B20130219-88Project-VN

Forum Vietnam 21 xin giới thiệu

Sự đàn áp các blogger bất đồng chính kiến - video trên You Tube!

The Repression of Cyber Dissidents – video release on You Tube!

Kaylee Dolen là một sinh viên đại học tại trường đại học Indiana, theo ngành Quản lý Phi lợi nhuận. Cô dự định theo đuổi ngành luật tại khoa Luật cùng trường. Kayle đã hoạt động cùng tổ chức Ân xá Quốc tế và tham gia các hoạt động cổ vũ nhân quyền từ khi còn là sinh viên trung học. Cô hi vọng sẽ giáo dục cộng đồng về những vi phạm nhân quyền vẫn diễn ra ở Việt Nam và ở nhiều nơi khác trên thế giới, với những bài viết và kênh thông tin truyền thông xã hội của cô.

Sau đây là lời bầy tỏ của Ela Gancarz về phim video "The Repression of Cyber Dissidents" trong dự án 88: [english]

Trong thế giới ngày nay, hàng triệu người sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, để làm việc, hoặc để kết nối với gia đình và bạn bè của họ. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, việc kết nối đã trở nên dễ dàng hơn ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới.

Là một nhà làm phim độc lập, tôi luôn đánh giá cao những khả năng mới để sáng tạo, chia sẻ và trình bày những đoạn phim đến với người xem bằng cách sử dụng truyền thông và mang lưới xã hội. Tôi phải thừa nhận rằng trong thời gian gần đây tôi đã thực sự trở thành một người đam mê công nghệ kỹ thuật số.

Một vài tháng trước đây tôi đã rất buồn khi nghe nói về các nhà báo và các nghệ sĩ Việt Nam bị bỏ tù vì đăng những bài viết, các ca khúc hoặc đơn giản chỉ thể hiện quan điểm của họ một cách nghệ thuật lên các trang blog. Tôi không thể hiểu lý do vì sao một số chính phủ lại hình sự hóa việc tự do bày tỏ chính kiến. Tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của con người được đảm bảo bởi Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Vào ngày 18 tháng Hai tới đây, chúng tôi sẽ cho ra mắt một đoạn video ngắn cổ vũ cho The 88 Project (Dự án 88) – một sáng kiến trực tuyến đặc biệt ủng hộ tự do ngôn luận tại Việt Nam. Mong muốn của tôi là các đoạn video ngắn này sẽ giúp những người sinh sống ở các nước tự do nhận thức được phần nào về sự hạn chế các quyền chính trị căn bản tại Việt Nam.

Ngoài ra, cùng với Hường Nguyễn và Kaylee Dolen, trong năm nay chúng tôi sẽ tiếp tục phỏng vấn những nhà hoạt động, các nhà báo, nghệ sĩ, và người dân về suy nghĩ của họ về nhân quyền từ nhiều nơi trên thế giới. Việc này sẽ giúp cho tất cả mọi người cùng có cơ hội để nghe một số câu chuyện cũng như các ý kiến thú vị, và chia sẻ chúng sâu rộng thông qua các trang mạng Internet.

Tôi thực sự tin rằng dự án sẽ giúp thúc đẩy mọi người cùng hành động và truyền bá thông điệp sâu rộng về tình hình tại Việt Nam. Tôi nghĩ rằng khi chúng ta nghe các câu chuyện của những người đã vượt qua được những trở ngại, nó sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta. Trong những lúc khó khăn, chúng ta thực sự cần sự động viên và nuôi hy vọng, nhưng thế giới chỉ thay đổi khi chúng ta can đảm đứng lên và nói ra chính kiến của mình.

Trong thế giới ngày nay, hàng triệu người sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, để làm việc, hoặc để kết nối với gia đình và bạn bè của họ. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, việc kết nối đã trở nên dễ dàng hơn ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới.

Là một nhà làm phim độc lập, tôi luôn đánh giá cao những khả năng mới để sáng tạo, chia sẻ và trình bày những đoạn phim đến với người xem bằng cách sử dụng truyền thông và mang lưới xã hội. Tôi phải thừa nhận rằng trong thời gian gần đây tôi đã thực sự trở thành một người đam mê công nghệ kỹ thuật số.

Một vài tháng trước đây tôi đã rất buồn khi nghe nói về các nhà báo và các nghệ sĩ Việt Nam bị bỏ tù vì đăng những bài viết, các ca khúc hoặc đơn giản chỉ thể hiện quan điểm của họ một cách nghệ thuật lên các trang blog. Tôi không thể hiểu lý do vì sao một số chính phủ lại hình sự hóa việc tự do bày tỏ chính kiến. Tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của con người được đảm bảo bởi Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Vào ngày 18 tháng Hai tới đây, chúng tôi sẽ cho ra mắt một đoạn video ngắn cổ vũ cho The 88 Project (Dự án 88) – một sáng kiến trực tuyến đặc biệt ủng hộ tự do ngôn luận tại Việt Nam. Mong muốn của tôi là các đoạn video ngắn này sẽ giúp những người sinh sống ở các nước tự do nhận thức được phần nào về sự hạn chế các quyền chính trị căn bản tại Việt Nam.

