Văn minh tiền sử

Piri Reis và tấm bản đồ bí ẩn

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều các khám phá kỳ diệu từ khắp nơi trên thế giới cho thấy thực tế rằng: dường như đã từng tồn tại những nền văn minh phát triển rất cao, ngay từ những thời điểm xa xôi trong quá khứ. Đã đến lúc chúng ta phải viết lại lịch sử của loài người, bởi vì càng ngày càng có nhiều điều được in trong sách giáo khoa hiện nay đã tỏ ra không chính xác.

Vào năm 1929, một nhóm các nhà sử học đã tìm thấy một bản đồ kì lạ được vẽ trên da linh dương gazel. Nghiên cứu cho thấy tấm bản đồ được vẽ vào năm 1513 bởi Piri Re’is, một đô đốc hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ thứ 16. Niềm yêu thích của đô đốc Piri Re’is là nghệ thuật vẽ bản đồ. Địa vị cao trong hàng ngũ hải quân Thổ đã giúp ông được phép tiếp cận với Thư viện Hoàng gia Côngstantinốp. Ông khẳng định rằng bản đồ mà ông biên soạn là do ông sao chép lại từ nhiều bản đồ gốc khác nhau, một vài trong số đó có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên.

Bản đồ thể hiện vùng bờ biển Tây Phi, bờ biển Nam Mỹ, và bờ Bắc của Nam Cực. Đường bờ biển Nam Cực được vẽ chi tiết đến hoàn hảo. Tuyến bờ biển dọc Nam Mỹ và Bắc Mỹ, thậm chí cả hình dáng của Cực Nam cũng đều được vẽ một cách tỷ mỷ trong bản đồ Re’is. Ở đó không chỉ thể hiện hình dáng của đại lục, vẽ tỷ mỷ sự phân bố địa hình trong đất liền mà còn chứa đựng những điểm cực kỳ chính xác, biểu thị đầy đủ núi, dãy núi, đảo, sông, suối và cao nguyên. Điều khiến người ta kinh ngạc là dãy núi ở cực Nam mãi đến năm 1852 mới phát hiện ra, nhưng nó đã được vẽ đầy đủ trên bản đồ Re’is từ trước. Tuy nhiên câu hỏi làm sao Piri Re’is có thể vẽ được một tấm bản đồ vùng Nam Cực chính xác như vậy, những 300 năm trước khi Nam Cực được khám phá không phải là bí ẩn lớn nhất. Điều đáng kinh ngạc nhất, là việc bản đồ đã vẽ chi tiết đường bờ biển Nam Cực, vốn không thể nhìn thấy vì bị che khuất dưới lớp băng dày. Các bằng chứng địa chất khẳng định rằng thời điểm gần nhất mà vùng đất Queen Maud Land của Nam Cực không

có băng giá, là 6000 năm trước đây.

Giáo sư tiến sỹ Charles Hutchins Hapgood (17/5/1904 – 21/12/1982) là Viện sỹ hàn lâm Hoa Kỳ. Ông đạt học vị tiến sỹ Lịch sử, tại trường đại học Harvard danh tiếng vào năm 1929. Sau khi phát hiện ra tấm bản đồ Piri Re’is, ông nhờ Lực lượng Không quân Hoa Kỳ thẩm định giá trị chính xác của tấm bản đồ, thì vào ngày 6/7/1960 Không lực Hoa Kỳ đã gửi thư trả lời. Nội dung bức thư như sau:

Ngày 6 tháng 7 năm 1960

Chủ đề: Tấm bản đồ của đô đốc Piri Reis

Người nhận: Giáo sư Tiến sỹ Charles H. Hapgood

Trường Đại học Keene College

Địa chỉ: Keene, New Hampshire

Giáo sư Hapgood thân mến, Thỉnh cầu thẩm định các đặc điểm bất thường của bản đồ Piri Re’is được vẽ năm 1513 tới chúng tôi đã được xem xét. Lời khẳng định rằng phần dưới của bản đồ biểu thị bờ biển Princess Martha của Queen Maud Land Nam CựcBán đảo Palmer là hợp lý. Chúng tôi thấy rằng đây là một kết luận hợp lôgic nhất và có khả năng đúng nhất. Các chi tiết địa lý thể hiện trong phần dưới của bản đồ cực kỳ giống với các kết quả của phương pháp đo đạc dùng sóng địa chấn xuyên qua đỉnh của chỏm băng, thực hiện bởi các nhà thám hiểm Thụy Điển – Anh vào năm 1949. Điều này cho thấy đường bờ biển đã được vẽ trước khi nó bị băng bao phủ. Chỏm băng trong khu vực hiện nay dày khoảng 1 dặm. Chúng tôi không thể hiểu nổi làm thế nào dữ liệu trên tấm bản đồ này có thể được biết đến với tình trạng kiến thức địa chất vào năm 1513.

Đại tá Harold Z. Ohlmeyer Lt., Chỉ huy trưởng Lực lượng Không quân Hoa Kỳ.

Khoa học từ lâu đã biết rằng chỏm băng bao phủ Nam Cực là hàng triệu tuổi. Bản đồ Piri Re’is cho thấy vùng phía Bắc của lục địa Nam Cực đã được vẽ trước khi nó bị băng bao phủ. Điều này không khỏi khiến ta nghĩ rằng nó đã được vẽ ra hàng triệu năm trước, nhưng không ai dám tin vào điều đó. Các nghiên cứu sâu hơn cho thấy thời kỳ Không Băng gần nhất đã kết thúc vào khoảng 6000 năm trước đây. Các nhà nghiên cứu khác nhau đã tính được thời điểm bắt đầu của thời kỳ Không Băng này, dao động vào khoảng từ 15.000 đến 11.000 năm trước. Câu hỏi đặt ra là: Ai đã vẽ Queen Maud Land vào ít nhất 6000 năm trước? Nền văn minh bí ẩn nào có thể làm nổi điều này?

Ngày nay người ta cho rằng nền văn minh sớm nhất của loài người, theo lịch sử truyền thống được dạy trong trường, đã phát triển tại Trung Đông vào khoảng năm 3000 trước công nguyên, không lâu sau là nền văn minh thung lũng Indus Ấn Độ, nền văn minh cổ Ai Cập và nền văn minh Hoàng Hà TQ. Vì thế, không có nền văn minh đã biết nào có thể làm công việc này. Ai đã ở đây 4000 năm TCN, để có thể làm những việc mà chúng ta đến tận bây giờ mới làm được với các công nghệ tối tân?

Vào thời Trung Cổ đã tồn tại một số bản đồ hàng hải được gọi là “portolani”, là thứ bản đồ chính xác của các con đường biển, các đường bờ biển đã biết, các bến cảng, các eo biển, các vịnh … thông thường nhất. Phần lớn những bản đồ này tập trung tại vùng Địa Trung Hải và các biển Aegean, và những con đường được biết khác, như là quyển sách hàng hải mà chính Piri Re’is đã viết. Nhưng một vài báo cáo của những vùng đất vẫn chưa được biết đến, và lưu thông trong một số rất ít thủy thủ có vẻ đã cố gắng giữ kín những kiến thức của họ về những tấm bản đồ đặc biệt đó càng bí mật càng tốt.

Piri Re’is có thể đã được tiếp cận với một số bản đồ như thế khi đến Thư viện của Alexandria, thư viện quan trọng nhất nổi tiếng trong thời kỳ cổ đại. Chiểu theo suy luận của Hapgood, những bản copy của những tài liệu này và một số trong những bản đồ gốc đã lưu chuyển đến những trung tâm nghiên cứu khác, và mang chúng tới Côngstantinốp. Thế là vào năm 1204, năm của lần Thập tự chinh thứ tư, khi những người Venetian xâm nhập Côngstantinốp, những bản đồ này bắt đầu quay vòng trong những thủy thủ Châu Âu.

Để vẽ tấm bản đồ của mình, Piri Re’is đã dùng nhiều nguồn khác nhau, thu thập đây đó trong suốt những chuyến đi của mình. Chính ông đã ghi chú lại nhiều trên tấm bản đồ này nhờ đó chúng ta có thể hình dung được công việc ông đã làm với tấm bản đồ này. Ông bảo ông không chịu trách nhiệm về các nguồn dùng để vẽ nên bản đồ này. Vai trò của ông đơn thuần là của một người soạn thảo dùng một số lớn các nguồn bản đồ gốc khác nhau. Ông cũng nói rằng một vài trong những bản đồ gốc đã được vẽ bởi một số thủy thủ đương thời, trong khi một số khác là từ các bản đồ rất cổ, có niên đại từ khoảng thế kỷ 4 TCN trở về trước.

Sự chính xác tuyệt đối của các bản đồ gốc mà Piri Re’is dựa vào có thể nhận thấy trên tấm bản đồ của ông. Những điểm không chính xác hiếm hoi của bản đồ Piri Re’is là các lỗi của chính Piri Re’is tự gây ra trong quá trình tổng hợp từ các bản đồ tiền sử, mà chủ yếu là : tổng hợp các bản đồ gốc không cùng một tỉ lệ, tổng hợp sai phương vị theo một góc quay lệch.

Vào năm 1953, một sỹ quan hải quân gửi tấm bản đồ Piri Re’is đến Thủy Cục Hải Quân Hoa Kỳ. Để giám định nó M.I. Walters, Kỹ sư trưởng của Cục, đã tham vấn Arlington H. Mallery, một chuyên gia lớn về các bản đồ cổ, người đã từng làm việc với ông ta. Sau một nghiên cứu dài hơi, Mallery đã khám phá ra phép chiếu đã được sử dụng trong bản đồ. Để kiểm tra mức độ chính xác của bản đồ, ông đã tạo ra một hệ lưới ô và dịch chuyển bản đồ của Piri Re’is vào quả cầu: bản đồ hoàn toàn chính xác. Ông phát biểu rằng cách duy nhất để vẽ nên một tấm bản đồ chính xác đến thế chỉ có thể là ở góc nhìn từ trên cao, nhưng ai, 6000 năm trước, có thể có máy bay để mà vẽ bản đồ Trái Đất ??

So sánh bản đồ cổ với vị trí do vệ tinh chụp lại

Thủy Cục Hải quân không thể tin nổi vào mắt mình: họ đã, thậm chí có thể sửa lại những lỗi sai trong cái bản đồ hiện đại mà họ đang dùng lúc đó !!

Độ chính xác dựa trên sự kiểm tra tọa độ kinh độ, mặt khác, cho thấy để vẽ được bản đồ cần thiết phải dùng phương pháp Lượng giác hình Cầu, một thành tựu chưa được phát minh cho đến giữa thế kỷ 18.

Hapgood đã chứng minh rằng bản đồ Piri Re’is là được vẽ trong hình học phẳng, chứa các kinh và vĩ độ vuông góc trong một “lưới ô” truyền thống; bởi thế nó đã được sao lại từ một bản đồ trước mà đã được chiếu ra sử dụng phép lượng giác hình cầu! Không chỉ rằng những người làm ra cái bản đồ gốc đó biết rằng quả đất hình cầu, mà họ còn có kiến thức về chu vi Trái Đất với sai số nhỏ hơn 50 dặm!

Hapgood đã gửi bộ sưu tập những bản đồ cổ (chúng ta có thể thấy bản đồ Piri Re’is không phải là bản đồ duy nhất như thế …) đến Richard Strachan, tại Học viện Công nghệ Massachusetts. Ông muốn biết chính xác cấp độ toán học cần thiết để vẽ nên các bản đồ gốc cao đến đâu. Strachan đã trả lời năm 1965 rằng, cấp độ đó phải rất cao. Thực tế Strachan đã nói để vẽ những tấm bản đồ như thế, các phương pháp hình chiếu, kiến thức cần thiết là của một cấp độ cực cao.

Cái cách mà bản đồ Piri Re’is thể hiện Queen Maud Land, các đường bờ biển của nó, các con sông, dãy núi, các sa mạc, các vịnh, có thể được xác nhận bởi một nhóm thám hiểm Anh – Thụy Điển đến Nam Cực (như đã nói bởi Olhmeyer trong thư gửi Hapgood); những nhà nghiên cứu, dùng các thiết bị sonar và sóng địa chấn, đã khẳng định những vịnh và sông, vv … là đang nằm dưới chỏm băng dày khoảng 1 dặm.

Charles Hapgood, vào năm 1953, đã viết một cuốn sách tựa đề “Earth’s shifting crust: a key to some basic problems of earth science” – “Sự dịch chuyển vỏ Trái Đất: chìa khóa cho những vấn đề cơ bản của khoa học về Trái Đất”, ở đây ông đã xây dựng một thuyết để giải thích làm thế nào lục địa Nam Cực có thể Không Băng cho đến 4000 năm TCN. Bạn đọc quan tâm đến nội dung của thuyết này có thể xem thêm tại đây.

Thuyết này có các luận điểm chính như sau:

1. Nguyên nhân Nam Cực không có băng phủ, và vì thế ấm hơn nhiều, là vào một thời kỳ quá khứ xa xôi, địa điểm của nó không phải nằm ở vị trí hiện nay trên vỏ Trái Đất. Nó ngày xưa nằm tại vị trí khoảng 2000 dặm về phía Bắc so với hiện tại. Hapgood nói rằng “có thể đặt nó ra ngoài vòng Nam Cực trong một khí hậu ôn hòa hoặc tương đối lạnh”. Đọc thêm về thuyết Trái Đất đổi trục tại đây.

2. Nguyên nhân lục địa này di chuyển xuống đến địa điểm như ngày nay có thể được tìm thấy trong một cơ chế gọi là “sự trượt vỏ Trái Đất”. Cơ chế này, không nên nhầm lẫn với thuyết về kiến tạo mảng hoặc là sự trượt lục địa, là một thứ nhờ đó mà quyển đá, toàn thể vỏ ngoài của trái đất “có thể dịch chuyển theo thời kỳ, dịch chuyển trượt qua phần dẻo hơn bên trong, giống như là da của một trái cam, nếu nó lỏng lẻo, có thể dịch chuyển trên phần bên trong của quả cam toàn thể đồng thời”. (Charles Hapgood, trích dẫn trong sách “Maps of the ancient sea-kings”, Bạn có thể vào đây để tìm thêm thông tin).

Thuyết này đã được gửi cho Albert Einstein, và ông rất hứng thú nhiệt tình trả lời một cách nhanh chóng. Mặc dù các nhà địa chất dường như không chấp nhận thuyết của Hapgood, Einstein có vẻ còn cởi mở phóng khoáng hơn cả Hapgood khi phát biểu:

“Trong một vùng địa cực có một sự tan rã dần dần của băng tuyết, không được phân phối đồng đều xung quanh cực. Sự xoay chuyển của Trái Đất dựa trên những khối lượng bất đối xứng, và gây ra một xung lượng ly tâm truyền đến lớp vỏ cứng của Trái Đất. Sự tăng dần đều của xung lượng bất đối xứng được sản sinh ra khi đến một điểm giới hạn nào đó, sẽ gây ra một chuyển động của lớp vỏ cứng Trái Đất phía trên phần bên trong của nó”.

Lời dẫn của Einstein cho cuốn sách “Sự dịch chuyển lớp vỏ cứng của Trái Đất”, trang 1

“In a polar region there is a continual deposition of ice, which is not symmetrically distributed about the pole. The earth’s rotation acts on these unsymmetrically deposited masses, and produces a centrifugal momentum that is transmitted to the rigid crust of the earth. The constantly increasing centrifugal momentum produced in this way will, when it has reached a certain point, produce a movement of the earth’s crust over the rest of the earth’s body….” (Einstein’s foreword to “Earth’s shifting crust” p.1)

Dù sao, dẫu Hapgood đúng, bí ẩn vẫn nhiều.

Bản đồ Piri Re’is là một thứ gì đó có vẻ hoang đường. Dường như không có cách nào mà một người ở trong thời đại xa xưa có thể vẽ một tấm bản đồ chính xác như thế; thực tế các tọa độ kinh độ là hoàn toàn chính xác. Và đó là thể hiện của một trình độ kỹ thuật công nghệ không tin nổi: phương tiện tính toán vĩ độ chính xác tương đối đầu tiên mới chỉ được phát minh vào năm 1761 bởi một người Anh tên là John Harrison, tức là sau Piri Re’is 248 năm. Và trước đó không có cách nào có thể tính toán vĩ kinh độ chính xác đến mức có thể chấp nhận được: phải có những lỗi đến hàng trăm km.

Thực tế Piri Re’is bản thân cũng khẳng định ông đã lấy những bản đồ cổ hơn làm nguồn; và những bản đồ này đã được dùng như là nguồn gốc cho những người đã vẽ những tấm bản đồ khác nhau mà cho đến lúc đó vẫn ở độ chính xác tuyệt vời. Ấn tượng là “Dulcert’s Portolano” “Bản đồ của Dulcert” năm 1339, vĩ độ của Châu Âu và Bắc Phi là hoàn hảo, và tọa độ kinh độ của Địa Trung Hải và Biển Đen là chính xác đến từng nửa độ.

Và đáng kinh ngạc hơn là “Zeno’s chart”, “Bản đồ của Zeno”, vẽ năm 1380. Nó cho thấy một vùng rộng lớn ở phía Bắc, chạy dọc đến Greenland; độ chính xác của nó gây sửng sốt. Một bản đồ gây sửng sốt nữa được vẽ bởi Hadji Ahmed người Thổ Nhĩ Kỳ, vào năm 1559, trong đó ông thể hiện một dải đất liền khoảng 1600km chiều rộng, nối liền Alaska và Siberia. Giống như một cây cầu tự nhiên từng tồn tại, đã bị bao phủ bởi nước vào cuối kỷ Băng Hà vừa rồi khi mực nước biển tăng lên.

Oronteus Fineus là một người khác đã vẽ một tấm bản đồ chính xác khó tin khác. Ông đã vẽ Nam Cực không có băng, vào năm 1532. Có những tấm bản đồ thể hiện Greenland làm 2 phần tách biệt, đúng như sự khẳng định của đội thám hiểm địa cực người Pháp đã khám phá ra có một tảng băng rất dày nối liền 2 hòn đảo tách biệt để tạo thành Greenland.

Như ta đã thấy, nhiều bản đồ là thuộc về những thời kỳ rất cổ xưa, và ta có thể nói rằng toàn thể hành tinh đều đã được vẽ trên bản đồ vào thời đó. Chúng dường như là những mảnh nhỏ của một tấm bản đồ thế giới cổ đại, được vẽ bởi những người bí ẩn sở hữu những công nghệ rất cao ngay cả so với ngày nay.

Khi toàn thể loài người có lẽ còn sống trong thời kỳ hoang sơ thì ai đó đã “vẽ ra giấy” toàn bộ bề mặt địa lý của hành tinh. Và nó là một kiến thức phổ biến, bằng một cách nào đó bị chia cắt thành nhiều mẩu nhỏ để rồi lại được tập hợp đây đó bởi một vài người, và họ chỉ sao chép những gì họ có thể tìm thấy trong các thư viện, các khu chợ Đông Phương và bất cứ nơi nào họ tìm thấy chúng.

Hapgood đã vạch rõ những điều kinh ngạc hơn nữa: Ông đã tìm thấy một tài liệu bản đồ được sao chép bởi một nguồn cổ hơn được vẽ trên một cột đá, ở TQ, vào năm 1137. Nó thể hiện cũng một trình độ kỹ thuật công nghệ cao như thế, với cùng một phương pháp lưới ô, với cùng sự sử dụng phương pháp lượng giác hình cầu như vậy. Nó có quá nhiều điểm chung với những bản đồ Châu Âu khác, khiến ta phải nghĩ rằng phải có một nguồn gốc chung: có thể nó thuộc về một nền văn minh đã diệt vong nhiều ngàn năm trước?

Như chúng ta có thể thấy bên dưới, một phép chiếu góc cực (nhìn Địa Cầu từ một điểm trên cao), từ một điểm bên trên Cairo, Ai Cập thuộc châu Phi cho thấy tấm bản đồ của Piri Re’is hoàn toàn tương đương với một bản đồ vệ tinh hiện đại

Châu Âu được vẽ lại qua bản tấm bản đồ cổ

Mới đây, kiến trúc sư người Pháp nổi tiếng, ông Jean-Pierre Houdin đã công bố với báo giới kết luận mới về việc xây dựng Kim tự tháp Ai Cập vốn gây nhiều tranh cãi, trong đó lý giải cách thức Kim tự tháp được xây dựng - điều bí ẩn tồn tại nhiều thế kỷ nay.

Trong tuyên bố mới, ông Jean-Pierre Houdin khẳng định, Kỳ quan thứ 7 của nhân loại, Kim tự tháp Khêốp được xây dựng nhờ một sườn dốc hình xoắn ốc bên trong.

Kim tự tháp Khêốp được xây dựng cách đây gần 4.500 năm, dưới triều đại vua Khê ốp (năm 2.538-2.516 trước CN), tọa lạc trên cao nguyên Guizeh, gần kề thủ đô Cairo. Toà tháp Khê ốp lớn nhất Ai Cập có chiều cao 136m, cạnh cao 230m và nền tháp có hình vuông.

Những người Ai Cập cổ đại đã không để lại một dấu vết hay một lời lý giải về cách thức xây dựng tòa công trình vĩ đại của họ. Từ nhiều thế kỷ qua, việc xây dựng công trình đồ sộ này vẫn còn là 1"ẩn ngữ". Con người hiện đại luôn tự hỏi: "Làm thế nào mà người Ai Cập, không có những công cụ, mãy móc tối tân lại có thể làm nên một tuyệt tác phi thường đến thế?".

Rất nhiều giả thiết về việc xây dựng tòa tháp đã được đưa ra, trong đó phần lớn ý kiến đều cho rằng người Ai Cập đã biết sử dụng một sườn dốc bên ngoài khu tháp, vận dụng nguyên lý đòn bẩy để đem các tảng đá lớn chất chồng lên nhau, tạo thành các bức tường kiên cố, bất khả xâm phạm. Tuy nhiên giả thiết này đã không thể lý giải cho việc xây dựng căn phòng của Vua, ở độ cao 43m và xây dựng phần đỉnh cao của tháp.

Trong thước phim tư liệu được giới thiệu trên Internet mới đây, giả thiết về việc xây dựng tòa tháp đã được kiến trúc sư Jean-Pierre Houdin cụ thể hóa. Jean-Pierre Houdin đã dựng lên các giai đoạn của quá trình xây dựng. Ban đầu, người Ai Cập cho xây một sườn dốc thoai thoải ở bên ngoài để dựng lên độ cao 43m đầu tiên của tòa tháp. Sau đó, nhờ một hệ thống phản lực, các cột xà chống đã được kéo lên một cách dễ dàng để xây nên căn phòng riêng cho Vua, nằm lơ lửng ở độ cao 43m và nằm gọn trong tòa tháp. Cuối cùng, một sườn dốc bên trong có hình xoắn ốc dẫn tới tận đỉnh tháp đã cho phép hoàn thành phần độ cao còn lại của tòa công trình. Sườn dốc bao gồm dãy 21 bậc cầu thàng song song với các bề mặt toà tháp.

Trong suốt 8 năm trời miệt mài nghiên cứu, dựa vào cứ liệu trước đó của các kiến trúc sư nổi tiếng trên thế giới và việc phân tích mọi tham số thu được, Jean-Pierre Houdin đã cùng với công ty Dassault Systèmes tái tạo một tòa tháp ảo bằng công nghệ không gian 3 chiều. Quan sát và phân tích kỹ lưỡng đã giúp cho vị kiến trúc sư tài ba có được những kết luận "cách tân" này.

Phát biểu với phóng viên AFP, vị kiến trúc sư nói: "Cho đến nay thì giả thiết duy nhất được quan tâm nhiều nhất là việc xây dựng khu tháp nhờ những sườn dốc bên ngoài. Điểm đặc biệt trong giả thiết của tôi là một phần cao của tòa tháp được xây dựng nhờ một sườn dốc từ bên trong".

Theo ông, sườn dốc này được đặt ở ngang góc tòa tháp để có thể sắp đặt các khối đá lớn chồng lên nhau. Những khối đá được lấy từ sông Nil, do con người sử dụng loại xe kéo vận chuyển về. Nhờ độ nghiêng từ 7 đến 8% của sườn dốc, chỉ bằng sức mạnh khiêm tốn của mình con người đã có thể kéo những khối đá lớn chồng lên nhau tạo, ra những bức tường đá kiên cố của khu tháp. Sườn dốc lớn bên ngoài, khi không còn tác dụng, đã từ từ được dỡ bỏ và trở thành những khối đá tái được sử dụng".

Bộ phim tài liệu đã được công chiếu tại Géode, Paris và được đưa lên Internet.

Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập

Các kim tự tháp Giza nổi bật dưới bầu trời xanh Cairo, Ai Cập. Kim tự tháp Lớn, nằm phía bên phải của bức ảnh,

kim tự tháp Khafre (Chephren) ở giữa, và Menkaura (Mycerinus) bên trái

Các kim tự tháp là kiến trúc cổ đại lớn nhất và bí ẩn nhất thế giới. Theo giả thuyết khảo cổ học đang thịnh hành hiện nay 3 kim tự tháp trên cao nguyên Giza là những lăng mộ của ba vị vua của triều đại thứ tư (2575-2465 trước công nguyên), tức là chúng đã được xây chỉ trong khoảng 4.500 trước. Tuy nhiên có rất nhiều bằng chứng cho thấy 3 kim tự tháp ở Giza cổ xưa hơn thế rất nhiều, và người Ai Cập không phải là người đã xây dựng chúng.

Kim tự tháp Lớn ban đầu cao khoảng 146,7 m và mỗi cạnh chân đế dài khoảng 230 m. Diện tích gần 53.000 mét vuông, đủ lớn để chứa các Thánh đường châu Âu như Florence, Milan, St Peters, Westminster Abbey và St Paul’s.

Được xây dựng từ khoảng 2.500.000 khối đá vôi có khối lượng trung bình 2,6 tấn, tổng khối lượng của nó là hơn 6.300.000 tấn (nhiều hơn tổng khối lượng vật liệu để xây dựng tất cả các nhà thờ và thánh đường ở Anh kể từ thời của Đức Jesus).

Kim tự tháp Lớn ban đầu gồm các tảng đá được bọc trong đá vôi trắng mịn có độ bóng cao, và theo truyền thuyết các mặt của kim tự tháp được phủ bên ngoài bởi một lớp đá đen hoàn hảo, có lẽ là mã não. Lớp vỏ đá vôi trắng của nó đã bị gỡ bỏ bởi một quốc vương Ả Rập vào năm 1356 để xây dựng các nhà thờ Hồi giáo và pháo đài gần Cairo.

Herodotus, nhà địa lý Hy Lạp vĩ đại, đã viếng thăm kim tự tháp này vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.

Strabo, một sử gia Hy Lạp/La Mã, đã đến vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Abdullah Al Mamun, con trai của Caliph thành Baghdad, đã phá được lối vào đầu tiên trong lịch sử vào năm 820, và Napoleon đã bị mê hoặc khi ông nhìn thấy kiến trúc tuyệt vời này vào năm 1798.

Theo kiến thức hiện tại của chúng ta, Kim tự tháp Lớn chủ yếu là một khối đặc, những không gian bên trong duy nhất được biết đến của nó là Lối đi xuống (lối vào nguyên thủy), Lối đi lên, Gian phòng lớn, một hang hốc bí ẩn, một phòng ngầm bí ẩn không kém, và 2 phòng chính. 2 phòng này, được gọi là “Phòng vua” và “Phòng hoàng hậu”, là những cái tên do các vị khách Ả Rập đầu tiên vào trong kim tự tháp này đặt cho.

Người Ả Rập có phong tục chôn người đàn ông trong ngôi mộ với nắp bằng phẳng và phụ nữ trong ngôi mộ với nắp dốc về phía 2 bên, vì vậy, trong Kim tự tháp Lớn, buồng granite nắp phẳng trở thành “Phòng vua”, trong khi buồng đá vôi nắp dốc phía dưới đã trở thành “Phòng hoàng hậu”.

Sơ đồ bên trong kim tự tháp Lớn

a. Lối vào

b. Hành lang dốc xuống

c. Phòng ngầm

d. Hành lang

e. Hành lang đi lên

f. “Phòng hoàng hậu”

g. Đường “thông khí”

h. Gian phòng lớn

i. Phòng đệm

j. “Phòng vua”

k. Các phòng bổ sung Ngay cả những nhà khảo cổ ủng hộ giả thuyết kim tự tháp là lăng mộ cũng không tin một nữ hoàng hay bất cứ ai đã từng được an táng ở căn phòng đá vôi. “Phòng vua” có chiều dài 10,46 mét theo hướng đông tây còn chiều rộng 5,23 mét theo hướng bắc nam, và cao 5,81 mét (một loạt các kích thước trên thể hiện chính xác một tỷ lệ toán học đặc biệt, gọi là Tỉ lệ vàng hay là Phi).

Nó được xây dựng bằng các khối đá granite đặc khổng lồ màu đỏ (trọng lượng khoảng 50 tấn) đã được vận chuyển bằng một phương tiện vẫn chưa được khám phá, từ mỏ đá cách Aswan 600 dặm về phía nam. Trong căn phòng này, ở góc phía Tây, có một chiếc hộp không nắp lớn (2,3 m x 1 m, thành hòm dày trung bình 16 cm) làm bằng đá granite đen, ước tính nặng hơn 3 tấn.

Những “bằng chứng” không thuyết phục

Khi quốc vương Ả rập Abdullah Al Mamoun phá được một lối vào căn phòng này vào năm 820 – thì đó là lối vào đầu tiên của căn phòng. Ở đây ông đã tìm thấy chiếc hòm này, hoàn toàn trống rỗng. Các nhà Ai Cập học cho rằng đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Khufu, nhưng không hề có bằng chứng nhỏ nào cho thấy một thi hài đã từng ở trong chiếc hòm hay trong căn phòng đó. Cũng không có bất kỳ vật liệu ướp xác nào, bất kỳ mảnh vỡ hay vật phẩm nào, hoặc bất kỳ manh mối nào được tìm thấy trong toàn bộ kim tự tháp mà chứng tỏ Khufu (hoặc bất cứ ai khác) đã từng được an táng ở đó cả.

Hơn nữa, hành lang dẫn từ Gian phòng lớn tới “Phòng vua” là quá hẹp, không thể đưa quan tài đá vào được, cho nên chiếc hòm phải được đặt trong căn phòng khi kim tự tháp đang được xây dựng. Điều này hoàn toàn trái với phong tục chôn cất bình thường của người Ai Cập 3000 năm trước.

Giả thuyết rằng các kim tự tháp trên cao nguyên Giza đã được xây dựng và sử dụng bởi các vị vua của Triều đại thứ tư làm lăng mộ tỏ ra không thuyết phục. Không có vị vua thuộc Triều đại thứ tư nào đã khắc ghi dù chỉ cái tên của họ lên các kim tự tháp được cho là xây dựng vào thời của họ. Nhưng từ triều đại thứ năm trở đi, các kim tự tháp khác đã có tới hàng trăm bản khắc ghi chép chính thức nói về vị vua đã xây dựng nó. Điều đó khiến chúng ta không thể không đặt dấu hỏi, rằng liệu những vị vua thuộc triều đại thứ tư có thực sự đã xây dựng những kim tự tháp đó hay không.

Sự phức tạp Toán học, các yêu cầu kỹ thuật, và kích thước chính xác tuyệt đối của các kim tự tháp trên cao nguyên Giza cho thấy một bước nhảy vọt to lớn đến mức phi lý khi so sánh với các công trình được xây dựng trong triều đại thứ ba. Các nhà Ai Cập học đương đại không thể giải thích được bước nhảy vọt này, và cũng không thể giải thích được sự suy kém rõ ràng trong toán học, kỹ thuật và kích thước của các công trình được xây dựng trong triều đại thứ năm. Sách giáo khoa nói về “biến động tôn giáo” và “nội chiến”, nhưng thực tế không hề có bằng chứng nào cho thấy những chuyện như thế đã từng xảy ra.

Năm 1983 và 1984, tiến sỹ Robert J. Wenke thuộc Trường Đại học Washington, và là chủ tịch của Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Ai Cập, đã thu thập các mẫu vữa từ nhiều địa điểm xây dựng cổ đại, bao gồm cả kim tự tháp Lớn. Mẫu vữa có chứa các mẩu than củi, chất thải côn trùng, phấn hoa và các chất liệu hữu cơ khác mà có thể phân tích niên đại bằng cacbon phóng xạ.

Sử dụng hai phòng phân tích carbon phóng xạ khác nhau, Viện Nghiên cứu Con người (Institute for the Study of Man) tại Đại học Southern Medthodist, và Viện Vật lý năng lượng môi trường (Institute of Medium Energy Physics) ở Zurich – các mẫu thử đã cho thấy một số điều hấp dẫn. Đối với các mẫu thử của Kim tự tháp Lớn, các phân tích thực hiện tại hai phòng thí nghiệm ban đầu đã cho kết quả rất khác nhau, chênh lệch đến vài nghìn năm. Khi được áp dụng một số “điều chỉnh” trong dữ liệu, kết quả thu được là: Kim tự tháp Lớn có niên đại trong khoảng 3.100 năm TCN đến 2.850 năm TCN – vẫn sớm hơn 400 năm so với mốc thời gian được chấp nhận rộng rãi từ trước tới nay.

Thậm chí bất thường hơn, niên đại của vữa ở gần đỉnh của các Kim tự tháp cổ xưa hơn 1.000 năm so với vữa gần nền móng. Chẳng lẽ các kim tự tháp đã được xây dựng từ trên xuống? Chắc chắn là không, mà vấn đề có lẽ chính là quá trình xác định niên đại có chỗ không thỏa đáng.

Điều khiến cho sự xác định niên đại này khó có thể chấp nhận hơn nữa, là tất cả các mẫu giám định niên đại đều được lấy từ bề mặt đá lộ thiên. Chúng ta biết rằng, các kim tự tháp Giza đã được sửa chữa nhiều lần, bên trong và bên ngoài. Vì vậy xác định niên đại cácbon phóng xạ chỉ có thể cho chúng ta thời điểm việc sửa chữa đã xảy ra, chứ không phải là thời điểm xây dựng của kim tự tháp. Nếu tin vào các kết quả giám định niên đại trên là chính xác, thì thậm chí thời điểm sửa chữa kim tự tháp cũng xưa hơn nhiều so với thời điểm xây dựng được chấp nhận hiện nay.

Giả thuyết Khufu xây dựng nên Kim tự tháp Lớn chỉ dựa vào 3 “bằng chứng” sau đây:

· Các truyền thuyết được Herodotus nhắc đến và báo cáo khi viếng thăm các kim tự tháp này vào năm 443 TCN. Herodotus, một khách du hành người Hy Lạp kể lại Pharaông Cheops (tên tiếng Hy Lạp của Khufu) đã xây dựng các kim tự tháp với 100.000 nhân lực trong 20 năm như thế nào. Tuy nhiên đối với hầu hết các học giả, câu chuyện này là rất có vấn đề. Herodotus đã được thụ giáo tại các trường học Huyền bí Ai Cập, đã thề giữ bí mật về bản chất thật sự của các Kim tự tháp. · Phức hợp tang lễ gần kim tự tháp Lớn với các bản khắc chữ trích dẫn Cheops/Khufu là vị pharaông đang trị vì Ai Cập.

· Trong kim tự tháp, trên một phiến đá granit ở trên trần của Phòng chính, có một số dấu sơn nhỏ viết nguệch ngoạc hơi giống với ký hiệu tượng hình của tên vua Khufu.

Pharaông Khufu bản thân không để lại bất kỳ dấu hiệu nào chứng tỏ ông đã xây dựng kim tự tháp Lớn, mà chỉ từng tuyên bố đã sửa chữa xong kiến trúc này. Về bia đá “tồn kho” gần đó (có niên đại khoảng 1500 trước Công nguyên, nhưng có bằng chứng cho thấy nó được sao chép lại từ một tấm bia cũ hơn, vào thời của triều đại thứ tư), Khufu kể về những khám phá của mình khi dọn sạch cát khỏi kim tự tháp Lớn, về cống hiến của ông khi ây dựng đàn tế nữ thần Isis, và về việc ông xây dựng 3 kim tự tháp nhỏ cho bản thân, cho vợ, và con gái bên cạnh kim tự tháp Lớn.

Về những vết sơn được tìm thấy trong kim tự tháp, hầu hết các chuyên gia hiện nay tin rằng chúng được làm giả bởi “người phát hiện” ra chúng là Richard Howard-Vyse, chứ không phải của những người đã xây dựng ban đầu.

Howard-Vyse đã chịu áp lực khi đối thủ của ông ta, Caviglia, nhà thám hiểm người Ý, đã tìm thấy các câu chữ khắc trong một số ngôi mộ xung quanh kim tự tháp Lớn.

Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng, để cạnh tranh với đối thủ, Howard-Vyse đã tìm cách làm lu mờ đối thủ và tranh thủ nguồn tài trợ dành cho các dự án của mình, bằng một “khám phá” tương tự, nhưng “ngoạn mục” hơn nhiều, bằng cách giả mạo chữ khắc bên trong kim tự tháp Lớn.

Nói tóm lại, thực tế không có bằng chứng nào kết nối các kim tự tháp trên cao nguyên Giza với triều đại thứ tư của người Ai Cập cả.

Chúng ta hãy cùng xem xét kỹ trường hợp của Howard-Vyse, để hiểu vì sao người ta tin rằng ông ta đã giả mạo.

1. Vào thời điểm đại tá Howard-Vyse đang cố tìm kiếm các phòng ở bên trên Phòng vua, thì giấy phép khai quật mà các nhà chức trách Ai Cập trao cho ông sắp hết hạn, cũng như hỗ trợ tài chính của ông ta sắp cạn. Ông ta cần phải làm ra một phát hiện lớn càng sớm càng tốt để tiếp tục công việc của mình. Ông ta hy vọng rằng khu vực phía trên Phòng Davidson (phòng trống đầu tiên được phát hiện bởi Nathaniel Davison vào năm 1765), sẽ có một phòng lớn ẩn hoặc hầm mộ nào đó, và đã hết sức thất vọng khi chỉ phát hiện có một phòng trống khác, quá xa vời so với một “khám phá đầy kịch tính” mà ông ta cần. Chỉ hai tháng trước, đối thủ của ông ta, nhà thám hiểm người Ý là Đại úy Caviglia, đã khuấy động giới khảo cổ khi tìm thấy các dòng chữ tại mỏ đá, trong một số ngôi mộ xung quanh kim tự tháp Lớn.

Những dòng chữ mỏ đá mang hình thức chữ tượng hình, được phết trên các khối xây dựng bằng sơn màu đỏ, và đã được sử dụng bởi các nhà xây dựng của Triều đại Cổ để cho biết các khối đá đó nằm ở đâu.

Dấu sơn viết chữ “Khufu” do Howard-Vyse “tìm thấy”. U – F – U – KH

chữ tượng hình Ai Cập đọc từ phải sang trái

Một số nhà nghiên cứu hiện đại ngờ rằng, trong một cuộc cạnh tranh tài khảo cổ, Howard-Vyse đã tìm cách làm lu mờ đối thủ Caviglia và giành nguồn tài trợ, nhờ một khám phá “ngoạn mục tương tự nhưng lớn hơn,” bằng cách bắt chước những chữ khắc mỏ đá ngay bên trong Kim tự tháp Lớn.

Giả mạo những chữ khắc như vậy khá dễ dàng, vì người Ả Rập vẫn còn sử dụng loại sơn son đỏ tương tự, gọi là moghrah, không thể phân biệt được niên đại.

Như Perring, một người sống cùng thời Howard-Vyse, đã lưu ý rằng: “Trạng thái bảo toàn của các dấu sơn kiểu như dấu tại các mỏ đá, là rất khó phân biệt dấu vết của ngày hôm qua với một dấu vết có từ 300 năm trước.”

2. Vào ngày đầu tiên khi Howard-Vyse vào Phòng trống đầu tiên mà ông phát hiện, ông đã không có báo cáo nào về việc tìm thấy bất kỳ dòng chữ nào bên trong cả. Ông đã chỉ viết rằng nó đã từng được đóng kín, và quan sát thấy “trần nhà đã được đánh bóng đẹp mắt và có các mối nối hoàn hảo”. Như vậy sự kiểm tra của ông ta đã rất kỹ lưỡng, nhưng lại không nhìn thấy những chữ viết bằng sơn đỏ tươi sáng trên các bức tường, mà ngày nay bất cứ ai đi bên trong, cũng nhìn thấy một cách dễ dàng? Mãi đến buổi tối ngày kế tiếp, khi đám đông khách viếng thăm đầu tiên đến chỗ đó, thì các chữ tượng hình màu đỏ nguệch ngoạc mới “bất ngờ được phát hiện”. Howard-Vyse đã đặt tên cho phòng đó là “Phòng Wellington”, và ngay lập tức phát hiện hôm qua trở thành một thành công “ngoạn mục”.

Phát hiện này đã dọn đường cho Howard-Vyse khám phá thêm 3 phòng trống nữa. Để chắc chắn giành được giấy phép và sự ủng hộ tài chính, các phòng này cũng đều chứa các chữ nguệch ngoạc màu đỏ như vậy, củng cố thêm cho danh tiếng của Đại tá.

3. Một câu hỏi chưa bao giờ được trả lời, là tại sao các chữ này chỉ xuất hiện trong những phòng trống mà Howard-Vyse mở ra, chứ không hề được tìm thấy trong Phòng Davison, được phát hiện trước đó vào năm 1765 bởi người khác?

4. Và tại sao, có những dòng chữ khắc như vậy ở các bức tường phía bắc, phía nam và phía tây trong các phòng này, nhưng không hề được tìm thấy trên các bức tường mà Howard-Vyse đã phá sập để lọt vào bên trong?

Hoặc là các nhà xây dựng cổ đại đã vì lý do nào đó không viết nguệch ngoạc lên các bức tường mà sau này Đại tá phá xuống, hoặc chữ viết đã được làm ra sau khi đại tá vào được bên trong, và ngưòi giả mạo chỉ có thể sử dụng các bức tường vẫn còn nguyên vẹn. Tại một trong các phòng, có ai đó đã cố gắng vẽ một cái gì đó trên một phần bị phá vỡ của bức tường, nhưng nó rất thô kệch và không tương xứng với các chữ viết khác. Cố gắng đó thất bại, do vậy, không có cố gắng nào được thực hiện ở nơi khác nữa.

5. Một tác phẩm còn vụng về hơn, khi ai đó cố gắng làm cho nó xuất hiện như thể một số chữ khắc đã bị che phủ một phần bởi các khối đá nền, để làm bằng chứng rằng dấu sơn này đã được trát lên trước khi các khối đá nền được đặt vào. Nhưng các phân tích cẩn thận được thực hiện gần một thế kỷ sau cái ngày mà Howard-Vyse đột nhập vào căn phòng ấy, đã chứng minh rằng có nhiều vết sơn nhỏ trên các khối đá nền ở gần nhiều dấu chữ khắc, cho thấy nơi mà cây cọ vẽ đã vô tình quẹt qua khi ai đó đang tạo ra tác phẩm của mình.

6. Nhiều vấn đề nghiêm trọng cũng được phát hiện khi các chuyên gia ngôn ngữ cổ đại kiểm tra các dòng chữ đó sau này. Samuel Birch, một chuyên gia chữ tượng hình của Bảo tàng Anh, là một trong những người đầu tiên phân tích các hình vẽ, và đã lưu ý một số đặc điểm kỳ quặc.

Sau đó các nhà Ai Cập học như Carl Richard Lepsius và Sir Flinders Petrie đã rất bối rối về các chữ khắc được tìm thấy trong các phòng trống của Howard-Vyse, vì chúng hoàn toàn không giống với bất cứ cái gì trong lịch sử 4000 năm của văn bản chữ tượng hình.

Có sự nhầm lẫn đặc biệt liên quan đến nhiều biến thể của một tên gọi xuất hiện trong số những chữ khắc này, đó là “Khnum-Khuf”, “Souphis”, “Saufou”, vv… Trong khi các chuyên gia cố gắng liên kết những cái tên này với Pharaông Khufu, nhiều nhà nghiên cứu thời kỳ đầu đã không thể chắc chắn liệu đó có phải là tên hay không. Một nhà nghiên cứu lỗi lạc, Gaston Maspero, đã viết: “Sự tồn tại của nhiều vòng tròn khắc tên và tước hiệu khác nhau của Khufu trên cùng một tượng đài đã gây nhiều bối rối cho các nhà Ai Cập học.” Trong số đó có những cái tên không xuất hiện ở bất cứ đâu trong các tài liệu Ai Cập cổ đại nào cả.

Các kim tự tháp ở Giza được xây dựng bằng cách nào?

Trong bảo tàng Cairo người ta có thể thấy một số ví dụ của những chiếc cưa bằng đồng, mà những nhà Ai Cập học khẳng định là những thứ được sử dụng trong việc cắt và tạo hình cho các khối đá xây dựng kim tự tháp. Những công cụ này cho thấy một vấn đề. Trên thang độ cứng Mohs của khoáng sản, đồng có độ cứng từ 3,5-4, trong khi đá vôi có độ cứng là 4-5 và đá granit là 5-6.

Các công cụ đó chỉ cắt được đá vôi và sẽ là vô dụng đối với đá granit. Khảo cổ học chưa từng phát hiện công cụ sắt nào thuộc về các triều đại Ai Cập cổ, nhưng ngay cả khi họ có đi chăng nữa, thậm chí cả các loại thép tốt nhất hiện nay có độ cứng chỉ 5,5 và do đó cũng không hiệu quả khi cắt đá granit.

Một vài năm trước đây Ngài Flinders Petrie, một trong những “cha đẻ” của ngành Ai Cập học nêu giả thuyết rằng các khối đá xây dựng kim tự tháp đã được cắt bằng những lưỡi cưa dài được đính kim cương hoặc khoáng chất corundum. Nhưng ý tưởng này cũng có nhiều vấn đề. Việc cắt hàng triệu khối đá sẽ đòi hỏi hàng triệu viên kim cương và khoáng chất corundum quý hiếm đắt tiền, bởi chúng luôn luôn mòn đi và đòi hỏi được thay thế.

Ông còn gợi ý rằng các khối đá vôi đã được cắt bằng cách sử dụng acid citric hoặc dấm theo những cách nào đó, nhưng cách này rất chậm, hơn nữa làm bề mặt của đá vôi thủng lỗ chỗ và thô kệch, không giống như bề mặt mịn đẹp tìm thấy trên các tảng đá bọc ngoài. Hơn nữa cách này hoàn toàn không cắt đá granit được. Sự thật là, chúng ta không biết các khối đã thực sự được khai thác như thế nào.

Còn câu hỏi cũng không thể trả lời được, là bằng cách nào 2.300.000 khối đá rất nặng đã được chuyển tới địa điểm xây dựng các kim tự tháp. Và thậm chí còn khó tưởng tượng hơn: làm thế nào các khối đá có thể được đưa đến chiều cao hơn 150m ở đỉnh của kim tự tháp này?

Một kỹ sư dân dụng người Đan Mạch, ông P. Garde-Hanson, đã tính toán là nếu một đường dốc được xây dựng để vận chuyển đá lên đỉnh kim tự tháp sẽ cần phải có 17.500.000 mét khối vật liệu, nghĩa là gấp hơn bảy lần tổng số lượng vật liệu sử dụng để xây bản thân kim tự tháp, và cần phải có số lượng lao động tới 240,000 để xây dựng nó trong thời gian trị vì của Cheops.

Nhưng nếu đoạn đường rất lớn này được xây dựng, nó sẽ đòi hỏi một lực lượng hơn 300.000 người lao động để tháo dỡ trong suốt 8 năm. Tất cả các vật liệu xây đoạn đường đã được đem đi đâu, và tại sao người ta không thể tìm thấy chút vật liệu nào ở bất cứ đâu gần kim tự tháp Lớn? Và làm thế nào để đưa các khối đá nặng nề được chạm khắc một cách chính xác vào đúng vị trí của chúng mà không làm sứt mẻ các góc cạnh?

Một chi tiết đáng lưu ý khác, là không có bất kỳ tư liệu lịch sử của triều đại, tranh vẽ, hay các tranh chữ chạm khắc nào có thể cung cấp bất kỳ đầu mối nào về bí ẩn này. Các kỹ sư hiện đại đã đưa ra nhiều giả thiết về các thiết bị nâng và đòn bẩy, nhưng không giả thiết nào giải thích được: làm thế nào các khối đá 50 tấn của Phòng chính được nâng lên và đưa vào đúng vị trí, bằng cách sử dụng một khoảng trống rất chật hẹp chỉ 4 tới 6 công nhân đứng được, trong khi ít nhất cần phải có sức của 2.000 người mới làm nổi việc này.

Tiếp theo chúng ta xem xét vấn đề có lẽ là bất thường nhất, đó là việc chế tác và đưa vào vị trí các phiến đá vôi có độ bóng cao bao phủ toàn bộ kim tự tháp. Kim tự tháp ban đầu có khoảng 115.000 phiến đá này, mỗi phiến có khối lượng từ 10 tấn trở lên.

Kim tự tháp Khafre

Kim tự tháp Lớn được xây dựng với khoảng 2.300.000 khối đá vôi và đá granit. Cân nặng trong khoảng từ 2,5 tới 50 tấn, các khối đá này hẳn phải được khai thác từ mỏ đá. Vấn đề đầu tiên chưa được giải quyết của chúng ta là ở đây.

Màu trắng tuyệt đẹp ban đầu của kim tự tháp Lớn khi lớp vỏ đá vôi ngoài vẫn còn (trước năm 1356)

Lớp vỏ đá vôi trên đỉnh của kim tự tháp Khafre

Những phiến đá này được đẽo gọt trên tất cả 6 mặt của chúng chứ không chỉ ở bề mặt nhìn thấy được, với dung sai chỉ có 0,25 mm. Chúng được gắn chặt với nhau đến mức một lưỡi dao cạo mỏng cũng không thể chèn được vào giữa chúng.

Các đặc điểm rất khác biệt của các kim tự tháp ở Giza có thể tóm tắt lại như sau:

Thứ nhất: Chỉ có các kim tự tháp Giza có các phòng ở phía trên cao bên trong chúng, tất cả các kim tự tháp còn lại chỉ có một một phòng thấp hoặc nhiều phòng gần móng. Đây là những bản sao của các phòng ngầm trong các kim tự tháp Giza. Người Ai Cập các triều đại không biết các phòng bí mật ở trên cao hơn, cho nên đã không xây phòng cao trong các kim tự tháp của họ.

Các kim tự tháp Giza, tượng Nhân sư và một vài kiến trúc khác ở một số nơi khác ở Ai Cập không phù hợp với kiến trúc vào thời kỳ triều đại đó, mà dường như thuộc về những thời kỳ hết sức xa xôi. Trái với những ngôi đền Pharaông điển hình được xây dựng bằng những khối đá vôi nhỏ, ta thấy các cổng vào có mái đua và các bức tường, các đài kỷ niệm bí ẩn như “Ngôi đền Nhân Sư”, “Đền thờ” của Khafre và Menkhare, Osireion tại Abydos và ngôi đền bí ẩn tại Qasr el-Sagha… đều đã được xây dựng theo kiến trúc hoàn toàn khác biệt. Chúng được xây bằng những khối đá granit và đá vôi khổng lồ nặng tới 50-275 tấn, những bức tường và các cổng vòm trilithon xây bằng đá cự thạch, và đã hoàn toàn không có bất kỳ trang trí nào cả (các hình vẽ và chữ viết mà ta nhìn thấy hiện nay là bị đời sau thêm vào).

Hình minh họa: Những tảng đá vôi trắng phủ ngoài của kim tự tháp Lớn

Nhà Ai Cập học Petrie đã bày tỏ sự ngạc nhiên của ông về kỳ công đó bằng cách viết, “Chỉ riêng việc đặt những phiến đá liên kết với nhau chính xác như vậy đã là một công việc đòi hỏi rất nhiều sự cẩn thận, nhưng làm như vậy bằng xi măng tại các mối nối hầu như là không thể. Việc đó có thể so sánh với việc chế tác ra dụng cụ quang học hoàn hảo nhất có kích thước hàng ngàn mét vuông“. Herodotus, người đã viếng thăm kim tự tháp Lớn vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, báo cáo rằng đã phát hiện được những dòng chữ kỳ lạ được chạm khắc trên các phiến đá vỏ ngoài của kim tự tháp này. Vào năm 1179, sử gia Ả Rập Abd el Latif ghi nhận rằng những chữ khắc này quá nhiều đến mức chúng có thể viết đầy “hơn 10.000 trang văn bản”. William của Baldensal, một du khách châu Âu đầu thế kỷ 14, đã kể lại rằng các phiến đá được bao phủ bằng những biểu tượng kỳ lạ được sắp xếp thành nhiều hàng cẩn thận. Đáng buồn thay, vào năm 1356, sau một trận động đất san bằng Cairo, người Ả Rập đã cướp những phiến đá đẹp của vỏ kim tự tháp để xây dựng lại các nhà thờ Hồi giáo và các pháo đài trong thành phố. Khi các phiến đá bị cắt thành miếng nhỏ và tạo hình lại, tất cả các dấu vết của những dòng chữ khắc cổ đã bị phá hủy. Một trong những thư viện lớn và quan trọng nhất thế giới nhân loại đã không còn.

Chỉ có các kim tự tháp nhỏ phía trước là có ghi chép của pharaông Khufu rằng ông ta đã xây dựng chúng, và ngày nay chúng đều đã hư hại nặng vì chất lượng xây dựng kém.

Trong khi đó, các kim tự tháp Giza lớn phía sau có cấu trúc tinh vi chính xác, sử dụng lối kiến trúc và công nghệ xây dựng cực cao, và tồn tại vững vàng cho tới ngày hôm nay. Không hề có bản khắc chữ Ai Cập cổ đại nào xác nhận rằng chúng do các pharaông Ai Cập xây dựng. Và, không giống như những kim tự tháp khác, các kim tự tháp Giza không hề có biểu tượng tôn giáo hoặc hình vẽ trong các “hòm” bên trong chúng. Tóm lại người Ai Cập không phải là chủ nhân của 3 kim tự tháp Giza lớn, mà chúng thuộc về những thời kỳ vô cùng xa xưa, vượt trên khả năng hiểu biết của loài người

Thứ hai, chỉ có ba kim tự tháp Giza có định hướng chính xác theo la bàn, đồng thời cho thấy rất nhiều kiến thức khoa học tinh vi về phép đo Trái đất và về xây dựng. Các yếu tố này không có trong các kim tự tháp khác.

Thứ ba, chỉ có các kim tự tháp Giza được xây dựng với một độ chính xác rất cao, sử dụng thành thục những tảng đá xây dựng nặng nhiều tấn, giúp chúng có thể đạt được kích thước khổng lồ, lớn nhất Ai Cập. Chúng thực sự khác biệt hẳn với tất cả các cấu trúc khác dọc theo sông Nile.

Thứ tư, tổ hợp Giza sử dụng thiết kế xây dựng hoàn toàn xa lạ so với bất kỳ dạng kim tự tháp nào khác. Nhà nghiên cứu William Fix quan sát:

“Bởi vì các kim tự tháp khác bao gồm các khối nhỏ hơn nhiều, chúng được xây dựng như là một hệ khung gồm nhiều bức tường bên trong để cố kết. Ba kim tự tháp Giza lớn không có những vỏ bọc bên trong như thế. Kích cỡ riêng của các khối đá tạo ra sự ổn định cần thiết. Đặc điểm này cho thấy một sự xuất sắc trong tay nghề và khả năng công nghệ cao hơn nhiều so với bất cứ nơi nào khác.”

Và thứ năm, không giống như những kim tự tháp được cho là được xây dựng trước hoặc sau chúng, các kim tự tháp Giza không hề có biểu tượng tôn giáo hoặc hình vẽ trong các “hòm” bên trong chúng.

Có những bằng chứng cho thấy rằng các vị vua Ai Cập đã chỉ xây các kim tự tháp con xung quanh 3 kim tự tháp Giza mà thôi, và ngày nay hầu như đều hư hỏng nặng vì chất lượng xây dựng kém hơn của chúng. Rất có thể các vị vua sau đời vua Senefru đã từ bỏ ý định xây dựng các bản sao của các kim tự tháp Giza, khi thấy Senefru đã hết sức cố gắng sao chép lại chúng nhưng không thể làm nổi.

Pharaông Sekhemket, đã cố gắng xây dựng một kim tự tháp, nhưng không hoàn thành được, và ngày nay chỉ còn là một đống đổ nát. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở dưới đáy của một đường thông bên dưới kiến trúc này một cái hòm bằng đá thạch cao tuyết hoa đậy kín. Khi chiếc hòm đá được mở ra, thì nó hoàn toàn trống rỗng giống như chiếc hòm rỗng tìm thấy trong kim tự tháp Lớn.

Pharaông Senefru, đã xây dựng ba công trình, và có mọi lý do để tin rằng ông đã cố gắng sao chép theo các Kim tự tháp Giza. Các kim tự tháp của ông chứa đựng lượng đá bằng 2/3, bao phủ một khu vực rộng bằng 90% các kiến trúc Giza. Một trong những khác biệt rõ ràng là thiết kế xây dựng và sự xây nề rất thô, khi so sánh với tổ hợp kiến trúc Giza.

Kim tự tháp của Sekhemkhet pharaông triều đại thứ 3, xây dựng dở dang

Pharaông đầu tiên của triều đại thứ 5, Shepeskaf, đã chỉ xây cho mình một nhà mồ bình thường. Đến đời pharaông Userkaf, chất lượng xây dựng kém đã làm cho nó chỉ còn là một đống tàn tích ngày hôm nay. Các pharaông tiếp theo là Sahure, Nieswerre và Nefirirkare đã cố gắng xây dựng 3 kim tự tháp bằng đá tại Abu Sir, nhưng không thể đạt tới kích thước và chất lượng của bộ ba kim tự tháp Giza, và ngày nay cũng chỉ còn là những đống đổ nát. Đó cũng là tình trạng chung của tất cả các kim tự tháp khác.

Phần xây nề rất thô của kim tự tháp Đỏ do Pharaông Senefru xây

Pharaông đầu tiên của triều đại thứ 5, Shepeskaf, đã chỉ xây cho mình một nhà mồ bình thường

Kim tự tháp của pharaông Userkaf, của pharaông Sahure, của pharaông Neferirkare, tất cả đều rất nhỏ bé có chất lượng xây dựng, kiến trúc và công nghệ rất kém so với 3 kim tự tháp Giza. Ngày nay chỉ còn là những đống đổ nát.

Các kim tự tháp khác của các pharaông đời sau đều cũng trong tình trạng tương tự. Công nghệ kỳ diệu của các kim tự tháp Giza, nếu là của vương triều thứ 4, thì đến các vương triều sau đó công nghệ ấy đã đi đâu, tại sao suy tàn đột ngột như vậy? Điều này cho thấy 3 kim tự tháp Giza không thuộc về vương triều thứ 4, nghĩa là không phải của người Ai Cập, mà thuộc về quá khứ xa xăm.

Có những người cố ý một cách bí ẩn, từ chối xác minh niên đại thực sự của các kim tự tháp một cách nghiêm túc. Họ cố gắng một cách kỳ lạ khi thuyết phục người khác rằng kim tự tháp Giza được xây vào giai đoạn đầu Triều đại thứ tư. Tuy nhiên, sự thật vẫn là sự thật. Có quá nhiều bằng chứng cho thấy các Kim tự tháp Giza đã có từ trước khi người Ai Cập tới định cư bên sông Nile, và chính điều đó là động lực đã thúc đẩy các pharaông Ai Cập xây dựng các kim tự tháp khác cho mình.

Manetho linh mục người Sebennyte, vào thế kỷ 4 TCN đã cố gắng biên dịch bộ biên niên sử hoàn chỉnh đầu tiên về lịch sử Ai Cập. Ông đã viết rằng các “thần” đã từ nơi khác đến trị vì Ai Cập, dạy người dân vùng sông Nile những kiến thức cơ sở của một nền văn minh cao cấp.

Trong tất cả 23 kim tự tháp chính được dựng lên sau Triều đại thứ tư, việc xây dựng đã được thực hiện một cách vội vàng, ít quan tâm đến độ chính xác, và sử dụng các khối đá cuội thô kệch. Chúng ta buộc phải đặt ra câu hỏi, rằng nếu các Kim tự tháp Giza đã được xây dựng trong Triều đại thứ tư, thì điều gì đã xảy ra với kiến thức cao cấp đã được sử dụng để thiết kế và xây dựng ra chúng? Tại sao kiến thức ấy không bao giờ được sử dụng một lần nữa, dù chỉ trong 1 kim tự tháp nào khác sau này (và cả “trước đó”)?

Cao nguyên Giza

Khi chúng ta nhìn vào các thần thoại lịch sử, các câu chuyện về nguồn gốc của kim tự tháp, chúng ta phát hiện ra rằng kim tự tháp không thuộc về bất kỳ Pharaông nào, mà là sản phẩm các vị “thần” cổ xưa. Từ các văn bản Ai Cập nói về Kim tự tháp, cho đến Marcellinus người La Mã, đến Al Masudi Coptic và Ibn Abd Alhokim người Ả Rập – đều viết rằng Kim tự tháp Giza được xây dựng bởi các “thần” của Tepi Zep. Họ đều kể lại rằng chúng đã được xây lên để bảo tồn kiến thức và nền văn minh tuyệt vời tránh khỏi bị hủy diệt bởi một trận Đại hồng thủy như thế nào, và rằng Trận Lụt này đã kết liễu triều đại của “thần” như thế nào. Nếu điều này là đúng, thì các Kim tự tháp Giza phải có từ ít nhất 12.000 năm trước.

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy người Ai Cập cổ đã không xây dựng các kim tự tháp Lớn. Lớp trầm tích dày tới 4,3 m quanh nền móng kim tự tháp có chứa nhiều vỏ sò hóa thạch, cùng với bộ xương của 1 con bò biển hóa thạch, tất cả đã được xác định niên đại bằng phương pháp cácbon phóng xạ là gần 11.600 năm tuổi (cộng trừ 30 năm). Còn có các văn bản cổ xưa nói về những ngấn nước trên những phiến đá ở lưng chừng các mặt bên của kim tự tháp Lớn, cùng với những lớp muối biển tìm thấy bên trong nó.

Nhìn cận cảnh một khoảnh đất gần kim tự tháp Lớn. Có rất nhiều hóa thạch xung quanh khu vực này.

Các trầm tích này lắng đọng lại với khối lượng lớn như vậy, thì chỉ có thể là do một trận lũ lụt biển rất lớn gây ra. Tất nhiên các triều đại Ai Cập không bao giờ có thể ghi chép lại được sự kiện đó vì họ mới định cư tại khu vực này khoảng hơn 6.000 năm trước đây mà thôi. Chỉ riêng bằng chứng này cũng đủ cho thấy 3 kim tự tháp chính ở Giza có ít nhất 12.000 năm tuổi.

Một bức tranh minh họa Biruni đang viết sách, do người Iran vẽ.

Người Nga và người Afghanistan còn in chân dung của ông lên con tem của họ để tưởng nhớ

Các truyền thuyết và các ghi chép bí ẩn cũng kể về những ngấn nước từng in dấu rõ ràng trên những phiến đá vôi của lớp vỏ kim tự tháp trước khi chúng bị người Ả Rập lấy đi. Những ngấn nước này nằm ở lưng chừng các mặt bên của kim tự tháp, khoảng 120 m trên mực nước hiện tại của sông Nile.

Nhà sử học vĩ đại người Ba Tư thời trung cổ là Abū Rayhān al-Bīrūnī, đã viết trong luận thuyết “Biên niên sử các quốc gia cổ đại”như thế này: “Những người Ba Tư và rất nhiều pháp sư thuật lại rằng: các cư dân ở phía tây, khi được cảnh báo bởi những nhà hiền triết của mình, họ đã xây dựng các tòa nhà của Vua và các Kim tự tháp Giza. Các dấu vết của nước trong trận Đại hồng thủy và các tác động của sóng vẫn còn nhìn thấy ở lưng chừng các kim tự tháp, nơi mà nước không dâng tới.”

Hơn nữa, khi Kim tự tháp Lớn lần đầu tiên được mở ra, những lớp muối dày khoảng 2,5cm đã được tìm thấy bên trong. Trong khi phần lớn muối này được cho là muối tự nhiên rỉ ra từ những khối đá của kim tự tháp, phân tích hóa học đã cho thấy rằng một phần trong số muối trên có thành phần khoáng chất của muối biển. Những lớp vỏ muối này, được tìm thấy ở độ cao tương ứng với các ngấn nước còn lại ở bên ngoài, là bằng chứng nữa cho thấy tại một thời kỳ nào đó trong quá khứ xa xưa, kim tự tháp này đã bị ngập một phần trong nước biển.

Chúng ta đã biết 12.000 năm trước, trái đất đã trải qua một thảm họa gây thay đổi vị trí các địa cực. Sự thay đổi có hình thức của một chấn động mạnh, hành tinh bị mất cân bằng trong giây lát, sau đó các cực nhanh chóng tái lập vị trí gần như cũ, chỉ lệch đi khoảng vài phút, nhưng gây ra dao động kéo dài trong sự quay của Trái Đất mà hiện nay vẫn còn đo thấy.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng sự kiện đó có thể là bởi một thiên thạch hoặc sao chổi va chạm Trái đất. Hồ sơ địa chất cho chúng ta biết, mặc dù sự thay đổi là rất nhỏ, nhưng nó đã tàn phá và gây dịch chuyển vỏ trái đất trên diện rộng. Trong “Phòng vua” trong kim tự tháp Lớn, 75 tấn đá khối lớn tại phía nam của trần phòng bị nứt và đổ vỡ, và khắp đáy Kim tự tháp cũng như trong Hành lang đi xuống có nhiều vết nứt lớn trong đá, tất cả chỉ ra rằng kim tự tháp đã từng phải trải qua một chấn động to lớn. Nó đã vẫn đứng vững sau một cuộc dịch chuyển địa cực? Nếu vậy, thì các kim tự tháp Giza đã được xây dựng từ ít nhất 12.000 năm trước.

Như vậy, các kim tự tháp Giza là những tượng đài hoàn toàn thuộc về một thời đại xa xôi, khi một nền văn minh lớn đã phát triển rực rỡ chết đi và chìm vào lãng quên, để lại đằng sau các Kim tự tháp Giza như là một minh chứng cho các thành tựu của mình, và có lẽ cũng là một lời cảnh báo rằng: ngay cả những xã hội phát triển nhất cũng có thể bị hủy diệt hoàn toàn. Và đó là nền văn minh nào? Nền văn minh nào đã để lại những kiến thức cao siêu được mã hóa tinh vi trong các kim tự tháp, mà thậm chí hiện nay chúng ta vẫn chưa hiểu được? Ngay cả với trình độ khoa học ngày nay, chúng ta cũng không thể xây dựng nổi một bản sao chính xác của Kim tự tháp Lớn.

Một sự kiện nào đó đã xảy ra vào khoảng 12.000 năm trước. Một vùng đất bí ẩn đã mãi mãi biến mất bên dưới Đại Tây Dương. Plato, trong tác phẩm Timaeus và Critias của mình, đã giữ gìn được những ghi chép lịch sử về sự hủy diệt này. Plato đã kế thừa những ghi chép ấy từ tổ tiên của ông là Solon – người đã ghi chép lại câu chuyện đó từ các thầy tế Ai Cập khi họ trực tiếp đọc cho ông nghe nội dung các chữ khắc trên những cây cột của Đền thờ Neith tại Sais, ở vùng châu thổ sông Nile. Hôm nay, câu chuyện đã cho chúng ta biết về kết thúc bi thảm của một nền văn minh đã mất.

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy, đáy của Kim tự tháp Lớn thực ra có hình bát giác chứ không phải làhình vuông. Không ai biết kiến trúc đặc biệt trên có mục đích gì. Người ta chỉ có thể nhận ra đặc điểm kỳ lạ này trong một số tình huống và dịp nhất định.

Các mặt bên của kim tự tháp trùng với 4 phương hướng của la bàn với độ chính xác phi thường, sai lệch trung bình chưa tới 0,06 %.

Kim tự tháp Lớn có chức năng như một đồng hồ mặt trời khổng lồ. Bóng của nó ở phía Bắc, và ánh sáng mặt trời phản xạ về phía Nam, đánh dấu chính xác những ngày hạ chí đông chí và xuân phân thu phân hàng năm. Các kích thước cơ bản của các Kim tự tháp Lớn là các số đo mà từ đó kích cỡ và hình dạng của trái đất có thể tính toán ra được.

Các góc của Kim tự tháp Lớn nếu nối dài ra sẽ bao phủ toàn bộ vùng châu thổ sông Nile

theo một hình quạt cân đối mà tâm nằm tại kim tự tháp

Kim tự tháp này là một mô hình thu nhỏ của bán cầu, chứa trong nó các tọa độ địa lý của vĩ độ và kinh độ. Đường vĩ tuyến và kinh tuyến mà giao nhau tại kim tự tháp (30 độ Bắc và 31 độ Đông) đi qua nhiều bề mặt đất của trái đất hơn bất kỳ kinh hay vĩ tuyến nào khác, do đó kim tự tháp nằm ở vị trí trung tâm của khu vực đất đai rộng lớn của trái đất (kim tự tháp Lớn được xây dựng trên khu đất phù hợp gần nhất với ngã tư này).

Nói chung các kích thước của kim tự tháp phản ánh chính xác các kích thước của Trái Đất mà chúng ta gần đây đã đo được nhờ vệ tinh.

Nền móng của kim tự tháp này bằng phẳng tới mức đáng kinh ngạc. Không có góc nào của nền móng là cao hay thấp hơn 1,3 cm so với các góc kia. Cần biết rằng nền móng của kim tự tháp này rộng khoảng 53.000 mét vuông, và mức độ phẳng hoàn hảo này thậm chí vượt xa những tiêu chuẩn kiến trúc cao nhất của thời đại ngày nay.

Các kích thước cái “hòm” đá của “phòng vua”, chứng tỏ người thượng cổ đã biết đến định luật Pitago

và bí mật của tam giác vuông 3,4,5 trước khi Pitago chào đời nhiều ngàn năm

Các kích thước trong khắp kim tự tháp cho thấy những người xây dựng ra nó biết về tỷ lệ của số pi (3,14…), về tỉ lệ Vàng (1,618), và “tam giác Pitago” từ hàng ngàn năm trước khi Pitago, người được cho là cha đẻ của môn hình học, ra đời.

Các kích thước cho thấy những người xây dựng đã biết hình dạng cầu và kích thước chính xác của trái đất, và đã vẽ đồ thị các sự kiện thiên văn phức tạp như sự tiến động của các điểm phân (xuân phân và thu phân) và các ngày mặt trăng đứng lại một cách chính xác. Độ chính xác phi thường của các chiều rộng của nền móng kim tự tháp (chỉ lệch vài cm trên 230 mét) thậm chí không phải là một lỗi do những người xây dựng gây ra, mà là một phương pháp tài tình để đưa vào kim tự tháp “các sai biệt” của chính trái đất, trong trường hợp này là sự sai biệt của độ phẳng của trái đất tại các cực.

Tất cả điều này có nghĩa là gì? Tại sao các nhà xây dựng bí ẩn của các kim tự tháp trên cao nguyên Giza, lại mã hóa rất nhiều thông tin toán học, địa lý, và thiên văn học chính xác vào những công trình của họ? Mục đích của kim tự tháp là gì?

Trong khi loài người hầu như không biết gì về lịch sử nhân loại từ 6.000 năm trước trở về trước, lại có nhiều nhà khoa học lại tưởng tượng và đưa vào sách giáo khoa “sự thật về lịch sử 4,5 tỉ năm của Trái Đất”. Trong khi ngay dưới đáy đại dương chỉ sâu có 11km vẫn chưa thăm dò nổi, lại có những người mơ tưởng tới chuyện “đi sang hành tinh khác”. Trong khi dưới lòng đất sâu chỉ 15km vẫn không khám phá được, lại giải thích và đưa vào sách giáo khoa “nguồn gốc 15 tỉ năm và độ lớn của vũ trụ”. Thật đáng ngạc nhiên, người ta không nhận ra rằng điều đó là phi lôgic.

Lịch sử của loài người là một đề tài đáng quan tâm nhất, thế nhưng nó lại cố tình bị bỏ quên. Danh ngôn có câu: “Tìm hiểu lịch sử để hướng tới tương lai”. Vậy, tương lai gì sẽ chờ đợi loài người, khi mà lịch sử và nguồn gốc của loài người đã bị bóng ma nào đó đánh cắp? Trách nhiệm của mỗi con người có lương tri và trí tuệ là phải hoàn trả lại lịch sử thực sự cho nhân loại, như vậy mới là có trách nhiệm với con cháu của chúng ta, có trách nhiệm với sự tồn vong của các thế hệ tương lai.

Những thành phố dưới đáy biển

Những tàn tích dưới đáy biển này không chỉ có ở Nhật Bản, mà là ở khắp các đại dương trên toàn thế giới. Vậy thực sự trên Trái Đất đã từng tồn tại một nền văn minh rất lớn và đã bị diệt vong bởi một trận đại hồng thuỷ như trong các câu chuyện cổ xưa? Câu trả lời xin dành cho cho độc giả tự phán xét.

Toàn cảnh kiến trúc kim tự tháp Yonaguni

Vào năm 1985, Kihachiro Aratake, một thợ lặn người Nhật trong khi đang làm việc dưới vùng biển gần một hòn đảo nhỏ phía Nam Nhật Bản, tên là đảo Yonaguni Jima (gần Đài Loan) đã tình cờ phát hiện một kiến trúc đá cổ đồ sộ. Điều đặc biệt là nó có dạng bậc thang của các kim tự tháp với những góc cạnh tinh tế. Khu đá dài đến 100m và có những đường hầm sâu hơn 2m.

Giáo sư tiến sỹ Masaaki Kimura (sinh ngày 6/11/1940, tại Yokohama, Nhật Bản) là giáo sư danh dự của khoa Khoa học Trường Đại học Ryūkyūs, Okinawa, Nhật Bản. Ông tốt nghiệp tại Khoa Thủy sản của Trường Đại học Tokyo vào năm 1963, rồi đạt học vị tiến sĩ về địa chất biển vào năm 1968. Ông đã từng làm việc cho Viện nghiên cứu Hải dương học thuộc trường Đại học Tokyo, Viện khảo sát địa chất Nhật Bản, Cơ quan Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Nhật Bản, và Đài quan sát thiên văn Trái Đất Lamont-Doherty thuộc trường Đại học Columbia. Ông giảng dạy tại trường Đại học Ryukus từ năm 1977 tới năm 2002. Ông hiện giờ là tổng giám đốc của Hội nghiên cứu Di sản Văn hóa và Khoa học Đại dương.

Năm 1996, ông đã tiến hành khảo sát khu vực này. Sau nhiều năm nghiên cứu sự hình thành của khu tàn tích này, ông đã đi tới kết luận đáng kinh ngạc rằng: đây là dấu tích của một nền văn minh cao cấp cổ xưa, là một thành phố cổ bị động đất đánh chìm khoảng 12.000 năm trước.

Giáo sư Kimura cũng cho biết, ban đầu ông nghĩ rằng các cấu trúc này là tự nhiên. Nhưng ông đã thay đổi quan điểm sau lần đầu tiên lặn xuống quan sát. Ông đã tìm thấy những dấu vết mài xẻ trên đá, các ký tự trên những phiến đá và các mẩu đá được mài đẽo hình các loài động vật.

Ngoài những phát hiện ở phía Nam đảo Yonaguni, các khám phá quan trọng đã được thực hiện ở phía Tây của hòn đảo này. Năm 1990, các thợ lặn đã tìm thấy một kim tự tháp khổng lồ được xây dựng từ các khối đá. Kim tự tháp này rộng 183m, và cao 27,43m. Nó được xây dựng từ các phiến đá hình chữ nhật, và có 5 lớp. Cũng có một số nhỏ các công trình xây dựng gần đó tương tự như kim tự tháp. Những kim tự tháp nhỏ này bao gồm các lớp đá, có chiều rộng khoảng 10m và chiều cao khoảng 2m. Các thợ lặn còn phát hiện cái trông như là một con đường chạy xung quanh công trình chính. Sau đó, họ còn phát hiện ra những con đường dài, những đại lộ lớn, những cấu trúc cầu thang lớn, những cấu trúc cổng tò vò, các khối đá khổng lồ được đẽo gọt chính xác và tỉ mỉ, tất cả hài hòa trong một chỉnh thể kiến trúc đồng nhất mà họ chưa từng thấy bao giờ. Chúng rõ ràng là phần còn lại tương đối nguyên vẹn của một thành phố tiền sử.

Hệ thống chữ tượng hình được tìm thấy tại khu tàn tích Yonaguni

Nhiều di tích khác cũng đã được phát hiện, gồm một công trình làm bằng đá, một cấu trúc giống như hang động được bao quanh bởi những chiếc cột, một bức tượng đầu người, một cấu trúc vòm, và những bức tượng hình rùa. Những đường nét trên bức tượng mặt người vẫn còn rất rõ ràng, rất giống với những đầu người bằng đá khác ở Peru. Sau đó, ở gần bức tượng đầu người khổng lồ, các nhóm chữ tượng hình đã được tìm thấy. Điều này chỉ ra rằng những người xây dựng các tàn tích dưới đáy biển này thuộc về một nền văn minh rất tiến bộ.

Điều đáng chú ý là xung quanh khu vực kiến trúc này không có dấu tích của đá vôi, nghĩa là trước đây công trình này nằm cao hơn mặt nước biển. Mặt trên của kiến trúc có một khối đá lớn tương tự như Đá Mặt Trời ở Nam Mỹ, khiến chúng ta không thể không nghĩ rằng đây có lẽ là một công trình thiên văn.

Đoàn thám hiểm Team Atlantis đã lặn xuống quay bộ phim tài liệu về công trình này khẳng định đây là một công trình nhân tạo. Không có bằng chứng nào cho thấy những cư dân của nền văn hóa Nhật Bản cổ đại có thể xây dựng được chúng. Nói cách khác, những ai đó thuộc về những thời kỳ tiền sử xa xôi đã xây dựng nó, trước khi một biến cố địa chất nào đó đã làm cho cả một mảng khối lục địa to lớn chìm xuống, kéo theo cả công trình dang dở vĩ đại này. Các giám định niên đại cho thấy cấu trúc này có thể ra đời vào khoảng 8.000 đến 10.000 năm trước công nguyên. Đến nay, sau 25 năm khám phá ra công trình này, chúng ta vẫn chưa nghiên cứu ra được nền văn minh nào là những người đã xây dựng nó.

Xưa kia khu vực di tích Yonaguni nằm trên mực nước biển, khi băng hà chưa tan chảy làm nước biển dâng lên. Thời kỳ Băng tan và và mực nước biển bắt đầu dâng lên vào khoảng 10.000 -12.000 năm trước. Hiện nay Yonaguni nằm dưới mực nước biển, vì vậy các nhà khoa học cho rằng kim tự tháp Yonaguni có ít nhất 10.000 năm tuổi.

Những bậc cầu thang cao tới 1m

Hơn nữa, có những dấu tích còn lại của những con phố xung quanh kim tự tháp. Các thợ lặn thuộc khoa địa chất học thuộc trường Đại học Boston Hoa Kỳ nhận thấy rằng các cầu thang khổng lồ đã được xây dựng từ một loạt các lớp đá cao 1m, giống như bậc thang kim tự tháp. Các nhà khảo cổ học tại Trường Đại học London tin rằng những người xây dựng nên công trình này có trình độ còn vượt trên các nền văn minh Lưỡng Hà và sông Ấn.

Những dấu cắt trên đá như thế này được tìm thấy ở khắp mọi nơi trong thế giới cổ xưa. Trái sang phải, trên xuống dưới: Dấu cắt đá tại Yonaguni, tại Machu Pichu, Carnac (Pháp), Castleruddery (Ireland), tại Giza (Ai Cập). Phải chăng chúng là tàn tích của một nền văn minh toàn cầu đã một thời phát triển rộng khắp?

Nếu công trình này là nhân tạo, thì ai đã tạo ra nó? Chúng ta không hề có một tư liệu lịch sử nào đề cập đến một nền văn minh giữa biển Thái Bình Dương cả. Có nghĩa là: nó rất cổ xưa, vượt xa giới hạn hiểu biết của lịch sử chúng ta.

Công trình này tại sao lại bị chìm dưới nước, phải chăng nó đã xuất hiện từ thời kỳ băng hà, để rồi bị nhấn chìm xuống đáy đại dương bởi băng tan, cách nay ít nhất là 10.000 năm? Những năm gần đây, ngày càng có nhiều cấu trúc dạng kim tự tháp được tìm thấy ở Ai Cập, Peru, Châu Á, và mới đây là ở châu Âu. Những tàn tích dưới đáy biển này không chỉ có ở Nhật Bản, mà là ở khắp các đại dương và lục địa trên toàn thế giới. Vậy thực sự trên Trái Đất đã từng tồn tại một nền văn minh rất lớn và đã bị diệt vong bởi một trận đại hồng thủy như trong các câu chuyện cổ xưa? Câu trả lời xin dành cho cho độc giả tự phán xét.

Chùm ảnh thêm về khu di tích Yonaguni

Thành phố 9.500 tuổi dưới đáy vịnh Cambay, Ấn Độ

Từ Nhật Bản đến Cuba, những khám phá gần đây chứng tỏ rằng đã từng tồn tại những nền văn minh, những xã hội cao cấp từ hơn 10.000 năm trước. Tuy nhiên, những khám phá này cũng chứng tỏ rằng sự kết thúc bất ngờ của những nền văn minh phát triển có thể còn lặp lại.

Theo các nhà khoa học hàng hải Ấn Độ, các phần còn lại của thành phố này được khám phá ra tại độ sâu 37 m dưới mực nước biển tại vịnh Cambay ở vùng biển phía Tây Ấn Độ. Khi áp dụng phương pháp ước định niên đại C14, các mẫu vật cho kết quả khoảng 9.500 năm tuổi.

BBC tường trình về sự kiện khám phá Cambay như sau:

Thành phố rộng lớn – dài khoảng 8km và rộng 3km – được cho là sẽ đẩy lui niên đại của các tàn tích đã biết tại tiểu lục địa Ấn Độ thêm hơn 5.000 năm nữa.

Công trình đã được các nhà hải dương học từ Học viện công nghệ đại dương quốc gia Ấn Độ khám phá một cách tình cờ, trong khi đang chỉ đạo các nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm môi trường. Dùng máy quét sonar (phương pháp phản xạ âm học để định vị, đo đạc các vật thể và các cấu trúc nằm sâu dưới nước), họ đã xác định được các cấu trúc hình học tại độ sâu 37m. Các mảnh vụn được khám phá từ công trình – gồm các vật liệu xây dựng, đồ gốm, các dãy tường, các chuỗi hạt, các tác phẩm điêu khắc, cùng với xương và răng người – đã được xác định niên đại bằng phương pháp C14 và cho kết quả là khoảng 9.500 tuổi.

“Chúng nhận ra rằng những người đó đã chống lại và quyết định tiêu diệt chúng. Hàng ngàn con báo rời hang động và xé xác người đàn ông đã cầu khẩn con quỷ trợ giúp. Nhưng con quỷ vẫn không lay chuyển bởi những lời cầu xin của họ. Thấy thế, Inti, thần mặt trời đã khóc. Nước mắt của nàng chứa chan khiến trong 40 ngày thung lũng tràn ngập nước” – Huyền thoại của người Inca về Hồ Titicaca.

Hãy xem xét một giả thuyết nhân loại học thừa nhận khả năng trên Trái Đất đã từng tồn tại một nhân loại tiền sử có trình độ phát triển kỹ thuật cao cấp. Một vài bằng chứng khẳng định rằng những người tiền sử dường như đã sở hữu một nền khoa học kỹ thuật cao hơn rất nhiều so với tưởng tượng của chúng ta. Nhiều bằng chứng ủng hộ cho ý tưởng này là việc khám phá ra hàng tá những thành phố cổ đại nằm dưới đáy các đại dương khắp hành tinh.

Hình chụp sonar cho thấy các cấu trúc dưới đáy biển không phải là kiến tạo tự nhiên

Những trường hợp đáng ngạc nhiên như những cấu trúc kim tự tháp Yogaguni ở vùng bờ biển Nhật Bản, hay thành phố ngầm “Mega city” được khám phá một cách tình cờ ở vùng bờ biển Đông Bắc Cuba, tiếp tục khiến các nhà nghiên cứu liên hệ đến những điều từng một thời chỉ được xem như những thần thoại địa lý – những câu chuyện kể như về châu Atlantis, lục địa Mu, hay là vùng đất Thule. Việc cứ mỗi vài năm lại khám phá ra thêm một công trình ngầm dưới biển nào đó ủng hộ cho giả thuyết về đế chế tiền sử này.

Kiến trúc đô thị ở một thời đại không thể tin nổi

Một ví dụ điển hình của các tàn tích khảo cổ học mô tả ở trên được tìm thấy tại độ sâu 120 bộ dưới mực nước biển tại vịnh Cambay, thuộc vùng bờ biển Tây Ấn Độ. Thành phố khổng lồ này tình cờ được khám phá trong một cuộc điều tra nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường, theo ước đoán có thể tồn tại từ cách đây khoảng 9.000 năm.

Dùng một máy dò siêu âm, các nhà điều tra nghiên cứu đã thành công trong việc nhận diện các cấu trúc hình học xác định tại độ sâu khoảng 120 bộ. Tại hiện trường, họ khám phá ra những vật liệu xây dựng, đồ gốm, các mảng tường, những bồn chứa, những tác phẩm điêu khắc, xương và răng người. Các giám định niên đại bằng phóng xạ Cacbon C14 chứng tỏ rằng những mẫu vật này khoảng 9.500 năm tuổi.

Trước khám phá đó, những nhà nhân loại học nghĩ rằng vùng này không tồn tại nền văn minh nào 2.500 Trước công nguyên trở về trước. Thành phố cổ đại này, vì thế, còn cổ hơn cả nền văn minh Harapa, một thời được tin rằng là nền văn minh cổ nhất tiểu lục địa Ấn Độ.

Một trường hợp đáng ngạc nhiên khác vào năm 1967, khi tàu ngầm Aluminaut một tàu ngầm nghiên cứu thăm dò có khả năng lặn sâu hơn bất kỳ tàu nào khác trong thời đó – ngẫu nhiên khám phá ra một “con đường” nằm dưới vùng bờ biển Florida, Georgia, và Nam Carolina. Tìm thấy tại độ sâu gần 3.000 bộ, con đường trải dài thẳng tắp đến hơn 15 dặm Anh.

Còn đáng ngạc nhiên hơn, con đường này được lát bằng một loại xi măng phức tạp tạo thành từ nhôm, silic, canxi, sắt, và manhê. Bất kể tuổi của nó, con đường được khám phá không có mảnh vỡ vụn nát bởi một dòng chảy ngầm đã giữ nó sạch sẽ.

Con đường bị quên lãng này vẫn chứng tỏ nó là một đại lộ quan trọng khi những chiếc bánh lái đặc biệt của tàu Aluminaut cho phép nó thực sự du hành dọc theo con đường cái bí ẩn này. Sau đó, các nhà khoa học đang thăm dò khu vực này đã khám phá ra một loạt những kiến trúc làm bằng đá nguyên khối tại một đầu của con đường. Công nghệ kỹ thuật nào có thể kiến tạo ra một con đường lát đá dài mà có thể giữ được tình trạng tốt qua 10.000 năm?

Một khám phá tương tự gần đây hơn xảy ra vào năm 2004, khi sóng thần đánh liên tục vào các bờ biển Đông Nam Á cũng làm bóc ra hàng tấn cát khỏi bờ biển Tamil Nadu, Ấn Độ. Cơn bão đã dọn sạch cát bụi bao phủ nhiều năm dẫn đến việc khám phá ra thành phố cổ bí ẩn của Mahabalipuram.

Theo như huyền thoại địa phương, thành phố Mahabalipuram đã gánh chịu một cơn lũ lớn, nhấn chìm nó trong vòng một ngày cách nay 1.000 năm, khi những vị Thần trở nên ghen tị vì vẻ đẹp của nó. Những dân cư địa phương kể lại chi tiết rằng 6 ngôi đền bị bao phủ bởi nước, nhưng ngôi đền thứ 7 vẫn còn nằm trên bờ biển. Một đội 25 thợ lặn từ Cơ quan nghiên cứu khảo cổ Ấn Độ (Archaeological Survey of India) đã thăm dò khu vực bao quanh bao phủ bởi những cấu trúc nhân tạo, nằm tại độ sâu khoảng từ 15 đến 25 bộ dưới mặt nước biển.

Quy mô của những đống đổ nát ngầm dưới đáy biển bao phủ vài dặm vuông, cách bờ biển khoảng 1 dặm. Những đánh giá thủ cựu về niên đại của những kiến trúc này là khoảng từ 1.500 đến 1.200 năm tuổi, mặc dù một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng có thể lên đến 6.000 tuổi.

Các cấu trúc kim tự tháp Yonaguni

Được đánh giá bởi một số nhà khoa học là khám phá khảo cổ học của thế kỷ, các cấu trúc tình cờ được phát hiện ở vùng bờ biển Nhật Bản cho thấy kiến trúc cổ trong dạng thức những cây cột trụ, những hình lục giác, những cầu thang, những đại lộ, những hành lang cuốn, và ngay cả một kim tự tháp có bậc thang.

Trong khi hầu hết những kẻ bảo thủ cho rằng các cấu trúc Yonaguni là sản phẩm của hoạt động địa chất lớn của khu vực, những góc xác định của những tảng đá và sự sắp xếp của chúng trong mối liên hệ lẫn nhau cho thấy địa điểm này có thể là di tích của một thành phố đã bị ngập chìm.

Bằng chứng ủng hộ lập trường này bao gồm cấu tạo hóa học của những tảng đá phấn (không tồn tại một cách tự nhiên trong khu vực), 2 lỗ cửa sâu khoảng 6,5 bộ sát ngay các cấu trúc này – mà không nhà khảo cổ học nào dám phân loại chúng như là một kiến tạo tự nhiên. Toàn thể thành phố ngầm của Yonaguni được ước tính bởi một số chuyên gia ít nhất khoảng 10.000 năm tuổi.

Khảo cố học đại dương chỉ mới trở thành một ngành học thuật khả dĩ trong vòng 50 năm trở lại đây với sự xuất hiện của thiết bị lặn dùng khí ép. Theo nhà khảo cổ học đại dương Tiến sĩ Nick Flemming, ít nhất 500 địa điểm nằm ngầm dưới mặt nước biển là những phần còn lại của một vài dạng cấu trúc hay đồ tạo tác nhân tạo đã được tìm thấy khắp thế giới. Một vài tính toán cho thấy gần 1/5 những địa điểm này là nhiều hơn 3.000 năm tuổi.

Tất nhiên, một số địa điểm đã bị cuốn sạch bởi các trận lụt, nhưng những địa điểm khác có thể được tìm thấy tại đáy biển thông qua các dịch chuyển kiến tạo địa chất. Bởi nhiều nơi trong số này lúc ban đầu được xây dựng trên những vùng đất khô ráo vững chắc, Trái Đất về mặt địa lý có thể khác hẳn so với những gì chúng ta biết hiện nay.

Hơn nữa, những con người này có thể đến từ một kỷ nguyên nào đó xa xôi hơn nhiều so với những gì chúng ta hiểu vào buổi đầu của nền văn minh nhân loại.

Nếu thế, có phải nền văn minh đương đại của chúng ta là loài người vĩ đại nhất đã từng được biết đến, hay chỉ là một đỉnh cao nhỏ bé trong nhiều đỉnh cao của cuộc tuần hoàn trải dài vào trong quá khứ xa xăm? Câu trả lời có thể được tìm thấy tại đáy của các đại dương.

Những nghiên cứu đã cho thấy hiện nay các nhà khoa học ước tính rằng trái đất đã được hình thành từ 4,6 tỷ năm trước. Các loài linh trưởng tiền-hominid đã không xuất hiện cho đến Kỷ Pleistocene, kỳ thứ tư của đại Tân Sinh (kỷ thứ ba), là thời kỳ Băng Hà, vào khoảng 1,8 triệu năm trước. Dựa trên các nghiên cứu hóa thạch, một số nhà khoa học tin rằng các hoạt động xã hội và văn hóa đã không xuất hiện cho đến thời kỳ Holocen, khoảng 12.000 năm trước, trong thời gian suy tàn và kết thúc của của kỷ Băng Hà cuối cùng. Vì thế, trong thời gian 7.000 năm tiếp theo, các nền văn hóa đã không phát triển nhiều và vẫn còn ở trong thời kỳ Đồ Đá. Những bản ghi chép về chữ viết và các ký hiệu đầu tiên xuất hiện khoảng 5.000 năm trước. Thời kỳ trước thời gian đó được gọi là thời kỳ Tiền Sử.

Tuy nhiên, trước sự bối rối của các nhà khoa học, ngày càng có nhiều di tích tiền sử được phát hiện dưới đáy đại dương đang thách thức quan điểm này. Những kiến trúc sư của các di tích dưới đáy biển không chỉ có kỹ năng xây dựng khéo léo và nghệ thuật tinh xảo, mà còn cho thấy những dấu hiệu của một văn minh tiên tiến. Hơn nữa, họ biết ngôn ngữ viết và đã có thể xây dựng các kim tự tháp. Công nghệ hiện tại cho thấy rằng khu vực này đã nằm trên mực nước biển 10.000 năm trước hoặc lâu hơn nữa. Như vậy hiển nhiên rằng nền văn minh tiên tiến đã tồn tại trong suốt thời tiền sử, rất lâu trước thời kỳ Đồ Đá Mới. Vì các nguyên nhân không rõ, các nền văn minh này đã biến mất và để lại các tàn tích dưới đáy biển. Dưới đây là một số bằng chứng cho thấy sự tồn tại của chúng.

Thành phố chìm dưới đáy đại dương —Những tàn tích xung quanh hòn đảo Yonaguni ở Nhật Bản

Ở mũi phía nam của đảo Yonaguni trong quần đảo Ryukyu, khoảng nửa thế kỷ trước, các thợ lặn đã tìm thấy những tàn tích của các công trình xây dựng nhân tạo ngay trong đại dương. Địa điểm bao gồm một cấu trúc hình vuông được phủ bởi san hô, một bậc thềm khổng lồ với những gờ và góc, giống như những con phố, cầu thang, và một tòa nhà hình vòm. Người ta có thể nói rằng những tàn tích trông giống như một bệ thờ trong thành phố cổ. Nó bao phủ khoảng 200 mét từ Tây sang Đông, và khoảng 140 mét từ Bắc tới Nam. Điểm cao nhất của nó vào khoảng 26 mét.

(Bên trên) Các kiến trúc đổ nát: một cầu thang ở góc bên phải nằm dưới đáy đại dương tại đảo Yonaguni thuộc quần đảo Ryukyu.

Giáo sư Masaaki Kimura đã cung cấp bức ảnh.

(Bên dưới) Bậc thềm khổng lồ với những bậc thang của tàn tích dưới đáy biển tại đảo Yonaguni.

Giáo sư Masaaki Kimura đã cung cấp bức ảnh.

Năm 1986, những thợ lặn địa phương đã đặt tên thành phố dưới nước này là “Khu lặn của tàn tích dưới đáy biển.” Nó đã thu hút rất nhiều sự chú ý khi các phương tiện truyền thông tường thuật về nó. Ngay sau khám phá này, Đại học Ryukyu đã thành lập một “Đội thăm dò khảo cổ dưới đáy biển” (UAET), và bắt tay vào một dự án nghiên cứu dài 8 năm. Dưới biển phía đông nam (của) hòn đảo Shihuan và trong những vùng lân cận, nhiều di tích đã được phát hiện, gồm một công trình làm bằng đá, một cấu trúc giống như hang được bao quanh bởi những chiếc cột, một bức tượng đầu người, một cấu trúc vòm, và những bức tượng hình rùa. Khám phá đáng ngạc nhiên nhất là “Chữ tượng hình”, được khắc vào một bức tường đá và đã được để lại bởi một nền văn minh cổ, được cho là một nền văn hóa nhân loại rất tiến bộ.

Nếu nhìn từ phía trên, có những con phố và nông trại nằm xung quanh các tàn tích. Khu vực tàn tích rộng nhất dài 100 mét và cao 25 mét, được xây dựng từ những tảng đá khổng lồ. Theo nhóm thăm dò UAET của Đại học Ryukyu, một mô hình máy tính đã cho thấy, nơi có thể có một bệ thờ của một ngôi đền, chính là nơi mà người cổ đại tụ họp và tổ chức các nghi lễ thờ phượng. Có hai cái hang với những chiếc cột hình bán nguyệt nằm ở phía Bắc của ngôi đền. Các nhà khảo cổ tin rằng chúng là một nơi để tắm rửa trước một nghi lễ. Có một cổng hình vòm ở phía Đông của đền thờ, nơi có hai tảng đá khổng lồ gối lên nhau. Phần đỉnh cho thấy những lỗ nhân tạo hình chữ nhật nằm bên trong những phiến đá. Có lẽ, những phiến đá đã được tạo hình bằng máy móc và được sử dụng như là những viên đá nền của thành phố.

Ngoài ra, dưới đại dương, xung quanh “Lishenyan” nổi tiếng nằm ở phía đông nam đảo Yonaguni, một bức tượng đầu người cao vài feet đã được phát hiện. Những đường nét trên mặt người vẫn có thể được nhận thấy rất rõ ràng. Sau đó, ở gần bức tượng đầu người khổng lồ, các nhóm chữ tượng hình đã được tìm thấy. Điều này chỉ ra rằng những người xây dựng các tàn tích dưới đáy biển này thuộc về một nền văn minh rất tiến bộ.

(Bên trên) Bức tượng đầu người cao vài feet nằm ở phía đông nam đảo Yonaguni.

Giáo sư Masaaki Kimura đã cung cấp bức ảnh.

(Bên dưới) Nhóm chữ tượng hình được phát hiện từ những tàn tích dưới đáy biển.

Giáo sư Masaaki Kimura đã cung cấp bức ảnh.

Masaaki Kimura là một giáo sư địa chất tại Đại học Ryukyu. Ông đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9 năm 1999 rằng người ta có thể thấy rõ ràng chúng là các công trình nhân tạo. Có những đường phố, cầu thang vuông góc với lỗ tròn trong phiến đá mà dường như đã được thiết kế để chèn cột đá, v.v.. Việc phát hiện ra bức tượng đầu người và những chữ tượng hình đã tạo ra sức thuyết phục đặc biệt rằng các tàn tích dưới đáy biển tại phía nam đảo Yonaguni bắt nguồn từ một nền văn minh tiền sử.

Kim tự tháp kỳ lạ dưới đáy biển

Ngoài những phát hiện ở phía Nam đảo Yonaguni, các khám phá quan trọng đã được thực hiện ở phía Tây của đảo. Năm 1990, các thợ lặn đã tìm thấy một kim tự tháp khổng lồ được xây dựng từ các khối đá. Kim tự tháp này rộng 183 mét, và cao 27,43 mét. Nó được xây dựng từ các phiến đá hình chữ nhật, và có 5 lớp. Cũng có một số nhỏ các công trình xây dựng gần đó tương tự như kim tự tháp khổng lồ. Những kim tự tháp mi-ni này bao gồm các lớp đá, có chiều rộng khoảng 10 mét và chiều cao khoảng 2 mét.

Các nhà địa chất học của Trường Đại học Ryukyu tham gia vào nghiên cứu này đã kết luận rằng đây là một công trình nhân tạo, và không có nguồn gốc tự nhiên. Nếu không, phải có một đống đá từ hiện tượng xói mòn, chứ không phải chỉ có một viên đá duy nhất được tìm thấy. Hơn nữa, có những dấu tích còn lại giống như những con phố xung quanh kim tự tháp, cũng chỉ ra rằng điều này không phải là một sản phẩm tự nhiên. Thợ lặn địa chất học từ Đại học Boston ở Hoa Kỳ nhận thấy rằng các cầu thang khổng lồ đã được xây dựng từ một loạt các lớp đá cao 1 mét, giống như bậc thang kim tự tháp. Mặc dù người ta có thể đưa ra giả thuyết rằng một cấu trúc như vậy đã được hình thành do đá bị phá vỡ bởi sự xói mòn trong nước, nhưng những đoạn cầu thang sắc nét như vậy chưa bao giờ được tìm thấy xuất phát từ một quá trình tự nhiên. Các nhà khảo cổ học tại Đại học London tin rằng những người xây dựng đó phải có được trình độ ít nhất là trên các nền văn minh cổ đại như Lưỡng Hà và sông Ấn.

Theo một giáo sư địa chất học tại Đại học Tokyo, khu vực đó đã chìm xuống đáy biển khoảng 10.000 năm trước, có nghĩa là, vào cuối kỷ Băng Hà. Tuy nhiên, dựa trên sự hiểu biết của khoa học hiện đại, con người vẫn còn nguyên thủy, và săn bắn động vật để ăn vào thời đó. Chắc là họ đã không có khả năng xây dựng những kiến trúc hình kim tự tháp như vậy. Một số người tin rằng nó đã được tạo ra bởi một số nền văn minh chưa được biết đến. Người ta có thể tự hỏi liệu một nền văn minh tiến bộ và thịnh vượng như vậy đã thực sự tồn tại hay không. Những tàn tích dưới đáy biển này liệu có phải chỉ tồn tại ở Nhật Bản không? Câu trả lời là Không.

Bức tường thành cổ Hujing dưới đáy biển ở Bành Hồ, Đài Loan

Theo những bản ghi chép trong các Văn thư lưu trữ huyện Bành Hồ cổ, trong đó viết, “Nếu ta nhìn từ trên cao ở Hujing, một đoạn dài của tường thành dưới đáy biển có thể được nhìn thấy. Nó thường được gọi là “Bể nước sâu Hujing”. Năm 1982, các thợ lặn chuyên nghiệp đã tìm thấy vị trí chính xác của thành phố Hujing bị chìm dưới đáy biển.

Tường thành cổ này có hình chữ thập. La bàn đo được rằng nó nằm chính xác ở vị trí hướng Bắc-Nam, và hướng Đông-Tây ở góc vuông. Bức tường thành được xây dựng chủ yếu bằng đá ba-dan và có rong biển trên bề mặt của nó. Nó có kích thước khoảng 160 mét từ Tây sang Đông, và khoảng 180 mét từ Bắc sang Nam. Nó dày khoảng 1,5 mét trên đỉnh và 2,5 mét tại đáy. Một số phần là không trơn nhẵn do xói mòn; tuy nhiên, các mạch ghép nối giữa những tảng đá thì rất khít. Ở phía Bắc có một cấu trúc dạng đĩa tròn. Đường kính của bức tường thành bên ngoài là khoảng 20 mét, với một bức tường bên trong khoảng 15 mét.

Vào thời điểm đó, một số người nghĩ rằng thành phố bị chìm thật sự là một phần mở rộng của Hujing xuống đáy biển. Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà địa chất cho thấy rằng nếu bức tường được hình thành từ các khối đá tự nhiên, thì nó phải liền mạch và có duy nhất một khối. Mặt khác, nếu nó đã được con người tạo ra, thì nó phải có các phần riêng biệt. Hơn nữa, nếu tường thành rất dài và thẳng, thì rất có khả năng nó đã được con người tạo ra. Cụ thể là, những tảng đá đều có cùng kích thước, với những góc vuông, và khoảng trống giữa các tảng đá được lấp kín. Ngoài ra, những chỗ rỗng trên bức tường có hình chữ thập, với mạch ghép phẳng và trơn tru. Điều này hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn xây dựng hiện nay.

Graham Hancock, một nhà văn người Anh, đã được công nhận trên toàn thế giới với những cuốn sách của ông, chẳng hạn như Fingerprints of the Gods (Dấu tay của các vị Thần). Trong tháng 8 năm 2001, ông và vợ ông đã tham gia với các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Nhật Bản để khám phá khu vực này. Ông giải thích rằng những viên đá từ thành phố bị chìm dưới đáy biển rõ ràng là khác với cấu trúc bằng đá tự nhiên, khiến chúng nhiều khả năng là có nguồn gốc nhân tạo. Ông nói một cách tự tin: “Thiên nhiên không tạo ra những cấu trúc như vậy, trái ngược với những kiến trúc nhân tạo, nơi mà sự chú ý lớn được dồn vào những chi tiết như vậy.” Rõ ràng là, các khối đá của thành phố bị chìm dưới đáy biển Hujing đã được định vị chính xác theo phương Bắc-Nam, và Đông-Tây. Ngoài ra, các khối đá này có bề mặt rất phẳng và mịn. Chúng được xếp rất khít với nhau đến nỗi chỉ một con dao mỏng mới có thể đi vào giữa các mối nối. Quan điểm của Hancock là điều này đã được con người tạo ra, và không thể là một sản phẩm của tự nhiên.

Hancock cũng cho rằng, hiện có một mô hình chủ lưu được thiết lập trong xã hội con người. Tuy nhiên, mô hình chủ lưu này không thể giải thích các khám phá khảo cổ gần đây. Liệu những công trình kiến trúc ngày nay và các kiến trúc tiền sử là có mối liên hệ với nhau? Trên thực tế, lịch sử hiện thời không thể lý giải được những văn minh cổ đã biến mất. Đây là gợi ý cho chúng tôi biết về họ. Nói cách khác, rất có thể những phát hiện này, chẳng hạn như thành phố dưới đáy biển Hujing và những phát hiện tương tự, có chứa đựng các bằng chứng bị che đậy của những nền văn minh loài người trong quá khứ.

Tàn tích trong Tam giác Bermuda và các công trình kiến trúc dưới đáy biển ở Bahamas

Năm 1958, một số nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy những cấu trúc kỳ lạ trong quá trình nghiên cứu đáy biển xung quanh đảo Bahamas. Những công trình này có các họa tiết hình học cụ thể, trải dài ra cho đến một vài dặm. Mười năm sau, những bức tường đá khổng lồ, 400-500 feet chiều dài, đã được tìm thấy ở ngay gần đó. Các phần mở rộng đã hình thành một góc vuông chính xác với những bức tường chính. Bức tường bao gồm các khối đá khổng lồ với kích thước hơn 1 foot vuông. Sau đó, những bậc thềm phức tạp hơn, đường giao thông, bến cảng, cầu, và những thứ tương tự như vậy đã được xác định. Toàn bộ di tích được bố trí như một bến cảng.

Ngoài ra, các nhà khoa học châu Âu đã tìm thấy, trong quá trình nghiên cứu đáy biển Tam giác Bermuda, một kim tự tháp khổng lồ dưới nước chưa được biết đến. Kim tự tháp có cạnh là 300 mét, và 200 mét chiều cao. Có hai lỗ trống khổng lồ trong kim tự tháp, rõ ràng là nhân tạo. Nước biển cuộn qua hai cái lỗ trống khổng lồ này, tạo thành một xoáy nước khổng lồ và do đó tạo ra một xoáy nước gần đó. Điều đó cũng làm cho bề mặt nước vẩn đục. Rất khó để đánh giá kim tự tháp này được xây dựng khi nào. Nó đã được xây dựng từ hàng chục ngàn năm trước khi đất bị chìm xuống biển.

Sự tồn tại của những nền văn minh tiền sử

Trái đất đã không giống như thế này ngay từ lúc khởi đầu của nó. Nó đã trải qua vô số các thay đổi lớp vỏ, núi lửa, lũ lụt, thời kỳ băng hà, v.v.. Trái đất như nó hiện diện bây giờ đã chứng kiên vô số thay đổi. Chúng ta hãy lấy “Vùng đất cổ gần mặt nước” như một ví dụ. Nơi này sâu 2.600 mét, và chỉ cách Vịnh Nhật Bản 90 km. Tuy nhiên, 67-25 triệu năm trước đây, nó ở trên cao của Thái Bình Dương, khoảng chừng 120 km về phía đông quần đảo Nhật Bản. Vì vậy, không khó khăn để hình dung rằng nếu nền văn minh này đã tồn tại trong thời tiền sử, các thảm họa tự nhiên và sự tái sắp xếp địa chất đã thay đổi cảnh quan, và chỉ còn lại rất ít dấu tích được mãi mãi lưu giữ dưới đáy biển.

Nền văn minh Mu huyền thoại

Vào cuối thế kỷ 19, Đại tá người Anh James Churchward đã làm nhiệm vụ đóng quân ở Ấn Độ. Ông ta khá may mắn khi có được chữ khắc Naccal từ một tu viện trưởng của một ngôi đền Hin-đu. Đó là một ngôn ngữ rất khó hiểu. Sau nhiều cố gắng, Churchward và một thầy tu nổi tiếng đã giải mã lịch sử của một nền văn minh tiền sử vĩ đại. Năm 1926, Churchward đã xuất bản một cuốn sách, The Lost Continent (Lục địa đã mất) nói về nền văn minh Mu.

Vị trí của lục địa Mu

Theo chữ khắc, Lục địa Mu nằm ở Thái Bình Dương. Mu là một nền văn minh vĩ đại và thịnh vượng, trong đó có văn học, nghệ thuật, kỹ năng nghề thủ công tiên tiến, và cũng đã phát triển máy móc. Con người vào thời gian đó có kỹ năng xây dựng tuyệt vời, và đã có thể xây dựng các tòa nhà khổng lồ, kim tự tháp, tượng đài bằng đá, lâu đài, và đường xá. Những con đường lát đá gọn gàng và sạch sẽ, và những kênh đào đã được tìm thấy tại thủ đô và tất cả các thành phố lớn khác. Tất cả các bức tường đều chói lọi và được trang trí bằng vàng. Mọi người sống một cuộc sống xa hoa. Những cư dân trên Lục địa Mu là những hoa tiêu rất giỏi đi biển. Người ta cho rằng họ đã đi du hành qua tất cả các đại dương. Họ thậm chí còn phát triển một đế chế thực dân hùng mạnh. Vào lúc đó, Lục địa Mu được gọi là “đỉnh cao của văn hóa thế giới.”

Tuy nhiên, Lục địa Mu thịnh vượng đã biến mất. Nó đã bị chìm xuống đáy đại dương sau một thảm họa bất ngờ. Bi kịch khủng khiếp bắt đầu với một đợt phun trào núi lửa mãnh liệt, theo sau là những trận động đất và các cơn bão mạnh. Mọi thứ xảy ra cùng một lúc. Dung nham núi lửa phun ra ngoài, đi kèm với các trận động đất mạnh. Đất dâng cuồn cuộn như sóng biển, lửa và khói mù mịt che kín cả bầu trời. Tất cả mọi thứ sụp đổ như đồ chơi, và ngay lập tức bị bao phủ bởi dung nham và nước biển. Không có cảnh báo từ trước, toàn bộ Lục địa Mu đã chìm xuống đáy Thái Bình Dương.

Người ta có thể nghĩ rằng câu chuyện này là một huyền thoại. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khác, người ta có thể thấy khả năng của một nền văn minh loài người từng hiện hữu.

Những di tích dưới đáy biển cung cấp bằng chứng rõ ràng về sự tồn tại của các nền văn minh tiền sử. Tuy nhiên, rất khó để tìm ra những khám phá này trong các sách giáo khoa. Các nhà khảo cổ học và sử gia hiện đại không muốn thách thức kiến thức lịch sử hiện tại, vì điều đó có thể không tương thích với các lý thuyết hiện hành. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng chỉ là vấn đề thời gian để những nhà nhân chủng học và sử gia thay đổi các khái niệm mà họ có, và để chấp nhận những sự thật lịch sử.

Thủ thuật nha khoa 9.000 năm trước

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học de Poitiers tại Poitiers, Pháp, và Bảo tàng Guimet, Paris – trong khi khai quật một nghĩa địa cổ đại đã phát hiện ra tổng cộng 11 chiếc răng đã bị khoan, trong đó có cả một chiếc răng sâu rõ ràng đã trải qua một quy trình phức tạp, để đục sâu vào bên trong. Ở trên những chiếc răng này, họ đã phát hiện ra những lỗ nhỏ có đường kính 1,3- 3,2 mm và chiều sâu 0,5-3,5 mm. Những lỗ thủng này có hình dáng khác thường – hình nón hoặc hình trụ – và được thực hiện một cách rất kỹ lưỡng. Tất cả có niên đại vào khoảng 7.500 tới 9.000 năm trước.

Roberto Macchiarelli là một nhà cổ nhân loại học thuộc trường đại học Université de Poitiers và là tác giả chính của nghiên cứu này. Ông phát biểu: “Chúng tôi nghĩ rằng việc khoan răng này có lý do y tế,… Trong khi một số răng đã được khoan nhiều hơn một lần, 4 chiếc cho thấy dấu hiệu sâu răng… cho thấy có khả năng đó là một sự điều trị… Quy trình này không thể là vì mục đích thẩm mỹ, bởi vì những kết quả của nó không dễ dàng nhìn thấy được”.

Trong thời gian đào, các nhà nghiên cứu xác định chín cá nhân khác nhau với tổng số là 11 răng khoan. “Một cá nhân có ba răng khoan, trong khi người khác có một chiếc răng đã được khoan hai lần”, Macchiarelli nói.

Khi quan sát dưới kính hiển vi, người ta thấy ít nhất là trong một trường hợp, không chỉ có chiếc răng bị khoan, mà khoang tủy răng cũng đã được tạo hình lại một cách tinh xảo.

Và trong mọi trường hợp, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự mài mòn của răng. Điều đó có nghĩa là việc khoan đã được tiến hành trên những người sống, và những chiếc răng này sau đó tiếp tục được sử dụng để nhai thức ăn.

Những lỗ khoan trên răng, theo sự khảo sát của các nhà khoa học, được trám bằng một chất dính như nhựa đường, có lẽ là chất hàn răng.

“Phát hiện này cung cấp bằng chứng rõ ràng và thuyết phục rằng người thời cổ đại đã có kiến thức về thủ thuật nha khoa trên các mô răng cứng ở người sống”, ông Clark Spencer Larsen, một nhà nhân chủng học thuộc Đại học bang Ohio ở thành phố Columbus, đã phát biểu như vậy.

Macchiarelli phát biểu: “Mặc dù thủ thuật nha khoa gần Mehrgarh này tồn tại kéo dài trong khoảng 1.500 năm, nhưng nó lại hoàn toàn biến mất cùng với sự khởi đầu của thời đại kim loại khoảng 7.000 năm trước… Không có bằng chứng về thủ thuật này tại các nghĩa địa thuộc những thời kỳ sau đó rất lâu, bất chấp việc sức khỏe răng miệng của họ vẫn kém. Chúng tôi không thể hiểu tại sao nó lại chấm dứt”.

Dường như nhiều ngàn năm trước, đã từng có những nền văn minh phát triển rất cao, có những hiểu biết về y học rất tiên tiến. Thời gian quá lâu dài, trong khi chúng ta không giữ được những ghi chép lịch sử của những thời kỳ xa xưa, vì vậy chúng ta gần như không hề biết về những nền văn minh ấy. Những tri thức cao cấp của những con người xa xưa là những điều bí ẩn không thể giải thích bằng những chiếc khung hạn hẹp của định kiến. Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần phải nghiên cứu và viết lại lịch sử bí ẩn của loài người.

Dấu chân tiền sử trên khối hóa thạch bọ ba thùy

Thuyết Tiến hóa hiện tại đang bị thách thức khi các nhà khảo cổ hàng đầu thế giới có được những phát hiện mang tính đột phá căn bản. Các nhà khảo cổ chuyên nghiệp và nghiệp dư đang tiến bước, và sau đó đưa ra những nghi ngờ về Thuyết Tiến hóa đã được công nhận rộng rãi. Những dấu vết và các khối hóa thạch người của các thời đại địa chất xa xưa đã được phát hiện trên toàn thế giới, và điều này có thể cách mạng hóa các lý thuyết hiện đại về sự tiến hóa của loài người. Những khám phá như vậy thu hút việc xem xét lại các học thuyết liên quan đến lịch sử phát triển của loài người.

William J. Meister, một người Mỹ, là người thu thập hóa thạch nghiệp dư đầy khao khát, và đã tiến hành một khám phá kinh ngạc vào ngày 01 tháng Sáu năm 1968. Tại Antelope Springs, khoảng 43 dặm về phía Tây Bắc của Delta, tiểu bang Utah, một nơi giàu hóa thạch, Meister đã tìm thấy một tảng đá lớn với một vết chân người. Vết chân này, tuy nhiên, có vẻ như được tạo ra bởi một chiếc dép (xăng đan). Chiếc dép đo được 10 inch (khoảng 26 cm) chiều dài, lòng bàn chân rộng 3 inch (hay 8,9 cm) và gót chân có chiều rộng 3 inch (hay 7,6 cm). Gót chân có vẻ xấp xỉ 1/8 chiều dày (hay 1,7 cm). Ngạc nhiên thay, ông cũng tìm thấy Tam diệp trùng (bọ ba thùy) ngay trong dấu chân ấy.

Xin lưu ý rằng Tam diệp trùng là một loài sinh vật biển nhỏ, tồn tại trong khoảng từ 260 đến 600 triệu năm trước, và điều này là một dấu hiệu cho thấy khám phá này có giá trị đối với nguồn gốc của cuộc sống con người thời tiền sử. Phát hiện này rất có thể sẽ bác bỏ Thuyết Tiến hóa đang thịnh hành ngày nay.

So sánh khám phá này với giày dép của thời kỳ hiện nay, chúng ta có thể nhận thức được rằng một nền văn minh nào đó đã từng tồn tại khoảng 600 triệu năm trước, và nó phải có một độ phức tạp nhất định. Các hàm ý thực sự của phát hiện này chắc chắn là khó hiểu. Chẳng phải là các nhà sử học hiện đại nên cân nhắc lại Thuyết Tiến hóa hiện nay hay sao? Chẳng phải là những khám phá như vậy cho thấy một con đường khác của sự phát triển nhân loại hay sao?Các ghi chép lịch sử cho thấy rằng chu kỳ văn minh nhân loại kỳ này của chúng ta mới phát triển được không quá 10.000 năm, từ thời kỳ đồ đá nguyên thủy nhất cho tới xã hội hiện đại phát triển cao như ngày nay. Tuy nhiên, dựa trên những di tích khai quật được, một lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn 2 tỷ năm tuổi được tìm thấy ở Cộng hòa Gabon, và một khối cầu kim loại 2,8 tỷ năm tuổi được tìm thấy ở Nam Phi, người ta thấy rằng con người với nền văn minh phát triển cao độ đã từng tồn tại trên trái đất này kể từ thời viễn cổ. Rõ ràng là, không di tích lịch sử nào trong số đó là thuộc về nền văn minh nhân loại thời kỳ này của chúng ta, và do đó chúng thuộc về các chu kỳ văn minh khác. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết về văn hóa tiền sử, trong đó lập luận rằng có hơn một chu kỳ văn minh trên trái đất. Họ cho rằng sự phát triển của văn minh nhân loại là mang tính chu kỳ; các nền văn minh khác nhau đã từng tồn tại trong những thời kỳ lịch sử khác nhau trên trái đất.

Các nền văn minh tiền sử đã bị hủy diệt bởi đủ loại thảm họa, chẳng hạn như động đất, lũ lụt, núi lửa phun trào, va chạm với thiên thạch hay sao chổi, sự nâng lên hay sụt xuống của các bản khối đại lục hay thay đổi thời tiết đột ngột. Những thảm họa này đã hủy diệt nền văn minh trong mỗi thời kỳ và làm tuyệt chủng hầu hết các loài, chỉ để lại rất ít di tích văn hóa. Tất cả người tiền sử và nền văn minh của họ đều bị biến mất khỏi trái đất. Bằng cách nào những nền văn minh này bị hủy diệt? Và tại sao? Chúng ta có thể tìm một số manh mối từ những di tích tiền sử được khai quật.

1. Vô số nền văn minh tiền sử đã từng bị hủy diệt

1.1. Lục địa Atlantis chìm xuống đáy biển 12.000 năm trước

Atlantis là một lục địa có nền văn minh phát triển cao. Khoảng 11.600 năm trước, nó đã chìm xuống đáy biển bởi một thảm họa động đất rung chuyển cả địa cầu. Một số học giả cho rằng nó có thể từng nằm tại vùng biển Đông. Biển ở đó rất nông, với độ sâu trung bình chỉ 60 mét. Chỉ những ngọn núi cao nhất của Atlantis là vẫn còn trên mặt nước, và nó trở thành Indonesia ngày nay.

1.2. Những di tích bị đánh chìm

Ở độ sâu khoảng 200 mét dưới đáy biển gần bờ biển Peru, người ta đã tìm thấy một số cột đá với những dòng chữ được chạm khắc cùng các công trình đồ sộ. Bên ngoài eo biển Gibraltar, trong biển Đại Tây Dương, 8 bức ảnh đã được chụp thành công, trong đó thấy rõ những bức tường và bậc đá của một lâu đài cổ. Chúng đã bị chìm gần 10.000 năm trước. Tại đáy biển phía tây tam giác Béc-mu-đa, một kim tự tháp khổng lồ đã được tìm thấy. Rõ ràng là, những di dích này đại diện cho các nền văn minh huy hoàng của người tiền sử đã bị chìm xuống đáy đại dương, nơi đã từng là lục địa.

1.3. Sự mô tả trận đại hồng thủy

Khoảng 12.000 năm trước, thời kỳ cuối cùng của văn minh nhân loại đã phải chịu một trận đại hồng thủy, và nó đã nhấn chìm tất cả các lục địa. Sau nhiều năm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều bằng chứng về trận đại hồng thủy này, trực tiếp hay gián tiếp. Truyền thuyết của nhiều quốc gia cổ xưa khác nhau trên thê giới cũng ghi lại điều này, ở một quá khứ xa xăm, một trận đại hồng thủy đã xảy ra trên trái đất và phá hủy tất cả nền văn minh loài người, với chỉ một số ít người còn sống sót. Có tới hơn 600 truyền thuyết về trận đại hồng thủy. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hy Lạp, Ai Cập, các thổ dân Châu Phi, Nam Mỹ và Bắc Mỹ, có rất nhiều truyền thuyết khác nhau ghi lại ký ức về trận lụt này. Mặc dù các truyền thuyết này thuộc các tộc người khác nhau và văn hóa khác nhau, chúng đều cực kỳ tương đồng về câu chuyện và các người hùng. Tất cả những chứng cứ này không thể chỉ được giải thích đơn thuần là “sự trùng hợp”.

Có rất nhiều lời mô tả về trận lụt này trong Kinh Thánh. Mặc dù Kinh Thánh là một cuốn sách tôn giáo, nhiều học giả cho rằng nó nói về lịch sử chân thực của loài người. Sau đây là một số đoạn trích từ Kinh Thánh:

“Cơn hồng thủy kéo dài bốn mươi ngày trên mặt đất. Nước tăng thêm và nâng tàu lên, khiến tàu ở cao hơn mặt đất. Nước dâng và tăng thêm nhiều trên mặt đất, và tàu lênh đênh trên mặt nước.” (Sáng Thế Ký, Chương 7, 17-18)

“Và nước vượt qua mặt đất, vượt qua những ngọn đồi cao, và tất cả dưới bầu trời đều bị bao phủ.” “Vào tháng bảy, ngày mười bảy tháng ấy, chiếc thuyền tới đỉnh núi còn lại Ararat. Bốn tháng sau, mặt đất mới khô ráo.” (Sáng Thế Ký, Chương 7-8)

Trận lụt này, cùng với sự chìm xuống của cả lục địa đã hoàn toàn phá hủy tất cả nền văn minh của nhân loại trên trái đất. Chỉ một số rất ít người còn sống sót. Nhiều di tích tiền sử được tìm thấy bởi các nhà khảo cổ mới đây đã nêu lên vấn đề rằng lục địa Atlantis, được ghi chép trong văn hóa Hy Lạp cổ đại, có thể đã từng bị hủy diệt bởi trận đại hồng thủy.

1.4. Đột ngột đóng băng – vẫn còn lại vùng đất bị đóng băng ở Siberia

Ở vùng đất băng giá thuộc Siberia, các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của hàng ngàn động vật có vú. Một số rất hoàn hảo, một số bị vỡ thành từng mảnh và bị cuộn vào những thân cây. Các nhà khoa học đã kiểm tra phần thức ăn còn lại trong dạ dày của chúng, và thấy rằng trong đó có cỏ chưa tiêu hóa, thứ cỏ thuộc vùng khí hậu ôn hòa. Một thảm họa kinh khủng đã xảy ra trong một thời gian ngắn và làm đóng băng tất cả sinh vật trong vùng thảo nguyên này tại vị trí hiện tại.Thảm họa 65 triệu năm trước đây:

Sáu mươi lăm triệu năm trước, trái đất là một thế giới của khủng long. Các nhà khoa học ước tính rằng khủng long đã từng sống trên trái đất lâu nhất là 140 triệu năm trước, và họ đã tìm được một số bằng chứng cho thấy con người đã từng cùng tồn tại với khủng long. Dưới đáy sông Raluxy ở Texas, người ta đã tìm thấy một số dấu chân khủng long từ kỷ Phấn Trắng. Các nhà khảo cổ đã kinh ngạc khi tìm thấy 12 hóa thạch dấu chân người chỉ cách các dấu chân khủng long kia 18,5 inches. Ngoài ra, một dấu chân người trùng với dấu chân của khủng long. Các nhà khoa học đã cắt mẫu hóa thạch và thấy rằng có một số dấu vết bị đạp lên bên dưới dấu chân, chứng tỏ rằng mẩu hóa thạch này không thể là giả mạo. Và trong phần địa hình gần đó, các nhà khoa học đã tìm thấy một hóa thạch ngón tay người và một chiếu rìu được con người chế tạo.

Tại một cái hang ở Peru, người ta đã tìm thấy hàng ngàn tác phẩm nghệ thuật làm từ đá, có niên đại lên tới 200 triệu năm tuổi. Trong số đó có các bức tranh đáng kinh ngạc: một phi công đang điều khiển một vật thể bay lạ bên trên một bầy khủng long, và một số người đang tấn công con khủng long bằng chiếc rìu!

Rõ ràng là, nhân loại phát triển cao đã từng tồn tại đồng thời với khủng long. Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng khủng long đã đột ngột tuyệt chủng từ 65 triệu năm trước, một thực tế vẫn chưa được giải thích. Một lời giải thích khả thi có thể là một thảm họa đã xảy ra vào thời điểm đó, dẫn tới sự hủy diệt nền văn minh loài người cùng hầu hết các loài động vật, bao gồm cả khủng long.

1.6. Thành phố Mohenjodaro bị hủy diệt do sự gia tăng nhiệt độ đột ngột

Địa điểm khảo cổ thuộc thành phố Mohenjodaro đã được tìm thấy ở vùng thung lũng sông Indus, tại nơi mà ngày nay là Pakistan. Sự khai quật được bắt đầu vào năm 1920 và vẫn còn tiếp diễn cho tới ngày nay. Nhưng những phần đã được khai quật hé lộ rằng con người thời đó đã đạt được một nền văn hóa phát triển cao so với văn hóa đô thị hiện đại ngày nay. Nhà cửa được làm từ gạch nung. Và trong mỗi hộ gia đình, có một hệ thống cống rãnh hoàn chỉnh đến mức hoàn hảo. Nước từ nhà vệ sinh ở tầng trên có thể đi theo ống dẫn bên trong tường xuống bể phốt, và có các điểm xử lý tại bể phốt để làm sạch thường xuyên! Ngoài ra, một số hộ thậm chí còn được trang bị thùng rác đặc biệt để họ có thể vứt rác xuống từ trên lầu.

Nhiều xác người đã được tìm thấy tại địa điểm của thành phố. Những người này không được chôn trong mộ mà trông họ giống như đã bị chết đột ngột. Một người khai quật nói: “Rõ ràng là, tất cả họ đã đột nhiên chết do một loại thay đổi đột ngột nào đó”. Một số người đã đưa ra các giả thuyết khác, chẳng hạn như dịch bệnh, vụ tấn công, tự sát tập thể hay tương tự như vậy. Nhưng không thảm họa nào trong số chúng có thể ngay lập tức giết chết tất cả mọi người.

Một nhà khảo cổ học người Ấn Độ đã tìm thấy một số dấu vết trên cơ thể họ, cho thấy rằng họ đã bị nung nóng ở một nhiệt độ rất cao. Các nhà khoa học cho rằng họ có thể là nạn nhân của một vụ phun trào núi lửa, hay thậm chí là một cuộc chiến tranh hạt nhân thời tiền sử. Người ta đã xác nhận rằng phế tích thành phố và cái chết của những cư dân đã bị gây ra bởi một sự gia tăng nhiệt độ đột ngột.

1.7. Địa điểm thuộc Tiahuanaco tại Nam Mỹ

Từ địa điểm khảo cổ thuộc thành phố Tiahuanaco, nằm giữa biên giới Peru và Bolivia, các nhà khoa học đã khai quật được nhiều hóa thạch cá chuồn, sò và các loại động vật biển khác. Họ cũng khám phá ra rằng Tiahuanaco đã từng là một bến cảng với những cầu tàu được thiết kế tốt, một trong số chúng có thể chứa đồng thời hàng trăm chiếc thuyền. Tuy nhiên, bến cảng cổ xưa với lịch sử ước tính 1.700 năm tuổi này đã bị nâng lên thành một cao nguyên ở độ cao 4.000 mét so với mực nước biển! Người ta giả định rằng bến cảng này đã bị hủy diệt và bỏ rơi do một sự xáo trộn mạnh mẽ của các bản khối đại lục.

1.8. Thành phố cổ đại bị nhấn chìm dưới biển Địa Trung Hải

Các nhà khảo cổ người Pháp và Ai Cập đã phát hiện ra một số thành phố cổ đại bị nhấn chìm dưới đáy biển, gần thành phố cảng Alexander ở Ai Cập. Người ta ước tính rằng những thành phố cổ này được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 hay 7 trước Công nguyên, trong thời kỳ của các Pharaohs. Tên của chúng thường được đề cập đến trong các vở kịch Hy Lạp, sách hướng dẫn du lịch và chuyện thần thoại. Đây là lần đầu tiên các bằng chứng được tìm thấy để chứng minh sự tồn tại thực sự của chúng.

Khi các nhà khảo cổ lặn xuống đáy biển, họ đã bị sốc bởi những gì họ thấy: những công trình được bảo tồn hoàn hảo, các ngôi đền nguy nga, những bến cảng khá hiện đại và các bức tượng khổng lồ mô tả cuộc sống con người thời đó. Toàn bộ thành phố đã bị đông cứng lại trong quá khứ xa xôi! Quan sát những thành phố dưới đáy biển này, người ta thấy những công dân thành thị dưới thời các Pharaohs có cuộc sống rất tốt. Để hưởng thụ cuộc sống, họ đã xây dựng các tòa nhà rộng lớn và sáng sủa với hệ thống thông gió được thiết kế tỉ mỉ, các nhà vệ sinh và phòng tắm, những công viên giải trí ngoài trời quy mô lớn cùng hệ thống dẫn nước thành thị hoàn hảo.

Những thành phố này đã thình lình bị hủy diệt trong một đêm khi đang ở trên đỉnh cao của sự thịnh vượng vào 1.200 năm trước đây. Tại sao họ lại biến mất đột ngột như vậy?

Các nhà khảo cổ đã đưa ra giả định rằng một trận động đất dữ dội có thể đã phá hủy những thành phố này. Trận động đất có thể xảy ra vào thế kỷ thứ 7 hay 8 sau Công nguyên, bởi vì các đồng xu và của cải được những thợ lặn tìm thấy có niên đại vào thời Byzantine. Các nhà khảo cổ đã cố gắng mô tả cái đêm xảy ra thảm họa 1.200 năm trước: một trận động đất rất mạnh tách thành phố ra thành từng mảng, và một cái vực sâu xuất hiện ở ngay khu trung tâm thành phố. Nước từ vết nứt đó phun lên trời, ngay lập tức nuốt lấy thành phố, nhà cửa và con người. Ngày càng nhiều nước tràn vào thành phố, và mặt đất sụt xuống biển. Không lâu sau đó, cả thành phố đã biến mất dưới đáy biển sâu. Vô số sinh mạng đã bị chôn vùi dưới đáy biển; hầu như không ai có thể thoát khỏi thảm họa.Công nghệ nung chảy và các hoạt động khai mỏ thời tiền sử:

Chiếc bình kim loại 100.000 năm tuổi

Vào tháng 6 năm 1851, Tạp chí Scientific American (quyển 7, trang 298-299), đã đăng một bài viết từ đoạn sao lục ở Boston, trong đó công bố về hai phần của một chiếc bình kim loại được tìm thấy sau khi cho nổ một khối đá cứng tại Meeting House Hill ở Dorchester, Massachusetts. Khi hai phần của chiếc bình được ghép lại, nó tạo thành một chiếc bình hình chuông có chiều cao khoảng 4 ½ inch, 6 ½ inch ở đáy, 2 ½ inch trên đỉnh, và dày khoảng 1/8 inch. Phần vỏ kim loại của bình được cấu tạo bởi thứ hợp kim giữa kẽm và một phần lớn của bạc. Trên vỏ bình có sáu bó hoa khảm bằng bạc tinh khiết, và xung quanh phần bên dưới là môt cành nho hoặc vòng hoa cũng được khảm bằng bạc. Công việc chế tác, khắc, và khảm một cách tinh xảo này đã được thực hiện bởi một vài nghệ nhân không tên tuổi. Và điều đặc biệt là nó đã được tìm thấy dưới một khối đá lớn (một dạng đá trầm tích) ở độ sâu 15 feet dưới mặt đất. Niên đại được ước tính là khoảng 100.000 năm tuổi. Chiếc bình này đã được chuyển từ viện bảo tàng này sang viện bảo tàng khác để trưng bày, và cuối cùng thật không may, nó đã bị biến mất.

[Giá đỡ nến?]

Tạp chí Scientific American vào tháng 6 năm 1851 đã công bố một bài báo về chiếc bình kim loại được tìm thấy dưới một khối đá cứng tại Meeting House Hill, Dorchester, Massachussets. Khối đá bao bọc chiếc bình được ước tính khoảng 100.000 năm tuổi.

Một chiếc bu-gi điện có từ 500.000 năm trước?

Vào ngày 13 tháng 2 năm 1961, ba nhà khảo cổ học – Mike Mikesell, Wallace Lance, và Virginia Maxey – đã thu thập đá hốc tinh ở một địa điểm cách phía đông-nam Olancha, California khoảng 12 dặm. Đá hốc tinh (Geode – đá từ núi lửa) là một loại đá dạng cầu rỗng ruột với cấu trúc dạng tinh thể. Trong ngày đặc biệt đó, khi đang tìm kiếm tại dãy núi Coso, họ đã tìm thấy một hòn đá nằm ngay gần đỉnh núi có độ cao khoảng 4.300 feet so với mực nước biển và 340 feet trên đáy hồ Owens. Họ nhặt nó lên và cứ nghĩ rằng đó là một loại đá hốc tinh, nhưng sau đó họ phát hiện ra rằng không phải, bởi vì nó mang dấu vết của vỏ hóa thạch.

Ngày hôm sau, khi Mikesell cắt một nửa hòn đá đó ra, ông gần như đã phá hỏng viên kim cương 10 inch khi cưa nó, hòn đá không hề có cấu trúc tinh thể mà là một thứ gì đó thật bất ngờ. Bên trong đó là một loại thiết bị cơ khí gì đó. Bên dưới lớp đất sét cứng ngoài cùng, sỏi và hóa thạch là một lớp hình lục giác được cấu tạo bằng gỗ mềm dạng mã não hoặc thạch anh. Một lớp vỏ cứng bao quanh lõi hình trụ, có đường kính khoảng ¾ inch, được làm từ gốm hoặc sứ đặc màu trắng. Ở trung tâm của lõi trụ là thanh kim loại rộng khoảng 2 mm, sáng bóng và có mạ đồng. Thanh trụ này, các nhà địa chất đã phát hiện ra rằng đó là một dạng có từ tính, và sau rất nhiều năm bị phơi ngoài không khí, nhưng nó không hề có dấu hiệu của sự oxy-hóa. Đồng thời, bao quanh ống trụ bằng men sứ là những chiếc vòng đồng đã bị ăn mòn. Bị gắn sâu vào trong đá, ngoài chiếc ống trụ kia, còn có thêm hai mẫu vật nữa giống như là một chiếc đinh và một chiếc máy giặt.

Các nhà địa chất đã gửi những gì họ tìm thấy tới Hội Charles Fort, nơi chuyên nghiên cứu những điều khác thường. Hội này đã dùng tia-X chiếu vào vật thể hình trụ kia để nghiên cứu các hóa thạch trong đó, và phát hiện ra những chứng cứ để xác nhận rằng đó thực sự là một thiết bị cơ khí. Tia-X đã cho thấy thanh kim loại bên trong kia đã bị ăn mòn ở một đầu, nhưng đầu còn lại có thể được làm từ một thứ vật chất dạng kim loại xoắn. Tóm lại, “đồ tạo tác ở Coso” được tin là một phần của thứ gì đó giống một chiếc máy cơ khí. Phần trục bằng sứ và kim loại được tạo hình cẩn thận này, với những thành phần được làm bằng đồng, gợi ý rằng nó là một dạng thiết bị điện nào đó. So sánh với những thiết bị hiện đại, các nhà nghiên cứu cho rằng nó rất giống một dạng bu-gi đánh lửa. Tuy nhiên, phần đường cong bằng kim loại thì không giống với bất cứ loại bu-gi nào hiện nay. Một nhà địa chất chuyên nghiệp đã kiểm tra mẫu đá trong thiết bị và thấy rằng nó có niên đại vào khoảng 500.000 năm tuổi.

Chiếc đinh sắt gẫy hơn 1 triệu năm tuổi

Tờ Illinois Springfield Republican đưa tin vào năm 1851: Một doanh nhân tên là Hiram de Witt đã mua lại một mảnh thạch anh chứa vàng có kích thước khoảng bằng bàn tay của một người đàn ông sau chuyến đi tới California, và trong khi cho người bạn xem mảnh đá, nó đã bị trượt từ tay của ông và rơi xuống sàn nhà. Khi đó, ở giữa của miếng thạch anh để lộ ra là một chiếc đinh gẫy, có kích thước của đồng 6 penny, đã bị ăn mòn nhẹ, nhưng hoàn toàn thẳng và có một chiếc đầu đinh hoàn hảo. Miếng thạch anh này có niên đại hơn 1 triệu năm tuổi.

Chiếc đinh vít kim loại hơn 21 triệu năm tuổi

Năm 1865, một chiếc đinh vít kim loại dài 2 inch đã được tìm thấy trong một mẫu khoáng vật được khai quật từ các mỏ vàng ở thành phố Treasure, Neveda. Chiếc đinh vít đã bị oxy-hóa từ lâu nhưng vẫn giữ nguyên được hình dạng – đặc biệt là hình dạng các đường xoắn của nó – có thể nhìn rất rõ từ mẫu khoáng vật. Mẫu vật này được ước tính có niên đại khoảng 21 triệu năm tuổi.

Chiếc móng nhân tạo hơn 40 triệu năm tuổi

Năm 1844, Ngài David Brewster đã gửi một báo cáo tới Hiệp hội Tiến bộ Khoa học Anh quốc, và gây ra một chấn động trong giới khoa học. Một chiếc móng, rõ ràng là nhân tạo, đã được tìm thấy với một nửa bị gắn sâu vào một khối đá sa thạch được khai thác từ khu mỏ Kindgoodie gần Inchyra, miền Bắc nước Anh. Nó đã bị ăn mòn rất nhiều, nhưng dù sao vẫn nhận dạng được. Miếng sa thạch này được xác định có niên đại ít nhất 40 triệu năm tuổi.

Một sợi dây chuyền vàng được tìm thấy trong đống than đá hơn 300 triệu năm tuổi

Vào ngày 9 tháng 6 năm 1891, bà S.W.Culp tại Morrisonvile, Illinois, khi đang xúc than cho vào bếp lò thì một cục than lớn vỡ thành hai mảnh và một sợi dây chuyền vàng ở chính giữa đã rơi ra. Sợi dây chuyền dài khoảng 10 inch, làm bằng vàng 8 carat và nặng cỡ 8 đồng xu penny, được mô tả giống như một dạng “đồ cổ tinh xảo”. Vào ngày 11 tháng 6, thời báo Morrisonvile Times loan tin các nhà điều tra đã chứng minh rằng sợi dây chuyền không chỉ đơn giản là tình cờ rơi vào than. Một phần của than đã bám vào sợi dây chuyền, trong khi phần bị tách rời khỏi nó vẫn mang dấu ấn của chỗ mà sợi dây chuyền đã bị bọc. Tờ báo chỉ nói: “Đây là một thứ dành cho những sinh viên thuộc ngành khảo cổ học, những người muốn bị mệt đầu bởi sự cấu thành địa chất của Trái đất, và luôn tò mò về những điều cổ xưa”. Trong trường hợp này, vật “gây tò mò” bị “rơi ra” từ một viên than đá có từ Kỷ Pennsylvanian – và nó đã có hơn 300 triệu năm tuổi.

Chiếc nồi sắt ở trong một khúc than có từ 300 tới 325 triệu năm tuổi

Một khám phá tương tự đã xảy ra tại Oklahoma. Vào năm 1912, hai nhân viên của Nhà máy điện Thành phố Thomas, Oklahoma, khi đang xúc than cho vào lò, đã sử dụng nhiên liệu được khai thác gần Wilberton. Có một khúc than quá lớn và không thể cầm được, cho nên hai người thợ đã dùng búa để đập nó ra. Khi khúc than vừa bị vỡ, hai người thợ đã nhìn thấy một chiếc nồi sắt trong đó. Khi chiếc nồi rơi ra từ khúc than, khuôn của nồi có thể nhìn thấy từ các mảnh của khúc than. Vài chuyên gia sau đó đã kiểm tra than bao quanh nồi, và xác định rằng nó đã được hình thành từ 300 tới 325 triệu năm trước.

Vào năm 1912, hai nhân viên của Nhà máy điện Thành phố Thomas, Oklahoma đã phát hiện ra một chiếc nồi sắt nằm bên trong một khúc than có niên đại từ 300 tới 325 triệu năm tuổi.

(Ảnh chụp bởi: Viện Bảo tàng Bằng chứng Tạo hóa)

Quả cầu kim loại 2,8 tỉ năm tuổi

Những người thợ mỏ tại Klerksdorp ở Nam Phi đã tìm thấy vài trăm quả cầu kim loại ở trong cùng một tầng vỏ trái đất, với niên đại ước tính tới 2,8 tỉ năm tuổi. Những quả cầu này được khắc các rãnh rất mịn, mà các chuyên gia kết luận rằng chúng không thể được hình thành từ một quá trình tự nhiên.

Các quả cầu kim loại giống như thế này đã được tìm thấy ở Nam Phi, trong cùng môt tầng vỏ trái đất, với niên đại ước tính tới 2,8 tỉ năm tuổi (Ảnh chụp bởi Roelf Marx)

Hoạt động khai mỏ và luyện kim thời tiền sử

Sau đây là một vài khám phá mà các nhà khảo cổ học cho phép chúng ta hiểu thêm về nền văn minh tiền sử. Những khám phá này như là những cánh cửa sổ nhìn vào quá khứ, cho phép chúng ta quan sát được hoạt động khai mỏ, tinh chế kim loại, và tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người tiền sử.

Năm 1968, Tiến sĩ Koriun Megurtchian người Liên Xô cũ đã khai quật được một di tích, được cho là nhà máy luyện kim cỡ lớn lâu đời nhất trên thế giới, tại địa điểm có tên là Medzamor ở nước cộng hòa Armenia (thuộc Liên Xô cũ). Hơn 4.500 năm trước, những người tiền sử vô danh làm việc tại đó đã có hơn 200 lò nung để sản xuất các loại dụng cụ như lọ, dao, mũi giáo, nhẫn, vòng đeo tay, và một số vật dụng khác. Các thợ thủ công ở Medzamor đeo khẩu trang và đi găng tay khi họ lao động, và những bộ quần áo chuyên dụng của họ được làm bằng đồng, chì, kẽm, sắt, vàng, thiếc, măng-gan và mười bốn loại hợp kim đồng khác. Các lò nung cũng sản xuất một loại sơn kim loại, gạch men và thủy tinh. Các tổ chức khoa học từ Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Đức đã xác nhận rằng một số chiếc kẹp làm bằng thép cao cấp đã được lấy từ các lớp địa chất từ trước thiên niên kỷ thứ I trước Công nguyên.

Vào tháng 7 năm 1969, trên tờ Science et Vie, một phóng viên người Pháp tên là Jean Vidal đã bày tỏ niềm tin rằng những phát hiện này đã chỉ ra một giai đoạn phát triển công nghệ không được biết tới. “Medzamor” ông viết, “đã được thành lập bởi những người xuất chúng của các nền văn minh trước đây. Họ sở hữu những kiến thức có được từ thời xa xưa mà chúng ta không biết tới, và xứng đáng được gọi là ‘khoa học’ và ‘công nghiệp’.”

Ngoài ra, các nhà khảo cổ học người Mỹ đã phát hiện ra những mỏ đồng thời tiền sử tại Isle Royale ở phía bắc Michigan. Thậm chí cả những người thổ dân da đỏ có tổ tiên sống trong vùng đó từ nhiều thế kỷ trước cũng không biết về sự tồn tại của những mỏ này. Những khu mỏ đó đã chứng minh rằng các hoạt động khai mỏ thời tiền sử đã từng tạo ra hàng nghìn tấn đồng, nhưng các nhà khảo cổ học đã không tìm thấy bất kỳ dấu vết định cư lâu dài nào gần các khu mỏ.

Khám phá kỳ lạ nhất là mỏ than Lion tại tiểu bang Utah. Năm 1953, những người thợ mỏ bất ngờ phát hiện ra một đường hầm trong mỏ mà họ chưa từng biết tới. Than trong hầm mỏ đã bị oxy-hóa và mất hết giá trị thương mại – bằng chứng cho thấy hoạt động khai thác mỏ trước đó đã từng được tiến hành trong khu vực này. Vào tháng 8 năm 1953, hai học giả thuộc Khoa Kỹ sư và Nhân chủng học Cổ đại tại Đại học Utah đã điều tra khu mỏ, và tuyên bố rằng những người thổ dân da đỏ ở đây chưa bao giờ sử dụng than. Cả hai mỏ, mỏ đồng tại Isle Royale và mỏ than tại Lion đã chứng minh rằng các thợ mỏ tiền sử đã phát triển các công nghệ khai thác và vận chuyển than tới những nơi xa xôi. [Ban biên tập đã không tìm thấy bằng chứng độc lập xác nhận sự tồn tại của hai mỏ này].

Có một khu vực của các hoạt động khai thác mỏ tiền sử mà các nhà địa chất và nhân chủng học đã cực kỳ quan tâm, nó được phát hiện trong các vỉa đá tại mỏ Pioch Farrus ở Pháp. Từ năm 1786 tới 1788, mỏ đá đã cung cấp một lượng lớn đá vôi để xây dựng lại một tòa nhà Tư Pháp ở địa phương. Thông thường, các thợ mỏ sẽ tìm thấy một lớp bùn nằm giữa các lớp đá. Khi những người thợ mỏ đào đến lớp thứ 11 của đá, tiếp cận độ sâu 12 tới 15 mét dưới lòng đất, thì một lớp bùn đã xuất hiện. Nhưng khi làm sạch lớp bùn này, thì họ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra các cọc còn lại của những cột đá và những mảnh vỡ, cho thấy rằng đá này đã được cắt và khai thác thác từ trước đó. Đào sâu hơn, họ đã choáng váng khi phát hiện ra tiền xu, tay cầm bằng gỗ của một chiếc búa sắt đã hóa thạch, và các công cụ bằng gỗ khác đã hóa đá. Cuối cùng, họ phát hiện ra một tấm ván đã hóa đá và bị vỡ thành từng mảnh. Sau khi các mảnh vỡ được ghép lại với nhau, nó đã thể hiện chính xác loại ván đã được sử dụng bởi các thợ mỏ; hơn thế nữa, loại ván này chính xác là giống với loại ván đang được sử dụng ngày nay.

Đã có rất nhiều khám phá tương tự trong các khu mỏ tiền sử, và rất nhiều di tích bí ẩn khác đã được khai quật. Nó không chỉ làm dấy lên sự tò mò của con người, mà còn gửi một thông điệp quan trọng tới những nhà khảo cổ học – đây là lúc để đẩy nguồn gốc của nền văn minh nhân loại về một thời kỳ vô cùng xa xưa.

Năm 1968, khối hóa thạch với dấu vết giày bên trên một Tam diệp trùng (bọ ba thùy), sinh vật tồn tại từ 600-260 triệu năm trước đã được khám phá bởi chuyên gia hóa thạch nghiệp dư Meister. (Ảnh được đăng với sự cho phép của Henry Johnson)

Trên thực tế, những mối nghi ngờ đã tồn tại trong Thuyết Tiến hóa hiện đại trong suốt thế kỷ 19. Tạp chí Khoa học Mỹ, trong các báo cáo ở tập 5 có đăng nhiều dấu chân hóa thạch được bảo quản rất đẹp, những dấu chân đã được phát hiện bên bờ sông Mississippi của St Louis, trong một khu vực giàu đá vôi, bởi một nhà thám hiểm người Pháp. Các nhà thám hiểm đã báo cáo rằng mỗi dấu chân hiện rõ các đường cong cơ thịt của lòng bàn chân con người. Những khám phá bổ sung được cung cấp trong tài liệu ở tập 7 (trang 364-367, 1885) của Tạp chí Nghiên cứu Di tích Văn hóa Cổ của Hoa Kỳ. Trên cùng bờ sông Mississippi, một dấu chân sâu 1 foot và dài 2 feet, có lẽ được tạo thành bởi một cuộn giấy, cũng đã được tìm thấy. Tất cả những phát hiện này đã được xác định niên đại bằng các kỹ thuật phân rã phóng xạ (tiếp theo 1885 – Sách đã dẫn) và được khám phá là có niên đại xấp xỉ 345 triệu năm. Những khám phá nhân chủng học như vậy đã mạnh mẽ đề xuất rằng cuộc sống con người đã có lâu hơn so với điều mà Thuyết Tiến hóa ngày nay chỉ ra. Hơn nữa, những phát hiện đó cho thấy rằng những nền văn minh loài người tương đương – hoặc tiến bộ hơn – xã hội ngày nay đã từng tồn tại hơn 100 triệu năm trước.

Các khám phá khảo cổ đáng kinh ngạc khác đã được báo cáo ở Mỹ. Năm 1927, một nhà địa chất học nghiệp dư đã tìm thấy, trong đá vôi thuộc kỷ Triat tại hẻm núi Fisher thuộc tiểu bang Nevada, một vết in của chiếc giày hóa thạch, ngạc nhiên thay, cũng có một gót chân bị gãy rời ra hoàn toàn. Phương pháp xác định niên đại bằng phóng xạ các-bon cho thấy nó có tuổi khoảng 225 triệu năm. Thật bất ngờ, khi di chỉ gần đây được xem xét lại thông qua kỹ thuật chụp ảnh qua kính hiển vi đã cho thấy phần da trên chân đế đã được khâu vào nhờ hai hàng len, chính xác là cách nhau 1/3 inch. Một kỹ thuật làm giày như vậy đã không hề tồn tại vào năm 1927. Hub Samuel, giám đốc danh dự Bảo tàng Khảo cổ tại Oakland, California, đã tuyên bố trong một quan điểm về phát hiện này rằng “Người thời đại hiện nay (năm 1927) trên trái đất còn chưa thể làm ra loại giày này. Việc nhìn vào loại chứng cứ này cho thấy rằng tại thời điểm mà được cho là của những động vật chân đốt còn chưa được khai hóa, từ hàng triệu năm trước, những người có trí thông minh cao dường như đã từng tồn tại … … ”

Hình ảnh phóng lớn của dấu vết giày với một Tam diệp trùng ở góc trên bên trái (Ảnh được đăng với sự cho phép của bảo tàng Creation Evidence)

Hai Tao, một chuyên gia hóa thạch nổi tiếng của Trung Quốc, đã tìm thấy một hóa thạch trông như một dấu giày của con người tại Núi Đỏ ở thành phố Urumqi, thuộc tỉnh Tân Cương, Trung Quốc. Hóa thạch này được xác định có niên đại khoảng 270 triệu năm về trước. Chiếc giày có chiều dài khoảng 26 cm, lớn hơn ở phần ngón chân và hẹp hơn ở phần gót chân. Một dấu vết in đường may gấp đôi cũng có thể quan sát được. Phía bên trái của giày in rõ ràng hơn phía bên phải, và độ sâu của vết in có vẻ nông ở giữa và sâu hơn về hai đoạn cuối, cho ấn tượng về một vết in của chiếc giày trái. Khi vết giày này được so sánh với một cái khác được tìm thấy tại hẻm núi Fisher ở Mỹ, nó đã được gọi là “huyền thoại Opatz” của Tân Cương (cho thấy rằng di chỉ này không phù hợp với thời kỳ địa chất). Giả thuyết của Hai Tao được trình bày trong Tạp chí Khoa học Địa chất (Journal of Geographic Science) rằng “huyền thoại Opatz” là một hiện tượng cho lý do để tin tưởng vào một đợt di trú lớn trong khoảng thời gian đó.

Cùng với những khám phá về dấu chân người có niên đại vài trăm triệu năm, cho đến những khám phá về cuộn giấy cổ xưa, cũng như các hóa thạch dấu chân khủng long, nhiều vết chân và vết giày hơn nữa đã được phát hiện trong những năm 1970 tại Thung lũng Carrizo ở Tây Bắc Oklahoma. Những dấu tích này xuất hiện trong cả sự hình thành Morrison lẫn đá sa thạch Dakota, chúng có niên đại khoảng 155 đến 100 triệu năm tuổi. Những dấu giày này được xác định rõ ràng hơn, và cho thấy người đeo chúng có kích thước cao hơn mức bình thường, với vết in trung bình dài 20 inch và 8 inch xương bánh chè. Những dấu chân trần bị ăn mòn một ít, nhưng cho thấy bằng chứng của dải áp lực xác định. Một số rất gần với dấu vết khủng long.

Nhưng những dấu chân không đúng chỗ cũng được tìm thấy tại các khu vực khác. Nhà nhân chủng học người Mỹ “, quyển IX (1896), trang 66, mô tả các phát hiện của một dấu vết con người hoàn hảo in trong đá khoảng 4 dặm về phía Bắc của Parkersburg, ở bờ Tây Virginia của sông Ohio. Dấu tích dài 14 1/2 inch và được in vào trong một tảng đá lớn. Mặc dù vài đặc điểm đã được đưa ra, một chuyên gia đã tính toán từ loại đá được mô tả, từ vị trí của nó trên bờ sông, và thấy rằng dấu tích phải có ít nhất 150 triệu năm tuổi, theo cách xác định niên đại địa chất hiện đại. Những dấu vết người khổng lồ như vậy cũng được tìm thấy trong các nơi khác. Dấu chân dài 14 inch đã được tìm thấy ở Virginia. Vết tích người khổng lồ với mỗi dấu chân dài khoảng 35 inch đã được tìm thấy trong đá sa thạch ở Kansas. Kích thước của những dấu chân này lớn hơn nhiều so với dấu chân của con người ngày nay, và tất cả các dấu chân đều có 1 triệu năm tuổi.

Với những phát hiện về các dấu chân này, đã là đủ để đặt dấu hỏi cho toàn bộ Thuyết Tiến hóa của Darwin, và cách mạng hóa các quan điểm hiện thời về lịch sử sinh học. Thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn nữa, đó là các nhà khoa học đã khám phá ra các di chỉ với hơn vài trăm triệu năm tuổi, những thứ đã tiết lộ công nghệ tiên tiến và nền văn minh của nhân loại vào thời điểm đó.Do nhiều tranh vẽ của các bức bích họa thời tiền sử bị trùng lấp lên nhau, không dễ để tìm được ý nghĩa của tác phẩm. Họ (các nhà khoa học) phải xem xét thật kỹ lưỡng. Mặc dù các bức họa là khá dày đặc và phức tạp, chúng có thể được sắp xếp theo những quy tắc nhất định. Ông Jiri Mruzek đến từ Canada nghĩ rằng những bức bích họa này có chứa hình ảnh X-quang, lập thể và tổ hợp hình học phức hợp. (Chi tiết xin xem bài viết The Complex Engravings – nghệ thuật chạm trổ phức hợp) .

Bức vẽ bên dưới đây là một bức bích họa [2] được tìm thấy trong hang đá ở Les Trois Freres, Pyrenees, Pháp. Trong bức tranh, rất nhiều hình con ngựa và thú vật trùng lấp lên nhau thành nhiều lớp. Một số chúng được vẽ ngược. Quả thực rất khó để nói điều gì đã được vẽ trong bức tranh. Sau khi được xem xét kỹ càng bởi các chuyên gia, một hình hiệp sĩ đã được tìm thấy giữa rất nhiều con thú. Ống tay áo của anh ta được xắn lên. Anh ta mặc một chiếc áo vét, đeo thắt lưng rộng và đi một đôi bốt. Một con dao găm nằm trong bao được giắt nơi bốt bên trái của anh ta. Tay trái của người hiệp sĩ được đút trong túi quần. Mái tóc dài của anh ta như đang tung bay trong gió, và trông nó rất giống hình một con thú. Bằng cách nào người nguyên thủy ở cuối thời kỳ đồ đá cũ lại có thể vẽ được một bức tranh phức tạp như vậy? Làm sao họ có thể đeo bốt được?

Có một hiệp sĩ nằm giữa đám thú vật trong bức vẽ phức hợp này. (Hang Les Trois Freres, Pháp. Bản quyền thuộc về Jiri Mruzek)

Hiện nay, các nhà khoa học nghĩ rằng những người Cromagnon thuộc thời đại đồ đá mới ở Pháp hiểu về ngựa rõ hơn các chủng tộc khác trong cùng thời kỳ. Dựa trên bức vẽ hiệp sĩ, rõ ràng là hiểu biết về ngựa của họ không chỉ là bề mặt mà còn đạt tới mức độ thời Trung Cổ của văn minh loài người.

Một bức vẽ khác, về một cô gái, đã được phát hiện tại hang La Marche hoàn toàn là hình ảnh chiếc váy và cuộc sống của con người vào thời kỳ ấy. Cô gái trong bức tranh đang mặc như một thợ săn. Trên lưng cô là một chiếc áo choàng đang tung bay. Cô gái đội một cái mũ da, đi giày cao gót và dường như đang nhìn lên bầu trời. Tư thế của cô trông như thể cô đang cưỡi trên một con ngựa. Trên thực tế, có một con ngựa trong bức vẽ gốc. Nó rất khó để phân biệt trong bức tranh này.

Cô gái với chiếc áo choàng (Hang Les Trois Freres, Pháp. Bản quyền thuộc về Jiri Mruzek)

Thành phố cổ Machu Picchu

Cũng bí ẩn như những kim tự tháp của người Maya, thành phố bị lãng quên Machu Picchu được người Inca được xây dựng vào thời tiền Columbo, nó hiện diện trên đỉnh núi có độ cao khoảng 2.430m và bị bỏ quên trong vài thế kỷ. Mãi đến khi nhà khảo cổ Hiram Bingham viết một cuốn sách về tàn tích cổ đại hoang phế nằm lẩn khuất trong cánh rừng già Amazon thì người ta rất đỗi ngạc nhiên về một nền văn minh từng phát triển rực rỡ ở Nam Mỹ.

Thành phố cổ Machu Picchu nằm cheo leo trên đỉnh núi Machu Picchu, ở độ cao khoảng 2.350 mét trên mực nước biển, cách tây bắc Cusco gần 70km. Nhờ được bao bọc bởi núi non và một vách đá dựng đứng dài 600 mét, thành phố là một nơi đắc địa để phục vụ cho mục đích phòng vệ quân sự.

Một giả thuyết cho rằng Machu Picchu từng là một “llacta”: một khu định cư được xây dựng để quản lý kinh tế những vùng bị chinh phục, của người Inca và rằng nó có thể đã được xây dựng với mục đích bảo vệ những phần tinh túy nhất của tầng lớp quý tộc Inca trong trường hợp một vụ tấn công. Dựa trên nghiên cứu được các học giả như John Rowe và Richard Burger tiến hành, hiện nay đa số các nhà khảo cổ tin rằng, thay vì là một địa điểm phòng thủ rút lui, Machu Picchu là một khu đất của Hoàng đế Inca Pachacuti. Johan Reinhard đã đưa ra những bằng chứng cho thấy nơi này đã được lựa chọn dựa trên vị trí của nó tương ứng với các đặc điểm vùng đất thiêng liêng, đặc biệt với những ngọn núi thẳng hàng với các sự kiện thiên văn quan trọng.

Thành phố Machu Picchu được bao bọc bởi vách núi cheo leo

Thành phố Machu Picchu

Tàn tích Machu Picchu

Ba khu vực

Theo các nhà khảo cổ học,Machu Picchuđược chia thành ba khu vực lớn: Khu vực linh thiêng, Khu vực dân chúng, ở phía nam, và Khu của các Thầy tu và Tầng lớp quý tộc (khu hoàng gia).

Nằm ở khu vực đầu tiên là các địa điểm khảo cổ học quý giá: Intihuatana, Đền của các Màu sắc và Phòng Ba Cửa sổ. Chúng được dành cho Inti, vị thần Mặt trời và cũng là vị thần vĩ đại nhất.

Trong khu hoàng gia, một khu vực riêng được dành cho giới quý tộc: một nhóm nhà nằm thành hàng trên một khu vực đất dốc; nơi ở của Amautas (những người khôn ngoan) có đặc điểm riêng ở những bức tường màu đỏ, và khu Ñustas (các công chúa) những căn phòng hình thang.

Lăng Nghi lễ được tạc vào đá với khu vực phía trong hình vòm và các bức tranh khắc. Nó được sử dụng trong các dịp lễ và hiến tế.

Những bậc đá đi lên khu đền

Kiến trúc

Những tàn tích còn sót lại của Machu Picchu

Những khối đá to được xếp chồng lên nhau bằng phương pháp bí ẩn

Tất cả các công trình tạiMachu Picchuđều tuân theo phong cách kiến trúc Inca với những bức tường đá không dùng vữa và những viên đá kích thước bằng nhau. Người Inca là bậc thầy về kỹ thuật này, được gọi là đá khối, theo đó những khối đá được cắt để có thể được ghép vào nhau thật chặt mà không cần tới vữa. Nhiều mối nối còn hoàn hảo tới mức thậm chí không thể lách một lưỡi dao vào giữa các phiến đá.

Người Inca không bao giờ sử dụng bánh xe. Bằng cách nào họ đặt những phiến đá lớn lên nhau vẫn còn là điều bí ẩn, dù nói chung mọi người tin rằng họ đã dùng hàng trăm người để đẩy các tảng đá lên trên. Ta vẫn chưa biết tại sao người Inca không để lại bất kỳ tài liệu nào về việc xây dựng bởi hệ thống chữ viết họ sử dụng, được gọi là khipus, vẫn chưa được giải mã.[4]

Khu vực này bao gồm 140 công trình kiến trúc, gồm các đền, đài, công viên, nhà ở mái rạ.

Có hơn một trăm bậc đá dẫn lên – thường được tạc hoàn toàn vào trong một tảng đá granite duy nhất – và một lượng lớn các đài phun nước, nối với nhau bởi các kênh và các ống dẫn nước đục trong đá, được thiết kế cho hệ thống tưới tiêu ban đầu. Đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy hệ thống tưới tiêu đã được sử dụng để dẫn nước từ một con suối thiêng, tới mỗi ngôi nhà, thứ tự được phân chia theo mức độ giai cấp của người ở trong đó.

Đền mặt trời

Thành phố Machu Picchu

Đồng hồ Mặt trời

Hệ thống đường Inca

Trong số hàng ngàn con đường được các nền văn hóa thời tiền Columbo xây dựng ở Nam Mỹ, những con đường của người Inca về một số điểm là đáng chú ý nhất. Mạng lưới những con đường này hội tụ vềCusco, thủ đô của Đế chế Inca. Một con đường dẫn tới thành phốMachu Picchu. Người Inca có sự phân biệt giữa các con đường ven biển và các con đường miền núi, đường ven biển được gọi là Camino de los llanos (đường bằng) và những con đường núi được gọi là Cápac Ñam.

Ngày nay, hàng ngàn khách du lịch đang đi trên những con đường Inca – đặc biệt Đường mòn Inca – hàng năm, khách du lịch tới Cusco làm quen trước khi bắt đầu một chuyến đi bộ kéo dài bốn ngày từ thung lũng Urubamba dẫn lên tận dải núi Andes.

Lối vào một khu vực khác trong đền

Tái khám phá

Ngày 24 tháng 7 năm 1911, Machu Picchu bắt đầu được thế giới phương Tây chú ý nhờ công của Hiram Bingham III, một nhà sử học Hoa Kỳ khi ấy đang là giảng viên tại Đại học Yale. Ông đã được những người địa phương thường tới nơi này dẫn đường. Nhà thám hiểm/khảo cổ này đã bắt đầu các công việc nghiên cứu khảo cổ tại đó và hoàn thành một cuộc khảo sát toàn bộ ùng. Bingham đã đặt tên “Thành phố đã mất của người Inca”, cho nơi này trong cuốn sách đầu tiên của ông.

Bingham đã tìm kiếm thành phố Vitcos, nơi trú ẩn và kháng cự cuối cùng của người Inca trong cuộc Chinh phụcPerucủa người Tây Ban Nha. Năm 1911, sau nhiều năm tìm kiếp với những chuyến đi và những cuộc khảo sát quanh vùng, ông đã được những người Quechua đang sống tại Machu Picchu trong những công trình nguyên thủy Inca dẫn đường tới thành lũy đó. Bingham đã thực hiện nhiều chuyến đi khác và tiến hành nhiều cuộc khai quật tại địa điểm trong suốt năm 1915. Ông đã viết một số cuốn sách và bài báo về việc khám pháMachu Picchu.

Những năm đầu tiên sống tạiPeru, Bingham đã xây dựng được mối quan hệ thân mật với các quan chức cao cấpPeru. Vì thế, ông ít gặp trở ngại trong việc xin các giấy phép, các thủ tục giấy tờ, và quyền được đi khắp đất nước cũng như mượn các đồ vật khảo cổ. Ngay khi quay về Đại học Yale, Bingham đã sưu tập khoảng 5.000 đồ vật như vậy và chúng đã được trường Yale giữ cho tới khi chính phủPeruđòi được trả lại. Gần đây, chính phủPeruđã yêu cầu được trả lại toàn bộ các vật phẩm văn hoá, và trước lời từ chối của Đại học Yale, họ đang cân nhắc tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết. Với sự thay đổi cơ quan chính phủ trong thời gian tới củaPeru, hành động này có thể sẽ bị trì hoãn một thời gian.

Simone Waisbard, một nhà nghiên cứu trong thời gian dài về Cusco, đã tuyên bố Enrique Palma, Gabino Sánchez và Agustín Lizárraga khắc tên mình vào một trong những tảng đá tại đó ngày 14 tháng 7 năm 1901, và là những người đã tái khám phá nơi này trước Bingham. Tuy nhiên, nếu điều này là sự thực, không một từ nào được tìm thấy tại đó từng được thế giới bên ngoài biết tới; công việc của Bingham đã đưaMachu Picchura với sự chú ý của thế giới.

Những bức tượng mặt người bí ẩn ở Indonesia

Một khu rừng nhiệt đới ở Sulawesi, Indonesia đang trở thành nơi nghiên cứu của các nhà khảo cổ do việc phát hiện hàng trăm bức tượng đá nằm rãi rác một cách bí ẩn.

Các nhà khảo cổ nói các tượng điêu khắc này được thực hiện cách đây từ 500 đến 2,000 năm.

Có khoảng 400 mảnh tượng được tìm thấy nhưng chưa ai phát hiện được bất kỳ dấu tích nào để kết luận các nghệ sĩ đã thực hiện công việc tạc tượng ngay tại vùng đất này.

Hình ảnh được chạm khắc gồm hình các loài chim đang cười giống như con người và các động vật linh trưởng bật cao, nhưng các cư dân địa phương cho biết các bức tượng nói về con người.

Các truyền thuyết quanh vùng nói những kẻ phạm đầy tội lỗi đã bị đưa đến đây và bị phù phép để biến thành đá.

Một nhóm những người nghiên cứu tâm linh vừa phát hiện một hang động bí ẩn, nằm phía sau một tu viện Phật giáo tạiNepal. Nơi được cho là Gorakshanath từng tu tập và đạo tạo các môn đồ của mình theo trường phái yoga Nath Sampradaya.

Các lối vào hang động ở trong tình trạng bị đóng chặt, chỉ còn một căn phòng nhỏ với lối thờ phượng Phật giáo dễ dàng tiếp cận.

Đạo sư Gorakshanath (Gorakhnath) sống vào khoảng thế kỷ 11 hoặc 12, một trong 84 vị Thánh của Ấn Độ và là người đã viết những bộ sách nổi tiếng về yoga như Samhita Goraksha, Goraksha Gita, Siddha Siddhanta Paddhati, Yoga Martanada, Yoga Siddhanta Paddhati, Yoga-Bija, Yoga Chintamani. Ông còn được cho là người sáng lập trường phái triết học Nath Sampradaya.

Tại Ấn Độ,Sri Lanka,AfghanistanvàNepalngày nay vẫn còn nhiều đền thờ xây cất để ghi nhớ công đức của Thánh Gorakshanath. Trong đó ngôi đền lớn nhất nằm ở Nath Mandir gần đền Vajreshwari, cách 1km từ hướng Ganeshpuri,Maharashtra, Ấn Độ.

Hang động được khám phá được cho là nơi Gorakshanath xuất thế đầu tiên, và nơi ông đào tạo các đệ tử của mình đi theo con đường chân lý của Thượng Đế.

Thánh Gorakshanath

Khám phá những người đã xây dựng Stonehenge

Ai là người chịu trách nhiệm xây dựng Stonehenge? (Photos.com)

Vào năm 2007, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một ngôi làng nhỏ ở nước Anh có niên đại từ thời đại đồ đá mới (từ 7.000 đến 4.000 năm trước Công nguyên). Ngôi làng được tìm thấy gần Di sản thế giới cổ đại được biết với cái tên Stonehenge.

Cách hai dặm về phía Đông Bắc của kiến trúc cổ đại bằng đá nguyên khối này, ông Mike Parker Pearson với dự án Stonehenge Riverside đã khám phá ra một địa điểm được gọi là Durrington Walls. Được xây dựng bằng gỗ vào lúc ban đầu, theo phương pháp phóng xạ các-bon, ngôi làng này được xác định là có niên đại từ 2.600 đến 2.500 năm trước Công nguyên. Bất chấp niên đại xa xưa, nơi cư ngụ của những người cổ đại đã được tìm thấy trong một tình trạng khá hoàn hảo.

Kể từ khi Stonehenge được phát hiện là có niên đại gần tương đương, các chuyên gia đã suy đoán rằng liệu có phải ngôi làng vừa được tìm thấy là nơi ở của những người xây dựng Stonehenge hay không.

Khởi đầu vào năm 2003, cuộc khảo sát – được tài trợ bởi National Geographic – đã khai quật các ngôi nhà, giường và những đồ dùng bằng gỗ khác, một đường mòn rải đá, cũng như là những dấu chân được in trên đất sét. Ngoài những tàn tích của cuộc sống thường ngày, các nhà khảo cổ học cũng khám phá ra một cấu trúc bao gồm những cột bằng gỗ được xếp thành những vòng tròn đồng tâm. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây chính là một bản sao bằng gỗ của di tích Stonehenge ở gần đó.

Một phát hiện lạ lùng khác tại địa điểm này đó là một lượng lớn những mảnh gốm vỡ và xác động vật nằm rải rác khắp nơi trong ngôi làng. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cư dân của ngôi làng không đơn thuần là sống bừa bộn; thay vào đó họ tuyên bố rằng những đồ chế tác này chính là những sản phẩm của một loại nghi thức tôn giáo. Vài người cũng tin rằng địa điểm này không phải là một điểm định cư lâu dài, mà là một chỗ ở tạm cho một cuộc tụ tập nửa năm một lần.

Stonehenge là một trong những công trình kiến trúc gây tò mò nhất hành tinh và có lẽ nó là địa điểm du lịch hút khách nhất tại Anh. Sự bí hiểm của những tảng đá xếp này phần nào liên quan tới việc thiếu những sự giải thích hợp lý làm sao những công nghệ thô sơ như vậy lại có thể di chuyển những khối đá khổng lồ. Vài khối đá của di tích cổ đại này nặng từ 25 đến 45 tấn – được vận chuyển từ một mỏ đá cách đó nhiều dặm – và chúng được xếp theo một cách mà thậm chí thách thức những công nghệ hiện đại ngày nay.

Không chỉ có một giả thuyết về cách thức vận chuyển những tảng đá của những người xây dựng Stonehenge. Dẫu đa số những người khảo sát đồng ý rằng đó là một nơi để thờ cúng và nó đã từng được sử dụng để bày tỏ sự tôn trọng đối với người đã mất, cũng có những ý kiến cho rằng địa điểm này là nơi cử hành những nghi thức tôn giáo hay là một đài quan sát thiên văn. Người ta biết rằng những người xây dựng công trình có tri thức về thiên văn, bởi vì họ phát hiện ra rằng ánh mặt trời đang mọc đi xuyên thắng qua trục của công trình vào những ngày đông chí và hạ chí.

Khi nhìn qua thì trông nó như là một sản phẩm khá thô sơ, nhưng các nhà nghiên cứu đã liên tục khám phá ra rằng Stonehenge là rất phức tạp. Trong cuốn sách “Giải mã Stonehenge”, giáo sư thiên văn học, ông Gerald Hawkins đã mô tả rằng công trình này thực sự có thể dự báo nhật thực và nguyệt thực. Tương tự như vậy, trong cuốn “Stonehenge: Mặt trời, mặt trăng và các vì sao lang thang”, tác giả M. W. Postins đã hé lộ rằng bằng cách nào Stonehenge (liên quan đến nhiều địa điểm khác ở vùng lân cận, chẳng hạn như Aubrey Holes ở gần đó) tương quan với hệ mặt trời của chúng ta.

Trong khi dự án Stonehenge Riverside cho thấy khả năng có thể nhất về những người xây dựng Stonehenge, nó không có nghĩa là duy nhất. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng những cấu trúc bằng đá thực sự là có nhiều nhóm khác nhau có niên đại chênh nhau hàng ngàn năm. Nhà sử học thế kỷ 12 Giraldus Cambrensis thậm chí còn cho rằng Merlin “truyền thuyết của Arthur” là người đứng sau sự xây dựng của những kiến trúc bằng đá này!

Dù cho ai là người chịu trách nhiệm xây dựng Stonehenge, bằng cách nào họ đã di chuyển và xếp đặt có thứ tự những phiến đá khổng lồ như vậy? Xa hơn nữa, họ đã sử dụng phương pháp nào để có được tri thức về thiên văn một cách chính xác như vậy trong hàng ngàn năm trước khi kính viễn vọng được phát minh?

Những kiến trúc cổ đại có cùng bước sóng âm

Người Malta cổ đại có thể đã xây dựng ngôi đền nhằm tạo ra một sự cộng hưởng có khả năng làm thay đổi trạng thái ý thức. (Ảnh của OTSF)

Những người cổ đại ở đảo Malta thuộc biển Địa Trung Hải có thể đã chủ định sử dụng âm thanh để tạo ra một sự thay đổi trạng thái ý thức, theo Quỹ Nghiên cứu Đền thờ cổ (QTSF), một tổ chức phi lợi nhuận tại Florida nhằm hỗ trợ nghiên cứu và giáo dục về các di tích cổ ở Malta.

Hal Saflieni Hypogeum ở phía Nam Malta là một tổ hợp đền thờ ba tầng nằm dưới lòng đất với diện tích 500 mét vuông, được chạm khắc tinh xảo bằng đá vôi rắn cách đây 6.000 năm. Đây là một trong nhiều di tích cổ làm bằng cự thạch của Malta và được tạo ra bởi một dân tộc khéo léo và có tay nghề cao từ hơn một ngàn năm, trước khi Stonehenge hay các kim tự tháp ở Ai Cập được xây dựng.

Các nhà khảo cổ xác định Hypogeum được xây dựng vào khoảng năm 3.600 trước Công nguyên, và nó đã hoạt động cho đến năm 2.400 trước Công nguyên, thời điểm mà tất cả các đền thờ bằng cự thạch của Malta đột ngột bị ngừng sử dụng, theo lời giải thích của bà Linda Eneix, chủ tịch QTSF.

Hypogeum bao gồm rất nhiều đại sảnh và phòng ốc với đủ loại hình dạng và kích thước khác nhau, một số thì mô phỏng kiến trúc của những ngôi đền trên mặt đất, và còn có một phòng “tiếng vang” huyền bí. Từ khi hài cốt của gần 7.000 người, theo ghi nhận thì đều nằm lẫn lộn với nhau, được tìm thấy bên trong Hypogeum sau khi nó tình cờ được khám phá vào năm 1902, đa số các học giả gợi ý rằng nó đã được sử dụng như một nơi an táng, nhưng cũng có một số công dụng liên quan đến nghi lễ hay tôn giáo. Bà Eneix tin rằng những nghi lễ này có thể liên quan đến sự tôn kính Mẹ Trái đất.

“Chúng ta sẽ không bao giờ sẽ biết được họ đã làm những gì, nhưng việc hiểu được cách người dân bản xứ sử dụng đá để tạo ra ánh sáng và âm thanh xác nhận rằng đã có một sự tính toán khéo léo và có chủ ý”, bà Eneix nói. “Âm học là một ví dụ đầy thú vị”.

Bà Eneix cho biết trong phòng thờ ở tầng hai của Hypogeum có một hốc nhỏ hình trái xoan nằm ngang tầm mặt. Nếu một người đàn ông có giọng trầm nói vào trong đó, nó sẽ tạo ra một tiếng vang mạnh mẽ, hoặc cộng hưởng, và lan truyền khắp tổ hợp đền thờ.

“Những dấu vết đậm nét còn nhìn thấy được trên mép của hốc tường đã được in lại do rất nhiều, rất nhiều bàn tay tỳ vào đó. Có những dấu son màu đỏ bên trong cái hộp này. Có một đường ống phóng thanh được tạc trên trần của căn phòng, và những vết tích bằng son đỏ của những mẫu hình phức tạp—giống như những dòng nhạc thời tiền sử,” bà nói thêm.

Bà Eneix đã có ý tưởng điều tra thêm về hiện tượng âm học sau khi xem một bộ phim có tên “Âm thanh Thời kỳ Đồ đá” trên một chuyến bay từ Luân Đôn.

QTSF đã kiểm tra mẫu tiếng vang trong nhiều ngôi đền cổ Malta và nhận thấy nó phát ra ở tần số 110 hoặc 111 Hz—trong vùng âm của một giọng nam trầm. Điều này phù hợp với một nghiên cứu được xuất bản vào năm 1996 bởi Nhóm Nghiên cứu Hiện tượng Cơ khí Dị thường thuộc đại học Princeton, trong đó phát hiện ra rằng một số phòng cổ bằng đá cự thạch tại Anh và Ireland chịu đựng được sự cộng hưởng ở tần số giữa 95 và 120 Hz.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Ian A. Cook và các đồng nghiệp từ trường Đại học UCLA, đăng trên tạp chí Time and Mind trong năm 2008, đã dùng phương pháp chụp điện não để theo dõi hoạt động não bộ của những người tình nguyện trong khi cho họ nghe những tần số âm thanh khác nhau. Họ đã phát hiện ra rằng tại tần số 110 Hz, hoạt động của não đột ngột thay đổi. Phần não phụ trách xử lý ngôn ngữ trở nên tương đối thụ động, và những vùng liên quan đến tâm trạng, sự đồng cảm, và hành vi xã hội “được bật lên”.

“Rõ ràng, [những người cổ đại] thích thú với những gì họ nhận được từ điều đó, và họ đã xây dựng dựa trên những gì họ nhận được để cải tiến nó,” bà Eneix nói.

Các nhà khảo cổ vẫn chưa thể giải thích làm thế nào mà một hệ thống cơ khí tinh vi như thế này lại tồn tại cách đây gần 6.000 năm, nhưng những người xây dựng đền thờ Malta cổ đại có thể là những người đầu tiên sử dụng âm học trong các nghi lễ tôn giáo xuyên suốt truyền thống của Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Hoạt động hàng không của người tiền sử:

Con người ngày nay nghĩ rằng một người Ý tên là Galileo đã phát minh ra chiếc kính viễn vọng đầu tiên có thể hoạt động được từ khoảng ba trăm năm trước, dựa trên các phiên bản thế kỷ 16, được sản xuất bởi những người sản xuất thấu kính Hà Lan, từ đó đặt nền móng cho các hoạt động thiên văn học hiện đại. Những thấu kính thô sơ từ sớm hơn nhiều đã được tìm thấy tại đảo Crete và vùng Tiểu Á, có niên đại từ năm 2.000 TCN. Những thấu kính hình bầu dục rất tốt, có niên đại tới 1.000 năm tuổi đã được tìm thấy tại một địa điểm của người Viking trên đảo Gotland, có thể chúng được làm bởi những thợ thủ công Byzantine hoặc Đông Âu. Các nhà văn La Mã, Pliny và Seneca đã đề cập tới các thấu kính được sử dụng bởi những thợ chạm khắc. Câu hỏi thực tế là tại sao, từ khi thấu kính được sử dụng thường xuyên để nhóm lửa, phóng to vật thể nhỏ, thậm chí dùng cho kính đeo mắt, và loài người quan tâm đến quan sát các hiện tượng thiên văn hoặc ngắm nhìn bầu trời, thật lâu dài như vậy để tạo ra một kính thiên văn có thể dùng được. Một phát hiện khảo cổ đã cung cấp bằng chứng để tin rằng có lẽ người Châu Âu không phải là những người đầu tiên sản xuất chúng. Viện bảo tàng ICA ở Peru có một tảng đá khắc hình người với niên đại ít nhất 500 năm trước. Điều đáng chú ý của hòn đá khắc đó là hình mô tả một người đang khảo sát bầu trời với một ống kính thiên văn trong tay. Ngoài ra, còn có một thiên thể trong hình khắc, có thể là một ngôi sao chổi với cái đuôi của nó, thứ mà có vẻ như người đàn ông đang quan sát. Một khám phá độc nhất như vậy đã làm lung lay niềm tin hiện đương đại rằng người Châu Âu đã phát minh ra kính viễn vọng vào thế kỷ 16.

Một tảng đá ở Viện bảo tàng tư nhân của Tiến sĩ Javier Cabrera tại Peru với hình khắc, trong đó một người đàn ông quan sát bầu trời với một kính thiên văn, thứ thường được tin là được phát minh bởi những nhà sản xuất kính đeo mắt Hà Lan. (Ảnh tặng của labyrinthina.com)

Tiến sĩ Javier Cabrera ở Peru đã thu thập nhiều loại đá khắc như vậy. Ngoài thiên văn học, những đề tài của các bức tranh trên đá của ông bao gồm cấy ghép nội tạng, truyền máu, và săn khủng long, trong số nhiều thứ khác. Rất khó khăn để xác định tuổi của những miếng đá này. Một cuốn lịch sử niên đại của Tây Ban Nha từng đề cập rằng những miếng đá như vậy đã được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ của Đế chế Inca. Từ đó, người ta suy luận rằng những tảng đá chứa thông tin thiên văn học có ít nhất 500 năm tuổi. Nói một cách lô-gíc, những tảng đá miêu tả các sinh vật như loài khủng long có thể là cổ hơn rất nhiều so với niềm tin ban đầu.

Nếu thực sự đó là một kính thiên văn đã được khắc trên tảng đá tại Viện bảo tàng ICA, và các thiết bị đó đã được phổ biến trên toàn cầu, thì điều này có thể giúp các nhà khoa học để hiểu lý do tại sao Dogon, một bộ lạc ở châu Phi, đã phát triển những kiến thức thiên văn học tiên tiến như vậy. Bộ lạc Dogon sống ở khúc quanh lớn của sông Niger tại miền nam Mali, miền tây Châu Phi. Họ sống một cuộc sống chủ yếu là nông thôn và du mục. Không có ngôn ngữ viết, họ truyền đạt kiến thức bằng miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong học thuyết tôn giáo của họ, mà đã được truyền lại trong hơn 400 năm, các nhà thiên văn học đã gọi một ngôi sao là Sirius B, một ngôi sao đồng hành của Sirius, đã được mô tả chính xác. Điều này làm ngạc nhiên những nhà thiên văn học hiện đại.

Sirius B là rất mờ nhạt và vô hình trước mắt của con người. Dựa trên các quan sát ghi lại được bằng cách sử dụng thiết bị hiện đại, các nhà thiên văn đã phát hiện ra Sirius B trong thế kỷ 19. Những người Dogon được cho là đã không hề sở hữu bất kỳ thiết bị công nghệ hiện đại nào, nhưng từ thế hệ này qua thế hệ khác, họ đã truyền lại những truyền thuyết về Sirius, trong đó bao gồm việc đề cập đến hệ thống Sirius gồm hai ngôi sao. Theo truyền thuyết, ngôi sao nhỏ là rất nặng, và nó quay quanh ngôi sao Sirius theo một quỹ đạo hình elip. Một số người cao tuổi Dogon có thể vẽ quỹ đạo của hai ngôi sao trên mặt đất, và chúng khá tương tự như kết quả tính toán của các nhà thiên văn học hiện đại. Ví dụ này có thể chỉ ra rằng những người Dogon cổ đại đã giữ lại kiến thức của thiên văn học từ rất lâu.

Các mẫu chạm khắc đá ở Peru, giống như các kiến thức thiên văn của người Dogon, hé lộ về kiến thức và kỹ thuật huyền bí mà các nền văn minh trước đây sở hữu. Khoa học hiện đại chỉ có thể khám phá lại kiến thức thu được từ trước đó. Hãy nhìn vào một vài phương thức bay mà người cổ đại đã biết.

Sử dụng máy bay

Các sách Trung Quốc cổ đại ghi lại rằng trong thời Xuân Thu (770-475 TCN), Lỗ Ban đã tạo ra máy bay. Điều này dẫn đến việc Lỗ Ban được công nhận là cha đẻ của tất cả các nghề thủ công. Cuốn Mozi·Luwen viết: “Lỗ Ban cắt tre và gỗ, và làm một con chim bằng gỗ. Nó ở lại trên bầu trời trong vòng ba ngày.” Lỗ Ban cũng đã làm một chiếc diều gỗ lớn để do thám quân địch trong một cuộc chiến tranh. Cuốn Hongshu viết: “Lỗ Ban đã làm một chiếc diều gỗ để do thám các thành phố ở nước Tống.” Bên cạnh đó, Lỗ Ban đã làm một chiếc máy bay chở khách. Theo cuốn Youyang Zazu [Một bộ sưu tập các bài viết từ Youyang] trong thời nhà Đường, Lỗ Ban có một lần làm việc ở một nơi rất xa quê mình. Ông nhớ vợ mình rất nhiều, vì vậy ông đã làm một con chim bằng gỗ. Sau khi được thiết kế lại nhiều lần, chiếc diều làm bằng gỗ đã có thể bay được. Lỗ Ban trở về nhà bằng chiếc diều để gặp vợ và trở lại làm việc vào ngày hôm sau.

Cũng có một ví dụ thú vị ở phương Tây liên quan đến một con chim bằng gỗ. Năm 1898, nhà khảo cổ Pháp Lauret đã đào được một con chim bằng gỗ từ một ngôi mộ cổ Ai Cập ở Saqqara. Nó có niên đại khoảng năm 200 TCN. Bởi vì người dân không có khái niệm ‘bay’ vào thời gian đó, nó đã được gọi là “chim gỗ” và bị bỏ mặc hơn 70 năm trong một Viện bảo tàng ở Cairo. Vào năm 1969, Messiha Khalil, một bác sỹ Ai Cập, người thích làm những mô hình, đã tình cờ thấy được nó. Con chim gỗ này gợi nhớ cho Messiha về những kinh nghiệm ban đầu khi làm các mô hình máy bay của ông. Ông nghĩ rằng nó là không hẳn là một con chim, vì nó không có móng vuốt, không có lông, và không có lông đuôi ngang. Đáng ngạc nhiên, đuôi của nó là thẳng đứng, và nó có phần cánh ngang, đủ điều kiện để nó là một mô hình máy bay. Ông đã làm một bản sao. Mặc dù ông không biết làm thế nào người Ai Cập cổ đại làm cho nó bay, khi ông thử ném các mô hình, ông thấy nó có thể lướt nhẹ. Các thí nghiệm khác cho thấy nó không chỉ có thể lướt nhẹ, mà còn có thể bay như chiếc tàu lượn.

“Chim gỗ” được tìm thấy trong ngôi mộ cổ Ai Cập, hiện đang được trưng bày ở Viện bảo tàng Cairo (Ảnh: Dawoud Khalil Messiha)

Sau đó, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng mô hình này rất giống với tàu lượn hiện đại, thứ có thể tùy ý bay trong không khí. Với một động cơ nhỏ, chúng có thể bay ở tốc độ 45-65 dặm/giờ (hoặc 72-105 km/giờ), và thậm chí có thể mang lượng đáng kể hàng hóa. Bởi vì những thợ thủ công Ai Cập cổ đại thường làm các mô hình trước khi xây dựng những đối tượng thực tế, có thể là loại chim bằng gỗ đã từng được sử dụng để vận chuyển, giống như chiếc diều gỗ mà Lỗ Ban đã làm.

Những nghiên cứu hiện đại về máy bay bắt đầu khoảng 200 năm trước. Năm 1903, sau khi anh em nhà Wright hoàn thành chuyến bay có người lái đầu tiên, các lý thuyết hàng không bắt đầu được xây dựng. Tuy nhiên, Lỗ Ban và người Ai Cập cổ đại dường như đã biết cách sử dụng các lý thuyết như vậy từ một thời gian rất lâu trước đây. Điều này đưa ra lý do để xem xét lại lịch sử phát triển văn hoá mà con người hiện đại bây giờ tin vào. Có thể là người cổ đại đã biết nhiều điều hơn người so với người hiện đại tưởng.

Chiếm lĩnh bầu trời

Một khám phá khác thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn. Nó chỉ ra rằng lãnh thổ của người xưa có thể đã vượt quá bầu trời, và có thể có ngay cả vươn đến không gian bên ngoài.

Năm 1959, Hoa Kỳ đã nhận được thành công hình ảnh đầu tiên của Trái đất từ một vệ tinh nhân tạo đặt ngoài không gian. Nó không hoàn hảo, nhưng đây là lần đầu tiên con người quan sát Trái đất mà chúng ta sống từ khoảng cách rộng lớn [17.000 dặm]. Kể từ đó, có rất nhiều nghiên cứu khoa học liên quan đến kỹ thuật chụp ảnh bằng vệ tinh. Trong số đó, một bức ảnh địa lý thật sự đáng ngạc nhiên.

Các nhà khoa học đã cài đặt một máy ảnh trên tàu không gian, và nó có thể chụp ảnh thành phố Cairo từ ngoài không gian. Những bức ảnh chụp được cho thấy các cảnh tượng đáng kinh ngạc. Vì ống kính của máy ảnh tập trung vào Cairo, tất cả mọi thứ trong một khu vực lấy trung tâm là Cairo với đường kính 5.000 dặm được trông thấy rất rõ ràng. Tuy nhiên, những thứ bên ngoài 5.000 dặm trở nên mờ đi. Điều này là do Trái đất là hình cầu, các lục địa và vùng đồng bằng bắt đầu mờ và bị bẻ cong khi cách xa trung tâm. Ví dụ, lục địa Nam Mỹ bị dài ra ở trong hình. Các nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho hình ảnh được chụp bởi các phi hành gia từ Mặt trăng. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học so sánh các hình ảnh vệ tinh với một bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ cổ đại, họ ngạc nhiên khi thấy sự tương đồng rõ rệt. Các dãy núi trên Nam Cực bị bao phủ bởi băng và tuyết trong hàng trăm năm, và không được vẽ lên bản đồ cho đến năm 1952 bởi các nhà khoa học sử dụng máy dò bằng âm thanh. Tuy nhiên, chúng xuất hiện trên một bản đồ cổ thuộc Đô đốc Piri Reis, một tư lệnh Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, các bản đồ chính xác ghi lại các chu tuyến, kinh độ và vĩ độ cho cả lục địa Châu Mỹ và Châu Phi. Trớ trêu thay, tấm bản đồ này đã được làm vào thế kỷ 16 dựa trên các tấm bản đồ còn cổ xưa hơn.

Một tấm bản đồ thế kỷ 16 của Đô đốc Piri Reis, chỉ huy hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Ông đã ghép nhiều tấm bản đồ cổ với nhau. Nó rất giống với hình ảnh vệ tinh hiện đại.

Bản đồ mô phỏng được đặt tâm điểm tại Cairo. (Ảnh tặng của Adventures Unlimited Press)

Khám phá kinh ngạc này đã khiến nhiều nhà khoa học bị sốc. Sau những nghiên cứu bổ sung, họ đã đưa ra các kết luận sau đây: 1) Tấm bản đồ này được tạo thành bằng cách ghép 6 bản đồ cổ vào với nhau. 2) Tất cả bản đồ cổ đại đã sử dụng cùng một kỹ thuật đòi hỏi kiến thức về hình học phẳng. 3) Những tấm bản đồ cổ được đặt tâm điểm tại Cairo. Khá là rõ ràng là các tấm bản đồ của Đô đốc Piri Reis đòi hỏi công nghệ tiên tiến giống như ngày nay. Tuy nhiên, trước thế kỷ 16, loài người chỉ có thể làm chủ được các kỹ thuật định vị theo thiên văn, và bầu trời rõ ràng nằm ngoài khả năng của họ. Người cổ đại đã sử dụng công nghệ gì để làm ra các tấm bản đồ chính xác như vậy? Có thể họ đã từng đã bay trên bầu trời?

Bộ sưu tập đá tại Bảo tàng Peru hé lộ nền văn minh cổ

Hình vẽ trên hòn đá này cho thấy một con khủng long đang ăn thịt người, điều khiến một số người nghĩ rằng đã từng tồn tại con người từ 65 triệu năm trước đây. (Ảnh cung cấp bởi Eugenia Cabrera/Museo Cabrera)

ICA, Peru—Thoáng nhìn qua, thị trấn nhỏ bé của người Peru, Ica, nằm cách sa mạc Nazca khoảng 5 giờ đi xe buýt từ Lima, không có vẻ gì đặc biệt. Nhưng khi người ta bước vào Museo Cabrera, một bảo tàng lưu giữ những hòn đá được chạm khắc của Ica, thì một thế giới khác hiện ra.

Hơn 10.000 hòn đá với những kích cỡ khác nhau được chất đầy trong bảo tàng. Chúng đều có màu đen, bề mặt trơn nhẵn với những nhân vật được chạm khắc trên đó. Nhấc chúng lên, bạn sẽ thấy rằng chúng nặng hơn những hòn đá thông thường có cùng kích cỡ.

Tiến sĩ Javier Cabrera Darquea, người đã thu thập và nghiên cứu những hòn đá này trong 37 năm, được tặng một hòn đá nhỏ trong ngày sinh nhật của mình. Ngạc nhiên trước khối lượng viên đá và hình vẽ trên đó, ông bắt đầu thu thập và nghiên cứu những hòn đá này.

Eugenia Cabrera C., giám đốc bảo tàng và là con gái của Tiến sĩ Cabrera, nói rằng cha cô đã tiến hành phân tích những hòn đá và khám phá ra rằng chúng là một loại đá phổ biến tên là andexit, được phủ bởi một lớp đặc biệt ở bề mặt, khiến chúng có màu đen, trơn nhẵn, và nặng một cách đặc biệt.

Ông suy luận rằng lớp phủ này ban đầu có thể là mềm, cho phép người ta vẽ hình lên đó, và sau đó trở nên cứng. Tới tận ngày nay, lớp phủ này vẫn còn ở trên các tảng đá, và cho phép chúng ta thấy được các hình vẽ.

Thông điệp trên những hòn đá

Quan sát sao chổi: Hòn đá Ica này miêu tả một người đội mũ, đang quan sát một ngôi sao chổi bằng kính viễn vọng. (Ảnh cung cấp bởi Eugenia Cabrera/Museo Cabrera)

Trên mặt những hòn đá này vẽ các hình người, cây cối, thú vật, và cả những biểu tượng trừu tượng. Con người trên đó đội mũ, mặc quần áo, và đi giày. Một số hòn đá miêu tả những cảnh tượng tương tự như việc truyền máu, cấy ghép tạng, và sinh mổ như ngày nay. Một số hòn đá cho thấy con người với kính viễn vọng đang quan sát các chòm sao, thiên thể và sao chổi.

Những con vật thì tương tự với bò, hươu và hươu cao cổ, đang ở giữa các loài khác. Một số giống như bọ ba thùy, loài cá đã tuyệt chủng, hay các loài động vật khác mà chúng ta chưa biết. Điều ngạc nhiên nhất là, một số hòn đá có hình người đang cố gắng giết, hoặc là bị khủng long ăn thịt.

Tiến sĩ Dennis Swift, nhà nghiên cứu khảo cổ tại Đại học New Mexico, ghi lại trong cuốn sách “Bí ẩn những hòn đá Ica và bằng chứng ở dải Nazca” rằng những hòn đá có niên đại từ thời kỳ tiền Columbia.

Dựa trên nội dung các bức vẽ, một số người tin rằng những hòn đá có niên đại từ 65 triệu năm trước, trước khi loài khủng long bị tuyệt chủng, và rằng có tồn tại con người vào thời điểm đó – những người đã tạo nên các hòn đá này.

Ý tưởng này không được chấp nhận rộng rãi, và nhiều người tin rằng những hòn đá là giả và đã được làm ra bởi người hiện đại. Trong một bài viết, Swift đề cập rằng một trong những lý do mà các hòn đá được coi là giả là vì vào những năm 1960, các nhà cổ sinh vật học nghĩ rằng khủng long kéo lê cái đuôi của chúng trên mặt đất, còn các hòn đá lại mô tả cảnh khủng long nhấc cái đuôi của chúng lên.

Vì những bức vẽ khủng long bị cho là thiếu chính xác, các nhà khoa học nghĩ rằng các hòn đá này không thể được tạo ra bởi con người từ 65 triệu năm trước. Tuy nhiên, sau đó người ta đã khám phá ra rằng khủng long thực sự bước đi với đuôi không chạm đất. “Hiện giờ chúng ta biết rằng các nhà cổ sinh vật học đã sai. Những hòn đá Ica đã đúng”, Swift viết.

Không chỉ đơn thuần là các bức vẽ

Tiến sĩ Cabrera hiểu rằng những hòn đá Ica là một thư viện, và mỗi hòn đá là một cuốn sách hay một trang sách ghi lại quá khứ. Những điều quan trọng đã được vẽ lên các hòn đá lớn, và những điều ít quan trọng hơn được vẽ lên các hòn đá nhỏ hơn.

Bà Cabrera đã nói chi tiết hơn về hiểu biết của cha bà: “Họ [những người đã tạo ra các hòn đá] đã truyền tải không chỉ các bức vẽ đơn thuần về những thời điểm nhất định, mà còn truyền đạt một loại ngôn ngữ dựa trên hội họa.”

Qua nghiên cứu của mình, Tiến sỹ Cabrera dần tin rằng những gì còn lại đồng nghĩa với sự sống, và tập hợp những điều còn lại chính là nền văn minh. Với những chiếc mũ mà người trong bức tranh đội, Tiến sĩ Cabrera cho rằng chúng đại biểu cho trí tuệ, vì vậy những người thông thái được vẽ với chiếc mũ đội trên đầu.Nền văn hóa Nazca ở Peru, Nam Mỹ nổi tiếng thế giới với những hình vẽ khổng lồ và bí ẩn ở vùng đồng bằng Nazca. Những hình vẽ bao gồm các con chim khổng lồ, những con khỉ khỉ, nhện và cây cối. Một số đồ thủ công được khai quật từ những ngôi mộ cổ trong khu vực này thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn. Chúng rất khó giải thích, và niên đại của chúng không thể được xác định.

Một ngôi mộ cổ, được tin là có lịch sử 1.300 năm (năm 700 SCN), đã được khai quật ở vùng Nazca. Ngoài những thi thể, một số vật tùy táng đã được tìm thấy, bao gồm đồ gốm và một tấm thảm tinh xảo. Thiết kế của tấm thảm bao gồm một họa tiết trang trí đơn giản với hình một con khủng long được lặp đi lặp lại dọc theo đường viền. Một mảnh gốm cũng có hình một con khủng long sinh động như nhân vật chính.

Người ra nghĩ rằng không phải đến khi bắt đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học mới có thể mô tả chính xác khủng long. (Hầu hết các mô tả trước đó về khủng long là không chính xác theo tiêu chuẩn hiện tại). Tuy nhiên, giờ đây người ta đã tìm thấy trong một ngôi mộ cổ các đồ thủ công vẽ hình những con khủng long một cách chính xác, với niên đại có thể khoảng 1.300 năm.

Hình 1.

(1) Đường viền trang trí một tấm thảm với hình một con khủng long lặp đi lặp lại.

(2) Một bình gốm với hình một con khủng long.

(3) Ảnh phóng to hình con khủng long.

(4) Ngôi mộ cổ này có niên đại 1.300 năm.

Dường như, nếu những người tạo ra các tác phẩm nghệ thuật này không sống từ 100 triệu năm trước, thì họ phải có một kiến thức cổ sinh vật học tương đương với các nhà khoa học ngày nay, có như vậy họ mới có thể mô tả chính xác những con khủng long dựa trên các hóa thạch. Tuy nhiên, nếu những họa sĩ này không có một kiến thức chính xác về cổ sinh vật học, thì tại sao họ đã vẽ khủng long rất chính xác? Để giải đáp câu hỏi này, Tiến sĩ Don Patton, người đã cung cấp bằng chứng tài liệu cho khám phá này, bình luận: “Tôi nghĩ rằng những người Peru cổ đại đồng tồn tại với khủng long.”

Hình 2: Một họa tiết khủng long trên viền trang trí tấm thảm cổ được phóng đại. Nó cho thấy kỹ năng dệt hoàn hảo vào thời điểm đó.

Lò phản ứng hạt nhân nguyên tử cổ xưa được phát hiện tại Oklo, nước Cộng hoà Gabon (Ảnh từ Minghui.org)

Vào thập kỷ 1970, các nhà khoa học đã phát hiện được những dấu tích của một tổ hợp lò phản ứng hạt nhân vĩ đại 2 tỷ năm tuổi tại châu Phi. Tấm hình trên là hoá thạch của lò số 15, vị trí tại Oklo, nước Cộng hoà Gabon. Chất Oxid Uranium còn sót lại có thể nhìn thấy được như những phiến đá màu hơi vàng. Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu các sản phẩm phụ từ Oklo để thăm dò những hằng số vật lý cơ bản qua một chặng thời gian và không gian tầm cỡ thiên văn và để tìm một cách nào đó tốt hơn cho việc xử lý chất thải do công nghiệp hạt nhân nguyên tử mà con người tạo ra.

Trong số 17 lò phản ứng hạt nhân của tổ hợp mà người ta đã biết, thì 9 cái đã được khai quật lên hết.

Khu vực lò phản ứng số 15 là lò phản ứng duy nhất mà muốn vào thì phải qua một cống ngầm dẫn đến từ một khu mỏ. Những gì còn lại của lò số 15 có thể nhìn thất rất rõ qua những bức ảnh. Trong tấm hình trên, nhà địa chất đang chỉ vào chỗ đá màu hơi vàng với thành phần chủ yếu là Oxid Uranium.

Những đường sọc màu sáng trong tảng đá ở bên trên lò phản ứng là thạch anh đã được kết tinh khi nước ngầm nóng bỏng luân chuyển vòng quanh trong thời gian và sau khi lò phản ứng hoạt động trong quá khứ.

Có rất nhiều kẽ nứt nhỏ và đường chỉ lằn chạy ngang dọc qua khối đá. Những xác định bằng phương pháp đồng vị đã chỉ ra rằng lò phản ứng này từng hoạt động cách đây 2 tỷ năm.

Mặc dù có những đặc điểm và và hoàn cảnh địa chất dường như rất không thuận lợi —xét theo quan điểm địa chất học về thâu gom chất thải phóng xạ— thì những lò phản ứng này vẫn tồn trữ trong tổ hợp lò phản ứng một lượng rất lớn các sản phẩm là kết quả của phản ứng hạt nhân.

Những kẽ nứt nhỏ đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của các lò phản ứng vì nước luân chuyển xung quanh sẽ giữ mát cho lò phản ứng hoạt động. Điều ấy khiến hoạt động của lò có thể ổn định về mặt hoá học và vật lý học.

Sông Amazon là một con sông lớn nhất trên thế giới về dung tích, nước chảy đến từ cả hai bán cầu Nam và Bắc. Theo nhiều bài tường trình của truyền thông, lòng chảo Amazon đã từng là nhà của một nền văn minh tiền sử.

Theo các bài báo, con người trước đây đã luôn luôn nghĩ rằng chỉ có những khu rừng nguyên thủy ở phía Tây Brazil. Tuy nhiên, hiện nay đang có nhiều bằng chứng cho thấy có những hoạt động của con người tại nơi đó trước đó. Các nhà nguyên cứu đã tìm thấy một hệ thống những nơi trú ngụ được nối qua các con đường, với một ngôi chợ lớn ở trung tâm của khu dân cư cổ xưa này. Vài đồ tạo tác đã cho thấy rằng con người lúc đó đã phát triển nông nghiệp, mở đường, và có khả năng nuôi cá. Cá nhà nguyên cứu đã nói rằng tương tự với những di vật từ thời văn minh tiền sử Hy Lạp, những sự trú ngụ như vậy ở Amazon được bao bọc bởi một cấu trúc dày đặc giống như là những bức tường thành phố.

Tuy nhiên, ngày nay khu vực thịnh vượng này đã được khai hoang bởi khu rừng trọc.

Con người thế kỷ 21 chỉ lo nghĩ tìm một cuộc sống dễ dàng và thoải mái, mà không nghĩ đến sự trôi qua của lịch sử. Sau khi trải qua nhiều sự thay đổi chu kỳ của cuộc đời, nền văn minh dọc theo sông Amazon đã biến mất, nền văn minh Mayan đã biết mất, và những nền văn minh của người Châu Á cổ xưa chẳng hạn như Loulan (còn được gọi là Kroran hoặc Kroranyina, một thành phố vương quốc thế kỷ thứ 2 dọc theo con đường Silk nơi mà ngày nay là một phần của tỉnh Xinjiang của Trung Quốc, hiện nay nó hoàn toàn bị chôn vùi bởi sa mạc) và Dunhuang (một thành phố đường Silk lớn cổ xưa khác nằm ở điểm giao giữa đường Silk Bắc và Nam vào triều đại Hán và Tần, một điểm thương mại lớn giữa Trung Quốc và Tây phương) cũng biến mất. Những gì còn lại hôm nay là rừng rậm, sa mạc, và truyền thuyết…

Khi thiên tai ập đến, khi đối diện với động đất, tsunami, và dịch bệnh, chúng ta bắt đầu nhận ra những khả năng của con người thật quá tầm thường. Chắc chắn, từ những truyền thuyết và những lời tiên tri, nó có thể được thấy rằng một xã hội đang dần dần tiến điến bờ vực hiểm nguy bất cứ khi nào con người trong xã hội đó không ngừng lại bất cứ điều gì để đấu tranh lẫn nhau vì lợi ích cá nhân; bạn có thể tưởng tượng con người sẽ phải đối mặt với những gì khi họ phớt lờ lòng lương thiện và từ bỏ đạo đức căn bản.

Trong cái thế giới bận rộn này, bạn có thể nào bình tĩnh để nghĩ về những gì quý giá nhất trong cuộc sống?

Có lẽ trời sẽ ban cho con người nhiều cơ hội và sẽ biểu lộ cho bạn thấy câu trả lời. Khi chúng ta tìm kiếm với lương tri của mình, chúng ta có lẽ tìm thấy câu trả lời một cách nhanh chóng.

Giá dầu vẫn không ngừng tăng lên. Con người đang tự hỏi không biết còn bao nhiêu năm nữa, dầu mỏ trên trái đất sẽ bị khai thác và sử dụng hết bởi hàng trăm triệu chiếc ô tô và hàng ngàn chiếc máy bay trên thế giới. Ví dụ, mỗi chiếc Boeing 747 phải sử dụng ít nhất 85 tấn Anh dầu mỗi lần cất cánh, và chiếc máy bay phản lực siêu âm Concorde cần 96 tấn Anh dầu. Ngày nay, ô tô chạy bằng điện đã bắt đầu được sử dụng, nhưng chúng ta vẫn chưa có những chiếc máy bay chạy bằng điện nào có thể bay trên bầu trời. Càng ngày trên thế giới lượng tiêu thụ dầu mỏ càng tăng với tốc độ đáng kinh ngạc. Năm 1996, toàn thế giới tiêu thụ mỗi ngày 70 triệu thùng dầu. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ước tính rằng vào năm 2020, con người trên thế giới sẽ sử dụng 100 triệu thùng dầu mỗi ngày (mỗi thùng chứa được với 159 lít hoặc 42 ga-lông).

Không những vậy, OPEC còn ước tính rằng, dựa trên những khối lượng đã khai thác từ các giếng dầu, các nước OPEC còn trữ lượng dầu đủ dùng cho 80 năm tới, và các nước không thuộc OPEC là thêm khoảng 20 năm nữa. Có vẻ như vẫn còn rất nhiều, mặc dù lượng tiêu thụ đã rất lớn.

Những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất, như được xác nhận bởi OPEC, là Ả Rập Xê-út với 261,4 tỉ thùng dầu mỗi năm (tương đương 29 tỉ tấn Anh); Iraq, 112 tỉ thùng (12,4 tỉ tấn Anh); Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, có 97,8 tỉ thùng (10,8 tỉ tấn Anh); Kuwait, có 96,5 tỉ thùng (10,8 tỉ tấn Anh), và Iran, 92,6 tỉ thùng (10,3 tỉ tấn Anh). Những con số này chưa bao gồm dầu dự trữ tại các quốc gia không thuộc OPEC, như là Mỹ, Nga, và Trung Quốc.

Ngày nay, các nhà khoa học tin rằng dầu mỏ được tạo ra khi những động vật và thực vật thời tiền sử bị phân hủy dưới nhiệt độ và áp suất cực cao. Tuy nhiên, họ chưa tìm ra được có bao nhiêu chu kỳ hủy diệt hàng loạt các sinh vật tiền sử đủ để tạo ra trữ lượng dầu mỏ lớn như hiện nay đã tìm được. Liệu có phải đó chỉ đơn thuần là kết quả của sự phân hủy của các động vật sống?

Chúng ta đều biết rằng 70% cơ thể người (hoặc động vật) là nước, như vậy chỉ có 30% là bị phân rã sau khi chết. Theo các giả thuyết gần đây, thì chỉ có một cách dầu mỏ được hình thành, đó là dưới nhiệt độ và áp suất cực kỳ lớn ở trong lòng trái đất. Dân số trên toàn thế giới hiện nay là khoảng 7 tỉ người. Giả sử mỗi người nặng 70 kilogram. Nếu bạn tính thêm cả số lượng các động vật (kể cả các động vật hoang dã), thì không quá khó để có thế tính ra toàn dân số trên thế giới sẽ tạo ra được khoảng 300 triệu tấn dầu thô. Tuy nhiên, các số liệu của OPEC đã chỉ ra rằng toàn thế giới tiêu thụ khoảng 2,9 tỉ tấn Anh dầu mỗi năm. Có nghĩa là, 300 triệu tấn chỉ đủ dùng trong một tháng rưỡi với mức tiêu thụ như hiện nay. Một số người có thể lập luận rằng lý do dự trữ dầu trên trái đất nhiều là vì các cơ thể của động vật thời tiền sử rất lớn và số lượng của chúng rất nhiều. Nhưng dù khủng long có to lớn đến đâu, thì số lượng của chúng trên thế giới cũng là hữu hạn. Có một số loài khủng long ăn thịt và một số loài ăn thực vật. Về sau các loài phần lớn là ăn thực vật. Chúng ta có thể ước tính số lượng thực vật trên thế giới bằng cách tính số lượng than đá tìm thấy trên thế giới. Từ đó chúng ta có thể dựa vào máy tính để tính ra bao nhiêu con khủng long đã sống trên trái đất. Người ta có thể dễ dàng thấy rằng có một sự khác biệt lớn giữa khối lượng dự trữ dầu mỏ trên trái đất và số lượng động vật đã từng sống trên trái đất.

Thêm vào đó, để tạo ra một số lượng dầu mỏ khổng lồ như vậy, trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cực cao, một lượng lớn các động vật phải chết trong cùng một thời điểm. Thật khó để hội đủ ba điều kiện trong cùng một thời điểm. Theo một học thuyết mới, đã được một số người trong giới khoa học chấp nhận, đó là 65 triệu năm trước đây, đã có một thiên thạch đã va vào trái đất và tạo ra một thảm họa tiêu diệt toàn bộ loài khủng long thời bấy giờ. Và sẽ cần bao nhiêu thảm họa như vậy đủ để tạo ra lượng dầu mỏ như ngày hôm nay? Từ một góc độ khác, tuổi của trái đất tính tới ngày nay khoảng 4,6 tỉ năm. Nếu thực sự đã xảy ra thảm họa như vậy thường xuyên, thì tổ tiên của loài người đã không còn cơ hội để trải qua quá trình tiến hóa!

Như vậy, sự thật về nguồn gốc cuộc sống của chúng ta là gì?“Vén bức màn văn minh tiền sửlà một cuốn sách về văn hóa tiền sử, một phần trong tủ sách được xuất bản bởi Chánh Kiến Net.

Nhìn lại những khám phá khảo cổ được đề cập trong cuốn sách này, chúng ta không thể không tự hỏi – tại sao những ý kiến được trình bày trong các phát hiện này lại khác biệt rất lớn với quan điểm hiện tại, thậm chí xung khắc với nội dung trong sách giáo khoa chúng ta đang học? Tôi nhớ rằng sách giáo khoa của chúng ta tuyên bố rằng lịch sử nền văn minh nhân loại không quá 10.000 năm. Nếu sự phát triển của văn minh nhân loại thực sự như những gì sách giáo khoa nói, thì chúng ta giải thích thế nào với các công cụ kim loại và những di chỉ khác của văn minh nhân loại mà đã có từ hàng triệu năm trước?

Các câu hỏi đặt ra từ những phát hiện khảo cổ này cung cấp cho chúng ta một cơ hội để nghiên cứu lại, và xem xét lại tính chính xác của sự phát triển lịch sử loài người. Thật không may, đa số các nhà khoa học lại không trân quý cơ hội này. Thay vào đó, họ không thể đột phá, đơn giản bởi vì các phát hiện này trái ngược với học thuyết mà họ rao giảng. Tại sao? Có lẽ chính là bởi vì chúng thách thức cả mô hình về thuyết tiến hóa. Các lý thuyết và học thuyết được phát triển từ mô hình thuyết tiến hóa đã tồn tại trong hơn 100 năm qua, và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của khoa học và xã hội hiện đại. Nhiều nhà khoa học đã bị bẫy trong những học thuyết đó và không thể nghĩ được gì ngoài cái khung này. Những quan niệm ấy đã khiến họ lờ đi những khám phá không nằm trong sự mô tả của thuyết tiến hóa, và họ hoàn toàn phản đối những khám phá này.

Năm 1880, nhà địa chất J. D. Whitney đến từ California, Hoa Kỳ đã cho xuất bản một bài báo dài, trong đó mô tả các công cụ được tìm thấy trong những mỏ vàng tại California. Những công cụ này bao gồm vài mũi giáo, bát đá và chày đá. Chúng được tìm thấy trong một lớp đá núi nửa chưa từng được động tới, nằm sâu dưới mỏ vàng. Các nhà địa chất đã xác nhận rằng những lớp đá này có thể đã được hình thành từ 9 đến 55 triệu năm trước. Tuy nhiên, ông Holmes, một thành viên của Viện Smithsonian, đồng thời là một bình luận viên nổi tiếng của kênh Khám phá California Thế kỷ 19, đã bình luận: “Có lẽ, nếu giáo sư đã hoàn toàn hiểu được lịch sử tiến hóa của nhân loại như con người ngày nay, ông dường như đã chần chừ trong việc công bố các kết luận cho thấy con người đã tồn tại ở Bắc Mỹ thời tiền sử, cho dù các phát hiện của ông thật là thú vị.” Nói cách khác, nếu sự thật được khám phá không phù hợp với các quan niệm phổ biến hiện nay, bất kể bằng chứng là thuyết phục như thế nào, chúng sẽ vẫn bị bài xích và không được chấp nhận bởi dòng khoa học chủ lưu. Những khám phá khảo cổ quan trọng này có thể chỉ được trình bày như những phát hiện “ngầm”, chứ không thể được đi sâu và trình bày trước công chúng.

Ngoài việc bác bỏ những bằng chứng thách thức học thuyết thống trị hiện tại, cũng có những trường hợp mà bằng chứng giả được “phát minh” ra để bảo vệ các học thuyết đương đại trong lĩnh vực khoa học. Trong số đó, nổi tiếng nhất là vụ lừa đảo Piltdown Man. Đầu thế kỷ 20, một nhà sưu tập nghiệp dư, Charles Dawson, phát hiện thấy một số sọ người ở Piltdown. Không lâu sau, các nhà khoa học Arthur Smith Woodward đến từ Bảo tàng Anh quốc và Pierre Teilhard de Chardin đã tham gia vào nỗ lực khảo cổ này. Họ đã tìm thấy một xương hàm vượn Orangutan và vài mẫu hóa thạch động vật có vú cổ đại. Dawson và Woodward nghĩ rằng nếu họ ghép cái sọ người với xương hàm Orangutan, họ sẽ tạo ra một hóa thạch người nguyên thủy có vào đầu kỷ Pleistocene hay cuối kỷ Pliocene, và sự nhào nặn này sẽ là một bằng chứng mạnh mẽ chứng thực thuyết tiến hóa. Họ lập tức công bố phát hiện Piltdown Man cho giới khoa học. Tuy nhiên, 40 năm sau, J. S. Weiner, K. P. Oakley và các nhà khoa học Anh khác đã vạch trần vụ lừa đảo này. Vụ việc được thao túng bởi những người rất quen thuộc với công nghệ khoa học chuyên nghiệp hiện đại. Hãy nhìn qua những cái tên cừ khôi sau: Arthur Smith Woodward từ Bảo tàng Anh quốc, Arthur Keith từ Bảo tàng Hunter cùng các nhà vật lý Đại học Hoàng gia. William Sollas đến từ Viện Địa chất Cambridge, nhà giải phẫu học nổi tiếng Eliot Smith, Dawson và Pierre Teilhard de Chardin. Đây đều là những chuyên gia rất được trọng vọng! Sau khi vạch trần vụ lừa đảo, Weiner nói: “Nếu người Piltdown không tồn tại (một người theo thuyết Đác-uyn có thể từng nói), ‘chúng tôi đã phát minh ra anh ta’. Nếu một mắt xích bị thiếu được tìm thấy, nó chắc chắn minh chứng rằng con người không tiến hóa từ tổ tiên giống loài vượn hiện đại, và nếu mắt xích bị thiếu được tìm thấy tại Anh, thì sẽ tốt hơn nhiều…”

Sự xuất hiện những vụ lừa đảo tương tự đã hoàn toàn cho thấy rằng xuất phát từ thái độ nghiên cứu lệnh lạc, một số nhà khoa học đã đánh mất những phẩm chất đáng kính trọng nhất là về sự chính trực và trung thực, và sẽ tìm mọi cách bù đắp những lỗ hổng trong các học thuyết hiện tại chỉ để duy trì hay đạt được chỗ đứng trong cộng đồng khoa học của họ. Nếu các nhà khoa học có thể xem xét mọi bằng chứng với thái độ khách quan và chính trực, những nghiên cứu như vậy sẽ tiết lộ bộ mặt thật của lịch sử. Thực ra, các quan niệm mới sẽ tự nhiên được trân trọng khi được chấp nhận. Thuyết tiến hóa đã phải đối mặt với một tình huống tương tự khi nó lần đần tiên ra mắt công chúng; sự khác biệt duy nhất là nó được nghiên cứu sâu hơn sau này. Tuy nhiên, cơ sở cho nghiên cứu về thuyết tiến hóa có thể đã được thay đổi nếu không có những người giấu giếm và bài xích các trường hợp có thể bác bỏ thuyết tiến hóa. Những người này không xem xét mọi bằng chứng một cách khách quan; thay vào đó, họ cố ý lọc ra những bằng chứng mâu thuẫn với thuyết tiến hóa. Tuy nhiên, khi chúng ta khảo sát và so sánh nhiều phát hiện khảo cổ, chúng có thể chỉ ra sự hạn chế của các học thuyết hiện đại về sự phát triển của loài người. Nếu chúng ta có thể liên hệ những phát hiện khảo cổ này, bao gồm dấu chân người, di chỉ những sinh vật cổ, các nền văn minh tiền sử với tôn giáo và lịch sử, thì chúng có thể giúp chúng ta xây dựng một đường hướng khác về sự phát triển nhân loại.

Lấy ví dụ, trong kinh Phật, Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng Ông đã đắc Đạo từ hàng ức kiếp về trước, tức là những người tu luyện cổ đại cho rằng sự tồn tại của con người (hay ít nhất là những người tu Đạo) có lịch sử lên tới hàng trăm triệu năm. Tuyên bố này phù hợp với phát hiện về bọ ba thùy. Tất nhiên, kết luận này cần phải được nghiên cứu thêm, nhưng nó nhắc nhở chúng ta rằng nếu chúng ta sẵn sàng thay đổi các thái độ và quan niệm của mình, một con đường rộng lớn hơn sẽ mở ra trước mắt chúng ta, và nghiên cứu này là tuyệt đối đáng để bỏ thời gian và công sức! Nếu con người không tiến hóa từ vượn, nếu những di tích tiền sử có từ hàng chục triệu năm trước này đã thực sự đã được lưu lại bởi con người từ các chu kỳ khác nhau, thì những nghiên cứu của chúng ta về các phát hiện này có thể giúp chúng ta giải mã lịch sử về con người tiền sử đã phát triển như thế nào, đạt đỉnh điểm và đi tới hủy diệt ra sao. Điều này không chỉ giúp chúng ta hiểu thêm về chính mình, mà còn giúp đưa chúng ta tới một tương lai tươi sáng.

Văn minh cổ đại Baghdad: Thấu kính quang học từ 2.000 năm trước

Những di chỉ phát hiện được từ tàn tích của một thành phố Parthia có vị trí tại ngoại ô thành phố Baghdad hiện đại bao gồm một cục pin cổ đại có niên đại từ năm 250-224 TCN [1]. Khám phá này đã được mô tả trong cuốn sách Vén bức màn văn minh tiền sử – Những thời đại chưa biết xuất bản bởi Chánh Kiến Net. Nhưng thành phố này còn nắm giữ những điều đáng kinh ngạc hơn nữa – một phát hiện còn chấn động hơn đã được báo cáo mới đây.

Tại cùng địa điểm nơi cục pin cổ đại được tìm thấy, một thấu kính quang học bóng loáng đã được khai quật. Nó có bề rộng đường kính cỡ hai ngón tay và rất trong. Các cuộc kiểm tra đã xác định nó là một thấu kính được đánh bóng. Qua thời gian, các phần gắn liền với chiếc thấu kính đã bị mất, và chỉ còn lại thấu kính, hơi bị nứt. Chiếc thấu kính cổ nhất được biết đến này hiện nay đang ở trong Bảo tàng Anh. [2]

Trong sách giáo khoa, chúng ta được dạy rằng kỹ thuật đánh bóng thấu kính cổ nhất xuất hiện vào thế kỷ 16 tại Châu Âu. Tuy nhiên, chiếc thấu kính này lại là di chỉ cổ đại với 2.200 năm tuổi.

Những người Baghdad cổ đại đã làm chiếc thấu kính này có kiến thức tạo hình thủy tinh và đánh bóng như các nghệ sĩ và khoa học gia ngày hôm nay. Họ đã có thể làm chảy vật liệu thủy tinh, cho ra hình dạng mong muốn sau khi xử lý, và đánh bóng sản phẩm hoàn thiện tới một độ trong rất cao. Nếu họ không biết làm sao để đánh bóng thủy tinh, thì tại sao họ lại làm được một chiếc thấu kính trong như vậy? Nhà văn Erich Von Daniken cho biết: “Tôi tin rằng có một xã hội văn minh cao thời cổ đại mà vẫn chưa được biết tới.”

Hình 1: Pin cổ đại 2.000 năm tuổi. (Ảnh: Bảo tàng Baghdad)

Hình 2: Thấu kính cổ đại 2.000 năm tuổi. (Ảnh: Bảo tàng Anh)

Hình 3: Thấu kính: Nó được làm rất tốt, mặc dù có một vài vết rạn. (Ảnh: Bảo tàng Anh)

Hình 4: Một nhân viên bảo tàng cầm chiếc thấu kính trong tay. Ngón giữa của ông có thể thấy rõ ở mặt sau thấu kính, cho thấy độ trong rất cao của nó. (Ảnh: Bảo tàng Anh)

Tòa tháp của lâu đài Coral được thầy tu Edward Leedskalnin xây dựng bằng tay không

Lâu đài đá san hô Coral nằm tại Homestead, Florida (Mỹ) được vị ẩn sĩ kỳ dị người Latvia, Edward Leedskalnin, đơn độc xây dựng ròng rã 28 năm. Nhiều giả thuyết cho rằng vị đạo sĩ đã nâng các khối đá nặng hơn hàng chục tấn bằng năng lực tinh thần hoặc thông qua một khả năng siêu nhiên bí ẩn.

Từ nhỏ Edward Leedskalnin mắc phải chứng bệnh lao mà các thầy thuốc trong vùng đều phải bó tay. Bệnh tật làm thân thể ông biến đổi hình dạng trông rất xấu, đến nổi vào năm 16 tuổi vị hôn thê Agnes Scuffs đã từ chối lời kết hôn đã hứa hẹn. Đau buồn và thất vọng, Leedskalnin đã rời bỏ mảnh đấtLatviađể đi lang thang khắp Âu châu. Trong thời gian này ông trở thành đạo sĩ của một trường phái bí ẩn và được truyền dạy một phương pháp tu hành có khả năng giúp tránh khỏi bệnh tật và đạt được một số phép thuật kỳ lạ.

Toàn diện lâu đài

Sau đó ông đến nước Mỹ sống một cuộc đời ẩn dật và quyết tâm xây dựng hoàn thành một tòa lâu đài mà ông đặt tên là Rock Gate Park. Ban đầu Leedskalnin dự định xây lâu đài ở phía bắc Florida nhưng gặp phải nhiều sự phá rối; sau ba lần dời địa điểm, cuối cùng vị đạo sĩ đã chọn vùngHomesteadthưa thớt dân cư.

Sơ đồ lâu đài

Leedskalnin đã mất 28 năm ròng tự thi công trong lúc trời tối nhằm tránh những cặp mắt dòm ngó của người đời. Không ai biết ông di chuyển và nâng các khối đá nặng gần 30 tấn bằng cách nào, những thanh niên địa phương cho biết họ đã nhìn thấy ông thổi những phiến đá to bay lờ lững trong không trung trong đêm tối. Một số người khác thì nói họ nhìn thấy ông sử sụng âm thanh kết hợp với điện và tận dụng các nguồn năng lượng thiên nhiên để xây dựng. Nhiều giả thuyết khác cho rằng ông sử dụng một loại thiết bị có khả năng giảm trọng lực, sóng âm hoặc đơn giản bằng các công cụ xây dựng truyền thống.

Tu sĩ Edward Leedskalnin trước tòa lâu đài

Còn vị tu sĩ không bao giờ tiết lộ chi tiết cách mình đã thi công tòa lâu đài và nói rằng, ông đã ngộ được phương pháp bí mật xây dựng Kim tự tháp của người Ai Cập,Yucatanvà tòa lâu đài được xây dựng theo cách đó.

Trong đêm tối lâu đài Coral nhìn rất huyền bí

Từ hiện tượng các nhà sự Tây Tạng nhờ ý dùng chí giảm được trọng lực các vật nặng, một số nhà nghiên cứu dự đoán Leedskalnin có khả năng “kinh công” và nghi ngờ có sự tồn tại một nguồn năng lượng vô hình mà khoa học chưa khám phá ra được. Chính vị tu sĩ trong thời gian đó cũng đưa ra giả thuyết về từ tính và năng lượng vũ trụ của trái đất. Ông còn cho rằng bằng lối sống tinh khiết, con người sẽ cảm nhận được nguồn lực này và nhận biết được các hiện tượng bất thường của thiên nhiên.

Edward Leedskalnin tự xây dựng bằng cần trục đơn giản như thế này

Nhà nghiên cứu Ray Stoner viết trong quyển “The Enigma of Coral Castle” nhận định, sở dĩ Leedskalnin di chuyển địa điểm xây dựng lâu đài nhiều lần vì các khu vực đó năng lượng vũ trụ yếu hơn vùngHomestead.

Edward Leedskalnin tự xây dựng bằng cần trục đơn giản như thế này

Tháng 12/1951, Leedskalnin viết dòng chữ “tôi về với Chúa” treo trên cánh cửa và đi xe buýt đến bệnh viện Jackson Memorial ởMiami. Ba ngày sau ông qua đời trong giấc ngủ do bị thiếu dinh dưỡng và suy thận.

Edward Leedskalnin tự xây dựng bằng cần trục đơn giản như thế này

Bàn đá

Tảng đá nặng 22 tấn, cao 22 feet

Những phiến đá nặng 18 tấn, xây dựng để tính chu kỳ Mặt trăng

Giếng trăng

Cấu trúc đón năng lượng của sao Hỏa và sao Thổ

Đồng hồ mặt trời

Tháp hướng về sao Bắc Cực

Cánh cửa nặng hàng tấn những có một nút bẩm nhỏ ngay cả trẻ con cũng mở được. Khu vực này được du khách xác nhận là có năng lượng từ trường rất lớn

Tổng hợp từ Internet

Posted by DAT NGUYEN