Kinh tế - Môi trường (2013)

Tiếng ViệtKinh tế - Môi trường >

 

Kinh tế - Môi trường (2013)

* Kinh tế - Môi trường :  các trang sau & trước

Nhà báo Phạm Chí Dũng: Kinh tế Việt Nam năm 2013 vẫn không có gì sáng sủa

28/12/2013 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Năm 2013 sắp kết thúc, trong dư luận xã hội sự đánh giá về kinh tế Việt Nam  có những biểu hiện khác nhau. Chính quyền và các chuyên gia đầu ngành kinh tế nhà nước có vẻ lạc quan vê tăng trưởng kinh tế năm 2013 trong khi đó nhiều chuyên gia kinh tế độc lập lại đánh giá nền kinh tế Việt Nam vẫn không có gì sáng sủa, nợ xấu vẫn đang là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế. Thị trường bất động sản và tín dụng đang có tín hiệu của sự đổ vỡ.

Từ Sài Gon nhà báo Phạm Chí Dũng đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành khái quát tình hình kinh tế Việt Nam năm 2013 trong bài ghi âm sau:

Đấu thầu kiểu ...EVN

29/12/2013 Đào Lê Tố (Blog Quê Choa) - Lần tăng giá tới đây, EVN về cơ bản vẫn bổn cũ soạn lại. Dù rằng, cách nói khác đi. Đại thể, mỗi năm EVN cần khoảng 4 tỷ USD để đầu tư nguồn và lưới điện (Chiếm 35 % vốn đầu tư toàn xã hội), trong khi EVN chỉ bảo đảm được 20% số đó. Còn lại phải thu xếp qua các khoản vay trong nước và Quốc tế. Nhưng để vay được thì giá điện phải tăng bởi đơn giản, nếu giá điện không tăng, EVN không có lãi thì không ai cho vay...Có điều, vì sao cứ phải tăng giá thì EVN mới có lãi, EVN đã và đang sử dụng nguồn vốn vay khổng lồ như thế nào thì quyết không nói ra. Ví dụ nhỏ sau đây sẽ góp phần vén lên bức màn bí mật đó. [xem thêm]

Tự do tư tưởng và tự do phát biểu là nhân quyền căn bản!

Tuyên bố báo chí của Diễn Đàn Việt Nam 21

về việc hai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang bị kết án tù vì "tuyên truyền chống nhà nước" [xem] - [deutsch]

Thông tư 02: Tín hiệu mới đổ vỡ ngân hàng 

25/12/2013 Phạm Chí Dũng (Bauxite Việt Nam) - Vào tháng Chạp năm nay, một đám mây mù mới bất chợt hiện ra trên bầu trời kinh tế đầy u ám và tiềm ẩn sấm sét. Giới ngân hàng và các quan chức nhà nước trở nên xung khắc quyết liệt vì bản thông tư 02.

Bình thường, đây chỉ là một văn bản nghiệp vụ thông thường và chẳng có gì đáng sợ. Song vào thời gian này, mối đe dọa của nó lại là quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng đối với các tổ chức tín dụng được ban hành đầu năm 2013, với thời điểm áp dụng ban đầu là 1/6/2013. Ngay lập tức, đã xuất hiện “lo ngại” từ phía ngân hàng rằng nếu áp dụng thông tư trên thì sẽ có “đổ vỡ”.

Trước tình trạng “điều kiện sức khỏe của nhiều ngân hàng và doanh nghiệp chưa đủ để đỡ sức nặng tác động của những quy định mới”, Ngân hàng Nhà nước đã xin ý kiến Chính phủ và hoãn áp dụng trong 1 năm, đến 1/6/2014. Nhiều lãnh đạo ngân hàng cùng lúc kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét tiếp tục hoãn áp dụng Thông tư 02 thêm một thời gian, thậm chí đến 2015 và 2016. [xem thêm]

Xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm 17% trong năm 2013

25/12/2013 (VOA) - Việt Nam xuất khẩu khoảng 6,3 triệu tấn gạo từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 19 tháng 12, 2013,  giảm khoảng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các giới chức thuộc Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA cho biết như thế hôm thứ ba và nói rằng lượng gạo xuất khẩu giúp Việt Nam thu về khoảng 2,7 tỉ đô la.

Họ cũng cho biết giá gạo xuất khẩu trung bình trong năm nay đã giảm khoảng 5% so với năm 2012, xuống còn $432 đô la một tấn. [xem thêm]

Giá xăng và sự cam chịu của người dân

24/12/2013 Phạm Chí Dũng (BBC) - Đầu giờ sáng, người bảo vệ cơ quan bất chợt nhìn tôi đầy ẩn ý “Hồi trước bà xã em đâu có phải mang gà-mên cơm trưa như bây giờ”. Lắng một lúc, người bảo vệ thốt lên “Hôm qua xăng lại tăng giá. Đồ ăn thức uống cũng ào ào lên theo. Cứ như thế này thì làm sao mà sống!”

Một lần nữa, nhóm lợi ích chính sách độc quyền vùn vụt phất cờ chiến dịch bù lỗ vào dân. [xem thêm]

Một sào lúa mua được hai bát phở, nông dân trả ruộng

20/12/2013 (TTXVA) - Nhiều nông dân ở phía Bắc tính toán: làm một sào lúa sau khi trừ hết chi phí mỗi tháng họ chỉ nhận được khoản lợi nhuận từ 50.000-80.000 đồng, tương đương với hai bát phở ở thành phố, họ đã viết đơn xin trả lại ruộng hoặc bỏ hoang.

Tình trạng này đang có xu hướng diễn ra phổ biến, theo báo cáo sơ kết năm năm thực hiện nghị quyết trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, năm 2012-2013 đã có 42.785 hộ bỏ không đất canh tác 6.882,1ha và 3.407 hộ trả 433,05ha đất… [xem thêm] - [english]

Việt Nam bị cắt đứt khỏi Internet

Bài học nào từ tai họa nguyên tử Fukushima? Phải nói không với điện hạt nhân!

18/12/2013 (Save Vietnam's Nature) - Trận động đất ngày 11/3/2011, nối tiếp với sóng thần đã biến nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi thành trái bom kinh hoàng không chỉ cho nước Nhật mà còn cho hàng trăm triệu dân chúng ở các nước trong vùng. Dù với trình độ công nghệ cao, đội ngũ kỹ sư và công nhân chuyên nghiệp, tiến trình xây dựng kỹ lưỡng, và nhiều biện pháp phòng ngừa đã được áp dụng, nhưng sức mạnh của thiên nhiên vẫn vượt quá mọi trù liệu của con người.

21/12/2013 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Theo một số nguồn tin thì từ tối hôm qua, thứ sáu 20/12/2013, các đường truy cập Internet nối Việt Nam với thế giới bên ngoài đã bị cắt đứt. Đồng thời, các dịch vụ truyền thông quốc tế của Việt Nam cũng bị gián đoạn.Nguyên do của sự gián đoạn Internet này được xác định trên đường truyền AAG (Asia America Gateway) là đường dây cáp ngầm dưới biển bị đứt ở ngoài khơi biển Đông, cách Vũng Tàu khoảng 280 cây số trên trục giữa Vũng Tàu và Hồng Kông. AAG cũng có đường dây cáp phòng hờ với công suất yếu hơn nhưng chỉ dùng cho những truờng hợp khẩn cấp.

Theo nhà cung cấp dịch vụ viễn thông FPT Telecom thì các thông tin liên lạc và truyền dữ liệu giữa người sử dụng tại Việt Nam và trên thế giới bị gián đoạn hoặc chậm hẳn và gây ảnh hưởng khoảng 60 phần trăm của lưu lượng truy cập Internet của các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam. Tuy nhiên các giao dịch và truyền thông trong nội địa Việt Nam thì không bị ảnh hưởng.

Việc sửa chữa có thể kéo dài từ 4 đến 7 tuần. AAG là hệ thống dây cáp ngầm dài 20.000 cây số kết nối Đông Nam Á với đại lục Hoa Kỳ xuyên Thái Bình Dương, qua Guam và Hawaii. Hệ thống cáp AAG có chi phí 500 triệu đô la với 19 công ty đối tác, trong đó có hai công ty VN là Viettel và VNPT Việt Nam. Các điểm cập địa của AAG đặt tại Mỹ, Hawaii, Guam, Philippines, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Vũng Tàu, Việt Nam. Từ khi bắt đầu hoạt động tháng 11 năm 2009, hệ thống cáp này đã nhiểu lần gặp trở ngại hay gián đoạn. [english] - [deutsch]

Tại Việt Nam, với hiện tượng công trình xây dựng luôn bị rút ruột; với đội ngũ kỹ sư và công nhân chuyên ngành nguyên tử lực gần như ở số không; với sự pha trộn kỹ nghệ tứ phương từ Nhật, Nga, Tàu, Mỹ; và các dẫn chứng điều hành vô trách nhiệm đang thấy khắp nơi như qua các vụ xả lũ đập thủy điện, v.v... đâu là những điều rất đáng lo âu cho người Việt Nam trên cả nước và các dân tộc trong vùng Đông Nam Á trước dự án xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận?

Trong khi đó, ngoài một thiểu số người có lòng và nhận biết được sự nguy hiểm của Điện Hạt Nhân, dường như quần chúng vẫn chưa hiểu rõ tầm nguy hiểm của vấn đề, kể cả nhiều nhà trí thức có trình độ và hiểu biết cao, chủ yếu do bị bưng bít thông tin cũng như tuyên truyền một chiều của các tập đoàn công nghệ hạt nhân với sự tiếp tay của các quan chức (học sinh đi dự ngày học tập đạo đức bác Hồ nhưng phải xem phim của Rosatom quảng cáo cho điện hạt nhân an toàn). Dĩ nhiên sống trong nước bị kềm kẹp đủ bề, mới chỉ lên tiếng trái chiều lập tức bị xã hội đen sách nhiễu hay bị nhốt vào tù vì các điều 88, 258... thì những ai muốn quảng bá sự hiểu biết về mối nguy hại của điện hạt nhân và lên tiếng chống đối điện hạt nhân sẽ bị áp bức trù dập, đe dọa (do thế lực của các nhóm lợi ích quá mạnh) mặc dù Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, có nghĩa là phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội v.v.

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu cuốn phim 52 phút "Bên trong biến cố nóng chảy nguyên tử tại Nhật Bản" do một độc giả của Diễn đàn Xã Hội Dân Sự chuyển ngữ và làm phụ đề, một cuốn phim ghi lại những giờ phút căng thẳng nhất và các hệ quả tại vùng Fukushima mà nhiều thập kỷ nữa vẫn không dứt ...

Công nhân Việt ở Đài Loan biểu tình phản đối nghị định mới

18/12/2013 (VOA) - Các công nhân xuất khẩu lao động Việt Nam ở Đài Loan mới đây đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc để phản đối một nghị định gây tranh cãi mới được ban hành, theo đó công nhân bỏ trốn ở nước ngoài bị phạt tới 100 triệu đồng. VOA Việt Ngữ đã liên lạc với Linh mục Nguyễn Văn Hùng, người tổ chức cuộc biểu tình này, và được ông cho biết như sau:

Chúng tôi phản đối chính sách bóc lột lao động Việt Nam của chính phủ Việt Nam thông qua nghị định 95 của chính phủ. Trong nghị định đó, chính phủ Việt Nam quy định phạt từ 80 triệu cho tới 100 triệu đồng đối với những người Việt Nam qua Đài Loan rồi bỏ trốn khỏi nơi làm việc của mình, hoặc hết hợp đồng rồi mà vẫn ở lại Đài Loan sau khi hợp đồng chấm dứt.

Theo cách nhìn và kinh nghiệm làm việc của chúng tôi là các tổ chức phi chính phủ ở Đài Loan thì chính phủ Việt Nam đã không có quan tâm đến lý do người công nhân bỏ trốn, mà chính phủ Việt Nam từ cái căn tính của họ, đó là sự chuyên chế, thành thử ra không hỏi han, không tìm hiểu và họ đưa ra một cái quy định như vậy. [xem thêm]

Global Witness: Crédit Suisse coi nhẹ nhân quyền trong vụ Hoàng Anh Gia Lai

13/12/2013 Thụy My (RFI) - Trong thông cáo được công bố hôm nay 13/12/2013, tổ chức phi chính phủ Global Witness có trụ sở tại Anh và Mỹ chỉ trích ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ đã làm ngơ vấn đề nhân quyền, khi trở thành cổ đông định chế lớn nhất của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chỉ hai tuần sau khi tổ chức này công bố báo cáo « Những ông trùm cao su ».

Global Witness phàn nàn, cho dù vụ này đã gây ra nhiều tai tiếng, hôm 28/5 Credit Suisse đã trao đổi các cổ phiếu đang nắm giữ ở HAGL để nắm lấy 10% cổ phần của tập đoàn, trở thành cổ đông lớn thứ nhì sau nhà sáng lập và ông chủ của HAGL là ông Đoàn Nguyên Đức. [xem thêm] - [deutsch] - [english]

Thất vọng tại Varsovie! Điện hạt nhân Việt Nam đối mặt với biến đổi khí hậu

13/12/2013 Nguyễn Khắc Nhẫn (Bauxite Việt Nam) - Hội nghị lần thứ 19 (COP 19), họp tại Varsovie từ ngày 11 đến ngày 22 tháng 11, quy tụ khoảng 9000 đại biểu đến từ 195 quốc gia. Người ta có thể nói rằng đó là một hội chợ hơn là một hội nghị!

Nhiều người tham dự đã chỉ trích sự lựa chọn Varsovie cho địa điểm hội nghị. Thực tế, Ba Lan không làm rạng danh châu Âu về việc bảo vệ khí hậu. Ba Lan đã thông báo giữa hội nghị về sự ưu tiên cho “khí đá phiến” (gaz de schiste) và tổ chức song song một cuộc họp nghị thượng đỉnh về than sạch! Nó giống như việc mời người ta đến tham dự buổi tiệc ăn chơi của ngành công nghiệp thuốc lá được tổ chức bên cạnh một hội nghị quốc tế về ung thư! Đó là một sự khiêu khích thật sự!

Nước chủ nhà còn cách chức bộ trưởng môi trường Marcin Korolec, nhân vật chủ tọa hội nghị. Một việc chưa từng thấy! [xem thêm]

Deutsche Bank bán phần hùn trong công ty Hoàng Anh Gia Lai

03/12/2013 Robert Carmichael (VOA) - PHNOM PENH — Deutsche Bank, ngân hàng lớn nhất của Đức, cho biết một trong các quỹ đầu tư của họ đã bán phần hùn trong một công ty của Việt Nam có những dự án đầu tư đất đai ở Campuchia và Lào bị giới tranh đấu chỉ trích dữ dội.

Trong một email ngắn, người phát ngôn của Deutsche Bank, ông Michael West, cho biết phần hùn trong Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ở Việt Nam đã được bán. Ông nói thêm rằng phần hùn đó trước đây nằm trong một quỹ đầu tư do một công ty khác quản lý thay cho các nhà đầu tư bên ngoài.

