Nhân quyền (2017/2)

Tiếng Việt‎ >   Nhân quyền >

 

Nhân quyền (2017/2)

* Nhân quyền: các trang sau & trước

 

Việt Nam : Tòa phúc phẩm y án một nhà hoạt động chống Trung Quốc

23/12/2017 Trọng Thành (RFI) - Theo AFP, ngày hôm qua, 22/12/2017, một tòa án phúc thẩm Việt Nam, đã bác bỏ đơn khiếu nại của bà Trần Thị Nga, 40 tuổi, được công luận biết đến như một người tranh đấu chống Trung Quốc bành trướng, và tham gia nhiều hoạt động vì nhân quyền, từ nhiều năm nay.

Tòa phúc thẩm tỉnh Hà Nam y án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với bà Trần Thị Nga. Án sơ thẩm được tuyên hồi tháng 6 năm nay. Bà Trần Thị Nga bị bắt hồi tháng Giêng năm nay. Tòa án Việt Nam phạt tù bà Nga với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », theo điều 88 bộ Luật Hình Sự. Đây là một điều khoản thường được chính quyền sử dụng để bắt bớ những người bất đồng chính kiến, theo giới quan sát. [đọc tiếp]

Nhân quyền Quốc tế kêu gọi trả tự do cho Trần Thị Nga

21/12/2017 (RFA) - Trước phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại Hà Nam, Tổ chức theo dõi Nhân Quyền Human Rights Watch lên tiếng yêu cầu Việt Nam thả tự do ngay lập tức và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga

Trong thông cáo phổ biến ngày 20 tháng Mười Hai 2017 tại New York, ông Brad Adams, giám đốc Châu Á của tổ chức theo dõi nhân quyền, nói rằng thay vì chính quyền Việt Nam xúc tiến đối thoại với các nhà hoạt động nhưng lại sử dụng các mức án nặng nề và bạo hành ngày càng thường xuyên hơn đối với các nhà hoạt động. [đọc tiếp]

Quốc hội Châu Âu ra Nghị Quyết tố cáo không có Tự do Ngôn luận tại Việt Nam, mặc sự vận động chống đối mạnh mẽ của Phái đoàn Thường trực Hà Nội cạnh Liên Âu

15/12/2017 (Quê Mẹ) - PARIS, 15-12-2017 (UBBVQLNVN) – Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights) hoan nghênh Quốc hội Châu Âu vừa thông qua hôm 14 tháng 12 « Nghị quyết về Tự do Ngôn luận, đáng kể là trường hợp Nguyễn Văn Hoá ». Nghị quyết đã được năm đảng chính trị lớn, bao gồm mọi khuynh hướng tả hữu hậu thuẫn. Tại cuộc khoáng đại thảo luận hôm sáng thứ năm, 14-12, chẳng có một Dân biểu nào lên tiếng bênh vực cho nhà cầm quyền Hà Nội. Tất cả mọi phát biểu đều tố cáo sự biến xấu các quyền dân sự và chính trị tại Việt Nam. [đọc tiếp]

Lại một mùa Giáng Sinh không an lành

15/12/2017 Paulus Lê Sơn (GNsP) - Sự việc diễn ra vào ngày 13 tháng 12 năm 2017 tại nhà thờ Giáo xứ Đông Kiều. Hàng chục công an, an ninh từ cấp xã tới cấp huyện ập về tấn công không cho Giáo xứ mừng đón Lễ Chúa Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 tới đây. Phía nhà cầm quyền bắt dừng ngay công việc làm hang đá, đồng thời yêu cầu Giáo xứ phải dỡ bỏ Hang Đá trong vòng 24 giờ.

Diễn biến không dừng tại đó, khi màn đêm sập xuống, bầu trời nhá nhem tối, có một tốp thanh niên lạ mặt đã lén vào phá hai cổng chào mừng Giáng Sinh đầu đường vào giáo xứ Đông Kiều. Trong đó có anh Hoàng Văn Thuận và anh Trần Văn Liên bị nhóm côn đồ này rút dao chém vào cánh tay và đầu chảy máu. [đọc tiếp]

Khẩn cấp: giáo xứ Đông Kiều đang gặp nguy hiểm

15/12/2017 (GNsP) - Nguồn tin của chúng tôi cho biết hàng trăm công an, dân phòng và cảnh sát cơ động kéo đến giáo xứ Đông Kiều và chặn tất cả mọi lối đi ra vào. Mấy ngày nay công an liên tục sách nhiễu và yêu cầu người dân tháo dỡ hàng đá Noel của giáo xứ. Đã có người dân bị “côn đồ” chém bị thương và một thầy giáo đã bị bắn vào đầu.

Hôm qua các linh mục trong giáo hạt Đông Tháp đã đến hiệp thông dâng lễ và cầu nguyện cho người dân nơi đây. Lãnh đạo huyện đã cảnh cáo “nếu giáo xứ không tháo dỡ hang đá thì có chuyện gì xảy ra chúng tôi không chịu trách nhiệm.” [đọc tiếp]

Ngày Đoàn Kết với Nhà Văn bị Cầm Tù - Văn Bút Quốc Tế - Thụy Sĩ và Việt Nam -

14/12/2017 (Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ) - Ngày Đoàn Kết với Nhà Văn bị cầm tù, do Văn Bút Quốc Tế đề xướng, đã được tổ chức vào ngày 15 tháng Mười Một mới đây, tại thành phố Genève, Thụy Sĩ. Đó là Ngày Vinh danh và Bênh Vực Nhà văn bị Cầm tù. Đó cũng là Ngày Không Quên Gia Đình Thân Nhân của tất cả nạn nhân bao gồm các nhà cầm bút, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử, người hoạt động bảo vệ Nhân Quyền, Dân Quyền và Môi Sinh trên thế giới.

Năm nay, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã đề nghị và được Ban Chấp hành Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đồng thanh tán trợ : Ngày Đoàn Kết với Nhà Văn bị cầm tù còn đặc biệt để tuyên dương, bày tỏ lòng ngưỡng mộ và niềm tưởng nhớ, tiếc thương Mười Ba Người Phụ Nữ Dũng Cảm tiêu biểu cho giới nữ lưu bị sát hại, hoặc bị hành hung, trấn áp, bắt giữ, nhốt tù, biệt giam hay bị bắt cóc đem đi mất tích.

Trong buổi họp mặt của Ngày Đoàn Kết với Nhà Văn bị Cầm Tù, Nhà thơ Việt Nam nói về trường hợp và tình cảnh của bà Trần Thị Nga và bà Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. [đọc tiếp]

Quốc hội châu Âu đòi Việt Nam trả tự do cho các nhà báo công dân

14/12/2017 (RFA) - Quốc hội Liên minh Châu Âu hôm 13 tháng 12 đã thông qua một nghị quyết khẩn cấp lên án chính phủ Việt Nam về các hành động đàn áp tư do thông tin, và yêu cầu Việt Nam phải trả tự do cho toàn bộ các nhà báo công dân.

Quốc hội Liên minh châu Âu thúc giục Việt Nam phải sửa đổi các điều 88 và 79 trong Bộ Luật hình sự vốn bị coi là vi phạm nhân quyền. [đọc tiếp]

Vượt qua khủng bố, đàn áp để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh nhân quyền

11/12/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A - Gần 2 năm nay những hoạt động nhân quyền ở Việt Nam khựng lại bởi sự khủng bố, đàn áp tàn bạo của giới bạo quyền cộng sản, cai trị đất nước bằng chế độ công an trị... Liên tục nhiều nhà hoạt động nhân quyền bị bắt giữ trong đó có 5 người thuộc Hội Anh em Dân chủ. Một vài vụ án mới đưa ra xét xử với bản án rất nặng như blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm  tù giam, Trần Thị Nga 9 năm tù giam, Nguyễn Văn Hóa 7 năm tù giam.

Trong hai tháng cuối năm 2017 này một số hoạt động vì nhân quyền ở Việt Nam lại khởi sắc. Phái đoàn EU tại Hà Nội và bà bộ trưởng ngoại giao Thụy Điển trong chuyến viếng thăm Việt Nam đều có tiếp xúc với đại diện các nhà hoạt động nhân quyền để tìm hiểu tình hình. Một số tổ chức quốc tế và EU lên tiếng đòi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thả ngay lập tức các tù  nhân lương tâm và  các nhà hoạt động nhân quyền đang bị bắt giữ.

Từ Hà Nội, TS Nguyễn Quang A một nhà hoạt động xã hội dân sự đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành về hiện tình phong trào nhân quyền ở Việt Nam như sau, mời quý vị cùng nghe

 

Thông báo

NGÀY KHÁNH THÀNH

TƯỢNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM

 Dr. RUPERT NEUDECK: 12/05/2018

[đọc tiếp]

Mời tham dự

Hội thảo Nhân Quyền

27.05.2017

Nhà hoạt động Trần Thị Nga bị biệt giam, gia đình không được gặp

07/12/2017 (Người Việt) - “Ngay sau khi kết thúc phiên sơ thẩm thì người nhà của Trần Thị Nga gồm bố, mẹ, anh em và chồng con đã có trực tiếp đến trại giam xin thăm gặp nhưng không được với lý do Trần Thị Nga đã thể hiện quyết tâm chống đối đến cùng, hiện trại giam đang kỷ luật biệt giam.”

Đó là chia sẻ trên trang Facebook cá nhân ngày 6 Tháng Mười Hai của ông Lương Dân Lý, chồng của bà Trần Thị Nga, người bị tòa án CSVN tuyên án sơ thẩm 9 năm tù và 5 năm quản chế hồi Tháng Bảy vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự CSVN. [đọc tiếp]

Xử phúc thẩm nhà hoạt động Trần Thị Nga

06/12/2017 (RFA) - Phiên xử phúc thẩm nhà hoạt động Trần Thị Nga sẽ diễn ra vào ngày 22 tháng 12 tới đây.

Luật sư Hà Huy Sơn, người nhận bào chữa cho bà Trần Thị Nga, cho biết nhận được giấy báo của Tòa Án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội như vừa nêu. Theo đó phiên phúc thẩm đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga sẽ diễn ra vào lúc 8 giờ sáng ngày 22 tháng 12 sắp tới.

Nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga vào ngày 25 tháng 7 bị tòa án tỉnh Hà Nam tuyên 9 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’ theo các mục a,b,c khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. [đọc tiếp]

Chỉ có người dân kiên quyết và kiên trì đấu tranh mới có được nhân quyền cho mình

05/12/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sau gần 2 năm, hoạt động nhân quyền ở Việt Nam có vẻ trầm lắng, những ngày cuối năm 2017 một số hoạt động có vẻ khởi sắc nhất là vào dịp đối thoại nhân quyền Việt Nam - EU diễn ra vào đầu tháng 12/2017.

