Xã hội dân sự

Tiếng Việt >

 

Xã hội dân sự

* Xã hội dân sự - Các trang trước

 

Ngày 01/05: Luật Lao động VN chấp nhận các tổ chức đại diện công nhân tới đâu?

01/05/2021 T.K.Tran (BBC) - Ngày 20 tháng 11/2019 Bộ luật Lao động (sửa đổi) được Quốc hội Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Bộ luật mới cải thiện cơ sở pháp lý cho quan hệ lao động, điều kiện làm việc và đáng chú ý hơn cả là cho phép thành lập hoặc tham gia một tổ chức đại diện người lao động khác Công đoàn Việt Nam, vốn là tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Song liệu sự hiện diện của một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp ngoài Công đoàn của nhà nước có là đảm bảo cho quyền lợi của người lao động? [đọc tiếp]

Về sự khác nhau giữa Công đoàn, Nghiệp đoàn và Tổ chức Đại diện Người lao động tại cơ sở

18/04/2021 T.K.Tran (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vấn đề tổ chức người lao động ở Việt Nam không chỉ được đặt ra từ khi nhà nước Việt Nam phê chuẩn công ước 98 ILO, phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh Âu châu (EVFTA) hay trong những cuộc đàm phán với Hoa Kỳ về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái bình Dương (TPP), mà đã được đề cập tới ở miền Bắc VN trong thời chống Pháp từ lúc ông Tôn Đức Thắng lập tổ chức công nhân ở xưởng Ba Son, Sai Gòn, tới khi thành lập Công đoàn Đỏ (1929-1935)...

Ở miền Nam, cho tới năm 1975 tổ chức cho người lao động được gọi là „Tổng liên đoàn Lao công Việt Nam“ do ông Trần Quốc Bửu nhiều năm làm chủ tịch. Ông Trần Quốc Bửu đã tham gia kháng chiến. Sau đó lập ra Liên đoàn công nhân cơ đốc Việt (tiếng Pháp viết tắt là CVTC) rồi sang Pháp (1952-1954) học hỏi về tổ chức công nhân với Liên đoàn công nhân cơ đốc Pháp (CFTC), trước khi trở về miền Nam Việt Nam thành lập „Tổng liên đoàn lao công Việt Nam“. [đọc tiếp]

Chuyến đi của ban bác ái nhà thờ Thái Hà và các bạn trẻ thừa sai Chúa Cứu Thế đến Na Rì, Bắc Kạn

26/01/2021 (Nhà Thờ Thái Hà) - Các bạn trẻ trong Gia đình Giới trẻ Thừa Sai Chúa Cứu Thế Miền Bắc và Ban bác ái của Tu viện và Giáo xứ Thái Hà đã có chuyến đi đến với anh chị em dân tộc thiểu số tại Na Rì, Bắc Kạn.

Các bạn trẻ đã gói 100 tấm bánh chưng tại Na Rì cùng với 100 phần quà gồm gạo, mì, nước mắm, áo lạnh được gửi tới bà con tại 3 điểm trong các bản làng quanh khu vực Na Rì. Đoàn cũng trợ giúp bình nước 5000l và giếng khoan cho Giáo họ Na Rì. Tổng số tiền cho chuyến đi được các vị ân nhân trợ giúp là 80 triệu Đồng. [đọc tiếp]

Giới thiệu NextGen: những người trẻ quan tâm đến cộng đồng và đồng bào ở Việt Nam

25/01/2021 Ts. Nguyễn Đình Thắng (Mach Song Media) - Vào dịp cuối năm vừa qua, nhóm NextGen for a Better Future (Thế Hệ Kế Tiếp Cho Một Tương Lai Tốt Đẹp Hơn) đã có buổi tường trình tổng kết hoạt động 18 tháng. Nhóm được hình thành từ chương trình đào tạo do BPSOS thực hiên vào tháng 7 năm 2019 và bao gồm khoảng 20 người trẻ từ tuổi 12 đến 25 ở Hoa Kỳ và Anh Quốc.