Nạn chiếm đoạt đất đai đã trở thành một vấn đề kinh niên ở Campuchia và Lào, là nơi mà những công ty có quan hệ tốt với giới lãnh đạo chính trị như Hoàng Anh Gia Lai và các công ty khác được dành cho những hợp đồng để khai thác những vùng đất vô cùng rộng lớn. Global Witness cho biết từ năm 2000 tới nay, hơn 3 triệu 700 ngàn héc ta đất ở Lào và Campuchia đã được giao cho các công ty. Khoảng 40% số đất đó được dành riêng cho việc lập đồn điền cao su. [xem thêm]

Doanh nghiệp tiếp tục chết hàng loạt

03.12.2013 Nam Nguyên (RFA)  - Khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam vẫn đang trong tình trạng khó khăn với số lượng doanh nghiệp đóng cửa tăng hơn cùng thời gian năm trước. Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp hơn 2/3 tổng sản phẩm nội địa (GDP), 3/4 giá trị sản xuất công nghiệp và tạo 100% việc làm mới cho nền kinh tế. Như vậy sức khỏe của khu vực này có thể xem là thước đo của nền kinh tế, nhất là trong 11 tháng vừa qua đã có khoảng 55.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động. Nếu cộng chung với số liệu tồng hợp 2011-2012 thì trong vòng 35 tháng vừa qua đã có 155.000 doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động. Điểm đáng nói là số lượng này nhiều hơn con số gộp các doanh nghiệp đóng cửa trong vòng 20 năm qua.  [xem thêm]

Luke Hunt - Sông Sài Gòn đang chết dần 02/12/2013 Diên Vỹ chuyển ngữ (Dân Luận) - Trong trận chiến về vai vế, dòng Mekong luôn giữ vị thế là một con sông lớn nhất ở Đông nam Á. Các tiểu thuyết gia từng lãng mạn hoá nó, các nhà khoa học nâng niu nó và giới du khách biến nó thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới. Quan trọng hơn, nó còn là vựa lúa cho khoảng 70 triệu người dân đang trông cậy vào nó. Vì thế khi những chính phủ thiếu suy xét toa rập với giới doanh nghiệp để xây đập và nạo vét dòng Mekong để trục lợi, sự phản ứng cũng mạnh mẽ như bản thân dòng sông này. Việc này đã xảy ra với hai con đập Xayaburi và Don Sahong. [xem thêm] - [english]

Kiện Thủy điện nhớ về thầy

30/11/2013 Nguyễn Văn Thạnh (Forum Vietnam 21) - Những năm học đại học, có một người thầy làm tôi nhớ mãi. ... Khi thầy còn sống, gần như thầy không quan tâm, không thích bàn đến chính trị và cũng không có đóng góp cho những người đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn khi họ cùng cực đủ đường, dù thấy rất giàu có, dư giả...

Câu chuyện kiện thủy điện cũng có những bài học như vậy. Nạn nhân của thủy điện là những người dân nghèo khó, không có đủ trí lực cũng như tài lực để đi đòi công lý cho mình. Những người hoạt động xã hội cũng chỉ có tấm lòng, giải pháp, họ không có nguồn lực (nếu họ giàu, có thể họ không dấn thân vì họ có nhiều thứ để mất, điều này là rõ ràng, trừ một số ít). Lớp người giàu nắm trong tay nguồn tài lực mạnh nhưng họ không phải là người thiệt hại và họ nghĩ việc này không liên quan gì đến mình. [xem thêm]

Lũ lớn miền Trung: Hậu quả tầm nhìn hạn hẹp

29/11/2013 Nam Nguyên (RFA) - Những trận lũ lớn gây hậu quả nghiêm trọng cho vùng hạ du các tỉnh miền Trung được dự báo sẽ tiếp diễn trong tương lai, dù mưa bão không lớn. Phải chăng việc phá rừng hàng loạt trong 30 năm qua dẫn đến hậu quả ngày nay, câu chuyện phát triển thủy điện hàng loạt chỉ là đầu cuối của chuỗi ‘nhân tai’ gây nên những thảm họa cho người dân Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam…

Phá rừng trên diện rộng lâu dài gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng và phải một có một bản liệt kê rất dài mới nói hết [xem thêm]

Vì sao lũ kép thiên tai và nhân tai ở miền Trung

28/11/2013 Tô Văn Trường (Bauxite Việt Nam) - Chưa bao giờ dân ta lại thấy thấm thía như bây giờ câu nói đúc kết kinh nghiệm ngàn đời của ông cha ta khi xếp thứ tự bốn loại tai họa: thủy, hỏa, đạo, tặc. Năm nay, đang nổi lên vấn đề thời sự là miền Trung dù đã được chuẩn bị ứng phó vẫn bị thiệt hại về người và của do ảnh hưởng của bão lũ và việc xả lũ của các nhà máy thủy điện. Lũ chồng lên lũ, người dân phải gồng mình chống lũ kép thiên tài và nhân tai...

Nhìn chung cả nước, quy hoạch ngành năng lượng rất nhiều nhưng lại rất thiếu: ngành điện, than và dầu khí đều có quy hoạch riêng nhưng thiếu một quy hoạch tổng thể cho toàn ngành năng lượng. Ở cấp độ địa phương, quy hoạch lại bị chồng chéo, đặc biệt ở quy hoạch thủy điện nhỏ, các địa phương cấp phép xây dựng thủy điện nhỏ vô tội vạ nhằm thu hút vốn đầu tư và thu thuế cho địa phương. Sự chậm chễ trong tiến độ đưa vào vận hành các công trình điện (nhà máy, đường dây, trạm...): theo các thống kê trong những năm gần đây gần như 100% các nhà máy điện đưa vào hệ thống chậm hơn một vài năm so với kế hoạch. [xem thêm]

Dịch lở mồm long móng lan truyền ở miền trung sau lũ lụt

27.11.2013 (VOA) - Dịch lở mồm long móng đang tấn công các đàn gia súc tại 5 tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam trong lúc giới hữu trách lo ngại rằng sự yếu kém trong “hệ thống quản lý thú y ngành dọc” khiến cho công tác phòng chống và ngăn chặn dịch bệnh thiếu hiệu quả.

Thông tấn xã Bernama đưa tin rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho hay dịch lở mồm long móng đang “diễn biến hết sức phức tạp” tại 5 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, với sự xuất hiện trở lại của virus typ A. [xem thêm]

Từ thiện nhỏ - từ thiện lớn

26/11/2013 Nguyễn Văn Thạnh (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Một anh bạn trong đội bóng NoU Hà Nội chia sẻ với tôi trong tâm trạng buồn “nó cứ xả lũ vậy, mình cho vài gói mì tôm thì ăn thua gì”. Chuyện là một tháng trước, khi cơn lũ kinh hoàng xảy ra ở Quảng Bình, Quảng Trị, anh đã cùng những thành viên của đội bóng quyên góp và đi trực tiếp vào vùng lũ để trao tận tay cho bà con những gói hàng cứu trợ, dù nhỏ nhoi. Các anh sợ rằng, nếu gửi hàng đi, thông qua các cấp chính quyền để đưa hàng cứu trợ đến bà con thì e rằng hàng tháng sau bà con mới nhận được và cũng không còn bao nhiêu.

Chuyến cứu trợ đó làm anh và nhóm vui nhưng niềm vui nhanh chóng tan thành mây khói và nỗi chán chường trào dâng khi thấy cảnh bà con miền Trung lại chìm trong biển nước do trời và thủy điện xả lũ. [xem thêm]

Kiểm soát thủy điện tại Việt Nam: Chính quyền bất lực 24/11/2013 Trọng Thành (RFI) - Trong một phát biểu ngày hôm qua, 21/11/2013, tại Quốc hội Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận thực trạng yếu kém của việc quản lý thủy điện, đặc biệt là các đập thủy điện ở miền trung, gây thiệt hại nhân mạng và tài sản rất lớn trong mùa mưa lũ. Trận lũ lịch sử ở miền trung vào giữa tháng 11, khiến ít nhất 42 người thiệt mạng. Dư luận nghi ngờ các đập thủy điện có phần trách nhiệm lớn trong nhiều trường hợp xả nước gây chết người. Từ Đà Nẵng, Giáo sư Nguyễn Thế Hùng cho RFI biết các suy nghĩ của ông. ... [xem thêm]

Sự đe dọa của đập Don Sahong ở Lào

24/11/2013 Kính Hòa (RFA) - Giữa lúc người dân miền Trung đang gánh nhận thảm họa của hệ thống thủy điện vừa và nhỏ, thì một mối nguy khác của những đập thủy điện lớn bên nước Lào láng giềng đang đe dọa cuộc sống của người dân đồng bằng sông Cửu Long.

Đã có những hoạt động phản đối các đập này từ các tổ chức phi chính phủ Campuchia và Việt Nam. Kỹ sư Phạm Phan Long, một người tham gia nhiều các dự án hạ tầng tại California, đồng thời là thành viên của một tổ chức phi chính phủ đấu tranh cho môi trường là Việt Ecology, theo dõi rất sát các diễn biến xung quanh dự án con đập Don Sahong. Ông dành cho Kính Hòa cuộc nói chuyện về vấn đề này. [xem thêm]

Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh: “Tôi rất đau lòng trước những hậu quả nặng nề do nạn xả lũ”

22/11/2013 (Diễn Đàn Việt Nam 21) Các đợt mưa lũ xối xả xuống miền Trung Việt Nam các ngày từ 13 đến 17/11/2013 mang đến từ áp thấp nhiệt đới kéo dài vào thời điểm thủy triều đang lên khiến miền Trung ngập nặng. Tuy nhiên lý do chính khiến ngập lụt trở thành nghiêm trọng và gây nhiều thiệt hại về người, tài sản gồm nhà cửa và vườn ruộng vô cùng lớn ngoài dự đoán, vì các công trình thủy điện ở Tây Nguyên và khu vực miền Trung đồng loạt xả nước để các hồ chứa nước không bị vỡ. Sự phẫn nộ của dân chúng tăng cao và chỉ trích chính quyền đang lan rộng.

... Trước thực trạng trên kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh đề nghị thành lập một ủy ban để tiến hành kiện các chủ nhà máy thủy điện ra tòa. Xin mời quý vị theo dõi phần chia sẻ của kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh với nhà báo Trần Quang Thành... [xem thêm]

Chuyện xả lũ: KIẾN KIỆN KHOAI – VẪN CỨ LÀM

21/11/2013 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong những ngày qua, người dân Việt Nam ở nhiều tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đã khốn khổ vì tàn dư của bão nhiệt đới Zoraida và lũ lụt, theo Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão thì đến hôm qua 20/11 đã có 41 người thiệt mạng ở 6 tỉnh miền Trung, nặng nhất là Bình Định. Nhiều ruộng lúa và hoa màu khác hư hại nặng. Ngoài nguyên nhân tự nhiên là trận mưa bão, còn có nguyên nhân do xả lũ thủy điện. Theo báo cáo Trung tâm phòng chống lụt bão miền Trung – Tây Nguyên thì 15 thủy điện miền Trung đồng loạt xả lũ khiến dư luận người dân rất bức xúc vì gây rất nhiều thiệt hại về người và của. Trên blog Huỳnh Ngọc Chênh, KS Nguyễn Văn Thạnh đưa đề nghị tiến hành kiện các chủ nhà máy thủy điện ra tòa. Có người hoài nghi mức độ khả thi của đề nghị này vì cho rằng luật của Việt Nam là luật rừng không có vô tư, người khác thì cho rằng các nhóm lợi ích đã bủa lưới khắp nơi thì kiện chẳng đi đến đâu. Trong khi đó, Đại biểu QH Huỳnh Minh Thiện (Sài Gòn) đã tuyên bố với phái viên báo chí như sau: "Rõ ràng việc xảy ra lũ lụt ở Miền Trung, Tây Nguyên vừa qua là hậu quả tất yếu của việc buông lỏng, dễ dãi trong các khâu quản lý, từ đầu tư, quy hoạch – xây dựng, đến vận hành khai thác, đặc biệt cả 3 quy trình này đều xảy ra đối với thủy điện nhỏ, dẫn đến thủy điện xả lũ chồng lũ, gây thiệt hại lớn cho người dân... Theo tôi, trách nhiệm này trước hết thuộc về Bộ Công thương – Bộ chủ quản về thủy điện. Anh không thể đổ thừa cho địa phương, hay Bộ Kế hoạch & Đầu tư, hoặc bộ ngành nào khác được" và kết luận "Tôi đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư các công trình thủy điện. Với mức thiệt hại như vậy người dân có thể kiện họ ra tòa để làm rõ việc này".

Sau đây là ý kiến cần được hỗ trợ của KS Nguyễn Văn Thạnh từ Đà Nẵng về vấn đề kiện hay không kiện thủy điện xả lũ...[xem thêm] (Ảnh: Deutsche Welle/picture alliance)

Người dân Bình Thuận với thảm họa bùn đỏ

20/11/2013 (RFA) - Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân. Hiện tượng bùn đỏ ở một nơi chưa bao giờ biết bùn đỏ là gì khiến cho người dân gặp nhiều phiền toái, thậm chí hoang mang khi biết được hàm lượng độc tố bên trong bùn đỏ rất cao và có thể lượng phóng xạ cũng đang giấu mình trong bùn đỏ. Tuy người dân sợ hãi, lo lắng nhưng nhà cầm quyền vẫn chưa lên tiếng. [xem thêm]

Thành phố Neckargemünd gặp khó khăn vì vật liệu bê bối nhập từ Việt Nam

21/11/2013 (Forum Vietnam 21) Theo tin của báo Rhein-Neckar-Zeitung thành phố Neckargemünd đang tìm giải pháp hoàn chỉnh lại vần đề lát gạch ở phố chính vì các viên đá nhập cảng từ Việt Nam không đúng kích thước yêu cầu (16 cm). Người ta mỉa mai gọi các viên đá Granit mang tên “Lapis perfectus“ (đá hoàn hảo) thành các viên "Lapis imperfectus" (đá không hoàn hảo). Diện tích tổng cộng con đường được lát với đá Granit nhập từ Việt Nam là 365 thước vuông.    

Các viên đá này có nhiều lỗi: số thì dài hơn, một số thì ngắn hơn, một số khác lại hơi cong. Thay vì mua đá mới, TP Neckargemünd đi đến một giải pháp là sắp xếp lát đường theo các kích thước sai của viên đá. Mỗi viên đá (tất cả là vài ngàn viên) sẽ được đo lại và xếp loại theo kích thước 16 cm, 16,1 cm, 16,2 cm ... Các viên đá có cùng kích thước sẽ được xếp chung trong một hàng, các viên đá sai lệch khổ nhiều quá sẽ bị vứt bỏ. Chưa ai biết được là giải pháp này sẽ giải quyết được vần đề hay không. Nếu không thì sao? Theo các nhân viên liên hệ thì nếu giài pháp này bất thành họ sẽ phải „cắt lại“ các viên đá cho đúng tiêu chuẩn, rất tốn kém công và thời gian. Nếu lát đường bằng đá không xong trong 3 tuần tới, họ sẽ phải tạm trải nhựa đường, rất cần thiết vì mùa đông sắp đến. Nhưng sau đó nhựa đường sẽ phải tháo gỡ đi, khi có đủ các viên đá đúng tiêu chuẩn để lát đường.

Vụ việc này gây tốn kém 107.000 Euro, nhưng thành phố Neckargemünd cho rằng các công ty xây dựng và nhà cung cấp phải chịu trách nhiệm tài chính cho lỗi lầm này. Một độc giả lên tiếng bênh vực cho công ty xây dựng, theo ông cơ quan nhà nước TP Neckargemünd có trách nhiệm vì ham rẻ mua đá Việt Nam có phẩm chất kém cũng vì do trẻ em Viêt Nam lao động cắt không đúng tiêu chuẩn.

Trong trường hợp này, người Đức làm việc với độ chính xác tới 0,1 cm. Lối làm ăn phiên phiến, cẩu thả như công ty xuất cảng đá ra nước ngoài không đúng yêu cầu như thế sẽ đưa đến hậu quả gì? Dù lúc đầu nhiều nước ngoài mua vì ham rẻ, nhưng thiệt hại tiền bạc cuối cùng lại rất cao nên người ta sẽ tránh mua hàng hóa "Made in Vietnam". [deutsch]

Đập thủy điện và nhóm lợi ích

19/11/2013 Kính Hòa (RFA) - Các đập thủy điện miền Trung, nơi có dòng chảy rất xiết, đã gây nhiều tai họa trong thời gian vừa qua. Tại sao người ta lại xây dựng những công trình nguy hại cho người dân như vậy? Có phải vì những lợi ích của những nhóm người nào đó? [xem thêm]

Trách nhiệm khi ‘xả lũ giết dân’?

