Kinh tế - Môi trường (2017)

Tiếng Việt >   ‎Kinh tế - Môi trường‎ >

 

Kinh tế - Môi trường (2017)

* Kinh tế - Môi trường:  các trang sau & trước

 

Mỹ đánh thuế nặng mặt hàng thép Việt Nam có nguồn gốc Trung Quốc

06/12/2017 Anh Vũ (RFI) - Hôm qua, 05/12/2017, Bộ Thương Mại Mỹ thông báo áp thuế chống phá giá và trợ giá ở mức cao đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam nhưng có nguồn gốc nguyên liệu Trung Quốc.

Thông cáo của Bộ Thương mại Mỹ khẳng định các sản phẩm thép chế biến ở Việt Nam nhập vào Mỹ chính là hình thức đi đường vòng để né tránh thuế phạt của Washington từ năm 2015 đối với các sản phẩm thép Trung Quốc. [đọc tiếp]

Đức: Thu hồi tôm trong siêu thị có nguồn gốc từ Việt Nam

03/12/2017 (Thời Báo.de) - Hôm 30.11.2017, Cơ quan liên bang Đức về bảo vệ người tiêu dùng và vệ sinh, an toàn thực phẩm đưa ra cảnh báo thu hồi tôm có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam với lý do bị tồn dư chất kháng sinh.

Số lượng lớn mặt hàng tôm có tên gọi ´´ ja! King Prawns Garnelen 225g TK – Tôm càng xanh ´´ với mã hiệu Los VN 786V 088 đã bị thu hồi trên toàn nước Đức, nơi các cửa hàng của chuỗi siêu thị REWE đang phân phối và bán cho người tiêu dùng.

Với trên 3000 cửa hàng trải rộng trên khắp nước Đức cùng doanh thu trên 18 tỷ Euro, lượng thành phẩm tôm càng xanh đóng gói bị thu hồi và ngừng bán tại đây là một thiệt hại lớn cho doanh nghiệp chế biến thủy hải sản của Việt Nam, [đọc tiếp]

Chết vì ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam tăng gần gấp đôi

30/11/2017 (VOA) - Việt Nam đã chứng kiến 102 ca ngộ độc thực phẩm trong thời gian từ tháng Giêng tới tháng 11/2017, dẫn đến 22 ca tử vong, và khiến khoảng 3.150 người lâm bệnh, Cục Y tế Dự phòng cho biết hôm 30/11.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA-Việt ngữ mới đây, bác sĩ Nguyễn từ Sàigòn nhắc đến nguy cơ ngộ độc do thực phẩm từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam mà không được kiểm soát đúng mức [đọc tiếp]

Ủy ban sông Mekong đã thất bại

28/11/2017 (RFA) - Ủy ban sông Mekong đã thất bại trong việc thực thi sứ mạng của mình để bảo đảm sự phát triển của dòng sông này.

Đó là tuyên bố của Liên minh cứu sông Mekong trong bức thư gửi Ủy ban sông Mekong vào ngày 27 tháng 11, năm 2017, ngay trước kỳ họp lần thứ 24 của Ủy ban này từ hôm nay 28 đến ngày 30 tháng 11, năm 2017.

Bức thư này được gửi đến các vị Bộ trưởng Môi trường hoặc Bộ trưởng những lĩnh vực liên quan đến môi trường của các quốc gia thành viên Ủy ban sông Mekong là Việt Nam, Campuchia, Lào, và Thái Lan, và đồng kính gửi ông Phạm Tuấn Phan, Trưởng Ban thư ký Ủy ban sông Mekong. [đọc tiếp]

Nợ công của Việt Nam vẫn tăng nhanh

20/11/2017 Thanh Phương (RFI) - Báo cáo Đánh giá về chi tiêu công Việt Nam do Chính phủ Việt Nam phối hợp với Ngân Hàng Thế Giới thực hiện và được công bố vào đầu tháng 10 vừa qua cho thấy, tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm nội địa GDP của Việt Nam đã tăng mạnh trong những năm gần đây, từ 51,7% năm 2010 lên 61% năm 2015. Báo cáo này cho rằng vấn đề đáng lo ngại là Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP tăng nhanh nhất thế giới, khoảng 10% trong 5 năm qua.

Ngân Hàng Thế Giới cảnh báo, nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những quan ngại nghiêm trọng về bền vững tài khóa. Lời cảnh báo này không thừa, vì theo số liệu mới nhất của bộ Tài Chính, tính đến năm 2016, nợ công của Việt Nam đã tiếp tục tăng lên đến 64,7% GDP, tức là gần ngưỡng báo động 65%. [đọc tiếp]

TPP được 'trợ thở phút chót’ ở Đà Nẵng

11/11/2017 Nguyễn Hoàng (BBC) - 11 quốc gia nước tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương tuyên bố đổi tên thỏa thuận TPP và đặt ra lộ trình thực hiện.

Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản chính thức tuyên bố thỏa thuận Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đổi tên thành Hợp tác Toàn diện và Cấp tiến Xuyên Thái Bình Dương, trong buổi họp báo trưa 11/11.

Ông Toshimitsu Motegi nói thỏa thuận sẽ đi vào hiệu lực sau khi 6 trên 11 quốc gia thông qua và rằng ông hi vọng việc thông qua thỏa thuận này sẽ là bước tiến trong việc đưa Hoa Kỳ trở lại. [đọc tiếp]

Cát sẽ cạn ở Việt Nam trong 5 năm nữa

26/10/2017 (VOA) - Báo Straits Times hôm 25/10 dẫn lời Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải Việt Nam nói chỉ 5 năm nữa thôi Việt Nam sẽ cạn kiệt nguồn cát tự nhiên do cát sông bị khai thác quá mức.

Viện này nói mỗi năm cả nước hiện cần khoảng 100 triệu m3 cát để làm bêtông.

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình từng khẳng định có biểu hiện lợi ích nhóm bao che cho “cát tặc” khi tình trạng “cát tặc” ở các tỉnh Bình Thuận, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp… vẫn diễn biến ngày càng phức tạp và khó kiểm soát, theo báo Thanh Niên. [đọc tiếp]

Đánh cá trái phép : Châu Âu phạt « thẻ vàng » cảnh cáo Việt Nam

23/10/2017 Duy Anh (RFI) - Hôm nay 23/10/2017, Liên Hiệp Châu Âu đã cảnh cáo Việt Nam về những hoạt động đánh bắt cá bị cho là trái phép.

AFP dẫn lời ông Karmenu Vella, ủy viên phụ trách các vấn đề môi trường, hàng hải và hoạt động đánh bắt hải sản của Liên Hiệp Châu Âu, trong một thông cáo, tuyên bố, châu Âu « không thể làm ngơ » trước các hoạt động bất hợp pháp của tàu cá Việt Nam đối với hệ sinh thái biển ở Thái Bình Dương. Quan chức châu Âu này kêu gọi chính quyền Hà Nội có hành động, nhằm tăng cường biện pháp chống lại những hành vi khai thác trái phép. [đọc tiếp]

Nhà máy giấy Lee & Man chính thức hoạt động

20/10/2017 (RFA) - Nhà máy giấy Lee & Man ở tỉnh Hậu Giang chính thức được Bộ Tài Nguyên & Môi Trường Việt Nam cho phép vận hành. Lý do được bộ này nêu ra là đáp ứng được những yêu cầu về môi trường của bộ này đề ra.

Trong khi đó giới chuyên môn và người dân địa phương vẫn tỏ rõ quan ngại về tác động môi trường do nhà máy giấy được nói là lớn nhất khu vực này sẽ gây nên.

Nhà máy giấy Lee & Man do Trung Quốc đầu tư, đã bị dân chúng và Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam phản đối vào tháng Sáu năm ngoái khi bắt đầu tiến hành chạy thử, vì lo ngại gây ô nhiễm lớn cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. [đọc tiếp]

Việt Nam nhập khẩu than đá để chạy nhà máy nhiệt điện

20/10/2017 (RFA) - Chỉ trong 9 tháng đầu năm Việt Nam đã chi ra đến 1 tỉ 30 ngàn đô la Mỹ để nhập khẩu than đá để dùng cho các nhà máy nhiệt điện.

Than nhập khẩu của Việt Nam đến từ Indonesia, Nga, và Australia.

Việt Nam có một khu vực mỏ than lớn ở vùng Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, được khai thác từ thời Pháp thuộc. Than ở đây cũng được xuất khẩu nhưng ngày càng giảm, và theo các số liệu của Hải quan Việt Nam thì trong chín tháng đầu năm nay giá trị xuất khẩu than đá của Việt Nam chỉ có 207 triệu đô la Mỹ. [đọc tiếp]

Rừng Việt Nam đang réo tên ai?

19/10/2017 Lê Anh Hùng (VOA) - Theo thông tin từ Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai, tính đến ngày 15/10, đợt mưa lũ tuần qua tại Miền Trung và các tỉnh miền núi phía bắc đã khiến 68 người chết và 34 người mất tích, chưa kể hàng chục người bị thương tích nặng khác. Những cái chết đều vô cùng thương tâm, còn thiệt hại về vật chất thì không sao đếm xuể.

Đâu là nguyên do? Trước thảm hoạ kinh hoàng đó, ông Trần Quang Hải, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống Thiên tai, đã phải chua chát thú nhận: “Phá rừng là một trong những nguyên nhân chính gây ra lũ quét, sạt lở. Chúng ta đang phải trả giá và sẽ còn tiếp tục do nhiều đồi, nhiều rừng đã bị ‘cạo trọc’.” [đọc tiếp]

Công dân Trần Thị Xuân bị bạo quyền bắt giam vì bảo vệ môi trường

Mời tham dự

Hội thảo Nhân Quyền

Thứ bẩy 27.05.2017

Một bộ phim ngắn về thảm họa cá chết ở biển miền Trung Việt Nam do Formosa gây ra năm 2016 (bấm vào hình xem video)

(bấm vào hình để đọc tiếp)

Kêu gọi xuống đường vì môi trường

Thời gian: 09h00 ngày Chủ Nhật, 8/5/2016

Địa điểm:

+ Hà Nội: Nhà Hát Lớn

+ Sài Gòn: Công viên 30/4, Quận 1

+ Các tỉnh khác: Bất cứ địa điểm công cộng nào.

Chúng tôi, những người đã tổ chức, thực hiện và tham gia cuộc biểu tình vì môi trường ngày 1/5 vừa qua tiếp tục kêu gọi đồng bào cả nước hướng về ngư dân miền Trung thân yêu.

[đọc tiếp chi tiết]

Xin hãy hỗ trợ

Hiệp Hội Yểm Trợ Các Dân Tộc Bị Đe Dọa trong chiến dịch "Hãy cứu lấy tự do tín ngưỡng" tại Việt Nam

Hội thảo

“Lage der Religions- und Meinungsfreiheit

in Vietnam”

Tình trạng tự do tôn giáo và ý kiến

tại Việt Nam

với Mục sư Kai Feller

Chủ Nhật 15/11/2015

Mục sư Kai Feller đã thăm viếng Việt Nam, tiếp xúc với những người bất đồng chính kiến, với đại diện của nhiều tôn giáo và dân tộc thiểu số, những người dân ở cao nguyên miền bắc bị nhà nước ép bỏ đức tin ...  [đọc tiếp]

19/10/2017 CTV (Dân Làm Báo) - Đồng hành với thông điệp "quân đội kết hợp với côn an đàn áp nhân dân" của Trần Đại Quang, ngày 17/10/2017 côn an đã bắt giam khẩn cấp một công dân Việt Nam là bà Trần Thị Xuân với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79, Bộ luật rừng Hình sự cộng sản. Đây là tiếp nối của chiến dịch bắt người, khủng bố nhân dân của CSVN kéo dài sau ngày 10/10/2016 khi Ba Đình bắt giam và bỏ tù blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vì những hoạt động chống Formosa và Tàu cộng xâm lược Mọi công dân Việt Nam có những hoạt động liên quan đến việc chống đối Tàu cộng - trong đó có Formosa là một công ty vỏ Đài Loan ruột Tàu cộng đều được Nguyễn Phú Trọng và tập đoàn tay sai cho vào danh sách sổ đen "hoạt động chống phá đảng và nhà nước". [đọc tiếp]

Mất sạch 135 ha rừng tự nhiên sau khi làm nơi "diễn tập phòng thủ"

19/10/2017 Tây Nguyên (Bauxite Việt Nam) - Ngày 10-10-2017, một lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông cho biết đã ra văn bản gửi Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, yêu cầu kiểm điểm, xử lí trách nhiệm các cá nhân, tổ chức liên quan trong việc để mất 175 ha rừng, trong đó có 135,8 ha rừng tự nhiên được giao cho đơn vị này từ năm 2008 để làm "địa bàn diễn tập phòng thủ địa phương". Quyết định của UBND tỉnh khẳng định trong diện tích rừng bị mất ở xã Quảng Sơn - huyện Đắk G’Long, trách nhiệm chính thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. [đọc tiếp]

Lãnh đạo Việt Nam nói đã bồi thường 97% cho nạn nhân Formosa

17/10/2017 (RFA) - Công tác đền bù cho nạn nhân thảm họa môi trường do Formosa Vũng Áng gây nên, tính đến ngày 4 tháng 10, đã được 97% số tiền dùng để đền bù chung cho nạn nhân thảm họa này.

