Kinh tế - Môi trường (2016)

Tiếng Việt Kinh tế - Môi trường >

 

Kinh tế - Môi trường (2016)

* Kinh tế - Môi trường:  các trang sau và trước

 

Tranh cãi gay gắt về việc cấp phép xả thải cho Formosa

30/12/2016 (FB Phạm Lê Vương Các) - Vào sáng ngày 30/12/2016, tại trụ sở Bộ Tài nguyên Môi trường diễn ra buổi làm việc giữa các luật sư đại diện cho các hộ dân Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và Bộ Tài nguyên Môi trường về tính pháp lý xung quanh quyết định Bộ này cấp phép xả thải cho Formosa.

Đại diện các hộ dân Kỳ Anh gồm Luật sư Trần Vũ Hải, Luật sư Ngô Anh Tuấn, và Trợ lý Luật sư Hải. Đại diện phía Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TNMT) có Ông Lê Văn Hợp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Chủ trì buổi làm việc; Ông Hoàng Văn Bảy, Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước; và các chuyên viên của Bộ.  [đọc tiếp]

Bỏ xứ tìm việc sau thảm họa Formosa

30/12/2016 (RFA) - Thảm họa môi trường Formosa khiến nhiều người sống nhờ vào biển ở khu vực miền Trung mất kế sinh nhai. Khi không thể kiếm sống bằng những nghề truyền thống như đi biển, làm muối hay buôn bán hải sản, nhiều người phải tìm đường ‘bôn ba’ nơi xứ khác để tồn tại và giúp đỡ gia đình.

Không còn nguồn sống

Kỳ Hà, một trong những xã có hai nghề truyền thống lâu nay là sản xuất muối và đi biển; thế nhưng khi vào vụ muối hằng năm sau thảm họa môi trường Formosa tất cả đều im ắng, người dân không biết làm gì kiếm sống. Chị Nguyễn Thị Vân một cư dân Kỳ Hà cho chúng tôi biết công việc trước đây và hiện nay:

"Ở đây đàn ông nghề biển, đàn bà nghề muối, bây giờ thất nghiệp hết. Chồng chị về đây làm bóng mực nhưng hai tháng rồi vẫn chưa có gì làm hết, ở nhà 15 ngày rồi phải vô Bình Thuận làm." [đọc tiếp]

Doanh giới Việt Nam: Năm sau ảm đạm hơn năm trước

27/12/2016 (Người Việt) - Sau hàng loạt tuyên bố, hứa hẹn trợ giúp, so với năm ngoái, trong năm 2016, số doanh nghiệp Việt Nam xin phá sản tăng thêm khoảng 32%. Càng ngày, tương lai của doanh giới Việt Nam càng ảm đạm.

Những số liệu mà Cục Quản Lý Đăng Ký Kinh Doanh thuộc Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư Việt Nam vừa công bố cho thấy, kinh tế tư nhân không những không phát triển mà còn lụn bại hơn.

Ngoài 12,500 doanh nghiệp phá sản, tăng hơn 3,000 so với năm 2015 (9,000), còn có thêm 73.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể hay phá sản.

Đại diện Cục Quản Lý Đăng Ký Kinh Doanh nói thêm, lý do chính khiến các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể hay phá sản là thiếu vốn, mất nguồn nguyên liệu, mất thị trường. 93% doanh nghiệp xin ngừng hoạt động vô thời hạn (giải thể) là doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ (vốn đăng ký kinh doanh dưới 10 tỷ). So với trước, những khó khăn mà các doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ phải đối diện nhiều hơn. [đọc tiếp]

Tương lai nào cho môi trường Việt Nam?

23/12/2016 (VOA) - Năm 2016 đã chứng kiến một loạt cuộc khủng hoảng môi trường ở Việt Nam mà tiêu biểu nhất là vụ cá chết hàng loạt trên các vùng biển miền Trung. Tình trạng này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về mức độ ô nhiễm cao đến mức báo động ở Việt Nam. Bộ trưởng Trần Hồng Hà phải cảnh báo rằng môi trường Việt Nam “đã đến ngưỡng không thể chịu thêm được nữa.” Nhưng liệu vấn nạn này sẽ được giải quyết như thế nào khi lợi ích kinh tế được đặt trên vấn đề bảo vệ môi trường?

Giáo sư của khoa Môi Trường và Đô Thị của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân Đinh Đức Trường giải thích về điều này với VOA Việt Ngữ: "Cái khó của Việt Nam lại nằm trong quá trình giám sát thực thi và quá trình xử lý vi phạm".

Theo nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, luật của Việt Nam được ban hành rất nhiều trong những năm gần đây nhưng việc thực thi luật thì lại không có hiệu quả. [đọc tiếp]

Giải quyết hậu quả Formosa có thể kéo dài cả thập kỷ

23/12/2016 (BBC) - Theo tin Reuters ngày 23/12, khu vực miền Trung Việt Nam có thể mất cả thập kỷ để hoàn toàn hồi phục sau thảm họa môi trường lớn nhất từ trước đến nay từ tập đoàn công nghiệp Đài Loan.

Formosa Hà Tĩnh là một dự án sản xuất thép của Đài Loan, với tổng vốn đầu tư lên tới 11 tỷ USD.

Uớc tính thiệt hại về lượng hải sản chết dạt vào bờ do thảm họa Formosa là hơn 100 tấn, bên cạnh đó là nhiều hậu quả khác về ô nhiễm môi trưởng ảnh hưởng đến việc làm và phát triển kinh tế tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam là nơi bị ảnh hưởng trực tiếp. [đọc tiếp]

Nông nghiệp công nghệ cao: Hái sao trên trời

21/12/2016 Nam Nguyên (RFA) - Việt Nam sẽ phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao với gói tín dụng từ 50 tới 60 nghìn tỷ đồng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu như vừa nêu tại Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam tổ chức chiều 18/12/2016 tại TP.HCM.

Giáo sư Võ Tòng Xuân, nhà nông học nổi tiếng hiện là Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ nhận định:

“Tôi không ủng hộ lắm về chủ trương này. Thứ nhất ngân sách không có tiền mà ‘ông cụ’ hứa như thế… 50-60 nghìn tỷ là con số quá lớn. Thứ hai nông nghiệp công nghệ bình thường hiện nay mình sử dụng chưa có hết, nông dân và doanh nghiệp chưa áp dụng hết. Sản phẩm bây giờ chất lượng rất xấu bởi vì mình chưa áp dụng kỹ thuật hiện tại mình có. Bây giờ tổ chức cho doanh nghiệp và nông dân kết hợp lại sử dụng những công nghệ hiện hữu của mình thì sẽ kinh tế hơn nhiều.”

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, Việt Nam có bệnh hình thức các tỉnh không chịu thua kém nhau, cho nên 63 tỉnh mà có hơn 100 đài truyền hình. Trong nông nghiệp, chỗ này chỗ kia tự hào có nông nghiệp công nghệ cao, thực chất là vài cái nhà kính, nhà màn (green house), rồi có phòng cấy mô tissue culture để nhân giống, cứ làm như thế gọi là công nghệ cao như cái mốt vậy thôi. [đọc tiếp]

Xuất hiện kiến nghị yêu cầu ‘minh bạch’ trong vụ Formosa

14/12/2016 (VOA) - Một bản kiến nghị với chữ ký của nhiều tổ chức môi trường, các giáo sư đại học, luật sư quốc tế đang được lan truyền trên mạng, kêu gọi chính phủ Việt Nam và công ty gang thép Formosa ở Hà Tĩnh phải minh bạch các thông tin liên quan đến vụ ô nhiễm môi trường vùng biển miền Trung.

Bản kiến nghị “đề nghị Chính phủ Việt Nam và Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa Việt Nam) công bố đầy đủ, chi tiết thỏa thuận bồi thường 500 triệu đôla giữa Chính phủ Việt Nam và Formosa Việt Nam, được thông báo ngày 30/6/2016”.  [đọc tiếp]

Dân Đà Nẵng vây hai nhà máy thép phản đối ô nhiễm

14/12/2016 (Người Việt) - ĐÀ NẴNG – Hàng trăm người dân tập trung trước cổng công ty Thép Dana Ý và công ty Thép Dana Úc, ở xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, để phản đối ô nhiễm vào hôm 14 Tháng Mười Hai. Hai nhà máy trên đã xả khí thải và nước thải ra môi trường, cùng với bãi chứa gỉ sắt liền kề khu dân cư khiến người dân phải sống chung với ô nhiễm.

Đặc biệt, cứ khoảng 11 giờ hằng đêm đến rạng sáng hôm sau, các nhà máy hoạt động càng rầm rộ, thải khói “tấn công” xóm làng. Nếu các công ty không chấm dứt ô nhiễm thì phải dừng hoạt động, nếu không họ sẽ chặn xe không cho vào nhà máy. [đọc tiếp]

Tuyên bố từ bỏ điện hạt nhân chưa đủ

09/12/2016 Thục-Quyên (Save Vietnam's Nature) - Tôi đã không vui mừng như GS Nguyễn Khắc Nhẫn (1), GS Michiko Yoshii (2), nhà văn Inrasara, là những người tôi vô cùng qúi mến, khi họ chia sẻ với tôi, từ tin đồn rồi cho tới tin chính thức là nhà nước Việt Nam ngưng dự án điện hạt nhân.

Có thể hiểu được sự vui mừng của họ. Tạm mừng, như anh Inrasara nói. Viễn ảnh một Tcherfunith (Tchernobyl, Fukushima, Ninh Thuận) (3) thê thảm bi đát cho dân tộc Chàm tại Việt Nam, nếu bây giờ vì bất cớ lý do gì không còn kề cổ thì cũng đem tới một thở phào nhẹ nhõm. Còn GS Nguyễn Khắc Nhẫn với một đời kinh nghiệm trong ngành, cặm cụi suốt 13 năm viết hơn 60 bài về điện hạt nhân và năng lượng tái tạo để mong gióng chuông, chỉ cho Việt Nam tránh con đường chết, theo con đường sống, thì làm sao không hạnh phúc khi nghe nhà cầm quyền quyết định ngưng không đẩy dân tộc xuống hố diệt vong?

Nhưng tương lai không đơn giản theo một lời tuyên bố. Sống còn hay không là tùy thuộc ở sự hiểu biết và quan tâm của chúng ta, mọi người Việt trong và ngoài nước. Vì sự dốt nát, thiếu hiểu biết, thiển cận của mình, chính là sức mạnh của kẻ khác. [đọc tiếp]

Điều trần vụ ô nhiễm Formosa tại Quốc hội Đài Loan

07/12/2016 Khánh An (VOA) - Trong hai ngày 5/12 và 6/12, hai linh mục Nguyễn Đình Thục và Nguyễn Văn Hùng đã có buổi làm việc với các dân biểu Đài Loan tại Đài Bắc, liên quan đến vụ ô nhiễm môi trường biển miền Trung Việt Nam do Tập đoàn Formosa của Đài Loan gây ra.

Buổi điều trần có sự tham dự của các dân biểu Đài Loan Tô Thị Phần, Ngô Côn Dụ, Trần Mạn Lệ và người đại diện của Chủ tịch Quốc hội Tô Gia Truyền.

Phía Việt Nam có Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, Giáo phận Vinh. Linh mục Nguyễn Đình Thục đã thay mặt cho người dân bị ảnh hưởng của vụ ô nhiễm môi trường đề đạt lên Quốc hội Đài Loan những yêu cầu và nguyện vọng của các nạn nhân Formosa tại Việt Nam. [đọc tiếp]

GS Nguyễn Khắc Nhẫn: Ngưng điện hạt nhân, còn gì hạnh phúc bằng

28/11/2016 Gia Minh (RFA) - Quốc hội Việt Nam khóa 14 tại kỳ họp thứ 2 vừa qua quyết định ngưng dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận. Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên Giám đốc Trường Cao đẳng Điện học và Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Sài Gòn (nay là Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh), Cố vấn Kinh tế, Dự báo, Chiến lược EDF Paris, Giáo sư Viện Kinh tế Chính sách Năng lượng Grenoble, Giáo sư Trường Đại học Bách khoa Grenoble, dành cho biên tập viên Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng chung quanh vấn đề này.

GS Nguyễn Khắc Nhẫn: Từ nay, đồng bào hết lo sợ phóng xạ hạt nhân, vô cùng độc hại, bao trùm non sông, có gì hạnh phúc bằng? Tôi luôn hy vọng và trông chờ quyết định rút lui điện hạt nhân có trật tự của chính phủ từ 13 năm nay. Bài đầu tiên chống điện hạt nhân của tôi được báo chí đăng từ năm 2003. [đọc tiếp]

Vì sao khai tử điện hạt nhân Ninh Thuận?

11/11/2016 Nam Nguyên (RFA) - Quốc hội Việt Nam sẽ chính thức biểu quyết khai tử dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào ngày 22/11/2016 sắp tới theo Nghị quyết do Chính phủ đệ trình.

Báo chí dòng chính mô tả việc dừng điện hạt nhân Ninh Thuận là quyết định dũng cảm, trong bối cảnh dự án đã tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng cho việc lập dự án tiền khả thi, giải phóng mặt bằng và đưa hàng trăm người đi đào tạo ở nước ngoài.

TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS một tổ chức độc lập đã tự giải thể từ Hà Nội nhận định:

Có lẽ họ ở vào một cái thế rất là bí, thực sự là không có tiền mà không tiền thì chẳng có thể làm được cái gì cả. Hết các khả năng mà người ta cho vay rồi. [đọc tiếp]

Việt Nam dừng điện hạt nhân Ninh Thuận

10/11/2016 (BBC) - "Tôi hết sức vui mừng được tin Chính phủ Việt Nam dừng dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận," cựu cố vấn chiến lược Tập đoàn Điện quốc gia Pháp (EDF) bình luận với BBC về tin Việt Nam dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

"Như thế thì quê hương và người Việt sẽ tránh được những hậu quả khủng khiếp của những vụ khủng hoảng hạt nhân như Tchernobyl hay Fukushima," Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, Đại học Bách khoa Grenoble nói hôm 10/11. Tin cho hay Chính phủ bất ngờ trình Quốc hội dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Báo Việt Nam dẫn lời Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Hồng Tịnh mô tả động thái này là "quyết định dũng cảm của Chính phủ".

"Tôi không rõ nguyên nhân thật sự của việc dừng điện hạt nhân Ninh Thuận," Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn nói.

Tháng 12/2015, Việt Nam loan báo nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ khởi công năm 2020, chậm sáu năm so với kế hoạch ban đầu. [đọc tiếp]

Các tổ chức XHDS yêu cầu giải quyết thảm họa do Formosa gây ra

17/10/2016 (RFA) - Một số tổ chức xã hội dân sự và cá nhân vừa ký tên vào thư ngỏ về việc giải quyết thảm họa do Formosa gây ra. Thư ngỏ kêu gọi Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam đứng về phía nguyện vọng và đòi hỏi chính đáng của người dân trong việc khôi phục lại môi trường, chấm dứt ngay lập tức việc hủy hoại môi trường, chấm dứt việc khai thác tài nguyên do cha ông để lại một cách vô nguyên tắc.

Thư ngỏ đề ngày 15/10/2016 do 4 tổ chức xã hội dân sự độc lập và  tính đến ngày 17 tháng 10, có hơn 200 cá nhân ký tên, lên tiếng kêu gọi toàn thể người dân cả nước hưởng ứng việc bày tỏ thái độ với việc giải quyết thảm họa Formosa. [đọc tiếp]

Bản lên tiếng về Môi trường và Nhân quyền Việt Nam của Tăng Đoàn GHPGVNTN 14/10/2016 (GHPGVNTN) - Thảm họa môi trường ở bốn tỉnh miền Trung do Formosa gây ra đã để lại những hậu quả nghiêm trọng mà cho đến hôm nay Nhà cầm quyền Hà nội vẫn chưa có một giải pháp khả thi nào để khắc phục nguyên trạng. Hiện nay đã có hàng trăm ngàn ngư dân thất nghiệp, nhưng điều nghiêm trọng hơn là ngư dân đang đứng trước một tương lai vô vọng vì biển vẫn còn bị nhiễm độc, cá tôm vẫn chết mà không biết đến ngày nào mới hồi sinh... Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bày tỏ tình đoàn kết và ủng hộ đối với sự đấu tranh của ngư dân và giáo dân bốn tỉnh miền Trung, ủng hộ những nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền Việt nam. Đòi hỏi Nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và chấm dứt những cuộc đàn áp, sách nhiễu, bắt bớ các nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt nam, bởi vì họ bày tỏ lòng yêu nước và trách nhiệm đối với quốc gia một cách ôn hòa. [đọc tiếp]   

Thảm họa môi sinh - Thủ phạm là giới bạo quyền CSVN

09/10/2016 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn tiến sĩ Mai Thanh Truyết - Trong những năm gần đây tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam cực kỳ nghiêm trọng, đe dọa đến cuộc sống bình thường của người dân.

Dưới chế độ toàn trị, đảng cộng sản Việt Nam ngày càng lệ thuộc Trung cộng. Các nhà thầu Trung cộng nắm giữ thi công nhiều công trình quan trong với những thiết bị lạc hậu, vi phạm qui phạm an toàn môi trường. Suốt từ Bắc đến Nam một hệ thống nhiệt điện do Trung cộng xây dựng đã gây hậu quả nghiêm trong về môi trường dẫn đến các cuộc biểu tình lớn của người dân, có lần đã gây ách tắc giao thông quốc lộ 1 ở miền Trung hàng chục ki-lô-mét trong nhiều ngày, và gần đây là Formosa Vũng Áng mà đứng sau nó là Trung cộng đã gây thảm họa môi trường biển miến Trung, làm cá chết hàng loạt, đưa đến các cuộc biểu tình của dân chúng suốt mấy tháng qua mà đỉnh điểm là cuôc biểu tình lên đến hàng vạn người trước nhà máy Formosa ngày Chủ nhật 2/10 mới đây.

Thảm họa môi sinh đã đe dọa sức khỏe người dân. Việt Nam là một số rất ít nước đứng đầu thế giới về bệnh ung thư.

Trong thảm họa môi sinh ngày càng lộ diên thủ phạm chính là giới bạo quyền cộng sản Việt Nam.

Từ thành phố Houston, Hoa Kỳ Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã có cuộc trao đổi vơi nhà báo Trần Quang Thành về vấn nạn này. Nội dung như sau – Mời qúi vị cùng nghe

(bấm vào hình để đọc tiếp)

Kêu gọi xuống đường vì môi trường

Thời gian: 09h00 ngày Chủ Nhật, 8/5/2016

Địa điểm:

+ Hà Nội: Nhà Hát Lớn

+ Sài Gòn: Công viên 30/4, Quận 1

+ Các tỉnh khác: Bất cứ địa điểm công cộng nào.

Chúng tôi, những người đã tổ chức, thực hiện và tham gia cuộc biểu tình vì môi trường ngày 1/5 vừa qua tiếp tục kêu gọi đồng bào cả nước hướng về ngư dân miền Trung thân yêu.

[đọc tiếp chi tiết]

Xin hãy hỗ trợ

Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa trong chiến dịch "Hãy cứu lấy tự do tín ngưỡng" tại Việt Nam

Hội thảo

“Lage der Religions- und Meinungsfreiheit

in Vietnam”

Tình trạng tự do tôn giáo và ý kiến

tại Việt Nam

với Mục sư Kai Feller

Chủ Nhật 15/11/2015

Mục sư Kai Feller đã thăm viếng Việt Nam, tiếp xúc với những người bất đồng chính kiến, với đại diện của nhiều tôn giáo và dân tộc thiểu số, những người dân ở cao nguyên miền bắc bị nhà nước ép bỏ đức tin ...  [đọc tiếp]

Gặp gỡ, mạn đàm với

TS Nguyễn Quang A

nhà nghiên cứu và hoạt động

trong phong trào đấu tranh dân chủ,

thành viên của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

Thứ Bảy 01/08/2015, 16 giờ

  Alte Schule, Schulstraße 19

72654 Neckartenzlingen

 

* Chính trị - Dân chủ   

Ai đứng đằng sau giật dây?

16/05/2014 Ngô Nhân Dụng (Người Việt) - Ngay sau vụ công nhân biểu tình đốt phá ở Bình Dương, cả công an lẫn hệ thống tuyên truyền nhà nước đều xác định các biến cố này là “tự phát,” không ai tổ chức. Ðiều này khó hiểu, vì xưa nay mỗi lần như vậy thế nào họ cũng tố cáo những “thế lực thù địch” xúi giục và tổ chức. Tại sao họ xác nhận về tính “tự phát” nhanh chóng, không cần phải nghiên cứu, điều tra một thời gian nào cả?  ...

* Chính trị - Dân chủ   

Đi giữa dòng bạo động

15/05/2014 Nhạc sĩ Tuấn Khanh (Tuấn Khanh's Blog) - Lúc 10g sáng ngày 14/5, Tôi cùng 2 người bạn là Thiên Văn và Phạm Thy quyết định chạy xuống khu Gò Vấp, gần Lái Thiêu, khi nghe nghe tin các công ty ở khu Tân Thới Hiệp bắt đầu có đình công.

Lý do của chuyến đi này được thôi thúc từ đêm trước. Ngay khi chúng tôi nhận được những hình ảnh những chiếc thiết giáp tiến vào Sài Gòn, những đoàn xe biểu tình được dẫn đầu bởi một chiếc xe Matiz bí ẩn, được chuẩn bị hình cờ búa liềm và ngôi sao, làm náo loạn nhiều con đường. ...

* Nhân quyền   

Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, nhưng Ba Sàm thì không!

09/05/2014 Đinh Ngọc Thu, Trịnh Hữu Long và các cộng tác viên(Nhật Báo Ba Sàm) - “Trung Quốc rồi sẽ đánh Việt Nam. Nhưng dù chiến tranh hay hòa bình, vẫn có một mạch ngầm luôn luôn chảy, đó là mạch ngầm khai dân trí”.

Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh) đã nói với chúng tôi như vậy từ bốn năm trước, khi trang Ba Sàm bắt đầu là một “điểm nóng chính trị” trong cộng đồng mạng, và anh rất ý thức được rằng mình đang phải đối mặt với nguy hiểm. ...

* Xã hội dân sự   

Phạm Chí Dũng – Xã hội dân sự Việt Nam: “Chia rẽ là chết!”

Hàng ngàn người biểu tình trước nhà máy Formosa Hà Tĩnh

02/10/2016 Mặc Lâm (RFA) - Vào lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật ngày 2 tháng 10 nhiều giáo dân của các giáo xứ trong hạt Kỳ Anh như  Đông Yên, Dũ Yên, Quý Hoà, Dũ Thành, Dũ Lộc, Xuân Sơn sau khi dự thánh lễ đã lần lượt tập trung tại trước hai cổng vào nhà máy Formosa đặt tại Vũng Áng Hà Tĩnh. Theo ghi nhận của chúng tôi, ban đầu khoảng 4000 người ở cổng trước hơn 2 ngàn người còn lại tập trung ở cổng sau của nhà máy.

Ông Xuân một giáo dân có mặt trước cổng chính cho biết:

“Hiện nay thì nhiều giáo xứ tập trung trước cổng Formosa của Đài Loan cả 7-8 ngàn dân tập trung từ 7 giáo xứ. Họ giơ băng rôn khẩu hiệu không ngoài mục đích đòi cá cần nước sạch dân cần minh bạch. Cuộc biểu tình này đòi hỏi môi trường sạch cho dân, mang lại cuộc sống cho con em sau này cũng như tránh thảm họa môi trường sau này” [đọc tiếp]

Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp nói chuyện với giáo dân người Việt tại Đan Mạch về thảm họa Formosa

25/09/2016 Trần Quang Thành (Vương Nhi TNT-VIETMEDIA DK) - Đan Mạch vào thu năm nay các cộng đoàn công giáo hớn hở đón chào bước chân vị chủ chăn, vị Giám mục chính toà giáo phận Vinh ở giáo tỉnh Hà Nội kiêm Chủ tịch Uỷ ban Công Lý và Hoà Bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. … đó chính là Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp.

Điểm đầu tiên Ngài dừng chân và gặp gỡ giáo dân cộng đoàn Sjaeland Copenhagen hôm thứ sáu 16. 09.2016 cùng dâng thánh lễ và thắp nến cầu nguyện cho quê hương… Ngày hôm sau  Ngài đến cộng đoàn Odense cùng đồng tế với Cha Tuyến dâng lễ cầu nguyện cho quê hương và ngư dân thoát khỏi cảnh lầm than cơ cực dưới ách thống trị của tà quyền cộng sản. Thánh lễ đồng tế  Chuá nhật 18/09/2016 thật trang nghiêm va long trọng. Sau thánh lễ ban đại diện mời tất cả giáo dân qua hội trường tâm tình với Đức cha thật gần gũi, chân tình và thắm thiết. Mọi nguời có dịp được chụp ảnh lưu niệm với Ngài , có dịp trò chuyện cùng Ngài, và có dịp để tỏ tấm lòng tương thân tương trợ đến với đồng bào ngư dân đang khốn khó không còn nguồn sống vì thảm hoạ môi trường biển độc cá chết mấy tháng vừa qua

Điểm thứ ba Ngài đến là Arhus vào ngày 19 09 2016... Ngài đi đến đâu cũng đuợc tiếp đón ân cần và gần gũi bởi yếu tố khiêm nhu và chân tình của Ngài.

Cũng xin nhắc lại vào ngày 13.05.2016 Ngài ra một thư chung, nói về tình trạng cá chết bất thường tại miền Trung, Thư Chung của Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã kêu gọi người dân và chính phủ tìm ra nguyên nhân cá chết, đồng thời cũng phân tích rõ những tác hại của việc cá chết với môi trường biển và đất, cũng như những tác hại nếu con người ăn phải những cá chết có nhiễm độc, nhưng VTV cho rằng ông kích động giáo dân chống chính quyền.

Với sự dẫn dắt của Ngài ngư dân va giáo dân giáo phận Vinh và vùng lân cận đã đồng lòng xuống đường đòi nhà cầm quyền phải minh bạch nguyên nhân cá chết và xử lý thích đáng Formosa và bồi thường thỏa đáng cũng  như đòi hỏi quyền công dân va quyền làm người … Những cuộc xuống đuờng và biểu tình liên tiếp với lượng ngườ lên đến hàng vạn người.

Ngài thường dí dỏm rằng những gì tôi làm mà cộng sản khen thì tôi mới lo … còn những  gì tôi làm mà cộng sản ghét hay xuyên tạc thì tôi cho là tôi làm đúng …

Trong buổi hội thảo và tâm tình cùng Ngài rất nhiều người muốn đặt câu hỏi đến Ngài nên cũng rất khó chấm dứt ở câu hỏi cuối cùng… và một lời rất tâm đắc là Ngài trực tiếp yêu cầu quảng bá rộng rãi và chuyển ngữ cho người bản xứ biết những lời Ngài nói về hiện tình Việt Nam… Sau đây xin mời quý vị cùng theo dõi:

07/05/2014 (CTNLT) - Chỉ ngay sau ngày tự do báo chí 3/5/2014 chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, một sự kiện chưa từng có tiền lệ đã diễn ra ở Việt Nam: 13 tổ chức dân sự độc lập đồng loạt ký tên vào một bản tuyên bố chung, yêu cầu chính quyền phải tôn trọng quyền hội họp, lập hội và tự do chính kiến của công dân. Chỉ mới năm ngoái, các nhóm dân sự này đã “độc lập” đến mức còn chưa thuộc tên nhau. ...

* Chính trị - Dân chủ   

Hà Sĩ Phu: Chỉ nhân dân Việt Nam mới cứu được nước

06/05/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhân sự kiện công an bắt khẩn cấp blogger Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang nhà Anh Ba Sàm và nữ blogger Nguyễn Thị Minh Thúy vào ngày hôm qua 5/5/2014, và việc Trung quốc ngang nhiên mang giàn khoan khổng lồ HD-981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của VN để hoạt động mà nhà cầm quyên cộng sản Việt Nam gần như vẫn im hơi, lặng tiếng, ngoài vài câu lên án chung chung lấy lệ, vô thưởng, vô phạt của người phát ngôn Bộ Ngoại giao

Ông Hà Sĩ Phu đã bộc bạch nhưng suy nghĩ, bức xúc của mình ...

Giáo dân Đông Yên đòi bồi thường hơn 2.000 tỷ đồng

22/09/2016 Mặc Lâm (RFA) - thông cáo báo chí từ văn phòng của Luật sư Trần Vũ Hải cho biết đã hoàn tất hồ sơ cho người dân hơn 1.100 hộ gia đình thuộc giáo xứ Đông Yên xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh gửi lên Quốc Hội và chính phủ Việt Nam yêu cầu trích cho họ 2.000 tỷ, trong số tiền 11 ngàn 500 tỷ mà Formosa đã bồi thường.

Theo danh sách liệt kê đính kèm, số tiền yêu cầu bồi thường của từng hộ gia đình được tính dựa trên thiệt hại thu nhập trung bình trên thực tế trong 6 tháng qua, kể từ đầu tháng 4 đến hết tháng 9, thiệt hại tài sản vật chất dùng cho việc sản xuất kinh doanh, tổn hại tinh thần, và thiệt hại thu nhập trung bình trong 5 năm tới do hậu quả tàn phá môi trường biển bởi Công ty Formosa gây ra.

Thông cáo báo chí cũng cho biết nếu Chính phủ không trích từ số tiền 11.500 tỉ đồng mà Công ty Formosa đã chuyển đầy đủ cho Chính phủ để chi trả bồi thường thiệt hại thực tế cho họ, thì trong vòng 15 ngày nữa, hơn một ngàn hộ dân này sẽ đồng loạt tiến hành khởi kiện Formosa ra tòa án có thẩm quyền. [đọc tiếp]

Nguyên nhân vỡ đường ống thủy điện Sông Bung là do mưa lớn?

14/09/2016 (RFA) - Ngay sau khi cống dẫn dưới chân đập chính của công trình thủy điện Sông Bung 2, tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam bị vỡ, làm gần 60 người mất liên lạc, văn phòng thủ tướng chính phủ Việt Nam ra công điện yêu cầu Bộ Công Thương cùng với Bộ Xây Dựng và Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam phối hợp nhanh chóng tìm ra nguyên nhân vỡ cống dẫn của đập, đánh giá thiệt hại cũng như khắc phục hậu quả kịp thời để ổn định đời sống người dân bị ảnh hưởng.

Liên quan đến vụ vỡ đường ống đập thủy điện Sông Bung 2, báo giới trong nước cho biết hàng chục triệu mét khối nước tràn ra gây ngập lụt, nhiều khu vực dân cư bị cô lập.

Thông tin được cập nhật mới nhất cho hay số người bị cho là mất tích đã liên lạc được, hiện đặc công quân khu 5 từ Đà Nẵng lên đang lo vớt xác hai công nhân thiệt mạng. [đọc tiếp]

Báo chí bị ‘bịt miệng’ phản biện về dự án thép Hoa Sen Cà Ná?

14/09/2016 (Người Việt) - SÀI GÒN (NV) – Ban Tuyên Giáo Trung Ương của đảng CSVN vừa ra chỉ thị lệnh cho hệ thống truyền thông trong nước “dừng phản biện, đưa tin về dự án thép của Tôn Hoa Sen” ở Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận.

Theo facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, ngày 13 tháng 9, 2016, Ban Tuyên Giáo Trung Ương của đảng CSVN vừa gửi một công văn chỉ đạo đến tất cả các báo một số vụ việc. Điện thư đến từ ông Phạm Văn Linh – Phó trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương gồm có 7 điểm chính trong đó có việc “dừng phản biện, đưa tin về dự án thép của Tôn Hoa Sen.”

Dư luận phản ảnh qua phần lớn các báo mạng lớn tại Việt Nam những hoài nghi về một dự án quy mô như thế trong lúc chế độ nay vẫn còn đang lúng túng trong việc đối phó với thảm họa môi trường mà công ty thép Formosa gây ra tại miền Trung Việt Nam. [đọc tiếp]

Dự án thép Cà Ná và những câu hỏi

14/09/2016 (RFA) - Sau thảm họa Formosa người dân trở nên dị ứng với tất cả các dự án mà môi trường bị de dọa, trong đó dự án nhà máy thép tại Cà Ná đang được Tôn Hoa Sen vận động thực hiện khiến cả nước rúng động vì ám ảnh bởi những gì mà Formosa đang để lại.

Tại sao đưa Tôn Hoa Sen vào quy hoạch?

Đó là câu hỏi mới nhất mà dư luận lẫn các chuyên gia đưa ra sau khi ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng thuộc Bộ Công Thương cho biết việc sản xuất thép tại Cà Ná vốn được phê duyệt từ trước và ngay cả khi Ninh Thuận không đề xuất Hoa Sen làm, dự án vẫn sẽ được đưa trở lại quy hoạch. [đọc tiếp]

Giáo phận Vinh: Tuần hành phản đối Formosa trong ngày Bảo Vệ Môi Trường

01/09/2016 CTV Danlambao  (Dân Làm Báo) - Sáng nay, 1/9/2016, các giáo dân thuộc xã huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã xuống đường tuần hành phản đối Formosa xả độc ra biển Miền Trung. Ngày 1/9 năm nay đã được Giáo hội Công giáo chọn làm ngày Bảo Vệ Môi Trường. Cuộc tuần hành hôm nay là một trong các hoạt động hưởng ứng ngày này của giáo dân.

Được biết, đây là năm thứ hai đánh dấu sự kiện “Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thiên nhiên” được Giáo hội Công giáo quyết định thiết lập vào ngày 1/9 hàng năm.

