Chính trị - Dân chủ (2019/1)

Tiếng Việt‎ >   Chính trị - Dân chủ‎ >

 

Chính trị - Dân chủ (2019)

* Chính trị - Dân chủ: các trang trước

 

Jakarta phản đối Bắc Kinh đưa tàu xâm nhập vùng biển của Indonesia

31/12/2019 (RFA) - Indonesia vào ngày 30 tháng 12 cho biết đã có phản đối Trung Quốc về sự hiện diện của một tàu hải cảnh mà Bắc Kinh đưa vào vùng biển thuộc lãnh hải Indonesia vi phạm chủ quyền của nước này.

Reuters loan tin dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Indonesia như vừa nêu. Theo đó thì tàu hải cảnh của Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ngoài khơi đảo Natuna. Tuyên bố không nói rõ việc xâm nhập đó diễn ra vào thời điểm nào.

Bộ Ngoại giao Indonesia đã triệu đại sứ Trung Quốc ở Jakarta đến và đưa ra phản đối về sự vụ vừa nêu. [đọc tiếp]

Biển Đông: Các nước nhỏ có thể buộc Bắc Kinh phải dè chừng

30/12/2019 (RFI) - Trung Quốc muốn biến Biển Đông thành ao nhà, với ''ưu thế quân sự áp đảo'' tại khu vực và sức mạnh kinh tế đang lên. Các quốc gia láng giềng, bị Trung Quốc chèn ép tại Biển Đông, đang rơi vào thế bất lợi nhiều hơn. Tuy nhiên, các nước nhỏ vẫn có phương tiện buộc Bắc Kinh phải dè chừng.

Trong bài ''Japan’s Options in the South China Sea'' đăng tải trên mạng The Diplomat, ngày 09/12/2019, hai tuần trước chuyến công du của thủ tướng Nhật đến Trung Quốc, cựu chỉ huy Hải Quân Nhật khẳng định cho dù Bắc Kinh đang chiếm ưu thế về quân sự tại Biển Đông, nhưng Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác trong khu vực, vẫn có nhiều dư địa để hóa giải thách thức Trung Quốc tại vùng biển này. [đọc tiếp]

Lo ngại nào khi Trung Quốc mua và thuê nhiều đất khu vực biên giới Tây Nam?

27/12/2019 (RFA) - Tại Hội nghị Quân chính Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), diễn ra vào ngày 26/12, Thiếu tướng Đặng Văn Hùng, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 7 được Báo Thanh Niên Online trong cùng ngày dẫn lời cho biết có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc mua và thuê diện tích lớn đất trên tuyến biên giới Tây Nam giữa Việt Nam và Campuchia; tuy nhiên lý do vì sao doanh nghiệp Trung Quốc chọn mua hoặc thuê đất trên tuyến biên giới Tây Nam lại không được báo giới đề cập tới.

Đài RFA ghi nhận trước thông tin vừa nêu, không ít người dân trong nước bày tỏ sự lo ngại rằng chiến lược “tằm ăn dâu” của Trung Quốc ngày càng lấn sâu vào Việt Nam không chỉ ở khu vực Biển Đông mà còn trong cả đất liền từ Bắc đến Nam. [đọc tiếp]

Doanh nghiệp Trung Quốc thuê và mua đất dọc biên giới Tây Nam

26/12/2019 (RFA) - Hiện nay, trên tuyến biên giới Tây Nam giữa Việt Nam và Campuchia, có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc mua và thuê đất với diện tích lớn.

Đó là thông tin được Thiếu tướng Đặng Văn Hùng, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 7, nêu ra tại Hội nghị Quân chính Bộ Tư lệnh TP.HCM diễn ra hôm 26/12. Tuy nhiên, lý do doanh nghiệp Trung Quốc thuê hoặc mua đất ở biên giới để làm gì thì báo trong nước không nói. [đọc tiếp]

Hacker ‘liên hệ với nhà nước Việt Nam’ lại tấn công Toyota và các công ty khác

24/12/2019 (VOA) - Bloomberg hôm 23/12 dẫn lời một chuyên gia an ninh mạng cho biết nhóm hacker được cho là có sự hậu thuẫn của nhà nước Việt Nam đang học theo cách của hacker Trung Quốc, sử dụng các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi để theo dõi các đối thủ cạnh tranh nhằm giúp cho Việt Nam bắt kịp các đối thủ trên toàn cầu.

Theo đó, nhóm hacker APT32, còn được biết đến dưới tên Ocean Lotus, đã đẩy mạnh hoạt động gián điệp trên không gian mạng trong khoảng 2 năm vừa qua, Bloomberg dẫn nguồn tin từ công ty an minh mạng CrowdStrike cho biết. [đọc tiếp]

Tại sao chính quyền Trung Quốc khiếp sợ một đoàn biểu diễn nghệ thuật mang tên Shen Yun?

22/12/2019 The Epoch Times/Hương Thảo biên dịch (Đại Kỷ Nguyên) -  Tác giả Cathy He viết trên The Epoch Times ngày 21/11 một bài viết có tựa đề: “Tại sao chính quyền Trung Quốc khiếp sợ một đoàn biểu diễn nghệ thuật mang tên Shen Yun?”.

Việc đối mặt với những nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm quấy rối những buổi biểu diễn trên khắp thế giới không phải là điều mới lạ đối với Đoàn Nghệ thuật biểu diễn Thần Vận (Shen Yun) có trụ sở tại New York. Nhưng tại sao vậy? [đọc tiếp]

Ngoại trưởng Malaysia: Đường 9 đoạn Trung Quốc là yêu sách “lố bịch”

21/12/2019 Trọng Nghĩa (RFI) - Khẩu chiến giữa Kuala Lumpur và Bắc Kinh về chủ quyền Biển Đông vừa tăng thêm một mức. Trong một bài trả lời phỏng vấn báo chí ngày 20/12/2019, ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah đã không ngần ngại đánh giá rằng việc Trung Quốc đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông là một yêu sách “lố bịch”.

Tuyên bố của ngoại trưởng Malaysia được cho là nhằm đáp trả lời tố cáo hôm 16/12 của Bắc Kinh, theo đó Kuala Lumpur đã vi phạm chủ quyền “lịch sử” của Trung Quốc ở Biển Đông khi nộp đơn lên Liên Hiệp Quốc xin công nhận thềm lục địa mở rộng. [đọc tiếp]

Hải Phòng bất ngờ với 2.000 người Trung Quốc đến tổ chức hội nghị

21/12/2019 (VOA) - Các cơ quan chức năng của Hải Phòng vừa được lệnh “vào cuộc” để kiểm tra, làm rõ một sự kiện tập trung hơn 2.000 người Trung Quốc trong thành phố vào ngày 20/12.

Nhiều trang tin từ Việt Nam dẫn lời người dân địa phương xác nhận đoàn khách nói tiếng Trung Quốc đã đi trên khoảng 60 xe khách đến Trung tâm tiệc cưới Hải Đăng, nơi có sức chứa lớn nhất Hải Phòng, nhưng không ai biết họ đến đây để làm gì. [đọc tiếp]

Luật sư Nguyễn Văn Đài: Đất nước VN có thay đổi hay không phụ thuộc vào nội lực đấu tranh

18/12/2019 Diễm Thi (RFA) - Diễm Thi: Thưa luật sư, xin ông cho biết mục đích chuyến đi Washington, D.C lần này?

LS. Nguyễn Văn Đài: Chuyến đi này rất quan trọng sau nhiều năm đấu tranh cho tự do dân chủ và bị cấm xuất cảnh. Trong một năm rưỡi ở Đức vùa qua tôi gặp rất nhiều chính giới ở Châu Âu. Đây là lần đầu tiên tôi trở lại Mỹ sau hơn 10 năm.

Trong chuyến đi này tôi có rất nhiều các cuộc gặp với nhiều cơ quan và chính phủ Hoa Kỳ; gặp một số dân biểu như Alan Lowenthal, Thượng nghị sĩ Macro Rubio, John Collins và các tổ chức phi chính phủ khác như NED, Freedom House, American Bar Association, Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế và một số các tổ chức khác ... [đọc tiếp]

Bản yêu sách 8 điểm :  Ngày ấy -  Bây giờ!

16/12/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - 100 năm trước đây vào năm 1919 một nhóm người yêu nước VN tại Pháp đã đưa ra Bản yêu sách 8 điểm và ủy nhiệm cho Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) trình bày tại Hội nghị Versailles.

Bản yêu sách 8 điểm đã nêu lên những yêu cầu cơ bản về quyền con người của người An Nam đòi nhà cầm quyền Pháp phải thực hiện. Một số điều như tự do báo chí, lập hội, biểu tình…bước đầu đã được nhà cầm Pháp thực hiện, đặc biệt là ở xứ Nam kỳ tự trị.

Tuy nhiên hơn 70 năm qua khi nắm quyền cai trị VN, những người cầm quyền cs do Hồ Chí Minh đứng đầu đã phớt lờ những yêu cầu cơ bản đó của người dân VN.

Từ Sài Gòn Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung đã có cuộc trao đổi với Nhà báo Trần Quang Thành về Bản yêu sách 8 điểm ngày ấy – bây giờ với nội dung như sau:

 

Mời tham dự

Hội thảo

với nhà báo Từ Thức

Đề tài : Tại sao vẫn không có thay đổi gì ở Việt Nam ?

Thứ bẩy 20.07.2019

từ 16 giờ đến 18 giờ

[xem chi tiết]

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

HỌP MẶT DÂN CHỦ 2018

Kỳ 17, từ 28.6. đến 1.7.2018,

tại Stuttgart, CHLB Đức

01/07/2018 - Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) là một tổ chức Phi Chính Phủ (NGO), vô vụ lợi, ra đời năm 2002, tập hợp những người Việt hải ngoại và trong nước (khi có điều kiện) hoạt động trong nhiều tổ chức và lãnh vực khác nhau – văn hóa, giáo dục, công đoàn, truyền thông, nhân quyền, xã hội và chính trị - có cùng mục tiêu chung là độc lập dân tộc và thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

Tĩnh hội HMDC 2018 được tổ chức tại thành phố Stuttgart, Cộng Hoà Liên Bang Đức, từ chiều thứ năm 28/6 đến trưa chủ nhật 1/7/2018. Đây là Tĩnh hội thứ 17, quy tụ 45 thành viên và thân hữu, đến từ Hoa Kỳ, Pháp, Thụy sĩ, Slovakia và từ nhiều địa phương của Đức.

[đọc tiếp]

Tuyên bố ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài của các Tổ chức Xã hội và Chính trị Việt Nam

Ngày 15 tháng 7 năm 2016 - CHÚNG TÔI, những tổ chức xã hội dân sự và chính trị trong lẫn ngoài nước, ký tên dưới đây tuyên bố:

1- Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12-07-2016 hoàn toàn có hiệu lực pháp lý ràng buộc đối với Trung Quốc và các bên liên quan theo luật pháp quốc tế; do đó, yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết này và qua đó chứng tỏ mình là một quốc gia văn minh và có trách nhiệm giữa cộng đồng quốc tế.

2- Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12-07-2016 đã tạo một nền tảng pháp lý vững chắc và tiền lệ thuận lợi cho các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm Việt Nam, đưa các tranh chấp đó ra trước cơ quan phân xử quốc tế theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. ... [đọc tiếp]

THƯ NGỎ KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TRẦN HUỲNH DUY THỨC

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2016 ...

Là một trí thức tài năng và giàu lòng yêu nước, luôn trăn trở, mong muốn tháo gỡ những hạn chế, bất cập về hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước, một cách ôn hòa, ông Trần Huỳnh Duy Thức kiên định hoài bão canh tân đất nước, ngõ hầu đưa Việt Nam thoát khỏi tụt hậu, nhanh chóng đạt được tiến bộ xã hội và phát triển. Sẽ là rất có ích cho nhân dân, đất nước và ngay cả Nhà nước Việt Nam, nếu biết coi đây là cơ hội quý báu để lắng nghe những ý kiến phản biện tâm huyết của trí thức, là sáng kiến đóng góp phương kế cải thiện quản lý, điều hành kinh tế - xã hội đất nước để điều chỉnh, xả van bức xúc xã hội, tránh nguy cơ bùng phát bạo lực với hậu quả khốc hại khôn lường cho tương lai dân tộc.

Việc bắt giam, bỏ tù kỹ sư Trần Hùynh Duy Thức đã và đang gây bất bình mạnh mẽ trong đông đảo trí thức trong và ngoài nước cũng như người dân tâm huyết, thiết tha với vận mệnh và tương lai Việt Nam. Việc kết án bất công đối với ông Trần Huỳnh Duy Thức là trái với tinh thần của Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam, Công ước Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự và chính trị, cũng như các điều ước quốc tế liên quan khác mà Nhà nước Việt Nam đã long trọng ký kết và cam kết tuân thủ, gây mất uy tín nhà nước trong con mắt trí thức tiến bộ và đông đảo người dân yêu chuộng công lý và tiến bộ xã hội, làm xấu thêm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong lao tù, sau nhiều lần cự tuyệt trục xuất ra nước ngoài, ngày 24-5-2016, ông Trần Huỳnh Duy Thức bắt đầu cuộc tuyệt thực vô thời hạn đòi thực thi thượng tôn pháp luật, trao quyền quyết định thể chế chính trị đất nước về tay nhân dân, hàng nghìn trí thức và người dân có lương tri trong và ngoài nước đã biểu tình, đồng hành tuyệt thực.

Chúng tôi yêu cầu Nhà nước Việt Nam khẩn trương trả tự do ông Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân lương tâm khác.

Cũng qua thư ngỏ này, chúng tôi cũng trân trọng kêu gọi chính phủ các quốc gia, các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền cũng như công luận thế giới cùng lên tiếng và tác động hữu hiệu để ông Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân lương tâm khác sớm được tự do. [đọc tiếp]

Vận động trả tự do cho

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài,

xin hãy ký tên ủng hộ

Kiến Nghị Thư gửi

Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Cao Ủy Liên Hiệp Âu châu về Đối Ngoại, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền

của chị Vũ Minh Khánh, vợ LS Đài

Thế kỷ Trung Quốc sẽ chấm dứt nhanh hơn lúc nó bắt đầu?

14/12/2019 Tác giả: Richard Javad Heydarian, Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ (Tiếng Dân) - Tân lãnh đạo tối cao của Trung Quốc Tập Cận Bình đã loại bỏ hoàn toàn chính sách ngoại giao ẩn mình của những người tiền nhiệm và dốc toàn lực vào việc thống trị thế giới.

Khi suy nghĩ về tương lai trật tự toàn cầu, cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã cảnh báo rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc có hậu quả lớn đến mức nó không chỉ khiến các nước láng giềng phải điều chỉnh sách lược, mà còn đến cả việc cải tổ kiến trúc an ninh toàn cầu. [đọc tiếp]

The Economist: Một câu lạc bộ bóng đá Việt Nam thách thức Trung Quốc

14/12/2019 Trọng Nghĩa (RFI) - Trong mục châu Á, tuần báo Anh The Economist số ra ngày 13/12/2019 đã có một bài viết lý thú về một câu lạc bộ bóng đá ở Việt Nam, mang một cái tên kỳ lạ bằng tiếng Anh: “No U FC”. Đối với The Economist, đây là một “câu lạc bộ bóng đá Việt Nam đang thách thức Trung Quốc”.

Mở đầu bài viết mang tựa đề đơn giản “Thẻ đỏ”, gởi đi từ Hà Nội, phóng viên của The Economist đã tả lại một buổi tập luyện của thành viên câu lạc bộ bóng đá này, mà ngay tên gọi đã được nhà báo Anh cho là một “tiếng kêu xuất phát từ trái tim”, dùng nguyên văn từ ngữ tiếng Pháp “cri de coeur”, một cái tên biểu thị rõ ý muốn bác bỏ yêu sách chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh đối với Biển Đông [đọc tiếp]

VN: 4.000 người diễn tập chống ‘kích động trên mạng, bạo loạn ngoài đường’

13/12/2019 (VOA) - Công an thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức họp báo cho biết sẽ có 4.000 người thuộc các lực lượng an ninh tham gia diễn tập chống khủng bố vào ngày 15/12 với các tình huống giả định do các “thành phần xấu” gây ra như bắt cóc con tin, chiếm trụ sở cơ quan nhà nước, dùng xe máy tuần hành, gây rối…

Cuộc diễn tập được mô tả là có “quy mô lớn”, với sự tham gia của nhiều lực lượng, bao gồm: Công an, Bộ tư lệnh, UBND thành phố, Cảng quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất…

Nội dung cuộc diễn tập sẽ căn cứ trên 4 tình huống giả định gồm: Các thành phần xấu lợi dụng không gian mạng để kích động, gây rối an ninh trật tự trên địa bàn thành phố; Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất bị gây rối an ninh trật tự; hàng trăm người sử dụng xe cộ gây rối tại trung tâm thành phố, tấn công các cơ quan nhà nước; một nhóm khủng bố lợi dụng tình hình phức tạp để tấn công các cơ quan nhà nước, bắt giữ con tin, đe dọa khủng bố bằng hóa chất, chất nổ. [đọc tiếp]

Reuters bị chính nhà cung cấp thông tin cho thị trường Trung Quốc kiểm duyệt

13/12/2019 Trọng Nghĩa (RFI) - Dưới sức ép của chính quyền Bắc Kinh, nhà cung cấp thông tin và dịch vụ phân tích dữ liệu tài chính Refinitiv, thuộc sở hữu của một tập đoàn đa quốc gia Mỹ Blackstone, đã cho chặn hơn 200 bản tin của hãng tin Anh Reuters, đặc biệt về Hồng Kông, không cho khách hàng của họ tại Trung Quốc tiếp cận với các thông tin này.

Ngoài hãng Reuters, 97 nguồn cung cấp thông tin khác sử dụng dịch vụ của Refinitiv cũng bị tập đoàn này kiểm duyệt trước, không đến được Trung Quốc. [đọc tiếp]

 

Bảo thủ đại thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Vương quốc Anh

13/12/2019 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 12/12, hơn 45 triệu cử tri Vương quốc Anh đi bỏ phiếu bầu Quốc hội trước thời hạn. Cuộc bầu cử đã diễn ra trong bối cảnh đất nước bị phân hoá trầm trọng vì các chính đảng trong Quốc hội không tìm được đồng thuận cho kế hoạch Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit). Cuộc khủng hoảng chính trị bắt đầu từ giữa năm 2016 với kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý về Brexit và kéo dài tới nay trên 3 năm mà vẫn chưa kết thúc. Hạn Brexit đã ba lần bị hoãn. Thủ tướng B. Johnson muốn đưa Vương quốc Anh rời Liên minh Âu châu (EU) vào tháng 10/2019 nhưng thất bại. Cuối cùng Johnson đề nghị bầu quốc hội mới trước thời hạn để nhân dân Anh quyết định tương lai của việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. [đọc tiếp]

David Hutt: 'Việt Nam sẽ mất đảng CS nhanh hơn nếu liên kết với Trung Quốc'

12/12/2019 Tina Hà Giang (BBC) - Trước tình trạng cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang, Hà Nội ngày càng khó giữ được sự cân bằng trong liên hệ ngoại giao với hai cường quốc đối thủ, tác giả David Hutt bình luận.

David Hutt, nhà báo làm việc tại Á châu, chuyên viết trong mục 'Đông Nam Á' của The Diplomat, đưa ra nhận định này trong bài ''Cạnh tranh giữa Mỹ và TQ khiến Việt Nam khó xoay sở''.

Tình trạng được David Hutt gọi là tiến thoái lưỡng nan này xảy ra là vì, theo ông, bận tâm lớn nhất của Hà Nội là không muốn mất chế độ cộng sản, vì thế mọi quyết định liên quan đến chính sách ngoại giao đều bị nỗi ám ảnh sợ mất đảng chi phối. [đọc tiếp]

Thấy gì qua vụ ông Phúc đối thoại với nông dân

12/12/2019 Trân Văn (VOA) - Đọc các bài tường thuật về cuộc đối thoại lần thứ hai giữa Thủ tướng và chính phủ Việt Nam với nông dân (diễn ra hôm 10 tháng 12 tại Cần Thơ), người ta ắt phải tự hỏi: Dường như cả Thủ tướng lẫn chính phủ Việt Nam vừa không biết phải làm gì để hoạt động quản trị, điều hành thật sự hữu ích cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, vừa là những… cao thủ trong việc chuyển hóa cả trách nhiệm cá nhân lẫn trách nhiệm tập thể cho giới chỉ quen “chân lấm, tay bùn” (1)!

Lẽ nào Thủ tướng – nhân vật đứng đầu một chính phủ - không biết phải làm thế nào để tránh: Giá thành sản phẩm cao trong khi đã hội nhập, sản phẩm nông nghiệp ngoại quốc đang ồ ạt tràn vào và sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam không cạnh tranh được! [đọc tiếp]

Nghị viên châu Âu từ chức sau khi bị cáo buộc có ‘liên hệ’ với Đảng Cộng sản Việt Nam

10/12/2019 (VOA) - Một thành viên nghị viện châu Âu hôm 10/12 đệ đơn từ chức báo cáo viên cho các cuộc đàm phán thương mại của EU với Việt Nam sau khi bị cáo buộc không tiết lộ các liên hệ của ông với Đảng Cộng sản Việt Nam, mà có thể vi phạm Bộ quy tắc ứng xử của Nghị viện châu Âu.

Một bài báo được xuất bản gần đây của EU Observer cáo buộc ông Jan Zahradil về một sự “xung đột lợi ích” tiềm năng sau khi tiết lộ rằng ông Zahradil đã không cho biết ông là chủ tịch của Hội đồng tư vấn cho Liên đoàn các hiệp hội người Việt hải ngoại ở châu Âu (FOVAE). [đọc tiếp]

Đảng Xanh yêu cầu Nghị viện Châu Âu hoãn phê chuẩn EVFTA khi điều tra vi phạm của báo cáo viên EVFTA Zahradil

10/12/2019 (RFA) - Đảng Xanh, đảng lớn thứ tư trong Nghị viện Châu Âu, hôm 9 tháng 12 gửi thư yêu cầu Chủ tịch Nghị viện xem xét tư cách của báo cáo viên Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam (EVFTA), dân biểu Nghị viện là ông Jan Zahradil với cáo buộc ông này đã vi phạm các quy tắc đạo đức của Nghị viện. Đảng Xanh cũng đồng thời yêu cầu hoãn việc xem xét hồ sơ EVFTA khi điều tra vi phạm của ông Zahradil.

Bức thư được gửi đi sau khi có một bài báo từ trang tin EU Observer, cáo buộc ông Zahradil đã vi phạm nguyên tắc “xung đột lợi ích” khi đồng thời nhận nhiệm vụ là Chủ tịch Ủy ban tư vấn cho Liên hiệp hội người Việt ở Châu Âu, một tổ chức thân tín với chính phủ Việt Nam. [đọc tiếp]

Nhà xuất bản Tự Do tái bản “Đêm giữa ban ngày” tại Việt Nam

10/12/2019 Pham Doan Trang (Bauxite Việt Nam) - ...  Nếu ai đó hỏi tôi cuốn sách nào có ảnh hưởng đến tôi nhất, tôi sẽ trả lời: “Không nhiều, nhưng chắc chắn một trong số đó, và là cuốn sách đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến mức thay đổi hoàn toàn tư duy, hiểu biết của tôi về chính trị, là ‘Đêm giữa ban ngày’”.

Tôi đọc “Đêm giữa ban ngày” lần đầu vào năm 1998, khi còn là một cô sinh viên kinh tế 20 tuổi. Cuốn sách đến tay tôi dưới dạng một tập photocopy khổ A4 lem nhem, phông chữ biến dạng và đầy lỗi (do được in “chui” từ đâu đó trên mạng xuống, rồi photo lại). Tôi đã cắm đầu đọc một mạch, như bị thôi miên [đọc tiếp]

Dân biểu Châu Âu ủng hộ EVFTA tham gia Liên hiệp Hội người Việt ở Châu Âu thân chính phủ Việt Nam

09/12/2019 (RFA) - Một dân biểu của EU, người đồng thời là báo cáo viên đặc biệt của EU về Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam (EVFTA), bị cáo buộc “có chân” trong Liên hiệp hội người Việt tại Châu Âu, một tổ chức thân tín với Chính phủ Việt Nam. Trang tin EUobserver loan tin này hôm 9/12.

Theo EUobserver, dân biểu người Séc Jan Zahradil, Phó Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội Châu Âu, đồng thời là báo cáo viên đặc biệt về EVFTA và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA), đã không hề thông báo với Quốc hội Châu Âu về vai trò của ông này là Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cho Liên hiệp hội người Việt tại Châu Âu sau khi ông được chọn vào vị trí này hồi năm 2016. [đọc tiếp]

Ericsson và cáo buộc 17 năm đưa hối lộ ở Việt Nam

07/12/2019 Tài Trịnh (Luật Khoa) - Một vụ việc vừa gây chấn động sàn chứng khoán phố Wall khi gã khổng lồ viễn thông Ericsson bị cáo buộc hối lộ suốt 17 năm ở ít nhất năm quốc gia gồm Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Kuwait và Djibouti (một nước ở phía Đông châu Phi).

Tập đoàn viễn thông nổi tiếng của Thụy Điển sẽ phải nộp phạt hơn một tỷ đô-la trong một nỗ lực chống tham nhũng của chính quyền Mỹ do cổ phiếu công ty này được niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ ở New York. Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam dính líu đến các vụ hối lộ của các tập đoàn nước ngoài. [đọc tiếp]

Không gian dân sự ở Việt Nam bị đánh giá ‘vẫn ngột ngạt’

07/12/2019 (VOA) - Việt Nam nằm trong số 24 quốc gia trên thế giới có không gian hoạt động dân sự ‘ngột ngạt’ (closed civic space), có ‘rất ít tiến bộ’ và thế giới cần áp lực buộc Việt Nam thực hiện những cam kết của mình, một tổ chức nhân quyền cho biết trong phúc trình thường niên về không gian dân sự toàn cầu.

So với năm 2018 thì môi trường dân sự Việt Nam không có gì thay đổi và quốc gia này vẫn nằm trong nhóm nước bóp nghẹt các hoạt động dân sự nhiều nhất, theo phúc trình nhan đề ‘Quyền lực Người dân bị Tấn công’. [đọc tiếp]

Tin tặc Việt Nam tấn công BMW và Hyundai

07/12/2019 Ha Duong (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Đài truyển thông Đức Bayrischer Rundfunk (BR) trong các chương trình tin tức Tagesschau hôm thứ sáu 06.12.2019 loan tin công ty xe Đức BMW ở München/Munich bị tin tặc Việt Nam tấn công, đột nhập.

Theo hai ký giả Hakan Tanriverdi và Josef Streule của đài BR, tin tặc Việt Nam bắt đầu dọ thám, đột nhập vào mạng lưới của BMW từ đầu mùa xuân năm nay 2019. Cuối tuần trước, BMW đã đưa các máy tính bị tin tặc đột nhập ra khỏi mạng lưới của công ty. Trong nhiều tháng nay các chuyên gia an ninh IT của BMW đã chú ý theo dõi các cuộc tấn công tin tặc. [đọc tiếp]

Bọn tự nhục

06/12/2019 Nguyễn Lân Thắng (rfavietnam /Blog nguyenlanthang) - Có một lần, khi bàn về chuyện tại sao người Việt cứ phải bỏ xứ ra đi, một bạn hỏi tôi thế này: Anh Thắng, anh giải thích tại sao có rất nhiều người nước ngoài đến Việt Nam lập nghiệp, thành công và sống rất thoải mái? Tôi cho rằng câu hỏi ấy rất đắt, rất đáng để suy ngẫm.

Cái luận điệu Việt Nam tươi đẹp, Việt Nam đáng sống, Việt Nam đáng yêu của một số người nước ngoài còn được một số đông không nhỏ người Việt tung hô và phụ hoạ. Hễ có ai phản đối mặt yếu kém nào đó của Việt Nam thì đám người này còn hung hăng xông vào chửi bới những người đang kêu ca là bọn tự nhục.

Không nhục sao được khi chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm mà dòng người vượt biên chưa chấm dứt? Không nhục sao được khi không khí hít vào mũi, nước đổ vào mồm hàng ngày mà chả mấy ai biết sạch bẩn như thế nào? Không nhục sao được khi sách giáo khoa dạy trẻ con đất nước ta rừng vàng biển bạc mà bây giờ rừng và biển còn lại gì? Không nhục sao được khi một đất nước có ngàn năm lịch sử chống giặc phương Bắc mà nay bỏ lơ bờ cõi cho giặc thôn tính từng ngày? [đọc tiếp]

Huawei với bàn tay nhám

05/12/2019 - Hoàng Thủy Ngữ (Dân Làm Báo) - “Đây là món quà Trung Quốc tặng cho các bạn châu Phi”. Hàng chữ này viết trên những cánh cửa ở trụ sở chính của Liên minh châu Phi (African Union - AU) tại thủ đô Addis Ababa, Ethiopia. Năm 2012, Trung Quốc đã tặng AU trụ sở chính này và Huawei cung cấp, lắp đặt hệ thống máy tính, mạng WiFi và giải pháp điện toán đám mây.

Tháng Giêng 2018, sau một cuộc điều tra dựa trên nhiều nguồn tin, tờ báo Le Monde của Pháp đã báo cáo rằng, từ ngày 1/1/2012 đến ngày 1/1/2017, mỗi đêm, từ 12 giờ đêm đến 2 giờ sáng, các máy chủ trong trụ sở chính của Liên minh châu Phi (AU), đã chuyển dữ liệu về các máy chủ vô danh được lưu trữ tại Thượng Hải, cách đó hơn 8000 km. Truyền thông gọi vụ này là “trộm cắp dữ liệu”. Ngoài ra người ta còn phát giác micro giấu trong tường và bàn làm việc. [đọc tiếp]

Vụ Bãi Tư Chính chỉ là đòn thăm dò để Bắc Kinh tiếp tục lấn lướt

04/12/2019 Mai Vân (RFI) - Vụ Trung Quốc cho tàu khảo sát và hải cảnh vào hoành hành trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần Bãi Tư Chính tiếp tục được giới quan sát quốc tế chú ý.

Trong một bài phân tích công bố ngày 28/11/2019, tiến sĩ Lê Thu Hường, chuyên gia phân tích cao cấp thuộc Chương Trình Quốc Phòng và Chiến Lược tại Viện Chính Sách Chiến Lược Úc ASPI đã cho rằng : Khi công khai xâm lấn Việt Nam ở Biển Đông, Bắc Kinh muốn thăm dò phản ứng không chỉ của Hà Nội, mà còn của cả khu vực, thậm chí của toàn thế giới. [đọc tiếp]

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Phát hiện hóa đơn Bộ Công an VN thuê máy bay từ Slovakia tới Nga

04/12/2019 (VOA) - Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của đặc vụ Việt Nam ở Berlin, Đức, cách đây hơn 2 năm lại một lần nữa được khơi lại khi một tài liệu mới được tìm thấy trong kho lưu trữ của Bộ Nội vụ Slovakia cho thấy một hóa đơn thanh toán cho chuyến bay có Bộ trưởng Công an Tô Lâm trên khoang chỉ vài ngày sau khi cựu lãnh đạo ngành dầu khí bị bắt cóc ở Đức.

Nhật báo TAZ của Đức hôm 1/12 cho biết rằng một thành viên của 1 nhóm xã hội dân sự ở Slovakia thường lên tiếng chỉ trích giới công an, ông Ivan Matušík, đã tìm thấy trong tài liệu lưu trữ một hóa đơn của Bộ Nội vụ Slovakia thu Bộ Công an Việt Nam hơn 17.000 euro chi phí chuyến bay tới Moscow vào ngày 26/7/2017.

Trang mạng Dalito.sk của Slovakia, hôm 20/11, trích dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ nước này, Denisa Saková, nói rằng vào tháng 10/2017, bộ của ông đã “xuất một hóa đơn trị giá 17.065,71 euro cho Bộ Công an Việt Nam cho việc sử dụng một chuyến bay đặc biệt của chính phủ tới Moscow.” [đọc tiếp]

‘Điểm nóng’ buôn người Việt Nam kiếm ‘hàng chục tỉ đôla mỗi năm’

03/12/2019 (VOA) - Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động lại không cung cấp con số cụ thể được cho là “siêu lợi nhuận” từ nạn buôn người tại Việt Nam.

Sau hơn một tháng phối hợp trong công tác điều tra và xác định danh tính nạn nhân giữa hai phía Anh-Việt, 39 thi hài và tro cốt của các nạn nhân cuối cùng đã được đưa về đến Việt Nam vào ngày 30/11.

Sau vụ việc này, một số tỉnh ở miền Nam như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang gặp khó khăn trong chủ trương xuất khẩu lao động vì số lượng người đăng ký tham gia giảm mạnh, kém xa chỉ tiêu đặt ra. [đọc tiếp]

11 người Bắc Hàn đào tỵ bị giữ ở Việt Nam đang tìm cách để khỏi bị trục xuất

02/12/2019 (RFA) - Mười một người Bắc Hàn bị Việt Nam bắt giữ từ ngày 23 tháng 11 đang tìm sự giúp đỡ để khỏi bị trục xuất.

Reuters dẫn nguồn từ một nhóm hoạt động Hàn Quốc vào ngày 2 tháng 12 về tin vừa nêu. Theo thông cáo của nhóm có tên Công Lý cho Bắc Hàn trụ sở tại Seoul thì 8 phụ nữ và 3 người đàn ông Bắc Hàn bị lực lượng Biên phòng tại tỉnh Lạng Sơn bắt giam hai ngày sau khi họ từ Trung Quốc vào được lãnh thổ Việt Nam. Hiện tất cả đang bị giam tại thành phố Lạng Sơn.

Người phụ trách nhóm Công Lý Cho Bắc Hàn, ông Peter Jung, được Reuters dẫn lời là 11 người Bắc Hàn có yêu cầu Đại sứ quán Hàn Quốc ở Hà Nội giúp đỡ; tuy nhiên kể từ ngày thứ sáu tuần qua cho đến nay ông này không còn nghe tin gì về họ nữa. [đọc tiếp]

Định kiến chính trị thành phản văn hóa

28/11/2019 Chu Mộng Long (Tiếng Dân) - Tôi không ngạc nhiên khi 12 nhà sử-chính trị ký đơn phản đối Đà Nẵng đặt tên đường lấy tên hai giáo sĩ phương Tây: Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes. Vì lẽ đơn giản, định kiến chính trị đã từng làm cái việc thay, xóa tên đường cũ thành tên đường mới, chủ yếu đường hiện nay dành đặt tên gắn với những người có công với cách mạng.

Trong đơn chỉ có một nội dung đúng. Đó là phủ nhận Alexandre de Rhodes là “ông tổ” của chữ quốc ngữ.

Nếu cho việc truyền bá chữ quốc ngữ với mục tiêu xâm lược hay nô dịch mà phủ nhận sạch trơn thì có lẽ cả ngàn năm trước cha ông ta đã từ chối chữ Hán chứ không để cho đến nay nó đã Hán hóa ngôn ngữ Việt đến hơn 70%. [đọc tiếp]

Thành Đô - Đặc khu - Sách trắng quốc phòng

27/11/2019 Đặng Xương Hùng (Facebook Dang Xuong Hung) - Mới đây, một anh bạn của tôi tỏ ý không tin là có Thành Đô. Anh lập luận, chỉ còn một tháng rưỡi nữa là đến năm 2020, đâu thấy có dấu hiệu gì Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc đâu ?

Những sự kiện cho thấy việc dần phải quy tụ lại với TQ, trong những năm qua, là rất rõ ràng:

Nhượng đất, nhượng biển đảo - Cờ 6 sao (cố tình hay nhầm lẫn mà những ba bốn lần) - Chuyển đổi quân phục quân đội giống y TQ - Bắt buộc học tiếng Trung - Liên minh ngân hàng, tiêu tiền TQ trên lãnh thổ VN - Hợp tác truyền hình, phát sóng tiếng Trung - Hiệp định dẫn độ - Người TQ tự do tràn ngập, có cả khu tự trị của người TQ, người VN không được vào - Mọi dự án quan trọng đều lọt vào tay TQ.

Quốc hội VN, ngày 25/11/2019, đã thông qua luật sửa đổi cho phép người nước ngoài được miễn thị thực khi họ đến các „khu kinh tế đặc biệt trên biển“. Thật là một sự phối hợp „nhịp nhàng“ và thông điệp cũng khá dễ để suy luận: những đặc khu này chỉ là dành cho Trung Quốc. [đọc tiếp]

Đặc Khu Kinh Tế và chuyện ‘miễn thị thực’

27/11/2019 Trân Văn (VOA Blog) - Người Việt lại sôi sùng sục khi 404 đại biểu của Quốc hội Việt Nam khóa 14, tham dự Kỳ họp thứ tám, vừa bỏ phiếu thông qua “Dự luật sửa Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài”. Theo luật mới, ngoại kiều sẽ được miễn thị thực vào khu kinh tế ven biển nếu thời gian cư trú dưới 30 ngày.

Luật mới giao thẩm quyền miễn thị thực vào khu kinh tế ven biển cho chính phủ kèm điều kiện: “Phải có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt, có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam”.

Với những điều kiện như vừa kể, ai cũng có thể nhận ra đó là một cách thực thi một phần “tinh thần” của “Dự luật về Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” mà người Việt quen gọi là “luật đặc khu” – dự luật từng kéo cả nước ra đường phản đối hồi giữa năm ngoái, thành ra Quốc hội Khóa 14 phải gạt ra khỏi chương trình nghị sự của Kỳ họp thứ năm. [đọc tiếp]

Bằng cách nào Trung cộng cài gián điệp vào Quốc hội Úc?

27/11/2019 Nguyễn Quang Duy (Việt Báo) - Chương trình 60 Minutes đài số 9 vào chủ nhật 24/11/2019 phát hình phóng sự điều tra việc gián điệp Trung cộng ngỏ lời tài trợ 1 triệu Úc kim cho Nick Zhao một đảng viên đảng Tự Do để đưa ông ra tranh cử Quốc hội Liên bang Úc.

Khi ông Zhao báo cho Cơ Quan Tình báo An ninh Úc (ASIO) biết thì đột nhiên qua đời tại một phòng trọ ở Melbourne, vào tháng 3/2019 chỉ 2 tháng trước cuộc bầu cử quốc hội liên bang vừa qua.

Sau phóng sự điều tra của 60 Minutes vào thứ ba 26/11, cảnh sát cho biết ông Zhao chết vì sử dụng ma túy quá liều nhưng chưa rõ vì vô tình hay bị ám hại. [đọc tiếp]

Mất nước - chưa bao giờ dễ dàng đến thế!

26/11/2019 Phạm Minh Vũ (Facebook Phạm Minh Vũ) - Sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký cho phép thí điểm “Khu kinh tế đặc biệt” ở Vân Đồn hôm 15-11 vừa qua, chỉ cách nhau 10 ngày, hôm qua ngày 25-11 Quốc hội bấm nút thông qua việc miễn thị thực cho người “Nước Ngoài” đến các Khu kinh tế đặc biệt ấy.

Miễn thị thực với các Đặc khu ấy là đồng nghĩa với việc mở toang các cánh cửa đang bảo vệ quốc gia. Người Trung quốc sẽ đến các Đặc Khu Vân Đồn, Phú Quốc ở và sinh sống với người bản địa mà không cần thị thực, các đặc khu nằm gần đất liền thì khác gì là cho người Trung quốc tự do đi lại như ở nhà nó? [đọc tiếp]

Nhiều người bất bình về miễn visa cho ngoại kiều đến ‘khu kinh tế đặc biệt’

26/11/2019 (VOA) - Quốc hội Việt Nam hôm 25/11 thông qua luật sửa đổi cho phép người nước ngoài được miễn thị thực khi họ đến các “khu kinh tế đặc biệt”, dẫn đến nhiều tiếng nói phản đối, bày tỏ bất bình của người dân trên mạng xã hội. Quy định mới viết rằng ngoài những trường hợp đang áp dụng, việc miễn thị thực sẽ được mở rộng, dành cho cả những người nước ngoài khi "vào khu kinh tế ven biển do chính phủ quyết định”.

Tuy nhiên, tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc Chu, người thường đưa ra các ý kiến phản biện, có cái nhìn khác về vấn đề này.

Viết trên trang Facebook cá nhân có tổng cộng gần 45.000 bạn bè và người theo dõi, tiến sĩ Chu khẳng định quy định mới chủ yếu tạo thuận lợi cho người Trung Quốc để họ sẽ được “tự do ra vào Vân Đồn và Phú Quốc mà không phải xin thị thực”. [đọc tiếp]

Đặc khu không mang tên đặc khu dành cho người Trung Quốc

26/11/2019 Nguyễn Ngọc Chu (Facebook Nguyễn Ngọc Chu) - 1. Chiều ngày 25/11/2019 trong khi hàng triệu người hâm mộ bóng đá Việt Nam đang dán mắt vào màn hình TV, say sưa với những bàn thắng của các tuyển thủ Việt Nam ghi vào lưới thủ môn Brunei, thì trong phòng lạnh Diên Hồng 404 trên tổng số 446 ĐBQH đã bỏ phiếu thông qua Quy định miễn thị thực cho người nước ngoài tới các khu kinh tế đặc biệt trên biển.

“Cụ thể, đây là quy định tại Khoản 7 Điều 1 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12 luật hiện hành về trường hợp miễn thị thực cho người nước ngoài đến Việt Nam”. Như vậy, với quy định này người Trung Quốc sẽ tự do ra vào Vân Đồn và Phú Quốc mà không phải xin thị thực. Vân Đồn và Phú Quốc nghiễm nhiên biến thành đặc khu cho người Trung Quốc mà không cần phải thông qua luật đặc khu. [đọc tiếp]

Việt Nam năm 2019 vẫn đầy bất ổn và căng thẳng

25/11/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhìn lại 11 tháng qua VN vẫn chìm sâu trong khủng hoảng triền miên – An  ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia bị đe dọa trầm trọng, mà nổi bật nhất là việc Trung cộng đang thực hiện âm mưu chiếm trọn biển Đông, trong đó có Bãi Tư Chính của Việt Nam; Kinh tế xã hội tuy nhà cầm quyền nói rằng tăng trưởng hơn các năm trước, nhưng lại vẫn phải đi vay nợ mới để trả nợ cũ và tìm mọi cách để vơ vét các nguồn thu trong dân chúng...

Nhận xét về năm 2019, nhà báo Nguyễn Đình Ngọc trong cuộc trao đổi với Nhà báo Trần Quang Thành đã khẳng định năm 2019 Việt Nam vẫn đầy bất ổn và căng thẳng. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Petitioning US Secretary of State John Kerry and 2 others

Free human rights lawyer

Nguyen Van Dai

Vu Minh Khanh Hanoi, Vietnam [Kiến Nghị Thư]

Phe đối kháng Dân chủ thắng lớn trong cuộc bầu cử các Hội đồng quận Hồng Công

25/11/2019 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong cuộc bầu cử Nghị viên cho Hội đồng các quận của thành phố Hồng Công, phe Dân chủ đã đại thắng. Báo "South China Morning Post" loan tin cuộc bầu cử kết thúc hôm Chủ nhật, 24/11/2019 với một tỷ lệ tham gia bầu kỷ lục khoảng 71,2%. Hơn 2,94 triệu công dân trên tổng số 4,1 triệu cử tri đã bỏ phiếu. Phe dân chủ đả nhận được 388 trong số 452 ghế trong các Hội đồng quận. Cuộc bầu lần naỳ được giới truyền thông quan tâm và đánh giá là một cuộc trưng cầu dân ý về những biến cố xảy ra trong các tháng qua.

Vì sự tham gia bầu cử kỷ lục, việc kiểm phiếu đã kéo dài lâu hơn so với cuộc bầu cử vào năm 2015 chỉ đạt 47,01%. Nhưng đến nửa đêm chủ nhật 24/11 các kết quả đầu tiên công bố đã được cử tri hỗ trợ phe dân chủ ở nhiều quận chào mừng hoan hô.

Tin giờ chót: Hồng Công có 18 quận, Phe Dân chủ chiếm đa số ở 17 quận. Đây đúng là cơn sóng thần dân chủ ở Hồng C̀ông. Mặc dù bị cản trở giao thông, khó khăn buôn bán trong suốt thời gian biểu tình, đình công, bãi khoá và xô xát với cảnh sát, người dân Hông Công vẫn hăng hái tham gia bầu cử và kết quả bầu cử cho thấy nhân dân Hồng Công đã đặt quyền lới đất nước trên quyền lợi cá nhân cũng như Bầu cử tự do trong bất cứ hoàn cảnh nào Dân chủ  cũng đều thắng Độc tài. Mong rằng bài học Hồng Công sẽ được thanh niên, học sinh Việt Nam lưu tâm.  [đọc tiếp]

Chính sách quốc phòng VN chuyển từ ‘3 không’ thành ‘4 không’

25/11/2019 (VOA) - Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, công bố Sách trắng Quốc phòng hôm 25/11 ở Hà Nội. Ông Vịnh cho hay điểm mới trong Sách trắng lần này là chính sách "ba không" giờ đây chuyển thành "bốn không".

“Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói tại lễ công bố Sách trắng, theo trích dẫn trên Quân Đội Nhân Dân, VNExpress và một số cơ quan báo chí khác ở trong nước. [đọc tiếp]

Tin nói điệp viên TQ đào tị sang Úc, kể chi tiết hoạt động xâm nhập

24/11/2019 (VOA) - Các chính trị gia Úc hôm thứ Bảy sửng sốt về các bản tin cho hay một người đàn ông xin bảo hộ tị nạn nói ông ta là điệp viên của tình báo Trung Quốc. Ông này kể chi tiết về những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm xâm nhập các hệ thống chính trị ở Úc, Hong Kong và Đài Loan.

“Đây là những bản tin rất đáng lo ngại,” Josh Frydenberg, Bộ trưởng Ngân khố Úc nói. Ông nói thêm rằng các cơ quan luật pháp của chính phủ đang giải quyết vấn đề này và sẽ không bình luận về chi tiết của những trường hợp cụ thể. [đọc tiếp]

Cần vinh danh những ai trong việc phát triển chữ quốc ngữ?

24/11/2019 Dương Quốc Chính (Tiếng Dân) - ... Việc đặt tên phố cho mấy ông cha nghĩ ra chữ quốc ngữ chính ra rất nhạy cảm chính trị.

Người có công đầu tiên để phổ cập chữ quốc ngữ ra xã hội là Trương Vĩnh Ký, vì ông này là chủ bút tờ Gia Định báo, tờ báo đầu tiên sử dụng chữ quốc ngữ. Hội nhóm có công lớn nhất để phổ biến chữ quốc ngữ ở Bắc Kỳ là phong trào Đông kinh nghĩa thục và Hội Khai trí tiến đức

Tất cả những cá nhân, tổ chức trên đều xứng đáng được đặt tên phố cả. Thế mà trên thực tế chỉ có cha Alexandre de Rhodes được đặt tên một phố nhỏ ở SG, HN có quảng trường Đông Kinh nghĩa thục, có phố Lê Văn Can (đồng sáng lập ĐKNT). Còn Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh, Hội Khai trí tiến đức đều trở thành phản động. [đọc tiếp]

Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp: "Quan hệ VN-Vatican nhiều hứa hẹn mà chưa tiến bước nào."

23/11/2019 (BBC) - Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp từ Hà Tĩnh nói với BBC khi ông sang Bangkok đón Giáo Hoàng rằng 'quan hệ Vatican và Việt Nam 10 năm rồi vẫn toàn hứa hẹn'.

Cuộc phỏng vấn được BBC News Tiếng Việt thực hiện ngay tại sân bay Survanabumi, Thái Lan khuya 20/11, khi Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Giáo phận Hà Tĩnh, vừa tới từ Việt Nam để tham dự Thánh Lễ do Giáo Hoàng Francis làm chủ tế vào hôm sau tại sân vận động quốc gia ở Bangkok. [đọc tiếp]

Internet và phong trào phản kháng ở Việt Nam

23/11/2019 Nguyễn-Pochan Thị Thanh Phượng (tác giả và lược dịch) (Bauxite Việt Nam) - Trước năm 1986, dấu mốc cho sự mở cửa của VN với thế giới, những lời chỉ trích chỉ lưu hành trong các giới nhỏ và những tin đồn thì thào trên đường phố trong nỗi sợ hãi xen lẫn ước muốn vượt qua quyền lực độc tài, vô hình nhưng cũng rất hiện thực. Những phong trào phản kháng vẫn liên tục tồn tại ở Việt Nam dưới chế độ cộng sản, thế nhưng chúng không hề hiện hữu trong mắt của đa số người dân. Sự xuất hiện của Internet vào cuối thập niên 1990 đã làm thay đổi mạnh mẽ chế độ hiện hữu của những tiếng nói ngoài lề ấy. Nhiều  tổ chức bất đồng chính kiến đã ra đời (Thayer 2009) mà tiếng vang của những hoạt động đấu tranh đã được quảng bá bởi chính những phương tiện thông tin đại chúng của Đảng-Nhà nước qua những vụ án dành cho các đối tượng lật đổ - điều chưa từng thấy cho tới giờ. [đọc tiếp]

Hồng Công Tự do : Vấn nạn cho Bá quyền Trung Cộng

21/11/2019 Vũ Ngọc Yên  (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào mùa hè 2019 hàng trăm ngàn người Hồng Công đã xuống đường phản kháng Dự luật dẫn độ “tội phạm hình sự” về Trung cộng do chính quyền Hồng Công đề xuất. Người dân chống đối vì lo sợ sự độc lập của hệ thống tư pháp của Hồng công sẽ bị bãi bỏ nếu Dự luật được thông qua. Các tổ chức xã hội dân sự nhiều lần lên tiếng chỉ trích và cảnh báo Dự luật sẽ trao cho chế độ độc tài Bắc Kinh một công cụ pháp lý không chỉ tùy tiện bắt giữ những cá nhân được coi là “kẻ thù” của nhà nước cộng sản, mà còn đe dọa các quyền tự do của công dân Hồng Kông và người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Hồng Công. Không như người Trung hoa lục điạ sống dưới chế độ cộng sản, hơn 7 triệu dân Hồng Công sống trong Đặc khu quản lý được hưởng các quyền Tự do ngôn luận, hội họp và tôn giáo. Các quyền này đang bị đe doạ bởi sự lệ thuộc cuả chính quyền Hồng Công vào Trung cộng. [đọc tiếp]

Liêm chính: Nghịch lý của giới trẻ Việt Nam

21/11/2019 Thục-Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100.

Ngày 10/09/2019 vừa qua Tổ chức này cũng đã công bố kết qủa một nghiên cứu khảo sát trong chương trình Chiến lược Việt Nam 2016-2020 của họ, về "Vấn đề liêm chính trong giới trẻ Việt Nam" (YIS 2019). Đây là cuộc khảo sát thứ 3 theo sau những cuộc khảo sát năm 2011 và 2014.

Chương trình nghiên cứu có mục đích góp phần nâng cao giá trị và thực hành liêm chính trong giới trẻ Việt Nam, và được hỗ trợ tài chính bởi Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International), Đại sứ qúan Ireland tại Việt Nam và Qũy Canada dành cho các sáng kiến địa phương Việt Nam (Canada Fund for Local Initiatives)  [đọc tiếp]

Trung Quốc đang ngày càng chiếm ưu thế trên Biển Đông?

21/11/2019 Ngọc Lễ (VOA) - Bắc Kinh đang ngày càng tỏ rõ ưu thế và áp đặt sức mạnh của mình để tìm cách thiết lập một hiện trạng mới trên Biển Đông, các chuyên gia cảnh báo và cho rằng Mỹ có thể sẽ phải tìm ‘điểm cân bằng’ để cùng chia sẻ quyền lực với Trung Quốc trên vùng biển này.

Những nhận định này được các chuyên gia đầu ngành về Biển Đông đưa ra tại một hội thảo ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) hôm 18/11 tại thủ đô nước Mỹ, bàn về “Tham vọng hàng hải của Trung Quốc trong chuỗi đảo đầu tiên và xa hơn thế”. [đọc tiếp]

‘Their War,’ trả lại công bằng và danh dự cho người lính VNCH

20/11/2019 Lê Hữu (Người Việt) - Ba mươi phút hội luận giới thiệu cuốn “Their War” của tác giả Julie Phạm vừa diễn ra vào chiều Chủ Nhật, 10 Tháng Mười Một, 2019, tại Langston Hughes Performing Arts Theater, Seattle, tiểu bang Washington.

“Their War” là cuốn sách tóm tắt bằng Anh Ngữ về đề tài chiến tranh Việt Nam mà Julie Phạm được chấm ưu hạng ra bậc cử nhân sử tại UC Berkeley năm 2001, để nhận được học bổng tiến sĩ sử tại Đại Học Cambridge, Anh Quốc, năm 2008. Tháng Bảy vừa qua, cuốn “Their War” được Amazon in và phát hành. [đọc tiếp]

Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Việt Nam thêm tàu tuần tra để bảo vệ Biển Đông

20/11/2019 (RFA) - Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Mark Esper, vào ngày 20 tháng 11, tiết lộ thông tin phía Mỹ sẽ cung cấp cho Việt Nam thêm một tàu tuần duyên mới để tăng cường khả năng tuần tra Biển Đông vào khi căng thẳng với Trung Quốc gia tăng.

Reuters loan tin dẫn phát biểu của ông Mark Esper đưa ra khi có mặt tại Hà Nội trong chuyến công du chính thức Việt Nam ở cương vị người đứng đầu ngành quốc phòng Hoa Kỳ như vừa nêu. [đọc tiếp]

Tư lệnh Hải Quân Pháp: “Luật biển” quốc tế bị đe dọa tại Biển Đông

20/11/2019 Mai Vân (RFI) - Vào lúc Trung Quốc vừa lên tiếng cảnh cáo Mỹ phải dừng việc phô trương sức mạnh tại Biển Đông, phát biểu tại Ấn Độ vào hôm 18/11/2019, đô đốc Christophe Prazuck, tư lệnh Hải Quân Pháp đã cho rằng “luật biển quốc tế” đang bị đe dọa ở Biển Đông, và điều đó đã thúc đẩy Pháp “thường xuyên đến Biển Đông” vì muốn cổ vũ cho quyền tự do hàng hải.

Phát biểu tại New Delhi về chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp, tư lệnh Hải Quân Pháp khẳng định rằng trong tư cách là một quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nước Pháp không thể lơ là vùng Biển Đông khi luật biển quốc tế bị đe dọa. [đọc tiếp]

“Hãy về nhà”: Lời tâm huyết ĐGH Phanxicô dành cho người trẻ Công giáo Việt Nam

20/11/2019 Gia An, SJ - (Vatican News) - Chưa có một Đức Giáo Hoàng nào viếng thăm Việt Nam, nhưng tấm lòng của các Đức Giáo Hoàng dành cho Giáo Hội với nhiều thăng trầm bách hại này là điều không thể nghi ngờ. Năm 1984, trong chuyến tông du Thái Lan, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã gởi một thông điệp qua Radio cho Giáo Hội Việt Nam. Ba mươi lăm năm sau, trên đường đến Thái Lan, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại ưu ái gởi cho giới trẻ Việt Nam một thông điệp bằng Video.

Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gởi đi lần này nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Miền Bắc được tổ chức tại Giáo Phận Bùi Chu với chủ đề: “Hãy về với thân nhân”, một câu trong Tin Mừng Máccô (5,19). Đức Giáo Hoàng có lẽ đã dựa vào nguyên bản Hy-lạp của câu Kinh Thánh, và dịch lại câu chủ đề: “Hãy về nhà, với thân nhân”. Toàn văn thông điệp của Đức Giáo Hoàng được quảng diễn xoay quanh một chữ “nhà”. [đọc tiếp]

Trung Quốc và tham vọng tàu sân bay

19/11/2019 Thanh Phương (RFI) - Theo thông báo của hải quân Trung Quốc ngày 18/11/2019, chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự đóng đang trên đường đến Biển Đông sau khi băng qua eo biển Đài Loan.

Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên hoàn toàn do Trung Quốc đóng hiện vẫn chưa được đặt tên, mà chỉ được biết là thuộc lớp « Type 002 ». Theo trang mạng The Dipomat, dựa theo báo chí chính thức Trung Quốc, sau khi hoàn tất thành công 8 đợt chạy thử trên biển, chiếc Type 002 đã sẵn sàng cho lễ bàn giao vào trước cuối năm 2019.

có nhiều câu hỏi đang được đặt ra mà chưa có lời giải đáp : Bắc Kinh xây dựng lực lượng này nhằm mục đích gì ? Hải quân Trung Quốc muốn đóng tổng cộng bao nhiêu hàng không mẫu hạm ? Lực lượng tàu sân bay ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc là nhằm bảo vệ những lợi ích của họ hay là nhằm mở rộng các lợi ích đó ? [đọc tiếp]

Trung Quốc đặt Trường Sa trong tầm ngắm?

19/11/2019 Phạm Chí Dũng (VOA Blog) - Sau Bãi Tư Chính với nguồn trữ lượng dầu khí còn khá dồi dào, quần đảo Trường Sa đã trở thành mục tiêu thứ hai liên tiếp mà Bắc Kinh đặt vào tầm ngắm và có thể phát động chiến tranh xâm lược.

Ngày 8/11/2019, Bắc Kinh đã tiến thêm một bước gây hấn khi Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Cảnh Sảng tái khẳng định ‘quần đảo Trường Sa thuộc về Trung Quốc’. Thông thường, Trung Quốc ra tuyên bố về chủ quyền đối với Trường Sa trong bối cảnh quan hệ Trung - Việt thật sự căng thẳng. [đọc tiếp]

Tại sao Trung Quốc muốn Trump làm tổng thống thêm 4 năm nữa

18/11/2019 Trần Hà Linh (Luật Khoa) - Trung Quốc muốn Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử, bởi vì ông rất yếu đuối.

Điều này có lẽ trái với cách nhìn nhận của nhiều người, trong đó có một bộ phận lớn người Việt Nam. Quan điểm này được trình bày trong bài viết “Trump is Beijing’s Best Asset” đăng trên tờ Foreign Policy ngày 15/10/2019 của hai tác giả Paul Haenle, cựu giám đốc phụ trách Trung Quốc của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ dưới thời hai tổng thống George W. Bush và Barack Obama, nay là Chủ tịch của Trung tâm Carnegie-Tsinghua; và tác giả Sam Bresnick, biên tập viên của Trung tâm Carnegie-Tsinghua – một dự án hợp tác giữa Quỹ Hoà bình Quốc tế Carnegie (Hoa Kỳ) và Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc).

