Chính trị - Dân chủ (2018)

Tiếng Việt‎ >   Chính trị - Dân chủ‎ >

 

Chính trị - Dân chủ (2018)

* Chính trị - Dân chủ: các trang trước

 

Nhà báo VN: 4 điểm 'cần làm' và 8 điểm 'không được' trên mạng xã hội

28/12/2018 (BBC) - Hội nhà báo Việt Nam vừa công bố "Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam", áp dụng cho cả nhà báo có thẻ và "chưa được cấp thẻ", những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí nói chung.

Có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, bộ quy tắc nêu ra bốn điểm 'cần làm' và tám điểm 'không được làm' khi những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí tham gia mạng xã hội. [đọc tiếp]

Đoàn kết và đấu tranh ôn hòa - Hành động của chúng ta!

28/12/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cựu tù nhân lương tâm Trần Đức Thạch trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Vượt qua sự đàn áp và khủng bố khốc liệt của giới bạo quyền CS phong trào đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam vẫn có bước phát triển đáng khích lệ mà đỉnh cao là cuộc biểu tình ngày 10/06/2018 diễn ra tại nhiều địa phương trong cả nước buộc nhà cầm quyền CS phải hoãn không thời hạn việc thông qua dự luật Đặc khu.

Củng cố và phát triển -  Phong trào đang có các hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với hiện tình đất nước khi giới bạo quyền gia tăng đàn áp, bắt giam, bỏ tù nhiều nhà hoạt động với những bản án hết sức hà khắc nặng nề.

Từ Nghệ An, nhà  thơ Trần Đức Thạch, cựu tù nhân lương tâm đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang  Thành. Nội dung như sau – Mới quí vị cùng nghe

 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

HỌP MẶT DÂN CHỦ 2017

Kỳ 16, từ 15.6. đến 18.6.2017,

tại Long Beach, Hoa Kỳ

23/06/2017 - HỌP MẶT DÂN CHỦ (HMDC) tập hợp nhiều người Việt trên toàn thế giới, hoạt động trong nhiều tổ chức và lãnh vực khác nhau – chính trị, văn hóa, giáo dục, công đoàn, truyền thông, xã hội, nhân quyền - có cùng mục tiêu chung là độc lập dân tộc và dân chủ hóa Việt Nam. HMDC tổ chức Tĩnh hội thường niên tại một địa điểm yên tĩnh để những người Việt quan tâm đến tình hình VN và Cộng đồng từ khắp nơi trên thế giới có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm hoạt động, trong sự tương kính, cởi mở giữa những người yêu chuộng tự do dân chủ.

Tĩnh hội HMDC 2017 năm nay được tổ chức lần thứ hai trong khuôn viên Đại học Long Beach, ở Nam Cali (trước đó năm 2012, kỳ 11), từ thứ năm 15.6. đến chủ nhật 18.6.2017. Đây là Tĩnh hội thứ 16, quy tụ 36 người, đến từ Canada, Pháp, Đức và từ nhiều tiểu bang Hoa Kỳ.

Trong 4 ngày làm việc, Tĩnh hội đã tập trung thảo luận về tình hình VN sau Đại hội 12 Đảng CSVN. Việt Nam hiện rơi vào khủng hoảng toàn diện, nhiều nơi người dân trong nước đã phản ứng đứng lên trong các vụ Đồng Tâm, Formosa… Tĩnh hội phân tích về tình hình các lực lượng dân chủ, các tổ chức XHDS trong và ngoài nước, cũng như quan hệ ngoại giao của chính quyền TT Donald Trump với VN.  [đọc tiếp]

Tuyên bố ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài của các Tổ chức Xã hội và Chính trị Việt Nam

Ngày 15 tháng 7 năm 2016 - CHÚNG TÔI, những tổ chức xã hội dân sự và chính trị trong lẫn ngoài nước, ký tên dưới đây tuyên bố:

1- Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12-07-2016 hoàn toàn có hiệu lực pháp lý ràng buộc đối với Trung Quốc và các bên liên quan theo luật pháp quốc tế; do đó, yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết này và qua đó chứng tỏ mình là một quốc gia văn minh và có trách nhiệm giữa cộng đồng quốc tế.

2- Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12-07-2016 đã tạo một nền tảng pháp lý vững chắc và tiền lệ thuận lợi cho các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm Việt Nam, đưa các tranh chấp đó ra trước cơ quan phân xử quốc tế theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. ... [đọc tiếp]

THƯ NGỎ KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TRẦN HUỲNH DUY THỨC

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2016 ...

Là một trí thức tài năng và giàu lòng yêu nước, luôn trăn trở, mong muốn tháo gỡ những hạn chế, bất cập về hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước, một cách ôn hòa, ông Trần Huỳnh Duy Thức kiên định hoài bão canh tân đất nước, ngõ hầu đưa Việt Nam thoát khỏi tụt hậu, nhanh chóng đạt được tiến bộ xã hội và phát triển. Sẽ là rất có ích cho nhân dân, đất nước và ngay cả Nhà nước Việt Nam, nếu biết coi đây là cơ hội quý báu để lắng nghe những ý kiến phản biện tâm huyết của trí thức, là sáng kiến đóng góp phương kế cải thiện quản lý, điều hành kinh tế - xã hội đất nước để điều chỉnh, xả van bức xúc xã hội, tránh nguy cơ bùng phát bạo lực với hậu quả khốc hại khôn lường cho tương lai dân tộc.

Việc bắt giam, bỏ tù kỹ sư Trần Hùynh Duy Thức đã và đang gây bất bình mạnh mẽ trong đông đảo trí thức trong và ngoài nước cũng như người dân tâm huyết, thiết tha với vận mệnh và tương lai Việt Nam. Việc kết án bất công đối với ông Trần Huỳnh Duy Thức là trái với tinh thần của Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam, Công ước Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự và chính trị, cũng như các điều ước quốc tế liên quan khác mà Nhà nước Việt Nam đã long trọng ký kết và cam kết tuân thủ, gây mất uy tín nhà nước trong con mắt trí thức tiến bộ và đông đảo người dân yêu chuộng công lý và tiến bộ xã hội, làm xấu thêm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong lao tù, sau nhiều lần cự tuyệt trục xuất ra nước ngoài, ngày 24-5-2016, ông Trần Huỳnh Duy Thức bắt đầu cuộc tuyệt thực vô thời hạn đòi thực thi thượng tôn pháp luật, trao quyền quyết định thể chế chính trị đất nước về tay nhân dân, hàng nghìn trí thức và người dân có lương tri trong và ngoài nước đã biểu tình, đồng hành tuyệt thực.

Chúng tôi yêu cầu Nhà nước Việt Nam khẩn trương trả tự do ông Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân lương tâm khác.

Cũng qua thư ngỏ này, chúng tôi cũng trân trọng kêu gọi chính phủ các quốc gia, các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền cũng như công luận thế giới cùng lên tiếng và tác động hữu hiệu để ông Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân lương tâm khác sớm được tự do. [đọc tiếp]

Vận động trả tự do cho

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài,

xin hãy ký tên ủng hộ

Kiến Nghị Thư gửi

Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Cao Ủy Liên Hiệp Âu châu về Đối Ngoại, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền

của chị Vũ Minh Khánh, vợ LS Đài

 

Hội nhà báo VN đi ngược lý tưởng dân quyền Cộng sản thời kỳ đầu?

27/12/2018 Ánh Liên (VNTB) - ... Còn vài ngày nữa Luật An ninh mạng hay Luật nhằm 'bảo vệ chế độ' (theo tuyên bố của ông TBT Nguyễn Phú Trọng) sẽ có hiệu lực. Tuy nhiên, hiện giờ đã xuất hiện các thông tư của các ban ngành nhằm chi tiết hóa Luật này, điều chỉnh hành vi theo đối tượng.

Ngày 25.12, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức họp báo công bố việc ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam. Trong đó, quy định rằng, không được: đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra các bình luận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; trái với quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình công tác; [đọc tiếp]

Yêu sách 8 điểm năm 2019 - Đòi hỏi chính đáng của người dân Việt Nam

25/12/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tiến sĩ Nguyễn Quang A trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Ngày 19/12/2018 vừa qua bản Yêu sách 8 điểm năm 2019 của người Việt Nam được công bố trên mạng xã hội.

Bản Yêu sách 8 điểm 2019 của người dân Việt Nam tương tự Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam gửi tới chính quyền Pháp tại hội nghị Versailles 19/6/1919.

8 điểm trong bản Yêu sách đòi trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm; Cải cách căn bản nền pháp lý; Thực thi quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận; Ban hành và thi hành nghiêm túc luật về hội với nội dung bảo đảm quyền tự do lập hội và tự do hội họp.vv…

Từ Hà Nội,Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự đã trả lởi phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành  về bản Yêu sách 8 điểm năm 2019 – Đòi hỏi chính đáng của người dân Việt Nam. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Yêu sách 8 điểm 2019 của người dân Việt Nam

19/12/2018 (Việt Nam Thời Báo) ... Kính thưa quý vị,

Một trăm năm trước, năm 1919, một bản “Yêu sách của dân tộc An Nam” (Revendications du Peuple Annamite) do một nhóm người Việt Nam yêu nước soạn thảo và ký tên là Nguyễn Ái Quấc được gửi đến Hội nghị các nước thắng trận trong thế chiến thứ nhất (1914-1918), họp tại cung điện Versailles, Paris, Pháp.

Nhân dịp 100 năm Bản Yêu sách Tám điểm 1919, chúng tôi, những người Việt Nam Yêu Tự do Dân chủ và Công lý, sinh sống trong và ngoài lãnh thổ nước Việt Nam, xin công bố Bản Yêu sách Tám điểm 2019 sau:

1. Trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, những người thực hiện quyền tự do biểu đạt đã bị Toà án Việt Nam tuỳ tiện quy kết là “gây rối trật tự”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”…; [đọc tiếp]

Đất nước hình chữ S(ầu) nhưng chỉ được phép vui

17/12/2018 Nguyễn Hùng (Blog VOA) - Với hai bàn thắng trên sân khách và một bàn trên sân nhà, các cầu thủ trẻ Việt Nam đã lần thứ hai vô địch giải đấu bóng đá của các nước ASEAN. Trong khoảng thời gian đó người Thái chạm cúp năm lần, Singapore bốn lần và Malaysia một lần. Ấy vậy mà người dân ăn mừng cứ như Việt Nam vừa thắng World Cup.

Trở lại với chuyện người Việt chỉ được phép xuống đường khi vui, còn khi sầu xin cứ ở nhà, tôi xin được giải thích rõ thêm. Tôi có đọc ở đâu đó người ta xử lý hàng chục trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi ra đường đi bão đêm 15/12, nhưng tôi tin hôm đó số người không đội mũ có lẽ lên tới hàng ngàn hay hàng vạn. Có những clip trên mạng xã hội cho thấy cảnh sát thậm chí còn đập tay ăn mừng với cả những người đi xe máy không mang mũ bảo hiểm. Vui là chính mà. [đọc tiếp]

Số người Việt bị Mỹ trục xuất tăng hơn 70 phần trăm so với năm ngoái

16/12/2018 (VOA) - Số lượng người gốc Việt bị Mỹ trục xuất trong năm 2018 tăng hơn 70 phần trăm so với năm trước, theo một báo cáo của cơ quan thi hành di trú liên bang, tiếp tục mức tăng mạnh dưới thời chính quyền Trump vốn đang ráo riết xúc tiến chính sách di trú khắt khe hơn.

Báo cáo được công bố giữa lúc nhiều bản tin của giới truyền thông trong tuần này cho biết chính quyền Trump sẽ tái tục việc trục xuất về Việt Nam một số người tị nạn chiến tranh đến Mỹ trước năm 1995, bất chấp một thỏa thuận mà hai nước đã kí vào năm 2008 cung cấp sự bảo vệ cho những người này. [đọc tiếp]

Sự thật về cái gọi là “Tộc Kinh”

16/12/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Quốc Nam trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Dựa vào tập đoàn tay sai do Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng cầm đầu, giới cầm quyền cộng sản Bắc Kinh đang từng bước thôn tính Việt Nam bằng những thủ đoạn xảo quyệt và trắng trợn. Không chỉ đối với hơn 90 triêu dân tại Việt Nam mà họ còn vươn tới gân 4 triệu người dân Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài.

Trong mấy tháng cuối năm 2018 này, người Việt tại Pháp rất bức xúc và lên tiếng phản đối khi có tin một nhóm người Trung Quốc từ Hoa lục tới Pháp mua một khoảng đất lớn tại thành phố Bussy Saint Georges, ngoại ô Paris để họ thực thi cái gọi là dự án “Tộc Kinh”.

Sự việc đó xẩy ra vào giữa năm 2018, và mới vỡ lở váo cuối tháng 9 vừa qua khi một video về một buổi họp tổ chức vào ngày 21/5 tại thành phố Bussy Saint Georges được công bố.

Những hình ảnh trong video này cho thấy một nhóm người Trung Quốc từ Hoa lục đến cùng với một nhóm người Pháp gốc Việt, gốc Hoa gặp gỡ các giới chức thành phố Bussy Saint Georges để bàn về việc thành lập một khu công viên văn hóa ở thành phố lên đến 350.000 mét vuông. Không những thế, những người dự cuộc họp còn đề cập đến việc tụ họp từ 3 đến 4 triệu người Kinh khắp nơi trên thế giới về để lập quốc tại thành phố Bussy Saint George. Trên video, người ta thấy có 7 lá cờ được trao cho các giới chức thành phố mà như một số người Việt tại Pháp hiểu là được giữ để sau này lập quốc.

Bản tin của ban Việt ngữ Đài RFA viết “Một vài chi tiết trong đoạn video, đã để lộ cách đây 10 năm, một vài người Việt ở Pháp đã đi Nam Ninh (Trung Quốc), để tìm lại nguồn gốc xuất phát của người Kinh. Những phát biểu trong video cho rằng dân tộc Kinh là người Việt Nam, xưa gọi là An Nam, là một trong 56 sắc tộc được người Mãn Châu trả độc lập từ những năm 1884 – 1885, đi khắp nơi trên thế giới và hiện đã có từ 3 đến 4 triệu người thuộc Tộc Kinh sống trên 27 quốc gia, trong đó khoảng 1 triệu ở Mỹ và 1 triệu ở Châu Âu.”.

Tình trạng người Trung Quốc từ Hoa lục đến mua nhiều đất ở Pháp thời gian qua đã gây bất bình đối với người Pháp.

Bây giờ nhiều người Pháp gốc Việt phẫn nộ phản đối đối sự việc một nhóm người đến từ Hoa lục chuẩn bị thiết lập một khu vực tại thành phố Bussy Saint George để làm thủ phủ của cái gọi là “Tộc Kinh Toàn Cầu.” Nhóm người Hoa này cho rằng người Việt xuất phát từ An Nam cổ và là một phần của dân tộc Kinh ở Trung Quốc.

Từ Paris - Thủ đô Pháp Quốc, ông Nguyễn Quốc Nam, một nhà hoạt động xã hội đã phân tích sự thật cái gọi là “Tộc Kinh” qua cuộc phỏng vấn sau đây của nhà báo Trần Quang Thành, mời quí vị cùng nghe

Dân biểu Stephanie Murphy chỉ trích việc trục xuất người Việt tị nạn đến Mỹ trước 1995

14/12/2018 (VOA) - Dân biểu gốc Việt Stephanie Murphy vừa lên tiếng chỉ trích việc chính quyền của Tổng thống Donald Trump tái khởi động chính sách trục xuất người tị nạn Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995.

Trang Orlando Sentinel dẫn lời bà Stephanie Murphy, một người tị nạn Việt Nam và cũng là dân biểu liên bang đại diện bang Florida, cho biết bà rất quan ngại đến một chính sách của chính quyền Tổng thống Trump có thể dẫn đến khả năng trục xuất những người Việt đến Mỹ xin tị nạn từ hậu quả của chiến tranh Việt Nam, đã định cư ở Mỹ nhiều thập kỷ, và bị kết án vì những vi phạm. [đọc tiếp]

Nạn ‘trai thừa gái thiếu’ Trung Quốc thúc đẩy tệ buôn người Việt Nam

14/12/2018 (VOA) - Các hoạt động buôn người mà nạn nhân là người Việt Nam vẫn phát triển mạnh trước thềm năm dương lịch mới 2019. Theo các nguồn tin tổng hợp, nhiều nạn nhân là những phụ nữ bị lường gạt hoặc lừa tình, rồi bán sang Trung Quốc để bị bóc lột sức lao động, hoặc làm nô lệ tình dục. Trang mạng Asia Times nói một số nạn nhân khác là những thiếu nữ bị dụ dỗ trên mạng hoặc bị bắt cóc ở các chợ, cũng rơi vào cảnh nô lệ “mới”. Mặt khác, nhiều người Việt đã chi tiền cho những đường dây buôn người để mong có một cuộc sống tốt đẹp hơn ở các nước Tây Phương. Báo Local Spain của Tây ban nha hôm 7/12 cho biết Europol-Cảnh sát Châu Âu vừa phá vỡ một đường dây buôn người Việt vào Tây Ban Nha. [đọc tiếp]

Nạn buôn phụ nữ sang Trung Quốc làm vợ lan rộng ở nhiều nước Đông Nam Á

12/12/2018 (RFI) - Bị bắt cóc, bị bán như một món hàng sang Trung Quốc để làm vợ nhưng rồi lại rơi vào những hoàn cảnh thương tâm, hàng chục ngàn phụ nữ ở nhiều nước như Cam Bốt, Lào, Miến Điện và Việt Nam đang là nạn nhân của tệ buôn người. AFP ghi nhận hiện trạng qua một vài trường hợp điển hình ở Cam Bốt và Việt Nam.

Tại Cam Bốt, hãng tin Pháp nêu ra trường hợp của cô Nary (tên đã thay đổi theo yêu cầu nhân chứng). Khi mới 17 tuổi cô bị chính anh trai mình đưa sang Trung Quốc bán làm vợ cho một người đàn ông nước này với giá 3.000 đô la. Một năm rưỡi sau, cuộc hôn nhân nhanh chóng đổ vỡ, cô phải trở về nước không một đồng tiền trong túi, để lại đứa con nhỏ không có cơ hội gặp lại. [đọc tiếp]

Dân mạng nực cười việc ‘tăng lương’ của chủ tịch nước, thủ tướng

12/12/2018 (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Lâu nay mức lương mỗi tháng của chủ tịch nước, thủ tướng CSVN là điều bí ẩn với người dân trong lúc các vị này luôn thể hiện mình là người “cần kiệm, liêm chính, hết lòng vì dân” mỗi khi xuất hiện trước đám đông.

Báo VietnamNet hôm 11 Tháng Mười Hai cho hay: “Từ ngày 1 Tháng Bảy, 2019, mức lương tháng của Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng là 19,370,000 đồng ($826 Mỹ kim), tăng 1.3 triệu đồng, tức $55 đô la, so với trước. Trong khi đó, lương của Chủ Tịch Quốc Hội CSVN Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc ở mức thấp hơn, cùng là 18,625,000 đồng ($795 Mỹ kim, tăng 1.25 triệu đồng, tức $53 đô la).”

Bài báo của VietnamNet không đề cập chi tiết rằng ngoài mức lương, lãnh đạo đảng và chính phủ CSVN có được hưởng thêm bất kỳ khoản “phụ cấp trách nhiệm” nào không. Đây là “tập tục” tại các cơ quan, tổ chức nhà nước: Các giới chức luôn có một khoản lương tượng trưng làm căn cứ để tính thuế thu nhập, bên cạnh một khoản phụ cấp không bị tính thuế, có khi nhiều gấp mấy lần mức lương chính. [đọc tiếp]

Tòa án Đức ra phán quyết giải thể “Liên Hiệp Người Việt Toàn Liên Bang Đức” do ĐSQ Việt Nam tại Berlin dựng lên

10/12/2018 Linh Nhân (Tiếng Dân) - Cách đây 7 năm, báo chí trong nước hân hoan đưa tin, sau gần một năm soạn thảo điều lệ và định hướng hoạt động, qua một lần đại hội trù bị, ngày 22/10/2011 tại hội trường Viethaus (Ngôi nhà Việt) ở trung tâm thủ đô Berlin, Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức (viết tắt là Liên hiệp) đã được thành lập dưới sự chứng kiến của Đại sứ Việt Nam Đức Đỗ Hòa Binh và Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt am Main Trương Xuân Thanh.

Việc này đã bị cộng đồng người Việt tại Đức phê phán, tố cáo mạo nhận danh nghĩa “đại diện tất cả” người Việt tại Đức. Nhất là khối người Việt tị nạn cộng sản tại Đức, lên đến 60- 70 ngàn người, đã tố cáo trước công luận Đức rằng, Liên hiệp đã tiếm danh người Việt tị nạn để tìm cách lấy tiền “hỗ trợ xây dựng cơ cấu” của cơ quan BAMF (Cơ quan nhập cư và tị nạn) của chính phủ Đức.

Ngày 27.11.2018 Tòa án Charlottenburg – bộ phận phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin – đã ghi vào hồ sơ Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức (đoạn trong khung màu đỏ trong ảnh chụp văn bản bên dưới): “Căn cứ vào điều § 42 Bộ luật Dân sự (BGB) thì Liên hiệp bị buộc phải giải thể qua Quyết định đã có hiệu lực của tòa án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản vì Liên hiệp thiếu hụt tài sản để chi trả phí tổn của thủ tục”. [đọc tiếp]

Tại sao dân túy phất lên như diều gặp gió ?

09/12/2018 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hai sự kiện chính trị trong năm 2016 làm nổi bật sự thành công của chủ nghĩa quốc gia dân túy và ảnh hưởng sâu sắc đến chính trường quốc tế : Vương quốc Anh rút khỏi Liên minh Âu châu qua cuộc trưng cầu dân ý Brexit ngày 23/06/2016 và Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 08/11/2016 - Thương gia địa ốc Donald Trump trở thành Tổng Thống Mỹ nhờ phiếu cử tri đoàn (electoral college) mặc dù thua phiếu phổ thông (popular vote). Hai thành quả này đã làm hồi sinh các thây ma quốc gia chủ nghiã vốn bị chôn vùi sau thế chiến thứ hai. Nhiều chiến dịch bài ngoại, chống di dân, tị nạn được các chính đảng, hội đoàn phân biệt chủng tộc và phái tính phát động rầm rộ khắp nơi. Ở Âu châu, đặc biệt tại các quốc gia Đông Âu các chính đảng dân túy quốc gia bất kể khuynh hướng chính trị tả hay hữu bỗng nhiên đạt được tỷ số phiếu đáng kể trong những cuộc bầu cử nghị viện. Hiện nay phong trào dân túy phất lên như „diều gặp gíó“. [đọc tiếp]

‘‘Áo Vàng’’ : Pháp hoãn thuế carbone, Trump chế giễu Macron

08/12/2018 Trọng Thành (RFI) - Cuộc khủng hoảng Áo Vàng kéo dài ba tuần nay gây nhiều phản ứng trái ngược trong cộng đồng quốc tế. Phấn khởi nhất có lẽ là tổng thống Mỹ. Đầu tuần này, hôm 3/12/2018, đúng vào lúc chính phủ Pháp thông báo sẽ hoãn sắc thuế cacbon, ông Donald Trump ngay lập tức tung thông điệp mỉa mai trên mạng Twitter : « Tôi rất vui là người bạn Emmanuel Macron của tôi và những người biểu tình đã đi đến cùng kết luận mà tôi đã đưa ra cách nay 2 năm ». Tổng thống Mỹ muốn nói đến quyết định rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris, mà ông cho là một điều hết sức tồi tệ, khiến giá năng lượng tăng vọt. [đọc tiếp]

Âm thầm chuẩn bị

07/12/2018 Đỗ Ngà (Fb dongacanada) - Trong 3 đặc khu kính tế rải đều trên 3 miền là Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc, thì Vân Đồn có một vị trí đặc biệt bởi đơn giản vì nó tiếp giáp với Trung Quốc. Nếu đứng trên góc độ của người quản lí đất nước Việt Nam thì cả 3 nơi là như nhau, nếu đứng trên góc độ nhà đầu tư Trung Cộng hoặc chính quyền Trung Cộng, thì Vân Đồn chiếm tầm quan trọng bậc nhất, vì nó rất dễ sáp nhập vào Trung Cộng.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Bộ Chính Trị lại giấu giếm nhân dân cho phát hành tập "Đề Án Thành Lập Đơn Vị Hành Chính - Kinh Tế Đặc Biệt Vân Đồn" để mỗi đại biểu quốc hội đọc và quán triệt chỉ đạo Bộ Chính Trị rồi sau đó huỷ để phi tang?  [đọc tiếp]

PARIS có cháy không ?

07/12/2018 Từ Thức (tuthuc-paris-blog) - Với phong trào GILETS JAUNES ( Áo Vàng ), nước Pháp đang trải qua một khủng hoảng chính trị, xã hội nghiêm trọng. Nhưng mặc dù những hình ảnh bạo động ngoạn mục làm chấn động dư luận, nước Pháp chưa có nội chiến như một số médias ngoại quốc bình luận. Nước Pháp cũng không phải là nước đói khổ, tuyệt vọng cùng cực như báo chí nhà nước VN đã không để lỡ cơ hội nhẩy vào, với thông điệp gởi dân Việt : ở đâu cũng có nghèo đói, bất công ; ở VN  tốt hơn vì có kỷ luật, có ổn định.

Phong trào Gilets Jaunes đã bùng nổ, lan tràn một cách bất ngờ. [đọc tiếp]

Khủng hoảng Áo Vàng: Chính phủ Pháp lo ngại bạo động lớn tại Paris

06/12/2018 Thanh Hà (RFI) - 48 tiếng đồng hồ trước cuộc biểu tình của phe Áo Vàng tại Paris, dự trù vào Thứ Bảy 08/12/2018, phủ tổng thống Pháp lo ngại « bạo động rất lớn » bùng lên. Tổng thống Macron kêu gọi các đảng phái chính trị, giới công đoàn tại Pháp tỏ thái độ có « trách nhiệm » để xoa dịu phẫn nộ trong công luận. Chính phủ thông báo nhiều biện pháp nhượng bộ phe Áo Vàng.

Hãng tin AFP ngày 06/12/2018 trích dẫn một nguồn tin thân cận với điện Elysée cho biết : Phủ tổng thống Pháp nêu lên khả năng trong số những người biểu tình, « có một nhóm cực đoan khoảng vài ngàn người, dự trù đến Paris vào cuối tuần này nhằm mục đích đập phá và giết người ».

Chính phủ Pháp đang chạy đua với thời gian, tránh để tái diễn kịch bản đen tối hôm Thứ Bảy tuần trước. [đọc tiếp]

Tranh chấp đất đai là vấn đề nóng ở Việt Nam

06/12/2018 (RFA) - Kiểm Toán Nhà Nước Việt Nam thừa nhận tình trạng sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai tại Việt Nam vẫn diễn ra phổ biến, kéo dài và chậm xử lý gây hậu quả lớn về kinh tế và xã hội.

Thừa nhận vừa nêu của Kiểm Toán Việt Nam được đưa ra tại hội thảo tổ chức vào ngày 6 tháng 12. Ông Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm Toán Nhà Nước được dẫn lời rằng thực trạng hoạt động quản lý, khai thác đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường tại Việt Nam trong thời gian gần đây có những tồn tại, hạn chế tác động đến phát triển kinh tế, xã hội, lãng phí, thất thoát nguồn lực xã hội và gây bức xúc xã hội. [đọc tiếp]

Phạm Đoan Trang: Tầng lớp trung lưu Việt Nam không có khao khát dân chủ và tự do

05/12/2018 Kính Hòa (RFA) - Tổ chức phi chính phủ Mạng lưới nhân quyền Việt Nam trao giải thưởng nhân quyền hàng năm cho ba người là blogger Phạm Đoan Trang, nhà hoạt động môi trường Hoàng Đức Bình, và nhà đấu tranh vì quyền lao động Trần Thị Nga.

Nhân dịp này blogger Đoan Trang trao đổi với đài RFA về những vấn đề xung quanh giải thưởng này cũng như phong trào nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam.

"... dường như cái não trạng của người Việt Nam có ảnh hưởng từ Khổng giáo. Giới trung lưu Việt Nam họ không có khát vọng về dân chủ. Còn thượng lưu ở Việt Nam thì không có nghĩa là tinh hoa. Đại gia của Việt Nam thì có nghĩa là ăn bò Kobe, hay là đi mua giường,… Tầng lớp “tinh hoa” ở Việt Nam, xin lỗi phải dùng từ là xôi thịt, không có tầm văn hóa để dẫn dắt xã hội". [đọc tiếp]

Luật sư - Một nghề nguy hiểm ở Việt Nam

05/12/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Luật sư Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trong nền pháp trị xã hội chủ nghĩa do đảng cộng sản độc tài thống trị, ở Việt Nam nghề luật sư là một trong những nghề nguy hiểm. Hơn 30 năm qua do nhu cầu “mở cửa” làm ăn với nước ngoài giới cầm quyền CS có bước thay đổi trong cách hành xử đối với luật sư nhưng vẫn không vượt ra ngoài khuôn khổ coi luật sư  là công cụ pháp lý phục vụ cho ý đồ chính trị của đảng CS. Đoàn luật sư trở thành một cánh tay nối dải của đảng để cai quản các hoạt động của luật sư. Họ thẳng tay trù dập, tước doạt quyền hảnh nghề của những luật sư không theo ý đảng mà chỉ thuận lòng dân. Ở Việt Nam luật sư trở thành một trong những nghề nguy hiểm – nguy hiểm về an ninh sinh mạng chính trị ; nguy hiểm về an toàn thân thể.

Từ Sài Gòn luật sư nhân quyền Lê Công Định đã bình luận về nghề luật sư ở Việt Nam qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Petitioning US Secretary of State John Kerry and 2 others

Free human rights lawyer

Nguyen Van Dai

Vu Minh Khanh Hanoi, Vietnam [Kiến Nghị Thư]

Nhờ dung hoà vào phút chót: Hội nghị G20 kết thúc với tuyên bố chung

03/12/2018 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Từ ngày 30.11 tới ngày 1.12.2018 Đại diện 20 quốc gia thành viên của Nhóm G20 đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 13 tại Buenos Aires, thủ đô nước Á Căn Đình. Sau 50 tiếng thương thảo căng thẳng về các vấn đề thương maị, biến đồi khí hậu và di dân các vị nguyên thủ cuối cùng đã đồng ý thông qua một bản tuyên bố chung.

Nhóm G20 quy tụ Liên minh Âu châu (EU) và 19 quốc gia phát triển kinh tế (Mỹ, Trung Hoa, Nhật, Đức, Pháp, Ba Tây, Anh, Ý, Nga, Gia Nã Đại, Ấn Độ, Úc, Mễ Tây Cơ, Nam Hàn, Nam Dương, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Á Căn Đình và Nam Phi). [đọc tiếp]

Mỹ và Trung Quốc ngưng gia tăng chiến tranh thương mại

03/12/2018 (VOA) - Trung Quốc và Hoa Kỳ hôm 1/12 đã đồng ý ngưng cuộc chiến thương mại, không gia tăng mức áp thuế vào ngày 1/1 năm sau.

Theo Reuters, thỏa thuận trên đạt được sau cuộc gặp quan trọng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề cuộc họp thượng đỉnh G20 ở Argentina.

Theo thông cáo của Nhà Trắng, ông Trump sẽ giữ mức áp thuế 200 tỷ đôla hàng hóa của Trung Quốc ở mức 10% vào đầu năm mới. Nguyên thủ Mỹ đồng ý không nâng mức thuế lên 25%. [đọc tiếp]

Hậu "cải cách ruộng đất" tại Nghệ An

01/12/2018 Hương Giang (Danlambao) - Ngày 30/11/2018 tại xã Khánh Thành, huyện yên Thành, tỉnh nghệ An, chính quyền tỉnh nghệ An đã tổ chức "Phiên tòa" đấu tố Linh mục Đặng Hữu Nam. Điều kỳ lạ là “Phiên tòa” không có Chánh án, không có Bồi Thẩm đoàn, không có bị cáo, bị can.

Vì xã Khánh Thành là vùng có nhiều đồng bào công giáo, được vận động ráo riết tham gia phiên đấu tố này, nhưng họ không tham gia. Vì vậy để cho cuộc đấu tố thêm xôm tụ, họ huy động một số cán bộ đảng viên các xã lân cận.

Không vô hiệu hóa được LM Đặng Hữu Nam theo mong muốn, trong cơn bí bách, nhà cầm quyền Nghệ An lại “phát minh” ra hình thức đấu tố theo bài cũ. [đọc tiếp]

Xúc phạm quốc kỳ

01/12.2018 Đỗ Thành Nhân (Dân Làm Báo) - Trên mạng đưa tin Huỳnh Thục Vy bị kết án 33 tháng tù giam vì tội “xúc phạm Quốc kỳ” theo điều 351, Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13:

“Điều 351. Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca

Định nghĩa “xúc phạm: (là động từ) động chạm đến, làm tổn thương đến cái cao quý, thiêng liêng cần phải giữ gìn.

Hiến pháp chỉ mô tả Quốc kỳ, hoàn toàn không có một chữ nào nói Quốc kỳ là “cái cao quý, thiêng liêng cần phải giữ gìn”. Cho nên định tội “xúc phạm Quốc kỳ” là hoàn toàn mơ hồ, cảm tính của những người nắm quyền lực. [đọc tiếp]

Linh mục Đặng Hữu Nam bị chính quyền CSVN đem tên tuổi ra đấu tố

30/11/2018 (SBTN) - Sáng ngày 30/11/2018, tại ủy ban xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, chính quyền CSVN đã huy động một đội quân đông đảo lên đến hàng trăm người để đưa tên tuổi của Linh mục Đặng Hữu Nam ra đấu tố.

Họ gọi cuộc đấu tố này là một ” hội nghị ” của quần chúng nhân dân, bao gồm những cựu chiến binh, đoàn viên thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ, yêu cầu Linh mục Đặng Hữu Nam phải rời khỏi vùng đất Thánh Địa của mình. Tòa án tự xưng này đồng cáo buộc Linh mục Đặng Hữu Nam là một kẻ “phản động, ” đã kích động giáo dân xứ Mỹ Khánh chống phá chính quyền, gây chia rẽ mối đoàn kết dân tộc, xuyên tạc lịch sử, nói xấu chính quyền, vi phạm thuần phong mỹ tục và nhiều tội danh khác. [đọc tiếp]

Bất chấp khủng bố, đàn áp dã man phong trào đấu tranh đòi dân chủ nhân quyền vẫn có những thành quả đáng khích lệ

29/11/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhà báo Nguyễn Vũ Bình trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Bất chấp khủng bố trắng và đàn áp dã man của giới bạo quyền cộng sản, năm 2018 phong trao đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền vẫn có những thành quả đáng khích lệ mà đỉnh cao là cuộc tổng biểu tinh ở Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn và nhiều địa phương khác phản đối giới cầm quyền đưa ra luật Đặc khu và An ninh mạng.

Cuộc tổng biểu tình đó đã gây áp lực lớn buộc giới chóp bu CSVN phải ngưng việc thông qua dự luật Đặc khu tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14 và chuyển sang kỳ họp thứ 6. Nhưng đến kỳ họp này dự luật Đặc khu đã không được đưa vào chương trình nghị sự một cách im lặng.

Từ Hà Nội nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành về phong trào đấu tranh đòi dân chủ nhân quyền ở Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019, nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Bảo vệ quyền riêng tư và giúp đỡ

29/11/2018 Thục-Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Gần suốt tuần qua, tin cô Lê Thu Hà đáp máy bay về Việt Nam dấy lên làn sóng báo động, báo tin, cắt nghĩa, buộc tội, bênh vực , lại còn thêm dõng dạc chẩn bệnh, rồi luôn tiện phô trương hiểu biết về cách chữa trị và thời gian cần chữa trị. Nhiều người  nhân đó quay ra cãi cọ, trách cứ, rồi đả kích nhau, nếu không thì đưa ý kiến cho người khác làm, thí dụ như bà con Việt Nam ở Đức nhất lả LS Đài cùng vợ nên lo chăm sóc cô Thu Hà. Ấy là chưa kể có người còn rủa toàn bộ cộng đồng VN tại hải ngoại là nhỏ nhen, kèn cựa nhau v.v.nên cô Thu Hà cô đơn, khó sống. (lẽ dĩ nhiên đây có thể lả dư luận viên nhưng liệu mọi người đọc có đủ tinh tế để nhận ra?)

Ngày 27/11/2018, khi không còn ai nhắc nhở gì tới cô Thu Hà nữa, những người thích lên tiếng theo "sự kiện" đã có những sự kiện khác để chú ý, thì chính cô đã post lên  FB của mình một bài viết kết tội LS Nguyễn văn Đài, người cô đã hợp tác làm việc trong Hội Anh Em Dân Chủ, là "phao tin đồn nhảm rằng tôi bị tâm thần, cố tình hạ uy tín của tôi để nhằm bảo vệ mình" [đọc tiếp]

Dân kiện quan chức nhà nước có khả thi?

29/11/2018 Đặng Bích Phượng (Fb Đặng Bích Phượng) - Ngay cả luật sư cũng bảo không ăn thua. Đến chủ tịch quận mà dân kiện, tòa còn không lôi được chủ tịch quận ra tòa, nói gì đến kiện chủ tịch thành phố? Tôi bảo tôi cũng đọc được ở trên mạng một bài viết của một luật sư, nói quan tòa ngại, không ai dám xử chính quyền đâu. Nhưng tôi bảo tôi không quan tâm tòa ngại hay không dám xử. Tôi cứ theo luật mà thực thi quyền được kiện của tôi, dù luật ở nước này người ta vẫn bảo nó như CCCC thì nó vẫn là LUẬT, là chỗ bấu víu cuối cùng của dân.

Tôi định gửi đơn kiện ngay trong ngày hôm nay, "kẻo muộn"! Nhưng rồi nghĩ, mẹ kiếp, luật quy định tối đa 45 -60 ngày người có thẩm quyền phải giải quyết khiếu nại, mà tôi khiếu nại hơn 2 năm có ma nào giải quyết đâu? Còn với dân thì luôn đòi hỏi, không kiện trong thời gian luật quy định là không còn hiệu lực kiện. Bà con thấy tư pháp nước này nó như trò đùa không?

Nhưng kệ cha nó. Họ chuồn thì mình phải túm áo kéo lại. Khổ quá, trước đây dân chúng tôi mấy năm trời gửi đơn xong ngồi chờ và than vãn, chẳng thấy ai trả lời và giải quyết. Cuối cùng mới hiểu, gửi đơn xong phải đến gõ cửa cồng cộc, bắt phải trả lời. Không trả lời thì kiện! Đừng nói với tôi tòa không xử đâu! [đọc tiếp]

Từ chuyện một học sinh bị tát 231 cái

27/11/2018 Mạc Văn Trang (Blog xuandienhannom) - Mấy hôm nay khắp nơi, ngoài xã hội và trên mạng, xôn xao bàn tán chuyện em H.L.N. học sinh (HS) lớp 6/2, Trường THCS Duy Ninh, (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), đã đứng yên để 23 bạn trong lớp lần lượt tát cho 10 cái = 230 cái, cộng với cái tát “tổng kết” của cô giáo Thủy chủ nhiệm = 231 cái tát. Sau đó em phải vào bệnh viện điều trị…

Trước sự việc của lớp 6/2 như vậy, Hiệu trưởng nhà trường hứa, sẽ “kiểm điểm nghiêm khắc”, nhưng xin đài báo đừng đưa tin, làm ảnh hưởng đến “Danh hiệu thi đua” của nhà trường…

Suy rộng thêm chút nữa, ta sẽ thấy, cả hệ thống chính trị – xã hội của nước ta, từ Cải cách ruộng đất (1953) đến nay về nguyên tắc, nó cũng giống như cách hành xử ở lớp 6/2 của cô giáo Thủy thôi mà! Dù ngôi trường rất hoành tráng, khang trang, nhưng bên trong là một nền giáo dục thối nát!  [đọc tiếp]

Trọn vẹn bức tranh giáo dục của Chủ nghĩa xã hội Việt Nam

26/11/2018 (Bauxite Việt Nam) - “Mặc dù thương bạn, nhưng lớp trưởng phải đứng ra tổ chức tát bạn theo chỉ đạo, còn cô Thủy bỏ ra ngoài. Khi tát được nửa chừng, thấy cô Thủy xuất hiện ở hành lang quan sát, một bạn hỏi “cô ơi có tát nữa không?”. Cô Thủy ra lệnh “tát lúc nào đủ thì thôi”.

... Chuyên chế và độc tài nhiễm vào giáo dục với vô vàn biểu hiện và quan hệ. Trong quan hệ thầy trò, nó hiện ra thành lối giáo dục áp đặt, áp chế. Cô bảo trò phải nghe. Nhất nhất. Cấm cãi.

Cô giáo này là hình ảnh rất chuẩn cho thói chuyên chế đó, và không chỉ trong giáo dục. [đọc tiếp]

Đà Nẵng: Người Trung Quốc thuê cả một khách sạn, gây ‘phẫn nộ’

26/11/2018 (VOA) - Người dân trong nước bày tỏ sự “phẫn nộ”, sau khi chính quyền thành phố Đà Nẵng phát hiện có đến 38 du khách Trung Quốc thuê nguyên cả khách sạn, sử dụng 55 máy tính làm việc “chưa rõ mục đích” trên lãnh thổ Việt Nam.

Hôm 25/11, lực lượng chức năng TP. Đà Nẵng đã tiến hành điều tra làm rõ mục đích của một nhóm 38 người Trung Quốc (TQ), trong đó có 37 người nhập cảnh Việt Nam bằng thị thực du lịch. Cả 38 người này được cho là đã dùng 55 máy tính làm việc bất hợp pháp tại tầng 7 khách sạn Beach Light  [đọc tiếp]

Trấn áp GS Chu Hảo cho thấy ''sự rệu rã'' của đảng Cộng Sản Việt Nam

25/11/2018 (RFI) - Vụ GS Chu Hảo bị đảng Cộng Sản Việt Nam khai trừ tiếp tục có thêm nhiều phản ứng. Hôm nay, Chủ Nhật 24/11/2018, ông Nguyễn Quang A, một chuyên gia độc lập trong nước, nhận định việc đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương trấn áp GS Chu Hảo và một số biện pháp đàn áp mới đây cho thấy rõ đảng đang « rệu rã hết sức trầm trọng » và « vô cùng bế tắc », phải dùng đến các trấn áp « tư tưởng » để duy trì đoàn kết nội bộ.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết quan điểm của ông : « Ý kiến của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – tôi nói là ông tổng bí thư chứ không phải là ông chủ tịch Nước, vì đây là chuyện của đảng Cộng Sản Việt Nam – tiết lộ một điều mà mọi người còn nghi vấn : (Quyết định kỉ luật và khai trừ GS Chu Hảo) liệu có phải từ cấp cao nhất của đảng Cộng Sản hay không ?

Với sự tiết lộ của ông tổng bí thư, đã rõ nguyên hình đây là chủ trương nhất quán của đảng Cộng Sản Việt Nam ở cấp chóp bu, tức ở cấp ông Trọng. Họ đã thực sự trở thành cảnh sát tư tưởng, và ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành cảnh sát trưởng về tư tưởng. [đọc tiếp]

Báo Anh: Trung Quốc dùng hiệp định dầu khí để áp đặt chủ quyền Biển Đông

23/11/2018 (RFI) - Trong chuyến viếng thăm hai nước Đông Nam Á Brunei và Philippines, từ 18 đến 21/11/2018, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký kết hai biên bản ghi nhớ về thăm dò và khai thác dầu khí chung với hai nước này. Mục tiêu của Bắc Kinh khi thúc đẩy việc ký các hiệp định khai thác dầu khí chung chính là nhằm ngăn chận các nước bên ngoài khu vực vào khai thác các nguồn tài nguyên rất dồi dào trong các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông.

Theo tờ nhật báo Anh Financial Times hôm nay, 23/11/2018, những người chỉ trích trong khu vực đã ngay lập tức lên án đề nghị của Trung Quốc. Họ cảnh báo là những hiệp định kiểu như vậy sẽ tạo ra những cơ sở pháp lý mới cho các đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự mà Bắc Kinh đang xây dựng ở Biển Đông. [đọc tiếp]

Lê Thu Hà và hội chứng hậu chấn thương tâm lý

23/11/2018 Nguyễn Văn Vui (Diễn Đàn Việt Nam 21) - "Bạn có thể xếp tôi vào thành phần thiểu số những cá nhân hậm hực, bất mãn với chế độ, và bạn có thể dè bỉu khi bảo rằng tôi đang lầm đường lạc lối, nhưng bạn hãy chờ đi nhé, cho dù hiện nay, công cuộc đấu tranh này còn đối mặt với nhiều gian nan, trở ngại nhưng một ngày nào đó, tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy con đường tôi đang đi hoàn toàn đúng. Hãy nhìn xuyên suốt lịch sử, bạn sẽ thấy một điều rõ ràng, tất cả mọi cuộc đấu tranh chính nghĩa đều bắt đầu từ thiểu số!" Lê Thu Hà đã bị bắt cùng với LS Nguyễn Văn Đài trong một chuyến đi vận động tại Nghệ An tháng 12/2015. Lê Thu Hà và các thành viên khác của Hội Anh Em Dân chủ đã bị CS giam cầm khắc nghiệt suốt hai năm rưỡi. Lê Thu Hà đã bị biệt giam trong xà lim 6 mét vuông với 3 lần cửa sắt, hành hạ, khảo cung, khủng bố ngày đêm. Và trong thời gian này, Lê Thu Hà đã lâm bịnh. Sức khỏe tinh thần bị gãy đổ nhanh chóng, như túp lều tranh trước cơn bão hung hãn. [đọc tiếp]

Phản ứng trắng trợn bộc lộ một bộ siêu quyền lực?!

23/11/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Luật sư Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Trong một phiên thảo luận tại nghị trường, ông Lưu Bình Nhưỡng, đại biểu quốc hội tỉnh Bên Tre đã đưa ra một vài số liệu để minh chứng vi phạm trong tố tụng của ngành công an thật là khủng khiếp.

Nhận xét của ông đã lập tức bị ngành công an chạm nọc, phản ứng rất trắng trợn. Mở đầu là phản pháo của ông nghị Nguyễn Hữu Cầu, đại tá giám đốc công an tỉnh Nghệ An, rồi đến báo của ngành công an và một vài tờ báo bưng bô khác tạo dư luận công kích ông nghị Lưu Bình Nhưỡng và đỉnh điểm là văn thư của đảng ủy công an trung ương do ông tướng 3 sao Lê Quí Vương ký yêu cầu bà Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cần có thái độ thích ứng yêu cầu ông nghị Lưu Binh Nhưỡng đính chính

Từ Sài Gòn, luật sư Lê Công Định trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã đưa ra nhận xét đây là phản ứng trắng trợn bộc lộ một bộ siêu quyền lực. Nội dung cuộc phỏng vấn như sau – Mời quí vị cùng nghe

Tranh cãi quanh việc Lê Thu Hà từ Đức về VN

22/11/2018 (BBC) - "Tôi vừa tranh luận với một nam giới cũng tham gia đấu tranh dân chủ về Lê Thu Hà" nhà báo Sương Quỳnh nói với BBC hôm 22/11.