Khoảng 2 ngàn giáo dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã tuần hành trên quốc lộ 1A để biểu tình phản đối hành vi xả thải ô nhiễm môi trường của Formosa, đồng thời đòi hỏi nhà cầm quyền phải minh bạch việc sự dụng khoản tiền bồi thường 500 triệu đô-la của tập đoàn này. [đọc tiếp]

Giáo dân Quý Hòa và Phú Yên biểu tình chống Formosa

01/09/2016 Mặc Lâm (RFA) - Tại giáo xứ Quý Hòa giáo dân đi từ nhà thờ Quý Hòa đến Ủy ban thị Xã Kỳ Anh, khi vừa đến quốc lộ 1A họ bị lực lượng an ninh giật hết biều ngữ, khẩu hiệu. Khoảng 200 viên công an xã, công an thị xã đã được điều động đến, họ dựng hàng rào ở rất nhiều điểm trên quốc lộ 1 A.

Cụ Nguyễn Thị Phận cho biết bức xúc của người dân đi biểu tình hôm nay trong khi đứng giữa quốc lộ 1 A bất chấp sự ngăn cản của công an:

“Formosa trả tiền cho Việt Nam 500 triệu đô la mà chính phủ vẫn không trả lại cho dân. Dân đang kiếm tiền cho con đến trường học và yều cầu nhà nước chính quyền phải cho con em đến trường chứ không thì gia đình chúng tôi rất thiệt thòi và rất đau khổ vì con em không đến trường để học” [đọc tiếp]

Các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập: Thư kêu gọi ủng hộ việc khởi kiện công ty Formosa

31/08/2016 (Bauxite Việt Nam) - Ngày 30-06-2016, trong cuộc họp báo tại Hà Nội, Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức thông báo 3 điều quan trọng: 1- Công ty Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh là thủ phạm gây ra thảm họa thủy sinh vật chết hàng loạt và biển nhiễm độc nặng tại 4 tỉnh miền Trung; 2- Formosa chấp thuận bồi thường thiệt hại với số tiền 500 triệu đô-la Mỹ; 3- Việc khởi tố Formosa hay không thì cơ quan tố tụng tư pháp sẽ xem xét, Chính phủ chẳng can thiệp!?!

Công luận đã chẳng hài lòng về các kết luận này, vì Chính phủ chỉ nói đến thủ phạm mà không đề cập đến các đồng phạm; ngửa tay nhận số tiền bèo bọt mà chẳng thông qua những cuộc khảo sát đầy đủ về thiệt hại môi trường và sức khỏe; biện luận cho việc cân nhắc chuyện khởi tố thủ phạm bằng ngạn ngữ nhân gian “Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại”!?! [đọc tiếp]

Diễn biến vụ đòi bồi thường vì cá chết

31/08/2016 (BBC) - Luật sư trợ giúp pháp lý cho ngư dân bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết bình luận với BBC rằng công văn hướng dẫn của chính quyền “còn mập mờ” và "dân có quyền đòi bồi thường bằng tranh chấp dân sự".

Hôm 30/8, trả lời BBC, luật sư Nguyễn Duy Bình, Văn phòng luật sư Duy -Trinh (TP Hồ Chí Minh), người tham gia liên danh này, nói: “Các luật sư đang tư vấn giúp người dân hoàn tất thủ tục khiếu kiện và nộp đơn tại Tòa án Nhân dân thị xã Kỳ Anh.”

“Dân kiện ở tòa là đúng quy định, tuy nhiên để được tòa thụ lý là rất khó vì chính phủ đã thương lượng và nhận tiền bồi thường từ Formosa.”

Luật sư phân tích thêm: “Nội dung công văn còn mập mờ, chưa xác định rõ người dân sẽ được bồi thường hay trợ giúp trong khi tiền mà chính phủ nhận từ phía Formosa là tiền bồi thường.” [đọc tiếp]

Bao giờ biển có thể sạch như trước?

30/08/2016 Gia Minh, PGĐ ban Việt Ngữ (RFA) - Khi nào vùng biển tại khu vực 4 tỉnh miền trung Việt Nam bị hóa chất độc hại của công ty gang thép Formosa thải ra làm ô nhiễm sẽ trở lại sạch như xưa?

Đây là câu hỏi lớn tiếp tục được nêu ra dù rằng cơ quan chức năng Việt Nam vào ngày 22 tháng 8 vừa qua công bố nước biển vùng ô nhiễm nay cơ bản đã sạch.

Giới khoa học trả lời ra sao cho câu hỏi mà nhiều người, nhất là dân trong vùng chịu tác động, vẫn nêu ra hằng ngày kể từ khi thảm họa giáng xuống họ từ đầu tháng tư cho đến nay?

Sau gần 5 tháng, theo đánh giá của Bộ Tài nguyên- Môi trường thì nước biển tại 4 tỉnh nay cơ bản đã an toàn.

Giáo sư- tiến sĩ Trần Tứ Hiếu, khoa Hóa, Đại học Khoa học- Tự nhiên Hà Nội, đồng ý với giải thích cho rằng môi trường tự nhiên có cơ chế tự làm sạch như trong báo cáo của Bộ Tài nguyên- Môi trường; tuy nhiên ông nói rằng quá trình đó phải rất lâu mới có thể đạt được: Do đó người ta nói là nước sạch có thể tắm và nuôi hải sản được chứ người ta không nói cá ăn được. Những con cá bị nhiễm rồi mà còn nằm trong con cá đó thì vẫn ở đó, cá không chết vì nhiễm lượng ít. [đọc tiếp]

Bị ung thư khi làm việc ở Formosa

25/08/2016 FB Phạm Đoan Trang (Nhật Báo Ba Sàm) - Người dân phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh hầu như không ai không biết đến câu chuyện thương tâm của “cặp vợ chồng làm cho Formosa, cả vợ cả chồng đều bị ung thư”.

Anh là Lê Văn Lâm (SN 1969) và chị là Nguyễn Thị Hương (SN 1970). Gia đình anh chị hiện sinh sống tại xóm Ngâm, tổ dân phố Thắng Lợi, phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Anh bị ung thư vòm họng, còn chị bị ung thư vú. Có điều đáng chú ý là cả hai vợ chồng trước đây đều từng làm nhân viên bảo vệ, trông coi một số trong hàng trăm kho hóa chất của tập đoàn Formosa ở Hà Tĩnh.

Năm 2012, Formosa bắt đầu triển khai dự án ở Việt Nam, thì hai vợ chồng cùng vào làm cho một nhà thầu của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Chẳng ai biết chính xác tên của nhà thầu đó là gì; hai anh chị Lâm-Hương cũng chỉ biết đến họ với vài thông tin ít ỏi: Đó là MC5 – một công ty của Trung Quốc, chủ lao động làm việc trực tiếp với anh chị là một người đàn ông Trung Quốc tên Lưu Hán, tầm 35-36 tuổi. Công ty có phiên dịch tiếng Trung, tuy nhiên Lưu Hán cũng nói được tiếng Việt, [đọc tiếp]

Cạn lời: bộ Y Tế giấu thông tin, bỏ mặc sức khỏe người dân vụ cá chết

25/08/2016 FB Nguyễn Anh Tuấn (Nhật Báo Ba Sàm) - Cuộc phỏng vấn dưới đây được mình thực hiện tại một trạm xá nhà dòng ở Kỳ Anh vào ngày 10/5, khi mà thông tin về ‘Formosa’, ‘cá chết’ còn đang bị cấm không chỉ trên báo chí mà còn cả ở tin nhắn điện thoại, trong đó ghi nhận 1 chi tiết mà chính mình lúc đó còn không dám tin: Mỗi ngày, theo các xơ ở đây, trạm xá nhà dòng nhận 15-20 dân địa phương đến truyền dịch vì gặp các triệu chứng ngộ độc sau khi ăn hải sản. Một con số khủng khiếp nếu biết rằng trạm xá này nằm trong khu vực dân cư chỉ khoảng 1000 hộ.

Hôm nay Báo Tuổi Trẻ đưa tin là hóa ra Bộ Y tế lấy 430 mẫu trong hai tháng 4 và 5, đã phát hiện nhiều mẫu có DƯ LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG như chì, sắt, crôm… là rất cao, nhưng cuối tháng 5 Bộ này lại công bố là ‘CHƯA PHÁT HIỆN DƯ LƯỢNG CHẤT ĐỘC HẠI VƯỢT NGƯỠNG‘.

Lẽ ra, là cơ quan mà mục đích tối thượng là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, ngay khi có kết quả về dư lượng kim loại nặng trong hải sản rất cao như vậy, Bộ phải kịp thời công bố toàn bộ thông tin, phối hợp với địa phương để ngăn người dân không ăn hải sản và tiến hành các hoạt động chăm sóc sức khỏe khẩn cấp cho cư dân vùng thiệt hại.

Đằng này chỉ vì tuân theo chỉ đạo của Ban Tuyên giáo về việc kiểm soát thông tin, trấn áp dư luận vụ cá chết, Bộ Y tế đã đang tâm giấu nhẹm kết quả xét nghiệm, dù thừa biết hậu quả gây ra sẽ lớn đến mức nào trong tương lai. [đọc tiếp]

Phần còn thiếu trong bản báo cáo

23/08/2016 Bauxite Việt Nam - Ngày hôm nay, 22 tháng 8 năm 2016, các báo và trang mạng xã hội đều giật tít cực kỳ ấn tượng. Tít như thế này: Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Miền trung sẽ có cả thép, cả cá và biển an toàn.

Lời khẳng định của ngài Bộ trưởng như để mắng lại – dầu chỉ là mắng vuốt đuôi sau gần 5 tháng – ông Trưởng đại diện Formosa Chu Xuân Phàm, người từng có lúc hách dịch thách thức cả cái nước Nam này “chọn cá hay chọn thép”. Bây giờ thì đã có người tử tế hẳn hoi xác định, “cả cá và cả thép”. Vâng, ông Bộ trưởng nói ngon lành lắm “Người dân Miền Trung sẽ có cả thép, cả cá và cả một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn”.

Đó dù sao cũng là điểm tích cực. Bản báo cáo (không đăng toàn văn mà chỉ được các báo chế biến lại và loan tải) cũng cho biết đôi ba điều mà nếu đó đúng là sự thực (chất phenol và cyanure ngày càng loãng đi, san hô bớt chết trắng, v.v…) thì cũng tạm thở phào. Dĩ nhiên, nếu có công bố thêm về phương pháp nghiên cứu, những số liệu thu được, đầy đủ, thì sự thở phào càng thêm phào.

Duy có một điều còn thiếu ở bản báo cáo khiến bạn đọc chưa thể thở phào: thiếu hẳn những nghiên cứu xã hội học liên quan đến người dân. Tình hình người dân hiện thời ra sao? Những ngư dân (không kể những thành phần “ăn theo” ngư dân) đi biển gần bờ và xa bờ hiện sống trong tình trạng thiếu hay đủ, còn lo lắng hay đã tạm bớt lo, và họ tiên lượng cuộc đời sẽ thế nào? Cũng còn thiếu hẳn sự đánh giá trung thực về bản chất và hành vi của Formosa Hà Tĩnh, khi mà, sau vụ việc thải chất độc làm cá chết và biển chết, dân chúng Việt Nam còn phát hiện được ở rất nhiều nơi những bãi chôn lấp chất thải cố ý che giấu tai mắt người Việt cũng như các cấp chính quyền Việt Nam? Vậy những bãi chất thải đó độc hại đến đâu và sự độc hại của chúng có tác động ra sao đến toàn bộ cuộc sống của đất nước chúng ta?… Nhiều nữa! Nhưng cuối cùng có vấn dề này mà các ngài hình như vẫn cố tình né tránh: thực chất tâm trạng nhân dân Việt Nam từ mấp mé ải Nam Quan đến mũi Cà Mau như thế nào đối với cái của nợ Formosa? [đọc tiếp]

Ô nhiễm biển VN: Cá bắt đầu trở về

22/08/2016 (BBC) - Một giáo sư trong nhóm đánh giá môi trường biển tại miền Trung Việt Nam nói vẫn “chưa nên ăn cá” tại khu vực xảy ra thảm họa cá chết, sau khi có kết quả nghiên cứu.

Sáng 22/8 ở Quảng Trị, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã thông báo về kết quả điều tra, đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường biển do sự cố môi trường gây ra tại bốn tỉnh ven biển miền Trung.

Trả lời BBC Tiếng Việt sau hội nghị, Giáo sư Tiến sĩ Mai Trọng Nhuận, nói: “Hàm lượng Phenol trong các màng bám trong trầm tích ở rạn san hô, đá ngầm, so giữa tháng Tư và tháng Bảy đã giảm 90%. Hàm lượng xyanua và sắt đều giảm, nhưng hàm lượng sắt giảm chậm hơn.”

Giáo sư Mai Trọng Nhuận nói: “Trong thời gian thảm họa xảy ra thì không một con cá nào sống, không một con cá bé nào đến. Nhưng đến cuối tháng Sáu, đầu tháng Bảy, thì cá bé, nhỏ lắm, chỉ vài cm đã quay trở về, nhưng chưa phát hiện được cá lớn."

“Do rạn san hô mới bắt đầu hồi phục, cá con mới bắt đầu trở về, ở khía cạnh bảo tồn không nên đánh bắt cá con, để nó hồi phục hệ sinh thái.”

“Thứ hai là chưa có đủ căn cứ nói cá ấy có ăn được không. Cho nên khuyến cáo là không nên đánh bắt cá con trong phạm vi 15km trở về. Nếu có đánh tốt nhất là đánh vùng ngoài khơi vừa ít bị tác động, vừa đảm bảo đa dạng sinh học được bảo tồn. Đấy là khuyến cáo người dân.” [đọc tiếp]

Khoản tiền Formosa Hà Tĩnh bồi thường bao giờ đến tay người dân?

22/08/2016 (VNTB) - “...Chuyện bồi thường cho ngư dân thì đầu tiên ngư dân phải đòi cái đã, phải đánh giá tôi bị thiệt như thế này và tôi đòi chứ không phải để người ta bố thí coi như cho, đây cũng là bài học cho người dân của mình biết quyền của mình là gì?”- Tiến sĩ Nguyễn Quang A.

Cuộc vận động “Vì Môi Trường Biển Miền Trung” vào ngày 10/8/2016 tại Đài Loan, bằng một cuộc họp báo trước trụ sở mẹ của tập đoàn Formosa nhằm mục đích kêu gọi chính phủ Đài Loan công bố kết quả điều tra việc công ty Formosa Hà Tĩnh gây thảm họa môi trường biển tại Việt Nam, liệu có những thỏa thuận bí mật nào giữa Formosa Hà Tĩnh với chính phủ Việt Nam hay không? Đặc biệt là mối quan tâm của dư luận Việt Nam về khoản tiền bồi thường 500 triệu USD của công ty Formosa Hà Tĩnh đến nay đã gần 2 tháng vẫn chưa đến tay người dân? Và có uẩn khuất gì đằng sau số tiền  hơn 10.450 tỷ đồng mà Tổng cục thuế trình Bộ tài chính về việc miễn thuế và không truy thu thuế cho Formosa Hà Tĩnh hay không?...

Tại Việt Nam, theo nguồn tin từ báo nhà nước, Tổng cục Thuế đã có dự kiến một số biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại do sự kiện ngày 13/5/2014, tức là thời điểm người dân Việt Nam từ Bắc xuống Nam rầm rộ biểu tình phản đối việc nhà cầm quyền Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 trái phép tại vùng biển Việt Nam. Cũng ở những cuộc biểu tình này, đã có nhiều danh nghiệp của Trung Quốc lẫn Đài Loan bị đập phá nên theo một văn bản của Tổng cục Thuế gửi Bộ Tài Chính, đáng chú ý Công ty Formosa Hà Tĩnh dự kiến được miễn thuế và không truy thu thuế số tiền hơn 10.450 tỷ đồng - gần tương đương với số 500 triệu USD mà Formosa Hà Tĩnh công bố bồi thường thiệt hại về sự cố môi trường vào đầu tháng 4/2016. Đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên đã khiến dư luận Việt Nam cho rằng, đây hẳn là sự dàn xếp giữa chính phủ Việt Nam với Formosa Hà Tĩnh để qua mắt người dân trong việc bồi thường thiệt hại. [đọc tiếp]

Hàng loạt cù lao ở miền Tây đang bị xóa sổ

22/08/2016 (Người Việt) - MIỀN TÂY – Nhiều cù lao (còn gọi là cồn) trên hệ thống sông Cửu Long đang bị sạt lở nghiêm trọng và dần biến mất trong sự bất lực, tiếc nuối của người dân.

Theo VNExpress ngày 22 tháng 8, trên sông Hậu, đoạn qua quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, năm 1960, cồn Cả Ðôi trên sông Hậu, đoạn qua quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, rộng trên 20 hecta (ha), dài trên 4 cây số, hàng năm được bồi đắp phù sa từ thượng nguồn sông Mekong đổ về. Do đất đai phì nhiêu, nhiều người dân ở cù lao Tân Lộc và huyện Lấp Vò, tỉnh Ðồng Tháp, ra cồn này cắm ranh khai hoang trồng mía, lúa… rất tươi tốt. Thế nhưng giờ gần đây, cồn Cả Ðôi đã hoàn toàn bị xóa sổ.

“Mỗi sáng sớm, người dân ở vùng lân cận bơi xuồng qua cồn Cả Ðôi trồng trọt, chăm sóc cây trái, đến chiều tối họ trở về nhà, rất xôm tụ,” ông Lê Văn Huân, chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt nhớ lại tiếc nuối. [đọc tiếp]

Hiệp định Paris không cứu đồng bằng Cửu Long khỏi ngập mặn

22/08/2016 Thanh Phương (RFI) - Vào cuối tháng 4 vừa qua, 175 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, đã được thông qua tại hội nghị COP21 ở Paris cuối tháng 12 năm ngoái. Hiệp định Paris đề ra mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 2°C, với kỳ vọng là không quá 1,5°C vào cuối thế kỷ 21. Nhưng cho dù có đạt được mục tiêu này thì Hiệp định Paris vẫn không thể chặn đứng được tình trạng nước biển dâng cao, tức là sẽ không ngăn chận được tình trạng ngập mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cho nên, ngoài việc thực hiện những cam kết về chống biến đổi khí hậu, Việt Nam vẫn phải đề ra kế hoạch ứng phó với tình trạng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Đó là nội dung chính bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ của tiến sĩ Huỳnh Long Vân, Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc Châu, từ Sydney ngày 06/05/2016. [đọc tiếp]

Lào xây đập 'gây hại cho Mekong'

21/08/2016 (BBC) - Dự án thủy điện Lào vừa khởi công "có khả năng cản đường cá đi", gây tác động xấu tới nguồn cá và hệ sinh thái dòng chảy sông Mekong, Tiến sỹ Lê Anh Tuấn, chuyên gia về nghiên cứu biến đổi khí hậu nói với BBC Tiếng Việt.

Dự án Don Sahong chính thức khởi công tại tỉnh Champassak hôm 16/8, Thông tấn xã Lào KPL tường thuật.

Giới khoa học gia cho rằng đập thủy điện Lào đang xây trên một trong những nhánh chính của sông Mekong sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước và sinh thái các quốc gia ở hạ lưu như Campuchia và Việt Nam.

"Các nhà làm môi trường ở Campuchia và Việt Nam cũng phản đối dự án này.” [đọc tiếp]

Người dân Phú Yên xuống đường biểu tình bị đe dọa triệt đường mưu sinh

21/08/2016 Pv.GNsP (GNsP) – “Formosa cút cút cút, đường lưỡi bò cắt cắt” là thông điệp mà người dân giáo xứ Phú Yên, Giáo phận Vinh hô vang lên trong cuộc toạ kháng với sự tham dự của khoảng hơn 1000 người.

Sáng ngày Chúa Nhật 21.08.2016, toàn thể giáo dân giáo xứ Phú Yên tiếp tục xuống đường toạ kháng trên tỉnh lộ 37, bà con cầm theo băng rôn biểu ngữ đòi công lý cho các nạn nhân thảm hoạ môi trường.

Sau thánh lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, già trẻ trai gái cùng nhau tuần tự ra tuần hành và hát vang các ca khúc đấu tranh như “trả lại đây cho nhân dân tôi”, “xin hỏi anh là ai” hay “Việt Nam tôi đâu?”.

Phản ứng lại các cuộc biểu tình đòi quyền lợi chính đáng, nhà cầm quyền đang tỏ ra hèn hạ khi cố tình ngăn cản công việc làm ăn của ngư dân. Các chủ thuyền cho biết, các thuyền của giáo xứ Phú Yên đã bị kiểm soát gắt gao và đe doạ nếu còn biểu tình thì sẽ có biện pháp thích đáng. [đọc tiếp]

Hà Tĩnh: Ngư dân xã Kỳ Hà biểu tình yêu cầu nhà cầm quyền lo cho ngư dân

21/08/2016 Huyền Trang (GNsP) – Gần 500 bà con giáo dân giáo xứ Quý Hòa, thuộc giáo hạt Kỳ Anh, giáo Phận Vinh xuống đường biểu tình yêu cầu nhà cầm quyền bồi thường và lo lắng cho cuộc sống của bà con sau vụ thảm họa ô nhiễm môi trường biển, vào sáng ngày 21.08.2016.

Một ngư dân thuộc giáo xứ Quý Hòa xuống đường biểu tình cho biết: “Sáng nay, chầu lượt tại giáo xứ Kỳ Anh, giáo hạt Kỳ Anh nên bà con giáo xứ Quý Hòa lên tham dự chầu lượt nên mang theo băng rôn, biểu ngữ. Kết thúc thánh lễ, bà con giáo dân xuống đường biểu tình trên đường quốc lộ 1 diễu hành đến Ủy ban huyện yêu cầu cán bộ lo cho dân.”

Bà con giáo dân giáo xứ Quý Hòa đa số là bà con ngư dân bám biển và là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau vụ thảm họa môi trường.

Cách đây một tuần, vào Chúa nhật ngày 14.08.2016, bà con giáo dân xuống đường biểu tình rất ôn hòa nhưng bị lực lượng công an, cảnh sát giao thông… ra tay đàn áp, đánh đập đoàn biểu tình kể cả người già, khiến nhiều người bị thương và hiện nay vẫn chưa hồi phục sức khỏe. [đọc tiếp]

Formosa, câu chuyện không thể lãng quên

19/08/2016 Facebooker Lang Anh (Bauxite Việt Nam) - Cuối cùng thì những cuộc biểu tình đầy đau thương của những người dân ưu tư với lợi ích cộng đồng đã không uổng phí. Chính quyền sau nhiều tháng trì hoãn trong sự im lặng lạ lùng và bóp cổ gắt gao dư luận đã đưa ra mức án phạt 500 tr USD đối với các hành vi gây ô nhiễm của Formosa. Số tiền này chỉ là muối bỏ bể so với quy mô gây hại tới môi trường của cuộc khủng hoảng. Rặng san hô cần tới 50 năm để hồi phục và các chất độc hại vẫn còn nằm nguyên cùng với đám trầm tích đáy biển, tiếp tục gây hại cho sức khỏe người Việt Nam một cách lâu dài.

Tôi không rõ chính quyền sẽ có kế hoạch sử dụng ra sao với số tiền 500 tr USD ít ỏi này để khắc phục sự cố môi trường. Làm thế nào để có thể loại bỏ các tác nhân gây hại vẫn đang tồn tại, đó là chuyện của TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng với các lãnh đạo khác. Tuy nhiên tôi muốn cảnh báo các vị rằng đất nước đang mở to mắt để quan sát hành động của các vị trong việc khắc phục hậu quả và trừng phạt những kẻ tiếp tay cho thủ phạm.

Với những người đã xuống đường trong các cuộc tuần hành liên tiếp vì môi trường và chịu nhiều sự đàn áp dã man, đất nước này chịu ơn các bạn. Các bạn đã thắp sáng ngọn lửa cho công lý và lợi ích cộng đồng sau quá nhiều đổ vỡ và thờ ơ. Nó sẽ không tắt. Với những người ủng hộ tuần hành, xin cảm ơn vì niềm tin vào lẽ phải trong các bạn. [đọc tiếp]

Formosa: Món nợ với nhân dân

18/08/2016 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Bauxite Việt Nam) - Sau chuyến thăm Việt Nam dưới hình thức cá nhân, bà Su Chih-feng, nhà lập pháp của đảng Dân Chủ Cấp Tiến (Đài Loan), đã kêu gọi chính phủ Việt Nam nên công bố minh bạch các chi tiết về trường hợp của Công ty Formosa Plastic Group. Canh bạc 500 triệu đô hẳn phần thắng chưa thuộc về chính phủ với các cáo buộc từ phía Formosa trên truyền thông Đài Loan. Và món nợ thảm hoạ môi trường, người dân 4 tỉnh ven biển miền Trung vẫn phải đang gánh chịu.

Trong phần trả lời thời báo Taipei Times cho bài phỏng vấn “Hà Nội lặng thinh về việc giải quyết vụ Formosa” (1). Bà Su Chih-feng cho biết các khó khăn như bị thu hộ chiếu, bị ngăn cấm đến Vinh bằng máy bay và bị theo dõi ở Hà Tĩnh mà không có câu trả lời thoả đáng vì sao như vậy từ giới chức Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra là liệu Bộ Chính trị có dám truy cứu trách nhiệm nguyên hệ thống hay không?

Formosa vẫn tiếp tục hoạt động. Ống xả thải ngầm ra biển vẫn tiếp tục tồn tại vì không thể đưa lên. Đó là kết quả của hệ thống đảng đã lựa chọn sau nhiều tháng đối phó với những yêu cầu bảo vệ môi trường nhân dân. [đọc tiếp]

Nhiệt điện Long An - nỗi lo chẳng của riêng ai

18/08/2016 Tô Văn Trường (Bauxite Việt Nam) - Công nghệ nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường ở Việt nam đã thấy rõ hậu quả. Nhưng ngay cả trường hợp cụ thể nhiệt điện Long An có thể có nguy cơ hốt rác của các nhà máy nhiệt điện của Hàn Quốc phải đóng cửa hoặc sẽ phải đóng cửa. Phía ta đừng cứ thấy FDI cho năng lượng là "hốt" liền - dù là từ Hàn Quốc. Dự án này cần được xem xét lại toàn diện thật cặn kẽ.

Nhà máy nhiệt điện Long An là bài toán khó, bởi vì nền kinh tế nào cũng đòi hỏi năng lượng. Chỗ yếu căn bản của Việt Nam là không làm sao có được một quy hoạch phát triển tổng thể thật sự bài bản, khoa học, tin cậy, vẫn là trong tình trạng “ngứa đâu, gãi đấy”!

Trên thực tế, toàn bộ nền kinh tế nước ta đã và đang bị dẫn dắt, bị cám dỗ bởi FDI, trong đó tỷ lệ "FDI bẩn" (như Formosa, Bauxite Tây Nguyên...) khá cao, lại thêm lợi ích cục bộ địa phương, lợi ích nhóm, sự lũng đoạn của bên ngoài... chẳng khác gì chúng ta đã và đang xây một ngôi nhà mà ở đấy mọi người tham gia xây dựng ai muốn làm gì có lợi nhất cho mình hoặc giành được cái gì lợi cho mình thì làm!

Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước 30 năm qua thực chất là không có chiến lược, nó thay đổi theo nhiệm kỳ và theo sự thăng trầm của các nhóm lợi ích, theo "nền kinh tế GDP tỉnh"... [đọc tiếp]

‘Chìm xuồng’ vụ cá chết?

16/08/2016 Gia Minh (RFA) - Thảm họa cá chết hằng loạt do chất thải độc hại mà Formosa Hà Tĩnh thải ra ở Vũng Áng từ hồi tháng tư đến nay có được giải quyết thỏa đáng theo nguyện vọng của những người bị tác động hay chưa?

“Giải pháp đối với vụ tai tiếng cá chết của chính quyền Việt Nam vẫn chưa được nhiều dân chúng địa phương bằng lòng”, là đề tựa của bài viết của cộng tác viên Ralph Jennings đăng trên tạp chí Forbes vào ngày 11 tháng 8 vừa qua.

Theo tác giả thì sau khi 80 tấn cá chết tấp dọc dãi bờ biển các tỉnh miền Trung, dân chúng đã lên tiếng phản đối cho rằng chính quyền quá chậm trong công tác tìm kiếm nguyên nhân gây ra thảm họa đó. Một số cuộc biểu tình nổ ra nhưng bị dập tắt. [đọc tiếp]

Nhà cầm quyền từng thanh tra Formosa chỉ trong nửa ngày

16/08/2016 (Người Việt) - Theo kết luận nội dung biên bản thanh tra ngày 24 tháng 6 năm 2015 của đoàn thanh tra do ông Lương Duy Hanh, cục trưởng Cục Kiểm Soát Hoạt Ðộng Bảo Vệ Môi Trường, làm trưởng đoàn gồm nhiều thành phần là cán bộ thuộc Tổng Cục Môi Trường, Cục Kiểm Soát Hoạt Ðộng Bảo Vệ Môi Trường, cùng với đầy đủ các bên liên quan ở địa phương, được công bố tại Sở Tài Nguyên Môi Trường Hà Tĩnh, thì “dự án của Formosa đầu tư 3 hạng mục: nhà máy gang thép công suất 7.5 triệu tấn/năm, nhà máy điện công suất 650 MW và cảng Sơn Dương, bắt đầu từ 2008, dự kiến hoàn thành năm 2017 đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và được phê duyệt.”

Vẫn theo biên bản thanh tra: “Formosa cũng đã thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ theo quy định; đã được cấp phép xả thải vào nguồn nước; được Sở Tài Nguyên Hà Tĩnh cấp sổ ghi danh chủ nguồn chất thải nguy hại; đã kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đến quý 1/2015; đã lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho nhà máy điện và gửi ủy ban tỉnh Hà Tĩnh nhưng chưa được phê duyệt, chưa lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho cảng Sơn Dương…”

Thế nhưng, sau khi thảm họa hủy hoại biển miền Trung xảy ra, nhiều bộ ngành, nhà khoa học được huy động vào cuộc đã tìm ra nguyên nhân do Formosa xả thải có chứa phenol và xyanua ra biển. Sau vụ bê bối ô nhiễm môi trường, đoàn thanh tra liên ngành đã phát hiện ra 53 vi phạm của Formosa. [đọc tiếp]

Formosa “mới” ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Nhà máy giấy Hậu Giang

16/08/2016 Mai Thanh Truyết (Dân Làm Báo) - Đây là một nhà máy có lượng nước thải với 28.500 tấn Sodium Hydroxide (NaOH), đặc biệt có sự hiện diện của Dioxin trong nước thải phát sinh trong giai đoạn làm trắng bột giấy, và hiện tại nhà máy không có hệ thống thanh lọc nước thải, vấn đề bảo đảm việc ô nhiễm môi trường không được tuân thủ. Điều nầy trái ngược hoàn toàn với các Điều luật trong Bộ Luật Đầu tư và Luật Môi trường là phải có báo cáo nghiên cứu tác động môi trường và phải có dự án xây dựng nhà máy thanh lọc phế thải trước khi được cấp giấy phép xây cất...

- Khu vực đặt nhà máy gọi là khu công nghiệp Cái Cui - Nam sông Hậu (Tỉnh Hậu Giang) thực chất là vùng cây ăn trái trù phú với những đặc sản bưởi, cam, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, nhãn, mận, ổi... và những hộ chuyên nuôi cá đồng, không thích hợp cho nhà máy vì vấn đề nước thải nhà máy quá lớn với 28.500 tấn Sodium Hydroxide (NaOH), đặc biệt có sự hiện diện của Dioxin trong nước thải phát sinh trong giai đoạn làm trắng bột giấy, và ô nhiễm môi trường cho cả một vùng trồng cây ăn trái rộng lớn;

- Hiện tại, nhà máy không có hệ thống thanh lọc nước thải. Vì vậy, vấn đề bảo đảm việc ô nhiễm môi trường không được tuân thủ. Điều nầy trái ngược hoàn toàn với các Điều luật trong Bộ Luật Đầu tư và Luật Môi trường là phải có báo cáo nghiên cứu tác động môi trường và phải có dự án xây dựng nhà máy thanh lọc phế thải trước khi được cấp giấy phép xây cất. Nhưng hai sự việc trên không hề xảy ra! [đọc tiếp]

Giáo phận Vinh: Hàng chục ngàn người tuần hành yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam

15/08/2016 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Hôm nay, thứ 2 ngày 15.8.2016 nhân ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời - ngày lễ Quan Thầy của GP Vinh, hàng chục ngàn người thuộc giáo phận Vinh đã tiến về trung tâm giáo phận với những băng rôn, khẩu hiệu yêu cầu chính phủ đóng cửa và khởi kiện Formosa ra toà.

Ngay từ sáng sớm, giáo dân từ 6 hạt thuộc Giáo phận Vinh đã bắt đầu cuộc tuần hành. Họ đi bằng nhiều phương tiện khác nhau như ô tô, xe gắn máy. Nhiều người khác đi bộ tuần hành và mang theo cờ Giáo hội cũng như các khẩu hiểu phản đối Formosa. [đọc tiếp]

Giáo phận Vinh cầu nguyện và lên tiếng về thảm họa môi trường

15/08/2016 Mặc Lâm (RFA) - Sáng hôm nay 15 tháng 8 năm 2016, hàng chục ngàn giáo dân thuộc nhiều giáo xứ trong giáo phận Vinh đã tập trung về khuôn viên Tòa Giám Mục Vinh để tham dự lễ Đức Mẹ lên trời và đồng thời cầu nguyện cho tất cả người dân tại các khu vực có thảm họa mội trường do Formosa gây ra tại 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Từ sáng sớm trên khắp các ngã đường đổ về Tòa Giám mục các giáo xứ tập trung chung với nhau, trên tay cầm các biểu ngữ ngoài các nội dung tôn giáo người ta còn thấy những yêu cầu như: Dung túng Formosa là phản bội dân Việt, yêu cầu chính phủ đóng cửa Formosa, chính quyền + Formosa đang ra tay tàn hại giáo phận Vinh, cùng với hàng trăm biểu ngữ khác được giáo dân cầm trên tay và trật tự tiến về điểm tập trung. [đọc tiếp]

$500 triệu Formosa sẽ vào túi ai?

