Chính trị - Dân chủ (2020/1)

Tiếng Việt‎ >   Chính trị - Dân chủ >

 

Chính trị - Dân chủ (2020)

* Chính trị - Dân chủ: các trang trước

  

Thấy gì qua việc chọn lựa nội các của ông Biden?

17/12/2020 Joaquin Nguyễn Hòa (Tiếng Dân) - Tính đến ngày 16/12/2020, tổng thống tân cử Joseph Biden đã chọn được 16 người vào các vị trí quan trọng nhất trong chính phủ mới, sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 20/1/2021.

Trong 16 người này, có 8 người là phụ nữ, 8 người thuộc các sắc tộc thiểu số, da đen, Latin, Á châu. Có bốn người da đen nằm trong chính phủ mới và hai người gốc Latin. Nếu tính luôn bà Kamala Harris, phó tổng thống người gốc da đen và Ấn Độ thì nội các này rất đa dạng. [đọc tiếp]

Toàn Là Dối Trá! Quy Trình Tạo Tin Giả Của Nga

16/12/2020 Alice Bota, Christian Fuchs, Luisa Hommerich & Julia Smirnova (Die Zeit), Phạm Hồng-Lam dịch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - LTS: Bộ máy tuyên truyền của Nga đã tung những tin giả về nhà đối lập Alexei Navalny và bà Julia vợ ông. Từ nhiều năm nay, các cổng thông tin được cho là từ châu Âu đã không ngừng phổ biến tuyên truyền của Nga. Một tổ chức mạng tư nhân và một nhật báo Đức đã bỏ công điều tra và vạch mặt một dịch vụ quốc tế số gồm các cổng tin tức ở Đức, Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Hung Gia Lợi (Hungary), Cộng hòa Moldova và Nga, được cho là làm cho các phương tiện truyền thông Nga trở nên đáng tin cậy hơn. Bài sau (*) đây cho thấy đó là một bài học về việc chế tạo tin giả và tuyên truyền. [đọc tiếp]

Cộng sản và những người “gọi là” bất đồng chính kiến có cùng tình yêu, đó là Donald Trump

15/12/2020 Jackhammer Nguyễn (Tiếng Dân) - Đầu tiên xin nói cho rõ tôi dùng cụm từ “gọi là” để phân biệt với những người khác, cũng chống cộng sản nhưng không yêu ông Trump, vì những người này thấy ông Trump làm hại cho nền dân chủ mà họ đang đấu tranh cho Việt Nam.

Mặc kệ cho những ngôn từ đao to búa lớn mà ông Trump dùng để lên án cộng sản, trên diễn đàn Liên Hiệp quốc, hay khi tranh cử,… những người cộng sản rất thích ông Trump tại vị.

Hai nhà nghiên cứu về Hoa Kỳ ở hai trường đại học của Hoa Lục là Phúc Đán và Thanh Hoa, công khai nói rằng, ông Trump rất có ích cho Trung Quốc, vì ông ta phá nước Mỹ nhiều hơn là Bắc Kinh làm hại cho nước Mỹ. [đọc tiếp]

Bầu cử Mỹ: Cử tri đoàn chính thức xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden

15/12/2020 (VOA) - Ông Joe Biden ngày 14/12 thắng cuộc bỏ phiếu Cử tri đoàn vốn là cuộc biểu quyết chính thức quyết định ai sẽ trở thành Tổng thống Mỹ. Theo kết quả Ngày Bầu cử 3/11 vừa qua thì ông Biden dành được 306 phiếu Cử tri đoàn trong khi đương kim Tổng thống Trump được 232 phiếu. [đọc tiếp]

Việt Nam : Sức mạnh trỗi dậy và "hổ giấy"

14/12/2020 Thu Hằng (RFI) - Việt Nam gây được thiện cảm và mở rộng ảnh hưởng ngoại giao trong năm 2020. Bắt đầu từ kinh nghiệm xử lý dịch Covid-19 được báo chí quốc tế liên tục đưa tin, đến vai trò chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và ASEAN được đánh giá cao và tổ chức thành công lễ ký kết trực tuyến Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hiệp định thương mại chiếm 30% GDP toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để có thể thực hiện được tham vọng là một nền kinh tế trỗi dậy, một quốc gia tầm trung về địa-chính trị. Những điểm này được giáo sư Eric Mottet, Viện Quan hệ Quốc tế, đại học Québec ở Montréral (UQAM), Canada, phân tích trong hội thảo trực tuyến [đọc tiếp]

Khi những “ông trời con” làm quan…

12/12/2020 Thu Hà (Tiếng Dân) - Đến cuối tháng 10/2020, tất cả 67/67 đảng bộ trực thuộc Trung ương đã hoàn thành việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2020-2025. Và 67 đại hội đã bầu đủ 1.381 đại biểu chính thức và 131 đại biểu dự khuyết theo đúng tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu đại biểu được Trung ương phân bổ.

Báo cáo cho biết, có 2.220 ông bà lãnh đạo cấp uỷ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó có 28 giáo sư, phó giáo sư. Cấp trên thì khen đáo để, nhưng dân chúng cho rằng, số “tiến sĩ giấy”, xài bằng cấp giả, mua văn bằng, hợp thức hoá học vị để kiếm một suất lãnh đạo, để tiến thân, thì đếm không xuể. [đọc tiếp]

Mỹ thật vĩ đại

12/12/2020 Nguyễn Quang A (Fb a.nguyenquang) - Rất nhiều người chê hệ thống Mỹ quá lộn xộn, để cho Covid phá toang, bầu cử thì chửi nhau chẳng ra gì nữa, "không có kỷ cương phép nước gì cả",... Đúng là rất bùi tai bọn độc tài.

NGHĨ THẾ LÀ SAI!

Đúng là hệ thống Mỹ bị lâm nguy, nhưng rốt cuộc nó đã đứng vững và từ từ sửa các lỗi đã tích tụ nhiều năm (mà chủ yếu vẫn là những bất bình đẳng kinh tế và xã hội và sự thích ứng với sự phát triển công nghệ) MỸ SẼ VẪN LÀ TẤM GƯƠNG CHO THẾ GIỚI. [đọc tiếp]

Facebook chỉ đích danh công ty đằng sau nhóm tin tặc bị nghi liên hệ nhà nước Việt Nam

11/12/2020 (VOA) - Các nhà điều tra an ninh mạng tại Facebook vừa lần ra một nhóm hacker từ lâu bị nghi làm gián điệp cho chính phủ Việt Nam, nêu đích danh một công ty công nghệ tại TPHCM. Reuters dẫn thông báo hôm 12/12 của trang mạng xã hội có trụ sở tại Mỹ cho hay, đồng thời nói rằng nếu thông tin được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên Facebook công khai hoạt động tấn công của nhóm hacker, và cũng là trường hợp hiếm hoi một nhóm hacker bị cáo buộc do nhà nước hậu thuẫn bị một tổ chức cụ thể theo dõi.

Nhóm tin tặc được biết tiếng APT32, hay còn có tên OceanLotus, từng bị cáo buộc trong nhiều năm qua về các hoạt động theo dõi các nhà bất đồng chính kiến, các doanh nghiệp và quan chức nước ngoài. [đọc tiếp]

Tổng Giáo Phận Sài Gòn kiện chính quyền, đòi lại 2 cơ sở nhà dòng

06/12/2020 (Người Việt) - SÀI GÒN, Việt Nam – Trang Facebook Tin Mừng Cho Người Nghèo hôm 6 Tháng Mười Hai, cho hay, Tổng Giáo Phận Sài Gòn kiện Ủy Ban Nhân Dân thành phố Sài Gòn để đòi lại hai cơ sở thuộc nhà dòng là trường Phước An, Thị Nghè.

“Đất, nhà hai cơ sở trường Phước An, trước 1975 thuộc quyền sở hữu của Giáo xứ Thị Nghè bị Ủy Ban Nhân Dân thành phố Sài Gòn ‘cướp’ một cách trắng trợn, nay lại cố tình hợp thức hóa hành vi ‘cướp’ này bằng hành vi tùy tiện ký quyết định cấp ‘sổ đỏ’ (chủ quyền) hai cơ sở trường Phước An cho trường Phù Đổng,” trang tin nêu cáo buộc. [đọc tiếp]

Bộ Ngoại giao nói về cáo buộc 'phí bôi trơn' khi nhập cảnh phải cách ly

03/12/2020 (RFA) - “Những hành vi trục lợi, tiêu cực làm thay đổi tính chất nhân đạo của các chuyến bay cần phải bị lên án và trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật”.

Đó là phát biểu từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 3 tháng 12, khi phóng viên quốc tế đề nghị Bộ Ngoại giao bình luận về thông tin một số người nước ngoài khi làm thủ tục giấy tờ xuất nhập cảnh vào Việt Nam cũng như cách ly tại các cơ sở lưu trú đều bị yêu cầu một phần phí "bôi trơn". [đọc tiếp]

Địa hạt, chia rẽ, đảng phái’ khiến người Việt ở California khó có đại diện ở cấp liên bang

03/12/2020 (VOA) - Trong cuộc bầu cử ngày 3/11 vừa qua, có một số người gốc Việt đắc cử ở cấp tiểu bang, quận hạt và thành phố đại diện cho các địa hạt bầu cử thuộc Quận Cam, bang California, nơi tập trung đông đảo người Việt nhất tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, không có người gốc Việt nào ở nơi được mệnh danh là thủ đô tinh thần của người Việt tại hải ngoại vào được Thượng viện và Hạ viện liên bang trong cuộc bầu cử năm nay, cũng như từ trước đến giờ. [đọc tiếp]

Pháp : Cựu tổng thống Valéry Giscard d’Estaing qua đời

03/12/2020 Thanh Hà (RFI) - Cựu tổng thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing vừa qua đời hôm 02/12/2020, thọ 94 tuổi, sau nhiều tuần bị nhiễm Covid-19. Đắc cử tổng thống năm 1974 và chỉ tại chức một nhiệm kỳ 7 năm, Giscard d’Estaing là người đã đem lại nhiều đổi mới cho nước Pháp từ mặt xã hội đến kinh tế và là một trong những người đóng góp nhiều hơn cả để xây dựng Liên Hiệp Châu Âu. Tình trạng sức khỏe của ông đã suy giảm nhiều trong những tuần qua. Bị nhiễm virus corona chủng mới, ông đã phải nhiều lần nhập viện. [đọc tiếp]

Châu Âu - Mỹ : Đối tác mới chống « đối thủ toàn diện Trung Quốc » ?

02/12/2020 Tú Anh (RFI) - Trong bối cảnh sắp thay đổi lãnh đạo tại Washington, quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương cũng có nhiều sôi động. Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO và Liên Hiệp Châu Âu đều muốn thắt chặt quan hệ với đồng minh Hoa Kỳ, nhưng trên một cơ sở đối tác mới để đối phó với sức mạnh và tham vọng của Trung Quốc. Mỹ cũng muốn kéo đồng minh Châu Âu vào mặt trận Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Đối diện với những chế độ độc tài ngày càng hung hăng trên thế giới, đứng đầu là Trung Quốc của Tập Cận Bình, Liên Hiệp Châu Âu và NATO không bỏ lỡ cơ hội thay đổi chính quyền ở Hoa Kỳ để xây dựng lại một cách cơ bản quan hệ đồng minh. Mục đích là lật qua trang sử Donald Trump nhiều sóng gió, để từ nay hai bờ Đại Tây Dương đoàn kết [đọc tiếp]

Covid-19 : Lộ tài liệu Trung Quốc đã che giấu thông tin về dịch

02/12/2020 Thu Hằng (RFI) - Trong khi Trung Quốc đang tìm cách viết lại nguồn gốc virus corona trong những đợt tuyên truyền gần đây, một tài liệu gồm 117 trang, được chuyển cho đài truyền hình CNN (Mỹ), cho thấy chính quyền tỉnh Hồ Bắc đã im lặng về số ca nhiễm cúm vào tháng 12/2019 cao hơn 20 lần so với năm trước tại nhiều thành phố của tỉnh, trong đó có Vũ Hán.

Đài truyền hình Mỹ CNN và báo Wall Street Journal cùng đăng những tiết lộ mới vào ngày 01/12/2020 [đọc tiếp]

Biển Đông: Úc, EU tăng cường hợp tác chống các hành động “gây bất ổn”

27/11/2020 Mai Vân (RFI) - Ngày 26/11/2020, thủ tướng Úc và các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu ( EU ) đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến để bàn về quan hệ song phương. Trong bản thông cáo chung đúc kết hội nghị, được công bố cùng ngày, ngoài các vấn đề y tế, kinh tế, thương mại…, hai bên còn đặc biệt nêu bật quyết tâm tăng cường hợp tác trong lãnh vực an ninh tại vùng châu Á Thái Bình Dương, trong đó có việc chống các “hành động gây bất ổn” tại Biển Đông. [đọc tiếp]

Biển Đông : Philippines kêu gọi ASEAN đoàn kết

26/11/2020 Thanh Hà (RFI) - Phát biểu tại một diễn đàn an ninh ngày 25/11/2020 bộ trưởng Quốc Phòng Philippines khẳng đỉnh : ASEAN cần đoàn kết và có một tiếng nói chung để bảo đảm ổn định tại Biển Đông vào lúc căng thẳng Mỹ và Trung Quốc gia tăng. Manila lo ngại rủi ro xảy ra xung đột vũ trang ở Biển Đông.

Ông Delfin Lorenzana phát biểu nhân dịp tham dự một hội nghị về an ninh tổ chức tại Philippines. Theo bộ trưởng Quốc Phòng Lorenzana, tiếng nói của ASEAN chỉ có trọng lượng nếu như 10 nước thành viên có cùng quan điểm và hành xử với tư cách là « một khối ». [đọc tiếp]

Việt Nam tính chặn Facebook để ngăn ‘nhiễu thông tin’ về Đại hội Đảng?

24/11/2020 (VOA) - Có thế lực trong chính quyền Việt Nam muốn chặn Facebook một vài tháng để kiểm soát thông tin, tránh những “nhiễu loạn” trong dư luận về Đại hội Đảng sẽ diễn ra vào đầu năm 2021, một người nắm thông tin về hoạt động kiểm soát mạng internet của chính quyền Việt Nam vừa cho VOA biết.

Nguồn tin đề nghị giấu tên do tính chất hạy cảm của vấn đề hé lộ thêm rằng Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng là nhân vật chính đứng sau chủ trương này với mục đích nhắm đến một ghế trong Bộ Chính trị đầy quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam. [đọc tiếp]

Châu Á : Donald Trump đánh mất cơ hội trói tay Bắc Kinh

24/11/2020 Tú Anh (RFI) - Trang ý kiến, nhà báo Renaud Girard trở lại bốn năm của tổng thống mãn nhiệm với bài phân tích tiếc rẻ : Thất bại địa - kinh tế của Donald Trump tại Châu Á.

Theo chuyên gia chính trị quốc tế của Le Figaro, về địa chiến lược, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thành công xây dựng một mặt trận chung ở Châu Á chống Trung Quốc, nhưng về kinh tế, tổng thống Donald Trump đã phạm ít nhất là hai sai lầm nghiêm trọng, giúp cho Bắc Kinh chiến thắng qua các thủ đoạn vận động hành lang, chiếm chỗ trống của Hoa Kỳ bỏ lại. [đọc tiếp]

Biển Đông: Indonesia đưa bộ chỉ huy tác chiến Hải Quân đến quần đảo Natuna

24/11/2020 Trọng Thành (RFI) - Chính quyền Indonesia quyết định tăng cường khả năng tác chiến của lực lượng Hải Quân, để đối phó với nguy cơ từ Trung Quốc. Một lãnh đạo Hải Quân Indonesia thông báo bộ chỉ huy lực lượng tác chiến của Hải Quân nước này sẽ chuyển về quần đảo Natuna, khu vực mà tàu cá và tàu Hải Quân Trung Quốc nhiều lần xâm nhập trong những năm gần đây.

Việc Jakarta tăng cường lực lượng hải quân tại quần đảo Natuna ở Biển Đông diễn ra vào lúc căng thẳng gia tăng với Trung Quốc tại khu vực này. [đọc tiếp]

Đằng sau mỗi lá phiếu là một con người

23/11/2020 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ 2020 đã đạt tới con số kỷ lục cử tri bỏ phiếu là khoảng 154 triệu người. Không những thế, con số những người bỏ phiếu sớm, bỏ phiếu bằng đường bưu điện, cũng đạt kỷ lục. Và đến ngày bầu cử, thời gian đứng sắp hàng chờ đợi để tới phiên bỏ phiếu vào thùng cũng....kỷ lục nốt, vì có nơi đã lên tới 11 tiếng đồng hồ.

Giữa những giờ phút ngự trị bởi các con số khổng lồ chóng mặt, những tranh cãi dao búa, một câu nói của ông Joe Biden đã nhắc nhở tới chiều sâu của một cuộc bầu cử dân chủ: đằng sau mỗi lá phiếu là một con người. [đọc tiếp]

Ai bầu cho ai trong cuộc bầu cử 2020?

23/11/2020 Vũ Ngọc Yên  (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3.11.2020 đã kết thúc. Đa số cử tri Mỹ đã chọn sự thay đổi lãnh đạo. Nếu như cử tri trong cuộc bầu cử năm 2016 đã chọn Donald Trump, một ứng cử viên của đảng Cộng Hoà thiếu kinh nghiệm chính trị và bất xứng, thì trong cuộc bầu cử năm 2020, cử tri đã chọn ứng cử viên Joe Biden của đảng Dân Chủ có phẩm chất lãnh đạo và kinh nghiệm vào cương vị Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. [đọc tiếp]

Trần Quang Thành, người đã chiến đấu đến ngày cuối đời mình với chế độ cộng sản

20/11/2020 J.B Nguyễn Hữu Vinh (rfavietnam/nguyenhuuvinh's blog) - Nhận được tin anh Trần Quang Thành từ trần, tôi chợt thấy bần thần. Anh đã đã qua đời tại bệnh viện của thành phố Leed, Vương Quốc Anh lúc 12.15 ngày 19 tháng 11 năm 2020. Hèn chi mấy tuần nay không thấy anh gọi điện nữa.

Vài tháng trước, anh vẫn gọi điện nói chuyện, chỉ biết anh dạo này yếu hơn xưa và mắt mũi không còn nhìn rõ được như trước nữa nên khó chủ động gọi điện thoại. Vậy mà hôm nay nhận được tin anh đã ra đi ở nước Anh xa xôi, tôi bỗng thẫy hẫng hụt và thương anh, một kiếp con người, một nạn nhân cộng sản [đọc tiếp]

Thừa cơ “nước đục thả câu” – Tập liền “tác quái” trên bờ Biển Đông

20/11/2020 Hoàng Trung (Bauxite Việt Nam) - Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) vừa kết thúc hôm 14/11 với việc Tuyên bố Hà Nội được ký kết mà không hề đề cập đến tranh chấp Biển Đông thì hôm 16/11 Trung Quốc đã thông báo tập trận, cấm tàu bè vào Biển Đông.

Thông báo số GD039 của Cục An toàn hàng hải Quảng Đông cho biết, Trung Quốc sẽ tiến hành huấn luyện quân sự tại Biển Nam Trung Hoa, khu vực phía tây bán đảo Lôi Châu, tức vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ từ ngày 17/11 đến ngày 30/11. Vị trí cụ thể là khoảng 21,23 độ vĩ Bắc và 109,54 độ kinh Đông.

Cục An toàn Hàng hải Quảng Đông cho biết việc tàu thuyền sẽ bị cấm đi lại trong khu vực có bán kính 5km.

Hiện Việt Nam vẫn chưa phản ứng với thông tin này. [đọc tiếp]

Thấy gì, nghĩ gì và làm gì từ cuộc bầu cử Tổng thống ở Hoa Kỳ vừa qua?

20/11/2020 Âu Dương Thệ (Bauxite Việt Nam) - Ngày 3.11 vừa qua hàng chục triệu cử tri Hoa Kỳ (HK) xếp hàng dài, có những nơi phải chờ suốt cả buổi để sử dụng quyền tự tay bỏ phiếu bầu cho ứng cứ viên mà mình tin tưởng. Họ có thể là đảng viên hay chỉ là cảm tình viên của hai chính đáng lớn ở Mĩ Dân chủ hay Cộng hòa. Họ đã tham gia tích cực vận động và bỏ phiếu cho hai ứng cử viên Tổng thống (TT) của hai đảng này với những lí do khác nhau.

Tiến trình thay đổi chính quyền trong trật tự và ôn hòa không chỉ diễn ra tại HK mà cũng diễn ra ở hầu hết các nước trong Liên minh Âu châu EU, cũng như nhiều nước khác ở Á châu và Mĩ châu, mặc dầu có thể có một vài khác biệt tùy theo điều kiện và trình độ dân chủ của mỗi nước. Những điều này không thể xẩy ra trong một xã hội độc đảng hay một cá nhân độc tài, như ở VN hiện nay dưới chế độ “Đảng cử dân bầu”!  [đọc tiếp]

Bầu cử 2020: Đa số dân biểu gốc Việt đắc cử là đảng viên Dân chủ

19/11/2020 Bùi Văn Phú (BBC) - Hai tuần sau ngày tổng tuyển cử 3/11, việc đếm phiếu đã gần hoàn tất. Tuy chưa chính thức nhưng cựu Phó Tổng thống Joe Biden coi như thắng cử với 79 triệu phiếu phổ thông và 306 phiếu cử tri đoàn, Tổng thống Donald Trump được 73,3 triệu phiếu và 232 phiếu cử tri đoàn.

Riêng trong cộng đồng người Việt, cử tri gốc Việt tại nhiều tiểu bang cũng rất quan tâm bầu cử năm nay, từ tranh cử đến vận động cho hai liên danh của Donald Trump và Joe Biden. Kỳ bầu chọn vừa qua hầu hết ứng viên gốc Việt vào lập pháp tiểu bang đã tái thắng cử đều là người của Đảng Dân chủ. [đọc tiếp]

Tuyên Bố Hà Nội không đề cập tranh chấp Biển Đông

16/11/2020 (VOA) - Việt Nam và các nước tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á đã không đề cập đến các tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông trong Tuyên bố Hà Nội giữa bối cảnh các quốc gia của khối tập trung vào thương mại và đại dịch COVID-19, với việc ký kết một hiệp định thương mại lớn nhất được mong đợi từ lâu.

Lãnh đạo của 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó Việt Nam là chủ tịch luân phiên, và 8 quốc gia thành viên khác, gồm cả Mỹ, Nga, Úc và Trung Quốc, hôm 14/11 đưa ra một tuyên bố chung sau cuộc họp thượng đỉnh của khối tại Hà Nội qua hình thức trực tuyến. [đọc tiếp]

Cám ơn Trump!

15/11/2020 Tường An (Fb Tường An) - Hôm nay, 15/11/2020, lúc 11 h trưa, giờ Việt Nam, Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Khu Vực –Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt là RCEP đã được ký tại Hà Nội trong khuôn khổ Hội Nghị ASEAN lần thứ 37 mà Việt Nam là chủ nhà.

Trong khi Hiệp định TPP (có Mỹ) quy định khắc khe về việc bảo vệ quyền lợi người lao động qua việc bắt buộc Việt Nam phải cho thành lập nghiệp đoàn độc lập thì RCEP hoàn toàn bỏ qua lãnh vực "bảo vệ quyền lợi của người lao động".

Cái bóng đè của Trung quốc ở Châu Á Thái Bình Dương đã rõ mồn một và được các Tổng thống tiền nhiệm tiên liệu, thế nhưng khi Tổng thống Trump lên, việc đầu tiên ông làm là rút Mỹ ra khỏi Hiệp định này [đọc tiếp]

Thượng Đỉnh ASEAN: Việt Nam, Philippines liên thủ thúc đẩy hồ sơ Biển Đông

12/11/2020 Trọng Nghĩa (RFI) - Là hai nước bị Trung Quốc liên tục lấn lướt trong thời gian gần đây tại Biển Đông, Việt Nam, Philippines đã tranh thủ Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN mở ra tại Hà Nội hôm nay, 12/11/2020, để yêu cầu một giải pháp hòa bình, trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế. Điều đáng chú ý là Philippines đã bất ngờ trở thành nước lên tiếng mạnh nhất trên vấn đề Biển Đông, cho dù lãnh đạo nước này thường được cho là có xu hướng hòa hoãn với Bắc Kinh. [đọc tiếp]

Trung Quốc: Thách thức đối ngoại hàng đầu của Joe Biden

12/11/2020 Minh Anh (RFI) - Trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ diễn ra ngày 03/11/2020, Joe Biden, ứng viên đảng Dân chủ, đã về đầu cuộc đua vào Nhà Trắng, trở thành vị tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Một khi yên vị tại phòng Bầu Dục, một trong những hồ sơ đối ngoại đầu tiên ông phải để tâm đến chính là Trung Quốc. Theo giới quan sát, căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington ít có cơ may hạ nhiệt.

« Nước Mỹ dẫn đường thế giới trở lại ! » tổng thống tân cử Joe Biden đã phát biểu như trên ngay tại quê nhà, Wilmington, bang Delaware, ngay sau khi truyền thông Mỹ thông báo thắng lợi của đảng Dân Chủ. [đọc tiếp]

Phản ứng thế giới trước kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

08/11/2020 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào ngày 3 tháng 11, trong cuộc bầu Tổng thống, ứng viên Joe Biden (77 tuổi) của đảng Dân chủ, đã nhận được trên 74,5 triệu phiếu phổ thông (50,5%) với 279 phiếu đại cử tri, trong khi Donald Trump (74 tuổi) của đảng Cộng hoà đạt khoảng 70 triệu phiếu (47,7%) với 213 phiếu đại cử tri.  [đọc tiếp]

Truyền thông Mỹ: Biden đánh bại Trump, sẽ là tổng thống thứ 46 của Mỹ

07/11/2020 (Người Việt) - WASHINGTON, DC – Vào lúc khoảng 11 giờ 30 phút giờ miền Đông Mỹ, các cơ quan truyền thông Mỹ loan báo ứng cử viên Joe Biden thuộc đảng Dân Chủ sẽ là tổng thống thứ 46 của nước Mỹ, sau khi coi như đã giành chiến thắng tại tiểu bang Pennsylvania, nơi có 20 phiếu đại cử tri, nâng tổng số phiếu đại cử tri ông Biden có được đến lúc này là 273, vượt qua con số tối thiểu là 270 phiếu.

Pennsylvania là tiểu bang nơi ông Biden sinh ra và lớn lên trong thời niên thiếu. [đọc tiếp]

Tokyo và Hà Nội quan ngại Bắc Kinh dự kiến cho Hải cảnh ‘‘dùng vũ khí’’ chống tàu nước ngoài

06/11/2020 Trọng Thành (RFI) - Một ngày sau khi Quốc Hội Trung Quốc thông báo chuẩn bị ra luật, cho phép lực lượng Hải cảnh sử dụng vũ khí chống lại tàu nước ngoài, ở những vùng biển tranh chấp. Hôm qua, 05/11/2020, chính quyền Việt Nam và Nhật Bản đã có phản ứng quan ngại.

Theo Nikkei Asia Review, tại Tokyo, chánh văn phòng chính phủ Nhật Bản tuyên bố chính quyền Nhật « sẽ tiếp tục theo sát các diễn biến liên quan đến lực lượng tuần duyên Trung Quốc, và các cơ quan chính phủ liên quan sẽ tiếp tục thu thập thông tin về vấn đề này ». [đọc tiếp]

Tư pháp Việt Nam hoạt động theo cách kỳ lạ

31/10/2020 David Brown (Asia Sentinel 28/10/2020), Song Phan chuyển ngữ (Tiếng Dân) - Hôm 21 tháng 10, chính phủ Việt Nam đã thả Michael Nguyễn, một người đàn ông 55 tuổi, chuyển cho tòa Đại sứ Hoa Kỳ tạm giữ. Một ngày sau, về lại California sau hơn 26 tháng bị giam giữ, ông đã đoàn tụ với gia đình ở Quận Cam, ‘Little Saigon’, nơi mà theo Los Angeles Times, anh là một ‘anh hùng nhân dân’.

Sau hai năm ngồi tù ở Việt Nam, mặc dù không đại diện cho cộng đồng những người bất đồng chính kiến ​​ở Việt Nam theo bất kỳ cách nào, Michael đã trở thành con tốt trong quan hệ ngoại giao giữa chế độ Hà Nội với chính phủ Hoa Kỳ. Chỉ hai tuần trước khi Michael được thả, các quan chức Hoa Kỳ và Việt Nam đã gặp nhau cho cuộc thảo luận song phương hàng năm về những vấn đề nhân quyền (năm nay nó được tổ chức qua mạng). [đọc tiếp]

Frank Snepp: 'Ông Trump không hề chống cộng sản hay chống Trung Quốc'

29/10/2020 Tina Hà Giang (BBC) - Việc cộng đồng Mỹ gốc Việt có tỷ số ủng hộ Tổng thống Donald Trump cao nhất (48%, theo AAPI) trong khối cử tri gốc Á, có lẽ không gây bối rối cho ai nhiều như cho Frank Snepp, người phục vụ tại Việt Nam từ 1969 đến 1975.

Frank Snepp, một nhà báo chuyên về phóng sự điều tra, tác giả cuốn ''Decent Interval: An Insider's Account of Saigon's Indecent End Told by the CIA's Chief Strategy Analyst in Vietnam'', còn là nhà phân tích chính về chiến lược Bắc Việt của cơ quan tình báo Mỹ (CIA) tại Sài Gòn, trong cuộc chiến Việt Nam.

''Tôi rất thất vọng khi biết có bao nhiêu người trong số những người cùng hàng ngũ với tôi này, những người mà vì kinh nghiệm cay đắng lẽ ra phải ghét Donald Trump, lại vẫn cứ ủng hộ ông ấy.'' Ông bộc bạch trong bài viết. [đọc tiếp]

Việt kiều Michael Phương Minh Nguyễn nói bị an ninh Việt Nam bắt cóc, bịt mắt và còng tay

28/10/2020 Thanh Trúc (RFA) - Công dân Mỹ gốc Việt Michael Phương Minh Nguyễn hôm 28/10 cho biết ông đã bị những người mặc thường phục ở Việt Nam bắt cóc, bịt mắt, còng tay và tống lên xe cùng 3 người Việt khác mà không biết nguyên nhân vì sao vào năm 2018 khi ông đang ở Việt Nam thăm họ hàng và bạn bè.

Ông Michael Nguyễn đưa ra thông tin này trong họp báo đầu tiên của mình kể từ khi ông được trả tự do về đoàn tụ với gia đình ở California hôm 22/10/2020. Đây là họp báo trực tuyến do bà Dân biểu Katie Porter chủ trì với sự tham gia của 5 Dân biểu Hoa Kỳ khác là những người đã tích cực vận động cho sự tự do của ông Michael Nguyễn. [đọc tiếp]

Về Hai Người Phụ Nữ

27/10/2020 Nguyệt Quỳnh (Tiếng Dân) - Phiên toà xử người dân Đồng Tâm cùng cái án tử hình, chung thân dành cho con cháu cụ Kình đã phủ xuống tâm trạng u ám cho tất cả chúng ta. Nhưng sự việc không dừng ở đó, công an đã bắt giam nhà báo Phạm Đoan Trang, đồng tác giả của ấn bản “Báo Cáo Đồng Tâm”. Đây là một ấn phẩm song ngữ Anh-Việt nhằm công bố với dư luận quốc tế về tội ác của lãnh đạo CS trong vụ án tranh chấp đất đai với người dân tại Đồng Tâm.

Nhìn những người được tòa án tha về khóc ai oán trước mộ cụ Kình hỏi ai không rơi lệ, hỏi tim ai không quặn thắt, hỏi ai không muốn ôm những con người vô tội ấy thật chặt vào lòng. Sự cô thế đến tội nghiệp của họ trước cái man rợ của bọn cường quyền làm lòng người ta tan nát. [đọc tiếp]

Dưới áp lực của Việt Nam: Facebook chặn các bài viết chỉ trích chính phủ

25/10/2020 Hiếu Bá Linh biên dịch (Thời báo) - Hôm nay ngày 25-10-2020, đài Bayerischer Rundfunk (BR), một đài phát thanh và truyền hình của bang Bavaria (Bayern) ở miền nam Đức, đăng trên trang web của đài một bài viết với tựa đề “Dưới áp lực của Việt Nam: Facebook chặn các bài viết chỉ trích chính phủ“. Sau đây là bản dịch:

Facebook nhiều lần nhấn mạnh đến giá trị của quyền tự do ngôn luận. Nhưng chẳng hạn như một số bài viết chỉ trích của Thoibao.de đã bị công ty này chặn, không truy cập được tại Việt Nam, trong đó có một bài điều tra của đài Đức Bayerischer Rundfunk.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới lo ngại những hậu quả sâu rộng từ thỏa thuận giữa Facebook và nhà nước độc đảng Việt Nam: Nếu Facebook nhượng bộ những nỗ lực kiểm duyệt như vậy, nó sẽ có hiệu ứng domino trên toàn thế giới. [đọc tiếp]

Biển Đông : Nhiều nước không tranh chấp chủ quyền bác bỏ yêu sách của Trung Quốc

25/10/2020 Minh Anh (RFI) - Hãng thông tấn Antara của Indonesia, ngày 24/10/2020 dẫn lời một quan chức bộ Ngoại Giao xác nhận rằng một số nước thành viên khối ASEAN không có đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc.

Hãng thông tấn Antara cho biết các quốc gia thành viên ASEAN và một số nước lớn đã gởi công hàm đến Liên Hiệp Quốc bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong năm nay, Jakarta đã hai lần gởi công hàm đến Liên Hiệp Quốc là vào các ngày 26/5 và 12/6. [đọc tiếp]

Facebook hỗ trợ kiểm duyệt ở Việt Nam

23/10/2020 David S. Cloud, Shashank Bengali (Los Angeles Times) - Vũ Quốc Ngữ dịch (Việt Nam Thời Báo) - SINGAPORE – Trong nhiều tháng, Bùi Văn Thuận, một giáo viên dạy hóa  trở thành một blogger nổi tiếng ở Việt Nam, đã đăng hết bài này đến bài khác trên Facebook về tranh chấp đất đai giữa nông dân và nhà cầm quyền cộng sản.

Ở một quốc gia không có truyền thông độc lập, Facebook cung cấp nền tảng duy nhất mà người Việt Nam có thể đọc về các chủ đề gây tranh cãi như Đồng Tâm, một xã ở ngoại thành Hà Nội, nơi người dân chống lại kế hoạch chiếm đất nông nghiệp của nhà cầm quyền địa phương vốn định cướp đất xây nhà máy. [đọc tiếp]

Cựu Phó Tổng Thống Joe Biden Viết Cho Người Mỹ Gốc Việt

21/10/2020 (Việt Báo) - Người Việt tị nạn đã can đảm vượt qua nguy hiểm, bất trắc, và hy sinh tất cả để đến Hoa Kỳ là điển hình quan trọng cho thấy đặc điểm của nước Mỹ chúng ta.

Ngày nay, cộng đồng người Mỹ gốc Việt là một cộng đồng lớn mạnh với hơn hai triệu người, và Hoa Kỳ đã trở nên vững mạnh hơn nhờ vào tinh thần can đảm, kiên cường, cũng như những đóng góp to lớn của họ qua các cộng đồng lớn nhỏ trên khắp nước Mỹ. [đọc tiếp]

Những phụ nữ bị Chính quyền Việt Nam coi là “gai”!

19/10/2020 (RFA) - “Đợt đấy em cũng buồn lắm. Nói chung, vừa mới sinh em bé xong nên cảm giác mình cũng bị trầm cảm. Nhưng mọi người động viên nhiều nên em cũng mạnh mẽ hơn.”

Chia sẻ trên đây là của cô Đỗ Thị Thu. Một người vợ, một người mẹ trẻ ở Dương Nội. cô buộc phải trở thành một facebooker, kể từ ngày chồng cô, anh Trịnh Bá Phương và mẹ chồng, bà Cấn Thị Thêu cùng em chồng, anh Trịnh Bá Tư bị bắt giam cùng một ngày vào hôm 24/6, với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. [đọc tiếp]

Sự đổi chính trị sau cuộc bầu cử tại Mỹ sẽ ảnh hưởng Việt Nam đến ra sao ?

19/10/2020 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 vào ngày 3/11/2020 đang bước vào giai đoạn quyết định. Giới truyền thông báo chí cho biết ứng cử viên Tổng thống Joe Biden dẫn trước đương kim Tổng thống Donald Trump trên 10 điểm trong hầu hết các cuộc thăm dò dư luận. Trước sự kiện này, nhiều chuyên gia quốc tế đã đề cập đến khả năng thay đổi chính sách an ninh đối ngoại của Mỹ sau cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3/11/2020, đặc biệt đường lối kìm chế sự trỗi dậy của Trung cộng cả về mặt kinh tế lẫn địa chính trị trên toàn cầu. Trong những năm qua Việt Nam đã hưởng lợi nhiếu từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung cộng. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ nhất và Trung cộng là thị trường lớn thứ ba của Việt Nam [đọc tiếp]

Việt Nam, Nhật Bản đạt thỏa thuận về chuyển giao công nghệ quốc phòng

19/10/2020 Thanh Phương (RFI) - Trong khuôn khổ chuyến công du tại Việt Nam, hôm nay, 19/10/2020, thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã hội đàm với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Hãng tin Reuters cho biết, theo thông báo của ông Suga, sau cuộc gặp này, hai bên đã « cơ bản » đạt được thỏa thuận về việc chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng, trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.

Reuters nhắc lại là từ năm 2014 Tokyo đã bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí ra nước ngoài để giúp củng cố tiềm lực quân sự của Nhật Bản và giảm bớt chi phí của các thiết bị quân sự sản xuất trong nước. [đọc tiếp]

Ðường dây buôn lậu ma túy Berlin – Hà Nội : Bộ trưởng Công an Việt Nam có dính líu

18/10/2020 Marina Mai (taz), Hướng Nam lược dịch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Một người bà con của bộ trưởng có nhúng tay vào chuyên án buôn lậu ma túy từ Berlin tới Hà Nội. Hàng cấm lại khai là mỹ phẩm. Sự kiện bắt đầu từ một cuộc bố ráp của cảnh sát vào giới buôn lậu ma túy ở Hà Nội. Một người bán hàng rong bị bắt cùng với số lượng lớn viên thuốc ma túy ecstasy. Trong cuộc điều tra người này khai đã nhận thuốc từ một doanh nghiệp vận chuyển ở Berlin. Mới đây, doanh nghiệp này đã chuyển 40 đến 45 kí lô ma túy trong các kiện hàng để lẫn lộn với các thùng mỹ phẩm từ Berlin về Hà Nội. [đọc tiếp]

15 Dân biểu Hoa Kỳ thúc giục Bộ Ngoại giao Mỹ có báo cáo về vụ Đồng Tâm

16/10/2020 (RFA) - 15 Dân biểu Hoa Kỳ vào hôm 14/10 đã gửi một bức thư tới Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, bầy tỏ quan ngại về vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm và phiên toà xử 29 người dân Đồng Tâm mới đây, đồng thời yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ sớm có báo cáo cập nhật trước Quốc hội Mỹ về vụ việc này.

Theo bức thư, các Dân biểu Mỹ ghi nhận vụ tranh chấp đất đai giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền đã bắt đầu từ năm 2017 khi chính quyền quyết định thu hồi đất của người dân Đồng Tâm với lý do là đất quốc phòng. [đọc tiếp]

Đảng, “đầy tớ” vô liêm sỉ của dân trong thảm hoạ thiên tai …

15/10/2020 Thu Hà (Tiếng Dân) - Đại dịch Covid-19 vừa tạm ngưng, thì thảm hoạ thiên tai lại đổ xuống đầu người dân miền Trung. Dân chúng phải oằn lưng, liên tục chống đỡ các cơn bão số 5, 6, 7 tấn công. Hàng chục người bị núi đất đá vùi lấp. Đôi vợ chồng ở Quảng Nam đi đám cưới về bị lũ cuốn trôi, sản phụ ở Huế đi sinh con cũng bị cơn hồng thuỷ cướp đi người mẹ lẫn đứa con chưa kịp chào đời… Đó là những hình ảnh tang thương ngập tràn trên báo chí và mạng xã hội mấy tuần lễ qua. [đọc tiếp]

Tàu khảo sát và hải cảnh Trung Quốc lại xâm nhập vùng biển Việt Nam

15/10/2020 Trọng Nghĩa (RFI) - Sau một thời gian yên lặng, Trung Quốc lại cho tàu khảo sát được tàu hải cảnh hộ tống xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngoài khơi bờ biển miền Trung từ ngày 13/10/2020. Theo hãng tin Mỹ Benar News, chiếc tàu khảo sát đại dương mang tên Shiyan-1 đã rời vinh Hải Khẩu trên đảo Hải Nam ngày 12/10, để đi xuống phía nam. Tháp tùng theo chiếc tàu này là một chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc, mang số hiệu 2305.

Theo các dữ liệu theo dõi tàu biển, ngày 13/10, chiếc tàu đã hiện diện bên trong vùng biển Việt Nam, chỉ cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 70 hải lý, tức là sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.  [đọc tiếp]

Biển Đông : Nhật Bản cung cấp vũ khí cho Việt Nam

14/10/2020 (RFI) - Để ngăn chận tham vọng bá quyền của Trung Quốc, Tokyo gia tăng trợ giúp các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phát huy khả năng quân sự. Nhật Bản sẽ ký thỏa thuận bán trang thiết bị quốc phòng cho Việt Nam nhân chuyến công du đầu tiên của tân thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide vào tuần tới.

Theo bản tin của nhật báo Nikkei, trong cuộc họp với ban lãnh đạo đảng Tự Do Dân Chủ hôm 13/10/2020, thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho biết ông sẽ dành chuyến công du đầu tiên để đến Việt Nam và Indonesia. Tại Hà Nội, hai bên sẽ ký một thỏa thuận cung cấp vũ khí cho Việt Nam. [đọc tiếp]

Đại hội Đảng: Nghịch lý ‘đảng họp – dân chi tiền’?

09/10/2020 (BBC) - ... Bình luận về Hội nghị Trung ương 13 và đặc biệt nội dung bàn và giới thiệu nhân sự cấp cao tại kỳ hội nghị này, các khách mời của Bàn tròn thứ Năm hôm 08/10 cho BBC News Tiếng Việt biết góc nhìn của mình.

Từ Đài Bắc, Đài Loan, luật gia Trịnh Hữu Long, Tổng Biên tập Luật Khoa Tạp Chí cho BBC hay ông rất quan tâm đến Hội nghị Trung ương 13 cũng như Đại hội đảng lần thứ XIII trên mấy khía cạnh, ông nói: tất cả những người đang đi dự Hội nghị trung ương đều đang hưởng lương từ tiền thuế của người dân, cái ghế họ ngồi họp, cái vé máy bay họ bay đến, cốc nước họ uống, bữa cơm họ ăn trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị đều từ tiền thuế của người dân, không có từ nơi nào khác cả, khoản đảng phí của họ rất ít.

Từ Leeds, Anh quốc, nhà báo tự do, Song Chi nhận xét thêm: "Người dân chỉ đứng ngoài như đóng tiền thuế và ngó mà thôi, không biết ai như thế nào cả. Thành ra rất buồn cười ví dụ như vừa rồi ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, nói một câu rằng 'Đại hội của Đảng cũng là đại hội của nhân dân". "Không, tôi không nghĩ thế, chẳng hề là Đại hội của nhân dân gì cả, là vì nhân dân hoàn toàn không có tí quyền gì vào đấy cả, dân không có quyền được biết gì hết cả. [đọc tiếp]

Chính sách đối với Trung cộng của Ứng cử viên Tổng thống Joe Biden

08/10/2020 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngay sau cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và Cộng hòa ngày 29/09, nhiều hãng truyền thông đã tiến hành các cuộc thăm dò dư luận nhằm đánh giá khả năng thể hiện của mỗi ứng cử viên. Theo đó, ứng viên Dân chủ Joe Biden được đánh giá cao hơn so với đương kim Tổng thống Donald Trump.

Tuy các kết quả thăm dò của các cơ quan truyền thông và học viện khảo sát ý dân cuối cùng chưa hẳn sẽ đồng nhất với kết quả bầu cử, nhưng có ý nghiã như một chỉ dấu có xác xuất cao dành cho chiến thắng của một ứng viên được lòng dân. Đại dịch Covid-19 (7.776.796 người nhiễm bệnh, 216.788 người tử vong) đã làm giảm cơ hội tái đắc cử của Donald Trump. [đọc tiếp]

Nếu Không Phải Là Dân Chủ, Thì Mỹ Là Quốc Gia Gì?

08/10/2020 Phạm Hồng-Lam (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Số báo Diễn Đàn Giáo Dân (DĐGD) tháng 8/2020 đăng bài của tác giả Sơn Hà có tựa đề: Hoa Kỳ Là Một Quốc Gia Cộng Hoà, Chứ Không Phải Dân Chủ. (Bài có đăng lại trên https://vanhoimoi.org/?p=5054.) Đọc cái tựa khó hiểu, tôi cứ nghĩ là tác giả cố tình tạo ra cái tít „tréo cẳng ngỗng“ để kích thích trí tò mò của người đọc. Nhưng đọc xong, thì nhận ra, khẳng định qua cái tít đó chính thật là xác tín của tác giả.

Đọc đi đọc lại bài viết, tôi đâm ra rối mù, bởi vì tác giả lẫn lộn và không phân biệt được các khái niệm chính trị căn bản, như Nguyên Tắc Dân Chủ, các Thể Chế Chính Trị và các Chính Đảng. [đọc tiếp]

Đại sứ Đức tại Việt Nam nêu trách nhiệm lên tiếng về vấn đề Biển Đông

30/09/2020 (RFA) - Chúng tôi thấy có trách nhiệm phải lên tiếng về vấn đề Biển Đông vì là quốc gia thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Đó là trả lời của Đại sứ Đức tại Việt Nam, Tiến sĩ Guido Hildner, vào ngày 30 tháng 9 khi được báo giới hỏi về tuyên bố gần đây của Anh, Pháp, Đức trong vấn đề Biển Đông và công hàm mà 3 nước này gửi lên Liên Hiệp Quốc hồi giữa tháng 9 phản bác yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông. [đọc tiếp]

“Báo cáo Đồng Tâm để lưu lại tội ác của Chính quyền Cộng sản và để vận động quốc tế cho cuộc điều tra độc lập”

29/09/2020 (RFA) - Một bản “Báo cáo Đồng Tâm” vừa được công bố ấn bản lần thứ 3 vào cuối hạ tuần tháng 9, được cho biết là bản hoàn chỉnh nhất bằng song ngữ Việt-Anh, sau hai ấn bản trước đó lần lượt được phổ biến vào ngày 16/1/2020 và ngày 9/2/2020.

Báo cáo Đồng Tâm, được thực hiện bởi nữ nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang và Will Nguyễn, một người Mỹ gốc Việt, từng bị Chính quyền Việt Nam bắt giữ trong đợt người dân trong nước biểu tình chống hai Dự luật Đặc khu và An ninh mạng hồi tháng 6/2018. [đọc tiếp]

Tư pháp tại Việt Nam: Án tử hình vì xung đột đất đai

27/09/2020 Tác giả: Marina Mai (taz), dịch giả: Tường Vi (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hai nông dân đã bị kết án tử hình tại Việt Nam. Họ bị buộc tội đã giết 3 nhân viên cảnh sát lúc sơ tán làng. Nhưng nhiều điều còn mờ ám.

Tại Hà Nội, vào hôm thứ hai tòa án nhân dân đã tuyên án tử hình hai anh em nông dân, cùng với 27 bị cáo khác bị phạt tù dài hạn và bị tù treo. Tất cả đều là nông dân của làng Đồng Tâm, thuộc vùng ngoại ô thủ đô Hà Nội. [đọc tiếp]

Bất ngờ tháng mười và cuộc tranh cử tại Mỹ

26/09/2020 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Như trong mọi cuộc bầu cử ở Mỹ, từ cuối tháng 9 ở Washington một „October surprise“- Tháng mười nhiều bất ngờ được suy đoán có thể ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử trong tháng 11.

Trong chính trường Mỹ, thuật ngữ „October Surprise“ là một biến cố truyền thông đã được hoạch định và tung ra cho báo chí, truyền thông vào cuối tháng mười để tạo bất ngờ cho công luận hầu thu hút hoặc đánh lạc hướng cử tri và qua đó ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử Tổng thống, Quốc hội và Thống đốc tiểu bang diễn ra vào đầu tháng 11.

Sự kiện bất ngờ trong tháng mười có thực sự ảnnh hưởng vào kết quả bầu cử hay không vẫn còn là đề tài tranh cãi trong giới bình luận chính trị. [đọc tiếp]

„Không Chỉ Bắn, Mà Giết Chúng“

26/09/2020 Tác giả: Kerstin Kohlenberg (Die Zeit), dịch giả: Phạm Hồng-Lam (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Dân quân da trắng ở Mỹ động viên quân mình chống lại các biện pháp phòng ngừa dịch Corona và chống lại những cuộc phản kháng của người da đen. Tập thể da đen giờ đây cũng thành lập các nhóm vũ trang để tự vệ.

Ngày 7 tháng 6 nhà đấu tranh da den Hawk Newsome đứng trên công trường Times Square trước hàng trăm người biểu tình nói: „Chúng ta đã đi đến một điểm nguy kịch của lịch sử. Hoặc là chúng mày trả quyền lại cho người da đen, bằng không chúng tao sẽ thiêu rụi quốc gia này.“ Hawk Newsome là chủ tịch của Black Lives Matter of Greater New York. Báo Die Zeit đã gặp anh nhiều lần trong những năm qua và ghi nhận tiến trình cực đoan phát triển nơi anh. [đọc tiếp]

Vụ án Đồng Tâm và tội ác chống nhân loại

26/09/2020 Đào Tăng Dực (Tiếng Dân) - Một cách tổng quát, vụ án Đồng Tâm phát xuất từ sự tranh chấp đất đai giữa nhân dân xã Đồng Tâm và Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel thuộc bộ Quốc Phòng.

Tuy chi tiết phức tạp nhưng, vụ án Đồng Tâm cũng như nhiều tranh chấp về đất đai khác giữa các dân oan và chính quyền CSVN, đều phát xuất từ một điều khoản lạ lùng trong Hiến Pháp 2013. Thật vậy, Điều 53 của hiến pháp ghi rõ:

“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

Dương cao ngọn cờ “nhân dân làm chủ nhưng nhà nước quản lý đất đai” là một sự sỉ nhục trắng trợn trí thông minh của dân tộc vì trong thời đại tin học này, toàn dân đều ý thức rõ như ban ngày là qua Hiến Pháp 2013, toàn dân bị tước đoạt tài sản và đảng CSVN là chủ nhân ông toàn diện, vĩnh viễn và tuyệt đối từ đất đai đến sinh mạng con người trên đất nước Việt Nam. [đọc tiếp]

Các nhà hoạt động Israel gửi kiến nghị thư yêu cầu chính phủ ngừng xuất khẩu vũ khí cho Việt Nam

25/09/2020 (RFA) - 52 nhà hoạt động người Israel mới đây đã gửi một kiến nghị thư lên Toà án Quận Tel Avis để yêu cầu chính phủ Israel ngừng xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam vì những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam thời gian qua.

Trong một bài báo được đưa vào mục ý kiến của trang tin Haaretz của Israel, hai đồng tác giả của bài báo là ông Vũ Quốc Ngữ - Giám đốc tổ chức Defend the Defenders và luật sư Eitay Mack - đại diện cho những người tham gia kiến nghị thư, đã chỉ ra một loạt những vi phạm nhân quyền của Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là ngay trước Đại hội Đảng 13 dự kiến diễn vào đầu năm tới. [đọc tiếp]

“Đại hội 13 sẽ không có chạy chức” tức trước đây từng có chạy chức!

25/09/2020 Diễm Thi (RFA) - Hôm 25 tháng 9 năm 2020, tờ Vietnamnet có bài viết về việc đổi mới công tác nhân sự cho đại hội 13. Bài viết mở đầu với đoạn: “Với sự chỉ đạo sát sao của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, sự chuẩn bị nhân sự kỹ lưỡng của Đảng, Đại hội XIII sẽ là 'Đại hội không chạy chức'.”

Là một nhà báo luôn theo sát hiện tình chính trị Việt Nam, bà Song Chi nêu nhận định về chủ đề ‘đại hội 13 không có chạy chức’: “Đầu tiên tôi thấy là nó rất hài hước. Nói đại hội 13 sẽ là ‘Đại hội không chạy chức’ có nghĩa những đại hội từ trước tới nay có chạy chức. [đọc tiếp]

Báo cáo Đồng Tâm

25/09/2020 Tác giả: Phạm Đoan Trang – Will Nguyen (Việt Nam Thời Báo) - Tài liệu này là báo cáo về vụ tấn công tàn khốc của chính quyền vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm (ngoại  thành Hà Nội) vào rạng sáng 09 tháng 01 năm 2020. Vụ tấn công là đỉnh điểm của một tranh chấp đất  đai kéo dài, và đã dẫn đến cái chết của thủ lĩnh tinh thần của thôn, ba cảnh sát thiệt mạng, và gần 30  người bị bắt. 

Ngày 07 tháng 9 năm 2020, phiên xét xử sơ thẩm diễn ra tại Hà Nội, tuyên hai án tử hình, một án chung  thân, và hơn 80 năm tù cho những người dân bị tấn công. [đọc tiếp]

Bắc Kinh định hình môi trường truyền thông ở Việt Nam ra sao?

