Chính trị - Dân chủ (2015/6)

Tiếng Việt‎ >   Chính trị - Dân chủ >

 

Chính trị - Dân chủ (2015/6)

* Chính trị - Dân chủ: các trang sau & trước

 

Việt Nam ngăn thông tin ‘bôi nhọ’ đảng trước Đại hội 12

31/12/2015 Trà Mi (VOA) - Việt Nam sẽ có biện pháp mạnh mẽ hơn xử lý các trang tin ‘xấu độc’ bôi nhọ lãnh đạo đảng, nhà nước trước thềm Đại hội đảng vào tháng giêng tới đây.

Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn hôm nay tuyên bố đã chỉ đạo các ban ngành hữu quan đấu tranh chống lại thông tin ‘xuyên tạc’ nói xấu chính sách và quan điểm của nhà nước.

Khuyến cáo được đưa ra trong lúc xuất hiện ngày càng nhiều các trang mạng rò rỉ tin tức nội bộ đảng, phản ánh những tiêu cực-tham nhũng của các thành viên trong bộ máy lãnh đạo Việt Nam giữa bối cảnh leo thang đấu đá phe nhóm vì lợi ích và quyền lực. [đọc tiếp]

Trung Quốc lại đưa giàn khoan HD 981 đến Biển Đông

30/12/2015 Thanh Phương (RFI) - Báo chí Việt Nam ngày 29/12/2015 loan tin là Cục Hải sự Trung Quốc vừa thông báo là giàn khoan Hải Dương 981 sẽ khoan thăm dò tại một khu vực ở Biển Đông từ ngày 28/12/2015 đến ngày 10/02/2016.

Trả lời trang mạng Zing.vn, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển của Việt Nam cho biết, theo như thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc ngày 28/12, hiện giàn khoan Hải Dương 981 đang ở vị trí ngang vùng biển Quảng Bình của Việt Nam, cách đường trung tuyến (ranh giới phân định trên vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc) 70 hải lý về phía Đông.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Cảnh sát biển của Việt Nam “sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ“ các hoạt động của giàn khoan này ở Biển Đông. Về phía chính phủ Việt Nam, hiện chưa có phản ứng chính thức gì về hoạt động mới này của giàn khoan Hải Dương 981. [đọc tiếp]

Lãnh đạo VN lo 'phản động, khủng bố’

29/12/2015 (BBC) - Vài tuần trước khai mạc Đại hội Đảng 12, một số quan chức Việt Nam lên tiếng về nguy cơ ‘phản động và đối lập’. Hôm 29/12, một website thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ dẫn lời Đại tướng Trần Đại Quang nói “Không để hình thành các tổ chức phản động, đối lập cũng như không để xảy ra các tình trạng bị động bất ngờ trong nội địa”.

Báo VietnamNet hôm 28/12 tường thuật nhận định của Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Trương Minh Tuấn tại Hội nghị Phổ biến, Quán triệt và Tập huấn công tác Phòng chống khủng bố:

“Khủng bố đang triệt để lợi dụng sự ưu việt, hiệu quả của phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để đẩy mạnh tuyên truyền, xuyên tạc, kích động quần chúng”. [đọc tiếp]

TQ 'giận dữ' vì sinh viên Philippines ra đảo

28/12/2015 (BBC) - Trung Quốc đã bày tỏ sự giận dữ khi những người biểu tình Philippines bay ra hòn đảo Pagasa do Philippines kiểm soát trên vùng biển tranh chấp với Trung Quốc.

Trong ngày thứ Hai 28/12, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lu Kang nói: "Một lần nữa chúng tôi cảnh báo Philippines rút khỏi... hòn đảo đã bị chiếm phi pháp"

Khoảng 50 người Philippines, hầu hết là sinh viên, ra đảo Pagasa tại Trường Sa vào hôm thứ Bảy 26/12.

Những người này nói rằng họ muốn thu hút dư luận tới thực trạng Trung Quốc lấn chiếm tại một khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines. [đọc tiếp]

Đại hội 12 sắp tới của Đảng Cộng Sản có gì đặc biệt?

28/12/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - phỏng vấn ông Nguyễn Gia Kiểng - Còn không đầy một tháng nữa, Đại hội 12 của ĐCSVN sẽ chính thức khai mạc vào ngày 21/01/2016. Đây là Đại hội khó khăn nhất trong lịch sử của Đảng Cộng Sản vì họ không còn đồng thuận trên một lý tưởng chung và chia rẽ nội bộ đã đạt tới cực điểm. Dự thảo báo cáo chính trị đã chỉ hoàn tất cuối tháng 9 và cũng không chứa đựng một dự án chính trị nào dù đúng hay sai. Cố gắng duy nhất của Đảng Cộng Sản chỉ là giải quyết những xung đột tranh giành quyền lợi.

Từ Paris, ông Nguyễn Gia Kiểng, thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã có cuộc trao đổi sau đây với nhà báo Trần Quang Thành. [nghe và đọc văn bản phỏng vấn]

Sinonization of Vietnam

28/12/2015 Nguyễn Văn Tuấn (Bauxite Việt Nam) - Chắc các bạn không tìm ra nghĩa của chữ trên đâu, vì tôi mới nghĩ ra ngày hôm qua. Tối qua, nhân dịp đi thăm nhà của một anh bạn, rồi trên đường về khách sạn, thấy những trang trí đèn néon trên con đường dẫn vào Dinh Thống Nhất, tôi thấy hình như có một sự "Tàu hoá" Việt Nam đang diễn ra, và tôi gọi đó là "sinonization".

Thật vậy, nếu có dịp ghé qua Bắc Kinh hay một thành phố lớn của China vào dịp gần cuối năm, các bạn sẽ thấy các con đường chính được trang trí rất màu mè và dùng nhiều đèn. Họ dùng đèn néon để kết thành từng cụm theo hình dạng bông hoa. Đi trên những con đường như thế làm cho người ta có cảm giác nhộn nhịp, rộn ràng, và phố thị. (Nhưng khi ánh đèn tắt thì con đường quay về cái trạng thái bẩn thỉu của nó.) Người dễ tính thì thấy hay hay, vui mắt, và có dịp chụp hình. Người nghiêm khắc thì xem đó là một kiểu phô trương mang tính phường tuồng, một kiểu phí tiền thuế của dân.

Ấy thế mà tôi lại thấy những hoa văn đèn đó ngay tại đất nước này! Những con đường chính ở Sài Gòn được trang trí gần như y chang hoa văn của Tàu. Rất có thể người trang trí mua đèn hoa văn của Tàu và treo trên đường phố, chứ họ không sản xuất ra hay sáng tạo ra mô hình cho Việt Nam. [đọc tiếp]

 

Vấn đề trước tiên vẫn là làm sao thoát khỏi gông cùm của Đảng Cộng sản Việt Nam

26/12/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hội nghị Trung Ương 13 kéo dài 8 ngày từ 14/12 đến 21/12/2015, có thể nói là dài hơn thường lệ để giải quyết vấn đề nhân sự cấp cao. Nổi bật nhất là sự tương tranh bất phân thắng bại giữa phe nhóm trong Đảng để quyết định ai trong tứ trụ, nhất là chức vụ tổng bí thư.

Hội nghị TU13 đã thông qua các văn kiện đại hội, các văn kiện này vẫn theo đường mòn cũ, không có gì gọi là đột phá, vẫn là "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", chỉ nhấn mạnh "chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần", vẫn "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" tức đảng vẫn đứng trên luật pháp và sử dụng luật pháp như một công cụ, vẫn báo động "tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, 'tự diễn biến', 'tự chuyển hoá' trong nội bộ".

Cuộc đấu đá phản ảnh nhiều khía cạnh của đất nước, từ tranh chấp quyền lực nội bộ cho đến vấn đề ý thức hệ, từ ngoại giao quốc phòng nên nghiêng về phương Tây hay nghiêng về Trung Quốc cho đến có nên cởi mở chính trị hay không, từ ưu tiên bảo vệ đảng hay ưu tiên bảo vệ đất nước cho đến duy trì nguyên trạng hay tốc độ thay đổi ra sao. Sự chiến thắng của một bên sẽ định hướng Việt Nam trước ngã ba đường.

Từ Nam Cali (Hoa Kỳ), Tiến sĩ Lê Minh Nguyên khẳng định để đi vào đại lộ của dân tộc thì trước tiên vẫn là làm sao thoát khỏi gông cùm của đảng cộng sản Việt Nam. Nội dung cuộc phỏng bấn do phóng viên Trần Quang Thành thực hiện – Mời quí vị cùng nghe

 

Vận động trả tự do cho

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài,

xin hãy ký tên ủng hộ

Kiến Nghị Thư gửi

Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Cao Ủy Liên Hiệp Âu châu về Đối Ngoại, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền

của chị Vũ Minh Khánh, vợ LS Đài

Petitioning US Secretary of State John Kerry and 2 others

Free human rights lawyer

Nguyen Van Dai

Vu Minh Khanh Hanoi, Vietnam [Kiến Nghị Thư]

Xin hãy hỗ trợ

Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa trong chiến dịch "Hãy cứu lấy tự do tín ngưỡng" tại Việt Nam

Hội thảo

“Lage der Religions- und Meinungsfreiheit

in Vietnam”

Tình trạng tự do tôn giáo và ý kiến

tại Việt Nam

với Mục sư Kai Feller

Chủ Nhật 15/11/2015

Mục sư Kai Feller đã thăm viếng Việt Nam, tiếp xúc với những người bất đồng chính kiến, với đại diện của nhiều tôn giáo và dân tộc thiểu số, những người dân ở cao nguyên miền bắc bị nhà nước ép bỏ đức tin ...  [đọc tiếp]

Biểu tình

chống Trương Tấn Sang

Đồng bào phát động chiến dịch chống Trương Tấn Sang đến Đức

Liên Hội NVTN tại CHLB Đức và Hội NVTN tại Frankfurt sẽ tổ chức hai cuộc biểu tình theo ngày giờ và địa điểm sau đây:

1. Cuộc biểu tình tại Berlin sẽ do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức tổ chức ngày thứ tư 25.11.2015

2. Cuộc biểu tình tại Frankfurt sẽ do Hội NVTN tại Frankfurt và VPC tổ chức:

Ngày thứ năm 26.11.2015 từ 13:00g đến 18:00g

tại Ballsaal của Hotel Steigenberger Frankfurter Hof Am Kaiserplatz, 60311 Frankfurt am Main.

* * *

Kết thúc hội nghị 13, vấn đề nhân sự vẫn còn gay cấn

23/12/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hội nghị trung ương 13, khóa 11 Đảng Cộng Sản Việt Nam sau hơn 8 ngày làm việc đã kết thúc hôm 21/12/2015. Tuy nhiên vấn đề nhân sự cấp cao đặc biệt về tứ trụ phải chờ đến kỳ họp 14 mới có thể có câu trả lời.

Từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã đưa ra một vài nhận xét về diễn tiến hội nghị 13 qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành. Về vấn đề chọn lãnh đạo tài đức, ông Nguyễn Khắc Mai nói: "nỗi nhục của dân tộc này là đã phải chấp nhận những người đứng đầu rất hèn hạ, văn hóa rất thấp, nhân cách rất thấp, ai cũng thấy". Mời quí vị cùng [nghe và đọc văn bản phỏng vấn]

Hành xử kém văn hóa trong quan hệ quốc tế vì chà đạp nhân quyền

22/12/2015 TK Tran (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Những mối giao tiếp giữa những cá nhân trong xã hội có nhiều mức độ: thân quen hay xa lạ , nhiều phẩm chất: trang trọng hay vô lễ, lịch thiệp hay lùi xùi. Trên phương diện quốc tế, các quốc gia cũng giao tiếp với nhau với nhiều phẩm chất và mức độ khác nhau, được định nghĩa, bày tỏ bằng một số cử chỉ, lễ nghi nhất định có tính biểu trưng. Mối quan hệ có tốt đẹp hay không đều ảnh hưởng tới cuộc tiếp đón; Một cuộc tiếp đón bất xứng cũng gây tác động xấu lên quan hệ đôi bên.

Từ ngày 24.11 đến 26.11.2015 chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có một chuyến viếng thăm nước Đức trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập quan hệ ngoại giao Đức-Việt Nam. Nhà nước Đức dành cho ông một cuộc tiếp đón lịch sự như những quốc khách khác: Máy bay của ông khi vào không phận nước Đức được 2 phi cơ phản lực của không quân Đức bay lên hộ tống. Tiếp đó là 21 phát đạn đại bác bắn chào mừng trong lễ đón. Ông Sang được hội kiến với tổng thống J. Gauck, nữ thủ tướng A. Merkel, bộ trưởng ngoại giao F. W. Steinmeier...

Công luận Đức không lưu tâm tới sự có mặt của ông ở Berlin. Không tờ báo tên tuổi nào, không đài truyền hình phát thanh lớn nào đề cập tới chuyến đi này, mặc dù nhà nước Việt Nam đã thuê hãng truyền thông nhà nghề viết thông tin báo chí.

Chỉ 3 tuần sau khi chủ tịch nước Trương Tấn Sang được nhà nước Đức đón tiếp, thì một phái đoàn Liên Minh Âu Châu (EU) đến Hà Nội để tham dự vòng đàm phán thứ năm của tăng cường đối thoại thường niên về nhân quyền trong tinh thần của Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU-Việt Nam (PCA). Chương trình của phái đoàn Liên Minh Âu Châu là mời luật sư Nguyễn văn Đài cùng một số nhà hoạt động dân chủ nhân quyền đến tiếp xúc làm việc. Khách mời của EU, luật sư Đài chưa kịp tới họp thì đã bị Công An tới nhà bắt tống giam sáng sớm ngày 16.12.2015.

Đối với người dân trong nước, nhà nước đã quen thói dùng bạo lực, dùng cả côn đồ xã hội đen với những phương pháp đê tiện đàn áp người chống đối. Có vẻ như cách xử sự kém văn hóa này đã lan ra tới lãnh vưc ngoại giao. Việc bắt luật sư Đài ngay khi phái đoàn nhân quyền EU còn ở Hà Nội, có thể xem như là một hành vi côn đồ đối với giới ngoại giao. [đọc tiếp]

Có thể theo gương Myanmar

15/12/2015 Ngô Nhân Dụng (Người Việt) - Trong ba năm qua, mọi người hồi hộp chờ đợi xem dân tộc Myanmar (Miến Ðiện) có thực hiện được tiến trình dân chủ hóa hay không; nhiều người vẫn nghi ngờ, lo ngại. Cuộc bỏ phiếu ngày 8 tháng 11, 2015 khiến cả thế giới nức lòng: Bỏ phiếu thực sự tự do và trong sạch. Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ (NLD) thắng lớn mà phe quân phiệt chấp nhận thua, sau khi đã thống trị nước Myanmar hơn nửa thế kỷ. Giới quân phiệt Myanmar và Ðảng Ðoàn Kết Phát Triển (USDP) chứng tỏ họ thực sự yêu nước và đủ thông minh, hiểu biết.

Những nhà trí thức ký bức thư ngày 9 tháng 12 gửi cho Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam có thể đã chịu ảnh hưởng của cuộc bầu cử dân chủ hóa xứ Myanmar tháng trước. Họ nhắc tới tấm gương Myanmar trong phần chót, viết, “bài học chuyển đổi thể chế độc tài sang dân chủ một cách hòa bình ở nhiều nước, đặc biệt là ở Myanmar mới đây,...”

Gửi thư xin đảng Cộng Sản thay đổi toàn diện là một hành động quá lạc quan. Ðã hàng trăm lần nhiều người từng làm như thế rồi, trong đó có những người đang trong Bộ Chính Trị; tất cả đã thất bại. Vì vậy bức thư tâm huyết do 127 người ký tên sẽ không thể giúp đảng Cộng Sản thay đổi. [đọc tiếp]

Trước thực tế đó, quý vị đảng viên ký tên phải tính trước những bước sẽ làm sau kỳ đại hội 12 sắp tới.

Biển Đông : Trung Quốc đã mặc nhiên lập vùng phòng không ?

15/12/2015 Trọng Nghĩa (RFI) - Phải chăng Trung Quốc đã mặc nhiên thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông ? Đây là câu hỏi đang được các nhà quan sát đặt ra sau lời tố cáo rõ ràng của một nhà báo Anh trong một phóng sự vừa được đài BBC công bố hôm qua, 14/12/2015. Nhà báo này đã dùng phi cơ dân sự bay vào vùng không phận bên trên một số đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng tại quần đảo Trường Sa, và đã bị quân đội Trung Quốc đe dọa và cảnh cáo.

Trong bài phóng sự mang tựa " Bay trên các đảo mới của Bắc Kinh tại Biển Đông ", ký giả Rupert Wingfield-Hayes đã kể lại hành trình mà anh vừa thực hiện trên một chiếc thủy phi cơ cỡ nhỏ Cessna 206, đi từ đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát, qua những vùng gần các thực thể địa lý như Đá Ga Ven, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn, đều là những đảo nhân tạo vừa được Trung Quốc bồi đắp. [đọc tiếp]

Trường Sa: TQ dọa phi cơ chở nhà báo BBC

15/12/2015 Rupert Wingfield-Hayes (BBC) - Năm ngoái phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes dùng thuyền cá để tới khu vực có tranh chấp ở Biển Đông và trở thành nhà báo đầu tiên quan sát cận cảnh Trung Quốc đang xây dựng các hòn đảo mới trên các bãi đá ngầm ra sao. Cách đây vài ngày, ông đã trở lại khu vực này bằng chiếc phi cơ nhỏ và làm Hải quân Trung Quốc tức giận và có phản ứng đe dọa.

Các bãi đá ngầm, rạn san hô và cồn cát nằm rải rác được gọi là Spratlys (Việt Nam gọi là Trường Sa) là một nơi rất khó tới. Một số do Việt Nam kiểm soát, một số khác do Philippines và Đài Loan, và tất nhiên có những nơi do Trung Quốc nắm. [đọc tiếp]

Kêu gọi lãnh đạo 'đổi tên đảng, tên nước'

13/12/2015 (BBC) - Trong một động thái được cho là 'vô tiền khoáng hậu', hơn một trăm nhân sỹ, trí thức, cựu lãnh đạo trung cao cấp và các nhà hoạt động xã hội hàng đầu ở Việt Nam đã gửi thư ngỏ tới Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu đổi tên đảng, đổi tên nước, từ bỏ chủ thuyết Mác - Lênin và thay đổi triệt để vì 'tương lai dân tộc'.

Bức thư ngỏ đề ngày 09/12/2015 gửi Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW Đảng CSVN khóa XI, các đại biểu dự Đại hội 12 và toàn thể đảng viên của Đảng, được ít nhất 127 người ký tên, trong đó có các nhân vật như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Chu Hảo, Đại sứ Nguyễn Trung, Giáo sư Tương Lai, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, ông Nguyễn Mạnh Can, nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương Đảng, bác sỹ Huỳnh Tấn Mẫm v.v..., kêu gọi:  [đọc tiếp]

Việt Nam trước thách thức cải cách toàn diện

04/12/2015 Nam Nguyên (RFA) - Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra nhận định là Việt Nam cần phải cải cách toàn diện và quyết liệt khi thực hiện những cam kết của Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP. Đây là những khuyến cáo rõ rệt nhất từ trước tới nay, được các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đưa vào bản báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam công bố ngày 2/12/2015 tại Hà Nội.

Thời báo kinh tế Sài Gòn Online nằm trong số ít, nếu không nói là báo mạng duy nhất, đề cập tới những vấn đề nhạy cảm mà Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh trong bản báo cáo. Với tính cách một định chế quốc tế tầm cỡ, Ngân hàng Thế giới sử dụng ngôn từ chuẩn mực khi nói rằng việc thực thi các cam kết với TPP mà Việt Nam là thành viên, sẽ ảnh hưởng tới vấn đề quản lý doanh nghiệp nhà nước, tăng cường minh bạch cho các chương trình mua sắm của nhà nước, nâng cao chất lượng thực thi luật pháp, chính sách cạnh tranh, tiêu chuẩn lao động và môi trường, an toàn thực phẩm, tự do hóa thương mại và dịch vụ, kể cả dịch vụ tài chính và viễn thông. [đọc tiếp]

Đối diện con quái vật

02/12/2015 Tuấn Khanh (Tuấn Khanh's Blog) - Thái độ công dân đối với quốc gia mình, phản ánh rất nhiều điều để nghĩ. Nó có thể người người hân hoan vỗ tay cười, và có thể khiến từng cá nhân gục mặt khóc âm thầm.

Tổ quốc là cái gì đó rất mơ hồ, không cụ thể. Nhưng đứng trước những hình ảnh nơi sinh sống của mình đang lâm nguy, những người chung tiếng nói, quốc tịch của mình bị giết, bị đe doạ, ý thức về tổ quốc bừng dậy như một bản năng cao quý.

Đã từ nhiều năm nay, các bản tin về tàu Trung Quốc tấn công ngư dân Việt mỗi lúc càng nhiều, càng hung hãn. Tàu “bạn hữu nghị” từ phương Bắc tràn xuống, cướp, giết, bắt cóc… kể cả bao vây đường biển của Việt Nam – nói chính xác là một cuộc xâm lăng trong thời đại mới. Thanh niên Việt trong đời sống xã hội chủ nghĩa đã làm gì?

