Xã hội dân sự (2013-2012)

Tiếng Việt Xã hội dân sự >

 

Xã hội dân sự (2013-2012)

* Xã hội dân sự - Các trang sau & trước

VAI TRÒ CỦA XHDS TRONG CHUYỂN ĐỔI DÂN CHỦ

Cùng với những biến động chính trị ở Đông Âu, Liên Xô, Nam Mỹ từ thập niên 80 và trào lưu dân chủ hóa trên khắp thế giới, vai trò của XHDS trong một cuộc chuyển đổi dân chủ nhanh chóng được nhìn nhận và phân tích. Tuy nhiên, nếu như các nền dân chủ trên khắp thế giới có những đặc trưng căn bản giống nhau thì các cuộc chuyển đổi dân chủ lại thường khác nhau về bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa và chính trị. Vì thế, phần lớn các nghiên cứu về vai trò của XHDS trong chuyển đổi dân chủ thường tập trung phân tích từng trường hợp cụ thể chứ không khái quát hóa thành một lý thuyết tổng quát. O' Donnell và Schmitter  và Václav Havel , là hai trường hợp hiếm hoi. ... [xem thêm]

Xã hội dân sự và dân chủ

16/06/2013 Đoàn Viết Hoạt (Diễn Đàn Việt Nam 21)

VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG NỀN DÂN CHỦ

Trước hết cần phân biệt vai trò của xã hội dân sự (XHDS) trong một nền dân chủ và vai trò của XHDS trong một cuộc chuyển đổi dân chủ. Cho đến khoảng những năm 80, phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung vào phân tích vai trò của XHDS trong một nền dân chủ. Gabriel và Verba cho rằng mảng XHDS gắn với các hoạt động chính trị có vai trò thiết yếu đối với nền dân chủ. Chúng làm tăng hiểu biết của người dân, giúp họ bỏ phiếu hiệu quả hơn và tham gia nhiều hơn vào hoạt động chính trị, qua đó góp phần giám sát hoạt động của nhà nước. Putnam đi xa hơn khi cho rằng ngay cả các tổ chức XHDS không liên quan tới chính trị cũng có vai trò thiết yếu đối với nền dân chủ. Lý do, theo ông, là vì XHDS tạo ra vốn xã hội (social capital), lòng tin và các giá trị chung. Những nhân tố này lại được chuyển vào không gian chính trị, tăng cường sự đoàn kết xã hội và nâng cao sự hiểu biết của công chúng về mối liên thông của xã hội và các nhóm lợi ích trong nó ...

 

    Bài & Tin mới 

    

    Chính trị - Dân chủ

      Nhân Quyền

    Bài & Các tin khác

      Chính trị - Dân chủ

  Việt Nam : Một hội bảo vệ dân oan tuyên bố ra mắt 31/12/2013 Trọng Thành (RFI) - Hôm qua, 30/12/2013, tại Việt Nam, một nhóm bảo vệ người dân khiếu kiện đã truyền đi một bản Tuyên bố thành lập ban vận động Hiệp hội dân oan Việt Nam. Bản Tuyên bố được gửi đến Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Nội vụ. Ban vận động thành lập Hiệp hội dân oan Việt Nam đề cử bà Lê Hiền Đức, 83 tuổi, người được Tổ chức Minh bạch Quốc tế trao giải thưởng Liêm chính năm 2007, làm Chủ tịch danh dự của hiệp hội. Cho đến nay, tại Việt Nam, vẫn chưa có một tổ chức chính thức nào của xã hội dân sự đứng ra hỗ trợ và bảo vệ những người dân oan, trong bối cảnh chính quyền liên tục trì hoãn việc thông qua bộ luật về lập hội. Trả lời câu hỏi của RFI Việt ngữ về sự kiện này, bà Lê Hiền Đức cho biết [xem thêm] Thông báo thành lập Ban vận động Hiệp Hội Dân Oan Việt Nam 31/12/2013 (Diễn đàn Xã Hội Dân Sự) - Việt Nam, Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Chúng tôi, những người có tên dưới đây thông báo như sau: Theo Điều 25 Hiến pháp được Quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp và lập hội, biểu tình.” và không ai có quyền ngăn cản các quyền tự do đó nếu không có những căn cứ được quy định trong Hiến pháp này. Để thực hiện Quyền tự do lập hội, chúng tôi quyết định thành lập Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam. Chúng tôi nhất trí suy tôn bà Lê Hiền Đức (sinh ngày 12/12/1932), một nhà giáo hưu trí, tích cực đấu tranh bảo vệ dân oan, chống tham nhũng, người đoạt Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, làm: - Chủ tịch Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam. - Chủ tịch danh dự Hiệp hội Dân oan Việt Nam. ... [xem thêm] Thông báo ngày 23-12-2013 của Diễn đàn Xã hội Dân sự 23/12/2013 (Diễn đàn Xã Hội Dân Sự) - 1. Sơ bộ hoạt động trong tháng qua Hoan nghênh các quý vị thành viên Diễn đàn đã tích cực tham gia vào hoạt động của Diễn đàn, nhất là viết bài cho trang mạng, góp ý và tham gia vào những hoạt động khác. Trang thông tin tuy còn rất nhiều khiếm khuyết và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để khắc phục và dù bị chặn rất gắt gao nhưng vẫn có số người đọc đáng mừng. Các đại diện cũng như thành viên của Diễn đàn đã tiếp xúc với nhiều cơ quan ngoại giao ở Hà Nội (theo yêu cầu và lời mời của họ) như với tất cả các tham tán chính trị của các nước EU, Canada cũng như một số vị đại sứ của các nước này; đã làm việc với báo cáo viên về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (phụ trách các vấn đề kinh tế), Phó Trợ lý Ngoại trưởng và Ngoại trưởng Hoa Kỳ; tham dự ngày nhân quyền với các nước EU; tham dự kỷ niệm ngày nhân quyền do Mạng Lưới Blogger Việt Nam tổ chức; tham dự chào mừng sự ra mắt của Mạng Lưới Blogger Việt Nam; dự lễ tang ông Nguyễn Kiến Giang; đến sứ quán Nam Phi chia buồn về sự ra đi của Nelson Mandela và dự lễ tưởng niệm Nelson Mandela do Liên hiệp các Hội Hòa bình Hữu nghị và đoàn ngoại giao tổ chức. Ngày 22-12-2013 đã tổ chức một bữa cơm thân mật cuối năm với sự tham gia của trên 20 thành viên có điều kiện tham gia và khách mời. 2. Công việc chuẩn bị cho thời gian tới 2.1.Việc công khai danh tính nhóm trị sự Nhà báo tự do, TS Phạm Chí Dũng và nhà báo Trần Quang Thành đồng ý công khai danh tính. Những thành viên khác của nhóm trị sự sẽ công khai danh tính vào thời điểm thích hợp. [xem thêm] Thông báo thành lập hội từ thiện! ĐIỀU LỆ HỘI BẦU BÍ TƯƠNG THÂN 11/12/2013 (FB Lê Thiện Nhân) - Xét thấy: - Dù thế giới đang phát triển về mọi mặt nhất là vấn đề Nhân quyền, nhưng ngược lại, ở Việt Nam ngày càng có nhiều tù nhân lương tâm và dân oan chỉ vì họ dám thực thi quyền con người của mình. - Tù nhân lương tâm và dân oan Việt Nam ngày càng bị quy chụp bởi những tội danh mơ hồ và tùy tiện. - Chế độ nhà tù Việt Nam hoàn toàn xa cách thảm hại so với mọi quy chuẩn về nhà tù nói riêng và Nhân quyền nói chung trên thế giới.

- Tù nhân lương tâm Việt Nam đang chịu một chính sách trù dập có hệ thống từ sinh hoạt trong đời sống hàng ngày trong tù cho đến việc bị chuyển đến các trại tù ngày càng xa gia đình, gây nên muôn vàn khó khăn cho việc thăm nuôi, dần làm cho gia đình tù nhân nản chí vì quá vất vả và tốn kém.