Thông vừa nêu này được Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn báo cáo cho chính phủ Việt Nam.

Phó Thủ tướng thường trực của Chính phủ Hà Nội, Trương Hòa Bình, nói rằng còn có 3% chưa đền bù vì những lý do khách quan, nhưng ông không nói rõ là những lý do gì.

Tuy nhiên một người địa phương là Linh mục Đặng Hữu Nam không tin ở con số 97% nhà nước đưa ra. [đọc tiếp]

Quan chức vi phạm lại được cử làm thanh tra Formosa

04/10/2017 (RFA) - Một quan chức Việt Nam bị cách chức trong thảm họa môi trường Formosa hồi năm 2016 lại được làm phó đoàn kiểm tra về môi trường tại nhà máy Formosa.

Đó là ông Lương Duy Hanh, từng làm Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, thuộc Tổng cục môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường. [đọc tiếp]

Sốt rét kháng thuốc từ Cam Bốt đang lan sang Việt Nam

23/09/2017 Tú Anh (RFI) - Một loại ký sinh kháng thuốc chống sốt rét, phát hiện vào năm 2007 tại Cam Bốt, đã lan đến Việt Nam. Giới nghiên cứu kêu gọi hành động trước khi chủng mới lan đến Ấn Độ hay châu Phi.

Theo giáo sư Arjen Dondorp, đại học y khoa Mahidol, Bangkok, dạng sốt rét mới được phát hiện lần đầu tại miền tây Cam Bốt cách nay 10 năm đã lan đến Việt Nam, ở phía đông, như một « dây thuốc súng ».

Chủng sốt rét mới này cũng đã lan đến các vùng Hạ Lào, đông bắc Thái Lan và miền đông Miến Điện, theo bản báo cáo công bố trên tạp chí y khoa The Lancet vào tháng 02/2017 mà giáo sư Arjen Dondorp là đồng tác giả. Được AFP đặt câu hỏi, ông cho biết thêm Cam Bốt đã sử dụng thuốc trị liệu mới, nhưng chỉ hiệu nghiệm được hai năm. Do vậy Việt Nam cũng cần phải thay đổi. [đọc tiếp]

Nhà máy nhiệt điện tàn phá môi trường tỉnh Quảng Ninh

29/08/2017 (Người Việt) - QUẢNG NINH (NV) – Hàng triệu tấn tro xỉ của 7 nhà máy nhiệt điện đang đe dọa nghiêm trọng môi trường sống của người dân tỉnh Quảng Ninh cũng như vùng biển các vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Bãi thải số 1 của nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả-TKV, ở phường Cẩm Thịnh, thành phố Cẩm Phả, một bãi thải rộng mênh mông nằm sát mép biển và giáp ngay khu dân cư gồm hàng ngàn hộ và bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả chỉ nằm cách nhà máy điện này vài trăm mét.

Ông Nguyễn Công Hoàng, ngụ phường Cẩm Thịnh, cho biết, từ nhiều năm nay, các khu dân cư ở đây phải hứng bụi đen từ bãi xỉ thải, ống xả của nhà máy bay vào nhà. “Người dân đã kiến nghị không biết bao nhiêu đơn thư nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa chuyển biến,” ông Hoàng nói. [đọc tiếp]

Thảm hoạ hạt nhân, hiểu biết để cùng trách nhiệm

14/08/2017 Inrasara (Bauxite Việt Nam) - Đọc: 10 Bài học từ Fukushima - Giảm thiểu rủi ro và bảo vệ cộng đồng trước thảm họa hạt nhân, do Ủy ban Xuất bản Tập sách Fukushima, 74 trang, khổ 14,5-20,5cm.

Sách tặng không bán, phát hành vào ngày 11-3-2015.

Ngày 25-11-2009, với 77,48% phiếu tán thành, Quốc hội Việt Nam thông qua Dự án Nhà máy Điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Khác với thông lệ, đa phần dự án trên đưa xuống, con số biểu quyết luôn lên ở cấp độ trên 90%. Sự thể cho thấy ở đó, vẫn có nhiều người hiểu và phản đối. Và dù không ngăn được chủ trương “trên” - nhưng hơn 22% đại biểu đã dám thể hiện trách nhiệm “đại biểu” của mình đủ nói lên tính gai góc của vấn đề. Thế nên không lạ, ngày 22-11-2016, nghĩa là chỉ thiếu 3 ngày tròn 7 năm, khi vấn đề lần nữa được đưa ra, 92% Quốc hội bỏ phiếu tán thành dừng Dự án. Bởi xu thế chung hay tác động từ ngoài, hoặc giả do “thiếu tiền” hay các đại biểu được nâng cao nhận thức về tác hại của khủng loại nhân tạo này, chúng ta không biết được. Chỉ biết rằng Dự án hoàn thành hai Nhà máy Điện hạt nhân tại tỉnh cộng đồng Chăm tập trung đông nhất nước đã được quyết: “dừng”.

Không mừng sao?! Bà con dân lành Ninh Thuận và cả đất nước Việt Nam mừng, các nhà đấu tranh cho môi trường mừng. Và tôi, với tư cách con dân Ninh Thuận và là một trí thức Chăm – mừng. [đọc tiếp]

Thông Báo vận động đấu tranh pháp lý tại Đài Loan cho nạn nhân của Cty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh

03/08/2017 (Giáo phận Vinh) - Chúng tôi xin thông báo với tất cả quý vị thông tin sau đây:

Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám Mục Giáo Phận Vinh cùng với Ban Vận Động Đấu Tranh Pháp Lý cho nạn nhân của Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đang thực hiện chuyến vận động đấu tranh pháp lý tại Đài Loan. Lịch trình của chuyến vận động  như sau:

- Ngày 3/8/2017: Phái đoàn sẽ làm việc với các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Đài Loan, họp báo với báo chí quốc tế về thảm họa môi trường do công ty trên đã gây ra. [đọc tiếp]

Formosa lấn 300 ha biển để chôn hàng chục triệu mét khối xỉ thải

28/07/2017 (RFA) - Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh hoàn thành việc xây dựng hệ thống kè lấn biển để chôn lượng xỉ thải lên tới hàng chục triệu mét khối.

Truyền thông trong nước loan tin vừa nêu vào ngày 28 tháng 7. Tin cho biết bãi chứa xỉ có diện tích hơn 280 héc ta, có thể chứa gần chục triệu mét khối xỉ trong vòng 70 năm. Bình quân mỗi năm lượng xỉ thu gom về bãi khoảng 1,3 triệu tấn.

Trong một báo cáo tác động môi trường khác liên quan đến dự án này cũng được Bộ Tài nguyên – Môi trường phê duyệt ngày 24/6/2015 có nói rằng loại xỉ này là chất rắn không gây hại và số lượng nhiều nhất có thể đổ vào bãi là 740.000 tấn/năm. [đọc tiếp]

Thủy điện - Một thảm họa về nhân tai do chủ trương lớn của Đảng Cộng sản

27/07/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo - Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho hay những tháng đầu năm 2017, nền nhiệt độ (đặc biệt ở miền Bắc) cao hơn so với trung bình nhiều năm. Rét đậm, rét hại không kéo dài.

Mùa bão và mùa mưa năm nay đến sớm hơn trung bình nhiều năm. Hiện tượng mưa trái mùa có khả năng xuất hiện trên khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ những tháng đầu 2017.

Trong năm 2017, lũ ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện nhiều hơn đỉnh lũ tương đương năm 2016. Đỉnh lũ trên các sông Trung Bộ, Tây Nguyên tương đương trung bình nhiều năm.

Mỗi năm đén mùa bão lụt dư luận lại quan ngại đến viêc xả lũ của các đập thủy điện gây thảm họa tàn phá trên diện lớn, thiêt hại nặng nề về người và tài sản.

Nhà văn Võ Thị Hảo đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về chủ đề : “Thủy điện - Một thảm họa về nhân tai do chủ trương lớn của Đảng Cộng sản”. Nội dung như sau - Mời quí vị cùng nghe

Cho phép ‘đổ bùn xuống biển’ ở Bình Thuận giống hệt vụ Formosa

23/07/2017 (Người Việt) - BÌNH THUẬN, Việt Nam – Bộ Công Thương vừa đình chỉ chức vụ giám đốc Trung Tâm Tư Vấn Đầu Tư và Chuyển Giao Công Nghệ của ông Hà Quốc Quân vì đang là viên chức mà lại điều hành doanh nghiệp tư nhân.

Công ty Tư Vấn Xây Dựng Cảng Biển Việt Nam do ông Quân làm chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc bị tố cáo đã mạo danh ít nhất ba nhà khoa học khi soạn thảo báo cáo biện minh cho việc công ty Điện Lực Vĩnh Tân 1 (VTPC1) đem một triệu khối bùn đổ xuống vùng biển thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. [đọc tiếp]

Dân Hải Dương đòi đóng cửa nhà máy dệt Pacific Crystal

22/07/2017 (VOA) - Dân làng Việt Nam phong tỏa một nhà máy dệt lớn cung cấp vải cho các thương hiệu thời trang quốc tế, để đòi đóng cửa vĩnh viễn nhà máy này vì lo ngại về ô nhiễm môi trường.

Hãng tin Reuters đưa tin, hàng trăm cư dân tỉnh Hải Dương từ tháng Tư đến nay đã lập lán trại, thay phiên nhau ngày cũng như đêm, phong tỏa nhà máy dệt Pacific Crystal, để đòi nhà máy này ngưng hoạt động. Pacific Crystal là do tập đoàn Pacific Textiles có trụ sở ở Hồng Kông điều hành.

Trong những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cuộc phong tỏa có hãng thời trang UNIQLO của Nhật Bản. [đọc tiếp]

'Nhận chìm ở biển' Bình Thuận: ba nhà khoa học 'bị đạo danh'

21/07/2017 (BBC) - Một nhà khoa học có tên trong báo cáo đánh giá tác động môi trường vụ cấp Giấy phép nhận chìm ở biển cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 ở Bình Thuận nói với BBC rằng "đến khi báo đăng thì tôi mới biết có tên mình tham gia."

Có ý kiến kêu gọi Bộ Tài nguyên Môi trường tuyên hủy giấy phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 sau khi ba trong bảy nhà khoa học phủ nhận việc tên họ có trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của vụ này.

Hôm 21/7, trả lời BBC từ Nha Trang, ông Nguyễn Tác An, cựu Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, nói: "Trước đây, tôi chỉ nghe vụ đạo văn, đạo công trình khoa học và bây giờ đến phiên mình bị đạo danh trong một vụ việc như thế này." [đọc tiếp]

Các thành phố của Việt Nam đối diện với ô nhiễm môi trường

20/07/2017 (RFA) - Đô thị Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong 20 năm qua, nhưng không đồng đều và gặp nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường. Đó là tóm tắt báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, chuyên đề đô thị, được ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường trình bày trong buổi họp báo ngày 20 tháng 7 năm 2017, của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.

Theo báo cáo này chỉ có 42 trên tổng số 787 thành phố, thị trấn của cả nước có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ngoài ra còn có các vấn đề ô nhiễm không khí, ô nhiễm sông rạch trong các thành phố, mực nước ngầm bị sụt, nước mặn xâm nhập vào các thành phố ven biển, nạn ngập lụt gia tăng. [đọc tiếp]

Ngư dân đệ đơn kiện Formosa tại tòa Nghệ An

18/07/2017 (VOA) - Sáng ngày 18/7, một đoàn 30 người gồm ngư dân và giáo dân thuộc giáo xứ Phú Yên, đại diện cho hơn 502 hộ gia đình, đã đệ đơn kiện Formosa tại tòa án tỉnh Nghệ An, và yêu cầu được đền bù thiệt hại mà công ty này đã gây ra trong thảm hoạ môi trường hồi năm ngoái.

Linh mục Phan Sỹ Phương, trưởng Ban Hỗ trợ Ngư dân Miền Trung, người dẫn đầu giáo dân nộp đơn kiện, xác nhận với VOA rằng hồ sơ kiện đã được tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tiếp nhận và trang thông tin giáo phận Vinh cũng sẽ đưa thông tin về việc nộp đơn kiện này. [đọc tiếp]

Dân Hưng Yên bệnh ung thư, cây cối chết vì ô nhiễm khói bụi

15/07/2017 (Người Việt) - HƯNG YÊN, Việt Nam (NV) – Suốt 14 năm nay, người dân xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, phải chịu cảnh khốn khổ vì khói bụi, mùi hôi xả ra từ công ty sản xuất gạch. Ô nhiễm không chỉ làm cây cối chết, mà còn làm cho nhiều người mắc bệnh ung thư phổi.

Ông Ngô Văn Mộc, trưởng thôn Chí Trung, cho biết tình trạng ô nhiễm xảy ra từ năm 2003, khi công ty ToKo Vietnam về đây mở nhà máy sản xuất gạch men.

“Năm 2016 thôn có 12 người chết, trong đó có tám người chết do ung thư vòm họng, phổi,” ông cho hay.

Ông Nguyễn Quang Quyết, ở thôn Chí Trung, tức giận nói: “Sau khi chúng tôi đưa đơn cầu cứu các đơn vị chức năng thì ban ngày công ty xả ít hơn trước, nhưng buổi tối lại xả liên tục để bù lại…” [đọc tiếp]

Đổ bùn ra biển: Chưa cho chứ không phải là cấm

22/06/2017 (Người Việt) - BÌNH THUẬN, Việt Nam (NV) – Ông Phan Ngọc Cẩm Thành, phó tổng giám đốc công ty Điện Lực Vĩnh Tân 1 (VTPC1), vừa xác nhận với báo Thanh Niên là VTPC1 chưa nhận được giấy phép đổ hàng triệu khối bùn ra biển.

Giới hữu trách cho biết, họ đang xem xét chứ không bác kế hoạch của VTPC1.

Nói cách khác, phản ứng của dân chúng và các chuyên gia chỉ có hiệu quả nhất thời: Khiến việc đổ bùn ngưng trệ.

VTPC1 là một liên doanh giữa Tập Đoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam (TKV) với Trung Quốc (phía Trung Quốc đóng góp 95% vốn đầu tư), được cấp giấy phép đầu tư một cụm nhà máy dùng than để phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. [đọc tiếp]

43 năm và bao nhiêu năm nữa?

08/06/2017 VietTuSaiGon (rfavietnam) - Hà Nội chặt cây xanh, Sài Gòn cũng trơ trụi cây xanh vì bị chặt, đất nước này có thành phố nào, tỉnh nào không bị chặt cây xanh? Chắc chắn là không có, ngay cả thành phố Đà Nẵng thời ông Nguyễn Bá Thanh còn làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, thời ‘vàng son’ của Đà Nẵng, vẫn có hàng xà cừ trăm tuổi (từ thời Đà Nẵng còn mang tên Tourance) trên đường Quang Trung cũng bị chặt không thương tiếc. Đó là chưa muốn nói đến những cây xanh trên dãy Trường Sơn!

Trường Sơn ngàn năm còn bị đánh đổi trong chưa đầy mười năm, từ bạt ngàn cây xanh và đời sống hiền hòa, thanh tịnh bỗng trở nên trơ trọi và đời sống khốc liệt đến độ tàn khốc. Giờ có vẻ như Trường Sơn cũng chẳng còn bao nhiêu cây để chặt, người ta lại kéo về thành phố để chặt, mà đáng sợ nhất vẫn là chặt cây theo dự án! [đọc tiếp]

Vụ bắt người chống Formosa đến tai quan chức Mỹ

07/06/2017 Viễn Đông (VOA) - Quan chức cấp cao về nhân quyền của Mỹ bày tỏ quan ngại về việc Việt Nam bắt giữ nhà hoạt động xã hội chống Formosa, đồng thời cho biết đã nêu với Hà Nội tên cụ thể của hơn 10 người đang bị tống giam.

Bà Virginia Bennett, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, nói với VOA Việt Ngữ hôm 6/6, ít ngày sau khi dẫn đầu một phái đoàn của Hoa Kỳ tham dự một cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền ở Hà Nội. [đọc tiếp]

Nắng nóng kỷ lục tại Hà Nội

04/06/2017 (VOA) - Nhiều nơi ở miền bắc Việt Nam, nhất là Hà Nội, đang trải qua một đợt nắng nóng kỷ lục, gây xáo trộn sinh hoạt thường ngày của người dân.

Theo Trung tâm Dự báo Khí thượng Thủy văn Trung ương, nhiệt độ ở thủ đô của Việt Nam hôm 4/6 là khoảng 41 độ C, cao nhất trong hơn 40 năm qua.

Cơ quan này cho biết rằng đợt nắng nóng sẽ tiếp tục ngày 5/6 ở Hà Nội với “nhiệt độ cao nhất trong ngày từ 38 - 40 độ C”.

Báo điện tử VnExpress dẫn lời các chuyên gia nói rằng “Hà Nội nóng hơn vì hiệu ứng bê tông với hàng loạt chung cư cao tầng, mật độ xe cộ nhiều và ít cây xanh”.

Hà Nội có kế hoạch “chặt hạ 1.300 cây xanh, phần lớn là xà cừ lâu năm trong 3 tháng tới” để mở rộng đường ở thủ đô, gây ra nhiều chỉ trích trên mạng xã hội. [đọc tiếp]

Nổ lớn tại nhà máy thép Formosa

31/05/2017 (VOA) - Một vụ nổ đã làm rung chuyển nhà máy mới của tập đoàn Đài Loan Formosa ở Hà Tĩnh vào cuối ngày thứ Ba (30/5), một ngày sau khi nhà máy bắt đầu vận hành thử nghiệm lần đầu, sau khi gây ra thảm họa môi trường tồi tệ nhất ở Việt Nam hồi năm ngoái.

Ông Chang Fu-ning, Phó Chủ tịch điều hành Công ty Formosa Hà Tĩnh, nói với Reuters rằng vụ nổ là do thiết bị lọc bụi bị vỡ vì trục trặc kỹ thuật.

Sự cố này làm tăng thêm mối lo ngại về độ an toàn của nhà máy trị giá 11 tỷ USD, cho dù ông Chang khẳng định với Reuters rằng vụ nổ không gây thương vong và không ảnh hưởng gì đến tiến trình chuẩn bị sản xuất.

Nhà máy của Formosa vừa được chính phủ Việt Nam cho phép khởi động lại vào ngày 29/5, sau thời gian đình trệ vì thảm họa môi trường. [đọc tiếp]

Linh mục Nguyễn Đình Thục bị bao vây, đe dọa

31/05/2017 (VOA) - Linh mục Nguyễn Đình Thục đêm 30/5 cho biết nhiều người từ các xóm lân cận đánh kẻng và kéo tới chặn đường ông trở về giáo xứ sau khi dâng lễ ở Giáo họ Văn Thai.

Sự việc xảy ra vào lúc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang có chuyến thăm Mỹ và nhiều tổ chức xã hội, dân biểu Mỹ đang nêu lên quan ngại về cuộc ‘khủng hoảng nhân quyền’ tại Việt Nam.

Theo lời kể của Lm. Nguyễn Đình Thục, khi ông đang trên đường trở về giáo xứ Song Ngọc sau khi dâng lễ ở Giáo họ Văn Thai, cách đó khoảng 3 km, thì được báo có nhiều người đang kéo đến chặn đường về của ông. [đọc tiếp]

Không có Mỹ, 11 nước thành viên đồng ý duy trì TPP

21/05/2017 (RFI) - Các nước thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đồng ý nghiên cứu các phương thức để duy trì TPP dù Hoa Kỳ quyết định rút khỏi hiệp định. Bộ trưởng New Zealand và Mêhicô hôm nay 21/05/2017 thông báo như trên sau phiên họp Diễn đàn Hợp tác Kinh châu Á-Thái Bình Dương (APEC) cấp bộ trưởng diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam.

Phát biểu trước báo giới, bộ trưởng Thương Mại New Zealand, Todd MacClay, cho hay các thành viên còn lại trong hiệp định TPP "tập trung nghiên cứu các phương thức hòng thúc đẩy hiệp định. Các nước này sẽ gửi đề xuất vào tháng 11 tới". Đây cũng là phát biểu của bộ trưởng Kinh Tế Mêhicô Ildefonso Guajardo. [đọc tiếp]

Nhà cầm quyền Việt Nam gian dối về cá biển an toàn

19/05/2017 (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chế độ Hà Nội vừa ra lệnh cho nhà cầm quyền bốn tỉnh miền Trung khuyến cáo ngư dân “không đánh bắt hải sản tầng đáy ở khu vực 20 hải lý trở vào bờ” vì không an toàn để ăn.

Năm ngoái, ít ra hai lần ông Trương Hòa Bình đã tuyên bố rằng cá biển miền Trung ở bốn tỉnh nói trên cũng như biển tại các tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp từ vụ Formosa thải hóa chất độc hại là “đã sạch.”

Ngày 8 Tháng Mười Một, 2016, Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin tại cuộc họp ở trụ sở chính phủ: “Phó Thủ Tướng Trương Hòa Bình cho rằng, cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về môi trường biển tại bốn tỉnh đã an toàn cho tắm biển, du lịch, nuôi trồng thủy sản…” [đọc tiếp]

Chính phủ thừa nhận biển miền Trung vẫn nhiễm độc từ Formosa

19/05/2017 (VOA) - Mặc dù bộ trưởng Trần Hồng Hà từng tuyên bố “biển miền Trung đã an toàn”, chính phủ Việt Nam quyết định tiếp tục ngưng khai thác hải sản tầng đáy khu vực biển miền Trung bị nhiễm độc vì chất thải của công ty Formosa.

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã đưa ra yêu cầu này hôm 17/5 tại cuộc họp của Ban chỉ đạo nhằm khắc phục sự cố và ổn định đời sống cũng như kinh doanh cho người dân 4 tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố được coi là thảm họa môi trường tồi tệ nhất từng xảy ra ở Việt Nam. [đọc tiếp]

Thông cáo báo chí: Vận động quốc tế và trao Thỉnh nguyện thư về thảm hoạ Formosa

13/05/2017 - Những ngày đầu tháng 5/2017, hơn một năm sau ngày xảy ra thảm hoạ, Ban hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển thuộc Giáo phận Vinh đã có chuyến hành trình đặc biệt qua Âu châu để trao Thỉnh nguyện thư về việc giải quyết thảm hoạ môi trường do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra.

Để chuyển thỉnh nguyện thư tới các tổ chức và các định chế quốc tế, phái đoàn đến từ Giáo phận Vinh bao gồm:

Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp – Giáo phận Vinh, Linh mục Giuse Phan Sỹ Phương – Quản hạt Cửa Lò, Quản xứ Tân Lộc – Trưởng Ban, Linh mục Antôn Nguyễn Thanh Tịnh – Quản xứ Cồn Sẻ, Quảng Bình – Thư ký, Linh mục Phêrô Trần Văn Thành – Quản xứ Tam Toà, Quảng Bình – Thành viên, Linh mục Phêrô Trần Đình Lai – Quản xứ Đông Yên, Kỳ Anh – Thành viên, Linh mục JB. Bùi Khiêm Cường – Quản xứ Đông Sơn, Kỳ Anh – Thành viên  [đọc tiếp]

Nông dân Hà Tĩnh mất trắng mùa do giống lúa cung cấp bởi doanh nghiệp nhà nước!

13/05/2017 Kiều Phong (VNTB) Nông dân Hà Tĩnh năm nay bỗng dưng gặp liên tiếp nhiều tai nạn. Những cánh đồng trồng lúa Thiên Ưu 8 không có hạt, người nông dân trồng lúa lâm vào cảnh trắng tay. Sự sống của họ hơn lúc nào hết đang bị đe dọa.

Những video được loan tải trên mạng xã hội hôm thứ tư ngày 10/05/2017 quay cánh đồng lúa ở xã Sơn Long, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Người nông dân ở miền đất phì nhiêu thuần nông ngơ ngác nhìn những bông lúa không hề có hạt. Giống lúa Thiên Ưu 8 chế tạo bởi các nhà khoa học nông nghiệp xã hội chủ nghĩa, được phòng nông nghiệp của chính quyền địa phương giới thiệu cho bà con nông dân đã mất mùa thảm hại. [đọc tiếp]

Hội thảo tại Thượng viện Mỹ: Tìm công lý cho nạn nhân Formosa

11/05/2017 Thanh Trúc (RFA) - Hơn một năm sau sự cố Formosa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khu vực biển miền Trung, buổi hội thảo về pháp lý và ô nhiễm môi sinh đã diễn ra tại quốc hội Hoa Kỳ với sự tham dự của các chuyên gia luật và chuyên gia môi trường ở Hoa Kỳ và Canada.

Cuộc hội thảo được coi như một hội nghị quốc tế vì có 7 diễn giả gồm các vị giáo sư luật và các chuyên môn về môi trường của Mỹ và Canada, chưa kể một số người Việt đến từ Canada, Australia và các tiểu bang khác của Hoa Kỳ.

Đứng ra kêu gọi buổi hội thảo là Việt Nam For Progress, tạm dịch là Việt Nam Vì Tiến Bộ, tổ chức NGO của người Việt ở Washington DC, Hoa Kỳ và Ontario Canada. [đọc tiếp]

Bất chấp biểu tình, Formosa mở rộng đầu tư tại Việt Nam

06/05/2017 (VOA) - Giữa lúc làn sóng biểu tình phản đối thảm họa ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra ở miền Trung còn chưa nguôi, Tập đoàn Nhựa Formosa (FPG) hôm 4/5 ra thông báo quyết định mở rộng đầu tư thêm 1 tỷ đôla vào liên doanh thép tại Việt Nam.

Hiện tại, FPG sở hữu 70% cổ phần của công ty liên doanh tại Hà Tĩnh, trong khi Tập đoàn Thép Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất Đài Loan, sở hữu 25%, và Công ty Thép JFE của Nhật Bản sở hữu 5% cổ phần.

Lm. Nguyễn Đình Thục, người đang giúp nhiều nạn nhân của vụ ô nhiễm môi trường biển, cho rằng một khi Tập đoàn Formosa chính thức đưa ra tuyên bố mở rộng đầu tư, thì điều đó có nghĩa là tập đoàn này đã nhận được tín hiệu đồng ý từ phía chính quyền Việt Nam. [đọc tiếp]

Nhà máy giấy Lee & Man Hậu Giang - Một thảm họa khôn lường

04/05/2017 - Đồ Hiếm (Danlambao) - Cuối cùng sau gần 10 năm nằm ém, tên sát thủ môi trường mang tên “Nhà máy giấy Lee & Man” đã xuất đầu lộ diện bên bờ sông Hậu, huyện Châu Thành, Hậu Giang, trong sự bàng hoàng và lo lắng của người dân quanh vùng. Ta gọi tắt chúng là “Sát thủ Lee &Man (STLM)”.

Vào cuối tháng 3/2017, mới chỉ là thử nghiệm trong 20 ngày, nhưng người dân quanh vùng đã lâm vào cảnh dở sống dở chết, vì hàng loạt ô nhiễm nghiêm trọng như: Mùi hôi nồng nặc, tiếng ồn đinh tai, bụi bặm, khí thải từ nhà máy bốc ra đen kịt... thậm chí khi ngủ, dân chúng quanh vùng đều phải đeo khẩu trang mới chịu nỗi [đọc tiếp]

Hội thảo Quốc tế tại Hoa Kỳ về tác hại môi trường Formosa

02/05/2017 (VOA) - Một tổ chức phi chính phủ mang tên “Việt Nam for Progress”- tạm dịch “Việt Nam vì Tiến bộ” sẽ tổ chức một hội thảo quốc tế tại trụ sở Thượng viện Hoa kỳ ở thủ đô Washington D.C. vào ngày 10/5 sắp tới, về những tác động môi trường của việc xả chất độc của Công ty Formosa – Hà Tĩnh, và những biện pháp pháp lý chống lại hành vi này.

Bác sĩ Nguyễn Thể Bình, đại diện cho Việt Nam for Progress, cho biết: “Buổi hội thảo này có mục đích chính là để giáo dục, quảng bá những tin tức rất là thực dụng cho các thành phần có liên hệ đến Formosa; trang bị cho người dân, những nạn nhân của Formosa, những thông tin cần thiết để bảo vệ cho chính họ, trong trường hợp họ không có được sự bảo vệ của chính quyền.” [đọc tiếp]

Những loài cây duy nhất cứu được miền ven biển VN

25/04/2017 Erin Craig (BBC) - Mực nước biển dâng cao đang đe dọa nhấn chìm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa chính của Việt Nam. Và điều duy nhất giúp cho vùng đất này chống chọi lại với nước biển là một loài cây.

Hồi 2015, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường khi đó, ông Nguyễn Minh Quang nói với báo giới rằng có lẽ điều tốt nhất có thể làm là trồng thêm rừng ngập mặn.

Các khu rừng ngập mặn sẽ đóng vai trò vô cùng to lớn trong đa dạng hóa sinh học, và điều đó sẽ giúp sinh sôi nảy nở thêm nhiều cá tôm cho con người đánh bắt. [đọc tiếp]

Xói lở sông ở đồng bằng sông Cửu Long

25/04/2017 Kính Hòa (RFA) - Trong hai ngày 22 và 23 tháng tư có tất cả gần 20 căn nhà ven sông Vàm Nao bị đổ ụp xuống sông. Ông Lâm Quang Thi, Phó chủ tịch tỉnh An Giang nói với báo chí rằng nguyên nhân ban đầu có thể là do sông Vàm Nao là hợp lưu của hai dòng sông Tiền Giang và Hậu Giang, tạo nên dòng xoáy dưới đáy sông gây ra tai họa sụp đổ nhà cửa tại đây. Còn có nguyên nhân nào khác theo như giải thích vừa nêu của vị chủ phó chủ tịch tỉnh An Giang?

Theo tiến sĩ Võ Tòng Xuân, một chuyên gia về vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sinh ra và lớn lên tại tỉnh An Giang, thì dọc dòng sông Mekong, chuyện lở bờ sông hoặc bồi đắp tạo nên các cồn cát giữa sông, hay còn gọi là các cù lao là chuyện bình thường của thiên nhiên bao đời nay. Ngoài ra còn có một hiện tượng thiên nhiên nữa mà tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho là góp phần vào chuyện sạt lở vừa qua ở sông Vàm Nao là do mưa lớn, làm đất ven sông mềm đi.

Nhưng tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho rằng nạn khai thác cát dọc lòng sông Cửu Long đã góp phần gây ra tai họa sụp lở cho cư dân ven sông: [đọc tiếp]

Phá rừng phòng hộ làm khu du lịch

25/04/2017 Thanh Trúc (RFA) - Hoạt động phá rừng phòng hộ ven biển tại xã An Phú, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên để triển khai dự án khu du lịch phục vụ đợt thi Hoa hậu Hữu nghị ASEAN 2017 sắp đến khiến dự luận bất bình.

Phá hủy những khu rừng phòng hộ bạt ngàn và quí báu của đất nước để phục vụ kinh tế hay kinh doanh không chỉ là lợi bất cập hại mà còn là mối nguy cho thế hệ tương lai.

Tin tức về các vụ chặt phá rừng phòng hộ để triển khai dự án kinh doanh liên tục được truyền thông loan đi; và trước vụ Phú Yên dư luận từng dậy sóng với những vụ đất rừng phòng hộ tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc bị phá để xây công viên nghĩa trang; phá rừng trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng xây 40 móng khách sạn. [đọc tiếp]

Bồi thường dứt điểm cho nạn nhân Formosa vào 30 tháng 6

25/04/2017 (RFA) - Phó thủ tướng Việt Nam ông Trương Hòa Bình nói rằng việc chi trả bồi thường cho các nạn nhân thảm họa Formosa Vũng Áng phải kết thúc vào ngày 30 tháng sáu.

Ông Bình nói như thế trong cuộc họp diễn ra tại trụ sở của chính phủ ở Hà Nội của Ban Chỉ đạo các Giải pháp Ổn định đời sống cho nhân dân bốn tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường Formosa. [đọc tiếp]

Nông dân đặt quan tài đầu làng quyết giữ đất

24/04/2017 Nhóm phóng viên tường trình từ VN (RFA) - Vụ người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức quyết giữ đất và đụng độ với nhà cầm quyền Hà Nội chưa lắng xuống thì ngày 20 tháng 4, người dân xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã mang quan tài ra đồng và để sẵn nhang khói, tuyên bố sẽ quyết giữ đất tới cùng. Nguyên nhân vụ việc bởi nhà cầm quyền xã này đã bất minh, thậm chí tỏ ra gian dối một cách lộ liễu khi để quĩ đất đồng Cốc của người dân rơi vào tay nhà đầu tư một cách vô lý và không có đền bù thỏa đáng.

Một cán bộ công an xã Yên Trung, huyện Yên Phong chia sẻ: “Cái vụ này thì còn liên quan đến việc ruộng của người ta họ lại đào đất sét mang bán, đào sâu 5 mét, 7 mét với số lượng lớn. Mà theo luật định thì không được làm vậy vì đây là tài nguyên.” [đọc tiếp]

Đừng để Lee & Man bức tử sông Hậu

18/04/2017 (VOA) - Nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam được xây dựng nằm ven sông Hậu, có tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD. Đây được xem là nhà máy có quy mô lớn nhất Việt Nam và nằm trong số 5 nhà máy giấy lớn nhất thế giới.

Nhiều cư dân thị trấn Mái Dầm than rằng kể từ khi nhà máy này bắt đầu chạy thử, mùi hôi thối chịu không nổi, như lời bà Bùi Thị Mai [đọc tiếp]

Một năm thảm họa Formosa bộc lộ nhà nước cộng sản của dân hay phản bội dân?!

13/04/2017 Nhà văn Võ Thị Hảo trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành  (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Thảm họa Formosa xây ra đã một năm có lẻ. Môi trường biển miền Trung vẫn vô vọng sau thảm họa. Cuôc sống của hàng triệu người dân trong vùng đặc biệt là ngư dân vẫn đang khốn đốn trăm bề.

Suốt một năm qua họ liên tục biểu tình yêu cẩu khởi kiện Formosa, yêu cầu môi trường được bảo vệ trong sạch, được bồi thường thỏa đáng những thiệt hại do Formosa gây nên. Thay vì lắng nghe dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân, giới cầm quyền cộng sản đã huy động lực lượng công an, quân đội đàn áp dân để bảo vệ Formosa.

Nhà văn Võ Thị Hảo đã có cuộc trao đổi sau đây với nhà báo Trần Quang Thành qua chủ đề “Một năm thảm họa Formosa bộc lộ nhà nước cộng sản của dân hay phản bội dân?!” Mời quí vị cùng nghe

Luật sư Định: Chính quyền cần chấp nhận dân kiện Formosa

08/04/2017 (BBC) - Điều quan trọng đối với chính quyền Việt Nam lúc này là chấp nhận để người dân khởi kiện Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Gang Thép Formosa, doanh nghiệp đã gây ra thảm họa môi trường biển nghiêm trọng ở duyên hải miền trung Việt Nam, một nhà hoạt động xã hội dân sự và luật sư nói với BBC nhân tròn một năm vụ thảm họa xảy ra (6/4/2016-6/4/2017).

Muốn tránh một 'làn sóng phẫn nộ rộng khắp' mà có thể là một 'sự bất ổn không thể kiểm soát được', nhà cầm quyền Việt Nam nên 'khôn ngoan' chấp nhận việc khởi kiện này, Luật sư Lê Công Định nói với Bàn tròn Thứ Năm của BBC Việt ngữ. [đọc tiếp]

Lo sợ dân biểu tình, nhà cầm quyền Nghệ An gửi công văn hỏa tốc cho các linh mục

08/04/2017 (VNTB) - Do lo sợ những cuộc tập trung phản đối đông người để đòi quyền được đi tham dự thánh lễ, ban ngành các cấp tỉnh Nghệ An đã gửi nhiều công văn hỏa tốc tới các linh mục trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu để đề phòng nguy cơ trên.

Thông tin cho biết Hôm nay ngày 08/04/2017 Lm Anthony Đặng Hữu Nam đã nhận được các công văn trả lời từ phía chính quyền cho công văn phản hồi của các Linh mục đang hoạt động trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu về công văn 333/UBND-NV.

Việc đáp trả nhanh chóng từ phía hữu chức thể hiện một sự lo sợ đối với sức mạnh của hàng chục ngàn người dân trong giáo hạt Thuận Nghĩa.

Cách riêng là nhà cầm quyền lo sợ sẽ có những cuộc biểu tình dưới sự dẫn đầu của hai linh mục can đảm là cha Nam và cha Thục. [đọc tiếp]

Chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc đứng trước cáo buộc “tội ác diệt chủng”

08/04/2017 Trần Thành, VNTB (Nguyễn Tường Thụy's Blog) - Đừng để đến lúc nào đó, người dân ngờ vực liệu có khoản trích ‘lợi quả’ trong con số nửa tỉ Mỹ kim để lấy chữ ký của người đứng đầu chính phủ Việt Nam ở việc cho Formosa Hà Tĩnh tiếp tục sản xuất?

Nếu nói “qua kiểm tra, đánh giá, đến nay, FHS đã khắc phục 52/53 lỗi vi phạm, còn lại một hạng mục từ dập cốc ướt sang dập cốc khô theo lộ trình sẽ hoàn thành vào năm 2019”, thì cũng đồng nghĩa chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục dung dưỡng Formosa hủy diệt môi trường sống của Việt Nam. Hành vi này có thể coi là tội ác diệt chủng. Còn nếu xem xét từ Bộ Luật Hình sự, thì nay khi Formosa chưa chuyển đổi công nghệ mà ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn bút phê cho Formosa Hà Tĩnh vận hành lò cao số 1, ông sẽ đứng trước cáo buộc của Điều 342 "Tội chống loài người". [đọc tiếp]

Trung Quốc, lòng dạ hiểm sâu

07/04/2017 Hoàng Minh Tuấn (FB Minh Tuấn Hoàng) - Trong cuộc Họp báo thường kỳ Quý I.2017 do Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức chiều 05/04/2017, vấn đề ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam đi vào hoạt động đã được báo giới đặt ra đối với các lãnh đạo của Bộ KHCN cùng các Cục liên quan. Xin được đăng lại bài viết cách đây 6 tháng mà cá nhân tôi dày công nghiên cứu. Mong mọi người hãy chia sẻ để hiểu rõ hơn lòng dạ hiểm sâu của người bạn vàng “4 tốt” và hiểm họa đang đến với đất nước, với dân tộc ta.

Một khi sự cố xảy ra Việt Nam hứng chịu hậu quả phóng xạ từ các NMĐHN này nhiều hơn Trung Quốc. [đọc tiếp]

Việt Nam: Biểu tình ở nhiều nơi đánh dấu một năm thảm họa Formosa

07/04/2017 Trọng Nghĩa (RFI) - Theo Reuters, nhiều người dân ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, dưới sự hướng dẫn của các nhóm Công Giáo, đã tổ chức các cuộc biểu tình trên đất liền và trên thuyền nhằm bày tỏ thái độ phẫn nộ trước cách giải quyết vụ việc của tập đoàn Formosa và chính quyền Việt Nam.

Nhiều bức ảnh và video đăng trên Facebook cho thấy những người biểu tình mang theo các biểu ngữ với các nội dung như « Ai đã rước Formosa về đây để đầu độc Việt Nam ? », hay là « Chính phủ lấy tiền, người dân lãnh họa ». [đọc tiếp]

Hai linh mục đệ đơn phản bác truyền thông Nhà nước

06/04/2017 (RFA) - Vào ngày 6 tháng tư đã diễn ra buổi họp phản hồi công văn 333-UBND giữa hai Linh mục Đặng Hữu Nam và Linh mục Nguyễn Đình Thục, đại diện cho các linh mục hoạt động trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu diễn ra tại UBND huyện Quỳnh Lưu.

Công văn phản hồi với chữ ký của 19 linh mục đại diện cho hơn 30 ngàn giáo dân huyện Quỳnh Lưu dẫn chứng điều 11 của pháp lệnh nêu rõ quyền thực hiện nghi lễ tôn giáo, giảng và truyền đạo. [đọc tiếp]

Tuần hành đánh dấu một năm thảm họa Formosa

06/04/2017 (RFA) - Một số cuộc biểu tình, tuần hành của giáo dân các xứ thuộc giáo phận Vinh diễn ra ngày 6 tháng 4, 2017 nhằm đánh dấu một năm thảm hoạ môi trường Formosa.

Những người dân đi tuần hành biểu tình mang theo cờ ngũ sắc, cờ tang đen in hình xương cá và nhiều băng rôn với nội dung như: Khởi tố Formosa và bọn tiếp tay; Formosa thảm hoạ của dân Việt; Formosa cái chết được cấp phép; Khởi tố Formosa và bọn tiếp tay…

Những giáo dân tuần hành biểu tình đánh dấu 1 năm xảy ra thảm họa môi trường do Formosa gây nên từ các xứ gồm Phú Yên ở Nghệ An, xứ Đông Yên, xứ Cửa Sót, xứ Đông Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. [đọc tiếp]

Dân Việt chết vì những nhà máy công nghiệp

05/04/2017 Hòa Ái (RFA) - Ngày 6 tháng 4 năm 2017, tròn 1 năm biến cố thảm họa môi trường biển do nhà máy thép Hưng Nghiệp xả thải có độc tố ra biển ở khu vực 4 tỉnh Bắc miền Trung. Những câu chuyện về đời sống của nạn nhân chịu ảnh hưởng một năm qua được truyền thông nước ngoài ghi nhận như thế nào cũng như Việt Nam còn là thị trường thu hút của các nhà đầu tư quốc tế hay không?

Theo số liệu ghi nhận của Reuters, chỉ trong vòng vài tuần hồi tháng 4 năm ngoái, nhà máy Formosa xả thải chứa độc tố; bao gồm cyanide, phenols và hydroxide sắt; làm cá chết dọc bờ biển dài hơn 200 km và di hại của biến cố này khiến cho cuộc sống của hàng trăm ngư dân và dân chúng tại 4 tỉnh Bắc Trung Bộ bị xáo trộn. Hàng ngàn chiếc tàu nằm phơi bờ không thể ra khơi đánh bắt cá và hải sản cũng như hơn 40 ngàn công ăn việc làm tại khu vực này bị ảnh hưởng và 250 ngàn người lao động cả nước bị tác động suốt một năm qua. [đọc tiếp]

Formosa được 'bật đèn xanh' vận hành lò

05/04/2017 (BBC) - Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã "đạt các yêu cầu của Bộ Tài nguyên Môi trường để đưa lò cao đi vào vận hành", Reuters nói.

Trong cuộc họp với đại diện Formosa Hà Tĩnh vào sáng 4/4, Phó cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức được báo Hà Tĩnh dẫn lời: "Đánh giá tổng thế, Formosa Hà Tĩnh đã đáp ứng được các yêu cầu để cho phép lò cao đi vào vận hành."

Kết luận được đưa ra dựa trên ba ngày khảo sát tại nhà máy của Formosa, kênh truyền hình quốc gia VTV loan tin, ngay trước ngày đánh dấu một năm bắt đầu thảm họa môi trường biển ở miền Trung Việt Nam. [đọc tiếp]

Một năm thảm họa Formosa

03/04/2017 Kính Hòa (RFA) - Tháng tư 2017, tròn một năm ngày thảm họa môi trường Formosa Vũng Áng bùng nổ.

Trong một ngày cuối tháng ba, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đến Vũng Áng, và mô tả hiện trạng cuộc sống của người dân tại đây:

Mấy ngày nay lang thang quanh Vũng Áng, chuyện trò với ngư dân mới thấy cuộc sống của ngư dân ven biển ở đây nói riêng và cả khu vực Bắc miền Trung nói chung là vô cùng khốn khổ. [đọc tiếp]

Nạn nhân Formosa trong tình cảnh ngặt nghèo

31/03/2017 Gia Minh (RFA) - Thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh xả hóa chất ra biển khiến cá, hải sản chết hằng loạt gây tác động nặng nề đến cuộc sống người dân sống ven biển các tỉnh miền Trung.

Một người dân tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh vào chiều 30 tháng 3 cho Gia Minh biết về tình cảnh hiện nay của họ. Trước hết ông này thông tin về hành xử của chính quyền đối với người dân ra xã biểu tỉnh từ ngày 28 tháng 3:

Ba ngày vừa rồi thì trước hết có dân quân của xã cũng như công an xã đàn áp dân. Sau khi được tin như vậy bà con vào nhiều hơn, gây áp lực thì họ lẩn trốn. Dân chúng bây giờ rất phẫn nộ đợi Ủy ban nhân dân xã ra để hỏi. Và bây giờ họ lẩn trốn không ra gặp dân. [đọc tiếp]

Hàng ngàn cơ sở y tế xả thải thẳng ra môi trường

31/03/2017 (RFA) - Gần một nửa các cơ sở y tế trên cả nước Việt Nam chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế đảm bảo an toàn vệ sinh. Kết luận này do bà Nguyễn Thị Liên Hương – Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y Tế đưa ra hôm 30 tháng 3, tại cuộc Hội thảo góp ý về cơ chế thuê dịch vụ xử lý chất thải y tế.

Theo bà Hương, trong số hơn 13 ngàn cơ sở y tế, có khoảng 5.200 cơ sở ở bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải. Do đó, mỗi ngày, một lượng lớn nước thải y tế được xả thẳng ra môi trường.

Nguyên nhân được bà Hương lý giải là do thiếu kinh phí hoặc các lãnh đạo chưa có sự quan tâm đến vấn đề này. Thêm vào đó năng lực quản lý vận hành của bệnh viện còn yếu kém. [đọc tiếp]

Một năm bất nhất của chính quyền về thảm họa Formosa

29/03/2017 Cát Linh (RFA) - Nhà máy luyện thép Formosa vào đầu tháng tư năm ngoái xả thải hóa chất độc hại ra môi trường biển gây thảm hỏa môi trường khiến cá, hải sản chết hàng loạt từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị cho đến Thừa Thiên- Huế.

Sau một năm… Tấm ảnh người ngư dân hai tay cầm những con cá chết há miệng, mềm rũ, ngồi xổm trên bãi biển với gương mặt khắc khổ, đen sạm vì nắng gió biển, xuất hiện trở lại trên mạng xã hội hơn một tuần qua với số lượng nhiều hơn trước.

Các trang mạng xã hội đồng loạt đăng tải những hình ảnh liên quan đến vấn nạn môi trường biển từ tháng 4 năm 2016 đến nay. [đọc tiếp]

Nhiều giới ở Việt Nam tiếp tục chết dần, chết mòn vì FTA

26/03/2017 (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Cả doanh giới lẫn nông dân cùng điêu đứng vì hàng hóa và nông sản từ ngoại quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam sau khi hàng loạt Hiệp Định Tự Do Thương Mại (FTA) được ký kết thiếu suy xét.

Bộ Công Thương cho biết, hai tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập siêu khoảng $3.5 tỉ, trong đó có một điểm đáng chú ý là so với cùng kỳ năm ngoái, những loại hàng hóa cần kiểm soát và hạn chế nhập cảng đều tăng vọt. Ví dụ so với cùng kỳ năm ngoái, hàng tiêu dùng, rau, củ, trái cây tăng tới 67.1%; xe hơi dưới chín chỗ tăng 96.6%; sắt thép phế liệu tăng 153.7%.

Trong khi nông dân trên khắp Việt Nam liên tiếp đổ bỏ đủ loại rau, củ, trái cây, gia cầm, gia súc chết già cả vì hệ thống phân phối nôi địa quá tệ lẫn bị động trong xuất cảng thì đủ loại trái cây tương tự từ Trung Quốc, Úc, New Zealand, … ồ ạt đổ vào thị trường Việt Nam. [đọc tiếp]

Phải chăng vấn đề môi trường sẽ làm cho chính quyền Việt Nam sụp đổ?

24/03/2017 Tác giả: David Hutt, Dịch giả: Trần Văn Minh (Anh Ba Sàm) - Các cuộc biểu tình về môi trường cho thấy một thách thức lớn cho chế độ cộng sản.

Trong nhiều năm, bà Trần Thị Nga đã bị nhà cầm quyền Việt Nam quấy nhiễu và hành hạ, chi tiết đã xuất hiện trong báo cáo mới của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), công bố hồi đầu năm nay. Cuối cùng, bà đã bị bắt vào tháng Giêng với cáo buộc đã sử dụng “Internet để đăng một số đoạn băng và bài viết tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, theo báo chí nhà nước.

Thực ra, những gì bà thực sự đã làm là tham gia vào một số cuộc biểu tình về môi trường và thể hiện tình đoàn kết với các nhà hoạt động xã hội bằng cách gặp gỡ họ tại nhà và tham dự các phiên tòa xử họ. [đọc tiếp]

Chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm vụ thảm họa Formosa

23/03/2017 Paulus Lê Sơn (FB Sơn Văn Lê) - Trong bối cảnh Formosa gây ra thảm họa môi trường biển tại miền Trung Việt Nam, cả Chính phủ và công ty Formosa đều buộc phải nhận trách nhiệm trong việc xử lý và đi đến chấm dứt hoàn toàn thảm họa này.

Ông Võ Kim Cự, Nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh nói việc cấp phép 70 năm cho Formosa là đúng trình tự

Vào tháng 4/2016, cá chết hàng loạt ở miền Trung do Formosa gây ra tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) bắt đầu từ ngày 6 tháng 4 năm 2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, thậm chí vào tận trong Đà Nẵng.

Cuộc điều tra sau đó cho thấy, nguồn thải lớn từ tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh chứa độc tố tạo thành một dạng phức hợp, di chuyển vào Nam làm hải sản ở tầng đáy biển chết, là nguyên nhân gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển này. [đọc tiếp]

Bà con Phú Yên, Nghệ An sẽ tự trói tay mình đi kiện Formosa

20/03/2017 (Nhà thờ Thái Hà) - Thái Hà – Thái Hà (20.03.2017) – Ngày 20.3.2017, linh mục Anton Đặng Hữu Nam đại diện cho 1200 giáo dân Phú Yên và các ngư dân vùng phụ cận trong vụ việc đệ đơn khởi kiện FORMOSA đã gửi công văn phúc đáp công văn 1022 của UBND tỉnh Nghệ An đến các cơ quan nhà nước và Giáo Hội.

Trong Văn bản phúc đáp, cha Anton Đặng Hữu Nam khẳng định việc cha xứ và bà con giáo dân xứ Song Ngọc khởi kiện Formosa ngày 14/2 là việc làm hợp pháp. Giáo dân Phú Yên cũng sẽ tiếp tục khởi kiện Formosa để đòi công bằng, quyền lợi, bảo vệ giống nòi cách bất bạo động. Để tránh nhà cầm quyền đàn áp, vu cáo, giáo dân sẽ tự trói tay mình đi bộ để đến tòa. [đọc tiếp]

Hà Nội 'chưa thuê tư vấn TQ' quy hoạch bờ sông Hồng

21/03/2017 (BBC) - Hôm 21/3 ông Phạm Quí Tiên, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội, nói tại cuộc họp giao ban báo chí thường lệ do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức hàng tuần, rằng "cho đến thời điểm hiện tai, thành phố chưa đồng ý cho một đơn vị tư vấn nước ngoài nào tham gia lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (Quy hoạch dọc hai bên bờ sông Hồng)".

Trước đó truyền thông Việt Nam đưa tin Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu, Trung Quốc, "đã được lựa chọn làm đơn vị tư vấn lập quy hoạch hai bên bờ sông Hồng".

Các báo còn cho biết "các nhân viên của Viện trên đã tiến hành khảo sát thực địa dọc hai bên bờ sông Hồng từ đầu tháng 2/2017". [đọc tiếp]

Trung Quốc lập dự án quy hoạch bờ sông Hồng

20/03/2017 (RFA) - Viện Thiết kế và Quy Hoạch thành phố Hàng Châu Trung Quốc được Hà Nội mời nghiên cứu lập qui hoạch hai bên bờ Sông Hồng.

Đó là thông tin được truyền thông trong nước loan đi vào ngày 20 tháng 3. Theo đó Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có yêu cầu các đơn vị liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu để nghiên cứu lập đồ án Quy hoạch hai bên bờ Sông Hồng.

Phía chính quyền Hà Nội đề nghị các cơ quan liên quan trong nước hoàn tất các hồ sơ để báo cáo trước ngày 25 tháng 3 tới đây. [đọc tiếp]

Tiền chưa giải ngân của ‘500 triệu Formosa’ bị lạm dụng?

17/03/2017 Phạm Chí Dũng (VOA) - Cho đến tháng 3/2017, tức gần tròn một năm sau thảm họa kinh hoàng do Formosa gây ra ở 4 tỉnh miền Trung, giới quan chức nhà nước vẫn chỉ dùng từ “sự cố” làm nhẹ bớt những “nhạy cảm chính trị”, đồng thời vẫn tung ra các báo cáo cho rằng “người dân phấn khởi, đồng tình ủng hộ, đánh giá cao những chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết sự cố môi trường”.

Gần như chưa có gì thay đổi về não trạng “vì nhân dân phục vụ”…

Gần đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ Tài chính lại đưa ra thông tin như thể khoe khoang thành tích rằng đã cấp 4.680 tỷ đồng trong tổng số 500 triệu USD do Formosa bồi thường.

tính từ thời điểm tháng 6/2016 là lúc chính phủ Việt Nam bất ngờ thông báo “Formosa sẽ bồi thường 500 triệu USD do thiệt hại xả thải ô nhiễm môi trường” đến nay đã qua 9 tháng, nhưng số tiền bồi thường mới chỉ chiếm vỏn vẹn 30% trong tổng số 500 triệu USD. Tỷ lệ này là rất “liêm chính” nếu đối chiếu lại lời hứa của quan chức cao cấp Nguyễn Xuân Phúc “ngư dân sẽ nhận được toàn bộ tiền bồi thường vào tháng 11/2016”. [đọc tiếp]

Giáo dân Đông Yên tiếp tục biểu tình chống Formosa

14/03/2017 (VOA) - Có thể nói rằng đây là cuộc biểu tình đồng loạt sáng 12 tháng 3 năm 2017 của bà con giáo dân Đông Yên kể từ khi giáo xứ Đông Yên lâm vào đại nạn, cả một vùng đất trù phú, nhà cửa sầm uất, thánh đường huyền nhiệm, thơ mộng bỗng dưng trở nên tan hoang, đổ nát. Nhưng ngư dân bám trụ trên mảnh đất tổ tiên để lại đã chịu rất nhiều sức ép từ phía chính quyền. Và họ đã sống qua hai cái Tết khổ sở, thiếu thốn mọi bề. Chỉ có một điều duy nhất còn lại với bà con Đông Yên, đó là niềm yêu kính Chúa và tin vào lẽ phải, công lý. [đọc tiếp]

Phá sản với cây chanh dây - Vì sao?

12/03/2017 Lan Hương (RFA) - Gần đây nông dân Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi tin tưởng, hi vọng vào chuyện bán nông sản cho các thương lái Trung Quốc.

Thời gian gần đây, bà con nông dân khu vực Tây Nguyên không còn “mặn mà” với cây cà phê, một phần là do thời tiết khắc nghiệt, giá cả lên xuống thất thường, hơn nữa cà phê không mang lại cho họ nguồn thu nhập thực sự cao để thay đổi cuộc sống vùng đất đá khô cằn này. Vì vậy, mấy năm trở lại đây, người dân ở nhiều tỉnh thành như Gia Lai, Lâm Đồng, Đắc Nông phá cây cà phê vốn gắn bó nhiều năm với họ để đua nhau trồng cây chanh dây vì có tin đồn rằng cây chanh dây mang lại lợi nhuận gấp nhiều lần hơn cây cà phê truyền thống.

Hiện tại huyện Mang Yang là địa bàn có diện tích chanh dây lớn nhất tỉnh Gia Lai, khoảng 500 ha. Tuy nhiên, đầu năm 2016, ông Phạm Ngọc Cơ Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Yang giải thích với báo giới rằng chanh dây chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc nên người nông dân phải gánh chịu những rủi ro về giá cả bấp bênh. [đọc tiếp]

Từ Fukushima đến Formosa: Fukushima tròn 6 năm thảm họa

10/03/2017 Thục Quyên (Save Vietnam's Nature) - Nhật báo Mainichi chào đón ngày 11/03/2017, ngày kỷ niệm tròn 6 năm thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi, bằng một lá thư toà soạn với tựa đề rất lớn đăng ngay ở trang đầu "Các lý do để Nhật Bản rời bỏ điện hạt nhân hôm nay càng rõ ràng hơn bao giờ hết".

"Điều quan trọng nhất, tờ báo viết, là tất cả những nạn nhân vẫn không thấy được một tia hy vọng mong manh nào về cái ngày có thể an toàn trở lại chốn cũ, và điều đáng lo không kém, là mọi cố gắng không ngừng nghỉ suốt 6 năm cho tới hôm nay, vẫn gần như không giúp chúng ta hiểu được những gì đang xảy ra trong các lò phản ứng bị hư hại".

Khi thảm họa hạt nhân xảy ra tại một nước Nhật dân chủ, thì những nhà khoa học, những chuyên viên hạt nhân có tinh thần trách nhiệm đã mau chóng lên tiếng báo động, khiến người dân Fukushima và các vùng lân cận ý thức nhanh chóng vấn đề để tập họp thành rất nhiều nhóm xã hội dân sự, bắt liên lạc với những chuyên viên, hầu tìm hiểu, học hỏi và tổ chức cách tự vệ.

Một trong những nhóm đó sau này đã thu thập kinh nghiệm đối phó với trường hợp thảm họa trong một cuốn sách nhỏ với tựa đề "10 Bài Học từ Fukushima" để gửi như một thông điệp trực tiếp của người dân đến người dân, của người dân Nhật Bản đến người dân các quốc gia khác. [đọc tiếp]

Lượng kiều hối về Việt Nam giảm mạnh

09/03/2017 (RFA) - Trong năm qua, lượng kiều hối về Việt Nam giảm sút và có thể sẽ còn giảm mạnh hơn trong tương lai do ảnh hưởng từ các chính sách nhập cư của Hoa Kỳ. Hãng thông tấn AP loan tin như vừa nêu hôm 9/3. Lượng tiền gửi về Việt Nam đạt kỷ lục 13,2 tỷ đô la vào năm 2015 nhưng bất ngờ giảm xuống còn 9 tỷ đô la năm ngoái.

Thống kê cho thấy hiện tại khoảng 60% kiều hối của Việt Nam được chuyển về từ Mỹ. [đọc tiếp]

Kỳ Anh: Ô nhiễm mọi mặt

06/03/2017 (RFA) - Vùng biển dài hơn 200 kilomet dọc theo các tỉnh bắc trung bộ của Việt Nam bị ô nhiễm do hóa chất độc hại từ Khu liên hợp gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thải ra và bị phát hiện hồi đầu tháng tư vừa rồi.

Ngoài việc môi trường biển bị nhiễm độc, nhà máy gang thép của Formosa Hà Tĩnh còn gây nên những tác động khác gồm tiếng ồn, khí thải mà cộng đồng dân cư xung quanh khu vực nhà máy phải hứng chịu.

Các ống khói trong khu liên hợp gang thép Formosa nhả khí thải liên tục, ngày mưa cũng như ngày nắng, ban đêm cũng như ban ngày. Có lúc 1 ống, có lúc 2-3 ống cùng nhả khói đen, khói trắng. [đọc tiếp]

Hà Nội: Xe máy cũ và tình trạng ô nhiễm

06/03/2017 (BBC) - "Tình trạng ô nhiễm không khí đã tới mức báo động," Phó giáo sư, Tiến sỹ Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển Cộng đồng nói với BBC.

"Mật độ dân cư Hà Nội tăng rất nhanh, nếu tính cả người vãng lai lẫn cư dân ổn định hiện vào khoảng chín triệu, gần 10 triệu người, tập trung đặc biệt đông trong nội đô."

Xe máy được cho là một trong những nguồn xả khí thải gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất tại thành phố.

Được biết có tới 2,5 triệu trong tổng số khoảng 6 triệu xe máy đang lưu thông tại Hà Nội thuộc diện quá hạn sử dụng, cần thu hồi. [đọc tiếp]

Biểu tình đòi Formosa rút khỏi Việt Nam

05/03/2017 Chân Như (RFA) - Hưởng ứng lời kêu gọi đồng loạt biểu tình phản đối Formosa, sáng Chủ Nhật 05/03/2017 người dân Việt Nam tại nhiều nơi đã xuống đường tuần hành, với các khẩu hiệu yêu cầu Formosa rút khỏi Việt Nam.

Tại Nghệ An, tin cho hay hàng ngàn tín hữu Công giáo thuộc hai xứ Phú Yên và Mành Sơn ngay từ sáng đã tuần hành bằng xe máy sang hiệp thông với đồng đạo tại xứ Song Ngọc.  Linh mục Đặng Hữu Nam cho Đài Á Châu Tự Do biết:

Trong khi đó tại Hà Nội, nhiều nhà tranh đấu bị an ninh chốt chặn không cho ra khỏi nhà. Blogger Nguyễn Tường Thụy cho biết ông cũng dự định xuống đường nhưng bị an ninh ngăn chặn ngay từ rất sớm [đọc tiếp]

Formosa Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đầu độc biển miền Trung... thêm 2 năm nữa (!?)

04/03/2017  Trần Thành – Tuấn Nguyễn (VNTB) - Kể từ hạ tuần tháng 2-2017, báo chí bị đề nghị dừng đăng các tin về vụ 'bùn lạ' này.

“Để thực hiện đúng cam kết với Chính phủ Việt Nam, Formosa Hà Tĩnh sẽ thực hiện chuyển đổi phương pháp làm nguội than cốc từ ướt sang khô (hệ thống CDQ). Việc chuyển đổi này sẽ được khởi công từ ngày 31-3-2017 và cam kết hoàn thành hệ thống CDQ trước ngày 30-6-2019”.

Một nguồn tin xác tin cho biết. Như vậy tiếp tục khả năng lại xảy ra “sự cố môi trường”.

theo thông báo của Formosa Hà Tĩnh là khoảng 97 tấn/tháng ở lò luyện số 1 - , liệu có liên quan đến sự việc từ đầu năm đến nay các ngư dân ở Quảng Trị và Quảng Bình đang bị một chất nhầy có tính kết dính, trọng lượng khá nặng bám vào lưới tàu đánh cá, khiến nhiều tấm lưới chìm xuống biển.

