Văn hóa - Xã hội (2016-2017)

Tiếng ViệtVăn hóa - Xã hội >

 

Văn hóa - Xã hội (2016 - 2017)

* Văn hóa - Xã hội - Các trang sau & trước

 

Có mắt như mù !

26/11/2017 Nguyễn Ngọc Nhi (FB Ngoc Nhi Nguyen) - Một người bạn của Nhi là bác sĩ thiện nguyện từng theo đoàn chuyên gia mổ mắt của chương trình Fred Hollows đến Việt Nam để mổ mắt cho người nghèo , giúp họ nhìn thấy ánh sáng .

Tính cho đến nay , chương trình Fred Hollows đã hoạt động thiện nguyện tại Việt Nam được 25 năm , đã mổ miễn phí và giúp cho hàng chục ngàn người Việt Nam sáng mắt .

Hôm nay tình cờ gặp bạn , Nhi tò mò hỏi xem mấy lần đi Việt Nam làm thiện nguyện có ấn tượng chuyện gì không ?

Anh bạn cười nói " Ấn tượng thì nhiều , nhất là khi lên mấy vùng cao vùng xa , thấy người dân khổ ghê lắm ! Nhưng ấn tượng nhất là mình mổ mắt cho họ xong , mắt sáng rồi nhưng vẫn như mù.  Anh kể nói chuyện với người dân , họ rất vui khi được mổ mắt miễn phí và thấy lại được ánh sáng , nhưng họ lại luôn miệng cám ơn đảng cám ơn nhà nước ! [đọc tiếp]

Một ông tiến sĩ đòi sửa ‘Tiếng Việt’ thành ‘Tiếq Việt’

24/11/2017 (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một ông phó giáo sư-tiến sĩ ở Hà Nội vừa đề nghị cải tiến cách viết tiếng Việt. Chẳng hạn, “luật giáo dục” phải viết là “luật záo zụk,” “nhà nước” là “N’à nướk”…

Theo báo Thanh Niên, ông phó giáo sư-tiến sĩ này tên là Bùi Hiền, cựu hiệu phó trường Đại Học Sư Phạm Ngoại Ngữ Hà Nội, cựu phó viện trưởng Viện Nội Dung và Phương Pháp Dạy-Học Phổ Thông.

Theo ông, sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng La Tinh như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có [đọc tiếp]

Thông báo: Ngày Khánh Thành Tượng Đài Tưởng Niệm Dr. Rupert Neudeck

12/11/2017 (Cap Anamur e.V / Grünhelme e.V, Hội NVTNCS Hamburg) - Như trong thông báo trước đây (ngày 30.8.2017) qua sự chấp thuận của chính quyền thành phố Troisdorf, bia tưởng niệm Dr. Rupert Neudeck sẽ được dựng trong khung viên của lâu đài Wissem (Burg Wissem) nằm trong trung tâm thành phố Troisdorf và cũng là quê hương của ông và gia đình.

Sau những bàn thảo giữa gia đình bà Neudeck với các giới hữu trách, và cũng để các anh chị em có đủ thời gian chuẩn bị, chúng tôi xin chính thức thông báo ngày khánh thành bia tưởng niệm Dr. Rupert Neudeck sẽ là ngày thứ bảy 12.5.2018. (hai ngày trước sinh nhật thứ 79 của Dr. Neudeck). [đọc tiếp]

Tầm soát sức khỏe cho quý ông TPB VNCH lần thứ 13 trong năm 2017

23/10/2017 (GNsP) – Có 137 quý ông Thương phế binh VNCH đến từ các tỉnh tham dự buổi tầm soát sức khỏe lần thứ 13 trong năm 2017 do quý cha Văn phòng Công lý và Hòa bình, DCCT Sài Gòn tổ chức, tại Văn phòng Công lý vào sáng ngày 23.10.2017.

Trong buổi tầm soát sức khỏe có sự hiện diện và giám sát của cha Antôn Lê Ngọc Thanh, cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, cha Phaolô Lê Xuân Lộc và cha Giuse Trương Hoàng Vũ cùng với sự hỗ trợ của gần 50 anh chị em Tình nguyện viên đến từ các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt có người từ Nha Trang đi trong đêm để đến phục vụ quý ông và chương trình. [đọc tiếp]

Từ câu chuyện cây xăng Nhật

21/10/2017 Nguyễn Tường Thuỵ (Blog RFA) - Gần đây, một cây xăng Nhật - cây xăng nước ngoài đầu tiên tham gia vào thị trường bán lẻ xăng dầu ở Việt Namđã thu hút rất nhiều sự quan tâm của báo chí, cư dân mạng và toàn xã hội nói chung. Đó là cây xăng của Công ty xăng dầu Idemitsu Q8 (IQ8) ở Khu công nghiệp Thăng Long.

Điều quan tâm của người tiêu dùng là ở những điểm khác với các cây xăng VN: nhân viên cúi chào khi khách hàng đến; hỏi khách hàng về loại nhiên liệu, số lượng cần mua, đề nghị khách hàng tắt máy, mở nắp bình xăng, mời khách kiểm tra đồng hồ xăng, nhận tiền của khách, cảm ơn và chào khách, lại tranh thủ lau kính, lau gương cho khách nữa. [đọc tiếp]

Du lịch Việt Nam: đôi điều đáng nói…

14/09/2017 T.K.Tran (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Đi du lịch/ nghỉ dưỡng mỗi năm vài tuần để tận hưởng những ngày thú vị nhất trong năm đã trở thành một thông lệ không thể thiếu ở đa số những gia đình ở Âu Châu. Ở mỗi nơi, mỗi nước đều có riêng biệt những điều thú vị và cả những điều không ưng ý khác nhau.

Ở Việt Nam có những điều kỳ lạ mà bạn không hình dung được và cũng có những tình huống ngỡ ngàng sẽ không làm bạn hài lòng. Ngoài những điều phổ thông mà bạn đã biết qua sách vở hướng dẫn du lịch, bạn có thể trải nghiệm được những gì khi ở Việt Nam?

