Angkor Pictures from net

Trước hành trình của tôi đến với khu phế tích Angkor, tôi không biết mình đã đọc bao nhiêu sách, bao nhiêu tài liệu, bao nhiêu diễn đàn trong và ngoài nước, để tìm thông tin, để hiểu, và để khát khao. Angkor với tôi có một phần như duyên nợ. Chẳng phải điều gì đó đã diễn ra, mà là nỗi ao ước nằm trong tiềm thức. Một thời hoàng kim của một đế chế hùng vĩ, Angkor giờ chỉ còn là phế tích. Càng đọc, càng nghiên cứu, tôi càng thấy thôi thúc phải được đặt chân lên hành lang mênh mông dẫn vào đại sảnh Angkor Wat, đặt tay lên bức phù điêu tinh xảo của Banteay Srei, để trái tim vọng tiếng đập vang vọng cả khu đền Ta prohm, và tự xám hối trong Ma trận Địa ngục của Angkor Thom, mũi xực mùi cả của Biển Hồ Tonle Sap, và còn nhiều, còn nhiều ước muốn nữa cứ đốt cháy tôi mỗi khi nghĩ về Angkor.

Trong 4 ngày ở Siêm Reap, tôi đến Angkor Wat tổng cộng 4 lần, 4h30 sáng ngày đầu tiên, 4h30 sáng ngày thứ 2, 6h30 tối ngày thứ 2, trong lúc đi về từ Angkor Thom, và cả buổi chiều cuối cùng ngày thứ 3, cho đến tận khi ánh nắng cuối cùng tắt vụt trên bầu trời phía xa. Mọi người đã nói đúng, đừng chỉ đến với Angkor Wat có một lần, bởi trong mỗi thời khắc, ngôi đền lớn nhất thế giới này lại bộc lộ một điều gì đó khác biệt, và chỉ có thời khắc ấy mà thôi. Tôi học được giá trị đó nhờ Nhiếp ảnh, rằng mỗi một thời khắc đều có giá trị như vàng nếu biết cách hưởng thụ và khám phá.

5h sáng, tại hồ bên phải phía thành trong của Angkor. Mặt trời chưa ló rạng, nhưng trời đã bắt đầu hửng sáng. Hoa súng nở thưa thớt trên mặt hồ. Và phía xa là 5 đỉnh Angkor Wat sừng sững. Angkor vẫn còn chìm trong bóng tối, vì ánh nắng mặt trời chiếu từ phía ngược lại chưa đủ cao để làm lộ lên nét tinh xảo của ngôi đền hùng vĩ.

Khi mặt trời ló dạng phía sau tường thành, thì tôi gần như lặng đi bởi cảnh tượng trước mắt. Trong một khoảnh khắc 5 đỉnh của Angkor Wat tối xầm lại, và thứ ánh sáng mặt trời vàng ruộm đẩy lùi vầng tối của bầu trời phía xa. Tôi biết đó chỉ là phản ứng của mắt trước sự chiếu thẳng của ánh sáng. Khoảnh khắc đó diễn ra quá nhanh, rồi mọi vật lại sáng rõ, ngày càng rõ nét. Angkor Wat hiện lên sừng sững như một ngôi đền núi. Bên cạnh tôi, hội Tây chụp ảnh choách choách, và phía xa kia, có những người ngồi từ bậc thềm Thư viện ngắm Bình minh. Có vài đôi dựa vai nhau. Có lẽ đó là thời khắc lãng mạn nhất của một ngày mới.

Một điều đặc biệt nhất của Angkor Wat so với các đền khác trong quần thể, ngoại trừ việc nó là ngôi đền to lớn nhất, được xây dựng kì công nhất và cũng là ngôi đền được bảo tồn tốt nhất, thì đó chính là hướng xây đền của Surjavarman IIV, làm cho hướng vào của AW ngược lại với hướng mặt trời mọc. Chính vì vậy không nên đến AW vào buổi sáng, khi ánh sáng chiếu ngược sẽ gây cảm giác khó chịu khi đi vào, thế nhưng lại tạo ra một khung cảnh bình minh lãng mạn không gì tả nổi. Nếu đã đến thăm AW mà chưa ngắm bình minh ở đây thì thật là thiếu sót.

