Văn hóa - Xã hội (2012)

Tiếng ViệtVăn hóa - Xã hội >

 

Văn hóa - Xã hội (2012)

* Văn hóa - Xã hội - Các trang sau & trước

 Lao Động   CÒN ĐỘC TÀI CỘNG SẢN, CÔNG NHÂN CÒN BỊ BÓC LỘT: Ai đã ăn bớt cơm của tôi?

29/08/2012 Sông Hồng ((Diễn Đàn Công Nhân) Giữa tháng 8, Bộ Y tế đưa ra nhiều con số cảnh báo về chất lượng bữa ăn công nghiệp dành cho công nhân đang làm việc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Thông tin cho thấy, sức khỏe của người lao động bị ảnh hưởng và lâu dài sẽ suy kiệt vì suất ăn thiếu dinh dưỡng và thường trực nguy cơ ngộ độc do không đảm bảo vệ sinh. Hàng vạn người lao động đã có cùng câu hỏi: Ai đã ăn bớt cơm của tôi? [xem]

 Đất Nước   Để tang nước

29/08/2012 Nguyễn Thị Từ Huy (Bauxite Việt Nam). Một lần nữa trở lại với hai chữ “đất nước”, và hai chữ này sẽ còn được nhiều người Việt Nam nói đến, nó sẽ còn là nỗi ám ảnh của người Việt đương đại, cho đến khi, hoặc họ sẽ để mất cái nội dung được chuyên chở bởi hai chữ đó, hoặc họ chấp nhận mỗi người mất đi một điều gì đó của chính họ để bảo tồn được nó (điều phải mất đi có thể là: tài sản, quyền lực, nỗi sợ hãi, sự hèn hạ, sự hèn nhát, sự mù quáng, lòng tham, sự thiếu trách nhiệm, sự vô cảm,…) [xem]

 Lao Động   Tháng 8 mùa Thu và những vụ Đình Công

28/08/2012 Huỳnh Công Đoàn (Diễn Đàn Công Nhân) Những ngày này, đảng Cộng Sản lại rầm rộ kỷ niệm cái ngày mà họ gọi là “cách mạng mùa thu tháng 8”. Khắp chốn mọi nơi, cờ hoa rợp trời và loa phát thanh thì liên tục phát đi những ca khúc cách mạng thôi thúc lòng người. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, ngày mà đảng Cộng sản cướp chính quyền về tay giai cấp Công Nhân và nhân dân Lao động đó cách nay đã 67 năm. Tuy thời gian dài là vậy, nhưng người công nhân Việt Nam vẫn chưa ai quên lời hứa của đảng: “Giai cấp Công Nhân là giai cấp tiên phong lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo đất nước”. Tháng 8 này, đáp lại lời hứa lừa dối của đảng Cộng sản, những người Công Nhân lại cùng nhau tổ chức đình công để phản đối sự bóc lột quyền lợi và đối xử thậm tệ. [xem...]

 Xã Hội Dân Sự   Tôi chỉ muốn đi tìm một lời giải đáp, cho cái giá trị tối thiểu của công lý

24/08/2012 Phương Bích (Blog Phương Bích) Tôi đâu có hoang tưởng. Nhìn vụ án xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thì biết. Nhưng không đi sao đến bờ? Đường xa mấy đi mãi cũng phải đến. Nhiều người đi kiện hàng chục năm trời, bán cả nhà cửa đi để theo kiện, đi kiện từ khi tóc còn xanh cho đến lúc ngả bạc... Nghĩ vậy tôi lại ngồi viết đơn tiếp. Tôi viết không phải vì cay cú, lại càng không phải vì hằn thù một cá nhân nào đó, mà là tôi chỉ muốn đi tìm một lời giải đáp cho cái giá trị tối thiểu của công lý... [xem...]

 Lao Động   Hợp tác lao động hay buôn nô lệ ở thế kỷ 21

23/08/2012 (RFA) Trong số khoảng 150 công nhân VN bị cưỡng bức lao động trong điều kiện chẳng khác nô lệ tại công ty Victoria của ông Nguyễn Văn Lập ở vùng ngoại thành thủ đô Mascơva của Nga, một thiểu số may mắn đã trở lại VN mới đây. [xem...]

 Giáo Dục  Dạy và học Lịch Sử ở trường phổ thông Việt Nam!

22/08/2012 Song Chi (songchi's blog) Báo chí đưa tin "Hội thảo khoa học quốc gia về dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam" vừa được Bộ Giáo Dục-Đào Tạo và Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam phối hợp tổ chức trong 2 ngày 18-19.8 tại Đà Nẵng, trước thực trạng dạy và học môn Sử đáng báo động ở các trường phổ thông trung học lâu nay: Học sinh không thích học môn Sử, môn Sử bị coi thường nhất trong các môn, chất lượng giáo viên dạy Sử còn kém, từ kết quả kiểm tra cho đến kết quả thi tốt nghiệp phổ thông, thi vào đại học môn Sử của học sinh nhìn chung rất thấp… [xem...]

 Giáo Dục  Sách tiếng Việt lớp 3: kẻ thù của Hai bà Trưng là kẻ thù nào?

19/08/2012 (Blog Tâm Sự Y Giáo) Chuẩn bị bước vào năm học mới, mẹ của cu út nhà minh (tức là vợ mình) ra hiệu sách mua về cho con một bộ sách lớp 3 mới tinh, giao nhiệm vụ cho bố nó (tức là mình) : “Anh phải sắp xếp thời gian, lên kế hoạch để khẩn trương tiến hành việc bọc sách cho con. Mà anh phải bọc cho đẹp nhằm tạo điều kiện cho con chúng mình học giỏi”. Như bao lần khác, tất nhiên là mình răm rắp tuân lệnh. Trong nhà, việc mình luôn luôn nghe lời và kính trọng vợ đã trở thành một qui luật, một tất yếu mang tính khách quan. Thấy mình nhanh chóng thi hành, vợ mình vui lắm, vừa quét nhà vừa huýt sáo và cười bảo: Anh mà không nghe lời em thì em sẽ tiến hành cưỡng chế đấy, em là em không có dọa anh đâu. Đang thao tác ngon trớn, bọc đến quyển TIẾNG VIỆT 3 – Tập Hai thì bỗng phát hiện ra một vấn đề mình cho là quan trọng. Mình đăng lại đây để nhờ bà con cho ý kiến nha, đó là: KẺ THÙ CỦA HAI BÀ TRƯNG LÀ KẺ THÙ NÀO? [xem...]

 Lao Động  Giới tư bẳn đỏ đã vào được thiên đàng... ít nhất, tại sân gôn: Phận "chân dài" làm nghề... phu gậy 

03/09/2012 Tuệ Minh - Vũ Thủy (Diễn đàn công nhân) Caddy (nhân viên kéo bao gậy cho khách chơi golf trên sân) được coi là nghề mới nổi trong vài năm trở lại đây khi các sân golf được ồ ạt mở. Golf được xếp vào thú chơi của các bậc "đại gia" luôn đi liền với cụm từ caddy. Trong chốn "cỏ xanh"-sân golf này phân định rất rõ hai thế giới: chủ - tớ. Cuộc sống của những cô gái làm phục vụ tại những nơi giải trí sang trọng và thời thượng này nhọc nhằn, gian truân, nhiều nụ cười nhưng cũng đầy nước mắt. Chốn "cỏ xanh" chỉ tuyển... chân dài [xem]

 Lao Động  Cùng là sức ấy sao mà khác nhau?

05/09/2012 Thành Đô (Diễn Đàn Công Nhân) - Không có gì là quá đáng, khi chúng ta tự hào mà nói rằng: Người Việt Nam chăm chỉ, cần cù, ham học và hiếu kính. Những đức tính tốt đẹp đó của người Việt đã được thực tiễn chứng minh và bạn bè quốc tế thừa nhận. Nếu là trong một xã hội dân chủ tốt đẹp, thì hơn 90 triệu người dân với đặc điểm nói trên nhất định sẽ xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường và văn minh. Tiếc thay, sau mấy mươi năm chìm đắm trong chế độ độc tài Cộng sản, đất nước chúng ta bị tụt hậu nặng nề, người dân thì trở nên bất lực và gian dối. [xem]

 Lao Động  Nhọc nhằn đời công nhân 

05/09/2012 Vĩnh Hoà (Diễn đàn công nhân). Một tuần qua, công ty tăng ca cả sáu ngày, ba ngày mười tiếng, ba ngày 12 tiếng, ngày chủ nhật làm tám tiếng. Những bữa ăn cầm hơi, làm cho tiếng dép cuối ngày kéo lê trên mặt đường nặng và dài hơn ban sáng. Phải trải qua 10 – 12 giờ chỉ đứng và đi, mới hiểu vì sao công nhân ở đây chọn cái tư thế ngồi rất xấu, lực dồn về mũi bàn chân, áp ngực và bụng vào đùi, cằm và tay kê đầu gối để giãn cơ và khớp. Nhưng ai cũng mong tăng ca nhiều để có thêm tiền. [xem]

 Văn Học   Chuyện Nobel Văn học: Không gì nhảm hơn

09/09/2012 Bùi Tín (VOA). Trong nước đang bàn tán sôi nổi về một vụ án văn học cực kỳ bê bối, một viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông thuộc Trung tâm Khoa học Quốc gia sáng tác một tập 63 bài thơ, được một số quan chức văn học hàng đầu đánh giá cực kỳ cao, tổ chức hội thảo linh đình, còn định đưa ra quốc tế để ứng cử Giải Nobel Văn học. Đó là ngài viện trưởng Hoàng Quang Thuận, đảng viên cộng sản, với thi phẩm Thi Vân Yên Tử, ra mắt bạn đọc từ cuối năm 1999, hiện đã in được 25.000 bản, một kỷ lục về xuất bản và phát hành. [xem]

 Giáo Dục  Nếu đúng thế thì nước ta có Trần Ích Tắc thật rồi

06/09/2012 Lục Dân (Trần Nhương.com). Mặc dù là một bài báo nhỏ được đặt ở góc khuất của báo Thanh Niên (ra ngày 4/9/2012) nhưng đã gây cho tôi một sự xúc động lớn. Tôi tin bất kì ngưòi Vịệt Nam bình thường nào cũng có cảm xúc như tôi. Đó là bất bình đến phẫn nộ trước sự hèn kém, nhu nhược thảm hại của những ngưòi soạn SGK.  [xem]

 Văn Học   Phỏng vấn "giả" với nhà văn Nguyên Ngọc

13/09/2012 (BBC). Tờ báo của quân đội Việt Nam bị cáo buộc bịa đặt cuộc phỏng vấn với nhà văn Nguyên Ngọc nhân sinh nhật lần thứ 80 của ông. Điều trớ trêu là ông Nguyên Ngọc đã từng là người lính trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và có thời gian làm phóng viên của báo Quân đội Nhân dân. Trong bài viết ngắn công bố trên mạng, nhà văn lão thành bày tỏ “kinh ngạc” khi ông “bị nhét vào mồm nhiều câu rất vớ vẩn lẫn những ý rất bậy bạ”. [xem]

 Văn Học   Thêm một trang mạng văn chương bị đánh sập: trannhuong.com

11/09/2012 (Blog Nguyễn Trọng Tạo). NTT: 14 giờ chiều 11.9.2012, trang mạng văn chương trannhuong.com của nhà văn Trần Nhương đã bị đánh sập. Sau khi đánh sập trang mạng này, hack treo lên đó một bức hình chủ trang có 3 cái lưỡi. Chắc hack cho rằng, trannhuong.com đã không cùng lưỡi với hack? Chỉ trong 1 tháng vừa qua, một số trang mạng có những bài viết về văn chương với thái độ phê phán đã bị hack đánh sập như trươngduynhat.vn, lethieunhon.com, hay blog Tễu lần lượt bị đánh sập. Đây là một hiện tượng bất bình thường trong sinh hoạt văn chương ở Việt Nam. (Bài "Nếu đúng thế thì nước ta có Trần Ích Tắc thật rồi" ngày 06/09/2012 ghi bên dưới vì vậy sẽ không truy cập được - Chú thích của DĐVN21) [xem]

 Nghệ Thuật    Cernuschi triển lãm hội họa Việt Nam : Từ Sông Hồng đến Cửu Long

21/09/2012 (RFI). Từ Sông Hồng đến Cửu Long - Những tầm nhìn về Việt Nam (Du Fleuve Rouge au Mékong – Visions du Vietnam). Đó là tựa đề cuộc triển lãm tại viện bảo tàng Cernuschi. Nếu như vài năm trước, các bảo tàng ở Paris từng trưng bày cổ vật và nghệ thuật của Việt Nam, thì lần này, Cernuschi đã tập hợp được khá nhiều tác phẩm hội họa và mỹ nghệ đầy giá trị. [xem]

 Giáo Dục  Hệ thống giáo dục tại miền nam trước năm 1975 - Nhân bản, dân tộc và khai phóng

13/09/2012 Phạm Viết Đào (Blog Phạm Viết Đào) Nền giáo dục ở Miền Nam trước 1975 đặt trên 3 phương châm lớn, được ghi vào Hiến Pháp hẳn hoi: nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Giáo dục nhân bản lấy cá nhân làm trọng, nhấn mạnh đức dục, hướng đến phục vụ tha nhân. Giáo dục dân tộc bắt đầu từ chương trình Việt, xiển dương lòng ái quốc thương nòi. Giáo dục khai phóng mở mang kiến thức khoa học kỹ thuật, không ngại du nhập những nét hay, thế mạnh của Tây Phương. [xem]

 Lao Động   Buôn lậu lao động Việt: Tàn nhẫn và nghiệt ngã

22/09/2012 (Dân Làm Báo). Người mẹ (trẻ) ở một làng quê nghèo của Nghệ An đau đớn tột cùng, ngất lên, ngất xuống khi nghe tin dữ: Hai đứa con đi xuất khẩu lao động chưa đầy hai tuần vừa bị chết cháy trong một xưởng may ở Nga, cùng với 12 người khác vào đêm 11/9 vừa qua. Người cha (chưa già) bàng hoàng, thảng thốt, không tin được đó là sự thật: Oan khiên, khổ ải sao lại cứ trùng trùng, điệp điệp thế chứ; nghèo khổ quá, cố vay tiền (50 triệu) gửi con đi tha phương cầu thực cũng chính là vô tình đưa hai đứa con vừa tròn 19, 20 tuổi vào... cõi chết. [xem]

 Nghệ Thuật    Danh Võ, nghệ thuật và chính trị

28/09/2012 Hoàng Hưng (Bauxite Việt Nam). Gần đây, trong những chuyến đi nước ngoài, tôi phát hiện có những người Việt khá nổi tiếng trên thế giới nhưng trong nước không hề biết. Đó là những người hoạt động trong các ngành văn học nghệ thuật. Một trong những lý do là tác giả có “lý lịch” hoặc tác phẩm của họ có hơi hướng chính trị không hợp với “chính thống nhà ta [xem]

 Lao Động  Số phận công nhân về nước trước thời hạn

27/09/2012 (RFA). Công ty Topla High techt là một công ty làm màn hình của Nhật, có chi nhánh tại Ipoh, Mã Lai, bắt đầu hoạt động vào ngày 27/10/2011. Tuy nhiên chưa đầy 1 năm sau thì công ty phá sản. 40 công nhân VN, 1 công nhân người Mã và 2 công nhân người Ấn lâm vào tình trạng thất nghiệp. Sau gần 9 tháng chờ đợi, họ nhận được  thông báo chính thức là chủ phá hợp đồng nửa chừng và họ bắt buộc phải trở về nước trước thời hạn [xem]

 Văn Học   Trung Quốc: Từ Nobel Văn học nhớ tới Nobel Hòa bình

11.10.2012 (RFI).  Việc nhà văn Mạc Ngôn được trao giải Nobel Văn học 2012 là một niềm vinh dự lớn cho văn học Trung Hoa, nhưng có thể lại dồn chính quyền Bắc Kinh vào tình thế khó xử: Một giải Nobel khác của Trung Quốc vẫn bị giam cầm. [xem]

 Văn Học   Nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn đoạt giải Nobel văn học

11/10/2012 (RFI). Giải Nobel văn học 2012 được dành cho nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn. Khi công bố tên người đoạt giải vào hôm nay 11/10/2012, Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển nhấn mạnh « sự kết hợp kỳ ảo giữa chủ nghĩa hiện thực với hư cấu, lịch sử và đương đại ». Nhà văn cho biết « sững sờ » nhưng « hạnh phúc » vì tin này, và hứa hẹn sẽ đầu tư sáng tác nhiều hơn. [xem]

 Văn Học   “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê

05/10/2012 Phạm Hồng Sơn (pro|contra). Ông Nguyễn Chí Thiện, sinh năm 1939 tại Hà Nội, tác giả của tập thơ nổi tiếng Hoa địa ngục vừa qua đời ngày 02/10/2012 tại nước Mỹ. Những dòng sau đây xin được thay cho lời cầu nguyện tốt đẹp nhất tới linh hồn người quá cố và những bạn hữu, thân nhân và những người yêu quí ông. Kể cả sau này khi thời thế đã thay đổi và Hoa địa ngục được xuất bản chính thức ở Việt Nam thì có thể vẫn có nhiều độc giả không thiện cảm với những từ ngữ thường quá bộc trực, cay đắng hay mang tính chửi thẳng của tác phẩm này. Nhưng nếu đặt những cảm xúc hoặc những hình thức thể hiện sang một bên thì không thể không thừa nhận Hoa địa ngục đã dám phê phán ba yếu tố – ba vấn đề – mà cho đến tận bây giờ không phải ai cũng nhận ra hoặc dám đụng đến, đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Hồ Chí Minh thường được gọi là “Bác” và chủ nghĩa Marx-Lenin. [xem]

 Văn Học   Trung Quốc: Nobel Văn học mong muốn Nobel Hòa bình được tự do

12/10/2012 (RFI). Giải thưởng Nobel Văn học Mạc Ngôn, hôm nay, 12/10/2012, bày tỏ tình liên đới với giải Nobel Hòa bình 2010 hiện đang bị cầm tù và ông mong muốn là Lưu Hiểu Ba có thể được tự do sớm nhất. Vào năm 2009, nhà ly khai Lưu Hiểu Ba bị kết án 11 năm với tội danh là đồng tác giả Hiến Chương 08, kêu gọi thiết lập dân chủ đa nguyên tại Trung Quốc. [xem]

 Xã Hội   Bạo lực phổ biến tại Việt Nam: tìm hiểu cội rễ 

31/10/2012 (RFI) Tại Việt Nam trong thời gian gần đây, các vụ tội phạm trộm cướp dùng súng ngày càng gia tăng. Các vụ giết người càng lúc càng nghiêm trọng và phổ biến. ...xã hội đang mất lòng tin trầm trọng trong khi pháp luật thường xuyên bị lợi dụng để làm bình phong cho những hành động phi pháp của những người có tiền, có thế lực. [xem]

 Xã Hội Dân Sự   Mỹ tài trợ 124.000 đôla cho các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam

13/11/2012 (VOA). Đại sứ Mỹ tại Việt Nam hôm 13/11 trao gần 124.000 đôla Mỹ (hơn 2 tỷ đồng) cho các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam để thực hiện 12 dự án nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Các dự án này liên quan đến các lĩnh vực như xây dựng năng lực cho các cán bộ quốc hội, vận động chính sách, dân chủ cơ sở và quản lý nhà nước hiệu quả, tính minh bạch và giải trình cho khu vực phát triển địa phương, tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp xã hội, và lĩnh vực truyền thông số đang nổi lên. [xem]

 Giáo Dục   Một nền giáo dục bất khả

04/11/2012 Nguyễn Thị Từ Huy (Bauxite Việt Nam). Chưa bao giờ mấy chữ “cải cách giáo dục” xuất hiện trên báo chí nhiều như hiện nay. Thậm chí Bộ Giáo dục còn đề ra cả một chương trình đầy tham vọng: đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Tuy nhiên, từ góc nhìn chủ quan của người viết bài này, dù là “đổi mới” hay “cải cách”, muốn gọi kiểu nào thì tùy, hay chỉ ngắn gọn là “giáo dục”, ở thời điểm hiện tại, đều là bất khả. Nếu cố tình tách giáo dục như một hiện tượng riêng biệt để sửa chữa, đắp vá, thêm thắt các chi tiết, thì không thể có cải cách, không thể có đổi mới, thậm chí không có cả giáo dục. [xem]

 Xã Hội   Ngồi buồn giở chữ ra chơi

20/11/2012 Trần Khải Thanh Thủy (Đàn Chim Việt) - Đã lâu lắm, vì điều kiện khách quan và chủ quan tôi không còn được đi đó đi đây. Trong khi thiên hạ: “Ngồi buồn đốt một đống rơm, Khói lên nghi ngút chẳng thơm chút nào” , còn tôi theo thói quen tâm lý của mình từ xưa đến nay “ngồi buồn giở chữ ra nao, bao nhiêu ký ức tuôn trào nơi đây”. Xin ghi lại vài câu hỏi trong các dịp giao lưu tại cộng đồng, đặc biệt là lần đến sinh hoạt cùng bà con ở Jacksonville (Florida) [xem thêm]

 Giáo Dục   Ngày Nhà giáo Việt Nam - Vài lời tâm sự 

21/11/2012 Huỳnh Thục Vy (Dân Làm Báo) - Từ những ngày đầu cắp sách đến trường, các học trò ngây thơ đã bị nhồi vào đầu óc non nớt cái tinh thần “tôn sư trọng đạo”. Nhiều người Việt Nam tự hào vì chúng ta có truyền thống đặc trưng này (giống người Trung Hoa?). Nhưng đối mặt với thực tế, bỏ qua vấn đề về chất lượng giáo dục học thuật, nền giáo dục Việt Nam đang gặp phải vấn đề đạo đức nghiêm trọng. [xem thêm]

 Văn Học   Trần Vàng Sao, ngôi sao vàng cô độc

24/11/2012 (RFA) - Vào tháng 4 năm 2005, hai tập nhật ký của Đặng Thùy Trâm, một bác sĩ của quân đội miền Bắc chết trong chiến tranh được một sĩ quan quân báo Hoa Kỳ là Frederic Whitehurst mang trả lại cho gia đình của bà đã làm cho diễn đàn văn học Việt Nam nóng lên vì nội dung cảm động trong hai tập nhật ký được xem là cẩm nang cho những người tuổi trẻ mang lý tưởng Chủ nghĩa Xã hội trong ba lô của mình khi chiến đấu trong cuộc chiến Việt Nam. Theo ông Lữ Phương sự tâng bốc thái quá Đặng Thùy Trâm và sự độc ác trong cách đối xử với Trần Vàng Sao đã làm cho ông quyết tâm phổ biến nhật ký của Trần Vàng Sao làm đối trọng với những gì mà nhà nước vận động, tuyên truyền. [xem thêm]

 Văn Học   “Ru” và thân phận di dân

26/11/2012 Mạc Việt Hồng (Đàn Chim Việt) - Trái ngược với những mẩu ký ức buồn trong “Ru”, tác giả của nó là một phụ nữ rất sôi động và hay cười. Kim Thúy lúc nghiêng bên này, lúc ngả về bên kia và dùng cả 2 tay để diễn tả lại quá trình viết văn của mình, để bù vào những chỗ mà vốn tiếng Việt còn thiếu. Cuộc nói chuyện giữa chúng tôi thân tình và tràn ngập tiếng cười, giống như những bạn bè cũ lâu ngày gặp nhau hơn là một nhóm báo chí tới phỏng vấn. [xem thêm]

Việc nhà thơ Bùi Chát, người sáng lập và điều hành nhà xuất bản Giấy Vụn tại Sài Gòn, được Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế (The International Publishers Association, viết tắt là IPA) chọn để trao giải Tự Do Xuất bản năm 2011, một lần nữa, khẳng định tầm vóc và ảnh hưởng lớn lao của nhà xuất bản ngoài luồng này. [xem...]

Bùi Chát tại IPA

Bài xem thêm:

Forbidden poetry in Vietnam

Xã hội dân sự Đức

Họ giúp trẻ em nhập cư học tiếng Đức, cùng đi với một tổ chức phi chính phủ đến một khu vực khủng hoảng để giúp những người chạy nạn hay tham gia làm lính cứu hỏa tự nguyện: 23 triệu người ở Đức – một phần ba số dân trên 16 tuổi – tích cực hoạt động vì cộng đồng, dù là trong công tác xã hội, bảo vệ môi trường, hay trong những nhóm người chung sở thích. Những người này là chỗ dựa của xã hội dân sự ở Đức. [xem...]

Trong dịp đi thăm VN của bà TT Merkel (10.-12.10.2011), báo chí Đức đưa tin là ngoài việc ký kết các hợp đồng kinh tế buôn bán giữa Đức và VN, cho biết Bà sẽ đặt vấn đề Nhân quyền và gặp đại diện Xã Hội Dân Sự (Zivilgesellschaft) tại VN (?)

Câu hỏi đặt ra:

- bà Merkel gặp Xã Hội Dân Sự nào tại VN ? hay Bà gặp đại diện Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ), một tổ chức „Xã Hội Dân Sự“ do Đảng CSVN nặn ra.

- Ở VN hiện nay đã có Xã Hội Dân Sự thực sự chưa? [xem...]

Phát triển Xã Hội Dân Sự trong cộng đồng ở Đức 

* Tại Đức trước và sau 1975 người Việt đã từng thành lập các Hội Sinh viên, các Hội đoàn địa phương (các Hội người Việt tị nạn, Hội Ái hữu…), các Hội đoàn liên bang (Liên Hội, Tổng hội), các Trung tâm văn hóa xã hội (TT Độc Lập, TT Nhân Quyền…), các Hội tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành…), các Hội chuyên môn về ngành nghề (Hội Khoa học kỹ thuật, Hội Y Dược …), Từ khi có Email, Internet có thêm cái mới là „cộng đồng mạng“, các Website, các trang Blog…cũng là hình thái của Xã Hội Dân Sự. [xem...]

Vài suy nghĩ sau cuộc hội thảo tại Stuttgart  Theo nhận xét của tôi, ý tưởng tương đồng nổi bật nhất trong cuộc hội thảo là ranh giới “Quốc-Cộng” không còn đơn giản là sự đối kháng giữa những người có lý lịch Quốc gia hay Cộng sản nữa. Ranh giới hiện nay là giữa những người muốn dân chủ hoá Việt Nam với những kẻ muốn bảo vệ chế độ Cộng sản – giữa Dân chủ với Độc tài. [xem...]

Vài nét về nhà xuất bản Giấy Vụn

Cần xây dựng và phát triển Xã Hội Dân Sự tại Việt Nam

Tự do tư tưởng và tự do phát biểu là nhân quyền căn bản!

Tuyên bố báo chí của Diễn Đàn Việt Nam 21

về việc hai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang bị kết án tù vì "tuyên truyền chống nhà nước" [xem] - [deutsch]

Người dân không còn sợ hãi nữa!

Cụ Tạ Trí Hải đã công khai hát ca ngợi anh hùng nông dân Đoàn Văn Vươn bằng nhạc của Quốc Ca VNCH với lời cải biên

[xem và nghe trong youtube]

Hát Cho Việt Nam - Từ Yên

24/04/2013 Từ Yên (Youtube) Bản nhạc này Từ Yên đã bắt đầu viết vào khoảng 2005. Lúc đầu định viết cho quê hương của tuổi trẻ đã bỏ lại sau lưng nhưng vẫn còn trong ký ức của mình. Nhưng khi bắt đầu viết và tìm hiểu hơn về VN và những tệ nạn và thãm cảnh của nó, thì ý nhạc càng trở nên cay đắng khác hẵn với ý nhạc lúc ban đầu. [xem & nghe video trong YouTube]

 Tôi Thấy Em

Nhạc phẩm Tôi Thấy Em do nhạc sĩ Trúc Hồ sáng tác sau phiên tòa xử hai sinh viên yêu nướcNguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Bài hát được lấy ý thơ từ một bài thơ của tác giả Hạ Huyên gởi đăng trên Blog Dân Làm Báo, do nhạc sĩ Trúc Hồ tình cờ đọc được trong khi đang tìm đọc tin tức về phiên tòa. Bài hát được thâu live qua tiếng hát của ba ca sĩ Nguyên Khang, Nguyễn Hồng Nhung, và Mai Thanh Sơn. [xem video trong youtube]

Bởi vì tôi khao khát Tự Do - Ca khúc Nguyệt Ánh gửi tặng Buổi Dã ngoại trao đổi về Quyền Con Người (Chủ Nhật 5.5.2013)

04/05/2013 (Dân Làm Báo) “Bởi vì tôi khao khát Tự Do”, thơ Nguyễn Đắc Kiên do Nguyệt Ánh phổ nhạc. Bài hát được trình bày qua chính giọng hát của Nguyệt Ánh kèm theo lời nhắn gửi: “Đây là ca khúc được viết để tặng tất cả những Chiến Sĩ Tự Do, đặc biệt là các bạn trẻ đang hẹn nhau tham gia Buổi Dã ngoại trao đổi về Quyền Con Người - Chủ Nhật 5.5.2013”. [xem video trong YouTube]

Bất An 16/08/2012 Huỳnh Ngọc Chênh (Blog Huỳnh Ngọc Chênh). Trước 75, ngay khi sống trong thời chiến, tôi vẫn luôn cảm thấy an lành. Những năm chiến tranh ác liệt ấy, gia đình tôi tách ra làm hai. Ba tôi xuống thành phố, còn mẹ tôi vẫn ở lại quê bám trụ. Tôi đi đi về về cả hai nơi. Đêm ngủ ở quê, thường xuyên nghe tiếng đại bác nổ ven rìa làng do lính Mỹ bắn cầm canh từ phi trường Đà Nẵng. Thỉnh thoảng cũng có vài quả đại bác bay lạc vào nhà dân gây ra cảnh tang thương chết chóc thế nhưng không hiểu vì sao tôi vẫn không cảm thấy bất an. Đêm ngủ ở Đà Nẵng thỉnh thoảng lại nghe hú còi báo động có pháo kích của Việt Cộng bắn về thành phố, nhiều người phải chạy vào nấp dưới hầm, riêng tôi vẫn nằm tỉnh queo trên giường, không chút lo sợ. Bây giờ sống trong hòa bình, mà hòa bình đã gần 40 năm rồi sao trong lòng cứ thắc thỏm bất an. Do tuổi già ư? Không phải như vậy. [xem...] Giáo Dục  Lá đơn xin phép nghỉ học “rúng động” ngành GD

13/08/2012 (Chuyển Hóa) Lá đơn xin phép nghỉ học của một học sinh lớp 10 đã khiến dư luận xôn xao trong nhiều ngay qua. Nhiều người cho rằng là đơn phản ánh thực trạng nền giáo dục của nước nhà, đáng phải suy ngẫm.

Người viết đơn là Trần Văn M., học sinh lớp 10. Lá đơn có đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ, tiêu đề, ngày tháng và nội dung đơn. Nguyên văn nội dung đơn, M viết: “Hôm lay, em viết cái Đơn lày mong cô và nhà trường cho em ngỉ học vì chong lúc Học em quá đùa ngích và Học Hành còn yếu và làm cho lớp 10H xa xút và không thể vươn lên Được, và làm cho nhiều thầy cô gia phải nhác nhở lêm em ngĩ em không xứng Đáng làm học sinh của chường…”. (nguyên văn lá đơn). [xem...]

 Lao Động   Vấn đề an toàn lao động hiện nay

13/08/2012 Huỳnh Công Đoàn (Diễn đàn công nhân) Mặc dù Bộ Luật Lao động của Việt Nam dành hẳn 14 điều (Từ điều 95 đến điều 108) để quy định về vệ sinh - an toàn lao động, nhưng trên thực tế vấn đề này chẳng được mấy doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Vì rằng không có một cơ cấu xã hội dân sự để giám sát và thúc đẩy việc thực thi những quy định về an toàn lao động. Kết quả là số vụ tai nạn lao động thương tâm không ngừng gia tăng, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người lao động. Việc xử lý không nghiêm minh các vụ vi phạm an toàn lao động cũng làm cho vấn đề ngày càng trở nên trầm trọng. [xem...]

 Xã Hội Dân Sự   Sinh viên – bạn nghĩ gì?

09/08/2012 Nguyễn Thị Từ Huy (Bauxite Việt Nam) Bạn đã bao giờ gặp tình huống này chưa: Để lảng tránh giải thích cho bạn về một vấn đề nào đó, về một hiện tượng tiêu cực, về một sự khuất tất hay một bất công nào đó, người ta trả lời bạn: “Cái nước mình nó thế, đừng có hỏi!”?

Đã bao giờ bạn đưa phong bì cho giáo viên, và thay vì dằn vặt xấu hổ, bạn tự nhủ: “Cái nước mình nó thế”, rồi cảm thấy thanh thản? 

Tôi giả định rằng bạn đủ nhận thức để hiểu cái nước mình nó thế là nó như thế nào, nên không luận giải về điều đó ở đây. Tôi chỉ muốn đề cập tới, một cách chưa đầy đủ, thái độ nào có thể có đằng sau câu nói đó. “Cái nước mình nó thế” là một mệnh đề tiêu biểu cho sự bất lực, cho sự đầu hàng vô điều kiện, sự nô lệ cho hoàn cảnh và nô lệ cho chính mình. Mệnh đề này thể hiện sự kìm kẹp, sự trói buộc từ bên trong của mỗi cá nhân, hậu quả của sự trói buộc dài hạn từ bên ngoài. Và nó cũng thể hiện sự lảng tránh trách nhiệm. Để tránh hành động, để chấp nhận cái xấu, cái ác, cái tồi tệ, nhưng đồng thời để tránh phải chịu trách nhiệm về cái xấu, cái tồi tệ và cái ác, người ta nói với bạn: “Cái nước mình nó thế”. [xem...]

 Xã Hội Dân Sự  Bản tường trình06/08/2012 Đoan Trang (Blog Đoan Trang) Khi viết những dòng dưới đây (và sau đó đánh máy lại rồi đưa lên mạng), tôi chỉ có một mong muốn duy nhất: Làm thế nào để sự ôn hòa, tinh thần duy lý, thượng tôn pháp luật và tôn trọng con người được phổ biến hơn trong xã hội.

Tôi không muốn, rất không muốn nhìn thấy cảnh những người biểu tình bị công an, dân phòng giằng giật, xô đẩy, thậm chí bẻ tay, bóp cổ. Không muốn những người biểu tình giận dữ gọi công an là "chó", "súc sinh", "ác quỷ", "tay sai Trung Quốc", v.v... Không muốn những người biểu tình bị bôi nhọ, bêu riếu trên phương tiện thông tin đại chúng, hay phải bước đi trên phố trước ánh mắt… căm thù hoặc rất thiếu thiện cảm, của một số người dân thủ đô. [xem...]

 Lao Động   Nghiệp Đoàn Độc Lập- Đòi hỏi Chính đáng của giai cấp công nhân Việt Nam

27/07/2012 (Ủy Ban Bảo Vệ  Người Lao Động Việt Nam) Trong điều kiện không có tổ chức Nghiệp Đoàn Độc lập công khai đại diện, người Công Nhân Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn trong việc đòi hỏi quyền và lợi ích chính đáng của mình. Mặc dù bị sự kìm kẹp và chia rẽ nặng nề từ phía Công Đoàn nhà nước, nhưng thời gian qua đã diễn ra nhiều cuộc đình công rầm rộ và quy mô của giới công nhân. Điều đó cho thấy rằng, khi bị bóc lột một cách quá đáng thì như giọt nước làm tràn li, những người công nhân đã vùng lên mạnh mẽ để phản đối sự bất công ngang trái ... Nguyên nhân của các vụ đình công là do chủ doanh nghiệp không chấp hành đúng các quy định của luật lao động như: không ký hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm xã hội, không giải quyết chế độ ngày nghỉ, lương thấp, ngược đãi công nhân…; trong khi đó thì tổ chức Công đoàn nhà nước không bảo vệ quyền lợi cho người lao động.  [xem...]

 Xã Hội Dân Sự   Đấu Tranh Công Khai & Bán Công Khai

17/06/2012 Đinh Tấn Lực (Blog Đinh Tấn Lực) Tám mươi năm trước, tháng 7/1936, ủy viên BCH Quốc Tế Cộng Sản Lê Hồng Phong triệu tập một buổi họp tại HongKong, triển khai Nghị quyết của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản để thành lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương, khởi động một phong trào quần chúng công khai đấu tranh với thực dân Pháp, yêu sách đòi  tự do dân chủ và đời sống áo cơm, lấy tên là Phong Trào Đại Hội Đông Dương. [xem...]

 Xã Hội Dân Sự  Tuyên bố về việc cưỡng chế giải tỏa đất đai Văn Giang bằng vũ lực

04/06/2012 (Bauxite Việt Nam) Vụ cưỡng chế giải tỏa đất đai bằng vũ lực diễn ra sáng 24/4/2012 ở địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên đang gây xúc động mạnh mẽ tất cả những người Việt Nam có lương tri, dấy lên nỗi lo lắng chưa từng có trong mọi người dân Việt biết suy tư về vận mệnh đất nước.

Cho đến hôm nay, đã có thể nhận rõ những sự thật đau lòng về bản thân vụ Văn Giang cũng như những sự thật nguy hiểm đối với đất nước đã được phơi bày từ vụ này. [xem...]