Nói thêm, kể từ hạ tuần tháng 2-2017, báo chí bị đề nghị dừng đăng các tin về vụ 'bùn lạ' này. [đọc tiếp]

Formosa thảm họa của dân tộc!

03/03/2017 Mạc Văn Trang (Bauxite Việt Nam) - Từ tháng 4/2016, khi khu Formosa gây ra thảm họa môi trường biển suốt hơn 250 km của bốn tỉnh miền Trung đến nay đã sắp một năm. Thảm họa đó luôn là sự kiện nhức nhối trong lòng xã hội. Nhưng nhiều người mới nhìn thấy thảm họa biển chết và những ảnh hưởng trực tiếp của nó, như: Hải sản bị hủy diệt, hàng vạn ngư dân bỏ biển; mọi hoạt động liên quan đến kinh tế biển ngưng trệ, ảnh hưởng đến đời sống hàng chục triệu người; tẩy rửa chất độc, khôi phục các rạn san hô và các loài sinh vật biển tầng nước đáy biển phải mất nhiều thập kỷ và vô cùng tốn kém… Rồi bao nhiều người dân phải ăn đồ biển nhiễm độc, bao nhiêu thế hệ phải thở hít khói bụi do Formosa thải ra suốt 70 năm nữa!? Nói chung, chỉ nhấn mạnh thảm họa môi trường và những ảnh hưởng trực tiếp do Formosa gây ra.

Có thể nói chính quyền đã quá coi thường nhân dân, dại dột đem hết uy tín, danh dự của mình ra che đậy, “bảo kê” cho Formosa, tưởng rằng mọi thủ đoạn gian dối, dọa nạt, bưng bít xưa nay vẫn quen dùng, sẽ thành công. Nhưng thời đại internet, các phương tiện truyền thông xã hội dân sự đã vạch trần sự gian dối của chính quyền từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Càng chống đỡ cho Formosa, chính quyền càng mất hết thể diện; quan chức nào diễn trò lừa dân, dụ dân tắm biển, ăn hải sản, đều bị lột trần, trơ trẽn, bị nguyền rủa… [đọc tiếp]

Kỷ luật quan chức ‘dính Formosa’ có ma mị được dân?

02/03/2017 Phạm Chí Dũng (VOA Blog) - Ngay sau khi Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố bản kết luận về một số quan chức sai phạm nghiêm trọng về trách nhiệm liên quan đến vụ Formosa, ở Việt Nam đã xuất hiện dư luận cho rằng kết luận này thực ra “về cơ bản đã hoàn tất từ trước”, nhưng nay mới đưa ra là để xoa dịu các cuộc biểu tình liên tục của nạn nhân miền Trung.

Trong khi rất nhiều giáo dân bị công an dùng lựu đạn cay và dùi cui tấn công thì như một hiệu lệnh ngầm, những trang dư luận viên giật tít “Linh mục Nguyễn Đình Thục chỉ đạo giáo dân ném đá trọng thương giám đốc công an tỉnh Nghệ An”, cùng tấm hình một người không rõ mặt với vết nứt toang hoác đọng máu đen trên trán. Những dư luận viên sắt máu này còn đòi “máu phải trả bằng máu”, “phải nghiêm trị bọn giáo dân” và “phải bắt giam ngay linh mục Nguyễn Đình Thục”…

Nhưng chỉ ít ngày sau “ngày lễ máu”, người dân đã phát hiện rằng tấm hình người bị vết thương toang hoác trên trán hoàn toàn không phải là Giám đốc công an Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu, mà chính là một trong những giáo dân bị công an đánh đến bất tỉnh. [đọc tiếp]

Việt Nam trước hiểm họa sốt rét kháng thuốc

01/03/2017 Thanh Phương (RFI) - Một nghiên cứu mới được công bố trên chuyên san The Lancet Infectious Diseases đầu tháng 2 vừa qua báo động là một dạng sốt rét kháng thuốc đang hoành hành ở các nước tiểu vùng sông Mekong, trong đó có Việt Nam. Các nhà nghiên cứu cảnh báo là nếu dịch sốt rét kháng thuốc này lan sang Ấn Độ và châu Âu, nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho toàn cầu.

Từ một thập niên qua, các nhà khoa học và các nhân viên y tế đã ngày càng lo ngại về một dạng ký sinh trùng sốt rét có thể vô hiệu hóa loại thuốc chủ yếu dùng để điều trị bệnh nhân hiện nay đó là artemisinin. [đọc tiếp]

Kiện Formosa: Người dân đã thức tỉnh về quyền dân sự của mình!

01/03/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) phỏng vấn Luật sư Lê Công Định - Ngày 14 tháng 2 vừa qua ngư dân giáo xứ Song Ngọc tỉnh  Nghệ An tuần hành vào Hà Tĩnh kiện công ty Formosa bị đàn áp.

Ngay sau cuộc biểu tình đó không lâu một vệt nước màu đỏ xuất hiện ở vùng biển Hà Tĩnh, làm dấy lên nghi ngờ là Formosa đang tái phạm.

Đề cập dến việc ngư dân 4 tỉnh miền Trung trong đó có giáo dân liên tục biểu tình, đưa đơn khởi kiện Formosa, luật sư Lê Công Định từ Sài Gòn đã khẳng định kiện Formosa người dân đã nhận thức được quyền dân sự của mình. Cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện có nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

Ngư dân Quảng Bình biểu tình đòi đền bù thiệt hại do Formosa gây ra

27/02/2017 (RFA) - Sáng 27/2/2017, hơn một ngàn ngư dân tại xã Quảng Đông, và hàng trăm ngư dân xã Cảnh Dương, Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình bất ngờ quăng lưới chặn Quốc lộ 1A để biểu tình đòi đền bù thiệt hại do nhà máy thép Formosa gây ra.

Một người dân ở xã Quảng Đông, gần khu vực xảy ra biểu tình cho Đài Á Châu Tự Do biết:

"Sáng nay có diễn ra 2 điểm biểu tình là ở Quảng Đông bà con kéo lên giăng lưới chặn xe lại, cảnh sát công an người ta định dẹp. Rồi ở chỗ Cảnh Dương cũng có một tổ nữa biểu tình ở đó. Công an người ta chia ra mấy nhóm để mà ra dẹp. Mấy chỗ đó không phải của công giáo đâu, mà là bên lương. Họ giăng lưới, lấy lốp xe chặn họ lại, khoảng đến 12h hơn. Ngoài Quảng Đông thì hơi lâu hơn."

Nhà máy thép Hưng Nghiệp Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh thừa nhận xả thải ra biển làm cá chết hàng loạt dọc ven biển 4 tỉnh Bắc Trung bộ là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế vào tháng 4 năm ngoái, [đọc tiếp]

Bản tường trình về việc nhà cầm quyền dùng bạo lực ngăn chặn người dân nạp đơn khởi kiện Formosa

26/02/2017 Lm. JB. Nguyễn Đình Thục (Vietcatholic News) - Kính thưa quý Đức Cha, quý Cha, quý vị và toàn thể anh chị em

Con là JB. Nguyễn Đình Thục, linh mục quản xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh. Con xin tường trình việc nhà cầm quyền ngăn cản các nạn nhân 3 xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ đi kiện Formosa ngày 14 tháng 2 năm 2017 như sau:

Tối 13/ 2: Đoàn xe trên đường vào Song Ngọc (để sáng 14/ 2 chở người đi kiện) bị công an chặn tại ngã tư cầu Giát.

Sáng 14/ 2: Một số xe nỗ lực vào Song Ngọc, nhưng lực lượng công an đe dọa và bằng mọi cách ngăn chặn không cho vào.

Thấy tình hình khó khăn, bà con quyết định đi bằng xe máy. Tuy nhiên, hơn 100 người không có xe máy, hoặc không đủ điều kiện theo luật giao thông quy định, họ đã chọn phương cách đầy can đảm là đi bộ, nhất quyết không chịu ở nhà, trừ khoảng 10 người già cả và không đảm bảo sức khỏe. [đọc tiếp]

Việt Nam: Các nhà máy phát điện bằng than sẽ hủy diệt biển

19/02/2017 (Người Việt) - HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Giới khoa học tiếp tục lên tiếng cảnh báo về kế hoạch phát triển nguồn điện bằng cách xây dựng thêm hàng loạt nhà máy đốt than để phát điện. Chính quyền Việt Nam vẫn im lặng.

Tại một cuộc tọa đàm vừa diễn ra ở Sài Gòn do nhiều bên phối hợp tổ chức (Trung Tâm Hành Động và Liên Kết Vì Môi Trường và Phát Triển (CHANGE)-Việt Nam, Phong Trào Toàn Cầu Về Biến Đổi Khí Hậu, tổng lãnh sự Canada tại Sài Gòn) về tác động của các nhà máy phát điện bằng than đến cuộc sống và biển, cả giới khoa học lẫn những chính khách ngoại quốc như ông Richard Bale, tổng lãnh sự Canada tại Sài Gòn, cùng cho rằng, kế hoạch phát triển nguồn điện bằng cách xây dựng thêm hàng loạt nhà máy đốt than để phát điện của chính phủ Việt Nam sẽ hủy diệt cả sức khỏe nhiều cộng đồng lẫn biển. [đọc tiếp]

Bản lên tiếng về cách hành xử của nhà cầm quyền CSVN đối với thảm họa Formosa và đối với thái độ nhân dân trước thảm họa này

18/02/2017 (Dân Làm Báo) - Thảm họa môi trường biển từ Vũng Áng, Hà Tĩnh, do 2 tập đoàn Formosa Đài Loan và Luyện kim Trung Quốc tạo ra đã làm điêu đứng cuộc sống của hàng triệu người thuộc 5 tỉnh miền Trung, gây lo lắng tâm tư cho toàn thể đồng bào đã từ gần một năm qua, đặt đất nước trước nhiều vấn nạn về môi trường sinh thái, sức khỏe giống nòi và an ninh quốc gia chẳng biết đến bao giờ mới giải quyết nổi. ...

... chúng tôi tha thiết kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam hãy vượt qua mọi nỗi sợ hãi để cùng đứng lên, cứu dân tộc thoát khỏi hiểm họa nhiễm độc từ Formosa rồi hiểm họa tàn độc từ chế độ cộng sản do Bắc Kinh và Hà Nội phối hợp cùng nhau để mãi mãi duy trì. Bằng không, chúng ta sẽ mất Tổ quốc, tiêu giống nòi; những trang sử hào hùng kháng cự Bắc phương, bảo tồn độc lập và tự lực dựng nước của Dân tộc ta sẽ mãi mãi bị xóa sạch. [đọc tiếp]

Giáo phận Vinh lên án bạo lực nhắm vào người dân kiện Formosa

18/02/2017 (VOA) - Ban Công Lý và Hòa Bình của Giáo phận Vinh vừa ra thông cáo lên án chính quyền Việt Nam sử dụng bạo lực để ngăn chặn những người nộp đơn khiếu kiện Formosa, công ty đã gây ra ô nhiễm môi trường ở các vùng duyên hải miền Trung khiến người dân mất nguồn sinh kế.

Thông báo đăng trên website của Giáo phận Vinh ngày 17/2 tố cáo chính quyền tỉnh Nghệ An là “ngăn cản một cách thô bạo” người dân đi nộp đơn kiện Formosa bằng một loạt hành động như: cấm các chủ phương tiện vận tải công cộng chở đoàn người khởi kiện, cho lực lượng công an bố ráp, đánh đập và gây thương tích hàng chục người, trong đó có Linh mục Nguyễn Đình Thục, người dẫn đầu đoàn, và bắt giữ các phóng viên tự do đi tường thuật sự kiện này. [đọc tiếp]

Từ Fukushima tới Formosa: 10 Bài học từ Fukushima

18/02/2017 Thục Quyên (Save VietNam's Nature) - Hợp lực với Ủy Ban Xuất Bản Tập Sách Fukushima, nhóm Save VietNam's Nature chúng tôi vừa hoàn tất bản dịch tiếng Việt tập sách nhỏ "10 Bài học từ Fukushima" và đã đưa lên trang mạng  http://fukushimalessons.jp/en-booklet.html . Sách có thể đọc hoặc tải xuống miễn phí tại http://fukushimalessons.jp/assets/content/doc/Fukushima10Lessons_VNA.pdf Ngày 11 tháng 3 sắp tới (2017) là tròn 6 năm thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi, và mặc dù Tập đoàn điện lực Tokyo (TEPCO) cố gắng đưa tin để gây cảm tưởng mọi thứ đang trong tầm kiểm soát, họ không dám phủ nhận sự thật là không có cách nào để tìm được những thanh nhiên liệu hạt nhân đã tan chảy vẫn còn đang phát phóng xạ. [đọc tiếp]Ngưng cuộc tuần hành khiếu kiện Formosa

15/02/2017 (RFA) - Cuộc tuần hành đi nộp đơn kiện Công ty Formosa gây thảm họa môi trường do giáo dân xứ Song Ngọc bắt đầu từ hôm 14 tháng 2 được ngưng lại trong ngày hôm nay 15 tháng 2.

Lý do được vị linh mục quản xứ Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục cho biết là theo chỉ chị của bề trên giáo phận Vinh yêu cầu giáo dân đi về và vị linh mục quản xứ cùng một số đại diện đi nộp đơn tại tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh mà thôi.

Tin vừa nêu cũng được những người tham gia trong đoàn người đi kiện ngày hôm qua xác nhận. Bên cạnh đó, theo lời linh mục Nguyễn Đình Thục sau khi khỏe lại ông sẽ đến gặp đại diện tỉnh Nghệ An là ông chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh; sau đó đi thăm các nạn nhân đang điều trị trong bệnh viện do lực lượng chức năng đánh đập, hành hung vào chiều hôm qua. [đọc tiếp]

Đoàn người đi kiện Formosa bị tấn công

15/02/2017 (VOA) - Linh mục và ngư dân trong đoàn hàng trăm người đi khiếu kiện Formosa cho VOA biết họ đã bị tấn công “tàn nhẫn”, nhiều người “sống dở chết dở” khi đang trên đường, đi bộ đến Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, để nộp đơn kiện Formosa, công ty đã gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường ở vùng biển miền Trung, khiến người dân mất nguồn sinh kế.

Tin cho hay sau khi các xe hợp đồng bị chính quyền ngăn cản, đoàn người từ 3 xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ tỉnh Nghệ An, đã quyết tâm đi bộ trên đoạn đường dài gần 200 km để nộp đơn kiện. Tuy nhiên, họ đã bị tấn công khi đến xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. [đọc tiếp]

Báo trong nước im lặng vụ khiếu kiện về Formosa

15/02/2017 (BBC) - Truyền thông Việt Nam, ngoại trừ báo đài Nghệ An, không đưa tin về cuộc tuần hành ở Nghệ An đi nộp đơn kiện Formosa hôm 14/2.

Cuộc tuần hành do Linh mục JB Nguyễn Đình Thục, giáo xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh, dẫn dắt.

Sự kiện được cho là thu hút hơn 600 người dân các xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thọ và Sơn Hải thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Linh mục Thục cáo buộc với BBC về việc nhiều người trong đoàn bị đánh đập, câu lưu khi mới đi được ⅕ chặng đường. [đọc tiếp]

Công an đàn áp Giáo dân, Linh Mục bị đánh đổ máu - Hành trình đi bộ khởi kiện Tập đoàn Formosa của người dân Nghệ An

15/02/2017  CTV Danlambao - Sự kiện người dân giáo xứ Song Ngọc đi bộ từ Nghệ An đến Hà Tĩnh để nộp đơn khởi kiện Formosa bắt đầu nóng lên. Sau khi đoàn dừng chân nghỉ và ăn trưa tại giáo xứ Thuận Nghĩa, 15h00 đoàn tiếp tục lên đường và đã gặp phải sự ngăn cản của nhà cầm quyền cộng sản. Một người dân trong đoàn bị đánh đập dã man khi đoàn đi đến khu vực Diễn Hồng, Nghệ An. Lực lượng công quyền bao gồm hàng chục cảnh sát giao thông, công an sắc phục đã chặn đoàn và yêu cầu đi đường khác. Linh mục Nguyễn Đình Thục ra chất vấn một trong những kẻ chỉ huy của lực lượng công quyền. Một đại diện của sắc phục cảnh sát giao thông đã hứa sẽ tạo điều kiện và đảm bảo an toàn cho đoàn. [đọc tiếp]

'Nỗi buồn sông Gianh' và Formosa

13/02/2017 Quốc Phương (BBC) - Sự kiện cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam trong thảm họa môi trường do nhà máy thép thuộc công ty Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan ở Việt Nam gây ra hồi tháng Tư năm ngoái đã trở thành đề tài của một nhóm làm phim phóng sự trên truyền thông xã hội.

Bộ phim có tựa đề 'Nỗi Buồn Sông Gianh' do êkíp làm phim Nguyễn Lân Thắng, Hoàng Công Cường và các cộng sự khởi quay từ tháng 9/2016 và công bố trên truyền thông xã hội thời gian gần đây đã lựa chọn con sông vốn phân chia, ngăn cách hai miền của Việt Nam qua nhiều biến động của lịch sử với nhiều thời đoạn binh đao, khói lửa. [đọc tiếp]

Tương lai của Việt Nam là năng lượng xanh

12/02/2017 (Đại Kỷ Nguyên) - GS Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn chiến lược tập đoàn điện lực quốc gia Pháp cho rằng tương lai của Việt Nam là năng lượng xanh, gồm có: sinh khối, mặt trời và gió.

Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn là Giám đốc đầu tiên của Trường Cao đẳng Điện học và Trung Tâm quốc gia Kỹ thuật Sài Gòn. Ông cũng là Cố vấn Kinh tế, Dự báo, Chiến lược Tập đoàn Điện lực Quốc gia Pháp (EDF Paris), Giáo sư Viện Kinh tế Chính sách Năng lượng Grenoble, Giáo sư Trường Đại học Bách khoa Grenoble. Trong nhiều năm qua, ông đã xuất bản nhiều bài viết bày tỏ quan điểm ủng hộ Việt Nam sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để phát triển bền vững đất nước.

Giáo sư cho hay, Đại học Stanford ở Mỹ vừa công bố một nghiên cứu hết sức quan trọng: 193 nước trên thế giới có thể, nếu muốn, sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050. Trong đó, năng lượng mặt trời có tiềm năng mênh mông, có thể thỏa mãn trên 20 lần nhu cầu điện lực toàn cầu. Một công ty Mỹ vừa sáng chế một loại ngói nhà có thể thu giữ năng lượng ánh sáng như các pin mặt trời. [đọc tiếp]

Việt Nam : Năng lượng than sẽ gây nhiều tác hại môi trường

02/02/2017 Thanh Phương (RFI) - Việt Nam gia tăng số nhà máy điện chạy bằng than bất chấp những lời báo động về tác hại nặng nề lên môi trường. Đó là nội dung một bài viết được đăng trên trang mạng The Diplomat ngày 25/01/2017. Tác giả là ông Nguyễn Việt Phương, nhà nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh Quốc tế của Trung tâm Belfer, Trường hành chính Kennedy, Đại học Havard.

Đầu tiên, tác giả bài viết nhắc lại rằng, ngày 12/01 vừa qua, tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường đã công bố một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard, tổ chức Greenpeace, và Đại học Colorado Boulder có tiêu đề " Gánh nặng bệnh tật do việc tăng lượng khí phát thải từ các nhà máy điện chạy bằng than ở Đông Nam Á." [đọc tiếp]

Việt Nam bên miệng vực sụp đổ ngân sách quốc gia

01/02/2017 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) trao đổi với nhà báo Phạm Chí Dũng -  Kinh tế Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ  nghĩa do đảng cộng sản độc quyền cai trị đang ngày càng sa sút nghiêm trọng. Nợ công, nợ xấu tăng vượt mức cho phép. Mới đây tại hội nghị tàì chính toàn quốc, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải thừa nhận Việt Nam đang ở bên miệng vực suy sụp ngân sách quốc gia.

Từ Sài Gòn,nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về vấn đề này. Nội dung như sau – Mời quý vị cùng nghe

Formosa vẫn chưa thể nào yên

22/01/2017 FB Nguyen Anh Tuan - Vì chính quyền rước Formosa vào gây họa cho biển miền Trung nên nhiều người dân Bắc Trung Bộ năm nay thấy Tết bỗng trở nên thật xa vời.

Chỉ trong ngày hôm nay đã có hai cuộc biểu tình liên tiếp diễn ra. Một là của các tiểu thương chợ Lộc Hà trước UBND tỉnh Hà Tĩnh đòi bồi thường cho hải sản tồn kho mà họ đã được hứa hẹn từ hồi tháng 5; hai là của ngư dân Quảng Trạch, Quảng Bình với phong cách quen thuộc là quăng ngư lưới cụ ra đường để khóa Quốc lộ 1A.

Vậy là chỉ trong tháng đầu tiên của năm 2017, cộng với hai lần trước ở Kỳ Trinh và Đèo Con, đã có 4 cuộc biểu tình diễn ra ở các tỉnh này, dự báo một năm đầy bất ổn cả trên mặt báo lẫn trong lòng người, vẫn với từ khóa Formosa. [đọc tiếp]

Quảng Bình: Người dân tiếp tục chặn quốc lộ biểu tình

20/01/2017 CTV Danlambao - Sáng ngày 19/01/2017, hàng trăm người dân thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình một lần nữa, đã đồng loạt xuống đường biểu tình yêu cầu Formosa phải chịu trách nhiệm trong việc xả thải chất độc hại gây ô nhiễm vùng biển trên 4 tỉnh miền Trung, đồng thời yêu cầu nhà cầm quyền phải có giải pháp thỏa đáng nhằm mang lại cuộc sống bình thường của người dân ở đây.

Nguyên nhân cuộc biểu tình là vì người dân quá phẫn nộ đối với nhà cầm quyền cộng sản, trong việc bồi thường thiệt hại cũng như có hành vi bảo vệ tội ác của Formosa và đồng bọn. [đọc tiếp]

Mỗi năm hàng chục ngàn người chết do ô nhiễm khí than tại Việt Nam

17/01/2017 (RFA) - Một báo cáo mới được công bố gần đây của Đại học Harvard và tổ chức Greenpeace International cho biết khí thải từ đốt than ở các nước Đông Nam Á sẽ tăng gấp 3 lần từ nay cho đến năm 2030 và khiến hàng chục ngàn người chết mỗi năm trong khu vực, chủ yếu tại các nước Indonesia và Việt Nam.

Việt Nam hiện có nhu cầu về điện năng rất lớn với dự đoán nhu cầu tăng khoảng 13% mỗi năm để đáp ứng mức tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 6.5 đến 7 % trong vòng 4 năm tới. [đọc tiếp]

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội cao gấp 5 lần cho phép

17/01/2017 (RFA) - Lượng bụi do ô nhiễm môi trường ở Hà Nội được xác định là cao gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình năm theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Báo cáo của Tổ chức phi chính phủ Green ID thực hiện cho biết như vậy vào hôm nay.

Đây là báo cáo được Green ID thực hiện dựa trên các số liệu phân tích tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả của báo cáo được công bố tại buổi hội thảo ô nhiễm không khí diễn ra tại Hà Nội vào sáng ngày hôm nay. [đọc tiếp]

Việt Nam: Giáo hội bảo vệ các nạn nhân ô nhiễm Formosa

09/01/2017 Thụy My (RFI) - Nhật báo công giáo La Croix hôm nay 09/01/2017 cho biết, giám mục và hàng giáo phẩm ở giáo phận Vinh từ sáu tháng qua đã sát cánh với các ngư dân và những người kinh doanh nhà hàng khách sạn ở Kỳ Anh. Họ không thể tiếp tục công việc lâu nay từ khi nhà máy thép Formosa Đài Loan gây ra thảm họa sinh thái.

Đặc phái viên của tờ báo tại Vinh mô tả một bức tường dài 10 kilomet, phía trên là hàng rào kẽm gai, điểm xuyết bằng những tháp canh, che khuất mọi tầm nhìn vào Formosa Ha Tinh Steel Corporation. [đọc tiếp]

Cá chết không là 'sự kiện nổi bật' vì 'không tích cực'

06/01/2017 (BBC) - Website của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam công bố '10 sự kiện nổi bật năm 2016' do Bộ trưởng Trần Hồng Hà ký duyệt gồm các sự kiện: Ban hành Chương trình hành động của Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên; Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường; Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025…

Văn bản này hoàn toàn không đề cập đến 'cá chết' hay 'Formosa' - thảm họa xảy ra năm 2016 ảnh hưởng đến sinh kế của cả triệu người dân ở miền Trung và thiệt hại kinh tế lên đến hàng triệu đôla.

Báo Trí Thức Trẻ hôm 6/1 dẫn lời ông Vũ Minh Sơn, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng và Tuyên truyền thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường: "Ở đây, 10 sự kiện nổi bật tức là các sự kiện có tính tích cực, ảnh hưởng tốt và sự kiện đã phải hoàn thành trong năm bình xét."

"Với sự cố Formosa thì không có gì gọi là tích cực, còn đúng là trong năm qua có sự nỗ lực vào cuộc xử lý của Chính phủ, các Bộ, ngành và đây là sự kiện đã được đề xuất, đưa ra bình chọn nhưng kết quả không đạt đủ số phiếu đứng trong 10 sự kiện nổi bật." [đọc tiếp]