Kinh tế - Môi trường (2019)

Tiếng Việt >   ‎Kinh tế - Môi trường‎ >

 

Kinh tế - Môi trường (2019)

* Kinh tế - Môi trường:  các trang trước

 

Hải quan: 19 nhóm hàng có nguy cơ bị Trung Quốc gian lận đội lốt hàng Việt xuất sang Mỹ

27/12/2019 (RFA) - Tổng cục Hải quan Việt Nam hôm 27/12 cho biết cơ quan này đang siết chặt việc kiểm soát, phát hiện hàng Trung Quốc gián nhãn Việt Nam xuất sang Mỹ và đã phát hiện 19 nhóm hàng có nguy cơ bị gian lận cao, có kim ngạch tăng đột biến vào thị trường Mỹ và EU.

Những nhóm hàng có nguy cơ bị Trung Quốc gian lận về xuất xứ bao gồm: dệt may, da giày và túi xách, máy vi tính, điện tử và linh kiện, điện gia dụng và linh kiện, điện thoại và linh kiện, nhôm và các sản phẩm từ nhôm, sắt thép và các sản phẩm sắt thép, xe đạp, xe đạp điện ...[đọc tiếp]

Khói hồng bất thường tại nhà máy Thép Hòa Phát Dung Quất

23/12/2019 (RFA) - Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Quảng Ngãi xác nhận tại Nhà máy thép Hòa Phát (Hòa Phát) ở Khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn đã xảy ra sự cố, khiến bụi hồng phát tán trên không trung, thải ra môi trường.

Lãnh đạo Sở Tài nguyên & Môi trường (TNMT) Quảng Ngãi ông Đỗ Minh Hải cho biết thông tin trên vào ngày 23/12 sau khi người dân tại huyện Bình Sơn chụp ảnh cột khói ‘đỏ’ bùng lên từ Nhà máy Hòa Phát và thông báo sự việc với chính quyền địa phương. [đọc tiếp]

Khai thác cát quá mức đang tàn phá sông Mekong ra sao?

19/12/2019 Beth Timmins (BBC) - Việc khai thác cát đang tàn phá dòng Mekong. Nửa triệu người đứng trước nguy cơ lâm vào cảnh màn trời chiếu đất khi các bờ sông bị sụt lún.

Toàn bộ hệ sinh thái của sông Mekong đang bị đe dọa, mà nguyên nhân vẫn là do nhu cầu vô độ của con người đối với cát.

"Việc khai thác đang diễn ra với tốc độ ồ ạt, và chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi nhanh chóng diện mạo hành tinh của chúng ta," Giáo sư Stephen Darby, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các dòng sông, tại Đại học Southampton (Anh) cho hay. [đọc tiếp]

Hà Nội ô nhiễm không khí trầm trọng, Bộ Tài nguyên Môi trường khuyến cáo hạn chế ra đường

14/12/2019 (RFA) - Hệ thống quan trắc PAMAir ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vào sáng ngày 14/12 ghi nhận mức độ ô nhiễm ở màu tím, tức cực kỳ nghiêm trọng. Một số nơi mức ô nhiễm là nâu, đa số các địa điểm khác là mức đỏ và tím.

Công bố của Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố vào sáng ngày 14/12 cho thấy ô nhiễm không khí ở Hà Nội tỏng cả tuần qua, từ ngày 7 - 12 đến 13 -12 có xu hướng tăng lên so với tuần trước đó. [đọc tiếp]

Bụi siêu mịn: sát thủ lạnh lùng trong không khí

13/12/2019 Tim Smedley (BBC Future) - Sau nhiều năm chạy những dòng tít lớn về ô nhiễm không khí trên báo chí, ta đã gây hiểu nhầm về một số điều trong vấn đề sức khỏe lớn nhất toàn cầu này.

Chẳng hạn, người ta nói bụi "PM2.5" - một loại hạt bụi rắn có kích cỡ 2,5 micrometre hoặc nhỏ hơn - có thể đi qua phổi và vào máu. Nhưng trong thực tế, đa số loại bụi này không thể đi qua.

Bụi PM2.5 và PM10 (cỡ 10.000nm) đều là những kẻ giết người, cơ bản gây hại cho phổi và tình trạng hô hấp. Nhưng bụi hạt nano có thể đi sâu vào và tàn phá bất cứ nội tạng nào trong cơ thể. [đọc tiếp]

Mỗi người dân VN là một nạn nhân nhưng cũng là giải pháp duy nhất cho vấn nạn bụi mịn ô nhiễm không khí

12/12/2019 Nguyễn Anh Tuấn (Fb Nguyễn Anh Tuấn) - Cuối năm 2018, Bangkok Thái Lan bị ô nhiễm bụi mịn, ngay lập tức 100.000 nhà máy bị chính phủ rà soát khẩn cấp, phát hiện 1.700 trường hợp xả thải vượt quy định. Sau đó 600 nhà máy bị tạm ngừng hoạt động cho tới khi chất lượng không khí được cải thiện.

Cuối năm 2018, Bangkok Thái Lan bị ô nhiễm bụi mịn, ngay lập tức 100.000 nhà máy bị chính phủ rà soát khẩn cấp, phát hiện 1.700 trường hợp xả thải vượt quy định. Sau đó 600 nhà máy bị tạm ngừng hoạt động cho tới khi chất lượng không khí được cải thiện.

Tháng 10/2019 vừa qua, chính quyền thành phố BangKok bắt đầu triển khai dự án lắp đặt hàng loạt các tháp lọc không khí cỡ lớn, tại các điểm công cộng. [đọc tiếp]

Cô bé Greta Thunberg, nhà hoạt động khí hậu, là Nhân vật trong năm của TIME

12/12/2019 (VOA) - Cô gái 16 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg, người đã truyền cảm hứng cho hàng triệu bạn trẻ hành động chống biến đổi khí hậu, được tạp chí TIME chọn là Nhân vật tiêu biểu của năm 2019.

Thunberg đã phát động một chiến dịch cấp cơ sở khi cô 15 tuổi bằng cách nghỉ học thứ Sáu hàng tuần để biểu tình bên ngoài quốc hội Thụy Điển, thúc đẩy chính phủ của nước mình đáp ứng các mục tiêu đầy tham vọng về hạn chế khí thải carbon.

Hành động của cô đã nhanh chóng làm lay động lòng người, và vào tháng 9 năm nay, hàng triệu người đã xuống đường ở các thành phố trên khắp thế giới để ủng hộ sự nghiệp của cô. [đọc tiếp]

Chuyên gia Trung Quốc thăm dò đất hiếm ở Lào Cai

04/12/2019 (RFA) - Việc một số chuyên gia Trung Quốc được công ty Cổ phần Khánh An của Việt Nam thuê thăm dò đất hiếm ở Lào Cai đang đặt ra những nghi ngại về vấn đề sử dụng lao động nước ngoài và nguy cơ ô nhiễm môi trường tiềm ẩn.

Truyền thông trong nước loan tin hôm 4/12 trích lời Giáo sư Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường cho biết, việc sử dụng công nghệ “mập mờ” của Trung Quốc trong việc thăm dò đất hiếm tại huyện Bảo Thắng, Lào Cai có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao. [đọc tiếp]

Đồng bằng Cửu Long sụt lún do khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát

25/11/2019 Thanh Phương (RFI) - Canh tác nông ngư nghiệp thiếu bền vững, mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu, mặn xâm thực ngày càng sâu vào nội đồng vào mùa khô, và tác động giữ lại phù sa của các đập thủy điện thượng nguồn Mekong là những tác nhân làm suy giảm đáng kể tiềm năng sản xuất của châu thổ ĐBSCL.

Ngoài ra ĐBSCL còn phải đối mặt với tình trạng sụt lún trầm trọng do nạn khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát khiến ĐBSCL chìm dần. Đó là đề tài của bài phỏng vấn tiến sĩ Huỳnh Long Vân, thuộc Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc Châu, trả lời RFI từ Sydney ngày 10/10/2019. [đọc tiếp]

Hàng trăm công nhân công ty sản xuất giày da Lợi Tín nhập viện vì ngạt khí CO2

19/11/2019 (RFA) - Khoảng 100 công nhân công ty sản xuất giày da Lợi Tín (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) phải nhập viện từ chiều ngày 14/11 đến sáng 18/11 với biểu hiện bị ngộ độc CO2 như mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ngất xỉu.

Truyền thông trong nước loan tin hôm 19/11 trích lời một lãnh đạo huyện Lập Thạch nói Sở y tế tỉnh Vĩnh Phúc và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã lấy mẫu xét nghiệm và cho biết nguyên nhân ban đầu xác định là do ngạt khí CO2 trong xí nghiệp.

Tình trạng công nhân công ty Lợi Tín phải đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch đã xảy ra từ chiểu 14/11 nhưng công ty này bị nói vẫn tiếp tục hoạt động dẫn đến tình trạng số lượng người nhập viện tăng cao. [đọc tiếp]

Hạn hán tại hạ lưu Sông Mê kong dự kiến xảy ra nghiêm trọng từ nay đến đầu sang năm

19/11/2019 (RFA) - Ủy hội sông Mekong vào ngày 19/11 đưa ra dự báo hạn hạn từ nghiêm trọng đến cực đoan có thể xuất hiện tại khu vực hạ lưu sông Mekong từ nay đến đầu năm 2020. Theo dự báo Thái Lan và Campuchia có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Cũng theo Ủy hội sông Mekong trong năm 2019 mực nước sông Mekong đã xuống thấp nhất trong vòng 60 năm qua và lượng dòng chảy cực kỳ thấp kể từ tháng 6/2019. [đọc tiếp]

Công ước thế giới về tiếp cận nước sạch (HRWS)

17/11/2019 Lê Quang (Tiếng Dân) - Có lẽ phần lớn người dân Hà Nội không biết rằng Công Ước về Quyền của Con Người đối với Nước sạch (HRWS) đã được công nhận trong Luật pháp Quốc tế thông qua các hiệp ước về Nhân quyền mà VN đã tham gia.

Định nghĩa cụ thể nhất về “Quyền Con Người đối với Nước’’ được Ủy ban Liên Hợp Quốc về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đưa ra trong Nhận định chung số 15 dự thảo năm 2002. Đó là một cách diễn giải không cần ràng buộc rằng: Việc tiếp cận với nước sạch là điều kiện để đạt được quyền sống đủ tiêu chuẩn, liên quan chặt chẽ đến quyền có tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất, và đó là Nhân quyền. [đọc tiếp]

Nhìn từ ‘làng Euro’ ở Đô Thành Nghệ An

13/11/2019 Trúc Giang (Việt Nam Thời Báo) - Dọc các huyện nằm sát quốc lộ 1 qua tỉnh Nghệ An, có những ngôi làng được gọi bằng tên rất Tây: ‘làng Euro’. Nhiều người khi vô tình đi lạc vào các ngôi làng này đều choáng ngợp trước những ngôi nhà bề thế, không khác gì toà lâu đài.

Không ít bình luận trên mạng xã hội rằng ‘làng Euro’ được xây dựng bằng đồng tiền xương máu của người Việt đang lao động tại phương Tây. Vụ việc 39 người Việt tử vong trong thùng container trên xe tải tại biên giới Anh quốc hôm 23-10 là một ví dụ đầy đau thương của hệ lụy đó.