- Quy định của các trại tù đều ghi rõ tù nhân tương thân giúp đỡ lẫn nhau, tù thường phạm là vậy nên tù nhân lương tâm và dân oan càng cần được chia sẻ và giúp đỡ.

Chúng tôi, những người có tên sau đây, quyết định đồng sáng lập Hội Bầu Bí Tương Thân với mục đích góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính và sự đơn độc cho tù nhân lương tâm, dân oan và gia đình của họ bằng việc hỗ trợ vật chất và chia sẻ tinh thần. Nội dung cụ thể như sau: [xem thêm]

Phạm Chí Dũng: Đảng Cộng sản VN đang dần phải thừa nhận xã hội dân sự

21/12/2013 Thụy My (RFI) - Trước đây trong bài trả lời phỏng vấn mang tựa đề “Hậu hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?” trên RFI ngày 02/12/2013, nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận định là đã “bắt” được tín hiệu về việc Nhà nước Việt Nam đang dần phải thừa nhận mô hình xã hội dân sự. Hôm nay chúng tôi xin phép trao đổi thêm về vấn đề này với ông Phạm Chí Dũng.

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Chắc chắn là đã rõ hơn, chẳng hạn bài “Không để các tổ chức xã hội dân sự bị lợi dụng” đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 08/12/2013. Bởi đây là lần đầu tiên xuất hiện một bài viết trên báo Đảng thừa nhận khái niệm “tổ chức xã hội dân sự”, và cụm từ « Xã hội dân sự » cũng không còn bị đặt trong ngoặc kép như cách diễn đạt đầy định hướng “thù địch” như trước đây. [xem thêm]

Tuyên bố của Ban vận động Hội Dân Oan Hà Nam

16/12/2013 (Dân Luận) - Chúng tôi những người trong Ban vận động thành lập Hội Dân Oan Hà Nam tự tin về việc làm của mình tuyên bố:

- Căn cứ điều 69 của Hiến Pháp về tự do lập hội.

- Căn cứ Công Ước Quyền Con Người mà Việt Nam đã ký và cam kết với Quốc Tế. - Căn cứ vào tình hình thực tế của công việc chống tham nhũng trong địa bàn tỉnh Hà Nam 10 năm trở lại đây mà chúng tôi đã rút ra được bài học thiết thực.

Những người dân oan đang tham gia khiếu nại, tố cáo vào những ngày tiếp dân của các cấp chính quyền cần thiết có một chỗ dựa về tinh thần, cần sự giúp đỡ về kiến thức pháp luật, cần biết những thông tin về công tác chống tham nhũng trên toàn Quốc, do đó chúng tôi xét thấy cần thành lập Hội Dân Oan Hà Nam để đáp ứng các nhu cầu nêu trên... [xem thêm]

Dự án vận động: Phong trào dân sự bảo vệ dân sinh môi trường

15/12/2013 Phạm Chí Dũng (Diễn đàn Xã Hội Dân Sự) - ... Sau gần bốn chục năm từ khi đất nước thu về một mối, chưa bao giờ Việt Nam lại rơi vào tình cảnh kinh tế lụn bại, nạn tham nhũng và các nhóm lợi ích mặc sức hoành hành, xã hội nhiễu nhương đạo lý, chính trị bất nhất đạo đức, người dân phẫn uất… như hiện thời.

Những người dân mất đất do nạn trưng thu đất đai vô lối, những người dân phải chịu thảm cảnh môi trường do thái độ và hành vi vô trách nhiệm của quan chức chính là nạn nhân đỉnh điểm của cơn khủng hoảng xã hội.

Trong cơn khủng hoảng đầy u uất đó, rất nhiều người muốn có một sự thay đổi lớn lao.

Xã hội dân sự và các phong trào dân sự là một trong những phương cách tốt nhất để tạo nên sự thay đổi cấp thiết đó. [xem thêm]

Trò chuyện với 'Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam'

15/12/2013 Trà Mi (VOA) - Thông cáo của tổ chức nói Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đại diện một cách độc lập, công bằng và vô vị lợi cho toàn thể những người phụ nữ bị tổn thương về nhân quyền.

Giữa lúc những đòi hỏi nhân quyền còn bị cho là nhạy cảm tại Việt Nam, việc Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam công khai thành lập một tổ chức như vậy là một thách thức đối với nhà cầm quyền hay họ tự biến mình thành mục tiêu chịu thách thức?

Làm thế nào để mọi việc không chỉ dừng lại ở tính khởi phát mà mang tính chất bền vững? 

Đó cũng là nội dung cuộc trao đổi trên Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay với ba thành viên sáng lập tổ chức là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở Nha Trang, Nguyễn Hoàng Vi tại Sài Gòn, và Trần Thị Nga từ Hà Nam. [xem thêm]

Mạng Lưới Blogger VN chính thức ra mắt và tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền tại Hà Nội

11/12/2013 (MLBVN) - 19h chiều 10/12, nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế, một số thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam tại Hà Nội đã tổ chức buổi cafe - gặp mặt kỷ niệm ngày này, đồng thời chính thức ra mắt Mạng Lưới. Ban đầu, khác với tình hình trong Sài Gòn, nơi các blogger bị đàn áp trắng trợn ngay tại nhà, ở Hà Nội, buổi gặp diễn ra không có bạo lực. Mặc dù thành viên Mạng Lưới vẫn bị theo sát - có lẽ do lực lượng an ninh ý thức rất rõ rằng hôm nay là Ngày Quốc tế Nhân quyền - nhưng không ai bị chặn cửa, đánh đập rồi bị khóa nhốt trong nhà như ở Sài Gòn. Tuy nhiên, banner chào mừng Ngày Quốc tế Nhân quyền của Mạng Lưới Blogger Việt Nam bị lực lượng an ninh thu giữ không lý do. Trước đó vài ngày, những chiếc áo phông viền xanh lá cây với logo của Mạng Lưới cũng bị an ninh "cướp" mất - theo nghĩa là tịch thu không giải thích. [xem thêm]

Buổi họp mặt Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam nhân ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12/2013

10/12/2013 (VNWHR) - Tại Sài Gòn - Ngày 10 tháng 12, Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam tổ chức buổi họp mặt thân mật tại chùa Giác Hoa, Sài Gòn theo Thư mời mà chúng tôi đã đăng báo. Việc thành lập Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam và cả buổi họp mặt chị em đã nhận được những lời chúc mừng từ nhiều người đấu tranh trong nước và hải ngoại, đặc biệt là nhà đấu tranh Dân chủ kỳ cựu – bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Tối ngày 9 tháng 12 vừa qua, vài ACE đã lẻn thoát ra ngoài để đến chùa Giác Hoa trong đêm trước ngày họp mặt, có bác sĩ Nguyễn Đan Quế, chị Dương Thị Tân, Huỳnh Thục Vy, Phạm Bá Hải, ký giả Trương Minh Đức, bà Trần Thị Hài và nhiều chị em khác.

Sáng sớm ngày 10 tháng 12, chư tăng đã phát hiện ổ khóa cổng chùa đã bị đổ keo dán sắt, không mở được và cả cổng phụ cũng bị chèn lại từ bên ngoài. Mọi người ngay lập tức tìm cách cưa khóa để chuẩn bị đón khách. [xem thêm]

Diễn đàn Xã Hội Dân Sự mở chuyên trang BỎ ĐẢNG

09/12/2013 (Diễn đàn Xã Hội Dân Sự) - Ngay trong quá trình tham gia ý kiến vào bản Hiến pháp 1992 sửa đổi, đã có những dự đoán về phản ứng của các tầng lớp người dân, nhân sĩ, trí thức, đảng viên yêu nước sau khi Hiến pháp được thông qua, mà hầu như được dự đoán sẽ không có thay đổi gì đáng kể theo hướng tích cực.

Một trong những phản ứng được dự đoán là một làn sóng công khai từ bỏ Đảng CSVN. Thế rồi, Luật gia Lê Hiếu Đằng đã như là người phát động cho phong trào này, vào ngày 4/12/2013.

Từ suy nghĩ đó, chúng tôi xin mở chuyên trang BỎ ĐẢNG trên Diễn đàn Xã hội Dân sự, để cùng độc giả cập nhật thường xuyên danh sách những người đã công khai từ bỏ đảng, và những thông tin liên quan. [xem thêm]

Blogger Hoàng Vi và blogger Thục Vy về Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam: "Chị em phụ nữ chúng tôi rất sẵn sàng và đã trang bị cho mình một số kinh nghiệm..."

30/11/2013 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong chương trình "Việt Nam tuần qua", ĐứcMẹ.tv (Truyền thông Chúa Cứu Thế) đã phỏng vấn hai Blogger Hoàng Vi, Blogger Thục Vy và hai blogger đã tóm lược về hoạt động của Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam trong những ngày qua cũng như trong thời gian tới. Từ trước đến nay chính quyền VN không tôn trọng các cam kết quốc tế nào của họ mà thay đổi thái độ của họ đối với những người đối kháng ở Việt Nam, blogger Thục Vy nhận định như vậy và cô tuyên bố: "Chị em phụ nữ chúng tôi rất sẵn sàng và đã trang bị cho mình một số kinh nghiệm nhất định để có thể đối phó với những tình huống xấu nhất khi cần thiết". ... [theo dõi video phỏng vấn tại đây]

Việt Nam: “Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam” vừa được thành lập

26/11/2013 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày hôm qua, 25 tháng 11 năm 2013, các phụ nữ hoạt động vừa đưa ra bản Tuyên Cáo Thành Lập “Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam” với một Ban Vận Động gồm 9 người (theo thứ tự ABC) là Dương Thị Tân, Huỳnh Thục Vy, Lê Thị Công Nhân, Mai Phương Thảo, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Thị Yến Trang, Phạm Thanh Nghiên và Trần Thị Nga. - [deutsch]

Bản tuyên cáo nhấn mạnh "Tôn chỉ của Phụ nữ Nhân Quyền Việt Nam không gì quan trọng hơn là nâng cao nhận thức của từng cá nhân trong xã hội về phẩm giá con người và những quyền con người cơ bản của chính mình cũng như của người khác, từ đó góp phần thúc đẩy một xã hội tôn trọng nhân quyền. Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam là một tổ chức xã hội dân sự, phi chính trị cam kết góp vai trò của mình vào mục tiêu kiến tạo một xã hội Việt Nam tôn trọng nhân quyền, và là một bộ phận không tách rời trong phong trào bảo vệ nữ quyền trên thế giới".

Như thế, 2 tháng sau khi Diễn đàn Xã hội Dân sự ra đời, tại Việt Nam vừa xuất hiện thêm một tổ chức xã hội dân sự do các phụ nữ thành lập, điều này phù hợp với trào lưu người phụ nữ lên tiếng đòi hỏi quyền con người cho nữ giới đang diễn ra ở nhiều nơi từ châu Á đến châu Phi. Đến hôm nay, Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam có 35 thành viên [xem danh sách]. Trong thời gian tới thế nào cũng có những lời phản biện, công kích “Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam” của "dư luận viên" như đã từng xẩy ra đối với Mạng Lưới Blogger Việt Nam hay bài báo Quân đội Nhân dân dạy dỗ về xã hội dân sự theo cách nhìn của Đảng mà Hà Sĩ Phu đã phải viết như sau: "Khẳng định “cái gọi là Xã hội dân sự thì xã hội ta đang có” thì đúng rồi (tức cái xã hội “Mặt trận” đang có đấy), nhưng các từ ngữ “tốt đẹp” và “tích cực” thì hơi bị… ngược! Nếu nó đã “tốt” và “tích cực” thật thì dân đã xài nó rồi, khỏi phải tốn bao công sức để ra đời một trang ”Xã hội Dân sự” với bao khó khăn vất vả và đòi hỏi sự dấn thân dũng cảm, dễ bị phiến toái, và khiến báo Quân đội Nhân dân phải ra tay đối phó như bài viết kể trên?" (Xã hội Dân sự hay “Đảng sự”?, Hà Sĩ Phu). Ảnh trên (VNWHR) từ bên trái: bà Dương Thị Tân, bà Nguyễn Thị Kim Liên, bà Nguyễn Thị Hiền vợ LS Lê Quốc Quân và Huỳnh Thục Vi.

Dưới đây lả bản Tuyên Cáo nêu trên cũng như Lời kêu gọi hổ trợ “Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam”.

Lời kêu gọi hổ trợ “Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam”

(25/11/2013) Chị em thân mến,

Chúng ta được sinh ra làm con người, chỉ riêng điều đó khẳng định giá trị tự thân và quyền bình đẳng cố hữu của chúng ta khi so sánh với những người đồng loại khác. Mỗi cá nhân trong xã hội loài người được phân biệt dựa vào vai trò, nhiệm vụ chứ không phải dựa vào phẩm giá. Do đó, với tư cách là những thực thể hiện hữu có phẩm giá, chúng ta có những quyền bất khả xâm phạm mang tính phổ quát. Và chừng nào chúng ta còn được xác định là con người, chúng ta không thể nào chấp nhận sự bất bình đẳng về Nhân phẩm, Nhân quyền và vai trò xã hội.

Ngày nay, dù nhân loại đã đạt được những thành tựu không thể chối cãi, ở nhiều nơi trên thế giới nói chung và ở nhiều vùng đất Á Đông của chúng ta nói riêng, phụ nữ vẫn đang là đối tượng của những hành xử bất công trong sự thông đồng đáng xấu hổ giữa các định chế văn hoá và pháp luật. Như chị em đã biết, nền văn hoá cũ và cái não trạng mất cân bằng của nó đã mặc định những giá trị bất công và mang tính kỳ thị đối với phụ nữ. Vị thế dễ bị tổn thương dành cho nữ giới vẫn được duy trì cho đến ngày nay, bất chấp những tuyên bố hoa mỹ của chính quyền về quyền bình đẳng giới tính. Pháp luật và các định chế chính trị của Việt Nam không những không có khả năng bảo vệ quyền tự do của người dân mà còn là công cụ tước đoạt các Nhân quyền không thể chuyển nhượng.Trong bối cảnh đó, hoàn cảnh của nữ giới còn tồi tệ hơn nhiều lần. Và thực tế cho thấy, chị em phụ nữ chúng ta, trong cuộc đấu tranh bảo vệ Nhân quyền và lợi ích chính đáng của mình đã chịu nhiều đàn áp, sách nhiễu không kém nam giới và nhận lãnh những hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều từ chính sách đàn áp ấy, cả về vật chất lẫn tinh thần. ... [xem thêm]

Tuyên Cáo Thành Lập “Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam”

(25/11/2013) Cho đến thế kỷ 21- thời đại của tri thức và dân chủ tự do, Việt Nam vẫn còn là quốc gia có một hồ sơ dày cộm về đàn áp Nhân quyền.

Nhân quyền được coi là thước đo quan trọng để định hình mức độ văn minh và là điều kiện tiên quyết tạo ra phúc lợi tinh thần và giá trị nhân văn cho con người. Thế giới ngày hôm nay đã và đang đề cao Nhân quyền trong tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội. Tuy nhiên hiện nay người dân Việt Nam vẫn chưa có cơ hội thụ hưởng Nhân quyền theo dúng ý nghĩa tốt đẹp và nhân bản nhất của nó. Bằng chứng là nhiều người bảo vệ Nhân quyền ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục bị đàn áp bằng nhiều hình thức, đặc biệt là những người phụ nữ.

