Stephen Covey-The 7 Habits of Highly Effective People

Summary of Stephen R. Covey's

The 7 Habits of Highly Effective People

In his #1 bestseller, Stephen R. Covey presented a framework for personal effectiveness. The following is a summary of the first part of his book, concluding with a list of the seven habits.

Inside-Out: The Change Starts from Within

While working on his doctorate in the 1970's, Stephen R. Covey reviewed 200 years of literature on success. He noticed that since the 1920's, success writings have focused on solutions to specific problems. In some cases such tactical advice may have been effective, but only for immediate issues and not for the long-term, underlying ones. The success literature of the last half of the 20th century largely attributed success to personality traits, skills, techniques, maintaining a positive attitude, etc. This philosophy can be referred to as the Personality Ethic.

However, during the 150 years or so that preceded that period, the literature on success was more character oriented. It emphasized the deeper principles and foundations of success. This philosophy is known as the Character Ethic, under which success is attributed more to underlying characteristics such as integrity, courage, justice, patience, etc.

The elements of the Character Ethic are primary traits while those of the Personality Ethic are secondary. While secondary traits may help one to play the game to succeed in some specific circumstances, for long-term success both are necessary. One's character is what is most visible in long-term relationships. Ralph Waldo Emerson once said, "What you are shouts so loudly in my ears I cannot hear what you say."

To illustrate the difference between primary and secondary traits, Covey offers the following example. Suppose you are in Chicago and are using a map to find a particular destination in the city. You may have excellent secondary skills in map reading and navigation, but will never find your destination if you are using a map of Detroit. In this example, getting the right map is a necessary primary element before your secondary skills can be used effectively.

The problem with relying on the Personality Ethic is that unless the basic underlying paradigms are right, simply changing outward behavior is not effective. We see the world based on our perspective, which can have a dramatic impact on the way we perceive things. For example, many experiments have been conducted in which two groups of people are shown two different drawings. One group is shown, for instance, a drawing of a young, beautiful woman and the other group is shown a drawing of an old, frail woman. After the initial exposure to the pictures, both groups are shown one picture of a more abstract drawing. This drawing actually contains the elements of both the young and the old woman. Almost invariably, everybody in the group that was first shown the young woman sees a young woman in the abstract drawing, and those who were shown the old woman see an old woman. Each group was convinced that it had objectively evaluated the drawing. The point is that we see things not as they are, but as we are conditioned to see them. Once we understand the importance of our past conditioning, we can experience a paradigm shift in the way we see things. To make large changes in our lives, we must work on the basic paradigms through which we see the world.

The Character Ethic assumes that there are some absolute principles that exist in all human beings. Some examples of such principles are fairness, honesty, integrity, human dignity, quality, potential, and growth. Principles contrast with practices in that practices are for specific situations whereas principles have universal application.

The Seven Habits of Highly Effective People presents an "inside-out" approach to effectiveness that is centered on principles and character. Inside-out means that the change starts within oneself. For many people, this approach represents a paradigm shift away from the Personality Ethic and toward the Character Ethic.

The Seven Habits - An Overview

Our character is a collection of our habits, and habits have a powerful role in our lives. Habits consist of knowledge, skill, and desire. Knowledge allows us to know what to do, skill gives us the ability to know how to do it, and desire is the motivation to do it.

The Seven Habits move us through the following stages:

    1. Dependence: the paradigm under which we are born, relying upon others to take care of us.

    2. Independence: the paradigm under which we can make our own decisions and take care of ourselves.

    3. Interdependence: the paradigm under which we cooperate to achieve something that cannot be achieved independently.

Much of the success literature today tends to value independence, encouraging people to become liberated and do their own thing. The reality is that we are interdependent, and the independent model is not optimal for use in an interdependent environment that requires leaders and team players.

To make the choice to become interdependent, one first must be independent, since dependent people have not yet developed the character for interdependence. Therefore, the first three habits focus on self-mastery, that is, achieving the private victories required to move from dependence to independence. The first three habits are:

    • Habit 1: Be Proactive

    • Habit 2: Begin with the End in Mind

    • Habit 3: Put First Things First

Habits 4, 5, and 6 then address interdependence:

    • Habit 4: Think Win/Win

    • Habit 5: Seek First to Understand, Then to Be Understood

    • Habit 6: Synergize

Finally, the seventh habit is one of renewal and continual improvement, that is, of building one's personal production capability. To be effective, one must find the proper balance between actually producing and improving one's capability to produce. Covey illustrates this point with the fable of the goose and the golden egg.

In the fable, a poor farmer's goose began laying a solid gold egg every day, and the farmer soon became rich. He also became greedy and figured that the goose must have many golden eggs within her. In order to obtain all of the eggs immediately, he killed the goose. Upon cutting it open he discovered that it was not full of golden eggs. The lesson is that if one attempts to maximize immediate production with no regard to the production capability, the capability will be lost. Effectiveness is a function of both production and the capacity to produce.

The need for balance between production and production capability applies to physical, financial, and human assets. For example, in an organization the person in charge of a particular machine may increase the machine's immediate production by postponing scheduled maintenance. As a result of the increased output, this person may be rewarded with a promotion. However, the increased immediate output comes at the expense of future production since more maintenance will have to be performed on the machine later. The person who inherits the mess may even be blamed for the inevitable downtime and high maintenance expense.

Customer loyalty also is an asset to which the production and production capability balance applies. A restaurant may have a reputation for serving great food, but the owner may decide to cut costs and lower the quality of the food. Immediately, profits will soar, but soon the restaurant's reputation will be tarnished, the customer's trust will be lost, and profits will decline.

This does not mean that only production capacity is important. If one builds capacity but never uses it, there will be no production. There is a balance between building production capacity and actually producing. Finding the right tradeoff is central to one's effectiveness.

The above has been an introduction and overview of the 7 Habits. The following introduces the first habit in Covey's framework.

FROM DEPENDENCE TO INDEPENDENCE

Habit 1: Be Proactive

A unique ability that sets humans apart from animals is self-awareness and the ability to choose how we respond to any stimulus. While conditioning can have a strong impact on our lives, we are not determined by it. There are three widely accepted theories of determinism: genetic, psychic, and environmental. Genetic determinism says that our nature is coded into our DNA, and that our personality traits are inherited from our grandparents. Psychic determinism says that our upbringing determines our personal tendencies, and that emotional pain that we felt at a young age is remembered and affects the way we behave today. Environmental determinism states that factors in our present environment are responsible for our situation, such as relatives, the national economy, etc. These theories of determinism each assume a model in which the stimulus determines the response.

Viktor Frankl was a Jewish psychiatrist who survived the death camps of Nazi Germany. While in the death camps, Frankl realized that he alone had the power to determine his response to the horror of the situation. He exercised the only freedom he had in that environment by envisioning himself teaching students after his release. He became an inspiration for others around him. He realized that in the middle of the stimulus-response model, humans have the freedom to choose.

Animals do not have this independent will. They respond to a stimulus like a computer responds to its program. They are not aware of their programming and do not have the ability to change it. The model of determinism was developed based on experiments with animals and neurotic people. Such a model neglects our ability to choose how we will respond to stimuli.

We can choose to be reactive to our environment. For example, if the weather is good, we will be happy. If the weather is bad, we will be unhappy. If people treat us well, we will feel well; if they don't, we will feel bad and become defensive. We also can choose to be proactive and not let our situation determine how we will feel. Reactive behavior can be a self-fulfilling prophecy. By accepting that there is nothing we can do about our situation, we in fact become passive and do nothing.

The first habit of highly effective people is proactivity. Proactive people are driven by values that are independent of the weather or how people treat them. Gandhi said, "They cannot take away our self respect if we do not give it to them." Our response to what happened to us affects us more than what actually happened. We can choose to use difficult situations to build our character and develop the ability to better handle such situations in the future.

Proactive people use their resourcefulness and initiative to find solutions rather than just reporting problems and waiting for other people to solve them.

Being proactive means assessing the situation and developing a positive response for it. Organizations can be proactive rather than be at the mercy of their environment. For example, a company operating in an industry that is experiencing a downturn can develop a plan to cut costs and actually use the downturn to increase market share.

Once we decide to be proactive, exactly where we focus our efforts becomes important. There are many concerns in our lives, but we do not always have control over them. One can draw a circle that represents areas of concern, and a smaller circle within the first that represents areas of control. Proactive people focus their efforts on the things over which they have influence, and in the process often expand their area of influence. Reactive people often focus their efforts on areas of concern over which they have no control. Their complaining and negative energy tend to shrink their circle of influence.

In our area of concern, we may have direct control, indirect control, or no control at all. We have direct control over problems caused by our own behavior. We can solve these problems by changing our habits. We have indirect control over problems related to other people's behavior. We can solve these problems by using various methods of human influence, such as empathy, confrontation, example, and persuasion. Many people have only a few basic methods such as fight or flight. For problems over which we have no control, first we must recognize that we have no control, and then gracefully accept that fact and make the best of the situation.

SUMMARY OF THE SEVEN HABITS

Habit 1: Be Proactive

Change starts from within, and highly effective people make the decision to improve their lives through the things that they can influence rather than by simply reacting to external forces.

Habit 2: Begin with the End in Mind

Develop a principle-centered personal mission statement. Extend the mission statement into long-term goals based on personal principles.

Habit 3: Put First Things First

Spend time doing what fits into your personal mission, observing the proper balance between production and building production capacity. Identify the key roles that you take on in life, and make time for each of them.

Habit 4: Think Win/Win

Seek agreements and relationships that are mutually beneficial. In cases where a "win/win" deal cannot be achieved, accept the fact that agreeing to make "no deal" may be the best alternative. In developing an organizational culture, be sure to reward win/win behavior among employees and avoid inadvertantly rewarding win/lose behavior.

Habit 5: Seek First to Understand, Then to Be Understood

First seek to understand the other person, and only then try to be understood. Stephen Covey presents this habit as the most important principle of interpersonal relations. Effective listening is not simply echoing what the other person has said through the lens of one's own experience. Rather, it is putting oneself in the perspective of the other person, listening empathically for both feeling and meaning.

Habit 6: Synergize

Through trustful communication, find ways to leverage individual differences to create a whole that is greater than the sum of the parts. Through mutual trust and understanding, one often can solve conflicts and find a better solution than would have been obtained through either person's own solution.

Habit 7: Sharpen the Saw

Take time out from production to build production capacity through personal renewal of the physical, mental, social/emotional, and spiritual dimensions. Maintain a balance among these dimensions.

The 7 Habits of Highly Effective People: Powerful Lessons in Personal Change của tác giả Stephen Covey là một cuốn sách gây chấn động ngay từ khi xuất bản lần đầu ở Mỹ năm 1990. Cho đến nay cuốn sách này vẫn còn là một trong những cuốn sách bán chạy nhất với hơn 10 triệu ấn bản đã được phát hành.

Với văn phong giản dị, xúc tích và logic như toán học Covey dẫn dắt độc giả qua các khái niệm và quy luật của cuộc sống làm nền tảng giúp độc giả vươn tới những tầm cao mới cả về cuộc sống cá nhân cũng như nghề nghiệp. Những khái niệm của Covey nêu ra có giá trị bền vững và đã được kiểm nghiệm qua thời gian. Cống hiến của Covey cho nhân loại qua tác phẩm này là đáng kể. Nếu bạn muốn tự chủ trong cuộc sống của mình, hạnh phúc và thành đạt, nhất định bạn phải đọc cuốn sách này.

Hôm nay, chúng tôi mở ra chuyên mục này, tạm gọi tên là “Seven Habits Corner” làm nơi các thành viên đăng bài viết về các khái niệm của Seven Habits và bàn luận với nhau xung quanh cuốn sách tuyệt vời này.

Hy vọng cố gắng này sẽ giúp các bạn một phần nhỏ trên con đường tìm đến hạnh phúc trong cuộc sống.

Personality and Character Ethics

Bắt đầu từ những bức xúc trong cuộc sống của bản thân, Covey đã nghiên cứu hầu hết sách viết về những yếu tố cần thiết để trở thành con người thành đạt được xuất bản tại Hoa Kỳ từ năm 1776.

Qua hàng trăm cuốn sách, bài báo và bài luận, Covey đã rút ra được một điều thú vị là các sách viết về thành đạt ở Mỹ từ khoảng năm 1940 đến năm 1990 đều thuộc về cùng một trường phái đạo đức học gọi là Personality Ethics. Từ ngữ này có thể tạm dịch là Đạo đức học Nhân cách. Tuy nhiên từ ngữ Nhân cách không nói lên nhiều và thuật ngữ này cần phải được làm rõ. Personality Ethics dạy người ta thành đạt bằng cách sử dụng những kỹ xảo (techniques) trong giao tiếp với người khác để tạo nên một diện mạo đẹp (personality) nhờ đó lấy được thiện cảm, dẫn dụ người khác làm theo ý mình. Covey nhận xét rằng trường phái Personality Ethics chỉ dạy người ta dùng những giải pháp tình thế (quick fixes) kiểu bông băng và aspirin, và vì thế không thể đem lại hạnh phúc cho con người.

Trường phái thứ hai là trường phái Character Ethics (có thể tạm dịch là Đạo đức học Cá tính), phổ biến hàng trăm năm trước 1940. Character Ethics dạy rằng cuộc sống có những quy luật căn bản (basic principles). Con người muốn có thành công thực sự và hạnh phúc bền vững phải học cách áp dụng những quy luật đó vào cuộc sống của mình, sửa đổi Cá tính và thói quen của mình cho phù hợp với quy luật.

Việc trường phái Personality Ethics lấn át Character Ethics sau Thế chiến thứ I có thể nói là một điều không may cho nhân loại bởi vì Personality Ethics tạo nên thành đạt giả tạo cho những người áp dụng nó và tạo nên một xã hội ngày càng nhiều những kẻ đạo đức giả. Những người sống theo Personality Ethics sử dụng những kỹ năng, kỹ xảo trong giao tiếp, nhiều khi giả vờ tôn trọng, nịnh người ta, giả vờ có cùng sở thích với người ta để lấy lòng, khi lấy lòng được thì sẽ lợi dụng người ta. Nhiều người trong số đó đã biết kết hợp kỹ xảo với Possitive Mental Attitude (thái độ tinh thần tích cực – PMA) và tạo được bộ mặt đẹp đẽ của một người thành đạt với xã hội bên ngoài, nhưng sự thành đạt theo kiểu này không bền vững bởi vì chính bên trong những thành đạt giả tạo là khát vọng của con người muốn được sống thật với chính mình. Hãy nhìn xung quanh mình, bạn sẽ nhận ra đại diện của trường phái Personality Ethics ở khắp mọi nơi.

Và cuốn sách của Stephen Covey ra đời vào năm 1990 nhằm một mục đích giản dị: Đưa Character Ethics trở lại với loài người.

Primary and Secondary Greatness

Trong khi phê phán trường phái Personality Ethics, Covey vẫn khẳng định rằng những yếu tố của personality ethics—kỹ năng giao tiếp, chiến lược tác động là quan trọng, nhưng ông cho rằng cần phải xác định vai trò của những yếu tố đó là vai trò thứ yếu (secondary), chính Character mới giữ vai trò chính yếu (primary).

Thành đạt dựa trên luật nhân quả, gieo gì gặt nấy, không có lối tắt. Nếu tôi cố gắng sử dụng những thủ thuật để dẫn dụ người khác làm những gì tôi muốn, lao động tốt hơn, yêu mến tôi hơn, vv.. trong khi tôi thật sự chẳng tôn trọng yêu mến, tôn trọng gì những người sống quanh tôi, thì về lâu về dài tôi vẫn cứ là kẻ thất bại. Quan hệ dựa trên lòng tin (trust), lòng tin không thể xây dựng trên những thủ thuật giả tạo. Áp dụng Personality Ethics thiếu Character Ethics tất yếu sẽ dẫn đến khủng hoảng trong cuộc đời.

Tất cả chúng ta đều có những người bạn mà chúng ta tin tưởng tuyệt đối, mặc kệ họ có biết khéo léo sử dụng các kỹ năng giao tiếp hay không. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta biết cá tính của họ, chứ không chỉ biết nhân cách của họ.

William George Jordan đã từng nói: "Into the hands of every individual is given a marvelous power for good or evil -- the silent unconscious, unseen influence of his life. This is simply the constant radiation of what man really is, not what he pretends to be."

(2) Paradigm là gì?

Khái niệm căn bản nhất của Seven Habits là khái niệm "paradigms""Paradigm Shift".

Từ ngữ paradigm bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, được sử dụng như thuật ngữ khoa học với nghĩa là hình mẫu, lý thuyết, khái niệm, giả thuyết hoặc khung tham chiếu (model, theory, perception, assumption, or frame of reference). Nói đơn giản paradigm là cách chúng ta “nhìn” thế giới, “nhìn” ở đây có nghĩa là hiểu và giải thích chứ không phải cái nhìn đơn thuần.

Nói vậy cũng chưa rõ. Ví dụ khác của paradigms là một tấm bản đồ. Tấm bản đồ là hình vẽ diễn tả và giải thích một vùng đất nào đó. Nhờ có bản đồ mà bạn “nhìn” thấy được vùng đất đó.

Trong cuộc sống hàng ngày bản đồ giúp bạn tìm đường đi rất thuận tiện. Giả sử bản đồ in sai hoặc bạn dùng nhầm bản đồ thì chắc chắn bạn sẽ bị lạc đường. Khi đã lạc đường thì càng đi nhanh bao nhiêu, càng lạc xa bấy nhiêu.

Mỗi người chúng ta có rất nhiều paradigms, trong đó có thể chia ra 2 loại chính: Paradigm về thực tế (ways things are) và Paradigm về lý tưởng (ways things should be).

Điều rất lạ là đa số con người thường ít khi băn khoăn về độ chính xác của những tấm bản đồ mình có. Thậm chí đa số còn không phân biệt được khái niệm paradigm (map) với thực tế (territory). Chúng ta thường dễ dàng giả thiết rằng cái chúng ta “nhìn thấy” chính là thực tế (the way things are), thậm chí là lý tưởng (the way things should be).

Ấy thế mà toàn bộ thái độ và hành vi của chúng ta đều bắt nguồn từ những điều chúng ta “nhìn thấy”, bởi vì đó chính là nguồn gốc trực tiếp của tư duy và hành động.

Để hiểu luận điểm này, chúng ta có thể nhìn vào bức tranh sau đây mới đăng gần đây trong mục đố vui . Bức tranh này đã được sử dụng làm trắc nghiệm tâm lý ở trường Havard cũng như ở trung tâm đào tạo của Covey từ lâu. Một số người nhìn thấy một cô gái trẻ xinh đẹp, một số người nhìn thấy một bà già có cái mũi to tướng, đó là vì paradigm của họ khác nhau. Bức tranh được dùng để minh họa sức mạnh của paradigm. Hai người có thể khác nhau và cả hai đều không sai, vấn đề là paradigm của họ khác nhau.

Bức tranh trên cũng minh họa khái niệm “Paradigm Shift”, thay đổi Paradigm. Paradigm Shift khi bạn nhìn bức tranh này thật đơn giản, nhưng thay đổi đại đa số Paradigms bạn có là quá trình phức tạp và thường đòi hỏi sự kiên nhẫn cũng như lòng dũng cảm.

Cả hai trường phái Character Ethic và Personality Ethic đều là những ví dụ của social paradigms, những tấm bản đồ hướng dẫn hành vi của bạn. Nếu bạn đã chọn sai tấm bản đồ thì dù bạn cố gắng đến bao nhiêu hạnh phúc vẫn cứ xa vời.

Paradigm Shift là điều xảy ra khi paradigm của người ta bất thần thay đổi, khi đó người ta thường kêu lên, “À, ra thế”. Đó là khoảnh khắc mà người ta cảm thấy đầu óc đang u tối chợt trở nên sáng rõ. Thuật ngữ này lần đầu được Thomas Kuhn sử dụng trong cuốn sách bất hủ “The Structure of Scientific Revolutions”. Kuhn đã dẫn chứng hầu hết những tiến bộ vượt bực trong khoa học đều bắt đầu với sự phá vỡ một truyền thống, một cách nghĩ cũ, hay nói cách khác, một Paradigm cũ.

Đối với nhà thiên văn học cổ Ai Cập vĩ đại Ptolemy thì mặt đất là trung tâm của vũ trụ, nhưng Copernicus đã tạo nên một cú Paradigm Shift, và bất chấp bao nhiêu phản kháng, cuối cũng người ta cũng thay đổi và nghĩ rằng mặt trời là trung tâm. Rõ rằng tất cả các khái niệm về thiên văn học đột ngột thay đổi.

Thời đại vật lý Newton dựa trên paradigm của chiếc quả lắc đồng hồ. Tuy paradigm này đến ngày nay vẫn còn là căn bản của kỹ thuật, paradigm này còn rất thiếu sót. Khoa học đã thay thế paradigm của Newton bằng paradigm của Einstein, với giá trị dự đoán và giải thích lớn hơn rất nhiều.

Trước ngày có paradigm của lý thuyết về vi khuẩn, biết bao nhiêu phụ nữ và trẻ em đã chết mà không ai giải thích được nguyên nhân. Kể cả trong quân đội thời đó, số binh lính chết vì vết thương nhiễm khuẩn lớn hơn cả số binh lính chết trong khi đánh trận.