Theo thông tin mới nhất từ luật sư Nguyễn Văn Đài, sau khi bị Việt Nam từ chối không cho nhập cảnh, bà Lê Thu Hà hiện đã trở lại Đức an toàn vào sáng 22/11 theo giờ Đức.

Cảm thông

Bà Sương Quỳnh là một trong một số các ý kiến ủng hộ bà Lê Thu Hà, cộng sự của luật sư Nguyễn Văn Đài, sau làn sóng chỉ trích bà Hà trên Facebook. [đọc tiếp]

Vì hai nước lớn tranh cãi: Hội nghị APEC 2018 kết thúc không Tuyên bố chung

20/11/2018 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific Economic Cooperation- APEC) lần thứ 26 đã diễn ra trong trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Cộng (TC) vào ngày 17/11/2018 tại thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea (PNG) với sự tham dự của lãnh đạo 21 quốc gia thành viên. Sau hai ngày thảo luận chung về những chương trình hợp tác kinh tế, hội nghị đã kết thúc mà không công bố một tuyên bố chung. [đọc tiếp]

ĐCSVN khai trừ GS Chu Hảo 'vì chống đối'

15/11/2018 (BBC) - Giáo sư Chu Hảo, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ vừa bị Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam tuyên bố khai trừ vì 'có hành vi chống đối'.

Ngày 26/10/2018, bản thân GS Chu Hảo đã tuyên bố ông "từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam".

Thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đăng hôm 15/11/2018 nói họ kết luận rằng trong quá trình xem xét kỷ luật, ông Chu Hảo không chấp hành quy định của Đảng, "có hành vi chống đối" và "tự diễn biến". [đọc tiếp]

Quốc Hội Mỹ cảnh báo « Hoa Kỳ có thể bại trận trước Nga và Trung Quốc »

15/11/2018 Minh Anh (RFI) - Hoa Kỳ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia và quân sự. Trong trường hợp phải lâm trận chống Nga và Trung Quốc, nước Mỹ có thể bị thua. Báo cáo do một ủy ban lưỡng đảng thuộc Quốc Hội Mỹ ngày 14/11/2018 đã đưa ra lời cảnh báo này.

Ủy ban Chiến lược Quốc phòng của Quốc Hội Mỹ bao gồm hơn một chục nghị sĩ gồm hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, chuyên trách xem xét Chiến lược An ninh Quốc gia (NDS) của tổng thống Donald Trump nhấn mạnh Hoa Kỳ đang bước vào một kỷ nguyên « Cạnh tranh Siêu cường mới » với Nga và Trung Quốc [đọc tiếp]

Thượng đỉnh Đông Á: Vắng tổng thống Mỹ, Nga-Trung chiếm thế thượng phong

15/11/2018 Thanh Phương (RFI) - Các cuộc họp thượng đỉnh ASEAN lần thứ 33, dưới sự chủ tọa của thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, đã kết thúc ngày 15/11/2018, tại Singapore, với cuộc họp thượng đỉnh Đông Á, quy tụ lãnh đạo của 10 quốc gia Đông Nam Á và 8 quốc gia đối tác của ASEAN (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, New Zealand, Ấn Độ và Nga).

Năm nay, nước Nga lần đầu tiên dự thượng đỉnh Đông Á ở cấp nguyên thủ quốc gia, với sự hiện diện của tổng thống Vladimir Putin. Do vắng mặt tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Putin coi như nắm vai trò đầu đàn. [đọc tiếp]

Liên minh giữa tội phạm xã hội đỏ và xã hội đen

14/11/2018 (Blog Nguyễn Văn Đài) - Trong chế độ độc đảng cộng sản, do quyền lực của các quan chức cộng sản là tuyệt đối nên sinh ra sự tha hoá tuyệt đối. Để bảo vệ cho các hoạt động phi pháp của mình, và cũng để cạnh tranh với các nhóm lợi ích khác. Các quan chức cộng sản(tội phạm xã hội đỏ) có mưu mô, thủ đoạn cao hơn thường cấu kết với các loại tội phạm bên ngoài xã hội(tội phạm xã hội đen) để bảo vệ, bảo kê cho nhau trong các hoạt động phạm pháp. [đọc tiếp]

Vụ GS Chu Hảo: Giới nghiên cứu Việt Nam trên thế giới phản đối

14/11/2018 Trọng Nghĩa (RFI) - Sự kiện đảng Cộng Sản Việt Nam quyết định kỷ luật giáo sư Chu Hảo tiếp tục làm dấy lên những phản ứng bất đồng tình. Trong một lá thư ngỏ đề ngày 11 tháng 11 năm 2018, gần 100 giáo sư, tiến sĩ và nhà nghiên cứu về Việt Nam từ nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng « bày tỏ quan ngại » về các cáo buộc « vô căn cứ và đáng lo ngại » đối với giáo sư Chu Hảo.

Các học giả, giáo sư và nhà nghiên cứu ký tên vào thư ngỏ ngày 11/11, đã đánh giá rằng « những lời buộc tội của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương là vô căn cứ và đáng lo ngại », vì lẽ trong thời gian qua, Nhà Xuất Bản Tri Thức đã góp phần giúp các sinh viên và học giả Việt Nam « tiếp cận nhiều hơn với các công trình học thuật lớn của các nước khác bằng cách dịch sang tiếng Việt », một điều rất cần thiết cho việc nghiên cứu khoa học. [đọc tiếp]

NATO chỉ trích chương trình hỏa tiễn tầm trung của Trung Quốc

13/11/2018 Thụy My (RFI) - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm nay, 13/11/2018, chỉ trích chương trình phát triển hỏa tiễn tầm trung của Trung Quốc, kêu gọi Bắc Kinh tham gia hiệp định quốc tế kiểm soát vũ khí.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình công ZDF của Đức, ông Jens Stoltenberg tuyên bố : « Chúng tôi quan sát thấy Trung Quốc đầu tư rất lớn vào việc chế tạo nhiều loại vũ khí mới và hiện đại, trong đó có các loại hỏa tiễn, và phân nửa số hỏa tiễn của Trung Quốc vi phạm hiệp ước INF, nếu Trung Quốc là nước tham gia ký kết ». [đọc tiếp]

Cạnh tranh hợp tác trong quan hệ Mỹ-Hoa

13/11/2018 Joseph S. Nye, Jr. (Project Syndicate), Người dịch: Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - CAMBRIDGE – trong một cuộc thăm tại Bắc Kinh hồi tháng 10 tôi luôn bị hỏi sự phê phán Trung Hoa mới đây cuả phó tổng thống Mỹ Mike Pence có ý nghĩa như một tuyên bố chiến tranh lạnh mới hay không? Tôi trả lời là Mỹ vả Trung đang bước vào một giai đoạn mới trong mối quan hệ. Nhưng nói bóng gió là chiến tranh lạnh thì sẽ dẩn đến lầm lẫn.

Trong cuộc chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô đã chiã hàng chục ngàn vũ khí vào nhau và hai nước không có quan hệ mậu dịch hay văn hoá. Ngược lại Trung quốc có kho nguyên tử giới hạn, [đọc tiếp]

Quần Đảo Marshall tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền

12/11/2018 Tú Anh (RFI) - Với một phiếu khác biệt, nữ tổng thống quần đảo Marshall hôm 12/11/2018 đã thoát được một kiến nghị bất tín nhiệm trong đường tơ kẻ tóc. Bà Hilda Heine tố cáo chính quyền Bắc Kinh giựt dây phe đối lập để ra kiến nghị do dự án thành lập thiên đàng thuế bị cản trở.

Dự án « Đặc khu ran san hô Rongelap » do nhà tài phiệt Cary Yan, người Trung Quốc mang quốc tịch Marshall, đề xuất : Thành lập một vùng lãnh thổ tự trị, miễn thuế để thu hút các công ty công nghệ cao cấp ». Chính phủ Marshall xem đây là một mưu toan của Bắc Kinh biến đảo quốc thành nơi rửa tiền, bán hộ chiếu, làm con ngựa thành Troyes bành trướng xuống Nam Thái Bình Dương. [đọc tiếp]

Một lần bất tín, vạn sự bất tin

11/11/2018 Nguyễn Lân Thắng (RFA Blog) - Tính cách, phong thái, tâm trạng của con người ảnh hưởng rất nhiều đến hành động của họ, dù họ có chuyển sang môi trường khác. Không phải tự dưng xưa nay các cụ vẫn có câu: Trông mặt mà bắt hình dong, hay Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

Tự dưng tôi nhớ đến điều này bởi mấy hôm trước, tại thành phố Quy Nhơn - Bình Định có một video quay lại cảnh một thanh niên đang cự cãi với cảnh sát giao thông thì đột nhiên một cảnh sát bám vào tay người đó rồi lăn quay ra đường. [đọc tiếp]

Luật An ninh mạng: “Tất cả trở thành nô lệ tuyệt đối của công an, kể cả Quốc Hội”

09/11/2018 Hòa Ái (RFA) - Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm thông tin phản bác của Bộ Công An đối với phát biểu của Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng tại nghị trường Quốc Hội vào cuối tháng 10, cũng như qua mạng xã hội vào đầu tháng 11.

Sau hơn một tuần phiên chất vấn của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) với Bộ trưởng Bộ Công An Tô Lâm diễn ra vào ngày 31 tháng 10, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, truyền thông quốc nội tiếp tục đăng tải thông tin về Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Đảng đoàn Quốc hội xem xét sự việc của Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đồng thời có hình thức xử lý vi phạm liên quan đến việc phát ngôn và đánh giá, nhận định tình hình bị cho gây dư luận xấu của vị đại biểu tỉnh Bến Tre này. [đọc tiếp]

Đồng Nai y án sơ thẩm 15 người biểu tình chống dự luật Đặc khu

09/11/2018 (RFA) - Mười lăm người biểu tình chống dự luật đặc khu ở Đồng Nai hôm nay 9 tháng 11 bị tòa phúc thẩm bác kháng cáo đối với án tù mà tòa sơ thẩm tuyên đối với họ hôm cuối tháng 7 vừa qua.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, một trong ba luật sư bào chữa tại phiên phúc thẩm, cũng như báo Thanh niên trong nước loan tin rằng 15 người có đơn kháng cáo tại phiên phúc thẩm đều nói rằng họ tham gia biểu tình xuất phát từ lòng yêu nước. Họ bác bỏ cáo buộc nói rằng họ ‘gây rối trật tự’ khi đi biểu tình. [đọc tiếp]

Nhiều người Việt tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc trước Liên Hiệp Quốc

08/11/2018 Tường An (RFA) - Ngày 6/11 vừa qua, Tại Geneva, Thụy sĩ, gần 2.000 người đã tụ họp tại Place de Nation, nơi có chiếc ghế ba chân (Broken Chair) để biểu tình, trong khi đó, đối diện công trường này là trụ sở Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nơi đang diễn ra cuộc kiểm điểm định kỳ (UPR) về vấn đề Nhân quyền tại Trung quốc.

UPR là chữ viết tắt của Universal Periodic Review, còn được gọi là Kiểm điểm định kỳ phổ quát về Nhân Quyền tại Liên Hiệp Quốc. Bốn năm 1 lần, vấn đề Nhân quyền của 193 nước thành viên [đọc tiếp]

Bầu cử giưã nhiệm kỳ 2018: Một ngày tốt đẹp cho nước Mỹ

07/11/2018 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cách đây hai năm Donald Trump vào Toà Bạch Ốc, trở thành Tổng thống thứ 45 cuả Hoa Kỳ, nhờ làn sóng dân túy, quốc gia cực đoan, kỳ thị chủng tộc, chống di dân và phân biệt phái tính. Nay một cuộc bầu cử quan trọng gọi là bầu giữa nhiệm kỳ (Midterm Elections) diễn ra vào 06/11/2018. Cuộc bầu cử này được dư luận xem là một thước đo độ tín nhiệm cuả nhân dân đối với đường lối chính trị cuả D. Trump trong hai năm cầm quyền.

Đảng Dân chủ tuy thành công gìanh lại đa số trong Hạ Viến và thắng thêm ít nhất 4 ghế Thống đốc tiểu bang. Nhưng đây chỉ là một nửa chiến thắng.

Trong tương lai, Tổng thống Trump chỉ ban hành đạo luật khi đươc Hạ viện thông qua. Dân chủ có thể ngăn chận những chủ trương của Trump [đọc tiếp]

Thêm một người bỏ đảng: Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi 

07/11/2018 (VOA) - Hôm 4/11 Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn thị Kim Chi chính thức tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chia sẻ quyết định của mình trên Facebook, nghệ sĩ Kim Chi cho biết lý do khiến bà cuối cùng phải dứt khoát bỏ đảng là vì bà nhận ra rằng dưới quyền Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, nhà nước Việt Nam vẫn nhắm mắt tiến vào “con đường tăm tối” để theo đuổi chủ nghĩa xã hội, một sự chọn lựa mà bà cho là “sẽ không mang lại tương lai cho đất nước, mà còn đi ngược với xu thế tiến bộ của nhân loại”. [đọc tiếp]

Việt Nam lo ngại hình thành ‘công đoàn vàng’

05/11/2018 (VOA) - Hôm 5/11 các nhà làm luật Việt Nam bàn đến khả năng thành lập tổ chức đại diện người lao động bên cạnh tổ chức công đoàn nhà nước để phù hợp theo hiệp định thương mại có tên gọi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhưng các chuyên gia nhận định với VOA rằng nếu có thì đây cũng chỉ là “hình thức phái sinh” của công đoàn nhà nước.

Đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi được truyền thông trong nước trích lời nói rằng trong dự thảo Luật Công đoàn, chính phủ cũng đang dự kiến cho thành lập tổ chức đại diện người lao động cạnh tổ chức công đoàn. Ông Lợi nhấn mạnh: “Đây là một tổ chức không mang màu sắc chính trị, chủ yếu bảo vệ quyền lợi hợp pháp về quan hệ lao động và không có các hành động khác liên quan đến chính trị.” [đọc tiếp]

Bầu Cử 2018 và Người Mỹ Gốc Việt

05/11/2018 Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao (VOA) - Ngày mai, 6 tháng 11, Hoa Kỳ sẽ có cuộc bầu cử giữa hai kỳ bầu Tổng Thống, hay còn gọi là “Bầu Cử Giữa Kỳ” (Midterm Elections). Người Mỹ gốc Việt đã có những tham gia rất tích cực vào kỳ bầu cử này. Cho đến hôm nay, vài ngày trước ngày bầu cử chính thức, người Mỹ gốc Việt cũng chia sẻ nhiều sôi động với các náo loạn của dòng chính, ngay cả chia rẽ với tinh thần đảng phái cực đoan trong cộng đồng mình. [đọc tiếp]

Bầu cử giữa kỳ Mỹ, cuộc « trưng cầu dân ý » về tổng thống

05/11/2018 (RFI) - Ngày 06/11/2018, cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu bầu lại bộ máy lập pháp (toàn bộ Hạ Viện và một phần ba Thượng Viện), nghị viện các tiểu bang và một phần lớn các ghế thống đốc tiểu bang. Cuộc bầu cử ngay từ giờ đã báo hiệu một bước ngoặt cho chính quyền Trump cùng hy vọng cho phe Dân Chủ. RFI tóm lược những tranh chấp của kỳ bầu cử có thể làm thay đổi sâu sắc thế cân bằng chính trị của nước Mỹ sau hai năm nhà tỷ phú Donald Trump đắc cử tổng thống. [đọc tiếp]

Bầu cử giữa kỳ 2018 - Stephanie Murphy muốn một nhiệm kì nữa. Thời thế đang đứng về phía bà

03/11/2018 Hoàng Long (VOA) - Tại một khu chung cư dành cho người cao tuổi, Stephanie Murphy trình bày về chiến dịch vận động tranh cử của bà trước một nhóm cư dân ngồi quây quần trong phòng sinh hoạt tập thể. Sau đó bà trả lời những câu hỏi của họ. Bà muốn họ biết rằng bà lắng nghe tiếng nói của họ và sẽ tranh đấu vì họ.

Đó là một buổi gặp gỡ xã giao vào một ngày cuối tháng 10 ở thành phố Sanford thuộc miền trung bang Florida.

Sinh năm 1978 ở Sài Gòn, bà Murphy – có tên tiếng Việt là Đặng Thị Ngọc Dung – cùng gia đình đào thoát khỏi Việt Nam bằng thuyền khi bà chỉ mới vài tháng tuổi. Gia đình bà sống ở nhiều trại tị nạn khác nhau trước khi định cư ở bang Virginia. [đọc tiếp]

Bộ Công an công bố dự thảo nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng để lấy ý kiến người dân

03/11/2018 (RFA) - Hôm thứ Sáu, ngày 2/11, Bộ Công an đã công bố dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng đang gây tranh cãi tại Việt Nam. Mục đích công bố là để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của nhân dân trong thời gian 2 tháng. Hồi tháng 6 vừa qua Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua Luật An ninh mạng. Luật sẽ đi vào hiệu lực vào ngày 1/1/2019.

Theo blogger Osin Huy Đức, việc dự thảo mới vẫn chưa thay đổi những quy định ngặt nghèo về việc lưu trữ gần như toàn bộ thông tin người dùng ở Việt Nam khiến chi phí của nền kinh tế để thi hành luật là vô cùng lớn và vô lý. [đọc tiếp]

Phụ nữ gốc Việt đầu tiên tranh cử ở Massachusetts: 'Tôi muốn cờ vàng được công nhận'

03/11/2018 (VOA) - Trâm Nguyễn là người phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên tranh cử vào Hạ viện của tiểu bang Massachusetts với hy vọng trở thành sự kết nối giữa chính quyền và cộng đồng người Việt ở đây.

Với sự ủng hộ cựu Tổng thống Barack Obama và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton, người phụ nữ 31 tuổi từng là di dân tị nạn từ Việt Nam cho VOA biết rằng cô đang có nhiều cơ hội để giành chiến thắng trong kỳ bầu cử giữa kỳ vào ngày 6/11. [đọc tiếp]

Truyền thông Đức: Việt Nam và Đức đàm phán trả Trịnh Xuân Thanh về Đức

01/11/2018 (RFA) - Tờ báo Đức TAZ hôm 1/11 trích nguồn tin thân cận với Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết một đoàn cấp cao Việt Nam hiện đang có mặt tại Berlin để đàm phán với phía Đức về quan hệ hai nước và khả năng trao trả cựu quan chức ngành dầu khí Việt Nam bị kết tội tham nhũng Trịnh Xuân Thanh về Đức.

Bộ Ngoại giao Đức không xác nhận cụ thể về nội dung đàm phán với TAZ nhưng cho biết có cuộc gặp giữa hai bên tại Bộ Ngoại giao Đức hôm thứ Năm, ngày 1/11. Bộ Ngoại giao Đức cho biết cuộc gặp là một phần của “quá trình trao đổi chặt chẽ” với Việt Nam về “các vấn đề quốc tế và song phương”. Bộ Ngoại giao Đức không xác nhận thông tin về đàm phán trao trả Trịnh Xuân Thanh về Đức. [đọc tiếp]

Úc : Trung Quốc « hợp tác nghiên cứu » để ăn cắp công nghệ phương Tây

31/10/2018 Thanh Phương (RFI) - Ngày càng có nhiều nhà khoa học của quân đội Trung Quốc lợi dụng hợp tác nghiên cứu với các trường đại học phương Tây để đánh cắp các công nghệ của nước sở tại đem về cải thiện cho công nghệ quân sự của Trung Quốc. Đó là ghi nhận của một bản báo cáo của Úc công bố hôm qua, 30/10/2018, theo tin của kênh truyền hình Mỹ CNN.

Báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) cho rằng chính phủ và các trường đại học của các nước phương Tây đã tỏ ra thiếu thận trọng trước một chiến dịch có phối hợp của Bắc Kinh nhằm sử dụng công nghệ nước ngoài để hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. [đọc tiếp]

Đảng Cộng sản nêu 'sai trái' của GS Chu Hảo

31/10/2018 (BBC) - Bài báo ngày 31/10 của ông Phạm Đức Tiến, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Cơ quan UBKT Trung ương, được đăng trên trang web Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Bài viết của ông Phạm Đức Tiến nói vi phạm của "đồng chí Chu Hảo" bắt đầu khi ông nghỉ hưu, không còn là Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ năm 2005, sang công tác ở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Bài viết tiếp tục tiết lộ ông Chu Hảo đã tham gia ký vào các thư kiến nghị, thư ngỏ và có nhiều bài viết trên báo chí trong và ngoài nước, mạng xã hội.

Trong đó có "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992" mà tác giả nói thư ngỏ này cho rằng Đảng Cộng sản "dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm". [đọc tiếp]

Việt Nam : Báo chí Nhà nước biện minh cho việc kỷ luật ông Chu Hảo

30/10/2018 Thanh Phương (RFI) - Trước những phản ứng mạnh mẽ của giới trí thức về vụ giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật, báo chí chính thức ở Việt Nam đồng loạt đăng bài biện minh cho quyết định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.

Trong một bài viết đăng hôm qua, 29/10/2018, tờ Nhân Dân Điện Tử cho rằng việc kỷ luật ông Chu Hảo, một đảng viên đã « suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa », là việc làm « nghiêm túc và hết sức cần thiết ». Cũng hôm qua, trang Báo điện tử VTV News, trích lời tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc, cho rằng không ai có thể đồng tình với việc làm của một số trí thức « lấy danh nghĩa đóng góp xây dựng đất nước để truyền bá những nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ». [đọc tiếp]

Giáo sư Chu Hảo chính thức tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản

29/10/2018 (RFA) - Giáo sư Chu Hảo, người bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng (UBKTTƯ) ra kết luận đề nghị kỷ luật, chính thức tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam.

Tuyên bố vừa nêu được Giáo sư Chu Hảo ký vào ngày 26 tháng 10 tức là một ngày sau khi có kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương cho rằng ông này “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Ông cho rằng càng ngày ông nhận ra được rằng, tổ chức chính trị mà ông tham gia vào “không có tính chính danh, hoạt động ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại.” [đọc tiếp]

Hội cờ đỏ - Những tên hồng vệ binh của chế độ công an trị

28/10/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cô Hồng Lam, giáo dân huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trong thời gian vừa qua ở một số giáo xứ tinh Nghệ An đã xuất hiện cái gọi là tổ chức tự phát Hội Cờ đỏ. Họ là thành viên trong các hội đoàn của cộng sản như đoàn niên, hội phụ nữ, hội cựu binh vv… Họ thường xuyên có mặt tại các điểm nóng giáo dân biểu tinh phản đối Formosa gây thảm hoa môi trường biển miền Trung, lên án giới cầm quyên cộng sản dự định thông qua luật Đặc khu để hợp thức hóa việc bán đất cho ngoại bang ; thông qua luật An ninh mạng cóm hiệu lực từ 1/1/2019 nhằm bịt miệng tiếng nói yêu nước của người dân.

Họ là những tên hồng vệ binh của chế độ công an trị thẳng tay khủng bố, đàn áp,tinh thần của người dân, giáo dân yêu nước, kể cả những việc làm bạo động đe dọa đến tính mạng người dân như trường hợp hăm dọa giết linh mục Anton Đặng Hữu Nam.

Cô Hồng Lam, một giáo dân ở huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An đã tố cáo những hành động đê hèn, trắng trợn của các thành viên Hội Cờ đỏ khủng bố,đàn áp tinh thần của những người dân yêu nước. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Chiến lược cải cách tư pháp 2015 - 2020 đã và đang phá sản?!

27/10/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tù nhân nhân quyền Nguyễn Ngọc Gìa trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Cách đây hơn 13 năm, vào ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị ĐCSVN ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp 2005 - 2020.

Đã hơn 13 năm thực hiện, nhưng nhiều mục tiêu vẫn nguyên vẹn trên giấy như việc chuyển giao công tác thi hành án sang cho Bộ tư pháp. Đến nay việc chuyển giao vẫn không được thực hiện. Các trại giam giữ vẫn do Bộ Công an nắm giữ. Việc thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam vẫn giẫm chân tại chỗ vv…

Từ Sài Gòn, ông Nguyễn Ngọc Già – Tù nhân nhân quyền - đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành vài nét về 13 năm thực thi chiến lược cải cách tư pháp. Ông khẳng định “Chiến lược cải cách tư pháp 2015 - 2020 đã và đang phá sản”. Nội dung như sau – Mời quý vị cùng nghe

Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang thoái Đảng, ủng hộ GS Chu Hảo

27/10/2018 (VOA) - Nguyên Ngọc, đảng viên lão thành và là nhà văn nổi tiếng có tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa cho học sinh trung học Việt Nam, và Mạc Văn Trang, PGS-TS, nhiều năm làm việc ở Viện Khoa học-Giáo dục và có trên 54 năm tuổi Đảng, tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 26/10, để phản đối quyết định kỷ luật của Đảng đối với Giáo Sư Chu Hảo.

Quyết định này của ông Nguyên Ngọc, theo lời lý giải của ông trong tuyên bố thoái Đảng, có nguyên nhân trực tiếp là việc Tiến sỹ Chu Hảo, cựu thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, vừa bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng kỷ luật vì có những bài viết, phát ngôn trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng. [đọc tiếp]

Tuyên bố về kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đối với ông Chu Hảo

26/10/2018 Lão mà chưa an (Bauxite Việt Nam) - Báo chí vừa đưa tin, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra kết luận về ông Chu Hảo và đề nghị kỷ luật ông.

Lão mà chưa an tuyên bố như sau:

Phó Giáo sư Tiến sĩ khoa học Chu Hảo là một trí thức lớn của Việt Nam. Ông là một nhà khoa học tài ba trong lĩnh vực vật lý kỹ thuật. Ông đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng các viện nghiên cứu vật lý và khoa học hàng đầu của Việt Nam. Với tư cách Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, ông đã có những đóng góp to lớn vào việc hoạch định chính sách khoa học công nghệ, nhất là công nghệ truyền thông thông tin (ICT) ở Việt Nam, ông được dư luận và cộng đồng ICT Việt Nam đánh giá là một trong những người có công đầu đưa Internet vào Việt Nam.

Lão mà chưa an

- bày tỏ sự đoàn kết, trân trọng những hoạt động của ông Chu Hảo; chúc mừng ông được Đảng Cộng sản Việt Nam “vinh danh” như trên vì nó chỉ chứng tỏ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của chính những kẻ cầm quyền; những kết luận về ông Chu Hảo như trên chỉ chứng tỏ họ đã đi con đường ngược với dân tộc và với bản thân học thuyết của chính họ; [đọc tiếp]

GS. Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật vì ‘suy thoái tư tưởng chính trị’; trí thức phản ứng

25/10/2018 Khánh An (VOA) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đề nghị kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học-Công nghệ-Môi trường, vì cho rằng ông “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” khi xuất bản những cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng.

Thông tin này đã gây chấn động trong giới trí thức Việt Nam. Một nhà quan sát nói với VOA rằng với quyết định này, Đảng Cộng sản đã “dấn thêm một bước tự chôn mình”, trong khi một trí thức khác lo ngại sẽ “quá muộn” một khi “những cơn bão sự thật” ập đến. [đọc tiếp]

Bầu chủ tịch nước - Một màn kịch bi hài!

25/10/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Luật sư Lê Công Định trả lời phỏng  vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Ngày 23/10/2018, quốc hội cộng sản Việt Nam sau nhiều màn trình diễn đúng qui trình đã kết thúc màn kịch bi hài bầu chủ tịch nước. Trong số 477 ông bà nghị đảng cử dân bầu hiện diện có tới 476 vị bỏ phiếu bầu ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng làm chủ tích nước, chiếm tỷ lệ 99,79%.

Dư luận lề đảng thì cho đây là thể hiện đúng ý đảng, lòng dân

Dư luận trên mạng xã hội thì coi đây là một màn kịch bi hài “dân chủ đến thế là cùng”!

Từ Sài Gòn, luật sư Lê Công Định trả lới phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành, ông đã bình luận “Bầu chủ tịch nước - Một màn kịch bi hài!”. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Thủ tướng Pháp thăm Việt Nam đầu tháng 11/2018

23/10/2018 Anh Vũ (RFI) - Phủ thủ tướng Pháp, Điện Matignon, hôm qua 22/10/2018, thông báo, thủ tướng Edouard Philippe từ ngày 02 đến 04 tháng 11 sẽ tới thăm Việt Nam, tham dự hai sự kiện « kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm đối tác chiến lược » giữa hai nước.

Về lịch trình hoạt động của thủ tướng Edouard Philippe, Điện Matignon cho biết : Đến Hà Nội ngày 02/11 thủ tướng Pháp sẽ có các cuộc gặp với lãnh đạo Việt Nam. Hai hợp đồng kinh tế sẽ được ký nhân dịp này. [đọc tiếp]

Ông Trọng chính thức thành Chủ tịch nước với gần 100% phiếu bầu

23/10/2018 (RFA) - Ông Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào lúc 15 giờ ngày 23/10/2018 được Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu và chính thức trở thành tân Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

AFP loan tin ông Nguyễn Phú Trọng được bầu với 99,8%. Còn theo truyền thông trong nước dẫn công bố của Trưởng Ban Kiểm Phiếu thì có 477 trên tổng số 485 đại biểu quốc hội có mặt. Số phiếu phát ra là 477 và số phiếu đồng ý là 476, chỉ có 1 đại biểu không đồng ý.

Đoạn video trực tiếp trên Facebook Truyền hình Quốc hội Việt Nam dừng đột ngột không lý do lúc tân Chủ tịch nước Việt Nam cho hay ông “vừa mừng, vừa lo”, trong lúc nhiều tài khoản Facebook thả những biểu tượng cảm xúc phẫn nộ và biểu tượng mặt cười khi ông này phát biểu.

Đoạn video này sau đó bị xóa khỏi trang Facebook chính thức của Quốc hội Việt Nam. [đọc tiếp]

Vì sao CSVN phóng thích và trục xuất Mẹ Nấm

20/10/2018 Thiện Ý (VOA) - Việc phóng thích Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trước thời hạn, sau hơn hai năm thụ án phạt 10 năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước”, rồi đưa từ nhà tù ra sân bay Nội Bài Hà Nội trục xuất qua Hoa kỳ cùng mẹ già và hai con nhỏ vào ngày 17 -10-2018 vừa qua, đã không còn là một bất ngờ gây ngạc nhiên cho những ai từng quan tâm đến số phận nghiệt ngã của các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

Một khi “mãnh hổ dân chủ ” này đưa ra nước ngoài, tác dụng của các hoạt động đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hóa Việt Nam của họ dầu muốn dầu không sẽ suy yếu đi, không còn là hiểm họa cận kề.

Đó là chưa kể họ sẽ bị cô lập, tấn công, chụp mũ, nhục mạ thậm từ của chính những người quốc gia chống cộng thật mà cực đoan, đa nghi; hay chống cộng giả (Việt cộng nằm vùng) làm công tác “Đặc tình truyền thông” cho nhà cầm quyền Việt Nam. [đọc tiếp]

Slovakia-VN: Khủng hoảng trầm trọng hơn vì vụ Trịnh Xuân Thanh

20/10/2018 (BBC) - Quan hệ song phương Việt Nam-Slovakia "bị đóng băng" cho đến khi Slovakia nhận được lời giải thích khả tín từ Hà Nội về vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc về Việt Nam, hãng thông tấn nhà nước Slovakia TASR đưa tin hôm 19/10.

Theo TASR, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Boris Gandel nói rằng Bộ Ngoại giao Slovakia vẫn chưa nhận được câu trả lời từ phía Việt Nam sau cuộc họp giữa ngoại trưởng hai nước hồi tháng Chín tại New York.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Slovakia nhấn mạnh rằng cho đến giờ, những lời giải thích của chính quyền Việt Nam về cáo buộc nghiêm trọng liên quan đến vụ bắt cóc một công dân Việt Nam qua lãnh thổ Slovakia là không thỏa đáng. [đọc tiếp]

Slovakia tạm ngừng quan hệ với Việt Nam

20/10/2018 (VOA) - Quan hệ song phương Việt Nam-Slovakia sẽ bị đóng băng cho đến khi Slovakia nhận được lời giải thích khả tín từ Hà Nội về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Slovakia Boris Gandel nói với hãng thông tấn nhà nước TASR hôm 19/10, trong một phản ứng trước lời kêu gọi của đảng Tự do và Đoàn kết đối lập (SaS) đòi phải trục xuất đại sứ Việt Nam.

Theo lời phát ngôn viên Gandel, Bộ Ngoại giao Slovakia hiện vẫn chưa nhận được câu trả lời từ phía Việt Nam sau cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao hai nước ở New York gần đây. [đọc tiếp]

Báo Slovakia: Phái đoàn VN được đặc cách visa lên máy bay chở Trịnh Xuân Thanh

19/10/2018 (VOA) - Phát đoàn Việt Nam bay từ Slovakia sang Nga vào năm ngoái cùng với cựu lãnh đạo dầu khí Trịnh Xuân Thanh có một hộ chiếu không có visa của khối Schengen và đã được Slovakia đặc cách cho qua, nhật báo Denník N ở Slovakia đưa tin, dẫn lời khai chứng của một viên chức kiểm tra những hộ chiếu này.

Phái đoàn Việt Nam, dự kiến bay từ Bratislava tới Moscow, được nói là thiếu một visa Schengen trong một trong 12 hộ chiếu đưa cho quan chức kiểm soát biên giới Slovakia kiểm tra. Bộ Nội vụ Slovakia giải thích rằng một trong những thành viên của phái đoàn đánh mất hộ chiếu ngoại giao và bộ này đã đặc cách ngoại lệ cho hộ chiếu này, theo Denník N. [đọc tiếp]

Tôn trọng tuyệt đối quyết định của Mẹ Nấm: tại sao không!?

18/10/2018 Ánh Liên (VNTB) - Trưa ngày 17.10, người con can đàm của đất Việt và người tiên phong đấu tranh chống lại nạn bạo lực trong đồn công an, công lý cho môi trường và lợi quyền của những người yếu thế trong xã hội Việt Nam, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) đã lên chuyến bay đến nước Mỹ cùng với mẹ và người con của mình.

Cái giá phải trả là quốc gia Việt Nam tiếp tục mất mát những con người quý giá, dưới sự truy bức của thể chế chính trị.

Đối với phong trào đấu tranh trong nước, sự ra đi lần này của một nhà hoạt động nhân quyền tích cực, năng động như Mẹ Nấm là một tổn thất không nhỏ. Tuy nhiên, sự nhân bản của phong trào đòi quyền làm người tại Việt Nam lại chính là sự tôn trọng quyết định rất con người của từng cá nhân đấu tranh. Với Mẹ Nấm, đó là sự tôn trọng quyết định của chị và chia sẻ ước mơ lớn lao từ những người con của chị, người mẹ già của chị... về sự đoàn tụ gia đình.

Chúng ta không thể không run rẩy trước ước mơ cháy bỏng của bé Nấm, người con của Như Quỳnh trong một lá thư gửi cho bà Melania – Phu nhân của Tổng thống Mỹ Donald Trump. [đọc tiếp]

Càng an ninh mạng dân càng bất an

12/10/2018 Hoàng Xuân Phú (Prof. Dr. Hoang Xuan Phu) - "Quốc hội đã sáng suốt thông qua với tỷ lệ 86,86%." Đó là khẳng định của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri ở Hà Nội vào ngày 17/06/2018, về việc Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV biểu quyết thông qua Luật an ninh mạng.

Để có thể đánh giá mức độ "sáng suốt" của Quốc hội, ta hãy cùng nhau xem xét một số điểm vi hiến của Luật an ninh mạng số 24/2018/QH14 (phần 1) và hệ quả của chúng (phần 2). [đọc tiếp]

Trục Bắc Kinh - Matxcơva : Nỗi sợ lớn của phương Tây

12/10/2018 Thùy Dương (RFI) - Từ đầu những năm 2010, quan hệ Nga - Trung Quốc bước sang một trang mới. Hai nước đang xích lại gần nhau. Nhưng Nga - Trung đơn giản chỉ là đối tác hay là đồng minh vững chắc ? Theo các nhà quan sát, quan hệ Bắc Kinh - Matxcơva nửa là đối tác, nửa là đồng minh.

Trên đây là những nhận định trong bài viết « Trục Bắc Kinh - Matxcơva, nỗi sợ lớn của phương Tây » của nhà báo, nhà phân tích quan hệ quốc tế Fabien Herbert, chuyên gia về Nga và châu Á. [đọc tiếp]

Trung Quốc dùng sông Mêkông làm công cụ bành trướng tại Đông Nam Á

10/10/2018 (RFI) - Nhật Bản và 5 nước khu vực sông Mêkông (Việt Nam, Cam Bốt, Lào, Thái Lan, Miến Điện) ngày 09/10/2018 đã họp thượng đỉnh tại Tokyo để thúc đẩy một chính sách mới nhằm phát triển toàn vùng theo hướng kết nối khu vực, lấy trọng tâm là cư dân bên sông và bảo vệ môi trường. Dù không nói ra, nhưng đề án do Tokyo chủ trì là một nỗ lực nhằm hạn chế đà bành trướng của Trung Quốc trên vùng lục địa Đông Nam Á. Đài phát thanh Mỹ NPR ngày 06/10/2018 vừa qua đã có một bài phân tích chi tiết về điều được gọi là « Trung Quốc định hình lại sông Mêkông để tăng cường đà bành trướng – China Reshapes The Vital Mekong River To Power Its Expansion ». [đọc tiếp]

Khác biệt chính trị : Cộng sản-Xã hội; Tả-Hữu; Tiến bộ-Bảo thủ

11/10/2018 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong các cuộc tranh luận, một số từ  chính trị vì không hiểu rõ nên nhiều khi được sử dụng bừa bãi nhằm liệt kê người tranh luận vào thành phần mà mình muốn kết án nên đã tạo ra nhiều ngộ nhận đáng tiếc.

Cũng cùng theo đuổi „Chủ nghĩa xã hội“, nhưng giữa người Cộng sản và người Xã hội chủ trương thực hiện hoàn toàn khác nhau. Những người Xã hội thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa bằng con đường dân chủ-tự do thay vì độc tài-độc đảng như Cộng sản.

Các đảng tả được xem là tiến bộ trong khi các đảng hữu có lập trường bảo thủ trong các chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội. Dựa vào ý thức hệ và cương lĩnh chính trị Cộng sản và Phát xít bị liệt kê vào thành phần các chính đảng cực đoan. [đọc tiếp]

Vì sao nhà cầm quyền phải để Tiến sĩ Nguyễn Quang A đi Bỉ?

09/10/2018 Minh Quân (VNTB) - “Sáng nay 1 sĩ quan A67 gọi điện xin trao đổi 5 phút. Tôi từ chối gặp. Họ cứ đến nhà, người giúp việc mở cửa họ vào, bảo tôi có khách an ninh. Tôi từ chối tiếp. Vợ tôi nói cho họ về cách hành xử không thể chấp nhận được của họ. Rồi lên bảo tôi xuống tiếp họ vài phút. Họ thông báo họ sẽ không cản tôi đi Bỉ. Nhưng cứ dặn đi dặn lại xem lại hộ chiếu và chứng minh thư. (Rất nhiều lần). Tôi dở ra và đây TRÒ MÈO của họ Đây. Tôi sinh 1946 nhưng an ninh đã dùng bút mực chữa thành 49". - Tiến sĩ Nguyễn Quang A thuật lại trong status ‘Trò bẩn của an ninh đây’ trên facebook của ông vào buổi sáng 8 tháng Mười - ngày mà ông dự kiến sẽ lên máy bay đi Bỉ vào buổi tối cùng ngày. [đọc tiếp]

Tản mạn về quốc tang, đại tang

09/10/2018 Từ Thức (VNTB) - Trong vài ngày, hai đại tang, quốc táng. Đại tang đối với Đảng, bởi vì đối với dân, đó là những tin mừng. Chỉ cần vào mạng xã hội sẽ thấy cái vui mừng ấy nổ như pháo, như champagne. Một quốc gia người dân chúng vui mừng nghe tin lãnh tụ chết, người ta dễ tưởng tượng thực trạng cũng như tương lai của đất nước đó thế nào.

Như tất cả những người Cộng Sản, các ông Trần Đại Quang, Đỗ Mười đều hãnh diện khoe trong lý lịch là vô thần, nhưng khi chết, đột nhiên thấy cần Phật hơn là Marx. Nơi chín suối, Phật hình như có thẩm quyền hơn Đảng, Phật là Tổng Bí Thư. Hối lộ, phải hối lộ đúng chỗ. Bèn vội vàng, khẩn cấp quy y . Bèn vội vàng triệu tập hàng ngàn sư sãi quốc doanh tụng kinh, gõ mõ. Vẫn cái chiến lược lấy thịt đè người. [đọc tiếp]

"Tân Quốc xã đã có ở Cộng Hòa Dân Chủ Đức (Đông Đức)"

09/10/2018 Maximilian Rieger (Stern), Dũng Vũ dịch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Lời người dịch: "Nước Đức đang lộn xộn. Phong trào bài ngoại lên cao. Chưa bao giờ nước Đức cưu mang nhiều người tị nạn như bây giờ. Truyền thông loan tin tức xấu: nguời tị nạn hãm hiếp phụ nữ Đức, người tị nạn giết dân Đức. Gần đây một người Đức nữa bị người tị nạn sát hại tại Chemnitz (Đông Đức cũ). Dân chúng Đức và nhóm Tân Quốc xã đã tập hợp xuống đường. Phe cánh tả cũng biểu tình chống lại. Trên mặt báo, đầy tin tức: "Sachsen - Tân Quốc xã tấn công một nhà hàng Do Thái"; "Chemnitz, Köthen: 100 kẻ bịt mặt truy lùng người ngoại quốc". Thế nhưng tại sao nạn kỳ thị chủng tộc thường xảy ra tại Đông Đức, nơi tình hữu nghị anh em Xã hội Chủ nghĩa thường được người Cộng Sản đề cao tới tận mây xanh? Mời quý vị cùng đọc sau đây bài phỏng vấn nhà sử học Harry Waibel [đọc tiếp]

Những tội ác được thần thánh hóa

07/10/2018 Phạm Đình Trọng (Bauxite Việt Nam) - ... Nhà nước cộng sản ngày nay thực chất cũng chỉ là nhà nước phong kiến, chỉ khác là: nhà nước cộng sản không những học đòi tất cả những cái xấu xa, tệ hại của nhà nước phong kiến mà cái tệ hại phong kiến còn được cô đặc, nâng lên rất cao. Còn những nề nếp tốt đẹp của phong kiến thì người cộng sản không thể học được. ...

dù có hai năm danh nghĩa là Chủ tịch nhà nước cộng sản nhưng cuộc đời thật sự của ông cộng sản Trần Đại Quang là cuộc đời ông cò cảnh sát cộng sản. Và hơn sáu mươi ngàn mét vuông đất ruộng màu mỡ của dân cho năng suất lúa cao đã về tay ông từ thời ông còn làm cò cảnh sát. [đọc tiếp]

‘Quốc tang’ liên tiếp, gây thiệt hại kinh tế hàng chục triệu đô la

06/10/2018 (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 6 Tháng Mười, 2018, trong bối cảnh diễn ra ngày đầu của quốc tang cựu Tổng Bí Thư CSVN Đỗ Mười, mạng xã hội bàn tán rôm rả về những thiệt hại kinh tế do hai quốc tang diễn ra liên tiếp trong vòng mười ngày.

Luật Sư Ngô Ngọc Trai bình luận trên trang Facebook cá nhân: “Theo tôi thì cần sửa luật về tang lễ, giới hạn thu hẹp lại diện những trường hợp được quốc tang. Theo đó chỉ những người mất là lãnh đạo quốc gia đang đương chức và một số nhân vật lỗi lạc của đất nước nào đó mới tổ chức quốc tang mà thôi.” [đọc tiếp]

Vẫn còn dịp cho ông Trọng và các đồng chí thoát, và siêu thoát

06/10/2018 Thục Quyên (Danlambao) - ...Liệu cái chết của ông Trần Đại Quang có mở con đường cho ông Trọng và các đồng chí phe của ông thoát khỏi những cái kẹt chính trị hiện tại, và những tiếng kinh kệ của bao tăng ni có mạnh đủ để thức tỉnh họ lúc còn sống phải làm nhanh những hành động thiện để giải nghiệp ác, hầu siêu thoát lúc nhắm mắt?...

Những người Cộng sản VN đều ghi trong lý lịch họ không có tôn giáo. Thật sự có hay không thì phải quan sát đám tang của họ khi chết được tổ chức theo nghi lễ nào.  [đọc tiếp]

Tiếng kêu nghẹn ngào cho tự do ở Việt Nam

05/10/2018 David Hutt (Asia Times), Phương Thảo (VNTB) - Đảng Cộng sản cầm quyền đã đè bẹp các nhóm ủng hộ dân chủ, các nhóm nhân quyền bị đàn áp nói rằng họ đang biến Việt Nam thành một nhà tù khổng lồ.

Năm nay đã trở nên tồi tệ cho phong trào ủng hộ dân chủ Việt Nam, với ít nhất 50 nhà hoạt động bị bỏ tù và nhiều người trong số họ bị kết án nặng kể từ tháng Giêng.

Việc đàn áp không phải là ngẫu nhiên, mà đúng hơn là nhằm mục đích tháo dỡ mối liên hệ giữa các nhóm chính trị và các tổ chức đang ngày càng gia tăng thể hiện một thách thức đối với tính hợp pháp và thống trị của Đảng Cộng sản cầm quyền. [đọc tiếp]

Ông Lưu Văn Vịnh và 4 thành viên “ Liên minh dân tộc Việt Nam” bị tuyên phạt 57 năm tù

05/10/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hôm nay ngày 5/10/2018, tòa án thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 5 thành viên của tổ chức "Liên minh dân tộc Việt Nam" về cái gọi là tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo khoản 1 điều 79 bộ luật hình sự năm 1999.

Các nhà hoạt động bị đưa ra xét xử gồm các ông Lưu Văn Vịnh (SN 1967), Nguyễn Quốc Hoàn (SN 1977), Nguyễn Văn Đức Độ (SN 1975), Phan Trung (SN 1976), Từ Công Nghĩa (SN 1993). Theo cáo trạng họ bị truy tố vì đã có “hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trực tiếp thực hiện các hành vi thành lập tổ chức phản động mang tên "Liên minh dân tộc Việt Nam" với mục đích hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Trong vụ án này, ông Lưu Văn Vịnh bị coi là đóng vai trò chủ mưu cầm đầu tổ chức mọi hoạt động để thành lập tổ chức "Liên minh dân tộc Việt Nam"; đề ra mục tiêu, đường lối hoạt động cho tổ chức, vận động lôi kéo người vào tổ chức.

Tại phiên tòa cũng như quá trình điều tra, các ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn không thừa nhận sai phạm,

Hội đồng xét xử tuyên phạt ông Lưu Văn Vịnh mức án 15 năm tù, ông Nguyễn Quốc Hoàn 13 năm tù,ông Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm tù, ông Từ Công Nghĩa 10 năm tù và ông Phan Trung 8 năm tù. Cả 5 nhà hoạt động còn bị phạt quản chế 3 năm tại địa phương cư trú sau khi mãn hạn tù.

Sau khi phiên tòa kết thúc, luật sư Nguyễn Văn Miếng và chị Lê Thị Thập vợ nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần  Quang Thành như sau đây, mời qúy vị cùng nghe

Giải Nobel Hòa bình 2018 về tay những người đấu tranh chống bạo lực tình dục

05/10/2018 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ủy ban Nobel Na Uy công bố ngày thứ Sáu 05/10/2018 tại Oslo là giải Nobel Hòa bình năm nay được trao cho Nhà họat động nhân quyền Irak, cô Nadia Murad và bác sĩ Congo Denis Mukwege, vì cả hai bất chấp hiểm nguy đã dấn thân cho cuộc đấu tranh chống tội phạm chiến tranh và bạo lực đối với phụ nữ.

Cô Murad từng là nạn nhân của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Irak. Năm nay 25 tuổi, là một trong 3000 phụ nữ bị IS bắt làm nô dịch và cưỡng hiếp. Bác sĩ Mukwege là chuyên gia điều trị các thương tật do bị cưỡng hiếp tập thể và là nhà hoạt động chống bạo lực tính dục. [đọc tiếp]

Asia Times : Mọi quyền lực ở Việt Nam vào tay ông Trọng

04/10/2018 Thanh Phương (RFI) - Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm nhiệm chức chủ tịch nước, một sự củng cố quyền lực chưa từng có, đưa ông trở thành một Tập Cận Bình của Việt Nam. Đó là nhận định chung của Asia Times trong một bài viết đăng trên mạng ngày 04/10/2018.

Sau khi ông Trần Đại Quang qua đời ngày 21/09, vào tối 03/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nhất trí quyết định người thay thế ông Quang sẽ là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vốn đã là nhân vật có thế lực nhất ở Việt Nam hiện nay. [đọc tiếp]

Việt Nam trả lời quốc tế về việc tiến cử ông Trọng vào chức Chủ tịch nước

04/10/2018 (VOA) - Việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu để Quốc hội bầu vào chức Chủ tịch nước là “theo quy định của Hiến pháp, nguyện vọng của cử tri và người dân”, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói trong cuộc họp báo vào chiều 3/10.

Trước đó trong ngày, ông Trọng là ứng cử viên duy nhất được Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý 100% giới thiệu cho Quốc hội, mà báo chí quốc tế gọi là “nghị gật”, bầu vào chức Chủ tịch nước trong kỳ họp tới, khai mạc vào ngày 22/10. [đọc tiếp]

Việt Nam tuyên bố quốc tang 2 ngày nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười

04/10/2018 (RFA) - Tang lễ nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười sẽ được tổ chức theo nghi thức quốc tang trong 2 ngày 6-7/10/2018. Theo đó, công sở, nơi công cộng phải treo cờ rủ và tạm ngưng các hoạt động vui chơi giải trí trên khắp cả nước.

Đây là nội dung trích từ thông báo của Ban Lễ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, được truyền thông trong nước loan đi vào ngày 4 tháng 10. [đọc tiếp]

Ông Robert Kalinak khẳng định không dính líu vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

03/10/2018 (RFA) - Cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, ông Robert Kalinak, khẳng định rằng ông không hề dính líu vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh từ Đức rồi đưa qua ngã Slovakia về Việt Nam.

Hãng thông tấn Slovakia TASR vào ngày 2 tháng 10 loan tin vừa nêu dẫn một bình luận mà ông Robert Kalinak viết trên mạng xã hội. Theo đó, ông này viết rằng nếu việc bắt cóc được xác định là phía ông có liên quan bởi Việt Nam lợi dụng lòng hiếu khách thì điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về ngoại giao. [đọc tiếp]

Phim phóng sự của Đài RTV Slovakia về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

02/10/2018 Hiếu Bá Linh (Dân Luận) - Cách đây gần 1 tháng, hôm 7/09/2018 Đài phát thanh và truyền hình RTV của Slovakia đã đến văn phòng Thoibao.de tại Berlin quay phim phỏng vấn về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Trong dịp này, phóng viên Slovakia cũng đã phỏng vấn luật sư Nguyễn Văn Đài qua điện thoại, ông kể lại câu chuyện thấy Trịnh Xuân Thanh bị đưa vào nhốt cùng trại giam B14 ở Hà Nội và ông Thanh bị thương ở chân, đi lê lết.

Đoàn làm phim của Đài RTV Slovakia cũng đã quay phim nhiều nơi ở Berlin và đến văn phòng phỏng vấn bà Isabel Schlagenhauf, luật sư của Trịnh Xuân Thanh, “Người ta có thể làm gì được trong một cuộc hội đàm kéo dài chỉ có 40 phút? Thời gian để ăn trưa và để thông dịch cũng không đủ“, bà Schlagenhauf nhận định như thế về cuộc họp ở khách sạn Borik chỉ là bình phong để đưa thân chủ của bà về nước. [đọc tiếp]

Slovakia khởi tố vụ án dùng chuyên cơ chính phủ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

02/10/2018 (RFA) - Công tố viện Slovakia đã quyết định khởi tố vụ án dùng chuyên cơ chính phủ Slovakia đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen. Truyền thông Slovakia loan tin vừa nêu hôm 1/10.

Tin nêu rõ, với tư cách là những nhân chứng, hai cảnh sát Slovakia hộ tống phái đoàn công an cấp cao Việt Nam do ông Bộ trưởng Tô Lâm dẫn đầu, đã khai rằng họ đã nhìn thấy một người đàn ông Việt Nam, có lẽ là Trịnh Xuân Thanh, bị kéo lết lên chuyên cơ của chính phủ Slovakia. [đọc tiếp]

Vài ấn tượng của tôi về Đỗ Mười

01/10/2018 Tác Giả: Nguyễn Thu (Đàn Chim Việt) - Đồng chí không những xuất thân từ một anh hoạn lợn (thiến heo), mà còn là một anh hoạn lợn tay nghề vụng về, có lần làm chết lợn nhà người ta, bị bắt đền, phải tháo chạy.

– Đồng chí là kiến trúc sư của công cuộc cải tạo tư sản ở miền Nam sau 1975, xoá bỏ mọi tàn tích của hòn ngọc Viễn Đông một thuở, tích cực góp phần tập cho dân chúng miền Nam biết ăn bo bo thay cơm. [đọc tiếp]

Cựu đại sứ VN tại Mozambique bị cáo buộc tiếp tay buôn lậu ngà voi

29/09/2018 (VOA) - Cựu đại sứ Việt Nam tại Mozambique Nguyễn Văn Trung được nêu tên là người giúp móc nối những kẻ buôn lậu ngà voi người Việt với các quan chức cao cấp trong lực lượng cảnh sát và hải quan của quốc gia Châu Phi này, cũng như báo động cho họ khi họ bị nhà chức trách nhắm mục tiêu, theo một báo cáo được công bố hồi gần đây.

Bản báo cáo của Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA), một tổ chức phi chính phủ ở Anh chuyên điều tra và vận động chống lại tội phạm và lạm dụng về môi trường, phơi bày hoạt động của những đường dây vận chuyển và buôn bán ngà voi bất hợp pháp từ Châu Phi và tiết lộ danh tính của những cá nhân người Việt tham gia trong hoạt động này. [đọc tiếp]

Tại Liên Hiệp Quốc, Mỹ nhường sân chơi cho Trung Quốc

28/09/2018 Thanh Hà (RFI) - Mỹ rút lui khỏi nhiều định chế đa quốc gia để nhường sân chơi lại cho Trung Quốc. Khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 73 liệu có tạo cho Bắc Kinh thêm một cơ hội nữa để áp đặt một mô hình thế giới đa cực mới ?

Mỹ đã ra khỏi Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương TPP (tháng 1/2017), từ bỏ thỏa thuận khí hậu Paris, rút lui khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, chia tay tổ chức UNESCO hay quyết định hôm 19/06/2018 quay lưng lại với Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ... Gần đây nhất là khả năng trừng phạt Tòa Án Hình Sự Quốc Tế đã được cố vấn an ninh của Nhà Trắng, John Bolton nêu lên.

Trong lúc nước Mỹ của Donald Trump liên tục để lại những chiếc ghế trống ấy, thì Bắc Kinh tận dụng thời cơ để chen chân vào bằng nhiều cách. [đọc tiếp]

Ông Phạm Bình Minh đang ở đâu?

28/09/2018 Bùi Quang Vơm (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngoại trưởng Slovakia, Miroslav Lajcak, trong cuộc tiếp xúc với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh hôm thứ Ba 25/09, bên lề Đại hội đồng Liên hiệp quốc lần thứ 73 tại New York, đã hầu như chỉ đề cập đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Ông này cho rằng những giải thích của Việt Nam đối với các nghi vấn nghiêm trọng trên lãnh thổ Slovakia liên quan tới vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, cho đến nay, là không thỏa đáng.

Ông Miroslav Lajcak nói: "Nếu quý vị tiếp tục nói rằng quý vị không lạm dụng lòng hiếu khách của chúng tôi và công dân bị bắt cóc của quý vị không có mặt trên chuyến phi cơ của chính phủ Slovakia, thì tôi yêu cầu quý vị hãy đưa ra lời giải thích không sai sót về việc quý vị đã đưa ông ta từ Đức về Việt Nam bằng cách nào". [đọc tiếp]

Slovakia vẫn đang 'điều tra' vụ Trịnh Xuân Thanh

28/09/2018 (BBC) - Ngoại trưởng Miroslav Lajcak trước khi sang New York dự Đại hội đồng Liên hiệp quốc có cuộc trả lời phỏng vấn với Pravda, tờ báo tư nhân của Slovakia, và kênh truyền hình TabletTV, về vấn đề Trịnh Xuân Thanh và quan hệ của Bratislava với Hà Nội xoay quanh vụ này.

Trong cuộc trò chuyện không được nêu rõ thời gian và địa điểm thực hiện, được Pravda công bố hôm 20/9, ông Lajcak nói rằng ông sẽ gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bên lề kỳ họp Đại hội đồng để nói về vụ "bắt cóc Berlin" và nói rằng cuộc gặp đó "sẽ không thân thiện, cũng không dễ chịu gì".

Hôm thứ Hai 24/09, Bộ trưởng Nội vụ sau cuộc gặp với người tương nhiệm phía Đức tại Berlin tuyên bố cuộc điều tra vụ 'bắt cóc ở Berlin' sẽ tiếp tục, trang tin Smer của Slovakia nói. [đọc tiếp]

Ngoại trưởng CSVN ‘ê chề’ khi gặp ngoại trưởng Slovakia

27/09/2018 (Người Việt) - New York (NV) – Nếu chỉ đọc phần tường thuật của báo Việt Nam, người ta sẽ không biết được nỗi ê chề của Bộ Trưởng Ngoại Giao CSVN Phạm Bình Minh khi gặp người đồng cấp Slovakia trong khuôn khổ Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 73 ở New York.

bản tin bằng tiếng Anh đề ngày 26 Tháng Chín của TASR, hãng thông tấn nhà nước Slovakia cho biết: “Cuộc gặp giữa hai ngoại trưởng tập trung vào chủ đề chính là vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức, trong đó chính quyền Việt Nam bị cáo buộc lợi dụng, theo một số bằng chứng, lãnh thổ Slovakia và mượn máy bay của chính phủ Slovakia để chở ông Thanh qua Nga (trước khi đưa về Hà Nội trên một chuyến bay khác). Ông Lajcak mạnh mẽ lên án hành động này, nói rằng đó là hành vi vi phạm cơ bản luật pháp quốc tế và lạm dụng hệ thống Schengen, gây tác động tiêu cực đến quan hệ Việt Nam-Slovakia.” [đọc tiếp]

Lời chia buồn với ông Chủ tịch

26/09/2018 Bùi Quang Vơm (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng cộng sản, người ta đã biết từ lâu rằng, không có một cái gì nằm ngoài “quy trình”, nghĩa là mọi cái đều phải đúng trình tự mà đảng muốn và đảng xếp đặt trước. Ngay cả cái chết.

Rất nhiều cái chết của lãnh đạo được nghi là có thiết kế trước. Nhiều lắm, không kể hết được, vài cái tên như đại tướng Chu Văn Tấn, trung tướng Nguyễn Bình, đại tướng Hoàng Văn Thái, đại tướng Lê Trọng Tấn..., cả cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Gần đây, chuyện chết của ông Nguyễn Bá Thanh, ông Phạm Quý Ngọ, hay như chuyện chết hụt của ông Phùng Quang Thanh đều có dáng dấp của một kịch bản soạn trước.

Ông Quang chết vào 10h05 ngày 21/09/2018, nhưng người ta đã biết rằng ông sẽ chết từ rất lâu rồi. [đọc tiếp]

Phải nghĩ gì về các bố già ?

25/09/2018 - Từ Thức (tuthuc-paris-blog) - Hai bloggers Nguyễn Hồng Nguyên và Trương Đình Khang đã bị lôi ra tòa, lãnh án 2 và 1 năm tù ở về tội viết facebook ‘’ xúc phạm đến uy tín, danh dự và nhân phẩm của lãnh đạo ‘’.

Vấn đề là lãnh đạo có uy tín, danh dự, nhân phẩm không, để bị xúc phạm ?

Không thể xâm phạm, làm hư hại một cái gì không có thực, không hiện hữu. Không thể nói thời gian đã tàn phá nhan sắc Thị Nở.

Với luật An ninh mạng, bất cứ ai cũng có thể ngồi chơi xơi nước nhà tù. Tất cả tùy sự suy diễn của cái gọi là tòa án nhân dân. Và tòa án nhân dân suy nghĩ theo lệnh của lãnh đạo. [đọc tiếp]

Chết theo chỉ đạo?

24/09/2018 Nguyễn Tường Thụy (Blog rfavietnam) - Ngay trong ngày ông Trần Đại Quang qua đời, 21/9/2018, trên mạng xã hội xuất hiện một công văn được cho là của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình (quê hương ông Trần Đại Quang).

Tôi đã biết đến nhiều văn bản lạ của các cơ quan hành chính từ trung ương tới cơ sở nhưng chưa thấy công văn nào mà trình độ soạn thảo kém cỏi đến như vậy.

"Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình, đồng chí Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần vào lúc 10h05, ngày 21/9/2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108...":

Cứ theo đúng văn phạm mà hiểu thì rõ ràng Ban Thường vụ tỉnh ủy Ninh Bình chỉ đạo cho ông Trần Đại Quang... chết. [đọc tiếp]

Cái chết của ông Trần Đại Quang dưới khía cạnh Y khoa

24/09/2018 T.K. Tran (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sau nhiều tháng hoài nghi với những tin đồn xa gần, những vắng mặt bất thường, bây giờ dân  Việt Nam mới được biết ông Chủ tịch nước là quả thực đã lâm trọng bệnh. Người dân chỉ được biết sau khi ông đã từ trần.

Chỉ vài ngày trước cái chết, ông có đủ sức khỏe để tiếp quốc khách, ông còn dự một phiên họp nội bộ Đảng ngày hôm trước. Cái chết bất ngờ, không liệu trước của ông: đã làm dấy lên trong công luận những nghi vấn về nguyên do cái chết. „Người ta“ đã thanh toán ông Quang? „người ta“ là ai mà dám giết cả Chủ tịch nước? Hay là cái chết của ông chẳng hề kịch tính...

Phải chăng ông  Quang đã chết  do máu chảy không ngừng trong não (tai biến mạch máu não) vì cơ thể thiếu tiểu cầu, do đã bị bệnh máu ác tính? [đọc tiếp]

Chết trong lòng dân

22/09/2018 Phạm Đình Trọng (Danlambao) - Đọc tin ông lớn Trần Đại Quang, Chủ tịch nước chết vì căn bệnh hiểm sáng 21.9.2018, tôi cứ nghĩ đến những cái chết tức tưởi, đau đớn của hàng trăm người Dân trên đường phố, trong trụ sở công an, trong trại tạm giam bởi những cú ra đòn tàn độc của công an thời ông Trần Đại Quang làm Bộ trưởng bộ Công an.

Hàng trăm người Dân bị công an đánh chết vô cùng man rợ mà ông Bộ trưởng Công an vẫn dửng dưng rũ bỏ trách nhiệm, vẫn ham hố công danh, miệt mài leo lên tới chức Chủ tịch nước, tột đỉnh quyền lực. Hành xử đó là sự thách thức lương tâm con người của kẻ không còn liêm sỉ, không còn tính người. Đó là cái ác. [đọc tiếp]

Cái chết của ông Trần Đại Quang và 'các đồng chí khác'...

21/09/2018 Võ Thị Hảo (Blog RFA) - Ông Trần Đại Quang đã chết vào sáng 21.09.2018…Tin từ UB bảo vệ sức khỏe TƯ nói rất mập mờ: ‘đồng chí đã mắc loại virus hiếm và độc hại, trên thế giới chưa có thuốc chữa’, đưa về cái chết của ông trước khi nhà nước tung ra cáo phó.

Điều lạ là rất ít người ngạc nhiên về cái chết của ông. Lâu nay đã có vô số lời đồn đoán rằng ông đã bị vô hiệu hóa và đầu độc theo kiểu Nguyễn Bá Thanh trước đây. Đúng sai không rõ, nhưng những dịp ông vắng mặt dài ngày đi chữa bệnh ở Nhật đã được những trang ‘lề dân’ đưa tin, dù báo chí chính thống im bặt. [đọc tiếp]

Từ bán đảo Triều Tiên đang tiến tới hòa bình, hòa giải thống nhất nghĩ về Việt Nam chiến tranh huynh đệ tương tàn do cộng sản gây nên

21/09/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) -  Luật sư Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Từ 18 đến 20/9/2018, tại Bình Nhưỡng, thủ đô nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh liên Triều.

Cuộc gặp giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn quốc Moon Jae-in lần này, vốn không chỉ được xem là cơ hội lịch sử hiếm hoi để Hàn Quốc và Triều Tiên cải thiện quan hệ, mà còn cho thấy rõ quyết tâm cũng như nỗ lực chung của hai bên hướng tới hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên bất chấp những thử thách và khó khăn phía trước.

Đối với những người dân Hàn Quốc và Triều Tiên vốn luôn trông đợi một kỷ nguyên quan hệ hòa bình giữa hai bên, thì cuộc gặp giữa Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Kim Jong-un lần này thực sự là cơ hội vàng để hai bên hóa giải những bất đồng trong quá khứ, cùng nhau thiết lập mối quan hệ tốt đẹp hơn -   Hòa bình và thịnh vượng.

Trong bài phát biểu dài 7 phút trước hàng vạn người dân Bình Nhưỡng. Tổng thống Moon Jae-in nói “"Tôi đề nghị chúng ta nên chấm dứt hoàn toàn 70 năm thù địch và có bước tiến lớn hướng tới hòa bình để lại trở thành một dân tộc"

Từ bán đảo Triều Tiên đang tiến tới hòa bình, hòa giải thống nhất nghĩ về Việt Nam thống nhất trong chiến tranh huynh đệ tương tàn do cộng sản gây nên, luật sư Lê Công Đinh đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành như sau – Mời quí  vị cùng nghe

Bức ảnh hay nhất năm 2018 về mối quan hệ giữa hai nước Đức – Việt

20/09/2018 Hiếu Bá Linh (Tiếng Dân) - Hơn 9 tháng đã trôi qua và buổi lễ kỷ niệm Quốc khánh tối hôm qua (18/9/2018) tại Berlin có dấu hiệu nào cho thấy quan hệ giữa 2 nước Đức-Việt đã được hàn gắn, đã trở lại bình thường chưa? Hay là vẫn còn đang “đóng băng”? Thực trạng mối quan hệ giữa hai nước Đức – Việt hiện nay như thế nào?

chính phủ Đức chỉ cử một đại diện cấp thấp với chức vụ “Abteilungsleiterin” (Trưởng phòng hay Vụ trưởng) đến tham dự một Quốc Lễ của Việt Nam. Chức vụ của bà Ina Lepel chỉ là Vụ trưởng châu Á-Thái Bình Dương trong Bộ Ngoại giao Đức. [đọc tiếp]

Hiến đất

20/09/2018 Từ Thức (FB Từ Thức) - Một người Pháp kể chuyện gặp một ông VN ở Thụy sĩ. Ông này quê mùa, ăn uống nhồm nhoàm, nói lớn như giữa chợ , trong một khách sạn sang trọng khiến mọi người khó chịu , nhưng khách sạn hết sức chiều chuộng. Vì là khách sộp, uống rượu đắt tiền như uống nước lã. Mua sắm loạn cào cào, thí dụ mua một cái đồng hồ Philippe Patek gần 200 ngàn dollars , như ta mua một ký khoai tây.

Anh bạn hỏi : nghe nói VN là một xứ nghèo, tiền bạc đâu ra khủng khiếp như vậy ?

Rất khó giải thích cho những người bình thường chuyện VN [đọc tiếp]

Tự do không hề miễn phí

19/09/2018 FB Đỗ Ngà (Tiếng Dân) - Các bạn có biết, Việt Nam có bao nhiêu cơ quan báo chí không? Hiện này cả nước có 858 cơ quan báo in, 105 báo điện tử. Toàn bộ 64 tỉnh và thành phố của Việt Nam, mỗi tỉnh đều có ít nhất 1 đài phát thanh và 1 đài truyền hình. Vậy tính ra thêm 128 cơ quan phát thành và truyền hình địa phương. Trung ương còn có VTV.

Như vậy tổng số cơ quan báo chí các loại là 1092 với hàng vạn nhân viên. Nhưng tất cả những tờ báo này đều quy về một tổng biên tập duy nhất.

Tiếng nói người dân bị bóp nghẹt như thế. Tiếng nói trên truyền thông không, tiếng nói trong nghị trường cũng không. Vậy làm gì để tiếng nói của sự thật lan toả? Chỉ còn mỗi người trong chúng ta nỗ lực truyền tải. Sự thật bị chặn đủ đường nên khai dân trí phải chấp nhận sự chuyển biến chậm chạp. [đọc tiếp]

Một chính quyền quái gở

19/09/2018 Phạm Đình Trọng (Tiếng Dân) - Người dân lương thiện nặng lòng với vận nước hưng vong, chỉ đơn độc, lặng thầm và ôn hòa bộc lộ chính kiến trên Facebook và tham gia biểu tình đòi giữ gìn môi trường trong lành của đất nước thì bị tòa án nhà nước cộng sản kết tội lật đổ chính quyền nhân dân và bị kết án 14 năm tù dù không có bất cứ bằng chứng nào về tội lật đổ.

Cả một đám thanh niên hư hỏng xài ma túy bị ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện cấp cứu thì lập tức phó chủ tịch Hà Nội kéo cả bộ sậu một đám giám đốc sở, giám đốc Y tế, giám đốc Lao động Thương binh Xã hội vội vã đến bệnh viện, vồ vập, ân cần, trìu mến thăm hỏi. [đọc tiếp]

Bác Dương Danh Dy và tôi

19/09/2018 Nguyễn Xuân Diện (FB Nguyễn Xuân Diện) - Tin bác Dương Danh Dy qua đời mà im ắng quá. Cho đến 16h chiều nay, khi linh cữu bác đã rời khỏi nhà tang lễ bệnh viện 354 để tiếp tục hành trình về nơi an nghỉ cuối cùng mà không thấy tờ báo nào của VN đưa tin. Sao vậy? Rất dễ hiểu, vì bác là người không ưa gì Trung Quốc, - người "anh", hay là "bố" của Việt Cộng.

Bác Dương Danh Dy là người đầu tiên đưa Hồi ký Trần Quang Cơ lên internet. Ông cũng là nhà ngoại giao đầu tiên viết lên báo quốc tế BBC về Hội nghị Thành đô - 1990, nhờ đó mà chúng ta biết được ít nhiều về cái cuộc "đi đêm" giữa Việt Cộng và Trung Cộng, mà cho đến nay cả hai bên đều không hé lộ chút gì mang tính chính thống. [đọc tiếp]

‘Người Việt Nam hiểu Trung Quốc nhất’ qua đời lặng lẽ

19/09/2018 (VOA) - Dương Danh Dy, nhà ngoại giao và nghiên cứu của Việt Nam, được biết đến như là một trong những người hay chỉ trích Trung Quốc, qua đời "lặng lẽ" hôm 18/9.

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện của viện Hán-Nôm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam cho VOA biết rằng tang lễ của ông Dy diễn ra chiều ngày 19/9

“Tin về việc qua đời của nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu độc lập, chuyên gia về Trung Quốc Dương Danh Dy mất rất là im ắng. Sự qua đời lặng lẽ và tính cho tới tận chiều nay (19/9) khi mà linh cữu của ông đã rời khỏi nhà tang lễ rồi, tức là đi an táng rồi, mà vẫn không có một bài báo nào trên báo chí nhà nước.”

Điều này cho thấy người ta “có một e ngại gì khi nhắc đến ông Dương Danh Dy, một người vốn không ưa gì Trung Quốc,” theo TS Diện, một người từng nhiều lần tiếp xúc với ông Dy. [đọc tiếp]

Chiến tranh Việt Nam: miền Bắc thắng nhờ lợi dụng lòng dân?

19/09/2018 (VOA) - Đấu tranh chính trị để xây dựng chính nghĩa cho mình và đả phá chính nghĩa của Sài Gòn, kế sách này đã giúp Hà Nội tập hợp sự ủng hộ của người dân Việt Nam không chỉ ở miền Bắc mà cả một bộ phận ở miền Nam, cùng lúc làm lay chuyển sự ủng hộ của dân Mỹ đối với cuộc chiến. Đó là một trong những nguyên nhân then chốt giúp Bắc Việt giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, theo các học giả Mỹ và Việt Nam tại một hội thảo mới đây ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ.

Trong khi đó, chính quyền Sài Gòn lại chật vật tranh thủ sự ủng hộ của người dân, đối mặt với sự chia rẽ trong dư luận, bị nghi ngờ về tính chính nghĩa của mình ở cả trong nước và trên trường quốc tế, cũng theo các ý kiến tại hội thảo có tiêu đề: ‘Nhìn lại Chiến tranh Việt Nam’ do Tập hợp vì Dân chủ cho Việt Nam (ADVN) tổ chức tại Cơ quan Văn khố Quốc gia Mỹ hôm 14/9. [đọc tiếp]

Hội thảo “Nhìn lại Chiến tranh Việt Nam”: Cộng sản Việt Nam thật sự hoàn toàn chiến thắng?

17/09/2018 Hòa Ái (RFA) - Một hội thảo với chủ đề “Nhìn lại Chiến tranh Việt Nam” vừa được tổ chức tại Viện Bảo tàng Lưu trữ Quốc gia (National Archives Museum) ở thủ đô Washington trong trung tuần tháng 9.

Buổi hội thảo diễn ra trong một ngày với sự tham dự của khoảng gần 250 người. 15 diễn giả lần lượt trình bày và thảo luận các vấn đề

Một số vấn đề trong cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn còn là đề tài gây tranh cãi được các diễn giả cùng khách tham dự thảo luận sôi nổi và thẳng thắn [đọc tiếp]

Nợ công – Gánh nặng đè lên vai người dân

14/09/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Kỹ sư Nguyễn Trang Nhung trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Hiện tình Viêt Nam ngày nay người dân phải oằn lưng đóng thuế để nuôi 2 bộ máy cai trị song trùng: Đảng và nhà nước. Đó là chưa kể các hội, đoàn tay sai bám theo ngốn ngân sách cũng hàng chục tỷ USD.

Thuế chồng lên thuế để trả nợ công ngày càng cao và kéo dài, đẩy người dân lao động vào cuộc sống ngày càng cực khổ, điêu dứng.

Từ Sài Gòn, kỹ sư trẻ Nguyễn Trang Nhung đã có cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành về hiện trạng nợ công ở Viêt Nam đang là gánh nặng đè lên vai người dân. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Ông Nguyễn Trung Trực, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị kết án 12 năm tù

12/09/2018 (Tiếng Dân Việt Media) - Trong phiên tòa sơ thẩm sáng nay 12/5/2018, tòa án tỉnh Quảng Bình đã kết án ông Nguyễn Trung Trực 12 năm 5 năm quản chế vì tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" theo điều 79  bộ hình luật Việt Nam

Trước đó, phiên xử ông Nguyễn Trung Trực được thông báo diễn ra hôm 17 tháng 8 nhưng đã bị hoãn bất ngờ. Ông Nguyễn Trung Trực bị bắt vào tháng 8  năm 2017, [đọc tiếp]

Việt Nam thu hồi sách Gạc Ma- Vòng tròn bất tử

11/09/2018 (RFA) - Truyền thông trong nước vào ngày 11 tháng 9 loan tin Cục Xuất bản, In và Phát hành thuộc Bộ Thông tin- Truyền thông có công văn gửi cho các Sở Thông tin- Truyền Thông các tỉnh, thành trong cả nước yêu cầu rà soát và thu hồi toàn bộ cuốn sách “Gạc Ma- Vòng tròn bất tử” của nhà xuất bản Văn Học. do tướng Lê Mã Lương chủ biên.

Lý do thu hồi được cho biết sách ‘Gạc Ma – Vòng tròn bất tử’ có một số nội dung không chính xác.

Sách ‘Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử’ được thực hiện từ năm 2014 kể lại câu chuyện về 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam bị thảm sát vào sáng ngày 14/3/1988 trên bãi đá san hô Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa trong trận chiến giữ đảo của các chiến sĩ Việt Nam trước những cuộc tấn công chiếm đảo của quân đội Trung Quốc. [đọc tiếp]

Việt Nam mua hơn một tỉ đô la vũ khí Nga

09/09/2018 Trọng Thành (RFI) - Chính quyền Hà Nội vừa quyết định đặt mua nhiều vũ khí và dịch vụ quân sự của Matxcơva, với tổng trị giá hơn một tỉ đô la Mỹ.

Theo trang mạng Singapore Channel News Asia, quyết định mua thêm vũ khí của Nga được phía Việt Nam đưa ra trong chuyến công du Nga trong tuần vừa qua, của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam. Một thông báo được đưa ra hôm 07/09/2018 - sau cuộc hội kiến giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng - khẳng định Hà Nội và Matxcơva sẽ « tiếp tục phát triển các hợp tác quân sự ». [đọc tiếp]

Nga muốn thắt chặt an ninh, quân sự với Việt Nam

08/09/2018 (VOA) - Hôm 6/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Nga muốn thắt chặt mối quan hệ an ninh, quân sự với Việt Nam.

Reuters trích nguồn tin từ Thông tấn Nga RIA cho biết trong cuộc gặp với Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại thành phố cảng Sochi, Tổng thống Nga Putin nói rằng Moscow muốn thắt chặt hơn nữa về quan hệ an ninh và quân sự với Hà Nội. [đọc tiếp]

Công bố 'nhiều sai phạm' trong quy hoạch KĐT Thủ Thiêm

08/09/2018 (BBC) - Kết luận của Thanh tra chính phủ công bố tối 7/9 về Khu đô thị (KĐT) mới Thủ Thiêm cho hay có nhiều sai phạm trong quy hoạch và đền bù, theo truyền thông Việt Nam.

Cuộc thanh tra được tiến hành trong hai tháng, từ 15/5 - 11/7, việc 'hoàn thiện và lấy ý kiến các bên' diễn ra hai tháng sau đó, trước khi được công bố chính thức.

Việc xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm bị đình trệ do người dân khiếu nại kéo dài, hàng trăm người có nhà bị thu hồi sống trong cảnh tạm bợ 20 năm qua, theo truyền thông Việt Nam. [đọc tiếp]

Dùng thông minh nhân tạo để kiểm soát toàn dân

07/09/2018 Nguyên tác: Kai Strittmatter (Süddeutsche Zeitung), Chuyển ngữ: Nguyễn Văn Vui (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Công ty Sensetime ở Bắc Kinh thu vào được cả thảy 600 triệu đô la Mỹ để phát triển công nghệ trí thông minh nhân tạo. Ngành này đóng một vai trò trung tâm trong chiến lược của nhà nước. Trong thực tế, sự nổi lên của Sensetime - và nhiều công ty khởi nghiệp khác trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo - không thể có được nếu không có những tham vọng của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Đối với đảng Cộng sản TQ, thì công nghệ trí thông minh nhân tạo có một hứa hẹn vô cùng hấp dẫn: Đó là sự kiểm soát nhân dân một cách toàn diện. [đọc tiếp]

Vụ Michael Nguyễn: Dân biểu Mỹ cảnh báo sẽ có hậu quả đối với Việt Nam

06/09/2018 (VOA) - Hai dân biểu Hoa Kỳ vừa lên tiếng kêu gọi quốc hội Mỹ hành động để gây áp lực với Việt Nam đòi trả tự do cho một công dân Mỹ đang bị giam giữ ở TP HCM và cảnh báo sẽ có hậu quả nếu Hà Nội ngược đãi công dân của họ.

Michael Nguyễn, một cư dân Quận Cam ở bang California, bị bắt giữ ngày 6/7 trong khi đang thăm gia đình ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam nói họ đang giam giữ công dân Mỹ này để điều tra về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 109 của Bộ Luật hình sự 2015. [đọc tiếp]

'Chúng tôi có một bổn phận là viết về quê hương'

05/09/2018 Quốc Phương (BBC) - Nói về những điều mà người ở trong nước 'không thể nói được' là một trong những may mắn của chúng tôi và đó còn là một 'bổn phận', một nhà báo tự do và blogger người Việt từ Paris nói về công việc viết lách của mình với BBC Tiếng Việt.

Nhà báo, blogger Từ Thức nói với BBC về những chủ đề mà ông quan tâm khi viết báo và blog: "Mỗi một người phải đóng góp một cái gì cho đất nước, chúng tôi không có ở trong nước, chúng tôi không trực tiếp đóng góp được như những người ở trong nước, thì việc mà chúng tôi có thể đóng góp được là thứ nhất gửi thông tin về".

Blogger Bùi Quang Vươm, cựu Đảng viên Cộng sản Việt Nam,  chia sẻ: "Tôi ra đi, nhưng nguyện vọng của tôi vẫn là quay trở về đất nước của tôi, mà quay trở về là để tìm cách xây dựng đất nước của tôi theo ước vọng của tôi, cho nên có những cái mà tôi bức xúc trong người". [đọc tiếp]

Lưu hành đồng tiền Trung quốc tại các tỉnh biên giới Việt Trung là vi phạm chủ quyền quốc gia ?!

04/09/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tiến sĩ Nguyễn Quang A trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Theo Thông tư 19 của Ngân hàng nhà nước kể từ ngày 12/10/2018 tới đây, đồng nhân dân tệ của Trung quốc sẽ song song lưu hành với VNĐ của Việt Nam trong giao dịch thanh toán tại 7 tỉnh biên giới phía Bắc giáp ranh với Trung quốc.

Vấn đề này đang gây nên nhiều dư luận khác nhau trên mạng xã hội và trong giới chuyên gia. Có dư luận cho đâylà vi hiến, là vi phạm đến chủ quyền quốc gia đặc biệt là chủ quyền chính trị. Cúng có ý kiến cho rằng đây là xu hướng thanh toán đang mở rộng ở một số khu vực trên thế giới.

Từ Hà Nội Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã dưa ra những bình luận về vấn đề này qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Người Việt ở Đức 'thụ động' trong việc chống tân phát xít

03/09/2018 (BBC) - Nền dân chủ Đức, nhà nước pháp quyền Đức đang chịu thử thách lớn từ phía phong trào cực hữu và phát-xít (neo Nazi) đang rầm rộ biểu tình với bạo lực ở thành phố Chemnitz, tức Karl-Marx-Stadt thời Đông Đức cũ, từ hai tuần qua.

Bà Natalie Nougayrede, nhà bình luận người Pháp viết trên The Guardian 01/09/2018 sau vụ Chemnitz rằng "tương lai châu Âu này phụ thuộc vào chuyện ai sẽ làm chủ quá khứ".

Tại Đức, quốc gia có quá khứ theo chủ nghĩa phát-xít, vấn đề này lại càng trở nên nghiêm trọng.

Nhà báo Lê Mạnh Hùng, hiện sống tại Berlin cho hay, vì lo lắng về tương lai của cộng đồng người Việt Nam sinh sống nơi đây, muốn hoà mình vào phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa tân phát xít, xây dựng một cuộc sống chung hoà bình giữa các sắc tộc, nên một số người Việt Nam trong đó có ông đã bắt đầu xuống đường tham gia biểu tình, mít tinh và các hoạt động xã hội khác. [đọc tiếp]

Thành Hồ sắp có chiến tranh!

02/09/2018 Khoa Duy (Tiếng Dân) - Ngày 2/9 hằng năm là ngày ăn mừng “Lễ Quốc Khánh” của các đảng viên và lãnh đạo độc tài đảng Cộng sản Việt Nam. ở thành Hồ thì không khí chào đón Quốc Khánh của nhà cầm quyền thật rợn người.

Bốn của ngõ vào thành phố: Ngã tư An Sương thuộc huyện Hóc Môn – Q12, vòng xoay An Lạc, thuộc quận Bình Tân – huyện Bình Chánh, ngã tư Thủ Đức thuộc huyện Thủ Đức – Q9; cầu Tân Thuận thuộc quận 4 và quận 7 đều có hàng trăm công an, cảnh sát, an ninh mật vụ chìm nổi dày đặc chốt chặt. ...

Chính vì bầu không khí sặc mùi khủng bố và chiến tranh như vậy, nên người dân lan truyền nhau câu nói:

– 73 năm trước, lùa dân tụ tập đông người để nghe Tuyên ngôn độc lập, vậy tinh thần bất diệt đó nay đã về đâu, mà 73 năm sau, ngày lễ Độc lập lại cấm tụ tập đông người.

– Ngày lễ Quốc khánh là ngày để tang quốc gia khánh kiệt, xuất phát từ Quốc là quốc gia, Khánh là khánh kiệt! [đọc tiếp]

Ngày 2 Tháng Chín

02/09/2018 Phạm Đình Trọng (FB Phạm Đình Trọng) - Ngày 2 tháng chín, 2018, công an bủa vây bịt bùng trước nhà nhiều người dân trên khắp mọi miền đất nước. Hai trung tâm chính trị văn hóa, xã hội, hai không gian tiêu biểu cho đời sống dân sự đất nước, tiêu biểu cho bộ mặt xã hội Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn không những là hai nơi số người dân bị công an nhà nước cộng sản bủa vây, ngăn chặn không cho ra khỏi nhà nhiều nhất mà trên khắp đường phố Hà Nội, Sài Gòn còn rải đầy sắc áo công an, dân phòng trang bị roi điện, dùi cui, trang bị cả bộ mặt thú săn hầm hầm sát khí. Khắp các ngả đường trung tâm hai thành phố lớn nhất nước giăng trùng trùng lớp lớp rào sắt, kẽm gai. [đọc tiếp]

TUYÊN BỐ VỀ QUY ĐỊNH CHO PHÉP SỬ DỤNG NHÂN DÂN TỆ

02/09/2018 (Blog Nguyễn Xuân Diện) - Ngày 12-9-2016 tại Bắc Kinh, Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc, do Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại Cao Hổ Thành ký, trong đó Điều 8 quy định thanh toán bằng đồng Việt Nam (VND) hay Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) hay ngoại tệ chuyển đổi cho thương mại biên giới Việt-Trung.

Ngày 28/8/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cụ thể hoá Điều 8 của Hiệp định trên bằng Thông tư số 19/2018/TT-NHNN

Việc sử dụng Nhân dân tệ trong giao thương, dù giới hạn ở khu vực biên giới Việt-Trung, không chỉ vi phạm nguyên tắc chủ quyền tiền tệ mà còn tạo tiền lệ nguy hiểm về sự tồn tại mặc nhiên hai đơn vị tiền tệ song hành trên lãnh thổ quốc gia. [đọc tiếp]

Bộ trưởng Công an Tô Lâm: Bắt thành viên Việt Tân là ‘chiến công xuất sắc’

31/08/2018 (VOA) - Bộ trưởng Công an Tô Lâm hôm 31/8 gửi thư khen ngợi công an tỉnh Bình Định và Phú Yên trong vụ bắt một “đối tượng phản động” được cho là thành viên của đảng Việt Tân. Trước đó hôm 30/8, Bộ Công an cho biết đã bắt giữ ông Lê Quốc Bình, sinh năm 1974, cư trú tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định, từ Campuchia về Việt Nam, mang theo 2 súng quân dụng, 7 súng hơi và hơn 500 viên đạn, 1 xe mô tô phân khối lớn. Bộ Công an nói “đối tượng phản động” này thành viên của đảng Việt Tân, có trụ sở ở Hoa Kỳ.

Trong thông cáo chính thức công bố cùng ngày, đảng Việt Tân nói đây là một vụ “dàn dựng” và “bịa đặt trắng trợn” nhằm hù dọa người dân tránh xa các tổ chức dân chủ. [đọc tiếp]

Cách Mạng Mùa Hè Việt Nam 2018

30/08/2018 (Youtube USAflows) - Trong chương trình phỏng vấn với Đài Radio Sài Gòn tại Houston và Dallas, Giáo Sư Nguyễn Quốc Khải, cựu giáo sư thỉnh giảng tại Đại Học Johns Hopkins, cựu tham vấn tại Ngân Hàng Thế Giới đã nhận định về làn sóng dân chủ mới tại Việt Nam qua các cuộc biểu tình chống luật đặc khu và luật an ninh mạng mà chính quyền Việt Nam đã đưa ra nhằm bán đất cho Trung Quốc và nhằm siết chặt tự do ngôn luận.

Thành viên Hội Anh Em Dân Chủ sẽ ra tòa vào ngày 12/9

30/08/2018 (RFA) - Người phát ngôn của Hội Anh Em Dân Chủ là ông Nguyễn Trung Trực, sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 12/9 tới đây tại tòa án Nhân Dân tỉnh Quảng Bình. Thông báo của Hội Anh Em Dân Chủ cho biết như vậy hôm 30/8.

Trước đó phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Nguyễn Trung Trực dự kiến diễn ra vào ngày 17/8 dã bị hoãn vì thẩm phán bị trùng lịch công tác.

Ông Nguyễn Trung Trực, 44 tuổi, bị bắt vào ngày 4/8/2017 với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự năm 1999. [đọc tiếp]

Tướng Mỹ gốc Việt đầu tiên nắm quyền chỉ huy Lục quân Mỹ ở Nhật

30/08/2018 (VOA) - Tướng người Mỹ gốc Việt đầu tiên của quân đội Hoa Kỳ mới đây đã chính thức nhận nhiệm vụ Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Nhật Bản.

Thiếu tướng Lương Xuân Việt, cựu Phó Tư lệnh hành quân tại Quân đoàn 8 của Mỹ ở Hàn Quốc, lên kế nhiệm Thiếu tướng James Pasquarette trong một buổi lễ chuyển giao quyền chỉ huy vào sáng hôm 28/8 tại Trại Zama.

Ông Lương Xuân Việt trở thành tướng lãnh Mỹ gốc Việt đầu tiên sau khi nắm những vai trò chỉ huy từ cấp trung đội chiến đấu trở lên. Ông được vinh thăng chuẩn tướng vào Tháng Tám năm 2014, và được Thượng Viện Hoa Kỳ chấp thuận thăng cấp thiếu tướng vào Tháng Tư năm 2017.  [đọc tiếp]

VN và vấn đề 'ngăn tụ tập đông người' ngày 2/9

29/08/2018 (BBC) - Có ý kiến rằng việc Chủ tịch Hà Nội yêu cầu ngăn 'tụ tập đông người' hôm 2/9 là 'vi hiến', và rằng Hiến pháp chỉ đề cập 'biểu tình' chứ không có 'tụ tập'.

Theo hãng tin Reuters cùng ngày từ Hà Nội thì chính quyền Hà Nội không nói rõ các vấn đề được cho là có thể dẫn tới biểu tình là gì.

Không chỉ Hà Nội, chính quyền TP Hồ Chí Minh cũng đã có những hoạt động tuyên truyền để ngăn chặn biểu tình hôm 2/9, theo thông tin từ một nhà hoạt động. "Các tổ dân phố đã phát tờ rơi, tuyên truyền qua loa, hoặc đến tận nhà kêu gọi người dân 'cảnh giác với các thế lực thù địch' dịp 2/9," ông Dương Đại Triều Lâm, thành viên của mạng lưới Bloggers Việt Nam nói với BBC hôm 28/8. [đọc tiếp]

Hội Anh Em Dân Chủ tiếp bước con đường đã đi vì quyền con người, vì Việt Nam dân chủ, tự do

28/08/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Hôm 25/8 mới đây, một số thành viên Hội Anh Em Dân Chủ trong nước và hải ngoại đã họp đại hội bất thường thông qua Chương trình hành động mới và bầu ban điều hành.

Từ Cộng hòa Liên Bang Đức, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, Chủ tịch Hội đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành, nội dung như sau, Mời quý vị cùng nghe

John McCain và 3 điều Việt Nam không bao giờ muốn nói tới

27/08/2018 Trịnh Hữu Long (Luật Khoa tạp chí) - Hơn bất kỳ ai khác trên chính trường Mỹ hiện nay, John McCain có một mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam.

Ông được chính quyền Việt Nam coi như một người bạn lớn, người có công thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ Việt – Mỹ, là cầu nối giữa hai đất nước.

Tuy nhiên, có ít nhất ba điều chính quyền và báo chí chính thống nước ta sẽ không muốn nói tới. [đọc tiếp]

Việt Nam sẵn sàng chặn đứng biểu tình Ngày Quốc khánh

27/08/2018 (VOA) - Việt Nam ra lệnh cho công an và quân đội tại thủ đô Hà Nội phải sẵn sàng ngăn chặn các cuộc tụ tập đông người hoặc biểu tình trong dịp Quốc khánh 2/9, theo thông báo của Ủy ban Thành phố Hà Nội hôm 27/8.

Tự do hội họp là quyền hiến định ở Việt Nam, nhưng bất chấp nhiều nhiều cải cách sâu rộng, chế độ cộng sản tại đây vẫn không nương tay với những người bất đồng chính kiến. Những người biểu tình và các nhà hoạt động thường bị ngăn không cho tụ tập, hoặc bị quy tội “gây rối trật tự công cộng.”

