gặp rắc rối nào, nhưng khi tôi tới tham dự hội nghị về kinh tế, tôi lại gặp trở ngại”, [đọc tiếp]

Thắp nến cầu nguyện cho tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức

12/09/2018 (RFA) - Một số cá nhân và tổ chức tại Việt Nam vào đêm ngày 11 tháng 9 đã thắp nến cầu nguyện cho sức khỏe và sự bình an của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người đang tuyệt thực trong trại giam sang ngày thứ 30 tính đến ngày 12 tháng 9.

Linh mục Đặng Hữu Nam và hàng chục giáo dân giáo xứ Mỹ Khánh, Nghệ An thắp nến tại nhà thờ giáo xứ để cầu nguyện cho ông Thức. Vào ngày 12 tháng 9, linh mục Đặng Hữu Nam cho Đài Á Châu Tự Do biết:

"Chúng tôi thắp nến cầu nguyện cho anh để xin Chúa ban cho anh đủ sức để anh vượt qua được ngưỡng của một con người bình thường. Lâu nay anh luôn chịu sự bách hại trong nhà tù [đọc tiếp]

Lo lắng về ông Trần Huỳnh Duy Thức 'tuyệt thực trong tù'

12/09/2018 (BBC) - Tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực 30 ngày, gia đình tuyên bố vẫn bặt tin, trong khi người ủng hộ nói họ tiếp sức tuyệt thực để kêu gọi thả tự do cho ông.

"Anh Thức đã tuyệt thực được 30 ngày. Đến hôm nay gia đình vẫn chưa nhận được tin gì về anh từ trại giam," ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai ông Trần Huỳnh Duy Thức nói với BBC ngày 12/9. [đọc tiếp]

Mệnh lệnh lịch sử: Trần Huỳnh Duy Thức, anh không được chết

12/09/2018 Mặc Lâm (Tiếng Dân Việt Media) - Hơn một tháng qua khi tin tức Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực trong tù nhằm chống lại bản án mà nhà nước này áp đặt cho anh cũng như tỏ rõ lập trường không thỏa hiệp, không nhận tội và không chấp nhận ra tù nếu nhà nước tiếp tục xem anh là một phạm nhân, điều mà đối với anh hoàn toàn sai trái.

Việc anh tuyệt thực vừa quá hạn 30 ngày làm cho rất nhiều người biết và yêu mến anh lo lắng. [đọc tiếp]

Kêu gọi bãi bỏ cáo buộc đối với thành viên Hội Anh Em Dân Chủ

11/09/2018 (RFA) - Cơ quan chức năng Việt Nam cần phải bãi bỏ tất cả những cáo buộc đối với ông Nguyễn Trung Trục và trả tự do ngay lập tức cho ông này. Lý do là vì ông Nguyễn Trung Trực chỉ hoạt động ôn hòa đòi hỏi các quyền của con người.

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 11 tháng 9 ra thông cáo báo chí với kêu gọi như vừa nêu. Thông cáo được đưa ra một ngày trước phiên xử ông Nguyễn Trung Trực, dự kiến diễn ra vào ngày 12 tháng 9 tại Quảng Bình. [đọc tiếp]

HRW: ‘Nên xét lại việc tổ chức các sự kiện quốc tế tại Hà nội’

10/09/2018 Hoài Hương (VOA) - Hai nhà lãnh đạo về nhân quyền tới Việt Nam dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Hà Nội, đã bị Việt Nam cấm nhập cảnh, theo hai hãng thông tấn quốc tế AFP và Reuters. Phó Giám Đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói quyết định của Việt Nam, cấm cửa hai nhà lãnh đạo nhân quyền quốc tế hàng đầu là điều “vô cùng đáng hổ thẹn”.

Thông cáo báo chí của Hội Ân xá Quốc tế cho biết, Giám đốc cấp cao Điều phối Toàn cầu của tổ chức này, ông Minar Pimple, đã bị từ chối nhập cảnh hôm 10/9 và ngày hôm trước, 9/9, Tổng thư ký Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế Debbie Stothard cũng bị chặn, không cho nhập cảnh khi bà tới phi trường Nội Bài để dự WEF, sự kiện ngoại giao lớn nhất tại Việt Nam trong năm 2018. [đọc tiếp]

Việt Nam không cho giới hoạt động nhân quyền quốc tế nhập cảnh dự WEF

10/09/2018 (RFA) - Hai nhà hoạt động nhân quyền có tiếng người nước ngoài không được Việt Nam cho phép nhập cảnh để tham dự Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới về ASEAN sẽ diễn ra trong tuần này tại Hà Nội.