Vấn đề lưu thông ở Hà Nội thật tình vô cùng phức tạp. Chân ướt chân ráo đến Hà Nội, đưng trước những con đường ồn ào bụi bặm đầy những xe máy xe hơi nối đuôi nhau không ngừng, thì bạn di chuyển như thế nào? [đọc tiếp]

Sách mới: Núi Đoạn Sông Lìa của Ngô Nguyên Dũng

 

Mời tham dự

Hội thảo Nhân Quyền

Thứ bẩy 27.05.2017

 [đọc tiếp]

Hội thảo

“Lage der Religions- und Meinungsfreiheit

in Vietnam”

Tình trạng tự do tôn giáo và ý kiến

tại Việt Nam

với Mục sư Kai Feller

Chủ Nhật 15/11/2015

Mục sư Kai Feller đã thăm viếng Việt Nam, tiếp xúc với những người bất đồng chính kiến, với đại diện của nhiều tôn giáo và dân tộc thiểu số, những người dân ở cao nguyên miền bắc bị nhà nước ép bỏ đức tin ...  [đọc tiếp]

Gặp gỡ, mạn đàm với

TS Nguyễn Quang A

nhà nghiên cứu và hoạt động

trong phong trào đấu tranh dân chủ,

thành viên của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

Thứ Bảy 01/08/2015, 16 giờ

  Alte Schule, Schulstraße 19

72654 Neckartenzlingen

Hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

13/06/2015

Dựa theo Chỉ số bách hại tôn giáo trên thế giới (Weltverfolgungsindex 2015), Việt Nam cộng sản  bị liệt kê vào danh sách các quốc gia bách hại tôn giáo trầm trọng nhất. Nhằm thông tin về tình trạng đàn áp những người có tín ngưỡng, đặc biệt tín hữu Thiên Chúa Giáo, Diễn Đàn Việt Nam 21 sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

Ông Peter Kinast đã qua Việt Nam sinh hoạt với các tin hữu Việt Nam bị chế độ CS độc tài sách nhiễu và đàn áp. [đọc tiếp] - [deutsch]

14/09/2017 (DĐVN21) - Núi Đoạn Sông Lìa, tác phẩm thứ 11 của Ngô Nguyên Dũng, là một truyện dài. Không gian là miền đồng bằng sông Cửu. Thời gian vào thời Nam kỳ lục tỉnh còn là thuộc địa của thực dân Pháp.  Truyện ghi lại những hưng phế và ly tán của một gia đình trung lưu xứ Nam kỳ. Những nghịch cảnh của miền đất thuộc địa. Những khác biệt tín ngưỡng giữa người bản địa và thực dân da trắng. Những xung khắc chính kiến. Những hệ luỵ tình cảm cấm kỵ. Về một mối tình thơ dại không phân chia giai cấp. Những đoạn lìa quê nhà vì những nghiệt ngã thời thế trước ngày chia đôi đất nước. Với mỗi nhân vật là một kịch bản cá biệt của tấn tuồng đời. Tất cả tình tiết được gói ghém trong bối cảnh quê Nam sông dài núp thấp, mưa nắng hai mùa, dai dẳng những thiên tai và đầy ắp huyền thoại.   Sách dày 344 trang, khổ sách bỏ túi, nhà xuất bản Nhân Ảnh phát hành trên mạng Amazon:https://www.amazon.de/dp/1547112190/ref=sr_1_7?s=books-intl-de&ie=UTF8&qid=1502875617&sr=1-7 hoặc

https://www.amazon.com/Nui-Doan-Song-Lia-Vietnamese/dp/1547112190/ref=sr_1_2?s=books&ie=UTF8&qid=1499172302&sr=1-2&keywords=ngo+nguyen+dung

Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh của ‘Kiếp Nào Có Yêu Nhau’ qua đời

10/06/2017 Đỗ Dzũng (Người Việt) - HUNTINGTON BEACH, California (NV) – Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh vừa qua đời lúc 2 giờ 19 phút chiều Thứ Sáu, 9 Tháng Sáu, tại bệnh viện Huntington Valley Healthcare Center, Huntington Beach, hưởng thọ 87 tuổi, nhà văn Nguyễn Quang, phu quân của bà, xác nhận với nhật báo Người Việt. Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh, thường lấy các bút hiệu là Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử, là một trong những văn sĩ nổi tiếng nhất miền Nam Việt Nam, đặc biệt với hai bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” và “Đừng Bỏ Em Một Mình,” đều do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Ảnh bên: Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh thời gian ở Paris (Hình: minhduchoaitrinh.wordpress.com) [đọc tiếp]

Cho một kiếp mơ được yêu nhau

10/06/2017 Tuấn Khanh (rfavietnam) - Tác giả hai bài thơ đã cùng âm nhạc của Phạm Duy trở thành bất hủ trong lòng người Việt, nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh, đã ra đi vào ngày 9/6/2017 tại miền Nam California. Một cái tên lớn của văn hoá Việt Nam đã hoá mây về trời trong những ngày ở quê nhà đầy mưa và mây xám.

Kiếp nào có yêu nhau và Đừng bỏ em một mình, là đôi tác phẩm trong hàng loạt các sáng tác của bà như truyện ngắn, truyện dài, thi tập... mà danh mục có đến 17 ấn bản, từ năm 1960 đến 1990.

Tài liệu về bà, chủ yếu được trích từ sách "Văn nghiệp & cuộc đời Minh Đức Hoài Trinh" do phu quân của bà là Nguyễn Huy Quang chép lại (sách đề tác giả là Nguyễn Quang). [đọc tiếp]

Huyền thoại "Sài Gòn" tan thành mây khói

10/06/2017 Deutsche Welle, Bản dịch: Tâm Việt (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Phải chăng thành phố Sài Gòn không là cái gì nếu không có lối kiến trúc theo kiểu Pháp của thời kỳ thuộc địa? Thành phố HCM ngày nay có lẽ chỉ là một đô thị Á châu lớn như bất cứ một thành phố Á châu nào khác. Số phận này đang đe dọa thành phố VN này.

Làm bối cảnh cho quyển tiểu thuyết Sài Gòn „Người Mỹ thầm lặng“ của nhà văn Graham Green, các công trình kiến trúc duyên dáng của thời thuộc địa đã trở nên nổi tiếng trong văn học. Ngày nay, nét đẹp kiến trúc của thành phố là một lôi cuốn cho du khách và không thể thiếu được trong mọi chương trình đi thăm thành phố. Tuy nhiên những kiến trúc cổ đó đang bị đe dọa.

Một rừng các cần trục nhô cao lên nền trời „Sài Gòn“, ngày nay là TPHCM. Nhà cao tầng cứ chen chúc nhau ở chân trời ngày một nhiều. Thủ phủ lớn nhất VN và cũng là một trong những đô thị tăng trưởng nhanh nhất ở Á châu. Như nhiều dân cư thành phố, ông Trần Trọng Vũ rất đau xót trước sự thay đổi nhanh chóng này. Ðể lấy chỗ cho các nhà chọc trời xây mới, những khu phố cổ xưa bị san bằng không thương tiếc. [đọc tiếp]

Tiếng Việt Cũ-Phương Pháp Mới

07/06/2017 Hà Vũ (VOA) - Bà Nguyễn Ngọc Yến, năm nay 83 tuổi, đến Mỹ vào năm 1984, ngoài việc lo cho con cháu bà còn theo học đại học và kết quả bà đậu hai bằng Master, một bằng về văn chương Pháp và một về Giáo dục. Đến năm 1998 bà được Bộ Ngoại giao Mỹ nhận vào dạy tiếng Việt cho các giới chức Mỹ sắp được bổ nhiệm phục vụ tại tòa đại sứ hay các tòa lãnh sự Mỹ ở Việt Nam.

Bà Yến giải thích lý do tại sao bà soạn bộ sách dạy tiếng Việt này.

Mọi người chúng ta thường hay quan niệm tiếng Việt là tiếng đơn âm. Thực ra quan niệm như vậy làm cho việc dạy đánh vần rất khó khăn và khó nhớ nhưng nếu quan niệm tiếng Việt đa âm tiết như tiếng Anh tiếng Pháp thì mình thấy nó dễ hơn. [đọc tiếp]

Cuộc sống người Việt cao niên tại Mỹ

20/05/2017 Hà Vũ (VOA) - Đối với người Mỹ, khi lớn tuổi hay bệnh tật không thể tự lo cho mình được thì việc vào nhà dưỡng lão không thành vấn đề đối với họ, nhưng với những người Việt Nam lớn tuổi, vào nhà dưỡng lão sống là một việc bất đắc dẫu rằng họ được chăm sóc tốt.

Ngoài các viện dưỡng lão thường thường do tư nhân điều hành, hiện nay tại Washington D.C và vùng phụ cận có nhiều công ty của người Việt mở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại gia. Những công ty này ký hợp đồng với Sở Xã hội các quận để chăm sóc cho người lớn tuổi hay người khuyết tật tại tư gia. Số ngày, giờ được phép chăm sóc tùy theo quyết định của Sở Xã hội quận, căn cứ trên tình hình sức khỏe của người cao niên hay người khuyết tật. [đọc tiếp]

Một bước tiến lớn trong án phong chân phước cho ĐHY F.X. Thuận

04/05/2017 (Đài Vatican) - VATICAN. Hôm 4-5-2017, Bộ Phong Thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận Vị Tôi Tớ Chúa ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đã thực hiện các nhân đức ”đến mức độ anh hùng”.

Với sắc lệnh này, từ nay ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận có thể được gọi là ”Đấng Đáng Kính” (Venerabile). [đọc tiếp]

Nha Trang : Du khách Trung Quốc kém văn hóa gây bất bình

23/04/2017 Tú Anh (RFI) - Chính quyền Nha Trang kêu gọi mở cửa nhà thờ đón tiếp du khách. Giáo phận Nha Trang phản đối lệnh này vì du khách Trung Quốc có thái độ khiếm nhã, gây thiệt hại vật chất cho nhà thờ và truyền thống văn hóa địa phương, làm xấu hình ảnh thanh lịch của thành phố biển. Đối với tín đồ Công giáo, bảo vệ giáo đường còn là bổn phận thiêng liêng.

Hồi đầu tháng 04/2017, tỉnh ủy Nha Trang viết thư yêu cầu Toà Giám mục tiếp tục mở cửa các cơ sở cho du khách. Tuy nhiên, nhiều vị linh mục và giáo dân than phiền du khách Trung Quốc, chiếm đa số, có thái độ thiếu văn hóa, gây thiệt hại cho cơ sở tôn giáo và làm hình ảnh thành phố Nha Trang thanh lịch bị xuống cấp trong chuẩn mực quốc tế. [đọc tiếp]

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất

19/03/2017 Tác giả: Zanna K. McKay, Dịch giả: Trần Văn Minh (Anh Ba Sàm) - Từng là viên ngọc kiến trúc mang tính biểu tượng từ thời Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp, Thương xá Tax [Sài Gòn] với mặt tiền nghệ thuật Art Deco giờ đây hầu như chỉ còn là đống gạch vụn.

Mặc dù có một chiến dịch thu thập chữ ký của phong trào bảo tồn lịch sử đang lớn dần, tòa nhà đã bị phá hủy trong những tháng gần đây. Thay vào đó, các công ty xây dựng đã hoạch định một khu phức hợp cao 43 tầng nối kết với tuyến tàu điện ngầm đầu tiên trong của phố. [đọc tiếp]

Pháp: Phá đường dây buôn lậu tân dược về Việt Nam

26/02/2017 Tú Anh (RFI) - Hai tiếp viên của hãng hàng không Vietnam Airlines và hai công dân Pháp gốc Việt bị bắt trong cuộc điều tra chống gian lận tiền bảo hiểm y tế. Tất cả sẽ ra tòa vào thứ Ba 28/02/2017, theo nguồn tin tư pháp của Pháp.

Hãng tin AFP cho biết vụ việc được phát hiện từ khi quỹ bảo hiểm an sinh xã hội vùng Seine-et-Marne, ngoại ô Paris, nghi ngờ bị lừa đảo. Sau một năm điều tra, cảnh sát đã bắt quả tang một cặp công dân Pháp gốc Việt và hai nam tiếp viên hàng không Vietnam Airlines tại một khách sạn gần phi trường Charles de Gaulle khi họ đang « bàn giao phi vụ ». [đọc tiếp]

Những câu chuyện không chỉ dành cho người Việt

Sinh hoạt hội thảo ngày 23/05/2015 với Blogger Người Buôn Gió

Blogger Người Buôn Gió là ai? Ðiều gì khiến anh trở thành người dùng ngòi bút làm phương tiện cải cách xã hội?   Người quan tâm đến tình hình đất nước có lẽ ai cũng quen thuộc với tên gọi blogger Người Buôn Gió. Người Buôn Gió tên thật là Bùi Thanh Hiếu, tác giả nhiều loạt bài, trong đó có “Ðại Vệ Chí Dị,” “Thư Viết Cho Con Trai”... với lối viết giản dị,  dí dỏm và sâu sắc.

Sinh hoạt hội thảo do Diễn Đàn Việt Nam 21 tổ chức vào ngày 23/05/2015

[xem chi tiết]

Ernst Albrecht, người bạn của Thuyền Nhân, đã qua đời

Bài tưởng niệm của Rupert Neudeck

Mỹ Nga phỏng dịch

Ernst Albrecht, mất ngày 13.12.2014, thọ 84 tuổi, là chính trị gia duy nhất sau thời chiến của Đức, đã tiên phong thâu nhận thuyền nhân VN, những người đã phải tức tưởi bỏ nước ra đi. Chúng tôi đã được hân hạnh làm quen với ông trong công tác cứu độ và đánh giá ông rất cao. Bởi vì ông ta không giống như những ông thủ hiến khác, tuy công việc của ông rất bề bộn nhưng ông vẫn muốn tự chính tay mình sắp xếp mọi việc trong vấn đề cứu giúp Thuyền Nhân hơn là chỉ ngồi nghe các cuộc bàn thảo dai dẳng đầy lý thuyết.

Một nhóm người Đức khi nghe tin ông qua đời chắc chắn sẽ rất hụt hẫng và buồn bã: đó là nhóm người Đức gốc Việt. Vì chính ông là người đã thâu nhận 1000 người VN, một quyết định đã xảy ra cả vài tháng trước khi ý định thành lập một con tàu cứu vớt thuyền nhân ở biển Đông ra đời. Thuyền nhân VN ngày đó đã nhồi nhét chật cứng trên con tàu Hải Hồng, một loại tàu dài cổ điển chỉ dùng để đi trên sông. Con tàu này đã từng ngừng lại ở mỗi hải cảng thuộc vùng biển Nam Hải để xin phép đưa người tỵ nạn lên đất liền, nhưng đến đâu cũng chỉ nhận được sự chối từ. Biết được tin đó, không chờ đợi phê chuẩn của quốc hội liên bang, ông đã đơn phương quyết định, thâu nhận 1000 Thuyền nhân VN đang mỏi mòn tuyệt vọng. [đọc tiếp]

23/02/2017 Nguyễn Phan Quế Mai (BBC) - "Tôi đến Mỹ với tư cách là người tị nạn năm 4 tuổi. Ký ức của tôi bắt đầu từ lúc bị tách ra khỏi gia đình để 'nhập gia' với gia đình đỡ đầu là những người da trắng. Tôi lớn lên cùng với người Mỹ thuộc mọi nguồn gốc, và giữa những người tị nạn Việt Nam buồn bã." Có lẽ nỗi buồn từ thời thơ ấu đã thấm đẫm vào từng trang văn của Nguyễn Thanh Việt, để giờ đây, cầm trên tay tập truyện ngắn The Refugees (tạm dịch Những người tị nạn), lòng tôi cũng nặng trĩu nỗi buồn. Buồn vì chiến tranh đã lùi xa bốn mươi hai năm nhưng những vết thương của nó vẫn còn rỉ máu. Buồn vì sự chia cắt trong lòng chính những người Việt với nhau vẫn còn sâu hoắm. Buồn vì những xung đột trên khắp thế giới vẫn đang biến hàng triệu người thành những người tị nạn, đẩy họ khỏi quê hương bản xứ, để rồi họ phải lang thang vào tương lai mờ mịt nơi xứ người. [đọc tiếp]Xin nhường quốc tịch Mỹ cho một người tị nạn Syria

16/02/2017 Thanh Trúc (RFA) - Nhường lại quốc tịch Mỹ cho một người tị nạn Syria, được phép sang làm việc mục vụ tại 1 trong 7 quốc gia Trung Đông bị tạm thời cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ, là thỉnh cầu của một linh mục người Việt trong thư gởi ông Donald Trump sau khi vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ ký sắc lệnh hành chính hôm 27 tháng Giêng với quyết định tạm ngưng nhập cảnh người từ 7 nước Trung  Động vào Hoa Kỳ, trong đó người tị nạn Syria bị cấm vĩnh viễn.

Đó là linh mục Nguyễn Hoài Chương dòng Salesian Don Bosco, một công dân Mỹ đang làm việc tại California. Thư được ký giả Peter Steinfels đưa lên báo New York Times ngày 10 tháng Hai vừa qua. [đọc tiếp]

Dr. RUPERT NEUDECK: Sống thanh đạm, hoạt động cao cả

09/08/2016 Nguyễn Hữu Huấn (DĐVN21) - ... 77 năm trên dương thế của Dr. Neudeck đều được tó mgọn trong niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa với lòng nhân hậu cứu độ tha nhân, bất chấp bất cứ chống đối nghịch cảnh nào, không khác gì một Sisyphos nhỏ bé phải lăn một tảng đá tròn khổng lồ lên đỉnh một ngọn núi dốc cao chót vót. Suốt cuộc đời hành sự nhân đạo cứu người của ông đều được phát xuất từ tinh thần bác ái Thiên Chúa Giáo, cộng với ý tưởng nhân bản qua lời của Albert Camus : „ Con người không phải xấu hổ khi mình đang được hưởng hạnh phúc, nhưng họ sẽ phải xấu hổ khi chỉ biết giữ lấy hạnh phúc đó cho riêng mình.“

Tôi may mắn – có thể nói là một diễm phúc  - lần đầu tiên được hội ngộ với Dr. Rupert Neudeck vào tháng 4 năm 1980, khi ông dẫn đầu phái đoàn của Ủy Ban Cap Anamur có ông Hans Voss (chủ tàu Cap Anamur - người đã hiến tặng tàu này để vớt thuyền nhân VN trong 3 năm mà không nhận tiền thuê mướn) và bà bác sĩ Bärbel Krumme, đến trại tỵ nạn Singapore thăm các thuyền nhân tỵ nạn VN được tàu Cap Anamur cứu vớt.

Không thể ngờ rằng, từ hôm đó cho đến ngày ông lìa đời, tôi được theo chân ông và cùng với Ủy ban Cap Anamur và Hội Mũ Xanh (cả hai đều do ông sáng lập), đã có những liên hệ mật thiết, từ các công tác thiện nguyện cứu người đến những sinh hoạt bình thường cá nhân, từ những chuyến công tác xa xôi đến những sợi dây vô hình gắn bó giữa hai gia đình thành một đại gia đình. [đọc tiếp]

"Trong mỗi người chúng ta đều có một người tị nạn", sách cuối cùng của TS Rupert Neudeck 04/08/2016 Vi Minh / Nguyễn Hữu Huấn (DĐVN21) - Vị ân nhân lớn của hơn 11000 thuyền nhân Việt Nam, TS Rupert Neudeck lúc sinh thời luôn đóng góp qua những công tác nhân đạo ở nhiều nơi như Ethiopia, Sudan, Afghanistan, Syria, Kampuchia, Trung Đông, không mấy ai có được nhiều kinh nghiệm với người tị nạn như ông. Dù luôn phải bôn ba đây đó nhưng với một năng lực phi thường ông Neudeck vẫn để thì giờ viết sách, ông là tác giả và đồng tác giả của hàng chục cuốn sách đã xuất bản. Khi qua đời ông để lại bản thảo cuốn sách cuối cùng, bà Christel Neudeck đã tiếp tục việc xuất bản cuốn sách này. Cuốn sách cuối cùng của TS Neudeck mang tựa đề „In uns allen steckt ein Flüchtling - Ein Vermächtnis“ (Trong mỗi người chúng ta đều có một người tị nạn - Một di sản). Nội dung sách nói về tình trạng người tị nạn hiện nay, đặc biệt gần nửa sách nói về thuyền nhân Việt Nam và công tác cứu người trên biển Đông, trong đó có nhiều chi tiết chưa từng được nhắc đến.Rupert Neudeck: In uns allen steckt ein Flüchtling - Ein Vermächtnis

Nhà xuất bản: C.H.Beck, ấn bản lần thứ nhất 21/07/2016.

169 trang, khổ 205/126/18 mm

ISBN-10: 3406699200

ISBN-13: 978-3406699207

Sách có thể mua tại bất cứ nhà sách nào hoặc mua trực tuyến như tại Amazon, Buecher.de, bol.de v.v.

Nhân một nhà văn lớn của miền Nam trước 1975 vừa qua đời…

03/08/2016 Song Chi (RFA songchi's blog) - Sau 30.4.1975, nhiều người miền Bắc vào miền Nam và nhận ra mình bị lừa, nhận ra sự dối trá của đảng và nhà nước cộng sản khi tận mắt chứng kiến sự phồn thịnh, sung túc, tự do, thoải mái, văn minh tiến bộ hơn hẳn của Sài Gòn và miền Nam. Nhưng đó chỉ mới là khía cạnh kinh tế, và sự tự do dân chủ. Còn những cái mất mát đáng tiếc nữa, nói lên sự ngu xuẩn, tội ác của nhà cầm quyền và sự éo le của lịch sử khi một chế độ lạc hậu, man rợ hơn lại thắng một chế độ văn minh hơn. Đó là sự mất mát của cả một nền văn học nghệ thuật tự do, đầy sáng tạo, đầy tính nhân văn, một nền giáo dục “nhân bản, dân tộc và khai phóng” hay một xã hội đã xây dựng được tương đối một nền nếp đạo đức, quy củ, tôn trọng luật pháp…

Riêng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, ngay sau tháng 4.1975, nhà cầm quyền đã ra lệnh tịch thu, đốt phá cho bằng hết những sản phẩm văn hóa “đồi trụy” của miền Nam.

