TNQ20141110-PEN

 

[english] - [français] - [español

Quyết Nghị về Việt Nam

do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại soạn thảo và đề nghị

với sự tán trợ của hai Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại và Văn Bút Thụy Sĩ Ý thoại và Réto-romanche

Hội đồng Đại biểu của Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 80 tại Bichkek, nước Kirghizistan, từ ngày 29 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 năm 2014

Quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm dưới chế độ CHXHCNVN vẫn bị coi là tầm thường thảm hại. Cuộc đàn áp tàn bạo các quan điểm bất đồng và tự do ngôn luận vẫn tiếp diễn một cách trắng trợn mà thủ phạm tội ác không sợ bị xử phạt. Theo luật hình sự CS, nơi điều 88 (tuyên truyền chống chế độ CS), nhà văn, nhà báo và người bảo vệ nhân quyền có thể bị kết án từ 3 đến 20 năm tù giam. Đối với những vi phạm qui định tại điều 258 (lạm dụng các quyền tự do dân chủ), luật hình sự CS dành sẵn 7 năm tù giam. Còn những người bị cáo buộc bởi điều 79 (âm mưu lật đổ chế độ CS), từ 12 đến 20 năm tù giam, chung thân hoặc tử hình. Theo thói quen dưới chế độ CS, tòa xét xử thường thiếu công minh. Sau khi bị kết án bất công, tù nhân lương tâm bị đày đến các trại lao động cưỡng bức rất xa gia đình. Họ bị biệt giam, chết dần mòn trong các xà lim, ngục tối độc hại. Họ còn bị nhốt chung với những tù đại hình có hành vi thù địch với họ. Nhiều người có sức khỏe suy yếu vì bị đối xử vô nhân đạo, tàn ác và hạ thấp nhân phẩm.

Trong cuộc Khảo sát Nhân quyền Định kỳ Phổ thông lần thứ hai năm 2014, nhà nước CS đã từ chối chấp nhận các khuyến cáo kêu gọi bảo đảm thực hiện quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm trên Liên mạng hay không; trả tự do cho tất cả các người bị giam nhốt độc đoán; và duyệt xét lại pháp chế đầy dẫy tính cách mơ hồ về vấn đề ''an ninh quốc gia', gồm cả các điều 79, 88 và 258 của bộ luật hình sự, cũng như việc sử dụng án tử hình để trừng phạt tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm.

Văn Bút Quốc Tế cũng thương tiếc cái chết đau đớn và bất công của nhà giáo và tác giả bút ký điện tử Đinh Đăng Định. Nhà trí thức dấn thân này đã mất ngày 3 tháng 4 năm 2014 tại nhà riêng, sau khi bị kết án 6 năm tù giam hồi tháng 8 năm 2012. Ông đã ra khỏi nhà tù vì ‘‘được ân xá’’ vào ngày 21 tháng 3 năm 2014. Nhưng đã quá muộn. Ông chỉ còn là một bộ xương người sắp chết vì ung thư dạ dày từ lúc bị giam cầm. Chẳng bao lâu trước khi qua đời, ông Đinh Đăng Định cho biết, lúc ông phát hiện máu trong phân, ông đã nhiều lần yêu cầu để được khám nghiệm tại bệnh viện. Nhưng bọn cai ngục đánh đập ông thay vì cho ông được sớm nhận sự điều trị cần thiết và khẩn cấp. Nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, nay đã 69 tuổi, thụ án tù chung thân thay cho án tử hình từ năm 1983 cũng đã ‘’được ân xá’’ hồi tháng ba năm 2014 vì lý do sức khỏe. Ông bị suy tim nặng, mù mắt trái, mờ mắt phải và gần điếc. Chúng ta chào mừng nhà thơ được ra khỏi trại tù nhưng đáng lẽ ra ông đã không phải bị giam nhốt bất công như vậy.

Nhiều người khác - họ là các nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử, luật sư và trí thức - đang bị cầm tù hoặc bị bắt giữ tùy tiện, quản chế hoặc bị sách nhiễu bằng nhiều hình thức khác nhau. Tội của họ đối với chế độ CS chỉ là đã hành sử quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm cùng niềm tin của họ. Những trường hợp mà chúng tôi đặc biệt quan tâm gồm có:

- Linh mục Nguyễn Văn Lý từng là biên tập viên của tạp chí Tự do Ngôn luận (bị cấm). Linh mục bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm tù quản chế năm 2007. Trước đó, linh mục từng bị 15 năm tù giam trong thời gian 1977 - 2005. Đến năm 2009, linh mục bị tai biến mạch não gây tê liệt nửa người phải. Tháng 3 năm 2010, sợ linh mục Nguyễn Văn Lý sẽ chết nếu bị tai biến mạch não một lần nữa, Cộng sản quản thúc vị tù nhân giữa thành phố Huế, có công an kiểm soát. Cuối tháng 7 năm 2011, công an áp tải linh mục trở về trại tù. Linh mục vẫn bị tê liệt cơ thể và chân phải ;

- Ông Nguyễn Văn Hải (bút hiệu Điếu Cày) là nhà báo và tác giả nhựt ký điện tử, ông đồng sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do (bị cấm). Bị bắt năm 2008, đáng lẽ ông phải được trả lại tự do ngay sau khi mãn hạn án tù giam 2 năm 6 tháng về cái tội mà cộng sản đã gian dối dựng lên gọi là ‘’trốn thuế’’. Thay vì vậy, ông bị chúng nhốt bí mật trong một trại tù. Ông không được gia đình thăm nom cho tới tháng 5 năm 2012. Ông không nhận phạm những tội mới mà công an dựng lên, dựa vào những bài ông viết đã phổ biến trên trang tin điện tử của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do trước khi ông bị bắt. Tháng 9 năm 2012, ông bị kết án 12 năm tù giam và 5 năm tù quản chế. Sức khoẻ của ông rất suy yếu ;

- Bà Hồ Thị Bích Khương là tác giả nhựt ký điện tử và nhà bênh vực nhân quyền. Bà còn là tác giả một hồi ký viết trong tù, nhiều bài thơ châm biếm và bài báo trên mạng. Được đài phát thanh ngoại quốc phỏng vấn, bà chỉ trích những sự lạm dụng quyền lực để áp bức tửng lớp người nông dân nghèo. Bị bắt hồi tháng 12 năm 2010 nhưng mãi đến tháng 12 năm 2011 bà mới bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm tù quản chế. Bà từng bị giam cầm hai lần trong năm 2005 và 2007. Bà bị hành hung gây thương tích nghiêm trọng và nhiều lần bị bắt giữ ngắn hạn. Bà bị tra tấn trong nhà giam và bị tù thường phạm hành hung tàn bạo. Trước đó, bà bị những tên gây hấn khác đánh đập, bà bị gãy tay trái trong thời gian giam cứu. Bà Hồ Thị Bích Khương bị biệt giam cho nên sức khỏe của bà rất suy yếu ;

- Bà Tạ Phong Tần là tác giả nhựt ký điện tử có sáng tác phong phú, bà còn là một nhà luật học và hội viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do (bị cấm). Bị bắt hồi tháng 9 năm 2011 nhưng mãi đến tháng 9 năm 2012 bà mới bị kết án 10 năm tù giam và 3 năm tù quản chế. Bà là tác giả của hơn 700 bài viết về các vấn đề tham nhũng, lạm dụng quyền lực, tịch thu độc đoán đất của người dân cô thế và ngược đãi trẻ con. Những bài bà viết trên nhựt ký điện tử được đọc nhiều nhứt qua các cơ sở truyền thông quan trọng và trên các đài phát thanh ngoại quốc. Từ năm 2008, bà bị công an sách nhiễu hung bạo và nhiều lần bị bắt giữ ngắn hạn. Ngày 30 tháng 7 năm 2012, bà Mẹ tù nhân Tạ Phong Tần qua đời sau khi tự thiêu để phản đối việc giam cầm bất công con gái của mình. Bà Tạ Phong Tần bị hành hạ, ngược đãi trong trại tù. Sức khỏe của bà rất suy yếu .

Trước những sự vi phạm nghiêm trọng quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm được đưa ra ánh sáng trên đây, Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế thúc giục nhà nước CHXHCNVN :

Bản văn đính kèm: Danh sách (chưa đầy đủ) các nhà văn, nhà báo và tác giả nhựt ký điện tử bị ngược đãi, đàn áp và cầm tù (Tài liệu Văn Bút Quốc Tế/Ủy Ban Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù):

1. Đang thọ hình với bản án tù giam nặng nề hoặc án tù treo :

- Bà Bùi Thị Minh Hằng  3 năm tù, ông Đặng Xuân Diệu 13 năm tù, ông Đinh Nguyên Kha 4 năm tù,  ông Hồ Đức Hòa 13 năm tù, bà Hồ Thị Bích Khương 5 năm tù, ông Lê Quốc Quân 2 năm 6 tháng tù, ông Lê Thanh Tùng 5 năm tù, ông Lê Văn Sơn 4 năm tù, ông Ngô Hào 15 năm tù, bà Nguyễn Đặng Minh Mẫn 9 năm tù, ông Nguyễn Đình Cương 4 năm tù, ông Nguyễn Kim Nhàn 5 năm 6 tháng tù, bà Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù treo, ông Nguyễn Thanh Long (mục sư Nguyễn Công Chính) 11 năm tù, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm tù, ông Nguyễn Văn Duyệt 3 năm 6 tháng tù, ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) 12 năm tù,  Nguyễn Văn Khương 4 năm tù, Lm Nguyễn Văn Lý 8 năm tù, ông Nguyễn Văn Minh 2 năm 6 tháng tù, ông Phan Ngọc Tuấn 5 năm tù, bà Tạ Phong Tần 10 năm tù, ông Thái Văn Dũng 4 năm tù,  ông Trần Anh Kim 5 năm 6 tháng tù giam, ông Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù giam, ông Trần Minh Nhựt 4 năm tù, ông Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù, ông Trương Duy Nhứt 2 năm tù, ông Võ Minh Trí (bút hiệu Việt Khang) 4 năm tù;

2. Bị quản chế từ năm 2003 :

- Hòa thượng Thích Quảng Độ (thế danh Đặng Phúc Tuệ), 84 tuổi, tu sĩ Phật giáo, nhà thơ.

(Bản dịch tiếng Việt của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ)