Chính trị - Dân chủ (2014/3)

Tiếng Việt‎ >  Chính trị - Dân chủ >

 

Chính trị - Dân chủ (2014/3)

* Chính trị - Dân chủ: các trang sau & trước

Nghệ sĩ Kim Chi: Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa đất nước đi vào con đường nghèo khổ, tù đầy, mất tự do

 

* Xã hội dân sự  

Tuyên bố thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

Sài Gòn ngày 4 tháng 7 năm 2014

30/07/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 28/7 vừa qua, 61 đảng viên, trong đó có những  đảng viên kỳ cựu đã ký tên vào thư ngỏ gửi Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và toàn thể đảng viên kiến nghị Đảng từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa và thoát khỏi sự lệ thuộc, nô dịch của Trung cộng. Một trong những người ký tên đó là nữ nghệ sĩ điện ảnh Kim Chi đã có 43 tuổi đảng. Từ Hà Nội nghệ sĩ Kim Chi đã nói lên suy tư của mình khi ký vào thư ngỏ nói trên qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành.

Nội dung như sau, mời quý bạn đọc cùng nghe:

Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”? Làm thế nào để báo chí được làm đúng thiên chức của mình, ...

* Nhân quyền   

Vị linh mục-blogger Việt Nam tranh đấu cho tự do tôn giáo

61 đảng viên kiến nghị bỏ đường lối chính trị sai lầm

29/07/2014 (VRNs) - Sài Gòn - Chú Tễu viết: “Ngày 28.07.2014, 61 đảng viên lão thành, đứng đầu là Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gửi thư yêu cầu Đảng: 1- Bạch hóa Hội nghị Thành Đô và các quan hệ với Trung Cộng. 2- Từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin, từ bỏ con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội”.

Đứng đầu danh sách 61 vị là các ông Nguyễn Trọng Vĩnh, vào Đảng năm 1939, Thiếu tướng, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng khóa III, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội.

Trong danh sách có nhiều tướng lãnh, cấp tá của quân đôi. Được biết, những vị này vẫn đang ảnh hưởng trên Ban lãnh đạo ngành quốc phòng hiện nay. Ngoài ra còn có một cựu cán bộ thuộc Bộ công an, nhiều nhà trí thức, nhà báo. Trong danh sách không thấy tên những người đang đấu tranh cho dân chủ. Đảng viên kỳ cựu nhất được kết nạp năm 1939, đảng viên mới nhất kết nạp năm 1991 đã cùng ký Thư Ngỏ này. [xem tiếp]

Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng CSVN

29/07/2014 (Ba Sàm) - Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh.

Tổ quốc đang lâm nguy đồng thời đứng trước cơ hội lớn để thay đổi! Trách nhiệm của các đảng viên yêu nước là phải cùng toàn dân nắm lấy thời cơ này, vượt qua thách thức, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và bảo vệ đất nước.

Bỏ lỡ cơ hội này là có tội với dân tộc! [xem tiếp]

30/06/2014 Paolo Affatato (Vatican Insider) bản dịch của N.Khôi (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Chiến dịch cho nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam đang trong đà tiến triển trên mạng. "Gần 40 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam. Phương cách có hiệu quả nhất để đánh thức nhận thức của người dân và rao giảng Tin Mừng là tạo ra các ứng dụng cho điện thoại thông minh và máy tính bảng - đó là những công cụ rất phổ biến - để nông dân, thanh niên, sinh viên và người lao động chỉ cần bấm một nút là có thể truy cập thông tin về niềm tin và sự tự do." ...

* Nhân quyền   

Viết blog cho tự do ở Việt Nam

Về chuyện ông Phạm Quang Nghị qua Mỹ 29/07/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Chuyến thăm Mỹ của ông Phạm Quang Nghị được dư luận quan tâm và có những nhận định khác nhau. Phải chăng đây là sự tính toán cho tương lai xa trong những năm sắp tới trong quan hệ Việt - Mỹ khi mà có tin đồn răng ông Phạm Quang Nghị là nhân vật sáng giá cho cái ghế Tổng bí thư ở Đại hội 12 của Đảng cộng sản Việt Nam vào năm 2016 sắp tới. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã đưa ra vài nhận xét của mình qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành như sau, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Đảng viên cao tuổi kêu gọi VN đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế

29/07/2014 (VOA) - Hàng chục đảng viên lão thành là các nhân sỹ, trí thức có tiếng ở trong nước mới viết một bức thư ngỏ gửi Ban chấp hành trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó kêu gọi “nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa” của Việt Nam.

Bức thư cho rằng thời gian qua, “Trung Quốc có nhiều hành vi leo thang mới trong mưu đồ xâm lược và bá chiếm Biển Đông, coi Việt Nam là mắt xích yếu nhất cần khuất phục trước tiên”. [xem tiếp]

Mỹ không đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC

29/07/2014 Thanh Phương (RFI) - Hôm qua, 28/07/2014, Ngoại trưởng John Kerry đã công bố bản báo cáo thường niên của bộ Ngoại giao Mỹ về tự do tôn giáo trên thế giới năm 2013.

Trong cuộc họp báo công bố bản phúc trích này, ông Kerry thông báo đưa Tukmenistan, một nước Cộng hòa thuộc Liên Xô củ, vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC).

Việt Nam đã được bộ Ngoại giao Mỹ rút khỏi danh sách này vào năm 2006 và cho tới nay vẫn chưa đưa Việt Nam trở lại danh sách này, mặc dù Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã nhiều lần đề nghị như vậy.

Tuy nhiên, trong phần nói về Việt Nam, bản báo cáo 2013 của bộ Ngoại giao Mỹ vẫn ghi nhận rằng Hiến pháp và các bộ luật, chính sách khác của Việt Nam có quy định về quyền tự do tôn giáo, nhưng trên thực tế, chính phủ Hà Nội vẫn hạn chế tự do tôn giáo. [xem tiếp]

Ngư dân Việt vỡ nợ sau các vụ tấn công của Trung Quốc ở Biển Đông

28/07/2014 Trà Mi (VOA) - Ngư dân trên đảo Lý Sơn, tỉnh Quãng Ngãi, tả tơi và vỡ nợ sau các cuộc tấn công của tàu Trung Quốc ở Hoàng Sa trong thời gian giàn khoan 981 hiện diện tại khu vực.

Phóng viên đài VOA Poch Reasey vừa thực hiện chuyến thăm Lý Sơn 1 ngày tường thuật rằng dù tình hình trên biển đã lắng dịu sau khi Bắc Kinh rút giàn khoan về nước, nhưng ngư dân Việt vẫn chưa hàn gắn được những nỗi đau đớn, mất mát, thiệt hại vì vì tài sản mất trắng, tàu bè hư hại, nợ nần chồng chất và họ đang khẩn thiết mong chờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương. [xem tiếp]

Cần ý thức Việt Nam vẫn đang là cá nằm trên thớt

26/07/2014 Thục-Quyên (Bauxite Việt Nam) - Hôm nay là ngày thứ 86 kể từ khi China tự tung tự tác , ngang nhiên cắm giàn khoan Haiyang Shiyou 981 và đưa cả tàu quân sự vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN, thản nhiên đuổi bắt, đâm chìm tàu bè của ngư dân Việt. Máu đã đổ, người Việt đã chết.

Ngày thứ 76, China đã di chuyển giàn khoan này và bộ ngoại giao của họ kèm ngay tuyên bố khẳng định thế giới không nên nhầm lẫn xem việc di chuyển giàn khoan HS– 981 là một động thái rút lui, và đồng thời tiếp tục ngang ngược tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là của họ.

Haiyang Shiyou 981 sẽ cắm ở địa điểm mới nào, vì những lý do gì đã đổi vị trí, âm mưu bành trướng của Bắc Kinh sẽ tiến triển ra sao, theo chiều hướng nào, đều là những câu hỏi mà Việt Nam hoàn toàn không có khả năng nắm vững câu trả lời.

86 ngày người Việt trong và ngoài nước xao động, phân tích, trích dẫn, bàn cãi, góp ý. Quan chức thì câm lặng hay tùy lúc mà "tát nước theo mưa" phát biểu hùng hồn.

Nhưng điều chắc chắn duy nhất và là điều quan trọng nhất mà dân tộc Việt Nam phải nhìn thấy, hiểu, và lo lắng: Chúng ta vẫn hoàn toàn nằm trong thế bị động.  [xem tiếp]

Cuộc Chiến Hậu Giàn Khoan

26/07/2014 Nguyễn An Dân (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Giữa tháng 7 năm /2014 Trung Quốc chính thức rút giàn khoan HY-981 khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa, chấm dứt một cuộc “dàn quân” và khẩu chiến leo thang có nguy cơ châm ngòi xung đột vũ trang giữa các bên có lợi ích liên quan. Tuy nhiên, dư chấn của giàn khoan này để lại là không nhỏ. Một cuộc “động đất chính trị” lan tỏa mạnh trong Việt Nam, bắt đầu từ lời tuyên bố được coi là “mạnh mẽ hơn trước đây” của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi nói về ‘tình hữu nghị mơ hồ lệ thuộc” giữa Việt Nam-Trung Quốc và đáp lại là bài viết của báo đảng Trung Quốc khi kêu gọi ‘đứa con hoang đàng Việt Nam hãy trở về”.

Theo nhiều luồng dư luận nhận định rằng giàn khoan HY-981 chỉ là mở đầu cho cuộc chiến Mỹ-Trung về ảnh hưởng tại châu Á nói chung và lợi ích địa chính trị tại Biển Đông cùng kênh đào Kra nói riêng của các quốc gia có liên quan. Trước âm mưu đó, quốc gia trực tiếp chịu ảnh hưởng nhất là Việt Nam sẽ thế nào? Phải chăng giàn khoan đã được rút đi nhưng cơn chấn động vẫn còn ở lại, một cơn chấn động chính trị cho nội bộ ban lãnh đạo đảng Cộng Sản VN, tuy ngấm ngầm nhưng ngày càng gay go hơn, từ nay đến Đại Hội đảng 2016. Ai sẽ nắm được quyền chủ động? TBT Nguyễn Phú Trọng hay TT Nguyễn Tấn Dũng? [xem tiếp]

Quan hệ Việt-Trung không thể như xưa sau vụ giàn khoan HD-981

26/07/2014 Trọng Nghĩa (RFI) - Ngày 15/07/2014 có thể nói là Bắc Kinh đã bất ngờ cho rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam mà Trung Quốc đòi chủ quyền cũng như hơn 80% còn lại của Biển Đông. Nhiều giả thuyết đã được nêu lên về lý do khiến Bắc Kinh phải giảm nhiệt sau hơn hai tháng gây căng thẳng với Hà Nội. Các giả thuyết đó có thể đúng, có thể sai, tuy nhiên, theo giới chuyên gia, có một điều chắc chắn là hệ quả của vụ HD 981 là quan hệ Việt Trung không thể nào được như trước đây.

Ngay sau ngày Trung Quốc loan báo quyết định di chuyển giàn khoan HD-981 về phía đảo Hải Nam, Giáo sư Carlyle Thayer; chuyên gia phân tích về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales) đã dành cho Ban Việt Ngữ RFI một bài phỏng vấn (18/07/2014) về khả năng diễn biến trước mắt của quan hệ Việt-Trung thời hậu HD-981. Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn [xem tiếp]

Việt Nam chỉ trích hành động ‘bất hợp pháp’ của TQ ở Hoàng Sa

25/07/2014 (VOA) Việt Nam nói việc Trung Quốc khai thông các kênh đi lại ở đảo Duy Mộng thuộc quần đảo Hoàng Sa là ‘bất hợp pháp’ và ‘vô giá trị.’ Tân Hoa xã của Trung Quốc cho hay Bắc Kinh đang tiến hành nạo vét các con kênh dài gần 2km tại khu vực này để tạo điều kiện di chuyển thuận lợi cho ngư dân và các nguồn cung ứng.

Đảo Duy Mộng với diện tích 21 cây số vuông là một trong số các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền. [xem tiếp]

Toà án VN 'không nhân danh công lý'

25/07/2014 Luật sư Ngô Ngọc Trai (BBC) - Trong buổi làm việc với cán bộ tòa án nhân dân tối cao hôm 15/7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phát biểu: Tòa án phải mang lại công lý cho mọi người. Câu nói này bộc lộ đằng sau đó cả một vấn đề to lớn của hệ thống tư pháp.

Có một điều ít người biết đó là lâu nay tòa án chưa bao giờ đem ‘công lý’ đến cho mọi người.

Tìm hiểu qua gần trăm bản án và quyết định của tòa án thì thấy không có một từ ‘công lý’ nào.

Tìm hiểu một số bản cáo trạng của viện kiểm sát và bản kết luận điều tra của cơ quan điều tra thì cũng không thấy từ ‘công lý’. [xem tiếp]

Tranh cãi Việt Nam - Phần Lan về lô thiết bị tên lửa bị chặn giữ

25/07/2014 Trọng Nghĩa (RFI) - Hải quan Phần Lan ngày 24/07/2014 chính thức xác nhận đã mở cuộc điều tra về lô linh kiện tên lửa từ Việt Nam gởi qua Ukraina bằng đường hàng không và đã quá cảnh sân bay Helsinki. Lô hàng này đã bị chặn giữ vì bị tình nghi vi phạm luật lệ Phần Lan về xuất khẩu « vật liệu » quốc phòng.

Lời xác định của Hải quan Phần Lan được đưa ra ít lâu sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định rằng lô thiết bị đó do Việt Nam gởi đi một cách « hợp pháp ». [xem tiếp] - [english]

Phản ứng về việc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua thỏa thuận về hợp tác hạt nhân dân sự giữa Mỹ và Việt Nam

25/07/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hôm thứ Ba 22/07 Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua thỏa thuận về hợp tác hạt nhân dân sự giữa Mỹ và Việt Nam. Nếu việc thông qua này được Thượng viện bỏ phiếu chấp thuận sẽ tạo điều kiện cho các công ty Mỹ mở rộng thị trường tới Việt Nam về điện hạt nhân.

Nhân sự kiện này, nhà bình luận Nguyễn Hoàng Đức đã đưa ra nhận xét trong cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành như sau. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

14/06/2014 Emily Parker (The New Yorker), bản dịch Việt ngữ của Truyền Thông Chúa Cứu Thế (VRNs) - Một vài năm trước khi ông bị bắt, vào năm 2012, tôi đã trao đổi e-mail với blogger Việt Nam Lê Quốc Quân, một luật sư tại Hà Nội là người bắt đầu viết blog vào năm 2005. Ông nói với tôi rằng bài đầu tiên của mình, chỉ có một câu, như sau: “Ôi tôi muốn nói với Tổ Quốc Việt Nam của tôi” ...

* Xã hội dân sự  

Công đoàn độc lập tại Việt Nam: Đề nghị về mô hình tổ chức và phương thức phát triển

24/06/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tại sao trong lúc đất nước đang có nhiều vấn đề nóng bỏng khác mà lại đề cập đến vấn đề này? Nếu đó là nhu cầu của hiện tại thì mô hình sẽ như thế nào, phương thức phát triển ra sao ? Song song đó là vấn đề tổ chức và vấn đề nhân sự cũng cần phải được đặt ra để giải quyết. Đây là những điều được Tiến sĩ Phạm Chí Dũng trình bày trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành ...

* Kinh tế - Môi trường  

“Mổ xẻ” sự lệ thuộc kinh tế từ bài toán năng lượng

02/06/2014 Tô Văn Trường (Bauxite Việt Nam) -

Xét về phương diện kinh tế, có thể nói Việt Nam lệ thuộc đáng kể vào kinh tế Trung Quốc, hay nói cách khác Việt Nam chủ yếu chỉ có làm gia công để nhập hàng từ Trung Quốc. Hàng hóa nhập từ Trung Quốc tăng mạnh vì phải nhập nguyên vật liệu cho sản xuất ...

Đài Loan: ‘Chính phủ VN thiếu thành thật’

24/07/2014 (BBC) - Thủ tướng Giang Nghi Hoa của Đài Loan nói chính phủ Việt Nam ‘thiếu thành thật’ trong xử l‎ý bồi thường cho các doanh nghiệp Đài Loan ở Việt Nam bị thiệt hại kinh tế vì bạo động hồi tháng Năm 2014.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC tiếng Trung ngày 21 tháng Bảy tại Đài Bắc, ông Giang Nghi Hoa nói mặc dù chính phủ Việt Nam đã có một số nỗ lực trong việc đảm bảo an toàn cho doanh nhân Đài Loan như tăng cường an ninh tại khu vực có các nhà máy của Đài Loan, phía Việt Nam làm chưa đủ trong việc giải quyết các yêu cầu bồi thường. [xem tiếp]

Dưới áp lực của dư luận, Miến Điện hủy dự án đường sắt với Trung Quốc

23/07/2014 Thanh Phương (RFI) - Một lần nữa, chính quyền Miến Điện chứng tỏ họ không ngại làm mích lòng láng giềng khổng lồ Trung Quốc, qua việc đình chỉ một dự án đường sắt hàng chục tỷ đô la, mở đường cho Trung Quốc ra đến Ấn Độ Dương.