Trong một thông báo của Ủy ban TP Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung yêu cầu các ban ngành “làm tốt công tác phòng chống, phòng ngừa, không để tình trạng tụ tập đông người, biểu tình diễn ra trên địa bàn Thành phố.” [đọc tiếp]

Việt Nam phản ứng trước kêu gọi tổng biểu tình vào ngày Quốc khánh

27/08/2018 (RFA) - Thủ đô Hà Nội phải chủ động phòng, chống các hoạt động tập trung đông người, tuần hành, biểu tình trái pháp luật gây mất an ninh, trật tự trong dịp lễ Quốc khánh ngày 2 tháng 9 vào cuối tuần này.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung lên tiếng cảnh báo như vừa nêu, tại cuộc họp giao ban diễn ra vào sáng ngày 27 tháng 8, và được truyền thông trong nước loan đi trong cùng ngày.

Tại buổi họp giao ban, ông Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh cần phải tuyên truyền, phòng ngừa, không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người, có hành vi quá khích trong thành phố. [đọc tiếp]

TNS John McCain và những lần gặp gỡ giới tranh đấu tại Việt Nam

26/08/2018 (RFA) - Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Bảo vệ người bảo vệ Nhân quyền, người từng gặp gỡ Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain tại Hà Nội nói rằng, ông tiếc thương trước sự ra đi của “người có nhiều mối thiện cảm với Việt Nam” và mong vị TNS này sẽ an nghỉ sau khoảng thời gian hoạt động chính trị không mệt mỏi.

Thượng Nghị Sĩ Mỹ John McCain qua đời vào lúc 4 giờ 28 phút ngày 25/8/2018 tại nhà của mình ở tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ - tiểu bang mà ông đại diện ở Thượng Viện, hưởng thọ 81 tuổi. [đọc tiếp]

Điểm sách "Silent Invasion"

26/08/2018 Professor Tuan V. Nguyen (Tuan V Nguyen) - Nhờ một bạn giới thiệu mà tôi biết đến cuốn sách "Silent Invasion" (1) của tác giả Clive Hamilton (2). Phải nói rằng đây là một cuốn sách, nói như Giáo sư John Fitzgerald, là rất đáng đọc. Đáng đọc để biết một cuộc xâm lăng âm thầm vào chính trường nước Úc được điều phối từ Bắc Kinh. Đáng đọc để hiểu hơn những chiến lược mà Tàu cộng đã và đang áp dụng, cùng với sự tiếp tay của những Hoa kiều, để mua chuộc ảnh hưởng và qua đó bành trướng chính trị đến các nước khác, trong đó có Việt Nam. [đọc tiếp]

Muốn xem phim, phải trả lời "Hoàng Sa là của Việt Nam"

25/08/2018 Thụy My (RFI) - Một trang web Việt Nam chuyên chiếu phim bộ, nhưng chỉ xem được khi trả lời một câu hỏi liên quan đến chủ quyền các đảo trên Biển Đông, đã đạt lượng truy cập kỷ lục do những người mê phim cổ trang ở Trung muốn coi cho bằng được những tập cuối một bộ phim nổi tiếng.

Nhưng các fan Trung Quốc của « Diên Hy Công Lược» đang đổ xô vào trang bomtan.org, một trang web chuyên chiếu các bộ phim nhiều tập. Tuy nhiên người xem trước hết phải trả lời các câu hỏi trắc nghiệm để chứng minh mình là người Việt.

Khi vào địa chỉ này, người ta đọc thấy : « Dịch vụ chỉ cung cấp cho người Việt, bạn vui lòng trả lời các câu hỏi sau ». Chẳng hạn : « Hoàng Sa thuộc về nước nào ? Việt Nam, Trung Quốc, Philippines hay Nhật Bản ? » Câu trả lời đúng duy nhất là « Việt Nam ». [đọc tiếp]

Trung Quốc : Chiến thuật bạch tuộc và mục tiêu siêu cường năm 2049

24/08/2018 Minh Anh (RFI) - Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ sức mạnh của mình trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đối ngoại, văn hóa, cũng như là quân sự. Theo phân tích của chuyên gia Tanguy Struye de Swielande, giáo sư Đại học Công giáo Louvain trên tạp chí Diplomatie (Đối Ngoại) số ra cho tháng 6-7/2018, cùng với ba chiến thuật « Tianxia, Salami và Push and Pull » trong chiến lược con bạch tuộc, Bắc Kinh đang dồn nhiều cường quốc đối thủ vào thế bị động, gây lo ngại cho các nước láng giềng, đồng thời nhắm đến mục tiêu trở thành siêu cường thế giới năm 2049. Ban Tiếng Việt đài Phát thanh Quốc tế Pháp lược dịch. [đọc tiếp]

Bay qua đảo nhân tạo 'đáng sợ' của TQ ở Biển Đông

24/08/2018 (BBC) - Trong vòng tám giờ đồng hồ, phi hành đoàn đã quan sát và ghi lại các hoạt động xây dựng cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, phóng viên Ivan Watson của CNN thuật lại.

Đoàn phóng viên của CNN bắt đầu chuyến đi hiếm hoi với lực lượng không quân của Hải quân Hòa Kỳ bắt đầu vào 10/8, bay qua một trong những điểm nóng nhất trên hành tinh: Biển Đông. [đọc tiếp]

Đẩy mạnh khủng bố đàn áp - Tăng năng mức án phạt tù chứng tỏ giới bạo quyền  đang suy tàn

24/08/2018  Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Luật sư nhân quyền Lê Công  Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Cùng với việc tăng cường khủng bố, đàn áp những hoạt động ôn hòa của người dân bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội vv... giới bạo quyền cộng sản đã tăng nặng mức án để răn đe điển hình là phiên tòa sơ thẩm tại tòa án tỉnh Nghệ An ngày 16/8 vừa qua đã tuyên phạt nhà hoạt động môi trường, cựu chiến binh Lê Đình Lượng 20 năm tù giam và 5 năm quản thúc.

Từ Sài Gòn, luật sư nhân quyên Lê Công Định đã bình luận về sự kiện này qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Trần Độ - Người Của Sự Thật

23/08/2018 Vũ Thư Hiên (Fb Vũ Thư Hiên) - Tôi ra tù cuối năm 1976. Bận bịu với đủ thứ việc để kiếm sống, hai năm sau tôi mới có dịp gặp lại Trần Độ. Ra khỏi cuộc chiến, với tư cách phó chính uỷ kiêm phó bí thư quân uỷ Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, nghe nói anh rất bận, nào tham gia viết quân sử, nào tổng kết kinh nghiệm chiến tranh…, tôi không có ý tìm anh.

Nhưng rồi anh tìm tôi. Trần Độ có biết tôi vừa ở tù ra. Anh nhìn tôi thương hại:

- Chắc chú có làm gì sai thì Đảng mới bắt chú chứ.

Tôi sững người. Vậy ra anh chẳng biết gì về cái gọi là vụ án “nhóm xét lại chống đảng" mà tôi bị đính vào. [đọc tiếp]

Việt Nam tuyên án tù 14 năm và trục xuất hai công dân Mỹ

22/08/2018 (VOA) - Sau hai ngày xét xử, tòa án nhân dân TPHCM hôm 22/8 tuyên cùng mức án 14 năm tù cho hai công dân Mỹ gốc Việt Angel Phan và James Nguyen về tội “hoạt động nhằm chống phá chính quyền nhân dân”. Cả hai sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam sau thời gian thụ án.

Cáo trạng tòa án nói ông James Nguyen, 51 tuổi, bà Angel Phan, 62 tuổi, cùng 10 công dân Việt Nam khác bị xét xử chung đều là thành viên của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” ở Mỹ. Nhóm này đã thực hiện các “hoạt động chống phá” theo chỉ đạo của người đứng đầu tổ chức là ông Đào Minh Quân. [đọc tiếp]

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình: ‘đạt hàng loạt đồng thuận’ với ông Trọng

21/08/2018 (VOA) - Tân Hoa Xã hôm 21/8 loan tin rằng tại Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiếp ông Trần Quốc Vượng, thông báo cho nhà lãnh đạo của Việt Nam rằng “hiện đang diễn ra những thay đổi phức tạp và sâu sắc liên quan đến tình hình quốc tế và khu vực.”

Ngoài ra, cũng theo Tân Hoa Xã, ông Tập còn phát biểu rằng giữa ông và Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã “đạt được một loạt sự đồng thuận quan trọng về việc tăng cường quan hệ giữa hai bên và hai nước.” [đọc tiếp]

Lý luận kiểu an ninh Việt Nam

19/08/2018 FB Đoan Trang (Dân Luận) - Đây là những lý luận rất điển hình của công an Việt Nam nói chung và ngành an ninh nói riêng. Tôi đưa lên để các bạn nhận ra rằng: Không cần phải là người học luật, biết luật, chỉ cần có cảm nhận tối thiểu về công lý, với lương tri của một con người bình thường, chúng ta sẽ thấy lực lượng kiêu binh bảo vệ đảng Cộng sản sai phạm, tăm tối và đang phè phỡn trong thứ quyền lực được đảng bảo kê như thế nào. Không có lý gì chúng ta phải cúi đầu trước những kẻ như thế. ...

Chỉ với tư duy logic thông thường, hẳn bạn cũng có thể thấy công an rất đuối lý, và cách đặt câu hỏi của họ bộc lộ rõ sự kém cỏi của phương pháp “điều tra” mà công an áp dụng bấy lâu nay: Thuần tuý dựa trên sự đe dọa, ép cung, mớm cung, và trò khiêu khích rất rẻ tiền. [đọc tiếp]

Bàn về tù nhân chính trị VN - Đi hay ở (Phần 2)

15/08/2018 (BBC) - Trả lời câu hỏi có phải đấu tranh dân chủ là cách để được định cư nước ngoài, luật sư Đài cho hay ông từng có cơ hội đi nhiều nước. Ông từng sống tại Đức một thời gian và hoàn toàn đủ điều kiện trở thành công dân Đức.

"Cho nên việc đấu tranh dân chủ không phải là cách để tôi ra đi mà vì tôi muốn thay đổi chế độ ở Việt Nam," luật sư Nguyễn Văn Đài nói từ Đức.

Về vấn đề đấu tranh dân chủ ở Việt Nam phải chăng mấu chốt là phải thay đổi đảng cầm quyền, bà Phạm Đoan Trang nói "nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay là một chính thể độc tài, và độc tài thì cần phải thay đổi." [đọc tiếp]

Bàn về tù nhân chính trị VN - Đi hay ở (Phần 1)

14/08/2018 (BBC) - Mới đây, tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức công bố bức thư viết trong tù dài hơn 3.500 chữ, trong đó, lần đầu ông chính thức khẳng định lựa chọn ở lại Việt Nam, từ chối tỵ nạn nước ngoài.

Bình luận về lựa chọn này, luật sư Nguyễn Văn Đài nói đây "là một điều rất đáng tiếc".

Theo ý kiến của luật sư Đài, "ngoài việc một tháng viết một lá thư về gia đình" để truyền tải thông điệp ra ngoài thì ông Thức "không thể đóng góp được gì hơn" trong điều kiện bị tù đày.

Trong khi đó, với "tầm nhìn và khả năng ngoại ngữ thông thạo, anh có thể tư vấn cho các tổ chức nhân quyền quốc tế, cho chính phủ các nước, cho tổ chức người Việt trong và ngoài nước trong vấn đề vận động đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam"... "hiệu quả hơn nhiều so với việc anh tiếp tục kiên định ở trong tù". [đọc tiếp]

Người Sài Gòn tiễn đưa tác giả ‘Hồi ký của một thằng hèn’

13/08/2018 Nhật Bình (Người Việt) - SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Nhiều người thân, bạn bè và những người ái mộ nhạc sỹ Tô Hải, đã tới nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, thuộc dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, dự tang lễ tiễn đưa tác giả ‘Hồi ký của một thằng hèn,’ vào chiều 13 Tháng Tám 2018.

Lễ tang nhạc sĩ Tô Hải được cử hành trang trọng theo nghi thức công giáo do Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh cùng tám linh mục dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đồng tế, với khoảng một trăm người tham dự. [đọc tiếp]

Cuba thức, Việt Nam vẫn ngủ

13/08/2018 Từ Thức (VNTB)  ‘’Khi Cu Ba thức, Việt Nam ngủ’’. Cuba đã thức, không phải thức để canh phòng cho ‘’xã hội chủ nghĩa‘’ trong khi VN ngủ, như ông Nguyễn Minh Triết mong đợi, nhưng thức dậy, thức tỉnh , sau một giấc ngủ triền miên. Quốc Hội Cuba sẽ phê chuẩn hiến pháp mới, trong đó câu ‘’mục tiêu của quốc gia là thực hiện một xã hội cộng sản‘’ sẽ đội nón ra đi.

Cố nhiên, không phải một sớm một chiều Cuba trở thành một nước dân chủ, đa đảng, tam quyền phân lập. Khi đã mắc dịch CS, không thể một sớm một chiều khỏi bịnh. [đọc tiếp]

Luật Đặc khu đã bị bỏ ?

12/08/2018 Bùi Quang Vơm (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Với 423/432 đại biểu có mặt tán thành, sáng 11/6, Quốc hội Hà Nội đã quyết định loại khỏi chương trình việc thông qua dự án luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (luật Đặc khu) và được quyết định lùi lại vào kỳ họp sau, kỳ họp thứ 6, vào tháng 10/2018.

Ngày 4/8, theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, tổng thư ký QH, dự án luật này “đang được xem xét thận trọng, tiếp tục lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân. Hiện vẫn còn thời gian để Chính phủ chỉnh sửa, hoàn thiện, vì 2 tháng nữa kỳ họp thứ 6 mới diễn ra”.

Sau đó ông này thả một câu treo lửng lơ: “việc Quốc hội xem xét dự án luật vào thời điểm nào còn chờ vào kết quả quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân thế nào, tiếp thu ý kiến cử tri thế nào,...”. Nhưng lại nói rõ: “trong dự kiến chương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét các dự án thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cả năm 2019 và những tháng cuối năm 2018, dự luật đặc khu cũng chưa xuất hiện”. [đọc tiếp]

Nhớ mãi người không chết trong im lặng

12/08/2018 Võ Thị Hảo (BBC) - Nhạc sĩ Tô Hải đã từ trần sau nhiều năm bị bạo bệnh. Có thể ông sẽ còn sống lâu hơn, nếu ông không từng bị bệnh viện từ chối chữa trị chỉ vì ông là một người "đã hết hèn".

Ngày ông từ biệt thế giới này cũng là ngày nhà báo, nhà văn Bùi Tín về trời. Hai con người ấy dù ở hai phương trời nhưng có những nét tương đồng.

Và một ngày, khi thế giới thông tin mở ra, khi được tiếp cận với sự thật lâu nay bị bưng bít, họ đã nhận ra sự thật và dám dũng cảm thừa nhận sai lầm của mình, dũng cảm nhận lấy thiệt thòi, cô đơn và ngay cả sự khủng bố, vu cáo, mạ lỵ lâu dài từ phía những tay sai của nhà cầm quyền. [đọc tiếp]

Nhà báo Bùi Tín: 'Hoa Xuyên Tuyết chính là khát vọng tự do'

11/08/2018 Quốc Phương (BBC) - Hoa xuyên tuyết là loài hoa 'mỏng manh', nhưng 'mạnh mẽ' và 'kỳ diệu', khiến người ta có thể tưởng tượng, liên hệ đến khát vọng, ước muốn tự do của dân tộc mình vươn lên khỏi mọi sự đàn áp, nhà báo, nhà bất đồng chính kiến Bùi Tín, người vừa qua đời hôm 11/8/2018 ở Pháp, hưởng thọ 91 tuổi, chia sẻ với BBC vài tháng trước khi ông mất từ Paris.

'Mặt thật' trong khi ấy là sự chia sẻ 'một cách chân thành', 'với tinh thần phê bình' của một người cựu Đảng viên từng sống dưới chế độ Cộng sản ở Việt Nam gần hai thập niên rưỡi, cựu Đại tá quân đội Bắc Việt, cựu Phó Tổng Biên tập báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chia sẻ thêm với BBC Tiếng Việt trong một phỏng vấn hồi đầu tháng 02/2018. [đọc tiếp]

Chúng tôi sẽ hoàn thành giấc mơ của ông Bùi Tín và cũng là khát vọng của dân tộc

11/08/2018 Nguyễn Văn Đài (RFA) - Vào lúc 1.25 ngày 11/8/2018, trái tim của nhà báo, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Bùi Tín đã ngừng đập. Ông đã đến nơi bình an nhất mà mỗi con người cuối cùng phải đi tới. Sự ra đi của ông để lại nỗi buồn, sự thương tiếc cho những người Việt Nam đang đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền ở trong và ngoài nước, bạn bè quốc tế.

Tại sao khi đang có vị trí khá cao trong hệ thống chính trị của CSVN, và với vị thế của gia đình, chắc chắn ông còn tiến thân cao hơn trong sự nghiệp chính trị của mình. Nhưng ông lại quyết định từ bỏ và chống lại chính cái đảng CSVN mà ông đã hy sinh cả tuổi trẻ của mình để phục vụ nó.

Câu trả lời chính xác nhất là ông đã nhận ra bản chất phản cách mạng, phi dân chủ và phản động của đảng CSVN và chế độ CSVN. [đọc tiếp]

Nhạc sĩ Tô Hải - Thêm một người từ bỏ đảng CS qua đời

11/08/2018 (RFA) - Nhạc sĩ Tô Hải, người từng công khai thừa nhận thời kỳ theo đảng cộng sản là sai lầm, vừa qua đời ở nhà riêng vào lúc 19h40 ngày 11-8-2018, hưởng thọ 91 tuổi.

Sau khi tự rời bỏ đảng CSVN, ông Hải cho xuất bản tại Hoa Kỳ cuốn sách có tên là "Hồi ký của một thằng hèn" in tại Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ở Virginia, Hoa Kỳ năm 20009.

Như vây, chỉ trong 24 giờ đồng hồ, đã có hai cựu đảng viên cộng sản có tiếng nói gây ảnh hưởng trong xã hội đã qua đời. [đọc tiếp]

Nhà báo, nhà bất đồng chính kiến Bùi Tín qua đời ở tuổi 91

11/08/2018 (VOA) - Ông Bùi Tín, nhà báo, nhà bất đồng chính kiến, cựu phó tổng biên tập báo Nhân Dân, chứng nhân của thời khắc lịch sử 30 tháng Tư, 1975 tại Dinh Độc Lập trong tư cách phóng viên chiến trường, vừa qua đời lúc 1 giờ 25 phút sáng ngày 11 tháng Tám, tại bệnh viện André Grégoire, Montreuil, ngoại ô Paris, Pháp. Ông thọ 91 tuổi.

Theo ghi nhận trên Facebook của nhà báo Tường An, một người bạn thân thiết của ông Bùi Tín, ông bệnh nặng, nhập viện từ ngày 13/7. Lúc ấy, bác sĩ nói với bà rằng tình trạng sức khỏe của ông Bùi Tín đã xấu đi rất nhiều.

Tác giả Bùi Tín có tấm lòng đặc biệt ưu ái giới tranh đấu và hoạt động dân chủ trong nước. Ông đề cập đến họ, một cách liên tục, trong rất nhiều bài viết của mình. Và dường như ông đặc biệt yêu thích bài thơ "Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh," của cô giáo Trần Thị Lam. [đọc tiếp]

Có nên gọi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là „Lú“ không?

10/08/2018 Nguyễn Doãn Đôn (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Không biết danh từ chỉ người : "Trọng Lú" hay "Trọng lú" do ai nghĩ ra và có từ khi nào trên mạng Xã hội. Tôi chỉ biết là hai từ này chỉ đích danh ông Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, một loại Đảng đã lỗi thời và phản khoa học; Nó đã bị nhân loại ném vào sọt rác từ những năm 90, Thế kỷ trước rồi.

Đàng hoàng, lịch thiệp và tao nhã mà nói thì phải gọi ông ta là Nguyễn Phú Trọng. Có như vậy mới đúng cái tên do cha mẹ ông ta đặt cho từ ngày còn đỏ hoẻn, cái ngày mà kể cả người sinh ra ông cũng chưa biết đến khái niệm đánh tham nhũng trong Đảng là gì... Nhưng từ "đốt lò" theo nghĩa đen, chắc ngày ấy họ biết rồi. [đọc tiếp]

"Uy tín của Tập Cận Bình bị sứt mẻ"

09/08/2018 Steffen Richter (Zeit Online), Nguyễn Văn Vui chuyển ngữ (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Lần đầu tiên nhà lãnh đạo độc đoán Tập Cận Bình của Trung Quốc đang bị chỉ trích từ trong nước: Ông ta bị cho là đã không có đối sách thỏa đáng với Trump. Chuyên gia Willy Lam cho chúng ta biết chuyện gì xảy ra phía sau hậu trường chính trị Trung Quốc.

Từ ngày Mao Trạch Đông thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đến nay, không một nhà chính trị nào đã lãnh đạo một cách độc đoán như Tập Cận Bình ngày nay. Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch đảng cầm quyền Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) kiểm soát chặt chẽ và nắm quyền điều khiển trong mọi lĩnh vực quốc gia. Bên cạnh các nhà kinh tế đã từng phê phán cách ứng phó của Tập Cận Bình đối với Mỹ, thì lần đầu tiên vào cuối tháng Bảy qua, một bản chỉ trích toàn diện về chính sách cứng rắn của Tập bởi một giáo sư luật từ Đại học Thanh Hoa nổi tiếng ở Bắc Kinh đã được phổ biến công khai. [đọc tiếp]

Từ luật Thủ đô đến luật 3 đặc khu nghĩ về Quyền dân bị đảng tước đoạt

09/08/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Cách đây  tròn 10 năm vào tháng 8 năm 2008, sau nhiều pha tranh cãi gay gắt cứ tưởng như là Quốc hội Việt Nam là cơ quan quyền lực cao nhất, kể cả lần ấn nút đầu tiên luật Thủ đô không đủ số phiếu hợp lệ để thông qua. Nhưng rồi khi Bộ chính trị đã biểu thị “quyêt tâm lớn” thì gần 500 con rối được đảng cử vào quốc hội cũng không cưỡng dược đành phải ấn nút thông qua luật Thủ đô, điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội gồm khai tử tỉnh Hà Tây, cắt huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình).

Diện tích của Hà Nội là gần 3.400 km2. Tăng hơn 3,6 lần so với Hà Nội cũ.

10 năm sau Hà Nội mới ra sao? Quyền dân trong tay ai? Mời quí vị theo dõi những nhận xét  của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Đại dự án chiến lược địa chính trị - Con đường Tơ lụa của Trung Quốc đang bị khựng

05/08/2018 Georg Blume (Spiegel), Nguyễn Văn Vui chuyển ngữ (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Số hợp đồng dự án ít hơn và lo ngại thua lỗ gia tăng: Đại dự án "Con đường Tơ lụa mới" của Trung Quốc đang đối diện với nhiều vấn đề. Ngay cả các giới chức ở Bắc Kinh cũng đang khuyến cáo nên tỏ ra khiêm nhường hơn.

Hàng trăm tỉ đô la đầu tư đã được nhóm lãnh đạo Trung Quốc đổ vào. Tuy nhiên dự án BRI đang dậm chân tại chỗ. Lý do chính là các nghi ngại về mặt tài chính từ những người chủ trương ra nó. Bởi vì ngay cả Trung Quốc cũng không có tiền vô tận. [đọc tiếp]

Biểu tình bằng mọi hình thức là phương sách đấu tranh hữu hiệu hiện nay

05/08/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong cuộc phỏng vấn của Nhà báo Trần Quang Thành, Linh mục Phan Văn Lợi cho biết phương cách đấu tranh hữu hiệu và cần thiết hiện nay là phải xuống đường biểu tình. Tuy nhiên làm sao cho biểu tình có hiệu quả và không bị đàn áp. Muốn như vậy thì cần có 5 điều kiện:

1- Tinh thần hiếu hòa, không bạo động dù có bị tấn công bởi lực lượng nhà cầm quyền.

2- Kỷ luật, luôn bình tĩnh giữ trật tự.

3- Có tổ chức, mọi tham dự viên trong nhóm biểu tình phải biết nhau và sát cánh bên nhau và có những dấu hiệu phân biệt nhau.

4- Phải đông đảo. Càng đông thì càng đỡ bị đàn áp.

5- Các cuộc biểu tình cần có người lãnh đạo hướng dẫn.

Năm điều kiện này tìm thấy ở đâu? Linh mục Phan Văn Lợi sẽ cho biết trong cuộc phỏng vấn này. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Cảnh sát tiết lộ chi tiết 'quy trình' áp tải Trịnh Xuân Thanh ở Slovakia

04/08/2018 (VOA) - Cảnh sát hộ tống đoàn quan chức cấp cao Việt Nam ở Slovakia tiết lộ với báo Denník N. của Slovakia rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã được áp tải lên máy bay trong tình trạng “vô hồn” giống như say rượu và bị đánh, với hai người xốc nách hai bên.

“Họ nói với chúng tôi rằng ông ta bị say rượu và ngã xuống cầu thang”, cảnh sát nói với báo Denník N. của Slovakia.

Những tiết lộ mới của cảnh sát Slovakia, theo Luật sư của ông Thanh, bà Petra Schlagenhauf, là “mảnh ghép cuối cùng của phần hành trình không tự nguyện” của thân chủ của bà từ Slovakia về Việt Nam, trái ngược với khẳng định lâu nay của chính phủ Việt Nam rằng ông Thanh “tự nguyện” về Việt Nam đầu thú. [đọc tiếp]

Trịnh Xuân Thanh - Lời Chào Thân Ái Từ Hà Nội

02/08/2018 Marina Mai (taz) - Bài viết dưới đây xuất hiện lần đầu hôm 21.07.2018 trên tờ báo „taz“ của Đức và sau đó được cập nhật vào ngày 02.08.2018. „taz“ là một tờ báo độc lập thuộc về một tổ hợp của hơn 18.000 thành viên đầu tư góp sức cho tự do báo chí.

Vào 01.08.2001, một thanh niên Việt Nam, 25 tuổi, sang Đức và đến nhận một phòng đơn tại ký túc xá ở thành phố nhỏ Murnau bên hồ Staffelsee thuộc bang Bayern để bắt đầu một khóa học tiếng Đức. Anh ta tham gia khóa học theo lời mời của Cộng hoà liên bang Đức, nói rõ hơn là: của Cơ quan mật vụ hải ngoại- Tổng cục tình báo liên bang BND.

16 năm sau đó, vào ngày 23.07.2017, cũng người đàn ông này lại đến nhận một căn phòng ở nước Đức, tại nhà trọ „Kiez-Pension“ ở Berlin-Friedrichshain. Nhưng lần này anh ta ở lại không lâu, bởi vì ngay trong ngày hôm đó, anh ta đã báo cắt phòng. Đó là Vũ Quang Dũng, nhân viên Tổng cục 1 của Bộ công an Việt Nam. Một cơ quan mật vụ! [đọc tiếp]

Trương Minh Tuấn đi về đâu?

02/08/2018 Bùi Quang Vơm (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Theo các báo Việt Nam, vào ngày 16/7, Bộ Chính trị bố trí lại công việc cho ông Trương Minh Tuấn, một ủy viên Trung ương Đảng, tạm miễn chức Bộ trưởng bộ 4 T, nhưng quay về nhận phân công công việc tại Ban Tuyên giáo Trung ương.

Trở lại Ban Tuyên giáo Trung ương sau hơn 4 năm, ông Trương Minh Tuấn bày tỏ lời "cảm ơn tập thể lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương đã dang rộng vòng tay để đón ông trở về"(ai đón?!)  [đọc tiếp]

Việt Nam, TQ chúc mừng, thế giới lên án bầu cử Campuchia

30/07/2018 (VOA) - Việt Nam và Trung Quốc gửi lời chúc mừng “thành công” của cuộc bầu cử ngày 29/7 của Campuchia, trong đó đảng cầm quyền của Thủ tướng Hun Sen tuyên bố chiến thắng.

Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cho biết hôm 30/7 rằng họ đã giành được tất cả 125 ghế trong quốc hội trong cuộc tổng tuyển cử mà những người chỉ trích cho là không tự do và không công bằng, theo Reuters.

Trong khi đó, truyền thông Việt Nam cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gửi thư chúc mừng “nhân dịp Vương quốc Campuchia tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI.” [đọc tiếp]

Ai là người xử báo Tuổi Trẻ

21/07/2018 Bùi Quang Vơm (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 19/6/2018, bài báo “Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình” đăng trên báo Tuổi Trẻ (TT), tờ báo lớn nhất Việt Nam hiện nay, với nội dung ban đầu là “Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trần Đại Quang nói ông “đồng tình với kiến nghị cử tri cần có luật Biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội ”.

Nhưng chỉ sau đó vài tiếng, đầu bài báo này bị gỡ bỏ, nguyên văn lời cam kết của chủ tịch nước bị xoá sạch và được thay bằng nội dung: “những vụ việc nghiêm trọng xảy ra tại Bình Thuận, TP.Hồ Chí Minh là “do các đối tượng chống đối, kích động, lôi kéo”, giống nguyên văn lời ông Nguyễn Phú Trọngkhi tiếp xúc cử trị Hà Nội, y như gắn lời ông Trọng vào miệng ông Quang...

Dân bị cướp đất mà kiện chính quyền thì thành dân oan. Báo nói thật mà bị đánh thì thành “báo oan”. [đọc tiếp]

Bị cáo N. H. Long bất ngờ nhận tội trước Tòa Berlin

17/07/2018 (BBC) - Tòa Thượng thẩm Berlin trong phiên xử ngày 17/07 vụ được cho là 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' ngay trong buổi sáng bất ngờ nghe N. H. Long, một trong các nghi phạm và là bị cáo duy nhất hiện đang hầu tòa, tuyên bố nhận tội.

Bị cáo thừa nhận đã tham gia vụ việc từ đầu, cụ thể là việc thuê xe ở chợ Sapa, Prague, nhưng "không hề biết trước".

Khi được tòa hỏi ý kiến, đại diện cơ quan công tố Liên bang Đức tuyên bố không chấp nội dung lời nhận tội của ông N. H. Long, với lý do những gì nêu trong đó là "không đầy đủ, không phù hợp với kết quả điều tra".

Ông N. H. Long cũng thừa nhận ông biết rằng người chỉ đạo chiến dịch bắt người này là Tướng Đường Minh Hưng, người mà ông đã đặt phòng khách sạn hộ tại Berlin. [đọc tiếp]

Hàng nghìn người kiến nghị chủ tịch nước giảm án cho tử tù Văn Hiến

16/07/2018 (VOA) - Các luật sư vận động 10.000 chữ ký cho đơn xin Chủ tịch nước Việt Nam ân xá cho tử tù Đặng Văn Hiến, 15/7/2018

Tính đến tối 16/7, 3.700 người ủng hộ đơn kiến nghị giảm án tử hình cho ông Đặng Văn Hiến, người đã bắn chết 3 người khác trong một vụ tranh chấp đất gây rúng động dư luận ở tỉnh Đắc Nông hồi cuối tháng 10/2016.

Đơn kiến nghị công khai do các luật sư bào chữa cho ông Hiến soạn, được đăng lên Internet hôm 15/7, ba ngày sau khi một tòa phúc thẩm y án tử hình đối với ông Hiến. Bản thân tử tù 47 tuổi hôm 13/7 cũng đã gửi đơn xin ân xá. [đọc tiếp]

Bắn chết ba người vì đất đai: Đặng Văn Hiến bị y án tử hình

13/07/2018 (BBC) - TAND Cấp cao tại TPHCM đã xét xử phiên phúc thẩm liên quan vụ án nổ súng hôm 23/10/2016 ở Đắk Nông khiến 3 người chết, 13 người bị thương.

Hội đồng xét xử hôm 12/7 đã giảm án cho ông Ninh Viết Bình (35 tuổi) từ 20 năm xuống còn 18 năm tù, Hà Văn Trường (32 tuổi) từ 12 năm xuống chín năm tù, cùng về tội giết người.

Bị cáo Đoàn Văn Diện (37 tuổi) được giảm từ chín tháng tù giam xuống còn chín tháng tù treo về tội che giấu tội phạm. Tuy nhiên, HĐXX vẫn giữ nguyên bản án sơ thẩm tử hình cho ông Đặng Văn Hiến. [đọc tiếp]

Bình Dương truy tố hai người liên quan biểu tình chống dự luật đặc khu

13/07/2018 (RFA) - Công an tỉnh Bình Dương vào ngày 13 tháng 7 ra quyết định khởi tố hai người bị cho là rải truyền đơn trái phép, nhằm kích động biểu tình phản đối dự luật đặc khu tại Khu công nghiệp Sóng Thần ở thị xã Dĩ An.

Hai người bị khởi tố là anh Trần Minh Huệ 37 tuổi và anh Nguyễn Đình Thành 27 tuổi, trước đó đã bị Công an tỉnh Bình Dương bắt tạm giam vào ngày 10 tháng 6.

Truyền thông trong nước dẫn lời Cơ quan Điều tra của Công an nói rằng anh Huệ và anh Thành đã thực hiện theo lời các tổ chức phản động để phát tán những truyền đơn kêu gọi người dân tham gia biểu tình gây rối trật tự công cộng. Tuy nhiên không báo nào nêu tên cụ thể của tổ chức phản động đã dụ dỗ hai người này. [đọc tiếp]

Tây Tạng dưới gót giày Đại Hán

13/07/2018 Thụy My (RFI) - Le Figaro hôm nay 13/07/2018 cho biết « Bắc Kinh tăng cường đô hộ Tây Tạng », mà điển hình là việc cưỡng chế giải tỏa tu viện Phật giáo Lạc Nhược Hương (Larung Gar). Hàng ngàn tăng ni đã bị trục xuất khỏi quần thể tu viện bị giám sát nghiêm ngặt.

Lạc Nhược Hương là một trong những thiền viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới, với tu viện trung tâm bao quanh là vô số những ngôi nhà gỗ nhỏ sơn đỏ, cất chi chít quanh sườn đồi ở độ cao 4.000 mét thuộc huyện Sắc Đạt (Sertar), châu tự trị Tạng Cam Tư tỉnh Tứ Xuyên.

Chính quyền Trung Quốc từ mùa hè 2016 đã tung ra chiến dịch san ủi nhà cửa, cưỡng chế tăng ni đi nơi khác. [đọc tiếp]

16 người biểu tình tại Long An bị phạt với cáo buộc gây rối

09/07/2018 (RFA) - 16 người tham gia biểu tình tại khu công nghiệp Hòa Bình, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An vào ngày 12 tháng 6 phản đối hai Dự luật Đặc khu Kinh Tế và An ninh mạng bị xử phạt với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng.’

Truyền thông trong nước loan tin vừa nêu vào ngày 9 tháng 7. Theo đó, Công an huyện Thủ Thừa trong cùng ngày ra quyết định xử phạt hành chính đối với 16 người, mỗi người bị phạt 200 ngàn đồng với cáo buộc có hành vi gây rối trật tự công cộng, như chạy xe máy hò hét quanh các các nhà xưởng trong nhiều giờ liền, tại khu công nghiệp Hòa Bình. [đọc tiếp]

Vụ bắt và khởi tố Lê Anh Hùng: đối tượng làm chủ “cuộc chơi”

09/07/2018 Nguyễn Tường Thụy (VNTB) - Nói đến Lê Anh Hùng, người ta nghĩ ngay đến người kiên trì tố cáo nhiều lãnh đạo cao cấp nhất với nội dung làm ai đọc cũng phải kinh ngạc được gửi đi qua email đồng thời đăng công khai lên mạng xã hội. Lá đơn đầu tiên anh gửi vào ngày 21/4/2008 và trước khi bị bắt 3 ngày, anh đã kịp gửi đi lá đơn thứ 139.

Theo đuổi vụ tố cáo này đến hơn 10 năm cho đến khi bị bắt, đủ nói lên lòng kiên trì và quyết tâm của Hùng. Tuy nhiên, mỗi lá đơn của anh gửi đi đều được trả lời bằng sự im lặng, trừ 2 lần anh bị tống vào trại tâm thần và một lần được Bộ Công an trả lời gián tiếp qua đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, bác bỏ hoàn toàn những gì anh tố cáo. [đọc tiếp]

Người Trung Quốc đã cắm chốt và đang tung hoành ở Cửa Việt - Quảng Trị?

08/07/2018 Lê Anh Hùng (VNTB) - Như chúng tôi từng cảnh báo, chiến lược thôn tính Việt Nam của Trung Quốc trong kỷ nguyên của chiến tranh hiện đại là từng bước hình thành nhiều gọng kìm nhằm bủa vây và siết chặt dải đất hình chữ S từ mọi hướng: biên giới phía bắc, biên giới Lào - Việt, biên giới Campuchia - Việt Nam, vùng biển Tây Nam, Biển Đông và vùng duyên hải Việt Nam.

Trong tương lai, khi một cuộc chiến khó tránh khỏi giữa Hà Nội và Bắc Kinh xẩy ra, tiếng súng của quân xâm lược sẽ không chỉ nổ trên phòng tuyến biên giới phía bắc, giống như từ cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 trở về trước, mà Việt Nam sẽ rơi vào cảnh “tứ bề thọ địch” theo đúng nghĩa đen của cụm từ này. [đọc tiếp]

Việt Nam sắp xét xử 12 người thuộc tổ chức “Chính phủ quốc gia VN lâm thời”

07/07/2018 (RFA) - Truyền thông trong nước hôm 7/7 cho biết từ ngày 16 đến 19 tháng 7 tới, Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sẽ đưa ra xét xử 12 người thuộc tổ chức ‘Chính phủ quốc gia Việt Nam lầm thời’. Theo tờ Tuổi trẻ, những người này nhận nhiệm vụ tuyên truyền, kích động biểu tình, đã bị bắt và truy tố về tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.

Trong số những người bị xét xử có hai người Mỹ gốc Việt là Nguyen James Han và Phan Angel. Theo nguồn tin của RFA, 4 người bị xét xử trong số 12 người bao gồm Trương Nguyễn Minh Trí, Đỗ Tài Nhân, Võ Hoàng Ngọc và Trần Văn Vĩnh. [đọc tiếp]

Người dùng Việt Nam đề nghị Facebook trả lời về Luật An ninh mạng

07/07/2018 (RFA) - Sáng ngày 7/7/2018, Tạp chí Luật Khoa, một ấn phẩm chuyên về pháp luật không được chính phủ Việt Nam công nhận, "khởi động một chiến dịch ký thư đề nghị Facebook bày tỏ rõ quan điểm của họ về Luật An ninh mạng Việt Nam".

Theo Luật khoa, chiến dịch có tên #DearMark kéo dài từ nay đến hết ngày 12/9 để Chủ tịch Facebook Mark Zuckerberg trả lời 5 câu hỏi của người dùng Việt Nam.

Thỉnh nguyện thư được đưa lên trang change.org để thu thập chữ ký của người dùng bày tỏ sự lo ngại về Luật An ninh mạng mới ra đời và sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tháng 1/2019. [đọc tiếp]

Công ty du lịch để khách mặc áo 'lưỡi bò' bị phạt

07/07/2018 (BBC) - Gần 2 tháng sau khi vụ việc xảy ra, công ty du lịch Việt Nam để nhóm du khách Trung Quốc mặc áo 'đường lưỡi bò' đã bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động và có thể bị giải thể.

Hôm 6/7, Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa cho biết đã phạt công ty TNHH Thương Mại & Dịch vụ Aladin Việt Nam 42 triệu và đình chỉ hoạt động 9 tháng, theo báo Tuổi Trẻ. Công ty Aladin cho biết đã nộp đầy đủ tiền phạt nhưng có khả năng bị giải thể. [đọc tiếp]

Báo Thanh Niên in thêm ngôi sao vào cờ Trung Quốc, mạng xã hội ‘dậy sóng

06/07/2018 (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam – Hôm 6 Tháng Bảy, nhiều blogger bất bình trước việc báo Thanh Niên in hình cờ Trung Quốc minh họa cho một bài báo về ngành đường sắt bỗng dưng có năm ngôi sao nhỏ (thay vì bốn) quanh một ngôi sao lớn hơn.

Ngôi sao mới được thêm vô bị các blogger diễn giải là báo Thanh Niên có hàm ý nhắc đến chuyện Việt Nam “đang trong lộ trình quy phục mẫu quốc và tiến tới sáp nhập với Trung Quốc.” [đọc tiếp]

Tĩnh Hội Họp Mặt Dân Chủ 2018

05/07/2018 Lê Quang (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tĩnh Hội HMDC 2018 được tổ chức trong khuôn viên một lâu đài cổ kính tại thành phố Beilstein/Stuttgart, Cộng Hoà Liên Bang Đức, từ chiều thứ năm 28/6 đến trưa chủ nhật 01/07/2018. Đây là Tĩnh Hội thứ 17, quy tụ trên 40 thành viên và thân hữu, đến từ Hoa Kỳ, Pháp, Thụy Sĩ, Slovakia và từ nhiều địa phương của Đức.

Đặc biệt trong Tĩnh Hội năm nay có sự tham dự của anh chị Ls Nguyễn Văn Đài & Vũ Minh Khánh vừa được nhà cầm quyền CS trả tự do từ Việt Nam sang Đức, trình bày những kinh nghiệm hoạt động và đề nghị đường hướng đấu tranh trong tương lai cho tiến trình dân chủ tại VN. [đọc tiếp]

Việt Nam gián tiếp thừa nhận ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’?

05/07/2018 Phạm Chí Dũng (VOA Blog) - Gần một năm sau vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ bị tố cáo bởi Nhà nước Đức, lần đầu tiên một quan chức Việt Nam đã xuất hiện trong một diễn đàn công khai để ‘giải trình’ về chuyên án gây chấn động châu Âu này.

Ngày 30/6/2018, trong lúc tham dự một diễn đàn với Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Berlin ở Đức, Tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức là Nguyễn Hữu Tráng đã bất ngờ trả lời không quá chung chung đối với câu hỏi của phóng viên Lê Trung Khoa từ Thoibao.de.

Việc một quan chức bậc trung như Nguyễn Hữu Tráng dám đề cập đến vụ này, trước sự chứng kiến của đông đảo người Việt, phóng viên và cả người Đức, hẳn nhiên phải do ông Tráng nhận được sự chỉ đạo cho ‘mở miệng’ với nhiệm vụ ‘chủ động thông tin đối ngoại’ từ một cấp lãnh đạo rất cao của Việt nam. [đọc tiếp]

Việt Nam thông báo bắt bảy nghi can ném bom trước trụ sở công an

05/07/2018 Thụy My (RFI) - Công an Việt Nam hôm nay 05/07/2018 thông báo đã bắt giữ bảy nghi can trong vụ « khủng bố » tại trụ sở Công an phường 12 quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng trước, làm bị thương ba người. Hai vụ nổ nhỏ đã xảy ra hôm 20/6, sau khi hàng ngàn người ở nhiều thành phố trên toàn quốc biểu tình chống lại dự luật Đặc khu.

Reuters trích thông báo trên trang web của Sở Công An Thành phố Hồ Chí Minh nói rằng « đây là một trường hợp khủng bố nhắm vào chính quyền nhân dân ». [đọc tiếp]

Giới hoạt động ‘di cư’ sang Minds với hy vọng ‘an toàn’ hơn Facebook

04/07/2018 (VOA) - Trong những ngày cuối tháng 6, giới hoạt động và những người có tiếng nói ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội ở Việt Nam ồ ạt mở tài khoản mới trên trang Minds.com, một mạng xã hội hiện có quy mô nhỏ bé hơn nhiều lần so với Facebook.

Tổng Giám đốc Điều hành (CEO) Bill Ottman của Minds.com, công ty có trụ sở ở Mỹ, cho VOA biết hôm 2/7 rằng làn sóng mở tài khoản đã đưa số lượng người sử dụng Việt Nam đạt “khoảng 100.000”.

Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang viết chị và những người khác chuyển sang Minds “không phải vì sợ luật An ninh Mạng” của nhà nước cộng sản Việt Nam.

Chị Trang viết thêm: “…chúng ta chuyển sang Minds để cho Facebook thấy rằng kết cục của sự hợp tác với độc tài là thiệt hại về uy tín và kinh tế”. [đọc tiếp]

Tòa Berlin bác đơn tại ngoại vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh'

04/07/2018 (BBC) - Tòa thượng thẩm Berlin trong phiên xử sáng 4/7 quyết định bác yêu cầu xin tại ngoại hầu tra của ông N H Long, bị cáo duy nhất đang hầu tòa trong vụ án 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh'.

Đơn xin tại ngoại hầu tra do nhóm luật sư biện hộ của bị cáo bất ngờ đệ trình trong một phiên xử cuối tháng Sáu. [đọc tiếp]

Facebook rút Hoàng Sa-Trường Sa khỏi bản đồ Trung Quốc

03/07/2018 Tú Anh (RFI) - Báo chí Việt Nam hôm nay hoan nghênh mạng xã hội Facebook đã không còn ghi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là thuộc lãnh thổ Trung Quốc nữa sau khi cộng đồng mạng và chính quyền Việt Nam phản đối. Cụ thể, theo VnExpress cho biết kể từ ngày 02/07/2018 trên bản đồ hiển thị của Facebook, Hoàng Sa và Trường Sa đã « ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc ».

Vào năm 2012, trước phản đối kiên trì của cộng đồng Việt Nam trong và ngoài nước, Google Maps đã phải xóa đường lưỡi bò vây quanh hai quần đảo này. [đọc tiếp]

Facebook và câu chuyện hợp tác với độc tài

02/07/2018 Phạm Đoan Trang (FB Pham Doan Trang) - Vào nửa cuối tháng 6/2014, nghĩa là cách đây bốn năm, trên cộng đồng mạng xã hội facebook Việt Nam bắt đầu nổ ra một "chiến dịch": report (báo cáo, tố cáo) các trang cá nhân để chúng bị Facebook deactivate (đóng cửa, cho ngừng hoạt động).

Thủ phạm chính của vụ này đương nhiên là các dư luận viên, và đối tượng chúng nhắm vào đầu tiên là những nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền.

Trong nửa cuối tháng 6 và cả tháng 7, hàng trăm facebook của các cá nhân, tổ chức hoạt động dân chủ-nhân quyền, và của những người chỉ đơn giản là hay phát ngôn trái ý tuyên giáo, bị đánh sập theo cách đó. Một loạt trang nổi tiếng bị đóng: Nhật Ký Yêu Nước, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, Cô Gái Đồ Long, Quê Choa, Nguyễn Lân Thắng… [đọc tiếp]

Trung Quốc đặt tuần duyên dưới quyền chỉ huy của quân đội

02/07/2018 Thụy My (RFI) - Bắt đầu từ ngày 01/07/2018, lực lượng tuần duyên Trung Quốc được đặt dưới quyền lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, thay vì Cục Hải dương như lâu nay. Việc quân sự hóa lực lượng này gây lo ngại cho các nước láng giềng.