Dân tộc Việt Nam hôm nay mới đáng thương làm sao, đi biển mà yếu ớt như trẻ nhỏ. Ai cũng có thể bắt nạt. Người Việt Nam như đang được các chính sách đối ngoại của chế độ tập quen dần thói quen ích kỷ, sợ mình bị mất mát, nhưng lại im lặng và chọn lựa thay thế bằng mất mát của những ngư dân nghèo khó. Nó giống như những câu chuyện cổ tích về các ngôi làng xưa phải hiến tế ai đó cho con quái vật để được yên. [đọc tiếp]

Sự xuất hiện các bài viết dự báo diễn biến tích cực của tương lai

02/12/2015 Trần Quí Cao (Bauxite Việt Nam) - Tôi có ấn tượng tích cực về các bài báo của Danh Đức trên tờ Tuổi Trẻ. Những bài báo mang trên từng dòng viết hơi thở nhiệt thành của tác giả phù hợp với mong ước của đa số dân chúng.

Hôm nay tôi xin viết về ý nghĩa của sự xuất hiện các bài báo này trong thời gian gần đây. Những ý nghĩa, dù có liên quan tới, vẫn nằm bên ngoài nội dung các bài báo đó.

Trong khi bài “Ngôn từ hai mặt” chỉ đề cập tới mối bang giao bất bình đẳng và không tin cậy với Trung Quốc, thì bài ““Của để dành” của Tổng thống Thein Sein” đề cập tới phạm vi rộng hơn và căn bản hơn nhiều: các bế tắc của chính thể độc tài, toàn trị, lệ thuộc Trung Cộng và phương cách cùng bài học mẫu để thoát khỏi các bế tắc đó là dựa vào sức dân dứt khoát xây dựng nền dân chủ thực sự cho tổ quốc.

Tôi đã nghe những nghi ngờ rằng các bài báo như trên là mị dân, lừa gạt như đã thấy nhiều lần trong quá khứ. Trong khi đồng ý với các quan sát đó trong quá khứ, tôi lại không có cùng nhận định về hiện tại. Hoàn cảnh chính trị thế giới, khu vực và đất nước đã khác trước nhiều. [đọc tiếp]

Giới trẻ Philippines phát động sáng kiến ‘ra đảo biểu tình’ ở Biển Đông

01/12/2015 (VOA) - Một nhóm tình nguyện viên trẻ Philippines có sáng kiến tổ chức biểu tình tại nhóm đảo Kalayaan (thuộc quần đảo Trường Sa) mà Philippines tuyên bố chủ quyền vào ngày thứ Ba (1/12), bất chấp sự phản đối của các giới chức quân sự và quốc phòng nước này.

Nhóm Kalayaan Atin Ito bắt đầu hành trình trên biển của họ trễ một ngày so với dự kiến vì một số thành viên của nhóm từ khu vực Visayas đến trễ do thời tiết xấu.

Kế hoạch ban đầu của nhóm là ra đảo biểu tình trong 1 tháng (từ 30/11 – 30/12). [đọc tiếp]

Phóng viên Hoài Nam bị cho thôi việc

01/12/2015 (BBC) - Theo quyết định của Tổng biên tập báo Thanh Niên, hợp đồng lao động với phóng viên Nguyễn Hoài Nam chính thức chấm dứt ngày 30/11.

Ông Nam đăng trên mạng Facebook quyết định ngày 7/10 do Tổng biên tập Nguyễn Quang Thông ký, trong đó nói hợp đồng lao động của ông bị chấm dứt vì ông 'không hoàn thành định mức công việc" và vì "nhu cầu công tác của cơ quan".

Hôm 20/10, phóng viên Hoài Nam, người đã làm nhiều phóng sự điều tra gây tiếng vang, lên mạng xã hội cáo buộc "tòa soạn trù dập cá nhân bằng luật rừng, bị thế lực bên ngoài tác động ngưng đăng các bài chống tham nhũng, gác bài rồi dùng định mức bài phạt tiền phóng viên..."

Trong các status trên trang cá nhân, ông Nam dẫn đầy đủ những văn bản, băng ghi âm liên quan đến vụ việc. [đọc tiếp]

Biển Hoa Đông: Không quân Trung Quốc thị uy, phi cơ Nhật nghênh chiến

28/11/2015 Thụy My (RFI) - Nhật Bản hôm 27/11/2015 đã cho các phi cơ tiêm kích cất cánh khẩn cấp sau khi một phi đội gồm 11 chiến đấu cơ Trung Quốc bay sát các đảo trên Biển Hoa Đông, mà Bắc Kinh nói là "diễn tập".

Các máy bay chiến đấu của Trung Quốc, gồm tám oanh tạc cơ và ba phi cơ trinh sát, hôm qua đã lướt gần Miyako và Okinawa tuy chưa xâm phạm không phận Nhật Bản. Theo Bộ Quốc phòng Nhật, một số chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay vào giữa hai hòn đảo này, số khác bay sát các đảo kế cận. [đọc tiếp]

Bản lên tiếng của các tổ chức xã hội chính trị VN về vụ án và phiên tòa xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn ngày 24-11-2015 tại Thạnh Hóa, Long An

28/11/2015 - (Bauxite Việt Nam) - Dư luận quốc dân và quốc tế chưa hết phẫn nộ về phiên sơ thẩm bất công và man rợ tại tòa án huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An kết án 12 dân oan vào các tội “chống người thi hành công vụ” và “cố ý gây thương tích” hôm 15-16/09/2015 với mức tổng án 26 năm rưỡi tù giam và 7 năm rưỡi tù treo, thì ngày 24-11-2015, tòa án cộng sản tại huyện này lại kết án Em Nguyễn Mai Trung Tuấn (sinh ngày 30-3-2000) 4 năm 6 tháng tù vì tội “cố ý gây thương tích” và phải bồi thường cho “bị hại” 42,600,000 VND.

Trước vụ án và phiên tòa này, các tổ chức xã hội và chính trị ký tên dưới đây đồng thanh tuyên bố

1- Đây là sự kéo dài một vụ án hết sức bất công dành cho các thành viên của hai gia đình đã từng đứng lên phản đối việc chính quyền huyện Thạnh Hóa đền bù rẻ mạt cho tài sản của họ (300.000 VNĐ/mét vuông trong khi giá thị trường là 22.000.000 VNĐ), khiến họ chẳng còn có thể kiếm lại chỗ trú thân sinh sống. Hành xử bất công và phi pháp này của nhà cầm quyền CSVN đã vi phạm quyền có nhà ở của công dân theo Khoản 1, Điều 17, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cũng như Khoản 1, Điều 11, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội. [đọc tiếp]

Tổng thống Đức nêu vấn đề nhân quyền và tự do ngôn luận trong cuộc tiếp kiến chủ tịch nước CHXHCNVN Trương Tấn Sang

Gặp gỡ, mạn đàm với

TS Nguyễn Quang A

nhà nghiên cứu và hoạt động

trong phong trào đấu tranh dân chủ,

thành viên của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

Thứ Bảy 01/08/2015, 16 giờ

  Alte Schule, Schulstraße 19

72654 Neckartenzlingen

Hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

13/06/2015

Dựa theo Chỉ số bách hại tôn giáo trên thế giới (Weltverfolgungsindex 2015), Việt Nam cộng sản  bị liệt kê vào danh sách các quốc gia bách hại tôn giáo trầm trọng nhất. Nhằm thông tin về tình trạng đàn áp những người có tín ngưỡng, đặc biệt tín hữu Thiên Chúa Giáo, Diễn Đàn Việt Nam 21 sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt hội thảo

“Christenverfolgung in Vietnam”

Sự bách hại tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

với Peter Kinast (Open Doors)

Ông Peter Kinast đã qua Việt Nam sinh hoạt với các tin hữu Việt Nam bị chế độ CS độc tài sách nhiễu và đàn áp. [đọc tiếp] - [deutsch]

Sinh hoạt hội thảo ngày 23/05/2015 với Blogger Người Buôn Gió

Blogger Người Buôn Gió là ai? Ðiều gì khiến anh trở thành người dùng ngòi bút làm phương tiện cải cách xã hội?   Người quan tâm đến tình hình đất nước có lẽ ai cũng quen thuộc với tên gọi blogger Người Buôn Gió. Người Buôn Gió tên thật là Bùi Thanh Hiếu, tác giả nhiều loạt bài, trong đó có “Ðại Vệ Chí Dị,” “Thư Viết Cho Con Trai”... với lối viết giản dị,  dí dỏm và sâu sắc.

Sinh hoạt hội thảo do Diễn Đàn Việt Nam 21 tổ chức vào ngày 23/05/2015

[xem chi tiết]

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

HỌP MẶT DÂN CHỦ 2015, Kỳ 14,

từ 28.3. đến 29.3.2015 tại Philippines

HỌP MẶT DÂN CHỦ (HMDC) tập họp nhiều người Việt trên toàn thế giới, hoạt động trong nhiều tổ chức và lãnh vực khác nhau – nhân quyền, văn hóa, giáo dục, truyền thông, xã hội, chính trị - có cùng mục tiêu chung là độc lập dân tộc và dân chủ hóa Việt Nam. HMDC tổ chức Tĩnh hội thường niên tại một địa điểm yên tĩnh để những người Việt quan tâm đến tình hình VN và Cộng đồng từ khắp nơi trên thế giới có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm hoạt động, trong sự tương kính, cởi mở giữa những người yêu chuộng tự do dân chủ.

Tĩnh hội HMDC 2015 năm nay được tổ chức lần đầu tiên tại Đông Nam Á trong 2 ngày tại Philipinnes từ thứ bẩy 28.3 đến chủ nhật 29.3.2015. Đây là Tĩnh hội thứ 14, quy tụ 38 người, đến từ 8 quốc gia: Úc, Phi, Pháp, Đức, Na Uy, Canada, Hoa kỳ và Việt Nam, gặp nhau tại một thị trấn nhỏ mang hình ảnh quê hương VN với những rặng dừa xanh mát, nhiều cây ăn trái vùng nhiệt đới, ven bờ hồ nước trong, với nhiều kỳ hoa dị thảo.

Trong 2 ngày làm việc, Tĩnh Hội đã tập trung thảo luận về tình hình VN, về những yếu tố mới tác động vào tình hình chính trị và cuộc vận động dân chủ tại VN. Việc phối hợp trong-ngoài, nhận diện các tổ chức Xã hội Dân sự (XHDS) về số lượng, chất lượng, ưu khuyết điểm và thành quả. Việt Nam sau 40 năm chấm dứt chiến tranh (1975-2015) cùng nhìn lại 40 năm đấu tranh của cộng đồng hải ngoại, về những khó khăn và thuận lợi, góp những đề nghị cụ thể để đẩy mạnh dân chủ hóa VN. Trong hội nghị đã có những quyết định để HMDC hoạt động hữu hiệu hơn. Địa điểm tổ chức HMDC 2016 cũng đã được lựa chọn.

