Chính trị - Dân chủ

Tiếng Việt‎ >   Chính trị - Dân chủ‎ >

 

Chính trị - Dân chủ

* Chính trị - Dân chủ: các trang trước


Chính quyền VN bị chất vấn về các tù nhân chính trị, tôn giáo ‘đã chết đáng ngờ’
02/02/2023 (VOA) - Một số tổ chức phi chính phủ của người Việt ở trong và ngoài nước vừa ra một tuyên bố chung yêu cầu chính quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm về những cái chết đáng ngờ gần đây của các tù nhân tôn giáo và chính trị.
“Nhiều tù nhân và cựu tù nhân đã lên tiếng tố cáo việc bị buộc lao động khổ sai, chế độ dinh dưỡng tồi tệ, và không được săn sóc sức khỏe kịp thời đã làm cho sức khoẻ của nhiều tù nhân suy giảm nhanh chóng. Nhiều tù nhân cũng bị trừng phạt bằng các biện pháp khắc nghiệt về thể xác”, tuyên bố chung của 7 tổ chức đưa ra hôm 30/1 nói. [đọc tiếp]

Người thứ hai tham gia bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh bị tòa án Đức kết án năm năm tù
31/01/2023 (RFA) - Ngày 30/1, Tòa án Thượng thẩm Berlin kết án ông Lê Anh Tú, 32 tuổi, cư ngụ ở Praha (Cộng hoà Séc), với mức án năm năm tù vì tham gia cùng một nhóm mật vụ Việt Nam tiến hành bắt cóc cựu cán bộ dầu khí Trịnh Xuân Thanh ở Berlin hồi cuối tháng 7 năm 2017.
Lê Anh Tú là bị cáo thứ hai bị toà án Đức kết tội vì tham gia vụ bắt cóc đình đám, khiến quan hệ Việt Nam - Đức bị đóng băng trong một thời gian dài. [đọc tiếp]

“Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó… sợ gì!”
10/01/2023 Mai Vũ Phạm (Saigon Nhỏ) - Trong bài viết đăng trên tạp chí ngoại giao uy tín ‘The Diplomat’ vào Ngày 6 Tháng Giêng năm 2023, Tiến sĩ Bill Hayton, ký giả và chuyên gia tại viện Chatham House, cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam đã áp lực TRENDS Research xóa bài viết của ông trên trang web của tổ chức này.Tiến sỹ Bill Hayton mượn sự kiện kiểm duyệt này để phân tích sự “hoang tưởng” ngày càng nghiêm trọng của ĐCSVN. [đọc tiếp]

 Xâm lăng Ukraina, Nga bị chỉ trích dữ dội tại Liên Hiệp Quốc
01/03/2022 Thụy Mi (RFI) - Tối qua 28/02/2022, Nga bị cực lực chỉ trích vì đã xâm lược Ukraina, trong cuộc họp « đặc biệt khẩn cấp » của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc gồm 193 nước, sẽ kéo dài đến ngày mai. Đây là sự kiện hiếm hoi trong lịch sử Liên Hiệp Quốc, chưa từng diễn ra từ 40 năm qua. Một nghị quyết lên án chiến tranh do châu Âu phối hợp với Ukraina soạn thảo sẽ được đưa ra bỏ phiếu.
Nga trở thành bị cáo trước cộng đồng quốc tế, hơn 100 diễn giả đăng ký phát biểu, hầu hết đòi hỏi Matxcơva phải ngưng ngay cuộc chiến tranh phi nghĩa. [đọc tiếp]

Ông Trần Văn Bang bị bắt vì tham gia đấu tranh dân chủ
01/03/2022 (Người Việt) - SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Ông Trần Văn Bang, một người tham gia vận động dân chủ hóa tại Việt Nam, bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam ở Sài Gòn ngày đầu Tháng Ba.
Ông Trần Văn Bang, 61 tuổi, có trang Facebook Trần Bang bị vu cho tội “tàng trữ, soạn thảo, đăng tải và phát tán các bài viết có nội dung xuyên tạc, phỉ báng” chế độ độc tài đảng trị và cực kỳ tham nhũng tại Việt Nam.
Tờ Tuổi Trẻ ngày Thứ Ba, 1 Tháng Ba, cho biết ông Bang bị khởi tố từ ngày 24 Tháng Mười Một, 2021, và bị gọi đi thẩm vấn nhiều lần cuối năm ngoái. Ngày 1 Tháng Ba thì ông bị gọi đi thẩm vấn nữa và bị tống giam. [đọc tiếp]

Những sự thật trong mối quan hệ giữa  Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga (phần 2) *
27/02/2022 Thục-Quyên phỏng dịch (Việt Nam Thời Báo) - Năm 2014, NATO đã đình chỉ mọi hợp tác thực tế với Nga để đáp trả các hành động gây hấn của họ ở Ukraine. Sự hợp tác này bao gồm các dự án ở Afghanistan, chương trình chống khủng bố và hợp tác khoa học. Các dự án này đã mang lại kết quả theo thời gian, nhưng việc tạm dừng chúng không làm suy yếu an ninh của Liên minh hoặc giảm khả năng chống lại các thách thức như khủng bố.
NATO đã nói rõ vẫn tiếp tục tìm kiếm một mối quan hệ mang tính xây dựng với Nga. [đọc tiếp]

Những sự thật trong mối quan hệ giữa  Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga. (phần 1) *
26/02/2022 Thục-Quyên phỏng dịch (Việt Nam Thời Báo) - Sự thật:Để đối phó với việc Nga sử dụng vũ lực quân sự chống lại các nước láng giềng, các nước Đồng minh đã yêu cầu NATO hiện diện nhiều hơn ở khu vực Baltic. NATO đã chỉ thực hiện các bước phòng thủ tương xứng để đối phó với môi trường an ninh đã thay đổi          Năm 2016, NATO đã triển khai bốn nhóm tác chiến đa quốc gia tại Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan với mục đích “tăng cường hiện diện đối phó phía trước”. Năm 2017, những  nhóm này đi vào hoạt động . Hơn 4.500 binh sĩ từ châu Âu và Bắc Mỹ phối hợp chặt chẽ với các lực lượng phòng thủ nội địa. [đọc tiếp]

Nga xâm lược Ukraine, phép thử cho Mỹ ở Biển Đông?
24/02/2022 Phân tích của Lê Ngọc Thiết (RFA) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/2 tuyên bố Nga công nhận độc lập đối với hai vùng ly khai ở miền Đông Ukraine là “Cộng hoà Nhân dân Donetsk” và “Cộng hoà Nhân dân Luhansk”.
Điều đáng lo ngại là hiện nay, trước sự kiện Nga tiến quân vào Ukraine như vậy, các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam, vẫn khá im tiếng. Ở Việt Nam, có rất nhiều quan chức và trí thức được đào tạo từ Liên Xô (cũ), nên vẫn giữ cảm tình với Nga, cho dù Nga không phải là Liên Xô. [đọc tiếp]

Những điều cần biết về khủng hoảng Ukraine và cuộc xâm lược của Nga
25/02/2022 Yên Khắc Chính (Luật Khoa tạp chí) - Rạng sáng ngày 24/2/2022 theo giờ địa phương, thế giới rúng động khi chứng kiến cuộc tấn công toàn diện của Nga nhắm vào nước láng giềng Ukraine.
Chỉ vài phút sau tuyên bố khai chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin, tiếng nổ vang lên ở hàng loạt địa điểm trên khắp Ukraine.  [đọc tiếp]

Chính quyền vẫn sử dụng cái đám ngu dốt đến thế này ư?
17/02/2022 Đặng Bích Phượng (Tiếng Dân) - Việc nhà còn đang ngổn ngang, nhưng sáng nay nhà em vẫn đi cùng bạn bè ra nghĩa trang liệt sỹ Nhổn – Hà Nội, để thắp hương cho các liệt sỹ.
Trong khi mọi người còn đứng chờ một vài người bạn nữa, nhà em nhìn thấy hai tay dân phòng đi tới.
Dân phòng làm gì ở nghĩa trang liêt sỹ thế nhỉ?
Hỏi, thì tay dân phòng gầy trả lời: Để ngăn chặn biểu tình chống Trung Quốc! Không thì bọn họ chụp ảnh, giăng biểu ngữ, “phóng” lên phây búc! Mọi người nghe vừa tức, vừa buồn cười. [đọc tiếp]

Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979: Đọc gì về một cuộc chiến bị lãng quên?
15/02/2022 Bùi Nguyên Sa (Luật Khoa) - Chính quyền có thể muốn quên, nhưng bạn có khả năng tạo ra ký ức của chính mình.
Rạng sáng ngày 17/2/1979, hơn sáu trăm nghìn quân Trung Quốc cùng xe tăng và đại pháo tấn công vào sáu tỉnh dọc tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Người Hà Nội nhận tin dữ qua loa phóng thanh sau một ngày.
Lúc đó vẫn là tháng Giêng. Tết Nguyên đán Kỷ Mùi 1979 trong ký ức của nhà văn Bảo Ninh là một bầu không khí giữa hai cơn bão [đọc tiếp]

Đình công nối tiếp đình công… và vai trò mờ nhạt của Công đoàn
14/02/2022 T.K.Tran (Việt Nam Thời Báo) - Cái xương sống của nền kinh tế Việt Nam là việc bán rẻ sức lao động của người dân cho những tập đoàn tư bản, phần lớn là của nước ngoài. Tuy nhiên trên các phương tiện truyền thông ở Việt Nam ngày nay có rất ít thông tin về tình cảnh người lao động. Chỉ khi nào có một biến cố lớn như việc công nhân bỏ chạy về quê trong dịch Covid hay đình công chúng ta mới có chút ý niệm về hoàn cảnh của họ.
Ngày 15 tháng 12 năm 2021 vừa qua bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH về việc kéo dài thêm giờ làm việc. Đáng nhấn mạnh là quy định mới không phân biệt công việc bình thường và công việc nguy hiểm độc hại. Trước đây công nhân làm việc nguy hiểm độc hại tối đa là 48 giờ/tuần, kể cả giờ làm thêm. [đọc tiếp]

Cuộc khủng hoảng gọng kìm chưa ai muốn thừa nhận
13/02/2022 Thục Quyên (Tiếng Dân) - Không phải ngẫu nhiên khi Trung Quốc và Nga đang cùng lúc leo thang quân sự. Trong khi Nga đổ quân ồ ạt dọc biên giới Ukraine thì Trung Quốc tăng cường vi phạm không phận Đài Loan: Đôi bên cấu kết để cùng lúc gây ra các cuộc khủng hoảng khu vực, một cuộc chiến chống lại phương Tây đang hình thành.
Một mô hình mà thật ra các chuyên gia quân sự từ lâu đã nhắc tới: Đó là mối hiểm nguy khi Moscow và Bắc Kinh thông đồng với nhau, cùng lúc chọn cách giải quyết các cuộc khủng hoảng khu vực chung quanh họ bằng quân sự. [đọc tiếp]

Kiều hối và trục lợi người Việt xa quê
26/01/2022 Hiếu Chân (Saigon Nhỏ) - Giống như trẻ con sau những ngày Tết lại hớn hở ngồi đếm những đồng tiền lì-xì, nhà nước Việt Nam mỗi độ xuân về lại hí hửng tính toán những đồng tiền “kiều hối” nhận được trong năm, xem tăng bao nhiêu phần trăm. Và hoan hỉ loan báo cho công chúng biết, cứ như đó là một thành tích của chính quyền, cần được biểu dương. Vậy nhưng, dưới mắt nhà cầm quyền Hà Nội, những người gửi tiền về chỉ là những con bò sữa, đang được vắt sữa bằng mọi thủ đoạn. [đọc tiếp]

Thành tích của Biden sau một năm tại nhiệm
25/01/2022 Vũ Ngọc Yên (Tiếng Dân) - Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11/2020, liên danh Dân chủ Joe Biden – Kamala Harris đã chiến thắng và Joe Biden tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 1 năm 2021.
Theo các cuộc thăm dò của Gallup, mức độ tín nhiệm cho Tổng thống Biden đã giảm từ 57% xuống 43% trong năm qua. [đọc tiếp]

Tự do tôn giáo có giới hạn không? (phần I)
21/01/2022 Thục-Quyên (Bauxite Việt Nam) - Quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo/niềm tin được ghi nhận bởi Điều 18 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền UDHR, sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa bởi Điều 18 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, ICCPR (*1)
Quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo /niềm tin có nhiều khía cạnh và nó đan xen với các quyền con người khác
Trong Bình luận chung CCPR số 22, thông qua tại Kỳ họp thứ 48 của Ủy ban Nhân quyền, vào ngày 30.07.1993 (CCPR / C / 21 / Rev.1 / Add.4, General Comments 22), Ủy ban đã diễn giải rõ ràng và chi tiết Điều 18 ICCPR để hướng dẫn những quốc gia thành viên đã ký, phê chuẩn và gia nhập ICCPR, giúp họ hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ phải tôn trọng, bảo vệ và phát huy. [đọc tiếp]

Sách lược đối đầu Trung Quốc tại Biển đông của Tổng Thống Hoa Kỳ Biden
16/07/2021 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào ngày 12.07.2021 quân đội Trung Quốc thông báo, một tàu chiến Hoa Kỳ đã bị "trục xuất" khỏi vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa.Tàu khu trục USS Benfold đã đi vào khu vực này mà không có sự „cho phép“ của Trung Quốc. Hoa Kỳ đã „vi phạm“ chủ quyền của Trung Quốc và gây nguy hiểm cho sự ổn định ở Biển Đông. Hả̀i quân Hoa Kỳ đã bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc về việc xâm nhập lãnh thổ nước ngoài một cách bất hợp pháp và khẳng định tầu "Benfold" đã thực hiện các quyền tự do hàng hải của họ trong khu vực theo luật pháp quốc tế.
Thời điểm xảy ra vụ việc được cho là không phải ngẫu nhiên - ngày 12 tháng 7 đánh dấu kỷ niệm năm năm phán quyết về các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trong khu vực. Năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague (Hoà Lan) ra phán quyết rằng Trung Quốc không có chủ quyền trong khu vực bãi cạn Scarborough ngoài khơi bờ biển Philippines. [đọc tiếp]

Những thách thức cho chíến lược an ninh đối ngoại của Biden

12/07/2021 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tình hình địa chính trị thế giới trở nên nóng bỏng trong thời gian  gần đây với hàng loạt sự kiện quan trọng, được đánh dấu với chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Joe Biden tới châu Âu tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm bẩy cường quốc G7 ( 12.06 tại Cornwall, Anh), thượng đỉnh NATO  (14.06 tại Bruxelles, Bỉ), thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU)(15.06 tại Bruxelles, Bỉ), và cuối cùng là cuộc gặp thượng đỉnh với người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào ngày 16.06 tại Genève, Thụy sĩ.

Dư luận quốc tế  đặc biệt quan tâm và đánh giá cao kết quả của các cuộc họp thượng đỉnh. Các nhà bình luận quốc tế nhận định chuyến đi đầu tiên của Biden đến châu Âu, không chỉ nhằm thuyết phục G7, các đồng minh NATO và Liên minh châu Âu rằng Mỹ quay trở lại,mà còn để vận động các đồng minh hỗ trợ cho những chủ trương trong tân chiến lược an ninh-đội ngoại của Mỹ. [đọc tiếp]

Đội quân ‘người có ảnh hưởng’ của Việt Nam tiến hành cuộc chiến thông tin trên Facebook như thế nào?
09/07/2021 Tác giả: James Pearson, Trúc Lam chuyển ngữ (Tiếng Dân) - HÀ NỘI, ngày 9/7 (Reuters) — Việt Nam, nơi nhà nước đang chiến đấu trên mạng khốc liệt, chống bất đồng chính kiến, “những người có ảnh hưởng” trên mạng xã hội, thường là quân nhân hơn là những người nổi tiếng.
Lực lượng 47, được biết là đơn vị chiến tranh thông tin qua mạng của quân đội Việt Nam, gồm hàng ngàn binh sĩ, ngoài nhiệm vụ thông thường, họ còn có nhiệm vụ thiết lập, kiểm duyệt và đăng tải trên các nhóm Facebook ủng hộ nhà nước, để sửa chữa những “quan điểm sai trái” trên mạng. [đọc tiếp]

Facebook gỡ bỏ hàng loạt tài khoản và nhóm của dư luận viên thuộc lực lượng 47
09/07/2021 (RFA) - Facebook  cho biết hãng này đã gỡ bỏ một số tài khoản và nhóm trên Facebook có liên quan đến lực lượng dư luận viên Việt Nam là lực lượng 47 vào ngày 9/7/2021. Trong số nhóm bị gỡ có nhóm E47 được xác định có liên hệ với lực lượng 47 của quân đội. Reuters trích lời của đại diện Facebook cho biết như vậy hôm 9/7.

Lực lượng 47 được thành lập vào năm 2016 là một lực lượng tác chiến trên mạng của quân đội Việt Nam với quân số lên đến hàng ngàn người và có nhiệm vụ theo dõi, đăng tải nội dung lên các nhóm Facebook để bảo vệ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. [đọc tiếp]

5 điều nhạy cảm người miền Bắc nên biết về miền Nam - Vì sao người miền Nam rất nhạy cảm với một số diễn ngôn và cách hành xử từ miền Bắc?

05/07/2021 Trịnh Hữu Long (Luật Khoa) - Sự khác biệt vùng miền là chuyện hết sức bình thường, ở nước nào cũng có. Nhưng để cho những sự khác biệt đó trở thành lối ứng xử kỳ thị vùng miền thì là đại họa, bởi nó là ngọn nguồn của bạo lực. Hiểu về những điều khác biệt đó để tìm ra cách ứng xử phù hợp, do vậy, trở nên đặc biệt quan trọng.

Sự khác biệt, và cả kỳ thị, mang tên Bắc Kỳ – Nam Kỳ là một câu chuyện bắt buộc phải có lời giải trong một cộng đồng dân tộc.

Người miền Bắc không có cách nào khác để nhìn nhận giai đoạn lịch sử 1954 – 1975 ngoài “cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. [1]

Nhưng mọi chuyện rất khác khi nhìn từ lăng kính của người miền Nam.

Họ coi một nửa đất nước – miền Nam – là một quốc gia hoàn chỉnh có tên Việt Nam Cộng hòa (từ 1955). Góc nhìn này trùng khớp với góc nhìn của công pháp quốc tế. [2] [đọc tiếp]

Báo Anh, Mỹ viết về Đại tướng Trần Thiện Khiêm qua đời

03/07/2021 (BBC) - Đại tướng Việt Nam Cộng Hòa Trần Thiện Khiêm mới đây đã qua đời vào ngày 24 tháng 6 năm 2021 tại Miền Nam California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 95 tuổi.

Bài của The New York Times kể lại:

"Trong bài phát biểu trên đài phát thanh và truyền hình ngày 2 tháng 4 năm 1975, ông Khiêm nói với quốc dân: "Trong hai tuần qua, chúng ta đã bị thương vong nặng nề chỉ vì mất tự chủ và không giữ trật tự. Tôi khẳng định quyết tâm của chính phủ trong việc bảo vệ phần lãnh thổ còn lại của miền Nam Việt Nam và chiếm lại toàn bộ lãnh thổ đã mất vào tay Cộng sản". "Nhưng hai ngày sau, ông Thiệu thông báo rằng ông Khiêm đã bị sa thải. Bản thân ông Thiệu từ chức vào ngày 21 tháng 4, dẫn đến sự sụp đổ cuối cùng 9 ngày sau đó." [đọc tiếp]

Nhức nhối chuyện tượng đài ở Việt Nam

02/07/2021 Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện (BBC) - Khoảng chục năm trở lại đây, tượng đài là một vấn đề nhức nhối ở Việt Nam. Các tỉnh khắp cả nước đua nhau đòi xây tượng đài như một cơn bệnh dịch gây bất bình và phẫn nộ trong dư luận.

Mới đây nhất là tượng đài lưu niệm hành trình cứu nước của ông Hun Sen trị giá 300 tỷ ở Bình Phước đã khánh thành, tượng đài Cụ Hồ ở Phú Quốc 353 tỷ đồng dự kiến khởi công ngày 02/9/2021, và tượng đài tập kết ở Thanh Hoá trị giá 255 tỷ đồng vừa được lựa chọn mẫu xây dựng.

Xét về mặt lịch sử văn hoá, Việt Nam không hề có truyền thống về tượng đài. [đọc tiếp]

Hồi chuông báo tử cho tự do báo chí ở Hồng Kông do nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc

30/06/2021 Nam Điền dịch (VietCatholic Network) - Tuần trước, Hồng Kông đã phải chứng kiến không chỉ việc đóng cửa một tờ báo mà còn là cái chết của tự do báo chí. Tờ báo nổi tiếng nhất của thành phố và ấn phẩm hàng ngày ủng hộ dân chủ, tiếng Trung quốc duy nhất còn lại, tờ Apple Daily, đã xuất bản ấn bản cuối cùng vào ngày 24 tháng 6. Tòa soạn đã cho in một triệu bản, và chỉ trong vòng vài giờ đã bán sạch ... [đọc tiếp]

Vài nhận xét về sự thất bại của cuộc cải cách chính trị ở Miến Điện

25/06/2021 Vũ Ngọc Yên (Tiếng Dân) - Cuộc đảo chính vào ngày 1 tháng 2 của quân đội Miến Điện (Myanmar) đã làm thế giới kinh ngạc. Quân đội lấy cớ bầu cử “gian lận” để phế truất chính quyền của Bà Aung San Suu Kyi và giành lại quyền lực cho chính quyền quân nhân, dưới sự lãnh đạo của Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing.

Hành động tiếm quyền bằng bạo lực của quân đội đã gặp phản ứng mãnh liệt của nhân dân Miến Điện và cộng đồng quốc tế. Người dân Miến đã xuống đường biểu tình phản đối việc phục hồi chế độ quân phiệt. [đọc tiếp]

“Việt Nam: Tiếng gào thét từ bên trong”

09/06/2021 (Bauxite Việt Nam) - Đạo diễn, kịch bản phim và lồng tiếng Việt Andre Menras – Hồ Cương Quyết

André Menras – Hồ Cương Quyết là người mang hai quốc tịch Pháp - Việt nổi tiếng qua các hành động đấu tranh trong Chiến tranh Việt Nam tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975, và sau này qua nhiều bộ phim tài liệu, trong đó có phim "Hoàng Sa – Việt Nam: nỗi đau mất mát" (bản tiếng Pháp "Hoang Sa Vietnam – La Meurtrissure" và bản Pháp-Anh là "La Meurtrissure – Painful Loss").

Bộ phim “Việt Nam: Tiếng gào thét từ bên trong” nói về những nhà hoạt động xã hội dân sự đấu tranh cho một xã hội tự do, dân chủ và những người dân oan bị cướp đất tại Việt Nam. [đọc tiếp]

Thành ủy Hà Nội muốn nhiều cán bộ có bằng hậu đại học; dư luận băn khoăn

04/06/2021 (VOA) - Một nghị quyết mới được thông qua của Thành ủy Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, 40% cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, các báo Tiền Phong, Tổ Quốc và Vietnam Finance đưa tin trong các ngày 2 và 3/6. Theo quan sát của VOA, trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ băn khoăn, không ủng hộ mục tiêu đó.

Nghị quyết của Thành ủy Hà Nội được trang Vietnam Finance trích dẫn cho hay Thành ủy đánh giá rằng nhận thức của một số cấp ủy, địa phương, đơn vị, nhất là của người đứng đầu về công tác cán bộ chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. [đọc tiếp]

Myanmar đứng dậy trong cơn bão

27/05/2021 Lưỡng Nguyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 1.2.2021 quân đội Myanmar (Miến Điện) đã lật đổ chính phủ do dân bầu và bắt giam bà Aung San Suu Kyi, Cố vấn quốc gia, cùng một số cộng sự viên thân tín của bà trong đó có tổng thống Win Myint chỉ vài giờ trước khi Quốc hội mới được triệu tập với mục đích là ngăn đảng NLD (Liên minh Quốc gia vì Dân chủ) của bà Suu Kyi bắt đầu nhiệm kỳ mới. Tướng Min Aung Hlaing tổng tư lệnh quân đội Myanmar cũng là người cầm đầu cuộc đảo chánh, cách đây mấy năm, tháng 8 năm 2018, đã bị Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UN HRC) lên án với cáo buộc tội "diệt chủng". Quân đội Myanmar còn được gọi là Tatmadaw đã đàn áp bằng bạo lực hơn một triệu người Hồi giáo thuộc nhóm dân tộc thiểu số Rohingya sống ở bang Rakhine. Hàng ngàn người Rohingya bị giết, hàng ngàn phụ nữ bị hãm hiếp, hàng ngàn nhà cửa bị đốt phá đưa đến thảm cảnh là nửa triệu người đã phải bỏ quê hương chạy trốn qua biên giới sang Bangladesh.

Từ ngày có cuộc đảo chánh vào đầu tháng hai đến giờ, những cuộc biểu tình được nổ ra gần như mỗi ngày, dân chúng xuống đường, có lúc đến cả trăm ngàn người, để đòi tái lập nền dân chủ, đòi trả lại chính quyền dân sự do họ bầu ra và nhất là đòi thả bà Suu Kyi, lãnh tụ của đảng NLD. Trong 50 năm, từ năm 1962 đến năm 2011, người dân Myanmar đã sống dưới chế độ độc tài của bọn quân phiệt nên họ hiểu rất rõ thế nào là sống không có tự do và sống trong sợ hãi. Với khẩu hiệu “Tự do hơn sợ hãi” họ đã mạnh dạn đứng lên đòi lại nhân quyền của mình mặc dù họ đã bị đàn áp rất dã man. [đọc tiếp]

Nhìn từ Đức: Bầu cử ở VN 'gây ngạc nhiên và thất vọng'

23/05/2021 Lê Mạnh Hùng (BBC) - Các đảng ở Đức muốn tham gia tranh cử đã và đang lần lượt công khai chương trình tranh cử, giới thiệu chính thức các ứng cử viên xuất sắc nhất của mình.

Truyền thông Đức mở rộng diễn đàn cho các đảng, các ứng cử viên giới thiệu các ý tưởng và kế hoạch hành động của họ nếu được bầu, giúp cử tri hiểu rõ hơn về những khả năng lựa chọn. [đọc tiếp]

Viết bài ‘ảnh hưởng’ đến bầu cử, một blogger Việt Nam bị bắt

21/05/2021 (VOA) - Công an ở tỉnh Vĩnh Phúc vừa bắt giam ông Trần Ngọc Sơn, người dùng Facebook với tên Trần Giảm, vì đăng nhiều bài viết “đả kích chính quyền”, “ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh liên quan cuộc bầu cử” sắp diễn ra.

Trong một đoạn bình luận hôm 8/5 về việc so sánh bầu cử Việt Nam và Mỹ, trang Facebook Trần Giảm viết: “Bọn Mỹ lắm chuyện, bầu cử xong rồi mà luật pháp vẫn soi mói nhau để phế truất người thắng cử. Bọn ta cộng sản văn minh hơn, bầu lúc nào cũng 89%-99% thành công tốt đẹp, còn nhìn xa trông rộng đến 2045 và lâu dài hơn nữa, kể cả nhiều kẻ ngu tham, không hiểu biết Hiến pháp và pháp luật, nhưng vẫn làm lãnh đạo tốt.” [đọc tiếp]

Bạn Có Nghe Người Nông Dân Khóc?

16/05/2021 Nguyệt Quỳnh (Tiếng Dân) - Ngày 5/5, TAND tỉnh Hoà Bình đã tuyên án 16 năm tù cho chị Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư. Trước đó, người con trai khác của chị, Trịnh Bá Phương bị công an chuyển từ trại giam vào viện tâm thần. Sự đàn áp khắc nghiệt của lãnh đạo ĐCS đối với gia đình chị, vô tình lại giúp tôi cảm nhận được cái “sức sống mãnh liệt” của những nông dân này. Và như LS Đặng Đình Mạnh, tôi cũng rơi nước mắt khi đọc những chia sẻ của anh:“Chứng kiến sự đanh thép, bất khuất … của họ tại tòa, mất tự chủ, tôi chảy nước mắt vì xấu hổ”. [đọc tiếp]

30/04/1975 có ngăn được Việt Nam không trở thành một loại Bắc Hàn?

04/05/2021 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hai năm sau những cuộc biểu tình của vài trăm ngàn người trên các đường phố Nhật Bản và Philippines chống chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc (1) thì "Cách mạng Ô dù" (2) cũng nổi lên tại Hồng Kông năm 2014 với những cuộc biểu tình , những hành động như trưng cầu dân ý trên mạng đòi hỏi quyền dân chủ thực thụ, với hàng trăm ngàn người dân già trẻ lớn bé thuộc mọi tầng lớp tham dự, để chống lại nguy cơ vùng đất của mình bị nhà cầm quyền Trung Cộng nuốt trọn. [đọc tiếp]

Xếp lại quá khứ, kiến tạo tương lai

02/05/2021 Trần Nam Chí (Tiếng Dân) - Trong bài viết ngày 1/5/2021 của ông Dương Quốc Chính với chủ đề Hòa hợp Dân tộc, ông Chính cho rằng, bàn chuyện Hòa giải, Hòa hợp Dân tộc (HGHHDT) trong bao năm qua là quá sớm, chưa thích hợp, vì kẻ thù hai bên vẫn còn sống nhăn và chế độ CS vẫn còn đó, mà đây là mối “thù riêng”, không phải “thù chung”, nên rất khó có thể thực hiện. Ðể bác lại, người ta có thễ dẫn chứng sự hòa giải giữa hai dân tộc Pháp và Ðức, giữa Ba Lan và Ðức trong lịch sử cận đại!

Thật ra, HGHHDT là đề tài lớn về một mô thức nhằm xây dựng lại tiền đồ Việt Nam, một nước Việt Nam mới trong thế giới ngày nay. Khi nghĩ về xây dựng và cạnh tranh, người ta không thể bỏ qua yếu tố cộng hưởng, an dân trong một quốc gia, nhất là một quốc gia như Việt Nam, có dân số đông, có vị trí địa chính trị quan trọng, người dân muốn làm chủ đất nước mình, các nước luôn dòm ngó và lôi kéo vào vòng ảnh hưởng của họ, như nước láng giềng Trung Quốc. [đọc tiếp]

Vai trò chủ tịch Hội đồng Bảo an mờ nhạt của Việt Nam trong vấn đề Myanmar

23/04/2021 Lee Nguyen (Luật Khoa) - Những tuyên bố của Việt Nam không khớp với những gì diễn ra trên thực tế.

Với cương vị là chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an (HĐBA) của Liên Hiệp Quốc trong tháng 4/2020, Việt Nam đang hối thúc “tất cả các bên” ngồi lại và đối thoại, đồng thời lên án việc quân đội Myanmar sử dụng bạo lực nhắm vào người biểu tình. Chính quyền Việt Nam đang khẳng định với các bên rằng họ rất coi trọng vấn đề nhân đạo tại Myanmar. Nhưng những việc họ làm cho thấy một thực tế rất khác. [đọc tiếp]

Tổng thống Biden đề cử nhà ngoại giao biết nói tiếng Việt làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

16/04/2021 (VOA) - Tổng thống Joe Biden vừa đề cử ông Marc Evans Knapper, Phó trợ lý Bộ trưởng phụ trách về Nhật Bản và Hàn Quốc tại Văn phòng các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, làm đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, theo thông cáo của Nhà Trắng vào ngày 15/4. Ông Knapper trước đây là tham tán của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hàn Quốc.

Ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng của Bộ Ngoại giao và của Tổng thống Hoa Kỳ vì thành tích trong công việc và khả năng ngôn ngữ. Ông nói được tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Việt. [đọc tiếp]

Tôn giáo tháng 3/2021: Lại có thêm người Thượng bị kiểm điểm vì sinh hoạt tôn giáo ở Phú Yên

15/04/2021 Thái Thanh (Luật Khoa) - Công an Phú Yên: “Giấy tờ đâu chứng nhận đây là điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo?” Trong tháng 3/2021, trang Youtube DAK LAK NEWS đã đăng một đoạn phim ghi lại cảnh chính quyền, công an xã đến ngăn cản một nhóm người Thượng đang sinh hoạt tôn giáo tại buôn Khit, xã Ia Lâm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Khoảng hơn 10 người Thượng, bao gồm người già, phụ nữ và trẻ em, ngồi trong một ngôi nhà để nghe công an lập biên bản. [đọc tiếp]

TNS California tố cáo nhóm tin tặc do chính phủ Việt Nam điều hành phá trang mạng

14/04/2021 (VOA) - Hôm 13/4, Thượng nghị sĩ California Thomas J. Umberg tố cáo các cuộc tấn công trực tuyến của Học viện Phòng chống Phản động mà ông cho là do nhà nước Cộng sản Việt Nam điều hành nhằm vào các trang mạng xã hội của ông sau khi ông đệ trình một nghị quyết tưởng nhớ Tháng Tư Đen tại Thượng viện bang California.

Hồi đầu tháng này, Thượng nghị sĩ Umberg đã trình bày Nghị quyết SCR 2 ở Thượng viện Bang California để tuyên bố tháng 4 là Tháng Tưởng niệm Tháng Tư Đen. [đọc tiếp]

Cộng đồng Việt ở Little Saigon tuần hành chống thù ghét người gốc Á

03/04/2021 (Người Việt) - FOUNTAIN VALLEY, California (NV) – “Stop Asian Hate!” “Love, Not Hate, Makes America Great!”.

Đó là những khẩu hiệu đoàn người có đến hàng trăm người, gồm đủ sắc dân và đủ lứa tuổi, vừa hô vang vừa mạnh dạn bước đi, trong cuộc tuần hành dọc theo công viên Mile Square Regional Park, Fountain Valley, sáng Thứ Bảy, 3 Tháng Tư, để phản đối phong trào kỳ thị người gốc Á và Thái Bình Dương (AAPI).

Kỹ Sư Tạ trung, đại diện ban tổ chức, cho biết cuộc tuần hành này hoàn toàn mang tính cộng đồng và không mang sắc thái đảng phái chính trị. [đọc tiếp]

Cánh tay của Ban Tôn giáo Chính phủ vừa được nối dài vươn ra hải ngoại

31/03/2021 Thái Thanh (Luật Khoa) - Ban Tôn giáo Chính phủ vừa ký một thỏa thuận liên quan đến hơn năm triệu người Việt hải ngoại.

Ngày 27/11/2020, Ban Tôn giáo Chính phủ đã ký một thỏa thuận hợp tác với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. Đây là một thỏa thuận liên quan đến hơn năm triệu người Việt hải ngoại. Vị trưởng ban – đồng thời là một thiếu tướng công an – cáo buộc một số tổ chức người Việt hải ngoại đã lợi dụng các vấn đề tôn giáo ở Việt Nam nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Vào năm 2018, BPSOS đã ngăn chặn một hoạt động khác của Chi phái 1997 tại Mỹ mà họ cho là “tinh vi”. [đọc tiếp]

Ba nghị sĩ QH Đức gồm ông Hauptmann 'quý VN' từ chức vì 'bê bối khẩu trang'

28/03/2021 (BBC) - Tin từ Đức cho hay công tố viện bang Thuringia (Thüringen) của Đức đang khởi tố, điều tra ông Mark Hauptmann, 36 tuổi, người cho tới đầu tháng 03/2021 vẫn còn là nghị sĩ trong Quốc hội Liên bang Đức.

Là sáng lập viên và Chủ tịch Hội Nhịp cầu Châu Á (Asienbrücke e.V.), ông Mark Hauptmann có giao tiếp với Đại Sứ quán Việt Nam ở Berlin.

Theo Deutsche Welle trích nguồn Spiegel thì ông Hauptmann còn chịu trách nhiệm xuất bản một tờ báo địa phương ở tiểu bang Thuringia, và tờ báo "nhận đăng quảng cáo của du lịch Azerbaijan, Đài Loan và Việt Nam". [đọc tiếp]

Người thứ hai tự ‘ứng cử đại biểu Quốc Hội’ bị bắt

27/03/2021 (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 27 Tháng Ba, ông Lê Trọng Hùng, tự Facebooker Hùng Gàn Lê, 42 tuổi, bị bắt sau khi tự ứng cử “đại biểu Quốc Hội” với cáo buộc “phát tán tài liệu chống nhà nước.”

Giới xã hội dân sự ở Hà Nội cho biết, ông Hùng bị cáo buộc hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ Luật Hình Sự CSVN. [đọc tiếp]

‘Thế lực thù địch’ của Hoàng Minh Tường, một góc nhìn vào xã hội VN hôm nay

26/03/2021 (BBC) - 'Thế lực thù địch', tác phẩm mới nhất của nhà văn Hoàng Minh Tường, được cho là một trong các tiểu thuyết chính luận khá hiếm hoi về hiện tình chính trị-xã hội Việt Nam hiện nay.

Tác phẩm vừa được một nhà xuất bản, Le Fremillerie, ấn hành tại Pháp vì rất khó in chính thức ở Việt Nam.

Một độc giả, Phạm Lưu Vũ, đã đọc sách và cho biết:

"Tôi có may mắn được đọc từ lúc còn bản thảo. Và đã nhận xét với bác Hoàng Minh Tường rằng, đây mới là thực lục, thực lục mà trào lộng, trào lộng mà cay đắng… Bác nhất trí và định đổi tên tiểu thuyết thành "ĐÔNG LÀO THỰC LỤC" cho thêm phần trào lộng của vở kịch sơn hà. Nhưng ở nước ngoài họ đã xuất bản, vẫn lấy tên là "THẾ LỰC THÙ ĐỊCH" để cho thấy sự cay đắng ở cái nước non này." [đọc tiếp]

Sách mới của George J. Veith muốn viết ‘công bằng hơn’ về ông Nguyễn Văn Thiệu

24/03/2021 (BBC) - Một cuốn sách lịch sử, do George J. Veith bằng tiếng Anh, vừa ra mắt, phân tích 20 năm tồn tại của Việt Nam Cộng Hòa, và đặc biệt đưa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào trung tâm sách.

Sách do Encouter Books ấn hành năm 2021, có tựa Drawn Swords in a Distant Land: South Vietnam's Shattered Dreams [đọc tiếp]

Trịnh Bá Phương bị đưa vào trại tâm thần

22/03/2021 Phạm Thanh Nghiên (Tiếng Dân) - Tin từ bà Trịnh Thị Thảo, em gái ông Trịnh Bá Phương cho hay ông đã bị chuyển từ nhà tù đến Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 1.

Trước đó, ngày 19/3/2021, vợ ông Phương là bà Đỗ Thị Thu đến Trại Tạm giam số 1- Công an Tp Hà Nội để tiếp tế thì được tin ông Phương không còn bị giam giữ ở đó nữa. Khi được hỏi, cán bộ Trại Tạm giam trả lời bà Thu rằng phòng PA09 đã chuyển ông Trịnh Bá Phương đi từ khoảng 2, 3 tuần trước, nhưng không nói rõ là chuyển ông đi đâu. [đọc tiếp]

Biden lên án nạn tấn công người Mỹ gốc Á Châu ‘tăng vọt’

20/03/2021 (Người Việt) - ATLANTA, Georgia (NV) – Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Ba, lên án nạn tấn công người Mỹ gốc Á Châu gia tăng, theo CNN.

Ông Biden lên án tình trạng này sau vụ xả súng ở Atlanta, Georgia, hôm Thứ Ba làm tám người chết, gồm sáu phụ nữ gốc Á Châu. “Im lặng là đồng lõa. Chúng ta không thể đồng lõa. Chúng ta phải lên tiếng. Chúng ta phải hành động,” ông Biden phát biểu tại Emory University ở Atlanta hôm Thứ Sáu. [đọc tiếp]

Mỹ trục xuất 33 người gốc Việt, các nhóm vận động ‘thất vọng’ và ‘tức giận’

17/03/2021 (VOA) - Các nhà hoạt động và các nhóm vận động tỏ ra giận dữ và thất vọng trước việc 33 người Việt Nam vừa bị trục xuất khỏi nước Mỹ, nói rằng việc trục xuất người dân giữa cơn đại dịch là một việc làm “vô lương tâm” và vi phạm thỏa thuận năm 2008 giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Tin cho hay có 33 người Việt nằm trong số những người bị trục xuất khỏi Mỹ vào ngày 15/3. Theo hãng tin AP, Tổng thống Joe Biden đã đề xuất lệnh hoãn trục xuất 100 ngày ngay sau khi lên nhậm chức. Nhưng vào cuối tháng 2, một thẩm phán liên bang đã ra lệnh cấm vô thời hạn việc chính quyền thực thi lệnh tạm dừng. [đọc tiếp]

Nghị sĩ Đức từ chức sau cáo buộc nhận tiền lobby từ chính phủ Việt Nam và một vài nước khác

12/03/2021 (VOA) - Ông Mark Hauptmann, Nghị sĩ Quốc hội Liên bang Đức, hôm 11/3 tuyên bố từ chức sau các cáo buộc cho rằng ông nhận tiền lót tay từ các chính phủ độc tài, trong đó có Việt Nam, để “xây dựng chuỗi cung ứng tin cậy”, và quảng bá du lịch trên tờ báo của ông.