Quốc Hội Trung Quốc cách đây vài tuần đã thông qua quyết định quân sự hóa lực lượng tuần duyên. Hoàn cầu Thời báo cho biết, dưới sự chỉ huy của Quân ủy Trung ương, lực lượng tuần duyên sẽ tham gia các cuộc tập trận của quân đội. [đọc tiếp]

Không ký lệnh công bố luật An ninh mạng chủ tịch Quang sẽ có tiếng thơm để đời?!

27/06/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) -  Giáo sư Nguyễn Đình Cống trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Năm 2015 nhà cầm quyền CSVN đã đưa ra Luật An Toàn Thông Tin Trên Mạng nhằm bảo vệ an toàn cho người xử dụng, an toàn cho dữ liệu và ứng dụng CNTT. Nói nôm na là an toàn kỹ thuật mạng.

Ngày 12 Tháng 6 năm 2018 lãnh đạo đảng CSVN ép quốc hội thông qua Luật An Ninh Mạng 2018 (an toàn nội dung) nhằm khóa miệng người dân hầu bảo vệ chế độ.

Tuy nhiên Luật An Ninh Mạng 2018 còn phải chờ Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký lệnh công bố thì mới có hiệu lực thi hành.

Qua cuộc phỏng vấn của Nhà báo Trần Quang Thành, Giáo sư Nguyễn Đình Cống đã vạch trần sự thật về cái Luật An Ninh Mạng phản dân hại nước này và cho rằng nếu ông Trần Đại Quang không ký Lệnh công bố Luật ANM thì người dân sẽ ghi nhận công đóng góp của ông vào sự tiến bộ của đất nước. Nội dung cuộc phỏng vấn như sạu – Mời quý vị cùng nghe

Chống tham nhũng của tổng Trọng: giữa lời nói và việc làm có vấn đề?!

26/06/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Luật sư Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trong dịp tiếp xúc với cử tri tại các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy, TP/ Hà Nội vào ngày 17.06.2018, ông Nguyễn Phú Trọng nhất trí với các ý kiến phát biểu của cử tri xung quanh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Coi đây là giặc nội xâm, cần phát động toàn dân tham gia, đấu tranh quyết liệt hơn nữa, làm sao thu hồi cho được tài sản, việc kê khai tài sản phải công khai minh bạch…

Kê khai tài sản là một biện pháp được cho cần thiết trong công cuộc chống tham nhũng. Tuy nhiên chính ông Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tiếp xúc cư tri nói trên và tại “Hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng” tổ chức tại Hà Nội hôm Thứ Hai, 25.06. 2018, lại lên tiếng rằng “vấn đề kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm bởi nó liên quan đến quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân.”

Trả lời phỏng vấn của Nhà báo Trần Quang Thành, Ls. Lê Công Định cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng không vô tư, không khách quan và không dựa trên cơ sở luật pháp. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Nhà nước phải trả dân món nợ lưu cữu 72 năm

26/06/2018 Bùi Tín (VOA Blog) - Các bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946, qua thay đổi các năm 1959, 1980, 1992 và 2013, cả thảy 5 bản Hiến pháp đều ghi rõ quyền hạn và nghĩa vụ người công dân, bao gồm quyền bình đẳng, tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do hội họp (biểu tình), tự do cư trú, đi lại, tín ngưỡng, tự do thân thể, thư tín, nhà ở, tự do bầu cử, ứng cử, bãi miễn, phúc quyết hiến pháp, có quyền tư hữu và có nền tư pháp độc lập.

Có thể nói lãnh đạo đảng đã cố tình bỏ quên trách nhiệm của mình là đôn đốc quốc hội và chính phủ thảo ra bộ Luật về tự do Hội họp, biểu tình, một quyền hiến định mà hầu hết nhân dân các nước khác đều có quyền thực hiện một cách ôn hòa phổ biến. [đọc tiếp]

Tin thất thiệt chính thống

26/06/2018 Nguyễn Hùng (VOA Blog) - Có cuộc biểu tình nào diễn ra ở Việt Nam trong tháng Sáu không?

Theo truyền thông chính thống, có lẽ là không. Nếu bạn dùng các từ khoá ‘biểu tình Việt Nam 2018’ để tìm trên Google, tin tức đầy đủ và không thiên vị về các cuộc biểu tình chỉ có trên mạng xã hội, BBC, RFI, VOA và các trang tin từ bên ngoài Việt Nam khác.

Một trong những người đi biểu tình nói họ ước gì các nhà báo có mặt và chứng kiến cảnh bạo lực phi lý đối với những người xuống đường thực hiện quyền mà Điều 25 của Hiến Pháp đã ghi nhận. [đọc tiếp]

Bộ Chính trị là ai?

24/06/2018 Nguyễn Doãn Đôn (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Bộ chính trị họ là ai? Mà lại có quyền cao hơn cả trăm triệu người dân?

Chỉ có hơn chục người, toàn là những người không do dân bầu, chỉ thông qua vây cánh và mua bán trong cái cơ chế ĐỘC ĐẢNG, ĐỘC TÀI dựng lên. Ấy thế mà họ dám quyết định số phận của từng người dân, số phận của cả một Dân tộc.

Quốc hội cũng phải thua hơn chục người này. Cái gọi là một cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, gần 500 người, đại diện và thay mặt cho dân, do dân nuôi họ, chỉ việc ăn trắng, mặc trơn, đến kỳ họp là ngồi vào trong ghế Ba Đình làm một chân Nghị gật. (Trừ một số Đại biểu đáng kính thì mọi người chúng ta đã rõ, còn phần lớn là chung một máng ăn, chung một miếng nhục, rồi nhìn nhau bấm nút giơ tay). [đọc tiếp]

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Séc: Việt Nam là một nguy cơ an ninh nghiêm trọng

21/06/2018 Markéta Kachlikova (Nguồn: Radio Praha, bản dịch: Diễn Đàn Việt Nam 21 ) - Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Séc ông Lubomír Zaorálek (Đảng Dân chủ Xã hội) coi Việt Nam là tâm điểm của tội phạm có tổ chức. Hôm thứ năm, ông nói trong một phiên họp của Ủy ban đối ngoại ở trụ sở quốc hội, quốc gia này (Việt Nam) đã trở thành một nguy cơ an ninh hàng đầu,

Ông cho biết việc sản xuất, điều chế ma túy Crystal Meth là một vấn đề cho quan hệ song phương giữa CH Séc và Đức. Việc sản xuất này được tổ chức bởi các băng đảng Việt Nam và Trung Quốc. Theo ông Zaorálek vấn đề này gậy thiệt hại đến hàng tỷ Kronen cho Cộng hòa Séc. Phía Việt Nam cho đến nay đã không thể giải quyết vấn đề.

An ninh của Kim Jong un chống ai ?

19/06/2018 Bùi Quang Vơm (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hành trình của Kim tới cuộc họp thượng đỉnh Trump - Kim tại Singapore được báo chí quốc tế đặc biệt quan tâm, có lẽ vì những biện pháp mà bộ máy an ninh của Kim áp dụng là những biện pháp đặc biệt.

Hành trình di chuyển của Kim tới Singapore được lên kế hoạch an ninh chi tiết một cách đặc biệt. Sự đặc biệt có nhiều điểm khác thường phản ánh tình trạng an ninh của cá nhân Kim bị đe doạ một cách khác thường.

Cùng một lịch bay, luôn có ba máy bay cùng khởi hành, giờ bay không báo trước, đến phút cuối cùng, chuyến bay vẫn bị đổi tên, đổi hướng. [đọc tiếp]

Dân Nghệ Tĩnh lên tiếng phản đối CSVN bóp chết tự do

17/06/2018 Quỳnh Nguyễn (Tiếng Dân Việt Media) - Sáng hôm nay Chủ nhât 17 tháng 6, 2018 hàng chục người dân tại Nghệ An, Hà Tĩnh đồng loạt xuống đường phản đối nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng để bóp nghẹt tiếng nói của người dân, cũng như Luật đặc khu để tiếp tay bán nước Việt Nam cho Trung cộng.

Tại Nghệ An, người dân Quỳnh Lưu đã quay quần về Giáo xứ Song Ngọc để tuần hành ôn hòa phản đối chế độ cộng sản đã bất chấp sự đóng góp ý kiến của người dân khi thông qua các đạo luật mơ hồ, cũng như đàn áp, khủng bố, bắt giữ người dân tuần hành ôn hòa để phản đối chính phủ cho Trung cộng thuê 3 đặc khu 99 năm. [đọc tiếp]

Giải mã Thượng đỉnh Trump-Kim

15/06/2018 Bùi Quang Vơm (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Thế là thượng đỉnh Mỹ-Triều đã xảy ra, và đã thành công.

Như vậy, điều mà cách đây hai tháng, người viết bài này  từng đưa ra một phỏng định rằng, “Có một điều Tuyệt mật mà nếu Kim không chuyển được cho Trump và điều Tuyệt mật đó không được Trump hiểu và chấp nhận, thì Thượng đỉnh sẽ không xảy ra, nếu xảy ra thì chỉ là trò cười”. Thượng đỉnh đã xảy ra và đã thành công.

Có nghĩa là điều Tuyệt mật đó đã tới Mỹ, người trực tiếp nhận nó là đích thân Tổng thống Donald Trump, và điều Tuyệt mật đó đã được Trump chấp nhận một cách hãnh diện. [đọc tiếp]

Sri Lanka: Viên ngọc sắp vào tay Trung Quốc

14/06/2018 (BBC) - Trên khắp Đông Nam Á, tại các thành phố cảng và các trung tâm thương mại, sự ảnh hưởng của đồng tiền Trung Quốc ngày càng trở nên rõ nét.

Một khi sáng kiến "Một vành đai, một con đường" khổng lồ của Trung Quốc rót đầu tư vào các dự án, mạng lưới giao thông và thương mại cho hàng hóa nước này sẽ được nâng cao. [đọc tiếp]

Hữu Ước - tên tham nhũng đội lốt anh hùng và quân hàm tướng

14/06/2018 FB Trần Đình Triển (Tiếng Dân Việt Media) - Hôm nay, một số nhà báo công tác tại Báo Công an nhân dân gọi điện cho tôi, bức xúc về ông Hữu Ước và một số cán bộ lãnh đạo Báo CAND, có dấu hiệu tham nhũng, lợi ích nhóm và cố ý làm trái;... đẩy nhiều cán bộ của Báo rơi vào tình cảnh bi đát, không nhà không cửa, tiết kiệm tối đa trả lãi và tiền vay, tiền thuê nhà.

Anh chị em nhà báo còn chất vấn tôi:: “Anh nói rằng, anh sẽ làm đến cùng vụ Hữu Ước tham nhũng; chúng em chờ đợi mà chưa thấy anh lên tiếng? Anh giúp chúng em với, ông Ước và một vài lãnh đạo Báo CAND làm khổ biết bao nhiêu người”. [đọc tiếp]

Nên buồn hay nên vui?

14/06/2018 Hà Sĩ Phu (Tiếng Dân) - Chắc các Anh Chị đều biết tin dân Bình Thuận tay không đã đánh khiến cho hàng trăm CSCĐ vũ trang tận răng phải cởi giáp quy hàng, tin dân Nha Trang đánh du khách ngỗ ngược Trung Quốc khiến hàng ngàn du khách Trung quốc phải lên máy bay tháo chạy về nước?

Cảnh sát cơ động ở Bình Thuận vứt bỏ quân phục. Ảnh: Facebook

Trước hiện tình nhân dân VN lâu nay vẫn bị “tước hết mọi vũ khí tinh thần và vật chất”, phải bó tay câm lặng để bọn nội xâm và ngoại xâm phối hợp từng bước thủ tiêu Tổ quốc và giống nòi, thì phải coi những hiện tượng nổi dậy tự phát và thắng lợi như vậy là sự trưởng thành, là niềm vui và hy vọng. Tôi cũng không thể không có niềm vui ấy. Nhưng sau phút vui thì nỗi buồn lại nhiều hơn, thậm chí nhìn lại những “thắng lợi” ấy tôi lại phát khóc. [đọc tiếp]

Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ-Bắc Hàn tại Tân Gia Ba

13/06/2018 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) -Sau nhiều tuần chuẩn bị, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn đã diễn ra tại Tân Gia ba (Singapore) vào ngày 12/06/2018 và kết thúc trong ngày với một thoả thuận.

Sau 40 phút thương thảo, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã kết thúc cuộc hội đàm riêng. Tổng thống Trump cho biết cuộc gặp đã diễn ra "rất, rất tốt" và khẳng định Mỹ - Bắc Hàn sẽ tìm được giải pháp cho cuộc tranh chấp kéo dài từ 1950 giưã hai nước. Ngay sau cuộc hội đàm riêng là cuộc đàm phán giữa phái đoàn Bắc Hàn và phái đoàn Mỹ dưới sự chủ toạ của Kim và Trump. Phái đoàn Mỹ hội đàm có Ngoại trưởng Mike Pompeo, Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly và Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton.  Về phía Hàn Cộng , Ngoại trưởng Ri Yong-ho, 2 Phó Chủ tịch Đảng Lao động Bắc Hàn Ri Su-yong và Kim Yong-chol tham dự cuộc hội đàm mở rộng. [đọc tiếp]

Việc cốt lõi là thay đổi tư duy

13/06/2018 Bùi Quang Vơm (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trước hiện tượng tổng biểu tình đồng loạt trên cả nước với số lượng lớn chưa từng có từ trước tới nay, với một lý do bề nổi công khai là phản đối Luật đặc khu, phản đối nguy cơ chính quyền bán nước cho Tầu cộng, những quan sát đơn giản nhất cũng thấy nó chứa đựng một căn nguyên lớn hơn nhiều, đụng đến nền tảng của chế độ. Nhưng các nhà lãnh đạo chính quyền không thấy, vẫn không thấy.

Chuyên gia làm luật cao cấp có tiếng “thông thái” Nguyễn Khắc Định, chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật, uỷ viên thường vụ Quốc hội thì nói rằng “Dự án Luật Đặc khu là dự án luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ", "Nhiều quy định về cơ chế, chính sách trong dự thảo luật mang tính đột phá cả về tổ chức bộ máy và quan điểm”. Ông cho rằng: “các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và cử tri, nhân dân chưa hiểu (do trình độ có hạn!?), có lẽ vì thế mà dân phản đối nhiều thế”!? [đọc tiếp]

Chân trời mới: an ninh mạng

11/06/2018 Từ Thức (Dân Làm Báo) - Đảng huấn luyện từ nhỏ: đừng suy nghĩ, đừng tìm hiểu, đừng bất bình. Hãy ăn nhậu, hãy tiêu thụ, hãy nhìn cái rốn của mình, hãy lo thân xác mình, sống chết mặc bay. Hãy bịt mắt, bịt miệng, che tai.

Công dã tràng: những cuộc biểu tình rầm rộ chống đặc khu, chống bán nước, chống Tàu bùng nổ khắp nơi: dân không tin Đảng nữa, tuổi trẻ không nghe Đảng nữa. Không thờ ơ nữa. Không sợ nữa.

Người ta nói có hai điều kiện khiến một chế độ độc tài sụp đổ. Thứ nhất là những đợt sóng ngầm âm ỉ của một dân tộc thèm khát tự do. Thứ hai là những đột biến, nổ tung như núi lửa, khiến nhà cầm quyền không trở tay kịp. [đọc tiếp]

Tuyên bố của Tổ chức "Mọp Mặt Dân Chủ" về Dự luật Đặc khu và dự luật An ninh mạng

11/06/2018 (HMDC) - Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) là một tổ chức Phi Chính Phủ (NGO) vô vụ lợi, ra đời năm 2002, tập hợp những người Việt hải ngoại và trong nước (khi có điều kiện) hoạt động trong nhiều tổ chức và lãnh vực  khác nhau – văn hóa, giáo dục, công đoàn, truyền thông, nhân quyền, xã hội  và chính trị - có cùng mục tiêu chung là độc lập dân tộc và thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

Trong tình hình hiện nay, nhân dân cả nước cũng như nhiều cộng đồng Người Việt Hải Ngoại đang tập hợp vận dụng mọi hình thức lên tiếng phản đối nhà nước Cộng sản Việt nam âm mưu ban hành hai dự luật nhằm mục tiêu bán nước cho Tầu Cộng và bóp chẹt quyền tự do bày tỏ ôn hòa của người dân. [đọc tiếp]

Thư ngỏ của Uỷ ban Công Lý và Hoà Bình gửi Quốc Hội về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc

11/06/2018 (Hội Đồng Giám Mục Việt Nam) - ... Dù dự luật này được soạn thảo với ý định tạo bước phát triển đột phá về hành chính và kinh tế trong việc thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhưng lại hàm chứa nhiều rủi ro và nguy cơ gây thiệt hại cho quyền lợi quốc gia, đặc biệt có thể xâm hại đến an ninh và chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

Chúng tôi thiết nghĩ để thông qua một dự luật quan trọng với ý định mang lại cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc cho nhân dân, song lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia như Luật Đặc Khu, cần thiết phải có sự tham gia đóng góp ý kiến của toàn dân. Do đó, dự luật nên được đưa ra thảo luận rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt cần được các nhà chuyên môn góp ý phản biện khoa học, và cuối cùng phải được thông qua bằng một cuộc trưng cầu ý dân theo luật định. [đọc tiếp]

Chùm bài cả nước xuống đường 10-6-2018

11/06/2018 Bauxite Việt Nam tổng hợp - Lần đầu tiên sau 43 năm có một sự kiện Sài Gòn, Bình Dương, Mỹ Tho, Đà Nẵng, Nha Trang, Cam Ranh, Hà Nội, Nghệ An… đều đồng loạt cất vang “Không Trung Quốc, Không đặc khu!”, “An ninh mạng, Bịt miệng dân!”. Đây mới thật sự là ngày “thống nhất đất nước” và ngày mà người dân thật sự được “giải phóng” bằng sự giải phóng chính mình khỏi nỗi sợ hãi chế ngự bám chặt trong trí não hàng chục năm. Đây cũng là ngày mà chế độ phải sửng sốt trước những hô vang “Đả đảo bọn bán nước”, “Đả đảo cộng sản bán nước”, “Đả đảo Việt gian”. Đây cũng là ngày mà chế độ phải sửng sốt trước những hô vang “Đả đảo bọn bán nước”, “Đả đảo cộng sản bán nước”, “Đả đảo Việt gian”. [đọc tiếp]

Nhân dân đã điểm mặt và lịch sử sẽ ghi tên những tội đồ dâng giang sơn Việt Nam cho Tàu cộng và đẩy dân tộc Việt Nam vào bắc thuộc

11/06/2018 Phạm Đình Trọng (Bauxite Việt Nam) - 1988. Với lệnh trói tay chiến sĩ Việt Nam giữ đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa không được nổ súng chống trả quân Tàu Cộng tràn lên cướp đảo, Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhà nước cộng sản Việt Nam đã dâng Gạc Ma cho Tàu Cộng và biến 64 chiến sĩ Việt Nam giữ Gạc Ma thành tấm bia sống cho lính Tàu Cộng thảm sát.

1990. Nguyễn Văn Linh, Đảng trưởng cộng sản Việt Nam dẫn đầu đoàn hàng thần sang Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Tàu Cộng kí cam kết Thành Đô chấp nhận sự bảo kê của Tàu Cộng cho sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bão táp của thời đại đang cuồn cuộn nổi lên quét sạch bãi rác cộng sản của lịch sử khỏi đời sống chính trị loài người. Cam kết Thành Đô đã mở ra một thời Bắc thuộc mới đau đớn của dân tộc và ô nhục của lịch sử Việt Nam. [đọc tiếp]

Phản đối dự luật an ninh mạng - KIẾN NGHỊ KHÔNG THÔNG QUA DỰ THẢO LUẬT AN NINH MẠNG

11/06/2018 (Bauxite Việt Nam) - Chúng tôi, những công dân Việt Nam đang sống trong và ngoài nước, đồng kiến nghị các vị đại biểu Quốc hội Việt Nam không thông qua Dự thảo Luật An ninh mạng vào ngày 12/06/2018 tới đây.

Chúng tôi nhận thấy các điều khoản đề xuất trong Dự thảo Luật An ninh mạng không thể hiện được các phương pháp hợp lý để bảo đảm an ninh trên mạng của Nhà nước và người dân. Thay vào đó, Dự thảo Luật này lại tiềm ẩn khả năng vi phạm các quyền căn bản của công dân, cụ thể như sau:

Xâm phạm quyền riêng tư và quyền bí mật thư tín ... [đọc tiếp]

Bùng nổ biểu tình chống Luật Đặc khu, nhiều người bị bắt

11/06/2018 Viễn Đông (VOA) - Việt Nam xác nhận bắt giữ nhiều người hôm 10/6 sau khi nổ ra các cuộc biểu tình rầm rộ ở các thành phố lớn để phản đối Luật Đặc khu.

Các hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cảnh nhiều người biểu tình bị “giữ” và “lôi” lên xe buýt ở Hà Nội và TP HCM. Qua các bức ảnh, có thể thấy máu trên mặt và áo một số người.

Trong khi đó, các nhân chứng nói với VOA Việt Ngữ rằng "hàng chục người" đã "bị bắt". Thông tin này không thể được kiểm chứng độc lập. [đọc tiếp]

Việt Nam biểu tình đồng loạt chống Luật Đặc Khu

10/06/2018 (VOA) - Nhiều ngàn người xuống đường đồng loạt tại nhiều nơi ở Việt Nam để phản đối dự luật đặc khu và dự luật an ninh mạng vào sáng ngày Chủ Nhật, 10 tháng Sáu.

Từ 8 giờ sáng, người biểu tình đã xuất hiện Hà Nội. Riêng khu vực hồ Hoàn Kiếm, có đến vài ngàn người tham gia. Tại Sài Gòn, có nhiều cuộc biểu tình tại nhà thờ Đức Bà, công viên Hoàng Văn Thụ… Giáo dân tại Nghệ An cũng tham gia biểu tình rất đông. Đà Nẵng, biểu tình diễn ra lúc gần 10 giờ sáng, với lực lượng an ninh bố trí dày đặc khắp mọi nơi.

Hơn 9 giờ sáng, bắt đầu có tin nhiều người tham gia biểu tình ở Sài Gòn bị đánh đập.

Có vài chục người bị bắt khi tham gia biểu tình ở Hà Nội. [đọc tiếp]

Khắp nơi xuống đường phản đối luật đặc khu và luật ANM

10/06/2018 (Blog Nguyễn Xuân Diện) - Sáng nay, hàng vạn người dân ở nhiều tỉnh thành đã kéo về các nơi trung tâm để biểu tình, Phản đối Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng.

Tại Hà Nội, hàng trăm người dân đã đến phố đi bộ giơ biểu ngữ đòi hủy bỏ vĩnh viễn Luật Đặc Khu. Tại Nhà hát lớn, nhà cầm quyền huy động nam thanh nữ tú ra dàn cảnh chiếm chỗ từ sớm. Trùm DLV Trần Nhật Quang vẫn được sử dụng để lăng mạ người biểu tình.

Tại Sài Gòn: Hàng ngàn người dân từ nhiều ngả đường kéo về khu trung tâm Quận 1, Nhà thờ Đức Bà, giơ biểu ngữ và hô khẩu hiệu đòi hủy bỏ Luật Đặc khu - một bộ luật dọn đường bán nước và Luật An ninh mạng bịt mồm người dân. [đọc tiếp]

Trịnh Xuân Thanh cùng với con trai có lẽ sẽ được xuất cảnh sang Đức vào đầu năm 2019

10/06/2018 Hiếu Bá Linh (Tiếng Dân) - Sự việc ông Nguyễn Văn Đài được trả tự do có liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Đó là bước đầu tiên đáp ứng ngoại giao (đáp ứng yêu cầu của phía Đức), và rốt cuộc sẽ dẫn đến việc thả Trịnh Xuân Thanh ra khỏi tù trước thời hạn. Việt Nam phụ thuộc vào nước Đức. Đầu năm 2019, một Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam sẽ bắt đầu có hiệu lực, nhưng chỉ khi nào Cộng hòa Liên bang Đức không thực hiện quyền phủ quyết của mình trong Hội đồng châu Âu.

Trên tờ Frankfurter Allgemeine, một nhật báo tầm vóc liên bang và có uy tín nhất nhì nước Đức, số ra ngày thứ bảy 09/06/2018, có đăng một bài báo với tựa đề “Cho và nhận” và ngay sau đó là hàng tít phụ “Tại sao Việt Nam muốn thả Trịnh Xuân Thanh trong một vài tháng tới”. Bài báo này đã được nhiều báo chí Đức đồng loạt trích đăng, đặc biệt hãng thông tấn Anh cũng đưa tin dựa vào nội dung bài báo trên. [đọc tiếp]

Lùi một bước

09/06/2018 Từ Thức (FB Từ Thức) - Tập đoàn cầm quyền vừa quyết định hoãn việc biểu quyết dự luật đặc khu tới kỳ họp tới của quốc hội, kỳ họp thứ 6 (thay vì biểu quyết gấp rút trong kỳ họp thứ 5 hiện nay).

Thông cáo chính thức nói phải hoãn chuyện thảo luận cho mướn đất để ‘’ có thời gian nghiên cứu, hoàn thiện ‘’. Nghĩa là chuyện sang nhượng một phần lãnh thổ, tới nay, không có nghiên cứu gì hết. Họ nghĩ, theo thói quen, chỉ việc ra lệnh, quốc hội bù nhìn thông qua, dân chúng sẽ cúi đầu cam chịu.

Nhưng họ lầm. Cái lầm tai hại nhất. Họ đã đụng tới cái linh thiêng nhất của người dân : đất cát của tổ tiên để lại, đất cát đã đẫm máu của bao nhiêu thế hệ đã hy sinh giữ nước. [đọc tiếp]

‘’ Đừng làm sứt mẻ tình hữu nghị Hoa Việt ‘’

09/06/2018 Từ Thức (FB Từ Thức) - Câu ngu xuẩn và chướng tai nhất mà các đỉnh cao trí tuệ loài người nhắc đi nhắc lại, như tụng kinh, là ‘’ Đừng làm sứt mẻ tình hữu nghị Hoa Việt ‘’.

Một ông tướng tuyên bố cái ông ta lo ngại nhất, không phải là việc Tàu Cộng chiếm đất, chiếm đảo, mà là chuyện đi đâu cũng thấy người ta nói xấu Trung Quốc.

Trước những hành động thô bạo của Tàu Cộng, bao giờ cũng có một anh bộ trưởng, một chị dân biểu, một ông tướng, một bà nội chủ tịch, một bác sư quốc doanh dẫy nẩy lên, như một cái máy, một phản ứng Pavlov, ‘' xin bình tĩnh để khỏi làm sứt mẻ tình hữu nghị Hoa Việt ‘’.  [đọc tiếp]

Đặc Khu: Còn bao nhiêu biến chiêu nữa?

08/06/2018 Vũ Thạch (Tiếng Dân) - Rõ ràng ngày nay đã có khá nhiều người VN đọc thấu gan ruột giới lãnh đạo đảng.

Nhiều ngày trước khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố sẽ rút bớt con số 99 năm cho thuê 3 đặc khu xuống, đã có những tiếng nói tiên liệu, vạch rõ thủ thuật “nói thách giá cao rồi mặc cả xuống như thể nhượng bộ” của lãnh đạo đảng.

Nhưng hệ quả nguy hiểm cho an ninh quốc gia của 99 năm hay 1 năm đều ở mức ngang nhau. [đọc tiếp]

Đặc khu kinh tế: 'Chỉ chỉnh thời gian thuê đất, chưa đủ'

07/06/2018 (BBC) - Ý kiến chuyên gia kinh tế rằng nếu chỉ giảm thời gian cho thuê đất xuống dưới mức 99 năm không đủ để Quốc Hội kỳ này thông qua luật về đặc khu kinh tế (ĐKKT).

Nhận định nói trên của tiến sỹ kinh tế Nguyễn Trí Hiếu từ Hà Nội, xuất phát từ tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên lề Quốc Hội sáng cùng ngày.

Theo đó, phát biểu trước các phóng viên, ông Phúc nói: "Chúng tôi phải điều chỉnh thời gian thuê đất xuống một cách hợp lý, phù hợp với nguyện vọng chính đáng mà nhân dân đã phản ánh." [đọc tiếp]

Phượng Hoàng nào vào đặc khu?

07/06/2018 Phương Thảo, VNTB (Bauxite Việt Nam ) - Ai nói chính phủ cho Trung quốc thuê đất 99 năm ở đặc khu? Đọc luật đặc khu chưa? Ra tới Phú Quốc, Vân Đồn, Vân Phong mà coi chưa? Toàn là đại gia Việt Nam đầu tư thôi! Vượng Vin, Lam Sun, FLC Hạnh IPP. Nước ngoài đâu mà nước ngoài?

Phú Quốc đã có Vượng Vin bao sân gần hết. Khu Vinpearl Phú quốc Resort lo cho khách ăn chơi, ngủ nghỉ… chán rồi thì đi qua Vinpearl Safari. Kế đó còn có Vinpearl Golf 27 lỗ giữa rừng nguyên sinh thì đảm bảo vài năm nữa rừng nguyên sinh cũng ngắc ngứ vì thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng cỏ, nước thải từ sân golf đi ra.

Nhà xây xong, bán cho ai là quyền của nhà đầu tư. Đã đầu tư thì phải có lời, ai trả tiền nhiều thì nhà đầu tư bán. Trung quốc mua cũng được, miễn nó trả nhiều tiền hoặc rất nhiều. Nó có sở hữu nhà 99 năm, rồi ở đó sinh con đẻ cái tới đời chắt chít thì có sao đâu, miễn là thu hồi được vốn, một vốn bốn năm chục lời càng tốt.

Có gì sai, thì từ từ 99 năm nữa chính phủ rút kinh nghiệm. [đọc tiếp]

Thủ tướng VN nói sẽ điều chỉnh Luật Đặc khu, cả nước ‘sôi sục’ khí thế biểu tình

07/06/2018 (VOA) - Hôm 7/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nói cần tiếp thu, lắng nghe những điều cần thiết để điều chỉnh Luật Đặc khu, trong khi trên mạng xã hội xuất hiện lời kêu gọi biểu tình trên cả nước vào sáng Chủ Nhật 10/6 để phản đối dự luật đang gây nhiều tranh cãi.

Từ Hà Nội, nhà báo độc lập Nguyễn Vũ Bình, nói có thể xem phản ứng của ông Nguyễn Xuân Phúc là một “sự nhượng bộ” sau khi hơn một nghìn trí thức Việt Nam trong và ngoài nước ký thỉnh nguyện thư, phản đối việc Quốc hội dự tính thông qua dự luật này vào ngày 15/6 sắp tới. [đọc tiếp]

Kêu gọi biểu tình ở Sài Gòn phản đối Luật Đặc Khu

06/06/2018 (Người Việt) - SÀI GÒN, Việt Nam – Hôm Chủ Nhật, 10 Tháng Sáu, dự trù tại Sài Gòn sẽ diễn ra cuộc biểu tình phản đối việc Quốc Hội CSVN nhiều khả năng sẽ bấm nút thông qua Dự Luật Đặc Khu vào ngày 15 Tháng Sáu, 2018.

Lời kêu gọi phát đi trên trang “Đô Thành Sài Gòn” diễn ra trong bối cảnh mạng xã hội đang sục sôi những ý kiến bất bình về việc các giới chức cao cấp của CSVN nhất quyết bao biện nhằm thông qua Luật Đặc Khu ngay trong kỳ họp Quốc Hội này và bỏ ngoài tai lời cảnh báo về đại họa mất nước của các nhân sĩ. [đọc tiếp]

Dân oan 3 miền Bắc – Trung – Nam biểu tình phản đói dự luật Đặc khu, cộng sản cho ngoại bang thuê đất 99 năm

06/06/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hôm nay 6/6/2018, tại Hà Nội hàng trăm dân oan 3 miền Bắc – Trung – Nam đã tổ chức biểu tình phản đối dự luật Đặc khu cho ngoại bang thuê đất 99 năm.

Cuộc biểu tình xuất phát từ trụ sở tiếp dân 1 Ngô Thì Nhậm và diễu hành trên một số tuyến đường chính của quận Hà Đông. Sau đây là những hình ảnh tường thuật từ FB Văn Lê

Tôi bị cướp: chúng xưng chúng là công an, không cần giấu giếm!

06/06/2018 Nguyễn Tường Thụy (VNTB) - Vào lúc 4h30' chiều nay, 6/6/2018, nhân viên ngân hàng đến chuyển cho tôi một khoản tiền khá lớn của nhà hảo tâm gửi cho tù nhân lương tâm.

Tôi theo dõi thấy không có ai vào theo nên tôi bảo cậu nhân viên vào nhà. Nhận tiền xong, tôi vừa lên phòng ở tầng 2 thì khoảng trên dưới 10 tên, tất cả mặc thường phục ập vào nhà. Lúc này vợ tôi bế đứa cháu gái 18 tháng tuổi ngồi cửa nói chuyện với 1 người khác.

Vợ tôi gào lên nói anh đóng cửa lại và kêu to: Cướp! Cướp! Ba tên bịt miệng bóp cổ vợ tôi không cho kêu. Vợ tôi tiếp tục hô cướp cướp thì chúng nói chúng tôi là công an, không được nói cướp. [đọc tiếp]

Toàn dân hãy nói KHÔNG đối với Luật Đơn vị Hành chính-Kinh tế đặc biệt

06/06/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tiến sĩ Hà Sĩ Phu trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành - Quốc hội cộng sản khoá 14 kỳ họp thứ 5 đang gia tăng sức ép dư luận trên báo chí lề đảng, và chỉ đạo của đảng với 496 ông bà nghị hầu hết là gật gù theo lệnh Bộ chính trị chuẩn bị bấm nút cho ra đời Luật đặc khu để hợp thức hóa tiến trình làm nô lệ cho phương Bắc.

Suốt 2 tuần qua trên các mạng xã hội, dư luận người Việt trong và ngoài nước dồn dập lên tiếng tố cáo hành động bán nước, hại dân của tập  đoàn cầm đầu đảng cộng sản Việt Nam qua việc thúc ép quốc hội phê chuẩn Luật đặc khu, dọn đường cho việc ra đời 3 đặc khu Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc – Điểm nổi bật của luật là cho phép ngoại bang thuê đất với thời hạn hạn 99 năm.

Dư luận đòi hòi cần có cuộc trưng cầu dân ý về luật đặc khu, Kỳ họp này quốc hội hãy dừng thông  qua luật.

Từ thành phố Đà Lạt, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu trong cuộc  trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã kêu gọi “Toàn dân hãy nói KHÔNG đối với Luật Đơn vị Hành chính-Kinh tế đặc biệt“, nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Được công an “mời đối thoại” về đặc khu

05/06/2018 FB Phạm Đoan Trang (Tiếng Dân) -  ... Đồng chí an ninh nào khi tiếp chuyện người của “phe dân chủ”, nhất là những người có tinh thần chống bá quyền Trung Quốc, cũng đều luôn nói ý rằng “chúng tôi cũng ghét Trung Quốc lắm chứ, chúng tôi cũng lo nguy cơ phụ thuộc Trung Quốc lắm chứ…”.

Nhưng thực tế những gì họ làm (mà phía dân chủ thấy được) thì hình như toàn theo hướng ủng hộ đảng bạn, nước bạn và thẳng tay đàn áp những người Việt Nam có khuynh hướng chống Trung Quốc quá mạnh. [đọc tiếp]

“Đặc khu 99 năm” -  tiếng nói của người dân  - 

04/06/2018 Nhiều tác giả (Trang Đặng Xuân Xuyến) - Gần đây, dư luận quan tâm và tranh cãi nhiều về dự luật “đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là “đặc khu kinh tế”) sắp được Quốc Hội “bấm nút” thông qua. Dự kiến ba đặc khu kinh tế đầu tiên là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) có kinh phí đầu tư là 1.570.000 tỉ VNĐ (tính đến năm 2030). Tuy không phản đối khái niệm “đặc khu kinh tế” (special economic zone) và chưa biết họ lấy tiền từ đâu để đầu tư nhưng tôi không ủng hộ ba đặc khu kinh tế nói trên, vì các lý do sau. [đọc tiếp]

Thư ngỏ gửi các bạn ở Bộ Ngoại giao

04/06/2018 FB Đặng Xương Hùng (Tiếng Dân) - Tôi là Đặng Xương Hùng, cựu quan chức Bộ Ngoại giao, đã từ bỏ đảng. Tôi viết thư ngỏ gửi đến các bạn về câu chuyện đặc khu kinh tế mà thực chất là lãnh đạo Việt Nam muốn bán đất cho Trung Quốc 99 năm.

Trong sự việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, có thể các bạn còn được coi là bị động dính líu liên lụy. Nhưng nếu sự vụ bán đất cho Trung Quốc 99 năm thành hiện thực thì các bạn phải nhận trách nhiệm đồng lõa lớn nhất.

Không ai có thể hiểu thấu câu nói của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch “thời kỳ bắc thuộc lần thứ hai đã bắt đầu”, bằng các bạn. [đọc tiếp]

KÊU GỌI PHẢN ĐỐI DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT (VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC)

04/06/2018 (Bauxite Việt Nam) - ... Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước, các đại biểu Quốc hội xem xét, phản đối Dự luật về “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” rút gọn là “Dự luật về đặc khu kinh tế”.

Nhiều phát ngôn, bài viết rất tâm huyết về “dự luật Đặc khu kinh tế” của nhiều chuyên gia đã được công bố trên các báo, mạng, nhưng công luận đang đặc biệt quan tâm là các đặc khu kinh tế định thành lập (hoặc đã có từ trước) đều nằm ở các vị trí hiểm yếu, là trọng điểm an ninh quốc phòng của đất nước. [đọc tiếp]

Bao giờ người việt xuống đường biểu tình

04/06/2018 Hướng Việt (Nhà Thờ Thái Hà) - Thông tin Quốc hội có thể thông qua Dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), trong đó đó, những ưu đãi, cách riêng là việc cho thuê đất nên đến 99 năm làm cho người Việt khắp nơi lo ngại. Lo ngại lớn nhất và hiển nhiên trước mắt các đặc khu này sẽ rơi vào tay ngoại bang, cụ thể ở đây là Trung Quốc. Trước nguy cơ của dân tộc, người dân đã bày tỏ chính kiến của mình cách khác nhau. Không chỉ một số gương mặt quen thuộc của anh chị em hay lên tiếng cho các vấn đề khác nhau của đất nước, một số nhà khoa khọc, nhà văn, nhà thơ, nhân sĩ tri thức bấy lâu chưa công khai nay cũng công khai bày tỏ chính kiến của mình. [đọc tiếp]Phát hiện mới, rất nghiêm trọng về dự thảo "luật đặc khu"

03/06/2018 Luật sư Trần Đình Dũng (Blog Nguyễn Xuân Diện) - Luật đặc khu (Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc): Cho phép Tòa án nước ngoài xét xử công dân Việt Nam về sự việc trên lãnh thổ quốc gia!

Quyền tài phán là một quyền thiêng liêng của quốc gia để phán quyết bảo vệ công lý trên lãnh thổ quốc gia. Điều này được ghi nhận không chỉ trong các bản hiến pháp mà còn ở rất nhiều trong các Công ước quốc tế. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng thượng tôn triệt để quyền xét xử thiêng liêng này. Quyền tài phán do Tòa án đại diện quyền lực nhà nước thực hiện.

Thế nhưng Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc, có điều khoản cho phép tòa án nước ngoài "nhảy vào" giải quyết để phán quyết quyền lợi công dân Việt Nam trên lãnh thổ đặc khu (là lãnh thổ quốc gia). [đọc tiếp]

5 khác biệt giữa đặc khu kinh tế cho TQ thuê với khu phố Tàu (Chinatown)

03/06/2018 FB Huỳnh Chí Viễn (Nhà Thờ Thái Hà) - Nhân dịp có một Đại biểu Quốc hội phát biểu so sánh rằng đặc khu kinh tế cho Trung Quốc thuê thì có khác gì các khu phố Tàu (Chinatown) mà thành phố lớn nào trên thế giới cũng có (*), tôi xin đưa ra 5 khác biệt lớn của hai hình thức dân cư nói trên để phản bác lại ý kiến này.

... Các khu phố Tàu không hề có ranh giới biệt lập với khu dân cư bản địa, vì nó là một phần của thành phố bản địa, ra vào không cần phải xuất trình giấy tờ đặc biệt cũng không phải nhất thiết là người Hoa mới vào được.

Các đặc khu kinh tế Trung Quốc tuy nằm trên đất Việt Nam nhưng lại tách biệt hoàn toàn, người Việt Nam nếu không có giấy tờ đặc biệt cũng không được vào. [đọc tiếp]

Luật đặc khu - Mối nguy đe dọa an ninh, quốc phòng

03/06/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) Luật sư nhân quyền Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Dự kiến đến cuối kỳ họp thứ 5 Quốc hội CSVN khóa 16 đang diễn ra tại Hà Nội, các ông bà nghị làm theo chỉ thị của đảng sẽ bấm nút thông qua dự luật đặc khu.

Dự luật này đang gây sự quan tâm trong dư luận xã hội đặc biệt là an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia, sẽ bị đe dọa như thế nào khi kẻ xấu có rắp tâm gây phương hại cho đất nước lợi dụng việc thuê đất kéo dài 99 năm.

Từ Sài Gòn, luật sư nhân quyền Lê Công Định trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã nói lên mối lo ngại Luật đặc khu - Mối nguy đe dọa an ninh, quốc phòng, nội dung  như sau – Mời quí vị cùng nghe

Đặc khu kinh tế: Khi con nghiện đi cầm cố

02/06/2018 JB Nguyễn Hữu Vinh (rfavietnam/nguyenhuuvinh's blog) -  Có thể nói rằng cho đến khi cái gọi là “Quốc hội” Việt Nam được chỉ thị của Bộ Chính trị Đảng CSVN đưa ra bàn bạc để thông qua cái gọi là “Luật Đơn vị hành chính đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc” thì âm mưu bán nước đã lộ rõ trước quốc dân đồng bào.

Cả đất nước dậy sóng phẫn nộ, bởi ba vị trí được đưa ra để làm “Đặc khu” kia là các vị trí hiểm yếu nhất về an ninh quốc phòng của đất nước. Oái oăm thay cái gọi là “luật” này mở đường cho việc “nước ngoài” - mà ai cũng hiểu rõ và chỉ rõ ra rằng đó là Trung Cộng – được thuê với thời hạn 99 năm.

Ba vị trí này nằm ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam suốt chiều dài đất nước. [đọc tiếp]

Luật đặc khu: Cho phép Tòa án nước ngoài vào xét xử công dân VN trên lãnh thổ quốc gia!

02/06/2018 (Đàn Chim Việt) - Quyền tài phán là một quyền thiêng liêng của quốc gia để phán quyết bảo vệ công lý trên lãnh thổ quốc gia. Điều này được ghi nhận không chỉ trong các bản hiến pháp mà còn ở rất nhiều trong các Công ước quốc tế. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng thượng tôn triệt để quyền xét xử thiêng liêng này.

Thế nhưng Dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc, có điều khoản cho phép tòa án nước ngoài nhảy vào giải quyết để phán quyết quyền lợi công dân Việt Nam ngay trên lãnh thổ đặc khu (là lãnh thổ quốc gia).  [đọc tiếp]

Dự luật "lập 3 đặc khu cho thuê 99 năm" hay dự luật bán nước?

02/06/2018 Song Chi (rfavietnam/songchi's blog) - Mấy ngày qua từ trên báo chí chính thống cho đến trên mạng đã có quá nhiều bài viết bày tỏ sự lo ngại về dự án lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (đặc khu) cho nước ngoài (mà nhiều khả năng là Trung Quốc) thuê với thời hạn 99 năm, về những hệ lụy khôn lường của dự luật này, nhất là trong khía cạnh an ninh, quốc phòng, chủ quyền đất nước… Chúng ta thấy gì qua việc Quốc hội của nhà nước CHXHCN VN chuẩn bị bấm nút thông qua đề xuất "lập 3 đặc khu cho thuê 99 năm"? [đọc tiếp]

Ba Lan bị lừa trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?

01/06/2018 Mạc Việt Hồng (Đàn Chim Việt) - Ngoài nguồn tin cho rằng, một đội ngũ tình báo tinh nhuệ đã có mặt tại Ba Lan vào thời điểm nửa sau của tháng 7/2017 để chuẩn bị sẵn sàng cho phương án B – dẫn giải Trịnh Xuân Thanh qua ngả Ba Lan; thì nhà nước Ba Lan cũng đang xem xét tới một tài liệu khác. Đó là bộ Ngoại Giao Ba Lan (MSZ) và cơ quan Hàng không Dân Dụng Ba Lan (Urząd Lotnictwa Cywilnego) có làm hết trách nhiệm của mình trong vụ việc này không.

Cho tới nay, cơ quan điều tra Đức nghiêng về giả thiết, Trịnh Xuân Thanh được áp tải về trên chiếc chuyên cơ mà chính phủ Slovakia cho phái đoàn của bộ trưởng Tô Lâm mượn để bay từ Slovakia qua Nga.

Theo luật hàng không Ba Lan, chuyến bay này phải được phép của Ba Lan khi bay qua lãnh thổ nước này. [đọc tiếp]

Ông Lưu Văn Vịnh và nhóm  thành viên Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết bị bắt giam gần 2 năm vẫn chưa xét xử

01.06.2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ông Lưu Văn Vịnh (Facebooker Vịnh Lưu), người sáng lập Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết bị bắt khẩn cấp hôm 06/11/2016 với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 bộ luật hình sự cộng sản.

Việc bắt giam ông Vịnh diễn ra vào lúc 12 giờ 30 phút khi lực lượng công an Sài Gòn bất ngờ ập vào nhà riêng ông Vịnh tại số 120 liên khu 4 – 5, phường Bình Hưng Hoà B, quận Bình Tân để áp giải ông về đồn công an Bình Tân. Sau đó tiếp tục áp giải ông về giam giữ tại số 4 Phan Đăng Lưu, q. Bình Thạnh.

Ông Lưu Văn Vịnh sinh năm 1967, vợ là Nguyễn Thị Thập và có 3 con. Ông Vịnh là người đấu tranh dân chủ, ông thường xuyên có mặt trong các cuộc biểu chống Trung Cộng và bảo vệ môi trường. Ông cũng thường xuyên tham gia vào các đợt đòi người khi bị nhà cầm quyền CS giam giữ trái phép.

Lưu Văn Vịnh là một trong những thành viên sáng lập Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết (LMDTTQVN) được thành lập ngày 15/07/2016, và ông được bầu giữ chức vụ chủ tịch.

Đến nay ông Lưu Văn Vịnh và nhóm  thành viên Liên minh Dân tộc Việt Nam tự quyết bị bắt gần 2 năm vẫn chưa xét xử

Hôm 28/05 vừa qua, anh Đoàn Minh Tuân, một thành viên Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết, vừa đào thoát khỏi sự truy lùng cùa giới bạo quyền cộng sản Việt Nam, trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Bảo Khánh, đài phát thanh Việt Nam Sydney Radio, đã tố cáo giới bạo quyền CS gia tăng đàn áp người yêu nước, nội dung như sau – Mời qúi  vị cùng nghe

Thư ngỏ gửi các đại biểu Quốc hội về luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

31/05/2018 (Tiếng Dân) - Đề án Luật Đơn vị Hành chính-Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là Luật Đặc khu) đang được quý vị thảo luận tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XIV, trong đó lần đầu tiên thời hạn cho thuê đất dành cho các dự án đầu tư của nước ngoài được đề nghị tăng thêm đến 99 năm, thay vì 70 năm theo luật hiện hành.

Do diện tích rộng lớn và vị trí hiểm yếu về mặt quân sự trên biển và đất liền của ba khu vực được chọn làm đặc khu là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, vấn đề an ninh quốc phòng lẽ ra cần phải được xem xét cẩn trọng về mọi phương diện [đọc tiếp]

Ngân hàng Malaysia mất hy vọng thu hồi vốn qua vụ VietinBank

30/05/2018 (RFA) - Trong một phán quyết được đưa ra hôm 30/5, Tòa án Nhân dân Tối cao (TAND) thành phố Hồ Chí Minh đã bác bỏ kháng cáo của các nguyên đơn trong đó yêu cầu ngân hàng Vietinbank hoàn trả số tiền lên tới 4.9 nghìn tỷ đổng (tương đương 215 triệu USD) mà bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như đã chiếm dụng. Thay vào đó, thủ phạm chính Huỳnh Thị Huyền Như có trách nhiệm phải bồi thường một số tiền đã lừa đảo nói trên.

Nếu theo phán quyết vừa nêu, Công ty Cổ phần Chứng khoán Saigonbank Berjaya (SBBS) - một chi nhánh của Tập đoàn Berjaya của Malaysia, Bhd ít có hy vọng lấy lại được 10 triệu đô la bị chiếm dụng, tương đương 70% số vốn điều lệ của công ty và có thể khiến cho doanh nghiệp này phá sản. [đọc tiếp]

Buôn bán nô lệ thời 4.0

26/05/2018 FB Trần Trung Thực (Tiếng Dân) - Đằng sau những đồng Dollar lấp lánh của những lao động Việt ở khắp nơi trên thế giới gởi về Việt Nam là cái gì? Nó có êm ả, dịu dàng như những bản nhạc Ballad tình ca? Nó có đẹp đẽ và rạng ngời tương lai như các Cty Môi giới xuất khẩu lao động vẫn đã, đang đưa ra để tuyển dụng lao động? Vậy thì nó là cái gì?

Người ta thường nói, đồng tiền có hai mặt. Lẽ dĩ nhiên là ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng có thể biết hết được. Báo chí cách mạng luôn viết về những lấp lánh của những đồng Dollar của lao động nước ngoài gửi về. Những làng quê khởi sắc, những ngôi nhà hai, ba tầng mới xây từ những đồng tiền ấy. Những con số báo cáo toàn màu hồng, xán lạn tương lai… Vậy thì đằng sau nó là cái gì vậy? Nó là những lát cắt đớn đau chứa chan nước mắt, thậm chí là máu, mạng sống nữa. Nó là những mảnh ghép nham nhở rất buồn bã. Hình ảnh con Na, cái Nụ, con Huệ, cái Hồng đang làm việc ở Arab bị giới chủ bóc lột, ngược đãi, bị đánh đập, bị bỏ đói… mà tôi ngỡ là họ là NÔ LỆ đang sống ở thời Trung Cổ! Thật đau đớn, xót xa. [đọc tiếp]

Đặc khu kinh tế - thảm họa mới

25/05/2018 Trân Văn (VOA) - Tuy các đại biểu của Quốc hội Việt Nam khóa 14 chưa bỏ phiếu nhưng gần như chắc chắn dự luật về “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là Luật Đặc khu) sẽ được họ thông qua ở kỳ họp lần thứ năm này.

Ngay sau đó, Luật Đặc khu sẽ được dùng để khai sinh cho ba đặc khu đầu tiên của Việt Nam là: Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang). [đọc tiếp]

Luật sư Đức hé lộ lý do ông Trịnh Xuân Thanh ngừng kháng án

24/05/2018 (VOA) - Nữ luật sư người Đức của ông Trịnh Xuân Thanh mới tiết lộ nguyên nhân cựu quan chức dầu khí này đi tới quyết định bất ngờ, trong khi xuất hiện nhận định rằng ông “có thể được đặc xá vì là trường hợp đặc biệt”.

Bà Petra Schlagenhauf xác nhận với VOA tiếng Việt rằng thân chủ của mình đã “rút đơn kháng cáo” và “tiếp tục nhấn mạnh rằng ông bị kết án sai”.

“Ông ấy không được xét xử công bằng ở các phiên tòa sơ thẩm, và vì thế, không có hy vọng ở tòa phúc thẩm”, nữ luật sư nói về nguyên nhân dẫn tới bước đi được cho là “đột ngột” của cựu lãnh đạo tỉnh Hậu Giang. [đọc tiếp]

Nhân ngày nhà văn Philip Roth từ trần - Lindberg và Trump trong tiểu thuyết The Plot Against America

24/05/2018 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Báo New York Times và New Yorker loan tin nhà văn Mỹ Philip Roth từ trần ngày 22/05/2018 tại thành phố New York, thọ 85 tuổi. Roth là một nhà văn lớn của thời đại. Trong tác phẩm The Plot Against America (2004) Roth đã dựng nhân vật phi công Charles Lindberg làm Tổng Thống. Một người quảng bá rầm rộ khẩu hiệu „Nước Mỹ trên hết". Tổng Thống Lindberg mà Roth diễn tả trong tác phẩm The Plot Against America xuất bản vào năm 2004 làm người đọc liên tưởng đến Donald Trump bây giờ. [đọc tiếp]

Trung Cộng cản trở hoà bình trên bán đảo Triều Tiên ?

24/05/2018 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào ngày 10/05/2018 trên các đài truyền hình Tổng Thống Mỹ Donald Trump xuất hiện niềm nở thông báo Ngoại trưởng Mike Pompeo đã hòan thành công vụ ở Bắc Hàn đưa ba tù nhân Mỹ về nước và tỏ vẻ vui mừng trước tin tên ông có trong danh sách những ứng viên tranh giải Nobel Hoà bình.

Ngày 22/05/2018 trong cuộc thảo luận với Tổng thống Nam Hàn Moon Jae In tại Toà Bạch Ốc, Tổng Thống Donald Trump bất chợt cho biết cuộc họp thượng đỉnh với Chủ tịch Hàn cộng Kim Jong-un dự trù 12/06/2018 tại Tân Gia Ba (Singapore) có thể không xảy ra

Ngày 15/05/2018 Thông tấn xã Bắc Hàn KCNA loan tin Chính quyền Bắc Hàn hủy cuộc thương thảo cấp cao với Nam Hàn dự kiến vào ngày 16/05 vì cuộc thao diễn quân sự giưã Mỹ và Nam Hàn kéo dài từ ngày 14/05 đến 25/05/2018 và đồng thời gián tiếp cảnh báo hội nghi thượng đỉnh Mỹ – Bắc Hàn sẽ không thể xẩy ra nếu Mỹ tiếp tục đe dọa quân sự và cấm vận. [đọc tiếp]

Máy bay ném bom Trung Cộng hạ cánh ở Hoàng Sa

21/05/2018 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Bất chấp phản đối của quốc tế, Trung cộng (TC) tiếp tục gia tăng các hành động quân sự tại Biển Đông. Ngày 19/05/2018 không quân Trung cộng lần đầu tiên đã cho máy bay dội bom hạ cánh xuống đảo Woody (Phú Lâm), nằm trong quần đảo Paracel-Hòang Sa thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng Hoà mà TC đã chiếm đoạt bất hợp pháp vào năm 1974.

Từ lâu các chiến đấu cơ TC thường xuyên hạ cánh xuống các căn cứ quân sự trên các đảo mà TC bồi đắp , nhưng chưa bao giờ bố trí máy bay mang bom. [đọc tiếp]

Thấy gì từ ‘Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt ở Slovakia’?

21/05/2018 Phạm Chí Dũng (VOA Blog) - Lần đầu tiên từ khi nổ ra vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ vào tháng Bảy năm 2017 mới xuất hiện công khai một hồi đáp từ Bộ Ngoại giao Việt Nam tới một chủ thể ở châu Âu, nhưng chỉ là với ‘đối tác thân thiện nhất’ Slovakia mà không phải là Đức - quốc gia cáo buộc mật vụ Việt Nam bắt cóc Thanh ngay tại Berlin và đang mở một phiên tòa đình đám để xét xử vụ bắt người như phim thời chiến tranh lạnh này.

‘Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt ở Slovakia’ - đó là trả lời từ Đại sứ Việt Nam tại Bratislava, ông Dương Trọng Minh.

Cho tới nay phía Việt Nam vẫn chỉ một mực ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ nhưng lại chẳng dám có bất kỳ phản ứng công khai hay trục xuất trả đũa nào đối với các nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.

Không dám thanh minh ‘Việt Nam không bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’! Bộ Ngoại giao Việt Nam tuy “lấy làm tiếc”, nhưng đã không có lấy một câu hay từ ngữ nào phủ nhận cáo buộc của phía Đức về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc. [đọc tiếp]

‘Tư bản đỏ’ thao túng mọi chính sách ở Việt Nam

20/05/2018 Văn Lang (Người Việt) - Giới “tư bản đỏ” mới chỉ hình thành vài ba chục năm nay, sau khi đảng CSVN tuyên bố “đổi mới” kể từ 1986, nhưng giờ đây đã thao túng, lũng đoạn mọi chính sách của nhà cầm quyền Cộng Sản tại Việt Nam.

Biết rõ “tư bản đỏ” là một mối an nguy lớn nhất của chế độ, nhưng nhà cầm quyền Cộng Sản hầu như không có kế sách gì để loại trừ mối nguy cơ này. Thậm chí, chẳng có tay lãnh đạo Cộng Sản nào nghĩ tới chuyện lập “pháp trường cát.” Mà nếu có, thì có thể bắn được hết đám “tư bản đỏ” không? Và trên hết, bắn rồi có cứu nguy được chế độ không?

Vụ lùm xum đất đai ở Thủ Thiêm Sài Gòn gần đây đã cho thấy “tư bản đỏ” hiện nguyên hình, không còn là “hình bóng mơ hồ,” hay chỉ như thiên hạ đồn đoán. [đọc tiếp]

Lại nói về bài toán “Thoát Trung”

19/05/2018 Ngụy Hữu Tâm (Bauxite Việt Nam) - Nhân hai bài gần đây trên bauxitevn “Thấy công bị vặt lông chết mà nghĩ tới dân tộc Việt” của Thục Quyên và “Cuộc xâm lược không diễn ra ở Biển Đông” của Phạm Đình Trọng, xin mạn phép góp thêm một số ý nhỏ, và cũng rất tản mạn.

Dĩ nhiên Thục Quyên, đưa hình ảnh bạo lực đến mức man rợ của người Trung Quốc ra rất ấn tượng. Và Phạm Đình Trọng với bài viết tỷ mỷ, sâu sắc nêu được hết cái nguy hiểm của giặc Tàu cũng như tất cả tội ác bán nước của Đ+SVN từ trước tới nay là hết sức quan trọng và đáng đọc.

Nhân Hội nghị TW 7 lần này vừa kết thúc với trọng tâm, nói chung mọi người quan tâm nhất tới việc chống tham nhũng có vẻ như quyết liệt của Ông TBT.

Nhiều người còn ngây thơ tin là ông quyết tâm và thậm chí có thể làm được việc đó.

Tập Cận Bình đánh tham nhũng cũng chỉ là một cuộc thanh trừng lớn mà thôi. TBT VN có học đến mấy cũng chỉ là trò láu cá vặt, đánh nhau của các phe phái chứ không bao giờ giải quyết được tận gốc. [đọc tiếp]

TQ lần đầu tiên cho phi cơ ném bom hạ cánh ở Biển Đông

19/05/2018 (BBC) - Lần đầu tiên phi cơ ném bom của Trung Quốc hạ cánh trên vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông, lực lượng không quân nước này nói, khiến Hoa Kỳ ra cảnh báo mới rằng điều này sẽ gây bất ổn trong khu vực.

Một số phi cơ ném bom H-6K đã rời căn cứ không quân ở Nam Trung Quốc và hạ cánh xuống đường băng trên một hòn đảo ở Biển Đông, China Daily hôm 19/5 dẫn nguồn từ tuyên bố do Lực lượng Không quân Trung Quốc đưa ra hôm thứ Sáu 18/5. [đọc tiếp]

Vụ khách TQ mặc áo lưỡi bò: ‘Sự cố nhỏ’ bị ‘ném đá’ to

19/05/2018 Khánh An (VOA) - Dư luận trên mạng xã hội Việt Nam hôm 18/5 bày tỏ phẫn nộ trước phát ngôn của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho rằng vụ du khách Trung Quốc mặc áo in hình đường lưỡi bò là “sự cố nhỏ” và không để “sự cố nhỏ như thế ảnh hưởng đến đại cục”.

Phát biểu của Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn được đưa ra trong buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng với Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch sáng 18/5.

Một thành viên của nhóm “No-U” [phản đối đường lưỡi bò] ở Hà Nội, ông Nguyễn Lân Thắng, cho rằng Trung Quốc có một chiến lược công phu để quảng bá hình ảnh bản đồ có đường lưỡi bò đến Việt Nam [đọc tiếp]

Vài điều luận về quyết tâm của ông Trọng

19/05/2018 Bùi Quang Vơm (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhiều người nói ông Trọng, Tổng bí thư đảng cầm quyền hiện nay, là người có nhiều bệnh. Lại cũng nhiều người tỏ ra thông cảm, ông Trọng, đã 74 tuổi, đã thuộc diện «xưa nay hiếm», nên bệnh là đương nhiên, «chả có gì khó hiểu» và cũng chẳng nên trách cứ ông ta làm gì».

Những điều ông đang làm, từ một góc nhìn nào đó, còn có thể nói là ông đang làm một cách tích cực và đang có hiệu quả. Ít nhất thì từ trước tới giờ, chưa có một nhân vật nào trong hàng ngũ lãnh đạo cộng sản làm được như vậy. Người ta đồng hành, ủng hộ ông, dù chưa hẳn do ngưỡng mộ ông mà chỉ đơn thuần là căm thù cái lũ ăn cắp đốn mạt. Chỉ vì người tự hỏi, cái lũ đốn mạt ấy ở đâu mà ra. Bọn ấy nếu biến đi, thì bọn sắp đến là bọn nào?

Người ta, trong đó có tôi, chỉ tiếc là cái công việc ông đang làm không phải được thúc đẩy bởi một động cơ chính đáng, một động cơ thực chất, tức là ông thực tâm muốn chống tham nhũng vì dân, vì nước. [đọc tiếp]

Công an ưu tiên việc gì?

18/05/2018 Nguyễn Đình Ấm (Bauxite Việt Nam) - Chưa có thông tin chính thức ở VN có bao nhiêu công an nhưng có lẽ Việt Nam là nước có tỷ lệ công an tính trên đầu người phải cỡ cao nhất thế giới mà theo thông tin “vỉa hè” là “cứ 6 lao động thì có một an ninh”. Con số này có cơ sở, bởi vì tôi đi nhiều nước chưa thấy nước nào “ra ngõ gặp công an” như ở ta. Ngay ở Mỹ, EU tuy có nạn khủng bố nhưng cũng rất ít gặp công an như ở VN.

Lực lượng như thế, ở các phường, xã còn có đội quân gọi là “dân phòng” quân số thường “ngang ngửa” với công an biên chế.

Số lượng khổng lồ như thế nên mỗi khi có nhu cầu cưỡng chế đất đai, nhà cửa. của dân là công an có ngay lực lượng khủng khiếp, nhiều khi quân số áp đảo người bị cưỡng chế nhiều lần. Trong những vụ cưỡng chiếm đất ở Văn Giang những nghìn CSCĐ trang bị đến “tận răng”, hàng ngũ trùng trùng, điệp điệp bao vây, bố giáp bắt bớ dân như trong bộ phim Waterloo. [đọc tiếp]

Loài cỏ gấu

18/05/2018 Nguyễn Doãn Đôn (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vâng, thưa các bạn, tôi là người yêu thiên nhiên và thích làm vườn nên tôi có kinh nghiệm và nghĩ rằng muốn diệt loài cỏ gấu là ta phải diệt tận gốc của nó.

Diệt tham nhũng của ông Tổng Trọng là chỉ mới phạt phần ngọn, cùng lắm là xuống đến thân mà thôi. Nhưng cái gốc đẻ ra loại cỏ ác độc đang hoành hành phá phách vườn rau bốn ngàn năm tuyệt vời của cha ông để lại cho chúng ta chính là Đảng cộng sản.

Hỏi bao nhiêu nước còn cái Đảng này? Bởi chính nó tạo ra cơ chế khốn nạn, từ đó mà sinh sôi ra cơ man bao nhiêu là loại côn trùng tham nhũng đến khủng khiếp. [đọc tiếp]

Đào Quốc Oai giữ vai trò gì trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?

18/05/2018 Hiếu Bá Linh (Dân Luận) - Lần đầu tiên sau một thời gian dài im lặng, hôm qua trong cuộc họp báo chiều ngày 17/5/2018, khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam đối với trường hợp Nguyễn Hải Long, người bị xem là một mật vụ của Việt Nam, đang bị xét xử tại Đức trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định “công việc liên quan đến bảo hộ công dân sẽ được tiến hành đúng quy định của pháp luật”.

Nói chung, kể từ ngày khai mạc cho đến nay, Tòa án Thượng thẩm Berlin đã mời nhiều nhân chứng ra cung khai trước tòa. Điểm đặt biệt, hầu như trong tất cả các buổi thẩm cung nhân chứng, tòa án rất ít đề cập đến bị cáo Nguyễn Hải Long, đối tượng chính của phiên tòa xét xử này, mà lại quan tâm rất nhiều đến một nhân vật tên là Đào Quốc Oai. Vậy Đào Quốc Oai là ai? [đọc tiếp]

Việt Nam lên tiếng vụ Trịnh Xuân Thanh sau khi bị tố ‘giữ im lặng’

18/05/2018 (VOA) - Liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Bộ Ngoại Giao Việt Nam ngày 17/5 lên tiếng nói Việt Nam “đang tiếp tục trao đổi chặt chẽ với phía Đức” và “luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức”. Phát biểu của người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng được đưa ra trong buổi họp báo hôm 17/5, một ngày sau khi truyền thông Slovakia đưa tin rằng cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước này “giữ im lặng” trước danh sách hàng loạt câu hỏi mà Bộ Ngoại giao Slovakia gửi liên quan đến vụ bắt cóc này. [đọc tiếp]

Khoan dầu trên Biển Đông: Tập đoàn Nga bác bỏ phản đối của Bắc Kinh

17/05/2018 Trọng Nghĩa (RFI) - Không đầy hai hôm sau khi loan báo việc bắt đầu khoan dầu khí tại một khu vực ở Biển Đông, ngoài khơi miền Nam Việt Nam, tập đoàn dầu khí Nga Rosneft hôm nay, 17/05/2018 đã lên tiếng khẳng định rằng nơi họ được phép khai thác hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam.

Lời khẳng định này được công bố ít lâu sau khi Bắc Kinh lên tiếng cảnh cáo những ai dám thăm dò và khai thác dầu khí trên các vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông. [đọc tiếp]

Hội nghị Trung ương 7, một khởi đầu cho Đổi Mới chính trị ở Việt Nam ?

17/05/2018 Thụy My (RFI) - Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã họp Hội nghị lần thứ 7 của Ủy ban Trung ương khóa 12 vào tuần qua. Trong thời gian chuẩn bị sự kiện này, đã có những tin đồn lan truyền rộng rãi, là sẽ có những khuôn mặt mới được đưa vào Bộ Chính Trị, cơ quan quyền lực cao nhất.

Hai chiếc ghế được dòm ngó : một để thay thế ông Đinh La Thăng đã bị rơi đài, chiếc ghế thứ hai là của ông Đinh Thế Huynh, người đã « thôi giữ chức » để chữa bệnh dài hạn.

Tuy nhiên hội nghị kết thúc mà không có tân ủy viên Bộ Chính Trị nào được bổ nhiệm. [đọc tiếp]

Giáo sư Phan Đình Diệu 'là kẻ sĩ chân chính, cương trực'

14/05/2018 (BBC) - Giáo sư Phan Đình Diệu, nhà toán học, khoa học máy tính kỳ cựu của Việt Nam qua đời tại Hà Nội sau một thời gian lâm bệnh, hưởng thọ 83 tuổi, gia đình ông xác nhận.

Giáo sư Diệu là người sáng lập và Chủ tịch đầu tiên của Hội Tin học Việt Nam.

Thập niên 1990, ông là cựu đại biểu Quốc hội khóa VI nhưng sau đó có tin ông "bị gạt bỏ khỏi danh sách đại biểu Quốc hội" vì tham gia hoạt động phong trào dân chủ, đòi đổi mới chính trị để phát triển đất nước. GS Phan Đình Diệu đã nói về trí thức ở Việt Nam: "Chúng tôi có nhiều nhà toán học, nhà vật lý học, nhà sinh học, kỹ sư... và bây giờ thêm nhiều nhà kinh tế. Nhưng chưa bao giờ họ được học để suy nghĩ về các vấn đề của xã hội. Đảng nghĩ hộ cho mọi người. Ý thức chính trị của các chuyên viên nói chung là yếu". [đọc tiếp]

Du khách Trung Quốc mặc áo in hình lưỡi bò đến Cam Ranh

14/05/2018 (RFA) - Một đoàn du khách Trung Quốc mặc áo in hình đường ‘lưỡi bò’ qua được cửa khẩu nhập cảnh tại sân bay Cam Ranh vào tối ngày 13 tháng 5.

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hoà vào ngày 14 tháng 5 cho biết đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ làm rõ vụ việc vừa nêu. Cụ thể Thượng tá Nguyễn Văn Quân, Trưởng Công an cửa khẩu sân bay quốc tế Cam Ranh, Khánh Hoà, trả lời báo giới nói rõ nhóm khoảng 10 người Trung Quốc khi làm thủ tục ở cửa khẩu sân bay Cam Ranh thì vẫn mặc áo khoác; đến khi ra khu vực bên ngoài chuẩn bị lên xe đi Nha Trang thì cởi bỏ áo khoác, lộ ra áo thun trắng phía sau có in hình đường lưỡi bò. [đọc tiếp]

Vấn đề trước hết là Học thuyết, Đường lối, Chính sách

14/05/2018 Bùi Tín (Blog VOA) - Hội nghị TƯ 7 khóa XII vừa họp xong, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc lời bế mạc, « cuộc họp đạt nhất trí cao và đã thành công tốt đẹp. » Bao giờ chả thế!

Nội dung cuộc họp trong 6 ngày là 3 vấn đề: đào tạo cán bộ chiến lược, cải cách tiền lương và thực hiện bảo hiểm xã hội, trong đó vấn đề cán bộ là vấn đề lớn nhất.

Nhưng đây có phải là vấn đề lớn nhất, cấp bách trước hết không? Xin thưa với ngài tổng bí thư tiến sĩ xây dựng đảng rằng: « không phải! » Cốt lõi vấn đề hiện nay là đổi mới chế độ, đổi mới mô hình chính trị, thay đổi đường lối chính sách cho đúng đắn, hiện đại rồi ngay sau đó mới là lựa chọn cán bộ cho ăn khớp, cho phù hợp theo. [đọc tiếp]

Số phận Trịnh Xuân Thanh phụ thuộc… cải thiện nhân quyền?

14/05/2018 Phạm Chí Dũng (Blog VOA) - Vụ án song hợp đối nội - đối ngoại mang tên ‘Trịnh Xuân Thăng’ vừa phát sinh một tình tiết thú vị và đánh đố: ngay trước phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ Đinh La Thăng - Trịnh Xuân Thăng vào ngày 7/5/2018 tại Tòa án cấp cao Hà Nội, tòa thông báo nhận đơn rút kháng cáo kêu oan của Trịnh Xuân Thanh (với cả hai vụ án mà ông Thanh bị tuyên án sơ thẩm chung thân). Cùng lúc, con trai của ông Thanh cũng rút đơn kháng cáo đòi trả lại tài sản kê biên (là biệt thự và xe sang do ông bà cho, được coi không liên quan đến cha).

Vì sao Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rút đơn kháng cáo? Phải chăng ông Thanh, sau khi đã mùi mẫn ‘xin lỗi bác tổng bí thư’ nhưng không được toại nguyện, đã chìm lòng chấp nhận bản án chung thân đến cuối đời? Hay việc rút đơn kháng cáo này đã được tác động bởi một chủ ý chính trị của đảng cầm quyền? [đọc tiếp]

Cuộc xâm lược không diễn ra ở Biển Đông

09/05/2018 Phạm Đình Trọng (Bauxite Việt Nam) - Tàu Cộng đã cướp biển Đông cuả tổ tiên ta trên công luận thế giới bằng hình vẽ lưỡi bò, lưỡi chó sói liếm cả biển Đông trên bản đồ Đại Hán.

Tàu Cộng đã cướp biển Đông của tổ tiên ta bằng ý thức hệ vô sản: Xóa bỏ biên giới quốc gia; Xóa bỏ dân tộc, chỉ còn đồng nhất một giai cấp vô sản. Quan san muôn dặm một nhà / Bốn phương vô sản đều là anh em (Hồ Chí Minh). Bên kia biên giới là nhà / Bên nay biên giới cũng là quê hương. Và: Bên ni biên giới là mình / Bên kia biên giới cũng tình quê hương (Tố Hữu). Với những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam, không có dân tộc Việt Nam, chỉ có giai cấp vô sản thế giới. Không có Tổ quốc Việt Nam, chỉ có đảng cộng sản. Không có Tổ quốc, đảng trở thành tổ quốc của những người cộng sản và họ ngạo ngược, xấc xược đưa lá cờ tổ quốc của vài triệu đảng viên, lá cờ của vài triệu đứa con lạc loài, tội lỗi của dân tộc Việt Nam lên ngang hàng lá cờ nước của chín mươi nhăm triệu người dân Việt Nam. [đọc tiếp]

Kêu gọi TBT Trọng công khai tài sản: Kỳ vọng hay 'phép thử'?

09/05/2018 (BBC) - Một ngày trước khi Hội nghị Trung ương 7 diễn ra, mạng xã hội bàn luận sôi nổi về lá 'Thư Yêu Cầu Công Khai Bản Kê Khai Tài Sản', do 70 người ký tên yêu cầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm gương, là người đầu tiên của Đảng công khai bản kê khai tài sản.

Cho đến 5 giờ chiều ngày 8/5 thư đã được 130 người ký, gồm chữ ký của những nhân vật: Nguyễn Trọng Vĩnh - cựu Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, Trần Đức Nguyên - cựu tổ trưởng Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Đào Công Tiến - cựu hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP. HCM, nhà văn Nguyên Ngọc, Nguyễn Khắc Mai - cựu vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương ĐCSVN v.v... [đọc tiếp]

Khi Bao Công đi ‘bắt cóc quốc tế’

09/05/2018 Bùi Tín (VOA) - Bước vào Hội nghị TƯ 7, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành nhân vật trung tâm đầy quyền lực để ban phát các chức vụ then chốt nhất của chế độ cho 5 đến 10 năm tới. Ông không nhắc gì đến mong muốn về hưu vì đã 2 lần quá hạn tuổi, yên tâm sẽ còn được phục vụ đảng của ông 2, 3 năm nữa.

Ông Trọng coi con ngựa chống tham nhưng mà ông cưỡi là con Thần Mã đầy uy lực, tự mình coi là đại Bao Công của thời đại, nắm chắc trong tay thanh Bảo Kiếm sắc nhọn, làm run sợ mọi quần thần.

Thế nhưng cái thế của ông không ổn vững chút nào, vì chính ông thú nhận, tham nhũng lan rộng khắp nơi, khó chịu như cơn ghẻ, đánh tham nhũng là đánh vào ta, vào đảng ta. [đọc tiếp]

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Cố vấn gốc Việt của Thủ tướng Slovakia có liên quan?

08/05/2018 (VOA) - Một cố vấn gốc Việt của cựu Thủ tướng Slovakia Robert Fico, người được hứa hẹn bổ nhiệm làm đại sứ nước này tại Hà Nội, là một trong 4 giới chức Slovakia có mặt trong cuộc họp với các đối tác Việt Nam tại khách sạn Borik ở Brastilava (thủ đô Slovakia), 3 ngày sau khi diễn ra vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, theo nhật báo TAZ của Đức. Truyền thông Slovakia hôm 7/5 đồng loạt dẫn lại thông tin này.

Thông tin trên đưa ra giữa lúc báo chí trong nước cho hay, ông Thanh bất ngờ rút kháng cáo kêu oan về án 14 năm tù và chung thân của mình ngay trước khi diễn ra phiên xử phúc thẩm vào ngày 7/5. Nguyên nhân được truyền thông trong nước đưa ra là “vì lý do sức khỏe”, trong khi Reuters dẫn lời luật sư ông Thanh, rằng, ông Thanh không hề có vấn đề gì về sức khỏe mà chỉ hủy "vì một vấn đề nhạy cảm." [đọc tiếp]

Ông Trịnh Xuân Thanh rút đơn kháng cáo

07/05/2018 (RFA) - Sáng 7/5/2018, tại phiên tòa phúc thẩm vụ án cựu ủy viên Bộ Chính Trị Đinh La Thăng và những cộng sự khác, thư ký Tòa án Nhân dân (TAND) Cấp cao tại Hà Nội cho biết một trong những người thuộc vụ án này là ông Trịnh Xuân thanh rút đơn kháng cáo nên không có mặt tại tòa.

Điều này được nói là gây bất ngờ với tất cả mọi người có mặt tham dự phiên phúc thẩm bao gồm cả các cơ quan ngoại giao quốc tế cùng các phóng viên từng có mặt theo dõi phiên sơ thẩm. [đọc tiếp]

Thư yêu cầu công khai “Bản kê khai tài sản”

06/05/2018 (Tiếng Dân) - Ngày 6 tháng 5 năm 2018

Kính gửi: Ngài Nguyễn Phú Trọng,

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Chúng tôi, những công dân ký tên dưới đây, viết thư này gửi đến Ngài Tổng Bí thư với đôi lời trình bày như sau:

... chúng tôi đề nghị:

Tổng Bí thư hãy làm gương là người công khai “Bản kê tài sản” của mình trên báo chí, cổng thông tin điện tử và Internet trước tiên. [đọc tiếp]

Cam kết bước đầu đã có - Còn thực thi hành động?!

06/05/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cuộc trao đổi giữa nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh và nhà báo Trần Quang Thành.

Hôm 27/4/2018 mới đây. Chủ tịch Bắc Triều Tiên ông Kim Jong-Un và Tổng thống Hàn Quốc ông Moon Jae-In đã có một cuộc gặp mặt lich sử. Cuộc gặp diễn ra  thân thiện, vói “Tuyên bố Bàn Môn Điếm về hòa bình, thịnh vượng và thống nhất của bán đảo Triều Tiên“.

Tuy các điều khoản cụ thể để đem lại hòa bình, thịnh vượng, và thống nhất cho bán đảo Triều Tiên vẫn còn phải thương thuyết, cuộc gặp gỡ lịch sử này đã mang lại một niềm hy vọng cho một đất nước bị chia cắt 2 miền Nam Bắc qua 65 năm ngưng chiến nhưng vẫn trong tình trạng thù địch.

Từ những đổ vỡ sau 2 cuộc họp thượng đỉnh liên Triều năm 2007 và 2011/, trong dư luận vẫn có phần hoài nghi về thiện chí của Bắc Triều Tiên.

Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh  đã bày tỏ sự phân vân của mình qua cuộc trao đổi với nhà báo Trần  Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe :

Thấy công bị vặt lông chết mà nghĩ tới dân tộc Việt

04/05/2018 Thục Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hôm 30/04/2018 tờ South China Morning Post phát hành tại Hongkong đưa tin khách du lịch Trung hoa đã bắt bốn con công trong sở thú Liwan tại Yangzhou (Dương Châu) để nhổ lông đuôi của chúng. Nhân viên sở thú đã phát giác sự việc khi thấy có nhiều vết máu loang lỗ trên đất đá.

Dân trí người Trung hoa như vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra khi Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay Trung Cộng?

Nếu biết những gì đang xảy ra thì sẽ biết những gì sẽ xảy ra.

Bao nhiêu người Trung hoa đang có mặt tại Việt Nam? Thái độ và cách sống của họ trên đất nước chúng ta như thế nào? [đọc tiếp]

Ngày 30 tháng 4 ấy còn gì để nhớ

03/05/2018 Nguyễn Doãn Đôn (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Với tôi ngày ấy là ngày tôi được thở phào và mừng thầm giữa Thành phố Biên Hòa, mặt còn đen thuốc súng, để tôi thốt lên thế là tôi còn sống và sẽ được gặp bố, chị và người mẹ kế của mình từ mãi ngoài Bắc xa xôi. (tôi mất mẹ từ khi 5 tuổi). Lúc đó tôi còn quá trẻ, „mặt búng ra sữa“. Làm sao mà biết được như bây giờ mình là thằng đi xâm lược. Đi từ chỗ khổ để vào giải phóng nơi sướng, để cho tất cả khổ bằng nhau…

Đêm nằm nghĩ tới lớp đàn anh, lớp cùng đồng đội, người mất kẻ còn, người là thương binh; Tôi dần dần nhận ra  Cộng sản dùng người quá là dã man, miễn là được việc của họ. Họ chỉ cần  ngồi ở nơi an toàn hay ở Ba Đình phán ra từ bộ đàm sai khiến...

Năm Mậu Thân 1968 và thành Quảng Trị 1972 là minh chứng rõ nhất về "cách dùng người" có "nhân“, có „đức" của Đảng và Bác. [đọc tiếp]

Thủ tướng Đức yêu cầu Slovakia trả lời về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

03/05/2018 (VOA) - Thủ tướng Đức Angela Merkel đang yêu cầu Slovakia cung cấp thông tin về sự can dự của nước này trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nhân vật bị chính quyền Việt Nam truy nã vào thời điểm xảy ra vụ bắt cóc, theo AP.

Nhật báo Frankfurter Allgemeine Zeitung hôm 2/5 nói Slovakia đã cho các quan chức Việt Nam mượn một chiếc máy bay của chính phủ để bay từ Bratislava đến Moscow vào tháng Bảy năm ngoái. Nhưng không rõ những ai có mặt trên máy bay. [đọc tiếp]

Từ sự kiện Bàn Môn Điếm nghĩ về Việt Nam

02/05/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhà văn Võ Thị Hảo trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Ngày 27/4/2018 mới đây tại Bàn Môn Điếm nơi có vĩ tuyến 38 ngăn chia 2 miền Nam  Bắc cách đây 65 năm đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh liên Triều.

Sau 1 ngày làm việc 2 nhà lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên và Hàn Quốc đã ký Tuyên bố chung khẳng định chấm dứt tình trạng chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, từng bước đi tới phi hạt nhân hóa bán đảo này, đi tới thống nhất đất nước trong thịnh vượng và hòa bình.

Từ sự kiện Bàn Môn Điếm nghĩ về Việt Nam, nhà văn Võ Thị Hảo đã có đôi điều cảm nhận qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

28 tháng Tư ở Đại học Berkeley

02/05/2018 Bùi Văn Phú (VOA) - Sân trường sáng nay vắng hơn những thứ Bảy khác vì hôm qua là ngày cuối cùng sinh viên có lớp. Sau đó là “dead week” – một tuần lễ không còn lớp học để sinh viên dành thời gian riêng ôn bài trước kỳ thi cuối khoá.

Sáng nay tôi vào trường để tiếp tục nghe hội thảo về di dân ở Đông Nam Á do Đại học UC Berkeley, UC Los Angeles và Đại học Toronto phối hợp tổ chức. Hội thảo đã bắt đầu từ hôm qua, với 20 bài nghiên cứu về di dân, xuất khẩu lao động. [đọc tiếp]

Ông Tô Lâm làm bình phong để bắt Trịnh Xuân Thanh ở Slovakia?

01/05/2018 (VOA) - Slovakia đang làm việc với phía Đức để xác minh khả năng ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, đã sử dụng chuyến thăm của mình đến nước này hồi tháng Tám năm ngoái để làm bình phong bắt giữ Trịnh Xuân Thanh, Thông tấn xã Cộng hòa Slovakia TASR dẫn nguồn tin chính thức từ Bộ Nội vụ nước này cho biết.

Bộ Nội vụ Slovakia bày tỏ quan ngại và thừa nhận rằng phái đoàn Việt Nam đã thay đổi lịch trình một cách vội vã nên họ đã cung cấp cho đoàn Việt Nam một chuyên cơ chính phủ. Lúc đầu theo lịch trình thì phái đoàn Việt Nam không đến Slovakia mà là hạ cánh xuống Vienna, Áo. Tuy nhiên vì lý do gì đó mà đoàn Việt Nam lại chuyển hướng đến thủ đô Prague của Cộng hòa Czech. “Do có sự thay đổi lịch trình và chương trình làm việc ngay sau đó ở Moscow, Nga, nên chúng tôi đã cấp cho họ một chuyên cơ chính phủ để chở họ từ Prague đến Bratislava rồi sau đó đến Moscow,” nhật báo Sme dẫn lời Bộ Nội vụ Slovakia cho biết nhưng không nói rõ những ai có mặt trên chiếc máy bay đó. [đọc tiếp]

30/04/2018, một ngày như mọi ngày ...

30/04/2018 Thục-Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - 30/04 lần thứ 43 sau khi chiến tranh súng đạn chấm dứt trên lãnh thổ Việt Nam, cũng chỉ là một ngày như mọi ngày, đầy ắp những vấn đề nan giải sống chết cho Việt Nam: dân trí? môi sinh? lòng tự trọng quyết không để mất lãnh thổ vào tay ngoại bang? thái bình? thịnh vượng?

43 năm nay, nếu có chút thông minh thì người Việt có lẽ đã không còn cái trò hề vênh-váo-thắng hay ủy-mị-than-khóc-thua, để mà dồn hết sức lực tìm cách xây dựng lại ngay trên những đổ nát, yếu kém của mình, và bảo vệ những gì cha ông để lại? [đọc tiếp]

Triển vọng hoà bình trên bán đảo Triều Tiên

28/04/2018 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Kể từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên cách đây 65 năm, Kim Jong-un Chủ tịch nhà nước Bắc Hàn lần đầu tiên bước qua biên giới Nam Hàn để gặp Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae. Cuộc hội ngộ lịch sử của hai nhà lãnh đạo đã diễn ra vào sáng thứ sáu ngày 27/04/2018 tại vùng phi quân sự Bàn Môn Điếm (Panmunjom). Moon nhiệt thành chào đón Kim và ngợi khen Kim đã có quyết định can đảm đến Hội nghị. Kim tuyên bố cuộc gặp sẽ mở ra „chương sử mới“ trong quan hệ hai nước. Đây là Hội nghị thượng đỉnh Liên Hàn lần thứ ba, sau Hội nghị tháng 6.2000 và tháng 10.2007 cũng tại Bàn Môn Điếm, nhưng lại là lần đầu tiên giưã Kim và Moon. Hội nghị kỳ này thảo luận về các vấn đề liên quan đến hoà bình, phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên cũng như mối bang giao không chỉ giữa hai miền Nam-Bắc mà còn với nhiều quốc gia khác như Nhật, Mỹ ...  [đọc tiếp]

Chế độ độc tài toàn trị là nguyên nhân đưa đến sự suy sụp của nền giáo dục

27/04/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhà giáo Đỗ Việt Khoa trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

43 năm qua kể từ khi đặt quyền kiểm soát cả nước theo chế độ độc tài toàn trị, giới cầm quyền cộng sản đã mang mô hình giáo dục ngoại lai theo mô hình xô viết, học thuyết Mác–Lê-nin thực thi ở Việt Nam.

Những giá trị của nền giáo dục truyền thống do ông cha để lại gần như bị xóa bỏ. Trong xã hội bạo lực học đường ngày càng gia tăng, thiếu vắng nét đẹp bao đời nay tiên học lễ - hậu học văn. Chất lượng giáo dục giảm sút nghiêm trọng với đội ngũ người thầy đua chen với đồng tiền.

Từ Hà Nội  nhà giáo Đỗ Việt Khoa, người một thời đã bất chấp gian nguy, đấu tranh mạnh mẽ tố giác những gian lận trong thi cử đã nêu rõ chế độ độc tài toàn trị là nguyên nhân đưa đến sự suy sụp của nền giáo dục. Sau đây là cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện, mời quí vị cùng nghe

Đức xử nghi can tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

24/04/2018 (RFI) - Hôm nay, 24/04/2018, tư pháp Đức bắt đầu xét xử một nghi can mang quốc tịch Cộng Hòa Séc, gốc Việt Nam, dính líu đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngày 23/07/2017 ngay tại thủ đô Berlin, để đưa về Việt Nam.

Ông Long N.H – một số báo chí tiếng Việt ở hải ngoại nêu tên Nguyễn Hải Long - bị ra tòa với tội danh « tham gia vào hoạt động của các cơ quan mật vụ Việt Nam dẫn đến việc bắt cóc » hai người Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh và nhân tình. [đọc tiếp]

Tham nhũng hợp pháp

24/04/2018 (Tiếng Dân) - Luật Đất đai là đạo luật lôi thôi khó sửa nhất trong hệ thống pháp luật nước ta. Hễ tăng thuế thêm thuế thì mang “thông lệ quốc tế” ra hù dọa, nhưng tuyệt không thấy mang thông lệ quốc tế ra mà sửa Luật này. Nó không chỉ có điều khoản 62 vấy máu mà tôi đã đề cập, nó còn hợp pháp hóa tham nhũng. Đó là việc duy trì chính sách 2 giá đối với đất đai : giá thị trường và giá do nhà nước quy định.

Hãy hình dung, một vị Bộ trưởng hoặc cán bộ cấp cao được “cấp” một biệt thự ở Hà Nội hay TP.HCM, sau đó được “hóa giá”, tức là các vị mua căn biệt thự đó với giá khoảng mấy trăm triệu đồng, trong khi trên thị trường nó có giá hàng triệu đô la Mỹ tùy vào vị trí đắc địa. [đọc tiếp]

‘Cướp’ tài sản của chính mình: Xử kín, tổng hình phạt gần 9 năm tù?

23/04/2018 Xuân Tường (Tiếng Dân Việt Media) - Sau 8 tháng tạm giam và một lần hoãn xét xử, ngày 11/4, Hội đồng xét xử sơ thẩm của Tòa án TP Thái Nguyên đã tuyên án từ 1 năm tới 3,5 năm tù giam đối với 4 cá nhân trong một vụ án hình sự có nhiều tình tiết khuất tất và thiếu minh bạch.

4 cá nhân bị đưa ra xét xử gồm Trần Thị Ngọc (SN 1961, trú tại xã Tân Phú, thị xã Phổ Yên) và Trần Thị Tiến (SN 1960, trú tại phường Hương Sơn) – bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Thái Nguyên khởi tố về hành vi “Cướp tài sản”; Trần Kim Chung (SN 1960, trú tại phường Tân Lập) và Vũ Thị Huyền (SN 1994, trú tại phường Phú Xá) – bị khởi tố về hành vi “Cướp giật tài sản”. [đọc tiếp]

Mật vụ Việt Nam đã lên kế hoạch và từng bước tiến hành vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ 9 tháng trước đó

21/04/2018 (Thời Báo) - Kể từ khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra cho đến nay, đây là lần đầu tiên tờ Der Spiegel (Tấm Gương) – tuần báo lớn nhất, có uy tín đứng nhất nước Đức và phát hành khắp thế giới – có một bài tường thuật dài 3 trang với nhiều chi tiết mới mà trước đây chưa hề được các nhân viên điều tra của Đức tiết lộ. Tờ tuần báo có tầm vóc định hướng dư luận này đã cho đăng bài tường thuật trên chuyên mục Tội phạm và đăng đúng vào lúc phiên tòa xét xử nghi can mật vụ Việt Nam Nguyễn Hải Long sắp sửa khai mạc. Sau đây là bản dịch bài tường thuật: [đọc tiếp]

Ba chiến hạm Úc bị Trung Quốc quấy rối trên đường đến thăm Việt Nam

20/04/2018 Thụy My (RFI) - Ba chiến hạm Úc trên đường đến Việt Nam trong khuôn khổ một chuyến viếng thăm hữu nghị ba ngày, đã bị Trung Quốc gây khó dễ. Hãng tin Mỹ AP hôm nay 20/04/2018 dẫn lời thủ tướng Úc khẳng định Úc có « toàn quyền » đi qua Biển Đông, còn theo Reuters, phía Bắc Kinh nói rằng Trung Quốc đã hành động « một cách chuyên nghiệp ».

Trang tin của đài ABC hôm nay cho biết, ba chiến hạm của Úc đã bị quân Trung Quốc thách thức lúc đang di chuyển trên Biển Đông. Một nguồn tin quân sự giấu tên nói thêm, các trao đổi với phía Trung Quốc là lịch sự nhưng « gay gắt ». [đọc tiếp]

Vận động kèm đe dọa ngưng đấu tranh

19/04/2018 (RFA) - Vào ngày 9/4/2018 vừa qua, hai nhân viên an ninh - Công an quận Hà Đông, Hà Nội đã tới gia đình anh Trịnh Bá Phương để vận động gia đình anh ngừng các hoạt động đấu tranh vì quyền lợi đất đai và các hoạt động xã hội khác, kèm theo những ẩn ý đe dọa. Đáp lại, gia đình anh Phương đã cương quyết từ chối thỏa hiệp và tiếp tục đấu tranh đòi quyền lợi.

Anh Trịnh Bá Phương cho biết, anh và gia đình hoàn toàn không bất ngờ trước việc an ninh quận Hà Đông tới thuyết phục, vận động, bởi khi bà Cấn Thị Thêu - mẹ anh bị bắt năm 2016, phía an ninh đã từng thuyết phục anh dừng đấu tranh với những lời lẽ hàm ý tương tự lần này. [đọc tiếp]

“Anh Sáu kêu gỡ bài xuống!”

16/04/2018 Thảo Vy (VNTB) Hiện nay, có nhà báo nào ở Sài Gòn ‘dám’ viết trên trang facebook cá nhân về những lùm xùm đất đai liên quan đến Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang, đều nhận được điện thoại từ ông Nguyễn Đức Thọ, đương nhiệm Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, rằng: “Anh Sáu kêu gỡ bài xuống!”. ‘Anh Sáu” là cách gọi thân mật đối với Phó Bí thư Thường trực Tất Thành Cang.

Nhà báo Nguyễn Tường Minh, cựu phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng, hiện là chủ biên báo Người Tiêu Dùng, cho rằng đã đến lúc cần nhìn thẳng vào chuyện người dân mất đất ở Thủ Thiêm; trong đó có Hòa thượng Thích Không Tánh, chủ trì Chùa Liên Trì đã bị cướp đất thô bạo, tất cả đều liên quan đến ông Tất Thành Cang khi ông là Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 2 từ năm 2009 đến năm 2012. [đọc tiếp]

Tăng cường đàn áp không dập tắt được phong trào đáu tranh đòi dân chủ dân  sinh

14/04/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) -  Nhà văn Võ Thị Hảo  trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Hai tuần đầu tháng 4 năm 2018 này, giới bạo quyền cộng  sản lần lượt đưa ra xét xử 10 nhà hoạt đông dân chủ, nhân quyền, bảo vệ môi trường tại các toà án Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh với tổng mức án là 96 năm tủ và 32 năm quản chế về các tội gọi là “lật đổ chính quyên nhân dân” “tuyên truyền chống phá nhà nước” “ đánh người gây thương tích”.

Người bị tuyên phạt cao nhất là luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài 15 năm tù và ông Nguyễn Văn Túc 13 năm tù. Hai chị bị tuyên phạt 9 năm tù là chị Lê Thu Hà và chị Trần Thị Xuân.

Tăng cường đàn áp, bắt giam, án tù nặng các nhà yêu nước, giới bạo quyền cộng sản muốn dập tiếng nói phản kháng đòi dân chủ, tự do,  quyền con người, dân sinh vv ...

Nhưng các chiến dịch khủng bố, đàn áp tàn bạo, những bản án nặng nề của chế độ công an trị không dập tắt được phong trào đấu tranh đòi dân chủ, dân  sinh ...

Nhà văn Võ Thị Hảo trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã khẳng định điều đó

Nội dung cuộc phỏng vấn như sau – Mời quí vị cùng nghe

Ký giả Trương Minh Đức : Làm người đấu tranh phải đi đến cùng

13/04/2018 Nguyễn Kim Thanh (Tiếng Dân Việt Media) - Hôm nay ngày 13/4/2018 tôi và Kim Phượng ra trại giam B14 Hà Nội thăm gặp Anh Đức và Bắc Truyển tuy rằng mới đi tham dự phiên toà về được 4 ngày cũng còn rất mệt mỏi. Nhưng đến ngày lịch thăm nuôi và gặp mặt nên hai chị em phải ra Hà Nội để gặp chồng mình xem sức khỏe như thế nào và cảm giác về phiên toà xong thì kế tiếp sẽ làm gì ... [đọc tiếp]

Tinh thần Đồng Tâm - Tinh thần đồng khởi của nông dân Việt Nam

13/04/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Luật sư nhân quyền Lê Công  Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Cách đây 1 năm vào ngày 15 tháng 4 năm 2017 đã xảy ra cuộc đối đầu giữa nông dân và nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội khi lực lượng công an và quân đội được cử đến xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội để tiến hành cưỡng chế, thu hồi đất giao cho tập doàn viễn thông quân đội Viettel.

Trong cuộc xô xát, lực lượng cảnh sát cơ động và đơn vị hình sự bộ quốc phòng đã đánh gẫy chân và bắt cụ Lê Đình Kình, một lão nông 82 tuổi và bắt giữ một số nông  dân

Quá bức xúc, người dân xã Đồng Tâm đã bất ngờ bắt giữ gần 40 cảnh sát cơ động và cán bộ huyện Mỹ Đức làm con tin và rào làng, đóng chốt nội bất xuất, ngoại bất nhập.

Cuộc đồng khởi của nông dân xã Đồng Tâm ngày càng quyết liệt đưa đến việc nhà cầm quyền Hà Nội phải tìm cách gỡ ngòi nổ, thiếu tướng công an, phó bí thư thành ủy, chủ tịch Hà Nội đã buộc phải điểm chỉ và ký bản cam kết chấp nhận các điều kiện nhân dân Đồng Tâm dưa ra để đổi lấy việc trao trả gần 40 con tin là cảnh sát cơ động.

Bản cam kết chưa ráo mực đã bị nhà cầm quyền cộng  sản Hà Nội bội ước. Công an Hà Nội khởi tố vụ án chống người thi hành công vụ. Gần 50 người bị triệu tập đến công an và hình sự bộ quốc phòng. Nhiều người đã từ chối mặc dù bị triệu tập đến lần thứ 3

Đánh dấu 1 năm Đồng Tâm đồng khởi là việc tiểu đoàn 31, đơn vị quản lý đất quốc phòng vùng sân bay Miếu Môn đã tiến hành đào hào, dựng hàng rào phân vùng ranh giới đất quốc phòng, đất nông nghiệp ở Đồng Tâm mà theo đó đã xác nhận diện tích đất nông nghiệp nông dân xã Đồng Tâm đòi hỏi là hoàn toàn chính xác.

Từ Sài Gòn, luật sư nhân quyền đã có đôi điều đánh gía về cuộc đấu tranh giữ đất của nông dân Đồng Tâm – Tinh thần đồng khởi của nông dân Việt Nam. Nội dung cuộc phỏng vấn như sau – Mời quí vị cùng nghe

Khởi tố cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh

06/04/2018 (Tiếng Dân Việt Media) - Cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh bị Cơ quan điều tra xác định liên quan đường dây đánh bạc ngàn tỉ có bàn tay "bảo kê" của cán bộ ngành công an gây rúng động dư luận thời gian qua.

Ông Vĩnh bị khởi tố theo điều 356 Bộ luật hình sự với tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". [đọc tiếp]

Bắt tạm giam trung tướng Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục cánh sát

06/04/2018 (Tiếng Dân Việt Media) - Chiều hôm nay 6/4,/2018, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ có quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng với ông Phan Văn Vĩnh - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an để điều tra hành vi liên quan đến đường dây đánh bạc xuyên quốc gia với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng. VKSND cùng cấp đã phê chuẩn quyết định trên.

Trước khi làm Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát (Bộ Công an) vào năm 2014, ông Vĩnh là Giám đốc Công an tỉnh Nam Định, rồi được bổ nhiệm giữ chức Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm. [đọc tiếp]

Làm thế nào để ông Trọng ‘chinh phục truyền thông quốc tế’?

03/04/2018 Phạm Chí Dũng (VOA Blog) - Vụ tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tự quảng cáo bài viết của mình trên tờ Le Monde nhân chuyến công du Pháp vào tháng Ba năm 2018 là một dấu chỉ hài hước và phát lộ hiếm hoi, cho thấy ông Trọng đang đặc biệt quan tâm và tìm cách triển khai một chiến thuật mới về “chủ động thông tin đối ngoại” để không chỉ “nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế” mà cả “hình ảnh và uy tín cá nhân lãnh tụ”: chuyển dần quan điểm khai thác hiệu ứng truyền thông từ khối báo chí quốc doanh sang báo chí quốc tế nhằm “kiến tạo” dư luận xã hội.

Từ giữa năm 2017 trở về trước, có nhiều dư luận cho rằng thậm chí ông Trọng còn không đọc mạng xã hội - nhu cầu đang chiếm đến hơn 70% dân số Việt Nam. Mà đã không quan tâm đến mạng xã hội thì cũng gần như chẳng ngó ngàng đến “báo chí tư bản”. [đọc tiếp]

Cá Rồng Đỏ: Có thực sự VN bị Trung Quốc 'đe dọa'?

31/03/2018 Quốc Phương (BBC) - Một nhà báo kỳ cựu của BBC và học giả tại think tank nghiên cứu Chatham House tại London, Anh Quốc khẳng định với BBC Việt ngữ rằng có áp lực của Trung Quốc đằng sau việc Việt Nam ngừng dự án dầu khí Cá Rồng Đỏ trên Biển Đông.

Hôm thứ Năm, 29/3/2018, nhà báo và học giả Bill Hayton cũng nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC với chủ đề 'Việt Nam ngừng dự án Cá Rồng Đỏ và Trung Quốc tập trận ở Biển Đông' rằng ông tin rằng việc phô trương diễn tập quân sự này là một biểu trưng và chỉ dấu cho thấy Trung Quốc đang 'đe dọa' chính Việt Nam. [đọc tiếp]

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam thăm nghĩa trang Quân đội Biên Hòa

30/03/2018 (RFA) - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink cùng Tổng lãnh sự tại thành phố Hồ Chí Minh, bà Mary Tarnowka thăm viếng Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa và thắp hương ở Nghĩa Dũng Đài vào ngày 29 tháng 3.

Trên trang Facebook cá nhân, ông Kritenbrink cho biết thông tin vừa nêu. Ông Đại sứ Kritenbrink còn cho biết, hồi tháng Giêng vừa qua ông đến viếng những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh Việt Nam tại Sân bay Biên Hòa. [đọc tiếp]

Chuyến Tây du cấp cao nhạt nhẽo, bẽ bàng!

28/03/2018 Bùi Tín (VOA Blog) - Ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rất quan tâm đến sỹ diện, bộ cánh hào nhóang của mình. Chuyến đi Pháp, rất hiếm hoi sang một nước Tây Âu đang diễn ra là một cuộc viễn du quan trọng.

Cuộc đi thăm có hơn 2 ngày ngắn ngủi, chưa kết thúc, nhưng trong hơn 1 ngày qua đã có thể sơ kết về kết quá thật sự thấp kém và nghèo nàn đến thê thảm của nó.

Trước tiên nơi chếc chuyên cơ từ Hà Nội sang đến vào tối 25/3 đã được mời đỗ ở sân bay nhỏ Orly, thường chỉ dùng cho các chuyến bay nội địa và các chuyến bay gần. [đọc tiếp]

Phát hiện tàu sân bay Trung Quốc cùng 40 chiến hạm ở Biển Đông

27/03/2018 Trọng Nghĩa (RFI) - Tàu sân bay của Trung Quốc cùng hàng chục chiến hạm hộ tống sắp tham gia một cuộc tập trận quy mô lớn trên Biển Đông. Theo hãng Reuters ngày 26/03/2018, nhiều bức ảnh vệ tinh vừa được công bố đã cho thấy chiếc Liêu Ninh và khoảng 40 chiến hạm Trung Quốc xếp đội hình di chuyển trên Biển Đông ở khu vực ngoài khơi đảo Hải Nam.

Nhà phân tích Collin Koh, chuyên gia về an ninh thuộc Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam tại Singapore, đã ghi nhận tính chất hùng hậu bất thường và phạm vi hoạt đông của đội tàu: « Dựa trên ảnh vệ tinh, có vẻ Bắc Kinh muốn phô diễn năng lực hợp đồng tác chiến của Hải Quân [đọc tiếp]

Đăng bài của TBT Trọng trên báo Pháp tốn 4 tỉ đồng?

27/03/2018 (VOA) - Một số trang tin lớn của Việt Nam tối 26/3 tường thuật rằng báo Le Monde đã đăng một bài viết dài của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong thời gian ông đi thăm nước Pháp. Không lâu sau, nhiều người sử dụng mạng xã hội chỉ ra rằng bài viết được in trên trang quảng cáo của tờ báo rất có uy tín của Pháp, với chi phí có thể lên đến hơn 4 tỉ đồng.

Theo biểu giá của báo, số tiền để đăng một bài dài trên cả một trang như vậy lên đến khoảng 151.000 Euro, tương đương hơn 4 tỉ 200 triệu đồng.

Từ Paris, nhà báo Bùi Tín xác nhận thông tin này với VOA [đọc tiếp]

Phú Trọng quen thói bốc rời

27/03/2018 Diễn Đàn (Báo Tiếng Dân) - Đọc báo “lề phải” mới biết ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư ĐCS VN, đã hạ cánh xuống sân bay Orly chiều ngày chủ nhật 25 tháng ba 2018, bắt đầu cuộc đi thăm chính thức nước Pháp trong hai ngày 25-27/3/2018.

Cho đến tối ngày 26.3, không thấy một dòng tin nào trên báo Pháp nói tới chuyến đi thăm chính thức “theo lời mời của tổng thống Cộng hoà Pháp Emmanuel Macron“.

Ồ đây, nhật báo Le Monde đề ngày thứ ba 27.3.2018 (ra buổi chiều 26.3) đã dành trọn một trang, với chân dung Tổng bí thư ở chính giữa, dưới đầu đề Belles perspectives des relations vietnamo-françaises (Triển vọng tốt đẹp của quan hệ Việt Pháp) và dòng giới thiệu trên đầu trang : Một diễn đàn của Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân chuyến đi…

Trang trọng, hoành tráng đến thế là cùng. Nhưng, lạ nhỉ, không thấy đề số trang, không thấy tên tờ báo. Bạn đọc cứ tin chúng tôi đi : đây là trang 11 số báo Le Monde đề ngày 27.3.2018, không đề số trang, nhưng bên trái là trang 10, mặt sau là trang 12, ai không tin, chịu khó bỏ ra 2,60 EUR mà kiểm tra. Nhìn kỹ hơn, ở đầu trang, bên phải, có đề rõ: Publicité (quảng cáo). [đọc tiếp]

Bác Trọng đi Tây

26/03/2018 Phạm Đoan Trang Facebook - Bác Trọng và triều đình cộng sản vốn nuôi một đàn báo chí làm "cơ quan ngôn luận" cho nó sang nhà sang cửa. Hễ bác và các cụ các bác lãnh đạo cao cấp của đảng có đi đâu thì cả đàn tiền hô hậu ủng, phải nói là xuất sắc của nó… nếu không bị bọn dân mạng bóc mẽ.Chúng đang bóc bác một quả đau đây này:

Hôm 25/3 bác Trọng đi kinh lý xứ Phú Lang Sa. Phi cơ chở bác chỉ vừa hạ cánh là cả đàn báo Việt đã hối hả loan tin ngay cho dân đen chúng biết… nhưng mà dở quá! Thấy báo nói là có hẳn đại diện chính phủ Pháp ra đón, mà lại chẳng nói cụ thể là ai, cũng không thấy hình ảnh. Chắc là "ở đây sương khói mờ nhân ảnh, ai biết tình ai có đậm đà?".

Nhật báo Le Monde số ra hôm nay, 27/3, dành trọn cả một trang đưa tin về chuyến kinh lý của bác Trọng, có cả hình chân dung bác ở chính giữa trang nữa, to vật. Nhưng, bác Trọng chưa kịp khoe thành tích về quê nhà thì… té ra chúng đăng bài và ảnh về bác vào trang quảng cáo (publicité). [đọc tiếp]

Văn Đoàn Độc Lập

25/03/2018 Phạm Đình Trọng (Báo Tiếng Dân) - Ngày thứ ba, 13.3.2018, ban Tuyên giáo của Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị do ông Phó Trưởng ban thường trực Võ Văn Phuông kí yêu cầu tổ chức đảng của bộ Giáo dục Đào tạo: Rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia tổ chức “Văn Đoàn Độc Lập” ra khỏi chương trình sách giáo khoa môn học ngữ văn mới.

Loại bỏ tác phẩm của các nhà văn trong tổ chức Văn Đoàn Độc Lập ra khỏi sách giáo khoa ngữ văn là việc làm nhỏ nhen, thiển cận và rất phi chính trị của những nhà chính trị cộng sản. Cũng như sách giáo khoa ngữ văn trong nhà trường suốt bao năm qua không có một chữ nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa, [đọc tiếp]

Một lần nữa, Hà Nội lại nhục nhã cúi đầu

24/03/2018 Phương Thảo (VNTB) Theo nguồn tin của BBC, Việt Nam đã hủy bỏ một dự án dầu lớn tại Biển Đông lần thứ hai trong vòng một năm, do áp lực của Trung Quốc.

PetroVietnam – tập đoàn dầu khí thuộc sở hữu nhà nước yêu cầu Repsol – công ty năng lượng của Tây Ban Nha phải hoãn dự án ngoài khơi bờ biển phía đông nam. Điều đó có nghĩa là Repsol và đối tác có thể mất đến 200 triệu đô la đã được đầu tư lần này.

Tin tức này hết sức bất ngờ khi các công việc chuẩn bị cuối cùng cho việc khai thác thương mại đang được tiến hành. [đọc tiếp]

Lại nối vòng tay lớn

24/03/2018 Nguyễn Duy Vinh (Bauxite Việt Nam) - Nghe bài hát “Nối vòng tay lớn” (NVTL) do cô Emily Kershaw và ban nhạc thủy thủ đoàn Carl Vinson trình diễn tại Đà Nẵng hôm mồng 05 tháng 03 vừa qua khiến tôi miên man nghĩ đến thông điệp nối vòng tay lớn của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài NVTL đã được cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS) hát trên Đài phát thanh Sài Gòn ngày 30 tháng 04 năm 1975 ca ngợi cuộc tấn công và chiếm đóng miền Nam của quân đội Bắc Việt. Bài hát mà những người tị nạn CSVN nghe lại ngày hôm nay vẫn còn lạnh xương sống.

Cũng may cho cô Emily Kershaw, không biết cô có biết ở Việt Nam không phải ai muốn hát bài gì thì hát. Có một số ca sĩ chỉ vì hát những bài kêu gọi tôn trọng nhân quyền, đòi tự do dân chủ cho Việt Nam (nhất là những bài của nhạc sĩ Trúc Hồ qua hãng đĩa nhạc ASIA) đã bị Nhà nước cho vào danh sách persona non grata và bị cấm không được về Việt Nam trình diễn. [đọc tiếp]

Tranh chấp thương mại Mỹ-Trung leo thang

24/03/2018 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 22.03.2018 Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố sẽ phạt thuế quan vào lượng hàng nhập khẩu từ Trung cộng (TC) có giá trị khoảng 60 tỷ USD (tương đương 10% tổng gía trị hàng nhập khẩu vào Mỹ). Trump cáo buộc TC lũng đoạn thương mạ̃i và đánh cắp tài sản trí tuệ. Đặc ủy thương mại Robert Lighthizer được ủy nhiệm trong vòng 60 ngày lập một danh sách các sản phẩm nhập khẩu bị áp thuế trừng phạt. Cũng trong thời gian này, bộ tài chính sẽ đề xuất các biện pháp giám sát đầu tư của Trung cộng nhằm ngăn chận nạn đánh cắp công nghệ kỹ thuật. [đọc tiếp]

Biển Đông : Việt Nam dừng thêm một dự án dầu khí vì sức ép từ Bắc Kinh

23/03/2018 Trọng Nghĩa (RFI) - Hãng tin Anh Reuters ngày 22/03/2018 trích dẫn thông tin từ BBC cho biết tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam PetroVietnam đã yêu cầu tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol đình chỉ dự án khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ ngoài khơi Vũng Tàu, sau khi bị Trung Quốc gây sức ép.

Còn theo một nguồn tin xin ẩn danh từ giới công nghiệp năng lượng với Reuters lẽ ra giàn khoan Ensco 8504 đã phải rời cảng Singapore ngày 21/03 để đi đến địa điểm khoan ngoài khơi Việt Nam, và bắt đầu việc khoan hút dầu. [đọc tiếp]

Phi vụ Mobiphone – AVG một điển hình về quyền lực bị thao túng

23/03/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhà văn Võ Thị Hảo trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Sau nhiều tháng bị dư luận xã hội phanh phui, sau hàng loạt tư liệu, phóng sự điều tra được công bố trên báo chí lề dân đến nay vụ mua bán có nhiều nghi vấn giữa doanh nghiệp nhà nước Mobiphone và doan nghiệp tư nhân AVG đã lộ diện. Ngày 14/3 mới đây, thanh tra nhà nước đã có kết luận vụ mua bán này làm thất thoát vốn của nhà nước hàng nghìn tỉ đồng. Nhiều cơ quan đầu ngành từ bộ Thông tin – Truyền thông, bộ chủ quản của Mobiphone đến bộ Công an, Bộ Tài chính, Bố Kế hoạch Đầu tư và cả Văn phòng chính phủ đều có những sai phạm nghiêm trọng cần phải được xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Nhà văn Võ Thị Hảo trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã cho rằng đây là một điển hình về quyền lực bị thao túng. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Hacker Trung Quốc tấn công ‘chiến lược’ vào tranh chấp Biển Đông

21/03/2018 Khánh An (VOA) - Chiến thuật của nhóm tin tặc Trung Quốc nhắm vào thông tin liên quan đến tranh chấp Biển Đông “có tính chiến lược hơn” so với trước, một chuyên gia của FireEye nói với VOA sau khi công ty an ninh mạng hàng đầu của Mỹ công bố báo cáo về các cuộc tấn công của nhóm TEMP.Periscope vào các nhà thầu và tổ chức của Mỹ gần đây.

Theo báo cáo này, nhóm tin tặc Trung Quốc có tên TEMP.Periscope lại xuất hiện hồi gần đây sau một thời gian dài vắng bóng. [đọc tiếp]

Khi Facebook không bảo vệ được dữ liệu cá nhân

21/03/2018 Thanh Phương (RFI) - Vụ công ty Cambridge Analytica và mạng xã hội Facebook đang bị Anh và Mỹ điều tra đang một lần nữa đặt lại vấn đề bảo vệ các dữ liệu cá nhân của những người sử dụng các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook.

Theo nhiều phương tiện truyền thông, trong đó có The New York Times của Mỹ và The Observer của Anh, công ty Cambridge Analytica của Mỹ, chuyên về truyền thông chiến lược, đã thu thập trái phép các dữ liệu cá nhân của 50 triệu người sử dụng mạng xã hội Facebook ở Hoa Kỳ. Dựa trên các dữ liệu này, Cambridge Analytica  đã tạo ra một phần mềm giúp dự báo và tác động lên lá phiếu cử tri. [đọc tiếp]

Tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hoà Liên bang Đức Heiko Maas

18/03/2018 Thục Quyên (Bauxite Việt Nam) - Việt Nam cần biết tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hoà Liên bang Đức Heiko Maas là ai.

Toà đại sứ CHLBĐ đã chọn một đoạn ngắn trong phát biểu nhậm chức của tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Heiko Maas để giới thiệu ông trên trang Facebook chính thức của họ:

Als Justizminister habe ich mich immer auf einen Kompass verlassen: nämlich das Grundgesetz. Auf die Prinzipien des demokratisches Rechstaates hier in Deutschland, auf die Verträge der EU und die Regelwerke des Völkerrechts und der internationalen Institutionen. Und diesen Kompass nehme ich mit zum Werderschenmarkt. Darin sehe ich Orientierung und Verlässigkeit auch in der Außenpolitik. Und je rascher sich die Welt verändert, desto überlebensnotwendiger wird dieser Kompass.

Khi là Bộ trưởng Tư pháp, tôi đã luôn luôn lấy Luật Cơ Bản (1) làm "la bàn".  Trong nước, theo sát các nguyên tắc của nhà nước dân chủ pháp quyền, và đối ngoại, tôn trọng các hiệp định với Liên minh Châu Âu, các quy tắc của luật pháp quốc tế và các tổ chức quốc tế. Hôm nay tôi mang la bàn này theo tôi qua Werderschen Markt (Trụ sở Bộ Ngoại giao) vì trong chính sách đối ngoại, tôi thấy nó chính là sự định hướng và tính xác thực. Vận tốc thay đổi của thế giới càng tăng, "la bàn" này càng thêm giá trị đối với sự sống còn. [đọc tiếp]

Từ Mậu Thân 1968 đến Gạc Ma 1988

15/03/2018 Phạm Trần (Danlambao) - Muốn biết đảng và nhà nước độc tài Cộng sản Việt Nam khiếp nhược trước đồng tiền và áp lực quân sự của Trung Cộng như thế nào thì chỉ cần so sánh thái độ và việc làm của họ trong hai biến cố: Tổ chức ăn mừng 50 năm tấn công Mậu Thân 1968 ở miền Nam Việt Nam, nhưng lại không dám hé răng lên án Trung Cộng đã thảm sát 64 lính Công binh Hải quân ở Gạc Ma, Trường Sa năm 1988.

Quan trọng và man rợ nhất là chứng tích bi thảm, sắt máu và vô lương tâm của quân Cộng sản đã tìm thấy tại các nấm mồ chôn tập thể ở Cố đô Huế và vùng phụ cận năm 1968. Vào khoảng từ 5,000 đến 6,000 người dân vô tội đã bị quân Cộng sản và tay sai hạ sát hay mất trích trong 25 ngày đêm họ chiếm đóng Huế. [đọc tiếp]

Một nhà hoạt động xã hội bị đánh trong ngày kỷ niệm Gạc Ma

15/03/2018 (RFA) - Một người hoạt động dân sự tại Hà Nội là ông Trương Văn Dũng bị công an đánh đập gây thương tích vào tối ngày 14/3.

Thông tin này được giới hoạt động bất đồng chí kiến loan báo trên mạng xã hội liên tục từ tối ngày 14 đến tối ngày 15 tháng 3. [đọc tiếp]

Tổng công tố Liên bang Đức điều tra tướng CA VN chỉ huy vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Bí thư thứ nhất đi xóa bỏ vết tích

14/03/2018 Vi Minh (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Theo thông tin điều tra của nhật báo Süddeutsche Zeitung cùng hai đài NDR và ​​WDR thuộc hệ thống truyền hình ARD, tổng công tố liên bang Đức bắt đầu tiến hành điều tra Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an Việt Nam với cáo buộc vào tháng 7 năm 2017, ông Hưng đã tới Đức để phối hợp tổ chức vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin.

Đây là lần đầu tiên hồ sơ 90 trang của các nhà điều tra bộc lộ chính quyền Đức biết những gì về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thành. Có vẻ như một nửa đại sứ quán Việt Nam ở Berlin-Treptow tham gia vào vụ bắt cóc này [đọc tiếp]

Thảm sát Gạc Ma 14/03/1988 - Người dân Việt mãi mãi khắc cốt, ghi tâm

13/03/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn Luật sư Lê Công Định - 14/03/1988 – Ngày ấy cách đây vừa tròn 30 năm, tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, hải quân Việt Nam đã phải đương đầu với môt cuộc chiến mà kể gây chiến lại là những người “vừa là đồng chí, vừa là anh em”- Hải quân Trung Quốc.

Theo lời kể của trung tá Nguyễn Văn Lanh, ngưởi sống sót sau trận Gạc Ma “Lúc đó quân Trung Quốc tràn lên giàn hàng ngang. Lính công binh chỉ có cuốc chim và xẻng. Phiá bên kia là AK và lưỡi lê. Tình thế giáp lá cà lúc đó chúng tôi vẫn không nghĩ rằng Trung Quốc sẽ bắn vào mình! Nhưng phía Trung Quốc đã bắn!”

Và như Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm đã khẳng định “Phải nói thẳng cho thế giới biết rằng Gạc Ma là một cuộc thảm sát của hải quân Trung Quốc đối với hải quân Việt Nam”

Từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định nói lên những suy tư của mình về thảm sát Gạc Ma 14/03/1988 qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành sau đây

Thảm sát Gạc Ma, tội ác tầy trời của Trung Cộng đối với nhân dân Việt Nam

13/03/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Cách đây 30 năm vào ngày 14/03/1988 với lực lượng và trang bị áp đảo, Trung Cộng đã tấn công chiếm đóng Gạc Ma, nằm trong quần đảo Trường Sa, lãnh hải thuộc của chủ quyền của Việt Nam. 64 sĩ quan và chiến sĩ hậu cần hải quân Việt Nam đã bị Trung Cộng sát hại, số còn lại bị bắt làm tù binh.

Đây là một cuộc thảm sát mà giới bạo quyền Bắc Kinh đã gây ra đối với nhân dân Việt Nam – lột trần bộ măt giả nhân, giả nghĩa cuả họ về cái gọi là mối tình hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em”.

Nhân sự kiện Gạc Ma xảy ra cách đây 30 năm, nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành, nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe

Chóp bu Việt Nam chỉ 'bảo vệ dầu khí', không phải ngư dân!

08/03/2018 Phạm Chí Dũng (VOA) - ... Đầu năm 2017, tình trạng ngân sách cho đến lúc đó là “khó khăn gấp bội năm 2016” - như tiết lộ của vài chuyên gia tài chính của chính quyền.

Một trong những “khó khăn gấp bội” như thế có nguồn gốc từ thực trạng giảm thu trong xuất khẩu dầu thô. Từ năm 2015 đến nay, giá dầu thô quốc tế đã sụt gần một nửa và do đó đã khiến số thu từ xuất khẩu dầu thô của Việt Nam cũng giảm khoảng 40%, tức hụt đến 50.000 - 60.000 tỷ đồng.

Thực trạng trần trụi là mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính và mỏ Cá Voi Xanh là những tiềm năng cuối cùng có thể cứu vãn ngân sách.

Nhưng vào cuối tháng 7/2017 đã xảy ra một sự kiện mà được dư luận xã hội liệt vào loại “nhục quốc thể”: chính quyền Việt Nam phải “giương cờ trắng” khi yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol - một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam - ngay tại Bãi Tư Chính mà luôn được Bộ Ngoại giao Việt Nam chiến đấu võ miệng “thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam”. [đọc tiếp]

Những người phụ nữ trong nỗ lực góp phần thay đổi vận mệnh của non sông

08/03/2018 (Mạng Lưới Blogger Việt Nam) - Xin anh/chị/bạn cho biết cảm nhận của mình về những đóng góp của phụ nữ cho công cuộc tranh đấu về nhân quyền, dân sinh, bảo vệ chủ quyền, bảo vệ môi trường” là câu hỏi mà MLBVN dành cho những vị khách mời nhân ngày 8/3 năm nay. Xin chuyển đến quý bạn đọc những cảm nhận của Nghệ sĩ Kim Chi, các cựu Tù nhân Lương tâm Bùi Thị Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Anh Tú, Trương Minh Đức, các blogger Trần Bang, Nguyễn Thị Bích Ngà, Song Vinh, Sương Quỳnh, Hải Âu và Nguyễn Ngọc Lụa để cùng suy ngẫm về những người phụ nữ đã dấn thân cho tự do, dân chủ và công bằng xã hội.

Việc làm nhỏ bé này của chúng tôi như một lời tri ân gửi đến những người phụ nữ quả cảm đã dám đối mặt với bạo quyền để nhận lấy những đòn roi và tù đày. Các mẹ, các chị, các em đã thắp nên ngọn nến của niềm hy vọng nhằm xua tan những đêm dài tăm tối, đã gánh trên vai gánh nặng của hơn 90 triệu con người với ước vọng thay đổi vận mệnh của đất nước. [đọc tiếp]

Tổng thống Mỹ Trump khởi động chiến tranh thương mại 08/03/2018 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trung thành với tư tưởng chỉ đạo „Nước Mỹ đầu tiên- American First “, Tổng thống Donald Trump công bố vào ngày 01/03/2018 quyết định tăng mức thuế quan mới đối với 2 mặt hàng thép (25%) và nhôm (10%) nhập cảng từ Ba Tây, Gia Nã Đại, Mễ Tây Cơ, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU). Trump biện minh lý do tăng thuế quan là muốn bảo vệ các ngành này trong nước. Nhiều nước liên hệ đã tỏ bất bình về quyết định cuả Trump và tuyên bố sẽ trả đũa. Ngoại trưởng Gia Nã Đại Chrystia Freeland ra tuyên bố lên án bất kỳ ý định nào của Mỹ nhằm đánh thuế thép và nhôm của Gia Nã Đại. [đọc tiếp]

Kiểu cách đu dây của kẻ tiểu nhân

08/03/2018 Nguyễn Doãn Đôn (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Đảng cộng sản Việt Nam nếu còn một chút lương tâm thì hãy từ bỏ trò đu dây nhố nhăng đi. Hãy tạo đều kiện cho Dân tộc ta tìm ra cái đích chuẩn mực mà loài người tiến bộ đang vươn tới để bám lấy và vươn tới.

Tại sao sáng sớm sang Tầu, chiều lại đu dây sang Mỹ, tối muộn rồi còn cố tạt qua Nga. Thấy cửa nhà ổ khóa chưa chuẩn, nửa đêm khuya khoắt lại lóc cóc ôm bọc tiền 100 triệu Đô, trong lúc nhà đang túng thiếu, vượt rừng Xà nu mang sang dúi cho Lào xây nhà Quốc hội để họ yên tâm ngồi họp (mà đã chắc gì) không chọc ngoáy và theo thằng khác để đểu mình. [đọc tiếp]

Sau Mỹ, tàu sân bay Trung Quốc thăm Việt Nam?

08/03/2018 (VOA) - Hàng không mẫu hạm đầu tiên của hải quân Trung Quốc “nhiều khả năng sẽ tới Việt Nam” sau khi USS Carl Vinson về nước, theo giới quan sát, giữa lúc có tin nói rằng Bắc Kinh “không vui” khi tàu sân bay Mỹ cập cảng ở Đà Nẵng tại vùng biển hướng ra Biển Đông.

Tiến sĩ Phan Kim Nga, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói với VOA tiếng Việt rằng bà “không ngạc nhiên” nếu Liêu Ninh cập bến ở Việt Nam vì theo bà, Hà Nội “luôn cố gắng cân bằng các lực lượng lớn trên thế giới”, nhất là với Bắc Kinh và Washington. [đọc tiếp]

Giáo viên bị quỳ - nền giáo dục khiếm khuyết

07/03/2018 Diễm Thi (RFA) - “Tôn sư trọng đạo” vốn là truyền thống của người Việt Nam được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác từ bao đời nay. Thế nhưng vừa rồi vụ việc được cho là chưa từng xảy ra, là một giáo viên cho biết bị áp lực của phụ huynh phải quì xin lỗi do trước đó phạt học sinh quì.

Vụ việc lại dấy lên tranh luận về nền giáo dục Việt Nam hiện nay.

Vụ việc được truyền thông cho biết xảy ra tại trường tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Tin nói cô giáo trẻ tên Nhung bị phụ huynh kéo đến trường buộc phải quỳ gối xin lỗi trước mặt họ suốt 40 phút. Lý do vì đã phạt con họ quì.

Từ xưa đến nay, người thầy không là người dạy học trò phải ngả nón chào mình mà phụ huynh phải dạy điều đó. Khi phụ huynh không còn tôn trọng giáo viên thì cũng đồng nghĩa với việc gieo mầm họa cho thế hệ tương lai. [đọc tiếp]

Đức truy tố một đồng phạm trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

07/03/2018 Vi Minh (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày hôm nay 07 tháng 03 năm 2018 Tổng công tố viện Liên bang Đức đã ra thông báo chính thức về việc truy tố nghi can Nguyễn Hải Long. Bản cáo trạng của Tổng Công tố viện Liên bang Đức nêu rõ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã do các nhân viên của cơ quan tình báo Việt Nam, nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin cũng như nhiều công dân Việt Nam sinh sống ở châu Âu, trong đó có bị cáo Nguyễn Hải Long. Nghi phạm bị bắt ở Cộng hòa Séc và dẫn độ về Đức hồi tháng 8 năm ngoái. Cũng ngay trong tháng 8 năm ngoái, chính phủ Đức đã trục xuất ông Nguyễn Đức Thoa, đặc trách an ninh tại tòa Đại sứ Việt Nam ở Đức và qua tháng 9 năm 2017 Đức trục xuất thêm một nhà ngoại giao Việt Nam khác đồng thời tạm dừng quan hệ đối tác chiến lược Đức - Việt vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vi phạm trắng trợn chủ quyền và luật lệ trên lãnh thổ Đức. [đọc tiếp]

Chế độ cộng sản độc tài toàn trị, thủ phạm của các các cuộc di dân thảm khốc ở Việt Nam

02/03/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhà báo Nguyễn Vũ Bình trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành.

Trong thế kỷ 20, Việt Nam có hai cuộc di dân năm 1954 và năm 1975. Cả 2 cuộc di dân này đều có nguyên nhân trực tiếp, đó là tỵ nạn cộng sản. Nửa cuối thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21 này, có một cuộc di dân không kém 2 cuộc di dân trước đây, nhưng diễn ra trầm lặng và trải dài đã hơn 1/3 thế kỷ với gần 3 triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài và Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương.

Cuộc di dân lặng lẽ này là câu trả lời xác đáng nhất cho bản chất chế độ cộng sản Việt Nam.

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình trong cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành đã đề cập đến nguyên nhân thúc đẩy người ra đi, các sắc thái di dân và phải chăng một ngày nào đó sẽ có một sự trở về của những con dân Việt trong tương lai. Nội dung cuộc trao đổi như sau – Mời quý vị cùng nghe :

Hơi Thở Kiều Bào

01/03/2018 Tưởng Năng Tiến (Việt Báo) - ... Bộ Phật tử không cúng dường gì hết trơn, hết trọi sao?

Nhà sư chỉ tay xuống mấy chụp túp lều lụp xụp, bồng bềnh dưới mé sông, với ít nhiều ái ngại: Đồng bào mình ở đây nghèo lắm, và đều là dân chài hết nên kêu gọi họ đóng góp chả khác nào khuyến khích sát sanh nên sư đệ sợ mang tội. 

- Còn Hội Việt Kiều có giúp đỡ gì mình không sư? Tôi hỏi theo thói quen nghề nghiệp chớ cũng đã đoán trước được câu trả lời:

- “Không dám giúp đỡ” đâu. Họ không sách nhiễu là mừng muốn chết rồi. May nhờ mấy ông xã ấp người Miên họ thương và bênh vực dữ lắm lắm nên bây giờ mới được yên như vậy đó, chớ mấy năm trước hội cứ cho người tới kiếm chuyện rầy rà hoài hà! [đọc tiếp]

Chống tham nhũng ở Trung Quốc và Việt Nam

27/02/2018 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Mặc dù cùng theo chủ nghĩa cộng sản, chế độ độc đảng của Việt Nam bị Cộng đảng Trung Quốc coi là dung dưỡng cho tham nhũng quá lâu. Theo Tân Hoa Xã, hiện nay ở Việt Nam chống tham nhũng không thiếu chính sách, quy định, nhưng cơ chế chống tham nhũng còn có mặt hạn chế. Điều này đòi hỏi phải tiến hành cải cách thiết thực, đánh mạnh vào trách nhiệm quản lý và kinh tế của quan chức.

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” sau Đại hội Đảng lần thứ 18 năm 2012, chính trị nội bộ Việt Nam vẫn là một cuộc giằng co quyền lực giữa Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. [đọc tiếp]

“Ngoại giao Biên giới” và Hợp tác Việt-Trung

27/02/2018 (VOA) - Việt Nam và Trung Quốc hồi gần đây bàn về hợp tác tại 4 địa điểm Lạng sơn, Móng Cái, Cao Bằng, Lào Cai, và quảng bá kế hoạch thành lập cái gọi là một hệ thống “Hai quốc gia, một trạm kiểm soát biên giới”, một vùng tự do thương mại “trung lập”, nơi hai nước có thể bắt tay hợp tác để cùng kiểm soát những sự đi lại và giao lưu của hàng hóa xuyên biên giới, giảm bớt các thủ tục hành chánh rườm rà, và đẩy mạnh trao đổi thương mại.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, được báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng trích lời bày tỏ lạc quan rằng Việt Nam và Trung Quốc vẫn có thể hợp tác với nhau, ông coi dự án này như một cách để 2 nước cộng tác với nhau vì các lợi ích chung, vượt lên trên cuộc tranh chấp ở Biển Đông để hướng tới phía trước.

Giáo sư Tạ văn Tài thuộc Đại học Harvard, chia sẻ sự lạc quan của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp. Ông nói sự hợp tác này có thể dẫn tới môt vùng kinh tế thương mại tự do, một phần nào tương tự như vùng kinh tế thương mại tự do Bắc Mỹ giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico. [đọc tiếp]

Tố cáo tòa án tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu vi phạm luật tố tụng dân sự!

25/02/2018 (Tiếng Dân Việt Media) - Tôi Ngô Thị Hồng Lâm xin kính trình cùng cộng đồng để tố cáo câu chuyện tôi trở thành dân oan nạn nhân của tòa án tỉnh BR-VT. ...

Ngày 29/8/1990 Phó chủ tịch đặc khu VT-CĐ Đỗ Quốc Hùng đến cắt băng khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa cho thương binh Hoàng Mạnh Lân. Ngôi nhà có số 541 đường 30/4 phường Rạch Dừa – Vũng Tàu. Vợ chồng tôi về sinh sống và sinh con trai tôi tại ngôi nhà này từ đó.

Đến năm 2003 thì Tỉnh BR-VT đo đạc và cấp giấy “Chủ quyền sử dụng đất” cho từng hộ dân sống trên địa bàn. Vợ chồng tôi đã tiến hành kê khai để xin cấp giấy chủ quyền sử dụng đất và nhà trên đất. Hồ sơ nộp ở Phòng đăng kí đất của Sở tài nguyên & môi trường tỉnh BR-VT. Đến ngày 30/12/2004 thì chồng tôi bị đột quỵ và từ trần.

Bọn “giấu mặt” chúng đã soạn thảo ra một “di chúc” nội dung giao căn nhà cho một người ở Huế và người đó lấy nhà thì giao cho tôi 200 triệu. Điều cần nói là di chúc thì tẩy xóa, không có người làm chứng.

Sau 100 ngày mất của chồng tôi, thì chúng đưa đơn kiện tôi ra tòa để lấy căn nhà. [đọc tiếp]

Đại úy Phạm Thị Hoài Thương kêu oan đòi công lý

23/02/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hôm nay 23/2/2018 tức mùng Bảy Tết Mậu Tuất, Đại úy Phạm Thị Hoài Thương nhân viên Cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng tiếp tục kêu oan  sang ngày thứ 2 trước trụ sở tiếp công dân Trung Ương số 1, Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, TP. Hà Nội.

Cô Phạm Thị Hoài Thương giương cao giấy kêu đòi công lý vì đơn thư tố cáo tiêu cực của cô từ nhiều năm nay chẳng những không được giải quyết mà những người cô tố cáo vẫn còn ung dung tại vị và ngang nhiên ra quyết định buộc cô nghỉ hưu trong khi "vụ án nghiêm trọng ở cấp cao" vẫn còn đang dang dở ...

USS Carl Vinson tới Đà Nẵng: 'Bước đi chiến lược'

23/02/2018 (BBC) - Việc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ đến thăm cảng Đà Nẵng từ 5-9/ tháng 3/2018, được cho là bước tiến quan trọng trong quan hệ quân sự Mỹ - Việt nhưng có thể khiến Trung Quốc phật lòng.

Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam từng làm việc tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng gia Úc đánh giá về sự kiện này cũng như tin lần đầu một tàu chống ngầm của Anh Quốc sẽ vào Biển Đông. [đọc tiếp]

Báo cáo: Tham nhũng trong lĩnh vực công ở Việt Nam vẫn nhiều

22/02/2018 (RFA) - Việc chống tham nhũng ở Việt Nam có tiến triển, nhưng tham nhũng trong lĩnh vực công vẫn còn nhiều.

Đó là báo cáo nhận thức về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là TI) có trụ sở ở Đức công bố trong ngày hôm nay 22/2/2018.

Theo báo cáo này, điểm số của Việt Nam trong năm 2017 là 35/100, tăng 2 điểm so với năm 2016, và xếp hạng 107/180 quốc gia được khảo sát. [đọc tiếp]

Sức ép Internet và việc xuất bản sách "nhạy cảm" ở Việt Nam

21/02/2018 Kính Hòa (RFA) - Ngày 9/2/2018 có ba quyển sách in tại Mỹ bị tịch thu tại sân bay Đà Nẵng, với lý do nhạy cảm chính trị, trong đó có quyền Chính trị bình dân của nhà báo Phạm Đoan Trang, hiện sống tại Việt Nam.

Sau đó vài ngày một quyển hồi ký của ca sĩ Lộc Vàng được xuất bản rồi lại bị tạm dừng phát hành để thẩm định lại. [đọc tiếp]

Vì sao Việt Nam ít đề cập đến Tết Mậu Thân 1968

21/02/2018 Thụy My (RFI) - Theo tác giả Bennet Murray trên trang Politico, năm mươi năm sau bước ngoặt của cuộc chiến tranh Việt Nam, chính quyền cộng sản vẫn dập tắt các cuộc tranh luận về những kỷ niệm đau thương này.

Ngọc Đại là một người lính quân đội nhân dân 23 tuổi, đang chiến đấu chống lại người Mỹ gần căn cứ Khe Sanh bị bao vây, khi đơn vị ông nhận được một mệnh lệnh gây phấn khích. Họ sẽ ra khỏi rừng rậm, “giải phóng” cố đô Huế ở miền Trung và khởi động một cuộc nổi dậy trên toàn quốc.

Các vụ quân cộng sản giết hại hàng loạt thường dân Huế bị che giấu tại Việt Nam. Chính quyền chỉ mơ hồ nhìn nhận một số “sai lầm” trong trận chiến, và nhất quyết không chịu công nhận tính chất “thảm sát” như bên ngoài đều gọi. [đọc tiếp]

Internet của Việt Nam đang gặp rắc rối

21/02/2018 Vũ Quốc Ngữ dịch (VNTB) Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã liên tục nói về sự cấp thiết của việc chống lại các mối đe dọa về an ninh mạng và "nội dung độc hại."

Tuy nhiên, việc chống lại "tin giả mạo" hoặc thông tin sai lệch ở Việt Nam không nên được sử dụng như một màn khói để dập tắt các ý kiến ​​bất đồng và hạn chế quyền tự do ngôn luận. Làm như vậy sẽ chỉ làm cho chủ nghĩa hoài nghi trong nước trở nên mạnh mẽ hơn ở một quốc gia mà việc mở rộng không gian cho cuộc thảo luận tự do và cởi mở đã tạo ra một loại áp lực trực tuyến rất lớn. [đọc tiếp]

Sài Gòn: ngày càng thêm nhiều người vô gia cư

21/02/2018 Kiều Phong (VNTB) Cuối năm cũ, đầu năm mới, vào lúc đêm về khuya hoặc lúc trời gần sáng, ai ở Sài Gòn hay đi qua những cây cầu sẽ thấy người vô gia cư, nằm ngủ vật vờ trong sương lạnh.

Trong một diện tích lãnh thổ không đổi, dân số càng cao thì diện tích chỗ ở bình quân đầu người cũng giảm đi. Tình trạng này ở Việt Nam lại càng tồi tệ hơn so với các nước nghèo khác trên thế giới, bởi vì ở Việt Nam nạn đầu cơ đất đai hoành hành. Trong khi các nhà lãnh đạo chính trị trung ương chưa nghĩ ra được cách gì để kinh tài, thì những quan chức địa phương ráo riết bán đất cho tư nhân hoặc cho nước ngoài, cho Trung Quốc, cứ như là ăn cú chót, làm cho giá đất đai lại tăng cao vô lý, thanh niên bình thường không biết bao giờ mới mua nổi một khoảng đất cắm dùi. Những người dân bị thu hồi, cưỡng chế đất một cách bất hợp pháp, hoặc những hộ gia đình không có nghề nghiệp sau khi bán đất với giá rẻ mạt, ...tất cả lâm vào cảnh bần cùng hóa. Những năm trở lại đây, số lượng người vô gia cư từ các tỉnh miền Tây lên Sài Gòn cứ tăng. Nhiều người lên thành phố quá nghèo, không đủ tiền thuê nổi một nhà trọ dù là tồi tàn, đành phải ngủ vật vờ dọc chỗ gầm cầu và dọc các công viên, nằm trên những cây cầu bộ hành. [đọc tiếp]

10 tỷ USD kiều hối “đổ” về Việt Nam trong năm 2017

20/02/2018 (RFA) - Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh công bố hôm 19/2/2018 cho biết số tiền kiều hối gửi về thành phố tính đến cuối tháng 11/2017 là 4.55 tỷ đô la, ước tính tổng lượng kiều hối về Việt Nam trong cả năm là hơn 10 tỷ đô la.

Theo báo cáo, nguồn kiều hối chủ yếu đến từ Mỹ (chiếm 60%) và châu Âu (chiếm 20%).

Vào tháng 10 năm ngoái, Ngân hàng Thế giới dự đoán kiều hối về Việt Nam trong năm 2017 sẽ giảm 10% do chính sách nhập cư của Mỹ và chính sách 0% tiền gửi bằng đô la của Việt Nam. [đọc tiếp]

Phim ‘’Ile de Lumière’’

19/02/2018 Từ Thức (Đàn Chim Việt) - Cuốn phim ‘’ Ile de Lumière ‘’ về chiếc tầu được đặt tên là Đảo Ánh Sáng, đã cứu vớt hàng trăm ngàn boat people Việt Nam sẽ được trình chiếu trên đài truyền hình quốc gia Pháp France 2 , 23H05 đêm thứ ba 20/02/2018. Cuốn phim của điện ảnh gia Nicolas Jallot đã gây xúc động lớn khi trình chiếu trong Đại hội Quốc Tế Phim Ảnh Lịch Sử ( Festival International du Film d’Histoire ) tại Pessac ( Pháp ) tháng 11 vừa qua. Trong 65 phút, cuốn phim đã thuật lại cuộc vượt biển hãi hùng của hàng triệu người Việt đi tìm tự do khi Cộng Sản xâm chiếm miền Nam VN. [đọc tiếp]

Ý đảng vẫn luôn ngược với lòng dân!

19/02/2018 Song Chi (RFA Blog) - Chỉ trong vòng một tuần, trước và sau Tết Âm lịch Mậu Tuất 2018, có đến mấy sự kiện lịch sử mà qua đó, thái độ của nhà nước cộng sản VN thêm một lần nữa, đã tự bộc lộ họ là ai, những quan niệm về bạn-thù, sự đánh giá về lịch sử của họ có minh bạch, tiến bộ, thay đổi chút nào sau bao nhiêu năm và họ có lý do gì để tiếp tục lãnh đạo đất nước này, dân tộc này.

Sự kiện lịch sử thứ nhất là 50 năm biến cố Tết Mậu Thân 1968 mà nhà nước này bao lâu nay vẫn trí trá gọi tên là “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968”. Đã nửa thế kỷ trôi qua, bao nhiêu tư liệu, thông tin của thời đại internet đã chứng minh cuộc tổng tấn công đó thực sự là thành công hay thất bại về mặt quân sự, mục tiêu, cái giá phải trả trên sinh mạng con người lẫn các cơ sở vật chất là quá đắt ra sao. Nghiêm trọng hơn, biến cố Mậu Thân luôn luôn để lại một ký ức kinh hoàng của một trong những trang sử đẫm máu nhất, man rợ nhất về cuộc thảm sát hàng ngàn thường dân tại Huế của phe tấn công hay phe “nổi dậy”. [đọc tiếp]

Hèn có hệ thống

17/02/2018 Phạm Đoan Trang (FB Pham Doan Trang) - Sáng nay (17/02/2018), tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ (trung tâm Hà Nội), dù mới là mồng 2 Tết Mậu Tuất và trời còn lạnh, nhưng chính quyền công an đã chuẩn bị sẵn sàng biện pháp ngăn chặn những người dân đến tượng đài Lý Thái Tổ thắp hương tưởng niệm liệt sĩ chống Trung Quốc, bằng cách xua một loạt "quần chúng" cao tuổi vào khu vực, ôm eo nhau nhảy múa, khiêu vũ.

Đợt 19/01/2014 (tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa) thì công an, dân phòng cải trang làm thợ đá đến cưa đá, tạo tiếng ồn và bụi mù mịt, cũng ở khu vực này.

Đó là các biện pháp ngăn chặn có tính chất ngắn hạn. Còn về dài hạn thì chính sách của Hà Nội còn thâm hiểm hơn nữa. [đọc tiếp]

Tiến sĩ Uwe Siemon-Netto: Nhân chứng sống trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại Huế

16/02/2018 Tạ Phong Tần (VanHoaNBLV) - Little Saigon – Tiến sĩ Uwe Siemon-Netto nhân dịp ghé miền Nam California để giới thiệu sách “Vinh Quang của sự Phi Lý – Tình yêu của một phóng viên cho dân tộc Việt Nam bị bỏ rơi” nguyên tác cuốn sách bằng tiếng Đức được dịch sang tiếng Anh là “Triumph of the Absurd – A reporter’s love for the abandoned people of Vietnam”. Tiến sĩ Uwe Siemon-Netto nguyên là cựu phóng viên chiến tranh của báo chí Tây Đức trước 1975 cũng là một nhân chứng sống trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại Huế, đáp lại lời mời của Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Nạn Nhân Tết Mậu Thân 1968 Tiến sĩ đã có một buổi nói chuyện về vụ thảm sát này với một số đại diện các đoàn thể, hội đoàn [đọc tiếp]

Chính trị bình dân hay nhạy cảm chính trị?

13/02/2018 (RFA) - Vào ngày 9 tháng 2 vừa qua, Cục Hải quan Đà Nẵng đã tịch thu 4 bưu kiện gửi từ nước ngoài về, trong đó có 3 cuốn sách ‘Chính trị bình dân’ của nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang. Lý do được đưa ra là “nhạy cảm chính trị”. Vậy như thế nào là chính trị bình dân và nhạy cảm chính trị?

Chính trị bình dân

Vào cuối tháng 9 năm 2017 vừa qua, cuốn sách Chính trị bình dân của nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang được xuất bản và được phổ biến rộng rãi, thậm chí còn được đăng bán trên trang mạng mua sắm trực tuyến Amazon. [đọc tiếp]

Cần một lộ trình và một mô hình dân chủ

13/02/2018 Bùi Tín (Blog VOA) - Trong bài trước, tôi đã chứng minh cái gọi là « Vững bước đổi mới » của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ là đổi mới giả, là kiên trì những tín điều hủ bại. Ông Trọng định dùng 2 tập sách « Vững bước trên con đường đổi mới » làm sách gối đầu giường cho các đảng viên nhằm chỉnh đốn đảng thì chỉ làm cho đảng của ông trì trệ thêm, đổ đốn thêm, làm cho đất nước tiêu điều, lạc hậu, bế tắc thêm.

Thực tế chứng tỏ rõ rệt là đất nước cần đổi mới thứ thiệt, đổi mới tận gốc, từ học thuyết chính trị, đường lối chính sách kinh tế, tài chính, văn hóa, quốc phòng, đối ngọai, dứt khoát từ bỏ 8 tín điều mà ông Trọng dốc sức để bảo vệ [đọc tiếp]

BẢN LÊN TIẾNG VỀ QUYỀN ĐƯỢC NÓI VÀ NGHE SỰ THẬT

12/02/2018 (Tiếng Dân Việt Media) - Nói sự thật và nghe sự thật, đó là quyền lợi và nghĩa vụ của con người cũng như của một nhà nước. Điều này nằm trong chính phẩm giá của một công dân tự do, trong bản chất của một chính quyền biết phục vụ quần chúng lẫn thăng tiến xã hội, và được hàm chứa trong Điều 19 Tuyên ngôn Nhân quyền lẫn Điều 19 Công ước về các Quyền dân sự và chính trị.

Qua vụ án blogger bác sĩ Hồ Văn Hải, vụ án Phong trào Chấn hưng Nước Việt (với 3 bị cáo Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc), cả hai đều bị truy tố theo điều Điều 88 của Bộ luật Hình sự: “Tuyên truyền chống nhà nước”, và vụ án nhóm đấu tranh chống Formosa Hoàng Đức Bình + Nguyễn Nam Phong, bị truy tố  theo điều 258 BLHS cũ: “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”,  toàn những tội danh hết sức mơ hồ và không hề có trong nền pháp chế của nhân loại tiến bộ, nhà cầm quyền đã thẳng tay chối bỏ quyền nghe và nói sự thật của công dân. [đọc tiếp]

Những nhà hoạt động dân chủ hiên ngang, kiên cường trước bạo quyền của chế độ công an trị

11/02/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tiến sĩ Nguyễn Quang A trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành - Trong thời gian gần đây, nhà cầm quyền Hà Nội với chế độ công an trị hà khắc đã tăng cường khủng bố, đàn áp phong trao đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội... Nhiều nhà hoạt động đã bị tù đầy. Có người bị giam giữ quá cả luật dịnh vẫn chưa đưa ra xét xử. Có người đưa ra xét xử đã bị gán cho những bản án thật nặng nề như Mẹ Nấm 10 năm tù, Trần Thị Nga 9 năm tù. Vũ Quang Thuận 8 năm tu và gân đây nhất là nhà hoạt động công đoàn Hoàng Đức Bình đã bị tòa án huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An kết án 14 năm tù vì đã sát cánh cùng nhân dân Nghệ An, Hà Tình di kiện Formosa gây thảm họa môi trường.

Khác với thái độ bạc nhược, yếu hèn của các quan chức cộng sản trước tòa như Đinh La Thăng,  Trịnh Xuân Thanh, thái độ của các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền trước bạo lực CS là thái độ hiên ngang, kiên cường, ngẩng cao đầu hãnh hãnh diện về những việc làm của mình vì dân, vì nước.

Từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự trong cuộc trả lời của nhà báo Trần Quang Thành đã khẳng định dũng khí của những nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền trước bạo lực công sản. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Hội đồng Liên tôn Việt Nam và Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Tâm thư nhân 50 năm cuộc thảm sát Mậu Thân (1968-2018)

10/02/2018 (Dân Làm Báo) - Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang rầm rộ tổ chức kỷ niệm 50 năm biến cố Mậu Thân (1968-2018) với chủ đề“Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Họ trình bày đó như là cuộc nổi dậy của nhân dân miền Nam chống lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa và là thắng lợi của nghệ thuật quân sự Cộng sản... Phản bội cam kết hưu chiến mà họ đã đưa ra trước (27-01 đến 03-02-1968, tức 28 tháng Chạp đến 05 tháng Giêng Mậu Thân) và chà đạp ngày Tết thiêng liêng của Dân tộc, nhà cầm quyền Hà Nội thời Hồ Chí Minh -trong đêm Giao thừa và đêm mồng một Tết- đã đánh úp vào 41 thành phố, thị xã, 72 quận lỵ, kể cả cố đô Huế và thủ đô Sài Gòn. Thật ra, đó là cuộc thảm sát 14.300 dân lành vô tội, mà một nửa trong số đó là tại tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế, nơi đã bị Cộng sản chiếm đóng 26 ngày trời. [đọc tiếp]

Nhạc sĩ Việt Khang đã đến bến bờ Tự Do

09/02/2018 (Dân Làm Báo) - Vào sáng thứ Năm 8/2/2018 nhạc sĩ / tù nhân lương tâm Việt Khang đã đặt chân đến Hoa Kỳ, bắt đầu cuộc sống của một người Việt Tị nạn cộng sản sau khi trải qua 4 năm trong nhà tù nhỏ và 2 năm ở ngoài tù lớn của "thiên đàng xã hội chủ nghĩa".

Ngày 14/12/2015 anh mãn hạn tù yêu nước, tiếp tục bị giam lỏng trong nhà, cô lập kinh tế, cấm sáng tác với thân phận của người tù quản chế tại gia.

Theo thông báo của Nhạc sĩ Trúc Hồ, sau khi đến Nam California, Việt Khang đã đến thăm mộ của Nhạc sĩ Việt Dzũng, Nhạc sĩ Anh Bằng và thắp nhang bàn thờ nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. [đọc tiếp]

Tết Mậu Thân: 'Những bộ hài cốt Khe Đá Mài'

09/02/2018 (BBC) - "Tại giáo xứ Phủ Cam, trước đây cứ đến khoảng ngày mùng 6, mùng 7 Tết là nhiều linh mục của giáo xứ lên núi Bân để làm lễ," linh mục Phan Văn Lợi từ Huế nói với BBC.

"Ở khu mộ tập thể trên núi Bân có hai bàn thờ, một bên cho Phật giáo, một bên cho Thiên Chúa giáo."

"Nhưng sau 1975, người ta đã phá huỷ hai bàn thờ đó và để cho nấm mộ hoang tàn, cỏ mọc um tùm."

Việc phát hiện ra hàng trăm bộ hài cốt lộ thiên, dồn đống với những dấu hiệu giống như bị giết chết khiến địa điểm nằm sâu trong rừng rậm, cách thành phố Huế chừng 15km về phía nam, được nhắc tới như sự kiện bi thảm nhất xảy ra tại cố đô. [đọc tiếp]

Giới chóp bu CSVN hèn nhát, bạc nhược, phản bội !

04/02/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Luật sư Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Tháng Giêng vừa qua có 2 ngày kỷ niệm được dư luân quan tâm:

- Ngày 19/1 kỷ niệm 44 năm Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa.

- Ngày 31/1, kỷ niệm 50 năm Việt cộng gây ra thảm họa Tết Mậu Thân 1968.

Giới chóp bu CSVN đã hành xử như thế nào về 2 ngày kỷ niệm đó. Thay vì để nhân dân tưởng niệm những người con đã chiến đấu quyết liệt, hy sinh anh dũng chống giặc Tàu xâm chiếm đảo Hoàng Sa, giới chóp bu CSVN đã ngăn chặn, cấm đoán các hoạt động tưởng niệm.

Ngược lại biến cố Tết Mậu Thân 1968 là nỗi đau về cuộc chiến huynh đệ tương tàn do CS tiến hành thì họ lại tổ chức rùm beng tung hô là thắng lợi vĩ đại về đường lối chiến lược của CSVN. Thực chất đó là thất bại toàn diện về cả quân sự và chính trị của CSVN. Thảm sát Mậu Thân 1968 ở Huế là điển hình cho tội ác diệt chủng của giới chóp bu CSVN.

Bình luận về 2 sự kiện này, từ Sài Gòn luật sư Lê Công Định cho rằng giới chóp bu CSVN hèn nhát, bạc nhược, phản bội. Cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện, nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe.

Đây mới thật là tinh thần thép và thế hệ vàng

01/02/2017 Bùi Tín (Blog VOA) - Tòa án « nhân dân » Hà Nội ngày 31/1 vừa xét xử 3 thanh niên trí thức Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc về tội « xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự của lãnh đạo đảng trên mạng internet ».

Phiên tòa diễn ra trong nửa ngày, chớp nhoáng, theo kiểu « bỏ túi », theo cách phát xít, bản án đã quyết từ trước, hầu như không có tranh tụng, vi phạm trắng trợn thô bạo luật « tố tụng hình sự » hiện hành.

Điều rất mới là ngay sau cuộc xử án này, các luật sư Đặng Đình Mạnh và Trần Thu Nam bênh vực các bị cáo cùng lên tiếng công khai tố cáo vụ xử án độc đoán cực kỳ bất công này. LS Mạnh chỉ rõ Công tố viên của phiên tòa đã chỉ ra việc « giám định tư pháp tư tưởng của 3 bị cáo », điều mà không ở đâu có điều kỳ quái này. Vì trên thế giới người ta xét xử việc làm, hành động của bị can, chứ không ai phán đoán, mổ xẻ chính kiến, tư tưởng của bị cáo để mang ra xét xử. [đọc tiếp]

Từ những phiên tòa trả thù đến những phiên tòa xin - cho

27/01/2018 Bùi Tín (Blog VOA) - Phiên tòa xử sơ thẩm ông Đinh La Thăng đã kết thúc với bản án 13 năm tù giam. Ông Trịnh Xuân Thanh qua 2 phiên tòa nhiều khả năng bị án tù chung thân. Một loạt phiên tòa khác sẽ tiếp tục cho đến trước sau Tết âm lịch.

Diễn biến và kết thúc của 2 vụ đại án cho thấy, tuy việc xét xử có tiến bộ, diễn ra gần 2 tuần lễ,… nhưng về cơ bản việc xét xử công minh vẫn bị nhiều hạn chế theo chuẩn mực của nền tư pháp dân chủ, hiện đại.

Có điều đáng để ý ở các lời cuối của các bị cáo: Không xin lỗi nhân dân, không xin được tòa xem xét công bằng mà chỉ xin Bác Trọng thương! Cả không khí của phiên tòa nổi lên điều nổi bật là Tổng bí thư là nhân vật số 1 chủ tọa Hội đồng xét xử trên thực tế. [đọc tiếp]

Tàu sân bay Mỹ vào Đà Nẵng có ý nghĩa gì?

26/01/2018 Phạm Chí Dũng (Blog VOA) - Sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis thăm Việt Nam, cùng triển vọng lần đầu tiên một tàu sân bay của Mỹ sẽ đến Việt Nam trong năm 2018 cho thấy một chủ trương có thể tạm gọi là “dựa Mỹ đối Trung” của giới chóp bu Việt Nam - như một biện pháp tình thế trong ngổn ngang và hỗn tạp tâm thế “không ưa Mỹ nhưng vẫn cần Mỹ”, vẫn chưa có gì thay đổi tính từ giữa năm 2014 đến nay và đặc biệt trong gần nửa năm qua.

Từ sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2014 đến khi vụ Bãi Tư Chính và cho đến tận giờ đây, chưa bao giờ giới chóp bu Việt Nam cô đơn đến thế trên trường quốc tế, dù Việt Nam đã thủ đến chẵn hàng chục “đối tác chiến lược” trong túi. Với “đối tác chiến lược toàn diện” lớn nhất của Việt Nam lại là “bạn vàng” Trung Quốc. [đọc tiếp]

Ấn Độ tăng cường hợp tác với ASEAN để ngăn chặn ảnh hưởng Trung Quốc

26/01/2018 Trọng Thành (RFI) - Chính sách Hành động hướng Đông (Act East Policy), mà thủ tướng Ấn Độ khởi xướng từ năm 2014, vừa có thêm một bước tiến cụ thể, với việc Ấn Độ cùng 10 quốc gia thành viên ASEAN họp thượng đỉnh tại thủ đô New Delhi trong hai ngày qua.

Việc Ấn Độ mời cùng lúc lãnh đạo 10 quốc gia ASEAN tham dự Ngày Cộng Hòa Ấn Độ lần thứ 69, 26 tháng Giêng (khác hẳn với thông lệ một khách mời danh dự hàng năm), vào đúng dịp hai bên kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ, có một ý nghĩa biểu tượng cao. Cho dù cái tên Trung Quốc không hề được nêu ra trong bản Tuyên cáo chung giữa New Delhi và khối ASEAN, nhưng gần như ai cũng hiểu rằng mục tiêu ẩn đằng sau nỗ lực gia tăng hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN là nhằm để đối trọng lại đà lấn tới ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc tại châu Á, về kinh tế, quân sự, cũng như chính trị. [đọc tiếp]

Biển Đông : Paris lên án chính sách « chuyện đã rồi » của Bắc Kinh

26/01/2018 Tú Anh (RFI) - Trong bài phỏng vấn dành cho báo Nikkei trước khi lên đường sang Tokyo ngày 26/01/2018, bà Florence Parly, bộ trưởng bộ Quân Lực Pháp lên án hành động lấn chiếm của Trung Quốc tại Biển Đông và cho biết Pháp và Nhật sẽ nâng cấp các cuộc tập trận chung.

Bộ trưởng Florence Parly cho rằng Pháp-Nhật cần biểu lộ quyết tâm bảo vệ an ninh và quyền tự do hàng hải tại Biển Đông và sẵn sàng can thiệp chung khi tình thế đòi hỏi. Lên án chiến lược của Trung Quốc đặt quốc tế trước « chuyện đã rồi », nữ bộ trưởng Pháp cảnh cáo : Không phải cứ cấm cờ ở nơi nào đó, thì nơi đó đổi chủ. [đọc tiếp]

Vinashin: Ông Nguyễn Ngọc Sự bị bắt

26/01/2018 (BBC) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Sự, nguyên chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin (SBIC), để điều tra về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Cơ quan điều tra xác định ông Sự đã lợi dụng chức vụ quyền hạn trong việc sử dụng nguồn tiền của Vinashin gửi vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank) để một số cá nhân thuộc Vinashin nhận, chiếm đoạt hơn 105 tỉ đồng tiền ngoài lãi suất, theo truyền thông Việt Nam. [đọc tiếp]

Nhà cầm quyền đã hành động đê hèn và bẩn thỉu đối với người yêu nước

26/01/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhà hoạt động công đoàn độc lập Đỗ Thị Minh Hạnh trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Hôm 24/1 mới đây cô Đỗ Thị Minh Hạnh, Chủ tịch Phong trào Lao động Việt từ Sài Gòn ra  Nghệ An để dự phiên tòa xử 2 người yêu nước lên án Formosa gây thảm họa môi trường biển là anh Hoàng Đức Bình và anh Nguyễn Nam Phong

Khi đến sân bay Vinh cô Minh Hạnh đã bất ngờ bị lực lượng công an Nghệ An chặn lại và hành xử một cách thô bạo, cưỡng bức trở lại Sài Gòn ngay trong đêm 24/1/2018

Từ Sài Gòn, cô Minh Hạnh trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành  khẳng định  nhà cầm quyền đã hành động đê hèn và bẩn thỉu đối với người yêu nước. Nội dung cuộc phỏng vấn như sau - Mời quí vị cùng nghe.

Kém văn hóa nên nhục quốc thể

22/01/2018 Huỳnh Ngọc Chênh (FB Huỳnh Ngọc Chênh) - ... Thực tế là nền giáo dục nầy quá hư hỏng, hơn 40 năm qua không dạy học sinh những điều cơ bản về kiến thức môi trường và thiên nhiên hoang dã, do vậy chúng ta không tự nhắc nhở nhau thì chúng ta cũng dễ trở thành vô học khi dùng đồ gỗ tràn lan, ăn thịt chim, ăn thịt thú hoang dã, ăn tay gấu, mài sừng tê giác, uống rượu cao hổ cốt, uống hải cẩu hoàn, ăn vi cá mập, dùng trang sức ngà voi...

Những cán bộ cấp cao, mà lại cấp cao về ngoại giao, tức có học hơn cán bộ nội địa, của VN lại không có một chút hiểu biết cơ bản gì về việc bảo vệ môi trường và động vật hoang dã. [đọc tiếp]

Đất nước tanh bành, vì đâu nên nỗi?

22/01/2018 Bùi Tín (Blog VOA) - Hơn 20 vụ đại án đang được đưa ra xét xử cho thấy tiền của tài nguyên của đất nước đã được quản lý tùy tiện, vô trách nhiệm ra sao, khi hàng trăm ngàn tỷ đồng bị thất thoát một cách « nhẹ nhàng » trong một thời gian dài hàng chục năm, mà những người đứng đầu chính phủ, đứng đầu đảng, đứng đầu Nhà nước, đứng đầu Bộ Chính trị phải chịu trách nhiệm trước ai hết, nay mới đưa ra xét.

Xét cho cùng, những Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh… cũng chỉ là những tội phạm kiêm nạn nhân của một chế độ chính trị lạc hậu quá mức mà ông Tổng bí thư đến nay vẫn không nhận ra, khi ông quyết định khai trừ mọi đảng viên đòi xây dựng chế độ Tam quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) phân lập và xây dựng các tổ chức xã hội dân sự. Ông định sẽ còn sống với ai trên đất nước và trên thế giới này? [đọc tiếp]

Vụ án tham ô: Đinh La Thăng 13 năm tù, Trịnh Xuân Thanh chung thân

22/01/2018 (VOA) - Một tòa án ở Hà Nội hôm 22/1 đã kết án một cựu ủy viên Bộ Chính trị 13 năm tù và một quan chức ngành năng lượng tù chung thân vì phạm tội tham ô và “cố ý làm trái”, theo báo chí nhà nước.

Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam loan tin rằng ông Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính trị, cũng là chính trị gia cấp cao nhất từng bị xét xử trong nhiều thập kỷ, nhận án tù 13 năm do “cố ý làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), nhận án chung thân cho cả tội tham ô lẫn cố ý làm trái. [đọc tiếp]

Hà Nội hoãn ca nhạc Trung Quốc vào ngày mất Hoàng Sa

19/01/2018 (RFA) - Một buổi biểu diễn văn hóa của một đoàn nghệ thuật thuộc khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc, nhằm kỷ niệm ngày mở đầu quan hệ ngoại giao Việt- Trung, dự định diễn ra vào tối ngày 19/1 ở Hà Nội,  đã bị hoãn lại với lý do được cơ quan tổ chức là Bộ Văn Hóa, Thể Thao, và Du Lịch đưa ra là vì lý do kỹ thuật.

Hãng tin AP của Mỹ cũng loan tải sự việc này và đề cập đến sự phản đối của dân chúng Việt Nam vì cho rằng một sự kiện liên quan đến Trung Quốc được tổ chức trong một ngày mất mát của quốc gia như thế là một sự xúc phạm. Ngày 19/1 cũng là ngày kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc mà kết cục là Hoàng Sa đã mất về tay Trung Quốc. Hơn 70 chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh trong trận hải chiến này. [đọc tiếp]

Đã quên nỗi nhục mất Hoàng Sa chưa?

18/01/2018 Nguyễn Tường Thụy (Fb Nguyễn Tường Thụy) - Chuyện xưa: Câu Tiễn là vua nước Việt. Khi Ngô vương Phù Sai chuẩn bị tấn công nước Việt, Câu Tiễn mang quân chủ động đánh trước. Vì xem thường binh lực của nước Ngô mà Câu Tiễn bị thua to ở Phù Tiêu, đem tàn quân trốn tránh ở núi Cối Kê ...

Chuyện nay: Ngày 19/1/1974, Hải chiến Hoàng Sa nổ ra giữa Việt Nam cộng hòa và Trung Cộng sau 3 ngày hai bên triển khai thế trận. Trong một cuộc giao tranh chừng 30 phút, quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay quân xâm lược Trung Cộng. Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, trước đó đang do Việt Nam cộng hòa quản lý.

Trong cuộc hải chiến ấy, 75 chiến sĩ quân đội Việt Nam cộng hòa dã tử trận.  [đọc tiếp]

Người dân Giáo xứ Kẻ Gai tố giác Chủ tịch UBND và Trưởng Công an xã Hưng Tây có hành vi vi phạm pháp luật hình sự

18/01/2018 (GNsP) –  Bà con Giáo xứ Kẻ Gai, Giáo phận Vinh đồng loạt lên tiếng và đồng ký tên tố giác ông Nguyễn Văn Thu – Chủ tịch UBND xã Hưng Tây, ông Cao Văn Lực – Trưởng Công an xã Hưng Tây, và các đồng phạm đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong vụ việc vô cớ đàn áp, hành hung dã man người dân trong ngày 17/12/2017.

Đặc biệt, buộc chấm dứt ngay các hành động khiêu khích, phá hoại… của những kẻ tự xưng “hội cờ đỏ” bất hợp pháp, khoác quốc kỳ trên người nhưng lại ra tay đánh đập người dân, phá hoại đoàn kết toàn dân; [đọc tiếp]

Thật „diệu kỳ“, ôi hai tiếng Việt – Nam!

18/01/2018 Nguyễn Doãn Đôn (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Dân chúng trong nước ngồi ăn cơm tối quây quần với cả gia đình; Hóa chất nhiều hay ít có trong mâm cơm ai mà biết được. Đói là phải xơi. Ăn xong, ngồi xỉa răng bằng tăm tre nghe tanh tách, bựa bắn ra tung tóe như đạn hoa cải. Thi nhau nâng chén lên, phồng mang, hóp má súc miệng ùng ục bằng chén nước trà, nuốt ực một nhát, rồi ngả lưng vào ghế chăm chăm vào cái vô tuyến xem tin "lề phải".

Ở trong "bảy góc nhà, ba góc bếp" nhưng ai cũng có vẻ "rành" thời cuộc cả. Họ nói khẳng khái và hay như tướng; Nhưng Tổ quốc ta ngoài kia mất mát và sảy ra cái gì, tương lai của cả Dân tộc thực tình ra sao thì có ai bảo cho nghe. [đọc tiếp]

Tài năng dương cầm Việt xin tị nạn tại Canada

18/01/2018 (VOA) - Một sinh viên Việt Nam từng đoạt giải dương cầm quốc tế đang cùng gia đình xin tị nạn chính trị tại Canada.

Từ Đức, sinh viên âm nhạc Nguyễn Quang Hồng Ân, 18 tuổi, nói với VOA rằng cô cùng cha mẹ đang xin tị nạn chính trị tại Canada, trong khi thời hạn lưu trú tạm thời đã kết thúc và nguy cơ bị giam cầm tại Việt Nam là rất cao nếu bị trục xuất về nước.

“Thượng nghị sĩ Canada Ngô Thanh Hải đã nghe được lời khẩn cầu của gia đình, ông cùng với Đại sứ Canada tại Đức Stephane Dion và tổ chức VOICE Canada đã lên tiếng kêu gọi Đức ngưng trục xuất tạm thời.” [đọc tiếp]

Chế độ công an trị không có thượng tôn pháp luật ?!

17/01/2018 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Luật sư Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Vụ án Đinh La Thăng  -  Trịnh Xuân Thanh đang được sự quan tâm của dư luận xã hội. Có người đánh giá đây là một vụ án kinh tế chưa có tiền lệ khi một cựu ủy viên bộ chính trị như ông Đinh La Thăng bị truy tố. Phải chăng vùng cấm đã bị xóa bỏ. Cũng có người nhận xét đây chỉ là một cuộc đấu đá tranh dành quyền lực, quyền lợi trong đảng độc quyền cai quản đất nước.

Từ Sài Gòn luật sư Lê Công Định trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã đưa ra nhận xét đây chỉ là một vở bi hài kịch cuả chế độ công an trị không có thượng tôn pháp luật. Nội dung cuộc phỏng vấn như sau – Mời qúi vị cùng nghe.

Nhà nước pháp quyền Đức ++ Der Deutsche Rechtsstaat ++

16/01/2018 (German Embassy Hanoi) - Theo Luật cơ bản (hiến pháp), Đức là một nhà nước pháp quyền cộng hòa, dân chủ và xã hội. Nhưng ta hiểu chính xác như thế nào về một nhà nước pháp quyền?

Nhà nước Đức bảo đảm cho mọi công dân sự an toàn pháp lý và các quyền con người. Khái niệm nhà nước pháp quyền tồn tại ở Đức ngay từ thế kỷ 19 và diễn tả một nhà nước, mà trong đó chính phủ và bộ máy hành chính phải hành động theo các đạo luật hiện hành. Các đạo luật được quốc hội quyết định và các nghị sĩ của quốc hội được công dân Đức bầu ra. Để có được một nhà nước pháp quyền toàn diện, phải đáp ứng từng nguyên tắc. Đó là các tiêu chí như tự do, phân chia quyền lực, sự độc lập của tòa án, đối xử bình đẳng và các quyền con người.

Trong thời gian tới, hàng tuần chúng tôi muốn giải thích cụ thể cho các bạn những tính chất tạo nên nhà nước pháp quyền Đức.

Tin thất thiệt về vai trò của Đức trong vụ xử Trịnh Xuân Thanh

15/01/2018 Thục-Quyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Khoảng 2 tuần lễ trước khi vụ xử ông Trịnh xuân Thanh bắt đầu, bỗng nhiên có tin đăng trên báo Đức là dân biểu quốc hội Martin Patzelt muốn qua tham dự quan sát phiên toà, và chính phủ Đức đang can thiệp xin trả tự do cho ông TXT.

Đó là những tin thất thiệt.

Ông Patzelt: "Tôi đã cắt nghĩa rõ ràng cho ký giả là tôi không được biết tính chất những lý lẽ buộc tội trong vụ án xử ông Thanh, và thêm nữa, ông ta có xứng đáng được hưởng sự ủng hộ ̣(như một nhà bảo vệ nhân quyền được ủng hộ) không? Ngoài ra tôi đã nói với tờ báo TAZ rằng chỉ khi nào chính phủ Đức yêu cầu, tôi mới chấp thuận vai trò làm một người quan sát phiên tòa. Vụ bắt cóc người vừa qua (chúng tôi tin chắc là một vụ bắt cóc) là một vi phạm nhân quyền, vả lý do chính phủ Đức phải hành động là chủ quyền lãnh thổ chúng tôi đã bị xâm phạm". [đọc tiếp]

Cái nhìn của một người Việt ở nước ngoài - Vị thế áp đảo!

14/01/2018 FB Nguyễn Trọng (Bauxite Việt Nam) - Một "đồng chí" trong lực lượng 47 nhắn tin cho tôi: "Nói gì thì nói đảng vẫn lãnh đạo, đất nước vẫn phát triển ngày càng giàu mạnh. Sao mày không tìm đọc trong báo nhà nước để thấy mặt tốt đẹp mà a dua theo bọn hải ngoại bươi móc, nói xấu".

Nghe lời "đồng chí", tôi vào gu gồ tìm những cái nhất của Việt Nam thì nó hiển thị ra đây:

- Tỷ lệ tử vong do ung thư ở Việt Nam cao nhất thế giới. [đọc tiếp]

Cảm nghĩ qua vụ xử Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng

12/01/2018 Nguyễn Doãn Đôn (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Đã nói đến công lý và pháp lý thì phải làm sao cho có lý và phải có sự công bằng. Ông Tổng bí thư là Đảng trưởng cũng phải đưa ra trước Tòa mà tra hỏi. Ông không mẫu mực, lơ là công tác lãnh đạo và thiếu nghiêm khắc nên mới để Đảng viên, dưới quyền mình cai quản vấp phải nhiều sai phạm trầm trọng, thành hệ thống và hàng ngàn vụ trên khắp cả nước như thế.

Ông còn là Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên BCT. Đứng trong hàng ngũ "tứ trụ Triều đình" nữa! Tham danh hay tham lợi thì đều là tham nhũng cả.

Vì ngày nay do dân chúng có nhận thức ngày càng cao; Khắp nơi nổi lên, họ đến tận cửa Ba Đình tố cáo. [đọc tiếp]

Chúng nó, chúng tôi

11/01/2018 Trương Duy Nhất (Một Góc Nhìn Khác) - Thấy nhiều người lên tiếng đòi tháo còng cho Đinh La Thăng. Tại sao trước đấy, không nghe ai lên tiếng đòi tháo còng cho chúng tôi, những Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải Điếu Cày, Cấn Thị Thêu, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh… và mới đây là Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài, Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Hoá…?

Thậm chí như phiên xử tôi, còn bị còng giật cánh khuỷu (bẻ quặt hai tay phía sau như… súc vật vậy). Phiên phúc thẩm, chúng còn còng xích cả hai chân tôi.

Nhưng tất cả chúng tôi, vẫn đạp trên mọi xiềng xích để ngẩng đầu trước toà. Còn họ, không, tôi phải gọi họ là chúng nó, tại sao chúng nó lại rúm ró cúi đầu trốn tránh ống kính phóng viên? [đọc tiếp]

Nhân vụ án Trịnh Xuân Thanh kiểm lại những cam kết của Việt Nam về tôn trọng luật pháp quốc tế và bảo vệ nhân quyền trong Hiệp định PCA giữa EU và VN

11/01/2018 T.K. Tran (Bauxite Việt Nam) - Liên minh Âu châu (EU) và Việt Nam (VN) đã có quan hệ ngoại giao từ tháng 10-1990. Từ đó tới nay đã có 3 hiệp định quan trọng được kí kết: Hiệp định Hợp tác khung (FCA), Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) và Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA).

Sau ít nhất là 32 lần tiếp xúc, đàm phán cấp cao giữa Chính phủ VN từ cấp bộ trưởng trở lên và EU từ cấp ủy viên (đối ngoại, thương mại…) trở lên, Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện/Partnership and Cooperation Agreement (PCA) ra đời năm 2012. Hiệp định này đã có hiệu lực, mở rộng và bổ sung cho Hiệp định Hợp tác khung/Framework Cooperation Agreement (FCA) kí năm 1995 và là căn bản cho Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và VN (EVFTA) đã được kí kết năm 2016. Hiệp định EVFTA lẽ ra được phê chuẩn cuối năm 2017để có hiệu lực, song việc phê chuẩn đã bị hoãn lại. [đọc tiếp]

Mặt nạ của Đinh La Thăng đã rớt xuống

10/01/2018 Tân Trần (Fb Tan Tran) - Đối với tôi, cái mặt nạ của Đinh La Thăng đã chính thức rớt xuống lúc trưa ngày 1/5/2016, đó là lúc bắt đầu cuộc đàn áp những người biểu tình chống Formosa đầu tiên tại Sài Gòn.

Thời gian trước, ĐLT luôn xuất hiện, cùng với sự lăng xê của các báo đài, cả lề đảng và lề dân, như một cán bộ trẻ, năng nổ, gần dân, dám nghĩ dám làm. [đọc tiếp]

Tuyên bố của chính phủ Đức về phiên tòa xử án Trịnh Xuân Thanh

09/01/2018 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sau cuộc họp báo ngày 08/01/2018 của phát ngôn viên Steffen Seibert tại Sở Báo chí Liên bang ở Berlin, chính phủ liên bang Đức đã ra tuyên bố trong cùng ngày với nội dung như sau (bản dịch của DĐVN21):

Xử án tham nhũng tại Việt Nam - Bắt cóc là phá vỡ sự tín nhiệm

Tại Hà Nội, vụ án tham nhũng xử Trịnh Xuân Thành - một doanh nhân Việt Nam bị bắt cóc từ Đức vào tháng 8 năm 2017 - đã bắt đầu. Việc bắt cóc trên đất Đức là sự việc không thể chấp nhận và đã làm tổn hại sự tín nhiệm giữa Việt Nam và Đức, phát ngôn viên chính phủ Seibert nói.

Phiên tòa xét xử vụ tham nhũng của doanh nhân Việt Nam Trịnh Xuân Thành, người bị bắt cóc từ Đức, đã bắt đầu ở thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Chính phủ liên bang đòi hỏi một vụ xử theo thủ tục pháp quyền cho ông Trịnh, bao gồm các nhà quan sát quốc tế. Phát ngôn viên chính phủ Steffen Seibert tuyên bố hôm thứ hai trong cuộc họp báo của chính phủ.

Đại diện của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã được thừa nhận làm quan sát viên tại phiên tòa, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao tường thuật. [đọc tiếp]

Phiên xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và cán bộ PVN bắt đầu

08/01/2018 (RFA) -  Sáng ngày 8/1, tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu xét xử cựu ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng và 21 đồng phạm về tội gây thiệt hại và làm thất thoát nhiều ngàn tỷ đồng tiền vốn và tài sản của nhà nước, trong thời gian từ 2005 đến 2011, lúc các bị cáo đang điều hành guồng máy lãnh đạo Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, được gọi tắt là PVN, và Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam, tức PVC.

Ông Đinh La Thăng, 57 tuổi, bị truy tố với tội danh cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, có thể lãnh bản án từ 10 đến 20 năm tù.

Trong số 21 bị cáo cùng bị xét xử chung với ông Thăng, được chú ý đến nhiều nhất là ông Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, nguyên chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam PVC, nguyên phó chủ tịch Tỉnh Hậu Giang.

Ông Thanh được thế giới biết đến vì hồi 2016 khi đang làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, ông bất ngờ bỏ trốn sang Đức xin tỵ nạn chính trị. Một năm sau đó, chính quyền Việt Nam cho biết ông Thanh tự ý quay về Hà Nội và ra đầu thú, trong khi chính phủ Đức khẳng định ông này bị công an từ Việt Nam sang bắt cóc đưa về nước. [đọc tiếp]

Luật sư Đức 'không hy vọng phiên toà xử ông Thanh đúng luật'

07/01/2018 (BBC) - Một luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức nói với BBC rằng việc nhà cầm quyền Việt Nam ngăn chặn bà nhập cảnh nước này hôm 04/01/2018 là một 'hành động bất hợp pháp' và rằng đó là 'bằng chứng' cho thấy thân chủ của bà không có một phiên tòa 'đúng luật' và 'tôn trọng pháp quyền'.

Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 07/01/2018 sau khi về tới CHLB Đức, bà Petra Isabel Schlagenhauf, cho hay: "Tôi đến sân bay Hà Nội vào ngày 04/01/2018, vào lúc 19h20 theo giờ địa phương. [đọc tiếp]

Việt Nam ‘chặn luật sư Đức của ông Trịnh Xuân Thanh

05/01/2018 (BBC) - Luật sư Petra Schlagenhauf của ông Trịnh Xuân Thanh bị Việt Nam không cho nhập cảnh tại sân bay Nội Bài hôm 4/1, theo báo chí Đức.

Ngay lập tức, chính phủ Đức lên tiếng về vụ việc và nói họ đã triệu tập Đại sứ Việt Nam đến Bộ Ngoại giao "trong ngày thứ Sáu để nói chuyện".

Văn phòng của luật sư Petra Schlagenhauf nói với truyền thông Đức rằng bà bị buộc quay về khi đã tới sân bay.

Báo Đức, tờ Die Spiegel nói thêm rằng lúc còn ở Hà Nội, bà luật sư thông báo qua điện thoại cho sứ quán Đức về việc bị cấm nhập cảnh. [đọc tiếp]

Tố tụng đối với người Việt Nam bị bắt cóc: Không báo chí, không luật sư

05/01/2018 Tác giả: Marina Mai (taz), Hùng Hà chuyển ngữ (Tiếng Dân) - HANOI/BERLIN dpa/taz | Vụ tố tụng đối với doanh nhân được cho là đã bị bắt cóc từ Đức về Việt Nam có lẽ sẽ bắt đầu vào ngày thứ Hai trong việc cấm cửa báo chí quốc tế. Bộ Ngoại giao của quốc gia do cộng sản lãnh đạo này đã tuyên bố vào hôm thứ Sáu ở Hà Nội, giới truyền thông quốc tế sẽ không được phép tham dự phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh, cựu lãnh đạo Việt Nam. Nếu bị kết án về tội tham nhũng, người đàn ông 52 tuổi này có nguy cơ bị án tử hình.

Nữ luật sư người Đức của Trịnh Xuân Thanh, bà Petra Schlagenhauf, đã bị từ chối cho phép nhập cảnh vào đêm thứ Năm rạng thứ Sáu mà không có lời giải thích gì thêm. [đọc tiếp]

Phiên tòa vượt biên giới

05/01/2018 Hà Minh Thảo (Dân Chúa) - Ngày 27.12.2017, thẩm quyền Tư pháp Hà Nội loan báo sẽ xét xử vụ án Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh cùng 20 nghi can khác thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVN) vào ngày 08.01.2018. Phiên tòa dự trù kéo dài hai tuần giữa lúc chính quyền cộng sản do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo đang mở rộng chiến dịch bài trừ nạn tham nhũng. Ðây là phiên tòa sơ thẩm xử vụ án tham nhũng làm thất thoát ngân quỹ tổng cộng 5,2 triệu mỹ kim...

Bà dân biểu Patricia McKenna, đảng Xanh, Phó trưởng phái đoàn Nghị viện Âu châu đến Việt Nam để gặp Hòa Thượng Thích quảng Ðộ và Linh mục Nguyễn văn Lý, vừa từ Việt Nam và Cam bốt về tới Brussels. Bà cho biết là Phái đoàn đã gặp phải một bức tường gạch cao của nhà cầm quyền Việt Nam dựng lên, nên mỗi khi chúng tôi nêu vấn đề tự do tôn giáo và tự do chánh trị, hoặc khi nhắc đến những cá nhân đang bị cầm tù hay quản chế. Phía Hà nội không chịu công nhận sự việc những vị lãnh đạo các tôn giáo nầy đang bị tù đày vì lý do tín ngưõng của họ. [đọc tiếp]

Dưới chế độ độc tài toàn trị, đảng quyền đứng trên pháp quyền!?

05/01/2018 Luật sư nhân quyền Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Dưới chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam đã hợp thức hóa các nghị quyết chỉ thị của đảng thành các văn bản pháp luật để cai trị đất nước. Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định cương lĩnh của đảng là văn kiện có giá trị pháp lý trên cả hiến pháp. Những văn bản do bộ chính trị đảng cộng sản ban hành mới đây đã bộc lộ nhóm chóp bu dảng cộng sản đang xiết chặt việc cai trị đất ước bằng nghị quyết chỉ thị của đảng

Từ Sài Gòn luật sư nhân quyền Lê Công Định trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã khẳng định ở Việt Nam đảng quyền đứng trên pháp quyền. Nội dung như sau - Mời quí vị cùng nghe

50 năm sự kiện Huế-Mậu Thân - AI CHỊU TRÁCH NHIỆM?

02/01/2018 Mạnh Kim (FB nguyen.manhkim) - Trong cuộc phỏng vấn ngày 20-5-2017 (*), Nguyễn Đắc Xuân kể: “Họ lập ra một cái đoàn, gọi là “Đoàn sinh viên quyết tử”, mà tôi là trưởng cái đoàn đó… Tôi tổ chức học quân sự, thành ra ba đại đội, làm thành một tiểu đoàn… Thì trong cái đội đó, cái đoàn sinh viên quyết tử đó, chả bắn được ai, mà cũng chả làm cái gì ai, nhưng nó gây ra một cái tinh thần sinh viên, mà dám vũ trang để mà chống Mỹ, để mà chống Thiệu-Kỳ…”.

Ai trực tiếp “chỉ đạo” và “duyệt” các kế hoạch “giải phóng” Huế? Ai lên danh sách “tìm diệt” và tổ chức “tìm diệt”? Phải có một hoặc nhiều người nào đó. Và (những) người đó phải là dân địa phương. Những thông tin này đã bị giấu nhẹm. Những bài báo “ca ngợi chiến công” hoặc các hội thảo từ hàng chục năm nay, mà mới nhất là “Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử”, tổ chức ngày 29-12-2017, đã không bao giờ dám nhắc đến điều này. Bên cạnh sự hoan lạc chiến thắng là một sự hèn hạ rợn người. [đọc tiếp]