Hôm qua, 22/07/2014, một quan chức cao cấp của Miến Điện thông báo rằng, do dư luận trong nước phản đối quá mạnh và do bị nhiều trễ nải, chính phủ nước này đã quyết định đình chỉ dự án đường sắt do Trung Quốc xây dựng từ Côn Minh, miền Nam Trung Quốc, đến thành phố Kyaukpyu, ở bang Rakhine miền Tây Miến Điện, dài hơn 1.200 km.

Theo quan chức cao cấp nói trên, nguyên nhân khiến chính phủ Miến Điện phải hủy dự án này đó là đã 3 năm kể từ khi ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận, thế mà dự án vẫn chưa có tiến triển gì. Nhưng thật ra chính những phản đối ngày càng mạnh của dư luận Miến Điện về tác hại môi trường và xã hội của dự án đường xe lửa, đã buộc chính quyền nước này phải đình chỉ dự án.

Chỉ riêng tại bang Rakhine, các tổ chức dân sự ở 17 thị trấn đã tập hợp thành một « mặt trận » để phản đối dự án. Ngoài lý do tác hại môi trường và xã hội, dư luận Miến Điện còn không chấp nhận việc tài nguyên của quốc gia bị đưa ra ngoài như thế. [xem tiếp] - [english]

Công ty Đài Loan Formosa được đền bù sau vụ biểu tình bạo loạn

23/07/2014 Đức Tâm (RFI) - Công ty gang thép Đài Loan Formosa tại Hà Tĩnh thuộc tập đoàn Formosa Platiscs đã được đền bù hơn 50 tỷ đồng, tương đương 2,4 triệu đô la Mỹ, do các thiệt hại sau vụ biểu tình chống Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu trái phép trong vùng biển của Việt Nam hồi tháng Năm vừa qua và dẫn đến bạo động.

Công ty gang thép Đài Loan Formosa ở Hà Tĩnh được đền bù 50,35 tỷ đồng, trong số này có 20 tỷ đồng do các hãng bảo hiểm chi trả, số còn lại đến từ chính quyền tỉnh Hà Tĩnh, nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp « vượt qua khó khăn và tái ổn định sản xuất ». [xem tiếp] - [english]

Khách du lịch Trung Quốc không đến Việt Nam sau bạo động

20/07/2014 Thụy My (RFI) - Quan hệ Việt-Trung đã xấu hẳn đi sau vụ Bắc Kinh tự tiện cho đặt giàn khoan tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trên Biển Đông, gây ra những cuộc biểu tình chống Trung Quốc biến thành bạo động. Nay tuy giàn khoan đã được rút đi, khách du lịch Trung Quốc vẫn không quay trở lại.

Hãng tin AFP dẫn lời Nguyễn Hữu Sơn, một hướng dẫn viên du lịch nhiều năm đưa các du khách Trung Quốc đến vùng duyên hải Việt Nam, nhưng sau các vụ đối đầu trên biển dữ dội gần đây giữa Bắc Kinh và Hà Nội, đã không có việc làm. [xem tiếp] - [english] - [français]

Việt Nam vẫn phải cảnh giác trước âm mưu của Trung Quốc sau vụ HD-981

19/07/2014 Trọng Nghĩa (RFI) - Với việc Trung Quốc loan báo dời giàn khoan HD-981 về phía đảo Hải Nam hôm 15/07/2014, căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã giảm bớt. Nhưng theo giới quan sát, thái độ hòa dịu của Bắc Kinh che giấu một mưu toan sâu xa hơn, mà mục tiêu vẫn là thôn tính Biển Đông, kể cả những vùng biển đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền hay cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Trong một bài phỏng vấn dành riêng cho Ban Việt Ngữ RFI, Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông đã cho rằng một trong những bài học mà Việt Nam cần rút ra từ cuộc khủng hoảng giàn khoan HD-981 là phải luôn luôn đề cao cảnh giác trước các âm mưu của Trung Quốc. Ông ghi nhận ba nguyên nhân chính của quyết định dời giàn khoan: [xem tiếp]

Một lô thiết bị tên lửa từ Việt Nam gởi qua Ukraina bị chặn tại Phần Lan

19/07/2014 Trọng Nghĩa (RFI) - Vào lúc mọi con mắt đang dồn vào vụ chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia tình nghi bị tên lửa bắn rơi tại miền Đông Ukraina, nhật báo Helsingin Sanomat tại Phần Lan vào hôm qua, 18/07/2014 tiết lộ : Một lô hàng gồm các bộ phận tên lửa từ Việt Nam gởi qua Ukraina đã bị hải quan Phần Lan chặn giữ vào tháng Sáu. Lý do chặn giữ là vì lô hàng lớn này không có giấy phép cần thiết để quá cảnh Phần Lan.

Theo bài báo trên tờ Helsingin Sanomat – một nhật báo có uy tín tại thủ đô Phần Lan Helsinki – được trang mạng Yle.fi trích đăng, thì lô hàng bị tịch thu bao gồm các linh kiện trong một hệ thống hướng dẫn tên lửa, xuất đi từ Việt Nam và có nơi đến là Ukraina. [xem tiếp] - [deutsch]

Rút giàn khoan HD981: Trung Quốc được gì? Việt Nam được gì?

18/07/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Đêm 15/7 vừa qua, Trung Quốc đã tuyên bố rút giàn khoan HD 981 về neo đậu ở địa phận tỉnh Hải Nam. Sự kiện này trong dư luận có nhiều cách đánh giá khác nhau.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Đức đã đưa ra nhận xét của mình với phóng viên Trần Quang Thành sau đây. Mời quý bạn đọc cùng nghe

Lá thư mới nhất của Trần Huỳnh Duy Thức gởi ra cho cha

18/07/2014 (Blog Huỳnh Ngọc Chênh) - Xuyên Mộc, 14/06/2014, Thưa ba thương kính, Sáng nay thấy ba vẫn khỏe mạnh nên con rất vui nhưng con cũng đọc được những ưu tư trong lòng ba. Ba đừng bận tâm quá nhiều, mọi chuyện sẽ nhanh tốt đẹp thôi. Không có cuộc chuyển mình nào dễ dàng cả. Sự chuyển mình vĩ đại càng gian truân. Con thường có dự cảm đúng. Hồi đầu tháng 4, như con viết cho ba trong bức thư 16A, con linh cảm đất nước đang bước tới một bước ngoặt lịch sử. Dù không biết được nó sẽ là gì nhưng con hiểu rằng trong một bối cảnh như vậy, thể nào cũng có một sự kiện gì đó sẽ dẫn đến biến cố lớn và đặt đất nước trước một thách thức nghiêm trọng – nhưng cũng là một cơ hội lớn. Đó chính là bước ngoặt TQ đặt giàn khoan HD-981 hồi đầu tháng 5. Con biết mọi người đang rất lo lắng nhưng dự cảm của con lại tốt. Con tin rằng bước ngoặt này sẽ dẫn đến một bước rẽ vĩ đại cho dù đang có nhiều ngã ngách đen tối chực chờ. [xem tiếp]

Biển Đông: Giàn khoan Trung Quốc và đấu tranh chính trị nội bộ ở Hà Nội

18/07/2014 Trọng Nghĩa (RFI) - Sau vụ Bắc Kinh đưa giàn khoan vào hoạt động ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Hà Nội đã lên tiếng dọa kiện Bắc Kinh ra trước tòa án quốc tế nhưng vẫn chưa hành động. Trong bài phân tích công bố ngày 16/07/2014, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc giải thích thái độ rụt rè của Việt Nam bằng giả thuyết : Sự cản trở của phe thân Trung Quốc trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam được ông mệnh danh là «accommodationist».

Bài viết « Biển Đông : Giàn khoan Trung Quốc và đấu tranh chính trị nội bộ tại Hà Nội - South China Sea: China’s Oil Rig and Political In-fighting in Hanoi » bao gồm một số câu trả lời phỏng vấn báo chí. Được sự đồng ý của Giáo sư Thayer, RFI xin giới thiệu nguyên văn phần hỏi-đáp. [xem tiếp] - [english]

Trung Quốc nghiên cứu khả năng khai thác khí đốt ở Biển Đông

17/07/2014 Thanh Phương (RFI) - Trong chiều hướng gia tăng sản xuất năng lượng ngoài khơi, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy nổi để khai thác khí đốt ở Biển Đông.

Theo hãng tin Reuters ngày 17/07/2014, tập đoàn năng lượng CNOOC của Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng một nhà máy khí hóa lỏng nổi trị giá hàng tỷ đô la để khai thác khí đốt ở vùng biển sâu của khu vực Biển Đông.

