Chính trị - Dân chủ (2014/4)

Tiếng Việt‎ >  Chính trị - Dân chủ >

 

Chính trị - Dân chủ (2014/4)

* Chính trị - Dân chủ: các trang sau & trước

 

TS Nguyễn Quang A: Trung Quốc chưa bao giờ tôn trọng những điều họ đã ký và đã nói

31/08/2014 Nhà báo Trần Quang Thành thực hiện (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong 2 ngày 26 và 27/8/2014, ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban bí thư đã có cuộc làm việc tại Trung Quốc với tư cách là đặc phái viên của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thức của nhà nước Trung Quốc đưa tin “Hai bên đồng ý tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thoả thuận về nhũng nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Trung-Việt”, vận dụng tốt cơ chế đàm phán Chính phủ về biên giới Trung-Việt, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và thương lượng về vấn đề cùng khai thác, không áp dụng hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, giữ gìn đại cục của quan hệ Trung-Việt cũng như hòa bình và ổn định của Nam Hải”.

Dư luận nhiều tầng lớp xã hội Việt Nam cho rằng chuyến đi của ông Lê Hồng Anh không đạt được kết quả nào, vì nhà cầm quyền Trung Cộng không bao giờ nhượng bộ Việt Nam và không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm biển Đông.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã bình luận "Từ trước đến nay chưa bao giờ Trung Quốc tôn trọng những điều họ đã ký và đã nói." Nội dung cuộc phỏng vấn như sau, mời bạn đọc theo dõi:

Bản chất bán nước của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không hề thay đổi

16/09/2014 (HRW) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận định qua bản phúc trình được công bố hôm nay rằng tình trạng công an bạo hành những người bị câu lưu, giam giữ, thậm chí trong một số trường hợp gây tử vong, xảy ra trên khắp các vùng miền ở Việt Nam. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố rằng chính quyền Việt Nam cần hành động ngay lập tức để chấm dứt những cái chết mờ ám trong thời gian bị giam giữ và tình trạng công an dùng nhục hình với những người bị giam, giữ.

Bản phúc trình dài 23 trang, với tiêu đề “Công bất an: Những vụ tử vong khi bị tạm giam, giữ và vấn nạn công an bạo hành ở Việt Nam,”  ...

* Xã hội dân sự  

XHDS ở Việt Nam: Đang nổi lên nhưng cần... gần dân hơn

01/08/2014 Đoan Trang (phamdoantrang.com) - Một trong những câu nói ưa thích của rất nhiều người trong cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản, là: Đừng sợ những gì cộng sản làm, hãy làm những gì cộng sản sợ.

Phát biểu này được nhiều người coi như tư duy chiến lược, và tôi nghĩ nó cũng đúng ở một mức độ nào đó. Nhưng nếu có thể, tôi muốn sửa một chút câu chữ để nó trở thành:

Hãy làm những gì cộng sản không làm hoặc không làm được! ...

*Văn hóa - Xã hội  

Ước mong Từ điển nguồn gốc tiếng Việt sẽ được phổ biến sâu rộng

31/08/2014 Trần Quang Thành thực hiện (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vào đầu tháng 5 vừa qua, khi giới bành trướng, bá quyền Bắc Kinh đưa giàn khoan HD 981 xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, một số nguồn tin cho biết, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ngỏ lời xin đến Trung Quốc để hội kiến nhưng đã bị từ chối. Vào những ngày cuối tháng 8 này, khi sự kiện giàn khoan tạm thời lắng xuống, ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư đã được phép đến Bắc Kinh với tư cách là đặc phái viên của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vào phút chót, trước khi kết thúc chuyến đi, ông Lê Hồng Anh cũng được gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình để nghe huấn dụ Về sự  kiện này, từ thành phố Đà Lạt, tiến sĩ Hà Sĩ Phu (ảnh bên) đã có đôi lời bình luận qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành. [nghe & đọc bài phỏng vấn]

Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh ‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa

30/08/2014 Trọng Nghĩa (RFI) - Theo báo chí Nhật Bản và Ấn Độ vào hôm nay, 30/08/2014, chính quyền Manila vừa công bố ảnh chụp từ trên không cho thấy Bắc Kinh đang gấp rút xây dựng cơ sở có thể dùng vào mục đích quân sự trên một số rạn san hô ở vùng quần đảo Trường Sa tại Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines không ngần ngại tố cáo thái độ nói một đằng, làm một nẻo của Trung Quốc.

Một bức ảnh mới nhất của bãi Gạc Ma (tên quốc tế là Johnson South Reef) chụp ngày 29/07/2014 là bằng chứng rõ rệt về việc Bắc Kinh đang tăng tốc độ xây dựng cơ sở [đọc tiếp] - [english]

'Chọn Chủ nghĩa Cộng sản là sai lầm'

30/08/2014 (BBC) - Việc lựa chọn chủ nghĩa cộng sản là một 'sai lầm' theo ý kiến của một cựu Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP. Hồ Chí Minh. Trao đổi với BBC nhân bà Võ Thị Thắng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng mới qua đời ở Sài Gòn, ông Huỳnh Kim Báu, cựu đồng chí của bà Thắng trong thời gian trước 1975 tại Sài Gòn, nói:

"Khi hòa bình, chúng tôi mới tiếp cận tài liệu và qua thực tế, thì chúng tôi mới thấy rằng chọn Chủ nghĩa Cộng sản là một sai lầm.

"Phải đấu tranh để loại bỏ nó đi, xây dựng một xã hội dân chủ chứ không thể nào duy trì một chế độ độc tài độc đảng như hiện nay." [đọc tiếp]

Giáo sư Thayer: Biển Đông là vùng nước đang cần quy tắc

30/08/2014 Trọng Nghĩa / Mai Vân (RFI) - Ngày 28/08/2014, Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng lần thứ ba (EAMF-3) đã mở ra tại Đà Nẵng, với sự tham gia của 10 nước Asean và 8 đối tác trong khối Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Nga và Mỹ). Trong bối cảnh khu vực đang bị tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với tất cả các láng giềng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông khuấy động, Diễn đàn EAMF lần này đã đặt trọng tâm vào việc thảo luận các biện pháp bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải.

Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông thuộc Học viên Quốc phòng Úc là một trong những diễn giả có tham luận rất đáng chú ý tại Diễn đàn lần này. [đọc tiếp]

Tư Lệnh Mỹ tại Á Châu-TBD kêu gọi TQ hành động tương xứng với vai trò lãnh đạo khu vực

29/08/2014 (VOA) - Đô Đốc Samuel Locklear nói Trung Quốc nên hành động như một lãnh đạo khu vực và tiếp tay giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong Biển Đông.

Bản tin hôm nay của AP trích dẫn tuyên bố của Đô Đốc Locklear hôm thứ năm nói rằng Bắc Kinh nên từ bỏ những hành động hồi gần đây để khẳng định chủ quyền trên hầu như toàn bộ khu vực có tầm quan trọng chiến lược này, những hành động mà theo ông, có tính cách khiêu khích.

Đô Đốc Locklear nói rằng trong khi Trung Quốc tin rằng họ có cơ sở lịch sử vững chắc để đòi chủ quyền vùng biển này, các nước khác cũng có niềm tin vững chắc không kém về chủ quyền của họ đối với khu vực đó. [đọc tiếp]

Đặc phái viên của Hà Nội sang Bắc Kinh để làm gì?

22/07/2014 Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn tác giả Nguyễn Hy Vọng (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tiếng Việt hiện nay là cái linh hồn chung cho 90 triệu người Việt ở Việt Nam và gần ba triệu người Việt ở các nước ngoài...

Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng (ảnh trên), tác giả cuốn Từ điển nguồn gốc tiếng Việt" đã giới thiệu đôi nét về cuốn từ điển này qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thanh, ...

28/08/2014 Trần Quang Thành thực hiện (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 26 tháng 8, 2014, ông Lê Hồng Anh, ủy viên Bộ Chính trị, thường trực của ban bí thư đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Trung Quốc, với danh nghĩa đặc phái viên của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ‘trao đổi về các biện pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ’ giữa hai nước. Chuyến thăm Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh diễn ra trong hai ngày 26 và 27 tháng 8, “theo lời mời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Bình luận về sự kiện này, ông Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Cộng sản Việt Nam tại Hoa Lục nói rằng, chuyến đi của ông Lê Hồng Anh sẽ không đạt được kết quả nào, vì nhà cầm quyền Trung Cộng không bao giờ nhượng bộ Việt Nam và không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm biển Đông.

Giáo sư Tương Lai, một nhà quan sát mối quan hệ Việt – Trung, đặt dấu hỏi lớn về hai từ ‘khôi phục’ của ông Lê Hồng Anh.

Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai nghĩ gì về chuyến đi này của ông Lê Hồng Anh, mời quý theo dõi cuộc phỏng vấn do phóng viên Trần Quang Thành thực hiện

Đặc phái viên Lê Hồng Anh nói gì với quan chức Trung Quốc?

26/08/2014 (VOA) - Đặc sứ của ông Nguyễn Phú Trọng nói với các quan chức nước chủ nhà rằng mục đích chuyến thăm Trung Quốc của ông là để ‘trao đổi về các biện pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ’ giữa hai nước.

Trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn lời ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị, nói như vậy trong cuộc gặp với ông Vương Gia Thụy, Phó Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc, ở Bắc Kinh.

Đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được trích lời nói rằng việc hai bên ‘tăng cường hợp tác, duy trì quan hệ phát triển lành mạnh, ổn định là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay và tình hình Biển Đông có những diễn biến căng thẳng, phức tạp’. [đọc tiếp]

Đảng CSVN cử đặc sứ sang TQ để xoa dịu căng thẳng

25/08/2014 Hoài Hương (VOA) - Việt Nam phái một quan chức cao cấp trong Đảng Cộng Sản sang Trung Quốc để tìm cách hàn gắn các quan hệ đã bị sứt mẻ nghiêm trọng sau khi Bắc Kinh cho điều giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào vùng biển mà Hà nội tuyên bố thuộc chủ quyền Việt Nam hồi tháng Năm.

Tuy nhiên nhiều nhà phân tích nói rằng trong nội bộ chính phủ Việt Nam đang có sự giằng co giữa các nhà lãnh đạo ủng hộ một sự thay đổi chiến lược có thể ngả về phía Hoa Kỳ, và một phe phái vẫn tin tưởng là Việt Nam có thể thương lượng với Trung Quốc, đồng minh về mặt ý thức hệ, cũng là nước láng giềng khổng lồ và đối tác kinh tế thiết yếu của Việt Nam, bất chấp những tuyên bố công khai của Bắc Kinh, đòi chủ quyền các khu vực rộng lớn trên Biển Đông mà Hà Nội cho là thuộc chủ quyền của mình. [đọc tiếp]

Vài suy nghĩ qua cuộc hội thảo "Thoát Trung về văn hóa"

25/08/2014 Nhà báo Trần Quang Thành thực hiện (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Vừa qua tại Hà Nội,  Quỹ văn hóa Phan Chu Trinh và nhà xuất bản Trí Thức đã tổ chức buổi hội thảo mang tựa đề "Thoat Trung về văn hóa". Giáo sư Chu Hảo và nhà thơ Hoàng Hưng đồng chủ trì cuộc hội thảo này.

Nhà thơ Hoàng Hưng đã nói lên đôi điều suy nghĩ của mình về cuộc hội thảo này qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Nội dung như sau, mời quý bạn đọc theo dõi

Macao tổ chức trưng cầu dân ý đòi dân chủ

24/08/2014 Tú Anh (RFI) - Sau Hồng Kông, đến lượt người dân Macao thách thức Bắc Kinh. Kể từ hôm nay chủ nhật 24 đến thứ bảy 30/08/2014, các nhóm dân chủ Macao tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý bán chính thức, động viên 640.000 dân địa phương đòi Trung Quốc chấp nhận quyền tự do lựa chọn người lãnh đạo trong cuộc bầu cử 2019.

Cũng như Hồng Kông từ năm 1997, Macao là nhượng địa cũ do Bồ Đào Nha trao trả cho Trung Quốc vào năm 1999. Macao được hưởng quy chế chính trị khác với Hoa lục. Cũng như Hồng Kông, quyền tự do phát biểu tại Macao được pháp luật bảo đảm nhưng lãnh đạo hành pháp không do dân bầu trực tiếp mà qua sự « đề cử » của một ủy ban 400 đại cử tri thân Bắc Kinh. [đọc tiếp] - [deutsch]

Nếu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, VN mua gì?

23/08/2014 (VOA) - Các tuyên bố của hai nhân vật nổi bật trong chính giới và quân đội Mỹ khi tới thăm Việt Nam đã mang lại hy vọng cho giới chức cũng như truyền thông do nhà nước kiểm soát ở trong nước về khả năng Hoa Kỳ sẽ sớm dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

“Mỹ sẽ sớm bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam” hay “Tháng 9, Mỹ có thể nới lỏng bán vũ khí cho Việt Nam” là hai trong số nhiều hàng tít được đăng tải sau chuyến thăm trong tháng này của Thượng nghị sĩ John McCain và Đại tướng Martin Dempsey.

Hiện chưa rõ Việt Nam sẽ mua gì nếu phía Mỹ đi tới quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam. [đọc tiếp]

Mỹ tố cáo hành vi "nguy hiểm" của chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát máy bay Mỹ gần Hải Nam

23/08/2014 Trọng Nghĩa (RFI) - Một chiến đấu cơ Trung Quốc mới đây đã áp sát một máy bay do thám Mỹ trên vùng không phận quốc tế, phía Đông đảo Hải Nam. Khi tiết lộ thông tin này vào hôm qua 22/08/2014, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tố cáo một hành vi « rất nguy hiểm », đồng thời cho biết đã chính thức phản đối chính quyền Bắc Kinh về sự cố này.

Trong một cuộc họp báo tại Washington, chuẩn đô đốc John Kirby, phát ngôn viên Lầu Năm Góc đã tường thuật chi tiết sự cố, xẩy ra ngày 19/08, khi « một chiến đấu cơ Trung Quốc đã tìm cách cản trở một cách nguy hiểm một máy bay tuần tra Poseidon P-8 của Hải quân Mỹ vốn đang thực hiện nhiệm vụ bình thường của mình ». [đọc tiếp] - [english] - [deutsch]

Trách nhiệm nhà báo và Hiện tình đất nước

23/08/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tại Việt Nam, báo chí đang ngày càng có trách nhiệm nặng nề, đạo đức nghề nghiệp người làm báo đang ngày càng là mối quan tâm của xã hội không chỉ đối với nhà báo lề Đảng mà cả với người đang làm báo lề Dân.

Hiện tình đất nước đang đòi hỏi mỗi người làm báo ở Việt Nam và vì Việt Nam cần phải nâng cao trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

Nhà báo Đoan Trang và nhà báo Trần Quang Thành đã có cuộc trao đổi xoay quanh chủ đề này.

Mời quý bạn đọc theo dõi

Ba kịch bản cho tương lai Việt Nam

21/08/2014 Đặng Xương Hùng (Bauxite Việt Nam) - “…Kịch bản này có thể mô tả một cách sơ lược là: ve vãn Mỹ, để không bị o ép mạnh trong quan hệ với Trung Quốc như trước đây, làm lắng dịu tình hình căng thẳng do dàn khoan gây ra. Được giới lãnh đạo Việt Nam vẫn luôn tự hào như là một « đường lối mềm dẻo, khôn khéo »…”.

«Có những thời điểm mà lịch sử chạy nhanh hơn bình thường. Tôi thậm chí dám khẳng định rằng có khả năng Việt Nam bước vào giai đoạn chính trị có tính quyết định nhất kể từ sau 1975». Đây là nhận định khá lý thú, đáng được quan tâm của Giáo sư Jonathan London, trường Đại học Hồng Công. Tuy nhiên, tương lai Việt Nam sẽ đi về đâu, vẫn còn là câu hỏi rất khó với bất cứ ai quan tâm, lo lắng cho đất nước này. Nó khó như giải một phương trình gồm nhiều ẩn số. Trong đó, ẩn số quan trọng nhất, khó phán đoán nhất là các tính toán và cân nhắc của giới lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay. [đọc tiếp]

Tôi không quan tâm đến chính trị

21/08/2014 Người Buôn Gió (Blog Người Buôn gió) - Hẳn các bạn nghe nhiều câu này từ bạn mình, người quen , thậm chí là gia đình mình nói ra. Nhiều khi bạn muốn làm rõ cho họ chính trị là gì, là những giá xăng, chất lượng y tế, là tham nhũng, gía điện nước...và cuối cùng thì bạn bất lực.

Bạn chưa hiểu cái mà họ nghĩ chính trị là gì, từ chính trị mà họ nói là một cụm từ chỉ cái không mang cái lợi ích đến ngay với họ. Đó mới là cái nghĩa họ hiểu về chính trị.

Vì họ hiểu từ chính trị là phải mang lại cái gì đó ngay lập tức, nên tuy họ nói không quan tâm đến chính trị mặt khác có cơ hội nào đó tiếp xúc với vấn đề chính trị sẽ biết bản chất họ ngay. Cứ thử cán bộ cấp cao nào đến thăm cơ quan, phường khối họ ở. Họ sẵn sàng chen để làm sao bắt tay được một cái, chụp ảnh được một cái. Họ làm thế vì chả bị thiệt gì, có khi là còn được oai với người khác. Họ không quan tâm đến chính trị, nhưng một cán bộ cấp cao nào mà họ có cơ hội làm quen, kết thân thì họ chả bỏ lỡ cơ hội. [đọc tiếp]

Việt Nam: Luật sư đoàn phản đối Thông tư đe dọa nghề luật của bộ Công an

21/08/2014 Trọng Thành (RFI) - Tại Việt Nam, một thông tư của bộ Công an về « điều tra hình sự », liên quan đến hoạt động của luật sư được ban hành đầu tháng 7/2014, dự kiến có hiệu lực từ cuối tháng này, gây rất nhiều chỉ trích trong công luận. Trước phản ứng của các luật sư, đầu tháng 8, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã gửi bộ Công an một đề nghị yêu cầu « hủy bỏ » hoặc « sửa đổi » điều khoản 38 bất bình đẳng. Tổ chức bảo vệ nhân quyền HRW, hôm qua 20/08/2014, có nhận định phê phán điều 38  của Thông tư 28 của bộ Công an « trao quá nhiều quyền vào tay các điều tra viên công an », thu hẹp « vai trò của các luật sư bào chữa ».Trả lời RFI về vấn đề này, Luật sư Trần Vũ Hải nhận định.

Trả lời RFI, Luật sư Trần Vũ Hải cho biết « giới luật sư sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn nữa », nếu bộ Công an không điều chỉnh điều 38 của Thông tư nói trên trước ngày 26/08. [đọc tiếp]

Việt Nam ‘lên án hành động vô nhân đạo’ trong vụ tàu cá

21/08/2014 (VOA) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao vừa ‘lên án mạnh mẽ những hành động vô nhân đạo nhằm vào tàu cá và ngư dân Việt Nam đang hoạt động hợp pháp trong vùng biển của Việt Nam’.

Ông Lê Hải Bình phát biểu như vậy hôm nay, 21/8, năm ngày sau khi một ngư dân trên đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, thông báo đã bị tàu Trung Quốc ‘tấn công và đập phá’ gần quần đảo Hoàng Sa.

Ông Bình cho biết thêm rằng Việt Nam ‘đang xác minh thông tin’. [đọc tiếp]

Tri ân thương binh quân lực Việt Nam Cộng Hòa tại thành phố Huế

18/08/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Chiều hôm qua Chủ nhật 17-08-2014, tại chùa Phước Thành nằm bên bờ sông An Cựu, thành phố Huế, Hội đồng Liên tôn (Hòa thượng Thích Không Tánh và Linh mục Phan Văn Lợi đại diện) đã phối hợp với Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất Thừa Thiên Huế (Hòa thượng Thích Chí Thắng và Hòa thượng Thích Chơn Niệm đại diện) vừa tổ chức một cuộc gặp gỡ hơn 60 thương binh (TB) Việt Nam Cộng Hòa để bày tỏ lòng tri ân đối với quí vị từng xả thân bảo vệ đất nước, bảo toàn tự do.

Linh mục Phan Văn Lợi đã kể lại với phóng viên Trần Quang Thành về buổi tri ân đầy xúc động này  như sau. Mời quý bạn đọc theo dõi

Thạc sĩ Đào Tiến Thi: Trí thức đã vào đảng như thế nào ? Và nay ở lại trong đảng để làm gì ?

13/08/2014 Trần Quang Thành thực hiện (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 28/7 vừa qua, 61 đảng viên đảng cộng sản Việt Nam gồm những đảng viên kỳ cựu từ hơn 20 cho tới 70 tuổi đảng, đã từng giữ những chức vụ quan trọng trên nhiều lãnh vực hoặc là những trí thức có uy tín đã  cùng ký tên trong một thư ngỏ gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Thư ngỏ này ngoài việc nêu lên những sai lầm trầm trọng của đảng CSVN còn tập trung vào hai nội dung chính là kêu gọi từ bỏ chế độ toàn trị, và bạch hóa thông tin về hội nghị Thành Đô năm 1990 với Trung Quốc. Nhìn chung thì lá thư ngỏ đã được dư luận đón nhận với sự tán đồng và cảm phục. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi một vài thắc mắc như: Tại sao đã nhận ra sự sai lầm của to lớn của đảng nhưng những người ký tên không bỏ đảng? Và liệu rằng sự ở lại trong đảng của họ sẽ giúp ích hơn cho việc đấu tranh không?

Thạc sĩ Đào Tiến Thi (ảnh bên), Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, là một trong những người ký tên trong lá thư ngỏ sẽ góp phần giải toả những thắc mắc vừa kể qua cuộc phỏng vấn sau đây của nhà báo Trần Quang Thành. Mời quý vị cùng nghe.

Sứ quán Úc phản hồi vụ tiền polymer

11/08/2014 (BBC) - Ngay sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối Lệnh kiểm duyệt của Tòa Tối cao bang Victoria, Australia, liên quan bê bối in tiền polymer cho Việt Nam, trong có nhắc tên một số lãnh đạo Việt Nam cao cấp, phía Australia đã có phản hồi.

Ngày 7/8 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã mời Đại sứ Australia Hugh Borrowman lên để trao công hàm phản đối về lệnh kiểm duyệt này với lý do nó "xúc phạm danh dự cá nhân lãnh đạo Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam".

Trong thông cáo ra một ngày sau đó, Sứ quán Úc nói đã ghi nhận thông tin về cuộc gặp giữa ông Borrowman và Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Thông cáo giải thích Lệnh kiểm duyệt, hay chính xác hơn là lệnh hạn chế công bố thông tin, được tòa án đưa ra nhằm không cho một số thông tin nào đó được công khai trước tòa. [đọc tiếp]

Về Hội nghị cấp cao Việt - Trung tại Thành Đô - Trung Quốc

Hồi ký "Hồi Ức và Suy Nghĩ" của Trần Quang Cơ, Nhà báo Trần Quang Thành giới thiệu

Bài thứ tư - Tập đoàn bá quyền, bành trướng Trung Quốc ngày càng can thiệp sâu, phân hoá nội bộ Việt Nam

11/08/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Từ hội nghị Thành Đô (9/1990) đến hội nghị Bắc Kinh (10/2011), từ cái ngày ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam - Nguyễn Văn Linh lén lút đi gặp quan thầy Trung Quốc tại Thành Đô để mua lấy sự sống còn cho đảng đến bây giờ đã hơn 20 năm. Tập đoàn bá quyền, bành trướng Trung Quốc càng lộ liễu, trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, dùng sức ép về chính trị, kinh tế và các thủ đoạn nham hiểm khác chía rẽ nhóm cầm đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam. Và như nhà nghiên cứu  Nguyễn Trung trong bài viết mang tựa đề "Phải chặn đứng nguy cơ tái diễn kịch bản Thành Đô 1990" đã viết: "Nhìn lại hơn 20 năm qua, điểm lại toàn bộ những việc trong quan hệ hai nước đã làm được, từ đàm phán biên giới trên bộ và dưới biển, phát triển quan hệ kinh tế, việc Trung Quốc trúng thầu hàng trăm công trình kinh tế quốc gia quan trọng của Việt Nam, thuê đất, thuê rừng, bô-ít Tây Nguyên, ti-tan ven biển miền Trung, những hoạt động tăng cường quan hệ thực ra là nhằm tăng cường chi phối nhân sự nước ta, những hoạt động tăng cường giao lưu.., tất cả đều chịu sự chi phối sâu sắc của quyền lực mềm Trung Quốc". [đọc tiếp]

Về Hội nghị cấp cao Việt - Trung tại Thành Đô - Trung Quốc

Hồi ký "Hồi Ức và Suy Nghĩ" của Trần Quang Cơ, Nhà báo Trần Quang Thành giới thiệu

Bài thứ ba -Quỷ kế bành trướng, bá quyền của Trung Quốc đối với Việt Nam và sự lệ thuộc, quỳ phục của Lê Đức Anh

10/08/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Đại hội lần thứ bảy Đảng Cộng sản Việt Nam (17-27/6/1991) kết thúc, Đỗ Mười được bầu làm Tổng bí thư, Lê Đức Anh chiếm vị trí thứ hai trong Đảng nắm giữ 3 khối quan trọng nhất: Quốc phòng, An ninh, Ngoại giao và lên chức Chủ tịch nước, Đào Duy Tùng là Ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban bí thư.

Bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng thâu tóm quyền lực cao nhất trong Đảng, nhưng thực chất người có ảnh hưởng lớn nhất là Lê Đức Anh.  [đọc tiếp]

Khi quan hệ Việt-Mỹ ấm lên, VN phải làm gì ? 10/08/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Kết thúc chuyến thăm Việt Nam, hôm 8/8 vừa qua, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain (ảnh bên, tại Hà Nội) đã có cuộc họp báo đề cập đến mối quan hệ Việt - Mỹ đang ấm lên sau 20 năm nối lại mối bang giao, bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài đã bình luận về mối giao hảo Việt - Mỹ qua cuộc phỏng vấn sau đây của phóng viên Trần Quang Thành, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

LS Hà Huy Sơn: Bản chất của chế độ lộ rõ khi tước quyền hành nghề của LS Nguyễn Đăng Trừng 10/08/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tiếp theo quyết định khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 8/8 vừa qua luật sư Nguyễn Đăng Trừng (ảnh bên) lại bị Đoàn luật sư Sài Gòn thu hồi con dấu, có nghĩa là ông bị tước đoạt việc hành nghề luật sư.

Từ Hà Nội, luật sư Hà Huy Sơn đã biểu thị thái độ của mình qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành như sau, mời quý bạn đọc theo dõi:

Về Hội nghị cấp cao Việt - Trung tại Thành Đô - Trung Quốc

Hồi ký "Hồi Ức và Suy Nghĩ" của Trần Quang Cơ, Nhà báo Trần Quang Thành giới thiệu

Bài thứ hai - Vai trò và trách nhiệm của Nguyễn Văn Linh - Lê Đức Anh trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

09/08/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Trong cái gọi là công cuộc đổi mới, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tâng bốc Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh là người khởi xướng; còn Lê Đức Anh thì được thuộc hạ sủng ái như một thái thượng hoàng thời cộng sản độc quyền cai trị đất nước. Nhưng trong hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ”,Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh đã bộc lộ một bộ mặt khác: Hèn nhát, bạc nhược đầu hàng quan thầy Trung Quốc. [đọc tiếp]

Về Hội nghị cấp cao Việt - Trung tại Thành Đô - Trung Quốc

Hồi ký "Hồi Ức và Suy Nghĩ" của Trần Quang Cơ, Nhà báo Trần Quang Thành giới thiệu

08/08/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Từ đầu năm 2004, giới cán bộ ngoại giao rồi giới trí thức ở Việt Nam đã chuyền tay nhau tập hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ của ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao. Tập hồi ký 82 trang (khổ A4, viết xong lần thứ nhất năm 2001, hoàn thành tháng 5-2003) chưa được xuất bản công khai. Tác giả làm việc ở Bộ ngoại giao từ năm 1954. Năm 1968 ông tham gia Hội nghị Paris (1968-1973), cuộc đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mỹ (1975-1978) và các cuộc thương lượng giải quyết vấn đề Campuchia (thập niên 80-90 thế kỷ 20). Năm 1991, được đề nghị làm Bộ trưởng Ngoại giao thay thế ông Nguyễn Cơ Thạch, ông viện lý do “sức khoẻ” để từ chối. Cuối năm 1993, ông xin rút khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam kể từ sau sự kiện ngày 30-04-1975 đến hôm nay, sự kiện hội nghị bí mật Thành Đô tháng 9-1990 giữa hai đoàn đại biểu cấp cao hai nước Việt – Trung để bình thường hóa quan hệ là một thất bại nhục nhã của Việt Nam chuyển con đường phát triển của nước dẫn đến tình hình một lần nữa Trung Quốc lại trở thành mối uy hiếp trực tiếp và nguy hiểm nhất đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và con đường phát triển của Việt Nam. [đọc tiếp]

VN phản đối lệnh kiểm duyệt của tòa Australia nêu tên lãnh đạo cấp cao VN

08/08/2014 (VOA) - Việt Nam phản đối Australia về việc tòa án tối cao bang Victoria nêu tên các lãnh đạo cấp cao của chính phủ Hà Nội nhận hối lộ từ một công ty Australia in tiền polymer cho Việt Nam.

Truyền thông nhà nước ngày 8/8 cho hay Bộ Ngoại giao trao công hàm cho đại sứ Australia và yêu cầu giải thích về lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ án in tiền polymer do Tòa án Tối cao Victoria ban hành ngày 19/6 bị tiết lộ trên trang Wikileaks hôm 29/7.

Lệnh của tòa hiệu lực 5 năm cấm báo chí không được nêu tên các quan chức của 3 nước Việt Nam, Indonesia, và Malaysia khi đưa tin về vụ án hối lộ in tiền polymer để tránh làm phương hại các mối quan hệ quốc tế của Australia.

Trong danh sách có tên 4 lãnh đạo Việt Nam là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh, và cựu Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Đức Thúy. [đọc tiếp]

Trung Quốc xây năm ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa

08/08/2014 Đức Tâm (RFI) - Thêm một động thái cho thấy dã tâm của Bắc Kinh tìm mọi cách khẳng định chủ quyền lãnh thổ tại các vùng tranh chấp : Theo Trung Quốc Tân Văn Xã, chính quyền Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng năm ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc Tân Văn Xã (China News Service) cho biết, Trung tâm hải sự Nam Hải đã quyết định các địa điểm để xây dựng 5 ngọn hải đăng trong vùng mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa.

Cụ thể, Trung Quốc sẽ đặt hải đăng tại Đá Bắc (North Reef), Đá Hải Sâm (Antelope Reef), đảo Duy Mộng (Drummond Island), Cồn Cát Nam (South Sand) và Hòn Tháp (Pyramid Rock). Đó là những bãi đá ngầm hoặc đảo nhỏ nửa chìm nửa nổi. [đọc tiếp] - [español]

Vinh danh hội nghị Thành Đô

07/08/2014 Huỳnh Ngọc Chênh (Blog Huỳnh Ngọc Chênh) - Vào cuối thập kỉ 80 của thế kỉ trước, đảng Cộng sản Việt nam và nước CHXHCN Việt Nam như nghìn cân treo trên đầu sợi tóc. Nhà nước cộng sản được cho là thành trì Liên Xô và các nhà nước cộng sản Đông Âu hoàn toàn tan rã và sụp đổ. Đảng CSVN và nhà nước VN không những bị cô lập với thế giới mà còn phải đối đầu trực diện với một kẻ thù cực kỳ nguy hiểm và hùng mạnh ngay sát biên giới đang liên tục gây hấn trên đất liền cũng như trên biển để lăm le thôn tính VN. Trong tình thế cực kỳ nguy hiểm như vậy, những người lãnh đạo tối cao của đảng CSVN đã tìm ra con đường cứu nguy để kéo dài sự tồn tại của đảng và nhà nước XHCN. Đó là bí mật tiếp xúc với chính kẻ thù và thành công đi đến một hội nghị lịch sử vô tiền khoáng hậu: Hội Nghị Thành Đô năm 1990.

Tại sao từ 24 năm qua, đảng CSVN và nhà nước CHXHCN VN không hề công khai nhắc đến hội nghị Thành Đô? Đến ngay thời điểm nầy đảng viên CS và nhân dân VN chỉ biết về sự tồn tại của hội nghị qua công bố từ phía nhà cầm quyền Bắc Kinh. ... [đọc tiếp]

Đã đến lúc giải mật Hội Nghị Thành Đô?

06/08/2014 Mặc Lâm (RFA) - Hội Nghị Thành Đô là cụm từ nhức nhối đối với người quan tâm tới vận mệnh đất nước có liên quan đến yếu tố Trung Quốc. Hồi gần đây sự đòi hỏi minh bạch hội nghị này ngày một xuất hiện nhiều hơn trong giới sĩ phu cũng như tướng lãnh quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tài liệu về hội nghị này hết sức ít ỏi khiến bao nhiêu học giả muốn nghiên cứu về nó phải chịu thua vì sự trung thành của người trong cuộc. Bí mật càng giữ, sự xuyên tạc sự thật về nó càng khiến người ta tin hơn, đặc biệt nếu sự xuyên tạc ấy đến công khai từ phía Trung Quốc khi hai nước chạm trán với nhau trên vấn đề biên cương lãnh thổ.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã vừa cùng nhau công bố những chi tiết mà hai cơ quan này gọi là sự thật về “Kỷ Yếu Hội Nghị” trong những ngày vừa qua với những câu chữ như sau: "Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh , như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây..." [đọc tiếp]

HD-981: Việt Nam không hề thúc thủ trước Trung Quốc

06/08/2014 Trọng Nghĩa (RFI) - Việc Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam ngày 15/07/2014 đã dẫn đến một cuộc tranh luận giữa các học giả về việc ai thắng ai thua trong cuộc đọ sức kéo dài hơn hai tháng. Theo chuyên gia Carl Thayer, rõ ràng là Việt Nam đã không khuất phục trước sức ép của Bắc Kinh. Trong bài viết trên báo mạng The Diplomat ngày 04/08/2014, mang tựa đề « Việt Nam, Trung Quốc và cuộc khủng hoảng giàn khoan : Ai chùn bước ? - Vietnam, China and the Oil Rig Crisis: Who Blinked ? », Giáo sư Carl Thayer đã kết luận như trên sau khi phân tích ý kiến trái ngược nhau của hai chuyên gia Mỹ Zachary Abuza và Alexander Vuving.

Zachary Abuza, một giáo sư tại Đại học Simmons ở Boston, cho rằng Việt Nam đã oằn mình dưới áp lực của Trung Quốc, trong khi Alexander Vuving, một giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương ở Hawaii, cho rằng Việt Nam đã đứng vững trên lập trường của mình còn Trung Quốc thì đã chùn bước. [đọc tiếp]

Hoàng Sa Việt Nam Nỗi đau và mất mát

Chiếu phim và giao lưu với André Menras tại Sài Gòn

06/08/2014 Sương Quỳnh (Blog Nguyễn Xuân Diện) - Hôm qua , ngày 5-8-2014 tại cung Văn Hóa Việt Pháp 31 Thái Văn Lung, Q1 Sài Gòn lần đầu tiên bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam nỗi đau mất mát” được cho phép trình chiếu.

Bộ phim này do ông André Menras Hồ Cương Quyết (người mang hai quốc tịch Pháp-Việt) cùng ê-kíp của ông làm từ 3 năm trước. Mặc dù khi làm bộ phim này đã được chính phủ VN cho phép, nhưng khi làm xong thì đã không cho trình chiếu công khai với lý do: Không có tính đảng.

Sân khấu Idecaf đã gần như không còn chỗ trống. Nội dung phim đưa khán giả đến đảo Lý Sơn , cuộc sống người dân ở đây nghề chính là đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa. [đọc tiếp]

Luật sư Nguyễn Đăng Trừng và TPP

05/08/2014 Nguyễn An Dân (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Mấy ngày nay dư luận và nhất là giới luật sư xôn xao về việc Luật Sư (sau đây viết tắt là LS) Nguyễn Đăng Trừng, chủ nhiệm đoàn luật sư TpHCM, đã bị khai trừ khỏi đảng. Lý do theo như quyết định công bố là “xem nhẹ vai trò của đảng đoàn trong hoạt động của đoàn LS TpHCM, có biểu hiện tha hóa về lý tưởng chính trị, đạo đức và lối sống”.

Việc LS Trừng bị Đảng Cộng Sản VN khai trừ hôm nay chính là kết cục tất yếu của một quá trình lâu dài mà bắt nguồn là việc hình thành và ra đời của Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam, được trù bị từ năm 2006 và chính thức thành lập năm 2009. Khi đó, tiếng nói khách quan của LS Nguyễn Đăng Trừng khi phản đối sự áp đặt của đảng vào hội nghề nghiệp của các LS trên toàn quốc rất mạnh mẽ  đã làm “phật lòng trung ương đảng” [xem tiếp]

Trung Quốc tuyên bố 'xây bất cứ cái gì ở Biển Ðông'

04/08/2014 (Người Việt) - BẮC KINH (NV) - Trung Quốc có thể xây bất cứ gì họ muốn tại các đảo ở Biển Ðông, một viên chức cấp cao của Trung Quốc nói như thế hôm Thứ Hai.

Lời tuyên bố này được đưa ra chỉ ít ngày trước cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN diễn ra ở Miến Ðiện, chống lại một số đề nghị từ Mỹ và Philippines muốn các nước tranh chấp Biển Ðông ngừng tất cả các vụ xây dựng cơ sở, tiền đồn hay như Trung quốc đang tiến hành các chương trình bị nghi ngờ là biến các bãi đá ngầm ở Trường Sa thành đảo nhân tạo.

Từ ngày 5 tháng 8, 2014 đến 10 tháng 8, 2014 này, Hội Nghị Bộ Trưởng Ngoại Giao Giữa Asean Với Các Ðối Tác (PMC), ASEAN với 3 nước Ðông Bắc Á lần thứ 15 (APT-15), Hội Nghị Bộ Trưởng Ngoại Giao Các Nước Tham Gia Cấp Cao Ðông Á lần thứ 4 (EAS FMM-4) và Diễn Ðàn Khu Vực ASEAN lần thứ 21 (ARF-21) sẽ diễn ra tại Nay Pyi Taw, Myanmar. [xem tiếp]

Philippines khẳng định có được sự ủng hộ về kế hoạch hành động ở Biển Đông

04/08/2014 Đức Tâm (RFI) - Trong khuôn khổ chuẩn bị cho Diễn đàn an ninh khu vực Châu Á – ARF, sẽ được tổ chức tại Miến Điện vào tuần này, Philippines đã chuẩn bị một kế hoạch ba phần để làm giảm căng thẳng tại Biển Đông. Hôm nay, 04/08/2014, Manila cho biết đã thuyết phục và có được sự ủng hộ của Việt Nam, Indonesia và Brunei về kế hoạch này.

Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, trong các chuyến công du vừa qua tại Brunei, Việt Nam và Indonesia, Ngoại trưởng Albert del Rosario đã « nêu ra kế hoạch hành động bao gồm ba phần và tất cả những nước này đã bày tỏ sự ủng hộ đối với sáng kiến nói trên ». Mặt khác, Ngoại trưởng Rosario và các thành viên phái đoàn Philippines sẽ đề cập đến dự thảo kế hoạch hành động của Manila trong các cuộc thảo luận của ASEAN trong thời gian tới. [xem tiếp]

Những thành công trong chuyến thăm Mỹ của ông Phạm Quang Nghị

03/08/2014 Phạm Quang Tuấn (Bauxite Việt Nam) - Nhiều người đã đặt câu hỏi: Ông Phạm Quang Nghị thăm Mỹ để làm gì? Có thành công không? Người ta cũng chú ý đến món quà lạ lùng mà ông Nghị "tặng" cho Thượng nghị sĩ John McCain, món quà chỉ có thể coi là một sự hạ nhục [1]: hai tấm ảnh chụp bia kỷ niệm chỗ bắn rơi máy bay của McCain, bia khắc ông McCain đang quỳ gối giơ tay đầu hàng và có dòng chữ "NGÀY 26 10 1967 TẠI HỒ TRÚC BẠCH QUÂN VÀ DÂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI BẮT SỐNG TÊN JOHN SNEY MA CAN THIẾU TÁ KHÔNG QUÂN MỸ LÁI CHIẾC MÁY A4 BỊ BẮN RƠI TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN YÊN PHÚ. ĐÂY LÀ MỘT TRONG 12 CHIẾC MÁY BAY BỊ BẮN RƠI CÙNG NGÀY".

Đối với một người bình thường ở một nước văn minh, thì chỉ cái giọng kém học thức, gọi kẻ địch là "tên", và đánh vần sai be bét cũng đủ khiến phải giấu tấm bia đó đi, đừng nói là chụp ảnh nó rồi đưa cho người trong cuộc, mà nay đã thành Thượng nghị sĩ của một siêu cường. Có bao giờ một lãnh đạo Việt Nam dám đưa một tấm ảnh chụp bia kỷ niệm một tướng Tàu trong tình trạng tương tự cho đương sự? À, có bia đâu mà chụp, Việt Nam đời nào dám tạc bia kỷ niệm chiến tranh với Tàu cộng. [xem tiếp]

‘TQ tham nhũng hiệu quả hơn VN’

02/08/2014 (BBC) - Một trong những chuyên gia thống kê kinh tế nói dù có nhiều điểm giống nhau nhưng Việt Nam thua kém Trung Quốc đáng kể về hiệu quả quản lý kinh tế và trọng dụng nhân tài.

Trong cuộc phỏng vấn với Nguyễn Hùng của BBC, ông Vũ Quang Việt, người từng làm việc nhiều năm cho Liên Hiệp Quốc, nói rằng Trung Quốc "tham nhũng hiệu quả" hơn Việt Nam vì họ "làm được việc" và họ cũng có những lãnh đạo được đào tạo bài bản tại các trường hàng đầu của Trung Quốc.

TS. Vũ Quang Việt: Nhiều người nói và báo chí cũng đã đưa lên là con cái của các quan chức Trung Quốc đều giàu có cả, gia đình họ cũng giàu có và Việt Nam cũng hệt như vậy. Và những người liên quan tới các hoạt động đầu tư của các công ty nhà nước thì cũng vậy cả. Tham nhũng trong đầu tư công là 20%-30%. Khi hỏi những người trong ngành thống kê hoặc những người liên quan tới việc làm ăn thì họ cũng đều nói như vậy cả. Họ trả lời là họ phải bôi trơn 30%. Thì 20%-30% là chuyện bình thường. [xem tiếp]

Kiểm ngư Việt Nam được trang bị thêm vũ khí

02/08/2014 Đức Tâm (RFI) - Theo một nghị định có hiệu lực từ 15/09/2014, sắp tới, lực lượng kiểm ngư của Việt Nam sẽ được trang bị thêm một số loại vũ khí quân dụng. Ngày 29/07 vừa qua, chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị định số 76/2014, có hiệu lực từ 15/09, theo đó, lực lượng kiểm ngư, bao gồm nhân viên và thuyền viên tàu kiểm ngư được trang bị súng ngắn, súng tiểu liên và đạn dược cho loại vũ khí nói trên. [xem tiếp] - [english]

Khi đồng chí X cứ hứa hẹn và vẫn giẫm chân tại chỗ

02/08/2014 Trần Quang Thành phỏng vấn nhà bình luận Nguyễn Hoàng Đức (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Hồi đầu năm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra Thông điệp 2014 rất hoành tráng với những lời hứa hẹn đầy ấn tượng về cải cách thể chế; về tạo điều kiện để dân chúng tiếp cận mạng thông tin toàn cầu nhằm mở rộng tự do, dân chủ, tiếp cận thông tin; về gói kích cầu nông nghiệp, nông thôn và nông dân vv và vv

Bảy tháng đã trôi qua, lời hứa và thực thi lời hứa của Thủ tướng ra sao? Câu hỏi đó được giải đáp phần nào qua cuộc phỏng vấn nhà bình luận Nguyễn Hoàng Đức của phóng viên Trần Quang Thành  [nghe & đọc bài phỏng vấn]

Những vụ kinh doanh của các nhà in tiền Úc

02/08/2014 Willi Germund (Frankfurter Rundschau 01/08/2014), bản dịch của Vũ Huyên (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhờ Wikileaks mà thế giới biết được một vụ tham nhũng hàng triệu đô la tại Á châu. 17 quan chức cao cấp ở Úc, Việt Nam, Mã Lai và Nam Dương đã nhận rất nhiều tiền hối lộ. Trong số đó có Trương Tấn Sang, chủ tịch nhà nước Việt nam, thủ tướng Mã Lai Najib Razak, tổng thống Nam Dương Susilo Bambang Yudhoyono và cựu nữ tổng thống Magawati Sukamoputri. Những nhân vật này đã được doanh nghiệp in tiền tệ „Note Printing Australia and Securency” (NPAS) thuộc Ngân hàng dự trữ Úc đút lót trong thời gian từ 2001 đến 2011 để bẻ gẫy thế thượng phong của công ty Đức Giesecke & Devrient ở Munich hầu dễ dàng nhận được hợp đồng in tiền ở Á châu.

Thế giới chỉ biết tin này khi Wikileaks vào ngày 29/07/2014 vừa qua đã công bố lệnh của một tòa án ở Melbourne (Úc). [xem tiếp]

Ls Hà Huy Sơn: cần hủy bỏ điều 38 Thông tư số 28/2014 của BCA vì trái với nguyên tắc bộ luật tố tụng hình sự

01/08/2014 Trần Quang Thành (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ngày 7/7/2014 Bộ công an đã ra Thông tư  số 28/2014/TT – BCA về công tác điều tra hình sự trong công an nhân dân. Tại điều 38 có quy định về trách nhiệm của điều tra viên trong việc xử lý vi phạm đối với người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý như sau:

1. Khi phát hiện thấy người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý có hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra như: cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, ngăn cản việc khai báo, tiết lộ bí mật, cung cấp tài liệu sai sự thật, khiếu nại, kiến nghị không có căn cứ hoặc có hành vi trái pháp luật khác thì Điều tra viên tiến hành lập biên bản sự việc trên, có thể ghi âm, ghi hình hoặc tiến hành biện pháp khác nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra của họ.

2. Tùy theo mức độ vi phạm của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý, Điều tra viên báo cáo Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận người bào chữa, Giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc đề xuất biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2014 Từ Hà Nội, luật sư Hà Huy Sơn (ảnh bên) đã đề cập đến điều 38 của Thông tư 28 qua cuộc phỏng vấn sau đây của phóng viên Trần Quang Thành:

Nhật cấp 6 tàu cho Việt Nam để tăng cường tuần tra trên biển

01/08/2014 (RFI) - Ngoại trưởng Nhật Bản, hôm nay, 01/08/2014, thông báo, Tokyo sẽ cấp 6 tàu cho Việt Nam vào cuối năm nay, cùng với các thiết bị radar và huấn luyện, để tăng cường các hoạt động tuần tra trên Biển Đông. Động thái mới nhất này cho thấy hai nước tăng cường hợp tác đối phó với những đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của Trung Quốc.

Đang công du Việt Nam, sau cuộc hội đàm với đồng nhiệm Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết thêm chi tiết : Đây là 6 tàu tuần duyên đã sử dụng, trị giá khoảng 500 triệu yên. Nhật Bản cũng sẽ đảm nhiệm việc đào tạo và cung cấp thiết bị như radar, để hỗ trợ cho lực lượng tuần duyên và ngư chính Việt Nam tăng cường hoạt động tuần tra ở Biển Đông.

Theo hãng tin Kyodo, 2 trong số 6 tàu này vốn thuộc cơ quan ngư chính của Nhật Bản. 4 chiếc còn lại là tàu đánh cá. Đây là các tàu có trọng tải từ 600 đến 800 tấn. Số tàu này cùng với các thiết bị được cung cấp kèm theo, sẽ được giao cho Việt Nam trước cuối năm nay và nằm trong khuôn khổ viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản. [xem tiếp] - [deutsch] - [english]