25/09/2020 (Việt Nam Thời Báo) - Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt tay vào một chiến dịch để định hình những gì sẽ được đọc, nghe và xem về Trung Quốc trên khắp thế giới nhằm tác động đến môi trường truyền thông của các nước. 

Trong một nghiên cứu của CNA Hoa Kỳ đã cho thấy Trung Quốc đang cố gắng định hình môi trường truyền thông ở Việt Nam bằng nhiều hình thức. Xuất khẩu các chương trình giải trí do Trung Quốc sản xuất sang Việt Nam để tăng cường “quyền lực mềm” của Trung Quốc nhằm đạt được chỗ đứng trong môi trường thông tin của Việt Nam. [đọc tiếp]

Đại hội 13 và những cảnh không nhà

24/09/2020 Nguyễn Hùng (VOA) - Một đại hội nữa của những người cộng sản lại đang tới gần và câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu người thấy mình có đại diện tại sự kiện quan trọng bậc nhất này ở Việt Nam trong năm sau. Truyền thông Việt Nam nói hiện có trên năm triệu đảng viên tại đất nước cộng sản hiếm hoi còn lại trên thế giới. Nhưng không phải cứ là đảng viên cộng sản là đã tin vào đường lối của đảng. Ví dụ nhãn tiền là đảng viên Phạm Phú Quốc đã nhanh chân lấy quốc tịch Cyprus để tìm đường cứu nhà vì trong thâm tâm họ không tin vào cái ‘tiền đồ tươi sáng’ mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẽ ra. Dù giàu có, ông Quốc có lẽ cũng thuộc đa số không nhà về mặt chính trị ở Việt Nam. [đọc tiếp]

Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương vẫn im lặng sau 3 tháng bị tạm giam

24/09/2020 (RFA) - Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương vẫn giữ quyền im lặng sau 3 tháng bị công an Hà Nội bắt giữ để điều tra với cáo buộc "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Bà Đỗ Thị Thu, vợ ông Phương cho biết như thế sau khi bị triệu tập lên cơ quan An ninh điều tra công an Hà Nội để làm việc về vụ án vào sáng 24-9-2020. Hôm 24-6-2020, ông Trịnh Bá Phương và em trai Trịnh Bá Tư cùng mẹ là bà Cấn Thị Thêu bị công an Việt Nam bắt tạm giam. [đọc tiếp]

Công hàm của tam cường châu Âu ‘tăng sức mạnh cho Việt Nam trước Trung Quốc’

23/09/2020 (VOA) - Công hàm chung của ba nước Anh, Pháp, Đức gửi lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông có tác dụng ‘bảo vệ tính toàn vẹn của UNCLOS’ và ‘giúp củng cố sức mạnh pháp lý của Mỹ và Việt Nam trong cuộc đối đầu trước Trung Quốc’, một học giả nhận định với VOA.

Hôm 16/9, tam cường châu Âu (E3), trong đó Anh và Pháp là hai trong số năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đã đệ trình lên Ủy ban Ranh giới và Thềm lục địa công hàm chung bác bỏ ‘chủ quyền lịch sử’ của Trung Quốc trên Biển Đông vì ‘không đúng với luật pháp quốc tế’ và phản bác việc Trung Quốc vẽ đường cơ sở cho các thực thể mà họ kiểm soát trên Biển Đông. [đọc tiếp]

<a name="23/09/2020-Cong"></a>

Tù chính trị tại Trại giam Xuân Lộc lại phải tuyệt thực đấu tranh đòi quyền của họ!

23/09/2020 (RFA) - Vào ngày 23/9, chị Nguyễn Thị Châu, vợ Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh, tù nhân lương tâm hiện đang bị giam tại trại Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã đăng tải trên tài khoản Facebook cá nhân thông tin chồng chị và một số tù nhân lương tâm khác hiện đang tuyệt thực từ ngày 5/9 đến nay. Mục đích để đòi quyền lợi cho tù nhân tại trại giam nơi đây.

Thông tin chị Châu đăng tải được dẫn nguồn từ một người vừa mãn án tù và ra khỏi trại giam Xuân Lộc cho chị biết qua ứng dụng Facebook Messenger. [đọc tiếp]

Vì sao Đức ưu tiên Thái Bình Dương và lên tiếng về Biển Đông?

22/09/2020 (BBC) - Hôm 16/09/2020, đại diện của Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp và CHLB Đức cùng đưa lên Ban thư ký LHQ tại New York công hàm lần đầu cùng lên tiếng rõ rệt về tự do hàng hải ở Biển Đông.

Căn cứ vào Công ước Luật Biển UNCLOS, văn bản dạng Note Verbale của ba nước này đệ trình lên Liên Hiệp Quốc nói thẳng đến các yêu sách chủ quyền trên biển của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Biển Nam Trung Hoa (South China Sea).

Ba quốc gia châu Âu này đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc qua ngôn ngữ ngoại giao, gián tiếp nói “không quốc gia lục địa nào có quyền coi các quần đảo và các cấu trúc trên biển như một tổng thể để nêu ra chủ quyền pháp lý” về vùng biển này. [đọc tiếp]

Tòa tuyên 196 năm tù đối với 20 người trong nhóm Triều Đại Việt

22/09/2020 (RFA) - Trưa ngày 22-9-2020, Hội đồng xét xử của Tòa án nhân dân TPHCM tuyên án tổng cộng 196 năm tù đối với các thành viên nhóm Triều đại Việt theo cáo buộc là đã tham gia gây nổ trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình vào ngày 12-6-2018.

Thời điểm xảy ra vụ nổ bom tự chế chỉ 2 ngày sau các cuộc biểu tình ôn hòa chống luật Đặc khu và An ninh mạng diễn ra trên khắp cả nước trong đó có hàng trăm người bị bắt giữ và cáo buộc bị đánh đập. [đọc tiếp]

Đồng Tâm: Liên Hiệp Châu Âu phản đối Việt Nam về hai bản án tử hình

19/09/2020 Thanh Phương (RFI) - Trong một thông cáo đưa ra tại Bruxelles hôm qua, 18/09/2020, phát ngôn viên về các vấn đề ngoại giao và chính sách an ninh của Liên Hiệp Châu Âu Nabila Massrali phản đối việc tòa tuyên bố tử hình hai người trong phiên xử vụ Đồng Tâm.

Hôm 14/09 vừa qua, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên án tử hình hai bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức, vì hai người này bị cáo buộc đã gây ra cái chết của 3 công an trong cuộc tấn công của hàng ngàn công an vào xã Đồng Tâm rạng sáng ngày 09/01/2020.

Trong thông cáo, được dịch sang tiếng Việt và đăng lại trên trang mạng của Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam, phát ngôn viên Nabila Massrali cho biết Liên Hiệp Châu Âu « phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình dưới mọi hình thức và trong mọi hoàn cảnh, đồng thời luôn kiên định kêu gọi xóa bỏ hình phạt này trên toàn cầu. Hình phạt tử hình là tàn nhẫn và vô nhân đạo, và việc bãi bỏ hình phạt này là cần thiết để bảo vệ quyền được sống của mỗi người. » [đọc tiếp]

Hậu vụ án Đồng Tâm

17/09/2020 Nguyễn Ngọc Già (rfavietnam / nguyenngocgia's blog ) - Vụ án Đồng Tâm đã kết thúc phiên sơ thẩm vào ngày 14 tháng Chín năm 2020, bằng hai án tử hình đối với ông Lê Đình Công và ông Lê Đình Chức cùng một án chung thân đối với ông Lê Đình Doanh. Ngoài ba người này, nhiều án tù cao, bị áp lên 26 người còn lại.

Vụ án Đồng Tâm đã bộc lộ toàn bộ tính phi hệ thống của pháp luật nước CHXHCNVN cùng nền tư pháp gục ngã hoàn toàn dưới bàn tay công an trị. [đọc tiếp]

Anh, Pháp, Đức gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

17/09/2020 (RFA) - Bộ Ngoại giao các nước Anh, Pháp, Đức (còn gọi là nhóm E 3) hôm 16/9 đã chính thức gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc (UN), phản đối yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời khẳng định tự do hàng hải và hàng không qua khu vực này.

Đây là công hàm mới nhất gửi lên UN phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông sau một loạt các công hàm tương tự được gửi đi từ các nước Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Hoa Kỳ, Australia, được bắt đầu từ công hàm của Malaysia gửi UN hồi tháng 12 năm 2019 để đăng ký phần thềm lục địa mở rộng ở khu vực phía Bắc Biển Đông. [đọc tiếp]

Cực lực phản đối hành động phi pháp của an ninh Việt Nam!

17/09/2020 Nguyễn Quang A (FB Nguyễn Quang A) - Mình nhận được lời mời của ông Đại sứ Mỹ dự buổi cà phê tại tư dinh của ông lúc 15:30 chiều nay. Mình dự định qua ngân hàng làm một giao dịch, rồi đi dự. 14h mình ra đến đầu ngách thấy 10 cậu an ninh, có một số quen mặt, mình biết không thể đi nên quay lại để báo cho ông Đại sứ là mình không thể dự được. Đi được 15m thì họ xông đến và bắt cóc mình, tống mình lên xe chở thẳng ra đồn cảnh sát phường, nơi mình đã bị câu lưu nhiều lần. [đọc tiếp]

Tuyên bố của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền về việc kết án dân oan Đồng Tâm

Vào ngày 14/9/2020, Toà án cộng sản Hà Nội đã kết án 29 dân oan Đồng Tâm, với hai bản án tử hình cho hai người con của cụ Lê Đình Kình là các ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức, án chung thân đối với cháu nội của cụ là anh Lê Đình Doanh, 26 người còn lại với mức án từ 15 tháng án treo đến 16 năm tù giam với các tội danh nguỵ tạo “giết người” hoặc “chống người thi hành công vụ” liên quan đến vụ thảm sát Đồng Tâm vào sáng sớm ngày 09/01/2020.

Từ những điều trên, hai tổ chức Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền kịch liệt phản đối bản án mà toà án cộng sản Hà Nội đã tuyên. Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam: [đọc tiếp]

Bi hài kịch Đồng Tâm, phơi bày bộ mặt đểu cáng của chế độ công an trị

17/09/2020 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Phiên tòa sơ thẩm xét xử 29 người nông dân xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức Hà Nội, thật sự là một màn bi hài kịch phơi bày sự ô nhục, lừa dối trắng trợn của chế độ công an trị .

Tờ mờ sáng xông vào nhà giết một cụ già 84 tuổi mà không có một văn bản pháp luật nào. Ba viên công an bị chết không hiểu vì lý do gì và ở nơi đâu, nhưng lại buộc án  gán tội cho 6 người nông dân dùng hung khí giết hại  ba viên công an này. Phiên toà dự định tiến hành trong 10 ngày nhưng mới được 4 ngày đã vội vã dừng lại đẻ nghị án và đã tuyên phạt 2 án tử hình 1 án chung thân, suốt quá trình tố tụng đã bộc lộ nhiều sai phạm về, đổi trắng thay đen . Tờ mờ sáng kẻ xông vào nhà giết hại cụ Lê đình Kình lại trở thành nạn nhân . Những người nông dân Đồng Tâm từ nạn nhân lại trở thành tội phạm đúng là một phiên toà ô nhục, phơi bày bản chất công an trị.

Nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành như sau, mời qúy vị cùng nghe.

 

Tuyên bố của

Diễn Đàn Việt Nam 21

về việc Nghị Viện Âu châu

thông qua Hiệp định thương mại tự do EVFTA

[đọc tiếp]

Tuyên bố của

Diễn Đàn Việt Nam 21

về biến cố Đồng Tâm

[đọc tiếp]

Mời tham dự

Hội thảo

với nhà báo Từ Thức

Đề tài : Tại sao vẫn không có thay đổi gì ở Việt Nam ?

Thứ bẩy 20.07.2019

từ 16 giờ đến 18 giờ

[xem chi tiết]

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

HỌP MẶT DÂN CHỦ 2018

Kỳ 17, từ 28.6. đến 1.7.2018,

tại Stuttgart, CHLB Đức

01/07/2018 - Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) là một tổ chức Phi Chính Phủ (NGO), vô vụ lợi, ra đời năm 2002, tập hợp những người Việt hải ngoại và trong nước (khi có điều kiện) hoạt động trong nhiều tổ chức và lãnh vực khác nhau – văn hóa, giáo dục, công đoàn, truyền thông, nhân quyền, xã hội và chính trị - có cùng mục tiêu chung là độc lập dân tộc và thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

Tĩnh hội HMDC 2018 được tổ chức tại thành phố Stuttgart, Cộng Hoà Liên Bang Đức, từ chiều thứ năm 28/6 đến trưa chủ nhật 1/7/2018. Đây là Tĩnh hội thứ 17, quy tụ 45 thành viên và thân hữu, đến từ Hoa Kỳ, Pháp, Thụy sĩ, Slovakia và từ nhiều địa phương của Đức.

[đọc tiếp]

Tuyên bố ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài của các Tổ chức Xã hội và Chính trị Việt Nam

Ngày 15 tháng 7 năm 2016 - CHÚNG TÔI, những tổ chức xã hội dân sự và chính trị trong lẫn ngoài nước, ký tên dưới đây tuyên bố:

1- Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12-07-2016 hoàn toàn có hiệu lực pháp lý ràng buộc đối với Trung Quốc và các bên liên quan theo luật pháp quốc tế; do đó, yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết này và qua đó chứng tỏ mình là một quốc gia văn minh và có trách nhiệm giữa cộng đồng quốc tế.

2- Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12-07-2016 đã tạo một nền tảng pháp lý vững chắc và tiền lệ thuận lợi cho các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm Việt Nam, đưa các tranh chấp đó ra trước cơ quan phân xử quốc tế theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. ... [đọc tiếp]

THƯ NGỎ KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TRẦN HUỲNH DUY THỨC

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2016 ...

Là một trí thức tài năng và giàu lòng yêu nước, luôn trăn trở, mong muốn tháo gỡ những hạn chế, bất cập về hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước, một cách ôn hòa, ông Trần Huỳnh Duy Thức kiên định hoài bão canh tân đất nước, ngõ hầu đưa Việt Nam thoát khỏi tụt hậu, nhanh chóng đạt được tiến bộ xã hội và phát triển. Sẽ là rất có ích cho nhân dân, đất nước và ngay cả Nhà nước Việt Nam, nếu biết coi đây là cơ hội quý báu để lắng nghe những ý kiến phản biện tâm huyết của trí thức, là sáng kiến đóng góp phương kế cải thiện quản lý, điều hành kinh tế - xã hội đất nước để điều chỉnh, xả van bức xúc xã hội, tránh nguy cơ bùng phát bạo lực với hậu quả khốc hại khôn lường cho tương lai dân tộc.

Việc bắt giam, bỏ tù kỹ sư Trần Hùynh Duy Thức đã và đang gây bất bình mạnh mẽ trong đông đảo trí thức trong và ngoài nước cũng như người dân tâm huyết, thiết tha với vận mệnh và tương lai Việt Nam. Việc kết án bất công đối với ông Trần Huỳnh Duy Thức là trái với tinh thần của Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam, Công ước Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự và chính trị, cũng như các điều ước quốc tế liên quan khác mà Nhà nước Việt Nam đã long trọng ký kết và cam kết tuân thủ, gây mất uy tín nhà nước trong con mắt trí thức tiến bộ và đông đảo người dân yêu chuộng công lý và tiến bộ xã hội, làm xấu thêm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong lao tù, sau nhiều lần cự tuyệt trục xuất ra nước ngoài, ngày 24-5-2016, ông Trần Huỳnh Duy Thức bắt đầu cuộc tuyệt thực vô thời hạn đòi thực thi thượng tôn pháp luật, trao quyền quyết định thể chế chính trị đất nước về tay nhân dân, hàng nghìn trí thức và người dân có lương tri trong và ngoài nước đã biểu tình, đồng hành tuyệt thực.

Chúng tôi yêu cầu Nhà nước Việt Nam khẩn trương trả tự do ông Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân lương tâm khác.

Cũng qua thư ngỏ này, chúng tôi cũng trân trọng kêu gọi chính phủ các quốc gia, các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền cũng như công luận thế giới cùng lên tiếng và tác động hữu hiệu để ông Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân lương tâm khác sớm được tự do. [đọc tiếp]

Vận động trả tự do cho

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài,

xin hãy ký tên ủng hộ

Kiến Nghị Thư gửi

Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Cao Ủy Liên Hiệp Âu châu về Đối Ngoại, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền

của chị Vũ Minh Khánh, vợ LS Đài

Petitioning US Secretary of State John Kerry and 2 others

Free human rights lawyer

Nguyen Van Dai

Vu Minh Khanh Hanoi, Vietnam [Kiến Nghị Thư]

Vụ Đồng Tâm: Báo Đức đặt câu hỏi về khẩu súng bắn chết ông Lê Đình Kình

17/09/2020 Hiếu Bá Linh (Tiếng Dân) - Cảnh sát Việt Nam (thủ phạm đã được xác định là Thượng tá Đặng Viết Quảng) có sử dụng súng MP5 của hãng Đức Heckler & Koch để bắn chết ông Lê Đình Kình hay không? Đó nội dung chính yếu của bài báo trên nhật báo TAZ của Đức (báo in), số ra ngày 16-9-2020.

MP5 là súng tiểu liên 9 mm do Đức thiết kế vào thập niên 1960 bởi nhóm kỹ sư thuộc hãng Heckler & Koch của Tây Đức. Trả lời những câu hỏi của báo TAZ, hãng Heckler & Koch cho biết, từ trước đến nay hãng chưa bao giờ bán loại súng MP5 cho Việt Nam. Vì tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, Chính phủ Liên bang Đức không bao giờ chấp thuận cho bán sang nước này.

Tuy nhiên, hãng Heckler & Koch giải thích, trong thời gian Chiến tranh Lạnh diễn ra cuộc đối đầu giữa Đông và Tây, hãng Heckler & Koch đã nhận được sự chấp thuận của Chính phủ Liên bang Đức để cấp giấy phép sản xuất (chuyển giao công nghệ và cho phép sản xuất) tại 6 quốc gia. Đó là các nước: Vương quốc Anh (1970), Hy Lạp (1977), Mexico (1982), Thổ Nhĩ Kỳ (1982), Pakistan (1983) và Ả Rập Xê Út (1985). [đọc tiếp]

Quốc tế lên tiếng về bản án Đồng Tâm

16/09/2020 (VOA) - Các tổ chức nhân quyền quốc tế và báo chí nước ngoài vừa lên tiếng chỉ trích chính quyền Hà Nội về bản án nặng nề đối với các nông dân tranh đấu vì quyền đất đai ở Đồng Tâm, đồng thời cảnh báo những bất ổn từ chính sách đất đai gây tranh cãi của Việt Nam.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), cho biết phiên tòa kết thúc hôm 14/9 không mang tính độc lập.

Hãng tin Reuters dẫn lời bà Ming Yu Hah, Phó Giám đốc Đông Nam Á của Tổ chức Ân xá Quốc tế gọi đây là “một phiên tòa bất công trắng trợn.” [đọc tiếp]

Vụ án Đồng Tâm - Sự phản bội và tội ác man rợ của cộng sản Việt Nam

16/09/2020 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Từ năm 1975 đến nay nắm trọn quyền thống trị cả nước, đảng cộng sản đã phản bội giai cấp nông dân  mà họ đã từng ca ngợi là lực lượng nòng cốt  trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hơn 40 năm nay từ Bắc chí Nam đã hình thành đội quân dân oan đi đòi quyền làm chủ đất đai ruộng đồng bị nhà nước cộng sản cướp đoạt những cái tên: Văn Giang, Dương Nội, Cồn Dầu, Thủ Thiêm, Lộc Hưng và đến nay là Đồng Tâm  là biểu thị sức mạnh của ngưòi nông dân kiên trì đòi lại quyền làm chủ đất đai để mưu cầu cuộc sống bình yên hạnh phúc.

Thay vì lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng của người dân, giới bạo quyền cộng sản đã dùng bạo lực cưóp đoạt quyền sở hữu này . Biến cố Đồng Tâm ngày 9 tháng 1 mới đây đã tố cáo sự phản bội của cộng sản Việt Nam  đối với người nông dân . Những gì đã diễn ra trong phiên toà ô nhục Đồng Tâm  trong mấy ngày đầu tháng 9 đã phơi  bày những thủ đoạn dối trá, đê hèn, man rợ của chế độ công an trị biến những người nông dân hiền lành từ nạn nhân thành  bị cáo . Kẻ nắm quyền chức trong tay đã biến 3 nhân viên cảnh sát từ kẻ giết người trở thành nạn nhân.

Từ Sài Gòn nhà báo Nguyễn Đình Ngọc trong cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành sau đây, mời qúy vị cùng nghe.

André Menras: ‘Vụ Đồng Tâm - Đảng CSVN từ mị dân đến coi dân là kẻ thù’

14/09/2020 Mỹ Hằng (BBC) - Nhà làm phim người Pháp André Menras từng về Đồng Tâm trực tiếp dự cuộc họp bàn giữ đất của người dân - chỉ ít lâu trước khi ông Lê Đình Kình bị bắn chết - và 'ngạc nhiên' vì thấy họ 'một lòng tin Đảng'. Khi thảm kịch xảy ra, ông cho rằng đảng CSVN đang chuyển dần từ giai đoạn mị dân tới tự cô lập mình.

André Menras được biết đến với các hoạt động xuống đường trong Chiến tranh Việt Nam và mới đây qua các phim tài liệu như "Hoàng Sa - Việt Nam: nỗi đau mất mát" và "Việt Nam: Tiếng gào thét từ bên trong". [đọc tiếp]

Các vi phạm tố tụng hình sự nghiêm trọng trong phiên toà Đồng Tâm

13/09/2020 Nguyễn Tiến Trung (RFA) - Có thể nói phiên tòa xét xử người dân Đồng Tâm đang diễn ra đã thu hút sự chú ý rất lớn của người dân cả nước. Các bản tin trên truyền thông Nhà nước đã liên tục đưa tin buộc tội người dân Đồng Tâm từ trước phiên tòa nhằm tạo dư luận thuận lợi cho bản án mà nhà cầm quyền sẽ tuyên đối với người dân Đồng Tâm.

Các luật sư đầy dũng cảm bảo vệ cho người dân Đồng Tâm cũng đã khéo léo đưa lên Faebook rất nhiều luận điểm quan trọng chỉ ra những vi phạm trong tố tụng của nhà cầm quyền, từ đó dẫn đến khả năng tuyên án oan sai cho những người dân Đồng Tâm là không thể tránh khỏi. [đọc tiếp]

Bốn người chống cưỡng chế tại Cà Mau bị tuyên án tù

13/09/2020 Nguyễn Tiến Trung (RFA) - Vào ngày 14 tháng 9, Tòa án tỉnh Cà Mau tuyên án sau khi tiến hành xử sơ thẩm đối với 4 người dân chống cưỡng chế bằng cách hất xăng vào lực lượng chức năng.

Tin từ truyền thông Nhà Nước Việt Nam loan đi cùng ngày cho biết hai cha con ông Phạm Hoàng Kiếm và Phạm Công Nguyên, mỗi người bị án 5 năm tù về cáo buộc ‘chống người thi hành công vụ’ và 8 năm tù về cáo buộc ‘cố ý gây thương tích’.

Bà Lê Thị Hiến, vợ ông Phạm Hoàng Kiếm, bị tuyên 1 năm, 1 tháng, 7 ngày tù; ông Nguyễn Văn Bé, con rể của hai ông bà Phạm Hoàng Kiếm - Lê Thị Hiến bị tuyên 1 năm, 1 tháng, 5 ngày tù với cáo buộc ‘chống người thi hành công vụ’. [đọc tiếp]

Khai thác Hiệp định thương mại tự do-thế hệ mới để hỗ trợ các bị can trong vụ án Đồng Tâm

12/09/2020 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nền kinh tế Việt Nam đã đổi mới trong ba thập niên qua là nhờ vào việc hội nhập kinh tế thế giới và tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA). Nổi bật là hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Thuật ngữ “Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới” được sử dụng để chỉ các FTA với những cam kết sâu rộng và toàn diện, không chỉ bao hàm những cam kết về tự do thương mại hàng hóa và dịch vụ như các “FTA truyền thống“, mà cả các lĩnh vực được coi là “phi truyền thống” như Nhân quyền,Lao động, Môi trường, Minh bạch hóa ... [đọc tiếp]

Ai Đưa Ta Đến Chốn Này?

11/09/2020 Phạm Hồng-Lam (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ai đưa ta đến chốn này, Bên kia quyết chống, bên này cuồng theo!

Hai câu thơ mô phỏng muốn nói lên thực tế hiện nay của một số đông người Việt tại Liên Bang Châu Mỹ. Họ tự phân thành hai phe, vận dụng mọi thủ đoạn triệt hạ nhau chỉ vì cảm tình đối với một nhân vật. Tin giả, hình giả, phim giả xuất hiện như bươm bướm vào hè. Chưa bao giờ truyền thông nước Mỹ bị ô nhiễm như trong những tháng ngày hiện tại. Ô nhiễm từ Mỹ bung ra thế giới. Người ta sung sướng tiêu thụ và hân hoan phân tán chúng. Theo dõi sự phân rã ở Mỹ, tôi cứ xốn xang, muốn bày tỏ đôi điều tự lòng mình, nhưng cứ phải dằn lòng. Nhưng làm sao vô tâm được trước một sự phá sản văn hoá, mà mình cũng có liên luỵ? [đọc tiếp]

Phỏng vấn nhà sử học hàng đầu của Đức - "Với Trump, phải dự tính những điều tồi tệ nhất"

10/09/2020 Marc von Lüpke Florian Harms (t-online), chuyển qua tiếng Việt: Nguyễn Ngọc Hùng (Diễn Đàn Việt Nam 21) - 75 năm trước, Hoa Kỳ đã thắng thế chiến thứ hai - ngày nay Hoa Kỳ là một quốc gia đang suy thoái. Nhà sử học nổi tiếng Heinrich August Winkler giải thích trong một cuộc phỏng vấn với t-online tại sao vẫn còn tia hy vọng cho Phương Tây mặc dù Donald Trump.

Thế kỷ 20 được cho là của Mỹ, nhưng Mỹ đã rời xa tầm ảnh hưởng của những năm trước đây. Thay vào đó, ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ đang suy yếu. Tổng thống Mỹ Donald Trump lại muốn giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/11 với những khẩu hiệu gây hấn. Nhưng chương trình nghị sự theo chủ nghĩa dân túy của ông Trump chẳng phải là mới mẻ, vấn đề này được nhà sử học Heinrich August Winkler giải thích trong một cuộc phỏng vấn với t-online. [đọc tiếp]

Thư ngỏ gửi những người bạn ở Việt Nam

10/09/2020 David Brown (Tiếng Dân) - Trong mười năm qua, tôi đã chia sẻ suy nghĩ của mình về các vấn đề có liên hệ đến Việt Nam trên trang Tiếng Dân và blog Ba Sàm, cũng như trên Asia Sentinel và một số ấn phẩm tiếng Anh khác. Tôi đã viết về đời sống chính trị của Việt Nam, các thách thức kinh tế, xã hội, các lựa chọn về chính sách môi trường và mối quan hệ của nó với các nước láng giềng.

Tôi hiểu rằng khi nhìn từ Việt Nam, Trump là nhân vật có tinh thần chiến đấu. Tôi tin rằng tôi hiểu tại sao. Trước nhất, Việt Nam có một lịch sử lâu dài chống trả sự xâm lăng của Trung Quốc. Và thứ hai là Trump không ngần ngại thách thức hành vi xấu xa của Trung Quốc. [đọc tiếp]

Các luật sư bào chữa cho người dân Đồng Tâm bị theo dõi sau khi rời tòa

10/09/2020 (RFA) - Chiều 10-9-2020, sau 4 ngày diễn ra phiên tòa xử 29 người dân Đồng Tâm, các luật sư ra về thì bị ít nhất 4 người lạ mặt, mặc thường phục đeo bám và theo dõi cho đến khi về tới văn phòng luật sư Ngô Anh Tuấn.

Một số nhà hoạt động đã ngay lập tức báo động chuyện này lên mạng xã hội Facebook. [đọc tiếp]

Đồng Tâm: Án tử hình - Luật sư và hai ông Công, Chức phản ứng gì?

09/09/2020 (BBC) - Sau khi Viện Kiểm sát (VKS) TP Hà Nội đề nghị mức án tử hình với hai ông Lê Đình Công, Lê Đình Chức hôm 9/9, luật sư Đặng Đình Mạnh, người có mặt tại tòa, nói hồ sơ vụ án có quá nhiều thiếu sót, thì dù với bản án nhẹ nhất, chứ đừng nói tử hình, có khả năng cao là kết án oan sai.

Luật sư Mạnh cũng cho hay trong sáng 9/9, VKS đã thay đổi tội danh cho rất nhiều bị cáo, chỉ giữ lại 6 người ở nhóm tội 'giết người' (trước đây là 25 người), còn lại đều chuyển qua tội 'chống người thi hành công vụ'. [đọc tiếp]

Đọc lại “Bản kết luận điều tra vụ án hình sự, đề nghị truy tố” (về vụ Đồng Tâm)

09/09/2020 Mạnh Kim (Bauxite Việt Nam) - Biên bản 47 trang này, đề ngày 5-6-2020, có thể được xem là tài liệu “gốc” và “chính thức” liên quan vụ án Đồng Tâm vì nó là “cơ sở” cho cáo trạng cũng như là nguồn cho báo chí.

“Bản kết luận” dày đặc tình tiết nhưng điều căn bản nhất cho một biên bản điều tra hình sự là chứng nhân thì “bản kết luận” – thuật lại các diễn tiến bằng ngôn ngữ cụ thể hóa như một kịch bản điện ảnh – không hề đưa ra bất kỳ dòng nào liên quan nhân chứng [đọc tiếp]

HRW và giới luật sư lên tiếng về vi phạm tố tụng trong phiên tòa Đồng Tâm

08/09/2020 (VOA) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) bày tỏ quan ngại về vi phạm thủ tục tố tụng trong phiên xử Đồng Tâm, cùng lúc giới luật sư tiếp tục lên tiếng về quyền bào chữa cho các bị cáo trong vụ án gây nhiều tranh cãi.

Tổ chức HRW kêu gọi chính quyền Việt Nam cho phép các nhà quan sát quốc tế độc lập, gồm cả giới ngoại giao, báo chí và các tổ chức xã hội dân sự theo dõi phiên toà xử 29 công dân Đồng Tâm trong các ngày 07-16 tháng 9 về cáo buộc “giết người” và “chống người thi hành công vụ.” [đọc tiếp]

Phiên tòa giết người

07/09/2020 Phạm Đoan Trang (Fb Pham Doan Trang) - Không thể chỉ dùng cụm từ “sai quy trình, thủ tục tố tụng” để miêu tả phiên xét xử 29 người dân Đồng Tâm, bắt đầu sáng nay (07/9/2020) tại Hà Nội. Sự thật kinh khủng hơn thế: Đây là một phiên tòa được lập ra để hợp thức hóa việc giết người, diệt khẩu.

Mở đầu phiên xét xử, tòa đã bật video cho các luật sư và bị cáo xem, và đó là… một phóng sự tài liệu về tội ác của dân Đồng Tâm (sát hại ba chiến sĩ công an), cũng như nỗi đau cùng giọt nước mắt của thân nhân, gia đình ba chiến sĩ đã “hy sinh” trong lúc làm nhiệm vụ.

Luật sư lên tiếng phản đối, yêu cầu tòa nếu có cho xem gì thì phải trình bằng chứng gốc chứ không phải là phim ảnh đã qua công đoạn dàn dựng, đạo diễn, biên tập. Tuy nhiên, tòa gạt đi và bảo các luật sư “cứ xem đi đã”.  [đọc tiếp]

Nhìn lại thành tích gần bốn năm tại nhiệm của Tổng thống Mỹ Donald Trump

07/09/2020 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Làn sóng dân túy chống toàn cầu hoá và di dân tị nạn đã tạo cơ hội cho Donald Trump thắng cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016. Sự khởi đầu nhiệm kỳ của vị Tổng thống Cộng Hoà thứ 45 đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Mỹ mà nhân dân Mỹ và thế giới cảm nhận được những hậu quả của những năm cầm quyền của một doanh nhân điạ ốc thiếu kinh nghiệm chính trị lãnh đạo một siêu cường mạnh nhất thế giới. Trump hứa hẹn rất nhiều trong cuộc tranh cử và đến nay Trump còn giữ lời được bao nhiêu? Gần bốn năm qua những gì đã làm thay đổi xã hội Mỹ ? [đọc tiếp]

Việt Nam: 11 NGO kêu gọi LHQ lên tiếng để vụ Đồng Tâm được ‘‘xét xử công bằng’’

06/09/2020 Trọng Thành (RFI) - Theo truyền thông Hoa Kỳ, 11 tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, ngày 04/09/2020, công bố một bức thư chung gửi Liên Hiệp Quốc về việc xét xử 29 người dân xã Đồng Tâm. Thư chung gửi đến bà Elisabeth Tichy-Fisslberger, chủ tịch Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, có trụ sở tại Genève, Thụy Sĩ.

Những tổ chức ký tên vào thư chung nêu rõ: 29 dân làng Đồng Tâm chỉ vì cố gắng giữ đất chống lại việc chính quyền « cưỡng chiếm », mà bị bắt và sắp sửa bị đem ra xét xử vào ngày 7 tháng 9. [đọc tiếp]

Giới tranh đấu bị canh nhà, thân nhân bị can không được dự phiên tòa vụ Đồng Tâm

06/09/2020 (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một ngày trước phiên xử vụ Đồng Tâm dự trù diễn ra hôm 7 Tháng Chín tại Tòa Án Nhân Dân thành phố Hà Nội, một số nhân vật trong giới tranh đấu và xã hội dân sự cho hay họ đã bị an ninh canh cửa từ ba ngày trước.

“Để đảm bảo cho cái gọi là ‘công khai’ của phiên tòa, chúng tôi ở Hà Nội đã bị canh gác từ ngày 4 Tháng Chín, ba ngày trước phiên tòa. [đọc tiếp]

Trung Quốc không chiêu dụ được châu Âu do cách hành xử độc đoán

04/09/2020 Mai Vân (RFI) - “Những lời đe dọa như vậy không có chỗ ở đây”. Trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị ngày 01/09/2020 vừa qua tại Berlin, ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã không ngần ngại lên tiếng nhắc nhở như trên.

Đến từ một nước nổi tiếng về thái độ mềm mỏng với Trung Quốc, tuyên bố của ngoại trưởng Đức là dấu hiệu mới nhất cho thấy là chuyến công du 8 ngày (25/08 – 01/09) của ông Vương Nghị nhằm chiêu dụ 5 nước châu Âu đã không mấy thành công, nếu không muốn nói là thất bại. [đọc tiếp]

Lại Chất Độc Novichok!

04/09/2020 Tác giả: Georg MascoloHolger Stark, người dịch: Phạm Hồng-Lam (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Chính phủ Đức vừa loan tin, nhà đối lập Alexei Nawalny ở Nga bị ám hại vì chất độc Novichok. Cách đây hai năm, ông Sergei Sripal người Nga ở Liên Hiệp Vương Quốc (Anh) và người con gái cũng bị hai sĩ quan tình báo từ Nga sang đầu độc bằng chất này. Chất độc này có tính năng ra sao? Và tại sao thế giới phương tây nhận diện được loại độc chất này? Bài viết sau đây cho biết một vài sự kiện liên quan. [đọc tiếp]

Quan chức ngoại giao Mỹ: Trung Quốc ‘thao túng’ dòng chảy sông Mekong

04/09/2020 (VOA) - Hôm 3/9, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ David Stilwell phát biểu rằng Trung Quốc “thao túng” dòng chảy sông Mekong gây nên “một thức thách cấp bách” trong khu vực.

Ông Stilwell nói tại buổi thảo luận trực tuyến do Viện Hòa bình Mỹ và Đại học chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore tổ chức. [đọc tiếp]

Thư chung gửi Liên Hiệp Quốc về vụ án Đồng Tâm

04/09/2020 (RFA) - Mười một tổ chức chính trị, xã hội dân sự trong và ngoài nước vào ngày 4 tháng 9 công bố thư chung gửi Liên Hiệp Quốc về việc xét xử các dân làng Đồng Tâm dự kiến diễn ra vào ngày 7 tháng 9 tới đây.

Thư chung gửi đến bà Đại sứ Elisabeth Tichy- Fisslberger, Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHP) tại Geneva, Thụy Sĩ. Nội dung thư kêu gọi bà đại sứ chủ tịch Hội đồng Nhân quyền LHQ can thiệp cho 29 người bị bắt kể từ khi xảy ra vụ tấn công vào làng Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 vừa qua.  [đọc tiếp]

Quan điểm của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng về vụ Đồng Tâm: chính quyền từ sai lầm đến tội ác

04/09/2020 (Bauxite Việt Nam) - Sự kiện hàng nghìn cảnh sát vũ trang được trang bị “tận răng", tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm rạng sáng ngày 9/1/2020, giết chết dã man ông Lê Đình Kình cùng với hơn 20 người dân bị bắt đi và 3 công an rơi xuống hố chết, đã gây nhức nhối tâm can những người có lương tri ở trong nước và cộng đồng quốc tế. Đất đai của mỗi bản, làng là do cha ông nhiều thế hệ khai phá, canh tác, gắn bó với nông dân như máu thịt. Tấc đất, tấc vàng. Dân ta nhờ giữ đất, giữ làng “một tấc không đi, một ly không rời" mà giữ được nước. Đảng CS nhờ khẩu hiệu “Người cày có ruộng" mà huy động được bao nhiêu con em nông dân ra trận…

Cái “sân bay Miếu Môn" (SBMM) thực chất chỉ là trên giấy. Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười ký QĐ lấy đất xây dựng SBMM tháng 4/1980, trong đó có 47,3 ha đất thuộc xã Đồng Tâm, nhưng dự án SBMM đã không được làm và đất thì Bộ Quốc phòng cứ giữ…

Khắp nơi, chính quyền thông đồng với các nhóm lợi ích cướp đất làm giàu, bất chấp lòng dân ai oán. [đọc tiếp]

Sao lại yêu cầu không đào sâu nguồn gốc tiền mua passport Sip của Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc?

02/09/2020 (RFA) - Phát biểu tại buổi họp báo tổ chức chiều 1/9 về vụ việc đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc có hai quốc tịch, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Phan Nguyễn Như Khuê cho rằng “không nên đặt vấn đề đại biểu có 2,5 triệu USD từ đâu ra bởi cần phải tôn trọng lời của đại biểu là được gia đình bảo lãnh”.

Theo Blogger Nguyễn Ngọc Già, từng giữ chức Phó trưởng ban Kế hoạch – Dự án và Phó trưởng ban Tư Liệu của Đài truyền hình HTV, ông Phạm Phú Quốc đã vi phạm pháp luật rõ ràng tại Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội là một đại biểu quốc hội không được phép có hai quốc tịch, chỉ được có một quốc tịch Việt Nam mà thôi. [đọc tiếp]

Đại biểu Quốc hội Việt Nam có quốc tịch châu Âu xin thôi chức

01/09/2020 (VOA) - Ông Phạm Phú Quốc, vị đại biểu Quốc hội vừa bị phanh phui có hộ chiếu châu Âu, đã xin thôi tư cách ĐBQH cũng như từ bỏ chức vụ tổng giám đốc mà ông nắm giữ ở một công ty 100% vốn nhà nước.

Trước đó, một bài báo điều tra của hãng tin Al Jazeera hôm 24/8, trong đó tiết lộ một tài liệu mật về chương trình hộ chiếu của Cộng hoà Síp (Cyprus) cho phép các chính trị gia “dễ tham nhũng” có thể có được tấm hộ chiếu nước này để trở thành công dân châu Âu, và ông Quốc, một thành viên Quốc hội Việt Nam đại diện TPHCM, có tên trong danh sách các chính trị gia “mua hộ chiếu vàng” đảo Síp. [đọc tiếp]

Thị trưởng Pavel Novotný yêu cầu ngoại trưởng TQ Vương Nghị xin lỗi ngay lập tức

01/09/2020 Người dịch: Song Phan (Tiếng Dân) - Lời người dịch: Hôm qua 31/8, Bộ trưởng ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị hăm dọa: ‘Chủ tịch thượng viện Séc Milos Vystrcil sẽ “trả giá đắt” cho chuyến đi chính thức đến Đài Loan.’

Ông Pavel Novotný, Thị trưởng Praha-Řeporyje, từng là một phóng viên nổi tiếng chống Nga, chống Tàu, từng ăn nói bóp chát, thô lỗ trên TV Nga… đã có thư đòi Vương Nghị xin lỗi [đọc tiếp]

Chủ tịch Thượng Viện Cộng Hòa Czech tới Đài Loan, bị Trung Quốc đe dọa

31/08/2020 (Người Việt) - ĐÀI BẮC, Đài Loan – Chủ Tịch Thượng Viện Cộng Hòa Czech , ông Milos Vystrcil, sẽ phải “trả giá đắt” vì đã có chuyến viếng thăm chính thức tới Đài Loan, theo lời ngoại trưởng Trung Quốc hôm Thứ Hai, 31 Tháng Tám, khiến chính phủ Prague phải triệu đại sứ Trung Quốc tới để giải thích về lời phát biểu bị coi là “vượt quá giới hạn” này.

Theo Reuters, ông Vystrcil tới Đài Bắc hôm Chủ Nhật, để khuyến khích gia tăng trao đổi thương mại giữa Cộng Hòa Czech và Đài Loan, nói rằng quốc gia ông sẽ không để bị khuất phục do các đe dọa từ Bắc Kinh. Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh nổi loạn, chờ ngày thống nhất, bằng võ lực nếu cần. [đọc tiếp]

Bức xúc về ‘yếu tố Trung Quốc’, dư luận đòi đóng cửa hai khu du lịch gần Đà Lạt

31/08/2020 (VOA) - Nhiều người ở Việt Nam đang yêu cầu nhà chức trách tỉnh Lâm Đồng phải kiểm điểm trách nhiệm cũng như đóng cửa hai khu du lịch gần Đà Lạt xây Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ và dựng các tượng bị cho là giống âm binh của Tần Thủy Hoàng.

Cùng thời gian, một khu du lịch khác có tên là Quỷ Núi của công ty Liên Minh ở một xã của huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, bị chỉ trích vì ban quản lý chuyển về hàng chục tượng binh lính bị xem là giống âm binh nhà Tần. [đọc tiếp]

Tài liệu giải mật cho thấy TNS Biden không chống di tản người Việt năm 1975

27/08/2020 Mai Phi Long (Người Việt) - WESTMINSTER, California (NV) – Sự thật là ông Joe Biden không chống người tị nạn Việt Nam vào Mỹ năm 1975 mà chào đón họ.

Phần lớn những người cổ xúy cho câu chuyện ông Joe Biden không chấp nhận người tị nạn Việt Nam vào thời điểm Sài Gòn sụp đổ năm 1975 đều dựa vào bài viết “‘The US has no obligation’: Biden fought to keep Vietnamese refugees out of the US” của tác giả Jerry Dunleavy, đăng ngày 4 Tháng Bảy, 2019, trên tờ Washington Examiner. Trong bài phân tích này, người viết sẽ phơi bày những “trích ngang” và cách làm việc thiếu chuyên nghiệp của tác giả, nhằm mục đích trả lại “sự thật lịch sử.” [đọc tiếp]

Mỹ trừng phạt quan chức, doanh nghiệp Trung Quốc tham gia « quân sự hóa » Biển Đông

27/08/2020 Trọng Thành (RFI) - Hoa Kỳ tiếp tục đưa ra biện pháp cụ thể để ngăn chặn Bắc Kinh bành trướng quân sự ở Biển Đông. Hôm qua, 26/08/2020, bộ Ngoại Giao Mỹ thông báo trừng phạt nhiều quan chức, doanh nghiệp Trung Quốc tham gia các hoạt động xây dựng cơ sở quân sự ở Biển Đông, cũng như dùng vũ lực ngăn cản các quốc gia Đông Nam Á khai thác các nguồn tài nguyên trên biển.

bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông báo các quan chức Trung Quốc, trực tiếp phụ trách hay tham gia vào việc bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng các tiền đồn quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông, sẽ không được cấp visa vào Mỹ. [đọc tiếp]

Mỹ lần đầu tiên trừng phạt các công ty, cá nhân TQ vì Biển Đông

26/08/2020 (BBC) - Hoa Kỳ áp lệnh trừng phạt đối với 24 công ty Trung Quốc, liên quan tới với những diễn biến mới nhất trên Biển Đông.

Tuyên bố của Hoa Kỳ được đưa ra hôm thứ Tư, theo đó nói lệnh hạn chế visa được áp dụng với các công ty và cá nhân tham dự vào việc xây dựng các đảo nhân tạo ở vùng biển có tranh chấp. 24 công ty này nay được đưa vào danh sách cấm của Bộ Thương mại, theo đó không được mua các mặt hàng và nguyên liệu từ Mỹ. [đọc tiếp]

Tiền đâu Đại biểu Quốc hội Việt Nam 'chạy' hộ chiếu nước ngoài?

25/08/2020 (RFA) - Bản tin phóng sự điều tra của Al Jareeza loan đi vào ngày 24/8, phổ biến  một danh sách tên tuổi của hàng chục quan chức cấp cao và gia đình mua “hộ chiếu vàng” Cyprus từ năm 2017 đến năm 2019, với giá ít nhất 2.5 triệu USD.

Tài liệu điều tra của Al Jareeza có tên “The Cyprus Papers” (tạm dịch là Hồ sơ Cyprus) vừa công bố, trong Hồ sơ Cyprus này, xuất hiện 2 người Việt Nam bao gồm ông Phạm Nhật Vũ và ông Phạm Phú Quốc. [đọc tiếp]

Mua danh, bán tiếng trong giới khoa bảng và đại học Việt Nam

25/08/2020 TS Nguyễn Đức An (BBC) - Cách đây vài năm, nhân chuyến về VN, tôi được trường đại học X mời đến thăm để bàn cơ hội hợp tác. Họ tiếp đón tiếp trọng thị, đưa tôi đi tham quan cơ sở vật chất chuyên ngành, xem sản phẩm sinh viên, gặp nhiều người có trách nhiệm từ ban giám hiệu trường đến trưởng phó khoa, các giảng viên, nhân viên phòng lab. ... Nhưng trên đường về, lòng thật buồn. Nỗi buồn cứ lan man theo tôi và trỗi dậy trong mấy tuần qua, khi báo chí và mạng xã hội trong nước xôn xao chuyện "mua bán" công trình khoa học. [đọc tiếp]

Hơn 80 tổ chức, hội đoàn kêu gọi Anh, Nhật, Ấn Độ phản đối yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông

24/08/2020 (RFA) - 80 tổ chức, hội đoàn tại Âu Châu, Canada, Úc Châu, Hoa Kỳ & Nhật Bản đã gửi thư đến ba ngoại trưởng của Anh Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, kêu gọi họ lên tiếng bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông.

Theo nội dung bức thư được đề ngày 24/8, các tổ chức đồng ký tên khẳng định “Chúng tôi, những tổ chức ở khắp nơi trên thế giới ký tên dưới đây khẩn thiết kêu gọi Quý Vị, tiếp theo những tuyên bố của các chính phủ Hoa Kỳ và Úc Châu, hãy bác bỏ những yêu sách tùy tiện của Trung Quốc tại Biển Đông”. [đọc tiếp]

Ngay sau kỷ niệm hiệp ước biên giới với Việt Nam, Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa

24/08/2020 (VOA) - Trung Quốc thông báo tập trận từ ngày 24 đến 30/8 ở gần quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp với Việt Nam, chỉ một ngày sau khi hai nước kỷ niệm rầm rộ 20 năm thực thi Hiệp ước Biên giới trên đất liền.

Theo thông báo của Cục Hải sự tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, được Nhân Dân Nhật Báo của nước này đăng lại, các điểm tập trận có tọa độ ở vùng đông nam đảo Hải Nam và đông bắc quần đảo Hoàng Sa. [đọc tiếp]

Cựu phóng viên báo Phú Yên bị bắt với cáo buộc ‘chống nhà nước’

23/08/2020 (Người Việt) - PHÚ YÊN, Việt Nam – Bà Trần Thị Tuyết Diệu, 32 tuổi, một trong hai người mới bị bắt với cáo buộc “Xâm phạm an ninh quốc gia” hôm 21 Tháng Tám, từng là phóng viên báo Phú Yên.

Trong lúc ảnh chụp thẻ nhà báo vẫn còn hiệu lực đến Tháng Mười Hai, 2020, của bà Diệu bị đưa lên trên các trang của dư luận viên, bản tin đăng trên tờ báo của Đảng Bộ tỉnh Phú Yên về việc bà Diệu bị bắt đã né tránh chi tiết bà từng là nhân viên của tòa soạn. [đọc tiếp]

CSVN nâng quan hệ với Trung Quốc ‘lên tầm cao mới´

23/08/2020 (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam – Ngoại trưởng CSVN và Trung Quốc “đồng chủ trì” kỷ niệm 20 năm ký Hiệp Ước Biên Giới và 10 năm “triển khai văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền” giữa hai nước.

Các báo tại Việt Nam đồng loạt loan tin về “lễ kỷ niệm” nói trên diễn ra buổi sáng hôm Chủ Nhật, 23 Tháng Tám, ở cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc). Phó Thủ Tướng Kiêm Ngoại Trưởng CSVN Phạm Bình Minh và Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị cùng “đồng chủ trì” một biến cố chính trị vào lúc Việt Nam đang bối rối trước tình hình đại dịch COVID-19 bùng phát dữ dội trở lại. [đọc tiếp]

Biển Đông: Manila phản đối các hành vi sách nhiễu mới của Bắc Kinh

22/08/2020 Mai Vân (RFI) - Trong một thông báo được công bố vào khuya 20/08/2020, Bộ Ngoại Giao Philippines cho biết đã gởi công hàm ngoại giao để phản đối việc lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc đã tịch thu bất hợp pháp công cụ đánh cá của ngư dân Philippines tại một vùng thuộc Biển Đông. Manila đồng thời phản đối việc tàu Trung Quốc “cảnh cáo” phi cơ tuần tra biển của Philippines.

Bản thông cáo của bộ Ngoại Giao Philippines cho biết sự kiện xảy ra cách đây 3 tháng ở vùng bãi cạn Scarborough, trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở Biển Đông, nhưng đã bị Bắc Kinh lấn chiếm vào năm 2012. Tuy nhiên, thông cáo không cho biết chi tiết về sự cố nói trên [đọc tiếp]

Công an Phú Yên bắt giữ hai người với cáo buộc "xâm phạm an ninh quốc gia"

22/08/2020 (RFA) - Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Phú Yên hôm 22-8-2020 cho hay, cơ quan này đã bắt tạm giam 2 người ở tỉnh này là ông Phạm Hổ và bà Trần Thị Tuyết Diệu vì các cáo buộc liên quan đến an ninh quốc gia.

Theo TTXVN, ông Phạm Hổ, năm nay 71 tuổi bị bắt với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo khoản 2 Điều 109 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bà Trần Thị Tuyết Diệu, 32 tuổi, bị cáo buộc tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam” theo điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015. [đọc tiếp]

Đảng Cộng sản Việt Nam mới thật sự là ký sinh trùng

21/08/2020 Trần Trung Đạo (Website Trần Trung Đạo) - Theo Wikipedia: “Ký sinh là một mối quan hệ cộng sinh không tương hỗ giữa các loài, trong đó có một loài là ký sinh, sống bám vào loài kia là vật chủ hay ký chủ.”

Chữ quan trọng trong định nghĩa là quan hệ “không hỗ tương” giữa loài ký sinh và ký chủ. Ký sinh không đem lại lợi lộc gì mà chỉ gây hại cho ký chủ.

Áp dụng vào chính trị, đảng CSVN đúng là một loài ký sinh trên thân cây Việt Nam. Suốt 45 năm qua, đảng CSVN bám sâu vào cây đại thụ Việt Nam, sinh sôi nẩy nở bằng nhựa nguyên và nhựa luyện Việt Nam. Họ không làm gì cả, quanh năm chỉ đo mình trên thân thể ốm oi, gầy guộc của dân tộc Việt Nam để hưởng thụ. [đọc tiếp]

Bùi văn Thâm: tấm gương phản chiếu đường lối sai lầm tệ hại của nhà cầm quyền Việt Nam

21/08/2020 Thục-Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Bùi văn Thâm là một người nông dân miền Tây Nam Bộ, nơi phát tích tông phái Phật giáo Hòa Hảo: chất phác, hồn hậu, ăn chay trường từ thuở nhỏ và lớn lên trong một gia đình lấy pháp môn của đức Huỳnh giáo chủ "Học Phật - Tu Nhân" làm căn bản, chủ trương tu hành tại gia. Người nông dân 32 tuổi "hiền như đất" này đang bị nhốt tại trại giam Xuyên Mộc với án tù 6 năm với cáo buộc "Gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ". Đây không phải là lần đầu tiên. Anh Thâm đã từng bị tù 2 năm rưỡi vì tội "chống người thi hành công vụ", được trả tự do vào tháng 1/2015 để rồi ngày 26/6/2017 anh lại bị bắt vào tù, vẫn với cùng một tội. [đọc tiếp]

Biển Đông: Học giả TQ nói VN có thể nhượng bộ chủ quyền Hoàng Sa cho Bắc Kinh

20/08/2020 (BBC) - Bài nghiên cứu xuất bản mới đây có tiêu đề "Những thay đổi trên Biển Đông: Tại sao Việt Nam có điều chỉnh lớn trong chiến lược với Trung Quốc?" của giáo sư Triệu Úy Hoa (Zhao Weihua) từ Khoa Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Quảng Đông, đưa ra những quan điểm gây chú ý cho giới quan sát.

