Văn hóa - Xã hội (2014-2015)

Tiếng ViệtVăn hóa - Xã hội >

 

Văn hóa - Xã hội (2014-2015)

* Văn hóa - Xã hội - Các trang sau & trước

 

Ước mơ của Thủy

19/12/2015 Mặc Lâm (RFA) - Sáng ngày 13 tháng 12 năm 2015, công an bất ngờ ập tới quán cà phê sách của Chiêu Anh trên đường Nguyễn Văn Nguyễn phường Tân Định Q 1 bắt sinh viên Phương Uyên và cô chủ quán Chiêu Anh. Hai người bị bắt để tra hỏi về cuốn sách có tên Ước mơ của Thủy, tác giả là một Việt Kiều đang sống tại Na Uy với bút danh Lê Việt Kỳ Nhi. Chính Phương Uyên là người viết tựa cho sách dẫn tới sự bắt giữ hai người.

Ước mơ của Thủy dày 100 trang thay vì nằm gọn trong chiếc quán cà phê nhỏ bé tại Sài Gòn bây giờ đã tung ra khắp thế giới trong sự háo hức tìm đọc từ những người có quan tâm đến vấn đề của tuổi trẻ Việt Nam. Người ta hỏi nhau cách mua, cách chuyền đọc nhanh và gọn gàng nhất, kể cả tìm bản gốc, không phải vì tiếc một số tiền nhỏ bỏ ra mà sự háo hức không chịu nổi của một biến cố chữ nghĩa. [đọc tiếp]

Ai đẻ ra các ông sư hư hỏng

02/12/2015 Hoàng Xuân (BBC) - Tôi trả lời ngay nhé: Chúng ta - những người Việt đang sống trên đất nước này. Chính chúng ta, những người thành kính đi vào chùa rón rén như đi trên thảm thủy tinh. Chúng ta đã là người tạo ra họ.

Tôi chưa sống đủ lâu để so sánh thói quen kính Phật trọng sư của các thời, nhưng nghe các cụ cao niên kể thì chùa ngày xưa đơn sơ thanh tịnh, sư hiền lành giản dị, phật tử cúng dường cũng như chia sẻ đồ ăn thức dùng cho nhà chùa, có gì cúng nấy: nải chuối, bó rau, túi gạo... Không có thì khi rảnh vào chùa làm công quả, lấy phước cho mình.

Sư Thích Thanh Mão ở chùa Phú Thị xã Mễ Sở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên khoe dàn karaoke 450 triệu đồng "có cả bộ trộn nhạc sàn", khoe uống rượu "nửa lít một bữa nếu ngon ngon miệng và có anh em đông vui", "uống rượu thì sai thật nhưng thanh niên mà không uống rượu thì chán lắm". [đọc tiếp]

„Cả đôi bên đều hưởng lợi“

05/11/2015 Britta Lüers (Neue Presse) - T K Tran phỏng dịch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Chiến tranh, sự truy nã và nghèo đói từ lâu đã khiến bao nhiêu người phải rời bỏ quê hương. Báo „Neue Presse“ đã thực hiện một loạt phóng sự về tị nạn, định cư và thành đạt, giới thiệu những người tị nạn đã thành công ở Hannover. Trước thảm cảnh hiện nay của hàng trăm ngàn người rời quê hương, tìm đường tị nạn đến Âu châu (Áo, Đức, Thụy Điển…). Ông Lâm Đăng Châu, đại diện cho Trung Tâm Việt Nam Hannover, đã trả lời phỏng vấn của báo Neue Presse, Hannover, 30.10.2015, cho biết chính bản thân ông đã từng xin tị nạn tại Đức và những phát biểu về vấn đề tị nạn thời sự hiện nay.

„ Chúng ta phải giúp đỡ người yếu thế. Lòng dũng cảm này sẽ được đền bù xứng đáng “ (Lâm Đăng Châu nói về cuộc khủng hoảng người tị nạn hiện nay) [đọc tiếp] - [deutsch]

‘Em bé napalm’ Kim Phúc đang được chữa trị bằng laser

26/10/2015 (VOA) - Hơn 40 năm sau khi tấm ảnh em bé chạy bom napalm Kim Phúc 9 tuổi, xuất hiện trên báo chí quốc tế và trở thành biểu tượng của chiến tranh Việt Nam, bà Kim Phúc, giờ 52 tuổi, vẫn chịu đựng đau đớn dù những vết thương do bom napalm gây ra giờ đã trở thành những vết sẹo. Giờ đây, bà Kim Phúc đang có cơ may có thể chữa lành hẳn các vết sẹo này.

Hãng tin AP hôm 26/10 đưa tin bà Kim Phúc đã đến Miami gặp một chuyên gia về da liễu, chuyên điều trị vết bỏng bằng tia laser, đó là Bác sĩ Jill Waibel thuộc Viện Da Liễu và Laser Miami.

Bác sĩ Waibel tin rằng với công cụ laser tiên tiến, những vết sẹo của bà Kim phúc sẽ bớt lồi lõm hơn và nhạt màu đi, nhưng quan trọng hơn cả, phương pháp điều trị này có thể giảm những đau đớn nhức nhối mà bà Kim Phúc đã và vẫn chịu đựng bấy lâu nay. [đọc tiếp] - [english] - [deutsch]

Bánh mì Việt Nam tại Pháp, cuộc hôn nhân hoàn hảo

24/10/2015 Tường An (RFA) - Ở hải ngoại, sau món Phở, phải nói món bánh mì kẹp thịt của Việt Nam đã trở thành nổi tiếng nhờ ngon, bổ và rẻ. Tuy nhiên, ổ bánh mì thịt Việt Nam tại mỗi quốc gia vẫn có những hương vị khác nhau. Tại Pháp, quê hương của những ổ baguette nổi tiếng, người dân thưởng thức món ăn bình dân này ra sao?

Cũng như chữ Phở đã trở thành danh từ riêng, chữ “Bánh mì” đơn điệu cũng được dùng để ám chỉ món bánh mì kẹp thịt của Việt Nam và hai chữ “Bánh mì” đã bước chân vào tự điển Oxfort ngày 24 tháng 3 năm 2011. [đọc tiếp]

Võ Phiến, một tài năng lớn, đã ra đi

Hát Cho Việt Nam - Từ Yên

24/04/2013 Từ Yên (Youtube) Bản nhạc này Từ Yên đã bắt đầu viết vào khoảng 2005. Lúc đầu định viết cho quê hương của tuổi trẻ đã bỏ lại sau lưng nhưng vẫn còn trong ký ức của mình. Nhưng khi bắt đầu viết và tìm hiểu hơn về VN và những tệ nạn và thãm cảnh của nó, thì ý nhạc càng trở nên cay đắng khác hẵn với ý nhạc lúc ban đầu. [xem & nghe video trong YouTube]

Người dân không còn sợ hãi nữa!

Cụ Tạ Trí Hải đã công khai hát ca ngợi anh hùng nông dân Đoàn Văn Vươn bằng nhạc của Quốc Ca VNCH với lời cải biên

[xem và nghe trong youtube]

 Tôi Thấy Em

Nhạc phẩm Tôi Thấy Em do nhạc sĩ Trúc Hồ sáng tác sau phiên tòa xử hai sinh viên yêu nướcNguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Bài hát được lấy ý thơ từ một bài thơ của tác giả Hạ Huyên gởi đăng trên Blog Dân Làm Báo, do nhạc sĩ Trúc Hồ tình cờ đọc được trong khi đang tìm đọc tin tức về phiên tòa. Bài hát được thâu live qua tiếng hát của ba ca sĩ Nguyên Khang, Nguyễn Hồng Nhung, và Mai Thanh Sơn. [xem video trong youtube]

Bởi vì tôi khao khát Tự Do - Ca khúc Nguyệt Ánh gửi tặng Buổi Dã ngoại trao đổi về Quyền Con Người (Chủ Nhật 5.5.2013)

04/05/2013 (Dân Làm Báo) “Bởi vì tôi khao khát Tự Do”, thơ Nguyễn Đắc Kiên do Nguyệt Ánh phổ nhạc. Bài hát được trình bày qua chính giọng hát của Nguyệt Ánh kèm theo lời nhắn gửi: “Đây là ca khúc được viết để tặng tất cả những Chiến Sĩ Tự Do, đặc biệt là các bạn trẻ đang hẹn nhau tham gia Buổi Dã ngoại trao đổi về Quyền Con Người - Chủ Nhật 5.5.2013”. [xem video trong YouTube]

29/09/2015 Nguyễn Hưng Quốc (VOA/Blog Nguyễn Hưng Quốc) - Nhà văn Võ Phiến (Đoàn Thế Nhơn) đã qua đời vào lúc 7 giờ tối Thứ Hai 28 tháng 9 năm 2015, thọ 90 tuổi. Đó là một cái tang lớn không những đối với gia đình của ông mà còn đối với văn học Việt Nam nói chung: Một tài năng lớn đã ra đi. Nếu hiểu nhà văn chuyên nghiệp là người dành toàn bộ thì giờ lao động cho việc viết lách và sống nhờ hẳn vào việc viết lách, tức là người coi việc viết lách như một nghề nghiệp theo cái nghĩa kinh tế học chúng ta thường dùng thì Võ Phiến chưa bao giờ là nhà văn chuyên nghiệp: suốt đời ông là công chức. Ở Việt Nam, ông làm công chức; sang Mỹ, ông cũng lại làm công chức. Viết lách, với ông, chỉ là nghề tay trái, đúng nghĩa tay trái: ông viết trong những ngày lễ, ngày nghỉ, viết giữa hai công việc trong sở, v.v... [đọc tiếp]

Giáo dục Việt Nam đang như một ngôi nhà đổ nát

26/08/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nền giáo dục Việt Nam dưới sự cai trị của nhà nước cộng sản đang như một ngôi nhà đổ nát. Giáo dục Việt Nam đang tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực cũng như thế giới. Dư luận bức xúc về hệ thống giáo dục chưa ra khỏi trạng thái lộn xộn bất bình thường, hoạt động không theo quy luật khoa học, hiệu quả kém, chất lượng thấp... Nhiều người, nhiều nhà giáo có tâm huyết trong nhiều năm qua lên tiếng cảnh báo về sự sa sút của ngành giáo dục và đã có những kiến nghị rất thiết thực nhưng hầu như không được Đảng và nhà nước cộng sản lắng nghe.

Từ Hà Nội, nhà giáo lão thành Phạm Toàn đã chia sẻ những cảm nghĩ của mình về hiện trạng giáo dục Việt Nam qua cuộc trò chuyện với  phóng viên Trần Quang Thành. Nội dung như sau. Mời quí vị cùng nghe

Khi chúng ta có thể quen cả với nỗi nhục!

30/07/2015 Song Chi (Blog rfavietnam ) - Những thông tin gần đây về người Việt ăn cắp ở Thụy Sĩ, Nhật, Đức, phụ nữ Việt nhiều người bị chính phủ Singapore từ chối cho nhập cảnh…làm người Việt trong và ngoài nước xấu hổ, đau lòng và phẫn nộ.

Nhưng thật ra có phải đến bây giờ hình ảnh người VN nói chung mới trở nên xấu xí trong mắt nhiều dân tộc khác? Câu trả lời là không. Hình ảnh người VN, nhờ ơn Bác và đảng, nhờ ơn chế độ xã hội chủ nghĩa ngàn vạn lần tươi đẹp hơn các nước tư bản thối nát, đã xấu xí đi từ lâu rồi. [đọc tiếp]

Truyện tranh của Marcelino Trương: „Sách của tôi không được phép xuất bản ở đó“

20/07/2015 Ralph Trommer (taz), Trần Huê chuyển ngữ (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Một điều mà chính quyền VN đến hôm nay vẫn còn sợ: Truyện tranh về cuộc chiến VN từ góc nhìn của những người thua trận.

Cần xây dựng và phát triển Xã Hội Dân Sự tại Việt Nam

Trong dịp đi thăm VN của bà TT Merkel (10.-12.10.2011), báo chí Đức đưa tin là ngoài việc ký kết các hợp đồng kinh tế buôn bán giữa Đức và VN, cho biết Bà sẽ đặt vấn đề Nhân quyền và gặp đại diện Xã Hội Dân Sự (Zivilgesellschaft) tại VN (?)

Câu hỏi đặt ra:

- bà Merkel gặp Xã Hội Dân Sự nào tại VN ? hay Bà gặp đại diện Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ), một tổ chức „Xã Hội Dân Sự“ do Đảng CSVN nặn ra.

- Ở VN hiện nay đã có Xã Hội Dân Sự thực sự chưa? [xem...]

Phát triển Xã Hội Dân Sự trong cộng đồng ở Đức 

* Tại Đức trước và sau 1975 người Việt đã từng thành lập các Hội Sinh viên, các Hội đoàn địa phương (các Hội người Việt tị nạn, Hội Ái hữu…), các Hội đoàn liên bang (Liên Hội, Tổng hội), các Trung tâm văn hóa xã hội (TT Độc Lập, TT Nhân Quyền…), các Hội tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành…), các Hội chuyên môn về ngành nghề (Hội Khoa học kỹ thuật, Hội Y Dược …), Từ khi có Email, Internet có thêm cái mới là „cộng đồng mạng“, các Website, các trang Blog…cũng là hình thái của Xã Hội Dân Sự. [xem...]

Vài suy nghĩ sau cuộc hội thảo tại Stuttgart  Theo nhận xét của tôi, ý tưởng tương đồng nổi bật nhất trong cuộc hội thảo là ranh giới “Quốc-Cộng” không còn đơn giản là sự đối kháng giữa những người có lý lịch Quốc gia hay Cộng sản nữa. Ranh giới hiện nay là giữa những người muốn dân chủ hoá Việt Nam với những kẻ muốn bảo vệ chế độ Cộng sản – giữa Dân chủ với Độc tài. [xem...]

Tự do tư tưởng và tự do phát biểu là nhân quyền căn bản!

Tuyên bố báo chí của Diễn Đàn Việt Nam 21

về việc hai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang bị kết án tù vì "tuyên truyền chống nhà nước" [xem] - [deutsch]

... Ðọc xong truyện, người đọc có một cái nhìn chung đa chiều và trung thực hơn. Trương phán xét cả hai phe tranh chấp, làm rõ vai trò có hai mặt của TT Diệm người mà đã bị đa số chụp mũ một cách đơn giản là bù nhìn của Hoa Kỳ - một mặt đem lại cho Miền Nam một thời kỳ tương đối ổn định, đằng khác lại theo đuổi chính sách bè phái – trao cho người thân gia đình các chức vị quan trọng trong chính quyền và thiên vị người Thiên Chúa giáo hơn so với các nhóm tôn giáo khác. Cuối cùng Hoa Kỳ bỏ rơi không ủng hộ chế độ độc tài của TT Diệm. Năm 1963 xảy ra cuộc đảo chánh, Diệm bị giết. Bố của Ông Trương thuộc về giới tư sản trung lưu, có học thức và theo Tây phương. Họ biết rằng, tương lai VN theo cộng sản của Hồ Chí Minh không có gì là tươi sáng và đồng nghĩa với ngày tàn của những người thuộc thành phần xã hội này. - Ralph Trommer: Ông Trương, điều gì đã thúc đẩy Ông chọn thời thơ ấu của Ông ở Sài gòn làm khởi điểm cho truyện tranh của Ông? - Marcelino Trương: Tôi muốn kể câu chuyện này từ lâu rồi. Mặc dù lúc ấy tôi mới 4 tuổi khi gia đình chúng tôi về VN, và lên 6 tuổi vào tháng 8 năm 1963 khi chúng tôi ra đi, khoảng tuổi thơ ngắn ngủi này lại vô cùng phong phú đối với tôi - chẳng những riêng cho cá nhân tôi mà cả về mặt bối cảnh chính trị và lịch sử. Cách đây nhiều năm tôi tìm được một xấp thư của mẹ tôi. Ở khắp các nơi gia đình chúng tôi sống, hằng tuần mẹ tôi vẫn viết thư cho cha mẹ của bà ở Bretagne, từ Manila, từ Hoa Thịnh Ðốn, Sài Gòn và sau đó từ Luân Ðôn (London). [đọc tiếp]

Hà Nội lên tiếng vụ tin tặc Việt Nam bị kết án tại Mỹ

18/07/2015 (VOA) - Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết “đang làm rõ thêm các thông tin” liên quan tới vụ một tin tặc 25 tuổi bị Hoa Kỳ kết án 13 năm tù giam vì đánh cắp thông tin cá nhân của công dân Hoa Kỳ.

Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Leslie Caldwell cho biết rằng “từ nhà của mình ở Việt Nam, Hiếu sử dụng mạng lưới chợ đen trên Internet để rao bán các thông tin của công dân Mỹ đã đánh cắp được cho hơn 1.000 tội phạm mạng rải rác trên toàn thế giới.”

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết Hiếu đã kiếm được gần 2 triệu USD từ các hành vi lừa đảo và đã có 13.673 công dân Mỹ trở thành nạn nhân thông qua việc nộp 65 triệu USD trong các tờ khai hoàn thuế cá nhân giả mạo này.

Hiếu bị bắt giữ khi nhập cảnh vào Mỹ hồi tháng Hai năm 2013. [đọc tiếp]

Liên Hiệp Châu Âu giúp người Việt hồi hương tự nguyện

26/06/2015 RFI, Lê Hải (RFI) - Rất nhiều người Việt cơ nhỡ ở nước ngoài không biết đến chương trình của Liên hiệp châu Âu giúp hồi hương tự nguyện, tặng vé, đưa đón, và tài trợ để tái hội nhập và lập nghiệp ở quê nhà. Sống trong hoàn cảnh khó khăn về tài chính và thiếu thông tin từ chính đồng hương hay sứ quán là một trong số những lý do khiến họ không nghĩ đến chuyện về nước, hoặc khi muốn về phải tốn kém rất nhiều. Đó là một vài vấn đề được trình bày tại phiên họp tổng kết vừa được Bộ nội vụ Ba Lan tổ chức cùng cơ quan quốc tế về di dân IOM. Từ Vacxava, thông tín viên Lê Hải gởi về bài tường thuật.

RFI: Trước nhận định trên của Bộ Nội vụ Ba Lan, sứ quán Việt Nam ở Vacxava giải trình như thế nào về chuyện này?

Lê Hải: Sứ quán Việt Nam không có mặt trong cuộc họp tại Bộ nội vụ Ba Lan mà chỉ cử người đến dự tiệc rượu vào buổi tối. Hầu hết các nước có liên quan đều cử người ở cấp thấp nhất là lãnh sự đến nghe, và một số nước đăng ký phát biểu. [đọc tiếp]

Giáo sư Trần Văn Khê qua đời

24/06/2015 Thanh Phương (RFI) - Nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc lỗi lạc của Việt Nam, Giáo sư Trần Văn Khê vừa từ trần sáng sớm hôm nay (24/06/2015) tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, Sài Gòn, thọ 94 tuổi, sau khi nhập viện từ ngày 27/05 do trở bệnh nặng. Theo tin từ báo chí trong nước, tang lễ sẽ được tổ chức tư gia ở quận Bình Thạnh ngày 29/06 và linh cữu Giáo sư Trần Văn Khê sẽ được đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Hoa Viên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Giáo sư Trần Quang Hải, con trai trưởng Giáo sư Trần Văn Khê, sẽ làm chủ tang.

Theo tiểu sử đăng trên trang web cá nhân Giáo sư Trần Quang Hải (cũng là một nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Việt Nam danh tiếng), giáo sư Trần Văn Khê sinh ngày 24/07/1921 trong gia đình có bốn đời là nhạc sĩ truyền thống tại Mỹ Tho.

Giáo sư Trần Văn Khê là thành viên của Viện Khoa học Pháp, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm châu Âu về Khoa học, Văn chương và Nghệ thuật cũng như nhiều hội nghiên cứu âm nhạc quốc tế. Ông là Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện quốc tế nghiên cứu âm nhạc bằng phương pháp đối chiếu của Đức. [đọc tiếp]

Nhân 100 năm ngày sinh Dương Thiệu Tước: Một Nhạc sĩ tiền phong của nền tân nhạc Việt Nam

19/06/2015 Hoa Hướng Nam (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tân nhạc còn gọi là âm nhạc cải cách xuất hiện vào cuối thập niên 1930 sau phong trào thơ mới và dòng văn học lãng mạng vài năm. Các nhạc sĩ Tân nhạc ở giai đoạn này phần lớn chịu ảnh hưởng âm nhạc Tây phương. Các ca khúc nhạc mới tiếng Việt được soạn theo âm luật Tây phương thường mang phong cách trữ tình.

Trong giai đoạn khởi đầu xây dựng một nền Tân nhạc, còn có sự đóng góp to lớn của nhiều nhóm nhạc như:

Nhóm nhạc Hoa lưu ly Myosotis gồm các nhạc sĩ Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, Phạm Văn Nhượng, Trần Dư, Vũ Khánh, Nhóm chủ trương sáng tác nhạc cải cách có âm hưởng nhạc dân tộc. Từ 1938 đến 1942 nhóm này với hai nhạc sĩ chính Thẩm Oánh và Dương Thiệu Tước đã cống hiến nhiều nhạc phẩm tuyệt vời.

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước là một trong số vài nhạc sĩ tiên phong mở đầu cho sáng tác tân nhạc, là một nhạc sư trong nghệ thuật dung hợp cái rất Tây và rất Ðông trong Tân nhạc. Trong các ca khúc tuyệt vời mà Dương Thiệu Tước viết trong thời kỳ thử thách của nhạc cải cách, đa số các nét nhạc đều là nhạc ngũ cung Việt Nam. Ví dụ các bài „Tâm hồn Anh tìm Em“, „ Vừng Trăng Sáng“. Nhưng ở bài tình ca „Trời Xanh Thẩm“ Dương Thiệu Tước đã hòa cả nhạc thất cung (heptatonic) và ngũ cung. [đọc tiếp]

Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - Vui mừng chiến thắng và vết hằn của chiến tranh Việt Nam

19/06/2015 Katharina Borchardt (NZZ), Trần Huê (Diễn Đàn Việt Nam 21) chuyển ngữ - Chiến tranh Việt Nam chấm dứt cách đây 40 năm và ngày nay không còn gợi lên một cảm xúc nào. Từ đất nước ấy người ta không còn nghe gì nhiều về cuộc chiến nữa. Một cuộc trò chuyện với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

Katharina Borchard : Quyển truyện đầu tay của ông ra mắt năm 1987: “Tướng về hưu”. Trong đó Ông nói về một ông tướng mà thời huy hoàng của ông ấy đã qua và bây giờ nghỉ hưu quay trở về đời dân thường. Nhưng ở trong gia đình thì ông ấy tỏ ra lóng ngóng, lúng túng. Cuốn truyện hậu anh hùng này đã gây nên dư luận không tốt cũng như hằng trăm bài phê bình văn học và thóa mạ. Thời đó, có gì là xì căng đan trong truyện này ?

Nguyễn Huy Thiệp : Đơn giản, đó là sự thành thật. Tôi chỉ viết những gì mà tôi đã sống và thật sự có xảy ra. Cho đến lúc „Tướng về hưu“ ra đời,... văn chương Việt Nam thiếu sự thành thật. Trong thời chiến văn chương chỉ giữ vai trò làm phương tiện cho mục đích. Các truyện viết hoặc nói về những anh hùng, về các trận đánh và về sự chịu đựng gian khổ. Cũng có bài thơ và bài hát diễn tả cuộc chiến như là một lễ hội lớn. Các bài viết này, vào một thời điểm nhất định, lẽ dĩ nhiên có một lợi ích chính trị nào đó, nhưng tôi không thấy có văn chương trong đó. [đọc tiếp]

Xóm nổi người Việt ở tỉnh Kandal, Campuchia bị giải tán

14/06/2015 Sơn Trung (RFA) - Hơn 40 hộ gia đình người Việt sống trên nhà nổi ở Campuchia hết sức lo lắng vì bị chính quyền địa phương buộc di rời gấp, trong khi chưa thể tìm được nơi ở mới.

Theo thông báo của chính quyền huyện Lvea Em, tỉnh Kandal thì tất cả các hộ dân sinh sống trên thuyền bè, nhà nổi phải rời khỏi khu vực bến phà Aray Khsat chậm nhất là trước tối 22 tháng 6 tới đây.

Khu vực buộc di dời nằm trên dòng sông Mekong bên phần thuộc tỉnh Kandal, đối diện với Hoàng cung và nằm trong khu vực cảnh quan du lịch của thành phố Phnom Penh. [đọc tiếp]

23000 tiếng chuông - Buổi tối đoàn kết cho người tị nạn

13/06/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tin từ TGP Köln và N.H.Huấn - Vào những năm cuối của thập niên 1970 và trong thập niên 1980, làn sóng người Việt Nam vượt biển tị nạn cộng sản đã làm cả thế giới chấn động và những người Việt Nam vượt biển này được thế giới gọi là "Boat People", tiếng Việt có thêm danh từ "thuyền nhân" để chỉ những người Việt Nam đi tị nạn cộng sản bằng đường biển.

Việc nhà thơ Bùi Chát, người sáng lập và điều hành nhà xuất bản Giấy Vụn tại Sài Gòn, được Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế (The International Publishers Association, viết tắt là IPA) chọn để trao giải Tự Do Xuất bản năm 2011, một lần nữa, khẳng định tầm vóc và ảnh hưởng lớn lao của nhà xuất bản ngoài luồng này. [xem...]

Bùi Chát tại IPA

Bài xem thêm:

Forbidden poetry in Vietnam

Xã hội dân sự Đức

Họ giúp trẻ em nhập cư học tiếng Đức, cùng đi với một tổ chức phi chính phủ đến một khu vực khủng hoảng để giúp những người chạy nạn hay tham gia làm lính cứu hỏa tự nguyện: 23 triệu người ở Đức – một phần ba số dân trên 16 tuổi – tích cực hoạt động vì cộng đồng, dù là trong công tác xã hội, bảo vệ môi trường, hay trong những nhóm người chung sở thích. Những người này là chỗ dựa của xã hội dân sự ở Đức. [xem...]

Vài nét về nhà xuất bản Giấy Vụn

Năm 2015, thế giới tự do lại chấn động về thảm cảnh "thuyền nhân" từ châu Phi tại Địa Trung Hải ngày càng gia tăng, danh từ "Boat People" xuất hiện trở lại. Đến từ nhiều nước khác nhau ở châu Phi và vùng Trung Đông, họ vượt biển từ Libya hay Tunisia để rồi cùng số phận bỏ mình ở Địa Trung Hải. Ở Việt Nam truyền thông nhà nước loan tin về người tị nạn từ châu Phi hay người tị nạn Syria v.v. nhưng nhà cầm quyền cộng sản trước sau vẫn rất sợ chữ "tị nạn" hay "thuyền nhân" mà gọi tránh né người Việt Nam đi tị nạn là "di tản"! Trước thảm cảnh thuyền nhân từ châu Phi hiện nay tại Địa Trung Hải, Đức Tổng Giám Mục Köln (Cologne), Hồng Y Woelki cùng với TS. Rupert Neudeck (đồng sáng lập Cap Anamur) sẽ tổ chức một "Buổi tối đoàn kết cho người tị nạn" (Solidaritätsabend) vào lúc 19 giờ ngày thứ Sáu 19/06/2015 trên quảng truờng Roncalli (nhà thờ lớn Köln) để kêu gọi lòng nhân ái và liên đới đóng góp cho các chương trình cứu trợ hiện nay, đặc biệt là dự án một con tàu nhân đạo của TS Neudeck (tương tự như con tàu Cap Anamur cứu vớt thuyền nhân VN vào thập niên 79/80). Theo tổng giáo phận Köln, từ năm 2000 đến nay đã có hơn 23.000 người tị nạn thiệt mạng trên đường tìm đến châu Âu. Vì thế lúc 20 giờ sẽ có tiếng chuông giáo đường vang lên ở Köln đồng loạt với 229 nhà thờ khác thuộc tổng giáo phận Köln. Trong dịp này, một người Việt Nam tị nạn, một phụ nữ được tàu Cap Anamur vớt năm 1981 sẽ được phỏng vấn trên sân khấu. Một một quầy bán thức ăn Việt Nam sẽ góp mặt trong khuôn khổ tiệc trà quốc tế của "Buổi tối đoàn kết với người tị nạn".

Mọi tiền thu được trong buổi tối này tổng giáo phận Köln sẽ dành để hỗ trợ việc cứu vớt thuyền nhân ở Địa Trung Hải.

Sau đây là thông tin của văn phòng Tổng Giáo Phận Köln [đọc tiếp]

Nhà văn Nguyên Ngọc: “Chúng tôi không coi văn học và nhà văn là công cụ của ai hết” (trả lời phỏng vấn báo Người Việt)

26/05/2015 Liêu Thái (Văn Việt) - Thưa nhà văn, là một người thuộc vào hàng “công thần khai quốc” của Hội Nhà Văn Việt Nam, đồng thời cũng là chủ khảo của nhiều giải văn học của Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN), có thể nói là bề dày cống hiến của ông với HNVVN rất dày. Nhưng ông vừa có quyết định từ bỏ HNVVN, ông vui lòng cho biết nguyên nhân và lý do dẫn đến quyết định này? Và HNVVN đã có phản ứng gì với quyết định cùa ông?

Tôi có dự đại hội thành lập HNVVN năm 1957. Tất cả những người dự đại hội đó đều được coi đương nhiên là “hội viên sáng lập”. Tôi là một kiểu “công thần khai quốc” như thế đấy thôi! Hồi đó tôi còn rất trẻ, từ tỉnh lẻ xa xôi mới ngơ ngác về Hà Nội và vừa có tác phẩm đầu tay. Được vào Hội là thích lắm rồi. Về sau mới dần dần hiểu ra và nghĩ khác. [đọc tiếp]

Quý vị có ở trong số…?

15/05/2015 Nguyễn Thị Từ Huy (Blog RFA) - Vụ gạch tên chín nhà văn và vụ việc hai mươi nhà văn rời bỏ Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN) đã và sẽ còn được bàn đến. Cũng như vụ Nhã Thuyên, nó đã bước chân vào lịch sử văn học, cái nền văn học buồn thảm của Việt Nam thời kỳ này.

Dĩ nhiên, như mọi người, tôi cũng quan sát và cũng quan tâm tới câu chuyện này. Ở bài này tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh của vụ việc. Tôi đặt câu hỏi về những người đã cầm bút để gạch tên chín nhà văn, không cho họ đi dự đại hội nhà văn toàn quốc.

Nhà văn Việt Nam là như vậy ư?

Nỗi nhục nhã mang tên nhà văn thì đúng hơn.

Đối với tôi, những ai đã cầm bút để gạch tên đồng nghiệp của mình vào ngày hôm đó không bao giờ đáng được gọi là nhà văn.

Tôi cũng đồng ý với nhà thơ Dư Thị Hoàn khi bà gọi HNVVN là cái “SỌT RÁC”, dù rằng gọi nó là cái sọt rác thì theo tôi vẫn còn là quá nhẹ.

HNVVN là cái sọt rác thì những kẻ ngồi trong sọt rác sẽ là cái gì ? Là những bịch rác. [đọc tiếp]

Mấy lời tâm sự

10/05/2015 Dạ Ngân (Bauxite Việt Nam) - Năm 1987, trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Chỉ thấy mừng duy nhất một điều: nhà văn tỉnh lẻ, từ giờ mấy ông Tuyên giáo tỉnh muốn ăn hiếp hay chụp mũ dù sao cũng có hội đoàn và đồng nghiệp bênh...

Đại hội VI cuối xuân năm 2000 đã phải nhóm họp những tiểu đại hội để gạch tên nhau. Khi ấy đã về làm ở báo Văn Nghệ, dưới trướng của sếp Hữu Thỉnh. Đám cưới con trai diễn ra cũng trong dịp ấy. Cầm lá đơn xin vắng, sếp Thỉnh hỏi ngay: “Đám cưới con quan trọng hay Đại hội Nhà văn quan trọng?”. Có thể nào buột ra một câu hỏi ấy cho một người mẹ luôn phải cách xa con mình gần 2000 cây số?...

Tháng 8 năm ấy, cái năm 2000 nóng rẫy ấy, nhà văn Trần Độ qua đời. Sếp Thỉnh nhăn nhó bảo Khổ quá khổ quá, cứ phải xin ý kiến cấp trên mãi về việc cáo phó ông Độ trên báo Văn Nghệ. Một người như nhà văn Trần Độ mà không có được “một bao diêm” cáo phó trên tờ báo của Hội Nhà văn Việt Nam ư? Thật không tin vào mắt mình, quả đúng như thế, không có dòng nào về cái chết của một người như Tướng Trần Độ cả...  [đọc tiếp]

Tình hình ma tuý trong cộng đồng người Việt tại Séc ngày càng nghiêm trọng

21/04/2015 Minh Đức (Tiếng Dân) - Thủ tướng Cộng hòa Séc cảnh báo đại sứ Trương Mạnh Sơn : Tình hình ma tuý trong cộng đồng người Việt tại Séc ngày càng nghiêm trọng.

Các chính trị gia Séc, Đức cùng nhiều cơ quan chức năng đã bày tỏ sự lo lắng và đánh giá tình hình nguy hại đến an ninh quốc gia. Có lẽ đó là lý do chính mà ngày 16/4/2015, ông Sobotka, Thủ tướng chính phủ Séc đã triệu tập Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCNVN tại CH Séc Trương Mạnh Sơn.

Cuộc “Triệu tập” này được thực hiện ngay sau khi chính phủ Séc ra chỉ thị cho cơ quan tình báo vào cuộc chống ma tuý đang phát triển mạnh trong cộng đồng người Việt tại đây. Sau đó, ngày 17/4/2015, cảnh sát cùng hải quan Séc họp báo công bố hai chiến dịch chống ma tuý vùng bắc Séc với 16 người Việt Nam bị bắt giữ.

Dường như Séc thất vọng và không còn tin vào lời hứa xuông của phía Việt Nam trong việc hợp tác phòng chống ma tuý và dẫn độ tù nhân về thụ án tại Việt Nam. Cho đến nay, phía Việt Nam hầu như im lặng và dùng kế “hoãn binh”. Theo nhiều nguồn tin không chính thức, một trong nhưng lý do là phía Việt Nam đòi hỏi tiền “nuôi” mỗi tù nhân dẫn độ và thụ án tại Việt Nam quá cao. Trong khí đó, chi phí thực sự cho mỗi tù nhân tại Việt Nam chưa bằng 1/10 yêu cầu đó. Nhiều ý kiến còn cho rằng, số tiền dễ bị thất thoát do hệ thống không minh bạch, hối lộ hoặc có thể dùng làm thêm nhiều nhà tù khác cho tù nhân chính trị... [đọc tiếp]

Đài Loan bắt 8 người ném trứng vào công nhân VN

19/04/2015 (VOA) - 6 người đàn ông và hai phụ nữ đã bị bắt hôm nay tại thành phố Đài Nam ở miền nam Đài Loan vì dùng trứng tấn công các công nhân người Việt.

Theo cảnh sát, có hai người trong số bị giữ dưới 18 tuổi. Tất cả khai rằng họ chỉ muốn “trêu đùa” các công nhân Việt.

Tuy nhiên, các vụ ném trứng vào các lao động Việt trong hai ngày liên tiếp trong tuần này, đã gây quan ngại không những đối với người Việt đang làm việc tại Đài Nam mà còn với cả các chủ lao động tại đó. [đọc tiếp] - [english]

Văn hoá bạo động

03/03/2015 Nguyễn Hưng Quốc (VOA Blog / Nguyễn Hưng Quốc) -    Tôi có một sinh viên người Úc rất mê Việt Nam. Cứ hễ có chút tiền là anh ấy bay đi Việt Nam. Mỗi năm đi Việt Nam ít nhất một lần. Tôi hỏi: Anh mê nhất ở Việt Nam điều gì? Anh đáp: Tình người. Anh khen người Việt Nam thân thiện và hiếu khách, lúc nào cũng cười, và khi cần, sẵn sàng giúp đỡ anh, một người ngoại quốc chỉ bập bẹ được đôi ba câu tiếng Việt hết sức đơn giản. Khi tôi hỏi tiếp: Có gì anh không thích ở Việt Nam? Anh đáp: tính bạo động. Anh thường xuyên thấy cảnh người Việt gấu ó và đánh lộn với nhau. Trên đường, quẹt xe nhau một tí: dừng lại chửi bới nhau, thậm chí, thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau. Trong quán nhậu, giữa những lúc ồn ào hò la dzô dzô, bỗng dưng nỗi quạu, nhào tới vung tay thọi nhau chí choé làm náo động cả quán. Anh cho đó là một nghịch lý mà anh không hiểu tại sao. Anh băn khoăn hỏi tôi: Tại sao như vậy?

Ở Việt Nam, văn hoá bạo động không những không giảm thiểu mà còn bộc phát mạnh mẽ. Theo tôi, điều này có thể được giải thích bằng hai nguyên nhân: Thứ nhất, đó là di sản của chiến tranh, một biến dạng của văn hoá chiến tranh trong thời bình. Trước, suốt bao nhiêu năm chiến tranh, ở bất cứ phe nào, người ta cũng khuyến khích văn hoá bạo động, sử dụng bạo động để giành chiến thắng. Riết, thành thói quen trong nếp nghĩ và trong cách hành xử. Thứ hai, quan trọng hơn, người ta không tin vào pháp luật. Nguyên nhân của việc không tin vào pháp luật là chính chính quyền cũng không tin và không hành xử theo pháp luật. [đọc tiếp]

Làng Mai 'trong lòng nước Pháp'

01/03/2015 (BBC) - Làng Mai là một mô hình thiền học phật giáo Việt Nam thành công ở nước Pháp, quốc tế, mặc dù chưa được hoàn toàn thừa nhận ở Việt Nam do các lý do khác nhau, theo một nhà nghiên cứu sử học đương đại và văn hóa tôn giáo tại Pháp.

Mặc dù những khó khăn như từng đối diện ở Việt Nam, Làng Mai vẫn chắc chắn sẽ có tương lai với những dự án của mình và tiếp tục khẳng định được vị thế, chỗ đứng của một pháp môn thiền học có uy tín không chỉ trong lòng cộng đồng người Việt, mà còn đối với quốc tế và hải ngoại, trong đó có nước Pháp.

Đó là một số nhận xét được Tiến sỹ sử học Caroline Vion, nhà nghiên cứu từ Bordeaux và vùng Aquitaine, Pháp đưa ra với BBC trong một phỏng vấn đầu xuân Ất Mùi này tại Làng Mai. [đọc tiếp]

Phỏng vấn Xuân Ất Mùi- Phạm Thị Hoài: trí tuệ và cú pháp làm nên đặc điểm

20/02/2015 Trần Vũ thực hiện (Da Màu) - Sinh 1960 và tốt nghiệp ngành Văn khố tại Đông Đức, Phạm Thị Hoài là một trong những gương mặt chính của Phong trào Văn chương Phản kháng giai đoạn 1986-1989. Sau Thiên Sứ đoạt giải “Tiểu thuyết nước ngoài hay nhất” tại Đức năm 1993 và Thực Đơn Chủ Nhật quay thành phim trên truyền hình Đức, Phạm Thị Hoài thiên về thể tiểu luận mà trí tuệ và cú pháp làm nên đặc điểm. Từ 2001, Phạm Thị Hoài làm chủ biên trang Talawas rồi Pro&Contra, cùng lúc dịch các tác phẩm của Franz Kafka, Bertolt Brecht và Friedrich Dürrenmatt.

Trần Vũ: Từng sống dưới tầng hầm của Viện Sử học Hà Nội nhiều năm tháng, Phạm Thị Hoài thời sinh viên đã đón mùa Xuân dưới nền xi-măng lịch sử này ra sao? Có phải trong căn hầm này Phạm Thị Hoài quan sát và thâu nạp chất liệu cho tiểu thuyết Marie Sến? Những mùa Xuân tự do đầu tiên tại Bá Linh, khám phá Thomas Mann và tiểu thuyết Bác Sĩ Faustus, Phạm Thị Hoài tin như Thomas Mann từng viết: “Chúng tôi là một dân tộc ưa chuộng định mệnh và mang linh hồn thảm khốc mãnh liệt.”? Thomas Mann khi lưu vong tại Hoa Kỳ cũng từng trả lời Dr Joseph Goebbels: “Tôi ở đâu, đó là nước Đức. Tôi mang theo mình nền văn hóa Đức của tôi.”… Còn Phạm Thị Hoài? [đọc tiếp]

Người Việt tị nạn nổi bật qua các hoạt động thiện nguyện

17/01/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hôm 16/01/2015 vừa qua, thành phố Mönchengladbach thuộc tiểu bang Nordrhein-Westfalen, Đức đã trao tặng giải hội nhập (Integrationspreis) lần thứ nhì. Giải này được Hội đồng Thành phố Mönchengladbach thành lập năm 2013 trong chuơng trình hội nhập của thành phố này, việc cứu xét các ứng viên dựa trên nhiều tiêu chuẩn như sáng kiến, tính bền vững, thiện nguyện, cải tiến truyền đạt v.v.

Trong số 12 người vào vòng chung kết có ông Nguyễn Văn Rị, thuyền nhân đến Đức tị nạn năm 1982, cựu chủ tịch và phó chủ tịch Hội Người Việt Tị Nạn tại Mönchengladbach, ủy viên ban chấp hành LHNVTN tại CHLB Đức. Bên cạnh các hoạt động cho Uỷ ban Cap Anamur, hội Mũ Xanh Grünhelm, Miseor, Caritas, ông đã nhiều lần tổ chức lạc quyên cho các nạn nhân bão lụt Đức (06/2013) Philippin (09/2013) hoặc nạn nhân chiến tranh ở Iraq, Syria. Năm 2013 ông nhận được huân chương „công trạng“ của tiểu bang Nordrhein-Westfalen.

Năm nay giải chính hội nhập về tay truờng Tiểu học công giáo Waisenhausstraße. Trong lễ trao Bằng tưởng lệ cho các ứng viên chung kết, thị trưởng Mönchengladbach ông Hans Wilhelm Reiners nói: "quý vị đều thắng giải, nếu không có quý vị thì thành phố Mönchengladbach nghèo nàn hơn và không khí xã hội cũng lạnh lùng hơn".

Các giải thưởng hay huân chương thường gắn liền với những tên tuổi Việt Nam là vinh dự cho người Việt và tạo tiếng tốt cho cộng đồng Việt tại Đức. - [deutsch]

TS Ernst Albrecht rất hạnh phúc với những kinh nghiệm về boat people tại Đức

10/01/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ân nhân của thuyền nhân Việt Nam tị nạn Cộng sản tại Đức, TS Ernst Albrecht đã qua đời tại tư gia ngày 13/12/2014 sau nhiều năm bị bệnh Alzheimer, thọ 84 tuổi. TS Dương Hồng Ân, điều hợp viên Diễn Đàn Việt Nam 21 đã gửi thư chia buồn đến bà Ursula von der Leyen, con gái ông Albrecht và hiện là bộ trưởng quốc phòng liên bang Đức.

Hôm 08/01 vừa qua, bà Ursula von der Leyen đã tự tay viết thư cảm ơn lời chia buồn này. Ở các bệnh nhân Alzheimer, sự suy giảm về trí nhớ càng ngày càng tăng, thậm chí còn có thay đổi trong hành động và tâm lý, tuy nhiên thuyền nhân Việt Nam là điều mà ông Albrecht ghi nhớ lâu nhất và như bà Ursula von der Leyen cho biết, những kinh nghiệm về boat people là niềm hạnh phúc cho thân phụ của bà. [đọc tiếp

Bùi Ngọc Tấn, nhà văn của khoan dung

20/12/2014 Mặc Lâm (RFA) - Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934. Quê nhà văn ở làng Câu Tử Ngoại, xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Ông bắt đầu viết văn viết báo từ 1954. Năm 1968 Bùi Ngọc Tấn bị tập trung cải tạo 5 năm trong vụ án Xét lại chống đảng. Khi bị bắt giữ, hơn một ngàn trang bản thảo của ông cũng bị tịch thu.

Chuyện Kể năm 2000 viết về một người tù mang tên Tuấn mô tả lại cách mà chính quyền Việt Nam trấn áp trí thức trong đó chính ông là nạn nhân viết lại với tư cách một nhân chứng.

"Chuyện kể năm 2000" được nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành vào tháng Hai năm 2000 thì ngày 16 tháng Ba bộ Văn hóa -Thông tin đã ký quyết định đình chỉ, thu hồi và tiêu hủy. [đọc tiếp]

Dân số Việt Nam vượt mức 90,4 triệu người

18/12/2014 (VOA) - Theo số liệu của Cục Thông Kê Việt Nam công bố hôm thứ Tư thì kể từ ngày 1 tháng Tư năm 2014, dân số Việt Nam đã lên tới 90.493.000 người, trong đó có 45,87 triệu phụ nữ.

Thông tin này được công bố tại một hội nghị tổ chức tại Hà nội hôm qua dựa các kết quả của cuộc kiểm kê dân số Việt Nam. [đọc tiếp]

Nhân lễ Giáng Sinh, đôi điều về sự lợi dụng lòng tốt...

17/12/2014 TK Tran (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ở phương Tây lễ Giáng Sinh không những chỉ là một ngày lễ tôn giáo mà còn là một dịp quan trọng nhất trong năm cho mọi gia đình xum họp. Trong những ngày này, tình cảm cho những người thân được vui đắp và cũng là dịp để tấm lòng và cả hầu bao rộng mở cho việc từ thiện. Ngoài đường phố có nhiều bích chương kêu gọi quyên góp cho những người tị nạn khốn cùng ở Syrien ở Irak và những nơi khác. Trên Truyền Hình Đức, chương trình "Một Trái Tim Cho Trẻ Em" quyên được hàng chục triệu Euro cho trẻ em kém may mắn. Ở đó đã có người ẩn danh trả giá 2 triệu Euro cho 1 chiếc giầy của cầu thủ Götze - chiếc giầy đá quả bóng đã đưa đôi tuyển Đức đạt vô địch bóng đá thế giới 2014- để đóng góp vào chương trình từ thiện giúp trẻ em xấu số này.

Không hẳn là chỉ có trong dịp Giáng Sinh mà thường xuyên trong năm, nhiều người Việt Nam,sống trong xã hội bảo đảm và an bình ở nước ngoài, không khỏi không nghĩ tới những người nghèo khó ở Việt Nam và tham gia vào các chương trình từ thiện giúp đỡ họ. Họ đóng góp tiền của vào những chương trình giúp đỡ trẻ em, nâng cao dân trí, cải thiện sức khỏe hay phát triển con người. Song có ai tự hỏi, những số tiền họ chắt chiu để giúp đỡ đó được sử dụng như thế nào. Ai được hưởng lợi từ những số tiền đó? [đọc tiếp]

GS Vũ Quốc Thúc: "Phải chọn con đường vì dân tộc"

15/12/2014 (RFI) - Tập hồi ký của Giáo sư Vũ Quốc Thúc có tựa đề “Thời đại của tôi” ( gồm 2 cuốn “ Nhìn lại 100 năm lịch sử “ ( xuất bản năm 2009 ) và “Đời tôi trải qua các thời biến” ( xuất bản năm 2010) đã được sang tiếng Anh và vừa được xuất bản tại Hoa Kỳ.

Sinh năm 1920, tức là năm nay đã 94 tuổi, có thể nói GS Vũ Quốc Thúc là một trong số hiếm hoi các nhân chứng trực tiếp của thời cuộc Việt Nam suốt gần 100 năm qua, từ thời chế độ Pháp thuộc năm 1900 cho đến thời chế độ Cộng sản, cụ thể là đến năm 2000. Toàn bộ 100 năm lịch sử đó đã được Giáo sư tóm gọn trong cuốn đầu của tập hồi ký, qua cái nhìn của người trong cuộc.

Tuy năm nay đã 94 tuổi, nhưng bầu nhiệt huyết tuổi thanh xuân, lòng yêu nước thương nòi, nỗi lo cho tiền đồ dân tộc hầu như vẫn nguyên vẹn trong con người Giáo sư Vũ Quốc Thúc. Càng nói giọng của ông càng hùng hồn, lập luận càng khúc chiết, rành mạch, tưởng như Giáo sư vẫn còn đứng trên bục giảng đường đại học năm xưa. [đọc tiếp]

Ân nhân của thuyền nhân Việt Nam tị nạn Cộng sản tại Đức TS Ernst Albrecht từ trần

13/12/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân nhân của VNCH thua cuộc đã bị "bên thắng cuộc" đưa vào các trại "học tập cải tạo" từ Nam chí Bắc, tại các thành phố rất nhiều gia đình bị đuổi đi sống vất vưởng ở cái gọi là "vùng kinh tế mới". Tình trạng bị áp bức cơ cực này đã khiến bao nhiều người phải vượt biển tìm tự do bất chấp mọi nguy hiểm trên biển cả chín phần chết một phần sống. Làn sóng vượt biển đạt đến cao điểm khoảng ba, bốn năm cuối của thập niên 1970.Thảm cảnh thuyền nhân tị nạn Việt Nam vượt biển (Boat People) đã làm dư luận thế giới xúc động và khiến ông Ernst Albrecht, lúc bấy giờ là thủ hiến tiểu bang Niedersachsen đã phải thốt lên là "không thể chịu đựng được nữa". Bất chấp cản trở từ nhiều phía ông Albrecht đơn phương tuyên bố nhận 1.000 thuyền nhân vào tiểu bang Niedersachsen. Sau này ông Albrecht nói đó là một quyết định rất cá nhân được bàn thảo trong gia đình với vợ con và gia đình ông cho rằng không ai khác hơn là chính ông Albrecht phải gửi ra "một tín hiệu",  con gái ông là bà Ursula von der Leyen hiện là bộ trưởng quốc phòng liên bang Đức khi đó mới 17 tuổi.

Giữa tháng 11/1978 ông Albrecht gửi  Dieter Haaßengier lúc đó thứ trưởng bộ Quan hệ Liên bang của tiểu bang Niedersachsen sang Mã Lai để giàn xếp tại chỗ với chính quyền Mã Lai việc tiếp cứu thuyền nhân. 

Ngày 03/12/1978 phi cơ quân sự Đức đáp xuống phi trường Hannover với 163 thuyền nhân tị nạn Việt Nam đầu tiên tới Đức. Quyết định chớp nhoáng này của ông Albrecht đã được mọi giới trong xã hội ủng hộ và các tiểu bang khác của CHLB Đức lục tục tham gia, mở đầu cho chương trình thâu nhận 35.000 thuyền nhân người Việt vào Cộng Hòa Liên Bang Đức. Từ đó ông Albrecht đã trở thành ân nhân của Boat People Việt Nam ở Đức.Hôm nay, ông Albrecht đã từ trần tại nhà riêng gần Burgdorf trong vùng Hannover thủ phủ tiểu bang Niedersachsen, thọ 84 tuổi. (ảnh bên: 4 người Việt viếng thăm ông Albrecht tại tư gia hồi tháng 4 năm 2013).

Tiến sĩ Ernst Albrecht sinh năm 1930, thuộc đảng Dân chủ Thiên chúa giáo CDU, làm thủ hiến tiểu bang Niedersachsen (Lower Sachsony) từ 1976 đến 1990 và sau đó rút lui khỏi chính trường. Năm 2008 ông bắt đầu bị bệnh Alzheimer.

Ngày hôm nay khi ông Albrecht mất thì con gái ông, bà bộ trưởng quốc phòng liên bang Ursula von der Leyen (đảng CDU) đang thăm lực lượng Đức đóng ở Masar-i-Scharif, Afghanistan. Bà nói với các quân nhân Đức là mới nhận được tin thân phụ từ trần lên không thể tham dự lễ mừng Giáng Sinh với họ nhưng vẫn tiếp tục chuyến viếng thăm vào ngày mai, bà cũng cho biết ông Albrecht ra đi rất nhanh chóng và nhẹ nhàng nên bà cảm thấy lòng tạ ơn trên nhiều hơn là nỗi đau buồn.

Người Việt Tị Nạn Cộng sản tại CHLB Đức trân trọng ghi ơn và nguyện cầu ông Ernst Albrecht sớm về nước Chúa.

Đọc thêm:

Việt Nam tịch thu sách Đèn Cù 

07/11/2014 (Người Việt) - SÀI GÒN, Việt Nam (NV)- Một thời gian sau ngày sách lẽ ra đã về nhà, một số khách hàng tại Việt Nam mua sách Đèn Cù qua trang mạng Amazon cuối cùng nhận được thư báo của Bưu Cục Ngoại Dịch nói rằng sách bị tạm giữ, cho 45 ngày để viết “giấy từ chối nhận hàng vi phạm,” trước khi bưu phẩm “được giải quyết theo thể lệ bưu chính quốc tế.”

“Hôm nay (6 Tháng Mười Một) tôi nhận được thư báo của Bưu Cục Ngoại Dịch cho biết cuốn Đèn Cù mà tôi mua qua Amazon.com đã bị tịch thu vì 'Vi phạm luật xuất bản 2012,'” một nữ tiến sĩ tên P.A. cho biết.

Đèn Cù là tên gọi tắt cho tác phẩm “Đèn Cù- Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản” của tác giả Trần Đĩnh.

Ông Trần Đĩnh vào đảng Cộng Sản từ năm 18 tuổi, sau đó làm báo đảng, từng giữ chức phó trưởng ban tuyên truyền văn nghệ báo Nhân Dân, và từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh và nhiều lãnh đạo cao cấp khác như Nguyễn Lương Bằng và Phạm Hùng... Ông bị khai trừ đảng năm 1976.

Sách được Nhà Xuất Bản Người Việt ở Nam California chính thức phát hành ngày 20 Tháng Tám  [đọc tiếp]

TS Rupert Neudeck được vinh danh với giải "Công dân Đức" năm 2014

25/10/2014 (WDR/Diễn Đàn Việt Nam 21) - Giải thưởng "Công dân Đức" (Deutschlands Bürger des Jahres) lần thứ năm 2014 của báo chí Đức được trao tặng cho tiến sĩ Rupert Neudeck từ Troisdorf. Ban giám khảo gồm chủ biên (tổng biên tập) các tờ báo Đức hội viên của Liên đoàn các Nhà xuất bản báo Đức (BDZV) đã đi đến quyết định này trong Đại hội của BDZV ở Berlin, giải thưởng trị giá 20.000 euro. Với giải này, báo chí Đức vinh danh sự cống hiến không mệt mỏi của tiến sĩ Rupert Neudeck đối với những người lâm vào hoàn cảnh khốn khổ.

Tiến sĩ Neudeck đã sáng lập Tổ chức cứu trợ Cap Anamur cách đây 35 năm. Với con tàu Cap Anamur, Tiến sĩ Neudeck là ân nhân của hơn 11 ngàn thuyền nhân Việt Nam đã được cứu sống từ biển khơi. Tiến sĩ Neudeck cũng sáng lập Tổ chức từ thiện Mũ Xanh (Grünhelme). Lễ trao giải sẽ diễn ra tại Berlin vào ngày 26 tháng 2 năm 2015.

Giải Deutschlands Bürger des Jahres (Công dân Đức của năm) do Hiệp hội Liên bang xuất bản báo Đức (BDZV) thành lập và trao giải lần đầu tiên năm 2010. Ban giám khảo tuyển chọn từ danh sách những người có cống hiến cho xã hội bên cạnh nghề chính của họ và do các tờ báo đề nghị. TS Rupert Neudeck được vinh danh do đề nghị của báo Kölner Stadt-Anzeiger. - [deutsch]

Lễ kỷ niệm 35 Năm Cap Anamur tại Hamburg

20/08/2014 Phù Vân (Viên Giác) - „Tôi cũng là người Việt Nam – Ich bin auch ein Vietnamese“ câu mở đầu trong bài nói chuyện của Tiến sĩ Rupert Neudeck trong ngày Đại hội kỷ niệm 35 năm Cap Anamur do Ủy Ban Cap Anamur phối hợp với Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Hamburg tổ chức trước Tượng Đài Thuyền Nhân Tỵ Nạn CS tại cảng Hamburg ngày 09.8.2014. Câu nói của ông đã gây một ấn tượng thương quý mãnh liệt đối với hơn 3.000 1 người Việt từ khắp nước Đức cũng như từ vài quốc gia lân cận đến tham dự buổi lễ… Đây cũng là câu nói để đời trong ngày sinh nhật 75 tuổi của ông và lần này có thể là lần tổ chức cuối cùng kỷ niệm Cap Anamur theo như Thông Báo của Ban Tổ Chức.

