Nhân quyền (2015/7)

Tiếng Việt‎ >   Nhân quyền >

 

Nhân quyền (2015/7)

* Nhân quyền: các trang sau & trước

 

Đức gây áp lực đòi tự do cho Luật sư Nguyễn văn Đài

31/12/2015 Nguyễn Quang (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Berlin - Cuộc vận động tự do cho Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Văn Đài do Diễn Đàn Việt Nam 21 (DĐVN 21) khởi xướng đang diễn tiến tốt đẹp. Khi nhận tin Luật Sư Nguyễn Văn Đài bị công an bắt giữ vào ngày 16.12.2015 vì tội „Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN", Tiến sĩ Dương Hồng Ân Điều hợp viên của  DĐVN21 đã liên hệ với Khối dân biểu liên bang của hai chính đảng cầm quyền tại Cộng Hòa Liên Bang Đức - Liên Minh Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) và Liên Minh Xã Hội Thiên Chúa Giáo (CSU) để yêu cầu chính giới Đức hãy dùng ảnh hưởng gây sức ép đòi chính quyền CHXHCN Việt Nam hãy sớm trả lại tự do cho Luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà đối lập dân chủ. ngày 21/12/2015, Nghị sĩ Kauder cho biết ông đã đòi hỏi Đại sứ CHXHCNVN Đoàn Xuân Hưng ở Berlin hãy vận dụng mọi cách trong quyền hành của mình để ông Nguyễn Văn Đài sớm được trả lại tự do. Ông Kauder nhấn mạnh  „Trường hợp ông Nguyễn là một cuộc thử nghiệm cho mối bang giao giữa Việt Nam và Đức“.

Nghị sĩ Barbara Lochbihler phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Nghị viện Âu châu cho biết trong bản báo cáo đuợc thông qua ngày 17/12/2015, Nghị viện Âu châu lên án việc áp dụng án tử hình và sự đàn áp tự do ngôn luận và tự do tôn giáo tại Việt Nam, đồng thời đòi hỏi trả tự do lập tức cho ít nhất 60 tù nhân chính trị [đọc tiếp]

Báo cáo về vi phạm Nhân quyền của chính quyền nhắm vào nữ giới trong năm 2015

30/12/2015 Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam (Dân Luận) - Trong năm 2015 điểm qua các sự kiện chính vi phạm quyền con người của phụ nữ sau đây:

12 nhà hoạt động tố cáo bị hành hung khi đi thăm ông Trần Anh Kim trong đó có 3 người nữ là Trần Thị Nga; Nguyễn Thị Kim Chi; Mai Thị Tuyết Thanh.

Nhà báo Phạm Đoan Trang bị câu lưu và thẩm vấn nhìều giờ tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Tại Nha Trang, hai blogger là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) và anh Võ Trường Thiện đã bị lực lượng CA tổ chức bắt cóc trên đại lộ Nguyễn Tất Thành.

Một cuộc biểu tình mang thông điệp 'chống nội thù, kháng ngoại xâm' dự kiến diễn ra vào sáng ngày 8/3/2015 tại Sài Gòn đã bị lực lượng an ninh ngăn chặn sách nhiễu. Nhiều thành viên của Phong trào Liên đới Dân oan Tranh đấu như bà Trần Ngọc Anh, Phùng Thị Ly, Lê Thị Ngọc Đa... cùng hàng chục dân oan khác bị bao vây, chặn bắt khi đang trên đường đến điểm hẹn. [đọc tiếp]

Đại sứ Ted Osius: Hoa Kỳ đề nghị VN thả ngay các tù nhân lương tâm

29/12/2015 (RFA) - Trong bản tuyên bố phổ biến sáng nay, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius, bày tỏ những quan ngại sâu sắc đối với những vụ sách nhiễu và giam giữ các nhà hoạt động nhân quyền ôn hoà.

Tuyên bố này được đưa ra sau sự kiện luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt giam trở lại vào ngày 16 tháng 12 và nhà hoạt động Hoàng Đức Bình cùng bà Đỗ Thị Minh Hạnh bị cảnh sát hành hung vào ngày 25 tháng 12.

Trong bản tuyên bố, Đại sứ Ted Osius nói rằng những việc bắt giữ trái pháp luật của nhà cầm quyền Việt Nam đang làm lu mờ sự tiến bộ của VIệt Nam về nhân quyền. Ngài Đại sứ đề nghị những cơ quan có thẩm quyền phải có giải trình cụ thể. Và đồng thời, ông nhấn mạnh Hoa Kỳ kêu gọi nhà nước Việt Nam phải đảm bảo luật pháp và hành động của mình phải nhất quán với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã thực hiện. [đọc tiếp]

Tuyên bố của Hội đồng Liên tôn Việt Nam v/v bắt luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà

29/12/2015 (FVPOC) - Ngày 16 tháng 12 năm 2015, Luật sư Nguyễn Văn Đài và phụ tá là cô Lê Thu Hà đã bị bắt với tội danh  tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam  theo Điều 88 Bộ luật Hình sự. Cách hôm bị bắt khoảng một tuần, Luật sư Nguyễn Văn Đài đã bị hành hung sau khi dự một cuộc hội thảo về nhân quyền tại tỉnh Nghệ An.

1- Hành vi đàn áp này đã làm dấy lên các phản ứng mạnh mẽ và rộng rãi sau đây: ...

2- Hành vi đàn áp này đã ngang nhiên vi phạm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ở những điều sau đây:

Hội đồng Liên tôn Việt Nam ra Bản Tuyên bố này yêu cầu nhà cầm quyền CSVN hãy thực thi nhiệm vụ của mình là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc mà trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà. [đọc tiếp]

Thánh lễ cầu nguyện cho Ls Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà

28/12/2015 Tễu blog tổng hợp (Blog Nguyễn Xuân Diện) - Trong tinh thần hiệp thông, thánh lễ cầu nguyện cho công lý – hòa bình, được cử hành vào lúc 20 giờ Chúa Nhật 27/12/2015 tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn (số 38 đường Kỳ Đồng, phường 9, quận III, Sài Gòn) và tại Nhà Thờ Thái Hà (số 180/2 phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội). Thánh lễ nhằm Cầu cho thế giới, cách riêng đất nước Việt Nam được hòa bình; Cầu nguyện cho người dân, nhất là người Công giáo không còn thờ ơ, dửng dưng với quê hương đất nước, với những anh chị em đang chịu cảnh bất công; và đặc biệt là cầu cho Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự cô Lê Thu Hà được trả tự do.

Đặc biệt, Thánh lễ hôm nay có sự hiện diện của chị Vũ Minh Khánh là vợ của luật sư Nguyễn Văn Đài, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, bà Lê Thị Minh Hà (vợ Anh Ba Sàm) cùng rất đông anh em trong phong trào đấu tranh cho dân chủ nhân quyền đến từ các hội nhóm, cả những dân oan cũng đến hiệp thông để cầu nguyện cho luật sư Đài và cộng sự. [đọc tiếp]

Bị đánh dã man vì phát tờ rơi trích lời của Thủ tướng

26/12/2015 Tường An (RFA) - Ngày 25 tháng 12 vừa qua, nhiều người bị đánh đập dã man chỉ vì một vài nhà hoạt động nghiệp đoàn thuộc tổ chức Lao Động Việt phát tờ rơi mang thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc thành lập nghiệp đoàn độc lập, một trong những điều kiện khi tham gia Hiệp định đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP mà Việt Nam là một trong 12 quốc gia tham gia ký kết. Một thành viên của Lao Động Việt tại Việt Nam là cô Đỗ Thị Minh Hạnh cho biết:

Trên tờ rơi trích lời nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 18/11 được đăng lại trên tờ Kinh tế Sài Gòn online như sau: Theo Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP là công nhân được quyền thành lập những nghiệp đoàn do chính công nhân bầu lên, hoạt động độc lập với Tổng Liên đoàn lao Động Việt Nam, trong tờ rơi cũng trích dẫn một vài điều khoản được quy định trong hiệp ước này cũng như trong kế hoạch lao động giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về quyền thành lập nghiệp đoàn, quyền thương lượng tập thể cũng như cách để cho công nhân tiếp cận với thông tin này.

Anh Hoàng Bình, thành viên của Lao Động Việt giữ nhiệm vụ phân phối những thông điệp này đến với công nhân đã bị khoảng 20 công an vây bắt lúc đang giữ 4.500 tờ rơi. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, công an đã không nhắc nhở gì đến nội dung các tờ rơi này mà lại lấy một lý do không hề có là anh Hoàng Bình gây tai nạn xe cộ và bỏ chạy. Tại đồn công an phường Hoà Thạnh, anh Hoàng Bình cũng bị đánh đập dã man và liên tục bởi những người công an mặc thường phục và sắc phục [đọc tiếp]

TNLT Nguyễn Đình Cương : Nhà nước CS không thể tiêu diệt ý chí của những thanh niên yêu nước

25/12/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào hồi 7 giờ tối ngày 24/12/2015,tù nhân lương tâm Pet Nguyễn Đình Cương đã về với gia đình sau 4 năm bị giới bạo quyền cộng sản ngược đãi trong ngục tù khét tiếng Nam Hà tỉnh Hà Nam.

Tù nhân lương tâm bị giới bạo quyền cộng sản bắt ngày 24/12/2011 và tuyên án 4 năm tù, về cái tội danh gọi là “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 bộ luật hình sự.

Anh Nguyễn Đình Cương là thành viên của Trung tâm bảo vệ sự sống Jean Paul II, hoạt động tích cực cho công việc bảo vệ môi trường và các công việc phòng chống tệ nạn xã hội ở giáo xứ Yên Đại và thành phố Vinh.

Rời nhà tù nhỏ,tù nhân lương tâm Pét Nguyễn Đình Cương còn bị quản thúc 3 năm trong nhà tù lớn.

Từ Nghệ An anh Nguyễn Đình Cương khẳng định tiếp tục góp phần vào cuộc đấu tranh để Việt Nam có dân chủ, tự do. Cuộc phỏng vấn do phóng viên Trần Quang Thành thực hiện. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe.

 

Vận động trả tự do cho

linh mục Nguyễn Văn Lý

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới và tổ chức missio đã đưa ra chiến dịch Thỉnh nguyện thư #freeLy yêu cầu trả tự do cho blogger, nhà báo công dân và linh mục đang bị quản thúc Nguyễn Văn Lý.

Xin ký tên ủng hộ thỉnh nguyện thư (song ngữ Đức và Anh) của missio và Phóng viên Không biên giới, ký tên [tại đây]

Vận động trả tự do cho

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài,

hãy ký tên ủng hộ

Kiến Nghị Thư gửi

Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Cao Ủy Liên Hiệp Âu châu về Đối Ngoại, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền của chị Vũ Minh Khánh, vợ LS Đài

Petitioning US Secretary of State John Kerry and 2 others

Free human rights lawyer

Nguyen Van Dai

[Kiến Nghị Thư] - [Petition]

Vu Minh Khanh Hanoi, Vietnam

Xin ký tên hỗ trợ

Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa trong chiến dịch "Hãy cứu lấy tự do tín ngưỡng" tại Việt Nam

Hội thảo

“Lage der Religions- und Meinungsfreiheit

in Vietnam”

Tình trạng tự do tôn giáo và ý kiến

tại Việt Nam

với Mục sư Kai Feller

Chủ Nhật 15/11/2015

Mục sư Kai Feller đã thăm viếng Việt Nam, tiếp xúc với những người bất đồng chính kiến, với đại diện của nhiều tôn giáo và dân tộc thiểu số, những người dân ở cao nguyên miền bắc bị nhà nước ép bỏ đức tin ...  [đọc tiếp]

Biểu tình

chống Trương Tấn Sang

Đồng bào phát động chiến dịch chống Trương Tấn Sang đến Đức

Liên Hội NVTN tại CHLB Đức và Hội NVTN tại Frankfurt sẽ tổ chức hai cuộc biểu tình theo ngày giờ và địa điểm sau đây:

1. Cuộc biểu tình tại Berlin sẽ do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức tổ chức ngày thứ tư 25.11.2015

2. Cuộc biểu tình tại Frankfurt sẽ do Hội NVTN tại Frankfurt và VPC tổ chức:

Ngày thứ năm 26.11.2015 từ 13:00g đến 18:00g

tại Ballsaal của Hotel Steigenberger Frankfurter Hof Am Kaiserplatz, 60311 Frankfurt am Main.