Trong bài xã luận bằng tiếng Trung dài gần 20 trang, giáo sư Triệu Úy Hoa cho rằng các lãnh đạo Việt Nam nghĩ rằng Việt Nam có thể nhượng bộ Trung Quốc để đạt được các thỏa thuận. [đọc tiếp]

Alexei Navalny: Lãnh đạo đối lập Nga 'bị đầu độc'

20/08/2020 (BBC) - Nhân vật lãnh đạo đối lập Nga ông Alexei Navalny hiện đang bất tỉnh trong bệnh viện vì nghi bị đầu độc, người phát ngôn của ông cho hay.

Thủ lĩnh đứng đầu phong trào chống tham nhũng ngã bệnh khi đang trên chuyến bay và máy bay phải hạ cánh khẩn cấp xuống Omsk, bà Kira Yarmysh cho biết. Bà nói thêm rằng họ nghi ngờ có chất gì đó đã được hòa vào cốc trà của ông. [đọc tiếp]

Trung Quốc, quốc gia đánh cá lậu số 1 thế giới: Quốc tế làm gì để đối phó ?

19/08/2020 Trọng Thành (RFI) - Lệnh cấm đánh bắt cá do Trung Quốc đơn phương áp đặt ở Biển Đông và biển Hoa Đông năm 2020 hết hiệu lực hôm thứ Hai, 16/08. Việt Nam, Philippines và một số quốc gia láng giềng khác lo ngại tàu cá Trung Quốc tràn ngập các khu vực khai thác hải sản truyền thống của mình. Tuy nhiên, hạm đội tàu cá của Trung Quốc, với các hoạt động đánh cá lậu được coi là đứng đầu thế giới, cũng đang ngày càng trở thành mối đe dọa đối với nhiều nơi. [đọc tiếp]

Malaysia: Ngư dân Việt Nam thiệt mạng trong cuộc đụng độ với lực lượng tuần duyên

17/08/2020 (VOA) - Hôm 17/8, Malaysia cho biết rằng một ngư dân Việt Nam đã chết do trúng đạn sau khi một cuộc đối đầu nổ ra khi lực lượng tuần duyên của nước này tìm cách kiểm tra hai chiếc tàu mà họ cho là đánh bắt cá trái phép, theo Reuters. [đọc tiếp]

Hàng ngàn tàu cá Trung Quốc tràn xuống Biển Đông sau khi hết lệnh cấm đánh bắt cá

17/08/2020 (VOA) - Hơn 16.000 tàu cá của Trung Quốc đã tràn xuống Biển Đông sau khi lệnh cấm đánh bắt cá do Bắc Kinh đơn phương áp đặt lên vùng biển này chấm dứt vào ngày 16/8 vừa qua. Thông tin từ Đài truyền hinh trung ương Trung Quốc cho biết như vậy hôm 16/8. Theo thông tin từ truyền hình Trung Quốc, các tàu cá này ra khơi từ đảo Hải Nam ngay sau khi lệnh cấm đánh bắt cá chấm dứt. [đọc tiếp]

VTV gọi người bán rong là ‘ký sinh trùng’, cộng đồng mạng phẫn nộ

17/08/2020 (VOA) - Nhiều người sử dụng Facebook và một số diễn đàn mạng xã hội ở Việt Nam bày tỏ sự phẫn nộ trong ngày 17/8 sau khi biết một bản tin của đài Truyền hình Việt Nam gọi người bán hàng rong là “ký sinh trùng”.

“Dịch Covid-19 đã khiến cho những con phố du lịch, hay là chủ yếu phục vụ khách nước ngoài, tại thành phố Hồ Chí Minh trở nên tiêu điều. Và khi những con phố không còn sức sống, những gánh hàng rong, vốn được xem là sống ký sinh trùng lên những con phố này, sẽ tồn tại ra sao?” [đọc tiếp]

Cuộc Đời Là Một Chiến Trường Mở Rộng

13/08/2020 Tác giả: Thomas Assheuer (*), người dịch: Phạm Hồng-Lam (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Lansing, thuộc tiểu bang Michigan: Tuần vừa rồi, vì vào siêu thị không chịu mang khẩu trang, nên một khách hàng đã gây xô xát với một khách hàng khác. Anh khách hàng không chịu đeo khẩu trang liền rút dao đâm khách hàng kia. Và anh đã bị cảnh sát bắn sau đó.

Cuối tháng Tư trước đó, một đám người dân căm phẫn tấn công Quốc Hội bang Michigan, đe doạ các dân biểu và đòi họ rút lại sắc lệnh „stay at home“ (yêu cầu người dân hạn chế ra ngoài). Có những cảnh như trong một cuộc nội chiến. Để cho yêu sách mình được nặng ký, đám đông căm phẫn đó khoác vào mình bộ đồ chiến đấu với súng ống đầy mình. Họ là ai? Kẻ thù của quốc gia? Quân du kích?... Không phải. Những người biểu tình vũ trang đó là những ủng hộ viên bình thường của tổng thống Mỹ Donald Trump và họ được bảo kê từ trên. [đọc tiếp]

Đài Loan tăng chi quốc phòng, mua hỏa tiễn Mỹ chống Trung Quốc đổ bộ

13/08/2020 Thụy My (RFI) - Chi tiêu quốc phòng của Đài Loan sẽ tăng 10,2% vào năm tới, theo tính toán của Reuters, do lo ngại trước áp lực của Bắc Kinh. Đại diện Đài Loan hôm qua 12/08/2020 cho biết đang đàm phán với Hoa Kỳ để mua mìn chống tàu ngầm và hỏa tiễn hành trình nhằm đối phó nếu quân Trung Quốc đổ bộ chiếm đảo.

Theo Reuters, văn phòng tổng thống Thái Anh Văn đề nghị dành ngân sách quốc phòng 15,42 tỉ đô la từ tháng Giêng năm tới. Từ khi tái đắc cử, nữ tổng thống luôn coi việc tăng cường quân đội và tăng chi tiêu quân sự là ưu tiên hàng đầu. [đọc tiếp]

Biển Đông: Trung Quốc 'dọa' Philippines giống hệt cách đã dọa Việt Nam?

11/08/2020 Quốc Phương (BBC) - Trung Quốc đang sử dụng chung một chiêu bài nước lớn 'ăn hiếp' và 'đe dọa' nước nhỏ, khi vừa 'khiêu khích, cài bẫy' Philippines ở khu vực bãi Cỏ Rong, Trường Sa, hệt như cách vẫn 'đe dọa' Việt Nam lâu nay, tuy cách xử lý của Philippines có sự khác biệt, một nhà nghiên cứu chính trị quốc tế từ Sài Gòn nói với BBC News Tiếng Việt.

Tiến sỹ Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh nói: "Tôi nghĩ, qua động thái này có thể thấy Philippines đang đưa ra một cách xử lý rất sáng suốt. Có nghĩa là họ 'chơi bài ngửa' với Trung Quốc rằng tôi biết trước chiêu trò của anh và tôi la toáng lên với thế giới biết rằng tôi sẽ luôn cảnh giác với mọi hành động của anh. [đọc tiếp]

Lê Khả Phiêu qua đời, dư luận nhắc lại vết nhơ ‘nhượng đất cho Trung Quốc’

07/08/2020 (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sáng 7 Tháng Tám, khi các báo nhà nước đồng loạt đăng tin cựu Tổng Bí Thư CSVN Lê Khả Phiêu qua đời, thọ 89 tuổi, mạng xã hội xuất hiện nhiều ý kiến “không tiếc thương” mà thay vào đó là một số bình luận chỉ trích.

Sau khi ông Phiêu qua đời, những lời ca ngợi ông chỉ đọc được trên báo nhà nước. Ở chiều ngược lại, viết trên mạng xã hội, nhà báo Ngọc Vinh, cựu thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, bình luận: “Một cựu nguyên thủ quốc gia chết đi nhưng không nhận được sự tiếc thương nào của công chúng thì phải xem lại đường ăn ở lúc cầm quyền. Và như vậy, ông ta không xứng đáng được làm quốc tang.” [đọc tiếp]

Biển Đông: Việt Nam cần tính đến kịch bản Trung Quốc 'tấn công' từ nhiều hướng?

06/08/2020 Quốc Phương (BBC) - Hôm 6/8, Việt Nam chính thức bình luận về video Trung Quốc tập trận gần đây, trong đó có triển khai máy bay chiến đấu tới Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố của mình.

"Trước tiên, có thể khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam. Mọi hoạt động tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vô giá trị và không có lợi cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói tại họp báo thường kỳ chiều 6/8. [đọc tiếp]

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam ra tuyên bố mới nhất về tình hình Việt Nam

06/08/2020 Giang Nguyễn (RFA) - Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam vừa ra tuyên bố về tình hình Việt Nam và Thế giới, trong đó lên án hành động đàn áp tôn giáo và vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam, đồng thời ủng hộ chính sách Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trên Biển Đông.

Tuyên bố đề ngày 1/8, đề cập đến những biến động trong nửa năm đầu 2020, mà Hội Đồng Liên Tôn (HĐLT) cho là “có thể thay đổi cục diện thế giới.”

Tuyên bố kết thúc có lời kêu gọi:

“Kêu gọi toàn dân trong và ngoài nước đoàn kết cứu nước cứu dân, giải thể chế độ độc tài toàn trị, thiết lập một thể chế tự do, dân chủ, đất nước được thái bình thịnh vượng, cùng nhau bảo vệ nền Độc Lập của Việt Nam”. [đọc tiếp]

Covid 19: Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm

06/08/2020 Ngô Nhân Dụng (VOA) - “Nếu một quốc gia vô tình phóng một hỏa tiễn mang bom hạch tâm làm chết 650,000 người, thì chắc giới lãnh đạo cả thế giới phải yêu cầu điều tra toàn diện xem chuyện gì đã xẩy ra để trong tương lai sẽ tránh được.”

Thí dụ trên do ông Jamie Metzl nêu ra để hỏi tại sao không ai đòi phải điều tra vụ bệnh dịch Covid 19 xuất phát từ Vũ Hán đã gây họa làm chết một số người lớn tương tự, mà chính quyền cộng sản Trung Quốc chịu trách nhiệm! Jamie Metzl là một nhà “nghiên cứu tương lai,” 2019 ông tham dự ủy ban tư vấn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). [đọc tiếp]

Nhân kỷ niệm 75 năm ngày hai quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản

06/08/2020 Yoko Ogawa (NYT), Dịch giả: T.Vấn (Tiếng Dân) - ... Ngày 6/8/1945, một quả bom nguyên tử được ném xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. 3 ngày sau, 9/8, một quả bom nguyên tử nữa được ném xuống thành phố Nagasaki. Ngày 15/8/1945, Nhật bản tuyên bố đầu hàng.

Từ đó, ở Nhật Bản, tháng 8 hàng năm được coi là tháng để tưởng nhớ người chết.

Năm nay 2020, kỷ niệm lần thứ 75 ngày ném hai quả bom nguyên tử, lẽ ra sẽ được tưởng niệm vào dịp khai mạc Thế Vận Hội Tokyo 2020, nhưng vì dịch bệnh Covid-19 hiện đang hoành hành khắp nơi, nên Thế Vận Hội Tokyo đã bị hoãn lại. [đọc tiếp]

Biển Đông : Mỹ - Indonesia chống tham vọng biển đảo của Trung Quốc

04/08/2020 Tú Anh (RFI) - Quan hệ chiến lược Mỹ - Indonesia trong bối cảnh an ninh khu vực đang bị Trung Quốc đe dọa là chủ đề trong cuộc hội kiến giữa hai ngoại trưởng, Mike Pompeo và Retno Marsudi, hôm thứ Hai 03/08/2020 tại Washington, theo báo mạng Ấn Độ, Times of Republic.

Thông báo của bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết trong cuộc gặp gỡ này, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và đồng nhiệm Indonesia Retno Marsudi đã thảo luận về mối quan hệ phòng thủ song phương và tình hình khủng hoảng trong khu vực do tham vọng của Trung Quốc muốn làm chủ gần như toàn bộ biển Đông gây ra. [đọc tiếp]

Pháp dừng phê chuẩn thỏa thuân dẫn độ với Hồng Kông

04/08/2020 Trọng Nghĩa (RFI) - Sau một số nước phương Tây khác, đến lượt Pháp phản đối luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt đối với Hồng Kông bằng cách không phê chuẩn thỏa thuận dẫn độ với đặc khu hành chánh này của Trung Quốc.

Trong một thông cáo công bố hôm qua, 03/08/2020, bộ Ngoại Giao Pháp giải thích rằng quyết định này xuất phát từ những « diễn biến mới đây » tại Hồng Kông. [đọc tiếp]

Trung Quốc triển khai tàu chiến và chiến đấu cơ ra Trường Sa

03/08/2020 (RFA) - Trung Quốc vừa triển khai tàu chiến và máy bay chiến đấu ra các tiền đồn của nước này tại quần đảo Trường Sa, theo thông tin từ truyền thông nhà nước Trung Quốc và các hình ảnh vệ tinh mà Đài Á Châu Tự Do có được.

Việc triển khai vũ khí quân sự lần này của Trung Quốc ra quần đảo đang tranh chấp diễn ra ngay trước khi cuộc tập trận đa quốc gia thường niên do Hoa Kỳ dẫn đầu có tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) chuẩn bị diễn ra từ ngày 17 đến 31 tháng 8 tới. [đọc tiếp]

Biển Đông: Âm mưu mới của Bắc Kinh để kiểm soát hành chính Hoàng Sa

03/08/2020 Trọng Nghĩa (RFI) - Kể từ ngày 01/08/2020, một phiên bản sửa đổi quy định hàng hải của Trung Quốc có từ năm 1974, định nghĩa lại vùng biển giữa đảo Hải Nam của Trung Quốc và quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh chiếm trọn từ tay Việt Nam cũng từ năm 1974, bắt đầu có hiệu lực. Theo các chuyên gia phân tích, sự kiện này là một bước mới của Trung Quốc nhằm siết chặt thêm quyền kiểm soát trên các vùng Biển Đông mà Bắc Kinh đang tranh chấp với nước khác.

Theo tiết lộ của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 31/07, điểm đáng chú ý nhất trong bản quy định hàng hải này là việc Trung Quốc đã thay đổi thuật ngữ, gọi vùng biển giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa là một vùng “duyên hải” hay "ven bờ" (tiếng Anh là coastal), thay vì “ngoài khơi” (tiếng Anh là offshore) như trước đây. [đọc tiếp]

Dòng người vượt biên trái phép vào Việt Nam tiếp tục tăng

02/08/2020 (BBC) - Việt Nam liên tục phát hiện các trường hợp vượt biên trái pháp từ các quốc gia láng giềng trong những ngày gần đây.

Được công khai trên báo chí đầu tiên là các vụ đưa người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc "nhập cảnh bất hợp pháp, trốn cách ly" bằng đường bộ qua các tỉnh giáp biên. Những người này đã vào tới nhiều tỉnh thành như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam. [đọc tiếp]

Đại sứ quán TQ chỉ trích Đức đình chỉ thỏa thuận dẫn độ với Hong Kong

02/08/2020 (VOA) - Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas ngày thứ Sáu nói rằng Berlin sẽ đình chỉ thỏa thuận dẫn độ với Hong Kong, sau khi nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam hoãn cuộc bầu cử ngày 6 tháng 9 vào cơ quan lập pháp của thành phố.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức lên án Berlin đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong, một hành động mà Đức nói là phản ứng trước việc hoãn cuộc bầu cử ở thành phố do Trung Quốc cai trị. [đọc tiếp]

Hồng Kông ra lệnh truy nã quốc tế nhắm vào nhiều nhà ly khai

01/08/2020 (RFI) - Chính quyền Hồng Kông tiếp tục đẩy mạnh trấn áp đối kháng bằng công cụ luật an ninh quốc gia. Theo báo chí Trung Quốc vào hôm qua, 31/07/2020, một loạt lệnh truy nã quốc tế vừa được chính quyền thân Bắc Kinh ban bố để bắt giữ những nhà hoạt động dân chủ, kể cả họ có quốc tịch nước ngoài hay đang ty nạn.

Truyền thông chính thức Trung Quốc đưa tin cảnh sát Hồng Kông đã ra lệnh bắt giữ 6 nhà hoạt động dân chủ hiện đang sống lưu vong vì bị tình nghi vi phạm luật an ninh quốc gia. [đọc tiếp]

Malaysia gửi công hàm lên UN phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

31/07/2020 (RFA) - Phái đoàn thường trực của Malaysia ở Liên Hợp Quốc (UN) vừa gửi công hàm lên UN vào ngày 29/7 bác bỏ “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc áp đặt trên Biển Đông cũng như các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với các thực thể địa lý tại vùng nước tranh chấp.

Malaysia là nước thứ 6 đệ trình công hàm lên UN phản đối các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông tính từ tháng 12 năm ngoái tới nay. Năm nước khác bao gồm Việt Nam, Philippines, Indonesia, Mỹ và Australia. [đọc tiếp]

Giới hoạt động, quan chức Mỹ bắt đầu 'Ngày Vận động cho Việt Nam' 2020

31/07/2020 (VOA) - Ngày Vận động cho Việt Nam, dịp các nhà lập pháp trong Quốc hội Hoa Kỳ trực tiếp lắng nghe nguyện vọng của các nhà hoạt động người Việt đến từ khắp nơi trên nước Mỹ và cả từ Việt Nam trong một nỗ lực gây chú ý về tình hình tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam, bắt đầu sáng ngày 31/7.

Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cuộc vận động được thực hiện trực tuyến bắt đầu vào sáng ngày 31/7 với các cuộc hội luận về tự do tôn giáo, quyền của người bản địa. [đọc tiếp]

Tầm nhìn « China 2025 » hay bản chỉ dẫn đánh cắp công nghệ ?

30/07/2020 - Minh Anh (RFI) - Leo thang căng thẳng Mỹ - Trung bước sang một nấc mới : « Cuộc chiến lãnh sự ». Hoa Kỳ và Trung Quốc trong tuần qua ra lệnh đóng cửa các tòa lãnh sự lẫn nhau : Một của Trung Quốc tại Houston và một của Mỹ tại Thành Đô. Hoa Kỳ đặc biệt tố cáo Bắc Kinh gia tăng các hoạt động gián điệp, đánh cắp công nghệ nhằm phục vụ cho mục tiêu « Tầm nhìn Made in China 2025 » đầy tham vọng.

Chỉ trong vòng vài ngày từ 21-24/07/2020, nhiều sự kiện dồn dập xảy ra, khiến cho mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn dĩ đã xấu đi nay thêm phần tồi tệ. Ngày 21/07/2020, bộ Tư Pháp Hoa Kỳ thông báo truy tố hai tin tặc người Trung Quốc Xiaoyu Li et Jiazhi Dong. [đọc tiếp]

Các tạp chí khoa học: Mặt trận mới trong tranh chấp Biển Đông

30/07/2020 Hoài Hương (VOA) - Các học giả Trung Quốc đã xuất bản hàng chục bài viết đăng trên các tạp chí khoa học được quốc tế công nhận, có in bản đồ đường 9 đoạn do Trung Quốc vẽ ra để khẳng định các yêu sách chủ quyền của nước này ở Biển Đông, một trung tâm nghiên cứu chiến lược của Hoa Kỳ cảnh giác trong tháng này. Quan trọng hơn, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc dựa trên bản đồ đường 9 đoạn đã bị Tòa án Trọng tài Quốc tế tại La Haye bác bỏ vào tháng 7/2016 với phán quyết trao phần thắng cho Philippines trong vụ kiện để phản đối đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.

Bất chấp phán quyết của Tòa án Quốc tế, Trung Quốc trong mấy năm qua đã phát động một mặt trận mới nhằm thuyết phục thế giới thay đổi nhận thức và chấp nhận yêu sách chủ quyền của họ. [đọc tiếp]

Lời Nói Như Một Món Hàng - Donald Trump và ngôn từ sử dụng

29/07/2020 Phạm Hồng-Lam (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ông Donald Trump là một con người rất lạ. Lạ đến quái lạ. Lạ trong tác phong – và nhất là – lạ trong cách ăn nói. Khác hẳn với mọi nhân vật lãnh đạo Liên Bang Châu Mỹ (United States of America. Viết tắt: nước Mỹ) từ xưa tới nay. Vì thế, bỏ công tìm hiểu con người này là chuyện thú vị.

Ở đây tôi không lạm bàn tới những gì ông làm trên phương diện chính trị, quân sự, kinh tế hay ngoại giao. Ông đánh Trung Quốc, đấm Canada, bạt tai Mễ hay xì-nẹt Âu châu; ông chủ trương điều gì, phản đối cái gì, đã làm điều gì hay, điều gì dở… tất thảy đều không thuộc nội dung của bài này. [đọc tiếp]

Chuyên gia Mỹ: Các bước cần làm để chống Trung Quốc bắt nạt nước khác trên Biển Đông

28/07/2020 Trọng Nghĩa (RFI) - Ngay sau khi ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố lập trường chính thức “mới” của Hoa Kỳ hôm 13/07/2020, bác bỏ hầu hết các yêu sách biển của Trung Quốc tại Biển Đông, câu hỏi mà rất nhiều nhà quan sát đặt ra là liệu các tuyên bố cứng rắn của Washington có biến thành các hành động cụ thể để ngăn chặn tham vọng bành trướng của Bắc Kinh?

Trong bài phân tích “Đâu là những phương án cho vấn đề Biển Đông? - What Options are On the table in the South China Sea?” - đăng trên trang mạng War on The Rocks ngày 22/07/2020 - hai chuyên gia Mỹ Zack Cooper và Bonnie Glaser đã đề xuất một loạt biện pháp mà chính quyền Mỹ có thể thực hiện để chống lại những hành vi ỷ mạnh hiếp yếu của Trung Quốc đã bị coi là “phi pháp”. [đọc tiếp]

Một sự thật không được nói tới

28/07/2020 Nguyễn Đình Cống (Bauxite Việt Nam) - Kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ (TBLS), tôi được mời dự lễ và nhận quà. Chẳng là gia đình tôi có 5 liệt sĩ là cha tôi và các con cháu của ông, còn gia đình tôi là gia đình có công với CM.

Trong tất cả các buổi lễ từ Trung ương đến thôn xóm, mọi người đều ca ngợi sự hy sinh to lớn của TBLS cho độc lập và thống nhất đất nước. Mọi diễn văn, mọi phát biểu đều cho rằng tinh thần yêu nước của các TBLS là sáng ngời và bất diệt để cho đất nước có được như ngày nay. Nghe tất cả các lời ca ngợi,  tri ân và kể công như vừa rồi tôi bỗng khẳng định một thủ đoạn ngụy biện nguy hiểm của tuyên truyền cộng sản, đó là cố tình tô vẽ những phần phụ mà không nói tới bản chất của sự hy sinh. Bản chất sự hy sinh của TBLS có mục đích chủ yếu là nhằm thiết lập và củng cố sự toàn trị của Đảng Cộng sản (ĐCS). [đọc tiếp]

Mất bò mới lo làm chuồng?

28/07/2020 Sông Hàn (Việt Nam Thời Báo) - “Đúng 16g ngày 26-7, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng ra lệnh kích hoạt lại toàn bộ hoạt động phòng chống dịch Covid-19 trong bộ đội biên phòng, trọng điểm là khu vực đường mòn, lối mở”. (1)

Đọc bản tin về ‘kích hoạt’ ấy trên báo chí, người dân dễ tá hỏa khi biết rằng hóa ra mấy tháng nay, rất có thể là từ sau khi kết thúc lệnh cách ly toàn xã hội, vì lẽ gì đó phía biên phòng Việt Nam ‘nới lỏng giãn cách’ ở phần biên giới với Trung Quốc.

Thuyết âm mưu cho rằng ít nhất có ba duyên cớ sau đây: thứ nhất, người dân Trung Hoa lục địa cần tỵ nạn thiên tai với cơn đại hồng thủy đe dọa hủy diệt.

Thứ hai, vì ‘sơn thủy tương liên’ nên trong một yêu cầu nào đó của ‘lý tưởng tương thông’, nên phía Việt Nam đồng ý san sẻ với người đồng chí ‘sông núi liền nhau’ về những khu ‘trại tỵ nạn rải rác’ dành cho người Trung Quốc tại Việt Nam. [đọc tiếp]

Nhập cảnh trái phép sao mà dễ dàng đến vậy?

28/07/2020 Diệp Chi (Bauxite Việt Nam) - Những ngày gần đây, báo chí Việt Nam đăng nhiều bài liên quan đến những trường hợp người Trung Quốc sang Việt Nam gọi là trái phép vì họ không có làm thủ tục nhập cảnh. Không ít người thắc mắc tại sao lại có thể dễ dàng ‘vượt biên’ như thế? Phải chăng do công tác biên phòng đã ‘nới lỏng giãn cách’?

“Mình có đọc báo trên mạng, theo như bài viết thì người Trung Quốc đưa cho đường dây bên Việt Nam chừng 4.000 nhân dân tệ (tương đương 1,3 triệu đồng) mỗi người Trung Quốc nhập cảnh chui. Nói thật, nếu như báo chí không cho biết khoảng bao nhiêu tiền Việt Nam chắc mình nghĩ 4.000 tệ đó lớn lắm, vì mình không rõ quy đổi tiền Trung sang tiền Việt. Nhưng chỉ với một triệu ba mà đem nguy cơ bệnh dịch sang cho cộng đồng thì quả thật không biết nói sao luôn đó. [đọc tiếp]

Đôi điều trao đổi với quí vị hoạt động Dân chủ, Nhân quyền

27/07/2020 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong những năm qua mạng lưới hoạt động xã hội dân sự độc lập đã ra đời ở Việt Nam bên cạnh những cái gọi là tổ chức xã hội dân sự do đảng cộng sản nhào nặn ra. Nhiều tổ chức xã hội dân sự lề dân đã đi vào hoạt động với những kết quả đáng khích lệ, có tiếng nói mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh đòi dân chủ nhân quyền, an sinh xã hội . Tuy nhiên trong phong trào cũng có vài tổ chức và cá nhân vì nhiều lý do khác nhau đã bộc lộ những điểm yếu làm cho hoạt động xã hội dân sự độc lập đã không đáp ứng được như ý muốn nhất là trong ý tưởng và phương thức hoạt động trong phương pháp làm việc . Đó cũng là điểm yếu về nhà nước độc tài đảng trị lợi dụng chia rẽ làm suy yếu đi tác dụng và uy tín của một số tổ chức và cá nhân đang hoạt động trong mạng lưới dân sự độc lập . Từ thành phố Sài Gòn nhà báo Nguyễn Đình Ngọc trong cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành qua suy nghĩ cá nhân của mình " Đôi điều trao đổi với Quí vị Hoạt động Dân chủ, Nhân quyền. " Chúng tôi xin giới thiệu Quí vị tham khảo và và bàn luận.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới Có Toa Rập Với Trung Quốc Không?

27/07/2020 Phạm Hồng-Lam (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Donald Trump, tổng thống Liên Bang Châu Mỹ (United States of America, gọi tắt: Mỹ) cáo buộc nhà cầm quyền Trung Quốc đã che dấu nguồn phát sinh của siêu vi CoV-2. Ông khẳng định, siêu vi CoV-2 xuất phát từ một trung tâm nghiên cứu trong thành phố Vũ Hán. D. Trump cũng tố cáo luôn bác sĩ Tedros Adhanom Gebreyesus, giám đốc Cơ Quan I Tế Thế Giới (WHO) về tội đồng lõa với lãnh đạo Trung Quốc trong việc bưng bít thông tin.  Theo luật của tổ chức, quyết định này sẽ chính thức hiệu lực sau một năm, nghĩa là vào tháng Bảy 2021. [đọc tiếp]

Chủ trương “cõng rắn cắn gà nhà” của thế lực thờ địch đã thành công tốt đẹp!

27/07/2020 Thảo Ngọc (Dân Làm Báo) - Sau gần 100 ngày không có ca nhiễm virus Vũ Hán mới tại Việt Nam, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tưởng như đã “giữ sạch lưới” trong 3 tháng qua. Bỗng dưng trong những ngày vừa qua, Thành phố Đà Nẵng gần như vỡ trận, hàng ngàn người lũ lượt tìm mọi cách rời khỏi “Thành phố đáng sông” này bằng đủ mọi phương tiện. Thủ tướng chính phủ phải ra lệnh giãn cách xã hội trên toàn thành phố trong thời gian 15 ngày, kể từ 13 giờ ngày chiều 26/7/2020.

Vậy điều gì đang xảy ra tại Đà Nẵng? Báo Công an TP.HCM hôm Chủ nhật 26/7/2020 đưa tin: “Bắt kẻ đưa người Trung Quốc vào Đà Nẵng, Quảng Nam trái phép”. [đọc tiếp]

Tham nhũng 'ảnh hưởng đến tiền đồ của tổ quốc'

26/07/2020 (BBC) - Kinh tế gia Bùi Kiến Thành nói về nạn tham nhũng ở Việt Nam: "Cái gì mà đưa ra Quốc hội Việt Nam, những tài sản nào không chứng minh được, những nguồn tư lợi nào không chứng minh được, thì đánh thuế. Đánh thuế như thế là cái gì?"

"Đánh thuế trên tham nhũng là sao? Những tư lợi đánh cắp, tham nhũng của người ta thì làm sao gọi là đánh thuế được?," ông nói trong chương trình Bàn tròn Thứ Năm hôm 23/7 của BBC News Tiếng Việt. [đọc tiếp & xem video]

Biển Đông : Úc phản đối yêu sách của Trung Quốc lên LHQ

25/07/2020 Thu Hằng (RFI) - Trong công hàm gửi lên Liên Hiệp Quốc ngày 23/07/2020, phái bộ thường trực của Úc lên án Bắc Kinh tự vẽ “đường 9 đoạn”, đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông là “không có cơ sở pháp lý” và “không có giá trị” theo phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye năm 2016 chiểu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Công hàm được Úc gửi lên Liên Hiệp Quốc chỉ một tuần sau khi ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chính thức công bố bản “Lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách tại Biển Đông” ngày 13/07/2020. [đọc tiếp]

Rồng Việt Nam đang bị ‘tham nhũng đè cổ’

25/07/2020 Quốc Phương (BBC) - Ít nhất trong tám năm qua, việc chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn hầu như chưa giải quyết được gì nhiều, theo bình luận của kinh tế gia Bùi Kiến Thành từ Việt Nam.

Một chuyên gia kinh tế, tài chính, đồng thời là người từng cung cấp lời khuyên tư vấn cho chính phủ Việt Nam thời kỳ tiền đổi mới, nói với BBC ông tin rằng đảng và nhà nước vẫn chưa làm được gì nhiều trong vấn đề chống tham nhũng.

Ý kiến này còn nói rằng nếu không giải quyết được tham nhũng của chế độ thì các tổn phí do tham nhũng gây ra sẽ 'đè cổ' khiến Con Rồng Việt Nam không thể nào cất cánh 'bay lên'. [đọc tiếp]

Một kế sách triệt để nhằm ngăn Trung Quốc nuốt trọn Biển Đông

23/07/2020 Mai Vân (RFI) - Trong những ngày gần đây, Trung Quốc càng lúc càng có thêm nhiều hành động nhằm áp đặt quyền kiểm soát trên Biển Đông, từ việc triển khai chiến đấu cơ trên đảo Phú Lâm, liên tiếp tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, lần gần đây nhất là từ ngày 15-17/07/2020, đến việc phái tàu khảo sát xuống Trường Sa, và liên tục cho tầu hải cảnh đến sách nhiễu các mỏ dầu khí của Việt Nam.

Trong bài viết “Làm sao để ngăn chặn Trung Quốc hoàn tất việc chiếm cứ Biển Đông - How to stop China completing its takeover of the South China Sea” đăng trên website của Viện Chính Sách Chiến Lược Úc (ASPI) ngày 21/07/2020, nhà nghiên cứu Jeff Becker cho rằng trước việc Trung Quốc rõ ràng là đang đẩy mạnh chiến dịch nuốt trọn Biển Đông, các nước có lợi ích trong việc duy trì một vùng Biển Đông thông thoáng cần phải có biện pháp triệt để hơn để ngăn không cho Trung Quốc hoàn tất mưu đồ của họ. [đọc tiếp]

Tăng cường đàn áp, khủng bố người yêu nước là biểu hiện sự suy yếu của chế độ độc tài đảng trị ?!

23/07/2020 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Mỗi lần đến đại hội đảng toàn quốc, nhóm chóp bu đảng cộng sản lại bày trò lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân. Nhẽ ra họ phải lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến của người dân đóng góp, nhưng thay vào đó họ lại tổ chức các cuộc khủng bố đàn áp những người có ý kiến phản biện mà họ luôn luôn chụp mũ cho là bị thế lực thù địch kích động gây rối. Liên tục trong thời gian vừa qua nhà nước cộng sản đã đẩy mạnh tiến trình khủng bố trắng, bắt bớ giam cầm nhiều người dân đã nói lên tiếng nói phản biện của mình trên các báo lề dân, các trang mạng xã hội. Nhà văn Võ thị Hảo đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về vấn đề : "Tăng cường đàn áp, khủng bố người yêu nước là biểu hiện sự suy yếu của chế độ độc tài đảng trị ?!" Nội dung như sau - Mời Quí vị cùng nghe.

CS Việt Nam: tay sai của Nga & Trung quốc tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc

23/07/2020 Hà Dương (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sau khi được gia nhập vào Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Việt Nam chẳng làm được gì nên chuyện ngoài vai trò làm tay sai muôn đời cho Nga va Trung cộng.

Tối hôm 11/07/2020, tại Hội đồng Bảo an LHQ có cuộc bầu phiếu quyết định chương trình viện trợ nhân đạo cho khoảng 4 triệu người tỵ nạn Syria. Hội đồng Bảo an LHQ gồm có 5 thành viên thường trực là Mỹ, Nga, Trung quốc, Pháp, Anh và 10 thành viên không thường trực Nam Phi, Bỉ, Đức, Niger, Bỉ, Cộng Hòa Dominicana, Estonia, Nam Dương, Saint Vincent & Grenadines, Tunisia và Việt Nam. Kết quả bầu phiếu: 12 thành viên đã bỏ phiếu đồng ý tiếp tục viện trợ nhân đạo ít nhất một năm nữa cho người tỵ nạn Syria và 3 thành viên bỏ phiếu trắng. Ba quốc gia bỏ phiếu trắng là Nga, Trung cộng và ???...: CHXHCN Việt Nam !!!  [đọc tiếp]

Bộ Quốc phòng Mỹ phát biểu về Châu Á

22/07/2020 Carla Babb (VOA) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper khẳng định “không ban hành lệnh rút khỏi bán đảo Triều Tiên,” đồng thời lên tiếng báo động về “thái độ xấu” của Trung Quốc mà ông nói đã gia tăng kể từ khi bắt đầu đại dịch virus corona.

Phát biểu về Châu Á từ Ngũ Giác Đài, ông Esper ngày 21/7 để ngỏ khả năng giảm bớt quân tại Hàn Quốc trong tương lai, nói rằng Ngũ Giác Đài sẽ tiếp tục cứu xét điều chỉnh mức độ binh sĩ tại mỗi bộ chỉ huy, tại mỗi chiến trường để đảm bảo hữu hiệu hóa lực lượng Mỹ. [đọc tiếp]

Pompeo: Mỹ muốn xây dựng liên minh chống mối đe dọa từ Trung Quốc

22/07/2020 (VOA) - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 21/7 nói Hoa Kỳ muốn xây dựng một liên minh toàn cầu để chống lại Trung Quốc. Ông cáo buộc Bắc Kinh là khai thác đại dịch corona để đẩy mạnh các lợi ích riêng, hãng tin Reuters đưa tin.

Tổng thống Mỹ Donald Trump xác định Trung Quốc là đối thủ chính của Hoa Kỳ, và cáo buộc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là ‘lợi dụng thương mại và nói dối về vụ bùng phát dịch corona mà ông Trump gọi là ‘dịch Tàu’. [đọc tiếp]

Thượng tá quân đội bày tỏ quan điểm trên Facebook bị khai trừ đảng!

22/07/2020 Diễm Thi (RFA) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định giữ nguyên hình thức kỷ luật khai trừ ra khỏi đảng đối với ông Bùi Tiến Lợi. Bác đơn khiếu nại của ông. Lý do được ủy ban này nêu ra là trong thời gian giữ cương vị Thượng tá, Chủ nhiệm Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, Trường Sĩ quan Công binh, ông Bùi Tiến Lợi đã có những bài viết, phát ngôn trên mạng xã hội trái với quan điểm, đường lối của đảng, Nhà nước, suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá đảng, Nhà nước. [đọc tiếp]

Kế hoạch chấn hưng 750 tỉ euro: Liên Âu đạt thỏa thuận "lịch sử"

21/07/2020 Trọng Thành (RFI) - Sau bốn ngày thương lượng căng thẳng tại Bruxelles, sáng sớm hôm nay, 21/08/2020, lãnh đạo 27 nước châu Âu đã đạt được thỏa thuận về kế hoạch chấn hưng, trị giá 750 tỉ euro, với mục tiêu giúp châu Âu thoát thỏi cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử của khối, do đại dịch Covid-19.

Kế hoạch chấn hưng, với số tiền trợ giúp không hoàn lại hàng trăm tỉ đô la, do Đức và Pháp thúc đẩy, có lợi trước hết cho các nước miền nam châu Âu, nạn nhân chủ yếu của đại dịch (trước hết là Ý và Tây Ban Nha), bị nhóm các nước « khắc khổ » đứng đầu Hà Lan phản đối quyết liệt. Thượng đỉnh ban đầu dự kiến diễn ra trong hai ngày, rốt cuộc đã phải kéo dài bốn ngày. Rất nhiều lần thượng đỉnh gần như đi vào ngõ cụt, thất bại tưởng không tránh khỏi. [đọc tiếp]

Việt Nam quyết đoán hơn về Biển Đông, Trung Quốc cho vay tiền

20/07/2020 Thụy My (RFI) - Bắc Kinh tìm cách chiêu dụ Việt Nam sau khi Hoa Kỳ ra tuyên bố coi yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông là bất hợp pháp. Theo South China Morning Post ngày 19/07/2020, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc tuần rồi đã gặp gỡ đồng nhiệm Việt Nam để thảo luận về Biển Đông, trong khi ngân hàng AIIB do Trung Quốc cho Việt Nam vay 100 triệu đô la.

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc loan báo thứ trưởng La Chiếu Huy (Luo Zhaohui) đã gặp gỡ đồng nhiệm Việt Nam Lê Hoài Trung hôm thứ Năm 16/07, nhưng không cho biết chi tiết cụ thể. [đọc tiếp]

Thủ hiến Đức kêu gọi Quốc hội Mỹ chặn kế hoạch rút quân

20/07/2020 (VOA) - Thủ hiến bốn tiểu bang của Đức đã kêu gọi các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ chặn kế hoạch rút quân Mỹ khỏi Đức, theo Reuters.

Tháng trước, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ cắt giảm 9.500 binh sĩ ở Mỹ ở Đức xuống còn 15 nghìn lính, cáo buộc nước này không đáp ứng mục tiêu chi tiêu quốc phòng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà Hoa Kỳ cũng là thành viên và lợi dụng Mỹ về thương mại.

Thủ hiến của bốn tiểu bang ở miền nam, nơi có đặt các căn cứ Mỹ, gửi thư tới 13 thành viên quốc hội, trong đó có thượng nghị sĩ Mitt Romney và Jim Inhofe. [đọc tiếp]

Suy đồi chính trị và khủng hoảng xã hội, kinh tế hiện nay ở Mỹ

19/07/2020 Ngô Xuân Vũ (Tiếng Dân) - Nước Mỹ là nơi chốn mơ ước của mọi người trên khắp thế giới... Nhưng thời gian gần đây, những giá trị tuyệt vời này bị đe dọa, bị hoài nghi, hoang mang. Ta thử nhìn hiện trạng của đất nước và tìm hiểu nguyên nhân.

Ông Trump muốn được như Putin, như Tập Cận Bình, thu tóm mọi quyền hành quốc gia trong tay mình. Nhưng nền dân chủ của nước Mỹ không cho phép điều này nên ông ta liên tục chửi bới và nhục mạ nó. [đọc tiếp]

Trung Quốc muốn sở hữu Biển Đông - Đây là những lý do tại sao điều đó không thể xảy ra

19/07/2020 James Holmes * Annette Nguyen (Dân Làm Báo) lược dịch - Cảm giác như năm 2014 lại tái diễn. Đó là hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị phơi bày khi tiến hành một dự án có vẻ kỳ quặc: thiết lập các hòn đảo từ các rạn và đảo san hô ở Biển Đông và sau đó củng cố những hòn đảo này để gia tăng tầm thống trị các quốc gia đối thủ tại Đông Nam Á; xấc xược đủ để vu nhận chủ quyền hàng hải của Trung Quốc. Biển Đông trở thành tiêu đề tranh chấp nhiều năm qua việc Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh cáo buộc lẫn nhau đã quân sự hóa vùng biển này. [đọc tiếp]

Người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam bằng cách nào?

19/07/2020 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Công an tỉnh Quảng Nam vừa tạm giữ hàng chục người Trung Quốc đang tạm trú trái phép tại phường Điện Dương (Thị xã Điện Bàn). Điều đáng quan tâm là nhóm người này nhập cảnh vào Việt Nam bằng con đường nào thì cơ quan chức năng không rõ.

Nhận được tin báo từ người dân, công an đi kiểm tra và phát hiện người Trung Quốc tạm trú trái phép. Khi thấy công an, nhóm người này bỏ chạy tán loạn. [đọc tiếp]

Nghề kinh doanh dân chủ

19/07/2020 Phạm Đoan Trang (Blog Thụy My) - Tôi chưa bao giờ phải viết bài nào khó như bài này, bởi lý do: Từ trước đến nay, tôi luôn quan niệm rằng mình chỉ có một kẻ thù, đó là chế độ độc tài (độc đảng, công an trị) ở Việt Nam, mà đại diện là bè lũ độc tài và những kẻ ủng hộ chúng vì tư lợi. Ngoài việc vạch trần những cái xấu, cái ác của chế độ, tôi không động đến cá nhân/ tổ chức/ thế lực nào khác.

Phía công an rất khó chịu với quan niệm này của tôi. Vài nhân viên an ninh từng nói với tôi: “Chị chỉ chửi đảng và nhà nước thôi, còn dân, còn phe dân chủ của chị, sai trái đầy ra đấy, vô đạo đức, tham nhũng đầy ra đấy, thì chị lờ đi, bao che, không nhắc đến”. Quả thật đúng như vậy. Từ trước đến nay, tôi chọn lối viết như vậy. [đọc tiếp]

Màu Da Của Một Người Không Thể Thay Đổi

19/07/2020 Tác giả: Kerstin Kohlenberg (Die Zeit), Phạm Hồng-Lam dịch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Liên Bang Mỹ Châu được coi là cái nôi của nền Dân Chủ tân tiến. Ngày nay xem ra mô mẫu Bình Đẳng và Huynh Đệ này đã thất bại. Vì sao?

Vào một buổi sáng tháng Hai năm 1832 anh thanh niên người Pháp giã từ Liên Bang Châu Mỹ (LBCM, gọi tắt nước Mỹ) sau mười tháng lai vãng. Một quốc gia làm anh ấn tượng đến nỗi, anh đã bỏ ra hai năm sau đó, để viết ra những gì mình đã mục kích về miền đất lạ lùng này. Người thanh niên này lớn lên trong một lâu đài ở Normandie, đã học Triết và Luật, có một đứa con với một nữ gia nhân và làm nghề thẩm phán điều tra tại Versailles. Điều làm anh thú vị nhất ở đó là sự chung sống giữa người với người. Anh lạ lùng về điểm này. [đọc tiếp]

Nhật Bản: Việt Nam ‘giữ vị trí số một’ về người cư trú trái phép

19/07/2020 (VOA) - Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội mới cho biết điều họ gọi là “một thực tế đáng buồn” về người Việt tại “xứ sở mặt trời mọc”.

Cơ quan ngoại giao này cho biết thêm rằng “Việt Nam có khoảng 400.000 lao động”, “xếp thứ hai” trong số các nước có nhiều lao động và “đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Nhật Bản”.

“Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là Việt Nam đang giữ vị trí số một về số người cư trú bất hợp pháp, số thực tập sinh kỹ năng bỏ trốn và số vụ bắt giữ do vi phạm Luật hình sự ở Nhật Bản” [đọc tiếp]

Biển Đông: Trung Quốc lại điều máy bay chiến đấu tới Hoàng Sa

18/07/2020 (BBC) - Xuất hiện bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã triển khai các máy bay chiến đấu tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp trên Biển Đông, theo Forces.

Hình ảnh vệ tinh từ ngày 15/7 cho thấy ít nhất bốn máy bay chiến đấu đã xuất hiện ở đây. Động thái này diễn ra hai ngày sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố rằng các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là 'hoàn toàn bất hợp pháp'. [đọc tiếp]

Sau 1 tỉ đô la bồi thường cho Repsol và Mubadala, Ba Đình lại phải bồi thường cho Noble

18/07/2020 CTV Danlambao (Dân Làm Báo)  - Sau khi đảng và nhà nước CSVN chấp nhận đầu hàng trước hành vi xâm lược của Tàu cộng tại Bãi Tư Chính, Tập đoàn quốc doanh Dầu khí Việt Nam đã phải bồi thường cho công ty Repsol và Mubadala tổng cộng 1 tỉ đô la. Vừa qua, tái diễn hành động chẳng thà để dân thiệt thòi hơn là đảng làm phật lòng Bắc Kinh, cộng sản Ba Đình đã xoá bỏ giao kèo với công ty Noble và phải bồi thường cho công ty này.

Công ty Noble Clyde Boudreaux đã ký giao kèo khai thác dầu khí với Việt Nam tại lô 06-01. [đọc tiếp]

Trung Quốc: Bên trong toàn trị, bên ngoài đế quốc

18/07/2020 Anh Vũ (RFI) - Chủ đề chính của các tuần báo Pháp ra tuần này khá đa dạng. Le Point quan tâm đến mối lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ, đang lấn lướt các đồng minh phương Tây để nổi lên như là một cường quốc khu vực. Bên cạnh đó các báo tuần không bỏ qua những sự kiện nóng liên quan đến Trung Quốc. Bài xã luận của Le Point mang tiêu đề "Trung Quốc: Luật của kẻ mạnh".

Mở đầu bài xã luận, Le Point ghi nhận là trận đại dịch Covid-19 đã làm phát lộ và đẩy nhanh tốc độ chuyển biến của thế kỷ 21, làm tan rã trật tự thế giới hình thành sau 1945 và góp phần xóa đi vai trò thủ lĩnh thế giới của Hoa Kỳ, đang tê liệt bởi trận « Trân Châu Cảng y tế », kinh tế suy thoái tồi tệ nhất kể từ 1930 cùng làn sóng thất nghiệp 48 triệu người ». [đọc tiếp]

Bảo tàng Báo chí Việt Nam và truyền thông độc lập bị đàn áp!

17/07/2020 (RFA) - Trang The Globe Post, một phần của Globe Post Media - tổ chức tin tức kỹ thuật số của Hoa Kỳ vào ngày 17/7 cho đăng bản tin của AFP với tựa tạm dịch ra tiếng Việt là ‘Việt Nam mở Bảo tàng báo chí trong khi truyền thông độc lập bị đặt ngoài vòng pháp luật’.

Bài báo nhận định rằng tất cả các tờ báo và truyền hình trong nước đều do chính quyền kiểm soát. Ngoài ra, Việt Nam, dù với thứ hạng ảm đạm về tự do truyền thông cũng như bị mang tiếng đối xử nghiệt ngã đối với các phóng viên độc lập không theo báo chí nhà nước, nhưng vẫn khánh thành một bảo tàng dành riêng cho báo chí. [đọc tiếp]

Rosneft VN hủy hợp đồng với Noble trên Biển Đông: 'Sức ép từ Trung Quốc, nhưng bản chất khác vụ Repsol'

17/07/2020 Mỹ Hằng (BBC) - BBC có xác nhận rằng liên doanh Rosneft Việt Nam đã hủy một hợp đồng khoan với Noble Corporation, xuất phát từ sức ép của Trung Quốc. Noble Corporation và công ty điều hành dầu khí Rosneft Việt Nam hủy hợp đồng khoan đã ký giữa 2 bên.

Rosneft Việt Nam là liên doanh giữa tập đoàn Rosneft của Nga (35%), ONGC (45%) của Ấn Độ, và PetroVietnam - PVN (20%) của phía chủ nhà Việt Nam. Trong liên doanh này, Rosneft làm nhà điều hành và đây là công ty có 50% vốn của chính phủ Nga. "Việt Nam - Noble Clyde Boudre: Hợp đồng trước đó đã bị hủy." Đó là dòng thông báo vỏn vẹn trên webiste riêng của Noble hôm 9/7. Không có thông tin về nguyên nhân cũng như số tiền Việt Nam phải đền bù. [đọc tiếp]

Việt Nam, quốc gia không có báo chí độc lập, khai trương bảo tàng báo chí

17/07/2020 (VOA) - Bất chấp bị xếp hạng là một trong những nước kém nhất thế giới về tự do báo chí và bắt bớ nhiều phóng viên, Việt Nam vừa khai trương bảo tàng báo chí, theo AFP.

Hãng tin Pháp AFP hôm 17/7 cho biết Bảo tàng Báo chí Việt Nam, được khai trương vào tháng trước, trưng bày các hiện vật từ những bức ảnh đoạt giải báo chí Pulitzer trong Chiến tranh Việt Nam cho đến câu chuyện về cuộc đấu tranh vì tự do báo chí trong thời kỳ thực dân Pháp, nhằm tôn vinh “nền báo chí cách mạng” ở quốc gia cộng sản. [đọc tiếp]

Liên Hiệp Quốc 75 tuổi và sự bất khả cải tổ Hội Đồng Bảo An

16/07/2020 Minh Anh (RFI) - Ngày 26/06/1945, bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã được 50 nước thành viên sáng lập chấp bút ký tại San Francisco, Hoa Kỳ. Năm 2020, định chế quốc tế lớn nhất thế giới này mừng sinh nhật 75 tuổi trong thầm lặng, không kèn không trống vì đại dịch Covid-19 hoành hành trên khắp địa cầu.

Trong 75 năm tồn tại, số thành viên Liên Hiệp Quốc đã tăng lên gần gấp bốn lần từ 50 lên thành 193. Định chế quốc tế này cung cấp một nguồn hỗ trợ lương thực cho 104 triệu dân cư tại hơn 80 nước và các chiến dịch Mũ Nồi Xanh đã bảo vệ cho 125 triệu mạng sống. [đọc tiếp]

Cuộc triệt thoái bắt đầu

16/07/2020 Tác giả: Anne Applebaum (Die Zeite), Phạm Hồng-Lam dịch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Các nhà ngoại giao ở Mỹ đánh giá thấp những hậu quả của sự rối loạn mà họ đã gây ra. Và thời đại hậu Mỹ quốc đã bắt đầu.

Chỉ cần biết một chút lịch sử thôi ta cũng hiểu được rằng, việc tuyên truyền thế nào rồi cũng có hiệu quả, dù lối tuyên truyền đó được thực hiện một cách hết sức lộ liễu và trâng tráo. Nó hữu hiệu, không phải nhất thiết vì được người nghe coi đó là bạc thật, mà đôi khi chỉ là vì người ta sợ quyền lực của kẻ tung tin. Ít nhất từ giữa tháng Ba tới nay chính Trung Quốc đang ở trong bối cảnh này. Nó được tự do tuyên truyền trong một thế giới đã bị vi khuẩn Corona làm thay đổi tận gốc, và nhất là nhờ sự thảm hại buồn cười của Mỹ trong việc chống dịch. [đọc tiếp]

Repsol: Áp lực của Trung Quốc ‘khiến Việt Nam mất một tỷ đô la’ ở Biển Đông

15/07/2020 Bill Hayton (BBC) - Người viết bài này được cho hay rằng Việt Nam đã đồng ý trả khoảng một tỷ đô la cho hai công ty dầu khí quốc tế sau khi hủy các dự án của họ trên Biển Đông vì áp lực từ Trung Quốc.

Một nguồn thạo tin trong ngành dầu khí nói với BBC rằng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã đồng ý trả tiền cho Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cho các thỏa thuận 'chấm dứt' và 'bồi thường'. [đọc tiếp]

Tuyên bố của Mỹ về Biển Đông: ‘Chưa từng có, nhưng cần thêm hành động cụ thể’

14/07/2020 (BBC) - Dư luận Việt Nam đang hết sức quan tâm diễn biến ngày 13/7 khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo ra tuyên bố bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với hầu hết khu vực Biển Đông. Trả lời BBC News Tiếng Việt ngay sau khi đọc tuyên bố của ông Mike Pompeo, chuyên gia Biển Đông, bà Ketian Vivian Zhang, cho biết suy nghĩ. "Tuyên bố lần này là mạnh mẽ nhất của Hoa Kỳ từ trước tới nay." Trả lời BBC News Tiếng Việt, bà Ketian Vivian Zhang nhận định: "Tuy nhiên, tuyên bố của Hoa Kỳ vẫn mơ hồ khi xét về cam kết hành động. [đọc tiếp]

<a name="14/07/2020-Tuyen"></a>

Philippines quyết không thỏa hiệp với Trung Quốc về Biển Đông

13/07/2020 (BBC) - Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. tuyên bố phán quyết Biển Đông năm 2016 của Tòa Trọng tài "không thể thỏa hiệp" và yêu cầu Trung Quốc nghiêm túc tuân thủ phán quyết này.

Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. đã đưa ra thông điệp nhân kỷ niệm ngày 12/7/2016. Đây là ngày Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague (Hà Lan) đưa ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông. Ngoại trưởng Locsin Jr. nhấn mạnh phán quyết đã "giải quyết triệt để vấn đề về quyền lịch sử và các quyền hàng hải ở Biển Đông dựa trên Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)". [đọc tiếp]

Việt Nam: Phòng giam giữ hay lò lửa đày đọa con người?

12/07/2020 LS Ngô Ngọc Trai (BBC) - Mới đây tôi cùng hai luật sư đồng nghiệp đã có buổi làm việc với ông Trương Duy Nhất tại trại giam.

Từng làm việc trong một cơ quan báo chí nhà nước là Báo Lao động, sau đó nghỉ ra ngoài làm báo tự do, hiện ông Nhất đang bị giam giữ tại Trại tạm giam T16 nằm ở huyện Thanh Oai, ngoại thành Hà Nội trong một vụ án liên quan đến tài sản.

Khi làm việc chúng tôi thấy hai cánh tay bị can nổi các mẩn đỏ, hỏi thì được biết trên người cũng có và do thời tiết nắng nóng của buồng giam. [đọc tiếp]

Tại sao Trung Quốc muốn Trump giành chiến thắng

11/07/2020 Michael Schuman (The Atlantic), biên dịch Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cũng như mọi người khác trong nước và trên thế giới, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc có lẽ đang theo dõi chiến dịch tranh cử tổng thống đang diễn ra ở Hoa Kỳ và tự hỏi điều này có ý nghĩa gì đối với họ. Sau bốn năm lộn xộn với Donald Trump, Trung Quốc đang tính từng tháng, tuần, ngày và phút cho tới cuộc bầu cử tháng 11 với hy vọng một ứng cử viên Dân chủ (hoà dịu hơn) sẽ tiếp thu Toà Bạch Ốc. Trump cũng tin chắc như vậy. Ông đã tweet „người Trung Quốc rất muốn Sleepy Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc đua tổng thống để họ có thể tiếp tục lừa đảo nước Mỹ, như họ đã làm trong nhiều thập kỷ, cho đến khi tôi xuất hiện!“. Điều này không nhất thiết phải đúng sự thật. Sự miệt thị của chính quyền Trump đối với các tổ chức quốc tế đã góp phần làm tăng ảnh hưởng cho Trung Quốc. [đọc tiếp]

Ủng hộ Black Lives Matter, hai người Mỹ gốc Việt bị gọi là ‘cộng sản’ và khủng bố tinh thần

11/07/2020 Tina Hà Giang (BBC) - Vì kêu gọi ủng hộ Black Lives Matter (BLM), dân biểu tiểu bang Massachusetts Trâm Nguyễn bị lăng nhục và bị gọi là cộng sản, trong khi thương gia Lê Hoàng Nguyên tại Houston, Texas, còn bị một số người khủng bố tinh thần bằng cách hô hào phải ''treo cổ''.

Hiện tượng này cho thấy trong bối cảnh nước Mỹ ngày càng bị phân cực, sự phân hóa của cộng đồng người Mỹ gốc Việt về nạn kỳ thị chủng tộc cũng đã lên đến đỉnh điểm, và không có dấu hiệu sẽ dịu xuống. [đọc tiếp]

Trung cộng đang lo CSVN kiện

10/07/2020 Trần Trung Đạo (Fb Chính Luận Trần Trung Đạo) - Hãy tưởng tượng Trung Cộng bất ngờ đem hải quân ra đảo Thitu Island, Philippines gọi là Pag-asa để tàn sát 64 người Philippines như họ đã làm đối với Gạc Ma của Việt Nam.

Hãy tưởng tượng tàu chiến Trung Cộng đuổi theo và giết chết bảy ngư dân Philippines như họ đã làm đối với bảy ngư dân Thanh Hóa trước đây. Nếu Trung Cộng làm như vậy đối với Philippines xung đột vùng Đông và Nam Á Châu đã bùng nổ. [đọc tiếp]

Tổ chức Văn Bút Hoa Kỳ PEN America kiện Tổng thống Donald Trump

10/07/2020 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 25.03.2020, toà án liên bang tại New York đã ra phán quyết vụ Tổ chức Văn Bút Hoa Kỳ PEN America kiện Tổng thống Donald Trump được phép  tiến hành.

Đây là một vụ kiện có tính cột mốc, cáo buộc Tổng thống Trump vi phạm Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ, vì đã sử dụng quyền lực của chính phủ để trả đũa truyền thông và các phóng viên mà ông không thích. [đọc tiếp]

Max Hastings: 'Anh cần làm gì với Rồng Trung Hoa'?

10/07/2020 (BBC) - Viết trên báo Anh, tờ Sunday Times (05/07/2020), sử gia, nhà báo nổi tiếng của Anh Quốc, Sir Max Hastings, cho rằng “Anh hiện chỉ có thể đứng nhìn Trung Quốc bóp nghẹt tự do ở Hong Kong”.

Trong bài “Can we ever tame the Dragon?” (Chúng ta có khi nào thuần phục được Con Rồng?), ông Hastings, tác giả nhiều cuốn sách về lịch sử Âu, Á, gồm cuốn 'Vietnam, an Epic Tragedy 1945-1975' vừa xuất bản năm 2019, nói Anh không thể nào một mình đối mặt với Trung Quốc. [đọc tiếp]

Hoa Kỳ phản đối Trung Quốc can thiệp vào việc khai thác dầu khí ở Biển Đông

09/07/2020 (VOA) - Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink liên tiếp lên tiếng phản đối Trung Quốc can thiệp vào việc khai thác dầu khí ở Biển Đông.

“Chúng tôi phản đối những nỗ lực của một số nước trong khu vực nhằm cố gắng can thiệp vào hoạt động thăm dò năng lượng vốn đã có lâu đời ở Biển Đông, bao gồm cả Việt Nam, tại những lô đã được thiết lập lâu nay,” Đại sứ Kritenbrink phát biểu trong buổi giao lưu trực tuyến với độc giả trên VietnamNet hôm 7/7. [đọc tiếp]

Chiến lược quân sự hoá của Trung quốc tại Biển Đông: Ba nhóm đối tượng chủ đích

09/07/2020 Tác giả: KUIK Cheng-Chwee, Biên dịch: Vũ Ngọc Yên  (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nếu „quân sự hóa“ được hiểu là một hành động huy động các lợi thế quân sự để theo đuổi các mục tiêu chiến lược bao quát hơn, thì tất cả những tác nhân của các cuộc tranh chấp ở Biển Đông đều đang can dự vào một số cách quân sự hóa. Chiến lược quân sự hóa Trung Quốc phản ánh ba nhóm đối tượng chủ đích: Hoa Kỳ (mục tiêu chính), các nước trong khu vực (mục tiêu phụ) và công luận trong nước. Sự lo ngại của Bắc Kinh về việc chỉnh hướng chiến lược tái cân bằng của Hoa Kỳ và phán quyết của Toà trọng tài đã thôi thúc Trung quốc một cách nghịch lý tăng cường các hoạt động quân sự hóa. [đọc tiếp]

Biển Đông : Kênh Ba Sĩ, điểm nóng mới trong cạnh tranh Trung - Mỹ

08/07/2020 Anh Vũ (RFI) - Từ nhiều ngày qua, nhiều hoạt động quân sự của Trung Quốc và Mỹ đã diễn ra trong một khu vực ít được biết đến ở Biển Đông : Kênh Ba Sĩ (Bashi), nằm giữa Đài Loan và Philippines. Tuy nhiên dần dần khu vực này đang trở thành điểm chiến lược của cuộc đọ sức giữa 2 cường quốc, khu vực mà giới phân tích nhận định sẽ là điểm nóng mới trong quan hệ giữa hai cường quốc thế giới.

Phó đô đốc, George Wikof, chỉ huy tàu sân bay Ronald Reagan khẳng định với báo Wall Street Journal : « Mục đích là gửi đến các đối tác và đồng minh của chúng ta một thông điệp rõ ràng là chúng ta cam kết duy trì ổn định và an ninh trong vùng ». [đọc tiếp]

Độc quyền truyền thông: Chính quyền sẽ phải trả giá!

07/07/2020 Diễm Thi (RFA) - Thông tin một chiều. Mãi đến ngày 7 tháng 7 năm 2020, truyền thông trong nước mới loan tin về quyết định ký hôm 9 tháng 6 năm 2020 của Chánh thanh tra Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội, ông Nguyễn Văn Minh. Quyết định này xử phạt hành chính 25 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Công nghệ EPI. Lý do được nêu ra là do công ty đã “đưa thông tin sai sự thật” tại bài viết “Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang nhận tội nâng khống giá máy xét nghiệm Covid-19, nộp lại tiền chênh lệch” đăng trên ứng dụng đọc báo (Báo mới) gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của lãnh đạo Bộ Công an. [đọc tiếp]

Việt Nam: Bình luận về kế hoạch liên quan 750 nghìn dân phòng, bảo vệ

07/07/2020 (BBC) - Việt Nam sẽ tổ chức gần 750.000 dân phòng, bảo vệ dân phố, công an bán chuyên trách thành một lực lượng mới, theo báo chí chính thống của nhà nước hôm 07/7/2020, trong lúc có ý kiến từ giới phản biện xã hội và xã hội dân sự cho rằng cần xem xét lại nhu cầu thực sự đối với các lực lượng này lâu nay.

Theo Bộ Công an, việc tổ chức lại các lực lượng này thành lực lượng với tên gọi chung sẽ góp phần kiện toàn, tinh gọn bộ máy; kiện toàn lực lượng. Việc điều chỉnh thống nhất 3 lực lượng này sẽ khắc phục hạn chế, bất cập hiện nay khi người dân rất khó phân biệt tên gọi, nhiệm vụ, quyền hạn, trang phục, địa bàn, phạm vi hoạt động… của các lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở." [đọc tiếp]

Chiến dịch tung tin giả kích động kỳ thị sắc tộc từ Hà Nội

07/07/2020 Mẹ Nấm (Dân Làm Báo) - Tin giả về các vụ đập phá, kỳ thị đang loan truyền trên mạng xã hội Facebook đang tạo ra hố sâu ngăn cách giữa người Việt và những sắc dân khác. Đây là điều thực sự nguy hiểm đối với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Sau khi hai trong số những trang web chuyên tung tin giả là vietstarusa.com - Hải Ngoại News và http://kenhtintuc247.info/ bị lật tẩy trong bài viết “Cộng sản Việt Nam đứng sau các trang chuyện đăng tin giả về tình hình nước Mỹ” thì hôm nay thêm một trang khác đã xuất hiện. [đọc tiếp]

Mỹ lên án Trung Quốc tập trận ở Biển Đông

03/07/2020 (Việt Luận) - Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, hôm thứ Năm, đã chỉ trích việc Bắc Kinh cho tổ chức các cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông, nói rằng động thái này sẽ làm mất ổn định hơn nữa tình hình ở vùng biển tranh chấp, theo Reuters.

“Tiến hành các cuộc tập trận quân sự trên vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông là phản tác dụng đối với những nỗ lực làm giảm căng thẳng và duy trì sự ổn định”, Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố. [đọc tiếp]

Tàu tác chiến USS Gabrielle Giffords áp sát Hải Dương 4 ở Biển Đông

02.07.2020 By Drake Long (RFA) - Tàu tác chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords của Hoa Kỳ đã áp sát tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 4 của Trung Quốc trên Biển Đông hôm 1 tháng 7. Tin này được Hải quân Mỹ xác nhận hôm 2 tháng 7.

Tàu tác chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords xuất hiện trên Biển Đông từ năm ngoái và tham gia vào nhiều hoạt động đối đầu, giám sát các hành động bị cho là hung hăng của Trung Quốc. [đọc tiếp]

Bất đồng chính kiến Việt Nam: Góc nhìn qua các thế hệ

30/06/2020 Quốc Phương (BBC) - Nhân việc hôm 25/6/2020, học giả nghiên cứu Hán – Nôm Trần Khuê, nhà bất đồng chính kiến được nhiều người biết đến qua đời ở Sài Gòn, một số nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền ở VN chia sẻ quan điểm của mình về thực lực và triển vọng của hoạt động dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự ở nước này, trước thềm Đại hội XIII của đảng Cộng sản Việt Nam và dài hạn. [đọc tiếp]

Người Việt nay mai đừng trách ông Trump

29/06/2020 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ông Donald Trump hiện là tổng thống Hoa Kỳ (HK). Những người Mỹ gốc Việt bênh hay chống ông là điều bình thường, vì những quyết định cũng như cách hành xử của ông sẽ ảnh hưởng lên đời sống của họ và tương lai con cháu họ, và ngược lại, là công dân HK, họ có trong tay lá phiếu để ảnh hưởng khiến ông Trump có được tiếp tục làm tổng thống nữa không. Do đó, lưu tâm và tham dự vào những đánh giá đúng sai, khen chê, tâng bốc, hay moi móc thói hư tật xấu của người đang ứng cử điều khiển vận mạng quốc gia của họ thêm 4 năm nữa (và sẽ để lại những hậu quả lâu hơn) là hiện tượng bình thường. [đọc tiếp]

Biển Đông : Trung Quốc cấm tầu thuyền ở Hoàng Sa để tập trận

29/06/2020 Thu Hằng (RFI) - Chỉ hai ngày sau khi ASEAN bày tỏ quan ngại về tình hình phức tạp trên Biển Đông trong cuộc họp trực tuyến do thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc thông báo thao dượt quân sự quanh quần đảo Hoàng Sa từ ngày 01 đến 05/07/2020.

Thông tin được nêu trong một bài phân tích đăng trên Hoàn Cầu Thời Báo tối ngày 28/06/2020. Như vậy, trong vòng năm ngày, Trung Quốc đơn phương cấm mọi tầu thuyền hoạt động trong khu vực này. Theo trang Nikkei Asia Review, quyết định của Trung Quốc sẽ khiến Hà Nội phản ứng mạnh, vì quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng và kiểm soát từ năm 1974. [đọc tiếp]

Quan điểm về Tổng thống Trump làm người Việt khó chấp nhận nhau

28/06/2020 Võ Ngọc Ánh (BBC) - Chưa bao giờ người Việt chia rẽ bởi một tổng thống Mỹ như hiện nay. Quan điểm khác nhau về Donald Trump đang làm cho nhiều người Việt khó chấp nhận nhau.

Vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ đang là chủ đề tranh cãi giữa người Việt với nhau ở mức độ không kém gì những tranh cãi xoay quanh người Quốc Gia và Cộng Sản từ 1975 tới nay. [đọc tiếp]

Biển Đông: Mỹ tán đồng lập trường của ASEAN, đả kích ý đồ độc chiếm của Trung Quốc

28/06/2020 Trọng Nghĩa (RFI) - Hoa Kỳ ngày hôm qua, 27/06/2020, là một trong những cường quốc đầu tiên đã lên tiếng hoan nghênh lập trường của các nước Đông Nam Á về Biển Đông, vừa được tái khẳng định nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN ngày 22/06 vừa qua, dưới quyền chủ trì của Việt Nam.

Trong một tin nhắn Twitter gởi đi khuya hôm qua, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết là “Hoa Kỳ hoan nghênh việc các lãnh đạo ASEAN đã nhấn mạnh rằng tranh chấp Biển Đông cần phải được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế", trong đó có UNCLOS (Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982). [đọc tiếp]

Biển Đông: ASEAN ra thông cáo khẳng định UNCLOS là cơ sở giải quyết bất đồng

27/06/2020 Trọng Thành (RFI) - Thượng đỉnh khối ASEAN lần thứ 36 kết thúc hôm qua, 26/06/2020. Báo chí quốc tế  chú ý đến việc thông cáo chung ASEAN nhấn mạnh đến các tranh chấp, bất đồng phải được giải quyết cơ sở Công Ước Quốc Tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS). Nhiều nhà quan sát cho rằng đây là một bước tiến cho thấy ASEAN đã bước đầu thống nhất được lập trường, để chống lại các tham vọng bành trướng của Trung Quốc. [đọc tiếp]

Ai ra lệnh đốt nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế?

26/06/2020 (Dân Làm Báo) - CTV Danlambao - Ngày 25/6/2020, vào khoảng 11h trưa theo giờ Việt Nam, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế số 3 Kỳ Đồng bị một thanh niên châm lửa đốt khu vực Cung Thánh. Do có người phát hiện và dập tắt lửa kịp thời nên không xảy ra thiệt hại.

Thông tin thanh niên lạ mặt trong trang phục của người lái xe ôm công nghệ đã lẻn vào nhà thờ giữa trưa rồi châm lửa đốt được Linh mục Paul Lộc đưa lên Facebook cá nhân để thông báo cùng công luận. Sau đó vị linh mục này đã tạm thời rút tin để chờ kết quả từ cơ quan công an điều tra. [đọc tiếp]

Biến cố Đồng Tâm - Vụ án Đồng Tâm: Tội ác chồng lên tội ác của giới bạo quyền CSVN

26/06/2020 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào ngày 9.1.2020, công an CSVN đã huy động một lực lượng lớn tập kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Cụ Lê Đình Kình, một công dân 84 tuổi, một đảng viên CSVN gần 60 tuổi đảng đã bị công an cs sát hại một cách dã man. Hàng chục người dân vô tội đã bị khủng bố, đàn áp, giam cầm.

Từ những nạn nhân của một vụ đán áp, nay 29 người dân xã Đồng Tâm lại trở thành những bị can với tội danh giết người và chống thi hành công vụ do nhà cầm quyền cs Hà Nội bày đặt ra. Một sự đổi trắng thay đen trắng trợn thể hiện bản chất xảo trá của giới bạo quyền cộng sản.

Nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh đã có cuộc trao đổi với Nhà báo Trần Quang Thành về biến cố Đồng Tâm - Vụ án Đồng Tâm: Tội ác chồng lên tội ác của giới bạo quyền CSVN. Nội dung như sau, mời quý vị đón nghe.

Biểu trưng hữu nghị Việt - Trung qua đường sắt Cát Linh - Hà Đông!

25/06/2020 Diễm Thi (RFA) - Cuối tháng 3 năm 2020, Ban Quản lý dự án đường sắt thuộc Bộ Giao thông Vận tải thông báo, tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông chưa biết khi nào đưa vào vận hành nhưng đã phải thanh toán cho tổng thầu 509 trên 644 triệu USD, tương đương 79% giá trị hợp đồng với ít nhất 11 lần lùi tiến độ.

Đây là tuyến đường sắt bị cho đạt kỷ lục thế giới cả về thời gian thi công lẫn số tiền đội vốn. Dự án này được phê duyệt đầu tư từ năm 2008 với tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 550 triệu USD, trong đó gần 420 triệu USD là vốn vay từ Trung Quốc. Đến năm 2019, tổng mức đầu tư cho dự án này đã đội vốn lên hơn 880 triệu USD, với gần 670 triệu USD vốn vay từ Trung Quốc. [đọc tiếp]

Ai ‘đầu cơ’ tin vịt và để làm gì?

25/06/2020 Mạnh Kim (Việt Luận) - Với một số người, chẳng có chuyện thích hay không thích ông Trump, ủng hộ hay chống đối phong trào Black Lives Matter, vấn đề chỉ là kiếm được tiền, rất nhiều tiền. So với cách câu view từ tin tức liên quan giới người mẫu và showbiz luôn được xem là thảm họa của truyền thông thì kiếm sống bằng fake news tỏ ra bất lương gấp nhiều lần. Ngoài những kẻ kiếm sống bằng tin giả, có thể có những người cũng khai thác tin vịt cho mục đích khác…

Để “bán” tin vịt, cách hiệu quả nhất là “tối ưu hóa” việc khai thác cảm xúc đám đông. Khi đám đông tỏ ra không ưa thích người da đen thì chúng tạo ra những tin đại loại “Truy nã nhóm người da đen hiếp dâm chủ tiệm Nail&Spa Việt và con gái trong đêm”. [đọc tiếp]

Zoomers: Họ là ai và tại sao họ đang làm ông Trump đau đầu?

24/06/2020 (BBC) - Sinh ra giữa thập niên 1990 và đầu thập niên 2010, zoomers, còn gọi là thế hệ Z, là những người am hiểu kỹ thuật số và tích cực tham gia vào xã hội. Họ được cho là đã dùng nền tảng xã hội TikTok để làm xáo trộn vận động tranh cử của ông Trump ở Tulsa.

Cuộc vận động tranh cử của Donald Trump tại Tulsa đã không hoàn toàn đi theo kế hoạch. Và các nhà hoạt động trẻ được cho là chịu trách nhiệm cho việc phá hỏng kế hoạch này của Tổng thống Mỹ. [đọc tiếp]

Tòa án Việt Nam lạc điệu với tiến bộ xã hội?

23/06/2020 LS Ngô Ngọc Trai (BBC) - Có thể nói quan điểm đường lối kết tội vụ Hồ Duy Hải là một lề lối giải quyết án có tính chất khung, có thể áp dụng trong nhiều vụ án khác.

Cho nên nếu nói Hồ Duy Hải bị oan thì chính cái lề lối nhận thức và lối làm án là cái gây oan cho Hồ Duy Hải. [đọc tiếp]

Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc trên Biển Đông: Lợi không bằng hại

22/06/2020 Mai Vân (RFI) - Theo thông báo của Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, hai nhóm tác chiến của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) và USS Nimitz (CVN 68) đã bắt đầu các bài tập huấn chung trên Biển Philippines kể từ hôm qua, 21/06/2020. Cùng ngày, trang web thông tin DVIDS của bộ Quốc Phòng Mỹ cũng công bố hình ảnh về hoạt động, cũng trên Biển Philippines, của hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan (CVN 76) cùng nhóm tác chiến đi theo.

Việc huy động đồng thời ba nhóm tác chiến tàu sân bay là một động thái phô trương uy lực rõ nét, vì mỗi nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đều bao gồm một tuần dương hạm và hai khu trục hạm hộ tống, tất cả đều có trang bị tên lửa dẫn đường. [đọc tiếp]

Việt Nam: Chưa có căn cứ nhận hối lộ từ công ty Nhật, phục hồi công tác cán bộ

19/06/2020 (VOA) - 11 cán bộ hải quan Việt Nam vừa được phục hồi công tác sau khi bị tạm đình chỉ công việc vì liên quan đến vụ nhận hối lộ hơn 5 tỷ đồng của công ty Nhật Bản Tenma. Theo lãnh đạo hải quan Việt Nam, cho tới nay, cơ quan điều tra “vẫn chưa có căn cứ” để xác định có hối lộ hay không như thông tin cáo buộc từ phía Nhật Bản.

Trước đó, hôm 11/5, báo Asahi và một số hãng tin Nhật khác tường thuật rằng công ty Tenma tại Nhật Bản đã khai với công tố viên ở Tokyo rằng công ty con của họ, Tenma Việt Nam (có trụ sở ở Bắc Ninh), đã hối lộ khoảng 25 triệu yên (hơn 5 tỷ đồng) cho một số quan chức địa phương. [đọc tiếp]

Truyền thông Mỹ: Giám đốc RFA bị sa thải, giám đốc VOA từ chức

19/06/2020 (BBC) - Tân Tổng giám đốc Cơ quan truyền thông quốc tế của Chính phủ Mỹ (USAGM, USA Global Media) vừa sa thải bà Bay Fang, Tổng Giám đốc Đài Á châu Tự do (RFA) và một loạt giám đốc các kênh truyền thông quốc tế hôm 18/06. Trước đó, hôm thứ Hai 15/06, Giám đốc Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), bà Amanda Bennett và phó giám đốc Sandy Sugawara đều đệ đơn từ nhiệm sau khi ông Michael Pack lên nhậm chức.

Bình luận chuyện này, nhà báo David Hutt, cây bút chuyên về châu Á, nêu lo ngại trong bài viết trên tờ Asia Times (18/06/2020) rằng “Đài Tiếng nói Hoa Kỳ nay thành 'Tiếng nói Trump'” [đọc tiếp]

Đưa thu hồi tài sản tham nhũng vào danh mục tối mật có giúp xóa bỏ tham nhũng?

19/06/2020 (RFA) - Bà Phan Thị Hồng Hà, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp, khi được hỏi tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Tư pháp sáng ngày 19/6 về việc vì sao Bộ Tư pháp lại đưa số liệu thu hồi tài sản tham nhũng vào danh mục tối mật, cho biết dự thảo căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 7 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018.

Trong đó, nội dung về thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được xác định thuộc phạm vi bí mật nhà nước. [đọc tiếp]

Vì sao đa số người Việt nghĩ đất nước có dân chủ?

19/06/2020 Nguyễn Hùng (VOA) - Tin về chuyện có tới trên 70% người Việt Nam tin rằng đất nước đã có dân chủ vừa đáng ngạc nhiên và vừa là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Điều đáng ngạc nhiên là một tỷ lệ cao tới như vậy cho rằng đất nước đã có dân chủ khi chỉ có duy nhất một đảng được hoạt động.

Dân chủ, theo cách hiểu của tôi, là người dân thực sự làm chủ trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Chẳng hạn họ có thể chủ động lập nhà xuất bản nếu họ muốn thay vì phải lập nhà xuất bản chui và trốn chạy công an chỉ vì làm điều Hiến pháp thừa nhận nhưng chính quyền lại không luật hoá điều đó cho người dân. [đọc tiếp]

Cựu cố vấn Bolton: Ông Trump nhờ Tập Cận Bình giúp để tái đắc cử

18/06/2020 (BBC) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tìm cách nhờ ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc, giúp mình tái đắc cử. Cuốn sách mới của cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton tiết lộ.

Ông Bolton nói ông Trump muốn Trung Quốc mua sản phẩm nông nghiệp từ nông dân Mỹ, theo thông tin chi tiết về cuốn sách sắp tới được truyền thông Mỹ xem trước. Ông cũng nói rằng ông Trump "vẫn chưa hiểu rõ cách điều hành Nhà Trắng". Chính quyền Trump đang cố gắng ngăn chặn không cho cuốn sách được phát hành. [đọc tiếp]

Joe Biden Không Hề Chống Tị Nạn Việt Nam

17/06/2020 Thắng Đỗ (Việt Báo) - Chỉ một bài viết sai lệch (dường như cố tình) đã gây ra bao nhiêu hiểu lầm trong cộng đổng người Việt. Báo Washington Times (một tờ báo với nhiều tai tiếng như ghi ở cuối bài) đã loan tin vào ngày 4 tháng 7, 2019 rằng Joe Biden, khi còn là thượng nghị sĩ vào năm 1975, đã chống việc cho người tị nạn Việt Nam vào nước Mỹ. Chúng tôi đã tra cứu tận gốc xem tin này xuất phát từ đâu và khám phá rằng điều này hoàn toàn sai. Bài viết của tờ báo trên chỉ dựa vào nguồn tin duy nhất, đó là một bản tường trình của buổi họp tại Nhà Trắng vào ngày 14, tháng 4, 1975. Bản tường trình này được lưu giữ ở Thư viện và Bảo tàng Tổng thống Gerald R. Ford.  [đọc tiếp]

Liên Minh Âu Châu: Dùng la bàn nào trong vùng biển động?

17/06/2020 Josep Borrell (EEAS), Thục Quyên lược dịch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong vùng biển động, những quyền lợi và giá trị đạo đức của Âu châu phải là la bàn của chúng ta. (*) Đó là lời mở đầu một bài viết ngày 14/06/2020 trong Blog của ông Josep Borrell, Đại diện cấp cao của Liên Minh Âu Châu về Chính sách An ninh và Đối ngoại. Cuộc khủng hoảng do virút corona đang tạo ra một môi trường toàn cầu nhiều cạnh tranh hơn, với sự "đối đầu" phát triển nhanh hơn là "hợp tác".  Liên Minh Âu Châu chúng ta phải đối mặt với những vùng biển khắc nghiệt hơn và có nguy cơ bị cuốn vào những dòng chảy chéo chiều của các cường quốc đang đòi chúng ta chọn phe rõ rệt. [đọc tiếp]

Biển Đông: Mỹ dùng chiến thuật “áp lực tối đa” đối với Trung Quốc

17/06/2020 Mai Vân (RFI) - Ba hàng không mẫu hạm Mỹ đồng thời tuần tra ở châu Á, oanh tạc cơ B-1B được triển khai trên đảo Guam miền tây Thái Bình Dương, từ đó tiến hành các phi vụ trên Biển Đông, máy bay trinh sát không người lái Global Hawk cũng được đưa tới Nhật Bản để làm nhiệm vụ trong khu vực...

Đối với giới phân tích, rất hiếm khi Hoa Kỳ tung một lực lượng hùng hậu như vậy đến vùng biển châu Á, một quyết định gắn liền với việc Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành động khống chế Biển Đông. [đọc tiếp]

Joe Biden Không Hề Chống Tị Nạn Việt Nam

17/06/2020 Thắng Đỗ (Việt Báo) - Chỉ một bài viết sai lệch (dường như cố tình) đã gây ra bao nhiêu hiểu lầm trong cộng đổng người Việt. Báo Washington Times (một tờ báo với nhiều tai tiếng như ghi ở cuối bài) đã loan tin vào ngày 4 tháng 7, 2019 rằng Joe Biden, khi còn là thượng nghị sĩ vào năm 1975, đã chống việc cho người tị nạn Việt Nam vào nước Mỹ. Chúng tôi đã ttra cứu tận gốc xem tin này xuất phát từ đâu và khám phá rằng điều này hoàn toàn sai.

Bản tường trình này là tài liệu được lưu giữ ở Thư viện và Bảo tàng Tổng thống Gerald R. Ford. Người đọc có thể đọc nguyên bản tiếng Anh ở đây. Bài viết sai lệch trên tờ Washington Times có thể đọc ở đây.  [đọc tiếp]

An ninh quốc gia là gì hả Tổ quốc, mà con dân Việt cứ bị bắt dài dài…

16/06/2020 Phạm Thị (Việt Nam Thời Báo) - Blogger Lê Anh Hùng bị bắt!

Nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt! Nhà báo Phạm Thành bị bắt! Nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ bị bắt! Lê Hữu Minh Tuấn bị bắt! bị bắt,  vì “an ninh quốc gia”.

Từ người già rồi đến người trẻ, từ chị phây-bút-kơ đến anh nhà văn, từ chú nhà báo đến cô nông dân, từ chàng kỹ sư đến nàng sinh viên đại học. Tất cả họ không phân biệt ngành nghề, [đọc tiếp]

Đại hội 13: Môi trường, ngoại lực quan trọng thế nào?

16/06/2020 Quốc Phương (BBC) - Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến vào đầu năm 2021 và công cuộc đổi mới chính trị, xã hội của đất nước có thể chịu tác động ra sao từ bối cảnh bên ngoài và lực tác động từ môi trường quốc tế và khu vực.

Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A (nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phản biện chính sách độc lập IDS): Chưa có mấy hy vọng vào sự thay đổi thực chất nào. Ông Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng nói là mới: đến 2050 là nước phát triển theo định hướng XHCN cũng là một sự thừa nhận thất bại về đưa Việt Nam thành nước công nghiệp hiện đại vào 2020; nay đổi thành phát triển nhưng lại kèm cái đuôi Xã hội Chủ nghĩa thì đến 2050 họ rất dễ bảo là thành công vì cái đuôi XHCN tù mù ấy. Tất cả chỉ là một "rhetoric" hay lối nói để giữ quyền lực mà thôi. [đọc tiếp]

Tàu khảo sát của Trung Quốc lại vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

16/06/2020 (RFA) - Tàu khảo sát Hải Dương 4 của Trung Quốc đã vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chỉ cách đảo Phú Quý khoảng 182 hải lý hôm thứ Ba, ngày 16 tháng Sáu.

Đài Á Châu Tự Do sử dụng hai phần mềm định vị xác định Hải Dương 4 đã tiến đến vùng biển của Việt Nam hôm 14/6 sau khi đi qua căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Dữ liệu định vị mới nhất vào sáng ngày 16/6 cho thấy tàu này nằm hoàn toàn trong vùng 200 hải lý từ bờ biển của Việt Nam. [đọc tiếp]

Hội nghề cá Việt Nam: ‘Trung Quốc ngang ngược và vô nhân đạo’

16/06/2020 Bùi Thư (BBC) - Hội nghề cá Việt Nam vừa ra văn bản yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động mà họ gọi là "ngang ngược và vô nhân đạo" nhằm vào ngư dân Việt Nam.

"Đây là hành động lặp lại của Trung Quốc ở vùng đảo Hoàng Sa, là lần thứ hai từ đầu năm tới giờ", tiến sĩ Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, cho biết trong cuộc trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 16/6. [đọc tiếp]

Biển Đông: Có ngoại lực, thiếu đoàn kết, Việt Nam - ASEAN vẫn bị Trung Quốc ép

15/06/2020 Thu Hằng (RFI) - RCEP và COC là hai hồ sơ được kỳ vọng hoàn thiện trong nhiệm kỳ Việt Nam làm chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2020 nhưng dịch Covid-19 đã làm đảo lộn tiến độ của cả hai hồ sơ thương mại và Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông. Cùng lúc, Trung Quốc tận dụng thời cơ dịch bệnh để tăng tốc hiện diện, phô diễn sức mạnh quân sự chèn ép các nước trong vùng, theo nhận định của nhiều nhà phân tích.

Trung Quốc từ lâu đã quen sách nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí, tầu cá, liên tục vi phạm chủ quyền của Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Philippines. Chiến lược ngày càng hung hăng của Trung Quốc có nguy cơ dẫn đến những xung đột mới với các nước lớn khác trong vùng [đọc tiếp]

Kết luận điều tra vụ Đồng Tâm: Luật sư, người thân chỉ ra nhiều điểm mâu thuẫn, trái luật

15/06/2020 Cao Nguyên (RFA) - Chiều 12/6/2020, cơ quan điều tra Công an Hà Nội công bố bản kết luận điều tra (KLĐT) vụ án hình sự và đề nghị truy tố vụ án giết người, chống người thi hành công vụ, xảy ra vào ngày 9/1/2020, tại thôn Hoành, Đồng Tâm, Hà Nội.

Luật sư Đặng Đình Mạnh, người tham gia bào chữa cho vụ án này nhận định với RFA rằng bản Kết Luận Điều Tra (KLĐT) do Công an TP Hà Nội thực hiện là vi phạm luật Tố tụng hình sự.

Chị Nguyễn Thị Duyên là cháu dâu của cụ Lê Đình Kình cho biết đã đọc nội dung bản KLĐT và phát hiện ra nhiều chi tiết mâu thuẫn, sai với thực tế. [đọc tiếp]

Black Lives Matter: Người trẻ gốc Việt muốn thay đổi cách nhìn của thế hệ trước về người da đen

13/06/2020 (VOA) - Kể từ khi các cuộc biểu tình bùng nổ trên khắp nước Mỹ sau cái chết của Goerge Floyd, Catherine Tran đã thu thập các phần dịch tiếng Việt của những thông điệp trong các bức thư “Letters for Black Lives” để chia sẻ với gia đình và bạn bè qua các trang mạng xã hội. Qua các hình ảnh và những đăng tải được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người trẻ gốc Việt đã tham gia các cuộc biểu tình tại nhiều tiểu bang trên khắp nước Mỹ và bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ đối với cuộc đấu tranh đòi công lý cho cộng đồng người da đen.

Tuy nhiên, lại có một sự kỳ thị người da đen khá phổ biến trong cộng đồng người Việt, chủ yếu từ thế hệ những người lớn tuổi. [đọc tiếp]

Biển Đông: Tàu Trung Quốc lại tấn công tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa

13/06/2020 Trọng Nghĩa (RFI) - Theo báo chí Việt Nam, ngày 12/06/2020, một ngư dân ở Quảng Ngãi đã trình báo với chính quyền việc tàu đánh cá của ông bị một tàu công vụ Trung Quốc truy đuổi, đâm hỏng và cướp bóc tại vùng biển Hoàng Sa. Bộ Ngoại Giao Việt Nam xác nhận có biết tin và đã yêu cầu phía Trung Quốc điều tra.

Theo lời kể của ngư dân Nguyễn Lộc, được báo Tuổi Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh trích dẫn, chiếc tàu QNg 96416 của ông, với một thủy thủ đoàn gồm 15 người, đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa hôm 10/06 thì bị một chiếc “tàu sắt” Trung Quốc mang số hiệu 4006 cùng một xuồng máy truy đuổi, liên tiếp đâm vào làm cho hư hỏng và lật nghiêng, khiến các ngư dân phải nhảy xuống biển thoát thân. [đọc tiếp]

Tàu Trung Quốc truy đuổi, đâm hỏng tàu, đánh ngư dân Việt ở Hoàng Sa

12/06/2020 (RFA) - Ông Nguyễn Lộc, 42 tuổi, thuyền trưởng kiêm chủ tàu cá QNg 96416 cùng 15 lao động hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa vào ngày 12/6 đã đến Trạm kiểm soát biên phòng Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi trình báo việc bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, tông va, khống chế, đánh và lấy hải sản, ngư cụ...

Báo trong nước loan tin cùng ngày, cho biết thêm 16 người vừa nêu đã đến thẳng cơ quan chức năng khai báo khi vừa về đến đất liền. [đọc tiếp]

Biển Đông: Việt Nam phản đối Trung Quốc lắp đặt cáp ngầm tại Hoàng Sa

12/06/2020 Trọng Nghĩa (RFI) - Ngay sau khi báo chí quốc tế loan tin về các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang thiết lập hệ thống cáp ngầm bị tình nghi dùng vào mục tiêu quân sự, kết nối một số đảo đá tại vùng quần đảo Hoàng Sa, hôm qua, 11/06/2020, Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối.

ngày 08/06 vừa qua, hãng tin Mỹ BenarNews đã dẫn hình ảnh vệ tinh và dữ liệu theo dõi tàu biển cho thấy một chiếc tàu Trung Quốc đã tiến hành công việc mà giới chuyên gia phân tích xác định là rải dây cáp ngầm dưới biển kết nối các đảo Cây, đảo Bắc và đảo Phú Lâm, và sau đó là đảo Ba Ba, Duy Mộng, đều ở quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam năm 1974. [đọc tiếp]

Đồng Tâm: Một số nhà hoạt động phản đối kết luận điều tra

12/06/2020 (BBC) - Một số bình luận ở Hà Nội bày tỏ không đồng tình sau khi công an Hà Nội đề nghị truy tố 29 người ở Đồng Tâm với tội "giết người" và "chống người thi hành công vụ".

Cơ quan điều tra thuộc Công an Thành phố Hà Nội vừa ban hành kết luận điều tra vụ việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (09/1/2020) sau hơn 5 tháng xảy ra sự việc và đề nghị truy tố 29 người.

Ngay lập tức, một số nhà hoạt động từ Việt Nam và thành viên giới luật gia đã lên tiếng phản đối.

Từ Hà Nội, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình (cựu Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam) nói bà đã dự đoán đúng về động thái của công an và chính quyền Hà Nội  [đọc tiếp]

LHCÂ tăng tốc chống tin thất thiệt: Trung Quốc bị chính thức nêu tên

11/06/2020 Mai Vân (RFI) - Ủy Ban Châu Âu vào hôm qua 10/062020 đã loan báo một loạt biện pháp nhằm chống lại các hành vi loan tin thất thiệt chung quanh đại dịch Covid-19 ngày càng nhiều, xuất phát từ nhiều nguồn trong đó có các tác nhân nước ngoài và một số nước thứ ba. Lần đầu tiên Trung Quốc đã bị vạch mặt chỉ tên là nước – cùng với Nga – đã dính líu vào chiến dịch loan truyền thông tin sai lệch nhắm vào Liên Hiệp Châu Âu, các quốc gia láng giềng và toàn thế giới.

Nếu Nga đã nhiều lần bị nêu tên, thì hôm qua là lần đầu tiên mà giới điều hành Liên Hiệp Châu Âu công khai chỉ đích danh Trung Quốc là một nguồn loan tin thất thiệt. [đọc tiếp]

Người Việt tị nạn ‘chịu ơn cuộc tranh đấu của người da đen’

11/06/2020 (VOA) - Chính nhờ cuộc tranh đấu không mệt mỏi của người da đen qua nhiều năm để giành các quyền dân sự và quyền chính trị cho người thiểu số tại Mỹ mà người Việt tị nạn mới được hưởng các quyền bình đẳng vốn trước đó không có, một trí thức người Việt tại Mỹ nói với VOA và kêu gọi cộng đồng Việt thay vì chỉ trích hay bàng quan nên tham gia vào cuộc tranh đấu đòi công lý và bình đẳng vì ‘cũng có lợi ích của người Việt trong đó’. Tiến sĩ chính trị học Ông Thụy Như Ngọc, chủ bút tuần báo Việt Tide ở Nam California: “Luật Nhập cư 1965 chính là kết quả đấu tranh dân quyền của người da đen”. Bà dẫn ra một bài báo trên tờ New York Times vào ngày 19/3/1978 của các lãnh đạo cộng đồng da đen ở Mỹ có tựa đề: ‘Cộng đồng da đen thúc giục Mỹ tiếp nhận người tị nạn Đông Dương’.  [đọc tiếp]

Nhà làm phim André Menras: “'Tiếng gào thét từ bên trong' là thông điệp hòa bình về cuộc chiến im lặng của người dân với Chính quyền Việt Nam"

10/06/2020 (RFA) - Bộ phim tư liệu “Việt Nam-Tiếng gòa thét từ bên trong” của nhà làm phim André Menras vừa đoạt được 3 giải thưởng tại các cuộc liên hoan phim quốc tế: Lễ hội Film "Courage" Berlin, ở Đức và IndeFest Film Awards với Accolage Global film Competition ở Mỹ. ông André Menras chia sẻ về lý do đã thôi thúc ông làm phim “Tiếng gào thét từ bên trong” và những đánh giá dành cho bộ phim qua 3 lần đoạt giải thưởng. [đọc tiếp]

Biển Đông: Nếu Trung Quốc lập ADIZ, ‘sẽ tác động lớn về địa chính trị’

10/06/2020 (BBC) - Những ngày gần đây, tin đồn về một kế hoạch lập ADIZ của Bắc Kinh bao trùm lên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lại nổi lên, xuất phát từ một bài báo của South China Morning Post đặt ở Hong Kong.

Cần nhắc lại, ngày 23/11 năm 2013, Trung Quốc đơn phương tuyên bố thành lập vùng ADIZ ở Biển Hoa Đông tạo ra phản đối từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Từ Trường Luật Koguan, Đại học Giao thông Thượng Hải, Tiến sĩ Matthias Vanhullebusch nói với BBC News Tiếng Việt rằng sẽ có tranh cãi là liệu bước đi tiềm năng này của Trung Quốc có phù hợp với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. [đọc tiếp]

Biển Đông: Indonesia liên tiếp tỏ lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc

10/06/2020 (RFI) - Không phải là môt bên tranh chấp ở Biển Đông, nhưng mới đây trong không đầy hai tuần, Indonesia đã hai lần công khai lên tiếng bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc. Hành động của Jakarta ngày 05/06/2020, và đặc biệt là trước đó vào ngày 26/05, viện dẫn phán quyết Biển Đông năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, lại càng đáng chú ý hơn trong bối cảnh Indonesia còn chọn diễn đàn Liên Hiệp Quốc để bày tỏ thái độ, tạo thêm tiếng vang cho động thái của mình.

Quan chức Indonesia cũng nhắc lại tuyên bố tháng 1/2020 của bộ Ngoại Giao nước này, khẳng định Jakarta “từ chối” mọi thương lượng với Bắc Kinh về Biển Đông vì trên cơ sở UNCLOS, hai bên không có bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào. [đọc tiếp]

Sắc lệnh tự do tôn giáo của Tổng thống Trump sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam ra sao?

09/06/2020 (VOA) - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa ký một sắc lệnh hành pháp thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế, trong đó có Việt Nam. Đây được xem là một bước đi đột phá của chính quyền Tổng thống Trump khi sắc lệnh này gọi tự do tôn giáo là một “mệnh lệnh đạo đức và an ninh quốc gia”, đồng thời Nhà trắng tuyên bố tự do tôn giáo là “ưu tiên của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.” Sắc lệnh ký ngày 2/6/2020 phân công Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tham khảo ý kiến của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), trong vòng 180 ngày phải phát triển một kế hoạch ưu tiên tự do tôn giáo trong chính sách đối ngoại và tài trợ nước ngoài.

Căn cứ theo đối tượng, mức độ vi phạm tự do tôn giáo mà sắc lệnh của Tổng thống Trump đề cập, bao gồm Quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC), Thực thể cần quan tâm đặc biệt (EPC), Danh sách theo dõi đặc biệt, và Vi phạm tự do tôn giáo, thì Việt Nam khó có thể không bị ảnh hưởng. [đọc tiếp]

Biểu tình khắp thế giới ủng hộ phong trào đòi công lí cho người da đen ở Mỹ

06/06/2020 (VOA) - Hàng ngàn người đã xuống đường ở khắp Châu Âu và Úc vào ngày thứ Bảy, cũng như hàng trăm người ở Tokyo và Seoul, để ủng hộ các cuộc biểu tình ở Mỹ trong những ngày qua chống lại sự tàn bạo của cảnh sát.

Các cuộc biểu tình khắp toàn cầu phản ánh sự phẫn nộ ngày càng tăng về sự đối xử của cảnh sát đối với các sắc dân thiểu số, bùng lên sau vụ sát hại người đàn ông da đen George Floyd vào ngày 25 tháng 5 tại thành phố Minneapolis sau khi một viên cảnh sát khống chế ông này bằng cách đè đầu gối lên cổ trong gần chín phút trong khi các viên cảnh sát khác đứng nhìn. [đọc tiếp]

Những cái nhìn lệch lạc của những người ủng hộ Tống thống Trump

06/06/2020 Song Chi (Tiếng Dân) - Một số người ủng hộ Tổng Thống Trump với lý do chỉ có Trump mới diệt được Tàu Cộng, và Tàu Cộng chết thì Việt Cộng cũng… lung lay, và còn nói rằng sở dĩ Tàu cộng có được sự lớn mạnh để ngày càng hung hăng, ngang ngược như hiện nay chính là nhờ thời kỳ mấy mươi năm dưới sự lãnh đạo của các đời Tổng thống của đảng Dân Chủ như Bill Clinton và Barack Obama…

Thứ nhất, ông Trump không diệt Tàu và ngay cả có muốn cũng không dễ gì diệt được ngay. Trong 3 năm qua những trò chiến tranh thương mại của Trump có làm cho chế độ của Bắc Kinh sụp không? Hay cả 2 bên đều bị thiệt hại về kinh tế nhưng cuối cùng người nghèo ở Trung Quốc hoặc nông dân Mỹ mới bị ảnh hưởng nặng nề nhất [đọc tiếp]

Sử gia Mỹ bổ sung góc nhìn của ‘người miền Nam’ về cuộc chiến Việt Nam

06/06/2020 Khánh An (VOA) - Khi nhận được học bổng Fullbright và đến sống tại Việt Nam, một nữ giáo sư lịch sử người Mỹ đã nhận ra ngay sự vắng bóng của “một phía quan trọng” trong cuộc chiến từng diễn ra trên chính mảnh đất của họ. Bà quyết định bắt tay nghiên cứu và cho ra đời thêm một tác phẩm về cuộc chiến Việt Nam dưới lăng kính mới – lăng kính của “người miền Nam” – những người mà bà cho là đã bị “bỏ sót” trong nghiên cứu lịch sử của cả “bên thắng cuộc” lẫn phía đồng minh Mỹ.

Giáo sư – Tiến sĩ Heather Marie Stur của trường đại học Southern Mississippi, Hoa Kỳ, nói với VOA về lý do khởi đầu khiến bà dành ra 6 năm để nghiên cứu và viết cuốn “Saigon at War: South Vietnam and the Global Sixties” (tạm dịch “Sài Gòn thời chiến: miền Nam Việt Nam và thập niên sáu mươi toàn cầu”), vừa được nhà xuất bản Đại học Cambridge phát hành. [đọc tiếp]

Biển Đông : Tư lệnh Mỹ tố cáo Bắc Kinh lợi dụng đại dịch để bành trướng

06/06/2020 (RFI) - Trung Quốc lợi dụng dịch virus corona để bành trướng tại Biển Đông, thông qua việc tăng cường các hoạt động trên biển nhằm đe dọa các nước yêu sách chủ quyền tại đây. Hãng tin Reuters hôm 05/06/2020 dẫn lời tư lệnh lực lượng Mỹ tại Nhật Bản tố cáo như trên.

Trung tướng Kevin Schneider tuyên bố, đang có sự gia tăng hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Các chiến hạm của hải quân, tàu tuần duyên và tàu cá của dân quân biển quấy nhiễu tàu bè của các nước khác, tại vùng biển bị Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền. [đọc tiếp]

Luật sư Mỹ đề nghị tư vấn miễn phí cho Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế

05/06/2020 Khánh An (VOA) - Một tiến sĩ, luật sư người Mỹ từng làm việc một số năm tại Việt Nam nói với VOA rằng khi ông đọc báo và xem thấy video tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, thì trong tư cách một con người, một công dân Mỹ, những hình ảnh đó đã khiến ông tức giận và xác định cần phải làm một điều gì đó.

Tiến sĩ – Luật sư Dale J. Montpelier, người từng cố vấn pháp lý cho các vụ tranh chấp liên quan đến dầu khí với Việt Nam, tiết lộ với VOA rằng ông đã gửi thư đến Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và đề nghị tư vấn miễn phí cho Việt Nam kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. [đọc tiếp]

Việt Nam phân chia lại vùng miền, nhiều tỉnh ‘đổi địa chỉ’

05/06/2020 (BBC) - Việt Nam đang lên kế hoạch phân chia lại vùng miền, từ 6 vùng hiện tại lên 7 vùng, với mục đích được nêu là "để phát triển nhanh hơn".

Hiện nay, Việt Nam được phân thành 6 vùng kinh tế - xã hội, gồm Trung du và Miền núi phía Bắc (14 tỉnh), Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh, thành phố), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố), Tây Nguyên (5 tỉnh), Đông Nam bộ (6 tỉnh, thành phố) và Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố). [đọc tiếp]

Mỹ gửi công hàm phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông

04/06/2020 Hoài Hương (VOA) - Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm Thứ tư 3/6 cho biết Hoa Kỳ đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc, phản đối các đòi hỏi chủ quyền mà Mỹ cho là phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ngoại trưởng Pompeo chia sẻ trên trang Twitter công hàm bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là không phù hợp với luật pháp quốc tế dựa trên Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS). [đọc tiếp]

Dân Sài Gòn sắp bị ‘móc túi’ trả tiền chống ngập

02/06/2020 (Người Việt) – SÀI GÒN, Việt Nam - Nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn đang có đề nghị người dân sẽ phải đóng phí “dịch vụ chống ngập” với giá là 3,668 đồng ($15cent)/mét vuông /tháng.

Báo Thanh Niên cho biết Sở Xây Dựng thành phố Sài Gòn đã có tờ trình gửi Sở Tài Chính về phương án “giá dịch vụ chống ngập theo mét vuông” được Phân Viện Kinh Tế Xây Dựng Miền Nam, thuộc Bộ Xây Dựng tính toán.

Theo báo này, “Hai đơn vị này đã thống nhất chọn một công trình chống ngập ở Sài Gòn để làm căn cứ, cơ sở tính toán. Kiến Trúc Sư Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia quy hoạch, phân tích: “Tại Việt Nam mà đặc biệt là Sài Gòn, nguyên nhân chính gây ngập là do phát triển thiếu bền vững, đô thị hóa tràn lan, nhà cao tầng bạ đâu ‘cắm’ đấy, thiếu không gian dành cho nước và không nâng cấp hạ tầng. [đọc tiếp]

Ngọn lửa Thiên An Môn chưa tắt

02/06/2020 Trần Trung Đạo (Tiếng Dân) - Sau khi cuộc nổi dậy Thiên An Môn bị dập tắt trong lửa và máu ngày 4 tháng 6, 1989, trên tường Thiên An Môn chưa khô vết máu xuất hiện một đoạn văn ngắn sau đây: “Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng, sẽ có một ngày khi chúng tôi có thể hát bài hát vui mừng và chiến thắng cho những người đã chết hôm qua, cho những người đang chết hôm nay, và sẽ chết ngày mai, và cho những người gặp nhau đây rồi vĩnh biệt hôm sau.

Thời gian 31 năm trôi qua. Tinh thần Thiên An Môn tưởng đã rơi dần vào quên lãng tại Trung Cộng. Nhưng không. Ngày 6 tháng 2, 2020 trên mạng Weibo lại xuất hiện một câu với lời văn khác nhưng cùng mang một nỗi uất hận giống nhau: “Vô số người Trung Quốc sẽ trưởng thành sau ngày hôm nay khi họ biết bác sĩ Lý qua đời, rằng thế giới không đẹp như chúng ta hình dung. [đọc tiếp]

Nhà báo liên tục bị đe doạ vì viết bài chống tiêu cực

01/06/2020 (RFA) - Trong các ngày qua, một số nhà báo trong nước đã lên tiếng phản ánh việc họ và gia đình bị đe doạ vì đã có những bài viết phản ánh tiêu cực tại địa phương. Cụ thể, VTC hôm 1/6 cho biết phóng viên của báo này là Nguyễn Vương, thường trú tại Huế, cho biết nhà báo đáo nhận cuộc gọi điện thoại từ ông Hồ Văn Hải, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Thiên An, đe doạ phóng viên này vì đã viết bài phản ánh việc công ty làm lễ khởi công dự án sân golf khi chưa hoàn thiện các hồ sơ pháp lý được phê duyệt. [đọc tiếp]

Biển Đông: TQ và kế hoạch công bố vùng nhận dạng phòng không

01/06/2020 Quốc Phương (BBC) - Trung Quốc sẽ gặp hậu quả nặng nề và bất lợi lớn nếu đơn phương, trái phép công bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, theo một cựu quan chức lãnh đạo Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam.

Việc này sẽ "rất ảnh hưởng đối với chính tham vọng của họ khi muốn nhanh chóng rút ngắn khoảng cách để vươn lên vị trí siêu cường, đối chọi ở khu vực với Hoa Kỳ”, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban nói với BBC News Tiếng Việt hôm 01/6/2020 từ Hà Nội. [đọc tiếp]

Trung Quốc chờ thời điểm thích hợp để công bố vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông

01/06/2020 (RFA) - Trung Quốc đang chờ thời điểm thích hợp để công bố vùng nhận dạng phòng không ADIZ tại khu vực Biển Đông.

Mạng South China Morning Post vào ngày 31 tháng 5 loan tin vừa nêu dẫn nguồn nội bộ quân sự Trung Quốc. Theo đó kể từ năm 2010 Bắc Kinh đã lên kế hoạch thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ADIZ tại khu vực Biển Đông. Đó là thời điểm Bắc Kinh cũng cho biết xem xét công bố vùng nhận dạng phòng không tại Biển Hoa Đông. Một động thái bị thế giới phê phán. [đọc tiếp]

Việt Nam 'cần ngoại giao không quân’ khi Trung Quốc tính lập ADIZ Biển Đông

01/06/2020 (VOA) - Trung Quốc chuẩn bị cho kế hoạch lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bên trên Biển Đông kể từ năm 2010, báo South China Morning Post đưa tin hôm 31/5, dẫn lời một nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc.

Chuyên gia về Biển Đông Hoàng Việt nói với VOA rằng một trong những việc Việt Nam cần làm để chống động thái trên của Trung Quốc là gia tăng giao lưu không quân với các nước, đặc biệt là Mỹ. [đọc tiếp]

Phan Kim Khánh và Drew Pavlou 

31/05/2020 Nguyễn Tuấn (Facebook drnguyenvtuan) - Drew Pavlou (người Úc) có lẽ là một sinh viên đại học nổi tiếng nhứt thế giới, vì em thách thức cả hệ thống đại học Úc và chống lại sự bành trướng ảnh hưởng của Tàu. Sáng nay đọc câu chuyện của Drew Pavlou trên "The Australian" làm tôi liên tưởng đến một em sinh viên khác ở Việt Nam tên là Phan Kim Khánh (mà có lẽ nhiều người không/chưa nghe đến). [đọc tiếp]

Nhà Xuất Bản Tự Do được đề cử giải thưởng của Hiệp hội Xuất bản Quốc tế

30/05/2020 (RFA) - Nhà Xuất bản Tự do của Việt Nam được đề cử nhận giải thưởng Prix Voltaire 2020 của Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPAP, theo thông báo của Hiệp hội.

Ông Kristenn Einarsson, Chủ tịch của Uỷ ban tự do cho xuất bản của IPA được trích lời trong thông báo của IPA rằng: “Danh sách các ứng viên cho giải IPA Prix Voltaire 2020 bao gồm 4 nhà xuất bản xuất sắc là những nhà xuất bản đã liều mình đưa sách đến người đọc”. Ông Einarsson cho biết IPA ca ngợi sự can đảm và cảm ơn những nhà xuất bản này vì đã gây cảm hứng cho các nhà xuất bản khác trên khắp thế giới. [đọc tiếp]

Câu nói ngu nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam

30/05/2020 Vũ Hữu Sự (Tiếng Dân) - Trong bản án giám đốc thẩm vụ án “giết người” và “cướp tài sản” xẩy ra ở Bưu điện Cầu Voi năm 2008, do ông Nguyễn Hòa Bình, chánh án TANDTC, chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm, tuyên vào ngày 8/5/2020, có câu “trong quá trình tiến hành tố tụng vụ án có một số sai sót, nhưng không làm thay đổi bản chất của vụ án”.

Câu nói đó được cộng đồng mạng xã hội, nhất là giới luật sư và chuyên gia luật, đánh giá là câu nói ngu nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam từ cổ chí kim, nhưng cũng là câu nói nguy hiểm nhất của ông Nguyễn Hòa Bình, có tác dụng “bật đèn xanh” cho toàn ngành tòa án cả nước từ nay cứ việc làm sai, cứ việc vi phạm BLTTHS. [đọc tiếp]

Việt Nam và lo ngại người TQ ‘thâu tóm đất nơi trọng yếu’

29/05/2020 Bùi Thư (BBC) - Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói việc người Trung Quốc 'núp bóng để thâu tóm đất tại các khu vực trọng yếu là rất nguy hiểm, cần đặc biệt cảnh giác'.

"Tôi đọc bài về báo cáo của Bộ Quốc phòng, thấy rất đáng lo ngại. Đó là Trung Quốc mua toàn đất ven biển, ở những khu vực rất nhạy cảm, trọng yếu. Điều này nằm trong chiến lược Vành đai, con đường của họ", chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, chia sẻ với BBC News Tiếng Việt hôm 28/5. [đọc tiếp]

Pháp chế XHCN: Trưng bày hàng gian, hàng giả

26/05/2020 Trân Văn (VOA) - Vừa có thêm hai chuyện nên gom lại đặt bên cạnh nhau để minh họa thêm cho pháp chế XHCN, con đẻ của dân chủ XHCN. Hai câu chuyện này góp phần chứng minh, nỗ lực chống tham nhũng, tiêu cực, dứt khoát “không có ngoại lệ, không có vùng cấm” nhằm chỉnh đốn đảng, thực thi pháp chế XHCN, hướng tới một xã hội “dân chủ, công bằng, văn minh” của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam chẳng khác gì một cuộc trưng bày hàng gian và hàng giả… [đọc tiếp]

Đất nước của “vọng phu”!

26/05/2020 Mạc Văn Trang (Tiếng Dân) - “Vọng phu” có lẽ là một hình tượng điển hình của người phụ nữ Việt Nam? Những cuộc chiến tranh liên miên, trai tráng ra mặt trận, những người vợ, người mẹ mỏi mòn ngóng đợi chồng, con … Những người đàn ông ra khơi bám biển giữa trùng khơi mịt mùng, những người vợ, người mẹ bồn chồn đăm đắm nhìn ra biển trời giông bão … Đất nước có bao nhiêu hòn “vọng phu”, bao nhiêu ngôi mộ gió?

Nhưng đau buồn nhất là khi đất nước kết thúc chiến tranh, ta có thể nhân đạo với kẻ thù xâm lược, cấp lương thực, phương tiện cho họ sớm về đoàn tụ với vợ con, nhưng lại tàn ác giết hại, bắt bớ, đày đoạ hành hạ đồng bào mình ở bên “thua cuộc” một cách dai dẳng, tàn nhẫn… Bao nhiêu người vợ, người mẹ lại phải lặn lội đi tìm kiếm nơi giam giữ chồng, con để “tiếp tế”, “chăm nuôi” và mỏi mòn chờ đợi …

Nay cũng vậy, bao nhiêu tù nhân lương tâm, lẽ ra không có ở một thể chế tự do, dân chủ, thì ở ta lại ngày càng nhiều, càng khốc liệt. Người ta còn muốn đoạ đày, tàn ác bằng cách bắt đi giam giữ ở những nơi xa xôi, thời tiết khắc nghiệt, khó khăn đi lại, để gia đình phải khốn khổ, khốn nạn mỗi lần đi “thăm nuôi”. [đọc tiếp]

Ba phụ nữ gốc Việt bị Công an tố cáo ‘chống phá Nhà nước’

26/05/2020 (VOA) - Vừa qua truyền thông của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã lên án ba phụ nữ gốc Việt, đồng sáng lập viên của tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Mỹ, cho rằng tổ chức này là một tổ chức ngoại vi của Việt Tân, đã “lợi dụng các hoạt động dân sinh để chống phá Nhà nước.” Tuy nhiên, tổ chức phi chính phủ Vietnam Rise, còn gọi là RISE, đã bác bỏ các buộc này.

CAND cho rằng ba sáng lập viên của RISE gồm bà Trinh Nguyễn, Trinity Phạm và Angelina Huỳnh - từng là thành viên Việt Tân - đã lập ra RISE và hoạt động với sự “chỉ đạo” của Việt Tân.

Bà Trinity Phạm: “Tôi và các sáng lập viên khác như Trinh Nguyễn và Angelina Huỳnh, cả 3 người từng là thành viên của Việt Tân, và đã rời Việt Tân vào tháng 09/2019 để đi con đường riêng của mình và sau đó thành lập ra RISE." [đọc tiếp]

Trói chân, bịt miệng

24/05/2020  Từ Thức (tuthuc-paris-blog) - TRẦN ĐỨC THẠCH, PHẠM THÀNH, NGUYỄN TƯỜNG THUỴ.. Kẻ trước người sau theo nhau vào kho

Trước đây, Võ văn Thưởng hô hào đối thoại, Nguyễn Xuân Phúc ráo riết tìm người có trình độ, để phản biện bênh vực Đảng, chính phủ. Chuyện đó không thành.

Thứ nhất, bởi vì dù có đổ tiền của dân ra lập lực lượng tuyên giáo, AK, rất khó huấn luyện những người hành trang ngôn ngữ và kiến thức vỏn vẹn thu gọn trong vài chữ ‘’ĐM, BA QUE, VIỆT TÂN’’. Dốt thì dùng một trong 3 từ ngữ đó. Có khả năng hơn thì nhét được cả 3 vào một câu [đọc tiếp]

Ai cũng gù, tiếng Việt cũng gù!

23/05/2020 Tác giả: Đào Hiếu (Facebook Đào Hiếu) - TRONG PHIÊN TÒA XỬ VỤ GIAN LẬN ĐIỂM THI Ở HÒA BÌNH, bà Trưởng phòng khảo thí Diệp Thị Hồng Liên đã nói: “Ai cũng gù, mình thẳng lưng là khuyết tật”.

Tôi cho rằng đó là câu nói tuyệt vời nhất trong thời đại này. Bà Hồng Liên cần được gắn huân chương “anh dũng bội tinh”, cần được ca ngợi và xử giảm nhẹ. Vì sao? Vì đó không phải là lời tự biện hộ để chạy tội.

Đó là một hịch văn tố cáo xã hội một cách vừa châm biếm, vừa chua cay, sắc bén như một lưỡi gươm tuốt trần chém vào những bộ mặt giả trá, ngụy quân tử, chém vào tệ tham nhũng tràn lan của cả một thời đại.

Đó là lời tố cáo đau xót, cay độc và thông minh của một người phụ nữ trước cái ác, cái xấu mà bà đã và đang bị cuốn theo một cách thô bạo, man rợ, vô phương cứu chữa. [đọc tiếp]

Vài suy nghĩ về sự đàn áp ở Việt Nam thời chống dịch Covid-19

23/05/2020 Tác giả: David Hutt (Asia Times), Dịch giả: Trúc Lam (Tiếng Dân) - Trong khi cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam thành công, thì cuộc chiến chống lại tự do ngôn luận của họ đáng bị đặt dấu hỏi.

Hôm thứ Năm, ông Phạm Chí Thành, một nhà văn và là blogger người Việt, đã bị bắt vì “làm ra, tàng trữ và phổ biến thông tin và tài liệu chống lại nhà nước Việt Nam”. Ngày hôm sau, ông Nguyễn Anh Tuấn, một cây bút và là một nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng, đã bị câu lưu ở Hà Nội. [đọc tiếp]

Nhà cầm quyền Cộng sản VN đẩy mạnh đàn áp, khủng bố, nhưng không bịt miệng được tiếng nói tự do

23/05/2020 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sáng 21/05/2020 công an cộng sản Hà Nội đã tiến hành khám nhà và bắt tạm giam nhà báo Phạm Chí Thành, bút danh Phạm Thành và là chủ trang blog Bà Đầm Xoè. Sự việc xảy ra tại nơi gia đình ông cư ngụ 128C Đại La - Bạch Mai quận Hai Bà Trưng. Nhà báo Phạm Thành sau nhiều năm làm việc tại đài Tiếng nói Việt Nam, khi nghỉ hưu ông cùng nhiều bạn đồng nghiệp tham gia các báo trên mạng xã hội đòi tự do báo chí, tự do lập hội, phản đối nhà cầm quyền Trung quốc gây chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trang blog Bà Đầm Xoè thu hút sự theo dõi của nhiều bạn đọc trong và ngoài nước với những bài báo châm biếm phê phán những việc làm vô trách nhiệm của nhóm chóp bu đảng cộng sản Việt Nam trong đó có Tổng Chủ Nguyễn Phú Trọng. Mấy năm gần đây cơ quan an ninh Hà Nội đã nhiều lần triệu tập ông đến làm việc, gây khó khăn cho ông trong sinh hoạt đời sống hàng ngày.

Từ Hà Nội nhà báo Nguyễn Vũ Bình qua cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành đã lên án việc công an Hà Nội bắt giam nhà báo cao tuổi Phạm Thành một biểu hiện sự việc khủng bố đàn áp đối với những nhà báo có nhiều tâm huyết đối với vận mệnh của đất nước. Nội dung như sau mời qúi vị cùng nghe:

Học Viện Khổng Tử - Cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản Trung Quốc

22/05/2020 Hoài Hương (VOA) - Các Học viện Khổng Tử ngoài bề mặt là những trung tâm dạy Hán ngữ và văn hóa Trung Hoa được đặt tại các trường đại học trên khắp thế giới. Nhưng nhiều học giả tin rằng hệ thống các Học viện Khổng Tử là công cụ tuyên truyền của đảng cộng sản Trung Quốc nhằm phục vụ các lợi ích của Trung Quốc, giúp nước này nâng cao quyền lực mềm hay mở rộng ‘biên giới mềm’.

Theo Wikipedia tính cho tới năm 2019, tổng cộng có khoảng 530 học viện Khổng Tử và hơn 1.100 Lớp Khổng Tử được thành lập tại hàng chục quốc gia. Bắc Kinh đặt mục tiêu là tới năm 2020 sẽ có 1000 Viện Khổng Tử trên thế giới.

Trong phúc trình năm 2019, Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói “các Viện Khổng Tử là cánh tay nối dài của chính quyền Trung Quốc”. [đọc tiếp]

Trung Quốc: Trồng được rau ở Phú Lâm là ‘thắng to’ trong khẳng định chủ quyền

22/05/2020 (VOA) - Trung Quốc vừa thu hoạch 1,5 tấn rau tại căn cứ quân sự lớn nhất của mình ở đảo Phú Lâm, tờ báo nhà nước Trung Quốc, Hoàn cầu Thời báo, đưa tin.

Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng do Trung Quốc kiểm soát trên thực tế.

Cuộc thu hoạch vừa rồi được xem là “một chiến thắng to lớn” của Bắc Kinh trong cuộc chiến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, báo của Trung Quốc viết. Đó là vì theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), những nơi duy trì được khả năng cư trú của con người, có nền kinh tế độc lập, không phụ thuộc vào nhập khẩu từ bên ngoài thì đủ điều kiện để trở thành đảo chính thức. [đọc tiếp]

Lầu Năm Góc: TQ 'quấy rối' và 'thách thức' Mỹ trên Biển Đông trong đại dịch

21/05/2020 (BBC) - Lầu Năm Góc nói quân đội Mỹ đã có vài cuộc chạm trán 'không an toàn' với quân đội vũ trang Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian đại dịch Covid-19, việc này làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa hai nước.

Kể từ giữa tháng Ba, cùng thời điểm tàu sân bay Mỹ tiến vào đảo Guam, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã quấy rối máy bay trinh sát Mỹ ít nhất 9 lần trên Biển Đông, ông Reed B. Werner, phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng phụ trách khu vực Đông Nam Á, nói với Fox News. [đọc tiếp]

Việt Nam sẽ lựa chọn “Tứ Trụ” tại Đại hội 13 sắp tới như thế nào? (phần 2)

20/05/2020 GS. Carl Thayer (RFA) - Tại Đại hội 12, 19 uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đã được bầu vào Bộ Chính trị (bao gồm 3 nữ). Sau đó, Uỷ viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng đã bị khai trừ và Chủ tịch Trần Đại Quang từ trần. Trong số 17 uỷ viên còn lại, 8 người sẽ quá tuổi 65 và do đó sẽ nghỉ hưu (bao gồm Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thiện Nhân, Trần Quốc Vượng, Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Thị Kim Ngân, Tòng Thị Phóng và Trương Hoà Bình). Danh sách các ứng cử viên tiềm năng cho các vị trí lãnh đạo hàng đầu có thể giảm mất 2 người: Đinh Thế Huynh bị bệnh, Hoàng Trung Hải bị kỷ luật. [đọc tiếp]

Việt Nam sẽ lựa chọn “Tứ trụ” tại Đại hội 13 sắp tới như thế nào? (phần 1)

20/05/2020 GS. Carl Thayer (RFA) - Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (VCP) sẽ diễn ra vào tháng 1 năm 2021, chỉ khoảng 8 tháng tính từ thời điểm này. Thời gian còn lại trong năm nay sẽ là khoảng thời gian cho một loạt các cuộc họp để hoàn tất các kế hoạch cho đại hội bao gồm cả việc lựa chọn đại biểu và các ứng viên cho Ban Chấp hành Trung ương. Vấn đề đáng quan tâm chính là ai sẽ là người lãnh đạo Việt Nam trong tương lai. Ai sẽ là Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội sắp tới? [đọc tiếp]

Đài Loan: Thái Anh Văn bác mô hình « Một quốc gia, hai chế độ » của Bắc Kinh

20/05/2020 Minh Anh (RFI) - Ngày 20/05/2020, trong bài phát biểu tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai, nữ tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn tuyên bố Đài Loan không thể chấp nhận nguyên tắc « Một quốc gia, hai chế độ ». Chính quyền Bắc Kinh đe dọa « không dung thứ » cho bất kỳ hành động ly khai nào của Đài Bắc.

Trong lễ nhậm chức mở đầu nhiệm kỳ hai và cũng là nhiệm kỳ cuối cùng, tổng thống Thái Anh Văn cho rằng mối quan hệ đôi bờ eo biển đang đi vào một bước ngoặt lịch sử. [đọc tiếp]

Dù là đảng viên hay không, người dân đang phải trả hàng nghìn tỷ đồng cho các đại hội đảng

20/05/2020 Bùi Công Trực (Luật Khoa) - Ước đoán ở mức rất khiêm tốn, số tiền người dân phải trả cho các đại hội đảng ở riêng cấp địa phương đã đủ cho Thanh tra Chính phủ hoạt động hơn 25 năm. Một hoạt động thuần túy đảng phái như vậy lại tiêu tốn kha khá ngân sách của phía chính quyền, mà nói thẳng ra là từ thuế, phí và các nguồn thu đáng ra có thể dùng cho nhiều hoạt động quản trị nhà nước và chính sách dân sinh. [đọc tiếp]

Việt Nam: Tuyên truyền về Hồ Chí Minh, kết quả thế nào?

19/05/2020 (BBC) - Việt Nam tuần này kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đảng Cộng sản cầm quyền nói Hồ Chí Minh là Lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Tuy vậy, một số nhà bình luận tự xem là độc lập, cũng bày tỏ đánh giá không đồng nhất với Đảng Cộng sản về lãnh tụ Hồ Chí Minh. Nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh (Khoa Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội): Từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới sụp đổ vào cuối thế kỷ trước, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh mới được đẩy lên như một vũ khí tư tưởng thay cho chủ nghĩa Mác - Lênin. Cho nên, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo hướng này là chuyện không lạ và không mới. Nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo: Tôi theo dõi bài diễn văn và cười một mình. Hồ Chí Minh chọn và bắt Việt Nam đi theo con đường đó nên nảy sinh nhiều tác hại khôn lường, mà đặc biệt là nạn độc tài toàn trị cộng sản ở Việt Nam. [đọc tiếp]

Gia đình cụ Lê Đình Kinh gửi đơn trình báo mất cắp tài sản sau vụ việc ở Đồng Tâm ngày 9-1

19/05/2020 (RFA) - Hôm 18 tháng 5 năm 2020, chị Nguyễn Thị Duyên là cháu dâu của cụ Lê Đình Kình gửi đơn lần 2 đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra trả lại tài sản cho chị gồm một chiếc xe ô tô và một số đồ trang sức trị giá gần 65 triệu đồng hoặc điều tra "kẻ nào lợi dụng việc thi hành công vụ ăn trộm tài sản cá nhân của công dân trong những ngày niêm phong chỗ ở".

Chị Nguyễn Thị Duyên là vợ của anh Lê Đình Uy, con ông Lê Đình Công - người bị bắt giam trong sự kiện đụng độ giữa cảnh sát và người dân ngày 9-1 ở xã Đồng Tâm. Chị Duyên cũng bị giữ trong một ngày nhưng phải hai hôm sau chị mới được trở về nhà. Ông Lê Đình Kình - 82 tuổi, là người đã thiệt mạng trong vụ đụng độ. [đọc tiếp]

Bỉ quyết ra tay chống gián điệp Trung Quốc

18/05/2020 Thụy My (RFI) - Le Monde ngày 18/05/2020 cho biết, nước Bỉ đang quyết liệt chống lại gián điệp Trung Quốc. Từ một năm qua, chính quyền Bỉ liên tục có các biện pháp đối phó với các hoạt động thù địch của Bắc Kinh trên lãnh thổ nước mình.

Sau khi cấm cư trú đối với Tống Tân Ninh (Song Xinning), giám đốc Viện Khổng Tử đặt tại trường đại học tiếng Hà Lan ở Bruxelles (VUB) năm 2019, Bỉ vừa có quyết định tương tự với một quan chức phụ trách văn hóa của Trung Quốc tại Bruxelles. Ngoài ra, Ủy ban kiểm soát tình báo an ninh, được mệnh danh là « Ủy ban R », còn mở điều tra về nghi vấn Trung Quốc xâm nhập cả vào cơ quan tình báo Bỉ. [đọc tiếp]

Vụ Hồ Duy Hải: Quốc hội 'đang giao cơ quan xử lý'

18/05/2020 (BBC) - Trong diễn biến mới hậu phiên Giám đốc thẩm liên quan bị án, tử tù Hồ Duy Hải, hôm 18/5/2020, Quốc hội Việt Nam và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao của nước này vừa có các động thái mới được báo chí chính thống của nhà nước đưa tin.

Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Hạnh Phúc, được báo Tuổi Trẻ Online hôm thứ Hai dẫn lời cho hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đang giao các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất ‘hướng xử lý’ vụ án Hồ Duy Hải theo quy định của pháp luật nước này. [đọc tiếp]

Trí thức Việt Nam ký kiến nghị về Hồ Duy Hải 'vì trách nhiệm công dân'

18/05/2020 (BBC) - Một bản kiến nghị gửi cho các lãnh đạo cơ quan nhà nước cao nhất ở Việt Nam đề nghị Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải”.

Ngoài ra, nhóm ký kiến nghị yêu cầu Quốc hội VN lập Ủy ban giám sát vụ án để đánh giá lại tính khách quan và chính xác của phiên giám đốc thẩm hơn một tuần trước. [đọc tiếp]

Nền tư pháp hoang dại ở Việt Nam còn tồn tại đến bao giờ?

18/05/2020 Lê Phú Khải (Bauxite Việt Nam) - Ở những nền tư pháp tử tế, khi một nghi phạm bị bắt thì người đi bắt phải nói với nghi phạm: Ông/Bà được phép mời luật sư. Từ đó trở đi, mỗi lần công an hỏi cung nghi phạm thì luật sư ngồi bên cạnh, luật sư có quyền không cho người hỏi cung hỏi câu này hoặc câu khác, vì “câu hỏi đó không đúng luật”! Vì luật sư là người nắm luật pháp hơn cả. Mỗi biên bản hỏi cung như thế phải có chữ ký chứng thực của luật sư thì lúc ra toà lời khai mới có giá trị.

Ở Việt Nam thì các vụ án luật sư không được tiếp cận hồ sơ từ đầu, chứ đừng nói gì đến ngồi cạnh nghi phạm khi bị hỏi cung. Ở vụ án Hồ Duy Hải, luật sư không được gặp Hải bao giờ cả. Bị đánh đến thừa sống thiếu chết thì nghi phạm thà nhận là mình “giết người” để không bị tra tấn đau đớn! Những lời khai trong bóng tối như thế ở một nền tư pháp dân chủ đều không có giá trị pháp lý. [đọc tiếp]

Hồ Duy Hải và thân phận người dân Việt Nam dưới Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa

18/05/2020 Luật sư Đào Tăng Dực (Dân Làm Báo) - Việt Nam không phải là một quốc gia có một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên như các quốc gia dân chủ trên thế giới. Chính vì thế hệ thống pháp lý của Việt Nam là “Pháp chế xã hội chủ nghĩa”, không phải là chế độ pháp trị bình thường như tại các quốc gia dân chủ.

Lý do pháp chế xã hội chủ nghĩa khác biệt với chế độ pháp trị bình thường là vì sự vắng bóng của yếu tố hiến định (tức là tính tối cao của một hiến pháp nghiêm chỉnh, thay vì tính tối cao của điều lệ đảng CSVN) và sự vắng bóng của yếu tố đa nguyên (tức sự hiện diện của đối lập chính trị hầu giám sát hoạt động của đảng CSVN). [đọc tiếp]

Bộ Quốc phòng: Người Trung Quốc ‘lợi dụng kẽ hở’, nắm các khu đất ‘trọng yếu’ ở Việt Nam

18/05/2020 (VOA) - Người Trung Quốc đang nắm trong tay hơn 162.000 hectare đất của Việt Nam, trong đó có những nơi trọng yếu thuộc vùng biên giới hoặc ven biển, Bộ Quốc phòng Việt Nam mới đây cho biết, theo báo chí trong nước.

Qua các trích dẫn của Tuổi Trẻ, Thanh Niên và VietnamNet, dường như Đà Nẵng được Bộ Quốc phòng tập trung nhấn mạnh nhất, khi báo cáo của bộ nêu ra 2 cá nhân và 7 doanh nghiệp Trung Quốc hoặc “có yếu tố sở hữu Trung Quốc” đã “núp bóng” một số công dân hay doanh nghiệp Việt Nam để sở hữu hoặc thuê hàng trăm nghìn mét vuông đất ven biển, thậm chí sát cạnh sân bay Nước Mặn, từng là sân bay quân sự. [đọc tiếp]

Núp bóng Covid-19, Trung Quốc gia tăng gây hấn ở Biển Đông

17/05/2020 Robert A. Manning, Patrick M. Cronin (Foreign Policy), Vũ Quốc Ngữ – Ngân Bình dịch (Việt Nam Thời Báo) - Bắc Kinh đã gia tăng áp lực lên các nước láng giềng nhằm thống trị toàn bộ Biển Đông.

Trong khi thế giới bị phân tâm vì đại dịch virus corona, Trung Quốc đã âm thầm sử dụng các hoạt động bán quân sự và chính trị-pháp lý ở Biển Đông nhằm thay đổi cục diện ở khu vực. Cho rằng Hoa Kỳ đang tập trung ở nơi khác và mệt mỏi sau nhiều năm lấn chiếm của Trung Quốc, những nỗ lực của Bắc Kinh đang tiến đến một điểm không thể cứu vãn. Trung Quốcmuốn ép buộc các nước láng giềng trên biển từ bỏ yêu sách và quyền lãnh thổ theo luật pháp quốc tế và thay đổi hiện trạng theo hướng không thể đảo ngược. [đọc tiếp]

Vụ Hồ Duy Hải: 10 sai sót của hội đồng thẩm phán

16/05/2020 Nguyễn Hùng (VOA) - Vụ ông Hồ Duy Hải bị bắt rồi kết án tử hình trong nghi án giết hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi ở Long An xảy ra đã được 12 năm. Việc Hội đồng Thẩm phán đồng loạt bác kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, khiến hành trình tìm công lý của gia đình ông Hồ Duy Hải đang đi vào ngõ cụt. Quyết định đồng loạt của toàn bộ 17 thẩm phán cũng gây ra hàng loạt các câu hỏi về tư cách của các thẩm phán và hệ luỵ của quyết định họ đưa ra với nền công lý vốn đã què quặt sẵn ở Việt Nam. [đọc tiếp]

GS Thayer: Ai sẽ lên lãnh đạo Việt Nam vào năm 2021

16/05/2020 Ngọc Lễ (VOA) - Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 diễn ra từ ngày 11 đến ngày 14/5 để bàn về tiêu chuẩn, cơ cấu và cách thức tuyển chọn nhân sự cho dàn lãnh đạo mới cho Đảng Cộng sản tại Đại hội thứ 13 của Đảng dự trù sẽ diễn ra vào đầu năm 2021.

Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 diễn ra từ ngày 11 đến ngày 14/5 để bàn về tiêu chuẩn, cơ cấu và cách thức tuyển chọn nhân sự cho dàn lãnh đạo mới cho Đảng Cộng sản tại Đại hội thứ 13 của Đảng dự trù sẽ diễn ra vào đầu năm 2021. [đọc tiếp]

Nhiều người Việt Nam lo Trung Quốc 'thôn tính' đất ven biển

16/05/2020 (BBC) - Bộ Quốc phòng Việt Nam nói các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố sẽ rà soát đánh giá tổng thể các dự án đầu tư của nước ngoài, nhất là dự án liên quan đến người Trung Quốc tại khu vực biên giới, biển, đảo có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh.

Đây là tiết lộ trong trả lời của Bộ Quốc phòng với cử tri Hải Phòng, liên quan lo ngại người Trung Quốc mua đất ở Đà Nẵng và một số nơi khác. Để sở hữu các lô đất, người Trung Quốc được cho là đã nghiên cứu, lợi dụng kẽ hở của Luật Đầu tư năm 2014 việc góp vốn bằng đất để liên doanh thành lập doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước ở các lĩnh vực đầu tư, đất đai. [đọc tiếp]

Trung Quốc lạm dụng tư thế ở thượng nguồn các con sông châu Á

16/05/2020 Trọng Nghĩa (RFI) - Tuần báo Anh The Economist ngày 16/05/2020 đã có bài viết phê phán việc Trung Quốc lạm dụng tư thế quốc gia nằm ở thượng nguồn hai con sông lớn tại châu Á để bắt chẹt các láng giềng.

Trong bài bình luận “Nếu không bớt xây đập trên thượng nguồn, thì ít ra Trung Quốc nên chia sẻ thông tin”, The Economist đã nêu lên trường hợp sông Brahmaputra chảy qua Ấn Độ, và sông Mêkông chảy xuống 5 nước Đông Nam Á (Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam) để chỉ trích việc Bắc Kinh cố tình giữ kín các thông tin về hoạt động của các con đập giữ nước mà họ xây trên thượng nguồn, khiến cho nông dân và ngư dân ở các nước hạ nguồn không thể có được kế hoạch tốt để canh tác hay đánh bắt. [đọc tiếp]

Bóng đen gián điệp Trung Quốc phía sau đại sứ quán Malta ở Bruxelles

15/05/2020 Thụy My (RFI) - Nhật báo Le Monde số ra chiều 15/05/2020 đăng bài điều tra, báo động từ nhiều năm qua cơ quan tình báo Bỉ vẫn canh cánh nỗi lo đối với đại sứ quán Malta nằm đối diện với trụ sở Ủy Ban Châu Âu, được Trung Quốc bỏ tiền ra tân trang. Từ đầu những năm 2010, cơ quan an ninh Bỉ tố cáo đại sứ quán này chứa đầy những phương tiện kỹ thuật do tình báo Trung Quốc lắp đặt để dọ thám các định chế châu Âu. Một hoạt động mà theo tình báo Bỉ có thể kéo dài đến ngày nay. Thông tin được Alain Winants - lãnh đạo tình báo vương quốc cho đến năm 2014 - chuyển cho bộ Ngoại Giao Bỉ. [đọc tiếp]

Sự thành công của Việt Nam trong đối phó với đại dịch coronavirus được xây dựng trên sự đàn áp

15/05/2020 Bill Hayton, Tro Ly Ngheo (Foreign Policy), Vũ Quốc Ngữ dịch (Việt Nam Thời Báo) - Khi nhà tư vấn kinh tế Raymond Mallon có trụ sở tại Hà Nội trở về Việt Nam sau chuyến đi nước ngoài vào cuối tháng 3, ngay lập tức ông bị công an địa phương nhắn tin hỏi thăm sức khỏe. Việt Nam là một quốc gia không chỉ biết bạn sống ở đâu mà còn biết khi nào bạn đi xa và số điện thoại di động của bạn.

Trong khi cộng đồng quốc tế đã chỉ trích bộ máy an ninh Việt Nam trong quá khứ vì vi phạm quyền công dân của mình, quốc gia này đã nhận được những lời khen ngợi vì đã xử lý thành công đại dịch hiện nay. Nhưng các công cụ được sử dụng là như nhau. Trong nhiều thập kỷ, Đảng Cộng sản đã sử dụng theo dõi, giám sát và kiểm duyệt để quản lý người dân. [đọc tiếp]

Nghị quyết của Chính phủ thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn

15/05/2020 (RFA) - Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh vào ngày 15/5 tổ chức Lễ công bố Nghị quyết số 102 của Chính phủ về việc thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

Tin cho biết, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh. Thời gian thực hiện thí điểm là 3 năm, kể từ ngày 21/4/2020.

Nhiều cuộc biểu tình chống Dự luật đặc khu đã diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước vào tháng 6 năm 2018 khiến Chính phủ phải ngừng việc đưa dự luật ra Quốc hội. Những người phản đối dự luật lo ngại nếu được thông qua, luật mới sẽ cho phép người Trung Quốc vào chiếm đất của Việt Nam tại những địa điểm trọng yếu. [đọc tiếp]

Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa máy bay do thám đến đá Chữ Thập, phản đối Lào xúc tiến xây thêm đập trên Sông Mê kong

14/05/2020 (RFA) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê thị Thu Hằng vào ngày 14 tháng 5 lên tiếng phản đối Trung Quốc về việc các máy bay của Hoa Lục xuất hiện tại Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đòi chủ quyền.

Phản đối vừa nêu được đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội khi báo giới nêu câu hỏi về việc hãng ảnh vệ tinh ImageSat International (ISI) của Israel vào ngày 13 tháng 5 cho công bố những ảnh chụp ngày 9 tháng 5 cho thấy máy bay cảnh báo sớm KJ-500, KQ-200 và  máy bay trực thăng Z-8 của Trung Quốc xuất hiện tại Đá Chữ Thập.

Theo  ISI những máy bay vừa nêu được đưa ra khỏi kho chứa và đậu ở bên ngoài. Điều này cho thấy Đá Chữ Thập  là nơi Trung Quốc dùng làm căn cứ cho hoạt động do thám máy bay trong khu vực. [đọc tiếp]

Trung Quốc đang mất châu Âu vì kiểu ngoại giao “dao to búa lớn”

12/05/2020 Mai Vân (RFI) - Vào lúc nước Mỹ của tổng thống Donald Trump ngày càng co cụm, không ngần ngại gây bất hòa với các đồng minh châu Âu, Bắc Kinh từng nghĩ rằng có thể chiếm được vị trí của Washington, nhất là vào lúc cả Mỹ lẫn châu Âu đều đang bị dịch Covid-19 xuất xứ từ Trung Quốc tác hại. Thế nhưng, theo nhận định của tờ báo Mỹ Bloomberg ngày 07/05/2020, với một “chiến dịch tung tin thất thiệt vụng về và xấu xa”, Trung Quốc đang hứng chịu hệ

quả ngược lại với mong đợi. [đọc tiếp]

Hãy cứu Hồ Duy Hải!

11/05/2020 Chu Hảo (Blog xuandienhannom) - Nếu bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải được thực thi như ý nguyện của 17 quan tòa Giám đốc thẩm ngày 8 tháng 5 năm 2020 thì chính họ là những tên đao phủ; và nền công lý này, về thực chất, đã phản bội lại nhân dân.

Hồ Duy Hải vẫn đang tạm thời được sống cho đến khi 1% khe cửa công lý khép lại hẳn.

Hãy mau mau lên tiếng để cứu mạng sống của Hồ Duy Hải và ngăn chặn không cho Tòa án Tối cao lộng hành ngang ngược. Họ đồng lòng khẳng định việc Sơ thẩm và phúc thẩm của án tử hình đối với Hồ Duy Hải là đúng, mặc cho quá trình điều tra xét hỏi có nhiều sai sót và vi phạm các quy định tố tụng. [đọc tiếp]

Hãy hòa giải người chết trước cái đã rồi mới nói đến chuyện hòa giải người sống

10/05/2020 Nguyễn Văn Nghệ (Dân Làm Báo) - Lâu nay chúng ta thường nghe “bên thắng cuộc” rêu rao chuyện hòa giải hòa hợp dân tộc. Nhưng đã 45 năm trôi qua công cuộc hòa giải hòa hợp dân tộc cũng chẳng đi tới đâu. Ngay cả người chết còn chưa được hòa giải hòa hợp, huống chi người còn sống.

Trong những năm gần đây, nhiều cán bộ cộng sản sống gần khu vực tôi cư trú cũng cúng cô hồn chiến sĩ. Khi thắp nhang họ đã vái như sau: “Xin mời các bác “địch” thì ra, mời các bác “ta” thì vào”. Với người cộng sản, mang nặng tư tưởng đấu tranh giai cấp cho nên với người chết, họ cũng chia ra chiến tuyến: địch-ta. [đọc tiếp]

Giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải bộc lộ động cơ chính trị thô bạo và sa lầy của cộng sản Việt Nam

09/05/2020 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sau 3 ngày họp , chiều 8-5-2020 Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao , dưới sự chủ tọa của chánh án Nguyễn Hoà Bình đã phán quyết bác bỏ kháng nghị của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao về vụ án tử tù Hồ Duy Hải.

Vụ án xảy ra cách đây 12 năm đối với một con người cụ thể, nhưng đã gây sự búc xúc đối với dư luận trong nước và quốc tế về quá trình điều tra xét xử của các cơ quan tư pháp Việt Nam, về vụ án đã kéo dài trong suốt 12 năm đã qua ba đời Chủ tịch nước từ bác bỏ đơn xin ân xá của bị can đến yêu cầu Chánh án toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét lại vụ án không để oan sai. Trước đây khi còn giữ chức Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ông Nguyễn Hoà Bình bác bỏ đơn xin giám đốc thẩm của tử tù Hồ Duy Hải. Gần đây người kế nhiệm ông là ông Viện trưởng Lê Minh Trí đã ký kháng nghị xem xét hủy bỏ bản án cũ để xét xử lại.

Dư luận xã hội bày tỏ sự quan tâm về vai trò của ông chánh án Nguyễn Hoà Bình khi đương nghiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ký quyết định bác đơn của tử tù Hồ Duy Hải khi xử giám đốc thẩm vụ án, nay trên cương vị Chánh án Toà án nhân dân tối cao ông là người chủ tọa cuộc họp của Hội đồng thẩm phán để phán quyết kháng nghị của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cao người kế nhiệm ông phải chăng là người vừa đá bóng vừa thổi còi ?! .

Chung quanh việc giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải, từ Sài Gòn , nhà báo Nguyễn Đình Ngọc đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành đôi điều suy nghĩ phải chăng đây là một việc làm phơi bày động cơ chính trị thô bạo và sa lầy của giới cầm quyền cộng sản Việt Nam. Nội dung như sau - Mời quý vị cùng nghe Youtube phỏng vấn Nguyễn Đình Ngọc.

 

Ngoại giao « chiến binh sói » khiến Trung Quốc bị gậy ông đập lưng ông

07/05/2020 Thụy My (RFI) - Ngày 10/04/1974, Đặng Tiểu Bình, lúc đó là phó thủ tướng Trung Quốc, phát biểu trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc một bài diễn văn nổi tiếng, khẳng định : « Trung Quốc không phải là siêu cường và sẽ không bao giờ tìm cách trở thành siêu cường ».

Ngày 10/04/2020, các nhà Trung Quốc học không thể không nhắc lại trên mạng xã hội câu nói trên, trong bối cảnh thực tế 46 năm sau hoàn toàn đi ngược lại. Bắc Kinh tung ra chiến dịch « ngoại giao khẩu trang » được dàn dựng kỹ lưỡng trên toàn thế giới. Điều này lại càng ấn tượng hơn khi chỉ mới vài tuần trước đó, Trung Quốc đòi hỏi các nước phương Tây giữ im lặng về viện trợ y tế cho tâm dịch Vũ Hán. [đọc tiếp]

Thuê cảng Cam Ranh: Mỹ không muốn, Việt Nam không thể

06/05/2020 Minh Anh (RFI) - Nhiều tin đồn cho rằng Việt Nam nhắm đến khả năng cho Hoa Kỳ thuê dài hạn cảng Cam Ranh hay một số đảo ở Biển Đông như là một căn cứ hậu cần hay làm một trạm dừng nhằm đối phó với hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ý tưởng này thường được nêu ra mỗi khi Trung Quốc có những hành động hung hăng ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo quan điểm của giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc Phòng Úc, trên báo mạng The Diplomat ngày 06/05/2020, khả năng này là ít xảy ra do chính sách quốc phòng từ cả hai phía. [đọc tiếp]

Liệu Việt Nam có thể làm chủ tịch ASEAN thêm một năm nữa ?

04/05/2020 Thụy My (RFI) - Theo tác giả David Hutt trên The Diplomat, có những tin đồn cho rằng Việt Nam mong muốn duy trì chức chủ tịch luân phiên ASEAN thêm một năm nữa, để bù đắp lại thời gian bị tê liệt vì dịch virus corona. Liệu các nước ASEAN có đồng ý hay không ? Nhà phân tích Carl Thayer cho biết : « Sau khi nạn dịch virus corona xảy ra ở Trung Quốc vào tháng Giêng, những tin đồn bắt đầu lan truyền trong giới ngoại giao, là Việt Nam đang thăm dò các thành viên ASEAN khác để đề nghị kéo dài chức chủ tịch sang năm tới. Tiếc rằng con virus xuất phát từ Vũ Hán đã ngăn trở các nhà lãnh đạo ASEAN gặp gỡ trực tiếp, tước đi cơ hội của Việt Nam để xác định được liệu sẽ có sự đồng thuận về đề nghị của mình hay không ». [đọc tiếp]

Sao cứ nhè Đồng mà chửi ?

04/05/2020 Trần Thế Kỷ (Việt Nam Thời Báo) - Những năm gần đây rộ lên một luồng ý kiến rằng Phạm Văn Đồng, với bức công hàm 1958 mà ông ta đã ký, đã dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.

Thiển nghĩ, đây là một ý kiến rất vô lý, bởi lẽ ai cũng biết vào thời điểm 1958 thì Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hoà, một quốc gia độc lập và có chủ quyền. Lúc đó Phạm Văn Đồng là Thủ tướng của VNDCCH thì làm gì có quyền dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. [đọc tiếp]

Câu hỏi về khả năng đối phó của Việt Nam trước dã tâm của Trung Quốc ở Biển Đông

04/05/2020 Trương Vĩnh Khang (RFA) - Mới đây, chính quyền Bắc Kinh lại tiếp tục đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá tại biển Đông. Lệnh cấm đơn phương này Trung Quốc đã tuyên bố từ năm 1999. Tuy nhiên, mãi tới năm 2007 trở về sau, Trung Quốc mới có thể sử dụng các lực lượng chấp pháp của mình “thực thi” lệnh cấm này.

Về phía Việt Nam, ngoài việc lên tiếng phản đối từ Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, vẫn chưa thấy có hành động nào quyết liệt để đối phó các hành động leo thang này của Trung Quốc. [đọc tiếp]

Hội Nghề cá Việt Nam phản đối lệnh đánh bắt tại Biển Đông của Trung Quốc

04/05/2020 (RFA) - Hội Nghề Cá Việt Nam vào ngày 4 tháng 5 chính thức phản đối lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc đưa ra kể từ ngày 1 tháng 5 cho đến ngày 16 tháng 8 tại khu vực Biển Đông.

Theo tin từ truyền thông Nhà nước Việt Nam thì Hội Nghề Cá trong ngày thứ hai, ngày 4 tháng 5 có văn bản gửi Văn Phòng Chính Phủ, Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn, Bộ Ngoại giao, Ban Đối Ngoại Trung ương của đảng cộng sản Việt Nam. Nội dung phản đối Trung Quốc ban hành Quy chế Cấm đánh bắt cá trên Biển Đông năm 2020. [đọc tiếp]

Trung Quốc đơn phương ra lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông

03/05/2020 Thu Hằng (RFI) - Trung Quốc vừa đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm ở Biển Đông trong vòng ba tháng rưỡi, từ ngày 29/04 đến 16/08. Trước tình hình ở Biển Đông và biển Hoa Đông trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ điều bốn máy bay ném bom B-1B đến ở đảo Guam, đánh dấu sự trở lại của loại oanh tạc cơ hạng nặng trong khu vực Thái Bình Dương.

Theo thông tin của Sở Nông Nghiệp Hải Nam, được báo mạng Hoàn Cầu Thời Báo trích dẫn ngày 02/05, “mọi hoạt động đánh bắt cá không được phép trong những vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”. [đọc tiếp]

2020 - Năm quyết định tương lai chính trị của nước Mỹ

03/05/2020 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào đầu năm 2020 không ai nghĩ Tổng thống Mỹ đương nhiệm có thể sẽ đại bại trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp diễn ra vào ngày 03/11/2020. Tổng Thống Donald Trump rất hãnh diện về những thành tích đạt được trong ba năm cầm quyền. Tình hình kinh tế cải thiện với độ tăng trưởng lên gần 3 % và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 3,5 %. Những cáo buộc của Hạ Viện, Trump lạm dụng quyền hành trong phiên xử luận tội truất quyền tại Thượng viện bị bác bỏ. Tỷ lệ cử tri ủng hộ Trump lên đến 49 %. Con số cao nhất từ khi Trump chấp chính vào tháng 1/2017. [đọc tiếp]

Việt Nam Cộng hòa lừng lững đi vào lòng đất nước

03/05/2020 Trần Doãn Nho (Bauxite Việt Nam) - 30/4/1975, Việt Nam Cộng hòa (VNCH)[1] tức tưởi chết! ...  Đọc được từ một nữ bộ đội miền Bắc, sau này là nhà văn nổi tiếng Dương Thu Hương: “Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cà mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ”. [đọc tiếp]

Thừa cơ phương Tây bị dịch Covid, “chiến lang” Trung Quốc giở trò

02/05/2020 Trọng Nghĩa (RFI) - Trang bìa của hai tuần báo Pháp ra vào cuối tháng Tư và đầu tháng Năm 2020 này đã nêu bật mối quan tâm của dư luận Pháp và phương Tây hiện nay về ý đồ của Trung Quốc. Trên nền ảnh chụp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Le Point chạy hàng tựa lớn: “Trung Quốc đang chơi trò gì”, một câu hỏi như đã được Courrier International giải đáp cũng ở ngay trang bìa: “Phải chăng thời cơ của Trung Quốc đã đến”, bên trên một bức biếm họa vẽ hai nhân vật Donald Trump và Tập Cận Bình tay cầm con virus corona chuẩn bị đánh nhau. [đọc tiếp]

Viện Khổng Tử 

02/05/2020 Trần Trung Đạo (FB Chính Luận Trần Trung Đạo) - Các nước trên thế giới, dù nhỏ hay lớn đều muốn nhân loại biết đến những cái hay cái đẹp của nước mình.

Viện Goethe (Goethe-Institut), đặt tên theo nhà văn và chính khách Đức Johann Wolfgang von Goethe, có 159 cơ sở hoạt động gần khắp thế giới để trao đổi văn hóa và ngôn ngữ. Viện Goethe tự trị về tài chánh và độc lập điều hành với chính phủ Đức.

Hội Liên Minh Pháp (Alliance Française) do một số trí thức Pháp trong đó có nhà khoa học Louis Pasteur, nhà văn Jules Verne, sáng lập từ 1883, có mặt trên 137 quốc gia với tổng số gồm 850 trung tâm cũng hoạt động độc lập với chính phủ Pháp. [đọc tiếp]

Thương binh VNCH: ‘chạnh lòng’ ngày 30/4, ‘khốn đốn’ vì Covid-19

01/05/2020 (VOA) - Các thương phế binh của Việt Nam Cộng hòa nằm trong nhóm người dễ bị tổn thương nhất vì dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam trong khi họ gần như đã bị gạt ra bên lề sự phát triển của đất nước tròn 45 năm sau ngày hai miền được thống nhất, theo tìm hiểu của VOA. Các thương phế binh của miền Nam trước đây, vốn bị tật nguyền, mất sức lao động và phải làm các công việc như bán vé số, đi bán dạo hay lượm ve chai, đang phải vật lộn vì mất kế sinh nhai trong mùa dịch. [đọc tiếp]

Tin tặc Trung Quốc tấn công mạng chính phủ Việt Nam giữa căng thẳng Biển Đông

01/05/2020 Hoài Hương (VOA) - Nghiên cứu mới nhất của công ty an ninh mạng hàng đầu của Mỹ cho biết nhóm tin tặc được xem là do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn có thể đang đứng sau một chiến dịch nhằm thu thập dữ liệu từ các quan chức chính phủ Việt Nam, giữa bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.

Theo nghiên cứu của công ty chuyên cung cấp thông tin về các mối đe doạ tình báo, Anomali, thì nhóm tin tặc có tên Pirate Panda đang cố gắng lừa các quan chức Việt Nam mở các tài liệu Microsoft Excel độc hại được đính kèm trong email có nội dung chi tiết về các ngày lễ. [đọc tiếp]

Liệu Việt Nam lại trễ chuyến tàu vào tương lai?

01/05/2020 Đoàn Xuân Kiên (BBC) - Đất nước đã thống nhất 45 năm. Đây là thời gian đủ để Đài Loan vươn lên thành một nước phát triển phồn vinh, phong phú vốn liếng đầu tư sang các quốc gia khác, kể cả Trung Hoa lục địa.

Không đầy 40 năm, kể từ 1964, quốc gia Nam Hàn đã trở thành cường quốc kinh tế vào hàng cường quốc thứ 9.

Việt Nam ta thì sao? Sau 45 năm thống nhất và rất nhiều công lao xây dựng đất nước, đất nước vẫn chưa thoát ra tình cảnh một xã hội nghèo túng, một nền kinh tế nhiều phần lệ thuộc vào sự cho thuê vốn, xuất khẩu lao động, và thiếu vắng một nền sản xuất công nghiệp cao cấp. Nguyên do tình trạng tù đọng chẳng đâu xa: chính lề lối tổ chức xã hội, hệ thống quản lí xã hội phải chịu trách nhiệm cho sự trì trệ bao lâu nay. [đọc tiếp]

‘Mình là ván cờ họ thí để đi ván cờ khác’- Hoàng Đức Nhã nhìn lại biến cố 30/4

01/05/2020 Hoài Hương (VOA) - 45 năm sau khi Saigon thất thủ, những nhân vật từng đóng một vai trò trong giai đoạn dẫn tới biến cố lịch sử này ngày càng thưa dần… Trong những nhân chứng lịch sử hiếm hoi còn lại có ông Hoàng Đức Nhã, nguyên Tổng Trưởng Thông Tin, Dân vận và Chiêu Hồi Việt Nam Cộng Hoà. Ông Nhã, cựu Bí Thư và Tham vụ Báo chí của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nhìn lại biến cố lịch sử 30/4/1975 trong cuộc phỏng vấn dành cho VOA-Việt ngữ. [đọc tiếp]

30 tháng Tư 1975 – Cột mốc diễn biến của Cộng sản Việt Nam

01/05/2020 Nguyễn Khắc Mai (Bauxite Việt Nam) - Đối với cột mốc này nhiều người, theo ý kiến riêng, cái chủ kiến của mình, họ đặt cho ngày lịch sử này những cái tên khác nhau.

Tôi cũng có ý riêng của mình. Có lần dễ cũng đã ngót 20 năm nay, trên tờ Tuổi Trẻ (Sài Gòn), tôi đã có bài viết “30 tháng Tư – Một cột mốc lịch sử”. Đại để, tôi nói từ cột mốc ấy, nếu nhìn theo chiều quá khứ, người ta (chủ yếu bên thắng cuộc) chỉ thấy chiến công, chiến thắng.

anh em VNCH theo lý tưởng độc lập phi cộng sản, đã hình thành nên một thực thể nhà nước có chính danh trên quốc tế, mà cũng để lại nhiều thành tựu văn hóa xã hội giá trị. [đọc tiếp]

30/4/1975 – Tổng quan 45 năm đất nước dưới chế độ cộng sản

01/05/2020 Luật sư Đào Tăng Dực (Bauxite Việt Nam) - Từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến ngày 30 tháng 4 năm 2020 thời gian 45 năm. Đây là một khoảng thời gia rất dài trong đời người và thời gian đủ để một quốc gia, dưới sự lãnh đạo của một tập thể hoặc cá nhân sáng suốt, có thể đưa cả một dân tộc đi lên và xoay chuyển vận mệnh như Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật Bản, Tổng thống Mustafa Kamal Ataturk của Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Tổng thống Phác Chính Hy của Nam Hàn.

Lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới chứng minh rằng, trừ những trường hợp vô cùng hiếm hoi, trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia lệ thuộc nhiều vào 2 yếu tố chủ quan nội tại:

a. Một là bàn tay và khối óc của người dân trong quốc gia đó,

b. Hai là tài ba và viễn kiến của giới lãnh đạo, [đọc tiếp]

Nhìn lại Hiệp định Paris 45 năm sau chiến tranh VN

30/04/2020 Hoài Hương (VOA) - Chiến tranh Việt Nam kết thúc khi Saigon thất thủ vào tháng Tư năm 1975, nhưng theo một số sử gia thì số phận của miền Nam Việt Nam đã được định đoạt từ hơn hai năm trước, khi các bên tham chiến đạt được hiệp định hòa bình ở Paris. Được ký kết ngày 27/1/1973 giữa 4 bên: Hoa Kỳ, hai miền Nam và Bắc Việt Nam, và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và tái lập hòa bình ở Việt Nam, trên thực tế ‘không chấm dứt chiến tranh mà cũng chẳng mang lại hòa bình’, theo nhận định của sử gia Larry Berman, tác giả của quyển “No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger and the Betrayal in Vietnam” – “Không Hòa bình, Không Danh dự: Nixon, Kissinger và sự Phản bội tại Việt Nam”. [đọc tiếp]

Việt Nam : Tranh giành quyền lực quyết liệt sau khi chiến thắng virus

30/04/2020 Thụy My (RFI) - Kinh tế và Trung Quốc là hai vấn đề hàng đầu đối với đảng Cộng Sản Việt Nam trong khi chuẩn bị chọn ra « Tứ trụ », đó là nhận xét của báo Nhật Nikkei Asian Reviews trong bài viết mang tựa đề « Tranh giành quyền lực ở Việt Nam bước vào giai đoạn quyết liệt sau khi chiến thắng con virus », đăng trên mạng ngày 28/04/2020.

Tờ báo mô tả, trong chiếc áo sơ mi trắng, không đeo cà-vạt và không mang khẩu trang, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc có vẻ tự tin và nhẹ nhõm khi phát biểu trong cuộc họp chính phủ thứ Tư tuần trước. Ông có lý để tỏ ra thoải mái: đã nhiều ngày qua Việt Nam không ghi nhận thêm một ca nhiễm virus corona nào. [đọc tiếp]

‘Quan nhất thời, dân vạn đại, chế độ này phải thay đổi’

30/04/2020 Khánh An (VOA) - Một người Pháp đã cắm “cờ giải phóng” của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trước Hạ nghị viện của Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1970 nói với VOA rằng những năm tháng dài sinh sống và đồng hành cùng người dân Việt Nam đã giúp ông nhìn thấy rõ chế độ mà ông từng ủng hộ nay đã trở thành một hệ thống mafia chính trị kết hợp với kinh tế, đầy tham nhũng và chà đạp con người, “không xứng đáng” và không phù hợp với quan niệm sống của ông “về con người và nhân quyền”. [đọc tiếp]

Trung Quốc tận dụng virus corona để thay thế Hoa Kỳ trở thành siêu cường

30/04/2020 James Pasley (Business Insider), Diễm Mi dịch (Việt Nam Thời Báo) - Trong những tháng gần đây, với sự lây lan của coronavirus từ Vũ Hán, Trung Quốc, do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu đã cố gắng củng cố vị thế của mình trên thế giới, trong khi cố gắng đẩy Hoa Kỳ khỏi vị thế siêu cường. Ông ta đã làm điều này bằng cách củng cố chủ quyền trên Biển Đông, bằng cách đàn áp người biểu tình (Hồng Kông) năm ngoái để duy trì quyền kiểm soát Hồng Kông và đe dọa Đài Loan bằng cách bổ sung các biện pháp quân sự. [đọc tiếp]

Carl Thayer: Vấn đề hoà giải, hoà hợp 'vẫn còn nhức nhối' sau Cuộc chiến VN

30/04/2020 (BBC) - Vấn đề hoà giải, hoà hợp vẫn còn nhức nhối giữa những người Việt thuộc hai phe, Giáo sư Carl Thayer nói với BBC News Tiếng Việt. Đây là khía cạnh của cuộc chiến mà, theo nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế từ Canberra, Úc, có lẽ dân tộc Việt Nam sẽ cần đến 50 năm nữa mới có thể chữa lành.

Trả lời phỏng vấn của Tina Hà Giang, BBC News Tiếng Việt, ông nói về thái độ đối xử của những người chiến thắng đối với những người bị coi là bại trận sau ngày 30/4/1975:

Tôi từng nói chuyện với những người phải đi trại cải tạo. Họ nghĩ là sẽ đi một thời gian ngắn, nhưng hoá ra là đi rất lâu. Nhiều người không được đối xử tử tế. [đọc tiếp]

Những người ‘chưa từng về lại Việt Nam từ sau năm 1975’

30/04/2020 (VOA) - Tháng Tư này đánh dấu tròn 45 năm ngày Sài Gòn sụp đổ mà chính quyền Hà Nội gọi là “ngày thống nhất đất nước”, nhưng hàng triệu người Việt phải bỏ nước ra đi lánh nạn chế độ cộng sản xem là ngày “ngày quốc hận,” với làn sóng di tản ồ ạt của nhiều người Việt, mà phần đông là đến Hoa Kỳ.

Một số người Việt rời Việt Nam đi tị nạn kể từ sau năm 1975 nói với VOA rằng họ chưa về lại lần nào, ‘vẫn sẽ không về nếu Đảng Cộng sản vẫn còn cầm quyền ở Việt Nam’ và mô tả điều mà họ cho là ‘tình hình tối tăm’ ở trong nước hiện nay. [đọc tiếp]

Người Việt trẻ gọi 30/4 là 'một biến cố buồn'

30/04/2020 Bùi Thư (BBC) - Khác với ngôn từ "nhiệt liệt chào mừng", "tinh thần chiến thắng bất diệt" cuồn cuộn trên thông tin dòng chính, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã chia sẻ những góc nhìn đầy ưu tư về ngày 30/4.

Trong bối cảnh "chống dịch như chống giặc", không khí kỷ niệm ngày 30/4 tại Việt Nam có vẻ trầm hơn so trong cột mốc 45 năm.

Chỉ khi bước lên những nền tảng ít nhiều còn nằm ngoài sự kiểm duyệt của nhà nước, như mạng xã hội Facebook, người ta mới thấy một không khí đa chiều hơn. Nhiều người treo cờ đỏ chào mừng chiến thắng. Không ít người tưởng niệm 'ngày mất nước'. [đọc tiếp]

30/04/1975: Những nhân chứng trong Dinh Độc Lập và cuộc chuyển giao không ký văn bản

30/04/2020 Phạm Cao Phong (BBC) - Để tôn trọng tính lịch sử của sự kiện, tôi ghi lại nguyên văn những lời kể dưới đây của đại tá Bùi Tín, người vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Ông kể cho tôi năm 2018 tại một bệnh viện Paris, nơi ông xin tỵ nạn sau khi rời khỏi Việt Nam, và qua đời năm 11/8/2018 tại Montreuil, thọ 90 tuổi.

Hiện nay ông Bùi Tín bị “xóa hẳn” khỏi chính sử của ngành tuyên giáo Việt Nam, kể cả vai trò của ông trong ngày 30/04/1975.

Có dịp sống cạnh ông thời gian ở Pháp, tôi hiểu vì sao ông trở thành một “nhân chứng cồng kềnh”, khó xử cho bộ máy báo chí. [đọc tiếp]

30/4: Đi tới tương lai từ quá khứ 45 năm trước thế nào?

30/04/2020 Quốc Phương (BBC) - Luật sư Lê Công Định, Sài Gòn: Nhà nước Việt Nam và đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện tại luôn nói về hoà hợp và hoà giải dân tộc từ 45 năm nay, nhưng trên thực tế chưa bao giờ họ thực hiện dù chỉ một phần nhỏ.

Thái độ thù địch đối với nhà nước Việt Nam Cộng Hoà, từ cách gọi tên cho đến cách đối xử với bất kỳ ai có liên quan đến Việt Nam Cộng Hòa cho thấy hoàn toàn không có sự hoà hợp và hoà giải đó. [đọc tiếp]

13 Dân biểu Mỹ đệ trình nghị quyết ghi nhận 45 năm Tháng Tư Đen

29/04/2020 (BBC) - Mỗi năm, biến cố 30/4 lại được các cộng đồng người Mỹ gốc Việt khắp Hoa Kỳ tổ chức tưởng niệm.

Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal hôm 29/4 đệ trình Nghị quyết Hạ viện ghi nhận biến cố lịch sử 30/4/1975, tưởng niệm 45 năm ngày Sài Gòn thất thủ và sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng hòa (VNCH).

Nghị quyết này được đồng bảo trợ bởi 12 dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ khác gồm ông Cisneros, Gerald Connolly, Lou Correa, Jim Costa, Susan Davis, Ro Khanna, Sheila Jackson Lee, Barbara Lee, Zoe Lofgren, Scott Peters, Harley Rouda, và Jan Schakowsky. [đọc tiếp]

Biển Đông: Đại sứ Mỹ tại VN ‘kịch liệt’ phản đối và lên án TQ

29/04/2020 (BBC) - Trong một động thái đáng chú ý, hôm 28/4/2020, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink đã công khai nói với truyền thông Việt Nam rằng Mỹ phản đối kịch liệt và lên án các hành vi 'phi pháp, khiêu khích' của Trung Quốc trên Biển Đông khi lợi dụng thế giới và khu vực mắc bận đối phó với đại dịch Covid-19.

"Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đều đã ra tuyên bố lên án hành vi lợi dụng việc các nước tập trung chống dịch để thúc đẩy những yêu sách phi pháp của Trung Quốc. [đọc tiếp]

30 Tháng Tư, 1975: Vì đâu nên nỗi?

28/04/2020 Vann Phan (Người Việt) - Có thể nói rằng nhân loại đã dành hết nửa sau của thế kỷ 20 và ít ra là hai thập niên đầu của thế kỷ 21 để suy nghĩ, hổ thẹn, than thở, vật vã, và ăn năn về biến cố 30 Tháng Tư, 1975, ngày mà Việt Nam Cộng Hòa, với nền dân chủ, tự do non trẻ, nhưng đầy triển vọng tốt đẹp, bị Cộng Sản Bắc Việt xâm chiếm và đặt dưới ách nô lệ của một chế độ độc tài, đảng trị sau hơn một thập niên phát động cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, với một cái giá đắt chưa từng thấy trong lịch sử xét về tổn thất nhân mạng, tài nguyên đất nước, và luôn cả nền văn minh và văn hóa rực rỡ của nước Việt Nam nghìn năm văn hiến. [đọc tiếp]

Nhân dịp kỷ niệm 30.04.1975: ôn lại một số đặc điểm trong lịch sử tị nạn Việt Nam từ 1975

28/04/2020 Lê Xuân Khoa (Bauxite Việt Nam) - Tháng Tư 1975, sau khi chiến thắng Việt Nam Cộng hòa và kết thúc cuộc nội chiến 20 năm, cộng sản miền Bắc đã mau chóng giải tán Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và áp đặt chế độ độc tài toàn trị trên cả hai miền đất nước. Chính sách bóc lột và trả thù tàn ác của cộng sản đối với nhân dân miền Nam là nguyên nhân chính đã khiến trên hai triệu dân phải bỏ hết tài sản và sự nghiệp để chạy ra nước ngoài cũng trong 20 năm liên tiếp với khoảng 300,000 người thiệt mạng trên đường mạo hiểm tim kiếm tự do. [đọc tiếp]

Việt Nam 'há miệng mắc nhiều quai' trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc

27/04/2020 Khánh An (VOA) - Cựu giáo sư Luật của Đại học Harvard, Giáo sư Tạ Văn Tài, nói rằng Việt Nam vẫn đang né tránh đề cập đến công hàm Phạm Văn Đồng, một tài liệu mà ông cho là đã khiến Hà Nội “há miệng mắc quai” trong việc đấu tranh với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông.

Giải thích cho nhận định trên, GS. Tạ Văn Tài nói rằng trong những phản ứng gần đây của Việt Nam trước một loạt hành động nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc, Việt Nam vẫn cho thấy thái độ “né tránh” và chỉ đề cập đến vấn đề “công hàm” sau khi Trung Quốc chủ động viện dẫn công hàm này ra trước đó. [đọc tiếp]

Trung Quốc vi phạm luật quốc tế khi đặt tên cho các thực thể ở Biển Đông

27/04/2020 Thanh Phương (RFI) - Trong cuối tuần qua, Trung Quốc đã đặt tên cho 80 thực thể ở Biển Đông, vùng biển đang tranh chấp nhưng Bắc Kinh khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ. Theo các nhà phân tích được tờ South China Morning Post trích dẫn hôm nay, 27/04/2020, việc đặt tên này có thể là một hành động vi phạm luật pháp quốc tế và sẽ gặp sự chống đối mạnh từ phía các nước ASEAN.

Trong số 80 thực thể vừa được đặt tên, có 10 bãi cạn và 2 đá nhỏ ở quần đảo Hoàng Sa mà trước đây chưa có tên. Ngoài ra còn có 13 đá nhỏ hơn, được mô tả là các « thực thể », nằm chung quanh Đá Tây (West Reef), mà Việt Nam hiện đang chiếm giữ. [đọc tiếp]

Hố chôn người ám ảnh

26/04/2020 Chân Như (Dân Làm Báo) - Trần Đức Thạch, 68 tuổi, vừa bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam ngày 23/04/2020 tại Nghệ An. Ông Trần Đức Thạch là ai và bị bắt vì tội gì?

Ông Trần Đức Thạch, cựu phân đội trưởng trinh sát Tiểu Đoàn 8, Trung Đoàn 266, Sư Đoàn 341, Quân Đoàn 4. Ông bị nhà cầm quyền kết tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 Bộ Luật Hình Sự CSVN với bản án có thể từ 12 năm đến tử hình!

Nhiều năm trước, ông Trần Đức Thạch chỉ âm thầm kể trong vòng bạn bè thân thiết về hồi ký “Hố Chôn Người Ám Ảnh” của mình, nhưng mãi đến gần đây, hồi ký này mới được ông cho phổ biến trên mạng. “Hố chôn người ám ảnh” (HCNAA) đã viết lại tội ác kinh hoàng của CSVN giết hàng trăm người dân vô tội tại một ấp trong tỉnh Long Khánh, ngay cái ngày cộng sản cưỡng chiếm được Miền Nam 30/04/1975. [đọc tiếp]

Covid-19 : Bắc Kinh gây áp lực để châu Âu không tố cáo Trung Quốc loan tin thất thiệt

25/04/2020 Tú Anh (RFI) - Báo cáo của Liên Hiệp Châu Âu tố cáo Trung Quốc là thủ phạm của chiến dịch loan tin thất thiệt hiện nay vẫn bị Bắc Kinh tìm cách cản trở. Đó là lý do mà hồ sơ, theo dự kiến được công bố ngày 21/04/2020, đã bị chậm đến ba ngày và nội dung lên án Trung Quốc thì kém phần chính xác và mạnh mẽ. Reuters tố giác như trên trong bản tin ngày 25/04/2020.

Trích dẫn bốn nguồn tin ngoại giao và nhiều phóng viên chuyên ngành, Reuters cho biết là một quan chức Trung Quốc đã liên lạc với đại diện ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu hôm 21/04/2020, tức là ngày mà Bruxelles dự kiến công bố báo cáo với chủ đề Bắc Kinh bóp méo thông tin. [đọc tiếp]

Phụ thuộc Trung Quốc về dược phẩm : Tây phương tỉnh thức trong đau đớn

24/04/2020 Thùy Dương (RFI) - Trong những năm 1990, hoạt động của ngành công nghiệp dược phẩm châu Âu và Mỹ đa phần chuyển sang Trung Quốc. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, phương Tây tỉnh thức trong đau đớn và phải đối mặt với thách thức làm thế nào để giành lại quyền chủ động về thuốc men, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.

Theo nhận định của báo Le Figaro trong bài viết « Khi Tây phương từ bỏ ngành sản xuất dược phẩm » đăng ngày 13/04/2020, sức khỏe của người dân phương Tây phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc và chính sự bùng phát toàn cầu của dịch bệnh Covid-19 đã giúp người châu Âu và Mỹ « tỉnh ngộ ». [đọc tiếp]

Ngoại giao khẩu trang của Trung Quốc đại bại

24/04/2020 Thụy My (RFI) - Theo nhà bình luận Alain Frachon của Le Monde, sau nhiều tuần lễ lũng đoạn và dối trá, Trung Quốc muốn trưng ra bộ mặt một siêu cường nhân từ. Tuy nhiên do Bắc Kinh lạm dụng thế mạnh của mình, nên gậy ông đã đập lưng ông.

« Ngoại giao khẩu trang » không làm thay đổi hình ảnh của Trung Quốc, chiến dịch này đã thất bại trong việc làm thế giới quên đi trách nhiệm của Bắc Kinh làm đại dịch lan tràn. [đọc tiếp]

10 điều cần biết về Công hàm Phạm Văn Đồng

24/04/2020 Đoan Trang (Luật Khoa) -  ta có thể hiểu công hàm là một văn kiện ngoại giao chính thức để nêu quan điểm chính thức của một nhà nước với một nhà nước khác, về một vấn đề được quan tâm.  Công hàm Phạm Văn Đồng là gì? Đó là một văn kiện ngoại giao chính thức của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ký tên Thủ tướng Chính phủ khi đó là Phạm Văn Đồng), đề ngày 14/9/1958, gửi người đồng nhiệm Trung Quốc – Chu Ân Lai (Zhou Enlai) – khi đó là Tổng lý Quốc vụ viện, tương đương thủ tướng nước CHND Trung Hoa. [đọc tiếp]

Pháp - Trung Quốc - Virus Corona. Covid-19: Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán, bài học lọc lừa

23/04/2020 Tú Anh (RFI) - Liệu siêu vi corona SARS-CoV-2 gây đại dịch trên thế giới "sổng chuồng" từ phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán chứ không phải tự nhiên xuất hiện tại chợ động vật hoang dã như chính quyền Trung Quốc lý giải ? Không thể loại trừ xác suất siêu vi lây cho một nhà khoa học, một nhân viên, và người này lây nhiễm cho dân Vũ Hán. Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, lại có thể thoát khỏi mọi kiểm soát?

Đối với công luận Pháp, nước Pháp thiếu chín chắn khi cung cấp cho Hoa lục một phòng thí nghiệm tối tân, được xem là "quả bom hạt nhân sinh học". Ngược dòng thời gian về năm 2004 với một số nhân vật có thế lực lúc bấy giờ qua bài điều tra của Le Figaro:   "Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, thoát khỏi mọi kiểm soát?". [đọc tiếp]

Philippines cũng phản đối Trung Quốc lập hai quận ở Biển Đông

23/04/2020 Thanh Phương (RFI) - Ngày 18/04/2020, Trung Quốc đã ra thông báo về việc thành lập hai quận thuộc “thành phố Tam Sa”, đó là “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa), hai quần đảo mà Hà Nội khẳng định là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngay hôm sau, Hà Nội, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng, đã phản đối mạnh mẽ hành động đó của Trung Quốc.

Nay đến lượt Philippines cũng phản đối việc thành lập hai quận Tây Sa và Nam Sa, vì Manila cũng là một bên tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, mà họ gọi là Biển Tây Philippines. [đọc tiếp]

Biển Đông: Philippines nói Trung Quốc ‘vi phạm chủ quyền và luật quốc tế’

23/04/2020 (BBC) - Philippines hôm 22/4/2020 đã trao hai công hàm ngoại giao phản đối và lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền cũng như vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines.

"Vào lúc 5:17 chiều hôm nay, Đại sứ quán Trung Quốc đã nhận được hai công hàm ngoại giao phản đối: một về việc đã chĩa súng radar vào tàu Hải quân Philippines ở vùng biển Philippines và hai về đã tuyên bố một phần lãnh thổ Philippines là một phần của tỉnh Hải Nam," Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. hôm thứ Tư nói, và được tờ báo tiếng Anh Inquirer.net trích dẫn cũng ngày 22/4. [đọc tiếp]

Ngoại giao hiếu chiến làm suy yếu vị thế toàn cầu của Tập Cận Bình

23/04/2020 Steven Lee Myers (NYT), Khánh An dịch (Việt Nam Thời Báo) - Tuần trước, các quan chức từ Pháp, Anh và gần 20 quốc gia châu Phi đã lên án hành động hoặc tuyên bố của chính phủ Trung Quốc.

Tập Cận Bình đã sử dụng đại dịch corona để củng cố quyền lực chính trị ở nước này, nhưng các công cụ được Đảng Cộng sản sử dụng để đạt được mục tiêu này lại đe dọa vị thế quốc tế của Trung Quốc.

Những nỗ lực của Nhà nước nhằm củng cố vị thế trong nước của Tập Cận Bình đang làm suy yếu bất kỳ thiện chí nào mà Trung Quốc tạo ra bằng cách gửi các chuyên gia và vật tư y tế đến các quốc gia mà dịch bệnh đang hoành hoành [đọc tiếp]

Tội của ông Vũ Huy Hoàng, tội của ông Lê Thanh Hải và tội của thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh?

23/04/2020 Nguyễn Ngọc Chu (Bauxite Việt Nam) - Trong lịch sử nước ta, chưa bao giờ có nhiều án oan như bây giờ.

Ông Nguyễn Thanh Chấn thoát nạn tù chung thân sau hơn 10 năm tù oan (29/8/2003-4/11/2013) nhờ hung thủ ra tự thú. Mẹ tử tù Hồ Duy Hải (bị tù từ 21/3/ 2008) kêu oan suốt 12 năm cho con, rung động cả đất nước, mà vẫn chưa được minh oan. Vụ án bác sĩ Hoàng Công Lương. Vụ án Đặng Văn Hiến. Hàng ngàn hộ dân oan ở Thủ Thiêm. Không kể xiết.

Điều khác biệt so với mọi thời là nguyên nhân dẫn đến án oan. Nhiều vụ án oan không phải do sai lầm trong xét xử, mà là do cố tình xử sai. Cố tình xử sai do bị sai khiến bởi quyền lực. Cố tình xử sai vì bị mua chuộc bởi đồng tiền. [đọc tiếp]

Có những người như thế

23/04/2020 Nguyễn Lân Thắng (Tiếng Dân) - Hôm nay 23/4/2020, trong khi cả nước hân hoan đón chào một ngày mới vui vẻ, với bát phở sáng nóng hổi, với ly cafe thơm phức sau thời hạn cách ly toàn xã hội dài đằng đẵng thì có một người lại bị bắt. Đó là ông Trần Đức Thạch, sinh năm 1952, nguyên là phân đội trưởng đội trinh sát Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 266, Sư đoàn 341 – Quân đoàn 4, quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là tác giả cuốn hồi ký “HỐ CHÔN NGƯỜI ÁM ẢNH”, phản ánh những mặt trái, phi nhân tính trong chính lực lượng quân đội mà ông đã tham gia.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Thạch bị bắt. [đọc tiếp]

Duyệt lại giá trị pháp lý của công hàm Phạm Văn Đồng

22/04/2020 Luật sư Đào Tăng Dực (Tiếng Dân) - Đại dịch Vũ Hán đang tàn phá Trung Hoa Lục Địa và toàn thể nhân loại. Tuy thế, tai họa này vẫn không giảm thiểu tham vọng bá quyền xâm lược của đảng CSTQ đối với Việt Nam qua các hoạt động tập trận, xâm phạm lãnh hải và vùng kinh tế cũng như hiếp đáp gây thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Nhà cầm quyền CSVN gần đây đã gởi 3 công hàm (30/3, 10/4 và 14/4) cho Liên Hiệp Quốc khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Phía Trung Quốc trả đũa bằng cách trưng ra Công Hàm của cố thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 như là một biện minh cho chủ quyền TQ tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Hầu đả phá toàn diện biện minh này của TQ, chúng ta cũng phải duyệt lại một lần nữa giá trị pháp lý của công hàm Phạm Văn Đồng. [đọc tiếp]

Biến cố 4/1975: Đảng vui - Dân buồn?!

22/04/2020 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cách đây 45 năm, CSVN đã đưa đội lính đánh thuê cho Nga Xô và Trung cộng xâm chiếm miền Nam, xóa bỏ chế độ VNCH non trẻ có nhiều thành tựu đáng khích lệ sau 20 năm thành lập.

45 năm qua CSVN đã áp đặt chế độ độc tài toàn trị, gia tăng đàn áp, tước đoạt mọi quyền tự do, dân chủ và nhân quyền của người dân.

CSVN đã lợi dụng sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật để lập một hệ thống cảnh sát Internet ngăn trở, bắt giam, tù đày những người dân yêu nước dũng cảm nói lên sự thật. Những thay đổi về kinh tế và tăng trưởng GDP đã không làm cho hệ thống chính trị ở Việt Nam thay đổi theo hướng  minh bạch hơn, đa nguyên hơn, nhân quyền hơn. Ngược lại CSVN cho thấy nhà nước của họ vẫn là một nhà nước toàn  trị.

Nhà báo JB. Nguyễn Hữu Vinh đã có cuộc trao đổi với Nhà báo Trần Quang Thành đôi điều suy nghĩ về biến cố 30/04/1975. Nội dung như sau – Mời  quí vị cùng nghe

Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng đe dọa Việt Nam về Biển Đông

21/04/2020 (VOA) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21/4 nói rằng họ vừa “giao thiệp nghiêm khắc” để đáp trả điều mà họ gọi là “Việt Nam tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp ở biển Hoa Nam [tức Biển Đông]”, theo tin của Reuters và The Beijing News.

Tin cho hay ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói tại một cuộc họp báo hàng ngày rằng kể từ cuối tháng 3 vừa qua, Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi một số công hàm tới Tổng Thư ký LHQ, “liên tục tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp” tại Biển Đông, cũng như “cố phủ nhận” chủ quyền và các quyền của Trung Quốc ở vùng biển này. [đọc tiếp]

Trung Cộng gia tăng ảnh hưởng ở Liên Hiệp Quốc

21/04/2020 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Liên Hiệp Quốc (United Nations - UN) với trụ sở tại New York - Mỹ, là một tổ chức liên chính phủ gồm 193 quốc gia thành viên có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế (Hiến chương Liên Hiệp Quốc) ký ngày 26/6/1945 tại thành phố San Francisco.

Các quốc gia dân chủ Tây phương đã nhượng bộ và cho thấy thiếu khả năng đẩy lùi ảnh hưởng của Trung cộng trong các tổ chức quốc tế, đặc biệt các tổ chức quan trọng của LHQ. [đọc tiếp]

Corona: đúng việc, đúng lúc (II)

20/04/2020 Thục-Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc? Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: " Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay." [đọc tiếp]

Câu chuyện cô gái bán rau ở Bãi Cháy

19/04/2020 Trân Văn (VOA) - Có lẽ chẳng riêng vợ tôi mà còn nhiều người ứa nước mắt khi xem cảnh một cô gái bán rau khóc, van - nài nỉ một người cũng là phụ nữ như cô… “thương cháu, tha cho cháu” vì… “cháu đã bị bắt rồi, cháu không có tiền, con cháu bé, đừng lấy của cháu nữa” (1)…

Tuy người xem không có bất kỳ thông tin nào về cô gái bán rau nhưng ai cũng có thể đoán ra tại sao cô lại vi phạm qui định cấm tụ tập, hạn chế giao tiếp để ngăn chặn COVID-19 lây lan: Con cô đang đói!.. [đọc tiếp]

Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc chấm dứt “hành vi hăm dọa” ở Biển Đông

19/04/2020 Thu Hằng (RFI) - Ngày 18/04/2020, Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về những thông tin cho thấy “các hành động gây hấn” của Bắc Kinh phục vụ công việc thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các “hành vi hăm dọa” trong khu vực.

Trong tuyên bố gửi qua thư điện tử, bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết : “Hoa Kỳ quan ngại về những thông tin cho thấy những hành động gây hấn lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhằm tìm kiếm dầu lửa tại vùng biển mà các nước khác cũng tuyên bố có chủ quyền”. [đọc tiếp]

TQ lập hai huyện đảo quản lý Trường Sa, Hoàng Sa

19/04/2020 (BBC) - Trung Quốc vừa công bố thành lập hai huyện đảo trên Biển Đông, để kiểm soát các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Huyện Nam Sa có cơ quan hành chính đặt trên Đá Chữ Thập mà nước này gọi là Vĩnh Thử trong Quần đảo Trường Sa, còn huyện Tây Sa đặt trụ sở hành chính tại đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa.

Các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam và một số nước khác trong khu vực, trong lúc Bãi Macclesfield là nơi tranh chấp giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.

Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc đã lợi dụng việc thế giới đang chú tâm phòng chống đại dịch Covid-19 để chiếm ưu thế tại Biển Đông. [đọc tiếp]

Nỗi đau tột cùng của một phụ nữ Việt Nam hiện nay

18/04/2020 Mạc Văn Trang (Tiếng Dân) - Đại dịch do virus corona Vũ Hán lan ra từ đầu tháng 1 năm 2020, đến nay trên toàn cầu, hơn 15 vạn người đã chết trong đau đớn vì viêm phổi không thở được. Thật đau xót, kinh hoàng. Nhưng dù vậy cũng không sao khỏa lấp được cái chết của cụ Lê Đình Kình bị giết hại thảm khốc ngay trên giường, tại phòng ngủ ở trong nhà mình vào đêm 9/1/2020, đến nay đã 100 ngày.

Cái chết của hơn 15 vạn người đó, là nỗi đau thương khôn xiết, nhưng bất khả kháng, vì do loài virus vô tri, gây ra cho loài người. Còn cái chết của Cụ Lê Đình Kình lẽ ra không đáng có, không thể có, trong một xã hội đang yên bình, nếu người với người không tàn ác với nhau hơn thú vật! [đọc tiếp]

Corona và cuộc bầu cử Tổng Thống sắp tới tại Mỹ

18/04/2020 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Theo số liệu của Đại học Mỹ Johns Hopkins University (JHU) tính đến ngày 16/04 tổng số ca mắc Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra trên toàn cầu đã lên tới 2.172.023  người nhiễm, 146.201 người tử vong. Cũng theo số liệu thống kê, đến nay thế giới đã có 554.232 bệnh nhân CovidD-19 được chữa khỏi bệnh, trong khi vẫn còn tới 1.471.598 người đang phải điều trị. Đại dịch đã lan ra trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hiện Mỹ là quốc gia có nhiều ca nhiễm nhiều nhất với 671.425 ca, và 33.286 ca tử vong. Trong vòng 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận thêm 2.300 ca tử vong. [đọc tiếp]

Corona: đúng việc, đúng lúc

18/04/2020 Thục-Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 15/04/2020 , chỉ hai tuần sau khi cột mốc một triệu ca nhiễm trùng được ghi nhận, số lượng các trường hợp COVID-19 được báo cáo trên toàn thế giới đã vượt quá hai triệu, theo dữ liệu được tổng hợp bởi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Johns Hopkins tại Baltimore, Maryland/USA.

Hoa Kỳ có nhiều trường hợp nhất - hơn 600.000 - tiếp theo là Tây Ban Nha và Ý.

Số người chết vì căn bệnh này cũng đã vượt qua 128.000 người trên toàn thế giới. Khoảng 24.000 người đã chết ở Mỹ, trong khi hơn 20.000 người đã chết ở Ý.

Đại dịch đã lan rộng đến hầu hết mọi nơi trên thế giới, chỉ có khoảng một chục quốc gia thành viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa báo cáo các trường hợp. Phần lớn trong số này là các quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương. [đọc tiếp]

Ngoại giao Trung Quốc ngạo mạn vì những tham vọng quá cỡ của Tập Cận Bình

17/04/2020 Minh Anh (RFI) - Xưa kia nổi tiếng là khiêm tốn và nhã nhặn, các nhà ngoại giao Trung Quốc nay bỗng trở nên hung hăng và đôi khi thô lỗ. Vì sao ngành ngoại giao Trung Quốc lại có những thay đổi đột ngột như thế? Le Figaro đặt câu hỏi: Phải chăng thái độ ngạo mạn đó của nền ngoại giao Trung Quốc phản ảnh rõ những tham vọng quá cỡ của ông Tập Cận Bình?

Trung Quốc bị chỉ trích dồn dập từ tứ phía. Chuyện gì đã xảy ra? Bà Marie Holzman, nhà nghiên cứu về Trung Quốc cho rằng tất cả những sự việc này cho thấy rõ có một sự thay đổi cứng rắn, thô bạo trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đặc biệt có liên quan đến đường lối chính sách do Tập Cận Bình đề ra. [đọc tiếp]

Covid-19: Washington nghi ngờ đại dịch xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

17/04/2020 Tú Anh (RFI) - Các nước Tây phương nghi ngờ Trung Quốc che giấu nhiều sự thật về đại dịch Covid-19. Hoa Kỳ dường như không loại trừ khả năng siêu vi corona chủng mới xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Anh, Pháp đòi Bắc Kinh phải làm sáng tỏ một số vấn đề.

Một ngày trước, nhật báo Washington Post khẳng định là đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, cách nay hai năm, sau khi thăm một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, đã báo động bộ Ngoại Giao về tình trạng thiếu an toàn của viện nghiên cứu này. [đọc tiếp]

Dư luận viên: Từ “chuyên gia bút chiến” đến bị coi là bò đỏ

17/04/2020 Nguyễn Tường Thuỵ (Việt Nam Thời Báo) - Nhiệm vụ của lược lượng 47 và DLV là tương tự nhau, tức là cùng đấu tranh với “thế lực thù địch” và bảo vệ chế độ. Hai lực lượng này hợp thành hai mũi tiến công nhằm vào cái gọi là “thế lực thù địch”.

Khái niệm dư luận viên (DLV) lần đầu được biết tới tại Hội nghị công tác tuyên giáo toàn quốc 2012 tổ chức vào thứ Tư 9/1/2013 ở Hà Nội. Tại đây, Ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nêu kinh nghiệm “tổ chức nhóm chuyên gia” đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên Internet trong việc đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Ông Lợi cho biết, Hà Nội, đã tổ chức đội ngũ 900 dư luận viên trên toàn thành phố nhằm phát huy sức mạnh của đội ngũ tuyên truyền miệng, đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng.

Cho đến nay, 7 năm đã qua, hẳn lực lượng DLV đã phát triển với con số đông hơn nhiều. [đọc tiếp]

Bài học dân chủ Hàn Quốc trong mùa đại dịch Covid-19

16/04/2020 Thanh Hà (RFI) - Duy trì bầu cử lập pháp trong mùa dịch là một tính toán đầy mạo hiểm mà chính quyền Seoul đã dễ dàng vượt qua. Đảng cầm quyền giành được thắng lợi vẻ vang, chiếm đa số tuyệt đối tại Quốc Hội trong cuộc tuyển cử ngày 15/04/2020. Trong khi đó tại các nền dân chủ lâu đời phương Tây, như Anh, Pháp hay Mỹ, công luận chỉ trích chính phủ thiếu chuẩn bị trong cuộc đọ sức với virus corona.

Thành công rõ rệt đó của tổng thống cánh trung tả Moon Jae In do đâu mà có ? [đọc tiếp]

Thư ngỏ của tờ báo Đức BILD trả lời Tập Cẩm Bình

16.04.2020 Julian Reichelt (Bild), Hiếu Bá Linh biên dịch (Thoibao) -  Thưa ông Chủ tịch Tập Cẩm Bình!

Đại sứ quán của ông tại Berlin đã gửi cho tôi một bức thư ngỏ vì tờ báo BILD của chúng tôi đã đặt vấn đề rằng Trung Quốc có phải bồi thường thiệt hại kinh tế khổng lồ do virus corona hiện đang gây ra trên toàn thế giới hay không.

Đại sứ quán của ông gọi đó là “bỉ ổi” và buộc tội tôi là “kích động chủ nghĩa dân tộc“. Hãy để tôi nói một vài điều về việc đó. [đọc tiếp]

Covid-19: Sáu ngày Bắc Kinh che giấu dịch gây đại họa cho thế giới

16/04/2020 Tú Anh (RFI) - Bóng dáng Trung Quốc lại xuất hiện trên trang nhất hầu hết các nhật báo ra ngày hôm nay, 16/04/2020 với hai sự kiện nổi cộm: Quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump đình hoãn việc tài trợ cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO/OMS bị Hoa Kỳ cáo buộc theo đuôi Bắc Kinh để giảm nhẹ tầm mức nguy hại của dịch Covid-19 lúc mới bùng lên tại Vũ Hán, và việc ngoại trưởng Pháp triệu mời đại sứ Trung Quốc để phản đối sứ quán Trung Quốc ở Paris tung tin thất thiệt về dịch bệnh.

Trong hàng tựa trang nhất, nhật báo Libération đã giới thiệu một hồ sơ 4 trang, tố cáo đích danh chính quyền Bắc Kinh: “Từ ngày 14 đến ngày 20 tháng Giêng, các quan chức Trung Quốc khẳng định rằng con virus corona không lây nhiễm nhiều trong khi chính quyền đồng thời bí mật chuẩn bị kế hoạch chống lại dịch bệnh”. [đọc tiếp]

Ngoại giao Trung Quốc lãnh đòn đầu tiên của Pháp do tung tin vịt

15/04/2020 Thụy My (RFI) - Một sự kiện khá hiếm hoi vừa diễn ra : đại sứ Trung Quốc tại Paris được bộ Ngoại Giao Pháp triệu mời để phản đối về những tuyên bố vô căn cứ.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian phản đối việc đăng tải một loạt những bài viết nặc danh mang tính xuyên tạc trên trang web của đại sứ quán Trung Quốc tại Paris. Thông cáo viết : « Một số quan điểm công khai mới đây của các đại diện Trung Quốc tại Pháp không phù hợp với tính chất mối quan hệ song phương giữa hai nước ». Một cách nói lịch sự để cho rằng đây là quan điểm cá nhân của một số đại diện Trung Quốc, nhằm không làm mất mặt Bắc Kinh. [đọc tiếp]

Đại sứ Trung Quốc bị gọi đến Bộ Ngoại Giao Pháp do phát biểu gây phẫn nộ

15/04/2020 (Người Việt) - PARIS, Pháp — Bộ Ngoại Giao Pháp hôm Thứ Ba, 14 Tháng Hai, loan báo đã gọi đại sứ Trung Quốc đến để phản đối một loạt các phát biểu của tòa đại sứ này tại Paris về vấn đề COVID-19.

Theo bản tin của hãng thông tấn AFP thì Ngoại Trưởng Jean-Yves Le Drian trong bản thông cáo gởi tới báo chí nói rằng: “Tôi cho thấy rõ sự không hài lòng của tôi về một số phát biểu  gần đây khi ông đại sứ được gọi đến sáng hôm nay.”

Ông Le Drian nói thêm rằng các phát biểu đó “không xứng đáng” với mối quan hệ song phương giữa Pháp và Trung Quốc hiện nay. [đọc tiếp]

Một ngôi làng ở Việt Nam trở thành biểu tượng xung đột đất đai

15/04/2020 Tác giả: David Brown (Asia Sentinel) , Dịch giả: Song Phan (Tiếng Dân) - Đồng Tâm là một ngôi làng cổ ở rìa phía tây của đồng bằng sông Hồng. Về mặt hành chính, nó đã được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội, hiện là ngôi làng có tám triệu dân. Tuy nhiên, về mặt xã hội và văn hóa, Đồng Tâm vẫn là một thế giới khác. Đó là ngôi làng của những người nông dân, đã canh tác với đất đai giàu phù sa trong vùng, hàng trăm năm qua.

Một cuộc đối đầu đầy xáo động giữa dân làng và cảnh sát hồi tháng 4 năm 2017 đã đưa Đồng Tâm khỏi sự mờ mịt thôn dã. Vấn đề ở đây là vấn đề bình thường ở vùng ven các thành phố Việt Nam, đó là quyền sử dụng đất. [đọc tiếp]

Virus corona: Quanh câu chuyện 'điều tra WHO' và 'kiện Trung Quốc'

15/04/2020 (BBC) - Không chỉ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cần bị rọi đèn mà Trung Quốc cũng phải có chịu trách nhiệm về các thất bại của họ liên quan đến dịch virus corona, một cựu quan chức tình báo, ngoại giao Anh vừa lên tiếng.

Sir John Sawers, cựu đại sứ Anh ở Liên hiệp quốc, cựu giám đốc cơ quan tình báo MI6 lên tiếng ngay sau khi Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump ra lệnh cắt ngân khoản cho WHO.

Trả lời đài BBC hôm 15/04/2020, ông Sawers, 64 tuổi, thừa nhận tại Mỹ đang có “cơn giận dữ sâu nặng về điều người Mỹ cho là Trung Quốc gây hại cho tất cả chúng ta” qua dịch virus corona. [đọc tiếp]

Cách đối phó với đại dịch Covid-19 của Trump làm cho thanh danh nước Mỹ trên thế giới xuống mức thấp nhất

14/04/2020 Tác giả: Simon Tisdall (The Guardian), Dịch giả: Nguyễn Quốc Khải (Tiếng Dân) - Những chuyên gia về bang giao quốc tế cảnh báo rằng thất bại về chính sách có thể gây ra thiệt hại lâu dài khi tổng thống xúc phạm đến các đồng minh và làm suy yếu những khối liên minh.

Cách đối phó của Donald Trump đối với đại dịch virus corona, từng bị ông coi là một tin bịa đặt, đang bị chỉ trích một cách dữ dội ở trong nước, không thỏa đáng tới mức vô trách nhiệm. [đọc tiếp]

Biển Đông : Tàu thăm dò địa chất Trung Quốc trở lại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam

14/04/2020 (RFI) - Hãng tin Reuters hôm nay 14/04/2020, loan tin, tàu thăm dò địa chất Trung Quốc, hồi cuối năm ngoái từng khuấy động căng thẳng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nay đang tiến vào vùng biển của Việt Nam, giữa lúc Hà Nội đang phải tập trung đối phó với dịch Covid-19.

Hãng tin Reuters dẫn các số liệu của Marine Traffic, một trang mạng chuyên theo dõi các hoạt động hàng hải, cho biết hôm nay, 14/04 tàu  Hải Dương Địa Chất 8, được ít nhất một tầu hải cảnh hộ tống, đã xuất hiện ỏ cách bờ biển Việt Nam 98 hải lý (158km). Như vậy con tàu này đã ở trong Vùng Đặc Quyền Kinh Tế của Việt Nam (ZEE). Vẫn theo thông tin của trang Marine Traffic, đã có ba chiếc tàu của Việt Nam di chuyển về hướng tàu Trung Quốc. [đọc tiếp]

Bút chiến giữa tờ “Daily Telegraph” và Toà Lãnh sự Trung Quốc tại Sydney

13/04/2020 FB Nguyễn Lan Anh (Bauxite Việt Nam) - “Tuần rồi, tờ báo Daily Telegraph (DT) của Australia đã nhận được một lá thư của Toà Lãnh sự Trung Quốc than phiền về việc tờ báo này đã có thái độ thù địch với Trung Quốc (TQ) liên quan đến dịch Covid-19.

Tờ báo Daily Telegraph đã phản đòn bằng cách trả lời từng vấn đề mà bức thư nêu lên. Xin quý vị theo dõi đối đáp của hai bên qua thư than phiền và thư trả lời. [đọc tiếp]

Giữ chủ quyền bằng công hàm?

12/04/2020 Chân Như (Dân Làm Báo) - Trong Công hàm mới nhất gửi Liên Hiệp Quốc (LHQ) vào ngày 30/3/2020 vừa qua, Việt Nam đã chính thức lên tiếng bác bỏ những đòi hỏi về chủ quyền mà Malaysia lẫn Trung Cộng đã nộp lên LHQ vào ngày 12/12/2019 (Malaysia) và 23/3/2020 (Trung Cộng). Chính phủ VN coi đây là “các vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông” (1).

Phải gọi là quá ư là “hoà bình và ổn định” nên suốt 4 tháng, từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10/2019, “bạn vàng” của CSVN đã thực hiện 4 lần xâm lấn với đoàn tàu gồm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 và các tàu hộ tống như tàu hải cảnh, tàu dân quân biển ung dung di chuyển trong vùng đặc quyền kinh tế của VN mà không bị bất kỳ một ngăn chận nào. [đọc tiếp]

Thượng nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ đả kích TQ vụ tàu cá VN bị đâm chìm

12/04/2020 (VOA) - Bốn thượng nghị sĩ chủ chốt của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ đả kích Trung Quốc gay gắt về điều mà họ gọi là hành vi “hiếp đáp” của Trung Quốc ở Biển Đông liên quan tới vụ một tàu cá của Việt Nam bị đâm chìm gần quần đảo Hoàng Sa vào tuần trước.

Phát biểu của bốn vị thượng nghị sĩ Mỹ, được đăng trong một thông cáo trên website của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ngày thứ Sáu, đánh dấu phản ứng mới nhất của nhánh lập pháp trong chính quyền Mỹ sau khi Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng nước này lên tiếng chỉ trích Trung Quốc. [đọc tiếp]

Mối quan hệ cộng sinh giữa xã hội đen và xã hội đỏ

11/04/2020 Bùi Văn Thuận (Tiếng Dân) - Từ vài năm nay, dư luận và những người có thông tin luôn khẳng định: Mối quan hệ giữa xã hội đen và đảng viên, quan chức, đặc biệt với ngành công an (gọi chung là xã hội đỏ) là mối quan hệ cộng sinh. Mối quan hệ này rất khăng khít, đôi bên cùng hưởng lợi, đôi bên tương hỗ nhau cùng “phát triển”.

Vụ xã hội đen – xã hội đỏ Đồng Nai đơm nhau rồi lộ ra nguyên cả bầy xã hội đỏ chỉ là một màn kịch (một cái bẫy) được giăng ra để tống khứ băng của đại tá Huỳnh Tiến Mạnh cuốn gói, để băng của Vũ Hồng Văn, em vợ Tô Lâm vào tiếp quản địa bàn cửa ngõ Sài Gòn. [đọc tiếp]

Covid-19 : Tại sao thế giới cần tỉnh táo trước sự hào phóng của Trung Quốc ?

11/04/2020 Thanh Hà (RFI) - Lợi dụng Covid-19 Trung Quốc đẩy mạnh lá bài ngoại giao y tế thao túng thiên hạ. Trong bài phân tích ngày 26/03/2020, chuyên gia về Đông Bắc Á Antoine Bondaz thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp điểm lại chiến dịch dài hơi của Bắc Kinh để chiếm vị trí trung tâm trên bàn cờ y tế của thế giới. Trung Quốc khai thác virus corona để đẩy mạnh dự án « Con Đường Tơ Lụa Y Tế ».

Với dịch Covid-19 hiện nay, Bắc Kinh đang làm một công đôi việc khi viện trợ khẩu trang, thiết bị xét nghiệm và đồ bảo hộ y tế cho trên dưới 80 quốc gia.  Cử chỉ hào phóng này theo Antoine Bondaz cho phép chính quyền của ông Tập Cận Bình « xóa tội, ghi công » đồng thời « đạt được những mục tiêu chính trị, ngoại giao và kinh tế ». [đọc tiếp]

Đây là lỗi của Trump

10/04/2020 Tác giả: David Frum (The Atlantic), Dịch giả: Châu Ngọc Vân (Tiếng Dân) - Lời dịch giả: David Frum là đảng viên đảng Cộng hòa. Ông là người viết diễn văn cho Tổng thống George W. Bush. Ông còn là tác giả của cuốn sách đầu tiên viết về thời kỳ tổng thống Bush. David Frum là biên tập viên cao cấp của báo The Atlantic, cũng là cộng tác viên của MSNBC. Ông Frum có xu hướng hữu khuynh. Cho nên, ông và những người có truyền thống hữu khuynh khác có thể đánh giá chính xác sự thiếu lãnh đạo của TT Trump trong vấn đề này.

Tổng thống đang thất bại, và người Mỹ đang trả giá cho những thất bại của ông.

“Tôi không chịu trách nhiệm gì cả”, Tổng thống Donald Trump nói tại Vườn Hồng ngày 13/3. Những lời này có thể sẽ kết thúc như là văn bia cho thời kỳ tổng thống của ông, một câu nói tổng hợp tất cả. [đọc tiếp]

Bộ Quốc Phòng Mỹ: Tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam

09/04/2020 (RFA) - Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 4 ra thông cáo về vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.

Bộ Quốc phòng Mỹ nói rõ họ vô cùng quan ngại trước những báo cáo về vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam tại vùng biển lân cận quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. [đọc tiếp]

Philippines ủng hộ Việt Nam về vụ tàu cá Quảng Ngãi bị Trung Quốc đâm chìm ở Biển Đông

08/04/2020 (RFA) - Vào ngày 8 tháng 4, Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về vụ Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở khu vực Hoàng Sa hôm ngày 2 tháng tư vừa qua.

Philippines đề cập đến vụ tương tự vào tháng 6 năm ngoái, khi Trung Quốc đâm chìm một tàu của Philippines và bỏ rơi những ngư dân lênh đênh trên biển tại khu vực Bãi Cỏ Rong (Reed bank). Những ngư dân của thuyền đánh cá Gem-Ver sau đó được tàu của ngư dân Việt Nam cứu. [đọc tiếp]

Việt Nam lần đầu phản đối Trung Quốc lên LHQ, báo hiệu tiến trình pháp lý?

07/04/2020 Khánh An (VOA) - Việt Nam vừa gửi công hàm lên Liêp Hiệp Quốc để phản đối các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo nhận định của một chuyên gia với VOA, động thái này có thể là báo hiệu bước đầu cho một tiến trình pháp lý trong tương lai gần nếu như Hà Nội và Bắc Kinh không giải quyết được các tranh chấp trên bàn đàm phán đa phương.

Công hàm do phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc gửi cho Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nói rằng các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông”. [đọc tiếp]

Cố thiếu tướng Việt Nam Cộng hoà được vinh danh tại Hạ viện Mỹ

07/04/2020 (VOA) - Thiếu tướng Lê Minh Đảo, người qua đời vào tháng trước, vừa được vinh danh tại Hạ viện Mỹ là một “anh hùng” vì đã “đấu tranh cho tự do và phục vụ cộng đồng.”

Dân biểu Harley Rouda hôm 3/4 gửi thư cho Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, trong đó ông ghi nhận “cuộc đời anh hùng” của Thiếu tướng Lê Minh Đảo, người qua đời hôm 19/3 tại Connecticut.

Dân biểu Rouda viết rằng: “Dù phải chiến đấu trong những điều kiện khó khăn với lực lượng kẻ thù đông hơn nhiều lần, Thiếu Tướng Đảo đã chống trả anh dũng tại trận đánh mang tên Xuân Lộc, trận chiến lớn sau cùng trước ngày Sài Gòn thất thủ hôm 30/4/1975.” [đọc tiếp]

Nhiều người nghi ngờ loạt bài ‘các cụ’ hiến tiền, vàng chống Covid-19

07/04/2020 (VOA) - Đang xuất hiện hàng chục bài của những người sử dụng mạng xã hội và thành viên thuộc hai diễn đàn lớn trên Facebook tỏ ý nghi ngờ về tính chân thực của loạt bài trên báo chí nhà nước nói có nhiều cụ già “neo đơn”, “không nơi nương tựa” đóng góp tiền, vàng cho nhà nước để chống dịch Covid-19.

Trong những ngày gần đây, theo quan sát của VOA, nhiều báo và trang tin trong đó có Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, VOV, VTC News và Kênh 14 đăng các phóng sự cho hay có những cụ già trên 85 tuổi, thậm chí trên 100 tuổi, ủng hộ số tiền từ vài trăm đến vài triệu đồng mỗi người cho chính quyền để chống dịch Covid-19.

Các Faebooker đăng bài trên trang cá nhân hoặc trong hai diễn đàn Bàn luận về kinh tế - chính trị và Góc nhìn báo chí - công dân đưa ra nhận định rằng loạt bài nối tiếp nhau trên báo chí trong nước cho thấy đây là một chiến dịch truyền thông của nhà nước. [đọc tiếp]

Lòng tốt Trung Quốc: HẾT HỒN!!

07/04/2020 Thiên Anh (Bauxite Việt Nam) - Nghe tin Trung Quốc viện trợ vật tư phòng chống Covid-19 cho Việt Nam mà hãi hùng! Không hết hồn sao được, khi châu Âu đang vật vã với virus Vũ Hán thì Bắc Kinh đã tự đặt mình vào vị trí của một nhà lãnh đạo, một nhà hảo tâm ban phát vật tư và thiết bị y tế cho toàn thế giới. Khốn nỗi, phần lớn “món quà” mà Tàu cung cấp đều phải đổi lấy lợi ích kinh tế – chính trị, đồng thời chẳng những không giúp gì cho nước nhận hỗ trợ mà còn đẩy tình hình dịch bệnh ngày càng mất kiểm soát.

Trung Quốc tặng 100.000 bộ xét nghiệm Covid-19 cho Philippines, thì Bộ Y tế nước này không sử dụng vì thiếu chính xác, chỉ khoảng 40% so với các bộ xét nghiệm của WHO. Tây Ban Nha cũng trả lại 340.000 bộ kit xét nghiệm do độ chính xác chỉ đạt 30%. Cộng hòa Séc cũng trả về 150.000 bộ kit xét nghiệm vì kết quả sai tới 80%. [đọc tiếp]

Tàu – cái nôi của đại dịch vi trùng corona – đã huênh hoang trở lại

06/04/2020 Edward Lucas (Daily Mail) - Nguyệt Quang Bảo dịch (Bauxite Việt Nam) - Trung Quốc – có vẻ như – đã thắng được trận chiến chống lại vi trùng corona. Cũng có thể quốc gia đó đã thắng được cuộc chiến giành quyền bá chủ toàn cầu nữa.

Điều đó có thể là một cái kết quả ngược đời. Sự bùng phát trận dịch vi trùng corona bắt nguồn từ Trung Quốc, theo tin tức loan truyền là từ các khu chợ bán gia súc ‘không cấm’ ở thành phố Vũ Hán.

Sự trì hoãn và lừa dối về các xuất xứ của trận bùng phát đại dịch đã khiến phải trả giá bằng khoảng thời gian quý báu – và nhiều ngàn sinh mạng cả trong Trung Quốc lẫn phần còn lại của thế giới do sự trì hoãn và lừa dối đó. [đọc tiếp]

Thảm họa đại dịch Vũ Hán-Bộc lộ dã tâm thôn tính thế giới của đảng cộng sản Trung quốc

06/04/2020 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Virus Vũ Hán, đại dịch Covid-19 nổ ra từ thành phố Vũ Hán vào cuối năm 2019 đến ngày 5-4-2020, đã lan ra trên 208 quốc gia và vùng lãnh thổ, cướp đi sinh mạng của hơn 60 ngàn người. Đảng cộng sản Trung quốc với bản chất gian xảo chính là thủ phạm gây ra thảm hoạ này nhằm thôn tính thế giới để trở thành kẻ bá chủ toàn cầu.

Từ Vienna thủ đô Áo Quốc, anh Phạm Tử Bình đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành đôi điều suy nghĩ " Thảm họa đại dịch Vũ Hán-Bộc lộ dã tâm thôn tính thế giới của đảng cộng sản Trung quốc " [đọc tiếp & nghe trao đổi]

Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về vụ tàu cá Việt Nam bị đâm chìm ở Biển Đông

06/04/2020 (RFA) - Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng tư ra tuyên bố báo chí bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về tin phía Trung Quốc cho đâm chìm một tàu cá Việt Nam tại một khu vực gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.

Tuyên bố báo chí dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Morgan Ortagus nói rõ vụ việc là hành động mới nhất của Trung Quốc trong loạt lâu dài những hành động của Bắc Kinh nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp và gây tổn hại cho các nước láng giềng tại Biển Đông. [đọc tiếp]

Việt Nam phản đối Trung Quốc đâm chìm tàu cá gần Hoàng Sa

05/04/2020 (VOA) - Việt Nam nói đã trao công hàm phản đối với Trung Quốc sau vụ tàu cá của Việt Nam được nói là bị tàu hải cảnh của Trung Quốc đâm chìm trong khi đang hoạt động tại khu vực đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Tàu cá Việt Nam, với tám ngư dân trên tàu, đang đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa hôm thứ Năm thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc tới ngăn cản và đâm chìm, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trong một phát biểu đăng trên website của bộ ngày thứ Bảy. [đọc tiếp]

Ngoại giao Trung Quốc từ xấu tới tệ hại

05/04/2020 (Việt Nam Thời Báo) - Trước đây Ý đã gửi hàng tấn Thiết bị bảo vệ cá nhân đến Trung Quốc để giúp Trung Quốc chống lại dịch bệnh. Trung Quốc sau đó đã gửi lại một phần Thiết bị bảo vệ cá nhân của Ý và lại còn tính tiền nữa.

Sau khi virus COVID-19 đổ bộ tới Ý, Trung Quốc tuyên bố với thế giới rằng họ sẽ tặng Thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) để giúp Ý ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh. Các báo cáo sau đó chỉ ra rằng Trung Quốc đã thực sự bán,chứ không tặng. Một quan chức cao cấp của chính quyền Trump nói với The Spectator rằng điều đó còn tồi tệ hơn thế nhiều: Trung Quốc buộc Ý phải mua lại nguồn cung thiết bị bảo vệ cá nhân mà họ đã tài trợ cho Trung Quốc trong đợt bùng phát corona ban đầu. [đọc tiếp]

Trung cộng chưa bao giờ là quốc gia tử tế

05/04/2020 Võ Ngọc Ánh (Dân Làm Báo) - Thế giới ngày càng có nhiều chứng cứ cũng cố sự nghi ngờ về về số ca nhiễm, người chết vì dịch bệnh virut Vũ Hán, tại Trung Cộng.

Rất khó để có thể tin vào các nhà cầm quyền độc tài, cộng sản. Đặc biệt nhà cầm quyền Trung Cộng, ngay cả khi họ có vẻ thành thật nhất.

Cách đây mấy ngày các cơ quan tình báo của Mỹ đã trình lên Nhà Trắng một báo cáo nghi ngờ về việc Trung Cộng đã cố tình che giấu sự thật của dịch bệnh virut Vũ Hán tại quốc gia này. [đọc tiếp]

« Ngoại giao khẩu trang » của Trung Quốc gặp trắc trở vì hàng dỏm

02/04/2020 Thụy My (RFI) - Trung Quốc ra điều kiện cho bốn nước châu Âu muốn được cung cấp khẩu trang phải thay đổi quan điểm về Hoa Vi (Huawei), vận động các nước G7 chống lại việc Hoa Kỳ gọi con virus corona xuất phát từ Vũ Hán là « virus Vũ Hán ». Trang nhất báo chí Hoa lục tràn ngập hình ảnh những chuyến hàng y tế gởi đến các nước, tạo cảm giác Trung Quốc đang « cứu nhân độ thế »… Chiến dịch « ngoại giao khẩu trang » của Bắc Kinh có vẻ đang trên đà thành công rực rỡ, tuy nhiên mới đây lại trục trặc vì tai tiếng hàng dỏm.

Cuối tuần rồi, bộ Y Tế Hà Lan đã phải cho thu hồi 600.000 khẩu trang FFP2, tức phân nửa lô hàng 1,3 triệu chiếc được Trung Quốc giao hôm 21/03/2020 vì không đạt chất lượng. Đây là những món hàng thuận mua vừa bán được giao theo đơn đặt hàng, chứ không phải là quà tặng của Bắc Kinh. [đọc tiếp]

Nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội chống đại dịch virus Vũ Hán bằng tinh thần giải phóng miền nam ? !

01/04/2020 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Giới cầm quyền cộng sản Hà Nội đã quyết định cách ly cả nước trong vòng 15 ngày kể từ ngày 1/4/2020. Suốt trong thời gian qua trên các phương tiện thông tin đại chúng của lề đảng người ta thấy xuất hiện những từ ngữ nặng về quyết tâm chính trị làm sao chống đại dịch virus Vũ Hán, không để bất ổn chính trị, không để các thế lực thù địch lợi dụng.

Suốt trong thời gian qua trên các phương tiện thông tin đại chúng của lề đảng người ta thấy xuất hiện những từ ngữ nặng về quyết tâm chính trị làm sao chống đại dịch virus Vũ Hán, không để bất ổn chính trị, không để các thế lực thù địch lợi dụng. Nhiều tin tức bài vở trên mạng xã hội thông tin kịp thời về những diễn biến trên thế giới và Việt Nam đã bị xoá bỏ hoặc đe dọa tác giả của những thông tin đó. Chẳng hạn như một bác sĩ ở bệnh viện hữu nghị Việt Đức đã đưa ra cảnh báo con số đưa tin không đúng sự thật, những kết quả thông báo về âm tính hay dương tính cũng không xác thực. Thông tin này ít giờ sau tác giả đã phải gỡ xuống với lời xin lỗi bạn đọc.

Bước vào 15 ngày chống đại dịch, đồng thời cũng là tháng đã xẩy ra biến cố 30/04/1975, một sự kiện gây nhiều nhức nhối đối với người dân Việt Nam về cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, ông thủ tướng cộng sản Nguyễn Xuân Phúc đã dùng sự kiện này kêu gọi quyết tâm chống đại dịch, Ông ta đã nói hãy chống dịch bằng quyết tâm thần tốc giải phóng miền nam?!

Từ Hà Nội nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về một vài cảm nhận chống đại dịch virus Vũ Hán. Nội dung như sau, mời qúy vị cùng nghe.

Việt Nam, Malaysia, Philippines: Gác tranh chấp, chống Trung Quốc ở Biển Đông?

30/03/2020 Thu Hằng (RFI) - Tầu Hải Dương Địa Chất 8 quần thảo trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam suốt hơn ba tháng và mới chỉ rút khỏi khu vực ngày 24/10/2019. Malaysia bị Trung Quốc đe dọa ở thềm lục địa trong dự án dầu khí. Tầu Trung Quốc ngang nhiên đi vào vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền từ suốt tháng 2 đến tháng 7/2019.

Điều đáng tiếc là ba nước bị Trung Quốc ức hiếp chỉ biết phản đối, bám sát theo dõi hoạt động của tầu thuyền của Trung Quốc do quá chênh lệch về tiềm lực quân sự. Đơn lẻ không làm nên chuyện, tại sao chưa bao giờ Việt Nam, Philippines và Malaysia ngồi lại với nhau, bàn về bất đồng chủ quyền của ba nước để có thể hợp lực chống Trung Quốc? [đọc tiếp]

Rò rỉ số lượng tro cốt tại Vũ Hán, nghi vấn số ca tử vong cao gấp 20 lần công bố

29/03/2020 Minh Thanh (Bauxite Việt Nam) - Virus Vũ Hán đã lan rộng đến mọi quốc gia trên thế giới. Gần đây, Vũ Hán rộ lên thông tin rằng 7 nhà tang lễ lớn ở thành phố mỗi ngày đã phát 3500 hộp tro cốt cho gia đình của người quá cố, vượt xa con số tử vong 2.531 người do chính quyền công bố. Một số cư dân Vũ Hán tiết lộ thông tin rằng các phóng viên CCTV giữa đêm vào trong nhà tang lễ để phỏng vấn đã bị bắt.

Đài Á Châu Tự do đưa tin rằng bắt đầu từ ngày 23/3, mỗi nhà tang lễ ở Vũ Hán đã phân phát 500 hộp tro cốt cho gia đình của người quá cố mỗi ngày. [đọc tiếp]

Lạnh mình

28/03/2020 Nguyễn Nam (Việt Nam Thời Báo) – Nhà chức trách thành phố Hồ Chí Minh đã chuẩn bị tình huống xấu nhất xảy ra đối với dịch bệnh Covid-19: các cơ sở hỏa táng phải hoạt động suốt 24 giờ.

Tình trạng đe dọa tử vong trong chữa trị y khoa, không đồng nghĩa với ‘hết cách chữa trị’. Nếu vì nhiễm virus Covid-19 với đe dọa tử vong mà người bệnh có thể phải buộc vào lò hỏa táng, cho thấy đang dấu hiệu về tình trạng tương tự như trong các đồn đoán xảy ra ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Cũng có thể câu “đặc biệt với tình huống cần phải hỏa táng các bệnh nhân nặng nhiễm virut Covid-19 có thể tử vong”, là một lỗi hành văn khi diễn đạt của những người soạn văn thư hành chánh. Song nếu vậy thì nên giải thích ra sao khi văn thư này có qua trình tự ‘chữ ký nháy’ – tức một cán bộ chuyên môn được phân công trách nhiệm duyệt lại toàn bộ nội dung lần cuối trước khi trình lãnh đạo ký. Chữ ký cuối cùng là của phó giám đốc sở, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ. [đọc tiếp]

Một hệ thống bệnh hoạn

28/03/2020 Matthias Naß (Die Zeit), Dịch giả: Nguyễn Văn Vui (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Lịch sử bị giả mạo -ngay khi nó được viết. Trước sự chứng kiến của chúng ta. Chúng ta được báo tin rằng Trung Quốc gần như đã đánh bại virus trong nước họ, nay thì họ bay ra giúp đỡ thế giới. Đặc biệt là các quốc gia phương Tây, nơi các chính phủ không làm gì cho ra hồn cả - quá bất tài, quá hỗn độn. "Nếu mô hình của Trung Quốc được thông qua sớm hơn, thì các dịch bệnh đều đã có thể kiểm soát được trên toàn thế giới rồi." Thời báo Hoàn cầu, tờ lá cải tuyên truyền của lãnh đạo Trung Quốc ở nước ngoài, đã trích dẫn như vậy một nhà kinh tế vào sáng thứ Hai. [đọc tiếp]

Cấm dân tụ tập đông người, Đảng tưng bừng đại hội

27/03/2020 Gió Bấc (RFA) - Chính phủ đang kêu gọi toàn dân tham gia phòng chống dịch do virus Vũ Hán mà yếu tố hàng đầu là hạn chế đi lại, cấm tụ tập đông người.

Trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều khẩu hiệu, bích chương nhắc nhở lẫn nhau hạn chế đi lại. Thế nhưng có một tổ chức duy nhất ngạo nghễ đứng trên các quy định ấy. Đảng cộng sản Việt Nam vẫn tưng bừng tổ chức đại hội đảng cấp cơ sở từ thành phố đến nông thôn, quy tụ hàng trăm người. [đọc tiếp]

Tiếp tục cho học sinh nghỉ học tại 41 tỉnh, thành để phòng chống Covid-19

27/03/2020 (RFA) - 41 tỉnh, thành tại Việt Nam tiếp tục cho học sinh nghỉ học từ ngày 27 tháng 3 năm 2020, cho đến khi có thông báo mới, để phòng chống Covid-19.

Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày và cho biết, học sinh trung học phổ thông ở nhiều nơi cũng được nghỉ sau thời gian đến lớp trở lại. [đọc tiếp]

Thế giới hậu đại dịch Corona

21/03/2020 Yuval Noah Harari (The Financial Times), Dịch giả: Phạm Hạnh (Tiếng Dân) - Cơn bão này rồi sẽ qua đi nhưng những lựa chọn bây giờ có thể sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta trong tương lai.

Nhân loại đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Có lẽ đây là khủng hoảng lớn nhất đối với thế hệ chúng ta. Những quyết định mà người dân và các chính phủ đưa ra trong mấy tuần tới có thể sẽ định hình thế giới trong tương lai. Không chỉ hệ thống y tế bị ảnh hưởng lớn mà còn cả kinh tế, chính trị và văn hóa. [đọc tiếp]

Đại dịch virus corona : Đảng Cộng Sản Trung Quốc càng hung hăng với phương Tây

19/03/2020 Thụy My (RFI) - Nhà Trung Quốc học Alice Ekman, phụ trách châu Á của Viện nghiên cứu An ninh Liên Hiệp Châu Âu khi trả lời Le Figaro ngày 18/03/2020 đã nhấn mạnh, theo đảng Cộng Sản Trung Quốc, tất cả các cuộc khủng hoảng trên thế giới đều do Hoa Kỳ và các đồng minh gây ra. Từ Biển Đông, Đài Loan cho đến các cuộc « cách mạng màu », hay Hồng Kông… thuyết âm mưu được tăng cường, thậm chí còn dám trơ tráo khẳng định con virus Vũ Hán là do bên ngoài đưa vào !

Từ khi nắm quyền, Tập Cận Bình đã kêu gọi tăng cường « giám sát lẫn nhau » giữa các cá nhân ở mọi tầng lớp, song song với việc phát triển giám sát bằng công nghệ.

Đảng quay lại với thói cũ là che giấu sự thật và đàn áp, góp phần làm nạn dịch bùng nổ. Người dân lên tiếng chỉ trích, nhưng rồi lại rơi vào im lặng...  [đọc tiếp]

Chính quyền dùng vụ án Luật sư Trần Vũ Hải trốn thuế để khuyến cáo người dân: Dư luận nói gì?

19/03/2020 (RFA) - Báo mạng Pháp Luật TP.HCM, vào ngày 19/3 dẫn lời của ông Nguyễn Văn Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Thuế thành phố Nha Trang rằng  đây là lần đầu tiên cơ quan này đưa ra khuyến cáo để người nộp thuế biết khi giao dịch bất động sản.

Luật sư Trần Vũ Hải được nhiều người biết đến vì ông tham gia bào chữa trong nhiều vụ án chính trị đối với các tiếng nói phản biện. Trong đó có vụ án của Blogger Trương Duy Nhất. Tuy nhiên, Luật sư Trần Vũ Hải bất ngờ bị cơ quan chức năng Việt Nam cáo buộc tội trốn thuế và ông không thể nào tiếp tục bào chữa cho ông Trương Duy Nhất. [đọc tiếp]

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Việt Nam hoãn lại tới cuối tháng 6

19/03/2020 (VOA) - Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia Đông Nam Á- ASEAN với các lãnh đạo thế giới khác dự kiến diễn ra tại Việt Nam vào đầu tháng tới đã bị hoãn lại cho đến cuối tháng 6 do những lo ngại về dịch viêm phổi cấp chủng mới COVID-19, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết hôm 19/3.

Quyết định này được đưa ra sau khi Việt Nam tuyên bố hôm 17/3 rằng nước này sẽ áp dụng lệnh cách ly bắt buộc đối với tất cả những ai đến từ Hoa Kỳ, Châu Âu và các nước ASEAN, đồng thời đình chỉ việc cấp thị thực mới cho mọi công dân nước ngoài. [đọc tiếp]

Nữ họa sỹ người Ý lên tiếng về sự lưu manh của Trung Cộng

18/03/2020 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Sau khi cư dân mạng lên tiếng phản đối Đại sứ quán Trung Cộng tại Ý về việc đăng tải bức tranh có đường lưỡi bò, nữ họa sỹ người Ý Aurora Cantone, đã chính thức lên tiếng về việc bức tranh bị chỉnh sửa nhằm phục vụ mục đích tuyên truyền của Bắc Kinh.

Bức tranh nguyên gốc mà nữ họa sỹ người Ý đã vẽ theo cô giải thích trên trang Instagram đây là tác phẩm tạo ra để bày tỏ lòng thành trước sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía Trung Quốc đối với phía Ý trong việc chống lại đại dịch do virus Vũ Hán gây ra. Bức vẽ nguyên gốc là hình hai nhân viên y tế Ý - Trung cùng nâng bản đồ nước Ý có chữ ký của nữ họa sỹ. Bắc Kinh đã dựa trên ý tưởng này để thay bản đồ nước Ý bằng bản đồ Trung Cộng có đường lưỡi bò. [đọc tiếp]

Truyền thông Ý bóc tẩy sự gian dối của Bắc Kinh

18/03/2020 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Sau khi Bắc Kinh gửi trang thiết bị vật tư y tế chi viện cho Ý, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Cộng là bà Hoa Xuân Oánh đã có bài đăng trên Twitter nói rằng người dân Ý đã ra ban công hát vang “cảm ơn Trung Quốc”, và quốc ca Trung Quốc được phát thanh trên đường phố, tất cả các hành động này đều là để cảm ơn sự giúp đỡ của Trung Quốc. Tuy nhiên truyền thông Ý đã bóc tẩy trò lừa đảo này

Trang Linkiesta có nguồn gốc tại Ý đã đăng bài viết và đưa thông tin Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ý, Luigi Di Maio phản bác việc phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh đăng thông tin giả về việc dân Ý hát quốc ca và cám ơn Trung Quốc. [đọc tiếp]

Cô Vi và giai cấp thống trị tại Việt Nam

18/03/2020 Jackhammer Nguyễn (Tiếng Dân) - Quyển sách đầu tiên tôi đọc trên đất Mỹ là Giai cấp mới (The New Class) của  ông Milovan Dilas (1911-1995), nhân vật số hai của Đảng Cộng sản Nam Tư. Tên đầy đủ của tác phẩm này là “Giai cấp mới, Phân tích hệ thống cộng sản”.

Quyển sách phân tích nhiều vấn đề của xã hội cộng sản, được xây dựng trên lý thuyết về đấu tranh giai cấp của xã hội này.

Giai cấp mới ở Việt Nam bây giờ là nhóm đảng viên cộng sản có quyền lực và nhóm nhà giàu mới nổi lên, sống nhờ vào quyền lực của các đảng viên đó. Cả hai dựa vào nhau, sống ký sinh với nhau.

Trận đại dịch Cô Vi từ nước cộng sản “anh em” phương Bắc lại làm lộ rõ tính giai cấp ăn trên ngồi trước của giai cấp mới ở Việt Nam. [đọc tiếp]

Vì sao chúng ta nên dùng tên “virus Vũ Hán”

17/03/2020 Nguyễn Quốc Tấn Trung (Luật Khoa) - Khi mà các chế độ độc tài muốn sửa đổi lịch sử bằng cách thay đổi tên gọi của một loại dịch bệnh, nghĩa vụ của các ngòi bút là dùng chúng nhiều nhất có thể.

Thứ hiện nay được gọi là COVID-19, hay đôi khi là coronavirus, là một dịch bệnh bùng phát đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Vậy nên không có gì lạ khi Trung Quốc là nước đầu tiên phản đối việc sử dụng thuật ngữ “virus Vũ Hán”.

Bắc Kinh đang cố gắng vẽ lại lịch sử dịch bệnh. Nửa cuối tháng Hai, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc nói rằng dù dịch “COVID-19” bùng phát tại Trung Quốc, không có căn cứ để nói chúng xuất phát từ Trung Quốc. Thế ra lỗi phải là của một ai đó khác. Hiển nhiên, lập luận này là hoàn toàn vô lý vì chưa từng có ca nhiễm bệnh nào liên quan đến loại virus này được ghi nhận trước đó bên ngoài Trung Quốc. [đọc tiếp]

Không để cho Bắc Kinh viết lại lịch sử của nạn dịch virus Vũ Hán

14/03/2020 Thụy My (RFI) - Khi tiếng khóc của những gia đình đau khổ ở Vũ Hán, Hồ Bắc và trên toàn quốc đang còn vang vọng, thì Tập Cận Bình đã chuẩn bị khua chuông gióng trống ca khúc khải hoàn. Trước việcTrung Quốc bắt đầu tung hỏa mù về nguồn gốc của con virus corona từ Vũ Hán, sau khi đã gây họa cho cả thế giới - Nhà văn Diêm Liên Khoa (Yan Lianke) đã kêu gọi « Không để cho Bắc Kinh viết lại lịch sử của nạn dịch ».

Nạn dịch virus corona là đề tài chiếm trọn nhiều trang của các tuần báo lớn kỳ này. Trang bìa của L’Express là hình con virus corona như một quả chùy tua tủa đinh sắt, đánh vỡ tung bức tường, chạy tựa ngắn gọn « Coronakrach ». [đọc tiếp]

Corona và Con Đường Tơ Lụa mới

13/03/2020 Nguyễn thị Cỏ May (Dân Làm Báo) - Xưa nay, trong lịch sử nhân loại, bệnh dịch không phải là điều mới lạ. Khi dịch Corona xảy ra ở Vũ Hán, dân Tàu không khấn vái Thổ thần và Hà bá nữa mà lại réo gọi đảng và nhà nước cộng sản ra chửi rủa vì đã không quản lý được dịch Corona để cả 750 triệu dân tàu bị cô lập, người chết lăng cù ra khắp nơi. Từ vụ dịch SARS năm 2003, cách phản ứng của đảng cộng sản và nhà nước Tàu vẫn không có gì khá hơn. Vẫn đàn áp người dân nói sự thật, vẫn độc quyền thông tin, vẫn tuyên truyền dối trá. [đọc tiếp]

Tàu cộng muốn dân Tàu biết ơn Tập Cận Bình và thế giới cảm kích vì cuộc chiến chống vi khuẩn Tàu

11/03/2020 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Là tâm dịch gây nên tai hoạ cho toàn thế giới với 121 quốc gia bị ảnh hưởng, Tàu cộng bắt đầu huênh hoang đòi người dân Tàu biết ơn Tập Cận Bình và đảng cộng sản, thế giới phải bày tỏ sự cảm kích với Tàu cộng nhiều hơn và bắt đầu ra chiến dịch tuyên truyền vi khuẩn Vũ Hán không xuất phát từ Vũ Hán.

Trong một clip video được phát ra, Bí thư Đảng ủy mới của Vũ Hán - Wang Zhonglin tuyên bố cần phải thực hiện giáo dục lòng biết ơn giữa các công dân của toàn thành phố để họ cảm ơn Tổng bí thư Tập Cận Bình, cảm ơn Đảng Cộng sản Trung Quốc, quan tâm đến Đảng, đồng hành với Đảng và tạo ra năng lượng tích cực mạnh mẽ. [đọc tiếp]

Trung Quốc đã viết lại lịch sử về con virus Vũ Hán

11/03/2020 Thụy My (RFI) - La Croix ghi nhận từ hơn một tuần qua, bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc bắt đầu tăng tốc. Hai tháng sau khi dịch bệnh virus corona chủng mới khởi phát, và nay đã lan tràn đến trên 90 quốc gia trên thế giới, chính quyền Bắc Kinh muốn xóa đi ký ức tập thể về nguồn gốc của con virus Vũ Hán, ở trong nước cũng như ngoài nước.

Một chiến dịch ngoại giao và truyền thông đã được tung ra, trước hết nhằm tung hỏa mù về thời điểm khởi đầu chính xác nạn dịch. Sự che giấu này kéo dài đến gần hai tháng : ca đầu tiên xuất hiện từ đầu tháng 12/2019, nhưng chính quyền chỉ công khai vào ngày 20/01/2020. Nhờ đó con virus đã lan rộng trên cả nước Trung Quốc trong dịp Tết âm lịch, với số lượng người khổng lồ về quê ăn Tết, và sau đó gây tai họa cho cả thế giới. [đọc tiếp]

Đảng Dân chủ bầu chọn Ứng viên tranh cử Tổng Thống Mỹ 2020

03/03/2020 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Các cuộc bầu cử sơ bộ chọn Ứng viên Tổng thống cho Đảng Dân chủ đã diễn ra 4 lần  rất sống động nhưng cũng có phần phũ phàng, cứ sau mỗi lần bầu là có ứng viên phải rút lui. Cuộc bầu sơ bộ kế tiếp gọi là „Siêu Thứ ba super Tuesday“ được dư luận thế giới chú ý.

Siêu thứ ba hay Thứ ba lớn (super Tuesday) đươc dùng  để chỉ ngày thứ ba đầu tháng hai hay tháng ba của năm bầu cử Tông thống Mỹ khi mà nhiều tiểu bang tổ chức bầu cử sơ bộ để chọn các đại biểu tham dự Đại hôi đảng toàn quốc bầu ứng viên Tổng thống

Siêu thứ ba năm nay diễn ra vào ngày 03.03 với 14 bang từ North Carolina tới California,từ Minnesota tới Texas tiến hành bầu cử [đọc tiếp]

Dịch Corona 19: Những khía cạnh ít được lưu tâm

02/03/2020 Thục-Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 24/02/2020, Phát biểu khai mạc cuộc họp báo (1) về COVID-19 của TGĐ Tổ chức Y tế Thế giới WHO,  Tedros Adhanom Ghebreyesus, chấm dứt bằng lời kêu gọi: 

Đây là một mối đe dọa chung. Chúng ta chỉ có thể đối mặt với nó khi cùng nhau hợp sức, và chúng ta cũng chỉ có thể cùng nhau thắng nó.

Để ý sẽ thấy trong bài phát biểu, ông Ghebreyesus ngỏ lời cám ơn

"Tôi cũng xin cảm ơn Ủy ban Âu châu đã đóng góp 232 triệu Euro, điều này thể hiện sự đoàn kết toàn cầu, mang lại cho tôi niềm hy vọng. Pháp, Đức và Thụy Điển cũng đã công bố sẽ đóng góp bổ sung." Không thấy nhắc tới Mỹ, Trung Hoa, Nga và Saudi Arabia là những quốc gia giàu có. [đọc tiếp]

Nhân chuyện con Covid-19 ở Vũ Hán hôm nay: TRUNG CỘNG – NHƯ TÔI ĐÃ BIẾT TỪ RẤT, RẤT LÂU!

01/03/2020 Lê Phú Khải (Bauxite Việt Nam) - Sau hoà bình 1954, hiệu trưởng trường Hoa văn Việt Bắc Lê Phú Hào (chú ruột của tôi) được cử sang Bắc Kinh làm phóng viên thường trú cho Việt Nam Thông tấn xã. Ông Hào đã học Hoa văn qua tiếng Anh từ một giáo sĩ Trung Quốc không biết tiếng Việt.

Biết 4 ngoại ngữ thành thạo (Pháp, Anh, Hoa, Tây Ban Nha), dưới vỏ bọc “phóng viên thường trú”, ông là một điệp viên chiến lược của Việt Nam tại Trung Quốc. Hằng năm, mỗi lần về nước báo cáo công tác, ông thường rủ tôi đi chơi,  Cứ mỗi lần đi chơi như thế, ông thường kể cho tôi những chuyện về Trung Quốc cộng sản. Vì thế, tôi là một trong những người Việt Nam biết rất sớm về bộ mặt thật của cộng sản Trung Quốc từ lúc “tình hữu nghị Việt – Trung” còn nồng ấm, từ lúc bình minh của hai chế độ cộng sản! [đọc tiếp]

Virus Corona làm suy yếu bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc

29/02/2020 Li Yuan (New York Time), Diễm My dịch (Việt Nam Thời Báo) - Bắc Kinh đang thúc đẩy những câu chuyện về sự kiên trì, nhưng nhiều người trẻ đang công khai đặt câu hỏi về thông điệp của Đảng Cộng sản.

Nhân viên y tế kiệt sức với khuôn mặt hằn vết đeo kính bảo hộ và đeo khẩu trang phẫu thuật hàng giờ. Những phụ nữ cạo trọc đầu để cống hiến. Những người về hưu quyên góp tiền tiết kiệm cho chính phủ.

Bắc Kinh đang khai thác vở kịch tuyên truyền cũ khi chống lại dịch bệnh corona không ngừng nghỉ, thách thức lớn nhất đối với tính hợp pháp của họ qua nhiều thập kỷ.  [đọc tiếp]

Tại sao chỉ tạm ngừng miễn thị thực với người Hàn Quốc mà không với Tàu?

29/02/2020 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Sau khi số người bị nhiễm coronavirus tại Hàn Quốc tăng lên hơn 2000 ca, các quan chức CSVN đã ra quyết định tạm ngừng miễn thị thực đối với người Hàn Quốc vào Việt Nam. Bên cạnh đó, người Hàn muốn vào Việt Nam phải có đại diện doanh nghiệp, tổ chức xác nhận thông tin, ràng buộc trách nhiệm. Quy định này có hiệu lực vào lúc 0h ngày 29.02.2020.

Trong suốt thời gian từ lúc dịch Vũ Hán bùng phát cho đến nay, dân Tàu vẫn được miễn thị thực và hoàn toàn không có quy định du khách Tàu - dù đến VN bằng con đường gì - phải có đại diện doanh nghiệp, tổ chức xác nhận thông tin và chịu trách nhiệm [đọc tiếp]

Chính quyền VN bị cho là can thiệp vào tang lễ HT Thích Quảng Độ

26/02/2020 (BBC) - Tang lễ Hòa thượng Thích Quảng Độ, đệ ngũ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) vừa diễn ra. Có ý kiến cho rằng, tang lễ này bị chính quyền can thiệp và từ đó, khiến nội bộ GHPGVNTN thêm phân hóa.

Đại đức Thích Ngộ Chánh, trú xứ đồi thông Phương Bối (Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng), nói với BBC Việt ngữ hôm 25/2 rằng chính quyền đã can thiệp vào việc tổ chức lễ tang.

Cụ thể là yêu cầu gỡ băng rôn đề "Lễ tang Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, đệ ngũ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tân viên tịch" treo trước chùa Từ Hiếu (quận 8, Sài Gòn). [đọc tiếp]

THẢM HỌA VIRUS CORONA (Covid-19) Bộc lộ sự bưng bít và dối trá thông tin của nhà cầm quyền cộng sản

25/02/2020 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Từ đầu tháng 12 năm 2019 một nhóm bác sĩ ở Vũ Hán đã phát hiện ra virus lạ nguy hiểm, họ thông báo cho nhau để tìm cách phòng ngừa, nhưng công an Trung quốc đã bịt miệng họ, khủng bố họ không được lên tiếng và hậu quả virus Vũ Hán đã trở thành một thảm họa không chỉ đe dọa người dân Trung Quốc mà lan rộng ra hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ cướp đi sinh mạng của hơn 2700 con người, gấp hơn 3 lần đại dịch Sharp năm 2003 và như cảnh báo của tổ chức y tế Thế giới WHO nó đang tiềm vận nguy cơ biến thành đại dịch toàn cầu .

Từ Sài Gòn nhà báo Nguyễn Đình Ngọc đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành với chủ đề " THẢM HỌA VIRUS CORONA ( Covid-19) bộc lộ sự bưng bít và dối trá thông tin của nhà cầm quyền cộng sản "

Nội dung như sau -  Mời Qúi vị cùng nghe.

Báo chí nhà nước ‘răm rắp thực hiện theo di huấn’ của Hòa thượng Thích Quảng Độ?

25/02/2020 Mai Lan (Việt Nam Thời Báo) - Di huấn của Trưởng lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng thống của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, là tang sự của ngài được tổ chức đơn giản. Tăng Ni, Phật tử đến lễ bái, thọ tang miễn phúng điếu, kể cả vòng hoa, trướng liễn, không điếu văn, tiểu sử, cảm tưởng và mọi hình thức khác. Mọi người chỉ đến lễ bái, thọ tang trong mật niệm theo nghi thức tâm tang.

Báo chí nhà nước Việt Nam đang răm rắp thực hiện theo di huấn này. Ngoại trừ báo Giác Ngộ của Thành Hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM, thì không có bất kỳ một tờ báo nào trong hệ thống báo chí nhà nước Việt Nam đưa tin, theo đúng di huấn là “không điếu văn, tiểu sử, cảm tưởng và mọi hình thức khác” (!?).

Nhiều nguồn tin cho biết, báo Tuổi Trẻ, cơ quan thuộc Thành Đoàn Thanh niên cộng sản TP.HCM, trên phiên bản điện tử có dẫn lại tin trên tờ Giác Ngộ về lễ nhập kim quang của Trưởng lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, song chỉ thời gian ngắn sau đó, tin tức đó đã được ‘tháo xuống’ trên trang báo điện tử. [đọc tiếp]

Lễ tang của Hòa thượng Thích Quảng Độ bị ‘quốc doanh hóa’?

25/02/2020 Hoài Hương (VOA) - Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), Hòa thượng Thích Không Tánh, nói với Voa-Việt ngữ rằng Giáo hội Phật giáo nhà nước đã “quốc doanh hoá” đám tang của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống.

“Các vị sư quốc doanh đã đứng ra điều động cái lễ này. Chúng tôi là những vị bên phía Phật Giáo Thống Nhất, và tăng đoàn Giáo hội Thống Nhất vô cùng buồn phiền cho việc này. Chúng tôi chỉ xin tóm tắt như vậy để cho quốc tế được biết là hiện tại người ta đang quốc doanh hoá cái lễ tang của Ngài Quảng Độ, và đồng thời người ta muốn nhuộm đỏ Ngài và bây giờ họ đẩy người của nhà nước qua,” Hòa thượng Thích Không Tánh nói với VOA ngày 24/2. [đọc tiếp]

Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928 - 2020): Chân tu và trí thức

24/02/2020 Nguyễn Văn Tuấn (Trang web Nguyễn Văn Tuấn) - Phải dành một ngày quên đi chuyện covid-19 để tưởng nhớ đến một người rất quan trọng: Hòa thượng Thích Quảng Độ (1). Thầy mới qua đời ở chùa Từ Hiếu (Sài Gòn) hôm thứ Bảy 22/2/2020, thọ 93 tuổi. Vậy là thêm một học giả lừng danh của thế hệ vàng Phật Giáo Việt Nam đã về bên kia thế giới.

Sau 1975, một số học giả / tu sĩ Phật Giáo lừng danh đều có chung số phận: đi tù. Họ đi tù vì đấu tranh cho một hệ Phật Giáo độc lập với Nhà nước.

Thầy Quảng Độ cũng đi tù, thậm chí còn bị tù đày dài hơn các học giả khác. [đọc tiếp]

Tuyên bố về việc Hoà thượng Thích Quảng Độ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất qua đời

24/02/2020 Daniel J. Kritenbrink (U.S. Embassy in Hanoi) - Thay mặt Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi xin gửi lời chia buồn chân thành về việc Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất qua đời.

Hoà thượng Thích Quảng Độ là người ủng hộ không mệt mỏi cho tự do tôn giáo và nhân quyền, và ông luôn tận tâm theo đuổi công lý bằng các hình thức phi bạo lực. [đọc tiếp]

Hòa Thượng Thích Quảng Độ qua đời tại Việt Nam, thọ 93 tuổi

23/02/2020 (RFI) - Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, không được chính quyền công nhận, đã qua đời tối 22/02/2020 tại chùa Từ Hiếu (Sài Gòn), thọ 93 tuổi. Trong một thông cáo công bố sáng 23/02/2020, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã loan báo tin trên và cho biết là Hòa Thượng đã để lại di thư mong muốn được hỏa táng, tro cốt rải ra biển.

Từ năm 2003 đến nay, Hòa Thượng đã bị chính quyền Việt Nam quản chế trong thực tế, và ông đã nhiều lần được đề cử nhận giải Nobel Hòa Bình nhờ các hoạt động bảo vệ nhân quyền. [đọc tiếp]

Thích Quảng Độ 1928-2020 - Những ngày tháng biến động

22/02/2020 Manh Kim (Fb Manh Kim) - Tại sao Hòa thượng Thích Quảng Độ bị ngược đãi và nằm trong tầm ngắm chính quyền suốt từ 1975 cho đến ngày ông mất? Đó là vì ông bất tuân hợp tác và kiên định không cúi đầu. Thái độ cứng rắn dứt khoát không khoan nhượng của ông là sự phản hồi trước sự đàn áp dữ dội của chính quyền đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (GHPGVNTN) sau 1975…

Sự đàn áp Phật giáo được thực hiện dữ dội và khốc liệt, như thể GHPGVNTN nói riêng và Phật giáo nói chung là lực lượng đối lập “nguy hiểm” cần phải bị tiêu diệt. [đọc tiếp]

EVFTA: Bất đồng ý kiến trong dân chủ (bài III)

22/02/2020 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 12/2/2020  Nghị viện châu Âu chính thức thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, với đa số ủng hộ là  401 phiếu, 192 phiếu chống, và 40 phiếu trắng. Những tổ chức bảo vệ nhân quyền và những tổ chức xã hội dân sự giữ một chỗ đứng nhất định trong cuộc tranh cãi, để bảo vệ những giá trị cơ bản của con người, sự công bằng trong xã hội, bằng cách lên tiếng thay mặt những người yếu thế, những nạn nhân không có tiếng nói. Mạng xã hội tự do đã cho người dân lưu tâm đến vấn đề có cơ hội trao đổi với nhau và cả với các chính trị gia, các dân biểu. Nhiều dân biểu Âu châu cũng lên mạng tranh cãi thẳng với người dân, thu thập ý kiến, hoặc tự biện hộ. [đọc tiếp]

Hãy quan tâm đến nhóm Hiến Pháp

22/02/2020 Trương Thị Hà (Bauxite Việt Nam) - Vào ngày 14/01/2020, Tòa án Nhân dân TP. HCM quyết định đưa vụ án “Nhóm Hiến pháp” ra xét xử công khai tại trụ sở tòa án theo thủ tục hình sự sơ thẩm, với tội danh bị truy tố là “Phá rối an ninh” theo điều 118 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Được biết, một trong các hoạt động của nhóm này là mua sách in bản Hiến Pháp năm 2013 của Nước CHXHCN Việt Nam phân phát cho công chúng để họ biết các quyền hợp pháp của mình. Do đó, nhóm thường được công chúng và ngay cả cơ quan điều tra gọi là “Nhóm Hiến Pháp”.

6 luật sư tham gia bào chữa cho nhóm Hiến pháp, đó là các luật sư: Lê Khả Thành, Hà Huy Sơn, Đặng Đình Mạnh, Đặng Thị Kim Xuân, Ngô Ngọc Trai và Nguyễn Văn Miếng. [đọc tiếp]

Từ thảm hoạ Chernobyl đến Đại dịch Vũ Hán

21/02/2020 Sơn Nghị (Dân Làm Báo) - Dưới bất cứ chế độ cộng sản nào, bộ mặt và uy tín của đảng là trên hết, là tuyệt đối, phải giữ cho sạch, cho thơm mặc dù khuôn mặt đã lấm lem những vết nhọ vô luân, đã chằng chịt những vết sẹo tàn ác. Bất cứ một sự kiện nào xảy ra, có nguy cơ để lộ khả năng yếu kém hoặc chân tướng độc tài, lập tức nhà nước cộng sản tìm cách bưng bít, che giấu, lấp liếm, và chôn vùi sự thật không để lộ ra bên ngoài bằng bất cứ giá nào.

Cho dù cái giá phải trả là mạng sống của những người dân vô tội. [đọc tiếp]

Tràn đầy hy vọng: Dân chỉ có thể trông cậy vào chính mình!

18/02/2020 FB Lương Thị Huyền (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Xoay quanh Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam EVFTA, tôi thấy rất nhiều nhà trí thức cấp tiến, luật sư, tiến sĩ, nhà đấu tranh dân chủ tỏ ra vui mừng và “tràn đầy hy vọng” khi Hiệp định này được EU bỏ phiếu thông qua hôm 12/2 vừa rồi.

Lập luận chủ yếu mà những người ủng hộ đưa ra là EVFTA sẽ trở thành đòn bẩy để Việt Nam sẽ vươn lên, chuyển mình và thay đổi khi bước ra sân chơi mới. [đọc tiếp]

Andre Menras việt nam: tiếng gào thét từ bên trong

17/02/2020 Andre Menras (Youtube) - Xin hết lòng cảm tạ quý vị, nữ hay nam, đã phát biểu, đã đón tiếp và tin cẩn tôi.

Một lần nữa, tôi xin ca ngôi lòng dũng cảm của họ trong quá khứ và hiện tại, lòng yêu đất nước và nhân dân bất diệt của họ.

Tại sao Liên minh Âu châu thông qua Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam ?

17/02/2020 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào ngày 12/02/2012 Nghị viện Âu châu (EP) đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) giữa Liên minh Âu châu (EU) va Việt Nam. Theo kết quả biểu quyết, EP đã thông qua EVIPA với tỷ lệ 407 phiếu ủng hộ, 188 phiếu chống và 53 phiếu trắng. Trong khi đó, EVFTA được thông qua với tỷ lệ 401 phiếu ủng hộ, 192 phiếu chống và 40 phiếu trắng. Như vậy sau nhiều năm thương thào, rà soát pháp lý và giải quyết nhiều phát sinh liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn, Hiệp định EVFTA đã được đa số Nghị sĩ Âu châu chấp thuận. [đọc tiếp]

EVFTA: Bất đồng ý kiến trong dân chủ (bài II)

16/02/2020 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 12/2/2020  Nghị viện châu Âu chính thức thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, với đa số ủng hộ là  401 phiếu, 192 phiếu chống, và 40 phiếu trắng. Những lời phát biểu của đôi bên được/thua là bàn đạp cho việc thực thi bản Hiệp định trong những ngày tháng tới.(1)

Thể hiện giá trị cốt lõi của dân chủ là trước và sau cuộc bầu cử, đôi bên đã có không gian và thời gian để lên tiếng trình bầy quan điểm của mình, đôi bên ít nhiều phải lắng nghe nhau. [đọc tiếp]

Sự đa dạng chính trị tại Âu châu

16/02/2020 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nền chính trị Âu châu rất phong phú, đa dạng và hiệu quả là nhờ sự hiện diện của nhiều khuynh hướng, trào lưu và chính đảng sinh hoạt sôi động trong một thể chế dân chủ đa nguyên và đa đảng.

Tại mỗi nước thành viên Âu Châu đều có hàng chục đảng tham gia sinh hoạt, tranh cử. Chính quyền thay đổi thường xuyên theo ý dân thể hiện qua kết quả bầu cử, nhưng không vì thế mà đất nước bị xáo trộn. Không có đảng nào mạo nhận là "chính quyền nhân dân" và xem thành phần đối lập là "kẻ thù của nhân dân". [đọc tiếp]

Khủng hoảng virus corona có thách thức sự tồn vong của chế độ Bắc Kinh?

14/02/2020 Trọng Thành (RFI) - Giữa tháng 2/2020, Bắc Kinh vẫn lúng túng trước làn sóng bất bình trong nước. Nhiều người dùng hình ảnh con virus nhỏ đe dọa chế độ độc tài cộng sản.

Tạp chí về các điều tra kinh tế nổi tiếng Tài Tân (Caixin) tung ra hàng loạt bài viết mô tả tình trạng thê thảm tại các bệnh viện tại Vũ Hán, nhiều báo khác cũng đồng loạt lên tiếng phê phán dữ dội. Kiểm duyệt báo chí được nới lỏng một phần trong khoảng thời gian từ ngày 23/01 đến 03/02. Tuy nhiên, trong những ngày sau đó, lãnh đạo tối cao Trung Quốc khẳng định ''phải gia tăng kiểm soát các phương tiện truyền thông và internet'', phê phán trên báo chí cũng trở nên ít mạnh mẽ hơn nhiều so với trước.  [đọc tiếp]

EVFTA: Bất đồng ý kiến trong dân chủ (bài I)

14/02/2020 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 12/2/2020  Nghị viện châu Âu chính thức thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, với đa số ủng hộ là  401 phiếu, 192 phiếu chống, và 40 phiếu trắng.

Những lời phát biểu của đôi bên được/thua là bàn đạp cho việc thực thi bản Hiệp định trong những ngày tháng tới. [đọc tiếp]

Để dịch virus corona vượt tầm kiểm soát: Tội chính của Bắc Kinh là giấu thông tin?

12/02/2020 Trọng Thành (RFI) - Phải chăng việc Bắc Kinh che giấu thông tin là nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh bùng phát nhanh chóng vượt tầm kiểm soát ?

Cuối tháng Giêng 2020, chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh thừa nhận dịch virus corona mới, tỉnh Hồ Bắc, với hơn 50 triệu dân, đột ngột bị phong tỏa. Vũ Hán, một đô thị sầm suất 10 triệu dân biến thành thành phố ''ma''. Hơn 1.000 người chết từ đó đến nay, hơn 40.000 người nhiễm virus, theo con số chính thức của chính quyền Trung Quốc. Theo một thông tin do ứng dụng của Tencent (một tập đoàn tin học Nhà nước Trung Quốc), công bố hai lần trên mạng, ngày 01/02/2020, (trước khi bị xóa bỏ) số lượng người nhiễm cao gấp 10 lần con số do chính quyền công bố, số người chết gấp 80 lần [đọc tiếp]

EVFTA: Suy nghĩ của một người trẻ

11/02/2020 FB Lương Thị Huyền (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày mai 12/2 Nghị viện châu Âu bỏ phiếu quyết định có phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam hay không. Cho dù kết quả có như thế nào đi nữa, đây là lần cuối cùng tôi muốn nhắn một câu ngắn gọn đối với những người ủng hộ quan điểm phải thông qua EVFTA bằng mọi giá, bất chấp cơ hội vận động EU hoãn chuẩn duyệt EVFTA để yêu cầu nhà nước Việt Nam đáp ứng những điều khoản quan trọng về nhân quyền.

 ở Việt Nam, mở miệng ra là bị tống vào tù, nhưng xin nhớ cho rằng, câm miệng cũng chẳng lấy gì bảo đảm là sẽ được yên thân.

“Tự do giống như không khí, đợi đến lúc ngạt thở rồi sẽ biết nó quan trọng nhường nào” [đọc tiếp]

Bộ "Côn An"

09/02/2020 Phạm Đình Trọng (Fb Phạm Đình Trọng) - Thượng úy Lê Quốc Tuấn, Tuấn Khỉ, công an quận 11 Sài Gòn cay cú thua bạc xả súng bắn chết bốn người dân tại sòng bạc xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi. Trên đường chạy trốn viên thượng úy công an Tuấn Khỉ lại xả súng tiếp bắn chết người dân đi xe máy, cướp xe. Trong xã hội công an trị hiện nay,cả đội ngũ công an đông đúc đã trở thành kiêu binh, đã trở thành hung thần, thành tai họa của dân lành thì hành động của viên công an Tuấn Khỉ không phải bột phát, lẻ loi, con người công an Tuấn Khỉ không phải là cá biệt.

Từ lâu trong ngôn ngữ dân gian Việt Nam đã xuất hiện từ ngữ mới “côn an” để chỉ những kẻ “chỉ biết còn đảng còn mình”, côn đồ mặc sắc phục công an, mang danh công an. [đọc tiếp]

Việt Nam xác nhận có thêm ca nhiễm virus corona mới

09/02/2020 Thùy Dương (RFI) - Ngày 09/02/2020, Việt Nam có thêm ca thứ 14 nhiễm virus corona. Trang thông tin của bộ Y Tế về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra (nCoV), cập nhật đến 12h ngày hôm nay cho biết, nạn nhân là một phụ nữ 55 tuổi (N.T.Y), trú tại thôn Ái Vân, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Ca mới được xác nhận nhiễm nCoV là hàng xóm của nữ công nhân trẻ 23 tuổi trở về từ Vũ Hán, tâm ổ dịch bệnh tại Trung Quốc. Công nhân này cũng đã được xét nghiệm dương tính với nCoV hôm 30/01. [đọc tiếp]

Suối nguồn dân chủ

08/02/2020 Đông Phong (RFA) - Những ngày vừa qua, đại dịch viêm đường hô hấp xuất phát từ Vũ Hán do virus Corona gây ra đã làm cho người dân Việt Nam lo lắng và hoang mang đến tột độ. Thế nhưng, nhà cầm quyền Việt Nam lại đang loay hoay và gần như không thể tự đóng được cửa biên giới với Trung Quốc để ngăn chặn đại dịch, vì cần phải có sự chấp thuận từ phía nhà cầm quyền Trung Quốc.

Con số người nhiễm bệnh tại Việt Nam ngày một tăng, và có thể trở thành một ổ dịch lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc. Vậy nếu khi để xảy ra hậu quả như thế thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Hay sau đó cũng chỉ là một vài cá nhân đăng đàn với những lời tự phê bình và rút kinh nghiệm đầy sáo rỗng, mà người dân dường như đã quá chán ngán đến khinh miệt. [đọc tiếp]

Tường trình của một luật sư sau "ước đàm"

07/02/2020 Fb HaPham Phu (HaPham Phu) - Đại dịch viêm phổi do coronavirus Vũ Hán làm chao đảo Trung Quốc, chấn động thế giới, làm bộc lộ những hiểm huyệt thể chế. Cái chết của bác sĩ 34 tuổi, Lý Văn Lượng, người "thổi còi" vụ đại dịch không chỉ gây phẫn nộ mà còn thức tỉnh lương tâm. Tôi đọc được bài viết của một luật sư thực tập người Vũ Hán, chủ nhân của trang mạng "Bức tường quyền lợi", đăng ngày 7-2, lòng cảm thấy không yên, bèn dịch ra đăng lên trang nhà, chia sẻ với các bạn.

HPP

TƯỜNG TRÌNH CỦA MỘT LUẬT SƯ SAU "ƯỚC ĐÀM"

LÝ VŨ THẦN

... Từ chiều hôm đến giờ, đã 8 tiếng trôi qua. Lý do trực tiếp khiến tôi bị điệu đến sở cảnh sát là tất cả các bài báo gần đây về dịch bệnh ở Vũ Hán, bao gồm cả tiểu sử bác sĩ Lý Văn Lượng được đăng trên trang mạng "Bức tường quyền lợi ". (Hồ sơ lịch sử. Về tám người mang tiếng phao tin thất thiệt.) [đọc tiếp]

Virus corona: Dân Trung Quốc phẫn nộ về cái chết của bác sĩ đã cảnh báo dịch bệnh

07/02/2020 Thùy Dương (RFI) - Trong khi số người chết vì bệnh viêm phổi cấp do virus corona không ngừng gia tăng, tại Trung Quốc, một làn sóng tiếc thương và phẫn nộ đang bùng lên trên các mạng xã hội sau khi bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), 34 tuổi, qua đời hôm 07/02/2020 vì bị lây nhiễm virus từ một bệnh nhân.

Bác sĩ Lý Văn Lượng là một trong những bác sĩ đầu tiên tiết lộ thông tin dịch bệnh viêm phổi cấp do virus xuất phát từ chợ hải sản Vũ Hán hồi cuối tháng 12. Vị bác sĩ trẻ đã từng bị bắt vì tội phát tán thông tin sai lệch rồi sau đó được phục hồi danh dự. [đọc tiếp]

Virus - Từ cái sợ của dân tới cái sợ của đảng

06/02/2020 Từ Thức (tuthuc-paris-blog) - 16.000 công nhân hãng Domex ở Quảng Nam, ngày 4/2, đã đình công vì nghi một người Tàu trong công ty bị nhiểm coronavirus. Cái sợ virus lớn hơn cái sợ nhà nước.

Dân hết sợ: hơn cả những thiệt hại về nhân mạng, kinh tế, đó là điều mà tập đoàn cầm quyền e ngại nhất.

Nếu virus tiếp tục, nếu cái sợ virus lan truyền tới cả những người còn trung thành với chế độ, người ta khó đoán được hậu quả, ở bên Tàu cũng như ở VN [đọc tiếp]

Slovakia trục xuất nhà ngoại giao Việt Nam vì liên quan vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

06/02/2020 (VOA) - Slovakia vừa loan báo trục xuất một nhà ngoại giao Việt Nam và ra thời hạn cho người này phải rời khỏi Slovakia trong vòng 48 tiếng vì liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức vào năm 2017, truyền thông Slovakia đưa tin hôm 6/2.

Tin cho hay thông báo của Bộ Ngoại giao Slovakia với nội dung “một trong những nhà ngoại giao của ông phải rời khỏi đất nước trong vòng 48 giờ” vì “không được hoan nghênh” đã được gửi đến Đại sứ Dương Trọng Minh ở Bratislava. [đọc tiếp]

Tôi tố cáo

05/02/2020 Nguyên Ngọc (Bauxite Việt Nam) - Trong nhiều năm qua, nhân dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thuộc thủ đô Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của một số lão nông tri điền đứng đầu là Cụ Lê Đình Kình đã kiên trì đấu tranh quyết giữ cánh đồng Sênh mà cha ông họ đã khai thác, bồi bổ, xây dựng từ ngàn đời, và từ trước đến nay chưa hề có bất cứ lệnh thu hồi của nhà nước cho bất cứ mục đích gì, chống lại âm mưu cướp đoạt cánh đồng này của chính quyền Hà Nội cấu kết với một nhóm lợi ích có tính chất mafia.

Cuối cùng bọn quyết tâm chiếm đất mặt người dạ thú đã giở đến trò độc ác nhất. Trong đêm mồng 8 rạng sáng ngày mồng 9 tháng 1 năm 2020. gần 3000 quân thuộc lực lượng vũ trang chính quy của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bất ngờ tấn công vào thôn Hoành, đánh đập tra tấn Cụ máu me lênh láng khắp phòng, chĩa thẳng súng bắn đúng vào tim Cụ, vào đầu Cụ, bắn nát chân Cụ, ngoài ra còn một số vết đạn khác nữa.

Giết người đi đôi với cướp của: họ còn bắn nát một tủ sắt và cướp mang đi một tủ gỗ trong đó Cụ Kình vẫn cất giữ chu đáo tất cả giấy tờ bản đồ chính thức về Đồng Tâm và riêng Đồng Sênh. [đọc tiếp]

Tòa án Đức bác kháng cáo trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

03/02/2020 (RFA) - Tòa án ở Liên bang Đức vào ngày 3 tháng 2 xác nhận đã bác kháng cáo của một người Việt Nam bị kết án liên can trong vụ bắt cóc cựu quan chức dầu khí Trịnh Xuân Thanh gây nên căng thẳng giữa quan hệ Berlin- Hà Nội. Hãng AP loan tin ngày 3 tháng 2 như vừa nêu và nhắc lại hồi tháng 7 năm 2018, một tòa ở Berlin đã kết án người đàn ông có tên Long N.H. 3 năm 10 tháng tù về cáo buộc gián điệp và tòng phạm trong vụ bắt giữ phi pháp. Người này từng sống tại Cộng Hòa Czech.

Tòa Công lý Liên bang Đức đã giữ nguyên bản án của tòa dưới đối với Long N.H. Sau này tên người này được công khai là Nguyễn Hải Long. Phía công tố cáo buộc ông Long thuê xe để đưa ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch chi nhánh xây dựng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, và một phụ nữ tháp tùng ông Thanh ra khỏi nước Đức. [đọc tiếp]

Thế giới đang phải trả giá cho sự cai trị độc đoán ở Trung Quốc

02/02/2020 Nicholas Kristof (New York Times 29/01/2020), Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành (Nghiên cứu quốc tế) - ... Từ 01/12/2019, trường hợp nhiễm virus Corona đầu tiên được biết tới ở thành phố Vũ Hán đã thể hiện các triệu chứng; và tới cuối tháng 12 trong giới y tế Vũ Hán bắt đầu có người lên tiếng báo động về sự việc này. Lẽ ra đó là thời điểm chính quyền Vũ Hán phải có hành động quyết đoán.

Đúng là họ đã hành động quyết đoán – nhưng không nhằm vào virus mà nhằm vào những người lên tiếng cảnh báo dư luận về mối đe dọa của virus đối với sức khỏe cộng đồng. Một bác sĩ viết về loại virus đó trên mạng xã hội WeChat đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ luật và bị ép phải nhận mình sai. Cảnh sát Vũ Hán thông báo đã tiến hành “giáo dục, phê bình” 8 bác sĩ làm việc ở tuyến đầu vì họ đã truyền bá “tin tức chưa được kiểm chứng” về bệnh lây nhiễm. [đọc tiếp]

Vương quốc Anh chính thức rời Liên minh Âu châu

02/02/2020 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Bye-Bye, Britain: Ngày 29/01/2020, Nghị viện Âu châu phê chuẩn Thỏa hiệp Vương quốc Anh rời Liên minh Âu châu (EU) kết thúc chính thức tiến trình Brexit (Brexit =British Exit). Phiên họp cuối cùng chung với các nghị sĩ Vương quốc Anh đã diễn ra trong bầu không khí đầy cảm xúc,  nhiều nghị sĩ đã khóc khi đứng lên hát chung bài ca Auld Lang Syne (Chia tay-từ biệt). Chủ tịch Ủy ban Âu châu Ursula von der Leyen phát biểu „Chúng tôi luôn yếu mến các bạn và chúng ta sẽ không bao giờ xa cách“. Nghị sĩ Guy Verhofsatdt nhấn mạnh „Cuộc biểu quyết này không phải là sự từ biệt„.Theo thoả thuận,  Vương quốc Anh và EU vẫn hợp tác như trước trong giai đoạn chuyển tiếp kéo dài tới cuối năm 2020. [đọc tiếp]

Hai chiếc mặt nạ cùng rơi

01/02/2020 Trung Nguyễn (Tiếng Dân) - Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng đầu năm 2020 mà người dân Việt Nam đi từ cái sốc này đến cái sốc khác về đảng cộng sản cầm quyền. Cú sốc đầu tiên là “ác với dân” qua thảm sát Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9/1/2020; còn cú sốc thứ hai là “hèn với giặc” khi ngày 30/1/2020, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tuyên bố Việt Nam chỉ có thể đóng cửa biên giới ngăn dịch viêm phổi cấp Vũ Hán khi được cộng sản Trung Quốc đồng ý. [đọc tiếp]

Việt Nam đóng cửa biên giới vì bệnh dịch, có cần thỏa thuận với Trung Quốc?

31/01/2020 Minh Luật (RFA) - Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết “Việt Nam và Trung Quốc có ký kết hiệp ước, nếu liên quan an ninh và dịch bệnh thì có thể đóng cửa nhưng phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương”, theo Zing.vn tường thuật. Báo Vietnamnet dẫn lời Phó thủ tướng nói rằng: “Việc đóng cửa biên giới phải liên quan đến 2 tình hình là an ninh và dịch bệnh nhưng phải có thỏa thuận 2 nước, báo trước 5 ngày”.

Tuy nhiên, khi đối với các quy định pháp lý thì thông tin này là toàn toàn không chính xác. Cụ thể theo Hiệp định về Cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, tại Khoản 3 Điều 5 nêu rõ: “Để bảo vệ lợi ích xã hội, an ninh quốc gia hoặc vì lý do thiên tai nghiêm trọng, dịch bệnh truyền nhiễm lớn, dịch bệnh động thực vật và các trường hợp bất khả kháng khác, một Bên có thể tạm thời đóng hoặc hạn chế việc qua lại cửa khẩu. Tuy nhiên, cần phải thông báo cho phía Bên kia trước 5 ngày, trong trường hợp khẩn cấp không được ít hơn 24 giờ.”

Một Phó thủ tướng, đứng đầu ngành ngoại giao của một quốc gia mà đưa thông tin sai lệch, thiếu kiến thức pháp luật liên quan đến biên giới và chủ quyền quốc gia như vậy thì thật đáng lo ngại. [đọc tiếp]

Không sai một chữ!

31/01/2020 Ngô Trường An (Tiếng Dân) - Nhiều người thắc mắc tại sao nhà nước VN không đóng cửa khẩu biên giới, khi mà hầu hết các tỉnh thành TQ đã lây nhiễm nạn dịch cúm Corona?

Tại sao ư? Theo lời phó thủ tướng Phạm Bình Minh giải trình là: “Tại vì giữa 2 đảng và nhà nước VN – TQ đã ký kết hiệp ước biên giới. Theo hiệp ước này VN không được quyền đóng cửa khẩu, ngoại trừ tình hình an ninh và dịch bệnh. Nhưng cả 2 trường hợp trên đều phải thỏa thuận với TQ, chứ một mình VN không thể đơn phương làm được”. Đó là lý do tại sao ta không đóng được cửa nhà mình, trong khi dịch bệnh đang chập chờn ngoài sân. [đọc tiếp]

Điểm báo: Đầu năm mới vụ Trịnh Xuân Thanh lại trở thành đề tài nóng

31/01/2020 Hiếu Bá Linh (Tiếng Dân) - Đầu năm mới vụ Trịnh Xuân Thanh lại trở thành đề tài nóng trên báo chí Việt Nam và Đức. Mở đầu là báo Dân Việt trong nước, đã giật tít “Trần Quốc Vượng: Kiểm tra vụ Trịnh Xuân Thanh mở đầu sự đổi mới” trong số báo ra ngày 10/01/2020.

Đến mồng bốn Tết Canh Tý, tức 28/1 trang Tiếng Dân có bài: “Luật sư Schlagenhauf yêu cầu Chính phủ Đức can thiệp trả tự do cho Trịnh Xuân Thanh” nói về Thông cáo báo chí của bà Schlagenhauf, luật sư của Trịnh Xuân Thanh tại Đức. [đọc tiếp]

Chứng nhân của những điều bất khả

31/01/2020 Tuấn Khanh (RFA) - Hòa thượng Thích Thanh Tịnh viên tịch ngày 30-1-2020, mang theo mình một phần lịch sử của Phật giáo chân chính Việt Nam, cũng như mang theo một phần đời biểu trưng cho rất nhiều người, trước một bước ngoặt trầm luân của người dân miền Nam Việt Nam. Tại ngôi chùa Phước Bửu tại Bà Rịa – Vũng Tàu, nơi mà ngài đã tìm đển để nương náu, chọn cho mình một cuộc sống lặng lẽ từ năm 2002 đến nay, ngài chống chọi với đủ các vết tích hằn thù trên thân thể mình, và cả những âm mưu hiểm độc của một thời kỳ đen tối sau năm 1975 mà nhà nước cộng sản Việt Nam nhắm vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất và các nhân sĩ, tăng sĩ Phật giáo. [đọc tiếp]

Công an Việt Nam cần đổi mới gấp để không thành ‘bảo kiếm cùn’

31/01/2020 Nguyễn Hữu Vinh (BBC) - Dù đã ra khỏi ngành Công an Việt Nam 20 năm qua, trong đó có 5 năm "trở lại", ở giữa lòng nó - nhưng ở vai tù nhân - tôi vẫn không ngừng để mắt tới và mong muốn nó phải được thay đổi mạnh mẽ.

Trong 2 năm rưỡi tạm giam ở B14, tôi đã có 30 lá đơn khiếu nại về việc bắt, giam, truy tố tôi, trong đó đề cập cả nhiều sai trái, yếu kém của các lãnh đạo ngành công an trong nhiều năm mà tôi chứng kiến, trực tiếp biết được. Tiếc rằng những nội dung đó không đến được các cấp lãnh đạo Đảng mà lẽ ra chúng phải đến. [đọc tiếp]

LS của Trịnh Xuân Thanh nói việc giam giữ ông Thanh là vi phạm luật

30/01/2020 (BBC) - Luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh, bà Petra Isabel Schlagenhauf, vào ngày 28/1 đã ra thông cáo với báo giới, khẳng định việc Việt Nam tiếp tục giam giữ ông Trịnh Xuân Thanh, thân chủ của bà là trái luật quốc tế.

từ Berlin, bà Petra Isabel Schlagenhauf khẳng định rằng, bằng quyết định bác bỏ đơn kháng cáo của ông Nguyễn Hải Long, Tòa án Tối cao liên bang Đức đã xác nhận rằng, việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh - thân chủ của bà - là trái luật pháp quốc tế. [đọc tiếp]

Luật sư của Trịnh Xuân Thanh hy vọng Đức tiếp tục gây sức ép lên Việt Nam sau phán quyết của tòa án Đức

29/01/2020 Thanh Trúc (RFA) - Luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh, bà Petra Isabel Schlagenhauf, vào ngày 28 tháng 1 ra thông cáo báo chí yêu cầu chính phủ Đức tiếp tục can thiệp với phía Việt Nam trả tự do cho thân chủ của bà.

Thông cáo báo chí được đưa ra ngay sau khi bà này nhận được Quyết Định của Tòa Án Tối Cao Đức, bác bỏ đơn kháng án của Nguyễn Hải Long, người  trước đó đã bị tóa án Đức kết án 3 năm 10 tháng tù giam vì tham gia vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam hồi cuối tháng 7 năm 2017. [đọc tiếp]

Luật sư Schlagenhauf yêu cầu Chính phủ Đức can thiệp, trả tự do cho Trịnh Xuân Thanh

28/01/2020 Hiếu Bá Linh (Tiếng Dân) - Hôm 28/1/2020, bà Schlagenhauf, luật sư của Trịnh Xuân Thanh tại Đức, đã ra một thông cáo báo chí, trong đó bà yêu cầu Chính phủ Đức tiếp tục can thiệp với phía Việt Nam để trả tự do cho thân chủ của bà là Trịnh Xuân Thanh.

Thông cáo báo chí mở đầu bằng Quyết định của Tòa án Tối cao CHLB Đức, bác bỏ đơn kháng án của Nguyễn Hải Long mà bà vừa nhận được hôm 28/1/2020. [đọc tiếp]

Thảm sát Đồng Tâm: Tôi ác man rợ và nỗi nhục phản bội của đảng csvn bước vào tuổi 90

28/01/2020 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Thảm sát Đồng Tâm mùng 9 tháng Giêng 2020 đã bộc lộ sự tàn bạo của nhà nước công an trị, sự phản bội của đảng cộng sản VN.

Dư luận trong và ngoài nước suốt gần 1 tháng qua đã lên án những luận điệu xảo trá lừa bịp, đổi trắng thay đen của giới cầm quyền CSVN trong vụ thảm sát này.

Nhà hoạt động nhân quyền Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành chung quanh chủ đề nỗi nhục phản bội của đảng cộng sản VN bước vào tuổi 90 qua cuộc thảm sát Đồng Tâm. Nội dung như sau – Mời qúi vị cùng nghe

Khẳng khái lên tiếng với lãnh đạo Nhà Nước về vụ Đồng Tâm

23/01/2020 Thanh Trúc (RFA) - Hôm 22 tháng Một 2020, tức 28 Tết, 4 nhân sĩ  trí thức trong Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng đã thảo một bức thư yêu cầu lãnh đạo Việt Nam phải “minh bạch trước công luận trong và ngoài nước về vụ việc Đồng Tâm, đặc biệt trả lời ai đã hạ lệnh tiến hành tập kích vào nhà dân lúc 4 giờ sáng ngày 9/1/2020, dùng súng bắn vào dân và hạ sát lão nông Lê Đình Kình”

Đồng ký tên trong thư gồm 4 người, được coi là nhân sĩ trí thức thuộc Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng : đó là ông Huỳnh Tấn Mẫm- nguyên chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, Đại biểu Quốc Hội Khóa VI, Ủy viên Mặt Trận Tổ Quốc thành phố Hồ Chí Minh, nguyên tổng biên tập báo Thanh Niên; ông Huỳnh Kim Báu- nguyên tổng thư ký Hội Trí Thức Yêu Nước thành phố Hồ Chí Minh; ông Lê Công Giàu- Tổng thư ký Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn 1966, phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn 1975, nguyên phó tổng giám đốc Saigon Tourist, chủ tịch Hội đồng quản trị Pacific Airlines, và sau cùng là giáo sư Tương Lai, nguyên viện trưởng Viện Xã Hội Học Việt Nam. [đọc tiếp]

Việt Nam xếp hạng 136/167 về Chỉ số Dân chủ 2019

23/01/2020 (VOA) - Việt Nam xếp hạng 136/167 về Chỉ số Dân chủ trong năm 2019, theo đánh giá của The Economist Intelligence Unit (EIU), một tổ chức nghiên cứu và phân tích về kinh tế và chính trị của tạp chí The Economist.

Báo cáo Chỉ số Dân chủ 2019 do EIU vừa công bố hôm thứ Tư 22/1 cho thấy Việt Nam được chấm 3,08 điểm trên 10 điểm, đứng ở vị trí thứ 136 trong số 167 nước được đánh giá trong năm 2019, và vẫn nằm trong nhóm các nước “Độc tài”, chế độ kém dân chủ nhất trên thang đánh giá của EIU về bốn chính thể từ “Dân chủ Trọn vẹn,” “Dân chủ Có Khuyết điểm”, đến “Chính thể Hỗn hợp” (hybrid) và mức thấp nhất là chính thể “Độc tài”. [đọc tiếp]

Hàng chục công dân làm đơn tố giác vụ giết ông Lê Đình Kình ở Đồng Tâm

22/01/2020 (RFA) - Tính đến trưa ngày 22-1-2020, đơn Tố giác tội phạm gửi Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội về vụ việc ông Lê Đình Kình bị bắn chết ở Đồng Tâm hôm 9-1 đã có hơn 30 người ký tên trong đó các nhân sĩ trí thức tên tuổi của Việt Nam.

Theo đơn này, qua thông tin của Bộ Công An và các video clip trên mạng, các sự thật sau đây đã được các công dân  phát hiện như ông Lê Đình Kình, thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã bị giết vào sáng sớm ngày 9/1/2020.

Thứ hai, ông Kình đã bị bắn từ cự ly gần vào tim, vào đầu, bị đánh trật khớp đầu gối và chết, đồng thời xác ông Kình đã bị mổ và được trao lại cho gia đình để mai táng. [đọc tiếp]

Đồng Tâm là một thảm họa - cho đảng CSVN

22/01/2020 Nguyễn Văn Vui (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Đồng Tâm là một thảm họa. Trước tiên là cho gia đình cụ Lê Đình Kình và những người nông dân dũng cảm khác ở Đồng Tâm: gia đình tang tóc, thương vong, tù tội oan ức, chỉ hai tuần trước ngày Tết linh thiêng. Cửa nhà thì tan hoang, ruộng đồng mất trắng và tương lai của họ và con cháu họ dưới chế độ này là vô cùng đen tối.

Nhưng nhìn rộng ra thì Đồng Tâm là một thảm họa lớn, vô cùng nhức nhối, có khả năng gây hệ quả nghiêm trọng lâu dài cho nhóm cầm quyền CS tại Việt Nam. [đọc tiếp]

Thảm kịch Lê Đình Kình: Thảm kịch của người dân lương thiện sống trong thể chế tồn tại bằng bạo lực và lừa dối (Kỳ 1)

20/01/2020 Phạm Đình Trọng (Tiếng Dân) - Theo lời kể của dân Đồng Tâm, đêm ngày 8 rạng sáng 9 tháng một, năm 2020 có tới chín ngàn quân chính phủ gồm công an và quân đội bao vây dân làng Đồng Tâm. Quân bố ráp, tấn công Đồng Tâm rải khắp xã và khắp các ngả đường bao quanh Đồng Tâm. Người dân không thể bao quát hết bề rộng và bề sâu thế trận của công an nên ước lượng không thể chính xác. Nhưng ba điều có thể khẳng định.

Một là, số quân tham gia sự kiện Đồng Tâm ngày 8.1.2020 không thể tới chín ngàn. Chín ngàn là quân số xấp xỉ một sư đoàn. Theo nhiều nguồn tin, lực lượng vũ trang hành quân đến Đồng Tâm đêm 8.1.2020 khoảng hơn ba ngàn quân, tương đương hai trung đoàn.

Cuộc động binh Đồng Tâm 8.1.2020 là trận đánh binh chủng hợp thành, có xe bọc thép, có vũ khí điện tử, có chó nghiệp vụ, có cảnh sát cơ động, cảnh sát chữa cháy. Hàng ngàn quân trùng trùng, lớp lớp được trang bị vũ khí hiện đại tới tận răng đã bao vây cô lập hoàn toàn xã Đồng Tâm với thế giới chung quanh, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Sóng điện thoại, mạng internet bị cắt. [đọc tiếp]

Đồng Tâm 10 ngày sau biến cố, hay tuần lễ trước Tết

20/01/2020 Hiền Lương (Việt Nam Thời Báo) - “Đồng Tâm 10 ngày sau biến cố” là tựa bài viết về ghi nhận tình hình ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội của nhóm nhà báo tờ VnExpress, thuộc Bộ Khoa học Công nghệ.

Nội dung bài ghi nhận cho thấy khá tương đồng với tin tức trên mạng xã hội, và trên nhiều tài khoản cá nhân facebook. Bài viết còn cho thấy trong 10 ngày qua, người làng thôn Hoành và cả xã Đồng Tâm gần như phải sống trong cảnh hãi sợ, mọi sinh hoạt cộng đồng và mưu sinh gần như đình trệ. Tin tức bên ngoài ra sao, người dân nơi đây cũng không có cơ hội tiếp cận. [đọc tiếp]

"Thanh gươm và Lá chắn của Đảng" liệu có còn sử dụng để diệt và đàn áp dân tiếp nữa không?

19/01/2020 Nguyễn Doãn Đôn (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Qua vụ Đồng Tâm này tôi nghĩ không những niềm tin của Dân vào đảng mất mà còn ảnh hưởng rất lớn đến hai lực lượng Quân đội và Công an. Hai lực lượng mang tính quyết định đến sự tồn vong của Chế độ.

Chính quyền gọi đó là "Thanh gươm và lá chắn của đảng". Vì tầm quan trọng đó nên ông Tổng Trọng tỏ ra rất "ngoan" và luôn dành cho những "Tình cảm quý báu nhất" cho họ. Chết là có Huân chương nhanh như có thể và mức cao hết cỡ sai người đến đặt lên bàn thờ, không cần Hội đồng khen thưởng xét duyệt.

Vụ đàn áp dã man đánh người gãy rời chân ra, rồi bắn người ta chết bằng nhiều phát đạn. Chết rồi cũng không được yên mà còn mổ bụng phanh thây người ta ra một cách man rợ như mổ cá tìm mật của Chính quyền đối với người Dân Đồng Tâm, có thể sẽ là một bước ngoặt làm biến đổi đến tư tưởng, ý thức hệ của hai lực lượng nắm giữ quyền lực cực kỳ quan trọng này. [đọc tiếp]

Thăm dò dư luận : Gần 80% dân Việt Nam không tin vào Trung Quốc

17/01/2020 Đức Tâm (RFI) - Ngày 16/01/2020, Trung tâm nghiên cứu ASEAN thuộc Học viện ISEAS-Yusof Ishak, Singapore, đã cho công bố báo cáo khảo sát các quốc gia Đông Nam Á. Cuộc thăm dò được tiến hành từ ngày 12/11 đến 01/12/2019. Tổng cộng có 1308 người, ở 10 nước thành viên ASEAN đã tham gia trả lời 58 câu hỏi trong bản thăm dò. Những người được hỏi thuộc 5 lĩnh vực : nghiên cứu, kinh doanh và tài chính, lĩnh vực công, xã hội dân sự và truyền thông.

Trong câu hỏi thứ 41 : « Bạn có tin tưởng là Trung Quốc sẽ « làm đúng » để đóng góp vào hòa bình, an ninh, thịnh vượng và quản trị ? » Hơn 60% số người được hỏi tại 10 quốc gia Đông Nam Á cho biết chỉ « tin tưởng một chút » và 18,7% « không tin tưởng ». [đọc tiếp]

Từ Mỹ Lai đến Đồng Tâm

17/01/2020 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Mỹ Lai là một thôn nhỏ thuộc làng Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi, nơi diễn ra vụ thảm sát ngày 16 tháng 3 năm 1968 trong Chiến tranh Việt Nam, cướp đi sinh mạng của hàng trăm thường dân. Thảm sát Mỹ Lai ban đầu bị che dấu, nhưng rồi bị phanh phui một năm sau. Ngày 17/3/1970 Lục quân Hoa Kỳ đã buộc tội 14 sĩ quan.

Biến cố Đồng Tâm-Hà Nội bắt nguồn từ cuộc tranh chấp đất đai kéo dài từ năm 1980 khi Chính quyền Hà Nội hoạch định xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn 3 xã của huyện Chương Mỹ và xã Đồng Tâm. sau một thời gian dài không thực hiện được dự án, Lữ đoàn 28 Phòng không - Không quân đã bàn giao lại số đất nông nghiệp cho UBND xã Đồng Tâm, nhưng đến năm 2015 Bộ Quốc Phòng lại cho thu hồi trên 50ha đất để giao cho Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel. Cuộc trấn áp nhằm thu hồi đất ruộng của nông dân bằng bạo lực đã làm nhiều người thiệt mạng và bị thương. Trong số những người tử vong, ngoài 3 nhân viên an ninh còn có Cụ Lê Đình Kình, Cụ Lê Đình Kình 84 tuổi, cựu Bí thư Đảng uỷ xã Đồng Tâm, người lãnh đạo Tổ Đồng Thuận của xã Đồng Tâm. [đọc tiếp]

Vụ Đồng Tâm: Liên minh châu Âu vào cuộc, ‘đề nghị’ gặp Bộ Công an

16/01/2020 (VOA) - Phát ngôn viên của Liên minh châu Âu (EU) mới cho VOA tiếng Việt biết rằng tổ chức này “quan ngại” về hành động “dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng” ở Đồng Tâm, đồng thời tiết lộ đã “đề nghị” gặp quan chức cấp cao của Bộ Công an Việt Nam.

Bà Virginie Battu-Henriksson, phát ngôn viên của Liên minh châu Âu về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh, nói rằng ngày 9/1, đúng ngày xảy ra vụ việc, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn EU tại Hà Nội, “đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bày tỏ quan ngại và sự dè dặt về cách xử lý tình hình của lực lượng an ninh". [đọc tiếp]

Hãy tham gia cùng chúng tôi để hành động vì Đồng Tâm

15/01/2020 (Bauxite Việt Nam) - “Thảm sát Đồng Tâm” có thể vẫn là cách gọi gây tranh cãi, tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận: Nhà nước Việt Nam đã tấn công chính người dân của mình và đang tìm cách che giấu sự thật.

Với những thông tin được công bố hôm nay, sự kiện Đồng Tâm đã trở nên trầm trọng hơn rất nhiều và đòi hỏi các hành động mạnh mẽ. Với mục đích kiểm chứng và công bố thông tin, và mưu cầu công lý cho tất cả các bên liên quan, chúng tôi tuyên bố thành lập Nhóm Hành Động Vì Đồng Tâm.

MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TÔI NHƯ SAU:

- Làm cầu nối thông tin cho tất cả các bên liên quan [đọc tiếp]

Thú tội qua truyền hình: Chiêu trò của nhà nước độc tài

15/01/2020 Diễm Thi (RFA) - Với gương mặt bầm tím và nhiều vết xước trên sống mũi, ông Lê Đình Công, con ông Lê Đình Kình, người bị chính quyền cáo buộc là chủ mưu tấn công lực lượng chức năng ở Đồng Tâm hôm 9 tháng 1, thừa nhận những hành động sai trái của mình trên truyền hình Việt Nam ngày 13 tháng 1.

Phóng sự này của VTV ngay lập tức vấp phải những phản ứng từ nhiều người trên mạng xã hội vì họ cho rằng đây chỉ là những lời thú tội bị cưỡng bức. [đọc tiếp]

Đồng Tâm: Các câu hỏi về thông tin vụ chết bốn người Bộ Công an nêu ra

15/01/2020 (BBC) - Ngày 14/1, Bộ Công an chính thức trả lời báo chí Việt Nam về vụ 'đưa lực lượng vào Đồng Tâm' rạng sáng 9/1. Nhưng dường như các thông tin được công bố không làm thỏa mãn dư luận.

Theo truyền thông nhà nước, ông Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, cho hay lực lượng của Bộ này vào Đồng Tâm không phải để đi 'tuần tra' mà là để 'lập chốt an ninh ở cổng thôn Hoành" nhằm 'bảo vệ công trình từ xa'.

Ông này cũng cho biết 'qua trinh sát', biết được nhóm Đồng Thuận của ông Lê Đình Kình có ý đồ khủng bố, đe dọa giết cán bộ xã, có kế hoạch bắt cóc người già, trẻ em. Thế nhưng lời khai của nhóm Đồng thuận do Đài truyền hình Việt Nam phát đi không có chi tiết nào liên quan đến ý đồ khủng bố như trên. [đọc tiếp]

Bầu cử Đài Loan : một cái tát vào mặt Tập Cận Bình

14/01/2020 Từ Thức (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Những người yêu chuộng tự do, chống đế quốc đỏ thở dài nhẹ nhõm: bà Thái Anh Văn vừa tái đắc cử Tổng thống Đài Loan. Đây là cái tát thứ hai của ‘’đám đông thầm lặng’’ dành cho Tập Cận Bình, vài tuần lễ sau khi cử tri Hong Kong dồn phiếu cho phe dân chủ, trong cuộc bầu cử quận. Từ Đài Loan tới Hong Kong, người dân đã gào cho cả thế giới nghe: chúng tôi không muốn trở thành Tàu.

Chưa bao giờ lá phiếu trở thành một thông điệp rõ ràng, minh bạch, dứt khoát như vậy. [đọc tiếp]

Vụ Đồng Tâm có vẻ Bộ Công an lúng túng trong việc “dựng kịch bản”

14/01/2020 Trương Nhân Tuấn (Tiếng Dân) - Bộ công an muốn một kịch bản “hay”, vừa để biện hộ cho việc “tử hình” ông Lê Đình Kình, vừa để lấy cớ để phong “liệt sĩ” và truy tặng cấp bằng “tổ quốc ghi công” cho ba chiến sĩ công an tử nạn.

Tin tức “chính thức” từ báo chí, truyền hình của nhà nước hôm 13 tháng giêng 2020 thì ba ông công an “hy sinh” trong lúc “bảo vệ an ninh trật tự” cho việc xây dựng bức tường sân bay Miếu môn.

Nhưng sáng nay 14 tháng giêng, “kịch bản” đã thay đổi. Theo tướng Lương Tam Quang, nguyên nhân khiến ông Kình và ba ông công an tử nạn là do “va chạm” trong lúc lực lượng công an “bảo vệ công trình từ xa”.

Chuyện “giật gân”, ông Quang xác nhận “hoàn toàn không có việc vào để bắt giữ”, và “không có lệnh bắt giữ”. Hiểu một cách “tinh tế” thì công an được lệnh “giết”. [đọc tiếp]

Có một khẩu hiệu trên quan tài

13/01/2020 By Trịnh Hữu Long (Luật Khoa tạp chí) - Tên ông là Lê Đình Kình. Ông Kình là tất cả những gì mà đảng Cộng sản Việt Nam có thể kỳ vọng ở một đảng viên. Ông là nông dân, thành phần cốt cán của cuộc cách mạng mà đảng Cộng sản khởi xướng. Ông sinh ra và lớn lên ở một làng quê Bắc Bộ, thành lũy cách mạng quan trọng bậc nhất trong lịch sử của đảng Cộng sản.

Ông từng là trưởng công an xã – người bảo vệ cho an nguy của chế độ. Ông từng là bí thư đảng ủy, chủ tịch xã trong những năm 1980, trực tiếp thi hành chính sách của đảng Cộng sản ở cấp sát nhất với quần chúng nhân dân.

Trong mắt đảng Cộng sản, không ai có thể có bản lý lịch đẹp hơn đảng viên Lê Đình Kình.

Nhưng cuối cùng, ông chết trong một cuộc đụng độ với chính đảng mà ông dành cả đời phục vụ. Xác ông nằm ở trụ sở của cơ quan công quyền mà ông từng là lãnh đạo. Và là một cái xác không còn nguyên vẹn: ông bị mổ tử thi. [đọc tiếp]

Đồng Tâm những ngày buồn nhất lịch sử!

13/01/2020 Người dân Đồng Tâm (Tiếng Dân) - 2h45’: Tiếng pháo nổ rộn vang, đang nằm trong nhà cứ ngỡ như mình đang được nghe bắn pháo hoa đêm giao thừa ở Hồ Gươm vậy. Tự hỏi lòng, nhà ai có gì vui mà lại đốt pháo vào giờ này? Mở cửa chạy ra sân, ngó thì không thấy pháo bay lên trên cao như thường lệ, mà chỉ có nghe thấy tiếng nổ như nhà ai đốt pháo thửa. Rồi lại nghe tiếng la hét kêu cứu của ai đó chạy khắp xóm “LÀNG NƯỚC ƠI CHÚNG NÓ ĐÁNH RỒI”.

Hoảng hốt, cả xóm chạy ra khỏi nhà thì mới hay nhà ông Kình đang bị quân đội và cảnh sát tấn công. [đọc tiếp]

CSCĐ Dương Đức Hoàng Quân: Đáng sợ là máu đổ chính vì người dân mình

13/01/2020 Trung Nguyễn (Tiếng Dân) - Những ngày này, nhiều người bạn của tôi và cả tôi rất khó ngủ vì thiệt hại sinh mạng người Việt quá lớn ở Đồng Tâm rạng sáng ngày 9/1/2020. Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động đã chết, còn về phía người dân thì chắc chắn ít nhất cụ Lê Đình Kình đã mất. Video clip và hình ảnh thi thể cụ Lê Đình Kình đã được gia đình, hàng xóm đưa lên mạng xã hội để rộng đường dư luận.

Một người bạn của tôi là bác sĩ quân y. Sau khi xem xét hình ảnh thi thể cụ Lê Đình Kình, anh ấy đã có những nhận định sơ khởi như sau:

Nhận định thứ nhất, viên đạn bắn vào người cụ Kình ở cự ly rất gần, từ 7 đến 8 cm, vì nếu viên đạn được bắn từ xa thì vết thương sẽ phải nở lớn ra từ 2 tới 2,7 cm. Điều này chứng tỏ cảnh sát cơ động đã bắn cụ ở cự ly rất gần chứ cụ Kình không hề chết vì bị bắn từ xa. [đọc tiếp]

Cụ Lê Đình Kình được mai táng; trong khi 22 người dân Đồng Tâm bị khởi tố

13/01/2020 (RFA) - Ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, người bị lực lượng chức năng giết chết vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 vừa qua liên quan tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, được mai tang vào sáng ngày 13 tháng 1.

Mạng xã hội Facebook cho biết người dân cả làng Đồng Tâm đều đeo khăn trắng để tang cho ông. Trước khi bị bắn chết một cách bất minh, ông Lê Đình Kình là người đại diện dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm trong việc đấu tranh pháp lý cho 59 hecta đất nông nghiệp của địa phương.

Cho đến nay lực lượng chức năng vẫn canh gác chặt chẽ quanh làng Đồng Tâm, mạng Internet vẫn còn bị cắt. [đọc tiếp]

BẢN LÊN TIẾNG VỀ BIẾN CỐ ĐỒNG TÂM, “GIẾT DÂN THÌ TỰ ĐÁNH MẤT TƯ CÁCH CẦM QUYỀN”

12/01/2020 (Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất) - ... Để che giấu tội ác, công an đã vận động cả bộ máy tuyên truyền để lăng mạ và bóp méo thông tin về cụ Lê Đình Kình, người dân làng Đồng Tâm với đủ các ngôn luận không thể kiểm chứng, một chiều và ấu trĩ.

Cuộc giành giật mảnh đất nông nghiệp 47,36 ha là câu chuyện đã kéo dài từ đầu năm 2017 đến nay, bất chấp người dân Đồng Tâm kêu gọi làm rõ mọi vấn đề pháp lý và đưa ra tòa án.

Kết quả thảm sát rạng sáng 9/1/2020 là lòng tham, sự bất lương, bất hợp pháp và lạm quyền của một hệ thống không ngại việc giết dân để đạt mục đích. [đọc tiếp]

Tuyên bố của Diễn Đàn Việt Nam 21 về biến cố Đồng Tâm

12/01/2020 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào khoảng 4 giờ sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 nhân dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức,Thành phố Hà Nội, bị các lực lượng an ninh lên đến hàng ngàn người bao vây,tấn công bằng lựu đạn cao su, hơi cay, dùi cui. Cuộc trấn áp nhằm thu hồi đất ruộng của nông dân bằng bạo lực đã làm nhiều người thiệt mạng và bị thương. Trong số những người tử vong, ngoài 3 nhân viên an ninh còn có Cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, cựu Bí thư Đảng uỷ xã Đồng Tâm, người lãnh đạo Tổ Đồng Thuận thay mặt bà con khiếu nại về quyền sử dụng khu đất trong xã Đồng Tâm...

Diễn Đàn Việt Nam:

- Cực lực phản đối và kết án chiến dịch cưỡng chế thu hổi đất bằng bạo lực quân sự của chính quyền CSVN tại Đồng Tâm.

- Chiến dịch bao vây, tấn công nhân dân Đồng Tâm không dựa trên những quy định pháp luật là vi phạm nhiều điều khoản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. ... [đọc tiếp]

Đài Loan : Bà Thái Anh Văn tái đắc cử, Bắc Kinh hậm hực

12/01/2020 Thụy My (RFI) - Chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm qua 11/01/2020 của bà Thái Anh Văn, nữ tổng thống mãn nhiệm luôn đương đầu với Trung Quốc trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, là một cái tát cho Bắc Kinh. Trung Quốc công khai ủng hộ đối thủ của bà là ông Hàn Quốc Du của Quốc dân đảng, nhưng ông này chỉ được 38,6% số phiếu trong khi bà Thái bỏ xa ông với 57,1% (8,1 triệu phiếu), cao hơn năm 2016.

Trước việc người dân Đài Loan ồ ạt dồn phiếu cho bà Thái Anh Văn, Bắc Kinh vô cùng bối rối, và hôm nay truyền thông nhà nước Trung Quốc ra sức cáo buộc bà « gian lận » hay chỉ nhờ « may mắn ». [đọc tiếp]

Mấy câu hỏi nhức nhối từ thông báo của Bộ Công An

12/01/2020 Mạc Văn Trang (Bauxite Việt Nam) - Sự kiện hàng ngàn binh sĩ bao vây, tấn công vào Làng HOÀNH, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội vào lúc 4 giờ sáng ngày 9/1/2020 làm nhức nhối tâm can bao nhiêu người có lương tri ở trong nước và trên thế giới. Tôi cứ day dứt với mấy câu hỏi về Thông báo của Bộ Công an.

- “Gây rối trật tự công cộng” gì lúc 4h sáng, Dân đang ngủ trong nhà họ? Mà nếu “gây rối trật tự” ở trong làng, xóm của họ thì công an xóm/ xã xử lý, chứ sao phải kéo hàng ngàn quân từ Hà Nội về trấn áp?...

- Thông báo cho biết: … “lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn… sáng 9-1-2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng”. Ô hay, sao lại “XÂY TƯỜNG” vào lúc 4 giờ sáng? Sao tường “SÂN BAY MIẾU MÔN” lại ở trong làng Hoành? Sao “MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG có hành vi chống đối” lực lượng đang xây tường, lại không bắt ngay các đối tượng tại chỗ, mà lại tấn công vào làng Hoành, vào nhà dân, gây thương vong cho cả người già và trẻ em đang ngủ?  [đọc tiếp]

TUYÊN BỐ ĐỒNG TÂM 10.1.2020

12/01/2020 (Bauxite Việt Nam) - Tin trên các báo (lấy lại từ Cổng thông tin điện tử Bộ Công an) cho biết có một đơn vị quân đội đến “xây tường rào” từ 31/12/2019; sáng 9/1/2020 gặp phải “một số đối tượng có hành vi chống đối”, và hậu quả, “có 3 cán bộ chiến sĩ công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối tử vong, 1 đối tượng bị thương”.

Nhưng đến nay, công luận đã thấy rất rõ qua các bằng chứng lan truyền:  Vào khoảng 4h sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 nhân dân Đồng Tâm bị các lực lượng lên đến hàng ngàn người bao vây, xông vào làng, tấn công bằng lựu đạn cao su, hơi cay, dùi cui…

Đến cuối ngày 10 tháng 1, đã có thông báo chính thức là Cụ Lê Đình Kình (84 tuổi, cựu Bí thư Đảng uỷ xã Đồng Tâm, người lãnh đạo Tổ Đồng Thuận thay mặt bà con khiếu nại về quyền sử dụng khu đất Đồng Sênh) đã tử vong. Số thương vong của cả hai phía dân và lực lượng vũ trang được cho là có thể còn nhiều hơn nữa. [đọc tiếp]

Vụ Đồng Tâm: Danh sách câu hỏi Luật Khoa gửi Bộ Công an

11/01/2020 (Luật Khoa tạp chí) - Trong bối cảnh có nhiều luồng thông tin khác nhau về vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội rạng sáng ngày 09/01/2020, Luật Khoa tạp chí sẽ gửi một số câu hỏi sau đây tới Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm qua đường bưu điện, đề nghị cung cấp một số thông tin có liên quan.

Chúng tôi công bố các câu hỏi này để quý độc giả biết và thảo luận. Mọi thông tin hoặc ý kiến xin gửi thư về địa chỉ: bbt@luatkhoa.org. [đọc tiếp]

Đồng Tâm - khi đảng viên trở thành kẻ thù của đảng

11/01/2020 Mẹ Nấm (Danlambao) - Cụ Lê Đình Kình (85 tuổi), người được xem là linh hồn của những người dân Đồng Tâm đã qua đời vì những vết đạn được bắn từ những người đồng chí đảng viên của mình. Xung đột đất đai khiến một đảng viên lão thành cách mạng trở thành thế lực thù địch của đảng. Số người thiệt mạng sau vụ tấn công vào nhà dân lúc 4 giờ sáng vẫn còn là một bí ẩn, và Đồng Tâm thêm một lần nữa là minh chứng cho lời ca "đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng"...

Cuộc tấn công diễn ra trong sự phối hợp và chuẩn bị rất kỹ càng từ các ban bộ ngành qua việc cắt điện, cắt Internet trước đó. Hiện trường vụ án chính là nhà của cụ Lê Đình Kình. [đọc tiếp]

Đồng Tâm: Giá như chính quyền cũng hiền như trên biển

11/01/2020 Nguyễn Hùng (VOA Blog) - Một trong những nhận xét về cách hành xử của chính quyền trong vụ Đồng Tâm là họ “ác với dân, hèn với giặc”.

Ngoài biển mỗi khi các tàu Trung Quốc thực sự xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, chính quyền thường hết sức mềm mỏng, tìm đủ mọi cách để tháo ngòi căng thẳng.

Họ thậm chí còn không dám kiện Bắc Kinh ra toà quốc tế vì sợ căng thẳng gia tăng. [đọc tiếp]

Vai trò tòa án ở đâu trong vụ Đồng Tâm và các vụ cưỡng chế đất?

10/01/2020 Luật sư Ngô Ngọc Trai (Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội) - Trong vụ việc Đồng Tâm có một tranh cãi là đất Đồng Sênh là đất quốc phòng hay đất người dân sản xuất?

Người dân làng Hoành trong đó có gia đình ông Lê Đình Kình thì cho rằng chỗ này là đất quốc phòng, chỗ kia là đất người dân canh tác, còn thành phố Hà Nội thì cho rằng thế khác. [đọc tiếp]

TUYÊN BỐ ĐỒNG TÂM 9.1.2020

10/01/2020 (Bauxite Việt Nam) - Như tin nhận được, vào khoảng 4h sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 nhân dân Đồng Tâm, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội bị các lực lượng vũ trang lên đến “hàng ngàn người vào bao vây, tấn công bằng lựu đạn cao su, hơi cay, dùi cui đánh từ người già đến trẻ nhỏ, không từ một ai”. Đặc biệt chúng cô lập, bao vây, xả lựu đạn cao su, hơi cay vào khu nhà cụ Lê Đình Kình, ông Lê Đình Công… bốn thế hệ từ tuổi gần 90 đến trẻ nhỏ 3 tháng tuổi, có người bị bắn vào tay chấn thương chảy máu, có người già đã bị khói cay, bị thương yêu cầu cấp cứu”...

Các Tổ chức Xã hội Dân sự tuyên bố:

1. Nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt ngay việc dùng lực lượng vũ trang (quân đội, công an, các lực lượng khác) dùng bạo lực dưới mọi hình thức trong việc giải quyết vấn đề đất đai với nhân dân Đồng Tâm và với tất cả các địa phương ở Việt Nam. [đọc tiếp]

Văn sĩ, trí thức Việt Nam ra Tuyên bố Đồng Tâm

10/01/2020 (VOA) - Hôm 10/1, nhiều nhân sĩ, trí thức Việt Nam đã ký Tuyên bố Đồng Tâm yêu cầu chính quyền ngưng ngay việc dùng vũ lực trong vụ cưỡng chế đất đai ở Đồng Tâm, Hà Nội, đồng thời phải công khai minh bạch vụ tranh chấp đất đai khiến ít nhất 5 người chết, trong đó có 3 công an và 2 người dân hôm 9/1.

Tuyên bố Đồng Tâm được CLB Lê Hiếu Đằng khởi xướng hôm 9/1, có đoạn: “Nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt ngay việc dùng lực lượng vũ trang (quân đội, công an, các lực lượng khác) dùng bạo lực dưới mọi hình thức trong việc giải quyết vấn đề đất đai với nhân dân Đồng Tâm và với tất cả các địa phương ở Việt Nam”. [đọc tiếp]

VNTB – Tin Buồn cho người dân Đồng Tâm và người dân cả nước!

10/01/2020 (Việt Nam Thời Báo) - – Gia đình cụ Lê Đình Kình sáng nay được thả 4 người, nhưng ngay khi về những người được thả là 3 phụ nữ và cháu bé 3 tháng tuổi, lại nhận được thông báo đến UBND xã Đồng Tâm để nhận xác cụ Lê Đình Kình. Gia đình vừa đến uỷ ban xã, nhưng không ký kết vì lý do không cho gia đình nhìn mặt cụ Kình.

Tin cho biết thêm con trai cụ Kình là Lê Đình Chức công an đang chở xác về địa phương. [đọc tiếp]

Luật sư: Không có cơ sở pháp lý để dùng vũ lực ở Đồng Tâm

10/01/2020 (RFI) - Sáng sớm hôm qua, 09/01/2020, đụng độ bùng lên tại xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, liên quan đến việc chính quyền cưỡng chế ''giải tỏa đất''. Luật sư Ngô Anh Tuấn (Hà Nội) – một người trợ giúp pháp lý cho người dân Đồng Tâm trong vụ tranh chấp đất đai – khẳng định chính quyền chưa đủ cơ sở pháp lý để dùng vũ lực cưỡng chế ''giải tỏa đất''.

Trả lời RFI tiếng Việt, luật sư Ngô Anh Tuấn khẳng định bạo lực bùng phát tại xã Đồng Tâm, trong lúc khiếu nại pháp lý của người dân đối với quyết định của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội chưa được Thanh Tra chính phủ chính thức giải quyết,... Luật sư Ngô Anh Tuấn cũng xác nhận ông đã bị các nhân viên chính quyền ngăn cản không cho vào xã Đồng Tâm. [đọc tiếp]

Đồng Tâm: đụng độ chết người giữa dân làng và cảnh sát

10/01/2020 (BBC) -  Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và nhà văn, cựu Trung tá Quân đội Nguyễn Nguyên Bình bình luận về vụ đụng độ giữa dân làng Đồng Tâm và lực lượng cảnh sát diễn ra sáng sớm ngày 9/1. Video được biên tập lại từ chương trình Facebook Live đặc biệt của BBC Tiếng Việt phát trực tuyến hôm 9/1 từ London.

Vụ Đồng Tâm: Cụ Lê Đình Kình và con trai thiệt mạng

10/01/2020 (VOA) - Cụ Lê Đình Kình, “lãnh tụ tinh thần” của người dân Đồng Tâm, và con trai là Lê Đình Chức, đã thiệt mạng trong vụ đụng độ với lực lượng chức năng hôm 9/1, hai nguồn tin thân cận với gia đình ông Kình cho VOA biết chiều ngày 10/1. Ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, là người đứng đầu “Tổ đồng thuận” ký các đơn thư khiếu kiện về khu đất liên quan đến sân bay Miếu Môn. [đọc tiếp]

Dành cho những người đang khóc công an và chửi "Giặc Đồng Tâm"

09/01/2020 Phạm Đoan Trang (Facebook Pham Doan Trang) - Việc truyền thông quốc doanh đưa tin (từ nguồn duy nhất là Bộ Công an) rằng có 3-5 cảnh sát “hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ” ở Đồng Tâm, kết hợp với đàn dư luận viên hàng chục ngàn con tích cực định hướng dư luận, đã khiến rất nhiều người đua nhau lên facebook khóc thương cho những “chiến sĩ” trẻ tuổi và chửi rủa “bọn giặc” dám chống người thi hành công vụ, sát hại công an nhân dân. Không một ai trong số họ nhận thấy một điều là, so với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, CÔNG AN ĐÃ SAI HOÀN TOÀN. Đây lại thực sự là một vụ cướp đất bài bản, có tổ chức, có quy mô của nhà nước; điều đó có nghĩa là công an, quân đội, tất cả các lực lượng tham gia cưỡng chế vào rạng sáng 9/1, đều phạm tội. [đọc tiếp]

HRW kêu gọi chính quyền Việt Nam cho phép quan sát viên quốc tế vào Đồng Tâm

09/01/2020 (RFA) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) hôm 9/1 đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam phải mở một cuộc điều tra công khai và khách quan về vụ đụng độ giữa người dân và công an tại xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, khiến ít nhất 4 người chết vào sáng sớm cùng ngày.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của HRW viết trong thông cáo: “Giới chức Việt Nam cần tiến hành một cuộc điều tra minh bạch và khách quan về những vụ việc này để tìm được gốc rễ của vấn đề, ai là người chịu trách nhiệm cho vụ bạo lực, liệu cảnh sát có sử dụng lực lượng quá mức. Những người sử dụng bạo lực phải chịu trách nhiệm.” [đọc tiếp]

Đồng Tâm: Vì sao phải che giấu cuộc càn quét

09/01/2020 Nguyễn Hùng (VOA) - Khi truyền thông Việt Nam nhất tề đưa tin ngắn theo đúng thông báo của Bộ Công an về diễn biến mới nhất ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, kết luận chính xác có thể đưa ra là đó mới chỉ là sự gây nhiễu thông tin pha chút ít sự thật.

Theo một video được đăng tải trên Facebook, vụ “gây rối trật tự công cộng” thực tế lại do chính lực lượng công an gây ra. Từ đêm ngày 8 và rạng sáng 9/1 đã có thông tin hàng ngàn công an, an ninh và cảnh sát cơ động đã tập trung cách Đồng Tâm vài cây số. Vụ tấn công quy mô vào xã xảy ra lúc khoảng 4h sáng khi nhiều nhà dân còn đang chìm trong giấc ngủ. Hơn nữa vụ việc cũng không xảy ra tại khu 59 héc ta đất tranh chấp ở đồng Sênh mà tại nơi cư trú hợp pháp của người dân. [đọc tiếp]

Tranh chấp đất Đồng Tâm: Bốn người thiệt mạng

09/01/2020 Tổng hợp của nhóm phóng viên (BBC) - Trao đổi với BBC News Tiếng Việt qua điện thoại sáng 9/1, một phụ nữ yêu cầu không nêu danh tính do lo sợ bị trả thù, cho hay chị là dân Đồng Tâm, đang ẩn nấp tại một nhà dân trong làng. Chị nói:

"Khoảng ba giờ sáng nay, rất đông người của chính quyền trong trang phục cảnh sát cơ động, cầm theo gậy gộc, dùi cui, súng, khiên, đổ về làng." "Theo thông tin mà dân làng chúng tôi được mật báo từ trước thì lần này có khoảng 8.000 người. Còn theo quan sát của tôi thì rất đông, đổ về các ngõ trong làng." [đọc tiếp]

Năm 2020: Mây đen bao phủ hay mặt trời đỏ rực trên Việt Nam

07/01/2020 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Năm 2019 đã kết thúc, Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều tỏ vẻ lạc quan về tình hình kinh tế xã hội Vệt Nam, thực chất có phải như vậy không? Từ Sài Gòn, nhà báo Nguyễn Đình Ngọc đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về thực trạng tình hình kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, năm 2019 và triển vọng năm 2020 qua chủ đề "Năm 2020 Mây đen bao phủ hay mặt trời đỏ rực trên Việt Nam?!", nội dung như sau mời qúy vị cùng nghe

Bài học dân chủ

07/01/2020 Trần Công Lân (Ngàn Lau) - Khi Hạ Viện của Quốc Hội Mỹ quyết định đẩy mạnh thủ tục truy tố (impeach) Tổng Thống Trump thì đa số dân Mỹ gốc Việt nghiêng về phía Cộng Hòa, cho những gì Trump làm là đúng và phe Dân Chủ làm là bậy. Vậy sau hơn 40 năm ở Mỹ, dưới chế độ dân chủ, chúng ta học được gì?

Chúng ta không học được gì cả. Chúng ta bỏ nước ra đi vì chống lại chế độ độc tài cộng sản và yêu chuộng tự do, dân chủ. Nhưng khi đến bến bờ tự do thì chúng ta lại quên đi bài học dân chủ. [đọc tiếp]

Khảo sát người dân VN: Công an đứng đầu danh sách tham nhũng

07/01/2020 (VOA) - Công an nói chung đứng đầu danh sách tham nhũng ở Việt Nam, theo một khảo sát trong năm 2019 vừa được tổ chức Hướng tới Minh bạch công bố hôm 7/1. Nếu tách riêng cảnh sát giao thông, tỷ lệ người dân cho rằng lực lượng này tham nhũng nhất còn cao hơn nữa. [đọc tiếp]

Indonesia phản đối tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền với vùng nước gần Trường Sa

01/01/2020 (RFA) - Bộ Ngoại giao Indonesia hôm 1/1/2020 lên tiếng phản đối tuyên bố mới đây của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc rằng Bắc Kinh có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và vùng nước quanh đó. Jakarta coi tuyên bố chủ quyền này của Trung Quốc là không có căn cứ pháp lý. [đọc tiếp]