Không phải mọi Paradigm Shifts trên đời đều là thay đổi theo chiều hướng tích cực. Như bạn thấy trong bài về Paradigm, sự thay đổi từ character ethic sang personality ethic sau thế chiến I đã xảy ra theo chiều hướng tiêu cực.

Tuy nhiên, bất luận một paradigm shift đi theo chiều hướng nào, xảy ra nhanh hay chậm, đặc trưng của Paradigm shift là thay đổi cách chúng ta “nhìn” thế giới. Thay đổi cách hiểu thế giới chính là nguồn sức mạnh để thay đổi con người. Paradigm của mỗi người, bất luận là đúng hay sai, chính là nguồn gốc của thái độ và hành vi, quyết định kết quả cuối cùng của quan hệ với mọi người.

Dưới đây là một tiểu Paradigm Shift đã xảy ra với Covey một buổi sáng chủ nhật nọ trên subway ở New York.

Hôm đó, trên toa tàu, mọi người ngồi tĩnh lặng, một vài người đọc báo, một vài người ngồi mơ màng suy nghĩ đâu đâu, một số khác ngồi nghỉ mắt nhắm nghiền. Khung cảnh thật bình yên.

Đột nhiên có một người đàn ông đi cùng với một đứa bé lên toa tàu. Đứa trẻ rất hiếu động, ồn ào làm phá vỡ cả bầu không khí tĩnh lặng. Người đàn ông ngồi xuống cạnh Covey và nhắm mắt lại, dường như không quan tâm gì đến đứa trẻ, khi đó đang hò hét, ném đồ vật, thậm chí kéo cả tờ báo của một hành khách khác. Ai cũng thấy đứa bé này thật là khó chịu, thế mà bố nó chẳng thèm để ý. Covey không thể hiểu nổi tại sao người đàn ông này lại trơ trẽn và vô trách nhiệm đến thế. Cuối cùng, không thể chịu đựng nổi nữa, Covey quay sang phía người đàn ông và bảo ông ta: “Thưa ngài, con của ngài đang làm phiền rất nhiều người”.

Người đàn ông dường như chợt tỉnh và trả lời Covey rất nhỏ nhẹ: “Ồ, ngài nói đúng, đáng lẽ ra tôi phải bảo ban cháu. Chúng tôi vừa bệnh viện trở về. Mẹ cháu vừa qua đời khoảng một giờ trước. Tôi không còn đầu óc nào để suy nghĩ nữa.”

Vào khoảnh khắc đó, Covey nhận thấy paradigm của mình đột ngột thay đổi. Tự nhiên ông nhìn cảnh vật trước mắt hoàn toàn khác. Tất cả sự khó chịu, bực bội tan biến. Covey chẳng còn phải cố gắng để nhịn nỗi bực dọc, và kiểm soát hành vi cũng như thái độ của mình nữa.

Nhiều người đã trải qua Paradigm Shift tương tự như vậy khi những sự việc đe dọa tính mạng xảy ra. Họ đột nhiên nhận thấy trật tự ưu tiên các việc trong đời thay đổi, hoặc đột nhiên họ nhận thấy một vai trò khác của mình. Người ta có thể cố gắng áp dụng Personality Ethics hàng năm trời, cố gắng thay đổi thái độ và hành vi, nhưng những thay đổi đó chỉ là tạm thời, nhỏ bé. Để thay đổi lớn chúng ta cần phải sửa đổi Paradigm của mình.

Sửa đổi hành vi và thái độ giống như chặt cây ở trên ngọn, sửa đổi Paradigm giống như chặt cây ở gốc vậy.

Sống và Nhận thức

Vậy Paradigm là cách mà chúng ta nhận thức thế giới. Không thể tách Paradigms khỏi Cá tính được. Vì thế đối với con người thì sống là nhận thức (Being is seeing). Điều mà bạn “nhìn thấy” gắn chặt với tính cách của bạn.

Quá trình đi đến hạnh phúc của con người là quá trình sửa đổi đồng thời cả Being và Seeing một cách có ý thức.

Khi bạn gặp khó khăn, trục trặc trong cuộc sống, bạn thường hay nhìn đến những người mà bạn thấy là hạnh phúc và thành đạt hơn bạn và nghĩ, tại sao họ lại sung sướng thế nhỉ? Vì bạn đã chịu ảnh hưởng (tiêu cực) của Personality Ethics, bạn thường sẽ có xu hướng giải thích sự thành đạt của người khác bằng những thuộc tính hình thức. Vì thế cho dù bạn có nhìn vào hàng ngàn tấm gương thành đạt, bạn vẫn chẳng tìm ra được giải pháp cho khó khăn của chính mình. Khi đó hãy nhớ nhận xét của Covey:

Nhận thức của bạn chính là nơi ẩn chứa trục trặc. (The way we see the problem is the problem).

Một số ví dụ đơn giản sau đây sẽ giải thích cho bạn rõ hơn ý nghĩa câu nhận xét trên. Bạn sẽ thấy rõ Personality Ethic và Character Ethic nhìn cùng một vấn đề theo cách hoàn toàn khác nhau. Và rủi thay, nhiều người trong số chúng ta thiên về cách nhận thức của Personality Ethic.

- Tâm sự của một giám đốc:

Tôi đã theo học bao nhiêu khóa đào tạo quản trị nhân sự. Tôi mong muốn quản trị tốt những nhân viên dưới quyền mình, cố gắng tỏ ra thân thiện với họ, đối xử tốt với họ. Thế nhưng tôi thấy họ chẳng có chút gì đáp lại. Nếu tôi nghỉ ốm một ngày, đó sẽ là ngày vui của họ, mọi người ngồi uống nước, tán phét suốt ngày mà chẳng ai làm ăn gì. Tôi phải làm gì để đào tạo họ trở thành những con người có trách nhiệm?

Personality Ethic bảo tôi rằng tôi nên lập ra quy định ngặt nghèo hơn trong công ty, trừng phạt những người lười biếng, đặt camera theo dõi bắt những tay bỏ việc ra ngoài hút thuốc lá, sa thải những kẻ bướng bỉnh và đăng ký thêm vài khóa học quản trị nhân sự nữa cho chính bản thân tôi.

Khi tôi hiểu Character Ethic tôi nhìn nhận vấn đề khác hẳn. Tôi tự đặt mình vào địa vị của những người làm công ăn lương trong công ty và tự hỏi liệu ông giám đốc này có phải là người tử tế hay không? Ông ấy đối xử với người lao động như những con người hay chỉ như những cỗ máy. Tôi sẽ tự vấn mình, tận sâu trong đáy lòng tôi nghĩ gì về những người nhân viên này?

Cách tôi nhìn nhận những người nhân viên đó chính là cội rễ của trục trặc trong việc quản lý nhân sự của tôi. Character Ethic dạy tôi phải điều chỉnh nhận thức của mình trước khi mong nhận được kết quả ngọt ngào từ họ.

- Tâm sự của một người chồng:

Hôn nhân của tôi có vấn đề mặc dù chúng tôi chẳng có gì để tranh chấp với nhau cả, chỉ đơn giản là hai người chẳng yêu nhau nữa, thế thôi. Chúng tôi đã đến tư vấn gia đình, nhưng cảm giác yêu thương say đắm ngày xưa có lẽ chẳng bao giờ trở lại.

Personality ethic bảo tôi rằng, nên tìm đọc vài quyển sách dạy cách “điều trị” những bà vợ bướng bỉnh, hoặc đi tìm thêm vài nơi tư vấn gia đình tốt hơn, họ có thể làm cho hai người nói hết ra những nỗi bực tức, bất đồng, và hai người lại có thể quay trở lại sống với nhau. Còn nếu tất cả các biện pháp đều không hiệu quả thì có lẽ tốt hơn là ly hôn. Personality ethic luôn nhắc nhở vào tai tôi: trục trặc này là tại vì bà vợ của tôi, vì bố mẹ vợ khó tính, vì công việc của tôi hay phải đi xa, vì... cái gì gì đó ở ngoài kia chứ nhất định không phải vì tôi.

Character Ethic nhắc nhở tôi rằng không phải lúc nào trục trặc cũng là tại các bà vợ. Có một số paradigm căn bản qua đó tôi “nhìn nhận” vợ mình, hôn nhân của mình, tình yêu của mình và chính sai lệch của paradigm đó là căn nguyên của mọi vấn đề. Nếu tôi không sửa đổi paradigm đó, dù tôi có tự động viên mình bao nhiêu, có cố gắng cười tươi với bà vợ bao nhiêu, nhịn bao nhiêu hôn nhân của tôi vẫn cứ trục trặc. Aspirin và thuốc đỏ không chữa được bệnh kinh niên.

A New Level of Thinking

Albert Einstein có một câu nói bất hủ "The significant problems we face cannot be solved at the same level of thinking we were at when we created them.”.

Tư duy cũng có đẳng cấp. Thuyết của Newton là một đẳng cấp trong tư duy và thuyết của Einstein là một đẳng cấp cao hơn. Những vấn đề mà thuyết của Newton không giải thích được thì sẽ chẳng bao giờ giải thích được, nếu không thay thế paradigm bằng paradigm của Einstein.

Personality Ethic đã ngấm sâu trong xã hội ngày nay. Covey nhìn vào những mối quan hệ xã hội và nhận ra rằng có những bệnh tật trầm kha không thể chữa khỏi bằng những biện pháp tình thế mà Personality Ethic luôn dạy người ta.

Khi gặp những khó khăn căn bản như vậy, chỉ có một cách giải quyết là phải “nâng cấp” tư duy của mình lên một đẳng cấp khác của tư duy cao hơn đẳng cấp tư duy đã gây ra vấn đề.

Chính dựa trên tư tưởng này, Seven Habits dạy người ta rằng khi gặp khó khăn thì nơi đầu tiên để tìm đầu mối của trục trặc chính là bản thân mình. Bắt đầu bằng cách tự nhìn lại paradigms, cá tính, giá trị và động cơ của chính mình thay vì lúc nào cũng đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc cho những người khác. Thay vì nghĩ rằng “the problem is out there”, trước hết hãy cảnh báo mình rằng khả năng cao nhất là “the problem is right here, within yourself.”

We are what we repeatedly do. Excellence, then, is not an act, but a habit.

-- ARISTOTL

Cá tính của mỗi người là tổng hợp của những thói quen của người đó. Theo luật nhân quả, gieo ý nghĩ, gặt hành động; gieo hành động gặt thói quen; gieo thói quen gặt cá tính; gieo cá tính, gặt số phận.

Chính vì vậy mà thói quen đóng vai trò cực kỳ to lớn trong cuộc sống của chúng ta. Nhiều khi ta không để ý là mình có một thói quen nào đó, nhưng thói quen đó vẫn tiếp tục, ngày càng vững chắc hơn, thể hiện cá tính của ta và quyết định số phận của ta.

Horace Mann, nhà giáo dục vĩ đại có lần đã nói, "Thói quen như một sợi dây cáp. Mỗi ngày ta chỉ tết thêm một sợi dây nhỏ, và chỉ sau một thời gian ngắn khó lòng mà có thể dứt đứt được sợi dây cáp”.

Ta có thể tập nhiễm thói quen mới, cũng có thể “cai” thói quen cũ. Quá trình xây dựng cũng như bãi bỏ một thói quen là quá trình lâu dài chứ không thể một chốc một lát mà thực hiện được. Khi tập nhiễm hoặc “cai” bỏ đi một thói quen người ta phải thắng được quán tính tâm lý của bản thân. Lực cản này lớn nhất khi mới bắt đầu việc tập nhiễm hay “cai”, giống như khi phóng tàu vũ trụ, vài giây đầu là những giây phải tập trung sức đẩy mạnh nhất để thắng lực hút của trái đất. Vạn sự khởi đầu nan mà. Nếu bạn muốn tập nhiễm một thói quen tốt, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn lúc đầu, nhưng khi bạn đã có thói quen đó, chính quán tính mà bạn mới có được sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao hơn trong cuộc sống.

Định nghĩa Thói quen.

Covey định nghĩa Thói quen là miền giao nhau của tri thức, kỹ năng và mong muốn (Habit is the intersection of knowledge, skill, and desire). Tri thức được hiểu là paradigm lý thuyết của mỗi người, trả lời câu hỏi làm gì? tại sao làm? Kỹ năng trả lời câu hỏi Làm thế nào? Và mong muốn chính là ý muốn thực hiện hành vi. Để có một thói quen, ta phải có hội đủ cả 3 yếu tố này.

Lấy ví dụ về một người lúc nào cũng chỉ thích nói mà không biết lắng nghe và gặp khó khăn trong quan hệ với mọi người xung quanh. Rõ ràng anh ta cần học thói quen lắng nghe người khác nói. Nhưng để có được thói quen này trước hết anh ta phải hiểu được Quy luật của giao tiếp người-người để biết được rằng anh ta cần phải lắng nghe (tri thức). Sau đó anh ta phải biết phương pháp lắng nghe và mong muốn làm việc đó. Ví dụ này thật đơn giản nhưng nó diễn tả cho chúng ta thấy, để tạo một thói quen chúng ta cần phải tính đến cả 3 khu vực đó.

Quá trình thay đổi của mỗi người giống như quá trình đi lên trên một đường xoáy trôn ốc với sự tương tác giữa “nhận thức” và “sống”. Seeing thay đổi Being và Being đến lượt mình lại thay đổi Seeing. Bằng cách sửa đổi một số thói quen của mình bạn có thể rũ bỏ được paradigm của Personality Ethic. Đôi khi quá trình thay đổi là một quá trình khó khăn, đau đớn và cần phải có lòng dũng cảm mới thực hiện được. Hạnh phúc có thể được định nghĩa là kết quả của khả năng và mong muốn của con người hy sinh cái mình muốn ở thời điểm hiện tại để đạt được cái mình muốn ở thời điểm tương lai.

(6) Interdependence

Mỗi con người bắt đầu cuộc đời là một trẻ sơ sinh, hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc nâng niu của người khác. Không có ai chăm sóc thì trẻ sơ sinh khó lòng tồn tại được. Khi đó con người ở trạng thái Dependence.

Thế rồi thời gian trôi qua, đứa trẻ kia dần dần lớn lên, càng ngày càng trở nên độc lập hơn về các phương diện: thể chất, tinh thần, tình cảm, tài chính. Đến một ngày con người trưởng thành, có thể tự chăm sóc được bản thân, biết tự chủ. Con người đã trở thành Independence.

Khi con người lớn lên nữa thì sẽ dần dần nhận ra rằng mọi sự vật trên đời đều phụ thuộc lẫn nhau, trong xã hội mọi cá nhân và tổ chức cũng phụ thuộc lẫn nhau như trong một vòng tròn sinh thái vậy. Cuộc sống và hạnh phúc của con người phụ thuộc vào mối quan hệ giữa họ với những người xung quanh họ. Một số người phát triển đến cấp độ cao hơn của Independence là Inter-dependence.

Sự phát triển của con người là theo luật của tự nhiên. Một người có thể hoàn toàn độc lập về thể chất nhưng tinh thần thì lại chưa độc lập. Nhưng có người phụ thuộc về thể chất nhưng tinh thần thì lại độc lập.

Ba trạng thái trên đây thể hiện 3 paradigms khác nhau.

Paradigm Dependence là paradigm kiểu “bố phải chăm sóc con, bố làm hộ con, nếu bố không làm được, con bắt đền bố đấy….” Người dependence luôn cần người khác cho họ cái mà họ muốn. Người dependence về mặt tình cảm đôi khi cảm thấy tự tin vào mình, tưởng là mình independence, nhưng sự tự tin đó có thể tan biến rất nhanh khi người mà người đó dựa vào biến mất hoặc thay đổi, kiểu “… nếu em bỏ anh thì đời anh từ nay xuống dốc …”

Paradigm Independence là paradigm kiểu “Tôi có thể làm được, tôi chịu trách nhiệm, tôi không phụ thuộc vào ai cả, tôi có quyền lựa chọn”. Khi tôi độc lập về mặt tinh thần, tôi có thể điều khiển được ý nghĩ của mình hướng đến nơi mà tôi muốn, tôi có thể sắp xếp và diễn đạt ý nghĩ của tôi theo một cách mà người khác có thể hiểu được. Khi tôi độc lập về tình cảm, việc anh đối xử tệ với tôi không làm cho tôi cảm thấy kém tôn trọng chính tôi hơn.

Paradigm Interdependence là paradigm kiểu “chúng ta có thể làm đựợc việc này, chúng ta có thể cùng hợp tác để sáng tạo nên cái gì đó lớn hơn cái mà một mình tôi hay bạn có thể làm được”. Người Inter-dependence có khả năng tập hợp cố gắng của mình với người khác để làm được việc.

Rõ ràng là Independence cao hơn Dependence, nhưng Independence không phải là mức cao nhất của sự phát triển. Tuy nhiên paradigm phổ biến của xã hội ngày nay là Independence. Covey giải thích xu hướng đó là phản ứng tự nhiên của thời kỳ trước khi con người có ít tự do hơn. Khi người ta mới thoát ra khỏi cảnh bị nô lệ thì người ta sẽ thấy độc lập là cái quý giá nhất. Có lẽ chính vì thế mà con người ta ít khi nghĩ và tìm hiểu về khái niêm interdependence (phụ thuộc lẫn nhau), thậm chí khái niệm này bị hiểu lầm là một biến thái của phụ thuộc, phụ thuộc lẫn nhau cũng là một kiểu phụ thuộc, nhiều người ghét và sợ phụ thuộc.

Đúng là bản thân Độc lập đã là một trạng thái tuyệt vời, một thành công lớn, nó cho người ta quyền được sống như mình muốn. Thế nhưng độc lập không phải là mức cao nhất của phát triển vì nó không hòa hợp với luật của tự nhiên, luật của vòng tròn sinh thái. Để thành đạt và có cuộc sống hạnh phúc người ta cần phải biết sống trong tập thể, đá bóng thì phải biết phối hợp ăn ý với cả đội chứ không thể làm ngôi sao đứng một mình.

Interdependence hoàn toàn khác xa Dependence. Interdependence là sự lựa chọn chỉ có những người Independence mới có.

Nếu tôi là người Interdependent về tình cảm, tôi tự hiểu được giá trị của bản thân mình, tôi yêu thương và tôn trọng chính mình, nhưng tôi hiểu rằng tôi cần phải yêu thương người khác và được người khác yêu thương đáp lại.

Nếu tôi là người Interdependent về mặt trí tuệ, tôi có ý tưởng, có chủ kiến của riêng tôi, nhưng tôi hiểu rõ rằng tôi cần phải tập hợp những ý tưởng hay nhất của người khác để kết hợp với những gì của tôi.

Là một người Interdependent tôi có cơ hội được sống hết mình, sống có ý nghĩa với người khác, vì người khác, đồng thời tôi sử dụng được tiềm năng, tài năng của những người khác quanh tôi.

Những người Dependent không thể chọn trở thành Interdependent được bởi vì họ không quản lý được chính bản thân mình (they don't own enough of themselves).

(7) Ngỗng đẻ trứng vàng - Ngụ ngôn và quy luật cân bằng P/PC

Lý thuyết của Seven Habits định nghĩa khái niệm “hiệu quả” (effectiveness) dựa trên quy luật rút ra từ câu chuyện ngụ ngôn Aesop này. Covey gọi tên là quy luật này là luật cân bằng P/PC.

Chuyện kể rằng, ngày xưa có một bác nông dân nghèo một ngày kia thấy con ngỗng của nhà mình đẻ ra quả trứng bằng vàng ròng. Những ngày tiếp theo mỗi ngày con ngỗng đều đẻ cho bác nông dân một quả trứng như thế. Bác nông dân vì quá mong trở nên giàu có nhất thế gian, đã mất kiên nhẫn và không muốn ngồi đợi để mỗi ngày chỉ được một quả trứng vàng. Bác nông dân mổ bụng con ngỗng định lấy ra tất cả số trứng vàng. Nhưng khi mổ bụng ngỗng ra thì bác nông dân chẳng thấy trứng vàng nào mà sau đó bác cũng chẳng bao giờ có trứng vàng nữa.

Từ câu chuyện này Covey rút ra quy luật. Hiệu quả thật sự cần bảo đảm được sự cân bằng giữa 2 yếu tố: sản phẩm, kết quả mong muốn (là những quả trứng vàng) và khả năng của tài sản (con ngỗng) có thể sản xuất ra sản phẩm vàng, gọi tắt là Production (P) và Production Capability (PC). Nếu chỉ quan tâm đến P mà quên PC, thì PC sẽ giảm và đến ngày nào đó chẳng có P mà thụ hưởng giống như bác nông dân trong truyện trên. Nếu chỉ quan tâm đến PC mà không định hướng đến P thì đến một ngày nào đó cũng sẽ chẳng có P để mà tồn tại.

Hiệu quả chính là sự cân bằng giữa P và PC. Bây giờ chúng ta theo chân Covey phân tích một số ví dụ về cân bằng P/PC để hiểu rõ hơn ứng dụng của quy luật này trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ.

Về cơ bản, con người có ba loại tài sản: vật chất, tài chính và con người (physical, financial, and human). Chúng ta sẽ phân tích về P/PC balance đối với từng loại tài sản đó.

Vài năm trước tôi mua một tài sản vật chất, một cái máy xén cỏ. Ngày nào tôi cũng dùng mà chẳng bảo trì. Cái máy chạy được 2 mùa và bắt đầu trục trặc. Tôi mang ra hàng sửa nhưng người ta bảo máy đã quá tã, có sửa cũng nay hỏng mai sửa. Thế là cái máy gần như là vô giá trị. Giá mà tôi chịu khó đầu tư vào PC một chút để duy trì, bảo dưỡng nó thì đến nay có lẽ tôi vẫn còn được hưởng dịch vụ của cái máy đó (P). Tính đi tính lại tôi thấy mình dại, bây giờ tôi phải mua cả cỗ máy mới thì tốn tiền hơn. Cách sử dụng cái máy xén cỏ của tôi thật là kém hiệu quả.

Đối với tài sản tài chính cũng vậy, P là lợi nhuận còn PC là đầu tư gốc. Nếu quá ham lợi nhuận (interest) mà làm thiệt hại đến đầu tư gốc (principal) thì hậu quả cũng tương tự như với các tài sản vật chất.

Trong lĩnh vực con người, cân bằng P/PC cũng quan trọng không kém, thậm chí còn quan trọng hơn bởi vì chính con người có quyền điều khiển 2 loại tài sản nêu trên. Mặc dù một số người không nhận ra tầm quan trọng của quy luật này. Khi quan hệ người-người đổ vỡ, thiệt hại về tài chính, vật chất khó tránh khỏi, nhiều khi vật chất trở nên vô nghĩa.

Trong quan hệ vợ chồng khi người ta ham thu lấy quả trứng vàng là những điều cá nhân mình muốn mà quên mất rằng điều quan trọng hơn là phải bảo vệ mối quan hệ giữa 2 người, họ sẽ trở nên kém nhạy cảm, không biết điều, bất lịch sự và có thể cả xấu bụng nữa. Khi con người, giống như bác nông dân trong truyện ngụ ngôn, bị mù quáng vì muốn có quả trứng vàng, họ sẽ thích sử dụng những biện pháp để áp đặt, lừa dối người khác thay vì yêu thương và thông cảm. Con ngỗng không bị mổ bụng, nhưng nó bị ốm, càng ngày càng ốm nặng và có thể qua đời.

Trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, vì trẻ con còn phụ thuộc vào cha mẹ, và rất yếu đuối về tâm lý. Chỉ cần các bậc cha mẹ thiếu suy nghĩ một chút, thì đã có thể rơi vào trạng thái quên mất tầm quan trọng của PC mà chỉ muốn có ngay P. Để duy trì PC, cần phải nói chuyện với trẻ, tìm hiểu nó, xây dựng thiện cảm với nó và huấn luyện nó có những thói quen từ đơn giản đến phức tạp. Còn nếu muốn có ngay sản phẩm tức thì thì chỉ cần áp đặt hay lừa dối, quá dễ. Cha mẹ vừa to khỏe hơn, vừa thông minh hơn, cha mẹ luôn đúng. Vì thế nhiều người có thể nghĩ: việc quái gì phải nói chuyện, giải thích dài dòng, ra lệnh cho nó, nó phải làm theo, nếu nó không nghe thì đánh cho mấy roi là phải nghe lời ngay. Họ quên mất rằng, nếu làm cho đứa trẻ hiểu được việc nó cần làm là đúng và nên làm, kết quả có được lớn hơn rất nhiều. Bạn sẽ có một đứa con biết tự làm việc đúng, biết sống có trách nhiệm không cần bạn phải cầm roi đứng bên cạnh dọa nạt.

Giả sử bạn muốn phòng của con gái bạn sạch sẽ, đấy là P, quả trứng vàng và bạn muốn chính con gái bạn tự dọn dẹp phòng của mình, đó là PC (con gái bạn là con ngỗng). Nếu bạn có cân bằng P-PC, con gái bạn dọn dẹp phòng một cách vui vẻ, không cần ai nhắc, vì nó biết việc đó là cần thiết và nó muốn làm việc đó. Khi đó bạn sở hữu một tài sản vô giá.

Thế nhưng nếu bạn chỉ biết tập trung vào P, muốn có sản phẩm bằng mọi giá, bạn sẽ thấy mình giục giã, nài nỉ, dọa nạt, quát tháo, phỉnh nịnh, nhử mồi để con gái bạn làm một việc nhỏ là dọn phòng. Nếu bạn làm vậy PC sẽ giảm và hậu quả thì bạn hiểu quá rõ.

Covey kể một câu chuyện về P/PC balance giữa ông và con gái. Covey có thói quen xếp lịch hẹn hò riêng với từng đứa con của ông. Trong một dịp như vậy ông lại gần cô con gái nhỏ và hỏi, con muốn bố con mình làm gì tối nay, buổi hẹn riêng của bố con mình? Cô bé trả lời: Không sao đâu bố, làm gì cũng được ạ. Covey vẫn cố gặng hỏi: Bố nói thật đấy, bố con mình sẽ làm bất cứ việc gì con thích làm. Sau một hồi gặng hỏi khá lâu, cô bé mới nói: Con sợ việc con thích thì bố lại không thích đâu. Covey trả lời: Không đâu, bất kỳ đó là việc gì, nếu con thích thì bố sẽ thích mà, bố cho con chọn đấy. Cô bé thỏ thẻ: Nếu thế thật, thì con thích đi xem phim Star Wars, nhưng con biết bố ghét phim ấy lắm, lần trước đi xem bố ngủ suốt cả buổi, con biết bố không thích phim viễn tưởng, nhưng như thế cũng không sao đâu mà. Covey trả lời: không, bố muốn đưa con đi xem Star Wars lần này. Cô bé nói tiếp: Không sao đâu bố, bố không cần phải lo lắng cho con, không xem Star Wars cũng không sao mà, nhưng bố biết không, bố không thích Star Wars vì bố không hiểu ý nghĩa của Hiệp sỹ Jedi. Bố biết không, những điều bố dạy học trò của bố, người ta cũng dạy các Hiệp sỹ Jedi giống hệt như vậy. Thật vậy không? Nếu thế thì nhất định bố con mình phải đi xem tối nay.

Và buổi tối đó, Covey ngồi cạnh cô con gái trong rạp như một cậu học trò, nghe giảng giải về Star Wars. Đó không chỉ là một bộ phim. Đó là cả một paradigm về triết lý của các Hiệp sỹ Jedi. Đó là một buổi tối hạnh phúc mà Covey sẽ không bao giờ quên. Đó không chỉ là một Sản phẩm – P bình thường, đó là một món quà vô giá của đầu tư lâu dài vào PC mà Covey đã kiên nhẫn thực hiện.

(8) Proactive là gì?

Thói quen số 1 trong Seven Habits là “Be Proactive”, bước đầu tiên trong 3 thói quen để tự chủ bản thân (Private Victory) trong số Seven Habits.

Proactive là một từ ngữ hiện nay đã được dùng rất phổ biến, nhất là trong các sách về quản trị kinh doanh. Thế nhưng ít từ điển định nghĩa từ này và có lẽ trong tiếng Việt chưa có thuật ngữ tương đương. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về thói quen số 1 này đồng thời làm rõ nghĩa của thuật ngữ này.

Proactive là một Paradigm của nhận thức mà Covey giới thiệu và khuyên mọi người sử dụng để thay thế các Paradigm cũ. Vậy các paradigm cũ mà chúng ta thường sử dụng là gì vậy?

Có 3 paradigms phổ biến trong xã hội mà người ta thường áp dụng để nhận thức về con người thuyết di truyền, thuyết tâm lý và thuyết môi trường. Ba thuyết này có thể áp dụng cùng với nhau hoặc riêng lẻ. Nhiều người áp dụng cả 3 thuyết này để nhận thức về chính bản thân mình:

Thuyết di truyền cho rằng tính cách của bạn là do ông bà cha mẹ để lại cho bạn trong gen di truyền. Ông bà nóng tính thì cháu cũng nóng tính. Giỏ nhà nào, quai nhà nấy. Thuyết tâm lý cho rằng những điều kiện tâm lý xung quanh bạn trong quá trình bạn lớn lên làm nên cá tính của bạn. Nếu bố mẹ bạn ít cho bạn có điều kiện giao tiếp với người khác, khi lớn lên bạn sẽ hay xấu hổ khi tiếp xúc với mọi người. Nếu bạn thấy mình có lỗi khi làm việc gì đó sai, chẳng qua là vì bạn nhớ lại hồi bé bị phạt khi bạn không ngoan. Thuyết môi trường cho rằng môi trường xung quanh quyết định cá tính của bạn, môi trường gồm cả vợ chồng, người yêu, xếp, cả điều kiện ở trường lớp, điều kiện kinh tế quốc gia, vv. Một hoặc tất cả các yếu tố đó làm nên cá tính của bạn.

Ba thuyết kể trên có điểm chung là đều từa tựa lý luận trong thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov, thuyết bật đèn cho chó ăn. Nếu trước khi cho chó ăn bạn luôn bật đèn, sau này bạn chỉ cần bật đèn thì con chó sẽ tiết ra nước bọt. Ý tưởng chung là mỗi chủ thể đã được tạo dựng nên theo cách nào đó để phản ứng lại theo một kiểu nhất định, khi có một tác nhân.

Nhưng Covey đã chỉ ra rằng, không thể áp dụng paradigm áp dụng cho con chó để giải thích đúng hành vi Tâm lý-Xã hội của con người, bởi vì con người là một chủ thể đặc biệt, rất đặc biệt. Con người có ý thức (self-awareness), tức là khả năng tự nhận thức về chính mình, về hành vi, giá trị, và chính paradigm của mình. Giống như Tôn Hành Giả có phép phân thân, ai cũng có khả năng tự treo hồn mình lên trần nhà nhìn xuống để tự nhận xét chính bản thân mình. Con người còn có khả năng tưởng tượng nữa, bạn có thể ngồi một chỗ tưởng tượng mình theo thuyền trưởng Blood đi phiêu lưu khắp nơi, bạn cũng có thể tưởng tượng được mình sẽ ra sao nếu mình thay đổi và áp dụng một paradigm khác, thậm chí bạn có thể nhắm mắt lại và tưởng tượng được đám tang của mình sẽ ra sao. Không con vật nào có thể làm như vậy được. Hai khả năng đặc biệt này của con người là điều làm cho con người khác xa loài vật.

Ấy thế mà, nhiều người trong chúng ta, vì không biết mà áp dụng mãi những paradigm sai lệch, vì thế không nhận biết được khả năng của mình, và dẫn đến phạm hai sai lầm căn bản: Một là đánh giá bản thân mình qua những nhận xét của xã hội, mọi người xung quanh về mình. Khi xã hội đánh giá sai mình thì chính mình cũng không còn biết mình là ai nữa. Hai là buông xuôi để mặc cho những điều kiện tâm lý, di truyền và môi trường quyết định cá tính, theo đó quyết định số phận của mình; khi gặp thất bại thì đổ lỗi cho tất cả những hoàn cảnh, điều kiện đó.

Vậy paradigm đúng là gì? Đó chính là Proactive. Để hiểu proactive là gì, chúng ta hãy nghe câu chuyện về Victor Frankl, một nhà tâm lý học người Do thái, một đệ tử của Freud (với học thuyết cho rằng cá tính của mỗi người do thời thơ ấu quyết định hoàn toàn). Ông đã bị giam cầm trong trại tập trung của Đức Quốc Xã. Cha, mẹ, anh, chị và vợ của Frankl đều bị giết trong trại tập trung. Bản thân Frankl phải chịu những cực hình hạ thấp nhân phẩm. Ở trong trại tập trung tù nhân hoàn toàn mất tự do, không thể biết được số phận của mình vài phút nữa sẽ ra sao. Một ngày kia trần truồng đứng một mình trong xà lim chật chội của Đức Quốc Xã, Frankl nhận ra cái mà ông gọi là “tự do cuối cùng của con người”, tự do mà thế lực bạo tàn không thể lấy đi được. Đức Quốc Xã có thể kiểm soát được toàn bộ môi trường xung quanh Frankl, có thể thích hành hạ thể xác Frankl thế nào tùy ý, nhưng vì Frankl là một con người có ý thức, bản chất của Frankl không thay đổi. Tự do của Frankl là ông có quyền quyết định những cực hình đó sẽ tác động đến ông như thế nào.

Giữa những cực hình hạ thấp nhân phẩm nhất mà Frankl đã phải chịu đựng(tác nhân-stimulus) và phản ứng của Frankl lại với tác nhân đó (response), Frankl đã áp dụng phẩm chất quý giá nhất của con người và tìm được khoảng trống của tự do, đó là quyền được lựa chọn phản ứng.

Như vậy ta có lược đồ: Tác nhân => Quyền lựa chọn => Phản ứng

thay vì: Tác nhân => Phản ứng

Chính vì bạn có quyền lựa chọn trong mọi trường hợp, bạn là người chịu trách nhiệm cao nhất về cuộc đời của chính mình. Chữ trách nhiệm trong tiếng Anh là từ ghép: responsibility= response + ability, điều này giải thích trách nhiệm là khả năng đáp lại với tác nhân. Paradigm nhìn nhận hành vi của con người theo cách này chính là Proactive. Nếu bạn hiểu paradigm này và luôn luôn thực hiện lựa chọn của chính bạn trong cuộc sống của mình, bạn là người Proactive.

Ngược lại của Proactive là Reactive. Reactive là paradigm của những người phản ứng lại với tác nhân một cách automatic, không có ý thức, không có lựa chọn. Người reactive thấy cảnh buồn thì người cũng buồn, không tự chủ được; khi được đối xử tử tế thì vui vẻ, hạnh phúc, khi bị đối xử tệ thì buồn chán. Tóm lại, người reactive mất quyền điều khiển cuộc đời mình, để mặc cho cảm giác, hoàn cảnh, điều kiện và môi trường điều khiển mình. Nhiều người vì bị tàn tật, tù đày, bị bệnh nan y thì tự nhiên nhận ra cái quyền lựa chọn của mình. Có người từ khi nhận được tin mình bị ung thư và chỉ còn sống thêm được vài năm nữa, thì tự nhiên thay đổi, họ không đổ lỗi cho căn bệnh hiểm ác, mà họ chọn cách sống để không phí hoài những ngày quý báu cuối cùng của cuộc đời. Chúng ta là những người bình thường, chúng ta không cần phải đi vào tù hay đợi đến khi bị tai nạn thì mới hiểu được cái quyền lựa chọn của mình.

Hãy tưởng tượng cuộc đời bạn là một vở kịch mà bạn thủ vai chính. Nếu bạn là người reactive, kịch bản bạn đóng do bố mẹ bạn, ông hàng xóm, thằng bạn cùng trường, người yêu cũ, vv... ,tập thể tác giả cùng sáng tác. Nếu bạn là người proactive, bạn chính là tác giả kịch bản cuộc đời của bạn.

Bác Nguyễn Việt cho tôi xin lỗi nhé. Chuyên mục của bác rất hay, rất nghiêm chỉnh và bổ ích nhưng dù sao tôi cũng muốn giúp mọi người hi hi ha ha một lúc.

Chồng đi công tác xa về với một vali đầy quà cho cô vợ thân yêu. Vừa mở cửa ra thì thấy cô vợ và tình nhân đang hì hục trên giường. Anh chồng vội nói "Xin lỗi đã làm gián đoạn các bạn. Tôi ra bếp pha trà truớc nhé, khi nào xong mời cả hai ra uống nước". Anh tình nhân mắt chữ A mồn chữ O không nói được câu nào. Một lúc lâu sau mới lắp bắp:

- Chồng, ..., chồng em bị, ..., bị làm sao thế?

- À, chuyện vặt ấy mà anh yêu. Chẳng là hôm rồi thằng cha đọc được bài về proactive của bác Nguyễn Việt ở 7 habits corner rồi tuyên bố sẽ làm theo ấy mà.

(9) Làm thế nào để đo mức độ Proactive của mình?

Khi đã hiểu khái niệm Proactive và áp dụng những lời khuyên của Seven Habits, bạn sẽ dần dần trở nên càng ngày càng Proactive hơn. Vậy làm thế nào để đo mức độ Proactive của mình.

Cách làm là nhìn vào cách sử dụng thời gian và năng lượng của mình. Mỗi người chúng ta đều có hàng loạt những vấn đề mà chúng ta quan tâm đến, nào là sức khỏe, con cái, công việc ở cơ quan, có người còn quan tâm đến cả chuyện chiến tranh ở quốc gia khác nữa. Hãy xếp tất cả những mối quan tâm đó vào trong một vòng tròn để tiện theo dõi, vòng tròn đó Covey gọi là Vùng quan tâm (Circle of Concern). Nhìn kỹ vào trong Vùng quan tâm này ta sẽ thấy chỉ có một số việc mà ta thực sự có ảnh hưởng đến được, ngoài ra có nhiều việc khác ta quan tâm nhưng không thể có tác động gì được. Nếu đặt những việc mà ta có ảnh hưởng này trong một vòng tròn gọi là Vùng ảnh hưởng (Circle of Influence) thì vòng tròn này thường bé hơn, nằm gọn lỏn trong Vùng quan tâm.

Nếu bạn tập trung càng nhiều năng lượng và thời gian của bạn trong Vùng ảnh hưởng, mức độ Proactive của bạn càng cao.

Một quy luật thú vị mà Covey nêu lên là nếu bạn hoạt động nhiều trong Vùng ảnh hưởng thì nó sẽ dần dần được mở rộng ra, lấn dần vào Vùng quan tâm. Ngược lại, nếu bạn đặt càng nhiều năng lượng và thời gian ra ngoài Vùng ảnh hưởng (ví dụ: trách móc lỗi lầm và nhược điểm của người khác, đổ lỗi cho điều kiện hoàn cảnh khó khăn) thì Vùng ảnh hưởng sẽ bị co lại. Lý do là năng lượng và thời gian là đại lượng có hạn, khi ta tiêu phí ra ngoài phạm vi ảnh hưởng, kết quả là bằng không, năng lượng bị tiêu tốn, Vùng ảnh hưởng bị bỏ trống, lãng quên dĩ nhiên sẽ teo lại dần dần.

Hầu hết mọi người có Vùng ảnh hưởng bé hơn Vùng quan tâm trừ trường hợp đặc biệt một số người giàu có hoặc có quyền lực vượt bực, Vùng ảnh hưởng của họ đặc biệt lớn. Nếu họ là người Proactive thì Vùng quan tâm của họ ít nhất cũng phải lớn bằng Vùng ảnh hưởng, để đảm bảo không lãng phĩ năng lượng của Vùng ảnh hưởng. Nếu Vùng ảnh hưởng lớn hơn Vùng quan tâm, họ là một dạng người Reactive đặc biệt với cá tính ích kỷ.

Trước khi bắt đầu việc tập trung thời gian và năng lực trong Vùng ảnh hưởng của mình, ta cần phải nhận thức được giới hạn của Proactive. Mặc dù bạn luôn có quyền lựa chọn hành vi của mình, bạn không thể lựa chọn được hậu quả của hành vi đó. Kết quả của hành vi do luật của tự nhiên điều khiển, luật của tự nhiên nằm ngoài Vùng ảnh hưởng của chúng ta. Một thương gia có thể chọn cách làm ăn không trung thực, hậu quả xã hội trước mắt của hành vi đó có thể là một doanh nghiệp làm ăn có nhiều lãi. Thế nhưng hậu quả tự nhiên đối với cá tính của thương gia đó thì ngược lại. Mối quan hệ giữa hành vi với cá tính và số phận của con người tuân theo luật của tự nhiên, dù ta có biết luật đó hay không. Ta chỉ có thể sửa mình theo quy luật, không thể bẻ cong quy luật cho vừa với ta. Khi thực hiện một hành vi, ta đã nhặt lấy một đầu của cây gậy, ở phía đầu bên kia là hậu quả, không thể chỉ nhặt lên một đầu của cây gậy được.

Trong cuộc sống không khỏi có những lúc ta lựa chọn sai lầm với những hậu quả không mong muốn. Trong nhiều trường hợp ta không thể đảo ngược được tình thế (undo), không thể điều khiển được hậu quả. Sai lầm nằm ngoài Vùng ảnh hưởng của chúng ta. Người proactive cần phải hiểu sai lầm, thừa nhận nó, sửa lỗi và học từ sai lầm của mình. Bằng cách này sai lầm của hôm nay sẽ gieo mầm cho thành công của ngày mai. Như T. J. Watson, người sáng lập ra hãng IBM đã nói "mistake is on the far side of failure".

Tâm điểm của Vùng ảnh hưởng

Ở chính giữa Vùng ảnh hưởng chính là khả năng hứa và giữ lời hứa của mỗi người. Khả năng hứa và giữ lời hứa là bằng chứng xác thực nhất của tính chất Proactivity của mỗi người.

Bằng chứng này có ý nghĩa với chính bản thân bạn nhiều hơn với người khác. Mỗi lần bạn giữ được lời hứa, dù là lời hứa với chính mình mà không ai biết cả, bạn có thêm lòng tự tin vào nghị lực của chính mình. Có khi đó chỉ là một việc rất nhỏ, nhưng không phải vì việc nhỏ mà bị lãng quên, bởi vì ý thức của bạn luôn mở to cặp mắt theo dõi. Nếu bạn kiên nhẫn giữ được lời hứa với chính mình, chỉ sau một thời gian bạn sẽ thấy lòng tự tin, khả năng tự chủ của bạn tăng lên trông thấy. Giống hệt như bạn có một tài khoản tự trọng ở ngân hàng vậy, mỗi lần bạn giữ được lời hứa, bạn sẽ có thêm một khoản tiền gửi quý báu. Một ngày kia khi bạn là một người giàu lòng tự trọng, bạn sẽ làm được những việc lớn hơn, xoay chuyển cả cuộc đời của bạn và tất cả những người trong đó.