Hai tác giả cho biết họ ghi nhận quan điểm này sau nhiều cuộc thảo luận với các quan chức chính phủ và học giả Trung Quốc. Họ nhận thấy ngày càng có nhiều người mong Tổng thống Trump tái đắc cử trong cuộc bầu cử năm tới. Những quan chức và học giả Trung Quốc mà họ gặp lập luận rằng bất chấp những lời lẽ cứng rắn về Trung Quốc, Tổng thống Trump đang tạo cơ hội cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở châu Á, và quan trọng hơn, làm suy yếu một cách toàn diện vị trí lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ. [đọc tiếp]

Chuyên gia Mỹ: Việt Nam cần đấu tranh mạnh hơn trong đối sách chống Trung Quốc

18/11/2019 Mai Vân (RFI) - Căng thẳng Hà Nội-Bắc Kinh trong vụ Bãi Tư Chính trên Biển Đông đã tạm lắng sau khi tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển Việt Nam trở về nước hôm 23/10/2019. Trong bài nhận định “Việt Nam cần ‘đấu tranh’ mạnh hơn ở Biển Đông - Vietnam Needs to ‘Struggle’ More in the South China Sea”, của chuyên gia phân tích Derek Grossman thuộc trung tâm tham vấn Mỹ Rand Corporation, đăng trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 15/11/2019.

Nhận định chung của chuyên gia Derek Grossman là “Chiến lược ‘vừa hợp tác, vừa đấu tranh’ của Hà Nội lần này đã không đạt kết quả. [đọc tiếp]

Tàu sân bay tự đóng của Trung Quốc tiến vào Biển Đông

18/11/2019 (RFI) - Tàu sân bay nội địa đầu tiên do Bắc Kinh tự đóng Type 001A đang trên đường đến Biển Đông để thực hiện các cuộc thử nghiệm khoa học và diễn tập.  Hải quân Trung Quốc đưa ra xác nhận này vào ngày 18/11.

Trước đó vào ngày 17/11, Reuters loan tin dẫn tuyên bố từ Cơ quan quốc phòng của Đài Loan cho hay Tàu 001A của Trung Quốc đã đi ngang eo biển Đài Loan, vùng chồng lấn của Bắc Kinh và Đài Bắc. Đồng thời cho biết thêm tàu sân bay nội địa này bị tàu Hoa Kỳ và Nhật bám đuôi. [đọc tiếp]

Cảnh sát mật Đông Đức - 10 sự kiện kinh hoàng

16/11/2019 Laura Williams (FEE), Phạm Nguyên Trường dịch (Việt Nam Thời Báo) - Chức năng duy nhất của Stasi là bảo vệ chính quyền của đảng. Làm thế nào không phải là việc họ quan tâm.

Để giữ quyền lực trong suốt 40 năm trong khi dân chúng chết đói và tìm cách bỏ trốn, Đảng Cộng sản Đông Đức phải rất khéo léo trong việc kiểm soát người dân và phá hoại ngầm những người đối lập. Nhưng bạo lực công khai trên đường phố và ám sát là những hiện tượng không tốt cho hình ảnh của Đảng, vì vậy Bộ An ninh Quốc gia phải có tinh thần sáng tạo. Cảnh sát mật, được nhiều gọi là Stasi, là Thanh kiếm và Lá chắn của Đảng. Chức năng duy nhất của họ là bảo vệ chính quyền của Đảng Cộng sản. [đọc tiếp]

Vụ án “Trốn thuế” ở Nha Trang sẽ đi vào lịch sử kinh dị của tố tụng!

15/11/2019 Trần Đình Triển (Tiếng Dân) - Vụ án “Gọi là trốn thuế” có liên quan đến Luật sư Trần Vũ Hải sẽ đi vào lịch sử tố tụng của đất nước. Tôi chưa có thời gian phân tích nhiều, xin điểm qua một số nội dung:

Oan! bất chấp pháp luật! Tại toà, Cơ quan thuế khẳng định không trốn thuế, cơ quan thuế đã thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật. Cả quá trình điều tra, không phối hợp với Cơ quan quản lý thuế, không cho người nộp thuế tự nguyện khắc phục; làm trái Luật Quản lý thuế và Thông tư Liên ngành Bộ CA và Bộ Tài chính;… để cố tình hình sự hoá quan hệ dân sự, quan hệ xử phạt hành chính vì thời hiệu xử phạt hành chính [đọc tiếp]

Não người Việt nên để ở đâu?

14/11/2019 Nguyễn Hùng (VOA) - Ở Hong Kong cảnh sát đã dùng bạo lực để đáp trả.” Cậu lại bảo: “Cảnh sát chỉ tới khi người ta làm điều gì trái pháp luật thôi chứ. Bất đồng có gì trái pháp luật đâu.”

Thế đấy. Một cậu bé mới bảy tuổi mà đã có kết luận mà nhiều chính trị gia Việt Nam chắc chắn không đồng tình. Bất đồng hay chỉ ra cái sai của hệ thống, nhất là của các nhân vật cao cấp, là bị ghép vào tội “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa” ngay. Vậy nên não người Việt để bên ngoài hình chữ S tốt hơn, bộ trưởng thông tin truyền thông ạ. Ít nhất trong hiện tại. Nếu không đúng như vậy thì tại sao các cán bộ cứ hở ra là gửi con đi học nước ngoài?  [đọc tiếp]

Nguyễn Mạnh Hùng – ‘ngôi sao chính trị’ bao nhiêu ngàn tỉ?

14/11/2019 Trân Văn (VOA) - Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông (TTTT) Việt Nam, nhân vật từng được xem như một “ngôi sao chính trị”, lại làm nhiều người thở dài!

Nếu nhận định của ông Hùng: Hiện nay nói gì, thậm chí yêu ai cũng nằm trên mạng xã hội, thành ra nếu chỉ dùng mạng xã hội, não người Việt sẽ nằm ở nước ngoài và điều này sẽ nguy hiểm tới an ninh quốc gia (1) – được giới thiệu rộng rãi, chắc chắn sẽ gây hoang mang trên… toàn thế giới! [đọc tiếp]

Donald Trump : Ứng cử viên lý tưởng của Tập Cận Bình?

13/11/2019 Tú Anh (RFI) - Hai nhân vật ở châu Mỹ chiếm trang nhất thời sự là Evo Morales và Donald Trump. Người thứ nhất là tổng thống Bolivia, vừa tuyên bố từ chức đã bay sang Mêhico lưu vong. Người thứ hai là tổng thống Mỹ mà thủ tục truất phế, với các cuộc điều trần công khai tại Quốc Hội, bắt đầu từ hôm nay 13/11/2019. Donald Trump là người hùng hay thực chất là một nhà chính trị yếu đuối dễ bị khai thác ?

Vấn đề là những lợi khí trong chính trị nội bộ rất có thể là nhược điểm của Donald Trump trong chính sách đối ngoại. Theo Le Monde, tổng thống Mêhicô thấy rõ điểm yếu của Donald Trump là thích làm người hùng. Cho nên, chỉ cần ký một thỏa thuận thương mại « giả vờ » với Mỹ và chịu khó ngăn chận làn sóng di dân là Mêhicô của tổng thống Oprodor tìm được quan hệ « trăng mật » với nước Mỹ của Donald Trump. Các chế độ độc tài cũng ủng hộ Trump. Putin thấy được lá bài tẩy yếu xìu của chủ nhân Nhà Trắng nên thoải mái đẩy các quân cờ đi tới. [đọc tiếp]

Công an biểu tình ở Đông Anh, Hà Nội, đòi ‘quyền lợi nhà đất’

12/11/2019 (VOA) - Một đoạn video lan truyền trên Facebook và YouTube hôm 12/11 cho thấy hàng chục người mặc đồng phục công an Việt Nam đứng biểu tình với các biểu ngữ đòi “trả lại quyền lợi nhà đất” và tuyên bố “chống tham nhũng”, “chống lợi ích nhóm”.

Qua các nguồn tin, VOA được biết lý do những nhân viên công an đi biểu tình là bởi vì họ đã từng nộp tiền từ cách đây 17 năm cho một dự án xây nhà thuộc Công an huyện Đông Anh, nhưng đến nay dự án vẫn không được triển khai. [đọc tiếp]

Donald Trump và hai kiểu chống cộng khác nhau của người Việt

11/11/2019 Jackhammer Nguyễn (Tiếng Dân) - Cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung, là một cộng đồng mang đặc điểm chính trị rất rõ ràng, đó là một cộng đồng chống cộng sản, không giống như các cộng đồng thiểu số khác như Ấn Độ, Mexico,… thâm chí so với cộng đồng người Tàu, những người mà một tỉ người đồng tộc của họ vẫn sống dưới chế độ cộng sản.

Người Việt Nam tại Mỹ chống cộng là vì họ là nạn nhân của các chính sách chính trị độc tài và mất tự do của chế độ cộng sản. Nhiều người mất hết tài sản vì bị cộng sản chiếm đoạt, nhiều người bỏ mình trên biển cả, trên đường chạy trốn, tìm tự do. Các tổ chức chống cộng của người Việt dường như càng ngày càng phân hóa thành nhiều hướng khác nhau, cách thức chống cộng cũng khác nhau. [đọc tiếp]

Chuyên gia Mỹ : Việt Nam cần liên minh với Mỹ để gìn giữ Biển Đông chống Trung Quốc

11/11/2019 Mai Vân (RFI) - Trong một bài phân tích được tạp chí Mỹ The National Interest công bố hôm 07/11/2019 vừa qua, tiến sĩ Anders Corr, một chuyên gia về Biển Đông, từng hoạt động trong ngành quân báo tại bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cho rằng để đối phó với dã tâm độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh, Việt Nam cần phải có một chiến lược thích ứng, trong đó yếu tố cực kỳ quan trọng là liên minh với Hoa Kỳ, nước duy nhất hiện nay có đủ lực để ngăn chặn Trung Quốc

Sau khi nhắc lại vụ Trung Quốc cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 và đoàn tàu hải cảnh tháp tùng vào gây hấn trong khu vực Bãi Tư Chính, chuyên gia Anders Corr cho rằng Việt Nam đang gặp nguy cơ thực sự vì trong những lần gây sự trước đây, từ vụ Hoàng Sa năm 1974, cho đến vụ Gạc Ma ở Trường Sa năm 1988, Trung Quốc luôn là kẻ gây sự trước, và kết quả là Việt Nam vừa bị mất người, vừa bị mất lãnh thổ. [đọc tiếp]

Câu chuyện Ls Nguyễn Văn Đài chứng kiến bức tường Berlin sụp đổ 30 năm trước

09/11/2019 (BFD Media) - 30 năm trước, Luật sư Nguyễn Văn Đài đã có mặt ở Berlin và chứng kiến sự sụp đổ của Đông Đức(CHDC Đức cũ) và các nước cộng sản Đông Âu. Mời các bạn nghe Ls Nguyễn Văn Đài kể lại và nói lý do tại sao Ls Đài thay đổi và trở về Việt Nam đấu tranh cho tự do, dân chủ trong suốt gần 30 năm qua.

Cuộc đi trên dây ngoạn mục của báo chí Việt Nam trong vụ 39 nạn nhân chết ở Essex

09/11/2019 Cao Phong (RFA) - Tối 09-11, sau khi Cảnh sát Essex (Anh) và Bộ Công an Việt Nam đồng thời phát đi thông báo tên tuổi, quê quán của 39 nạn nhân người Việt thiệt mạng trong chiếc xe đông lạnh tại Essex. Những ai theo dõi báo chí Việt Nam tối 08-11 sẽ quan sát thấy một cảnh tượng đầy thú vị.

“các cơ quan chức năng” (được hiểu là Ban tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin truyền thông) đã ra nhiều lệnh cấm báo chí tìm hiểu hoàn cảnh sống và đưa danh tính những người thiệt mạng, mặc dù chính tên tuổi và hoàn cảnh gia đình của các nạn nhân mới chính là các thông tin được quan tâm (Lý do là từ đó mới có thể hiểu được động cơ và mục đích nào thúc bách họ chọn con đường bất hợp pháp và đầy nguy hiểm đó). Không còn là câu chuyện riêng tư của từng gia đình, nó đã là vấn đề xã hội. [đọc tiếp]

Ngay sau Hải Dương 8 là Hải Dương 620!

05/11/2019 Thường Sơn (Việt Nam Thời Báo) - Chỉ vừa tròn một tuần lễ sau khi tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc rút khỏi khu vực Bãi Tư Chính, một tàu khác - mang tên Hải Dương Thạch Du 620 (Haiyang Shiyou 620) - đã trám ngay vào khoảng trống Biển Đông, đi qua đường phân định trên biển và đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, cách bờ biển Quảng Bình khoảng 65km.

vào ngày 30/10/2019, Trung Quốc tiếp tục điều tàu Haiyang Shiyou 618 (Hải Dương Thạch Du 618) đến sát đường phân định trên biển tại Vịnh Bắc Bộ. Nhưng mối nguy hiểm vào lần này đối với ‘đảng em’ Việt Nam còn lớn hơn gấp bội so với vụ Hải Dương 8, vì cả hai tàu Hải Dương Thạch Du 618 và 620 đều có nhiệm vụ hỗ trợ việc hạ đặt, thăm dò, khai thác cho các giàn khoan dầu khí. [đọc tiếp]

Người Việt bị trục xuất nhiều nhất dưới thời Tổng thống Trump

05/11/2019 (VOA) - Số lượng người Việt Nam bị trục xuất trong ba năm dưới thời Tổng thống Donald Trump tăng cao nhất trong vòng 16 năm qua, với tổng cộng 284 người bị gửi trả lại nơi họ ra đi, theo số liệu mới nhất của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải Quan Hoa Kỳ (ICE).

Con số này tăng trong bối cảnh chính quyền đương nhiệm đã diễn giải lại một hiệp định ký kết năm 2008 với Việt Nam trong đó bảo vệ những di dân Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995.

Dữ liệu mà ICE cung cấp cho VOA hôm 4/11 cho thấy 77 người quốc tịch Việt Nam đã bị gửi trở lại đất nước họ trong năm nay, trong đó có 62 người bị kết án hình sự hoặc chờ kết án. [đọc tiếp]

Vụ 39 người chết: Mệnh lệnh câm mồm cho báo chí Việt Nam

04/11/2019 Nghinh Phong (RFA) - Trong khi các gia đình Việt Nam có con chết trong container ở cảng Essex (Anh) đang rơi vào tuyệt vọng cùng cực vì người mất, nợ còn. Trong khi nước Anh, Việt Nam và thế giới xem đây là một cơ hội-tuy đau lòng để khuấy động lương tri con người và thắt chặt các chính sách an ninh, luật pháp để bảo đảm hạn chế những cái chết đau lòng như vậy đến mức thấp nhất có thể.

Thì ngày 3/11, cơ quan Tuyên giáo Việt Nam tiếp tục giáng xuống các cơ quan báo chí mệnh lệnh câm mồm. Nội dung cụ thể như sau:

“Hiện cơ quan chức năng Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với phía Anh làm rõ nghi vấn một số người Việt Nam mất tích có liên quan đến 39 người chết trong container ở Anh. Để không ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc và hoạt động xuất khẩu lao động, đề nghị các báo KHÔNG mở rộng thông tin khi chưa có thông tin mới từ cơ quan chức năng; KHÔNG đưa tin về nhân thân, hoàn cảnh của các gia đình có người thân nghi mất tích; hạn chế đề cập tình trạng xuất khẩu lao động, di cư bất hợp pháp tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh trong thời điểm hiện nay.” [đọc tiếp]

Sợ

03/11/2019 Từ Thức (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Một bên là những người tay không. Một bên là một lực lượng đàn áp hùng hậu, tàn bạo hơn thú dữ. Trước cái can đảm phi thường của dân Hong Kong, người ta đặt câu hỏi: họ có biết sợ không? Denise Ho, một trong những lãnh tụ Hong Kong trả lời : trước đây, chúng tôi đã sợ hậu quả của sự im lặng, ngày nay chúng tôi không biết sợ nữa.

Denise Ho và những người xuống đường Hong Kong đã chế ngự được cái sợ công an, cảnh sát, súng đạn hay cả cái chết, vì có cái sợ lớn hơn : sống suốt đời dưới ách Trung Cộng.

Võ khí của các chế độ độc tài là bạo lực. Mục đích của bạo lực là phủ cái kinh hoàng lên khắp xã hội để người dân sợ. Sợ tới độ không dám chống đối, không dám nhìn, nghe, nói, không dám có ý kiến riêng, không dám suy nghĩ nữa. [đọc tiếp]

Thành quả dân chủ và quyền con người của Việt Nam đến đâu?

03/11/2019 Quang Nguyên (Việt Nam Thời Báo) - Báo Quân Đội Nhân Dân (1) online có bài viết: "Không thể phủ nhận thành quả dân chủ và quyền con người của Việt Nam” của TS Cao Đức Thái Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Bài viết có nhiều điểm sai, dưới đây chúng tôi trình bày một số trong đó.

TS Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh viết: Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của chế độ dân chủ là thiết lập và duy trì nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số”, ông đã không biết hay cố tình quên vế sau của nguyên tắc dân chủ là “thiểu số phải được tôn trọng”. Chính không tôn trọng quyền của thiểu số  mà tình trạng bất công xảy ra đầy rẫy ở VN, khiến cái gọi là tôn trọng nhân quyền và dân chủ ở VN bị công kích bởi chính người Việt trong nước, ngoài nước, trên các diễn đàn thế giới. Tại các các cuộc họp định kỳ của hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc (2) Việt Nam phải nhiều lần nhận các bản ghi nhớ về những thiếu sót về nhân quyền trong nước. [đọc tiếp]

Tại sao báo “Tuổi trẻ” lại có thể cho đăng và vào hùa với một kẻ đạo đức giả?

03/11/2019 Lưu Trọng Văn (Bauxite Việt Nam) - Báo Tuổi trẻ đăng bài của tác giả có tên là Chiêu Văn về cái chết của 39 công dân Việt trong container tại Anh. Nội dung đổ cho chính sách nhập cư của Anh là thủ phạm chính của những cái chết thương tâm này.

Chiêu Văn đại diện cho TT viết: "Nhưng trách nhiệm đầu tiên của tấn thảm kịch có lẽ không phải là của (những) chính phủ mà từ đó công dân di cư lậu xuất phát, cũng không phải những nạn nhân đó và gia đình họ và thậm chí không phải của bọn buôn người. Vấn đề chính là một chính sách nhập cư đã trục trặc từ rất lâu ở các nước giàu. Chính phủ không thể và không nên kiểm soát việc người dân đi đâu, làm gì, mưu cầu hạnh phúc ở chốn nào, dù là quốc nội hay quốc ngoại."

Nhưng Chiêu Văn quên rằng đi hợp pháp và đi bất hợp pháp, đi an toàn và đi bất chấp cái chết là khác nhau. Chiêu Văn quên rằng lịch sử đau thương của Dân tộc khi hàng triệu thuyền nhân phải trốn nhui trốn nhủi do bị chính chính phủ VN sau 1975 ngăn cản và cả vây bắt, trừng trị. [đọc tiếp]

Cà phê cuối tuần ở Quan Chánh Bố: người lao động Trung Quốc tìm kiếm gì ở xứ Việt?

03/11/2019 Minh Châu (Việt Nam Thời Báo) - Ở miệt kênh Quan Chánh Bố mấy năm nay có rất đông người Trung Quốc, từ lao động cơ bắp đến ‘cổ cồn’ thương nhân. Cà phê buổi sớm với một vài viên chức xã Trường Long Hòa, họ thắc mắc rằng không hiểu mấy ông Trung Quốc (từ người địa phương là 'mấy ông Ba Tàu') nghĩ gì mà lại lặn lội sang huyện hẻo lánh này của tỉnh nghèo Trà Vinh để kiếm cơm?

Có thời gian mấy năm trời học đại học tại Sài Gòn, viên chức tên Nguyễn Thành Tâm, nói rằng người Trung Quốc đang sống ở đây không cởi mở như người Hoa trên Chợ Lớn. “Họ có vẻ khệnh khạng dù chỉ là lao động cơ bắp. Tôi biết tiền lương mà mấy ông chủ Trung Quốc nơi đây trả cho họ cũng chẳng bao nhiêu.

Nếu họ thật sự là đội quân cài cắm của Trung Quốc trên đất Việt Nam, thì đúng là hết sức nguy hiểm. Cứ tưởng tượng với đường biển từ cảng than mà tàu tải trọng 30 ngàn tấn có thể vào được, thì nguy quá…”. Ông Nguyễn Thành Tâm, nhận xét. [đọc tiếp]

‘Những thằng hèn’

01/11/2019 Thường Sơn (Việt Nam Thời Báo) - Cám cảnh trước tình cảnh của ‘quân đội nhân dân Việt Nam’ bao nhiêu, người ta càng thấm thía với mô tả của tướng Lê Mã Lương về giới tướng lĩnh quân đội là ‘chỉ giỏi nhiều tiền’, hoặc riêng Ngô Xuân Lịch còn ‘không biết đọc bản đồ thực địa’.

“Thật không thể tưởng tượng nổi!” - một cán bộ lão thành trên 50 năm tuổi đảng thốt lên nhưng giọng như nghẹn lại - “Đến nước này mà thằng Khoa còn không dám há miệng cái tên Trung Quốc, mà vẫn là mấy cái từ ‘nước ngoài’ với ‘họ’ như vào thời còn chưa bị Tàu ngồi xổm trên đầu như bây giờ. Rồi lại cả thằng Lịch sếp của thằng Khoa, họp quốc hội cũng không há nổi một từ về Trung Quốc thì quân đội mình còn tinh thần ý chí đâu mà đánh chác nếu bị Tàu tấn công! Đúng là một lũ mặc váy mang lon tướng! Đúng là những thằng hèn!”. [đọc tiếp]

Không ai muốn bỏ nước mình

01/11/2019 Đỗ Cao Cường (Nhà Thờ Thái Hà) - Tôi mới quay trở lại huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng do bà con ở đây nhờ tôi tới tư vấn đấu tranh chống lại giặc môi trường.

Tôi cũng rất buồn khi nghe bà con nói là họ không hề biết đến những người đấu tranh nổi tiếng nhất hiện nay – những người đã được nhiều tổ chức nước ngoài tôn vinh, trao thưởng. Chỉ có số ít người đến với họ nhưng cuối cùng cũng phản bội, làm tiền. Vậy là, công cuộc khai sáng trí tuệ mới chỉ dừng ở việc ngồi một chỗ hát cho nhau nghe, hát cho những người đang sống và đã biết.

Những người dân khốn khổ ở đây cho tôi biết buổi tối đi ngủ, đóng kín cửa rồi họ vẫn phải đeo khẩu trang, người chết do ung thư không đếm hết, có rất nhiều sát nhân môi trường vây quanh, không chỉ vây quanh mỗi cái xã Minh Tân khốn khổ, tội nghiệp này [đọc tiếp]

Phạm Xuân Hào chống Trung Quốc, bị CSVN bỏ tù, được dân ca ngợi

31/10/2019 (Người Việt) - CẦN THƠ, Việt Nam – Hôm 31 Tháng Mười, tin cho hay ông Phạm Xuân Hào, 54 tuổi, kiến trúc sư, thạc sĩ, giảng viên khoa Công Nghệ, Đại Học Cần Thơ bị Tòa Án Nhân Dân quận Ninh Kiều tuyên phạt 1 năm tù giam với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước [CSVN], quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” theo Điều 331 Bộ Luật Hình Sự CSVN.

Trước phiên xử ông Phạm Xuân Hào, hồi trung tuần Tháng Chín, 2019, Tòa Án Nhân Dân quận Ninh Kiều tuyên phạt một Facebooker khác là ông Đoàn Khánh Vinh Quang 2 năm 3 tháng tù, với cùng cáo buộc. Ngoài ra, tòa quận Ninh Kiều từng tuyên phạt Facebooker Quách Nguyễn Anh Khoa 6 tháng tù giam với cáo buộc “nói xấu đảng” hồi Tháng Sáu, 2019. [đọc tiếp]

40 năm trước, tổng thống Ý cử 3 tàu chiến đến Biển Đông cứu vớt thuyền nhân tị nạn Việt Nam

31/10/2019 Hiếu Bá Linh lược dịch (Tiếng Dân) - Trong bối cảnh của cuộc tranh luận thời sự hiện nay về cứu nguy trên biển và bế quan tỏa cảng, thì câu chuyện này nghe giống như một câu chuyện cổ tích: Ngày xửa ngày xưa có một vị tổng thống người Ý, ông xúc động trước số phận của những thuyền nhân tị nạn Việt Nam đến nỗi đã gửi hải quân Ý đến cứu giúp họ.

Tổng thống Pertini đã đích thân khởi xướng sứ mệnh này. Bốn mươi năm trước, các tàu chiến “Vittorio Veneto”, “Andrea Doria” và “Stromboli” trong một khoảng thời gian ngắn đã nhận lệnh đi đến Đông Nam Á với nhiệm vụ cứu vớt thuyền nhân tị nạn Việt Nam, những người khi đó đang lênh đênh trên biển. Hoạt động gần 1 tháng, 907 thuyền nhân đã được cứu sống và đưa về Ý. [đọc tiếp]

Thanh niên và chính trị

31/10/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong xã hội VN hiện nay quan tâm đến chính trị đang là vấn đề đối với các tầng lớp thanh niên.

Trong chế độ độc tài toàn trị CSVN, dưới chiêu bài hiện tình đất nước đã có "đảng lo“, giới cai trị đang dồn sức làm cho các tầng lớp thanh niên say sưa với những vấn đề ăn chơi, những tệ nạn xã hội nghiêm trọng như vũ trường, xì ke, ma túy, cờ bạc, bia rượu một cách thác loạn, khiến cho hầu như thanh niên hiện nay không quan tâm đến vấn đề đất nước trước nguy cơ xâm lược của Trung cộng, thảm họa môi trường ngày càng gia tăng, sinh mạng người dân đang bị hủy hoại bằng cuộc chiến sinh học ...

Dư luận xã hội ngày càng lo lắng về một thế hệ trẻ VN thiếu quan tâm đến hiện tình đất nước và đặt ra câu hỏi tại sao lại có nguyên cớ đó. Từ Sài Gòn, Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung đã có cuộc trao đổi với Nhà báo Trần Quang Thành xoay quanh chủ đề Thanh niên và chính trị. Nội dung như sau  - Mời quý vị cùng nghe

Tướng quân đội không dám nêu tên Trung Quốc: Không thể chấp nhận!

30/10/2019 Diễm Thi (RFA) - Tại phiên họp Quốc hội sáng 30 tháng 10 năm 2019, Trung tướng Trần Việt Khoa, Giám đốc Học viện Quốc phòng, đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội chỉ gọi là “nước ngoài” chứ không nêu đích danh “Trung Quốc” khi đề cập đến tình hình biển đảo bị xâm phạm chủ quyền suốt 4 tháng qua.

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc không chấp nhận lời phát biểu của Trung tướng Trần Việt Khoa, nêu một loạt câu hỏi cho vị Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam: “Sợ gì mà không dám nêu tên Trung Quốc trên diễn đàn Quốc Hội? [đọc tiếp]

Vì sao chết ngạt trên đất người?

29/10/2019 Ngô Nhân Dụng (Người Việt) - Trong buổi lễ tại giáo xứ Yên Thanh ở tỉnh Nghệ An, Linh Mục Đặng Hữu Nam nói với đồng bào rằng chúng ta đến đây để cầu nguyện cho 39 người thiệt mạng trên đường tới nước Anh, phần lớn là người từ Việt Nam. Nhưng trước hết ông cũng nói mọi người cầu nguyện cho công lý, hòa bình, và cho “những nạn nhân của xã hội.”

Có tới 30 người trong số 39 thi hài tìm thấy trong một xe vận tải ở khu công nghiệp Grays, cách trung tâm thành phố London 32 km có thể xác nhận là người Việt, từ Nghệ An, Hà Tĩnh.

Các mạng lưới buôn người không thể hoạt động mạnh mẽ, táo bạo nếu không có các quan chức tham nhũng trong đảng và nhà nước, vì ở mỗi địa phương họ đều biết rõ các mạng lưới này mà không ngăn cản. [đọc tiếp]

Từ xuất khẩu lao động đến nạn buôn người

29/10/2019 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài, là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Hoạt động này bắt đầu từ năm 1980 dưới hình thức hợp tác lao động với các nước Cộng sản,Nhưng đến năm 1991 sau khi các chế độ xã hội chủ nghiã Đông Âu sụp đổ,Cộng sản Việt nam chuyển hướng xuất khẩu lao động qua  các quốc gia tư bản có nhu cầu cần lao động như Đài Loan, Nhật Bản , Mã Lai, Đại Hàn. Đối với chế độ, xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm và tăng nguồn ngoại tệ.

Mong muốn thay đổi cuộc sống, kiếm được một khoản tiền, nhiều người Việt “ôm mộng” ra nước ngoài lao động bất chấp cuộc sống chật vật, thậm chi phải trả giá bằng cả mạng sống. [đọc tiếp]

Hội thảo: ‘Miền Nam giáo dục cho hòa bình, miền Bắc phục vụ chiến tranh’

29/10/2019 Ngọc Lễ (VOA) - Nền giáo dục miền Nam trước 1975 có mục tiêu lâu dài là xây dựng thế hệ công dân xây dựng đất nước trong khi miền Bắc tập trung vào mục tiêu trước mắt là đào tạo lớp chiến binh kế cận đi chiến đấu và điều này đã tạo lợi thế lớn cho miền Bắc trong cuộc chiến, các nhà nghiên cứu nhận định tại một hội thảo mới đây tại Eugene, bang Oregon, Hoa Kỳ.

Tại phiên thảo luận về giáo dục, nghệ thuật và truyền thông trong khuôn khổ hội thảo về nền Cộng hòa và các giá trị Cộng hòa Việt Nam được tổ chức hôm 15/10 tại Đại học Oregon ở Eugene, các nhà nghiên cứu đã có cái nhìn so sách về tầm nhìn và chiến lược giáo dục của hai miền ở Việt Nam trong cuộc chiến. [đọc tiếp]

Chế độ này còn tiếp tục thì sẽ còn những người “vượt biên”

27/10/2019 Trương Nhân Tuấn (Tiếng Dân) - Khi cha mẹ không thể lo cho tương lai con cái thì cha mẹ có lỗi với con. Nhưng kết lại, đất nước bần cùng, người dân khốn khổ hôm nay là do lãnh đạo hết cả.

Từ sau 1975 giới “tư sản dân tộc” của miền Nam đã “trắng tay”, nếu không sớm vượt biên thì họ cũng trở thành anh phu xích lô, tài xế xe ôm. Giới chủ (thành công) bây giờ hoặc là những doanh nhân tài năng lỗi lạc, hoặc là những người biết “dựa hơi” vào thế lực quan lại đảng viên, hay chính họ là quan lại đảng viên.

Chế độ này còn tiếp tục thì sẽ còn những người “vượt biên”. Sẽ còn những thảm cảnh chết trong thùng xe đông lạnh. [đọc tiếp]

Thêm một người tử vong vì rơi từ tầng lầu 8

26/10/2019 (VOA) - Giữa lúc dư luận chưa hết xôn xao về những khúc mắc liên quan tới cái chết của cố Thứ trưởng Giáo dục Đào tạo Lê Hải An, được cho là đã ngã xuống đất từ tầng lầu thứ 8 của trụ sở Bộ GDDT ở Hà nội hôm 17/10, thì hôm 25/10, tại một thành phố khác, lại có thêm một giới chức tử vong vì ngã từ tầng lầu 8 xuống ban-công tầng 2 của một khách sạn ở thành phố Vinh.

Tờ Tuổi Trẻ và báo Lao Động tường thuật rằng Phó Phòng Kế toán của Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh, ông Phạm Công Tho, đã được phát hiện tử vong sau khi ngã từ tầng 8 xuống ban-công tầng 2 của một khách sạn ở đường Trường Thi, tp. Vinh, tỉnh Nghệ An. [đọc tiếp]

Biển Đông: Tàu khảo sát Trung Quốc rời vùng biển Việt Nam

24/10/2019 Trọng Nghĩa (RFI) - Theo dữ liệu trên mạng theo dõi hành trình tàu biển Marine Traffic, vào sáng hôm nay 24/10/2019, tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 đã tăng tốc rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông và hướng về phía Trung Quốc, dưới sự hộ tống của ít nhất hai tàu Trung Quốc khác.

Tàu khảo sát Trung Quốc đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ cuối tháng 06/2019, thoạt đầu hoạt động ở vùng thềm lục địa Việt Nam gần Bãi Tư Chính, rồi sau đó đi ngược lên khảo sát một dải biển dọc theo bờ biển miền Nam Trung Bộ, ngang tầm Phan Thiết ở phía dưới và Bình Định ở phía trên, và càng ngày càng áp sát bờ biển Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 150 km, tức là rất sâu bên trong vùng 200 hải lý của Việt Nam. [đọc tiếp]

Vì sao Trọng không dám đả động Bãi Tư Chính và Trung Quốc?

23/10/2019 Phạm Chí Dũng (VOA) - Trước khi Hội nghị trung ương 11 của đảng cầm quyền diễn ra vào nửa đầu tháng 10 năm 2019, không ít người đã hy vọng rằng ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng sẽ trở thành ‘minh quân’ với một tuyên bố lên án Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính và hội nghị này sẽ phát ra một nghị quyết về Biển Đông, làm tiền đề quan trọng cho việc kiện Trung Quốc.

Hội nghị trung ương 11 diễn ra trong bối cảnh đã hơn ba tháng kể từ ngày Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm Bãi Tư Chính như vào chốn vô chủ quyền, nhưng lực lượng cảnh sát biển và hải quân Việt Nam vẫn chưa một lần dám nổ súng cảnh cáo. Trong khi đó, toàn bộ chóp bu Việt Nam từ Nguyễn Phú Trọng trở xuống vẫn kiên định ‘câm như hến’ mà không một lần dám nêu tên Trung Quốc, càng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giới ‘văn dốt, võ dát’ này dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. [đọc tiếp]

Thêm một quan chức Mỹ cáo buộc Trung Quốc ‘quấy rối’ Việt Nam ở Bãi Tư Chính

23/10/2019 (VOA) - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell vừa lên tiếng cáo buộc Trung Quốc tiếp tục “hăm dọa” các quốc gia trong khu vực trên Biển Đông và “quấy rối” Việt Nam quanh khu vực Bãi Tư Chính.

Phát biểu trước Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hồi tuần trước, ông Stilwell nói rằng “các lãnh đạo của Trung Quốc – thông qua hải quân của Quân đội Giải phóng Trung Quốc, các cơ quan thực thi pháp luật, và dân quân hải quân – tiếp tục hăm dọa và bắt nạt các quốc gia khác” trên Biển Đông. [đọc tiếp]

Sự tàn nhẫn của đảng cộng sản VN với công nhân và Nhân dân lao động!

23/10/2019 Nguyễn Văn Đài (rfavietnam/nguyenvandai's blog) - Đảng CSVN luôn tuyên truyền rằng họ là đại diện cho giai cấp công nhân và Nhân dân lao động. Nhưng thực tế đó là sự tuyên truyền dối trá và lừa bịp.

Nhà cầm quyền CSVN ký thỏa thuận với các nhà Tư sản trong và ngoài nước với mặt bằng mức lương cơ bản rất thấp.

Năm 2019, lương vùng I là 4,180,000 đồng/1 tháng; Vùng 2 là 3,710,000 đồng; Vùng 3 là 3,250,000 đồng; Vùng 4 là 2,920,000 đồng/1 tháng.

Với mức lương như trên thì công nhân VN không bao giờ đủ sống nếu làm đúng thời gian theo luật qui định. Bởi vậy họ buộc phải làm thêm từ 2 tới 4 tiếng mỗi ngày. Và thường là làm việc 6/7 ngày mỗi tuần. [đọc tiếp]

Doanh nghiệp Việt Nam liên tục để lọt bản đồ “lưỡi bò” vào trong nước

22/10/2019 Mai Vân (RFI) - Trong những ngày qua, người tiêu dùng Việt Nam đã liên tiếp phát hiện hai vụ bản đồ "lưỡi bò" lưu hành trong nước, một trong bản đồ định vị của các loại xe hơi Trung Quốc bán trên thị trường Việt Nam, và một trong ấn phẩm du lịch Trung Quốc do chính hãng du lịch Việt Nam phân phát.

Báo mạng vnexpress ngày 20/10/2019, phiên bản tiếng Anh cho biết một đại lý phân phối xe ô tô nhập khẩu Trung Quốc tại Hải Phòng - bao gồm các loại xe như Haima, Geely, Zotye và Baic - đã lên tiếng xin lỗi vì đã để cho lưu hành ứng dụng định vị của các loại xe Trung Quốc có hình ảnh đường "lưỡi bò" mà Bắc Kinh dùng để đòi chủ quyền trên Biển Đông. [đọc tiếp]

Bộ Ngoại giao VN gián tiếp xác nhận cuộc gặp Trump - Trọng chưa thể diễn ra

20/10/2019 Thường Sơn (Việt Nam Thời Báo) - Tục ngữ ‘lực bất tòng tâm’ ngày càng nở rộ trên cửa miệng các quan chức dưới trướng Trọng. Nhiều kẻ đã thấu cáy rằng ‘cụ tổng’ chẳng còn mấy hơi sức để tiếp tục ‘cống hiến cho sự nghiệp cách mạng’ nữa.

Tại buổi họp báo chiều 17/10/2019 của Bộ Ngoại giao Việt Nam, với câu hỏi về “khả năng thăm Mỹ của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng”, Người phát ngôn bộ ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời: “Như tôi đã nói ở các lần họp báo trước đây, hoạt động đối ngoại của Việt Nam, trong đó có hoạt động của lãnh đạo cấp cao, sẽ được thông báo vào thời gian thích hợp”. Nếu cuộc gặp Trump - Trọng vào tháng 10 bị bỏ lỡ, đó sẽ là lần thứ hai trong năm 2019 bất thành chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng. [đọc tiếp]

Vẫn bảo thủ và nguỵ biện

19/10/2019 Nguyễn Trọng Vĩnh (Bauxite Việt Nam) - Ngày 15/10 (2019) vừa qua, Đài Truyền hình trung ương đưa lên buổi tiếp xúc cử tri của ông Phú Trọng ở Hà Nội. Trước tình hình nước sôi lửa bỏng do Trung Quốc lại xâm phạm vùng biển nước ta mấy tháng qua, thế mà ông Trọng và một số cử tri quen mặt vẫn nói một giọng lập lờ như bao nhiêu năm trước.

Tôi cũng nghe ý kiến ông Phú Trọng nói về cuộc tọa đàm vừa qua. Ông có vẻ khó chịu, mỉa mai chì chiết tiếng nói yêu nước của nhiều người dân [đọc tiếp]

Bắc Kinh xâm lấn Tư Chính: Tướng Lê Mã Lương lên án việc chậm khởi kiện

19/10/2019 Trọng Thành (RFI) - Cuối tháng 9, đầu tháng 10/2019, tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động ngày càng sát bờ biển quốc gia, cùng lúc với các tàu hải cảnh liên tục quấy nhiễu Bãi Tư Chính. Trong bối cảnh quyền chủ quyền của đất nước bị xâm phạm hiện rõ, một hội nghị chưa từng có được tổ chức tại Hà Nội. Tướng Lê Mã Lương đã lên án đích danh ngành Ngoại Giao chậm khởi kiện Bắc Kinh.

Đặc biệt gây chú ý là phát biểu của thiếu tướng Lê Mã Lương, Không nhanh chóng sử dụng các biện pháp pháp lý để chế ngự tham vọng của Trung Quốc, Việt Nam có thể bị rơi vào thế để Bắc Kinh ra tay trước, tấn công Bãi Tư Chính. [đọc tiếp]

Vì sao 'Đường lưỡi bò' của TQ nhiều lần lọt lưới kiểm duyệt VN?

18/10/2019 (BBC) - Các ấn phẩm của Trung Quốc có bản đồ 'đường lưỡi bò' đã du nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường bất chấp chế độ kiểm duyệt được cho là 'hà khắc' ở đây.

Mới đây nhất, một du khách người Việt phát hiện công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist phát cho khách ẩn phẩm du lịch có hình ảnh bản đồ với đường lưỡi bò (đường chín đoạn) mà Trung Quốc tự vẽ và tự tuyên bố vùng chủ quyền trên Biển Đông.

Tháng trước, tại Hội chợ quốc tế du lịch 2019 tại TP Hồ Chí Minh, giới chức phát hiện tờ rơi quảng bá du lịch Trung Quốc có hình đường lưỡi bò được công ty Hola China phát cho khách.

Điều đáng nói là Việt Nam đã có hệ thống kiểm duyệt, sàng lọc thông tin từ trung ương xuống địa phương nhưng lại vẫn để lọt 'đường lưỡi bò'. [đọc tiếp]

Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng với EU

18/10/2019 (VOA) - Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) vừa ký một thỏa thuận quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác quốc phòng và an ninh song phương vào ngày 17/10. Buổi lễ ký kết diễn ra sau khi người đứng đầu về chính sách đối ngoại và an ninh của EU, bà Federica Mogherini, gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Hà Nội hai tháng trước để thảo luận về hiệp định khung, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia vào các hoạt động quản lý khủng hoảng dân sự và quân sự do EU đứng đầu. [đọc tiếp]

Cái chết của thứ trưởng Bộ Giáo Dục CSVN ‘đầy mờ ám’

17/10/2019 (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam – Cái chết đột ngột của ông Lê Hải An, thứ trưởng Bộ Giáo Dục-Đào Tạo CSVN, hôm 17 Tháng Mười và cách các báo nhà nước đưa tin mơ hồ “qua đời vì ngã từ tầng cao” khiến công luận nghi ngờ là ‘đầy mờ ám.’

Đáng lưu ý, ông An chỉ mới chưa đầy một năm ngồi vào ghế thứ trưởng.

Ông An được ghi nhận rơi từ tầng 8, là căn-tin của Bộ Giáo Dục-Đào Tạo CSVN vào khoảng 7 giờ 10 phút sáng hôm 17 Tháng Mười. [đọc tiếp]

Trump mất thế thượng phong trong thoả thuận thương mại với Trung cộng

16/10/2019 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 12/10, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được một phần của thỏa thuận thương mại sau vòng đàm phán cấp cao diễn ra tại Washington DC. Với thỏa thuận một phần của „giai đoạn một“, Mỹ sẽ nới lỏng thuế quan đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc. Mỹ quyết định hoãn kế hoạch tăng thuế từ 25% lên 30% đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc dự kiến có hiệu lực từ ngày 15/10 tới, đáp lại Trung Quốc đồng ý mua 40 tỷ - 50 tỷ USD hàng nông sản, đậu nành và thịt heo. Trump tự công bố thoả thuận này ông sẽ ký trong cuộc gặp Chủ tịch nhà nước Trung cộng Tập Cận Bình tại Hội nghị APEC ở Chí Lợi vào tháng 11. [đọc tiếp]

Mỹ nhân kế của Tô Lâm và Bộ Công an đối với những người đối lập

15/10/2019 Nguyễn Văn Đài (rfavietnam/nguyenvandai's blog) - Một trong những kế sách được Tô Lâm và an ninh cộng sản ưa thích sử dụng để bắt những người đối lập ở VN là dùng mỹ nhân kế.

Nhưng sự khốn nạn trong kế sách này là chúng dùng cả những bé gái dưới 16 tuổi cho mục đích của chúng.

Đã có rất nhiều anh hùng bị cài bẫy này của Tô Lâm và đồng bọn. Mới nhất là anh Nguyễn Văn Thanh ở Quảng Bình. Vụ này rất giống với vụ của anh Lê Văn Đại quê Thái Bình, nhưng bị an ninh Thanh Hóa thực hiện cài bẫy. [đọc tiếp]

Hong Kong biểu tình đòi dân chủ: Kiên trì – Sáng tạo

15/10/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Suốt mấy tháng nay sinh viên và nhiều tầng lớp nhân dân Hong Kong đã liên tục biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, đòi dân chủ. Các cuộc biểu tình đã kiên trì diễn ra trong nhiều ngày và với nhiều hình thức sáng tạo.

Từ Sài Gòn, Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung đã trả lời cuộc phỏng vấn của Nhà báo Trần Quang Thành với nội dung nhu sau:

Hồng Ngát chỉ là con dê tế thần…

15/10/2019 Thạch Đạt Lang (Tiếng Dân) - Phim hoạt hình “Everest, Người Tuyết Bé Nhỏ” đã được công chiếu suốt 10 ngày ở Việt Nam, kể từ ngày 04.10.2019, đã gây nên một làn sóng phẫn nộ trong dân chúng, chẳng những ở trong nước mà còn cả ở hải ngoại.

Phim “Everest – Người Tuyết Bé Nhỏ” có 4 cảnh xuất hiện bản đồ Đường Lưỡi Bò phi pháp do DreamWorks Animation Studio phát hành,

Như mọi người đều biết, chế độ CSVN kiểm soát truyền thông, báo chí vô cùng chặt chẽ. Hội đồng kiểm duyệt phim chắc chắn không thể sơ sót khi để một chi tiết vô cùng quan trọng như thế hiện diện trong phim, khi Trung Cộng đang dùng bản đồ có Đường Lưỡi Bò để xâm phạm lãnh hải nước ta. Chắc chắn phim này là một phép thử phản ứng của đảng cộng sản với người dân, đồng thời cũng là thủ đoạn tinh vi để minh họa một cách gian manh, rõ ràng hơn về tính hợp lý và hợp pháp của Đường Lưỡi Bò mà đảng cộng sản VN và cộng sản Tàu đang bằng mọi cách tuyên truyền [đọc tiếp]

Vụ bản đồ lưỡi bò lồng trong phim: Chỉ vài giây thôi…

15/10/2019 BTV Tiếng Dân (Tiếng Dân) - Sau 10 ngày công chiếu ở Việt Nam, bộ phim hoạt hình “Everest – Người tuyết bé nhỏ”, nội dung bảo vệ môi trường nhưng lồng bản đồ hình lưỡi bò vào, đã gây sốc cho dư luận. Một trong hai nhà đồng sản xuất là Công ty Pearl Studio của Trung Quốc, rõ ràng hình ảnh bản đồ đường lưỡi bò được lồng trong phim là sự cài cắm có chủ đích của TQ.

Đơn vị phát hành phim “Everest – Người tuyết bé nhỏ” xin lỗi khán giả Việt Nam, theo trang An Ninh Thủ Đô. Trong khi các bộ phim về thuyền nhân Việt Nam, những người đồng bào phải rời bỏ quê hương vì ách đàn áp của CSVN, chắc chắn không có cửa xuất hiện trên hệ thống rạp chiếu phim Việt Nam, thì một bộ phim tuyên truyền dã tâm thu tóm lãnh thổ, lãnh hải đất nước, lại dễ dàng “lọt lưới” và được chiếu gần 10 ngày.

Tối 13/10, những người chịu trách nhiệm đã lặng lẽ rút bộ phim khỏi tất cả các rạp. Vì sao một bộ phim như vậy có thể lọt qua vòng kiểm duyệt, để được công chiếu tại Việt Nam? [đọc tiếp]

„Khởi kiện là công cụ hữu hiệu nhất để chống lại Trung Quốc“

12/10/2019 Hiếu Bá Linh biên dịch (Dân Luận) - Đó là nhận định của Bill Hayton, chuyên gia Đông Nam Á của Viện nghiên cứu Chatham House Hayton tại Anh, trong một cuộc nói chuyện với đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức).

Sau đây là bản lược dịch bài báo „Tranh chấp mới ở Biển Đông“ đăng trên trang web của đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức) hôm nay 11/10/2019:

Từ nhiều tháng nay, Trung Quốc đã gia tăng sự đối đầu ở Biển Đông. Các quốc gia ven biển có ít lựa chọn để chống lại. Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều tiếng nói đòi kiện Trung Quốc. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (CPC), phát biểu hôm thứ Tư tuần rồi tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành trung ương rằng tình hình ở Biển Đông „cần được phân tích và đất nước phải lường trước những thách thức có thể xảy ra". [đọc tiếp]

Kiện còn không dám thì làm sao dám đánh giặc?

11/10/2019 Trung Nguyễn (Tiếng Dân) - Vừa qua trên mạng lại xuất hiện một bài phát biểu của Thiếu tướng quân đội Lê Mã Lương gây chú ý lớn. Đến thời điểm tôi viết bài này thì đoạn clip đó đã được chia sẻ hơn 2800 lần trên mạng xã hội Facebook, và đã được xem hơn 231 ngàn lần, một con số rất ấn tượng. Con số đó cũng nói lên là người dân Việt Nam có một sự chú ý đặc biệt về tình hình cộng sản Trung Quốc đang rắp tâm chiếm bãi Tư Chính.

Tướng Lương lại đặt câu hỏi là nếu cộng sản Trung Quốc chiếm bãi Tư Chính thì sao? Đảng cộng sản Việt Nam có dám chiến đấu tới cùng để bảo vệ lãnh hải hay không? Về mặt địa lý thì nếu Việt Nam để mất bãi Tư Chính thì coi như mất hết toàn bộ các đảo còn lại ở Trường Sa vì các tàu từ đất liền không còn đường tiếp tế cho các chiến sĩ và người dân ở các đảo còn lại. [đọc tiếp]

Quân Việt Nam Cộng Hòa cũng không dự trận Normandie!

11/10/2019 Ngô Nhân Dụng (Người Việt) - Các chính phủ Nixon và Ford rút quân rồi ngưng viện trợ từ năm 1973 đến 1975, bỏ mặc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu cho đến khi kiệt lực. Người Việt miền Nam cay đắng mãi, tự hỏi tại sao bạn đồng minh bỏ rơi mình tàn nhẫn như vậy?

Từ năm 1954, nhiều người Việt ở miền Nam nghĩ chế độ Cộng Hòa của mình là “đồng minh” của nước Mỹ. Nhưng bây giờ mới hiểu, có lẽ mình nghĩ như vậy là nhầm to!

Khi nói đến các lực lượng quân sự đã chiến đấu cùng với quân Mỹ, người Mỹ có thể gọi đó là “bạn chiến đấu” hay “bạn cùng phe,” nhưng nhiều người không gọi là“allies – đồng minh!”

Tổng Thống Mỹ Donald Trump nghĩ như vậy. Ông hiểu chữ “allies” theo ý nghĩa khác người Việt mình. Khi ông nói về các đạo quân người Kurd ở miền Bắc Syria. Người Kurd đã chiến đấu cùng quân Mỹ tiêu diệt tàn quân ISIS. [đọc tiếp]

Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn, người Việt đầu tiên đeo quân hàm cấp tướng trong Hải quân Mỹ

11/10/2019 (VOA) - Tân Phó Đề Đốc Hải quân Hoa Kỳ gốc Việt Nguyễn Từ Huấn phát biểu tại lễ thăng quân hàm hôm 10/10/2019 ở thủ đô Washington rằng ông rất hân hạnh phục vụ quốc gia Hoa Kỳ và đồng thời trong dịp này đơn vị của ông nhắc lại tội ác của Cộng sản Việt Nam đã gây tang thương cho gia đình ông hơn 50 năm về trước.

Tân Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn, năm nay 60 tuổi, được NAVSEA nhắc lại như là một nhân chứng trong cảnh tang thương của gia đình ông khi biệt kích Cộng sản Việt Nam vào năm 1968 đã sát hại bảy thành viên trong gia đình tại Sài Gòn [đọc tiếp]

Giải Nobel Hòa bình 2019 về tay Thủ Tướng nước Ethiopia

11/10/2019 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Chủ tịch uỷ ban Nobel Berit Reiss-Andersen công bố giải thưởng Nobel Hoà bình 2019 được trao cho Abiy Ahmed, Thủ tướng nước Ethiopa vì những nổ lưc dấn thân cho Hoà bình và hợp tác quốc tế. Đặc biệt Abiy Ahmed đã hoà giải với nước thù nghịch truyền kiếp Eritrea để chấm dứt cuộc chiến biên giới lâu dài giữa hai quốc gia. [đọc tiếp]

Syria : Hệ quả khó lường vì Donald Trump lại bốc đồng

09/10/2019 Tú Anh (RFI) - Donald Trump gây thêm hỗn loạn tại Syria và kinh ngạc tại Washington khi bất ngờ thông báo rút quân bỏ rơi đồng minh Kurdistan. Bị toàn bộ nghị sĩ Cộng Hòa phản đối, chủ nhân Nhà Trắng vội vàng « sửa sai ». Đích thân thượng nghị sĩ Lindsey Graham cảnh báo tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ không được vi phạm làn ranh đỏ, động binh đánh vào miền bắc Syria.

Quyết định rồi cải chính, một lần nữa tổng thống Mỹ Donald Trump gây một làn sóng chỉ trích. [đọc tiếp]

Những cuộc thảo luận bị đánh cắp

07/10/2019 Trịnh Hữu Long (Luật Khoa) - Ở ta, nhiều cuộc thảo luận, tranh luận chỉ sống sót được dăm bảy phút, nhiều thì vài ngày, vì một lẽ rất giản đơn: lạc đề hoặc bị đánh lạc hướng.

Đơn cử như vụ ô nhiễm không khí. Ai cũng thấy bầu không khí đặc quánh, khét lẹt, bụi mù bụi mịt, đeo khẩu trang ra đường đi được một cuốc là khẩu trang cũng bám bụi đen đúa.

Trong những hoàn cảnh dư luận nóng bỏng và bất lợi cho chính quyền, dường như luôn luôn có những nỗ lực từ một số nhân vật có ảnh hưởng lớn tới công chúng đưa ra ý kiến khiến dư luận đi xa khỏi trọng tâm như vậy. [đọc tiếp]

Trung Quốc huấn luyện cho cán bộ đảng Cộng sản Việt Nam những gì?

05/10/2019 Nguyễn Văn Đài (rfavietnam/nguyenvandai's blog) - Tôi bị cầm tù ở nhà tù Nam Hà, xã Ba Sao, Kim bảng, tỉnh Hà Nam từ tháng 1 năm 2008 tới tháng 3 năm 2011. Thời điểm tôi ở đó, nhà tù Nam Hà có khoảng 50 người Việt Nam làm gián điệp cho Trung Quốc, họ bị kết án từ 6 năm tù tới chung thân. Một số người làm gián điệp cho Trung cộng là cán bộ cao cấp trung ngành công an, quan chức cấp tỉnh, cấp bộ,... của chế độ cộng sản Việt Nam.

Cục Tình Báo Hoa Nam không tiếc tiền bạc để lôi kéo, mua chuộc rồi tuyển mộ các cán bộ Cộng sản Việt Nam khi tham gia giao lưu, học tập,... tại Trung Quốc.

Có thể nói là tới 60% số cán bộ Cộng sản Việt Nam sang Trung Quốc là bị mua chuộc làm gián điệp. [đọc tiếp]

Ai còn mơ màng ‘Đảng ta sẽ thoát Trung’?

05/10/2019 Phạm Chí Dũng (Bauxite Việt Nam) - Ngay sau vụ Phạm Bình Minh không thốt nổi một từ về Trung Quốc tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ vào cuối tháng 9 năm 2019, hàng đàn công an Việt Nam đã được ‘tháo xích’ để canh chặn thô bạo hàng trăm người hoạt động dân chủ nhân quyền, không cho họ ra khỏi nhà vào ngày 1 tháng 10 năm 2019 - quốc khánh của ‘đảng anh’ Trung Quốc. Phạm Bình Minh chỉ ấp úng ‘các bên liên quan’ về căng thẳng ở Biển Đông mà không một lần dám nhắc đến cái tên tàu Hải Dương 8 hay kẻ nào đứng sau hoạt động thách thức của tàu này.

‘Hèn - Nhược - Tham - Ngu’ lại trở thành cụm tính từ mà mạng xã hội dành tặng cho chính thể độc tài ở Việt Nam. [đọc tiếp]

Các kịch bản cho cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump

05/10/2019 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đứng trước nguy cơ bị Lưỡng viện luận tội truất quyền (impeachment).

Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi ngày 24.9 thông báo Quốc Hội sẽ tiến hảnh điều tra luận tội Tổng thống vì Trump đả phản bội lời tuyên thệ khi nhậm chức,phản bội an ninh quốc gia và vi phạm luật bầu cừ.

Theo thông tin của một người thổi còi báo đông (Whistleblower) Trump trong một cuộc điện đàm vào ngày 25.07.2019 đả thúc ép Tổng thống Ukraine Wolodymyr Selensky  xúc tiến điều tra Joe Biden và con trai Hunter Biden. Hunter Biden nguyên là thành viên hội đổng quản trị của công ti khí đốt Burisma tại Ukraine, bị tình nghi liên hệ  tham nhũng trong thời gian Joe Biden là Phó Tổng thống  và Đặc ủy viên cho Ukraine trong chính quyền Obama. Nhiều bằng chứng cho thấy Trump đã trì hoãn viện trợ khoảng $400 triệu cho Ukraine để gây áp lực buộc Ukraine điều tra đối thủ chính trị  Biden, người có nhiều triển vọng sẽ được đảng Dân chủ đề cứ tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng Thống 2020. [đọc tiếp]

Bãi Tư Chính - Nơi có nguồn năng lượng mới Trung Cộng muốn độc chiếm?!

04/10/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cuộc xung đột Việt – Trung tại bãi Tư Chính diễn ra đã 3 tháng và đang leo thang nguy hiểm. Trung cộng tiếp tục những hành động ngang ngược trên Biển Đông như đưa ra các tuyên bố về cái gọi là “chủ quyền” của họ ở Bãi Tư Chính. Trung cộng đưa giàn khoan lớn nhất xâm phạm chủ quyền và và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Phải chăng “Bãi Tư Chính  - Nơi có nguồn năng  lượng mới Trung Cộng muốn độc chiếm?!” đó là chủ đề cuộc trao đổi từ Houston (Hoa Kỳ) giữa Tiến sĩ Mai Thanh Truyết và nhà báo Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe.

Việt Nam cần thoát khỏi ngã ba đường

04/10/2019 Nguyễn Quang Dy (Bauxite Việt Nam) - Năm 2014, sự kiện dàn khoan HD-981 đã làm cả nước bị sốc, xô đẩy Biển Đông vào “khủng hoảng lần đầu” và thúc đẩy Việt Nam phải “đổi mới vòng hai” để thoát khỏi ngã ba đường. Nhưng 5 năm sau, Biển Đông lại “khủng hoảng lần hai”, trong khi Việt Nam vẫn chưa “đổi mới vòng hai”. Nói cách khác, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi ngã ba đường. Nay đã đến lúc Việt Nam phải điều chỉnh chiến lược và cải tổ thể chế trước khi quá muộn.