Trước đó vào ngày thứ sáu 27.3, bốn (4) tổ  chức: hai tổ chức XHDS Việt, hai tổ chức XHDS Phi, tổ chức thành công Hội nghị Quốc Tế về Biển Đông, trong khuôn viên Đại học thủ đô Manila, với sự tham dự của 70 người Việt, Phi và ngoại quốc. Nhiều diễn giả quốc tế là chuyên viên nghiên cứu có uy tín về biển Đông, đến từ Nhật, Úc, Phi, Pháp và VN, đã đóng góp các bài thuyết trình có giá trị  [đọc tiếp]

* Nhân quyền  

27/11/2015 TH (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Bản tin truyền hình ngày 25/11/2015 của đài Deutsche Welle (Làn Sóng Đức - đây là đài của nhà nước Đức phát thanh và truyền hình ra nước ngoài) chạy hàng tít lớn: „Ông Gauck tổng thống Đức chờ đợi một cuộc đổi mới kế tiếp ở Việt Nam.“ Và ngay sau đó là hàng tít phụ: „Trong buổi tiếp đón chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang, tổng thống Đức Gauck nói ông chờ đợi Việt Nam sẽ có tiến bộ trong lãnh vực nhân quyền và tự do ngôn luận.“ Tổng thống Đức Gauck đã cho báo chí biết: „Chủ tịch Sang đưa ra cho tôi biết con số những công ước Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã phê chuẩn, và chúng tôi chờ đợi Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển tích cực kể cả trong lãnh vực tự do ngôn luận và nhân quyền“. [đọc tiếp]

Việt Nam bỏ 7 tội danh bị án tử hình

27/11/2015 Thụy My (RFI) - Ngày 27/11/2015 Việt Nam loan báo bãi bỏ 7 tội danh trong số những tội phải lãnh án tử hình. Theo AFP, đó là nhờ áp lực của dư luận, tuy vẫn duy trì hình phạt cao nhất này. Đáng chú ý là nếu nộp lại ba phần tư số tiền tham nhũng sẽ thoát được án tử.

Báo chí trong nước cho biết, bảy tội danh được bỏ án tử hình gồm

cướp tài sản ; sản xuất hay buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm ; tàng trữ ma túy ; chiếm đoạt ma túy ; phá hủy các công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia ; chống mệnh lệnh ; đầu hàng địch. [đọc tiếp]

Việt-Trung ký hiệp định thác Bản Giốc

27/11/2015 (BBC) - Việt Nam và Trung Quốc vừa chính thức ký Hiệp định khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc và Hiệp định về tàu thuyền tự do đi lại ở cửa sông Ka Long (Bắc Luân).

Được biết hai văn bản này được ký hồi đầu tháng nhân chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Hà Nội.

Báo trong nước tường thuật, với việc ký hai văn kiện này, Việt Nam và Trung Quốc đã “khép lại hoàn toàn những tranh chấp do lịch sử để lại, mở ra một thời kỳ hợp tác mới giữa hai nước”. [đọc tiếp]

Điểm đến Việt Nam: ‘Đòi tiền chuộc’, ‘chém trước cướp sau’ và 6%

25/11/2015 Phạm Chí Dũng (Blog VOA) - Ngày 10/11/2015, lại thêm một chấn động về chủ nghĩa thực dụng đang tung hoành trong nền du lịch “đậm đà bản sắc dân tộc” ở Việt Nam: câu chuyện một phụ nữ Anh bị đòi tiền chuộc chiếc máy ảnh mà chị làm rơi ở Quảng Bình được tường thuật lại trên báo Anh Daily Mail. Ngay lập tức, bài báo này nhận được rất nhiều bình luận từ độc giả trên khắp thế giới. Rất nhiều ý kiến chê trách lòng tham của người Việt.

Chỉ mới vào tháng 10/2015 ở Sài Gòn, một công dân Đức là Sepastian Gretz khi cùng bạn gái ra khu vực bờ kè kênh Tàu Hủ ngồi hóng mát, đã bất ngờ có một nhóm thanh niên xông đến dùng dao chém anh bị thương, sau đó lục túi cướp tiền và điện thoại di động, rồi tẩu thoát.

Nạn cướp giật du khách nước ngoài đã đẩy lên mức độ “chém trước cướp sau”. [đọc tiếp]

Lịch sử của loa sắt, tượng đài và ống tiêm

25/11/2015 - VietTuSaiGon (RFA Blog) - Chuyển đổi môn học lịch sử thành môn “công dân và tổ quốc”. Chuyện này mới nghe tuyên truyền có thể dễ tin rằng đó là cách làm để tránh sự nhàm chán của môn học lịch sử mà lâu nay học sinh đã lạy trời lạy đất với nó. Nhưng nếu nhìn sâu vào bản chất của sự việc, nó cho thấy một sự đánh tráo và trí trá tiềm ẩn và nó cũng lột trần được kiểu dạy lịch sử lấy tuyên truyền đánh lận với dạy khoa học cũng như nó làm lộ rõ của một thứ lịch sử gồm loa sắt, tượng đài và ống tiêm của đảng Cộng sản Việt Nam.

Vì sao ở đây chỉ nhắc đến đảng Cộng sản Việt Nam trong vấn đề lịch sử của loa sắt, tượng đài và ống tiêm? Và vì sao người ta buộc phải tiếp tục trí trá để đi từ chỗ đánh tráo môn học sang chỗ không ngần ngại vứt bỏ môn học để đi đến một thứ tuyên truyền bằng thông số lịch sử với cái tên gọi mỹ miều là “công dân và tổ quốc”?

Ở đây, có ba vấn đề cần nêu: Mối liên hệ giữa loa sắt, tượng đài và ống tiêm; Sự đánh tráo môn học lịch sử với tuyên truyền chính trị và; Phá bỏ sự đánh tráo để đi đến một cuộc tẩy não kiểu mới. [đọc tiếp]

Biển Đông: Manila bác bỏ chủ quyền lịch sử của Bắc Kinh ở tòa quốc tế

25/11/2015 Trọng Nghĩa (RFI) - Trong ngày khai mạc phiên điều trần mới tại Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye về đơn Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền quá đáng trên Biển Đông, đại diện Manila vào hôm qua, 24/11/2015 đã bác bỏ lập luận của Bắc Kinh về chủ quyền lịch sử đối với Biển Đông. Các luật sư của Philippines cho rằng Trung Quốc không thể chỉ dựa vào các sự kiện lịch sử và bản đồ cổ để đòi chủ quyền ở Biển Đông.

Theo báo Singapore The Straits Times, trong một bức thư gửi từ La Haye, bà Abigail Valte, phó phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết là ông Paul Reichler, một luật sư của phía Philippines, đã lý luận rằng cái mà Trung Quốc cho là chủ quyền lịch sử của họ tại Biển Đông « không hề tồn tại » căn cứ vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. [đọc tiếp]

Bộ máy hành pháp và tư pháp của Việt Nam thật khốn nạn

25/11/2015 Đoan Trang (Dân Luận) - Hôm nay, 24/11/2015, TAND huyện Thạnh Hóa (Long An) xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Mai Trung Tuấn 4 năm 6 tháng tù vì tội “cố ý gây thương tích”, do hành vi “dùng ca đựng axit tạt vào ông Nguyễn Văn Thủy, Trưởng Công an xã Thạnh An”.

Hàng chục nhà hoạt động nhân quyền đã đến dự phiên tòa để thực hiện quyền giám sát quá trình xét xử, nhưng không được cho vào mà chỉ “được” đứng ngoài nghe xử qua loa và “được” công an chụp ảnh, quay phim kỹ lưỡng.

Bản án 4 năm 6 tháng tù dành cho Tuấn bị cả luật sư lẫn các nhà hoạt động nhân quyền cho là quá nặng đối với trẻ vị thành niên (Tuấn mới 15 tuổi), và đông đảo những người quan tâm, theo dõi qua mạng Facebook đều phản đối.

Đừng quên rằng cả nhà Tuấn cũng đã bị bắt hết và đang ngồi tù, chỉ còn em gái 13 tuổi, Thảo Vy, là "tự do". Ai sẽ thăm nuôi Tuấn? Ai sẽ lao động để trả số tiền hơn 40 triệu đồng mà gia đình Tuấn bị buộc phải nộp? Ai sẽ bảo vệ đứa em gái nhỏ của Tuấn bên ngoài nhà tù? [đọc tiếp]

Chiêu thức mới trong chiến lược bịp dư luận: Dự luật báo chí của nước CHXHCNVN

Hãy trả tự do ngay cho 

Trần Huỳnh Duy Thức!

Ký tên vận động nhân quyền

cùng với Amnesty International

15/12/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Sau Ân xá Quốc tế Đức, Ân xá Quốc tế Mỹ cũng khởi động chiến dịch cùng lên tiếng đòi hỏi hỏi nhà cầm quyền tại Hà Nội trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức:

"Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt tháng 5 năm 2009. Ngày 20/01/2010, ông bị kết án 16 năm tù giam cùng 5 năm quản thúc với tội danh "âm mưu lật đổ chế độ" theo Điều 79. Ông đã hỗ trợ cải cách kinh tế và chính trị và dân chủ và thực hiện một cách ôn hoà quyền tự do ngôn luận của mình. Trong phiên tòa kháng cáo tháng 5 năm 2010 phán quyết xử tội vẫn bị giữ nguyên.

Vào tháng Tám năm 2012, Nhóm Công tác Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện UNWGAD đã kết luận việc giam giữ, xử tội này là tùy tiện và đòi hỏi chính quyền Việt Nam trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức.

Ân Xá Quốc Tế đòi hỏi

- trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Trần Huỳnh Duy Thức

- Bảo vệ Quyền tự do phát biểu ý kiến được ghi rõ trong Điều 19 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã phê chuẩn. (ICCPR, Điều 19)."

Xin hãy hỗ trợ Ân xá Quốc tế đòi nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức bằng cách ký tên vào Thỉnh nguyện thư cũng như phổ biến rộng rãi tin này đến đồng hương và các thân hữu người ngoại quốc khắp nơi [đọc tiếp và ký tên (tiếng Anh)]

25/11/2015 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trước những đòi hỏi của nhiều quốc gia dân chủ đã ký kết chấp nhận Việt Nam tham gia vào các thỏa ước thương mại tự do (FTA) và áp lực hội nhập kinh tế thế giới cũng như hiện tình chính trị trong nước ngày càng căng thẳng, Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và chế độ độc đảng đã tiến hành soạn thảo một loạt dự luật cho nhiều lãnh vực ( luật tạm giam, luật biểu tình, luật lập hội, luật tôn giáo, luật tố tụng hình sự, luật dân sự, luật bầu cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân, luật báo chí…) Ba Dự luật được dư luận trong và ngoài nước quan tâm là Dự thảo luật tín ngưỡng và tôn giáo, luật lập hội và luật báo chí . Đây cũng là những đề tài đang gây tranh cãi gay gắt trước khi Đại hội lần thứ 12 của ĐCSVN dự kiến được triệu tập vào năm tới.

Trong nhiều thập niên qua , báo chí-truyền thông đã minh chứng vai trò độc lập thông tin, phản biện những chính sách liên hệ đến quyền lợi đất nước và lợi ích của người dân. Đệ Tứ quyền đã trở thành một bộ phận quan trọng giúp chế độ dân chủ ngày càng cải thiện và Tam quyền cũng hoạt động hiệu quả hơn.

Việt Nam là một quốc gia độc đảng. Mọi quyền lực quốc gia đều do ĐCSVN chi phối. Nhân Quyền và Dân Quyền còn chưa được tôn trọng nói chi đến quyền tự do báo chí. Đệ Tứ quyền vẫn là từ ngữ xa lạ với nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN). [đọc tiếp]

Tại Thượng đỉnh Đông Á, Trung Quốc bị chỉ trích về Biển Đông

24/11/2015 Anh Vũ (RFI) - Theo trang mạng báo Japan News hôm nay 24/11/2015, tại Thượng đỉnh Đông Á vừa diễn ra Kuala Lumpur ngày 22/11, nhiều nước trên quan điểm bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải đã lên tiếng chỉ trích gay gắt việc Trung Quốc bồi đắp xây đảo nhân tạo trong vùng Biển Đông.

Trước làn sóng chỉ trích của các nước, phía Trung Quốc biện minh rằng việc cải tạo đảo của họ chỉ phục vụ mục đích hòa bình.

Theo các nguồn tin ngoại giao, Thủ tướng Nga Medvedev và lãnh đạo một số nước được cho là có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc như Lào và Cam Bốt đã không đề cập đến hồ sơ Biển Đông. [đọc tiếp]

Biển Đông : Trung Quốc lại bác bỏ thẩm quyền của tòa án quốc tế

24/11/2015 Mai Vân (RFI) - Bắc Kinh vào ngày 24/11/2015, lại tái khẳng định lập trường « không chấp nhận » phán xét của tòa án quốc về tranh chấp Biển Đông. Tuyên bố bác bỏ này được đưa ra vào lúc Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye (Hà Lan) chuẩn bị tiếp tục nghe điều trần về vụ Philippines kiện Trung Quốc từ hôm nay cho đến cuối tháng.

Nhân buổi họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, một lần nữa đã lập lại : « Quan điểm của chúng tôi rất rõ : Không tham gia hay chấp thuận việc phán xét này »

Trung Quốc tự nhận chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Đông Nam Á, từ Việt Nam, Philippines cho đến Malaysia, Brunei. Vấn đề là Bắc Kinh luôn luôn duy trì thái độ mập mờ về các yêu sách chủ quyền rộng khắp của họ. [đọc tiếp]

Trung Quốc gởi tàu vận tải lớn đến Hoàng Sa

24/11/2015 Tú Anh (RFI) - Một vận tải hạm cực lớn của quân đội Trung Quốc được đưa vào hoạt động từ ngày 23/11/2015. Đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh gia tăng củng cố những vùng đảo đã chiếm được tại Biển Đông, duy trì một lực lượng thường trú, bố trí đơn vị tiền phương ở các đảo khác trong vùng tranh chấp với các láng giềng Đông Nam Á.

Theo báo mạng Hong Kong Free Press, quân đội Trung Quốc vừa được trang bị một tàu vận tải quân sự mang số hiệu GY820. Như tên gọi, tàu yểm trợ này trực thuộc quân khu Quảng Châu, có chiều dài 90 mét, trọng tải 2.700 tấn. [đọc tiếp]

Thầy Đỗ Việt Khoa 'cô đơn' đấu tranh

23/11/2015 (BBC) - Chỉ còn vài tháng nữa là đúng 10 năm, thầy giáo Đỗ Việt Khoa tố cáo gian lận thi cử trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông tại Hà Tây. Ông cũng đã lên tiếng trong nhiều vụ gian lận ở các năm thi sau này. Ông Đỗ Việt Khoa dành cho BBC Tiếng Việt cuộc trò chuyện sau thời gian nhiều biến động đó.

BBC:Sau khi tố cáo, nhiều người bỏ cuộc vì mệt mỏi trước áp lực và căng thẳng. Vậy ông vượt qua sự căng thẳng thế nào?

Ông Đỗ Việt Khoa: Đối với tôi tình trạng gian lận là trên cả nước. Địa phương nào, tỉnh nào cũng bị, cũng có. Giáo viên chỗ này bị dính án kỷ luật thì giáo viên ở chỗ khác họ cổ vũ mình. Nhưng cổ vũ thầm trong bụng. Rất nhiều thầy cô gọi điện đến chia sẻ, động viên, chỗ em cũng thế, không biết làm thế nào để đấu tranh. [đọc tiếp]

Thư lưu ý chính quyền Đức về chủ tịch tham nhũng Trương Tấn Sang

22/11/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh chống Trương Tấn Sang cùng phái đoàn viếng thăm Đức, Diễn Đàn Việt Nam 21 đã có thư gửi tổng thống Joachim Gauck và thủ tướng Angela Merkel, kêu gọi chính quyền Đức đừng quên đề tài Nhân Quyền trong các cuộc hội kiến với Trương Tấn Sang. Thư nêu rõ Việt Nam vẫn công khai vi phạm Dân quyền, các quyền tự do Tôn giáo, Báo chí và Tư tưởng mặc dù là được hội viên của Hội đồng Nhân Quyền LHQ, thư cũng nhắc lại chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã bị tố cáo nhận hối lộ và là một trong 17 nhân vật cấp cao ở Úc, Việt Nam, Mã Lai và Nam Dương đã nhận rất nhiều tiền hối lộ từ một công ty Úc mà báo Frankfurter Rundschau ngày 01/08/2014 đã loan trong bản tin „Những vụ kinh doanh của các nhà in Úc“.

Sau đây là thư của Diễn Đàn Việt Nam 21 gửi tổng thống Joachim Gauck [tiếng Việt] - [deutsch]  và bà thủ tướng Angela Merkel [tiếng Việt] - [deutsch]

Sử Việt – Sử Đảng, Bên khinh – Bên trọng

22/11/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tiến sĩ Hà Sĩ Phu trả lời phỏng vấn. Bộ Giáo dục-Đào tạo chủ trương tích hợp môn Lịch sử chung với 2 môn khác thành môn học “Công dân và Tổ quốc”. Dự đnh này  đang bị dư luận xã hội, đặc biệt là các nhà khoa học quan tâm đến sự nghiệp giáo dục không tán thành và cho rằng làm như vậy thì “Thực chất là xoá bỏ môn Lịch sử trong nền giáo dục phổ thông”, đây “là một việc làm không đúng, cần phải kiên quyết loại bỏ”.

Nhưng kinh nghiệm lại  cho thấy trong cơ chế vận hành hiện nay những ý kiến “trái chiều” dù có tình có lý rõ ràng, dù có lợi cho dân cho nước cũng không được xem trọng khi “Trên” đã quyết định, khi đã là chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sử Việt – Sử Đảng; Bên khinh – Bên trọng. Đó là nỗi bức xúc của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu về chủ trương cuả Bộ Giáo dục và Đào tạo tích hợp môn Lịch sử chung với 2 môn khác thành môn học “Công dân và Tổ quốc”

Trước vận nước lâm nguy, đúng lúc phải tăng cường Sử Việt để sống lại tinh thần Thoát Trung, và sửa những sai lầm của giai đoạn Sử Đảng đã giúp Đại Hán cơ hội trở lại thì giới cầm quyền Việt Nam đã khéo léo làm toàn những điều ngược lại: lấy cớ “giảm tải cho học sinh” để giảm dần Sử Việt truyền thống, đồng thời tăng cường môn Sử Đảng bằng mọi phương tiện, thử hỏi như vậy thì có lợi cho giặc hay có lợi cho dân tộc ta? Mời quý bạn đọc cùng nghe sau đây cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Hà Sĩ Phu do phóng viên Trần Quang Thành thực hiện.

Chế độ độc tài đảng trị đã tước đoạt quyền làm chủ vận mệnh đất nước của người dân 21/11/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Đảng Cộng sản Việt Nam đã thâu tóm mọi quyền lực để cai trị đất nước.  Một nhà nước  mang danh là của dân, do dân và vì dân chỉ là bánh vẽ. Quốc hội được coi là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước cũng chỉ là nơi thực thi các nghị quyết cuẢ Đảng. Những  cuộc gọi là đối thoại giữa dân và người lãnh đạo đất nước cũng chỉ dừng lại ở mức lắng nghe.

Chị Đặng Bích Phương (ảnh bên của JB Nguyễn Hữu Vinh), một người dân Hà Nội đã nói lên bức xúc của mỉnh về hành xử của giới cầm quyền với người dân qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành, nội dung như sau – mời quí vị cùng nghe.

Tuổi trẻ Việt Nam dấn thân vì một xã hội dân chủ, tự do và công bằng

20/11/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Bất chấp sự đàn áp thô bạo của chế độ công an trị, tuổi trẻ Việt Nam ngày càng khẳng định là một lực lượng nòng cốt, tham gia ngày càng có hiệu quả hơn trong các hoạt động chính trị, các tổ chức xã hội dân sự vì một xã hội dân chủ, tự do, công bằng.

Từ Hà Nội, nhà báo Đoan Trang đã có đôi điều cảm nhận về các hoạt động yêu nước của tuổi trẻ hiện nay qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Việt Nam - Philippines nâng quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược

17/11/2015 (RFA) - Việt Nam và Philippines đã cùng ký một thoả thuận đưa mối quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược trong cuộc gặp gỡ tại Manila nhân Hội nghị thượng đình APEC.

Tổng thống Philippines ông Benigno Aquino cho biết ông và chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã cùng trao đổi sự quan tâm đến những vấn đề phát triển, liên quan đến hoà bình và ổn định khu vực. [đọc tiếp]

Người Myanmar còn nghèo, nhưng đã là chủ quyết định vận mệnh đất nước. Người Việt nghĩ gì?

16/11/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc, do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã giành được thắng lợi áp đảo trong cuộc Tổng tuyển cử ở Myanmar diễn ra ngày Chủ nhật 08/11/2015, kết thúc 53 năm cầm quyền của chế độ độc tài quân sự. Người  Myanmar còn nghèo, bình quân thu nhập đầu người chỉ có 1.200 USD/năm so với Việt Nam là hơn 2.000 USD/năm. Nhiều vùng dân cư trình độ dân trí còn thấp so với  Việt Nam. Nhưng từ nay họ đã là người chủ quyết định vận mệnh của đất nước. Người Việt Nam nghĩ sao?

Từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Quang A đã có đôi lời bình luận về cuộc Tổng tuyển cử tự do vừa diễn ra ở Myanmar qua phỏng vấn do phóng viên Trần Quang Thành thực hiện. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN

11/11/2015 Vũ Ngọc Yên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Cộng hòa Liên bang Miến Điện (Myanmar), một quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với 51 triệu dân đã tiến hành một cuộc bầu cử tự do vào ngày 08/11/2015 và tạo được sự chú ý của thế giới. Hầu hết các quốc gia dân chủ tây phương đều khen ngợi những nỗ  lực của chính quyền, các chính đảng và các Hiệp hội công dân ở Miến Điện đã đặt quyền lợi đất nước trên quyền lợi đảng phái khi hợp tác thực hiện bầu cử mở đầu cho kỷ nguyên xây dựng một nước Miến Điện dân chủ. Gần 30 triệu cử tri hân hoan đi bỏ phiếu để bâu 1100 đại biểu cho Quốc Hội và các Nghị viện địa phương.

Cuộc bầu cử dân chủ và tự do với sự tham dự của nhiều chính đảng diễn ra ôn hòa ở Miến Điện đã minh chứng lý luận dân chủ đa đảng tạo ra hỗn loạn chỉ là ngụy biện của ĐCSVN nhằm duy trì chế độ độc tài, độc đảng. Đã đến lúc phải có những quyết định mang tính chất lịch sử. Đại hội 12 sắp đến sẽ là cơ hội lịch sử cho đảng CSVN dẹp bỏ chủ nghĩa xã hội Mác-Lênin ra khỏi hiến pháp, kết thúc chế độ một đảng toàn trị tệ hại bao che cho tham nhũng và bất công cũng như cản trở sự nghiệp canh tân đất nước. [đọc tiếp]

Lãnh đạo Đảng CSVN lộ rõ bộ mặt phản dân, hại nước qua cuộc tiếp đón Tập Cận Bình

09/11/2015 Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Chuyến đến Việt Nam trong 2 ngày 05 và 06 tháng 11/2015 mới đây của Tập Cận Bình, người đứng đầu Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc đã gây một làn sóng phản đối của người Việt trong và ngoài nước, đặc biệt là bài phát biểu của họ Tập tại quốc hội Việt Nam và bản Tuyên bố chung Việt-Trung.

Vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa là điều mà người dân Việt Nam muốn nghe, nhưng Tập Cận Bình đã không nhắc đến một lời và phía lãnh đạo Cộng sản Việt Nam cũng như quốc hội đã không dám đề cập đến.

Nhưng vừa rời Việt Nam, ngày 07.11.2015, tại Singapore, Tập Cận Bình lại lên tiếng khẳng định rằng các hòn đảo ở biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Hoa từ thời cổ đại.

Tập Cận Bình còn xảo ngôn rằng: “Mặc dù một số đảo nhỏ mà Trung Hoa có chủ quyền đã bị chiếm đóng bởi những nước khác, Trung Hoa vẫn cam kết giải quyết vấn đề bằng đàm phán hòa bình”.

Bình luận về toàn cảnh sự việc này, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai khẳng định lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã bộc lộ bộ mặt phản dân, hại nước qua cuộc tiếp đón Tập Cận Bình.

Cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện. [đọc tiếp & xem video]

Thăm người đổ máu vì… Tập Cận Bình

09/11/2015 Lê Phú Khải (Bauxite Việt Nam) - Ngày 6.11.2015. Sáu giờ sáng. Tôi nhận được điện thoại của nghệ sĩ Kim Chi. Chị thông báo cho tôi, nhà Trần Bang đang bị công an bao vây, đừng đến thăm, có thể phiền cho tôi!. Chị Kim Chi từ tối 5.11.2015 đã chăm sóc tận tình cho Trần Bang và đưa Bang về nhà…

Thực tình thì hiện lúc đó, tôi có hơn gì Trần Bang, hai chú an ninh vây chặt cửa nhà tôi, có lẽ vì họ Tập chưa rời Việt Nam!

Nhưng tôi quyết định phải đi thăm Bang dù bất kỳ hoàn cảnh nào. Vì đó là chuyện tình cảm riêng với Bang, ngoài cái chung.

Trần Bang, người đi biểu tình đả đảo Tập Cận Bình sáng 5.11.2015 tại Hồ Con Rùa, quê ở làng Tiên Kiều xã Đức Chính huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Hưng, là học trò cấp ba (hệ 10 năm) của tôi năm học 1974-1975 tại trường cấp ba huyện Cẩm Giàng.

Nhìn Trần Bang thất sắc, dáng mỏi mệt, miếng băng trắng dán trên mắt trái... tôi không khỏi ái ngại. Nhưng tôi cũng không bất ngờ vì sự việc nầy. Linh tính đã báo cho tôi biết sẽ có điều không lành với Bang ngay từ chiều 4.11.2015, khi đến được công viên đối diện tượng đài Đại vương Trần Hưng Đạo để tham gia cuộc mít tinh phản đối tên cướp Tập Cận Bình do GS Tương Lai, BS Huỳnh Tấn Mẫm chủ trì. [đọc tiếp]

Dân biểu VN sẽ phản biện ông Tập?

08/11/2015 (BBC) - Một nhà phân tích chính sách từ Hà Nội cho rằng lãnh đạo Trung Quốc đã 'bất nhất' khi thăm Quốc hội Việt Nam thì tránh đề cập xung đột Biển Đông, nhưng ngay khi rời VN chỉ 'sau một hai ngày' lại tuyên bố khẳng định chủ quyền biển đảo 'từ xa xưa' của TQ ở đó.

Trao đổi với BBC hôm 08/11/2015, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quý Thọ, nhà quan sát từ Học viện Chính sách & Phát triển, cũng cho rằng các Đại biểu Quốc hội Việt Nam cần phải có 'chính kiến' và không chờ 'chỉ đạo' để lên tiếng về thái độ này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Nhà phân tích nói: "Nên có những phát biểu một cách chính thức, phát biểu một cách thẳng thắn về phát ngôn của ông Tập Cận Bình và các Đại biểu Quốc hội cần phải có chính kiến của mình, chứ không phải chờ có một chỉ thị gì, hay có một chỉ đạo nào từ ở một cấp nào đấy, thì mới được phát biểu. [đọc tiếp]

Cộng sản Việt Nam ngày càng lún sâu vào con đường lệ thuộc Trung Cộng

08/11/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Chuyến đến Việt Nam của  Tập Cận Bình Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Trung Quốc trong 2 ngày 5 và 6/11/2015 đã bộc lộ Cộng sản Việt Nam ngày càng lún sâu vào con đường lệ thuộc Trung Cộng. Đằng sau những mỹ từ láng giềng tốt, anh  em tốt đã bộc lộ dã tâm bành trướng của tập đoàn Đại Hán Bắc Kinh đối với Việt Nam.

Từ California, Hoa Kỳ, Tiến sĩ Lê Minh Nguyên đã có những nhận định về chuyến đến Việt Nam của Tập Cận Bình qua cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Nhìn về Myanmar trong khúc quanh lịch sử

08/11/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hôm nay, ngày 8 tháng 11 năm 2015 là một ngày lịch sử đối với Myanmar: lần đầu tiên sau 25 năm người dân có thể tham gia cuộc bầu cử tự do. Năm 1990, đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã giành thắng lợi tuyệt đối nhưng nhóm quân phiệt đã không chịu chấp nhận kết quả bầu cử và không chuyển giao quyền lực cho dân sự.

Đảng NLD do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo và các đảng đối lập khác đã kiên trì đấu tranh trong suốt hơn 20 năm. Hàng ngàn thành viên của các đảng đối lập bị bắt giữ, bị cầm tù, nhiều người bỏ mạng trong lao tù. Bản thân bà Suu Kyi đã phải trải qua gần 15 năm bị quản thúc tại gia.

Trong nhiều năm bị giới quân phiệt độc tài cai trị, Myanmar đã bị thế giới cô lập.

Mấy năm gần đây Myanmar đã mở cửa. Dù ảnh hưởng của quân đội vẫn còn rất lớn với 25% số ghế trong quốc hội dành riêng cho người của quân đội ghi trong hiến pháp, tiến trình dân chủ hóa diễn ra nhanh chóng và từng bước một Myanmar đã hòa nhập vào cộng đồng thế giới tiến bộ. Cuộc bầu cử này là dấu ấn của một bước ngoặt không thể đảo ngược. Cựu thủ tướng và chủ tịch hiện tại của quân phiệt Thein Sein đã hứa sẽ công nhận kết quả trong mọi trường hợp.

Từ Paris ông Nguyễn Gia Kiểng vừa mới từ Myanmar trở về đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành với cái "nhìn về Myanmar trong khúc quanh lịch sử”. Nội dung như sau – Mời quí bạn đọc cùng nghe

Tập Cận Bình lại khẳng định Biển Đông là của Trung Quốc

07/11/2015 Thanh Phương (RFI) - Tại Singapore, Chủ tịch Tập Cận Bình lại khẳng định Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc và bảo vệ vùng biển này là vấn đề chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Phát biểu tại trường Đại học Quốc gia Singapore hôm nay, 07/11/2015, ông Tập Cận Bình tuyên bố Biển Đông đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời Cổ Đại. Lãnh đạo họ Tập còn khẳng định rằng một số đảo « Trung Quốc » đang bị các nước khác « xâm chiếm », nhưng ông nói thêm là Bắc Kinh sẽ tiếp tục tìm giải pháp cho các tranh chấp chủ quyền biển đảo thông qua thương lượng. [đọc tiếp]

« Đại cục » của ông Tập Cận Bình không lừa được người dân Việt

07/11/2015 Thụy My (RFI) - Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hai ngày 5 và 6 tháng 11/2015 đã gây nhiều bão tố cả trên mạng xã hội lẫn ngoài đường phố. Đã có các kiến nghị phản đối của một số tổ chức xã hội dân sự, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở Hà Nội và Saigon.

Trừ cuộc biểu tình tập hợp được khoảng 200 người ở Saigon và một cuộc khác nhỏ hơn ở Hà Nội hôm 04/11/2015, đúng ngày ông Tập Cận Bình đến nhiều người đấu tranh đã bị trấn áp. Trước đó, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã có thư khẩn gởi các đại biểu Quốc hội đề nghị phải có thái độ đúng mực đối với nhân vật trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ngang nhiên khẳng định « Biển Đông là của Trung Quốc từ thời cổ đại ».

RFI đã phỏng vấn Phó giáo sư Hoàng Dũng, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng về sự kiện trên. [đọc tiếp]

Việt Nam: độc lập gắn liền với dân chủ hóa

06/11/2015 Nguyễn Thị Từ Huy (RFA) - ... Tôi tập trung phân tích ở đây một văn kiện đã được ký kết và được công bố rộng rãi cùng với bản Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc (nguồn : http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc-630762.html). Tôi trích nguyên văn điểm số 10 trong Bản tuyên bố chung :

10. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký các văn kiện hợp tác: “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020”.

Trong một thể chế dân chủ, việc hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai đảng có lẽ không phải là một vấn đề quá quan trọng. Trong một đất nước có nhiều chính đảng cùng hoạt động và người dân có quyền chọn lãnh đạo của mình, thì việc một đảng này hay đảng kia cử người đi học ở đâu, điều đó không mang tính quyết định.