Theo Reuters, CNOOC chưa có thông báo chính thức, nhưng họ đang tiến hành nghiên cứu khả thi, theo lời các quan chức tập đoàn Nhà nước của Trung Quốc. Tập đoàn này cũng đang thảo luận với các công ty ngoại quốc khả năng tham gia thiết kế nhà máy nổi. [xem tiếp]

'Để cải cách cần kiểu lãnh đạo khác'

17/07/2014 (BBC) - Trước khi kết thúc nhiệm kỳ Đại sứ Anh tại Việt Nam, tiến sỹ Antony Stokes từng nói rằng quan hệ Anh - Việt 'rộng lớn và sâu sắc hơn trước' rất nhiều.

Trả lời BBC Tiếng Việt, trước tiên ông mô tả quan hệ giữa hai nước đã phát triển như thế nào và hiện đang ở đâu:

Đại sứ Antony Stokes: Tôi làm đại sứ ở Việt Nam đến tháng tới nữa là tròn bốn năm. Tôi là đại sứ Anh có thời gian phục vụ lâu thứ nhì ở Việt Nam, và tôi nghĩ mối quan hệ giữa hai nước đã thay đổi rất nhiều trong thời gian đó và đã trở nên mạnh mẽ hơn và chúng tôi đã gần nhau hơn so với trước đây. [xem tiếp]

Trực tiếp chứng kiến giàn khoan HD 981 rời vùng biển VN

17/07/2014 Gia Minh (RFA, Bangkok) - Một đoàn báo chí quốc tế trong nước và nước ngoài vừa có chuyến theo một tàu Cảnh sát Biển Việt Nam ra khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981 trước khi rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Một trong những thành phần tham dự là ông Andre Menras- Hồ Cương Quyết, sau khi trở về đã kể lại với biên tập viên Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do về chyến đi đó.

Trước hết ông cho biết thời gian của chuyến đi:

Ông Andre Menras- Hồ Cương Quyết: Từ ngày 14 tháng 7, chính xác vào ngày Quốc khánh Pháp và kết thúc vào tối ngày 16 tháng 7; có nghĩa (chuyến đi) rất nhanh và rất thú vị. [xem tiếp]

Vận động Quốc hội Mỹ vì nhân quyền Việt Nam

17/07/2014 Trọng Thành (RFI) - Trong những năm gần đây, tại Hoa Kỳ, có nhiều hoạt động tập trung vào việc tác động đến chính giới Mỹ nhằm gây áp lực để chính quyền Hà Nội thay đổi chính sách về dân chủ và nhân quyền, đặc biệt quyền của người lao động Việt Nam. Hôm nay, 16/07/2014, tại thủ đô Washington diễn ra ngày Tổng vận động vì Tự do và Dân chủ cho Việt Nam. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam đầu tháng 5 mang lại một cơ hội hiếm thấy cho các phong trào vận động vì Việt Nam.

Ngày Vận động Nhân quyền và Vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam 16/07 (For the Human Rights of Fellow Vietnamese, For Vietnam's Territorial Integrity), tên chính thức của hoạt động này, nhằm vận động các nghị sĩ lưỡng viện Hoa Kỳ ủng hộ lập trường chỉ chấp thuận cho Việt Nam tham gia Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nếu Hà Nội thực sự tôn trọng nhân quyền, cũng như thông qua một số dự luật quan trọng khác về nhân quyền và Biển Đông. [xem tiếp]

Thư ngỏ gửi Quốc hội Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam

16/07/2014 Phạm Chí Dũng (VOA) - Vào những ngày này và sẽ tiếp diễn trong ít nhất nửa cuối năm 2014, Chính phủ Việt Nam đang và sẽ phải tìm cách trả lời Chính phủ Hoa Kỳ về một vấn đề thuộc loại rất quan yếu đối với Bộ Chính trị Hà Nội: Phải cải thiện tình trạng dân chủ và nhân quyền trong nước như thế nào để có thể được ngồi vào một cái ghế trong bàn ăn TPP và được giao dịch vũ khí sát thương? Thậm chí còn quan yếu hơn: Làm thế nào để có thể nhận được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ thông qua cơ chế đối tác chiến lược toàn diện kèm tương trợ quân sự tại khu vực Biển Đông, sau thời điểm tháng 5/2014 khi Trung Quốc bộc lộ ý đồ thôn tính Việt Nam lộ liễu đến thế?

Tuy nhiên bất chấp những “cố gắng tích cực” của Chính phủ Việt Nam trong hai cuộc kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền (UPR) năm 2009 và năm 2014, bất chấp tư cách tân thành viên của nhà nước này trong Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 11/2013, dư luận trong nước, quốc tế cùng rất nhiều nghị sĩ trong Quốc hội Hoa Kỳ vẫn lên án Nhà nước Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng và mô tả tình hình nhân quyền ở quốc gia này ngày càng xấu đi. [xem tiếp]

Phạm Chí Dũng: Vì sao Bắc Kinh rút giàn khoan vào thời điểm này?

16/07/2014 Thụy My (RFI) - Sau hai tháng hiện diện đầy sóng gió, hôm nay 16/07/2014 Trung Quốc đã cho rút giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông, đưa về khu vực đảo Hải Nam. Nhiều người thở phào nhẹ nhõm, nhưng cũng có nhiều ý kiến lo âu về khả năng chế độ bành trướng Bắc Kinh, với tham vọng không hề giấu diếm, sẽ quay trở lại với những chiêu trò mới.

Vì sao Trung Quốc lại rút giàn khoan vào thời điểm này, sớm một tháng so với tuyên bố trước đây là sẽ hoạt động đến ngày 15/8 ? Chúng tôi đã đặt vấn đề này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon. [xem tiếp]

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Phải song hành cải cách chính trị và cải cách kinh tế

16/07/2014 Trần Quang Thành thực hiện (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Theo chương trình hội thảo mùa hè năm 2014, vào hai ngày 31/7 và 1/8 sắp tới sẽ có một cuộc hội thảo quy tụ nhiều nhà trí thức tên tuổi ở trong và ngoài nước tại thành phố Toulouse của nước Pháp để thảo luận về chủ đề "Sự trỗi dậy của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam và thế giới". Nhiều diễn giả trong tham luận của mình sẽ nêu những vấn đề bức thiết của Việt Nam hiện nay, trong đó có vấn đề cải cách song hành cả thể chế chính trị lẫn kinh tế, đặc biệt là cải cách chính trị là điều đã được giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam cam kết nhiều lần nhưng chưa làm gì cả.

Thể chế chính trị là nhân tố chi phối mọi lãnh vực sinh hoạt của đất nước. Do đó, chậm trễ cải cách chính trị đã là nguyên nhân tạo nên khó khăn trùng điệp cản trở bước tiến của đất nước. Những vấn đề vừa kể được Tiến sĩ Lê Đăng Doanh trình bày trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành sau đây, mời quý bạn đọc cùng nghe:

Sau khi rút giàn khoan, Trung Quốc sẽ làm gì ở biển Đông?

16/07/2014 (VOA) - Bắc Kinh hôm 16/7 thông báo di dời giàn khoan dầu về vùng biển gần đảo Hải Nam sau hơn hai tháng xảy ra đối đầu với Hà Nội, từng dẫn tới làn sóng bài Trung Quốc khắp Việt Nam.

Chính quyền Bắc Kinh nói việc thăm dò dầu khí đã hoàn tất cùng với việc siêu bão Rammasun thổi tới biển Đông là các lý do dẫn tới việc rút giàn khoan trước thời hạn mà họ đặt ra là 15/8, chứ không phải do áp lực từ bên ngoài.

Giới quan sát, trong đó có giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về các vấn đề Việt Nam, cho rằng trận bão đã ‘đem lại cơ hội để Trung Quốc lùi bước’, tránh bị mất thể diện.

Trước câu hỏi là liệu căng thẳng Việt Trung có dịu đi sau bước đi mới nhất của Trung Quốc, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nhận định rằng ‘sẽ còn xảy ra nhiều chuyện còn xấu hơn nữa’ ở biển Đông. [xem tiếp]

Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 về đảo Hải Nam

16/07/2014 Anh Vũ (RFI) - Tân Hoa Xã hôm nay 16/07/2014, loan tin Bắc Kinh đã quyết định rời giàn khoan Hải Dương 981, được kéo vào hạ đặt trong vùng biển Việt Nam từ đầu tháng Năm, về bờ biển gần đảo Hải Nam. Hà Nội ngay lập tức phản ứng yêu cầu Trung Quốc không được tái diễn việc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển Việt Nam.