Từ Sài Gòn, luật sư nhân quyền Lê Công Định bình luận về hiện tình phong trào đấu tranh đòi nhân quyền ở Việt Nam qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Nội dung như sau - Mời quí vị cùng nghe

Hội thảo nhân quyền ở Stockholm

(Ảnh của Đinh Ngọc Thu)

Chính phủ Việt Nam sử dụng tin tặc trong hệ thống phản gián?

05/12/2017 Quỳnh Vi (Luật Khoa) - Tại Việt Nam, tin tặc và các cuộc tấn công mạng là trợ thủ đắc lực của nhà nước trong việc kiểm soát thông tin và giới hạn quyền tự do trên mạng của người dân, doanh nghiệp và kể cả các chính phủ nước ngoài.

Đó là lời cảnh báo được ba tổ chức quốc tế với nhiều kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực an ninh mạng (cybersecurity), là Veloxity, Electronic Frontier Foundation, và FireEye, đưa ra liên tục trong ba năm vừa qua.

Đánh giá gần đây nhất về việc chính phủ Việt Nam sử dụng tin tặc (hacker) cho mục đích phản gián, là do tổ chức chuyên nghiên cứu và đưa ra các giải pháp về an ninh mạng Veloxity – có trụ sở ở bang Washington D.C., Hoa Kỳ – đưa ra vào ngày 6/11/2017. [đọc tiếp]

Thành viên Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu lên tiếng về bản án phúc thẩm dành cho Mẹ Nấm

04/12/2017 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Song song với lời tuyên bố của bà Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức,  Bärbel Kofler, về bản án phúc thẩm dành cho nữ blogger Việt Nam nổi tiếng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh („Mẹ Nấm“), ông Frank Schwabe, Phát ngôn viên về Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Khối Dân biểu đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trong Quốc hội Liên Bang Đức cũng đã đưa ra một thông cáo báo chí nhận định rất chính xác về tình trạng nhiều người đã bị bắt giam tại Việt nam chỉ vì họ thực hiện quyền tự do ngôn luận [đọc tiếp]

Quyền dân sự, chính trị 'xuống cấp' ở VN

02/12/2017 (BBC) - Liên minh châu Âu nói với Việt Nam rằng họ lo ngại về 'sự xuống cấp của quyền dân sự và chính trị' trong lúc các vụ bắt giữ, giam cầm 'gia tăng mạnh mẽ'.

Đây là nội dung trong thông cáo của EU sau Đối thoại Nhân quyền tăng cường lần thứ 7 tại Hà Nội ngày 1/12.

Theo nội dung thông cáo ghi cuộc "Đối thoại đã đánh giá những phát triển gần đây trong lĩnh vực nhân quyền ở Việt Nam và Châu Âu, và trước đó là các cuộc họp với các tổ chức phi chính phủ từ châu Âu và Việt Nam."

"Liên minh châu Âu đã bày tỏ những quan ngại sâu sắc về việc áp dụng rộng rãi các điều khoản an ninh quốc gia trong Luận Hình sự của Việt Nam và ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ của việc bắt giữ, giam cầm và kết án các công dân Việt Nam liên quan đến việc bày tỏ ý kiến của họ." [đọc tiếp]

Đảng Cộng sản Việt Nam chống Tự do Báo chí một cách trơ tráo

02/12/2017 Chu Kienle (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trước cuộc đối thoại nhân quyền giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam, đảng Cộng sản lại tiếp tục chính sách ngược đãi các blogger.

Từ nhiều năm, chính phủ CS Việt Nam đã phủ nhận quyền tự do báo chí và tự do tư tưởng, mặc dù trong hiến pháp năm 2003 các quyền này được ghi rõ ở điều 25.

Hôm thứ Hai 27/11/2017, nhà hoạt động môi trường Nguyễn Văn Hóa đã bị kết án bảy năm tù giam trong một phiên tòa xử nhanh tại tỉnh Hà Tĩnh. Hôm thứ Tư 29/11/2017, tòa án đã bác bỏ kháng án của blogger Mẹ Nấm. Vài ngày trước đó luật sư của bà đã bị loại khỏi phiên tòa. Mẹ Nấm bị kết án 10 năm tù vào tháng 6 năm 2017. Cả hai blogger đã viết blog về thảm họa môi trường do một nhà máy thép Đài Loan gây ra. [đọc tiếp]

Khuôn mặt phụ nữ đẹp nhất trong năm

02/12/2017 Từ Thức (Danlambao) - Người đàn bà tươi nhất trong năm không phải là một minh tinh màn ảnh vừa lãnh Oscar. Người đàn bà đẹp nhất trong năm không phải là người mẫu với thời trang đắt tiền. Khuôn mặt đàn bà tươi đẹp nhất trong năm là một phụ nữ với trang phục bình dị, tươi cười, bình thản đi vào hang cọp, lãnh án 10 năm tù. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Nhìn hai tấm hình, một, với Như Quỳnh tươi như một bông hoa giữa một lực lượng an ninh hùng hậu, và hai, bà phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nhăn nhó tuyên bố phiên tòa diễn ra đúng tiêu chuẩn dân chủ, khó tưởng tượng ai là người sắp đi tù 10 năm, ai đang loan một tin đáng hãnh diện. [đọc tiếp]

Tuyên bố về bản án của công dân Nguyễn Văn Hóa

02/12/2017 (Bauxite Việt Nam) - Vào ngày 27-11-2017 Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã xét xử vội vàng vụ án “Nguyễn Văn Hóa tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” căn cứ Điều 88 của Bộ luật Hình sự trong một phiên tòa sơ thẩm không công khai và không có luật sư.

Tại phiên tòa, anh Nguyễn Văn Hóa đã bị tước quyền bào chữa và, nghiêm trọng hơn, bị còng tay trước vành móng ngựa. Thân nhân của anh cũng không được tham dự phiên tòa xét xử người thân. Sau đó, bản án sơ thẩm đã tuyên phạt anh Nguyễn Văn Hóa 7 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Bản án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế dành cho anh Nguyễn Văn Hóa là sự phỉ báng công lý vì nó bất chấp và chà đạp mọi chuẩn mực văn minh pháp lý được công nhận trên toàn thế giới; do đó nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do cho anh Nguyễn Văn Hóa vô điều kiện và ngay lập tức.

Nhà cầm quyền Việt Nam cần chấm dứt ngay mọi hành vi bắt bớ vô lối các nhà hoạt động xã hội dân sự và những ai đang thực thi quyền tự do ngôn luận của mình một cách công khai như Hiến pháp Việt Nam đã ghi nhận. [đọc tiếp]

Kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Văn Hóa

01/12/2017 (RFA) - 38 tổ chức và cá nhân hoạt động cho nhân quyền và tự do tôn giáo vào ngày 1 tháng 12 đồng ký tên vào Tuyên bố kêu gọi chính phủ Hà Nội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho thanh niên Nguyễn Văn Hóa, người vừa bị kết án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự.

38 tổ chức và cá nhân ký vào Tuyên Bố yêu cầu Việt Nam cần ngừng ngay lập tức chiến dịch đàn áp các nhà hoạt động xã hội dân sự và những người thực thi quyền tự do ngôn luận theo quy định của Hiến pháp Việt Nam. [đọc tiếp]

Nguyễn Văn Hóa: Tù nhân lương tâm “bí mật”

01/12/2017 Huyền Trang (GNsP) - (01.12.2017) – Cho đến khi bị bắt và đưa ra xét xử trong một phiên tòa “bán công khai”, nhiều người vẫn chưa biết Nguyễn Văn Hóa – người vừa bị kết án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế – là ai? Vì Văn Hóa ít có nhữnghoạt động công khai như nhiều nhà đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ trong nước trước đó.

Nguyễn Văn Hóa là một thanh niên trẻ, sinh năm 1995, sống tại Hà Tĩnh, có nhiều hoạt động âm thầm đưa tin về các vụ xả thải độc tố xuống biển do “tác nhân” Formosa gây ra – là nguyên nhân chính khiến cá biển chết trắng hàng loạt dọc các tỉnh Miền Trung vào những ngày tháng 4.2016 và kéo dài cho đến bây giờ. [đọc tiếp]

Thông cáo Báo chí: Liên minh châu Âu và Việt Nam tổ chức Đối thoại Nhân quyền

01/12/2017 (FB European Union in Vietnam) - Hôm nay, 1 tháng 12 năm 2017, tại Hà Nội, Liên minh châu Âu và Việt Nam đã tổ chức Đối thoại Nhân quyền tăng cường lần thứ 7 trong khuôn khổ Hiệp định Hợp tác và Đối tác EU-Việt Nam. Đối thoại đã đưa ra đánh giá về những diễn biến gần đây trong lĩnh vực nhân quyền ở Việt Nam và châu Âu, và được khởi động trước đó bằng các cuộc gặp với các Tổ chức Dân sự từ châu Âu và Việt Nam.

... Liên minh châu Âu đã bày tỏ những quan ngại sâu sắc về việc áp dụng rộng rãi các điều khoản an ninh quốc gia trong Luận Hình sự của Việt Nam và ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ của việc bắt giữ, giam cầm và kết án các công dân Việt Nam liên quan đến việc bày tỏ ý kiến của họ. Liên minh châu Âu đã nêu ra một số trường hợp cá nhân, đồng thời nhắc lại yêu cầu phía Việt Nam thả các công dân đang bị giam giữ vì đã thể hiện quyền tự do biểu đạt một cách ôn hòa. [đọc tiếp]

Thông điệp của Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam về việc kết án Cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Blogger Mẹ Nấm)!