Tuy nhiên, trong một thể chế độc tài như thể chế Việt Nam hiện nay, khi đảng cộng sản hiến định quyền lãnh đạo tuyệt đối và vĩnh viễn của mình trong Hiến pháp, khi nhân sự lãnh đạo hoàn toàn do đảng quyết định, thì việc ký kết văn kiện trên đây có thể bao hàm những nguy cơ to lớn và thậm chí có thể ảnh hưởng tới sự tồn vong của cả dân tộc. [đọc tiếp]

Tòa Trọng tài Thường trực The Hague (La Haye) có thẩm quyền xét xử yêu sách lãnh thổ trên biển đông của Phi Luật Tân

05/11/2015 (Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ) - Ngày 29 tháng Mười năm 2015, Tòa Trọng tài Thường trực tại La Haye, Hòa Lan, đã chính thức xác định rằng Tòa này có thẩm quyền để xét xử về những yêu sách lãnh thổ trên biển Đông của Phi Luật Tân trong khu vực tranh chấp với Trung Cộng.  Xin đọc Thông Cáo mới nhứt, ra ngày 29 tháng Mười năm 2015, của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, Hòa Lan, liên quan đến vụ Phi Luật Tân một mình đứng đơn kiện Trung Cộng vi phạm chủ quyền lãnh thổ Phi Luật Tân trên biển Đông.

Đây là một thất bại quan trọng trên mặt trận Pháp Lý quốc tế của Cộng sản Bắc Kinh và mấy chế độ chư hầu, mà Việt cộng đứng hàng đầu. Bởi lẽ Tòa đã bác bỏ những lập luận của Bắc Kinh ngoan cố cho rằng vụ Phi Luật Tân thưa kiện thực ra là một cuộc xung đột về chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của Trung cộng. Ai cũng biết Bắc Kinh từng tẩy chay các thủ tục tố tụng và phủ nhận mọi thẩm quyền của Tòa trong trường hợp này. Đương nhiên, Tòa không thừa nhận những tuyên bố chủ quyền đơn phương của Bắc Kinh đối với biển Đông. Bắc Kinh đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ mọi yêu sách của một số nước trong vùng, như Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Bruneï và Trung Hoa Dân Quốc.

Kết luận, Tòa Trọng tài Thường trực tại La Haye cho rằng Tòa có đầy đủ thẩm quyền để phán xét những yêu sách của chính phủ Manila viện dẫn Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Tòa nói rất rõ : Sự kiện Trung Cộng quyết định không tham gia vào các buổi điều trần chẳng có ảnh hưởng gì đến thẩm quyền Tòa hành sử trong vụ kiện này.

Tòa sẽ tổ chức tiếp những buổi điều trần kín sau Phán quyết ngày hôm nêu trên. Thời gian chưa được ấn định.

Chỉ có Thông cáo Báo chí viết bản tiếng Anh và Phán Quyết (Award on Jurisdiction and Admissibility) mới được coi là văn kiện chính thức. Thông cáo Báo chí bản tiếng Pháp hay tiếng Hoa quan thoại  (unofficial translation /非官方翻译) là những bản dịch không chính thức của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, Hòa Lan.  [english] - [français]

Tài liệu đọc thêm:

Sài Gòn: Những tiếng nói yêu nước, phản đối Tập Cận Bình đến Việt Nam

05/11/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào lúc 14 giờ ngày 4/11/2015, trước tượng đài Trần Hưng Đạo, bến Bạch Đằng Sài Gòn, hàng trăm nhân sĩ, trí thức cùng các tầng lớp nhân dân Sài Gòn đã tập họp phản đối Tập Cận Bình đến Việt Nam. Những người dự đã giăng cao biểu ngữ và hô vang "Đả đảo Tập Cận Bình", "Đả đảo Trung Quốc xâm lược", "Hoàng Sa, Trường Sa là của VIệt Nam". Được biết, mọi người sau khi nghe thông báo về tình hình biển Đông và chuyến đi Việt Nam của Tập Cận Bình đã thông qua Thư khẩn gửi đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh biểu thị sự phẫn nộ về thông tin ngày 6/11/2015, Tập Cận Bình đọc diễn văn tại Quốc hội. Bức thư có đoạn viết : “để Tập Cận Bình đọc diễn văn trước Quốc hội, là sự xúc phạm đến lòng tự tôn dân tộc, đi ngược với truyền thống bất khuất quật cường của ông cha trước kẻ xâm lược, dù chúng đến từ phương trời nào và hung bạo đến đâu. Việc này cần phải hủy bỏ ngay lập tức. Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố phải kiên quyết đề nghị Chủ tịch Quốc hội cân nhắc lại quyết định đáng xấu hổ này”.

Sau đó, mọi người đã diễn hành trên đường phố đến Nhà hát lớn mới giải tán.

Tuy hôm nay không có sự đàn áp của công an, nhưng một vài sự cố diễn ra đối với một số người tham dự mít tinh như xe taxi chở nghệ sĩ điện ảnh Kim Chi và giáo sư Phạm Minh Hoàng đã bị chặn lại để kiểm tra giấy tờ tùy thân ; vợ nhà thơ Hoàng Dũng bị câu lưu ở phường Bến Nghé : một số nhà hoạt động dân chủ như nhà báo Phạm Chí Dũng, ông Tô Liên Sơn đã bị công an bố trí chốt chặn ngay trước cửa nhà từ sáng sớm không cho đi dự mít tinh. [đọc tiếp & xem video và hình ảnh]

Biểu thị thái độ về chuyến thăm của Tập Cận Bình là quyền chính đáng của người dân Việt Nam

03/11/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong 2 ngày 5 và 6/11/2015, Tập Cận Bình, Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch  nước Trung Quốc có chuyến thăm Việt Nam.

Chuyến thăm nay đang vấp phải sự phản đối của những người Việt Nam yêu nước vi thái độ bành trướng xâm lược Việt Mam của tập đoàn bá quyền Bắc Kinh.  Biểu tình đã nổ ra trên đường phó Hà Nội, Sài Gồn, trên nhiều thành phố ở Mỹ, Canada, Pháp và trên mạng xã hội.

Từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự khẳng định ”Biểu thị thái độ về chuyến thăm cuả Tập Cận Bình là quyền chính đáng của người dân Việt Nam”.

Cuộc phỏng  vấn do nhà báo Trần Quanq Thành thực hiện. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Chủ tịch Trung Quốc thăm Hà Nội, xã hội dân sự Việt Nam lên tiếng

03/11/2015 (RFI) - Từ ngày 05 đến 06/11/2015, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam trong khuôn khổ chuyến công du cấp Nhà nước.

Trong những ngày qua, trên internet và mạng xã hội, nhiều tổ chức xã hội dân sự đã lên tiếng kêu gọi biểu tình phản đối chuyến công du của ông Tập Cận Bình, ra tuyên bố về sự kiện này.

Lời kêu gọi biểu tình của 19 tổ chức xã hội dân sự, như Câu lạc bộ Nhà báo tự do, Con đường Việt Nam, Dân luận… đã tố cáo mạnh mẽ Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông, bắt giữ, đập phá tàu bè của ngư dân Việt Nam, nhưng lại « rao giảng về tình hữu nghị Việt-Trung bằng những ngôn từ hoa mỹ, sáo rỗng. Để thể hiện quyết tâm « không nhân nhượng trước mọi mưu đồ và hành động xâm phạm chủ quyền » của Trung Quốc, các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi mọi người tập hợp biểu tình vào lúc 9h sáng ngày 05/11, trước sứ quán Trung Quốc, ở Hà Nội và trước lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn.

Trong khi đó, 8 tổ chức khác như Diễn đàn xã hội dân sự, Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, … cũng ra tuyên bố về chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình. [đọc tiếp]

Phản ứng của người dân trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình

02/11/2015 Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ (RFA) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Việt Nam vào hai ngày 5 và 6 tháng 11 tới đây. Một số nhân sĩ, trí thức và người dân quan tâm, trong cũng như ngoài nước, lên tiếng phản đối chuyến công du này.

Sau khi tin về chuyến công du Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được chính thức xác nhận, vào ngày 15 tháng 10 có hơn 120 người trong nước công khai Bản Lên Tiếng về việc không hoan nghênh ông Tập Cận Bình đến Việt Nam vào thời điểm này.

Sang ngày 2 tháng 11, tám tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam cùng hơn 130 người cả trong và ngoài nước công khai Tuyên bố về Chuyến Thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình.

Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng, một trong những người ký tên vào bản Tuyên bố cho biết lý do ông tham gia cùng bảy tỏ chính kiến với nhiều người quan tâm khác: “Tuyên bố đó để nói rõ thái độ của nhân dân Việt Nam. Lãnh đạo có thể lấy lòng, khúm núm, cầu cạnh như thế nào; đó là một nhóm lãnh đạo chứ còn tiếng nói của chúng tôi là tiếng nói của người dân nhằm bộc lộ thái độ, ý chí của chúng tôi đối với Trung Quốc. [đọc tiếp]

Báo Mỹ giải thích vì sao chính phủ Việt Nam thích Facebook?

23/10/2015 (VOA) - Việt Nam vừa cho ra mắt trang ‘Thông Tin Chính Phủ’ trên mạng Facebook dù trước đó đã từng chặn trang mạng xã hội phổ biến này.

Giải thích về sự biến chuyển quan điểm trong việc sử dụng mạng xã hội Facebook thay vì các kênh chính thức như trước đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Nguyễn Bắc Son trong cuộc họp báo chiều 22/10 nói ‘Đây là vấn đề đặt ra từ thực tiễn, là sự phát triển tiến bộ của xã hội mà chúng ta phải tranh thủ’.

Ông Son nói thêm rằng chính phủ Việt Nam ‘tận dụng’ Facebook để ‘gần với dân hơn’, nhưng việc lợi dụng Facebook để đưa tin sai trái, bịa đặt, nói xấu cá nhân, tổ chức, vi phạm tự do của người khác là sai và ‘càng sai trái hơn’ khi ‘dùng Facebook phát ngôn trái với quan điểm, chủ trương của Đảng’.

Mặc dù người đứng đầu Bộ Thông tin – Truyền Thông khẳng định ‘Người dân có thể phản biện chính phủ qua Facebook’, nhưng một số người dùng Facebook phản hồi trên trang mạng rằng những ‘comment’ của họ bị đã bị xóa đi. [đọc tiếp]

Việt Nam tuyển chọn cán bộ lãnh đạo theo kiểu gia tộc, thân thế

23/10/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong dịp tiến hành đại hội đảng các cấp, việc chuẩn  bị nhân sự ở cấp nào cũng đang nổi lên một vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đó là việc sắp xếp tuyển chọn cán bộ lãnh đạo theo kiểu gia tộc, thân thế.

Con cả thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trở thành bí thư tỉnh ủy Kiên Giang ở tuổi 39, cậu con út là tỉnh ủy viên Bình Định ở tuổi 24. Con trai cựu Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Chi, mới trúng bí thư thành ủy Đà Nẵng ở tuổi 39. Tại Hà Nội có 1 huyện gần chục chức danh chủ chốt thuộc họ tộc bí thư huyện ủy.