Trong bài diễn văn chào mừng, Ông Nguyễn Hữu Huấn, Trưởng Ban Tổ Chức đã cảm ơn mọi người và giới thiệu thành phần quan khách đến tham dự. [đọc tiếp]

Những cây cọ Việt trên đồi Montmartre

06/08/2014 Tường An (RFA, Paris) - Dù bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế chung của Âu châu, nước Pháp là vẫn là một  địa điểm du lịch thu hút hàng chục triệu du khách mỗi năm, trong đó, đồi Montmartre là một điểm đến không thể thiếu trong chương trình thăm viếng. Đây cũng là nơi tập trung ngày càng nhiều hoạ sĩ Việt Nam vẽ chân dung cho du khách.

Từ không gian mở của đồi Montmartre, ở độ cao 130 mét, thủ đô của nước Pháp hiện ra lấp lánh như vãi kim cương giữa bóng tối huyền thoại của đêm Paris. Toạ lạc tại quận 18, đồi Montmartre là một địa điểm thu hút khoảng 10 triệu khách du lịch mỗi năm trong tổng số 83 triệu du khách của toàn nước Pháp.

Đời sống của ngọn đồi này được chia ra làm hai không gian rõ rệt:  dưới chân đồi là nhà hát Moulin Rouge với quá khứ trên 125 năm và khu đèn hồng hối hả trong cuộc sống về đêm. Trên đỉnh đồi là nhà thờ Sacré Coeur của thế kỷ thứ 19 nhộn nhịp khách thập phương khi ánh sáng của một ngày mới bắt đầu, kéo dài cho đến khi chiều rơi trên những giàn nho với một lịch sử cũng già không kém tuổi của tu viện cổ kính này. [đọc tiếp]

Cuốn "Từ điển nguồn gốc tiếng Việt", một công trình nghiên cứu có giá trị

Ước mong Từ điển nguồn gốc tiếng Việt sẽ được phổ biến sâu rộng

22/07/2014 Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong quá trình soạn thảo cuốn "Từ điển nguồn gốc tiếng Việt", Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng đã được sự hợp tác và khích lệ của nhiều nhà trí thức trong đó có Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích.Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ tháng 6 mới đây, nhà báo Trần Quang Thành đã phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích về vài nhận xét của ông về cuốn Từ điển nguồn gốc tiếng Việt do Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng biên soạn. Mời quý bạn đọc theo dõi.  [nghe và đọc bài phỏng vấn]

22/07/2014 Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn tác giả Nguyễn Hy Vọng (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tiếng Việt hiện nay là cái linh hồn chung cho 90 triệu người Việt ở Việt Nam và gần ba triệu người Việt ở các nước ngoài.Nó là một ngôn ngữ có tính cách quốc tế không những là vì sau biến cố đau thương của đất nước năm 1975 mà vì từ xa xưa lắm, khi mới có người Việt, nó đã chia xẻ cái nguồn gốc chung với hơn 57 thứ tiếng nói anh em khác sống chung quanh nó...

Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng, tác giả cuốn Từ điển nguồn gốc tiếng Việt" đã giới thiệu đôi nét về cuốn từ điển này qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thanh, trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ tháng 6 mới đây.  [nghe và đọc bài phỏng vấn]

Một đại học Công giáo ở Việt Nam?

20/07/2014 Gia Minh (RFA, Bangkok) - Tờ Vatican Insider hôm ngày 14 tháng 7 có bài viết trích dẫn phát biểu của tổng giám mục Sài Gòn, Bùi Văn Đọc, tại Roma cho biết cơ cấu của một đại học Công giáo có thể sẵn sàng trong vòng một năm tới.

Vatican Insider trích dẫn ý kiến của tổng giám mục Bùi Văn Đọc nói rằng các giám mục Việt Nam đặt vấn đề là từ năm 2001 cho đến nay ngày càng có nhiều đại học, trường tư tại Việt Nam do các đại học và tổ chức nước ngoài tại Á Châu, Úc Châu và Âu Châu điều hành, tại sao giáo hội Công giáo bị tước đi quyền đó. Về phần mình, giáo hội Công giáo có thể góp phần thông qua triết lý và kinh nghiệm giáo dục của giáo hội đào tạo ra những con người có trách nhiệm vì lợi ích của toàn xã hội.

Kế hoạch cụ thể được tổng giám mục Bùi Văn Đọc nói với Vatican Insider đó là việc xem xét thành lập đối tác với Đại học Công giáo Paris và đi đến ý tưởng thành lập một Học viện Thần học tại Sài Gòn. Các bước cụ thể để thành lập học viện này sẽ được các giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam thảo luận tại kỳ họp sẽ diễn ra từ ngày 27 đến 30 tháng 10 tới đây ở Nha Trang. [xem tiếp] - [english]

MH 17: Có 3 người Việt quốc tịch Hà Lan trên chuyến bay định mệnh

19/07/2014 Trọng Nghĩa (RFI) - Các nguồn tin chính thức của Việt Nam đã xác nhận : Trong số 298 người bị thiệt mạng trên chuyến bay MH 17 của hãng Malaysia Airlines - tình nghi bị một tên lửa bắn hạ trên bầu trời miền Đông Ukraina ngày 17/07 - có 3 người Việt mang quốc tịch Hà Lan. Người đầu tiên tiết lộ thông tin này là Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, phát biểu vào hôm qua, 18/07 nhân cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an tại New York.

Theo hãng tin Mỹ AP, sau khi Đại sứ Malaysia tại Liên Hiệp Quốc Hussein Haniff thông báo chi tiết về quốc tịch của gần 300 người thiệt mạng, trong đó có 4 hành khách chưa rõ quốc tịch, Đại sứ Việt Nam Lê Hoài Trung đã cho biết rằng ông được biết là trong số 4 người đó có ba người Việt Nam. [xem tiếp] - [english]

VN 'đội sổ về đóng góp cho nhân loại'

24/06/2014 (BBC) - Việt Nam bị một bảng xếp hạng đặt ở vị trí ‘đội sổ’ về đóng góp tổng thể cho nhân loại. Good Country Index là bảng xếp hạng mới ra mắt của một tác giả, nhà tư vấn chính sách Simon Anholt.

Kết quả của bảng xếp hạng nói Ireland đứng đầu thế giới, còn Iraq, Libya và Việt Nam ‘cùng xếp hạng dưới đáy’, theo báo The Independent của Anh.

Trong ba nước này, Việt Nam (thứ 124) đứng sau cả Iraq (123) và chỉ trên có Libya (125).

Good Country Index dựa trên các khảo sát của các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc và World Bank.

Các đánh giá đóng góp của 125 nước dựa trên bảy tiêu chí về thành tích như khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình và an ninh quốc tế, trật tự thế giới, khí hậu, thịnh vượng, bình đẳng, sức khỏe... [xem tiếp] - [deutsch]

Hành trình tìm con của cựu binh Mỹ

30/04/2014 Sue Lloyd Roberts (BBC) - Hàng ngàn trẻ em là con cái của lính Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Nay, ở tuổi 60-70, một số cựu binh khát khao muốn tìm lại những đứa con mà họ chưa từng biết đến.

Một người Mỹ cao, gầy đội mũ cỏ đi lang thang qua các con hẻm tại Thành phố Hồ Chí Minh với cuốn album ảnh trong tay.

Đi cạnh ông là người phiên dịch, đồng thời cũng là người giúp đặt các cuộc hẹn, Phan Hung. Hùng từng giúp hàng chục cựu binh Mỹ tìm được những đứa con thất lạc trong 20 năm qua. [xem tiếp] - [english] - [deutsch]

'Tôi là người tỵ nạn Việt Nam': Phim tài liệu hoạt họa độc đáo

24/04/2014 Hoài Hương (VOA) - Chúng ta đã được nghe nhiều về sự thành công của những người tỵ nạn Việt Nam sau khi định cư tại quê hương thứ hai, nhưng ít có câu chuyện nào được thuật lại qua một bộ phim tài liệu vừa là một phim hoạt họa, như câu chuyện có thật về cuộc đời của ông Mitchell Phạm. Mitchell mới lên 12 tuổi khi trốn khỏi Việt Nam bằng tàu, và bây giờ là một doanh nhân thành công ở New Zealand. Đạo diễn Sally Trần thuộc thế hệ thứ hai trong một gia đình tỵ nạn cộng sản Việt Nam ở New Zealand, cô từng là một nhà thiết kế thời trang trước khi trở thành một nhà làm phim đạt khá nhiều thành công.

Phim “Eat your cake. I am a Vietnamese Refugee” kể lại câu chuyện có thật về cuộc đời của Mitchell Phạm, một người New Zealand gốc Việt. Thời còn là một cậu bé, Mitchell đã từng nếm mùi tù khi bị giam cầm cùng với gia đình sau một chuyến vượt biên thất bại. [xem tiếp]

Một Hà Nội Một Paris

20/04/2014 Trần Thanh Vân (Bauxite Việt Nam) - Những ngày vừa qua, lang thang trên các trang mạng, đọc thấy mấy bài viết của những tác giả khác nhau, nói về những đề tài rất không giống nhau, nhưng với tôi, một độc giả vốn mang bệnh nghề nghiệp, tôi tưởng như các tác giả đang nhắc tôi nhớ tới trách nhiệm của tôi, phải khâu nối các nội dung trên lại, để đưa ra một câu hỏi: “Phải chăng đã đến lúc phải có một cuộc cách mạng trong tư duy khoa học, dẫn tới một cuộc cách mạng kinh tế, rồi một cuộc cách mạng văn hóa và rồi, có lẽ sẽ đến lúc, một cuộc cách mạng về chính trị – về thể chế – tự nó sẽ phải xảy ra?”  

Đọc Hanoi Haussmann của tác giả Gia Gia trên Quê Choa của Bọ Lập, tôi có cảm giác buồn thắt ruột khi thấy sai lầm nối tiếp sai lầm xảy ra xung quanh tôi và đang từng ngày từng giờ gặm nhấm, phá nát thành phố Thủ đô của tôi. [xem tiếp]

Nhập cảng vợ

19/04/2014 Khue Pham (Die Zeit), Mỹ Nga lược dịch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vấn nạn „thiếu trẻ con“ vẫn là một đề tài nóng bỏng làm bận tâm hai quốc gia Đức và Nam Hàn không ít. Nhưng thay vì chọn con đường „dài hạn“ bằng cách đầu tư vào những biện pháp cụ thể để khuyến khích việc sinh đẻ như cấp thêm tiền phụ cấp cho cha mẹ có con nhỏ hay mở thêm các vườn trẻ để bảo đảm trẻ em nào cũng được nhận vào nhà trẻ như chính phủ Đức đang ráo riết thực hiện, thì Nam Hàn trái lại, họ chọn con đường „ngắn hạn“, bằng cách „nhập cảng“ các cô gái trẻ từ Việt Nam đem vào nước, như câu chuyện của cô bé Mai sau đây.

Không bao giờ Mai nghĩ đến việc chọn một người chồng có nhiều điểm tương đồng với mình. Mẫu người chồng lý tưởng của cô không có những đồng cảm hay một hấp dẫn đặc biệt gì với cô, anh ta chỉ đơn thuần là một người ngoại quốc, có tiền, anh ta sẽ cứu vớt cô ra khỏi cuộc sống nghèo nàn hiện nay. Mang tâm trạng đó, năm 2013, Mai đã đứng xếp hàng dài chung với hàng trăm các cô gái khác ở một ngoại ô nào đó của thành phố Hải Phòng để chờ tới phiên mình được kêu vào „casting“, để được phỏng vấn và được chọn …. [xem tiếp] - [deutsch]

Tiểu thuyết "Gửi người yêu và tin" của Nguyễn Thị Từ Huy

05/04/2014 Mặc Lâm (RFA, Bangkok) - Tiểu thuyết Gửi người yêu và tin của Nguyễn Thị Từ Huy vừa được nhà xuất bản Người Việt phát hành tại hải ngoại với lời giới thiệu đầy trân trọng của ba ngòi viết uy tín là Hoàng Ngọc Tuấn, Đỗ Quý Toàn và Phan Huy Đường.

Nhà thơ Đỗ Quý Toàn viết rằng Nguyễn Thị Từ Huy kể chuyện một nhân vật hư cấu để mượn cớ viết bản cáo trạng lối sống giả dối bao trùm trên xã hội hiện tại. Không cần nói ra, ai cũng biết, tác giả muốn mọi người thức tỉnh, từ chối cách sống đó.

Nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Tuấn thì viết: Từ Huy đã viết cuốn tiểu thuyết Gửi người yêu và tin với một ngòi bút tỉnh táo và sắc bén của một nhà phân tích tâm lý và một nhà phê phán xã hội và, dưới ngòi bút ấy, nhân vật chính trong tác phẩm - một nhân vật hư cấu nhưng đích thực là điển hình của loại người đang làm mục ruỗng xã hội và đạo đức ở Việt Nam hiện nay -  tự phơi bày bản chất qua nhiều chặng biến đổi khác nhau từ trang sách đầu tiên cho đến trang sách cuối cùng.  [xem tiếp]

Người Việt tại Đức được vinh danh qua các hoạt động thiện nguyện xã hội

28/01/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong năm 2013 vừa qua tại Đức có 4 người Việt được vinh danh qua các hoạt động thiện nguyện nhiều năm, góp phần thực hiện các dự án „hội nhập“ (Integration), có thành tích đóng góp cho xã hội qua việc sống chung hài hòa trong cộng đồng Việt-Đức.

Ngày 01/10/2013, bà Thúy Nonnemann (Berlin), được Thị trưởng Bá Linh Klaus Wowereit trao tặng huân chương „công trạng“ của thủ đô Berlin. Ngày 07/11/2013, ông Nguyễn Văn Rị (Mönchengladbach) được bà Bộ trưởng Sylvia Löhrmann, thay mặt bà Thủ hiến Hannelore Kraft trao tặng huân chương „công trạng“ của tiểu bang Nordrhein-Westfalen.

  *  Ngày 2.12.2013, Tại Hannover, ông Lâm Đăng Châu, đến Đức du học năm 1968, đã được Thị trưởng Hannover Stefan Schostok trao giải „Hội nhập“ trong lãnh vực „sống chung, trao đổi văn hóa, tôn giáo“ ngày 02/12/2013 (hình 1). Đây là lần thứ 3 ông Châu được vinh danh, 2 lần trước là ngày 01/10/2012, ông được ông Hauke Jagau Chủ tịch vùng Hannover (Regionspräsident) vinh danh các hoạt động thiện nguyện và ngày 11/09/2013, ông nhận giải „hội nhập“ do bà Chủ tịch Christine Kastning, trưởng khối Dân chủ Xã hội trong Hội đồng thành phố Hannover trao tặng tại Tòa Thị sảnh Hannover.

  * Cũng trong tháng cuối cùng của năm 2013, ngày 04/12/2013, ông Trần Huê (Göppingen), đến Đức du học năm 1967, đã được Thị trưởng Göppingen Guido Till trao „huân chương công dân“ của thành phố Göppingen (hình 2) cho các hoạt động thiện nguyện xã hội.

  * Hôm 21/01/2014 vừa qua, thành phố Mönchengladbach thuộc tiểu bang Nordrhein-Westfalen đã trao tặng giải hội nhập (Integrationspreis), trong số 12 người được đề cử có hai người Việt Nam là ông Nguyễn Văn Rị, thuyền nhân đến Đức tị nạn năm 1982, chủ tịch Hội Người Việt Tị Nạn tại Mönchengladbach và ông Thanh Kremer Ngô, thuyền nhân đến Đức tị nạn năm 1983, phó chủ tịch Hội Người Việt Tị Nạn tại Mönchengladbach, lần này, giải về tay ông Muhittin Usta, gốc Thổ Nhĩ Kỳ, 47 tuổi, chủ công ty nhôm thép  ASG Aluminium und Stahl GmbH.

Xã hội Đức dần dần phải công nhận những thành quả của người ngoại quốc sống trên nước Đức, về những hoạt động hữu ích của các hội đoàn người di dân (Migrantenselbstorganisationen – MSO), góp phần vào cuộc sống chung hài hòa và phát triển nước Đức.

Bốn người Việt nêu trên đã mang vinh dự cho người Việt chúng ta, tạo tiếng tốt cho cộng đồng Việt tại Đức.

Hình 1

Hình 2

Suy nghĩ về chuyện Hội Nhập tại Xã Hội Âu Mỹ

25/01/2014  Đoàn Thanh Liêm (Đàn Chim Việt) - Theo một tài liệu phổ biến năm 2010 của Cộng Đồng Liên Bang Úc châu, thì hiện có đến 4.5 triệu người Việt sống ở hải ngọai. Con số này lớn hơn con số thường được phổ biến từ trước là chỉ có khỏang trên 3.5 triệu người. Đọc kỹ lại, ta thấy trong tài liệu từ Úc châu thì có ghi rõ : Số người Việt sinh sống tại nước láng giềng Cambodia đã lên tới 900, 000 người rồi. Tài liệu này cũng ghi con số người Việt sinh sống ở Đài Loan, Đại Hàn và mấy nước Á châu khác nữa. Như vậy, tổng số người Việt sinh sống riêng ớ Á châu đã có thể lên đến gần 1,5 triệu người rồi. Kết cục là con số người Việt hiện sinh sống tại các quốc gia thuôc Âu châu, Mỹ châu và Úc châu cũng chỉ vào khỏang trên 3 triệu người. Trong đó riêng ở nước Mỹ và Canada, hiện có đến 2 triệu người gốc Việt.

Bài viết này nhằm ghi nhận một ít suy nghĩ về vấn đề Hội nhập của người Việt chúng ta tại xã hội Âu Mỹ – tức là tại các quốc gia thuộc Âu châu (cả Tây Âu và Đông Âu), Mỹ châu và Úc châu. [xem tiếp]

'Hoạ mi xứ Huế' Hà Thanh qua đời ở tuổi 77 02/01/2014 (Người Việt) - BOSTON, Massachusetts - Ca sĩ Hà Thanh, từng được mệnh danh là “họa mi xứ Huế,” vừa qua đời ngày 1 Tháng Giêng tại Boston, Massachusetts, ca sĩ Hoàng Oanh, một trong những người bạn thân thiết và lâu năm của người quá cố, xác nhận với nhật báo Người Việt.

Ca sĩ Hoàng Oanh cho biết thêm: “Tôi với chị Hà Thanh là bạn nghệ sĩ thân tình, thường thăm hỏi lẫn nhau. Hôm Tết Tây, tôi gọi điện thoại sang Boston để hỏi thăm và chúc năm mới chị thì mới được gia đình cho hay chị mất vào lúc 7 giờ 27 phút tối.”

Ca sĩ Hoàng Oanh cho biết có nhiều kỷ niệm với cố ca sĩ Hà Thanh, nhưng nhớ nhất là chuyến đi lưu diễn ở Pháp năm 1969.

... Theo Wikipedia.org, ca sĩ Hà Thanh tên thật là Trần Thị Lục Hà, Pháp Danh Tâm Từ, sinh ngày 25 Tháng Bảy, 1937 tại Liễu Cốc Hạ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Bà là con thứ tư trong một gia đình gia giáo có 10 anh chị em mà không một người nào đi theo con đường văn nghệ, ngoài một người anh tỏ ra khuyến khích bà khi nhận thấy cô em mình có biệt tài ca hát. [xem thêm]

Ảnh bên (Huy Phương/Người Việt): ca sĩ Hà Thanh ở Washington, D.C., năm 1996.