Trong bối cảnh đó, thiết nghĩ, việc hình thành và phát triển các tổ chức xã hội dân sự bảo vệ Nhân quyền là điều cần thiết và khẩn cấp. Các tổ chức này không chỉ quan trọng đối với lợi ích của mỗi cá nhân người dân mà còn thiết thực đối với việc xây dựng nền tảng thăng tiến xã hội. Vì thế, chúng tôi-những người quan tâm về nhân quyền nói chung và nhân quyền của nữ giới nói riêng cùng nhau cho rằng việc thành lập Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam (http://vnwhr.net/) là sự cần thiết để đại diện một cách độc lập, công bằng và vô vị lợi cho toàn thể những người phụ nữ đã, đang và sẽ bị tổn thương về Nhân quyền, lập nên một tổ chức sinh hoạt dân sự có tên gọi là Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam nhằm:... [xem thêm] - [english] - [deutsch]

Việt Nam:  Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự công bố một số nguyên tắc hoạt động

24/11/2013 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Đầu tuần lễ cuối tháng 8 vừa qua, tin Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự ra đời là một sự kiện mới mẻ và gây nhiều xôn xao trong dư luận vì đó là một hình thức phản biện công khai Nghị định 72 ngăn cấm thông tin và sự phát triển của xã hội dân sự. Đối với nhiều người trong nước, sau khi Mạng Lưới Blogger Việt Nam xuất hiện hồi giữa tháng 7/2013, sự ra đời Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự là một bước tiến mới góp phần vào việc phát triển những lợi ích chung của đất nước và dân tộc trong tiến trình chuyển hóa độc tài sang dân chủ trong tinh thần phi bạo lực và đoàn kết quốc gia (xin xem thêm Về Diễn Đàn Việt Nam 21). Diễn Đàn Việt Nam 21 hoan nghênh và hỗ trợ mọi nỗ lực đóng góp đẩy mạnh tiến trình này.

Ngày hôm qua, 23/11, sau đúng hai tháng hoạt động, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự vừa đưa ra bản tuyên bố "Một số nguyên tắc hoạt động của Diễn đàn Xã hội Dân sự" với lời mở đầu: "Mục tiêu duy nhất của Diễn Đàn là để nâng cao dân trí, tạo cơ hội học tập, tranh luận lành mạnh và tiến hành nhiều loại hoạt động nhằm “góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa.”... [xem thêm]

Vào Hội đồng nhân quyền – Hãy tận dụng thời cơ!

17/11/2013 (Diễn đàn Xã hội Dân sự) Việc Việt Nam được thu nhận vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên hiệp quốc, với thành tích đàn áp đồng bào của mình, cộng sản Việt Nam không đủ tư cách để tham gia hội đồng này. Phản đối là việc chúng ta phải làm do tính công bằng của sự việc. Nhưng chúng ta hãy nên nhìn nó ở khía cạnh tích cực của vấn đề.

Hãy sử dụng mặt tích cực ấy!

Vì thế, xin thành thật chúc mừng các bạn Việt Nam vì Việt Nam đã có chân trong Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Từ đây, các bạn cứ lấy tập sách nhân quyền ra đọc và xem những điều khoản nào có ghi trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền, các bạn cứ làm theo đúng như thế. [xem thêm]

Blogger khai thác sự kiện Việt Nam là thành viên UNHRC

15/11/2013 (Người Việt) SÀI GÒN - Các bloggers vận động dân chủ hóa Việt Nam đang làm chế độ Hà Nội bối rối khi họ tuyên bố sẽ tham gia tích cực vào việc bảo vệ nhân quyền...

Mạng lưới Blogger Việt Nam cho biết, họ sẽ giúp nhà cầm quyền CSVN thực hiện các cam kết bảo vệ, thúc đẩy tiến bộ nhân quyền bằng cách “xuống đường, phổ biến công khai các văn bản về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết, cụ thể là Bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước Chống tra tấn và các văn bản khác có liên quan”.

Các blogger Việt Nam cũng sẽ “công khai tổ chức những buổi trao đổi hoặc cổ súy cho nhân quyền dưới nhiều hình thức như thảo luận nơi công cộng, dã ngoại, cà phê tuổi trẻ, đi bộ/đạp xe vì nhân quyền”. Sẽ “cử đại diện đến các văn phòng của UNHRC nói riêng và tổ chức Liên Hiệp Quốc nói chung để đệ trình về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Nêu những đề nghị, yêu cầu cải tiến để dân chúng Việt Nam thật sự được hưởng những quyền làm người phổ quát và Việt Nam thực sự xứng đáng là một thành viên của UNHRC”. [xem thêm]

Hoa Kỳ quan tâm đến Xã hội Dân Sự ở Việt Nam

04/11/2013 Trà Mi (VOA) - Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động gặp gỡ giới hoạt động xã hội tại Việt Nam để tìm hiểu về hiện tình Xã hội Dân sự và Diễn đàn Xã hội Dân sự trong nước.

Trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho VOA Việt ngữ sau cuộc trao đổi với ông Scott Busby cuối tuần qua, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, ngòi bút được nhiều người biết đến qua các bài phân tích về tình hình xã hội và Xã hội Dân sự tại Việt Nam, cho biết cuộc gặp là một tín hiệu chứng tỏ sự quan tâm của chính phủ Mỹ về nhu cầu phát triển của Xã hội Dân sự và vai trò đóng góp cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam [xem thêm]

Việt Nam sách nhiễu các NGO Nhân quyền

31/10/2013 Huỳnh Thục Vy (Defend the Defenders) - Các tổ chức nhân quyền quốc tế không được chào đón. Mặc dù Việt Nam hiện ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, nước này vẫn đang cố gắng vận dụng chính sách ngăn cản không cho các tổ chức phi chính phủ quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International, Reporters Sans Frontieres, Front Line Defenders và PEN International tiếp cận tình hình Nhân quyền Việt Nam. Bất chấp sự thù địch của chính quyền Việt Nam, các tổ chức này đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy mục tiêu của mình và tranh đấu cho Nhân quyền – Dân chủ tại Việt Nam, thậm chí khi hệ thống pháp lý thối nát đang được sử dụng như là công cụ đàn áp chính trị và triệt tiêu Nhân quyền. [xem thêm] - [english]

Người trẻ với ước vọng phát triển Xã hội Dân sự tại Việt Nam

20/10/2013 Trà Mi (VOA) - Một nhóm bạn trẻ lần lượt bị bắt giữ khi về nước trong tháng này sau chuyến học về Xã hội Dân sự theo lời mời của một tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc có văn phòng tại Philippines.

Trong khóa học nửa tháng của tổ chức Asian Bridge, 13 blogger Việt được hướng dẫn đi thăm và tìm hiểu công việc của rất nhiều tổ chức dân sự phi chính phủ, được học hỏi kinh nghiệm từ các diễn giả danh tiếng từng tích cực giúp đỡ những người dân không có tiếng nói trong đó có đại diện của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền, Ngân hàng Phát triển châu Á, Quỹ Hỗ trợ Pháp lý Nhân đạo của Philippines, Liên minh Các Hội Nông dân và Ngư dân Philippines, cùng các thượng nghị sĩ, luật gia Philippines [xem thêm]

Tiếng lắc của chùm chìa khoá

17/10/2013 Ngô Mai Hương (RFA) - Wind Of Change được Meine sáng tác và hát vào năm 1990 để kỷ niệm ngày bức tường Berlin sụp đổ. Là một trong những bài hát đã đem đến cho Meine niềm kính trọng của thế giới về những đóng góp của anh cho âm nhạc và nhân quyền. Và rồi đúng như cái cảm nhận của Meine, gió tự do đã thổi về Moskva và Liên Xô đã sụp đổ sau đó một năm. Cái thời huy hoàng, cực thịnh của đảng cộng sản ngày nào đến đó là chấm dứt. Hàng loạt những quốc gia cộng sản đã lần lượt sụp đổ, các quốc gia ở Đông Âu đã bắt tay xây dựng lại đất nước của họ từ hai thập niên trước. Phải chăng đây là lúc mà những con dân Việt Nam phải đứng lên nhận trách nhiệm của chính mình cho tổ quốc và các thế hệ tương lai. Chủ nghĩa CS đã ngự trị ở Liên Xô và sụp đổ sau bảy mươi năm, tính ra nó cũng ngự trị ở Việt Nam ngót nghét gần bảy mươi năm rồi. Liệu diễn đàn mang tên “Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự” vừa được một số nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước tuyên bố thành lập có làm thành “ngọn gió đổi thay” cho Việt Nam? [xem thêm]

Trở ngại nào cho các tổ chức xã hội dân sự ở VN?