Nắng lên nhuộm vàng ngôi đền với màu vàng ròng tươi mới, ánh sáng buổi sớm làm Angkor nhộn nhịp như một ngôi đền sống. Mỗi chi tiết nhỏ, mỗi phù điêu đều được làm ấm lên nhờ màu vàng ấy.

Có một cách khác để hưởng thụ ánh bình minh trên Angkor Wat, đó là ngắm Angkor theo hướng ngược lại, có nghĩa là thuận hướng mặt trời mọc. Buổi sáng thứ hai, phải thật nhanh chân đi bộ ra phía cổng Tây của ngôi đền này, từ đây đón tia nắng đầu tiên phủ trên đỉnh cao nhất.

Khi những bức tường của đỉnh Angkor được ánh nắng sơn lên một mầu vàng cam óng ả, tôi cảm thấy lâng lâng như thể mình được đứng tại thời điểm đế chế Khmer huy hoàng đang thời kì rực rỡ. Dù có đọc bao nhiêu đi nữa, dù có xem bao nhiêu bức ảnh của những người đi trước, tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên bởi sự kì diệu của khung cảnh trước mắt. Thật đáng để bỏ công đến đây. Thật tuyệt! Tôi cứ lẩm nhẩm mãi điều này, mỗi khi nhìn ánh nắng cao dần làm lộ cả một Angkor rộng lớn. Thật tuyệt!!!

Tôi bỏ ra chút thời gian đi theo con đường dẫn ra cửa Tây, nơi ấy có thứ ánh sáng lách qua kẽ lá, làm cửa Tây hiện lên mờ mờ ảo ảo. Đi bộ giữa rừng cây cao vút, xa dần tiếng ỳ xèo của dân chụp ảnh đang đứng gần trung tâm, tôi bắt đầu nghe thấy tiếng xì xào của lá. Phía cửa là hai người đàng bà đứng tuổi đang trò chuyện, đằng sau lưng tôi là bóng 5 tầng tháp của Angkor khuất dần sau rặng cây.

Buổi chiều cuối cùng ở Siem reap, tôi chạy như ma đuổi từ Preah Kahn về Angkor, chỉ để kịp nhìn thấy tháp trung tâm của Angkor chuyển về màu Máu như thế nào. Ngày cuối cùng được đặt chân lên đền đài, sao cảm giác cứ nuối tiếc, và hụt hẫng.

Phía ngoài của thành trong, những bậc đá cao như thách thức đôi chân mỏi như của tôi. Ánh sáng lọt qua khe cửa, hướng mắt tôi vào trong đền, nơi ấy có hơi lạnh của hàng loạt các tảng đá khổng lồ xây nên một Angkor Wat hùng vĩ. Những tảng đá xếp chồng như thể có bàn tay của một đấng sáng tạo. Càng nhìn, tôi càng không tin nổi rằng đây có thể là sản phẩm của bàn tay con người. Những khối đá xếp vào nhau kín như thể người ta lấy dao lớn mà xẻ làm đôi, chồng mãi chồng mãi để ngôi đền đủ thách thức sự dẻo dai của những bàn chân con người muốn khám phá.

Sân trong của đền như một chiếu nghỉ, từ đây có thể thoái mái đi bộ trên đất bằng, mắt hướng lên tháp trung tâm. Thật đáng tiếc trong thời gian này tháp trung tâm đang được sửa lại, nên tôi không có dịp từ đỉnh tháp mà hướng mắt ngắm toàn cảnh phế tích.

Ánh mặt trời bắt đầu ngả bóng. Ánh sáng yếu dần làm Angkor không còn gắt lên như trước, thay vào đó là một mầu cam ngả đỏ dưới sức nóng của ánh sáng. Một vài nơi tường thành che lấy những tia sáng chiều, tạo ra những loang lổ trên bức tường chứa đầy phù điêu. Các nàng Apsara trên các bức tường vẫn đang nhảy múa trong ánh nắng, lung linh và xinh đẹp.