Các hãng tin AP, AFP, News ABC Net và hàng loạt các trang báo Đức như DW, Focus, Zeit loan tin rằng ông Hauptmann từ chức sau khi tạp chí Spiegel phanh phui rằng ông đã nhận tiền để đăng quảng cáo cho các sự kiện du lịch ở Azerbaijan, Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan. [đọc tiếp]

Việt Nam bắt Facebooker Trần Quốc Khánh sau khi ông tuyên bố tự ứng cử ĐBQH

11/03/2021 (VOA) - Hôm 9/3, công an tỉnh Ninh Bình bắt giam ông Trần Quốc Khánh vì cho rằng Facebooker này phát Livestream đưa “thông tin xuyên tạc, chống phá Nhà nước gây hoang mang dư luận.” Ông Khánh bị bắt sau khi ông tuyên bố tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV.

Trang Người Bảo vệ Nhân quyền cho biết Facebooker Trần Quốc Khánh đăng và chia sẻ nhiều bài viết liên quan đến vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, tham nhũng có hệ thống trong giới quan chức nhà nước, [đọc tiếp]

Người tự ứng cử ĐBQH bác bỏ ý kiến ‘rộng cửa’ của Mặt trận Tổ quốc

10/03/2021 (VOA) - Một vài người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV nói với VOA rằng họ gặp nhiều trở ngại với chính quyền khi nộp nhận hồ sơ, chưa kể các cuộc sàng lọc có chủ ý của Đảng Cộng sản tại các cuộc hiệp thương sắp tới. Đồng thời họ cũng bác bỏ ý kiến của lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng “cánh cửa rộng mở” cho người tự ứng cử. [đọc tiếp]

Việt Nam : Xử phúc thẩm vụ Đồng Tâm, tòa y án tử hình 2 bị cáo

09/03/2021 Trọng Thành (RFI) - Hôm nay, tại Hà Nội, trong phiên xử phúc thẩm 6 bị cáo trong vụ án « giết người » xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ngày 09/01/2020, Hội đồng thẩm phán đã ra phán quyết y án án tử hình đối với hai bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức, và y án tù với những người khác.

Vụ án Đồng Tâm được công luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Tháng 9/2020, Liên Hiệp Châu Âu đã phản đối Việt Nam về hai bản án tử hình trong phiên xử sơ thẩm, và lưu ý những điều kiện và thủ tục tố tụng của phiên tòa « làm dấy lên quan ngại sâu sắc về tính minh bạch và công bằng của phiên tòa ». [đọc tiếp]

Nét đẹp của một phụ nữ bình dị ở mảnh đất Đồng Tâm hiền hòa mà đang nóng bỏng: Bà Nối

09/03/2021 Phạm Đình Trọng (Bauxite Việt Nam) - Dù Trung đoàn cảnh sát cơ động, Bộ Công an cùng các đơn vị nghiệp vụ thiện chiến công an Hà Nội tập trung hơn ba ngàn cảnh sát chiến đấu với vũ khí hiện đại mở trận đánh lớn đêm 8 rạng sáng 9.1.2020 vào dân thôn Hoành nhỏ bé, bình yên xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, xả súng bắn chết cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, bắn bị thương nhiều người, bắt đi 29 người, sau đó nhiều người trong 29 người đó bị kết án tử hình, bị tù giam chung thân, tù giam hàng chục năm trời.

Dù bạo lực nhà nước man rợ như thời trung cổ, Người dân Đồng Tâm vẫn không khi nào khuất phục trước bạo lực cường quyền, vẫn không nhụt ý chí chính đáng giử mảnh đất sống đã thấm đẫm máu, mồ hôi, nước mắt nhiều thế hệ người dân Đồng Tâm. Trong ý chí bất khuất quyết giữ chính đáng mảnh đất hợp pháp Tây Đồng Sênh, bà Bùi Thị Nối chỉ là một phụ nữ bình dị trong những người bình dị và sắt đá giữ 59 ha đất Tây Đồng Sênh. [đọc tiếp]

Những người đàn bà Việt Nam không chấp nhận im tiếng

08/03/2021 Grace Bùi (Asia Times, viết cho ngày Phụ Nữ Thế Giới, March 8, 2021), Lê Tuấn chuyển dịch (Cali Today) - Ngay trước nửa đêm ngày 6 tháng 10, 2020, cảnh sát ập đến chỗ ở trọ của cô Phạm Thị Đoan Trang, một nhà văn, nhà báo, và tranh đấu nhân quyền nổi tiếng tại Việt Nam. Chính quyền bắt giữ cô dựa theo điều 88 của bộ luật Hình Sự 1999 về tội “tạo ra, tàng trữ, tung ra, hay loan truyền những tin tức, tài liệu tuyên truyền và những bài viết chống lại Nước Cộng Hòa Xã hội Việt Nam.” Cô có thể bị phạt tù tới 20 năm.

Điều đáng chú ý là Phạm Đoan Trang bị bắt chỉ một vài giờ sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam chấm dứt cuộc đối thoại hàng năm lần thứ 24 về Nhân Quyền. Trang hiện đang bị biệt giam chờ ngày ra tòa. Từ hôm đó, không ai trông thấy Trang hay nghe thấy tin tức gì về Trang, kể cả luật sư của cô. [đọc tiếp]

Giải mã vụ Đồng Tâm

07/03/2021 Hoàng Xuân Phú (Trang Web Gs Hoàng Xuân Phú) - Án tử hình cho hai bị cáo Lê Đình Chức và Lê Đình Công. Án chung thân cho bị cáo Lê Đình Doanh. 16 năm tù cho bị cáo Bùi Viết Hiểu. 13 năm tù cho bị cáo Nguyễn Quốc Tiến. 12 năm tù cho bị cáo Nguyễn Văn Tuyển. Và tổng cộng 71 năm 3 tháng tù cho 23 bị cáo khác.

Như thường lệ, báo chí chính thống ca bài "phán quyết đúng người, đúng tội". Nhưng ngược lại, bao người lại lên án phán quyết ấy phi lý, bất chấp cả sự thật lẫn pháp luật. Nói nôm na, tòa án đã nhân danh công lý để chà đạp công lý. [đọc tiếp]

Án mạng Đồng Tâm: Cảnh sát giết dân và tòa án giết luật pháp

06/03/2021 Phạm Đình Trọng (Bauxite Việt Nam) - ... 59 ha đất phía tây Đồng Sênh không phải đất quốc phòng. Ngày 31.12.2019, quân đội xây xong bức tường bao quanh sân bay Miếu Môn, tường xây cao hai mét rưỡi, phía trên còn có cọc sắt giăng dây thép gai. 59 ha Tây Đồng Sênh ngoài tường bao sân bay vẫn xanh bãi sắn, nương ngô của dân Đồng Tâm.

Không xử theo pháp luật, bác bỏ mọi đòi hỏi của công lí, phiên tòa gán tội cho người dân vô tội Đồng Tâm đã giết chết cả hình hài luật pháp ốm yếu, còi cọc của nền tư pháp được gọi là pháp chế xã hội chủ nghĩa. [đọc tiếp]

Người Việt tin vào tin giả để nuôi dưỡng ảo tưởng?

05/03/2021 (VOA) - Nạn tin giả và thuyết âm mưu hoành hành trong cộng đồng người gốc Việt ở Mỹ vì họ muốn có chỗ dựa để nuôi dưỡng hy vọng và một phần do ‘dân trí thấp’ nên họ dễ bị các nguồn tin giả thao túng, một chuyên gia theo dõi và nghiên cứu vấn đề này nói với VOA.

Những tin giả kiểu như có xe tải chở đến phòng phiếu hàng triệu lá phiếu ma, quân đội Mỹ đột kích thu giữ máy chủ của hãng kiểm phiếu Dominion Voting ở Đức, ông Donald Trump sẽ ban hành thiết quân luật để bắt giữ hết Đảng Dân chủ, Tối cao Pháp viện sẽ phán quyết cho ông Trump thắng, phó Tổng thống Mike Pence sẽ trao chiến thắng cho ông Trump, chiếc laptop bị đánh cắp của bà Nancy Pelosi bị quân đội thu giữ để tìm bằng chứng phản quốc, bà Pelosi bị bắt ở biên giới Canada…thu hút không ít người gốc Việt tin theo. [đọc tiếp]

Quanh tin Việt Nam vinh danh 12 cán bộ an ninh 'vì vụ bắt cóc ở Đức'

26/02/2021 Lê Mạnh Hùng (BBC) - Vụ nhà chức trách Đức cho là an ninh Việt Nam ‘bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh’ từ Berlin mùa hè 2017 đang trở lại với dư luận, theo một tờ báo Đức. Từ hơn hai tuần qua, vụ việc CHLB Đức cho là Bộ Công an Việt Nam tổ chức “bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh” vào tháng 7/2017 từ Berlin, đem về Việt Nam qua ngả CH Czech, Slovakia và Nga được hâm nóng trở lại.

Mới nhất, đại diện hãng tin Đức DPA hôm 25/02/2021 tại Hà Nội đã hỏi người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam về chuyện này nhưng không nhận được câu trả lời cụ thể. [đọc tiếp]

Phạm Chí Dũng chống hay bảo vệ nhà nước Việt Nam?

26/02/2021 Xuân Minh (Việt Nam Thời Báo) - Cái tên Phạm Chí Dũng được đặt khi sinh ra đã chứng tỏ và xuyên suốt cả cuộc đời của Phạm Chí Dũng và chắc chắn sẽ không thể nào khác được!

