CT_20110728_vny

Tiếng Việt‎ > ‎Chính trị - Dân chủ‎ > 

Nhận định tổng quát về tình hình đất nước

Vũ Ngọc Yên

28/07/2011

Kinh tế suy thoái - lạm phát - thất ngiệp gia tăng- sinh hoạt khó khăn

Vì áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình kinh tế tập trung Liên  xô,chủ yếu là quản lý,  nên những chương trình sản xuất trong 15 năm sau ngày thống nhất đất nước hoàn toàn bị thất bại: lạm phát phi mã (774%) và nạn nghèo đói lan rộng  khắp nơi. Sau trận chiến biên giới với Trung cộng (1979) CS đã đưa ra một số cải cách hòng cứu vãn tình hình như chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, bãi bỏ chính sách ngăn sông cấm chợ, cho phép làm ăn theo hợp đồng khoán sản phẩm…

Đến năm 1989, bức tường Bá linh sụp đổ và các nước CS đông Âu giải thể,CSVN lo sợ sẽ phải chịu chung số phận như những nước xã hội chủ nghĩa „anh em“, nên đã đi tìm đường cứu đảng qua ngã Bắc kinh. Tại hội nghị cao cấp Trung-Việt được tổ chức vào tháng 9.1990 tại Thành đô (Chendu, thủ phủ tỉnh Tứ-xuyên, Trung quốc), Trung cộng (TC) khuyến cáo VN nên dùng đường lối Đặng tiểu Bình “ổn định chính trị, mở cửa kinh té “ và đòi hỏi VN phải nhượng bộ về lãnh thổ và lãnh hải để đổi lấy hỗ trợ kinh tế - chính trị. Nhờ sự chỉ giáo này mà nền kinh tế VN bắt đầu khởi sắc.

Kể từ năm 1990 CSVN chính thức dùng mô hình kinh tế TC: Cởi trói kinh tế, Bóp nghẹt chính trị. Mô hình này được đưa vào cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong đại hội VII của đảng CSVN năm 1991.

Trong thập niên 90, kinh tế thị trường VN phục hồi dần sản xuất và có phần kìm hãm được mức độ gia tăng nghèo đói ( thành thị 8,4%,nông thôn 23,2%,vùng núi 45,9%). Tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) hằng năm đạt 7%. Đến 2011, VN có GDP khoảng 103 tỷ mỹ kim.

Nhưng bước qua thập niên 2000 thì sự phát triển thuyên giảm, lạm phát tăng trở lại và mức nhập siêu mỗi năm lên trên10 tỉ dollar , trong đó  80-90% là với  TC.

Ngoài ra,đường lối phát triển kiểu TC, đặt trọng tâm vào các doanh nghiệp quốc doanh và các  trung tâm sản xuất để xuất cảng bắt buộc chính phủ phải đầu tư nhiều, khiến ngân sách quốc gia  mỗi năm thâm thủng hàng tỉ Dollar.

Tưởng rằng gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO (2007), VN sẽ có cơ hội nhận được đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và học hỏi kỹ thuật để dễ dàng hội nhập vào nền kinh té toàn cầu..Nhưng rất tiếc, đầu tư ngoại quốc  chỉ lợi dụng công nhân lương  rẻ, tập trung sản xuất trong công nghiệp chế biến sơ cấp  và không muốn  chuyển nhượng kỹ thuật  cho VN. Hơn nữa đã gia nhập WTO là chấp nhận cạnh tranh , nhưng ở điểm này kinh tế VN  còn kém năng lực.Trường hợp Vinashin rất điển hình, mang danh công ty đóng tầu nhưng thục chất đi mua tầu cũ về tân trang rồi nằm bến ,ngay chỉ kinh doanh cũng đã lỗ ( trên 4 tỉ đô la) chứ nói chi đến sản xuất.