Cuối ngày, du khách rủ nhau ra sân ngoài để ngắm hoàng hôn. Còn lại tôi nhỏ bé trong đền rộng lớn. Tôi bắt gặp một vị thầy tu đang lặng lẽ ngắm nhìn phế tích. Ông ấy đang nghĩ gì về Angkor Wat nhỉ? Còn tôi chỉ nhen nhóm một cảm giác tiếc nuối và buồn ngày một tăng dần.

Trong một góc nhỏ lạnh hơi đá, tôi có một giấc mơ rất lạ. Đó là một phút giây mỏi mệt khiến tôi ngồi dựa vào một bức tường của Angkor Wat và vô tình ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Tôi mơ thấy mình đang lang thang trong đền, vô cùng nhẹ nhõm như thể mình đang bay trên đôi cánh, và mải miết đi tìm một ai đó. Cứ tìm mãi, tìm mãi... Thế rồi tôi bị một người khách đánh thức. Khoảnh khắc đó thật lạ, rất lạ, nó khiến tôi như thấy mình thân quen biết bao với ngôi đền này.

Từ cửa phía Tây chạy lại, thì ánh sáng cuối cùng đã chực tắt phía xa kia. Thả mình trên thảm cỏ sân ngoài, đến mắt mũi tôi cũng cảm giác nhìn không rõ. Ánh mặt trời đã tắt rồi, những bức tường đá cạnh tôi xực mùi rêu ẩm, loang lổ và cũ kĩ. Angkor Wat vắng và lạnh, cái lạnh của những phiến đá không còn được sưởi ấm. Và những bức phù điêu kia biến mất hẳn, tôi không còn nhìn thấy nụ cười Apsara nữa.

Đứng từ cổng vào, mây rạch ảnh ra làm hai nửa, trên đầu là màu đỏ của ánh nắng cuối ngày, và phía dưới là Angkor Wat chìm dần vào giấc ngủ. Angkor nhuốm mầu phế tích, lặng lẽ và lạnh. Tôi cảm thấy rõ về cái tàn lụi của một đế chế hùng vĩ. Một đế chế đã từng huy hoàng, một đế chế làm nên những ngôi đền với sức lực của thần linh, thế mà giờ đây, đổ nát và lạnh lẽo thế này sao???

Nấn ná với Angkor trong ánh sáng cuối cùng của một ngày.

Trời tối hẳn, cũng là lúc Angkor rực lên thứ ánh sáng nhân tạo. Một Angkor hiện đại nổi bật giữa nền trời. Thật tuyệt là tôi vẫn được thưởng thức một kì quan trước khi nó hoàn toàn trở thành phế tích... Thật tuyệt!Bình minh và Hoàng hôn ở Angkor

Thứ Hai, 11.05.2009, 08:40am

(TinNhanhBlog.com)

Trước hành trình cùng Nancotravel khám phá quần thể kiến trúc Angkor, điều cần thiết bạn nên tìm đọc những sách báo, tài liệu, những diễn đàn du lịch trong và ngoài nước, để tìm thông tin, để hiểu, và để thêm khát khao. Đặc biệt, bạn có thể ghé qua website http://nancotravel.net.

Nancoteam xin được chia sẻ trước một phần thông tin điểm đến trong hành trình của chúng ta bằng hình ảnh. Mong mỏi gợi mở trong bạn một điều gì đó, có lẽ đã là nỗi ao ước hằn trong tiềm thức, một lần đặt chân đến vùng đất này. Chiêm nghiệm một thời hoàng kim của một đế chế hùng vĩ, Angkor giờ chỉ còn là phế tích. Tượng tượng bạn đang bước đi trên hành lang thênh thang dẫn vào đại sảnh Angkor Wat, đặt tay lên bức phù điêu tinh xảo của Banteay Srei, để trái tim vọng tiếng đập vang vọng cả khu đền Ta prohm, và tự xám hối trong Ma trận Địa ngục của Angkor Thom, mũi xực mùi bùn cả của Biển Hồ Tonle Sap…

5h sáng, bình minh Angkor Wat.

Khi mặt trời ló dạng phía sau tường thành. Trong một khoảnh khắc 5 đỉnh của Angkor Wat tối xầm lại, và thứ ánh sáng mặt trời vàng ruộm đẩy lùi vầng tối của bầu trời phía xa. Khoảnh khắc đó diễn ra quá nhanh, rồi mọi vật lại sáng rõ, ngày càng rõ nét. Angkor Wat hiện lên sừng sững như một ngôi đền núi. Có lẽ là thời khắc lãng mạn nhất bắt đầu một ngày mới.

Một điều đặc biệt nhất của Angkor Wat so với các đền khác trong quần thể, ngoại trừ việc nó là ngôi đền to lớn nhất, được xây dựng kì công nhất và cũng là ngôi đền được bảo tồn tốt nhất, thì đó chính là hướng xây đền của Surjavarman IIV, làm cho hướng vào của Angkor Wat ngược lại với hướng mặt trời mọc. Chính vì vậy không nên đến Angkor Wat vào buổi sáng, khi ánh sáng chiếu ngược sẽ gây cảm giác khó chịu khi đi vào, thế nhưng lại tạo ra một khung cảnh bình minh lãng mạn không gì tả nổi. Nếu đã đến thăm AW mà chưa ngắm bình minh ở đây thì thật là thiếu sót.

Nắng lên nhuộm vàng ngôi đền với màu vàng ròng tươi mới, ánh sáng buổi sớm làm Angkor nhộn nhịp như một ngôi đền sống. Mỗi chi tiết nhỏ, mỗi phù điêu đều được làm ấm lên nhờ màu vàng ấy.

Có một cách khác để hưởng thụ ánh bình minh trên Angkor Wat, đó là ngắm Angkor theo hướng ngược lại, có nghĩa là thuận hướng mặt trời mọc. Từ phía cổng Tây.

Khi những bức tường của đỉnh Angkor được ánh nắng sơn lên một mầu vàng cam óng ả

Đi theo hướng con đường dẫn ra cửa Tây, nơi ấy thứ ánh sáng lách qua kẽ lá, làm cửa Tây hiện lên mờ mờ ảo ảo.

Phía ngoài của thành trong, những bậc đá cao như thách thức đôi chân mỏi như của du khách. Ánh sáng lọt qua khe cửa,trong đền, nơi ấy có hơi lạnh của hàng loạt các tảng đá khổng lồ xây nên một Angkor Wat hùng vĩ. Những tảng đá xếp chồng như thể có bàn tay của một đấng sáng tạo. Càng nhìn, càng khó tin nổi rằng đây có thể là sản phẩm của bàn tay con người. Những khối đá xếp vào nhau kín như thể người ta lấy dao lớn mà xẻ làm đôi, chồng mãi chồng mãi để ngôi đền đủ thách thức sự dẻo dai của những bàn chân con người muốn khám phá.

Sân trong của đền như một chiếu nghỉ, từ đây có thể thoái mái đi bộ trên đất bằng, mắt hướng lên tháp trung tâm

Ánh mặt trời bắt đầu ngả bóng. Ánh sáng yếu dần làm Angkor không còn gắt lên như trước, thay vào đó là một mầu cam ngả đỏ dưới sức nóng của ánh sáng. Một vài nơi tường thành che lấy những tia sáng chiều, tạo ra những loang lổ trên bức tường chứa đầy phù điêu. Các tượng Apsara trên các bức tường vẫn đang nhảy múa trong ánh nắng, lung linh và xinh đẹp.

Vị thầy tu này đang nghĩ gì về Angkor Wat nhỉ? Còn chúng tôi chỉ nhen nhóm một cảm giác tiếc nuối và buồn ngày một tăng dần nghĩ đến sắp phải rời xa nơi đây.

Một góc nhỏ lạnh hơi đá.

Từ cửa phía Tây chạy lại, thì ánh sáng cuối cùng đã chực tắt phía xa kia.Khi ánh mặt trời đã tắt rồi,thả mình nơi thảm cỏ bên những bức tường đá để tĩnh lặng nghe xực lên mũi mùi rêu ẩm, loang lổ và cũ kĩ. Angkor Wat vắng và lạnh, cái lạnh của những phiến đá không còn được sưởi ấm. Và những bức phù điêu kia biến mất hẳn, không còn được nhìn thấy nụ cười Apsara nữa.

Đứng từ cổng vào, mây rạch ảnh ra làm hai nửa, trên đầu là màu đỏ của ánh nắng cuối ngày, và phía dưới là Angkor Wat chìm dần vào giấc ngủ. Angkor nhuốm mầu phế tích, lặng lẽ và lạnh.Sự tàn lụi của một đế chế hùng vĩ. Một đế chế đã từng huy hoàng, một đế chế làm nên những ngôi đền với sức lực của thần linh, thế mà giờ đây, đổ nát và lạnh lẽo thế này sao???

Nấn ná với Angkor trong nuối tiếc, trong ánh sáng cuối cùng của một ngày.

Trời tối hẳn, cũng là lúc Angkor rực lên thứ ánh sáng nhân tạo.

Một Angkor hiện đại nổi bật giữa nền trời. Thật tuyệt vẫn được là những du khách may mắn được thưởng thức một kì quan trước khi nó hoàn toàn trở thành phế tích... Thật tuyệt!

Angkor Thom, một "thành phố đền thờ" gồm nhiều tổ hợp nhỏ được xây dựng dưới thời Surjavarman VII. Hành trình cùng Nancotravel bạn sẽ đến Angkor Thom vào Chính Ngọ.

Tượng Phật cao hơn 4m bằng đá tảng. Preah Pithu nhỏ bé và đổ nát, được thiên nhiên che chở bằng 4 cây đại thụ lớn phủ bao quanh. Rồi Royal Pond, dẫn tiếp đến Royal Palace.

Vào đến Sân, ngỡ ngàng với kiến trúc nơi đây, như lạc vào một ma trận nhỏ xây bằng các bức tường nối nhau trong khuôn viên hẹp, trên đó là tầng lớp các phù điêu các nhân vật trong truyền thuyết Hindu.

Nơi đây biểu thị cho Địa ngục, nơi chất vấn và luận tội những kẻ phạm tội theo truyền thuyết Hindu.

Rắn thần Naga của Hindu giáo.

Thần bảo hộ tay cầm vũ khí dưới ánh nắng chiếu xiên qua góc tường, để nói là độ tinh xảo của các phù điêu tại đây là vô địch!!!

Càng đi vào trong, nắng sẽ giảm dần. Biểu tượng "địa ngục" chuyển mầu đỏ máu rất ấn tượng. Trên một bức tượng chính giữa, thần Visnu cưỡi voi oai vệ. Có lẽ đang phán xử tội nhân nào đó...

Phía cuối biểu tượng "địa ngục".

Sân voi dài chừng 3km, các bức tường trạm những con voi to lớn đang nắm đuôi nhau dải khắp sân.

Có lẽ thời hoàng kim của Surjavarman VII, cả khu sân rộng lớn này là để voi xếp hàng, phía trên kia là nơi vua chúa và quan khách làm lễ. Đứng phía trên mát vô cùng vì có hàng cổ thụ soi bóng, đảo mắt về sân rộng lớn thấy sư kẹp ba chạy trên đường, thật là thanh thản...

Đi tiếp lên phía trên là đền Baphuon. Điều đặc biệt nhất của ngôi đền này là do sự kết hợp kiến trúc Pháp mang lại.

Ngày nay những mã tự bí ẩn của Baphuon vẫn chưa có ai giải được..

Một cánh cửa đền...

Bayon hiện ở xa xa. Đứng cách Bayon hơn 100m mà ngôi đền này đã làm du khách choáng ngợp. Bayon quá nổi tiếng, đó là biểu tượng lớn nhất và to nhất trên mọi quảng cáo về Angkor mà bạn bắt gặp ở đây.

172 khuôn mặt Phật vẫn còn giữ nguyên nét mặt và nụ cười bí ẩn trên một tháp núi, không một khuôn mặt nào giống khuôn mặt nào. Đó là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc.

Đi trên bậc thềm đầu tiên của Bayon, trèo lên tầng thứ hai, thả bộ từ từ qua những khuôn hành lang chật hẹp. Bayon được xây đi xây lại, những kiến trúc sau đè lên kiến trúc trước, nên những cột chống và tường bao cứ hẹp và dài hun hút, mát lạnh. Không nhiều phù điêu cho lắm. Dưới sân, có những viên đá nằm im chờ được phục chế. Tầng một và khoảnh sân rộng không có người, tĩnh lặng và trong trẻo.

Tầng tiếp theo của Bayon sẽ chật hơn tầng 1. Các cột trụ cứ chen cả vào bước chân. Len mãi vào giữa đống kiến trúc hỗn độn ấy, cảm thấy mình như một kẻ đi phá vỡ sự yên ả của ngôi đền. Chiều thả ánh nắng nhẹ len lỏi qua mái, nhưng không xóa hết được mùi rêu. Bayon ở một góc nào đó vẫn ngủ yên.

Leo lên sân chính. Tháp mặt hiện ra tầng tầng lớp lớp, phủ kín cả thư viện và tháp trung tâm. Khách trên rất đông, ai cũng muốn một lần đặt chân lên khu sân này để tận mắt chứng kiến hàng trăm khuôn mặt Bayon trứ danh. Những bức tượng Bayon mỉm cười hiền từ như Đức Phật, khuôn mặt chữ điền với đôi môi dầy và ánh mắt hé mở, khuôn mặt nào cũng hiền từ nhân hậu. Và đúng là chúng có những nét riêng. Có những khuôn mặt được ánh sáng mặt trời chiếu thẳng mặt, hân hoan và bừng sáng, có khuôn mặt núp trong bóng dâm, mát lạnh và hiền dịu.

Mặt trời xuống thấp dần.Thật tuyệt, thời khắc mong chờ nhất sắp đến. Đó là thời khắc mà ánh trăng đêm rằm toả rạng các khuôn mặt Bayon. Ánh mặt trời dịu dần phía rặng cây phía xa. Chỉ nuối tiếc một điều, bạn không thể ngắm hoàng hôn tại Bayon được. Cánh rừng bao phủ Angkor Thom đã lấy đi cảnh hoàng hôn rực rỡ từ phía Tonle Sap mất rồi.

Trời chập choạng tối, các khuôn mặt Bayon tối dần như chìm vào giấc ngủ, cảm nhận không khí mát mẻ phủ dần Bayon, ngỡ ngàng về một Bayon hoàn toàn khác, bí ẩn thực sự.

Trời chập choạng làm các cửa đền ở tháp trung tâm gần như đóng lại trong ánh tối, phải dò dẫm trên các bậc đá nhỏ vì sợ trượt chân, cũng không còn nhìn rõ mặt Bayon nữa, chỉ nhìn thấy ánh sáng ven mờ ảo phản chiếu gương mặt thân quen và vô cùng hiền hậu. Hàng trăm khuôn mặt vây quanh mà không gây cảm giác sợ hãi, lạ thật!

Ánh trăng rằm Bayon, thật tuyệt vời!

Ở Angkor này, không biết bao nhiêu lần bạn sẽ phải thốt lên câu đó!

*** Nguồn hình ảnh: lymy1010's Blog

Angkor tuyệt mỹ

Khu quần thể Angkor nổi tiếng thế giới ở Campuchia hiện lên tuyệt đẹp qua ảnh của độc giả Trần Sơn Bình.

Angkor Wat về đêm luôn sáng rực với ánh đèn và những lễ hội tái hiện lại quang cảnh sống thời xưa. Angkor Wat là một trong những quần thể nổi tiếng nhất của Angkor được xây dựng dưới triều vua Surja-warman II.

Hình ảnh thiếu nữ Apsara có thể tìm thấy ở bất cứ ngôi đền nào trong quần thể Angkor. Những hình ảnh này luôn được khắc mềm mại và nổi bật trên các nền đá thể hiện trình độ điêu khắc tuyệt vời của những nghệ nhân hồi bấy giờ.

Phía ngoài cổng thành trước khi vào khu Ankor Thom. Hiện chính phủ Campuchia với sự trợ giúp của quốc tế đang nỗ lực phục chế khu quần thế di tích này.

Phía ngoài thành Angkor Thom.

Có rất nhiều giả thuyết về gương mặt Bayon này. Người ta cho rằng khuôn mặt tượng trưng cho Quan thế âm Bồ tát. Nếu che nửa trên khuôn mặt thì đó là một nụ cười mỉm. Nếu che mặt dưới, thì đó là một ánh mắt buồn. Có ý kiến cho rằng khuôn mặt Bayon khắc họa lại gương mặt của vua Jayavarman VII, người đã cho xây dựng đền thờ Bayon.

Nụ cười của cô bé Khmer trong ngôi đền.

Ta Prohm là một trong những ngôi đền bị rừng già xâm chiếm nhiều nhất. Tại đây, du khách có thể nhìn thấy những bức tượng, cột đá xiêu vẹo đang oằn mình dưới sức nặng của rễ cây.

Rễ cây bao trùm một ngôi đền trong Ta Prohm.

Banteay Srei là ngôi đền được xem là nguyên vẹn nhất trong quần thể kiến trúc Angkor. Nằm cách Siem Reap khoảng 35 km, Bantesay Srei gần như giữ nguyên được các họa tiết trang trí trên nền đá sa thạch đỏ.

Ngôi đền là là bức tranh tuyệt tác về nghệ thuật điêu khắc trên đá ong sa thạch đỏ. Bản thân ngôi đền được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật trên đá với những bức phù điêu hoa văn một cách tinh tế và khéo léo từng chi tiết nhỏ. Ngôi đền ban đầu thờ thần Shiva, trong khi đó ngôi đền phía bắc lại thờ thần Vishnu.

Những bức tượng, kiến trúc ở Angkor khiến du khách tưởng như lạc vào một thế giới khác.

Hai cha con chơi đùa trên đỉnh Phnom Bakheng, nơi du khách thường tập trung vào chiều tối để ngắm hoàng hôn Angkor.

Hoàng hôn ở Angkor Wat. Hoàng hôn và bình minh ở nơi đây được coi là những bữa tiệc màu sắc, luôn đem đến cho người xem những trải nghiệm khác nhau về vẻ hùng vĩ nơi đây.

Trần Sơn Bình

Angkor huyền bí

Khu di tích Angkor với hàng loạt các đền thờ và những bức tượng lớn nhỏ thần bí và trang nghiêm qua ảnh của độc giả Tạ Yên Thái.

Nằm cách thủ đô Phnom Penh 240 km về phía bắc, được xây dựng dưới thời vua Surja-warman II (1113-1150), Angkor ban đầu thờ thần Visnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor trở thành linh đền thờ Phật.

Chung quanh đền có hào rãnh vây quanh, bên ngoài có nhiều ao chứa nước. Thiết kế đền Angkor cân đối, trang nhã, quy mô rộng lớn, diện tích tính từ tường ngoài quây vào đền hơn 80.000 m2.

Khu đền gồm 4 tầng nền, càng lên cao càng thu nhỏ lại, mô phỏng hình ảnh "núi vũ trụ Mêru" của người Ấn Độ.

Khu đền chính bao gồm 398 gian phòng với nghệ thuật chạm khắc đá trên trần phòng, hành lang, các lan can... thể hiện sức mạnh và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại.

Những bức tượng đá được trạm trổ tinh vi ở Angkor.

Con đường lát đá trong khu đền.

Đền Angkor được ví như cung điện của thiên đường, nơi linh hồn quốc vương thường ngao du.

Tạ Yên Thá