Thiên đường xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang được mùa thái tử từ cấp cơ sở đến trung ương.

Từ Hà Nội nhà văn Nguyễn Hoàng Đức đã có đôi lời bình luận về cách tiến cử quan chức dưới chế độ độc tài  đảng trị hiện nay qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe.

Bao giờ bằng được Campuchia

20/10/2015 Huy Đức (FB Osin Huy Duc) - Không biết có phải vì các "thái tử đảng" xuất hiện ồ ạt ở Việt Nam mà Phnom Pênh cũng đang có tin đồn, Hun Sen sắp đưa con trai mình lên thay thế. Hôm 19-10-2015, Hun Sen đã phải trấn an: "Campuchia (CPC) là một thể chế dân chủ. Thậm chí, Vua cũng được chọn bởi Hội đồng tôn vương. Ở CPC muốn trở thành lãnh đạo phải thông qua bầu cử ".

Một người được học hành đàng hoàng ở những nền giáo dục tiến bộ trở thành lãnh đạo dù sao cũng vẫn tốt hơn những người đi từ trong rừng ra với văn hóa lớp ba. Nhưng, không thể không hỏi vì sao những người cùng thời, tự tìm kiếm học bổng (chứ không phải đi học bằng tiền ngân sách) có nhiều thành tích cá nhân lại không thể leo lên như những người có bố làm thủ tướng hay bí thư tỉnh ủy.

Hổ phụ có thể sinh hổ tử.

Một nhà lãnh đạo tử tế chắc chắn sẽ để lại những di sản chính trị tốt đẹp cho con cái. Những di sản đó sẽ thêm giàu có nếu con cái họ "nhận thừa kế" thông qua lá phiếu của dân (như Benigno Aquino III, Park Geun-Hye hay Justin Trudeau...). Và, những di sản đó cũng sẽ ngay lập tức trở thành vết nhơ lịch sử nếu những đứa con vội vã nhận trực tiếp "từ tay bố" dưới hình thức những chiếc ghế. [đọc tiếp]

Hội nghị trung ương 12 và vấn đề nhân sự

19/10/2015 Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành  (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 11/10/2015, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN lần thứ 12 – khóa XI đã bế mạc.

Nội dung quan trọng nhất của hội  nghị là chuẩn bị nhân sự cấp cao cho Đại hội Đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016. Vấn đề nhân sự ai ở, ai đi hay chuyện cơ cấu nhân sự cho Đại hội Đảng 12 trong dư luận xã hội đưa ra nhiều dự đoán.

Đến giờ chót nhân sự cho các chức danh “tứ trụ” và đặc biệt là chức danh Tổng Bí Thư cũng chưa được chốt lại lần cuối và sẽ tiếp tục được bàn bạc thêm.

Từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã đưa ra một vài nhận xét về kết quả Hội nghị trung ương 12 qua cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

“Bản lên tiếng” kêu gọi không hoan nghênh CT Tập Cận Bình thăm VN

16/10/2015 Gia Minh (RFA) - Hơn 120 người ký tên vào một bản lên tiếng và nhiều cư dân mạng trên Facebook kêu gọi không hoan nghênh chuyến công du Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 11 tới đây.

Bản lên tiếng về chuyến công du Việt Nam sắp tới của ông Tập Cận Bình và vấn đề Biển Đông được những người ký tên cho rằng trách nhiệm bảo vệ đất nước là của toàn dân và họ là những công dân thấy cần phải lên tiếng để cảnh giác.

Bản Lên tiếng nêu ra ba điểm: thứ nhất là tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải trong khu vực, gây ảnh hưởng lớn đến phát triển và ổn định của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương; trong đó có Việt Nam phải gánh chịu những thiệt hại về kinh tế và đe dọa an ninh quốc phòng. [đọc tiếp]

Hà Nội lên án Trung Quốc đánh chìm tàu cá Việt Nam

15/10/2015 Đức Tâm (RFI) - Chính quyền Việt Nam ngày 15/10/2015 đã lên án Trung Quốc đánh chìm một tàu cá gần khu vực đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Hành động này có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.

Ông Nguyễn Huy Hoàng, một quan chức của tỉnh Quảng Ngãi, miền trung Việt Nam, qua điện thoại, cho AP biết, ngày 29/09 vừa qua, tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, ở Biển Đông, một tàu của Trung Quốc đã đâm thẳng vào một tàu cá của Việt Nam trên đó có 10 ngư dân. Chiếc tàu cá Việt Nam đã bị chìm và các thủy thủ đã được một tàu cá khác của Việt Nam cứu vớt. Cách nay hai ngày, khi các thủy thủ trở về Quảng Ngãi đã thông báo với chính quyền vụ việc trên. [đọc tiếp]

Giải Nobel Hòa bình 2015 trao cho Bộ Tứ Tunisia - Cổ vũ cho trào lưu dân chủ hóa ở các quốc gia độc tài

11/10/2015 Duy An (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 09/10 vừa qua, Ủy ban Nobel Na Uy đã quyết định trao giải Nobel Hòa bình 2015 cho Bộ Tứ Đối thoại Quốc gia (National Dialogue Quartet) về những nỗ lực góp phần xây dựng nền dân chủ sau cuộc cách mạng Hoa Nhài năm 2011 tại Tunisia.

Bộ Tứ bao gồm 4 tổ chức: Liên đoàn Lao động (UGTT, H.Abssi), Liên đoàn Kỹ nghệ, Thương mại và Thủ công (UTICA, W.Bouchamaoui), Liên minh Nhân quyền (LTDH, A. ben Moussa) và Luật sư đoàn (F. Mahfouth) có vai trò trung gian hòa giải và tạo động lực để thúc đẩy phát triển dân chủ hòa bình ở Tunisia.

Ủy ban Nobel Na Uy hy vọng rằng giải thưởng năm nay sẽ khuyến khích các cuộc đấu tranh ôn hòa cho dân chủ hóa ở mọi quốc gia còn đang chịu áp bức và bất công. [đọc tiếp]

Việt Nam: Hội nghị T.Ư 12 bàn về « bộ tứ quyền lực »

05/10/2015 Thụy My (RFI) - Sáng nay 05/10/2015 tại Hà Nội đã khai mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó sự kiện đáng chú ý là lần đầu tiên Bộ Chính trị đưa ra các tiêu chuẩn cho bốn chức danh chủ chốt là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.

Được biết các nội dung được bàn bạc là tình hình kinh tế xã hội năm 2015, kế hoạch phát triển 2016, chuẩn bị nhân sự cho Ban chấp hành Trung ương khóa 12, bầu đại biểu Quốc hội khóa 14 và Hội đồng Nhân dân các cấp cho nhiệm kỳ 5 năm tới.

Trả lời RFI Việt ngữ, nhà bình luận Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn phân tích:

Nhà báo Phạm Chí Dũng : Hội nghị Trung ương 12 có thể gọi là một hội nghị quyết định về nhân sự, và là nhân sự chủ chốt, chuẩn bị cho Đại hội 12 dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2016. Có nhiều khả năng đây là Hội nghị Trung ương cuối cùng của năm 2015, nếu có thể thống nhất được về vấn đề nhân sự cao cấp. [đọc tiếp]

Chọn lựa lãnh đạo theo kiểu con ông, cháu cha

05/10/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Gần đây dư luận xã hội bàn tán xôn xao về sự tuyển chọn cán bộ lãnh đạo của giới cầm quyền cộng sản.

Từ địa phương đến trung ương, từ ngành nọ sang ngành kia đang phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo theo kiểu  con vua thì lại làm vua. Nhưng ở Việt Nam bây giờ không chỉ có một ông vua mà cấp nào cũng có  vua.

Từ Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên – Huế, anh Nguyễn Đức Quốc đã bày tỏ đôi điều suy tư của mình về cái dịch con vua lại làm vua đang lan rộng ở Việt Nam qua cuộc phỏng vấn  của nhà báo Trần Quang Thành.

Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Còn độc đảng, độc tài, độc quyền tham nhũng còn tràn lan

02/10/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Giới cầm quyền cộng sản Việt Nam đang dọn đường dư luận đưa ra xét xử 8 vụ án gọi 'trọng điểm' về tham nhũng. Đã nhiều vụ trọng điểm được đưa ra xét xử, nhưng bài học rút ra là “giặc nội xâm” tham nhũng ngày càng gia  tăng và tinh vi hơn. 

Từ xã đến trung ương, ngành này lan sang ngành khác người nào có quyền đặt bút ký là cũng có thể dính tràm tham nhũng.

Tham nhũng là lũ chuột to, chuột nhỏ được cái lọ lộc bình là đảng cộng sẩn dung dưỡng ngày càng mập béo. Đánh nó là bình vỡ, đảng tan.

Việc chống tham nhũng ở Việt Nam rất kém hiệu quả, theo xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, thì điểm ba năm: 2013, 2014 và 2015 vẫn là 31/100, không có thay đổi. Có lẽ vì vậy Tổng thanh tra chính phủ đã  nói rằng tham nhũng vẫn trong tình hình ổn định.

Nhân sự vụ sắp đưa ra xử 8 vụ án “trọng điểm” về tham nhũng. Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã có đôi lời bình luận sau đây qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành.

Tranh đấu thế nào để giành thắng lợi cho dân chủ?

01/10/2015 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Đảng Cộng Sản Việt Nam  vừa công bố dự thảo Báo cáo chính trị cho đại hội đảng lần thứ XII sắp tới khẳng định giữ nguyên đường lối cũ. Những cụm từ "chống điễn biến hòa bình", "chống tự diễn biến, tự chuyển hóa", "kiên định chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh" được nhắc lại nhiều lần.

Cách đây bốn tháng Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên có công bố một dự án chính trị, trong đó ngoài sự phân tích những bối cảnh quốc gia và quốc tế, những thử thách và hy vọng của đất nước và những tư tưởng nền tảng cũng như những định hướng lớn để xây dựng một nước Việt Nam mới, còn có chiến lược đấu tranh để chấm dứt chế độ độc tài và xây dựng dân chủ.

Từ Paris – thủ đô Pháp Quốc – ngày 22-9 vừa qua ông Nguyễn Gia Kiểng, thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành về chủ đề “Tranh đấu thế nào để giành thắng lợi cho dân chủ?” [đọc tiếp văn bản / nghe youtube]

Dân Cam Ranh phản đối dự án hải quân

01/10/2015 (BBC) - Một số người dân Cam Ranh mang thuyền cá xuống đường phản đối Vùng 4 Hải quân nạo vét luồng lạch trên vịnh Cam Ranh gây ô nhiễm nguồn nước, khiến tôm cá nuôi bị chết.

Sự kiện xảy ra tại phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa trong hai ngày qua, với hàng trăm người tham gia.

Hai doanh nghiệp liên quan đến dự án mà địa phương nói có mục đích "phục vụ an ninh quốc phòng" là công ty cổ phần đầu tư Cái Mép và công ty cổ phần xây dựng và phát triển Môi Trường Xanh. [đọc tiếp]