Đôi khi tôi cứ nghĩ, nếu không có biến cố tháng 4.1975 thì văn học dịch thuật, khảo cứu ở miền Nam còn tiến tới đâu?

Như nhà văn Dương Nghiễm Mậu, một nhà văn lớn của miền Nam vừa mới qua đời tối ngày 2.8.2016 tại Sài Gòn, nếu không có biến cố 30.4.1975 chắc chắn số lượng tác phẩm và sức sáng tạo của ông đã không dừng ở đó. Sau khi đi học tập cải tạo về, ông sống lặng lẽ bằng công việc vẽ tranh sơn mài cho đến khi nằm xuống vĩnh viễn. Vậy mà năm 2007, khi công ty Phương Nam và NXB Văn Nghệ tái bản bốn tập truyện của ông gồm: Nhan sắc, Đôi mắt trên trời, Tiếng sáo người em út, Cũng đành, ông vẫn bị “đấu tố” tưng bừng, bởi những cây bút đầy ghen tị, với nhân cách và tài năng “nhỏ bé” hơn ông. [đọc tiếp]Nhà văn Dương Nghiễm Mậu qua đời, hưởng thọ 81 tuổi 02/08/2016 (Người Việt) - SÀI GÒN – Nhà văn Dương Nghiễm Mậu, một trong các tác giả nổi tiếng nhất miền Nam Việt Nam, vừa qua đời lúc 8 giờ 35 phút tối Thứ Ba, 2 Tháng Tám, tại Sài Gòn, hưởng thọ 81 tuổi, nhà báo Phí Ích Bành, em ruột của nhà văn xác nhận với nhật báo Người Việt.

Theo Wikipedia, nhà văn Dương Nghiễm Mậu tên thật là Phí Ích Nghiễm, sinh ngày 19 Tháng Mười Một, 1936 tại làng Mậu Hòa, huyện Ðan Phượng, phủ Hoài Ðức, tỉnh Hà Ðông (nay thuộc Hà Nội).

Ngoài tên Dương Nghiễm Mậu, ông còn một bút hiệu khác là Hương Việt Hương [đọc tiếp]

Một doanh nhân lớn gia nhập nhóm gần trăm ngàn người Việt di cư hàng năm

25/07/2016 An Tôn (VOA) - Theo các trang tin điện tử lớn ở Việt Nam, cựu Tổng giám đốc tập đoàn FPT Trương Đình Anh mới đây đã “cùng cả nhà sang Mỹ định cư và làm việc lâu dài”.

Việc ông Anh đưa gia đình định cư ở Mỹ diễn ra chỉ ít ngày sau khi báo chí Việt Nam dẫn số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế và Vụ Liên Hiệp Quốc về vấn đề kinh tế và xã hội cho thấy từ năm 1990 đến năm 2015 có hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, cựu viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nói với VOA rằng việc nhiều doanh nhân và người giàu Việt Nam rời đất nước đi làm ăn, sinh sống ở nước khác cho thấy có những vấn đề môi trường sống và kinh doanh. Mặt khác, theo ông, điều đó đồng thời cũng dẫn đến những mất mát đối với Việt Nam. [đọc tiếp]

Tiến sĩ Rupert Neudeck, ân nhân của thuyền nhân Việt, qua đời tại Đức

23/06/2016 Thanh Trúc (RFA) - Trên trang sử tị nạn cũng như trong lòng bao thuyền nhân Việt đi tìm tự do sau 30 tháng Tư 1975, hình ảnh  tiến sĩ Rupert Neudeck và hình ảnh những chiếc tàu cứu mạng Cap Anamur không bao giờ có thể phai mờ trong ký ức.

Ngày 31 tháng Năm vừa qua, tiến sĩ Rupert Neudeck, người đã vận động với chính phủ Đức để có được 4 chiếc tàu mang tên Cap Anamur lướt sóng ra khơi cứu người vượt biển Việt Nam trong thập niên 75 cho đến 85, đã qua đời tại thành phố quê nhà của ông ở Troisdorf nước Đức, hưởng thọ 77 tuổi.

Có thể xuôi tay nhắm mắt ở tuổi 77 là hãy còn quá sớm, thế nhưng với rất nhiều người Việt thì con người phi thường ấy, tiến sĩ Rupert Neudeck, dù đã lìa đời nhưng khoảng trống để lại thì quá đầy, bởi nhờ ông mà từ 1979 đến 1986 đã có 11.300 người già trẻ lớn bé được những chiếc tàu của Ủy Ban Cap Anamur vớt từ biển cả mênh mông đưa về bến bờ an toàn hạnh phúc. [đọc tiếp]

Hàng ngàn người Little Saigon nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng

18/06/2016 (Người Việt) - WESTMINSTER, California (NV) - Từ sáng sớm Thứ Bảy, 18 Tháng Sáu, hàng ngàn người từ khắp nơi đổ về chùa Điều Ngự, Westminster, để đón mừng sự hiện diện và nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng.

Không chỉ đông đảo chư tôn đức tăng ni và Phật tử của nhiều chùa trong vùng Little Saigon đến dự, mà còn đông đảo giáo sĩ Phật Giáo và Phật tử các tiểu bang Hoa Kỳ và các quốc gia xa xôi như Úc, Canada, Miến Điện, Sri Lanka, Nam Hàn, Thái Lan, Nepal, Ấn Độ... cũng về tham dự.

Chùa Điều Ngự tọa lạc tại 14472 Chestnut St., Westminster, CA 92683, rộng khoảng 20,000 sqft và có kinh phí xây dựng khoảng $6 triệu.

Ban tổ chức cho biết lễ cắt băng khánh thành sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ sáng Chủ Nhật. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng sẽ chủ tọa và giảng pháp. [đọc tiếp]

Thư của bà Christel Neudeck gửi các bạn Việt Nam

17/06/2016 (DĐVN21) - Thánh Lễ cầu hồn và truy điệu TS Rupert Neudeck đã cử hành trọng thể ngày 14/06 vừa qua tại thánh đường St. Aposteln do Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki (Tổng Giám Mục tổng giáo phận Köln) chủ lễ. Rất đông đảo người Việt Nam tị nạn cộng sản đã tham dự buổi lễ và tiễn đưa lần cuối vị đại ân nhân người đã cứu vớt hơn 11.300 thuyền nhân với con tàu Cap Anamur. Lễ an táng cử hành hạn chế trong vòng gia đình đúng theo ý nguyện của bà Neudeck và tang quyến.