30/11/2017 (European Union in Vietnam) - Hôm nay, Toà án Tối cao Đà Nẵng đã bác đơn kháng cáo của cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh về việc kết án 10 năm tù được tuyên vào tháng 6 trong phiên xét xử ở tỉnh Khánh Hoà. Bản án được đưa ra sau khi cô đưa ra những quan điểm một cách ôn hòa về những vấn đề xã hội và môi trường. Bản án này hoàn toàn trái với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Chính trị và Dân sự mà Việt Nam là một bên tham gia, tại đây đã quy định rõ tự do ngôn luận và biểu đạt là quyền cơ bản của mỗi con người và không thể tách rời với giá trị và việc thực hiện nghĩa vụ cá nhân. [đọc tiếp]

Tuyên bố của Đặc ủy Nhân quyền Bärbel Kofler về việc y án 10 năm tù đối với blogger người Việt Nam Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

30/11/2017 (Đại sứ quán Đức tại Việt Nam) - Về bản án phúc thẩm dành cho blogger nổi tiếng người Việt Nam Nguyễn Ngọc Như Quỳnh („Mẹ Nấm“), hôm nay (30/11) Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Bà Bärbel Kofler, đã tuyên bố như sau:

Tôi cảm thấy đau buồn và phẫn nộ về việc tuyên y án đối với blogger và nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận của mình, quyền đã được Hiến pháp Việt Nam bảo đảm, mà bà Quỳnh đã bị bỏ tù 10 năm. Bản án đã vi phạm các công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết. [đọc tiếp]

EU và Mỹ tiếp tục kêu gọi Việt Nam thả Mẹ Nấm

30/11/2017 (BBC) - Liên minh châu Âu (EU) nhắc lại mong muốn Việt Nam thả bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh "ngay lập tức và vô điều kiện" sau phiên phúc thẩm giữ y án 10 năm tù. Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa xử bà Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) hôm 30/11, một ngày trước khi có Đối thoại Nhân quyền hàng năm giữa Việt Nam và EU ở Hà Nội.

Chiều 30/11, Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, ra thông cáo: "Bản án này hoàn toàn trái với Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Chính trị và Dân sự mà Việt Nam là một bên tham gia."

Hôm 30/11, thông cáo của bà Caryn McClelland, Đại biện lâm thời Hoa Kỳ tại Việt Nam gửi đến BBC viết: "Tôi quan ngại sâu sắc trước việc Tòa án Việt Nam giữ nguyên bản án 10 năm tù đối với nhà hoạt động ôn hòa, được trao giải thưởng Phụ nữ can đảm quốc tế, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (còn gọi là Mẹ Nấm) với cáo buộc mơ hồ "Tuyên truyền chống nhà nước."

"Tất cả mọi người đều có các quyền tự do cơ bản như bày tỏ chính kiến, hội họp và lập hội một cách ôn hòa." [đọc tiếp]

Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố về án phúc thẩm đối với Mẹ Nấm

30/11/2017 Khánh An (VOA) - Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội ra thông cáo báo chí với tuyên bố của Đại biện lâm thời Caryn McClelland, nói rằng bản án phúc thẩm đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm) là “cáo buộc mơ hồ” trong lúc bà Quỳnh chỉ thực hiện các quyền tự do cơ bản. Bà McClelland kêu gọi Việt Nam hãy thả bà Quỳnh và các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói “Phiên tòa được cho là ‘công khai’ xử phúc thẩm Mẹ Nấm ngay từ đầu đã là một ‘trò hề’, khi một trong các luật sư của Mẹ Nấm bị tước thẻ hành nghề và mẹ của bà, thân nhân và những người ủng hộ không được vào dự phiên tòa mà phải đứng ngoài vỉa hè”. [đọc tiếp]

Chuyện của Quỳnh

30/11/2017 Nguyễn Tuyết Lan (FB Tuyet Lan Nguyen) - Lúc 7 giờ 10 phút sáng nay, 30/11/2017, tôi cùng cô Trịnh Kim Tiến đến trụ sở Tòa án tỉnh Khánh Hòa để dự phiên phúc thẩm xử con gái tôi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm).

Khi vừa đến trước cổng tòa thì chúng tôi lập tức bị chặn lại bởi lực lượng đông đảo gồm công an giao thông, công an chống bạo động và quản lý đô thị…

Mặc dù đã trình bày rằng tôi là mẹ ruột của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hôm nay đến tham dự phiên tòa của con gái tôi, nhưng họ vẫn dứt khoát không cho vào. Không kìm được nỗi uất ức, tôi buộc lòng phải xô đẩy thanh chắn hàng rào và thét lớn: ”Sao nói xử công khai nhưng các ông lại không cho tôi vào? Tôi là mẹ ruột của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh”. [đọc tiếp]

Cận cảnh CA đánh phụ nữ dã man tại phiên tòa blogger Mẹ Nấm

30/11/2017  CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Những người ủng hộ blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị đánh đập dã man sau khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm hôm 30/11/2017 tại Khánh Hòa.

Video gửi đến Danlambao cho thấy cảnh hai viên an ninh thường phục xông đến đấm mạnh vào đầu và mặt của một phụ nữ trung niên.

Nạn nhân bị đánh là bà Trần Thị Thu Nguyệt, một người hoạt động xã hội tại Sài Gòn. [đọc tiếp & xem video]

Blogger Mẹ Nấm y án 10 năm tù sau phiên phúc thẩm

30/11/2017 Tiến Thiện (RFA) - Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa giữ nguyên bản án sơ thẩm 10 năm tù giam cho blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh theo quy kết “tuyên truyền chống nhà nước” ở phiên tòa xét xử phúc thẩm ngày 30/11/2017.

Bào chữa cho blogger Mẹ Nấm trong phiên tòa phúc thẩm gồm có ba luật sư là các ông Nguyễn Hà Luân, Hà Huy Sơn và Nguyễn Khả Thành.

Phiên tòa diễn ra từ 8 giờ tới 11 giờ thì tuyên án và theo các luật sư thì nhanh chóng và có nhiều điều không thỏa đáng.

Ngay từ sáng sớm, trong clip tường thuật trực tiếp từ Nha Trang đăng trên facebook, nhà hoạt động Trịnh Kim Tiến cho biết các ngả đường đi vào tòa án đều bị đặt barier chặn đường không cho vào. Ngay cả bà Nguyễn Thị Tuyết Lan – thân mẫu bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng bị chặn, nhưng bà Lan đã cương quyết vượt qua hàng rào an ninh để vào bên trong phiên tòa. [đọc tiếp]

Nhân quyền Việt Nam : Human Rights Watch khuyến nghị châu Âu

28/11/2017 Tú Anh, Thụy My (RFI) - Trước cuộc đối thoại nhân quyền giữa Bruxelles và Hà Nội vào tháng 12/2017, tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch công bố bản phúc trình về tình trạng đàn áp tại Việt nam trong hai năm qua và đưa ra một số khuyến nghị cụ thể. HRW đã lập trang mạng danh sách 105 tù nhân chính trị tại Việt Nam hồi tháng 10.

Bản báo cáo dài 6 trang, được Human Rights Watch công bố ngày 27/11/2017, liệt kê danh sách dài các trường hợp cụ thể ai bị đàn áp, bị đánh đập như thế nào, nạn « tự tử » trong đồn công an và thái độ của công an dung túng « côn đồ ». [đọc tiếp]

EU nên gây sức ép yêu cầu Việt Nam thả tù chính trị

28/11/2017 (RFA) - Trước ngày Đối thoại nhân quyền Việt Nam - Liên Minh Châu Âu (EU) lần thứ 7 sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 12 sắp tới, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch khuyến nghị EU thúc đẩy chính quyền Việt Nam thả các tù nhân chính trị đang bị giam giữ, chấm dứt đàn áp tự do ngôn luận, tự do lập hội, nhóm họp, tự do tôn giáo và tình trạng công an bạo hành.

ông Brad Adams, Giám đốc Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch yêu cầu EU phải thúc đấy Hà Nội thả ngay luật sư Nguyễn Văn Đài. [đọc tiếp]

Tất cả người Việt yêu nước mình đều là ‘Mẹ Nấm’

25/11/2017 Bùi Tín (VOA Blog Bùi Tín) - Tòa án tỉnh Khánh Hòa ngày 29/6/2017 kết án cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Mẹ Nấm - 10 năm tù giam vì « tội » âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Ai cũng biết cô Mẹ Nấm chỉ có mỗi một « tội » là yêu nước thật lòng, thương dân thật bụng, bênh dân oan và chống giặc bành trướng và giặc nội xâm tham nhũng một cách kiên cường nhất.

Phiên tòa trên đây là biểu hiện rõ nhất của bản chất phản nhân dân, chà đạp công lý, phi pháp, vô đạo đức của chế độ toàn trị, coi thường pháp luật, khinh thường dư luận. [đọc tiếp]

Nhà báo trẻ Nguyễn Văn Hóa bị 7 năm tù vì tội tuyên truyền tố cáo tội ác của Formosa

28/11/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Luật sư nhân quyền Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Theo chương trình phiên tòa sẽ diễn ra váo ngày 28/11/2017 nhưng bất ngờ vào ngày 27/11 – sớm hơn 1 ngày -  tòa án tỉnh Hà Tĩnh đã mở phiên tòa sơ thẩm hình sự xét xử nhà báo trẻ 22 tuổi Nguyễn Văn Hóa về cái tội gọi là tuyên truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa theo điều 88 bộ luật hình sự, khi anh tiến hành quay phim, chụp ảnh phổ biến sâu rộng những hình ảnh tố cáo tội ác của tập đoàn Formosa Hà Tĩnh gây thảm họa môi trường biển ở miề́n Trung. Tòa án Hà Tĩnh tuyên án nhà báo trẻ Nguyễn Văn Hóa 7 năm tù giam và 3 năm quản thúc.

Từ Sài Gòn luật sư nhân quyền Lê Công Định đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thanh về phiên tòa này. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

RSF lên án bản án của nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa

28/11/2017 Trà Mi (VOA) - Phóng viên Không biên giới RSF ngày 27/11 loan báo kế hoạch tiếp tục chiến dịch kêu gọi chấm dứt đàn áp nhân quyền tại Việt Nam sau khi một blogger kiêm ký giả công dân 22 tuổi bị tuyên án nặng nề tại Hà Tĩnh.

“Chúng tôi hết sức quan ngại trước tình trạng Việt Nam ngày càng gia tăng đàn áp những tiếng nói bất đồng,” bà Margaux Ewen, Giám đốc Vận động và Truyền thông của RSF, nói với VOA Việt ngữ cùng ngày.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở chính tại Pháp nêu rõ bản án 7 năm tù, 3 năm quản chế về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ dành cho anh Nguyễn Văn Hóa trong phiên xử kéo dài 2 tiếng rưỡi đồng hồ hôm 27/11 đã đưa nhà hoạt động trẻ này vào danh sách dài gồm các blogger bị đàn áp tại Việt Nam. [đọc tiếp]

15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế đặt vấn đề với nhà cầm quyền Việt Nam:   Tự do tức khắc cho Nguyễn Bắc Truyển

23/11/2017 Thục-Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Một tuần lễ trước cuộc Đối thoại nhân quyền Việt Nam-EU, 15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế đang sẵn sàng hành động nếu không được nhà cầm quyền Việt Nam phúc đáp thỏa đáng thư chung của họ gửi tới Thủ tướng Nguyễn xuân Phúc ngày 8/11/2017 đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho luật gia Nguyễn Bắc Truyển, một nhà bảo vệ nhân quyền đang bị giam giữ cách ly và độc đoán.