Với gia đình mình, đây là cái Tết thứ 2 thiếu vắng con trong cuộc sum họp, đoàn viên gia đình. Ba mẹ, các em, vợ, con của con buồn, đau tê tái khi nghĩ đến con trong hoàn cảnh nghiệt ngã hiện tại.

Với lương tâm và trách nhiệm của 1 công dân, 1 trí thức, muốn thể hiện chính kiến của mình 1 cách công khai, minh bạch với thái độ ôn hòa, xây dựng nhằm phản biện, góp ý với chính quyền về 1 số quyết sách đang gây bức xúc trong xã hội. [đọc tiếp]

Covid-19: Tìm kẻ đốt nhà hay tìm cách chữa và phòng lửa?

24/02/2021 Thục-Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sau khi được văn phòng đại diện WHO tại Trung Quốc báo tin, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lên tiếng đòi tin chính xác về những trường hợp đầu tiên "viêm phổi không rõ nguyên nhân" tại Vũ Hán. Chính phủ Trung Quốc hứa kiểm chứng với cơ quan Y tế Vũ Hán và hai ngày sau (3/01/2020) xác nhận tình trạng cũng như việc đã đóng cửa một khu chợ bán thức ăn tươi, nơi được cho là đã xuất hiện loại virút corona mới (sau này được đặt tên khoa học là SARS-CoV-2).

Hầu hết các nhà quan sát quốc tế đồng ý rằng Trung Quốc đã che đậy cuộc khủng hoảng ở Vũ Hán trong suốt thời gian từ cuối tháng 12/2019 cho tới giữa tháng 01/2020 [đọc tiếp]

Các nhà hoạt động Việt Nam bị nhóm hacker khét tiếng nhắm tới?

24/02/2021 (BBC) - Nhóm Ocean Lotus, bị nghi ngờ có liên hệ với chính phủ VN, đứng sau một chiến dịch tấn công bằng phần mềm gián điệp nhằm vào giới hoạt động nhân quyền, theo Amnesty Tech.

Trong thông cáo báo chí công bố ngày 24/2, tổ chức nhân quyền Amnesty Tech nói rằng hoạt động của Ocean Lotus đã kéo dài từ lâu. Amnesty Tech cũng nhấn mạnh một cuộc tấn công ngày càng gia tăng vào quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam. [đọc tiếp]

Vụ Đồng Tâm: Sáu bị cáo 'nhóm tội nặng' sắp ra tòa phúc thẩm

24/02/2021 (BBC) - Một nhóm sáu bị cáo trong vụ án Đồng Tâm kháng cáo kêu oan bản án sơ thẩm sắp ra tòa trong phiên phúc thẩm được dự kiến bắt đầu vào ngày 08/3/2021, theo truyền thông chính thống Việt Nam.

Hôm 24/2, báo Pháp luật TPHCM đưa tin về tiến triển mới của vụ án, cho hay:

"Theo dự kiến, ngày 8-3 tới đây, TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội). [đọc tiếp]

Khi những người trẻ thổi bùng ngọn gió thay đổi xã hội

23/02/2021 Trương Minh Vũ (Luật Khoa) - Những gương mặt trẻ tuổi đang dẫn đầu các phong trào đấu tranh dân chủ ở khắp nơi.

Tôi biết đến Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) lần đầu tiên qua các bản tin quốc tế khi Phong trào Dù vàng (Umbrella Movement) diễn ra tại Hong Kong vào năm 2014. Lúc đó, tôi là sinh viên năm hai của một trường đại học ở trong nước.

Phản ứng đầu tiên của tôi là thắc mắc, tại sao họ lại đi biểu tình, sau đến tò mò, các bạn ấy biểu tình cho cái gì, và cuối cùng là tự chất vấn, vì sao mình không được phép làm điều tương tự? [đọc tiếp]

Đánh giá việc WHO vẫn tiếp tục kiểm chứng giả thuyết corona rò rỉ từ phòng thí nghiệm

18/02/2021 Thục-Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Theo tin của ký giả Friederike Böge từ Peking ngày 13.02.2021, “Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn khuyến nghị nghiên cứu sâu hơn về câu hỏi liệu coronavirus Sars-CoV-2 có thể đã rò rỉ từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán, Trung Quốc, hay không. Thứ sáu vừa qua, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phản bác lời tuyên bố của người đứng đầu phái đoàn điều tra WHO tại Vũ Hán. Tedros nói, “Nhiều câu hỏi được đặt ra là liệu một số giả thuyết có bị bác bỏ hay không. Sau khi nói chuyện với một số thành viên của nhóm, tôi muốn xác nhận rằng tất cả các giả thuyết vẫn tồn tại và cần phải được phân tích và nghiên cứu thêm" [đọc tiếp]

Chính sách đối ngoại của Việt Nam sau Đại hội 13: Trung Quốc, Hoa Kỳ và Biển Đông

15/02/2021 Nguyễn Mạnh Hùng (US-Vietnam Research Center) - Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn ra 18 Ủy viên Bộ Chính trị, những lãnh đạo cao nhất trong Đảng. Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Viện Đại học George Mason và Viện CSIS, về một số dự đoán về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong tương lai gần.

1. Sau khi có kết quả sắp xếp nhân sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội 13, xin Giáo sư cho một số dự đoán về chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ những năm sắp tới.

Chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng hai yếu tố tương phản nhau. Về phương diện chiến lược, Việt Nam cần Hoa Kỳ như môt đối trọng với Trung Quốc. Về phương diện kinh tế, Việt Nam cần thị trường của Hoa Kỳ và đầu tư ngoại quốc trong đó có Hoa Kỳ, để phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam không tin Hoa Kỳ vì đã từng là nạn nhân của những cuộc mặc cả giữa các nước lớn, cộng thêm với nghi ngờ rằng Hoa Kỳ muốn dùng áp lực nhân quyền để tạo “diễn biến hòa bình,” thay đổi thể chế chính trị Việt Nam. [đọc tiếp]

Putin xích đến gần Bắc Kinh: một trò đu dây

10/02/2021 Eduard Steiner (Welt), Thục-Quyên lược dịch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Mặc cho sự ngờ vực ngự trị giữa Nga và Trung Quốc vẫn ngày càng sâu đậm và còn được khẳng định thêm lần nữa trong cuộc khủng hoảng Corona, một thái độ bất thường của Vladimir Putin cho thấy rõ Nga đang trình diễn màn quay lưng lại với Âu châu để hướng về Trung Quốc.

Người đứng đầu Điện Kremli thường thích để mọi người chờ đợi. Ông ta có thói quen điển hình là đến trễ - một sự chậm trễ được tính toán kỹ lưỡng. Theo giới quan sát, ngoại lệ lớn và duy nhất trong số các nguyên thủ quốc gia trên thế giới là Tập Cận Bình của Trung Quốc. Và Tập Cận Bình cũng là người duy nhất mà Putin chưa bao giờ đem ra riễu cợt trước công chúng. [đọc tiếp]

COVID-19: “Vũ khí hoàn hảo” của Đảng CS Trung Quốc (phần 2)

07/02/2021 Thục-Quyên lược dịch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Chẳng phải phương Tây từng là những quốc gia dẫn đầu thế giới về các công nghệ tiên tiến nhất sao? Trung Quốc đã vượt qua chúng ta như thế nào?

Trung Quốc thành công ngay trên lãnh vực mà Liên Xô đã thất bại. Không phải Liên Xô không cố gắng, nhưng thật ra họ chưa bao giờ thực sự nắm bắt được công nghệ tiên tiến nhất cũng như tài sản trí tuệ của phương Tây, để sử dụng chúng cho mục đích của riêng họ. [đọc tiếp]

COVID-19: “Vũ khí hoàn hảo” của Đảng CS Trung Quốc (phần 1)

06/02/2021 Thục-Quyên lược dịch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhà ngoại giao nổi tiếng nhất của Ý, Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Giulio Terzi di Sant’Agata, trong cuộc phỏng vấn ngày 29/01/2021 với ký giả Stefano Filippi (1) , đã cho biết quan điểm của ông về dự án bá chủ toàn cầu của Tập Cận Bình và cách họ Tập sử dụng đại dịch để thúc đẩy chương trình nghị sự của mình.

Giulio Terzi di Sant’Agata được coi là nhà ngoại giao Ý xuất sắc nhất, hoạt động tích cực trong các lĩnh vực an ninh quốc tế và nhân quyền. Ông đã rất chú ý quan sát Trung Quốc trong suốt thời gian dài làm việc trong ngành ngoại giao của mình, và cũng tích cực thúc đẩy đối thoại liên tôn và tự do tôn giáo. [đọc tiếp]

Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao

06/02/2021 Lê Văn Đoành (Tiếng Dân) - Sau cuộc bầu bán từ 17h-20h tối 30/1/2021, mọi việc đã an bài. Con số 200 Ủy viên Trung ương cả chính thức, lẫn dự khuyết đã được công bố. Trong 121 Ủy viên Trung ương khoá XII tái cử, đã có 119 người trúng cử khoá XIII. Chỉ có hai vị bị “out” vì dính quá nhiều tai tiếng, đó là Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ và Phó Trưởng ban kinh tế, cựu bí thư tỉnh Hà Giang, Triệu Tài Vinh. Xem ra đại hội lần này “diễn tròn vai” hơn nhiều. Có thể đạo diễn lần này “mát tay” hơn so với cách đây 5 năm. [đọc tiếp]

Tuyên truyền văn hóa Trung Quốc ở Ðức

05/02/2021 Nam Phong (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cuối tháng 9. 2020, tuần báo Die Zeit ở Ðức có 1 bài tường thuật về việc phổ biến các ấn phẩm của TQ ở Bá Linh (Berlin).

Sự kiện là nhà sách Thalia đã bày bán trên một kệ sách gồm sách nhi đồng, sách hướng dẫn du lịch, các tác phẩm văn chương đương đại và sách tuyên truyền  „China regieren“ (Cai trị Trung Quốc) của Tập Cận Bình, bằng tiếng Ðức và Anh ngữ. Bà Monika Li, một chuyên gia về văn hóa TQ lấy làm lạ về việc này. Ở đây bà không thấy bán sách phê bình nhà nước TQ. Ai muốn tìm sách loại này, khách hàng phải xuống tầng dưới.

