Th20140106-ThuguiNTSteinmeier

Kính gửi:

Bộ trưởng ngoại giao liên bang

Tiến sĩ  Frank-Walter Steinmeier 

Auswärtiges Amt

11013 Berlin

Diễn Đàn Việt Nam 21

Tiến Sĩ Dương Hồng Ân

forumvietnam21@gmail.com

Stuttgart, ngày 06.01.2014

Tranh chấp biển đảo gây căng thẳng ở Đông Nam Á

Kính thưa ông bộ trưởng,

Những ngày sắp tới, nhân dân Việt Nam sẽ tưởng niệm lần thứ 40 cuộc hải chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa chống Trung quốc xâm lược. Nhân biến cố trọng đại này, chúng tôi muốn chuyển đến ông một số nhận định liên hệ đến các cuộc tranh chấp hiện nay về chủ quyển trên các đảo, quần đảo giữa Trung quốc và các quốc gia láng giềng và kính mong ông lưu tâm.

Tranh chấp về các quần đảo mà công luận thế giới trước đây chưa hề biết đến đã là nguyên nhân tạo ra xung đột mãnh liệt giữa Trung quốc với Nhật Bản và nhiều quốc gia trong vùng như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Đải Loan và Brunei. Chẳng hạn đảo Điếu Ngư (Hoa ngữ) hay Senkaku (Nhật ngữ) ở biển đông Hoa, đảo Hoàng Sa (Việt ngữ) và Trường Sa (Việt ngữ) hay còn gọi là Xisha (Hoa ngữ) và Nansha (Hoa ngữ) hoặc Paracel và Spratly ở biển đông Việt.

Để xác định chủ quyền Trung quốc đã có những hảnh vi quân sự hiếu chiến. Vào tháng 11/2013 Trung quốc ngang nhiên thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Đông Hải để khiêu khích Nhật, Hoa Kỳ và Hàn quốc. Đối đầu với Việt Nam, từ 40 năm nay Trung quốc liên tục dùng vũ lực xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Một cuộc hải chiến giữa Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Trung quốc đã xảy ra vào năm 1974. Hải quân VNCH đã chiến đấu rất hào hùng, nhưng cuối cùng vì quân trang hạn chế nên không đủ sức bảo vệ các hải đảo và từ đó Trung quốc chiếm giữ Hoàng Sa một cách bất hợp pháp. Năm 1988 Trung quốc lại mở cuộc hải chiến mới nhằm chiếm thêm 10 đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa. Số đảo còn lại ở Trường Sa hiện nay đang được Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Đài Loan quản lý.

Trong nhiều năm qua các thuyển đánh cá của Việt Nam hoạt động trong vùng lãnh hải Trường Sa luôn bị tàu chiến Trung quốc tấn công. Tháng 6.2013 Trung quốc khiêu khích cắt giây cáp của tầu thăm dò dầu của Việt nam.

Với thái độ ngang ngược và xem thường công pháp quốc tế khi Trung quốc đơn phương công bố một bản đồ mở rộng biên giới lãnh hải và xác định chủ quyền trên 80% diện tích biển Đông . Ranh giới mới được vẽ ở dạng chữ U ,mà báo giới gọi là dạng lưỡi bò, bao gồm cả những vùng cách xa Trung quốc hàng ngàn cây số (xem bản đồ). Hành vi độc đoán này cho thấy Trung quốc coi thường chủ quyền các quốc gia láng giềng. 

Theo sự thẩm định của nhiều chuyên viên, các quần đảo nói trên không mang lại nhiều lợi ích kinh tế dù có tiềm năng dầu khí. Như vậy Trung quốc hung hãn, ngạo mạn không vì ý nghĩa kinh tế của các quần đảo mà chỉ muốn diễu võ dương oai, điệu bộ của một cường quốc mới phất lên. Trung quốc có ý đồ khai thác ưu thế quân sự và kinh tế để trở thành một đế quốc trong thế kỳ 21 nên sẵn sàng chấp nhận rủi ro của một cuộc chiến toàn cầu.  

Từ những nhận định trên, chúng tôi kêu gọi phải ngăn chặn tham vọng đế quốc của Trung quốc. 

Mong rằng nhận định và những yêu cầu của chúng tôi sẽ nhận đươc sự ủng hộ của ông. Mối quan tâm và hỗ trợ của ông sẽ góp phần gìn giữ hòa bình không chỉ ở Á Châu mà còn trên toàn thế giới.

Trân trọng 

Tiến sĩ Dương Hồng-Ân

(Điều hợp viên – Diễn Đàn Việt Nam 21)