Ngày hôm qua, bà Christel Neudeck đã viết thư cảm ơn các bạn Việt Nam như sau, bản dịch của Nguyễn Hữu Huấn (Hamburg): Các bạn Việt Nam thân mến! tôi chân thành cám ơn các bạn về những lời cầu nguyện,... [đọc tiếp]

Sau "nem", "phở" và "bò bún" đi vào từ điển Pháp

12/05/2016 Thu Hằng (RFI) - Ngày 26/05/2016, ấn bản Le Petit Larousse cho năm 2016-2017 sẽ ra mắt công chúng. Ấn bản mới lần này sẽ có thêm một số từ tiếng Việt lần đầu tiên được xuất hiện trong cuốn tự điển được cho là bán chạy nhất mỗi dịp khai trường. Đặc biệt, năm 2017 sẽ đánh dấu 200 năm ngày sinh của nhà ngôn ngữ học Pierre Larousse (sinh ngày 23/10/1817), người phát minh cuốn từ điển mang tên ông.

Nghệ thuật nấu ăn châu Á đang trở thành trào lưu ẩm thực tại Pháp trong những năm gần đây và nhanh chóng được cập nhật trong từ điển. Điển hình là trong ấn bản Le Petit Larousse 2017, từ "phở" của Việt Nam lần đầu tiên được đưa vào cuốn từ điển. Phở được giải thích là một từ tiếng Việt, dùng để chỉ một món ăn được chế biến từ nước hầm xương bò với bánh phở. Tuy nhiên, cả hai từ "phô" (phở) và "bo bun" (bò bún) đã được định nghĩa trong từ điển Le Petit Robert từ năm 2014. [đọc tiếp]

Phó Giáo sư gốc Việt đoạt giải Pulitzer 2016

19/04/2016 (VOA) - Phó Giáo sư người Mỹ gốc Việt Nguyễn Thanh Việt hôm 18/4 đã nhận Giải thưởng Pulitzer dành cho cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông. Ông Việt là Phó Giáo sư về Dân tộc học và Nghiên cứu Anh và Mỹ tại Đại học Nam California (USC) từ năm 2003. Tiểu thuyết “Cảm tình viên” của ông Việt được xuất bản năm 2015 kể về một sỹ quan quân đội Việt Nam Cộng hoà là người Việt lai Pháp đồng thời là một gián điệp của Bắc Việt. Câu chuyện diễn ra trong những ngày Sài Gòn sắp thất thủ và giai đoạn đầu của cuộc nhập cư ồ ạt của người Việt vào Mỹ. Vừa có tính giật gân, vừa có tính châm biếm chính trị, đây là một tác phẩm hư cấu được viết sắc sảo.

Ban giám khảo Pulitzer ca ngợi cuốn tiểu thuyết là “câu chuyện nhiều tầng nấc về người nhập cư, được kể bằng giọng điệu giễu cợt, thú nhận của một ‘người đàn ông có hai tâm trí’ – và hai đất nước, Việt Nam và Mỹ”. [đọc tiếp]

Hội thảo văn hóa - Sự hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ

19/04/2016 Nguyễn Phong (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong chương trình sinh hoạt văn hóa, Cộng Đồng Việt Nam Stuttgart (Vietnam Community Stuttgart - VCS) đã tổ chức một buổi hội thảo tại Trung tâm Giáo xứ Công giáo Stuttgart-Plieningen vào ngày 16.04.2016 với đề tài „Sự hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ Từ Alexandre de Rhodes đến Trương Vĩnh Ký“ do diễn giả Kỹ sư Lương Nguyên Hiền trình bầy.

Diễn giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chữ Quốc Âm và Quốc Ngữ trong lịch sử giữ nước. Gần 1000 năm bị đô hộ mà người Việt vẫn giữ được bản sắc của mình không để bị đồng hóa, trong khi đó các dân tộc khác thuộc nhóm Bách Việt đều bị Hán hóa hay bị tiêu diệt là nhờ có tiếng nói và chữ viết riêng. Theo Diễn giả không giữ được tiếng nói thì mất nước và muốn gìn giữ tiếng nói thì phải có chữ viết để lưu giữ lại tiếng nói. Chữ Quốc ngữ không dừng ở chỗ văn tự cho một dân tộc, nó còn là cái gốc của dân tộc, như Trần Quý Cáp đã viết „Chữ quốc ngữ là hồn trong nước“.

Bài thuyết trình đã tạo ra một cuộc thảo luận sôi nổi. Đặc biệt cử tọa và diễn giả trao đổi rất nhiều ý kiến thích thú về cách cấu tạo và cách đọc chữ Nôm. [đọc tiếp]

Thư kêu gọi quyên góp của LĐCGVN tại Đức

28/03/2016 (LĐCG) - Cách đây 37 năm ở tuổi 40 Ts. Neudeck đã chạy ngược chạy xuôi để vận động và quyên góp tài chánh cho tàu Cap Anamur. Tàu Cap Anamur đã cứu vớt 10.375 người Việt trên biển Đông thoát khỏi hiểm nguy tính mạng và hải tặc. Những người được cứu này đã được tỵ nạn tại nước Đức và nhiều nước trên thê giới và qua đó nhiều gia đình đã được đoàn tụ. Cộng đồng người Việt chúng ta ngày nay có cuộc sống ổn định và thành công trong nhiều lảnh vực. Vì vậy chúng ta vô cùng cảm tạ Ts. Neudeck đã cứu và cho chúng ta một cuộc sống mới. Khi thấy cảnh người vượt biển ở vùng Điạ Trung Hải Ts. Neudeck một lần nữa tìm cách để giúp những người tỵ nạn. Ts. Neudeck liên kết chặt chẽ với Hội cứu người vượt biển có tên MOAS và ở tuổi 77 Ông kêu gọi cộng đồng người Việt chúng ta và đặc biệt là những người đã từng vượt biển giúp đỡ tài chánh cho chiếc tàu cứu người của MOAS. "Tôi ước mong những công dân Đức gốc Việt một lần nữa hãy quyên góp hỗ trợ chúng tôi, vì không một người Đức nào có thể thấu hiểu được những gian nan khốn khó và hiểm nguy chết chóc trên biển cả bằng chính các bạn." Đó là lời kêu gọi của Ts. Rupert Neudeck, vị Ân Nhân đặc biệt của cộng đồng người Việt chúng ta.

Để tỏ lòng biết ơn sâu xa tới Ts. Neudeck, xin Quý Vị đóng góp cho việc quyên góp này. Số tiền quyên góp sẽ được trao tới Ts. Neudeck ngày 15 tháng năm 2016. Để có thêm chi tiết mời Quý Vị mở xem thư quyên góp của Ông Chủ Tịch LĐCGVN tại Đức.

Số tiền quyên góp được sẽ được phổ biến thường xuyên trên trang mạng www.ldcgvn.com, www.ldcg.de và facebook (Quyên góp Cap Anamur – MOAS). Mời Quý Vị vào những trang mạng này để có thêm chi tiết và tài liệu.