Đường miền núi mà ngập thì họa tới rồi - Ai gây nên đó chính là bọn phản quốc!

18/11/2013 (Bauxite Việt Nam) - Quan chức các cấp đã tiếp tay cho các tập đoàn cá mập tàn phá rừng, làm thuỷ điện gây sạt lở, ngập lụt tắc đường Hồ Chí Minh, Tây Nguyên thì tới hồi đại hoạ cho dân Việt rồi ! - Chớ đổ thừa do ông trời hoặc khí hậu toàn cầu nóng lên, chúng chính là những kẻ bán nước, phản quốc.

Điểm vài tin giật mình: [xem thêm]

Dự án cáp treo lên đỉnh Fansipan tàn phá Vườn Quốc gia Hoàng Liên

17/11/2013 Gia Minh (RFA, Bangkok) - Việt Nam có đỉnh Fansipan trên dãy Hoàng Liên Sơn thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Đỉnh núi mệnh danh ‘nóc nhà Đông Dương’ này lâu nay thu hút biết bao người mang trong mình máu mạo hiểm.

Mới hôm đầu tháng 11 vừa qua, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải phát lệnh khởi công dự án xây dựng hệ thống quần thể cáp treo lên đỉnh Fansiapan. Hoạt động này gây bất ngờ cho nhiều người vì họ cho rằng một dự án như thế sẽ tàn phá sinh cảnh Vườn Quốc gia Hoàng Liên, và về lâu về dài sẽ khiến du khách nản lòng không đến nữa. [xem thêm]

Reuters: Dự án đường bộ củaViệt Nam và Ngân hàng Thế giới bị nghi ngờ

17/11/2013 Nguyen Phuong Linh (Reuters), Người dịch: Lê Anh Hùng (Defend the Defenders) - HÀ NỘI (Reuters) – Với một doanh nghiệp đoản vốn, hoạt động trong lĩnh vực dệt may, bất động sản và nước đóng chai, Bitexco không phải là sự lựa chọn hiển nhiên để thi công tuyến xa lộ trị giá 757 triệu USD do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ trong dự án hợp tác công-tư đầu tiên ở Việt Nam.

Không một cuộc đấu thầu nào cho dự án này được thực hiện, mặc dù chính phủ cộng sản Việt Nam cam kết tạo ra một sân chơi bình đẳng trong các dự án công-tư. Các nhà đầu tư nói hợp đồng phi đấu thầu này – và sự ủng hộ mà WB dành cho nó – đã tạo ra một tiền lệ xấu đối với một đất nước vẫn đang tìm cách rũ bỏ tai tiếng về nạn tham nhũng, tình trạng quan liêu và các nhóm lợi ích, những vấn nạn vốn đã bén rễ từ lâu. [xem thêm] - [english]

Global Witness kêu gọi các nhà đầu tư rút vốn khỏi người khổng lồ cao su HAGL do thất bại của Tập đoàn này trong việc chỉnh đốn lại những hành động chiếm đất

17/11/2013 Josie Cohen (Global Witness/Bauxite Việt Nam) - Tập đoàn cao su khổng lồ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của Việt Nam đã không thực hiện những cam kết của mình trong việc giải quyết những vi phạm môi trường và nhân quyền tại các cơ sở cao su của mình tại Lào và Campuchia, Global Witness tuyên bố vào hôm nay. Tổ chức vận động này nói rằng công ty HAGL hiện đang tạo ra những rủi ro về tài chính và danh tiếng cho các nhà đầu tư của mình, trong đó có Deutsche Bank và International Finance Corporation, và đề nghị họ chuyển rút đầu tư.

Tháng Năm 2013, bản báo cáo Những ông trùm cao su đã tố cáo những thiệt hại nặng nề về môi trường và xã hội tại các khu vực trồng cao su của HAGL và những khu vực chung quanh tại Campuchia và Lào, bao gồm việc chiếm đất của người dân địa phương và khai thác rừng ở qui mô lớn. Mặc dù công ty đã cam kết giải quyết những vấn đề cấp bách này, rất ít chứng cứ cho thấy đã có thay đổi trên thực tế. [xem thêm]

Lũ lịch sử miền trung Việt Nam : Hơn ba chục người thiệt mạng 

17/11/2013 Trọng Thành (RFI) - Các trận lũ nghiêm trọng nhất tại miền trung Việt Nam kể từ năm 1999, khiến ít nhất 34 người thiệt mạng theo một thống kê mới, được chính quyền các địa phương công bố hôm nay, 17/11/2013. Suốt một dải đất miền trung, từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên bị nhấn chìm trong lũ. Bình Định và Quảng Ngãi bị ảnh hưởng nặng nhất. [xem thêm]

Global Witness kêu gọi giới đầu tư rút vốn khỏi Hoàng Anh Gia Lai

14/11/2013 Thụy My (RFI) - Hôm nay, 14/11/2013 tổ chức Global Witness có trụ sở tại Anh và Mỹ đã ra thông báo cáo buộc tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) không tuân thủ những cam kết giải quyết các vi phạm về môi trường và nhân quyền tại các đồn điền ở Cam Bốt và Lào. Tổ chức này cho rằng HAGL từ nay sẽ mang lại rủi ro về tài chính và uy tín cho các nhà đầu tư gồm Deutsche Bank và Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), khuyến cáo họ nên rút vốn khỏi tập đoàn.

Thông cáo cho biết, vào tháng 5/2013, báo cáo điều tra của Global Witness mang tên « Những ông trùm cao su - Rubber Barons » cho thấy các đồn điền của HAGL tại Cam Bốt và Lào đã gây ra những thiệt hại về môi trường và xã hội, trong đó có việc lấy đất của cộng đồng địa phương và phá rừng. Cho dù HAGL cam kết giải quyết những vấn đề khẩn cấp này, nhưng theo Global Witness thì không thấy bất cứ một sự thay đổi nào. [xem thêm]

Sự phá sản của mô hình tập đoàn kiểu Vinashin 

11/11/2013 Thanh Phương (RFI) - Vào tháng trước, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đã công bố quyết định chính thức xóa bỏ mô hình tập đoàn Vinashin, tức là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và chuyển sang thành lập Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, với tên giao dịch quốc tế hoàn toàn mới là SBIC. Sư kiện này cho thấy sự phá sản không chỉ của mô hình tập đoàn kinh tế, mà còn của toàn bộ cái gọi là vai trò “chủ đạo “ của kinh tế Nhà nước. 

Như vậy, chỉ trong vòng năm qua, đã có ba mô hình tập đoàn chính thức được dừng “thí điểm”. Trước Vinashin, Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam VNIV và Tập đoàn đầu tư và phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam HUD vào tháng 10 năm ngoái cũng đã bị dừng thí điểm, chuyển xuống thành mô hình tổng công ty như cũ, chỉ sau hai năm hoạt động, vì bị xem là “đã bộc lộ yếu kém trong sản xuất kinh doanh và quản trị, hiệu quả thu về không tương xứng với nguồn lực được Nhà nước giao”. [xem thêm]

Phân tích sốc về "Tứ đại Vina" thụt két, tăng nợ công

06/11/2013 Trần Đình Bá (Bauxite Việt Nam) - (Kienthuc.net.vn) - "Nhìn thẳng vào sự thật nước ta có “Tứ đại Vina” là những “chủ công” làm thụt két ngân sách và làm tăng vọt nợ công nước ngoài trên 72,5 tỷ USD", TS Trần Đình Bá nói.

Nhân kỳ họp thứ 6 - QH khóa XIII đang bàn về bội chi ngân sách và tăng vọt nợ công quốc gia lên 72,5 tỷ USD, tiến sỹ Trần Đình Bá - Hội Khoa học kinh tế VN đã có bài phân tích nguyên nhân gửi 500 đại biểu QH cảnh báo VN đang “ném tiền qua cử sổ” với các siêu dự án cảng biển, sân bay, đường sắt gây lãng phí trong ngành GTVT .

Để rộng đường dư luận, tòa soạn xin đăng bức thư phân tích của Tiến sỹ Trần Đình Bá:

Tăng vọt nợ công quốc gia đang trở thành nỗi nhức nhối của toàn dân và các đại biểu Quốc hội. Có nhiều nguyên nhân làm tăng vọt nợ công quốc gia và nợ nước ngoài, song dễ nhận biết nhất hãy nhìn vào đầu tư công trong GTVT là sẽ thấy ngay vấn đề. Hậu quả Vinashin và Vinalines thì tất cả 500 ĐBQH và toàn dân đều biết. Còn “Vina Đường Sắt (ĐS) – Vina Hàng Không (HK)” mang lại tổn thất không kém nhưng còn ở “hậu trường”. Nhìn thẳng vào sự thật nước ta có “Tứ đại Vina” là những “chủ công” làm thụt két ngân sách và làm tăng vọt nợ công nước ngoài trên 72,5 tỷ USD. [xem thêm]

Thông tin mới về xây nhà máy điện hạt nhân Việt Nam

05/11/2013 Nguyên Thảo (Bauxite Việt Nam) - (Doanh nghiệp) Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư Quy định nội dung, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân. Trong khi đó các chuyên gia về điện hạt nhân cho rằng, Việt Nam chưa thể xây dựng nhà máy, phía Nhật cũng lùi tiến độ hỗ trợ công nghệ hạt nhân cho Việt Nam. [xem thêm]

TPP: Cơ hội lớn khó thể bỏ lỡ của ngành dệt may Việt Nam

05/11/2013 Thụy My (RFI) - Đối với ngành dệt may, một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, vốn đã nhiều lần lao đao trước rào cản thuế quan và hạn ngạch của các nước, thì TPP là một cơ hội quan trọng để mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường rộng lớn của Mỹ đầy hấp dẫn.

Nếu thành công trong việc đàm phán, thì 95 chủng loại sản phẩm dệt may của Việt Nam đang xuất khẩu vào Mỹ sẽ được hưởng thuế suất 0%, trong khi thuế suất hiện nay lên đến 17,5%. Tuy nhiên khiếm khuyết lớn của ngành dệt may Việt Nam là nguồn nguyên liệu bị lệ thuộc vào nước ngoài. Như vậy việc gia nhập TPP là cơ hội hay thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam? [xem thêm]

Rừng Nam Cát Tiên thoát chết

05/11/2013 Kính Hòa (RFA) - Một hoạt động đấu tranh cho môi trường quan trọng đã thắng lợi tại Việt Nam, và ý tưởng cùng hành động của những người chiến thắng thuộc về một hoạt động của xã hội dân sự đúng nghĩa. Kính Hòa trình bày.

Báo Người Lao Động Tp HCM số ra ngày 28/10 thông báo rằng Chính phủ Việt Nam đã chính thức loại bỏ hai dự án thủy điện trên sông Đồng Nai là Đồng Nai 6 và 6A, với lý do là hai dự án này tiềm ẩn những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và xã hội quá lớn. Trước đó, một tổ chức dân sự quốc tế là Mạng lưới sông ngòi quốc tế đã vui mừng báo tin hai dự án thủy điện nêu trên bị hủy bỏ. Vì nếu chúng được xây dựng thì các hồ chứa nước sẽ phá hủy 128 hectares rừng trong vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Và nếu rừng Nam Cát Tiên phị phá hủy thì vùng hạ lưu tức là vùng Đồng Nai, TP HCM sẽ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. [xem thêm]

Đài Loan: Thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của Việt Nam

03/11/2013 Trọng Nghĩa (RFI) - Theo số liệu thống kê chính thức của Việt Nam, được báo chí Đài Loan hôm nay, 03/11/2013, trích dẫn, thì trong 10 tháng vừa qua, Việt Nam đã gửi hơn 70.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài, với hơn một nửa qua Đài Loan. Tính ra, đảo quốc này vẫn là thị trường xuất khẩu lao động hàng đầu của Việt Nam, hơn xa các điểm đến khác, chủ yếu tại Châu Á. [xem thêm]

Văn hóa trách nhiệm - cách hành xử của chính phủ Nga và Rosatom

30/10/2013 Thục-Quyên (Save Vietnam's Nature) - Tháng 5 năm 2010, tập đoàn Nga Rosatom được lựa chọn làm đối tác cung cấp công nghệ cho nhà máy điện hạt nhân I Ninh Thuận, với cam kết lâu dài sẽ hỗ trợ Việt Nam trong công tác quản lý và xử lý chất thải hạt nhân, đồng thời xây dựng một chương trình quốc gia về vấn đề này. Trước đó Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam, ông Kotun Andrei Grigorievich, đã khẳng định trong buổi hội thảo "Năng lượng nguyên tử và sự đón nhận của xã hội" ngày 13 và 14/04/2010, phía Nga hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận I... Nhưng chính quyền Nga đã hành xử về an toàn như thế nào đối với chính người dân của họ? [xem thêm]

Trao đổi cùng Tiến sĩ Trần Nhơn về nguy cơ xả lũ từ các đập thủy điện hiện nay

22/10/2013 (Diễn Đàn Việt Nam 21) Trong những tuần lễ vừa qua người dân miền Trung liên tục đối diện với các cơn bão số 10 và 11, nhưng chưa hết, một tai họa khác lại tiếp tục đổ lên đầu họ, đó là những đợt xả lũ từ các đập thủy điện, thủy lợi, khiến người dân chỉ kịp tháo chạy lấy người, có những nơi cả thị trấn chìm trong biển nước, mùa màng hư hại, tài sản tiêu tan…

Vì sao các hồ thủy điện lại trở thành những quả “bom nước”, “chức năng điều tiết lũ của các thủy điện nằm ở đâu? để hiểu rõ thêm vấn đề xin theo dõi cuộc trao đổi của Tiến sĩ Trần Nhơn cựu thứ trưởng Bộ Thủy Lợi cùng nhà báo Trần Quang Thành sau đây

18/11/2013 Phạm Chí Dũng (BBC) - Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục!Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!

Những cái chết tang thương đã đột ngột trùm lên vùng lũ miền Trung vào giữa tháng 11/2013, trong mùa mưa to gió lớn cùng với trận dịch xả lũ của đồng loạt 15 hồ thủy điện. [xem thêm]

Đồng bằng Sông Cửu Long đối mặt với nhiều thách thức

20/10/2013 Gia Minh (RFA, Bangkok) - Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, hiện đang đứng trước một số nguy cơ tác động đến khả năng cung cấp nguồn thủy sản, phù sa cho canh tác lúa, cây trồng …

Vậy những thách thức đó là gì? Dân chúng địa phương và cơ quan chức năng nhận biết những đổi thay ra sao và đang có những cách thức ứng phó thế nào?

Hai chuyên gia về Đồng bằng Sông Cửu Long, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện và nghiên cứu sinh Lý văn Lợi, nhân dịp đến Bangkok dự buổi phát hành tập hai cuốn phim tài liệu Sông Mê kong, chủ đề Đồng Bằng Sông Cửu Long, dành cho biên tập viên Gia Minh cuộc nói chuyện về những đề tài vừa nêu. [xem thêm]

Tín dụng đen VN 'là do ngân hàng yếu'

18/10/2013 (BBC) -  'Tín dụng đen' phát triển chiếm tới 30% so với tín dụng chính thức, trách nhiệm nằm ở cung cách điều hành, quản lý Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo nhận định của chuyên gia trong nước.

Hôm 18/10/2013, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nói với BBC mặc dù chưa rõ cơ sở chắc chắn của quy mô tín dụng đen ở Việt Nam được cho là lên tới 50 tỷ USD, theo truyền thông trong nước, xu hướng phát triển của tín dụng đen đã được nhận biết từ lâu. Ông Thành cũng nhận xét không chỉ tín dụng đen mà nhiều ngân hàng ở Việt Nam cũng đang tiến hành cho vay theo cung cách của 'tín dụng đen' khi sử dụng tới hai tỷ lệ lãi suất khác nhau cho cùng một khoản vay là 'công khai' và 'dưới gầm bàn' hoặc 'lót tay' tham nhũng. [xem thêm]

 

Kho chứa lúa gạo và qui trình ngược

16/10/2013 Nam Nguyên (RFA) - Đồng bằng sông Cửu Long đã cải thiện một mức độ nhất định về cơ giới hóa sau thu hoạch sản xuất lúa gạo. Nhưng việc bảo quản, tồn trữ và xay xát theo qui trình ngược vẫn tồn tại gây tổn thất không nhỏ.

Trò chuyện với chúng tôi, TS Phạm Văn Tấn, chuyên gia công nghệ sau thu hoạch hiện sống và làm việc ở Nam bộ nói rằng, ít người để ý tới chuyện có sự khác biệt giữa trữ lúa thay vì trữ gạo, cũng như qui trình sản xuất ngược được áp dụng lâu nay ở đồng bằng sông Cửu Long. Sự lạc hậu trong sản xuất dẫn tới tổn thất sau thu hoạch, ước tính vào thời điểm đầu năm 2012 là 13,7%, trong đó ở công đoạn sấy và tồn trữ tính chung đã gần 7%. [xem thêm]

Kế hoạch năng lượng hạt nhân của Việt Nam vẫn được thúc đẩy bất chấp quan ngại về an toàn

19/10/2013 Bản dịch của Nguyễn Thái Nguyên (Defend the Defenders), Mike Ives | Associated Press Ngày 17/10/2013 - HÀ NỘI , Việt Nam – Việt Nam đang đẩy mạnh chương trình năng lượng hạt nhân dân sự tham vọng nhất tại Đông Nam Á bất chấp lo ngại an toàn về công nghệ diễn ra sau khi có thảm họa vào năm 2011 tại nhà máy Fukushima. Công ty nước ngoài và các chính phủ đang cạnh tranh để có được một chỗ đứng trong ngành công nghiệp trị giá khoảng 50 tỷ USD vào năm 2030, theo ước tính của các quan chức Mỹ.

Các kế hoạch đó được đẩy mạnh vào tuần trước với thông báo rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một thỏa thuận cho phép các công ty Mỹ phát triển năng lượng hạt nhân dân sự tại nước này. Sau khi Tổng thống Barack Obama và các quan chức năng lượng hàng đầu của Mỹ ký “thỏa thuận 123,” Quốc hội sẽ có 90 ngày để chất vấn thỏa thuận này hoặc cho nó có hiệu thực. [xem thêm] - [english]

  

VN nhất quyết làm điện hạt nhân

17/10/2013 (BBC) - Việt Nam kiên quyết theo đuổi kế hoạch phát triển điện hạt nhân đầy tham vọng bất chấp lo ngại về độ an toàn của công nghệ sau thảm họa Fukushima hồi năm 2011. Các công ty và chính phủ nước ngoài đang cạnh tranh để có chỗ đứng trong ngành công nghiệp có thể trị giá 50 tỷ đôla ở Việt Nam vào năm 2030, hãng tin Hoa Kỳ AP dẫn lời các quan chức Mỹ. [xem thêm]

 

Dự án điện hạt nhân đầy tham vọng của Việt Nam

17/10/2013 (RFA) - Dự án xây 7 nhà máy điện chạy bằng năng lượng nguyên tử được đẩy mạnh thông qua thỏa thuận hạt nhân dân sự ký tắt với Hoa Kỳ bên lề thượng đỉnh Brunei tuần trước là đòn bẩy cho Việt Nam bắt tay vào kế hoạch điện hạt nhân đầy tham vọng so với các quốc gia Đông Nam Á, bất kể những quan ngại tương tự như sự cố Fukushima ở Nhật Bản. Bản tin AP cho biết theo ước tính của chính giới Mỹ thì tổng vốn dự án điện hạt nhân trong lĩnh vực dân sự của Việt Nam có thể lên đến 50 tỷ mỹ kim. [xem thêm] - [english]

Kho chứa lúa gạo và qui trình ngược

16/10/2013 Nam Nguyên (RFA) - Đồng bằng sông Cửu Long đã cải thiện một mức độ nhất định về cơ giới hóa sau thu hoạch sản xuất lúa gạo. Nhưng việc bảo quản, tồn trữ và xay xát theo qui trình ngược vẫn tồn tại gây tổn thất không nhỏ.

Trò chuyện với chúng tôi, TS Phạm Văn Tấn, chuyên gia công nghệ sau thu hoạch hiện sống và làm việc ở Nam bộ nói rằng, ít người để ý tới chuyện có sự khác biệt giữa trữ lúa thay vì trữ gạo, cũng như qui trình sản xuất ngược được áp dụng lâu nay ở đồng bằng sông Cửu Long. Sự lạc hậu trong sản xuất dẫn tới tổn thất sau thu hoạch, ước tính vào thời điểm đầu năm 2012 là 13,7%, trong đó ở công đoạn sấy và tồn trữ tính chung đã gần 7%. [xem thêm]

  

Về vấn đề thủy điện nước ta

15/10/2013 TS Nguyễn Thanh Giang (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Thủy điện được xem là nguồn lợi thiên nhiên rất lớn. Do không phải chi phí cho các nhiên liệu như uran, dầu mỏ, khí thiên nhiên, than đá và do chi phí nhân công thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hoá cao, chỉ cần ít người làm việc tại chỗ khi vận hành nên giá thành điện sản xuất thường rất rẻ. Thủy điện cung cấp khoảng 20% lượng điện trên thế giới. Tại một số nước, thủy điện đóng vai trò chủ chốt trong cung cấp điện năng. Na Uy sản xuất toàn bộ năng lượng điện của mình bằng sức nước. Iceland thủy điện cung cấp 83% nhu cầu của họ. Áo 67%. Canada 70%. 

Ở Việt Nam, do phải gấp rút tăng trưởng kinh tế để bù lại nhiều thập kỷ trì trệ ngõ hầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu nên nhu cầu tăng trưởng điện bình quân lên tới 15%/năm. Tuy nhiên, nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch trong nước như than, dầu, khí ngày càng cạn kiệt và đã đến giới hạn khai thác. Theo tính toán, đến năm 2015 chúng ta sẽ phải nhập khẩu than mà việc nhập khẩu cũng không dễ dàng. Trong tình hình như vậy, thủy điện được xem là cứu cánh. ... Tuy không tiêu tốn nhiên liệu nhưng thủy điện tiềm ẩn nguy cơ gây tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường. Ước tính mỗi MW thủy điện phải "nuốt" trên 10 ha rừng. Chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Vì vậy, việc phát triển thủy điện một cách tùy tiện vừa qua đã gây nên khá nhiều hậu quả tai hại... [xem thêm]

Đánh giá tác động môi trường từ những dự án đầu tư

13/10/2013 Gia Minh (RFA) - Hoạt động công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua các dự án đầu tư buộc phải bảo đảm qui trình đánh giá tác động môi trường nhằm không gây ra những hệ lụy tiêu cực đến cuộc sống của cộng đồng và thiên nhiên...

Ông Nguyễn Vũ Trung, viên chức Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động Môi trường, thuộc Bộ Tài Nguyên- Môi trường, nói lại về những qui định như thế và thực tế chấp hành tại Việt Nam:

Bộ Tài nguyên - Môi trường thẩm định, nhưng thẩm định để làm chứ không phải để dừng lại. Bước thẩm định là bước cuối cùng của quá trình đầu tư. Tôi thấy qui trình ‘lộn ngược’. Có một số bài nói thủy điện Việt Nam đi ngược với thế giới là như vậy đó. Nói chung những đánh giá tác động của Việt Nam chỉ làm cho đúng thủ tục thôi, gọi là cho đẹp về mặt hình thức, thủ tục; chứ không phải một cửa để đóng lại hay mở ra. [xem thêm]

Khai thác khoáng sản và nhóm lợi ích

10/10/2013 (RFA) - Khai thác và xuất khẩu quặng thô bị nghiêm cấm tại Việt Nam, tuy nhiên điều này vẫn diễn ra và gây nhiều tác động lên đời sống dân chúng, tàn hại môi trường và cơ sở hạ tầng công ích. Trên bản đồ khoáng sản thế giới, Việt Nam không phải là một quốc gia giàu có. Khu quặng mỏ nổi tiếng nhất đất nước là vùng Đông Triều, Quảng Ninh, với những hầm than được khai thác đã hơn 100 năm. [xem thêm]

Tcherfunith – một tác phẩm xã hội mang tính hiện thực

05/10/2013 Mặc Lâm (RFA) - Trong không khí tranh cãi về việc nên hay không nên xây nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, nhiều luận cứ được đưa ra từ các nhà khoa học trong nước cũng như của chuyên gia Việt kiều từ nước ngoài gửi về phân tích, chứng minh rằng hiệu quả kinh tế của một nhà máy điện hạt nhân không đủ để bù đắp vào sự cố mà nó gây ra. Biến cố Chernobyl trước đây tại Nga và Fukushima hồi gần đây của Nhật đã làm không ít người hiểu được sức tàn phá ghê rợn khi một nhà máy điện nguyên tử gặp sự cố kỹ thuật. Bất kể do sơ sót của con người hay thiên tai mang lại, viễn cảnh một vụ nổ của nhà máy hạt nhân Ninh Thuận đã khiến cuộc tranh luận dần đi vào góc tối nhất của thảm họa không thể nào tránh khỏi nếu cứ khăng khăng thực hiện nhà máy này.

Tiểu thuyết mang tên Tcherfunith ra đời nhưng tác giả của nó không chắc rằng độc giả có thể đọc được nó hay không. Đã có ít nhất ba nhà xuất bản đọc tác phẩm, tuy thích thú và đánh giá rằng chắc chắn cuốn sách sẽ là best seller nhưng như thường lệ, đề tài được xem là nhạy cảm đã làm cho họ chùn tay không còn ý định xuất bản cuốn sách này nữa. [xem thêm]

Quốc hội cần 'quyết lại' điện hạt nhân

13/09/2013 Đồng Chuông Tử (BBC) - Có thể khẳng định cột mốc từ năm 2010, Điện hạt nhân (ĐHN) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chia rẽ dư luận ở Việt Nam. Nổi cộm là cách tuyên truyền “tô hồng” phản cảm về lời giải cho bài toán năng lượng quốc gia trong tương lai.

Đó là những ý tưởng nghịch mùa, góp phần kéo giảm uy tín của đảng và là cách thức nhanh nhất tạo nợ nần chồng chất lên đôi vai gầy oằn của gần 90 triệu dân nghèo. Khi Dự án ĐHN tượng hình và giới lobby thở phào nhẹ nhõm ngay thời điểm Quốc hội thông qua, thì ngoài đồng ruộng hay trong công xưởng, nhà máy, những đôi vai xương xẩu của nông dân, công nhân và cả dân tộc lại thêm trĩu nặng nợ nần. [xem thêm]

Thạch tín trong nước cung cấp cho người dân Hà Nội

12/09/2013 Thanh Hà (RFI) - Giới khoa học lo ngại, không chỉ tại Hà Nội, mà chất độc thạch tín (arsenic) có thể hiện diện trong các nguồn nước ngầm ở những nơi khác. Trích dẫn nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí Nature, bản tin của AFP đề ngày 11/09/2013 cho biết khai thác các nguồn nước ngầm quá độ là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nói trên. Nhưng Hà Nội còn thời gian để giải quyết vấn đề, vì chất độc không lan nhanh.

Công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học uy tín Nature căn cứ trên một loạt các cuộc xét nghiệm do một nhóm các nhà khoa học Mỹ tiến hành chung quanh khu vực làng Vạn Phúc nằm sát cạnh sông Hồng. Ngôi làng này cách thủ đô Hà Nội chừng 10 km. [xem thêm]

 

Tôn trọng ý dân và một hiến pháp không hạt nhân

10/09/2013 Dương Thạch (Save Vietnam’s Nature) - Người viết muốn giới thiệu một hiến pháp có thể gọi là độc nhất vô nhị, đó là hiến pháp của nước Áo. Trong cuộc trưng cầu dân ý Dân Quyết Định ngày 5/11/1978 với một đa số khít khao 50,47%, cử tri Áo chống NMĐHN Zwentendorf. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý này đã đưa đến đạo luật Cấm Dùng Tách Phân Hạt Nhân Để Sản Xuất Năng Lượng tại Áo (Verbot der Nutzung der Kernspaltung für die Energieversorgung in Österreich) được ban hành một tháng sau khi trưng cầu dân ý, gọi nôm na là Luật Cấm Hạt Nhân... Trở lại với đất nước Việt Nam, câu hỏi đặt ra là lựa chọn năng lượng hạt nhân có thực sự hữu ích và cần thiết không? Tại sao chúng ta không thể học bài học của Áo, Philippines hay Đức? [xem thêm]

Hãy bảo vệ Việt Nam hôm nay cho mai sau - Tự do dân chủ và vấn đề điện hạt nhân

09/09/2013 Thục-Quyên (Save Vietnam's Nature) - Hai cây cổ thụ của ngành năng lượng hạt nhân Việt Nam, hai vị giáo sư khả kính Nguyễn Khắc Nhẫn và Phạm Duy Hiển, vừa dạy chúng ta một bài học không những về sự hiểu biết đứng đắn về tình trạng ĐHN trên thế giới và tại VN, mà trong cuộc phỏng vấn (1) của RFI ngày 4/09/2013, hai vị còn làm gương cho mọi người, lấy cách ứng xử của mình để thể hiện Tự Do Nhân Quyền cần thiết nhằm bảo vệ sự sống còn của dân tộc.  [xem thêm]

VN sẽ cắt làm đôi nếu có sự cố hạt nhân

06/09/2013 (BBC) - Việt Nam có thể sẽ bị chia cắt ra làm đôi, trong khi xuất khẩu, kinh tế bị tê liệt ngay tức khắc và toàn bộ dải đất miền Trung sẽ bị ô nhiễm phóng xạ bao trùm trong nhiều năm nếu xảy ra một thảm họa hạt nhân như vụ Tchernobyl hay Fukushima, theo cảnh báo của một chuyên gia điện hạt nhân từ Pháp. Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 05/9/2013 từ Paris, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn chiến lược Tập đoàn Điện quốc gia Pháp (EDF) cũng cảnh báo Việt Nam có thể sẽ phung phí hàng chục, hàng trăm tỷ đô-la mà không đem lợi ích gì cho đất nước trong khi sẽ để lại cho hàng chục thế hệ con cháu nguồn chất thải phóng xạ mà theo ông 'ngàn đời vẫn còn nguy hiểm.' [xem thêm]

Ai thao túng mua bán lò phản ứng ở VN?

06/09/2013 (BBC) - Theo GS Nguyễn Khắc Nhẫn, chuyên gia điện hạt nhân, có thể các nhóm lợi ích cố tình đưa lò phản ứng 'tồn kho' vào VN để trục lợi.Việt Nam không chịu thay đổi chiến lược về điện hạt nhân và tiếp tục các dự án đưa lò hạt nhân được cho là 'tồn kho', 'lỗi thời' vào trong nước, điều làm dấy lên nghi ngờ về khả năng có các nhóm lợi ích trong và ngoài nước câu kết, cố tình trục lợi bất chấp các mối nguy hiểm quốc gia, theo Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, chuyên gia về điện hạt nhân từ Pháp. [xem/nghe]

 

Điện hạt nhân tiếp tục bị chỉ trích nhân dự án Đà Lạt

04/09/2013 Trọng Thành (RFI) - Trung tuần tháng 8/2013, báo chí trong nước đưa tin về phản ứng lo ngại của chính quyền tỉnh Lâm Đồng đối với dự án xây dựng một cơ sở hạt nhân cách trung tâm thành phố Đà Lạt 10 km. Nhìn nhận về nỗi lo ngại trước dự án hạt nhân Đà Lạt – một mắt xích cơ bản trong chủ trương chuẩn bị nhân lực cho các nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) tương lai của Việt Nam – là một dịp trở lại với các câu hỏi : Liệu lựa chọn năng lượng hạt nhân có thực sự hữu ích ? Và trong trường hợp bất khả kháng, cần phải hành động như thế nào để ĐHN không trở thành một thảm họa? Tạp chí Khoa học RFI trước hết xin giới thiệu với quý vị tiếng nói của Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn của Nha Kinh tế - Dự báo - Chiến lược của tập đoàn điện lực Pháp EDF. Từ mươi năm nay, Giáo sư Nhẫn dành rất nhiều tâm lực đặc biệt cho việc nghiên cứu về vấn đề ĐHN và năng lượng nói chung, nhằm đưa ra những tư vấn mang tính cảnh báo về nguy cơ của việc theo đuổi con đường phát triển ĐHN một cách mù quáng. [xem thêm]  

 

Ôi trời ơi! TEPCO giải quyết nạn rò rỉ nước nhiễm xạ tại Fukushima theo kiểu “bắt cóc bỏ dĩa” - thấy đâu đánh đó

03/09/2013 Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (BảovệTổQuốc) - Đảng và nhà nước Việt Nam giao cho Bộ Công Nghiệp chỉ đạo cùng với Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) soạn thảo kế hoạch khả thi và tiến hành thực hiện dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận và tiến tới cho cả nước. Trước đây, xuyên qua lobby của cả chính phủ Nhật và tập đoàn điện lực Tokyo (TEPCO), đảng và nhà nước Việt Nam giao cho tập đoàn TEPCO cố vấn dự án điện hạt nhân cùng huấn luyện kỹ thuật vận hành nhà máy chuẩn bị cho nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.

Với nhiều chục năm kinh nghiệm về vận hành và giải quyết chất thải phóng xạ do các lò phản ứng hạt nhân tạo ra, tưởng như việc chọn TEPCO làm chuyên gia cố vấn cũng là việc hợp lý dù cho nước Nhật đã quyết định ngưng xây dựng thêm nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản từ khi xảy ra thảm họa hạt nhân tại Fukushima vào năm 2011. [xem thêm]

Hạnh phúc của dân phải quý, mạng sống của dân phải trọng

29/08/2013 Thục-Quyên (Save Vietnam's Nature) - Đúng ngày 11/03/2013, ngày kỷ niệm 2 năm thảm họa Fukushima, chính phủ Nhật và Công ty Tepco phải khởi sự trực diện đơn khiếu kiện trước tòa án của một nhóm 1650 nạn nhân, gồm những người đã di tản hay còn đang sống tại những vùng miền đông nước Nhật (1): các nạn nhân đòi hỏi phải được bồi thường sao cho họ có thể trở lại đời sống bình thường của họ như trước ngày 11/03/2011 (Số tiền tương đương với những thiệt hại được ước lượng lên tới 5,3 tỷ ¥en hay 55,2 triệu US$) và chính phủ phải xây cất lại cũng như tẩy uế phóng xạ nơi sinh sống cũ của họ. [xem thêm]

Việt Nam - Thâm hụt ngân sách đã lên đến 102.000 tỷ đồng

27/08/2013 (RFA) - Đó là con số mới nhất mà tổng cục thống kê đưa ra chiều hôm qua, cho biết trong 9 tháng đầu vừa qua, tổng số tiền nhà nước thu được là 461,000 tỷ đồng nhưng số tiền chi ra lên đến 563,000 tỷ đồng. Điểm đáng chú ý là số thu luôn luôn thấp hơn số chí, cho dù chính phủ Việt Nam có chỉ đạo phải tiết giảm các khoản chi cho hội họp, tiếp khách, đi nước ngoài. Đồng thời chính phủ cũng nói là phải siết chặt những vấn đề làm thất thoát nguồn thu như trốn thuế. [xem thêm]

Hãy bảo vệ Việt Nam hôm nay cho mai sau - Xin đừng gục mặt đánh mất nhân phẩm

25/08/2013 Thục-Quyên (Save Vietnam's Nature) - Tôi xin tha thiết gởi những lời này đến tất cả các chuyên viên hay không chuyên viên Việt Nam đang tham dự hay đã từng có liên quan đến Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt cũng như  chương trình điện hạt nhân của chính phủ Việt Nam tại NinhThuận:

Sau bài "Nâng cao nhận thức của người dân về phát triển điện hạt nhân" của diễn đàn NangluongVietnam đăng ngày 24/08/2013 và được các báo VN phổ biến hoặc đưa tin, thiết nghĩ dù bênh vực hay chống lại chương trình ĐHN Ninh Thuận, quý vị cũng vì thể diện quốc gia, vì danh dự và nhân phẩm của người có sự hiểu biết, để đồng loạt lên tiếng phản đối sự kiện đem Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt với công suất nhiệt 500 KW hay 0,5 MW (1) để mà mắt, làm bằng chứng cuội cho sự an tòan của 2 lò hạt nhân 4000MW tập đòan Rosatom toàn quyền xây tại Ninh Thuận.  [xem thêm]

Phá rừng nghiêm trọng tại Phú Yên

22/08/2013 (RFA) - Báo Thanh niên trong nước cho hay một vụ phá rừng nghiêm trọng đã xảy ra tại tỉnh Phú Yên. Và cơ quan chức năng đang điều tra vụ việc. Cánh rừng bị phá là rừng tự nhiên nằm thượng nguồn sông Hinh, nơi giáp giới giữa vùng đồng bằng ven biển Phú Yên và Tây Nguyên. Rừng này được xếp vào loại rừng phòng hộ. [xem thêm]

Đảng và nhà nước Việt Nam lại làm chuyện tréo ngoe: Vay tiền xây Viện Kỹ thuật Hạt nhân trị giá 10 ngàn tỷ

20/08/2013 Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Trong thời gian qua và nhất là chỉ mới cách đây vài tuần lễ, vào đầu tháng 08, trên khắp các tờ báo giấy và báo mạng của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam trong lúc tường trình về kế hoạch “trình báo cáo khả thi dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận cuối năm nay” cho biết rằng Nga sẽ tài trợ Việt Nam để tập đoàn Rosatom xây cất một Viện Kỹ Thuật Hạt nhân tân tiến đầu tiên với trị giá khoảng 500 triệu USD, tương đương khoảng 10 ngàn tỷ đồng Việt Nam. Đại diện Rosatom còn cho hay viện này là một viện Hạt nhân đầu tiên do Rosatom Nga xây dựng tại nước ngoài [xem thêm]

Tiền giả và tham nhũng phá kinh tế VN

22/08/2013 (BBC) - Việt Nam đang điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng phù hợp hơn trong lúc vẫn gặp phải các hoạt động phá hoại diễn ra thường xuyên đối với nền kinh tế, từ nạn tiền giả tới tệ biển thủ các nguồn tài chính công.

Đó là quan điểm của nhà quan sát từ Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, trong cuộc trao đổi hôm 22/8/2013 bàn về chủ đề đồng tiền, dòng vốn, giải pháp cho phục hồi kinh tế. [xem thêm]

Mỹ tăng thuế đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam

14/08/2013 (VOA) - Bộ Thương mại Hoa Kỳ hôm 13/8 đã công bố mức thuế chung cuộc đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Ecuador và Việt Nam.

Mức thuế áp dụng đối với tôm đông lạnh của Việt Nam tăng từ 1,15% lên  7,88%.

Mức thuế này phải được cả Bộ Thương mại Mỹ và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đồng ý thì mới có hiệu lực.

Theo dự kiến, USITC sẽ có quyết định chung cuộc trong Hiệp hội trước ngày 18/9 tới đây.

Quyết định tăng thuế của Mỹ được đưa ra thể theo yêu cầu của các nhà nuôi tôm của Mỹ, phàn nàn rằng 5 nước kể trên có chính sách trợ giá cho ngành nuôi tôm. [xem thêm]

Báo động đỏ: Nhật Bản cho biết cuộc chiến đấu ngăn chận rò rỉ từ nhà máy hạt nhân trở nên “khẩn cấp”

14/08/2013 Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch (Danlambao) - Hôm Thứ Tư Thủ tướng Nhật Bản cho biết Tokyo (chính phủ Nhật Bản) sẽ tham gia nhiều hơn trong công tác dọn sạch phóng xạ tại nhà máy hạt nhân Fukushima bị hư hại, trong khi ông mô tả về cuộc chiến đấu để ngăn chặn nước nhiễm phóng xạ rò rỉ ra biển là “khẩn cấp”. - [xem thêm]

Nguy cơ nhiễm các bệnh liên quan đến nước

13/08/2013 Việt Hà (RFA) - Thống kê mới đây của Bộ Y tế Việt Nam, 20% dân số Việt Nam đang phải sống trong điều kiện thiếu vệ sinh. Đây là nguy cơ có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến nước. Thiếu nước sạch và nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn đang là một trong những thách thức lớn tại Việt Nam hiện nay, nơi có đến 20% dân số vẫn đang phải sống trong điều kiện thiếu vệ sinh, theo số liệu thống kê mới được công bố gần đây của Bộ Y tế. Thậm chí theo UNICEF, tỷ lệ này còn cao hơn, ở mức 26,2%, tức cứ 4 người dân Việt Nam, có 1 người đang sống trong điều kiện không hợp vệ sinh, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. [xem thêm]

Báo Nhật đăng quảng cáo chống xuất khẩu công nghệ hạt nhân08/08/2013 Dương Thạch dịch (Save Vietnam's Nature) - Các tin tức mới nhất về nước mạch nhiễm phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima một lần nữa cho người ta thấy rõ những hậu quả của tai nạn hạt nhân vẫn chưa được giải trừ.

Báo 47news đưa tin theo một ước lượng mới nhất của chính phủ Nhật, mỗi ngày hơn 300 tấn nước mạch bị ô nhiễm tuôn ra đại dương. Công ty TEPCO không xác nhận con số này. Tuy nhiên tình hình nghiêm trọng đến độ chính phủ Nhật phải xử lý và đưa ra biện pháp cấp tốc là bơm nước mạch lên để lưu trữ trong các thùng chứa. Ngày nay người ta cho rằng việc xử lý hoàn toàn tai nạn hạt nhân sẽ kéo dài khoảng 40 năm với chi phí 11 tỷ đô la.

Mặc dù còn nhiều khó khăn chưa giải quyết được nhưng ngành công nghệ hạt nhân cố thúc đẩy việc tái hoạt động của 48 lò phản ứng trên toàn nước Nhật hiện đang đóng cửa. Trong khi đó chính phủ Tokyo hỗ trợ việc xuất khẩu công nghệ hạt nhân sang các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Jordan, Ấn Độ và Ả Rập Saudi. [xem thêm] - [deutsch] - [english]

Cảnh báo khẩn cấp tại Đức: Phổ tai với lượng iốt cực cao

07/08/2013 (Forum Vietnam 21) -  Bộ Xã hội và Bảo vệ người tiêu dùng tiểu bang Sachsen vừa lên tiếng cảnh báo chống lại việc tiêu thụ "Phổ tai sợi khô" nhập cảng từ Việt Nam có hàm lượng iốt cao hơn 3.650 mg/kg.Sản phẩm: Phổ tai sợi khô

Xuất xứ: Việt Nam

Trọng lượng: 100 g

Ngày hết hạn 20/02/2015

Nhập khẩu: Asia Lạc Thiên (Leipzig)

Sản phẩm đã được kêu gọi thu hồi.  Quý vị có thể mang hàng trả lại.

Hàng hóa với hạn sử dụng 20/02/2015 được gửi bán ở nhiều nơi tại Baden-Württemberg, Bayern, Bremen, Hamburg, Hessen, Niedersachen, Niedersachsen, Nordrhein-Westfalen, Rheinland-Pfalz, Saarland, Sachsen và Schleswig-Holstein.

Đặc biệt là ở người cao tuổi với chức năng tự trị của tuyến giáp trạng, trong một số tình trạng đặc biệt chỉ cần ăn một lần có thể khiến cho hệ dinh dưỡng xáo trộn mạnh. [deutsch

Những nghịch lý của ngành điện Việt Nam

07/08/2013 Thái Bình (Bauxite Việt Nam) - Đợt tăng giá điện ngày 01/08/2013 vừa qua đổ gánh quá nặng lên đầu dân và doanh nghiệp. Dân ta, đông nhất là nông dân, tiếp theo là người làm công ăn lương, vô cùng cực khổ. Với nông dân, giá đầu vào liên tục tăng như giống, phân bón, xăng dầu, điện... nhưng đầu ra không những không tăng mà có lúc có nơi giảm và nghịch cảnh được mùa rớt giá liên tục xảy ra khiến nhiều nông dân lâm cảnh bần cùng. Người làm công ăn lương tại các doanh nghiệp mấy năm qua kinh tế suy thoái, công ăn việc làm bấp bênh, thu nhập không ổn định; từ tháng 4/2012 đến 7/2013 điều chỉnh tăng lương 9,5%, nhưng sau 15 tháng giá cả sinh hoạt đã tăng rất nhiều (giá điện tăng 3 lần: 01/07/2012, 22/12/2012, 01/08/2013). [xem thêm]

Các chuyên gia hạt nhân chỉ trích nặng nề ban điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima về những vụ rò rỉ phóng xạ

03/08/2013 Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Dân Làm Báo) - Nếu dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận không bị ngừng vô thời hạn thì dân chúng Việt Nam không những chỉ tại Ninh Thuận, Phan Rang mà dân chúng cả nước sẽ lãnh đủ “thành quả” của lò “địa ngục” hạt nhân của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam để lại cho thế hệ chúng ta và nhiều đời con cháu của chúng ta, một kết cục sẽ không chỉ như một địa ngục trần gian Chernobyl của Liên Xô, một địa ngục Fukushima của Nhật Bản mà ngàn lần “hoành tráng” hơn...

Những lời chỉ trích thẳng thừng được đưa ra sau khi hằng loạt các trục trặc tiếp tục xảy ra tại khu vực lò phản ứng hạt nhân bị nước biển tràn ngập bởi một cơn sóng thần cách đây hai năm. Thảm họa này đã đẩy các lò phản ứng hạt nhân vào tình trạng nóng chảy và buộc phải di tản hàng chục ngàn cư dân trong vụ tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất trong thế hệ này. [xem thêm]

Tại sao gạo Việt Nam rẻ như bèo?

02/08/2013 Nam Nguyên (RFA) - Giá gạo Việt Nam đã tách ra khỏi mặt bằng giá gạo thế giới và trở thành nguồn cung cấp rẻ nhất. Phát biểu của ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam được thông tấn xã Nhà nước và báo chí đưa tin hồi đầu tháng 7, thoạt nghe tưởng đâu gạo Việt Nam cạnh tranh tốt vì giá rẻ. Nhưng không phải vậy, phẩm chất gạo Việt Nam đã xuống thấp đến mức độ khách hàng chỉ chịu mua vì giá quá rẻ. [xem thêm]

Trí thức người Việt vận động chính phủ Úc ngăn chận dự án đập Xayaburi

01/08/2013 Thanh Phương (RFI) - Ngày 18/07/2013, phái đoàn hỗn hợp gồm đại diện Cộng đồng Người Việt Tự Do NSW và Nhóm Nghiên cứu Văn Hoá Đồng Nai Cửu Long (NCVHĐNCL) Úc châu đã đến hội kiến với Ngoại Trưởng Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng bộ Ngoại Giao ở Sydney. Mục tiêu là để trình bày với Ngoại Trưởng Bob Carr về một số vấn đề liên quan đến tình hình ở Việt Nam, mối bang giao lâu đời Úc Việt, tranh chấp Biển Đông và số phận người Việt gần đây đến lãnh hải Úc châu bằng đường biển.

Riêng đối với Nhóm NCVHĐNCL mục đích buổi hẹn gặp người cầm đầu Bộ Ngoại Giao Úc châu là trình bày với NT Bob Carr hai vấn đề của Đồng bằng Cửu Long Việt Nam (ĐBCLVN): + Việc chính phủ Lào đơn phương tiến hành xây dựng đập thủy điện Xayaburi. + Tình trạng giáo dục sa sút ở ĐBCLVN với số học sinh ghi danh thấp và số bỏ học cao. [xem thêm]

 

Phát động một phong trào bảo vệ môi trường ở Việt Nam

28/07/2013 Gia Minh (RFA, Bangkok) - Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam, một đất nước đang trong quá trình phát triển công nghiệp, được đánh giá đến mức báo động. Tình trạng đó đòi hỏi phải có sự chung tay của toàn cộng đồng thì mới có thể giải quyết được.

Để có thể hình thành nên được một phong trào toàn dân cùng bảo vệ, làm sạch môi trường, cần phải làm gì? [xem thêm]

Việt Nam: Dự án quản lý rủi ro thiên tai

24.07.2013 (World Bank) - Việt Nam đã nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai lồng ghép cấp quốc gia và cấp tỉnh. Dự án cũng nâng cấp một loạt công trình sơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai bao gồm hệ thống đê điều, cảng tránh trú bão, và công trình kiểm soát lũ lụt., 30 xã đã thực hiện Kế hoạch an toàn làng xã, trong đó có việc xây dựng hạ tầng giảm nhẹ thiên tai, tập huấn và chỉ định tuyên truyền viên quản lý thiên tai. [xem thêm] - [english]

 

Mỹ bác bỏ đề nghị tài trợ một nhà máy nhiệt điện dùng than tại Việt Nam

19/07/2013 Trọng Nghĩa (RFI) - Trong một cuộc họp vào hôm qua, 18/07/2013, Hội đồng quản trị của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ Ex-Im Bank đã quyết định bác bỏ một đề nghị cấp vốn cho một nhà máy điện mới chạy bằng than tại Việt Nam. Lý do nêu lên là việc đốt than làm trái đất nóng lên. Vào tháng Sáu vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết là Washington sẽ đình chỉ mọi tài trợ cho việc xây dựng các nhà máy điện đốt than trên thế giới trong nỗ lực cắt giảm việc thải khí gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. [xem thêm] - [english]

 

Đường nhập lậu chiếm thị trường Việt Nam

19/07/2013 (RFA) - Hiệp hội mía đường Việt Nam hôm nay nay cảnh báo tình trạng đường tồn kho cao khó bán, vì không thể cạnh tranh về giá với đường nhập lậu... Cục Quản lý Thị trường cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay lượng đường nhập lậu vào các tỉnh Nam Bộ tăng  235 lần so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương hơn 500 tấn. [xem thêm]

Cấp nước sạch cho khu vực nông thôn: Bài học từ Việt Nam

16.07.2013 Hoang Thi Hoa (The World Bank Group) Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã có bước tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây nhưng vẫn còn khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị trong việc tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường. Rất nhiều hộ gia đình nghèo ở nông thôn ngày nay vẫn chưa có nước sạch hoặc nhà vệ sinh.

Trong một chuyến khảo sát thực tế trong khuôn khổ Dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng (RRDRWASS) khởi động gần 10 năm trước, những gì mà một người phụ nữ tại đây nói với tôi đã thực sự làm tôi suy nghĩ. Cô thắc mắc vì sao dân cư ở thành thị có thể tiếp cận nguồn nước sạch và các dịch vụ vệ sinh với chất lượng tốt trong khi người dân ở các vùng nông thôn lại không thể. Cô ấy nói có lẽ do người dân ở khu vực nông thôn sẵn lòng sử dụng dịch vụ chất lượng thấp so với người dân ở khu vực thành thị, và đơn giản là họ không có nhu cầu phải cải thiện chất lượng cao hơn. [xem thêm] - [english]

Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức kinh tế

16/07/2013 (VOA) - Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam mới đây đã công bố báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam thời gian qua, trong đó nêu lên các thành tựu và cũng không ít các thách thức. Phúc trình của Ngân hàng Thế giới nhận định rằng môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam tương đối ổn định với mức lạm phát ở mức vừa phải (6,7%) trong tháng Sáu năm 2013. [xem thêm] - [english]

Con rể thủ tướng 'bán Big Mac' ở Sài Gòn

15/07/2013 (BBC) - Công ty Good Day Hospitality do ông Nguyễn Bảo Hoàng sáng lập vừa nhận giấy phép nhượng quyền để mở nhà hàng fastfood McDonald's ở Việt Nam.Thông cáo báo chí của hãng đồ ăn nhanh nổi tiếng thế giới ra hôm 15/7 cho hay McDonald's đã nêu danh ông Henry Nguyen (Nguyễn Bảo Hoàng) là đối tác nhượng quyền (giấy phép phát triển - developmental licensee) để phát triển thương hiệu của công ty này ở Việt Nam. [xem thêm] - [english] - [deutsch] - [français]

Chúng tôi muốn con cái (lành mạnh), chúng tôi không muốn phóng xạ

14/07/2013 Thục Quyên (Save Vietnam's Nature) - Theo tin của tờ South China Morning Post (Hongkong) từ sáng thứ sáu 12/07/2013 (1) nhiều cuộc biểu tình đã lần lượt xảy ra tại trung tâm thành phố Jiangmen (Giang môn) để chống lại dự án xây một lò chế biến Uranium lớn khoảng 230 hecta, sau khi tin này được Cục Phát triển và Cải cách thành phố Jiangmen loan ra. Thành phố đã huy động hàng trăm cảnh sát và công an chìm tìm cách bao vây ngăn cản cuộc biểu tình khi được tin từ trước đó hai ngày, hàng ngàn người đã được vận động đi "dạo" trên hai mạng lưới QQ và WeChat... Cũng theo tin của tờ Spiegel Online (2) hôm nay, thứ bảy, vào lúc 9:00 giờ sáng, phó thị trưởng Wu Guojie đã tuyên bố bãi bỏ chương trình xây cất như dự tính để "tôn trọng ý chí của dân" trong một cuộc họp báo và lời tuyên bố này được đăng tải chính thức trên trang web của thành phố Heshan, Quảng đông. [xem thêm]

Phim cảnh báo tai họa tiềm tàng của điện hạt nhân tại Việt Nam ra mắt Liên hoan Fukuoka

10/07/2013 Trọng Nghĩa (RFI) - Một bộ phim tài liệu nói về tác hại tiềm tàng của nhà máy điện hạt nhân trên một ngôi làng nhỏ ở miền Trung Việt Nam sẽ được trình chiếu vào cuối tuần này tại Liên hoan phim châu Á Fukuoka, Nhật Bản, diễn ra từ 04/07 đến 14/07/2013. Hoàn thành năm 2012, bộ phim Shinobiyoru Genpatsu (Nhà máy điện hạt nhân đang xâm lấn), đã so sánh tình cảnh cư dân ngôi làng Việt Nam với cư dân quanh nhà máy điện nguyên tử Fukushima để lên án việc Nhật Bản xuất khẩu công nghệ hạt nhân qua những nước đang phát triển như Việt Nam. [xem thêm] - [english]

Vì sợ đồng bạc mất giá các Quỹ đầu tư rút lui khiến công khố phiếu Việt nam sụt giá

06/07/2013 (Bloomberg News), bản dịch của Lý Thiện Tâm (Forum Vietnam 21) - Giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm của việt nam đã hạ trong tuần này, đẩy lãi xuất lên mức cao nhất, vì giới đầu tư nước ngoài rút tiền ra ở các quỹ đầu tư để chống lại sự phá giá liên tục của đồng bạc Việt Nam.  

Lần đầu tiên kẻ từ năm 2011, ngân hàng nhà nước đã phá giá đồng bạc 1% vào ngày 28.06. Tỷ giá vẫn được quy định là 21.036/ USD mặc dù đồng bạc đã giảm 1,1% trong tháng truước. Trong một báo cáo vào ngày 3.tháng 7.các nhà phân tích Michael Kokalari và Hang Vu của Maybank Kim Eng Joint Stock Co .tiên liệu tiền sẽ còn giảm xuống 2 tới 3 %vào trước cuối năm.

Nguyễn Duy Phong,phân tích gia của Viet Capital Securities Co. cho biết là giới đầu tư ngoại quốc tiếp tục rút lui khỏi thị trường việt nam vì sợ đồng bạc Đồng còn liên tục mất giá nữa. 

TV Bloomberg loan tin lợi nhuận của trái phiếu kỳ hạn 5 năm trong tuần này đã nhẩy vọt hơn 25 điểm hay 0,25 % đưa lãi xuất lên 8,3%, mức lãi quy định hằng ngày của các ngân hàng. Đây là độ tăng lớn nhất tính vào ngày 14.06 và là mức cao nhất từ 21 tháng năm.Hôm nay, lợi nhuận tăng 18 điểm.

Theo các tin tức của đài Bloomberg,tuần này tiền đồng giảm 0,2% xưống 21.238/USD vào lúc 3gio30 chiều ở Hà nội. Đồng bạc VN được phép mua bán sai biệt 1% trên tỷ giá do ngân hàng trung ương quy định hằng ngày.  

Theo thông tin của công ty quốc doanh bưu điện và viễn thông Việt nam, tỷ giá mậu dịch hôm nay trên thị trường tự do ở Hà nội là 21.530 - 21620 so với giá vào cuối tuần trước là 21.370 - 21.450 

Phân tích gia Kim Eng của Maybank đã viết trong một phúc trình nghiên cứu là cán cân buôn bán của VN thâm thủng cũng như giá vàng trong nước còn chênh lệch quá lớn so với quốc tế, còn kích thích buôn lậu, đang làm gia tăng sức ép cho đồng bạc. Bộ kỹ nghệ và thương mại cho biết vào 01/07, Việt Nam có thể thâm hụt khoảng 9 tỉ dô la trong năm nay. So sánh năm 2012 đã bội dư là 284 triệu dollar như Tổng cục thống kê loan báo trước đây. [english

VN quản lý vốn nhà nước ‘không giống ai’

05/07/2013 (BBC) - Hãng tin tài chính Bấm Bloomberg hôm 05/07 có bài nói Việt Nam nên cân nhắc đi theo mô hình như các tập đoàn Temasek của Singpore và Khazanah của Malaysia, là các đại công ty quản lý vốn có sự tham gia của nhà nước.

Ông Marco Breu, Giám đốc văn phòng Việt Nam của hãng tư vấn McKinsey & Co. được dẫn lời nói về điều ông gọi là sự thành công của các tập đoàn nhà nước nhưng áp đặt chuẩn mức quản lý cao và ‎đặt ưu tiên kinh doanh trên hết. [xem thêm] - [english]

 

Ngân hàng Thế giới thúc giục Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh

04/07/2013 Thanh Phương (RFI) - Tại cuộc hội thảo « Tạo thuận lợi Thương Mại, Tạo giá trị và Năng lực Cạnh tranh », hôm nay 04/07/2013, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới và Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế đã công bố một báo cáo đề ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là về xuất khẩu. [xem thêm] - [english]

Công ước UPOV và giống cây trồng

26/06/2013 Tô Văn Trường (Bauxite Việt Nam) - Công ước UPOV áp dụng với tất cả các loại giống cây trồng mới, trong đó có cây trồng biến đổi gen. Việt Nam đã tham gia Công ước UPOV (International Union for the Protection of New Varieties of Plants) về bảo hộ giống cây trồng hay còn gọi là phương pháp bảo vệ quyền tác giả đối với giống cây trồng từ ngày 24/12/2006.

Vụ kiện giữa Công ty Monsato và nhà nông ở Mỹ

Tác giả Steve Baragona (Thông tín viên VOA) trong bài báo gần đây với tiêu đề “Tòa án Tối cao ủng hộ Bản quyền hạt giống kỹ thuật sinh học” tường thuật lại vụ kiện giữa công ty hạt giống Monsanto và ông Vernon Hugh Bowman, một nhà nông ở Indiana đã để dành những cây con mọc từ hạt giống do công ty cải biến gien. [xem thêm]

Nguy cơ về cây trồng biến đổi gen

26/06/2013 Tô Văn Trường (Bauxite Việt Nam) - Việt Nam tham gia Công ước UPOV (International Union for the Protection of New Varieties of Plants) từ ngày 24/12/2006 về bảo hộ giống cây trồng hay còn gọi là phương pháp bảo vệ quyền tác giả đối với giống cây trồng. Nhiều ý kiến đặt ra, vậy nguy cơ của giống cây trồng biến đổi gien đối với sức khỏe con người như thế nào?

Các nghiên cứu đã công bố trên thế giới, vẫn chỉ mang tính tham khảo vì khẩu phần ăn của con người rất đa dạng, phong phú nên rất khó buộc tội cụ thể cho thực phẩm biến đổi gien về những bệnh tật liên quan đên sức khỏe con người. Tuy nhiên, rất nhiều bài viết về tỷ lệ người mắc các chứng bệnh như dị ứng, hen, viêm nhiễm, v.v. tăng lên đáng kể từ khi thực phẩm biến đổi gien được bày bán trên thị trường. Đã có nhiều nghiên cứu về thực phẩm biến đổi gien trên chuột nhưng rồi những nghiên cứu này hoặc bị phản bác là chưa đủ độ tin cậy vì mẫu nhỏ quá, hoặc bị cho rằng là do khẩu phần ăn của chuột quá nghèo dinh dưỡng chứ không phải chỉ vì ăn thực phẩm biến đổi gien. [xem thêm]

Lời kể về thủy điện

25/06/2013 Đức Thành (Bauxite Việt Nam) - Tôi đã định không kể lại câu chuyện này, vì nó là câu chuyện buồn mà tôi chỉ được nghe kể từ một anh bạn hiện đang làm việc trong ngành xây dựng thủy điện với quá trình công tác tại ngành này gần 30 năm, và vì tôi nghĩ rằng có kể ra thì những công trình được thi công ẩu đó không tự tốt lên được! Nhưng gần đây, truyền thông nhà nước liên tục thông tin về các sự cố vỡ đập của một số công trình thủy điện được các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước kết luận là do tích nước đang trong quá trình thi công, do ô tô húc đổ khi vừa mới xây xong, hay như đập có thấm nước thì là có mức thấm cho phép, rồi do mùa mưa lũ v.v và v.v. mà ít thấy nói công trình nào được kết luận là do thi công ẩu. [xem thêm]

CS Việt Nam tẩy chay thực phẩm Ðài Loan nhưng không dám đụng đến hàng Trung cộng

23/06/2013 (FreeVietNews) - Cục An Toàn Thực Phẩm thuộc Bộ Y Tế Việt Nam vừa cho hay đã đưa 19 thực phẩm vào danh sách độc hại cho sức khỏe người tiêu thụ. Danh sách này trước đó được Tổ chức Nông Nghiệp-Thực Phẩm và Thú Y Singapore công bố gồm các loại thực phẩm chứa acid maleic làm suy thận. 19 loại thực phẩm nói trên do Ðài Loan sản xuất gồm hạt trân châu của công ty Shui Yan Shi; mì gạo và mì chay của công ty Long Kow; mì giảm béo, chả cá, bột chiên tôm Hong của công ty thực phẩm Hong Kai; bột gạo Sun Right của công ty Sun Right; mì Sun Chi của nhà máy Sun Chi, Ðài Loan. Theo danh sách trên có loại bột sắn viên dùng để làm món trà sữa trân châu Ðài Loan. [xem thêm]

Bài học của sự cố mất điện lớn tại miền nam Việt Nam

23/06/2013 Nguyễn Khắc Nhẫn (Save Vietnam's Nature) - Vào ngày 22/05/2013 vừa qua, điện cúp đột ngột tại 22 tỉnh thành miền Nam trong 8 tiếng đồng hồ vì xe cẩu làm đứt đường dây 500 kV Di Linh - Tân Định. Save Vietnam's Nature xin trân trọng giới thiệu bài dưới đây mà GS Nguyễn Khắc Nhẫn đã dành thời giờ viết về sự cố nghiêm trọng này trước tiên là trên thế giới, kế đó đến chuyện xảy ra ở Việt Nam và sau cùng rút ra những bài học cần thiết cho tương lai. [xem thêm]