14/08/2016 Phạm Chí Dũng (Người Việt) - “Kịch bản Formosa” tiếp tục được giới quan chức chính phủ và Hà Tĩnh thao diễn trên một sân khấu bị mọi cánh gà che chắn bùng bít. Nhân vật bị dư luận xã hội công phẫn đòi cách chức nhưng cho tới nay vẫn an nhiên tại vị – Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Trần Hồng Hà – đã được đưa lên sân khấu Quốc Hội vào cuối tháng 7, 2016 với một đoạn tự thoại dễ khiến khán giả mủi lòng: “Bộ Tài Nguyên Môi Trường sẽ tiến hành xử phạm vi phạm hành chính với Formosa, cụ thể là xử lý 53 vi phạm,” và đến ngày 28 tháng 7, 2016, Formosa đã thực hiện cam kết, chuyển số tiền bồi thường ban đầu là 250 triệu USD vào một tài khoản tạm giữ, số còn lại sẽ được chuyển vào ngày 28 tháng 8, 2016.

Tại sao số tiền do Formosa bồi thường vụ cá chết miền Trung lại do ông Trần Hồng Hà mà không phải là cấp lãnh đạo của chính phủ thông báo?

Một nhân vật sân khấu khác – Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng – hứa hẹn: “Tới đây họ sẽ chuyển nốt số tiền còn lại. Hiện đầu mối giữ số tiền trên là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Chính phủ yêu cầu có bao nhiêu tiền bồi thường từ Formosa sẽ dành để hỗ trợ hết cho dân,” và cho biết “các tỉnh sẽ xem xét, lên phương án tổng thể về việc chi tiêu khoản tiền đó trên cơ sở dự kiến từ đối tượng được hưởng, được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, mức hỗ trợ cụ thể là bao nhiêu…” [đọc tiếp]

Vũng Tàu - Sài Gòn tiếp tục biểu tình nói không với Formosa

14/08/2016 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Chiều 14/8, một nhóm 8 người hoạt động xã hội tại Sài Gòn vẫn tiếp tục biểu tình nơi công cộng để yêu cầu đóng cửa nhà máy Formosa.

Họ đứng lặng lẽ nhưng công khai tại những nơi công cộng như trước Đền tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Củ Chi (huyện Củ Chi), bên lề đường trên quốc lộ 12 đoạn qua huyện Hóc Môn và giơ cao những tấm biểu ngữ về phía người dân đang lưu thông trên đường: “Cá chết, biển chết tương lai Việt Nam về đâu?”, “Formosa cút khỏi Việt Nam”...

Cùng thời điểm, tại Vũng Tàu, một nhóm các bạn trẻ cũng lên tiếng phản đối Formosa đã gây ra thảm hoạ cá chết trong thời gian qua, yêu cầu đóng cửa và truy tố nhà máy Formosa, đồng thời ủng hộ phán quyết của toà án quốc tế PCA bác nhỏ đường lưỡi bò của Trung cộng. [đọc tiếp]

Formosa bây giờ ở đâu ?

12/08/2016 Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió) -  Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẽ công khai bản kế hoạch chi tiêu khoản tiền 500 triệu usd mà Formosa đền bù vào tháng 7 năm 2016.  Ngày 29 tháng 7 một bản tin cho biết chính phủ đã nhận được 250 triệu usd của Formosa vào ngày 28 tháng 7.

Nhưng bản kế hoạch chi tiêu 500 triệu usd như lời chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hứa vẫn không thấy đâu.

Trả lời về việc nhận 250 triệu usd, một nửa số tiền cam kết này của Formosa, ông Trần Hồng Hà bộ trưởng tài nguyên môi trường của chính phủ lòng vòng ca ngợi thành tích đòi được tiền từ Formosa, những công việc chính phủ sẽ làm trong tương lại....tuyệt nhiên không hề có một lời cụ thể nào về việc chi dùng số tiền này. Chỉ có một câu ngắn ông Hà cho biết việc hỗ trợ, bồi thường cho người dân đã được chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Nên chú ý ông Hà nói chỉ đạo , chứ không nhắc đến việc thực hiện chỉ đạo đến đâu. Theo như ông cho biết thì bộ Nông Nghiệp và nông thôn sẽ có báo cáo trước quốc hội vấn đề bồi thường này.

Khi nào thì báo cáo, báo cáo cái gì ? Chuyện này chỉ có những người trong bộ máy chế độ biết với nhau. Như thế người dân chỉ biết dài cổ ngóng cho đến khi mỏi cổ và quay sang hóng vào chuyện khác , rồi quên dần câu chuyện tiền đền bù này đi. [đọc tiếp]

Ninh Hoà (Khánh Hoà): Công an đàn áp người dân bảo vệ môi trường

12/08/2016 CTV Danlambao (Dân Làm Báo)- Sáng 12/8/2016, tại thôn Ninh Ích, xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, lực lượng công an, cảnh sát cơ động, các cơ quan chức năng đã đàn áp người dân địa phương nhằm chấm dứt cuộc biểu tình yêu cầu trả lại môi trường trong lành.

Trong suốt 1 năm qua, Nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Công ty cổ phần Môi trường Khánh Hòa là chủ đầu tư được xây dựng gần khu dân cư gây ô nhiễm khiến người đân địa phương hết sức bức xúc. [đọc tiếp]

So sánh số tiền bồi thường giữa BP và Formosa

11/08/2016 Ls Nguyễn Văn Thân (Bauxite Việt Nam) - Vào trung tuần tháng 7 vừa qua, công ty BP đã đưa ra con số sau cùng mà họ phải chi trả cho vụ tràn dầu trong vùng vịnh Mexico vào năm 2010 là 61,6 tỷ Mỹ kim... Phải mất trên 6 năm thì BP mới có thể ấn định được mức độ thiệt hại và số tiền bồi thường cho nhà nước, cá nhân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư với con số kỷ lục như vậy. BP buộc phải bán tài sản trị giá 45 tỷ để trả tiền phạt và tiền bồi thường.

Vào ngày 30/6/2016, chính phủ Việt Nam cho biết là Formosa đã cam kết năm điểm trong đó Formosa hứa là sẽ "Bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền là 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD." Điều 5 của bản cam kết cũng có nhắc tới là Formosa sẽ "Thực hiện đúng cam kết nêu trên, không tái diễn vi phạm, nếu vi phạm sẽ chịu chế tài theo quy định pháp luật Việt Nam."

Ngư dân và doanh nghiệp của bốn tỉnh miền Trung có hai sự lựa chọn. Một là vượt qua sợ hãi và đứng lên kiện Formosa đòi bồi thường thích đáng. Còn hai là chấp nhận cho chính phủ và Đảng Cộng Sản Việt Nam bán đứng cũng như chấp nhận cho Đảng cắt xẻo khúc ruột miền Trung ra từng mảnh vì sau 70 năm khi dự án Formosa kết thúc thì miền Trung chỉ còn là một bãi rác khổng lồ.  [đọc tiếp]

Chính quyền ngó lơ khu công nghiệp gây ô nhiễm suốt 10 năm

11/08/2016 (Người Việt) - LONG AN – Gần như tất cả nước thải sinh hoạt, sản xuất của gần 50 doanh nghiệp tại cụm công nghiệp Hoàng Gia, huyện Ðức Hòa, đang xả thải thẳng ra môi trường đã 10 năm mà chính quyền không giải quyết.

Theo mô tả của phóng viên báo Tuổi Trẻ ngày 10 tháng 8, hai bên đường dẫn vào các doanh nghiệp (DN) của cụm công nghiệp (CCN) Hoàng Gia tại xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Ðức Hòa, với tổng diện tích hơn 128ha, do công ty Hoàng Gia Long An làm chủ đầu tư đã hoạt động hơn 10 năm có nhiều đoạn cống hở thoát nước với nước thải ô nhiễm từ các phân xưởng, nhà máy sản xuất đổ ra bốc mùi hôi thối, hăng hắc của hóa chất cực kỳ khó chịu. Những đường cống này xả nước ô nhiễm thẳng ra môi trường xung quanh do không có nhà máy xử lý nước thải tập trung. [đọc tiếp]

Họp báo “Vì Môi Trường Biển Miền Trung" tại Taipei, Đài Loan

10/08/2016  Trần Quang Thành (DĐVN21) - Vào lúc 10 giờ sáng hôm nay 10/8/2016 trước trụ sở chính của công ty Formosa Plastics Corporation tại Taipei  đã diễn ra cuộc họp báo và biểu tình khởi động chuyến vận động “Vì Môi Trường Biển Miền Trung”, được tổ chức bởi các tổ chức Đài Loan và Việt Nam.

Ban tổ chức từ Việt Nam gồm có Hội Anh Em Dân Chủ, Hội Bầu Bí Tương Thân, Dân Trí Việt, Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền và Đảng Việt Tân. Từ phía Đài Loan có Environmental Jurists Association (EJA - Hội Luật Sư Môi Trường), Covenants Watch (Giám Sát Các Quy Ước), Taiwan Association for Human Rights (Hội Nhân Quyền Đài Loan) và Vietnamese Migrant Workers and Brides Office (Văn phòng Pháp lý về người lao động và cô dâu Việt tại Đài Loan).

Thông báo của Ban tổ chức có đoạn viết : “Chúng tôi sẽ vận động dư luận Đài Loan kêu gọi chính phủ nước này điều tra việc Formosa gây ra thảm họa môi trường tại Việt Nam cũng như những thỏa thuận bí mật giữa Formosa và chính quyền Hà Nội.

Chương trình vận động dự trù gặp gỡ một số dân biểu Quốc Hội Đài Loan từ đảng cầm quyền Đảng Dân Tiến, Đảng Tân Quyền Lực, các uỷ ban quốc hội chuyên về môi sinh, phát triển và giám sát đầu tư; các tổ chức môi sinh, nhân quyền và các cơ quan truyền thông tại Đài Loan.“

Chính phủ Thái Anh Văn với chính sách Hướng Nam Mới đặc biệt quan tâm việc tạo hình ảnh tích cực của các công ty Đài Loan tại vùng ASEAN. Là một công ty với nhiều thành tích vi phạm môi trường, Formosa mang lại hình ảnh xấu và bị nhiều tổ chức nhân quyền và môi trường Đài Loan, giới nghiên cứu và chính giới chỉ trích. Tuy nhiên, Formosa cũng là một tập đoàn công nghệ lớn nhất Đài Loan và có một vị trí quyền lực đối với chính phủ Đài Loan, nên trong chính phủ luôn có những lực ngầm muốn bảo vệ Formosa.

Tại Việt Nam, người dân đang phẫn nộ, yêu cầu Formosa phải đóng cửa vĩnh viễn, dọn sạch biển, đền bù thoả đáng; cũng như đòi khởi tố những người trách nhiệm Formosa và giới chức CSVN liên quan trực tiếp đến thảm hoạ này.

Chuyến đi “Vì Môi Trường Biển Miền Trung” có mục tiêu vận động sự hậu thuẫn từ các tổ chức phi chính phủ đến các dân biểu, đảng phái Đài Loan, để tạo áp lực lên Formosa ngay tại đất nước của họ.

Mời quý vị theo dõi tường thuật buổi họp báo và biểu tình được tổ chức bởi các tổ chức NGOs Đài Loan và Việt Nam do anh Nguyễn Hoàng Thanh Tâm thực hiện

Cuộc xuống đường của các giáo xứ giáo phận Vinh vì hiểm họa môi trường Việt Nam

07/08/2016 (GNsP) – Sáng nay, ngày 07.08.2016 khoảng 5000 người dân từ nhiều giáo xứ ở giáo phận Vinh đã tập trung tuần hành bằng xe và tham dự thánh lễ cầu nguyện nhân ngày môi trường của giáo phận và phản đối formosa tại giáo xứ Mành Sơn.

Cuộc tuần hành bằng xe kéo dài đến cả cây số với đầy đủ băng rôn, biểu ngữ với ước nguyện công lý cho người dân.

Ước tính có khoảng hơn 5000 người đã tham dự cuộc biểu tình lớn này, và đa phần đến từ giáo xứ Song Ngọc, Phú Yên và Mành Sơn, cũng như có đoàn từ xứ Ngọc Long và một số nơi khác. [đọc tiếp]

Từ Formosa đến Lee & Man

07/08/2016 Tô Văn Trường (Bauxite Việt Nam) - Thực tế lâu nay, Trung Quốc và Việt Nam đều muốn làm giàu bằng mọi giá. Việt Nam đã bán tất cả những gì có thể bán được, còn Trung Quốc vẫn ngoan cố ôm chặt lấy “chủ quyền ở Biển Đông” do cướp được đảo đá của Việt Nam, cậy thế mình nước lớn. Dù sao, cũng có điểm giống nhau, đó là cả hai cùng say mê phát triển kinh tế, tự gây ô nhiễm môi trường đến mức báo động. Việt Nam đã nhìn ra vấn đề, cái giá phải trả nên đã bắt đầu chấn chỉnh chính sách đầu tư, không còn muốn phát triển kinh tế bằng mọi giá.

Dù là thời đại kỹ thuật số thì nhu cầu về giấy vẫn còn rất lớn và việc xây dựng các nhà máy giấy vẫn là việc cần làm, nhưng phải đúng nơi, đúng chỗ và đúng quy chuẩn về môi trường của mỗi nước.

Nhưng vì sản xuất giấy là lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất nên có thể nói, sau thảm họa môi trường cá chết ở biển miền Trung do Formosa gây ra, dư luận lại nổi sóng trước thông tin về Dự án nhà máy giấy Lee & Man ở Hậu Giang cũng là điều dễ hiểu. Thêm một lần, người ta có quyền lo ngại trước các dự án đầu tư ở Việt Nam dính dáng đến người láng giềng khó chơi phương Bắc. [đọc tiếp]

Cuộc gặp với Phái đoàn Dân biểu Su Chih Fen đã diễn ra thế nào? (phần 3)

06/08/2016 FB Nguyễn Anh Tuấn (Nhật Báo Ba Sàm) - Trong phòng khách sạn, không còn cảm giác bị giám sát nữa nên chúng tôi ai cũng thấy thoải mái hơn.

Bà Dân biểu vào thẳng vấn đề bằng câu hỏi không thể rõ ràng hơn:

“Mỗi bạn hãy cho tôi biết quan điểm của mình về việc ra đi hay ở lại của Formosa? Các bạn có tin vào lời hứa sẽ khắc phục của họ hay không?”

Lộc nói rõ Formosa vốn đã không được người dân địa phương như anh hoan nghênh ngay từ khi mới đến Hà Tĩnh, chứ không phải chỉ mới gần đây, bởi tất cả những hệ quả về kinh tế, chính trị, văn hóa mà nó gây ra. Chị Hương vẫn giữ những trăn trở về sức khỏe, bệnh tật. Còn tôi nhắc lại những ‘tiền án’ của Formosa khắp những nơi mà nó đi qua để khẳng định rằng tôi không bao giờ tin vào lời hứa sẽ khắc phục môi sinh, môi trường cho Việt Nam.

Mỗi người một góc nhìn, song thống nhất với nhau ở câu trả lời: Chúng tôi không muốn thấy Formosa ở lại, nhất lại là 60-70 năm nữa.

Bà nói chuyện Formosa ra đi hay ở lại thì không chắc. Nhưng theo thông tin bà có được thì ngay cả khi ở lại, Formosa sẽ dừng lại ở giai đoạn 1, chứ không tiến hành giai đoạn 2 nữa.

Hẳn mọi người cũng biết, giai đoạn 1 là 7 triệu tấn thép/năm, còn giai đoạn 2 là 22,5 triệu tấn/năm. Hơn 3 lần công suất là hơn 3 lần mức độ ô nhiễm, nhìn theo hướng đó thì phần nào đây cũng là một thông tin tích cực. [đọc tiếp]

Cấp phép Formosa 70 năm là “đúng luật”: Thủ tướng Phúc tìm bài gỡ tội cho Hà Tĩnh?

05/08/2016 (VNTB) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục phạm luật khi ít nhất trong câu trả lời của ông có hai điểm sai là “dự án lớn” và cho rằng “nếu đem khởi tố thì bao nhiêu năm sau chưa bắt được, chưa thu hồi được..”.

Mới đây trong buổi tiếp xúc cử tri Hải Phòng, trước câu hỏi của cử tri về việc cấp phép cho Formosa với thời hạn 70 năm là đúng hay sai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định là “đúng luật”. Đoạn video phát trên kênh VTV cho thấy ông Nguyễn Xuân Phúc khá chủ động trong nội dung trả lời nhưng thái độ lộ rõ có đắn đo trước khi đi vào kết luận cho câu trả lời.

Điều  đáng nói hơn ở đây là chính ông Phúc ít nhất đã 3 lần khẳng định sẽ  xử lý vụ việc liên quan Formosa trên tinh thần “sai tới đâu, xử tới đấy”. Việc xử lý đầu tiên của ông chính là chấp nhận nhận của Formosa số tiền 500 triệu dollar trước khi có ý kiến của hai chủ thể bị hại chính là ngư dân và nhà nước. Đây là một hành động trái luật rất rõ ràng. Về phía ngư dân, phương án mà chính phủ do ông đứng đầu đưa ra phương án “chuyển đổi nghề và xuất khẩu lao động” cũng gây ra nhiều tranh cãi trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động xâm lược, bành trướng ở Biển Đông núp sau hoạt động dân sự là lực lượng ngư dân được chính quyền Trung Quốc hỗ trợ  ở mức “bao trọn gói” từ phương tiện tới mọi thứ, miễn là đồng ý ra biển. Quyết sách chuyển đổi nghề và xuất khẩu lao động đối với ngư dân bị ảnh hưởng bởi Formosa xả độc được coi như một kế hoạch tạo điều kiện cho Trung Quốc độc chiếm hoàn toàn Biển Đông. [đọc tiếp]

Cuộc gặp với Phái đoàn Dân biểu Su Chih Fen đã diễn ra thế nào? (Kỳ 1 và 2)

04/08/2016 FB Nguyễn Anh Tuấn (Nhật Báo Ba Sàm) - Như đã hứa, sau khi phái đoàn của bà Su đã về nước an toàn, tôi xin có vài dòng kể về những gì đã xảy ra quanh chuyến đi sóng gió của bà.

Giữa tháng 7, nhận được tin của các nhà báo Đài Loan về chuyến thị sát của phái đoàn bà Su, tôi nảy ra ý đưa gia đình anh thợ lặn đã tử vong Lê Văn Ngày ra gặp bà nhằm thu hút sự chú ý của dư luận Đài Loan đối với trường hợp tử vong duy nhất trong thảm họa, trong một nỗ lực sau cuối kiếm tìm công lý cho anh.

Đến Vũng Áng vào đêm 31.7 cùng người em trai anh Ngày, chúng tôi đã sẵn sàng cho cuộc gặp ngày hôm sau (1.8) với phái đoàn ngay tại Kỳ Phương và Kỳ Lợi là những nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất trong thảm họa, với sự tham gia theo dự kiến của hàng chục nạn nhân khác, bao gồm ngư dân, cựu công nhân của Formosa, tiểu thương, các em học sinh… Phái đoàn cũng đã chuẩn bị một số phần qua để trao cho các nạn nhân nhằm thể hiện thiện chí của họ.

Thế nhưng mọi thứ đã không diễn ra như dự kiến. Sáng hôm đó tôi nhận được tin báo phái đoàn bị ách tại sân bay vì hộ chiếu của bà Su bị thu giữ, không thể bay đi Vinh như dự kiến. [đọc tiếp]

Chúng tôi đi điền dã - Hà Tĩnh – Formosa

04/08/2016 Hoàng Quốc Hải Bút ký (Blog Tễu) - ... Chúng tôi chọn Hà Tĩnh, nơi có điểm nóng Formosa. Đoàn chúng tôi gồm nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhà thơ Trần Nhương, nhà văn Văn Chinh, nhà phê bình kiêm nhà giáo Bùi Việt Thắng, nhà báo Kiều Mai Sơn trẻ nhất đoàn, khoảng ba chục tuổi. Số còn lại tuổi trên 60 đến dưới 80.

Người hướng dẫn chúng tôi thăm khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh là một cô gái thuộc bộ phận đối ngoại, từng làm việc dưới quyền ông Chu Xuân Phàm, người phát ngôn khá ấn tượng trong cuộc họp báo đầu tiên sau vụ cá chết. Cô đi cùng xe với chúng tôi. Cô có khuôn mặt và mái tóc nom hao hao như các cô gái Trung Hoa, tôi hỏi:

– Xin lỗi, cháu là người Việt hay người Hoa?

– Dạ, cháu là người Việt ạ, cô gái đáp.

– Cháu tên chi, quê ở đâu?

– Dạ cháu tên Dung, quê ở Đà Nẵng.

– Cháu học ngoại ngữ tiếng Trung, và làm phiên dịch?

– Dạ đúng. [đọc tiếp]

Kêu gọi "Một ngày vì môi trường" của giáo phận Vinh

02/08/2016 Gia Minh, PGĐ ban Việt Ngữ (RFA) - Chủ nhật 7 tháng 8 tới đây là ‘Một ngày vì môi trường’ theo như kêu gọi mà giáo phận Vinh vừa đưa ra vào tuần qua. Đây là giáo phận nơi có nhiều địa phương bị tác động nặng nề bởi thảm họa cá chết hằng loạt xảy ra hồi đầu tháng tư vừa rồi và đến nay hậu quả vẫn còn nặng nề đối với nhiều người dân trong khu vực.

Văn thư đề ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Ban Công Lý- Hòa Bình, nêu lại tình trạng môi trường sống đang bị de dọa nghiêm trọng của người dân trong giáo phận Vinh với chừng nửa triệu tín đồ Công giáo. Thủ phạm gây ra thảm họa cá chết hằng loạt từng thú nhận trên truyền hình Việt Nam là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh qua hoạt động xả thải hóa chất độc hại thẳng ra biển Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ngoài chất thải ra biển, công ty này còn ký kết với một số đơn vị địa phương đưa chất thải đi chôn tại nhiều nơi khác trên đất Việt Nam.

Còn phía cơ quan chức năng thì chậm chạp và thiếu minh bạch trong công tác xử lý, khắc phục hậu quả của thảm họa khiến tình trạng bị cho là thêm tệ hại. [đọc tiếp]

Ban Công Lý-Hòa Bình giáo phận Vinh đòi hỏi đóng cửa vĩnh viễn Formosa Hà Tĩnh

02/08/2016 (DĐVN21) - Trong một thư kiến nghị đề ngày 27 tháng 7 năm 2016 gửi giới lãnh đạo CHXHCN Việt Nam, các bộ liên quan cùng UBND 4 tỉnh duyên hải miền Trung nơi xẩy ra nạn cá chết vì môi trường nhiễm độc từ nước thải của Formosa Hà Tĩnh, Ban Công Lý-Hòa Bình thuộc Giáo phận Vinh nhận định nhà cầm quyền CS vẫn chưa có biện pháp cụ thể để xử lý, bồi thường vẫn chưa đến tay người dân nhanh chóng và đầy đủ.

Lá thư do Linh mục Antôn Nguyễn Văn Đính ký tên cũng đưa ra đòi hỏi gồm 4 điểm, trong đó đòi hỏi nhà cầm quyền buộc Formosa Hà Tĩnh bồi thường căn cứ vào thiệt hại thực tế của ngư dân cũng như phí tổn phục hồi môi trường biển, truy cứu pháp lý đối với Formosa Hà Tĩnh cũng như tất cả cơ quan, cá nhân có trách nhiệm liên quan đến thảm họa môi trường ở duyên hải miền Trung, đóng cửa vĩnh viễn Formosa Hà Tĩnh [đọc Thư của Ban Công Lý-Hòa Bình giáo phận Vinh]

Giật lại hộ chiếu, dân biểu Đài Loan Tô Trị Phần bị ách lại 9h tại sân bay

02/08/2016 Phóng viên Hồ Hựu Tâm, Lâm Chính Trung, Khưu Hoàn Nhân, Thái Duy Bân * Hồ Như Ý (Danlambao) dịch - Dân biểu đảng Dân chủ Tiến bộ của Lập pháp viện Đài Loan, bà Tô Trị Phần đã bắt đầu chuyến đi khảo sát tại Việt Nam 2 ngày trước đây. Tuy nhiên vào sáng hôm qua (ngày 1/8) lại bị chính quyền Việt Nam tịch thu hộ chiếu và giữ lại ở sân bay Hà Nội. Nhóm đi cùng bà gồm 9 người cũng bị buộc phải đợi cùng ở sân bay. Sau khi được đại diện ngoại giao nước ta (Đài Loan) tiến hành can thiệp, giải quyết thì cuối cùng sau 9 giờ tạm giữ ở sân bay, cả đoàn đã đổi hành trình bằng cách đi ô tô vào Hà Tĩnh. Dự kiến sáng sớm ngày hôm nay sẽ tới nhà máy luyện thép Formosa Hà Tĩnh và tiến hành đánh giá tình hình ô nhiễm ở đây, và sẽ quay lại Đài Loan và buổi chiều ngày thứ 5 tuần này. [đọc tiếp]

Hãy thành lập Tổ chức Bảo vệ Môi trường Việt Nam - Vietnamese Environmental Protection Society - VEPS

02/08/2016 Ts Mai Thanh Truyết (Dân Làm Báo) - Đất, Nước, và Không khí là ba nguồn sống không thể tách tời của nhân loại. Nếu thiếu một trong ba điều trên thì sự sống của con người không thể tồn tại. Qua bao nhiêu ngàn năm, loài người nhờ trí thông minh đã dần dần khắc phục được một số bệnh tật nguy hiểm, đề phòng một số thảm họa thiên nhiên, và những phát minh khoa học làm cho đời sống con người trở nên tiện lợi hơn và phong phú hơn.

Trước hiện trạng đen tối về môi trường sống của trên 90 triệu dân Việt, nhu cầu thành lập một Tổ Chức Bảo Vệ Môi Trường càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.

Chúng tôi kêu gọi tất cả những người con Việt trong và ngoài nước cần kết hợp tiến tới việc thành lập một Tổ chức Bảo vệ Môi trường cho Việt Nam [đọc tiếp]

Formosa: Tín hiệu sẽ có dê tế thần

01/08/2016 Nam Nguyên (RFA) - Tiếp xúc cử trị Quận 1 và quận 3 TP.HCM sáng 1/8/2016, Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang lần đầu tiên có phát ngôn về vụ thảm họa môi trường Formosa, khẳng định Nhà nước sẽ xử lý nghiêm bất kể ai liên quan đến sự cố Formosa.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang có vẻ như đã bật đèn xanh, việc truy cứu trách nhiệm hình sự, đối với các giới chức chính quyền Việt Nam ở địa phương, cũng như các bộ ngành ở Trung ương có liên quan tới dự án Formosa Hà Tĩnh.

Trao đổi với chúng tôi, nhà hoạt động dân quyền và báo chí công dân hiện sống và làm việc ở Saigon - TS Phạm Chí Dũng cho rằng, có thể nối kết một số sự kiện mới nhất vừa xảy ra. Theo lời ông, phát ngôn mới nhất của ông Trần Đại Quang gắn liền với một thông tin mà ông vừa nhận được, Bộ Kế hoạch Đầu tư đã chính thức xác định việc nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Võ Kim Cự chỉ đạo cấp phép 70 năm cho Formosa là vượt thẩm quyền và trái qui định, nói chung là trái phép. Việc này phải đưa lên chính phủ, không phải là Thủ tướng có thể quyết định mà phải là Chính phủ. TS Phạm Chí Dũng nhấn mạnh: [đọc tiếp]

Muốn tự vệ hữu hiệu, cần định rõ mối nguy (II): Những việc đã được làm để tìm nguyên nhân chuỗi thảm họa môi trường

01/08/2016 Thục Quyên (Save Vietnam's Nature) - Từ đầu tháng 4 tới giữa tháng 6/2016 một chuỗi thảm hoạ cá chết đã xảy ra từ Bắc chí Nam(1). Những việc đã được làm để tìm nguyên nhân:

NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM:

* Làm lơ, không phản ứng từ ngày 6/04 tới 24/04 và dấu tin tức, gây tình trạng dân ăn thủy sản bị nhiễm độc (21/04), nhiều thợ lặn ngã bệnh, thợ lặn Lê văn Ngày tử vong (24/04).

* Mất chủ quyền trên chính quê hương mình

* Không minh bạch điều tra mà đã lo chạy tội cho kẻ bị tình nghi

* cố tình âm mưu ém nhẹm sự việc

* loan tin trái ngược, loan tin thất thiệt, thay vì hướng dẫn dân hiểu rõ tầm nghiêm trọng của thảm họa... [đọc tiếp]

Muốn tự vệ hữu hiệu, cần định rõ mối nguy (I): Chuỗi thảm hoạ cá chết từ Bắc chí Nam

31/07/2016 Thục Quyên (Save Vietnam's Nature) - Từ xa nhìn về đất nước khó cầm nước mắt.

Nhưng nếu muốn đóng góp tìm một con đường thoát cho Việt Nam thì càng theo dõi những tin tức, bình luận trên internet, nghe truyền thanh, truyền hình, thì càng thấy rối bời.

Người dân trong nước đa số vẫn im lặng, hình như vì không ý thức mối nguy, hay đã chấp nhận cúi đầu chờ chết? Con số vài ngàn, vài chục đến vài trăm ngàn người đổ ra đường phố biểu tình bất bạo động tại các nơi trên thế giới chống độc tài, tham nhũng, ô nhiễm môi trường ...v.v... nơi họ sinh sống, còn hoàn toàn là điều chưa hề xảy ra tại Việt Nam...  [đọc tiếp]

Biểu tình tại nhiều nơi ở Sài Gòn và Hà Nội

31/07/2016  (Blog Tễu) - Sáng nay, CN, 31 – 07 – 2016, nhiều người dân, các nhà hoạt động ở Hà Nội, Sài Gòn đã mang theo biểu ngữ đi khắp các ngả đường, đòi Chính phủ đuổi Formosa khỏi Việt Nam và truy tố hình sự công ty Formosa này, đòi Chính phủ kiện Trung Quốc ra tòa Quốc tế La Hay. [đọc tiếp]

Khởi tố Formosa Hà Tĩnh và các tác nhân gây hại liên hệ

31/07/2016 Cao-Đắc Tuấn (Dân Làm Báo) - Tóm Lược: Việc khởi tố công ty Formosa Hà Tĩnh Steel (FHTS) và các tác nhân gây hại liên hệ, cả về hình sự lẫn dân sự, cần phải được thực hiện nhanh chóng để đem lại công lý cho cuộc tàn phá môi trường tệ hại nhất trong lịch sử Việt Nam. Pháp luật Việt Nam có đủ cơ sở để khởi tố FHTS và các kẻ gây hại liên hệ dựa vào các Bộ Luật Hình Sự, Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự, Bộ Luật Dân Sự, và Bộ Luật Bảo Vệ Môi Trường đang có hiệu lực. Nhóm cầm quyển cộng sản (NCQCS) tại Việt Nam không có cách nào hơn là phải tiến hành việc khởi tố FHTS và các kẻ gây hại liên hệ và giúp đỡ dân khởi kiện đòi bồi thường ̣để đem lại công lý cho mọi người.

Sau một ngày lặn xuống biển tại một cảng của công ty Formosa Hà Tĩnh Steel (FHTS), anh Lê Văn Ngày, 44 tuổi, thợ lặn của công ty cổ phần và Xây dựng và Cung ứng lao động Quốc tế Nibelc, từ trần trên đường tới bệnh viện sau khi có triệu chứng đau ngực và khó thở vào ngày 24 tháng 4 năm 2016 (Thanh Niên 2016a; Tuổi Trẻ 2016). Các đồng nghiệp của anh cũng than phiền về các triệu chứng tương tự sau khi lặn xuống gần nơi xả thải ra biển tại FHTS. Năm thợ lặn của công ty Nibelc sau đó phải vào bệnh viện vào ngày 26-4-2016 (Thanh Niên 2016a; Tong 2016; Tuổi Trẻ 2016). [đọc tiếp]

Formosa Hà Tĩnh: 'Sinh tử phù' của VN?

29/07/2016 Nguyễn An Dân (BBC) - Trong tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung có một công cụ được dùng để khống chế sức mạnh của các nhân vật võ hiệp. Đó là “sinh tử phù”, được cấy vào cơ thể người luyện võ nhằm suy yếu, triệt tiêu sức đối kháng và chi phối tư duy, hành động của họ.

Có vẻ như đến nay, sau diễn biến tại Quốc hội và những thông tin có được xung quanh, dường như Formosa cũng có vẻ là một “sinh tử phù” trên cơ thể Việt Nam và đang phát huy giá trị như thế.

Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội đánh giá toàn diện về “thảm họa cá chết” tuy có nhiều thông tin nhưng chưa đủ, và theo tôi chưa vạch ra vấn đề trách nhiệm của từng cá nhân, ban bệ trong chính quyền. [đọc tiếp]

Tư vấn quốc tế cho quá trình điều tra nguyên nhân thảm họa cá chết

27/07/2016 Thục Quyên (Save Vietnam's Nature) - Những báo giấy, báo mạng, lề trái, lề phải , truyền thanh, truyền hình của Việt Nam từ cuối tháng tư tới nay luôn loan tin nhà cầm quyền Việt Nam mời các tư vấn ngoại quốc đến để cùng với Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam điều tra thảm họa cá chết, như là một điểm son cho cách làm việc của những người hữu trách, và bảo đảm cho sự minh bạch của cuộc điều tra.

Tại sao từ chối đề nghị của Liên Hiệp Quốc giúp điều tra?

Nhà cầm quyền Việt Nam quyết liệt từ chối đề nghị giúp đỡ điều tra của Hoa Kỳ thì còn có thể nghĩ rằng, vì họ khó ăn nói với  Tập đoàn Công ty Luyện Kim MCC Trung Quốc (Metallurgical Corporation of China Ltd.), công ty thầu của Formosa Hà Tĩnh (FHT) và là thủ phạm ngay tại hiện trường mà FHT không quên nhắc tới khi nhận tội.

Nhưng từ chối cả đề nghị giúp đỡ điều tra của LHQ, một sự giúp đỡ bảo đảm vừa về chất lượng lẫn tính trung thực, thì đáng lý rõ ràng đẩy người dân Việt, dù khờ dại tới đâu, cũng phải đi tới kết luận:  giới hữu trách không hề có ý muốn khẩn cấp tìm ra sự thật toàn vẹn, hoặc ít ra họ đang sa lầy trong một thế kẹt không còn quyền quyết định những phương thức cần làm. [đọc tiếp]

Một số ý kiến tổng hợp về Formosa

27/07/2016 TS Tô Văn Trường (Bauxite Việt Nam) - Để giúp cho những người quan tâm tham khảo, tôi tổng hợp lại các thông tin, số liệu mà mình có được dưới góc nhìn khách quan và biện chứng.

... Chủ trương của Nhà nước là không đánh đổi môi trường để thu hút đầu tư phát triển kinh tế nhưng thực tế khi phân cấp về địa phương đã có những “biến tướng” về quy chuẩn, kể cả ưu tiên về thời hạn, thuế khóa v.v.

Một câu hỏi được đặt ra có khả năng Formosa như là một phép thử thì sẽ ra sao? Sẽ có các cấp độ khác nhau. Cấp 1 là sự phản ứng như vừa qua. Cấp 2 là dân biểu tình, đàn áp và sẽ là cớ để bêu rếu Việt Nam. Cấp 3 là cấm hoạt động, vỡ trận, đụng chạm luật pháp quốc tế và các món nợ ngân hàng. Cấp 4 là sự can thiệp thô bạo lấy cớ bảo vệ công dân Trung Quốc.

Nhưng dù cấp độ nào, sự phản ứng và xử lý của Chính phủ vừa qua là chậm, có những mâu thuẫn và khiếm khuyết. Hình như chúng ta vẫn thiếu cái gậy chỉ huy sáng suốt và quyết đoán. Câu chuyện Formosa còn lâu mới khép lại được. Sẽ có nhiều sự cố để Formosa thỉnh thoảng lại tái sốt.

... Tôi nhấn mạnh khuyết điểm lớn nhất không phải là cấp giấy phép xả thải hay báo cáo ĐTM mà chính là “lỗ hổng” về công tác kiểm tra, giám sát về môi trường của Bộ TNMT và Sở TNMT Hà Tĩnh.

Thực tế, quý 4 năm 2015 và quý 1 năm 2016 cơ quan giám sát môi trường của Bộ TNMT sau nhiều lần kiểm tra thực tế vẫn không phát hiện ra sai phạm của Formosa nhưng khi có sự cố cá chết đầu tháng 4/2016, bị “chiếu tướng” cuống lên, thì lại chỉ ra đến 53 lỗi của Formosa? Cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh và cá nhân một số người phụ trách về môi trường chẳng những làm ngơ, còn nhận làm thuê, đổ chất thải của Formosa không đúng quy định vào cả mảnh đất riêng của mình, thì chỉ có một nguyên nhân là tham tiền và đã bị Formosa “móc ngoặc”! [đọc tiếp]

Quỹ bảo vệ biển Đức: Bờ biển Việt Nam bị ô nhiễm diện rộng – Không hề có giải pháp làm sạch môi sinh

26/07/2016 Stiftung Meeresschutz, Dịch giả: Xuân Thọ (Nhật Báo Ba Sàm) - Lời dịch giả: Ngày 17-7-2016, Quỹ bảo vệ Biển Đức Deutsche Stiftung Meereschutz (DSM) đã có thông cáo báo chí về việc Formosa gây ra nạn cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam. Sau đó DSM và một số tổ chức môi trường khác đã trao đổi với Tiến sỹ Friedhelm Schroeder, nhà khoa học thuộc trung tâm khoa học Helmholtz Geestacht (Đức). Ông Schroeder đã từng được chính phủ Việt Nam mời làm tư vấn cho quá trình điều tra vụ cá chết Vũng Áng trong những tuần vừa qua.

Sau cuộc trao đổi với Tiến sỹ Schroeder, hôm nay DSM đã đưa ra bản tuyên bố báo chí thứ hai về nạn cá chết ở Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam đã nhờ một số chuyên gia quốc tế tư vấn cho quá trình điều tra thảm họa môi sinh này. Nhưng đáng tiếc nhiệm vụ của họ lại chỉ hạn chế trong việc đọc và góp ý kiến cho bản báo cáo của một số nhà khoa học trong nước, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam (VAST) đưa ra, cũng như một chuyến tham quan cưỡi ngựa xem hoa (oberflächlich) tại chỗ, như chuyên gia Đức, Tiến sỹ Friedhelm Schroeder cho biết. Nhà hóa học từng có 25 năm thâm niên tại trung tâm nghiên cứu Helmholtz Geesthacht, hiện là cố vấn khoa học của viện này lấy làm tiếc là ý nguyện được tự lấy mẫu (mang về Đức) đã không được chấp thuận.

Các nhà khoa học Việt Nam cho rằng, cần phải mất ít nhất 50 năm nữa thì hệ sinh thái bị phá hủy dọc theo bờ biển mới có thể phục hồi được. Tiến sỹ Schroeder cũng không loại trừ một thời gian hồi phục dài như vậy, ít ra là cho các vỉa san hô ngầm. Có điều ông không coi đây là nguyên nhân duy nhất của thảm họa hiện nay, mà phải nói đến chính sách bảo vệ môi truờng trong thực tế là không hoạt động ở Việt Nam.

“Toàn bộ vùng bờ biển bị ảnh hưởng bao gồm vô số nhà máy mà hầu hết đều thải thẳng nước không lọc xuống biển”, ông giải thích, đồng thời phê phán rằng, trong quá trình điều tra, người ta đã bỏ qua tất cả các thủ phạm tiềm năng khác. Ngoài ra cũng có thể tưởng tượng được rằng, hệ miễn dịch của cá đã bị suy giảm nhiều bởi môi truờng độc hại kéo dài, nay chỉ gặp một “tác nhân nhỏ” là chúng chết hàng loạt. [đọc tiếp]

Formosa và nỗ lực của chúng ta

25/07/2016 FB Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Thảm họa môi trường xảy ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung vẫn chưa có hồi kết. Không một báo cáo minh bạch về tác hại của lượng chất độc đã thải ra biển. Không một kế hoạch phục hồi hệ sinh thái đã bị nhiễm độc và phương án an dân nào được công bố. Không một thái độ nhận trách nhiệm và quyết tâm làm rõ những hành xử, phát biểu lừa dối nhân dân của các quan chức vào những tháng đầu của thảm họa cá chết. Qua hệ thống truyền thông, nhà cầm quyền đã và đang tìm mọi cách để cho người dân bị rơi vào thảm thông tin do họ thêu dệt ra để dẫn dắt dư luận đi xa mục tiêu ban đầu. Người dân Việt Nam không thể nào tiếp tục giao phó số phận của mình, sức khỏe của con cháu mình cho bộ máy cầm quyền như vậy. Formosa không còn là cuộc tranh đấu của bà con ngư dân 4 tỉnh miền biển mỗi Chủ Nhật hàng tuần nữa. Đây là thảm họa cần phải được giải quyết khi tất cả chung tay. Anh thợ lặn Lê Văn Ngày không thể tử vong sau khi lặn biển tại khu vực Formosa thải chất độc ra biển mà không có nguyên nhân sau vài tháng khám nghiệm. Thảm họa này không chỉ là nỗi đau của một gia đình. Tôi còn nhớ một tấm biểu ngữ rất đẹp trong cuộc biểu tình vì môi trường hôm ngày 1/5/2016. Người phụ nữ trong bức hình đã đưa ra một thông điệp khá rõ ràng: “Con tôi cần nước sạch, không khí sạch, thực phẩm sạch, chính quyền sạch”. Và đây là thông điệp cho tương lai. Thông điệp này chỉ có thể biến thành sự thật khi hôm nay tất cả chúng ta cùng ngồi lại với nhau, cùng hỗ trợ nhau để giành lấy nó. [đọc tiếp]

Nghệ An: Giáo dân biểu tình phản đối Formosa và cầu nguyện cho Công Lý và Hòa bình

25/07/2016 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Sáng nay, Chủ nhật 24/7/2016, gần 2000 giáo dân Giáo xứ Phú Yên và Song Ngọc (Nghệ An) đã biểu tình, yêu cầu nhà cầm quyền phải đóng cửa Formosa và trả lại biển sạch cho dân.

Trước đó, khoảng hơn 500 người thuộc giáo xứ Phú Yên, đa số là thanh niên đã tuần hành bằng xe gắn máy với quãng đường hơn 10 km để đến giáo xứ Song Ngọc tham gia biểu tình. Họ mang theo khẩu hiệu và mặc trang phục in hình xương cá.

Tất cả những giáo dân tham gia biểu tình đã cùng cầu nguyện cho các ngư dân, cầu nguyện cho nhân quyền, dân chủ và độc lập dân tộc. [đọc tiếp]

Giới cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tiếp tay cho Formosa gây tội ác hủy diệt môi trường

25/07/2016 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Liên tục trong mấy tháng qua trên các phương tiện thông tin đại chúng không chỉ là báo chí lề dân, các mạng xã hội mà ngay báo chí lề đảng cũng đã có các phóng sự tố cáo Formosa tiêu hủy chất thải ở nhiều địa phương từ Hà Tĩnh ra đến tận Phú Thọ đang gây nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Điều đặc biệt đáng quan tâm là việc làm đó của Formosa có sự tiếp tay của nhiều quan chức trong giới cầm quyền cộng sản.

Nhà văn Võ Thị Hảo đã đưa ra những bình luận của mình qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Formosa chôn rác thải công nghiệp tại tám điểm ở Việt Nam

24/07/2016 (RFA) - Công ty Formosa chôn rác thải của mình ở tám nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài một địa điểm tại tỉnh Phú Thọ tại miền Bắc các điểm còn lại đều nằm trong phạm vi tỉnh Hà Tĩnh.

Theo một tờ bản đồ mà báo mạng Vnexpress đưa ra thì trong hơn 400 tấn chất thải được các nhà báo Việt Nam phát hiện, có 142 tấn xếp vào loại chất thải nguy hại chôn ở bãi rác Phù Ninh tỉnh Phú Thọ. 80 tấn chất thải công nghiệp được chôn trong rừng và một trang trại của tư nhân. [đọc tiếp]

Chỗ chứa chất thải của Formosa: Câu hỏi không lời đáp

23/07/2016 (Người Việt) - HÀ TĨNH – Cả chính quyền Việt Nam lẫn chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cùng ú ớ chưa trả lời được về việc sẽ xử lý tổng lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại của Formosa như thế nào.

Cho đến nay, tập đoàn Formosa chỉ mới vận hành thử nhà máy thép ở Khu Công Nghiệp Vũng Áng. Dưới áp lực của công luận, Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Hà Tĩnh đã buộc phải kiểm tra và thừa nhận, ngoài 100 tấn chất thải rắn được chôn tại trang trại của viên giám đốc công ty môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh, còn có hàng trăm tấn chất thải rắn khác đã được chôn tại công viên Hưng Thịnh, bãi rác của Khu Du Lịch Thiên Cầm thuộc huyện Cẩm Xuyên và hàng chục địa điểm nữa.

Có những yếu tố khác cho thấy, chính quyền Việt Nam đã nhắm cả hai mắt khi mời gọi đầu tư ngoại quốc và không hề bận tâm đến tương lai của cả xứ sở lẫn dân tộc. [đọc tiếp]

Khi ngư dân chuyển nghề

23/07/2016 Nhóm phóng viên tường trình từ VN (RFA) - Biển chết, nhiều ngư dân đánh bắt gần bờ chuyển nghề. Đi một đêm trên đất Đồng Hới, Quảng Bình, có thể bắt gặp rất nhiều người đi hát rong để bán kẹo kéo, những người mẹ bồng con đi ăn xin, những em bé bán kẹo cao su, vé số, những ông chạy xe ôm, những người nhanh chân hơn một chút thì trốn sang Trung Quốc làm thuê… Mỗi người mỗi việc, và công việc nào cũng nghe nằng nặng nỗi buồn và có chút gì đó trống trải, quạnh quẽ, buồn khó tả.

Nhưng không phải ai cũng đủ may mắn để trốn sang Trung Quốc mà không bị vướng bẫy buôn người. Chị Thủy cho biết là hầu hết ngư dân khi không còn ra khơi được đều bị bế tắc, đàn ông không ra khơi được thì đi làm phu bốc vác, vào Nam đi đánh cá thuê cho các chủ tàu miền Nam hoặc trốn sang Trung Quốc, sang Lào để làm thuê. Thời gian gần đây, người ta trốn sang Trung Quốc nhiều hơn là Lào. Bởi trên đất Lào đã thừa người lao động Việt Nam, có nhiều người sang đó cả tháng, tốn kém nhiều thứ mà vẫn thất nghiệp, làm thuê quờ quạng đắp đổi qua ngày, trở về quê trắng tay. [đọc tiếp]

Quỹ học viện Ethecon: Formosa Plastics – Hãy làm sáng tỏ và và bồi thường trọn vẹn ngay !

Thảm họa môi trường ở Việt Nam

22/07/2016 Bản dịch của Trần Huê (Save Vietnam's Nature) - FORMOSA HA TINH Steel, một công ty con của tập đoàn Formosa Plastics Group (FPG) chịu trách nhiệm về vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam. Ðại Hội Ðồng của công ty họp ở Ðài Loan đã bị tháp tùng bằng những phản đối rộng rãi và công khai. ethecon đã trao cho ban tổ chức một bức Thư ngỏ ngay tại phòng hội nghị. Các chính phủ Ðài Loan và Việt Nam cũng nhận được Thư ngỏ nhưng họ đã hoàn toàn không có phản ứng. Quỹ học viện Ðạo đức và Kinh tế ethecon tiếp tục lên tiếng đòi làm sáng tỏ trọn vẹnh tội ác đối với con người và môi sinh, phải bồi thường tương xứng cho tất cả các nạn dân bị thiệt hại, phải giải trừ mọi hậu quả tai hại cho môi sinh cũng như có một biện pháp lâu dài giải độc nước thải của nhà máy thép.

Sau phiên họp Ðại Hội Ðồng của tổ họp ngày 17.06.16, các vụ phản đối vẫn tiếp diễn. Trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế vẫn có áp lực lên tập đoàn đó mà công ty con Formosa Hà Tĩnh bị cáo buộc đã gây ra thảm trạng cá chết hàng loạt ở Việt Nam. [đọc tiếp]

Quỹ học viện Đức Bảo Vệ Biển: Formosa Hà Tĩnh gây nên thảm họa môi trường tại Việt Nam

19/07/2016 Ulrike Kirsch (Quỹ học viện Đức Bảo Vệ Biển), người dịch: Anh Vi (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Biển vùng duyên hải bị hủy hoại trong nhiều thập niên - Cá chết hàng loạt - Hàng trăm ngàn người mất nguồn sinh kế.

Nhà máy Gang Thép Formosa Hà Tĩnh mới khởi sự hoạt động vào cuối năm 2015 dự định bắt đầu sản xuất sắt thô vào cuối tháng 6. Tuy nhiên ngay trong giai đoạn thử nghiệm đã xẩy ra một thảm họa môi trường làm ô nhiễm vùng duyên hải là nền tảng sinh kế của ngư dân và người làm trang trại nuôi cá và làm suy giảm nặng nề ngành du lịch.

Chất độc trong nước thải không được tẩy lọc của nhà máy Formosa Steel đã hủy hoại hệ thống sinh thái biển. Các nhà khoa học cho rằng tối thiểu 50 năm nữa hệ thống sinh thái biển mới hồi phục được.

Quỹ học viện Đức Bảo Vệ Biển đòi hỏi thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường, sẽ tiếp tục lưu tâm đến vấn đề này và đốc thúc thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường qua văn thư gửi đến Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường của Việt Nam. [đọc tiếp]

18000 giáo dân và linh mục hạt Kỳ Anh ký kiến nghị về thảm họa môi trường

14/07/2016 (IJAVN) - Sau khi thảm họa môi trường biển do Fosmosa gây ra cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung vừa qua, hàng vạn ngư dân bỏ biển, cá tự nhiên và cá nuôi ven biển chết hàng loạt. Nhiều lo ngại nguy cơ huỷ diệt các rặng san hô và các loài sinh vật biển tầng nước đáy. Hàng chục triệu người Việt hoang mang, mức tiêu thụ cá biển sụt giảm mạnh tại thị trường nội địa, kéo theo sự tăng vọt bất ổn của các loại thực phẩm khác. Bên cạnh đó, còn những nghi ngại về các vấn đề sức khoẻ và các hậu quả lâu dài, do tình trạng ô nhiễm mà cơn thảm hoạ này đã gây ra.

Mới đây, các Linh mục, tu sĩ và giáo dân hạt Kỳ Anh đã cùng ký tên vào một bản kiến nghị về “thảm họa ô nhiễm môi trường biển Kỳ Anh – Hà Tĩnh” để gửi tới Chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng chính phủ, Bộ tài nguyên và môi trường, chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, giám đốc sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu:

“1) Các cơ quan hữu trách thống kê minh bạch, chính xác và công bằng những thiệt hại do thảm họa môi trường mà Fosmosa đã gây ra.

2) Thực hiện đền bù đầy đủ, thỏa đáng và sớm nhất cho những người dân bị thiệt hại. [đọc tiếp]

100 tấn chất thải Formosa: 'Đang kiểm tra'

13/07/2016 (BBC) - Bộ Tài nguyên Môi trường tại Việt Nam yêu cầu kiểm tra vụ 100 tấn chất thải từ nhà máy Formosa được chôn trong một trang trại.

Nhiều báo tại Việt Nam tường thuật và đăng ảnh những túi chất thải màu đen, được đưa vào trang trại của chủ là ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh, tại thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Chánh thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường xác nhận "phát hiện khoảng 100 tấn chất thải của Formosa được chôn lấp dưới lòng đất".

"Qua việc này, Sở Tài nguyên Môi trường đã yêu cầu Formosa hai việc: Một là phải hợp đồng với các đơn vị có chức năng xử lý loại chất thải này. Hai là khi triển khai xử lý thì phải báo cáo Sở Tài nguyên Môi trường để kiểm giám sát việc này." [đọc tiếp]

Thảm họa môi trường và bất ổn xã hội

12/07/2016 Kính Hòa (VOA) - Sau thảm họa cá chết hàng loạt tại vùng biển miền Trung, hàng trăm ngàn ngư dân đã bị mất việc làm. Ngày 7 tháng 7 dân chúng làng Cồn Sẻ biểu tình, lên tiếng về thảm họa cá chết. Cuộc biểu tình đã dẫn đến xung đột với lực lượng an ninh, trong đó dân chúng đã tấn công nhân viên công an, và ngược lại công an cũng đã mạnh tay đàn áp những người biểu tình.

Kỹ sư Lê Quốc Trinh, người có kinh nghiệm 40 năm làm việc trong ngành luyện kim và khai thác khoáng sản tại Quebec, Canada, cho biết rằng những vụ việc như Cồn Sẻ là không tránh khỏi.

Kỹ sư Lê Quốc Trinh: Vấn đề môi trường, ô nhiễm rất là quan trọng trong chuyện phát triển. Công nghiệp nặng, khai thác khoáng sản, luyện kim, hóa dầu… tất cả những cái đó đưa tới những hậu quả không thể tránh khỏi được đối với môi trường sinh thái. Vấn đề này ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế rất sâu đậm, rất quan trọng. [đọc tiếp]

Về chuyện Formosa lén lút chôn trộm chất thải chưa qua xử lý

12/07/2016 (Nhật Báo Ba Sàm) - Một xe tải chở chất thải chưa qua xử lý, màu đen, sền sệt, bốc mùi hôi thối, kèm mùi hoá chất nồng nặc đã bị phát hiện chôn trộm ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Số lượng hơn 100 tấn. Thông tin này nóng nhất trong sáng nay vì điểm xuất phát của chiếc xe là trung tâm phân loại rác thải của Formosa.

Nhiều người bất ngờ, nhưng cá nhân tôi hoàn toàn không. Bởi theo những gì tôi nắm được, việc xử lý không đúng quy định của Formosa và đồng bọn (đối tác) đã xảy ra nhiều lần. Lần này chỉ đơn giản là họ phát huy kinh nghiệm đã được tích luỹ.

Công ty môi trường đô thị Kỳ Anh tiền thân là một hợp tác xã. Họ mới nhận được dự án xử lý rác thải hơn 20 tỉ đồng từ nguồn ngân sách. Thậm chí, xe chở chất thải của họ cũng được nhà nước cấp tiền mua! Ra là còn dùng vào việc bẩn thỉu cho Formosa?

Formosa được lợi. Đối tác của họ được lợi. Còn ai được lợi nữa không, tôi chưa chắc rõ! Nhưng chắc chắn, hậu quả dân Kỳ Anh sẽ gánh hết! [đọc tiếp]

500 triệu USD và sinh mệnh của người dân

11/07/2016 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Phỏng vấn Kỹ sư Phạm Thanh Sơn.

Ngày 30/6 vừa qua giới cầm quyền cộng sản Viêt Nam đã công bố nguyên nhân biển miền Trung bị nhiễm độc nặng dẫn đên cá chết hàng loạt

Những điều họ nêu lên người dân và dư luận đã nói đến cả tháng trước đó.

Tập đòan Formosa đã nhận tội và đền bù 500 triệu USD. Phải chăng với số tiền ấy Formosa đã được xóa tội.

Dư luận khẳng định với những vi phạm cực kỳ nghiệm trọng về môi trường mà tác hại của nó sẽ còn kéo đài vài chục năm nữa Formosa phải bị xóa sổ.

Từ Hà Nội kỹ sư Phạm Thanh Sơn, một người hoạt động khoa học về lĩnh vực môi trường đã nói lên suy nghĩ của mình về thảm họa nhiểm độc biển miền Trung qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Những dị thường, Việt Nam có bao nhiêu Formosa?

11/07/2016 Trần Minh Thảo (Bauxite Việt Nam) - Câu hỏi xem chừng rất ngớ ngẩn vì danh nghĩa chỉ có một: Formosa Hà Tĩnh.

Nhưng nếu Formosa là một từ mới được định nghĩa là: sự cấu kết ma quỷ, đuổi dân, chiếm đất, đầu độc, hủy hoại môi sinh, làm chết, bị thương, gây dị tật cho nhiều thế hệ sinh vật, kể cả con người, hủy hoại mọi giá trị nhân văn mà bao thế hệ sàng lọc, tiếp thu từ văn minh nhân loại tiến bộ, người dân thất thểu xứ lạ, bán thân nuôi miệng v.v. thì Việt Nam có vô số Formosa (formosa phải viết thành formosas – số nhiều).

Có thể liệt kê một số loại hình formosas gây ra các thứ ô nhiễm (theo internet): [đọc tiếp]

Quả bom Formosa: Cái giá của vô cảm & vô minh

08/07/2016 Nguyễn Quang Dy (Bauxite Việt Nam) - Sau những tai họa giáng xuống đầu người dân mấy tỉnh miền Trung, xã hội Việt Nam lại càng phân hóa. Thay vì trên dưới một lòng để chung sức đối phó với thảm họa môi trường và đe dọa chủ quyền, để chống tham nhũng và cải cách thể chế, thì khủng hoảng lòng tin vẫn là vấn đề nhức nhối. Tuy quả bom nổ chậm Formosa đã được tháo ngòi, nhưng khối thuốc nổ vẫn còn đó. Người dân trong vùng bị nạn vẫn “sống trong sợ hãi”. Chủ quyền quốc gia vẫn đang bị đe dọa. Người ta vẫn hành xử vô cảm và vô minh, như vô can và vô tội.

Hệ lụy của tai họa môi trường

Trong khi thực phẩm, hoa quả bị nhiễm độc, thì nước đóng chai cũng bị nhiễm chì (như vụ URC và C2). Nay không ai còn dám ăn hải sản và tắm biển miền Trung (trừ quan chức địa phương muốn diễn trò hề). Nhiều người dân còn lo xa dự trữ cả nước mắm và muối, trong khi nước biển, nước sông và không khí đều bị ô nhiễm. Không phải chỉ có “người Trung quốc xấu xí” đầu độc thế giới, mà người Việt Nam tham lam cũng đang đầu độc lẫn nhau một cách hồn nhiên. Không biết từ bao giờ người ta đã trở thành tham lam, vô cảm đến tàn nhẫn. Đồng tiền mất giá không đáng lo ngại bằng mất nhân cách và nhân quyền. [đọc tiếp]

Thảm họa Formosa: Biển đã chết khó phục hồi

09/07/2016 Nam Nguyên (RFA) - Hệ sinh thái biển 4 tỉnh miền Trung xem như bị hủy diệt, sau vụ nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh xả thải độc chất chưa qua xử lý ra môi trường. Chính phủ Việt Nam hứa hẹn tìm giải pháp giải quyết ô nhiễm, phục hồi môi trường biển, cũng như sẽ hỗ trợ chuyển nghề cho hàng trăm ngàn ngư dân bị ảnh hưởng. Thế nhưng việc này có khả thi hay không?

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải Dương học Nha Trang, thì việc phục hồi hệ sinh thái biển trong đó có rạn san hô, nơi sinh sống của nhiều loại sinh vật biển như tôm, cá sẽ phải mất cả trăm năm và rất tốn kém. Trên lý thuyết có thể làm sạch biển trồng san hô, nhưng Việt Nam dù được trợ giúp quốc tế cũng chỉ có thể làm trên phạm vi nhỏ, chứ không thể thực hiện trên khu vực biển rộng hàng trăm cây số vuông ở biển miền Trung.

Chính phủ Việt Nam loan báo sẽ hỗ trợ chuyển nghề cho ngư dân 4 tỉnh mà môi trường biển bị ô nhiễm vì chất độc của Formosa. Nhà nước sẽ ưu tiên cho ngư dân các huyện nghèo trong vùng thảm họa môi trường đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên tin Đài chúng tôi ghi nhận, đại đa số ngư dân muốn bám biển, vì phần lớn ngư dân có học vấn thấp việc chuyển nghề rất khó. [đọc tiếp]

Formosa được Hà Tĩnh ưu ái những gì?

09/07/2016 Lê Hữu Việt (Bauxite Việt Nam) - ... Một nguyên lãnh đạo Formosa tại Việt Nam cho hay, khi Formosa đang tìm nơi để làm nhà máy thì biết Hà Tĩnh đã quy hoạch một khu rộng lớn và đang mời gọi đầu tư nhà máy thép, nên Formosa tìm tới. Năm 2008, Hà Tĩnh cấp giấy phép đầu tư cho Formosa, với vốn đầu tư 10,5 tỷ USD, năm 2012, dự án này khởi công xây dựng.

Cùng với việc sẵn sàng cho Formosa thuê lại diện tích rộng lớn, lên tới hơn 3.300ha (gồm hơn 2.000ha mặt đất và hơn 1.293ha mặt nước), nhà đầu tư còn được Hà Tĩnh “phá lệ” cho thuê đất tới 70 năm (dù quy định Việt Nam chỉ cho phép cho thuê tối đa 50 năm). Tổng tiền thuê đất và mặt nước trong 70 năm Formosa chỉ phải bỏ ra 4,455 triệu USD (tương đương hơn 96,22 tỷ đồng), và nhà đầu tư này đã trả ngay một lần.

Ngoài ra, Formosa còn nhận hàng loạt ưu đãi về thuế, như: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu đi vào sản xuất; giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo; và chỉ phải đóng thuế thu nhập 10% trong 50 năm còn lại (trong khi các công ty khác phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 22%); nếu lỗ, Formosa được chuyển lỗ sang các năm tiếp theo; giảm 50% thuế thu nhập cá nhân; miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định… [đọc tiếp]

Người dân Quảng Bình yêu cầu kiểm tra độc tố trong cơ thể

09/07/2016 (RFA) - Người dân xã Cảnh Dương huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình đã có những yêu cầu cụ thể liên quan tới tới cuộc sống của họ sau khi chính phủ xác nhận biển bị đầu độc vì nhà máy Formosa.

Trước nhất người dân đòi hỏi họ cần khám sức khỏe xem họ có bị ảnh hưởng tới các chất độc mà nhà nước công bố như phenol hay xianuya. Sau đó họ quan tâm đến việc chữa trị cũng như nguồn chất độc còn trong thiên nhiên ra sao. Nguyện vọng chính đáng này được đưa ra cho chính quyền huyện Quảng Trạch trong bức thư của ngư dân về khắc phục môi trường biển.

Hiện xã Cảnh Dương có 8.600 nhân khẩu trong đó 90% lao động nghề biển và các dịch vụ khai thác hải sản. [đọc tiếp]

Nhiều người bị thương khi biểu tình chống Formosa ở Quảng Bình

08/07/2016 (VOA) - Người dân thôn Cồn Sẻ ven biển Quảng Bình mới đây đã biểu tình để phản đối nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh gây ra thảm họa ô nhiễm biển, cũng như đòi nhà chức trách khôi phục môi trường. Xô xát đã xảy ra giữa người dân và các lực lượng an ninh làm nhiều người bị thương, trong đó một người dân bị công an đánh bị thương rất nặng.

Một người dân tham gia biểu tình đề nghị VOA viết tắt tên là Nguyễn V. M. biết khoảng 2.000 người, tức 2/3 dân số thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, đã đi biểu tình từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều ngày 7/7. Anh nói khi đoàn biểu tình đi được khoảng 1 kilomet, rất đông nhân viên công an và những người mặc đồng phục Thanh niên Xung phong đã tìm cách ngăn chặn cuộc biểu tình, dẫn đến xô xát. Anh cung cấp thêm thông tin như sau:

Mặc dù cuộc biểu tình đã kết thúc với bạo lực làm cho một số người bị thương song người dân thôn Cồn Sẻ bày tỏ rằng họ sẽ không từ bỏ việc đấu tranh đòi trả lại biển sạch vì đó là yêu cầu chính đáng và cũng là nguồn sống truyền thống gần như duy nhất của họ. Người dân Cồn Sẻ cũng muốn thông qua mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác kêu gọi nhân dân các vùng bị ảnh hưởng do ô nhiễm biển cùng tham gia đấu tranh, lên tiếng để đòi nhà chức trách đóng cửa nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh. [đọc tiếp]

Cá chết và Đảng Cộng sản Việt Nam

08/07/2016 Bùi Văn Phú (VOA) - Vụ cá chết dọc theo các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam đã được giải quyết khá nhanh, tuy chưa phải là kết luận sau cùng và chung cuộc.Tuy nhiên, đó chỉ là cách giải quyết giữa nhà nước Việt Nam, hay đúng ra là giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với tập đoàn Formosa. Còn người dân Việt, đặc biệt là những nạn nhân trực tiếp bị ảnh hưởng, không có quyền lên tiếng,...

Không mấy ai biết được chính xác sự hủy hoại môi trường là do những hóa chất như phi-nôn, xyanua và hydrôxít sắt hay còn những chất độc hại nào khác và nó đã tàn phá môi trường biển quanh khu vực nhà máy Formosa đến mức nào, ảnh hưởng đến hệ sinh thái sẽ kéo dài bao nhiêu năm. [đọc tiếp]

Vụ Formosa: 'Không nên đàn áp dân'

08/07/2016 (BBC) - Bình luận với BBC trước tin đã xảy ra liên tục hàng loạt các cuộc biểu tình lớn nhỏ của người dân ở các địa phương bị ảnh hưởng trong vụ cá chết bất thường và hàng loạt sau khi nhà nước công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra vụ ô nhiễm, trong đó có cuộc biểu tình với hàng nghìn người tham gia tại giáo sứ Cồn Sẻ, tỉnh Quảng Bình, Tiến sỹ Phạm Quang Tú nói:

"Tôi cho rằng trong bấy kỳ hoàn cảnh nào, các cơ quan chức năng của nhà nước, đặc biệt những người thay mặt nhà nước bảo vệ pháp luật, không thể, không nên đưa ra những hành động đàn áp người dân, có những hành động đánh đập người dân...

Tin trên truyền thông mạng xã hội Việt Nam hôm thứ Năm cho hay sáng ngày 7/7, khoảng 3.000 người dân tại giáo xứ Cồn Sẻ thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, địa phương nằm giáp ranh với tỉnh Hà Tĩnh, đã xuống đường biểu tình ôn hoà.

"Nhà cầm quyền đưa lực lượng đến đàn áp người dân biểu tình dẫn đến xung đột, có tiếng súng nổ, và lựu đạn cay, nhiều người dân bị bắt và bị đánh trọng thương," một trang mạng của các nhà hoạt động hôm thứ Sáu phản ánh. [đọc tiếp]

Hiến kế luật sư trong vụ án liên quan đến Formosa

08/07/2016 Đốc Nguyễn (Dân Làm Báo) - Từ tháng 4/2-016 vùng biển của bốn tỉnh miền Trung xuất hiện cá chết hàng loạt vì nhiễm độc, môi trường biển bị hủy hoại theo sự đánh giá của các nhà khoa học phải cần thời gian là 50 năm mới khôi phục lại được trạng thái ban đầu. Nhà nước đã chính thức công bố nguyên nhân cá chết vào ngày 30/6 và Formosa đã nhận tội với lời hứa bồi thường 500 triệu đô la.

Trước hậu quả nghiêm trọng về môi trường về lâu dài nếu để Formosa tiếp tục hoạt động là một vấn đề hiển nhiên không ai có thể tranh cãi. Do đó bức xúc về nhu cầu cần khởi tố vụ án Formosa nhằm chấm dứt việc xã thải trả lại biển sạch cho ngư dân là chính đáng.

Thế nhưng đi vào thực tế khi tiến hành vụ án Formosa có nhiều vấn đề kỹ thuật pháp lý cần đặt ra như khởi tố ai? ở cơ quan nào? dựa trên văn bản luật pháp nào? thời gian bao lâu? đó là những vấn đề mà hiện nay các giới luật sư cũng như những người có thẫm quyền chuyên sâu trong lãnh vực này cũng khó có câu trả lời chính xác bởi những lý do sau đây: [đọc tiếp]

Đơn tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự

Đối với hành vi hủy hoại môi trường, hủy hoại nguồn lợi thủy sản đặc biệt nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung của Việt Nam do Formosa gây ra

08/07/2016 (Nguyễn Xuân Diện-Blog) -

Kính gửi:

Thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra – Bộ công an

Địa chỉ: số 07 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội

Người tố giác:

Họ và tên: Lê Văn Luân          Giới tính: Nam             Sinh năm: 1985

Nghề nghiệp: Luật sư

Căn cứ theo mặt khách quan của hành vi đã thực hiện của Formosa, căn cứ theo thiệt hại thực tế, mà trước hết ở chính con số bồi thường mà Formosa đưa ra, tôi kính đề nghị khẩn cấp tới Cơ quan an ninh điều tra Bộ công an tiến hành khởi tố vụ án hình sự với các điều khoản và tội danh cụ thể như sau: [đọc tiếp]

Lạm phát tại Việt Nam ‘đang tăng tốc’

08/07/2016 (BBC) - Chỉ số đo lạm phát tăng liên tục trong 5 tháng tại Việt Nam và khó đạt chỉ tiêu.

Nhận định này được đưa ra tại hội thảo diễn biến giá cả thị trường ở Việt Nam 6 tháng đầu năm hôm 07/07 tại Hà Nội.

CPI, hay chỉ số giá tiêu dùng, tăng liên tục từ tháng Hai năm nay được mô tả là "hiện tượng hiếm thấy suốt 20 năm".

Giá cả khu vực dịch vụ y tế (tăng 25%) và lương thực thực phẩm, giáo dục là những khu vực được cho là tác động mạnh nhất tới CPI trong 6 tháng qua. [đọc tiếp]

Quảng Bình: CA đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình lớn chống Formosa

07/07/2016 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Sáng ngày 7/7/2016, hơn 3 ngàn người dân thuộc Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã bất ngờ xuống đường biểu tình chống Formosa, đồng thời yêu cầu Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà phải từ chức.

Cập nhật clip: Ngư dân Quảng Bình giáp chiến công an trong cuộc biểu tình chống Formosa.

Bắt đầu từ 9 giờ sáng, đoàn biểu tình tuần hành ôn hoà tiến về uỷ ban nhân dân huyện Quảng Trạch để nêu nguyện vọng chính đáng. Họ vừa đi vừa hô vang các khẩu hiệu bảo vệ môi trường và chống lại hành vi bao che cho Formosa đầu độc biển.

Đến khoảng 11 giờ trưa, khi bà con còn cách trụ sở uỷ ban huyện khoảng 2 km thì bị chặn lại. Hình ảnh phổ biến trên các mạng xã hội cho thấy, nhà cầm quyền Quảng Bình đã huy động một lực lượng đông đảo, bao gồm CA, cảnh sát cơ động, an ninh thường phục, đoàn viên thanh niên cộng sản… để đối đầu với nhân dân. [đọc tiếp]

Vô liêm sỉ

06/07/2016 Ngô Nhân Dụng (Người Việt) - Cách kết thúc cuộc điều tra tai họa Formosa của đảng Cộng Sản Việt Nam phải gọi đúng tên là: Vô liêm sỉ!

Họ là một băng đảng nắm chính quyền, trong mấy chục năm qua đã đàn áp tàn nhẫn những nông dân kéo nhau tới trụ sở đảng để khiếu nại tiền bồi thường đất đai không thỏa đáng. Ðó là một băng đảng đã bắt bớ, giam cầm, hành hạ, tra tấn bao nhiêu thanh niên, trí thức chỉ vì người ta can đảm biểu tình đòi bảo vệ đất đai, biển, đảo của tổ tiên. Bây giờ, chính băng đảng đó lại mở miệng nói rằng trong vụ công ty Formosa tàn hại môi trường biển bốn tỉnh miền Trung sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự bất kỳ một người nào, vì “chỉ đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại.” Tư bản ngoại quốc thì họ thấy “chạy lại” còn những người dân oan khuất đều bị coi là “chạy đi” tất cả! Ðối xử độc ác với dân, nhưng “rộng lượng” với những tay ôm túi bạc kè kè. Ðó là một chính quyền vô liêm sỉ.

Với 500 triệu đô la bồi thường, chia đều cho nhân dân những tỉnh phía Bắc miền Trung chịu đựng tai họa cá chết, mỗi người dân sẽ chỉ mua được hai thùng mì gói – nếu các quan chức tham nhũng ăn chặn thì chắc chỉ mua được một thùng! Nhưng tai họa do công ty Formosa gây ra còn kéo dài không biết tới bao giờ, sẽ không ai có cả mì gói để ăn. Bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế, đã đặt câu hỏi: “Bao lâu nữa thì người dân có thể ra biển đánh cá được bình thường và liệu những sản phẩm cá của họ có được thị trường tin và mua dùng hay không? Thời gian khắc phục môi trường biển là bao nhiêu lâu: một năm, hai năm hay… 70 năm? [đọc tiếp]

Kẻ đào mồ chôn Biển, Cá và Người Việt tên là MCC

05/07/2016 Thục Quyên (Save Vietnam's Nature) - MCC là Tập đoàn Công ty Luyện kim Trung Quốc  (Metallurgical Corporation of China Ltd). Tất cả tin tức liên quan đến vai trò của MCC trong dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh, được đăng tải rõ ràng, không thiếu phần kiêu hãnh, trên trang nhà của MCC.

MCC là một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc có trụ sở ở Bắc Kinh, chuyên ngành về thiết kế, đấu thầu và xây dựng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất giấy, chế tạo thiết bị, phát triển địa ốc. MCC là một trong những nhà sản xuất thiết bị lớn nhất, là nhà tiên phong cũng như sức mạnh chính của nền công nghiệp luyện kim Trung Quốc và là doanh nghiệp nhà nước duy nhất được vận hành những công ty sản xuất bột làm giấy và giấy tại Trung Quốc và ở nước ngoài.

Ngày 08/12/2015, MCC sáp nhập và trở thành công ty thuộc toàn quyền sở hữu của China Minmetals.

MCC dưới lớp vỏ Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh...  [đọc tiếp]

500 triệu Mỹ kim và nỗi nhục

03/07/2016 Viết Từ Sài Gòn (RFA) - Kết quả điều tra vụ hải sản chết, biển chết ở miền Trung Việt Nam được chính phủ Cộng sản Việt Nam công bố lúc 5h chiều ngày 30 tháng 6 (sau hơn hai tháng rưỡi kể từ khi xảy ra vụ cá chết) được các báo trong nước tung hê, ca ngợi. Trong đó, mức đền bù thiệt hại do Formosa chịu là 500 triệu Mỹ kim cũng được xem như một “thành quả đấu tranh” mà ngành công an CSVN đã nỗ lực cùng với nhà nước, chính phủ và đảng CSVN mới có được. Nó xuất hiện nhan nhản trên các mặt báo.

Có những câu hỏi đặt ra lúc này, đó là: Vì sao phải đến ngày 30 tháng 6 mới có kết quả điều tra? Chính phủ CSVN đóng vai trò gì trong việc công bố kết quả điều tra cũng như “buộc thế” Formosa đền bù 500 triệu Mỹ kim? Và con số 500 triệu Mỹ kim này có giá trị gì? [đọc tiếp]

Khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh hiện nay ra sao?

03/07/2016 Hoàng Dung (RFA) - Thủ phạm xả độc khiến cá chết hằng loạt tại 4 tỉnh bắc Trung Bộ là nhà máy gang thép Formosa ở Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh. Sau khi thông báo chính thức đó được đưa ra tình hình tại đó thế nào?

Ngay trước khi có cuộc họp báo của chính phủ Việt Nam công bố nguyên nhân khiến cá chết hằng loạt dọc bờ biển miền trung, khởi đi từ khu công nghiệp Vũng Áng, thông tin từ công nhân làm trong khu công nghiệp Formosa cũng như những người dân xung quanh cho biết một lực lượng lớn cảnh sát được huy động đến tại khu vực này.

Anh Nguyễn Tiến Lộc một công nhân làm trong khu công nghiệp Formosa cho biết, hiện nay cảnh sát cơ động đang tập trung ở Formosa rất là đông. Theo anh có một số nguồn tin nói cơ quan chức năng sợ dân biểu tình phán đối Formosa nên phải huy động 1 lực lượng cảnh sát cơ động như vậy. [đọc tiếp]

Dư luận về cuộc họp báo sự cố môi trường của Chính phủ?

03/07/2016 Anh Vũ (RFA) - Kết thúc buổi họp báo công bố nguyên nhân về thảm họa ô nhiễm biển ở 4 tỉnh Miền Trung của Chính phủ Việt Nam, dư luận xã hội đã đặt nhiều câu hỏi về kết quả của cuộc họp báo và nhận xét rằng đó là sự thỏa thuận thiếu tính thuyết phục của cả 2 bên Việt Nam và Formosa Hà tĩnh.

Nhận xét về kết quả của cuộc họp báo Chính phủ ngày 30/6/2016, TS. Nguyễn Xuân Diện đánh giá:

“Theo các nhà quan sát họ cho rằng, một vụ việc lớn như thế này thì không thể công nhận chỉ bằng một cuộc họp báo như vậy. Việc đền bù thế nào thì cần phải dựa trên cơ sở pháp lý và vào các báo cáo đánh giá khoa học về những thiệt hại, bằng các con số cụ thể chứ không thể dựa vào sự cảm tính. Và người dân cũng không thể chấp nhận số tiền đề bù 500 triệu USD, đó chỉ là muối bỏ bể. Chính phủ Việt Nam cũng như các quan chức các bộ ngành đang hả hê và cho rằng đây là một thắng lợi lớn của Chính phủ. Song tôi nghĩ rằng thật ra đây không phải là một thắng lợi lớn, mà đây chỉ là một sự thỏa hiệp trên tinh thần sự cảm tính.” [đọc tiếp]

Formosa: nhà nước hưởng lợi hai lần

02/07/2016 Chu Tất Tiến (Việt Báo) - Theo tin các báo Cộng Sản Việt Nam, ngày 30 tháng 6, 2016, Ngài Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì một cuộc họp báo có, cùng với sự tham dự của các lãnh đạo các bộ Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, để thông báo là Formosa đã đồng ý bồi thường 500 triệu đôla cho vụ cá chết tại biển miền Trung. Theo Mai Tiến Dũng, thì số tiền bồi thường thiệt hại này để dùng vào nhiều mục đích, trong đó có “cải tạo môi trường…thực hiện việc bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD).

Cũng theo tin báo, ngày 3 tháng 7, Ngài Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Cộng Sản đã ra lệnh giao cho các Bộ Ngư nghiệp, Bộ Tài chính… “dự thảo chính sách hỗ trợ, trình Chính phủ sớm nhất để quyết định và đưa vào thực hiện kịp thời, trong đó bao gồm chính sách hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ; khôi phục môi trường; hỗ trợ trực tiếp cho ngư dân…” Cũng theo Nguyễn Xuân Phúc, thì ““Hỗ trợ cho ngư dân bao nhiêu, hỗ trợ đánh bắt xa bờ mức nào, cho quỹ bảo vệ môi trường bao nhiêu..., sẽ được công bố cụ thể, minh bạch nhằm sử dụng hiệu quả số tiền bồi thường của Formosa.

Những người không hiểu thực tế tình hình đã vội vui mừng, cho rằng dân biển miền Trung phen này sẽ được bồi thường thỏa đáng, thoát được nguy cơ bị đói, và sẽ có cơ hội đi biển tiếp tục với phương tiện đền bù của Formosa. Nhưng những người đã thông hiểu cách hành sử của nhà nước, thì lại lắc đầu ngao ngán, cho rằng kết quả vụ đền bù này cũng lại chỉ làm giầu thêm cho các lãnh đạo Đảng mà thôi trong khi dân biển vẫn tiếp tục đói kém. [đọc tiếp]

‘Kết luận bồi thường vụ cá chết quá sớm’

01/07/2016 (BBC) - Giới luật sư Việt Nam bình luận với BBC về khoản tiền 500 triệu USD cũng như quy trình bồi thường thảm họa cá chết do Formosa gây ra.

Hôm 1/7 từ Hà Nội, luật sư Hà Huy Sơn, một trong 27 luật sư tham gia Liên danh Phục vụ Công lý trợ giúp ngư dân miền Trung, nói với BBC: “Theo tôi, con số bồi thường 500 triệu đôla là không có căn cứ pháp luật”.

“Cơ quan pháp luật, cụ thể ở đây là cơ quan điều tra của Bộ Công An phải lập tức khởi tố vụ án theo điều luật Bộ Luật Hình sự để xác định tội phạm và định mức thiệt hại của ngư dân miền Trung”.

"Kết luận bồi thường vụ cá chết quá sớm. Ngay cả Thủ tướng cũng không đủ thẩm quyền để tuyên bố và chỉ đạo về việc bồi thường vô căn cứ trước khi có một bản án hình sự”. [đọc tiếp]

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn – Kẻ vu cáo bỉ ổi!

01/07/2016 Trần Quang Thành phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A  (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong cuộc họp báo vào chiều 30/6/2016, giới cầm quyền cộng sản sau gần 3 tháng lúng túng như gà mắc tóc cũng đã phải thú nhận Formosa là thủ phạm hiểm họa nhiễm độc nặng ven biển miền Trung, dẫn đến cá chết hàng loạt từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế.

Kết luận của giới cầm quyền cộng sản người dân và mạng xã hội đã làm sáng tỏ từ cách đây hơn 2 tháng.

Sự thật là như vậy, nhưng bộ trưởng thông tin, truyền thông Trương Minh Tuấn vẫn leo lẻo cái mồm vu cáo người đân và mạng xã hội bị thế lực phản động kích động, lợi dụng vụ cá chết để chống đảng, chống nhà nước.

Từ Hà Nội tiến sĩ Nguyễn Quang A đã có đôi điều nhận xét về kết luận vụ cá chết qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Các ý kiến sau việc công bố nguyên nhân cá chết

30/06/2016 Anh Vũ (RFA) - Chiều ngày 30/6/2016, sau gần 90 ngày xảy ra thảm họa môi trường, thuộc khu vực biển 4 tỉnh miền Trung, tại Hà nội Chính phủ VN đã tổ chức họp báo công bố kết quả điều tra về nguyên nhân và thủ phạm.

Sau khi chính quyền Việt Nam công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt tại vùng biển 4 tỉnh bắc Trung Bộ, giới quan tâm, các nhà hoạt động xã hội, v.v... có nhận xét, đánh giá gì về công bố này?

Theo thông cáo báo chí được công bố tại buổi họp báo, đã khẳng định “thủ phạm” gây ra thảm họa môi trường ở miền Trung là từ nhà máy của Formosa. Trước đó Formosa đã xin lỗi gây ô nhiễm biển miền Trung và cam kết bồi thường, gồm 5 điểm: công khai xin lỗi; bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền tương đương 11500 tỷ, tương đương 500 triệu USD.

Ngay sau khi kết thúc buổi họp báo, đánh giá về kết quả buổi họp báo của Chính phủ. Trả lời phỏng vấn của RFA, TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS đánh giá: “Tôi nghĩ rằng cuộc họp báo này thể hiện sự đạo diễn trong suốt thời gian vừa qua, Đây là một quá trình phức tạp mà chính phủ không có một phản ứng nhanh nhạy.

Từ Hà nội, Nhà báo JB. Nguyễn Hữu Vinh thấy rằng, ông không tin tưởng vào những điều Chính phủ vừa công bố. Theo ông, ngay từ đầu chính quyền VN đã tỏ ra không thực tâm trong việc tìm kiếm nguyên nhân, mà còn cố tình bưng bít hoặc đưa ra các thông tin không trung thực khiến người dân lo lắng [đọc tiếp]

Họp báo công bố nguyên nhân cá chết: Đổ lỗi cho Formosa, chửi bới “thế lực thù địch”

30/06/2016 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Ngoài việc đổ lỗi cho Formosa là thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung, bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn còn lên tiếng chửi bới các “thế lực chống phá chế độ” trong cuộc họp báo chiều 30/6/2016 tại văn phòng chính phủ.

Về phản ứng của dư luận trong việc chậm trễ công cố nguyên nhân cá chết, ông Tuấn cho rằng đây là những “phản ứng thái quá” khiến nhiễu loạn thông tin và gây bất lợi quá trình điều tra.  Ông Trương Minh Tuấn gọi những người này là các “thế lực chống phá”, đồng thời cáo buộc:

“Nhân đây tôi cũng nói thẳng rằng, có một số thế lực chống phá chế độ đã lợi dụng tình trạng cá chết để công kích sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước, thậm chí kích động để gây mất trật tự công cộng, gây bất an trong nhân dân”.

Dù đã cố sức bạo biện, nhưng ông bộ trưởng lại giấu đầu lòi đuôi khi thừa nhận việc đã ra lệnh cho báo chí phải “giảm liều lượng, tạm ngừng thông tin” về vụ cá chết.

“Tuy nhiên, đã có một thời gian, để tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, chúng tôi đề nghị các cơ quan truyền thông hoạt động theo đúng luật báo chí và giảm liều lượng, tạm ngừng thông tin, không suy diễn, quy chụp để chờ kết quả điều tra”. [đọc tiếp]

Việt Nam: Formosa gây cá chết hàng loạt ở miền Trung

30/06/2016 (VOA) - Chính phủ Việt Nam xác định Formosa đã gây ra thảm họa cá chết ở 4 tỉnh miền Trung, và công ty của Đài Loan này đã “nhận trách nhiệm”.

Phát biểu tại cuộc họp báo được nhiều người chờ đợi ở Hà Nội chiều 30/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết rằng “trên 100 nhà khoa học của 30 cơ quan trong và ngoài nước tham gia điều tra vụ cá chết, có sự phản biện độc lập của chuyên gia quốc tế”.

Quan chức này nói rằng “thảm họa cá chết tại 4 tỉnh miền Trung đã "gây thiệt hại lớn về môi trường, đời sống của người dân và an ninh trật tự".

Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, nói rằng "nguồn thải xuất phát từ khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa nhiều độc tố, theo dòng hải lưu di chuyển từ Hà Tĩnh tới Thừa thiên Huế". Theo tôi 500 triệu USD này chỉ là một phần nhỏ ban đầu mà thôi. Tôi ủng hộ một hành động pháp lý để đánh giá tất cả các thiệt hại để đồi Formosa phải bồi thường cho người dân." [đọc tiếp]

Coi dân như không, xem môi trường như rác

27/06/2016 (Người Việt) - HÀ NỘI - Bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường của Việt Nam vừa giao cho Tổng Cục Môi Trường tổ chức thanh tra các tác động đến môi trường của dự án xây dựng nhà máy giấy Lee & Man.

Ðây là một dự án đầu tư của tập đoàn Lee & Man Paper ở Hồng Kông, trị giá khoảng 628 triệu Mỹ kim, đã được chính quyền tỉnh Hậu Giang cấp giấp phép sử dụng khoảng 82 hecta đất tại cụm công nghiệp Nam sông Hậu, tọa lại tại xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Theo giấy phép đầu tư, tập đoàn Lee & Man Paper đã xây dựng hai xưởng, một sản xuất bột giấy tẩy trắng, công suất khoảng 330,000 tấn/năm và một sản xuất giấy cứng để làm bao bì cao cấp, công suất khoảng 420,000 tấn/năm.

Ông Dương Văn Ni, một chuyên gia môi trường, làm việc tại Ðại Học Cần Thơ, kể với báo giới rằng, năm 2006, ông từng được mời phản biện ý tưởng xây dựng nhà máy giấy Lee & Man. Vào thời điểm đó, ông Ni đã khẳng định rằng trên thế giới, chẳng có ai xây dựng nhà máy giấy ở một nơi như đồng bằng sông Cửu Long bởi điều đó sẽ hủy diệt môi sinh, môi trường. Sản xuất giấy cũng như sản xuất hóa chất, thép,... luôn thải ra một lượng nước lớn chứa nhiều chất cực độc.

Ông Võ Văn Thắng, phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, lúc đó là phó chủ tịch huyện Châu Thành - một trong những viên chức được tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông mời đi “tham quan,” tiết lộ với báo giới: Mẫu nước làm cơ sở cho việc thẩm định và phê duyệt của hàng loạt cơ quan hữu trách tại Việt Nam đối với dự án đầu tư nhà máy giấy Lee & Man hồi 2008 được lấy ở... Quảng Châu! [đọc tiếp]

Truyền thông VN 'thua' Đài Loan trong việc đưa tin vụ cá chết

27/06/2016 An Tôn (VOA) - Hồi tuần trước, kênh truyền hình PTS của Đài Loan đã hai lần phát sóng phóng sự dài 60 phút về thảm họa cá chết ở các tỉnh miền trung Việt Nam, gây sự chú ý lớn tại đảo quốc này.

Các phóng viên của PTS đưa vào phóng sự nhiều ý kiến tại Đài Loan yêu cầu làm rõ vai trò của Tập đoàn Formosa, vốn bị nghi là nguyên nhân số 1 gây ra vụ ô nhiễm biển nghiêm trọng tại Việt Nam trong thời gian gần đây.

Bà Phạm Đoan Trang, một cựu ký giả: “Truyền thông truyền thống của Việt Nam thua hẳn truyền thông của Đài Loan trong vụ này, vì đây là sự kiện xảy ra ở Việt Nam mà chúng ta không thực hiện được, trong khi đó họ lại sang họ thực hiện. Tôi có may mắn giúp cho quá trình làm việc của một đồng nghiệp Đài Loan ở Việt Nam. Tôi biết là họ cũng phải vượt qua rất nhiều khó khăn, nguy hiểm. Khi tôi xem phóng sự của họ tôi thật sự rất cảm động vì nó rất chi tiết. Tôi thấy họ rất là lăn lộn, rất bám sát hiện trường, lắng nghe người dân, thì mới làm được phóng sự như vậy. Về mặt nghiệp vụ, về mặt chất lượng, cũng như về mặt tốc độ, tóm lại về mọi mặt, truyền thông truyền thống của Việt Nam thua Đài Loan”. [đọc tiếp]

Sông Hậu có thể sẽ như Vũng Áng

26/06/2016 (Người Việt) - Bộ Công Thương của chính phủ Việt Nam vừa yêu cầu chính quyền tỉnh Hậu Giang báo cáo về dự án xây dựng nhà máy Giấy Lee & Man. Người ta đang sợ sông Hậu thành một Vũng Áng khác. Tuần trước, Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Cảng Thủy Sản Việt Nam (VASEP) đã gửi một văn bản cho thủ tướng Việt Nam và Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn, đề nghị xem lại dự án nhà máy Giấy Lee & Man ở Hậu Giang. Đặc biệt là công nghệ xử lý nước thải và cơ chế giám sát môi trường.

Tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông vừa tổ chức một cuộc họp báo, cho rằng, do sử dụng công nghệ hiện đại, nên sẽ không dùng xút, không sợ xút gây ô nhiễm. Nhà máy Giấy Lee & Man ở Cụm Công nghiệp Nam sông Hậu đã được Bộ Tài Nguyên-Môi Trường của chính quyền Việt Nam cho cấp giấy phép xả sông Hậu 50,000 khối nước thải/ngày. Bối cảnh như hiện nay khiến chính quyền Việt Nam không thể thản nhiên hy sinh môi trường như trước nhưng làm ngược lại thì rõ ràng là khó ăn nói với tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông. [đọc tiếp]

Ngậm miệng ăn tiền

25/06/2016 (Bauxite Việt Nam) - Tại sao tin tức đã rộ lên rằng nguyên nhân cá chết dọc biển Miền Trung đã tìm ra và thủ phạm đã nhận lỗi, vậy mà chính quyền cộng sản Việt Nam đến hôm nay vẫn làm thinh không chính thức công bố cho dân biết?

Phải chăng sau khi nuốt một chiếc bánh quá lớn mà những kẻ được chia phần lớn nhất thì đã “về chợ”, nhưng kẻ mới “cắp rổ đi mua” cũng không phải là trong túi không được nhét chút gì, bởi thế mới làm ra vẻ ngậm bồ hòn để dân chúng chịu đắng cay nhục nhã khỏi nổi sùng lên, mà kỳ thực là lặng lẽ nghỉ ngơi sau bàn tiệc cốt để cho tiêu từng miếng bánh? ...

Xin mời bạn đọc đọc 3 lá thư dưới đây của tổ chức Ethecon – Quỹ vì Đạo Đức & Kinh Tế ở Cộng hòa Liên bang Đức gửi đến Tập đoàn Formosa Plastics Group, đến Chính phủ Đài Loan và đến các quý vị đóng vai thượng đỉnh trong nhà nước Việt Nam [đọc tiếp]

Phải làm lúa vụ ba vì sợ dân đói?

25/06/2016 Nam Nguyên (RFA) - Trái với khuyến cáo của giới khoa học hàng đầu ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn quyết tâm mở rộng diện tích vụ lúa thu đông, tức vụ thứ ba trong năm, bên trong các đê bao chằng chịt ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Tại Hội nghị tổ chức ở An Giang hôm 22/6/2016 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh đề nghị các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gia cố hệ thống đê bao, để gia tăng tối đa diện tích trồng lúa thu đông trong cơ cấu mỗi năm làm ba vụ lúa.

Các chuyên gia nông nghiệp độc lập cho rằng làm lúa không thể làm giàu, thu nhập của nông dân rất thấp và không nên làm bằng mọi giá. Đặc biệt, trong những năm gần đây dự báo tình trạng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng thiếu nước, thiếu phù sa bồi đắp, đất bạc màu phải sử dụng phân bón nhiều hơn.

Từ 10 năm qua, cùng lúc báo động việc Thủy điện ở Trung Quốc và các nước thượng nguồn khống chế lượng nước vào dòng Mê Kông sẽ ảnh hưởng Đồng bằng sông Cửu Long. Giới khoa học đã phản biện rất nhiều về việc thiết lập hệ thống đê bao chằng chịt, xem đó là sự tiếp tay làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. [đọc tiếp]

Lee & Man Hậu Giang - hậu quả chẳng cần chờ hậu kiểm

24/06/2016 Tô Văn Trường (Bauxite Việt Nam) - Có thể nói sông Mekong (sông Tiền và sông Hậu), trong đó sông Hậu chảy qua tỉnh Hậu Giang là một trong những nguồn nước quan trọng nhất nuôi sống cộng đồng cư dân Việt "từ thuở mang gươm đi mở cõi" và biến đồng bằng Nam Bộ thành vựa lúa lớn nhất đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước.

Dự án Lee & Man Việt nam bao gồm 2 hạng mục chính: nhà máy sản xuất bột giấy tẩy trắng công suất 330.000 tấn/năm và nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp công suất 420.000 tấn/năm, đặt tại ấp Phú Thạnh, xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Tổng lượng nước thải của nhà máy bột giấy là 143,478 m3/ngày đêm, nhà máy giấy bao bì là 79.130 m3/ngày đêm. Nhà máy phải cần NaOH trong qui trình xử lý nước thải, ít ra cũng gần 30 tấn/ngày. Để sản xuất ra 330 ngàn tấn bột giấy năm thì phải trồng rừng, qui mô cũng phải trên 600 ha.

Theo luật BVMT nhà máy đã dừng hoạt động sau 2 năm thì phải làm lại báo cáo ĐTM nhưng đến nay vẫn chưa cập nhật bổ sung ĐTM cho nên Chính phủ có đủ lý do chính đáng để “thồi còi” cho dừng lại dự án “nhạy cảm” này để kiểm tra, rà soát công nghệ xử lý nước thải, và cơ chế giám sát môi trường, v.v... [đọc tiếp]

Nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam: một Formosa Hà Tĩnh mới ở đồng bằng sông Cửu Long?

22/06/2016 Lê Anh Hùng (VOA) - Trong bối cảnh vụ đại thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra từ đầu tháng Tư đến nay đang khiến hàng triệu ngư dân Miền Trung rơi vào tình cảnh sống dở chết dở, hàng chục triệu người Việt cả trong và ngoài nước cảm thấy bất an, lo lắng thì thông tin nhà máy giấy khổng lồ Lee & Man Việt Nam nằm ngay bên bờ sông Hậu sắp đi vào hoạt động vào tháng Tám tới đây lại khiến công chúng đứng ngồi không yên.

Nhà máy lại nằm trong một khu vực đặc biệt nhạy cảm về môi trường, khi mà hoạt động bình thường của nó có nguy cơ rất cao là huỷ diệt môi sinh, đe doạ sinh kế của hàng triệu người. Về phía chủ đầu tư, nếu muốn đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường, họ sẽ phải đầu tư rất lớn, điều mà người ta khó lòng chờ đợi ở các ông chủ đến từ Trung Quốc. [đọc tiếp]

Formosa Đài Loan hoãn khánh thành nhà máy thép ở Hà Tĩnh

16/06/2016 Trọng Nghĩa (RFI) - Bị tình nghi là thủ phạm gây ra một vụ ô nhiễm hiếm thấy tại vùng biển miền Trung Việt Nam, vào hôm qua, 15/06/2016, tập đoàn nhựa Đài Loan Formosa đã loan báo dời ngày đưa một nhà máy gang thép của công ty con của họ tại Việt Nam vào hoạt động. Theo báo chí Đài Loan, lý do hoãn có thể bắt nguồn từ nguyên nhân chính trị.

Theo nhật báo Đài Loan Taipei Times, ông Trương Phục Ninh (Chang Fu-ning), phó chủ tịch công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh cho biết là kế hoạch đưa lò số 1 của khu liên hợp gang thép tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) sẽ không khởi sự vào ngày 25/06 như dự kiến. Theo nhân vật này, ngày hoạt động của nhà máy chưa được xác định.

Lời xác nhận của tập đoàn Formosa được đưa ra sau khi truyền thông Đài Loan cho biết là Formosa đã hoãn việc đưa lò luyện thép nói trên vào hoạt động vì bị chính quyền Việt Nam đòi trả 70 triệu đô la tiền thuế bị cho là chưa nộp. [đọc tiếp]

Dư luận Đài Loan lên tiếng về Formosa

16/06/2016 Cindy Sui (BBC) - Hôm thứ Năm 16/6, một trong những tập đoàn lớn nhất của Đài Loan, Formosa Plastic Group, gặp sức ép từ các nhóm môi trường địa phương, nghị sĩ và một hội của di dân người Việt yêu cầu tập đoàn trả lời về vụ cá chết bí ẩn ở miền Trung Việt Nam.

Một linh mục người Việt giúp đỡ di dân ở Đài Loan nói ít nhất một người đã chết và nhiều người dân địa phương được phát hiện đã nhiễm kim loại nặng trong cơ thể.

“Không chỉ cá chết. Gà cũng chết. Người ăn cá thì bị ốm. Khi họ đến bệnh viện, bác sĩ không cho họ xem kết quả khám nghiệm. Nhiều yếu tố khiến chúng tôi nghi ngờ nhà máy thép Formosa,” cha Nguyễn Văn Hùng nói. Ông là trưởng Văn phòng Trợ giúp Pháp lý cho Công nhân và Cô dâu Việt ở Đài Loan.

Ông là người giúp thuyết phục hai tổ chức phi chính phủ ở Đài Loan tổ chức cuộc họp báo. Tại đây, đã có mặt nhiều nghị sĩ lo ngại về vấn đề này cùng một đại diện chính phủ. Nhiều đài truyền hình địa phương và phóng viên đã tham dự. [đọc tiếp]

Cá chết hàng loạt tại Việt Nam: Dân biểu Đài Loan đòi điều tra Formosa

16/06/2016 Thụy My (RFI) - Các dân biểu Đài Loan hôm nay 16/06/2016 thúc giục chính phủ điều tra tập đoàn Formosa về vai trò trong vụ cá chết hàng loạt xảy ra tại Việt Nam, vì các nhà hoạt động tin rằng ô nhiễm công nghiệp từ nhà máy thép trị giá nhiều tỉ đô la của tập đoàn có thể là nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường này.

Cuộc họp báo tại Quốc hội Đài Loan do văn phòng của ba dân biểu Ngô Côn Dụ (Wu Yu Kun), Tô Trị Phân (Su Chih Fen) và Vưu Mỹ Nữ (Yo Mei Nu) bảo trợ, phối hợp với một số tổ chức phi chính phủ. Trong số đó có Liên minh theo dõi và thực thi công ước nhân quyền, Hiệp hội luật sư môi trường, Văn phòng trợ giúp công nhân và cô dâu Việt Nam ở Đài Loan. [đọc tiếp]

Tín hữu G.P Vinh quyết liệt minh bạch vụ cá chết bằng diễu hành vì môi trường

12/06/2016 (GNsP) - Khoảng 9 giờ sáng ngày 12.06.2016 khoảng hơn 1000 người đã tham gia cuộc tuần hành yêu cầu nhà cầm quyền minh bạch thông tin vụ cá chết ở Miền Trung và đồng hành cùng với Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp bị báo đài nhà nước vu khống mạ lị và thể hiện tinh thần của người giáo dân trước vận mệnh tổ quốc.

Xuất phát từ nhà thờ giáo xứ Phú Yên, hàng trăm người chủ yếu là các bạn trẻ trong bộ đồng phục áo xương cá đã giương cao các băng rôn khẩu hiệu thể hiện ước muốn có một môi trường sống trong sạch và bảo đảm công ăn việc làm cũng như đòi hỏi công lý và hòa bình cho biển đông.

Bà con giáo dân tuần hành, tọa kháng ôn hòa rất trật tự không ảnh hưởng đến giao thông công cộng. Đại diện Ban Điều Hành Giáo xứ nói “chúng tôi cảm thấy khó hiểu và khó chịu khi nhà cầm quyền cho tới nay vẫn chưa công bố nguyên nhân cá chết. Giáo xứ chúng tôi xuống đường để nói rằng chúng tôi cần một câu trả lời rõ ràng và trách nhiệm” [đọc tiếp]

Quảng Trị phát hiện 30 tấn cá đông lạnh cực độc

10/06/2016 Trà Mi (VOA) - Toàn bộ 30 tấn sản phẩm đông lạnh bị phát hiện chứa chất cực độc tại Quảng Trị hôm 10/6 là số cá nục được thu mua ngay sau thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung.

Truyền thông trong nước dẫn tin từ Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quảng Trị ngày 10/6 cho hay xác định có chất cực độc Phenol trong 30 tấn cá nục đông lạnh của một cơ sở chế biến tại thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh.

Anh Thái Văn Dung, một cư dân ở Nghệ An, chia sẻ với VOA Việt ngữ:

“Ta có cả hàng ngàn giáo sư tiến sĩ, chả lẽ chỉ việc này mà không tìm ra nguyên nhân? Hay có sự bao che của nhà cầm quyền? Nếu chúng ta không xử lý kịp thời, điều tra rõ nguyên nhân và nhờ quốc tế can thiệp giúp đỡ để giải độc môi trường, thì có thể hàng thập kỷ sau chất độc mới có thể dịu bớt được. Chỗ em đây cách tâm điểm Vũng Áng hàng trăm km mà người dân mùa này xuống biển không dám tắm biển, không dám ăn bất kỳ đồ hải sản gì. Đề nghị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải điều tra rõ nguyên nhân và xử lý nghiêm để người dân đỡ hoang mang. Nhất là cho những người sinh sống ven biển, nghề chính của họ là đánh cá, bây giờ thuyền bè neo đậu thì ai chi trả cho họ, ai nuôi sống họ đây?” [đọc tiếp]

Hà Nội điều tra vụ cá chết hàng loạt

09/06/2016 (BBC) - Ít nhất hai xe tải đã được huy động tới hồ Hoàng Cầu, Hà Nội để chở số cá chết đi xử lý hôm 9/6. Ước tính số lượng cá chết lên tới khoảng năm tấn, theo truyền thông Việt Nam.

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội được báo Tuổi Trẻ dẫn lời nói hiện tượng cá chết đã xuất hiện từ buổi sáng hôm 8/6 và kéo dài đến chiều tối.

Một nguồn tin nói với BBC Tiếng Việt rằng không còn thấy cá chết ở hồ Hoàng Cầu vào hôm 9/6.

Hồi tháng 4/2016 cũng xảy ra vụ cá chết hàng loạt ở vùng biển dọc bốn tỉnh miền Trung Việt Nam, mà cho tới nay vẫn nguyên nhân vẫn chưa được công bố chính thức. [đọc tiếp]

Biểu tình vụ cá chết sẽ lại xuất hiện ở Việt Nam?

08/06/2016 An Tôn (VOA) - Cây viết Ralph Jennings chuyên theo dõi các vấn đề ở châu Á trong một bài viết mới đây trên tờ Forbes đã đưa ra nhận định rằng các cuộc biểu tình rất có thể sẽ xuất hiện trở lại ở Việt Nam vì nhiều người vẫn muốn đòi chính phủ minh bạch thông tin về những vụ cá chết hàng loạt xảy ra cách nay hai tháng.

Trong vòng 11 ngày đầu tháng 4, khoảng 80 tấn cá đã chết dọc bờ biển trung bộ Việt Nam. Nhưng đến nay chính phủ vẫn chưa công bố lý do vì sao một lượng cá lớn như vậy đã chết. Thay vào đó, chính phủ đã dập tắt các cuộc biểu tình đòi sự minh bạch và quan tâm hơn đối với môi trường sau 3 thập niên thúc đẩy phát triển công nghiệp ở Việt Nam.

Nhận định về hoạt động sắp tới để đòi chính phủ trả lời về nạn cá chết hàng loạt và về sự minh bạch, nhà hoạt động vì dân chủ Phạm Đoan Trang ở Hà Nội nói với VOA Việt Ngữ:

“Nó cũng có thể diễn ra. Nhưng mà ở quy mô lớn như cuộc đầu tiên ngày 1/5 thì có lẽ khó. Nó sẽ diễn ra theo quy mô nhỏ lẻ và ở nơi này nơi khác, lúc này lúc khác, chứ nó không đồng loạt, tại một thời điểm, ở trung tâm thành phố như thế nữa”. [đọc tiếp]

Việt Nam rút bài ‘thủ phạm’ khiến cá chết hàng loạt

07/06/2016 (VOA) - Một tờ báo ở trong nước gỡ bỏ bài viết với tựa đề “Nguyên nhân cá chết liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó”, sau khi bài này lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội.

Khi bấm vào bài báo trên phiên bản điện tử của tờ Giáo dục và Thời đại, xuất hiện một thông báo “không tìm thấy trang này”, và “đường dẫn không tồn tại”.

Tuy nhiên, bài viết trích lời Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn vẫn còn tồn tại trên các trang web khác.

Không giống như một số tờ báo khác cũng trích ý kiến của quan chức phụ trách về báo chí của Việt Nam, tờ Giáo dục và Thời đại dùng một câu nói của ông Tuấn làm tựa đề.

Bài báo dẫn lời Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông nói: “Nguyên nhân cá chết còn liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó. Việc xác định thủ phạm không chỉ bằng những bằng chứng khoa học mà còn phải điều tra đầy đủ các bằng chứng vi phạm pháp luật, nhất là pháp luật về môi trường”. [đọc tiếp]

Nghệ An: Hàng ngàn người tham gia tuần hành Vì Môi Trường, và yêu cầu nhà cầm quyền minh bạch trong thảm họa môi trường 05/06/2016 (GNsP) Trong khi truyền thông tập trung vào các cuộc xuống đường ở Hà Nội và Sài Gòn, thì hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ở Nghệ An. Khoảng hơn 1.2 ngàn giáo dân đã diễu hành ôn hòa phản đối thảm họa môi trường và đòi công lý cho Đức Cha Phao lô Nguyễn Thái Hợp tại xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An trong ngày 05.06.2016 – Ngày Môi Trường Thế Giới. Sau thánh lễ sáng Chúa Nhật, tất cả mọi người đã cùng nhau tuần hành quanh các con đường xung quanh giáo xứ Phú Yên với rất nhiều băng rôn biểu ngữ ấn tượng. “Bảo vệ môi trường là mệnh lệnh của lương tâm”, “Đừng giết con cháu bằng chất độc Formosa”

Điều đặc biệt của cuộc biểu tình này là sự kết hợp giữa các biểu ngữ cầm tay và các băng rôn giăng trên các ngả đường trong khắp giáo xứ.

Rất nhiều em thiếu nhi và thanh niên mặc sắc phục áo xương cá với thông điệp “chúng tôi không muốn chết như cá”. [đọc tiếp]

CA đàn áp biểu tình ôn hoà nhân ngày môi trường thế giới

05/06/2016 (Danlambao) - Sáng nay 5/6/2016, nhân ngày môi trường thế giới, nhiều người dân tiếp tục xuống đường biểu tình bảo vệ môi trường và yêu cầu minh bạch thông tin về thảm họa môi trường dẫn đến cá chết tại miền Trung. Tại Hà Nội, lúc 9 giờ sáng, khoảng trên 50 người đã tập trung từ Nhà Thờ Lớn để bắt đầu cuộc tuần hành ôn hoà. Nhiều người vừa đi vừa hô vang : “Im lặng là chết”, “Đừng im lặng nữa”. “Mắm độc, muối độc, xin đừng im lặng”.

Trong lúc tuần hành, có rất nhiều mật vụ, những người mặc thường phục đeo băng đỏ gây sự với người biểu tình. [đọc tiếp]

Việt Nam : Biểu tình "cứu biển", hàng chục người bị câu lưu

05/06/2016 Trọng Thành (RFI) - Ngày 05/06/2016, hai tháng kể từ thảm họa cá chết tại miền Trung Việt Nam và cũng là Ngày Môi Trường Thế Giới, nhiều cuộc biểu tình nhỏ đã diễn ra, để phản đối sự không minh bạch của chính quyền. Riêng tại Hà Nội và Sài Gòn, hàng chục người bị câu lưu.

Theo AFP, nhiều đường phố lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vắng người, lực lượng an ninh được triển khai khắp nơi để chuẩn bị ngăn chặn biểu tình. Khoảng 30 người tuần hành bị câu lưu sau khi tập hợp giương biểu ngữ tại quảng trường Nhà Thờ Lớn Hà Nội được ít phút.

Hãng thông tấn Pháp ghi nhận, nhiều cuộc biểu tình trong các ngày Chủ nhật gần đây tại Việt Nam để phản đối môi trường bị ô nhiễm đã bị chính quyền đàn áp, nhiều nhà tranh đấu bị câu lưu, hoặc quản thúc tại gia. [đọc tiếp]

Tuần hành vì cá chết 'bị chặn' ở Hà Nội

05/06/2016 (BBC) -  Một cuộc tuần hành nhân ngày Môi trường Thế giới và vì 'cá chết hàng loạt, bất thường' đã bị giải tán không lâu sau khi diễn ra ở Hà Nội, hôm Chủ nhật, theo các nhà hoạt động.

Cuộc tuần hành chỉ diễn ra được vài chục phút thì bị nhà cầm quyền và các lực lượng an ninh ngăn chặn, một số người tham gia đã bị bắt đưa đi, theo thành viên của nhóm Vì một Hà Nội Xanh (Green Trees).

"Cuộc tuần hành ngày hôm nay do nhóm Green Trees, một nhóm xã hội dân sự về môi trường ở Việt Nam tổ chức nhân ngày Quốc tế về Môi trường. Cuộc tuần hành này bắt đầu từ khởi điểm đi được từ 10 - 15 phút thì bị các lực lượng an ninh ngăn chặn và bắt khoảng hơn 20 người lên xe bus.

Hôm Chủ nhật, trên trang Facebook cá nhân, nhà báo, blogger Đoan Trang viết về cuộc tuần hành:

"Sáng nay (chủ nhật, 5/6/2016), khoảng 60 người đã tập trung ở Nhà Thờ Lớn để tổ chức cuộc tuần hành kêu gọi bảo vệ môi trường, yêu cầu chính quyền minh bạch trách nhiệm trong thảm họa cá chết ở miền Trung.

"Nhiều bạn trẻ giương cao các khẩu hiệu: "Quốc hội ở đâu?", "No Formosa", "Đại họa biển chết 2016, bạn đã làm gì?", v.v. [đọc tiếp]

Bảo vệ cuộc sống của dân bằng việc làm cụ thể chứ không phải là lời nói lừa bịp!

03/06/2016 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hôm qua thứ Năm 2/6/2015 , trong cuộc họp báo của Chính phủ Hà Nội, có nội dung trả lời dư luận về vụ cá chết hàng loạt.

Theo ông Trương Minh Tuấn Bộ trường Thông Tin và Truyền thông "Về nguyên nhân cá chết chưa thể công bố”, ông biện bạch: các nhà khoa học nỗ lực tìm ra nguyên nhân và đã sớm tìm ra nguyên nhân. Nhưng việc điều tra cá chết là nhiệm vụ của nhiều cơ quan nên còn nhiều ý kiến khác nhau vì thế cần phải rốt ráo xác định nguyên nhân.

Ông Trương Minh Tuấn nói : “Vụ cá chết là một sự cố môi trường nghiêm trọng. Dư luận quan tâm là hoàn toàn chính đáng. Chính phủ cầu thị lắng nghe ý kiến và có trách nhiệm minh bạch thông tin”,

Trên các trang mạng xã hội đã có phản ứng tức thời cho rằng cách giải thích đó chỉ là câu giờ càng làm cho dư luận tăng thêm nghi vấn.

Từ Hà Nội tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải - người nổi danh với tên gọi "Ông già Ozone" vì đã có những việc làm thiết thực giúp đỡ bà con nông dân bảo quan sản phẩm có chất lượng cao sau thu hoạch - có cuộc trò chuyện với phóng viên Trần Quang Thành về vụ cá chết hàng loạt và nhiễm độc nặng ở ven biển miền Trung. Ông nhấn mạnh hành động nhanh chóng, kịp thời để bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của người dân là việc cần phải làm ngay. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe.

Bất ngờ xuống đường biểu tình tại Sài Gòn đòi minh bạch thông tin vì sao cá chết

03/06/2016 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Chiều 3/6/2016, một nhóm 8 nhà hoạt động xã hội tại Sài Gòn đã công khai giương biểu ngữ giữa khu vực công cộng ở Sài Gòn để tiếp tục yêu cầu được biết nguyên nhân vì sao cá chết.

Những biểu ngữ với các câu hỏi như: "Dân muốn biết, vì sao cá chết?" - "Thèm ăn cá biển quá, làm sao đây?" - "Muối, nước mắm nhà bạn có an toàn?" đã được sử dụng.

Địa điểm mà các nhà hoạt động tại Sài Gòn đã chọn để biểu thị ý kiến công khai là: Trung tâm thương mại Tân Bình, Chợ Phạm Văn Hai, Chợ Bà Chiểu.

Chia sẻ cùng CTV Dân Làm Báo, chị Thu Nguyệt nói: "Thông điệp tôi muốn nói là tất cả bà con hãy vì tương lai con cháu mình đừng vô cảm nữa mà hãy lên tiếng bảo vệ cho con cháu mình... Đừng im lặng để con cháu mình đi vào chỗ chết." [đọc tiếp]

Cá chết là do khủng bố và phản động?

02/06/2016 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Trải qua 57 ngày im lặng, đến hôm nay dường như đã có nguyên nhân tại sao cá chết trong thảm họa môi trường xảy ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Phòng Chống phản động và Khủng Bố (PA88) – công an tỉnh Khánh Hòa ngày 1/6/2016 vừa có giấy mời gửi bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm).

Nội dung giấy mời ghi rõ lý do là “làm rõ về vấn đề minh bạch hóa thông tin liên quan đến môi trường biển”.

Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình, blogger Mẹ Nấm cho hay: “Có cái gì đó sai sai ha;)

Phòng Chống Phản Động và Khủng Bố, Ca tỉnh Khánh Hòa mời tui đến trụ sở để "làm rõ về vấn đề minh bạch hóa thông tin liên quan đến môi trường biển". Hy vọng tui đi về xong, sẽ có câu trả lời cho bà con vì sao cá chết ha! [đọc tiếp]

Những cái chết được báo trước của các dòng sông

19/05/2016 (Dân News) - Cả nước vẫn chưa hết bàng hoàng vì biển một số tỉnh miền Trung bị nhiễm độc do yếu tố con người (thực chất, nếu có thủy triều đỏ thì cũng là do con người gây ra ô nhiễm nguồn nước). Cá và rặng san hô chết hàng loạt chưa từng thấy gây ra hệ lụy của một thảm họa môi trường. Ngư dân úp thuyền, thị trường cá ế ẩm. Cuộc sống trở nên bất an hơn vì lo lắng ô nhiễm. Đã ló dạng những nghi can cộm cán và cơ quan pháp luật đang tìm cách lôi thủ phạm ra ánh sáng.

Nhưng không được quên, mọi con sông đều đổ ra biển và không chỉ biển mới là nạn nhân của sự vô trách nhiệm của con người. Chúng ta có trên 2000 sông suối.

Hãy nhìn qua từ Bắc vào Nam, những con sông đã chết đang chết và được báo trước sẽ chết. [đọc tiếp]

Môi trường trong sạch – Nhà nước minh bạch, đó là yêu cầu chính đáng của người dân

19/05/2016 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hơn một tháng qua môi trường biển miền Trung bị nhiễm độc nặng, cá chết hàng loạt trên diện rộng từ Hà Tĩnh đên Thừa Thiên Huế.. Nhiều cuộc biểu tình đối môi trường trong sạch, nhà nước minh bạch đã nổ râ ở nhiều địa phương đặc biệt là ngày Chủ nhật 1 Và 8/5 vừa qua. Nhà cầm quyền cộng sẩn Việt Nam đã huy động lực lượng công an, thanh niên xung phong đàn áp dã man các cuộc biểu tình.

Từ Hà Nội, nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành với nội dung như sau. Mời quí vị cùng nghe

Tuyên bố về tội ác đầu độc biển miền Trung Việt Nam (cập nhật đợt cuối, tổng cộng 2940 người ký)

17/05/2016 (Bauxite Việt Nam) -  Vụ nước biển miền Trung bị nhiễm độc nặng nề, mà chứng cứ là hàng chục tấn cá biển lớn nhỏ chết giạt vào bờ từ đầu tháng 4/2016 vẫn tiếp tục đến hôm nay, lan từ Hà Tĩnh, vào Quảng Bình, Quảng Trị, đến Thừa Thiên-Huế, … đã gây ra sự phẫn nộ chưa từng có trong toàn thể nhân dân Việt Nam.

Đại hoạ thảm khốc trên không chỉ hủy hoại ngư trường của hàng vạn người dân ven biển miền Trung, hủy hoại môi sinh ven bờ, gây ra tình trạng lan tràn thực phẩm độc hại cho các vùng khác, mà còn gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đối với các ngành kinh tế khác của Việt Nam như dịch vụ nghề cá, sản xuất muối, nuôi trồng thủy hải sản ven sông biển, du lịch, các dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng ven biển…

Tình trạng ô nhiễm biển nặng nề như trên không chỉ gây hậu quả xấu đối với kinh tế biển Việt Nam mà chắc chắn sẽ lan sang một số nước khác trong khu vực.

Đây là một tội ác hủy hoại môi trường sinh thái và diệt chủng tiềm tàng. Trước mắt là cá và các loài thủy hải sản chết hàng loạt, và đã có người chết; sau đó sẽ gây ra bệnh tật nguy hiểm cho con người và các vật nuôi như đã từng xảy ra ở một số nơi trên thế giới trước đây cùng nhiều hệ lụy chưa thể lường hết được.

Cho đến hôm nay, mặc dù được một số thế lực bao che và tìm cách hoãn binh để phi tang, nhiều bằng chứng đã chỉ ra nghi phạm số một của vụ đầu độc biển Vũng Áng: Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan đóng tại Vũng Áng Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) đã xả số lượng lớn chất cực độc ra biển trong quá trình súc rửa đường ống xả thải. [đọc tiếp]

Vụ gà ăn cá biển bỗng lăn ra chết: Quan chức Đà Nẵng đổ lỗi do gà “ăn quá no”

17/05/2016 Bạn đọc Danlambao (Dân Làm Báo) - Một người dân nuôi gà tại Đà Nẵng cho biết, vào ngày 11/5/2016, chị mua một ít cá biển ở chợ Vật Tư về cho đàn gà ăn. Sau khi ăn xong, 8 trong số 15 con trong đàn bỗng nhiên lăn quay ra chết. Thông tin này nhanh chóng được phổ biến trên mạng xã hội khiến dư luận tỏ ra hết sức hoang mang.

Trả lời báo VNExpress trưa ngày 16/5/2016, ông Trương Việt – chủ tịch phường Hoà Hiệp Bắc (Liên Chiêu, Đà Nẵng) bèn lên tiếng phủ nhận tin đồn gà chết do ăn cá biển. Theo ông này, sau khi xác minh, nguyên nhân khiến gà chết là do bị… bội thực ?! [đọc tiếp]

Giáo Xứ Xuân Kiều Thắp Nến Cầu Nguyện: Trả Lại Biển Xanh Cho Chúng Tôi! 15/05/2016 (Thanh Niên Công Giáo) - Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Giám mục Giáo Phận trong thư chung gửi quý Linh mục, tu sĩ nam nữ, cùng cộng đoàn dân Chúa và mọi người. Tối ngày 15.05.2016 Giáo xứ Xuân Kiều – Giáo Phận Vinh hiệp dâng Thánh Lễ Mừng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và Chầu Thánh Thể, thắp nến cầu nguyện cho người dân đang bị lao đao do biển miền Trung đang bị ô nhiễm trầm trọng. Thánh lễ có sự tham dự của hơn 1000 giáo dân trong giáo xứ. Nhiều biểu ngữ và ngọn nến đã giơ lên như trả lời cho câu hỏi "vào thời điểm đất nước lâm nguy Biển Đông ô nhiễm, ông bà cha mẹ đã làm gì để cứu biển và cứu chúng con?" Các bạn trẻ đã chuẩn bị nhiều băng rôn rất ý nghĩa: "yêu cha thiên nhiên, yêu mẹ tọa hóa", "nước cần thiết cho sự sống", "dân cần cán bộ minh bạch", "trả lại biển xanh cho chúng tôi", vv...  [đọc tiếp]

Người dân tiếp tục xuống đường vì “Cá cần nước sạch! Dân cần minh bạch” ngày 15/05/2016

15/05/2016 (Diễn Đàn Việt Nam 21 tổng hợp *) - Bất chấp đàn áp, hôm nay 15/05/2016 người dân cả nước tiếp tục xuống đường lần thứ 3 nhằm phản đối các hành vi gây ô nhiễm môi trường, đồng thời gây áp lực buộc CSVN phải minh bạch về nguyên nhân gây ra thảm hoạ cá chết hàng loạt tại miền Trung.

Tại Hà Nội:

Sáng nay, nhà cầm quyền địa phương đã ngang nhiên chà đạp và tước đoạt quyền đi lại của Nghệ sĩ Kim Chi, bà chia sẻ: “Sáng nay lúc 8 giờ 5 phút khi chúng tôi mở cửa để đi xuống đường theo lời hẹn cùng bè bạn thì đã bị hàng chục người vây lấy...

Tại Nghệ An

Bà con giáo dân xứ Song Ngọc, thuộc xã ven biển Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An xuống đường cùng với Cha JB Nguyễn Đình Thục và cha Trần Đình Tề, tới ủy ban xã để chất vấn về việc hủy hoại cuộc sống của họ, áp lực yêu cầu chính quyền phải có giải pháp cấp thiết về vấn đề cá chết hiện nay... [đọc tiếp]

Bài học cần thiết cho cuộc chiến cam go trước mắt:

Thư ngỏ của các nhóm Xã hội Dân sự Đài Loan nhân lễ trao giải "Hành tinh Đen 2009" cho Formosa Plastics Group

10/05/2016. Thục Quyên (Save Vietnam's Nature) phỏng dịch - Chúng tôi trao  giải thưởng cho Tập đoàn Formosa Plastics Group vì những lý do nêu rõ trong bức thư ngỏ này (1) để mọi tầng lớp xã hội có thể thấy được bản chất thực của qúi vị:

1. Lợi nhuận đặt trên Quyền con người; Lợi nhuận đặt trên những nguyên tắc Dân chủ

Năm 1989 Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung quốc đã đàn áp đẫm máu phong trào sinh viên ở Thiên An Môn và đã đi vào lịch sử với tên gọi "Cuộc thảm sát Thiên An Môn". Trong khi toàn thế giới ngưng thở vì sự tàn bạo của chính phủ Trung Quốc, và tất cả mọi động thái thương mại và đầu tư nước ngoài dừng lại, thì doanh nghiệp của qúi vị, Tập đoàn Formosa Plastics Group, trở thành đại công ty đầu tiên đầu tư vào Trung Quốc mà bất cần suy nghĩ hay lưu tâm đến những vi phạm nhân quyền trầm trọng của nước này. Qúi vị tuyệt đối coi thường những nguyên tắc dân chủ và thản nhiên dựa vào tên đồ tể Bắc Kinh để trục lợi!  [đọc tiếp]

Dựa vào những nhà khoa học, cư dân Đài Tây khởi kiện Formosa Plastics Group

09/05/2016 Thục Quyên (Save Vietnam's Nature) - Trong cuộc họp báo sáng ngày 13/08/2015, luật sư Thomas Chan (Trần Đức Hoa) cùng một số đồng nghiệp đã loan tin đứng đại diện cho 74 cư dân Đài Tây (Taisi Township) bị ung thư, khởi kiện nhóm Công ty Formosa Petrochemical, Formosa Plastics, Nan Ya Plastics, Formosa Chemicals and Fibre và Mailiao Power, đòi bồi thường tổng cộng 2,16 triệu Mỹ Kim (1).

Luật sư Chan cho biết, số tiền này nhằm bồi thường chi phí y tế, mất khả năng (làm việc) thu nhập, đau đớn về tâm thần cũng như thể xác, tang lễ... cho những nạn nhân các chất ô nhiễm phát ra bởi công nghệ cracking hoá-dầu của nhóm công ty Formosa tại xã Mạch Liêu (Mailiao), về phía bắc của Đài Tây. Đây là vụ kiện đầu tiên tại Trung Hoa Quốc Gia mà nguyên đơn đã lấy căn cứ từ kết quả của một chương trình nghiên cứu khoa học. Thêm vào đó, sức ép kinh tế của Formosa Plastics Group cho thấy trước con đường đầy cam go đang chờ đợi ông và các đồng nghiệp.

Những nạn nhân đã vững tâm quyết định khởi kiện khi thấy chính đơn kiện giáo sư Bỉnh Khiết Trang (Ben-Jei Tsuang) vì tội phỉ báng (2) của Formosa Plastics Group bị toà án Đài Bắc (Taipei) bác bỏ, và trong số cả ngàn những nhà khoa học và trí thức Đài Loan ủng hộ GS Trang có GS Trần Xương Truyền (Chan Chang Chuan) của Đại học Quốc gia Đài Loan (National Taiwan University), cương quyết sẵn sàng ra toà như một nhân chứng cho hiểm họa môi trường do FPG gây ra. [đọc tiếp]

Thủ tướng VN dừng 'siêu dự án sông Hồng'

09/05/2016 (BBC) - Dự án giao thông thủy xuyên Á với dự định vốn đầu tư 1,1 tỷ đôla cùng sáu công trình thủy điện dọc sông Hồng đã chưa được Thủ tướng Việt Nam phê chuẩn, theo trang tin của Chính phủ Việt Nam.

"Về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO (Dự án), Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ chưa xem xét việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật," báo Điện tử của Chính phủ Việt Nam hôm 09/5/2016 cho hay.

Bình luận với BBC về dự án này hôm 09/5/2016, Giáo sư, Tiến sỹ Ngô Đình Tuấn, chuyên gia về thủy lợi từ Đại học Thủy Lợi, Hà Nội, nói:

"Dự án giao thông ấy chỉ làm lợi cho Trung Quốc thôi. Rồi nạo vét như thế, hạ thấp mực nước, mà hạ thấp mực nước xuống, thì tất nhiên lấy nước vào đồng ruộng của Đồng bằng sông Hồng thì càng khó mà đưa vào được. Cái này, suy nghĩ nó vô lý, chỉ là nghĩ một lợi ích riêng của nhà đầu tư thôi." [đọc tiếp]

Việt Nam: Biểu tình chống Formosa gây ô nhiễm, 100 người bị câu lưu

08/05/2016 Tú Anh (RFI) - Chủ nhật 08/05/2016, hàng ngàn người Việt Nam xuống đường lần thứ hai tại Hà Nội và Sài Gòn chống công ty thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, bị xem là thủ phạm thải chất độc gây ô nhiễm sát hại thủy sản các tỉnh miền trung. Chính quyền nhanh chóng đàn áp, câu lưu khoảng 100 người.

Theo AFP, biểu tình đã nổ ra cùng một lúc tại Hà Nội và Sài Gòn. Tại thủ đô Việt Nam, vào sáng nay, hàng trăm người đã tụ họp trước Nhà Hát Lớn. Một cựu chiến binh 68 tuổi, Nguyễn Mạnh Trung cho biết ông rất phẫn nộ vì « chưa bao giờ biển của Việt Nam bị ô nhiễm nghiêm trọng như thế ». Công an can thiệp nhanh chóng. Ít nhất một trăm người biểu tình bị áp giải lên xe chở đi.

Ở Nha Trang, một nhóm blogger tuần hành cũng với biểu ngữ đòi « biển sạch, chính quyền minh bạch chuyện cá chết hàng loạt ».

Cùng lúc đó, cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra tại Sài Gòn, thủ phủ kinh tế Việt Nam. Các mạng xã hội cho biết có hàng ngàn người tham gia với biểu ngữ đòi « Formosa cút khỏi Việt Nam » « Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch ».

Chính quyền huy động một lực lượng công an chìm, nổi, cảnh sát, dân phòng dùng hơi cay giải tán. [đọc tiếp]

Tường thuật các cuộc xuống đường vì môi trường 08.05.2016

08/05/2016 (Dân Làm Báo) - Trước thảm hoạ về môi trường, nhiều công dân Việt Nam khắp 3 miền đất nước đã cùng nhau kêu gọi mọi người xuống đường để đòi hỏi đảng CSVN và nhà cầm quyền của đảng phải chấm dứt những hành động đàn áp người dân lên tiếng bảo vệ môi trường; công bố nguyên nhân, thủ phạm đầu độc biển miền Trung và khởi tố ngay lập tức vụ án xâm hại gây ô nhiễm môi trường.

Cuộc xuống đường lần thứ 2 dự trù xảy ra vào 9 giờ sáng, Chủ Nhật, 8/5/2016 tại Sài Gòn, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác.

Hàng loạt những người đấu tranh dân chủ bị bao vây tại nhà

Tại Sài Gòn, những gương mặt quen thuộc như Trần Bang, Sương Quỳnh, Lê Nguyễn Hương Trà, Đinh Đức Long, Nguyễn Hoàng Vi, Dương Thị Tân, Phạm Thanh Nghiên, Huỳnh Anh Tú, Hoàng Dũng, Nguyễn Nữ Phương Dung, Nguyễn Trang Nhung... đều bị canh gác rất chặt. anh Trịnh Bá Phương ở Hà Nội từ lúc 12h đêm qua đã bị CA vào nhà ngăn cản cấm không cho biểu tình bày tỏ thái độ trước hiểm hoạ môi sinh. Tại Hà Nội, blogger Nguyễn Lân Thắng thông báo tối qua, thứ Bảy, nhà anh đã bị hắt đầy sơn và mắm tôm. Truyền đơn tung trắng ngõ với nội dung đe doạ... Tuy nhiên, anh vẫn khẳng định sẽ hẹn gặp bạn bè tại nhà hát lớn để tham gia xuống đường bảo vệ môi trường. Cùng lúc anh Trịnh Bá Phương ở Hà Nội từ lúc 12h đêm qua đã bị CA vào nhà ngăn cản cấm không cho biểu tình bày tỏ thái độ trước hiểm hoạ môi sinh. [đọc tiếp]

Sài Gòn biểu tình vì môi trường chống Formosa sáng ngày 08-05-2016

08/05/2016 Phi Hùng (Youtube) [xem video Youtube]

Biểu tình lớn tại Hà nội ngày 8.5.2016 (tổng hợp)

08/05/2016 Đậu Văn Dương (Youtube) - Cùng với Sài Gòn, Hà nội đã đứng lên biểu tình yêu cầu Việt nam minh bạch thông tin về việc biển Miền trung nhiễm độc nặng làm cá chết hàng loạt và yêu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ biển cho nhân dân Việt nam , lên án Formosa đã huỷ hoại gây thảm hoạ ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt, cây cối thậm chí cả con người cũng bị nhiễm độc và bị chết. [xem video Youtube]

Biểu tình tọa kháng phản đối Formosa tại Hà Nội 08-05-2016

08/05/2016 Đoàn Trương Vĩnh Phước (Youtube) - Ngồi tọa kháng ôn hòa phản đối Formosa xả thải hủy hoại môi trường biển Việt Nam mà bị công an bắt vào công an quận Long Biên, Hà Nội  [xem video Youtube]

Lại nổ ra biểu tình ở Việt Nam vì cá chết

08/05/2016 (VOA) - Hàng trăm người dân ở Sài Gòn, Hà Nội và Nha Trang, Khánh Hòa, hôm nay, 8/5, tiếp tục xuống đường để phản đối sự thiếu minh bạch của chính quyền trong thảm họa cá chết ở nhiều tỉnh miền Trung và công ty Formosa của Đài Loan.

Các hình ảnh và video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy những người biểu tình cầm các biểu ngữ như “Yêu cầu minh bạch thông tin Formosa”, “Biển sạch, chính quyền sạch!”, "Vì cá, vì nước, cả nước xuống đường" hay "Trả cho tôi cá và biển sạch".

Một số bức ảnh được cho là chụp trong đồn công an quận Long Biên ở Hà Nội cho thấy khoảng hơn 30 người biểu tình đã được đưa về đây.

Trong khi đó ở Sài Gòn, có một số chiếc xe buýt lớn cũng đã được đưa tới gần nơi người phản đối tập hợp, và một số người đã bị giải lên đó rồi bị đưa đi.

Qua một số bức ảnh, có thể thấy lực lượng công an và an ninh mặc thường phục xuất hiện dày đặc trên một số con đường gần Nhà Hát Lớn ở Hà Nội, một trong các địa điểm tập hợp của người biểu tình, cũng như ở trung tâm TP HCM.

trên Facebook cá nhân, nhà báo tự do Đoan Trang viết: “Ta hãy nhớ: Nhà nước công an trị mang tên CHXHCN Việt Nam có thể đặc biệt lúng túng trong việc xử lý các sự kiện có tính chất thảm họa, đe dọa cuộc sống của người dân. Nhưng họ là bậc thầy trong việc trấn áp đối lập, tiêu diệt “phản động”. Suy cho cùng, đàn áp dân chúng dễ hơn nhiều và có thừa nguồn lực so với điều hành, quản trị đất nước”. [đọc tiếp]

Tập trung bưng bít thông tin

07/05/2016 Thanh Hieu Bui (Blog Người Buôn Gió) - Đến nay việc cá chết ở 4 tỉnh miền Trung Việt Nam đã được tròn 1 tháng, điều đáng nói là tình trạng cá chết vẫn còn diễn ra ở các tỉnh này. Nhà chức trách Việt Nam vẫn đang trong tình trạng mà họ gọi là điều tra tìm hiểu nguyên nhân.