Đừng thất hứa, đó là những khoản chi làm thất thoát tài khoản tự trọng vì mỗi lần điều đó xảy ra ý thức của bạn tự thấy giảm mức độ tôn trọng chính bạn đi. Hoạt động của tài khoản tự trọng này rất nghiêm khắc, không có lối tắt, không có cách nào không phải cố gắng mà lại có kết quả. Thành công không đến dễ dàng. Mỗi người phải lao động thực sự, phải chiến thắng được sự yếu đuối của chính mình, để trở nên lớn hơn.

(10) Begin with the end in mind

Begin with the end in mind là tên của thói quen thứ 2 do Covey đặt, nghĩa của nó đơn giản là khuyên bạn nên hình dung ra mục đích, kết quả cuối cùng của hành động trước khi hành động.

Ví dụ đơn giản của thói quen thứ 2 này là việc bạn xây một ngôi nhà. Bạn cần phải có thiết kế ngôi nhà trước, ước lượng trước bạn sẽ cần đến những nguyên vật liệu gì, rồi mới bắt tay vào khởi công xây dựng. Trên thực tế có lẽ không ai lại cứ bắt tay vào và làm đến đâu thì nghĩ đến đó cả.

Xây nhà là ví dụ đơn giản, đối với những việc phức tạp hơn thì sao? Covey nhận định rằng trong lĩnh vực tâm lý học thì mọi thứ đều được tạo nên hai lần: lần đầu là tạo vật trong trí tưởng tượng, lần thứ hai mới là tạo vật trên thực tế. Tạo vật thứ hai bị ảnh hưởng mạnh mẽ của tạo vật thứ nhất, dù thợ xây có ẩu đến mấy thì ngôi nhà trông cũng phải khá giống với bản vẽ thiết kế. Thế nhưng, nhiều khi bản vẽ thiết kế cuộc đời của bạn lại không phải do bạn làm ra. Chính vì thế Covey khuyên bạn nên hình dung ra kết quả cuối cùng trước hết. Như vậy bạn sẽ thực sự là tác giả kịch bản cuộc đời của chính mình (Be Proactive), và cuối đời bạn sẽ không phải hối hận mình đã làm những việc ngoài ý muốn của mình.

Mô hình đơn giản về hai tạo vật ở trên thể hiện hai khía cạnh chính trong cuộc sống của mỗi người cũng như trong quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp: Lãnh đạo (leadership) và Quản trị (management). Tạo vật thứ 1 thể hiện khía cạnh Lãnh đạo. Tạo vật thứ 2 thể hiện khía cạnh quản trị. Ở Việt Nam thuật ngữ Lãnh đạo ít được dùng cho con người, ít khi thấy ai nói tôi tự lãnh đạo mình, lãnh đạo là ngoại động từ, người ta thiên về lãnh đạo người khác. Thực ra, lãnh đạo cũng là nội động từ, lãnh đạo bản thân mình mới là cái quan trọng nhất và phải thực hiện được trước khi lãnh đạo được người khác. Sự khác nhau giữa Lãnh đạo và Quản trị là thể hiện trong câu nói “Leadership is doing the right things, management is doing things right”. Vai trò của lãnh đạo là định hướng hành động, quản trị bảo đảm hiệu quả của hành động đó. Nếu lãnh đạo sai lầm thì giống như bạn cố gắng leo lên một cái thang tre, dù bạn có leo nhanh đến mấy bạn cũng sẽ không tới đích nếu ngay từ đầu cái thang đã được bắc ở vị trí sai. Khái niệm Lãnh đạo và Quản trị áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức.

Điều mà Covey khuyên bạn thông qua thói quen thứ 2 là chúng ta không nên chìm quá sâu vào sự bận rộn của Quản trị, cố gắng đạt hiệu quả cao trong từng hành động cụ thể mà quên mất không dành ra chút ít thời gian để nghĩ lại xem những việc mình đang làm có phải là việc quan trọng và cần thiết trong cả cuộc đời mình hay không? Tình trạng này chính là nguyên nhân của khủng hoảng trong cuộc đời của một số người, khi mà ở giữa những thành công vật chất người ta chợt nhận thấy tất cả những thành công đó là hoàn toàn vô nghĩa.

Để thực hiện “Begin with the end in mind”, Covey khuyên chúng ta nên tự xác định giá trị, vai trò, mục đích dài và ngắn hạn của mình chứ không nên sống buông trôi. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng đây là một trong những việc rất khó, và nếu không cẩn thận thì sẽ dễ sa vào sáo rỗng và giả dối. Hãy nhớ rằng ta chỉ có thể xác định, nhận thức được, chứ không thể phát minh, bịa ra được mục đích của cuộc sống.

Việc đầu tiên trong quá trình “Begin with the end in mind” là việc viết một bản Personal Mission Statement, trả lời câu hỏi mục đích cả cuộc đời của bạn là gì? Thật là không dễ để nhận thức được mission in life của mình. Tôi đã từng hỏi nhiều người và rất ít người trả lời được câu hỏi mục đích cuối cùng của họ trong cuộc sống là gì, thậm chí hầu hết trả lời rằng đây là lần đầu tiên trong cuộc đời họ nghĩ đến điều đó. Thật đáng tiếc cho những người không bao giờ nghĩ đến mục đích của cuộc sống. Sống như vậy chẳng khác nào đi lang thang mà không biết mình đi về đâu và sống để làm gì?

Để xác định mục đích của cuộc sống, Covey khuyên mỗi người nên làm một bài tập tâm lý, nhắm mắt lại, thật tĩnh tâm và gạt bỏ hết mọi suy nghĩ khác và tưởng tượng đến đám tang của chính mình. Nghĩ đến ngày cuối cùng của cuộc đời mình có thể giúp làm cho bạn hình dung được bạn thực sự muốn đạt được điều gì. Một cách khác là bạn có thể tưởng tượng bạn nhận được tin của bác sĩ báo bạn bị ung thư và chỉ còn sống thêm được vài năm nữa mà thôi, vậy trong thời gian đó bạn sẽ làm gì? Có lẽ những việc mà bạn sẽ quyết định ưu tiên thực hiện trong khoảng thời gian quý giá nhưng ngắn ngủi đó sẽ cho bạn nhận ra điều quan trọng nhất trong cuộc đời bạn và từ đó bạn có thể hiểu ra mục đích của cuộc đời mình.

Covey nhận định rằng những người ông gặp có những giá trị khác nhau làm tâm điểm của cả cuộc đời. Những tâm điểm phổ biến là: Gia đình, Vợ chồng hay người tình, Tiền bạc, Công việc, Sở hữu, Khoái cảm, Bạn bè, Kẻ thù, Tôn giáo, Bản thân. Thông thường tâm điểm của mỗi người là nơi cung cấp cho họ sự tự tin, tự trọng, định hướng trong cuộc đời, nghị lực và lòng dũng cảm.

Tuy nhiên, Covey nhận xét rằng tâm điểm của cuộc đời bạn chính là điểm yếu nhất của bạn. Giả sử bạn dựa vào gia đình mình, coi đó là tất cả của cuộc đời bạn (đại đa số người Việt nam thuộc nhóm này), hạnh phúc của bạn cũng vẫn có thể có nguy cơ bị đe dọa. Bố mẹ có thể là những người có tầm nhìn, tầm hiểu biết hạn chế, có thể mắc sai lầm, con cái có thể trở nên hư hỏng, vợ chồng có thể đột nhiên thay lòng đổi dạ. Trong những trường hợp đó bạn sẽ cảm thấy bất hạnh vì nguồn cung cấp sự tự tin, định hướng, nghị lực tự nhiên bị mất đi. Bạn sẽ là gì nếu bạn không còn tất cả những điều đó? Có người khi rơi vào hoàn cảnh như vậy thì chuyển tâm điểm từ giá trị này sang giá trị khác.

Covey khuyên rằng, cách tốt nhất là không nên đặt một trong những giá trị nên trên vào tâm điểm của cuộc đời mình, mà nên đặt Quy luật vào đó (xem bài Hãy sống theo quy luật đăng trong cùng chuyên mục này). Đó là sự lựa chọn đúng đắn nhất, cho bạn cuộc sống luôn luôn bình an và hòa hợp với vũ trụ. Nhưng đó không phải là lựa chọn dễ dàng, để nhận thức và cài đặt quy luật của vũ trụ vào bản thân mình đòi hỏi một quá trình lâu dài và nhiều nỗ lực.

(11) Put First Things First

Đây là thói quen số 3 của 7 thói quen. Put First Things First hiểu đơn giản là thói quen Sắp xếp và thực hiện công việc theo trật tự ưu tiên (Organize and execute around priorities). Đây là thói quen của Quản lý thời gian (Time Management)

Tại sao Time Management lại quan trọng đến vậy? Nếu thực hiện thói quen số 1 (Be Proactive) bạn sẽ khẳng định rằng bạn là tác giả kịch bản cuộc đời bạn, thực hiện thói quen số 2 (Begin With the End in Mind) bạn hình dung ra được cái đích của toàn bộ vở kịch, thì thói quen thứ 3 này chính là thói quen giúp bạn Thực hiện kịch bản do bạn sáng tác trên thực tế, từng ngày từng giờ.

Vì vậy, mặc dù phần viết về Time Management của Covey hơi có phần tẻ nhạt hơn những phần trước đó, nội dung này xứng đáng được quan tâm nhiều bởi vì như có bạn đã tâm sự trên Seven Habits Corner này và chính Covey cũng đã từng đề cập, nhận thức ra được vấn đề rất quan trọng, nhưng thực hiện được nó trên thực tế (walk the talk) mới đem lại kết quả mong muốn. Lý thuyết chẳng có ý nghĩa nếu không mang lại kết quả. Có lẽ chính vì vậy mà sau cuốn Seven Habits, Covey đã viết tiếp cuốn sách First Things First, chỉ để giải quyết riêng vấn đề Time Management.

Tóm lại First Things First gợi ý cho chúng ta một phương pháp quản trị thời gian nhằm mục đích tối ưu hóa hiệu quả sống. Covey đã tổng hợp các phương pháp quản trị thời gian cá nhân của con người và chia các phương pháp ra các nhóm khác nhau, nhóm sau phát triển dựa trên kết quả của nhóm trước:

- Quản trị sơ đẳng nhất bằng cách ghi chép danh sách việc cần làm (checklist) vào một mảnh giấy và mỗi khi làm xong một việc thì gạch việc đó khỏi danh sách. Ưu điểm của phương pháp này là giúp nhớ được các mục tiêu ngắn hạn, giữ được mức tập trung tư tưởng cao, chỉ tập trung vào kết quả của hành động. Nhược điểm của phương pháp này là làm cho người sử dụng quên mất trục tọa độ thời gian, cứ tiện việc nào thì làm việc đó, và không có gợi ý để người sử dụng nhớ ra những việc nằm ngoài danh sách.

- Quản trị bằng lịch công tác với các việc cần làm, thời hạn ghi rõ trên lịch. Phương pháp này ưu việt hơn phương pháp checklist vì nó đặt công việc vào trục tọa độ thời gian, thứ tự các việc rõ rằng và nó giúp người ta lập kế hoạch trước cho hoạt động trong tương lai. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là đối với những người quá bận rộn như các giám đốc doanh nghiệp hay những người đã có gia đình, có con nhỏ chẳng hạn, khi sử dụng lịch làm việc thì người ta sẽ có xu hướng xếp tất cả mọi việc vào lịch biểu bất kể đến mức độ quan trọng của nó. Hậu quả là con người trở thành nô lệ của quyển lịch, quên mất mình làm tất cả những nỗ lực đó để làm gì.

- Phương pháp cao hơn nữa không chỉ sử dụng checklist và lịch mà hướng người ta xác định vai trò và mục đích dài hạn trước và sắp xếp công việc trên lịch biểu trên cơ sở ưu tiên công việc quan trọng trước.

Trong khi thừa nhận nhóm thứ 3 là phương pháp quản lý cá nhân ưu việt hơn trong cả 3 phương pháp trên, Covey nhận xét rằng tất cả các phương pháp đó chỉ giúp quản lý công việcthời gian, thế nhưng thời gian không quan trọng bằng những mối quan hệ và kết quả cuối cùng. Vì thế Covey cố gắng xây dựng nên phương pháp quản lý cá nhân Thế hệ thứ Tư với mong muốn khắc phục được nhược điểm của tất cả các phương pháp khác.

Covey trình bày khái niệm của ông về quản trị thời gian dựa trên một ma trận chỉ có 2 cột tên là Gấp và Không gấp, và 2 hàng là Quan trọng và Không quan trọng:

+------------------+-- Gấp --+-- Không gấp --+

| | | |

| Quan trọng | I | II |

| | | |

|------------------+---------+---------------+

| | | |

| Không quan trọng | III | IV |

| | | |

+------------------+---------+---------------+

Theo ma trận trên ta có các nhóm công việc sau:

Ô số I là những việc gấp và quan trọng, ví dụ như những dự án có thời hạn sắp kết thúc, những việc đòi hỏi phải giải quyết ngay.

Ô số II là những việc quan trọng nhưng không gấp, ví dụ như những hoạt động củng cố Production Capability (PC- Xem bài P/PC Balance), xây dựng những mối quan hệ, phát hiện cơ hội mới, lập kế hoạch dài hạn, giải trí.

Ô số III là những việc không quan trọng nhưng lại gấp, ví dụ như đọc thư quảng cáo junk mails, dự những cuộc họp không quan trọng. Ví dụ ngộ nghĩnh của việc gấp mà không quan trọng là khi điện thoại reo chuông. Ít ai có thể mặc kệ điện thoại reo chuông mà không trả lời, nhưng có rất nhiều cú điện thoại thật ra chả quan trọng chút nào, trả lời những cú điện thoại đó chính là phí thời gian làm những việc gấp mà không quan trọng.

Ô số IV là những việc không quan trọng và cũng không gấp. Đó là những việc hoàn toàn làm phí thời gian. Có một số cuộc điện thoại, thư từ và hoạt động có thể làm cho người ta thích thú nhưng nghèo nàn về cả giá trị thư giãn tinh thần và không đem lại kết quả gì, đó là những việc xếp vào nhóm này.

Dựa trên phân loại này, Covey nhận xét rằng:

Những người chỉ biết tập trung vào việc trong Ô số I thì Ô số I của họ ngày càng phình to. Họ luôn căng thẳng, suốt ngày đuổi theo hết thời hạn này đến cơn khủng hoảng khác. Họ sẽ sử dụng 90% thời gian trong Ô số I và 10% thời gian còn lại vì họ quá căng thẳng nên họ sẽ sử dụng hết trong Ô số IV.

Những người chỉ tập trung vào Ô số III và IV là những người hoàn toàn vô trách nhiệm đối với cuộc sống của chính mình. Muốn thành đạt thì người ta phải cố gắng giảm hoạt động trong Ô số III và IV đến mức tối đa. Muốn thành đạt cần phải biết từ chối những việc không quan trọng, bởi vì nếu bạn thực hiện những việc không quan trọng bạn sẽ không còn thời gian và năng lượng để thực hiện những việc quan trọng.

Ô số II là Ô quan trọng nhất. Tập trung vào Ô số II đem lại cân bằng, sự sáng suốt, kỷ luật và tính tự chủ. Thế nhưng nhiều khi người ta quên mất chính cái quan trọng nhất, chỉ đơn giản, vì nó không gấp. Người ta có thể sống cả cuộc đời bận rộn mà chẳng đạt được gì vào lúc cuối đời.

Covey gợi ý mỗi người trước hết nên tự trả lời câu hỏi sau: Liệt kê những việc liên quan đến đời sống cá nhân, nghề nghiệp của bạn mà nếu bạn thực hiện được thường xuyên sẽ đem lại cho bạn kết quả cực kỳ tốt đẹp, nhưng hiện nay bạn vẫn chưa thực hiện?

Những việc mà bạn liệt kê được chắc chắn sẽ nằm trong ô số II, bởi vì bạn đã biết rằng nó rất quan trọng nhưng bạn lại chưa thực hiện, chứng tỏ việc này không gấp, không có ai đặt ra thời hạn cho bạn cả. Hãy chú ý đến những việc trong danh sách này vì sự chú ý này có thể làm tăng chất lượng cuộc sống của bạn lên rất nhiều.

Để tự nhắc nhở mình không quên công việc, mỗi người nên tìm lấy một công cụ quản lý cá nhân (không chỉ là quản lý thời gian và công việc) phù hợp.

Ví dụ, một nghiên cứu viên với cuộc sống đơn giản ngày ngày đến phòng thí nghiệm theo đuổi một vài ý tưởng phát minh ra cái gì mới, không có nhiều cuộc họp trong một ngày không nhất thiết phải lập kế hoạch hàng ngày. Có khi lập ra kế hoạch hàng ngày xong nhìn vào thì thấy thật buồn cười vì thấy hầu như ngày nào cũng giống ngày nào cả. Một người như vậy có thể thích quay trở lại với một cái checklist đơn giản là một tờ giấy A4 gấp làm 4 trên đó ghi khoảng 3 ý tưởng và 10 việc không nên quên, để trong túi đít quần bò để ở đâu cũng có thể lôi ra xem được. Tuy nhiên cái checklist đó nên được cập nhật hàng tuần vì hai lý do, một là tờ giấy để trong túi quần bò sau 1 tuần sẽ bị nát và cần thay thế, hai là theo Covey mỗi tuần nên có thói quen dành ra một khoảng thời gian nho nhỏ, có khi chỉ là 30 phút để nghĩ xem trong tuần tiếp theo cần phải làm gì, có những việc sẽ xảy ra (ví dụ sinh nhật ai sẽ đến, đám cưới bạn nào không thể không dự hoặc gửi quà, vv..). Về mặt tâm lý, nếu bạn không cập nhật danh sách đó trong một khoảng thời gian dài hơn 1 tuần, nhiều khả năng bạn sẽ dần dần quên mất thói quen nhìn lại danh sách việc của mình. Khi đã tập thành thói quen thì chỉ với 30 phút đó người ta có thể đủ để không chỉ liệt kê ra công việc mà còn có đủ thời gian để Cân bằng danh sách của mình, tức là đặt sự chú ý đúng mức vào các việc, phân chia thứ tự ưu tiên phù hợp với mục đích và tầm quan trọng.

Ngược lại, một doanh nhân, luật sư bận rộn với vài ba chục cuộc hẹn một ngày có thể cần đến lịch làm việc chi tiết đến từng phút ghi trong một quyển sổ hẹn dày cộp hay một chiếc máy tính bỏ túi palm pilot. Đối với những người này Covey khuyên không nên trở thành nô lệ của thời gian biểu, cần phải giành thời gian nhìn lại mục đích lâu dài của mình, vai trò của mình. Việc sắp xếp trật tự ưu tiên công việc hàng tuần cũng rất quan trọng.

Cho dù bạn chọn sử dụng công cụ nào hãy ghi nhớ những điều sau đây:

  • Cần phải duy trì sự hài hòa giữa mục đích cuối cùng của cuộc đời với mục đích ngắn hạn, vai trò và thứ tự ưu tiên công việc.

  • Cần phải giữ thăng bằng trong cuộc sống, giữa công việc bận rộn vẫn cần phải chú ý đến những việc có ý nghĩa lâu dài như sức khỏe, tinh thần và quan hệ với mọi người.

  • Con người không phải là nô lệ của thời gian biểu. Cần phải biết cách từ chối khéo những việc không quan trọng và “Lập kế hoạch thực hiện những việc quan trọng” thay vì “Sắp đặt thứ tự ưu tiên những việc đã có sẵn trên thời gian biểu”. (Not priotize what’s on your schedule, but to schedule your priorities)

  • Con người quan trọng hơn công việc. Mục đích lập ra lịch biểu là để phục vụ cho chính bạn và duy trì quan hệ tốt đẹp bạn có với mọi người. Phục vụ con người mới là mục đích cuối cùng.

  • Công cụ bạn sử dụng nên gọn nhẹ và dễ mang theo người. Có vậy thì công cụ mới thực sự có hiệu quả.

Để bắt đầu, hãy chọn một công cụ phù hợp với mình và dựa trên Mission Statement bạn viết được sau khi đọc bài Be Proactive và Begin with the End in Mind và bắt đầu lập kế hoạch tuần, sau đó đưa kế hoạch tuần vào thực hiện từng ngày. Điều quan trọng là cần phải tạo thành thói quen. Bước đầu có thể khó khăn, quán tính mà. Nhưng sau khi đã thành thói quen thì bạn sẽ thấy hiệu quả tốt đẹp.

Tính đến hôm nay, nếu các bạn đã đọc qua 11 bài tôi viết (hay đúng hơn là lược dịch 7 habits và thêm ví dụ theo ý hiểu của tôi), có lẽ bạn đã hiểu được một số khái niệm tổng quát về ý tưởng chủ đạo của 7 habits như Paradigm và Paradigm Shift, Habits, Quy luật cân bằng P/PC, cũng như cùng tôi lướt qua 3 thói quen đầu tiên trong 7 thói quen mà Covey đưa ra.

Có lẽ bây giờ là thời điểm phù hợp để chúng ta nhìn lại và sắp xếp những gì chúng ta đã biết và sẽ tìm hiểu thêm về 7 habits theo một cách dễ nhớ. Mời các bạn nhìn vào sơ đồ dưới đây

Trên sơ đồ này bạn sẽ thấy rõ cách trình bày của Covey. Mỗi người có thể phát triển cá tính của mình qua 3 tầng từ Dependence ở thấp nhất lên đến Independence bằng cách rèn luyện 3 thói quen đầu tiên là Be Proactive, Begin with the End in Mind, Put First Things First. Sau đó bằng cách luyện 3 thói quen tiếp theo là Think Win/Win, Synergie và Seek First to Understand then to be Understood có thể phát triển cá nhân lên bước tầng cao hơn là Interdependence.

Thói quen cuối cùng là Sharpen the Saw là thói quen cuối cùng nhấn mạnh vào quy luật cân bằng P/PC để duy trì hiệu quả của cuộc sống.

Kết thúc giai đoạn tiến từ phụ thuộc đến độc lập người ta có được Private Victory, tức là giành được quyền tự chủ bản thân mình. Khi và chỉ khi đã tự chủ bản thân tốt người ta mới có thể tiến lên bước tiếp theo là Public Victory, trở nên thành đạt trong gia đình, nhà trường, xã hội, trong cộng đồng, trong mối quan hệ tương tác với mọi người. Cũng giống như người Việt Nam ta thường hay nói về quá trình trưởng thành của người quân tử là từ Tu thân đến Tề gia rồi mới Trị quốc, Bình thiên hạ.

Sau đây tôi sẽ tạm dừng viết bài mới về Public Victory trong 10 ngày. Trong thời gian này mời các bạn tham gia bàn luận và đưa ra câu hỏi, ý kiến, nhận xét, kinh nghiệm và suy nghĩ của các bạn về những phần tôi đã trình bày.

Sau thời gian tạm dừng này tôi sẽ tiếp tục viết về 4 thói quen còn lại của 7 habits. Chúc mọi người vui và khỏe.

(13) Win-Win Paradigm

Chúng ta lại tiếp tục hành trình Seven Habits. Tiếp theo trong bài này tôi xin được trình bày về thói quen tư duy theo Paradigm Win-Win (thói quen số 4). Đây là paradigm quan trọng nhất để người ta đạt được sự thành đạt trong xã hội (Public Victory) dựa trên điều kiện tiên quyết là sự tự chủ cá nhân đã đạt được thông qua luyện tập 3 thói quen đầu tiên của Seven Habits (Private Victory).

Trước khi bước vào phân tích chi tiết về thói quen Think Win-Win này tôi đề nghị rằng các bạn đọc qua bài Tài khoản tình cảm do Lucifer đăng. Đó cũng là một bài lược từ cuốn Seven Habits, và có nội dung làm nền tảng cho thói quen Think Win-Win mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây. Nếu bạn nào đã học đại học ở Việt Nam thì chắc bạn sẽ nhận thấy rằng mô hình Tài khoản tình cảm chính là một cách đơn giản để trình bày quy luật triết học Biến đổi về lượng dẫn đến biến đổi về chất đã được giảng dạy khá rộng rãi. Từng khoản tiết kiệm nho nhỏ hàng ngày vào tài khoản tình cảm sẽ xây dựng nên lòng tin, và lòng tin thay đổi tính chất của mối quan hệ. Lòng tin là cơ sở cho việc áp dụng paradigm Win-Win.

Vậy Win-Win cụ thể là gì? Đó chỉ đơn giản là một paradigm, một cái mà tiếng Anh gọi là frame-of-mind mà khi áp dụng nó để nhìn nhận những mối quan hệ giữa con người với nhau người ta sẽ liên tục tìm kiếm và tìm thấy lợi ích của tất cả các bên tham gia quan hệ. Để hiểu rõ paradigm Win-Win có lẽ nên dành chút thời gian so sánh nó với 4 paradigm khác cũng khá thông dụng trong quan hệ của con người. Mỗi paradigm này giống như một kiểu phần mềm đã được cài vào bộ nhớ của mỗi cá nhân. Mỗi người hành động tùy thuộc vào phần mềm thường trú trong bộ nhớ vậy. Nếu hôm nay bạn rảnh rỗi, tôi đề nghị rằng bạn dành chút thời gian kiểm tra lại hệ thống xem bạn đang chạy phần mềm thế hệ nào. Biết đâu điều đó sẽ có lợi cho tương lai của bạn.

Win-Lose

Win-Lose là paradigm của cạnh tranh: “Nếu tôi thắng thì anh thua”. Rất nhiều người bị cài đặt paradigm Win-Lose ngay từ khi còn bé. Khi một đứa trẻ bi so sánh với đứa trẻ khác và tình yêu, sự thông cảm, chăm sóc được thực hiện dựa trên sự so sánh đó, đứa trẻ sẽ hình thành paradigm Win-Lose. Khi tình yêu thương được đưa ra theo một điều kiện nào đó, đứa trẻ được ngầm dạy rằng chính nó không đáng yêu, không có giá trị. Giá trị nằm ngoài nó. Kết quả lả đứa trẻ sẽ tư duy theo kiểu như thế này: “Nếu mình giỏi hơn anh Hai, mình sẽ được Ba mẹ yêu hơn”, hoặc “Bố mẹ không yêu mình bằng em bé, vì em bé xinh đẹp hơn”. Sau này khi lớn lên, paradigm Win-Lose lại được củng cố kỹ lưỡng trong trường học nơi thi cử và xếp hạng có vẻ là vấn đề quan trọng nhất. Trẻ em càng dễ tin rằng giá trị của một con người chính là ở chỗ con người đó có hơn được người khác hay không. Một quan niệm cực kỳ sai lầm và tai hại. Sau này trong thể thao, trong nơi làm việc, trong tòa án, người ta lại càng nhìn thấy nhiều bối cảnh Win-Lose hơn nữa. Rõ rằng là paradigm Win-Lose có cơ hội thống trị xã hội loài người.

Ấy thế nhưng paradigm Win-Lose chỉ nên áp dụng trong những mối quan hệ có ít lòng tin (low trust situations), và phần lớn các bối cảnh trong cuộc đời không phải là một cuộc thi, một cuộc cạnh tranh. Bạn hãy nghĩ xem, bạn đi học là để có thêm hiểu biết, nên việc bạn biết được bao nhiêu mới là quan trọng, chứ việc bạn biết nhiều hơn các bạn cùng lớp bao nhiêu thì phỏng có ý nghĩa gì? Nếu bạn sống trong cuộc cạnh tranh, chạy đua với bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, với vợ, chồng, con cái bạn, ví thử bạn luôn là người chiến thắng, liệu điều đó có mang lại lợi ích thực sự gì không? Nhận ra sự có mặt của paradigm Win-Lose không khó, người nhiễm paradigm này sẽ có xu hướng thích sử dụng vị thế, quyền lực, tài sản và thủ đoạn để áp đặt người khác, thường khi thắng thì kiêu, khi bại thì nản.

Lose-Win

Lose-Win là paradigm là biến thể của Win-Lose xuất hiện ở những người đã được cài phần mềm Win-Lose nhưng lại gặp quá nhiều thất bại hoặc quá thiếu nghị lực. Những người theo phái Lose-Win này dễ dàng chịu thua. Người Win-Lose thường yêu quý người Lose-Win như hổ yêu lợn vậy. Vấn đề là ở chỗ người Lose-Win thường phải chôn giấu những cảm xúc của mình (sâu thẳm bên trong họ vẫn là tư duy Win-Lose), việc này dẫn đến tổn thương về tâm lý, tâm thần và tất sẽ dẫn đến tổn thương trong các mối quan hệ.

Rất nhiều người sống như một chiếc quả lắc đồng hồ, chao đảo giữa hai thái cực là Win-Lose và Lose-Win. Covey nhận xét rằng cả hai paradigm này đều là paradigm của những người yếu đuối về mặt tâm lý.

Lose-Lose

Khi hai người đều thuộc phái Win-Lose gặp nhau, hai con người bướng bỉnh và đầy quyết tâm gặp nhau kết quả sẽ là Lose-Lose. Cả hai đều sẽ thất bại và đều muốn trả đũa nhưng không hiểu rằng sát nhân chính là tự sát, trả thù là con dao hai lưỡi. Lose-Lose là paradigm của chiến tranh, paradigm “lưỡng bại câu thương”.

Win

Có một số người chỉ đơn giản nghĩ đến thắng lợi của mình mà không nhất thiết phải nhìn thấy sự thất bại của người khác. Họ coi điều đó là không quan trọng, miễn là họ đạt được cái mà họ muốn. Trong những bối cảnh không có sự cạnh tranh đối đầu, Win là paradigm thông dụng nhất. Áp dụng paradigm này người ta thường chỉ quan tâm đến tự bảo vệ quyền lợi của mình cho thật tốt, mặc kệ các bên khác, ai có thân người ấy lo.

Vậy trong số 5 paradigms ở trên, cái nào là tốt nhất? Câu trả lời là còn tùy thuộc vào tình huống.

Nếu bạn chơi thể thao, dĩ nhiên bạn thắng thì phải có người khác thua. Đôi khi thi đua cũng tạo nên sự hấp dẫn thú vị cả trong kinh doanh. Paradigm Win-Lose là phù hợp trong trường hợp này. Tuy nhiên nếu bạn ở trong một tổ chức, một công ty hay gia đình và bạn muốn có sự hợp tác chặt chẽ giữa những cá nhân trong tổ chức đó, đừng bao giờ dại dột thiết lập nên một hệ thống dựa trên paradigm Win-Lose, nó sẽ phá hỏng mối quan hệ trong tổ chức của bạn.

Trong một số tình huống mối quan hệ quan trọng hơn điều mà người ta đang tranh nhau. Trường hợp đó bạn có thể dùng Lose-Win. Có người con bị bố đánh oan mà không cãi lại, vì không muốn làm cho bố buồn, đó là một ví dụ. Thắng lợi không phải bao giờ cũng tốt.

Trong một số tình huống khác bạn chỉ cần nghĩ đến thắng lợi của mình thôi và Win là paradigm phù hợp. Ví dụ khi người thân của bạn gặp nguy hiểm, cứu họ là quan trọng nhất, thì có ai còn nghĩ đến lợi ích của những người khác nữa. Giả sử người thân của tôi bị ốm mà chỉ có sừng tê giác trắng hay cao hổ cốt mới chữa khỏi, thử mang các chuyên gia sinh thái đến bảo tôi là dùng các sản phẩm đó là hủy diệt động vật hiếm, chắc tôi cũng chả bao giờ thèm nghe. Đó là một ví dụ.

Điều quan trọng mà Covey nhắc nhở chúng ta là khi đứng trước một hoàn cảnh cụ thể đừng tự động áp dụng paradigm nào đó vào sự việc (phổ biến nhất là paradigm Win-Lose). Hãy suy nghĩ trước khi hành động. Bởi vì đa số các mối quan hệ đều mang tính chất phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence), trong đa số các trường hợp paradigm Win-Lose không mang lại kết quả gì tốt đẹp cả.

Covey đã phân tích và dẫn giải rất cụ thể việc áp dụng Win-Win trong cuộc sống thế nào.

Để áp dụng paradigm Win-Win trong cuộc sống, cần phải hiểu thêm một số khái niệm như sau:

1. Trong đại đa số các trường hợp nếu không tìm được giải pháp Win-Win, hai bên cùng có lợi thì luôn có một phương án rất đơn giản là không thiết lập quan hệ (No Deal). Nếu mục đích, giá trị của hai bên trái ngược nhau, giải pháp tốt hơn là không thiết lập quan hệ, không tạo ra ảo tưởng và hai bên có thể chia tay vui vẻ không vương vấn. Khi nhận ra phương án No Deal con người ta có tìm được tự do về tâm lý. Phương pháp Win-Win or No Deal nên được sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn đầu khi người ta thiết lập một mối quan hệ và có thể không phù hợp trong một số mối quan hệ mà No Deal không áp dụng được.

2. Win-Win phải được xây dựng trên nền móng là cá tính. Trong lĩnh vực đạo đức học thì Win không đơn thuần là sút được quả bóng vào lưới. Trước khi xác định tìm phương án Win-Win, người ta cần phải hiểu Win là gì? Vì thế nguyên nhân sâu xa nhất của những thất bại trong quan hệ xã hội chính là những khuyết tật trong cá tính. Để debug được khi gặp thất bại người ta nên tìm trong cá tính thì sẽ có khả năng tìm thấy căn nguyên của vấn đề.

3. Để thực hiện được Win-Win cần đạt được sự Trưởng thành về tâm lý. Covey định nghĩa đơn giản, trưởng thành là trạng thái cân bằng giữa Dũng cảm Biết điều. Nếu một người có thể đủ Dũng cảm để bày tỏ được cảm nghĩ và đánh giá của mình và cân bằng điều đó với cảm nghĩ và đánh giá của người khác, con người đó được coi là đã Trưởng thành. Nếu thừa Dũng cảm và thiếu Biết điều thì sẽ thành người Win-Lose, còn ngược lại thì lại là người Lose-Win. Cần đạt được sự cân bằng giữa hai yếu tố.

4. Đừng nghĩ hạnh phúc là một cái chăn hẹp, người này ấm thì người kia rét. Những người bị nhiễm paradigm này (gọi là Scarcity Mentality – có thể gọi là Tư duy Người khôn của khó) khó mà chia xẻ lợi ích, quyền lực, tín nhiệm với người khác, vì thế họ khó đạt được sự thông cảm, khó thừa nhận được cái tốt của người khác. Khi thấy người khác thành đạt, người có tư duy kiểu Người khôn của khó này không thực sự vui vẻ được (kể cả khi người khác đó là người thân của họ). Nhiều khi khi thấy người khác thành công thì họ ngấm ngầm ghen tị, mong người khác gặp rủi ro để có được sự “công bằng”. Người có Scarcity Mentality sống cả cuộc đời để so sánh, để ghen tị mà luôn luôn đau khổ vì không bao giờ thấy được giá trị tốt đẹp của chính mình (vì khi đi tìm giá trị họ nhìn ra ngoài trong khi giá trị lại ở bên trong, tìm sai chỗ nên tìm hoài không thấy). Để tạo nền tảng cho paradigm Win-Win cần phải nghĩ theo tư duy Abundance Mentality, tức là hạnh phúc có đủ và có thừa cho tất cả mọi người.

5. Để tạo được một mối quan hệ Win-Win, điều kiện tiên quyết là phải có một Tài khoản tình cảm với số dư cao. Số dư cao chính là biểu hiện của lòng tin đầy ắp và đó là cơ sở để người ta trở nên cởi mở và dễ chấp nhận những phương án mới.

6. Để duy trì mối quan hệ Win-Win các bên nên thỏa thuận ngay từ đầu thế nào là Win-Win, giống như một thứ hợp đồng bình đẳng giữa các bên. Cần phải thỏa thuận được các điểm chính gồm kết quả mong muốn, cách thực hiện, nguồn lực và trách nhiệm của các bên. Điểm này nghe thì đơn giản nhưng nó hoàn toàn khác với approach Win-Lose và vì thế đòi hỏi một paradigm shift. Ví dụ đơn giản là trong gia đình thường bố mẹ áp đặt kỷ luật cho con cái, điều đó chấp nhận được khi con cái còn bé. Khi con cái đến tuổi sắp trưởng thành (teenage) cần phải tạo paradigm shift sang Win-Win. Thay vì kỷ luật áp đặt một chiều (sẽ làm tổn thương trầm trọng tài khoản tình cảm và làm mất tính tự chủ của con cái) bố mẹ có thể sử dụng thỏa thuận bình đẳng giữa hai bên theo nguyên lý Win-Win. Trong chuyện mà Covey kể, khi con gái ông đủ 16 tuổi ông đã áp dụng đúng bài này, tạo một thỏa thuận về việc sử dụng ô tô gia đình. Cô con gái được quyền sử dụng ô tô của bố mẹ mua với điều kiện không được phạm luật giao thông, giữ xe sạch sẽ, thỉnh thoảng thì phải làm tài xế taxi không chuyên đưa mẹ đi chợ. Ông bố phải cung cấp xăng và mua bảo hiểm và hai bên sẽ gặp mỗi tuần một lần trong 5 phút để xem việc thực hiện hợp đồng thế nào. Nếu một bên vi phạm, hợp đồng sẽ chấm dứt. Hợp đồng này đã trình bày rõ mong muốn của hai bên ngay từ khi bắt đầu, rõ ràng là cả hai bên đều có lợi. Thay vì hàng ngày phải đưa con đi học, giờ đây Covey có thể yên tâm là cô con gái sẽ tự lo lấy, thậm chí còn biết lái xe đưa mẹ đi chợ nữa. Vì thỏa ước này là do chính cô bé kia đóng góp trong quá trình bàn bạc chứ không phải bị áp đặt, cô bé thực hiện tất cả các nghĩa vụ đó vui vẻ không cần ai nhắc nhở. Covey cũng chỉ cần nhìn đến kết quả chứ không cần phải kè kè áp đặt từng bước đi với kỷ luật và trừng phạt.

(14) Học cách lắng nghe

Hãy tưởng tượng mắt bạn nhìn không rõ lắm và bạn đến khám bác sĩ nhãn khoa. Sau khi nghe bạn kể lại triệu chứng ông bác sĩ tháo cặp kính ông ta đang đeo và đưa cho bạn: “Cậu đeo cặp kính này đi, tốt lắm đấy, tôi đã đeo 10 năm và tôi nhìn rẩt rõ khi đeo kính này. Tôi còn một cặp nữa ở nhà, cậu cứ giữ lấy mà dùng”

Bạn đeo cặp kính lên và kêu lên “Ối trời, tôi chả nhìn thấy gì nữa”. Và ông bác sĩ tốt bụng: “Làm gì có chuyện đó, tôi đeo nhìn rõ lắm mà, cố lên chút nữa đi”. “Tôi đang cố gắng đây, nhưng mọi vật đều mờ, chả thấy gì cả”. “Nào, cố lên chút nữa nào, cậu phải biết suy nghĩ tích cực, phải lạc quan chứ”. “Vâng, tôi lúc nào mà chả lạc quan, nhưng tôi có nhìn thấy gì đâu, từ lúc đeo kính của bác sĩ”. “Này anh bạn trẻ, anh thật là quá đáng, tôi giúp anh thế mà anh nỡ đối xử với tôi thế à?”

Bạn nghĩ thế nào về hoạt cảnh này? Lần sau bạn có còn quay lại khám ông bác sĩ này nữa không? Rõ ràng là không. Bác sĩ thì phải khám trước khi kê đơn và nếu bác sĩ không khám mà cứ kê đơn bừa thì không thể tin được.

Thế nhưng bạn hãy nhìn lại chính mình. Tưởng tượng khi bạn nói chuyện với một người khác, bạn là ông bác sĩ nhãn khoa còn người kia là bệnh nhân. Bạn có “khám” trước khi “kê đơn” không? Hay là bạn toàn kê đơn bừa mà không cần khám. Đơn thuốc mà bạn kê cho mọi người là gì? Chính là những kinh nghiệm của bạn, hiểu biết của bạn, paradigm của bạn. Mọi người cũng giống như bạn thôi. Chúng ta đều có xu hướng thích bắt người khác đeo kính của mình, nhập khẩu giải pháp của mình mà không cần nghĩ đến là liệu kính đeo vào người ta nhìn có sáng hơn không? Giải pháp áp dụng có hợp không? Làm như vậy cho dù chúng ta có thiện ý, liệu chúng ta có giúp được người khác không?

Vì thế Steven Covey khuyên mọi người nên “Seek First to Understand, Then to Be Understood”, tức là trong quá trình giao tiếp với người khác thì trước hết phải lắng nghe và hiểu người khác, trước khi bắt người ta tìm hiểu về mình. Đây là Quy luật căn bản của giao tiếp trao đổi thông tin (interpersonal communication) giữa con người với nhau. Quy luật này được đúc kết dựa trên cơ sở bản chất tâm lý, xã hội và tình cảm của con người. Hãy cùng xem Covey phân tích sâu về Quy luật này.

Mối quan hệ giữa Cá tính và Giao tiếp

Loài người có 4 kênh Giao tiếp để trao đổi thông tin là nghe, nói, đọc, viết. Ai học ngoại ngữ cũng đều phải luyện cả 4 kỹ năng này. Khả năng sử dụng thành thục 4 kỹ năng này là cực kỳ quan trọng trong cuộc đời mỗi người, nhất là đối với những người lao động trí óc. Nhưng bạn hãy thử nghĩ xem, bạn đã trải qua bao nhiêu năm tập đọc, viết và nói. Thế còn kỹ năng lắng nghe? Bạn đã qua khóa học nào dạy lắng nghe bao giờ chưa?

Đại đa số chúng ta chưa qua đào tạo về Nghe. Thậm chí lần đầu tiên nghe thấy khái niệm này. Một số người đã đọc qua loại sách “personality ethic” kiểu như Đắc Nhân Tâm, họ được dạy một tá thủ đoạn giả vờ lắng nghe, nào là gật gật đầu, nhắc lại vài từ cuối trong câu mà người đối diện vừa nói, thỉnh thoảng mỉm cười để lấy lòng.

Thế nhưng, hãy nghĩ một cách thật logic xem. Nếu bạn muốn sống và làm việc với vợ con, đồng nghiệp, bạn bè, thì liệu mấy cái thủ đoạn kia có đủ không? Rõ ràng bạn không thể bằng cách giả vờ lắng nghe để mà hiểu được người khác. Và nếu mà người khác cảm nhận được bạn dùng thủ đoạn, họ sẽ băn khoăn về con người bạn, về động cơ của bạn. Họ sẽ cảm thấy không an toàn khi giao tiếp với bạn.

Bản năng của con người khi cảm thấy không an toàn thì họ sẽ lập tức co lại để tự vệ. Họ sợ vì họ không biết điều gì sẽ xảy ra nếu họ bộc lộ ý kiến, cảm giác và suy nghĩ của họ. Và khi họ đã không cởi mở để nói cho bạn điều họ thực sự nghĩ, bạn không bao giờ có thể thực sự Giao tiếp được với họ. Nói gì đến hợp tác với họ và gây ảnh hưởng nữa.

Trong quan hệ giữa hai người cũng có nguyên tắc có đi có lại. Khi người ta nhận thấy bạn thực sự lắng nghe, tức là bạn chịu ảnh hưởng bởi cá tính, suy nghĩ độc nhất vô nhị của người ta, người ta sẽ bắt đầu chấp nhận lắng nghe bạn và chịu sự ảnh hưởng của bạn.

Hãy vứt ngay quyển Đắc nhân tâm vào sọt rác, và nhớ rằng thành công trong giao tiếp bắt nguồn sâu xa từ trong cá tính, từ bản chất con người bạn chứ không phải từ những thủ đoạn bề mặt.

Cách lắng nghe

Lắng nghe để hiểu người khác trước khi bắt người khác nghe mình. Đơn giản đúng không? Thế nhưng đây lại là một Paradigm shift cực lớn.

Sự thật là hầu hết con người đều được thiết định theo chế độ là thích được nói trước. Vì thế mà khi nghe người khác nói người ta thường có xu hướng là “nghe đển đấy” thôi, tức là để cho từ ngữ người kia nói nó trôi qua, trong thời gian ấy thì chuẩn bị nghĩ ra cái gì đó hay hay để nói lại. Những người như thế này thì họ chỉ có 2 hoạt động khi họ nói chuyện: NóiChuẩn bị nói (tức là giả vờ nghe). Nói chuyện với những người này thì chán ngắt, bạn có được giao tiếp gì đâu, bạn chỉ ngồi nghe họ nói những gì họ thích nói.

Có ông bố bị tê liệt hẳn cả kênh Giao tiếp với con chỉ vì ông bố suốt ngày nói về mình, ông ta luôn tưởng rằng ông ta đã từng trải qua hết mọi thứ thì có gì khó hiểu đâu cái thằng nhóc con mới có mười mấy tuổi, vì thế cần quái gì phải lắng nghe. Ông bố cứ tưởng rằng cách có hiệu quả hơn là ra rả cả ngày cứ nói về những gì mình cho là đúng, nói mãi thì sẽ ngấm. Ông ta thật ngốc, chả khác nào muốn rót nước vào bình mà lại đậy nắp thì rót vào làm sao? Xong rồi lại chửi thằng nhóc con là nước đổ đầu vịt, nói cả 10 năm mà vẫn không ngấm. Đó là một thất bại điển hình của việc không biết lắng nghe. Hãy đi tìm nguyên nhân của thất bại này.

Hãy nghe giải thích của Covey: Con người đều có bản năng sinh tồn. Giả sử bạn đang ngồi đọc những dòng này trong một phòng kín và tự nhiên người ta rút hết không khí trong phòng ra, bạn sẽ không thèm nghĩ đến máy tính, đến forum này nọ nữa, bạn chỉ nghĩ mỗi một việc là làm sao để có không khí mà thở thôi. Đó là nói về bản năng sinh tồn về vật lý. Từ phương diện tâm lý học, con người có bản năng muốn được người khác thấu hiểu, thừa nhận và yêu thích. Nhu cầu này giống như oxy, không có nó thì người ta cảm thấy ngột ngạt, khó chịu, không thể nghĩ đến cái gì khác ngoài việc có được nó. Covey gọi đó là “Oxy Tâm lý” vậy. Khi bạn biết lắng nghe và thấu hiểu người khác, bạn tiếp Oxy Tâm lý cho họ, và khi họ thấy dễ thở rồi thì mới có thể bàn đến công việc, đến giải pháp, đến thỏa thuận này nọ được. Ông bố trong câu chuyện ở trên thất bại vì ông không tiếp Oxy Tâm lý cho đứa con, vì thế nó sẽ không bao giờ mở lòng ra để thổ lộ, tâm sự và nghe theo lời khuyên (cho dù là lời khuyên chí lý) của ông bố.

Thực ra không phải loài người toàn người điếc cả đâu. Mỗi người Nghe ở một cấp độ khác nhau. Có người thì ầm ầm, ừ ừ giả vờ nghe rồi chờ thời cơ bắt đầu mở máy. Có người nghe kiểu chọn lọc, tức là câu nào không thích thì điếc, chỉ nghe thấy những câu mình thích nghe thôi. Có người còn cao thủ hơn, áp dụng Đắc nhân tâm, điếc mà nhìn vào vẫn có người bị lừa là không điếc. Thế nhưng chỉ có một số ít người thực sự biết lắng nghe, cái khả năng mà họ có được Covey gọi là Empathic Listening, lắng nghe để thấu hiểu, với mục đích, với mong muốn thực sự hiểu người khác. Empathic listening giống như chui vào trong đầu người khác và nhìn ra xuyên qua cả cái paradigm của người đó, để nhìn thấy điều mà người đó nhìn thấy cũng như cái thấu kính mà qua đó người ta nhìn thấy thế giới. Empathic listening không chỉ là hiểu những từ ngữ người ta nói mà là hiểu tổng thể vấn đề, là lắng nghe bằng cả tai, mắt, mũi và trái tim. Empathic listening là biện pháp tuyệt vời để tăng số dư trong Tài khoản tình cảm.

Lắng nghe trước khi nói không dễ dàng, vì bạn phải chống lại bản năng của mình là luôn thích được nói trước và vượt qua sức ỳ của mình bởi vì sự lười biếng, thích bắt người khác đeo kính của mình. Để vượt qua chính mình đòi hỏi sức mạnh từ bên trong và lòng dũng cảm. Lắng nghe cũng nguy hiểm nữa vì khi bạn lắng nghe bạn đã mở lòng mình và người khác có cơ hội tác động đến trung tâm điều khiển của bạn. Nghịch lý thế đấy, khi bạn muốn gây ảnh hưởng đến người khác bạn phải chấp nhận mở cửa, để tiếp nhận ảnh hưởng của họ trước. Nếu bạn ích kỷ, chỉ thích áp đặt người khác một chiều, rốt cuộc sẽ là thất bại. Covey khuyên người ta phải vững từ bên trong cá tính (qua luyện tập Habit 1, 2 và 3) thì có thể yên tâm rằng mở lòng ra giao tiếp với mọi người chỉ làm mình tốt đẹp hơn mà thôi. Có vô số điều tốt đẹp ở mọi người mà ta luôn có thể học hỏi được với điều kiện ta phải biết phân biệt đúng, sai để không nhiễm điều xấu.

Bắt đầu như thế nào?

Có thể bạn đã hiểu các khái niệm của Covey. Bạn có thể thử áp dụng phương pháp này , bắt đầu từ những hội thoại đơn giản với bạn bè. Khi nói chuyện, đừng bắt đầu bằng việc nói những điều mình nghĩ. Hãy cố gắng suy luận để xác định xem họ nghĩ gì? lo lắng về điều gì? cần gì? muốn gì? và nói với họ về những điều bạn suy luận được. Nói về họ, đừng nói về bạn. Lắng nghe bằng cả tai, mắt, mũi và trái tim.

Trên bàn thương lượng hợp đồng bạn có thể bắt đầu bằng cách xin phép được nêu lên những điều có thể là những băn khoăn, lo lắng của bên đối tác. Bạn càng nói được trúng những băn khoăn, lo lắng đó bao nhiêu, bên kia họ sẽ cảm thấy an toàn và cởi mở hơn bấy nhiêu. Có trường hợp chỉ trong vài giờ đồng hồ họp một giám đốc giỏi có thể làm xoay chuyển tình thế từ thù địch thành bạn bè, từ những đối tác nghi ngờ lẫn nhau thành những đối tác ruột. Hãy thử và nghiệm ra bài học cho chính mình.

Trẻ thơ là một đối tượng rất hay để bạn chiêm nghiệm quy luật của Covey. Hãy thử và so sánh khi bạn biết thực sự lắng nghe, khi bạn nói được trúng điều mà đứa trẻ nghĩ hiệu quả “làm thân” sẽ cao đến thế nào. Bạn sẽ thấy những thách thức nho nhỏ, có khi đoán 10 lần không biết bé con nhà mình tại sao nó lại thích cắt tóc ngắn, khi hiểu ra thì đó lại là một kinh nghiệm thú vị cho bạn.

Rồi bạn sẽ không mất nhiều thời gian để nhận ra Lắng nghe thực sự là một hoạt động rất thú vị (thực ra nó gồm cả quan sát, ngửi và cảm nhận bằng trái tim nữa), nhất là khi bạn là người ham hiểu biết. Khi bạn ham tìm hiểu hơn, bạn sẽ tìm thấy ở xung quanh mình biết bao nhiêu điều thú vị, ở trong những con người rất bình dị mà mọi ngày có khi mình lãng quên. Khi bạn tạm biết quên mình đi thì bạn sẽ nhận thấy rằng những điều mình hiểu được từ người khác thú vị hơn nhiều và quan trọng hơn điều người khác hiểu từ những đoạn độc thoại của bạn. Lắng nghe phải kết hợp được với kỹ năng nói, vì bạn cần phải diễn đạt được những gì bạn thấy, để người ta biết bạn lắng nghe và thấu hiểu.

Thế còn Nói?

Trong quy tắc của Covey có hai vế “ Seek first to understand, then to be understood”. Trên đây chúng ta đã cover vế thứ nhất, vậy còn vế thứ hai? Khi nào thì bạn Nói? Nên trình bày ý kiến của mình như thế nào.

Covey đưa ra trình tự theo 3 từ tiếng Hy lạp là ethos => pathos => logos

Ethos là lòng tin của người khác vào bạn, vào đạo đức và năng lực của bạn. Pathos là cảm giác của người khác rằng họ có được sự đồng cảm với bạn, rằng kênh giao tiếp thông tin và cảm xúc giữa bạn và họ đã thông luồng. Logos là logic của bạn, là ý tưởng, ý đồ sáng tạo của bạn.

Ba bước này phải đi theo đúng trật tự như trên. Khi bạn làm thuyết trình, cần phải làm theo đúng trình tự này. Có người đi thẳng vào logos, vì họ nghĩ ý tưởng của họ cực thông minh, ai cũng phải nghe theo mà quên mất rằng nếu không tạo được ethos và pathos thì logos có trình bày ra cũng vô dụng.

Bạn có thể là một tài năng với những sáng tạo siêu phàm. Bạn có thể là một người cực tốt bụng, tốt đến mức những ông thánh có sống lại cũng phải khen bạn. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người sẽ tự nhiên phải khâm phục và nghe theo bạn. Phẩm chất bạn có là của riêng bạn mà thôi. Để gây ảnh hưởng được đến người khác, để có thể hợp tác với nhiều người khác trong một tập thể vì mục đích chung, có thể chỉ là xây dựng một gia đình nhỏ thật hạnh phúc, bạn phải học cách giao tiếp với người khác. “Seek first to understand, then to be understood” chính là quy tắc để bắt đầu việc đó. Khi con người cởi mở với nhau và hiểu nhau sâu sắc, họ sẽ tìm thấy cái mà Covey gọi là “third alternative”, phương án thông minh và theo thuật toán của Covey thì 1+1 = 3 hoặc nhiều hơn nữa. Bởi vì khi hai cá nhân thực sự hợp tác với nhau thì những gì họ tạo ra sẽ nhiều hơn tổng cộng của những gì mỗi người có thể một mình sáng tạo ra được.

(15) SYNERGIZE

Thói quen số 6 trong 7 habits được gọi tên là Synergize, đó là gì vậy?

Synergize là hiện tượng đôi khi xảy ra trong quá trình tương tác giữa những người có mức độ tin cậy cao (high trust) hay nói cách khác là có số dư tài khoản tình cảm cao. Synergize có thể xảy ra nếu người ta áp dụng đúng thói quen 4 (think win win) và thói quen số 5 (seek first to understand). Kết quả của synergize là các bên tham gia một mối quan hệ đạt được kết quả lớn hơn, có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn tổng cộng kết quả nếu mỗi cá nhân tách riêng đạt được. Nói đơn giản là 1+1=1000 hay nhiều hơn nữa.

Để làm rõ khái niệm synergize, có một cách là trình bày những hiện tượng không phải là synergize. Trước hết, synergize không phải là phép cộng đơn thuần (1+1=2), kết quả của synergize nằm ở liên kết giữa các cá nhân chứ không nằm ở trong mỗi cá nhân đó. Chính tính chất, chất lượng của mối liên kết là điểm mấu chốt quyết định kết quả. Vì thế có thể có nhiều giao dịch không có synergy, chỉ là sự trao đổi giá trị ngang bằng. Có những mối quan hệ hợp tác không có synergy. Hơn nữa, synergize không phải là sự thỏa hiệp, thỏa hiệp là phép toán 1+1=1.5. Trong thỏa hiệp (compromise) một bên, hoặc cả hai bên giảm bớt yêu cầu của mình để có một phương án chung có thể chấp nhận được mà mỗi bên đều thấy kém vui hơn phương án họ mong muốn. Thỏa hiệp có mức sáng tạo rất thấp và không có sự tương tác mạnh mẽ giữa các cá nhân. Synergize, ngược lại, bộc lộ sự tương tác mạnh mẽ giữa các bên với tinh thần và năng lực sáng tạo cao dựa trên sự hiểu biết và thông cảm sâu sắc giữa các bên.

Hãy lấy một ví dụ minh họa thật đơn giản. Hai người đồng nghiệp cùng ngồi trong một căn phòng, một người muốn mở cửa số, một người muốn đóng cửa sổ. Bối cảnh này dẫn đến một xung đột vì xem ra chỉ có cách là đóng hay mở, 1 hay 0. Nếu hai bên đi đến thỏa hiệp thì có thể sẽ mở cửa sổ một lát, rồi lại đóng một lát, hoặc mở hé một nửa. Đó là kết quả 1+1=1.5, hai người sống chung và mỗi người đều ít hạnh phúc đi một ít, vì một cái gọi là cái chung.

Giả sử hai người này thực hiện thói quen số 5 (seek first to understand), người thứ nhất hỏi bạn mình, sao anh cứ thích mở cửa sổ thế? À, vì tôi bị bệnh phổi, nếu thiếu không khí trong lành thì tôi váng đầu muốn chết không thể làm việc được. Thế còn anh, sao lại cứ đòi đóng cửa sổ thế? À, vì khi cửa sổ mở thì gió thổi làm bay hết giấy tờ của tôi, tôi không sao mà làm việc được. Đây là một ví dụ đơn giản về việc mỗi người tìm cách hiểu nhu cầu, mục đích của bên kia, hiểu điều gì là quan trọng với người đang giao tiếp với mình. Hiểu nhau đem lại hai kết quả tốt, một là họ có thông tin về sự khác biệt của bên kia và hai là họ tăng cường được lòng tin qua quá trình hiểu và thông cảm sâu sắc với nhau (empathy). Khi có đủ thông tin về sự khác biệt, và có một mối quan hệ high-trust và các cá nhân áp dụng đường lối tư duy theo cách Win-Win thì Synergize sẽ xảy ra. Có thể họ sẽ nghĩ ra cách kê phòng làm việc lại theo một cách khác để gió không thổi vào bàn làm việc của một người trong khi cửa sổ vẫn mở rộng cho người kia hưởng oxy. Phương án mà Covey gọi là “3rd Alternative” không phải là một sự thỏa hiệp, nó phải mang tính chất sáng tạo, mang giá trị mà cả hai người kia, khi tách riêng không thể sáng tạo nên được.

Trong thiên nhiên có nhiều ví dụ về synergy, thực ra synergy là quy luật của toàn vũ trụ. Con người có hai con mắt, nhờ có vậy mà nhìn được không gian 3 chiều, nếu chỉ có một con mắt thì không nhìn thấy được chiều sâu của không gian. Nếu hai con mắt tách riêng thì cũng vô dụng như 2 chiếc camera đặt riêng biệt, chỉ ghi được hình ảnh không gian 2 chiều mà thôi. Con người có 2 cái tai nối với não bộ nên cảm nhận được phương hướng. Chính mối liên kết giữa tai, mắt và não bộ tạo nên giá trị của cả hệ thống.

Nền tảng của Synergize là ở chỗ mỗi người phải biết Quý trọng sự khác biệt, không phải đơn thuần là thừa nhận, chấp nhận hay tôn trọng sự khác biệt, mà là thực sự Vui mừng vì nhận thấy sự khác biệt và đánh giá được Giá trị của sự khác biệt đó. Như phân tích trong phần giới thiệu về khái niệm Paradigm, mỗi người nhìn thế giới một cách khác nhau. Vì thế chúng ta không nhìn thấy hình ảnh thật của thế giới mà chỉ nhìn thấy hình ảnh đó bị sửa đổi theo ống kính nhận thức của ta mà thôi. We do not see the world the way it is, we see it the way we are. Nếu bạn nhận thấy bạn gái mình có cách nghĩ khác mình và bạn muốn synergize, bạn phải thực sự cảm thấy vui mừng vì sự khác biệt đó và tìm hiểu xem đó là gì và cùng sáng tạo ra cách để biến sự khác biệt thành một lợi thế. Không có synergy, con người luôn có xu hướng seek first to be understood, luôn bắt người khác phải hiểu mình trước, xu hướng đối xử với con người như với đồ vật, lừa dối hay áp đặt họ, và kết quả là tất cả mọi người lãng phí năng lượng vào việc tranh chấp và xung đột với nhau.

Synergize đòi hỏi tập trung năng lượng và quyết tâm cao của mỗi cá nhân. Khi người ta giao tiếp với sự cảm thông và hiểu biết nhau cao độ người ta cần phải có mở lòng mình, nghĩa là chấp nhận chịu ảnh hưởng của người khác. Để có thể mở cửa mà không bị cảm lạnh người ta cần có những nguyên tắc, mục đích, giá trị bền vững ở bên trong mỗi người. Trong một tập thể, ví dụ như một gia đình hay một doanh nghiệp, nếu không có được một hệ thống nguyên tắc, mục đích mà mọi người cùng tôn trọng và hướng tới (thường là kết quả lao động trí tuệ của tất cả mọi người) thì rất khó có thể có Synergy. Chính vì thế mà nhiều gia đình cũng như doanh nghiệp bắt đầu bằng bước rất đơn giản là xây dựng Mission Statement (đơn giản là vài dòng chữ viết lên tất cả mọi người muốn đạt được mục đích lâu dài là gì?). Cũng chính vì thế mà khi trong một tập thể mọi người sống theo quy luật thì synergize sẽ dễ dàng đạt được hơn. Sau khi đã có mục đích và hệ thống nguyên tắc chung thì Synergy phụ thuộc vào sự giao tiếp giữa các bên. Không có các yếu tố nền tảng thì sự khác biệt chính là sự bất đồng, hệ quả của sự khác biệt không phải là lợi thế mà là mất mát, là hỗn loạn và khủng hoảng.

Dĩ nhiên, synergize là hiện tượng rất đặc biệt không phải là xảy ra hàng ngày, nó như là phép mầu nhiệm mà nhiều người phải cố gắng trong thời gian dài thì mới mong nó xảy ra. Synergize chỉ xảy ra trong môi trường high-trust. Synergize có thể đem lại những kết quả tuyệt vời. Một đôi vợ chồng synergize được trong hôn nhân thì kết quả có thể là những đứa con tuyệt vời, điều mà một trong hai người tách riêng hay cả hai người chung sống một cách cơ học thiếu synergy không thể tạo nên được. Trong nhiều hoàn cảnh khi thiếu thời gian và điều kiện để giao tiếp thì người ta có thể giải quyết xung đột bằng thỏa hiệp đơn thuần. Ví dụ khi cả gia đình ngồi lên xe ô tô và không nhất trí được là đi đâu thì mỗi người có thể phát biểu ý mình kèm theo mức quan trọng của ý thích đó được thực hiện (lấy thang điểm từ 1 đến 10). Ai điểm cao thì làm theo phương án của người đó, dĩ nhiên mọi người phải trung thực, không ăn gian. Tại sao lại nên thỏa hiệp như vậy? Bởi vì có một mục đích cao hơn của cả gia đình là hạnh phúc, và giả sử đi chơi công viên mang lại hạnh phúc cho con bạn, thì bạn có thể không phiền lòng lắm nhịn đi ăn ở một nhà hàng mà bạn yêu thích. Thỏa hiệp trong những việc nhỏ như vậy xây dựng không khí giao tiếp tốt hơn, tăng tài khoản tình cảm, tăng “điện trường” high-trust trong gia đình bạn, đó là điều kiện tốt để synergize trong những việc khác sau này.

Không nên coi thường nguyên lý Synergize vì nó dựa trên quy luật của vũ trụ. Nguyên lý này là nền tảng căn bản để giải quyết bất cứ xung đột nào giữa con người với con người.

Center on Principles

Real character development begins with the humble recognition that we are not in charge, that principles ultimately govern. I don't talk much about ethics and values because to me those words imply situational behaviors, subjective beliefs, social mores, cultural norms, or relative truths. I prefer to talk about universal principles and natural laws that are more absolute. You may think that it's just a matter of semantics and that when most people talk about values they really mean these universal principles. But I see a clear difference between principles and values. Hitler was value-driven; Saddam Hussein is value-driven. Every person and organization is driven by what they value. But they aren't necessarily ethical or principle-centered. The Humility of Principles The key to quality of life is to be centered on principles. We're not in control; principles are in control. We're arrogant when we think we are in control. Yes, we may control our actions, but not the consequences of our actions. Those are controlled by principles, by natural laws. Building character and creating quality of life is a function of aligning our beliefs and behaviors with universal principles. These principles are impersonal, external, factual, objective, and self-evident. They operate regardless of our awareness of them, or our obedience to them. If your current lifestyle is not in alignment with these principles, then you might trade a value-based map for a principle-centered compass. When you recognize that external verities and realities ultimately govern, you might willingly subordinate your values to them and align your roles and goals, plans, and activities with them. But doing so often takes a crisis: your company's downsizing; your job's on the line; your relationship with the boss goes sour; you lose a major account; your marriage is threatened; your financial problems peak; or you're told you have just a few months to live. In the absence of such a catalytic crisis, we tend to live in numed complacency so busy doing good, easy, or routine things that we don't even stop to ask ourselves if we're doing what really matters. The good, then, becomes the enemy of the best. Humility is the mother of all virtues: the humble in spirit progress and are blessed because they willingly submit to higher powers and try to live in harmony with natural laws and universal principles. Courage is the father of all virtues: we need great courage to lead our lives by correct principles and to have integrity in the moment of choice. When we set up our own self-generated or socially-validated value systems and then develop our missions and goals based on what we value, we tend to become laws unto ourselves, proud and independent. Pride hopes to impress; humility seeks to bless. Just because we value a thing doesn't mean that having it will enhance our quality of life. No "quality movement" in government, business, or education will succeed unless based on "true north" principles. And yet we see leaders who cling to their current style based on self-selected values and bad habits even as their "ship" is sinking when they could be floating safely on the life raft of principles. Nothing sinks people faster in their careers than arrogance. Arrogance shouts "I know best." In the uniform of arrogance, we fumble and falter pride comes and goes before the fall. But dressed in humility, we make progress. As the character Indiana Jones learned in The Last Crusade, "The penitent man will pass." In pride, we often sow one thing and expect to reap another. Many of our paradigms and the processes and habits that grow out of them never produce the results we expect because they are based on illusions, advertising slogans, program-of-the-month training, and personality-based success strategies. Quality of life can't grow out of illusion. So how do we align our lives with "true north" realities that govern quality of life?

Four Human Endowments

As human beings, we have four unique endowments self-awareness, conscience, independent will, and creative magination that not only separate us from the animal world, but also help us to distinguish between reality and illusion, to transform the clock into a compass, and to align our lives with the extrinsic realities that govern quality of life. Self-awareness enables us to examine our paradigms, to look at our glasses as well as through them, to think about our thoughts, to become aware of the and psychic programs that are in us, and to enlarge the separation between stimulus and response. Self-aware, we can take responsibility for reprogramming or rescripting ourselves out of the stimulus-response mode. Many movements in psychology, education, and training are focused on an enlarged self-consciousness. Most popular self-help literature also focuses upon this capacity. Self-awareness, however, is only one of our unique endowments. Conscience puts us in touch with something within us even deeper than our thoughts and something outside us more reliable than our values. It connects us with the wisdom of the ages and the wisdom of the heart. It's an internal guidance system that allows us to sense when we act or even contemplate acting in a way that's contrary to our deepest values and "true north" principles. Conscience is universal. By helping companies and individuals develop mission statements, I have learned that what is most personal is most general. No matter what people's religions, cultures, or backgrounds are, their mission statements all deal with the same basic human needs to live (physical and financial), to love (social), to learn (educational), and to leave a legacy (spiritual).

Independent will is our capacity to act, the power to transcend our paradigms, to swim upstream, to re-write our scripts, to act based on principles rather than reacting based on emotions, moods, or circumstances. While environmental or genetic influences may be very powerful, they do not control us. We're not victims. We're not the product of our past. We are the product of our choices. We are "response-able," meaning we are able to choose our response. This power to choose is a reflection of our independent will. Creative imagination empowers us to create beyond our present reality. It enables us to write personal mission statements, set goals, plan meetings, or visualize ourselves living our mission statements even in the most challenging circumstances. We can imagine any scenario we want for the future. If our imagination has to go through the straightjacket of our memory, what is imagination for? Memory is limited. It's finite; it deals with the past. Imagination is infinite; it deals with the present and the future, with potentiality, with vision and mission and goals with anything that is not now but can be. The man-on-the-street approach to success is to work harder, to give it the "old college try." But unless willpower is matched with creative imagination, these efforts will be weak and ineffective.

Nurturing Our Unique Gifts

Enhancing these endowments requires us to nurture and exercise them continuously. Sharpening the saw once a week or once a month just isn't enough. It's too superficial. It's like a meal. Yesterday's meal will not satisfy today's hunger. Last Sunday's big meal won't prepare me for this Thursday's ethical challenge. I will be much better prepared if I meditate every morning and visualize myself dealing with that challenge with authenticity, openness, honesty, and with as much wisdom as I can bring to bear on it.

Here are four ways to nurture your unique endowments.

  1. Nurture self-awareness by keeping a personal journal. Keeping a personal journal a daily in-depth analysis and evaluation of your experiences is a high-leverage activity that increases self-awareness and enhances all the endowments and the synergy among them.

  2. Educate your conscience by learning, listening, and responding. Most of us work and live in environments that are rather hostile to the development of conscience. To hear the conscience clearly often requires us to be reflective or meditative a condition we rarely choose or find. We're inundated by activity, noise, conditioning, media messages, and flawed paradigms that dull our sensitivity to that quiet inner voice that would teach us of "true north" principles and our own degree of congruency with them. I've heard executives say that they can't win this battle of conscience because expediencies require lies, cover-ups, deceit, or game playing. That's just part of the job, they say. I disagree. I think such rationalization undermines trust within their cultures. If you have back-room manipulation and bad mouthing, you will have a low-trust culture. A life of total integrity is the only one worth striving for. Granted, it's a struggle. Some trusted advisors PR agents, accountants, legal counselors might say, "This will be political suicide," or "This will be bad for our image, and so let's cover up or lie." You have to look at each case on its own merit. No case is black and white. It takes real judgment to know what you should do. You may feel that you operate "between a rock and a hard place." Still, with a well-educated conscience or internal compass, you will rarely, if ever, be in a situation where you only have one bad option. You will always have choices. If you wisely exercise your unique endowments, some moral option will be open to you. So much depends on how well you educate your conscience, your internal compass. When my kids were in athletics, they paid the price to get their bodies coordinated with their minds. You've got to do the same with your own conscience regularly. The more internal uncertainty you feel, the larger the grey areas will be. You will always have some grey areas, partiularly at the extremity of your education and experience. And to grow, you need to go to that extremity and learn to make those choices based on what you honestly believe to be the right thing to do.

  3. Nurture independent will by making and keeping promises. One of the best ways to strengthen our independent will is to make and keep promises. Each time we do, we make deposits in our personal integrity account the amount of trust we have in ourselves, in our ability to walk our talk. To build personal integrity, start by making and keeping small promises. Take it a step and a day at a time.

  4. Develop creative imagination through visualization. Visualization, a high-leverage mental exercise used by world-class athletes and performers, may also be used to improve your quality of life. For example, you might visualize yourself in some circumstance that would normally create discomfort or pain. In your mind's eye, instead of seeing yourself react as you normally do, see yourself acting on the basis of the principles and values in your mission statement. The best way to predict your future is to create it.

Roots Yield Fruits

With the humility that comes from being principle-centered, we can better learn from the past, have hope for the future, and act with confidence, not arrogance, in the present. Arrogance is the lack of self-awareness; blindness; an illusion; a false form of self-confidence; and a false sense that we're somehow above the laws of life. Real confidence is anchored in a quiet assurance that if we act based on principles, we will produce quality-of-life results. It's confidence born sp; of character and competence. Our security is not based on our possessions, positions, credentials, or on comparisons with others; rather, it flows from our own integrity to "true north" principles. I confess that I struggle with total integrity and do not always "walk my talk." I find that it's easier to talk and teach than to practice what I preach. I've come to realize that I must commit to having total integrity to be integrated around a set of correct principles. I've observed that if people never get centered on principles at some time in their lives, they will take the expedient political-social path to success and let their ethics be defined by the situation. They will say, "business is business," meaning they play the game by their own rules. They may even rationalize major transgressions in the name of business, in spite of having a lofty mission statement.

Only by centering on "timeless" principles and then living by them can we enjoy sustained moral, physical, social, and financial wellness.

Stephen R. Covey

February 1994

Ban dich : Hãy sống theo quy luật

Sự phát triển cá tính con người thực sự bắt đầu khi người ta nhận ra điều thật giản dị là chính các quy luật là yếu tố tối hậu quyết định mọi việc chứ không phải chính bản thân chúng ta. Ở đây tôi không muốn bàn về “đạo đức” và “giá trị” bởi vì theo tôi các từ ngữ đó ẩn chứa ý nghĩa về hành vi tình thế, niềm tin chủ quan, tập quán xã hội hay văn hóa- có thể gọi chung là những “sự thật tương đối”. Ở đây tôi muốn bàn về những quy luật chung của tự nhiên và xã hội hiển nhiên hơn là những sự thật tương đối đó. Bạn có thể nghĩ rằng đó chẳng qua là vấn đề về ngữ nghĩa và lý luận rằng khi mọi người nói về giá trị, chính là họ nói về những quy luật chung này. Tôi cho rằng quy luật và giá trị là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hitler là một người sống theo giá trị; Saddam Hussein là một người sống theo giá trị. Mọi cá nhân và tổ chức đều bị điều chỉnh bởi những điều mà đối với cá nhân và tổ chức đó coi là quan trọng, cái đó gọi là giá trị. Nhưng cá nhân hay tổ chức đó chưa hẳn đã thực sự có đạo đức, hay nói theo cách khác đã sống theo quy luật.

Cái giản dị của Quy luật

Bí quyết sống là lấy quy luật làm tâm điểm cho cuộc sống. Chúng ta không nắm toàn quyền kiểm soát, quy luật mới là yếu tố điều khiển tối hậu. Chúng ta quá tự kiêu khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta nắm quyền kiểm soát. Đúng, chúng ta có thể kiểm soát hành động của mình, nhưng làm sao mà điều khiển được hậu quả của những hành động đó. Vì thế, nói cho cùng hậu quả đó chịu sự điều khiển của các quy luật, các luật của tự nhiên. Quá trình xây dựng cá tính và sáng tạo chất lượng cuộc sống chính là quá trình sắp xếp, sửa đổi các hành vi và niềm tin của chúng ta cho phù hợp với quy luật của vũ trụ. Các quy luật này không gắn liền với một cá nhân cụ thể nào, quy luật là những sự thật khách quan nằm ngoài chúng ta và hiển nhiên đúng. Các quy luật tác động đến cuộc sống của chúng ta bất luận ta có biết đến quy luật và tuân thủ quy luật hay không. Nếu lối sống của bạn hiện nay không hoàn toàn phù hợp với các quy luật, có lẽ đây là thời điểm thích hợp để bạn đổi cách cầm lái cuộc đời mình: đổi một tấm bản đồ mang tên “giá trị” lấy một chiếc la bàn (compas) mang tên “quy luật”. Khi bạn nhận ra rằng những quy luật và thực tiễn nằm ngoài chúng ta mới là yếu tố tối hậu quyết định điều gì sẽ xảy ra, bạn sẽ nhận ra một điều rằng những gì bạn coi là quan trọng (giá trị) chỉ là yếu tố thứ yếu cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với quy luật. Mục đích, vai trò, kế hoạch và hoạt động của mỗi người cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với quy luật. Đáng tiếc là người ta thường chỉ thấy cần phải điều chỉnh khi người ta gặp phải những cơn khủng hoảng trong cuộc đời kiểu như: công ty giảm biên chế; việc làm có nguy cơ bị mất; quan hệ với thủ trưởng có vấn đề; thất bại lớn trong thi đấu; hôn nhân bị đe dọa, khó khăn tài chính trầm trọng, hoặc nhận được chẩn đoán của bác sĩ rằng mình chỉ còn sống được vài tháng nữa mà thôi. Thiếu những cuộc khủng hoảng đó, người ta như thiếu chất xúc tác để thay đổi vậy. Chúng ta có thể bị tê liệt sống trong những bận rộn hàng ngày, làm những việc tốt, dễ dàng và lặp đi lặp lại và quên không nghĩ đến việc tại sao không tạm dừng và tự hỏi mình những việc mình đang làm có phải là việc quan trọng và cần thiết hay không? Trong trường hợp này, cái “Tốt” trở thành điều cản trở cái “Tốt nhất” (The good, then, becomes the enemy of the best). Khiêm tốn là mẹ của đạo đức, bởi vì tinh thần khiêm tốn giúp người ta khai nhãn giới để hiểu được những quyền năng cao hơn mình, dần dần từng bước sửa đổi mình sao cho mình sống hòa hợp với quy luật của vũ trụ. Dũng cảm là cha của đạo đức, bởi vì mỗi người đều cần rất nhiều lòng dũng cảm để sống theo đúng quy luật, để trung thực với chính mình trong từng “khoảnh khắc chọn lựa” của hành vi. Trước đây, khi chúng ta tự xây dựng hệ thống “giá trị” của riêng mình và kiểm tra hệ thống đó qua giao tiếp xã hội rồi sau đó triển khai mục đích, lý tưởng của mình dựa trên những gì mà chúng ta coi là quan trọng, Chúng ta sống theo xu hướng tự mình làm ra luật điều chỉnh hành vi của chính mình, sống độc lập và đầy tự hào. Nhưng Tự hào chỉ có tác dụng gây ấn tượng trong khi đó Khiêm tốn mới thực sự có quyền năng đem lại thành công thực sự. Đạt được cái gì đó mà ta coi là quan trọng không chắc gì đã làm tăng chất lượng cuộc sống của ta. Những phong trào “tăng chất lượng” dù là của nhà nước, doanh nghiệp hay tổ chức giáo dục không thể thành công nếu không dựa vào những quy luật, coi quy luật là chiếc kim của la bàn. Ấy thế mà, chúng ta vẫn thường thấy những nhà lãnh đạo cố bám mãi vào kiểu lãnh đạo xưa cũ dựa trên những giá trị do họ tùy chọn và những thói quen xấu mặc dù con tàu họ lái đang sắp đắm trong khi họ có thể vẫn an toàn ngồi trên chiếc phao cứu sinh của quy luật. Không có gì hủy hoại sự nghiệp của người ta nhanh bằng sự kiêu ngạo. Tính kiêu ngạo luôn nhắc nhở người ta “Tôi biết rõ nhất”. Khi ta khoác lên mình bộ trang phục Kiêu ngạo chúng ta luống cuống, lúng túng trong hành vi vì sợ lòng Tự hào sẽ đến và đi quá nhanh. Nhưng nếu ta đổi sang bộ cánh Khiêm tốn, chúng ta sẽ tiến bộ thực sự. Như nhân vật Indiana Jones đã học được trong truyên “The Last Crusade”, "kể biết sám hối sẽ vượt qua được”. Khi chúng ta quá đắm chìm trong niềm tự hào, chúng ta thường phạm sai lầm là gieo một hạt giống này mà lại muốn thu hoạch một vụ mùa kia. Thế giới quan của chúng ta và những quá trình, thói quen mọc trên thế giới quan đó sẽ không thể nào sản sinh ra được vụ mùa chúng ta mong đợi nếu thế giới quan đó dựa trên những ảo ảnh, những từ ngữ quảng cáo, những cuộc huấn luyện ngắn hạn và những chiến thuật tìm kiếm thành công dựa trên những thủ thuật tạo dáng để lấy lòng người (personality-based success strategies). Chất lượng cuộc sống không bắt nguồn từ ảo ảnh. Vậy chúng ta phải làm thế nào để sống phù hợp với những quy luật vốn là thực tại khách quan điều chỉnh chất lượng cuộc sống của chúng ta?

Bốn phẩm chất của con người

Là con người, chúng ta có bốn phẩm chất đặc trưng là tự nhận thức (self-awareness), ý thức (conscience - sự tự nhận thức về cái đúng, cái sai trong hành vi của mình – chú thích của người dịch), độc lập ý chí (independent will), và Trí tưởng tượng (creative imagination). Bốn phẩm chất này không chỉ làm cho chúng ta khác với loài vật, mà còn giúp chúng ta phân biệt được giữa thực tế và ảo ảnh, để có được quyền năng biến chiếc đồng hồ thành chiếc la bàn, để có khả năng sống theo những quy luật khách quan quyết định chất lượng cuộc sống.

Khả năng tự nhận thức cho phép chúng ta tự xem xét thế giới quan (paradigms – cái thấu kính mà qua đó chúng ta nhìn thấy thế giới cấu tạo bằng tri thức có được và trường đời mà ta đã trải qua - chú thích của người dịch) của mình. Khi đó ta có thể vừa nhìn thấy cái thấu kính đó, vừa nhìn thấy những gì mà ta nhìn thấy qua chính cái thấu kính đó, có thể nghĩ về ý nghĩ của chính mình, có thể nhận ra được cái “chương trình phần mềm tâm lý” đã được cài đặt trong mỗi chúng ta, và nhờ đó chiếm lại được quyền năng chọn lựa cách phản ứng lại một cách có ý thức đối với những tác động của tự nhiên và xã hội mà ta nhận được hàng ngày. Với khả năng tự nhận thức, ta có thể thay đổi cái chương trình phần mềm kia, hay nói cách khác là viết lại kịch bản cuộc đời mình thay vì để mặc cho cái chương trình, kịch bản kia nó điều khiển mình. Rất nhiều chương trình tâm lý, giáo dục va đào tạo tập trung vào củng cố khả năng tự ý thức. Hầu như quyển sách nào về vấn đề tự tu dưỡng cũng đều tập trung khuyến khích khả năng này của người ta mà thôi.

Tuy nhiên, tự nhận thức mới chỉ là một trong bốn phẩm chất đặc biệt của loài người mà thôi. Ý thức là phẩm chất giúp chúng ta hiểu được cái ở trong nội tâm chúng ta sâu xa hơn ý nghĩ và cái ở bên ngoài chúng ta đáng tin cậy hơn những điều mà chúng ta coi là quan trọng. Ý thức giúp chúng ta kết nối được với cái khôn ngoan của tuổi tác và của lòng tốt. Ý thức là hệ thống tự dẫn dắt ở bên trong chúng ta có khả năng giúp ta cảm nhận đồng thời với khi ta hành động, hoặc thậm chí có thể hình dung được hành động hoàn toàn trái ngược với những điều mà ta coi là quan trọng nhất và cả những quy luật đúng đắn nhất. Ý thức là cái rất chung. Khi giúp các công ty và các cá nhân tự viết ra bản mục đích hành động (mission statements), tôi đã phát hiện được một điều thú vị, cái riêng tư nhất lại chính là cái chung nhất (what is most personal is most general). Con người dù là theo tôn giáo nào, thuộc nền văn hóa nào, thân phận ra sao đều phải giải quyết những nhu cầu căn bản của con người (và các nhu cầu này đều giống nhau) để sống (nhu cầu thể chất và tài chính), để yêu (nhu cầu xã hội), để học (nhu cầu giáo dục), và để có thể để lại cái gì đó cho đời (nhu cầu tinh thần).

Độc lập ý chí chính là khả năng hành động của chúng ta, là quyền năng vượt qua giới hạn của thế giới quan, vượt qua khó khăn để viết lại kịch bản cuộc đời mình, để hành động dựa trên quy luật thay vì phản ứng một cách vô thức (reacting) tùy thuộc vào xúc cảm, hứng thú hay hoàn cảnh. Mặc dù môi trường và gen di truyền có ảnh hưởng cực kỳ mạnh đến chúng ta, những yếu tố đó không điều khiển chúng ta. Chúng ta không phải là nạn nhân. Cuộc sống của chúng ta không phải là kết quả của quá khứ của chính chúng ta. Cuộc sống của chúng ta là kết quả của sự lựa chọn của chúng ta. Chúng ta tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình (responsible) đồng nghĩa với chúng ta có nghị lực để chọn lựa phương án hành vi của mình ("response-able"). Khả năng lựa chọn phương án hành vi chính là một khía cạnh của độc lập ý chí.

Trí tưởng tượng chính là khả năng của mỗi chúng ta sáng tạo ra trong trí não những điều vượt quá thực tại hiện thời. Chúng ta sử dụng chính trí tưởng tượng để xác định mục đích cuộc sống của mình (personal mission statements), đặt ra các mục tiêu, lập kế hoạch, hoặc hình dung ra trong trí não làm thế nào để thực hiện được mục đích cuộc sống trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách nhất. Chúng ta có thể tưởng tượng được bất cứ bối cảnh nào mà chúng ta muốn cho dù việc đó chưa bao giờ xảy ra cả. Trí tưởng tượng giúp chúng ta vượt qua hạn chế của ký ức. Ký ức là cái bất biến, thuộc về quá khứ. Trí tưởng tượng là cái khả biến, thuộc về hiện tại và tương lai, với các yếu tố chưa xảy ra nhưng có thể xảy ra như tiềm năng, tầm nhìn, mục tiêu, mục đích. Cách nhìn xưa cũ là muốn thành công thì phải cố gắng hơn nữa. Nhưng mọi nỗ lực đều sẽ trở nên yếu và kém hiệu quả nếu sức mạnh ý chí không có sự hỗ trợ của trí tưởng tượng đầy sáng tạo.

Hãy chăm sóc những phẩm chất riêng có của mình

Để củng cố những phẩm chất quý báu trên, chúng ta cần phải chăm sóc và tập luyện liên tục. Làm như anh thợ mài cưa rửa đục một tuần, hay một tháng một lần không đủ. Làm như vậy là quá nông cạn. Chăm sóc tài năng của mình giống như việc ăn uống. Bữa ăn ngày hôm qua không làm dịu cơn đói ngày hôm nay. Một bữa no Chủ Nhật tuần trước chẳng thể nào chuẩn bị cho bạn cho thách thức (về đạo đức) ngày Thứ Năm tuần này. Tôi sẽ chuẩn bị cho những thách thức đó tốt hơn nếu tôi thiền định mỗi buổi sáng và tưởng tượng ra hình ảnh bản thân mình giải quyết mỗi thử thách với cố gắng đích thực, với sự cởi mở, trung thực, và với số lượng trí khôn tối đa tôi có thể mang theo được.

Đây là bốn cách để chăm sóc những phẩm chất đặc trưng của mỗi chúng ta.

  1. Chăm sóc khả năng tự nhận thức bằng cách ghi nhật ký hay lịch làm việc. Hàng ngày mà ghi chép và phân tích được những gì mình đã trải qua là một việc làm có hiệu quả rất cao vừa tăng cường khả năng tự nhận thức, vừa chăm sóc các phẩm chất khác đồng thời tạo điều kiện để tất cả các phẩm chất tương tác với nhau.

  2. Giáo dục ý thức của mình bằng cách học, lắng nghe và phản ứng lại với hoàn cảnh. Hầu hết chúng ta đều đang sống và làm việc trong những môi trường có tác động khá xấu đối với sự phát triển của ý thức. Để nghe thấy tiếng nói thì thầm của ý thức thường đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ thật sâu sắc hoặc thiền định về một điều kiện mà chúng ta ít khi lựa chọn hoặc bắt gặp. Bởi vì có quá nhiều tác động, từ các hoạt động hàng ngày, tiếng ồn, thông tin đại chúng, các điều kiện hoàn cảnh khác đến những thế giới quan (paradigm) có khuyết tật, độ nhạy cảm của chúng ta để có thể cảm nhận được tín hiệu yếu ớt từ trong ý thức, tín hiệu có thể chỉ ra được đâu là những quy luật của cuộc sống, và mức độ tương thích giữa hành vi của chúng ta với những quy luật đó. Tôi đã từng nghe thấy nhiều quan chức của các công ty nói rằng họ không thể thắng trong cuộc chiến ý thức, bởi vì thuyết “chỉ cần mục đích bất chấp thủ đoạn” (expediencies) đòi hỏi họ phải nói dối, che giấu sự thật, lừa dối, hoặc dùng thủ đoạn. Họ bảo tôi rằng, đó là một phần của nghề nghiệp mà họ theo đuổi. Tôi không nhất trí với quan điểm này. Tôi cho rằng kiểu lý luận đó sẽ phá hỏng lòng tin trong tổ chức công ty của họ. Nếu họ dung túng kiểu thao túng công ty sau cánh gà và nói xấu lẫn nhau, họ sẽ có một kiểu văn hóa thiếu lòng tin trong công ty. Một cuộc sống trung thực và có đạo đức (a life of total integrity) là điều duy nhất đáng để mà theo đuổi. Một khi đã chọn, đó là một cuộc vật lộn. Một vài cố vấn quan hệ đối ngoại, kế toán, cố vấn pháp lý có thể sẽ khuyên “Làm thế thì coi như là tự sát chính trị rồi” hoặc là “Việc này có tác động rất xấu đến danh tiếng của chúng ta, vì thế nên bưng bít và nói dối thì hơn”. Bạn phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Không có trường hợp nào là đúng cả hay sai cả. Và vai trò của bạn thực sự như một quan tòa đưa ra phán quyết việc gì nên làm. Bạn có thể cảm thấy việc này là rất khó khăn, nhưng với một ý thức có giáo dục hay nói cách khác là một chiếc la bàn bên trong, ít khi bạn sẽ gặp phải hoàn cảnh mà chỉ có một lựa chọn là phải làm điều xấu. Bạn sẽ luôn luôn có những phương án khác nữa. Nếu bạn sử dụng đúng những phẩm chất loài người của mình, bạn sẽ nhìn thấy những lựa chọn có tính đạo đức hơn. Vì thế việc này phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn đã giáo dục ý thức của mình như thế nào. Khi các con tôi tập thể thao, chúng phải trả giá để tập luyện sao cho cơ thể phối hợp ăn ý với tinh thần. Bạn cũng vậy, bạn cần phải thường xuyên tập luyện với ý thức của mình. Ý thức càng không chắc chắn bao nhiêu thì số trường hợp không biết nên hành động như thế nào càng tăng. Tất nhiên, thế nào cũng còn trường hợp khó, đó là những trường hợp đỉnh điểm của tri thức và kinh nghiệm. Để trưởng thành, bạn cần phải tiến về phía đỉnh điểm ấy, học cách sáng tạo ra những phương án mà bạn, khi suy nghĩ trung thực nhất với lòng mình, nghĩ rằng là điều đúng đắn.

  3. Chăm sóc khả năng độc lập ý chí bằng cách hứa và giữ lời hứa. Một trong những cách tốt nhất để củng cố khả năng độc lập ý chí là hứa và giữ lời hứa. Mỗi lần làm điều đó, ta như vừa gửi được một khoản tiết kiệm vào tài khoản Đạo đức của mình và số tiền gửi là số lượng lòng tin mà ta có vào chính bản thân mình, tin rằng mình có khả năng làm điều mình nói. Để tu dưỡng đạo đức, cần phải bắt đầu bằng hứa và giữ những lời hứa nho nhỏ. Hãy làm dần dần từng bước một.

  4. Phát triển trí tưởng tượng qua tưởng tượng hình ảnh. Tưởng tượng hình ảnh là một hình thức tập luyện tinh thần được các vận động viên và diễn viên nổi tiếng thế giới sử dụng. Hình thức tập luyện này cũng có thể được sử dụng để cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Ví dụ, bạn có thể tưởng tượng mình ở trong những hoàn cảnh mà thông thường thì có thể gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu. Hãy dùng phép phân thân để tự nhìn mình trong hoàn cảnh đó, thay vì phản ứng lại như thông thường, hãy mường tượng mình hành động trên cơ sở những quy luật và giá trị mà bạn đã xác định được. Cách hay nhất để đoán trước được tương lai của mình là sáng tạo ra tương lai đó.

Quả rụng về gốc

Với cái khiêm tốn của kẻ sống theo quy luật, chúng ta sẽ học hỏi được nhiều hơn từ quá khứ, hy vọng vào tương lai và hành động với lòng tự tin, không kiêu ngạo, trong hiện tại. Kiêu ngạo chính là thiếu khả năng tự nhận thức, là mù quáng, là ảo ảnh, là biến dạng của tự tin, và là cảm giác sai lầm rằng chúng ta cao hơn quy luật của vũ trụ. Lòng tự tin đích thực bắt nguồn từ sự bảo đảm chắc chắn rằng nếu chúng ta hành động trên cơ sở quy luật thì kết quả đạt được sẽ là chất lượng cuộc sống cao hơn. Tự tin là sản phẩm của cá tính và năng lực. Bảo đảm chắc chắn trong cuộc sống của chúng ta không dựa trên của cải, địa vị, bằng cấp, cũng không vì ta hơn người khác, mà ngược lại, bắt nguồn từ chính bản thân đạo đức của ta, trên cơ sở những quy luật của muôn đời. Tôi thừa nhận rằng tôi phải đấu tranh vật lộn nhiều để tu dưỡng đạo đức và không phải lúc nào tôi cũng làm được những gì tôi nói ("walk my talk"). Tôi thấy giảng giải đạo đức thì dễ hơn thực hiện những gì tôi vẫn kêu gọi mọi người thực hiện nhiều. Tôi đã nhận thức được rằng tôi phải quyết tâm rèn luyện đạo đức trên cơ sở một hệ thống quy luật đúng đắn. Tôi đã chứng kiến sự thật rằng nếu một người không rèn luyện mình sống theo quy luật, thì vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, người đó sẽ mắc sai lầm mà chọn con đường dẫn đến sự thành đạt theo kiểu “chỉ cần mục đích, bất chấp thủ đoạn” và bỏ mặc cho hoàn cảnh điểu khiển đạo đức của chính mình. Những người như vậy sẽ phát biểu rằng “công việc là công việc”, với ý nghĩa rằng họ tự làm ra luật chơi cho cuộc chơi của chính mình. Thậm chí họ còn có thể biện hộ cho cả những hành vi phi đạo đức với danh nghĩa “công việc”, mặc dù họ cũng có một bản mục đích hành động đẹp đẽ.

Chỉ có cách sống theo những quy luật “vượt thời gian” chúng ta mới có thể đạt được cuộc sống tốt đẹp về mọi mặt: đạo đức, thể chất, xã hội và tài chính.

Dịch từ bài viết của Stephen R. Covey tháng 2-1994

Covey thường đi giảng bài về 7 habits ở Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới. Một hôm, trong giờ nghỉ trưa của buổi cuối cùng của một khóa học có một học viên trạc 25-26 tuổi tìm đến hỏi Covey: Thưa thầy, suốt tuần qua thầy giảng về proactive, rằng mỗi người đều có quyền tự do sống cuộc đời của mình. Thế ngộ nhỡ những điều quan trọng nhất với cuộc sống của tôi lại nằm trong tay người khác thì tôi biết làm sao đây?

Người đàn ông vừa tâm sự vừa không cầm được nước mắt. Anh ta có đứa con trai 3 tuổi. Hai vợ chồng đang làm thủ tục ly dị gần xong sau 18 tháng kiện tụng, cả hai bên đều phải thuê luật sư. Cô vợ căm thù anh ta ghê gớm nên đã chuyển nhà đi tận Chicago để anh ta (lúc đó sống ở New Jersey) mỗi lần muốn thăm con thì phải bay khá xa. Anh ta viết thư và gửi quà cho con trai thì đều bị cô vợ cũ chặn lại, xé thư đọc trộm và giấu đi nhiều món quà. Anh ta lo lắng đến một ngày nào đó thằng bé con sẽ chẳng còn biết anh ta là bố nó nữa.

Người đàn ông hỏi Covey: Tôi hiểu những điều thầy nói là đúng. Tôi muốn sống cuộc đời của tôi, tôi muốn sống theo những quy luật thầy dạy nhưng tôi tôi cảm thấy điều đó không thể được. Tôi ghét cô vợ cũ, thằng luật sư của cô ta, ghét cái hôn nhân chết tiệt đó, nhưng tôi yêu con trai mình, tôi muốn là một phần của cuộc đời nó. Tôi phải làm sao bây giờ?

Lúc đầu bác Covey cũng bị choáng bởi tình huống lạ này, chút nữa thì trả lời là ca này khó quá. May thay Covey nghĩ thêm một chút, cố nghĩ xem cái gì ở trong Circle of Influence của anh chàng học viên tội nghiệp này? Anh ta chẳng thuyết phục được cô vợ cũ, tòa án đã quyết định cho con ở với mẹ, cũng chẳng làm gì được cả. Nếu anh ta chỉ nghĩ đến 2 việc đó thì có lẽ anh ta sẽ phát điên mất vì anh ta hoàn toàn bất lực.

Nghĩ một lát thì Covey đã nghĩ ra. Thực ra vẫn còn cách để anh ta bày tỏ tình yêu của mình với con trai, tác động đến đứa trẻ. Việc đó có thể không thực hiện được ngay lúc đó, nhưng có thể là vài ba tháng, vài ba năm sau đó. Nói cho cùng, vài năm trôi qua nếu không có những việc khác đổ thêm dầu vào lửa thì cô vợ cũ chắc cũng sẽ nguôi dần cơn tức giận, có thể tái giá, mọi chuyện có thể thay đổi. Đứa bé lớn lên sẽ muốn biết cha mình là ai và không ai có thể cản được nó làm điều đó.

Covey kể cho người đàn ông đó rằng ông giữ một quyển sổ ghi chép về các con của mình. Ông ghi lại những kỷ niệm, cảm xúc, suy nghĩ, hy vọng, thậm chí cả những giấc mơ về các con mình. Covey khuyên người đàn ông cũng nên làm thế, trong khi không đủ tiền để hàng tuần bay đi Chicago thăm con và cô vợ quá quắt vẫn tiếp tục ngăn chặn những bức thư.

Mặc dù đó chỉ là một sáng kiến nhỏ nhưng sáng kiến đó đã có tác dụng giải thoát tâm lý cho người đàn ông. Vì tình cảm với con mình anh ta đã bị thôi miên bởi những việc ở ngoài phạm vi ảnh hưởng của mình. Về mặt tâm lý, tâm trí anh ta bị tê liệt, tuyệt vọng. Nhưng khi nghĩ đến ý tưởng ghi nhật ký anh ta đã thay đổi. Chí ít cũng có một việc mà không ai có thể cấm anh ta làm cả.

Covey hướng dẫn người đàn ông cụ thể hơn: Nên ghi rõ ngày tháng, kể những kỷ niệm thật cụ thể dù là chuyện vui, buồn, buồn cười hay tự hào; viết đều đặn hàng ngày, đính kèm ảnh nếu có, và giữ bí mật về cuốn nhật ký đó.

Ba tháng sau ông bố trẻ gặp rắc rối viết thư cho Covey báo tin rằng bằng cách ghi nhật ký anh ta cảm thấy gần con trai hơn, đỡ căng thẳng hơn, công việc của anh ta ở cơ quan tiến triển rất tốt, quan hệ với cô vợ cũng tốt hơn trước.

Điều quan trọng là anh ta không cảm thấy mình là nạn nhân của người khác nữa. Anh ta đã hiểu quyền năng của mình.

Chúng ta ai cũng biết một tài khoản ở ngân hàng là gì. Chúng ta gửi tiền vào đó và tích luỹ một quỹ tiết kiệm để có thể rút ra khi cần. Tài khoản tình cảm là một ẩn dụ để mô tả lượng tin cậy mà chúng ta tích lũy trong một mối quan hệ nào đó. Đó là cảm giác an toàn chúng ta có đối với một người khác.

Nếu tôi gửi một tài khoản tình cảm nơi bạn qua tính lịch sự, tử tế, thành thật và trung thực với bạn, tôi đã tích lũy một quỹ tiết kiệm nơi bạn. Bạn sẽ ngày càng tin cậy tôi hơn và tôi có thể nhờ đến lòng tin cậy đó khi tôi cần. Cả khi tôi có lầm lỗi thì mức độ tin cậy và tài khoản tình cảm của tôi sẽ bù đắp vào chỗ đó. Cả khi tôi không phát biểu rõ ràng, bạn vẫn ngầm hiểu rằng tôi không cố ý làm thương tổn bạn. Khi tài khoản tín nhiệm lên cao, sự giao lưu sẽ tự nhiên, dễ dàng và hiệu quả.

Nhưng nếu tôi có thói quen cư xử thô lỗ, thiếu kính trọng, nóng giận hay khinh thường bạn, phản bội lòng tin cậy nơi bạn thì tài khoản tình cảm của tôi sẽ thâm hụt. Mức độ tin cậy của bạn đối với tôi sẽ xuống thấp. Lúc đó tôi có thể làm gì được không? Không làm gì được cả. Trong giao tiếp với bạn tôi như đi trên một bãi mìn. Tôi phải hết sức thận trọng. Tôi phải đắn đo cân nhắc từng lời. Quan hệ giữa bạn và tôi giống như trong một cuộc chiến tranh lạnh. Thế mà nhiều tổ chức, gia đình, nhiều cuộc hôn nhân đã rơi vào tình trạng đó.

Thế nhưng việc tích lũy những tài khoản tình cảm không thể làm một sớm một chiều. Việc xây dựng và sửa chữa những mối quan hệ con người là một cuộc đầu tư lâu dài.

Trương mục chính

Chúng ta có thể kể đến cac trương mục chính để xây dựng một tài khoản tình cảm.

Hiểu Người

Cố gắng tìm hiểu người khác có lẽ là một trong nhũng trương mục quan trọng nhất và là nền tảng cho những trương mục khác. Bạn phải biết bản thân người kia thế nào thì bạn mới có thể quyết định gởi gắm điều gì nơi họ. Bạn phải chạm được tới những mối quan tâm và nhu cầu thâm sâu của người ấy.

Một điều quan trọng đối với người này có thể lại là vụn vặt đối với người khác. Để bạn có thể gửi gắm vào trương mục tình cảm nơi một người, bạn phải coi điều gì người ấy cho là quan trọng thì cũng là quan trọng đối với bạn. Ví dụ, bạn đang phải tập trung vào một dự án đối với bạn là quan trọng thì đứa con sáu tuổi của bạn đến quấy rầy bạn bằng một điều gì đó mà bạn cho là vô nghĩa lý nhưng đối với nó lại là quan trọng. Bạn phải nhìn nhận ra giá trị của con bạn và dành ưu tiên cho nó. Bằng cách nhìn nhận giá trị mà nó biểu lộ, bạn chứng tỏ bạn hiểu con bạn và đó là một cách hiệu quả để tích luỹ một tài khoản tình cảm lớn.

Một người bạn tôi có một cậu con trai rất say mê bóng chảy. Ông bố thì chẳng thấy hứng thú gì trong môn này. Nhưng một kì nghỉ hè, ông đã đưa con ông đi coi mọi trận đấu bóng chày quan trọng của giải. Ông đã phải bỏ ra sáu tuần lễ và một khoản tiền lớn cho việc này nhưng đó là một kinh nghiệm gắn bó hai cha con rất mãnh liệt. Sau khi kết thúc giải, người ta hỏi bạn tôi:"Ông thích bóng chày thế cơ à?"

"Không đâu", ông đáp, " nhưng tôi thích con tôi vui như thế".

Để ý tới các điều nho nhỏ

Những cử chỉ lịch sự, tử tế nho nhỏ cũng rất quan trọng. Những hành vi vô ý tứ, thiếu tế nhị, những cử chỉ thiếu kính trọng nho nhỏ có thể làm người khác tránh xa ta. Trong các mối quan hệ, chuyện nhỏ là chuyện lớn đấy.

Bản chất con người trong tâm hồn rất dịu dàng, tế nhị. Tuổi tác haykinh nghiệm không ảnh hưởng nhiều tới điều này. Trong tâm hồn, ngay cả người bề ngoài có vẻ thô lỗ và cứng cỏi nhất cũng có những quả tim dễ rung cảm và dễ bị tổn thương.

Giữ lời hứa

Giữ lời hứa là một tài khoản tình cảm quan trọng nhất, thất hứa là một căn cớ dễ gây sự xa lánh. Thực vậy, không có gì dễ làm người khác xa lánh hơn khi ta hứa mà không giữ lời. Lần tới khi ta hứa người ta sẽ không tin ta nữa. Người ta thường có nhiều mong đợi ở những lời hứa đặc biệt những lời hứa liên quan đến đời sống.

Đặc biệt trong vai trò làm cha mẹ, ta nên giữ quy luật tôn trọng lời hứa. Để làm điều này, không nên hứa quá nhiều và phải đắn đo những điều kiện có thể giúp ta giữ lời hứa của mình. Nếu chúng ta vun trồng thói quenn giữ lời hứa của mình, chúng ta sẽ xây dựng đươcj sự tin cậy đối với con cái. Sau này, khi con bạn muốn làm một điều gì mà bạn không muốn và bạn nhìn thấy trước hậu quả mà con bạn không thấy, bạn có thể nói với nó: "Con ơi, nếu con làm điều này, hậu quả chắc chắn sẽ là thế đó". Nếu con bạn đã quen tin lời của bạn, nó sẽ hành động theo lời khuyên của bạn.

Biết thành thật xin lỗi

Khi có lỗi, chúng ta cần biết xin lỗi, và xin lỗi một cách chân thành. Ta sẽ tạo được những tình cảm lớn với những lời xin lỗi chân thành như sau:

"Tôi sai rồi"

"Tôi không tử tế chút nào"

"Tôi vô ý quá. Tôi rất lấy làm tiếc"

"Tôi thiếu kính trọng bạn"

"Tôi đã làm bạn bối rối trước mặt đám đông mà lẽ ra tôi không được làm thế, tôi thành thật xin lỗi bạn."

Cần phải có cá tính mạnh để biết xin lỗi mau chóng và chân thành từ đáy tâm hồn mình chứ không chỉ do lòng thương hại bề ngoài. Người không có sự tự tin thì không thể làm điều này. Họ sẽ cảm thấy thế là nhục nhã, yếu hèn và họ sợ người khác sẽ lợi dụng lợi thế của mình để bắt nạt họ.

Người đông phương có câu: " Nếu bạn định cúi đầu, hãy cúi sâu xuống" Muốn là một tài khoản tình cảm, lời xin lỗi phải chân thành. Và phải làm cho người khác nhận ra sự chân thành ấy.