Trên thực tế, rất nhiều trai tráng nơi đây sang Lào để làm ăn, và những chuyến buôn gỗ từ Lào về Nghệ An đã giúp đời sống nơi đây sung túc. [đọc tiếp]

Hà Nội đứng vào bảng các thủ đô 'ô nhiễm nhất thế giới'

12/11/2019 (BBC) - Hà Nội đứng thứ 12 trong số những thủ đô ô nhiễm nhất thế giới, trong khi đó Việt Nam đứng vị trí 17 trong những nước ô nhiễm nhất thế giới theo World Air Quality Report của AirVisual. Báo cáo trên được dựa trên dữ liệu của năm 2018 do AirVisual tổng hợp.

Các chỉ số cũng có thấy xu hướng ô nhiễm không khí lan rộng ở các nước châu Á, nghiêm trọng nhất là các nước Nam Á như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh. [đọc tiếp]

Những vấn đề trên dòng sông Mekong

08/11/2019 Tác giả: Sam Geall, Dịch giả: Hoàng Thủy Ngư (Tiếng Dân) - Ngày 29 tháng 8, Lào công bố một con đập mới ở phía Bắc đất nước. Đập Sayaburi có công xuất 1,3 gigawatt nằm trên dòng sông Mekong chảy theo chiều dài đất nước. Trong nỗ lực trở thành “bình ắc-quy của Đông Nam Á”, Lào có kế hoạch xây dựng gần 100 con đập giống như vậy vào năm 2020, có khả năng xuất khẩu 2/3 năng lượng tạo ra từ thủy điện.

Nhiều con đập được Trung Quốc tài trợ và hỗ trợ trực tiếp. Nhưng các con đập đe dọa sẽ làm nghẹt một dòng sông vốn đã bị tắc nghẽn từ trước. Khi đập Sayaburi bắt đầu hoạt động, mực nước sông Mekong đã giảm xuống 1,5 m, mức thấp nhất trong một thế kỷ.  [đọc tiếp]

Nhà máy nước sông Đuống: Không bao giờ ngăn cản được lợi ích nhóm

05/11/2019 Nguyễn Ngọc Chu (Tiếng Dân) - Ngoài nỗi đau chung toàn quốc về thảm kịch của 39 đồng bào bị thiệt mạng trong container ở nước Anh, thì người Hà Nội trong mấy tuần gần đây bị hứng chịu thêm những cú đấm độc hại chí mạng liên tiếp. Đó là sự ô nhiễm mù trời ở mức tồi tệ bậc nhất thế giới. Đó là sự nguy hiểm từ thủy ngân sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông. Đó là sự nhiễm độc nguồn nước ăn từ nhà máy nước sông Đà.

Tưởng cú đấm nhiễm độc nhà máy nước sông Đà đã là đủ. Nhưng không, ngay tiếp theo là cú đá liên hoàn cước với ý định tăng giá nước để mua nước nhà máy nước sông Đuống. Đúng là ‘Họa vô đơn chí’. [đọc tiếp]

Ô nhiễm ở các nhà máy nhiệt điện than Duyên Hải, Trà Vinh

02/11/2019 Trúc Giang (Việt Nam Thời Báo) - Tin tức về tỉnh Trà Vinh trên mạng xã hội gần như ít ỏi. Kiên Giang và Trà Vinh là hai tỉnh không có báo điện tử riêng của địa phương, do đó tin tức về đời sống dân tình nơi đây ra sao cũng hiếm hoi xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông. Ít ai biết rằng ở huyện Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh mấy năm nay đang tràn ngập lao động người Trung Quốc không thua kém gì so khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Ô nhiễm của nhà máy nhiệt điện than nơi đây gây ra khiến đời sống cư dân địa phương khốn đốn cũng ít được biết đến; mặc dù đã có lúc người đứng đầu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh là một chính khách quyền uy: nguyên bộ trưởng, nguyên phó thủ tướng, nguyên chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam – Nguyễn Thiện Nhân. [đọc tiếp]

Kinh hoàng ! 2050: Miền Nam VN chìm dưới nước biển

31/10/2019 Từ Thức (FB Từ Thức) - Miền Nam Việt Nam có thể chìm dưới mặt biển trong 30 năm tới, hậu quả của thay đổi khí hậu. Gần một phần tư dân số VN hiện đang sống trong những vùng sẽ bị chìm ngập, theo một nghiên cứu vừa được công bố tại Hoa Kỳ

Theo New York Times, ngày 29/10, những cuộc nghiên cứu mới nhất của Climate Central, một tổ chức khoa học tại New Jersey, số nạn nhân của hiện tượng nước biển dâng cao sẽ gấp 3 con số dự đoán trước đây, đe doạ xoá bỏ nhiều thành phố lớn miền duyên hải trên thế giới, trong đó có các tỉnh miền Nam Việt Nam [đọc tiếp]

Phải bịt tai, bịt mắt lại mới không nhận thấy khí hậu đang thay đổi

30/10/2019 Ngô Bảo Châu (Tiếng Dân) - Tôi đã gần 50 tuổi, chủ yếu sống xa Việt Nam gần 30 năm nay. Tôi cảm nhận được rõ 30 năm nữa là như thế nào.

Khi con tôi nói với tôi rằng nó sẽ không có con vì tương lai sẽ rất tồi tệ, tôi đã nghĩ rằng trong con mắt của trẻ vị thành niên, cuộc sống luôn có mầu bi kịch. Bây giờ tôi không nghĩ như thế nữa. Phải bịt tai, bịt mắt lại mới không nhận thấy khí hậu đang thay đổi, thiên nhiên đang thay đổi. Môi trường cho cuộc sống duy trì và nảy nở đang thay đổi. Và theo chiều hướng không tốt cho cuộc sống.

Cái viễn cảnh 30 năm toàn bộ các tỉnh miền tây nơi 20 triệu người đang sinh sống sẽ ngập dưới nước biển có làm cho ta thức tỉnh không? Đấy không chỉ là nội dung của một bài báo trên Nature mà là cái chúng ta nhìn thấy hàng ngày với nạn sụt lở ngày một trầm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long. [đọc tiếp]

Thủy hải sản Việt Nam ‘tuột dốc’ toàn diện

28/10/2019 Trúc Giang (Việt Nam Thời Báo) - Vụ nhà máy bột ngọt Vedan (Đài Loan) xả thải khiến sông Thị Vải của Đồng Nai giờ đây chỉ còn để dành khai thác các dịch vụ cảng biển. Những hoạt động của ngư dân về đánh bắt thủy sản, ngư nghiệp ở sông Thị Vải hoàn toàn bị xóa sổ.

Trong hồ sơ vụ việc Vedan lúc đó, có một cái tên quan chức cấp cao của Đảng – Nhà nước Việt Nam giữ vai trò ‘chống lưng’ cho mọi hoạt động của doanh nghiệp quốc tịch Đài Loan này: Nguyễn Công Tạn (1935 – 2014).

Một khi sông, biển bị đầu độc thì hệ lụy tất yếu là tài nguyên thiên nhiên ở biển Việt Nam phải gánh chịu sút giảm ngày càng nghiêm trọng. Những con số được trích từ báo cáo nội bộ của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sẽ chi tiết hơn về cảnh báo đó. [đọc tiếp]

Sông Mekong trong cuộc chiến tài nguyên nước

24/10/2019 Lê Viết Thọ (BBC) - Hôm 8/10, Liên minh Cứu sông Mekong kêu gọi hủy bỏ đập Luang Prabang và các đập dòng chính được lên kế hoạch khác.

Thông cáo được liên minh này đưa ra khi bắt đầu quá trình tham vấn với dự án đập Luang Prabang.

Đặc biệt, những ngày gần đây, báo chí quốc tế liên tục đề cập đến tác động của các dự án đập trên thượng nguồn sông Mekong đến vùng hạ lưu, cũng như vấn đề chính trị nguồn nước trong mối quan hệ giữa các quốc gia nằm ven dòng sông này.

Trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng bởi các dự án xây dựng đập trên sông Mekong, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. [đọc tiếp]

Dự án Cứu Nguy Đồng Bằng Sông Cửu Long

22/10/2019 Lê Xuân Khoa (Bauxite Việt Nam) - Trong thời gian gần đây, càng ngày càng có nhiều thông tin và hình ảnh cho thấy cuộc sống khó khăn của nông dân và ngư dân ở các tỉnh ĐBSCL, vì giữa mùa lũ mà đồng ruộng khô cạn và nhiều nơi đã bị nước biển xâm nhập. Nguyên do một phần vì thời tiết nhưng tình trạng nguy hại khác thường này phần lớn là hậu quả của chuỗi đập thủy điện do Trung Quốc xây cất ở thượng lưu, và Lào ở trung lưu, sông Mekong (hầu hết do TQ tài trợ). Lãnh đạo Bắc Kinh đã dùng chuỗi đập này để kiểm soát nguồn nước, ngăn chặn nguồn cá và phù sa do thiên nhiên cung cấp cho năm quốc gia ở hạ lưu Mekong là Myanmar, Thái Lan, Lào, Cam-bốt và Việt Nam.

Nền kinh tế nông nghiệp của những quốc gia này, đặc biệt là Việt Nam, bắt buộc phải tùy thuộc vào quyết định điều hành lượng nước được xả từ các đập thủy điện ở TQ. Đây là một phần trong chiến lược bành trướng của TQ tại Biển Đông, loại bỏ vai trò và ảnh hưởng của Hoa Kỳ và khống chế toàn vùng Đông Nam Á. [đọc tiếp]

Dự án nhiệt điện Trung Quốc phá nát môi trường ở Bình Thuận

18/10/2019 (Người Việt) - BÌNH THUẬN, Việt Nam – Hơn năm năm kể từ khi Dự Án Nhiệt Điện Vĩnh Tân của Trung Quốc hoạt động, người dân huyện Tuy Phong và vùng lân cận phải sống trong hoàn cảnh rất khó khăn do môi trường biển, nước và không khí ô nhiễm nặng nề.

Nói với báo Zing, nhiều người dân cho biết sau vụ biểu tình hồi năm 2015, ban giám đốc dự án Nhiệt Điện Vĩnh Tân và chính quyền địa phương đã cam kết với người dân sẽ sử dụng xe bồn kín để vận chuyển tro, xỉ than. Thế nhưng, hiện mỗi ngày có đến hàng ngàn chuyến xe ben chở chất thải này chỉ được quây chắn sơ sài, đua nhau phát tán khói bụi vào khu dân cư. [đọc tiếp]

Với dự án Luang Prabang, từ năm 2007 Việt Nam đã quy hàng chiến lược thủy điện của Lào

16/10/2019 Ngô Thế Vinh (Tiếng Dân) - Với chính phủ Lào thì Biên bản Ghi nhớ – Memorandum of Understanding – năm 2007 về dự án thủy điện Luang Prabang với Việt Nam không thuần chỉ là một “quid pro quo – trao đổi dịch vụ giữa hai bên” nhưng có một ý nghĩa chiến lược lớn lao hơn một con đập rất nhiều: đó là Việt Nam đã bật tín hiệu đèn xanh đối với toàn chuỗi 9 con đập dòng chính trên sông Mekong của Lào. Chính phủ Lào đã rất khôn ngoan hiểu rõ rằng, từ nay 2007, trên thực tế – de facto, mọi phản đối của Việt Nam nếu có cũng chỉ là chiếu lệ; và giới am hiểu tình hình lưu vực sông Mekong đã thấy rõ, một Hà Nội bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, và đã bị khuất phục và quy hàng trước chiến lược thủy điện của Lào. [đọc tiếp]

Hà Nội cảnh báo người dân tạm thời không dùng nguồn nước đang ô nhiễm nấu ăn

15/10/2019 (RFA) - Chính quyền Hà Nội sau 6 ngày nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, đã chính thức lên tiếng khuyến cáo người dân thành phố  không nên sử dụng nguồn nước này để nấu ăn.