Đối thoại nhân quyền Việt Nam-EU là một sự kiện mới đây được đại sứ Liên minh châu Âu Bruno Angelet nhấn mạnh là có ý nghĩa quan trọng, sẽ góp phần làm tăng cường hiểu biết và thúc đẩy mối quan hệ của hai bên trong thời gian tới, giúp triển khai việc hai bên ký kết Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) [đọc tiếp]

Việt Nam thúc giục EU không đưa nhân quyền vào hiệp định Thương mại tự do

22/11/2017 (RFA) - Việt Nam mới đây đề nghị phía Liên minh Châu Âu (EU) rút lại “thẻ vàng” cho thuỷ hải sản của Việt Nam và không đưa nhân quyền vào hiệp định Thương mại tự do EU Việt Nam.

Đề nghị này được đưa ra trong buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và ông Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) vào chiều ngày 21 tháng 11 tại Trụ sở Chính phủ Việt Nam.

Tin từ trang báo Chính phủ dẫn lời Đại sứ Bruno Angelet cho biết trong tuần tới sẽ diễn ra một sự kiện quan trọng đối với việc triển khai PCA, đó là Đối thoại nhân quyền Việt Nam – EU. Ông Bruno nhấn mạnh sự kiện này không chỉ có ý nghĩa quan trọng mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong tương lai. [đọc tiếp]

Lời tri ân của gia đình blogger Mẹ Nấm trước phiên tòa phúc thẩm

22/11/2017 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Theo thông báo từ Tòa án nhân dân tối cao Đà Nẵng, phiên phúc thẩm của blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ được diễn ra vào lúc 7h 30 phút ngày 30/11/2017 tại trụ sở TAND tỉnh Khánh Hòa (số 02, Phan Bội Châu, Nha Trang).

Bà Nguyễn Tuyết Lan, thân mẫu của blogger Mẹ Nấm cho biết bà không kỳ vọng nhiều vào phiên tòa này. Bởi ở Việt Nam, những phiên tòa phúc thẩm với những người bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội thì đã không có nhiều sự thay đổi so với bản án "bỏ túi" lúc sơ thẩm.

Bà Lan cũng thay mặt gia đình để gởi lời tri ân đến tất cả cộng đồng trong nước cũng hải ngoại đã luôn quan tâm, sát cánh, động viên và giúp đỡ gia đình trong giai đoạn đen tối này. [đọc tiếp]

Ngày Của Các Nhà Văn Bị Cầm Tù: Nữ văn sĩ Canada viết cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

18/11/2017 Dương Thạch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Mỗi năm, ngày 15 tháng 11 là Ngày Của Các Nhà Văn Bị Cầm Tù, do Văn Bút Quốc Tế (PEN) khởi xướng từ năm 1981. PEN sử dụng Ngày Của Các Nhà Văn Bị Cầm Tù để hướng sự chú ý tới một số nhà văn cụ thể bị bức hại hoặc bị cầm tù và hoàn cảnh cá nhân của họ. Vào ngày này, công chúng được khuyến khích hành động dưới hình thức tặng phẩm và thư phản đối thay mặt cho các nhà văn được lựa chọn. Năm 2017, 6 người bị bức hại được đưa ra ánh sáng công luận, trong đó có blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Đóng góp vào Ngày Của Các Nhà Văn Bị Cầm Tù năm nay, nhà văn Canada Madeleine Thien đã viết một bức thư cho blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, khởi đầu bức thư ngỏ như sau: "Đã gần 5 tháng kể từ phiên tòa xử của chị, một phiên tòa mà chị đã bị kết án 10 năm tù về tội "tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 88 của luật hình sự của Việt Nam, một bộ luật được sử dụng một cách tùy tiện và tàn bạo để bịt miệng giới đối kháng". Sau đây là thư của Madeleine Thien gửi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh do Nguyễn Khôi chuyển dịch từ nguyên bản Anh ngữ. [đọc tiếp]

Gặp EU về nhân quyền, 3 nhà hoạt động ‘bị bắt cóc

18/11/2017 (VOA) - Ba trong bốn nhà hoạt động dân chủ cáo buộc họ đã bị lực lượng an ninh Việt Nam “bắt cóc” hôm 16/11 sau khi gặp và thảo luận về nhân quyền với phái bộ của Liên hiệp châu Âu ở Hà Nội.

Cuộc gặp gỡ giữa phái bộ ngoại giao của EU với 4 đại diện của giới xã hội dân sự diễn ra trước đối thoại nhân quyền thường niên vào đầu tháng 12 giữa EU và Việt Nam, trong bối cảnh hai bên dự kiến tiến đến ký kết hiệp định thương mại tự do vào năm 2018 sắp tới.

Các nhà hoạt động đã họp với phái bộ EU gồm có tiến sĩ Nguyễn Quang A, cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng, nhà báo vào blogger Phạm Đoan Trang, và ông Nguyễn Chí Tuyến.

Sau cuộc gặp với EU hôm 16/11, ba trong bốn nhà hoạt động là tiến sĩ Quang A, hai bà Bùi Thị Minh Hằng và Phạm Đoan Trang đã bị các nhân viên ngành an ninh của nhà nước bắt đi khi ba người này rời khỏi văn phòng của EU ở Hà Nội.

Tiến sĩ A và bà Bùi Thị Minh Hằng được thả sau một thời gian ngắn bị tạm giữ. Riêng bà Phạm Đoan Trang bị giữ đến tối 16/11, sau đó phía công an đưa bà về nhà và đặt bà trong tình trạng giam lỏng. [đọc tiếp]

Thông cáo về vụ bắt giữ sáng lập viên và biên tập viên Phạm Đoan Trang

17/11/2017 (Luật Khoa Tạp Chí) - Trưa ngày 16/11/2017, sáng lập viên và biên tập viên Phạm Đoan Trang của Luật Khoa tạp chí bị lực lượng công an bắt cóc sau khi rời khỏi một cuộc họp với phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Hà Nội.

Công an đã thu giữ nhiều đồ dùng cá nhân của Phạm Đoan Trang, trong đó có điện thoại và máy tính. Trong suốt thời gian bị giam giữ, Phạm Đoan Trang không được liên lạc với bên ngoài và không được tiếp cận bất kỳ dịch vụ hỗ trợ pháp lý nào.

Nửa đêm cùng ngày, Phạm Đoan Trang bị công an áp giải về nhà riêng tại Hà Nội và cho đến nay vẫn bị một số người lạ mặt giam lỏng.

Luật Khoa tạp chí cực lực lên án hành vi bắt cóc, cướp tài sản và giam lỏng nói trên. Những hành vi này đi ngược lại mọi quy định pháp luật Việt Nam và quốc tế, [đọc tiếp]

Một nhà hoạt động tại Việt Nam ‘bị câu lưu’

16/11/2017 (Người Việt) – Sau cuộc gặp phái đoàn EU tại đại sứ quán Thụy Điển ở Hà Nội hôm 16 Tháng Mười Một, nhà báo tự do Phạm Đoan Trang, tác giả cuốn sách “Chính Trị Bình Dân” bị công an CSVN “câu lưu.”

Bà Trang cùng một số nhà hoạt động khác, trong đó có cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng, được mới đến đại sứ quán Thụy Điển để trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Đây là cuộc họp nhằm chuẩn bị cho phiên Đối Thoại Nhân Quyền hằng năm giữa Việt Nam và EU, dự trù diễn ra đầu Tháng Mười Hai tới đây.

Đến 11 giờ đêm cùng ngày, ông Dương Đại Triều Lâm, thành viên Mạng Lưới Blogger Việt Nam, cho hay bà Trang vẫn đang “làm việc” tại Phòng An Ninh Điều Tra của Công An Hà Nội. [đọc tiếp]

Sau APEC, Cộng sản đem Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra phiên tòa phúc thẩm

15/11/2017 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Tập đoàn cai trị sẽ đưa blogger Mẹ Nấm ra xử phúc thẩm vào ngày 30/11/2017. Mẹ Nấm bị bắt giam vào ngày 10 tháng 10 năm 2016 vì đã có những hoạt động dân sự, biểu tình chống Tàu cộng xâm lược, phản đối Formosa, làm phóng sự và viết blog trình bày những tắc trách và gian dối của nhà cầm quyền trong việc giải quyết vấn nạn cá chết tại miền Trung...

Vì những hoạt động vì nước vì dân này, chị đã bị nhà cầm quyền quy chụp "tội tuyên truyền chống phá nhà nước" và tuyên án bỏ tù chị 10 năm trong phiên tòa sơ thẩm vào ngày 29/06/2017. [đọc tiếp]

Việt Nam vẫn không có tự do internet: Báo cáo của Freedom House

14/11/2017 Hòa Ái (RFI) - Bản phúc trình thường niên về “Tự do Internet năm 2017” của Freedom House đánh dấu 17 năm liên tục suy giảm chung về tự do internet toàn cầu. Trong đó, Việt Nam được xếp vào danh sách các quốc gia không có tự do internet.

Bản Phúc trình liệt kê tự do internet ở Việt Nam trong năm 2017 bị kiểm soát chặt chẽ do sự gia tăng bắt bớ và đe dọa. [đọc tiếp]

Chế độ Hà Nội trấn áp nhiều nhà tranh đấu nhân quyền trong tuần lễ APEC

12/11/2017 V.Giang (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam – Nhiều nhà tranh đấu nhân quyền tại Việt Nam bị công an sách nhiễu trong suốt thời gian có các nhà lãnh đạo quốc tế đến để tham dự hội nghị tại Đà Nẵng cũng như tại Hà Nội.

Bản tin của tổ chức có tên “Defend The Defenders” (DTD) cho hay chính quyền địa phương ở nhiều nơi bắt đầu siết chặt kiểm soát an ninh trong thời gian từ trước khi có cuộc họp thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng và sau đó là chuyến viếng thăm của Tổng Thống Donald Trump và Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội. [đọc tiếp]

Nữ ca sĩ Mai Khôi bị đuổi khỏi nhà vì biểu tình phản đối tổng thống Trump

12/11/2017 (SBTN) - Nữ ca nhạc sĩ Mai Khôi vừa bị đuổi khỏi căn chung cư ở Hà Nội, vì đã đứng bên đường giơ biểu ngữ phản đối chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Câu chuyện của ca sĩ Mai Khôi đã lên báo quốc tế, khi được tờ The Guardian của Anh đăng tải hôm Chủ Nhật 12/11.