* * *

Kiến nghị của 11 luật sư đòi tại ngoại cho Nguyễn Mai Trung Tuấn

24/12/2015 Tường An (RFA) - Ngày 21 tháng 12 vừa qua, 11 luật sư của nhiều văn phòng luật sự khác nhau đã đồng loạt ký một bản kiến nghị yêu cầu huỷ bỏ việc tạm giam và trả tư do ngay cho thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn cho đến khi có kết quả cuối cùng về vụ án. Kiến nghị này được gửi lên Toà án Nhân dân tỉnh Long An, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An. Thông tín viên Tường An có cuộc phỏng vấn với Luật sự Đặng Huỳnh Lộc, một trong 11  Luật sư ký tên trong kiến nghị này để tìm hiểu thêm.

Việc đồng loạt 11 Luật sư có tiếng tăm của luật sư đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác cùng ký tên gửi kiến nghị can thiệp cho một bị cáo ở tuổi vị thành niên là một việc hầu như chưa hề có tiền lệ tại Việt Nam. Giải thích về hành động đặc biệt này, luật sư Đặng Huỳnh Lộc, phát ngôn nhân của nhóm Luật sư cho biết những lý do tình và lý đưa đến việc 11 luật sư đồng lòng thảo kiến nghị này [đọc tiếp]

Dùng côn đồ tạt axit, một hành động dã man của công an Hà Nội trả thù anh Trương Văn Dũng

22/12/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào khoảng 13 giờ ngày 21/12/2015 khi anh Trương Văn Dũng cùng một số bà con dân oan ngồi nghỉ dưới gốc cây gần trụ sở công an phường Bách Khoa quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, một thanh niên cầm một chai dung dịch đến thẳng chỗ anh Dũng đang ngồi và đổ chai dung dịch này thẳng từ đầu anh Dũng xuống. Chất lỏng trong chai được xác định là axit. Tên côn đồ sau khi gây án xong đã được công an giúp đỡ và bỏ chạy. Ngay lập tức, bà con dân oan đã sơ cứu cho anh và đưa anh đi cấp cứu. Những người chứng kiến sự việc cho biết là rất may chất axit đã được pha loãng nên vết thương đã không quá trầm trọng sau cú tưới axit của tên côn đồ. Sau khi thăm khám, khoa mắt Viện Bỏng Quốc Gia đã kết luận mắt trái của anh Trương Văn Dũng bị bỏng kết - giác mạc cấp độ 1 do axit. Nếu không được bà con dân oan kịp thời sơ cứu, rất có thể anh đã bị mù vĩnh viễn.  [đọc tiếp]

Biểu tình trước tư dinh phó thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc

20/12/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 18/12/2015, bà con dân oan một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Long An ra Hà Nội khiếu kiện, đã tập trung biểu tình trước tư dinh ông Nguyễn Xuân Phúc, phó thủ tướng cộng sản Việt Nam

Bà con dân oan mang theo các tấm biển lớn tố cáo các quan chức địa phương cấu kết với chủ đầu tư cướp đất của dân, tham nhũng

trong việc đền bù, đàn áp những người tố cáo các việc làm vi phạm pháp luật của họ.

Công an Hà Nội đã huy động lực lượng đến giải tán và cưỡng chế bà con lên xe buýt đưa về trụ sở tiếp dân số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông. Trên xe buýt bà con hô vang các khẩu hiệu đả đảo quan chức tham nhũng, Đảng cộng sản còn chế độ công an trị, người dân còn mất quyền làm người.

Tại trụ sở tiếp dân 2 ngày 19 và 20/12/2015, công an quận Hà Đông cùng bảo vệ phòng tiếp dân đã dỡ các lều bạt tá túc của bà con dân oan các địa phương về khiếu kiện trong thời tiết mùa đông giá rét, mưa phùn gió bấc. Bà con dân oan đã kịch liệt phản đối hành động bất nhân này của công an quận Hà Đông.

Sau đây là một số hình ảnh do chị Trương Thanh Quang, dân oan tỉnh Tiền Giang ghi lại.

Gặp gỡ, mạn đàm với

TS Nguyễn Quang A

nhà nghiên cứu và hoạt động

trong phong trào đấu tranh dân chủ,

thành viên của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

Thứ Bảy 01/08/2015, 16 giờ

  Alte Schule, Schulstraße 19

72654 Neckartenzlingen

Hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

13/06/2015

Dựa theo Chỉ số bách hại tôn giáo trên thế giới (Weltverfolgungsindex 2015), Việt Nam cộng sản  bị liệt kê vào danh sách các quốc gia bách hại tôn giáo trầm trọng nhất. Nhằm thông tin về tình trạng đàn áp những người có tín ngưỡng, đặc biệt tín hữu Thiên Chúa Giáo, Diễn Đàn Việt Nam 21 sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

Ông Peter Kinast đã qua Việt Nam sinh hoạt với các tin hữu Việt Nam bị chế độ CS độc tài sách nhiễu và đàn áp. [đọc tiếp] - [deutsch]

Trả tự do ngay cho luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài

19/12/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 16/12/2015, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài đã bị cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an bắt tạm giam về cái gọi là tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 Bộ luật hình sự..

Ngày sau khi được tin  luật sư Nguyến Văn Đâì bị bắt, dư luận trong và ngoài nước đã tỏ thái độ bất bình và lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho luật sư Nguyễn Văn Đài.

Hội Cựu tù nhân Lương tâm Việt Nam và Hội Anh em Dân chủ đã ra bản lên tiếng đòi trả tự do cho luật sư Nguyễn Văn Đài, một thành viên của 2 tổ chức này. Chỉ sau 2 ngày bản Lên tiếng được công bố đã có hơn 50 tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài nước cùng hơn 600 người tham gia ký tên.

Anh Phạm Bá Hải, điều phối viên của Hội Cựu tù nhân Lương tâm Việt Nam đã giới thiệu nội dung bản lên tiếng này qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Sinh hoạt hội thảo ngày 23/05/2015 với Blogger Người Buôn Gió

Liên minh Âu châu đòi hỏi Hà Nội trả tự do ngay cho Nguyễn Văn Đài

18/12/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Liên minh Âu châu ngày hôm nay vừa lên tiếng đòi hỏi Hà Nội phải tự do ngay cho luật sư Nguyễn Văn Đài. 

Người phát ngôn của bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao của Liên minh Âu châu về chính sách đối ngoại và an ninh, tuyên bố "Chính quyền Việt Nam phải tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ về cuộc hành hung ông Nguyễn Văn Đài và thả ông ngay lập tức".

Theo quan điểm của Liên minh Âu châu, vụ việc này "đi ngược lại với nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam về nhân quyền, đặc biệt là Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị" mà Việt Nam đã cam kết.

EU cũng nhấn mạnh rằng nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài đã là nạn nhân của một cuộc tấn công chỉ vài ngày trước đây, khi ông tham dự một cuộc hội thảo về nhân quyền.

Bản tuyên bố tiếp: "vụ bắt giữ diễn ra trong bối cảnh của cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên minh Âu châu-Việt Nam hàng năm tại Hà Nội, nơi Liên minh Âu châu đã nêu trường hợp của ông Nguyễn Văn Đài và trước cuộc gặp gỡ của ông Đài với phái bộ của Liên Âu tại Hà Nội".

Liên minh Âu châu khuyến cáo: "Các nhà bảo vệ nhân quyền ôn hòa phải được phép bày tỏ ý kiến của mình một cách tự do, phù hợp với với các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam mà không bị đe dọa hoặc cản trở". [english]

Nghị sĩ Quốc hội Đức Volker Kauder lên án vụ bắt giam Nguyễn Văn Đài

Blogger Người Buôn Gió là ai? Ðiều gì khiến anh trở thành người dùng ngòi bút làm phương tiện cải cách xã hội?   Người quan tâm đến tình hình đất nước có lẽ ai cũng quen thuộc với tên gọi blogger Người Buôn Gió. Người Buôn Gió tên thật là Bùi Thanh Hiếu, tác giả nhiều loạt bài, trong đó có “Ðại Vệ Chí Dị,” “Thư Viết Cho Con Trai”... với lối viết giản dị,  dí dỏm và sâu sắc.

Sinh hoạt hội thảo do Diễn Đàn Việt Nam 21 tổ chức vào ngày 23/05/2015

[xem chi tiết]

Chiến dịch Vận Động Nhân Quyền 2015

Nhân Quyền 2015 Sài Gòn, Vietnam

Lời kêu gọi tham gia Chiến Dịch Tranh Đấu cho Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền 2015

Kính gửi Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,

Chúng tôi, những người đứng tên trong Lời kêu gọi này, kính mời Đồng bào trong và ngoài nước cùng tham gia Chiến Dịch Tranh Đấu cho Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền 2015.

18/12/2015 Đặng Hà (Diễn Đàn Việt Nam 21) - „Trường hợp Nguyễn Văn Đài là một phép thử cho mối quan hệ Đức-Việt Nam“ Một ngày sau khi nhận được thư báo động của Forum Vietnam 21 (Diễn Đàn Việt Nam 21), hôm nay ngày 18.12.2015 tại Berlin trong tuyên bố với truyền thông & báo chí nghị sĩ Quốc hội Đức Volker Kauder đã nhấn mạnh:

„Tôi lên án một cách nghiêm khắc nhất về việc bắt giam nhà tranh đấu nhân quyền Nguyễn Văn Đài. Nhà nước Việt Nam phải trả tự do lập tức cho luật sư và cũng là Blogger Nguyễn Văn Đài. Đáng ngờ rằng, vụ bắt giam này là nhằm bịt miệng một tiếng nói phê phán ở Việt Nam trong một thời gian dài không xác định. Vụ bắt giam này cho thấy tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trước như sau là vẫn thiếu kém.“ [đọc tiếp] - [deutsch]

Tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy không được trị bệnh nếu không nhận tội

18/12/2015 (Amnesty International) - Tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy, hiện thụ án 8 năm tù giam tại Việt Nam, bị từ chối không cho trị bệnh bướu trong tử cung, một tình huống chẳng khác gì tra tấn. Do chính bác sĩ của nhà tù đã chẩn bệnh, dù bị đau đớn nặng nề, bà được bảo là sẽ chỉ được trị bệnh khi nào bà “thú nhận” những tội mà bà bị kết án.

Năm 2015 đánh dấu 40 năm toàn cõi Việt Nam nằm dưới chế độ toàn trị của đảng CSVN. Đây cũng là năm mà đảng CSVN tự tiện sắp xếp nhân sự lãnh đạo đất nước, sẽ xảy ra trong kỳ đại hội đảng XII, nhằm tiếp tục kéo dài sự thống trị độc tài trên đầu trên cổ 90 triệu người dân Việt Nam. Sau 40 năm dưới sự độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, đất nước chúng ta phải đối diện với nguy cơ hiểm nghèo nhất, đe dọa đến sự tồn vong của Dân tộc - đó là viễn cảnh Việt Nam bị thống trị toàn diện bởi Bắc Kinh và trở thành một vùng tự trị, một tỉnh chư hầu của Trung cộng trong tương lai.

Tình trạng đen tối này xảy ra khi người dân không có tự do, nhân quyền, đất nước không có dân chủ khiến Nhân dân Việt Nam không thể chọn lựa những người lãnh đạo xứng đáng, một chính phủ có khả năng và tâm huyết để thực sự tranh đấu cho sự tồn vong của đất nước theo đúng nguyện vọng của đại đa số Nhân dân. Do đó, Tự do - Dân chủ - Nhân quyền là điều kiện tiên quyết để Nhân dân và Chính phủ Việt Nam trở thành một khối, tạo được sức mạnh Diên Hồng nhằm quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc. Người dân Việt Nam không thể xác định chủ quyền lãnh thổ khi ngay cả quyền tự do mặc áo HS-TS-VN cũng bị tước đoạt; không thể góp phần bảo vệ Tổ quốc khi quyền cất tiếng, bày tỏ quan điểm về chủ quyền, độc lập của quốc gia và những góp ý, phê bình chính sách ngoại giao của chính phủ luôn phải đối diện với nguy cơ bị Điều 79, 88, 258 bịt miệng, còng tay, bỏ tù.