Ngoài ra, cùng với Hường Nguyễn và Kaylee Dolen, trong năm nay chúng tôi sẽ tiếp tục phỏng vấn những nhà hoạt động, các nhà báo, nghệ sĩ, và người dân về suy nghĩ của họ về nhân quyền từ nhiều nơi trên thế giới. Việc này sẽ giúp cho tất cả mọi người cùng có cơ hội để nghe một số câu chuyện cũng như các ý kiến thú vị, và chia sẻ chúng sâu rộng thông qua các trang mạng Internet.

Tôi thực sự tin rằng dự án sẽ giúp thúc đẩy mọi người cùng hành động và truyền bá thông điệp sâu rộng về tình hình tại Việt Nam. Tôi nghĩ rằng khi chúng ta nghe các câu chuyện của những người đã vượt qua được những trở ngại, nó sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta. Trong những lúc khó khăn, chúng ta thực sự cần sự động viên và nuôi hy vọng, nhưng thế giới chỉ thay đổi khi chúng ta can đảm đứng lên và nói ra chính kiến của mình.

Trong thế giới ngày nay, hàng triệu người sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, để làm việc, hoặc để kết nối với gia đình và bạn bè của họ. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, việc kết nối đã trở nên dễ dàng hơn ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới.

Là một nhà làm phim độc lập, tôi luôn đánh giá cao những khả năng mới để sáng tạo, chia sẻ và trình bày những đoạn phim đến với người xem bằng cách sử dụng truyền thông và mang lưới xã hội. Tôi phải thừa nhận rằng trong thời gian gần đây tôi đã thực sự trở thành một người đam mê công nghệ kỹ thuật số.

Một vài tháng trước đây tôi đã rất buồn khi nghe nói về các nhà báo và các nghệ sĩ Việt Nam bị bỏ tù vì đăng những bài viết, các ca khúc hoặc đơn giản chỉ thể hiện quan điểm của họ một cách nghệ thuật lên các trang blog. Tôi không thể hiểu lý do vì sao một số chính phủ lại hình sự hóa việc tự do bày tỏ chính kiến. Tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của con người được đảm bảo bởi Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Vào ngày 18 tháng Hai tới đây, chúng tôi sẽ cho ra mắt một đoạn video ngắn cổ vũ cho The 88 Project (Dự án 88) – một sáng kiến ​​trực tuyến đặc biệt ủng hộ tự do ngôn luận tại Việt Nam. Mong muốn của tôi là các đoạn video ngắn này sẽ giúp những người sinh sống ở các nước tự do nhận thức được phần nào về sự hạn chế các quyền chính trị căn bản tại Việt Nam.

Ngoài ra, cùng với Hường Nguyễn và Kaylee Dolen, trong năm nay chúng tôi sẽ tiếp tục phỏng vấn những nhà hoạt động, các nhà báo, nghệ sĩ, và người dân về suy nghĩ của họ về nhân quyền từ nhiều nơi trên thế giới. Việc này sẽ giúp cho tất cả mọi người cùng có cơ hội để nghe một số câu chuyện cũng như các ý kiến thú vị, và chia sẻ chúng sâu rộng thông qua các trang mạng Internet.

Tôi thực sự tin rằng dự án sẽ giúp thúc đẩy mọi người cùng hành động và truyền bá thông điệp sâu rộng về tình hình tại Việt Nam. Tôi nghĩ rằng khi chúng ta nghe các câu chuyện của những người đã vượt qua được những trở ngại, nó sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta. Trong những lúc khó khăn, chúng ta thực sự cần sự động viên và nuôi hy vọng, nhưng thế giới chỉ thay đổi khi chúng ta can đảm đứng lên và nói ra chính kiến của mình.

Hường Nguyễn là vị hôn thê của anh Nguyễn Tiến Trung, nguời đã bị bắt giữ vào tháng 7 năm 2009 tại thành phố Hồ Chí Minh và bị kết án 7 năm tù giam vào tháng 10 năm 2010 theo điều 88 và điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam, chỉ vì các hoạt động ôn hòa cổ vũ dân chủ cho Việt Nam. Từ đó, Hường đã nỗ lực vận động để anh Trung được trả tự do, cũng như thông tin để công luận được biết về việc đàn áp các tiếng nói và hoạt động bất đồng chính kiến ôn hòa vẫn diễn ra tại Việt Nam. Cô hiện đang theo đuổi chương trình tiến sĩ về Pháp luật và Dân chủ tại khoa Luật, đại học Indiana, Hoa Kỳ.

Ela Gancarz là một nhà sản xuất sáng tạo và đạo diễn nghệ thuật chuyên về truyền hình và quảng cáo. Bên cạnh các hoạt động thương mại, Ela cũng thực hiện các dự án phim độc lập. Cô sáng lập công ty sản xuất phim DELIGHT (www.delightfilm.com). Là một người bảo vệ các quyền con người, Ela hiện đang thực hiện một dự án phỏng vấn đặc biệt cho tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Đây là một phim video ngắn do cô Ela Gancarz thực hiện trong The 88 Project (dự án 88), một dự án Đặc biệt trên Internet cho Tự do Ngôn luận tại Việt Nam. với sự hợp tác của Hường Nguyễn và Kaylee Dolen.