20130515-JonathanLondon-VN

Tiếng Việt‎ > ‎Chính trị - Dân chủ‎ >

Người dân Việt Nam đang tìm tiếng nói chính trị của họ

Jonathan London* / Nguyễn Thanh Thư (Forum Vietnam 21) chuyển dịch

Nhiều điều quan trọng đang xảy ra tại Việt Nam. Chính sách đàn áp của nhà nước gây chú ý đặc biệt và làm mất nhiều thể diện trên trường quốc tế.

Trong vài tháng qua, Việt Nam đã trải qua những thay đổi không thể chối cãi trong văn hóa chính trị, một sự phát triển có nhiều ý nghĩa quan trọng.

Những thay đổi đó không chỉ bao gồm kiến nghị hoặc các hành động phản đối ngắn hạn mà chỉ trong một thời gian rất ngắn, đất nước này đã phát triển một nền văn hóa đa nguyên chính trị một cách sống động.

 

Nhận ra những thay đổi này cũng có nghĩa là nhận ra giới hạn của nó. Đi dọc qua miền trung Việt Nam mới đây, tôi đã được nhắc nhở đến những điều đôi khi còn rất stalinít. Nhưng đó không còn là bộ mặt chính trị duy nhất của nước này.

 

Hiện nay, mỗi ngày có rất nhiều người Việt Nam tham gia các blog và bầy tỏ ở đó quan điểm của họ. Sau một giấc ngủ dài, nghệ thuật bình luận chính trị đang trong thời kỳ phục hưng.

 

Thí dụ, hàng trăm công dân đã đến các công viên công cộng tại Hà Nội, Sài Gòn và Nha Trang để tham gia buổi dã ngoại về nhân quyền và tự do lập hội. Những hành động này vẫn tiếp tục tồn tại dù phải đối mặt với đàn áp, đe dọa và đánh đập. Tuy chỉ diễn ra ngắn hạn nhưng những hành động đó cho thấy một thoáng ý nghĩa của dân chủ, tự do và bình đẳng.

 

Chuyện gì đang xảy ra? Quan trọng nhất phải kể đến ba điểm. Đầu tiên, bỏ qua một số suy nghĩ ảo tưởng và phản xạ bảo thủ, hầu như tất cả những quan sát viên đứng đắn về chính sách kinh tế của Việt Nam đều biết bây giờ đã đến lúc phải cải cách thể chế sâu rộng và không chỉ đơn giản trong lĩnh vực kinh tế.

 

Thứ nhì, người dân Việt Nam đang tìm cách cất lên tiếng nói của họ. Từ nhiều lãnh vực khác nhau họ đang đòi hỏi thay đổi. Tiếng nói của họ ngày càng độc lập và thoáng mở. Và có lẽ khó mà dập tắt sớm những tiếng nói đó.

 

Điều này dẫn đến yếu tố sau cùng nhưng khác thường: lực trấn áp của nhà nước đang dần dần mất hiệu quả. Nó vẫn còn đó và khi nó ra tay vẫn đáng kinh tởm. Nhưng nó yếu dần. Hình ảnh của buổi dã ngoại lưu truyền trực tuyến là một ví dụ.

 

Có những lập luận cho rằng mức độ tự do tùy thuộc vào sự kết bè phái bên trong đảng, trong đó các nhóm được hưởng lợi khi công khai tấn công nhau. Tôi nghĩ nó phản ánh tranh chấp trong đảng, từ chịu đựng đến kiêu ngạo, xung đột quan điểm rằng chủ trương dùng các biện pháp đàn áp là một con đường không tốt cho Việt Nam.

 

Dù rằng dự đoán về chính trị của chế độ độc tài là một điều dại dột và liều lĩnh, nhưng vẫn có thể hình dung được rằng thay đổi chính trị thực sự có thể xảy ra trong vòng năm năm tới. Những người tài năng và nhiệt huyết bên trong và ngoài đảng đang tìm một tiếng nói của họ. Ít nhất những thảo luận chính trị ngày càng tăng mở, phát triển chính trị Việt Nam đã bước vào một giai đoạn mới.

 

* Tác giả Jonathan London là giáo sư và thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Hồng Kông

Jonathan London - Vietnam's people are finding their political voice

http://www.scmp.com/comment/insight-opinion/article/1237703/vietnams-people-are-finding-their-political-voice