Tại cuộc họp báo về hiện tượng nước sạch có mùi lạ trên địa bàn thành phố, Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân nên nấu ăn bằng nước dùng đóng chai hoặc do các đơn vị khác cung cấp trong thời gian công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) thuộc công ty Viwaco, thay hệ thống nước tại các bể của gia đình, khu chung cư… [đọc tiếp]

Cung không đủ cầu về lao động lành nghề ở VN do thương chiến Mỹ-Trung

11/10/2019 (VOA) - Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc khiến các công ty chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam, và họ lại lao vào một cuộc chiến khốc liệt giành giật người lao động lành nghề, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt hiện nay, và thúc đẩy những lời kêu gọi cải cách giáo dục để giải quyết vấn đề.

Hiện nguồn cung đã khá căng về các nhân viên IT (công nghệ thông tin), kỹ sư và nhà quản lý. Nhưng những hãng tị nạn chiến tranh thương mại làm nhu cầu càng trở nên cao hơn, dẫn đến chuyện những người lao động có tay nghề cao nhảy việc ngày càng nhiều hơn, theo lời của các chủ nhà máy, các chuyên gia tư vấn và các công ty tuyển dụng nói với Reuters. [đọc tiếp]

Liên minh cứu sông Mekong kêu gọi Việt Nam xem xét lại việc tham gia xây đập thủy điện ở Lào

09/10/2019 (RFA) - Liên minh cứu sông Mekong (Save the Mekong) hôm 8/10 ra thông cáo báo chí thúc giục chính phủ Việt Nam xem xét lại việc tham gia xây dựng đập thủy điện Luang Prabang ở Lào vì những lo ngại do các ảnh hưởng tiêu cực của đập thủy điện đối với dòng sông.

Theo Save the Mekong, việc tham gia của tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) vào việc xây dựng đập thủy điện hoàn toàn không phù hợp với những lo ngại mà chính phủ Việt Nam thường xuyên nêu ra ở các tham vấn về tác hại của các con đập tại dòng chính sông Mekong. [đọc tiếp]

Cuộc đọ sức Boeing - Airbus khơi mào thương chiến Mỹ-Âu

03/10/2019 Thanh Hà (RFI) - Vụ kiện kéo dài 15 năm giữa hai ông khổng lồ của ngành công nghiệp chế tạo máy bay thế giới Boeing-Airbus bắt đầu tới hồi kết. Tòa án trọng tài của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO/OMC) ngày 02/10/2019 cho phép Mỹ ghi được một bàn thắng quan trọng, khi nhìn nhận châu Âu cạnh tranh bất bình đẳng.

Chính sách trợ giá của châu Âu gây thiệt hại 7,5 tỷ đô la cho đối thủ Boeing. Nhưng trên nguyên tắc, đến mùa xuân sang năm, cũng trên vụ kiện này, phần thắng sẽ nghiêng về tập đoàn Airbus của châu Âu. [đọc tiếp]

Ô nhiễm gì mới thật sự nghiêm trọng nhất?

02/10/2019 Mạnh Kim (VOA Blog) - Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề cực kỳ nghiêm trọng khiến dư luận quan tâm. Tuy nhiên, có những thứ ô nhiễm khác thậm chí kinh khủng hơn…

Thối “long óc” là từ miêu tả chính xác mùi thối từ bãi rác Đa Phước. Các bài báo gần đây về vụ này vẫn liên tục xuất hiện, trước sự “trấn an” - như lệ thường - của chính quyền.

Ở Việt Nam, bạn có thể mua được mọi thứ. Có tiền là có tất cả. Tuy nhiên, có những thứ mà bạn không bao giờ có thể mua được. [đọc tiếp]

Việt Nam: Nhân danh xây Chùa để phá rừng

02/10/2019 Trọng Thành (RFI) - Tệ nạn nhân danh xây chùa hay công trình tôn giáo, tín ngưỡng, để phá rừng, xây các khu « du lịch tâm linh » hay « sinh thái - tâm linh » đã trở thành một vấn đề nhức nhối tại Việt Nam từ nhiều năm nay.

Tháng 9/2019, công luận Việt Nam xôn xao với loạt phóng sự của báo Phụ Nữ thành phố HCM về chiến dịch thôn tính vườn Quốc gia Tam Đảo của tập đoàn Sun Group. « Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo » và « Sun Group - “ông trời” không từ trên cao » là các bài viết gây chấn động. [đọc tiếp]

Ô nhiễm “bủa vây” dân Quảng Nam-Đà Nẵng…

02/10/2019 (RFA) - Sau hơn 10 ngày sự cố tràn dầu Fusel xảy ra, đến nay tại khu vực nhà máy Đại Tân vẫn còn phát tán mùi hôi rất khó chịu. Người dân không chịu nổi đã vây nhà máy buộc chính quyền phải cho nhà máy đóng cửa hoặc dời đi nơi khác.

Phía bên phải nhà máy là một ao nước rộng lớn mùi hóa chất bốc lên hôi thối nồng nặc. Chỉ cần đứng quay hình khoảng vài chục giây cho đến một phút, chúng tôi buộc phải chạy khỏi khu vực gần đó vì mùi hóa chất khiến lồng ngực bị ép, rất khó thở và nước mắt nước mũi chảy ràn rụa. [đọc tiếp]

Khuyến cáo dân Hà Nội 'hạn chế ra đường' vì ô nhiễm không khí

01/10/2019 (BBC) - Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam khuyến cáo người dân Hà Nội "hạn chế ra ngoài" do chất lượng không khí liên tục ở mức xấu trong nhiều ngày.

Hôm 1/10, ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường nhận định nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội ở mức cao nhất trong 5 năm qua.

Ông khuyến cáo "người dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh hô hấp nên hạn chế ra bên ngoài, tham gia giao thông và các hoạt động ngoài trời" nhưng không đề cập đến các giải pháp kiểm soát, xử lý ô nhiễm không khí. "Trường hợp có nhu cầu cần ra ngoài, cần đeo khẩu trang, kính mắt", ông Tài nói thêm. [đọc tiếp]

Ô nhiễm không khí Việt Nam - bắt đầu từ bao giờ?

30/09/2019 Lê Thế Thắng (Fb Lê Thế Thắng) - Tôi phải nói trước tôi không phải là một chuyên gia, tôi viết bài này trên cương vị một người bình thường, quan sát, theo dõi và phản ánh những gì tôi thấy. Nó nhẹ nhàng bằng hình ảnh tôi chụp và thông tin để cùng nhau suy ngẫm.

Tôi là người đặc biệt quan tâm tới bầu không khí, và suốt 7 năm qua, tôi đã nhìn thấy sự thay đổi chóng mặt và đáng kể của bầu không khí miền Bắc (và cả mọi miền) của Việt Nam. [đọc tiếp]

Hàng tấn cá chết dạt vào bờ biển Hà Tĩnh

28/09/2019 (RFA) - Truyền thông trong nước hôm 28/9 cho biết khoảng 2 tấn cá trích và cá nóc chết chưa rõ nguyên nhân trôi dạt vào khoảng 4 km bờ biển Hà Tĩnh.

Đây là địa phương từng chịu ảnh hưởng nặng nề của vụ công ty Gang thép Formosa Hà Tĩnh xả thải độc ra biển hồi năm 2016 làm hàng trăm tấn cá chết dạt lên bờ. [đọc tiếp]

Đập thượng nguồn, nước biển và khí hậu gây hại cho sông Mekong

25/09/2019 (BBC) - Tình trạng sạt lở, lún sụt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ngày một trầm trọng, và chính quyền nhiều khu vực ven sông hay sát biển phải có các biện pháp khẩn cấp để đối phó.

Các tỉnh Long An, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng và Cà Mau gần đây công bố tình trạng khẩn cấp hoặc che chắn các đoạn dài dọc sông Cửu Long do sạt lở, truyền thông Việt Nam đưa tin. [đọc tiếp]

Người Việt trẻ và phong trào tuần hành khí hậu

24/09/2019  NguyenTrangNhung (rfavietnam/NguyenTrangNhung's blog) - Vậy là Climate Strike đã "đến" Việt Nam. Và tuần hành khí hậu đầu tiên đã diễn ra vào Chủ Nhật vừa qua, 22/9, tại Sài Gòn.

Những người Việt Nam quan tâm tới biến đổi khí hậu cuối cùng có thể mỉm cười, hay ít ra là không còn băn khoăn rằng khi nào người Việt Nam sẽ hưởng ứng phong trào tuần hành khí hậu. Khoảng 60 – 70 người đã xuống đường với những thông điệp ý nghĩa về chống biến đổi khí hậu.

Quả là bước đầu tiên thường khó khăn, đặc biệt là ở một xã hội mà các quyền tự do biểu đạt còn hạn chế như Việt Nam. Và khi đã tiến được bước đầu tiên, mọi sự về sau nhìn chung sẽ dễ dàng hơn. Tuần hành khí hậu tại Sài Gòn là chỉ dấu cho thấy chúng ta có thể hi vọng vào các bạn trẻ Việt Nam ngày nay. [đọc tiếp]

Bảo vệ thiên nhiên là trò rỗi việc của bọn tây lắm tiền, dân Việt cứ đốt sống voi nhà đấy, thì sao?

21/09/2019 Tâm Phong (RFA) - Chỉ hơn 20 năm trước, ở Việt Nam còn trên 1.000 con voi. Đến nay hơn 900 con đã chết (hầu hết do bị săn lấy ngà và lông đuôi, hoặc chết do rớt vào những hố nước người dân đào trong rẫy để lấy nước tưới tiêu), chỉ còn chưa đầy 100 con sống dọc biên giới Lào và Campuchia. Những con sống cũng không lành lặn: con cụt ngà, con cụt đuôi, con cụt chân. Tê giác hai sừng tuyệt chủng. Heo vòi tuyệt chủng. Cầy rái cá tuyệt chủng. Cá chình nhật tuyệt chủng. Cá chép gốc tuyệt chủng. Cá lợ thân thấp tuyệt chủng. Hươu sao tuyệt chủng. Cá sấu hoa cà tuyệt chủng. Bò xám (Bos sauveli) tuyệt chủng từ 1995. Rùa Batagur (Batagur affinis) tuyệt chủng. [đọc tiếp]

Giới trẻ thế giới dẫn đầu cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu

20/09/2019 (VOA) - Hàng trăm ngàn học sinh, nhân viên văn phòng cùng nhiều người khác rầm rộ kéo nhau xuống đường hôm thứ Sáu 20/9 tại nhiều thành phố trên khắp thế giới, để đòi giới lãnh đạo phải hành động để đối phó với biến đổi khí hậu.

Đây là cuộc “Đình công Toàn cầu vì Khí hậu” thứ nhì, tiếp theo sau một sự kiện tương tự hồi tháng Ba, cũng thu hút những đám đông lớn.

Nhân vật gợi hứng cho phong trào đấu tranh này là một nhả hoạt động rất trẻ, chỉ mới lên 16: cô Greta Thunberg, người Thụy Điển, đã tổ chức các cuộc biểu tình mỗi tuần dưới tên “Thứ Sáu vì Tương lai” trong suốt năm qua, để kêu gọi lãnh đạo thế giới đẩy mạnh các nỗ lực của họ chống biến đổi khí hậu. [đọc tiếp]

Thương chiến Mỹ-Trung: Việt Nam có thể sẽ không tận dụng được hết cơ hội

20/09/2019 (BBC) - Việt Nam có thể sẽ không tận dụng được hết các cơ hội đang mở ra do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, với hàng loạt các công ty tìm cách rời khỏi Trung Quốc muốn chuyển vào nước này, theo Bloomberg.

Đó là nhận định gần đây của một số chuyên gia của Bloomberg, ngay cả trước bối cảnh số vốn đầu tư trực tiếp đã giải ngân từ nước ngoài vào Việt Nam tăng 6,3% lên đến 12 tỷ đôla trong 8 tháng đầu năm so với cùng thời gian năm 2018.

Hạ tầng cơ sở của Việt Nam, dù đang trong tình trạng cải thiện, vẫn còn yếu kém không thể đáp ứng nhu cầu bỗng dưng cao vọt.

''Ngày càng có nhiều doanh nghiệp phàn nàn về tình trạng cảng và đường bị tắc nghẽn, giá đất và lương nhân công ngày càng cao, cũng như hệ thống bàn giấy quan liêu trì trệ không được nới lỏng nhanh như mong đợi.'' [đọc tiếp]

Dòng Sông Không Quay Đầu: Mekong Đối Mặt Với Tương Lai U Ám

19/09/2019 Luke Hunt (UCAnews), Bình Yên Đông lược dịch  (VA NEWS) - Một lần nữa, sông Mekong xuống thấp đến mức kỷ lục, đe dọa việc sản xuất hoa màu, ngư nghiệp và sinh kế của 70 triệu người giữa việc phát triển thái quá và những báo động tàn khốc. Nhưng hạn hán năm nay, lần thứ hai trong vòng 3 năm, có thể đánh dấu một bước ngoặt và một tương lai đen tối.

Khoa học gia, được những người hoạt động môi trường hậu thuẫn, đã báo động gần 2 thập niên rằng việc xây đập điên cuồng có thể giết chết con sông dài thứ 12 trên thế giới. [đọc tiếp]

Việt Nam: Từ Formosa đến Rạng Đông - bài học vẫn lặp lại

14/09/2019 (BBC) - Vụ cháy ở kho hàng của công ty Bóng đèn, Phích nước Rạng Đông cho thấy nhà nước và chính quyền ở Việt Nam vẫn chưa học được hết bài học từ những lần xử lý yếu kém các vụ khủng hoảng môi trường trong nước thời gian gần đây, trong đó có vụ Formosa xả thải công nghiệp trái phép gây ô nhiễm trầm trọng môi trường Biển.

Đây là một cuộc khủng hoảng nhiều mặt của cả một hệ thống quản lý ứng phó với các bất thường xảy ra, một nhà phản biện chính sách từ Liên hiệp các hội khoa học & kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nói với Bàn tròn thứ Năm từ London. [đọc tiếp]

112 người nhiễm thủy ngân sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông

10/09/2019 (RFA) - 30 trong số 38 kết quả xét nghiệm mẫu máu, nước tiểu của người dân ở Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) có nồng độ thủy ngân trong máu, tuy nhiên kết quả nằm dưới ngưỡng 10 mcg/L (mức tối đa cho phép).

Thông tin vừa nêu được truyền thông trong nước loan đi ngày 10 tháng 9, nâng tổng số người bị nhiễm thủy ngân lên con số 112 người sau vụ cháy kho của nhà máy bóng đèn, phích nước Rạng Đông.

Tuy nhiên, báo chí nhà nước không cho biết con số chính xác thủy ngân trong máu của các trường hợp này là bao nhiêu và có phải điều trị hay thải độc gì cho những người này hay không. [đọc tiếp]

Hà Nội có đáng sống: Chernobyl

08/09/2019 An Viên (Việt Nam Thời Báo) - Năm 1999, Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình". Nhưng thủ đô của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có đáng sống không?

Công ty Rạng Đông cháy, điều duy nhất đáng hoan nghênh đến tận bây giờ là thông cáo của UBND phường Hạ Đình (Quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội) khuyến cáo người dân không ăn thực phẩm trong bán kính 1km sau vụ cháy. Nhưng thông báo mang tính con người và khoa học trong cảnh báo sớm liên quan đến vụ cháy – vốn tiềm ẩn những rủi ro di hại sức khỏe con người này – đã ngay lập tức bị UBND Quận Thanh Xuân kiểm điểm vì “vượt thẩm quyền”.

Sau đó, UBND Quận Thanh Xuân đã “dấu giếm thông tin bằng cách bịa ra kết quả của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường thuộc Bộ Y tế, để trấn an dư luận.” [đọc tiếp]

Sự cố rò rỉ thủy ngân: cảnh báo cho những thảm họa

08/09/2019 Nguyễn Hồng Phúc (Việt Nam Thời Báo) - Sau vụ cháy ở Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông tại thành phố Hà Nội, công bố ban đầu vào tối 4/9 của Bộ Tài nguyên và Môi trường là nồng độ thủy ngân trong môi trường đã vượt ngưỡng hạn định do Tổ chức Y tế Thế giới WTO đưa ra từ 10 đến 30 lần.

Với vụ rò rỉ thủy ngân ở hỏa hoạn tại doanh nghiệp chuyên sản xuất bình thủy, bóng đèn mang tên Rạng Đông, theo tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ số liệu 30mlg thủy ngân cho bóng đèn huỳnh quang và 8mlg thủy ngân cho bóng đèn compact, thì khối lượng thủy ngân đã phát tán ra bên ngoài môi trường đô thị là 27,2kg. [đọc tiếp]

Từ Formosa đến EVFTA (phần II)

07/09/2019 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Thảm họa môi trường Formosa và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Âu châu đều có quan hệ nghiêm trọng tới đời sống người dân Việt, và điểm đặc biệt là có dính líu trực tiếp đến một hay nhiều nước ngoại quốc. Vì không còn là một vấn đề hoàn toàn Việt Nam nên trên lý thuyết, nhà cầm quyền Việt Nam không thể nại cớ quốc tế không được can thiệp vào việc nội bộ quốc gia để thoải mái hoành hành, áp bức người dân, và người Việt, nếu chịu khó tìm hiểu những luật lệ quốc tế, còn có con đường lên tiếng đòi hỏi công lý trên bình diện quốc tế.

Trong công việc vận động quốc tế, cần tìm hiểu kỹ càng đối tượng vận động, thành thật tự lượng sức để biết cố gắng trau dồi kỹ năng. [đọc tiếp]

Lo ngại về nhiễm độc thủy ngân sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông

06/09/2019 (VOA) - Lo ngại về nguy cơ sức khỏe gia tăng sau vụ cháy một nhà máy ở Hà Nội làm thủy ngân phát tán ra môi trường bên ngoài và sau khi nhà chức trách công bố kết quả quan trắc không khí cho thấy hàm lượng thủy ngân vượt ngưỡng cho phép.

Nhà kho của nhà máy sản xuất bóng đèn phích nước Rạng Đông bốc cháy dữ dội vào ngày 28/8 giữa một khu dân cư ở phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, khiến người dân hoảng loạn tháo chạy thoát thân. Hơn một tuần sau, sinh hoạt của cư dân vẫn bị gián đoạn trong khi nỗi lo sợ nhiễm độc thủy ngân làm gia tăng sự bất an. [đọc tiếp]

Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới trong ngày 26 tháng Tám

26/08/2019 (VOA) - Thủ đô Việt Nam chứng kiến tình trạng ô nhiễm không khí nhất thế giới hôm 26/8, theo báo Người Đưa Tin và diễn đàn mang tên Báo chí Biến đổi Khí hậu và Năng lượng.

Hai trang mạng kể trên cho biết chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Hà Nội thường xuyên trên 200, là mức “cực kì có hại” cho sức khỏe. Trong khi đó, cùng ngày, hai thủ đô của Trung Quốc và Indonesia là Bắc Kinh và Jakarta lần lượt xếp thứ 2 và thứ 3, nhưng chỉ số AQI của cả hai đều dưới 200. [đọc tiếp]

Việt Nam “tránh xa” Huawei vì an ninh hay vì Mỹ?

26/08/2019 Diễm Thi (RFA) - Hôm 26/8/2019, mạng báo Bloomberg đưa tin Tập đoàn Viettel, nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất Việt Nam thuộc Bộ Quốc phòng, đã quyết định không sử dụng thiết bị của tập đoàn công nghệ viễn thông Trung Quốc Huawei cho mạng 5G. Thay vào đó, công ty này sẽ sử dụng thiết bị của Ericsson, công nghệ Nokia và bộ chip của Qualcomm.

Ông Lê Đăng Dũng, Giám đốc điều hành Viettel cho biết, hiện nay Viettel không làm việc với Huawei vì đã có những thông tin cho rằng công ty này không an toàn về an ninh quốc gia. Ông cũng cho biết Huawei hiện đang gặp khó khăn ở Việt Nam do các công ty mạng khác như Mobifone, Vinaphone cũng “tránh xa”. [đọc tiếp]

Sốc với biển rác dài cả km tưởng không có trong sự thật

25/08/2019 (Tiếng Dân) - Không thể tưởng tượng được, tôi đã có cảm giác choáng ngợp, kinh hoàng khi gặp cảnh tượng này dù trong hành trình 3 tuần nay tôi đã gặp các nới ô nhiễm vì rác thuộc dạng khủng lắm rồi.

Đó là ấn tượng đầu tiên của tôi khi đến với vùng ven biển của xã Chí Công huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận (cách Phan Thiết khoảng 80km). Một bãi biển dài cả km toàn rác và rác, chủ yếu là rúi ni lông, nhựa, quần áo, rác thải sinh hoạt… Một bãi biển mà nhìn thấy cát quả thật hiếm hoi, thậm chí dòng kênh đổ ra đây cũng khó mà nhìn thấy mặt nước vì bị rác che kín. [đọc tiếp & xem video clip]

Các vụ cháy rừng Amazon gây lo ngại cho quốc tế

23/08/2019 Thanh Phương (RFI) - Nhà sinh học Marta Marcondes vừa báo động với hãng tin AFP : « Tôi chưa bao giờ thấy như thế, đây quả là một giai đoạn nghiêm trọng ». Giáo sư Marcondes đưa ra lời báo động này sau khi phân tích các vết nước mưa của ngày 19/08 tại Sao Paolo, ngày mà người dân tại bang đông dân nhất của Brazil đã rất bất ngờ khi thấy mới có 3 giờ chiều mà trời đã tối mịt và ở một vài nơi, nước mưa có màu xám.

Giáo sư Marcondes cho biết nồng độ các hạt bụi ô nhiễm trong nước mưa cao hơn mức trung bình trong những trường hợp tương tự, tức là mưa sau nhiều ngày khô hạn. Nhưng điều làm bà rất hoảng sợ đó là mùi gỗ cháy từ các hạt đó. Sao Paolo nằm gần bờ biển, cách các khu rừng bị cháy hàng mấy ngàn cây số, như vậy là tình hình ở các vùng nằm sâu hơn trong đất liền chắc còn nghiêm trọng hơn. [đọc tiếp]

Việt Nam thất thủ chiến lược trên địa bàn sông Mekong

23/08/2019 Ngô Thế Vinh (Người Việt) - Qua ngót một phần tư thế kỷ, kể từ ngày 5 tháng 4 năm 1995 khi Ngoại Trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đại diện cho Việt Nam đặt bút ký Hiệp Ðịnh về Hợp Tác Phát triển Bền vững Lưu vực Sông Mekong, Việt Nam đã phạm một sai lầm chiến lược làtừ bỏ quyền phủ quyết /Veto Power, một điều khoản hết sức quan trọng đã có trong Hiệp Ðịnh Ùy Ban Sông Mekong 1957 (Mekong River Committee) vì Việt Nam là một quốc gia cuối nguồn. Người viết cách đây ngót 2 thập niên đã đưa ra nhận định là Ủy Hội Sông Mekong 1995 (Mekong River Commission) là một “biến thể và xuống cấp” so với Ủy Ban Sông Mekong 1957 thời Việt Nam Cộng Hòa trước đây.

Rồi trải qua bao nhiêu Hội nghị Thượng đỉnh từ cấp Thủ Tướng tới hàng Bộ trưởng, vẫn không có một nỗ lực cụ thể hay tiếng nói mạnh mẽ nào từ Việt Nam  [đọc tiếp]

Trung Quốc giảm xả nước, sông Mê Kông tăng nguy cơ cạn kiệt

16/08/2019 (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam – Văn Phòng Thường Trực Ủy Ban Sông Mê Kông Việt Nam cảnh báo sông Mê Kông đang “diễn biến xấu” khiến vùng hạ lưu Đồng Bằng Sông Cửu Long đối mặt với một mùa khô khắc nghiệt, xâm nhập mặn tăng, mùa lũ thấp hay thậm chí không có lũ.

Báo Thanh Niên ngày 16 Tháng Tám, 2019, dẫn tin từ Văn Phòng Thường Trực Ủy Ban Sông Mê Kông Việt Nam cho biết theo số liệu từ mạng lưới quan trắc thủy văn của Ủy Hội Sông Mê Kông Quốc Tế, Lào, Thái Lan cho thấy mực nước ở tất cả các trạm quan trắc trên dòng chính sông Mê Kông đều sụt giảm mạnh, nhất là từ giữa Tháng Sáu vừa qua. [đọc tiếp]

Sông nước miền Tây bị ô nhiễm công nghiệp

01/08/2019 TTVN (RFA) - Nhiều nhà máy công nghiệp tại vùng sông nước Cửu Long đang xả thải gây ô nhiễm nguồn nước khiến cá nuôi của dân chết và gây tổn hại sức khoẻ dân chúng địa phương.

Cách đây không lâu, một nhà máy mía đường cồn tại thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, gây ô nhiễm môi trường, bị người dân phản đối và cơ quan chức năng phải buộc ngưng hoạt động.

Một người dân vừa nuôi cá vừa buôn bán ở chợ Long Mỹ cho biết trong đợt ô nhiễm vừa rồi đàn cá của bà chết gần hết. Một nông dân cho biết ông nuôi cá với số lượng lớn. Tổng thiệt hại ước tính của ông là hơn 200 triệu đồng [đọc tiếp]

Mỹ lên án Trung Quốc xây đập, gây gián đoạn sông Mekong

01/08/2019 (VOA) - Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 1/8 bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc xây đập, nạo vét sông Mekong, nói rằng các hoạt động của Bắc Kinh trên dòng sông này cho thấy một "xu hướng đáng lo ngại".

Hãng tin AP trích lời Ngoại Trưởng Mỹ lên tiếng tại Bangkok hôm thứ Năm 1/8, trong một cuộc họp với các vị đồng cấp đến từ các nước ven sông Mekong gồm: Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. [đọc tiếp]

Tòa Thánh kêu gọi thực thi Hiệp định về biển cho ích lợi chung của mọi dân tộc

28/07/2019 Linh Tiến Khải – Vatican (GNsP) - Tòa Thánh kêu gọi cộng đồng quốc tế nghiêm chỉnh thực thi Hiệp định luật lệ về khai thác biển cả làm sao để mưu cầu lợi ích chung cho mọi dân tộc.

ĐTGM Bernardito Auza quan sát viên thường trực của Tòa Thánh đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu trong khóa họp kỷ niệm 25 năm Hiệp định về luật biển của tổ chức Liên Hiệp Quốc.

ĐTGM Auza cũng ghi nhận rằng các chứng minh khoa học cho thấy tình trạng của các biển cả ngày càng tồi tệ hơn. Vì thế Tòa Thánh yêu cầu có các thỏa thuận với các luật mới trong việc giữ gìn và sử dụng các tài nguyên và quặng mỏ của biển cả làm sao cho hữu hiệu theo tinh thần của thỏa hiệp Paris và chương trình nghị sự 2030 liên quan tới sự phát triển có thể chịu đựng nổi nhằm tái lập sức khỏe cho biển cả. [đọc tiếp]

Nguyễn Đức Chung và thủ đoạn tiêu diệt công trình của chuyên gia Nhật để độc quyền giải quyết ô nhiễm sông hồ Hà Nội bằng hoá chất RedOxy-3C do Công ty Arktic của con trai độc quyền phân phối

26/07/2019 Vũ Đông Hà (Danlambao) - Vụ xả nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch, phá vỡ công trình của các chuyên gia Nhật đang cố gắng giải quyết ô nhiễm bằng công nghệ Nano - Bioreactor không phải đến từ sự tắc trách, cẩu thả của các quan chức Hà Nội. Đó là hành vi có chủ ý trong âm mưu loại trừ mọi đề án khắc phục ô nhiễm khác. Để còn lại một phương thức duy nhất: Làm sạch sông hồ bằng hóa chất RedOxy-3C do Công ty Arktic độc quyền sản xuất. Và Arktic là công ty do con trai và gia đình của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đứng đằng sau làm chủ.

Tuyên bố "Chuyên gia Nhật Bản không tính toán kỹ, nóng vội nên thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bị ảnh hưởng" của Võ Tiến Hùng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thoát nước Hà Nội là hành động vừa ăn cướp vừa la làng. [đọc tiếp]

Mekong: Trận ‘hạn hán thế kỷ’ nhìn từ quan điểm hạ lưu

25/07/2019 KS Phạm Phan Long (VOA) - Báo chí Thái Lan, Việt Nam và hải ngoại đều đăng tin lưu vực Mekong hạn hán bị nặng nề nhất của thế kỷ, mực nước xuống từ Trung Quốc (TQ) trong tháng này bỗng xuống thấp chỉ còn một nửa kỷ lục thấp có trước, các tổ chức dân sự ở Thái cho rằng hạn hán là do các đập thuỷ điện của Trung Quốc trên Vân Nam đã cắt hãm nước.

Dư luận cáo buộc TQ như thế là hợp lý, nhất là từ quan điểm Thái Lan, vì Đông Bắc Thái Lan là vùng nằm ngay sát biên giới với Trung Quốc ngay dưới chân chuỗi đập Vân Nam, nên họ phải hứng chịu tác động trực tiếp từ các đập thủy điện Vân Nam TQ. TQ vẫn hứa hẹn lợi ích của chuỗi đập Vân Nam, như giúp hạ lưu giảm lũ lụt và tránh hạn hán, nhưng thực tế các đập TQ đã không hề mang lại các lợi ích đó. [đọc tiếp]

Từ Formosa đến EVFTA

24/07/2019 Thục Quyên (Tiếng Dân) - Thảm họa môi trường Formosa và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Âu châu đều có quan hệ nghiêm trọng tới đời sống người dân Việt, và điểm đặc biệt là có dính líu trực tiếp đến một hay nhiều nước khác. Vì không còn là một vấn đề hoàn toàn Việt Nam nên trên lý thuyết, nhà cầm quyền Việt Nam không thể nại cớ quốc tế không được can thiệp vào việc nội bộ quốc gia để thoải mái hoành hành, áp bức người dân.

Thảm họa môi trường Formosa đã xảy ra vào tháng 4 năm 2016. Tới nay đã hơn 3 năm nhưng ngoài sự kiện công ty Formosa Hà Tĩnh, sau khi cùng nhà chức trách Việt Nam nói dối, quanh co, đã nhận lỗi dưới phản ứng mạnh mẽ của người dân, thì những tin tức tối cần thiết liên quan tới thảm họa vẫn chưa được loan ra đúng mức: Kết qủa điều tra, tầm mức thảm họa (môi sinh, con người, vật chất), bồi thường thiệt hại, và quan trọng nhất là biện pháp phòng ngừa tái diễn. [đọc tiếp]

Nguy cơ lương thực ...

20/07/2019 Mạc Văn Trang (Tiếng Dân) - Lâu nay dân ta cứ nghe đài, báo nhà nước mà tự hào, Việt Nam cường quốc xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, nhưng không để ý tương lai sẽ ra sao? Rồi tự hào GDP tăng trưởng top đầu thế giới, nhưng không rõ tăng trưởng đó rơi vào túi ai, chứ nhìn đa số người nông dân vẫn xác sơ, tội nghiệp? Hay Thủ tướng mơ Việt Nam thành Hổ, thành Rồng, thì sẽ không ăn gạo nữa? Sự thật nguy cơ lương thực đang đe dọa nước ta với ngưỡng 100 triệu dân đang hiện hữu.

Vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long đang mất dần và có nguy cơ mất hết: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất rộng lớn chiếm 12% diện tích, 19% dân số Việt Nam, mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc; có lợi thế về phát triển nông nghiệp, nhưng “Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Utrecht ở Hà Lan vừa cảnh báo, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của Việt Nam, đang phải đối mặt với nguy cơ bị chìm gần như hoàn toàn vào năm 2100”. [đọc tiếp]

Một cái nhìn sâu sắc hơn về thỏa thuận thương mại Việt Nam với Châu Âu

17/07/2019 Stuart Brown (The Diplomat), Khánh Anh dịch (Việt Nam Thời Báo) - Ngày 30 tháng 6, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại và thỏa thuận bảo hộ đầu tư với Liên minh châu Âu (EU). Như vậy, nước này trở thành thành viên thứ hai của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sau Singapore ký kết một hiệp định thương mại lớn với EU. Thỏa thuận này có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với mối quan hệ của Việt Nam với châu Âu, mà còn đối với vai trò lớn hơn của EU tại Đông Nam Á.

Có nhiều lợi ích kinh tế rõ ràng cho cả hai bên khi giảm 99% thuế quan dự kiến. Từ ngày đầu tiên, khoảng 65% hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam sẽ được miễn thuế, với hầu hết các lĩnh vực khác sẽ được tự do hóa hoàn toàn trong 10 năm tới. Đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, 71% hàng xuất khẩu sẽ được miễn thuế ngay từ ngày đầu tiên, với 99% hàng hoá được tự do hóa trong vòng bảy năm. [đọc tiếp]

Cộng sản và vấn nạn... "xuất xứ"

05/07/2019 CTV Danlambao (Dân Làm Báo) - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương là Trần Thanh Hải vừa mới kể khổ rằng: "Hiện chưa có quy định rõ ràng xác định xuất xứ hàng hoá như nào được gọi là “sản xuất tại Việt Nam”, “hàng hoá của Việt Nam”!"

Tức là một bất cứ món hàng nào cũng có thể được gọi là made in Vietnam hoặc là made in... đâu đó!

Và vì chưa có quy định nên muốn gọi sao cũng được. Điều "sao cũng được" này đương nhiên được áp dụng lên mọi hàng hóa Tàu cộng dán nhãn Việt Nam để nó là madzê in Việt Nam. [đọc tiếp]

Thảm họa đời sống người dân Đồng bằng Sông Cửu Long và môi trường ở Việt Nam

05/07/2019 BTV Tiếng Dân (Tiếng Dân) - VnExpress có bài phóng sự chi tiết: Hạ nguồn Mekong trong cơn khát vô tận của Bắc Kinh. Bài viết nói về cuộc đời của hàng triệu nông dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long, đối mặt với thảm cảnh do sự thay đổi của dòng sông, do Bộ Thủy lợi Trung Quốc, cơ quan kiểm soát nước đầu nguồn Mekong, quyết định: “Nước ngày càng mặn; trồng lúa không nổi; chuyển sang nuôi tôm cũng không nổi; không còn sinh kế và thậm chí không đủ nước uống“.

Trước đó, trang Khoa Học Phổ Thông có bài: Cảnh báo sụt lún nghiêm trọng vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ông Laurent Umans, đại sứ quán Vương quốc Hà Lan cảnh báo, “hiện nay, khu vực Mekong đang chìm, đất đang sụt lún 2,5 cm mỗi năm, lượng phù sa cũng giảm nghiêm trọng, cùng với đó là nước biển dâng 3 mm/năm”. [đọc tiếp]

Chế tài nào bảo đảm Việt Nam thi hành đúng EVFTA ký với EU?

05/07/2019 (BBC) - Hôm 04/7/2019, một nhà hoạt động xã hội từ Hà Nội nói với BBC Tiếng Việt trong một cuộc hội luận:

"Tôi muốn nói thêm một điều là về vấn đề công đoàn độc lập, như chúng ta hiểu công đoàn độc lập là một tổ chức mà hoàn toàn không phụ thuộc vào sự điều hành của nhà nước và họ có nhiệm vụ bảo vệ cho quyền lợi của người lao động. Thế thì họ bảo vệ bằng cách nào?," kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói với Bàn tròn thứ Năm từ London.

"Điều mà tôi muốn nói ở đây đấy chính là tự do ngôn luận và quyền biểu tình. Cho đến hiện nay quyền biểu tình cũng như là quyền tự do ngôn luận liên tục bị nhà nước xâm phạm.

"Cho nên tôi nghĩ Hiệp định thương mại tự do cũng là một điều rất là hay và một tác động đến xã hội Việt Nam rất là lớn và đây là cơ hội để người dân và những người lao động có thể bắt đầu thực thi các quyền công dân của mình, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và quyền biểu tình." [đọc tiếp]

Mỹ sẽ mở rộng đánh thuế lên thép từ Việt Nam

03/07/2019 (VOA) - Bộ Thương mại Mỹ hôm thứ Ba loan báo phán quyết sơ bộ xác nhận các sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam được nói là có xuất xứ từ Hàn Quốc và Đài Loan tránh thuế chống bán phá giá.

Loan báo này mở đường cho việc Mỹ đánh thuế lên thêm các sản phẩm thép nữa từ Việt Nam mà trước đó chủ yếu nhắm vào các mặt hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc. [đọc tiếp]

Việt Nam và EU ký hiệp định thương mại ‘cột mốc

30/06/2019 Viễn Đông (VOA) - Sau nhiều năm đàm phán, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) hôm 30/6 đã ký Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư mà hai phía nói rằng “sẽ đặt một cột mốc trong quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai bên”.

EU không chỉ “hoan nghênh những bước tích cực gần đây của Quốc hội Việt Nam trong các vấn đề về lao động, cụ thể là việc phê chuẩn Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Thương lượng tập thể cũng như kế hoạch thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi tại kỳ họp tiếp theo vào mùa thu năm 2019” mà còn về “kế hoạch của Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc trình Công ước 105 [về việc bãi bỏ cưỡng ép lao động] và 87 [về quyền tự do hội họp và bảo vệ quyền tổ chức] của ILO lên Quốc hội Việt Nam để tiến hành thủ tục phê chuẩn các công ước này vào các năm tương ứng là 2020 và 2023”. [đọc tiếp]

Nợ công của Việt Nam gây tranh cãi, chuyên gia cảnh báo rủi ro

17/06/2019 (VOA) - Vấn đề nợ công của Việt Nam mới đây lại được báo giới trong nước mổ xẻ, lưu ý đến áp lực “vay nợ mới chỉ để trả nợ cũ” và ngân sách không dư bao nhiêu tiền để đầu tư, phát triển. Hai chuyên gia kinh tế, tài chính bình luận với VOA rằng tổng số nợ của Việt Nam vẫn đang ngày càng tăng là “rất nguy hiểm”, đặt ra nguy cơ “vỡ nợ”.

tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế uy tín, nói với VOA rằng chi trả nợ chiếm 24-25% tổng chi ngân sách, bên cạnh đó là 65-70% chi thường xuyên, phần chi cho đầu tư “không còn được bao nhiêu”.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia tài chính-ngân hàng người Mỹ gốc Việt, nói với VOA rằng dùng nợ mới để trả nợ cũ không phải là cách để giải quyết nợ công vì “cuối cùng dư nợ không thay đổi”. Điều quan trọng, theo ông Hiếu, là phải có khả năng trả để dư nợ giảm dần. [đọc tiếp]

Môi trường làm ăn ở Việt Nam đầy bất trắc

14/06/2019 Thảo Vy (Việt Nam Thời Báo) - Được phép đưa tin liên tục về cuộc biểu tình tại Hong Kong, song những diễn biến biểu tình ở Đài Loan liên quan đến Việt Nam thì báo chí trong nước lại im lặng.

Trên trang của Đoàn Luật sư Đài Bắc, https://www.tba.org.tw, cho biết có hai tổ hợp Luật sư Đài Loan, sẽ thay mặt gần 10.000 nạn nhân của thảm họa môi trường do Công ty FHS gây ra vào đầu tháng 6-2016, chính thức khởi kiện công ty Formosa Hà Tĩnh cùng 18 công ty liên đới chịu trách nhiệm trước tòa án Đài Loan tại Đài Bắc. Mục đích khởi kiện là yêu cầu Tập đoàn FHS phải bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân, và làm sạch vùng biền bị ô nhiễm chất độc do công ty FHS gây nên.

Hội Công lý cho nạn nhân Formosa (JfFV) là tổ chức đứng ra thực hiện các công việc liên quan đến thưa kiện đó tại Đài Loan. JfFV đã làm việc hơn 2 năm nay với các nạn nhân ở Việt Nam để lập hồ sơ với gần 10.000 ngư dân, và những người thuộc các ngành nghề khác nhau ở 4 tỉnh bị thiệt hại trực tiếp từ việc xả thải của Công ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. [đọc tiếp]

Một thành viên của nhóm dân sự độc lập bị cấm xuất cảnh

13/06/2019 (RFA) - Cô Cao Vĩnh Thịnh, thành viên của nhóm dân sự độc lập Green Trees, vào ngày 13 tháng 6 bị cơ quan chức năng Việt Nam cấm xuất cảnh, giữ để làm việc.

Theo thông tin của Green Trees trên trang Facebook của nhóm, cô Cao Vịnh Thịnh bị bắt giữ vào lúc 7:30 sáng ngày 13 tháng 6 khi đến Sân bay Nội Bài làm thủ tục xuất cảnh đi Thái Lan du lịch. Cô Cao Vĩnh Thịnh đã gọi điện thoại báo cho Nhóm Green Trees là công an từ Bộ Công an đang đến đưa cô đi. [đọc tiếp]

Họp báo biểu tình trước trụ sở Formosa Hà Tĩnh tại Đài Loan chiều 11.06.2019

11/06/2019 Video của AMEN Tv, 18 phút

Mời tham dự

Hội thảo Nhân Quyền

Thứ bẩy 27.05.2017

Một bộ phim ngắn về thảm họa cá chết ở biển miền Trung Việt Nam do Formosa gây ra năm 2016 (bấm vào hình xem video)

(bấm vào hình để đọc tiếp)

Kêu gọi xuống đường vì môi trường

Thời gian: 09h00 ngày Chủ Nhật, 8/5/2016

Địa điểm:

+ Hà Nội: Nhà Hát Lớn

+ Sài Gòn: Công viên 30/4, Quận 1

+ Các tỉnh khác: Bất cứ địa điểm công cộng nào.

Chúng tôi, những người đã tổ chức, thực hiện và tham gia cuộc biểu tình vì môi trường ngày 1/5 vừa qua tiếp tục kêu gọi đồng bào cả nước hướng về ngư dân miền Trung thân yêu.

[đọc tiếp chi tiết]

Xin hãy hỗ trợ

Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa trong chiến dịch "Hãy cứu lấy tự do tín ngưỡng" tại Việt Nam

Hội thảo

“Lage der Religions- und Meinungsfreiheit

in Vietnam”

Tình trạng tự do tôn giáo và ý kiến

tại Việt Nam

với Mục sư Kai Feller

Chủ Nhật 15/11/2015

Mục sư Kai Feller đã thăm viếng Việt Nam, tiếp xúc với những người bất đồng chính kiến, với đại diện của nhiều tôn giáo và dân tộc thiểu số, những người dân ở cao nguyên miền bắc bị nhà nước ép bỏ đức tin ...  [đọc tiếp]

 

Nạn nhân Formosa khởi kiện tại Đài Loan

11/06/2019 (RFA) - Sáng ngày 11/6/2019, khoảng 60 người Việt Nam đã tập trung trước Tòa án thành phố Đài Bắc, Đài Loan để họp báo về việc Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa nộp đơn kiện Công ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh ra tòa vì công ty này từng thừa nhận là thủ phạm gây ra ô nhiễm môi trường cho 4 tỉnh miền Trung hồi năm 2016.

Tham dự buổi họp báo có một số vị tu sĩ Công Giáo từ Việt Nam sang như Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, nguyên giám mục giáo phận Kontum, linh mục Giuse Nguyễn Hồng Lĩnh và linh mục Phêro Trần Văn Thành thuộc Giáo xứ Tam Tòa, giáo phận Hà Tĩnh. [đọc tiếp]

Hàng Trung Quốc gắn xuất xứ giả từ Việt Nam để tránh quan thuế Mỹ

10/06/2019 (Người Việt) - HÀ NỘI - Một số nhà xuất cảng Trung Quốc đã tìm cách tránh né thuế quan trừng phạt của Mỹ bằng cách tuồn hàng sang Việt Nam, gắn sẵn xuất xứ Việt Nam rồi đi đường vòng sang Hoa Kỳ.