Tính đến cuối năm 2010 , VN nợ nước ngoài 29 tỉ đô la,  chiếm 42,2% GDP , Nợ  công  tăng lên 125% GDP, Ngân sách bội chi trên 6% GDP. Để có thể thanh toán nợ nước ngoài, CSVN đã sử dụng   kiều hối hằng năm (6-8 tỉ đô la), viện trợ ODA , và tiền đầu tư  ngoại quốc.

Theo thống kê Trading economics, trong só 70 quốc gia , Venezuela là nền kinh tế có mức lạm phát cao nhất với 29,6% và VN đứng thứ nhì trên 22% trong bảng xếp hạng này. Hầu hết các quốc gia láng giềng tại châu á chỉ có  mức lạm phát từ 0-6%, tức thấp hơn nhiều so với VN.Tệ trạng lạm phát cao đưa lãi xuất cũng lên cao (trên 25%) khiến nhiều doanh nghiệp không thanh toán nổi nợ và có nguy cơ đóng cửa. và sa thải công nhân.

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã nhiều lần lên tiếng phê phán  những chính sách kinh tế, tài chính của CSVN là bất nhất, thiếu minh bạch .Tình trạng đồng tiền bị phá giá  liên tục và quốc nạn tham nhũng đã  làm tổn hại lòng tin của giới đầu tư nước ngoài .

Văn hóa băng hoại – giáo dục xuống cấp – xã hội  bất công

Mô thức phát triển kinh tế thị trường theo kiểu Trung cộng, tuy có mang lại một số kết quả về mặt vật chất nhưng củng đã phát sinh nhiều tệ đoan .Sự xuống cấp văn hóa và nếp sống hiện nay đã lan rộng khủng khiếp .Chủ nghĩa tôn thờ vật chất  đã  bành trướng trong xã hội như một nạn dịch . Nổi bật nhất về hiện tượng băng hoại văn hóa, đạo đức  chính là khu vực công quyền.Các cán bộ cao cấp và các đại gia lạm dụng của công đua đòi ăn chơi trụy lạc trong các cuộc liên hoan .Giới thượng lưu này giầu có nhờ  tham nhũng , ăn cắp công qũy và mua bán chức quyền .Họ dùng mọi thủ đoạn để nhanh chóng thăng tiến . Tháng 6.2010 bộ công an CS loan báo đã phát giác hơn 17.700 vụ án về tội phạm kinh tế và tham nhũng trong 12 năm qua, với mức thiệt hại lên tới 176 ngàn tỉ đồng, tương đương với khoảng 10 tỉ đô la .Đây là con số do CS  đưa ra, thực tế  chắc còn cao hơn nhiều.

Trong quá trình tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội, CS chỉ chú tâm vào việc phát triển kinh tế mà coi nhẹ văn hóa giáo dục nên toàn bộ lãnh vực này đã xuống cấp thê thảm

Theo thông lệ, phụ huynh không chỉ thanh toán học phí cho con ở đầu niên học khoảng 400.000 – 500.000 đồng, mà còn phải trả thêm các khoản phụ phí như đóng góp xây dựng trường, quỹ trường, qũy lớp, tiền đồng phục,sách giáo khoa, qũy hội phụ huynh… Tổng cộng các phí  lên đến 1 -1,5 triệu đồng .Đối với  gia đình lao động đông con , thì học phí là một vấn nan. Bên cạnh thảm trạng trẻ thôi học vì tài chánh là những tệ nạn gian lận thi cử và mua bằng cấp để tiến thân..

Qua 20 năm phát triển kinh tế dưới chế độ CS, Việt nam vốn là một nước liệt vào hàng những quốc gia còn có lợi tức đầu người thấp nhất thế giới, nay trở thành một nước có cách biệt giầu nghèo khủng khiếp nhất .Lương trung bình  là 500.000 đến 1 triệu đồng cho dân  nông thôn và  2-3  triệu cho dân thành thị. Trong khi đó cán bộ đảng ,quan chức trong các doanh nghiệp nhà nước  mới ngày nào còn ở trong bưng kháng chiến nay nhờ đặc quyền, đặc lợi đã trở thành những đại gia tỉ phú có học vị tiến sĩ, thạc sĩ, có biệt thự sang trọng, có đầy tớ,có tài xế  đưa đón vợ con đi mua sắm , đi chơi .Phương châm “chí công vô tư” đã biến thành “chí công vô túi”.

Nội bộ lãnh đạo: tranh giành quyền lợi, phân hóa trầm trọng

Những mâu thuẫn về  chính sách và  các cuộc tranh giành chức vị trong guồng máy  lãnh đạo đảng và nhà nước bùng nổ trong nhiều năm đã được  bàn tán nhiều.Các chiến dịch bài bác và tố giác tham nhũng trên báo chí trong thời gian triệu tập  các đại hội cộng đảng X và XI càng cho dân chúng thấy các phe phái đã dùng mọi thủ đoạn để triệt hạ lẫn nhau và chỉ nhân nhượng những giải pháp chính trị và bố tri nhân sự tạm thời khi chưa có phe nào đủ sức khống chế toàn đảng.

Trong thời gian còn chiến tranh, giới truyền thông và quan sát chính trị thường cho rằng lãnh đạo CSVN chia thành hai phe: Phe xét lại,cải cách thân Liên xô và phe giáo điểu ,bảo thủ  thân Trung cộng.

Chủ nghĩa CS sụp đổ ở Đông âu và VN ngày càng hội nhập vào cộng đồng quốc tế  đã tạo thêm cơ hội cho một phe mới lộ diện. Hiện nay cộng đảng đã phân thành ba phe chính thức:

Phe chính thống: giáo điều, bảo thủ,  tả khuynh

Lập trường chính trị: Duy trì chế độ độc tài và vai trò thống lãnhi của đảng trong mọi cơ quan nhà nước,luôn đặt quyền lội đảng trên hết,thậm chí trên cả lợi ích quốc gia .Xây dựng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu chính,chứ không phải độc lập dân tộc .Yêu nước là yêu  xã hội chủ nghĩa .Hiện đại hóa ,cải cách dân chủ và hội nhập quốc tế nếu được thực thi chỉ là phương tiện để đi tới mục đích cao hơn .Mục đích cao hơn ấy là  bảo vệ chế độ CS.

Về  kinh tế,chủ trương duy trì doanh nghiệp nhà nước mặc dù  tạo hao tổn ngân sách quốc gia vì đây là nơi kinh tài làm giầu  cho đảng viên và cũng là nơi ăn cắp hợp pháp tài sản của nhân dân .

Về đối ngoại, phe này xem TC là nơi nương tựa về ý thức hệ và quyền lợi bản thân.

Đại biểu cho phe chính thống:Đỗ  Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh,Lê Đức Anh , Nguyễn Phú Trọng , Nguyễn Sinh Hùng,Tô Huy Rứa,Lê Hồng Anh, Đinh thế Huynh,Phạm thế Duyệt…….

Phe thực tiễn: cải cách, hiện đại, hữu khuynh

Lập trường chính trị: chủ trương dân chủ hóa trong đảng thay vì tập trung dân chủ, Tuy không tán thành dân chủ đa đảng,nhưng ủng hộ những nỗ lực cải cách và mở rộng dân chủ.Đặt quyền lợi quốc gia trên hết và xem chủ nghĩa yêu nước, chứ không phải chủ nghĩa Mác-Lê là lý tưởng chính trị..

Về kinh  tế: hỗ trợ tư nhân tham gia hoạt động kinh doanh và tư hữu hóa dần các doanh ngiệp nhà nước.

Về đối ngoại: Mở rộng quan hệ với Tây phương để hiện đại hóa và canh tân đất nước .

Đại biểu cho phe thực tiễn:, Phan Văn Khải, Vũ Khoan, Nguyễn Văn An.Nguyễn Minh Triết,Lê thanh Hải,Phùng quang Thanh, Nguyễn xuân Phúc.

Phe cơ hội: ra đời trong thời kỳ CSVN áp dụng mô hình kinh tế thị trường của Trung cộng. Phe này không có chủ kiến chính trị trong mọi lãnh vực nên ủng hộ và khai thác đường lối mâu thuẫn của cả hai phe chính thống và thực tiễn để đạt được lợi ich tối đa.Cải cách kinh tế  và hiện đại hóa đất nước theo lập trường của phe thực tiễn là cơ hội kiếm tiền.Duy trì chế độ độc tài, độc đảng theo quan điểm của phe chính thống là giữ được đặc quyền ,đặc lợi.Tiền và quyền là động lực hoạt động của phe cơ hội.Họ dùng tiền để mua quyền và khi có độc quyền sẽ tận dụng để kiếm tiền. Hiện nay hầu hết các chức vị chủ chốt trong đảng, và nhà nước từ địa phương đến trung ương đều lọt vào tay phe cơ hội. Phe này đã thao túng chính trị trong hàng chục năm qua và luôn chiếm thế thượng phong trong các  đại hội đảng..

Đại biểu cho phe cơ hội: Trần Đức Lương, Nguyễ Tấn Dũng, Trương Tấn Sang , Phạm quang Nghị, Trần đại Quang… 

Đất nước từ lâu đã là một sân chơi đấu đá của đảng CS và trong tương lai sẽ còn tiếp tục gánh chịu những hậu quả tai hại của các cuộc tranh dành quyền-tiền giữa ba phe.

Khả năng chuyển hóa dân chủ

Trước đây chế độ CS còn trụ được nhờ ba  yếu tố: Hào quang của hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ - có sự đoàn kết trong đảng- Có sự tham gia của nhiều thành phần yêu nước. Nhưng nay ba yếu tố thuận lợi trên không còn nữa. Cuộc tranh chấp ở Biển đông với TC đã cho nhân dân thấy rõ mặt trái của các cuộc đấu tranh giành độc lập của CS. Đảng của các người đầy tớ của nhân dân đã biến chất; đảng vịên trở nên quan liêu, lạm dụng chức vụ để làm giầu.và sự đoàn kết giữa các phe chỉ dựa trên những thỏa hiệp chia quỵền và tiền.Những thành phần có nhiệt tâm, yêu nước rời bỏ đảng ngày càng nhiều. Bây giờ đa số dân chúng đã bất mãn và xem đảng CS  là một tập đoàn độc tài,tham nhũng, hèn với giặc và ác với dân.  

Nói chung CS nay đang phải đối đầu với những vấn nạn: kinh tế suy thoái, tài chánh khủng hoảng, tham nhũng, bất công xã hội  gia tăng và sự tha hoá xuống cấp của hàng ngũ lãnh đạo.Chiêu bài “ổn đĩnh chính trị, phát triển kinh tế”, thực chất là duy trì chế độ độc đảng cũng không còn dùng bịp dân được nữa..  .  

Chính trị dân chủ, kinh tế thị trường xã hội, pháp luật công bằng  cùng với  phát triển của hệ thống  truyền thông điện tử  đang là những đe dọa cho sự sống còn của các thể chế độc tài trong đó có CSVN.

Trước những xu thế này Việt nam sẽ phải dân chủ  hóa để đoàn kết dân tộc, đủ sức canh tân và đối đầu với mọi hiểm họa xâm lược đến từ phương Bắc.

Sự tan rã của khối CS ở Đông âu và làn sóng dân chủ  bùng nổ làm sụp đổ các chế độ độc tài ở Bắc phi và Trung đông  đã không chỉ cổ võ cho cuộc đấu tranh chống độc tài, tham nhũng mà còn  làm tăng thêm niềm tin vào sự tất thắng của chính nghĩa tự do-dân chủ của dân tộc VN.

V.N.Y

28/07/2011