Đệ nhất phu nhân Nhật Bản cho biết bà “chống năng lượng hạt nhân”

16/06/2013 (Dân Làm Báo) - Vợ của Thủ tướng Shinzo Abe- người ủng hộ giới kinh doanh- của Nhật Bản, tuyên bố không thích điện hạt nhân và ước muốn tốt hơn là chính phủ của chồng bà không cố gắng xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân, bà đã tuyên bố trong một bài phát biểu. [xem thêm] - [deutsch] - [english]

Câu hỏi tham vấn các tổ chức dân sự/nghề nghiệp và các chuyên gia về việc tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế cho các mục đích phi giao thông thủy (1997)

14/06/2013 TS Tô Văn Trường (Bauxite Việt Nam) - Ngày 17/6/2013, Cục Quản lý Tài nguyên Nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với WWF Việt Nam và Trung tâm CEWAREC của Hội Tưới tiêu Việt Nam sẽ tổ chức Hội thào tham vấn về việc Việt Nam tham gia "Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế cho các mục đích phi giao thông thủy" (Công ước 1997). ... Do bận công việc ở xa, tôi không thể tham gia hội thảo nhưng đọc 4 câu hỏi của Ban tổ chức, tôi thấy phải viết ra các suy nghĩ của mình để những người quan tâm tham khảo. [xem thêm]

Nông dân Tây Nguyên khốn đốn vì người TQ lừa mua rễ tiêu

07/06/2013 Nhóm phóng viên tường trình từ VN (RFA) - Trong những năm gần đây, trồng hồ tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của người nông dân Tây Nguyên, đặc biệt, hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc, sản phẩm tiêu sọ và tiêu đen chiếm lĩnh hầu hết thị trường. Chưa kịp vui vì nguồn thu nhập sung mãn từ hồ tiêu, người nông dân Đắc Lắc, Gia Lai đang phải đối diện với nguy cơ nợ nần bởi người Trung Quốc đã bắt đầu dùng thủ đoạn mua rễ hồ tiêu để làm thuốc với giá hời, có rất nhiều chủ vườn phải điêu đứng vì chuyện này. [xem thêm]

 

Cựu thủ tướng Nhật Naoto Kan xin lỗi ông đã khuyến khích xuất khẩu công nghệ hạt nhân

06/06/2013 Erika Toh / Dương Thạch dịch  (Save Vietnam's Nature). San Diego - Nếu ông có thể đẩy ngược thời gian, Naoto Kan nói rằng ông sẽ không bao giờ khuyến khích việc xuất khẩu công nghệ nhà máy hạt nhân Nhật Bản.

Ông Kan mà nhiệm kỳ thủ tướng đã được ghi dấu qua cách xử lý của ông hồi tháng 4 năm 2011 đối với động đất, sóng thần và tai nạn hạt nhân, ngày 4 tháng 6 vừa qua tuyên bố rất tiếc đã khuyến khích chính sách nhà máy điện hạt nhân sau khi lò phản ứng tại Fukushima bị tàn phá. [xem thêm] - [english]

Sau sự cố mất điện diện rộng, lại nói về an toàn điện hạt nhân

29/05/2013 Phùng Liên Đoàn (Bauxite Việt Nam) - Một hệ thống điện hai chiều gồm nhiều nhà máy điện nối với nhau để cộng tác cung cấp điện cho những vùng tiêu thụ. Nó gần giống nhưng tinh vi hơn  một hệ thống cung cấp nước có nhiều giếng nước bơm vào một dòng ống lớn để cung cấp nước cho toàn vùng. Nếu thiết kế khéo thì hệ thống bền vững; không khéo thì hệ thống hay lên xuống thất thường, có khi xuống tới 0 khi ống chính bị bể. Nếu đường dây lớn (như đường dây 500 KV Bắc-Nam) bị cắt, và nếu nơi dùng điện không tiếp được điện từ đường dây nào khác, thì cả một vùng bị tắt điện như đã có thể xảy ra ngay tại Mỹ. Một nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) luôn luôn cần điện để làm nguội tâm lò và bể chứa nhiên liệu đã sử dụng. Đường dây dẫn điện ra cũng là đường dây dẫn điện vào khi nhà máy ĐHN không hoạt động. Nếu đường dây này bị cắt, như trường hợp Fukushima, thì nhà máy phải dùng điện cứu cấp do động cơ tua-bin tại chỗ làm ra và do các pin lớn luôn luôn nằm sẵn.  [xem thêm]

Cách xuất khẩu tài nguyên “ăn thịt” chính mình của VN

29/05/2013 (Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon) Từ thô tới thô. Chỉ trong vòng bảy năm, tính từ cuối năm 2005, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng gần 2,5 lần, cao su (thiên nhiên) xuất khẩu cũng tăng hai lần. Nhưng thành quả này cũng phải trả giá rất đắt, vì trong cùng thời gian đó, chỉ riêng ở khu vực Tây Nguyên 206.000 héc ta rừng đã biến mất. [xem thêm]

Chúng ta đang ăn thịt đất nước mình

25/05/2013 Ngô Minh (Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon) - Cách đây vài ba năm, báo chí đưa tin làm tôi giật mình: Đến năm 2012, Việt Nam phải nhập than đá ! Thế mà đến

năm 2011, nước ta đã phải nhập hàng nghìn tấn than đá từ nước ngoài. Ai cũng lo, ai cũng bức xúc. Ôi thuở ấu thơ tôi được các thầy dạy :” Việt Nam ta rừng vàng biển bạc”. Bây giờ thì sắp cạn rồi sao ? Nhìn lại đối mới từ năm 1986 đến nay, một thực trạng đau lòng đang diễn ra khắp nơi : Chúng ta đã khai thác, buôn bán tài nguyên quốc gia một cách ồ ạt, vô tội vạ. Dường như thu nhập GDP đất nước đều do buôn bán tài nguyên mà có, còn hàng hoá sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nghĩa là từ “đổi mới” đến nay, chúng ta đang sống nhờ bán tài nguyên, chứ chẳng làm được thương hiệu gì bền vững có tầm cỡ thế giới cả. Nhìn qua Hồng Kông, Ma Cao,Singapore , Nhật Bản… mà thương cho đất nước mình. Người ta chẳng có nhiều tài nguyên khoáng sản, sao người ta giàu thế . Còn mình bán tài nguyên mà ăn, rồi con cháu vài thế hệ sau ăn không khí à ? [xem thêm]

Hãy bảo vệ Việt Nam hôm nay cho mai sau - Kỹ nghệ năng lượng hạt nhân trong ngõ cụt

23/05/2013 Thục-Quyên (Save Vietnam's Nature) - Kinh tế và An toàn tới nay là hai mặt của vấn đề trong tranh luận về sử dụng năng lượng hạt nhân.

Nhưng 27 năm sau Chernobyl, mọi việc đã rõ: nền y khoa thế giới không ngừng nghiêm trọng cảnh báo về những tác hại không tránh được cho môi trường và sức khoẻ con người, cũng như sự bất lực của y khoa khi tai nạn xảy tới. Trong khi lợi điểm kinh tế cũng đã được chứng minh chỉ là một nhầm lẫn trong cách tính, đã vô tình hay cố ý bỏ quên phí tổn tháo gỡ các nhà máy sau quá trình sử dụng, và nhất là phí tổn quản lý chất thải. Tối ngày 21/05/2013 đài truyền hình ARTE đã chiếu một phim tài liệu dài 68 phút của Bernard Nicolas tại Pháp và Đức về bài toán chưa có đáp số của ngành năng lượng hạt nhân. Bốn mươi năm trước, những người xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đã không nghĩ tới việc quy định trong kế hoạch của họ chương trình tháo gỡ các lò phản ứng một ngày nào đó khi chúng đã quá cũ và trở thành quá nguy hiểm. Ngày nay, như những nhà phù-thủy-tập-sự đứng ngơ ngẩn trước con quái vật không còn trong vòng kiểm soát của mình, nhiều quốc gia đang phải trực diện với khó khăn vượt bực này như Mỹ, Đức, và đặc biệt là Pháp, vì phần lớn nhu cầu năng lượng của Pháp đã dựa vào năng lượng hạt nhân. [xem thêm]

Lời cuối cho Bauxite Tây Nguyên

22/05/2013 Tô Văn Trường (Bauxite Việt Nam) - Tôi đã tự nhủ trong suốt thời gian qua, mình đã viết hơn chục bài về dự án bauxite Tây Nguyên là quá đủ rồi nhưng nay được nghe ông Trần Xuân Hòa Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện dự án nhà máy Alumin Nhân Cơ và chỉ trong vòng 2 tháng nữa sẽ thấy tương lai của bauxite, đành phải gác tất cả công việc lại để viết bài “Lời cuối cho bauxite Tây Nguyên”!  [xem thêm]

Lãnh đạo Việt Nam nhìn nhận nguy cơ bất ổn định kinh tế

20/05/2013 Thanh Phương (RFI) - Tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội Việt Nam hôm nay, 20/05/2013, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận là “tiềm ẩn bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn lớn”, do mức tăng tín dụng thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra và việc các ngân hàng phải nỗ lực cắt giảm nợ xấu đang gây tác hại cho mức tăng trưởng. Việt Nam đã đề ra chỉ tiêu tăng 12% tín dụng trong năm nay, nhưng các doanh nghiệp trong nước hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn.  [xem thêm]

Châu Á : Nguy cơ xung đột do tranh chấp nguồn nước

20/05/2013 Thanh Phương (RFI) - Tranh chấp gay gắt về nước có thể dẫn đến xung đột, trừ phi các quốc gia hợp tác để phân chia nguồn tài nguyên này. Đó là cảnh báo của các lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương tại một diễn đàn hôm nay, 20/05/2013, ở Chiang Mai, Thái Lan. Tiến trình đô thị hóa nhanh chóng, biến đổi khí hậu và nhu cầu gia tăng của nông nghiệp đã tạo thêm áp lực lên các nguồn cung cấp nước. Ngân hàng Phát triển châu Á vào tháng trước đã báo động là đa số người dân ở châu Á - Thái Bình Dương vẫn chưa tiếp cận được nguồn nước sạch, mặc dù kinh tế khu vực tăng trưởng nhanh. Nguyên nhân là do quản lý kém cõi và thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng.  [xem thêm]

Hội thảo về "Kinh tế năng lượng và sự chọn lựa đầu tư" tại Paris

16/05/2013 Thục-Quyên (Save Vietnam's Nature) - Cuộc hội thảo về "Kinh tế năng lượng và sự chọn lựa đầu tư" đã được tổ chức tại Maison des Sciences Economiques de Paris ngày 20 tháng Tư 2013 vừa qua, với sự tham dự của các nhà nghiên cứu, các giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, các nhà kinh tế, công nghiệp, nghiên cứu sinh, sinh viên... chật ních giảng đường đại học Paris, lắng nghe thuyết trình viên kỳ cựu về năng lượng, GS Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên Cố vấn Nha kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris, GS Viện kinh tế, Chính sách, Năng lượng Grenoble, GS Trường Đại học Bách khoa Grenoble. [xem thêm]

Lấy than nuôi bauxite, một giải pháp khó hiểu

16/05/2013 Mặc Lâm (RFA, Bangkok) - Dự án bauxite Tây nguyên ngày càng lộ ra nhiều bất cập mặc dù Tổng bí thư Nguyễn Phú Trong mới đây đã trấn an cử tri rằng hãy chờ kết quả của nhà máy Tân Rai mới có thề biết thành công hay không. Mặc Lâm phỏng vấn TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL Các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Vinacomin là người đang làm việc cho Bộ Công Thương nhưng có rất nhiều phản biện tâm huyết đối với dự án bauxite từ nhiều năm về trước. [xem thêm]

Thực dân mới

15/05/2013 Phạm Thị Hoài (pro&contra) - Cáo buộc của tổ chức Global Witness đối với Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đang được loan tải và phân tích trên hàng loạt cơ quan truyền thông quốc tế. Tờ Spiegel số vừa phát hành [i] cũng có riêng một phóng sự về việc này. Bài báo bắt đầu bằng hình ảnh một người đàn ông Lào 27 tuổi gầy guộc, đánh độc một chiếc quần đùi, ngồi xổm trên khoảnh hiên bé xíu trước túp nhà sàn dựng bằng phên dậu của mình ở làng Ban Hatxan, nơi anh sống với vợ và cha mẹ. Trước mặt anh là ba con thằn lằn bất động, bữa tối của cả nhà. Toàn bộ tài sản còn lại của gia đình là ba con gà và một con lợn. Anh không dám cho nêu tên thật. Anh đã phải chạy trốn khi tập đoàn HAGL của Việt Nam sang Lào chiếm đất trồng cao su với quy mô lớn. Người Lào ở đây gọi người Việt là những ông “trùm cao su”. Anh kể: Gia đình anh vốn sinh sống bằng mảnh đất trồng thốt nốt. Cách đây ba năm HAGL đem quân khai hoang đến, không báo trước, đốn rừng, đốt sạch mọi thứ, nhà anh cũng bị đốt. [xem thêm]

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Hoàng Anh Gia Lai phá rừng ở Campuchia và Lào 

14/05/2013 (Bauxite Việt Nam) - Global Witness, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại London, gửi cho Bauxite Việt Nam ba tài liệu sau đây, một bằng tiếng Việt và hai bằng tiếng Anh. Nội dung xoay quanh kết quả điều tra về hai tập đoàn kinh tế Việt Nam là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) trong hoạt động trồng thuê đất trồng cao su tại Campuchia và Lào. Theo đó, VRG và HAGL trên danh nghĩa là thuê đất trồng cao su nhưng trên thực tế thì cấu kết với cán bộ tha hóa tại địa phương, chiếm đất của người dân, phá rừng (không chỉ trong phạm vi được nhận mà còn ra ngoài khu vực được cấp) và gây ra những hậu quả tiêu cực cho địa phương. Báo cáo nằm trong nội dung tổng thể về chiếm đất (Land grabbing), tham nhũng đất đai. Một nội dung của báo cáo cũng đề cập đến các định chế tài chính phương Tây đã nhắm mắt tiếp tay cho hoạt động chiếm đất phá rừng này bằng việc cung cấp tài chính cho VRG và HAGL. [xem thêm] - [english] - [deutsch]

VN bơm 30 nghìn tỷ cứu bất động sản

16/05/2013 (BBC) - Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tung ra 30 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho thị trường bất động sản. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký thông tư hướng dẫn cho vay hỗ trợ mua nhà ở. Thông tư được đại diện Ngân hàng Nhà nước ký cùng với Bộ Xây dựng 15/5 và 5 ngân hàng thương mại khác bao gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank và MHB. [xem thêm]

Hai tập đoàn Việt Nam bị tố cáo chiếm đất của Lào và Cam Bốt

13/05/2013  Thanh Hà (RFI) - Ngày 13/05/2013, tổ chức phi chính phủ Global Witness nêu đích danh Hoàng Anh - Gia Lai và Tập đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam chiếm đất của nhiều cộng đồng thiểu số tại Lào và Cam Bốt để khai thác trồng cao su. Hai tập đoàn Việt nam đã bác bỏ cáo buộc nói trên. Global Witness là một tổ chức chuyên bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các nước nghèo trước nạn khai thác bừa bãi và tệ tham nhũng. Trong thông cáo vừa công bố ngày 13/05/2013 tổ chức này nhấn mạnh là nhiều sắc tộc thiểu số bị chiếm đất do chính quyền địa phương tại Cam Bốt và Lào cấp giấy phép khai thác cho hai tập đoàn nói trên của Việt Nam. Việt Nam, nước sản xuất cao su lớn thứ ba trên thế giới, liên tục tìm cách đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của Trung Quốc. Theo Global Witness, qua trung gian các chi nhánh thân cận với chính quyền Lào và Cam Bốt, nổi tiếng là tham ô, tập đoàn Hoàng Anh- Gia Lai và Tập đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam đã trục xuất dân cư trong vùng để chiếm đất. [xem thêm] - [english]