Do đó, chúng tôi kêu gọi mọi người tham gia, sát cánh với nhau trong một chiến dịch tranh đấu với những bước như sau: [đọc tiếp và ký tên tại đây]

* Nhân quyền  

Bà Trần Thị Thúy trở bệnh khoảng tháng 4 năm 2015, lúc dó bà còn trong trại giam ở Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Bác sĩ nhà tù chẩn đoán bà bị bướu ở tử cung, nhưng bà không được điều trị. Một viên cai tù nói với bà rằng phải thú nhận tội hoặc “chết trong tù”. Khi đi đứng bà cần chống nạng hoặc cần được giúp đỡ. Gia đình thì có cung cấp cho bà thuốc nam. Bà còn bị áp huyết cao và có uống thuốc. Bà Trần Thị Thúy bị đau đớn nặng nề và trong những tháng gần đây nhiều lần bà nói với gia đình là cảm thấy cận kề cái chết. Việc khước từ trị bệnh trong những hoàn cảnh này không khác gì với việc tra tấn và vì thế là một vi phạm vào Công Ước chống Tra Tấn, đã có hiệu lực tại Việt Nam vào tháng 2 sau khi thông qua hồi năm ngoái.

Bà Trần Thị Thúy là một tiểu thương, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo và nhà hoạt động cho dân oan. Bà bị bắt vào tháng 8 năm 2010 và bị đem ra xét xử cùng với sáu nhà hoạt động dân oan khác tại Tòa Án Nhân Dân Tỉnh Bến Tre vào ngày 30 tháng 5 năm 2011. Bà bị kết án 8 năm tù giam theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự vì “những hoạt động nhằm lật đổ” nhà nước, và 5 năm quản chế sau khi thụ án tù. Theo bản kết án, tất cả các nhà hoạt động này bị cáo buộc là tham gia hay có liên hệ với Việt Tân, một phong trào có trụ sở tại ngoại quốc tranh đấu ôn hòa cho dân chủ tại Việt Nam. Theo Ủy Ban Điều Tra Về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc thì việc giam giữ bẩy nhà hoạt động kể cả bà Trần Thị Thúy là tùy tiện và nên được bù đắp bằng cách trả tự đo và đền bù cho họ.

Bà Trần Thị Thúy hiện bị giam tại Trại Giam An Phước, tỉnh Bình Dương, cách xa gia đình bà khoảng 900 cây số; đi thăm phải mất ba ngày mới tới. (Bản dịch tiếng Việt của DĐVN21) - [español] - [english] - [deutsch]

Cộng sản Việt Nam và Nhà nước cảnh sát hung bạo

17/12/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Với nền chuyên chính vô sản, suốt 70 năm qua, đặc biệt là hơn 40 năm gần đây, cộng sản Việt Nam đã cai trị đất nước bằng một nhà nước cảnh sát.

Họ đã ký Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền và 2 công ước đính kèm, nhưng họ đã chà đạp thô bạo các quyền con người mà công pháp quốc tế đã ghi nhận. Họ là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc niên khóa 2014 – 2016, nhưng họ chỉ có hứa suông mà không nghiêm túc thực hiện những điều đã cam kết.

Giới bạo quyền cộng sảr Việt Nam khủng bố trắng trợn những người yêu nước, bất đồng chính kiến. Áp dụng một chế độ lao tù hà khắc, tra tấn, đánh đập, bức cung những người dân vô tội. Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị đánh đập dã man khi đi phổ biến kiên thức nhân quyền ở Nghệ An trong tuần lễ Nhân quyên, lại vừa bị cơ quan an ninh Bộ Công an bắt giữ ngày 16/12/2015 về cái tội gọi là “Tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88 Bộ luật Hình sự.

Nhân ngày Tù nhân lương tâm Việt Nam, từ thành phố Huế, Linh mục Phê-rô Phạn Văn Lợi đã nói lên những bức xúc của mình về tù nhân lương tâm Việt Nam dưới chế độ công an trị qua cuộc phỏng vấn do phóng viên Trần Quang Thành thực hiện. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Công an khởi tố bắt giam luật sư Đài

16/12/2015 (BBC) - Bộ Công an Việt Nam thông báo đã thi hành lệnh bắt sau khi ra quyết định khởi tố bị can luật sư Nguyễn Văn Đài về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước”.

Thông báo được đăng trên trang web của bộ này vào hôm 16/12/2015.

“Ngày 15/12/2015, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở đối với Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969 tại Hưng Yên; trú tại phòng 302, Z8, tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", quy định tại Điều 88 - Bộ luật hình sự. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định, lệnh của Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an.

“Ngày 16/12/2015, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã thi hành Lệnh bắt, Lệnh khám xét đối với bị can Nguyễn Văn Đài. Vụ án đang được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật”, bản tin viết. [đọc tiếp]

Dân oan 3 miền Bắc – Trung – Nam biểu tình sang ngày thứ 10 đòi quyền tư hữu đất đai

16/12/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sáng ngày 15/12/2015, trước trụ sở tiếp dân của Đảng và Nhà nước tại số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội dân oan 3 miền Bắc – Trung – Nam biểu tình sang ngày thứ 10 đòi quyền tư hữu đất đai.

Trước đó bà con đã tổ chức tuần hành bên hồ Hoàn Kiếm, khu tượng đài Lý Thái Độ để kỷ niệm lần thứ 67 Ngày Quốc tế Nhân quyền (10/12/1948 – 10/12/2015) với tấm biểu ngữ lớn nổi bật “Đả đảo công an tra tấn, đánh đập, bức cung người dân vô tội” và biểu tình lên án phiên tòa bất công xử người thanh niên yêu nước Nguyễn Viết Dũng

Hôm nay bà con tiếp tục giương cao biểu ngữ lớn  “Đảng cộng sản còn chế độ công an trị người dân còn mất quyền làm người” ; “Đánh người vô tội, cướp đất của dân là tội ác” và các tấm biển lớn tố cao các quan chức cộng sản địa phương tham nhũng, cướp đoạt ruộng vườn, tài sản của dân.

Theo qui định, trụ sở tiếp dân phải mở cửa liên tục 5 ngày làm việc trong tuần để tiếp  nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân. Nhưng 2 tuần vừa qua, cán bộ, nhân viên phòng tiếp dân của Đảng và Nhà nước 1 Ngô Thì Nhậm chỉ làm việc có 2 ngày trong tuần.

Anh Tuấn, một dân oan Hà Nội đã lên tiếng phản đối phong  cách làm việc tắc trách, tùy tiện này của cán bộ, nhân viên phòng tiếp dân.

Sau đây là một số hình ảnh cuộc biểu tình sáng 15/12/2015 do chị Trương Thanh Quang, dân oan tỉnh Tiền Giang ghi lại

Thông điệp của Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và các Đại sứ của các Quốc gia Thành viên EU tại Việt Nam về việc bắt giữ Luật sư Nguyễn Văn Đài

17/12/2015 (EEAS) - Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu và các Đại sứ của các Quốc gia Thành viên EU tại Việt Nam bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với việc bắt giữ ngày hôm qua đối ông Nguyễn Văn Đài, luật sư kiêm nhà hoạt động nhân quyền. Vào ngày 15 tháng 12 năm 2015, Cơ quan Anh ninh Điều tra của Bộ Công an đã quyết định khởi tố ông Nguyễn Văn Đài về hành vi "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam", theo Điều 88, Bộ Luật Hình sự. Tòa án Nhân Dân Tối cao đã phê chuẩn quyết định này. Có thông tin rằng ông Nguyễn Văn Đài bị hành hung vào tuần trước sau khi tham dự một buổi hội thảo về nhân quyền tại tỉnh Nghệ An.

Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu và các Đại sứ của các Quốc gia Thành viên EU nhắc lại quyền cơ bản của tất cả mọi người là được quyền có ý kiến và bày tỏ ý kiến một cách hòa bình theo Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một thành viên.  [đọc tiếp] - [english]

 

Đặc ủy nhân quyền Strässer tuyên bố về việc bắt giam nhà bảo vệ nhân quyền Nguyễn Văn Đài ở Việt Nam

16.12.2015 (Bộ Ngoại giao Đức) - Đặc ủy của chính quyền Liên Bang về Chính Sách Nhân Quyền và Trợ Giúp Nhân Đạo, Christoph Strässer đã lên tiếng về việc bắt giam nhà bảo vệ nhân quyền Nguyễn Văn Đài:

Tôi đã bị sốc khi được tin nhà bảo vệ Nhân Quyền, Luật sư và Blogger Nguyễn Văn Đài đã bị bắt giam hôm nay ở Việt Nam. Tôi nhận biết ông là một người đối thoại nhiệt thành khi gặp hồi tháng sáu ở Hà Nội, một người dấn thân cho tự do ý kiến ở đất nước ông.

Hoàn cảnh của ông đã là đề tài của cuộc đối thoại nhân quyền giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam ngay trong ngày trước khi ông bị bắt. Tôi đòi hỏi nhà chức trách Việt Nam hãy hủy bỏ các cáo buộc đối với ông Nguyễn Văn Đài và trả lại tự do ngay cho ông ta.

Việt Nam đang theo đuổi một quá trình cải cách trên nhiều phương diện. Đồng thời vẫn còn giam giữ nhiều người trong nhà tù ở Việt Nam chỉ vì họ công khai thể hiện ý kiến và phê bình nhà nước và đảng cộng sản. Tôi kêu gọi nhà chức trách Việt Nam hãy trả tự do cho những người này và dẹp bỏ việc áp dụng những quy định hình sự giới hạn quyền  tự do ý kiến và biểu tình.

Tình trạng sâu xa:

Nguyễn Văn Đài là một luật sư nổi tiếng, ký giả và Blogger. Ông đã bị  tù từ 2007 đến 2011 vì "Tuyên truyền chống Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam". Sau đó bị quản chế mãi đến tháng 3.2015. Ngoài ra ông bị khai trừ khỏi Luật sư đoàn Việt Nam và bị Bộ tư pháp cấm hành nghề. Mới đây ông  được  tự do đi lại, nhưng  giới hạn ở trong nước vì không có hộ chiếu. Nguyễn Văn Đài đã bị đại diện cơ quan an ninh nhà nước hành hung vào ngày 6 tháng 12 khi dự một buổi sinh hoạt nhân quyền. (bản dịch của DĐVN21) - [deutsch]

Việt Nam vi phạm các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa Báo cáo Phụ khuyết về sự thi hành Công ước LHQ về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa tại Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Báo Cáo Chung

của Ủy Ban Bảo Vệ Quyền làm Người Việt Nam (VCHR)

và Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền (FIDH)  [đọc tiếp]

* Chính trị - Dân chủ 

Văn bản „giải độc“ hội nghị Thành Đô Và Những Điều Dối Trá Của Chính Trị Gia

03/11/2014 TK Tran (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong thời gian qua đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông một văn bản của Ban Tuyên Giáo Trung Ương phủ nhận những nghi ngờ rằng năm 1990 ở Thành Đô đã có một thỏa thuận giữa đảng Cộng Sản Việt Nam và đảng Cộng Sản Trung Quốc là Việt Nam chấp nhận từng bước sáp nhập vào Trung Quốc.

Văn bản của Ban Tuyên Giáo có giá trị như thế nào? Có đủ tính khả tín để đập tan nghi ngờ của người dân về thỏa thuận bán nước ở Thành Đô, hay chỉ là lời nói dối, khi người cầm quyền bị dư luận dồn vào chân tường, phải trả lời về một vấn đề hệ trọng.

Có dối trá gì ở thỏa hiệp Thành Đô vào tháng 9.1990 ?

Sau hội nghị Thành Đô, nhật báo Tứ Xuyên loan tải một „thông điệp“ của phái đoàn Việt Nam: "Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây... Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc!" [đọc tiếp]

* Chính trị - Dân chủ 

Việt Nam trước những vấn nạn kinh tế và chính trị

08/10/2014 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Kể từ ngày 30/4/1975 toàn bộ đất nước đặt dưới sự thống trị của đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), nên sự thăng trầm của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào giới lãnh đạo và các chính sách của Đảng này. Trong 39 năm qua, Đảng đã khai thác tối đa các nguồn lực cũng như thay đổi liên tục các mô hình kinh tế để phát triển đất nước. Nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa ra khỏi tình trạng kém mở mang. Quốc gia đang đứng trước những vấn nạn: Lợi tức bình quân đầu người còn quá thấp so với các quốc gia láng giềng. Tốc độ tăng trưởng và phát triển dưới tiềm năng của nền kinh tế, xuất khẩu lệ thuộc Trung Hoa, Nợ công, nợ xấu ngân hàng, nợ doanh nghiệp quốc doanh và nợ nước ngoài tăng nhanh, số doanh nghiệp phá sản tăng cao, tham ô, lãng phí tràn lan, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường sống bị ô nhiễm, bất công xã hội ngày càng trầm trọng, yêu cầu dân chủ hóa canh tân đất nước mỗi lúc bức thiết. [đọc tiếp]

* Chính trị - Dân chủ 

Thư góp ý về bài "Dân chủ hóa Việt Nam của Giáo sư Stephen Young"

12/11/2014 Dương Thu Hương (Trí Nhân Media) Trong lá thư " Nhắc Lại Một Đề Nghị "Dân Chủ Hóa Việt Nam", giáo sư Stephen Young ghi lại những sự việc đã xảy ra khi ông tiếp xúc với nhà cầm quyền Việt Nam vào những năm đầu thập niên 1990 với những ước mơ thay đổi Việt Nam qua chương trình " 6 điểm ".