Ở một nước dân chủ như Ðức, việc tuyên truyền văn hóa có chủ đích như của TQ thật ra không khó. Trong sự giao thương kinh tế, ngoại giao và văn hóa, ngày nay cả an ninh toàn cầu giữa Ðức và Liên Âu một bên với Trung Quốc bên kia, cho phép chính quyền Bắc Kinh có nhiều phương tiện trong tay để quảng bá văn hóa và ý thức hệ của họ tại các nước Âu châu. Thực hiện chính sách bành trướng trên thế giới TQ không bỏ một ngõ ngách nào để chen chân vào Âu châu như việc bán sách ở Bá Linh. [đọc tiếp]

„Jesus Saves!“ - „Giê-su Sẽ Gìn Giữ Chúng Ta!“

05/02/2021 Evelyn Finger, Luisa Hommerich, Samiha Shafy, Wolfgang Thielmann (Die Zeit), Phạm Hồng-Lam dịch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhóm biểu tình tuần hành quanh mục tiêu của họ sáu vòng. Tới vòng thứ bảy, một số người trong họ cầm tù-và, một thứ kèn làm bằng sừng cừu đực, đưa lên miệng: một hoạt cảnh được tả lại trong các cuốn sách đầu của Kinh Thánh.

Ngày 6 tháng Giêng trong lịch phụng vụ ki-tô giáo cũng là ngày Epiphanias, ngày lễ Thiên Chúa tỏ mình. Một tập hợp gồm các tín đồ ki-tô và tín đồ của các thuyết âm mưu dùng biến cố này để thực hiện một cuộc tuần hành bạo loạn nhân danh Thiên Chúa của họ.

Đám cực hữu, những nhà lý thuyết âm mưu, những người biểu tình bạo loạn, tất cả đều nhân danh giáo lý ki-tô giáo để gây loạn. Đó là một dấu hiệu chẳng lành chút nào cho tình trạng ki-tô giáo ở Mỹ.  [đọc tiếp]

Myanmar, Aung San Suu Kyi và bài học cho Việt Nam

02/02/2021 Song Chi (BBC) - ...  câu chuyện của bà Aung San Suu Kyi và con đường dân chủ hóa gập ghềnh vừa bị ném ngược trở lại mấy chục năm trước của Myanmar, cũng cho người Việt chúng ta rất nhiều bài học quý báu...

Cho đến giờ có vẻ như đảng của bà Aung San Suu Kyi và người dân Myanmar vẫn chưa chuẩn bị những người có khả năng thay thế bà, đã ở tuổi 75, cho nên nếu quân đội bắt bà Aung San Suu Kyi thì cũng có nghĩa là không còn ai khác. Người Việt Nam đấu tranh càng phải lựa chọn việc xây dựng một phong trào mạnh chứ không phải đặt hết vào một hai "lãnh tụ". [đọc tiếp]

Giáo sư Carl Thayer nhận định về Việt Nam sau Đại hội 13

01/02/2021 Tina Hà Giang (BBC) - Giải thích việc ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm tổng bí thư thêm 5 năm nữa, Giáo sư Carl Thayer nói sở dĩ các quy tắc của đảng CSVN về tuổi tác và nhiệm kỳ bị phá vỡ là vì cơ cấu và phe phái.

Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt, ông Thayer có vẻ không lạc quan lắm về tình hình Biển Đông và nhân quyền cho Việt Nam trong thời gian tới. [đọc tiếp]

Đại hội toàn quốc tại Việt Nam: Đảng luôn luôn đúng

01/02/2021 Phóng viên Lena BodeweinHolger Senzel, đài truyền thông Đức ARD, Studio Singapore, Quang Trung chuyển ngữ (Tiếng Dân) - Lính tráng mặc quân phục trắng xếp hàng dọc đường vào lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội – lời cam kết trung thành với cách mạng, với cha già của nhà nước xã hội chủ nghĩa là điều bắt buộc đối với các đại biểu Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13.

Người thành lập đảng cộng sản được ướp xác và nằm trong một hội trường lạnh ngắt. “Bác Hồ” cũng có mặt ở khắp các khu chợ đường phố, trên áo thun T-shirt, cốc cà phê hay bật lửa, bên cạnh quần jean Levis của Mỹ và giày thể thao Nike. [đọc tiếp]

Đại học Tự do Berlin (FU) đã đàm phán lại một hợp đồng với Bắc Kinh gây tranh cãi vì trong đó một số điều khoản có vấn đề

01/02/2021 Tác giả: Hinnerk Feldwisch-Drentrup (Microsoft News), T.K. TRAN phỏng dịch (Việt Nam Thời Báo) - Lời giới thiệu của người dịch: Trung Quốc ngày càng hùng mạnh về kinh tế, ngày càng hung hãn về quân sự, không ngừng đe dọa khắp nơi: từ Biển Đông, biển Hoa Đông, tới Đài Loan, Ấn Độ... Bên cạnh đó, họ cũng không quên bành trướng quyền lực mềm qua các viện Khổng Tử và các giao lưu văn hóa khác ở các nước  trên thế giới. Ở Đức, dưới cái vỏ bọc văn hóa, giáo dục họ đã tìm cách gây ảnh hưởng, chèn ép đối tác như thế nào và người Đức đã phản ứng ra sao là nội dung bài này. Từ đó phát sinh ra vấn đề cần phải được mổ xẻ: Nhà nước VN đã ứng xử thế nào đối với Viện Khổng Tử ở Hà Nội? Tựa bài viết là của người dịch đặt. [đọc tiếp]

Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam

31/01/2021 Thanh Hà (RFI) - Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, Đại Hội Đảng Cộng Sản đã kết thúc sớm một ngày. Hôm 31/01/2021, Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XIII bầu lại ông Nguyễn Phú Trọng vào chức vụ tổng bí thư.

Theo thẩm định của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, trong nhiệm kỳ 2 của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, số tù nhân lương tâm tại Việt Nam đã tăng lên gấp đôi, đang từ 84 lên thành 170 người. [đọc tiếp]

Trung Quốc xây nhà cho 400 dân ở đảo Phú Lâm

28/01/2021 Zachary Haver (RFA) - Giới chức thành phố Tam Sa đang chuẩn bị xây dựng nhà ở mới cho khoảng 400 dân tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam. Đây là một dấu hiệu cho thấy nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tạo điều kiện cho việc tăng dân số ở tiền đồn quan trọng mà nước này chiếm đóng ở Biển Đông. Các tài liệu từ chính phủ Trung Quốc và hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy như vậy.

Các tài liệu đấu thầu mà Đài Á Châu Tự Do (RFA) thu thập được cho thấy giới chức địa phương đã bắt đầu lên kế hoạch cho các cơ sở nhà ở vào giữa năm 2020. [đọc tiếp]

Xã Hội Chủ Nghĩa kiểu Canada

24/01/2021 Frank Nguyen (Nhìn Ra Bốn Phương) - Nhiều người Việt cứ nghe thấy chế độ nào phục vụ đại đa số quần chúng là quy cho chính phủ ấy theo xã hội chủ nghĩa kiểu cộng sản. Tôi sống ở tỉnh phồn thịnh nhất nhì trong số 10 tỉnh (bang) của Gia Nã Đại, có lần đã từng phục vụ bốn năm liền như công bộc trong chính quyền thời vị Thủ Hiến xuất thân từ cái đảng bị chụp mũ là hậu thân của xhcn ba tầu, và hiện cũng là cư dân cũng của tỉnh bang đó khi vị Thủ Hiến mới được tái bầu trong năm nay cũng lại thuộc cái ‘đảng thổ tả’ đó. Tôi chỉ thấy rõ khi chính quyền tỉnh (tương tự như chính quyền Tiểu Bang ở Hoa Kỳ) được điều hành bởi loại chính quyền ‘thổ tả’ như họ đang kết án TT Biden thì người nghèo -mà đại đa số người Việt ở đây đều nghèo- được hưởng những phúc lợi xã hội nhiều nhất và không bị sách nhiễu như dưới trướng của hai đảng Bảo Thủ và Tự Do. [đọc tiếp]

‘Một năm đầy tai họa’ đối với phong trào dân chủ Việt Nam

24/01/2021 Tác giả: David Brown (Asia Sentinel), Song Phan chuyển ngữ (Tiếng Dân) - Dựa trên hầu hết mọi phương diện, năm 2020 là một năm đầy tai họa đối với phong trào dân chủ ở Việt Nam. Phong trào đã bị thu nhỏ bởi sự đàn áp ngày càng hiệu quả của chế độ Hà Nội, giờ đây nó bị mê hoặc trong cuộc chiến của Donald Trump để giành nhiệm kỳ thứ hai...

... Từ năm 2017, chế độ Hà Nội đã thẳng tay đàn áp những người chỉ trích thẳng thừng. Từng người một, những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng đã bị bắt, bị xét xử, bị bỏ tù và đôi khi được cho phép ra định cư ở nước ngoài. Các bộ phận Công an tỉnh được khuyến khích bố ráp những người chia sẻ cảm xúc chống chế độ trên mạng xã hội [đọc tiếp]

Dat Tran, người gốc Việt, được Joe Biden cử làm bộ trưởng tạm quyền

23/01/2021 (BBC) - Một chuyên gia gốc Việt, Dat Tran, vừa được Tổng thống Joe Biden bổ nhiệm làm quyền Bộ trưởng Các vấn đề Cựu chiến binh Mỹ trong thời gian ngắn.

Thay cho Bộ trưởng vừa mãn nhiệm Robert Wilkie, ông Dat Tran, chỉ tạm thời giữ chức vụ này trong thời gian chờ Denis McDonough, ứng viên được Biden đề bạt, được Thượng viện Mỹ xác nhận. Ông Tran hiện là phó trợ lý bộ trưởng cao cấp đặc trách Văn phòng Tích hợp Tổ chức tại bộ này [đọc tiếp]

Trước Đại hội 13, dư luận VN rộ lên vụ 'mua chức trên 1 triệu USD'

19/01/2021 (BBC) - Trong những tuần đầu tháng 1/2021, báo chí Việt Nam đăng bài nói về một vụ án “bỏ ra 27 tỷ đồng để mua chức 'phó vụ trưởng' ở một cơ quan cấp bộ.

Điều đáng chú ý là báo chí coi những vụ việc này là “không quá bất ngờ”, vì chính các cơ quan truyền thông của Đảng Cộng sản và chính phủ VN đã nói đến hiện tượng “chạy chức chạy quyền” từ lâu nay. [đọc tiếp]

Báo chí Việt Nam viết gì về ngày 'TQ chiếm Hoàng Sa'?

19/01/2021 (BBC) - Các báo 'lề phải' của Việt Nam và nhiều người dùng mạng xã hội tại Việt Nam hôm 19/1 đồng loạt đăng thông tin kỷ niệm ngày 'TQ chiếm Hoàng Sa' (19/1/1974).

Tờ Tuổi Trẻ chạy bài viết trên trang chính có tiêu đề "Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt…", trong đó viết về sự kiện cách đây 47 năm, Trung Quốc "dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam". [đọc tiếp]

Đức sốc về nạn buôn người vào EU của 'mafia Việt Nam'

19/01/2021 Lê Mạnh Hùng (BBC) - Hình ảnh "Mafia thuốc lá Việt Nam" ở Berlin những năm 1990 chưa phai nhạt, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh giữa ban ngày ban mặt năm 2017 tại Berlin vẫn chưa dịu hẳn thì hôm 18/01/2021 truyền thông Đức lại đồng loạt đưa tin về nạn buôn người của "các đường dây mafia Việt Nam" trong những năm gần đây.

Tình trạng buôn người là nguồn gốc của nhiều tệ nạn xã hội, không chỉ đối với Đức mà cả một số quốc gia khác của EU cũng đang phải gánh chịu.

Phim tài liệu truyền hình dài 45 phút với tiêu đề "Hàng hóa -Trẻ em" trình chiếu đêm 18/01 trên kênh số 1 đài truyền hình Quốc gia Đức ARD giới thiệu cho công chúng Đức nhiều sự thật gây sốc. [đọc tiếp]

Mục đích đấu tranh là Dân chủ, Tự do chứ không phải là lãnh tụ

17/01/2021 Nguyễn Hùng (Diễn Đàn Việt Nam 21) - ... Minh bạch là một yếu tố căn bản thiết yếu của thể chế dân chủ. Trên thế giới chúng ta đang sống, Hoa Kỳ nổi tiếng là quốc gia mẫu mực về dân chủ. ... Từ hơn 5 năm qua, trên đất nước hoài bão của những người yêu mến dân chủ, tự do xuất hiện một chính khách mới với cá tính rất đặc biệt, ông Donald Trump và chính là vị Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ. Ngược với truyền thống chính trị Hoa Kỳ, Vị này hành xử như kẻ thù với chính trị gia khác đảng và không những chỉ mạ lỵ đối thủ ngoài đảng mà còn phỉ báng những người trong cùng đảng phái chính trị với ông, nếu những người này không ủng hộ ông. [đọc tiếp]

Đức: Đảng CDU bầu một nhân vật cánh trung làm chủ tịch

16/01/2021 Thanh Phương (RFI) - Hôm nay, 16/01/2021, đảng bảo thủ Liên Minh Dân Chủ Thiên Chúa Giáo CDU của Đức đã bầu ông Armin Laschet, một nhân vật cánh trung theo xu hướng ôn hòa, làm tân chủ tịch đảng. Với 521 phiếu trên tổng số 1001 đại biểu, ông Laschet đã đánh bại nhân vật theo xu hướng tự do Friedrich Merz trong cuộc bầu cử nội bộ. Kết quả cuộc bỏ phiếu được tổ trên mạng do tình hình dịch Covid còn phải chờ được xác nhận bằng thư mà các đại biểu sẽ gởi đến.

Cuộc bầu chọn lãnh đạo đảng CDU diễn ra trong bối cảnh nước Đức sẽ tổ chức bầu cử Quốc Hội vào cuối tháng 9 năm nay và thủ tướng Merkel, cầm quyền từ năm 2005, sẽ rút lui. [đọc tiếp]

Chống Cộng, phò Trump bằng tin vịt

15/01/2021 Jackhammer Nguyễn (Tiếng Dân) - Năm 1970, sự kiện phi thuyền Apollo 13 đổ bộ lên mặt trăng là một thành công lớn, mang lại uy tín cho nước Mỹ. Đó là điều không thể bàn cãi, tuy nhiên, để đánh bại uy tín của Washington trong cuộc chiến Việt Nam, những người cộng sản Hà Nội chọn một phương pháp rất hữu hiệu: Tin vịt.

Những tưởng tin vịt chỉ được những người cộng sản sử dụng, nhưng không, nó cũng được những người chống Cộng sử dụng, đặc biệt là những người chống Cộng nhưng pro-Trump. [đọc tiếp]

Hiện Tượng Quái Đản Vào Ngày Phản Loạn 6/1/2021

15/01/2021 Nguyễn Quốc Khải (Chuyển Hóa) - Trong cuộc biểu tình bạo loạn vừa qua ở Washington-DC, người ta thấy có một số cựu quân nhân VNCH xuất hiện trên những đường phố dẫn tới trụ sở Quốc Hội. Tôi không thể hiểu được đầu óc của mấy người đi biễu tình về cuộc bầu cử ở Mỹ mà mặc quân phục và mang cờ Vàng theo mặc dù tôi cũng là một cựu quân nhân VNCH.

Nay cờ VNCH được xếp chung với những cờ của những nhóm khủng bố da trắng, tân phát xít và cờ tượng trưng cho nô lệ ở miền Nam Hoa Kỳ thời nội chiến. [đọc tiếp]

Dân biểu gốc Việt bị ‘fan cứng’ Trump đe dọa, cảnh sát phải đến nhà bảo vệ

14/01/2021 (Người Việt) - ATLANTA, Georgia – Cảnh sát phải bảo vệ nhà Dân Biểu Bee Nguyễn sau khi bà bị “fan cứng” của Tổng Thống Donald Trump đe dọa vì phản bác lại tố cáo có bầu cử gian lận tại tiểu bang Georgia trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.

Theo tờ báo Decaturish ở địa phương hôm Thứ Ba, 12 Tháng Giêng, không những bị đe dọa mà địa chỉ nhà của vị dân cử gốc Việt đầu tiên tại Georgia còn bị đưa lên mạng xã hội, kể từ khi bà khám phá sai trái trong các tố cáo của Tổng Thống Trump về gian lận bầu cử, tại một buổi điều trần ở Quốc Hội tiểu bang hồi Tháng Mười Hai năm ngoái. [đọc tiếp]

Tân chính quyền Mỹ Biden-Harris sẽ thay đổi gì trong chính sách đối nội và đối ngoại

12/01/2021 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11/2020 Liên danh dân chủ Joe Biden-Kamala Harris đã giành chiến thắng với 81.283.485 phiếu phổ thông (51,4 %) và 306 phiếu đại cử tri so với 74.223.744 phiếu phổ thông (46,9%) và 232 phiếu đại cử tri danh cho Liên danh cộng hoà Donald Trump-Mike Pence. Theo quy định Hiến pháp, kết quả bầu cử sẽ được xác nhận trong phiên họp lưỡng viện Quốc hội do Phó tổng thống đương nhiệm trên cương vị Chủ tịch Thượng viện chủ tọa. [đọc tiếp]

TNLT Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực đến ngày thứ 47, sức khỏe suy kiệt

11/01/2021 (RFA) - Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người bị kết án 16 năm tù với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, đang tuyệt thực trong Trại giam số 6, Thanh Chương - Nghệ An đến ngày thứ 47.

Gia đình ông Thức đến tận trại giam thăm ông vào ngày 9-1-2021 vừa qua và được ông thông báo lại điều đó. Ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai ông Thức vào chiều ngày 11-1 cho biết tình trạng sức khỏe của người thân như sau:

"Anh rất là yếu, yếu lắm! Anh đi ra rồi anh phải nghỉ đến một lúc sau thì anh mới có thể nói được. [đọc tiếp]

Phía Bên Kia Đường 110

10/01/2021 Angela Kökritz (Die Zeit), Phạm Hồng-Lam dịch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - [Black Lives Matter trước đây 100 năm: Cuộc phục hưng ở Harlem, khu phố phía bắc Manhattan, là một hạt mầm cho phong trào tranh đấu dân quyền của người Mị gốc Phi Châu. Cuộc phục hưng này đã châm ngòi cho một ngòi pháo văn hoá, và ánh sáng của ngòi pháo này chưa bao giờ lại toả mạnh như hôm nay]

Harlem năm 1921: Nơi đây mỗi lần dạo phố là một cuộc phiêu lưu kì thú: „Ta khoác vào mình bộ đồ vía, để thong thả dạo chơi với bạn bè, người quen và – nhất là – với người lạ, mà chắc chắn ta sẽ gặp trên đường“, đó là lời kể của nhà văn James Weldon Johnson đã ghi lại trong cuốn sách Black Manhattan của ông vào năm 1930. Nhởn nhơ qua lại trên các đường phố là những người Mỹ gốc Phi, những người Jamaika, Cuba, Haiti, những người từ các hải đảo Brahamas và Curaçao. Hai bên đường, các nhà băng, quán sách báo, phòng mạch bác sĩ, văn phòng luật sư, văn phòng bảo hiểm và khách sạn do người da đen làm chủ chào mời khách hàng. Các nhà thờ của người da đen, có tới 160 ngôi vào năm 1928, mở rộng cửa đón tín đồ. [đọc tiếp]

Phạm Chí Dũng, từ “thái tử đảng” trở thành người “tuyên truyền chống nhà nước”

05/01/2020 Jackhammer Nguyễn (Việt Luận) - Ngày 5/1/2021, tòa án thành Hồ kết án anh Phạm Chí Dũng, một cây bút chỉ trích chế độ Hà Nội, 15 năm tù giam và 3 năm quản chế sau khi mãn án, tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”.

Anh Dũng là con trai của ông Phạm Văn Hùng, một người thuộc nhóm “buông rèm chấp chính” ở thành ủy thành Hồ, Trưởng an Tổ chức đảng, trước đây.

“Thái tử đảng” Phạm Chí Dũng cũng được chế độ “chuẩn bị” rất kỹ càng, anh được học kinh tế và kỹ thuật quân sự, hai ngành quan trọng đối với sự tồn tại của nhà nước cộng sản hiện nay. [đọc tiếp]

Tuyên bố của

Diễn Đàn Việt Nam 21

về việc toà án Cộng sản tuyên án tù đối với ba nhà báo dân chủ tại Việt Nam

[đọc tiếp]

    Bài & Tin mới 

seit 06 Dez 13