Đến ngày 4 và ngày 5 tháng 5 năm 2016, trong phiên họp thường kỳ của chính phủ. Ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết đến nay thì chính phủ vẫn đang tích cực điều tra nguyên nhân. Nhưng khác với phiên họp trước đó, ở phiên họp này thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo thêm phần việc mới.

Cái gọi là quyết liệt tìm nguyên nhân cá chết của chính phủ Việt Nam đến giờ vẫn dậm chân tại chỗ, chưa có một thông tin nào chính thức công bố nguyên nhân rõ ràng. Mọi sự có vẻ trì trệ và đổ lỗi quanh co. Chủ nhiệm văn phòng chính phủ cáo buộc do các địa phương chậm trễ và thụ động khi báo tin lên chính phủ. Còn phía chính phủ đã rất quyết liệt.

bộ trưởng Thông Tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn phát biểu: "có một số báo đưa tin thổi phồng quá mức, suy diễn thủ phạm, khi các cơ quan chức năng đang xem xét thì truy bức họ phải đưa ra nguyên nhân". Tại sao Trương Minh Tuấn lại cho rằng đó là hành vi '' truy bức cơ quan chức năng ''.  Trách nhiệm sớm làm rõ sự thật là trách nhiệm của báo chí. Trách nhiệm sớm trả lời là trách nhiệm của cơ quan chức năng. Lỗi ở đây là do cơ quan chức năng không tìm được ra nguyên nhân hoặc không công bố nguyên nhân thật sự, khiến dư luận hoang mang chứ không phải báo chí là nguyên nhân. [đọc tiếp]

Rạn san hô khổng lồ dưới đáy biển Quảng Bình đã chết

07/05/2016 (RFA) - Báo Tiền Phong dẫn lời ông Hồ Văn Sơn, Bí thư chi bộ thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình cho biết theo tin tức được xác định từ các thợ lặn địa phương thì các rạn san hô khổng lồ dưới đáy biển Quảng Bình đã chết, cá chết nằm lớp lớp dưới đáy biển nơi thợ lặn khảo sát. Trên mặt các rạn san hô là một lớp bụi đen không rõ là loại gì phủ kín và san hô không còn hoạt động như trước nữa.

Các thợ lặn địa phương đã đem phóng viên ra biển chừng 200 mét, họ lặn xuống và mang lên hàng nắm san hô đã chết cũng như xác cá đủ loại dưới đáy biển.

Một thợ lặn cho biết cả vùng san hô rất rộng nhưng không thấy bóng dáng một loài sinh vật biển nào còn hoạt động. Rạn san hô này nằm cách bờ từ 1 tới 6 hải lý, kéo dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh. [đọc tiếp]

Đài truyền hình quốc gia VTV bưng bít thông tin về công ty Formosa và cá chết

06/05/2016 Bạn đọc Danlambao - Các lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam bên cạnh việc diễn trò và tuyên bố vung vít về thảm họa môi trường còn ra lệnh ngăn chặn thông tin về công ty Formosa và tình hình cá chết tại 4 tỉnh miền Trung.

Tin tức từ các phóng viên, nhà báo hiện đang làm việc tại Đài Truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) cho hay chủ trương bưng bít tin tức liên quan đến công ty Formosa và thảm họa môi trường gây ra hiện tượng cá chết tại 4 tỉnh ven biển miền Trung.

Trong một tin nhắn gửi cho nhóm, Biên tập biên VTV1 Xuân Dung thông báo:

"Tổng giám đốc (tức ông Trần Bình Minh, Ủy viên TW đảng CSVN) truyền đạt ý kiến của lãnh đạo chính phủ: VTV không tiếp tục phản ánh cá chết ở miền Trung."

BTV Xuân Dung cũng nhắn với đồng nghiệp: "Thu bỏ tin ngao chết đi nhé"

Tiếp đó cũng chính Biên tập viên này nhắc tiếp: "Tin mới: dừng các phóng sự liên quan Hà Tĩnh và Formosa"

"Sáng mai BL (mục Bình Luận?!) cũng không đưa nha" [đọc tiếp]

‘Cá chết xếp lớp dưới đáy biển ở Quảng Bình’

06/05/2016 (Người Việt) - QUẢNG BÌNH (NV) - Ngư dân lặn biển cho hay “cá chết xếp lớp dưới đáy biển ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình” theo bản tin của tờ Tiền Phong hôm Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016. Tờ Tiền Phong đưa tin rằng: “Ngư dân các xã bãi ngang ven biển Quảng Bình cho biết: Họ phát hiện cá chết xếp lớp dưới đáy biển từ bờ ra từ 1 đến 6 hải lí.”

Báo này thuật lời ông Nguyễn Hơn, ngư dân ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch cho biết khi lặn xuống đáy biển, nơi có rạn san hô để bắt cá, thấy cá chết xếp lớp. Bên cạnh đó, rạn san hô bị phủ một lớp bùn đen kịt khác với ngày xưa.

Trong một bản tin tờ Tiền Phong thuật lời ông Vũ Văn Tám, thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triền Nông Thôn  cho biết, các mẫu phân tích về cá chết ở các tỉnh Bắc Trung Bộ của bộ này đã có kết quả. Tuy nhiên, ông này lại nói: “Chúng tôi đã gửi cho Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Bộ Khoa Học và Công Nghệ. Các mẫu tất nhiên có cả kim loại nặng, còn về số lượng thế nào thì bộ không được công bố.”

Cho tới nay, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn nín lặng về nguyên nhân làm cá biển chết như thế, khuyến cáo người dân không ăn cá chết. Quan chức một số tỉnh thì biểu diễn tắm biển và ăn cá trên trên bờ biển để chứng tỏ thảm kịch đã qua rồi trong khi vẫn chưa trả lời câu hỏi của người dân. [đọc tiếp]

Cá chết ở miền Trung nhiễm kim loại nặng

06/05/2016 (RFA) - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám hôm 5/5 nói với báo chí Hà Nội là, các mẫu cá chết ở Bắc Trung bộ mà Bộ phân tích cho thấy cá bị nhiễm kim loại nặng.

Tuy vậy Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết ông không được phép công bố chi tiết, về chủng loại, thành phần cũng như số lượng kim loại nặng mà cá bị nhiễm từ nước biển.

Báo điện tử Tiền Phong trích lời Thứ trưởng Vũ Văn Tám giải thích là, Thủ tướng chỉ đạo tất cả kết quả phải được chuyển cho Bộ Tài nguyên Môi trường và chỉ có Bộ Tài nguyên Môi trường là cơ quan được phép công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung. [đọc tiếp]

Trách nhiệm và Danh dự: cách hành xử của các nhà khoa học và trí thức Đài Loan

06/05/2016 Thục Quyên (Save Vietnam´s Nature) - Ngày 20.09.2012, Giáo sư Ben-Jei Tsuang, một kỹ sư môi trường của Đại học National Chung Hsing (Taichung) đã phải ra hầu toà vì bị công ty hóa-dầu Formosa Plastics Group (FPG) kiện về tội phỉ báng và đòi bồi thường thiệt hại 1,33 triệu Mỹ Kim cũng như phải đăng lời xin lỗi trên bốn tờ báo lớn, sau khi ông trình bày bằng chứng về nguy cơ tăng bệnh ung thư tại vùng dân cư sống gần những nhà máy của công ty này, do liên quan đến kim loại nặng và dioxin thải vào không khí.

Ngày 4/09/2013, toà án Taipei đã bác đơn kiện của nguyên cáo (công ty FPG) với lý do đưa ra trong một thông cáo báo chí:

"Đó là những ý kiến công bằng về một chủ đề mà công luận có quyền chỉ trích"

Chuyện gì đã xảy ra tại Việt Nam từ khi hàng trăm ngàn rồi tới hàng triệu những con cá chết nổi lên trắng bờ biển miền Trung?

Những nhà khoa học, trí thức của Việt Nam đâu? Nhất là những người ở hải ngoại êm ấm, có tự do nói và làm theo lương tâm? [đọc tiếp]

Biểu tình bảo vệ môi trường – Hành động chính đáng của người dân

06/05/2016  Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hôm Chủ nhật 1/5 vừa qua, hàng ngàn người đân ở nhiều địa phương như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Quảng Bình đã xuống đương biểu tình bảo vệ môi trường biển đang bị nhiễm độc nặng bởi hóa chất cực mạnh khiến cá chết hàng loạt, cuộc sống của người dân bị đe dọa nghiêm trọng.

Mặc dù các cuộc biểu tình diễn ra trong bầu không khí ôn hòa nhưng ở một số địa phương vẫn bị công an đàn áp thô bạo, đánh đập dã man.

Chị Nguyễn Trang Nhung sau khi biểu tình đã bị câu lưu hết đồn công an này đến đồn công an khác đến rạng sáng 2/5 mới được trở về nhà.

Từ Sài Gòn, chị Nguyễn Trang Nhung đã nói lên nỗi bức xúc của mình với phóng viên Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe.

Đầu Tư Nước Ngoài Và Ô Nhiễm Môi Trường

05/05/2016 Nguyễn Mạnh Trí (Việt Báo) - Ba sự kiện ô nhiễm môi trường tiêu biểu: công ty Vedan và sông Thị Vải, dự án Bauxite Tây Nguyên và gần đây nhất là vụ cá chết hàng loạt tại Vũng Áng – Hà Tỉnh mà kết quả điều tra vẫn chưa được công bố.

Ba dự án trên khởi đầu trước thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhưng dù ông Phúc hay các ông X, Y, Z nào đó thì hệ lụy do cơ chế vẫn xảy ra. Khác hẵn với 2 vụ trước, trong vụ cá chết tại Vũng Áng, báo chí lề trái cũng như lề phải tại quốc nội đều loan truyền rộng rãi về biến cố này. Biểu tình của dân chúng cũng ở quy mô lớn hơn.

Các dự án trên là điển hình của thảm kịch mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng nhưng chẳng có ai chịu trách nhiệm. Bộ Tài nguyên-Môi trường cũng như ý kiến của các chuyên gia chỉ đóng vai trò trung cấp, phát biểu theo lệnh của Đảng và Nhà nước. [đọc tiếp]

Trung Quốc phá hủy môi trường Biển Đông, giới khoa học kêu cứu

05/05/2016 Trọng Thành (RFI) - Việc khai thác và xây dựng bừa bãi tại Biển Đông, mà rõ nhất là tại các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng tại Trường Sa đang ngày càng trở thành mối lo ngại lớn về sinh thái. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy diện tích san hô tại bảy thực thể địa lý do Trung Quốc kiểm soát giảm ít nhất gần 30%. Việc hủy diệt san hô – nơi trú ẩn và sinh trưởng của nhiều loài cá biển – đe dọa nguồn hải sản nuôi sống hàng chục triệu cư dân ven bờ. Nhiều tiếng nói cất lên kêu gọi các nhà khoa học trong khu vực hợp tác và xây dựng khu vực biển được bảo vệ tại Biển Đông, trước khi tình hình trở nên quá muộn.

Một bài viết trên báo mạng The Huffington Post, (đầu tháng 4/2016), dẫn lại một nghiên cứu của đại học Hawaii, Hoa Kỳ, về các rạn san hô tại bảy địa điểm : Cuarteron (đá Châu Viên), Fiery Cross (đá Chữ Thập), Gaven (đá Gaven), Hughes (đá Tư Nghĩa), Johnsons South (đá Gạc Ma), Mischief (đá Vành Khăn), Subi (đá Xu Bi). Nghiên cứu của đại học Hawaii khẳng định Trung Quốc đã bồi đắp khoảng 10,7km² tại khu vực này từ tháng 2/2014 đến tháng 5/2015, cùng lúc đó diện tích san hô bị giảm là 11,6 km², tương đương 26,9% diện tích. [đọc tiếp]

Đọc mà thấy rùng hết cả người

04/05/2016 Hiếu Bùi (FB GioThu) - ... Nhân chuyện cá chết ở quê mình hỏi nó , nó buồn lắm cứ thở dài suốt rồi nó nói :

Không phải các quan mình ngu mà vì đồng tiền nó che mắt rồi . Mỗi dự án đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường . Nhưng cái thằng có hiểu biết có học thức thì không được làm mà lại đưa cho cái thằng không biết gì làm thế là chúng nó chỉ copy . Ví dụ nhà máy xi măng thì mấy chục cái nhà máy xi măng đều dùng chung một báo cáo chỉ sửa tên , địa điểm .... Có lần chúng nó quên sửa một vài chỗ đến lúc trong báo cáo làm cho nhà máy xi măng Ninh Bình thì vài chỗ còn tên nhà máy xi măng Hà tiên .

Đến khi xây dựng thì phần xử lý nước thải , khí thải các doanh nghiệp muốn chắc ăn thì phải nhường suất này cho các sân sau của các quan . Làm đúng thiết kế thì tốn kém nên các quan thường gợi ý ví dụ hệ thống xử lý này hết 1 tỷ USD thì anh làm sao chỉ hết 200 triệu đô thôi còn 800 triệu đô thì chia đôi anh 400 tôi 400 như vậy là cả doanh nghiệp và các quan đều có lợi .

... Thằng Vedan nó thuê tàu mang đi đổ ngoài biển . Thằng Vedan nó có hẳn 1 con tàu 1500 tấn chở hàng lỏng chuyên chạy đi đổ ngoài biển , có lúc sản xuất nhiều nó còn phải thuê tàu của bọn Nga , chỉ bọn Nga nó liều mới dám làm chuyện này. [đọc tiếp]

GM Nguyễn Thái Hợp nói về kiến nghị giải quyết ô nhiễm biển

04/05/2016 Gia Minh (PGĐ Ban Việt ngữ RFA) - Nhiều vùng chịu tác động bởi thảm họa môi trường khiến cá, hải sản chết hằng loạt trong thời gian cả tháng qua là thuộc giáo phận Vinh. Vào ngày 3 tháng 5 vừa qua, bảy linh mục và hơn 18 ngàn giáo dân hạt Kỳ Anh, Hà Tĩnh gửi thư đến thủ tướng, các cấp cao nhất của chính quyền Hà Nội cũng như Hội đồng Giám mục Việt Nam trình bày về thực trạng mà họ phải gánh chịu, cũng như đưa ra 5 đề nghị về thảm họa môi trường gây cá, hải sản chết hằng loạt tại địa phương.

Gia Minh phỏng vấn Đức giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp, vị chủ chăn của Giáo phận Công giáo Vinh. Trước hết ông đưa ra nhận định về thảm họa môi trường biển bị ô nhiễm chất độc làm cá, hải sản chết hằng loạt dọc bờ biển từ Hà Tĩnh vào đến Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng…

GM Nguyễn Thái Hợp: Câu chuyện cá chết ở Kỳ Anh là ‘giọt nước tràn ly’. Qua giọt nước đó bây giờ người ta mới ‘tá hỏa tam tinh’ la rầm lên. Nhưng chuyện đó đã xảy ra trong đời thường, trên những bàn ăn Việt Nam từ khá lâu nay rồi. [đọc tiếp]

Thảm Họa Sẽ Tới Phú Quốc

03/05/2016 (Việt Báo) - Cá chết, tôm chết, cua chết, chim chết, biển chết... sẽ lan từ Hà Tĩnh Tới Phú Quốc, theo tin của báo Người Đô Thị.

Chưa hết, Bauxite VN loan tin theo một lá thư từ một kỹ sư Formosa nói rằng khi nhà máy chạy, môi trường sẽ thê thảm hơn... và không thể nào dò ra nguồn xả thải, vì phong bì đã, đang và sẽ nhét vào tay cán bộ.

Báo Người Đô Thi hôm 29-4-2016 có bản tin tựa đề “Thảm họa cá chết miền Trung: Nguồn độc có khả năng lan xuống tận Phú Quốc” trong đó, trích như sau:

“Qua tính toán dòng chảy đáy biển, KS Doãn Mạnh Dũng, phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế Biển TP.HCM, cảnh báo: nếu không cắt ngay nguồn độc đang gây cá chết tại 4 tỉnh ven biển miền Bắc Trung Bộ, và mới ngày hôm nay 29.4 là Đà Nẵng, thì nguy cơ chất độc sẽ còn lan xuống tận Phú Quốc! Đặc biệt, cần nhìn nhận Sơn Dương – Vũng Áng là một yếu huyệt bảo vệ sự an ninh lãnh thổ Việt Nam từ hướng biển! [đọc tiếp]

Người dân cả nước xuống đường tuần hành vì môi trường

01/05/2016 (Truyền Thông Chúa Cứu Thế) - Sáng nay, ngày 1/5, sau những gần một tháng xảy ra tình trạng cá chết hàng hoạt tại biển Miền Trung từ Hà Tĩnh tới Đà Nẵng, mà theo cách trả lời của cơ quan hữu quan là chưa tìm ra nguyên nhân, với những cách hành xử thiếu minh bạch, có mục tiêu bảo kê cho công ty Formosa – nghi vấn chính gây tình trạng cá chết hàng loạt, người dân tại nhiều nơi đã cùng nhau xuống đường biểu tình “vì một môi trường biển sạch”.

Tại Hà Nội: Từ chiều tối ngày 29/4, nhà cầm quyền đã rải quân đi khắp nơi, suốt đêm canh gác trước cửa những các gia đình mà họ cho rằng sẽ tham gia cuộc tuần hành. Sáng nay, tại các địa điểm được cho là sẽ có biểu tình, nhất là bờ Hồ Hoàn Kiếm, Chính quyền đã bố trí một lực lượng rất đông an ninh, mật vụ, cùng các phương tiện chuyên dụng, như xe phá sóng, xe bắt người…

Lúc 9 giờ 00, ngay tại nhà Hát Lớn Hà Nội, cuộc biểu tình đã chính thức nổ ra. Hàng trăm người dân, trong đó có các nhân sĩ, trí thức đã giương cao biểu ngữ: “Tôi yêu môi trường biển và tôm cá”, “Toàn Dân Việt Nam Cứu Biển”.

Mọi người cùng hô vang khẩu hiệu: “Bảo vệ môi trường biển”, “Bảo vệ con em chúng ta”, “Bảo vệ Biển Miền Trung”…

Tại Sài gòn: Lúc này, 9 giờ 10, biểu tình cũng đã nổ ra ngay tại Công viên 30/4.

Rất nhiều biểu ngữ có nội dung thật ấn tượng được người dân Sài Gòn giương cao bày tỏ nỗi lòng của mình, như: “Bỏ mặc môi trường bị đầu độc là rước kẻ cướp vào nhà”, “Xâm hại môi trường chính là xâm hại quốc gia”, “Biển chết, tôm cá nghêu chết… Dân Việt Nam rồi sẽ chết nếu không đứng lên đòi quyền sống”, “Trả lại Việt Nam Biển trong xanh, ngừng xả thải ra biển”. [đọc tiếp]

Tuyên bố về tội ác đầu độc biển miền Trung Việt Nam (cập nhật đợt 2, tổng cộng 555 người ký)

01/05/2016 (Bauxite Việt Nam) -  Vụ nước biển miền Trung bị nhiễm độc nặng nề, mà chứng cứ là hàng chục tấn cá biển lớn nhỏ chết giạt vào bờ từ đầu tháng 4/2016 vẫn tiếp tục đến hôm nay, lan từ Hà Tĩnh, vào Quảng Bình, Quảng Trị, đến Thừa Thiên-Huế, … đã gây ra sự phẫn nộ chưa từng có trong toàn thể nhân dân Việt Nam.

Đại hoạ thảm khốc trên không chỉ hủy hoại ngư trường của hàng vạn người dân ven biển miền Trung, hủy hoại môi sinh ven bờ, gây ra tình trạng lan tràn thực phẩm độc hại cho các vùng khác, mà còn gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đối với các ngành kinh tế khác của Việt Nam như dịch vụ nghề cá, sản xuất muối, nuôi trồng thủy hải sản ven sông biển, du lịch, các dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng ven biển…

Tình trạng ô nhiễm biển nặng nề như trên không chỉ gây hậu quả xấu đối với kinh tế biển Việt Nam mà chắc chắn sẽ lan sang một số nước khác trong khu vực.

Đây là một tội ác hủy hoại môi trường sinh thái và diệt chủng tiềm tàng. Trước mắt là cá và các loài thủy hải sản chết hàng loạt, và đã có người chết; sau đó sẽ gây ra bệnh tật nguy hiểm cho con người và các vật nuôi như đã từng xảy ra ở một số nơi trên thế giới trước đây cùng nhiều hệ lụy chưa thể lường hết được.

Cho đến hôm nay, mặc dù được một số thế lực bao che và tìm cách hoãn binh để phi tang, nhiều bằng chứng đã chỉ ra nghi phạm số một của vụ đầu độc biển Vũng Áng: Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan đóng tại Vũng Áng Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) đã xả số lượng lớn chất cực độc ra biển trong quá trình súc rửa đường ống xả thải. [đọc tiếp]

Tuyên bố của các tổ chức Xã hội Dân sự độc lập về thảm họa quốc gia tại các tỉnh miền Trung

29/04/2016 (anhbasam) - Bắt đầu từ ngày 6-4-2016, trên địa bàn các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên–Huế và một phần Quảng Nam đã xảy ra hiện tượng nhiều loài cá sống ở tầng đáy và vùng duyên hải (có cả cá voi) chết hàng loạt trôi vào bờ. Cá, ngao nuôi trong đầm gần biển và lồng bè trên biển cũng đồng số phận, gây ô nhiễm môi trường chưa từng thấy và hết sức nghiêm trọng. Song song đó, một thợ lặn thi công xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh) đã qua đời hôm 24-04. Ngày 26-04, 5 thợ lặn khác tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã phải vào bệnh viện sau khi lặn từ khu vực biển Vũng Áng lên. Ít nhất đã có hơn 20 trường hợp cấp cứu ở huyện Phúc Trạch (Quảng Bình) vì ăn các loại hải sản nghi nhiễm độc. Cũng khoảng 200 thực khách dự tiệc khai trương một nhà hàng tại huyện Quảng Trạch bị trúng độc sau khi thưởng thức các món cá biển. [đọc tiếp]

Trước thềm Festival Huế - các nghệ sĩ đã tỏ thái độ

29/04/2016 (Blog Tễu) Lê Nguyễn Hương Trà: Tại thành phố Huế, sáng nay 29.4 nhóm nghệ sĩ Viet Art Space gồm Lê Nguyên Mạnh, Maxime Lacino (Pháp), Lý Trực Sơn, Nguyễn Văn Hè, Phạm Chí Líp, Trần Nhật, Philip Pham đã tổ chức nghệ thuật trình diễn (Performance art) tại bờ Nam cầu Tràng Tiền.

Tuy nhiên, ý tưởng "Nỗi đau của những con cá” mang tính thời sự này, trong không gian trình diễn quanh sông Hương – đã bị các bác Sở VH-TT&DL Thừa Thiên - Huế thổi còi…. mời vào Trung tâm Dịch vụ Du lịch Festival Huế làm việc. Lý do: không có giấy phép trình diễn. [đọc tiếp]

Đất nước chỉ là cái ao tù hay bãi thải chất độc?

29/04/2016 Phạm Khánh Chương (anhbasam) - Việc cá chết hàng loạt trải dài từ Hà Tĩnh đến Huế-Thừa Thiên và cách đối phó với dư luận của lãnh đạo Cộng sản VN đã thể hiện sự vô trách nhiệm, bất tài và bao che của họ.

Trong thông cáo báo chí, Thứ trưởng Bộ TN & MT Võ Tuấn Nhân cho rằng việc cá chết hàng loạt hoặc do chất độc từ hoạt động của con người gây ra hoặc do hiện tượng tảo nở hoa. Ông ta nói rằng đó là nhận định sơ bộ của các nhà quản lý và các nhà khoa học.

Câu hỏi đặt ra là, ngoài nguyên nhân độc tố, “các nhà khoa học” nào trong cuộc họp kín đó đã nhận định là do “hiện tượng tảo nở hoa”?

Nhận định về nguyên nhân “tảo nở hoa” của “nhà khoa học” thiếu kiến thức, hay có thể nói là ngu dốt nào đó đã làm cho toàn bộ cuộc họp kín, quan trọng mà cả nước đang chú tâm theo dõi thành một cuộc họp của một “hội kín”. Hay nói khác hơn, đó là cuộc họp của các thành viên Mafia tìm cách thống nhất ý kiến, nhằm đối phó với tình thế hơn là tìm biện pháp giải quyết. [đọc tiếp]

Thứ trưởng VN: Câu hỏi về cá chết làm ‘tổn hại đất nước’

28/04/2016 (VOA) - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đã cắt ngang câu hỏi của một nữ phóng viên trong cuộc phỏng vấn tối 27/4 và nói câu hỏi đó làm ‘tổn hại đất nước’.

Trong video clip quay trực tiếp của Báo Thanh Niên được đăng tải trên mạng xã hội Facebook về cuộc phỏng vấn với Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, sau cuộc họp báo thông báo về nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, một nữ nhà báo đặt câu hỏi: [đọc tiếp]

CÁ CHẾT: Nhận định rùng mình của 3 nhà khoa học VN ở nước ngoài

27/04/2016 (Blog Đào Hiếu) Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để dự đoán khả năng hai trường hợp có thể xảy ra.

Để khẳng định một cách chính xác, các phương pháp phân tích hóa chất thường dùng trong các phòng thí nghiệm hóa học, phân tích chất lượng nước… có thể xác định chính xác hóa chất gây cá chết .

Những thí nghiệm này không quá phức tạp chỉ cần trình độ cử nhân hóa học là làm được.

Tuy nhiên không hiểu lý do vì sao cho đến giờ chưa có một báo cáo nào công bố cụ thể các chỉ số cho toàn dân biết để phòng tránh.

Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để có thể đưa ra nguyên nhân cá chết do nhiễm độc kim loại nặng. [đọc tiếp]

27 luật sư 'đồng hành cùng ngư dân'

27/04/2016 (BBC) - 27 luật sư tham gia Liên danh Phục vụ Công lý cùng ký thư ngỏ đề ngày 25/4 đề nghị cơ quan chức năng làm rõ vụ cá chết tại bốn tỉnh miền Trung và yêu cầu Bộ Công an “cân nhắc khởi tố vụ án hình sự”.

Thư ngỏ của các luật sư đề gửi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, cơ quan chức năng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế).

“Chúng tôi đề nghị báo chí và người dân không kết luận Formosa là thủ phạm thảm hoạ này cho đến khi các chuyên gia, nhà khoa học và cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam xác định nguyên nhân, nguồn gốc và điểm xuất phát của thảm họa”, bức thư viết.

“Chúng tôi đề nghị Bộ Công an yêu cầu cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an xem xét vụ thảm họa này, cân nhắc khởi tố vụ án hình sự về những hành vi gây ô nhiễm môi trường và hủy hoại nguồn lợi thủy sản theo các điều 182 và 188 Bộ luật Hình sự”. [đọc tiếp]

Kêu gọi ‘xuống đường vì môi trường’

27/04/2016 (BBC) - Mạng xã hội lan truyền kêu gọi ‘xuống đường vì môi trường’ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hôm 1/5 sau vụ cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh.

Một nhà hoạt động cho BBC biết hôm 27/4 là sự kiện này do “anh em chung cùng lên tiếng, chứ không đứng tên hội nhóm hay cá nhân nào”.

Thư ngỏ kêu gọi “mọi người tập hợp vào 9:00 sáng ngày 1/5 tại Nhà hát lớn (1 Tràng Tiền, Hà Nội) và Công viên 30/4 (Lê Duẩn, quận 1, TP Hồ Chí Minh)”.

Ngoài ra, “mọi người ở bất cứ nơi nào có thể biểu thị với một biểu ngữ trong tay và một tài khoản Facebook”.

“Chưa khi nào Việt Nam phải đối mặt cùng lúc với nhiều thảm họa về môi trường đến như thế. Vì nhiều lý do như: đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế, thay đổi khí hậu… Và nguyên nhân quan trọng nhất là thiếu sự quan tâm của chính mỗi người dân đến môi trường sống của mình”, thư ngỏ viết.

Hôm 27/4, trả lời BBC từ Hà Nội, ông Hoàng Đức Minh, Giám đốc tổ chức Hành động vì Tương lai (Action4Future) nói: “Tôi nghĩ sự kiện này là cần thiết để có thêm nhiều người dân bày tỏ sự quan tâm đến môi trường. Bây giờ là lúc người ta nhận ra vấn đề môi trường có liên quan tương đối đến chính trị và thể chế”. [đọc tiếp]

Không thể lấy ô nhiễm môi trường làm giá để thu hút đầu tư nước ngoài

27/04/2016 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sự kiện cá chết hàng loạt bắt đầu từ khu công nhiệp Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh lan sang Quảng Bình, Quảng Trị đến phía Nam tỉnh Thừa Thiên, Huế làm người dân sống tại các vùng ven biển này lo âu.

Ngày 22.04.2016, hơn nửa tháng sau khi có những tin tức về việc cá chết hàng loạt này tại bờ biển Hà Tĩnh nơi có khu công nghiệp Formosa, Ông Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CSVN có cuộc thăm khu dân cư mẫu xã Thạch Văn và khu công nghiệp tại đó, nhưng hoàn toàn không hề bước chân ra biển xem tình hình cá chết ra sao khiến cho dư luận thất vọng và bức xúc vì thái độ vô tâm của người đứng đầu đảng CSVN.

Dư luận còn bực tức hơn nữa khi Ông Chu Xuân Phàm, Giám Đốc Đối Ngoại của Formosa nói rằng người dân ở đây cũng như Nhà nước sẽ phải cân nhắc và lựa chọn, vì việc xả thải chắc chắn có tác động đến môi trường. Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá.

Sau đây là cuộc trao đổi giửa nhà báo Trần Quang Thành và Tiến sĩ Lê Đăng Doanh liên quan đến sự việc này như sau:

30 năm Chernobyl, 5 năm Fukushima, và rồi ở đâu nữa?

26/04/2016 Dương Thạch (Save Vietnam's Nature) - Năm 2016 đánh dấu hai kỷ niệm buồn thảm của thế giới. 30 năm trước, vào ngày 26 tháng 4 năm 1986, huyền thoại "điện hạt nhân an toàn" kết thúc đột ngột với tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. 5 năm trước đây, ngày 11 tháng 3 năm 2011 đã chỉ ra rằng nhân loại không học được bài học của Chernobyl, và vì thế đưa đến thảm họa hạt nhân ở Fukushima.

Tại Việt Nam, chương trình nhà máy điện hạt nhân chịu chi phối rất nhiều của tập đoàn Rosatom qua tuyên truyền cũng như của các quan chức trách nhiệm về vấn đề này. Trong khi Rosatom và giới cầm quyền Hà Nội nỗ lực ca ngợi "điện hạt nhân an toàn" thì ngay đại biểu quốc hội cũng chỉ được thông tin mù mờ. [đọc tiếp]

Vũng Áng thành “lãnh thổ” Trung Quốc? Vụ cá chết: ‘Chúng tôi không thể vào kiểm tra KCN Vũng Áng’!

22/04/2016 (Blog Bùi Văn Bồng) -  Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Áng được vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền – Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT Phạm Khánh Ly cho biết.

Trao đổi với VietNamNet, ông Ly cho biết: “Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Ánh vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn công tác không có thẩm quyền, chức năng kiểm tra tại khu vực này”.

Ông Ly thông tin thêm: “Chúng tôi vào làm việc với Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Hà Tĩnh với tư cách là cơ quan quản lý theo ngạch dọc. KCN Vũng Áng bao gồm nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng và KCN Formosa có yếu tố nước ngoài nên cần thành lập đoàn công tác liên ngành, có chỉ đạo của Thủ tướng thì mới tiến hành kiểm tra được”. [đọc tiếp]

Cá chết hàng loạt do nguồn nước nhiễm độc?

21/04/2016 (RFA) - Cơ quan chức năng Việt Nam hôm nay loan báo về việc điều tra để tìm hiểu nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt dọc bờ biền miền Trung có phải do nước bị nhiễm độc hay không.

Được biết từ ngày 6/4 đến nay, hiện tượng cá nuôi, cá biển chết hàng loạt, phơi bụng trắng bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị cho đến cả Thừa Thiên - Huế. Tình trạng này không chỉ làm hoang mang dư luận, mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến miếng cơm, manh áo của người dân. Người dân địa phương đã phải vớt và chôn hàng chục tấn cá chết.

Theo kết luận ban đầu, cơ quan chức năng cho hay trong nguồn nước có yếu tố gây độc, dẫn đến việc cá chết. Tuy nhiên kết quả chỉ mới dừng lại ở đó chứ chưa xác định rõ được yếu tố gây độc là gì và từ đâu. [đọc tiếp]

Ðông Nam Á khổ sở vì gặp hạn trầm trọng

17/04/2016 Christian Mihatsch, bản dịch của Trần Huê (Diễn Đàn Việt Nam 21) - LGT: Ai đã lớn lên hoặc có dịp đi qua vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ không bao giờ quên được cảnh sông nước mênh mông, kinh rạch chằng chịt đó đây, những cánh đồng lúa bát ngát cò bay thẳng cánh, những vườn cây ăn trái xanh tươi, nặng trái. Vào mùa nước cá bắt đầy thuyền. Đồng bằng sông Cửu Long qua các thời đại từng là "Vựa lúa của Việt Nam" thật không ngoa.

Từ 2 tháng nay, nạn hạn hán và nhiễm mặn đang hoành hành nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, bị nặng nhất là tỉnh Bến Tre.

Phóng viên Christian Mihatsch của tạp chí môi trường Klimaretter (Người cứu khí hậu) đã tuờng trình về nạn hạn hán tại Ðông Nam Á, nặng nhất tại Thái Lan và Việt Nam [đọc tiếp]

Siêu hạn hán tại đồng bằng sông Cửu Long đe dọa tới an ninh lương thực

12/04/2016  Christina Larson * Trần Xuân Bách (Danlambao) dịch - Đợt hạn hán nghiêm trọng nhất từng được ghi nhận tại Việt Nam hiện đang làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực. Trong một cuộc họp với các quan chức chính phủ vào tuần sau, các chuyên gia nghiên cứu cùng với văn phòng khu vực Châu Á của Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) tại Hà Nội sẽ công bố các bản đồ cho thấy cách thức và mức độ nguy hiểm mà tình trạng khan hiếm nước và biến đổi khí hậu có thể gây ra đối với các loại lương thực chủ yếu như gạo, sắn, ngô, cà phê và hạt điều trên toàn quốc.