Trong 18 tháng qua, các bạn trẻ này đã tham gia hàng chục buổi tiếp xúc với các dân biểu và thượng nghị sĩ Liên Bang Hoa Kỳ [đọc tiếp]

Các nghiệp đoàn độc lập và những vấn đề

20/10/2020  TK Tran  (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Kể từ những năm 80 của thế kỷ trước, khi nhà nước Việt Nam chủ trương chính sách mở cửa để cứu vãn nền kinh tế, họ đưa ra những chính sách kêu gọi đầu tư từ nước ngoài với những điều kiện hấp dẫn, đem lại lợi nhuận tối đa cho các nhà đầu tư. Trong số điều kiện đó, phải kể tới tiền lương rẻ mạt của công nhân Việt Nam.

Từ khoảng 1995 đã có những cuộc biểu tình, đình công của giới công nhân để đòi hỏi quyền lợi. Những cuộc đình công này đều mang tính tự phát, không hề có sự tổ chức hay hướng dẫn của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (TLĐLĐVN), vốn được giao nhiệm vụ đại diện cho người lao động, song là một tổ chức của nhà nước, TLĐLĐVN lại đứng về phía chủ nhân để bảo vệ cho phần đầu tư của họ. [đọc tiếp]

Nhân việc thành lập “nghiệp đoàn độc lập“ nhìn lại những qui định về việc thành lập hội của nhà nước VN qua dự thảo luật Hội

06/08/2020 TK Tran (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Đầu tháng 7 vừa qua một thông báo cho biết 1 nghiệp đoàn độc lập nhằm bảo vệ quyền lợi của công nhân ra đời (1)(2). Chưa ai biết rõ những người cầm đầu là ai, thực chất của nghiệp đoàn này ra sao, song sự kiện này có lẽ sẽ mở đầu cho sự xuất hiện 1 loạt nghiệp đoàn độc lập khác, nằm trong khuôn khổ thỏa thuận của nhà nước VN với EU trong hiệp ước thương mại EVFTA (3). Tháng 10 năm 2016, chính phủ lại đề nghị Quốc Hội lui việc bàn thảo và chuẩn y luật Hội. Từ đó tới nay dự thảo vẫn chưa được sửa đổi hoặc bàn thảo lại.

Bài này kiểm điểm lại cái nhìn của nhà nước với Hội qua dự thảo luật cuối cùng để đánh giá cơ may của sự thành lập các nghiệp đoàn độc lập thực sự. [đọc tiếp]

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tìm cách duy trì hoạt động

21/07/2020 (VOA) - Bất chấp đàn áp của chính quyền trong nước và chia rẽ nội bộ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ‘vẫn sẽ tìm mọi cách để duy trì hoạt động âm thầm’ để chờ đợi khi điều kiện chín muồi sẽ phục hưng hoạt động, các vị lãnh đạo của Giáo hội ở hải ngoại nói VOA.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời ở miền Nam vào năm 1964 với mục đích thống nhất các hệ phái Phật giáo ở Việt Nam. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Giáo hội bị tịch thu các cơ sở và không được chính quyền mới chiếu cố. Sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam do chính quyền của Đảng Cộng sản bảo trợ ra đời vào năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất càng bị chính quyền tìm mọi cách đàn áp và triệt tiêu. [đọc tiếp]

Ý kiến về tuyên bố ra mắt „Nghiêp đoàn độc lập Việt nam”

09/07/2020 Tác Giả: Trần Ngọc Thành (Đàn Chim Việt) - Ngày 01. 07.2020, các nguồn tin trên mạng xã hội đưa tin về tuyên bố ra mắt „ Nghiệp đoàn độc lập Việt nam”.

Là một người gắn bó với phong trào tranh đấu vì quyền thành lập Nghiệp đoàn độc lập tại Việt nam từ hàng chục năm nay, tôi có những suy nghĩ về vấn đề này, xin được đưa ra để những ai quan tâm đến quyền lợi của người lao động nói chung và giai cấp công nhân nói riêng cùng tham khảo. [đọc tiếp]

Nghiệp đoàn độc lập ra đời “chỉ vì quyền lợi người lao động VN”

02/07/2020 Quốc Phương (BBC) - Bà Nguyễn Nguyên Bình, nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam, bình luận về ý nghĩa nghiệp đoàn độc lập được thành lập ở Việt Nam hiện nay và cho rằng truyền thống công đoàn độc lập đã có từ thời Công hội đỏ ở nước này.