Đối với những xã hội chuyển đổi (transitional society) như Việt Nam và Trung Quốc, khi “định hướng XHCN” (socialist orientation) đã trở thành ảo tưởng, thì “Chủ nghĩa Tư bản Thân hữu” trỗi dậy thành hiện thực. Hệ quả là tham nhũng tràn lan, khoảng cách thu nhập tăng cao, mâu thuẫn xã hội càng lớn [đọc tiếp]

Hà Nội xác nhận Hải Dương 8 mở rộng hoạt động trong vùng EEZ của VN

03/10/2019 (VOA) - Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức xác nhận thông tin nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc “tiếp tục mở rộng hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam”.

Trong cuộc họp báo ngày 3/10, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói rằng hành động của Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam”, và Hà Nội “kiên quyết phản đối hành động này và đã có giao thiệp với phía Trung Quốc”. [đọc tiếp]

Philippines phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải

03/10/2019 (VOA) - Ngoại trưởng Philippines ra lệnh lập tức có hành động phản đối ngoại giao chống lại Trung Quốc sau khi các tàu tuần duyên của Trung Quốc lãng vãng gần một bãi cạn Philippines chiếm giữ trong vùng Biển Đông đang tranh chấp.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr., tháp tùng Tổng thống Rodrigo Duterte trong chuyến đi thăm Nga đã ban hành lệnh này hôm 2/10 cho các giới chức của ông tại Bộ Ngoại giao qua mạng xã hội. Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đã cải thiện đáng kể dưới thời Tổng thống Duterte, nhưng những bất hòa về lãnh thổ vẫn là một vấn đề gai góc. [đọc tiếp]

Trung Quốc ra mắt tên lửa Đông Phong, ‘đe dọa gián tiếp’ Việt Nam

02/10/2019 Viễn Đông (VOA) - Trung Quốc hôm 1/10 đã trình làng tên lửa hạt nhân chiến lược xuyên lục địa có tên gọi Đông Phong 41, với tầm bắn lên tới 15.000km, trong động thái mà các chuyên gia nhận định là một “tín hiệu” gửi tới các nước tranh chấp Biển Đông như Việt Nam, và thậm chí cả Mỹ.

Trong cuộc duyệt binh nhân 70 năm ngày lập nước với sự tham dự của 15 nghìn binh sĩ, hơn 160 máy bay cùng với gần 600 các thiết bị quân sự, Đông Phong 41 đã được chở qua quảng trường Thiên An Môn với sự chứng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức Trung Quốc khác. [đọc tiếp]

Sau hơn 2 năm gián đoạn vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Đối thoại nhà nước pháp quyền Đức-Việt được nối lại

02/10/2019 Hiếu Bá Linh (Danlambao) - Hôm qua 01/10/2019 Đức và Việt Nam đã ký kết chương trình Đối thoại nhà nước pháp quyền (giai đoạn 2019-2022). Từ khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra, chương trình Đối thoại nhà nước pháp quyền Đức-Việt đã bị gián đoạn hơn 2 năm nay.

Buổi lễ ký kết đã diễn ra tại văn phòng Bộ Tư pháp ở Hà Nội, giữa Quốc vụ khanh Bộ Tư pháp Liên bang Đức ông Christian Lange và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Khánh Ngọc.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ông Lê Thành Long và Đại sứ Đức TS. Guido Hildner cũng có mặt chứng kiến lễ ký kết. [đọc tiếp]

Vì sao Nguyễn Phú Trọng không đi họp Đại hội đồng LHQ?

02/10/2019 Phạm Chí Dũng (VOA Blog) - Trái với dự đoán của một số nhà quan sát chính trị, ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng đã biệt tăm tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ.

Thay cho sự trống vắng của Trọng chỉ là Phạm Bình Minh - Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng giao Việt Nam.

‘Kẻ thù lớn bởi vì mi quỳ xuống’. Thay vì tố cáo Trung Quốc gây hấn ở Bãi Tư Chính, Minh chỉ ấp úng ‘các bên liên quan’ về căng thẳng ở Biển Đông mà không một lần dám nhắc đến cái tên tàu Hải Dương 8 hay kẻ nào đứng sau hoạt động thách thức của tàu này. [đọc tiếp]

“Cải cách thể chế”, nhưng cải cách “thể chế” nào?

01/10/2019 Nguyễn Văn Đài (rfavietnam/nguyenvandai's blog) - Báo Vietnamnet có giới thiệu bài viết về thể chế và các mô hình phát triển của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Trước bài viết này của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng đã có nhiều nhà nghiên cứu khác có những bài viết về chủ đề này.

Nhưng tất cả các nhà nghiên cứu đều chỉ nêu lên những bất cập trong vấn đề chính sách, luật pháp, quản lý, điều hành nền kinh tế,... và họ kêu gọi cần phải cải cách thể chế, mà ở đây là thể chế về kinh tế. Chưa có nhà nghiên cứu nào ở Việt Nam dám nói thẳng thắn là cần phải cải cách về thể chế chính trị, cái gốc của mọi vấn đề. [đọc tiếp]

Nho giáo cản trở tiến trình dân chủ hóa Việt Nam như thế nào

01/10/2019 Mai Vũ Phạm (Luật Khoa tạp chí) - Muốn lập luận Nho giáo không chống dân chủ, thì phải chứng minh được (1) các học thuyết Nho giáo giúp ích cho tiến trình vận động và thiết lập dân chủ, hoặc (2) các học thuyết Nho giáo không xung đột với các nguyên tắc nền tảng của dân chủ.

Xét về mặt triết lý chính trị, Nho giáo đối nghịch hoàn toàn với dân chủ bởi mục tiêu của nó là bảo đảm sự trường tồn của chế độ quân chủ, không phải vì hạnh phúc và tự do của dân tộc. [đọc tiếp]

Giới xã hội dân sự ở Hà Nội cáo buộc ‘bị canh nhà’ nhân Quốc khánh Trung Quốc

01/10/2019 (RFA) - An ninh tăng cường canh gác quanh nhà những người hoạt động xã hội và blogger ở Việt Nam nhân dịp quốc khánh Trung Quốc, ngày 1 tháng 10.

Hôm 1/10, một số blogger cáo buộc trên mạng xã hội rằng họ bị an ninh viên, công an phường và những người mặc thường phục canh nhà từ sáng sớm, khiến mọi hoạt động bị gián đoạn. [đọc tiếp]

Truyền thông VN nói tàu Trung Quốc từ chối cứu hộ ngư dân Việt ở Hoàng Sa

01/10/2019 (VOA) - Truyền thông Việt Nam hôm 1/10 cho biết một tàu Trung Quốc đã từ chối cứu hộ 12 ngư dân Quảng Nam trên tàu cá lâm nạn ở Hoàng Sa, vùng biển đang trong vòng tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông.

Trích dẫn nguồn tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam và Cục cứu hộ cứu nạn của Bộ Quốc phòng, VTC News và Thanh Niên cho biết tàu cá của tỉnh Quảng Nam mang số hiệu QNa 90569 TS với 12 lao động đã bị gãy trục láp hôm 25/9 và phải thả trôi trên biển. [đọc tiếp]

Tố giác những dối trá của báo „Công an Nhân dân Online“ trong bài „Tổ chức Phóng viên không biên giới lại diễn trò hề“

30/09/2019 T.K.Tran (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cách đây vài tuần, tổ chức „Phóng viên không biên giới“ (Reporter sans Frontière, từ đây viết tắt là RSF) đã trao tặng giải thưởng Press Freedom Award  2019 cho cô Pham Đoan Trang cùng với 2 phụ nữ khác. Việc vinh danh một nhà báo phản kháng chế độ Cộng Sản, dấn thân cho tự do dân chủ đã khiến nhà nước Việt Nam bực bội và tìm cách bôi nhọ tổ chức RSF và cá nhân cô Phạm Đoan Trang, điển hình qua bài viết „Tổ chức Phóng viên không biên giới lại diễn trò hề“, đăng trên „Công an nhân dân online“  (từ nay gọi tắt là CAND) ngày 16 tháng 9 vừa qua.

Việc bôi nhọ RSF và cô  Đoan Trang qua bài viết của báo CAND bộc lộ rõ phương pháp bá đạo của họ trong phương tiện truyền thông, „mập mờ đánh lận con đen“, vu khống „gắp lửa bỏ tay người“ [đọc tiếp]

Sao không chỉ mặt gọi tên Trung quốc?

30/09/2019 Nguyen Ngoc Chu (FB Nguyen Ngoc Chu) - Bài phát biểu của ông Phạm Bình Minh tại Kỳ họp 74 Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐLHQ) đã làm bao người thất vọng. Không phải chỉ Việt Nam mà cả các nước đang muốn giúp Việt Nam.

Trung quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam, đem tàu đến thăm dò địa chất trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không cho Việt Nam khai thác dầu khí trong vùng biển Việt Nam, mà Việt Nam không dám chỉ mặt gọi tên lên án Trung quốc tại ĐHĐLHQ thì ai sẽ lên án Trung quốc giúp Việt Nam? [đọc tiếp]

Biển Đông : Việt Nam « đơn độc » chống Trung Quốc

27/09/2019 Minh Anh (RFI) - Trang mạng The Diplomat ngày26/09/2019 có bài viết nhận định về những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam tại bãi Tư Chính, Biển Đông. Bài viết đề tựa ngắn gọn : « Việt Nam một mình đối đầu với Trung Quốc ».

Theo giải thích của tác giả bài viết, Rajeswari Pillai Rajagopalan, mặc dù Việt Nam và Trung Quốc đang lao vào một cuộc đối đầu dữ dội tại Biển Đông nhưng sự việc lại không thu hút được sự quan tâm đầy đủ của thế giới. Trung Quốc gởi một tầu khảo sát và ít nhất 4 tầu tuần duyên. Việt Nam đáp trả qua việc triển khai đội tầu Cảnh sát biển. [đọc tiếp]

Vụ Bãi Tư Chính: Tàu Trung Quốc ‘cố ý’ để lộ diện trên dữ liệu theo dõi

27/09/2019 (VOA) - Một báo cáo vừa mới công bố hôm 26/9 của tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) có trụ sở ở Washington cho biết các tàu hải cảnh mà Trung Quốc triển khai trên Biển Đông trong thời gian qua cùng với tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 đã “cố ý” để lộ diện trên dữ liệu theo dõi hàng hải nhằm khẳng định chủ quyền.

AMTI cho biết họ xác định được 14 tàu hải cảnh Trung Quốc đã phát tín hiệu AIS (hệ thống nhận dạng tự động) trong lúc tuần tra ở các bãi cạn Luconia, Second Thomas và Scarborough trong năm qua. [đọc tiếp]

Liên minh Âu châu can dự mạnh vào Đông Nam Á

27/09/2019 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung cộng ngày càng căng thẳng đã dẫn đến một sự hỗn loạn thị trường và nguy cơ kinh tế suy thoái cho cả toàn cầu chứ không riêng gì cho hai nước. Tại Âu châu, những tác động của cuộc chiến thương mại và quyết định của Anh rời khỏi Liên Minh Âu châu (Brexit) đã kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế của các nước trong Liên Minh Âu châu (EU). Nhưng hơn hết nó đang làm thay đổi cục diện địa chính trị, làm lung lay nền tảng cán cân quyền lực tại châu Âu, buộc EU phải định hình lại vai trò của liên minh trên thế giới.

EU đánh giá Á châu, đặc biệt Đông Nam Á (ĐNA) là khu vực đang phát triển và là trọng tâm của một chiến lược mới hướng về Á châu, nên EU muốn xây dựng mối liên kết sâu rộng đồng thời tăng cường sự hiện diện tại khu vực thông qua quan hệ thương mại và quốc phòng. [đọc tiếp]

Thân dân - Gần Tây - Cách Trung để cứu nước

26/09/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành.

Tháng 7 vừa qua, giới bá quyền Bắc Kinh đã ngang ngược cho tàu nghiên cứu địa chất HD8 hai lần xâm phạm vùng biển bãi Tư Chính thuộc chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có lúc cách bờ biển Phan Rang gần 160 km.

Hành động ngang ngược đó của Trung Cộng đã gây sự phẫn nộ trong các tầng lớp nhân dân Việt Nam, sự quan ngại của dư luận quốc tế đặc biệt là Hoa Kỳ và EU.

Từ Hà Nội nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành qua chủ đề “Thân dân - Gần Tây - Cách Trung để cứu nước”. Nội  dung như sau – Mời quý vị cùng nghe

Hy sinh đời bố, củng cố đời con’

22/09/2019 Mặc Lâm (VOA) Người dân thật sự bức xúc khi nghe bị can Nguyễn Bắc Son, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, bị cáo buộc đã nhận 3 triệu USD (gần 66,5 tỷ đồng) từ chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ và hiện mới nộp hơn 500 triệu đồng để khắc phục hậu quả. Ông Son khai tiền nhận hối lộ đã giao cho con gái trong khoảng 10 lần song không có tài liệu chứng minh, và con gái của ông Son là Nguyễn Thị Thu Huyền đã phủ nhận việc này.

Ba triệu đô la không phải là một con số nhỏ so với những đại án tham nhũng khác vì đây là số tiến lấy trực tiếp từ ngân sách nhà nước tức là tiền tươi thóc thật [đọc tiếp]

Vì sao quan chức quốc hội ‘bức xúc’ luật Biểu tình?

21/09/2019 Phạm Chí Dũng (Blog VOA) - Khi Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đứng lên đặt câu hỏi: ‘Tại sao chưa ban hành được Luật biểu tình?’ - một vấn đề mà đảng cầm quyền luôn xem là cực kỳ nhạy cảm và liên đới tới ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ - với vẻ bức xúc không đến nỗi bị người dân nghi ngờ là giả tạo, cử tọa đã không thấy sếp của ông ta là Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phản ứng gì. Cũng không thấy bà Ngân vội vã cắt ngang lời ông Lưu như cái cách nữ quan chức này đã thô bạo ‘chặn họng’ những đại biểu quốc hội dám tọc mạch hỏi về về ‘luật bán nước’ (một hỗn danh mà dân gian đặt cho dự luật Đặc khu) và vụ phân bón giả Thuận Phong tại kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2019. [đọc tiếp]

Joshua Wong và Denise Ho: ‘Tuổi trẻ Việt Nam, hãy liên kết với thế giới trong cuộc chiến đấu của các bạn’

20/09/2019 Cát Linh (Người Việt) - WASHINGTON, D.C. – Tại buổi chiếu phim tài liệu mang tên “Last Exit to Kai Tak” (tạm gọi là “Lối Thoát Cuối Cùng Đến Phi Trường Kai Tak”), nhà đấu tranh dân chủ Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) và ca sĩ Denise Ho (Hà Vận Thi) đã gửi đến các bạn trẻ Việt Nam những chia sẻ về cuộc đấu tranh đòi dân chủ của người dân Hồng Kông.

Đoạn phim tài liệu “Last Exit to Kai Tak” có thể nói là tự truyện về phong trào Dù Vàng Hồng Kông năm 2014 của của năm nhà đấu tranh: Ca sĩ Denise Ho, Edward Lau (Wai Tak), Derek Lam (Shun Hin), Joshua Wong, và Yeung-tat Wong.

Nhật báo Người Việt gửi đến cuộc đấu tranh dân chủ của người Hồng Kông, đại diện là ca sĩ Denise Ho và lãnh đạo phong trào Dù Vàng, anh Joshua Wong, hai câu hỏi: “Hồng Kông và Việt Nam khá gần gũi, về địa lý, văn hóa, và đặc biệt là cuộc đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền. Các nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam cũng đối mặt với rất nhiều cuộc chiến khó khăn và những đàn áp cứng rắn của nhà cầm quyền trong nước. Nhiều nhà tranh đấu Việt Nam đang bị giam trong tù với những bản án rất nặng nề. Qua phong trào Dù Vàng năm 2014 và những cuộc tuần hành lịch sử suốt mấy tháng qua, các bạn có thể chia sẻ với các bạn trẻ Việt Nam về kinh nghiệm đã trải qua trong những cuộc chiến đấu đó?”

Ca sĩ, nhà đấu tranh dân chủ Denise Ho là người nhận trả lời câu hỏi trên. Cô nói: “Tôi đã từng gặp một nữ ca sĩ, cũng là nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam, đó là cô Mai Khôi. Từ câu chuyện của Mai Khôi, tôi biết được những khó khăn mà người dân Việt Nam đang phải trải qua.” [đọc tiếp]

Người Trung Quốc làm mưa, làm gió ở Việt Nam

20/09/2019 BTV Tiếng Dân (Tiếng Dân) - Báo Một Thế Giới đưa tin: Người Trung Quốc sở hữu 21 lô đất dọc sân bay quân sự Nước Mặn. Thông tin này được xác nhận trong buổi tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang của Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng sáng 19/9. Ông Tô Văn Hùng, GĐ Sở TN&MT Đà Nẵng thừa nhận: “Ở khu vực dự án đô thị dọc sân bay Nước Mặn, thuộc quận Ngũ Hành Sơn có 246 lô đất. Chúng tôi rà soát thì có 21 trường hợp là người Trung Quốc đứng tên”.

Điều này xác nhận thông tin mà một số người đã cảnh báo trước đây: Người TQ đã và đang dùng tiền thu tóm đất đai, gồm cả những khu vực nhạy cảm ở TP Đà Nẵng. Trong khi các dư luận viên, tuyên truyền viên vẫn một mực phủ nhận chuyện người TQ mua được đất ở gần khu vực quân sự. [đọc tiếp]

Sắp xảy ra ở LHQ: Lãnh đạo Trung Quốc và các giá trị chuyên chế

19/09/2019 Tác giả: Kristine Lee (Foreign Affairs), Dịch giả: Mai V. Phạm (Tiếng Dân) - Khi Mỹ lùi lại, Trung Quốc sẽ nắm quyền

Trong nhiều năm qua, cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc vào tháng 9 là tâm điểm nổi bật vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Ví dụ, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã sử dụng dịp này để kêu gọi cộng đồng quốc tế quan tâm tới các vấn đề biến đổi khí hậu và tái định cư cho người tị nạn.

Nhưng khi các tổng thống và thủ tướng tập trung tại New York bắt đầu từ tuần này, họ sẽ tập trung dưới sự hướng dẫn của một tổ chức đang trải qua một sự chuyển đổi to lớn. Mỹ đã từ bỏ vai trò lãnh đạo và Trung Quốc đang sẵn sàng nắm lấy nó. [đọc tiếp]

Biển Đông: Mỹ nên bỏ thái độ trung lập trước việc Trung Quốc xâm lấn Bãi Tư Chính

19/09/2019 Trọng Nghĩa (RFI) - Ngày 18/09/2019, bộ Ngoại Giao Trung Quốc lại lên tiếng khẳng định rằng các hoạt động của tàu Trung Quốc tại vùng Bãi Tư Chính hoàn toàn hợp pháp, đồng thời tố cáo Việt Nam là đã “đơn phương” khoan dò dầu khí tại vùng Biển Đông “thuộc chủ quyền” Trung Quốc, và đòi Việt Nam phải “đình chỉ ngay lập tức các hoạt động xâm phạm đơn phương”.

Luận điệu của Trung Quốc đã lập tức làm dấy lên những tiếng nói từ giới chuyên gia, cho rằng Trung Quốc đã công khai biện minh cho những hành động vi phạm luật quốc tế. Do đó, Hoa Kỳ phải từ bỏ thái độ trung lập cố hữu và có những biện pháp cụ thể để chống lại các hành vi của Trung Quốc. [đọc tiếp]

TQ đòi VN 'ngay lập tức' dừng hoạt động dầu khí ở Bãi Tư Chính

19/09/2019 (BBC) - Trung Quốc nói Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính, nơi mà Trung Quốc gọi là Vạn An Than, và có tên tiếng Anh là Vanguard Bank.

Các hoạt động tại vị trí ở ngoài khơi Vũng Tàu này, Bắc Kinh tuyên bố hôm thứ Tư, 18/9/2019, là "vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông)". [đọc tiếp]

Đừng đổ hết lỗi cho giới trẻ!

19/09/2019 Manh Kim (Fb nguyen.manhkim ) - Phản ứng dư luận trên mạng xã hội trước sự kiện biểu tình Hong Kong là sự so sánh một cách máy móc giữa giới trẻ Hong Kong với giới trẻ trong nước.

Thật ra gần như không có bất kỳ điểm nào khả dĩ đối chiếu, theo từng “hạng mục” – từ giáo dục, nếp sống đến môi trường chính trị… – để có thể so sánh. Ngay cả giới trẻ khu vực cũng khác biệt từ nền tảng căn bản khiến khó có thể so với giới trẻ Hong Kong, huống hồ thanh thiếu niên Việt Nam. [đọc tiếp]

Úc điều tra sự cố hạ cánh rất nghiêm trọng của Vietnam Airlines

19/09/2019 (BBC) - Kiểm soát viên không lưu Sân bay Quốc tế Melbourne sốc khi phát hiện càng bánh xe của máy bay Boeing 787 Dreamliner của Vietnam Airlines không được bật ra trước khi phi cơ hạ cánh trong vòng chỉ một phút trước lúc máy bay tiếp đất, báo The Sydney Morning Herald đưa tin.

Giới chức an toàn hàng không đã mở một cuộc điều tra về sự cố được coi là cực kỳ nghiêm trọng vì máy bay đã gần chạm đường băng mà càng bánh xe không bật ra. [đọc tiếp]

Nguồn gốc của một xã hội đầy tội phạm

17/09/2019 Đỗ Ngà (Đỗ Ngà Blog) - Các nước CS với các nước tự do ở chỗ khác nhau trật tự giữa quyền lực và luật pháp. Ở xứ tự do thì luật pháp kiểm soát quyền lực, còn xứ CS thì ngược lại, quyền lực kiểm soát luật pháp. Thói quen khi phạm pháp dù vô tình hay cố ý thì người ta hay móc điện thoại gọi người quen có quyền to chức lớn giúp đỡ, thì nói cho cùng, đó là một thói quen được sinh ra một cách tự nhiên trong một xã hội mà quyền lực hoàn toàn có thể hóa giải được luật pháp như xã hội Việt Nam hay Trung Quốc.

Nhìn vào cấu tạo của bộ máy nhà nước phong kiến và nhà nước CS thì ta thấy nó giông hệt nhau về trật tự của luật pháp và quyền lực, chúng đều là quyền lực kiểm soát pháp luật. [đọc tiếp]

Nhìn về Hồng Kông: Bài học nào cho Việt Nam?

17/09/2019 Ts.Nguyễn Đình Thắng (Mạch Sống) - Trong mấy tháng qua, các cuộc biểu tình triền miên và rầm rộ ở Hồng Kông thu hút sự chú ý của không ít người Việt ở trong và ngoài nước. Cũng như nhiều người, tôi theo dõi khá sát những diễn tiến ở thành phố cảng này, phần vì tinh thần đấu tranh của người dân ở đấy rất đáng để chúng ta cổ suý, phần vì tôi đã từng lui tới vùng đất này khá thường xuyên từ 1988 đến 1996 – đó cũng là thời kỳ Hồng Kông chuyển tiếp từ thuộc địa của Anh Quốc thành khu tự trị của Trung Quốc.

Câu hỏi lớn cho tất cả những ai trong chúng ta đang mưu cầu dân chủ cho quê hương là: Bài học nào ở Hồng Kông có thể ứng dụng cho Việt Nam? [đọc tiếp]

Quan hệ đối tác chiến lược Việt – Mĩ trên thực tế sẽ có nghĩa là gì?

14/09/2019 Prashanth Parameswaran (The Diplomat) - Phạm Nguyên Trường dịch (Blog Phạm Nguyên Trường) - Suốt mấy tháng qua, trong bối cảnh các cam kết ở cấp cao đã được lên kế hoạch, đã có nhiều cuộc thảo luận về tiềm năng nâng cấp quan hệ chính thức Việt-Mĩ lên mức quan hệ đối tác chiến lược trong tương lai. Mặc dù ý tưởng này không phải là mới, nhưng hàm ý của nó thì lại rất đáng được quan tâm, cả về quan hệ song phương lẫn sự phát triển trong khu vực và trên trường quốc tế rộng lớn hơn.

Trong khi quá trình bình thường hóa từng bước một các mối quan hệ đã diễn ra trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Bill Clinton và tiếp tục dưới thời các chính phủ của các đảng Dân chủ và Cộng hòa sau đó, người ta đặc biệt quan tâm tới việc nâng quan hệ lên mức hợp tác toàn diện vào năm 2015, dưới thời Tổng thống Barack Obama. [đọc tiếp]

Người Bắc Nghĩ Gì Về Người Nam?

15/09/2019 Từ Đức Minh (Quyền Được Biết) - Tôi sinh ra, lớn lên và học tập dưới mái trường XHCN nơi đất Bắc. Nói như vậy để mọi người hiểu rõ về bản thân tôi là người Bắc kỳ “xịn“ 75.

Trưởng thành rồi, qua vài mối quan hệ khiến tôi hiểu rõ người Nam hơn. Nhất là hàng ngày nhờ phương tiện Facebook, biết bao nhiêu tin tức & hình ảnh đã giúp mình có sự so sánh những khác biệt giữa người Nam và người Bắc.

Tôi tôn trọng cũng như khâm phục người miền Nam nhất là ở sự Tử Tế.

Thật vậy, sự Tử Tế của người miền Nam theo mình nghĩ nó không phải tự nhiên mà có. Hoặc đó không phải là do “tập quán địa phương, vùng miền tính“. Mà chính xác hơn nó thừa hưởng từ sự giáo dục còn sót lại thời chế độ cũ VNCH. Điều này được thể hiện qua cách sống, cách xưng hô, nói chuyện, giao tiếp ứng xử & lòng nhân đạo. [đọc tiếp]

Dân phẫn nộ vì người Trung Quốc sản xuất ma túy ở Việt Nam chỉ bị phạt hành chính

13/09/2019 (VOA) - Việc nhà chức trách đưa ra mức xử phạt hành chính đối với 4 người Trung Quốc tham gia đường dây sản xuất ma túy “cực lớn” ở Việt Nam đã làm người dân phẫn nộ khi họ cho rằng Việt Nam sẽ là “thiên đường” của tội phạm Trung Quốc.

Truyền thông trong nước hôm 11/9 cho biết một đường dây sản xuất ma túy được gọi là “cực lớn” do nhóm người Trung Quốc cầm đầu ở tỉnh Bình Định đã bị Công an Việt Nam triệt phá. Bốn người Trung Quốc liên quan đến đường dây này bị xử phạt hành chính về “hành vi cư trú bất hợp pháp với số tiền 95 triệu đồng”. [đọc tiếp]

Việt Nam còn chế độ độc tài toàn trị giặc nội xâm tham nhũng càng tràn lan!

12/09/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Bộ công an CSVN đã có kết luận điều tra vụ tham nhũng tại AVG-Mobilfone. Theo đó khi còn làm Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông ông Nguyễn Bắc Son đã nhận hối lộ 3 triệu USD và ông Trương Minh Tuấn nhận 200.000 USD. Trong vụ bê bối này, ông Nguyễn Bắc Son đóng vai trò chủ mưu.

Tham nhũng ở VN diễn ra hàng ngày từ cấp thấp đến cấp cao do hệ lụy VN là một nước theo chế độ độc tài toàn trị.

Từ Sài Gòn, luật sư Lê Công Định đã trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về vấn đề này, nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với các nước có chung quyền lợi hợp pháp trên Biển Đông

12/09/2019 (Tiếng Dân) - Đầu tháng 07 năm 2019, nhà cầm quyền Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 08 và các tàu hộ tống ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như vào nơi vô chủ. Mới đây nhà cầm quyền Trung Quốc lại đưa tàu cần cẩu Lam Kinh vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam 90 km.

Các cá nhân, các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam:

1. KIỆN NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC về việc xâm phạm quyền lợi kinh tế biển của Việt Nam ở Biển Đông và kiện đòi nhà cầm quyền Trung Quốc trả lại các đảo của Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm bằng vũ lực. [đọc tiếp]

Giải tán

12/09/2019 Từ Thức (Fb Từ Thức) - Thủ tướng Trudeau của Canada vừa tuyên bố giải tán quốc hội, tổ chức bầu cử ngày 21/10 sắp tời. Trên mạng, có những lời comments rất lạ. Thí dụ một vị viết : ‘’ dân chủ cái đéo gì mà Thủ tưóng muốn bầu là bầu, muốn giải tán là giải tán. Những nhà tranh đấu cho dân chủ đâu, trả lời dùm. ‘’

Vị này, chắc là Dư luận viên, vì không quên đéo trong mỗi câu bình luận, và không bỏ lỡ một cơ hội nào để nói : đó, thấy chưa, ở đâu cũng vậy, chỉ là dân chủ giả hiệu.

Lại phải viết vài chữ về chuyện giải tán ( dissolution ) quốc hội.

Thứ nhất, không phải nước dân chủ nào cũng có chuyện giải tán quốc hội.

giải tán quốc hội ở một nước dân chủ là con dao hai lưỡi . Hành pháp có thể thắng, có thể thua. Có thể mạnh hơn để thực hiện chính sách của mình. Có thể yếu hơn, hay bị đánh văng khỏi chính quyền. Khác hẳn với các nước độc tài, nhất là độc tài Cộng Sản, chơi trò gì Đảng cũng thắng. [đọc tiếp]

Cuộc chiến giữa Joshua Wong với lãnh đạo Trung Quốc ở Đức

12/09/2019 Torsten Riecke, Thomas Sigmund, Moritz Koch (Handelsblatt) / Hiếu Bá Linh biên dịch (Tiếng Dân) - Nhà hoạt động Joshua Wong và đại sứ Trung Quốc Wu Ken song đấu dữ dội từ xa. Thủ tướng Đức Merkel cũng bị liên lụy.

Tại thời điểm cuộc chiến leo thang, Joshua Wong và Wu Ken chỉ cách nhau 4 km.

Tại cuộc họp báo liên bang hôm nay thứ Tư 11/9/2019, [Joshua Wong] một trong những nhà hoạt động hàng đầu của phong trào phản kháng tại Hồng Kông đã tuyên bố rằng, họ sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh cho bầu cử tự do và chống lại sự đàn áp chính trị của Bắc Kinh tại thủ đô tài chính [Hồng Kông].

Người kia, mới nhậm chức đại sứ Trung Quốc tại Đức và được biết đến như một người cứng rắn, cảm thấy bị thách thức và cũng đã tổ chức một cuộc họp báo tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Berlin, cách nơi anh Wong họp báo chỉ có 4 km. [đọc tiếp]

Nuôi tham nhũng để… chống!

10/09/2019 Trân Văn (VOA Blog) - ... Tại Việt Nam, công an và quân đội được đồng hóa với “an ninh quốc gia”. Sự đồng hóa này khiến cho công an, quân đội trở thành những lãnh địa riêng, tha hồ tự tung tự tác. “An ninh quốc gia” cho phép công an tuyển những cá nhân như Phan Văn Anh Vũ (Vũ ‘Nhôm’),… quân đội tuyển những cá nhân như Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc),… làm sĩ quan, dựng nên hàng loạt cái gọi là “công ty bình phong” để thâu đoạt, chia chác.

An ninh quốc gia” bị biến thành thành “bùa hộ mạng”, thúc đẩy công an, quân đội thi nhau bán công thổ, soạn – thực hiện đủ thứ kịch bản để thu lượm, biến công sản thành tài sản cá nhân.

Chính việc đồng hóa công an, quân đội với “an ninh quốc gia” đã biến giới lãnh đạo công an, quân đội trở thành bất khả xâm phạm. Bất kỳ góp ý nào cho hoạt động của công an, quân đội, bất kỳ thắc mắc nào về công an, quân đội cũng có thể bị quy chụp là xâm hại… “an ninh quốc gia”. [đọc tiếp]

Biển Đông : Trung Quốc quấy nhiễu, Mỹ rút khỏi dự án Cá Voi Xanh ?

10/09/2019 Thụy My (RFI) - Hôm nay 10/09/2019 tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc vẫn đang hoạt động tại bãi Tư Chính của Việt Nam, sau khi quay về từ Đá Chữ Thập cách đây hai ngày. Trong khi đó rộ lên thông tin tập đoàn ExxonMobil của Mỹ rút lui khỏi mỏ khí đốt Cá Voi Xanh (Blue Whale) nằm gần Quảng Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 55 hải lý.

Nhà báo Huy Đức hôm qua 09/09/2019 viết trên Facebook : « ExxonMobil (US) bỏ cuộc ! Trước sức ép của Tập các siêu cường đều bỏ mặc : UK (BP 2007), Nga (2016), Tây Ban Nha (2018)…Xoay trục về đâu ? » [đọc tiếp]

Biển Đông: Tàu Trung Quốc quay lại Bãi Tư Chính thách thức Việt Nam

08/09/2019 Trọng Nghĩa (RFI) - Phải chăng lần này Trung Quốc nhất quyết xâm chiếm khu vực gần Bãi Tư Chính ở Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam? Câu hỏi này đã được gợi lên vào lúc giới quan sát tình hình Bãi Tư Chính ghi nhận các dấu hiệu cho thấy hôm 07/09/2019, tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 ở trên đường quay trở lại khu vực. Đây là lần thứ ba, sau khi đã rời đi qua nghỉ vài ngày tại Đá Chữ Thập (Trường Sa) hôm 04/09.

Trong một tin nhắn Twitter gởi đi sáng ngày 07/09/2019, giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Mỹ, người theo dõi sát tình hình tại Bãi Tư Chính, đã ghi nhận: “Sau khi dừng lại vài ngày tại Đá Chữ Thập, chiếc Hải Dương Địa Chất 8 có vẻ đã sẵn sàng để tiếp tục các hoạt động khảo sát tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”. [đọc tiếp]

Viện Khổng Tử: Cánh tay nối dài của mạng lưới tuyên truyền Trung Quốc

08/09/2019 Pratik Jakhar (BBC) - Theo Trung Quốc, các Viện Khổng Tử là "cầu nối củng cố tình bạn" giữa đất nước này và thế giới.

Nhưng đối với giới chỉ trích, các học viện do chính phủ điều hành này, vốn cung cấp các chương trình ngôn ngữ và văn hóa ở nước ngoài - là cách để Bắc Kinh truyền bá tuyên truyền dưới vỏ bọc giảng dạy, can thiệp vào quyền tự do ngôn luận trong khuôn viên trường và thậm chí theo dõi sinh viên.

Trong những tuần gần đây, một loạt các trường đại học trên khắp thế giới đã đóng cửa các chương trình của các viện Khổng Tử. [đọc tiếp]

Chính trường VN nóng bỏng trước ‘đại hội trung ương 11’

07/09/2019 Phạm Chí Dũng (VOA Blog) - Chẳng phải ngẫu nhiên mà vào thời gian này bỗng dưng rộ lên dư luận trên mạng xã hội về chiếc đồng hồ đeo tay có giá trị đến nửa tỷ đồng của nhân vật quyền lực thấp nhất trong ‘tam trụ’ đảng CSVN - Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, còn cách đây không lâu quan chức này đã bị dư luận ‘tính sổ’ có đến ít nhất 300 bộ áo dài với giá trị ít nhất 30 tỷ đồng…

Cũng không thể ngẫu nhiên khi vào thời gian này, một trong những ứng cử viên của cái ghế tổng bí thư, hoặc ghế đúp tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, là Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc bị dư luận mổ xẻ về căn bệnh ‘giả số liệu’ của ông ta [đọc tiếp]

Cựu tù nhân lương tâm VN lần đầu họp mặt chia sẻ kinh nghiệm tranh đấu

06/09/2019 (VOA) - Các cựu tù nhân lương tâm từng bị giam cầm ở Việt Nam sẽ tụ họp ở thành phố Houston, Texas, Mỹ, vào ngày 8/9 để chia sẻ những kinh nghiệm tranh đấu và tìm một hướng đi mới cho phong trào đấu tranh ở quê nhà.

Buổi hội đàm có bốn mục đích: tạo cơ hội cho nhà hoạt động dân chủ có dịp họp mặt và trao đổi với nhau; gặp gỡ đồng hương hải ngoại, chia sẻ quan điểm và lập trường đấu tranh; chặn đứng những âm mưu của cộng sản Việt Nam nhằm vô hiệu hóa những hoạt động đấu tranh của họ; và tạo điều kiện và phương tiện để các nhà hoạt động cùng hợp tác và làm việc với nhau”. [đọc tiếp]

Sự đểu giả trong hình ảnh Bác Hồ... bỏ thuốc!!!

05/09/2019 (Dân Làm Báo) - Ảnh bên trái ở trên được trang khu di tích HCM ghi chú: "Bác Hồ quàng khăn đỏ của thiếu nhi quốc tế tặng thiếu nhi Việt Nam cho một đại biểu thiếu nhi Thủ đô tháng 1/1960". Hình Hồ Chí Minh vừa ngậm thuốc lá, vừa quàng khăn cho nhi đồng và có Võ Nguyên Giáp ngồi cười ở phía sau. (1) Bức ảnh này cũng được đăng tải tại trang của ban quản lý lăng HCM (2) Tuy nhiên, hình ảnh Hồ Chí Minh hút thuốc vào mặt nhi đồng ngày càng gây phản cảm nên các cháu của bác đã rút điếu thuốc ra khỏi mồm của bác trên một số trang mạng của các trường học. Hình của đại tướng hết thời Võ Nguyên Giáp cũng bị xóa mờ. [đọc tiếp]

Tâm sự cùng những người tỵ nạn khốn khó tại Thái Lan

05/09/2019 Việt Thanh (Mạch Sống) - Cách đây 4 năm về trước, vào mùa hè năm 2015, chúng tôi ghé qua Thái Lan và có dịp được gặp một số giáo dân Cồn Dầu, Đà Nẵng vượt biên sang Bangkok vì đất đai của họ bị nhà nước Việt Nam cưỡng chiếm.  Số người Việt tị nạn vào lúc đó vào khoảng trên 1000 người.  Năm nay tôi lại ghé Thái Lan để tìm hiểu thêm về tình trạng người tị nạn hiện nay.  Được biết dân số tị nạn nay đã gia tăng lên rất nhiều, xấp xỉ 3,000 người.  Môt số bà con may mắn xin được quy chế tị nạn của Liên HIệp Quốc (LHQ) nhưng vẫn chưa được định cư tại nước thứ ba, trong khi số người vượt biên từ Việt Nam sang Thái ngày càng tăng vì sự trấn áp nhân quyền và tự do tôn giáo của Cộng Sản Việt Nam ngày thêm khốc liệt. [đọc tiếp]

Kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế: Vì sao Việt Nam do dự?

04/09/2019 Ngọc Lễ (VOA) - Tòa án quốc tế thiếu cơ chế thực thi phán quyết và phản ứng trả đũa mạnh mẽ của Trung Quốc là những lý do Việt Nam nên cân nhắc kỹ nếu muốn đưa hành động Trung Quốc xâm lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ra tòa quốc tế, Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Australia, nhận định với VOA.

Trao đổi với VOA, Giáo sư Carlyle Thayer nhận định rằng nếu như Việt Nam cũng làm như Philippines là đưa vụ việc ra tòa trọng tài trong khuôn khổ Phụ lục 7 của UNCLOS thì Việt Nam ‘sẽ có chiến thắng vang dội’.

“Mỹ, Australia, Nhật toàn bộ sẽ ủng hộ phán quyết (cho Việt Nam thắng) nhưng Trung Quốc sẽ từ chối tuân thủ,” ông nói. [đọc tiếp]

Tàu cẩu TQ Lam Kình di chuyển vào vùng biển VN, chuẩn bị đặt giàn khoan?

03/09/2019 Khánh An (VOA) - Tàu cẩu lớn nhất thế giới của Trung Quốc, tàu Lam Kình, đang di chuyển trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các nguồn tin về Biển Đông trích dẫn dữ liệu theo dõi tàu cho biết hôm 3/9. Thông tin này cũng được một chuyên gia xác nhận với VOA và đồng thời cho biết thêm rằng lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam đang theo dõi động thái của con tàu này.

Theo trang South China News và IndoPacific_SCS_Info, tàu Lam Kình của Tập đoàn Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đã xuất hiện trong vùng biển của Việt Nam hôm 3/9, chỉ cách đường cơ sở của Việt Nam chưa tới 11 hải lý và cách đảo Lý Sơn khoảng 30 hải lý về phía nam [đọc tiếp]

Luật dẫn độ Việt – Trung: ‘‘Tị nạn chính trị’’, điều đáng lo trước tiên

03/09/2019 Trọng Thành (RFI) - Ngày 26/08/2019, hãng tin Nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã thông báo Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, cơ quan đứng đầu lập pháp Trung Quốc, thông qua một dự luật về dẫn độ với Việt Nam. Về phía Việt Nam, hiện tại chính quyền chưa có thông báo nào về vấn đề này.

Trong thời gian gần đây, dự luật dẫn độ Việt Nam – Trung Quốc gây nhiều lo ngại trong công luận. RFI đặt câu hỏi với Luật sư Đặng Đình Mạnh (TP Hồ Chí Minh), ít ngày sau khi có tin phía Trung Quốc thông qua Hiệp định này. [đọc tiếp]

Một Hiệp định tự hại mình

02/09/2019 Nguyễn Ngọc Chu (Bauxite Việt Nam)  - Lạ thật, Hồng Kông cả tháng trời oánh nhau với cảnh sát biểu tình toàn quốc chống luật dẫn độ của TQ, trong khi VN kí đánh roẹt vài giây xong béng luật dẫn độ với Tầu. Ta và Hồng Kông ai ngu hơn ai đây?

Nếu quả thật, giữa Việt Nam và Trung Quốc có một Hiệp định dẫn độ, rằng công dân Trung Quốc sang Việt Nam phạm tội thì Việt Nam không xét xử mà trao trả cho Trung Quốc xét xử, và ngược lại, - thì đó là một hiệp định mang tính tự hại cho phía Việt Nam. [đọc tiếp]

Bãi Tư Chính: Việt Nam kêu gọi quốc tế giúp giảm căng thẳng tại Biển Đông

02/09/2019 Thanh Hà (RFI) - Ngày 01/09/2019, Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế tham gia làm giảm các căng thẳng tại Biển Đông.

Theo hãng tin Bloomberg, tiếp theo tuyên bố chung của ba nước Anh, Pháp, Đức cuối tuần trước, bày tỏ lo ngại về " tình hình Biển Đông hiện nay", ngày hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, qua thư điện tử, nhấn mạnh, "những diễn biến nguy hiểm" tại Biển Đông đang làm gia tăng cẳng thẳng và gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế.

Do vậy, Việt Nam kêu gọi các nước tham gia vào việc làm giảm căng thẳng, bảo đảm an ninh và tự do lưu thông tại vùng biển này. [đọc tiếp]

Tàu khảo sát Hải Dương 8 cách bờ biển Việt Nam 155 km

01/09/2019 (RFA) - Vào sáng sớm ngày 1/9, đội tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc tiếp tục vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chỉ còn cách bờ biển tỉnh Ninh Thuận, miền trung Việt Nam khoảng 155 km, theo dữ liệu theo dõi tàu biển của trang Marine Traffic.

Như vậy chỉ trong vòng khoảng 1 tuần, nhóm tàu này đã tiến sâu thêm 30 km vào vùng biển Việt Nam.

Hôm 24/8, Hải Dương 8 cùng các tàu hải cảnh của Trung Quốc chỉ cách bờ biển Phan Thiết của Việt Nam khoảng 185 cây số. [đọc tiếp]

Tại sao Trung Cộng dám ngông nghênh và láo xược về Biển Đông?!

29/08/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tàu nghiên cứu địa chất HD8 của Trung Cộng sau khi trở lại bãi Tư Chính thuộc chủ quyền Việt Nam đã trắng trợn tiến sâu hơn nữa vào lãnh hải Việt Nam cách bờ biển thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận 185 km.

Trung Cộng ngang nhiên gây sức ép cản trở Việt Nam hợp tác với các nước khác khai thác dầu mỏ trên vùng đặc quyền kinh tế của mình

Từ Sài Gòn nhà báo Nguyễn Đình Ngọc đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành xoay quanh câu hỏi : “Tại sao Trung Cộng dám ngông nghênh và láo xược về Biển Đông?!”. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Thần tượng Hồ Chí Minh?!

28/08/2019 Mẹ Nấm (Dân Làm Báo) - Tôi sinh năm 1979. Toàn bộ kiến thức lịch sử mà tôi học từ nhỏ đều từ nhà trường. Cũng như nhiều người khác, tôi gọi Hồ Chí Minh là “bác Hồ” một cách vô thức, vì tôi “được” dạy như vậy. Nếu không có Internet, có lẽ với tôi, việc rưng rưng khi thấy “bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên” là chuyện hẳn phải có. Quan trọng hơn hết, nếu không có thông tin đa chiều, tôi sẽ chẳng bao giờ nhận ra sự thật về “bác Hồ kính yêu”.

Cấp tiểu học thời của tôi, không một đứa trẻ nào không thuộc nằm lòng “5 điều Bác Hồ dạy”. Không những đảng đã tẩy não những học trò nhỏ bé như tôi mà chính những đứa nhỏ chúng tôi đã ngây ngô và vô tình “tẩy não” nhau!  [đọc tiếp]

Biển Đông : Việt Nam tìm ngoại lực để đối phó với Trung Quốc

26/08/2019 Thu Hằng (RFI) - Tầu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc hoành hành trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam từ đầu tháng 07 đến nay, sau khoảng một tuần gián đoạn (07-13/08/2019. Ngày 24/08, tầu Hải Dương Địa Chất 8 còn ngang nhiên tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chỉ cách bờ biển Phan Thiết khoảng 185 km.

Trung Quốc có ý đồ gì khi đưa tàu khảo sát quay lại vùng biển Việt Nam ? Việt Nam có khả năng chống trả như thế nào ? RFI Tiếng Việt phỏng vấn giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Center for Security Studies, APCSS), Hawai. [đọc tiếp]

LỜI KÊU GỌI CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC GÂY HẤN, XÂM CHIẾM BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

26/08/2019 (Bauxite Việt Nam) - Thôn tính, biến Việt Nam thành chư hầu, khu tự trị… là chủ trương hàng ngàn năm của bành trướng Đại Hán. Hiện nay Trung Quốc thực hiện ý đồ đó với Việt Nam thông qua chiêu bài ru ngủ: BỐN TỐT, MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG, VÌ ĐẠI CỤC. Họa mất nước và nô lệ Trung Quốc Đại Hán, man rợ, độc ác đã là hiện thực từng ngày, từng giờ. Mất đất, mất biển, mất đảo, tài nguyên bị cướp đoạt, môi trường sống bị đầu độc, đưa người Trung Quốc xâm nhập và cư trú bất hợp pháp khắp cả nước không còn là cá biệt...

... Quốc hội và Chính phủ cần ra tuyên bố Trung Quốc đã và đang xâm lược biển đảo Việt Nam. Chính phủ phải trả tự do cho các tù nhân bị bắt vì tham gia chống Trung Quốc xâm lược với tội danh ngụy tạo: phản động, chống phá cách mạng…  [đọc tiếp]

Biển Đông : Tàu khảo sát Trung Quốc tiến gần hơn đến bờ biển Việt Nam

24/08/2019 Thanh Phương (RFI) - Chiếc tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc hôm nay, 24/08/2019, đã mở rộng hoạt động đến một khu vực gần bờ biển Việt Nam hơn, theo các dữ liệu của trang web Marine Traffic, chuyên theo dõi sự di chuyển của các tàu.

Theo hãng tin Reuters, các dữ liệu này cho thấy là tàu Hải Dương 8 hôm nay tiếp tục khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, với sự hộ tống của ít nhất 4  tàu và hiện đang ở một địa điểm chỉ cách đảo Phú Quý ( thuộc tỉnh Bình Thuận ) 102 km và chỉ cách bờ biển Phan Thiết 185 km. [đọc tiếp]

Quyền được biết của người dân Việt Nam

24/08/2019 Trúc Giang (Việt Nam Thời Báo) - “Quyền được biết” được luật hóa bằng Luật Tiếp cận thông tin, hiệu lực từ ngày 01/07/2018. Tuy nhiên đến nay trong nhiều lãnh vực, ‘quyền được biết’ vẫn dừng lại là một thứ ‘quyền treo’, một mỹ từ làm đẹp chính sách.

Theo quy định tại Điều 3 của luật nói trên, thì mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ.

Vậy sự thật Việt Nam có điều tàu chiến ra bãi Tư Chính? Việt Nam có kéo chân đế dàn khoan thăm dò dầu khí ra bãi Tư Chính? Trên mạng có quá nhiều thông tin trái ngược nhau. [đọc tiếp]

Việt Nam, Úc bày tỏ quan ngại về căng thẳng Biển Đông

23/08/2019 Thanh Phương (RFI) - Ngày 23/08/2019, Việt Nam và Úc đã bày tỏ quan ngại về những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, vào lúc tàu của Việt Nam và của Trung Quốc đang đối diện căng thẳng với nhau trong vùng biển của Việt Nam.

Theo hãng tin Reuters, trong cuộc họp báo chung tại Hà Nội, với thủ tướng Úc Scott Morrison hiện đang công du Việt Nam, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố : « Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp gần đây trên Biển Đông ».

Reuters ghi nhận đây là lần đầu tiên lãnh đạo chính phủ Hà Nội phát biểu về sự kiện tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông. [đọc tiếp]

Việt Nam khẳng định tham gia diễn tập hàng hải Mỹ-ASEAN

23/08/2019 Gia Hưng (RFI) - Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng, ngày 22/08/2019, xác nhận Việt Nam, thành viên ASEAN, sẽ tham gia cuộc diễn tập hàng hải đầu tiên giữa Mỹ và khối các nước Đông Nam Á, được tổ chức vào đầu tháng 09/2019.

Cuộc diễn tập kéo dài trong năm ngày, từ 02-06/09/2019, đã được các bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN và Mỹ quyết định từ năm 2018.

Phạm vi tập trận kéo dài từ căn cứ hải quân Thái Lan Sattahip tại tỉnh Chonburi cho tới tỉnh Cà Mau, Việt Nam. [đọc tiếp]

Thông cáo chung của Nhóm Làm việc Việt Nam - Toà Thánh

23/08/2019 Văn Yên, SJ, Vatican (VaticanNews) - Chiều ngày 22/8 vừa qua, Nhóm Làm việc Việt Nam – Toà Thánh đã kết thúc và đã ra một thông cáo chung.

Hai bên đã thảo luận các vấn đề liên quan đến tình hình giáo hội tại Việt Nam, và đồng ý các cách thức nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Toà Thánh trong thời gian tới, đặc biệt về những nguyên tắc chính xây dựng Quy chế hoạt động của Đại diện Toà Thánh thường trú (Resident Representative) và Văn phòng Đại diện thường trú tại Việt Nam, nhắm đến việc thiết lập Văn Phòng trong thời gian sớm nhất có thể. [đọc tiếp]

Biển Đông: Ý đồ áp đặt một Bộ Quy Tắc Ứng Xử Made in China

22/08/2019 Mai Vân (RFI) - Tại cuộc họp báo sau Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN-Trung Quốc tại Bangkok hôm 31/07/2019 vừa qua, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã hoan hỉ tuyên bố rằng hai bên đã có những « tiến triển đáng kể » trong quá trình đàm phán Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC) quy định hoạt động trên Biển Đông của Bắc Kinh và khối Đông Nam Á. Đại diện Trung Quốc không ngần ngại gợi ra chỉ tiêu « tiến tới hoàn tất COC trong vòng ba năm » nhờ vào giai đoạn đầu tiên đã hoàn thành vượt kế hoạch đề ra.

Thái độ nôn nóng của Bắc Kinh vào lúc này đã được giới quan sát đặc biệt chú ý vì điều đó quả là khác thường so với các thủ đoạn trì hoãn mà Trung Quốc đưa ra trước đây để tránh né việc đúc kết Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông mà ASEAN rất mong muốn.

Trong bài phân tích ngày 12/08/2019 mang tựa đề « Trung Quốc thực sự muốn gì từ Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông - What Beijing really wants from South China Sea code of conduct », tạp chí Nhật Bản Nikkei Asian Review đã vạch trần ý đồ thâm sâu của Trung Quốc khi muốn nhanh chóng thông qua Bộ Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông. [đọc tiếp]

An ninh Thái – Việt tăng cường hợp tác, người tị nạn chính trị VN lo ngại

21/08/2019 (VOA) - Các nhà hoạt động đang tị nạn chính trị ở Bangkok bày tỏ lo ngại với VOA rằng sự hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa cảnh sát Thái Lan và công an Việt Nam khiến họ có thể bị bắt và dẫn độ về nước bất cứ lúc nào.

Hôm 20/8, Cổng thông tin Bộ Công an Việt Nam loan báo Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan do tướng Torsak Saardpark, Cố vấn đặc biệt Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan làm Trưởng đoàn đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam. [đọc tiếp]

TT Philippines ‘sẽ thất lễ’ nếu chiến hạm nước ngoài không được mời mà tới

20/08/2019 (VOA) - Hôm 20/8, Tổng thống Rodrigo Duterte cảnh báo tàu nước ngoài sẽ bị đối xử “không thân thiện” nếu họ mạo hiểm vào lãnh hải Philippines mà không được phép, ám chỉ các tàu chiến Trung Quốc đi vào khu vực gần bờ biển do Manila kiểm soát, theo Reuters.

Ông Salvador Panelo, người phát ngôn của Tổng thống Duterte nói: “Tất cả các tàu nước ngoài đi qua lãnh hải của chúng ta phải thông báo và phải được chính quyền các cấp có thẩm quyền chấp thuận trước khi vào.”

Ông nói thêm: “Chúng tôi một là tiếp đón một cách thân thiện hai là chúng tôi thực thi hành động không thân thiện.” [đọc tiếp]

Nguyễn Phú Trọng đã sức tàn lực kiệt?

20/08/2019 Nguyễn Văn Đài (rfavietnam/nguyenvandai's blog) - Hàng năm vào dịp kỷ niệm cái gọi là “Cách mạng tháng Tám năm 1945” thì những người cầm đầu của đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước, chính phủ, quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan, đoàn thể ở trung ương và thành phố Hà Nội bao giờ cũng tổ chức vào viếng lăng Hồ Chí Minh và có buổi mít tinh khá hoành tráng. Đồng thời được các cơ quan truyền thông báo chí đưa tin rầm rộ.

Năm nay, hoàn toàn không thấy các cơ quan truyền thông báo chí của cộng sản đưa tin hay đả động đến việc tổ chức kỷ niệm sự kiện quan trọng này. [đọc tiếp]

‘Tượng thủy nhất dạng’

19/08/2019 Mạnh Kim (FB Mạnh Kim) - Chiến thuật cốt lõi của cuộc biểu tình Hồng Kông lần này là “tượng thủy nhất dạng” (be water), dựa trên triết lý võ học của Lý Tiểu Long…

Ngày 9 Tháng Sáu, 2019, vài ngày trước khi Dự Luật Dẫn Độ được xem xét lần thứ hai, hàng trăm ngàn người bắt đầu xuống đường. Họ đồng loạt mặc áo trắng tượng trưng cho công lý. Những người tổ chức ước tính đoàn biểu tình lên đến hơn một triệu người trong khi cảnh sát cho rằng con số đó chỉ 240,000. Phẫn nộ trước việc chính quyền không nhân nhượng, đoàn biểu tình bắt đầu tập trung tại trụ sở Hội Đồng Lập Pháp ngày 11 Tháng Sáu. Hôm sau, hàng chục ngàn người vây kín khu phức hợp chính quyền. Lần này, họ mặc trang phục đen.

Cảnh sát Hồng Kông thừa nhận rằng họ cực kỳ mệt mỏi căng thẳng khi không bao giờ biết địa điểm nào sẽ xuất hiện người biểu tình.

Để không bị nhận diện, họ ăn mặc giống nhau, đeo khẩu trang, kính râm và dùng tên giả. [đọc tiếp]

Đừng lập lờ, đánh lận con đen

18/08/2019 Mạc Văn Trang (Tiếng Dân) - Tạp chí Lý luận Chính trị, 25 Tháng 3/ 2019, có bài “Mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ ở Bắc Âu hiện nay và những gợi mở, tham chiếu cho Việt Nam”. Tiêu đề bài báo trên “đánh lận con đen” giữa “Việt Nam Xã hội chủ nghĩa” và “Xã hội dân chủ Bắc Âu”; sự lập lờ đó có thể khiến nhiều người hiểu lầm, Việt Nam đang đi theo mô hình Bắc Âu? Sự thật là Việt Nam chả có gì giống mấy nước Bắc Âu cả!

Không có nước Bắc Âu nào xưng danh là “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa” như Việt Nam; không lật đổ và phủ định sạch trơn truyền thống của các thể chế cũ như Việt Nam. Tất cả các nước Bắc Âu đều theo thể chế Đại nghị, Tam quyền phân lập [đọc tiếp]

Nha Trang: Cầm biểu ngữ chống Trung Quốc là "vi phạm hiến pháp"?!

18/08/2019 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Sáng 18/8/2019, nhóm công dân yêu nước tại thành phố Nha Trang bị quân đội, công an phường, bảo vệ quây kín câu lưu tại khu vực Bãi biển Hòn Chồng, Vĩnh Phước. Những người có mặt gồm có các Facebookers Son Dang, chị Nguyễn Lai, anh Phạm Hải, anh Nguyễn Bá Vinh và anh Trần Vũ Việt.

Các sỹ quan, quân đội và công an, an ninh thành phố Nha Trang lập tức có mặt, dàn cảnh nhằm câu lưu nhóm Công dân yêu nước này tại trụ sở Công an phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang.

Đáng chú ý nhất là tay sỹ quan quân đội đã lớn tiếng chỉ trích các công dân giương biểu ngũ phản đối Trung Quốc xâm lược này là đã vi phạm điều 25 Hiến pháp. Khi bị anh Phạm Hải chất vấn thì tay này giả lơ, bỏ đi. [đọc tiếp]

Ai đã làm cho dân tộc bạc nhược, xã hội băng hoại?