Nhà văn Dương Thu Hương đã phản hồi lại lá thư của GS Stephen Young với những lý luận, kinh nghiệm của một người đã từng sống trong cái nôi Cộng Sản. Chương trình "6 điểm" tự nó đã không phù hợp với bản chất của các nước đi theo chủ nghĩa CS ngay cả khi kỹ nghệ tin học rộng mở như ngày hôm nay huống chi vào thời điểm của thập niên 1990, trong khi lãnh đạo CSVN lại là công cụ, cung cúc trung thành thi hành chỉ thị từ đàn anh Trung Cộng.

"... Điều tối quan trọng giờ đây là phải tìm được các biện pháp thực thi tối ưu để có được một sự đổi thay.

Việc anh nêu tên 61 đảng viên ký kiến nghị là việc nên làm, sự khích lệ đáng kể với cộng đồng người Việt trong nước. Nhưng không có sự khích lệ nào đủ làm cho một đám đông đứng dậy, phất cờ khởi nghĩa. Con số 61 là con số quá bé nhỏ so với trên 90 triệu dân. Nó là con số Khởi đầu ( Initial), không phải con số Phát triển ( Développé) và Hiệu Ứng (Efficacité). Nó đòi hỏi phải có sự Hỗ trợ mạnh, thậm chí bạo liệt. Tuy nhiên, số người này có thể coi là Hạt nhân cho một sự Vận hành ( Déclencher) thuộc về Lực lượng bề mặt ( Apparence ). Đặc  biệt là các nhân vật có tư cách kêu gọi và huy động binh lính như tướng Nguyễn trọng Vĩnh, tướng Lê duy Mật.

Thứ nữa, các nhân vật có thể có ảnh hưởng rộng rãi đối với tầng lớp trung gian vì họ đã từng tham gia vào bộ máy cầm quyền, có thể nêu vài tên như Đào xuân Sâm, Trần đức Nguyên, Vũ quốc Tuấn, Tô Hòa, Lữ Phương, Hồ Uy Liêm, Huỳnh tấn Mẫm, Đỗ gia Khoa, Đào công Tiến, Nguyễn hữu Côn ..." [đọc tiếp]

Nguyễn Viết Dũng bị tuyên án, Nguyễn Phương Uyên bị bắt

14/12/2015 (VOA) - Một toà án Việt Nam hôm nay tuyên án một thanh niên 15 tháng tù vì mặc quân phục của Việt Nam Cộng Hoà. Nguyễn Viết Dũng, 29 tuổi, ở Nghệ An, bị kết tội “phá rối trật tự công cộng”. Anh bị kết tội sau một phiên xử kéo dài nửa ngày tại một toà án ở Hà Nội, theo một nhân viên toà án muốn giấu tên.

Bản tin của Pháp Tấn Xã hôm nay tường thuật rằng Nguyễn Viết Dũng mặc quân phục của Việt Nam Cộng Hoà trong một cuộc biểu tình ở Hà Nội hồi tháng Tư.

Nguyễn Viết Dũng chỉ là một trong hàng trăm người tham gia cuộc biểu tình, hưởng ứng lời kêu gọi qua trang Facebook để phản đối kế hoạch chặt cây xanh trên khắp thủ đô của chính quyền Hà Nội.

Pháp Tấn xã dẫn lời Luật sư Võ An Đôn nói rằng thân chủ của ông bị trừng phạt nặng nề hơn chỉ vì anh đã mặc quân phục của Việt Nam Cộng Hoà, và đã thành lập một nhóm ủng hộ quân đội Việt Nam Cộng Hoà. [đọc tiếp]

Nhạc sĩ Việt Khang vừa trở về nhà sau 4 năm tù

14/12/2015 (Dân Luận) - (Tiền Giang, DL) - Nhạc sĩ Việt Khang, tác giả của 2 nhạc phẩm nổi tiếng "Anh là ai", và "Việt Nam Tôi Đâu" vừa trở về nhà lúc 14h35 ngày 14/12/2015 sau khi mãn án 4 năm tù giam.

Nhạc sĩ Việt Khang trở về trên chiếc xe taxi và được sự đón tiếp của khoảng trên 30 người hoạt động cùng rất đông hàng xóm, láng giềng đến chúc mừng sự trở về của anh.

"Trên trại giam họ cho xe chở về làm thủ tục tại công an thành phố, rồi đi xe taxi về nhà. Ngày mai mốt mới lên công an phường để làm thủ tục", nhạc sĩ Việt Khang cho biết. Anh cũng gửi lời cảm ơn đến với mọi người, "Nói chung là tôi cũng rất cảm ơn tấm lòng của quý vị, như thế này tôi cũng đã cảm nhận hết tất cả tấm lòng của quý vị đã lo lắng và thương yêu tôi thế nào tôi cảm nhận được hết. Tôi chân thành cảm ơn rất  nhiều". [đọc tiếp]

Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam kêu gọi Liên Âu áp lực cho những cải tiến nhân quyền cụ thể, thay vì tiếp nhận các lời hứa hão của Hà Nội trong cuộc Đối thoại Nhân quyền tại Hà Nội

14/12/2015 (UBBVQLN) - PARIS, ngày 14.12.2015 — Hôm nay Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có trụ sở tại Paris (VCHR) kêu gọi Liên Âu hãy áp lực Việt Nam khẩn cấp cam kết sự cải tiến nhân quyền cụ thể tại cuộc Đối thoại Nhân quyền lần thứ 5 giữa Liên Âu – Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày thứ ba 15-12-2015.

Cuộc Đối thoại xẩy ra trong bối cảnh đàn áp và bạo hành gia tăng đối với những người bảo vệ nhân quyền hay các xã hội dân sự đôc lập. Hôm 4-12, công an đã đàn áp, khủng bố những ai tham gia Đại lễ Hiệp kỵ tại Tu viện Long Quang, Thừa thiên – Huế do Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) tưởng nhớ tiền nhân đã hy sinh đời mình cho đạo pháp và dân tộc. [đọc tiếp] - [english] - [français]

Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam - Khuyến nghị của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền - Tháng Mười hai năm 2015

13/12/2015 (HRW) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đánh giá cao cơ hội được đóng góp vào công việc chuẩn bị đang xúc tiến, hướng tới cuộc đối thoại nhân quyền sắp tới giữa EU và Việt Nam, dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 15 tháng Mười hai năm 2015.

Dù mức tăng trưởng kinh tế được phục hồi và đã có tiến bộ về một vài chỉ số xã hội trong năm 2015, thành tích của Việt Nam về các quyền chính trị và dân sự vẫn còn rất ảm đạm. Đảng Cộng sản đang cầm quyền vẫn độc chiếm quyền lực chính trị và không cho phép bất cứ sự thách thức nào đụng chạm tới quyền lãnh đạo của mình. Các quyền cơ bản như tự do ngôn luận, tự do chính kiến, tự do báo chí, lập hội và tự do tôn giáo đều bị xiết chặt. Các nhà hoạt động về nhân quyền cũng như các blogger bất đồng chính kiến luôn phải đối mặt với sự sách nhiễu và đe dọa thường trực, kể cả việc bị hành hung và giam giữ. Nông dân tiếp tục bị mất đất cho các dự án phát triển mà không được đền bù thỏa đáng và công nhân không được phép tự thành lập công đoàn độc lập. [đọc tiếp] - [english]

Việt Nam: Hãy thôi “hứa suông” trong cuộc đối thoại nhân quyền với EU

13/12/2015 (HRW) - (Brussels 14/12/2015) – Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Liên minh Châu Âu (EU) cần gây sức ép để đạt được những tiến bộ cụ thể và có thể đo lường được về nhân quyền trong cuộc đối thoại song phương sắp tới với Việt Nam. Những cải cách thiết yếu gồm có việc chấm dứt các phiên tòa và bản án mang động cơ chính trị, phóng thích tù nhân chính trị, bảo đảm quyền tự do lập hội và quyền của người lao động, và tự do tôn giáo. Kết quả của cuộc đối thoại tại Hà Nội vào ngày 15 tháng Mười hai cần được công bố công khai.

“EU cần sử dụng cơ hội này để tuyên bố rõ ràng với Việt Nam rằng quan hệ thương mại thân thiện sẽ đi đôi với đòi hỏi gia tăng về nhân quyền,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “EU cần kiên định yêu cầu Việt Nam chấp thuận các điểm mốc tiến bộ rõ ràng và có thể kiểm chứng được, nếu không Việt Nam sẽ chỉ đưa ra những lời hứa suông.” [đọc tiếp] - [english]

Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tố cáo những Hành vi Tội ác đối với các nhà Tranh đấu Bảo vệ Nhân Quyền Việt Nam

11/12/2015 (Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ) - Không phải chỉ có người Việt Nam mới biết trong mấy tháng gần đây, công an cộng sản đã mở một ‘’chiến dịch’’ gồm nhiều đợt tấn công, hành hung tàn bạo những người tranh đấu bảo vệ Nhân Quyền.

Được cấp báo về ‘’biến cố’’ chiều ngày 6 tháng Mười Hai, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng tố cáo những vụ vi phạm Nhân Quyền nghiêm trọng đó trước công luận thế giới. Thông cáo báo chí phổ biến trong ngày hôm nay cho thấy Cao Ủy Nhân Quyền đã công khai nói thẳng vào mặt chế độ cộng sản Hà Nội. Khác hơn những thập niên trước, bạo quyền thống trị Việt Nam không giấu diếm được nữa những hành vi tội ác đối với đồng bào. Và nhứt là đối với các thành viên xã hội dân sự muốn hành sử quyền tự do phát biểu và diễn đạt tư tưởng, quyền được thông tin, lập hội và hội họp. Các nhà tranh đấu bảo vệ Nhân Quyền luôn luôn là mục tiêu trấn áp triệt để của mọi chế độ độc tài, chuyên chính. CHXHCNVN là một thí dụ điển hình rõ nét nhứt. Cho nên, Cao Ủy Nhân Quyền đã nghiêm khắc tố cáo vụ luật sư cựu tù nhân Nguyễn Văn Đài và ba thân hữu đồng hành đã bị chận bắt và đánh đập dã man sau khi đến nói chuyện về Nhân Quyền tại xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ngày 6 tháng Mười Hai. Thủ phạm của vụ ‘’phục kích’’ và ‘’tấn công’’ tàn nhẫn này, trên đường về Hà Nội, lên đến hàng chục người, chỉ có thể là những công an mặc thường phục mà thôi.

Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã thúc giục nhà cầm quyền cộng sản phải tuân thủ các tiêu chuẩn luật lệ quốc tế, có bổn phận ban hành những biện pháp khẩn cấp để bảo đảm sự an toàn cho các nhà tranh đấu bảo vệ Nhân Quyền. Đồng thời, chế độ Hà Nội phải cấp tốc tiến hành cuộc điều tra để xét xử các hành vi tội ác một cách khách quan và thật đầy đủ. [english] - [deutsch] - [français] - [español]

Nhà bảo vệ quyền lao động Đỗ Thị Minh Hạnh cảm ơn dân biểu Đức Heinrich Frank 11/12/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày hôm nay, trên Facebook, Đỗ Thị Minh Hạnh, nạn nhân của công an Đồng Nai, đã viết lời cảm ơn dân biểu Heinrich Frank. Ông Frank trong buổi họp ngày 03/12/2015 của quốc hội liên bang Đức, đã nêu ra việc Minh Hạnh bị công an Đồng Nai hành hung. Minh Hạnh viết như sau: Xin cám ơn ông Heinrich Frank, dân biểu Đức. Ông đã lên tiếng cho Minh Hạnh trong vụ việc công an Đồng Nai đã đánh Minh Hạnh cũng như nêu lên vấn đề đàn áp người đấu tranh trước quốc hội Đức. Xin cám ơn ông đã luôn theo dõi vấn đề lao động tại Việt Nam. Trên con đường chúng tôi đi vô cùng gian nan nhưng cũng rất hạnh phúc khi có những vị dân biểu như ông.

Biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam London đòi thả các nhà bất đồng chính kiến bị giam

10/12/2015 (FB BBC Vietnamese) - Hội Anh em Dân chủ và các thành viên của Con đường Việt Nam tại Anh cùng Ân xá Quốc tế vừa biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam ở London nhân ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12. Họ mang theo biểu ngữ yêu cầu chính phủ Việt Nam thả các nhà bất đồng chính kiến còn bị giam giữ. (Ảnh FB BBC)

Nghệ sĩ Kim Chi: nhà cầm quyền cộng sản nói một đường, làm một nẻo

11/12/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhà cầm quyền cộng sẩn Việt Nam đã ký vào bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền và 2 công ước đính kèm.

Nhưng mấy chục năm qua họ thực thi lời cam kết như thế nào? Các quyền của  người dân bị họ tứơc đoạt như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ; tự do lập hội ; tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Giới  cầm quyền cộng sản cai trị người dân bằng nhà nước cảnh sát, Những người bất đồng chính kiến bị thẳng tay đàn áp bằng tù đầy, bằng khủng bố. Người dân vô tội bị đánh đập, tra tấn, bức cung. Quyền tư hữu đất đai bị tước đoạt.

Nhìn lại tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, nghệ sĩ điện anh Kim Chi nói rằng bà hoàn toàn thất vọng, giới cầm quyền nói một đằng, làm một nẻo.

Mời quý vị nghe những lời bức xúc của nghệ sĩ Kim Chi qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành.

Ngày Quốc tế Nhân quyền, dân oan 3 miền Bắc – Trung – Nam biểu tình, tuần hành tại Hà Nội lên án nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền 10/12/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 67 ngày ra đời bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (10/12/1948 – 10/12/2015), sáng nay 10/12/2015 hàng trăm dân oan 3 miền Bắc – Trung – Nam đã tổ chức cuộc biểu tình, tuần hành lên án nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền.

Cuộc biểu tình khởi đầu trước trụ sởtiếp dân của Đảng và Nhà nước 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội tiếp đến là cuộc tuần hành qua các đường phố Quang Trung, Nguyễn Trãi dài hàng cây số.

Hàng trăm tấm biểu ngữ các cỡ màu vàng chữ đỏ, màu trắng chữ đỏ đã được giương cao trong cuộc biểu tình, tuần hành [đọc tiếp + hình ảnh + video]

Vụ Minh Hạnh bị công an hành hung được nêu ra trước Quốc hội Đức

10/12/2015 Đặng Hà (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong phiên họp Quốc hội Liên bang Đức ngày 03.12.2015 vừa qua, một Nghị quyết được đệ trình để thảo luận và biểu quyết thông qua. Nghị quyết này mang tên „Tăng cường việc bảo vệ cho Người Bảo Vệ Nhân Quyền trên toàn thế giới“ và trong phần thảo luận trước khi biểu quyết nghị sĩ Frank Heinrich (đảng CDU/CSU) đã nêu ra trường hợp cô Đỗ Thị Minh Hạnh trong bài phát biểu của ông. Trong đó ông kể rõ về vụ công an Việt Nam hành hung dã man cô Đỗ Thị Minh Hạnh:

“Mới tuần rồi tôi nhận được tin cô Minh Hạnh – với tư cách là thành viên của công đoàn độc lập „Lao Động Việt“- đã bị bắt giữ cùng với một đồng nghiệp vì can tội tham gia buổi gặp gỡ và trò chuyện với công nhân của một doanh nghiệp Nam Hàn … Lực lượng công an đã giải tán cuộc họp mặt này và bắt giữ cô Minh Hạnh cùng với đồng nghiệp Trương Minh Đức. Họ bị giam giữ đến sáng ngày hôm sau và đã bị công an đánh đập tàn nhẫn. Cô Minh Hạnh với thương tích ở đầu và mắt đã phải vào bệnh viện chữa trị. Cho đến hôm nay cô vẫn còn bị rối loạn thị giác.”

Bài phát biểu của nghị sĩ Frank Heinrich cũng đề cập đến những điểm quan trọng của Nghị quyết „Tăng cường việc bảo vệ cho Người Bảo Vệ Nhân Quyền trên toàn thế giới“. Cùng ngày 03.12.2015 Nghị quyết này đã được Quốc hội Liên bang Đức thông qua với đa số phiếu (đảng cánh tả Die Linke bỏ phiếu trắng). Trong tương lai những Người Bảo Vệ Nhân Quyền ở trong nước VN có thể cũng được che chở bởi Nghị quyết này. [đọc tiếp và xem video có phụ đề tiếng Việt]

Dân oan Vũ Thị Hải bị tòa phúc thẩm Hà Nội xử phạt 15 tháng tù giam 09/12/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sáng nay 9/12/2015, Tòa án thành phố Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử dân oan Vũ Thị Hải về cái gọi là tội ‘gây rối trật tự công cộng’ theo khoản 1, điều 245 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 28/9/2015 vừa qua, Tòa án quận Ba Đình tuyên án dân oan Vũ thị Hải 18 tháng tù.

Dân oan Vũ Thị Hải, cư trú ở thôn Bãi Lóng, xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã gần 13 năm ròng đi khắp nơi từ địa phương đến trung ương khiếu kiện về việc đất đai của gia đình bị nhà cầm quyền cộng sản địa phương cướp đoạt. [đọc tiếp]

4 nhà hoạt động nhân quyền bị cấm xuất cảnh cùng một ngày

09/12/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 6/12/2015, Cơ quan an ninh cửa khẩu đã cấm xuất cảnh 4 người hoạt động nhân quyền trong khi họ đang làm thủ tục xuất cảnh bình thường ra khỏi Việt Nam -

Có 2 người bị cấm xuất cảnh ở sân bay Nội Bài là nhà báo Phạm Thành và nhà báo Nguyễn Tường Thụy.

Bộ đội biên phòng cửa khẩu Mộc Bài tỉnh Tây Ninh cũng cấm xuất cảnh 2 ông Trương Văn Dũng và Lê Sỹ Bình.

An ninh cửa khẩu giải thích dừng xuất cảnh là vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội (theo qui định tại khoản 6 điều 21, nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam)

Nhà báo  Phạm Thành cho rằng, “Theo nghị định này có những điều khoản rất mù mờ, nó đưa ra chỉ có một lý do là vì An ninh quốc gia và Trật tự an toàn xã hội. Họ chỉ đưa ra lý do chung chung như thế thì họ hành xử 1 cách theo ý của họ, họ muốn cho ai đi thì đi, họ muốn không cho ai đi thì không cho đi”.

Từ Hà Nội, nhà báo Phạm Thành đã có  cuộc  trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Quốc tế Nhân Quyền 2015: Người Việt có được thoải mái bày tỏ quan điểm?

07/12/2015 Paulus Lê Sơn (Dân Luận) - (Sài Gòn, DL) - Thoạt nhìn, xem ra người dân được thoải mái hơn để bày tỏ quan điểm về nhân quyền trong dịp kỷ niệm Tuyên ngôn nhân quyền Quốc tế, các hoạt động kỷ niệm náo nhiệt và mạnh mẽ hơn chăng? Nhưng có lẽ là không! Chúng ta thấy, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn ra sức ngăn cấm các cá nhân và tổ chức có ảnh hưởng tham gia các cuộc hội thảo này.

Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết, “Các thành viên trong ban tổ chức như ông Phạm Văn Trội, Ms Nguyễn Trung Tôn, Ls Nguyễn Văn Đài, nhà thơ Trần Đức Thạch, ông Nguyễn Văn Túc đều bị an ninh canh gác và ngăn chặn từ hôm trước”. Ông Nguyễn Văn Oai, cựu tù nhân lương tâm bị bắt bớ ngay trên đường về quê sau khi tham dự lễ kỷ niệm.

Ông JB Nguyễn Hữu Vinh, một Blogger, nhà báo tự do nhận định trên BBC cho rằng nhân quyền tai Việt Nam có 'khoảng cách rất xa' so với những gì mà Hà Nội dã ký kết với Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc. Ông Vinh trả lời với BBC "Và việc vi phạm những quyền cơ bản đó vẫn trở thành có hệ thống, cho đến nay chúng tôi chưa thấy có được nhiều mấy tiến bộ. [đọc tiếp]

Kỷ niệm 67 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền tại Sài Gòn

07/12/2015 (CTV Danlambao)  - Ngày 6/12/2015 tại Chùa Liên Trì (Sài Gòn) đã diễn ra buổi Lễ kỷ niệm 67 năm ngày Quốc tế Nhân Quyền (10/12/1948- 10/12/2015).

Tham dự dự buổi lễ Kỷ niệm có đại diện của một số hội/nhóm Xã hội Dân sự Độc lập như Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Hội Nhà Báo Độc Lập, Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng, Hội Thánh Tin Lành Menonite, một số nhà hoạt động Nhân quyền và bà con dân oan...

Trước giờ khai mạc, Thượng tọa Thích Không Tánh (Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất) -khôi nguyên của giải Nhân quyền 2015, đã trao toàn bộ số tiền thưởng mà ngài được nhận cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế - Chủ tịch Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam.

Được biết, toàn bộ số tiền thưởng này sẽ được tặng lại cho Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, Hội Đồng Liên Tôn và phục vụ chương trình giúp đỡ cho các Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa.

Những người có mặt đã dành một phút mặc niệm, tưởng nhớ đến những người đã hy sinh cho Tổ quốc Việt Nam. Đồng thời cùng cầu bình an đến tất cả những tù nhân chính trị, lương tâm và tôn giáo đang bị cầm tù và cho tất cả những người đã dấn thân trong công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam bị đàn áp và bách hại. [đọc tiếp]

LS Nguyễn Văn Đài tố cáo hành động đánh đập dã man của công an Nghệ An

07/12/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hà Nội - Vào lúc 5g30 chiều ngày 6/12/2015, tại khu vực thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, luật sư Nguyễn Văn Đài và một số thân hữu Hội Anh Em Dân Chủ đã bị công an tỉnh Nghệ An giả dạngh côn đồ đánh đập dã man sau khi tham gia phổ biến kiến thức về nhân quyền cho người dân.

Vừa về đến nhà lúc 6 giờ sáng 07/12/2015, từ Hà Nội luật sư Nguyễn Văn Đài đã tố cáo hành động dã man của công an Nghệ An  qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Bản Lên Tiếng Yêu Cầu Trả Tự Do Cho Các Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2015

06/12/2015 (Bauxite Việt Nam) - Vào ngày 10 tháng 12 năm 1948, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã công bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền nhằm định ra một khuôn mẫu chung về quyền con người mà mọi quốc gia và mọi dân tộc cần đạt tới... Là một nước thành viên của Liên Hiệp Quốc và hiện nay cũng là một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, lẽ ra Việt Nam phải đi đầu trong việc tôn trọng các chuẩn mực của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và tuân thủ những công ước quốc tế về nhân quyền đã ký kết, như Công ước Quốc tế về Quyền Tự do Dân sự và Chính trị, Công ước Quốc tế về Quyền Tự do Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Nhưng những gì đã và đang xảy ra tại Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại...

nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày công bố Tuyên Ngôn Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, các tổ chức nhân quyền quốc tế, các nước dân chủ trên thế giới, hãy can thiệp và áp lực buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm, đặc biệt là trường hợp của những tù nhân lương tâm bị kết án nặng nề sau đây: [đọc tiếp]

Luật sư Nguyễn Văn Đài bị hành hung sau "Thảo luận nhân quyền"

06/12/2015 Đa Nguyên (Dân Luận) - Nghệ An - Luật sư Nguyễn Văn Đài, cựu tù nhân lương tâm, người vừa cáo buộc bị an ninh tấn công sau cuộc Thảo luận về Nhân quyền ở huyện Nam Đàn, Nghệ An.

Sáng ngày 6/12, luật sư Nguyễn Văn Đài có cuộc nói chuyện về “Nhân quyền trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013” với một số người dân ở nhà cựu Tù nhân lương tâm Trần Hữu Đức tại xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Một số an ninh cũng đến và phản biện qua lại các luận điểm của nhau...

Ông đi xe taxi ra bến xe để đón xe về Hà Nội thì an ninh cho 2 xe không biển số chặn taxi, rồi lôi xuống đánh, xong họ lôi ông lên xe Camry.

“Họ lột hết tiền, điện thoại, tất cả những gì trong người họ lột hết, họ lột luôn cả áo khoác của tôi. Họ ở trên xe họ đánh, toàn nhằm vào mặt mà đấm, nhưng cũng may là tôi lấy tay đỡ được thì cũng không có đau nhiều. Họ chở tôi từ Vinh đến bãi tắm ở Cửa Lò bỏ ở đó, rồi bỏ chạy”, luật sư Đài thuật lại vụ việc. [đọc tiếp]

'Nhân quyền, tị nạn và tranh của tôi'

06/12/2015 (BBC) - Nhân ngày Quốc tế nhân quyền của Liên Hợp Quốc (10/12) năm nay, BBC có cuộc trao đổi với một nhà văn, nhà báo đang tị nạn chính trị ở nước Đức, người đồng thời đang có một triển lãm tranh sơn dầu tại Tây Berlin với chủ đề 'Đường chân trời II'.

"Chân trời của Việt Nam chỉ giới hạn ở một thứ chủ nghĩa và thể chế lạc hậu cách đây cả trăm năm và thế giới đã phế bỏ, nên Việt Nam tụt hậu cả gần trăm năm so với những nước phát triển," nhà văn Võ Thị Hảo, tác giả của triển lãm tranh đang được trưng bày ở Geleri 1892 ở thủ đô nước Đức, nói với BBC hôm 06/12/2015, khi được hỏi về sự khác biệt giữa 'đường chân trời' của Việt Nam và các nước 'đã phát triển'. [đọc tiếp]

Hội Anh Em Dân Chủ và Trung Tâm Nhân Quyền VN tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền

05/12/2015  Nguyễn Văn Đài (RFA - nguyenvandai's blog) - Sáng nay, ngày 5-12-2015, Hội AEDC và Trung Tâm Nhân Quyền Việt Nam đồng tổ chức Lễ kỷ ngày Quốc tế Nhân quyền 10-12-2015. Các thành viên trong ban tổ chức như ông Phạm Văn Trội, Ms Nguyễn Trung Tôn, Ls Nguyễn Văn Đài, nhà thơ Trần Đức Thạch, ông Nguyễn Văn Túc đều bị an ninh canh gác và ngăn chặn từ hôm trước.

Nhờ sự nỗ lực của các đồng nghiệp và anh em, buổi Lễ đã diễn ra với sự tham gia của 80 đại biểu và khách mời. Do vào ngày nghỉ và dịp cuối năm, nên chỉ có Đại diện của Đại sứ quán Thụy Điển, cô Victoria tới tham dự.

ông JB Nguyễn Hữu Vinh trình bày: ... Trong hai năm qua, đã có cả chục nhà hoạt động nhân quyền bị tấn công bạo lực gây thương tích đổ máu như trường hợp của anh Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Đinh Quang Tuyến, Trần Bang, Phạm Ngọc An, Đỗ Thị Minh Hạnh,… ở Sài Gòn, Chị Trần Thị Nga, luật sư Nguyễn Văn Đài, Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Chí Tuyến, Trịnh Bá Tư, nhạc sĩ Tạ Chí Hải, Trần Quang Trung, Các thành viên nhóm NoU khi đang liên hoan. Đặc biệt là vụ tấn công hai luật sư Lê Luân và Trần Thu Nam ở Hà Nội. [đọc tiếp]

Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa mở thỉnh nguyện thư "Hãy cứu lấy tự do tín ngưỡng"

04/12/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21)- Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa (Gesellschaft für bedrohte Völker, tên tắt GfbV) mở chiến dịch "Hãy cứu lấy tự do tín ngưỡng" với tiêu đề "Những tiếng nói phản biện ở Việt Nam cần sự hỗ trợ của chúng ta". Hiệp hội GfbV nói "Tại Việt Nam, quốc hội hiện đang thảo luận về dự thảo luật tôn giáo. Nếu được thông qua, nhà nước kiểm soát nghiêm trọng hơn trước các tổ chức, cơ sở tôn giáo. Chính quyền có quyền lực ngăn cản người Việt Nam sống đức tin của họ!". Hiệp hội GfbV kêu gọi mọi người "Hãy cùng với chúng tôi lên tiếng để tự do tôn giáo được bảo vệ tại Việt Nam!" bằng cách ký tên ủng hộ thỉnh nguyện thư gửi Ban tôn giáo nhà nước CSVN. Hiệp hội Gfb cũng ủng hộ chiến dịch #TuDoTonGiao ("tự do tôn giáo") của "Hội Bảo vệ Quyền Tự do tôn giáo" ở Việt Nam (APFOR). [đọc tiếp]

Ba ngày liền, dân oan 3 miền Bắc – Trung – Nam biểu tình đòi công lý và quyền tư hữu đất đai 04/12/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tiếp theo cuộc biểu tình hôm thứ tư 02/12, sáng hôm qua 03/12/2015 nhiều dân oan 3 miền Bắc Trung – Nam đã tổ chức cuộc mít tinh tại tượng đài Lý Thài Tổ và biểu tình diễn hành quanh hồ Hoàn Kiếm đòi công lý. Bà con đã giương cao các biểu ngữ đòi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hủy bỏ bản án oan sai với các tử từ Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh, Hồ Duy Hài và hô vang Tự do cho Nguyễn Văn Chưởng ; Tự do cho Lê Văn Mạnh ; Tự do cho Hồ Duy Hải.

Sáng nay thứ sáu 04/12/2015, bất chấp thời tiết gía lạnh nhiều tốp dân oan 3 miền Bắc – Trung – Nam lại tiếp tục biểu tình trước trụ sở tiếp dân của Đảng và Nhà nước CS ở số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội [đọc tiếp]

Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa : luật tôn giáo mới ở Việt Nam hạn chế hơn nữa quyền tự do tín ngưỡng

03/12/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa (Gesellschaft für bedrohte Völker, viết tắt GfbV) trong dịp chủ tịch nước CSVN Trương Tấn Sang thăm Đức, đã ra một Thông cáo Báo chí ngày 25/11/2015 lên án Việt Nam vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và đòi hỏi chính quyền Đức đặt vấn đề này trong các cuộc tiếp xúc với Trương Tấn Sang. Bản Thông cáo Báo chí có tựa đề: "Việt Nam , đối tác chiến lược của Đức, vi phạm nhân quyền. Hãy đòi tự do tín ngưỡng".

Trong bản thông cáo báo chí, ông Ulrich Delius, người phụ trách Á Châu Vụ của „Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa“ tuyên bố : "Mặc dù trong hiến pháp tự do tôn giáo được bảo vệ, nhưng tín đồ tôn giáo tại Việt Nam bị bắt giữ, đánh đập, nhà thờ bị tịch thu hoặc phá hủy ", "Một đạo luật mới về tôn giáo, có hiệu lực từ năm 2016, sẽ không bảo vệ mà lại hạn chế  hơn nữa quyền tự do tín ngưỡng. Với từ ngữ mơ hồ, đạo luật này sẽ tạo cơ hội cho các cơ quan nhà nước quấy nhiễu người Công giáo, Tin lành, Phật tử và các nhóm tôn giáo khác cũng như ngăn chặn các tín hữu trong việc hành đạo của họ". Vì thế ông Ulrich Delius kêu gọi chính phủ CHLB Đức phải đặt vấn đề này khi đàm luận với Trương Tấn Sang.

Ông Delius nêu ra một thí dụ cụ thể vừa xẩy ra tại Việt Nam: Trần Minh Nhật, nhà hoạt động nhân quyền Công giáo, trong hai tuần qua đã hai lần bị bắt giữ và tra tấn. Gần đây nhất, vào ngày 17 tháng 11 năm 2015 tại tỉnh Lâm Đồng, ông đã bị công an mặc thường phục trấn áp, đánh đập khi ông Nhật đi bác sĩ để được điều trị những vết thương ông đã phải gánh chịu trong thời gian bị bắt vào ngày 8 tháng 11. Lúc đó, ông Nhật và ông Chu Mạnh Sơn, một nhà hoạt động nhân quyền Công giáo, đã bị cảnh sát ở Tây Nguyên bắt. Cán bộ  Cộng sản ở địa phương đã đánh đập họ suốt lúc bị giam mười hai tiếng ở đồn cảnh sát và bắt họ phải ký "lời thú tội". Ông Nhật mới được trả tự do tháng 8 năm 2015 sau bốn năm tù, còn ông Sơn đã rời trại tù năm 2014 sau 30 tháng tù giam. Họ đã bị cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước và "lật đổ" chính phủ.

Ở Tây Nguyên nơi có nhiều người dân bản địa sinh sống, các tín hữu tôn giáo bị nhà nước đối xử khắc nghiệt vời mục đích "tiêu diệt tôn giáo". Nhiều người dân tộc thiểu số miền cao nguyên là tín đồ Công Giáo hay Tin Lành. Tháng 10 năm 2015 chính quyền đe dọa sẽ phá tan 22 nhà nguyện tại giáo phận Kontum. Ngay cả tại những thành phố lớn các cơ sở tôn giáo cũng bị đe dọa. Vì vậy tháng 10 năm 2015 tại thành phố Hồ Chí Minh các tín đồ Phật giáo, Tin lành và Công giáo cùng đứng lên phản đối để ngăn chặn nhà nước tàn phá trường tiểu học do các bà sơ Công giáo quản lý. Hơn một nửa trong số 93 triệu dân Việt Nam là Phật tử, người Công giáo chiếm khoảng bảy phần trăm dân số, Tin Lành có hai phần trăm và đạo Cao Đài ba phần trăm.“ [bản tuyên bố tiếng Đức]

Dân oan biểu tình đòi quyền tư hữu đất đai

02/12/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sáng nay ngày 2/12/2015, trước trụ sở tiếp công dân của Đảng và Nhà nước ở 1 phố Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội, dân oan ở nhiều địa phương Bắc Trung Nam đã biểu tình đòi quyền tư hữu đất đai.

Bà con đã giương cao các biểu ngữ và hô vang các khẩu hiệu với nội dung yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả lại quyền tư hữu đất đai cho người dân ; còn Đảng cộng sản ngưởi dân còn mất quyền làm người ; đả đảo chế độ công an trị ; đả đảo đảng cộng sản.

Sau đây là một số hình ảnh cuộc biểu tình do dân oan Trương Thanh Quang ở tỉnh Tiến Giang ghi lại

Lời kêu cứu khẩn thiết của vợ một tù nhân lương tâm, anh Nguyễn Văn Minh

30/11/2015 Bùi Thị Diễm Thúy (FVPoC) - Kính thưa đồng bào trong và ngoài nước, cùng kính thưa quý cơ quan nhân quyền quốc tế

Tên tôi là Bùi thị Diễm Thúy, là vợ của TNLT Nguyễn Văn Minh, người bị bắt cùng với cô Bùi thị Minh Hằng và chị Nguyễn thị Thúy Quỳnh tại cầu Nông Trại, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp,  vào ngày 12, tháng 2, năm 2014.

Hiện nay chồng tôi đang bị giam tại trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương. Tình trạng của ông xã tôi thật khốn đốn, vì là tín đồ Phật Giáo Hỏa Hảo, anh ăn chay trường, nhưng cán bộ trong trại cố tình trộn đồ mặn vào và bắt ông xã tôi ăn. Ông xã tôi từ chối không ăn thì cán bộ đã bỏ đói chồng tôi. Nhiều ngày nay anh không có gì ăn, thân thể anh  ốm đói rất tiều tụy, kính xin quý đồng bào và quý cơ quan nhân quyền quốc tế lên tiếng cho trường hợp của chồng tôi. [đọc tiếp]

Vấn nạn công dân bị chết ở nơi tạm giam, tạm giữ

29/11/2015 Xuân Nguyên (RFA) - Vấn nạn công dân bị chết bất thường tại nơi tạm giam, tạm giữ vẫn diễn ra thường xuyên tại Việt Nam.

Đâu là nguyên nhân của tình trạng này. Theo thống kê của bộ công an, trong ba năm (từ 2011- 2014) có khoảng 226 người bị chết bất minh tại nơi bị tạm giam, tạm giữ. Lý do của những cái chết bất minh thường được ngành công an giải thích rằng, nạn nhân chết do tử tự, chết do tập thể dục quá sức… Nhưng những nguyên nhân này không thuyết phục được thân nhân của nạn nhân và dư luận.

Khoảng 4 năm lại đây, dưới sự tác động của các trang truyền thông, mạng xã hội, nên trình độ dân trí được nâng cao hơn trước. Do đó, khi bị đưa đến nơi tạm giam, tạm giữ người dân không làm những gì mà các điều tra viên mong muốn. Bởi người dân biết rằng họ không có nghĩa vụ phải khai báo, và yêu cầu điều tra viên đưa ra bằng chứng để kết tội. Điều này làm cho điều tra viên rất tức giận, vì họ đã quen với phong cách làm việc của họ, khi họ thẩm vấn bất kỳ người nào thì người đó phải ngoan ngoan trả lời câu hỏi của họ.

Chính sự tức giận của các điều tra viên đã gây nên cái chết của những người bị tạm giữ, tạm giam, Luật sư Nguyễn Văn Đài nói thêm:

“Họ (các điều tra viên) có những hành động bạo lực để đánh những người bị tạm giam, tạm giữ. Không may trong số viên đó đã đánh vào chỗ hiểm dẫn đến những nạn nhân bị trọng thương và qua đời”. [đọc tiếp]

Tù nhân lương tâm Trần Văn Sang ngày trở về

29/11/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ông Trần Văn Sang, dân oan Dương Nội, đã trở về gia đình sau 20 tháng tù oan theo Điều 245 BLHS về cái gọi là tội “gây rối trật tự công cộng”. Ông Sang bị công an bắt cóc ngày 26/03/2014 khi đang đi trên đường. Kẻ bắt cóc ông là viên đội phó đội hình sự công an quận Hà Đông tên là Quang. Ông đã bị một số tên côn đồ to lớn cùng đi với đội phó Quang đánh đập một cách dã man, bị điểm huyệt, móc quai hàm, hai chân bị thương nặng bây giờ phải chống nạng. Hôm 26/11 vừa qua, ông Trần Văn Samg đã trở vể sum họp gia đình. Theo lời ông kể bà con đi đón ông rất đông khiến ông rất xúc động đã nhận được ở bà con cùng cảnh ngộ những tình cảm yêu thương như ruột thịt.

Ông Trần Văn Sang khẳng định tiếp tục đồng hành với bà con dân oan Dương Nội đi đòi Công lý đã bị tước đoạt.

Sau đây là một số hình ảnh ngày ông Trần Văn Sang hội ngộ cùng bà con Dương Nội sau 20 tháng bị đầy ải trong ngục tù cộng sản. Hình ảnh do Trương Thanh Quang và Trịnh Bá  Phương thực hiện. Mời quý vị cùng xem.

Biểu tình tại Frankfurt phản đối Chủ tịch nhà nước cộng sản Trương Tấn Sang

28/11/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Chiều 26/11/2015, tại Frankfurt (Đức),  Trương Tấn Sang, Chủ tịch nhà nước Cộng sản Việt Nam đã tới tham dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Đức. Trước nơi diễn ra cuộc họp, nhiều người Việt tị nạn cộng sản tại Đức, Áo, Hòa Lan đã có  cuộc biểu tình lên án cộng sản Việt Nam độc tài hèn với giặc, ác với dân. Mọi người giương cao các biểu ngữ và hô vang Đả đảo cộng sản Việt Nam bán nước; Đả đảo chế độ cộng sản độc tài khủng bố người dân Việt Nam yêu nước. Nhiều người đeo trước ngực các tấm ảnh tù nhân lương tâm Việt Nam đang bị giam cầm trong ngục tù cộng sản như Trần Huỳnh Duy Thức, Đặng Xuân Diệu, Đinh Nguyên Kha, Hồ Thị Bích Khương... Sau đây là một số hình ảnh  cuộc biểu tình do  chị Nguyễn Thị Kim Vàng thực hiện, mời quý vị cùng xem.

Ngày thứ Bảy: Nhiệm vụ khả thi và nhiệm vụ bất khả thi

28/11/2015 Nguyễn Văn Đài (RFA Blog) - Từ một tháng trước, tôi đã có hẹn gặp ăn sáng và nói chuyện với chị Gisela, đại diện cho chương trình Rule of Law của CHLB Đức vào ngày thứ Bảy 28-11. Vô tình lại trùng lặp với Lễ Đính hôn của Thanh Nghiên và Anh Tú.

An ninh đóng chốt tại sân khu tập thể từ chiều ngày 27-11, suốt đêm cho tới trưa ngày 28-11. Bởi vậy việc đi Hải Phòng dự Lễ Đính hôn trở thành nhiệm vụ bất khả thi.

Vấn đề làm sao để việc đi ăn sáng và nói chuyện với chị người Đức lúc 8 giờ sáng tại Hotel de l’Opera ở phố Tràng Tiền trở nên khả thi. Bởi nếu an ninh biết tôi đi gặp người nước ngoài, họ sẽ chặn tôi tại nhà. Tôi suy nghĩ và quyết định thực hiện kế hoạch của mình.

7.30 sáng, tôi xuống lấy xe máy, một tốp an ninh 6 người ập đến hỏi tôi đi đâu. Tôi cười và nói đi ăn sáng và mua chút bánh cho gia đình. Tôi chủ động mời một cậu an ninh ngồi lên sau xe máy của tôi cho họ yên tâm. Tôi nói hôm nay rảnh nên đi ăn sáng hơi xa, gần Nhà hát lớn. Cậu an ninh vui vẻ ngồi sau xe, những an ninh khác đi xe máy phía sau. [đọc tiếp]

Khách 'bị ngăn đến đám hỏi Thanh Nghiên'

28/11/2015 (BBC) - Bà Phạm Thanh Nghiên, 38 tuổi, từng bị án tù giam bốn năm vì tội tuyên truyền chống nhà nước, mãn hạn tháng 9/2012.

Bà kết duyên với ông Huỳnh Anh Tú, cựu tù chính trị mãn án 14 năm tù năm 2013.

Hôm 28/11, trả lời phỏng vấn của BBC, Phạm Thanh Nghiên nói: “‘Đám hỏi của tôi diễn ra gần như trọn vẹn, dù một số khách mời như luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, cựu tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội… không đến được vì an ninh ngăn cản.”

Hôm 27/11, luật sư Nguyễn Văn Đài, một trong những khách mời không đến được, gửi lời cáo lỗi và cho biết thêm trên Facebook: “Hai sĩ quan an ninh, một của bộ, một của sở mời tôi đi uống cà phê để vận động tôi không đi đám hỏi ở Hải Phòng. Tôi hỏi họ lý do tại sao? Thì họ trả lời do có đông người tới dự nên tình hình nhạy cảm và phức tạp."

"Tôi nói với họ đám cưới nào cũng đông người cả, đám hỏi chị Nghiên chắc chỉ vài chục người là cùng. Tôi nói tiếp với họ: Các anh ngăn chặn tôi thế này vừa vi phạm Hiến pháp, pháp luật vừa đi ngược lại truyền thống đạo đức của người Việt Nam."

"Họ im lặng chấp nhận là những người chà đạp hiến pháp và vi phạm đạo đức.” [đọc tiếp]

VN bỏ 'phiếu trắng' cho dự thảo nhân quyền

26/11/2015 (BBC) - Thông cáo báo chí của Liên Hiệp Quốc cho biết, Việt Nam đã bỏ phiếu trắng cho dự thảo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về những người bảo vệ nhân quyền.

Ngày thứ Tư 25/11, sau phiên họp "căng thẳng", Ủy Ban số 3 của Liên Hiệp Quốc đã thông qua dự thảo Nghị quyết lần cuối về những người bảo vệ Nhân quyền.

Bản dự thảo mạnh mẽ lên án bạo lực và đe dọa chống lại người bảo vệ nhân quyền. Với văn bản này, Đại Hội Đồng sẽ 'mạnh mẽ kêu gọi các quốc gia kiềm chế các hành vi đe dọa hay trả đũa chống lại những người bảo vệ nhân quyền'. [đọc tiếp]

Phóng viên Không Biên giới công kích nhà cầm quyền Việt Nam nhân dịp Trương Tấn Sang đến Đức

25/11/2015 Nguyễn Trọng Toàn (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Chủ tịch nước CHXHCNVN Trương Tấn Sang dẫn phái đoàn thăm viếng Đức chính thức ngày hôm nay 25/11 tại Berlin và ngày mai 26/11 tại Frankfurt am Main. Đồng bào Việt Nam tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền tổ chức biểu tình "dàn chào" phái đoàn Trương Tấn Sang tại cả hai nơi, như hồi năm ngoái đã biểu tình đối mặt chống Nguyễn Tấn Dũng tại Stuttgart và Berlin. Diễn Đàn Việt Nam 21 đã có thư gửi tổng thống, thủ tướng và ngoại trưởng Đức về các cuộc hội kiến với Trương Tấn Sang. Cũng trong dịp này về phía Đức tổ chức Phóng viên Không Biên giới Đức ngày hôm qua đã lên tiếng chỉ trích kiểm đuyệt và bắt bớ tại Việt Nam.

"Trên lý thuyết, hiến pháp Việt Nam đảm bảo các quyền tự do báo chí. Trong thực tế, chính phủ dưới quyền Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hạn chế quyền này với nhiều luật ngoại lệ", giám đốc điều hành Phóng viên Không Biên giới Đức Christian Mihr nói. "Đã đến lúc cần chấm dứt cuộc đàn áp các blogger và các nhà báo độc lập cũng như cho phép phương tiện truyền thông phê bình của đất nước."

Sau đây là những công kích của Phóng viên Không Biên giới Đức do Nguyễn Trọng Toàn chuyển sang tiếng Việt [đọc tiếp]

Công an Hà Nội đàn áp dân oan

25/11/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tại vườn hoa tượng đài Lê-nin trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình Hà Nội sáng 24/11/2011, nhiều dân oan 3 miền Bấc Trung Nam, đã có cuộc gặp mặt biểu thị tình đoan kết với dân oan thiếu niên 15 tuổi Nguyễn Mai Trung Tuấn, bị tòa án huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An đưa ra xét xử về cái gọi là tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 điều 104 bộ luật hình sự.

Những người dự cuộc họp mặt đã giương cao biểu ngữ và hô vang “Nguyễn Mai Trung Tuấn vô tội” “Đả đảo phiên tòa bất công”.

Công an Hà Nội đã huy động cảnh sát đến đàn áp, giải tán cuộc họp mặt.  Xô xát giữa công an và dân oan đã xảy ra khi xe buýt và nhiều tên côn đồ được huy động tới đánh đập dã man nhiều dân oan để cưỡng bức lên xe đưa về trụ sở 1 Ngô Thì Nhậm quận Hà Đông, trong đó có bà Đỗ Thị Hương dân oan tỉnh Bình Định đã bị đánh trọng thương phải đưa đi bệnh viện cấp cứu.

Từ quận Hà Đông, dân oan Nguyễn Trường Chinh, đã tố cáo tội ác của công an Hà Nội qua cuộc phỏng vấn do phóng viên Trần Quang Thành thực hiện. Mời quý vị cùng nghe

Phiên toà xét xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn

25/11/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sáng ngày 24/11/2015, nhà cầm quyền CSVN mở phiên toà kết án em Nguyễn Mai Trung Tuấn, một thiếu niên 15 tuổi đã cùng gia đình tham gia cuộc phản kháng chống cướp đất hồi tháng 4/2015.

Kết quả là TAND huyện Thạnh Hoá, Long An tuyên án em Nguyễn Mai Trung Tuấn (sinh ngày 30/3/2000) 4 năm 6 tháng tù. Bồi thường cho bị hại 42.600.000VND.

Đề cập đến phiên tòa này, Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho em Tuấn đã cho phóng viên Trần Quang Thành biết như sau:

Dù bị sức ép của chính quyền, số tín đồ đạo Thiên chúa tại Việt Nam vẫn gia tăng

23/11/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tại Đại hội "Sự bách hại tín đồ đạo Thiên chúa" diễn ra ở Schwabisch Gmund, ông Markus Rode, giám đốc tổ chức cứu trợ Open Doors Đức cho biết số tín đồ đạo Thiên chúa vẫn gia tăng mặc dù bị sức ép nặng nề từ nhà cầm quyền Việt Nam. Theo ông Rode, trong số 90 triệu dân tại Việt Nam hiện có khoảng 10% là tín đồ đạo Thiên chúa (bao gồm người Công Giáo và Tin Lành). Sự gia tăng này khiến chính quyền Việt Nam nhức nhối và tăng thêm áp lực lên các xứ đạo. Dầu vậy, nhiều tín đồ không chịu ép mình đăng ký mà giữ đạo theo lối "chui" vì họ muốn vâng lời chúa hơn là vâng lời nhà nước cộng sản. Vẫn theo ông Rode, chỉ riêng các hoạt động của "Trường Kinh Thánh Galilee" trong những năm qua đã mang lại khoảng 35.000 người Việt Nam theo đạo Thiên chúa. Tại cao nguyên miền Trung, vùng đất sống của các dân tộc thiểu số, số tín đồ đạo Thiên chúa cũng tăng mạnh. Dân thiểu số bị đàn áp vì trong cuộc chiến tranh Việt Nam họ đã chống lại cộng sản.

Ông Markus Rode kêu gọi mọi tham dự viên đại hội nêu trên hãy cầu nguyện cho các tín hữu Thiên chúa giáo Việt Nam để họ có thể vững tin trước các đàn áp của chính quyền cộng sản Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Đức: sẽ tiếp tục chú tâm theo dõi tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và sẽ đặt vấn đề này với Trương Tấn Sang

21/11/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Khi được tin bộ trưởng ngoại giao Đức Frank Walter Steinmeier sẽ công du Việt Nam, ngày 20/10/2015 chúng tôi đã viết thư ngay cho ông Steinmeier kêu gọi ông quan tâm đến tình trạng nhân quyền bị chà đạp tại Việt Nam, đòi hỏi nhà nước Hà Nôi trả tư do cho những người hoạt động nhân quyền như blogger Ba sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy, Trần Huỳnh Duy Thức, Linh mục Nguyễn Văn Lý và nhiều người khác.

Chuyến công du dự trù này rơi đúng vào thời điểm những ngày Âu châu sôi động vì vấn đề người tị nạn đến Âu châu và Đức, ngoại trưởng Steinmeier đã phải gác lại chuyến công du đó.

Nay chúng tôi vừa nhận được thư của bà Stefanie Seedig, phó trưởng phòng Đông Nam Á, thay mặt ông bộ trường Steinmeier trả lời.

Trong thư bộ Ngoại giao Đức nói sẽ tiếp tục chú tâm theo dõi tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và sẽ đặt vấn đề này với Trương Tấn Sang trong chuyến viếng thăm Đức sắp tới của Trương Tấn Sang.

Sau đây là thư của Diễn Đàn Việt Nam 21 gửi ngoại trưởng Steinmeier [tiếng Việt] - [deutsch] và thư trả lời của bộ ngoại giao Đức [tiếng Việt] - [deutsch]

HRW: Việt Nam tăng cường đàn áp đối kháng bất chấp cam kết TPP

20/11/2015 Trà Mi (VOA) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi Mỹ và các nước trong Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đẩy mạnh sức ép ngăn Việt Nam thông qua các dự thảo luật tiếp tục vi phạm nhân quyền.

Trong thông cáo báo chí vừa ban hành, Human Rights Watch khuyến cáo bất chấp những cam kết TPP, Việt Nam đang tăng cường các biện pháp đàn áp những tiếng nói bất đồng với các điều luật hà khắc mới được đề xuất. [đọc tiếp]

Dự luật tôn giáo tiếp tục bị chỉ trích

16/11/2015 (RFI) - Quốc hội Việt Nam hiện đang thảo luận về dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là bản dự thảo luật thứ năm về tôn giáo. Thế nhưng, so với bản dự thảo thứ tư, tức là bản mà Ban Tôn giáo Chính phủ tháng 4 vừa qua đã phổ biến để lấy ý kiến của các tổ chức tôn giáo, thì bản dự thảo mới không có gì thay đổi nhiều. Chính vì vậy mà dự thảo luật tôn giáo này tiếp tục gặp nhiều chỉ trích, không chỉ từ các giáo hội, các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước, mà còn từ các tổ chức nước ngoài.

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là nhằm thay thế cho Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành cách đây hơn 10 năm. Khi trình bày dự luật này trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 29/10, bộ trưởng bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho rằng, qua 10 năm được thực hiện, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo “vẫn còn nhiều bất cập” do các quy định “chưa phù hợp tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo” ở Việt Nam.  [đọc tiếp]

Anh Phạm Minh Vũ mãn án tù

15/11/2015 Gia Minh (PGĐ Ban Việt ngữ RFA) - Anh Phạm Minh Vũ, tù nhân cuối cùng trong nhóm ba người bị bắt khi đến Đồng Nai vào dịp nổ ra đợt biểu tình bạo động chống Trung Quốc vào tháng 5 năm ngoái, hôm nay mãn án một năm rưỡi tù.

Sau khi ra khỏi trại giam K1, Xuân Lộc, Đồng Nai, anh Phạm Minh Vũ cho biết:

“Sáng hôm nay lúc hơn 5 giờ, không biết Trại giam chuẩn bị hồ sơ như thế nào và họ làm thủ tục rồi đưa tôi lên xe chở ra khỏi trại cách 7 cây số chỗ đường Quốc lộ 1A và tôi bắt xe về.

Hôm qua có công an tỉnh Quảng Trị quê tôi nói sẽ đến đưa tôi về, nhưng tôi không chấp nhận. Chắc đó là lý do mà họ đưa tôi ra ngoài kia.”

Theo lời của cựu tù nhân Phạm Minh Vũ thì anh này khi vào Trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai bị đưa đến phân trại K2, nhưng do không thừa nhận tội nên bị cho là chống đối không hợp tác với trại và đã bị đưa đi biệt giam ở phân trại K1.

Anh Phạm Minh Vũ sau khi mãn án cũng tiếp tục duy trì quan điểm của bản thân và phản đối việc bỏ tù anh 1 năm rưỡi qua:  [đọc tiếp]

Giải Nhân quyền Việt Nam 2015 sẽ được trao cho hòa thượng Thích Không Tánh, bà Hồ Thị Bích Khương và bà Bùi Thị Minh Hằng

14/11/2015 (MLNQVN) - Little Saigon – Trong cuộc tiếp xúc với giới truyền thông việt ngữ tại Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu thuộc Quận Cam, California, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) đã công bố danh sách khôi nguyên Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2015, gồm Hòa Thượng Thích Không Tánh, Bà Hồ Thị Bích Khương, và bà Bùi Thị Minh Hằng. Những khôi nguyên Giải Nhân Quyền Việt Nam năm nay được bầu chọn từ 25 đơn đề cử từ Việt Nam và hải ngoại. 

Giải Nhân Quyền Việt Nam (GNQVN)  do MLNQVN thành lập vào năm 2002 và được tổ chức hàng năm nhằm tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động của những người đã chấp nhận hy sinh, kể cả mạng sống của chính mình, cho lý tưởng nhân quyền và dân quyền của nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, GNQVN còn nhằm bày tỏ sự liên đới, hậu thuẩn và quyết tâm của người Việt khắp nơi trong nỗ lực đấu tranh giành lại quyền làm người cho mọi người dân Việt Nam.

Lễ Trao Giải vào ngày 11 tháng 12 năm 2015, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 67 tại Little Saigon, Nam California. [đọc tiếp]

Việt Nam : Luật sư bị trấn áp trước khi tuần hành phản đối đồng nghiệp bị hành hung

12/11/2015 Thụy My (RFI) - Sáng nay 12/11/2015 luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội đã bị cưỡng bức đưa về đồn công an ở phường Xuân La, quận Tây Hồ và bị câu lưu suốt buổi sáng. Ông vốn là một trong những luật sư tích cực kêu gọi các đồng nghiệp tham gia cuộc tuần hành đến Viện Kiểm sát Tối cao, Bộ Tư pháp để yêu cầu khởi tố vụ hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân bị hành hung mới đây, đồng thời yêu cầu bỏ quy định cấp giấy chứng nhận bào chữa cho các luật sư.

Vừa được trả tự do, luật sư Trần Vũ Hải tuy rất mệt mỏi cũng đã cố gắng trả lời RFI Việt ngữ. Luật sư cho biết tuy không còn bị câu lưu nhưng ông vẫn ở lại cùng với nhiều luật sư khác, yêu cầu gặp giám đốc công an Hà Nội về vụ bắt giữ người trái phép này. [đọc tiếp]

Luật sư Trần Vũ Hải bị công an Hà Nội bắt giữ trái phép

12/11/2015 Trần Quang Thành tổng hợp (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hình ảnh do Trịnh Bá Phương thực hiện Từ FB Trần Vũ Hải, con trai luật sư Trần Vũ Hải kêu cứu khẩn cấp vào lúc 9.g03 sáng nay 12/11/2015 : Hãy cứu bố tôi. Tôi là Hoang Tran, con trai Luật sư Trần Vũ Hải. Bố tôi sáng nay đã bị 10 người ko mặc đồng phục tự gọi là cs hình sự đã dùng vũ lực bắt bố tôi lên xe. Bố tôi vừa gọi cho tôi, bảo là hãy đến công an phường Xuân La làm việc và giải cứu bố… Theo FB Nguyễn Quynh Sáng nay  12/11 luật sư Trần Vũ Hải vừa ra khỏi nhà đến văn phòng làm việc, và có lịch cùng các luật sư đến Công an Hà Nội, Viện kiểm sát Tối cao làm việc liên quan đến hai luật sư Luân và Nam. Anh bị 04 (bốn) người mặc thường phục (một người mặc đồ công an) cưỡng chế anh về công an phường Xuân La làm việc, chưa rõ nội dung buổi làm việc là gì.

Anh Hải nói. “Hiện anh rất lo sợ khi ở đồn công an một mình, không có mặt vợ con anh, anh sợ ở đây sẽ bị chết …giống như những vụ việc bị giữ xong chết ở đồn công an gần đây. [đọc tiếp, video và hình ảnh]

Việt Nam - Tường trình năm 2015 của Ân xá Quốc tế

05/11/2015 (Amnesty International) - Bản dịch của Trần Huê (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Các biện pháp khắc nghiệt nhằm giới hạn quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp bất bạo động, quyền tự do lập hội vẫn được duy trì. Nhà nước tiếp tục kiểm soát toàn bộ hệ thống truyền thông lẫn ngành tư pháp và các cơ sở tôn giáo, mọi cơ cấu chính trị. Nhiều tù nhân lương tâm vẫn bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt mà trong những năm trước đây họ đã bị kết án qua các phiên tòa không công bằng. Các tù nhân lương tâm này là blogger, là thành viên nghiệp đoàn, các nhà hoạt động chống việc chiếm nhà đất phạm pháp, những người dân hoạt động xã hội, chính trị, các tín đồ tôn giáo, người sắc tộc và những nhà tranh đấu đòi nhân quyền.

Thêm vào đó, nhiều blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền vẫn còn bị bắt bớ và đưa ra tòa. Chính quyền dùng mọi cách cản trở, gây khó khăn, canh chừng và giới hạn sự đi lại để giảm thiểu sự hoạt động của các nhóm xã hội dân sự bị ngăn cấm. Lực lượng công an làm khó dễ, ngăn cản hoạt động của các nhà hoạt động ôn hòa, hành hung những người này và tạm bắt giữ họ. Tội tử hình còn giữ nguyên cho nhiều tội phạm khác nhau. [đọc tiếp] - [deutsch] - [english]

Bản Tuyên Bố Chung về Dự Thảo Luật Tín ngưỡng, Tôn Giáo của Việt Nam

03/11/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21) -

Chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự ký tên dưới đây, cho rằng Dự Thảo Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo (Dự luật) của Việt Nam đang đi ngược lại với quyền tự do tôn giáo hoặc niềm tin.1 Chúng tôi khuyến nghị chính phủ Việt Nam nên tu chỉnh toàn bộ Dự luật này để thực hiện đúng đắn các nghĩa vụ của Việt Nam đối với luật nhân quyền quốc tế. Trong việc tu chỉnh Dự luật chính phủ cần mời gọi sự tham gia góp ý của các cộng đồng tôn giáo hoặc có niềm tin tại Việt Nam, dù họ đã được công nhận hay còn độc lập, và các chuyên gia về luật nhân quyền trong đó có Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Quyền Tự do Tôn giáo hoặc Niềm tin.

Theo phiên bản hiện nay, tự do tôn giáo hoặc niềm tin đã bị Dự luật hạn chế ở quá mức cho phép của những luật nhân quyền quốc tế có tính cưỡng hành đối với Việt Nam. [đọc tiếp] - [english]