Phú Sĩ in Japan

Với độ cao 3776m, Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất, nằm ở vị trí gần như trung tâm của quần đảo Nhật, trên đường ranh giới giữa 2 tỉnh Shizuoka và Yamanashi, ở trung bộ đảo chính Honshu... Trong quan niệm của người Nhật, Phú Sĩ tượng trưng cho sự tốt lành. Ngọn núi uy nghi tượng trưng cho tinh thần kiên cường, bất khuất của người dân Nhật Bản.

Chiều là thời khắc đẹp nhất của Phú Sĩ. Trên nền ánh sáng đỏ của mặt trời sắp lặn, ngọn núi hiện rõ mồn một... Nếu là chiều Đông, núi phủ tuyết trắng nuột. Còn vào mùa Thu, Hè, ngọn núi có một màu xanh nổi bật...

Tuyệt tác thiên nhiên...

Có lẽ, một trong những nét đẹp và sự hấp dẫn của Phú Sĩ nằm ở sự độc đáo của các quần thể thiên nhiên xung quanh núi. Từ đỉnh núi xuống đến độ cao 2800 - 2400m, chóp núi trơ trụi toàn nham thạch. Nhưng ở phía dưới, lưng núi lại được bao phủ bởi những tầng cây cối xanh tươi. Dưới chân núi, nơi đường kính rộng tới 40 - 50 km, 5 hồ nước ngọt lớn, nổi tiếng giống như những viên ngọc khẳm vào thân núi là Kawaguchi, Yamanaka, Sai, Motosu và Shoji. Cùng với hồ Ashi, 5 hồ này cùng các con suối, những khu rừng già rậm rạp và những động vật, cây cối hoang dã đã tạo nên một cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp. Chúng chính là một phần của công viên quốc gia Phú Sĩ Hakone - Izu.

Núi Phú Sĩ với hình chóp bốn cạnh rất đều đặn, với đường kính của miệng núi lửa gần 700m, sâu khoảng 220m có hình dáng gần giống cái bát của nhà sư nên được gọi là "Ngự bát". Trên ngọn núi có các ngôi đền thờ thần. Xung quanh có hơn 2.000 giống cây, giống như một khu vườn bách thảo. Trên đỉnh núi tuyết trắng xóa, du khách có thể nhìn thấy 8 đỉnh núi xung quanh là Kiếm, Bạch Sơn, Cửu Tu Chí, Đại Nhật, Y Đậu, Thành Tựu, Câu và Tam - được ví như 8 cánh hoa nở hướng lên trời cao. Do đó, chúng còn được gọi là "Tám cánh phù dung".

Núi Phú Sĩ hùng vĩ tráng lệ và muôn hình muôn vẻ vào các mùa: mùa Xuân hoa lá xanh tươi, mùa Hè nước chảy rì rào, mùa Thu lá đỏ phủ khắp đồi núi, mùa Đông băng tuyết trắng xóa. Điểm lạ lùng, khác thường nhất của Phú Sĩ là ở chỗ tuy đã từng phun nham thạch lên độ cao tới gần 4000m ở những thế kỷ trước, là 1 ngọn núi lửa trẻ nhưng kể từ khi nằm im, nó lại hoàn toàn không có hoạt động phun khói hay động đất nào. Vào những ngày đẹp trời,du khách có thể ngắm Phú Sĩ từ thủ đô Tokyo với khoảng cách 130 km, thậm chí có thể từ 1 vị trí xa hơn nữa, chừng 300 km. Đỉnh núi Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ tạo nên 1 vẻ đẹp hùng vĩ tráng lệ không chỉ ở trong thi ca, hội họa Nhật Bản mà còn cả ở trong đời thường.

Chặng đường gió bụi...

Mặc dù chặng đường leo lên đỉnh núi mấy ngàn mét này vô cùng vất vả gian nan nhưng hàng năm, vẫn có cả ngàn người hành hương lên đỉnh. Xưa kia, những đoàn người này thường vận áo trắng và phải tẩy rửa thân thể trong sạch tại 5 hồ lớn dưới chân núi. (Ngày nay, thỉnh thoảng người ta vẫn bắt gặp những người vận đồ trắng để leo núi. Họ chính là các tín đồ của Fujikyo - 1 đoàn thể vừa mang những yếu tố của thần đạo, vừa mang những yếu tố của đạo Phật - coi ngọn núi như 1 nơi linh thiêng. Tục truyền rằng, người sáng lập ra Fujikyo đã 128 lần lên tới đỉnh Phú Sĩ trong suốt quãng đời 106 năm của mình)

Mùa leo núi được kéo dài từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 8 hàng năm - đây cũng là thời điểm mở cửa núi của Nhật Bản. Có khoảng 200.000 lượt người leo lên ngọn núi này mỗi năm, trong số đó có khoảng 30% là người nước ngoài. Hành trình leo núi mất từ 3 - 7 giờ, thời gian hạ sơn thường nhanh hơn thời gian đăng sơn, chỉ mất từ 2 - 5 giờ.

Hầu hết những người leo núi thường chọn thời điểm khởi hành vào ban đêm để đến khi lên tới đỉnh núi họ có thể ngắm được mặt trời mọc lúc sớm mai... Từ thủ đô Tokyo, du khách có thể đi bằng xe buýt về phía Tây Nam để đến Phú Sĩ. Qua công viên Fujiyama, qua những đường tàu lượn trên cao và các đu quay khổng lồ, đỉnh Phú Sĩ hiện dần qua làn sương khói cùng con đường nhỏ vắt từ chân núi lên cao dần nom như 1 dải lụa mảnh mai giữa bầu không gian lồng lộng.

Đến chân núi, du khách sẽ thấy ấm áp hơn nhờ những chiếc xe hơi đỗ bên các lều trại - của các tốp leo núi khác. Dọc các chặng leo núi, các khu dịch vụ, vệ sinh, bãi đậu xe được bố trí khá hợp lý và đậm tính dã chiến. Một điều đáng lưu tâm là nơi đây, nham thạch của núi lửa có rất nhiều sát nên từ trường ở khu vực này rất mạnh, nó có thể làm nhiễu sóng điện thoại di động hoặc các thiết bị định vị vê tinh.

Lên đỉnh có 5 đường chính với 10 chặng. Ô tô của du khách chỉ có thể lên tới chặng thứ 3, hành trình tiếp theo sẽ là đi bộ, mất từ 5 - 9 tiếng. Thời tiết khắc nghiệt, đường dài khó khăn, hiếm trở song bước chân tìm về cội nguồn của người dân Nhật không lúc nào ngơi nghỉ...

Càng lên cao, cảnh sắc càng tuyệt vời, những sắc đỏ, vàng, xanh chen lẫn tựa như bức tranh thiên nhiên vừa hài hòa, dễ chịu. Phú Sĩ mang vẻ đẹp thật độc đáo.

(from net)

Núi Phú Sĩ hay núi Fuji (tiếng Nhật: 富士山 | Fujisan hoặc Fujiyama) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và cũng là biểu tượng nổi tiếng của quốc gia này. Ngọn núi này thường là đề tài trong các bức họa và nhiếp ảnh nghệ thuật cũng như trong văn chương và âm nhạc.

Núi Phú Sĩ mùa Hoa Anh Đào

Địa lý:

Núi Phú Sĩ trải dài trên địa phận tỉnh Shizuoka và tỉnh Yamanashi, ở phía Tây Nam Tokyo. Núi nằm gần như trung tâm đảo Honshu.

Đây là một núi lửa còn sống và là ngọn núi cao nhất của Nhật Bản với độ cao tuyệt đối: 3.776 mét[1]. Đỉnh núi Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ, tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ. Dưới chân núi có 5 hồ nước ngọt lớn, đó là: Kawaguchi, Yamanaka, Sai, Motosu và Shoji. Cùng với Hồ Ashi ở gần đó, chúng tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp cho ngọn núi. Đây là một phần trong Công viên Quốc gia Phú Sĩ-Hakone-Izu.

Địa Chất:

Các nhà khoa học đã xác định được 4 thời kỳ hoạt động núi lửa khác nhau hình thành nên ngọn núi Phú Sĩ. Thời kỳ đầu tiên là Sen-komitake, được tạo nên từ lõi anđêxit mới được phát hiện gần đây ở sâu bên trong núi. Cái tên Sen-komitake được lấy theo chữ "Phú Sĩ Komitake" là một lớp đá bazan được hình thành từ hàng trăm nghìn năm trước. Khoảng 100,000 năm trước, một ngọn núi "Phú Sĩ cổ" đã được hình thành trên đỉnh núi Phú Sĩ Komitake. Hiện tại, ngọn núi "Phú Sĩ mới" được cho là hình thành trên đỉnh núi "Phú Sĩ cổ" khoảng 10,000 năm trước. [1] Hiện nay, ngọn núi lửa này thuộc loại đang hoạt động với nguy cơ phun trào thấp. Lần gần đây nhất ghi nhận được sự phun trào là năm 1707 trong thời kỳ Edo. Tại thời điểm này, có một miệng núi lửa mới, dọc theo đỉnh thứ 2 đã hình thành xuống nửa chừng bề mặt của nó. Miệng núi lửa này có tên là Hōei-zan, đặt theo tên của một triều đại.

Núi Phú Sĩ là nơi giao nhau của mảng lục địa Á Âu, mảng lục địa Okhotsk và lục địa Philippin. Chúng lần lượt tạo nên phần phía tây, phía đông của nước Nhật và bán đảo Izu.

Các tên gọi khác

Tên ngọn núi viết bằng Kanji 富士山 khi phiên sang chữ Latinh có thể thành Fuji-san hoặc đôi khi là Fuji Yama, do chữ 山 (sơn) trong tiếng Nhật có nhiều cách đọc là San, Zan và Yama. (Xem Cách đọc chữ Kanji.)

Ngoài ra, trong tiếng Nhật, từ "富士" có thể được phát âm thành "Huzi" do đặc trưng của âm ふ. Tuy nhiên, cách phát âm chuẩn vẫn là "Fuji".

Núi Phú Sĩ còn có các tên gọi khác cũ hơn hoặc thi vị hơn như: Fuji-no-Yama (ふじの山, the Mountain of Fuji), Fuji-no-Takane (ふじの高嶺, đỉnh núi cao Fuji), Fuyō-hō (芙蓉峰, đỉnh núi Hoa phù dung - ), và Fu-gaku (富岳 hoặc 富嶽, chữ đầu tiên của 富士, Phú Sĩ, và 岳, nhạc-núi cao).

Từ nguyên gốc

Chữ Kanji hiện nay của tên gọi "núi Phú Sĩ", 富 (phú) và 士 (sĩ), nhưng có vẻ như các chữ này được áp dụng cho một cách đọc sẵn có.

Tên gốc của từ Phú Sĩ vẫn chưa được rõ, nhưng nó liên quan tới toàn bộ lịch sử với các chữ Hán khác nhau theo từ gốc dân gian. Một trong những từ gốc dân gian cổ nhất cho rằng từ Fuji xuất phát từ chữ 不二 (bất + nhị), có nghĩa là có một không hai. Một từ gốc dân gian khác cho rằng nó xuất phát từ chữ 不尽 (bất + tận), có nghĩa là không bao giờ kết thúc.

Núi Phú Sĩ mùa xuân

Người ta cho rằng người đầu tiên lên đến đỉnh ngọn núi này là một nhà sư khuyết danh. Trước thời đại Meiji, vì Phú Sĩ là một ngọn núi thiêng nên phụ nữ không được phép trèo lên đỉnh núi. Ngày nay, đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng và lý tưởng cho rất nhiều nhà leo núi (xem bên dưới).

Núi Phú Sĩ là một ngọn núi lửa hấp dẫn, thường là chủ đề của các tác phẩm nghệ thuật như bức "Nhìn về núi Phú Sĩ" của họa sĩ Hokusai. Ngọn núi này cũng góp mặt và là chủ đề của rất nhiều tác phẩm văn thơ Nhật Bản qua các thời kỳ.

Núi Phú Sĩ cũng là một địa điểm truyền thống của các chiến binh xưa: các samurai đã dùng chân núi như một điểm tập luyện, gần thị trấn Gotemba ngày nay. Năm 2005, Cục Phòng vệ Nhật Bản và Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành tập trận ở gần chân núi Phú Sĩ.

Leo núi

Thời gian nhiều người đăng sơn Phú Sĩ nhất là trong khoảnng hai tháng, từ mồng 1 tháng 7 đến 27 tháng 8. Có khoảng 200,000 lượt người leo lên ngọn núi này mỗi năm; trong số đó 30% là người nước ngoài. Hành trình trèo núi mất khoảng 3 đến 7 giờ, trong khi hạ sơn thì mau hơn, chỉ mất khoảng 2 đến 5 giờ. Đường đi có thể chia ra 10 trạm cơ bản; từ điểm khởi đầu lên tới trạm thứ 15 là đã trèo 2300 mét so với mực nước biển. Hầu hết các hành trình trèo núi là vào ban đêm để khi lên đến đỉnh thì gặp lúc mặt trời mọc buổi sớm mai. Vì lượng người leo núi rất đông, vấn nạn hàng năm là lượng rác thải dọc đường. Dù vậy, đăng sơn Phú Sĩ vẫn là một cuộc hành trình hấp dẫn đặc biệt.

Rừng Aokigahara

Aokigahara là một cánh rừng ở chân núi Phú Sĩ. Trong số những truyền thuyết về cánh rừng này, truyện dân gian Nhật Bản cho rằng chất đá ở đây có hàm lượng trầm tích sắt rất lớn, có thể làm vô hiệu hóa la bàn và các thiết bị định vị toàn cầu. Do vậy người đi rừng rất dễ lạc. Tuy nhiên theo khoa học thì trường điện từ do sắt gây ra rất yếu nên không mấy ảnh hưởng các thiết bị. Hiển nhiên là Cục Phòng vệ Nhật Bản và lính Thủy quân lục chiến Mỹ thường tập trận trong rừng mà la bàn cùng máy định vị toàn cầu và các thiết bị điện tử khác vẫn hoạt động không bị trở ngại.

Đặc biệt rừng Aokigahara có những hang động đóng băng quanh năm. Theo truyền thuyết thì ma quỷ, yêu tinh phá rối vẫn thường xuất hiện trong rừng này. Phải chăng đó có liên hệ với việc địa điểm Aokigahara Jukai là một nơi thường có người tự tử và vong hồn người chết mãi mãi lảng vảng nơi này. Với hơn 78 xác người đã tự tử tại đây nhà chức trách đã phải cảnh báo về nạn tự tử trong rừng này.