Báo tài chính Bloomberg hôm Chủ Nhật nói nhà cầm quyền Việt Nam đã khám phá ra hàng chục sản phẩm có chứng chỉ xuất xứ giả mạo và chuyển bất hợp pháp từ những công ty muốn né thuế quan Mỹ, từ sản phẩm nông nghiệp, vải sợi đến sắt thép. Đây là một trong những lần người ta thấy Hà Nội công khai nhìn nhận có chuyện mánh mung như thế xảy ra từ khi bùng nổ cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ và Trung Quốc. [đọc tiếp]

Bên trong khu công nghiệp của Trung Quốc tại Việt Nam

05/06/2019 Cissy Zhou (SCMP), Khánh Anh dịch (Việt Nam Thời Báo) - Cho đến giữa năm 2018, hoạt động kinh doanh ở khu công nghiệp nhà nước Trung Quốc duy nhất tại Việt Nam vẫn chậm chạp. Khu công nghiệp này nằm ở phía đông bắc Hải Phòng và thuộc sở hữu hoàn toàn của chính quyền thành phố Thâm Quyến.

Thuế quan Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng đối với hàng hóa Trung Quốc từ năm ngoái đã làm khu vực này thay đổi, 16 trong số 21 công ty Trung Quốc đã chuyển đến Khu hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc-Việt Nam (Thâm Quyến-Hải Phòng) - trong đó có nhiều nhà sản xuất thiết bị điện tử - đã làm như vậy kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu. [đọc tiếp]

Được Gì Sau 10 Năm Khai Thác Bauxite Tây Nguyên?

04/06/2019 Thanh Trúc (RFA) - Năm 2001, dự án khai thác Bauxite ở khu vực Tây Nguyên được Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam chuẩn thuận thông qua trong  đại hội đảng lần 9. Sau đó vào tháng 11/2007, Thủ tướng chính phủ lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phê duyệt, qui hoạch phân vùng , thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 với tầm nhìn đến 2025.

Tháng Tư năm 2009, tại Đại Hội Liên Hiệp Khoa Học Kỹ Thuật Đà Nẵng, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, cũng là phó chủ tịch Hội Cơ Học Việt Nam, phát biểu thẳng rằng nếu cho Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì chẳng những môi trường bị phá hủy mà Việt Nam sẽ mất cả chì lẫn chài [đọc tiếp]

Việt Nam: Làm sao tránh trở thành bãi rác công nghiệp của Trung Quốc?

03/06/2019 Thanh Phương (RFI) -  "Làm sao để Việt Nam tránh trở thành bãi rác công nghiệp của Trung Quốc?" Đó là câu hỏi được tờ nhật báo Hồng Kông South China Morning Post đặt ra trong một bài đăng ngày 09/05/2019.

Tờ báo nhắc lại là trong thập niên qua, Việt Nam thu hút rất nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) đến từ Trung Quốc, do các doanh nghiệp Trung Quốc gia tăng đầu tư ra nước ngoài nhằm thúc đẩy việc thâm nhập các thị trường mới. Nguồn vốn đầu tư từ Hoa lục, Hồng Kông và Macao chỉ ở mức 700 triệu đô la vào năm 2011, nhưng đến năm ngoái đã lên tới 2,4 tỷ đô la. Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn thứ năm tại Việt Nam sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, và các lĩnh vực thu hút đầu tư Trung Quốc ngày càng đa dạng. [đọc tiếp]

Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa, JFFV nộp đơn khiếu nại tới Liên Hiệp Quốc

31/05/2019 (Tiếng Dân) - Trước những sai phạm mới của nhà máy Gang Thép Formosa, Hội Công lý cho Nạn Nhân Formosa JFV vừa chính thức nộp đơn khiếu nại tại Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Geneva: 27/5/2019: Trước những bằng chứng mới đây về việc công ty gang thép Formosa Hà Tĩnh tiếp tục xả thải hóa học độc hại vào biển và hàng triệu tấn thải rắn lan tràn, thay mặt cho hàng ngàn nạn nhân bị ảnh hưởng vì thảm họa môi trường Formosa, hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa đã chính thức gửi đơn khiếu nại lên Ủy Ban NhânQuyền của Liên Hiệp Quốc để tố cáo những vi phạm môi trường của công ty Formosa qua việc xả thải làm cá chết và ô nhiễm môi trường và những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nhà cầm quyền Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề bồi thường cho nạn nhân. [đọc tiếp]

Nước ô nhiễm, cả ngàn tấn cá lồng bè chết trắng sông La Ngà

21/05/2019 (Người Việt) - ĐỒNG NAI, Việt Nam – Tính đến chiều 20 Tháng Năm, 2019, hơn 80 gia đình nuôi cá lồng bè trên sông La Ngà, huyện Định Quán, kê khai đã có gần một ngàn tấn cá bị chết.

Ngày 21 Tháng Năm, nói với báo Tuổi Trẻ, ông Ngô Tấn Tài, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai), cho biết đã có 81 gia đình nuôi cá lồng bè (tổng cộng 308 vèo và 26 bè) của hai xã La Ngà và Phú Ngọc trên sông La Ngà kê khai thiệt hại gần 1,000 tấn cá chết gồm các loại cá điêu hồng, lăng, nheo, mè vì… cơn mưa lớn hôm 16 Tháng Năm vừa qua.

“Kết quả kiểm tra tại chỗ mẫu nước ở hiện trường cho thấy nhiều chỉ tiêu về môi trường vượt ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp hơn khuyến cáo. Nhận định cá chết do có sự biến đổi bất lợi về môi trường,” báo Tuổi Trẻ cho hay. [đọc tiếp]

Người dân dựng rào trên sông chống khai thác cát

08/05/2019 (RFA) - Hàng trăm hộ dân ở tổ dân phố Lại Bằng 2, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đã dựng một hàng rào bằng tre và đá trên sông Bồ, để phản đối doanh nghiệp khai thác cát gây sạt lở bờ sông nghiêm trọng.

Theo người dân địa phương, trong vòng khoảng 2 năm qua, nhiều điểm sạt lở trên sông Bồ đã bị khoét sâu vào chân núi hàng chục mét, nên việc dựng cọc tre trên sông Bồ chỉ nhằm mục đích bảo vệ vườn tược, tính mạng của người dân. [đọc tiếp]

Việt Nam: Dịch tả heo châu Phi hoành hành

08/05/2019 (BBC) - Hơn một phần ba tỉnh thành xuất hiện dịch và phải tiêu hủy cả trăm ngàn con heo

Truyền thông trong nước cho hay hiện đã có 24 tỉnh, thành phố trên cả nước đã xuất hiện dịch tả heo Châu Phi.

Trong một diễn biến đáng chú ‎ý, hai huyện thuộc tỉnh Đồng Nai vừa phát công văn công bố dịch tả lợn châu Phi. [đọc tiếp]

EU từ chối 17 lô hàng nông sản và thủy sản của Việt Nam

06/05/2019 (RFA) - Liên Minh Châu Âu- EU vừa từ chối hoặc cho giám sát 17 lô hàng nông sản và thủy sản của Việt Nam do không đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hệ thống Cảnh báo Nhanh của EU đối với mặt hàng thức ăn và thực phẩm nguy cơ gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng (RASFF) thông báo trong giai đoạn từ ngày 1/1/2019 đến 1/5/2019, có 9 lô hàng thủy sản và 8 lô hàng nông sản của Việt Nam bị từ chối hoặc giám sát khi nhập vào EU do chứa các chất vượt mức cho phép hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm. [đọc tiếp]

Sợ???: Bộ phim về giới đấu tranh thảm họa Formosa

19/04/2019 (BBC) - Nhóm Greentrees mới ra mắt bộ phim tài liệu ngắn với tên gọi "Sợ???", và phóng viên BBC có dịp được xem và chuyện trò với đoàn làm phim về bộ phim này.

Bộ phim tập trung vào thảm họa cá chết do công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa gây ra ở dọc bãi biển miền Trung vào 2016 và giới hoạt động cũng như những người dân đấu tranh đòi lại bồi thường thích đáng nhiều năm qua.

Trả lời BBC hôm 12/4, đại diện đoàn làm phim cho biết đoàn muốn làm bộ phim này vì muốn "có một cách tiếp cận khác về việc phổ cập nhân quyền và nhận thấy phim tài liệu là một cách hiệu quả để nâng cao ý thức xã hội. "

Trong lúc bộ phim được quay, Hoàng Bình, một nhà hoạt động môi trường hợp tác làm bộ phim đã bị bắt và tuyên án 14 năm tù giam khiến đoàn cũng muốn "làm bộ phim để cảm ơn Hoàng Bình". [đọc tiếp]

Cảnh báo vốn đầu tư Trung Quốc tràn vào Việt Nam kéo theo nhiều rủi ro

17/04/2019 (RFA) - Các chuyên gia kinh tế ở Việt Nam mới đây cảnh báo dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam đang tăng mạnh kéo theo các rủi ro về môi trường, tăng thâm hụt thương mại và quản lý lao động nước ngoài.

Truyền thông trong nước hôm 17/4 trích báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 1 năm 2019 của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội mới đây cho biết Trung Quốc hiện đã vươn lên là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là hơn 723 triệu đô la, vượt lên trên Singapore, Hàn Quốc, và Nhật Bản. [đọc tiếp]

Formosa sau 03 năm thảm họa vẫn còn xả thải

12/04/2019 Minh Hải (Bauxite Việt Nam) - Trở lại biển Vũng Áng sau ba năm xảy ra thảm họa Formosa, trước mắt chúng tôi là một bãi biển với dãi cát vàng lưa thưa bóng người và những con thuyền. Từ khi xảy ra thảm họa Formosa, nguồn hải sản được người dân cho biết hiện chưa thể khôi phục lại. Hải sản ở xa bờ thì lớp chết, lớp bị khai thác gần hết. Còn ở gần bờ, do nhu cầu cuộc sống nên có một số hộ dân đã dùng đến tàu giã cào để cào nên hiện cũng đã cạn kiệt, thất nghiệp và có số thì bỏ đi tha phương cầu thực. Qua đó cho thấy cuộc sống của bà con Đông Yên vẫn còn đầy rẫy những khó khăn. [đọc tiếp]

Mỹ chỉ trích lệnh cấm của Việt Nam đối với thuốc diệt cỏ ‘gây ung thư’

12/04/2019 (VOA) -Mỹ vừa lên tiếng chỉ trích lệnh cấm của Việt Nam đối với thuốc diệt cỏ có chứa glyphosate và cho rằng quyết định này sẽ “gây ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất nông nghiệp toàn cầu.”

Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue đưa ra lời chỉ trích trên hôm 11/4, một ngày sau khi Việt Nam công bố chính thức loại bỏ thuốc diệt cỏ chứa hoạt chất glyphosate khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được cho phép sử dụng ở Việt Nam. [đọc tiếp]

Những khu rừng kiệt quệ ở Việt Nam

05/04/2019 (Fb Save Tam Đảo) - Một bài viết cực kỳ sâu sắc và đau đớn về những gì đang diễn ra ở các khu rừng quốc gia của Việt Nam được đăng trên tờ New York Times ngày 01/4/2019 mà chúng tôi đã giới thiệu hôm qua của tác giả Stephen Nash[1].

Khu vực Châu Á là một khu vực trọng yếu về đa dạng sinh học, tuy nhiên hiện tại những tổ chức bảo tồn địa phương và quốc tế đang phải nỗ lực để ngăn chặn nguy cơ các loài động vật bị diệt chủng.

Phải trải qua những cuộc chiến tranh kéo dài và bi thảm với Nhật, Pháp, Trung Quốc và Mỹ trong suốt thế kỉ qua, Việt Nam vẫn là một kho báu chứa nhiều giá trị. Theo những nghiên cứu khoa học đây là một trong những điểm nóng về đa dạng sinh học của thế giới. [đọc tiếp]

Cao Vĩnh Thịnh, phim Đừng Sợ và quyền lên tiếng của người dân

02/04/2019 Ben Ngô (BBC) - Vài ngày sau khi bị câu lưu, bà Cao Vĩnh Thịnh, thành viên nhóm Green Trees ở Hà Nội, nói với BBC rằng "nếu người ôn hòa bảo vệ môi trường bị bắt và phạt tù thì đất nước không có dân chủ và bóp nghẹt quyền lên tiếng của người dân."

Tin cho hay bà Cao Vĩnh Thịnh, thành viên nhóm Green Trees bị câu lưu hơn 10 giờ hôm 27/3 ở Hà Nội.

Trả lời BBC hôm 2/4, bà Cao Vĩnh Thịnh nói: "Từ năm 2015, khi bắt đầu tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường thì tôi cũng đã quen với việc bị câu lưu, thẩm vấn, nhưng hôm 27/3 là lần nguy hiểm nhất với tôi." [đọc tiếp]

Hà Nội và Jakarta 'nhất Đông Nam Á' về ô nhiễm không khí

29/03/2019 (BBC) - Một đánh giá quốc tế năm 2018 cho hay Hà Nội và Jakarta 'về đầu' trong số các đô thị Đông Nam Á trong bản xếp hạng ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí nay cũng được 'quy đổi' ra thiệt hại cho nền kinh tế.

Điều đáng ngại là nạn ô nhiễm không khí tại Nam Á và Đông Nam Á đang tăng lên, sau một thời gian vùng Đông Bắc Á, chủ yếu là các đô thị Trung Quốc bị cho là "ô nhiễm cao". [đọc tiếp]

Việt Nam: Nhóm Cây Xanh công bố phim về « thảm họa Formosa », một thành viên của nhóm bị câu lưu

28/03/2019 Trọng Thành (RFI) - Hôm qua 27/03/2019, tại Hà Nội, cô Cao Thị Thịnh, một thành viên của tổ chức bảo vệ môi trường Cây Xanh (Green Trees) tại Việt Nam, bị một số công an bất ngờ bắt giữ trên đường. Cô Cao Thị Thịnh được trả tự do vào 22 giờ cùng ngày, nhưng máy tính, điện thoại bị thu giữ.

Theo thông tin từ các thành viên của nhóm Cây Xanh (website greentreesvn.org), công an đặc biệt quan tâm đến bộ phim « Đừng sợ » của nhóm, vừa ra mắt hôm 16/03 tại Hà Nội. Nhóm Cây Xanh (tiền thân là nhóm Vì Một Hà Nội Xanh trên Facebook) là tác giả của bản báo cáo "Tổng quan thảm họa môi trường biển Việt Nam" 2016, nói về thảm họa do Formosa gây ra ở miền Trung. [đọc tiếp]

Thảm họa diệt chủng bằng sinh học ở Việt Nam?!

26/03/2019 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Một trong các cuộc khủng hoảng đang diễn  ra rất nghiêm trọng trọng ở Việt Nam đó là khủng hoảng môi trường. Nó diễn ra hàng ngày và ở khắp mọi nơi đe dọa cực kỳ nghiêm trọng đến đời sống của hàng chục triệu người dân. Việt Nam là một trong số nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ người mắc và chết vì bệnh ung thư.

Dư luận lo ngại về một  cuộc diệt chủng bằng sinh học  đang lặng lẽ diễn ra ở Việt Nam bởi những chất độc hại có xuất xứ từ Trung Quốc.

Ông Nguyễn Quốc Nam, một nhà hoạt động xã hội ở Pháp đã nói lên một vài suy nghĩ của mình về thảm trạng này. Nhà báo Trần Quang Thành thực hiện từ thủ đô Paris. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Yêu cầu cấp thiết ở Việt Nam

25/03/2019 Thanh Phương (RFI) - Từ nhiều năm nay, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện, nhập xăng dầu và nhập thêm điện.

Ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước ở khu vực châu Âu hay Bắc Mỹ, nhu cầu năng lượng chỉ tăng khoảng 1%/năm, có những nước đạt tăng trưởng âm, do áp dụng công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong khi đó nhu cầu năng lượng và tiêu thụ năng lượng của Việt Nam hiện nay là khoảng 10%, [đọc tiếp]

Hiệp định thương mại Việt Nam-EU: Dời lại đến 2020 ?

18/03/2019 Thanh Phương (RFI) - Trái với mong đợi của chính phủ Hà Nội và giới doanh nghiệp, Hiệp định Tự do Mậu dịch Việt Nam – Liên Hiệp Châu Âu ( EVFTA ) rất có thể không được phê chuẩn trước kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu vào tháng Năm tới và như vậy phải đợi đến năm 2020.

Vào đầu tháng 12/2015, Liên Hiệp Châu Âu ( EU ) và Việt Nam thông báo đã kết thúc các đợt đàm phán về hiệp định EVFTA. Nhưng đến tháng 5/2017, Tòa án Công lý Châu Âu ra ý kiến về thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định tự do mậu dịch của Liên Hiệp Châu Âu, phán quyết rằng các nội dung về đầu tư « không trực tiếp » của nước ngoài và cơ chế xử lý tranh chấp nhà đầu tư nhà nước sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của cả cấp EU và cấp quốc gia các nước thành viên (tức là nội dung này phải được cả Liên Hiệp Châu Âu và các quốc gia thành viên đồng ý mới có hiệu lực). [đọc tiếp]

Hải Dương: Người dân phản đối nhà máy rác gây ô nhiễm

11/03/2019 (RFA) - Trang tin Kiến Thức hôm 11/3 cho biết nhiều hộ dân tại xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương thời gian qua đã gửi đơn phản đối tới các cơ quan chức năng huyện Cẩm Giàng về dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải để phát điện tại xã Lương Điền vì lý do ô nhiễm.

Trang tin của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam đã lấy ý kiến của người dân địa phương cho biết có không ít bãi rác sinh hoạt được chôn lấp sơ sài tại địa phương, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt đối với nguồn nước, đó là chưa kể mùi từ bãi rác bốc lên nồng nặc. [đọc tiếp]

Rừng Việt Nam mất nhiều sau 30 năm qua ảnh vệ tinh Google Earth

06/03/2019 (BBC) - Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng nguyên sinh đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nigeria (theo báo cáo của FAO năm 2005). Tây Nguyên và Tây Bắc là hai khu vực chịu tác động nặng nề của nạn phá rừng.

So sánh hình ảnh lưu trữ từ Google Earth từ 1984 tới 2016 cho thấy nhiều mảng trắng trải dọc trên cả nước, đặc biệt tại khu vực Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc. Theo thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp vào tháng 12/2015, từ năm 1975 đến cuối năm 2013, Tây Nguyên mất khoảng 32,8% diện tích rừng tự nhiên, giảm từ 3,8 triệu ha xuống còn 2,5 triệu ha.

Các hình thức phá rừng ngày càng tinh vi và trắng trợn như chuyển đổi rừng, phê duyệt các dự án đầu tư đã gây bất bình trong dư luận nhưng lại bị chính quyền cố tình bỏ lơ. [đọc tiếp]

Nghiên cứu: Đến năm 2100 đồng bằng sông Cửu Long có thể chìm dưới nước

17/02/2019 David Boyle (VOA) - BANGKOK — Gần như toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam - một khu vực giúp nuôi sống khoảng 200 triệu người - sẽ chìm dưới nước đến năm 2100 với tốc độ diễn biến hiện thời, một nghiên cứu mới dự đoán.

Vùng đồng bằng này, nơi sinh cư của gần 18 triệu người và sản xuất một nửa sản lượng lương thực của Việt Nam, đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo tiềm tàng này phần lớn là do việc khai thác nước ngầm quá mức đang khiến đất sụt lún trong khi mực nước biển đồng thời đang dâng lên, nghiên cứu nhận thấy. [đọc tiếp]

EVFTA bị hoãn phê chuẩn trong lúc Thủ tướng VN đang ‘vận động’ ở Davos

24/01/2019 (VOA) - Các thành viên Nghị viện châu Âu vừa chính thức thông báo về việc hoãn phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) giữa lúc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang tranh thủ gặp các doanh nghiệp hàng đầu như Apple, Facebook… bên lề một hội nghị ở Davos để vận động sự ủng hộ của họ cho hiệp định chiến lược này.

Trong video thông báo về việc hoãn phê chuẩn, Nghị sĩ Ramon Tremosa, một thành viên của Ủy ban Thương mại Quốc tế - Nghị viện châu Âu, nói: “Mối quan hệ của EU với Việt Nam là cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi, và hiệp định thương mại sắp tới là một điều tốt. Nhưng chúng tôi muốn thương mại công bằng, nhân quyền và các vấn đề về bền vững phải là những yếu tố ràng buộc trong hiệp định”.

Tiếp lời Nghị sĩ Tremosa, bà Kirton-Darling nói rằng vẫn còn “trở ngại lớn” giữa hai bên cho việc thông qua hiệp định, đó là vấn đề nhân quyền. [đọc tiếp]

Phát giác động trời về kinh tế Trung Cộng

17/01/2019 FB Từ Thức (Tiếng Dân) - Một tin cực kỳ quan trọng, gần như chìm trong một biển tin tức thời sự trong một thế giới hỗn loạn. Tin này liên hệ tới thực trạng kinh tế Trung Cộng. Đúng hơn, đó là một trái bom : nguồn tin tiết lộ mức tăng trưởng kinh tế của Tàu năm qua chỉ tới 1,67% PIB, rất xa với con số chính thức 6,5 % .

Đó là một trái bom, bởi vì sức mạnh của Tàu, trong giại đoạn này, là sức mạnh kinh tế. Người ta vẫn nói khi nào mức tăng trưởng xuống dưới 6% , Tàu sẽ gặp những khó khăn kinh tế, xã hội nghiêm trọng. [đọc tiếp]

Dịch cúm gia cầm xuất hiện ở Long An

07/01/2019 (RFA) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An vừa cho biết tỉnh này đã phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại địa bàn tỉnh này ở xã Long Sơn, huyện Cần Đước.

Truyền thông trong nước loan tin hôm 6/1, cho biết dịch bệnh bắt đầu xuất hiện tại Ấp 4 xã Long Sơn từ hôm 21/12/2018 ở đàn gà 400 con của gia đình ông Điền Văn Kiều, nhưng người này không báo cho ngành thú y mà tự mua thuốc về điều trị.

Đến ngày 3/1, dịch bệnh lây sang đàn vịt của bà Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Lệ Thủy làm chết 3.600 con vịt. Sau khi người dân báo cho chính quyền để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm thì có kết quả bị nhiễm A/H5N1. [đọc tiếp]