18/08/2019 Từ Thức (Tiếng Dân) - Người CS nghĩ có thể giải quyết bất công xã hội bằng chính sách cải cách điền địa. “Họ lầm. Phương pháp cải cách của họ tiêu diệt sản xuất. Phân chia đồng đều (ruộng đất, nông phẩm) giết chết sự tranh đua, cố gắng. Và từ đó tiêu diệt luôn công ăn việc làm. Giết chết sự giầu có không phải là phân chia lợi tức“.

Ai viết câu trên? Một sử gia hiện đại, đã nghiên cứu những hậu quả tai hại, đẫm máu của chính sách cải cách điền địa của bác Mao, bác Hồ?

Không, tác giả là Victor Hugo, viết từ 1862, trong “Les Misérables”. [đọc tiếp]

Hoa Kỳ ngủ quên, Trung Quốc làm dậy sóng Biển Đông

16/08/2019 Thụy My (RFI) - Những đám mây đen tiếp tục đè nặng lên chân trời Biển Đông, do những hành động khiêu khích của Trung Quốc tại các địa điểm khai thác dầu khí. Cùng với việc đàn áp người biểu tình Hồng Kông gần đây, nhiều nhà quan sát đã phải thốt lên câu dự báo thời tiết vốn dành cho người đi biển : « Ráng đỏ vào lúc bình minh, cần cảnh giác ! »

Chuyên gia Bonnie Glaser, giám đốc chương trình China Power, tuyên bố : « Nếu không đáp trả đối với các vụ vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), thì điều này chứng tỏ Bắc Kinh có thể vi phạm luật quốc tế mà không hề bị trừng phạt ». [đọc tiếp]

Biển Đông : Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa tàu khảo sát trở lại Bãi Tư Chính

16/08/2019 (RFI) - Hôm nay, 16/08/2019, Hà Nội, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, đã phản đối việc tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc trở lại hoạt động ở khu vực Bãi Tư Chính, Biển Đông, « xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ».

Theo các dữ liệu của Marine Traffic, một trang web chuyên theo dõi sự di chuyển của các tàu trên biển, được hãng tin Reuters trích dẫn, chiếc tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc ngày 13/08/2019, với sự hộ tống của ít nhất hai tàu hải cảnh Trung Quốc, đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chưa tới một tuần sau khi rời khỏi khu vực này. [đọc tiếp]

Số phận các ‘đặc khu’ giờ ra sao?

16/08/2019 Phạm Chí Dũng (VOA) - Tháng 8 năm 2019, ngay sau khi chính quyền xứ Kiên Giang, với bí thư tỉnh này là Nguyễn Thanh Nghị - con trai của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - thình lình có văn bản chính thức đề nghị Chính phủ ngừng quy hoạch Phú Quốc làm đặc khu để chuyển sang hình thức khu kinh tế đơn thuần, toàn bộ con sóng đầu cơ đất nền ở Phú Quốc đã thêm một lần nữa, sau vài lần tạm thời lắng xuống, đóng băng chính thức.

Cho tới lúc mà Kiên Giang phải chính thức hủy bỏ giấc mộng về đặc khu kinh tế Phú Quốc - động thái rất có thể đã chính thức chấm dứt thời kỳ đầu cơ bất động sản ở Phú Quốc…  [đọc tiếp]

EVFTA: EU sẽ bẻ cong các tiêu chuẩn nhân quyền nếu được giá!

16/08/2019 Skylar Lindsay (ASEAN Today), An Viên lược dịch (Việt Nam Thời Báo) - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam (FTA) mới cho thấy EU sẽ xem xét các vi phạm nhân quyền trong quá khứ để thúc đẩy một chương trình nghị sự thương mại. Nhưng EVFTA cũng cho thấy cách EU linh động giải quyết vấn đề nhân quyền để đạt một thỏa thuận thương mại có lợi cho khối.

Mặc cho Chính phủ Việt Nam thường xuyên vi phạm các quyền dân sự (chính trị), như quyền tự do lập hội; người dân mất tài sản và sinh kế của họ trước các dự án phát triển của chính phủ và giới (đầu tư) tư nhân; người bất đồng chính trị thường xuyên bị đàn áp. EVFTA đã tạo ra hy vọng cho các quốc gia trong khu vực, theo đó, trong trường hợp EU hưởng lợi về kinh tế, các nhà đàm phán thương mại (EU) sẵn sàng bỏ qua các vấn đề phát sinh liên quan đến chính trị và quyền (con người). [đọc tiếp]

Hải Dương 8 giai đoạn 2 sẽ khó chịu hơn hẳn giai đoạn đầu?

15/08/2019 Thường Sơn (Việt Nam Thời Báo) - Trái ngược hoàn toàn với lối ‘tự sướng’ cho rằng nhờ “công tác đấu tranh quốc tế đầy khôn khéo và sáng tạo của đảng và nhà nước ta nên đã đẩy đuổi được tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc khỏi Bãi Tư Chính”, cũng tàu Hải Dương 8 đã tái xuất không phải ở đâu khác mà chính ngay Bãi Tư Chính, không đầy một tuần sau khi tàu này tạm thời ‘đi chơi’.

Cùng lúc với sự xuất hiện trở lại của Hải Dương 8, đã có những tin tức không chính thức nhưng có vẻ đáng tin cậy về việc tàu này đã dùng mạn sườn của nó để đâm va với tàu hải cảnh của Việt Nam. Đồng thời, có tin chính thức về việc tàu Trung Quốc đẩy đuổi tàu cá của ngư dân Việt ra khỏi vùng biển ‘thuộc chủ quyền không tể tranh cãi của Việt Nam”. [đọc tiếp]

Trung Quốc đẩy mạnh kế hoạch ép Việt Nam dừng khai thác Bãi Tư Chính

15/08/2019 Trọng Nghĩa (RFI) - Việt Nam chưa kịp thở phào thì đã phải tiếp tục đối phó với vụ Trung Quốc, vào hôm 13/08/2019, đã cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 trở lại hoạt động trong khu vực Bãi Tư Chính ngay trong vùng thềm lục địa của Việt Nam. Theo giới phân tích, việc chiếc tàu khảo sát được cả một đội tàu hải cảnh và dân quân biển hộ tống trở lại vùng này là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh kế hoạch ép Việt Nam dừng khai thác một khu vực dồi dào dầu khí mà Trung Quốc cho là của mình.

Trả lời phỏng vấn của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 15/08/2019, chuyên gia Collin Koh, thuộc Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam tại Singapore, cho rằng Bắc Kinh có dấu hiệu đang áp dụng một kiểu ngoại giao pháo hạm với những đòn tấn công dai dẳng, để buộc Việt Nam phải lùi bước và ngừng các hoạt động thăm dò và khai thác năng lượng trong khu vực mà Trung Quốc nhòm ngó. [đọc tiếp]

Biển Đông: 'Trung Quốc không chỉ đe dọa riêng Việt Nam'

15/08/2019 Quốc Phương (BBC) - Manila vừa yêu cầu Bắc Kinh giải thích việc Trung Quốc điều các tàu của nước này vào vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền mà không được phép trong suốt thời gian từ tháng Hai đến tháng Bảy, theo trang tin Thời báo Hải quân (navytimes.com) hôm 14/8/2019.

"Trung Quốc từ lâu đã có các hành động đơn phương trái luật, khiêu khích, dọa nạt 3 trong 4 nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines..." một nhà nghiên cứu Đông Nam Á và chính trị khu vực bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Năm về động thái trên. [đọc tiếp]

Mạng xã hội 'made in VN' để ‘kéo não’ người Việt ở lại trong nước

15/08/2019 (VOA) - Hôm 15/8, tại một phiên chất vấn ở Quốc Hội được đài VTV tường thuật trực tiếp, Bộ Trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng tình trạng mạng xã hội (MXH) ngoại thống lĩnh hiện nay giống như người Việt để “não” của mình ở nước ngoài và đặt mục tiêu đến năm 2020 và chậm nhất là năm 2021 phải cân bằng lại, kéo giữ 50% “não” của người Việt ở trong nước.

Tạp chí Asia Nikkei Review hôm 14/8 dẫn lời Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Yusof Ishak ở Singapore (ISEAS), bày tỏ hoài nghi về tham vọng của Hà Nội trong việc cạnh tranh với Facebook. [đọc tiếp]

Tàu cá Việt Nam lại bị tàu Trung Quốc truy đuổi

14/08/2019 (RFA) - Một tàu cá của ngư dân Bình Định số hiệu BĐ 96813 TS bị tàu Trung Quốc số hiệu 46301 truy đuổi khi táu cá Việt Nam đang hoạt động đánh bắt tại khu vực quần đảo Trường Sa. trưa ngày 13 tháng 8, tàu cá BĐ 96813TS do ông Dương Ngọc Dõi, chủ tàu kiêm thuyền trưởng, khi đang đánh bắt tại khu vực quần đảo Trường Sa thì bị tàu Trung Quốc số hiệu 46301 truy đuổi.

Tình trạng ngư dân Việt Nam đi đánh bắt hải sản tại các ngư trường truyền thống ở Hoàng Sa và Trường Sa trong những năm qua bị các tàu cá cũng như tàu chấp pháp của Trung Quốc sách nhiễu, truy đuổi, đâm va, tịch thu hải sản, ngư cụ…  [đọc tiếp]

Tàu khảo sát của Trung Quốc trở lại vùng biển Việt Nam

13/08/2019 (RFI) -  chiếc tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc hôm nay, 13/08/2019, đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chưa tới một tuần sau khi rời khỏi khu vực này.

Chiếc Hải Dương Địa Chất 8, mà theo Việt Nam đã rời khu vực bãi Tư Chính, Biển Đông, ngày 07/08, đã quay trở lại đây với sự hộ tống của ít nhất hai tàu hải cảnh Trung Quốc, theo các dữ liệu của Marine Traffic, một trang web chuyên theo dõi sự di chuyển của các tàu trên biển. [đọc tiếp]

Từ đụng độ bãi Tư Chính nhận diện số phận cộng sản Việt Nam!

13/08/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sau  nhiều ngày ngang nhiên tung hoành trên Bãi Tư Chính, vào ngày 7/8/2019, tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 đã rút khỏi khu vực này để đến Đá Chữ Thập cũng thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Và cũng trong thời gian đó Bắc Kinh cho tập trận rầm rộ ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Suốt một tháng qua nhà cầm quyền Việt Cộng biểu hiện thái độ „hèn với giặc“ khi không dám lên tiếng lúc tàu HD8 của Trung cộng xâm phạm Bãi Tư Chính trong những ngày đầu, mà chỉ dám lên tiếng một cách yếu ớt mới đây.

Từ Sài Gòn nhà báo Nguyễn Đình Ngọc có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về sự việc này. Nội dung như sau – Mời quí vị  cùng nghe

Vì sao Việt quốc chống Cộng, từ khi nào và cho đến bao giờ?

12/08/2019 Thiện Ý (VOA) - Vì sao Việt quốc chống cộng, từ khi nào và cho đến bao giờ? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi lần lượt trình bày: Việt quốc và Việt cộng là ai?, Vì sao Việt Quốc chống cộng? , Việt quốc chống cộng từ khi nào và cho đến bao giờ?

Để tránh hiểu lầm với ý nghĩ từ ngữ Việt Quốc viết tắt của Việt Nam Quốc Dân Đảng, cần định nghĩa “Việt quốc” và “Việt Cộng” được dùng trong bài này cùng các bài viết bao lâu nay của chúng tôi, để thấy rõ vì sao có cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam kéo dài nhiều thập niên qua vẫn chưa chấm dứt. Theo chúng tôi:

Việt quốc bao gồm các chính quyền, các chính đảng quốc gia và quần chúng nhân dân có ý thức và hành động chống cộng. Nói cách khác Việt quốc là những người Việt Nam không cộng sản, theo “ý thức hệ quốc gia”, tôn thờ Tổ Quốc Việt Nam, coi quyền lợi dân tộc Việt Nam là tối thượng, kế thừa sự nghiệp dựng nước và giữ nước của lịch sử Việt Nam [đọc tiếp]

Tuyên bố Biển Đông ‘không thể’ trao tận tay quốc hội

12/08/2019 (VOA) - Một nhóm nhân sỹ trí thức cho biết đã “không thể” trao tận tay bản Tuyên bố Biển Đông với hơn 1.000 chữ ký cho các nhà lập pháp tại Hà Nội để yêu cầu chính phủ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế sau những hành động “xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam” của Bắc Kinh.

Tiến sỹ và nhà hoạt động Nguyễn Quang A, người tham gia nhóm nhân sỹ Bắc-Trung-Nam đưa bản Tuyên bố này đến Văn phòng Quốc hội ở số 2 đường Độc Lập ở quận Ba Đình, cho VOA biết hôm 12/8 rằng nhóm đã “không được tiếp đón” ở đây.

Thực sự thì (chúng tôi) đến đấy không tiếp xúc được với ai cả. Người bảo vệ ở đấy nói họ không cho vào bởi vì muốn vào phải sắp xếp trước lịch.” [đọc tiếp]

Giỗ đầu Bùi Tín - Và chưa chi chiều đã tắt

10/08/2019 Trần Phương (Việt Nam Thời Báo) - Tôi gặp Bùi Tín lần đầu vào một chiều mùa hè năm 1980 tại Hà Nội. Tôi gặp ông lần cuối cũng vào mùa hè 2017 tại California. Chúng tôi đi dạo trong khuôn viên thinh lặng, mêng mông của một trường đại học miền Nam Cali.

Tôi hỏi ông về câu chuyện trưa 30/4/1975. Khi ông còn ở Việt Nam, sử sách viết rõ: Ông là sỹ quan cao cấp nhất có mặt vào thời điểm đó. Ông đại diện cho Quân đội Nhân dân bước vào Dinh Độc Lập nhận bàn giao từ Tổng thống Dương Văn Minh. Từ khi ông bỏ Đảng, trở thành nhà bất đồng chính kiến, tên ông bị đục bỏ khỏi khoảnh khắc bi thương và oan nghiệt nhất của lịch sử Việt Nam đương đại. Ngày ông mất, truyền thông phương Tây tràn ngập những bài về ông.

Giữa ông và tôi rất khác nhau. Ông lừng danh. Tôi vô danh. Ông nổi tiếng tầm cỡ quốc tế. Tôi nổi tiếng tầm cỡ gia đình. Ông dày dạn. Tôi non kém. Ông sâu sắc. Tôi nông cạn. Nhưng ông và tôi giống nhau một điểm. Cả hai đến từ miền Bắc Việt Nam. Nguời anh em Cộng sản gọi chúng tôi là “bọn phản động.” Người anh em Cộng hòa coi chúng tôi là “bọn nằm vùng.” Chúng tôi lưu vong ngay giữa gia đình. [đọc tiếp]

Xung đột bãi Tư Chính - Trung Cộng dương Đông, kích Tây?!

08/08/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 7/8/2019 tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Cộng đã ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) ở bãi Tư Chính và chuyển về Đá Chữ Thập. Tuy nhiên Trung Cộng vẫn duy trì một số tầu hải cảnh ở khu vực này và tiến hành một cuộc tập trận với qui mô lớn ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Phải chăng đây là hành động dương Đông kích Tây của Trung Cộng? Đó là chủ đề cuộc trao đổi sau đây giữa học giả Đỗ Thông Minh và nhà báo Trần Quang Thành, mời quí vị cùng nghe

Biển Đông: 'Quá rụt rè trong việc kiện TQ, VN đang mất lợi thế'

06/08/2019 Dương Danh Huy (BBC) - Từ tháng 5/2019 đến tháng 8/2019, với một sự leo thang lấn lướt kép, Trung Quốc vừa điều tàu cảnh sát biển Hải Cảnh 35111 uy hiếp các tàu tiếp tế giàn khoan hoạt động tại mỏ Lan Đỏ trong Lô 06-01, vừa điều tàu Hải Dương Địa Chất 8, với một đội tàu hộ tống hùng hậu đến khảo sát các lô 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156 và 157 trên một diện tích 31.000 km² trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) không cho phép đơn phương khảo sát tài nguyên hay nghiên cứu khoa học biển trong EEZ của nước khác.  [đọc tiếp]

Cuộc tập kích ngoạn mục vào Đại sứ quán Trung Cộng

06/08/2019 Tường Thụy (Việt Nam Thời Báo) - Cuộc biểu tình trưa nay, 6/8/2019 hoàn toàn bất ngờ. Việc tổ chức bí mật tới mức, chỉ có những người tham gia mới được biết. Tôi nhận được một cuộc gọi qua mạng của một người bạn với nội dung “trưa nay em không về được, lý do sẽ nói sau”. Nghe xong, tôi cũng không hiểu điều bí mật ấy là gì.

Cho đến khi những hình ảnh đầu tiên về cuộc biểu tình được đưa lên thì những người quan tâm đến vận mệnh của đất nước dạt dào cảm xúc. Thông tin về cuộc biểu tình được chia sẻ đến chóng mặt trên các trang mạng xã hội.

Vì vậy, cuộc biểu tình trưa nay tại Đại sứ quán Trung Cộng là hoàn toàn bất ngờ. Một cuộc biểu tình nhỏ với khoảng 10 người tham gia trong vòng 20 phút, từ 11 giờ đến 11 giờ 20  mang rất nhiều ý nghĩa.

Cuộc biểu tình chấm dứt sau khi có sự can thiệp của công an xuất hiện khá muộn nhưng không có đàn áp bắt bớ. Có vẻ như nhà cầm quyền đang muốn lợi dụng những cuộc biểu tình tự phát vào thời điểm này. Nhưng với những người biểu tình có nhiều kinh nghiệm và hiểu rõ tâm địa nhà cầm quyền cộng sản thì “đèn xanh” chẳng có nghĩa lý gì đối với họ. [đọc tiếp]

Cuộc biểu tình đầu tiên về vụ Bãi Tư Chính trước tòa Đại Sứ TQ ở Hà Nội

06/08/2019 (VOA) - Cuộc biểu tình đầu tiên liên quan đến đối đầu Việt-Trung ở Bãi Tư Chính diễn ra vào sáng ngày 6/8 trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội.

Dù chỉ có khoảng 10 người, theo lời thuật lại của nhà hoạt động nữ Nguyễn Thúy Hạnh với VOA, song cuộc biểu tình đang gây tiếng vang lớn trên mạng xã hội, giữa lúc cẳng thẳng về tranh chấp giữa hai nước láng giềng cộng sản chưa có bất cứ dấu hiệu nào sẽ sớm kết thúc.

Họ đứng trước cơ quan đại diện ngoại giao cấp cao nhất của Trung Quốc, giơ các biểu ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh đòi Trung Quốc rút khỏi Bãi Tư Chính, lên án nước này tập trận gần quần đảo Hoàng Sa, đồng thời yêu cầu chính phủ Việt Nam kiện Trung Quốc tại tòa quốc tế. [đọc tiếp]

Nguy hiểm tột cùng

04/08/2019 Kao Phú (Tễu-Blog) - CÁC BẠN có biết tại sao TQ quyết liệt giành thầu đường cao tốc bắc nam ko?

- Các bạn nghĩ nó cần mấy tỷ đô lời lãi ư? Muỗi! - Các bạn sợ nó sẽ dây dưa kéo dài phá kinh tế ta ư? Chuyện vặt! ... ...!

DỌC ĐẤT NƯỚC TỪ Lạng sơn đến Cà mau hơn 2.000 km cao tốc, theo luật cứ 70 km được đặt một trạm thu phí (BOT).

Đương nhiên, TQ đầu tư thì người TQ phải thu phí. Mỗi trạm thu phí có ít nhất 100 đến 200 nhân viên từ TQ sang.

Nó có quyền xây một khu nhà ở cho nhân viên trú ngụ. [đọc tiếp]

Mỹ: hai vụ xả súng chết người trong 24 giờ

04/08/2019 (BBC) - Chín người thiệt mạng và ít nhất 16 người bị thương trong một vụ xả súng ở Dayton, tiểu bang Ohio, cảnh sát Mỹ vừa xác nhận.

Vào khoảng 1 giờ sáng giờ địa phương (05:00 GMT), đã có tin về một vụ bắn súng bên ngoài một quầy bar ở quận Oregon, thành phố Dayton.

Truyền thông địa phương đưa tin những người bị thương đã được đưa đến bệnh viện. Kẻ xả súng cũng được cho là đã chết.

Vụ việc xảy ra chỉ chưa đầy 24 giờ sau vụ xả súng hàng loạt ở El Paso, Texas, khiến ít nhất 20 người thiệt mạng.

Chưa đây một tuần trước, hôm 29/7, một thiếu niên xả súng vào người dân tại lễ hội ẩm thực ở California, làm ba người thiệt mạng. [đọc tiếp]

Carl Thayer : Có đến 80 tàu Trung Quốc vây quanh bãi Tư Chính !

04/08/2019 Thụy My (RFI) - Trong bối cảnh căng thẳng tại bãi Tư Chính, với việc Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với số lượng tàu hải cảnh và dân quân biển hùng hậu, xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam suốt cả tháng qua, giáo sư Carl Thayer, trường đại học New South Wales (Úc) hôm nay 04/08/2019 có bài phân tích bổ ích về vấn đề này.

Vì sao ông nghĩ rằng lần này Việt Nam đứng lên chống lại sự tấn công của Trung Quốc, trong khi hồi năm 2017 và 2018 đã phải lùi bước ?

Carl Thayer : Tôi không rõ « Đứng lên chống lại sự tấn công của Trung Quốc » có phải là cụm từ chính xác nhất về phản ứng của Việt Nam trước sự kiện bãi Tư Chính (Vanguard Bank) hay không. Cảnh sát biển Việt Nam tại khu vực Tư Chính hiện nay dường như được lệnh phải trấn giữ, trong lúc Việt Nam có một loạt động thái phản đối về ngoại giao. [đọc tiếp]

Công an ráo riết săn lùng, tấn công Nhà xuất bản Tự Do

02/08/2019 Phạm Đoan Trang (Fb Pham Doan Trang) - Trong vài tháng qua, lực lượng an ninh gần như điên cuồng truy tìm dấu vết của những người làm sách thuộc Nhà xuất bản Tự Do và ngăn chặn việc phát hành các cuốn sách từ Nhà xuất bản này, đặc biệt là “Phản kháng phi bạo lực”, “Anh Ba Sàm”, “Cẩm nang nuôi tù”, "Những mảnh đời sau song sắt", và “Chính trị bình dân”.

Trang facebook của Nhà xuất bản được lập ngày 14/02 và bị đánh sập chỉ sau ba ngày hoạt động. Nhà xuất bản phải mở trang mới; trang này cũng bị tấn công (hack mật khẩu, report) liên tục mà chưa thành. [đọc tiếp]

Giáo dục Việt Nam đang đi lạc đường

02/08/2019 Diễm Thi (RFA) - ... Giáo sư Phạm Minh Hoàng, người từng là giảng viên môn Toán học ứng dụng tại Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh nhận định rằng giáo dục Việt Nam hiện tồn tại rất nhiều vấn đề. Nếu không thay đổi cái chính là tư duy về nhân sự, đặt con người lên trên hết thì không giải quyết được gì cả. Ông nêu ra mấu chốt của vấn đề:

“Mấu chốt là vấn đề chính trị vì nền giáo dục của VN không dựa trên những tiêu chuẩn như nhân bản; khoa học; đại chúng; sáng tạo…mà dựa trên luật giáo dục là phải đào tạo ra con người XHCN. Nghĩa là giáo dục VN phải tuân thủ và đi theo chủ nghĩa Mác Lênin [đọc tiếp]

TUYÊN BỐ BIỂN ĐÔNG (LẦN THỨ BA)

02/08/2019 (Bauxite Việt Nam) - BẢN KẾT THÚC Với 17 tổ chức, 945 cá nhân ký tên - Từ ngày 3 đến 21 tháng 7 năm 2019, Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu thăm dò Hải Dương 8 với sự hộ tống của nhiều tàu cảnh sát biển và dân quân biển xâm nhập Vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính, Vũng Mây, nơi Việt Nam đang thực hiện các hoạt động dầu khí của mình theo đúng Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Đây là một hành động rất nguy hiểm đối với an ninh, hoà bình của khu vực; tiếp tục leo thang ... [đọc tiếp]

Tướng đánh thuê

02/08/2019 Phạm Minh Vũ (Tễu-Blog) - Vừa qua, ngày 30- 07 Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, Ông Ngô Minh Tiến đến đại sứ quán TQ phát biểu một bài lắm lời và trong đó có câu “vun đắp cho tình hữu nghị bền lâu là tâm nguyện cho Nhân Dân và quân đội Việt Nam và TQ. Thiết nghĩ định không nói, nhưng khi Ông Tướng Tiến nhắc đến 2 từ Nhân Dân đồng nghĩa là có cả tôi ở trong đó, một Công Dân Việt Nam tôi phải có trách nhiệm thể hiện thái độ của mình.

Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử VN có cái gọi là "hợp tác chặt chẽ" giữa quân đội của một nước bị xâm lược với kẻ thù xâm lược như vậy - ngay trong lúc những hành động xâm lấn đang xảy ra làm cả nước phẫn nộ, thay vì có hành động cứng rắn để đáp trả, mà ông đến dự buổi kỷ niệm với tư thế đi bằng 2 đầu gối thế kia thì ông là tướng gì? [đọc tiếp]

Tham nhũng và chống tham nhũng

01/08/2019 Dương Quốc Chính (Tiếng Dân) - Tối qua xem chương trình Đối diện của VTV, đại khái nó là chương trình tuyên truyền để phản bác lại truyền thông tự do là mạng xã hội. Chương trình có phỏng vấn 1 số Facebooker lề phải, hay còn gọi là DLV, mình để ý nhất đến đoạn anh em DLV ný nuộn về tham nhũng.

Luận điệu này kinh điển của DLV, ý nói là trên thế giới nước nào mà chả có tham nhũng, Mỹ cũng thế, đa đảng cũng tham nhũng, các nước trong khu vực như Mã, Hàn cũng tham nhũng bỏ mẹ ra, bắt cả TT, TTg… Tức là VN tham nhũng thế này cũng là thường, như các nước khác thôi! Kiểu ný nuộn này chỉ lừa được các cụ đảng viên hưu trí lười đọc và anh em bò đỏ. Tham nhũng và cách chống tham nhũng kiểu VN hoàn toàn khác với phương Tây. [đọc tiếp]

Biển Đông: Hành vi hung hăng của Trung Quốc sẽ bị nêu lên tại ARF ?

01/08/2019 Trọng Nghĩa (RFI) - Việc Trung Quốc cho tàu khảo sát tiến vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, đồng thời cho tàu hải cảnh quấy rối công cuộc khai thác dầu khí của Việt Nam, được giới quan sát cho là sẽ được nêu lên nhân Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN ARF, với cuộc họp thường niên cấp ngoại trưởng mở ra ngày 02/08/2019.

Việt Nam trước hết có thể có hậu thuẫn của Mỹ, một thành viên ARF. Ngay khi thông tin về vụ Bãi Tư Chính được tiết lộ, Hoa Kỳ là nước đầu tiên lên tiếng đả kích Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam. Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, Việt Nam dường như cũng có sự hỗ trợ ngầm từ Nga. [đọc tiếp]

‘Vùng xám’: Chỉ dấu Trung Quốc muốn kéo dài xâm phạm Bãi Tư Chính

01/08/2019 Minh Quân (Việt Nam Thời Báo) - Hiện tượng một số tàu dân sự lảng vảng xung quanh tâm điểm là tàu thăm do địa chất Hải Dương 8 ở khu vực Bãi Tư Chính, cùng với hiện tượng Trung Quốc điều động thêm tàu nghiên cứu vào khu vực này và cho tập trận máy bay SU-35 trên Biển Đông, chẳng hề phát ra tín hiệu tốt lành nào mà có thể khiến ‘đảng em’ Việt Nam kê cao gối ngủ ngày.

Tàu dân sự, hoặc tàu thương mại dân sự là một thành phần nằm trong khái niệm ‘vùng xám’ của Trung Quốc.

Theo định nghĩa của giới chuyên gia quân sự, chiến thuật “vùng xám”, hay còn được gọi là những hành động “dưới ngưỡng chiến tranh”, tức là không sử dụng hải quân mà thay bằng những lực lượng quân sự hoặc bán quân sự trá hình tiến hành các hoạt động trên biển nhưng không vượt qua một giới hạn nào đó để không kéo theo phản ứng quá mạnh từ các nước trong khu vực và trên thế giới. [đọc tiếp]

Biển Đông: Việt Nam tố cáo Trung Quốc nhưng ASEAN vẫn dè dặt

01/08/2019 Trọng Nghĩa (RFI) - Hôm qua, 31/07/2019, tại Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN ở Bangkok, Việt Nam đã công khai lên tiếng tố cáo các hành động xâm lấn của Trung Quốc gần đây tại Bãi Tư Chính, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, các đồng minh Đông Nam Á của Việt Nam đã có những phản ứng dè dặt.

Bản thông cáo chung đúc kết hội nghị của 10 ngoại trưởng ASEAN nói đến những quan ngại của khối Đông Nam Á về tình hình căng thẳng ở Biển Đông, nhưng không nói gì về vụ Bãi Tư Chính, thậm chí tránh cả việc nêu tên Trung Quốc. [đọc tiếp]

CSVN ‘gấp rút’ trả 380 người Trung Quốc tổ chức đánh bạc vì theo lệnh Bắc Kinh?

01/08/2019 (Người Việt) - LẠNG SƠN, Việt Nam – Hôm 1 Tháng Tám, 380 người Trung Quốc bị cáo buộc vận hành trang web đánh bạc trực tuyến quy mô 10,000 tỷ đồng ($426.5 triệu) được nhà chức trách Việt Nam trao trả cho phía Trung Quốc thông qua Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị ở Lạng Sơn.

Những người Trung Quốc nêu trên bị bắt tại khu đô thị Our City ở đường Phạm Văn Đồng, thành phố Hải Phòng, hôm 27 Tháng Bảy.

Trong vụ này, công luận đặt câu hỏi, vì sao công an, an ninh CSVN nổi tiếng về nghiệp vụ phát hiện và trấn áp giới hoạt động lại có thể buông lỏng địa bàn cho hàng trăm người Trung Quốc hoạt động phi pháp một thời gian dài. [đọc tiếp]

Trí khôn của công an

31/07/2019 Phạm Đoan Trang (Fb Pham Doan Trang) - Vào buổi sáng hôm qua (30/7/2019), ở giữa trung tâm Sài Gòn, đã diễn ra một cuộc rượt đuổi kỳ quái, giữa… một shipper (người vận chuyển) sách và người giả vờ xin sách.

Sự việc cụ thể như sau: Biết Nhà xuất bản Tự Do đang có chương trình tặng sách “Chính trị bình dân”, và trước đó là “Phản kháng phi bạo lực”, cho độc giả trên toàn quốc, nên anh em an ninh đã mưu trí hoá thân làm độc giả, gửi thư xin sách, rồi giăng bẫy sẵn sàng, chờ shipper đưa hàng đến thì ụp.

Ngay khi shipper xuất hiện, anh em an ninh đã nhất loạt bao vây hiện trường, quyết bắt quả tang đối tượng với tang vật là số sách chính trị hết sức phản động này. Tuy nhiên, anh em mưu trí sáng suốt, mà shipper lại sáng suốt mưu trí hơn nên đã kịp thời chạy thoát.  [đọc tiếp]

5 vấn đề lớn của vụ trao trả 400 người Trung Quốc đánh bạc tại Việt Nam

31/07/2019 Võ Văn Quản (Luật Khoa) - Câu chuyện 400 người Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam, tổ chức đánh bạc, bị vây bắt bởi hơn 1.000 chiến sĩ cảnh sát tinh nhuệ và cuối cùng… được trao trả về cho cơ quan điều tra, xét xử Trung Quốc xem xét không hẳn là một câu chuyện nóng hổi, được quan tâm nhiều trên mạng xã hội Việt Nam. Song các biện luận cho hành vi này được ghi nhận trong báo chí lề phải cho thấy nhiều hàm ý pháp lý hình sự cũng như chính trị chưa minh bạch.

Chủ quyền tối cao để giải quyết mọi hành vi được xem là vi phạm pháp luật hình sự trong lãnh thổ một quốc gia là nguyên tắc cơ bản để xác định thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự. Nguyên tắc này được biết đến trong khoa học hình sự thế giới với tên gọi “territorial principle”, song ai cũng có thể hiểu một cách bình dân nhất, rằng hành vi phạm tội diễn ra ở đâu thì nơi đó có thẩm quyền (và trách nhiệm) xử lý.  [đọc tiếp]

Trung Quốc "vung gậy nhỏ" ở biển Đông

30/07/2019 James R. Holmes (The Hill), Khánh Anh dịch (Việt Nam Thời Báo) - Cuộc tranh chấp giữa Iran và Vương quốc Anh, khi hai bên chiếm giữ một tàu chở dầu của nhau đã làm lu mờ mối hận thù giữa Việt Nam và Trung Quốc đang diễn ra khi con tàu của họ đụng độ ở Bãi Tư Chính, cực tây ở quần đảo Trường Sa. Tranh chấp Biển Đông kéo theo hậu quả cũng nghiêm trọng như ở Vịnh Ba Tư.

Iran tuyên bố kiểm soát eo biển Hormuz. Trung Quốc đang cố gắng củng cố quyền kiểm soát 80 đến 90% Biển Đông, bao gồm các vùng nước được phân bổ cho các nước láng giềng Đông Nam Á theo hiến pháp của các đại dương, Công ước về Luật Biển (UNCLOS). [đọc tiếp]

Biển Đông : Việt Nam thông báo cho Ấn Độ về vụ Tư Chính

30/07/2019 Anh Vũ (RFI) - Trang thông tin mạng thehindu.com hôm nay 30/07/2019 dẫn nguồn tin ngoại giao Hà Nội cho biết, Việt Nam đã thông báo cho phía Ấn Độ việc Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8, cùng nhiều tàu hải cảnh hộ tống vào hoạt động gần bãi Tư Chính, trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

New Delhi tỏ lo ngại với những diễn biến căng thẳng trong vùng biển gần nơi tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC đang có dự án hợp tác khai thác dầu với Việt Nam, theo trang mạng Ấn Độ. [đọc tiếp]

Ngư dân Việt Nam kêu gọi hành động chống lại Trung Quốc

30/07/2019 (VOA) - Một nhóm ngư dân Việt Nam kêu gọi chính phủ thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn để đòi Trung Quốc phải lập tức rút nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 ra khỏi các vùng biển của Việt Nam.

Ngày 29/7, Hội nghề cá Việt Nam ra tuyên bố “kịch liệt lên án hành động tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền ngang ngược, cản trở ngư dân hoạt động,” theo VNExpress. [đọc tiếp]

Số phận Tô Lâm đi về đâu?!

29/07/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hai năm nay quan hệ Việt Nam – Đức vẫn trong tình trạng lạnh nhạt sau vụ công an CSVN bắt cóc Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam 7/2017. Tháng 3 vừa qua nhà cầm quyền Đức trục xuất cựu tù nhân chính trị Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ về Việt Nam. Con gái của ông bà là cô Nguyễn Quang Hồng Ân,một tài năng trẻ âm nhạc còn được tạm ở lại Đức mới đây dã được nhà cầm quyền Đức xem xét cấp qui chế tị nạn.

Từ Sài Gòn nhà báo Nguyễn Đình Ngọc trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã bình luận về những sự kiện này như sau

Thành công rồi đấy, mở mắt ra chưa?

28/07/2019 Đoàn Bảo Châu (Tiếng Dân) - Hành động của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 trong những ngày qua có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông là rất nghiêm trọng nhưng người dân không hề xuống đường phản đối.

Đừng ngạc nhiên và nghĩ người dân thờ ơ. Chỉ ở cái xứ xở này thì chính quyền mới có cái kiểu hành xử quái gở như những năm qua. Dân xuống đường biểu tình chống tầu Trung Quốc cắt cáp quang: Đánh. Chống dàn khoan HD981 hạ đặt trái pháp: Đánh. Dân biểu tình phản đối Formosa, bảo vệ biển: Đánh. Lên gối, xuống chỏ, đánh vỡ mặt mũi dân, quẳng dân lên xe tàn nhẫn như đối xử với những con vật. Dùng cả báo chí chụp mũ họ là những thành phần phản động, gây rối trật tự công cộng. [đọc tiếp]

Xuất bản tự do: Cơ hội hay thử thách?

27/07/2019 Phạm Phú Khải (VOA) - Lời giới thiệu: Vào ngày 12 tháng 7 vừa qua, Nhà Xuất Bản Tự Do (NXBTD) cho ra một thông báo về chương trình tặng 1.000 cuốn sách “Phản kháng phi bạo lực” của tác giả Phạm Đoan Trang. NXBTD cho biết sẽ bắt đầu tặng sách vào ngày 14 tháng 7. Chưa đầy 4 ngày sau, đến 11 giờ trưa ngày 18 tháng 7, 1000 cuốn sách đã được tặng hết. Qua sự kiện này, tôi đã liên lạc với anh Nam Khánh, đại diện của Nhà Xuất Bản Tự Do, để tìm hiểu thêm các hoạt động của nhóm này. Sau đây là cuộc trò chuyện giữa Phạm Phú Khải (PPK) và Nam Khánh thuộc Nhà Xuất Bản Tự Do. [đọc tiếp]

Chủ tịch UB Đối ngoại Hạ viện Mỹ lên án TQ, ủng hộ VN về Biển Đông

27/07/2019 (VOA) - Dân biểu Eliot L. Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, hôm 26/7 ra tuyên bố về việc Trung Quốc “can thiệp vào vùng biển do Việt Nam kiểm soát”, trong đó ông “lên án Trung Quốc” và bày tỏ ủng hộ Việt Nam.

Vị Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ khẳng định là chiểu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các hành động của Trung Quốc “cấu thành sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các quyền hợp pháp của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)”. [đọc tiếp]

Gấu Nga trở thành đàn em của gấu trúc Trung Quốc

27/07/2019 Thụy My (RFI) - Quan hệ giữa Vladimir Putin và Tập Cận Bình được thắt chặt sau vụ Nga chiếm Crimée, nhưng Trung Quốc đang thống trị trên tất cả lãnh vực. Kinh tế Trung Quốc mạnh gấp sáu lần Nga và vẫn còn tăng trưởng, trong khi Nga đang đi xuống. Thay vì là đối tác ngang hàng, Nga đang trở thành chư hầu của Trung Quốc.

The Economist nhận định « Hợp tác có lợi cho Trung Quốc hơn Nga » đi kèm với hình vẽ một con gấu trúc lớn bệ vệ ngồi trên chiếc ngai màu đỏ có ngôi sao vàng, bế trên tay một chú gấu nhỏ bé cầm lá cờ Nga, với tựa đề có phần mỉa mai « Chiến hữu ». [đọc tiếp]

Vợ Việt kiều Mỹ bị Việt Nam giam giữ điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ

26/07/2019 (RFA) - Bà Helen Nguyễn, vợ Việt kiều Mỹ Michael Phương Minh Nguyễn – người đang thụ án tù 12 năm ở Việt Nam với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền – vừa có cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ hôm 25/7 vừa qua tại Washington DC, kêu gọi Quốc hội, chính phủ Mỹ và Liên Hiệp Quốc can thiệp để yêu cầu Việt Nam trả tự do cho Michael Nguyễn.

Bà Helen Nguyễn, vợ Việt kiều Mỹ Michael Phương Minh Nguyễn – người đang thụ án tù 12 năm ở Việt Nam với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền – vừa có cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ hôm 25/7 vừa qua tại Washington DC, kêu gọi Quốc hội, chính phủ Mỹ và Liên Hiệp Quốc can thiệp để yêu cầu Việt Nam trả tự do cho Michael Nguyễn. [đọc tiếp]

Thay đổi tội danh đối với nhà báo độc lập Trương Duy Nhất

25/07/2019 (RFA) - Nhà báo độc lập/blogger  Trương Duy Nhất vào ngày 23 tháng 7 được phép gặp vợ và thông báo Cơ quan Cảnh sát Điều Tra thay đổi tội danh đối với ông.

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên, một thân hữu của gia đình người đang bị tạm giam để điều tra tại Trại T16 của Bộ Công An, thông báo trên tài khoản Facebook cá nhân tin vừa nêu.

Trước đây ông Nhất bị khởi tố tội ‘lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản’; thế nhưng do không chứng minh được hành vi chiếm đoạt tài sản nên Cơ quan Cảnh Sát Điều Tra chuyển sang tội danh ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’. [đọc tiếp]

Đèn xanh với chả đèn đỏ

25/07/2019 Phạm Đoan Trang (Fb Pham Doan Trang) - Hồi tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 của Petro Việt Nam (26/5/2011), một làn sóng phẫn nộ trào dâng trên mạng. Nhật Ký Yêu Nước phát lời kêu gọi biểu tình, và kể từ thời điểm đó, cộng đồng mạng như rẽ làm đôi, giữa một bên là những người hưởng ứng biểu tình và một bên là dư luận viên cùng những người còn chưa định hình được quan điểm.

Sau hàng loạt cuộc biểu tình bị đàn áp, bắt nóng, bắt nguội, bỏ tù, đánh phá “hậu biểu tình” như thế, câu hỏi “có phải Nhà nước đang bật đèn xanh không?” lẽ ra không còn phải được đặt ra nữa.

Vì câu trả lời đã rõ ràng, trắng phớ từ lâu rồi: Nhà nước cộng sản này không thích bất kỳ cái gì không nằm trong tầm quản lý của chúng, nói nôm na là “không kiểm soát được”. Biểu tình quốc doanh, do Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan đoàn thể phối hợp tổ chức thì được, biểu tình của dân là bất hợp pháp, là gây rối trật tự công cộng, là phá hoại quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước. [đọc tiếp]

Vụ Bãi Tư Chính: Công ty Nga và Nhật ‘gây phức tạp’ cho Trung Quốc

24/07/2019 Viễn Đông (VOA) - Chuyên gia về Biển Đông nói với VOA tiếng Việt rằng sự liên quan của công ty Nga và Nhật trong vụ “đối đầu” giữa tàu hải cảnh Việt Nam và Trung Quốc ở Bãi Tư Chính đã “gây phức tạp” cho quyết sách của chính quyền Bắc Kinh.

Tin cho hay, công ty Rosneft của Nga thuê giàn khoan Hakuryu-5 của Công ty Khoan thăm dò Nhật Bản (JDC) để thực hiện hoạt động thăm dò dầu khí tại Lô 06.1 của Việt Nam ở Biển Đông trong khu vực mà Hà Nội tuyên bố là Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình [đọc tiếp]

Tư Chính : Bắc Kinh sẽ còn quấy nhiễu nếu quốc tế không lên tiếng

24/07/2019 Thụy My (RFI) - Cho đến hôm nay 24/07/2019, các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục hiện diện gần giàn khoan ở phía tây bãi Tư Chính của Việt Nam. Nhà nghiên cứu Swee Lean Collin Koh, Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng thuộc trường đại học Nanyang, Singapore nhận định, sự đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc tại bãi Tư Chính dường như không có hồi kết.

Với việc yêu cầu Bắc Kinh rút hết các tàu, trong đó có Hải Dương Địa Chất 8, ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình, lần này Việt Nam tỏ ra cứng rắn. Thêm vào đó, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã ra thông cáo báo chí chỉ trích việc Trung Quốc cưỡng bức, gây phương hại đến hoạt động khai thác dầu khí của các nước khác. [đọc tiếp]

Mạng xã hội Gapo của Việt Nam quá tải sau khi ra mắt

24/07/2019 (RFA) - Một ứng dụng mạng xã hội của Việt Nam là Gapo đã bị sập mạng hàng giờ do lỗi quá tải, ngay khi vừa ra mắt. AFP loan tin vừa nói hôm 24/7/2019.

Hôm 22/7, Gapo đã trở thành trang mạng xã hội mới nhất của Việt Nam ra mắt sau hơn 4 tháng đầu tư, với kỳ vọng sẽ có 20 triệu người dùng vào năm 2021. Nhưng vài giờ sau khi ra mắt vào tối thứ Hai 22/7, trang mạng vướng nhiều lỗi kỹ thuật khi người dùng mới thực hiện thao tác đăng ký. [đọc tiếp]

Hồng Kông : Khi xã hội đen được huy động trấn áp biểu tình

23/07/2019 Anh Vũ (RFI) - Thời sự được các báo Pháp nhất loạt quan tâm chú ý là Hồng Kông với vụ tấn côngbạo lực vào người biểu tình đòi dân chủ tối Chủ Nhật 21/07. Lần này tác giả vụ tấn công người biểu tình không phải cảnh sát mà là những kẻ côn đồ, xã hội đen.

Sự kiện diễn ra trong cuộc biểu tình của người Hồng Kông tối Chủ Nhật (21/07), theo ghi nhận của Libération, « nhiều người đàn ông mặc áo trắng đã tấn công dã man người biểu tình trong một trạm tàu điện ngầm. Những người này thuộc các tổ chức tội phạm ở Hồng Kông ». [đọc tiếp]

Hậu quả của ‘đại cục’ với nước và dân Việt Nam

23/07/2019 Nguyễn Văn Đài (VOA Blog) - Theo giải nghĩa của từ điển Hán Việt thì “đại cục” là “công cuộc to lớn”. Trong quan hệ giữa đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) và đảng cộng sản Trung Quốc (CSTQ) thì hai chữ “đại cục” luôn luôn được các lãnh đạo CSTQ nhắc nhở và chỉ bảo với các lãnh đạo CSVN.

Từ “đại cục” của Tập nói nó mang ý nghĩa tham vọng của một nước lớn. Từ “đại cục” của Tập là bảo Việt Nam phải biết thân biết phận để cho Trung Quốc có thể hoàn thành được công cuộc to lớn. [đọc tiếp]

Hàng ngàn hộ dân Thủ Thiêm đến nộp đơn khiếu nại

23/07/2019 (RFA) - Hơn 3.600 hộ dân Thủ Thiêm nộp đơn khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường giải tỏa và tái định cư ở dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2.

Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 23/7/2019.

Trả lời báo chí trong nước cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận 2 Nguyễn Phước Hưng cho biết đến thời điểm hiện tại, Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng quận đã nhận được hàng nghìn đơn khiếu nại và số đơn thư khiếu nại tiếp tục tăng nhanh. Từ 2.000 đơn thư khiếu nại người dân trực tiếp nộp vào chiều 22/7, tính đến trưa nay 23/7 đã nhận được khoảng 3.600 đơn thư. [đọc tiếp]

Cuối cùng, nạn nhân bị cướp đã bớt ‘hèn với giặc’!

22/07/2019 Phạm Chí Dũng (VOA Blog) - Phải mất đến hai tuần lễ ‘cân nhắc đại cục’, đến chiều ngày 19/7/2019 Bộ Chính trị đảng Việt Nam mới chỉ đạo cho Bộ Ngoại giao của chế độ này mở miệng: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại khu vực phía nam Biển Đông”.

Lần mở miệng trên là một dịp quá hiếm muộn mà giới chóp bu Việt Nam dám gọi đích danh cái tên Trung Quốc, thay cho não trạng suy sụp về ‘tàu lạ’ và ‘người lạ’ trong rất nhiều lần trước. [đọc tiếp]

Sẽ không có trái ngọt cho một sự tranh đấu nửa vời

20/07/2019 Lương Thị Huyền (Tiếng Dân) - Có một điều mà tôi tin rằng trong tương lai, khi phong trào đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền càng phát triển thì chúng ta càng phải lưu tâm hơn. Đó là thay vì chỉ phê bình, chỉ trích, than van, chúng ta sẽ tự hỏi mình và hỏi lẫn nhau rằng trước những vấn nạn và bất công ấy thì chúng ta làm gì?

Tôi tin rằng những người hiểu được căn nguyên gốc rễ của vấn đề, hiểu về thể chế, chắc chắn sẽ không còn ngây thơ mà trông chờ vào lương tri, vào sự thay đổi của những kẻ bây giờ đang nắm quyền trong đảng cộng sản. Chúng ta hiểu rằng chỉ có một cách là tự mình tranh đấu và xây dựng. [đọc tiếp]

Hà Nội nêu đích danh tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam

19/07/2019 (RFI) - Hôm nay, 19/07/2019, Hà Nội mới nêu đích danh tàu khảo sát Hải Dương 8 của  Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam, tại khu vực Bãi Tư Chính, mà Việt Nam đang kiểm soát, nhưng Bắc Kinh cũng khẳng định chủ quyền.

Trong cuộc họp báo, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam "đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam".

South China Morning Post nhắc lại là trong thời gian gần đây, Bắc Kinh sử dụng các tàu hải cảnh ở vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở hai vùng biển này mà không cần huy động đến quân đội. [đọc tiếp]

Sự hình thành và cái chết của một Viện Nghiên cứu

19/07/2019 Nguyễn Đình Cống (Tiếng Dân) - Nhân dịp tiễn GS Hoàng Tụy về Trời, xin kể chút ít về Viện Nghiên cứu Phát triển, viết tắt là IDS (Institutes of Development Studies), mà ông là Chủ tịch Hội đồng Viện. Đó là một Viện nghiên cứu tư nhân, không nhận lương và bất kỳ một trợ cấp nào của Nhà nước và không chịu sự lãnh đạo của ai cả. Viện được thành lập vào tháng 9 năm 2007, theo Giấy phép hoạt động của Sở Khoa học Hà Nội. Mục đích chính của Viện là Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng chiến lược kinh tế xã hội, nhưng gặp sự phản đối kịch liệt của TBT Nông Đức Mạnh và nhiều người trong Bộ Chính trị ĐCSVN.

GS Tương Lai cho biết: Mạnh gọi điện cho Hà Nội hoạnh hoẹ: “Ai cho phép thành lập viện nghiên cứu tư nhân này?” Khi được trả lời là chẳng ai cho phép cả mà do Luật Khoa học và Công nghệ đã ban hành về quyền đăng ký lập một tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ. Kẻ chỉ thạo cầm rìu chặt cây kia ráo hoảnh hạ lệnh: “Nếu là Luật thì sửa Luật”! [đọc tiếp]

Thời ‘tự do cái con c..’

16/07/2019 Nguyễn Hùng (VOA) - Các diễn biến trong mấy ngày qua, từ chuyện những người đi thăm tù chính trị bị côn đồ thoải mái hành hung tới chuyện báo chí bị cấm hé răng về căng thẳng giữa các tàu Việt Nam và Trung Quốc ở bãi Tư Chính, khiến tôi nhớ lại một cuộc phỏng vấn với bà Dương Thị Tân, vợ cũ blogger Điếu Cày. Bà thuật lại diễn biến trong ngày bà bị giữ tại đồn công an ở thành phố Hồ Chí Minh để không thể tham dự phiên toà: Hôm nay phó công an Phường 6, Quận 3 … Trung tá Vũ Văn Hiển, tôi xin lỗi anh chửi thề, chửi vào mặt tôi, đụ mẹ, đéo bà vào mặt tôi và quăng đủ các thứ con ra và nói là ‘tao bẻ cổ mày chết, tự do cái con nọ, tự do cái con kia… [đọc tiếp]

Thanh niên Quê Bác – “Côn đồ Trại 6”

15/07/2019 Facebook Thi Tan Duong (Đàn Chim Việt) - Ngày hôm qua 12 -7-2019. Một ngày kinh hoàng với những anh chị em (ACE) đồng hành với gia đình tù nhân lương tâm (TNLT) đi đòi quyền sống cho thân nhân của họ đang tuyệt thực gần một tháng trong Trại 6, Thanh Chương, Nghệ An.

Buổi sáng, ba chị em chúng tôi gồm cô Châu vợ TNLT Nguyễn Ngọc Ánh, cô Lê Thị Thập, vợ TNLT Lưu Văn Vịnh và tôi. Chúng tôi vào đến Trại 6, K2 lúc 10 giờ sáng.

Tôi, người đã từng chịu biết bao trận đòn thù từ đám côn đồ giả dạng, và của biết bao địa phương tôi từng đi qua. Nhưng phải xác nhận một điều, côn đồ Trại 6 Nghệ An, đã vượt lên một tầng nấc mới ở độ điên cuồng, lưu manh và hèn hạ đúng danh hiệu thanh niên Quê Bác. [đọc tiếp]

Côn đồ Trại 6

15/07/2019 Nguyễn Tường Thuỵ (Việt Nam Thời Báo) - Trại 6 nói đến ở đây là trại giam số 6, ở xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An . Trại này đã từng gây tội ác với nhân dân Dương Nội ngày  25/6/2015 khi bà con đi trên 1 xe 50 chỗ ngồi để đón anh Trịnh Bá Khiêm ra tù. Chúng phục kích và tấn công bà con làm nhiều người thương tích rất nặng. Vụ này tôi cũng “hân hạnh” được chúng nó tương cho 3 quả đấm vào mặt và một phát mũ bảo hiểm vào gáy.

Còn lần này, chúng tổ chức hành hung những người đồng hành với gia đình tù nhân lương tâm ngày 12/7/2019. Ngay sau đó, nhiều trang báo nước ngoài lập tức đưa tin ngay khi mọi người còn đang lặn lội trong cơn nguy hiểm ở vùng đất Nghệ An: BBC, VOA, RFA... [đọc tiếp]

Đừng có mơ! Phải cảm ơn Trump!

15/07/2019 Hoàng Thủy Ngữ (Tiếng Dân) - Chủ nhật 14/07/2019 Trump tung ra trên Twitter con bài chủ về chủng tộc khi ông yêu cầu bốn dân biểu Dân chủ ở Quốc Hội quay trở về quốc gia gốc của họ, những nơi “hoàn toàn bị phá hủy và nhiễm đầy tội phạm” mà không cần biết cả bốn đều là công dân Hoa Kỳ và ba người sinh ở Mỹ. Trump không nêu tên nhưng ai cũng biết ông muốn ám chỉ đến các nữ dân biểu Dân chủ như Alexandria Ocasio-Cortez, Ilhan Omar, Rashida TIaib và Ayanna Pressley.

Có lẽ lần này các sắc tộc thiểu số ở Mỹ phải cảm ơn Trump. Cái tuýt của Trump là lời nhắc nhở để họ suy ngẫm lại chỗ đứng của mình trong xã hội Mỹ. Trong mắt Trump và những người dân túy, họ chỉ là công dân hạng hai vì không phải là “real American”, chủng tộc da trắng thượng đẳng, mặc dù đã góp phần xây dựng sự phú cường cho nước Mỹ.

Một đề nghị: Hãy gửi Melania Trump về Slovenia trước! [đọc tiếp]

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc đối đầu ở Bãi Tư Chính

12/07/2019 (RFA) - Có ít nhất 2 tàu hải cảnh Trung Quốc và 4 tàu Cảnh sát biển Việt Nam đang đối đầu với nhau ở Bãi Tư Chính trong khoảng một tuần qua, nơi Việt Nam có nhà giàn DK1 do Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.

Thông tin này được mạng báo Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post - SCMP) đăng tải vào chiều 12/7. Mạng báo tiếng Anh có trụ sở ở Hồng Kông trích dẫn đoạn Tweet của ông Ryan Martinson - Trợ lý giáo sư tại Trường Hải Chiến Mỹ cho hay, hôm 3/7, tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc mang tên Haiyang Dizhi 8 (Marine Geology 8) đã đi vào vùng biển gần rạn san hô do Việt Nam kiểm soát để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn. [đọc tiếp]

Thân phận luật sư trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa

12/07/2019 Thiện Ý (VOA) - sáng ngày 2/7/2019, Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố, tiến hành khám xét chỗ ở và nơi làm việc của Luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải tại Hà Nội, với cáo buộc “trốn thuế”. Thế nhưng khi khám xét chỗ ở và nơi làm việc của Luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải tại Hà Nội, cơ quan điều tra lại thu giữ hồ sơ liên quan đến Blogger Trương Duy Nhất, một nhà bất đồng chính kiến đang được luật sư Trần Vũ Hải nhận bảo vệ pháp lý.

ngày 11-7 cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an chính thức thông báo từ chối cho phép Luật sư Trần Vũ Hải làm luật sư bào chữa cho nhà báo-blogger Trương Duy Nhất với lý do đang bị khởi tố tội trốn thuế, dù luật sư Hải đã nộp đơn xin biện hộ từ 3 tháng trước không được trả lời. [đọc tiếp]

Mấy nguy cơ lớn Viêt Nam phải đối phó

11/07/2019 Nguyễn Quang Dy (Bauxite Việt Nam) - Mấy năm qua, thế giới biến động “khó lường”, làm trật tự thế giới biến đổi sâu sắc. Nay đối đầu Mỹ-Trung đang làm các nước khác như Việt Nam bị mắc kẹt, vì “trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”. Bài này chỉ đề cập vắn tắt mấy nguy cơ lớn có thể gây ra hệ lụy cho đất nước, phải cảnh giác.

Thứ nhất, các nguy cơ do đối đầu Mỹ-Trung, đặc biệt là chiến tranh thương mại “vừa đánh vừa đàm” chưa có hồi kết, như “con dao hai lưỡi”, làm Việt Nam “vừa được vừa mất” (a winner and loser).

Thứ hai, nguy cơ mất chủ quyền biển đảo và tài nguyên tại Biển Đông (như dầu khí và hải sản) đang đe dọa không gian sinh tồn của Việt Nam. [đọc tiếp]

Biển Đông: Manila càng chập chờn, Bắc Kinh càng lấn lướt

11/07/2019 Mai Vân (RFI) - Gần một tháng sau khi vụ việc xẩy ra, tuần duyên và cơ quan hàng hải Philippines mới đưa ra kết luận về vụ tàu cá Philippines ngày 09/06/2019 bị tàu Trung Quốc đâm chìm tại khu vực Bãi Cỏ Rong gần Trường Sa trên Biển Đông rồi bỏ đi, để mặc cho 22 ngư dân Philippines trong vòng nguy hiểm mà không hề cứu vớt.

Trong một bài phân tích trên nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 07/07 vừa qua, chuyên gia Collin Koh thuộc Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng và Chiến Lược, Đại Học Công Nghệ Nanyang (Singapore) đã đặt ra câu hỏi « Liệu thái độ chập chờn của Manila trên sự cố Bãi Cỏ Rong có làm Bắc Kinh hung hăng hơn hay không ? » [đọc tiếp]

Dân số Việt Nam: 96,2 triệu người, đứng thứ 15 thế giới

11/07/2019 (VOA) - Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương Việt Nam công bố tính đến 0h ngày 1/4/2019, dân số Việt Nam đạt 96.208.984 người, trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á sau Indonesia, Philippines.

Ngoài ra, kết quả thống kê còn cho biết hai thành phố có mật độ dân số cao trong cả nước là Hà Nội 2.398 người/km² và TP.HCM 4.363 người/km². [đọc tiếp]

Việt Nam chỉ cáo buộc tội trốn thuế với một số người?

10/07/2019 (BBC) - Hôm 9/7, Luật sư Nguyễn Thị Minh Châu, Đoàn Luật sư Hà Nội bình luận với BBC:

"Nếu Luật sư Trần Vũ Hải bị khởi tố về tội trốn thuế với vai trò đồng phạm giúp cho bên bán trốn thuế thu nhập trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất như dư luận mà tôi nghe được từ mấy hôm nay, tôi cho là không công bằng với họ. Và chưa có sức thuyết phục. Có nhiều trường hợp giá trị giao dịch còn lớn hơn vụ này nhiều mà đâu có thấy vụ án nào bị khởi tố".

"Ấy là còn chưa nói đến trách nhiệm liên đới của cán bộ thuế. Hàng năm Nhà nước có ban hành khung giá đất cho từng địa phương để làm căn cứ tính thuế. Nếu họ khai không đúng thì trách nhiệm của cán bộ thuế phải kiểm tra và thông báo cho công dân mức thuế nộp cho đúng." [đọc tiếp]

Năm 2020 Việt Nam đi về đâu?! Trao đổi giữa nhà báo Nguyễn Đình Ngọc và nhà báo Trần Quang Thành

10/07/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Việt Nam - một đất nước trầm luân suốt mấy chục năm qua. Hiện vẫn đang đối mặt với vô vàn thách thức và cả sự bi ai cùng khổ của người dân trước nhiều quốc đề nan giải; từ đường cao tốc Bắc - Nam cho đến BOT; từ nguy cơ lệ thuộc ngày càng trầm trọng vào Trung Quốc cho đến thảm trạng do "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" gây ra.

Trước những thách đố nghiệt ngã của toàn dân tộc VN, người CS liệu có lường hết những tai họa đáng chuẩn bị giáng xuống đầu cho ngay cả chính họ và gia đình, đặt trong bối cảnh căng thẳng thế giới giữa cuộc chiến dường như không còn là chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc? Cũng như tình hình quốc tế rất căng thẳng với những dấu hiệu quân sự ngày càng leo thang như" Hoa Kỳ đồng ý bán vũ khí cho Đài Loan với giá trị lên đến trên 2 tỷ đô la Mỹ và nhiều dấu hiệu khác.

Trong tình hình đó, đi tìm một lời giải thật quá khó khăn cho một dân tộc, với một cái nền trống rỗng từ luân lý đạo đức cho đến băng hoại nhân cách làm người, đặc biệt tính vô trách nhiệm ngập tràn trong xã hội VN hiện nay. Liệu người VN nói chung và người CSVN nói riêng có nghiêm túc nhìn nhận sự hủy hoại toàn dân tộc đang lừng lững tiến tới?

Dưới đây là trao đổi giữa nhà báo Nguyễn Đình Ngọc và nhà báo Trần Quang Thành xoay quanh một số vấn đề nêu trên.

Bản chất của một quyết định

09/07/2019 Đỗ Văn Ngà (Fb Đỗ Văn Ngà) - Giữa một rừng tin tức bắt giữ cựu quan chức Sài Gòn người ta không mấy chú ý một tin khá quan trọng. Đó là trên báo Thanh Niên ngày 04/07/2019 có đăng bài “Hàng ngàn tàu cá nằm bờ vì quy định 'dài 15 m'”, trong bài báo này có nói đến 1 quy định quái đản, là Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Bộ NN & PTNT) không cho phép tàu dưới 15 m đánh bắt ở vùng khơi xa. Chỉ một quy định này họ đã khiến hàng ngàn tàu cá phải nằm bờ. Quy định quái đản của Bộ NN & PTNT ta thấy có lợi cho ai? Thứ nhất là có lợi cho Trung Quốc, vì qua quyết định này chính quyền đã loại bỏ được lượng tàu rất lớn đánh bắt cá trên vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền nhằm giúp chính quyền Bắc Kinh chiếm lấy lãnh hải; Thứ nhì giúp cho chính quyền CSVN khỏi bị nhân dân chỉ trích “hèn với giặc” khi có ngư dân bị bắn giết trên biển. Đó là 2 cái lợi nó dẫn đến quyết định quái đản của Bộ NN & PTNT. [đọc tiếp]

Tù chính trị tiếp tục tuyệt thực tại trại 6, Nghệ An

08/07/2019 (RFA) - Tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức vừa tuyệt thực ba ngày tại Trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An. Gia đình ông Trần Huỳnh Duy Thức cho biết thông tin này sau chuyến thăm vào ngày 6 tháng 7.

Gia đình ông Thức cho biết ông đã tuyệt thực bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 để phản đối việc trại giam không cho ông ra khỏi buồng giam trong giờ sinh hoạt. Biện pháp này được nói khiến ông Thức gần như bị biệt giam cô lập trong điều kiện thời tiết nóng bức hiện nay tại Nghệ An.

Bà Trần Thị Diệu Liên, chị gái của ông Trần Huỳnh Duy Thức nói với Đài Á Châu Tự do vào chiều tối ngày 8 tháng 7:... đến ngày 3/7/2019 thì lãnh đạo đã xuống làm việc, ngưng việc đàn áp này, giải quyết cho anh Thức ra ngoài sinh hoạt vào thứ bảy, chủ nhật, mỗi ngày 7 giờ, anh Thức ngưng tuyệt thực. [đọc tiếp]

Thử tên lửa ở Biển Đông: Tham vọng Bắc Kinh trong khu vực này

07/07/2019 Frank Fang (Epoch Times), Mai Hưng dịch (Việt Nam Thời Báo) - Thử nghiệm phi đạn gần đây của Bắc Kinh tại Biển Đông đã làm gia tăng các mối lo ngại về các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại vùng biển hiện đang bị tranh chấp gay gắt.

Cuối tuần qua, một quan chức Mỹ yêu cầu được giấu tên, đã cho Reuters biết rằng Trung Quốc đã thử nghiệm nhiều tên lửa đạn đạo chống hạm trong vùng biển tranh chấp.

Ngày 3 tháng 7, Lầu Năm Góc đã lên án các cuộc thử nghiệm phi đạn này, nói rằng đó là một hành động gây rối trái ngược với các cam kết của Trung Quốc rằng sẽ không quân sự hóa khu vực này.

Trung tá Dave Eastburn, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc,  nói trong một tuyên bố rằng “Tất nhiên, Lầu Năm Góc biết rõ về những vụ phóng tên lửa này của Trung Quốc từ các công trình nhân tạo ở Biển Đông gần quần đảo Trường Sa”. [đọc tiếp]

Sau 'kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất’ sẽ là gì?

07/07/2019 Phạm Chí Dũng (VOA Blog) - Vào những ngày này, giới chóp bu của chính thể độc tài ở Việt Nam hẳn đang khó ngủ. Thật trớ trêu, buổi ban mai cho một hiệp định thương mại giữa chính thể này với Liên minh châu Âu (EVFTA) vừa hé mở thì lại phải nhận ngay một dự cảm cảm tối sẫm về những đòn trừng phạt thương mại đến từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.

cái cách mà Trump thốt ra - một cách mỉa mai và có phần nổi đóa - về Việt Nam là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất” trong cuộc trả lời phỏng vấn trực tiếp trên đài Fox Business vào cuối tháng 6 năm 2019 là khá giống với tâm trạng và ngôn ngữ của Trump ngay trước khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra.

Chỉ ít ngày sau sự xuất hiện biệt danh “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất” của Tổng thống Mỹ, Bộ Thương mại nước này đã thông báo sẽ đánh thuế lên các sản phẩm thép từ Việt Nam có xuất xứ từ Hàn Quốc và Đài Loan nhằm tránh thuế chống bán phá giá, với thuế suất có thể lên tới 456,23% - một cú bồi tiếp theo việc Mỹ đánh thuế thép Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc lên đến 531% vào cuối năm 2017. [đọc tiếp]

Hai người Mỹ bị kết án tù tại Việt Nam. Một người đã được tự do; người kia có thể không

07/07/2019 Roxana Kopetman (Orange County Register), Khánh Anh dịch (Việt Nam Thời Báo) - William Nguyễn, một công dân Mỹ, tham gia một cuộc biểu tình chính trị tại Việt Nam vào mùa hè năm ngoái, Michael Nguyễn, một người Mỹ sống ở Orange, đã bị các quan chức Việt Nam buộc tội giúp đỡ tổ chức cuộc biểu tình đó. Và kết quả của cuộc biểu tình được tổ chức vào ngày 10 tháng 6 năm 2018, tại Thành phố Hồ Chí Minh  là cả hai người đều bị bắt giữ.

William Nguyễn bị giam giữ 40 ngày. Sau một phiên tòa chớp nhoáng, Will Nguyễn phải đối mặt với bảy năm tù ở Việt Nam. Thay vào đó, nhà chức trách đã ra lệnh trục xuất Will Nguyễn và Will trở về Houston.

Michael Nguyễn đã bị giam giữ gần một năm trước khi bị đưa ra xử ở một phiên toà kéo dài 4 tiếng đồng hồ cuối tháng trước. Michael Nguyễn bị kết tội âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, nghi là kêu gọi người biểu tình và chiếm các tòa nhà chính phủ, sử dụng bom xăng và ná cao su. Michael Nguyễn bị kết án 12 năm. [đọc tiếp]

Tiền vàng và đàn bà nước Việt

03/07/2019 Tưởng Năng Tiến (Người Việt) - Tôi xem Hồi Ký của Trần Thư, Đèn Cù của Trần Đĩnh, Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên, và Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn đến năm lần (bẩy lượt) nên cứ tưởng rằng mình cũng tường tận về Vụ Án Xét Lại chả khác gì người trong cuộc. Bữa rồi, tình cờ, coi được “Điếu Văn Bà Nguyễn Thị Mỹ” (thứ nam Đặng Kim Sơn đọc trước mộ thân mẫu hôm 25 Tháng Năm, năm 2019) mới biết đúng là Tưởng Tầm Bậy. Nước mắt của những nạn nhân (tràn lan) nhiều hơn tôi tưởng.

Hưởng ứng “Tuần Lễ Vàng” năm 1945, bà dốc hết đồ trang sức và của nả đóng sạch cho ngân khố.

Năm 1945, vì quốc khố trống rỗng nên Chủ Tịch Nước Hồ Chí Minh phát động Tuần Lễ Vàng để tháo gỡ sự khó khăn tài chính của đất nước. Vì đất nước không chịu phát triển nên  hai phần ba thế kỷ sau ngân khố quốc gia vẫn rỗng và nợ công thì vượt ngưỡng. Thế là bổn cũ bèn mang soạn lại [đọc tiếp]

Vẫn tinh khôi một nghiệp dĩ trót mang !

03/07/2019 Nguyễn Ngọc Già (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Bụi thời gian" của hai mươi tám năm về trước đã phủ lấp số phận một nhà báo, đến nay nhiều người đã lãng quên.

Một sáng đầu tháng bảy năm 1991, một cơn bão dữ đã táp qua cuộc đời nhà báo Trần Quang Thành - Thanh Quang bằng một ca acid đậm đặc...

"Dòng nham thạch - Acid" đổ tràn trên đầu, trên mặt và lan ra khắp châu thân như dòng nham thạch phun trào từ miệng núi lửa cuồng điên mang tên "Cộng Sản". [đọc tiếp]

TQ thử phi đạn ở Biển Đông, Mỹ lên án

03/07/2019 (VOA) - Lầu Năm Góc hôm thứ Ba nói rằng việc Trung Quốc phóng phi đạn hồi gần đây ở Biển Đông là "đáng lo ngại" và trái với cam kết của Trung Quốc sẽ không quân sự hóa thủy lộ đang có tranh chấp này.

Reuters cho biết một quan chức Mỹ, phát biểu với điều kiện ẩn danh, nói rằng Trung Quốc đã thử nghiệm nhiều phi đạn đạn đạo chống hạm vào cuối tuần qua. [đọc tiếp]

Chưa bao giờ đất nước nhục như ngày nay

01/07/2019 Trung Nguyễn (Tiếng Dân) - Vừa qua đài truyền hình quốc gia VTV có loan tải một đoạn phim phóng sự cho thấy cảnh Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Tổng thống Mỹ Donald Trump tại hội nghị G20 ở Nhật. Nhìn kỹ đoạn phim đó chúng ta có thể thấy được rất nhiều điều về văn hóa chính trị ở Việt Nam.

Hình ảnh vội vã của ông Phúc mong vài giây gặp ông Trump để nói chuyện rất tương phản với tuyên truyền của Ban Tuyên giáo CSVN từ trước đến nay là nhờ sự lãnh đạo “sáng suốt và tài tình” của đảng Cộng sản mà vị thế của Việt Nam ngày càng tăng trên trường quốc tế. [đọc tiếp]

Giải thưởng Hòa bình cho các xã hội dân sự

28/06/0219 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 14.06.2019 trong khi cả thế giới đang hồi hộp theo dõi cuộc biểu tình bất bạo động tại Hồng Kông liệu có lên tới con số 2 triệu người tham gia hay chưa, thì tại thủ đô Luxembourg của Đại công quốc Luxembourg (Grand Duché de Luxembourg), Thiền sư Thích Nhất Hạnh được Quỹ Hoà Bình Schengen và Diễn đàn Hoà bình Thế giới trao giải Hoà Bình Luxembourg 2019, trước sự hiện diện của khoảng 150 nhà hoạt động cho hoà bình đến từ khắp nơi trên thế giới.

Quỹ Hoà bình Schengen và Diễn đoàn Hoà bình Thế giới đưa ra mục đích chính là kết nối những người/những nhóm người xây dựng hoà bình. Connecting Peacemakers. [đọc tiếp]

Việt Nam : Một cựu luật sư bị 8 năm tù vì âm mưu phá hội nghị APEC

27/06/2019 Thụy My (RFI) - Một cựu luật sư hôm nay 27/06/2019 bị tòa án Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án 8 năm tù giam, với cáo buộc âm mưu phá hoại hội nghị APEC tại Việt Nam năm 2017, có liên quan đến một tổ chức chống cộng tại Mỹ.

Ông Trần Công Khải, 56 tuổi, nguyên là luật sư, công chứng viên Văn phòng công chứng quận 7 bị cáo buộc tham gia « Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời » do « thủ tướng » tự phong Đào Minh Quân thành lập tại Hoa Kỳ - tổ chức bị Việt Nam xếp vào loại khủng bố. [đọc tiếp]

Lực lượng hải quân giấu mặt của Trung Quốc trên Biển Đông

26/06/2019 Thụy My (RFI) - Quần đảo Trường Sa hiện có năm bên yêu sách chủ quyền, là nơi nóng bỏng nhất trên Biển Đông. Chuyên gia Gregory Poling, giám đốc Asia Maritime Transparency Initiative trong bài viết « Hải quân giấu mặt của Trung Quốc » đăng trên báo Foreign Policy hôm 25/06/2019 khẳng định, các bằng chứng cho thấy những tàu được cho là tàu đánh cá Trung Quốc ở quần đảo tranh chấp này là một phần của lực lượng dân quân biển mở rộng của Bắc Kinh.

Điều này không gây ngạc nhiên vì mục đích dùng đến dân quân biển là tấn công ở mức thấp hơn quân đội chính quy, làm phức tạp thêm sự đối phó của các bên khác - trong trường hợp này là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan cũng như Hoa Kỳ - qua việc giấu mặt sau lớp vỏ dân sự. [đọc tiếp]

Chuyên gia Ấn Độ: Bắc Kinh dùng dân quân biển để gây rối ở Biển Đông

25/06/2019 Mai Vân (RFI) - Dư luận Philippines đang phẫn nộ về vụ một chiếc tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu đánh cá Philippines tại khu vực Bãi Cỏ Rong phía đông bắc Biển Đông hôm 09/06/2019, rồi bỏ chạy.

Trong một bài phân tích đăng ngày 21/06 trên trang mạng của Quỹ Nghiên Cứu ORF (Observer Research Foundation) của Ấn Độ, chuyên gia Pratnashree Basu đã trở lại với sự cố đó để nêu bật thưc tế là tình trạng bất ổn định đã trở thành thường xuyên tại Biển Đông mà kẻ gây rối chính là Trung Quốc. Điểm đáng ngại, theo chuyên gia này, là vai trò ngày càng hung hăng của lực lượng dân quân biển Trung Quốc. [đọc tiếp]

Phê chuẩn Công ước 98, Việt Nam phải sửa Luật Công đoàn

24/06/2019 Thanh Phương (RFI) - Đúng theo dự kiến, ngày 14/06/2019, Quốc Hội Việt Nam vừa thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.

Để được gia nhập các hiệp định thương mại tự do « thế hệ mới » như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA), mà theo dự kiến sẽ được ký kết năm 2019, Việt Nam phải phê chuẩn tổng cộng 8 Công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Trước kỳ họp của Quốc Hội vừa qua, Việt Nam đã phê chuẩn 5 trong số 8 văn bản này : Công ước 29 (năm 1930) về lao động cưỡng bức; Công ước 100 (năm 1951) về trả công bình đẳng; Công ước 111 (năm 1958) về chống phân biệt đối xử; Công ước 138 (năm 1973) về tuổi lao động tối thiểu, Công ước 182 (năm 1999) về chống bóc lột lao động trẻ em. [đọc tiếp]

Tòa án TPHCM tuyên 30 năm tù cho 3 người với cáo buộc “mua vũ khí nhằm lật đổ chính quyền”

24/06/2019 (RFA) - Phiên tòa xét xử 3 người với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” kết thúc chỉ trong vòng buổi sáng ngày 24/6/2019 tại Tòa án nhân dân TPHCM với 30 năm tù được tuyên cho 3 nhà hoạt động.

Các mức án cụ thể lần lượt là: công dân Mỹ gốc Việt Michael Phương Minh Nguyễn bị tuyên 12 năm tù giam, 2 thanh niên khác là Huỳnh Đức Thanh Bình và Trần Long Phi bị tuyên lần lượt 10 năm tù và 8 năm tù giam. [đọc tiếp]

Biển Đông : Trung Quốc công khai đưa chiến đấu cơ đến Hoàng Sa

21/06/2019 Thụy My (RFI) - Đài truyền hình Mỹ CNN hôm nay 21/06/2019 dựa trên các hình ảnh vệ tinh cho biết Trung Quốc đã đưa ít nhất bốn chiến đấu cơ J-10 đến đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa cưỡng chiếm của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017 có bằng chứng loại máy bay tiêm kích này được triển khai tại Biển Đông.

Các chuyên gia khi quan sát những ảnh chụp này đã nhận định, các phi cơ J-10 đậu công khai ngoài trời cùng với các thiết bị, không có các thùng dầu phụ, cho thấy chúng đã được tiếp nhiên liệu ngay trên đảo và đã hiện diện ít nhất 10 ngày. [đọc tiếp]

Người Việt Nam nhập cảnh lậu: Những đứa trẻ biến mất

21/06/2019 (thoibao.de) - Từ nhiều năm nay, số lượng người Việt Nam được đưa bất hợp pháp vào Đức đã tăng nhanh, trong đó, ngày càng có nhiều trẻ em và thiếu niên. Chỉ có phần rất nhỏ bị phát hiện tại các cuộc kiểm tra thất thường của cảnh sát ở biên giới Đức-Ba Lan hoặc ở Berlin.

những trẻ vị thành niên đó đều đã được (bọn đưa người lậu) chỉ dẫn mọi điều từ trước. Một nhân viên cơ quan bảo trợ thanh thiếu niên của bang Brandenburg cho biết: „Các trẻ vị thành niên đã được chỉ dẫn từ trước. Họ biết chính xác những điều cần phải làm sau khi được đưa vào cơ quan bảo trợ, sau đó sẽ phải gặp ai, ở chỗ nào, nơi đó có người chờ đón họ để đưa đi tiếp. Dường như nhiều việc đã được  chuẩn bị tổ chức từ trước“. [đọc tiếp]

Việt Nam bị đưa vào lại nhóm nước phải theo dõi về Nạn Buôn Người

20/06/2019 Thanh Truc (RFA) - Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 20 tháng Sáu công bố phúc trình thường niên về tệ nạn buôn người trên thế giới; trong đó Việt Nam thuộc Tier 2 Watch List tức quốc gia có vấn đề buôn người ở bậc 2 và sẽ  bị theo dõi  do không đạt những điều kiện tiêu chuẩn nhằm bài trừ cũng như giảm thiểu tệ nạn buôn người; mặc dù đã có nhiều cố gắng.

Như vậy, sau 10 năm liên tục ở Bậc 2 không còn bị theo dõi (Tier 2 No More Watch List), năm 2019 này Việt Nam bị Bộ Ngoại Giao Mỹ xếp bậc 2 có vấn đề buôn người mà còn bị theo dõi (Tier 2 Watch List) vì không cải thiện đến nơi đến chốn. [đọc tiếp]

Tại sao cứ tiếp tục giương cao ngọn cờ Xã hội chủ nghĩa?

20/06/2019 Nguyễn Văn Đài (VOA Blog) - Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng Sản đã khẳng định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của họ. Rằng đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.

mới đây lãnh đạo Cộng sản Việt Nam kêu gọi toàn đảng toàn dân “Tiếp tục giương cao ngọn cờ xã hội chủ nghĩa”. Họ làm điều đó, khi mà xu hướng thế giới hiện nay là dân chủ, khi mà hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa còn sót lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Vậy thì lời kêu gọi đó có mục đích gì? Và tại sao họ lại kêu gọi toàn dân tiếp tục đi ngược lại với sự phát triển và tiến bộ của nhân loại như thế? [đọc tiếp]

Thủ lĩnh biểu tình Hong Kong muốn truyền cảm hứng cho người Việt

20/06/2019 Viễn Đông (VOA) - Nhà hoạt động trẻ tuổi Joshua Wong, thủ lĩnh phong trào biểu tình ở Hong Kong, hôm 19/6 nói với VOA tiếng Việt rằng anh hy vọng “sự quyết tâm” của nhân dân thành phố nơi anh sinh sống sẽ “truyền cảm hứng” cho người dân Việt Nam.

Sau khi ra tù đầu tuần này, anh Wong đã tham gia ngay vào các cuộc biểu tình rầm rộ chống Dự luật Dẫn độ đồng thời kêu gọi Trưởng đặc khu Hong Kong, bà Carrie Lam, phải từ chức.

Đây không phải là lúc để người dân sợ hãi mà đã đến lúc chính quyền phải lo sợ người dân. Với sự can đảm và quyết tâm của chúng ta, ngay chính chế độ độc đoán cũng cần phải học cách tôn trọng chúng ta”, thanh niên 22 tuổi nói, khi được hỏi về thông điệp muốn gửi tới người dân Việt Nam. [đọc tiếp]

'Cứ có phong bì chúng nó… thank you'

20/06/2019 Trân Văn (VLOA Blog) - Bộ Xây dựng vừa loan báo đã thành lập một đoàn thanh tra khác, thay cho đoàn thanh tra vừa bị bắt để kiểm tra “công tác quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch tại 29 xã, thị trấn ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” (1).

Vụ các thành viên Đoàn Thanh tra của Bộ Xây dựng, trong đó có Trưởng Đoàn, tống tiền rồi bị bắt quả tang hôm 12 tháng 6 khi đang nhận hối lộ, 3/6 thanh tra chuyên trách chống tham nhũng mới bị khởi tố (2), không chỉ làm bẽ mặt Bộ Xây dựng…

Không phải tự nhiên mà dân chúng đặt vè diễu cợt thanh tra - lực lượng chuyên trách phòng và chống tham nhũng tại Việt Nam: Thanh ‘cha’, thanh mẹ, thanh… gì. Cứ có phong bì chúng nó thank you. [đọc tiếp]

Đâm, cướp tàu cá – Chiến lược của Trung Quốc để độc chiếm Biển Đông

19/06/2019 (RFA) - Đêm ngày 9/6, những ngư dân Philippines neo tàu của mình ở gần Bãi Cỏ Rong, thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, để nghỉ ngơi sau nhiều ngày đánh bắt vất vả. Khi những ngư dân đang yên giấc, họ bất ngờ bị đánh thức bởi những tiếng quát tháo và đèn chiếu từ một tàu cá khác. Trước khi những ngư dân Philippines ngơ ngác kịp có bất cứ phản ứng nào thì chiếc tàu của họ đã bị tàu cá kia đâm chìm, hất cả 22 ngư dân trên tàu xuống biển.

Với những đội tàu hùng hậu, những vụ đâm tàu của tàu cá Trung Quốc, theo nhận định của giáo sư Renato Cruz de Castro, trong tương lai sẽ nhiều hơn và cuối cùng sẽ tạo kết quả như ý của Trung Quốc. [đọc tiếp]

Ẩn sau 'phải đồng cam cộng khổ với Chính phủ trả nợ công' là gì?

18/06/2019 Phạm Chí Dũng (VOA Blog) - Nguyễn Xuân Phúc - quan chức mà sự bất nhất trong phát ngôn và não trạng có vẻ đã trở thành bản chất - vừa đòi hỏi chính quyền Hải Phòng cùng Hà Nội và TP.HCM phải "đồng cam cộng khổ cùng Chính phủ trả nợ công". Còn nhớ khi mới nhậm chức thủ tướng ít tháng, vào đầu năm 2017 ông Phúc đã phải thốt ra một đánh giá chưa từng có tiền lệ: “Nếu tính đủ, nợ công đã vượt trần”. ‘Trần’ là mức 65% GDP - tức giới hạn nguy hiểm theo tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc mà nợ công không được phép vượt qua.

Đến kỳ họp tháng 5 - 6 năm 2019, thậm chí tỷ lệ nợ công quốc gia còn nằm dưới mức 60% GDP - một con số đẹp đến mức khiến cho không một đại biểu quốc hội nào mở miệng phản bác.

Nhưng dấu hỏi rất lớn bật ra là nếu nợ công quả thực đẹp đẽ như thế và chẳng có gì đáng lo lắng, tại sao Nguyễn Xuân Phúc lại đòi hỏi Hải Phòng cùng Hà Nội và TP.HCM phải "đồng cam cộng khổ cùng Chính phủ trả nợ công"? [đọc tiếp]

Tiếng nói của Tuổi Trẻ – Hãy hỏi: Làm thế nào để Việt Nam được như Hồng Kông?

18/06/2019 FB Lương thị Huyền (Bauxite Việt Nam) - Bao giờ Việt Nam được như Hongkong? Bao giờ Việt Nam có một Hoàng Chi Phong? Bao giờ giới trẻ Việt Nam mới được như giới trẻ Hongkong? So sánh giới trẻ Việt Nam với Hongkong đi?

Bởi vì tôi là một người trẻ, nên tôi đi tìm câu trả lời ở trong tôi.

Sự nhận thức của tôi đến giờ cũng vẫn còn ở một trình độ rất sơ khai, bởi muốn biết cái gì phải tìm đọc trong sách vở, may mắn thì kết giao được với những người giỏi giang họ sẽ chỉ dạy thêm, chứ nào có trường lớp hay khoá học nào chỉ dạy cho từ những thuật ngữ đơn giản nhất như dân chủ là gì, tự do là gì?

Thực ra câu hỏi mà chúng ta cần đặt ra không phải là BAO GIỜ Việt Nam được giống như Hongkong, mà phải là LÀM THẾ NÀO để Việt Nam được như Hongkong? [đọc tiếp]

Biểu tình ở Hồng Kông và nỗi hãi sợ của Đảng CSVN

18/06/2019 Trúc Giang (Việt Nam Thời Báo) - Báo Nhân dân điện tử số phát hành ngày 17-6-2019, có bài viết tựa “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam”, tác giả ký tên kèm đầy đủ chức vụ: “Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương”

bài viết kể trên mang đến cảm giác, dường như Đảng CSVN đang lộ ra mặt về nỗi hãi sợ chuyện phe nhóm nào đó trong chính bộ máy đảng cầm quyền, sẽ qua hình thức biểu tình phản đối một chính sách/ một sắc luật – như vụ dự luật đặc khu, dự luật an ninh mạng để biểu tình ngày Chủ nhật 10-6-2018 - nhằm mặc cả, tranh giành thêm quyền lợi chính trị cá nhân phe nhóm, trong bối cảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang tiếp tục vắng mặt trên chính trường. [đọc tiếp]

Biểu tình Hồng Kông: tại sao thành công và bao giờ Việt Nam?

18/06/2019 An Viên (Việt Nam Thời Báo) - Dù trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông, Carrie Lam, đã tuyên bố hoãn dự luật dẫn độ, hàng triệu người dân vẫn xuống đường biểu tình.

Vì sao người Hồng Kông xuống đường biểu tình, câu hỏi đã có câu trả lời. Nhưng tại sao biểu tình thành công, gây sức ép buộc phải hoãn dự luật dẫn độ cũng như bao giờ cho đến Việt Nam vẫn là một câu hỏi lớn.

Không phải học sinh – sinh viên, không phải những giáo sư – nhà khoa học, chính những thương nhân đã làm nên sự khác biệt giữa cuộc biểu tình năm 2014 và cuộc xuống đường năm 2019. [đọc tiếp]

Hồng Kông : Do đâu người dân thắng được trận đấu chống dự luật dẫn độ ?

17/06/2019 Trọng Nghĩa (RFI) - Dù phong trào đấu tranh chống dự luật cho phép dẫn độ qua Trung Quốc chưa chấm dứt, nhưng phải công nhận rằng trong cuộc đọ sức này, người biểu tình Hồng Kông đã giành được một chiến thắng rõ rệt, với việc trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 15/06/2019 phải đình chỉ vô thời hạn kế hoạch thông qua dự luật gây tranh cãi, sau hàng loạt cuộc xuống đường rầm rộ của người dân.

Câu hỏi được nhiều người đặt ra là do đâu mà lần này phong trào đòi dân chủ lại thành công, trong khi mà cách nay 5 năm, vào năm 2014, những cuộc biểu tình đòi dân chủ « Occupy Central » đã bị chính quyền thẳng tay đàn áp và hoàn toàn thất bại. [đọc tiếp]

Hồng Kông, thất bại hiếm hoi của Tập Cận Bình

17/06/2019 Thụy My (RFI) - Các cuộc biểu tình khổng lồ ở Hồng Kông và sự lùi bước của chính quyền địa phương là thất bại hiếm hoi của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên về lâu về dài ông Tập có thể sẽ cố gắng tăng cường khống chế đặc khu.

Đúng ba mươi năm sau vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn, người quyền lực nhất Trung Quốc đã chọn lựa « rút lui chiến thuật » trước làn sóng phản kháng tại Hồng Kông - hiện vẫn được hưởng chế độ đặc biệt - theo phân tích của chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, trường đại học Báp-tít ở Hồng Kông.

Ngay từ tuần trước, Bắc Kinh đã bắt đầu giữ khoảng cách với dự luật dẫn độ, nói rằng đó là sáng kiến của trưởng đặc khu, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam). Nhưng không ai tin rằng bà Lâm có thể tự ý quyết định mà không cần được Bắc Kinh bật đèn xanh. Victoria Hui, nhà chính trị học ở trường đại học Notre Dame, Hoa Kỳ khẳng định việc rút lại dự luật là « một thất bại cho Tập Cận Bình [đọc tiếp]

Dự luật dẫn độ Hồng Kông: Sự đối đầu giữa nhân dân và quyền lực

15/06/2019 Thanh Hà (RFI) - Hai chữ Hồng Kông chiếm trọn trang bìa màu đỏ tuần báo Anh, The Economist. Tất cả các chữ cái màu đen, ngoại trừ hai chữ o màu vàng, được nối liền bằng một sợi xích, thành chiếc còng tay.

Trong bài báo mang tựa đề "Khuôn pháp luật", tạp chí phát hành tại Luân Đôn này đưa ra ba nhận định về một trong những cuộc xuống đường rầm rộ nhất ở Hồng Kông từ khi Anh Quốc trao trả lại Hồng Kông cho Bắc Kinh năm 1997. Thứ nhất, đại đa số những người xuống đường phản đối dự luật cho dẫn độ về Hoa Lục còn rất trẻ, quá trẻ để có thể hoài niệm về thời kỳ Hồng Kông còn là thuộc địa của vương quốc Anh. Điểm thứ hai là số này không hạnh phúc khi thấy Bắc Kinh ngày càng mạnh tay kiểm soát các sinh hoạt chính trị, xã hội tại đặc khu hành chính này. Thứ ba là sự can đảm của những người biểu tình Hồng Kông cho thấy mức độ quan tâm của số này đối với tương lai của chính mình. [đọc tiếp]

Nỗi nhục đảng viên

15/06/2019 Mạc Văn Trang (Tiếng Dân) - Chính quyền TP Hải Dương chắc nghĩ đơn giản, thôn Vũ La, xã Nam Đồng được nhập vào thành một PHƯỜNG của TP là một ân huệ, cho nên muốn thành “thị dân” thì nông dân phải nộp lại hết đất cho Chính quyền TP. Khốn nỗi dẫu “sau một đêm ngủ dậy, trở thành “người thành phố”, thì các ông bà nông dân ở đây quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cũng chẳng biết sống bằng gì, ngoài những mảnh ruộng ngàn đời cha ông để lại. Vậy là họ phản đối việc “thu hồi” đất nông nghiệp. Một số người do hoàn cảnh đau ốm, cần tiền hay sợ hãi… đành nhận tiền “đền bù” cho xong. Nhưng còn hơn 100 hộ, nhất định không giao đất. Họ hỏi chính quyền:

1. Thu hồi đất để làm gì? Nếu để làm trường học, bệnh viện hay công trình gì thì đưa bản vẽ ra, cần đến đâu, lấy đến đó, sao lại thu sạch sành sanh?

2. Nếu lấy đất cho doanh nghiệp, mời chủ doanh nghiệp trực tiếp gặp dân thỏa thuận, cam kết…

Nhưng chính quyền không trả lời được, [đọc tiếp]

Quán bún Sài Gòn nổi tiếng ‘cấm khựa’, ‘không bán nước’ bị cưỡng chế

14/06/2019 Khánh An (VOA) - Quán “Bún bò Dũng Đinh” từng làm “dậy sóng” mạng xã hội vì những nội quy, bảng hiệu hài hước, hóm hỉnh và đầy ý nghĩa vừa bị chính quyền TPHCM cưỡng chế đập phá vào sáng 14/6 với lý do “công trình xây dựng không phép”.

Ca sĩ Dũng Đinh đã dồn vốn liếng để mở quán “Bún bò Dũng Đinh” trên mảnh đất rộng 1.600 m2 đã mua 20 năm trước. Vì mảnh đất nằm trong khu quy hoạch có “dự án treo” suốt 20 năm, nên ông Dũng đã không xây nhà hàng mà chỉ dựng bạt che di động để làm quán. “Bún bò Dũng Đinh” của ông lại “nổi tiếng” vì các bảng thông báo độc đáo như “Nước free tự chọn, chúng tôi KHÔNG BÁN NƯỚC” hay “Cấm không cho ‘khựa’ bước vào nửa chân”, “Tẩy chay hàng ‘lạ’, dùng hàng nước ta”… [đọc tiếp]

Đến hẹn, lại không lên

14/06/2019 Nguyễn thị Cỏ May (Danlambao) - Hôm 17 tháng 5, chúng tôi hẹn nhau tại một địa điểm ở Paris X, gặp nhau, thăm hỏi nhau và ăn trưa, nói chuyện vui với nhau nhơn có một người bạn ở Poitiers lên Paris. Việc hẹn gặp nhau, chúng tôi thường làm khi có cơ hội.

Gần tới giờ, anh Võ Nhơn Trí điện thoại “xin cáo lỗi vì đi khám bệnh về, mệt lắm, lết không nổi nữa”...

... Ở đâu, lúc nào có cơ hội là ông hăng hái vạch trần sự bịp bợm, sự tàn ác của chế độ CS Hà Nội đối với dân chúng Việt Nam. Ông tâm niệm mình đã từng nạn nhân của chế độ, từng chứng kiến chính sách phi nhân ấy, nay có cơ hội nói tự do, phải tố cáo nó cho mọi người biết để đừng để bị chúng nó gạt. Biết mà không nói ra là có tội. Ông còn nói rõ “Đó là crime” (tội hình sự / trọng tội). [đọc tiếp]

Nỗ lực lớn để đưa đồng bào tị nạn ra khỏi trại giam Thái Lan

13/06/2019 (Mạch Sống) - Trong số 171 người bị bắt giam trong năm 2018, 92 người đã hoặc sắp được tự do.

Từ cuối tháng 8 năm ngoái, cảnh sát Thái Lan đã thực hiện nhiều cuộc bố ráp để bắt và trục xuất những người di dân bất hợp pháp. Trên 170 người Việt xin tị nạn thuộc các sắc tộc khác nhau và gồm cả trẻ em ở trong số này. Tất cả đều bị tống giam tại trại giam của Sở Di Trú, còn được gọi là IDC (Immigration Detention Center). Nhiều gia đình cả bố mẹ và con cái bị bắt chung. Cũng không ít trường hợp chỉ một phần gia đình bị bắt, và có gia đình cả cha lẫn mẹ bị bắt để lại con nhỏ bơ vơ ở ngoài. Thực ra, trước đó cảnh sát Thái Lan vẫn bắt và giam người tị nạn hoặc người đang xin tị nạn nhưng chỉ lẻ tẻ chứ không ồ ạt như mấy tháng cuối năm ngoái [đọc tiếp]

Sử dụng ứng dụng kỹ thuật bảo mật để huy động lực lượng biểu tình

13/06/2019 (RFA) - Báo mạng Vnepress vào ngày 12/6 có đăng bài viết về “Cách huy động lực lượng phản đối dự luật dẫn độ của người dân Hồng Kông”. Trong bài nêu rõ người dân kêu gọi biểu tình qua nhiều phương tiện khác nhau, từ trực tiếp phát tờ rơi trên đường phố đến việc thành lập những kênh trò chuyện trực tuyến bí mật để bàn thảo phương cách phản đối và xuống đường biểu tình.

Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng và cũng là người từng tham gia vào một số cuộc biểu tình tại Việt Nam nói với chúng tôi rằng, đối với các nhà hoạt động xã hội thì các biện pháp kỹ thuật như người dân Hồng Kông sử dụng thì không có gì là mới nhưng điều quan trọng nhất là việc tác động truyền tải đến mọi người gặp nhiều khó khăn. [đọc tiếp]

Biểu tình Hong Kong: Việt Nam cần luật biểu tình?

12/06/2019 Quốc Phương (BBC) - Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 12/6/2019 từ Hà Nội, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, cựu sỹ quan trong quân đội Việt Nam từng đảm nhiệm việc nghiên cứu Trung Quốc, nêu bình luận về biểu tình đang diễn ra ở Hong Kong:

"Cuộc biểu tình ở Hong Kong này tôi theo dõi rất sát sao và tôi rất vui mừng là vì trước hết về mặt số lượng, con số rất là lớn so với tỉ lệ của người dân ở Hong Kong. Bởi vì như trên báo chí nói, Hong Kong có bảy triệu người, mà cuộc biểu tình này đã đến một triệu, tức là một trên bảy. [đọc tiếp]

Nhìn Hồng Kông rồi khóc cho Việt Nam

11/06/2019 VietTuSaiGon (rfavietnam) - Cuộc Cách mạng dù do những sinh viên Hồng Kông thực hiện cách đầy chưa đầy nửa thập kỉ đã được tiếp nối bởi hàng triệu người Hồng Kông trong tuần qua. Cả hai cuộc xuống đường đều có chung mục tiêu: Phản đối các chính sách, tác động của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc lên vùng đất vốn dĩ quen với văn minh, năng động và dân chủ này. Kết quả có thể chưa biết bao giờ mới đạt được, nhưng với chiều hướng phát triển như đã thấy, có thể nói rằng Hồng Kông không hổ danh là một vùng đất tiến bộ, văn minh. Nhìn lại cuộc xuống đường hàng triệu người vừa qua ở xứ bạn, lại thấy buồn và hổ thẹn cho xứ minh. Và tự hỏi: Tại sao Việt Nam không có những động thái đi tìm tiếng nói tiến bộ? Đến bao giờ Việt Nam mới có được tự do?

Hỏi là hỏi cho đỡ buồn, chứ câu trả lời cũng rành rành ra trước mắt: Việc đi tìm tiếng nói tiến bộ là vô cùng khó đối với người Việt. Và bản thân chúng ta đã quen với tư duy chịu phụ thuộc, chịu nô lệ nên rất khó để tìm đến tự do. Và tự do muôn đời vẫn là giấc mơ của số ít người Việt! [đọc tiếp]

Hàng trăm ngàn người Hong Kong xuống đường phản đối dự luật dẫn độ về Trung Quốc

09/06/2019 (RFA) - Hàng trăm ngàn người Hong Kong đã xuống đường biểu tình vào ngày Chủ Nhật, 9/6, để phản đối dự luật dẫn độ về Trung Quốc xét xử.

Reuters trích ước tính từ những người tổ chức biểu tình cho biết con số người tham gia biểu tình lên tới hơn nửa triệu người, lớn hơn con số 500.000 người biểu tình hồi năm 2003 phản đối chính phủ có kế hoạch thắt chặt luật an ninh quốc gia.

Những người chỉ trích dự luật cho rằng dự luật sẽ khiến bất cứ người nào ở Hong Kong cũng dễ dàng bị giới chức Trung Quốc bắt giữ vì lý do chính trị hoặc những sai phạm kinh doanh khó tránh và làm nguy hại đến hệ thống luật pháp bán tự trị của Hong Kong [đọc tiếp]

Việt Nam được bầu làm thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ

08/06/2019 Thanh Phương (RFI) - Hôm qua, 07/06/2019, tại New York, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu cho 5 thành viên không thường trực mới của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Là ứng viên duy nhất của khu vực châu Á, Việt Nam đã trúng cử một cách dễ dàng với 192/193 phiếu.

Chủ tịch Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngay sau đó đã công bố Việt Nam chính thức trở thành ủy viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc bao gồm 15 thành viên, trong đó có 5 thành viên thường trực (Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ) và 10 thành viên không thường trực có nhiệm kỳ 2 năm do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bầu chọn luân phiên mỗi lần 5 thành viên. [đọc tiếp]

Hoa Kỳ trục xuất người Việt Nam biểu tình phản đối Formosa tìm quy chế tị nạn

07/06/2019 (RFA) - Ông Hà Văn Thành, sinh năm 1982, ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An bắt đầu cuộc đào thoát khỏi Việt Nam từ ngày 12/05/2018 vì ông lo sợ sẽ bị chính quyền địa phương bắt bỏ tù như một số nhà hoạt động về môi trường khác ở khu vực như Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong. Đây là những người đã cùng tham gia xuống đường tuần hành tập thể với hàng trăm nạn nhân của thảm họa môi trường biển Formosa ở khu vực 4 tỉnh Bắc Trung bộ kể từ khi biến cố xảy ra hồi đầu tháng 4 năm 2016.

Trong cuộc điện thoại gọi từ trại giam di trú ở thành phố Chaparral, bang New Mexico đến RFA, ông Hà Văn Thành cho biết đã trải qua quá trình thẩm vấn di trú và đã ra tòa ba lần. Sau ba phiên tòa, ông bị từ chối cho tị nạn và sẽ phải bị trục xuất về nước. [đọc tiếp]

Một năm sau tổng biểu tình chống Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng

07/06/2019 Trung Khang (RFA) - Ngày 10 tháng 6 năm 2018, hàng ngàn người dân tại một số địa phương là Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu và Sài Gòn xuống đường biểu tình phản đối Dự thảo Luật Đặc khu Kinh tế và Dự thảo Luật An ninh mạng. Những cuộc biểu tình rầm rộ đã khiến hàng trăm người bị bắt và có ít nhất 127 người đã bị kết án tù với các tội như gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ. Nhiều người biểu tình đã bị đánh dã man, trong đó có cả Việt Kiều. Với nhiều người tham gia biểu tình, ký ức của cuộc biểu tình 1 năm trước vẫn còn đậm nét.

Theo số liệu thống kê của trang The 88 Project mới đây, có đến 127 bị bắt giam giữ hoặc hoặc có nguy cơ bị bắt giam giữ sau khi tham gia biểu tình hồi tháng 6 năm 2018. Trong số đó, có 92 người bị tuyên án tù.

Do không có phương tiện truyền thông độc lập ở Việt Nam, nhiều khả năng con số người đang ở tù hoặc bị quấy rối do tham gia vào các cuộc biểu tình còn cao hơn con số thống kê. [đọc tiếp]

Kháng lệnh cấm của TQ, ngư dân VN bị cướp hải sản đánh bắt

07/06/2019 (VOA) - Một tàu chụp mực của ngư dân Quảng Nam vừa bị tàu Trung Quốc chặn và cướp đi 2 tấn mực khô ở Biển Đông sau khi đe dọa sẽ “cắt lưới, lấy hết tài sản và lai dắt tàu về Trung Quốc” nếu tái phạm.

Theo tường thuật của báo Thanh Niên ngày 7/6, tàu chụp mực mang số hiệu Qna 91441 của ngư dân Trần Văn Nhân, 42 tuổi, tỉnh Quảng Nam, vừa bị một tàu nước ngoài “nghi là tàu Trung Quốc” khống chế và cướp đi 2 tấn mực khô trong giờ nghỉ trưa ngày 2/6 khi đang hoạt động ở khu vực thuộc đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa. [đọc tiếp]

Tiễn đưa Võ Nhơn Trí

06/06/2019 Từ Thức (tuthuc-paris-blog.com) - Cách đây vài tuần, anh hẹn tới nhà ăn trưa cùng với một số bạn bè. Giờ chót, anh không tới được, vì đi nhà thương về, ‘’mệt quá, lết không nổi‘’. Khi anh nói lết không nổi, nghĩa là …lết không nổi, bởi vì tính anh thực thà, không biết bịa đặt, dù để cáo lỗi. Nghĩ chắc tại đôi chân, vì từ mấy năm nay, anh đau chân, đi vài bước phải kiếm chỗ ngồi thở. Không ngờ anh đang chuẩn bị đi xa.

Là công tử Nam kỳ, có dân Tây, đi Pháp sớm, học Luật ở Pháp, kinh tế ở Anh, nhưng Võ Nhơn Trí chỉ muốn về giúp nước. Anh gia nhận đảng CS Pháp từ 1952 và đảng CS VN từ 1961.

Năm 60, thay vì ngồi ở Paris ủng hộ cách mạng, như nhiều trí thức thiên tả khác, anh về Hà Nội, tưởng sẽ có cơ hội giúp nước. Chế độ không cần chuyên, chỉ cần hồng. Nhất là hồng dễ bảo, không suy nghĩ rắc rối. Tiến sĩ Võ Nhơn Trí khám phá ra cách mạng còn dã man với đồng bào hơn cả thực dân trong khám lớn Sài gòn. Những người tiếp xúc với anh Trí thấy anh chống Cộng, gay gắt, kiên trì hơn cả những người đã mục xương trong nhà tù CS. Gần như một ám ảnh ngày đêm. [đọc tiếp]

Thiên An Môn: 'Tin ai chứ đừng tin Đảng'

06/06/2019 Nguyễn Hùng (VOA Blog) - Những ngày đầu tháng Sáu này cả thế giới, trừ Trung Quốc, nhớ về cuộc thảm sát dân thường, chủ yếu là sinh viên, tại trung tâm Bắc Kinh tròn ba thập niên trước.

Nỗi đau lớn nhất thuộc về những người mẹ, người cha, người thân của hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn người đã bị Giải phóng quân Nhân dân cán chết bằng xe tăng, bắn, đánh hay đâm cho tới chết quanh Quảng trường Thiên An Môn.

Vài năm sau biến cố, ở Trung Quốc được gọi là ‘lục tứ’, tức tháng và ngày xảy ra cuộc bắn giết của những người lính Trung Quốc nhắm vào chính đồng bào mình, một nhóm hơn 180 bà mẹ đủ dũng cảm đã lập ra nhóm ‘Những Bà Mẹ Thiên An Môn’. [đọc tiếp]

Trump nói Việt Nam là đối tác thương mại ‘thứ dữ’

06/06/2019 (VOA) - Tổng thống Mỹ Donald Trump nói Việt Nam là đối tác thương mại “thứ dữ” trong khi chính quyền của ông đang tập trung điều chỉnh mối quan hệ thương mại mà trong những năm qua đã đem về cho Việt Nam thặng dư to lớn.

Ông Trump đưa ra phát biểu này trong một cuộc phỏng vấn phát trên truyền hình ở Anh vào ngày thứ Tư khi ông trình bày về việc ông đã không đi quân dịch trong thời Chiến tranh Việt Nam. [đọc tiếp]

Biểu tình trước Quốc hội Việt Nam hôm nay 5.6.2019

05/06/2019 (Thời báo.de) - Ngay khi Quốc hội Việt Nam đang họp, thì bên ngoài những người ” Dân oan” biểu tình hô vang ” Đả đảo bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đảo đảo Quốc hội bù nhìn”.

Đây là những người dân bị quan chức cấu kết với doanh nghiệp và xã hội đen cướp đất, đuổi ra khỏi nhà. Họ đã lên Hà Nội yêu cầu công lý và pháp luật phải được thực thi.

Phỏng vấn chị Đỗ Thị Hương – dân oan tỉnh Bình Định và cháu Đoàn Trương Anh Thư, người bị cướp đất, đuổi ra khỏi nhà khi mới 10 ngày tuổi – dân oan tỉnh Đồng Nai. (Youtube của Thời báo.de)

Các nhà ly khai Trung Quốc nhìn lại Thiên An Môn 30 năm sau

04/06/2019 Thanh Phương (RFI) - Ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi những chiếc xe tăng của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc nghiền nát phong trào biểu tình phong trào đòi dân chủ của sinh viên Bắc Kinh, các nhà ly khai Trung Quốc nhìn lại sự kiện này như thế nào ?

Trên đài RFI, nhà văn Thái Sùng Quốc (Cai Chongguo), một sinh viên từ Vũ Hán lên thủ đô tham gia phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh, nhớ lại không khí lạc quan vào thời ấy :

« Sau vụ thảm sát, người ta cho đó là những sinh viên mơ đến nền dân chủ và chỉ muốn lật đổ chế độ cộng sản. Sự thật không phải như thế. Đa số sinh viên chỉ đòi những cải tổ. Chúng tôi đã tin rằng đảng, các lãnh đạo và nhà nước sớm muộn gì cũng sẽ lắng nghe chúng tôi. Chúng tôi chỉ muốn cải tổ chính trị, chứ không làm cách mạng. [đọc tiếp]

Một ngày 4/6/1989, Ba Lan và Trung Quốc đi hai đường khác nhau

04/06/2019 Nguyễn Giang (BBC) - Ngày Trung Quốc đàn áp sinh viên ở Thiên An Môn (4/6/1989) cũng là ngày Ba Lan tổ chức bầu cử dân chủ đầu tiên trong khối xã hội chủ nghĩa từ sau Thế Chiến 2.

Điều này đặt ra một số câu hỏi về hai xu hướng trái ngược nhau, cùng nảy sinh trong nội bộ các nền 'dân chủ nhân dân': chấp nhận đa nguyên hay trấn áp?

-Vụ thảm sát Thiên An Môn chỉ có thể xảy ra ở Trung Quốc, vì các đặc thù lịch sử của nước này, hay có thể xảy ra ở nơi khác?

-Phải chăng chỉ người châu Âu mới có thể đi tới dân chủ trong hòa bình, ổn định, như con đường của Đông Âu, còn châu Á thì phải khác? [đọc tiếp]

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc “nói dối một cách trắng trợn”

03/06/2019 Trung Khang (RFA) - Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Singapore, hôm 2/6 đã tuyên bố: “Trong suốt 70 năm qua kể từ ngày thành lập nước, Trung Quốc chưa bao giờ phát động một cuộc chiến hay xung đột, hay xâm lược quốc gia khác hay lấy dù chỉ một tấc đất của nước khác”.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu độc lập từ Singapore nói với đài RFA hôm 3/6/2019 về vấn đề này: “Ổng nói như thế là ổng nói dối một cách trắng trợn..." [đọc tiếp]

Jean Pierre Cabestan : « Trung Quốc muốn thay đổi trật tự thế giới có lợi cho mình »

03/06/2019 (RFI) - Vào ngày này cách nay 30 năm, Bắc Kinh đã ra lệnh thẳng tay đàn áp phong trào biểu tình dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn.

Trả lời phỏng vấn báo Le Monde, số ra ngày 03/06/2019, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc, Jean Pierre Cabestan, thuộc đại học Baptist Hồng Kông, đã nhận định, trong những thập niên qua, ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong các định chế quốc tế đã cho phép Bắc Kinh vô hiệu hóa các chỉ trích về nhân quyền [đọc tiếp]

Tình trạng tài khoản bị khóa ở Việt Nam và cách Facebook giải quyết

31/05/2019 Hòa Ái (RFA) - Cư dân mạng tại Việt Nam ghi nhận kể từ khi Luật An ninh mạng có hiệu lực từ đầu tháng 1 năm 2019 đến nay, tình trạng tài khoản mạng xã hội trên Facebook bị khóa và bị mất ngày càng nghiêm trọng.

Thế nhưng, một số nạn nhân của vụ việc này than phiền rằng Facebook đã không giúp đỡ họ khi họ thông báo với Facebook tình trạng vừa nêu.

Càng ngày càng nghiêm trọng

Hàng loạt người sử dụng mạng xã hội Facebook ở Việt Nam trong những tháng gần đây liên tục cầu cứu với Facebook giúp đỡ giải quyết tình trạng tài khoản của họ bị mất và bị khóa. [đọc tiếp]

10 năm nâng cao dân trí chấn hưng dân khí

31/05/2019 Tô Văn Trường (Bauxite Việt Nam) - Thời gian trôi rất nhanh, thấm thoát đã đến kỷ niệm 10 năm ngày thành lập trang mạng Bauxite Việt Nam. BVN xuất hiện vào thời điểm chuẩn bị triển khai dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên với nhiều ý kiến bức xúc trái chiều với chủ trương này. Đến nay, thực tế cho thấy đó là những phản biện khoa học thực tiễn quý giá, nếu được lựa chọn tiếp thu sẽ không dẫn đến tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội” như dự án bauxite cũng như nhiều đại dự án hiện nay. Phản biện khoa học hữu hiệu góp phần bảo đảm tăng trưởng kinh tế, an toàn về môi trường và an ninh cho đất nước ta. [đọc tiếp]

Thế nào là minh bạch thông tin?

28/05/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Thông tin minh bạch đúng sự thật không chỉ là yêu cầu khách quan mà còn là trách nhiệm, là đạo đức của người cung cấp thông tin.

Với chính sách ngu dân, bưng bít thông tin nhà nước cộng sản đã định hướng thông tin theo đường lối của đảng qua nhiều công cụ mà tiêu biểu là một hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình khổng lồ do một tổng biên tập điều hành là ban tuyên giáo.

Nhưng nhiều năm nay do sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội tấm màn sắt bưng bít thông tin của đảng đã bị chọc thủng. Nhiều nguồn thông tin đa chiều đã đến với người dân, góp phần tác động tích cực đến cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ, tự do báo chí.

Từ Sài Gòn, nhà báo Nguyễn Đình Ngọc đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành qua chủ đề : “Thế nào là minh bạch thông tin?”, nội dung như sau -  Mời quí vị cùng nghe

Bản tuyên bố phản đối TQ làm cao tốc Bắc-Nam lan truyền trên mạng

28/05/2019 (VOA) - Một bản tuyên bố “phản đối dự án đường cao tốc Bắc-Nam” đang lan truyền trên mạng xã hội trong những ngày gần đây. Nêu ra một số quan ngại về chất lượng, tiến độ, an ninh, chính trị, tuyên bố của “các tổ chức xã hội dân sự và người dân khắp nơi” ở Việt Nam yêu cầu chính quyền “không vay vốn và nhận đầu tư từ Trung Quốc” cho dự án này.

Nhiều người sử dụng Facebook, trong đó có các nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh và Huỳnh Ngọc Chênh, đã và đang chia sẻ bản tuyên bố trên trang cá nhân.

Bản tuyên bố nhấn mạnh là các nhà thầu Trung Quốc thường áp dụng “thủ đoạn bỏ thầu rẻ” rồi sau đó “kết hợp với quan tham Việt Nam đẩy giá lên nhằm tham nhũng chia nhau”, gây thâm thủng ngân sách của Việt Nam, đồng thời “tạo thêm gánh nặng, góp phần làm kiệt quệ sức dân”. [đọc tiếp]

Dân Đồng Tâm tuyên bố 'cuộc đấu trí mới' với chính quyền

28/05/2019 Mỹ Hằng (BBC) - "Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch TP Hà Nội nói tới đây sẽ cho bộ đội về xây dựng trên đất Đồng Tâm. Tôi thì cho rằng bộ đội sẽ không ủng hộ đâu. Còn nếu cố tình đưa Viettel về lấy đất thì dân Đồng Tâm sẵn sàng hi sinh giữ đất."

"Nhà nào ở Đồng Tâm cũng đã trang bị đầy đủ rồi, sẽ không bắt giữ người như năm 2017 nữa đâu mà chắc chắn sẽ đổ máu 'như Gò Đống Đa'. Bởi vì chính quyền Hà Nội đã chèn ép người dân quá đáng," ông Lê Đình Công, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, nói với BBC hôm 22/5.

Trao đổi của ông Công với BBC được thực hiện sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận về đất đai quê ông, khẳng định mảnh đất 59ha ở Đồng Sênh, thuộc Đồng Tâm, là 'đất quốc phòng', và thuộc sân bay Miếu Môn. Tuyên bố được đưa ra 2 năm sau vụ việc dân Đồng Tâm bắt 38 cảnh sát làm con tin gây chấn động trong cuộc chiến '36 ngày đêm giữ đất'. [đọc tiếp]

Đổi mới hay là chết?

25/05/2019 Tô Văn Trường (Bauxite Việt Nam) - Nhớ lại những năm đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước, đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Lạm phát phi mã. Kinh tế xuống dốc không phanh.

Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã thay da đổi thịt. Nhưng chúng ta khó mà lạc quan được khi so sánh thứ hạng của Việt Nam trong các bảng xếp hạng thế giới.

Những con số “biết nói” ở trên cho thấy Việt Nam là một nước lớn về dân số, trung bình về diện tích và còn rất nghèo so với thế giới.

Đặc biệt đáng lo ngại là ngày nay tham nhũng tràn lan; bất bình đẳng xã hội ngày càng lớn; đạo đức xã hội suy đồi; niềm tin của nhân dân vào lãnh đạo, vào lý tưởng xóa bỏ áp bức, bất công, xây dựng xã hội tự do, dân chủ đang đổ vỡ. Đất nước lại một lần nữa đứng trước câu hỏi lớn: “Đổi mới hay là chết?” [đọc tiếp]

Dự án nhiệt điện Vân Phong: Cụ bà vẫn bám đất sau hai năm

24/05/2019 (BBC) - Nhà cụ Phạm Thị Ca, 99 tuổi, nằm trong khu vực giới chức muốn triển khai dự án nhà máy nhiệt điện Vân Phong trị giá 2,6 tỷ đô la.

Móm mém, gần như mù lòa, cụ từ chối rời đi. "Nhà tôi tôi ở, đất tôi tôi ở," cụ nói. "Ông bà, cha mẹ tôi hồi trước ở, thì bây giờ tôi ở, rồi sẽ chôn cất ở đây."

Cụ và gia đình cùng những người khác phản ứng dữ dội trước việc bị tước đoạt không gian sống, mất đất, tình trạng ô nhiễm môi trường, trong lúc mức đền bù, theo họ, là không thỏa đáng. [đọc tiếp]

EU: Stop ou Encore ?. Ngưng hay tiếp tục ?

24/05/2019 Từ-Thức (tuthuc-paris) - Nếu bạn đang sinh sống ở Âu Châu, nên đi bầu Chủ Nhật này, 26/05. (hay một ngày khác, tùy quốc gia). Đó là cuộc bầu cử chọn lựa 751 dân biểu Âu Châu.

Nên đi bầu, vì ít nhất 4 lý do : 1.Không nên sống thụ động, nên tham dự vào các sinh hoạt địa phương. Hãy bỏ thái độ rất An Nam: đó là chuyện thiên hạ 2. Đời sống hàng ngày của bạn hầu hết do các luật lệ Âu Châu chi phối. 3. Tại những nơi khác, người ta hy sinh tính mạng để được đi bầu. 4. Đây là cuộc bầu cử quan trọng nhất từ ngày Liên Hiệp Âu Châu ( European Union, EU ) ra đời.

Phong trào dân túy, đúng hơn là mỵ dân, đang lên cao. Cùng với Brexit, nếu các đảng cực tả, hay cực hữu chiếm đa số, EU kể như bị khai tử. Mục tiêu của họ là làm tê liệt EU . [đọc tiếp]

Việt Nam : Số lượng nội dung bị Facebook kiểm duyệt tăng 500%

24/05/2019 Thụy My (RFI) - Facebook đã tăng số lượng nội dung bị hạn chế truy cập ở Việt Nam trên 500% trong nửa cuối năm 2018, theo báo cáo công bố hôm nay 24/05/2019 của mạng xã hội này, trong bối cảnh Hà Nội gia tăng trấn áp các nhà ly khai trên mạng.

Báo cáo về minh bạch của Facebook cho biết từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, đã hạn chế truy cập 1.553 bài đăng và 3 tài khoản ở Việt Nam, so với sáu tháng đầu năm là 265 bài. Việc « hạn chế » này có nghĩa là một bài đăng trên Facebook không thể xem được ở một số quốc gia vì vi phạm luật lệ địa phương. [đọc tiếp]

Phản kháng Thiên An Môn và vài Bài học cho Dân chủ hoá ở Việt Nam

22/05/2019 Nguyễn Quang A, DĐXHDS, Việt Nam (Bauxite Việt Nam) - Phản kháng Thiên An Môn là một cách gọi ngắn gọn của một phong trào xã hội toàn quốc kéo dài bảy tuần mà đã lan ra khắp Trung Hoa đại lục trong năm 1989. “Vào ngày 17 tháng Tư, hai ngày sau khi Hồ Diệu Bang chết, các sinh viên ở Bắc Kinh đã xuống đường. Trong bảy tuần, những cố gắng to lớn của dân chủ hoá Trung Quốc đã trải qua một chu kỳ nhanh của sự huy động, sự phân cực, sự đối đầu đẫm máu, và sự đàn áp” [Đới Tình-Dai Qing]. Nhìn lại các cuộc Phản kháng Thiên An Môn sau 30 năm chúng ta có thể học một số bài học để noi theo hay để tránh ở nơi khác. [đọc tiếp]

Trong hai tuần, Malaysia bắt 123 ngư dân Việt ‘cướp đoạt hải sản’

21/05/2019 (Người Việt) - Kuala Lumpur, Malaysia – Trong vòng hai tuần lễ đầu Tháng Năm, 2019, Malaysia đã bắt giữ 123 ngư dân Việt với 25 chiếc tàu đánh cá bị cáo buộc khai thác thủy sản bất hợp pháp trong vùng biển đặc quyền nước họ.

Cơ quan Malaysian Maritime Enforcement Agency (MMEA) tương ứng với Cảnh Sát Biển của các nước, loan báo như trên về chiến dịch hoạt động kiểm soát trên các vùng biển đặc quyền kinh tế của nước họ từ ngày 2 đến 16 Tháng Năm. [đọc tiếp]

Tăng đoàn của Giáo hội Phật giáo Thống Nhất gửi thông điệp đến nhà cầm quyền Việt Nam

20/05/2019 (RFA) - Nhân mùa Phật Đản 2019, Phật Lịch 2563, đại diện của Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Thống Nhất đã phát đi thông điệp, gồm 5 điểm chính đến nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Đại lễ đã diễn ra tại chùa Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vào đêm 18-5-2019, nhằm 14 tháng Tư âm lịch với sự chứng kiến của đông đảo tín hữu đến tham dự.

Dưới sự chủ trì của Hòa thượng Thích Vĩnh Phước, Phó Tổng vụ trưởng tổng Vụ Cư sĩ Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), đại lễ đã diễn ra trang nghiêm với lòng hướng Phật, cũng như thành tâm phát nguyện lên tiếng cho đất nước, dân tộc hôm nay, với 5 điểm sau đây: [đọc tiếp]

Ông Trọng tái xuất, nhưng còn sống hay đã chết?

20/05/2019 Bùi Quang Vơm (Bauxite Việt Nam) - Đây hình như là câu hỏi của tất cả những người quan tâm tới sự kiện chính trị cả ở trong nước lẫn ngoài nước, cả của người Việt lẫn những người ngoại quốc.

Nhưng câu trả lời thì vẫn chưa có, và chắc chắn sẽ không có, vì sau khi tái xuât hiện ngày 14/5, mặc dù, người ta thấy rõ ràng là ông chưa chết, nhưng còn sống hay không thì không ai trả lời được, vì nhiều lý do: [đọc tiếp]

Lũ bịp bợm thần thánh hóa lãnh tụ

20/05/2019 Nguyên Anh (Quyền Được Biết) - Vừa qua tại Việt Nam đã diễn ra Đại Hội Phật Giáo Thế Giới Vesak 2019, một chiêu trò chơi chữ đánh bóng của đảng nhập nhằng để lòe bịp những cái đầu thiếu hiểu biết. Đơn giản hơn thì các Phật Tử đều biết đó là ngày Lễ Phật Đản, ngày Đức Phật ra đời 15 tháng 4 Âm Lịch hàng năm.

Nổi lên trong thời điểm diễn ra buổi lễ là Giáo Hội Phật Giáo csVN đã công bố một bức tranh vẽ hình Đức Thích Ca Mầu Ni tọa thiền bên trái, bên phải là hình tên Tội Đồ Dân Tộc hcm và bánh xe Pháp Luân ở giữa, sau đó bức tranh bị nhiều luồng dư luận phản đối [đọc tiếp]

Stéphane Courtois : « Hồ Chí Minh đã lập ra một chế độ toàn trị »

20/05/2019 Thụy My (RFI) - « Sự khắc khổ và thanh thản toát ra từ nơi làm việc của ông Hồ Chí Minh cho thấy tinh thần lao động, sự bình tĩnh, kiên trì, quyết tâm phục vụ các kế hoạch của Nhà nước ». Trên đây là những dòng cảm tưởng được thủ tướng Pháp Édouard Philippe ghi vào sổ lưu niệm ở Khu di tích Phủ chủ tịch Hồ Chí Minh, trong chuyến công du Việt Nam tháng 11/2018.

Nhận xét này đã làm dấy lên một số ý kiến chỉ trích tại Pháp. Trả lời phỏng vấn báo Le Figaro, nhà sử học Stéphane Courtois nhắc nhở về tính cách nhân vật Hồ Chí Minh (tất nhiên là dưới góc nhìn của phía Pháp - ND). [đọc tiếp]

Xung quanh việc Văn phòng Công lý - Hòa bình tạm đóng cửa

18/05/2019 Nguyễn Tường Thuỵ (Việt Nam Thời Báo) - Dù Văn phòng đổi tên thì tôi vẫn thích cái tên cũ đã trở nên thân thuộc cũng như thích cái tên Sài Gòn khi thành phố này bị đổi tên. Không biết với tên mới, hoạt động của Văn phòng sẽ thay đổi theo hướng nào. Chỉ mong Văn phòng không biến thành nơi giao thoa một cách khiên cưỡng, gán ghép giữa lý tưởng của Chúa với lý tưởng cộng sản.

Ngày 15/5/2019, trước cửa Văn phòng CL - HB dán một thông báo với nội dung: “Kể từ hôm nay 15/5/2019 Phòng Công Lý Hòa Bình tạm ngưng làm việc đến khi có thông báo mới”.

Linh mục Phaolo Lê Xuân Lộc, người đóng cánh cửa Văn phòng CL - HB cho biết Văn phòng Phát triển con người toàn diện (tên mới) vẫn lo cho thương phế binh theo cách thức và nhân sự mới.

Không biết với nhân sự mới và cách thức mới như thế nào, chỉ biết rằng Chương trình Tri ân TPBVNCH đang hoạt động rất hiệu quả và ý nghĩa, với một đội ngũ tình nguyện viên đông đảo, tâm huyết. [đọc tiếp]

Giọt nước mắt của chủ chăn

18/05/2019 Cánh Cò (RFA) - Giáo hội Công giáo Việt Nam hôm nay vừa chứng kiến một linh mục khóc vì bị bứt ra khỏi đàn chiên của mình để tới một nơi không có giáo dân, tức là không có con chiên nào cần sự chăn dắt. Đó là linh mục Giuse Nguyễn Duy Tân vâng lệnh bề trên rời giáo xứ Thọ Hòa nơi ông gắn bó bao năm qua để về Núi Cúi, một vùng đất rộng lớn nhưng không có giáo dân vì nơi đây đang xây dựng một khu hành hương lớn nhất Việt Nam và mục tiêu chính là đón đức Giáo Hoàng về thăm khi thuận tiện.

Câu chuyện của linh mục Tân tiếp nối tin đồn râm ran về việc Văn phòng Công lý và Hòa Bình phải đóng cửa đồng nghĩa với chương trình “Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa” được coi như biến mất vì không ai trông nom, gánh vác. [đọc tiếp]

Hòa Thượng Thích Không Tánh lên tiếng vụ ‘ngưng Tri Ân Thương Phế Binh VNCH’

17/05/2019 Cát Linh (Người Việt) - SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Tin tức về việc “Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng, Quận 3, Sài Gòn, bất ngờ chấm dứt chương trình ‘Tri Ân Thương Phế Binh VNCH’” gây xôn xao trên mạng xã hôi.

Tuy nhiên, vào tối 15 tháng Năm, trang web Nhà Thờ Thái Hà lại đăng bài trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt của Linh Mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích, giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Trong đó Linh Mục Bích cho biết “Bề Trên vẫn cho phép tiếp tục giúp đỡ các thương phế binh VNCH.”

Sáng sớm ngày 16 Tháng Năm, Hòa Thượng Thích Không Tánh, người khởi xướng chương trình “Tri Ân Thương Phế Binh VNCH,” cho nhật báo Người Việt biết những vấn đề xung quanh sự kiện đang gây nhiều tranh cãi này. [đọc tiếp]

Việt Nam: Sau ‘‘đột quỵ’’, Nguyễn Phú Trọng càng ''độc đoán'' hơn ?

17/05/2019 (RFI) - Nguyễn Phú Trọng đột ngột trở lại chính trường ngày 14/05/2019, sau một tháng chữa bệnh. Sự trở lại của ông Trọng, ngay trước thềm hội nghị trung ương 10, đi kèm với một loạt vụ tấn công « quan chức » tham nhũng cấp cao khiến nhiều người đặt câu hỏi phải chăng chính quyền ông Trọng đang chuyển sang « đốt lò » dữ dội hơn.

Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, nếu như chủ trương chống tham nhũng quyết liệt của tổng bí thư – chủ tịch nước nhận được sự tán thưởng của một bộ phận dân chúng và giới chức chính quyền, thì với tình trạng « độc tôn thái quá », không khuyến khích dân chủ, không bảo vệ người dân chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng, các chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng sẽ chỉ là « nửa vời », « mỵ dân ». [đọc tiếp]

Chuyện gì đang diễn ra ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn?

17/05/2019 Ben Ngô (BBC) - Những ngày qua, một số blogger chỉ trích và cáo buộc việc một số linh mục ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn "bị thuyên chuyển khắp nơi, phòng Công lý & Hòa bình của nhà dòng này có thể bị xóa sổ, chương trình tri ân thương phế binh thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa cũng có thể bị dẹp, chính quyền chi phối hệ thống nhà thờ..."

Hôm 16/5, trả lời BBC, Linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích, Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, nói:

"Tôi không biết có ai đó muốn thay đổi chủ trương hoạt động của Dòng Chúa Cứu Thế. Còn tôi, với tư cách Giám Tỉnh cùng với Ban Quản Trị, chúng tôi chưa hề ra văn thư hoặc tuyên bố nào thay đổi chủ trương hoạt động. Vì vậy, một số blogger bày tỏ sự băn khoăn là không cần thiết. [đọc tiếp]

Vụ Vườn Rau Lộc Hưng giải quyết thế nào cho thỏa đáng?

16/05/2019 Thiện Ý (VOA) - Chúng tôi vừa nhận được thư của một đồng nghiệp, cũng là đồng môn Đại học Luật khoa Saigon đang hành nghề tại Việt Nam; là một trong các luật sư tình nguyện hổ trợ pháp lý miễn phí cho các nạn nhân bị cưỡng chế trong vụ vườn rau Lộc Hưng, F.6 Quận Tân Bình, Thành phố HCM. Trong thư mở đầu viết: “Thay mặt các LS đang giúp đỡ pháp lý miễn phí cho bà con Vườn Rau Lộc Hưng tại F.6Q. Tân Bình tôi xin gửi lời kêu gọi thống thiết đến các đồng nghiệp, hội viên CLBLKVN. Đây là tiếng nói mới nhất của một trong các LS đăng trên FB ngày 8/5/2019… Mong các bạn ở trên một đất nước tư do, yêu chuộng dân chủ , hiểu biết pháp luât quốc tế hơn các LS trong nước và người dân, hãy nghiên cứu và có cách nào hổ trợ pháp lý …” [đọc tiếp]

Thương cho thân phận thương phế binh VNCH

16/05/2019 Paulus Lê Sơn (Việt Nam Thời Báo) - Cuộc xua đuổi từ sau kết thúc cuộc chiến năm 1975 cho đến ngày hôm nay hầu như vẫn không hề dừng lại đối với những con người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Họ là những con người có phẩm giá và nhân vị, thiệt thòi hơn, họ còn bị thương tích, khuyết thiếu một phần thân thể do chiến tranh để lại. Họ thực là những con người yếu thế trong xã hội. Đáng ra họ phải được tôn trọng, bảo vệ, nâng đỡ. Cớ sao lại ra tay truy cùng diệt tận họ?

Đầu năm 2019, khi nhà cầm quyền tấn công, đập phá, xóa bỏ vườn rau Lộc Hưng, hàng chục thương phế binh đã bị ném bỏ đồ đạc chăn mùng ra khỏi phòng trọ. Mới hôm 28/04/2019, công an tiếp tục đe dọa trấn áp những con người tàn phế này. Đồng thời gây áp lực với chủ nhà trọ, ép chủ nhà phải đuổi các chú thương phế binh ra khỏi nhà. Họ chả biết phải đi đâu, trú ngụ ở đâu, cuộc sống trước mắt như thế nào đây? [đọc tiếp]

Đại lễ Vesak 2019: Những vết đen điếm nhục của Phật giáo Quốc Doanh

15/05/2019 Gió Bấc (RFA) - Đại lễ Vesak 2019 tại Việt Nam lẽ ra là niềm vui hạnh phúc của cộng đồng Phật giáo và niềm vui chung của dân tộc là cơ hội để mỗi con người gội rửa thân tâm hướng đến thảnh thơi an lạc và ứng xử với nhau bằng hạnh hỷ xả. Việt Nam cũng chia sẻ với thế giới những giá trị trí tuệ của tinh hoa Phật học.

Rất tiếc, những đồng chí được đảng nhà nước phân công vào vai hòa thượng, thượng tọa Phật giáo quốc doanh đã quá trâng tráo, hành xử ngông nghênh vô học, báng bổ phật pháp, tạo ra những vết đen nghiệp chướng muôn đời không tẩy xóa [đọc tiếp]

Liên Minh châu Âu và bầu cử châu Âu 2019

10/05/2019 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - EU là một liên minh chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. EU có 2/5 nước thành viên thường trực Hội đồng bào an Liên hiệp quốc, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm các quốc gia phát triển G20.

EU có nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu với GDP 19.100 USD, là thị trường toàn cầu lớn với dân số trên 512 triệu người (thu nhập bình quân 37.305 USD/người/năm.

Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện Châu Âu (EP) được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm, mỗi nước thành viên có ít nhất 6 ghế và nhiều nhất 96 ghế. Cuộc bầu cừ châu Âu 2019 diễn ra trong bối cảnh :Các lực lượng chính trị dân túy, cực hữu chống EU trổi dậy và Anh rút khỏi EU (Brexit). [đọc tiếp]

Rostec của Nga lập cơ sở bảo dưỡng trực thăng ở Việt Nam

01/05/2019 (BBC) - Bài của Tiến sĩ Prashanth Parameswaran trên tạp chí The Diplomat hôm 30/04 bàn về việc một công ty quốc phòng thuộc nhà nước của Nga vào tuần trước công bố khai trương một cơ sở bảo dưỡng mới tại Việt Nam.

Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Nga (Rostec) hôm 22/04 tuyên bố khai trương một cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa và đại tu động cơ máy bay trực thăng mới tại Việt Nam. [đọc tiếp]

Dự thảo Luật Lao động bổ sung quy định công đoàn độc lập

30/04/2019 (RFA) - Truyền thông trong nước, vào ngày 30 tháng 4, cho biết Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội vừa công bố dự thảo luật này nhằm nội luật hóa tiêu chuẩn lao động quốc tế, thực hiện những cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia.

Theo quy định mới trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) về thành lập công đoàn độc lập thì người lao động có quyền thành lập, tham gia và hoạt động công đoàn độc lập (gọi là tổ chức đại diện của người lao động) ở cơ sở và công đoàn độc lập cơ sở được hoạt động hợp pháp chỉ khi gia nhập hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động. [đọc tiếp]

30 Tháng Tư: Chương trình định cư người tị nạn lớn nhất trong lịch sử Canada

30/04/2019 Hoài Hương (VOA) - 30/4/1975, Saigon sụp đổ, miền Nam Việt Nam bị xóa sổ trên bản đồ thế giới và đất nước hình cong như chữ S thống nhất dưới cùng một lá cờ. Tuy nhiên những chính sách của “bên thắng cuộc” sau ngày 30 tháng Tư, như cải tạo, đi kinh tế mới, đánh tư sản, đổi tiền…vv…, đã khiến một bộ phận đông đảo dân miền Nam – thành phần ‘ngụy’, bị gạt ra ngoài lề xã hội. Bất chấp hiểm nguy, họ liều mình bỏ nước ra đi. Các nước Tây phương - trong đó có Canada, đã mở rộng vòng tay đón nhận người tị nạn Việt Nam. Đặc điểm của chương trình tiếp nhận người tị nạn của Canada là sự tham gia của những người dân thường trong chương trình “tư nhân bảo trợ cho người tị nạn”. [đọc tiếp]

44 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa, được gì?

30/04/2019 Thiện Ý (VOA) - Giờ đây sau 44 năm “giải phóng Miền Nam, thồng nhất đất nước” đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (gọi tắt là Việt cộng) đã xây dựng xã hội chủ nghĩa vì sự nghiệp của cộng sản quốc tế đến đâu rồi, hiệu quả thế nào?

Việt cộng đã thành công trong việc “truy quét phản động”, ổn định và giữ vững được tình hình an ninh chính trị. Vì thực tế cao trào chống cộng của các cá nhân hay tổ chức ngày một lắng xuống. Nhờ đó, sau 5 năm kế tiếp (1980-1985), Việt cộng từng bước củng cố cơ cấu đảng và chính quyền các cấp, các ngành để tiến hành mạnh bạo các chủ trương, chính sách và biện pháp “Đi lên Xã hội xã hội chủ nghĩa” trên cả nước, dưới bảng hiệu chế độ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. [đọc tiếp]

Nước mắt tháng Tư - Boat People, thảm kịch trên biển cả

30/04/2019 Từ Thức (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hai biến cố lịch sử trong thế kỷ 20 đã làm thế giới thức tỉnh, vỡ mộng về thiên đường Cộng Sản : bức tường Bá Linh và boat people.

Hàng triệu người VN đã bất chấp hiểm nguy vượt biển tìm đất sống, khi Cộng Sản Bắc Việt chiếm miền Nam tháng Tư 1975. Một phần ba đã bỏ mình trên biển cả, những người khác phải đối phó với cái chết, hải tặc, đói khát. Thảm kịch boat people đã tạo một phong trào tương trợ lớn lao chưa từng thấy tại các nước Tây Phương đối với thuyền nhân VN [đọc tiếp]

Đẩy lùi Chi Phái Cao Đài 1997: Kế hoạch sắp chuyển sang giai đoạn 2

26/04/2019 (Mạch Sống) - Tháng 7 năm nay sẽ khởi đầu giai đoạn 2 trong kế hoạch đẩy lùi Chi Phái Cao Đài 1997, sản phẩm của Đảng Cộng Sản dựng lên năm 1997 để diệt tôn giáo Cao Đài. Kế hoạch này, được BPSOS đề ra vào tháng 3 năm 2018, sẽ kéo dài 5 năm và gồm 3 phần: (1) làm rõ bản chất của Chi Phái 1997 trước dư luận; (2) hỗ trợ cho các tín đồ Cao Đài dành lại căn cước của tôn giáo mình; (3) dùng pháp lý để bắt Chi Phái 1997 trả giá cho các vi phạm nhân quyền tích luỹ từ hơn 20 năm qua.

Trong 12 tháng qua, việc làm rõ bản chất của Chi Phái 1997 đã tiến triển mạnh. Hồ sơ về Chi Phái 1997 mà bản chất là công cụ được Đảng Cộng Sản dựng lên và sử dụng để đàn áp các tín đồ theo Đạo Cao Đài nguyên thuỷ, được thành lập năm 1926, được phổ biến rộng rãi bằng tiếng Anh và tiếng Việt. [đọc tiếp]

Cộng thắng, thắng ai, thắng cái gì?

25/04/2019 Thiện Ý (VOA) - Đúng như nhận xét lúc sinh thời của Ông Võ Văn Kiệt, cố cựu Thủ tướng chính phủ Việt cộng, đại ý rằng: Chiến tranh Việt Nam kết thúc đã là niềm vui, nhưng cũng là nỗi buồn của hàng triệu người Việt Nam.

Vì vậy bên vui mừng Việt cộng (Đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam) đã coi ngày 30-4-1975 là ngày “Đại thắng” và hàng năm thường ăn mừng với hình thức và mức độ “hoành tráng” tùy theo tình hình thực tế và nhu cầu tuyên truyền chính trị đòi hỏi; song cường độ nhiệt thành dường như giảm dần theo thời gian. [đọc tiếp]

Thủ tướng Phúc: ‘Bọn phản động, lưu vong rã rời chân tay’ khi TT Trump giơ cao cờ VN

23/04/2019 (VOA) - Cộng đồng người Việt hải ngoại đang phản ứng khá mạnh với phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi ông cho rằng “bọn phản động, lưu vong rã rời chân tay” khi Tổng thống Mỹ Donald Trump giơ cao lá cờ đỏ của Việt Nam trong chuyến đến Hà Nội tham dự thượng đỉnh Trump-Kim.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà vận động xã hội dân sự Việt Nam từng sống ở Đông Âu, nhận xét với VOA về phát biểu của Thủ tướng Phúc: Ông nghĩ thế nào ông nói như vậy. Nó là dấu hiệu chứng tỏ sự hiểu biết của ông rất kém. Bởi vì một chính trị gia thì không bao giờ nên gây ra sự hận thù, không bao giờ nên bới sâu những hố ngăn cách”.

TS. Nguyễn Quang A gọi việc sử dụng ngôn từ và não trạng phân biệt những người không nghe theo mình là “phản động” của Thủ tướng Việt Nam và nhiều chính trị gia khác là một sự “bạo hành về ngôn từ”. [đọc tiếp]

Đan Mạch có theo CNXH không?

24/04/2019 Otto Brons-Petersen * Trinh Nguyen (Dân Làm Báo) - Lời nói đầu: Chủ nghĩa xã hội (CNXH) thất bại khắp năm châu – từ Liên bang Sô-Viết và Đông Âu đến Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và mới đây, Venezuela. Phe cánh tả dẫn chứng chỉ còn một vài nước như Đan Mạch là “bằng chứng” hiển nhiên rằng CNXH đang tiến đến thành công. Otto Brons-Petersen giải thích tại sao luận điểm của phe cánh tả sai: Đan Mạch theo chủ nghĩa tư bản in hệt Hoa Kỳ.

Tôi là một công dân của Đan Mạch, một “thiên đường” của chủ nghĩa xã hội, nơi mọi người đều hạnh phúc và khỏe mạnh. Hãy gạt sang bên Liên Xô, Cuba, Venezuela và những kẻ Mác-xít điên cuồng về quyền lực đã có một nhận thức sai lầm về chủ nghĩa xã hội. Đan Mạch là mô hình XHCN tiêu biểu đáng noi theo. Vấn đề bắt nguồn từ nhận thức này. Tôi xin nói ngay, đó chỉ là điều không tưởng. [đọc tiếp]

Lê Đức Anh: Hồi kết của một lãnh đạo thân Tàu

24/04/2019 (Tiếng Dân) - VOA đặt câu hỏi về tướng Lê Đức Anh: làm tướng giỏi, làm chính trị tồi? Chưa từng có vị tướng giỏi nào lại ra lệnh không nổ súng vào quân giặc khi chúng tấn công quân lính của mình. Lịch sử Việt Nam ghi tên tướng Anh vào sổ đen, bởi ông ta là một trong những vị tướng tồi, vì đã kéo cờ trắng trước khi giặc tấn công, để 64 chiến sĩ phải chết oan ức trong trận Gạc Ma.

Một số “thành tích” trong cuộc đời của Lê Đức Anh mà người dân truyền trên mạng như sau: Khai man lý lịch để vào Đảng; theo phe Lê Duẩn-Lê Đức Thọ để trù dập tướng Võ Nguyên Giáp; ra lệnh cho binh sĩ không được nổ súng khi Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma năm 1988; là người có công thiết kế các cuộc tiếp xúc bí mật Hội nghị Thành Đô năm 1990; nằm trong phe bảo thủ cùng với Đỗ Mười hiềm khích phe cấp tiến của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và được cho là người bảo trợ chính cho cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, để ông này lộng hành sau này. [đọc tiếp]

30/4: VNCH để lại nhiều di sản quý cho ngày nay và tương lai

23/04/2019 Vũ Thăng Long (BBC) - Trước tiên, di sản lớn nhất của VNCH đã để lại cho thế hệ sau 1975 phải nói đến là nền âm nhạc phong phú, đa dạng và chan chứa tình tự dân tộc và văn hóa dân gian.

Dù chưa được quen thuộc nhiều với các định chế kinh tế và tài chính quốc tế hay các nền kinh tế tư bản lớn, VNCH đã biết sớm theo các qui luật của nền kinh tế thị trường và nhất là nhấn mạnh vai trò khu vực tư nhân.

Đặc biệt là chính sách "Cải Cách Điền Địa" dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa được tiếp nối bởi "Người Cày Có Ruộng" dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, nhằm lấy lại các mảnh ruộng bao la nằm tập trung trong tay một số nhỏ đại điền chủ từ thời Pháp thuộc, phát đất rộng rãi cho các tầng lớp nông dân và khuyến khích tự do trồng trọt, nhất là lúa gạo, để miền Nam tự cường. [đọc tiếp]

Lê Đức Anh: làm tướng giỏi, làm chính trị tồi?

23/04/2019 Ngọc Lễ (VOA) - Ông Lê Đức Anh, người vừa qua đời ở Hà Nội ở tuổi 99, được nhận định là ‘vị chỉ huy quân sự tài giỏi’ của Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng cũng được cho là ‘đã phạm sai lầm chính trị nghiêm trọng’, một người từng sống trong lòng chế độ sau trở thành nhà hoạt động lưu vong ở Mỹ nói.

Trong cuộc đời trải gần một thế kỷ của mình, ông Anh đã kinh qua những vị trí cao cấp nhất trong bộ máy Đảng và Nhà nước Việt Nam: Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch nước rồi Cố vấn Ban chấp hành trung ương Đảng. [đọc tiếp]

Hội Luận Về Việt Nam Hóa Chiến Tranh

23/04/2019 Giao Chỉ San Jose (Việt Báo) - Tháng tư, 44 năm sau đại học Mỹ Texas Tech ở Lubbock tổ chức hội luận về chiến tranh Việt Nam.

Thời gian: 25 đến 27 April 2019 - Địa điểm: Texas Tech University Lubbock. Thành phần: Tổng cộng 60 người gồm các giáo sư của 20 trường đại học và các thành viên quan tâm tham dự hội thảo về 22 đề tài qua chủ đề Việt Nam Hóa chiến tranh.

Ghi nhận: Người Việt Nam trong số tham dự bao gồm cả các giáo sư từ đại học Hà Nội và Sài Gòn, các giáo sư đại học tại Hoa Kỳ, các cựu quân nhân và các viên chức chính phủ VNCH. Các ông Hoàng Đức Nhã, Nguyễn Đức Cường, Phạm Kim Ngọc, Trần Quang Minh là các tổng trưởng trong nội các đệ nhị cộng hòa. Ông bà Dương Phục, Vũ thanh Thủy là các phóng viên chiến trường. Bà Nancy Bùi Triều Giang giới thiệu phim Vietnamerica.

Sau trận tấn công Mậu Thân 1968 thất bại, Hà Nội hy sinh toàn bộ quân số của phe "Giải phóng miền Nam". Nhưng kết quả danh tiếng kẻ xâm lược lại vang dội tại Hoa Kỳ. [đọc tiếp]

‘Công trình trọng điểm quốc gia’ sống nhờ… quân cướp cát

23/04/2019 (Người Việt) - Tướng công an ở Sài Gòn nhìn nhận sự thật phũ phàng rằng, nếu quyết liệt dẹp “sa tặc” (quân cướp cát) thì cả “công trình trọng điểm quốc gia” cũng kẹt.

“Thiếu Tướng Phan Anh Minh, phó giám đốc Công An ở Sài Gòn, cho rằng hầu hết các công trình, kể cả công trình trọng điểm quốc gia đều sử dụng cát khai thác trái phép. Nếu các cơ quan chức năng làm căng thì sẽ không đủ cát thi công, công trình đình trệ,” báo Dân Trí hôm Thứ Ba, 23 Tháng Tư, 2019, đưa tin. [đọc tiếp]

Tháng Tư, cười hay khóc?

22/04/2019 Trần Mai Trung (Tiếng Dân) - Tháng Tư năm 1975, người Việt Nam phía Bắc chiến thắng người Việt Nam phía Nam. Người phương Bắc vui vẻ. Người phương Nam buồn rầu, nhưng tự an ủi là từ nay có hòa bình, anh em Việt Nam không còn bắn giết nhau.

Trong chiến tranh 1954-1975, phía Bắc không nói nhiều về hòa bình, hô hào “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn” cũng tiếp tục chiến tranh ở miền Nam. Phía Nam thì nói nhiều về hòa bình, có lẽ vì chiến tranh diễn ra tại miền Nam, tàn phá chết chóc nhiều quá. Một số thanh niên “lý tưởng” ở miền Nam còn mơ mộng “nối vòng tay lớn” với người anh em phía bên kia, họ đâu biết là người CS sẽ không bắt tay với tình anh em bạn bè, đảng CS chỉ muốn lãnh đạo và ra lệnh. [đọc tiếp]

Hoa Kỳ giúp tẩy dioxin ở sân bay Biên Hòa

21/04/2019 (BBC) - Hoa Kỳ triển khai hoạt động tẩy dioxin trị giá hàng triệu đô la tại một căn cứ không quân ở Việt Nam, nơi từng trữ chất da cam.

Dự án kéo dài mười năm, được công bố hơn bốn thập kỷ sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, trị giá 183 triệu đô la.

Địa điểm là tại sân bay Biên Hòa, nơi được coi là khu vực nhiễm dioxin nhất tại Việt Nam. [đọc tiếp]

Đừng quên “Tháng Tư Đen” Mark Moyar

20/04/2019 Mark Moyar – Điểm sách - Trà Mi lược dịch (DCVOnline) - không giống như các trang lịch sử trước đó của cuộc chiến, giờ phút cuối cùng của VNCH chỉ được các nhà sử học xem xét lướt qua. Tác giả viết lịch sử, được cho là toàn diện, của cuộc chiến có xu hướng lướt nhanh qua giai đoạn 1973-1975. Trong thời gian đó, không có lực lượng chiến đấu của Mỹ tại Việt Nam và báo giới cùng các quan chức dân sự Mỹ cũng quan tâm rất ít đến Việt Nam; học giả, vì thế, có ít nguồn tài liệu bằng tiếng Anh để tham khảo.

Cuốn “Tháng Tư Đen” của George J. Veith đã lấp đầy khoảng trống lịch sử đó một cách khác thường. Tác giả George Veith đã đào sâu vào những nguồn tài liệu Việt Nam bị bỏ quên trước đó, gồm cả lịch sử của Bắc Việt, và ông đã phỏng vấn nhiều vị chỉ huy đơn vị chiến đấu miền Nam Việt Nam. Trong cách kể tỉ mỉ, Veith trình bày cả núi chi tiết mới đã cho phép ông trả lời các câu hỏi chính của lịch sử. [đọc tiếp]

Algérie dậy sóng

20/04/2019 Từ Thức (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Một điều lạ : các médias VN, kể cả báo mạng và báo chí hải ngoại, dồn hết chú tâm vào Venezuela, bỏ quên một cuộc nổi dậy còn ngoạn mục và bất ngờ hơn nữa : Algérie. Những gì đang diễn ra ở Algérie là chuyện không ai tưởng tượng được, chỉ cách đây vài tháng. Kể cả những người thông thạo về Algérie, nhất là những người thông thạo về Algérie. Bởi vì ai cũng nghĩ dân Algérie, thờ ơ và vô cảm, sẽ tiếp tục cam chịu chấp nhận độc tài để sống an phận, qua ngày. Nhưng không, tuổi trẻ Algérie đã đứng dậy đòi tự do, kéo theo cả một dân tộc. [đọc tiếp]

Hãy bắt tôi, nếu có thể

19/04/2019 Phạm Đoan Trang (Fb Pham Doan Trang) - Như tin đã đưa, vào ngày 27/3/2019, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an, phối hợp với an ninh TP. Hà Nội, đã bắt giữ, câu lưu, thẩm vấn Cao Vĩnh Thịnh - thành viên nhóm Green Trees (Cây Xanh) - suốt một ngày. Trong lúc giam Thịnh ở đồn, công an cũng kéo đến nhà riêng của cô đòi khám nhà, lừa gia đình rằng “chị Thịnh đã hợp tác và chỉ chỗ giấu sách của Đoan Trang”. Tuy nhiên, gia đình cảnh giác cao nên đã từ chối, không bị lừa khám xét gì.

Nội dung mà công an thẩm vấn Cao Vĩnh Thịnh hôm ấy xoay quanh nhiều vấn đề, trong đó có phần liên quan đến bộ phim tài liệu “Đừng sợ” của nhóm Green Trees. Tuy nhiên, điều có thể đặt Cao Vĩnh Thịnh vào rủi ro lớn nhất là việc cô đang tìm cách in cuốn sách “Phản kháng phi bạo lực” (bìa như trong hình). [đọc tiếp]

Cần chế tài nghiêm khắc 3 công ước quốc tế về lao động

19/04/2019 Phạm Chí Dũng (Blog VOA) - Nhận thức về một số vấn đề về lao động giữa hai Bên có thể còn có những khác biệt nhất định, nhưng Quốc hội Việt Nam sẽ nghiêm túc, xem xét kỹ lưỡng các quy định có liên quan đến 3 Công ước của Tổ chức ILO theo khuyến nghị của EU, EP.

Rất có thể là vào kỳ họp tháng 5 năm 2019, Quốc hội Việt Nam sẽ đưa vấn đề 3 công ước quốc tế này để bỏ phiếu thông qua.

Dấu hiệu xuống thang đầu tiên của ‘đảng và nhà nước ta’ trước EU là thông tin chính phủ giao “Bộ Công an nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Biểu tình” ló ra vào tháng 3 năm 2019, sau khi Hội đồng châu Âu đã thẳng tay quyết định hoãn vô thời hạn việc phê chuẩn EVFTA (Hiệp- định Thương mại tự do châu Âu - Việt Nam) vào tháng 2 năm 2019 [đọc tiếp]

Trong trần ai, ai dễ hơn ai?

19/04/2019 Thạch Đạt Lang (Tiếng Dân) - Vụ án Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện chính quyền CSVN đã có phán quyết sau gần 20 tháng, coi như tạm thời kết thúc. Dùng chữ “tạm thời” vì có thể phía CSVN, dù không còn cơ hội kháng án ở tòa nào nữa nhưng chưa chắc họ đã thi hành án lệnh theo đúng thời hạn. Trong tình trạng ngân quỹ thiếu hụt trầm trọng hiện nay, có nhiều khả năng CSVN sẽ tìm đủ mọi cách lươn lẹo để trì hoãn, lần lửa việc trả tiền bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình.

Chế độ CSVN sẽ xoay sở, câu giờ việc thi hành vì không muốn khuôn mặt vốn lem luốc, dơ bẩn, trơ trẽn của họ bị bôi nhọ thêm. [đọc tiếp]

Làm sao giải quyết nỗi uất hận 30/4/1975 ?!

18/04/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trao đổi giữa nhà báo Nguyễn Đình Ngọc và nhà báo Trần Quang Thành

Nền dân chủ của chế độ Việt Nam Cộng hòa sau 21 năm tồn tại đã bị bạo quyền cộng  sản cưỡng đoạt. Từ sau 30/4/1975 người dân 2 miền Nam Bắc phải sống trong chế độ công an trị của nhà nước cộng sản độc tài – Quyền dân do một nhóm người nắm giữ - Độc lập dân tộc luôn bị kẻ thù phương Bắc đe dọa thôn tính – Cuộc sống người dân không có tự do, hạnh phúc.

Từ Sài Gòn nhà báo Nguyễn Đình Ngọc có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành qua chủ đề  “Làm sao giải quyết nỗi uất hận 30/4/1975?!”, nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Từ quyền tự do lập hội nghĩ tới quyền tự do tôn giáo

17/04/2019 Minh Châu (Việt Nam Thời Báo) - Nhiều khả năng dự án luật về hội sẽ được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình Quốc hội vào tháng 5-2019, qua đó như một cam kết của chính phủ Việt Nam trong thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP).

Hiến pháp 2013, Điều 24 ghi: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Tuy nhiên trong tự do tôn giáo, thì Điều 4, Luật tín ngưỡng, tôn giáo lại buộc các tổ chức tôn giáo lại chịu sự quản lý của Mặt trận tổ quốc Việt Nam. [đọc tiếp]

Cập nhật tình hình sức khỏe Tổng – Chủ Trọng

16/04/2019 (Tiếng Dân) - Hơn một ngày trôi qua, kể từ chiều 14/4 đến rạng sáng ngày 16/4/2019, báo “lề đảng” vẫn không hề có tin gì về người đứng đầu đảng và nhà nước Nguyễn Phú Trọng nằm bệnh viện hay thông tin sức khỏe của ông Trọng. Một sự im lặng lạnh lùng đến khó hiểu!

Blogger Nguyễn Ngọc Già viết: Vài điều quái & bài báo lạ qua “vụ” ông Nguyễn Phú Trọng. Bài viết bàn về “bài báo lạ” đã được các trang web có cùng “đuôi” .org gắn với tên các lãnh đạo, cựu lãnh đạo cao nhất chế độ CSVN, như Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm, Nguyễn Tấn Dũng, đồng loạt đăng ngày 15/4/2019: “Cảnh báo về thông tin xuyên tạc vấn đề sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng”. [đọc tiếp]

Sức khỏe của ông Trọng có thật sự ‘ổn’?

14/04/2019 Thường Sơn (Fb Phạm Chí Dũng) - Không bao lâu sau cơn chấn động ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng bị đột ngột cấp cứu hồi sức ở Bệnh viện đa khoa Kiên Giang và liền sau đó được đưa về Bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn vào ngày 14/4/2019, một số trang facebook của những người ‘lề đảng’ và giới dư luận viên đã nhiệt thành lên mạn: ‘Sức khỏe Cụ Tổng vẫn ổn’, thậm chí còn ‘Cụ Tổng đã xuất viện’.

Một khi đã phải chuyển Nguyễn Phú Trọng về Sài Gòn, tại sao không đưa về Bệnh viện Thống Nhất là nơi điều trị cho cán bộ trung cao cấp mà lại phải chuyển về Chợ Rẫy là bệnh viện ‘ngoài’ và thiếu an ninh hơn nhiều? [đọc tiếp]

Em trai người giàu nhất Việt Nam bị bắt vì cáo buộc đưa hối lộ

13/04/2019 Thụy My (RFI) - Công an Việt Nam hôm 13/04/2019 ra lệnh bắt ông Phạm Nhật Vũ, em của tỉ phú giàu nhất Việt Nam là ông Phạm Nhật Vượng, do cáo buộc đưa hối lộ.

Ông Phạm Nhật Vũ, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (Audio Visual Global - AVG), dính líu đến xì-căng-đan nổ ra vào năm ngoái về vụ công ty MobiFone mua lại 95% cổ phần của AVG. Vụ này theo Thanh tra Chính phủ có thể gây thiệt hại cho công quỹ đến 300 triệu đô la. [đọc tiếp]

Vụ Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện: ‘bài học lớn cho Việt Nam’

12/04/2019 (VOA) - Sau chiến thắng của doanh nhân gốc Việt Trịnh Vĩnh Bình, các chuyên gia pháp luật nói với VOA rằng chính quyền Việt Nam phải tôn trọng luật pháp quốc tế và biết hành xử đúng để hội nhập thế giới, trong khi đó Bộ Tư pháp Việt Nam nói rằng thông tin vụ xử này nên được giữ “bí mật.”

Luật sư Trần Văn Thuận nói vụ xử lịch sử này là một bài học cho chính quyền Việt Nam. “Việt Nam hiện đang hội nhập thì phải chấp nhận những quyết định của luật pháp quốc tế, không thể lấy luật nội địa để xử người khác được. Đây cũng là bài học để Việt Nam tiếp tục hội nhập thế giới.” [đọc tiếp]

Việt Nam nói phán quyết Trịnh Vĩnh Bình ‘lẽ ra là bí mật’

12/04/2019 (BBC) - Mạng xã hội Việt Nam ồn ào hôm 12/4, trong lúc báo chí nhà nước im lặng, trước tin nói một tòa quốc tế ra phán quyết yêu cầu Việt Nam bồi thường hàng chục triệu đôla cho ông Trịnh Vĩnh Bình.

Cuối ngày 12/4, Bộ Tư pháp Việt Nam ra thông cáo, xác nhận phán quyết đã có, nhưng theo quy định, 'các bên có trách nhiệm giữ bí mật'.

Bản tin riêng của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) nói tòa đã buộc Việt Nam phải bồi thường cho triệu phú người Hà Lan gốc Việt tổng cộng 37.581.596 đôla thiệt hại và gần 7,9 triệu đôla án phí.

Phóng viên VOA nói có phán quyết 200 trang, theo đó, Tòa án nói rằng chính phủ Việt Nam vi phạm Điều khoản 3(1) về Đối xử Công bằng và Thỏa đáng, và Điều 6 về trưng thu trong Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Vương quốc Hà Lan và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. [đọc tiếp]

Tin nóng: Chính phủ Việt Nam chính thức thua kiện Trịnh Vĩnh Bình tại Tòa án Quốc tế

11/04/2019 (Tiếng Dân) - Số tiền mà chính phủ Việt Nam phải bỏ ra trả cho vụ kiện này là 45.416.439,5 Mỹ kim, theo Tòa Trọng tài Quốc tế. Trong đó chính phủ Việt Nam phải bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình số tiền 27.581.596 Mỹ kim cho phần tài sản đã chiếm của ông Bình và 10 triệu đôla cho “thiệt hại tinh thần”. Chính phủ Việt Nam còn phải trả án phí 786.672,71 Mỹ kim cho Tòa Trọng tài Quốc tế và phải trả 7.111.170,94 Mỹ kim cho chi phí pháp lý và luật sư.

Gần 45,5 triệu Mỹ kim phải trả nói trên, chưa phải là tổng chi phí phải chi cho vụ kiện này, bởi vì số số tiền đó chưa tính tới chi phí vé máy bay, ăn ở khách sạn, xe cộ đi lại… cho phái đoàn đại diện chính phủ Việt Nam khi tham dự các phiên tòa Tòa trọng tài Quốc tế ở Paris, với tư cách là bị đơn. [đọc tiếp]

Những đứa con của mẹ

10/04/2019 Nguyễn Lân Thắng (Fb Nguyễn Lân Thắng) - Trước đây, tôi cũng là người rất bình thường như quý vị, sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, an phận học hành rồi đi làm. Nhưng rồi đột nhiên năm 2011, tôi tham gia vào các đợt biểu tình chống Trung Quốc, và sau đó tôi dấn sâu vào các hoạt động bảo vệ quyền con người, như quyền tư hữu ruộng đất, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận, bảo vệ môi trường, chống tham nhũng và bất công xã hội... Cả hệ thống an ninh và truyền thông nhà nước từng rất nhiều lần khủng bố và tuyên truyền rằng tôi là phản động, là chống phá chính quyền nhân dân, là bôi nhọ nhà nước, là xuyên tạc lịch sử, là thằng con bất hiếu...

Rất nhiều năm tôi đã được nghe những điệp khúc như vậy. Tại sao những lời tôi nói thì khá nhiều người đồng tình, nhưng không mấy ai dám hưởng ứng? Đó là một điều mà tôi vẫn đang trăn trở trong nhiều năm qua. [đọc tiếp]

Nhận xét về kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay

09/04/2019 Vũ Ngọc Yên ((Diễn Đàn Việt Nam 21) - Theo thống kê nhà nước sau giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990) với mức tăng trưởng sản lượng nội điạ (gross domestic product-GDP) bình quân hàng năm đạt 4,4%, Giai đoạn (1991-1995), GDP bình quân tăng 8,2%/năm, giai đoạn 5 năm tiếp theo (1996-2000), GDP bình quân giảm xuống 7,6%/ năm; giai đoạn (2001-2005), GDP bình quân xuống 7,34%; giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân tiếp tục xuống dốc 6,32%/năm. Trong các năm tiếp theo, tăng trưởng GDP trong giai đoạn (2011-2015) chỉ còn 5,9%/năm.

Năm 2014 Việt nam có GDP khoảng 186 tỷ USD với thu nhập bình quân đầu người 2.052 USD. So với các nước trong khu vực, GDP đầu người của Việt Nam bằng 3/5 của Indonesia, 2/5 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia, 1/14 của Hàn Quốc và bằng 1/27 mức GDP bình quân của Singapore. Xét trên giác độ GDP bình quân đầu người, Việt Nam đi sau Hàn Quốc khoảng 30-35 năm, sau Malaysia 25 năm, sau Thái Lan 20 năm, sau Indonesia và Philippines 5-7 năm.

2017 tăng trưởng GDP là 6,8 % với GDP 223 tỷ USD và 2018 tăng lên 7% với GDP 241 tỷ USD. [đọc tiếp]

Xâm lược kinh tế - một kiểu xâm lược mới

07/04/2019 Tô Văn Trường (Bauxite Việt Nam) - Trên công luận, rất nhiều người dân, nhà khoa học bức xúc, quan tâm lo ngại nguy cơ nhà đầu tư Trung Quốc sẽ trúng thầu dự án đường cao tốc Bắc Nam. Thực tế, hàng loạt các dự án do Trung Quốc thực thi luôn bỏ giá thấp để được chọn, rồi đội giá, thi công chậm, chất lượng kém đã nhãn tiền điển hình là dự án đường trên cao Cát Linh-Hà Đông ở thủ đô Hà Nội.

Nhìn sang nước bạn Malaysia, từ khi ông Mahathir Mohamad quay trở lại làm Thủ tướng đến nay, quốc gia này đã hủy bỏ nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là do Trung Quốc đầu tư vì chi phí cho dự án quá cao, vượt khả năng tài chính của đất nước, thổi phồng chi phí và tham nhũng. [đọc tiếp]

Bạo lực học đường, ấu dâm, hiếp dâm - Vì đâu nên nỗi?! Phỏng vấn nhà báo Nguyễn Đình Ngọc

07/04/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nền giáo dục khủng hoảng, đạo đức suy đồi đó là hậu  quả gần ¾ thế kỷ cai trị Việt Nam của giới bạo quyền cộng sản. Đồng thuế do người dân đóng góp gần như chỉ để nuôi lực lượng lo phận sự “còn đảng còn mình”, cuộc sống bình yên của người dân bị đe dọa. Bạo lực học đường, ấu dâm, hiếp dân đang là một vấn nạn nghiêm trọng diễn ra hàng ngày.

Từ Sài Gòn nhà báo Nguyễn Đình Ngọc đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành xoay quanh câu hỏi “Bạo lực học đường, ấu dâm, hiếp dâm – Vì đâu nên nỗi?!”. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Mỹ muốn hợp tác chiến lược chặt chẽ hơn với Việt Nam

07/04/2019 Nguyễn Quốc Khải (BBC) - Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói Việt Nam là "một đối tác quan trọng" và mong muốn liên minh chặt chẽ hơn với Hà Nội, dù biết Việt Nam chịu nhiều tác động của Trung Quốc, theo cuộc hội thảo hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hôm 3/4.

Việt Nam giới hạn chiến hạm nước ngoại đến thăm mỗi năm một lần do ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chính sách ngoại giao của Việt Nam, David Shear, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và cũng là cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói tại cuộc hội thảo. [đọc tiếp]

Đối tác chiến lược Mỹ - Việt’ sắp thành hình?

06/04/2019 Phạm Chí Dũng (VOA Blog) - Ngày 3/4/2019, một số quan chức cấp thứ trưởng của Mỹ và Việt Nam đã tổ chức hội thảo mang tên “Việt- Mỹ: Hướng đến hợp tác chiến lược” tại Trung Tâm Chiến lược & Nghiên Cứu Quốc tế CSIS ở thủ đô Washington.

Có thể xem hội thảo trên là một trong số hiếm hoi hoặc là lần đầu tiên hai bên bàn về chủ đề không còn là chuyện giỡn chơi hay trả treo mặc cả này. Đối với chính thể Việt Nam, bây giờ không còn là lúc ngả ngớn õng ẹo đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc nữa, mà Hà Nội đang bị ‘đồng chí tốt’ ép bật khỏi những giếng dầu ở Biển Đông khiến ngân sách - vốn đang tồi tệ - càng nguy khốn hơn. [đọc tiếp]

Việt Nam, thiên đường của ‘Tự Do’

04/04/2019 Mạnh Kim (Blog VOA) - Việt Nam đang trở thành thiên đường của tự do. Đây là nơi mà một người có thể tự do đâm chết bạn gái trước sự chứng kiến của cảnh sát. Đây là nơi học sinh không chỉ được tự do đánh nhau mà có thể đánh thầy. Đây là nơi người ta có thể tự do cưỡng hiếp trẻ em mà không bị vào tù ... Ở Việt Nam, bạn có thể tự do làm bất kỳ công việc gì, miễn đừng làm nhà dân chủ, nhà đấu tranh hoặc thậm chí nhà bảo vệ môi trường. Bạn được tự do tranh cử Quốc hội nhưng hãy tỉnh táo nhận ra thực tế rằng đó là một quyền tự do chỉ tồn tại trên lý thuyết. [đọc tiếp]

Vụ án Kim Jong Nam : Đoàn Thị Hương sẽ được tự do vào tháng Năm

01/04/2019 Trọng Nghĩa (RFI) - Ngày 01/04/2019, Đoàn Thị Hương, bị cáo duy nhất còn lại trong phiên tòa xét xử vụ sát hại người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại sân bay Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, chỉ bị kết án 40 tháng tù về tội « cố ý gây thương tích » thay vì tội danh sát nhân như đề nghị ban đầu.

Theo luật sư của bị cáo, Đoàn Thị Hương sẽ được trả tự do vào tháng Năm tới đây nhờ chế độ giảm án. Trước Tòa Thượng Thẩm Shah Alam (bang Selangor – Malaysia), bị cáo người Việt, Đoàn Thị Hương, đã chỉ nhận tội cố ý gây thương tích bằng các phương tiện nguy hiểm, chứ không phải là tội sát nhân bị quy cho cô. Tòa án đã chấp nhận tội danh trên và đã tuyên mức án 3 năm và 4 tháng tù giam. [đọc tiếp]

Tuyên bố về dự án đường cao tốc Bắc-Nam

30/03/2019 (Bauxite Việt Nam) - Bộ Giao thông vận tải VN đã làm việc với Cty Thái Bình Dương (TQ) về việc Cty này ngỏ ý muốn làm Đường cao tốc Bắc- Nam bằng vốn vay từ Trung Quốc (TQ).

Đường cao tốc Bắc- Nam chạy dọc mặt phía Đông nước VN là dự án chiến lược, không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn liên quan chặt chẽ với an ninh quốc phòng, liên quan phòng thủ Biển Đông ...

... Trước thực trạng tệ hại và nguy hiểm trên, chúng tôi - các cá nhân các tổ chức xã hội dân sự - yêu cầu:

Tổ chức ngay việc lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, các chuyên gia VN trong và ngoài nước, tham vấn các nhà thầu Mỹ, Pháp, Nhật Bản... tìm phương án tối ưu cho dự án Đường cao tốc Bắc-Nam. Loại bỏ dứt khoát nhà thầu TQ, không vay vốn và nhận đầu tư từ TQ vì những lý do trên. [đọc tiếp]

Đối tác chiến lược Việt - Đức’ lại sụp đổ?

29/03/2019 Phạm Chí Dũng (VOA Blog) - Thậm chí báo Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam - còn không thèm đưa một mẩu tin nào ngay sau khi diễn ra sau cuộc gặp giữa thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc với Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Peter Altmaier vào chiều ngày 25 tháng 3 năm 2019 tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội, trong lúc vẫn đưa bản tin “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc” mà về mặt ngoại giao và chính trị là không thể quan trọng bằng cuộc gặp Phúc - Altmaier.

Trịnh Xuân Thanh và nhân quyền lại là những khúc xương mà chính thể độc đảng ở Việt Nam hoàn toàn không muốn phải nuốt, ít ra cho tới thời điểm này. [đọc tiếp]

Việt Nam toan tính gì khi mời mọc Bộ trưởng kinh tế Đức?

27/03/2019 Phạm Chí Dũng (VOA Blog) - Chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức Peter Altmaier - trong hai ngày 25 và 26 tháng Ba năm 2019 - có thể được xem là một dấu mốc, nhưng chỉ là sự tái khởi đầu về ‘phục hồi quan hệ ngoại giao và kinh tế’ giữa Berlin và Hà Nội, kể từ khi bùng nổ vụ Nhà nước tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào tháng 7 năm 2017 và kéo theo phản ứng phẫn nộ và mạnh mẽ hiếm thấy: Đức thẳng tay tạm ngừng Quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 9 cùng năm đó, đồng thời hoãn hoặc hủy bỏ hàng loạt chương trình viện trợ kinh tế cho chính thể độc đảng ở đất nước vẫn thường bị người dân lên án ‘có vô số luật nhưng chỉ có luật rừng’ này. [đọc tiếp]

Bộ trưởng Đức đề cập đến nhân quyền và vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Việt Nam

27/03/2019 Hiếu Bá Linh tổng hợp (Tiếng Dân) - Chiều 25/03/2019, Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức, ông Peter Altmaier, có cuộc gặp và hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại trụ sở Chính phủ ở Hà Nội.

Ông Bastian Hartig, phóng viên của đài Deutsche Welle, tháp tùng phái đoàn Bộ trưởng Altmaier, viết trên Twitter, cho biết, trong cuộc hội đàm, Bộ trưởng Altmaier đã đề cập đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Trong một bài tường thuật, phóng viên David Zajonz của đài phát thanh Đức MDR đưa tin, ngoài vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Bộ trưởng Altmaier còn đề cập đến vấn đề nhân quyền trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. [đọc tiếp]

Facebooker Lê Minh Thể bị xử 2 năm tù với cáo buộc “chia rẽ nhân dân với Đảng”

20/03/2019 (RFA) - Sáng 20/3/2019, ông Lê Minh Thể bị Tòa án nhân dân quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ tuyên phạt 2 năm tù giam vì bị cáo buộc tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo điều 331 Bộ luật hình sự 2015.

Bà Lê Thị Bình, em gái của ông Lê Minh Thể nói với Đài Á Châu Tự Do ngay sau phiên tòa cho rằng bản án này là quá nặng.

Hôm 14/3/2019, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Lê Minh Thể cùng 5 nhà hoạt động khác trong Liên minh dân tộc Việt Nam tự quyết. [đọc tiếp]

Bắt người đưa tin trên Facebook về vụ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh

20/03/2019 (RFA) - Anh Nguyễn Bá Mạnh, người đưa lên mạng Facebook thông tin liên quan vụ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh, vừa bị Công an huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, tạm giữ vào ngày 19 tháng 3. Truyền thông trong nước loan tin này vào cùng ngày.

Quyết định tạm giữ hình sự đối với anh Nguyễn Bá Mạnh của công an huyện Thuận Thành nêu lý do là do hành vi ‘đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông’ theo điều 288 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. [đọc tiếp]

Phe chống tham nhũng Việt Nam nhắm vào dự án dầu lửa Venezuela

20/03/2019 Diên Vỹ dịch (Việt Nam Thời Báo) - Báo cáo tài chính năm 2017 cho thấy tổng số vốn cung cấp cho Venezuela lên tới 10,7 nghìn tỷ đồng (462 triệu đô la theo tỷ giá hiện tại) tính đến tháng 12 năm 2017. Trong đó bao gồm hai lần chuyển tiền "tiền thưởng hợp đồng" trị giá tổng cộng 342 triệu đô la.

Bộ Công an Việt Nam đang điều tra một dự án dầu khí thua lỗ ở Venezuela, khi Hà Nội điều tra tham nhũng liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước và đất nước Nam Mỹ đang rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Với dự án Junin-2, Việt Nam đã đầu tư khoảng 1,2 tỷ đô la từ năm 2010 đến 2015, khiến dự án này trở thành một trong những dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam ở nước ngoài. Tuy nhiên, khoản đầu tư này này không bao gồm ba khoản thanh toán "tiền thưởng hợp đồng" với tổng trị giá 584 triệu đô la mà phía Việt Nam rõ ràng phải trả cho chính phủ Venezuela để đảm bảo có được giấy phép đầu tư. Bộ Tài Chính Việt Nam gần đây phát hiện rằng khoản phí này không được đưa vào hoặc giải thích trong đề xuất dự án ban đầu được gửi cho chính phủ [đọc tiếp]

Chính quyền xử lý một số Facebooker đăng tin thịt lợn nhiễm bệnh

19/03/2019 (RFA) - Truyền thông trong nước hôm 19/3 loan tin cho biết một số người sử dụng mạng xã hội Facebook đã bị chính quyền địa phương triệu tập để làm việc về vấn đề mà cơ quan chức năng cho là ‘tung tin thịt lợn bị nhiễm sán và dịch tả lợn sai sự thật’.

Theo đó, anh Nguyễn Bá Mạnh, sinh năm 1987, ngụ tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh được nói đã đăng lên trang Facebook cá nhân hình ảnh thịt lợn nhiễm sán cùng lời bình luận: “Cần các bậc phụ huynh xã Ngũ Thái lên tiếng, không ngờ xã mình cũng nhận thịt nhiễm sán.” [đọc tiếp]

Bịp dân và bịa đặt!

19/03/2019 LS Trần Vũ Hải (Tiếng Dân) - Ông chủ tịch phường 6, quận Tân Bình, TPHCM, hiện đang bị dân tố cáo chỉ đạo việc huỷ hoại tài sản của công dân ở VRLH vào các ngày 4 và ngày 8/1/2019, vừa ra một thông báo đề ngày 16/3/2019 “về việc tiếp xúc, vận động các hộ chưa đồng thuận” ở VRLH.

Trong thông báo này, ông nêu căn cứ là nghị quyết số 21 ngày 08/10/2018 của Hội đồng nhân dân Thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư công các dự án xây 3 trường học và một dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công trình công cộng tại phường 6 quận Tân Bình.

Tra trên cổng điện tử công báo của TPHCM, thì thấy nghị quyết số 21 năm 2018 của HĐNDTPHCM, nhưng ban hành ngày 7/12/2018 có nội dung hỗ trợ đối tượng nghiện ma tuý lang thang và người trong trại bảo trợ xã hội, hay chính quyền phường này coi dân VRLH là những đối tượng “bần cùng” này? Còn ngày 08/10/2018, HĐND TP HCM có ban hành 3 nghị quyết số 16, 17, và 20 không có nội dung nào liên quan đến các dự án đầu tư công ở quận Tân bình.

Vậy hoá ra ông chủ tịch phường 6 quận Tân Bình bịa ra Nghị quyết 21 ngày 8/10/2018 của HĐND TPHCM về chấp thuận các dự án liên quan VRLH để bịp dân VRLH. [đọc tiếp]

Tôi là người Việt Nam, xin hỏi: Chính trị là gì? (Phần 2)

19/03/2019 GS Lê Hữu Khóa (Tiếng Dân) - ĐỊNH ĐỀ: có độc đảng thì không có chính trị, có độc tài thì không có chính giới, có độc trị thì không có chính trường, có độc tôn thì không có chính kiến.

Uy lực chính trị: không nằm trong bạo quyền lãnh đạo, không ở trong tà quyền tham quan, trong ma quyền mafia đang thao túng quyền lực độc đảng như hiện nay, mà nó là uy lực tới từ tiềm lực của lãnh đạo chính trị văn-minh-vì-thông-minh, luôn biết củng cố sung lực tự trị của xã hội, để tạo ra sinh lực cho xã hội dân sự giúp chính quyền nhận ra điều hay lẽ phải, để tránh chuyện lầm đường lạc lối trong chính sách. [đọc tiếp]

Tôi là người Việt Nam, xin hỏi: Chính trị là gì? (Phần 1)

18/03/2019 GS Lê Hữu Khóa (Tiếng Dân) - ĐỊNH ĐỀ: có độc đảng thì không có chính trị, có độc tài thì không có chính giới, có độc trị thì không có chính trường, có độc tôn thì không có chính kiến.

Tôi xin dùng định đề này để xác nhận lần nữa là các lãnh đạo ĐCSVN-Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, không phải là chính trị gia. Đây là định đề mà tôi đã viết qua sách và bài, đã phân tích và giải thích trong các giảng đường đại học quốc nội cũng như quốc tế. [đọc tiếp]

Đằng sau ‘Bộ Công an xây dựng dự án Luật Biểu tình’ là gì?

18/03/2019 Phạm Chí Dũng (VOA Blog) - Quyền biểu tình của người dân Việt Nam đã mang trên mình một món nợ thời gian khủng khiếp: hơn một phần tư thế kỷ ma mị kể từ Hiến pháp 1992 mà không lộ hình một chút thiện tâm nào, dù chỉ là loại thiện tâm ảo ảnh.

Tháng 3 năm 2019, chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa lấp ló: Bộ Công an đang tiếp tục xây dựng dự án Luật Biểu tình [đọc tiếp]

Cựu Phó Thủ tướng Đức về Việt Nam làm việc

18/03/2019 Viễn Đông (VOA Blog) - Cựu Phó Thủ tướng Đức gốc Việt, ông Philipp Rösler, hôm 15/3 chính thức được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng cố vấn Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures, chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam.

Trên trang Twitter cá nhân, cựu Phó Thủ tướng Đức đăng tải nhiều hình ảnh về các cuộc gặp gỡ với quan chức Việt Nam trong tháng này, trong đó có Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Ông Rösler viết rằng ông “luôn thấy rất thú vị” khi gặp gỡ với ông Phúc để nói về công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0, khởi nghiệp, [đọc tiếp]

'Cho Trung Quốc xây cao tốc, Việt Nam đưa đầu vào thòng lọng'

18/03/2019 (VOA) - Ít ngày sau khi có tin một hãng Trung Quốc đề xuất được xây cao tốc cho Việt Nam, nhiều người Việt bày tỏ lo lắng trên mạng xã hội, theo quan sát của VOA. Thậm chí, một nhà báo kỳ cựu ví việc để cho Trung Quốc thực hiện các dự án lớn cũng giống như “đưa chủ quyền quốc gia vào thòng lọng” của nước này.

Các bản tin nói nhà đầu tư của Trung Quốc thậm chí còn bày tỏ sẵn sàng ứng vốn của họ ra để làm toàn tuyến.

Đề tài này cũng thu hút nhiều thảo luận trên các diễn đàn mạng xã hội. Trên hai trang Góc nhìn Báo chí-Công dân và Bàn luận về Kinh tế-Chính trị, hàng trăm người bày tỏ ý kiến, trong đó nhiều người đồng ý với đề xuất rằng nếu chính phủ Việt Nam muốn vay vốn Trung Quốc để làm cao tốc Bắc-Nam, họ cần phải trưng cầu ý dân, vì việc này liên quan đến an ninh quốc gia, sự tồn vong của dân tộc. [đọc tiếp]

Năm thành viên Liên Minh Dân Tộc Tự Quyết bị y án hô to 'đả đảo phiên tòa bất công'

18/03/2019 (RFA) - Năm thành viên Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết bị tuyên y án, trong ngày 18 tháng 3 lên tiếng phản đối bản án với lời hô “đả đảo phiên tòa bất công, đả đảo đảng Cộng sản” sau khi tòa bác bỏ kháng cáo của họ.

Theo kế hoạch phiên xử phúc thẩm 5 thành viên Liên Minh Dân Tộc Tự Quyết gồm các ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung (tức sư thầy Nhật Huệ) diễn ra tại Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM vào ngày 18 tháng 3. Phiên xử kết thúc vào trưa cùng ngày và tòa giữ nguyên các bản án sơ thẩm. [đọc tiếp]

Làm ơn đừng mơ hồ

16/03/2019 Phạm Đoan Trang (Đàn Chim Việt) - Mùa hè 2017, khi nổ ra vụ cướp đất ở Đồng Tâm, buộc người dân phải tạm giữ 38 cảnh sát cơ động trong đội quân cướp đất, công an triển khai lực lượng dày đặc canh làng Đồng Tâm, canh cụ Lê Đình Kình (người thủ lĩnh tinh thần của Đồng Tâm, bị cơ quan chức năng đánh gãy chân). Sau đó, công an tháp tùng Thị trưởng Nguyễn Đức Chung về Đồng Tâm “uý lạo” dân chúng, ký tá mấy thứ xạo xạo chơi. Đợt đó, công an Hà Nội xác định Đồng Tâm là một trong những điểm nóng về đất đai, và phải kiểm soát bằng được, không để đám cháy lan rộng. Công an cũng hỉ hả lắm vì cuối cùng đã “cơ bản kiểm soát được tình hình”.

Giờ đây, công an lại tiếp tục ra tay đàn áp dân ở trạm BOT Thăng Long Nội Bài (phải nói rõ là dân, chứ không có cá nhân hay tổ chức chính trị đối lập nào ở đây cả). [đọc tiếp]

Việt Nam ‘lấy làm tiếc’ Malaysia không thả Đoàn Thị Hương

15/03/2019 (VOA) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 14/3 nói rằng “chúng tôi lấy làm tiếc về việc tòa án Malaysia không trả tự do ngay cho công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương”.

Một ngày sau khi đồng nghi phạm của cô Hương, công dân Indonesia Siti Aisyah, bất ngờ được phóng thích và về nước, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm 12/3 đã điện đàm với người đồng nhiệm Malaysia và yêu cầu thả cô Hương.

Trên Facebook cá nhân, luật sư Trần Vũ Hải viết: “Đến 1/4/2019, nếu Nhà nước Việt không cứu được công dân Việt, nghĩa là Nhà nước từ bỏ phương châm ‘đã có Nhà nước lo’, và khuyến khích phong trào ‘đừng đợi Nhà nước, chúng ta tự lo’, tức ‘xã hội dân sự’”. [đọc tiếp]

Tòa Malaysia bác đơn xin tha bổng công dân VN Đoàn Thị Hương

14/03/2019 (BBC) - Đoàn Thị Hương sẽ tiếp tục hầu tòa sau khi công tố viên bác đơn của các luật sư bào chữa đề nghị tha bổng cô hôm thứ Năm 14/3, phóng viên BBC Tiếng Việt từ Kuala Lumpur cho biết.

Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah bị buộc tội giết ông Kim Jong-nam, anh em cùng cha khác mẹ với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, năm 2017, bằng cách bôi chất độc thần kinh VX lên mặt ông này tại sân bay Kuala Lumpur năm 2017.

Cô Siti Aisyah người Indonesia đã được thả tự do hôm 12/3. Cáo buộc giết người đối với cô Siti được xóa bỏ.

Chính phủ Indonesia sau đó cho hay đây là kết quả của nỗ lực đàm phán ngoại giao không ngừng và mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. [đọc tiếp]

Tại sao đảo chính không chắc sẽ xẩy ra ở Venezuela

13/03/2019 Tác giả: Ken Silverstein (The New Republic), Biên dịch: Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Chính quyền Trump rõ ràng muốn một cuộc đảo chính. Nhưng nhân dân và quân đội lẫn các nước láng giềng của Venezuela đều không quan tâm đến việc này.

Trong hai năm đầu cầm quyền, Donald Trump có lẽ không quyết định được quốc gia nào mình muốn xâm chiếm và lật đổ. Iran đã được cân nhắc, kế tiếp là Bắc Triều Tiên, rồi Syria hay Trung Quốc hoặc một số nước khác đã gây cơn thịnh nộ cho ông. [đọc tiếp]

"Vứt" người rồi, tôi sống với ai?

13/03/2019 Thục-Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - ... Ở hải ngọai, tôi có những người bạn miền Nam thích nhắc đến những hy sinh hiển hách trong trận chiến khi xưa, đến sự tàn ác của cộng sản trong những trại tù "cải tạo", đến những khổ nhục khi đi tỵ nạn, nhưng các bạn tôi than nhức đầu không đọc những bài viết chi tiết trên các báo quốc tế về tình hình Biển Đông hiện nay, về cán cân lực lượng quốc tế đang ảnh hưởng tới VN.... Dĩ vãng khi được lựa trở thành dĩ vãng để kể, hình như đã mang một loại hào quang con người khó thoát. Có lẽ cũng vì vậy nên biết bao tên tuổi lớn của VN không thể dứt khoát từ bỏ đảng Cộng Sản sau khi biết qúa chắc chắn là cái đảng CS thực tế không phải là giấc mơ của họ năm xưa và bao lâu nay họ đã chỉ nhắm mắt bịt tai không muốn đối diện sự thật? ...

Chẳng kém lạ lùng là một số người tôi quen, xuất thân từ miền Bắc (nay ở Đức), vẫn ngậm ngùi nhắc đến bạn bè anh em  ruột thịt đã mất thây trong những vũng bùn máu Vị Xuyên, nhưng những người này cũng chỉ đi biểu tình (tại Đức) chống TQ xâm lấn Biển Đông khi Toà Tổng lãnh sự VN cho phép họ và may Cờ Đỏ cho họ phất. [đọc tiếp]

Người 2 mặt  -  Hiện trạng xã hội Việt Nam ngày nay!

12/03/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cuộc trao đổi giữa nhà báo Nguyễn Đình Ngọc và nhà báo Trần Quang Thành.

Mới đây thủ tướng cộng sản Nguyễn Xuân Phúc có đề cập đến vấn đề xây dựng  con người Việt Nam trong giai doạn hiện nay dưới chế độ độc tài toàn trị.

Một vấn nạn nổi cộm theo ông Phúc đó là bệnh dối trá, đạo đức giả. Nói không đi đôi với làm, bệnh thành tích giả dối, sống hai mặt

Căn bệnh trầm kha đó đã diễn ra trong xã hội Việt Nam gần nửa thế kỷ qua dưới các mức độ khác nhau khi đảng cộng sản độc quyền cai trị Việt Nam. Căn bệnh dối trá, hai mặt của đảng cộng sản càng trở nên nghiêm trọng trong suốt hơn 40 năm qua sau khi họ cưỡng chiếm miền Nam. Căn bệnh đó bộc lộ bản chất của chế độ cộng sản không thể cứu chữa chỉ có thể xóa bỏ nó đi.

Cuộc khủng hoảng toàn diện đang diễn ra trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là nền giáo dục, là đạo đức đang băng hoại, suy đồi, vấn nạn dối trá, người 2 mặt không chỉ tác động trong đang cộng sản mà nó cũng đang lây lan trong các tầng lớp dân chúng, gây ra nghi ngờ, đố ky nhau.

Từ Sài Gòn, nhà báo Nguyễn Đình Ngọc đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành qua chủ đề : ‘Người 2 mặt  -  Hiện trạng xã hội Việt Nam ngày nay?!”, nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Chuyện Phạm Cao Lâm bị Thái Lan trục xuất về Việt Nam

11/03/2019 Tina Hà Giang (BBC) - Tin ông Phạm Cao Lâm, một khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng người Việt tại Bangkok, cùng gia đình, bị cảnh sát Thái Lan bắt ngày 1/3 làm xôn xao dư luận.

Vợ con của ông Cao Lâm bị trục xuất cuối tuần trước, và bản thân ông sẽ phải rời khỏi Bangkok, nơi họ đã sinh sống trong 16 năm qua, vào sáng thứ Ba ngày 12/3. [đọc tiếp]

‘Nhân chứng duy nhất’ vụ Trương Duy Nhất mất tích kêu cứu từ Thái Lan

09/03/2019 (VOA) - Tối 8/3, VOA nhận được thư kêu cứu của ông Bạch Hồng Quyền, một nhà hoạt động Việt Nam đang tị nạn tại Thái Lan, nói rằng ông đang trong tình trạng “hết sức nguy hiểm” vì là “nhân chứng duy nhất chứng nhận việc ông Trương Duy Nhất đã có mặt ở Thái Lan để tìm kiếm quy chế tị nạn”.

Trong thư, ông nói cảnh sát Thái Lan đang kết hợp với đại sứ quán Việt Nam để truy lùng nhằm bắt giữ và trục xuất ông về Việt Nam “với mục đích xóa dấu vết ông Trương Duy Nhất đến Thái Lan. [đọc tiếp]

Càng quyền lực thì càng trì độn?

08/03/2019 canhco (RFA canhco's blog) - Phát biểu kém thông minh là hội chứng của rất nhiều lãnh đạo cấp trung ương của Việt Nam. Sự thật này vừa được khẳng định thêm một trường hợp nữa từ ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ GTVT, tại phiên giải trình trước Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Bộ trưởng Thể đã nói như đinh đóng cột “Ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại”. Ngay lập tức một trận cuồng phong sỉ vả xuất hiện trên mạng xã hội về phát biểu được cho là “ngu độn” này.

Không thể tranh cãi được với câu nói bất hủ của Lord Acton: “Quyền lực làm con người tha hóa. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối”, tuy nhiên nếu quyền lực được nằm trong tay của các chóp bu Đảng Cộng sản thì có thể cộng thêm một ý nữa đó là “càng quyền lực thì càng trì độn”. [đọc tiếp]

Nhắc lại chuyện TT Trump với nhân quyền và người Việt Nam

08/03/2019 Nguyễn Quốc Khải (BBC) - Bài "Tổng Thống Trump Không Đếm Xỉa Đến Nhân Quyền, Tự Do, Dân Chủ Ở Việt Nam" trên diễn đàn BBC đã thu hút góp ý của nhiều độc giả.

Tác giả xin đúc kết một số ý kiến đó và giải thích thêm về đề tài đang gây nhiều tranh cãi này sau chuyến thăm đến Hà Nội vừa qua của Tổng thống Hoa Kỳ.

Điều đầu tiên phải nói là ngay cả vấn đề căn bản nhân quyền ông Trump còn không màng tới huống chi những vấn đề phức tạp hơn. Do đó chúng ta đừng mong đợi ông này sẽ lật độ chế độ CSVN và đánh đuổi Tầu Cộng. [đọc tiếp]

Thêm 15 người bị án tù do tham gia biểu tình tại Bình Thuận

07/03/2019 (VOA) - Sáng ngày 7/3, một tòa án ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận tuyên phạt 15 người tham gia biểu tình chống Trung Quốc tổng cộng 40 năm 6 tháng tù về tội danh “gây rối trật tự công cộng,” theo hãng tin AFP.

Truyền thông trong nước cho biết 15 bị cáo bị phạt từ 2 năm đến 3.5 năm tù vì tham gia tụ tập trên Quốc lộ 1 tại khu vực cầu Nam và cầu Sông Lũy, huyện Tuy Phong, để “gây rối trật tự công cộng.” [đọc tiếp]

‘Đụng’ Trung Cộng, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông bị CSVN khai trừ

07/03/2019 (Người Việt) - QUẢNG NAM, Việt Nam (NV) – Hôm 8 Tháng Ba, tin cho hay, ông Trần Đức Anh Sơn, một nhà nghiên cứu Biển Đông có nhiều phát ngôn “đụng chạm” đến Trung Cộng, bất ngờ bị Ban Thường Vụ Thành Ủy Đà Nẵng khai trừ đảng vì “viết, đăng tin, bài sai sự thật, không đúng với quan điểm của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trên Facebook”. [đọc tiếp]

Tàu TQ đâm chìm tàu cá Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa

07/03/2019 (VOA) - Chiều 6/3, Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn của Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết, 1 tàu cá của ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Báo Thanh Niên trích thông báo của Văn phòng này cho biết sự việc xảy ra lúc 10 giờ 10 phút ngày 6/3, tàu cá tỉnh Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90819 TS với 5 thuyền viên trên tàu đã bị tàu Trung Quốc BKS 44101 đâm chìm. [đọc tiếp]

Thành phố Hồ Chí Minh: Chủ thiếu, chốt thừa

07/03/2019 Trân Văn (VOA Blog) - Hết Chủ tịch tới Phó Chủ tịch TP.HCM rên như bọng vì thiếu cán bộ chủ chốt. Không chỉ thiếu Phó Chủ tịch (1), TP.HCM hiện còn thiếu một mớ lãnh đạo Văn phòng UBND TP.HCM và giám đốc một số Sở.

Sự thật kỳ quái ấy phát xuất từ… quy hoạch - quy trình tuyển chọn, sắp đặt cán bộ chủ chốt. Cho dù thực tế đã chứng minh chính quy hoạch – quy trình mà giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đặt định đối với tuyển chọn, sắp đặt cán bộ chủ chốt là nguyên nhân chính khiến “quốc phá, gia vong” [đọc tiếp]

Bọn ngăn chặn buổi gặp mặt thân hữu Văn Việt ở Sài Gòn chính là bọn “cẩu lư hương”?

06/03/2019 Hoàng Hưng (Văn Việt) - Theo đề nghị của một số bạn, tôi xin kể những chuyện có thật mà tôi là người biết đích xác, liên quan buổi gặp mặt mừng xuân của thân hữu Văn Việt ngày 4/3/2019 vừa qua.

Ngày 1/3, tôi nhận được điện thoại của sĩ quan an ninh văn hoá Bộ Công an hỏi thăm: Chú mới về Sài Gòn? Năm nay mình trao giải Văn Việt lúc nào ạ? Và dặn dò: Các chú đừng làm to tát, vì mình là tổ chức chưa được Nhà nước chính thức cho phép hoạt động. Cháu muốn đến dự có được không ạ? Đáp: Hoan nghênh! Năm nào chúng tôi chẳng mời, các anh không đến đấy chứ. [đọc tiếp]

Phụ nữ

06/03/2019 Từ Thức (Blog Từ Thức Paris) - Ngày 8 tháng 3 là ngày quốc tế phụ nữ. Cuộc đấu tranh cho quyền phụ nữ, cho nam nữ bình quyền vẫn còn đầy chông gai ở thế kỷ 21.

Tại VN, cuộc tranh đấu cho nữ quyền chưa bắt đầu. Bản chất văn hóa Việt không miệt thị phụ nữ, xã hội VN, một cách tương đối, tôn trọng đàn bà, nhưng chưa bao giờ thân phận phụ nữ đen tối , thảm hại như ngày nay.

Đàn bà bị bán sang các nước láng giềng như những món hàng, bị gởi đi làm lao động-nghĩa là đi làm đầy tớ, nô lệ - khắp nơi trên thế giới. Đàn bà bị đánh đập, hành hạ, đầu tắt mặt tối để mưu sinh, tại một xứ đàn ông coi chuyện lê la, nhậu nhẹt là kỳ công, đáng kiêu hãnh.

Ở một xứ quyền làm người gần với số không, xã hội đặt nền tảng trên sự bạo hành, trên sức mạnh, người khỏe trèo lên đầu người yếu, nạn nhân đầu tiên là những người yếu nhất : đàn bà. [đọc tiếp]

Ba Lan bắt một giám đốc 'rửa tiền triệu cho mafia Việt Nam'

06/03/2019 (BBC) - Trang Rzeczpospolita (04/03/2019) đăng tin một giám đốc người Ba Lan làm việc cho chi nhánh của "ngân hàng nổi tiếng" ở Warsaw, đã bị cảnh sát bắt, sau khi có cuộc điều tra của công tố viện về nạn rửa tiền của băng đảng Việt Nam. Người này trợ giúp "băng đảng Việt Nam để nhận khoản tiền 20 nghìn USD", tờ báo cho hay.

Trong chi nhánh ngân hàng này có tài khoản của sáu công ty "của mafia Việt Nam", mỗi tài khoản có chừng 100 triệu đô la Mỹ. Cả sáu công ty này đều là công ty ma, chỉ có trụ sở trên mạng, và không trả thuế, tờ Rzeczpospolita trích nguồn cơ quan điều tra nói. [đọc tiếp]

Lưu giữ lịch sử chiến tranh Việt Nam qua lời nhân chứng sống

06/03/2019 (VOA) - “Trong cái đầu óc rất là đơn giản của người dân Việt Nam, cũng như trong đầu óc của những người trong giới lãnh đạo, người ta ngây thơ, người ta tin tưởng rằng nước Mỹ là một nước lãnh đạo thế giới tự do mà giúp chúng ta chống đỡ sự xâm lăng của Cộng sản, thì có việc gì phải lo.” (Trích phim). Đây là một trong những chia sẻ của cựu đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Bùi Diễm được trích trong bộ phim lịch sử nhan đề Con người và Lịch sử: Sự can thiệp của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam, vừa được ra mắt tại trường ĐH George Mason, Virginia hôm 02/03 vừa qua. [đọc tiếp]

Một cựu thiếu tá quân đội VN bị Cuba bắt, chờ trục xuất về nước

06/03/2019 (VOA) - Một người cựu quân nhân Việt Nam bị chính quyền Cuba tạm giam chờ trục xuất về nước, nói với VOA qua điện thoại rằng ông bị bắt oan và gia đình ông tại Mỹ "đang bị mật vụ Việt Nam đe dọa."

Hôm 4/3, một người đàn ông gọi cho VOA Việt Ngữ, nói rằng ông tên là Lê Quang Hiếu Hùng, cựu quân nhân làm việc cho Bộ Quốc phòng Việt Nam, hiện đang bị bắt giam ở nhà tù Cuba. [đọc tiếp]

Chủ tịch Trọng còn nhớ tới Hoàng Sa?

05/03/2019 Nguyễn Hùng (VOA Blog) - Một trang Facebook với hàng trăm ngàn người theo dõi vừa đăng đường dẫn tới bài có tựa ‘Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Đấu tranh lấy lại Hoàng Sa’. Tuy nhiên đường dẫn tới trang web không truy cập được do lỗi ‘404’. Có nhiều khả năng đó chỉ là bài luộc lại những gì ông Nguyễn Phú Trọng đã nói từ năm 2014.

Kể từ sau tuyên bố cụ thể của ông Trọng về Hoàng Sa cách đây đã năm năm, người ta không còn thấy ông được báo chí chính thống trích lời nói về vấn đề này nữa. Trong dịp kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến Biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, giới lãnh đạo Việt Nam mà ông Trọng đứng đầu ở cả hai vị trí tổng bí thư và chủ tịch nước đã ngăn cản người dân tổ chức tưởng niệm. [đọc tiếp]

Cư dân Lộc Hưng: “Chúng tôi đấu tranh tìm công lý trong cô đơn”

05/03/2019 Hòa Ái (RFA) - Cư dân ở vườn rau Lộc Hưng, ở phường 6, quận Tân Bình bị chính quyền địa phương phá hủy nhà trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi tiếp tục đấu tranh đòi công lý vì những khuất tất trong việc san ủi khu đất mà cha ông và họ cùng con cháu sinh sống từ những thập niên 1950.

Mới đây nhất, vào ngày 4 tháng 3, nhóm luật sư Lộc Hưng phổ biến thông cáo báo chí số 4 trên mạng xã hội. Nhóm luật sư Lộc Hưng còn cho biết dự kiến tổ chức họp báo vào ngày 7 tháng 3, theo Luật báo chí để cung cấp thông tin liên quan về những vụ việc diễn tiến ở vườn rau Lộc Hưng và mượn một phòng họp của Đoàn luật sư TP.HCM để tổ chức họp báo. Vào tối ngày 5 tháng 3, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc cho RFA biết Đoàn luật sư TP.HCM chưa có hồi đáp nào [đọc tiếp]

Tôi thách Đảng Cộng sản Việt Nam tôn trọng pháp luật!

04/03/2019 Nguyễn Tường Thuỵ (Việt Nam Thời Báo) - Sau 5 ngày, chốt canh chặn cuối cùng của lực lượng khẩu trang đã rút vào trưa ngày hôm qua 2/3, khi Kim Jong Un kết thúc chuyến thăm “hữu nghị” Việt Nam, rời HN về nước. Đó là chốt đặt ở trước nhà chị Dương Thị Tân, số 57/31 Phạm Ngọc Thạch, phường 6 quận 3, Hồ thành. Có điều rất trái khoáy là khi các chốt ở Hà Nội đã được dỡ bỏ giữa buổi chiều ngày 28 tháng 2, vào lúc tổng thống Mỹ chủ động kết thúc đàm phán bỏ về nước thì những người hoạt động XHDS (xã hội dân sự độc lập) ở Hồ thành tiếp tục bị canh giữ thêm 2 ngày nữa.

Như vậy chính quyền Hà Nội lo giới XHDS độc lập đi chào đón Donald J. Trump chứ không lo họ xuống đường phản đối Kim Jong Un, còn với chính quyền Hồ thành thì lo cả hai, trong khi địa điểm diễn ra 2 sự kiện lớn vừa qua lại ở Hà Nội, cách Hồ thành hơn 1700 km. [đọc tiếp]

Thất bại !

01/03/2019 Từ Thức (Blog Từ Thức Paris) - Thất bại. Như tất cả những cuộc hôn nhân đổ vỡ, người này đổ lỗi cho người kia. Ông Trump nói Kim đòi bỏ hết cấm vận, Kim nói Trump nói láo. Nhưng chuyện thất bại thì cả 2 bên đều nhìn nhận

VN được cả hai lựa chọn, không phải vì là ‘’ trung tâm hòa giải thế giới ‘’, nhưng bởi vì cả hai đều thấy có lợi. Kim tìm được một quốc gia hiếm hoi không ghê tởm anh ta như một ‘’serial killer ‘’ tàn bạo.

Trump tìm được một nơi có thể dụ Kim : nếu giã từ võ khí, anh có thể làm ăn ngon lành như mấy tay đầu sỏ VN, khỏi cần phải từ bỏ chế độ độc tài. [đọc tiếp]

Nhiều người 'thở phào' vì TT Trump trắng tay ở Việt Nam

01/03/2019 (VOA) - Một số quan chức Mỹ, trợ lý tại Quốc hội Hoa Kỳ, các nhà phân tích và chuyên gia theo dõi Triều Tiên thở phào khi Tổng thống Trump trắng tay trong các cuộc đàm phán với Bắc Hàn ở Việt Nam, theo Reuters.

Ông Trump tuyên bố từ bỏ nỗ lực mưu tìm một thỏa thuận vì ông Kim muốn dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp trừng phạt do Mỹ khởi xướng để đổi lại việc phi hạt nhân hóa khu phức hợp hạt nhân Yongbyon nhưng không thực hiện điều đó với một số nơi khác mà Mỹ biết.

Trong khi đó, phía Triều Tiên nói rằng Bình Nhưỡng đề xuất phá bỏ Yongbyon để đổi lại việc dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt. [đọc tiếp]

'Trump không đếm xỉa đến nhân quyền, tự do dân chủ ở Việt Nam'

01/03/2019 Nguyễn Quốc Khải (BBC) - Cũng như lần đầu đến Việt Nam tham dự Hội Nghị APEC vào 2017, lần này Tổng thống Trump đến Hà Nội cũng không hề nhắc nhở đến tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam.

Ông không hề có ý định gặp gỡ những nhà hoạt động dân chủ ở trong nước như Tổng thống Obama từng làm, cũng như không đả động gì đến lá thư ngỏ gửi đến ông của 100 nhân sĩ trí thức và nhà hoạt động xã hội, phần lớn ở trong quốc nội.

Hôm qua ông lên tiếng ca ngợi Chủ tịch Kim Jong-un, một trong những lãnh tụ độc tài, vi phạm nhân quyền nhất thế giới. Tuy nhiên cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Hàn lần II về chương trình chế tạo võ khí hạt nhân của Bắc Hàn đã không đạt được kết quả nào. [đọc tiếp]

Thượng đỉnh Hà Nội: Trump trắng tay, Kim nâng cao vị thế?

01/03/2019 (VOA) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không thể đem về một thỏa thuận hạt nhân sau hai ngày họp thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ở Hà Nội trong khi ông Kim đã tận dụng cuộc gặp với ông Trump để nâng cao hình ảnh của mình đối với người dân trong nước cũng như trên trường quốc tế.

Sau hai ngày họp thượng đỉnh, ông Trump đã đột ngột cắt ngắn hội nghị vào trưa ngày 28/2 với lý do là phía Triều Tiên đưa ra yêu cầu mà ông không thể chấp nhận là ‘dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh cấm vận’. Trong khi đó, phái đoàn Triều Tiên đã đổ lỗi cho phía Mỹ không chịu ‘dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận’ để đổi lấy việc họ tháo dỡ ‘hoàn toàn, vĩnh viễn, có giám sát’ một số cơ sở hạt nhân của họ như là bước đầu tiên hướng tới phi hạt nhân hóa. [đọc tiếp]

Văn chương phản kháng Bắc Hàn

28/02/2019 Từ Thức (Blog Từ Thức Paris) - Lần đầu tiên, một cuốn sách mô tả và tố cáo xã hội Bắc Hàn, do một tác giả hiện sống tại chỗ, tới tay độc giả Tây Phương. Tác phẩm La Dénonciation ( Tố Cáo ) của Bandi là một tập truyện ngắn tường thuật đời sống gian nan, đầy tai hoạ, bất trắc của người dân trong một chế độ độc tài tàn bạo nhất thế giới, một vùng đất đóng kín trong đó lãnh chúa họ Kim có toàn quyền sinh sát.

Những năm vừa qua, nhờ Internet và du lịch, sách viết về xã hội VN, Trung Hoa, Cuba , đã được xuất bản nhiều ở nước ngoài, nhưng đây là lần đầu một nhà xuất bản Pháp, Philippe Pickier ở Paris,  dịch và ấn hành một tác phẩm Bắc Hàn. [đọc tiếp]

Hoa Kỳ và Việt Nam ký các thỏa thuận thương mại hàng tỷ đô la, không đề cập vấn đề nhân quyền

27/02/2019 (RFA) - Các công ty của Hoa Kỳ và Việt Nam vừa ký một loạt các thỏa thuận mua bán trị giá lên đến hơn 21 tỷ đô la nhân cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phủ Chủ tịch vào sáng ngày hôm nay, 27/2/2019. Vấn đề nhân quyền đã không được đề cập trong cuộc gặp cấp cao này.

Các thỏa thuận mới được ký kết giữa các công ty hai bên bao gồm hãng hàng không Vietjet của Việt Nam mua 100 chiếc máy bay 737 – Max của hãng Boeing trị giá 12.7 tỷ đô la và 215 động cơ của hãng GE/CFM; [đọc tiếp]

TT Trump ca ngợi Việt Nam ‘phồn thịnh’, hình mẫu cho 'bạn' Kim

27/02/2019 (VOA) - Tổng thống Trump sáng 27/2 (giờ Hà Nội) nhận định trên Twitter rằng Bắc Hàn cũng sẽ sớm “phồn thịnh” giống Việt Nam “nếu phi hạt nhân hóa”.

Trong đoạn tweet thứ hai kể từ khi đặt chân tới Hà Nội hôm 26/2, nguyên thủ Mỹ viết: “Việt Nam phồn thịnh giống như một số ít nơi trên trái đất. Bắc Hàn cũng sẽ như vậy, và rất sớm, nếu phi hạt nhân hóa”.

Ông Trump viết thêm: “Tiềm năng tuyệt vời, một cơ hội lớn, gần như chưa có trong lịch sử, cho bạn tôi Kim Jong Un. Chúng ta sẽ biết khá sớm. Rất thú vị!”. [đọc tiếp]

Hoa Kỳ và Việt Nam ký các thỏa thuận thương mại hàng tỷ đô la, không đề cập vấn đề nhân quyền

27/02/2019 (RFA) - Các công ty của Hoa Kỳ và Việt Nam vừa ký một loạt các thỏa thuận mua bán trị giá lên đến hơn 21 tỷ đô la nhân cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phủ Chủ tịch vào sáng ngày hôm nay, 27/2/2019. Vấn đề nhân quyền đã không được đề cập trong cuộc gặp cấp cao này.

Các thỏa thuận mới được ký kết giữa các công ty hai bên bao gồm hãng hàng không Vietjet của Việt Nam mua 100 chiếc máy bay 737 – Max của hãng Boeing trị giá 12.7 tỷ đô la và 215 động cơ của hãng GE/CFM [đọc tiếp]

Giới hoạt động lại bị canh chặn khi Hà Nội tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều

25/02/2019 (RFA) - Như đã thành lệ, mỗi khi có sự kiện gì liên quan đến quốc tế diễn ra ở Việt Nam, tư gia của một số nhà hoạt động … lại bị theo dõi, canh chặn, thậm chí chủ nhân bị yêu cầu không được ra khỏi nhà. Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Hàn ở Hà Nội lần này không là ngoại lệ.

Trên mạng xã hội mấy hôm nay bắt đầu xuất hiện những status về việc an ninh, công an khu vực đến nhà “tò mò” về chuyện riêng của gia đình họ. Vợ luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết sáng 25/2, công an khu vực tới nhà hỏi “tối qua chồng chị có ngủ ở nhà không?” [đọc tiếp]

VN trục xuất Howard X, người đóng Kim Jong-un trước thượng đỉnh Mỹ-Triều

25/02/2019 (BBC) - Một Kim Jong-un 'giả' vừa bị trục xuất khỏi Việt Nam trước khi nhà lãnh đạo thực sự của Bắc Hàn có cuộc họp với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Hà Nội trong tuần này.

Howard X, hiện sống tại Hong Kong, hồi tuần trước đã cùng Russell White, người chuyên đóng giả Trump, giả làm một cuộc họp thượng đỉnh với nhau. Hai người sau đó bị cảnh sát bắt giữ khi đang trả lời phỏng vấn một đài truyền hình địa phương. [đọc tiếp]

Giám đốc công ty xây dựng bị bắt vì "phát tán tài liệu chống nhà nước"

24/02/2019 (RFA) - Ông Huỳnh Đắc Túy, Giám đốc công ty xây dựng Túy Nguyệt vừa bị Cơ quan an ninh điều tra tỉnh Quảng Ngãi bắt giữ trong ngày 22/2 với cáo buộc "Làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam" theo Điều 117 Bộ luật Hình Sự năm 2015.

Việc bắt giữ diễn ra ngay trước Hội nghị Thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên tại Hà Nội từ ngày 27-28/2/2019. [đọc tiếp]

Những người Triều Tiên bị lãng quên tại Bắc Việt Nam

24/02/2019 (Việt Nam Thời Báo) - Bình Nhưỡng đã gửi khoảng 80 phi công chiến đấu để hỗ trợ Bắc Việt trong giai đoạn 1966 - 1969, khi các máy bay ném bom của Mỹ tiến hành chiến dịch Sấm rền (Rolling Thunder).

Dailymail, một trang tin từ Anh Quốc đã đăng lại nguồn tin từ AFP, góp thêm một chủ đề mới: những phi công Triều Tiên bị lãng quên tại Việt Nam. 12 phi công và 2 kỹ thuật viên đã được chôn cất tại Việt Nam trước khi được hồi hương vào năm 2002 [đọc tiếp]

Quan điểm mới của Việt Nam về một cuộc chiến đã qua

24/02/2019 (Việt Nam Thời Báo) - Ngày 17 tháng 2 đánh dấu kỷ niệm lần thứ 40 chiến tranh biên giới Việt Trung, một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn lính Việt Nam và Trung Quốc.

Trận chiến biên giới năm 1979 kể từ đó trở thành điều cấm kỵ ở Việt Nam. Trong khi các tượng đài tưởng niệm mọc lên đây đó, truyền thông nhà nước và quan chức Đảng cộng sản cầm quyền lại bỏ lơ việc kỷ niệm chiến thắng, chỉ đãi bôi với những người đã ngã xuống trong cuộc giao tranh này.

David Hutt nhận định sau sự im lặng này là lý do về kinh tế cũng như chính trị. Về kinh tế, Trung Quốc dù vẫn là một kẻ thù truyền kiếp đối với phần đông người Việt, nhưng họ lại là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hà Nội chỉ sau Hoa Kỳ. [đọc tiếp]

Trump và Kim muốn gì ở thượng đỉnh tại Hà Nội ?

23/02/2019 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp lãnh đạo Bắc Hàn (tức Triều Tiên) Kim Jong Un vào ngày 27 và 28/02 tại Hà Nội. Đây là hội nghị thượng đỉnh nối tiếp hội nghị đầu tiên diễn ra vào tháng 6/2018 tại Singapore. Theo chương trình, hai bên sẽ thương thảo về các biện pháp phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như thiết lập mối quan hệ mới giữa Mỹ và Bắc Hàn. Dựa vào những tuyên bố tích cực cuả chính quyền hai nước trước ngày tổ chức, một số nhà phân tích đã suy đoán rằng hội nghị song phương lần này có thể sẽ đạt được kết quả thực chất tái lập hoà bình cho bán đảo Triều Tiên và Á châu. Trump và Kim muốn gì ? [đọc tiếp]

Phần thưởng của nỗi tang thương

22/02/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Luật sư nhân quyền Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Việc  5 kẻ hãm hiếp, sát hại nữ sinh giao gà, không chỉ gây đau đớn cho gia đình người bị hại mà đang gây phẫn nộ lớn trong dư luận xã hội khi những tình tiết cho thấy ban chuyên án 219D có qúa nhiều sai sót nếu không muốn nói là họ vô cảm thiếu tinh thần trách nhiệm. Nếu việc tiếp nhận thông tin mất tích được xử lý kịp thời, khẩn trương, trách nhiệm ngay từ chiều 30 Tết, rất có thể cô gái đã không phải chịu đựng cái chết đau thương như vậy.

Thế mà Ban chuyên án 219D đã nhận được 48 bằng khen do UBND và công an tỉnh Điện Biên trao tặng, kèm giá trị bằng tiền là 3 triệu đồng cho mỗi tập thể và 1 triệu đồng cho mỗi cá nhân.

Từ Sài Gòn, luật sư nhân quyền Lê Công Định đã có  bình luận về tình hình bất an của xã hội Viêt Nam hiện nay qua cuộc phỏng vấn sau đây của nhà báo Trần  Quang Thành, mời quí vị cùng nghe

Công an như thế nên công lý... nghỉ hưu

20/02/2019 Trân Văn (VOA Blog) - Nếu chỉ thấy “thưởng nóng” cho Phòng Trọng án thuộc Cục Hình sự của Bộ Công an, 14 cá nhân của Bộ Công an và Công an tỉnh Điện Biện, Công an huyện Điện Biên trong hoạt động điều tra vụ bắt cóc, giết cô Cao Mỹ Duyên là... không chấp nhận được thì vẫn là chấp nhận cho công an buộc công lý... nghỉ hưu.

Cho dù công chúng chỉ trích kịch liệt, Chủ tịch tỉnh Điện Biên, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên vẫn im lặng, không thèm lên tiếng giải thích tại sao lại “thưởng nóng” cho những cá nhân tham gia điều tra vụ bắt cóc, giết cô Duyên, ngụ ở xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên. [đọc tiếp]

Nạn kiều 1978: 'Không bị đuổi nhưng tôi buộc phải ra đi'

20/02/2019 Bình Khuê (BBC) - Sinh năm 1947 tại Nam Định trong một gia đình có ông bà nội và cha mẹ chạy nạn từ Quảng Đông, Trung Quốc sang, bà khi trưởng thành lên Hà Nội học hành và lập nghiệp.

Hơn 40 năm trước, hai vợ chồng bà đang yên ấm và lưu luyến cuộc sống ở Việt Nam nhưng đành phải gạt nước mắt ra đi trong làn sóng 'Nạn kiều'.

"Cuối năm 1977, đầu năm 1978, hàng ngày chúng tôi ra ga Hàng Cỏ, thấy rất đông người ra đi. [đọc tiếp]

CA Điện Biên gặp bão dư luận vì ‘được thưởng’ về vụ án cô gái bị hiếp, giết

19/02/2019 (VOA) - Cộng đồng những người sử dụng mạng xã hội và một số cơ quan báo chí ở Việt Nam chỉ trích việc công an tỉnh Điện Biên được khen thưởng sau vụ một cô gái trẻ bị bắt cóc, hãm hiếp và giết hại trong dịp Tết vừa qua.

Theo các bài tường thuật của báo chí trong nước, chị Duyên bị mất tích hồi chập tối 4/2 (30 Tết) khi đi giao gà cho một người đặt mua qua điện thoại. Gia đình đã trình báo với công an địa phương ngay tối hôm đó, đồng thời nhờ họ hàng tìm kiếm suốt đêm, và cũng đã “cầu cứu” trên mạng xã hội.

Ba ngày sau khi chị Duyên mất tích, vào sáng hôm 7/2 (mùng 3 Tết), một số người dân thường đã phát hiện thi thể của chị ở một ngôi nhà hoang. [đọc tiếp]

Thông cáo báo chí số 03 của nhóm luật sư Lộc Hưng

19/02/2019 (Tiếng Dân) - Nhóm luật sư Lộc Hưng, gồm những luật sư trợ giúp pháp lý cho các hộ dân Vườn Rau Lộc Hưng (VRLH), Phường 6, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh thông tin đến các cơ quan báo chí, truyền thông trong, ngoài nước và cộng đồng như sau:

Ngày 15/2/2019, một số người dân VRLH và luật sư đã đến Công an Thành phố Hồ Chí Minh chất vấn về việc xử lý đơn thư tố cáo của các hộ dân VRLH về hành vi huỷ hoại tài sản do nhiều người dưới sự chỉ đạo của một số lãnh đạo chính quyền Phường 6, Quận Tân Bình thực hiện từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 1/2019, khi không có các quyết định hành chính theo quy định  [đọc tiếp]

Thay tượng trước 1975 ‘là để xóa ký ức Sài Gòn’?

19/02/2019 Ben Ngô (BBC) - Một họa sĩ kỳ cựu nói với BBC rằng việc TP HCM dự định tu sửa, thay tượng Trần Hưng Đạo cũng như các tượng khác được dựng trước 1975 “là để xóa ký ức Sài Gòn”.

Dư luận hôm 19/2 tiếp tục xôn xao chuyện chiếc lư hương dưới chân tượng Trần Hưng Đạo bị cẩu và việc TP HCM loan báo sắp tu sửa tượng Trần Hưng Đạo và tượng Thánh Gióng.

Hôm 19/2, từ Sài Gòn, họa sĩ Đỗ Duy Ngọc nói với BBC: “Theo như tôi hiểu, trong tương lai, các tượng đài có từ 1975 sẽ lần lượt bị hạ bệ bởi một vài lý do bâng quơ hay vì các dự án nào đó. Dường như người ta đang muốn xóa ký ức Sài Gòn. [đọc tiếp]

Bài học đau điếng của nhân dân trong sự kiện 17-2

19/02/2019 Mạnh Kim (VOA Blog) - Kể cả những cú đấm tàn bạo nhất vào mặt người biểu tình cũng không đau bằng việc chiếc lư hương ở tượng đài Đức Thánh Trần (bến Bạch Đằng, quận 1, Sài Gòn) bị dời đi ngay trong dịp tưởng niệm sự kiện 17-2 (Trung Quốc xâm chiếm Bắc Việt Nam).

Lời nguyền “hèn nhục” vẫn ám nặng trong kịch bản “tưởng nhớ sự kiện 17-2”. Nội dung lớn nhất của kịch bản là chỉ đạo báo chí làm mạnh sự kiện tưởng niệm với các “tuyến bài” chủ yếu vạch trần tội ác Trung Quốc và tính chính nghĩa Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc. Cơ quan truyền thông trung ương VTV chỉ được phép dùng từ “đối phương”, “lính bên kia biên giới”... chứ không được đề cập trực tiếp đến “Trung Quốc”. [đọc tiếp]

Vụ di dời lư hương gây tranh cãi ở TP HCM

19/02/2019 (VOA) - Dù chính quyền đã lên tiếng giải thích, vụ di dời lư hương trước tượng đài ở trung tâm TP HCM dịp 40 năm ngày xảy ra cuộc chiến biên giới Việt - Trung vẫn tiếp tục gây tranh cãi.

Động thái của chính quyền TP HCM hôm 17/2 đã khiến nhiều người đặt dấu hỏi, nhất là sau khi một số nhà hoạt động dự tính tới dâng hương dưới tượng đài Trần Hưng Đạo để đánh dấu 40 năm xảy ra cuộc chiến biên giới Việt – Trung.

Hôm 17/2, một bản tin về cuộc chiến xảy ra 4 thập kỷ trước của Truyền hình Việt Nam (VTV) cũng đã gây ra nhiều tranh cãi.

MC Phan Anh viết trên Facebook: “Một thời lượng hơn 9 phút dành cho Kỷ niệm 40 năm Chiến tranh Bảo vệ biên giới phía Bắc - chống quân Trung Quốc xâm lược. NHƯNG không một lần nào từ Trung Quốc được nhắc tới mà chỉ là “đối phương”, “lính bên kia biên giới”’. [đọc tiếp]

Mười ‘tiết lộ’ về Cuộc chiến Việt Trung 1979

18/02/2019 Nguyễn Hùng (VOA Blog) - Mặc dù Đài Truyền hình Việt Nam đúng hôm 17/2 bị chỉ trích vì không dám một lần nhắc tới hai chữ ‘Trung Quốc’ khi đưa tin về các hoạt động kỷ niệm 40 năm cuộc chiến, phần đông báo chí Việt Nam đã không ngần ngại nhắc tên nước láng giềng từng bị gọi là “bành trướng, dã man”.

Đây là 10 điểm nhấn hay tiết lộ trên báo chí Việt Nam trong những ngày tháng Hai năm 2019. [đọc tiếp]

Cướp ấn đền Trần và cẩu lư hương Thánh Trần

18/02/2019 VietTuSaiGon (rfavietnam/VietTuSaiGon's blog) - Những năm 2000, đền Trần ở Lào Cai, ngay thị xã Lào Cai, bên bờ sông Nậm Thi có bức tượng Đức Thánh Trần oai nghi đứng chống gươm nhìn sang phía Trung Quốc, đền thờ của Ngài ngự trên ngọn đồi cao, tượng của Ngài đứng trước đền. Sau 20 năm, quay trở lại Lào Cai, điều làm tôi hãi hùng nhất là đền Mẫu và Đền Trần - hai ngôi đền lớn nhất Lào Cai đã hoàn toàn thay đổi, tượng Đức Thánh Trần bị bứng đi mất, thay vào đó là một tiểu viên với 12 con giáp Tí Sửu Dần Mão Thìn…, Tiểu viên 12 con giáp cũng là nơi các đôi nam nữ du khách Trung Quốc cõng nhau, ôm nhau chụp hình nhiều nhất…

Gần đây, việc cẩu bát nhang ở trước tượng đài Trần Hưng Đạo tại quận 1, Sài Gòn lại một lần nữa khiến tôi sởn gai ốc vì một Lào Cai khác đang hiện hình ở Sài Gòn! [đọc tiếp]

Vẫn còn nguyên nỗi sợ hãi

18/02/2019 Nguyễn Tường Thụy (rfavietnam/nguyentuongthuy's blog) - Sau khi thấy báo chí được "mở miệng" dịp kỷ niệm 40 năm TC (Trung Cộng) xâm lược VN (Việt Nam), nhiều người nghĩ rằng việc cấm đoán các hoạt động tưởng niệm liệt sĩ chiến đấu chống quân TC xâm lược năm nay sẽ được nới lỏng nhưng cũng có nhiều người đầy cảnh giác. Thực tế những gì xảy ra vào ngày 17/2/2019 cho thấy những người cảnh giác đã đúng.

Chưa bao giờ, hoạt động tưởng niệm liệt sĩ chống TC bị ngăn chặn ráo riết quyết liệt như dịp 40 năm chiến tranh biên giới 17/2. Hà Nội đã huy động một lực lượng khổng lồ công an, từ thành phố đến quận/huyện, phường/xã để ngăn chặn.

Câu chuyện cảm động nhất và cũng phẫn nộ nhất là chuyện của ba chị Đặng Bích Phượng, Hoàng Thị Hà và Nguyễn Hồng Hạnh. [đọc tiếp]

Khi nào sức dân thành cơn địa chấn?

17/02/2019 Đỗ Ngà (Blog Đỗ Ngà) - Bất tuân dân sự là một trong những hình thức đấu tranh bất bạo động tuyệt vời. Vì nó vừa văn minh, vừa nhân bản, và quan trọng là hậu độc tài sẽ có dân chủ vì khi nhân dân biết bất tuần dân sự thì lúc đó, dân trí đã đủ để làm nền tảng cho một nền dân chủ tồn tại và phát triển. Để đi đến được phong trào bất tuân dân sự, đòi hỏi ở người dân Việt Nam phải đạt được những điều kiện gì? Điều kiện là mà người dân phải có, đó là một trình độ nhận thức nhất định, và tinh thần trách nhiệm với vận mệnh đất nước. Nói cho đơn giản là cần có 2 yếu tố, [đọc tiếp]

Trung Quốc triệt để khai thác bài học Chiến tranh biên giới 1979

17/02/2019 Tú Anh, Trọng Thành (RFI) - Trung Quốc thua chiến thuật nhưng thắng về chiến lược : bắt tay với Mỹ, cải cách kinh tế, canh tân quân đội và khống chế Việt Nam nhiều mặt. Để tránh hiểm họa mất nước, chính quyền cần phải dựa vào dân. Trên đây là nhận định của blogger Phạm Viết Đào, tác giả biên khảo « Vị Xuyên-Thế Sự Việt-Trung », nhìn lại cuộc chiến đẫm máu 40 năm trước.

Blogger Phạm Viết Đào: « Điều thứ nhất đây là một cuộc chiến tranh mà hai bên đều rút ra các bài học. Về phía Trung Quốc, đó là bài học về quân sự. Tức là Việt Nam dạy cho Trung Quốc bài học về đánh nhau, qua cuộc chiến tranh tháng 2/1979. Trung Quốc thua, khi mới chỉ đụng độ với các lực lượng địa phương của Việt Nam.

Còn Việt Nam, sau cuộc chiến tranh, lúc nào cũng nhận là mình thắng. Hy sinh rất dũng cảm, luôn luôn nói là giữ được độc lập và chủ quyền, nhưng nhìn sâu về kinh tế đất nước, thì lệ thuộc rất nghiêm trọng vào Trung Quốc. [đọc tiếp]

Tượng đài, lư hương và thùng rác

17/02/2019 cánh cò (rfavietnam/canhco's blog) - Tượng đài là tác phẩm của điêu khắc gia Phạm Thông nay đã qua đời, miêu tả Đức Trần Hưng Đạo đang đứng chỉ tay xuống sông Sài Gòn với gương mặt khắc khổ nhưng đầy khí phách của một tướng lãnh tài năng, đức độ. Trần Hưng Đạo là niềm hãnh diện của dân tộc Việt Nam khi ông ba lần đại thắng quân Nguyên Mông, chứng tỏ cho quân Tàu thấy rằng muốn xâm chiếm Việt Nam là điều không hề dễ dàng.

Dưới chân tượng đài là chiếc lư hương bằng đồng rất lớn, được dùng cắm nhang của người dân để bày tỏ tôn kính vị danh tướng. Bất kể giờ giấc nào, ai muốn tỏ lòng thành đều có thể đến đây thắp nén nhang đơn sơ và chia sẻ với Đức Thánh Trần những gì mà họ tâm đắc.

Sáng hôm nay có lẽ tượng đài Đức thánh Trần sẽ đau lòng lắm khi chiếc lư hương dưới chân ngài bị một toán công nhân đem xe cẩu tới cẩu đi và đặt vào đó hai thùng rác bẩn thỉu, như châm chọc lòng tôn thờ ngài của người dân. [đọc tiếp]

Kỷ niệm rầm rộ 40 năm chiến tranh với Trung Quốc trên mặt báo nhưng chặn tưởng niệm trong thực tế

17/02/2019 (RFA) - Ngày 17/2/2019, các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền ở TPHCM và Hà Nội đã không thể tổ chức tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc đem quân đánh các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam như thường lệ.

Trong khi ở TPHCM, những người mặc đồ công nhân vệ sinh đặt các xe thu gom rác chắn tượng đài Đức Thánh Trần tại bến Bạch Đằng và cẩu cả lư hương đem đi nơi khác, thì ở Hà Nội chỉ có một số ít người ra được tượng đài vua Lý Thái Tổ để thắp hương trong vòng vây của lực lượng an ninh. [đọc tiếp]

Kỷ niệm 70 năm ban hành - Nhận xét tổng quát Hiến Pháp CHLB Đức

16/02/2019 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào tháng 5 tới đây, nước Đức sẽ kỷ niệm 70 năm ban hành bản Hiến Pháp mang tên" Luật cơ bản". Được thông qua năm 1949, "Luật cơ bản" ban đầu dự định chỉ mang tính cách tạm thời vì các nhà soạn thảo coi sự chia đôi giữa Tây và Đông không phải là vĩnh viễn. "Luật cơ bản" theo thời gian và qua các sửa đổi, cuối cùng đã trở thành bản hiến pháp cho toàn nước Đức sau ngày thống nhất Đông và Tây Đức, nó xác định các quyền cơ bản mà mọi công dân Đức đều có thể tiếp cận được. Điều hết sức quan trọng là ngay trong lời nói đầu, bản hiếp pháp này đã nhấn mạnh rằng „Phẩm giá con người là bất khả xâm phạm. Tôn trọng và bảo vệ nó là nhiệm vụ của tất cả các cơ quan nhà nước". [đọc tiếp]

Chiến tranh Việt – Trung 1979-2019: 40 năm nhìn lại

13/02/2019 Nguyễn Tuấn Khoa (Tiếng Dân) - Rạng sáng 17/02/1979, Trung Quốc phát lệnh tấn công Việt Nam. 600 ngàn quân TQ  dàn trải trên 1,000 Km biên giới. Ban đầu TQ dùng chiến thuật thí quân “biển lửa-biển người” nên tiến sâu hơn 10 km như vào chốn không người. Sau đó vì địa hình hiểm trở và tiếp vận kém (dùng lừa vận chuyển) nên TQ khó triển khai cấp sư đoàn.

Ngày 27/02/1979 TQ tập trung đánh Lạng Sơn, chiến sự khốc liệt để rồi chiều ngày 04/03 TQ vào Lạng Sơn, đe dọa Hà Nội. [đọc tiếp]

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Không có gì là quá muộn

13/02/2019 Phạm Chí Dũng (VOA Blog) - Không có gì là quá muộn để người Đức quên lãng vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh khi phía Việt Nam vẫn cho rằng còn quá sớm để trao trả nhân vật này cho Berlin.

Tròn một năm rưỡi sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã một lần nữa đề cập đến vụ này trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini, khi bà Merkel đến thăm và tham dự cuộc họp của nguyên thủ quốc gia của 4 nước Đông Âu là Hungary, Slovakia, Cộng hòa Séc và Ba Lan tại Bratislava - thủ đô Slovakia - vào tháng 1 năm 2019. [đọc tiếp]

Gian tà lộng hành đem thánh thần kinh doanh

13/02/2019 Đỗ Ngà (Tiếng Dân) - Sở thú là nơi người ta phân thành những cái lồng cái chuồng để nhốt những con vật hiếm và lạ. Họ xây dựng những nơi đó kiên cố, nhiều tiền nhưng rất giả tạo. Rồi họ bắt thú rừng đem nhốt vào đó, họ chặn cổng bán vé thu tiền những người nào muốn vào đó xem thú.

Tương tự mô hình sở thú, Cộng Sản bỏ thật nhiều tiền ra xây chùa hoành tráng để quảng bá thương hiệu, bên trong họ cũng đúc tượng phật và nhang khói nghi ngút, họ cho đảng viên cạo đầu mặc áo cà sa làm sư trụ trì. Thế là có một ngôi chùa fake cực kỳ hoàn hảo để lừa hàng triệu người nhẹ dạ cả tin đến cúng tiền làm giàu cho họ. [đọc tiếp]

Bỏ cấp phép ca khúc trước 1975: Kiểm duyệt văn hóa thất bại toàn phần

12/02/2019 Diễm Thi (RFA) - Chiều 11/2, Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho báo chí biết Chính phủ vừa chấp thuận chủ trương sửa đổi hai nghị định 79 và 15 về nghệ thuật biểu diễn, tức sắp tới sẽ bỏ việc cấp phép ca khúc trước năm 1975.

Thông tin trên khiến dư luận xã hội quan tâm, bởi việc cấm hát các tác phẩm từ thời Việt Nam Cộng Hòa dường như không mấy tác dụng khi nhiều quán cà phê, karaoke hay phòng trà ở Việt Nam hiện nay đều có sử dụng những ca khúc trước 1975. [đọc tiếp]

Một xã hội kỳ lạ

12/02/2019 Mạc Văn Trang (Tiếng Dân) - 1. Đảng Cộng sản chính thức đưa chủ nghĩa Mac- Lê nin vào Việt Nam từ 1930 và hơn nửa thế kỷ nay đã được giảng dạy trong các nhà trường, từ bậc phổ thông trở lên, thành hệ tư tưởng chính thống, chủ đạo, bao trùm toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội; mà chủ nghĩa Mac- Lê nin được giới thiệu là học thuyết Khoa học tiên tiến nhất (vô địch) – Biện chứng – Duy vật – Vô thần…

Thế nhưng ai cũng thấy: Chưa bao giờ Việt Nam xây lắm chùa, có nhiều sư như ngày nay; chưa bao giờ lắm thầy tâm linh như ngày nay; chưa bao giờ xã hội Việt Nam từ quan chức, trí thức, sinh viên, doanh nhân đến dân thường lại có lắm người mê tín, cúng lễ tùm lum như ngày nay. [đọc tiếp]

Liên minh báo chí Đông Nam Á lên tiếng về việc mất tích của nhà báo Trương Duy Nhất

09/02/2019 (RFA) - Hôm 8/2, Liên minh báo chí Đông Nam Á (SEAPA) kêu gọi quy trách nhiệm và trừng phạt cho những ai chịu trách nhiệm trong việc mất tích của nhà báo Trương Duy Nhất khi đang tìm kiếm quy chế tị nạn tại Thái Lan.

Bà Tess Bacalla, Giám đốc điều hành của SEAPA chỉ hy vọng rằng ông Trương Duy Nhất vẫn còn sống và an toàn cho dù ông ấy đang ở đâu, và sự mất tích của nhà báo nổi tiếng người Việt không liên quan gì đến những công việc và tiếng nói độc lập của ông ở Việt Nam. [đọc tiếp]

Việt Nam và Nga khai thác mỏ dầu mới ở Biển Đông

09/02/2019 Thụy My (RFI) - Theo báo Nhật Nikkei Asian Review hôm 08/02/2019, một công ty liên doanh dầu khí giữa Việt Nam và Nga bắt đầu sản xuất dầu thô trên một địa điểm mới tại Biển Đông. Dự án này sẽ mang lại trên 1 tỉ đô la cho Hà Nội từ nay đến năm 2032.

Công ty Vietsovpetro là liên doanh giữa tập đoàn quốc doanh PetroVietnam và Nga, hoạt động tại một mỏ dầu cách bờ biển phía nam của Việt Nam 160 km. Địa điểm này nằm gần mỏ dầu lớn nhất Việt Nam là Bạch Hổ, cũng do Vietsovpetro khai thác, nhưng nằm bên ngoài « đường lưỡi bò » do Bắc Kinh tự vẽ để yêu sách chủ quyền Biển Đông. [đọc tiếp]

Trump - Kim tại Việt Nam: Trọng được gì?

09/02/2019 Phạm Chí Dũng (Blog VOA) - Vì sao Donald Trump - người mà cho đến nay đã nổi lên như một trong những tổng thống Mỹ chống chủ nghĩa xã hội cuồng nhiệt nhất, lại dễ dàng được Nguyễn Phú Trọng - một đồ đệ trung thành và thậm chí còn có phần cuồng tín của lý thuyết chủ nghĩa này - mời mọc đến Việt Nam mà nơi đó Trump sẽ có cuộc đàm phán lần thứ hai với nhân vật lãnh đạo số một của Bắc Triều Tiên là Kim Jong Un vào cuối tháng 2 năm 2019?

Biểu cảm gần như lấy lòng Mỹ trong chiến dịch vận động để cuộc gặp Trump - Kim diễn ra ở Việt Nam còn giúp giải quyết một vấn đề sống còn ngay trước mắt: làm thế nào để Trump, trong một trạng thái vui vẻ và dễ dãi, gật đầu cho Việt Nam’ qua đò’ tiếp một năm 2019 với giá trị xuất siêu vào thị trường Mỹ duy trì được con số 35 tỷ USD như năm 2018, mà không bị vị tổng thống Mỹ này xem là ‘kẻ thù kinh tế’ và tìm cách áp dụng nguyên tắc ‘công bằng và đối ứng’ để giảm thiểu số xuất siêu của Việt Nam. [đọc tiếp]

Tại sao Thượng đỉnh Mỹ - Bắc Hàn ở Hà Nội chứ không phải Đà Nẵng?

09/02/2019 (RFA) - Sau nhiều tuần dự đoán về Thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un ở Đà Nẵng, cuối cùng, vào ngày 8/2, Tổng Thống Mỹ đã chính thức tuyên bố trên Twitter, cuộc họp cấp cao sẽ diễn ra ở Hà Nội vào ngày 27 và 28/2.

Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc viết trên blog của mình hôm 9/2 rằng Hà Nội được phía Bắc Hàn thích hơn vì nhiều lý do. “Thứ nhất, họ (Bắc Hàn) muốn Chủ tịch Kim thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam và Hà Nội là thủ đô. Thứ hai, họ muốn thượng đỉnh lần hai được tổ chức ở một thành phố mà Bắc Hàn có đại sứ quán. [đọc tiếp]

Thượng đỉnh Donald Trump - Kim Jong Un lần hai sẽ diễn ra ở Hà Nội

09/02/2019 Thanh Phương, Trọng Nghĩa (RFI) - Hôm qua, 08/02/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ rằng cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa ông với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sẽ diễn ra ở Hà Nội. Cho tới nay, người ta chỉ được biết là thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai sẽ diễn ra trong hai ngày 27 và 28/02 ở Việt Nam, nhưng không biết cụ thể là ở thành phố nào.

Trên mạng Twitter, tổng thống Trump viết: “ Các đại diện của tôi vừa rời Bắc Triều Tiên sau một cuộc họp đạt nhiều kết quả. Thượng đỉnh sẽ diễn ra ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 27 và 28/02”. Ông viết thêm: “ Tôi rất nóng lòng gặp chủ tịch Kim và thúc đẩy hòa bình”. [đọc tiếp]

Mỹ cám ơn ‘bạn thân’ Việt Nam về cuộc gặp với Chủ tịch Kim

08/02/2019 (VOA) - Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino hôm 7/2 ca ngợi Việt Nam khi thông tin thêm về cuộc gặp diễn ra vào cuối tháng này giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.

“Việt Nam là một đối tác và là người bạn thân thiết của Mỹ, và chúng tôi cám ơn chính phủ Việt Nam vì sự hào phóng khi đăng cai hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai này”, ông Palladino nói tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ tại thủ đô Washington D.C. [đọc tiếp]

Dân tộc không biết tự cứu

07/02/2019 Đỗ Ngà (Tiếng Dân) - Dân tộc Việt Nam đang bị nhốt trong cái lồng cai trị của ĐCS. Với số lượng lên đến 100 triệu người, lẽ ra dân tộc Việt Nam có sức mạnh vô biên, nhưng cuối cùng chỉ là bầy cừu ngoan ngoãn. Với sức mạnh đó, họ dư khả năng tự phá bỏ xiềng xích để giải thoát cho mình thay vì cầu thánh thần đến mở cho.

ĐCS như là cái lồng nhốt cả dân tộc này vào đấy. Nhân dân đói nghèo cũng bởi sự cai trị của ĐCS; doanh nghiệp chân chính bị o ép, bị làm khó bởi luật, bị vòi vĩnh tiền do hối lộ cũng bởi sự cai trị của ĐCS; cuộc sống người dân phải chịu vô số những rủi ro như tai nạn giao thông cao, chết vì ung thư nhiều, thuế má nặng nề vv.. Tất cả đều bởi sự cai trị của ĐCS mà ra cả. Đứng trước những khó khăn như thế, dân tộc nào sáng suốt họ đã chọn cách bày tỏ thái độ chính trị để đi đến giải quyết rốt ráo nguyên nhân làm cho 100 triệu người phải cơ cực, cuộc sống bất ổn. Nhưng dân tộc Việt Nam lại cầu thánh thần. [đọc tiếp]

Thái Lan sẽ điều tra vụ mất tích blogger Trương Duy Nhất

07/02/2019 (RFA) - Thái Lan sẽ điều tra về vụ mất tích nhà báo bất đồng chính kiến Trương Duy Nhất, sau khi các tổ chức theo dõi nhân quyền cho rằng có thể ông này bị bắt cóc từ thủ đô Bangkok, nơi ông đến tìm qui chế tỵ nạn với Liên Hiệp Quốc.

Reuters loan tin ngày 7 tháng 2 dẫn phát biểu của một viên chức di trú cấp cao của Thái Lan, Ông Surachate Hakparn. Theo lời ông này thì không có hồ sơ chính thức về việc ông Trương Duy Nhất nhập cảnh vào Xứ Thái; nhưng Cơ quan Di trú nơi ông này làm việc có xem xét khả năng ông Nhất có nhập cư Thái Lan một cách trái phép hay không, cũng như điều gì có thể đã xảy ra đối với ông này.

Ông Surachate Hakparn nói với Reuters rằng ông đã có lệnh điều tra vụ việc này. [đọc tiếp]

Thượng Đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên ở Việt Nam: Cả ba bên cùng có lợi

06/02/2019 Thanh Hà (RFI) - Hôm qua, 05/02/2019, trong Thông Điệp Liên Bang, tổng thống Donald Trump đã chính thức thông báo Việt Nam là nơi sẽ diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Bắc Triều Tiên trong hai ngày 27 và 28/02.

Trong nhãn quan của cả Washington lẫn Bình Nhưỡng, việc chọn Việt Nam vừa "thuận tiện" vừa "an toàn". Theo giới quan sát, sự kiện ngoại giao này mang lại mối lợi cho cả ba bên. [đọc tiếp]

Việt Nam xác nhận tổ chức Thượng Đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2

06/02/2019 (VOA) - Việt Nam chính thức lên tiếng là nơi tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Hàn lần thứ hai sau khi tổng thống Donald Trump xác nhận về điều này trong Thông điệp Liên bang tối ngày 5 tháng 2, theo giờ miền đông nước Mỹ.

Trong Thông điệp Liên bang 2019 vào tối 5/2/2019 tại Hạ viện Mỹ, Tổng thống Donald Trump xác nhận sẽ gặp lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un tại Việt Nam trong 2 ngày 27 và 28/2/2019. [đọc tiếp]

Tất niên chính trị Mậu Tuất 2018?!

02/02/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhà báo Nguyễn Ngọc Già trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành.

Năm Mậu Tuất sắp kết thúc, hiện tình Việt Nam vẫn chìm đắm trong cuộc khủng hoảng về mọi mặt từ kinh tế - xã hội đến an ninh quốc phòng

Những con số khoe khoang của nhà nước cộng sản về thành tựu 2018 chỉ càng phơi bày bản chất dối trá của họ.

Từ Sài Gòn nhà báo tự do Nguyễn Ngọc Già đã nói lên một vài cảm nhận của mình qua cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành. Sau đây là cuộc trò chuyện mang tên “Tất niên chính trị Mậu Tuất 2018?!", mời quí vị cùng nghe

Tết vô gia cư của người dân bị cưỡng chế ở Cồn Dầu, Lộc Hưng

02/02/2019 (VOA) - Các hộ dân bị cưỡng chế nhà ở giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng và vườn rau Lộc Hưng ở Sài Gòn chia sẻ với VOA rằng họ “ăn cái Tết hết sức đau đớn và bi thảm, xuân về nhòa trong nước mắt và sự cam chịu.”

“Tết đến xuân về mà họ không có nhà, họ phải trọ ở các nhà khác trong giáo xứ Cồn Dầu. Hai ba gia đình gom về ở chung với nhau. Các gia đình còn nhà thì chia sẻ với gia đình mất nhà; vài lon gạo, chai nước mắm, hay đòn bánh tét. Đó là tình cảm của bà con dành cho những người mất nhà. Họ sống rất vất vả, khó khăn. Một cái Tết rất là buồn!” [đọc tiếp]

SOS : Côn an tỉnh Phú Yên đánh đập dân dã man

30/01/2019 Trần Quang Thành (Tiếng Dân Việt Media) - Một đoạn video dăng tải trên  Facebook Diem Dang vào tối 29-1-2019 và đang nhanh chóng lan truyền trên  mạng xã hội cho thấy một viên trung tá côn an đạp vào ngực và mặt một người dân.

Chị Đặng Diễm cho hay, người bị đánh là anh Lê Hữu Quốc, chồng của chị. Anh Quốc được mòi lên trụ sở công an phường Phú Thạnh, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên vào chiều 29-1 để làm nhân chứng cho một vụ đánh nhau.

Được hỏi về vụ việc này, trực ban công an tỉnh Phú Yên từ chối với lý do chưa nhận được báo cáo . Công an phường Phú Thạnh thì từ chối và bảo  liên hệ với công an thành phố Tuy Hòa. [đọc tiếp]

Đánh đĩ miệng

30/01/2019 Từ Thức (Blog Từ Thức) - Tết này, chuyện biếu xén, quà cáp sẽ gia tăng sôi nổi. Theo phong tục Cộng Sản, nói dzậy nhưng không phải dzậy. Hay đúng hơn, người CS nói gì phải hiểu ngược lại.

Khi đầy tớ lớn nói cấm biếu xén, đầy tớ nhỏ vội vàng dành dụm để mua sắm. Báo chí cùng ngày đăng hình các đồng chí Thượng tọa quốc doanh tạm ngừng giả vờ đọc kinh, mang quà tặng tới hớn hở dâng các quan chức.

Khi ông Trọng nói ‘’ chưa bao giờ giáo dục tốt đẹp như ngày nay ‘’, các đầy tớ vội vàng gởi con cái vào các trường học của địch ở ngoại quốc. [đọc tiếp]

Chỉ số CPI cho thấy tham nhũng VN tệ đi dù có chiến dịch ‘đốt lò’

29/01/2019 (BBC) - Xếp hạng hàng năm Corruption Perceptions Index (CPI) vừa cho hay Việt Nam xếp thứ 117 trên 180 nước, tụt 10 hạng.

Trong kết quả năm ngoái của Transparency International, Việt Nam xếp hạng 107 trên 180 nước.

Kết quả này có vẻ sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều người trong bối cảnh Việt Nam được cho là gia tăng chiến dịch chống tham nhũng từ sau Đại hội 12 năm 2016. [đọc tiếp]

Tại sao Huawei là một mối lo lớn?

29/01/2019 Ngô Nhân Dụng (Người Việt) - Bộ Tư Pháp Mỹ đã khởi tố công ty Huawei với hơn vài chục tội. Người sẽ chú ý đến nhất tới vụ công ty này bị tố vi phạm luật cấm vận Iran, và hình ảnh bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou 孟晚舟) bị đưa ra hầu tòa. Nhưng đó chỉ là một chuyện nhỏ. Chuyện lớn hơn đáng lo ngại là những công ty như Huawei đang được chính quyền Cộng Sản Trung Quốc dùng để qua mặt Mỹ trong cuộc chạy đua kỹ thuật, kinh tế và quân sự của thế kỷ 21.

Điều làm cho giới tình báo các nước lo ngại là thế giới sắp có một cuộc cách mạng thông tin, với hệ thống điện thoại mới thuộc “Thế Hệ Thứ Năm” viết tắt là 5G. Và đảng Cộng Sản Trung Quốc quyết tâm đi hàng đầu trong cuộc cách mạng 5G sắp tới. [đọc tiếp]

Hà Nội biểu tình: Dân oan "Trình Tấu Quan Tham Cướp Đất, Phá Nhà Dân..."

29/01/2019 FB Đoàn Giang (Tiếng Dân Việt Media) - 23 tháng Chạp Ông Táo Về Trời Trình Tấu Ngọc Hoàng Chuyện Trần Gian!

23 Tết Dưới Trần Gian, Dân Oan Còn Tìm Quan TỨ TRỤ TRIỀU ĐÌNH "Trình Tấu Quan Tham Cướp Đất, Phá Nhà Dân...".

7g sáng qua 28/1/2019 những người dân oan các tỉnh Đồng Nai, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bình Định, An Giang, Bình Dương, Ninh Bình (34 nguời) cùng đến:

1) Nhà riêng phó thủ tướng Trương Hòa Bình. 2) Nhà riêng ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước. 3) Trụ sở Quốc Hội. 4) Phủ thủ tướng.

Dân oan kêu cứu và tố cáo quan tham cướp đất, đập phá tanh bành nhà ở, đẩy dân vào đường cùng. [đọc tiếp]

Từ Venezuela đến Việt Nam bao xa?

27/01/2019 Đỗ Ngà (Blog Đỗ Ngà) - Hiện nay tình hình Venezuela đang căng thẳng. Đất nước này đang tồn tại 2 chính phủ song song. Một của chế độ cũ Nicolas Marudo và một của Juan Guaido lực lượng nổi dậy. Trong đó, Juan Guaido đã được các nước lớn tiền thế giới như Mỹ, Anh và các nước EU công nhận. Đồng thời, chính phủ mới này còn được các nước mạnh Nam Mỹ ủng hộ như Brazil, Chile, Argentina, Columbia, Peru, Honduras ủng hộ. Ngược lại, chính phủ Nicolas Maduro thi cũng quanh quẩn các nước từng ủng hộ họ tiếp tục lên tiếng ủng hộ.

Với hình ảnh Venezuela thế, bài học nào cho Việt Nam? Đó là sự hình thành tổ chức chính trị đối lập. Điều quan trọng là những tổ chức này phải đưa sức mạnh lên cao và tạo thế cân bằng với CS như phe đối lập ở Venezuela đã làm.

Từ vị thế trốn chui trốn nhủi khỏi nanh vuốt CS, mà phải xây dựng lực lượng trong bí mật, và nuôi tổ chức lớn mạnh đạt đến mức cần bằng với CS là cả một chặng đường rất dài, vừa gian khổ với nhiều hy sinh mất mát. Trong đó, không thể thiếu những con người dấn thân chấp nhận hy sinh thầm lặng. Họ như những viên gạch lót đường nhưng có phẩm chất của một người biết đây quyền lợi đất nước lên trên hết. Với những con người có phẩm chất như vậy, ở Việt Nam hiện nay có được bao nhiêu? E rằng đi nhặt hết cũng khó đủ số lượng cho một tổ chức lớn. [đọc tiếp]

Thông cáo báo chí số 02 của nhóm luật sư Lộc Hưng

26/01/2019 (Bauxite Việt Nam) - Nhóm luật sư Lộc Hưng, gồm những luật sư trợ giúp pháp lý cho các hộ dân Vườn Rau Lộc Hưng (VRLH), Phường 6, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh thông tin đến các cơ quan báo chí, truyền thông trong, ngoài nước và cộng đồng như sau:

1/ Các hộ dân VRLH vừa gửi đơn tố cáo hành vi huỷ hoại tài sản do nhiều người dưới sự chỉ đạo của một số lãnh đạo chính quyền Phường 6, Quận Tân Bình thực hiện từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 1/2019, khi không có các quyết định hành chính theo quy định: Quyết định thu hồi đất, Quyết định cưỡng chế, Thông báo cưỡng chế đối với các hộ dân ở đây. Hàng trăm căn nhà của các hộ dân đã bị phá dỡ. Chính quyền Phường 6, Quận Tân Bình chỉ xuất trình cho báo chí một văn bản duy nhất là Thông báo ghi ngày 29/12/2018, cho biết kế hoạch phá dỡ các nhà xây dựng trái phép sau thời điểm 01/01/2018. Nhưng thực tế, họ đã phá dỡ cả các nhà xây dựng trước thời điểm 01/01/2018, chiếm giữ toàn bộ đất VRLH (kể cả đất của các hộ chỉ trồng rau, không có nhà hay công trình xây dựng trên đất). [đọc tiếp]

Thiên Hạ luận gì về Venezuela?

26/01/2019 Trân Văn (Tiếng Dân) - Biểu tình bùng phát trên diện rộng với sự tham dự của hàng triệu người ở Venezuela đã trở thành một trong những chủ đề chính trên mạng xã hội Việt ngữ.

Không phải tự nhiên mà người Việt dành cho quốc gia ở cách mình nửa vòng trái đất sự quan tâm đặc biệt đến như vậy. Hàng ngàn facebooker người Việt đã và đang liên tục cập nhật thông tin, hình ảnh liên quan đến Venezuela, bày tỏ sự đồng cảm, tán thành, cũng như chúc mừng dân chúng Venezuela. [đọc tiếp]

Canberra xác nhận một nhà hoạt động dân chủ Úc bị bắt tại Việt Nam

25/01/2019 Thụy My (RFI) - Chính phủ Úc hôm nay 25/01/2019 tìm cách tiếp xúc với một nhà đấu tranh dân chủ là công dân Úc gốc Việt, bị bắt cách đây gần hai tuần khi vào Thành phố Hồ Chí Minh qua ngả Cam Bốt.

Ông Châu Văn Khảm, một doanh nhân về hưu 69 tuổi được cho là đã bị bắt giữ vào ngày 13/1. AFP dẫn lời đồng nghiệp của ông tại Úc là Nguyễn Đỗ Thanh Phong, cho biết như trên. Vợ con và gia đình của ông Khảm vẫn đang ở Úc.

Bộ Ngoại Giao Úc khẳng định với hãng tin Pháp là «đang yêu cầu trợ giúp lãnh sự đối với một công dân Úc bị giữ tại Việt Nam, nhưng vì lý do riêng tư nên không thể cung cấp thêm chi tiết». [đọc tiếp]

Thành quả sau hai năm tại chức của TT Trump

24/01/2019 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tổng Thống Trump rất sung sướng tuyên bố trước phiên họp khoáng đại của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trong mùa thu 2017 „Không có một chính quyền nào trong lịch sử đất nước Mỹ đạt nhiều thành quả như tôi„ Lời tự khen của ông đã khiến các đại biểu cười rộ. Ngày 20/01/2019 đánh dấu hai năm tại chức Tổng Thống của doanh nhân địa ốc Donald Trump và cũng là thời điểm đánh giá những lời hứa của ông trong nửa nhiệm kỳ...

Donald Trump được bầu làm tổng thống một phần do những lời hưá sẽ cải thiện nước Mỹ theo khẩu hiệu „Làm nước Mỹ vĩ đại trờ lại“. Nhưng giờ đây, sau đúng 2 năm nhậm chức, Mỹ chưa vĩ đại, lại bị phân hoá hơn bao giờ hết. [đọc tiếp]

Vụ Vườn Rau Lộc Hưng sẽ được dân biểu Hoa Kỳ nêu lên với Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam

19/01/2019 (Mạch Sống) - Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, Ông Daniel Kritenbrink, đang có mặt ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn để gặp gỡ một số thành viên Quốc Hội, trong đó có Nhóm Việt Nam (Vietnam Caucus) là nhóm các dân biểu Hạ Viện quan tâm đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Ngày 16 tháng 1, Đại Sứ Kritenbrink đã có buổi họp với một số dân biểu và sẽ tiếp tục các buổi họp tương tự vào tuần sau.

BPSOS đã vận động nhóm Vietnam Caucus nêu lên một số vấn đề nhân quyền với Ông Đại Sứ, trong đó cuộc cưỡng chế phá nhà của các cư dân VRLH là nổi bật. [đọc tiếp]

“Con tàu Việt Nam đi không bao giờ đến”

17/01/2019 Hiếu Bá Linh (Tiếng Dân) - Ngày 16.01.2019, tạp chí GEO (tiếng Đức) ra số Đặc biệt về du lịch Việt Nam, trong đó có bài phỏng vấn nhà văn Phạm Thị Hoài, hiện định cư tại Berlin.

Hình như không có dân tộc nào trên thế giới có tinh thần lạc quan cao như người Việt Nam, cho nên mở đầu bài phỏng vấn, Phạm Thị Hoài đã ví von Việt Nam như “con tàu đi không bao giờ đến nơi“. Nơi đến là tương lai, như tạp chí GEO gọi “Việt Nam là một đất nước đang trên đường tới tương lai”.

Trong khi thu nhập đầu người bình quân một năm hiện nay là khoảng 2000 Euro, giới thượng lưu khoe khoang vô độ cuộc sống xa hoa của họ, và con cái của họ cũng như của giới trung lưu được đưa sang Mỹ du học, thì người dân nông thôn phải xoay xở với thu nhập thấp hơn 2 Euro mỗi ngày. Nó trông không giống như một quốc gia đã cập bến tương lai”, bà Hoài giải thích.

Tuy rằng đây là tạp chí số đặc biệt với chuyên đề về Du lịch Việt Nam, nhưng trong bài phỏng vấn, Phạm Thị Hoài cũng nhiều lần nêu ra tình trạng nhân quyền tại Việt Nam: “Về mặt chính trị, Đảng Cộng sản vẫn thống trị Việt Nam với những giáo điều nghiêm ngặt. Kiểm duyệt và kiểm soát diễn ra hàng ngày”. [đọc tiếp]

Cam Bốt: Koh Kong, căn cứ cho cả hải quân và không quân Trung Quốc ?

17/01/2019 Trọng Nghĩa (RFI) - Ngày 16/01/2019, kết thúc chuyến thăm Cam Bốt, phó trợ lý bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đặc trách Nam Á và Đông Nam Á đã cảnh báo về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trên đất nước Chùa Tháp.

Lời cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh mới đây, Phnom Penh đã bác bỏ tin đồn về khả năng giao cảng Koh Kong cho Trung Quốc để lập căn cứ hải quân. Trong một bài phân tích ngày 12/01, giáo sư Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc (Đại Học New South Wales) cho biết là Trung Quốc đang xây một sân bay lớn ở vùng Koh Kong, hoàn toàn có thể được sử dụng vào mục tiêu quân sự. [đọc tiếp]

Hơn 100 dân Lộc Hưng đi nộp đơn kêu cứu không được tiếp

17/01/2019 (BBC) - Khoảng hơn 100 người dân vườn rau Lộc Hưng sáng 17/1 tới văn phòng Thành ủy TP Hồ Chí Minh để gửi đơn kêu cứu nhưng không được tiếp.

"Chính quyền cho một lực lượng hàng chục người tới bao vây chúng tôi, làm như chúng tôi là một nhóm tội phạm, trong khi từ chối nhận đơn của chúng tôi. Cuối cùng chúng tôi phải bỏ lại đơn ở chỗ bảo vệ rồi ra về," ông Cao Hà Chánh nói với BBC hôm 17/1. [đọc tiếp]

"Vườn Rau" và "EVFTA"

17/01/2019 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vườn Rau" Lộc Hưng. Người lưu tâm theo dõi diễn biến vụ việc này từ ngày 4/01/2019 (tới nay là 13 ngày) hầu như chỉ có thể đọc trong Facebook và trên vài báo mạng lề trái. Mỗi ngày tối thiểu phải đầu tư 1 tiếng đồng hồ để sàng lọc tin tức, nhưng tuy vụ việc xảy ra công khai trước mắt đám đông, những chi tiết xác thực rất hiếm, còn mong chi tìm được hai hay ba nguồn khác nhau để kiểm chứng?

Vụ "Vườn Rau" quan trọng ở chỗ xảy ra sau một thời gian rất dài diễn biến, nạn nhân lại là một xóm đạo, với sự có mặt thường xuyên và trực tiếp của một số linh mục Công giáo Rôma.

Việc san bằng Vườn Rau chỉ trong vài ngày thay vì 90 ngày như nhà cầm quyền dự tính, là do không gặp sự phản đối mạch lạc theo trình tự pháp luật của những chủ đất từ bao năm nay (trong đó có Giáo hội Công giáo Rôma), cũng như tại chỗ, đã không gặp sức chống cự bất bạo động nhưng mãnh liệt của vài trăm người dân sống tại đó. [đọc tiếp]

Về cái lý sự: “Không thích chế độ này, ra nước ngoài mà sống”!

16/01/2019 Mạc Văn Trang (Tiếng Dân) - Ta thường bắt gặp trên mạng xã hội và cả trong đời sống, một số người lý sự rằng: “Anh phê phán, không thích chế độ này, thì ra nước ngoài mà sống”; “Chị muốn tự do, dân chủ, thì sang Tây mà sống”! Có lẽ chính quyền cũng đồng lõa và khuyến khích những người có thái độ như vậy, nên cái lý sự này ngày càng lan rộng, nhất là khi chính quyền đã trục xuất ra nước ngoài, một số tù nhân đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền… Xin có mấy ý kiến như sau.

Nếu chế độ XHCN tốt đẹp, “dân chủ gấp vạn/triệu lần” xã hội tư bản, thì sau năm 1975 đã không có hàng triệu người Việt phải đau khổ, bỏ nhà cửa, tài sản, mạo hiểm cả mạng sống của mình, quyết ra đi. “Đến cái cột điện mà biết đi thì nó cũng di tản”! Đồng bào mình phải bỏ quê hương, đất nước ra đi là nỗi đau đớn tột cùng. Chỉ có những kẻ vô lương tâm mới dửng dưng, vô cảm, nói người dân “… ra nước ngoài mà sống”! [đọc tiếp]

Thảm cảnh ở vườn rau Lộc Hưng mới chỉ là bắt đầu của một cuộc cướp bóc

16/01/2019 Nguyễn Tường Thụy (Blog Nguyễn Tường Thụy) - Tháng giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, chính quyền quận Tân Bình trong 2 đợt cách nhau 4 ngày đã phá tan tành khu vực vườn rau Lộc Hưng. Tính bất nhân tăng thêm khi họ không để người dân đón thêm một cái tết trong ngôi nhà của mình, mặc dù đã giáp tết. 112 ngôi nhà bị san phẳng, đẩy những người dân ở đây vào thảm cảnh màn trời chiếu đất. Thủ phạm trực tiếp là chính quyền quận Tân Bình nhưng chắc chắn chủ mưu là chính quyền Tp HCM. [đọc tiếp]

Lộc Hưng - tôi đã thấy...

16/01/2019 Bạch Hoàn (FB Bạch Hoàn) - Tôi đã đến tận nơi, đã tận mắt nhìn thấy, tận tai nghe thấy tấn bi kịch mang tên Vườn rau Lộc Hưng (Q.Tân Bình, TP.HCM).

Đó là bi kịch của những con người thấp cổ bé họng, một lần nữa bị gạt ra bên lề xã hội. Một lần nữa thân phận của họ, cuộc đời của họ bị rẻ rúng. Một lần nữa, họ bị phủ nhận cả quá khứ, bị cướp cả hiện tại và bị đánh cắp cả tương lai.

Đó là bi kịch của chính quyền, khi bộ phận thừa hành gạt bỏ quyền lợi chính đáng của người dân mà lẽ ra trách nhiệm của họ phải là bảo vệ và phục vụ, để bây giờ, ít nhất trong vụ việc này đang bị gọi là một lũ thảo khấu. [đọc tiếp]

Dân Lộc Hưng đưa bằng chứng khẳng định quyền sử dụng đất

16/01/2019 Thùy Linh (BBC) - "Đây không phải tranh chấp đất đai gì hết, mà là chính quyền đã làm sai thủ tục pháp lý!" bà Trần Thị Minh Thi nói với BBC vào trưa hôm 4/1 khi cuộc cưỡng chế đầu tiên diễn ra.

Người dân Lộc Hưng tin rằng họ có đầy đủ giấy tờ pháp lý để chứng minh quá trình sử dụng đất từ 1954 đến ngày hôm nay. Và việc chứng minh quá trình sử dụng đất là bước đầu tiên trong việc yêu cầu quyền sở hữu đất, theo luật Đất đai năm 1993. [đọc tiếp]

Nhóm 17 Luật sư Lộc Hưng lên tiếng: Một số báo chí đưa tin một chiều!

16/01/2019 (RFA) - Ngày 16/1/2019, nhóm luật sư gồm 17 người đại diện cho 20 hộ dân thuộc Vườn rau Lộc Hưng (VRLH) ra Thông cáo báo chí số 1 khẳng định “trong thời gian vừa qua, có một số báo chí đã đưa tin một chiều, không khách quan”. Trong khi đó, người dân tại đây cũng gửi đơn kêu cứu khẩn cấp về sự việc “bị cưỡng chế thu hồi đất và bị đập phá tháo dỡ nhà trái pháp luật”.

Theo các hộ dân VRLH, nhiều thông tin trên báo chí nhà nước hiện nay không phản ánh đúng sự thật, không ghi nhận những ý kiến của những người dân và phản ánh những tài liệu mà họ đã cung cấp cho các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí, gây bất lợi cho họ, khiến người dân rất bức xúc. [đọc tiếp]

Thông cáo báo chí số 1 của nhóm luật sư Lộc Hưng

16/01/2019 (Dân Làm Báo) - Chúng tôi, nhóm luật sư giúp dân Vườn Rau Lộc Hưng (viết tắt nhóm Luật sư Lộc Hưng hay nhóm LSLH) xin trân trọng thông báo như sau:

1/. Ngày 15/1/2019, 20 hộ dân tại Vườn Rau Lộc Hưng (VRLH), quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, do các ông bà Cao Hà Chánh, Cao Hà Trực, Trần Minh Thi đại diện đã có giấy đề nghị luật sư gửi những tổ chức hành nghề luật sư của nhóm LSLH, yêu cầu cử các luật sư trợ giúp pháp lý cho họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong các vụ việc liên quan đến khu đất Vườn Rau Lộc Hưng, [đọc tiếp]

Chiến hạm Mỹ qua Hoàng Sa : Hà Nội tranh thủ nhưng vẫn ngại Bắc Kinh

15/01/2019 Thụy My (RFI) - Tờ South China Morning Post hôm 14/01/2019 có bài viết mang tựa đề « Việt Nam có nguy cơ chọc giận Trung Quốc khi lợi dụng việc Hoa Kỳ thực thi tự do hàng hải để nhấn mạnh yêu sách ở Biển Đông ». Nhật báo Hồng Kông (bị tập đoàn Alibaba của Trung Quốc mua lại năm 2016) nhận định Hà Nội vẫn thường giữ thăng bằng trong mối quan hệ với Bắc Kinh và Washington. Tuy nhiên chuyến tuần tra qua Hoàng Sa của khu trục hạm Mỹ USS McCampbell là một cơ hội quá đẹp không thể bỏ lỡ. [đọc tiếp]

Chính quyền gây khó khi đại diện các tôn giáo đến thăm vườn rau Lộc Hưng

14/01/2019 (RFA) - Vào sáng và chiều ngày 14/1, đại diện một số tôn giáo đã đến thăm vườn rau Lộc Hưng vừa bị chính quyền quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh cưỡng chế hôm 4 và 8/1 vừa qua.

Theo bản tin của Hội đồng Liên tôn Việt Nam, đại diện Hội đồng bao gồm đại diện Phật giáo, Cao Đài, Tin Lành, Hòa Hảo và các linh mục thuộc Dòng Chúa Cứu Thế đã đến thăm vườn rau Lộc Hưng ở phường 6, quận Tân Bình để trình bày quan điểm và chia sẻ nỗi đau đối với các giáo dân tại vườn rau Lộc Hưng. [đọc tiếp]

'Hỗ trợ 7 triệu đồng/m2' cho dân Lộc Hưng là bất nhất?

14/01/2019 Ben Ngô (BBC) - Luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật Phạm Nghiêm ở TP Hồ Chí Minh, nói với BBC hôm 14/1:

"Để nói chuyện hôm nay thì phải nhìn lại chuyện cũ. Theo tìm hiểu của tôi, đất Vườn rau Lộc Hưng có diện tích khoảng gần 5 hecta, nhưng sau này vườn rau bị thu hẹp và thành một khu dân cư với nhiều nhà mới, nhà xây dạng nhiều phòng trọ, được sang tay đổi chủ nhiều lần. Nhưng cũng còn những cư dân sinh sống cố cựu từ năm 1955 đến nay."

"Sau ngày 30/4/1975, người dân ở đây cũng nộp thuế trồng rau. Thuế được chia làm hai mùa, sáu tháng mùa nắng và sáu tháng mùa mưa. Trong đó sáu tháng nắng thì họ phải nộp thuế gấp đôi sáu tháng mưa." [đọc tiếp]

Bảng quy hoạch mọc lên sau vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, cư dân phẫn nộ

13/01/2019 (VOA) - Nhà chức trách Quận Tân Bình ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm thứ Bảy đã cắm các bảng quy hoạch trên một khu đất vừa bị cưỡng chế giải phóng mặt bằng trong những ngày gần đây, khơi lên sự phẫn nộ của những cư dân mất nhà cửa và cáo buộc của họ rằng chính quyền đang bắt đầu nỗ lực “cướp đất.”

Cư dân khẳng định họ có chủ quyền đối với khu đất và đã không được giới hữu trách tham khảo ý kiến về dự án thi công. Một cư dân bị mất nhà nói với VOA rằng ba bảng quy hoạch đã nhanh chóng được dựng lên trong ngày thứ Bảy để xác lập quyền quản lí khu đất. [đọc tiếp]

AMTI : Dân quân biển Trung Quốc là mối đe dọa với an ninh Biển Đông

12/01/2019 Trọng Thành (RFI) - Căng thẳng tại Biển Đông gia tăng với việc nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, tăng cường bố trí các vũ khí hiện đại. Tuy nhiên, đe dọa còn đến từ « dân quân biển », một lực lượng vốn ít được chú ý. Tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI) vừa tiến hành một cuộc điều tra công phu, với kết quả ban đầu cho thấy lực lượng dân quân biển của Trung Quốc đang hiện diện ngày càng đông đảo và là một mối đe dọa lớn đối với an ninh khu vực.

Hôm 09/01/2019, trong buổi khai trương dự án « Môi trường Đại dương và An Ninh Toàn cầu » của Trung Tâm CSIS, tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải đã trình bày về thực trạng « dân quân biển » ở Biển Đông, đặc biệt là dân quân biển Trung Quốc, dựa trên kết quả 6 tháng nghiên cứu trong năm 2018, với sự cộng tác của Vulcan’s Skylight Maritime Initiative. [đọc tiếp]

Dân biểu Úc và Giám mục Úc gốc Việt lên tiếng về vụ Lộc Hưng

11/01/2019 (RFA) - Dân biểu Chris Hayes của Quốc hội Úc nói rằng những hành động đàn áp như vụ cưỡng chế đất đai tại khu vườn rau Lộc Hưng ngày 4/1/2019 chống lại những cộng đồng tôn giáo là ví dụ cho thấy tự tự do tôn giáo ở Việt Nam đang xuống cấp.

Cũng từ nước Úc, Giám mục Vincent Nguyễn Văn Long gửi một bức thư về vụ Lộc Hưng đến Bộ Ngoại giao Úc, Tòa thánh Vatican, Tòa Đại sứ Việt Nam tại Úc, và Hội đồng Giám mục Việt Nam. [đọc tiếp]

Phạm Thanh Nghiên: Từ nhà hoạt động thành 'dân oan'

10/01/2019 (BBC) - Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên nói với BBC rằng bà "không biết dẫn con gái đi về đâu khi Tết sắp đến" trong lúc căn nhà mới xây của vợ chồng bà vừa bị giật sập tại Vườn rau Lộc Hưng.

Nhưng bà nói thêm: "Tôi là người Công giáo nên có niềm tin rằng có thể Chúa thấy những tai ương giáng xuống cuộc đời tôi chưa đủ nên muốn thử thách tôi thêm, lần này và có thể những lần sau nữa."

Blogger, nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên, tác giả của cuốn Những Mảnh Đời Sau Song Sắt, từng chịu 4 năm tù, 3 năm quản chế về tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước", theo Điều 88 Bộ luật Hình sự trong một phiên tòa hồi năm 2010. [đọc tiếp]

Báo cáo: Đa số nước đạt tiến bộ về dân chủ, VN dậm chân tại chỗ

10/01/2019 (VOA) - Việt Nam tiếp tục là một trong những nước kém dân chủ nhất ở Châu Á vào trên thế giới trong khi đa số các nước đạt được tiến bộ trong năm 2018, theo bảng xếp hạng mới công bố của một công ty phân tích dữ liệu kinh tế hàng đầu thế giới.

Báo cáo Chỉ số Dân chủ 2018 của The Economist Intelligence Unit ở Anh công bố hôm thứ Tư cho thấy thứ hạng của Việt Nam năm 2018 gần như không thay đổi so với năm 2017, đứng ở vị trí thứ 139 trong số 167 nước được đánh giá và thuộc nhóm các nước “Độc tài” - chế độ kém dân chủ nhất trong số bốn chính thể theo phân loại của EIU. [đọc tiếp]

Cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng: Bất hợp pháp nhưng vẫn tiến hành, vì sao?

09/01/2019 (VOA) - Một luật sư khẳng định với VOA rằng việc cưỡng chế, tháo dỡ nhà cửa ở khu vực Vườn rau Lộc Hưng, quận Tân Bình, TPHCM là hoàn toàn “trái pháp luật” và cảnh báo về một “ngòi nổ Tiên Lãng” ngay giữa lòng Sài thành, sau khi chính quyền “ra quân” rầm rộ và san bằng khoảng 200 ngôi nhà vào ngày 8/1.

Theo chuyên gia pháp lý này, hành động cưỡng chế “phi pháp” đã “triệt tiêu” quyền khiếu kiện của người dân, đồng thời cho thấy tình trạng thực tế là doanh nghiệp lợi ích nhóm đang “mượn tay” chính quyền để cướp đất của người dân. [đọc tiếp]

Vườn rau Lộc Hưng: Nạn nhân vụ cưỡng chế Tết sẽ về đâu?

09/01/2019 Thùy Linh (BBC) - Từ 1954, Vườn rau Lộc Hưng đã là nơi trú ngụ của bao nhiêu gia đình, bao nhiêu thế hệ từ Bắc vào Nam khai hoang sinh sống.

Sau 1975, khu vườn nằm tiếp giáp Quận 3, Quận 10, Quận Phú Nhuận và này là nơi cư ngụ của hàng trăm người, hầu hết là những người thu nhập thấp, sinh viên nghèo, những cựu tù nhân lương tâm và các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa. Nhưng đến 2019, vườn rau xanh tươi chỉ còn là một đống hoang tàn. [đọc tiếp]

Facebook phản bác cáo buộc vi phạm Luật An Ninh Mạng của Việt Nam

09/01/2019 (RFA) - Facebook hôm 9 tháng 1 năm 2018, phản bác lại những cáo buộc đã cho phép đăng tải nội dung vi phạm luật an ninh mạng mới của Việt Nam. AP loan tin vừa nói cùng ngày.

Facebook cho biết có một quy trình rõ ràng để các chính phủ báo cáo nội dung bất hợp pháp cho họ và Facebook sẽ xem xét lại tất cả các yêu cầu đó có trái với các điều khoản của mình và có vi phạm luật pháp địa phương hay không.

Luật An Ninh Mạng của Việt Nam đã thu hút sự chỉ trích từ Hoa Kỳ, EU cùng các nhóm ủng hộ tự do internet…. Luật mới yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ internet xóa "nội dung độc hại" và bàn giao dữ liệu người dùng khi được chính quyền yêu cầu. [đọc tiếp]

Việt Nam giải cứu Cam Bốt, nhưng Trung Quốc mới là kẻ chiến thắng

09/01/2019 Thụy My (RFI) - Theo tác giả David Hutt trên Asia Times, bốn mươi năm sau khi lực lượng Việt Nam tiến vào quét sạch chế độ Khmer Đỏ được Trung Quốc chống lưng, nay rõ ràng Cam Bốt thân cận với Bắc Kinh hơn, thay vì nằm trong quỹ đạo của Hà Nội.

Đúng 40 năm trước, khoảng 100.000 người lính Việt Nam cùng với 20.000 người Cam Bốt bỏ ngũ tiến vào Phnom Penh để lật đổ chế độ mao-ít cực đoan Khmer Đỏ. [đọc tiếp]

Người Việt Nam ‘tin’ Mỹ, nhìn ‘tiêu cực’ về Trung Quốc

09/01/2019 (VOA) - Việt Nam là một trong ba nước Đông Nam Á có quan điểm tiêu cực nhất về Trung Quốc, nhưng vẫn tin Mỹ, dù người dân trong khu vực cảm thấy bi quan đối với vai trò của Washington.

Đây là kết quả thăm dò ý kiến hơn 1 nghìn người từ tất cả 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, công bố hôm 7/1. [đọc tiếp]

Đánh bắt cá ở Biển Đông : Trò chơi hai mặt của Bắc Kinh

08/01/2019 Minh Anh (RFI) - Trước áp lực bảo đảm an ninh nguồn cung cấp trong nước và với tham vọng phát triển ngành xuất khẩu thủy sản, Bắc Kinh không ngần ngại chơi trò hai mặt với các nước láng giềng trong vùng Biển Đông. Trên đây là những nhận định chung của chuyên gia Sébastien Colin, nhà địa lý học và giảng viên Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông (Inalco), trên kênh truyền hình France 24.

Biển Đông những năm gần đây đã thật sự thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế và giới chuyên gia, do những căng thẳng vì các tranh chấp chủ quyền lãnh hải. Trung Quốc đã chiếm nhiều bãi đá ngầm tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà một số  nước như Việt Nam, Philippines đều tuyên bố có chủ quyền. [đọc tiếp]

Nguyễn Tiến Trung: Sao lại phải sợ dân đến quay phim chụp ảnh?

08/01/2019 FB Nguyễn Tiến Trung (Dân Luận) - Lúc 9h30 tối nay công an khu vực tới nhà tôi đòi kiểm tra hộ khẩu. Tôi không cho phép công an khu vực vào nhà. Không thể có chuyện công an muốn vào nhà dân lúc nào thì vào. Và tối nay thì công an đòi vô kiểm tra từng phòng trong nhà tôi. Cuối cùng thì công an phải đứng ngoài đường trước nhà tôi để xem sổ hộ khẩu tôi đưa ra.

Công an khu vực hứa lần sau sẽ giải thích cho tôi về quyền kiểm tra hộ khẩu của công an. Tôi thấy đây là trường hợp rất thú vị về luật. Theo điều 22 Hiến pháp 2013 thì tôi chỉ chấp nhận công an vào khám từng phòng của nhà tôi khi có lệnh khám nhà của Tòa án hoặc Viện kiểm sát. Tôi không chấp hành bất cứ thứ gì dưới Hiến pháp cho phép công an có quyền tùy tiện muốn vào khám nhà dân lúc nào thì vào. Đây là điều mà các luật sư, các đại biểu quốc hội thực sự hiểu luật và vì dân phải lên tiếng mạnh mẽ. [đọc tiếp]

Dân Lộc Hưng bị chính quyền phá nhà ngay trước Tết

08/01/2019 (RFA) - Từ 6 giờ sáng, một số người dân bật loa thông báo cùng với tiếng còi báo động để báo hiệu cho mọi người trong khu vực biết lực lượng chức năng cưỡng chế đã bắt đầu xuất hiện tại khu vực vườn rau.

Đây là lần thứ 2 trong vòng 1 tuần lễ chính quyền cưỡng chế khu đất với lý do được nói là để xây dựng khu trường học đạt chuẩn quốc gia; tuy nhiên suốt gần 20 năm nay người dân tại Vườn Rau Lộc Hưng phải khiếu kiện về vấn đề khu đất này. Vào ngày 22 tháng 12 năm ngoái, lực lượng chức năng kéo đến nhưng chưa có động thủ gì.

Đến ngày 4 tháng 1, đợt cưỡng chế thứ nhất xảy ra với 4 căn nhà mặt tiền đường của Vườn Rau Lộc Hưng bị phá hủy. Trong lần cưỡng chế vào ngày 8 tháng 1 người dân cho biết có khoảng 20 căn nhà bị đập phá, trong đó có 6 căn nhà gồm 24 phòng là nơi ở của các cựu chiến binh, thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. [đọc tiếp]

Bắc Kinh hậu thuẫn Khmer Đỏ : Mặt tối của một giai đoạn lịch sử

07/01/2019 Trọng Thành (RFI) - Hôm nay, 07/01/2019, là đúng 40 năm chế độ diệt chủng Khmer Đỏ sụp đổ, sau một cuộc can thiệp chớp nhoáng của quân đội Việt Nam. Chính quyền Cam Bốt long trọng kỷ niệm sự kiện mà thủ tướng Hun Sen gọi là « ngày đất nước Cam Bốt được khai sinh lần thứ hai ». Tuy nhiên, diễn văn của lãnh đạo Cam Bốt không một lời đả động đến Trung Quốc, thế lực hậu thuẫn cho Khmer Đỏ, ngay cả sau khi chế độ này sụp đổ.

Tháng 11/2018 vừa qua, Tòa Án Quốc Tế xét xử tội ác tại Cam Bốt lần đầu tiên khép một số cựu lãnh đạo Khmer Đỏ vào tội diệt chủng, chống lại hai cộng đồng người Việt và người Chăm ở Cam Bốt. [đọc tiếp]

Làm thế nào Việt Nam để Campuchia lọt vào tay Trung Quốc?

07/01/2019 (VOA) - Năm 2019 đánh dấu kỷ niệm 40 năm ngày Việt Nam xua quân sang Campuchia, lật đổ chế độ Khmer đỏ và đưa ông Hun Sen, một cựu chỉ huy Khmer đỏ, lên cầm quyền.

Đúng bốn mươi năm sau, Campuchia giờ vẫn do Hun Sen lãnh đạo, rõ ràng đang nằm trong quỹ đạo của Bắc Kinh, tác giả David Hutt viết trong một bài báo đăng trên Asia Times, ngày 7 tháng 1 năm 2019.

Giáo sư Sophal Ear, trợ giảng môn Ngoại giao và các Vấn đề quốc tế tại tại Trường Occidental College ở Los Angeles, Hoa Kỳ, nói thực tế là 40 năm sau khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ, Trung Quốc, nước từng hậu thuẫn cho Khmer đỏ, lại là nước đã “chinh phục được Campuchia và bây giờ hoàn toàn chi phối Campuchia”. [đọc tiếp]

Người Đông Nam Á lo ngại sáng kiến của ông Tập Cận Bình

07/01/2019 (VOA) - Các nước Đông Nam Á nên cẩn trọng trong khi đàm phán với Trung Quốc về “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh để tránh rơi vào bẫy nợ.

Theo Reuters, đây là phản ứng của 70% số người được phỏng vấn trong một cuộc thăm dò ý kiến sẽ được công bố ngày 7/1.

Nghiên cứu của Viện ISEAS-Yusof Ishak có liên hệ với chính phủ Singapore còn chỉ ra rằng Đông Nam Á ngày càng hoài nghi về cam kết của Mỹ đối với khu vực, trong khi nhiều người cho rằng Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng cả về kinh tế và chính trị. [đọc tiếp]

Thư gửi Ngài António Guterres Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

04/01/2019 (Tiếng Dân) - Nhân kỷ niệm 100 năm bản Yêu sách của người dân Annam (tháng 6/1919) – tài liệu được soạn bởi một nhóm người Việt Nam yêu nước, ký tên Nguyễn Ái Quấc và gửi tới Hội nghị Versailles của những nước thắng trận trong Thế chiến Thứ Nhất, họp ở Paris nước Pháp – chúng tôi chân thành đề nghị Ngài giúp cho Yêu sách 2019 đính kèm của chúng tôi được sự chú ý của các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Ngài có thể hỏi vì sao người Việt Nam, sau khi đã giành được độc lập và thống nhất hoàn toàn vào năm 1975, giờ đây lại yêu cầu thế giới biết đến kiến nghị và khát vọng từ 100 năm trước của mình? Một kiến nghị có thể bị lu mờ vì Bản Yêu sách chưa bao giờ có cơ may được đưa đến tay Tổng thống Woodrow Wilson. [đọc tiếp]

Cựu sĩ quan QĐND bị truy nã: ‘kiên định con đường tranh đấu’

03/01/2019 (VOA) - Ông Lê Văn Thương, một cựu sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, người đã tuyên bố bỏ Đảng, nói với VOA rằng ông “kiên định con đường tranh đấu” dù đang bị công an truy nã.

Trao đổi với VOA trong khi đang ẩn náu bên ngoài lãnh thổ Việt Nam vào cuối năm 2018, ông Lê Văn Thương chia sẻ:

“Hiện nay tôi đã trốn khỏi lãnh thổ Việt Nam, nhưng tôi cảm thấy không an toàn vì có thể gặp nguy hiểm nếu như tôi bị cảnh sát khu vực ở đây bắt và trục xuất về Việt Nam vì Việt Nam đang phát lệnh truy nã tôi.” [đọc tiếp]

Nhiều người có ảnh hưởng kêu gọi thách thức Luật An ninh mạng

02/01/2019 (VOA) - Luật An ninh mạng của Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày đầu tiên của năm 2019, nhưng trong những ngày này, liên tục có nhiều nhà hoạt động vì tự do, dân chủ và những người khác có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội cùng đưa ra lời kêu gọi hãy bất tuân hoặc thách thức luật này.

Hôm 1/1/2019, các báo lớn ở Việt Nam, trong đó có Lao Động và trang Zing News, công bố tóm tắt “những hành vi bị cấm trên mạng” kể từ thời điểm luật có hiệu lực. [đọc tiếp]

Sáu lý do giúp chế độ CS tồn tại

02/01/2019 Trần Trung Đạo (Fb Trần Trung Đạo) - Hôm đó là ngày 11 tháng 9, 1987 và Mikhail Gorbachev đang nghỉ ngơi trong một biệt thự ở Hắc Hải. Một phụ tá trình lên ông lá thư từ chức Ủy viên Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Liên Xô của Boris Yeltsin.

Gorbachev đọc lá thư mà không tin đó là sự thật. Trong lịch sử đảng CSLX đây là lần đầu một lãnh tụ CS cấp trung ương từ chức. Việc tự ý rời nhiệm sở là việc chưa từng có và cũng không được phép. [đọc tiếp]

Việt Nam : Luật An ninh mạng bắt đầu có hiệu lực

01/01/2019 Thụy My (RFI) - Đạo luật An ninh mạng khắt khe, buộc các công ty internet phải gỡ bỏ tất cả những nội dung bị chính quyền cho là « độc hại », bắt đầu có hiệu lực kể từ hôm nay 01/01/2019 tại Việt Nam. Những người chỉ trích tố cáo luật này là « một mô hình độc đoán nhằm kiểm soát thông tin ».

Luật này buộc các trang mạng trong vòng 24 giờ phải gỡ bỏ mọi lời bình đe dọa đến « an ninh quốc gia ». Các tập đoàn như Facebook, Google phải cung cấp dữ liệu của người sử dụng, khi chính quyền yêu cầu, và mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. [đọc tiếp]

Dân tộc... lưu vong

01/01/2019 FB Ngọc Vinh (Tiếng Dân) - 1- Trong lịch sử nhân loại, có hai dân tộc chịu số phận bi thảm hơn các dân tộc khác. Rất không may, một trong hai lại là dân tộc Việt chúng ta. Một trong hai còn lại là Do Thái.

Cái “lỗi” của dân tộc Do Thái là sinh ra Chúa rồi hành hình Chúa trên thập giá. Họ đã bị kỳ thị, xua đuổi, bị truy bức giết hại và lưu vong khắp nơi. Năm 1947, cái dân tộc rã rời nát vụn đó đã cùng nhau gom góp từng đồng tiền, từng mãnh đất để gầy dựng lại quốc gia của mình.

Khác với dân tộc Do Thái lưu vong hơn ngàn năm trước, dân Việt chỉ bắt đầu lưu vong đại trà từ sau 30-4-1975. Dân tộc này không hành hình Chúa nhưng vẫn phải chịu một định mệnh bi thảm không kém. [đọc tiếp]