Tổ chức Ân Xá Quốc tế (Amnesty Inernational) vào sáng ngày 10 tháng 9 ra thông cáo báo chí cho hay ông Minar Pimple - Giám đốc Cao cấp Điều phối Toàn cầu của tổ chức nhân quyền này bị từ chối không cho nhập cảnh Việt Nam. Động thái này diễn ra sau khi an ninh sân bay Nội bài vừa câu lưu và sau đó trục xuất bà Debbie Stothard, Tổng thư ký Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền - FIDH. [đọc tiếp]

Một số nhà hoạt động, dân oan sắp ra tòa

10/09/2018 (RFA) - Tổ chức Dự án 88 vào ngày 10 tháng 9 năm 2018, thông báo một số phiên xử sắp diễn ra đối với giới hoạt động xã hội dân sự và nhân quyền.

Tin cho biết nhà hoạt động Nguyễn Trung Trực thuộc Hội Anh Em Dân Chủ sẽ phải ra tòa vào ngày 12/9 tới đây tại Quảng Bình.

Phiên phúc thẩm tù chính trị Nguyễn Văn Túc, người kháng cáo bản án 13 năm tù giam, sẽ diễn ra hôm vào ngày 14 tháng 9.

Phiên tòa đối với cựu giáo viên Đào Quang Thực dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 19/9.

Nhà hoạt động về bảo vệ đất đai, nhà báo công dân Đỗ Công Đương sẽ bị đưa ra xét xử lần đầu tiên vào ngày 17 tháng 9 [đọc tiếp]

Thư khẩn về tính mạng ông Trần Huỳnh Duy Thức

10/09/2018 (Tiếng Dân Việt Media) - Bức thư khẩn của cụ Trần Văn Huỳnh, cha của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đề ngày  09/09/2018. viết :

Gia đình chúng tôi khẩn thiết gửi thư này để lên tiếng kêu gọi trước tình hình cực kỳ căng thẳng, liên quan đến tính mạng con trai tôi là Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang giam tại trại giam số 6,huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Con trai tôi đã tuyệt thực từ ngày 14/8/2018 đến ngày 9/9/2018, nay đã tròn 27 ngày. Điều này là quá sức chịu đựng của một cơ thể thông thường. [đọc tiếp]

Việt Nam cấm nhập cảnh Tổng Thư ký Liên Đoàn Quốc tế về Nhân Quyền

09/09/2018 (RFA) - Vào khoảng 15 giờ ngày 9 tháng 9 năm 2018, cơ quan An ninh cửa khẩu quốc tế Nội Bài ra quyết định cấm nhập cảnh và tạm giữ bà Debbie Stothard - Tổng Thư ký Liên Đoàn Quốc tế về Nhân Quyền đang đến Hà Nội để tham dự Diễn Đàn Kinh tế Thế giới về Đông Nam Á 2018.

Bà Debbie Stothard viết trên mạng xã hội Twitter và Facebook cho hay, bà sẽ bị tạm giữ 13 tiếng trước khi bị trục xuất về Kuala Lumpur vào sáng mai, ngày 10/9/2018. [đọc tiếp]

EVFTA: cơ hội hành động

07/09/2018 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - EVFTA là tên viết tắt tiếng Anh của Hiệp định Thương mại Tự do Âu châu-Việt Nam.

Nếu chưa rõ EVFTA là gì, xin tạm đọc bài viết trong Facebook " Ai đang cản trở EVFTA" của Nguyễn Anh Tuấn để nắm được đại khái tình hình. Bài cũng đã được đăng lại trong một số báo mạng (1).

Cách lên tiếng chỉ qua những bài chung chung trên các mạng xã hội VN không thay thế được việc làm đứng đắn, nắm vững vấn đề dựa trên bằng chứng , phân tích có quy củ và trực tiếp đối tác với QH Châu Âu của những tổ chức kể trên. Một vài cái thư phản kháng, vài tiếp xúc ngắn ngủi trong những năm qua không đủ làm cơ sở cho QH Âu Châu nhận rõ những điều kiện cần thiết ̣để bảo đảm những đặc tính của EVFTA do chính Liên Minh Châu Âu đề ra. [đọc tiếp]

Ban Công lý & Hòa bình Giáo phận Vinh: Lên tiếng về các tù nhân lương tâm và thực trạng nhân quyền tại Việt Nam

06/09/2018 (Giáo phận Vinh) - BẢN LÊN TIẾNG Về Các Tù Nhân Lương Tâm Và Thực Trạng Nhân Quyền Tại Việt Nam

Việt Nam đã tham gia các công ước Quốc tế về nhân quyền. Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận những quyền căn bản đó của con người.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng nhà cầm quyền Việt Nam ngày càng gia tăng bắt giữ và kết án nặng nề đối với những người đấu tranh một cách ôn hòa cho nhân quyền và tự do.  [đọc tiếp]

Việt Nam bị tố che giấu vi phạm nhân quyền trong báo cáo định kỳ phổ quát

06/09/2018 (VOA) - Bản thảo báo cáo của chính phủ Việt Nam chuẩn bị cho kỳ Kiểm điểm định kỳ phổ quát tại Liên Hiệp Quốc đã che giấu những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền và cố tình đưa thông tin sai lệch tới cộng đồng quốc tế, theo Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế.

Trong thông cáo ra ngày 4/9, Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) và tổ chức thành viên là Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR) cho rằng chính phủ Việt Nam đưa ra các thông tin sai lệch trong nhiều vấn đề gồm các quyền tự do cũng như việc hợp tác với các cơ chế của Liên Hiệp Quốc trong các vấn đề này. [đọc tiếp]

Thêm 1 Facebooker bị bắt vì “chống phá đảng và nhà nước”

05/09/2018 (RFA) - Ông Huỳnh Trương Ca, một Facebooker có những đoạn video trực tiếp trên các mạng xã hội để nói về thực trạng xã hội Việt Nam vừa bị cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đồng Tháp phối hợp cùng với Công an tỉnh Tiền Giang bắt giữ khi ông đang trên đường từ Tiền Giang lên thành phố Hồ Chí Minh hôm 4 tháng 9.

Mạng báo Vietnamnet dẫn thông tin từ cơ quan công an cho hay, ông Huỳnh Trương Ca, 47 tuổi, sinh sống tại huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp bị bắt khi đang lên TPHCM "để kích động kêu gọi biểu tình, gây rối trật tự" và ông này được cho là có hành vi “sử dụng mạng xã hội youtube, facebook cá nhân đăng tải nội dung bịa đặt, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam". [đọc tiếp]

Việt Nam bị tố che giấu vi phạm nhân quyền trong báo cáo định kỳ phổ quát

06/09/2018 (VOA) - Bản thảo báo cáo của chính phủ Việt Nam chuẩn bị cho kỳ Kiểm điểm định kỳ phổ quát tại Liên Hiệp Quốc đã che giấu những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền và cố tình đưa thông tin sai lệch tới cộng đồng quốc tế, theo Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế.

Trong thông cáo ra ngày 4/9, Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) và tổ chức thành viên là Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR) cho rằng chính phủ Việt Nam đưa ra các thông tin sai lệch trong nhiều vấn đề gồm các quyền tự do cũng như việc hợp tác với các cơ chế của Liên Hiệp Quốc trong các vấn đề này. [đọc tiếp]

Thêm 1 Facebooker bị bắt vì “chống phá đảng và nhà nước”

05/09/2018 (RFA) - Ông Huỳnh Trương Ca, một Facebooker có những đoạn video trực tiếp trên các mạng xã hội để nói về thực trạng xã hội Việt Nam vừa bị cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đồng Tháp phối hợp cùng với Công an tỉnh Tiền Giang bắt giữ khi ông đang trên đường từ Tiền Giang lên thành phố Hồ Chí Minh hôm 4 tháng 9.

Mạng báo Vietnamnet dẫn thông tin từ cơ quan công an cho hay, ông Huỳnh Trương Ca, 47 tuổi, sinh sống tại huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp bị bắt khi đang lên TPHCM "để kích động kêu gọi biểu tình, gây rối trật tự" và ông này được cho là có hành vi “sử dụng mạng xã hội youtube, facebook cá nhân đăng tải nội dung bịa đặt, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam". [đọc tiếp]

Facebooker kể chuyện bị công an bắt tra tấn, trấn nước

02/09/2018 (Người Việt) - NHA TRANG 2-9 (NV) – Một thanh niên ở Cam Ranh chơi facebook, tham gia vận động nhân quyền, dân chủ hóa đất nước, bị công an bắt cóc giữa đường, đem về đánh đập, tra tấn, nhục mạ.

Trên một số trang facebook cá nhân trên mạng xã hội mấy ngày qua đã báo động trường hợp một thanh niên từng là thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do tên Ngô Thanh Tú, 36 tuổi, bị Công an thành phố Cam Ranh bắt cóc giữa đường vào chiều ngày Thứ Năm 30 tháng 8, 2018. Sau đó, ông bị đưa về trụ sở công an thành phố đánh đập tra tấn dã man. Không chỉ tại đây, ông còn bị chuyển giao cho công an tỉnh Khánh Hòa tại Nha Trang tra tấn tiếp. Ông còn bị đánh trên xe khi công an thả giữa đường ngày hôm sau. [đọc tiếp]