Xin Quý Vị rộng lòng đóng góp, vận động và phổ biến tiếp chương trình quyên góp này để nó đạt được một kết quả xứng đáng với tâm trạng của cộng đồng người Việt Tỵ Nạn chúng ta, đó là "cứu người vượt biển, như chúng ta hoặc thân nhân chúng ta từng được cứu trên biển đông" và qua đó cũng "ghi ơn Ts. Neudeck đã cứu sống chúng ta khi xưa".

Nguyễn Duy Hoàng

Tổng Thư ký LĐCG Việt Nam tại Đức

Mời Quý Vị mở xem thư kêu gọi của Ông Chủ Tịch LĐCGVN [tại đây]

Tản mạn ngày Phụ nữ Quốc tế

10/03/2016 Trần Thu Dung (Bauxite Việt Nam) - Ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ nhưng thực chất chỉ mấy nước đảng cộng sản lãnh đạo mới quan tâm ngày lễ này.

Tuy nhiên ở Việt Nam có lẽ là nước không giống nước nào. Ngày 8/3 các mặt hàng phụ nữ ưa thích như hoa, trang sức, quần áo tăng giá vụn vụt. Nhiều chàng nghèo, hoặc keo muốn nịnh phụ nữ phải giả vờ đi công tác xa ngày đó, để tránh phải tặng quà, và chỉ mua quà ngày hôm sau khi hàng đã trở lại giá cũ và hoa rớt giá thảm hại. Ngày phụ nữ trở thành ngày «đầy đọa» của đàn ông khi túi tiền không rủng rỉnh. Ngày lễ bình đẳng nhưng lại thành ngày để đút lót quan bà hay phu nhân của quan ông, và trở thành ngày thương mại ép giá.

Việt Nam hiện nay có trào lưu tìm cội nguồn và nhân danh bảo vệ bản sắc dân tộc. Các làng quê thi nhau khai thác truyền thống văn hóa dân tộc, tổ chức lễ hội cứ na ná giống nhau từ trang phục, đến vũ điệu. Nhiều lễ hội cổ hủ man rợ, sát sinh, mê tín cũng được khôi phục lại như lễ rước và chém ông lợn. Lên đồng là văn hóa tín ngưỡng thời xưa, ngày này nhiều nơi biến thành nơi để xem quẻ thẻ, bói toán kiếm tiền như nước. Trong khi đáng ra phải đầu tư vào việc xây trường học, vào giáo dục thì nhiều nơi xây chùa, đền thờ lớn nhất Đông Nam Á, nhất Việt Nam…  [đọc tiếp]

GS Nguyễn ngọc Bích từ trần, một thư viện vưà cháy

08/03/2016 Từ Thức (Đàn Chim Việt) - Tin anh Nguyễn Ngọc Bích từ trần khiến bạn bè của anh- rất đông- sững sờ. Một người gần 80 tuổi thọ (anh sinh năm 1937 ) ra đi là chuyện thường tình, một tin buồn, nhưng một tin buồn đến hàng tuần, hàng tháng. Sinh, bệnh, lão tử là lẽ trời. Nhưng tin anh Bích ra đi khiến người ta bàng hoàng, bởi vì anh là người lúc nào cũng hăng say hoạt động, lúc nào cũng tươi cười, lúc nào cũng lạc quan, lúc nào cũng ân cần, khiến người ta nghĩ anh sẽ không bao giờ ra đi, hay sẽ là người cuối cùng ra đi. Người ta không tin chuyện anh ra đi, bởi vì không muốn tin, bởi vì hy vọng đó chỉ là tin đồn vô căn cứ.

Anh Bích là một người ôm đồm nhiều chuyện, vì anh thiện chí cùng mình, nhưng cũng vì anh có nhiều tài. Anh là trí thức, nhà ngoại giao, nhà giáo, nhà báo, nhà nghiên cứu và học giả.

Anh là một cuốn tự điển biết đi , cái gì cũng biết . Và biết tới nơi tới chốn. Théc méc chuyện gì, chỉ việc tra tự điển sống là ông Bích. Ngạn ngữ Phi Châu  : ‘’ mỗi lần một người già từ trần là một thư viện bị cháy ‘’. Trên chuyến máy bay TK086 Washington DC-Manila, hai ba cái thư viện  , trong 15 phút, trở thành tro bụi. [đọc tiếp]

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời

02/03/2016 (Người Việt) - WESTMINSTER (NV) - Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, cựu giám đốc Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA) vừa đột ngột qua đời ngay trên chuyến bay từ thủ đô Washington DC đi Manila, Philippines tối 2 Tháng Ba, 2016. Giáo sư Nguyễn Ngọc Linh, bào huynh của giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, cho báo Người Việt biết tin này. Giáo sư Linh nói với Người Việt rằng, hiền thê của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là Tiến sĩ Đào Thị Hợi dùng điện thoại trên máy bay gọi về báo tin buồn vào lúc 9 giờ tối 2 Tháng Ba (giờ miền đông Hoa Kỳ). Bà cho biết, Giáo sư Bích vào phòng vệ sinh trên máy bay, khi về lại chỗ ngồi thì lên cơn mệt và mất ngay tại ghế ngồi. Luật sư Trịnh Hội, Giám đốc Tổ chức VOICE trụ sở tại Manila cũng đã biết tin này và đang có mặt tại phi trường Manila để đón thi hài Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích sinh 1937 tại Hà Nội. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích từ trần, để lại một di sản đồ sộ những đóng góp của ông trong rất nhiều lãnh vực. Và ông cũng để lại tình cảm yêu mến trong lòng nhiều người Việt trong và ngoài nước. [đọc tiếp]

Trước sự mất mát lớn lao này không chỉ cho gia quyến mà còn cho sinh hoạt văn hóa và nhiều người Việt Nam trong, ngoài nước, Diễn Đàn Việt Nam 21 thành kính chia buồn cùng toàn thể tang quyến và nguyện cầu hương hồn GS Nguyễn Ngọc Bích yên nghỉ nơi cõi tịnh.

Cuộc hôn nhân giữa độc tài và mê tín quyền lực ở VN

02/03/2016 Nhà văn Võ Thị Hảo (RFA Blog) - Nhiều nam nhi VN đang làm gì? "Kinh hoàng giẫm đạp, cướp lộc sau giờ khai ấn đền Trần“(22/2/2016, …), „Hỗn loạn cướp lộc chùa Phúc Khánh sau lễ cầu an“(21/2/2016...), „Hỗn loạn, ngất xỉu ờ Hội Phết Hiền Quan" (Vietnamnest- 20/2/2016)...“Kinh hoàng! Đánh đấm nhau gục hàng loạt ở lễ hội Phết" (tuoitre, 20/2/2016)...

Từ khoảng chục năm trở lại đây, tận dụng tâm lý sợ hãi, bất an của người dân, đa phần người quản lý đền chùa trong cả nước, đặc biệt là phía Bắc, kết hơp với bàn tay đạo diễn của chính quyền, đã thay đổi mục đích thờ phụng và dùng nhiều phương cách để thu hút tiền bạc của người VN.