Truyền thống nghiệp đoàn độc lập đã có từ thời Công hội đỏ và thậm chí trước nữa, trong thời Pháp thuộc ở Việt Nam và ngày nay, các tổ chức nghiệp đoàn độc lập nếu được thành lập bảo vệ, bảo đảm quyền lợi của người lao động thì nên được phép nhà nước Việt Nam cho phép, một nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam nói với BBC News Tiếng Việt hôm 01/7/2020 từ Hà Nội. [đọc tiếp]

Thông cáo của Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam

21/06/2020 (Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam) - Trong thời đại toàn cầu hoá, việc hội nhập vào nền kinh tế chung của thế giới đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường và liên kết với các quốc gia phát triển khác. Trong chiều hướng đó, cho tới nay, Việt Nam đã ký 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó, đặc biệt có 2 FTA thế hệ mới.

Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, Chang-Hee Lee đã nhận định: «Quyền nghiệp đoàn là quyền của người lao động, và nghiệp đoàn là tổ chức của người lao động, không chịu sự can thiệp của người sử dụng lao động. Cần có những thay đổi để tuân thủ các yêu cầu của Hiệp định CPTPP và EVFTA, và hơn hết là hoàn thành nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên ILO».

Vì những nhu cầu cấp thiết kể trên, chúng tôi, Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam (NĐ ĐL VN) tuyên bố ra mắt cùng anh chị em công nhân, những người lao động cũng như những tổ chức nghiệp đoàn quốc tế. [đọc tiếp]

Phong trào Lao Động Việt sát cánh cùng giới lao động trong đại dịch virus Vũ Hán

13/06/2020 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Phong trào Lao Động Việt là một tổ chức công đoàn độc lập có nhiều thành viên tham gia hoạt động ở trong và ngoài nước.

Ở trong nước các thành viên của phong trào có mặt ở các khu công nghiệp như: Bình Dương, Sài Gòn, Long An, hướng dẫn cho công nhân hiểu rõ những quyền lợi của mình được hưởng qua các qui định pháp luật của nhà nước cộng sản . Bất chấp sự khủng bố đàn áp của nhà cầm quyền cộng sản thành viên phong trào LĐV đã bám sát cơ sở tổ chức các cuộc đình công có khi lên đến hàng chục ngàn người đòi giới chủ không được cắt xén tiền lương tiền thưởng và tùy tiện đuồi việc công nhân đặc biệt là trong những tháng vừa qua khi sảy ra đại dịch virus Vũ Hán. Anh Đoàn Huy Chương, phó chủ tịch phong trào LĐV đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành như sau, mời qúy vị cùng nghe :

 

Mời tham dự

Hội thảo Nhân Quyền

Thứ bẩy 27.05.2017

 [đọc tiếp]

Xin hãy hỗ trợ

Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa trong chiến dịch "Hãy cứu lấy tự do tín ngưỡng" tại Việt Nam

Kỷ niệm 67 năm Hiến chương Nhân quyền LHQ từ 10.12 đến 21.12.2015 tại Hannover do Trung Tâm Việt Nam Hannover và Tổ chức Nhân quyền Việt Nam cùng phối hợp với các đoàn thể Đức và Ngoại quốc tổ chức

Hội thảo

“Lage der Religions- und Meinungsfreiheit

in Vietnam”

Tình trạng tự do tôn giáo và ý kiến

tại Việt Nam

với Mục sư Kai Feller

Chủ Nhật 15/11/2015

Mục sư Kai Feller đã thăm viếng Việt Nam, tiếp xúc với những người bất đồng chính kiến, với đại diện của nhiều tôn giáo và dân tộc thiểu số, những người dân ở cao nguyên miền bắc bị nhà nước ép bỏ đức tin ...  [đọc tiếp]

Gặp gỡ, mạn đàm với

TS Nguyễn Quang A

nhà nghiên cứu và hoạt động

trong phong trào đấu tranh dân chủ,

thành viên của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

Thứ Bảy 01/08/2015, 16 giờ

  Alte Schule, Schulstraße 19

72654 Neckartenzlingen

Hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

13/06/2015

Dựa theo Chỉ số bách hại tôn giáo trên thế giới (Weltverfolgungsindex 2015), Việt Nam cộng sản  bị liệt kê vào danh sách các quốc gia bách hại tôn giáo trầm trọng nhất. Nhằm thông tin về tình trạng đàn áp những người có tín ngưỡng, đặc biệt tín hữu Thiên Chúa Giáo, Diễn Đàn Việt Nam 21 sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

Ông Peter Kinast đã qua Việt Nam sinh hoạt với các tin hữu Việt Nam bị chế độ CS độc tài sách nhiễu và đàn áp. [đọc tiếp] - [deutsch]

Khoảng 8.000 công nhân Công ty TNHH Chí Hùng đình công: báo chí quốc doanh “thờ ơ”

02/06/2020 (Việt Nam Thời Báo) - Báo Bình Dương, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Bình Dương đã chọn việc im lặng, không đưa tin về việc liên tiếp trong 3 ngày vừa qua (27-5 đến 30-5), khoảng 8.000 công nhân Công ty TNHH Chí Hùng (100% vốn Đài Loan, tại khu phố Mỹ Hiệp, phường Thái Hòa, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) đã đình công.

Chuyên mục “Lao động” trên báo điện tử Bình Dương cũng không có tin tức liên quan đến cuộc đình công ở doanh nghiệp có gần chục ngàn công nhân này trong mùa dịch corona [đọc tiếp]

Công đoàn độc lập ở Việt Nam: Con đường còn dài

11/05/2020 (RFI) - Để đáp ứng đòi hỏi của các hiệp định tự do mậu dịch, Việt Nam đã buộc phải sửa đổi Luật Lao động. Văn bản sửa đổi đã được các đại biểu Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019.

Sẽ có hiệu lực vào năm 2021, luật mới đặc biệt cho phép thành lập các công đoàn độc lập, tức là không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công đoàn duy nhất hiện nay.

Con đường đi đến việc thành lập thật sự các công đoàn tự do ở Việt Nam hãy còn dài. Trên trang mạng The Diplomat ngày 29/11/2019, nhà báo David Hutt cũng đề cập đến sự kiện Quốc Hội Việt Nam thông qua bộ Luật Lao động sửa đổi cho phép thành lập công đoàn độc lập. David Hutt trước hết tỏ ra thận trọng khi viết : « Dĩ nhiên chúng ta phải chờ xem có phải đây là một sự thay đổi bề ngoài mà đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn quen làm, trên giấy tờ thì rất là hay, nhưng không bao giờ được thực thi đàng hoàng ».[đọc tiếp]

Sinh hoạt hội thảo ngày 23/05/2015 với Blogger Người Buôn Gió

Xã hội dân sự góp phần xoá bỏ chế độ độc tài toàn trị

14/01/2020 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào những năm cuối thế kỷ 20, hoạt động Xã Hội Dân Sự lề dân, có những hoạt động với nhiều hình thừc phong phú góp phần vào tiến trình phát triển tự do hoá, dân chủ hoá đất nước. Hàng loạt các tổ chức Xã hội Dân sự ra đời ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Từ năm 2018 đến nay các hoạt động xã hội dân sự có xu hướng chững lại do sự đàn áp khốc liệt của nhà cầm quyền cộng sản. Một số nhà hoạt động đã bị bắt và bị đưa ra xét xử vói những bản án phi lý, nặng nề.

Từ Hà Nội Tiến sĩ Nguyễn Quang A một nhà hoạt động xã hội dân sự đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành

về những hoạt động xã hội dân sự trong thời gian sắp tới góp phần xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị. Nội dung như sau. Xin mời qúy vị cùng nghe

Blogger Người Buôn Gió là ai? Ðiều gì khiến anh trở thành người dùng ngòi bút làm phương tiện cải cách xã hội?   Người quan tâm đến tình hình đất nước có lẽ ai cũng quen thuộc với tên gọi blogger Người Buôn Gió. Người Buôn Gió tên thật là Bùi Thanh Hiếu, tác giả nhiều loạt bài, trong đó có “Ðại Vệ Chí Dị,” “Thư Viết Cho Con Trai”... với lối viết giản dị,  dí dỏm và sâu sắc.

Sinh hoạt hội thảo do Diễn Đàn Việt Nam 21 tổ chức vào ngày 23/05/2015

[xem chi tiết]

Công Đoàn trong Luật Lao Động Mới có thật sự độc lập ?

14/12/2019 Ca Dao (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 20/11/2019, bộ Luật Lao Động mới đã được thông qua trong kỳ họp thứ 8 của Quốc hội thứ 14 với 90,06% đại biểu tán thành. Bộ Luật Lao Động được sửa đổi theo bộ Luật Lao Động năm 2012, sẽ áp dụng từ ngày 1/1/2021, báo chí nhà nước đưa ra 10 điểm đáng chú ý. Nhưng báo chí nhà nước không nhắc gì đến một thay đổi quan trọng mà đó mới chính là nguyên nhân của việc sửa đổi lại bộ Luật Lao Động này : đó là sự xuất hiện của cụm từ «Tổ Chức Đại Diện Người Lao Động » ở chương thứ XIII của bản dự thảo. [đọc tiếp]Công đoàn độc lập ở Việt Nam: Con đường còn dài

09/12/2019 Thanh Phương (RFI) - Để đáp ứng đòi hỏi của các hiệp định tự do mậu dịch, Việt Nam đã buộc phải sửa đổi Luật Lao động. Văn bản sửa đổi đã được các đại biểu Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019.

Sẽ có hiệu lực vào năm 2021, luật mới đặc biệt cho phép thành lập các công đoàn độc lập, tức là không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công đoàn duy nhất hiện nay. Đây được coi là một thay đổi quan trọng nhất trong Luật Lao động của Việt Nam.

Trên trang mạng The Diplomat ngày 29/11/2019, nhà báo David Hutt cũng đề cập đến sự kiện Quốc Hội Việt Nam thông qua bộ Luật Lao động sửa đổi cho phép thành lập công đoàn độc lập. David Hutt trước hết tỏ ra thận trọng khi viết : « Dĩ nhiên chúng ta phải chờ xem có phải đây là một sự thay đổi bề ngoài mà đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn quen làm, trên giấy tờ thì rất là hay, nhưng không bao giờ được thực thi đàng hoàng ». [đọc tiếp]

Công đoàn độc lập: Xu hướng tất yếu Việt Nam ‘không thể đảo ngược’

08/11/2019 Nguyễn Lại (VOA) - Một trong những ‘điểm nóng’ gây tranh cãi trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 là việc cho phép thành lập công đoàn độc lập giữa những yêu cầu từ thế giới dân chủ phương Tây về việc Việt Nam phải bảo vệ quyền lợi cho người lao động hơn nữa khi tham gia vào các hiệp định thương mại tự do của cộng đồng quốc tế.

Các tổ chức công đoàn hiện nay tại Việt Nam chỉ mang ‘tính hình thức’ không có giá trị hay khả năng bảo vệ quyền lợi người lao động, theo nhận xét của anh Đoàn Trần Sơn, một người đã có gần 20 năm làm việc trong một doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội. [đọc tiếp]

Xã hội dân sự tác động đến quá trình thực thi EVFTA qua cơ chế nào?

06/11/2019 Tử Dương (RFA Blog) - “Công đoạn thực thi EVFTA, có thể bắt đầu từ tháng 06/2020, sẽ quyết định liệu hiệp định này chỉ phục vụ các đại gia kinh tế, hay còn đem lại lợi ích cho cả những người dân bình thường. Chương 13 của EVFTA, xoay quanh ‘Thương mại và Phát triển Bền vững’, có các cơ chế để báo chí và xã hội dân sự Việt Nam tác động vào quá trình thực thi Hiệp định”.

Đó là thông điệp mà ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Châu Âu (INTA), đưa ra trong buổi Tọa đàm “Cập nhật EVFTA I”, do Viện Nghiên cứu Chính sách và phát triển (IPS), Trung tâm Phát triển và hội nhập (CDI) và Viện Friedrich Ebert Stifung (FES) đồng tổ chức tại Hà Nội sáng 01/11/2019. [đọc tiếp]

Liên đoàn Lao động Việt Tự do hoạt động vì quyền lợi của giới lao động

19/07/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn ông Nguyễn Đình Hùng - Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt tự do.

Ngày 30/6 vừa qua tại Hà Nội, Liên minh châu Âu và Việt Nam đã ký Hiệp định tự do thương mại và Hiệp định bảo hộ đầu tư EU – Việt Nam

Ông Nguyễn Đình Hùng. Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Tự do trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã có đôi lời bình luận về nội dung 2 bản hiệp định này có liên quan đến quyền lợi của người lao động.

Nội dung như sau -  Mời qúi vị cùng nghe

Việt Nam lấy quyền của người lao động ra đánh bạc

10/07/2019 Joe Buckley (Jacobin), Khánh Anh dịch (Bauxite Việt Nam) - Nhằm chế ngự công nhân nổi loạn, Việt Nam hiện đang xây dựng chế độ thương lượng tập thể. Nhưng việc trao quyền cho các công đoàn độc lập có thể gây phản tác dụng cho chính phủ độc tài - và cho phép người lao động chống lại tư bản đa quốc gia.

Việc Quốc hội bù nhìn phê duyệt một công ước quốc tế phức tạp có vẻ không phải là điều gì đó có tiềm năng tạo ra những thay đổi lớn trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, vào thứ Sáu, ngày 14 tháng 6, Quốc hội đã phê chuẩn Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về thương lượng tập thể và quyền tổ chức. Đây là một tin quan trọng - khi phê chuẩn Công ước 98 ILO, Việt Nam đã tạo ra  nhiều đối nghịch và căng thẳng. [đọc tiếp]

Công đoàn độc lập tại Việt Nam có thực sự được phê duyệt vào năm 2023?

09/07/2019 (RFA) - vào ngày 14 tháng 6 vừa qua, Quốc hội Việt Nam thông qua Công ước 98 về Quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Còn Công ước 87 cho phép người lao động thành lập và tham gia các công đoàn độc lập dự định sẽ được phê chuẩn vào năm 2023. Riêng Công ước 105 về việc Xoá bỏ Lao động Cưỡng bức vẫn chưa được nhắc tới.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập, nhận định về việc Việt Nam thông qua Công ước 98 của ILO:

“Công ước 98 là công ước về thỏa ước lao động. Họ đưa ra một công ước thuộc loại nhẹ nhàng nhất để phê chuẩn, trong khi đó quan trọng nhất là công ước 87 liên quan tới quyền tự do lập hội lập công đoàn độc lập của người lao động thì họ hoàn toàn không đề cập tới.” [đọc tiếp]

Xã hội dân sự VN nên làm gì sau lễ ký EVFTA?

03/07/2019 (BBC) - Một nữ nhà báo tự do nói với BBC rằng sau khi EVFTA được ký, có lẽ giới xã hội dân sự "nên tìm cách tập trung tác động vào chính quyền Việt Nam để cải thiện quyền công dân hơn là vận động bên ngoài".

Liên minh Châu Âu ký Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư với Việt Nam (EVIPA) tại Hà Nội hôm 30/6.

Đây là thỏa thuận mậu dịch tự do thứ hai EU ký với một nước tại Đông Nam Á, trước đó là Singapore. [đọc tiếp]

Tại sao phải sợ mạng xã hội?

16/06/2019 Nguyễn Ngọc Chu (Tiếng Dân) - Mạng xã hội là tiếng nói của dân. Đặt mạng xã hội thành đối thủ là đặt dân thành đối thủ. Muốn thắng mạng xã hội là muốn thắng dân. Không muốn nghe mạng xã hội là không muốn nghe dân.

Tại Hội nghị Báo chí Toàn quốc của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT, và Hội Nhà báo VN vào ngày 28/12/2018, trước 600 đại biểu, ông Võ Văn Thưởng – Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – đã nhận xét: “Sự chậm trễ của báo chí đã trao lợi thế cho mạng xã hội”, “Thách thức từ mạng xã hội đối với báo chí là rất lớn, nhưng thách thức lớn hơn chính là tư tưởng, tâm thế thất bại, thua cuộc của người làm báo”. Từ Hội nghị toát lên “thách thức lớn nhất đối với hoạt động báo chí hiện nay là có nguy cơ bị truyền thông xã hội “vượt mặt”, mất vị trí độc quyền cũng như qua mặt về tốc độ trong việc cung cấp thông tin đến độc giả”. [đọc tiếp]

Nhà hoạt động Vi Trần qua cái nhìn của một người cùng chí hướng

03/05/2019 (BBC) - Đồng sáng lập Luật Khoa tạp chí nói với BBC rằng nhà hoạt động Vi Trần, người đang bị bệnh nặng ở Đài Loan, "có ý định lớn nhất là trở về sống trên quê hương".

Tính đến cuối ngày 2/5, đã có hàng trăm người đóng góp viện phí cho cô Vi Trần, đồng sáng lập viên của Luật Khoa tạp chí và gần đây là tờ The Vietnamese, đang nằm viện tại Đài Loan do bị xuất huyết não dẫn đến đột quỵ từ hơn hai tuần trước.

Cô đã trải qua hai cuộc phẫu thuật phức tạp và rủi ro cao và sắp được phẫu thuật thêm một lần nữa, và theo gia đình, tiếp đó là "quá trình trị liệu có lẽ là lâu dài". [đọc tiếp]

Nữ luật sư trẻ gốc Việt, đồng sáng lập Tạp Chí Luật Khoa, lâm bệnh hiểm nghèo

01/05/2019 Ngọc Lan (Người Việt) - Dáng người nhỏ nhắn, gương mặt sáng và nụ cười thân thiện luôn ở trên môi là ấn tượng của bất kỳ ai lần đầu gặp Trần Quỳnh Vi (Vi Trần), tên Mỹ đầy đủ là Vi Katerina Trần.

Nhiều người biết đến Vi không chỉ trong vai trò của một luật sư, mà cô còn là đồng sáng lập viên của tờ Tạp Chí Luật Khoa và The Vietnamese. Đây những tạp chí bị “báo chí nhà nước” lẫn dư luận viên ở Việt Nam cho là “phản động,” “chống chính quyền,” “cờ vàng ba que.” [đọc tiếp]

Anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng thành viên Phong trào lao động Viêt đã trở về nhà sau 9 năm trong lao tù cộng sản

24/02/2019 Trần Quang Thành (Tiếng Dân Việt Media) - Sáng này Chủ nhật 24/2/2019, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, thành viên Phong trào Lao động Việt đã mãn hạn 9 năm tù vì tội tranh đấu bảo vệ quyền lợi cho giới lao động.

Từ trại tù Xuyên Mộc về nhà anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã được sự chào đón nồng nhiệt của đại diện Liên đoàn Lao động Việt tự do, Phong trào Lao động Việt, nhóm hoạt động Vì môi trưởng, Tuổi trẻ yêu nước, ... [đọc tiếp]

Hội đồng châu Âu gửi văn bản cho các tổ chức XHDS Việt Nam

15/02/2019 Phạm Chí Dũng (VOA Blog) - Lần đầu tiên trong lịch sử mối quan hệ Liên minh châu Âu (EU) với chính quyền Việt Nam nói chung và với giới xã hội dân sự độc lập - bao gồm những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam - nói riêng, một văn bản hành chính của Văn phòng Chủ tịch Hội đồng châu Âu (cơ quan chính trị cao nhất EU) đã được gửi đến 17 tổ chức xã hội dân sự độc lập Việt Nam, phúc đáp bản kiến nghị ngày 18/1/2019 của khối xã hội dân sự độc lập về phản ứng tình trạng chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng và đề nghị hoãn phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA).

Văn bản của EU gửi các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam vào ngày 12/2/2019 là một trường hợp đặc biệt vì đó không phải là một bức thư cám ơn, mà là một công văn mang tính thông báo tình hình và thể hiện thái độ tôn trọng hơn hẳn với giới hoạt động nhân quyền ở Việt Nam. [đọc tiếp]