Mai Khôi và người chồng Úc của cô là Benjamin Swanston, được yêu cầu rời khỏi căn chung cư thuê tại Hà Nội.

Trước đó trong ngày, cô thực hiện cuộc biểu tình một người, bằng cách cầm biểu ngữ với dòng chữ tiếng Anh “Peace on you Trump”, trong đó, từ “Peace”, nghĩa là “hòa bình”, bị gạch đi và viết lại thành “Piss”, nghĩa là “tiểu tiện”.  [đọc tiếp]

Đối thoại với blogger Anh Chi

11/11/2017 (VNTB) - John Fuller (Mekong Review), Vũ Quốc Ngữ dịch (VNTB) - Nguyễn Chí Tuyến mặc một chiếc áo mưa choàng khi anh chỉ ra những điểm gần nhà anh nơi mật vụ thường ngồi canh. Ở đây, trong con hẻm dẫn đến con đường chính, và họ có thể ngăn cản anh rời khỏi nhà khi họ muốn. Một điểm canh khác gần bức tường ngay ngoài cửa trước của nhà anh ở. Họ mệt mỏi khi cứ phải nhìn chằm chằm vào căn nhà của anh, và vỗ vỗ vào những chiếc xe máy của mình với những giọt mồ hôi dưới ánh mặt trời.

Anh Chí, một giáo viên dạy tiếng Việt cho người ngoại quốc, biên tập viên và phiên dịch, biết rằng anh có thể bị bắt và bỏ tù bất cứ lúc nào. Các bài viết trên Facebook của anh, được chia sẻ với hơn 40.000 người theo dõi, thường chỉ trích Đảng Cộng sản. [đọc tiếp]

Campuchia, Miến Điện, Việt Nam phải chấm dứt việc miễn tội tấn công ký giả

07/11/2017 - Civil rights Defenders * VNCH-Ngoc Truong (Dân Làm Báo) dịch - Theo UNESCO, từ 2006 khoảng 930 nhà báo khắp thế giới bị giết khi làm phóng sự. Trong mười trường hợp, có hết chín trường hợp tội ác không bị trừng phạt. Để đối phó vấn đề này, năm 2013, Đại hội đồng LHQ đã thông qua quyết nghị, chọn ngày 2 tháng 11 là Ngày Quốc tế Chấm dứt việc miễn tội tấn công các ký giả. Đây là lời cảnh tỉnh nên chấm dứt leo thang hạch sách về tư pháp, giam cầm vô cớ, và bạo lực nhắm vào nhân viên truyền thông độc lập ở Campuchia, Miến Điện và Việt Nam.

... Việt Nam đứng thứ hai thế giới về số nhà báo công dân bị giam cầm, trong hoàn cảnh ở Việt Nam truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ, họ là nguồn thông tin độc lập duy nhất. Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2017, ba nhà báo công dân bị phạt tù với bản án làm nhiều người tức giận. [đọc tiếp]

Nghệ sĩ Kim Chi: ‘Thực thi nhân quyền ở VN là điều nguy hiểm’

04/11/2017 (BBC) - Nữ diễn viên kỳ cựu nói với BBC rằng bộ phim tài liệu của bà nhằm "thay đổi trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam về quyền con người."

Bộ phim tài liệu 'Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi' của nghệ sĩ Kim Chi và cộng sự hiện đang được phát trên YouTube và được Luật sư Lê Công Định bình luận là "một bộ phim làm mỗi người Việt nhức nhối nỗi đau của đất nước."

Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 4/11, bà Kim Chi nói: "Thông điệp chính của phim 'Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi' là Việt Nam cần thay đổi, mà cái thay đổi đó như nhà văn Dương Thu Hương nói trong phim, "Cần phải có một xã hội công dân", hay ông cựu tổng lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, nói "cần phải thay đổi từ đất nước đến con người."  [đọc tiếp]

Báo cáo – nghiên cứu mới: Bốn cách chính quyền kiểm soát tôn giáo

03/11/2017 Trần Hà Linh (Luật Khoa) - Một báo cáo – nghiên cứu mới của nhà báo Phạm Đoan Trang cùng với Tổ Nghiên cứu Tôn giáo cho thấy một bức tranh toàn diện về những cách thức kiểm soát tôn giáo mà chính quyền sử dụng kể từ khi nắm quyền đến nay.

Theo bản báo cáo – nghiên cứu có tên “Đánh giá Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016 và tình hình thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” nói trên, chính quyền Việt Nam thường sử dụng bốn cách thức khác nhau để giữ cho các cộng đồng tôn giáo nằm trong tầm kiểm soát của mình: (1) dùng luật pháp và các quy định hành chính; (2) sử dụng bộ máy tuyên truyền; (3) chia để trị; và (4) dùng sức mạnh bạo lực. [đọc tiếp]

Thủ tướng Canada sẽ nêu nhân quyền khi gặp 'tứ trụ' Việt Nam

03/11/2017 (VOA) - Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo trên trang web chính thức rằng ông sẽ thăm chính thức Việt Nam tại Hà Nội và tham dự hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng.

Tại Hà Nội, nguyên thủ của Canada sẽ gặp mặt Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thủ tướng Trudeau nói trong thông cáo ra hôm 2/11 rằng “Mối quan hệ giữa Canada và Việt Nam được dựa trên những kết nối giữa 2 dân tộc và đã phát triển mạnh trong 40 năm qua. Tôi mong chờ được gặp mặt các nhà lãnh đạo Việt Nam để phát triển các vấn đề quan trọng như quản trị và nhân quyền.” [đọc tiếp]

Việt Nam: HRW kêu gọi Hà Nội trả tự do tất cả tù nhân chính trị

03/11/2017 Tú Anh (RFI) - Nhân Thượng đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương APEC tại Đà Nẵng ngày 10/11/2017, tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho tất cả những người đang bị giam cầm chỉ vì thực thi một cách ôn hoà quyền công dân của họ.

105 người, kinh và thượng, người trẻ nhất là sinh viên Phan Kim Khánh, 23 tuổi vừa bị lãnh án 6 năm tù và người lớn tuổi nhất là A Hyum, sinh năm 1940 là danh sách tù nhân chính trị và lương tâm tại Việt Nam mà HRW công bố ngày 03/11/2017. [đọc tiếp]

HRW: Lãnh đạo APEC đừng làm ngơ hơn 100 tù chính trị

03/11/2017 (VOA) - Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch (HRW) kêu gọi Việt Nam ngay lập tức thả tự do cho tất cả những người đang bị giam giữ chỉ vì họ “đã thực thi các quyền cơ bản của mình một cách ôn hòa.”

Một trang mạng mới của HRW dành riêng cho lời kêu gọi này được lập ra, trong đó nêu bật 15 trường hơp trong số hơn 100 người đang bị giam cầm vì các lý do chính trị hay tôn giáo.

“Trong những lúc chụp hình chung hay ký kết hợp đồng thương mại với các lãnh đạo của nhà nước Việt Nam độc đảng, các quan chức nước ngoài tới Việt Nam dự APEC đừng nhắm mắt làm ngơ với hơn 100 tù nhân chính trị đang bị chính những nhân vật lãnh đạo Việt Nam đó giam giữ sau song sắt,” Giám đốc phụ trách châu Á của HRW Brad Adams nói trong thông cáo của tổ chức này. [đọc tiếp]

Phóng viên tự do Huyền Trang bị hành hung

02/11/2017 (RFA) - Một phóng viên tự do chuyên viết tin bài cho mạng báo lề trái ‘Tin Mừng Cho Người Nghèo’, cô Huyền Trang, vào ngày 1 tháng 11 bị hành hung bởi thành phần lạ mặt sau khi tham dự lễ giỗ cựu tổng thống Việt Nam Cộng Hòa tại Nghĩa Trang Lái Thiêu, Bình Dương.

Tin cho biết cô Huyền Trang bị một nhóm người xông vào đánh ngay sau thánh lễ.

Vụ việc đối với phóng viên độc lập Huyền Trang xảy ra ngay trước Ngày Quốc tế Yêu Cầu Chấm dứt Dung Dưỡng Tội Ác Đối Với Nhà Báo, 2 tháng 11 hằng năm do Liên Hiệp Quốc đề ra. [đọc tiếp]

Nhà tranh đấu Hoàng Đức Bình chính thức bị xét xử theo điều 258

02/11/2017 (VOA) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ an hôm 30/10 kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm Sát tỉnh Nghệ An đề nghị truy tố Hoàng Đức Bình theo khoản 2, Điều 258 Bộ Luật Hình sự “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.”

Hoàng Đức Bình, 34 tuổi, bị bắt vào ngày 15/5, tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An khi đang đi trên một chiếc xe cùng linh mục Nguyễn Đình Thục. [đọc tiếp]

Thư cho lãnh đạo Việt Nam về hai nữ tù nhân

02/11/2017 (RFA) - 40 chuyên gia và nhà hoạt động xã hội khắp nơi trên thế giới gửi thư cho các nhà lãnh đạo Việt Nam bày tỏ sự lo lắng về hai tù nhân chính trị Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga.

Bức thư ngỏ nêu rõ các bản án 10 năm và 9 năm tù dành cho hai người nữ tù nhân chính trị nói trên có những vi phạm quyền tự do biểu đạt trong luật pháp quốc tế mà Việt Nam phải tôn trọng. [đọc tiếp]

Cựu tù nhân lương tâm Bùi Hằng bị Công an Hà Nội sách nhiễu

02/11/2017 (RFA) - Cựu tù nhân lương tâm Bùi thị Minh Hằng vào ngày 1 tháng 11 bị công an Hà Nội bắt, cưỡng đoạt điện thoại khi bà này đến thăm người thân tại thị xã Sơn Tây, thuộc Hà Nội.

Tin nêu rõ hai công an đến nhà người thân nơi bà Bùi thị Minh Hằng có mặt yêu cầu kiểm tra hành chính vào lúc 2 giờ chiều ngày 1 tháng 11. Bà này sử dụng điện thoại di động để thu lại cảnh đó thì bị một nhóm gần chục người từ bên ngoài xông vào bắt đưa vào một chiếc xe bảy chỗ đậu gần ngôi nhà rồi đưa đến trụ sở Công an Sơn Tây. [đọc tiếp]

Dân biểu Liên bang Úc thúc giục Việt Nam trả tự do cho tù chính trị

01/11/2017 (RFA) - Dân biểu Liên bang Úc, ông Chris Hayes, vào ngày 1 tháng 11 lên tiếng  tham gia với dân biểu Tim Wilson về lá thư gửi cho Đại sứ Việt Nam tại Úc, ông Ngô Hướng Nam.

Ông Chris Hayes kèm theo văn thư của ông với chữ ký của hơn 20 chính khách Úc thuộc các đảng phái chính trị khác nhau, đồng tình việc thúc giục Việt Nam trả tự do cho những tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Kêu gọi Hà Nội tôn trọng các cam kết đã ký theo Công Ước Quốc tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị.

Các dân biểu và chính khách Úc đưa ra một danh sách gồm những người mà nhà cầm quyền Việt Nam cần phải trả tự do, đó là ông Nguyễn Văn Đài, ông Phạm Văn Trội, ông Trương Minh Đức, ông Nguyễn Bắc Truyển, ông Nguyễn Trung Trực, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Lê Đình Lượng, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bà Trần Thị Nga, ông Nguyễn Văn Oai, bà Cấn Thị Thêu, ông Hồ Đức Hòa, bà Nguyễn Đặng Minh Mẫn, ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, ông Nguyễn Văn Hóa, ông Trần Huỳnh Duy Thức, và bà Trần Thị Thúy. [đọc tiếp]

Con gái Mẹ Nấm viết thư cho Đệ nhất Phu nhân Mỹ ‘nhờ mang mẹ về’

27/10/2017 (VOA) - Một bé gái Việt Nam hôm 26/10 đã viết thư gửi Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump, nhờ lên tiếng can thiệp để mẹ của em được chính quyền Việt Nam trả tự do.

Em Nguyễn Bảo Nguyên, còn gọi là Nấm, 11 tuổi, là con gái của Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, viết thư cho Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ nói rằng: “Xin Bà giúp mẹ con trở về với chúng con.”

Con gái của nữ blogger đang bị giam cầm tại nhà tù Khánh Hòa nói đây là bức thư thứ tư em gửi cho Phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ và em rất muốn gặp bà, dù biết rằng điều này khó có khả năng xảy ra [đọc tiếp]

Đọc “Những Mảnh Đời Sau Song Sắt” của Phạm Thanh Nghiên

27/10/2017 Thạch Đạt Lang (Tiếng Dân) - ... chỉ mới đọc hết chương đầu với lời bộc bạch của Nghiên, tôi thấy mắt mình cay cay vì cảm nhận được chân tình, sự quả cảm của Nghiên qua những lời tự thuật. Thường, những người viết hồi ký chỉ khoe khoang những thành tích, chiến công của mình, hoặc chí ít nói về gia đình danh giá, xuất thân vọng tộc… ít người nói đến những khuyết điểm, thất bại của mình trong cuộc đời. Phạm Thanh Nghiên ngược lại, thú nhận một số những hành động (theo sự tự đánh giá bản thân) là lỗi lầm, thất bại của chính mình, những lỗi lầm, thất bại khó lòng sửa chữa, không thể tha thứ.

Một điểm đặc biệt khác là Phạm Thanh Nghiên cũng như thân phụ cô đã một thời yêu kính ông Hồ Chí Minh, ngay cả khi thân phụ cô phát giác ra sự tuyên truyền lừa bịp, gian dối, lưu manh của Hồ Chí Minh và đảng CSVN, dẹp bỏ bàn thờ đảng, ông Hồ đi thì cô vẫn tiếp tục tôn kính con người này, vẫn kẹp, giữ hình ảnh ông Hồ vào trong sách. Chỉ đến khi nhận ra được thực chất của xã hội VN dưới sự cai trị của đảng CS, hình tượng ông Hồ mới hoàn toàn sụp đổ trong tâm tưởng của Nghiên. [đọc tiếp]

Người bị Việt Nam tước quốc tịch được đề cử Giải Tự do Báo chí quốc tế

27/10/2017 (VOA) - Phạm Minh Hoàng, một nhà hoạt động dân chủ bị Việt Nam tước quốc tịch và trục xuất hồi tháng 6 năm nay, là một trong số những cá nhân và đoàn thể được đề cử Giải thưởng Tự do Báo chí 2017 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền có tiếng này cho biết 18 nhà báo, nhà báo công dân và cơ quan truyền thông trong danh sách đề cử 2017 được lựa chọn dựa trên cơ sở “tính chuyên nghiệp, sự độc lập và quyết tâm theo đuổi tự do truyền thông.”

Việt Nam là một trong những nước có điểm số thấp nhất trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2017 của RSF, đứng thứ 175 trên 180 nước. [đọc tiếp]

Human Rights Watch đòi trả tự do cho sinh viên Phan Kim Khánh

24/10/2017 Thụy My (RFI) - Trong thông cáo được công bố hôm nay 24/10/2017, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch yêu cầu Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do ngay lập tức cho blogger Phan Kim Khánh, sẽ bị đưa ra xét xử tại Thái Nguyên vào ngày mai vì tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước » theo điều 88 Luật Hình sự.

Phan Kim Khánh, 24 tuổi, là sinh viên khoa Quốc tế trường đại học Thái Nguyên, bị bắt vào tháng 3/2017, vì đã thành lập và điều hành hai trang blog « Báo Tham Nhũng », « Tuần Việt Nam » từ năm 2015. Ngoài ra anh còn bị cho là đã mở ba tài khoản Facebook, hai tài khoản YouTube. Chính quyền cáo buộc anh « liên tục đăng nhiều thông tin có nội dung bịa đặt, xuyên tạc nhằm chống Nhà nước, phần lớn lấy từ các trang mạng phản động khác ». [đọc tiếp]

Việt Nam : Biểu tình tại Hà Tĩnh kêu gọi trả tự do cho một nhà hoạt động

22/10/2017 (RFI) - Theo nhiều phương tiện truyền thông quốc tế và trong nước, tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, hôm qua, 21/10/2017, cả ngàn người dân đã xuống đường để kêu gọi chính quyền trả tự do cho bà Trần Thị Xuân 41 tuổi, cư dân của huyện này, một người tích cực tham gia biểu tình chống việc tập đoàn công nghiệp Đài Loan Formosa gây ô nhiễm biển.

Theo các thông tin từ địa phương, bao gồm video và ảnh chụp, được đưa lên mạng facebook, khoảng từ 3.000 đến 5.000 người dân đã tuần hành tới trụ sở Ủy ban chính quyền xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà. Người biểu tình mang theo các biểu ngữ « Trần Thị Xuân vô tội », « Yêu cầu trả tự do cho Trần Thị Xuân ». [đọc tiếp]

Nhân dân Đồng Tâm vô tội - Kẻ có tội là kẻ đang tìm cách cướp đất của dân Đồng Tâm

22/10/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - phỏng vấn anh Lê Đình Công thôn Hoành xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức, Hà Nội -- Suốt mấy chục năm nay  dưới ách thống trị của giới bạo quyền cộng sản, nông dân  khắp ba miền Bắc Trung Nam đi khiếu kiện từ địa phương đến trung ương tố cáo quan chức tham nhũng cướp đất cướp nhà của dân. Từ biểu tình tố cáo đến cuộc sống nghèo khổ ngày nay ở nhiều địa phương nông dân đã bám làng bám đất quyết chống lại giặc nội xâm tham nhũng cướp đất của dân. Nổi lên là điểm nóng Đồng Tâm huyện Mỹ Đức một xã ngoại thành thủ đô Hà Nội.

Mời qúy vị nghe ý kiến của anh Lê Đình Công ở thôn Hoành nói lên quyết tâm của nhân dân dân xã Đồng Tâm chống giặc nội xâm tham nhũng cướp đoạt ruộng đất của dân qua cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện

Hàng nghìn người biểu tình đòi tự do cho Trần Thị Xuân 21/10/2017 (VOA) - Hàng nghìn người đã biểu tình ở một xã của tỉnh Hà Tĩnh hôm 21/10 để đòi tự do cho nhà hoạt động nữ Trần Thị Xuân mới bị bắt trước đó 4 ngày. Các nhà hoạt động Lê Văn Sơn và Chu Mạnh Sơn dẫn lại thông tin bao gồm video và ảnh chụp từ địa phương cho hay khoảng 3.000 người dân đã tuần hành trên một đoạn đường dài, kết thúc phía trước ủy ban nhân dân xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà. [đọc tiếp]

Hồi ký của Bùi Thanh Hiếu trên đài phát thanh Tây Nam Đức và trong tuyển tập Văn Bút Đức

20/10/2017 Vi Minh (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong chương trình hàng tháng mang tên "Klappstuhllesung" (Đọc sách trên ghế xếp), hôm 10/10/17 vừa qua, đài phát thanh Tây Nam Đức (Südwestrundfunk SWR) đã bắt đầu giới thiệu một loạt đoản văn của nhiều nhà văn nam nữ đang bị bức hại ở quê hương họ. Một vài người hiện đang bị giam giữ, một số khác vẫn còn tự do nhưng đang phải đối mặt với những mối đe dọa lớn, một số người khác đã có cơ hội rời khỏi đất nước họ và đến Đức xin tị nạn. Đài SWR nói rằng "Các nhà văn này có một điểm chung là họ bị bịt miệng không được phát biểu bằng tiếng mẹ đẻ của họ, bây giờ họ có cơ hội trình bày các câu chuyện của họ trong chương trình „Đọc sách trên ghế xếp“".

Chương trình „Đọc sách trên ghế xếp“ giới thiệu đoản văn này được khởi đầu với Bùi Thanh Hiếu tức blogger Người Buôn Gió qua bút ký "Tagebuch einer Ausreise. Das Verhör" (Nhật ký một chuyến đi. Cuộc thảm vấn). Đài SWR2 cho thính giả biết: "Bùi Thanh Hiếu, sinh năm 1972 tại Hà Nội / Việt Nam. Trong blog của anh, anh đã tường thuật về những diễn biến chính trị và ghi chép những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Vì các hoạt động này anh đã bị bắt giữ nhiều lần. Anh rời quê hương năm 2013, sống ở Berlin và được học bổng của „Chương trình các nhà văn lưu vong“ của Văn Bút Đức PEN". "Tagebuch einer Ausreise. Das Verhör" được ghi âm trước lâu đài Rastatt, dài gần 24 phút, do tài tử trẻ Simon Mazouri đọc và Ulrich Lampen đạo diễn.

Bút ký "Tagebuch einer Ausreise. Das Verhör" của Bùi Thanh Hiếu được in trong tuyển tập "Zuflucht in Deutschland" (Nương náu tại Đức) do Trung tâm Văn Bút Đức thực hiện, bao gồm 20 đoản văn của những cây bút đã hoặc đang được học bổng từ Chương trình "Writers in Exile" (Các Nhà văn Lưu vong) của Văn Bút Đức. Các tác giả phải trốn đến Đức từ Trung Quốc và Việt Nam, từ Chechnya và Iran, từ Syria và nhiều nước khác. Sách dầy 288 trang, do nhà S. Fischer Verlag xuất bản, ISBN 978-3596298006. [nghe bút ký "Tagebuch einer Ausreise. Das Verhör" tại đây]

Thư gửi TT Trump áp lực Hà Nội tôn trọng nhân quyền

19/10/2017 (VOA) - Các hội đoàn tại Việt Nam và Hoa Kỳ vừa gửi một bức thư chung đến Tòa Bạch Ốc hôm 17/10, bày tỏ mong muốn Tổng thống Donald Trump tăng áp lực lên chính quyền Việt Nam để cải thiện nhân quyền và tự do tôn giáo, khi ông đi thăm Hà Nội vào ngày 11/11 sắp tới.

Bức thư bằng tiếng Anh dài ba trang, ngoài gửi cho Tòa Bạch Ốc, còn được gửi cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Thư viết rằng 90 triệu người dân Việt Nam hiện đang sống dưới chế độ Cộng sản độc tài toàn trị, và trong 42 năm qua người dân đã bị tước mất quyền con người căn bản. [đọc tiếp]

Cơ quan chức năng triệu tập nhiều người hỏi về vụ án luật sư Nguyễn Văn Đài

18/10/2017 (RFA) - Cựu tù chính trị- nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng vào ngày 18 tháng 10 bị cơ quan chức năng mời đi làm việc với nội dung được nêu rõ trong giấy mời là ‘trả lời và trình bày rõ các vấn đề có liên quan đến vụ án ‘Nguyễn Văn Đài’.

Vào lúc 4:20 chiều ngày 18 tháng 10, phu nhân của ông Nguyễn Xuân Nghĩa cho Đài Á Châu Tự Do biết thông tin mà ông này chia sẻ sau buổi sáng làm việc với cơ quan chức năng.

Hiện nay có một số nhà hoạt động tại Việt Nam cũng bị cơ quan chức năng mời đi làm việc. Nội dung giấy mời như của ông Nguyễn Xuân Nghĩa ghi rõ làm việc liên quan đến vụ án Nguyễn Văn Đài; trong khi đó có giấy như gửi cho nhà hoạt động Khúc Thừa Sơn ở Đà Nẵng lại chỉ ghi là ‘vụ án’; khiến người nhận phải đặt nghi vấn và yêu cầu làm rõ. [đọc tiếp]

"Những Mảnh Đời Sau Song Sắt" của Phạm Thanh Nghiên: Hồi Ký của một Nữ Tù Nhân Lương Tâm

18/10/2017 Đào Trường Phúc (Dân Làm Báo) - "Những Mảnh Đời Sau Song Sắt" - nhan đề mà Tủ Sách Tiếng Quê Hương chọn cho tác phẩm của Phạm Thanh Nghiên - có thể được hiểu là "cuốn hồi ký đầu tiên viết bởi một nữ tù nhân lương tâm về kinh nghiệm lao tù dưới chế độ cộng sản tại Việt Nam". Chẳng những cuốn hồi ký của Phạm Thanh Nghiên đưa ra ánh sáng các thủ đoạn quỷ quyệt của bộ máy cầm quyền cộng sản (từ lực lượng công an đến hệ thống tòa án) nhằm tròng bản án "tù hình sự" lên đầu những người tranh đấu bất bạo động, mà cuốn hồi ký còn cho thấy rằng, những lời tuyên bố theo kiểu "ở Việt Nam không có tù nhân lương tâm hay tù chính trị" chỉ là trò dối trá để gạt gẫm dư luận mà thôi, còn trên thực tế thì các trại tù đều nhận chỉ thị thi hành triệt để chính sách "cô lập hóa" các tù nhân chính trị bằng cách dụ dỗ hoặc đe dọa những người tù hình sự ở chung với họ. [đọc tiếp]

Vì sao Việt Nam gia tăng đàn áp người hoạt động dân chủ?

18/10/2017 (RFA) - ‘Hãy ngưng ngay đàn áp tại Việt Nam’ là kêu gọi do liên minh gồm 10 tổ chức của các nhóm nhân quyền Việt Nam cùng quốc tế đưa ra với chính quyền Việt Nam vào ngày 16 tháng 10.

Nội dung nêu rõ trong nước đang diễn ra một chiến dịch đàn áp chưa từng có đối với quyền tự do biểu đạt từ đầu năm 2017 đến nay.

Các nhà đấu tranh dân chủ và bất đồng chính kiến trong nước có nhận định gì về sự gia tăng đàn áp này? [đọc tiếp]

Hà Tĩnh: Một người bị bắt vì Điều 79

18/10/2017 (BBC)  - Thông cáo của Công an tỉnh Hà Tĩnh nói bà Trần Thị Xuân bị bắt ngày 17/10 vì hành vi "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Theo văn bản của Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh, bà Trần Thị Xuân, 41 tuổi, "bị bắt khẩn cấp theo Điều 79, Bộ luật Hình sự."

Bà Trần Thị Xuân ít được biết đến ngay cả trong giới hoạt động. Một nguồn tin của BBC cho hay bà Xuân thường tham gia hoạt động của các linh mục ở miền Trung và có tham gia vụ biểu tình hàng ngàn người tại Ủy Ban Nhân Dân huyện Lộc Hà ở Hà Tĩnh hôm 3/4. [đọc tiếp]

Nhân quyền : RSF tranh đấu cho blogger Việt Nam bị giam cầm

18/10/2017 Tú Anh (RFI) - Nhân Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng vào tháng 11, khoảng 10 hiệp hội phi chính phủ và Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới phát động chiến dịch cho quyền tự do thông tin tại Việt Nam, kêu gọi Hà Nội ngưng truy bức công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Trong thông cáo đề ngày 17/10/2017, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới vận động công luận kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền, « đặc biệt là quyền tự do thông tin mà Hà Nội vừa bị Liên Hiệp Quốc lên án cách nay ba tháng ».

Theo RSF, ít nhất 25 blogger và nhà báo công dân đang bị cầm tù tại Việt Nam. [đọc tiếp]

"Hãy ngưng ngay đàn áp tại Việt Nam"

17/10/2017 (RFA) - Hãy ngưng ngay đàn áp tại Việt Nam’ là kêu gọi mà một liên minh các nhóm nhân quyền Việt Nam cùng quốc tế đưa ra với chính quyền Việt Nam vào ngày 16 tháng 10.

Liên minh gồm 10 tổ chức ra thông cáo báo chí nêu rõ ở trong nước hiện đang diễn ra một chiến dịch đàn áp chưa từng có đối với quyền tự do biểu đạt. Tính cho đến thời điểm này, cơ quan chức năng Việt Nam cho bắt giữ hay buộc phải đi lưu vong ít nhất 25 nhà hoạt động ôn hòa và blogger.

Theo thông báo báo chí của Liên minh 10 tổ chức bảo vệ nhân quyền thì chính phủ Hà Nội nại ra lý cớ an ninh quốc gia mơ hồ; đặc biệt theo điều 79 và 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam, để biện minh cho việc trấn áp sự ủng hộ ôn hòa cho quyền tự do biểu đạt, tự do thông tin. [đọc tiếp]

Nhà hoạt động Khúc Thừa Sơn bị công an sách nhiễu

17/10/2017 (RFA) - Nhà hoạt động Khúc Thừa Sơn tại Đà Nẵng cho biết bản thân bị công an thành phố này gửi giấy triệu tập liên lục và ngày 20 tháng 10 tới đây phải đến làm việc. Giấy mời ghi ‘làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ án’; nhưng anh này hỏi vụ án gì thì không được trả lời.

Anh Khúc Thừa Sơn vào chiều ngày 17 tháng 7 cho Đài Á Châu Tự Do biết về tác động của việc bị công an mời làm việc liên tục nhưng không rõ về một vụ án nào như thế: [đọc tiếp]

Việt Nam truy nã thêm một nhà hoạt động Công giáo

04/10/2017 (VOA) - Blogger-nhà hoạt động Trần Minh Nhật vừa bị chính quyền Việt Nam ra lệnh truy nã khi đang chịu án quản chế sau 4 năm tù giam về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Nhưng blogger này nói ông phản đối điều này vì ông đã được bỏ án quản chế trong phiên tòa phúc thẩm.

Trần Minh Nhật là một trong số 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành bị Việt Nam tuyên án vào năm 2011 về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79. Ông Nhật bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế. Ông được phóng thích khỏi nhà tù vào ngày 27/8/2015. [đọc tiếp]

Hàng ngàn công nhân tại Thanh Hóa tiếp tục đình công

03/10/2017 (RFA) - Cuộc đình công ở nhà máy sản xuất giày Venus, tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục sang đến ngày thứ hai.

Truyền thông trong nước loan tin có đến 8000 công nhân đưa ra một bản kiến nghị gồm 14 điểm cho ban giám đốc nhà máy, trong đó đòi hỏi tăng trợ cấp trong những giờ làm việc tăng ca, cho công nhân nghỉ phép đúng luật, sa thải những cán bộ xúc phạm công nhân, tăng thêm chổ cho bãi giữ xe … [đọc tiếp]

Nguyên nhân đàn áp gia tăng

30/09/2017 Blogger NGười Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)  - Từ đầu năm 2017 đến giờ, con số những nhà hoạt động nhân quyền bị bắt giữ do nhà cầm quyền cộng sản đã lên đến gần 30 người. Đặc biệt có hai trường hợp rất đáng quan tâm là hai người là bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Đó là trường hợp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở Nha Trang và trường hợp Trần Thuý Nga ở Hà Nam.

Các phong trào xã hội dân sự gần như tan rã hoàn toàn, ngay cả những nhóm xã hội dân sự chuyên về môi trường vốn dĩ ôn hoà và không gây tác hại lớn cho chế độ cũng bị đàn áp dã man bằng bạo lực. Các nhóm xã hội dân sự khác đều chung số phận là nhiều thành viên chủ chốt bị bắt tù với những tội danh vào điều 88 hoặc 79. [đọc tiếp]

Công an ra thông báo chính thức bắt nhà tranh đấu Nguyễn Viết Dũng

28/09/2017 (VOA) - Công an tỉnh Nghệ An hôm 27/9 ra thông báo cho biết đã chính thức bắt khẩn cấp Nguyễn Viết Dũng, vì có hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước,” sau khi lan truyền tin nhà tranh đấu này đã bị một nhóm người mặc thường phục bắt cóc.

Hãng tin Reuters trích lời các nhân chứng cho biết ông Nguyễn Viết Dũng, 31, bị bắt trong khi đang ngồi trong một quán ăn. [đọc tiếp]

Hải Dương: Dân cáo buộc 'bị đánh tàn nhẫn'

27/09/2017 (BBC) - Một số người dân xã Lai Vu, Hải Dương khẳng định đã bị giới chức dùng vòi rồng, dùi cui đánh đuổi sau hơn 5 tháng biểu tình phản đối công ty dệt Pacific Crystal xả thải gây ô nhiễm.

Từ việc kháng cự thu hồi đất cho khu công nghiệp vì người dân cho rằng giá đến bù quá rẻ, đến việc lo sợ môi trường sống ở Lai Vu và các vùng lân cận đang bị đe dọa nặng nề vì chất xả thải từ nhà máy dệt. [đọc tiếp]

Việt Nam kết án một nhà hoạt động

18/09/2017 (RFI) - Hôm nay, 18/09/2017, một tòa án tại tỉnh Nghệ An đã kết án 5 năm tù nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai vì tội « chống người thi hành công vụ » và rời khỏi nơi cư trú trong thời gian bị quản chế.

Ông Nguyễn Văn Oai, 36 tuổi, đã từng bị kết án vào năm 2013, cùng với 12 nhà hoạt động khác, với tội danh « âm mưu lật đổ chính quyền », một tội danh vẫn thường được sử dụng để bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến. Vào lúc đó, nhà hoạt động này lãnh án 4 năm tù và 4 năm quản thúc tại gia. Đến tháng 01/2017, ông Nguyễn Văn Oai đã bị bắt trở lại vì bị xem là vi phạm lệnh quản chế và « chống người thi hành công vụ ». [đọc tiếp]

Một người hoạt động nhân quyền dấn thân

15/09/2017 Martin Patzelt, bản dịch của VETO! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền (DĐVN21) - Tuần này bà Minh Hà, vợ của Blogger Nguyễn Hữu Vinh (Blogger Anh Ba Sàm), người hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam, đã đến nói chuyện với tôi ở Berlin. Ấn tượng để lại cho tôi là chồng bà đã tận dụng thời gian bị giam giữ độc đoán để dấn thân một cách quyết liệt cho việc cải thiện hệ thống lao tù Việt Nam và đòi thực hiện nhân quyền cho cả những người tù. Vợ ông là bà Minh Hà đã hỗ trợ không biết mệt mỏi cho ông. Trong vòng một giờ đồng hồ ngắn ngủi của mỗi lần thăm gặp hàng tháng ông đã đọc cho bà ghi chép những ý tưởng để về thực hiện. [đọc tiếp]Việt Nam trong danh sách tội phạm nhân quyền bị đề nghị trừng phạt bằng Luật Magnitsky

14/09/2017 Trà Mi (VOA) - 23 tổ chức cổ súy nhân quyền và chống tham nhũng toàn cầu ngày 12/9 kêu gọi chính quyền Mỹ dùng Luật Magnitsky Toàn cầu làm đòn bẩy nâng các biện pháp trừng phạt nhắm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền và tham nhũng trầm trọng tại 15 nước trên thế giới bao gồm Việt Nam.

Lời kêu gọi trong bức thư kèm một tập tài liệu chuyển tới Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Tài chính Mỹ phản ánh công trình điều tra, thu thập dữ kiện hàng chục tháng trời của 23 tổ chức NGO bảo vệ nhân quyền và chống tham nhũng quốc tế do Human Rights First điều phối. [đọc tiếp]

Việt Nam tiếp tục gia hạn tạm giam không xét xử ông Lưu Văn Vịnh

01/09/2017 (VOA) - Chính quyền Việt Nam tiếp tục gia hạn thời gian tạm giam đối với nhà tranh đấu nhân quyền Lưu Văn Vịnh, dù hơn 10 tháng qua, gia đình và luật sư vẫn chưa gặp ông.

Bà Lê Thị Thập, vợ của ông Vịnh cho VOA biết Viện Kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh vừa thông báo rằng thời hạn tạm gian lần thứ hai được gia hạn từ ngày 4/7 cho đến 31/10/2017.

Ông Lưu Văn Vịnh, 49 tuổi bị bắt đi tại tư gia vào ngày 6/11 năm ngoái với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự. Cùng vụ có vài người khác bị bắt với ông Lưu, trong đó có ông Nguyễn Văn Đức Độ. [đọc tiếp]

Việt Nam thêm tội danh với Luật sư Nguyễn Văn Đài

25/08/2017 (VOA) - Nhà tranh đấu Nguyễn Văn Đài vừa bị chính quyền Việt Nam khởi tố thêm tội danh sau hơn 600 ngày giam giữ nhưng chưa được xét xử, theo tin từ luật sư và gia đình.

Từ Hà Nội, Luật sư Hà Huy Sơn hôm 25/8 nói với VOA rằng ông Đài trước đây bị truy tố theo Điều 88 “tuyên truyền chống phá nhà nước,” nay vừa bị khởi tố thêm Điều 79 “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” theo một thông báo mà văn phòng của ông vừa nhận được từ Viện Kiểm sát Tối cao hôm 24/8

Bà Vũ Minh Khánh, vợ của Luật sư Đài nói rằng chồng bà vô tội: “Họ cố tình gán ghép chồng tôi vào tội danh như vậy. ... Họ cố tình trù dập và bắt bớ những người lên tiếng cho tiếng nói của công lý, lương tâm và nhân quyền. Chồng tôi và những người khác không hề có vũ khí hay lực lượng làm sao có thể gọi là ‘lật đổ chính quyền. Họ cố tình rất dã man và đưa tội danh đó vào. Tôi kịch liệt phản đối cách hành xử của nhà nước cộng sản. [đọc tiếp]

Khởi tố LS Đài theo hai điều là 'chưa có tiền lệ'

25/08/2017 (BBC) - Một luật sư ở Hà Nội nói với BBC rằng việc khởi tố ông Nguyễn Văn Đài theo cả hai Điều 88 và 79 "là chưa có tiền lệ" và "là chỉ dấu chính quyền xem ông là con cá lớn để đổi chác với quốc tế".

Tháng 12/2015, Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt và bị khởi tố theo Điều 88 Bộ luật Hình sự sau khi ông nói chuyện về Hiến pháp và các quyền con người cơ bản trước một cử tọa chừng 70 người tại nhà của một cựu tù nhân chính trị ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Hôm 30/7, Bộ Công An Việt Nam loan báo việc bắt tạm giam và khởi tố thêm bốn người trong vụ án được gọi là "Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", theo Điều 79, Bộ luật Hình sự. [đọc tiếp]

Gia hạn điều tra lần 2 nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh

24/08/2017 (RFA) - Cơ quan chức năng Việt Nam gia hạn điều tra lần hai đối với nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền Lưu Văn Vịnh.

Tổ chức Defend the Defenders cho biết như vừa nêu vào ngày 23 tháng 8. Theo đó trong công văn đề ngày 18 tháng 8 gửi cho vợ ông Lưu Văn Vịnh, thì thời gian điều tra lần thứ hai là từ ngày 4 tháng 7 cho đến cuối tháng 10.

Thời gian điều tra lần nhất đối với ông Lưu Văn Vịnh kết thúc vào ngày 3 tháng 7 vừa qua. [đọc tiếp]

LS Võ An Đôn bị kỷ luật vì phát biểu trên mạng?

23/08/2017 (BBC) - Luật sư Võ An Đôn, người bị Đoàn Luật sư Phú Yên đề nghị xem xét kỷ luật nói với BBC rằng ông nghĩ mình sẽ "bị lấy ra làm gương" cho các luật sư phát ngôn trên mạng xã hội "nhưng vì lương tâm nên phải nói ra."

Ông Võ An Đôn là một trong những luật sư nhận bào chữa cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong phiên tòa hồi tháng Sáu.

Phát biểu sau phiên tòa ông nói trong các vụ 'an ninh quốc gia', luật sư nói cũng chẳng có ai nghe. [đọc tiếp]

Ân xá Quốc tế, dân biểu Mỹ lên tiếng việc ông Nguyễn Bắc Truyển bị bắt

22/08/2017 (VOA) - Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 22/8 bày tỏ lo ngại rằng nhà tranh đấu Nguyễn Bắc Truyển có nguy cơ bị tra tấn, và yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông ngay lập tức.

Trong thư kêu gọi hành động khẩn cấp, Ân xá Quốc tế quan ngại việc ông Truyển “bị mất tích” ở thành phố Hồ Chí Minh từ hôm 30/7 cho đến nay, mặc dù truyền thông trong nước đã loan tin là ông Truyển bị bắt về tội “lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự, và Bộ Công an đã gửi thông báo cho gia đình ngày 14/8 cho biết “bị can hiện đang bị tạm giam tại trại B14, ở Hà Nội.”

Ân xá Quốc tế nói rằng tổ chức này quan ngại về sức khỏe của ông Truyển vì ông bị bệnh tim mạch và đường ruột, và bệnh có thể xấu đi nếu ông không được chăm sóc. [đọc tiếp]

Thông báo về kết quả bình chọn Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền năm 2017

18/08/2017 (Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại) - Sau khi đã thảo luận và cân nhắc cẩn thận hồ sơ giới thiệu các ứng viên cho giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền năm 2017, Ban Thường Vụ PTGDVNHN đã quyết định trao giải này cho linh mục  Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên, và linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc. Cả hai linh mục công giáo đều thuộc giáo phận Vinh.

Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền năm 2017 gồm một khoản hiện kim là 5000 đô la Mỹ, được chia đều cho hai vị trúng giải và một Bảng Tưởng Lục.

Buổi lễ vinh danh và trao giải cho hai vị khôi nguyên sẽ long trọng diễn ra ngày 1 tháng 9 năm 2017 tại Miền Nam California. [đọc tiếp]

RSF kêu gọi trả tự do cho tù nhân Nguyễn Văn Oai

18/08/2017 (RFA) - Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới - RSF vào ngày 18 tháng 8 lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai.

Theo nguyên văn trong thông cáo kêu gọi trả tự do cho ông Nguyễn Văn Oai, RSF, nêu rõ ‘Ông Nguyễn Văn Oai là một trong những công dân công khai lên tiếng; ông sử dụng công nghệ mới để bày tỏ phản đối lại đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền và các chính sách của họ. Những cáo buộc đối với ông này chỉ là một cớ nhằm dập tắt những đăng tải trên mạng khiến chế độ khó chịu.’

Nhóm Làm việc Liên Hiệp Quốc về bắt giữ tùy tiện vào năm 2013 có kết luận việc bắt giữ ông Nguyễn Văn Oai là tùy tiện, vi phạm những chuẩn mực quốc tế. [đọc tiếp]