Thật dễ thao túng, khi dân VN phải sống trong một xã hội nhiều bất công, thiếu minh bạch. người ta kiếm được tiền hay vị trí làm việc phần nhiều là do quan hệ quyền lực, thân hữu, mua bán đổi chác. Từ đó, người VN không thể trông mong vào năng lực và sự trung thực của chính bản thân mình, bị tước đoạt cơ hội, mất tự tin và trở nên bấn loạn, chỉ còn biết trông mong vào vận may và „ơn trên“. [đọc tiếp]

Dự án nghệ thuật đóng cửa vì 'bị thắt chặt'

22/02/2016 (BBC) - Sàn Art - một trong những tổ chức nghệ thuật nổi tiếng nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh - thông báo 'tạm ngừng hoạt động' chương trình quan trọng và kéo dài nhất của họ.

Dự án 'Phòng thí nghiệm Sàn Art' mở từ năm 2012, tuyên bố ngừng hoạt động với lý do 'chính quyền thắt chặt chính sách quản lý" và "ba triển lãm đã không được cấp phép và 1 buổi nghệ sĩ nói chuyện gần đây được Công An Văn Hoá cảnh báo không được tổ chức do khán giả có người nước ngoài".

Bà Nguyễn Bích Trà, quản lý Sàn Art cho BBC biết ba triển lãm "Nghệ sĩ lưu trú", "Xin chào chàng trai trẻ" và "Bóng đước đổ sương" đã được lập kế hoạch diễn ra từ 2015, nộp hồ sơ xin giấy phép tại Sở văn hóa - Thể thao - Du lịch và không được cấp phép.

Bà Zoe Butt, Giám tuyển nghệ thuật của Sàn Art cho biết: "Trước đây chúng tôi chưa bao giờ phải xin giấy phép cho các buổi nói chuyện của nghệ sĩ Việt Nam cả".

Bà Zoe Butt nói: "Việc kiểm duyệt với Sàn Art cực kỳ nặng nề từ tháng 10/2015" [đọc tiếp]

Tham nhũng ở Ðông Nam Á - Nora Luttmer giới thiệu truyện trinh thám Việt Nam

21/02/2016 Dagmar Varady (Reutlinger General-Anzeiger), bản dịch của Trần Huê (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Những quốc gia mà nạn tham nhũng lộng hành và đầy rẫy những nhà đầu tư bất nhân do nền kinh tế tăng trưởng cao không phải là điều hiếm có ở Ðông Nam Á. Việt Nam là một quốc gia như thế. Bước vào thư viện Metzingen, mọi người bị đập vào mắt và cảm thấy được sự thu hút của đất nước này. Nơi đây trưng bày rất nhiều hình ảnh đặc sắc, gây chú ý người xem của cô Yasmin Feth và cha cô Halmut Feth, người ở thành phố Metzingen.  Trong chuyến thăm Việt Nam hai người đã lưu tâm đặc biệt đến những con người và đặc thù của đất nước này. Trong phần mở đầu ngắn, bà Nora Luttmer giới thiệu về nhân vật điều tra họ Lý có nhiệm vụ tìm ra manh mối ở Hà Nội, một người rất tinh tế trong nghề, vui thú với công việc hơn là đời sống gia đình vốn chỉ giữ vai trò phụ trong cuộc sống của ông. Câu chuyện bắt đầu với một vụ nổ đẫm máu và với đề tài chính, người nông dân tên Bùi Ðại bị tịch thu ruộng đất đang canh tác. [đọc tiếp]Việt Nam: Buổi đọc sách „Vòng hoa phúng điếu“ của Nora Luttmer

21/02/2016 Angela Steidle (Südwest Presse), bản dịch của Trần Huê (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nữ văn sĩ Nora Luttmer đến từ Hamburg mang theo quyển truyện trinh thám Hà Nội thứ ba vừa mới in của bà đến thư viện Kalebskelter.

Người am tường Ðông Nam Á có mặt ở thư viện Kalebskelter hôm ấy bị lôi cuốn bởi sự hiểu biết tinh tường của Nora Luttmer cũng như cách diễn tả sống động về các nhân vật hiện thực của bà. Trong bối cảnh việc tịch thu đất đai được sự đồng ý của nhà cầm quyền, cả 120 sân đánh golf khắp nơi và những tòa nhà cao tầng bỏ hoang, không người ở, vấn đề chính là những nông dân mất quyền phải tranh đấu để sống còn. Câu chuyện bắt đầu với một nông dân đã gài mìn tự vệ trên mảnh đất của mình. Và một loạt những án mạng đầy bí ẩn xảy ra có dính líu với một nhà đầu tư Trung Quốc.  [đọc tiếp]

Tại sao phá thai quá nhiều ở Việt Nam nếu là con gái ?

11/02/2016 Scott Harris & Bac Pham DPA (Stern), bản dịch của Trần Huê (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Không nước nào có quá nhiều thai nhi gái bị phá như ở Việt Nam. Các nhà nghiên cứu cảnh báo sẽ đi đến tình trạng trai thừa gái thiếu và có hậu quả cho xã hội. Tuy vậy, dân chúng vẫn tiếp tục cầu mong có con trai.

Không một quốc gia nào trong vùng mà các thai nhi bị phá nhiều như ở Việt Nam. Theo bộ y tế, cứ 5 vụ sinh con thì có 1 vụ phá thai. Và đó là một ước lượng còn dè dặt, các cơ quan xã hội nói có thể tới mỗi vụ sinh nở là một vụ phá thai. Phần lớn thai nhi bị phá là con gái.

Theo nề nếp Khổng Tử từ xưa, đàn bà phải phục tùng chồng. Nhiều phụ nữ đã tháo bỏ quan niệm này – nhưng không phải đàn ông nào cũng đồng ý như thế. Vì vậy đến nay ở Việt Nam vẫn còn việc trọng nam khinh nữ. [đọc tiếp]

Môn tiếng Việt bị coi nhẹ trong nhà trường phổ thông

04/02/2016 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hiện nay trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam, một số trường, một số địa phương đã coi nhẹ môn học tiếng Việt, dồn tâm sức cho môn học tiếng Anh và họ có vẻ hãnh diện về việc làm này. Nhà giáo Phạm Toàn, một người suốt cả cuộc đời luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục của nhà trường phổ thông. Năm nay đã hơn 80 tuổi ông vẫn miệt mài cùng với các bạn trong nhóm Cánh Buồm biên soạn sách giáo khoa thuộc lãnh vực xã hội đặc biệt là môn dạy tiếng Việt.

Từ Hà Nội, nhà giáo Phạm Toàn bày tỏ sự quan ngại của mình về chất lượng dạy môn tiếng Việt trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là việc làm khiếm khuyết của một số trường, một số địa phương đã dành quá nhiều công sức cho môn học tiếng Anh, trong khi sao lãng môn học tiếng Việt. Cuộc phỏng vấn do phóng viên Trần Quang Thành thực hiện với nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe.