B20130319-VNY

Tiếng Việt‎ > ‎Chính trị - Dân chủ‎ > 

Phân tích và nhận xét dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

Vũ Ngọc Yên

Tính chính danh dân chủ và ý nghĩa pháp quyền của Hiến pháp 

Hiến pháp (HP) là văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng quy định cách tổ chức và điều hành những định chế cơ bản của quốc gia, bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội và chủ quyền quốc gia.

Một bản Hiến pháp có chính danh dân chủ sẽ tùy thuộc:

- Mức độ tham gia và đồng thuận của các tầng lớp nhân dân vào việc làm và ban hành hiến pháp.

- Nội dung HP phải có các điều khoản rõ ràng quy định đảm bảo các quyền tự do và nhân quyền của công dân cũng như xác định tính độc lập và thẩm quyền của các định chế dân chủ và pháp quyền của quốc gia.

Cơ cấu pháp quyền rất cần thiết cho xã hội dân chủ và một nhà nước hoạt động hiệu quả. 

Nhà nước pháp quyền dân chủ có nghĩa là:

- Tam quyền phân lập (hành pháp, lập pháp, tư pháp).

- Tôn trọng nhân quyền và dân quyền.

- Công dân được đối xử bình đẳng trước pháp luật.

- Tòa án độc lập.

- Giới hạn và giám sát quyền lực công quyền.

- Đa nguyên chính trị.

- Bầu cử tự do.

- Tự do báo chí, truyền thông và tự do tôn giáo.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) đã công bố bản dự thảo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013). Bản dự thảo gồm Lời mở đầu và 124 điều, khoản được phân chia ra 11 chương. Chương 1: Chế độ chính trị; Chương 2: Quyền con người và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Chương 3: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; Chương 4: Bảo vệ tổ quốc; Chương 5: Quốc hội; Chương 6: Chủ tịch nước; Chương 7: Chính phủ; Chương 8: Tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân; Chương 9: Chính quyền địa phương; Chương 10: Hội đồng hiến pháp, hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước; Chương 11: Hiệu lực của hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp. 

Đặc điểm dự thảo Hiến pháp nước CHXHCNVN 

Kết luận 

Tổng quát, nội dung dự thảo HP không đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu trên phương diện dân chủ và pháp quyền. Ngày nào đảng còn duy trì độc quyền lãnh đạo, độc tôn ý hệ và không chấp nhận tam quyền phân lập thì Việt Nam còn lâu mới trở thành một quốc gia lập hiến. Như vậy việc sửa đổi HP chỉ nhằm các mục đích:

   - Tái lập chính danh lãnh đạo đất nước vốn đã mất trong hàng thập niên qua.

   - Trấn an khuynh hướng bảo thủ là đảng trước sau vẫn kiên trì khẳng định chính sách ba không: Không chấp nhận đa nguyên ý hệ; không chấp nhận đối lập chính trị; không chấp nhận  

     chính đảng ngoài đảng CSVN.

   - Dùng Hiến pháp để thể chế hóa liên minh ba thành phần „Đảng - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Lực lượng vũ trang„.

Vũ Ngọc Yên

18/03/2013

(Forum Vietnam 21)