16/10/2013  Hòa Ái (RFA) - Các tổ chức xã hội dân sự ở VN ngày càng đóng vai trò tích cực và phát triển mạnh mẽ. Thế nhưng, mới đây, nhóm thanh niên tham dự khóa học về tổ chức dân sự ở Philippines lần lượt bị bắt giữ ở sân bay khi vừa về nước. Những diễn biến này ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự trong nước?

Vụ việc 12 thanh niên tham dự khóa học “nghiên cứu Xã hội Dân sự” ở Philippines lần lượt bị bắt giữ ở các sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất trong những ngày đầu tháng 10 gây sự chú ý đặc biệt cho người dân trong nước. [xem thêm]

Suy nghĩ về xã hội dân sự

15/10/2013 Huỳnh Thục Vy (BBC) - Xã hội dân sự được minh định trong sự tách biệt với các không gian hoạt động khác, bao gồm xã hội kinh tế (hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận) và xã hội chính trị (các định chế quyền lực chính trị và các đảng phái). Tự nguyện, tự vận hành, phi lợi nhuận và độc lập với quyền lực chính trị là những đặc tính cơ bản định hình sự tồn tại riêng biệt của xã hội dân sự...

Hiện nay, trong vòng kiềm toả của chế độ độc tài, mọi hoạt động của những nhà đấu tranh cho dân chủ đều "underground"; họ đều mang một danh xưng chung là "activist" mà không có sự phân định rõ ràng giữa những cá nhân hoạt động đảng phái và những người làm việc theo xu hướng xã hội dân sự. [xem thêm]

Bị bắt vì dự khóa học xã hội dân sự?

10/10/2013 (BBC) - Một số thanh niên nói đã bị tạm giữ và chất vấn ở sân bay khi trở về Việt Nam sau một khóa học về xã hội dân sự tại Philippines. Trả lời phỏng vấn BBC ngày 10/10, anh Bùi Tuấn Lâm, một trong những học viên trong nhóm, nói nhóm của anh gồm 13 người hồi tháng trước đã tìm đến khóa học về "Xã hội Dân sự ở Philippines" thông qua lời giới thiệu trên mạng xã hội của tổ chức Asian Bridge Philippines - một tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc có văn phòng tại Philippines.

Sau khi kết thúc khóa học kéo dài hai tuần, 10 người trong nhóm của Lâm về nước trong hai ngày 4/10-5/10 thì chín người bị bắt giữ và chất vấn tại sân bay. Tuy nhiên tất cả đều lần lượt được thả sau đó.

Ngày 10/10, ba người còn lại trong nhóm học viên cũng bị tạm giữ ngay sau khi xuống phi trường Tân Sơn Nhất và hiện vẫn chưa được trả về nhà. [xem thêm]

Xã hội dân sự có đe dọa chế độ?

07/10/2913 Kính Hòa (RFA) - Đêm 6/10/2013, gần 10 thanh niên trở về từ Philippines sau khi dự một khóa học về xã hội dân sự đã bị cầm giữ tại sân bay Tân sơn nhất và Nội Bài, sau đó các thanh niên này được trả tự do.

Một trong các thanh niên đó, anh Bùi Tuấn Lâm cho biết:

Em được một tổ chức NGO tên là Asian Bridge mời sang Phi tham dự một lớp học về xã hội dân sự. Khi xong thì có một nhóm 5 bạn về trước và bị bắt. Em nghe tin đó thì thấy buồn và khó chịu. Tại sao lại người ta đi về mà giữ người ta lại. Em quyết định vẫn về vì mình không làm gì sai cả, mình chỉ đi ra ngoài để học hỏi mong muốn làm điều gì tốt cho quê hương đất nước thôi. Khi em về đến sân bay thì thấy có rất nhiều an ninh, em biết trước là như thế. Rồi họ giữ em lại và đưa em vào một cái phòng ở sân bay. Có đến bảy tám người gì đó, em phản đối họ là tại sao lại giữ em, em nói bây giờ khuya rồi phải để tôi ngủ, muốn làm việc thì tám giờ sáng mai hãy làm. Họ không chịu, và thế là họ giữ em đến 16 giờ đồng hồ. [xem thêm]

Hậu quả của việc không thừa nhận các hội, đoàn, đảng phái trong xã hội

07/10/2013 Hà Huy Sơn (Bauxite Việt Nam) - Tôi cho rằng sự bộc bạch của mỗi cá nhân trước các vấn đề của xã hội, dù nhận được ý kiến đồng thuận hay phản biện, đều giúp ích cho việc nâng cao nhận thức chung. Với suy nghĩ đó tôi xin nêu ra một vấn đề xã hội dưới góc nhìn cá nhân. Bất cứ sự so sánh nào cũng đều khập khiễng và tôi trong bài viết này hoàn toàn không có dụng ý hạ thấp, phỉ báng đối tượng nào. [xem thêm

“Diễn đàn xã hội dân sự”, bước phát triển tất yếu hợp quy luật

07/10/2013 Nguyễn Thượng Long (Bauxite Việt Nam) - Có thể nói, kể cả xã hội hoàn hảo nhất… vẫn không thể phủ nhận được những biểu hiện mang hơi thở của đời sống dân sự. Nếu xã hội Việt Nam những năm tháng qua có được một hình thức nào đó tương tự như “Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự”, mà các vị Nhân sĩ Trí thức hàng đầu của đất nước đang chủ trương, thì trí tuệ dân tộc được giải phóng, nhờ đó chính quyền có thêm kênh thông tin để điều chỉnh đường lối, hoàn thiện được chủ trương chính sách cho phù hợp với thực tiễn phát triể Nội lực dân tộc sẽ dồi dào, cũng nhờ thế mà người láng giềng Phương Bắc bớt đi được cái mộng bá quyền thâm căn cố đế của họ. [xem thêm]

Xã hội dân sự và hoạt động của diễn đàn

06/10/2013 (Forum Vietnam 21) - Tin Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự ra đời là một sự kiện mới mẻ và gây nhiều xôn xao, bản "TUYÊN BỐ Về thực thi quyền Dân sự và Chính trị" do 130 người trong và ngoài nước khởi xướng đến hôm nay đã có thêm nhiều người ký tên ủng hộ, tổng cộng 928 chữ ký. Theo nhà báo Phạm Chí Dũng thì nhóm khởi xướng bắt nguồn từ nhũng người đã khởi xướng Tuyên bố 72.