Theo lời ông Brian Eyler, phó giám đốc Chương trình Đông Nam Á của trung tâm Stimson, tại Washington D.C: “Mức độ nghiêm trọng của đợt hạn năm nay sẽ có tác động sâu rộng tới sản xuất nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long”. [đọc tiếp]

Thích nghi với hiện trạng đồng bằng sông Cửu Long là một giải pháp?

31/03/2016 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hiện nay nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang bị ngập mặn, hạn hán nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân, đặc biệt là nông dân đã khó khăn ngày càng khốn khó hơn.

Câu hỏi đặt ra là làm gì để góp phần giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này bằng những hành động cụ thể như tổ chức sản xuất và thị trường để sản phẩm của người dân được tiêu thụ tốt không bị rơi vào tình trạng ”được mùa rớt giá”.

Là một kỹ sư có nhiều quan tâm đến công việc của nhà nông, từ Sài Gòn anh Nguyễn Văn Thạnh đã nói lên đôi điều suy tư của mình về tình trạng ngập mặn, khô hạn ở đồng bằng song Cửu Long hiện nay.

Cuộc phỏng vấn do phóng viên Trần Quang Thành thực hiện. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Trung Quốc xả nước cứu hạn đồng bằng sông Mêkông: Cứu tinh hay bạo chúa?

31/03/2016 Minh Anh (RFI) - Đồng bằng sông Cửu Long hạn hán nặng chưa từng thấy. Trung Quốc thông báo xả nước cứu hạn theo yêu cầu của Việt Nam. Cử chỉ này của Bắc Kinh được các nước trong lưu vực sông Mêkông đồng hoan nghênh. Tuy nhiên, tờ báo mạng The Diplomat ngày 23/03/2016 đặt câu hỏi : «Việc Trung Quốc xả nước cứu hạn cho đồng bằng sông Mêkong là một cử chỉ của một cứu tinh hay bạo chúa?».

Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc xả nước cứu hạn. Lời yêu cầu đó đã được Trung Quốc đáp trả. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng cho hay : « Xét đến mối bận tâm của các nước hạ lưu sông Mekong, chính phủ Trung Quốc quyết định vượt qua những khó khăn riêng và cấp nước khẩn cấp ». Theo đó, nước sẽ được xả từ đập thủy điện Cảnh Hồng, nằm ở tỉnh Vân Nam (tây nam Trung Quốc) về sông Mekong từ ngày 15/3 cho đến ngày 10/04/2016.

Đối với giới truyền thông và chính phủ Trung Quốc, hiện tượng El Niño mới là thủ phạm gây ra đợt hạn lớn như thế... Nhưng theo các quan chức và các chuyên gia tại Việt Nam, hiện tượng El Nino chỉ là một phần nguyên nhân. Chủ yếu là do việc xây dựng quá mức đến hơn 10 đập thủy điện trên thượng nguồn của con sông. [đọc tiếp]

TS Lê Đăng Doanh: Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam phải cải cách thể chế

30/03/2016 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Kinh tế Việt Nam đang trải qua những khó khan rất gay gắt, nợ công, nợ xấu đã ở mức báo động. Ngân sách thu không đủ chi. Năng lực cạnh tranh yếu kém. Trong khi đó tình trạng tham nhũng, lãng phí hầu như không kiểm soát nổi.

Từ Hà Nội, TS Lê Đăng Doanh khẳng định muốn nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam phải cải cách thể chế.

Cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện [nghe phỏng vấn / đọc văn bản]

Làng mất, rừng chết, đồng bằng hạn hán là đương nhiên

30/03/2016 Nguyên Ngọc (Bauxite Việt Nam) - “Từ xa xưa, và cho đến tận năm 1975, xã hội Tây Nguyên đã tồn tại bền vững trên cơ sở một cấu trúc xã hội đặc trưng, lấy làng làm đơn vị xã hội cơ bản và duy nhất. Làng tồn tại bền vững trên nền tảng kinh tế, vật chất là quyền sở hữu tập thể của cộng đồng làng đối với đất và rừng.

Ở Tây Nguyên, từ xa xưa, hoàn toàn không có rừng vô chủ. Từng tấc rừng đều thuộc về một làng cụ thể. Người ta gọi đó là không gian xã hội, hay không gian tồn tại của làng ... Chủ trương quốc hữu hóa đất và rừng Tây Nguyên từ sau năm 1975, là tước đi mất cái nền tảng  vật chất của làng. Làng Tây Nguyên tất yếu đổ sụp. Văn hóa cũng không thể còn, chỉ còn văn hóa diễn và giả.

Và hôm  nay, ta đang chứng kiến một trong những hậu quả không thể ngờ: Đồng bằng Nam Bộ, vựa lúa sống còn của cả nước, đang khô cháy và mặn chát … vì mất rừng Tây Nguyên! Một bài học thật lớn, thật cay đắng, về cả tự nhiên lẫn xã hội!” [đọc tiếp]

Hiệu ứng cánh bướm

30/03/2016 Sương Quỳnh (Bauxite Việt Nam) - Hiện tượng này rằng đầu tiên chỉ một cái vẫy cánh của con bướm, rồi nhiều con đã tạo ra làn gió nhẹ và rồi cả bầy đàn thì đã tạo nên một cơn gió và hiệu ứng đồng loạt sẽ thành cơn bão. Vâng, lúc đầu chỉ 10 thanh niên khi đọc báo thấy đưa tin rằng ngày 26-3 TP. HCM sẽ hạ đốn và di dời 300 cây đại thụ hơn 100 năm tuổi trên đường Tôn Đức Thắng để làm đường metro trên cao và ga tàu. Nhóm nhỏ này tự động làm biểu ngữ và 4 giờ chiều ngày 25-3-2016 đã đứng trước cổng Đại học Sài Gòn trên đường Tôn Đức Thắng giơ biểu ngữ phản đối việc đốn hạ cây xanh. Các bạn trẻ mong muốn gây được chú ý và mong muốn người dân Sài Gòn cùng lên tiếng. Các bạn trẻ đã thuyết phục các sinh viên Sài Gòn cùng tham gia và một số em đã tham gia cùng giơ biểu ngữ phản đối chặt cây và kêu gọi giữ lá phổi xanh cho Thành phố.

Thông tin đưa lên facebook đã được share rộng lan tràn và nhiều ý kiến đồng ý với cả hơn 2000 like hưởng ứng. Ngày hôm sau là thứ 7 ngày 25-3 nhóm bạn trẻ đã lên đến hơn 20 người tham gia, và cũng có một nhóm thanh niên Green Trees cũng đã chăng biểu ngữ đòi giữ gìn cây xanh. Và rồi chiều và tối từng tốp nhỏ đứng giơ biểu ngữ trên đường Tôn Đức Thắng vẫn liên tiếp nối nhau.

Và sáng chủ nhật 27-3 hơn 40 người tham gia giữ cây. Rồi trang facebook của Đại học Sài Gòn cũng kêu gọi các sinh viên có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường với lời cuối: Chặt cây là tội ác. Một số báo cũng đưa tin “Người dân Sài Gòn phản đối việc chặt cây đại thụ 100 tuổi”. [đọc tiếp]

Việt Nam học hỏi được gì từ Campuchia, nước xuất khẩu gạo sạch chất lượng cao hàng đầu thế giới?

29/03/2016 (Đại Kỷ Nguyên) - Trong khi gạo Việt Nam hầu hết xuất khẩu được sang các nước châu Á và châu Phi, thì gạo Campuchia lại xuất sang được cả những nước khó tính nhất là Mỹ, Nhật Bản, châu Âu.

Gạo Campuchia đã trở nên nổi tiếng thế giới bởi 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới.

Trong khi gạo Việt Nam chưa có được thương hiệu nào có chỗ đứng trên thế giới, thì Campuchia đã xây dựng được 8 thương hiệu gạo để trình làng vào Hội chợ Thương mại Lương thực vào năm 2014, gạo thơm Phka Romdoul hay còn được gọi là gạo lài của Campuchia được xếp hạng gạo ngon nhất thế giới, và đây cũng lần thứ 3 liên tiếp gạo Campuchia nhận được vinh dự này. [đọc tiếp]

Người dân Sài Gòn tập trung phản đối chặt cây xanh

26/03/2016 (RFA) - Hơn 20 người dân tại Sài Gòn hôm nay tập trung tại khu vực đường Tôn Đức Thắng để phản đối việc chặt một số cây cổ thụ tại đó để triển khai dự án giao thông.

Mạng báo Dân Việt và một số trang mạng xã hội loan tin này. Hình ảnh cho thấy những người phản đối giương biểu ngữ với những nội dung ‘Vì một thành phố trong lành, đừng chặt cây’; Tôi yêu cây, cây yêu tôi, chặt cây là một tội ác.’…

Một người biểu tình phản đối được mạng báo Dân Việt trích dẫn nói rằng những người biểu tình mong muốn chính quyền lắng nghe và xem xét lại quyết định chặt hạ hàng cây cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng. [đọc tiếp]

Sông Mekong Đang Lâm Nguy. Tác động của sự Phát triển trên Sông, Đồng bằng, và Dân chúng

24/03/2016 Mai Thanh Truyết (khoahocnet) - Vào thời điểm năm 1999, Trung Cộng đang xây nhiều đập thủy điện trên dòng Mekong cũng như công bố sẽ có dự án xây thêm một chuỗi đập bậc thềm tiếp theo sau đó. Nhận thấy đây là một thách thức về mội trường cũng như nguy cơ phát triển của một dòng sông.

Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ (Vietnamese American Science & Technology Society (VAST)) phối hợp cùng các nhà tài trợ tổ chức một ngày hội nghị với đề tài: The Mekong River at Risk: The impact of development on the river, her delta, and her people.

Vào ngày 08 Tháng năm 1999 tại khác sạn Ramada Plaza, Garden Grove, CA

Tham dự viên của Hội nghị gồm đại diện của NGO Mekong River Network, có trụ sở tại California, Cô Imhoff, và đại diện cộng đồng Lào và Cao Miên. Chương trình nghị sự và phát biểu bằng Anh ngữ.

Ngày hôm nay, dòng sông chánh, vùng châu thổ sông, và tất cả những người cư ngụ ở hai bên lưu vực sông Mekong đang bị đe dọa bởi sự phát triển thiếu thận trọng từ Trung Cộng. [đọc tiếp]

Từ dòng sông Vu Gia – Thu Bồn liên tưởng đến dòng sông Mekong

19/03/2016 Nguyễn Thế Hùng (Bauxite Việt Nam) - Mấy hôm nay đọc báo mạng và nhận được thư từ cũng như trao đổi trực tiếp từ các ông bạn đồng nghiệp thân quen tâm huyết có hiểu biết sâu về sông Mekong lòng tôi chợt đau lên!

Tại sao lúc Tàu Cộng xúc tiến công việc xây dựng các đập thương lưu sông Mekong, nhà chức trách Việt Nam (VN) không lên tiếng phản đối, hoặc đưa ra các điều kiện ràng buộc về pháp lý quốc tế với các con đập này?

Hiện nay đứng trước tình trạng đồng bằng sông Mekong bị xâm nhập mặn nghiêm trọng, thiếu nước ngọt, việc nhà nước yêu cầu Tàu Cộng thả nước thì có lợi, hại gì? Câu hỏi này độc giả có thể tham khảo từ bài viết của PGS Lê Anh Tuấn [9]. Trong câu hỏi này, tôi chỉ có một ý thêm là: các cây trồng một khi thừa hoặc thiếu nước đến một mức nào đó, kéo dài quá thời gian cho phép, thì năng suất giảm rất nhiều, coi như đã hỏng. Mặt khác nếu mặn xâm nhập vào kênh rạch mà bà con nông dân lại khai thác nước ngầm quá mức (bơm nước ngọt để dùng), thì nước mặn sẽ xâm nhập vào nước ngầm, nó nằm đó và việc đẩy nó đi rất khăn, thực tế là không thể nào đẩy nó đi được, vì quá tốn kém, nước ngầm mặn sẽ vĩnh viễn nằm ở đó [1,2,7,8]. Điều này tôi đã chứng kiến các resort miền Trung đã khai thác không hợp lý, làm nước mặn xâm nhập vào nước ngầm ven biển (Bình Thuận, Lăng Cô…).

Chỉ có thể một chính quyền thực sự của dân, phải do mọi người dân bầu ra, để thực thi mọi đường lối chính sách sao cho có lợi nhất cho đất nước, tức là cho người dân, thì những sự việc như trên sẽ không xảy ra hoặc hãn hữu xảy ra nhưng sẽ có sự điều chỉnh, sửa sai kịp thời. [đọc tiếp]

Trung Quốc loan báo xả nước Mekong

16/03/2016 Trà Mi (VOA) - Trung Quốc sẽ xả nước từ đập thượng nguồn ở tỉnh Vân Nam xoa dịu hạn hán tại nhiều nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 15/3 cho hay Bắc Kinh bắt đầu xả nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng xuống hạ lưu sông Mekong từ ngày 15/3 tới ngày 10/4.

Loan báo được đưa ra sau khi Việt Nam chính thức yêu cầu Bắc Kinh xả nước giúp vùng đồng bằng Sông Cửu Long chống hạn.

Phát biểu với VOA Việt ngữ từ đồng bằng sông Cửu Long tối 16/3, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Việt Nam, ông Hoàng Văn Thắng, cho biết: “Nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng về tới vùng đồng bằng sông Cửu Long thời gian rất dài, trên nửa tháng. Cho nên chúng tôi cũng đang chờ đợi”. [đọc tiếp]

Lưu vực sông Mekong địa bàn thách đố của Hoa Kỳ

16/03/2016 Ngô Thế Vinh (Bauxite Việt Nam) - Sau Chiến Tranh Việt Nam, sự vắng bóng của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á đã để lại một khoảng trống về địa dư chánh trị, và đây cũng chính là vận hội để một Trung Quốc với tham vọng mau chóng lấp đầy. Với sức bành trướng của Trung Quốc từ kinh tế tới quân sự ngày càng đè nặng trên 5 quốc gia trong lưu vực sông Mekong, cộng thêm với những động thái hung hãn của Bắc Kinh nhằm “Tây Tạng Hóa vùng Biển Đông/Tibetization of South China Sea”, nói theo ngôn từ rất tượng hình của B.A. Hamzak, thuộc Viện Hàng hải Mã Lai/Malaysian Institute of Maritime Affairs,

Hoa Kỳ là một trong những nước tài trợ cho Ủy Hội Sông Mekong, đồng thời cũng đã từng viện trợ cho các quốc gia Mekong, lại có tiếng nói đầy quyền uy trên các tổ chức ngân hàng lớn của thế giới như World Bank/WB và Asian Development bank/ADB… với tư thế đó cùng với hành động tích cực dấn thân, Hoa Kỳ hy vọng có thể tìm lại thế đứng, với “vai trò đối trọng” hạn chế được phần nào sức bành trướng của Trung Quốc trong lưu vực.

Sự trở lại khu vực Đông Nam Á của Hoa Kỳ qua Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong/LMI, còn mang tính cách rất tượng trưng với một ngân khoản đầu tư chưa tương xứng so với tầm vóc của chánh sách và nhu cầu của các quốc gia trong lưu vực. Lại càng chưa thể nói là có khả năng “đối trọng” đối với áp lực bành trướng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, khi mà Bắc Kinh đang ở thế thượng phong trong Lưu Vực Lớn Sông Mekong/Greater Mekong Subregion/GMS so với Hoa Kỳ trong nhiều lãnh vực [đọc tiếp]

Cần phát động chiến dịch cứu nguy Đồng bằng sông Cửu Long

15/03/2016 GS. Lê Xuân Khoa (Bauxite Việt Nam) - Gần đây, báo chí trong nước loan tin Thủ tướng yêu cầu mấy cơ quan gửi công hàm khẩn cho các nước thượng nguồn sông Mê Kông và ca ngợi chỉ đạo này của Thủ tướng là "kịp thời, thể hiện được sự quan tâm của nhà nước đến đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)". Thật ra, đây chỉ là một việc làm tắc trách, rất bureaucratic, của chính quyền, chỉ cốt gây cho người dân một hi vọng hão huyền. Trước thảm họa đang đe dọa hủy diệt nguồn sống của hai chục triệu dân ĐBSCL do chính sách hiểm độc của Trung Quốc và đầu óc hám lợi thiển cận của mấy nước láng giềng, chính quyền Việt Nam bất tài và tham nhũng đã không quan tâm đến trách nhiệm bảo vệ đời sống của nhân dân và lợi ích của đất nước. Thực tế đã chứng tỏ từ mấy chục năm qua chính quyền cộng sản Việt Nam đã bỏ mặc mọi lời cảnh báo và đề nghị cần thiết của các chuyên gia Việt Nam và quốc tế, trong đó nhóm Viet Ecology Foundation (VEF) ở Mỹ có phần đóng góp quan trọng. Thực tế cũng đã cho thấy là Ủy ban Sông Mekong của Việt Nam chỉ là một cơ quan vô dụng, thậm chí một chuyên gia hiền lành như anh Võ Tòng Xuân cũng đã không ngần ngại phê phán "Đáng lẽ Ủy ban Sông Mekong Việt Nam phải đấu tranh cho quyền lợi của nước mình, nhưng hiện nay công tác này rất chậm, thậm chí không có gì".

Chính quyền dốt nát, độc tài và tham nhũng đã không muốn và không thể thi hành trách nhiệm lịch sử đó. Họ sẽ tiếp tục ru ngủ nhân dân bằng tuyên truyền lừa dối. Trước nạn hạn hán và nước mặn đã xâm nhập một số tỉnh miền Nam, báo chí nhà nước chỉ đổ tội cho "thiên tai" (xem link) thay vì tố cáo đích danh thủ phạm là lãnh đạo Trung Quốc đã ngăn chặn nước từ hàng chục con đập thủy điện mà chúng đã xây cất ở thượng nguồn (chưa kể mấy nước hạ lưu như Thái, Lào khơi ngang dòng chảy của Mekong vào các sông, hồ dự trữ của họ). [đọc tiếp]

Rác ngoài biển: chỉ riêng 5 nước Á châu đã đổ 60% tổng số rác plastic ra biển 13/03/2016 Rebecca Häfner (Greenpeace Magazin), bản dịch của Trần Huê (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Mỗi năm hơn 8 triệu tấn rác plastic đổ ra các đại dương. Theo một chương trình nghiên cứu, 60% lượng rác này thải ra từ 5 nước: Trung Quốc, Nam Dương, Philippin, Thái Lan và Việt Nam. Công trình nghiên cứu „Chận đứng thủy triều“ của tổ chức môi sinh „Giữ gìn đại dương“, với sự cộng tác của „McKinsey“ đã chỉ ra rằng không phải các nước kỹ nghệ Tây phương chịu trách nhiệm cho phần lớn lượng rác plastic thải ra biển mà khối lượng rác này chủ yếu phát xuất từ Á châu. [đọc tiếp] - [deutsch]

Thêm hai tỉnh công bố tình trạng hạn, mặn

10/03/2016 (RFA) - Hai tỉnh ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long mới công bố tình hình thiên tai hạn mặn là Vĩnh Long và Trà Vinh.

Như vậy tính đến ngày hôm qua 10 tháng 3 có 8 trên 13 tỉnh thành tại khu vực vựa lúa của Việt Nam phải công bố tình hình thiên tai ở cấp độ 1, tức mức độ nguy hiểm, do hạn và mặn gây nên.

Tỉnh Trà Vinh cho biết có đến hơn 12.300 hecta lúa bị thiệt hại do khô hạn, thiếu nước. Tỉnh này dự báo trong thời gian tới diện tích lúa bị thiệt hại có thể lên đến gấp đôi số vừa nêu.

Tại tỉnh Vĩnh Long có gần 1.300 hecta lúa hè thu sớm bị nhiễm mặn, trên 1 ngàn hecta lúa đông xuân đang trong giai đoạn sinh trưởng bị thiếu nước. [đọc tiếp]

Điện hạt nhân và biến đổi khí hậu ở VN

10/03/2016 (BBC) - Trong dịp đánh dấu tròn 5 năm thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản (11/3/2016), nhà khoa học gốc Việt Nam từ Pháp 'thiết tha' đề nghị chính phủ Việt Nam thay đổi chính sách năng lượng hạt nhân của Việt Nam trước ảnh hưởng ngày càng nặng nề của biến đổi khí hậu.

Trao đổi với BBC hôm 09/3 từ Pháp, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên Giám đốc Kinh tế và Chiến lược của Cơ quan năng lượng Quốc gia Pháp (EDF) nói:

"Vì sự sống còn của đất nước (Việt Nam) mến yêu, một lần nữa, tôi thiết tha, trân trọng yêu cầu chính phủ Việt Nam thay đổi chiến lược năng lượng, hủy bỏ gấp chương trình điện hạt nhân." [đọc tiếp]

Hơn 3 hecta rừng Sơn Trà bị tàn phá nghiêm trọng, kiểm lâm nói không hay biết

28/02/2016 (Thanh Niên Công Giáo) - DKN: Hơn 3 hecta rừng Sơn Trà (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) bị tàn phá cả tháng trời, tuy nhiên kiểm lâm tại đây lại nói rằng không hay biết. Rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà bị tàn phá bởi hàng chục người coi sóc rừng. Lực lượng chức năng đùn đẩy trách nhiệm khi không dám thừa nhận sự việc và để cho rừng tiếp tục bị phá.

Thời gian gần đây, truyền thông trong nước liên tục phản ánh về việc một diện tích rừng rộng lớn trong khu vực rừng đặc dụng bán đảo Sơn Trà bị tàn phá nghiêm trọng, nhưng lực lượng kiểm lâm tại đây nói không hề hay biết gì. [đọc tiếp]

TPP : Còn nhiều cản ngại trước khi thành hiện thực

04/02/2016 Thanh Phương (RFI) - Sau khi được chính thức ký kết ngày 04/02/2016 ở New Zealand, hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP còn phải trải qua nhiều cửa ải trước khi thật sự trở thành hiện thực.

Trước hết, hiệp định này phải được Quốc hội của 12 nước thành viên phê chuẩn. Phải có ít nhất 6 quốc gia chiếm 85 tổng sản phẩm nội địa của 12 nước phê chuẩn thì hiệp định mới có thể được thực hiện. Tiến trình phê chuẩn sẽ không hoàn toàn êm thắm ở một số quốc gia mà dư luận vẫn còn lo ngại về tác động của TPP lên công ăn việc làm của người dân các nước đó.

Chẳng hạn như tại Chilê, giới nông gia lo ngại về ảnh hưởng của các tiêu chuẩn mới về công nghệ sinh học theo quy định của TPP. Tại Malaysia, những người phản đối TPP thì cho rằng Hoa Kỳ muốn kiểm soát nền kinh doanh ở nước này. [đọc tiếp]

Hiệp định tự do mậu dịch TPP được ký kết

04/02/2016 Tú Anh (RFI) - Hiệp định TPP, thành lập vùng thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương, đã được 12 quốc gia thành viên long trọng ký kết vào hôm nay 04/02/2016 tại Auckland, New Zealand. Đối với Mỹ, hôm nay là một ngày lịch sử, hiệp định TPP là vũ khí ngăn chận Bắc Kinh kiểm soát thương mại thế giới. Sau năm năm đàm phán gay go, 12 quốc gia thành viên từ châu Mỹ cho đến châu Á và châu Đại Dương chung quanh Thái Bình Dương đã ký kết Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, bao trùm một khu vực lớn nhất thế giới. Văn kiện này phá bỏ hàng rào quan thuế giữa các đối tác gồm Úc, New Zealand, Chilê, Mêhicô, Peru, Canada, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Hoa Kỳ. Nền kinh tế của 12 quốc gia TPP chiếm đến 40% tổng sản lượng địa cầu. Trung Quốc tạm thời bị loại khỏi cuộc chơi. [đọc tiếp]

Nỗi lo vệ sinh an toàn thực phẩm ngày Tết

03/02/2016 Anh Vũ (RFA) - Tình trạng có nhiều loại thực phẩm không bảo đảm chất lượng vẫn đang được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong dịp Tết, đã khiến cho nhiều người lo lắng. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Bính thân năm nay ra sao?

Hàng năm, mỗi khi Tết đến thì nhu cầu tiêu thụ phẩm của người dân lại tăng lên đột biến. Tuy vậy tình trạng các hàng hóa, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn lưu thông trên thị trường là phổ biến, đã khiến cho người tiêu dùng hết sức lo lắng.

Chị Út một người nội trợ ở Bình Dương cho rằng, hầu hết các loại thực phẩm bày bán ở chợ bây giờ đều dùng các chất phụ gia để chế biến, nhằm tăng mùi vị hoặc để bảo quản được lâu hơn. Chị chia sẻ với chúng tôi: Cũng lo lắm chứ, ăn thì cứ ăn nhưng vẫn sợ không an toàn, nhiều khi ăn cũng sợ nhưng không ăn thì biết ăn cái gì?” [đọc tiếp]

Châu Âu công bố toàn văn hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam

02/02/2016 Trọng Nghĩa (RFI) - Kể từ ngày 01/02/2016, toàn văn bản hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu – Việt Nam đã được Ủy Ban Châu Âu công bố trên mạng để cho mọi người tham khảo. Giải thích về sự kiện này, ủy viên thương mại châu Âu cho biết việc công khai hóa văn kiện thể hiện quyết tâm minh bạch hóa các hoạt động của Liên Hiệp Châu Âu.

Quá trình đàm phán hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu-Việt Nam đã được đúc kết vào tháng 12/2015 và theo đúng cam kết, Ủy Ban Châu Âu đã cho công khai hóa văn bản của hiệp định ngay sau khi đàm phán kết thúc.

Văn kiện này tuy nhiên chưa có hiệu lực ngay và còn phải chờ Hội Đồng Châu Âu cũng như Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn. [đọc tiếp]

Người Việt mình rồi sẽ sống ra sao?

24/01/2016 Tuấn Khanh (Tuấn Khanh's Blog) - Người của mình rồi sẽ sống ra sao? Đó là câu hỏi như đang bị lãng quên. Những mùa hoa trái, nuôi giữ của Việt Nam hàng năm cứ luôn bị hụt hẩng do thương lái Trung Quốc hứa hẹn rồi biến mất trong một chuỗi kế hoạch độc ác. Nông dân ngồi khóc ròng trên vệ đường, người trồng trọt đổ bỏ và cho heo, bò ăn để đỡ xót của vẫn diễn ra hàng năm. Vẫn chưa thấy một quan chức nào đủ dũng khí đập bàn và quát lên rằng “rồi nông dân mình sẽ sống ra sao?”.

Sự lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc bởi lòng tham và dốt nát về nội lực quốc gia đang giết mòn đất nước. Cứ nhìn vào số nhập siêu của Việt Nam đối với hàng Trung Quốc mà kinh sợ: Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – tiến sĩ Lê Quốc Phương cho hay con số nhập siêu không ngừng tăng qua các năm, từ khoảng 200 triệu USD năm 2001 lên đến 28,9 tỉ USD vào năm 2014, tức tăng 144 lần. Năm 2015, con số còn cao hơn nữa.

Tiến sĩ Lê Quốc Phương cho biết trong 94 ngành nghề của Việt Nam, đã có tới 40 ngành chết dính với nguồn từ Trung Quốc. Đó là chưa nói đến độ kém chất lượng của thương phẩm, các sản phẩm độc hại của Trung Quốc đang bủa vây người Việt như một cuộc hủy diệt im lặng, cũng không thấy ai có đủ một trái tim Việt Nam thương giống nòi mà kêu gọi “rồi người Việt mình sẽ sống ra sao?”.

Tết Bính Thân này, hàng trung Quốc lại ngập các cửa khẩu Việt Nam. Những tiếng lo lắng lại bật lên ở nhiều nơi. Những trái dưa hấu, những quà bánh, những cành hoa đẫm mồ hôi người nông dân nghèo Việt Nam lại phải gồng gánh trận đấu không cân sức: hàng giá rẻ và sự tiếp tay của trục ác hám lợi, quên cả đất nước mình. [đọc tiếp]

Điện hạt nhân Ninh Thuận, một dự án bất khả thi (Bài 2)

13/01/2016 TK TRAN (Save Vietnam's Nature) - Năm 2009 Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết chấp thuận chủ trương đầu tư điện hạt nhân Ninh Thuận. Ngày 30.10.2010, Việt Nam và Nga ký hiệp định xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam. Tập đoàn điện lực Việt Nam được giao làm chủ đầu tư hai dự án ở Ninh Thuận.

Sau sự cố nhà máy điện hạt nhận Fukushima số 1 ở Nhật Bản vào tháng 3.2011, nhiều nước đã thay đổi chiến lược về phát triển điện hạt nhân. Một số nước như Đức , Bỉ, Thụy Sĩ ,Thụy Điển, Ý đã tính toán ngưng phát triển điện hạt nhân, song ở Việt Nam chính phủ không thay đổi chính sách.

Cuối năm 2011 hiệp định Nga -Việt về việc cho VN vay tiền xây dựng nhà máy1 được ký kết. Nga cho vay 10 tỉ USD - không có thông tin về tiền lãi và các chi tiết về phương thức và kỳ hạn trả nợ-. Có rất ít thông tin liên quan tới việc Nhật Bản xây nhà máy 2. Dự kiến ban đầu là nhà máy 1 sẽ được khởi công năm 2014. [đọc tiếp]

Điện hạt nhân Ninh Thuận, một giải pháp khôn ngoan cho dự án (Bài 1)

12/01/2016 TK TRAN (Save Vietnam's Nature) - Ở nước Đức, khi đi dọc sông Rhein từ miền Nam lên phía Bắc, trước khi tới Hà Lan, bạn sẽ gặp Kalkar. Kalkar là một thành phố cổ kính nhỏ nằm cạnh sông, chỉ có hơn chục ngàn dân cư, song có thời nổi danh khắp nước Đức và được sự chú ý của cả thế giới. Nơi đây có một khu vui chơi giải trí rất đặc biệt, gọi là "Đất thần tiên Kalkar" (Wunderland Kalkar). Nổi tiếng không phải vì thần tiên thật sự. Đó chỉ là một tên gọi. Mặc dù nơi này là có thể thần tiên đối với trẻ em vì trẻ em ở đây được ăn khoai chiên giòn (pommes frites) thả giàn không tính tiền. Nếu tính về số lượng trò chơi thì nơi đây không bằng phần lớn những khu vui chơi giải trí khác ở toàn nước Đức. Lại càng không thể so sánh với những khu giải trí có tầm vóc quốc tế như Disneyland, Universal Filmstudio Hollywood...

Nhưng "Đất thần tiên Kalkar" đặc biệt, có một không hai trên thế giới, vì tiền thân của khu này là một nhà máy điện hạt nhân đã được xây dựng hoàn chỉnh, sẵn sàng đi vào hoạt động, song chưa hề được vận hành, chưa hề sản xuất ra 1 kw điện nào. [đọc tiếp]

Cổ phiếu Trung Quốc lao dốc lại tái diễn

07/01/2015 Nguyễn Quang (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào ngày 4/1/2016 trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới 2016, cổ phiếu Trung Quốc đã tụt mạnh. Chỉ số Shanghai Composite (CSI300) giảm 7% và phải ngưng giao dịch trên các thị trường chứng khoán (TTCK) đến hết ngày. Chỉ số CSI 300 niêm yết cổ phiếu của 300 công ty Trung Quốc trên thi trường tài chính Thượng Hải (Shanghai) và Thẩm Quyến (Shenzhen) Cổ phiếu Trung Quốc xuống dốc sau thông tin của Markit Economics và Caixin Media công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) xuống mức 48, 2 trong tháng 12/2015 so với 48, 6 trong tháng trước đó. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 9, đồng thời đánh dấu tháng thứ 10 liên tiếp chỉ số này ở dưới 50 điểm. Mức độ dưới 50 báo hiệu đà sụt giảm mạnh. Chỉ số Caixin PMI là thước đo về hoạt động sản xuất của cả nước.  [đọc tiếp]

Điện hạt nhân, phải cân nhắc kỹ

01/01/2016 Vũ Ngọc Hoàng (Bauxite Việt Nam) - Đã có dự án nhà máy đầu tiên, hiện đang thẩm định. Tuy nhiên, việc thống nhất vẫn không cao, kể cả trong cán bộ quản lý, và nhất là giới nghiên cứu. Theo tôi, cần phải cân nhắc thêm, kỹ hơn nữa, cân nhắc lại. Chuyện hệ trọng, phải cân nhắc đi cân nhắc lại nhiều lần, cũng là việc bình thường.

Nước ta phải công nghiệp hóa, nhất định rồi! Muốn công nghiệp hóa phải có nhiều điện, đúng vậy. Nhưng giải quyết điện bằng cách nào thì phải cân nhắc kỹ. Đây là việc rất quan trọng. Xuất phát từ động cơ chính đáng là cần phải có điện để công nghiệp hóa đất nước, với sự tham mưu của một số cơ quan liên quan, lãnh đạo nước ta đã thống nhất chủ trương sẽ phát triển lần lượt nhiều nhà máy điện hạt nhân (theo chiến lược năng lượng thì có tới hàng chục nhà máy).

Mỗi dự án có thể có điều kiện khác nhau, không nói đắt rẻ, không nói chuyện tiền nhiều tiền ít nữa. Câu hỏi đặt ra là, dù người ta cho không (chứ không phải tốn mười mấy tỷ USD), thì có nên mang một quả bom nguyên tử khổng lồ về đặt trong nhà mình không? [đọc tiếp