BCT20200503_2020NamquyetdinhtuonglaiCTnuocMy

2020 - Năm quyết định tương lai chính trị của nước Mỹ

Vũ Ngọc Yên

Vào đầu năm 2020 không ai nghĩ Tổng thống Mỹ đương nhiệm có thể sẽ đại bại trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp diễn ra vào ngày 03/11/2020. Tổng Thống Donald Trump rất hãnh diện về những thành tích đạt được trong ba năm cầm quyền. Tình hình kinh tế cải thiện với độ tăng trưởng lên gần 3 % và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 3,5 %. Những cáo buộc của Hạ Viện, Trump lạm dụng quyền hành trong phiên xử luận tội truất quyền tại Thượng viện bị bác bỏ. Tỷ lệ cử tri ủng hộ Trump lên đến 49 %. Con số cao nhất từ khi Trump chấp chính vào tháng 1/2017.

Nhưng sự lạc quan cho Tổng Thống Trump và Đảng Cộng Hoà đã không tồn tại được lâu vì Đại nạn dịch Corona từ Vũ Hán - Trung quộ́c xâm nhập làm thay đổi toàn bộ tình hình chính trị và kinh tế nước Mỹ từ ba tháng nay.

Số người bị nhiễm dịch : 1.070023

Số người bị tử vong: 63.019

Thâm thũng ngân sách 3700 Tỷ USD tăng gần 4 lần so với năm ngoái. Nợ công sẽ lên 25.000 tỷ USD cho năm 2020

Tổng sản lượng quốc gia (GDP) trong quý 2 giảm 40%. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tới cuối năm nay, GDP của Mỹ sẽ giảm 5,9%.

Thất nghiệp leo thang khủng khiếp, hơn 30 triệu người thất nghiệp tăng 16 %.

 

Trump và Đại dịch Corona

Trump chưa bao giờ là người có thiện cảm đối với giới khoa học. Ngay khi Dịch Corona bộc phát ở Mỹ, Ông đã chốt một câu như đinh đóng cột "cơn dịch này là 'HOAX' tin thất thiệt" do Đảng Dân Chủ tung ra để hại cá nhân ông.

Ngày 22/02. Trump tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn "chúng tôi đã kiểm soát được hoàn toàn". Nhưng chỉ một ngày sau đó một ca nhiễm dịch được báo chí loan tin.

Ngày 27/02 Trump quả quyết "Nạn dịch sẽ biến mất vào một ngày nào đó như một phép lạ". Hai ngày sau nạn nhân tử vong vì Corona xảy ra tại Mỹ.

Những phát ngôn bất cẩn của Trump đã làm nhân dân thế giới kinh ngạc về sự thiếu kiến thức khoa học khi ông khẳng định "Vi khuẩn sẽ bị ngăn chặn trể nhất vào tháng tư vì nhiệt độ gia tăng sẽ giết vi khuẩn và chấm dứt nạn dịch Covid-19".

Báo Washington Post công bố kỷ lục nói dối và loan tin thất thiệt của Trump kể từ tháng 1/2017 đã lên tới 18.000 lần.  

Lo sợ trước nguy cơ sẽ mất phiếu trong tất cả các cuộc bầu cử 11/2020 vì những sai lầm trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay, Trump và đảng Cộng hoà đang tìm mọi cách phản công. Một mặt Trump lạm dụng ngân khố quốc gia tung tiền cứu trợ kinh tế, tài chính và người dân và mặt khác vẫn tự bốc thơm và đổ lỗi bất lực xử lý trong vụ chống dịch cho người khác như Đảng Dân chủ, Thống đốc Dân chủ, Ứng viên Tổng thống Dân chủ Biden, Âu châu, Tổ chức Y tế Thế giới và giới chuyên gia khoa học, thậm chí cả doanh nhân Bill Gates và cựu Tổng thống tiền nhiệm Obama. Đặc biệt Trung Cộng đang được Trump và đảng Cộng hoà dùng làm vật tế thần (scapegoat) cho thảm trạng hiện nay ở Mỹ.

Lịch sử nước Mỹ đã cho thấy những khi đất nước lâm vào các cuộc khủng hoảng lớn, cử tri sẽ có xu hướng tìm kiếm ứng cử viên được xem là có năng lực và đáng tin cậy hơn để lãnh đạo quốc gia. Vì vậy các cuộc bầu cử sắp tới không chỉ đơn thuần là chọn ứng viên tranh cử của đảng Cộng Hoà hay Dân chủ mà còn là cuộc biểu quyết tương lai chính trị của nước Mỹ.  

Trump và đảng Cộng hoà sẽ đại bại trong cuộc bầu cử 2020 ?

Các cuộc bầu cử tại Mỹ sẽ diễn ra trong ngày 3/11/2020

Bầu Tổng thống

Bầu tất cả 435 ghế trong Hạ Viện

Bầu 33 ghế trong Thượng viện, cộng thêm hai cuộc bầu lại ở Arizona và Georgia

Bầu Thống Đốc ở 11 Tiểu bang và 2 lãnh địa ngoại biên (outlying Territories) như Caribbean và hải đảo vùng Thái bình dương

Bầu lại Nghị viện ở tất cả tiểu bang, ngoại trừ Alabama,Maryland,Missisippi, New York và Virginia. Ngoài ra còn bầu Thị trưởng, Hội đồng thị xã cũng như các viên chức địa phương.

Từ năm 1912 có 5 lần Tổng thống đương nhiệm không được bầu lại. Trong số đó, có 4 lần thuộc Cộng hoà (CH) và 1 lần thuộc Dân chủ (DC).  

• 1912: William Taft (CH)

• 1932: Herbert Hoover (CH)

• 1976: Gerald Ford (CH)

• 1980: Jimmy Carter (DC)

• 1992: George H. W. Bush (CH)

Trump có thể là Tổng Thống thứ năm có chung số phận như 4 vị Tổng thống Cộng hoà trước đây.

Các cuộc thăm dò dư luận trong tháng 3/2020 của các Viện nghiên cứu ý dân chỉ ra mức độ tín nhiệm Trump đã giảm xuống 44 % và bất tín nhiệm tăng lên 52 %. Cuộc khủng hoảng càng kéo dài, dân chúng càng mất niềm tin vào Trump và đảng Cộng Hoà.

Các Tổng Thống Mỹ và Việt Nam

Trong quá khứ các Tổng thống Mỹ của hai chính đảng đã can dự vào Việt nam

Harry S. Truman (Dân chủ) công bố chính sách ngăn chặn (containment policy) sự bành trướng chủ nghiã cộng sản ở các nước trên thế giới. Mỹ khởi động chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) chống Hàn cộng bảo vệ Nam Hàn

Dwight D. Eisenhower (Cộng Hoà) khai sinh học thuyết Domino (dominno theory) vào năm 1954 nhằm bào vệ các quốc gia Đông Dương trước hiểm hoạ Công sản, mà trọng tâm là Nam Việt nam.

John F. Kennedy (Dân chủ) can thiệp vào chiến tranh Việt Nam hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam Cộng Hoà chống CS Bắc Việt xâm lược.

Lyndon B. Johnson (Dân chủ) gia tăng quân số lên trên 500. 00 và hàng vạn cố vấn cho chiến trường tại Việt Nam.

Richard Nixon (Cộng Hoà) khởi động chính sách hoà giải với Trung cộng (thoả ước Thượng hải 1972) khai thông cho chiến lược Việt Nam Hoá chiến tranh để rút quân khỏi Việt Nam và ký kết Hiệp định đình chiến Paris 1973

Gerald Ford (Cộng Hoà) chấp nhận sự kết thúc chiến tranh vào ngày 30/04/1975 và đón nhận người Việt và thuyền nhân tị nạn vào nước Mỹ.

Sau khi hoà bình tái lập ở Việt Nam, Tổng Thống Clinton, Bush, Obama và Trump đã đến Việt Nam, nhưng nổi bật nhất là các chuyến công du :

 

Bill Clinton (Dân chủ) đến thăm Việt Nam năm 2000 sau khi CS chấp nhận không đòi bồi thường chiên tranh 2 tỷ USD, và sẻ không thưa kiện bất cứ sư vụ nào liên quan đên sự can dự chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, chẳng hạn nạn nhân chật độc da cam. Clinton ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007.

Barck Obama (Dân chủ) thăm Việt nam sau khi Việt Nam gia nhâđp Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một chiến lược giúp Việt Nam phát triển kinh tế và chống sự bành trướng chủ nghiã bá quyền Trung cộng tại Á châu.

Donald Trump (Cộng Hoà) chủ trương Nước Mỹ trên hết không muốn Mỹ bị ràng buộc vào các Hiệp ước quốc tế không lợi cho Mỹ nên tuyên bố rút khỏi Hiệp định TPP mà không đề ra một chiến lược thay thế.

Thái độ của chúng ta trước các cuộc bầu cử

 

Việt cộng là đối thủ chính trị của chúng ta và Trung cộng là kẻ thù của dân tộc chúng ta. Cả hai đều phải chống. Nhưng trong cuộc đấu tranh vì Dân chủ và Độc lập quốc gia chúng ta không nên đặt niềm tin hoàn toàn vào bất cứ cá nhân lãnh đạo của một cường quốc nào. Trong quá khứ hai miền Nam- Bắc đã là nạn nhân của sự lật lọng của các quốc gia đồng minh.

Cuộc hải chiến Hoàng Sa 1974 là một bằng chứng

Miêǹ Nam quá tin vào Nixon và Mỹ trong cuộc hải chiến này vì hy vọng Mỹ sẽ trợ giúp, nhưng cuối cùng chính quyền Nixon đã không cho Hàng không mẫu hạm can dự, thậm chí còn cấm không quân Việt Nam Cộng Hoà oanh tạc. Còn Bắc Việt cả tin Tầu báo trước họ xâm chiếm Hoàng Sa là chỉ để thử phản ứng Mỹ có còn quyết tâm giúp Miền Nam nữa hay không. Nhờ sự "nắn gân" Mỹ, Bắc Việt mới lên kế hoạch Tổng tấn công miền nam vào năm 1975. Sau ngày 30/4/75 Cộng sản Việt Nam mới biết mình bị Trung Cộng lừa khi nhận ra việc chiếm Hoàng Sa là chủ đ̣ích chính mà Trung cộng muốn Bắc Việt tái xác nhận chủ quyền Trung Quốc trên các quần đảo ở biển Đông qua Công hàm P. V. Đồng (1958). CSVN đã không phản đối coi như mặc nhiên công nhận.

Hai chính đảng Cộng Hoà và Dân Chủ đều là những đảng có lập trường chống Độc tài, Cộng sản nên đối với chúng ta không có quan ngại đảng nào thắng thua. Chúng ta hãy khai thác đường lối của hai đảng có lợi cho cuộc đấu tranh vì Dân chủ và Độc lập của Việt Nam.

Nếu bạn nào cảm thắy cương lĩnh Cộng Hoà phù hợp với quan điểm chính trị của mình thì cứ tiệp tục hỗ trợ đảng này. Còn các bạn ủng hộ Dân Chủ vì thấy đường lối, chính sách của đảng này phù hợp lý tưởng của những người dân chủ thì cũng nên dấn thân, tham dự vào các sinh hoạt chính trị để giúp đảng này chiếm được hậu thuẫn của đa số nhân dân Mỹ.

Chúng ta đều biết câu "không có đồng minh và kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn" được áp dụng trong quan hệ quốc tế. Vì vậy chúng ta nên có cái nhìn chính trị thực dụng (pragmatism), chia trách nhiệm khai thác cả hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ cho mục đích chung thay vì phí phạm năng lực cho chống đối, hay phỉ báng lẫn nhau. Đảng nào thắng qua kết quả bầu cử cũng đều có lợi cho chúng ta.