Trong nước, Truyền thông Chúa Cứu Thế đã trao đổi với nhà báo Phạm Chí Dũng về diễn đàn mới này, xin đọc bài tại đây hoặc xem cuộc phỏng vấn trong chương trình Việt Nam Tuần Qua của Truyền thông Chúa Cứu Thế video tại đây

5 trụ cột của xã hội dân sự - việc cần làm ngay tại Việt Nam

30/09/2013 Nguyễn Thanh Dòng (Bauxite Việt Nam) - Tôi đến YangGon – Myanmar những ngày đầu tháng 9/2013 trong một chuyến thăm các thành phố lớn cổ kính và nổi tiếng với hàng ngàn ngôi chùa, cùng phong cảnh và người dân hiền lành đáng yêu. Đất nước vẫn còn nguyên vẹn dấu vết của một thời độc đoán, độc tài và khép kín, nhưng giờ đã thực sự tắm rửa từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, đã khoác vào mình tấm áo cơ chế mới đẹp và rất hoành tráng bởi những cơ sở vật chất hạ tầng đường sá, hải cảng tầm cỡ quốc tế. Myanmar cổ kính, xinh đẹp và thật hiền hậu, khi du khách và các nhà đầu tư toàn thế giới đổ vào đây, coi đây là mỏ vàng cuối cùng của Châu Á, là nàng tiên ngủ say trong rừng giờ chuẩn bị tỉnh giấc. Và Việt Nam ta, con rồng xưa của Châu Á làm được gì, khi mà cơ chế ta đang vận hành thực sự lạc hậu và lỗi hệ thống?

Thiết nghĩ văn minh nhân loại là tài sản chung của tất cả chúng ta và chắc chắn không của riêng quốc gia nào. Do đó chọn mô thức, thể chế tối ưu nhất của loài người để áp dụng vào quốc gia mình, đất nước mình, làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” là mệnh lệnh thời đại là việc của Lãnh đạo cao cấp đất nước phải thực thi.

Không làm điều đó chính Lãnh đạo là người có tội với dân, với nước. Tôi nhắc lại: Có tội chứ không phải có lỗi. Mà hành vi có tội thì có thể bị án treo cho đến án tử hình.

Đến thời điểm này – Xã hội dân sự Việt Nam nên được xây dựng bằng những trụ cột cơ bản sau: [xem thêm]

Các diễn đàn xã hội dân sự ở Việt Nam

29/09/2013 Nguyễn Văn Huy (BBC) - Ngày 23/09/2013, một số nhà hoạt động dân chủ trong và ngoài nước đã tập hợp lại trong phong trào mang tên "Diễn Đàn Xã hội Dân Sự" và ra một "Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị".

Sự ra đời của "Diễn đàn Xã hội Dân sự" là một hình thức phản biện công khai Nghị định 72 ngăn cấm thông tin và sự phát triển của xã hội dân sự. [xem thêm]

Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam ra đời

23/09/2013 (BBC) - Trong một diễn biến cho thấy sự phát triển của phong trào dân sự tại Việt Nam, một số nhà hoạt động dân chủ đã tập hợp lại trong phong trào có tên là ‘Diễn đàn Xã hội Dân sự’.

Diễn đàn này chính thức ra đời vào lúc nửa đêm ngày thứ Hai ngày 23/9 khi bản ‘Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị’ được công bố.

Tròn 130 người ký tên vào tuyên bố này đến từ các vùng miền khác nhau của đất nước và cả từ Mỹ, Pháp, Úc. Trong đó có nhiều thành phần xã hội khác nhau như trí thức, cựu quan chức, nhà văn, nhà báo, thanh niên...

Mục đích của diễn đàn này, theo Tuyên bố, là ‘trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa’.

Tuyên bố cũng cáo buộc giới cầm quyền ‘dựa vào bạo lực cùng nhiều thủ đoạn không chính đáng để duy trì quyền thống trị đất nước... do muốn bảo vệ và giành thêm lợi ích riêng bất chấp lợi ích chung của đất nước, của dân tộc’. [xem thêm]

Đọc tuyên bố của Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam tại đây .  

Xã Hội Dân Sự còn là Niềm Tin và Lòng Tự Trọng

22/07/2013 Đoàn Thanh Liêm (Đàn Chim Việt) Trong một chế độ thực sự dân chủ, thì mọi người dân đều được quyền tự do phát huy sáng kiến của mình – nhằm xây dựng một cuộc sống an lành vui tươi hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình cũng như cho xã hội – như gần đây trên thế giới người ta hay nhắc đến câu nói: “Điều quan trọng là làm sao để nâng cao phẩm chất của cuộc sống” (quality of life). Chiều hướng tiến bộ chung trên thế giới ngày nay là người ta đề cao sự tôn trọng phẩm giá con người, bảo vệ nhân quyền – và đặc biệt là chủ trương sử dụng đường lối bất bạo động (non – violence) trong việc giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp trong xã hội. Và càng ngày khu vực Xã Hội Dân Sự (XHDS) càng mở rộng phạm vi họat động với sự tham gia tích cực của số đông quần chúng nhân dân thông qua hàng vạn, hàng triệu những tổ chức phi-chính phủ, bất vụ lợi và tự nguyện. [xem thêm]

Xã Hội Dân Sự là cơ hội thăng tiến phẩm giá con người

30/05/2013 Đoàn Thanh Liêm (Chuyển Hóa) - Vào hồi đầu thập niên 1950, dưới thời chính phủ Bảo Đại, thì có một khẩu hiệu được trưng bày phổ biến rộng rãi nơi chốn công cộng – khẩu hiệu đó thật ngắn gọn, vẻn vẹn chỉ có ba chữ như sau : “Dân Vi Quý “. Lúc đó, ở vào tuổi 16 -17 tôi mới là một học sinh theo đuổi chương trình Trung học ở quê nhà tại miền Bắc. Tôi có hỏi mấy bậc đàn anh về ý nghĩa của cái khẩu hiệu này, thì được giải thích như sau: Ba chữ đó là trích trong một câu gồm tất cả 10 chữ nguyên văn như thế này: [xem thêm]

Xã Hội Dân Sự : Đó chính là Sự Hy sinh Dũng cảm

21/04/2013 Đoàn Thanh Liêm (Diễn Ðàn Thế Kỷ) - Cách nay không lâu vào giữa năm 2012, tôi có viết một bài với nhan đề là “Xã hội Dân sự : Đó chính là sự Sáng tạo” (The Civil Society : It’s Innovation, it’s Creativity). Nay thì tôi xin khai triển thêm về một đặc tính khác nữa của XHDS - đó là sự Hy sinh Dũng cảm của khá nhiều thành viên trong khu vực thứ ba này của cái Không gian Xã hội do tập thể con người sinh sống hợp quần chung với nhau trong xã hội mà tạo lập ra (The Social Space). [xem thêm]

Dấu hiệu khởi sắc của Xã hội Dân sự tại Việt Nam hiện nay

20/03/2013 Đoàn Thanh Liêm (Đàn Chim Việt) - heo định nghĩa, XHDS gồm những tổ chức phi-chánh phủ và bất vụ lợi (NGO- NPO = Non-Governmental, Non-Profit Organisations), thì tại Việt nam hiện nay có rất nhiều NGO- NPO, kể cả Hội Chữ Thập Đỏ, Hội Nhà Văn, Hiệp hội Thanh niên, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật v.v… Vì rõ ràng là các đòan thể, tổ chức đó không thuộc cơ quan nhà nước, và cũng có tính cách vô vụ lợi.