Theo Tân Hoa Xã giàn khoan đã hoàn thành xong nhiệm vụ khoan thăm dò dầu khí như mục tiêu đã định. Tập đoàn dầu khí Trung Quốc National Petroleum Corp (CNPC) từ giờ chuyển qua giai đoạn nghiên cứu các mẫu thu được trong thời gian hoạt động vừa rồi để có thể quyết định những hoạt động tiếp theo. Cơ quan thông tấn chính thức Trung Quốc cho biết thêm chi tiết là giàn khoan HD-981 sẽ trở lại vùng biển gần đảo Hải Nam.

Phó tư lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, ông Dương Ngọc Thu cho biết : « Từ tối qua (15/07/2014), Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan về hướng đảo Hải Nam và đến sáng nay, giàn khoan 981 cùng tàu hộ tống bảo vệ đã ra khỏi vùng biển của Việt Nam». [xem tiếp] - [english] - [français] - [español] - [deutsch]

Châu Á lo sợ tranh chấp Biển Đông leo thang thành xung đột quân sự

15/07/2014 (VOA) - Các nước láng giềng của Trung Quốc ngày càng tỏ ra lo âu hơn về nguy cơ các cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Bắc Kinh với các nước như Việt Nam và Philippines có thể dẫn tới xung đột quân sự, theo một cuộc nghiên cứu mà kết quả đã được Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ công bố hôm qua.

Hãng tin AFP hôm nay viện dẫn một cuộc nghiên cứu quy mô lớn thực hiện tại 44 quốc gia của trung tâm nghiên cứu Pew nói rằng ngay cả tại Trung Quốc, các cuộc thăm dò cho thấy, 62% người được phỏng vấn lo ngại rằng các cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo có thể dẫn tới một cuộc xung đột vũ trang.

Tại tất cả 11 nước Á Châu được thăm dò, khoảng 50% những người được hỏi ý kiến cho biết họ lo ngại về nguy cơ xảy ra xung đột quân sự. [xem tiếp] - [deutsch] - [english]

Trung Quốc thả 13 ngư dân Việt Nam và 1 tàu

15/07/2014 Gia Minh (RFA, Bangkok) - Tân Hoa xã hôm nay 15 tháng 7 loan tin Trung Quốc trục xuất 13 ngư dân Việt Nam thuộc hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Ngãi mà họ bắt giữ trong thời gian gần đây.

Nguồn tin ít ỏi, bất nhất

Bản tin của hãng thông tấn Reuters hôm nay loan tin cơ quan chức năng Trung Quốc đã trục xuất 13 ngư dân Việt Nam bị bắt gần đây khi đánh cá, mà phía Trung Quốc cho rằng gần Tam Á ở cực nam đảo Hải Nam. Tin cũng cho biết thêm là một trong hai chiếc tàu bị bắt cũng được trả. [xem tiếp]

Người Việt hải ngoại làm gì cho dân tộc?

15/07/2014 Phạm Chí Dũng (Người Việt) - Tiền không là tất cả. Người Việt hải ngoại có thể làm gì cho dân tộc?

Một câu hỏi quá khó nhưng lại quá dễ để dẫn dụ. Những quan chức với khuôn mặt mỡ màng như Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn, trong vài lần xuất cảnh ra hải ngoại làm công tác “kiều vận,” đã không bao giờ lãng quên năng khiếu dẫn độ hơn một chục tỷ đô la kiều hối hàng năm từ 4 triệu rưỡi “kiều bào ta.”

Nhưng lại vẫn là nỗi đau đáu ngày càng tha thiết của phần lớn trong số 4 triệu rưỡi con người trên: “Chúng ta có thể làm gì để cứu nguy hiện tình đất nước?” Với nhiều người trong số họ và hoàn toàn dị biệt với nhãn quan của giới lãnh đạo Hà Nội, tiền không phải là tất cả.

Tiền không là tất cả, cho dù chính tiền mới là ưu thế mạnh mẽ nhất của cộng động người Việt phủ khắp các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Ðức, Pháp và cả Ðông Âu, Bắc Âu..., so với tình cảnh nghèo rớt mùng tơi của đại đa số thành viên thuộc phong trào đấu tranh lớn lao đòi dân chủ và nhân quyền quốc nội. [xem tiếp]

Thu hồi tài sản phi pháp

14/07/2014 Bùi Tín (VOA Blog / Bùi Tín) - Đã gần 4 năm nay Liên Hiệp Quốc rất chú ý đến việc giúp các nước thu hồi những tài sản phi pháp trên toàn thế giới, đặc biệt là từ những chế độ độc đoán và tham nhũng.

Cách đây hơn 20 năm, khi chế độ CS ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các chế độ mới đã không kịp thời xử lý nghiêm những tài sản phi pháp của hệ thống cầm quyền cũ, nên tài sản chung đã bị tẩu tán, phân tán, lọt lưới pháp luật, tạo nên một số “tỷ phú mafia đỏ hậu cộng sản,” những phe nhóm lợi ích thuộc gia tộc các quan chức cầm quyền cũ; nhờ thế bọn này vẫn chế ngự và lũng đoạn nền kinh tế và tài chính quốc gia, mặc dù lịch sử đã sang trang. [xem tiếp]

Công hàm Phạm Văn Đồng, món nợ khó gỡ

14/07/2014 Thanh Phương (RFI) - Công hàm Phạm Văn Đồng giống như một tờ giấy nợ, vì không được ghi rõ ràng, cho nên đến nay vẫn gây rắc rối cho Việt Nam trong cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc giành chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tại cuộc họp báo quốc tế ngày 23/05/2014, vào lúc khủng hoảng Biển Đông đang dâng cao do vụ giàn khoan Hải Dương 981, Bộ Ngoại giao Việt Nam lần đầu tiên đã chính thức tuyên bố rằng công thư ( công hàm ) Phạm Văn Đồng năm 1958 “ không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa”. Trước tình hình này, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã và cũng là người đã dành nhiều năm nghiên cứu về Hoàng Sa-Trường Sa, chủ trương rằng chính phủ Việt Nam phải nhanh chóng giải quyết vấn đề tâm lý và chính trị về công hàm Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Nhã từ Sài Gòn [xem tiếp]

Thêm 7 ngư dân Việt bị Trung Quốc bắt giữ

14/07/2014 Trà Mi (VOA) - Việt Nam vừa loan báo có thêm 7 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ sau vụ 6 ngư dân Quảng Ngãi hoạt động ở Hoàng Sa bị bắt giam ở cảng Tam Á, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) từ hôm 3/7 tới nay.

Báo chí trong nước chiều qua (13/7) dẫn nguồn tin từ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho hay một tàu cá cùng 7 ngư dân thuộc huyện Quảng Trạch hiện đang bị Trung Quốc câu lưu trên đảo Hải Nam. [xem tiếp]

Tuyên bố số 1 (bổ sung) và Danh sách ký tên ủng hộ (Hội Nhà báo độc lập Việt Nam)

13/07/2014 (Dân quyền) -  Ngày 11/7/2014, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đã ra Tuyên bố số 1 về 6 ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc giam cầm.

Song một tin tức mới nhất từ báo chí nhà nước lại phát hiện có thêm 7 ngư dân Quảng Bình bị tàu Trung Quốc bắt giữ từ tháng 6/2014, nhưng cho đến nay mới được công bố, nâng số ngư dân Việt Nam bị người “đồng chí tốt” giam cầm lên đến con số 13.

Rất nhiều dấu hiệu cho thấy việc ém nhẹm thông tin liên quan đến ngư dân bị xâm hại trong nhiều năm qua đã thuộc về trách nhiệm của giới hữu trách Việt Nam. [xem tiếp]

Hội CTNLT: Bản Lên tiếng về tội ác giết Tù nhân Lương tâm của Cộng sản VN

13/07/2014 (Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam) - Tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, vừa xảy ra hai trường hợp làm nhức nhối lương tâm con người: đó là hai tù nhân đặc biệt đã qua đời một thời gian ngắn sau khi được trả tự do vì mắc những chứng bệnh hiểm nghèo từ trong nhà tù do chính bàn tay của các cai tù Cộng sản gây ra.

Đó là giáo viên Đinh Đăng Định, sinh năm 1963, bị bắt tháng 10-2011, sau đó bị xét xử rồi bị tuyên án 6 năm tù theo điều 88 Bộ luật Hình sự. Trong thời gian thụ án, ông bị đau dạ dày. Sau nhiều tháng đòi hỏi của bản thân cùng gia đình bên ngoài, ông mới được trại giam gửi về bệnh viện của công an tại Sài Gòn. Ở đây phát giác ông bị ung thư bao tử và phải mổ cắt bỏ ¾ dạ dày. Sau khi mổ, ông bị đưa trở lại trại để tiếp tục bị giam giữ mà chẳng hề được chăm sóc hậu phẫu đầy đủ, khiến ông không qua khỏi. Khi thấy ông sắp chết, ngành công an mới trả ông về cho gia đình lo liệu để chối bỏ trách nhiệm. 14 hôm sau, ông từ trần vào ngày 03-04-2014...

Người thứ hai là tù nhân chính trị Huỳnh Anh Trí, sinh năm 1971, bị bắt tháng 12-1999 rồi bị kết án 14 năm tù theo điều 84 Bộ luật Hình sự. Mãn hạn tù tháng 12-2013, nhưng chỉ 6 tháng sau, do sức khỏe bỗng nhiên suy kiệt, ông Trí được xét nghiệm y tế và biết rằng mình nhiễm virus HIV. Ác thay, cơn bệnh này đã chuyển sang giai đoạn AIDS và ông vừa qua đời hôm 05-07-2014, ở tuổi 43, tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch ở Sài Gòn. Trước khi từ giã cõi đời, ông Trí xác quyết trước dư luận trong, ngoài nước và quốc tế rằng 100% ông đã mắc phải căn bệnh khủng khiếp này từ nhà tù cộng sản, trong khoảng thời gian 14 năm ông sống trại giam Z30 ở Xuân Lộc, Đồng Nai, vì trước khi vào đó, ông hoàn toàn khoẻ mạnh. ... Ngoài ra, chúng tôi muốn báo động nhiều trường hợp đau thương khác (mắc bệnh nặng trong tù nhưng không được chăm sóc) như nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Luật sư Lê Quốc Quân, ông Ngô Hào, cô Tạ Phong Tần…, đặc biệt là bà Mai Thị Dung mà cô Đỗ Thị Minh Hạnh, bạn tù vừa được thả, sẵn sàng làm chứng trước mặt công luận. ...

Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm chúng tôi ra Bản Lên tiếng này để mạnh mẽ tố cáo tội ác của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam ... [xem tiếp]

Biển Đông: Chuyên gia Mỹ kêu gọi cứng rắn với Trung Quốc

13/07/2014 Trọng Nghĩa (RFI) - Trong bài tổng kết công bố ngày 12/07/2014, ký giả nhật báo Singapore The Straits Times tại Washington đã tường thuật chi tiết về cuộc Hội thảo quốc tế về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS tổ chức tại thủ đô Hoa Kỳ ngày 11/07/2014. Theo tờ báo Singapore, để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông, rất nhiều chuyên gia Mỹ tham gia cuộc hội thảo đều đã kêu gọi Washington phô trương uy thế trong vùng, không nên quá nhũn nhặn.

Những lời kêu gọi chính quyền Mỹ có những phản ứng cứng rắn hơn để chống lại các hành vi xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông, theo báo The Straits Times, phản ánh thái độ bực bội ngày càng tăng sau khi một cuộc họp cấp cao ở Bắc Kinh cho thấy bất đồng quan điểm Mỹ-Trung nghiêm trọng về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.  [xem tiếp] - [english]

Việt Nam cần thay đổi thể chế để bảo vệ đất nước

13/07/2014 Huỳnh Ngọc Tuấn (VRNs) – Quảng Nam - Ngày 01.07.2014 vừa qua chính phủ Nhật bản đã có một quyết định quan trọng là thay đổi học thuyết quốc phòng từ chổ chỉ được quyền phòng vệ cá thể như quy định của Hiến pháp Nhật từ sau đệ nhị Thế chiến đến nay sang quyền được Phòng vệ tập thể mở đường cho Nhật bản tham chiến cùng các nước đồng minh trong tình huống chiến tranh, mục đích tối hậu là để đối phó với một Trung cộng đang trở nên tự tin quá mức. ...

Về phía VN, chúng ta không có lý do hay lợi ích gì khi can dự vào tranh chấp quyền lực của các siêu cường, chỉ vì ngày hôm nay chủ quyền quốc gia và sinh mệnh dân tộc Việt bị đe dọa cho nên chúng ta mới chấp nhận rủi ro tham gia vào một liên minh phòng thủ . Trên đời này mọi sự cao quý đều có giá của nó, việc bảo vệ tổ quốc đương nhiên phải trả bằng máu của chính dân tộc mình.. để tồn tại chúng ta phải chiến đấu và hy sinh không có sự chọn lựa nào khác.

Để bảo vệ sự trường tồn của dân tộc và quốc gia, mở ra lộ trình canh tân đất nước, VN phải thay đổi thể chế từ độc tài sang dân chủ , chỉ có như vậy mới đoạn tuyệt được ý thức hệ CS nguyên nhân của mọi sai lầm và bi kịch, mới thay đổi được học thuyết quốc phòng tự cô lập, chủ động tham gia liên minh phòng thủ khu vực do Mỹ lãnh đạo. [xem tiếp]

TUYÊN BỐ SỐ 1 CỦA HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VIỆT NAM VỀ VIỆC 6 NGƯ DÂN VIỆT NAM BỊ TRUNG QUỐC GIAM CẦM

12/07/2014 (Bauxite Việt Nam) - Đúng một tuần sau khi 6 ngư dân Quảng Ngãi trong lúc đánh cá ngay trên vùng biển của mình bị tàu Trung Quốc tấn công và bắt về phương Bắc, Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn nín tiếng.

Cứ mỗi 24 giờ người thân bị giam cầm, nỗi đau đớn của các gia đình ngư dân nghèo bị xâm hại và hàng triệu trái tim người Việt lại nhân lên gấp đôi: ánh mắt thất thần hướng biển trong những dự cảm bị cướp bóc, tra tấn và chưa rõ chết sống của những ngư dân từng được nhà nước khuyến khích bám biển; cùng sự thất vọng cùng cực trước thái độ không thể mô tả khác hơn là hổ nhục của những người vẫn tuyên bố về “tình hữu nghị viển vông” hay “không để mất chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc”...

Không thể chấp nhận số phận không đáng phải gánh chịu của đồng bào mình, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam – đại diện cho trái tim và tiếng nói tự do của những người viết báo và người dân muốn tìm ra và nói lên sự thật nhân bản dân tộc – lên tiếng yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải có ngay hành động dứt khoát đòi Trung Quốc phải xin lỗi, bồi thường và thả ngay 6 ngư dân Quảng Ngãi, đồng thời công bố ngay kế hoạch khởi kiện Trung Quốc ra tòa án luật biển quốc tế cho toàn thể quốc dân đồng bào nước Việt. [xem tiếp]

"Bộ phim này không có tính Đảng"

11/07/2014 Trần Ngọc Kha: Tường thuật buổi giao lưu và chiếu phim về Hoàng Sa (Blog Nguyễn Xuân Diện) - “Hoàng Sa trời đất mênh mông/Người đi thì có mà không thấy về…”

Câu ca ai đó cất lên nghe xa xót làm vậy. Cùng lúc là những thước phim Hoàng Sa - Việt Nam: Nỗi đau mất mát được sản xuất bởi một người Pháp gốc Viêt có hai quốc tịch, ông Andre Menra Hồ Cương Quyết bắt đầu được công chiếu tại Liêp Hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội hôm nay, 11-7. Cùng với lần công chiếu hôm qua, 10-7, tại Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội, 19 - Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đây là lần đầu tiên bộ phim được công chiếu mà không bị bất kỳ một thế lực nào ngăn cản.

Nghĩa trang xã Thịnh Khê, TP trấn Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam một ngày đang lên, nơi có những ngôi mộ gió - những ngôi mộ không có cốt người... Người đánh cá bình thản thưởng thức sự êm đềm của buổi sớm mai. Những mẻ cá tươi ngon đang được bày bán ngay bên bờ biển. Ngày mới bừng lên trên từng gương mặt từng người. Thế nhưng… Cảnh phim dẫn dắt người xem đến những vùng đất, gặp bao số phận số phận người đau thương nỗi đau mất mát, khổ ải nỗi khổ bị hắt hủi, bỏ rơi qua bao tháng bao năm chỉ vì họ từng là người của chế độ cũ Việt Nam Cộng hòa, cho dù người thân của họ đã từng thân hành chiến đấu và hy sinh bảo vệ Hoàng Sa đến giọt máu cuối cùng. [xem tiếp]

Thượng Viện Mỹ thông qua nghị quyết kêu gọi TQ rút giàn khoan Hải Dương

11/07/2014 Trà Mi (VOA) - Thượng Viện Hoa Kỳ tối 10/7 thông qua nghị quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và lực lượng ra khỏi vị trí tranh cãi hiện nay ở Biển Đông.

Nghị quyết 412 do thượng nghị sĩ Robert Menendez đề xướng tái khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải và việc sử dụng hải phận-không phận ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương theo đúng luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi giải pháp ngoại giao ôn hòa cho các tranh chấp chủ quyền chồng chéo tại Biển Đông.

Nghị quyết cũng chỉ trích các hành động uy hiếp, dùng võ lực đe dọa nhằm thay đổi nguyên trạng hoặc gây bất ổn ở khu vực. [xem tiếp]

Hội thảo Biển Đông tại Hoa Kỳ

11/07/2014 (VOA) - Một cuộc hội thảo bàn về căng thẳng Biển Đông khai diễn tại thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ hôm 10 tháng 7, quy tụ các nhóm chuyên gia cao cấp từ chính phủ và giới học giả quốc tế, những người đang nghiên cứu về căng thẳng Biển Đông và chính sách của Hoa Kỳ về vấn đề này.

Cuộc hội thảo 2 ngày do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tổ chức với chủ đề ‘Các xu hướng hiện nay ở Biển Đông và chính sách của Mỹ.’ Đại diện từ các nước tham dự bao gồm Australia, Canada, Trung Quốc, Indonesia, Nhật, Malaysia, Philippines, Anh quốc, và Việt Nam. [xem tiếp]

Số phận 6 ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ vẫn gây lo ngại

11/07/2014 Thanh Phương (RFI) - Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã đến thăm 6 ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt ngày 03/07/2014 và hiện đang bị giữ tại thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Nhưng số phận của những ngư dân này ngày càng gây lo ngại vì chưa biết họ sẽ bị xử lý ra sao. Theo lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình, trong cuộc họp báo, sáng hôm qua 10/07/2014, đại diện Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã « tiến hành thăm lãnh sự cũng như có những biện pháp bảo hộ công dân cần thiết » đối với 6 ngư dân đang bị Trung Quốc bắt giữ cùng với một tàu cá. Sức khoẻ của các ngư dân này được mô tả « hoàn toàn ổn định ». [xem tiếp]

Trung Cộng nghĩ rằng họ có thể đánh bại Hoa Kỳ trong trận chiến. Nhưng họ bỏ sót một yếu tố quyết định

11/07/2014 David Axe, 07/07/2014 * Nguyễn Hùng chuyển ngữ (Dân Làm Báo) - Trước tiên là tin xấu. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng) bây giờ tin rằng họ có thể ngăn chặn thành công Hoa Kỳ can thiệp trong trường hợp một cuộc xâm lược Đài Loan của Trung Quốc, hoặc một số cuộc tấn công quân sự khác của Bắc Kinh.

Bây giờ là tin tốt. Trung Cộng sai - và vì một lý do chính. Họ dường như không quan tâm đến sức mạnh quyết định của tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Hơn nữa, vì lý do kinh tế và nhân chủng học Bắc Kinh có một cửa sổ lịch sử hẹp, trong đó là việc sử dụng quân sự để thay đổi cơ cấu quyền lực của thế giới. Nếu Trung Cộng không có một động thái quân sự lớn trong vài thập niên tới, họ có thể sẽ không bao giờ thực hiện được ý đồ. [xem tiếp] - [english]

LM. Phan Văn Lợi: cần phải thoát Trung để đi vào thế giới dân chủ

11/07/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Gần đây người ta có nghe đến những phát biểu của các lãnh đạo CSVN trước việc Trung cộng ngang ngược xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải Việt Nam, mà mới nhất là của ông TBT đảng CSVN nguyễn Phú Trọng khi tiếp xúc với cử trị Hà Nội. Người ta cũng thấy cuộc biểu dương ý chí chống ngoại xâm và đòi nhân quyền của người Việt qua « Ngày Hát Cho Biển Đông và Quyền Con Người » tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ vào ngày 6/7 vừa qua. Người ta cũng nghe về các phát biểu của Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry và Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình trong cuộc đối thoại Mỹ – Trung diễn ra tại Bắc Kinh trong hai ngày 9 và 10/07/2014.

Liên quan đến những sự kiện trên, LM. Phan Văn Lợi đã chia xẻ cảm tưởng của mình với Phóng viên Trần Quang Thanh trong cuộc phỏng vấn sau đây, mời quý vị cùng nghe:

Hội nghị chuyên viên quốc tế: Các đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam

10/07/2014 Tin PolitikExpress ngày 09/07/2014, bản dịch của Nguyễn Trọng Toàn (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Wiesbaden - Hơn 100 chuyên viên, khoa học gia, ký giả từ Mỹ, Đức, Nga, Pháp, Bỉ, Nhật, Ý, Ấn Độ, Nam Hàn, Úc và Philippine đã nhóm họp tại Đà Nẵng để cùng thảo luận với các chuyên gia Việt nam về chủ quyền của Việt Nam trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cuộc tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc kéo dài nhiều năm qua đã gia tăng căng thẳng sau ngày 01/05/2014 khi Trung Quốc khiêu khích đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở gần đảo Lý Sơn của Việt Nam. Qua việc đặt giàn khoan, Trung Quốc đã xem thường thỏa thuận quy định giải quyết ôn hòa các tranh chấp trong biển Đông mà hai bên đã ký kết trong năm 2011.

Thỏa Ước luật biển Liên Hiệp Quốc có lợi cho Việt Nam

Theo các luật gia quốc tế, Việt Nam có thể dựa vào Công ước về luật biển Liên Hiệp Quốc. Giáo sư Carlyle A. Thayer của đại học South Wales giải thích "Việc Trung hoa đặt giàn khoan dầu là một sự khiêu khích và đe dọa hòa bình ở biển Đông. Hành vi này hoàn toàn bất hợp pháp". Ông nói thêm "Trung Quốc không thể đơn giản đặt giàn khoan khai thác dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà không xin phép Việt Nam".

Các nhà khoa học quốc tế Daniel Schaeffer (Pháp), Dmitry Mosyakov (Nga), Jerome Cohen (Mỹ) đều khẳng định trong các bài tham luận chủ quyền chính đáng của Việt nam trên hai quần đảo dựa vào bằng chứng lịch sử và pháp lý. Giáo sư Jerome Cohen cho rằng, những nỗ lực ôn hòa của Việt Nam tìm giải pháp cho tranh chấp lãnh hải ở biển Đông đã tiêu tan.

Ngư dân Việt Nam sợ hãi

Vào cuối tháng 5, 40 tầu Trung Quốc đã vây đánh chìm tầu đánh cá Việt Nam DNa 90152 ở ngoài biển. Thủy thủ đoàn 10 người được cứu. Bên lề cuộc hội thảo có đông người tham dự, các ký giả còn được quan sát tầu đánh cá bị tàn phá và phỏng vấn thủy thủ đoàn ở hải cảng thành phố Đà Nẵng. Bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tầu, 41 tuổi cho biết "Các tầu Trung hoa đã ném chai lọ vào chúng tôi, rồi tông vào mạn phải tầu làm chúng tôi sợ quá. Tới nay phía Trung Quốc chưa bồi thường cho chúng tôi. Một tầu mới phải tốn đến 235.000 đô la. Cuộc sống của gia đình tôi và thủy thủ đoàn đang bị đe dọa". [deutsch]

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nói về ngày “Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người”

08/07/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào ngày Chủ nhật 6/7/2014, hàng ngàn người Việt yêu nước từ khắp mọi nơi hội tụ về Washington DC để tham dự chương trình “Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người”

Chương trình bao gồm một đại nhạc hội ngoài trời cùng biểu tình và tuần hành phản đối giàn khoan Hải Dương 981 nói riêng và hiểm họa Bắc thuộc nói chung, cũng như chính sách hèn với giặc, ác với dân của nhà cầm quyền CSVN. Đây là nỗ lực rộng lớn của người Việt hải ngoại được sự hưởng ứng và tham gia của khoảng 200 tổ chức, tôn giáo, chính đảng và cơ quan truyền thông trong và ngoài nước.

Mời quý vị theo dõi những chia sẻ của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích với phóng viên Trần Quang Thành.

Ngôn ngữ ngoại giao “mới” của Trung Cộng

07/07/2014 Nguyễn Văn Tuấn, Asia Sentinel ngày 4/7/2014 (Bauxite Việt Nam) - Một trong những đặc điểm đáng chú ý của giới quan chức Trung Cộng (TC) trong các hội nghị quốc tế là ngôn ngữ họ sử dụng. Đó là loại ngôn ngữ đần và láo xược. Loại ngôn ngữ đó chẳng giúp gì cho TC trong nỗ lực muốn được công nhận như là một thành viên văn minh trong cộng đồng ngoại giao thế giới.

Trong giới quan chức và ngoại giao TC, lịch sự và tôn trọng có vẻ như trống vắng trong các bài nghị luận của họ ở các hội nghị quốc tế. Chẳng hạn như sau khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam, Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), một Uỷ viên Quốc vụ viện đặc trách đối ngoại, tuyên bố với báo chí TC rằng mục tiêu của ông đến VN là lên lớp chứ không phải đàm phán.

Một bộ phận trong hệ thống truyền thông TC thậm chí còn gọi Việt Nam là “đứa con trai hoang đàng”! Những bình luận như thế được thốt ra ngay trong lúc một sự đối đầu nguy hiểm giữa TC và VN đang diễn ra ở Hoàng Sa, vùng biển đang trong vòng tranh chấp. Ngôn ngữ của các quan chức TC rất ư là trịch thượng và hỗn xược. Thật vậy, đối với người Việt Nam, câu nói “đứa con trai hoang đàng” không chỉ mang tính xúc phạm mà còn phảng phất một loại chủ nghĩa thuộc địa bệnh hoạn. [xem tiếp] - [english]

Việt Nam: Tự do báo chí = Kiểm duyệt + Tự kiểm duyệt?

06/07/2014 Phạm Chí Dũng (Bauxite Việt Nam) - Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam ra đời theo cung cách nhằm vinh thăng giá trị vĩnh cửu của tự do báo chí chứ không tô điểm cho vòng kim cô sắp vỡ tung của chế độ kiểm duyệt báo chí.

Cuối năm 2011, phóng viên của một tờ báo điện tử nhà nước uất ức: “Trung Quốc ngang ngược cắt cáp tàu Bình Minh của ta đến vậy mà Ban Tuyên giáo Trung ương vẫn chỉ đạo báo chí đăng là “tàu lạ”. Nhu nhược đến thế là cùng!”.

Nhưng đến mùa hè năm 2014, nỗi uất ức đã bùng nổ thành cơn giận dữ lật mặt cũng trong chính người phóng viên ấy: “Cả một chính sách ngoại giao quỳ gối đã đè bẹp các cơ quan tuyên giáo Việt Nam. Hết cấm rồi mở, hết mở rồi lại cấm, làm sao cái gọi là nền báo chí cách mạng còn chút gì là liêm sỉ?”. Vào đúng thời gian này, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc lừng lững đầy ngạo mạn tiến chiếm vùng lãnh hải Việt Nam như vào chốn không chủ quyền. [xem tiếp]

Sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân

04/07/2014 Dương Thu Hương (Góc nhìn Alan) - ... Tôi đã ở Turin (Ý) một tuần. Trong tuần lễ đó, khá nhiều báo Ý đã phỏng vấn tôi và đã đăng bài tức khắc. Một trong số các bài báo ấy, có đề tựa “Mười triệu người chết trong cuộc chiến Việt Nam”.

Tôi nói với các nhà báo Ý:

“Tới tận năm nay, gần sáu mươi tuổi tôi mới thấm thía sự khác biệt giữa kiếp người. Nhờ đọc báo phương Tây, tôi mới biết là người Mỹ và người Iraq chết như người, chết theo kiểu người. Chúng tôi, những người Việt Nam, chúng tôi chết như kiến, chúng tôi chết như ruồi, chúng tôi chết như lá khô rụng, cái chết của chúng tôi hoà lẫn bùn đen, và tan trong câm lặng.”

Một lần, một nhà văn Pháp hỏi tôi: - Cái gì tạo nên sức mạnh của chúng mày trong cuộc chiến tranh Việt-Mỹ?

Tôi đáp: Một nửa là thói quen của hàng ngàn năm chống xâm lược. Nửa kia là sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân.

Anh bạn chưng hửng: - Mày không đùa đấy chứ? Ai có thể tin nổi một thứ lý thuyết quái gở như thế.

Tôi cười: Rất nhiều thứ quái gở ở phương Tây lại là sự thực đơn giản ở phương Đông. Và ngược lại.

Bây giờ, tôi xin giải thích “thứ lý thuyết quái gở” này. [xem tiếp]

Hải quân Trung Quốc bắt 6 ngư dân Việt Nam

04/07/2014 Trà Mi (VOA) - 6 ngư dân Quảng Ngãi bị tàu hải quân Trung Quốc bắt giữ khi đang hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa hôm 3/7.

Bloomberg dẫn nguồn tin từ truyền thông nhà nước cho hay nhóm ngư dân thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ cùng tàu cá QNg 94912-TS bị bắt giải về Trung Quốc lúc 8 giờ sáng.

Giới chức Quảng Ngãi cho biết tàu cá này do ngư dân Võ Đạt ở thôn Thạnh Đức 1 làm chủ, ra khơi đánh bắt hôm 28/6. Đây là diễn tiến mới nhất trong căng thẳng Việt-Trung tại quần đảo Hoàng Sa kể từ tháng 5 [xem tiếp]

So sánh quá trình thống nhất đất nước của Việt Nam và Đức

04/07/2014 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào hậu bán thế kỷ 20, thế giới đã chứng kiến hai biến cố lịch sử: Ngày 30.04.1975 Quân đội Nhân dân Việt Nam (Bắc Việt) tiến vào Sài gòn, kết thúc cuộc chiến ủy nhiệm và mở đầu cho tiến trình thống nhất đất nước dưới một chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo. Ngày 09.11.1989 bức tường Bá Linh sụp đổ, kéo theo sự tan rã của chế độ cộng sản Đông Đức và khai thông cho sự thống nhất nước Đức trong hòa bình, tự do, dân chủ.

Hai quốc gia Việt – Đức cùng mang số phận lãnh thổ bị phân chia sau chiến tranh vì mâu thẫu quyền lợi của ngoại bang và sự khác biệt chính kiến về mô hình xây dựng xã hội giữa các thành phần dân tộc, nhưng cả hai quốc gia lại theo đuổi mục đích tái thống nhất đất nước bằng phương thức khác biệt. Việt Nam thống nhất đất nước bằng chiến tranh và bạo lực thì nước Đức thống nhất đất nước qua phương thức ngoại giao, hòa bình và chương trình thống nhất phản ánh tinh thần nhân bản, dân chủ và đoàn kết dân tộc. [xem tiếp

Việt Nam không cần đồng minh?

02/07/2014 Tống Văn Công (Bauxite Việt Nam) - Mới đây, Trung Quốc vừa công bố bản đồ mới “10 đoạn” bao gồm Hoàng Sa, toàn bộ Trường Sa và 80% Biển Đông. Vậy là họ chỉ còn chực chờ thời cơ để dùng vũ lực chiếm trọn những vùng biển đảo của Việt Nam. Đó là thủ đoạn ngàn đời của bọn bành trướng phương Bắc, từ Tàu Hoàng đế cho đến Tàu Tưởng, Tàu Mao. Hãy nhớ: Năm 1946 lợi dụng lúc chúng ta phải đối phó với Pháp, Tàu Tưởng chiếm đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, đảo Ba Bình thuộc Trường Sa. Năm 1950 Tưởng thua chạy rút bỏ cả hai nơi. Năm 1956, lợi dụng quân Pháp rút đi, Tàu Tưởng chiếm lại Ba Bình, Tàu Mao chiếm lại Phú Lâm. Tháng 1-1974, lợi dụng Việt Nam Cộng hòa suy yếu, Tàu Mao chiếm toàn bộ phần còn lại của Hoàng Sa. Năm 1988 lợi dụng chúng ta giúp bạn Campuchia, chúng tấn công Trường Sa giết 64 hải quân ta, chiếm 7 đảo và bãi đá thuộc Trường Sa.

Sau thỏa hiệp Thành Đô 1990, chúng ta cứ tưởng đã cầm chắc “16 chữ vàng” và “4 tốt” sẽ đảm bảo “Sau kiếp nạn anh em còn đó. Trông nhau cười thù oán sạch không” (Thơ Giang Vĩnh đời Thanh. Giang Trạch Dân đọc tặng Nguyễn Văn Linh tại Thành Đô). Quá vui mừng, Nguyễn Văn Linh đáp lại cả bốn câu thơ tiếng Tàu, câu thứ tư là: “Thiên tải tình nghị hựu trùng kiến”. (Tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại). Nào hay đã bị chúng cho một quả lừa! Năm 2007, Trung Quốc bắt đầu bắn giết, bắt ngư dân ta đòi tiền chuộc. Ngày 26-5-2011, một bước ngoặt mới, chúng cắt cáp tàu Bình Minh 2 của Việt Nam đang thăm dò trong vùng biển đặc quyền kinh tế của mình. Tân Hoa Xã còn lớn tiếng: “Việt Nam láo xược xâm phạm vùng biển của Trung Quốc”. Thời báo Hoàn Cầu dọa sẽ “lấy máu Việt Nam tế cờ cho cuộc Nam tiến”. [xem tiếp]