Ám ảnh đồ ăn bẩn

13/05/2013 Martin Patience (BBC News, Bắc Kinh) - Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc về thịt chuột giả thiṭ cừu đã đặt ra một số vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước này. Dường như không có ngày nào ở Trung Quốc mà không có tin tức liên quan đến an toàn thực phẩm. Tuy nhiên vụ việc mới nhất thật sự làm người nghe muốn nôn mửa thậm chí xét theo tiêu chuẩn của Trung Quốc. Hàng trăm người đã bị bắt do liên quan đến vụ thịt chuột này. [xem thêm] - [english]

'Việt Nam, ngôi sao sắp tắt'

10/05/2013 William Pesek (BBC) - Giống như các nên kinh tế có thể thành cọp, Việt Nam đang phải đối diện với những mối đe dọa mới: một cuộc khủng hoảng đang làm tê liệt châu Âu, một nước Mỹ đang sa sút, và một nước Nhật đang bị vung tay quá trán. Thế nhưng, mối rủi ro lớn nhất cho tương lai Việt Nam có lẽ chính là sự hoài cổ.Tuy nhiên, nay hướng đi hồi 1986 của Việt Nam nhằm có một "nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" đang trở nên cũ kỹ. [xem thêm] - [english]

Việt Nam chậm cải cách, IMF hạ dự báo tăng trưởng

07/05/2013 Thụy My (RFI) - Theo bản tin Bloomberg hôm nay 07/05/2013, việc cải tổ chậm chạp của các ngân hàng Việt Nam là yếu tố góp phần vào quyết định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tuần rồi, hạ dự báo tỉ lệ tăng trưởng của Việt Nam. Trong bản báo cáo công bố ngày 29/04/2013, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay còn 5,2% thay vì 5,8% như dự kiến trước đây, và trong năm 2014 cũng vẫn là 5,2% thay vì 6,4%. Đây là mức hạ nhiều nhất trong các nước Đông Nam Á sau Singapore. Tăng trưởng năm nay của Việt Nam kém các nước khác trong khu vực như Indonesia, Miến Điện và Thái Lan. Thâm hụt thương mại của Việt Nam trong tháng Tư lên đến 1 tỉ đô la, cao hơn dự kiến. [xem thêm]

Biến đổi khí hậu tác động lên vùng đồng bằng Cửu Long

06/05/2013 Thanh Phương (RFI) - Vào đầu tháng Tư vừa qua, Cơ Quan Viện Trợ Quốc Tế Hoa Kỳ - Ủy Ban Đặc Trách Phát Triển Khu Vực Á Châu (USAID-RDMA) đã ra một báo cáo về tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng hạ lưu Mekong, trong đó có vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Trước những tác động này, nông dân đồng bằng Cửu Long và chính quyền Việt Nam nên có những biện pháp như thế nào để đối phó? [xem thêm]

Các khu rừng khu vực Mêkông đang bị đe dọa, đập Xayaburi là mối nguy lớn

02/05/2013 Thụy My (RFI) - Nhu cầu đất nông nghiệp có nguy cơ làm mất đi một phần ba diện tích rừng thiên nhiên của khu vực Tiểu vùng sông Mêkông từ nay đến hai chục năm tới, nếu các chính phủ không nhanh chóng đưa ra những biện pháp. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) hôm nay 02/05/2013 đã cảnh báo như trên.

Tổ chức quốc tế này tố cáo tình trạng phá rừng để trồng cao su và lúa, trong lúc việc khai thác gỗ bất hợp pháp tiếp tục diễn ra tại các khu vực bảo tồn. Cam Bốt, Lào và Miến Điện đã bị mất từ 22 đến 24% diện tích rừng từ năm 1973 (là thời điểm bắt đầu có dữ liệu) cho đến năm 2009, còn Việt Nam và Thái Lan bị mất đến 43%. [xem thêm]

27 năm sau Chernobyl, 2 năm sau Fukushima: viết thay cho đồng bào tôi tại Ninh Thuận

01/05/2013 Thục-Quyên (Save Vietnam's Nature) Trong đất nước Việt Nam khốn khổ của chúng ta ngày hôm nay, 27 năm sau thảm họa kinh hoàng Chernobyl tại Ukraine, có bao nhiêu người đủ ăn đủ mặc, đủ học lực, đủ suy luận và có đủ thông tin để hiểu tương lai Ninh Thuận là một bãi rác hạt nhân khổng lồ, tương lai của người dân Ninh Thuận và con cháu họ là cái chết dần mòn, đau đớn, quằn quại vì bệnh ung thư máu, ung thư tuyến giáp trạng, dị tật bẩm sinh và biết bao hình trạng bệnh tật mới lạ khác? Một điều chắc chắn là Ninh Thuận sẽ không đơn độc một mình. Cả nước Việt Nam ít nhiều sẽ cùng chung số phận vì phóng xạ là một hiểm họa không màu, không mùi, không vị, không biên giới, cho mọi lòai và kéo dài cho nhiều thế hệ. Đối diện với nó, con người vì không thấy, không ngửi không nếm, không sờ mó được nên bất lực, không đánh giá  được chính xác tầm nguy hiểm của kẻ thù để biết nể sợ ... [xem thêm]

Nông nghiệp Việt Nam: Đường rộng nhưng kẹt tư duy

24/04/2013 Hoàng Kim (Bauxite Việt Nam) - Cái tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp làm cho tôi ngạc nhiên đến sửng sốt. Nông nghiệp Việt Nam làm gì có cơ cấu để mà tái (?!). Một nền nông nghiệp tự phát: Trồng không biết trồng cây gì, nuôi không biết nuôi con chi, bán không biết bán cho ai, giá bán không biết được bao nhiêu, thì nói chuyện tái cơ cấu nghe ngộ ngộ, lạ lạ, vui vui làm sao ấy.

Tôi chuyên làm lúa nên trong bài viết này lấy lúa gạo làm đối tượng phân tích, các loại cây trồng, vật nuôi khác cũng tương tự.

Chúng ta điều biết: Ông Bộ trưởng Bộ Công Thương chẳng biết lúa gạo của Việt Nam xuất khẩu những loại gạo gì? Số lượng và chủng loại ra sao? Thì làm sao ông Bộ trưởng Bộ Công Thương biết thị trường thế giới đang cần tiêu thụ loại gạo nào mà lên kế hoạch cho nông dân sản xuất? [xem thêm]

Buôn động vật hoang dã : Biểu tình chống Vietnam Airlines tại Anh

14/04/2013 Lê Hải (RFI) - Hồi tuần trước văn phòng đại diện của Vietnam Airlines ở khu trung tâm Luân Đôn bị các tổ chức bảo vệ động vật biểu tình phản đối, vì tiếp tay cho việc buôn bán các động vật cao cấp. Liên minh Action for Animals kêu gọi các thành viên quốc tế tổ chức biểu tình ở chi nhánh Vietnam Airlines ở Praha, Sydney, Melbourne, Franfurt, Toronto, Mátxcơva, San Francisco. Tuy nhiên theo thông cáo của Action for Animals thì hãng hàng không China Southern Airlines mới là mục tiêu chính của các hoạt động phản đối vì họ ước tính mỗi tháng hãng này vận chuyển trên 1.000 động vật cao cấp sang Paris và Chicago. [xem thêm]

Ô nhiễm từ nhà máy xử lý rác thải

01/04/2013 Gia Minh (RFA) - Mùi hôi thối, ruỗi muỗi bắt đầu phát sinh từ nhà máy xử lý rác Bắc Sơn khi nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 11 năm ngoái. Nạn nhân của tình trạng đó là những cư dân sống cận kề nhà máy, thuộc hai phường Vàng Danh và Bắc Sơn, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.  [xem thêm]

 

Sanofi xây dựng nhà máy mới ở Việt Nam cho thị trường châu Á

29/03/2013 Thụy My (RFI) - Tập đoàn dược phẩm Pháp Sanofi hôm nay 29/03/2013 loan báo việc đầu tư 75 triệu đô la xây dựng một nhà máy mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, để cung ứng sản phẩm cho thị trường châu Á. Nhà máy mới này sẽ làm tăng năng lực sản xuất của Sanofi tại Việt Nam, giúp tập đoàn đối mặt với sức tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường dược phẩm Việt Nam, đồng thời xuất khẩu sang các nước ASEAN. [xem thêm] - [deutsch]

Việt Nam: Mức tăng trưởng  kinh tế suy giảm

27/03/2013 Christian Zoller (godmode-trader.de/FVN21) - Hà nội (Boerse Go.de) – Tổng cục thống kê (GSO) cho biết hôm thứ tư 27.03.2013, tổng sản lượng nội địa (GDP) trong quý 1-2013 đã giảm xuống 4,89 % so với cùng quý năm ngoái. Ở quý 4-2012, tăng trưởng kinh tế còn đạt được 5,44 %.

Tổng cục thống kê nêu lý do kinh tế phát triển yếu ớt vì các doanh nghiệp đang có những khó khăn và tình trạng lãi xuất cao. Tình hình cho thấy kinh tế Việt Nam ở quý hai và toàn năm 2013 sẽ phải đối mặt trước những thách thức rát khắc nghiệt.

Hai ngày trước, Ngân hàng nhà nước đã giảm lãi xuất để kích động nền kinh tế. Đây là lần giảm lãi xuất lần thứ bảy xảy ra trong vòng hơn một năm. Độ lạm phát trong tháng 3.2013 là 6,64 % và được ghi nhận ở mức thấp nhất từ sáu  tháng qua.

Tổng sàn lượng trong nước (GDP) năm 2012 được cho biết là 5,03%. Đây là mức tăng trưởng thấp trong 13 năm gần đây.

Hiện nay, nhà nước đang lo ngại nợ ngân hàng gia tăng,đầu tư trực tiếp nước ngoài mỗi lúc thuỵên giảm (FDI) và hàng loạt các vụ bê bối ở các doanh nghiệp nhà nước, trong số đó nổi tiếng nhất là tập đoàn Vinashin. [deutsch]

Vinalines 'bán tàu hoang' để trả nợ

20/03/2013 (BBC) - Bảy tàu đã bỏ hoang dài ngày ở nước ngoài của Công ty Vận tải Viễn dương Vinashin - Vinashinlines (Vinashinlines), một thành viên của Vinalines sẽ được bán hết để trang trải nợ và thanh toán lương nhân viên.

Trả lời báo trong nước chiều ngày 19/3, một lãnh đạo giấu tên của Vinalines nói chủ trương bán bảy con tàu với trị giá hàng nghìn tỷ đồng này đã được thông qua. [xem thêm]

Bauxite: ‘Thí điểm’ thành ‘thí mạng’

19/03/2013 Lê Diễn Ðức (Diễn Ðàn Thế Kỷ) -  Dự án khai thác bauxite Tân Rai-Nhân Cơ do Tập Ðoàn Công Nghiệp Than-Khoáng Sản (Vinacomin) làm chủ đầu tư đã và đang gây ra một làn sóng tranh cãi trong xã hội.

Dự án đầu tư không thuộc loại dự án trình Quốc Hội phê duyệt, nhưng liên quan đến nhiều thứ nghiêm trọng, ngoài hiệu quả kinh tế, còn có các vấn đề môi sinh, an ninh quốc phòng, nên có nhiều người phản ứng. [xem thêm]

Cảnh giác mứt trái cây làm bằng nhựa của Trung Quốc

06/03/2013 (RFA) - Cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện ra mứt trái cây làm bằng nhựa của Trung Quốc. Trong đó có 2 thùng mứt táo màu vàng và màu xanh đẹp mắt, khi kiểm nghiệm, phát hiện phần hạt táo được làm bằng nhựa cứng có hai màu xanh và vàng. [xem thêm]

Hệ lụy của một dự án thiếu tầm nhìn và không tỉnh táo

22/02/2013 Bauxite Việt Nam - Ngày 18/2/2013, trang Bauxite Việt Nam đăng tải bài “Có chút hy vọng mong manh nào cho alumina Tân Rai” của nhà báo Lê Trung Thành – tác giả của phóng sự 6 kỳ mang tựa đề “Chuyện chưa biết nhiều về Dự án bauxite Tây Nguyên” đăng trên BVN trong tháng 11/2011.

Bài báo phân tích chân xác sự suy thoái của ngành công nghiệp nhôm toàn cầu, giá nhôm giảm liên tục mấy năm nay ảnh hưởng đến các tập đoàn sản xuất nhôm một thời lừng lẫy. Sản phẩm alumin của Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) ở Tổ hợp bauxite Tân Rai chuẩn bị chào hàng ra thị trường thế giới ngay lập tức phải hứng chịu thảm cảnh giá nhôm tuột dốc thê thảm. So sánh giá thành xuất xưởng tại Tân Rai và giá chào bán cho Trung Quốc và Malaysia, một tấn alumin sẽ bị lỗ thấp nhất 40-50 USD. [xem thêm]

 

Vào Việt Nam, chàng khổng lồ Starbucks bị ném đá phủ đầu

05/02/2013 Lê Diễn Đức (RFA Blog) - Trong ngày đầu tháng 2/2013, Starbucks chính thức đặt chân vào Việt Nam (VN) bằng việc khai trương tiệm cà phê đầu tiên gây tranh cãi tại Ngã Sáu, Sài Gòn. Người Việt vốn có truyền thống hiếu khách, nhưng không hiểu sao, mới bước qua ngưỡng cửa, chàng khổng lồ Starbucks đã bị “ném đá”. Từ dư luận và từ báo lề đảng. [xem thêm]

Indonesia : nền kinh tế năng động nhất Asean hiện nay

05/02/2013 Lê Phước (RFI) - Trong khi các nước đầu tàu kinh tế thế giới chao đảo trong khủng hoảng kinh tế, thì Indonesia vẫn tăng trưởng mạnh, và hiện tại đã là đích ngắm mới của các nhà đầu tư thế giới. Chủ đề này đã và đang thu hút sự quan tâm của báo giới Pháp. Nhật báo Le Monde số ra hôm nay dành hồ sơ bàn về kinh tế Indonesia với dòng tựa đáng chú ý: “Indonesia, đại gia mới của Châu Á”. [xem thêm]

Khu vực Nhà nước, "khối u ung thư" của một nền kinh tế kiệt quệ 

30/01/2013 (RFA) - Thiếu minh bạch, quản lý kém cõi, tham nhũng, đứng bên trên luật pháp, các tập đoàn Nhà nước của Việt Nam chưa bao giờ bị chỉ trích nặng nề như thế. Khu vực Nhà nước nay được mô tả như là “khối u ung thư” của một nền kinh tế đang gặp khủng hoảng trầm trọng. Đó là nhận định của hãng tin AFP trong bài bình luận đề ngày hôm nay, 30/01/2013. [xem thêm] - [english] - [français]

Doanh nghiệp nhà nước nợ 60 tỷ đôla

16/01/2013 (BBC) Tổng nợ phải trả của các doanh nghiệp nhà nước ở thời điểm này là hơn 1,33 triệu tỷ đồng, tức hơn 60 tỷ đôla. Đây là con số gây chấn động được đưa ra tại Hội nghị Chính phủ với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hôm thứ Tư 16/1 tại Hà Nội.  [xem thêm]

Kinh tế Việt Nam năm 2013?

14/01/2013 Vũ Hoàng (RFA) - Sau một năm được đánh giá là hết sức khó khăn với mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 19 năm, năm 2013 liệu sẽ có nhiều hứa hẹn hơn hay sẽ tiếp tục chỉ là “bước đệm” để giải quyết những bất ổn trong dài hạn.

Theo nhiều chuyên gia trong nước, tình hình kinh tế Việt Nam năm nay vẫn còn chứa đựng nhiều bất ổn, và nền kinh tế cũng thiếu những phục hồi mang tính nền tảng. Trong đó quan ngại cơ bản là điều kiện sản xuất thu hẹp và công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế vẫn chưa có biến chuyển tích cực. [xem thêm]