Nhưng vì các tổ chức đó lại do Đảng cộng sản đứng ra tổ chức và điều động, nên có tính chất chính trị quá nặng nề, có thể coi đó là các tổ chức ngọai vi của Đảng cộng sản vậy. Ngay trong nội bộ của Hội Chữ Thập Đỏ, thì luôn có một “chi bộ Đảng “ để lo việc lãnh đạo. Nói gì đến các đòan thể quần chúng khác trong giới thanh thiếu niên, phụ nữ v.v… [xem thêm]

Xã hội dân sự và mạng lưới truyền thông 

14.02.2013 Nguyễn Hưng Quốc (VOA Blog Nguyễn Hưng Quốc) - ... Có thể nói, trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, với tư cách một tập thể, nhóm Mở Miệng và nhà xuất bản Giấy Vụn là một trong vài hiện tượng độc đáo và nổi bật nhất trong sinh hoạt văn học tại Việt Nam. Đã có nhiều người viết về họ từ góc độ này (10). Ở đây, tôi chỉ xin nhấn mạnh ở một góc độ khác: Đó cũng là một hình thức xã hội dân sự đúng nghĩa đầu tiên tại Việt Nam, ít nhất là trong lãnh vực truyền thông và văn học nghệ thuật. Đó là một tổ chức công khai, tự nguyện, phi lợi nhuận, hoàn toàn độc lập với nhà nước, có ảnh hưởng sâu và rộng, ít nhất trong giới văn nghệ, và đặc biệt, có một thái độ rõ ràng và dứt khoát đối với nhà nước. [xem thêm]

Xã hội dân sự ở Việt Nam: Một bức tranh lệch lạc và dang dở

31/01/2013 Nguyễn Hưng Quốc (VOA Blog Nguyễn Hưng Quốc) - Hầu hết các tài liệu viết về xã hội dân sự ở Việt Nam, chủ yếu bằng tiếng Anh đều nhấn mạnh: Xã hội dân sự chỉ mới manh nha tại Việt Nam từ giữa thập niên 1980, khi chính phủ và đảng cầm quyền công bố chính sách đổi mới. Thật ra, không phải. Theo tôi, đó chỉ là một cái nhìn phi lịch sử và đầy thiên kiến chính trị: Một cách vô tình hay cố ý, người ta hư vô hoá sự tồn tại của một nửa nước tương đối tự do trong thời kỳ 1954-75.

Từ những góc nhìn khác nhau, người ta có thể phê phán chế độ Việt Nam Cộng Hòa về nhiều điểm, từ chính trị đến quân sự, từ kinh tế đến xã hội. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận được: ở miền Nam, từ 1954 đến 1975, xã hội dân sự được phát triển một cách mạnh mẽ. Số lượng các tổ chức (chính thức và không chính thức) có tính chất tự nguyện, phi lợi nhuận, độc lập với nhà nước, của những người có cùng sở thích hoặc lý tưởng chung, nhiều vô cùng. [xem thêm]

Xã hội dân sự như một tiến trình dân chủ hoá

23/01/2013  Nguyễn Hưng Quốc (Đàn Chim Việt) - Từ thập niên 1980 đến nay, một trong những vấn đề chính trị được thế giới, ít nhất là ở Tây phương, quan tâm nhiều nhất chắc chắn là vấn đề dân chủ; và trong vấn đề dân chủ, yếu tố trung tâm, thu hút sự chú ý của mọi người nhiều nhất, chính là vấn đề xã hội dân sự. Vậy giữa xã hội dân sự và dân chủ có quan hệ như thế nào? [xem thêm]

Xã Hội Dân Sự nhằm “Xây dựng xã hội từng mảnh một”

06/09/2012 Đoàn Thanh Liêm (Đàn Chim Việt). Như ta đã biết khu vực Xã hội Dân sự trong một quốc gia (XHDS), thì bao gồm tất cả mọi tổ chức phi-chánh phủ, bất-vụ lợi (non-governmental, non-profit organisations), và các nhóm nhỏ (small groups) – do người công dân tự nguyện cùng đứng ra thành lập nhằm theo đuổi những mục tiêu chính trị, xã hội, văn hóa hay tôn giáo – tùy theo sở thích và khả năng của mình. Khác với hệ thống tổ chức theo hàng dọc từ trung ương xuống tới các cấp địa phương trong khu vực chính quyền Nhà nước (the State) – các tổ chức hay nhóm nhỏ cấu thành XHDS nói trên – thì đều là những đơn vị biệt lập, không thống thuộc mà cũng không bị xếp đặt dưới sự chỉ huy lãnh đạo của bất kỳ một nhân vật nào, đơn vị nào. [xem]

NGO ở Việt Nam – anh là ai?

02/09/2012 Nguyễn Quang Đồng (viet-studies). Hôm nay, Viet-studies link một bài trên báo Nhân dân phê phán về Xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Việt Nam. Bản thân mình cũng đã có một vài năm làm việc cho Phi Chính phủ, trải qua ba tổ chức NGO quốc tế, tiếp xúc cũng nhiều với các NGO Việt Nam, bình thường chẳng đọc báo Nhân dân bao giờ, nhưng thấy cái tiêu đề liên quan đến Xã hội dân sự nên tò mò vào xem sao. Đọc xong bài báo, dù có bực mình với lối viết cẩu thả, suy diễn tùy tiện của tác giả nhưng lúc đầu mình cũng định kệ, chẳng muốn nói lại làm gì bởi luận điệu này chẳng có gì mới mẻ, có nói lại chỉ phí thời gian. Nhưng nghĩ lại chuyện hôm nọ có đứa em, nghe mình nói mình làm cho en di âu (NGO), nó cứ ngơ ngơ ngơ ngác ngác, nói em cũng nghe nói đến NGO nhưng không hiểu NGO là cái ông nào, làm cái gì; thì mình lại muốn viết vài dòng. [xem]

Khi Đảng sợ Xã Hội Dân Sự: báo Nhân Dân đã bị "thế lực thù địch" lũng đoạn?

02/09/2012 Trần Việt (DĐVN21) ... tại những nước độc tài toàn trị Xã Hội Dân Sự bị coi là kẻ thù. Tại Việt Nam, khi người dân lên tiếng đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho mình (dân oan bị cướp đất), cho xã hội (thư kêu gọi phản đối điện hạt nhân) hay cho đất nước (biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa) thì lập tức bị đàn áp bằng nhiều hình thức, từ bôi nhọ trên truyền thanh truyền hình, dùng xã hội đen trấn áp đến bỏ tù. Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay rất sợ Xã Hội Dân Sự và đã cho bồi bút viết lộn ngược giòng tiến hóa xã hội, mới nhất là bài báo ""Xã hội dân sự" - một thủ đoạn của diễn biến hòa bình" của Dương Văn Cừ đăng trên báo Nhân Dân ngày 31/08/2012. [xem

Bài học từ Công đoàn Đoàn kết

01/09/2012 Padraic Kenney (BBC) Ngày 31/8 năm nay, Ba Lan kỷ niệm 32 năm ngày chính quyền Cộng sản Ba Lan ký thỏa thuận với công nhân, cho phép thành lập một công đoàn mới không bị chính quyền kiểm soát. Đoàn kết, tên gọi của tổ chức công đoàn Ba Lan mà sau đó trở thành lực lượng chống chế độ Cộng sản lớn nhất thế giới, bắt đầu là một lý tưởng, một lời kêu gọi phẩm chất hy sinh vì nhau. [xem]

"Activist" là "nhà hoạt động" hay "kẻ phản động"? 

18/08/2012 Vũ Thị Phương Anh (blog ixij) Bài này tôi viết sau khi tình cờ đọc bài viết mới đây của Người Buôn Gió đề cập đến việc báo chí VN dùng từ "nhà hoạt động" để chỉ mấy người TQ có những hành động liên quan đến việc tranh chấp chủ quyền  biển đảo giữa Trung và Nhật mà nếu người VN thực hiện những hành động tương tự ở VN thì có thể bị báo chí Việt xem là "kẻ phản động". Và cái anh NBG (lạ, buôn cái gì không buôn, lại đi buôn gió?) này than thở rằng tại sao người Việt lại bị ngay chính báo chí của nước mình kỳ thị như thế?

Tôi viết, vì tôi cho rằng anh NBG than thở như thế là hoàn toàn không đúng; có thể là anh ấy không hiểu tiếng Anh, hoặc đúng hơn là không hiểu tiếng Việt. Các bạn cứ xem ở dưới đây sẽ rõ. [xem...]

Những nhà hoạt động

16/08/2012 Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió) Người ta thường gọi như vậy để bày tỏ sự tôn trọng với một nhóm người nào đó. Bởi thế cho nên báo chí cách mạng hay còn gọi là báo Đảng hoặc gọi dân dã là báo lề phải sẽ không gọi những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược là những nhà hoạt động chủ quyền. Thay vào đó họ gọi là những phần tử gây rối, những phần tử âm mưu đen tối muốn chia rẽ quan hệ hai nước, những kẻ lố lăng, kệch cỡm, tâm địa hắc ám... [xem...]

Bướm nổi loạn

11/08/2012 - Phạm Thị Hoài (pro&contra) Vì sao trong lời cầu nguyện đặc biệt của ba cô gái Pussy Riot trên thánh đường nhà thờ Chúa Cứu thế ở Moskva hồi tháng Hai năm nay lại có điệp khúc “Xin Đức Mẹ đồng trinh hãy theo phái nữ quyền!”, bên cạnh điệp khúc “Xin Đức Mẹ đồng trinh hãy xua đuổi Putin!”? Vì sao họ chọn tên Pussy Riot? Không phải mèo, mà bướm nổi loạn, cùng một hướng như Femen, những chị em ngực trần phản kháng của họ ở Ukraine? ...

Vì sao cho đến thế kỉ này đa số đàn ông Việt Nam vẫn chỉ có thể nhìn thấy trong người đàn bà hoặc một người mẹ cao thượng, hoặc một con điếm vô luân? [xem...]

Xây Dựng Xã Hội Dân Sự Bằng Lý Trí Và Tâm Thức

11/08/2012 Lưu Nguyễn Đạt (Diễn đàn Việt Thức) Nhóm chữ “Xã Hội Dân Sự” (XHDS),[1]  là một thuật ngữ bao hàm nhiều nghĩa, tùy theo quan niệm và chương trình hoạt động của từng khuynh hướng chính trị.  Theo khuynh hướng thiên hữu bảo thủ, XHDS chủ trương tự do cá nhân trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh.  Theo khuynh hướng thiên tả, XHDS chú trọng vào sự đoàn kết xã hội và khả năng dự kiểm mậu dịch.  Còn theo quan niệm quân bình, XHDS tự do hiện hữu trong một nền kinh tế thi trường có khuynh hướng bảo trọng xã hội.  Cách định nghĩa so sánh cơ cấu cho thấy XHDS được thành hình trên hai căn bản lý trí và tâm thức, mà ảnh hưởng tác động có tính cách ứng dụng bổ túc lẫn nhau. [xem...]

Xã hội Dân sự, đó chính là sự Sáng tạo

02/07/2012 Ðoàn Thanh Liêm (Diễn Đàn Thế Kỷ) Như ta đã biết sự tiến bộ trong xã hội con người thì đều phát xuất từ những cố gắng sáng tạo không ngừng của các thành viên họat động trong các lãnh vực khoa học kỹ thuật, tổ chức công quyền, quản lý điều hành, văn học nghệ thuật, tư tưởng học thuật v.v... Nói chung, thì giới chỉ huy lãnh đạo trong bất kỳ cơ sở chính trị kinh tế hay văn hóa xã hội nào cũng đều tìm cách phát huy sáng kiến nhằm cải tiến nâng cao năng xuất phục vụ xã hội trong phạm vi trách nhiệm của đơn vị cơ hữu của mình. [xem...]

Cộng đồng mạng như một xã hội dân sự

08/05/2012 Nguyễn Hưng Quốc (Blog  Nguyễn Hưng Quốc/VOA) - Đã có một số người viết, bản thân tôi trên blog này cũng đã viết, về sự cần thiết của một xã hội dân sự tại Việt Nam. Trong bài này, tôi muốn tập trung vào một luận điểm khác: cộng đồng mạng (bao gồm các cây bút trên website hoặc trên blog) có thể được xem như một bộ phận tiền phong của xã hội dân sự mà chúng ta đang mơ ước.

Tuy nhiên, trước khi phân tích luận điểm ấy, chúng ta cần bàn một chút về khái niệm xã hội dân sự (civil society). [xem tiếp]

Xã hội dân sự và dân chủ

16/06/2013 Đoàn Viết Hoạt (Diễn Đàn Việt Nam 21)

VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG NỀN DÂN CHỦ

Trước hết cần phân biệt vai trò của xã hội dân sự (XHDS) trong một nền dân chủ và vai trò của XHDS trong một cuộc chuyển đổi dân chủ. Cho đến khoảng những năm 80, phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung vào phân tích vai trò của XHDS trong một nền dân chủ. Gabriel và Verba cho rằng mảng XHDS gắn với các hoạt động chính trị có vai trò thiết yếu đối với nền dân chủ. Chúng làm tăng hiểu biết của người dân, giúp họ bỏ phiếu hiệu quả hơn và tham gia nhiều hơn vào hoạt động chính trị, qua đó góp phần giám sát hoạt động của nhà nước. Putnam đi xa hơn khi cho rằng ngay cả các tổ chức XHDS không liên quan tới chính trị cũng có vai trò thiết yếu đối với nền dân chủ. Lý do, theo ông, là vì XHDS tạo ra vốn xã hội (social capital), lòng tin và các giá trị chung. Những nhân tố này lại được chuyển vào không gian chính trị, tăng cường sự đoàn kết xã hội và nâng cao sự hiểu biết của công chúng về mối liên thông của xã hội và các nhóm lợi ích trong nó ...

Phát triển Xã Hội Dân Sự trong cộng đồng ở Đức 

* Tại Đức trước và sau 1975 người Việt đã từng thành lập các Hội Sinh viên, các Hội đoàn địa phương (các Hội người Việt tị nạn, Hội Ái hữu…), các Hội đoàn liên bang (Liên Hội, Tổng hội), các Trung tâm văn hóa xã hội (TT Độc Lập, TT Nhân Quyền…), các Hội tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành…), các Hội chuyên môn về ngành nghề (Hội Khoa học kỹ thuật, Hội Y Dược …), Từ khi có Email, Internet có thêm cái mới là „cộng đồng mạng“, các Website, các trang Blog…cũng là hình thái của Xã Hội Dân Sự. [xem thêm]

Xã hội dân sự Đức

Họ giúp trẻ em nhập cư học tiếng Đức, cùng đi với một tổ chức phi chính phủ đến một khu vực khủng hoảng để giúp những người chạy nạn hay tham gia làm lính cứu hỏa tự nguyện: 23 triệu người ở Đức – một phần ba số dân trên 16 tuổi – tích cực hoạt động vì cộng đồng, dù là trong công tác xã hội, bảo vệ môi trường, hay trong những nhóm người chung sở thích. Những người này là chỗ dựa của xã hội dân sự ở Đức. [xem thêm]

VAI TRÒ CỦA XHDS TRONG CHUYỂN ĐỔI DÂN CHỦ

Cùng với những biến động chính trị ở Đông Âu, Liên Xô, Nam Mỹ từ thập niên 80 và trào lưu dân chủ hóa trên khắp thế giới, vai trò của XHDS trong một cuộc chuyển đổi dân chủ nhanh chóng được nhìn nhận và phân tích. Tuy nhiên, nếu như các nền dân chủ trên khắp thế giới có những đặc trưng căn bản giống nhau thì các cuộc chuyển đổi dân chủ lại thường khác nhau về bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa và chính trị. Vì thế, phần lớn các nghiên cứu về vai trò của XHDS trong chuyển đổi dân chủ thường tập trung phân tích từng trường hợp cụ thể chứ không khái quát hóa thành một lý thuyết tổng quát. O' Donnell và Schmitter  và Václav Havel , là hai trường hợp hiếm hoi. ... [xem thêm]